Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:20:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F 5, MT 479 phần 3  (Đọc 268380 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #500 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2012, 02:19:11 pm »



Tay Pốt này mặt mày sáng sủa, về sau này (1989) chắc tầm của hắn phải cỡ chỉ huy cấp d trở lên. Vì thời 79-80 hắn tối thiểu phải là chỉ huy cấp b, c mới có quyền phân công lính Pốt hàng ngày mang súng đạn vào tận chốt Cao Mê-lai của d1 e4 f5 nắn gân coong top Việt Nam.

Đối thủ của chúng ta ngày xưa có tư thái của người sỹ quan chỉ huy không đáng ngại bằng những tên lính đầu to óc trái nho dễ bị kích động. Cuộc chiến đã đi qua, bọn cầm đầu diệt chủng đã bị Tòa án quốc tế xét xử. Cuộc chiến này xem như kết thúc có hậu cho cả các bên tham chiến. Tiếc cho hai dân tộc chúng ta là thằng trùm ở thành Trung Nam Hải còn lọt lưới và đang trổ tài hô phong hoán vũ, biến không thành có...

Còn bác này mới đích thị là Dũng Tây ( đầu quấn khăn croma, mắt mang kính đen = ngầu ghê )
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #501 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2012, 04:04:35 pm »

@ThaiE88 ! bác mặt áo thun xanh đội nón là hoangson1960 chứ không phải bác Dũng tây.

***88
Oái oái ! Nhầm nhầm !  Cheesy Xin lỗi bác hoangson và bác Dũng Tây ! Nhưng dù sao cả 2 bác đều xứng là Đại sứ Hòa Bình của QTNVN qua cái bắt tay và cái ôm sát vai đầy thiện cảm với cựu SQ Pốt làm cho pờ-puôn của y phải "lé" mắt dòm !  Grin
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #502 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2012, 07:16:43 pm »

@ThaiE88 ! bác mặt áo thun xanh đội nón là hoangson1960 chứ không phải bác Dũng tây.

***88
Oái oái ! Nhầm nhầm !  Cheesy Xin lỗi bác hoangson và bác Dũng Tây ! Nhưng dù sao cả 2 bác đều xứng là Đại sứ Hòa Bình của QTNVN qua cái bắt tay và cái ôm sát vai đầy thiện cảm với cựu SQ Pốt làm cho pờ-puôn của y phải "lé" mắt dòm !  Grin
[/quote ]
Tôi với DungTay là con ông chú ,con ông "Bạn " mà .Do đó hơi giống nhau . Huh
Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #503 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2012, 09:59:39 am »

DK1278 xin chào cac bác CCB
hôm nay đọc được thông tin trên VN E XPRESS có bài phỏng vấn Thủ Tướng Vương Quốc KamPuchia Hun Sen
DK 1278 xin được gửi lên trên QSVN anh em CCB mình xem vậy...
__________________________________________________________

Thủ tướng Hun Sen: ‘Việt Nam đã giúp Campuchia hồi sinh'

Kịch liệt bác bỏ ý kiến cho rằng quân đội Việt Nam "chiếm đóng" Campuchia (1979 - 1989), trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Thủ tướng Hun Sen đã bày tỏ quan điểm về cuộc chiến 10 năm tại Campuchia và trải lòng về những điều ông chiêm nghiệm.

- Thưa ông, tác giả Haish C. Mehta và Julie B. Mehta của cuốn “Hun Sen – Nhân vật xuất chúng" có kể lại rằng, ông đã “thể hiện sự phẫn nộ” khi có ý kiến đánh giá cuộc chiến 10 năm của VN ở Campuchia như là “xâm lược”. Theo ông, vì sao lại có một cách hiểu như vậy về cuộc chiến đó?

- Không riêng gì ông bà Mehta, mà nhiều người nói với tôi rằng, những đóng góp và giúp đỡ vô cùng to lớn của lực lượng quân sự Việt Nam đối với Campuchia trong vòng 10 năm từ 1979 đến 1989 đã bị cho là hành động “xâm lược”. Tôi kịch liệt bác bỏ điều này.

Sự hiện diện của quân đội Việt Nam ở Campuchia là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân Campuchia vì sự sống của nhân dân chúng tôi, điều đó đã dẫn đến sự hồi sinh của Campuchia ngày hôm nay.
Quốc vương Sihanouk cũng từng kêu gọi sự giúp đỡ của Việt Nam để đấu tranh chống lại Lon Nol. Khi chúng tôi đang phải đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot, tại sao chúng tôi không thể kêu gọi nhân dân Việt Nam đến giúp chúng tôi?

Tôi xin hỏi, đã có đất nước nào giúp đỡ nhân dân Campuchia như Việt Nam đã từng làm? Không có. Chỉ có nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia trong thời điểm khó khăn nhất.
________________________________________________________________________________________________________________


- Vậy nên hiểu thế nào về việc 30 năm sau Liên Hợp Quốc mới tổ chức được một phiên tòa xét xử tội diệt chủng của chế độ Khơme đỏ và tại đó một số bị cáo đã cáo buộc quân tình nguyện Việt Nam trong việc giúp đỡ Campuchia là sai trái?

- Tôi đã nghe Noun Chea, một trong những cựu lãnh đạo chế độ Pol Pot được xét xử tại tòa án trong mấy tuần lễ vừa qua, không những không nhận lỗi lầm của mình mà còn tố cáo việc này, việc khác. Đây chỉ là những lời tự bào chữa, nhằm làm nhẹ tội của những kẻ sát nhân, diệt chủng mà thôi. Kẻ trộm không bao giờ thừa nhận rằng nó là tên ăn trộm.

Nếu Pol Pot là một tổ chức đúng đắn và nếu Việt Nam “xâm lược” thì cần gì phải có tòa án để xét xử chúng như hôm nay. Ai cũng biết, đất nước Campuchia từng có một chế độ diệt chủng và đất nước chúng tôi đã cùng với thế giới lập một tòa án để xét xử những kẻ gây ra tội ác.

Sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Campuchia là nhằm giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn chặn nguy cơ chế độ Pol Pot quay trở lại. Khi Campuchia chúng tôi đủ lớn mạnh thì Việt Nam rút hết quân về nước. Và năm 1989, quân đội Việt Nam đã rút về nước. Hơn 20 năm qua đã không còn sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại đất nước chúng tôi.

- Trong cuộc chiến 10 năm chống Pol Pot ở Campuchia, đã có hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ Việt Nam hy sinh và bị thương. Nếu có một thông điệp gửi tới cựu chiến binh, thân nhân những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến đó, ông sẽ nói gì?

- Nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot, từ đáy lòng, tôi muốn gửi lời tri ân đến những cựu chiến binh Việt Nam và thân nhân những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến đó. Chúng tôi mãi mãi ghi ơn to lớn vì họ đã tham gia chiến đấu giành giật sự sống cho nhân dân Campuchia. Họ đã hy sinh tính mạng của mình vì sự sống, sự hồi sinh của chúng tôi, của nhân dân Campuchia.

Hiện nay, các hài cốt của chiến sĩ Việt Nam chưa được hồi hương toàn bộ. Chúng tôi cố gắng cùng cơ quan chức năng Việt Nam tích cực tìm kiếm bốc cốt để đưa họ về quê hương đất tổ. Chúng tôi phải có trách nhiệm làm những việc này vì lực lượng quân đội Việt Nam đã hi sinh vì đất nước Campuchia.

Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #504 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2012, 10:05:52 am »

- Mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia được đánh giá là “tài sản vô giá”, nhưng một số người thường liên hệ mối quan hệ này đến nước thứ ba, xin cho biết ý kiến của ông?

- Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đã được xây dựng qua từng giai đoạn của lịch sử, đặc biệt là giai đoạn giải phóng đất nước khỏi chế độ Pol Pot đến ngày hôm nay. Mối quan hệ đó bị người ta xuyên tạc là Campuchia đang nằm dưới sự chỉ đạo của Việt Nam. Đảng đối lập ở Campuchia cũng nói là Trung Quốc, Mỹ đang lôi kéo Campuchia. Tôi đi Âu, Mỹ, người ta nói tôi nghiêng về phía họ. Tôi đi Trung Quốc người ta nói tôi nghiêng Trung Quốc, tôi sang Việt Nam họ nói tôi là nghiêng về Việt Nam. Tôi không hiểu. Người ta nghĩ Campuchia là một món hàng hay sao? Chúng ta cần quan hệ rộng lớn với các nước trên thế giới. Điều quan trọng xin nhấn mạnh là sự duy trì độc lập chính trị, đối ngoại, còn ai nói gì kệ họ. Chúng ta không cần nói, không cần bình luận gì. Chúng ta không thể đóng một cửa và mở một cửa, làm vậy khác nào tự trừng phạt mình.

- Giai đoạn nào trong cuộc đời ông đáng nhớ nhất? Khi còn là một chú tiểu, một chiến sĩ giải phóng đất nước, hay khi là một Thủ tướng?

- Điều mà tôi nhớ mãi không phải là khi tôi làm Bộ trưởng Ngoại giao hay Thủ tướng, mà là khi tôi bị thương ở một bên mắt. Tôi đã bị bất tỉnh một tuần, khi ấy tôi 23 tuổi. Tất cả các bạn đều đã trải qua thời thanh niên, chúng ta đều yêu quý thân thể mình, còn tôi thì đã mất một bên mắt và không bao giờ lấy lại được.

Sau đó là đứa con trai đầu của tôi đã chết vì bị một y tá làm rơi. Tôi là một người cha, vậy mà dưới thời Pol Pot họ đã không cho tôi đem xác con trai mình đi chôn. Bạn thử nghĩ xem như thế bạn sẽ đau đớn thế nào?

Có quá nhiều điều đáng để nhớ, nhất là cái ngày 20/6/1977, khi tôi phải lìa xa vợ đang mang thai 5 tháng để sang Việt Nam tìm đường giải phóng đất nước, nhờ có ngày ấy mà chúng tôi có được ngày hôm nay.

Tôi cũng không bao giờ quên được ngày 24/9/1978, 5 quả đạn đã bắn vào xe của tôi, may mắn chỉ nổ 1 quả cách xe tôi 3 thước.

Tôi cũng sắp kỷ niệm ngày cưới thứ 36 của mình rồi (5/1/1976). Lúc đó, chúng tôi cưới 1 lần 13 cặp. Trong chế độ Pol Pot, người ta không cho cưới theo cách truyền thống. Một kỷ niệm nữa là ngày chúng tôi có đứa con đầu tiên.

Kinh nghiệm cuộc đời của tôi là đừng bao giờ mất hy vọng, càng khó khăn, gian khổ càng phải cố gắng không bao giờ lùi bước.

- Ngoài công việc, ông còn sáng tác nhạc, ông có thể chia sẻ những sở thích của mình?

- Tôi thích chơi golf nhưng bận công việc nên tôi không thể chơi được. Tôi cũng thích sáng tác nhạc. Đến nay tôi đã sáng tác được hơn 200 bản nhạc, phần nhiều kể lại những gì đất nước chúng tôi đã trải qua.

Bản nhạc nổi tiếng nhất là “Cuộc đời của chú tiểu”. Bài hát không chỉ đúng với tôi mà còn đúng với nhiều người khác nữa. Tôi cũng sáng tác về cuộc đời của người nông dân, về nỗi khổ của người phụ nữ xa chồng… Đó không chỉ là nỗi buồn riêng của vợ chồng tôi mà còn là nỗi khổ của những người vợ, người chồng trong thời kỳ chế độ diệt chủng Pol Pot.

Còn khi về hưu tôi sẽ làm gì? Tôi vẫn thường tự hỏi mình như thế. Có lẽ tôi sẽ trở thành một nhà sáng tác và viết báo. Có thể lúc đó sẽ là những bài báo bán chạy nhất trên thị trường vì tôi sẽ viết về những câu chuyện bí mật mà tôi chưa tiết lộ.

- Sinh ra vào năm Thìn (năm 1952), nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời của ông cũng gắn với năm Thìn, 2012 cũng là năm Thìn, ông có điều ước gì cho mình trong năm này?

- Năm nay là năm Thìn, đúng với năm sinh của tôi. Tôi hy vọng, đây là năm sẽ mang lại nhiều diễm phúc. Đứa con đầu sinh năm Thìn đã mất, người ta nói cha con không nên cùng tuổi. Tôi có 12 đứa cháu nhưng không có đứa nào tuổi Thìn. Tôi nghĩ, đứa cháu tuổi Thìn sẽ không kỵ với ông của nó. Vì vậy tôi ước, năm nay mình sẽ có thêm một đứa cháu ra đời. Năm Thìn cũng là năm sông Mekong thường có nước lớn. Tôi cũng hy vọng rằng, năm 2012, chúng ta sẽ thu hoạch được mùa gặt lớn.

- Là Thủ tướng trẻ nhất thế giới khi nhậm chức ở tuổi 33, ông có kinh nghiệm gì muốn chia sẻ?

- Khi 27 tuổi, tôi đã là Bộ trưởng Ngoại giao, ở tuổi này nhiều người chưa hoàn thành bậc đại học. Năm 33 tuổi, tôi trở thành Thủ tướng, và là một Thủ tướng trẻ nhất trên thế giới lúc nhậm chức. Theo tôi, vấn đề không nằm ở tuổi tác. Lớp trẻ hãy cứ phấn đấu theo đuổi ước mơ.

Tôi làm thủ Tướng đã được 27 năm rồi. Qua đúc kết kinh nghiệm, tôi nhận ra rằng, những người lãnh đạo cần mạnh dạn giao nhiệm vụ cho giới trẻ. Đừng nghĩ, trẻ tuổi thì không làm được gì. Đây là một quan điểm sai lầm. Tôi không chỉ nhắn nhủ cho giới trẻ mà tôi đang nói cho những người lãnh đạo. Giới trẻ có thể làm được tất cả. Những người lớn tuổi thành công nên trao kinh nghiệm cho giới trẻ để họ trải nghiệm. Tre già măng mọc, măng mà không mọc thì cả rừng tre sẽ chết.

- Thủ tướng Hun Sen sinh năm 1952 tại làng Peam Koh Sna, huyện Stung Trang, tỉnh Kompong Cham. Trải qua 6 năm học tại trường Tiểu học Peam Koh Sna, cha mẹ gửi ông lên Phnom Penh và sống nhờ tại một ngôi chùa để có thể theo học trường Lycée Indra Dhevi. Để có cái ăn, một giai đoạn dài ông giữ nhiệm vụ làm chú tiểu đi khất thực quanh vùng.

- Năm 1970, khi nội chiến diễn ra trên đất nước Campuchia, Hun Sen trở thành một chiến sĩ du kích và dần dấn thân vào sự nghiệp chính trị. Khi đã nhận ra quân du kích nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Khơme Đỏ, một chế độ tàn ác, giết người dã man, Hun Sen bắt đầu nhận ra theo họ là một sự sai lầm và tính cách chạy trốn.

- Rạng sáng 20/6/1977, Hun Sen vượt biên giới sang Việt Nam chạy trốn khỏi chế độ Pol Pot. Tại Việt Nam, ông đã nhận được sự giúp đỡ của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam và bắt đầu xây dựng lực lượng từ những người Campuchia lánh nạn sang Việt Nam. Mặc khác, ông cũng bí mật trở về nước liên lạc với những chỉ huy cấp cao Khơme Đỏ khuyên họ đào ngũ gia nhập Mặt trận giải phóng dân tộc (được thành lập 2/12/1978).

- 7/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia đã được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

- Năm 1979, khi mới 27 tuổi, Hun Sen trở thành Bộ trưởng Ngoại giao và 6 năm sau đó trở thành Thủ tướng Campuchia. Ở tuổi 33, ông trở thành Thủ tướng trẻ nhất trên thế giới lúc nhậm chức và cũng là người trên cương vị Thủ tướng lâu nhất châu Á (27 năm).
____________________________________________________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________________________________________________
VIÊT NAM - KAMPUCHIA SAMMAKY ...
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #505 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 10:11:15 am »





Boòng Nhã- H3 Hùng- boòng Tùng
Boòng Tùng hiện bán thịt chó ở Sisophon, lính 80 quê Quãng Nam , Huyện Núi Thành, lính E8 {bp} F5

Logged

Chiến trường xưa
MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #506 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2012, 10:22:55 am »

Một gốc TT Sisophon ngày nay.



Đã bao nhiêu năm rồi mới được thưởng thức món nầy vào buổi sáng .   Grin

Logged

Chiến trường xưa
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #507 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2012, 08:23:03 am »

ngày này cách đây 33 năm, D 4 E 174 F 5 chúng tôi đã ở bên kia sông Mekong  ( qua bên này được 3 ngày bằng những chiếc xuồng gỗ hành tiến đánh tạo bải đỗ cho những cuộc chuyển quân và khí tài bằng phà ), vẫn đang trong thế trận  phòng ngự cách bờ sông Mekong hơn 1 cây số nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến phà chuyển quân và tăng 113 qua sông bải đỗ cho từng chuyến phà chậm chạp qua sông đưa xe cộ và tăng 113, còn lính thì qua sông bằng những chiếc xuồng gỗ, từng chiếc 04 - 05 anh em, thời gian cứ trôi dần về chiều và tin giải phóng Nông phênh cũng đã tới tận tai các cán bộ chiến sĩ của D 4, những cảm xúc dâng trào, những loạt súng nổ vang lên trên bầu trời vì suy nghĩ ( thế là chiến thắng đã thuộc về chân lý, vì sự bảo vệ toàn vẹn của lãnh thổ ... )và trong suy nghĩ cái chết chóc đã lùi xa...?
Logged
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #508 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2012, 11:51:04 am »

      33 năm về trước, vào ngày 07/01/1979, D5 E174 F5 vẫn trong tư thế vận động nhằm đẩy quân địch lùi sâu về phía sau. Nhất là khi Tiểu đoàn thông báo NôngPênh được giải phóng, tốc độ hành quân như mạnh mẽ hơn.
(Dẫn lời Sapaco: thế là chiến thắng đã thuộc về chân lý, vì sự bảo vệ toàn vẹn của lãnh thổ... và trong suy nghĩ cái chết chóc đã lùi xa...?)
   Cuộc hành quân được tạo nên bởi khí thế mới và trong lòng của mỗi chúng tôi đều dâng lên một cảm giác thanh thản, bước chân như nhẹ nhàng hơn.
   02 tháng nơi Quân trường Núi Đất, 03 tháng nơi chiến trường Campuchia mà chúng tôi những tân binh mới đã hoàn thành được một nhiệm vụ lịch sử “BẢO VỆ NỀN ĐỘC LẬP CỦA TỔ QUỐC”.
Vui lắm, chợt nghĩ đến ngày trở về quê hương…nhưng nhiệm vụ càng trở nên quyết liệt hơn… truy quế tàn quân PônPốt và giúp bạn xây dựng chính quyền.
     Và sự hy sinh cũng nhiều hơn, kéo dài đến năm 1989.

Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #509 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2012, 11:04:44 am »

Một gốc TT Sisophon ngày nay.

Đã bao nhiêu năm rồi mới được thưởng thức món nầy vào buổi sáng .   Grin


__________________________________________________________________________________________________________________________
Chúc mừng các bác CCB F5 có chuyến về chiến trường xưa thành công.
Đúng vào mùa này bến đó sáng sớm được thưởng thức nước thốt nốt chua, ngọt thì tuyệt quá rồi.Thím tuyên văn M.H này lúc xưa đi phục vụ anh em mình chiến đấu chưa có dịp uống nước thốt nốt chứ? Giờ về lại chiến trường xưa, buổi sáng mà uống nguyên một buông này thì cả ngày khỏi ăn luôn rồi....hì..hì..

ae tụi tôi chỉ được mỗi người một ly nhỏ gọi là nhớ lại hương vị thốt nốt chua, ngọt thời ấy thôi...hu..hu...


___________________________________________________________________________________________________________________________
Bồ đào mỹ tửu dạng quang bôi
dục ẩm tì bà mã thượng thôi
túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
cổ lai chinh chiến kỹ nhân hồi.

đời vắng em rồi say với ai....
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM