Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:13:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 113997 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
vutaoE1F9
Thành viên

Bài viết: 4

Chết vì thích nhặt link.


« Trả lời #240 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 03:47:21 pm »

Hiến Pháp mới phải đoàn kết cả dân tộc thành 1 khối như Hội nghị Diên Hồng năm xưa.Đồng bào cả nước thề sống chết đứng sau lưng Chính Phủ,có vậy Ta mới ung dung-bình thản bước vào trận sinh tử với kẻ thù trên Biển Đông khi Chúng xuống sâu phía nam (đụng vào các mỏ dầu-cái bao tử của Ta).
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #241 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2013, 11:50:29 pm »

 Grin Grin  Cheesy ngày nào cũng lên hóng mà chả thấy bác nào có ý kiến, em  mạn phép xin các bác cho ý kiến :
có nên đổi mệnh đề đầu trong Điều 2 - HP 1992 sửa đổi năm 2001"
"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"
thành : "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bị (hoặc được) nhân dân kiểm soát, phục tùng ý chí của nhân dân."
được không các bác.. Huh Huh kính mong các bác cho em ý kiến
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #242 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2013, 12:44:23 am »

Có 2 xu hướng thảo hiến pháp:
+ thêm cho rõ ý
+ ngắn gọn súc tích, phần triển khai để cho luật thực hiện
Ví dụ hôm nay trên ti vi, cụ Vũ Mão nói thêm này thêm nọ, một cụ khác ở viện lãnh tụ đại ý cho rằng không thêm chân cho rắn, hiến pháp cần ngắn gọn, luật sẽ thể hiện cụ thể sau.

Xét trường hợp này phải định nghĩa và tìm hiểu:
+ pháp quyền XHCN là gì
+ pháp quyền XHCN có đương nhiên của dân, do dân, vì dân không?

Cũng như:
+ kinh tế thị trường là gì
+ kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì
Nếu lầm lẫn giữa khái niệm kinh tế và khái niệm chính trị, chính sách xã hội thì có thể đi ngược quy luật kinh tế rồi dẫn đến chỗ cả nhà nước lẫn nhân dân cùng hết lực để làm chính sách Xh chẳng hạn.

Trở lại:
+ nếu pháp quyền XHCN đương nhiên của dân, do dân, vì dân thì thậm chí lược bớt được những chữ "của dân, do dân, vì dân".
+ nếu pháp quyền XHCN đương nhiên của dân, do dân, vì dân thì cũng đương nhiên phải phục tùng nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Vậy cần gì đưa thêm vào nữa?
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #243 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2013, 11:18:53 am »

Lão FAV bên TTVNOl tha đâu được cái này, thấy hay hay nên em mạn phép chép về đây hầu các bác:

Trích dẫn
Có bạn chế thơ lục bát về hiến pháp nước nhà nhắng quá, câu về đây cho anh em đọc chơi Smiley)


Về vụ sửa Hiến pháp mình chỉ khuyên Đảng và nhà nước nên chuyển hết sang thơ lục bát cho dân dễ đọc dễ thuộc ví dụ như:

Điều 1:

Nước ta là nước Cộng hoà
Xã hội chủ nghĩa rất là Việt Nam
Non sông biển đảo đất trời
Chủ quyền độc lập chẳng vơi chút nào

Điều 2:

Do dân không biết lái thuyền
Nên nhà nước phải nắm quyền cho dân
Nắm rồi sẽ cố vì dân
Công nông sĩ phú rất cần liên minh

Điều 3:

Nước nhà bảo đảm người dân
Phát huy tự chủ ái ân công bằng
Ai mà phản quốc phản dân
Thẳng tay nghiêm trị chẳng phân túng giàu

Điều 4:

Đảng mình là đảng tiên phong
Công nhân giai cấp nhong nhong đi đầu
Trung thành tuyệt đối Mác Lê
Nhưng luôn tâm niệm về quê Bác Hồ Smiley)

http://www.facebook.com/photo.php?fbid=10151273302016491&set=a.116892436490.111651.704841490&type=1&theater
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #244 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2013, 12:00:52 am »

 Grin Grin Grin nhà em thấy chuyển thành thơ lục bát thì dễ nge dễ đọc - nhưng hổng phù hợp ạ Grin Grin
vì Hp là luật - do vậy cần chính xác về ngôn từ, kết cấu chặt chẽ và nội hàm rõ ràng, chứ thơ lục bát với từ ngữ Vn thiên biến vạn hóa về nghĩa dễ gây hiểu nhầm  nên không ổn ạ..
Em cám ơn bác qtdc - bác giải thích hết sức rõ ràng v chuẩn xác...em không có ý kiến, theo cách bác trả lời em đoán bác làm hoặc có liên quan đến các ngành Triết, chính trị, Luật... Grin Grin Grin đúng không ạ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #245 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2013, 12:54:27 am »

Bạn danhthanh ơi, cám ơn bạn nhưng tớ nói vui vậy thôi. Hiến pháp quan trọng thật, nhưng hiểu theo nghĩa nào đó nó cũng như lý tưởng. Lý tưởng đẹp mà không luật hóa được một cách chính xác để đưa vào cuộc sống thì cũng lý suông mà thôi. Thời điểm trước 1992 một chút thiếu gì nhà nước pháp quyền XHCN trên thế giới có hiến pháp đẹp như mơ, có hạ tầng cơ sở và hạ tầng xã hội mà đến bây giờ Việt Nam ta cũng đang mơ, có quân đội hùng mạnh, có an ninh chìm nổi đầy rấy, thế nhưng đã tan rã mà người dân những nước ấy sao chẳng ra tay cùng đảng cầm quyền, cùng chính quyền giữ lại. Vậy nên nói vậy mà không hẳn như vậy, vấn đề tiếp theo là LÀM ra sao.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #246 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2013, 11:47:08 am »

Xin chào các bác , các văn bản pháp luật phải chính xác đến từng dấu chấm , dấu phẩy . Nhưng phải khúc chiết , dễ hiểu - thì mới được đông đảo người dân nhận thức được . Khi xưa Hồ chủ tịch có dạy rằng : ... Khi viết phải : mười phần rút 7 còn 3...rút 2 còn 1 ...mới là văn hay .
có HP hay rồi , còn phụ thuộc vào lãnh đạo, và người dân có đồng thuận không ? Nếu lãnh đạo và nhân dân không tìm thấy sự thông cảm và tin tưởng vào nhau - thì e rằng khó mà thực thi .
Bác Hồ có dạy rằng : Dễ vạn lần , không dân cũng chịu.
Khó vạn lần , dân liệu cũng xong .
Xưa cụ Nguyễn trãi có câu :
- Nước để trở thuyền , nhưng nước cũng làm lật thuyền .
Kính.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #247 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2013, 01:25:33 pm »

Tham khảo:
“Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”

Ý kiến trong phiên họp sáng 16/11/2012
Trương Trọng Nghĩa - TP Hồ Chí Minh
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp.
Kính thưa Quốc hội.
Trước hết, tôi xin đề nghị một quan điểm, một nguyên tắc. Hiến pháp 1992 là cột mốc rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta, nó thể chế hóa đường lối đổi mới của Đại hội VI và thực ra tạo ra một động lực hết sức to lớn cho sự phát triển toàn diện của đất nước từ 20 năm qua.
Thành tựu của Hiến pháp 1992 cần được bảo vệ và tiếp tục phát huy, đặc biệt nguyên tắc Nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, phát huy các quyền tự do cơ bản của nhân dân trên mọi mặt. Do đó, chỉ nên sửa đổi Hiến pháp 1992 nếu phát huy hơn nữa các quyền tự do, dân chủ, chú trọng đổi mới đồng bộ chính trị và kinh tế, nhờ thế tạo động lực mạnh mẽ hơn cho giai đoạn cách mạng mới. Nếu không làm được như vậy thì không nên sửa lặt vặt.
Đi vào cụ thể, tôi xin góp ý thứ nhất, ở Điều 2. Trong này có thay tầng lớp trí thức bằng đội ngũ trí thức. Như vậy, phải chăng không muốn công nhận ở Việt Nam có tầng lớp trí thức là những người sống chủ yếu bằng lao động trí óc, sản phẩm của họ là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và chịu trách nhiệm chính về giáo dục của đất nước.
Đảng là Đảng của trí tuệ, vì vậy không nên hạ thấp vai trò của trí thức. Quy định như dự thảo thực chất là hạ thấp vai trò của trí thức.
Về Điều 4, hiện nay về Đảng thì chúng ta có 3 chủ thể: Thứ nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam; Thứ hai là các tổ chức của Đảng; Thứ ba là đảng viên. Nhưng khi thiết kế Điều 4 thì chúng ta bỏ quên chủ thể quan trọng nhất là Đảng cho nên chúng ta chỉ quy định các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 4 tôi chỉ xin thêm một từ ở đằng trước, tức là "Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật".
Điều 11, tôi hết sức hoan nghênh điều này có sửa chữa lại so với Điều 13 cũ, tôi chỉ xin thêm một ý ở Khoản 2 là: "Mọi hành vi chống lại độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân". Tôi đề nghị sửa lại là "xâm hại lợi ích của đất nước và nhân dân đều bị nghiêm trị", tôi xin thêm là "đều bị cấm và nghiêm trị". Vì sao thêm chữ "cấm" vì Hiến pháp của nhiều nước người ta thiết kế một điều khoản mà khái niệm hay gọi là Publicpolice tức là điều, khoản, cái gì trái với cái đó đều là vô hiệu, cho dù là Chính phủ, là các bộ ngành, các địa phương, các quan chức có những hành vi ký kết những thỏa thuận trái thì đều bị nghiêm trị. Tại sao theo điều cấm là vì chúng ta nói nghiêm trị cũng có thể hiểu là cấm nhưng nó không phải là một điều khoản cấm, theo nghĩa về mặt pháp lý thêm chữ "cấm" vào, "nghiêm trị" có khi chưa chắc đã là cấm nếu nói về mặt logic cho nên tôi đề nghị thêm chữ cấm vào. Trước đây tôi đề nghị một luật gọi là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, thực chất nếu có Điều 11 này và thêm như tôi đề nghị thì không cần có luật đó nữa, chỉ một điều trong Hiến pháp tôi thấy là đủ.
Điều 15, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền con người, quyền công dân tôi đề nghị thêm vào là quyền cơ bản của công dân. Các quyền hiến định nó có khái niệm thống nhất đó là các quyền cơ bản bởi vì công dân còn rất nhiều quyền nữa nhưng nó không phải là quyền cơ bản và nó không mang tầm hiến định. Do đó, luật pháp có thể điều chỉnh các quyền đấy nhưng đã là quyền cơ bản hiến định thì luật pháp không được thay đổi mà chỉ được cụ thể hóa.
Điều 17 mọi người bình đẳng trong pháp luật và không bị phân biệt đối xử thì chúng tôi đề nghị thêm "mọi hành vi xâm phạm quyền con người, quyền cơ bản của công dân đều bị nghiêm trị theo pháp luật" nói rằng chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích đất nước. Trong luật để là "trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng" tôi thấy quá dài và quá rộng. Tôi chỉ đề nghị là "chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích đất nước, tức là hai cụm từ để cho phép được giới hạn các quyền cơ bản này bằng luật pháp. Còn trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe thì tôi cho nó quá dài, nó không sai nhưng thực ra nó quá dài, từ chỗ quá dài thì đôi khi có thể bị lạm dụng.
Từ "quyền sống" nói là mọi người đều có quyền sống, theo tôi nên sửa lại thế này: quyền sống được bảo đảm bằng nhà nước pháp luật, bởi vì chuyện mà nói mọi người có quyền sống thì nó thừa nằm ở trong các công ước và thực ra nó cũng không cần thiết.
Về Điều 23, tôi đề nghị thêm tức là mọi người có quyền bí mật thư tín v.v... tôi đề nghị: "nghiêm cấm việc bóc, mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại trừ những trường hợp do luật định". Thiết kế của chúng ta là chúng ta cho phép bóc, mở theo trường hợp do luật định, tôi đề nghị thiết kế theo hình thức phủ định, tức là nghiêm cấm việc bóc, mở trừ những trường hợp do luật định.
Điều 31, tôi đề nghị khẳng định công dân được quyền trưng cầu ý dân về những vấn đề hệ trọng quốc gia và về thay đổi Hiến pháp như Hiến pháp năm 46. Trong này chúng ta có nói là: khi nhà nước tổ chức thì công dân được trưng cầu dân ý hay Quốc hội tổ chức trưng cầu dân ý nhưng chúng ta không có quyền như là một quyền cơ bản. Tôi đề nghị Điều 31 khẳng định có quyền cơ bản như vậy.
Điều 94, về Chủ tịch nước, tôi cho rằng chúng ta nói nhiều về cơ chế kiểm soát, tôi cho là định chế Chủ tịch nước là một trong những định chế để có thể tham gia vào việc điều tiết cân bằng và kiểm soát giữa các quyền. Do đó, tôi đề nghị thiết kế Chủ tịch nước có một số quyền là nó thể  hiện được vai trò kiểm soát đó. Trong này có quyền là bãi bỏ văn bản của Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ trái với lệnh quyết định của Chủ tịch nước. Tôi đề nghị, không phải trái với lệnh quyết định của Chủ tịch nước mà bãi bỏ văn bản Chính phủ, Thủ tướng, thành viên Chính phủ trái với Hiến pháp và pháp luật.
Về Hội đồng Hiến pháp, tôi thống nhất với phương án 2 là thành lập một cơ quan bảo vệ Hiến pháp, có thể tên của nó là Hội đồng Hiến pháp. Tôi đề nghị Hội đồng Hiến pháp có thể giao cho Chủ tịch nước làm Chủ tịch, có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và Chủ tịch Quốc hội.
Trong Điều 102 quy định của Chính phủ chúng ta có cụm từ thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia quản lý nhà nước về cán bộ, công chức. Lâu nay các luật giao cho Chính phủ chúng ta cứ giao Chính phủ quản lý nhà nước, tôi cho đây là cách dùng sai vì Chính phủ chỉ có quyền quản lý hành chính nhà nước, còn quản lý nhà nước phải là nhiệm vụ chung của tất cả nhà nước trong đó có cả Quốc hội và các định chế khác, do đó tất cả những gì chúng ta giao cho Chính phủ thì chỉ nên gọi là quản lý hành chính nhà nước, không gọi là quản lý nhà nước. Xin cảm ơn Quốc hội.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2013, 12:11:53 am gửi bởi qtdc » Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #248 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 02:36:40 am »

GS Ngô Bảo Châu than gia nhóm khởi xướng (gồm cả người trong và ngoài nước) trang Cùng Viết Hiến Pháp hiêện có khá nhiều ý kiến trên đó.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #249 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2013, 09:39:26 am »

Chết em rồi các bác ơi ! ở địa phương nơi em cư trú họ triển khai lấy ý kiến ND về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đến từng tổ dân phố . họ phát cho em cuốn như hình dưới và đề nghị có trách nhiệm góp ý .

1/ có biết gì đâu mà góp ý -nói tầm bậy tầm bạ người ta cười cho .
2/ không nói được câu nào cũng sợ người ta cười cho là dốt .

vậy là bây giờ kẹt cứng tiến thoái lưỡng nan. (rơm khô mà đem buộc vào người - ai ngứa tay nó cho mồi lửa có mà cháy). chắc phải chơi bài : "nhất lý nhì lỳ."

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM