Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 03:52:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi kẹo lạc... 4  (Đọc 180037 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #270 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 05:18:46 pm »

  http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/di-doi-9-nhip-cau-long-bien-de-bao-ton-2950716.html

 Người HN còn sống tới ngày hôm nay, khi sinh ra, biết mở mắt ra nhìn là đã thấy cái cầu Long Biên nó nằm chềnh ềnh ở đó rồi, gần như ai cũng có chút kỷ niệm, dù lớn dù nhỏ với cái cầu này (tôi cũng có khối ảnh chụp hồi nhỏ và xa xa là nhịp cầu Long Biên). Cây cầu Long Biên được xây dựng năm 1899 đến 1902 thì khánh thành, các chi tiết bằng sắt rất đẹp mà công nghệ hôm nay nếu muốn phục chế lại thì cũng "vất vả", các trụ mố cầu bằng đá xây với nhịp dầm cầu bằng sắt nối liền 2 bờ rất thơ mộng. Tiếc thay, giặc Mỹ đã không thấy được cái đẹp của cây cầu LB này nên năm 1965 1966 gì đó đã ném bom đánh sập mất mấy nhịp cầu (không nhớ chính xác năm nào chỉ nhớ rằng năm đó tôi đang học lớp vỡ lòng, đang o a tập đọc tập viết).

 Bộ Giao thông vận tải hôm nay đang có dự án lớn, tháo 9 nhịp cầu Long Biên còn lại, lùi khỏi vị trí cũ 85m dựng lại 9 nhịp này chỉ ra tới bãi giữa sông Hồng. Vị trí cũ sẽ làm cầu mới để phục vụ giao thông HN và tuyến đường sắt 2 chiều. Thôi thế cũng được, cái cũ với hơn 100 năm lịch sử vẫn tồn tại mặc dù chỉ còn 1 nửa, cái mới bảo đảm thông suốt giao thông Thủ Đô trong hoàn cảnh hiện nay. Giá như cho phục chế lại cầu Long Biên y như cũ, khu vực cầu mới thì thiết kế thật hoành tráng và hiện đại với 2 làn đường sắt tàu hỏa thì tốt hơn. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #271 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 06:13:42 pm »

Tiếc thật.
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #272 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 11:35:49 pm »

Nếu mà cựu chiến binh đệ nhất thế chiến "nhà thơ bị ám sát" ("Le Poète assassiné") Guillaume Apollinaire còn sống thì khi nghe tin bỏ cầu Long Biên có thể ông ta sẽ viết đại loại thế này : Grin
Sous le pont Doumer coule la Rouge
Et nos amours
Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine.

......

Thôi thì đắt quá mà không giữ được thì thanh lý. Cầu kỷ niệm chỉ dành riêng cho các bạn trẻ kèm dịch vụ bán khóa tình yêu và cho bập khóa vào thành cầu cũng tăng ngân sách thành phố được kha khá. Nếu thay vì ngô với chuối nay trồng thêm cánh đồng hoa cải trên bãi sông Hồng thu phí chớp hình thì còn ăn nữa. Đồng thời dành riêng cho các CCB phi công Mỹ đã từng đi cạo gỉ cầu những năm 6x nay quay lại chụp ảnh và cạo tiếp. Grin

Cũng phải quen với cảnh Hà Nội không còn cầu Long Biên, hoặc đến lúc nào đó không còn Nhà hát Lớn vì chẳng có gì đảm bảo chúng nó là vĩnh cửu.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #273 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 12:42:38 am »


Mấy tay Thụy Sĩ ngày nào sang ta mua Tàu hỏa với cả thanh ray cũ rích ở gà Đà Lạt mang về nước. Nay bán quách cho họ cây cầu Doumer già cỗi cho nó đồng bộ. Tụi này gà lắm, có khi được cả mớ tiền ấy chứ. Angry

Và lúc ấy ta lại có cái để mà nhớ, như thơ của ông Tây mà bác qtdc viết ở trên.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #274 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 12:44:00 am »

 Thuở đất nước còn chia cắt , tôi ở Miền Nam  không biết được cầu Long Biên , nhưng bọn tôi nhớ mãi tên cây cầu dài nhất VN lúc bấy giờ nầy là nhờ vào câu chuyện kể của Thầy dạy môn địa lý cho chúng tôi nghe :
 Thầy kễ :
 Trong một kỳ thi vấn đáp để lấy bằng thành chung ( gọi theo phiên âm pháp là đít- lôm ). anh học trò VN tuổi 19-20 vào thi , gặp giám khảo lại là cô đầm tây , hỏi một câu bằng tiếng tây , có nội dung " cây cầu nào dài nhất Việt Nam " Câu hỏi rất thâm vừa khoe khoang nền văn minh Pháp mang lại cho Việt Nam vừa ngấm ngầm buộc người VN phải nhắc lại tên của quan toàn quyền Pháp tại Đông Dương ( toàn quyền Doumer ) .
  Anh thanh niên nhà ta người nam nên làm sao biết được tên cây cầu đó , Thế là thi rớt , anh ta cay cú nên vừa bước ra cửa bèn chưỉ thề một tiếng to " đu... me " . Cô đầm nghe được bèn ngoắc lại và cười hớn hở phán cho một câu " bien - tres bien " và cho luôn 10 điểm  
 Ông thầy địa lý nhắc lại : Các em nhớ nhé - cây cầu dài nhất VN là cây cầu Long Biên , người Pháp gọi là cầu " đu - me "
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #275 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 02:33:07 pm »

Muốn giữ cầu Long Biên cũng không khó. Giao cho lý trưởng 2 làng đầu cầu Ngọc Thụy, Bắc Qua sẽ giữ được. Ở làng Đại Hoàng người ta giữ tốt: nhà cụ Chánh tổng Bá Kiến, lò gạch của anh Chí, vườn chuối của 2 anh chị. Có đủ các món dân dã như cá kho vùng chiêm trũng nay thành đặc sản. Vào làng đến ngã ba bạn sẽ gặp một anh dân quân giữ bạn lại, giảng giải cho bạn thế nào là Kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi, giải thích cho bạn biết tại sao đã sang giai đoạn Tổng phản công, rồi chỉ đường rẽ nọ ngoặt kia cho bạn đến nhà bác Hoàng tản cư. Vừa vào đầu ngõ bạn sẽ nghe tiếng vỗ đùi như sấm và tiếng hô "Tiên sư anh Tào Tháo!". Nếu muốn bà ba cụ Bá bóp chân thì mời bạn sang nhà cụ Bá. Muốn xem những tàu chuối đêm hứng tình và xơi cháo hành thì đêm xuuống mời bạn ra lò gạch nay gần ủy ban. Ấy đại khái là dân giữ thì được.  Grin
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #276 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 04:26:12 pm »



     Vâng!

     Cụ Chí phèo nghe báo cáo: Cổng làng, đình chùa thời cụ, con cháu giờ tôn tạo mới cứ như cái Lò gạch cụ bà Thị Nở (ngày cụ ăn bát cháo hành) xoa bụng dự định ra ở cữ, cụ đã ngao ngán bảo: thời nay sao nhiều thằng giống tao thế. Nay cầu Long Biên, con cháu cụ dự định xin ý kiến tháo dỡ bảo tồn mấy nhịp để "giữ gìn lịch sử"  cụ bảo: con hơn cha là nhà có phúc, ngày xưa tao chỉ tự cạo mặt tao ăn vạ kiếm mấy đồng xu uống rượu thôi mà bị bọn nhân văn giai phẩm viết là tao chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả người sinh ra tao. Nay chúng phá làm cầu mới mà lại nhân danh tu tạo, giữ gìn lịch sử di chuyển mấy nhịp cầu cả tỷ tỷ tỷ đồng tiền thuế dân mà không ai bảo chúng tự cạo mặt mới lạ. Giỏi, giỏi, bọn con cháu tau giỏi quá. Hà hà, bà Thị Nở đâu, cho thêm bát cháu hành để thêm...nhiều lò gạch...
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #277 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 06:31:56 pm »

 Tranh thủ, kể lể chút ít ký ức, kỷ niệm tuổi thơ liên quan đến cái cầu Doumer và cả sân vận động Long Biên. Nhỡ không nay mai họ dỡ cầu đi rồi thì hết cái mà hồi tưởng. Grin

 Cầu Long Biên nó cứ chềnh ềnh nằm đó từ khi tôi mới chào đời, chẳng cần biết nó đã được xây dựng lên như thế nào mà cứ coi sự có mặt của nó như một sự hiển nhiên, chỉ đến khi lớn lên, biết đọc biết viết thì mới biết thêm chút ít về nguồn gốc lịch sử của nó. Ngày đó, quanh khu vực các mố cầu Long Biên còn rộng lắm, bên phải cầu, qua khỏi đê sông Hồng ngăn nước vào HN là sân vận động Long Biên, một ngôi nhà mái ngói rất to là nơi thi đấu những môn thể dục dụng cụ, một sân bóng đá quay ngang vuông góc với cầu Long Biên với 2 cột gôn đúng kích cỡ tiêu chuẩn "Quốc tế" nhưng chẳng bao giờ thấy có lưới cả, sân bóng thì chẳng có đường biên kẻ vẽ gì dáo, toàn đất và lấy hàng rào khán giả làm ranh giới của các chiều sân, đi xa ra nữa góc bên phải hàng rào là trường bắn, nơi cho các xạ thủ bắn súng tập bắn mũi súng quay ra hướng sông Hồng, phía cuối có 1 bức tường xây khá dày và to, cỏ cây luôn mọc lút đầu người, khi đó chúng tôi còn nhỏ nên nhìn nó có cái gì bí hiểm lắm, sợ lắm, đứa nọ dọa đứa kia đây là nơi xử bắn những người phạm tội và chắc sẽ có nhiều ma, giữa ban ngày cũng có ma hiện hình ở đó. Thế là chẳng có đứa nào dám lội vào đó mà "khám phá" cả. Từ đây đi ra sát mép nước sông Hồng còn xa lắm, người ta còn trồng rất nhiều hoa màu ở đó theo mùa, lúc súp lơ rau bắp cải, lúc bí ngô và cả cây ngô đồng nữa. Bên trái của sân bóng đá nằm ngang ấy, phía sau cột gôn có bức tường đứng trơ trọi ở đó, nó là nơi các cầu thủ tập luyện đá bóng đúng vị trí họ muốn, từ đây ra đến sát chân cầu Long Biên đất luôn lồi lõm cỏ cây mọc lút tới đầu gối. Khoảng năm 1971-1972 gì đó thì bên trái cầu Long Biên người ta cho san lấp làm thêm 1 cái sân đá bóng nữa, gọi là sân Long Biên B, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn thì lại thấy họ cuốc lên để trồng hoa màu. Từ cái sân Long Biên này đã trưởng thành rất nhiều thế hệ cầu thủ trong đội tuyển bóng đá VN một thời, tất nhiên là cũng có vô khối "cầu thủ" của bóng đá đường phố cũng "trưởng thành" từ đây.

 Lứa chúng tôi cũng không ngoại lệ là yêu thích thể thao như bao lớp thanh niên HN khác, cũng đá bóng, nghịch ngợm và cả phá phách nữa. Những tháng nghỉ hè cũng ôm bóng véc xi ra sân Long Biên "thi đấu" với nhau, kể cả giữa buổi trưa nắng gắt vẫn "hăng hái" luyện tập thể thao, nhiều thằng bị bố mẹ đánh cho "ốm đòn" vì tội ham mê thể thao quá đà. Tuy nhiên, lứa chúng tôi cùng phố với nhau thì chẳng ai quên được một kỷ niệm đáng nhớ này, lâu lâu gặp nhau vẫn nhắc lại chuyện xưa, của cái tuổi nhỏ dại, nghịch ngơm, phá phách đến là "ngu dốt" ấy. Grin

 Cũng trưa hôm đó, chúng tôi rủ nhau đi đó bóng tại sân Long Biên, trời nắng quá, đá bóng một lúc thì thằng nào cũng há hốc mồm ra vì nóng, mấy bà già bán nước ngồi dưới mái hiên nhìn chúng tôi mà lắc đầu ngán ngẩm, chẳng biết lũ con nhà ai mà dại thế, nóng bức thế này mà vẫn còn đá bóng được. Chúng tôi quyết định không đá bóng nữa mà đi tắm sông Hồng, đi bơi sông cho nó mát. Thế là cả bọn kéo nhau đi ra hướng mép sông sát với chân cầu Long Biên, vài đứa cõng cả em nó theo, có đứa chỉ 2 3 tuổi thôi, lố nhố có tới gần 20 thằng lớn bé tất cả chứ không ít.

 Cạnh chân cầu ở sát mép sông lúc đó người ta đang làm gì đó với rất nhiều đá hộc được chuyển từ dưới sông lên bờ, một đường ray như tầu hỏa với cái xe goòng 4 bánh bằng sắt nằm trên đường ray, một trạm điện tạm thời với cái cầu dao điện to tướng, một cái mô tơ cũng to và một cái mỏ neo sắt cắm ngập xuống đất đến 1/3 chỏng chơ nằm đó, đường ray thì lúc đi trên mặt cát, lúc vượt qua hố cát đã khai thác nên phải dùng cột gỗ chống đứng cả hệ thống đường ray đoạn đó lên. Một công trường, bãi tập kết vật liệu xây dựng từ dưới sà lan lên bờ và điều quan trọng là nó chẳng có ai trông nom bảo vệ cả. Chúng tôi hò reo sung sướng vì đã có cái để nghịch và phá phách, bên trên cầu Long Biên, ô tô và xe đạp vẫn qua cầu rầm rầm và chẳng ai để ý đến đám trẻ con chúng tôi đang chuẩn bị 1 cuộc "phiêu lưu" mới.

 Phải nói là đám trẻ con chúng tôi lúc đó thông minh lắm, nhìn lướt qua là biết ngay nguyên lý và cấu tạo của hệ thống vận chuyển công nghiệp này rồi, đá sẽ được chuyển lên cái xe goòng nằm sát mép sông, sau đó người điều khiển sẽ đóng cầu dao điện 3 pha cho mô tơ chạy và kéo cả cái xe goòng đá ấy ngược lên dốc, khi muốn dừng, họ sẽ cắt cầu dao điện và cài phanh giữ chặt dây cáp cho chiếc xe goòng khỏi trôi lùi, họ sẽ cho bốc đá xuống và cho goòng lùi lại mép nước để bắt đầu thêm chuyến đá nữa, đỡ tốn sức mang vác đá từ dưới sông lên rất xa bờ. Chúng tôi tận dụng nó làm những chuyến tầu hỏa phục vụ cho các trò chơi của mình, chỉ có điều là không dám sờ mó vào cầu dao điện, nhỡ nó giật cho một phát thì cháy đen thui à, vì thế sẽ là nhả phanh cho gồng trôi từ từ, cắt cử 1 thằng ngồi điều khiển phanh, khi kéo goòng lên lại thì dùng sức đẩy goòng ngược lên. Vậy là trò chơi đi tầu hỏa xuống sông Hồng của chúng tôi cũng bắt đầu với sự nhất trí cao tới gần đủ 100% "lá phiếu", tất nhiên là trừ mấy đứa em còn bé tý ra.

 Để cho chắc ăn, chuyến đầu tiên cử ra những tay nhanh nhẹn, liều lĩnh một chút đi trước, nếu có điều gì còn kịp nhảy ra, chuyến tàu đầu bon bon rất ngon lành dưới sự điều khiển của 1 tay con nhà gò thùng chậu tôn nhà ở đầu phố, chúng tôi hè nhau đẩy goòng lên để đi chuyến thứ 2 và lúc này mới bắt đầu những sai sót kỹ thuật, khi goòng đã lên cao tít trên thì lấy đá chèn bánh goòng lại, cho tất cả leo lên goòng ngồi, những đứa em bé thì thằng anh nó phải ngồi giữ em mình ở giữa, còn lại đứng ngồi chung quanh goòng, thằng điều khiển chuyến "tàu hỏa" trước sợ kém miếng khó chịu nên bỏ cả "nhiệm vụ" để leo lên goòng bàn giao lại cho thằng khác điều khiển, tôi và 1 thằng nữa được giao nhiệm vụ "tháo phanh", tức là dỡ 2 viên đá chặn bánh xe goòng cho tàu chuyển bánh, chẳng thằng nào để ý đến cuộn dây cáp bị đẩy goòng ngược lên dồn cả một đống nằm kia chứ nó không cuộn lại để mà nhả phanh từ từ. Tôi được phân công lấy hòn đá chèn bánh xe ra, đập mấy phát thì hòn đá mới tuột khỏi đường ray chặn bánh, lúc đầu cái xe goòng nó còn trôi từ từ, nhưng khi đã có đà đổ dốc thì nó bắt đầu lao mỗi lúc nhanh hơn, cả bọn ở trên xe bắt đầu thấy hoảng và hò hét thằng điều khiển phanh giảm tốc cái xe goòng lại, thằng điều khiển thì chẳng biết hãm tốc độ bằng cách nào bởi đám dây cáp là một đống dây tự do không bị mô tơ khống chế dây cáp theo ý người điều khiển. Bắt đầu lác đác có thằng nhảy vội ra khỏi xe goòng rơi xuống những đống cát, có đứa hoảng quá lao cả xuống hố cát, có đứa do nhảy vội lên lao cả vào những đống đá xếp dọc đường ray, mấy đứa có em nhỏ cũng ôm theo cả em nó mà lao ra khỏi xe goòng. Chiếc xe goòng lao với vận tốc lớn về cuối đường ray mép sông, đâm đổ mấy bao cát chặn hạn chế hành trình và cả chiếc xe goòng ấy lao thẳng xuống sông Hồng chìm mất dạng.

 Lúc này thì tiếng kêu khóc bắt đầu nổi lên, đứa sứt đầu mẻ trán, đứa xây xước người ngợm, mặt mũi, 2 đứa bị gẫy tay và mấy đứa em còn nhỏ thì khóc lặng đi vì hoảng sợ, cũng may mấy đứa nhỏ chẳng đứa nào bị làm sao mặc dù các anh nó ôm nhảy khỏi xe goòng ấy sau cùng. Chuyện ầm ỹ phố tôi một thời vì 2 thằng gẫy tay, cũng từ đó phụ huynh cấm tiệt bọn chúng tôi không cho ra sân Long Biên đá bóng nữa. Song cũng chưa phải đã là hết, lứa chúng tôi vẫn "đóng góp" 2 thằng cùng phố "đầu quân" cho Hà Bá ở sông Hồng vì chuyện tắm sông chứ không ít.

 Ôi, một thời nghịch ngợm của tuổi thơ ở bãi Long Biên và sông Hồng. Nghịch dại, nghịch ngu không gì tả hết, ngày nay mỗi khi có dịp đi trên cầu Long Biên qua hướng Gia Lâm, thế nào tôi cũng đá mắt nhìn về đoạn giáp mép nước phía bên phải cầu mà tủm tỉm cười về một thời nghịch ngợm ở đây với hoài tưởng về chút kỷ niệm xe goòng năm xưa. Nhanh quá, thời gian trôi qua đã hơn 40 năm rồi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #278 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 10:49:52 pm »

Nhân kỷ niệm 35 năm Bắc biên vệ quốc kháng chiến, nhà cháu có ý kiến nhỏ như vầy:

Trong quan hệ bang giao Trung Việt từ thời phong kiến, không ít lần Bắc triều dùng những từ ngữ như " giảo trá" để nói về Nam triều ta. Tức là, bề ngoài thì vờ quy thuận nhưng bên trong thì ngấm ngầm tiếm nghịch, lừa dối Trung Hoa để dỹ hòa vy quý. Ví dụ như: “Người An Nam hung hãn hiếu chiến, vua chúa giảo trá nhất [...] tuy chầu cống xưng thần, nhưng tự làm hoàng đế trong nước, giống chuyện cũ Triệu Đà” (Hoàng Minh đại sự ký - Q.15).

Vậy thì trong những năm 1975- 1977, Nam triều ta không biết có những hành động nhún nhường, xoa dịu Bắc triều không? Tỷ như, hằng năm triều kiến, dùng lời ngon ngọt mà nịnh bợ thiên tử, quà cáp qua lại, ủng hộ lập trường của Trung Hoa trong quan hệ quốc tế, lên án chủ nghĩa xét lại của Nga Sô, tẩy chay lập trường của Tito xứ Nam Tư Lạp Phu,...Nhưng trong nước thì tự chủ, đừng để họ can thiệp vào, nuôi cái chí của Câu Tiễn. Trong lịch sử, nhiều vị anh hùng nước ta chả lạy chiếu thư, dùng lời lẽ đường mật mà xiểm nịnh Bắc triều đó sao.

Liệu vậy có thể tránh được binh đao khói lửa không?

"Kính thấy Hoàng đê bệ hạ, trời che đất chở, nhật chiếu nguyệt soi. Tựa biển chừa, tựa xuân sinh, lượng bao dung gồm cả như may đi, như mưa rắc, ân cởi mở khắp tràn. Tất tôn tiền vương mà chọn kẻ nối thờ; tất dựng diệt quốc mà nối dòng đã tuyệt. Tất như Hán Võ lấy việc bỏ Luân-đài mà nhận lỗi; tất như Đường Thái lấy việc đánh Cao-ly mà ăn năn. Lỗi thì xá, tội thì tha, lòng hiếu sinh rộng mở; binh được thôi, dân được nghỉ, việc yển vũ sớm bàn. Thực lòng quy thuận; hết sức tỏ trung. Dâng biểu xưng thần, dám nguyện hầu phiên trọn chức; sợ trời thở lớn, chỉ xin tiểu quốc hết thành. Thần kẻ dưới hèn mọn, xiết nỗi trông trời ngóng thánh, cảm kích lo sợ, dâng biểu kính tâu, tỏ lời trần tạ.” ( Biểu cầu phong của Lê Lợi )

"Còn việc Quang Bình đến Nhiệt Hà, gặp Hòa Thân, Phúc Trường An ở ban chầu, cuống cuồng quỳ nửa gối, thì không ai không thấy. Thói tục Mãn châu này là cái lễ kẻ hèn thờ người sang. Không dám trái lễ với đại thần của Trung triều, ra cái vẻ xiểm nịnh thô bỉ này, đủ biết họ không gì không làm. Vua tôi Quang Bình đều mặc áo mũ Mãn châu. Có người nói Quang Bình đích thân xin được cạo tóc, hoàng đế không cho, chỉ ban cho áo mũ, cởi búi tóc mà bện lại."(Loan Dương Lục- mô tả Vua Quang Trung (giả) triều kiến Bắc triều)
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Hai, 2014, 11:04:08 pm gửi bởi spirou » Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #279 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 09:51:50 am »

Nhân kỷ niệm 35 năm Bắc biên vệ quốc kháng chiến, nhà cháu có ý kiến nhỏ như vầy:

Trong quan hệ bang giao Trung Việt từ thời phong kiến, không ít lần Bắc triều dùng những từ ngữ như " giảo trá" để nói về Nam triều ta. Tức là, bề ngoài thì vờ quy thuận nhưng bên trong thì ngấm ngầm tiếm nghịch, lừa dối Trung Hoa để dỹ hòa vy quý. Ví dụ như: “Người An Nam hung hãn hiếu chiến, vua chúa giảo trá nhất [...] tuy chầu cống xưng thần, nhưng tự làm hoàng đế trong nước, giống chuyện cũ Triệu Đà” (Hoàng Minh đại sự ký - Q.15).

Vậy thì trong những năm 1975- 1977, Nam triều ta không biết có những hành động nhún nhường, xoa dịu Bắc triều không? Tỷ như, hằng năm triều kiến, dùng lời ngon ngọt mà nịnh bợ thiên tử, quà cáp qua lại, ủng hộ lập trường của Trung Hoa trong quan hệ quốc tế, lên án chủ nghĩa xét lại của Nga Sô, tẩy chay lập trường của Tito xứ Nam Tư Lạp Phu,...Nhưng trong nước thì tự chủ, đừng để họ can thiệp vào, nuôi cái chí của Câu Tiễn. Trong lịch sử, nhiều vị anh hùng nước ta chả lạy chiếu thư, dùng lời lẽ đường mật mà xiểm nịnh Bắc triều đó sao.

Liệu vậy có thể tránh được binh đao khói lửa không?

"Kính thấy Hoàng đê bệ hạ, trời che đất chở, nhật chiếu nguyệt soi. Tựa biển chừa, tựa xuân sinh, lượng bao dung gồm cả như may đi, như mưa rắc, ân cởi mở khắp tràn. Tất tôn tiền vương mà chọn kẻ nối thờ; tất dựng diệt quốc mà nối dòng đã tuyệt. Tất như Hán Võ lấy việc bỏ Luân-đài mà nhận lỗi; tất như Đường Thái lấy việc đánh Cao-ly mà ăn năn. Lỗi thì xá, tội thì tha, lòng hiếu sinh rộng mở; binh được thôi, dân được nghỉ, việc yển vũ sớm bàn. Thực lòng quy thuận; hết sức tỏ trung. Dâng biểu xưng thần, dám nguyện hầu phiên trọn chức; sợ trời thở lớn, chỉ xin tiểu quốc hết thành. Thần kẻ dưới hèn mọn, xiết nỗi trông trời ngóng thánh, cảm kích lo sợ, dâng biểu kính tâu, tỏ lời trần tạ.” ( Biểu cầu phong của Lê Lợi )

"Còn việc Quang Bình đến Nhiệt Hà, gặp Hòa Thân, Phúc Trường An ở ban chầu, cuống cuồng quỳ nửa gối, thì không ai không thấy. Thói tục Mãn châu này là cái lễ kẻ hèn thờ người sang. Không dám trái lễ với đại thần của Trung triều, ra cái vẻ xiểm nịnh thô bỉ này, đủ biết họ không gì không làm. Vua tôi Quang Bình đều mặc áo mũ Mãn châu. Có người nói Quang Bình đích thân xin được cạo tóc, hoàng đế không cho, chỉ ban cho áo mũ, cởi búi tóc mà bện lại."(Loan Dương Lục- mô tả Vua Quang Trung (giả) triều kiến Bắc triều)


 Tôi chả hiểu bác nói chuyện gì và nói cái gì ở đây để làm cái gì nhỉ .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM