Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:04:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán chè chén 5 xu, kẹo dồi kẹo lạc... 4  (Đọc 180038 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #240 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2014, 11:21:01 pm »



Bên phố Văn Miếu, công an liên tục đi dẹp các "ông đồ" hoạt động... không phép.
(Ảnh và chú thích trên báo Giao thông vận tải)

Sang năm Đào lại nở,
Văn Miếu vắng Ông Đồ.
Cũng chỉ vì không phép
Nên Ông đành...chạy sô.

Mượn ý thơ cụ Vũ Đình LiênSmiley
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #241 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2014, 12:23:56 am »

 Chuyện các ông Đồ. Grin

 Ông đồ bụng có ít chữ Nho, thế là bày đặt chuyện đi CHO CHỮ thiên hạ, cho chữ để thể hiện ta đây thanh bạch, không bon chen đến tiền bạc của đời sống tầm thường, thể hiện ta đây cao đạo của người học rộng hiểu cao và không BÁN CHỮ mà là cho, giọng của người kể cả, bề trên.

 Đúng là các ông đồ cho chữ thật, nhưng ngược lại là họ lại BÁN GIẤY, giấy họ bán thì đắt "lòi mắt" ra so với giá thành thật sự của tờ giấy. Nhưng nếu bảo họ bán chữ thì họ không nhận "danh hiệu" ấy mà họ chỉ chấp nhận cho chữ nhưng bán giấy với giá cắt cổ. Dân ta thì cũng dễ bị "lòe" bởi từ cho chữ rất "khệnh khạng" ấy nên dễ chấp nhận từ đi XIN CHỮ. Chả ai nói là đi mua chữ cả mà toàn dùng từ đi xin. Xin xỏ quái gì khi phải bỏ tiền ra, cho chiếc đếch gì mà lại lấy tiền của người ta.

 Nếu thật sự trên đời này có ông Đồ nào cho không chữ, bác nào biết ông Đồ đó ở đâu thì chỉ cho BY biết với nhé. Nhiều thì không dám nói chứ khoảng 5kg giấy báo cũ, BY ôm tới XIN CHỮ cho mà viết nhòe. Grin

 Dù sao thì năm nay vắng bóng các ông Đồ ngồi quanh vỉa hè Văn Miếu Quốc Tử Giám cho chữ cũng làm mất đi chút nét Xuân của HN. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #242 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2014, 01:04:55 am »

Chuyện các ông Đồ. Grin


Ngày Tết, nói chuyện Ông Đồ là...hợp nhẽ, phải không ạ. Grin

Chuyện xưa kể rằng, nhiều Ông Đồ cao ngạo tới mức đi trên đường, khăn xếp lỡ tuột rơi xuống đất thì ông ta vẫn thẳng đường tiến bước. Không thèm cúi xuống lấy lại.
Và còn vô khối chuyện hài hước khác nữa. Cho nên Thiên hạ mới có từ Đồ gàn. Grin

Còn chuyện xin chữ, từ xưa dân ta vẫn dùng từ xin chữ. Nhà giàu biện yến gạo, con gà. Nhà nghèo cũng phải có đĩa trầu cau, nải chuối. Chữ của Thánh hiền mà lại! Cheesy
Thời hiện đại, quy ra tiền ráo! Gọn nhẹ, đỡ lôi thôi!
Tôi thấy đây cũng là 1 nét Xuân, chứ bản thân chưa xin chữ (mua giấy) bao giờ. Nhưng vẫn động viên F1 khi chúng chuẩn bị cho kỳ thi ĐH. Vừa là nét văn hóa dân tộc, vừa khích lệ tinh thần, kiểu khi xưa ta viết quyết tâm thư trước khi đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trọng nào đó. Grin

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #243 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2014, 12:19:23 pm »

Có bài hay về Tết trên blog của bác VTN, nhân dịp Tết đến Xuân về, dẫn link cho các bác đọc:
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/01/xuan-dieu-va-loi-e-nghi-hay-gia-tu.html



Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #244 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2014, 03:43:13 pm »

Chào các bác !
Như vậy là còn 4 ngày nữa là đến tết Giáp ngọ -2014 . Vậy kính chúc các bác vạn sự như ý trong năm tới .

Sẵn việc nói về vấn đề " cho " chữ của các ông Đồ có từ thời phong kiến trước 1945 tại Hà nội và kéo dài cho đến nay ,tôi xin tâm sự vài điều  .

Trước CMT8 năm 1945 nước ta thuộc loại chế độ phong kiến nửa thực dân do vua chúa và Pháp cai trị . Thực dân đã dùng chính sách ngu dân để dễ cai trị ,theo thống kê sau CMT8 97% DÂN TA là mù chữ .

Vậy tết đến người dân muốn treo trong nhà câu đối đỏ và trên bàn thờ phải có bánh trưng xanh là rất chính đáng .

CÁC câu đối (câu liễn ) này thường là cầu chúc cho gia chủ làm ăn phát tài ,gặp nhiều may mắn ,nếu không thì thăng quan tiến chức , con cháu hiếu thảo sinh sôi đày nhà ...vv ...
Vậy là người ta lại mượn đến thày đồ viết hộ -hẳn nhiên là phải thù lao cho thày cao .vì việc lễ nghĩa tết nhất không ai dám nề hà . Lúc ấy máy in màu chưa có ,để in được chữ PHÚC -LỘC -THỌ xanh đỏ tím vàng là cả một vấn đề . Khác ngày nay máy in màu giải quyết chuyện ấy trong 5 phút ,với giá rẻ mạt .

Ngày xưa nước ta dùng chữ Hán ,việc học chữ Tàu khó hơn học chữ Quốc ngữ hiện tại nhiều ,nên việc nhớ mặt chữ Hán mỗi người mỗi khác ,hay nói cách khác là rất bập bõm ,mỗi người mỗi kiến thức khác nhau .
ví dụ : những chữ dễ như : chữ NHẪN , chữ ĐỨC ,chữ HIẾU .... thường dùng thì hầu như thày đồ nào cũng biết ,nhưng chỉ cần những chữ hơi khó là có sự sai xảy ra . ví như chữ KIM (nghĩa của nó là thời nay ) thì người ta viết thành chữ CÁI KIM may vá . chữ Trung (trong trung quân ái quốc ) thì người ta viết thành chữ trung trong : trung -thượng -hạ . vô số sai ,vô vàn sai ,và các thày đồ ra sức cãi vã với nhau ,người nào cũng tự cho mình đúng . chưa tính có thày đồ đang trong quá trình viết một lá thư hay bài luận văn ,vì bí chữ để diễn tả ,liền dùng chự NÔM của VN chèn vào ,làm ngược đọc mù tịt .( chữ nôm là của VN được hình thành trên cơ sở chữ Hán NHƯNG thêm râu ,thêm ria vào và nói là chữ của VN - nay người ta đã dẹp bỏ vì lai căng và quá khó ) .

Vậy từ xa xưa cho đến nay ,các thày đồ nho cho chữ,hoặc bán chữ đã xảy ra vô số sai sót - nhưng những người thụ hưởng nào hay biết .

Thày đồ dạy học chính thống được nhà nước phong kiến thừa nhận còn sai chữ nhiều , huống chi mấy anh thanh niên học bập bẹ tiếng HOA VIẾT ĐƯỢC MẤY CHỮ CŨNG  giả thày đô kiếm ăn .

.

Tôi cũng là người bán chữ Hán CỦA NHỮNG NGÀY HÔM NAY . nhưng bán chữ khắc trên mọi chất liệu : đồng ,đá , mê ka ,giấy ,inox ,sắt thép ..... Tất cả đều nhờ tới máy móc hiện đại ,mình tôi xử lý rốt ráo . Riêng phần chữ Hán phải hợp tác với những người HOA ở CHỢ LỚN .  Yếu tố con người biết mặt chữ không chưa đủ . cần kết hợp với các phần mềm vi tính về phông chữ Tàu để định dạng chữ viết đúng nghĩa hay sai nghĩa ,hoặc sai chính tả .

Một câu đối viết tay như hình dưới có khoảng 18 chữ thì qua tay tôi ,cùng chuyên gia và máy vi tính phân loại ra 3 chữ viết sai chính tả .


Logged

nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #245 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2014, 11:07:01 am »

Năm mới chúc quán chè chén luôn đắt khách và đông vui hơn.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #246 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2014, 08:11:40 pm »

   Trên em cũng có người Tết đến đi bán chữ này các bác, tuy nhiên họ viết ra hẳn chữ Việt, chứ không phải chữ Hán, em cũng thích thể loại này, đơn giản là đọc được !  Grin

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #247 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2014, 08:51:57 pm »


Người Việt dùng "hàng" Việt...Hơn nữa Tác ra Tác, Tộ ra Tộ. Chắc ăn, Linh quany nhể. Grin Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #248 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2014, 09:40:02 pm »

   Phố ông Đồ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám HN ngày mồng 1 Tết xuân Giáp Ngọ.



Logged

Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #249 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2014, 09:54:11 pm »


Người Việt dùng "hàng" Việt...Hơn nữa Tác ra Tác, Tộ ra Tộ. Chắc ăn, Linh quany nhể. Grin Grin

    Bác Tuanb5 nói chí phải ạ ! Nói chung cứ phải ăn chắc, cứ chơi vào loại " văn thì dai như chão, chữ loằng ngoằng như dây thừng " chỉ cho sang, chứ không hiểu mọi người cười chết !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM