Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:07:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh và hòa bình  (Đọc 273662 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #570 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 04:06:51 pm »

Phần XI
Chương - 25

Vào khoảng gần bốn giờ trưa, quân đội của Mura tiến vào Moskva. Đi trước là một chi đội phiêu kỵ Vurtemberg, và tiếp theo là đích thân "quốc vương thành Napoli"(1) cưỡi ngựa cùng đi với một đoàn tuỳ giá rất đông.

Vào khoảng giữa Arbat, gần Lilolai Yaivlenny, Mura dừng lại chờ tin tức của đạo tiến quân loan tin báo về tình hình của thành "Kremlin".
   
Một tốp người gồm những cư dân ở lại Moskva tụ tập lại xung quanh Mura. Mọi người đều rụt rè và ngỡ ngàng ngắm nghía ông chỉ huy kỳ quặc để tóc dài, quân phục thêu thùa đầy những kim tuyến, mũ cắm đầy những lông chim.

- Thế nào, Sa hoàng của họ đấy à? Trông cũng bảnh đấy chứ! - Trong đám đông có tiếng nói khẽ.
     
Một viên thông ngôn cưỡi ngựa lại gần. Trong đám đông có tiếng giục nhanh:

- Cất mũ đi. Cất.
   
Viên thông ngôn hỏi một người gác cổng già, xem từ đây đến thành Kreml có còn xa không? Lão gác cổng nghe cái giọng Ba Lan lạ tai quá, không nhận ra rằng đó là tiếng Nga không hiểu viên thông ngôn muốn nói gì, và lẩn ra sau lưng mấy người khác.
     
Mura cho ngựa bước lại gần viên thông ngôn, và bỗng có tiếng người cùng trả lời một lúc. Một viên sĩ quan Pháp từ đạo tiến quân trở lại báo với Mura rằng cổng thành đã đóng và hình như có quân mai phục bên trong.

- Được! - Mura nói, đoạn quay về phía một sĩ quan trong đoàn tuỳ tùng, ra lệnh đem bốn khẩu khinh pháo bắn vào cổng thành.

Đội pháo binh từ đạo quân đi sau Mura tiến ra vào đoàn xe kéo pháo chạy dọc theo phố Arbat. Đi đến cuối phố Vorevienka, đội pháo binh dừng lại và xếp thành thế trận trên quảng trường.

Mấy viên sĩ quan Pháp cho bố trí các khẩu đại bác và bắc ống nhòm nhìn vào thành Kreml.

Trong thành bỗng vẳng ra tiếng chuông nguyện buổi chiều. Hồi chuông làm cho quan Pháp hoang mang lo
lắng. Họ tưởng là hồi chuông báo động kêu gọi dân chúng cầm vũ khí chạy về phía cổng Kutafiev. Cổng này có chống thêm những khúc gỗ và những tấm ván. Người sĩ quan vừa dẫn đội bộ binh chạy lại phía cổng thì từ phía trong cổng nổ ra hai phát súng trường. Viên tướng đứng cạnh bốn khẩu pháo liền ra lệnh cho viên sĩ quan dẫn tốp lính chạy lùi lại.
     
Trong cổng còn nghe thêm ba tiếng súng nổ. Một phát súng trường bắn trúng chân một người lính Pháp, phía sau đống gỗ ván chống ở cạnh cổng bỗng vang lên mấy tiếng reo kì lạ của một nhóm người không đông lắm. Vẻ vui tươi và điềm tĩnh trên gương mặt tên tướng Pháp, các sĩ quan và binh lính Pháp, bỗng cùng một lúc, răm rắp như một mệnh lệnh nhường chỗ cho một vẻ mặt đăm chiêu biểu lộ tinh thần sẵn sàng chiến đấu và chịu đựng đau khổ. Đối với họ, kể từ viên thống soái cho đến người lính thường chỗ này không phải là Vozdvizenka, Mokhovaya, Kutuafia hay là cửa ô Troixki mà là một địa điểm mới của chiến trường mới, nơi có, lẽ sắp xảy ra một chận huyết chiến. Và mọi người đều chuẩn bị bước vào trận chiến đấu này: những tiếng reo trong cổng đã im bặt. Bốn khẩu pháo đã được đẩy tới. Mấy người pháo binh thổi cho bùi nhùi cháy to lên.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #571 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 04:07:25 pm »

Viên sĩ quan hô to: "Bắn!" và hai tiếng đạn rít kế tiếp nhau. Loạt đạn ria vỗ đôm đốp vào nền đá và đống gỗ ván ở cổng thành; và hai đám khói lớn từ quảng trường bốc lên.
     
Tiếng vang của loạt đạn từ bức thành đá của điện Kremli dội ra im đi được một lát thì trên đầu quân Pháp bỗng nghe có một âm thanh kỳ lạ. Một đám quạ đông hàng nghìn con bay lên lượn vòng trên thành, kêu quang quác và vỗ cánh rào rào. Đồng thời từ cánh cổng vang lên một tiếng cười thét đơn độc và từ sau làn khói hiện ra một bóng người mặc kaftan không đội mũ. Người đó cầm một khẩu súng chĩa vào quân Pháp.
Bắng viên sĩ quan pháo binh lại hô và một phát súng trường cùng hai phát đại bác cùng nổ vào một lúc. Khói lại phủ kín cổng thành.
   
Sau đống gỗ ván không thấy động đậy gì nữa và đám quân lình và sĩ quan Pháp lại gần cổng. Trước cổng thành có ba người bị thương và bốn người chết nằm ngổn ngang. Hai người mặc áo kaftan chạy dọc theo bức thành, về phía Znamenka.

Viên sĩ quan chỉ đống gỗ và mấy xác chết, nói:

- Hốt đi!
   
Quân Pháp bắn mấy người bị thương cho chết hẳn và quăng xác qua tường. Những người ấy là ai, thì chẳng có người nào biết.
   
Người ta chỉ có: "Hốt đi!" rồi quẳng đi; về sau họ lại được mang đi lần nữa, cho khỏi thối. Chỉ có một mình Tyer dành cho vong hồn họ mấy dòng chữ bao hàm nhiều ý nghĩa:
     
"Những kẻ khốn nạn ấy đã xông vào thành Kreml thần thánh kiếm được mấy khẩu súng trong kho vũ khí và bắn (cái quân khốn nạn) vào người Pháp. Người ta đã chém chết mấy tên và quét sạch chúng ra khỏi điện Kremli".
     
Họ báo cáo với Mura là đường vào thành đã mở. Quân Pháp tiến vào cổng thành và bắt đầu đóng thành doanh trại ở quảng trường nguyên lão viện. Quân lính vứt ghế ra cửa sổ nguyên lão viện để nhóm bếp.
     
Những đội quân khác kéo qua điện Kreml và chia nhau hạ trại ở Mozaixeyka, Lebianka, Tverkaya, Nikolxkaya. Chẳng có nơi nào còn chủ nhà nữa nên quân Pháp không đóng như khi trú quân ở nhà dân, mà lại đóng thành một doanh trại dải rộng ra trong thành phố.
   
Mặc dầu rách rưới đói khát, mệt lả và chỉ còn được một phần ba quân số cũ, quân Pháp vẫn tiến vào Moskva thành đội ngũ chỉnh tề.
       
Đó là một quân đội đã mỏi mệt, kiệt quệ nhưng vẫn là một quân đội thiện chiến hùng mạnh. Nhưng chỉ còn là một quân đội cho tới khi các đơn vị phân tán ở rải rác trong các khu phố: quân lính vừa chia nhau vào ở các toà nhà trống trải và sang trọng trong thành thì quân đội đã vĩnh viễn mất đi, và thay vào đó là một thứ gì chẳng phải là dân, chẳng phải là lính, mà là một hạng trung gian, thường gọi là những kẻ đi hôi của. Năm tuần sau, khi chính những con người đó ra khỏi Moskva, thì họ không còn là một quân đội nữa. Đó là một đám người đi hôi của, trong đó ai nấy đều chở hay mang theo một đống đồ đạc mà họ cho là quý giá hay cần dùng. Mục đích của mỗi người khi ra khỏi Moskva không còn là chinh phục đất người như trước kia nữa, mà chỉ là làm sao giữ lại những của cải đã vớ được.
     
Giống như con khỉ thò tay vào hũ bốc được một nắm hạt dẻ rồi không rút tay ra được vì miệng hũ quá hẹp, nhưng vẫn không chịu thả hạt dẻ ra, cứ thế mà chịu chết, quân Pháp khi rút khỏi Moskva hẳn là cũng sẽ phải chết vì cứ cố mang theo những vật đã cướp được mà không thể nào bỏ những vật ấy lại, cũng như con khỉ không thể nào bỏ lại nắm hạt dẻ. Mười phút sau khi một trung đoàn Pháp tiến vào một khu phố nào đấy ở Moskva và đã không còn lại một người lính hay một sĩ quan nào nữa trong các khung cửa sổ có thể thấy thấp thoáng những con người mặc áo ca-pốt và đi ghệt, cười ha hả đi lang thang khắp các phòng; trong các gian chứa thức ăn và trong các hầm rượu cũng có những người như vậy đang tha hồ sử dụng các thứ lương thực; trong các sân cũng có những người như vậy đang mở và đập phá các cửa vựa thóc và tàu ngựa; trong các bếp họ nhóm lửa, xắn tay áo lên, luộc, nấu, rán, nhào bột, doạ nạt đàn bà trẻ con, trêu cho họ cười, vuốt ve họ. Và những người ấy thì dâu đâu cũng có rất nhiều, trong các cửa hiệu trong các nhà; nhưng quân đội thì không còn nữa.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #572 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2011, 04:08:22 pm »

Ngay hôm ấy các sĩ quan chỉ huy Pháp đã ra hết lệnh này đến lệnh nọ cấm các đơn vị không được phân tán trong thành phố, nghiêm cấm việc hành hung cư dân và trộm cắp của cải, ấn định ngay tối hôm ấy sẽ tổng kiểm điểm quân số; nhưng dù có tiến hành biện pháp gì đi nữa thì những con người mà trước đây đã từng làm thành một quân đội, đều vẫn cứ tràn dần ra khắp cái thành phố trống trải giàu có và lắm tiện nghi, lắm thức ăn uống này.
     
Moskva không còn dân cư nữa, và như nước thấm vào cát, quân lính bị hút sâu vào các phố phường từ điện Kreml là nơi họ vào trước tiên, toả ra bốn phía như những cánh sao, không gì cưỡng lại được. Mấy người lính kỵ mã vào nhà một người lái buôn còn nguyên đồ đạc, tầu ngựa rộng rãi thừa chỗ buộc ngựa, nhưng vẫn sang choán thêm ngôi nhà bên cạnh vì họ có cảm tưởng là nhà này còn tốt hơn nữa. Nhiều người chiếm đến ba bốn nhà, lấy phấn viết tên mình ở trước cổng, cãi cọ và thậm chí còn đánh nhau với đơn vị khác để tranh nhà. Chưa kịp dọn xong chỗ ở, quân lính đã chạy ra ngắm cảnh phố phường và khi nghe đồn là dân cư đã bỏ hết của cải lai, họ ùa nhau chạy đến những nơi nào có thể vớ được nhiều đồ vật quý giá. Các sỹ quan chỉ huy đi gọi quân lính trở về, cũng bất giác làm theo họ ở khu Karetny Riad có những cửa hàng đóng xe còn để lại rất nhiều xe cộ, thế là các tướng tá tấp nập kéo đến để chọn xe.
     
Những người dân còn ở lại mời các sỹ quan chỉ huy về nhà, mong dựa vào họ để khỏi bị quân lính cướp bóc. Của cải nhiều vô số tưởng chừng không sao kể xiết; quanh những nơi có quân Pháp đóng, đâu đâu cũng thấy còn những nơi chưa khám phá, chưa bị chiếm và quân Pháp cứ có cảm giác là những nơi ấy, lại còn có nhiều của cải hơn. Và Moskva nỗi lúc một hút sâu quân Pháp vào lòng. Khi đổ nước xuống đất khô, thì nước cũng biến mất, mà đất khô cũng không còn; khi một quân đội đói khát tiến vào một thành phố trù phú bị bỏ trống cũng vậy; quân đội cũng biến mất, mà thành phố trù phú cũng chẳng còn: chỉ còn lại rác rưởi, trộm cắp và hoả hoạn.
     
Người Pháp gán việc đốt cháy Moskva cho lòng ái quốc hung tàn và Raxtovsin; người Nga gán việc đó cho sự tham tàn dã man của quân Pháp. Thật ra không có và không thể có nguyên nhân nào gây nên vụ hoả hoạn Moskva, nếu hiểu nguyên nhân đây là phần trách nhiệm của một người hay một số người nào đó tới Moskva cháy là vì nó được đặt vào những điều kiện mà bất cứ thành phố nào làm bằng gỗ cũng phải cháy, bất luận trong thành phố đó có hay không có một trăm ba mươi cái vòi chữa cháy hạng tồi, Moskva tất phải cháy là vì dân cư đã đi hết. Nó cũng cháy một cách tất nhiên như một đống vỏ bào tất phải cháy nếu cứ có những tán lửa liên tiếp rơi xuống trong mấy ngày liền. Một thành phố làm bằng gỗ mà ngay khi các dân cư các chủ nhà còn ở lại và trong thành phố còn có một đội cảnh sát, hầu như ngày nào cũng có đám cháy, thì không thể nào không cháy khi trong thành phố không có dân ở nữa mà chỉ có những đội quân hút thuốc, lấy ghế của viện nguyên lão ra đun bếp trên quảng trường của viện, mỗi ngày hai lần thổi nấu. Vào thời bình, chỉ cần có những đơn vị bộ đội trú quân ở trong các làng thuộc một địa phương nhất định là số đám cháy trong địa phương ấy tăng lên. Thế thì khả năng xảy ra hoả hoạn còn tăng lên đến chừng nào khi một đội quân ngoại quốc đóng trong một thành phố bằng gỗ không dân? Cái lòng ái quốc hung tàn của Raxtovsin và sự tham tàn dã man của quân Pháp không hề dính dáng gì ở đây cả.

Moskva cháy là vì những tẩu thuốc, những cái bếp, những đống lửa, vì sự cẩu thả của quân lính địch, của những kẻ ở trong nhà nhưng không phải là chủ nhà. Và chăng dù có những kẻ cố tình đi đốt chăng nữa - điều này rát khó tin, vì chẳng có lý do gì để đốt nhà, và dù sao đốt nhà như vậy cũng là một công việc khó khăn và nguy hiểm, thì cũng không thể xem những người đó là nguyên nhân, bởi vì không có họ thì cơ sự cũng vẫn thế.
   
Dù người Pháp lấy làm thích thú buộc tội cho tính hung tàn của Raxtopsin, dù người Nga lấy làm thích thú buộc tội cho tên giặc Bonaparte, rồi về sau lại cho rằng bàn tay nhân đạo họ đã giơ ngọn đuốc anh hùng lên đốt cháy kinh đô, thì cũng không thể nào không thấy rằng vụ hỏa hoạn này không thể có một nguyên nhân trực tiếp như vậy, bởi vì thế nào rồi Moskva cũng phải cháy, như bất cứ làng nào, bất cứ nhà máy nào, bất cứ ngôi nhà nào mà các chủ nhà đã bỏ đi để cho người lạ vào làm chủ và tha hồ nấu nướng. Moskva đã bị dân đốt cháy, quả đúng như vậy; nhưng đây không phải là những người dân ở lại trong thành phố mà là những người dân đã bỏ đi.
     
Khi bị địch quân chiếm đóng, Moskva không còn nguyên vẹn được như Berlin, Viên và các thành phố khác, chỉ vì dân cư của nó không bưng bánh mỳ và muối(2), không mang chìa khóa(3) ra đón quân Pháp, mà lại bỏ thành phố ra đi.

=====================================================================

Chú thích:

(1) Mura

(2) Tượng trưng cho lòng mến khách (theo phong tục Nga)

(3) Chìa khóa tượng trưng của thành phố, để tỏ ra rằng thành phố mở cửa không chống cự.

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #573 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 06:38:54 pm »

Phần XI
Chương- 7 - 8

Elen hiểu rõ rằng theo quan điểm Giáo hội mà nói thì vấn đề này rất đơn giản và dễ giải quyết, nhưng sở dĩ những người chỉ đạo cho nàng làm khó dễ như vậy chỉ là vì họ lo sợ không biết rồi chính quyền thế tục(1) sẽ có thái độ như thế nào đối với việc này.
     
Cho nên Elen quyết định rằng cần phải chuẩn bị dư luận cho việc này mới xong. Nàng kiếm cách làm cho lão đại thần phát ghen lên và cũng nói với ông ta đúng như đã nói với nhân vật kia, nghĩa là nàng đặt câu đề thế nào để cho ông ta nói với nhân vật kia, nghĩa là nàng đặt vấn đề thế nào để cho ông ta thấy rằng chỉ còn cách cưới nàng làm vợ thì mới có thể có quyền đối với nàng được. Thoạt tiên nhân vật già này thấy nàng nói đến việc kết hôn trong khi chồng nàng hãy còn sống thì cũng lấy làm kinh ngạc không kém gì nhân vật trẻ kia; nhưng Elen có vẻ tin tưởng chắc chắn như bàn thạch rằng việc này cũng đơn giản và tự nhiên như việc một cô gái đi lấy chồng, nên ông ta cũng thấy xiêu lòng. Giá Elen có một dấu hiệu cỏn con nào tỏ ra lưỡng lự, ngượng ngùng hay e ấp, thì công chuyện của nàng chắc chắn là mười phần thất bại: nhưng chẳng những nàng không hề có lấy một dấu hiệu nào tỏ ra e ấp và ngượng ngùng, mà trái lại, nàng còn kể lại một cách ngây thơ, tự nhiên và hiền lành với các bạn thân (tức là tất cả thành phố Petersburg), rằng cả vị hoàng thân và vị đại thần đều ngỏ lời cầu hôn với nàng, rằng nàng yêu cả hai người và sợ mất lòng cả hai.
     
Lập tức có tin đồn lan ra khắp thành Petersburg - nhưng không phải là tin Elen muốn ly hôn với chồng (nếu như vậy thì đã có rất nhiều người phản đối cái ý định phi pháp này), mà lại là tin đồn trực tiếp rằng nàng Elen phong nhã và bất hạnh đang có điều phân vân khó xử là trong hai nhân vật kia không biết nên lấy ai bây giờ. Vấn đề bây giờ không còn là ở chỗ việc này hợp pháp đến mức nào, mà chỉ là ở chỗ đám nào hời hơn và triều đình sẽ nhìn nhận việc này ra sao. Quả tình cũng có một số người cố chấp không đủ năng lực để hiểu rõ vấn đề và cho rằng ý định này là một sự báng bổ đối với thể chế hôn nhân thiêng liêng; nhưng những người như thế thì rất ít, họ lại im lặng, còn số đông chỉ chú ý đến những vấn đề quay xung quanh cái hạnh phúc mà Elen đã tìm và chỉ băn khoăn cho nàng không biết chọn đám nào hơn. Còn về chuyện chồng còn sống mà bước đi bước nữa là tốt hay xấu, thì họ không nói đến, bởi vì vấn đề này hẳn là được giải quyết rồi đối với những người thông minh hơn anh và tôi (như người ta vẫn nói), và nếu tỏ ra hoài nghi về cách giải quyết vấn đề có tốt hay không thì nhỡ ra một cái có thể tỏ rằng mình ngu ngốc và không biết cách sống ở đời.
     
Chỉ có một mình bà Maria Dmitrievna mùa hè năm ấy về Petersburg để gặp một người con trai của bà, bà dám nói thẳng ý kiến của mình ra, một ý kiến trái ngược với công luận. Gặp Elen trong một cuộc khiêu vũ. Maria Dmitrievna, với cái cử chỉ dữ tợn quen thuộc, xắn hai ống tay áo rộng lên, đưa mắt nghiêm nghị nhìn nàng rồi bước ngang qua gian phòng bỏ đi.
   
Ở Petersburg, người ta có sợ Maria Dmitrievna thật, nhưng họ vẫn coi bà như một người ngược đời, nên trong những câu bà vừa nói ra họ chỉ chú ý đến cái danh từ tục tĩu kia mà họ thì thầm rỉ tai nhau, cho rằng tất cả cái phong vị mặn mà của câu nói chỉ bao gồm trong danh từ đó.
     
Công tước Vaxili gần đây đặc biệt hay quên những điều mình đã nói ra, cho nên hễ cứ gặp con gái là ông lại nhắc mãi đến hàng trăm lần, lần nào cũng chỉ có từng ấy chuyện:

- Elen ạ, tôi có một câu chuyện cần phải nói với cô, - Vông tước Vaxili kéo nàng ra một bên và kéo thấp tay nàng xuống. - Tôi có nghe phong phanh là cô có những dự định về, về việc gì thì cô cũng biết đấy, con yêu quý ạ, con cũng biết rằng lòng cha rất vui sướng khi được biết con… Con đã đau khổ quá nhiều… Nhưng, con ạ, con chỉ nên theo tiếng gọi của lòng con. Cha chỉ nói với con như vậy thôi! - Nói đoạn công tước Vaxili cố che giấu nỗi xúc động (lần nào nỗi xúc động của ông cũng y hệt như thế), áp má mình vào má cô con gái rồi bỏ đi.
       
Bilibin, bấy giờ vẫn nổi tiếng là con người thông minh nhất đời, và vốn là một người bạn vô tư khảng khái của Elen, một trong số những người bạn trai mà những người đàn bà đẹp thường vẫn có: hạng bạn trai không bao giờ có thể chuyển sang vai trò người yêu được. Một hôm nhân nói chuyện giữa một nhóm thân bằng cố hữu, ông ta giãi bày cho Elen rõ quan điểm của ông ta về việc này.

- Anh Bilibin ạ. (Elen bao giờ cũng gọi những người bạn thuộc hạng Bilibin bằng họ chứ không gọi tên riêng),
- Nàng đưa bàn tay trắng nõn đeo nhiều nhẫn khẽ chạm ống tay áo lễ phục của ông ta. - Anh hãy nói với lôi như nói với một người em gái nhé, bây giờ tôi phải làm thế nào? Trong hai người ấy nên chọn người nào?
     
Bilibin có làn da trên trán lại mỉm cười suy nghĩ một lát.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #574 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 06:40:12 pm »

- Đây chẳng phải là một câu hỏi đột ngột gì đối với tôi đâu chị ạ! - Bilibin nói - Với tư cách là một người bạn chân thành tôi đã suy nghĩ lại việc của chị rồi. Thế này nhé, nếu chị lấy ông hoàng thân (ý nói nhân vật trẻ tuổi) - ông ta gập một ngón tay lại, - thì chị mất hẳn cái khả năng lấy được ông kia, mà lại làm cho triều đình phật ý. (Chị cũng biết rằng ở đây có một mối liên hệ bà con thế nào đấy) Nhưng nếu chị lấy ông bá tước già, thế rồi về sau với tư cách là quả phụ của đại thần… vị hoàng thân kia lấy chị không còn là không môn đăng hộ đối nữa.
         
Nói đoạn Bilibin cho lớp da trán giãn ra.

- Như thế mới thật là một người bạn chân thành - Elen nói, vẻ mặt rạng rỡ, bàn tay lại giơ ra khẽ chạm vào ống tay áo Bilibin.
     
Nhưng khốn nỗi tôi yêu cả hai người, tôi không muốn làm cho họ buồn phiền. Tôi sẵn sàng dâng cả cuộc đời cuả tôi để cho cả hai người được hạnh phúc.
       
Bilibin nhún vai để tỏ ra rằng nỗi buồn phiền ấy thì đến như ông ta cũng không sao cứu chữa nổi.
   
"Thật là một người đàn bà cừ khôi! Như thế mới gọi là đặt vấn đề một cách dứt khoát. Ý cô ta muốn lấy cả ba người cùng một lúc hẳn" - Bilibin nghĩ thầm.

- Nhưng chị ạ, không biết chồng chị sẽ nhìn nhận việc này ra sao? - Bilibin nói; vì tiếng tăm ông ta đã vững chắc cho nên mới dám hỏi một câu ngây thơ như vậy mà không sợ mất uy tín trước mặt mọi người, - Liệu chồng chị có thuận không?

- Ồ! Anh ấy yêu tôi lắm cơ - Elen nói, chẳng hiểu tại sao nàng có cảm tưởng Piotr cũng yêu mình. - Vì tôi anh ấy sẽ làm bất cứ việc gì.

Bilibin co lớp da trán lại để báo hiệu rằng mình sắp nói một câu dí dỏm.

- Cả việc ly hôn nữa à? - Bilibin nói.

Elen cười.
       
Trong số những người dám hoài nghi tính chất hợp pháp của cuộc hôn nhân đang dự định có công tước phu nhân Kuraghina, tức mẹ Elen. Lòng ghen tị đối với con gái luôn luôn giày vò phu nhân mà bây giờ thì đối tượng ghen tị lại là một điều thiết thân nhất đối với lòng phu nhân, nên phu nhân không sao cam tâm để yên cho việc này tiến hành được. Bà đi hỏi ý kiến một vị linh mục Nga xem tôn giáo có cho phép ly hôn và tái giá trong khi chồng còn sống không. Vị linh mục trả lời rằng điều đó không thể được và bà rất đỗi vui mừng khi vị linh mục chỉ cho bà xem một đoạn Phúc âm nói hẳn ra rằng (ông ta có cảm tưởng như vậy) không thể nào tái giá khi chồng còn sống được.
     
Được vũ trang bằng những luận chứng mà bà ta cho là không sao bác bỏ được, một buổi sáng nọ công tước phu nhân vào phòng con gái thật sớm để có thể gặp nàng một mình.

Sau khi nghe những lời khuyên răn của mẹ, Elen mỉm một nụ cười dịu dàng mà ngạo nghễ.

- Nhưng mà trong kinh Thánh có dạy là ai lấy một người đàn bà ly hôn làm vợ. - công tước phu nhân nói.

- Ôi thôi, mẹ đừng nói nhảm nữa. Mẹ chả hiểu gì cả. Ở địa vị tôi có nhiều bổn phận phải làm - Elen nói, chuyển câu chuyện từ tiếng Nga sang tiếng Pháp, vì khi nói tiếng Nga nàng cứ có cảm tưởng là trong công việc của nàng có một cái gì không minh mạch.

- Nhưng cô bạn ạ….

- Ôi sao mẹ lại hiểu rằng Đức Thánh Cha người có quyền cho phép miễn…

Vừa lúc ấy tuỳ nữ ở với Elen vào gặp nàng để bảo rằng điện hạ đang ngồi ngoài phòng khách và mong được gặp nàng.

- Không, cô nói với điện hạ là tôi không muốn gặp, là tôi đang giận đức ông lắm, vì đức ông đã lỗi hẹn với tôi!
     
Ngay lúc ấy một người thanh niên tóc vàng, mặt dài, mũi cũng dài, bước vào nói:

- Thưa bá tước phu nhân, vạn tội, an xá!

Lão công tước phu nhân kính cẩn đứng dậy và nhún mình chào; người trẻ tuổi mới vào không chú ý gì đến bà cả. Công tước phu nhân gật đầu chào con gái và trang trọng đi ra cửa.

"Không, nó làm thế là phải, - lão công tước phu nhân nghĩ thầm: bây giờ tất cả các định kiến của bà ta đều đã sụp đổ trước sự xuất hiện của điện hạ. - Nó làm thế là phải; nhưng làm sao hồi còn trẻ ta lại không biết nhỉ, mà tuổi trẻ có bao giờ trử lại nữa đâu? Mà làm như thế lại đơn giản biết chừng nào", - công tước phu nhân tự nhủ khi bước lên xe.
       
Đến đầu tháng tám công việc của Elen đã quyết định xong xuôi đâu và đấy. Nàng liền viết thư có báo tin rằng nàng có ý định kết hôn với N.N., rằng nàng đã theo cái tôn giáo chân chính duy nhất, và yêu cầu chồng cũ liệu tất cả những việc cần thiết để làm trọn thủ tục ly hôn - người đưa thư này sẽ cho chàng biết rõ những điều cần thiết ấy.
     
"Đến đây tôi xin cầu nguyện Chúa đặt anh dưới sự che chở thần thánh và uy vũ của ngài. Bạn của anh. Elen".
     
Bức thư này được đưa đến nhà Piotr trong khi chàng đang ở trên chiến trường Borodino.

=============================================================

Chú thích:

(1) Tức chính phủ đối lập với giáo hội là chính quyền tinh thần

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #575 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 06:41:18 pm »

8.
   
Cuối trận Borodino, Piotr rời trận địa phận của Ratevxki chạy xuống lần thứ hai rồi cùng một toán binh sĩ dọc theo khe núi đi về phía Knyazkovo. Chàng đi ngang một trạm cứu thương, và khi trông thấy máu và nghe những tiếng kêu rên liền vội vã len vào đám lính đi xa hơn.
     
Bây giờ Piotr thiết tha mong muốn có một điều, là làm sao chóng thoát ra khỏi những ấn tượng khủng khiếp mà ngày hôm nay chàng đã trải qua, chóng trở lại với hoàn cảnh sinh hoạt bình thường, về phòng lăn ra ngủ một giấc cho yên. Chỉ trong hoàn cảnh sống bình thường, chàng mới cảm thấy mình có thể hiểu nổi bản thân mình và hiểu tất cả những điều mà chàng đã chứng kiến và thể hiện. Nhưng cái hoàn cảnh sinh hoạt bình thường ấy thì chẳng nơi nào có.

Tuy trên con đường chàng đang đi không có tiếng réo của đạn và trái phá nữa, nhưng khắp bốn phía quanh cảnh vẫn như trên bãi chiến trường. Vẫn những khuôn mặt ấy. Những khuôn mặt đau khổ, phờ phạc và đôi khi lại thản nhiên một cách kỳ dị, vẫn những vết máu ấy, những chiếc áo ca-pốt của binh sĩ ấy, những tiếng súng trường ấy, tuy nay nghe đã xa, nhưng vẫn làm cho người ta khiếp sợ: đã thế không khí lại nghẹt thở và bụi bặm.
     
Đi được khoảng ba dặm trên con đường cái Mozaisk, chàng ngồi xuống bên vệ đường.

Bóng hoàng hôn đã buông xuống mặt đất và tiếng gầm của đại bác đã ngớt, Piotr chống khuỷu tay nằm xuống. Chàng nằm như thế hồi lâu, đưa mắt nhìn theo những bóng đen đang lũ lượt kéo qua trước mặt chàng, trong đêm tối. Chàng cứ có cảm giác như một quả tạc đạn đang bay về phía chàng với một tiếng rú ghê rợn.  Chàng rùng mình ngồi dậy. Chàng không nhớ rõ chàng ngồi ở đây bao nhiêu lâu. Vào khoảng nửa đêm có ba người lính mang củi khô lại ngồi gần chỗ chàng và bắt đầu nhen lửa.
   
Họ lướt nhìn Piotr, đốt lửa và đặt một cái nồi trên bếp lửa, bẻ bánh mì khô bỏ vào cho thêm mấy miếng mỡ. Mùi thơm dễ chịu của món ăn béo bùi pha lẫn với mùi khói. Piotr nhổm dậy và thở dài. Ba người lính bắt đầu ăn, không hề chú ý đến Piotr; họ vừa ăn vừa nói chuyện. Bỗng một người trong ba người lính quay về phía
Piotr nói:

- Này, đằng ấy là người ở đâu thế hả? - Hẳn trong khi hỏi như vậy người lính muốn ngụ một điều mà Piotr cũng đang nghĩ đến: Nếu anh muốn ăn thì chúng tôi sẽ cho ăn, nhưng phải nói rõ xem anh có phải là người lương thiện không đã.

- Tôi, tôi ấy à?… Piotr nói; chàng cảm thấy cần phải hạ bớt cái địa vị xã hội của mình đi chừng nào hay chừng ấy, để cho mấy người lính thấy gần gũi và dễ hiểu mình hơn. - Thật tình tôi là một sĩ quan dân binh, nhưng đơn vị của tôi không có đây; tôi vừa đi dự trận và lạc mất đội ngũ.

- À ra thế! - Một người lính nói.

- Một người lính khác lắc đầu.

- Thôi được có đói thì ăn một ít. - Kavadas, người này nói đoạn lấy cái môi gỗ liếm cho sạch rồi đưa cho Piotr.
   
iotr đến ngồi bên đống lửa và bắt đầu ăn.  Trong khi chàng cúi lom khom trên cái nồi múc từng môi lớn ăn lấy ăn để hết môi này đến môi khác, ba người lính im lặng nhìn khuôn mặt của chàng chập chờn trong ánh lửa.

- Bây giờ đằng ấy cần đi đâu hả? Nói đi! - một trong ba người lính lại hỏi.

- Tôi đi Mozaisk.

- Thế đằng ấy là một ông lớn à?

- Phải.

- Tên là gì?

- Piotr Kirilovit.

- Ta đi đi, chúng tôi sẽ dẫn ông đi Mozaisk.
     
Gà đã gáy sáng khi họ đã đến Mozaisk và bắt đầu leo lên cái dốc dẫn vào thành phố, Piotr cùng đi với mấy người lính, quên bẵng đi rằng quán trọ của chàng ở dưới chân dốc chàng đã đi quá mất một quãng. Trong tâm trạng bàng hoàng như lúc bấy giờ, Piotr không thể nào nhớ ra được, nếu mà không gặp người mã phu của chàng ở giữa dốc; anh ta đi tìm chàng khắp cả thành phố và bây giờ đang trở về quán trọ. Người mã phu nhận ra Piotr nhờ trông thấy cái mũ của chàng trăng trắng nhờ nhờ trong đêm tối. Anh ta kêu lên:

- Bẩm ông lớn! Chà, thế mà chúng tôi đã tưởng không sao tìm ra nữa. làm sao ông lớn lại đi bộ? Ông lớn đi đâu nữa thế, xin mời ông lớn về quán trọ.

- Ờ nhỉ! - Piotr nói.
     
Ba người lính đứng lại.

- Thế nào, ông tìm ra đơn vị rồi đấy à? - Một người nói.

- Thôi, chào nhé! Chào ông Piotr Kirilovit, có đúng tên ông như thế không nhỉ? Chào Piotr Kirilovit nhé! Mấy người kia nói thêm.

- Chào các anh, - Piotr nói, rồi cùng người mã phu trở về quán trọ.
   
"Phải cho họ ít nhiều!" - Piotr nghĩ thầm, tay móc túi lấy ví tiền.
     
Nhưng có một tiếng nói nào đó ở bên trong nhủ chàng "Không, không nên."
     
Các phòng trọ đều đã có người thuê cả. Piotr đi ra sân, leo lên xe ngựa và trùm áo khoác lên đến đầu.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #576 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 06:42:38 pm »

Phần XI
Chương -9 - 10

Piotr vừa gối đầu lên chiếc nệm đã thấy mình bắt đầu thiêm thiếp ngủ, nhưng chợt bên tai chàng lại văng vẳng những tiếng súng đì đùng nghe rõ gần như thật, những tiếng rên la, những tiếng trái pháo nổ toác trên mặt đất, đâu đây lại phảng phất mùi máu và mùi thuốc súng, và một cảm giác kinh hãi, hoảng sợ chiếc cái chết lại tràn vào tâm hồn chàng. Chàng hoảng hốt mở mắt và ló đầu ra ngoài trước áo khoác. Trong sân mọi vật đều im lặng. Chỉ riêng ở cổng vào có một người cần vụ đang vừa nói chuyện với bác gác cổng vừa đi di lại lại, chân giẫm lép bép lên bùn. Phía trên đầu Piotr, dưới mái hiên lơp ván tối om, mấy con bồ câu thấy phía dưới có tiếng động sợ hãi xao xác lên một lúc. Khắp sân phảng phất cái mùi hăng hắc của những quán trọ, mùi rơm khô, mùi phân ngựa và mùi hắc ín, một khí vị thanh bình khiến lòng Piotr vui tươi trở lại. Giữa hai mái hiên tối sẫm hiện ra một mảng trời trong trẻo đầy sao.
   
"Tạ ơn thượng đế, bây giờ cảnh tượng đó không còn nữa rồi - Piotr nghĩ, và kéo áo trùm lên đầu như cũ. - Ôi ghê gớm thay sự sợ hãi của con người, và ta đã sợ hãi một cách thật là nhơ nhuốc? Còn họ… Họ thì từ đầu chí cuối luôn luôn vững dạ bình tâm…" - chàng tự nhủ. Họ đây là binh sĩ, là những người chiến đấu ở vị trí pháo binh, và cả những người đã cho chàng ăn, cả những người đã cầu nguyện trước bức tượng thánh. Họ, những con người xa lạ mà trước đây chàng không hề biết đến, trong tâm trí của chàng họ đã nổi bật hẳn lên tất cả những người khác.
   
Phải làm lính, phải trở thành một người lính, một người lính thường thôỉ, Piotr nghĩ trong khi chìm dần vào giấc ngủ. - Phải đem hết con người mình thâm nhập vào cuộc sống này, phải thấm nhuần những cái gì đã làm cho họ trở thành những con người như thế.
     
Nhưng làm sao cởi bỏ được tất cả những cái thừa thãi, những cái ma quái tất cả những gánh nặng của con người bề ngoài? Đã có thời lẽ ra ta có thể như vậy, ta có thể bỏ nhà trốn đi tuỳ ý. Sau trận đấu súng với Dolokhov họ có thể bắt ta đi lính. Và trong trí tưởng tượng của chàng lại thoáng hiện ra bữa yến hội ở câu lạc bộ, hôm chàng thách Dolokhov đấu súng, và hình ảnh của vị ân nhân ở Torzk. Và Piotr lại thấy hiện ra những gian phòng họp của hội. Buổi họp đó lại diễn ra trong câu lạc bộ Anh. Có một người nào quen thuộc, gần gũi và thân thiết đang ngồi ở cuối bàn. Thì chính là vị ân nhân đây rồi! "Nhưng ân nhân đã chết rồi kia mà? Piotr nghĩ bụng, - Phải, đã chết rồi, nhưng người sống mà ta không biết. Ta rất lấy làm đau xót rằng người đã chết và rất lấy làm mừng rằng người còn sống"! Một bên là bàn có Anatol, Dolokhov, Nezvixki, Denixov và những người khác cùng một giuộc với họ (trong giấc chiêm bao hạng người này cũng được xác định rõ rệt trong tâm hồn Piotr như hạng người mà chàng gọi là họ), và những người đó cũng như Anatol và Dolokhov, cao giọng hò hét, hát xướng; nhưng qua tiếng la hét của họ, vẫn nghe rõ giọng nói của vị ân nhân đang nói thao thao không ngớt. Và tiếng nói của người cũng đầy ý nghĩa và liên tục như tiếng súng ầm ầm trên chiến trường, nhưng nghe rất dễ chịu và mát lòng. Piotr không hiểu được những lời nói của vị ân nhân, nhưng chàng biết (trong giấc mơ, phạm trù các ý nghĩa cũng được xác định rất rõ) rằng vị ân nhân đang nói về điều thiện, đang nói rằng có thể trở thành những người như họ. Và khắp bốn phía, họ có những khuôn mặt hiền lành, giản dị và rắn rỏi, đang quây quần chung quanh vị ân nhân. Nhưng tuy họ rất tốt, họ vẫn không nhìn Piotr, không biết đến chàng, Piotr muốn nói một câu gì cho họ chú ý đến mình. Chàng nhổm dậy, nhưng vừa lúc ấy chàng thấy lạnh ở chân và thấy chân mình hở ra cả.
   
Chàng ngượng quá, liền lấy tay che chân. Quả thật chân chàng đã lòi ra ngoài chiếc áo khoác mà chàng đã đắp. Trong giây lát Piotr đắp chân lại, mở mắt ra và lại trông thấy những mái hiên, nhỡng chiếc cột ấy, khoảng sân ấy, nhưng bây giờ mọi vật đã xanh mờ mờ trong ánh bình minh và lấp lánh dưới một làn sương móc giá lạnh.

"Sáng rồi, - Piotr nghĩ. - Nhưng không phải thế. Ta còn phải nghe cho hết và phải hiểu những lời của vị ân nhân". Chàng lại trùm chiếc áo choàng lên đầu, nhưng không còn thấy gian phòng họp và vị ân nhân đâu nữa. Chỉ có những ý nghĩ được thể hiện một cách rõ rệt ra thành từ ngữ, không biết do một người nào nói ra hay do bản thân Piotr tự nhủ.
   
Về sau khi nhớ lại những ý kiến này, tuy là những ý nghĩ do những ấn tượng ngày hôm trước gợi lên, Piotr vẫn tin chắc rằng đó là lời của một người nào đó ở bên ngoài nói với chàng. Chàng có cảm tưởng là khi tỉnh chàng không bao giờ có thể suy nghĩ và diễn đạt tư tưởng của mình ra như vậy.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #577 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 06:44:02 pm »

Chiến tranh là một việc hết sức khó khăn, là việc bắt tự do của con người phải phục tùng các đạo luật của Thượng đế, - tiếng nói ấy bảo chàng. - Giản dị tức là phục tùng Thượng đế, không thể lẩn tránh Thượng đế được. Mà họ thì giản dị. Họ không nói, mà chỉ làm. Một lời nói ra là một nén bạc, mà một lời không nói ra một nén vàng. Con người không thể làm chủ một cái gì hết, một khi hãy còn sợ chết. Người nào không sợ chết, thì tất cả đều là sở hữu của người ấy Giá không có đau khổ thì con người sẽ không biết giới hạn của mình, sẽ không biết bản thân mình. - Piotr vẫn tiếp tục nghĩ, hoặc nghe ai nói trong giấc mơ. - Cái khó nhất là làm sao hợp nhất được ý nghĩ của mọi vật trong tâm hồn mình. Hợp nhất tất cả ư? - Piotr tự nhủ. - không, không phải là hợp nhất. Không thể hợp nhất những tư tưởng được, mà phải liên kết tất cả những tư tưởng đó cái đó mới cần! Phải, phải liên kết, phải liên kết!" - Piotr nhắc đi nhắc lại, lòng mừng khấp khởi, cảm thấy rằng chính những lời ấy và chỉ có những lời ấy mới diễn đạt được điều mà chàng muốn diễn đạt và giải quyết được tất cả vấn đề đang giày vò chàng.

Phải, phải liên kết thôi, đã đến lúc phải liên kết rồi.

- Phải thắng xe thôi(1), đã đến lúc phải thắng xe rồi ạ, thưa đại nhân. Thưa đại nhân, - có tiếng ai nói. - Phải thắng xe thôi ạ.

Đó là tiếng nói của một người mã phu đang thức Piotr dậy. Ánh nắng rọi thẳng vào mặt Piotr.  Chàng đưa mắt nhìn khoảng sân bẩn thỉu của quán trọ. Ở giữa sân mấy người lính đang cho mấy con ngựa gầy uống nước bên giếng. Mấy chiếc xe tải đang kéo ra cổng. Piotr ghê tởm ngoảnh mặt đi và vội nhắm măt ngả người trên ghế xe như cũ. "Không, ta không muốn thế, ta không muốn và hiểu cái đó, ta muốn hiểu những điều đã mở ra trước mắt ta trong giấc ngủ. Giá chỉ thêm một giây nữa thôi thì ta đã hiểu được hết rồi. Nhưng ta phải làm gì? Liên kết, nhưng làm thế nào liên kết được tất cả?" và Piotr kinh hãi cảm thấy tất cả ý nghĩa của những điều mà chàng thấy và nghĩ rằng trong giấc mơ đều đã tiêu tan.
     
Người mã phu, người đánh xe và người gác cổng kể lại cho Piotr hay rằng vừa có một sĩ quan đến báo tin quân Pháp đã tiến đến gần Mozaisk và quân ta đang rút lui.
   
Piotr đứng dậy, sai thắng ngựa vào xe và dặn khi nào thắng xong phải cho xe đuổi theo mình, rồi ra khỏi quán đi bộ qua thành phố.
   
Quân đội đang rời Mozaisk, để lại chừng một vạn người bị thương. Họ nằm, ngồi la liệt khắp các sàn nhà, thấp thoáng trong các khung cửa sổ và chen chúc ngoài phố. Quanh những chiếc xe bò chở thương binh đi, người ta kêu la, chửi bới và đấm đá nhau. Cỗ xe song mã lúc bấy giờ đã theo kịp chàng.
   
Piotr mời một vị tướng quen biết vừa bị thương lên xe và cùng ông ta đi Moskva. Dọc đường, Piotr được tin em vợ mình và công tước Andrey đã chết.

===============================================================

Chú thích:

(1) Trong tiếng Nga chữ "liên kết" và chữ "thắng ngựa vão xe" là một (Xopryngat)


10.
       
Ngày ba mươi tháng tám, Piotr về đến Moskva. Gần trạm gác, chàng gặp một viên sĩ quan phụ tá của bá tước Raxtovsin. Viên sĩ quan nói:

- Thế mà chúng tôi cứ tìm ngài khắp nơi. Bá tước đang cần gặp ngài lắm. Bá tước mời ngài đến ngay có việc rất quan trọng.
   
Piotr không ghé về nhà, gọi một chiếc xe thuê đi đến nhà vị tư lệnh thành phố.
   
Bá tước Raxtovsin sáng hôm ấy vừa mới ở ngôi biệt thự ngoại thành của ông ta ở Xokolniki trở về thành phố. Phòng đợi và phòng khách của bá tước chật ních những viên chức được ông ta triệu đến hoặc tự đến để xin lệnh. Vaxilsikov và Platov đã có gặp bá tước và ông cho biết rằng không còn cách gì phòng thủ Moskva được nữa, đành phải bỏ kinh thành cho giặc vào. Tuy họ giấu giếm không cho dân cư biết tin này, nhưng các viên chức, các thủ trưởng các cơ quan hành chính đều biết rõ không kém gì Raxtovsin rằng Moskva sẽ lọt vào tay quân địch: và để trút bỏ trách nhiệm, tất cả những người đó đều đến hỏi quan tư lệnh thành phố xem họ nên xử trí như thế nào đối với những cơ quan được giao cho họ.
Trong khi Piotr bước vào phòng tiếp tân, viên tín sứ của quân đội từ phòng bá tước đi ra. Viên tín sứ khoát tay có vẻ tuyệt vọng đáp lại các câu hỏi và bước ngang qua gian phòng.

Trong khi ngồi đợi ở phòng tiếp khách, Piotr đưa mắt mệt mỏi nhìn qua những viên chức hiện đang ở trong phòng, già có, trẻ con, quan võ có, thượng cấp cũng có mạ hạ cấp cũng có. Mọi người có vể bất mãn và lo lắng. Piotr lại gần một nhóm trong đó có một người quen của chàng.

- Cho tản cư đi rồi gọi về cũng chẳng sao: nhưng trong tình hình này thì chẳng biết đằng nào mà nói nữa.
     
Một người khác chỉ vào một tờ giấy chữ in đang cầm trong tay nói :

- Thì đây ông ấy viết thế này đây…

- Đó là chuyện khác. Đối với dân chúng cần phải thế, - người thứ nhất đáp lại.

- Giấy gì thế? - Piotr hỏi.

Một bản tuyên cáo mới.

Piotr cầm lấy một bản tuyên cáo và bắt đầu đọc:
   
"Để sớm có thể bắt liên lạc với đại quân, đang tiến về phía ngài, Điện hạ Tối quang minh đã rút về phía sau Mozaisk và đóng ở một địa thế vững mạnh, một nơi mà quân địch khó lòng có thể tấn công ngay được. Bốn mươi tám khẩu đại bác có đủ đạn đã được chuyển về đây cho ngài, và công tước điện hạ có nói rằng ngài sẽ bảo vệ Moskva cho đến giọt máu cuối cùng và dù có phải giao chiến với địch ngay giữa các đường phố cũng không từ. Anh em không nên hoang mang về việc các công sở đóng cửa, cần phải thu xếp công việc, còn chúng tôi thì chúng tôi sẽ xét tội quân gian. Đến khi động dụng, tôi sẽ cần đến những người trai tráng ở thành thị và thôn quê.  Tôi sẽ có lởi hiệu triệu trước hai ngày, còn bây giờ thì chưa cần, cho nén tôi im lặng. Dùng rìu cũng tốt, dùng gây nhọn cũng hay, nhưng tốt hơn cả là dùng nạng chĩa đinh ba: một tên giặc Pháp không nặng hơn một bó lúa mì đen đâu. Ngày mai, sau bữa ăn chiều, tôi sẽ cho rước ảnh Đức Bà Iverya đến nhà thương Ekaterina.
     
Ta sẽ làm phép cho nước ở đây linh thiêng đặng các thương binh chóng lành. Bản thân tôi thì nay vẫn khoẻ mạnh: vừa rồi có bị đau một bên mắt, nhưng nay cả hai đều trông rõ".

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #578 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 06:44:48 pm »

Piotr nói:

- Tôi có nghe mấy vị nhà binh nói rằng trong thành phố không thể nào chiến đấu được và các vị trí…

- Ừ thì chính chúng ta đang bàn chuyện ấy đó thôi, - người viên chức lúc nãy nói.
     
Thế còn, "vừa rồi có bị đau một bên mắt, nhưng nay cả hai đều thông rõ" nghĩa là thế nào? - Piotr hỏi.

- Bá tước vừa bị một cái mụn lẹo, - viên sĩ quan phụ tá mỉm cười nói - và ngài rất lo khi tôi thưa với ngài là dân chúng đến hỏi thăm ngài mắc bệnh gì. - Rồi bỗng dưng ông ta mỉm cười nói thêm với Piotr - À, bá tước này, chúng tôi có nghe nói ngài có chuyện rầy rà trong gia đình thì phải? Hình như bá tước phu nhân…

- Tôi thì chẳng nghe gì cả, - Piotr dửng dưng đáp. - Các ngài nghe nói thế nào?

- Thì ngài cũng biết rằng thiên hạ hay bày đặt… lắm chuyện. Tôi nghe thế nào thì cứ nói thế thôi.

- Thế ngài nghe họ nói thế sao?

- Thì họ bảo là… - viên sĩ quan phụ tá mỉm cười y như lúc nãy, - là bá tước phu nhân sắp ra nước ngoài. Chắc là chuyện nhảm nhí…

- Cũng có thể đúng, - Piotr nói, mắt lơ đễnh nhìn quanh, rồi chỉ một ông già thấp bé mặc chiếc áo dài xanh sạch sẽ, da mặt đỏ hồng, có bộ râu đen và rậm bạc trắng như tuyết, bộ lông mày cũng bạc chẳng kém, hỏi - Thế còn ai đây?

- Ông kia ấy à? Ông ta là một ông lái buôn, nghĩa là một ông chủ quán rượu, tên là Veressaghin. Chắc ngài có nghe câu chuyện bản tuyên cáo rồi chứ?

- À thế ra đây là Veressaghin à? - Piotr nói, mắt nhìn khuôn mặt cương quyết và điềm tĩnh của ông lái buôn, tìm xem có vẻ gì là một kẻ gian tặc không. Viên sĩ quan phụ tá nói:

- Không phải ông này đâu. Ông này là cha của người đã viết ra bản tuyên cáo. Con ông ta đang ở trong ngục, có lẽ bị xử nặng lắm.
   
Một ông già nhỏ bé đeo huân chương bội tinh, và một viên quan người Đức cổ đeo huân chương chữ thập lại gần nhóm người đang nói chuyện. Viên sĩ quan phụ tá kể:

- Câu chuyện rắc rối lắm các vị ạ. Bản tuyên cáo ấy xuất hiện cách đây hai tháng. Người ta báo cho bá tước biết. Bá tước liền ra lệnh điều tra.  Thế là Gavrilo Ivanyts đi điều tra: thì ra bản tuyên cáo đã chuyển qua đúng sáu mươi ba bàn tay. Hễ tìm ra một người, ông ta lại hỏi: ai đưa cho anh? Người này người nọ. Ông ta lại hỏi đến người ấy: ai đưa cho anh? Và cứ thế mãi cho đến Veressaghin, một anh lái buôn chưa thành nghề, một anh lái buôn rất dễ thương, - viên sĩ quan phụ tá vừa nói vừa mỉm cười. - người ta hỏi hắn: ai đưa cho anh tờ giấy này? Cái chính là chúng ta muốn biết rõ ai đưa cho hắn: chẳng có ai khác ngoài ông giám đốc bưu vụ cả: Nhưng tình hình như giữa hai người đã có thoả thuận trước với nhau thế nào đấy. Anh lái buôn nói: "Chẳng có ai cả, chính tôi viết lấy". Người ta cứ thế mà báo cáo với bá tước ra lệnh gọi anh lái buôn lại. "Ai trao cho anh tờ tuyên cáo?" - "Chính tôi viết ra". Thì các vị cũng biết rõ bá tước rồi đấy. - Viên sĩ quan phụ tá mở một nụ cười kiêu hãnh và vui tươi nói tiếp. - Ngài nổi giận đùng dùng; các ngài cứ thử nghĩ xem: có đời ai lại xấc xược, dối trá và lì lợm đến thế…

- À! Trong khi đó bá tước lại đang cần anh ta vạch mặt chỉ tên Klutsarev kia, tôi hiểu rồi! - Piotr nói.

- Đâu có! Có cần gì đâu, - viên sĩ quan phụ tá hốt hoảng nói, - Klutsarev thì không có việc này cũng đã lắm tội rơi, chính vì thế cho nên mới bị đày. Nhưng có điều là bá tước rất công phẫn.    "Mày làm thế nào mà viết ra được? - bá tước nói xong lấy một tờ báo Hamburg để trên bàn. - Đây này. Không phải là mày viết ra, mà là mày dịch ra, mà dịch rất tồi, vì ngu dốt, dốt như mày, tiếng Pháp cũng chẳng biết". Thế mà các ngài có biết hắn trả lời thế nào không? Hắn nói: "Không, tôi chẳng đọc báo chí gì cả, chính tôi viết ra"
- À nếu thế thì mày là một tên gian tặc, tao sẽ đưa mày ra toà án và mày sẽ bị treo cổ. Nói đi, ai đưa cho mày? - "Tôi không trông thấy báo trí gì cả, tôi tự vìết ra". Cứ như thế. Bá tước cho gọi cả ông bố hắn lên: hắn vẫn khăng khăng một mực như cũ. Thế là người ta đưa ra toà và hắn bị đày khổ sai thì phải. Bây giờ ông bố đến xin cho hắn đấy. Cái thằng thật bất trị! Các ngài biết không, cái thằng con cái nhà buôn ấy là một gã ăn diện, hay ve gái, có theo học dăm ba chữ ở đâu ấy rồi cứ tưởng mình là ghê gớm lắm. Thằng cha thế có lạ không chứ? Bố hắn có một quán rượu ở cầu đá gần đây trong quán có một bức tượng ĐứcThánh Chúa Trời, tay phải cầm một quyển trượng và tay trái cầm quả địa cầu; thế là hắn đem bức ảnh về nhà mấy ngày và cũng làm một bức như thế! Hắn kiếm đâu ra được một thằng thợ vẽ chó chết.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #579 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2011, 06:45:57 pm »

Phần XI
Chương -11 -12

Đang dở chừng câu chuyện mới này thì có người ra gọi Piotr vào gặp quan tư lệnh Piotr vào phòng làm việc của bá tước Raxtovsin. Lúc ấy Raxtovsin đang cau mặt lấy tay xoa trán và dụi mắt. Một người thấp bé đang nói một câu gì, vừa thấy Piotr vào thì im bặt và bỏ ra ngoài.

- À! Chào anh chiến sĩ vĩ đại. - Raxtovsin nói khi người kia đã ra ngoài. - Chúng tôi có nghe nói đến những chiên công oanh liệt của anh! Nhưng vấn đề không phải ở chỗ đó. Anh bạn ạ, cái này ta nói riêng với anh nhé, anh là hội viên Tam điểm phải không? - Bá tước Raxtovsin nói với giọng điệu nghiêm khắc, tưởng chừng đó là một việc xấu xa, nhưng ông ta vẫn sẵn lòng tha thứ, Piotr lặng thinh. - Anh bạn ạ, tôi biết rõ lắm, nhưng tôi biết rằng anh không ở trong số những kẻ lấy cớ muốn cứu toàn nhân loại để làm hại nước Nga.

- Phải, tôi là hội viên Tam điểm, - Piotr nói.

- Ấy thế, anh bạn nghe tôi nói nhé. Tôi thiết tưởng anh cũng biết rằng ông Xepenranxki và Marvixki, đã được đưa đi một nơi xứng đáng với họ, Klutsarev và tất cả những kẻ nào lấy cớ muốn xây ngôi đền Salomon để cố phá hoại ngôi đền của tổ quốc mình đều được xử trí như thế. Anh có thể hiểu rằng sở dĩ tôi phải làm như vậy là có lý do và giả sử viên giám đốc bưu vụ ở đây không phải là một con người nguy hiểm thì tôi đã không thể nào đưa hắn đi đày được Hiện nay tôi đã được biết rằng anh đã cho hắn mượn xe để ra khỏi thành phố và thậm chí lại còn giữ hộ giấy tờ cho hắn nữa. Tôi vốn mến anh và không hề có ý muốn làm hại anh, và bởi vì tuổi anh chỉ bằng nửa tuổi tôi, cho nên tôi xin khuyên anh như một người cha là hãy chấm dứt quan hệ với hạng người đó và bản thân anh thì hãy ra khỏi chỗ này càng sơm càng tốt.

- Thưa bá tước, Klutsarev có tội gì? - Piotr hỏi.

- Đó là việc của tôi, anh không bận gì phải hỏi, - Raxtovsin quát.

- Họ buộc tội cho ông ta là đã truyền bá những tờ tuyên cáo cho Napoléon nhưng đã có chứng cớ vì đâu,
- Piotr nói, không nhìn Raxtovsin, - còn Veressaghin.

- Ấy đấy! - Raxtovsin bỗng cau mặt mày và ngắt lời Piotr, quát to hơn cả lúc nãy, - Veressnghin là một tên gian tặc và một thằng bán nước, đã đền tội một cách xứng đáng, - Raxtovsin nói với cái giọng điệu hằn học cay cú như người ta thường nói khi nhớ lại một điều sỉ nhục, - Nhưng tôi mời anh đến đây không phải để bàn đến những việc làm của tôi, mà để khuyên răn anh, hay ra lệnh cho anh, anh muốn hiểu thế nào thì hiểu. Tôi yêu cầu anh cắt đứt quan hệ với những người như Klutsarev, và đi khỏi nơi này. Tôi thì tôi sẽ cho họ một bài học, ai cũng thế, - Rồi có lẽ vì chợt nhận thấy mình đã to tiếng với Bezukhov tuy anh ta chẳng có tội tình gì, Raxtovsin thân mật cầm tay Piotr nói thêm: - Chúng ta đang sắp trải qua một quốc nạn, nên tôi không có thì giờ ăn nói nhã nhặn với tất cả những người nào có việc giao dich. Nhiều khi đấu tôi cứ váng lên ấy? Thế nào, anh bạn, riêng bản thân anh thì hiện nay đang làm gì?

- Có làm gì đâu, - Piotr đáp, mắt vẫn không nhìn lên và vẻ mặt đăm chiêu vẫn không thay đổi.
     
Bá tước cau mặt.
     
- Anh bạn ạ, tôi xin lấy chỗ tình thân mà khuyên anh: anh nên chuồn đi cho sớm, tôi chỉ nói với anh thế thôi. Khôn thì sống, mống thì chết. Thôi chào anh, à, quên, - ông ta gọi với theo khi Piotr đã ra khỏi phòng, - Có đúng là bá tước phu nhân đã lọt vào nanh vuốt các thanh cha hội Gia-tô không thế hả?
       
Piotr lặng thinh không đáp. Chàng ra khỏi nhà Raxtovsin với vẻ mặt cau có, bực tức mà xưa nay chưa ai từng thấy chàng có.
     
Chàng về đến nhà thì trời đã xẩm tối. Ở nhà tối hôm ấy có tám người đến tìm chàng: viên thư ký uỷ ban, viên đại tá ở tiểu đoàn chàng, viên quản lý, viên quản gia và mấy người đến xin xỏ việc này việc nọ.
     
Người nào cũng có việc cần chàng giải quyết. Piotr chẳng hiểu đầu đuôi thế nào, chàng không hề quan tâm đến các công việc đó, và họ hỏi gì chàng cũng chỉ trả lời cốt làm sao tống họ đi nhanh cho rảnh. Cuối cùng khi đã ngồi lại một mình, chàng bóc thư của vợ ra đọc.
     
"Họ - những người lính trên vị trí pháo; công tước Andrey đã tử trận… Ông già… Giản dị là phục tùng Thượng đế. Cần phải đau khổ ý nghĩa của mọi sự… cần phải liên kết… vợ ta đi lấy chồng… Cần phải quên đi và hiểu rõ".

Chàng đến cạnh giường, và không cởi áo ngoài, chàng gieo mình xuống giường, và lập tức ngủ thiếp đi.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM