Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:02:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F 5, MT 479 phần 3  (Đọc 268380 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #190 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 08:15:43 pm »

Hồi chiều ngồi với ae một số người chưa hiểu hết về cuộc chiến mà ae mình đã tham gia tôi xin copi lại vài trang cho ae mình tham khảo.
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #191 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 08:17:34 pm »

sửa] Lực lượng hai bên
Việt Nam[14]
Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là tướng Lê Trọng Tấn, lực lượng được huy động bao gồm:
•   Quân đoàn 2 của thượng tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy Lê Linh, gồm các Sư đoàn 304, 325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh 8, cũng từ Tịnh Biên (An Giang - Hà Tiên) đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnom Penh, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia. Sư đoàn 306 mới thành lập không kịp tham gia chiến dịch vì chưa hoàn thành công tác huấn luyện[15]. Cũng như tại mặt trận Tây Ninh, tại An Giang, quân Việt Nam cũng chia quân tấn công hai hướng. Hướng thứ nhất theo Quốc lộ 2 tiến về hướng Bắc đánh về Phnom Penh. Hướng thứ hai tiến theo duyên hải về hướng Tây đánh chiếm hải cảng Kompong Som, Sư đoàn 304 được dùng làm trừ bị, cố thể được dùng tăng cường trong trường hợp Quân đoàn 4 tấn công Phnom Penh gặp khó khăn.
•   Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn, gồm các Sư đoàn 10, 31, 320, được bổ sung Sư đoàn 302, đánh từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham đến sông Mê Kông và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia.
•   Quân đoàn 4 của thượng tướng Hoàng Cầm, gồm các Sư đoàn 7, 9, 341, được bổ sung thêm Sư đoàn 2, cùng Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh và 3 tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam (UFNSK), hướng tấn công từ hướng tây và tây nam Tây Ninh, sau khi đã tái chiếm những vị trị trên tỉnh lộ 13, theo đường 1 qua tỉnh Svay Rieng nhắm đánh bến phà chiến lược Neak Luong để đến Phnom Penh.
•   Quân khu 5: gồm hai Sư đoàn 307, 309 và Lữ đoàn đặc công 198, đánh từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia.
•   Quân khu 7: gồm hai Sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, được tăng cường thêm một số đơn vị của Quân đoàn 3 như Lữ đoàn 12 thiết giáp, những trung đoàn chủ lực các tỉnh Tây Ninh, Long An, Sông Bé, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, Trung đoàn công binh E25 QK7 (gồm các tiểu đoàn D739 cầu đường trong đó tiểu đoàn D739 gồm các đại đội C10, C11, C12, D278 bom mìn, D98 xe máy, D741 cầu phà), 3 tiểu đoàn Khmer UFNSK từ phía bắc tỉnh Tây Ninh và khu căn cứ của UFNSK quanh Snuol tiến quân dọc theo Quốc lộ 13 và Quốc lộ 7 đánh chiếm Kratié và Kampong Cham.
•   Quân khu 9: gồm các Sư đoàn 4, 330, 339, tấn công từ khu vực Tịnh Biên ở hướng Bắc, qua tỉnh Ta Keo, hướng về Phnom Penh
•   Lực lượng đổ bộ đường biển gồm Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 đổ bộ vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som.
•   Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay F-5, A-37, máy bay trực thăng UH-1, máy bay vận tải C-130, C-119, C-47, và một phân đội[16] MiG-21 từ Trung đoàn 921.
Các sư đoàn Việt Nam đều có các đơn vị cơ hữu thiết giáp, pháo binh, pháo phòng không và một lữ đoàn công binh. Theo phía Việt Nam, có 10.000 - 15.000 quân UFNSK tham gia chiến dịch, tuy nhiên theo các phân tích viên quốc tế, đây là con số phóng đại, chỉ có chừng vài trăm quân UFNSK trực tiếp tham gia chiến dịch, còn lại đại bộ phận làm công tác liên lạc, đảm bảo hậu cần, phiên dịch...
Campuchia
Theo phía Việt Nam, lực lượng Khmer Đỏ gồm có 19 sư đoàn, theo tác giả Steven Heder, quân Khmer Đỏ gồm chừng 15 sư đoàn. Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước, và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng dưới 4.000 người, gần bằng nửa quân số của sư đoàn Việt Nam.
Các sư đoàn: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902
•   Một số máy bay chiến đấu T-28.
•   Một phân đội MiG-19 do Trung Quốc sản xuất, số Mig-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt Nam khi họ chiếm Phnom Penh[17]
•   Một sư đoàn thủy quân lục chiến
•   Một sư đoàn hải quân
•   Một sư đoàn không quân, nhưng chiến đấu như bộ binh khi giao tranh nổ ra.
•   Nhiều đơn vị xe tăng và trọng pháo.
[sửa] Chiến dịch phản công
[sửa] Diễn biến chiến dịch
Tới đầu tháng 12 năm 1978, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia, từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Kratisửa] Đánh chiếm bờ đông sông Mekông
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #192 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 08:18:55 pm »

] Đánh chiếm bờ đông sông Mekông
 
 
Chiến dịch biên giới Tây Nam 12/1978 - 1/1979
Sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng hành tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch tỉnh Ratanakiri, phía Bắc tỉnh Mondolkiri và tiến vào phía Bắc tỉnh Stung Treng. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt sông Srepok và sông Mekong. Tới ngày 1 tháng 1 năm 1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được Stung Treng.
Cùng thời gian, Sư đoàn 5 thuộc Quân khu 7 tiến từ hướng đông, cùng Sư đoàn 303 tiến theo hướng tây bắc từ Snuol cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 phòng thủ. Các sư đoàn này gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ phía quân Khmer Đỏ. Trong cuộc tiến quân, hai Tiểu đoàn 1 và 2 Trung đoàn 316 Sư đoàn 303 bị tập kích bất ngờ nên bị tiêu diệt. Trung đoàn này, cũng như Trung đoàn 33, sau một tháng hành quân, quân số hao hụt mất một nửa[20]. Các đơn vị quân Khmer Đỏ tấn công Sư đoàn 303 gây nhiều tổn thất và suýt chiếm được sở chỉ huy sư đoàn. Tuy nhiên, sau khi không chặn được quân Việt Nam, quân Khmer Đỏ phải rút lui, và tới ngày 29 tháng 12, thành phố Kratié rơi vào tay quân đội Việt Nam. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham. Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị xã Chhlong do Sư đoàn 603 Khmer Đỏ chống giữ. Ngày 4 tháng 1, họ chiếm được Chhlong. Kể từ lúc đó, toàn bộ lãnh thổ Campuchia ở phía đông sông Mekong coi như bị mất.
Sáng ngày 31 tháng 12, được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Quân đoàn 3 Việt Nam tiến công và nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn quân Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham. Tới cuối ngày, trừ sở chỉ huy quân Khmer Đỏ, toàn bộ các cứ điểm còn lại thất thủ, quân Khmer Đỏ rút chạy về thị trấn Kampong Cham ở bờ tây sông Mekong, bị quân Việt Nam truy kích ráo riết.
Không quân Việt Nam cũng tham chiến, tấn công vào tuyến phòng thủ của Khmer Đỏ và ném bom phá hủy một sân bay mà từ đó máy bay T-28 Khmer Đỏ xuất kích ném bom vào các toán quân tiền phương Việt Nam. Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, sau khi tập hợp lại lực lượng, Quân đoàn 3 đánh chiếm sở chỉ huy Khmer Đỏ sau một giờ giao chiến quyết liệt. Tướng Kim Tuấn hạ lệnh cho các đơn vị dưới quyền truy quét và tiêu diệt các lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại. Tới ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 320 đã tiến tới bờ đông của bến phà Kampong Cham bên bờ sông Mekong. Tại đây sư đoàn dừng lại, rồi dùng 2 đại đội xe bọc thép mở đường, đánh về phía nam chiếm thủ phủ tỉnh Prey Veng.
Trong thời gian đó, ngày 28 tháng 12, ở hạ lưu đồng bằng sông Mekong, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công phòng ngừa dọc biên giới. Quân Khmer Đỏ tiêu diệt một số đơn vị Quân khu 9 bảo vệ biên giới và chiếm một vùng rộng lãnh thổ Việt Nam dọc theo kênh Vĩnh Tế. Cuộc tấn công này làm cho tình hình Quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An trở nên rất khó khăn. Quân Khmer Đỏ đã chiếm được khu vực đầu cầu mà Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu 9 định dùng để tiến vào Campuchia, đồng thời giành được một chiến lũy tự nhiên cản đường tiến của quân Việt Nam.
Sau khi nhận được sự chấp thuận từ Bộ chỉ huy, sáng ngày 31 tháng 12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt Nam đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây kênh Vĩnh Tế. Chiều ngày 1 tháng 1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3 tháng 1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ phải rút về Takéo.
Sau ba ngày tấn công, tại hướng chủ yếu Tây Ninh, Quân đoàn 4 với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp... quân Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, Hòa Hội dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về thành lập một tuyến phòng thủ mới tại Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So.
Được 15 xe tăng và xe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm[21] bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tuy nhiên sau hai ngày giao chiến với nhiều tổn thất, Sư đoàn 7 vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng phủ của Khmer Đỏ. Tới đêm ngày 1 tháng 1, tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận.
Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hoả lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.
Tới ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnom Penh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.
[sửa] Đánh chiếm Phnom Penh
Ngày 6 tháng 1, các đơn vị Việt Nam vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. Chín sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc. Một toán đặc công nhảy dù xuống Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk, nhưng bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt hết, chỉ duy nhất một người sống sót.
Tại Kompong Cham, Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn cũng giao tranh quyết liệt với quân Khmer Đỏ để vượt sông. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong với nhiều ổ súng máy, súng cối bắn trùm lên mặt sông để ngăn thuyền chở quân Việt Nam đổ bộ. Xa hơn một chút, quân Khmer Đỏ bố trí xe tăng, xe bọc thép, pháo 105mm, 122mm và 155mm
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #193 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 08:28:32 pm »

Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hoả lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.
Tới ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnom Penh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.
[sửa] Đánh chiếm Phnom Penh
Ngày 6 tháng 1, các đơn vị Việt Nam vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. Chín sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc. Một toán đặc công nhảy dù xuống Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk, nhưng bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt hết, chỉ duy nhất một người sống sót.
Tại Kompong Cham, Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn cũng giao tranh quyết liệt với quân Khmer Đỏ để vượt sông. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong với nhiều ổ súng máy, súng cối bắn trùm lên mặt sông để ngăn thuyền chở quân Việt Nam đổ bộ. Xa hơn một chút, quân Khmer Đỏ bố trí xe tăng, xe bọc thép, pháo 105mm, 122mm và 155mm ] Đánh chiếm bờ đông sông Mekông
 
 
Chiến dịch biên giới Tây Nam 12/1978 - 1/1979
Sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng hành tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch tỉnh Ratanakiri, phía Bắc tỉnh Mondolkiri và tiến vào phía Bắc tỉnh Stung Treng. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt sông Srepok và sông Mekong. Tới ngày 1 tháng 1 năm 1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được Stung Treng.
Cùng thời gian, Sư đoàn 5 thuộc Quân khu 7 tiến từ hướng đông, cùng Sư đoàn 303 tiến theo hướng tây bắc từ Snuol cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 phòng thủ. Các sư đoàn này gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ phía quân Khmer Đỏ. Trong cuộc tiến quân, hai Tiểu đoàn 1 và 2 Trung đoàn 316 Sư đoàn 303 bị tập kích bất ngờ nên bị tiêu diệt. Trung đoàn này, cũng như Trung đoàn 33, sau một tháng hành quân, quân số hao hụt mất một nửa[20]. Các đơn vị quân Khmer Đỏ tấn công Sư đoàn 303 gây nhiều tổn thất và suýt chiếm được sở chỉ huy sư đoàn. Tuy nhiên, sau khi không chặn được quân Việt Nam, quân Khmer Đỏ phải rút lui, và tới ngày 29 tháng 12, thành phố Kratié rơi vào tay quân đội Việt Nam. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham. Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị xã Chhlong do Sư đoàn 603 Khmer Đỏ chống giữ. Ngày 4 tháng 1, họ chiếm được Chhlong. Kể từ lúc đó, toàn bộ lãnh thổ Campuchia ở phía đông sông Mekong coi như bị mất.
Sáng ngày 31 tháng 12, được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Quân đoàn 3 Việt Nam tiến công và nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn quân Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham. Tới cuối ngày, trừ sở chỉ huy quân Khmer Đỏ, toàn bộ các cứ điểm còn lại thất thủ, quân Khmer Đỏ rút chạy về thị trấn Kampong Cham ở bờ tây sông Mekong, bị quân Việt Nam truy kích ráo riết.
Không quân Việt Nam cũng tham chiến, tấn công vào tuyến phòng thủ của Khmer Đỏ và ném bom phá hủy một sân bay mà từ đó máy bay T-28 Khmer Đỏ xuất kích ném bom vào các toán quân tiền phương Việt Nam. Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, sau khi tập hợp lại lực lượng, Quân đoàn 3 đánh chiếm sở chỉ huy Khmer Đỏ sau một giờ giao chiến quyết liệt. Tướng Kim Tuấn hạ lệnh cho các đơn vị dưới quyền truy quét và tiêu diệt các lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại. Tới ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 320 đã tiến tới bờ đông của bến phà Kampong Cham bên bờ sông Mekong. Tại đây sư đoàn dừng lại, rồi dùng 2 đại đội xe bọc thép mở đường, đánh về phía nam chiếm thủ phủ tỉnh Prey Veng.
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #194 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 08:31:49 pm »

Trong thời gian đó, ngày 28 tháng 12, ở hạ lưu đồng bằng sông Mekong, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công phòng ngừa dọc biên giới. Quân Khmer Đỏ tiêu diệt một số đơn vị Quân khu 9 bảo vệ biên giới và chiếm một vùng rộng lãnh thổ Việt Nam dọc theo kênh Vĩnh Tế. Cuộc tấn công này làm cho tình hình Quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An trở nên rất khó khăn. Quân Khmer Đỏ đã chiếm được khu vực đầu cầu mà Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu 9 định dùng để tiến vào Campuchia, đồng thời giành được một chiến lũy tự nhiên cản đường tiến của quân Việt Nam.
Sau khi nhận được sự chấp thuận từ Bộ chỉ huy, sáng ngày 31 tháng 12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt Nam đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây kênh Vĩnh Tế. Chiều ngày 1 tháng 1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3 tháng 1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ phải rút về Takéo.
Sau ba ngày tấn công, tại hướng chủ yếu Tây Ninh, Quân đoàn 4 với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp... quân Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, Hòa Hội dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về thành lập một tuyến phòng thủ mới tại Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So.
Được 15 xe tăng và xe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm[21] bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tuy nhiên sau hai ngày giao chiến với nhiều tổn thất, Sư đoàn 7 vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng phủ của Khmer Đỏ. Tới đêm ngày 1 tháng 1, tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận.
Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hoả lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.
Tới ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnom Penh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.
[sửa] Đánh chiếm Phnom Penh
Ngày 6 tháng 1, các đơn vị Việt Nam vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. Chín sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc. Một toán đặc công nhảy dù xuống Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk, nhưng bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt hết, chỉ duy nhất một người sống sót.
Tại Kompong Cham, Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn cũng giao tranh quyết liệt với quân Khmer Đỏ để vượt sông. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong với nhiều ổ súng máy, súng cối bắn trùm lên mặt sông để ngăn thuyền chở quân Việt Nam đổ bộ. Xa hơn một chút, quân Khmer Đỏ bố trí xe tăng, xe bọc thép, pháo 105mm, 122mm và 155mm
Ngày 9 tháng 1, Trung đoàn 66 sau khi gặp lực lượng Hải quân đánh bộ, chuẩn bị giao chiến: không lặp lại sai lầm của Hải quân, Trung đoàn 66 tổ chức chiếm cao điểm xung quanh thành phố trước khi phối hợp với hải quân đánh bộ đánh vào thành phố. Sau khi đánh tan được Sư đoàn 230 Campuchia, quân Việt Nam chiếm được Kampot. Trung đoàn 9 không đến kịp vì một cây cầu sụp đổ khi xe tăng dẫn đầu trung đoàn đi qua. Khi Trung đoàn 9 và Lữ đoàn xe tăng 203 đến thành phố thì Kampot đã rơi vào tay quân Việt Nam, nên lực lượng này được đưa đi đánh quân cảng Ream. Được sự trợ lực của pháo hải quân bắn từ bến cảng lên, cánh quân này chiếm được quân cảng Ream và hải cảng Kampong Som. Tuy nhiên, vì không chuẩn bị kịp về tiếp liệu[cần dẫn nguồn], quân Khmer Đỏ đã có thể phản công chiếm lại Kampong Som ngày 14 tháng 1, nhưng quân Việt Nam tái chiếm lại vào ngày hôm sau.
Hướng thứ hai, Quân khu 9 phụ trách, tiến về phía Bắc đánh chiếm hai thị xã Tan và Takéo. Các sư đoàn Khmer Đỏ trấn giữ quân khu Tây Nam như Sư đoàn 2, 210, 230, 250, bị tan rã và rút lui vào rừng.
Cuối tháng 1 năm 1979 cuộc phản công kết thúc thắng lợi. Đến ngày 17 tháng 1 thị xã cuối cùng là Ko Kong rơi vào tay quân đội Việt Nam và chính quyền mới của Campuchia. Cho tới cuối tháng 3, quân đội Việt Nam coi như chiếm được hết những thành phố và tỉnh lỵ quan trọng của Campuchia và tiến sát tới biên giới Thái Lan. Tuy nhiên tàn quân Pol Pot vẫn tiếp tục chống cự và quấy nhiễu, gây ra nhiều thương vong cho quân đội Việt Nam đồn trú tại Campuchia.
[sửa] Truy quét tàn quân Khmer Đỏ
[sửa] Đánh Siem Reap và Battambang
Trên chiến trường Campuchia, vì quân Việt Nam tiến quá nhanh chóng, nên quân Khmer Đỏ chỉ bị tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Nhiều đơn vị đã tập trung lại thành những đơn vị nhỏ, tiếp tục đánh du kích và quấy phá.
 
 
Xe tăng T-54 của VN rút về nước năm 1988
Sau khi Quân đoàn 4 chiếm được Phnom Penh, các đơn vị của Quân đoàn 3, Quân khu 5 và Quân khu 7 cũng vượt sông Mekong tiến chiếm và bình định lãnh thổ phía bắc Biển Hồ và sông Tonlé Sap. Quân Khmer Đỏ đã cố gắng kháng cự gần tỉnh Battambang nhưng cũng chỉ có thể làm chậm đà tiến quân của Việt Nam. Họ đã phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #195 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 08:32:29 pm »

lập do Heng Samrin làm chủ tịch. Khoảng mười ngày sau, hội đồng này ký một hiệp ước với Việt Nam, hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia.
Tới mùa xuân 1981, hiến pháp mới của Campuchia được thông qua, sau đó là cuộc bầu cử toàn quốc để chọn ra 117 đại biểu quốc hội. Hun Sen được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao, Heng Samrin làm Chủ tịch nước. Ba sư đoàn mới được thành lập và đặt dưới Bộ Quốc phòng, nhưng an ninh vẫn được duy trì chủ yếu dựa vào sự hiện diện của 180.000 quân Việt Nam mà lực lượng chủ chốt là Quân đoàn 4 do tướng Lê Đức Anh chỉ huy[28].
Chính quyền mới của Campuchia chỉ được một số nước cộng sản công nhận. Chính phủ của Pol Pot tiếp tục được các nước phương Tây, Trung Quốc và khối ASEAN công nhận và vẫn là thành viên Liên hiệp quốc.
[sửa] Căng thẳng biên giới với Thái Lan
Bài chi tiết: Xung đột Thái Lan-Việt Nam 1982-1988
 
 
Căn cứ các lực lượng chống đối 1979-1984
Campuchia bị mất, Thái Lan trở nên một địa bàn chiến lược quan trọng để Trung Quốc có thể giúp đỡ cho Khmer Đỏ tiếp tục cuộc chiến. Sau khi họp xong với Ieng Sary, Đặng Tiểu Bình bí mật cử Cảnh Biểu, Ủy viên Bộ Chính trị, cùng Thứ trưởng ngoại giao Hàn Niệm Long sang Bangkok hội đàm với Thủ tướng Thái Kriangsak Chomanan tại căn cứ không quân Utapao. Sau khi Việt Nam liên minh với Liên Xô và tấn công Campuchia, Thái Lan không còn giữ thái độ trung lập nữa, Kriangsak đồng ý để Trung Quốc dùng lãnh thổ Thái lan tiếp tế cho Khmer Đỏ.
Thủ tướng Thái Kriangsak cũng tìm kiếm hỗ trợ từ Washington nhằm ngăn ngừa Hà Nội. Để biểu thị sự ủng hộ Thái Lan, Hoa Kỳ chuyển giao cho Thái số lượng đạn dược trị giá $11.3 triệu dollar tồn kho tại Thái từ thời chiến tranh Việt Nam. Chính quyền Carter cũng hứa hẹn thúc đẩy việc chuyển giao chiến đấu cơ F-5E và các loại vũ khí hiện đại khác mà Thái đã đặt mua, và tăng lượng vũ khí bán cho Thái từ mức 30 triệu dollar một năm lên 50 triệu. Tuy vậy, trong trường hợp chiến tranh nổ ra, quân Thái vẫn không phải là đối thủ của Việt Nam. Với lực lượng 141.000 quân, số lượng quân Thái chỉ bằng 1/4 quân Việt Nam, và họ không có được kinh nghiệm chiến đấu như quân Việt Nam.[29]

Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #196 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 10:04:53 pm »

 Nhân tiện bạn Hoangson1960 và anh em hướng Snoul của F5 QK7 cho anh em biết thêm tình hình chiến sự khu vực đó khoảng cuối tháng 9.1978.

 Thời điểm 26.9.1978 hướng Mộc Bài qua Svay Rieng của QD4 có tổ chức đánh 1 trận binh chủng hợp thành và theo như được thông báo ta đánh trên toàn tuyến BGTN, trận đó đơn vị BY tổn thất nhiều và không thu được kết quả như mong muốn, các đơn vị dậm chân tại chỗ không tiến thêm được 1 bước.

 Vậy trận 26.9.1978 F5 QK7 hướng Snoul của các bạn có tổ chức đánh trận này không và kết quả ra sao?

 Trận đó BY không tham gia mà chỉ làm công tác phục vụ vòng ngoài, song ở đơn vị có vài anh em hy sinh khi chính thức là quân số đơn vị không quá 10h đồng hồ, B trưởng chưa thuộc tên và biết mặt chiến sỹ, lúc hy sinh rồi mới soi bật lửa cho biết mặt thằng em, thời điểm đó bên QD4 căng thẳng lắm đánh nhau "toi" dễ như bỡn.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #197 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 11:18:50 pm »


CHÚ Ý NHỚ LÃNH CHO ĐƯỢC TẤM THẺ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỂ LO CHO TUỔI GIÀ BÓNG XẾ BỆNH TẬT THỜI HẬU CHIẾN NGHE CÁC ĐỒNG ĐỘI.
Mấu chốt vấn đề là chổ nầy đây,chứ lãnh nhiều nhiều tiền các bác nhậu nhiều nhiều lại mau mau đi Grin Grin Grin
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #198 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 11:33:42 pm »

Nhân tiện bạn Hoangson1960 và anh em hướng Snoul của F5 QK7 cho anh em biết thêm tình hình chiến sự khu vực đó khoảng cuối tháng 9.1978.

 Thời điểm 26.9.1978 hướng Mộc Bài qua Svay Rieng của QD4 có tổ chức đánh 1 trận binh chủng hợp thành và theo như được thông báo ta đánh trên toàn tuyến BGTN, trận đó đơn vị BY tổn thất nhiều và không thu được kết quả như mong muốn, các đơn vị dậm chân tại chỗ không tiến thêm được 1 bước.

 Vậy trận 26.9.1978 F5 QK7 hướng Snoul của các bạn có tổ chức đánh trận này không và kết quả ra sao?

 Trận đó BY không tham gia mà chỉ làm công tác phục vụ vòng ngoài, song ở đơn vị có vài anh em hy sinh khi chính thức là quân số đơn vị không quá 10h đồng hồ, B trưởng chưa thuộc tên và biết mặt chiến sỹ, lúc hy sinh rồi mới soi bật lửa cho biết mặt thằng em, thời điểm đó bên QD4 căng thẳng lắm đánh nhau "toi" dễ như bỡn.

Tôi lên Snoul 10/78 nhưng ae cũ kể lại thì từ 5/78 F5,F303 đã đáng lên và trụ ở đây.lúc này chủ trương của ta là đưa chiến tranh sang đất địch nên không rút về nữa .Tuy nhiên cũng không tấn công thêm.Do bạn chưa có chính quyền.Tại Snoul F5 lập 4 chốt,các E 4,174,Q16 D25 công binh thay nhau trấn giữ.Và đưa lưng cho Pốt nện.{khoảng 6 tháng này là thời gian thiệt hại nhiều nhất}.Ngay ngày tôi lên 25/10/78 thương binh binh tử sĩ đưa vế phẫu trung đoàn 40-50 người.Tháng 11/78 mới bắt đầu chiến dịch giải phóng.
Logged
d4981
Thành viên
*
Bài viết: 73


« Trả lời #199 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 10:11:42 am »

Các bác cho tôi hỏi :giấy phục viên tôi bị thất lạc ,giờ chỉ còn tấm bằng khen do bộ trưởng bộ quốc phòng ký có được xét công nhận đã làm NVQT không ? tôi nhập ngũ tháng 4/79 qua k 7/79 phục viên tháng 4/83 thời gian công tác ở k là 3 năm 9 tháng mong các bác hướng dẫn dùm tôi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM