Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:48:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 114011 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #220 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2013, 02:38:42 pm »

Các bạn thử giải thích :
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều Cool

1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
..........

Cụm từ "nguyên tắc tập trung dân chủ " nghe quen quen hình như áp dụng trong 1 tổ chức chính trị .Có thể bê nguyên áp dụng cho Nhà nước không?
Hình như 2 cái này có khác nhau đấy.
Xin các đại ca chỉ giáo.
Chúc mọi người khỏe.

@ hnamhai198:
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản mà mỗi cán bộ, đảng viên, công dân của nhà nước CHXHCN VN PHẢI BIẾT, xin hãy đọc ở đây;

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/120/120/120/123703/Default.aspx
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #221 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2013, 03:08:00 pm »

Trưa nay lục lọi mãi trong các báo lề phải, cò bài này:
Hiến pháp và nguyên tắc tập trung dân chủ
(http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/106296/hien-phap-va-nguyen-tac-tap-trung-dan-chu.html)
Tác giả :Bùi Đức Lại (nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương)
Chớ ném đá tác giả vì ông chưa bất mãn đâu. Tôi thấy có 1 số điểm khác với cái link mà bạn đưa ra để mọi người tham khảo
".Anh em chúng ta thảo luận quanh bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 để vui vẻ, tăng thêm hiểu biết về pháp luật , và qua đó gắn kết các thành viên với nhau ."
Chúc diễn đàn DNGN trong năm mới 2013 có nhiều khởi sắc, để thế hệ hậu sinh  và gia đình  thắp 1 nén hương trên mộ   các bậc tiền nhân  là liệt sĩ trong 2 cuộc kháng chiến vì giang sơn , gấm vóc Việt Nam.
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #222 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2013, 03:49:33 pm »

Trưa nay lục lọi mãi trong các báo lề phải, cò bài này:
Hiến pháp và nguyên tắc tập trung dân chủ
(http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/106296/hien-phap-va-nguyen-tac-tap-trung-dan-chu.html)
Tác giả :Bùi Đức Lại (nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương)
Chớ ném đá tác giả vì ông chưa bất mãn đâu. Tôi thấy có 1 số điểm khác với cái link mà bạn đưa ra để mọi người tham khảo
".Anh em chúng ta thảo luận quanh bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 để vui vẻ, tăng thêm hiểu biết về pháp luật , và qua đó gắn kết các thành viên với nhau ."
Chúc diễn đàn DNGN trong năm mới 2013 có nhiều khởi sắc, để thế hệ hậu sinh  và gia đình  thắp 1 nén hương trên mộ   các bậc tiền nhân  là liệt sĩ trong 2 cuộc kháng chiến vì giang sơn , gấm vóc Việt Nam.
Cái bác đó nói rất là nhùng nhằng, khó hiểu ...
Chuyện "nguyên tắc tập trung dân chủ" là lẽ đương nhiên. Cái cần là làm sao luật hóa nó với các điều cụ thể thì cụ đó lại không bàn tới!

Thí dụ cơ quan bác trước đây bỏ phiếu lấy tín nhiệm cán bộ nhằm chuẩn bị cho việc bổ nhiệm các chức danh thì đó là tập trung dân chủ (lấy ý kiến số đông dưới 1 hình thức thống nhất) Nhưng kết quả bỏ phiếu lại không được công khai, cấp U, lãnh đạo đơn vị lúc thì nói kết quả bỏ phiếu tín nhiệm chỉ để tham khảo, lúc thì nói căn cứ vào kết quả đó để bổ nhiệm hay không bổ nhiệm... nghĩa là rất tùy tiện trong cái tập trung dân chủ, rốt cuộc đã vô hiệu hóa nguyên tắc tập trung dân chủ!  Grin
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #223 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2013, 11:12:49 pm »

 Như vậythì từ trước đến nay , trong nguyên tắc tập trung dân chủ đã có đầy đủ quyền " dân chủ trực tiếp " , tức là người dân có quyền tiếp xúc trực tiếp với các vị lãnh đạo nhà nước qua hình thức tiếp dân , hoặc là góp ý , bỏ phiếu tín nhiệm cho các cán bộ chủ chốt rồi . Còn thực hiện nghiêm hay không là do từng cơ quan , từng địa phương . Nay muốn đẩy mạnh thêm quyền nầy nữa thì chỉ cần nhắc nhở thêm trong phần " nguyên tắc tập trung dân chủ " . Tôi thấy không nên đưa thêm vào quyền dân chủ trực tiếp bên cạnh quyền thiực hiện dân chủ thông qua Quốc Hội hay HDND và các cơ quan Nhà Nước như bản dự thảo ở điều 6 chương I . Vì đưa vào như thế rất dể sơ hở , dể cho các thế lực khác lợi dụng để lái nội dung hiến pháp theo mục đích khác .
  Nếu tôi nhớ không lầm thì Liên Xô sụp đổ một phần cũng bắt đầu từ sửa đổi hiến pháp của Liên Xô thời Gọc- Ba - Chóp .
Logged
hnamhai198
Thành viên
*
Bài viết: 28

Đi tù vì osin!


« Trả lời #224 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2013, 04:36:01 pm »

Đề nghị lập Hội đồng Hiến pháp độc lập
Nghị quyết Đại hội X & XI đặt ra mục đích :
"Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp".
Trong khi Nghị quyết và nhân dân chờ đợi một cơ chế "phán quyết" thì Dự thảo lại đưa ra một cơ chế
"kiến nghị, yêu cầu, tham vấn"
hay có thể gọi là cơ chế phản biện sau. Cơ chế này không có khả năng vô hiệu hoá, dừng hiệu lực thi hành một hành vi vi hiến.
Hay nói cách khác, quyền lợi của người dân bị vi xâm phạm bởi hành vi vi hiến sẽ phải tiếp tục chờ đợi cho đến chừng nào các cơ quan được "kiến nghị, yêu cầu" lắng nghe và tiếp thu; nếu các cơ quan này không tiếp thu ý kiến của Hội đồng Hiến pháp hoặc chưa có thời gian để chỉnh sửa thì  đạo luật vi hiến vẫn tiếp tục đi vào cuộc sống.
Kể cả với mục đích khiêm tốn: "tạo ra cơ chế phản biện sau" đối với cách hành vi có dấu hiệu vi hiến, thì những quy định trong Dự thảo để trống nhiều vấn đề có thể dẫn tới rủi ro cho sự phát triển hiến pháp về sau.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #225 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2013, 02:14:50 pm »



    Trước đây đã có lần mình viết ý này, nay thấy ông Vũ Mão đề xuất thẳng trên báo Vietnamnet nên mình gửi đồng đội tham khảo:

    Cần trở lại tinh thần Hiến pháp 1946

   - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho rằng cần trở lại tinh thần của Hiến pháp tinh khôi năm 1946, viết sao cho “ngắn lời dài ý", sức sống của bản Hiến pháp sẽ dài.

    mỗi người có quan điểm riêng, không nên chụp mũ nhau phản động hay không phản động, hãy tôn trọng những ý kiến khác biệt.
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #226 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2013, 03:22:27 pm »



    Trước đây đã có lần mình viết ý này, nay thấy ông Vũ Mão đề xuất thẳng trên báo Vietnamnet nên mình gửi đồng đội tham khảo:

    Cần trở lại tinh thần Hiến pháp 1946

   - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão cho rằng cần trở lại tinh thần của Hiến pháp tinh khôi năm 1946, viết sao cho “ngắn lời dài ý", sức sống của bản Hiến pháp sẽ dài.

    mỗi người có quan điểm riêng, không nên chụp mũ nhau phản động hay không phản động, hãy tôn trọng những ý kiến khác biệt.

Cái này trong topic này em cũng đã phát biểu ...  Grin

Ngày xưa các cụ viết được cái HP đấy thì đã phải "kinh qua bao gian khổ" ngâm cứu các bản HP tân tiến nhất trên thế giới lúc bấy giờ, cũng như phải hiểu sâu sắc về ngôn ngữ học như tiếng Ta, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Pháp cùng hàng loạt các tư tưởng triết học tiến bộ nhứt thời đại và hưởng sái văn minh của nhân loại ... để viết ra được các dòng chữ mà người nào biết chữ, có sự hiểu biết xã hội một chút đến các đại nhân sĩ râu dài, áo thâm ... đều hiểu và quan trọng nhứt là hiểu gần như nhau!

Ngày nay thì không dám chắc à nha ...  Đến cái nghị định "thẻ xanh phạt giao thông" mà còn mỗi nơi hiểu một nẻo, làm một cách!  Grin

Riêng chuyện chụp mũ phản động thì hổng dám! Nhưng đây là chỗ chơi chung của anh iem ta, nội qui đã ghi rõ, nhà nước đã hướng dẫn rõ ... cứ thế mà làm. Ai thích bàn những nội hàm xa sâu, những ngoại hàm nông cạn gì đó thì cứ việc mà vào những chỗ người ta mời đó, hay là tự lập ra nơi mà nói, mà viết, thoải mái nhé!
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2013, 03:42:14 pm gửi bởi Quocngoaicu » Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #227 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2013, 12:44:58 am »

 Cheesy Cheesy thưa  các bác em thấy các bác có ý kiến rất nhiều và nhiều ý kiến rất hay, ở đây ai cũng có những quan điêm khác nhau về sửa HP.
em xin có ý kiến là mỗi bản HP là kết quả của 1 thời kỳ lịch sử nhất định - lịch sử luôn luôn tiến lên do vậy không có bản HP nào  là đúng vĩnh viễn cả, do HP 1992 đã không còn đúng với thời kỳ hiện nay nên mới cần sừa đổi là hoàn toàn chính xác ạ.
 Grin Grin  các bác khi có ý kiến đều có ý là nên tham khảo HP 1946 nhưng các bác chưa so sánh điểm giống và khác nhau về các điều trong 2 bản HP, do vậy em kính xin các bác khi đề nghị sừa 1 điều nào đó trong HP 1992 thì so sánh vs điều tương  ứng trong HP 1946  - nhất là bác  hnamhai198  ý ạ.
em cũng đang nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước qua HP 1946 - nên rất mong bác cho ý kiến tham khảo  Grin Grin

- bác  hnamhai198  có ý kiến :
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Như thế công dân Việt Nam có độ tuổi từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc quy tiên. Đứa trẻ có biết gì đâu  mà...

 - Smiley :)cái này em cũng có ý kiến với bác là - Luật nhà nước mình cũng quy định là công dân từ đủ 18 tuổi trờ lên mới có đầy đủ quyền công dân  - mà những điều bác đề cập ở trên thì mọi công dân phải từ 18 tuổi trở đi mới phải thực hiện  ạ - còn dưới 18 - nhất là dưới 16 thì đã có quyền trẻ em bảo vệ rồi ạ Grin Grin
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #228 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2013, 08:39:08 pm »

 Nhất trí với các bác xã hội luôn tiến triển thay đổi thì Hiến Pháp cũng phải thay đổi cho phù hợp có tính ngày càng tích cực và gần gũi với sự phát triển của xã hội của đất nước hơn . Trong bản dự thảo Hiến Pháp cũng có nhiều điểm rỏ ràng hơn Hiến Pháp củ . Tuy nhiên khi đưa ra một phạm trù mới ta phải định nghĩa rỏ ràng phạm trù mới đó bao hàm những nội dung gì , ý nghĩa gì . Tự nhiên chúng ta đưa ra phạm trù " DÂN CHỦ TRỰC TIẾP "mà chúng ta không định nghĩa rỏ dân chủ trực tiếp là như thế nào , dễ cho người ta hiểu lầm ở hướng không có lợi cho việc ổN định  chính trị cho đất nước .
 Trong khi hiến pháp củ cũng có quy định ở điều 54 chương II : Công dân trên 21 tuổi có quyền ứng cử vào Quốc Hội hay HĐND .
 Tôi thấy trong bản dựthảo Hiến Pháp mới  ở Điều 6 , chương I nên giữ nguyên như củ , không cần phải đưa vào phạm trù : Dân chủ trực tiếp làm gì
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #229 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 09:42:14 pm »

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/610984/nhan-dan-la-chu-the-toi-cao-cua-quyen-luc-tpp.html

Trong thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu đề xuất bổ sung quy định về việc dân phúc quyết Hiến pháp. Phúc quyết, trưng cầu ý dân là quyền rất quan trọng nhưng chưa được quy định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định. Lần sửa đổi này theo ông nên được quy định ra sao?

Tôi ủng hộ những ý kiến đó vì những người đưa ra đề xuất như vậy thực sự muốn bản Hiến pháp có nền tảng dân chủ, nền tảng xã hội lớn hơn. Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực được giao phó.

Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.

Không ít người, kể cả đại biểu Quốc hội, nhiều chính khách cho rằng Quốc hội có quyền lựa chọn và quyết định hiến định những vấn đề quan trọng của đất nước, ví dụ chọn mô hình nhà nước, chọn chế độ chính trị, vấn đề sở hữu vv...

Tôi cho rằng hiểu như vậy chứng tỏ chưa hiểu bản chất của Hiến pháp. Chỉ có nhân dân mới có quyền lựa chọn và quyết định những điều đó. Chính vì thế, phúc quyết của nhân dân đối với bản Hiến pháp mới hay Hiến pháp sửa đổi phải được coi là quyền đương nhiên của nhân dân.

Dù có đưa vào Hiến pháp quyền phúc quyết hay không, các cơ quan quyền lực nhà nước cũng phải có trách nhiệm đảm bảo để nhân dân thực hiện nó. Đương nhiên chính là ở chỗ đó.

Đảng với tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội cũng phải đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện. Giữa phúc quyết và lấy ý kiến nhân dân có sự khác nhau rất lớn về mức độ đảm bảo dân chủ, sự thượng tôn vai trò của nhân dân.

Tôi không thấy có lý do nào để không qui định quyền phúc quyết của nhân dân trong Hiến pháp sửa đổi lần này. Ngay khi đất nước mới giành được độc lập, thù trong giặc ngoài bao vây, chống phá, đa số người dân còn mù chữ, song Đảng và Bác Hồ vẫn chủ trương để nhân dân phúc quyết bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước.

....
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM