Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:14:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi kẹo lạc... 4  (Đọc 180046 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2013, 04:20:37 pm »

 Vâng bác CSVD! Grin

 BY chụp tấm hình trong thời tiết không được đẹp lắm, độ ẩm trong không khí cao, trời vẫn lất phất mưa và chung quanh thì chỗ nào cũng toàn nước cả. Vì vậy chất lượng hình gồm ánh sáng và độ ẩm không khí không ủng hộ nhiếp ảnh "da" lắm. Cheesy BY cũng đang học chỉnh sửa hình nhưng "giáo viên" dịp này bận suốt nên đi vắng đến tối khuya mới về bác ạ. Cheesy

 Miền Trung lắm bão nhiều mưa khí hậu khắc nghiệt, cứ miền Bắc mà có gió mùa đông bắc là xứ Huế lại "đổ lệ" xập xùi suốt ngày đêm, thế mới thấy thấm câu thơ của ai đó từng nói: Miền Trung tội lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Quả thật là chẳng sai tý nào.

 

Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #51 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2013, 05:32:10 pm »

Bác Binhyen1960 cũng chịu khó sưu tầm tin ra phết.
1-Thẻ bài và bàn thờ,tôi thấy nó giông giống nhau thì phải bác Binhyen1960 nhỉ?
2-Những ngôi mộ bác chụp có vẻ được các gia đình tôn tạo vào những năm 1990,lúc đó hình như nhà nhà góp tiền để chỉnh trang phần mộ của gia đình và dòng họ.Bên nhà tôi cũng dấy lên phong trào vào thời gian đấy,chúng tôi cũng có nhà thờ họ,nghe nói đó là 1 trong 6 họ được lập nhà thờ họ trong vùng vì là những người cầm chiếu chỉ của nhà vua đi khai khẩn lập địa.Tôi về cứ thoang thoáng nên thông tin cũng lơ mơ lắm,bác có điều kiện dong chơi ở quê nhiều thì làm loạt bài quê choa lên đi.
3- Bác định xây nhà ở quê thật đấy à? Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #52 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2013, 01:41:21 pm »

Bác Binhyen1960 cũng chịu khó sưu tầm tin ra phết.
1-Thẻ bài và bàn thờ,tôi thấy nó giông giống nhau thì phải bác Binhyen1960 nhỉ?
2-Những ngôi mộ bác chụp có vẻ được các gia đình tôn tạo vào những năm 1990,lúc đó hình như nhà nhà góp tiền để chỉnh trang phần mộ của gia đình và dòng họ.Bên nhà tôi cũng dấy lên phong trào vào thời gian đấy,chúng tôi cũng có nhà thờ họ,nghe nói đó là 1 trong 6 họ được lập nhà thờ họ trong vùng vì là những người cầm chiếu chỉ của nhà vua đi khai khẩn lập địa.Tôi về cứ thoang thoáng nên thông tin cũng lơ mơ lắm,bác có điều kiện dong chơi ở quê nhiều thì làm loạt bài quê choa lên đi.
3- Bác định xây nhà ở quê thật đấy à? Grin

 Cám ơn bác khanhhuyen@. Nhà ở quê thì BY "chán" lắm rồi bác ạ. Grin

 Quê ta có phong tục từ nhiều đời nay: Nội gia quy trưởng. Có nghĩa là trong gia đình, nội thân mọi thứ Tổ Tiên để lại là của ông trưởng, tất cả những chuyện trong nội thân mang cả về nhà ông trưởng giải quyết và ông trưởng "phán" sao thì mọi người cứ thế y án mặc dù là vai ông hoặc chú cũng "cấm cãi" ông trưởng. Vì thế, trách nhiệm của ông trưởng cũng rất dày và không cần biết ông trưởng ấy có hưởng hương hỏa các Cụ để lại hay không. Cheesy

 Nội gia trong nhà BY có 2 căn nhà ở 2 khu vực khác nhau và đã xây dựng khá chu đáo, tiện nghi cùng vườn tược rộng, hiện nay không có ai ở cả, BY đang treo giải: Nếu ai là con cháu nội, dù là hàng ông hay các chú hoặc các em mà về ở tại 2 căn nhà đó để giữ gìn tài sản và hương khói các Cụ thì sẽ được "hỗ trợ" kinh tế nhiệt tình nhất từ nguồn tài chính của những người thiếu "trách nhiệm". Song hiện nay vẫn chưa có ai dũng cảm để đứng ra nhận trách nhiệm này. Quê hương thì mình yêu thương vì quê hương luôn là chùm khế ngọt, nhưng riêng quê mình thì khế ngọt mà mình muốn ăn thì phải chấm đường bác ạ.

 Nhiều lần về quê, nhìn ngắm khúc cuối của Khu IV thấy mà xót xa lắm bác ạ. Cứ công tâm để nhận xét thì sẽ thấy vỡ ra nhiều vấn đề. Hãy nhìn thực lực của vùng đất này thì sẽ thấy: Một tỉnh có đầy đủ mọi yếu tố để phát triển mạnh hơn bất kể một vùng nào đó, bờ biển dài nguồn hải sản phong phú cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, có sân bay, có cảng biển nước sâu cho các tàu bè lớn cặp bến dễ dàng hơn cả 100 lần các hải cảng khác, bãi biển đẹp, phẳng và nước biển trong veo, nhiều khu du lịch sinh thái nổi tiếng xưa nay, rừng núi thì gần và nguồn lâm sản thì bao la tiện giao thương với nước bạn Lào, có Cố đô Huế cùng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp với nguồn thu du lịch của con gà đẻ trứng vàng, con người thì hiền hòa và yêu lao động. Vậy mà lại là tỉnh nghèo hơn nhiều tỉnh khác mặc dù tỉnh đó không có thế mạnh phát triển kinh tế bằng, con người thì cứ lớn lên là tìm đường rời xa quê hương nơi từng sinh ra mình, chấp nhận mang sức lao động đi xây dựng quê hương mới chứ không chịu ở lại để rồi hàng năm phải đi đi về về. Điều kiện tốt mà không phát triển nổi thì chắc chắn đó là yếu tố con người và tư duy của người lãnh đạo tại tỉnh này. Chúng ta có cái để so sánh và để khẳng định điều này, xưa nay người ta hay nói: Hà Nội - Huế - Sài Gòn chứ không mấy ai nói: Hà Nội - Đà Nẵng - Sài Gòn, nhưng hôm nay thì Hà Nội - Đà Nẵng - Sài Gòn là điều đương nhiên và chẳng ai quan tâm tới Huế cả. Chúng ta phải thừa nhận Đà Nẵng đã bứt phá vượt lên trên Huế nhiều lần, trở thành thủ phủ của miền Trung chỉ trong hơn 10 năm phát triển mặc dù thành phố Đà Nẵng điều kiện kém hơn, đây là do yếu tố của người lãnh đạo và người lãnh đạo thành phố Đà Nẵng là một người quá giỏi và tài cán cùng mình, dám nghĩ và dám làm, đã làm thì thế nào cũng có sai và sai thì nhận trách nhiệm và sửa hoặc rút kinh nghiệm bằng việc làm cụ thể. Vì thế, bộ mặt của thành phố Đà Nẵng đã thay đổi hoàn toàn từ hơn 10 năm qua, cuộc sống nhân dân ổn định và phát triển mạnh mẽ trông thấy, an ninh trật tự xã hội thì đứng đầu trong cả nước. Hoặc như tỉnh Quảng Trị liền kề hay tỉnh Quảng Bình, sau 1975 thì cả tỉnh nát bét bởi bom đạn của chiến tranh, nhưng nay 2 tỉnh này đã xây dựng lại, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và nhân lực để đẩy cao đời sống nhân dân. Chẳng bù cho lãnh đạo tỉnh TTH, chưa làm đã sợ sai chẳng khác gì thằng lính chúng ta năm xưa, chưa đánh nhau đã sợ thua trận, lúc xung trận thì nấp sau ụ mối, gốc cây hay nằm bẹp dưới công sự không dám ngóc cái đầu lên chiến đấu để cầu hòa, mong cho địch tự động rút chạy. Vậy thì nói gì được 2 từ: Chiến thắng. Chúng ta chỉ còn hy vọng một ngày gần đây, đất Cố Đô có mấy trăm năm lịch sử này bớt đi những "thần kinh" cho dân nghèo quê chúng ta được nhờ. Cheesy
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Lizzy
Thượng sĩ
*
Bài viết: 83


Phái viên của Tư lệnh


« Trả lời #53 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 11:40:53 am »

Hồi công ty em đi nghỉ ở resort của Huế cũng thích lắm bác Binhyen ah Grin Huế em mê món bún bò Grin hihi phấn nụ nữa chứ Grin
Logged

Who can say where the road goes
Where the day flows?
Only time...
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #54 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 10:45:16 pm »

Hai cái mả- như hình bác bình yên chụp tại Huế gọi là mả thời xưa ,xưa lắm rồi . Ngày nay tại dốc Chú Hỏa một địa danh thuộc xã Hóa an ,Huyện Chợ đồn ,tp Biên Hòa ,tỉnh Đồng Nai . Vẫn còn một nghĩa địa có khoảng 4000 ngôi mộ kiểu như vậy .Nghĩa trang này trước kia gọi là nghĩa trang của Chú Hỏa là người Hoa qua VN lập nghiệp ,rồi chết ở Sài gòn sau đó mua đất ở đấy chôn .

Cái mả có hình dáng như thế  gọi là mả Tàu ( nhưng là loại lớn nhất nên gọi là mả nhất )
nó chiếm diện tích mỗi chiều vuông là khoảng 10 mét .  xây bằng đá xung quanh -không phải gạch , đầu mả có bàn thờ cũng bằng đá tảng ,có bày các loại thú bằng đá như : cá chép hóa rồng , con lân ,bình bông ,lư nhang ,chân đèn và ấm chén ,ngoài cùng mới là chó đá giữ mả . Tất cả phải bằng đá hết . Chính giữa mả đổ khoảng 30 mét khối đất tạo thành gò cao .( tôi nhớ năm ấy tôi có làm một cái mả phải đổ 3 xe ben đất, xe loại 10 khối  ) .

giá thành cho một cái mả như vậy bây giờ khoảng 200 triệu ,chưa tính tiền diện tích đất mả, chính vì hao tốn nhiều tiền và diện tích đất như vậy (khoảng 100 mét vuông) nên bây giờ họ thôi không làm như thế nữa . bây giờ họ xây mảt theo kiểu Pháp ,như chúng ta vẫn thấy : vuông vuông cao cao , ốp đá hoa cương diện tích 1.6 x2.6 mét ,tốn khoảng 70 triệu là vừa . Còn những người Hoa nghèo họ cũng chôn, rồi đắp đất cao như người việt ,không có tiền xây xung quanh ,tại chân mả cắm cây bia đá khắc chữ Hán rất đơn giản ,ví dụ : Nhạc Linh San chi mộ . hai hàng kế bên là ngày tháng năm sinh và tử .người thừa chữ mới thêm quê quán là Triều châu hoặc Quảng đông vào . mả đắp đất này người ta gọi là mả loại 3 hoặc 4 tên gọi cho kiểu mả này là mả "Huỳnh Biếu".

Mả Tàu trông na ná thế này nhưng to gấp niều lần :



Còn ngày nay ,có một người phụ nữ bán bún bị chết nhưng gia tài để lại một nghìn tỷ ,vậy họ xây cho bà một cái mả thật đẹp . Mời các bác vào đây xem qua :



http://news.zing.vn/Ngoi-mo-dac-biet-cua-ba-ban-bun-nghin-ty-post267288.html
Logged

binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #55 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 01:10:07 am »

 Trong dòng họ nhà tôi, từ 4 đời nay tài sản các Cụ để lại cho cháu con không nhiều, ngoài đất đai vườn tược xưa nay vẫn thế thì thứ giá trị nhất là cái nhà rường 3 gian 1 gian chính giữa và 2 trái, chạm trổ khá đẹp, toàn bộ kết cấu bằng gỗ quý cùng dàn cửa bức bàn 16 cánh phía trước, nghe nói xưa chung quanh cũng thưng bằng gỗ cả, nhưng sau này thì xây tường 3 bề trên lợp ngói liệt thay mái lợp lá mây cũ xưa, vẫn nguyên bộ cửa sổ 4 cánh cùng bộ ngựa 3 tấm được làm từ thời cụ Cố còn trẻ. Nhưng cái tôi thấy quý nhất còn lại đến hôm nay lại là cây vải trong nhà, cây vải này gắn liền với 4 thế hệ gia đình tôi, cùng đi qua nhiều gian khó của hoàn cảnh lịch sử của đất nước, đã có lúc cây vải này là cứu cánh cho nguồn kinh tế lúc khó khăn nhất, cây vải như có hồn, cứ những năm đói kém khó khăn nhất thì nó lại ra nhiều trái và ngon ngọt nhất để giúp chủ nó qua cơn bĩ cực, cây vải là 1 thành viên trong đại gia đình chúng tôi từ nhiều năm nay và có nhiều giai thoại về cây vải này.

 Chuyện trong nhà kể rằng: Năm ông Nội tôi 6 tuổi, khoảng năm 1918, bữa đó ông Cố sang nhà bạn ở rất xa chơi nên kêu ông Nội tôi đi theo, ông bạn của ông Cố nhà có cây vải đã chiết cành và hứa biếu ông Cố tôi 1 cành để về trồng, vì thế ông Cố kêu ông Nội tôi đi theo để bê cây vải về. Tới nơi thì ông chủ nhà cắt cành đã chiết và bọc cẩn thận để mang đi đường cho khỏi vỡ bầu. Sau đó giao cho ông Nội tôi mang về trước, khi đi ông Cố có dặn: Cẩn thận đừng để bể vỡ cái bầu đất, làm vỡ bầu là chết cây vải và sẽ bị đánh đòn đấy. Ông Nội tôi vâng lời cha bê cây vải về, vì tuổi thì còn nhỏ mà cây vải thì to hơn người và lo nó vỡ bầu đất nên ông rất vất vả, đi 1 đoạn lại nghỉ, nhấc lên đặt xuống nhiều lần lên đám bẹ và lá chuối buộc ôm bầu đất nó xộc xệch và nát hết. Ông Nội tôi lo bầu đất bị vỡ nên nghĩ ra 1 cách để giữ cây, nghĩ là làm và ông cởi phăng cái quần đang mặc ra mà buộc giữ cái bầu đất cây vải ấy. Chiều muộn hôm đó cả nhà thấy ông Nội tôi cởi truồng ôm theo cây vải đi về qua cái cầu ở đầu xóm, ai thấy cũng buồn cười khi thấy ông cứ tồng ngồng còn cây vải gì được bảo quản tốt.

 Sau này ông Nội tôi mất khi mới có 32 tuổi, không để lại được 1 bức hình cho cháu con, ngay 2 cô chú út cũng không biết mặt cha, chỉ còn duy nhất cây vải ông trồng trong vườn nhà là thứ còn thấy hình bóng của ông. Mỗi lần về quê, tôi hay dành ít thời gian ngồi bên gốc cây vải này. Ấy thế mà cây vải này cũng suýt chết bởi thằng cháu con ông anh họ ở nhà bên liền kề, nó lấy lý do cây vải che mất bóng nắng sân nhà nó phơi thóc nên nó chặt cành, rồi quét sân vườn vun vào gốc vải đốt rác, cây thì vẫn sống mà cháy thành than mất 1/3 gốc cây, cành lá sơ xác trơ trụi, nhìn cây vải lụi tàn dần lòng chúng tôi xót như sát muối vì không thường ở bên chăm sóc nó. Cách đây 2 năm tôi chỉ thẳng vào mặt thằng anh họ trong nhà thờ Chi nói: Anh diệt cây vải bên vườn nhà chúng tôi chết là tôi về đập anh chết ngắc đấy, lúc đó thì chả có anh em gì nữa đâu. Từ đó hắn sợ không dám âm mưu hạ cây vải nữa. Tôi cho xây bồn và bón phân đắp đất vào gốc để bảo vệ cây, năm nay về thấy cây đã xanh tốt trở lại. Mừng quá, cây vải nhà tôi giờ đây chỉ có giá trị tinh thần nhưng nó quý hơn vật chật cả ngàn lần. Cây vải nhà tôi cũng sắp 100 năm tuổi rồi.





 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #56 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2013, 10:16:35 pm »

Cây nhãn này chỉ sợ loại ký sinh như si, bồ đề ... thui. Nó mà bám vào thì phát triển rất nhanh, bao luôn cây chính, bóp nghẹt, rút tỉa làm ruỗng cây gốc luôn. Lại thêm bát nhang thờ vào đấy là rất khó xử lý đấy!
Chỗ tôi có 1 cây nhãn cổ thụ đã bị kết liễu cuộc đời theo cách này.
Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #57 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 01:18:28 am »

 Cây vải cổ thụ này cao quá nguy hiểm già rồi thành tinh cành nó giòn trèo lên nó vật xuống ngang trời đánh. Bón cho nó phân bò & phân NPK đầu trâu 10/20/20, rổi lấp đất phủ lên. Mỗi tuần chỉ tỉa một cành xong trét sơn nhựa đường lên vết thương mới cắt sau tám tuần là tán nó chỉ còn cao bằng cây chuối. gặp mưa phùn nó đâm hàng trăm cái chồi non ra mỗi cái chồi ngọn cho một chùm quả chùm nào sai chùm đấy. Có gặp bão cũng không sợ nó đổ sập nhà thờ cổ. Quí ở cái gốc cụ chứ đâu ở cái ngọn của cây. Còn nhiều bộ cánh cửa gỗ thấy để nắng chiếu vào lâu chắc cũng giảm thọ, mua mấy chục cân vécni quét lên dầm kèo cột cửa nhà, rồi phủ keo bóng I2K một lớp mỏng, 5 năm một lần tuốt lại cái nhà cho nó sáng sủa. Chứ để không có người ở bọn mối nó rủ nhau xông vào chén thì lại mệt giờ mà đi làm lại cửa gỗ như vậy chắc chi số tiền không nhỏ. Nhìn mấy ngọn sắn lại nhớ ngày đào sắn dưới giếng ở Lai Khê Sông Bé... Cheesy
Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #58 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 12:04:11 pm »

  Còn nhiều bộ cánh cửa gỗ thấy để nắng chiếu vào lâu chắc cũng giảm thọ, mua mấy chục cân vécni quét lên dầm kèo cột cửa nhà, rồi phủ keo bóng I2K một lớp mỏng, 5 năm một lần tuốt lại cái nhà cho nó sáng sủa. Chứ để không có người ở bọn mối nó rủ nhau xông vào chén thì lại mệt giờ mà đi làm lại cửa gỗ như vậy chắc chi số tiền không nhỏ... Cheesy

 Nhà tôi đây minhsinh_1960 này, cây vải trồng bên trái ngôi nhà thờ này và phía sau cây vải là nhà thằng cháu con ông anh họ. Bạn yên tâm đi, số gỗ các Cụ làm ngôi nhà rường này xưa toàn loại gỗ mối mọt không thể gặm nổi, vì thế nó mới còn tới tận hôm nay. Giờ đây nhiều người cứ thích sơn PU phần gỗ toàn bộ nhà, còn BY thì lại thích gỗ phải mộc mạc nên không sơn phết gì cả, cứ đánh nhám thật nhẵn rồi phủ dầu bóng là đẹp nhất, vài năm cho làm 1 lần để bảo quản gỗ. Bộ cửa bức bàn nhà tôi đẹp cực kỳ, từng có khoảng 65 năm rồi. Grin

Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Lizzy
Thượng sĩ
*
Bài viết: 83


Phái viên của Tư lệnh


« Trả lời #59 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 04:12:47 pm »

Nhà em có cái giường bố em đặt ở Lạng Sơn thì phải, cũng chỉ đánh cho hết nhám, không sơn phết hoặc gì cả, nhưng em thấy để lâu cũng hay ho phết Cheesy
Logged

Who can say where the road goes
Where the day flows?
Only time...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM