Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 03:47:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3  (Đọc 270380 lần)
0 Thành viên và 5 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #580 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 09:23:43 pm »

Thưa bác lexuantuong 1972, xin kính chào các bác tham gia topic. Các bác nhận định rất đúng bạn và thù. và các bác đã thực hiện xuất sắc nghĩa vụ non sông. Sướng lắm, khi nhận diện được các bác, những chiến binh từng đối mặt với (Ông anh) từ địa đầu tổ quốc ngày nào. Tôi một người con đất Bắc thuộc hạ lưu hữu ngạn Hồng Hà, phiêu bạt vào chiến trường Tây Nam và đất bạn K. Đối với chúng tôi, kẻ thù trước mắt thì rõ ràng, nhưng kẻ thù tiềm ẩn đâu đây. Có lẽ Đảng và nhân dân biết rất rõ. nhưng anh ba của chúng ta vẫn không vượt qua được tính cuồng loạn bá quyền nhưng chủ quan: sẵn sàng "đứng trên dãy Trường sơn đái cho người Việt Nam trôi ra biển Đông". Nhưng rõ ràng vì một yếu tố nào đó về mặt chiến lược nếu anh ba cùng một lúc xua bầy chó phía Tây Nam xung trận đồng thời cũng tấn công địa đầu tổ quốc ta thì khốc liệt sẽ là bội phần cho tổ quốc ta. Nhưng cái gì cũng có giá của nó các bác ạ và lịch sử đã minh chứng. Rất vui trong hàng ngũ chiến đấu đa phần chúng tôi thuộc dạng "học ít ngu lâu" còn có các bác từng ngồi trong  giảng đường đại học, có tri thức vận dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ, dù biết vì sự tồn vong của quốc gia mà phải gác bút nghiên mà các bác cũng sẵn sàng chấp nhận vì "tổ quốc quyết sinh". Vetran xin mạo muội mấy dòng xin bác Lexuantuong1972 và các bác thông cảm. Thân

Xin chào 2 bạn Vetran & Anhtho. Các bạn đúng là 1 cặp đôi hòan hảo trên diễn đàn VMH. Cám ơn các bạn đã cùng chia sẻ những câu chuyện về mình. Xin kính chúc 2 bạn hạnh phúc và được đón đọc những bài viết của các bạn.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #581 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 11:18:18 pm »

NHỚ BẠN

Đêm qua Chiênc3 báo cho tôi Nguyễn Đình Phùng đã ra đi lúc 22g45, mặc dù biết cái gì đến sẽ đến khi biết bạn mình lâm bệnh nặng từ lâu nhưng tôi vẫn cảm thấy hẫng hụt. Cả đêm tôi ngủ không yên giấc, chốc chốc những ký ức cũ lại đưa tôi về với người đồng đội thân yêu.

40 năm trước, trưa 27/7/1972 chúng tôi rời Tân Đức (Phú Bình, Thái Nguyên) lên đường đi B, bên hàng quân là gia đình 1 số anh em biết tin lên đưa tiễn trong đó có gia đình Phùng (bố và em gái). Mấy chiếc xe đạp chất đầy ba-lô dắt theo hàng quân. Nhìn Phùng và 1 số anh em có người thân đi tiễn tôi thầm ao ước được như bạn mình...

Ngày 24/8, sau gần 1 tháng hành quân, chúng tôi nằm tại Ái Tử để chờ tối đến sẽ vượt Thạch Hãn sang bờ Nam. Phùng, Chienc3, Sơn bàn chải và tôi ngủ cùng hầm. Gạo mang theo đã hết và Sơn bàn chải đã lôi từ đáy ba-lô 1 chiếc tất đựng đầy gạo. Bữa cơm ấy ăn rất ngon vì Phùng kiếm được 1 cấy chuối non xắt ra ăn thay rau vì mấy ngày liền cơm không có rau xót ruột lắm.

Sau khi vượt sông về d1/e101 Phùng đi học y tá và về quân y tiểu đoàn. Lúc tôi bị thương lết về đến chốt c6/d2 và được vận tải đưa về phẫu d1. Thấy tôi, P mếu máo:" Chúng nó đâu hết cả rồi mà giờ chỉ có mỗi mày ra thôi...". Nó băng bó cho tôi và pha cho tôi 1 cốc nước đường, tôi nốc 1 hơi hết sạch và đòi uống nữa, P nhất định không cho, mồm méo xệch:" Mày uống nữa để chết à..." và mặc tôi la hét đòi uống nữa, nó giục anh em vận tải khiêng tôi ra phẫu trung đoàn ở bờ sông.

Sau này tôi trở lại đơn vị thì P, Sơn bàn chải, Chienc3 và 1 số anh em ĐHXD đã ra học ĐHKTQS. Năm 1975 tôi xuất ngũ vể ĐHXD thì P cũng đã trở về ĐHXD và học tiếp ở K17XD. Một lần tôi bị sốt rét nằm tại trạm xá của trường, P qua thăm tôi và đưa cho cô y tá 1 ống Nivaquin để tiêm cắt sốt. Cô y tá lăm lăm bẻ đầu ống thuốc để tiêm cho tôi, nó hét lên:" Cô làm gì thế, định giết nó à !" P giằng lấy ống thuốc cho vào nồi luộc seringue và nói:" Đây là thuốc có dầu trước khi tiêm phải luộc lên, và tiêm mông". P tiêm cho tôi và nói:" Chưa 1 thằng nào bị thọt vì  tao tiêm cả, cứ yên tâm đi".  

Tháng 8/1995 Phùng cùng 1 số đồng đội tổ chức 1 chuyến đi QT để tìm mộ Nguyễn Hữu Tuấn và chính chuyến đi này đã là tiền đề cho việc tập hợp anh em CCB của ĐHXD thành 1 tổ chức có tiêu chí và mục đích hoạt động và duy trì cho đến nay.

Phùng là người rất tâm huyết với Quảng Trị. Năm nào cũng vậy, vào dịp 27/7, P đều đưa các CCB của công ty vào thắp hương cho đồng đội nơi P đã cùng chiến đấu với họ. Tại đây, công ty của Phùng đã trợ giúp cho địa phương nhiều nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chính Phùng cùng các CCB của công ty Tây Hồ là người đầu tiên đưa dự án xây dựng Đền thờ và nhà tưởng niệm Bến Vượt tại Nhan Biều cũng như quy hoạch xây dựng TP Cửa Việt trong tương lai. Hai dự án này đã được thuyết trình trước lãnh đạo tỉnh và thị xã QT, được địa phương hoan nghênh và đánh giá cao.

Với đồng đội P là 1 người chí tình, mặc dù những năm gần đây công ty có nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn sẵn sàng tạo điều kiện cho các CCB và các đồng đội có công ăn việc làm. Với các cháu con em đồng đội, công ty của Phùng sẵn sàng thu nhận các cháu vào làm việc.

Gần đây khi được tin sự kiện rạch Đá Biên tại Long An vào tháng 10/1973 với sự hy sinh thảm khốc của gần 300 chiến sĩ của e207, trong đó có nhiều anh em là SV của ĐHXD, mặc dù đã trở bệnh nặng nhưng P vẫn chủ trì vận động anh em trong công ty quyên góp, tài trợ cho việc xây dựng Đền thờ LS tại Đá Biên.

Ngày mai, chúng tôi đưa tiễn người đồng đội thân yêu về nơi an nghỉ cuối cùng. Phùng ra đi để lại bao dự định dang dở. Bạn hãy ra đi thanh thản để gia đình, bạn bè và đồng đội làm nốt những gì bạn đang ấp ủ.

Phùng ơi, 27 tháng 5 này chúng ta kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ, bạn hãy về cùng chúng tôi để nhớ lại những năm tháng không thể nào quên ấy.

Quảng Trị sắp tới kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng và 40 năm trận chiến 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ TX-Thành cổ QT. Trong đoàn ngươi trở lại QT hôm ấy vắng bóng bạn nhưng với chúng tôi bạn vẫn luôn ở bên như năm nào cùng kề vai sát cánh chống trả những trận phản kích điên cuồng của kẻ thù.

Quảng Trị và chúng tôi luôn luôn nhớ đến bạn.


Tháng 6/2006, chuyến đi QT để giới thiệu dự án Đền thờ và Đài tưởng niệm Bến Vượt Nhan Biều. Khi về chúng tôi dừng chân vào thăm Sun Spa Resort tại Đồng Hới. (Phùng mặc áo kẻ ô sẫm mầu)  




 
     
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Hai, 2012, 10:40:04 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #582 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 11:45:12 pm »

@lexuantuong1972: vậy là vắng thêm một đồng đội hả anh Cry Em chỉ biết gửi lời chia buồn đến gia đình anh Phùng và tất cả các anh. Kính.
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #583 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 11:55:05 pm »

Buồn quá . Luân gửi lời chia buồn tới gia đình đồng đội Phùng . Chúng mình mất đi một  người bạn yêu quí
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #584 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2012, 06:59:00 am »

Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #585 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2012, 09:24:11 am »

Kính viếng anh Phùng.
Xin chia buồn với các bác.
Sau khi rời quân ngũ, baoleo tôi và anh Phùng đã có thời làm việc cùng nhau, khi anh Phùng là phó giám đốc cty 208 và baoleo tôi làm trên bộ. Hai anh em còn làm cùng nhau khi baoleo tôi được điều về Bạch Đằng.
Lần cuối baoleo tôi gập anh Phùng là tầm năm 2005, khi baoleo đã chuyển sang làm cho nước ngoài.
Hai anh em vẫn chuyện trò thân thiết, 2 người cựu lính, 2 đồng nghiệp. Mặc dầu, về tuổi tác, baoleo tôi thuộc dạng đàn em.
A Phùng đã ra đi, xin anh nhận một nén tâm hương của 1 đàn em, 1 cựu lính Hải quân, 1 đồng nghiệp của anh năm xưa.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #586 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2012, 12:57:55 pm »


NHỚ BẠN

Đêm qua Chiênc3 báo cho tôi Nguyễn Đình Phùng đã ra đi lúc 22g45, mặc dù biết cái gì đến sẽ đến khi biết bạn mình lâm bệnh nặng từ lâu nhưng tôi vẫn cảm thấy hẫng hụt. Cả đêm tôi ngủ không yên giấc, chốc chốc những ký ức cũ lại đưa tôi về với người đồng đội thân yêu.
....



 Xin gửi lời kính viếng A. NGUYỄN ĐÌNH PHÙNG  và lời chia buồn đến  gia đình & người thân của A phùng - Một CCB Quảng trị đã ra đi để lại bao niềm thương tiếc của GIA ĐÌNH, Bạn bè và ĐỒNG ĐỘI.
 
 Nguyenhuuluanc17
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #587 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2012, 01:37:10 pm »

Bác lexuantuong1972 : Xin gửi lời trân trọng kính viếng bác Nguyễn Đình Phùng và chia buồn với gia đình bác Phùng cùng các bác CCBSV Quảng Trị 72.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #588 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2012, 03:22:07 pm »

TIỄN ĐƯA MỘT NGƯỜI BẠN

     Hôm nay, chúng tôi tiễn đưa một người đồng đội về với tổ tiên sau một thời gian dài chống lại bệnh tật, mặc dù đã biết trước điều gì sẽ xẩy ra , nhưng sự ra đi của anh Nguyễn Đình Phùng để lại niềm tiếc thương cho gia đình, đồng chí, đồng đội và bạn bè.
Ngày hôm nay đến viếng anh tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội có nhiều anh em bạn bè, nhưng không thể thiếu được những CCB SV Quảng Trị Đại Học Xây Dựng mùa hè 1972 , những người đã cùng học , cùng nhập ngũ và chiến đấu cùng với Anh Phùng.

     Tôi có những kỷ niệm về anh Phùng  trong những ngày nhập ngũ, chiến đấu tại Quảng Trị. Năm 1972 hơn 300 cán bộ, thầy giáo, sinh viên các khóa của Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội ra nhập QDNDVN, được huấn luyện tai D60 F304B Quân Khu Việt Bắc. Ngày 27/7/1972 chúng tôi nhận nhiệm vụ lên đường  vào Nam chiến đấu. Mặc dù không được về phép, nhưng có một số người đã biết tin trước đó về Hà Nội báo tin cho các gia đình biết. Ngày chúng tôi đi B rất nhiều gia đình đi đưa tiễn ở Tân Đức, Phú Bình, Thái Nguyên. Một bên bờ sông là bộ đội hành quân, bên kia bờ sông là các gia đình đi theo để tiễn ( cũng như bác Tường nhà tôi không có người lên để tiễn) . Thấp thoáng bên phía bờ sông nhìn thấy bóng những người quen, quen . Sau khi bộ đội tạm dừng hành quan để nghi, gia đình sang để chăm sóc lúc đó tôi mới nhận ra, Nguyễn Thanh Hương ( sau này là vợ anh Hiền phệ) em ruột Anh Phùng là bạn cùng học phổ thông cùng với tôi và Trần Việt Dũng, ngoài ra còn có chị Duyên là người yêu của Thầy Khôi toán cũng cùng học trường PTCN cấp 3 Đống Đa. Chúng tôi nhờ những người quen mang hộ thư và một số vật dụng không dùng về nhà để cho gia đình ( có thể dùng hoặc làm kỷ niệm).

     Dọc đường hành quân khi đến Ga Lương Sơn, sau khi lên tầu hỏa thì các gia đình mới dứt hành quân cùng bộ đội.
Khi vào đến Quảng Trị, mỗi anh em về một đơn vị , không biết gì về nhau cả. Trong trận chiến đấu ở An Tiêm- Chợ Sải tôi bị thương, sau khi về trạm y tế Tiểu đoàn, tôi gặp Anh phùng lúc đó là Y tá trưởng, anh bảo anh em băng bó và cấp các giấy tờ : giấy chứng nhận bị thương, giấy cung cấp tài chính, giấy cung cấp quân trang, nhu yếu phẩm ( toàn viết bằng tay mỗi tờ bằng ¼ trang giấy A4, nhờ những giấy tờ đó sau này khi bộ phận chính sách của sư đoàn 325 đi các đơn vị giải quyết chế độ thì nó rất có giá trị để cấp các loại giấy tờ có đóng dấu để giải quyết các chế độ chính sách tiếp sau này.

     Ngày tôi trở về Hương Canh học tiếp, thấy một số anh được ra bắc học tiếp Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, trong đó có anh Phùng, vì Học Viện đóng ở Vĩnh Yên cách trường ĐHXD, khoảng 4km đi bộ nên các anh thỉnh thoảng về lại trường cũ chơ. Sau này anh Phùng được về trường học tiếp nhưng vì khoa Xây Dựng khi đó ở khu C nên ít gặp. Sau  khi ra trường về công tác  tại Công ty XD 208, và  Cty XD Tây Hồ, chúng tôi thường hội họp tụ tập cùng nhau. Anh có điều kiện quan tâm giúp đỡ nhiều người trong số anh em về công ăn, việc làm và thậm chí “gả em gái mình cho bạn Hiền phệ”.

     Hôm nay tiễn anh về cõi vĩnh hằng, mọi người đều bùi ngùi , thương xót. Chúc anh yên giấc ngủ ngàn thu tại Công Viên Nghĩa Trang Vĩnh Hằng. Xin vĩnh biệt anh./.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
jupitercocs
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #589 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2012, 06:20:15 pm »

TIỄN ĐƯA MỘT NGƯỜI BẠN

     Hôm nay, chúng tôi tiễn đưa một người đồng đội về với tổ tiên sau một thời gian dài chống lại bệnh tật, mặc dù đã biết trước điều gì sẽ xẩy ra , nhưng sự ra đi của anh Nguyễn Đình Phùng để lại niềm tiếc thương cho gia đình, đồng chí, đồng đội và bạn bè.
Ngày hôm nay đến viếng anh tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội có nhiều anh em bạn bè, nhưng không thể thiếu được những CCB SV Quảng Trị Đại Học Xây Dựng mùa hè 1972 , những người đã cùng học , cùng nhập ngũ và chiến đấu cùng với Anh Phùng.

     Tôi có những kỷ niệm về anh Phùng  trong những ngày nhập ngũ, chiến đấu tại Quảng Trị. Năm 1972 hơn 300 cán bộ, thầy giáo, sinh viên các khóa của Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội ra nhập QDNDVN, được huấn luyện tai D60 F304B Quân Khu Việt Bắc. Ngày 27/7/1972 chúng tôi nhận nhiệm vụ lên đường  vào Nam chiến đấu. Mặc dù không được về phép, nhưng có một số người đã biết tin trước đó về Hà Nội báo tin cho các gia đình biết. Ngày chúng tôi đi B rất nhiều gia đình đi đưa tiễn ở Tân Đức, Phú Bình, Thái Nguyên. Một bên bờ sông là bộ đội hành quân, bên kia bờ sông là các gia đình đi theo để tiễn ( cũng như bác Tường nhà tôi không có người lên để tiễn) . Thấp thoáng bên phía bờ sông nhìn thấy bóng những người quen, quen . Sau khi bộ đội tạm dừng hành quan để nghi, gia đình sang để chăm sóc lúc đó tôi mới nhận ra, Nguyễn Thanh Hương ( sau này là vợ anh Hiền phệ) em ruột Anh Phùng là bạn cùng học phổ thông cùng với tôi và Trần Việt Dũng, ngoài ra còn có chị Duyên là người yêu của Thầy Khôi toán cũng cùng học trường PTCN cấp 3 Đống Đa. Chúng tôi nhờ những người quen mang hộ thư và một số vật dụng không dùng về nhà để cho gia đình ( có thể dùng hoặc làm kỷ niệm).

     Dọc đường hành quân khi đến Ga Lương Sơn, sau khi lên tầu hỏa thì các gia đình mới dứt hành quân cùng bộ đội.
Khi vào đến Quảng Trị, mỗi anh em về một đơn vị , không biết gì về nhau cả. Trong trận chiến đấu ở An Tiêm- Chợ Sải tôi bị thương, sau khi về trạm y tế Tiểu đoàn, tôi gặp Anh phùng lúc đó là Y tá trưởng, anh bảo anh em băng bó và cấp các giấy tờ : giấy chứng nhận bị thương, giấy cung cấp tài chính, giấy cung cấp quân trang, nhu yếu phẩm ( toàn viết bằng tay mỗi tờ bằng ¼ trang giấy A4, nhờ những giấy tờ đó sau này khi bộ phận chính sách của sư đoàn 325 đi các đơn vị giải quyết chế độ thì nó rất có giá trị để cấp các loại giấy tờ có đóng dấu để giải quyết các chế độ chính sách tiếp sau này.

     Ngày tôi trở về Hương Canh học tiếp, thấy một số anh được ra bắc học tiếp Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, trong đó có anh Phùng, vì Học Viện đóng ở Vĩnh Yên cách trường ĐHXD, khoảng 4km đi bộ nên các anh thỉnh thoảng về lại trường cũ chơ. Sau này anh Phùng được về trường học tiếp nhưng vì khoa Xây Dựng khi đó ở khu C nên ít gặp. Sau  khi ra trường về công tác  tại Công ty XD 208, và  Cty XD Tây Hồ, chúng tôi thường hội họp tụ tập cùng nhau. Anh có điều kiện quan tâm giúp đỡ nhiều người trong số anh em về công ăn, việc làm và thậm chí “gả em gái mình cho bạn Hiền phệ”.

     Hôm nay tiễn anh về cõi vĩnh hằng, mọi người đều bùi ngùi , thương xót. Chúc anh yên giấc ngủ ngàn thu tại Công Viên Nghĩa Trang Vĩnh Hằng. Xin vĩnh biệt anh./.

Thay mặt CCB E 1O1 tại Hải phòng gửi đến gia đình anh Nguyễn Đình Phùng lời chia buồn sâu sắc ! Xin một nén nhang vĩnh biệt anh .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM