Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 09:24:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt  (Đọc 375381 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #80 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 02:33:39 pm »

Mà lại còn bị "mất tiếng" nữa chứ Huh
Tại sao việc "không nhìn" hay "nhìn mà không thấy" hay v.v... lại liên quan  đến vấn đề bị mất tiếng Huh
Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #81 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 02:50:05 pm »

Thậm chí là nhẹ nhàng lôi ống nhòm ra dùng cho mắt đỡ nhức ấy chứ, nhưng tôi cam đoạn với các bạn là nghe thì được nhưng dùng kính lúp cũng không nhìn thấy gì đâu, cái trí tưởng tượng lúc đó bay bổng hơn bình thường nhiều lần chứ lúc đó có khác gì đám lá chú Vượt vừa  bẻ về đâu Grin. Bộ đội đóng quân nhà dân, đi gác đêm dính vụ này kha khá, có anh không nhịn được bịt mũi cười làm người ta ù té chạy, sáng sau thấy có quần mới giặt phơi bở giếng rồi Grin
Logged
khieng
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #82 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 04:29:13 pm »

Xin góp một Kỷ niệm đẹp .
Ngày x..ngày xưa , ( hình như cuối mùa khô 72 ) toán trinh sát pháo binh D42 gồm 5 người chúng tôi đi luồn sâu ,tham gia đánh Long Chẹng
Xiêng Khoảng .Tôi còn nhớ rõ buổi chiều ấy ...Rừng già ẩm ướt , vào khoảng trời vừa tắt nắng , Trên nền rì rào của tiếng rừng là tiếng máy bay chỉ điểm eo óc , thỉnh thoảng chen tiếng ụt ụt của đạn 20 ly từ xa , tiếng bom  ùng uỳnh  vọng lại ...Con đường mòn dưới tán cây rừng rầm rập lính ta đi vào ( bây giờ hình dung lại mới thấy đẹp quá ! ) Rất nhiều người đi chân đất,ba lô vuông , dáng thiện chiến lắm . (Thỉnh thoảng cũng có toán đi ngược lại  :hối hả là những cáng thương binh , còn lại là cáng tư sĩ ,tăng bó kín gọn gàng theo dáng người ,,,)
Chọn chỗ phăng phẳng một tí , chúng tôi dừng cho bữa chiều và cũng là bữa gạo cuối cùng dành dụm của một chuyến đi dài .Nấu cơm ,không đáng nói nhiều : Dùng dao găm chẻ lõi của một cây to thật khô - phải chẻ nhỏ như đóm ấy , ba hòn đá xanh cụ kê lên , dùng một mảnh ni lông dày ( trữ sẵn ) làm vung nồi ...Trời ơi ! cơm ở chiến trường kiểu gì cũng ngon quá ! Bữa ấy của chúng tôi cũng vậy , chưa ăn đã thấy miệng ứa nước ...cái dạ dày lép như cố chen lên cổ để đón...Họ đi tấp nập qua , cũng mời một câu cho phải phép lấy lệ :" Cơm các đồng chí nhá  a ..á ! " Chẳng ai ngờ : quá chúng tôi khoảng 30 m một cậu dáng trẻ trung nhanh nhẹn tách ra "ấy ấy, đợi em một tí nhé  e.. é ", rồi hạ ba lô xuống  , Rồi bẻ hai nhánh cây rừng thay đũa , rồi  cậu tân binh  ( ấy là tôi đoán thế ) ăn với chúng tôi vui vẻ ,tự nhiên như cùng một tiểu đội vậy ...  ...
Hôm 10/4/10 vừa rồi ,tôi về Thường Tín được găp lai dăm đồng đội cũ nhân kỷ niệm  ngày nhập ngũ 10/4/68 của họ .Bữa trưa cơm gà cá gỡ nào bia nào rươu...tại nhà anh Thụy ,với đông con cháu  của gia đình anh Thụy vây quanh ,Vui quá ! Có 2 người nữa có mặt trong bữa cơm chiều tôi vừa kể trên...Râm ran hàn huyên  và kỷ niệm ấy cũng được nhắc tới ." Hôm ấy nó làm mình choáng !" , " Nó tự nhiên như ruồi ấy nhỉ !?" , "Đâm ra mình bị đói " , " không biết bây giờ nó ở đâu nhỉ !? "  ," Có khi nó tèo rồi cũng nên "  , "Đúng là gặp ngay một ô.thớt trưởng "...Rồi chúng tôi cười ha hả ...
  Mấy con người ấy- chúng tôi : bây giờ  mỗi người mỗi hoàn cảnh , mỗi mức sống , mỗi tính cách ... Cũng khác nhau nhiều , Nhưng chúng tôi gật gù và đều phải công nhận một sư thật với nhau rằng :Chưa từng một lần chúng tôi nghĩ xấu về cậu lính trẻ đó - kể từ bữa cơm chiều  dọc đường chiến dịch ấy đến bây giờ và chắc chắn sẽ  nhiều năm sau nữa !...
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2010, 04:46:03 pm gửi bởi khieng » Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #83 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 04:52:47 pm »

Mà lại còn bị "mất tiếng" nữa chứ Huh
Tại sao việc "không nhìn" hay "nhìn mà không thấy" hay v.v... lại liên quan  đến vấn đề bị mất tiếng Huh

   Đúng là không nhìn hay nhìn không thấy không liên quan gì đến mất tiếng cả. 5 ngày liền chỉ thì thào nói thầm, bọn tôi ai cũng mất tiếng. Ở đây, ý nói là dù mất tiếng cũng phải kể ngay . . . . cho bọn nó thèm ?!
Logged

binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #84 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 08:05:45 pm »

Xin góp một Kỷ niệm đẹp .
Ngày x..ngày xưa , ( hình như cuối mùa khô 72 ) toán trinh sát pháo binh D42 gồm 5 người chúng tôi đi luồn sâu ,tham gia đánh Long Chẹng
Xiêng Khoảng .Tôi còn nhớ rõ buổi chiều ấy ...Rừng già ẩm ướt , vào khoảng trời vừa tắt nắng , Trên nền rì rào của tiếng rừng là tiếng máy bay chỉ điểm eo óc , thỉnh thoảng chen tiếng ụt ụt của đạn 20 ly từ xa , tiếng bom  ùng uỳnh  vọng lại ...Con đường mòn dưới tán cây rừng rầm rập lính ta đi vào ( bây giờ hình dung lại mới thấy đẹp quá ! ) Rất nhiều người đi chân đất,ba lô vuông , dáng thiện chiến lắm . (Thỉnh thoảng cũng có toán đi ngược lại  :hối hả là những cáng thương binh , còn lại là cáng tư sĩ ,tăng bó kín gọn gàng theo dáng người ,,,)
Chọn chỗ phăng phẳng một tí , chúng tôi dừng cho bữa chiều và cũng là bữa gạo cuối cùng dành dụm của một chuyến đi dài .Nấu cơm ,không đáng nói nhiều : Dùng dao găm chẻ lõi của một cây to thật khô - phải chẻ nhỏ như đóm ấy , ba hòn đá xanh cụ kê lên , dùng một mảnh ni lông dày ( trữ sẵn ) làm vung nồi ...Trời ơi ! cơm ở chiến trường kiểu gì cũng ngon quá ! Bữa ấy của chúng tôi cũng vậy , chưa ăn đã thấy miệng ứa nước ...cái dạ dày lép như cố chen lên cổ để đón...Họ đi tấp nập qua , cũng mời một câu cho phải phép lấy lệ :" Cơm các đồng chí nhá  a ..á ! " Chẳng ai ngờ : quá chúng tôi khoảng 30 m một cậu dáng trẻ trung nhanh nhẹn tách ra "ấy ấy, đợi em một tí nhé  e.. é ", rồi hạ ba lô xuống  , Rồi bẻ hai nhánh cây rừng thay đũa , rồi  cậu tân binh  ( ấy là tôi đoán thế ) ăn với chúng tôi vui vẻ ,tự nhiên như cùng một tiểu đội vậy ...  ...
Hôm 10/4/10 vừa rồi ,tôi về Thường Tín được găp lai dăm đồng đội cũ nhân kỷ niệm  ngày nhập ngũ 10/4/68 của họ .Bữa trưa cơm gà cá gỡ nào bia nào rươu...tại nhà anh Thụy ,với đông con cháu  của gia đình anh Thụy vây quanh ,Vui quá ! Có 2 người nữa có mặt trong bữa cơm chiều tôi vừa kể trên...Râm ran hàn huyên  và kỷ niệm ấy cũng được nhắc tới ." Hôm ấy nó làm mình choáng !" , " Nó tự nhiên như ruồi ấy nhỉ !?" , "Đâm ra mình bị đói " , " không biết bây giờ nó ở đâu nhỉ !? "  ," Có khi nó tèo rồi cũng nên "  , "Đúng là gặp ngay một ô.thớt trưởng "...Rồi chúng tôi cười ha hả ...
  Mấy con người ấy- chúng tôi : bây giờ  mỗi người mỗi hoàn cảnh , mỗi mức sống , mỗi tính cách ... Cũng khác nhau nhiều , Nhưng chúng tôi gật gù và đều phải công nhận một sư thật với nhau rằng :Chưa từng một lần chúng tôi nghĩ xấu về cậu lính trẻ đó - kể từ bữa cơm chiều  dọc đường chiến dịch ấy đến bây giờ và chắc chắn sẽ  nhiều năm sau nữa !...

Chuyện giống như của bác thì chúng tôi gặp rồi , anh em mình cả họ đói và thiếu chất khi ở trong rừng lâu ngày nên cứ đâu có thể ăn được là cứ tự nhiên hơn ruồi , anh em lính cả chia sẻ với nhau chút ăn uống ai lại nghĩ xấu về nhau .
 Lần đó chúng tôi gặp một đơn vị công an vũ trang từ giáp biên giới Thái lan rút ra , anh em ai cũng da xanh như tàu lá chuối non , thấy chúng tôi đang ngồi ăn cơm theo từng B của mình , cơm thì chẳng có gì ngoài cá khô kho với đầu đuôi cá nấu canh chua lá rừng họ hành quân qua liền hỏi :
- Các bác ăn cỗ đấy à ?
- Không , cơm thường hàng ngày thôi có gì đâu ?
- Bọn em 6 tháng nay chỉ có cháo với muối chẳng có gì cả , các anh sướng thật .
- Thế thì ngồi xuống ăn cùng chúng tôi đi .
 Họ tự nhiên như người nhà ngồi xuống móc ba lô lấy bát đũa rồi ngồi ăn , các B khác cũng mời số anh em CAVT khác cùng ăn , thấy họ ăn nhiệt tình quá chúng tôi lặng lẽ nhường bằng lý do đã ăn no rồi . Ăn xong anh em CAVT đó ngồi lại uống nước một lúc nữa rồi chào tạm biệt chúng tôi khoác ba lô hành quân ra tuyến ngoài .
 Chúng tôi thấy thương họ , họ phải chịu nhiều khổ cực gấp nhiều lần chúng tôi lúc đó , nhìn người thì biết gày đến mức không thể gày hơn được nữa , da dẻ xanh mét ai cũng có cái ba tong làm gậy chống mà đi , đường thì trèo đèo lội suối , chẳng ai coi thường hay kinh khi họ cả , họ đã làm được cái việc gấp chúng tôi cả trăm lần , người lính chúng ta là như vậy , khó khăn cùng gánh vác ngọt bùi cùng sẻ chia và đó cũng là chuyện thường của lính thôi .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #85 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2010, 09:07:36 pm »

...Tại bọn tôi cả thôi, ai bảo bắt anh kể chuyện đêm tân hôn để rồi phải ngồi . . . chịu trận.
...Xin thề với các quê, em không nhìn đâu đấy !
. . . . Nhưng mà nghe thấy . . . . “xè xè . . . .”.
   Hai ngày sau, chúng tôi về đến cứ hoàn toàn mất tiếng, chỉ phát ra tiếng lào thào được thôi. Chuyện kể lại với mọi người, mấy đứa không tin, cãi lại:
-   Làm gì có chuyện . . . không nhìn !?

Hê hê, bác kể chuyện hay lắm, nhưng mà em cũng nghĩ như các đồng đội của bác thôi! Làm gì có chuyện không nhìn nhỉ? Grin

   Kính bác Napolon, sau khi kể chuyện với chúng nó, chúng nó thèm quá cứ liên tục truy em đấy. Có thằng nói:

-  Thế tôi hỏi ông, ông không quan sát xem nhỡ họ có đi vào gần hơn và nhìn thấy thì sao? Tôi cho ông là thằng trinh sát kém nhất vì đã là trinh sát thì mình phải quan sát được địch mà địch không nhìn thấy mình chứ? Hay là ông không nhìn mà chỉ . . . quan sát thôi ?
Có thằng lại vặn:
-  Tôi thấy ông nói ông cúi xuống thấp, thế thì nguy hiểm cho con nhà người ta quá rồi. Lúc ấy mắt ông nhắm à !
Có thằng nói rất nhẹ nhàng:
-  Chắc là không nhìn thấy thật, coi như mắt mù. Nghe thấy đúng không ? Coi như tai không điếc. Được ! Thế mũi ông . . . .có điếc không ?
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2010, 06:18:49 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

binhnhi2009
Thành viên
*
Bài viết: 118


« Trả lời #86 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 09:50:03 am »

Trong hồi ký "Chiến trường mới" của Thượng tướng Nguyễn Hữu An có đoạn nói về thời điểm ký kết Hiệp định Paris tại vùng Quảng Trị. Khi đó ít phút trước giờ HD có hiệu lực, 2 bên vẫn đang bắn nhau ầm ầm. Bỗng nhiên có tiếng loa công suất lớn của VNCH thông báo đã đến giờ HD có hiệu lực và yêu cầu ngưng bắn. Hai bên lập tức ngưng bắn, không gian tự nhiên im lặng tuyệt đối. Cụ An nói nó giống như cái đài đang nói bị tắt công tắc vậy. Sau đó ít giây, cả hai bên ào ra ôm hôn nhau thắm thiết và trao đổi quà tặng cho nhau, luơng khô 72 sang VNCH, thuốc Ruby sang GPQ,....
Sau đó cả tháng là các quán hòa hợp dân tộc hoạt động ỳ xèo, các bác nhà ta thưởng thức nhạc vàng còn các bác VNCH sang xem văn công,...

Bn còn nhớ có một tấm ảnh trên net chụp 2 người lính của 2 bên khoác vai nhau cười rất tươi của thời gian đó. (bây giờ chưa tìm lại được link, nhưng chắc có nhièu bác ở đây đã xem)

Rất mong bác TTNL, lixeta và các bác CCBCM cho thêm thông tin về thời gian đó nhé.

Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #87 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 10:13:43 am »

Thậm chí là nhẹ nhàng lôi ống nhòm ra dùng cho mắt đỡ nhức ấy chứ, nhưng tôi cam đoạn với các bạn là nghe thì được nhưng dùng kính lúp cũng không nhìn thấy gì đâu, cái trí tưởng tượng lúc đó bay bổng hơn bình thường nhiều lần chứ lúc đó có khác gì đám lá chú Vượt vừa  bẻ về đâu Grin. Bộ đội đóng quân nhà dân, đi gác đêm dính vụ này kha khá, có anh không nhịn được bịt mũi cười làm người ta ù té chạy, sáng sau thấy có quần mới giặt phơi bở giếng rồi Grin

   Thời trẻ nhạy lắm. Có khi chẳng có chuyện gì, sáng ra vẫn phải thay quần. thường thì buổi sáng tranh nhau đi tìm chổi quét nhà. Chăm quá !
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #88 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 10:18:18 am »

Trong hồi ký "Chiến trường mới" của Thượng tướng Nguyễn Hữu An có đoạn nói về thời điểm ký kết Hiệp định Paris tại vùng Quảng Trị. Khi đó ít phút trước giờ HD có hiệu lực, 2 bên vẫn đang bắn nhau ầm ầm. Bỗng nhiên có tiếng loa công suất lớn của VNCH thông báo đã đến giờ HD có hiệu lực và yêu cầu ngưng bắn. Hai bên lập tức ngưng bắn, không gian tự nhiên im lặng tuyệt đối. Cụ An nói nó giống như cái đài đang nói bị tắt công tắc vậy. Sau đó ít giây, cả hai bên ào ra ôm hôn nhau thắm thiết và trao đổi quà tặng cho nhau, luơng khô 72 sang VNCH, thuốc Ruby sang GPQ,....
Sau đó cả tháng là các quán hòa hợp dân tộc hoạt động ỳ xèo, các bác nhà ta thưởng thức nhạc vàng còn các bác VNCH sang xem văn công,...

Bn còn nhớ có một tấm ảnh trên net chụp 2 người lính của 2 bên khoác vai nhau cười rất tươi của thời gian đó. (bây giờ chưa tìm lại được link, nhưng chắc có nhièu bác ở đây đã xem)

Rất mong bác TTNL, lixeta và các bác CCBCM cho thêm thông tin về thời gian đó nhé.



   Thời điểm đó ae đang ở đúng điểm nóng nhất của Quảng Trị, đó là Như Lệ. Ae đang định kể chuyên Như Lệ, bác chịu khó chờ nhé !
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #89 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 10:32:42 am »

Trong hồi ký "Chiến trường mới" của Thượng tướng Nguyễn Hữu An có đoạn nói về thời điểm ký kết Hiệp định Paris tại vùng Quảng Trị. Khi đó ít phút trước giờ HD có hiệu lực, 2 bên vẫn đang bắn nhau ầm ầm. Bỗng nhiên có tiếng loa công suất lớn của VNCH thông báo đã đến giờ HD có hiệu lực và yêu cầu ngưng bắn. Hai bên lập tức ngưng bắn, không gian tự nhiên im lặng tuyệt đối. Cụ An nói nó giống như cái đài đang nói bị tắt công tắc vậy. Sau đó ít giây, cả hai bên ào ra ôm hôn nhau thắm thiết và trao đổi quà tặng cho nhau, luơng khô 72 sang VNCH, thuốc Ruby sang GPQ,....
Sau đó cả tháng là các quán hòa hợp dân tộc hoạt động ỳ xèo, các bác nhà ta thưởng thức nhạc vàng còn các bác VNCH sang xem văn công,...

Bn còn nhớ có một tấm ảnh trên net chụp 2 người lính của 2 bên khoác vai nhau cười rất tươi của thời gian đó. (bây giờ chưa tìm lại được link, nhưng chắc có nhièu bác ở đây đã xem)

Rất mong bác TTNL, lixeta và các bác CCBCM cho thêm thông tin về thời gian đó nhé.



CHUYỆN VI:   ĐẶC SẢN NHƯ LỆ

   Chỉ còn dăm ngày nữa là đến ngày ngừng bắn (28/1/1973). Sắp đỡ rồi !
   Tôi đi cùng anh A. từ cứ của đại đội ở chân dẫy Cao Hy. Chúng tôi đi từ rất sớm. Anh A. là chính trị viên phó đại đội. Nghe nói anh giỏi võ lắm, dân Bình Định mà. Anh nhảy núi từ năm 14 tuổi (nhảy núi là từ chỉ người dân trong vùng địch trốn lên núi theo ta), đã hai lần được tặng danh hiệu “Dũng Sỹ”, đánh nhau gan tày trời. Lớn hơn lứa chúng tôi trên chục tuổi, thấp, đậm với nước da gọi là “Maroc kiều”, trông anh rõ là khắc khổ. Không mấy khi nét mặt anh giãn ra được trừ khi cười (may mà anh hay cười), đôi mày lúc nào cũng chau lại. Vậy mà hiền khô. Trong số các thủ trưởng đại đội, anh gần gũi lính tráng nhất. Lính tráng, đứa nào cũng thích trêu anh, bao giờ anh cũng chỉ cười hề hề. Gọi là “trình độ văn hóa có hạn”, làm chính trị viên hẳn là chẳng thoải mái với anh chút nào, nhất là khi phải nói “chuyện chính trị” cho anh em trong đơn vị. Với anh, thà rằng có địch lại dễ, chỉ việc “uýnh” thôi.
   Trên đường đi xuống Như lệ, chúng tôi sẽ rẽ qua cao điểm 108, nơi có đài quan sát của C20 (trung đoàn và sư đoàn đều có một đại đội trinh sát và đều được gọi là C20). Anh A. bảo:
-    Hái rau đi, trên 108 chúng nó làm bún rồi.
   Ngay gần cứ, chẳng có dấu tích gì của làng xóm nào mà sao những rẻo đất thấp ven suối lại có những đám rau rõ là do người trồng hẳn hoi nhưng đã bỏ từ lâu. Thế mới lạ ! Những cây rau rền cằn cỗi, những khóm húng chanh xơ xác và mấy cây cà chua còi cọc. Rồi cũng hái được một nắm rau rền, lá nhỏ lắm, màu xanh chứ không to, mướt và có màu tím như rau dền ở chợ bây giờ. Một thứ rau dền mọc hoang dại cùng với cây cỏ ở những chỗ xó xỉnh trên các con đường thôn quê. Lại được một túm rau húng với dăm bảy quả cà chua nữa. Nói là quả cho nó hoành tráng chứ cà chua ở đây chỉ to như quả nho, không biết có phải là giống cà chua bi bây giờ ?
   Điểm cao 108 là một quả đồi trọc cao hơn hẳn xung quanh, không có cây cối gì, đến cỏ cũng hiếm vì bị bom pháo địch thăm hỏi đều. Mọi người đều phải ở trong hầm có hai ngách dẫn ra chỗ quan sát. Ở đây còn có cả nhà âm, chỉ vài mét vuông, mái lợp tranh, phủ đất lên trên để ngụy trang. Khổ nhất ở đài là đi lấy nước và lấy củi. Lấy nước mãi tận suối, rất xa, đi lên đi xuống dễ là ẩm thực món "cà pháo" của địch lắm. Tuy nhiên, đã nhằm nhò gì so với đài quan sát của chúng tôi ở cao điểm 20, Nhan Biều. Được về đài 108, coi như đi an dưỡng rồi.
   Chúng tôi lên đến nơi, thấy hai đứa trần trùng trục đang giã bột. Ở trần vừa mát và nhất là đỡ phải xuống suối giặt quần áo, vẫn lịch sự chán, quần đùi rộng lắm, tháo ra có thể may được chăn mà?!  Vậy coi như vẫn thả rông nhé ! Anh A. Hỏi:
-    Thằng C. đâu?
-   Nó đang quan sát thủ trưởng ạ!
Gạo được ngâm chua dễ đến cả tuần, thay nước liên tục. Gạo được giã trong cái cối là mũ sắt, còn chày là một quả lựu đạn cán gỗ đã tháo ruột. Chày cối này giã . . . . sướng phải biết ?! Bột được nắm thành quả cho vào luộc cho chín lớp bên ngoài, gọi là làm bột áo, rồi vớt ra đem giã lại. Cái vắt bún là chiếc tất Trung Quốc dệt bằng loại sợi màu cỏ úa, có ánh vàng (tất lính cũng thời trang đáo để). Chiếc tất được khâu cẩn thận vào cái miệng thở của mặt nạ phòng độc có nhiều lỗ rất tròn. Đồ nghề làm bún quá sáng tạo (tiếc là không dự thi “Trí tuệ Việt Nam”). Sợi bún hơi to một chút nhưng không đến nỗi “giun đũa”.
   Hai tên này làm bún có nghề quá, vắt bột thoăn thoắt vào nồi nước sôi, một loáng đã thấy vớt ra. Có bún rồi. Gạo ngâm lâu, sợi bún dai và giòn như bún Huế.
   Thực sự là ngon. Bún chan canh thịt hộp nấu cà chua và rau dền ăn với húng chanh nữa. Tuyệt! Giá bây giờ mà có . . . vẫn tuyệt !
-    Chín rưỡi rồi, đi thôi ! – Anh A. nói.
   Chúng tôi bắt tay 3 lính đài rồi xuống núi. Từ đây xuống Như Lệ phải qua một số chỗ trống trải. Bọn địch trên động Ông Đô (anh em thường gọi là động Ông Do) và nhất là trên cao điểm 29 Tanh Lê thể nào cũng thấy và gọi pháo. Cứ chuẩn bị tinh thần đi !
. . . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2010, 11:53:52 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM