Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 01:41:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3  (Đọc 270393 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #590 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2012, 08:10:39 pm »

Xin có lời chia buồn sâu sắc đến gia đình anh :Nguyễn đình Phùng ,cầu mong cho linh hồn anh sớm  được phiêu diêu miền cực lạc,vĩnh biệt anh người đồng đội e101 f325 mà tôi chưa một lần gặp mặt.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #591 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 04:31:38 pm »

Như tôi đã trao đổi với các bạn, cách đây mấy năm tôi đã chuyển cho tờ Nhân dân cuối tháng (không nhớ số) bài viết của 1 người bạn gái của TLT và 6971 viết về một đồng đội của chúng ta - một người lính Thành cổ QT. Bài viết này tôi rất tâm đắc vì có lẽ nó như 1 lời chia sẻ của 1 lớp SV-CS mà người ta hay gọi là tạch tè sè...

Tôi xin phép TLT và 6971 được đưa bài viết này để chia sẻ cùng anh em mình. Người bạn gái này tên là Thu (tôi không nhớ họ, có gì TLT và 6971 bổ khuyết)

ĐÒ XUÔI THẠCH HÃN

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm

                             (Lê Bá Dương)


Tôi biết anh đã từ lâu lắm rồi. Chính xác là ngày tháng nào thì tôi không còn nhớ rõ, nhưng chắc chắn là trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất năm 1972. Ngày ấy, tôi bước chân đến một đất nước xa xôi có tên là Môn-đa-vi, một nước cộng hoà nhỏ bé trong Liên bang Xô viết, để học đại học. Tôi ra đi mùa thu năm 1972, khi bạn bè tôi, những học sinh Hà Nội lớp cuối cấp phổ thông, cùng với anh và bạn bè anh, những sinh viên đại học Hà Nội năm đầu, đi vào Quảng Trị. Hồi ấy rất nhiều học sinh xuất sắc được gửi đi học ở nước ngoài và nhiều hơn thế nữa những học sinh xuất sắc và cực kỳ xuất sắc đã đi vào chiến trường, đặc biệt là Quảng Trị. Sau này khi viết “Những chuyến tàu ngược chiều về hai đầu đất nước” là lúc tôi nhớ về những chuyến ra đi đặc biệt của lứa học sinh chúng tôi năm ấy. Hình như chẳng có ai trong đám chúng tôi, lũ học trò Hà Nội mộng mơ, trong sáng, lũ học trò “vào đời” năm 1972 ấy lại không có bạn, giờ phút ấy, đang qua sông Thạch Hãn dưới mưa bom. Bạn có thể thấy rõ điều đó ở Nghĩa trang Trường Sơn, ở Thành cổ Quảng Trị. Ở đấy rất nhiều bia mộ ghi rằng Quê quán: Hà Nội - Năm sinh 1954 hay 1955. Một thế hệ được sinh ra vào năm hoà bình lập lại sau một cuộc chiến tranh dài ...

Nhưng anh không phải là bạn học của tôi. Anh là bạn của một người bạn tôi kết thân khi sang học xứ người. Và chính xác là tôi được biết về anh vào cái ngày bạn tôi nhận được tin anh hy sinh ở chiến trường Quảng Trị. Anh là lính trinh sát sư đoàn 325. Anh bơi qua Thạch Hãn. “Đò xuôi Thạch Hãn ...”.Ngày ấy tôi ngồi bên người bạn của mình, nghe kể về anh để nhớ về bè bạn của chính tôi đang ở chiến trường ấy, để nhớ về Hà Nội của chúng tôi, về những đường phố đẹp nhất ở trung tâm Hà Nội nơi chúng tôi có may mắn được sống và lớn lên, nơi chúng tôi có mùi thơm nồng nàn hoa sữa, có màu tím bằng lăng, có tiếng đàn dương cầm vọng từ căn gác nhỏ thực sự trong ký ức của mình, nơi bạn tôi vĩnh viễn nhớ hơi ấm bàn tay ai dắt qua đường ở góc trường Quang Trung từ những ngày thơ bé. Chúng tôi đọc lại những câu thơ của anh, nỗi niềm của anh gửi cho bạn bè đang du học ở nước ngoài

Khi nào em trở về

Hãy lắng nghe cơn mưa rào mùa hạ
Hãy lắng nghe tiếng thì thầm hoa lá
Hãy lắng nghe tiếng đất hát đêm đêm
Đấy là lời anh gửi đến cho em ...


Những câu thơ tôi không còn nhớ anh viết lúc nào. Có thể đó là tiếng thì thầm hoa lá trong một đêm tối trời trên đường hành quân hay là lúc anh chợt nghe được tiếng hát của đất mẹ trong một phút lặng dưới công sự trong Thành cổ ... Sau này, sống ở nước ngoài nhiều, mỗi khi nhớ nhà, nhớ Hà Nội là tự dưng lòng tôi lại thầm nhắc “Hãy lắng nghe ...”

Có một điều lạ lùng là cuộc đời anh vào thời điểm đó rất giống với liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Có lẽ thế hệ đó có nhiều người giống nhau như thế. Anh học chuyên Toán, anh thi học sinh giỏi Toán và Văn toàn miền Bắc, anh vào Đại học và đi bộ đội cùng lúc với Nguyễn Văn Thạc. Bạn gái của anh Thạc – chị Như Anh – học cùng lớp với bạn anh ở Ki shi nhốp và chính Nguyễn Văn Thạc cũng đã nhắc tới tên anh trong cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” nổi tiếng của mình. Nguyễn Văn Thạc đã hy sinh. Còn với anh là một chút may mắn của số phận. Anh bị thương nặng nhưng đã được cứu sống. Người ta đã báo tử nhầm. Nghe nói anh bị thương nặng lắm, băng quấn từ đầu đến chân nên không ai tin là anh sẽ qua khỏi. Rồi người ta đưa anh ra Bắc điều trị. Hè năm ấy bạn tôi về phép và thăm anh. Hồi ấy không như bây giờ, việc về phép hầu như là không thể đối với lưu học sinh, trừ những trường hợp cực kỳ đặc biệt và phải được sự đồng ý của Đại sứ quán. Người bạn ấy đã kể cho anh nghe về lũ chúng tôi, về những ngày chúng tôi đọc thơ anh, và khi hồi phục anh viết thư cho lũ chúng tôi, những đứa em mới của anh.

Thư anh viết cho tôi không nhiều nhưng tôi luôn nhớ về chúng. Trên một tờ pơluya trắng mỏng manh, bằng màu mực xanh Cửu long anh chép cho tôi bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm khi bài thơ vừa ra đời. “Khi ta sinh ra Đất Nước đã có rồi ...”. Bài thơ dài ấy tôi trân trọng giữ và mang nó về lại Việt nam khi tốt nghiệp.

Nếu một ngày nào đó bạn vào Internet, gõ ba chữ “Tu Bao Ho”, bạn sẽ thấy hiện lên nhiều trang web giới thiệu một giáo sư ngành Trí tuệ nhân tạo tại một Đại học của Nhật. Chỉ cần đọc tiểu sử tóm tắt bạn cũng nhận ra ngay đây là một giáo sư có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn của mình, là người đã công bố nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế, người đã tham gia và tổ chức nhiều hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo, biên tập cho nhiều tạp chí quốc tế, tham gia đào tạo nhiều sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có khá nhiều sinh viên Việt nam. Bạn có thể sẽ nghĩ đây là một Việt kiều có cơ hội được học tập đào tạo từ lúc nhỏ tại Nhật hoặc một nước phát triển nào đó như đa phần các giáo sư gốc Việt có tiếng tăm hiện nay.

Không đúng đâu, đó chính là anh đấy. Người đã không nằm lại “đáy sông Thạch Hãn”nhưng đã để lại một phần máu xương của mình, một phần “Tuổi 20 thành sóng nước” ở dòng Thạch Hãn bi tráng ấy; người lính trinh sát sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ và được thưởng một huân chương chiến công hạng hai; người thương binh đã trở về để học hết đại học và rồi tiếp tục theo đuổi con đường khoa học. Trong giới hàn lâm, giữa bè bạn, học trò, tôi ít thấy anh nhắc về những năm tháng đó. Bài viết về Quảng Trị anh cũng dùng bút danh khác. Có lẽ chỉ có duy nhất gần đây, trong bài viết của anh đăng ở báo Toán học tuổi trẻ nhân kỷ niệm 40 năm hệ chuyên Toán, anh mới viết chút ít về những gì đã làm. Như một báo cáo, như một lời tạ ơn với các thầy, với mái trường đã góp phần tạo nên con người anh: ngoài tư cách là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực chuyên môn còn là một con người sống đúng nghĩa như cần phải sống trong thời khắc của mình.

Với tôi anh cũng ít nhắc về năm tháng ấy. Biết anh rất bận tôi cũng ít khi viết thư nhưng hầu như không năm nào tôi quên gửi anh vài dòng vào ngày 30/4 và 27/7. Trong những dòng thư ngắn ngủi gửi vào những ngày đáng nhớ ấy, tôi cũng chẳng mấy khi nhắc về Quảng Trị nhưng tôi tin là anh biết tôi đang cùng anh nhớ về dòng Thạch Hãn 1972. Cũng như tôi đã nhớ về Thạch Hãn khi cùng anh dịch những lời thơ từ bài hát Nga “Đàn sếu”

Tôi như thấy những người lính ấy
Không trở về từ chiến trường xa
Cũng không nằm nơi đất lành đâu đó
Mà hóa thành đàn sếu trắng bay qua
Đã từ những ngày xa đó
Đàn sếu vẫn bay và cất tiếng gửi ta
Phải vậy chăng lòng tôi thường se lại
Mỗi khi nhìn trời biếc bao la
Bay bay mãi những mũi tên mệt mỏi
Trong sương mờ khi chiều lặng dần trôi
Khoảng trống nhỏ nơi đội hình xa đó
Phải chăng còn một chỗ cho tôi
Rồi sẽ một ngày cùng đàn sếu trắng
Tôi bay vào mịt mù trời xanh
Cũng cất lên tiếng kêu người lính
Gửi những ai còn trên mặt đất mông mênh


Dịch không phải để đăng đâu đó mà để cho người dịch, cho bè bạn và những người đã không còn trở lại. Thi thoảng anh gửi vội cho tôi vài dòng: Thu vào VTV3 xem đi hay ở Tuổi trẻ có bài đấy. Thế là tôi biết đang có chương trình về Quảng Trị, Quảng Trị mùa hè 1972, Quảng Trị của anh năm 20 tuổi. Với anh Đò xuôi Thạch hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm không chỉ là một câu thơ hay đầy xúc động mà là một câu nói vĩnh viễn nằm trong ký ức, vĩnh viễn nằm trong trái tim. Và với tôi những gì anh làm được suốt những năm tháng sau chiến tranh dù đã có một thời cực kỳ khó khăn, dù đã có không ít ngày trái nắng trở trời vết thương xưa hành hạ, cũng là một phần nối tiếp của “Có tuổi 20 thành sóng nước”.

Năm trước trong chương trình kỷ niệm về Thành cổ Quảng Trị, ban tổ chức có mời một số cựu chiến binh thành đạt sau chiến tranh, một số thương gia, một vài cán bộ lãnh đạo, và nhiều sĩ quan quân đội. Nhưng tiếc là không có anh, một cựu chiến binh có lẽ là duy nhất của Thành cổ trở thành một nhà khoa học có uy tín trên trường quốc tế. Tôi nói với anh điều đó, và anh trả lời nhẹ nhàng “thì có rất nhiều lính chiến đấu ở Quảng Trị mà ...”

30/4/2007
35 năm Thành cổ
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2012, 06:35:56 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #592 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 09:29:56 pm »

@LXT :
TLT là một trong số CCB SV thời chúng ta mà chúng ta rất yêu quí . CCB quảng trị trở về thành đạt cũng nhiều vất vả bươn trải với cuộc sống cũng lại càng nhiều . Rất nhiều trở thành tướng lĩnh , cán bộ cấp cao . Trở thành giáo sư tiến sĩ cũng có . Nhưng là một giáo sư Tiến sĩ có tên tuổi ở VN và trên quốc tế nữa như TLT thì không phải nhiều và không dễ dàng có được  . Nhưng Những người lính 19c Ngọc Hà tự hào về bạn lại là do tình yêu đồng đội ở TLT sâu nặng và rất có trách nhiệm với hai chữ Người Lính của mình . Là người chiến sĩ có chiến công trong chiến đấu , lại là người bạn rất thủy chung với đồng đội , là người học giỏi lại khiêm nhường . Chúng mình rất tự hào về  tên gọi CCB SV . về những đồng đội của mình
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #593 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2012, 11:13:02 am »

LS Phạm Thanh Tú quê TX Hà Tĩnh, a trưởng a cối 60/c3/d1/e101/f325 hy sinh 17/10/1972 tại Nại Cửu - Triệu Thành - Quảng Trị. Gần 40 năm với thông tin ít ỏi, không chính xác của LS đã khiến anh em chúng tôi tưởng như thất vọng. Cuối cùng nhờ sự trợ giúp của đồng đội, bạn bè... chúng tôi đã tìm ra gia đình của Tú. Các cụ thân sinh đã mất, gia đình không còn ở phố Lâm Phước Thọ nữa và đã chuyển sang phố khác. Cách đây mấy phút tôi đã gọi điện trực tiếp cho em trai Tú là Phạm Gia Kinh. 10 năm trước gia đình đã đưa Tú từ NTLS Triệu Long về NTLS TP Hà Tĩnh.

Trong một ngày gần đây những thằng lính c3 chúng tôi: chiênc3, SonTH và tôi sẽ lên đường vào thắp cho bạn mình những nén tâm hương để trả món nợ lòng sau gần bốn chục năm qua.    
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2012, 01:22:38 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #594 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2012, 11:20:35 pm »

    Bác Tường đã có một " tài sản" lớn gồm 3 tập "ký ức một thời hoa lửa"; bác có tiếp tục viết tiếp không? Anh em đang mong chờ bác mở tiếp tập 4 để có điều kiện tâm sự. Nhanh lên bác, có người nhiều người lại thích cái tên này thì bác mất "bản quyền" đấy. Cheesy Grin
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #595 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 08:02:12 am »

   Bác Tường đã có một " tài sản" lớn gồm 3 tập "ký ức một thời hoa lửa"; bác có tiếp tục viết tiếp không? Anh em đang mong chờ bác mở tiếp tập 4 để có điều kiện tâm sự. Nhanh lên bác, có người nhiều người lại thích cái tên này thì bác mất "bản quyền" đấy. Cheesy Grin

@TMH:Quyết chiến đến khi không còn gì để chiến nữa. Mong các bạn hãy chiến cùng tôi Grin
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2012, 08:11:24 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #596 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 10:26:06 am »


@TMH:Quyết chiến đến khi không còn gì để chiến nữa. Mong các bạn hãy chiến cùng tôi Grin

Đừng nói gì mà tộng đến ngộ nhều zậy chớ. Ngộ là ngộ quyết chiến. Không còn gì vẫn còn CHIẾN mà. hà hà hà. Có túng không các nị?
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #597 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 11:01:52 am »

Không còn gì để chiến Thì Luân này còn chiếnc3 . kha kha .
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #598 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 11:07:11 pm »

Hôm nay QK Thủ đô của các CCB - SV tập hợp tại bãi khách quen thuộc tại binh trạm 19C để đón khách quý, người rất gắn bó với nhiều ae CCB Hà nội -  chú bộ đội của BeHien. Tình cảm của vợ chồng bạn BeHien đối với các CCB -SV khiến HaHoi em hiểu sâu hơn nữa chữ " thân thiết và đồng cảm" . Hai bạn ở cách thủ đô gần 2000 km nhưng đã mang đến mùa đông Hà nội sự ấm áp và chân tình.
Cảm ơn rất nhiều hai bạn, cảm ơn những món ăn Nam Bộ mà BeHien đã kỳ công nấu nướng và chuẩn bị, cảm ơn sự " chịu thương , chịu khó " của anh bộ đội BeHien đã kỳ công mang những món quà của các bạn ra cho ae chúng tôi thưởng thức. Có lẽ  buổi gặp mặt với chú bộ đội của BeHien tại Hà nội là một sự kiện rất đáng nhớ, và những món quà Nam Bộ cũng không thể quên. Cảm ơn BeHien nha ! Giờ này chắc ở trong đó vẫn đang để tâm trí hết ra ngoài này với các anh CCB -SV phải không?
Sau đây là một vài hình ảnh buổi gặp mặt :



Trong lúc đợi chú bộ đội của BH đến, ae tranh thủ rót bia chống hạn







Bác Nguyentrongluan đang đọc một đoạn thơ , bên cạnh là bác TanLoc ba số 5 và Quangcan



Bác Thaiminhhung và bác Sudoan5

Hôm nay do đường đông, bệnh muôn thuở của Hà nội cũng như TP HCM, thời gian từ sân bay Nội bài về Hà nội của anh Hải - chú bộ đội của BH cũng kéo dài hơn. Và bác ChienC3 liên tục cập nhật thông tin với Chú bộ đội xem đang ở tọa độ nào.



Giới thiệu người đồng đội mới - em quên mất tên, cũng bởi không nghe rõ - bác Mõ bổ xung cho ae biết cùng với .




Và cuối cùng, người mọi người nóng lòng gặp gỡ cũng đang được bác Lexuantuong giới thiệu với mọi người.




Đi cùng anh Hải là những bạn bè đồng chí từ TP HCM



Cùng nâng cốc, cùng hàn huyên 1




Bác TanVinhprc25 và bác Zillbacau  , bên dưới là  khô bò một nắng, nem chua do BeHien mua tặng ae Hà nội



Bác ChienC3 và  bác.......  em không biết tên ( bổ xung BeHien nhé )



Nâng cốc và hàn huyên 2




Anh Hải và bác Zillbacau 




Một trong những món của BeHien chế biến và được ae QK Thủ đô chào đón nhiệt liệt - nói thật nhé, Hahoi rất thích món này BH ạ !




Nâng cốc và hàn huyên 3 




Nâng cốc và hàn huyên 4




Hai nhà thơ, hai cách biểu lộ cảm xúc  Grin



Nâng cốc và hàn huyên 5 - cùng với anh Nguyentrongluan




Nâng cốc và hàn huyên 6 -  QK Thủ đô cùng nâng cốc với QK 7  ( BeHien bổ xung tiếp quý danh các anh giúp HH nhé )




Mod Quangcan và ....



...Mod BinhYen1960 cùng có mặt để chào đón những vị khách quý từ phương Nam




Đồng đội - Bạn già




Cùng nâng cốc và hàn huyên 7
......

.....và còn rất rất nhiều Nâng cốc và hàn huyên 8,9, 10 ..... trong men say của thân tình và thân thiết.






« Sửa lần cuối: 15 Tháng Ba, 2012, 11:16:39 pm gửi bởi HaHoi » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #599 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2012, 12:03:40 am »

BH chuyển sang topic " off QK Thủ đô " .





« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2012, 07:20:18 am gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM