Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 11:48:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt  (Đọc 375376 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #510 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 01:27:28 pm »

Trích dẫn từ hồi ký "Lữ đoàn 147 Thủy Quân lục chiến: Từ một cuộc di tản chiến thuật tháng ba 1975" của thiếu tá Phạm Văn Tiền, thời điểm đụng độ với bác Phong Quảng - ông ta là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 TQLC địch:
" ...Do tình hình xáo trộn chung của đất nước và vì nhu cầu đòi hỏi cấp bách của chiến trường lúc này, bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã quyết định điều động phân lớn các lực lượng TQLC về Nam gồm các LÐ-258, LÐ-369 và LÐ-486 vừa mới được thành lập. LÐ-147 do Ðại Tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy gồm các Tiểu đoàn 3, 4, 5, TÐ Pháo binh, 2 đại đội Viễn Thám và Tiểu đoàn 7/TQLC thuộc Lực Lượng Ðặc Nhiệm Tango do Ðại Tá Tư Lệnh Phó trực tiếp chỉ huy đang nằm sẵn trên các tuyến. Thay vào lỗ hỏng to lớn trên là 2 Liên Ðoàn BÐQ với trang bị quân số thiếu hụt. Ðây là khởi điểm cho tất cả sự bỏ ngõ sau này ở mật trận Bắc Quảng Trị.

Mãi đến chiều tối ngày 7/3/1975, địch (em ghi chú: quân ta) bắt đầu mở cuộc tấn công đầu tiên thật mãnh liệt vào một trung đội tiền đồn tại đồi 51 thuộc căn cứ Tư Tưởng, hướng Tây Quốc Lộ 1, cây số 23. Ðơn vị này được chỉ huy bởi Trung Úy Sáng ÐÐP/ÐÐ1 tiểu đoàn 4 TQLC..."
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #511 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 01:39:30 pm »

Trích dẫn tiếp từ nguồn trên:
"...Mặc dù là đơn vị được giao nhiệm vụ phòng thủ, nhưng SĐ/TQLC vẫn luôn chứng tỏ khả năng cơ động tấn công tận sào huyệt địch, như cuộc đổ bộ vượt sông Thạch Hãn của TÐ6/TQLC vào tháng 10 năm 72, cuộc hành quân thần tốc tái chiếm Cửa Việt tháng 1 năm 1973 trước giờ ngưng bắn có hiệu lực của hiệp định Paris và đặc biệt Lữ Ðoàn 258 TQLC đã hạ một tàu vận tải lớn tiếp tế địch đang mon men ngoài khơi bờ biển Mỹ Thủy tháng 6 năm 1973..."
Các bác TQLC này "tự hào" ghê nhỉ. Grin
Bác TTNL: thế là đúng thằng tiểu đoàn 6 Thần Ưng Cảm Tử cắm cờ trên Thành Cổ này bị e18/f325 đánh tiêu diệt trong trận Nhan Biều rồi. Tiểu đoàn trưởng của nó cho đến tận năm 74 là Tr.tá Đỗ Hữu Tùng cùng Tr.tá Nguyễn Xuân Phúc nguyên TDT kỳ cựu của TD2 Trâu Điên mất tích tại bãi biển Đà Nẵng tháng 3 năm 1975. Em nghĩ khả năng trong trận Nhan Biều, viên sỹ quan TQLC chỉ huy tên là Nghĩa kia là TDP TD6.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2010, 08:28:44 pm gửi bởi qtdc » Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #512 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 03:39:21 pm »

Trích dẫn từ hồi ký "Lữ đoàn 147 Thủy Quân lục chiến: Từ một cuộc di tản chiến thuật tháng ba 1975" của thiếu tá Phạm Văn Tiền, thời điểm đụng độ với bác Phong Quảng - ông ta là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 TQLC địch:
" ...Do tình hình xáo trộn chung của đất nước và vì nhu cầu đòi hỏi cấp bách của chiến trường lúc này, bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã quyết định điều động phân lớn các lực lượng TQLC về Nam gồm các LÐ-258, LÐ-369 và LÐ-486 vừa mới được thành lập. LÐ-147 do Ðại Tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy gồm các Tiểu đoàn 3, 4, 5, TÐ Pháo binh, 2 đại đội Viễn Thám và Tiểu đoàn 7/TQLC thuộc Lực Lượng Ðặc Nhiệm Tango do Ðại Tá Tư Lệnh Phó trực tiếp chỉ huy đang nằm sẵn trên các tuyến. Thay vào lỗ hỏng to lớn trên là 2 Liên Ðoàn BÐQ với trang bị quân số thiếu hụt. Ðây là khởi điểm cho tất cả sự bỏ ngõ sau này ở mật trận Bắc Quảng Trị.

Mãi đến chiều tối ngày 7/3/1975, địch (em ghi chú: quân ta) bắt đầu mở cuộc tấn công đầu tiên thật mãnh liệt vào một trung đội tiền đồn tại đồi 51 thuộc căn cứ Tư Tưởng, hướng Tây Quốc Lộ 1, cây số 23. Ðơn vị này được chỉ huy bởi Trung Úy Sáng ÐÐP/ÐÐ1 tiểu đoàn 4 TQLC..."

Tôi vừa đọc bài của ông này hôm qua và nghe đoạn băng về lịch sử của TQLC. Thấy:
- Ông ấy viết toàn nội dung của Cao Xuân Huy đã viết, bấy giờ Cao Xuân Huy ở tiểu đoàn 4 đang chấn giữ An Lỗ chỉ biết sơ qua hướng Lại Bằng có một trung đội của mình đáng nhau ở đó và khi rút còn tí bị bỏ rơi thì phải. Tiểu đoàn 5 và một trung đội của đại đội 4 của Cao Xuân Huy đánh nhau với chúng tôi ở Lại Bằng suốt từ chiều 23/3 đến tối 24/24 thì không thấy ông ấy nói gì, không biết lúc ấy ông ta ở chỗ nào mà không nói được ký ức của chính đơn vị mình mà phải mượn chuyện người khác. Ký ức của ông này không rõ ràng và sai cả thời gian.
Ông nào cũng nổ quân đối phương đông như kiến. Thực tế đánh Phổ lại có tiểu đoàn 2 bình quân mỗi đại đội trên 50 người. Đánh Lại Bằng là tiểu đoàn 3 cũng rứa, sang sông đầu tiến có 34 người chiếm bến vượt, suốt một ngày đánh nhau ở bến vượt cũng chỉ có tiểu toàn này.
Chỉ có điều này là đúng :  LÐ-147 do Ðại Tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy gồm các Tiểu đoàn 3, 4, 5, TÐ Pháo binh, 2 đại đội Viễn Thám và Tiểu đoàn 7/TQLC thuộc Lực Lượng Ðặc Nhiệm Tango do Ðại Tá Tư Lệnh Phó trực tiếp chỉ huy đang nằm sẵn trên các tuyến.
Cái này cả hai phía cùng ghi nhận. Không hiểu sao trong băng ghi lại buổi kỷ niệm của họ ở bển vẫn giới thiệu : Lữ 147 gồm d1,d4,d7. Lữ 258 gồm d2,d5,d8. Lữ 369 gồm d3,d6,d9. Sau thêm lữ 468 nữa.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2010, 03:48:31 pm gửi bởi Phong Quảng » Logged
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #513 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 04:10:59 pm »

Việc chỉ huy bắn  do ra da đảm nhận, các thiết bị mới này có thể giúp cái mà mọi người thường gọi là "phản pháo" rất nhanh
Chỉ có phản pháo mới dùng ra đa để xác định tọa độ trận địa pháo địch (trinh sát khẩn trương  Grin) thôi chứ bác q.trung?

Theo tôi biết thì trong một tổ hợp pháo binh hiện đại, các việc xác định tọa độ, đo đạc mục tiêu, tính toán phần tử bắn (nói chung là công tác chuẩn bị để đưa được viên đạn đến đích) bây giờ đã có các thiết bị hiện đại làm thay, ngày xưa ta phản pháo bằng cách thức đơn giản thì nay cũng đã có rada làm. Tôi nghĩ công nghệ thông tin phát triển như ngày nay thì ba cái thứ lặt vặt đó nó làm ngon. Việc có dùng ra đa để xác định mục tiêu hay không thì không biết, nhưng có vẻ như dùng Định vị toàn cầu kiểu GPS thì đúng hơn, ta thấy Google có lưới tọa độ phủ khắp trái đất thì việc dùng vệ tinh chấm một điểm bất kì trên trái đất ngon ơ mà.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #514 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 05:00:00 pm »

Theo tôi biết thì trong một tổ hợp pháo binh hiện đại, ...có dùng ra đa để xác định mục tiêu hay không thì không biết, nhưng có vẻ như dùng Định vị toàn cầu kiểu GPS thì đúng hơn...
Về lý thuyết thì như thế, còn có dùng được hay không thì chỉ có các ông chủ thực sự của các hệ thống định vị ấy biết.
Trên thế giới hiện có 4 hệ thống định vị vệ tinh: GPS của Mỹ, Glonas của Nga, Bắc đẩu của TQ là các hệ không cam kết phục vụ cho dân sự. Hệ Galileo của cộng đồng châu Âu cam kết phục vụ các ứng dụng dân sự. Tuy nhiên chỉ có GPS là đang hoạt động tốt.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #515 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 05:32:48 pm »

Pháo binh có lợi dụng được các hệ thống định vị toàn cầu hay không không nằm ở khẩu pháo hay radar trinh sát pháo binh mà nằm ở viên đạn, các cụ ạ! Grin

Nhưng có vẻ chúng ta đang lạc đề sang KTQS rồi đấy, em đề nghị bác TTNL tiếp tục chuyện kể của mình đi ạ!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #516 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 05:58:24 pm »

Bác PQ: cả 1 lữ đoàn thuộc sắc lính tinh nhuệ bị bắt sống trên bãi biển thì làm gì mà các ông ấy không "a cay". Lúc nào mà họ chả kêu là ta tấn công "biển người".
Còn về biên chế thì em nghĩ địch khá linh hoạt tùy theo nhiệm vụ cụ thể. Theo hồi ký của LĐT 258 Ngô Văn Định, khi chính thức thay chân sư dù làm nhiệm vụ tái chiếm thành cổ tháng 7 năm 1972, lữ 258 gồm 5 tiểu đoàn tác chiến 1,2,5,6,9 và 1 tiểu đoàn pháo binh 105 ly TQLC chịu trách nhiệm phía tây nam thành cổ. Lữ 147 gồm 3 tiểu đoàn tác chiến 3,7,8 và 1 tiểu đoàn pháo binh TQLC tấn công phía đông thành cổ.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #517 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 09:16:25 pm »

Bác PQ: cả 1 lữ đoàn thuộc sắc lính tinh nhuệ bị bắt sống trên bãi biển thì làm gì mà các ông ấy không "a cay". Lúc nào mà họ chả kêu là ta tấn công "biển người".
Còn về biên chế thì em nghĩ địch khá linh hoạt tùy theo nhiệm vụ cụ thể. Theo hồi ký của LĐT 258 Ngô Văn Định, khi chính thức thay chân sư dù làm nhiệm vụ tái chiếm thành cổ tháng 7 năm 1972, lữ 258 gồm 5 tiểu đoàn tác chiến 1,2,5,6,9 và 1 tiểu đoàn pháo binh 105 ly TQLC chịu trách nhiệm phía tây nam thành cổ. Lữ 147 gồm 3 tiểu đoàn tác chiến 3,7,8 và 1 tiểu đoàn pháo binh TQLC tấn công phía đông thành cổ.

       Dưới đây là sơ đồ hình thái tác chiến địch ta ở thị xã Quảng Trị ngày 25/8/1972
Logged

minhnam1803
Thành viên
*
Bài viết: 111


« Trả lời #518 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 09:25:55 pm »

Các bác cho em hỏi 1 chút.

Bến thả hoa xây dựng trên bờ sông Thạch Hãn gần cầu nào vậy?
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #519 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 09:48:17 pm »

Các bác cho em hỏi 1 chút.

Bến thả hoa xây dựng trên bờ sông Thạch Hãn gần cầu nào vậy?

       Ở sông Thạch Hãn có 2 bến thả hoa, một ở bờ nam, khánh thành năm ngoái dịp 27/7. Bến thả hoa ở bờ bắc mới khánh thành năm nay cũng vào dịp 27/7. Hai bến này đối diện nhau vì đây chính là bến vượt mà trước đây ta đã vận tải tiếp tế và tải thương cho thành cổ. Bến phía bắc gần cầu Quảng Trị hơn vì đi dọc bờ sông còn bến nam phải đi qua phố.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM