Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:10:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh và hòa bình  (Đọc 273662 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #230 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 06:56:08 pm »

Phần V
Chương - 8
     
Bây giờ Bilibin giữ một chức vụ ngoại giao bên cạnh Bộ tổng tư lệnh và tuy viết bằng tiếng Pháp với những câu bông đùa và những thành ngữ Pháp, ông ta vẫn miêu tả chiến dịch với một thái độ can đảm đặc biệt của người Nga, không sợ tự phê phán mình và tự chế nhạo mình.    Bilibin viết rằng bổn phận phải kín đáo của nhà ngoại giao làm cho ông ta khổ sở và ông ta cảm thấy sung sướng vì có một người bạn trao đổi thư từ đáng tin cậy là công tước Andrey mà ông ta có thể trút tất cả những điều bực tức đã tích luỹ bấy lâu vì phải chứng kiến những sự việc xảy ra trong quân đội. Bức thư này đã cũ viết từ trước khi xảy ra trận Proixich. Bilibin viết:

"Sau những thắng lợi của ta ở Austerlix, như anh đã biết, công tước thân mến, tôi không rời khỏi Bộ tổng tư lệnh nữa. Quả thực tôi đã bắt đầu thấy thích chiến tranh rồi, và như thế cũng hay. Những điều tôi được mục kính ba tháng nay thực là không thể nào tin được.

Tôi xin nó "từ đầu". Kẻ thù của nhân loại, như anh đã biết, xông vào đánh quân Phổ. Quân Phổ là ông bạn đồng minh trung thành của ta, suốt ba năm nay, chỉ lừa ta có ba lần. Ta đứng về phía họ và trợ thủ cho họ. Nhưng xem ra thì kẻ thù của nhân loại chẳng cần đếm xỉa gì đến những lời lẽ hay ho của chúng ta và với cái thói vô lễ và dã man của hắn, hắn đã xông vào đánh quân Phổ không để lại cho họ có thì giờ kết thúc cuộc duyệt binh đã bắt đầu và chỉ trong nháy mắt, hắn đã đánh cho quân Phổ một trận ê chề rồi đến ngự ở điện Potxdam. Vua Phổ viết cho Buônapáctê: "Tôi hết sức thiết tha mong mỏi rằng Hoàng đế sẽ hài lòng về cách nghênh tiếp và chiêu đãi. Bệ hạ trong cung điện của tôi, và tôi đã hết lòng lo lắng thi hành mọi biện pháp có thể thi hành được trong hoàn cảnh hiện nay. Mong sao những niềm mong mỏi của tôi được thực hiện như ý!"

Tóm lại, chúng ta hy vọng rằng chỉ riêng cái tư thế quân sự của ta thôi cũng đủ khiến họ phải kiêng dè, nhưng kết quả hoá ra là chúng ta đã bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh thực sự, hơn nữa lại là một cuộc chiến tranh ở ngay biên giới nước ta "Liên minh với vua Phổ". Lệ bộ đều hoàn toàn đày đủ chỉ thiếu một điều nhỏ nhặt thôi, đó là một vị Tổng tư lệnh. Vì nhận thấy rằng những thắng lợi ở Austerlix lẽ ra sẽ có giá trị quyết định hơn giá như vị Tổng tư lệnh không đến nỗi trẻ con như Kutuzov, nên người ta đã điểm duyệt tất cả những cụ già tám mươi và giữa Proxovxki và Kamenxki thì người ta đã chọn Kamenxki. Tổng tư lệnh đi xe kibitka… đến gặp chúng tôi theo kiểu Xuvorov là đã được nghênh tiếp bằng những tiếng hoan hô mừng rỡ và đắc thắng.

Ngày 4, chuyến thư đầu tiên từ Petersburg đến. Người ta đưa các hòm thư vào phòng làm việc của nguyên soái, vì ông ta vốn thích thân hành làm tất cả mọi tiệc. Người ta gọi tôi vào giúp một tay để phân loại các thư từ và nhận lấy những bức thư nào gửi cho chúng tôi. Nguyên soái nhìn chúng tôi làm và chờ đợi những gói thư gửi cho ngài. Chúng tôi tìm mãi chẳng thấy bức thư nào cả. Nguyên soái đâm sốt ruột, tự mình bắt tay vào tìm thì thấy toàn những thư của hoàng đế gửi cho bá tước T., cho công tước V… và cho những người khác. Thế là ông ta nổi giận lôi đình, một trong những trận lôi đình kinh khủng mà ông ta thường có. Ông ta nổi khùng thét lác chửi bới mọi người, vồ lấy những bức thư, bóc ra và đọc những bức Hoàng đế gửi cho người khác. Đấy, người ta đối xử với tôi như thế đấy! Người ta không tin tôi, cho người theo dõi tôi. Tốt lắm, thôi cút đi! Và ông ta viết bản nhật lệnh Trứ danh cho tướng Benrigxen: "Tôi bị thương không cưỡi ngựa được, cho nên không thể nào cầm quân. Ông đã đem bại quân ở Pultuxt về. Ở đấy nó phải ở giữa trời, không có củi đốt, không có cỏ cho ngựa ăn, vì vậy cần phải có biện pháp bổ cứu, và như hôm qua chính ông đã nói với bá tước Bukxhevden, bây giờ cần phải rút lui về phía biên giới nước ta, và việc ấy phải thực hiện ngay hôm nay".
   
Ông ta lại viết thư gửi hoàng thượng:

"Qua những cuộc hành quân vừa rồi, tôi đi ngựa nhiều nên bị yên ngựa cọ sớt ra, vết thương đó thêm vào những cuộc chuyển quân trước đây đã khiến cho tôi tuyệt nhiên không thể nào cưỡi ngựa và chỉ huy một đạo quân to lớn như thế này được nữa. Vì vậy tôi đã giao quyền chỉ huy cho viên tướng thâm niên nhất sau tôi là bá tước Bukxhevden. Tôi đã trao cho ông tất cả các cơ quan quản lý quân đội của tôi và tất cả các bộ phận tuỳ thuộc. Tôi đã khuyên ông ta nếu thiếu bánh mì thì phải rút lui về phía biên giới bằng cách thâm nhập vào nội địa nước Phổ bởi vì chỉ còn có đủ bánh mì cho một ngày và như các vị chỉ huy các sư đoàn Oxderman và Xedmoretxki đã báo cáo, thì trong một vài trung đoàn chẳng còn gì nữa, còn như lương thực của nông dân thì đều đã ăn hết. Về phần tôi, tôi sẽ ở lại bệnh viện Oxterman cho đến khi khỏi bệnh. Tôi xin kính cẩn dâng trình bản báo cáo này lên bệ hạ và xin báo thêm với bệ hạ rằng nếu quân đội ta còn đóng trại lộ thiên ở đây mươi lăm ngày nữa thì sang xuân sẽ không còn lấy một người nào khoẻ mạnh.
Xin bệ hạ cho phép một người già cả được về quê, với niềm sỉ nhục là đã không hoàn thành được cái sứ mệnh to lớn và quang vinh mà mình đã được chọn làm người thực hiện. Ở đây, trong bệnh viện, tôi sẽ chờ lượng hải hà của bệ hạ ban ơn cho tôi khỏi phải làm nhiệm vụ một viên thư lại ở trong quân đội chứ không phải nhiệm vụ của một người chỉ huy. Việc tôi ra khỏi quân đội sẽ không gây nên những lời bàn ra tán vào, chẳng qua cũng chỉ như một người mù ra khỏi quân đội. Ở nước Nga những người như tôi có đến hàng ngàn".
   
Nguyên soái giận hoàng đế và trừng phạt cả bọn chúng tôi; như thế chẳng phải là hợp lẽ lắm ru!
Đó là hồi thứ nhất, sang các hồi sau dĩ nhiên là càng thêm thú vị và buồn cười. Sau khi nguyên soái đi rồi, chúng tôi bỗng thấy quân địch đã với trước mặt và thế nào cũng phải giao chiến. Nếu tính thâm niên thì Bukxhevden phải là Tổng tư lệnh, nhưng Benntgxen không tán thành điều đó. Hơn nữa, chính ông ta và quân của ông ta đang đối diện với địch, là ông ta muốn nhân cơ hội này đánh một trận "Aux eigener Hand" (chính tay mình) như người Đức thường nói. Ông ta khai trận. Đó là trận Pultuxk mà người ta cho đây là một trận thắng lớn, nhưng theo ý tôi thì chẳng thắng chút nào. Như anh đã biết, bọn dân sự chúng tôi có một cái thói xấu khi nhận định sự thắng bại của một trận đánh. Chúng tôi nói như thế này, bên nào rút lui sau trận đánh là bên đó thua, và nếu căn cứ vào điều đó thì chúng ta đã thua trận Pultuxk. Tóm lại, chúng tôi rút lui sau khi đánh, nhưng chúng tôi lại phái người về Petersburg mang tin thắng trận, và tướng Benntgxen không nhường chức tổng tư lệnh cho Bukxehevden vì hy vọng rằng để thưởng công cho ông ta đã chiến thắng, sẽ có lệnh từ Petersburg đến phong ông ta làm tổng tư lệnh. Trong cái thời gian quá độ ấy, chúng tôi bắt đầu một kế hoạch hành binh hết sức thú vị và độc đáo. Mục đích của chúng tôi không phải là tránh hay tấn công quân địch như theo đúng lẽ thường mà chỉ là làm sao tránh tướng Bukxehevden là người mà về mặt thâm niên lẽ ra phải là tổng tư lệnh của chúng tôi.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #231 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 06:56:39 pm »

Chúng tôi đeo đuổi mục đích ấy một cách kiên quyết đến nỗi khi qua một con sông không thể lội qua được thì chúng tôi đốt cầu để chặn đường quân địch của chúng tôi - quân địch ở đây tạm thời không phải là Buônapáctê mà là Bukxehevden. Tướng Bukxehevden chỉ thiếu chút nữa thì bị lực lượng địch mạnh hơn tấn công và bắt sống, cũng là do cuộc hành binh hay ho của chúng tôi rôi để trốn tránh ông ta. Bukxehevden đuổi theo chúng tôi, chúng tôi bỏ chạy: Hễ ông ta sang bên này sông, về phía chúng tôi, là chúng tôi lập tức sang bên kia sông.

Cuối cùng, kẻ địch của chúng tôi đuổi kịp và tấn công chúng tôi Hai vị tướng nổi giận. Thậm chí Bukxhevden còn thách đấu súng và Benrigxen bị động kinh ngất đi. Nhưng vừaa đúng vào lúc tình hình đang nguy ngập như vậy thì người ta đã đưa tin chúng tôi thắng trận ở Pultuxk về kinh đô nay lại mang một mệnh lệnh từ Petersburg đến phong chúng tôi làm tổng tư lệnh, và thế là kẻ địch thứ nhất của Bukxhevden đã bị tiên diệt. Bấy giờ chúng tôi có thể nghĩ đến kẻ địch thứ hai là Buônapáctê. Nhưng ngay lúc ấy trước mắt chúng tôi lại xuất hiện một kẻ địch thứ ba, đó là quân đội chính giáo đang lớn tiếng đòi bánh mì, thịt, lương khô, cỏ ngựa những thứ gì nữa tôi nào biết được. Các kho lương thực thì trống không, còn đường xá thì không đi lại được. Đạo quân chính giáo bắt đầu cướp bóc, và cướp bóc một cách ghê gớm đến nỗi chiến dịch trước chằng thấm vào đâu. Một nửa quân số các binh đoàn trở thành những đội quân tự do đi lùng khắp làng, đốt sạch và phá sạch. Nhân dân khốn khổ điêu đứng, các bệnh viện đầy ắp những người bệnh, và nạn đói lan tràn khắp nơi. Bộ tổng tư lệnh cũng đã hai lần bị những đội quân ăn cướp tấn công và bản thân vị Tổng tư lệnh đã phải gọi một tiểu đoàn đến đuổi chúng. Trong một cuộc tấn công như vậy người ta đã đem cái hòm không và cái áo ngủ của tôi đi mất. Hoàng đế muốn cho tất cả các sư đoàn trưởng được quyền xử bắn bọn ăn cướp, nhưng tôi e rằng làm thế thì chẳng khác nào bắt buộc một nửa quân đội xử bắn nửa kia".
   
Lúc đầu công tước Andrey chỉ đọc bằng mắt nhưng dần dần, tuy chàng biết rõ nên tin Bilibin đến mức nào, những điều chàng đọc mỗi lúc một khiến chàng chú ý. Đọc đến chỗ này, chàng vò nát bức thư đi. Chàng bực tức không phải vì nội dung bức thư mà vì nhận thấy cái cuộc sống xa lạ ấy sao lại có thể làm cho chàng xúc động. Chàng nhắm mắt lại, lấy tay xoa lên trán như muốn xua đuổi hết mối quan tâm đối với những điều chàng vừa đọc và lắng nghe xem trong phòng trẻ động tĩnh ra sao. Đột nhiên chàng thấy như đằng sau cánh cửa có tiếng gì là lạ. Chàng chợt thấy sợ hãi, chàng sợ con chàng có mệnh hệ nào trong lúc chàng đang đọc thư. Chàng rón rén bước đến cửa phòng đứa bé và mở ra. Ngay lúc bước vào chàng thấy người vú em vẻ hoảng hốt đang che giấu chàng một vật gì và không thấy công tước tiểu thư Maria ở cạnh giường con nữa.

- Anh ơi - sau lưng chàng có tiếng thì thầm của tiểu thư Maria mà chàng có cảm giác là một tiếng thì thầm tuyệt vọng. Như người ta vẫn thường cảm thấy sau một thời gian dài mất ngủ và lo âu bứt rứt, một nỗi lo sợ vô cớ đột nhiên tràn vào lòng chàng: Chàng chợt nảy ra ý nghĩ là đứa bé đã chết. Tất cả những điều chàng nghe thấy và trông thấy xem chừng đều xác nhận điều chàng lo sợ.

"Thôi thế là hết" - chàng chợt nghĩ, và trên trán bỗng toát mồ hôi lạnh. Chàng bối rối đến gần giường con, chắc mẩm rằng sẽ thấy nó trống không, và người vú em lúc nãy vừa che giấu đứa bé đã chết. Chàng vén màn lên và hồi lâu, cặp mắt hốt hoảng của chàng cứ đưa từ vật này sang vật khác mà không tìm thấy đứa bé. Cuối cùng, chàng nhìn thấy nó: thằng bé hồng hào, hai tay dang ra nằm chéo góc trên giường, đầu tuột ra khỏi gối; nó đang bú suông trong giấc mơ màng, đôi môi mút mút, tiếng thở đều dặn.
     
Trông thấy đứa bé, công tước Andrey sung sướng quá, tưởng chừng như vừa rồi chàng đã mất hẳn nó. Chàng cúi xuống và làm như em gái chàng đã có lần bày cho chàng, đặt đôi môi lên trán nó để xem nó có nóng hay không. Vầng trán mịn màng của thằng bé ươn ướt. Chàng lấy tay sờ lên đầu: Cả tóc nó cũng ướt đẫm: đứa bé đổ mồ hôi nhiều. Không những nó không chết, mà bây giờ rõ ràng là cơn bệnh đã qua và nó bắt đầu bình phục. Công tước Andrey muốn ôm lấy cái sinh vật bé bỏng yếu ớt kia, giữ chặt lấy nó, ghì nó vào ngực, nhưng chàng không dám. Chàng đứng im đưa mắt nhìn cái đầu đôi tay, đôi chân bé nhỏ, hiện rõ dưới lần chăn. Bên cạnh chàng có tiếng sột soạt và một cái bóng in lên tấm màn của chiếc giường con. Chàng không ngoảnh lại, mắt vẫn nhìn vào mặt đứa bé và lắng nghe hơi thở đều đều của nó. Cái bóng đen ấy là công tước tiểu thư Maria. Nàng rón rén bước lại gần, vén màn lên rồi buông xuống sau lưng nàng. Công tước Andrey không nhìn lại nhưng vẫn nhận ra nàng, và đưa tay về phía nàng. Nàng siết chặt bàn tay anh.

- Nó đã đổ mồ hôi rồi - Công tước Andrey nói. - Em đến tìm anh để nói cho anh biết thế đấy.
   
Đứa bé hơi cựa mình trong giấc ngủ. Nó mỉm cười và cọ trán vào gối.
   
Công tước Andrey nhìn em gái, đôi mắt trong sáng của tiểu thư Maria trong vùng ánh sáng dìu dịu của cái màn con sáng hơn ngày thường vì đang long lanh những giọt nước mắt sung sướng. Công tước tiểu thư Maria nghiêng người về phía anh và hôn chàng, mình khẽ vướng vào cái màn phủ trên chiếc giường con. Hai người ra hiệu bảo nhau im lặng, đứng một lát nữa trong vùng ánh sáng dìu dịu của cái màn, như còn luyến tiếc chưa nỡ dời bỏ cái vũ trụ riêng của ba người tách biệt hẳn với tất cả thế giới bên ngoài. Công tước Andrey rời khỏi giường trước tiên, tóc vướng vào cái màn nhiễu.

"Bây giờ ta chỉ còn có thế thôi" - Chàng nói trong một tiếng thở dài.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #232 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 06:57:28 pm »

Phần V
Chương - 9

Vào hội Tam điểm được ít lâu, Piotr mang theo một bản chỉ dẫn đầy đủ do chàng tự viết ra cho mình rồi, ghi rõ những điều phải làm trong các điền trang của chàng, lên đường đến tỉnh Kiev là nơi phần lớn nông dân của chàng sống.
     
Đến Kiev, Piotr triệu tất cả những người quản lý của chàng lại phòng giấy chính và nói rõ cho họ biết những ý định và mong muốn của chàng. Chàng bảo họ là phải lập tức thi hành những biện pháp nhằm hoàn toàn giải phóng nông dân khỏi chế độ nông nô phong kiến, và trong khi chờ đợi, không được bắt nông dân làm việc quá vất vả, không được bắt đàn bà có con mọn làm việc khổ dịch, phải giúp đỡ nông dân, khi cần trừng phạt chỉ được dùng lời răn đe, không được dùng roi vọt. Ở mỗi điền trang đều phải xây dựng nhà thương, nhà cứu tế và trường học.
   
Một vài viên quản lý (trong số này có những viên quản gia gần như mù chữ) nghe vậy rất hoảng sợ, cho rằng vị bá tước trẻ tuổi nói như vậy tức là không bằng lòng cách họ quản lý công việc và vì họ ăn mất tiền nong; có người lúc đầu còn sợ hãi nhưng dần dần cảm thấy những câu nói xì xồ và lảm nhảm của Piotr và những danh từ mới mẻ của họ mới được nghe lần này là lần đầu cũng hay hay; có những người chỉ cần được nghe ông chủ nói là đã thú rồi; cuối cùng những người thông minh nhất, trong số đó có viên tổng quản, qua lời nói này đã hiểu ra được mình cần phải đối phó với ông chủ như thế nào, để có thể đến mục đích riêng của mình.
   
Viên tổng quản tỏ ý rất tán thành những ý định của Piotr nhưng lại bàn rằng ngoài những cải cách kia, nói chung còn phải lo đến công việc làm ăn, mà công việc làm ăn thì hiện nay đang ở trong tình trạng bê trễ!
Mặc dầu gia tài bá tước Bezukhov hết sức to lớn, nhưng từ ngày Piotr nhận được cái gia tài ấy, và như người ta nói, thu được mỗi năm năm mươi vạn rúp, nhưng chàng cảm thấy mình còn nghèo hơn nhiều so với thời chàng nhận một vạn rúp của lão bá tước đã quá cố.
   
Đại khái chàng hình dung ngân sách của mình một cách mơ hồ như sau: chàng trả cho Hội đồng giám hộ(1) về tất cả các điền trang gần tám vạn, những khoản chi phí cùng với khoản trợ cấp cho ba công tước tiểu thư mất hết khoảng ba vạn, những khoản tiền trợ cấp cho người này người nọ hết gần một vạn rưởi; và tiền dùng vào công việc từ thiện cũng chừng ấy; mười lăm vạn gửi cho bá tước phu nhân để tiêu dùng; tiền lãi về các khoản nợ mỗi năm phải trả đến bảy vạn rúp, việc xây dựng một ngôi nhà thờ đã khởi công hai năm nay tốn mất gần một vạn rúp; mười vạn rúp còn lại thì tiêu hết nhẵn, chàng cũng chẳng hiểu tiêu vào những việc gì, và hầu như năm nào chàng cũng bắt buộc phải vay. Đã thế, năm nào viên tổng quản cũng viết thư cho chàng, khi thì báo tin có hoả hoạn, khi thì báo tin mất mùa, khi thì lại bảo là cần phải xây dựng lại xưởng máy và xưởng thủ công. Tóm lại, công việc đầu tiên mà Piotr phải lo lại chính là cái việc mà chàng ít có khả năng và ít thấy hứng thú nhất, đó là trông nom những công việc kinh tế.
   
Piotr ngày nào cũng làm việc với viên tổng quản. Nhưng chàng cảm thấy những buổi "làm việc" của mình không làm cho chuyện làm ăn tiến lên một chút nào. Chàng cảm thấy những buổi "làm việc" đó không dính líu gì với công việc kinh doanh, nó không bám sát vào công việc kinh doanh, và không thể thúc đẩy cho công việc tiến hành. Một mặt thì viên tổng quản trình bày công việc dưới một ánh sáng hết sức bi quan, vạch cho chàng thấy cần phải trả nợ và phải dùng sức của nông nô vào những công việc mới, nhưng Piotr không nghe; mặt khác thì Piotr đòi phải bắt tay vào việc giải phóng nông nô, nhưng viên tổng quản lại trả lời rằng trước hết cần trả nợ cho Hội đồng giám hộ và do đó không thể nào thực hiện kế hoạch này một cách nhanh chóng được.
     
Viên tổng quản không nói rằng điều đó hoàn toàn không thực hiện được; hắn chỉ nói rằng muốn thực hiện việc ấy phải bán những khu rừng ở tỉnh Koxtroma, bán những đất đai ở hạ Volga và điền trang ở Krym. Nhưng tất cả những công việc này, theo như lời viên tổng quản nói, lại đi đôi với những thủ tục phức tạp, nào là xin bãi miễn các lệnh cấm khiếu nại, xin phép v.v… đến nỗi Piotr đâm hoang mang và chỉ biết đáp lại: "Được, được, cứ làm như thế!".

Piotr không có cái tính kiên nhẫn thiết thực để có thể tự mình trực tiếp bắt tay vào công việc, vì vậy chàng không thích công việc này và chỉ cố giả vờ lo lắng đến công việc có mặt viên tổng quản.
     
Còn viên tổng quản thì trước mặt bá tước cứ cố làm như thể hắn cho rằng những buổi làm việc này rất có lợi cho ông chủ nhưng thực là rày rà cho hắn quá.

Ở trong thành phố lớn. Piotr đã gặp được những người quen; những người chưa quen thì vội vàng làm quen và niềm nở tiếp đón nhà triệu phú mới đến, nhà trang chủ lớn nhất trong tỉnh. Những điểm cám dỗ cái nhược điểm chính của Piotr, nhược điểm mà chàng đã thú nhận khi được nhận vào hội, cũng mạnh mẽ đến nỗi chàng không tài nào tự kiềm chế nổi. Rồi cũng như ở Petersburg chàng lại miệt mài suốt ngày, suốt tuần, suốt tháng trong những tối tiếp tân, những bữa tiệc, những buổi khiêu vũ, đến nỗi không sao có thì giờ định thần lại nữa. Thế là cuộc đời mới mà chàng đã mong mỏi vẫn không sao thực hiện được; chàng vẫn sống cuộc đời trước kia, chỉ có điều là ở trong một khung cảnh khác mà thôi.
   
Trong số ba điều mà hội Tam điểm yêu cầu, Piotr nhận thấy mình không thực hiện được cái điều khoản yêu cầu mỗi đạo hữu phải là tấm gương đạo đức, và trong số bảy đức tính tốt, chàng hoàn toàn thiếu hẳn hai: đức hạnh và lòng yêu cái chết. Chàng tự an ủi rằng, trái lại chàng đã thực hiện được một nhiệm vụ khác - cải tạo nhân loại, chàng lại có những đức tính khác là tình yêu đồng loại và đặc biệt là đại lượng.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #233 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 06:58:06 pm »

Mùa xuân năm 1807, Piotr quyết định trở về Petersburg. Trên đường về, chàng có ý định tham quan các điền trang của mình một lượt và thân hành kiểm tra xem những mệnh lệnh của mình đã được chấp hành đến đâu, cũng như xem thử cái đám dân mà Thượng đế đã giao phó cho chàng, cái đám dân mà chàng đang tìm cách cải thlện cuộc sống, nay đang sống ra sao.
     
Mặc dầu viên tổng quản xem tất cả những dự định của vị bá tước trẻ tuổi gần như là điên rồ, bất lợi cho hắn, cho ông ta cũng như cho nông dân, nhưng hắn cũng nhượng bộ. Trong khi tiếp tục trình bày rằng giải phóng nông dân là một việc không thể thực hiện được hắn vẫn ra lệnh xây dựng trong tất cả các điền trang những ngôi nhà lớn dùng làm trường học, nhà thương và nhà cứu tế, hắn chuẩn bị ở khắp nơi những cuộc đón tiếp chủ nhân, không tổ chức linh đình vì hắn biết Piotr không thích, nhưng lại là những cuộc đón tiếp theo lối cảm ơn có tính chất tôn giáo, có rước tượng thánh, có dâng muối và bánh mỳ. Theo như hắn quan niệm về ông chủ thì cách này hẳn là có tác dụng đối với bá tước và sẽ lừa được ông ta.
   
Mùa xuân ở phương Nam, cuộc hành trình nhanh chóng và thoải mái trong một cái xe ngựa kiểu Viên cùng với cảnh tĩnh mịch ở trên đường, làm cho Piotr rất sảng khoái, những điền trang mà chàng chưa hề đến, mỗi nơi một vẻ: nơi nào trông cũng đẹp đẽ ngoạn mục, đâu đâu dân cư cũng có vẻ sung túc, và có một tấm lòng biết ơn rất cảm động đối với những ân huệ của chủ nhân. Đâu đâu cũng vậy, những cuộc đón tiếp của nông dân làm cho chàng ngượng ngùng lúng túng, nhưng trong thâm tâm chàng vẫn cảm thấy vui sướng. Ở một nơi nông dân mang bánh mỳ, muối và hai tượng thánh Piotr và Pavel đến xin phép chàng cho họ xuất tiền túi ra xây một điện thờ mới ở trong nhà thờ để tôn kính hai vị thiên thần của họ là Piotr và Pavel và để tỏ lòng biết ơn những công đức mà họ đã nhận được. Ở một nơi khác đàn bà bế con nhỏ ra đón tiếp và cảm ơn chàng đã ra lệnh miễn cho họ những công việc nặng nhọc. Ở một điền trang thứ ba, một tu sĩ cầm thập tự giá ra tiếp chàng, chung quanh là một đám trẻ con mà nhờ ơn đức của bá tước ông ta đã dạy dỗ cho biết chữ và biết giáo lý. Ở khắp các điền trang Piotr đều nhìn thấy rõ ràng những ngôi nhà bằng dá dựng lên theo một kiểu duy nhất và dùng để làm nhà thương, trường học, nhà cứu tế, chẳng bao lâu nữa sẽ được khánh thành. Đâu đâu xem báo cáo của những người quản gia chàng cũng thấy việc lao dịch đã giảm nhẹ hơn trước và đâu đâu chàng cũng được nghe những lời tạ ơn cảm động của những phái đoàn nông dân mặc kaftan xanh.
   
Chỉ có điều là Piotr không biết rằng nơi mà người ta đem bánh mỳ và muối ra dâng chàng và xây điện thờ hai vị thánh Piotr và Pavel chính là một thị trấn buôn bán và là nơi họp phiên chợ vào ngày thánh Piotr, còn cái điện thờ thì đã được xây từ lâu bằng tiền của phú nông: chính những người đó đã đón chàng, còn chín phần mười nông dân trong làng này thì hoàn toàn bị phá sản. Chàng không biết rằng theo lệnh chàng người ta đã miễn lao dịch cho những bà mẹ có con mọn, nhưng những bà này bây giờ ở nhà lại phải gánh lấy những phần việc nặng nhọc nhất. Chàng không biết rằng vị tu sĩ tay cầm thánh giá ra tiếp đón chàng đã bắt nông dân phải nai lưng ra nộp thuế thập phân và những đứa học trò đứng chung quanh là do cha mẹ chúng vừa khóc vừa giao cho ông ta, và phải trả những món tiên lớn cho ông ta mới được chuộc con về.
   
Chàng không biết rằng những ngôi nhà bằng đá xây theo một kiểu duy nhất là do chính tay nông dân của chàng dựng nên và do đó lao dịch của họ càng nặng thêm, có giảm bớt chăng chỉ là giảm trên giấy tờ mà thôi. Có nơi một người quản gia đưa sổ sách cho chàng xem và chỉ cho chàng thấy rằng theo lệnh của chàng tô đã được giảm một phần ba, nhưng chàng có biết đâu trong khi đó lao dịch lại được tăng gấp rưỡi. Vì vậy, Piotr rất hào hứng về cuộc hành trình qua các điền trang của mình và hoàn toàn trở về với cái tâm trạng say sưa với công việc từ thiện khi chàng rời khỏi Petersburg, chàng viết những bức thư hân hoan cho vị đạo huynh bậc thầy của chàng, như lời chàng dùng để gọi vị đại sư.
   
"Làm bao nhiêu việc tốt như vậy mà thật là dễ dàng, chẳng phải khó nhọc gì mấy, - chàng tự nhủ - Ấy thế mà chúng ta lại rất ít lo đến việc đó!".

Chàng thấy sung sướng vì nông dân đã tỏ lòng biết ơn mình, nhưng lại thấy xấu hổ khi tiếp nhận những lời cảm ơn của họ. Lòng biết ơn này nhắc nhở chàng rằng chàng lẽ ra còn có thể làm nhiều hơn nữa cho những con người giản dị, hiền lành kia. Viên tổng quản: một người rất ngu dốt nhưng lại rất giảo quyệt, đã hoàn toàn hiểu rõ ông bá tước thông minh và ngây thơ, nên hắn đùa bỡn ông ta, xem như một trò chơi. Khi thấy những buổi tiếp đón có chuẩn bị sẵn kia ảnh hưởng đến Piotr như vậy, hắn biện luận một cách quả quyết hơn nữa rằng việc giải phóng nông dân không thể thực hiện được và nhất là không cần thiết, bởi vì nông dân chẳng cần được giải phóng cũng đã được hoàn toàn sung sướng rồi.

Trong thâm tâm Piotr cũng đồng ý với viên tổng quản rằng thật khó lòng mà hình dung ra được những người sung sướng hơn, và có trời biết một khi họ được tự do thì họ có thể gặp những tai ương gì; nhưng mặc dầu miễn cưỡng, Piotr cũng nhấn mạnh việc thực hiện những điều mà chàng cho là công bình. Viên tổng quản hứa đem hết tâm lực thực hiện ý muốn của bá tước, mặc dù hắn vẫn thừa hiểu rằng bá tước không những không bao giờ có thể kiểm tra xem thử tất cả những biện pháp để bán rừng và điền trang, để trả nợ tiền cho Hội đồng giám hộ đã làm hay chưa, mà có lẽ sẽ không bao giờ hỏi và biết được rằng những ngôi nhà đâ xây dựng lên đấy vẫn bỏ không, còn nông dân vân phải tiếp tục cung cấp công sức và tiền bạc như nông dân của các trang chủ khác, nghĩa là tất cả những gì họ có thể cung cấp được.

=======================================

Chú thích:

(1) Tên gọi một cơ quan địa ốc ngân hàng ở Nga.

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #234 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 06:58:52 pm »

Phần V
Chương - 10

Tinh thần hết sức khoan khoái trong khi đi du lịch ở miền Nam trở về, Piotr thực hiện cái ý định đã ấp ủ từ lâu là đến thăm Bolkonxki, người bạn mà đã hai năm nay chàng chưa gặp lại.
     
Thôn Bogutsarovo ở vào một miền chẳng có gì là ngoạn mục. Đó là một nơi bằng phẳng, toàn những cánh đồng và những khu rừng tùng, rừng bạch dương, khu thì đã đẵn hết cây, khu thì hãy còn nguyên vẹn. Trang viên của chủ nhân ở cuối một cái làng chạy dài thành một đường thẳng dọc theo đường cái lớn, sau một cái hồ mới đào nước đầy ăm ắp, bờ vẫn chưa mọc cỏ, giữa một khóm rừng cây non chen lác đác vài cây thông lớn.
   
Trang viên gồm có cái sân gồm có cái sân đập lúa, mấy căn nhà phụ, mấy cái tàu ngựa, mấy gian buồng tắm, một dãy nhà dọc và một ngôi nhà lớn bằng đá, mi nhà hình vòng cung còn đang xây dở, chung quanh nhà là một thửa vườn mới trồng. Hàng rào và cổng đều mới và chắc chắn; dưới mái hiên có hai cái bơm cứu hoả và một cái thùng tôn - nô sơn màu xanh lá cây. Đường sá đều thẳng tắp, mấy cái cầu đều vững chắc và có tay vịn. Tất cả đều mang rõ dấu vết một sự xếp đặt ngăn nắp của một bàn tay biết cách làm ăn. Gặp mấy người đầy tớ, Piotr hỏi họ xem công tước Andrey ở đâu, thì họ giơ tay chỉ dãy nhà dọc nhỏ mới xây ở ngay bên hồ. Anton, người lão bộc của công tước Andrey đỡ Piotr xuống xe, nói rằng công tước hiện có nhà: và đưa chàng vào một gian tiền phòng nhỏ rất sạch sẽ.
   
Piotr ngạc nhiên khi thấy vẻ mộc mạc của ngôi nhà nhỏ bé nhưng sạch sẽ, bởi vì lần gần đây nhất chàng đã gặp bạn ở Petersburg trong một khung cảnh cực kỳ tráng lệ. Chàng vội vàng bước vào gian phòng nhỏ chưa trát thạch cao, còn thơm mùi gỗ thông, và toan đi vào nhưng Anton đã rón rén chạy vượt lên trước chàng và đến gõ cửa.

- Cái gì thế? - Một giọng nói đanh và khó chịu từ trong phòng vẳng ra.

- Bẩm có khách ạ - Anton đáp.

- Bảo đợi một chút, - tiếng nói ở trong nhà đáp, rồi kế theo sau có tiếng xô ghế.
   
Piotr bước nhanh về phía cửa và suýt xô vào công tước Andrey đang bước ra đón chàng, mặt mày cau có và trông già hẳn đi. Piotr ôm lấy bạn rồi cất kính, hôn lên hai má chàng và nhìn sát vào mặt chàng.

- Thật là không ngờ! May mắn quá! - Công tước Andrey nói.
   
Piotr không nói gì, chàng ngạc nhiên nhìn bạn không rời mắt. Sự thay đổi trên diện mạo công tước Andrey làm Piotr kinh ngạc. Lời nói của công tước Andrey vẫn rất dịu dàng và thân mật, đôi môi và cả gương mặt chàng vẫn tươi cười nhưng cái nhìn đã tắt, đã chết, và có thể thấy rõ rằng tuy rất muốn, chàng vẫn không sao làm cho nó ánh lên tia sáng mừng rỡ, tươi vui được.   Không phải vì chàng đã gầy đi, xanh đi, rắn rỏi hơn trước nhưng cái nhìn kia và nếp nhăn trên trán biểu lộ một tâm trí đã từ lâu đăm chiêu suy nghĩ một việc gì làm cho Piotr ngạc nhiên và thấy xa lạ, mãi về sau mới quen được.
   
Nhưng những người bạn đã lâu ngày xa cách nay mới được gặp lại họ nói chuyện hồi lâu mà vẫn chưa có chủ đề gì nhất định. Họ hỏi nhau rất vắn tắt và trả lời nhát gừng về những điều mà chính họ cũng biết là lẽ ra cần phải nói dài. Cuối cùng dần dần câu chuyện đi sâu vào những việc mà lúc đầu họ chỉ mới nói lướt qua một cách rời rạc; họ bắt đầu hỏi nhau về quãng đời đã qua, về những dự định cho tương lai, về cuộc hành trình của Piotr, về những công việc của chàng, về chiến tranh, v.v… Vẻ mặt đăm chiêu và chán nản mà Piotr đã nhận thấy trong khoé mắt của công tước Andrey bây giờ còn được phản ánh rõ rệt hơn nữa trong nụ cười của chàng khi chàng nghe Piotr nói, đặc biệt khi Piotr say sưa và phấn khởi nói về quá khứ và tương lai. Hình như công tước Andrey cũng muốn quan tâm đến những điều đang nói, nhưng không được, Piotr bắt đầu cảm thấy rằng, đứng trước công tước Andrey, nhiệt tình của mình, những mơ ước những hy vọng về hạnh phúc và về đạo đức của mình đều không đúng chỗ. Chàng thấy xấu hổ khi phải nói đến tất cả những tư tưởng Tam điểm mới mẻ của mình, nhất là những tư tưởng đã được củng cố và khích lệ, trong cuộc hành trình vừa qua. Chàng tự kiềm chế mình, sợ mình có vẻ ngây ngô; nhưng đồng thời chàng lại hết sức nóng lòng muốn biết rằng bây giờ chàng là một Piotr khác hẳn trước, tốt hơn nhiều so với chàng Piotr ở Peterburg xưa kia.

- Tôi không sao nói hết cho anh rõ từ dạo ấy đến nay tôi đã trải qua bao nhiêu thay đổi. Ngay bản thân tôi cũng không nhận ra mình nữa.

- Phải, từ bấy đến nay chúng ta đều thay đổi rất nhiều, rất nhiều công tước Andrey nói.

- Còn anh thì thế nào? - Piotr hỏi anh có những dự định gì?
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #235 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 06:59:40 pm »

- Dự định ư? - Công tước Andrey nói, giọng mỉa mai - Dự định của tôi ấy à. - Chàng nhắc lại, tựa hồ ý nghĩa của danh từ này làm chàng ngạc nhiên. - Đấy, cậu thấy đấy, tôi đang xây dựng, tôi định sang năm sẽ dọn đến ở hẳn nơi này.
   
Piotr im lặng, nhìn đăm đăm vào khuôn mặt già trước tuổi của công tước Andrey.

- Không tôi muốn hỏi… - Piotr nói. Nhưng công tước Andrey đã ngắt lời chàng.

- Thôi nói về tôi làm gì… Cậu kể đi nào, cậu kể cho tôi nghe cuộc hành trình của cậu đi và tất cả những việc cậu đã làm ở cắc điền trang của cậu.

Piotr bắt đầu kể lại những việc chàng đã làm trong các điền trang của mình: đồng thời hết sức cố gắng che dấu phần mình đã đóng góp vào những việc cải thiện ấy. Công tước Andrey đã mấy lần nhắc trước cho Piotr những điều chàng sắp nói ra, tựa hồ như tất cả những việc Piotr đã làm chỉ là những chuyện cũ rích và không những chàng không để ý lắng nghe mà lại còn thấy xấu hổ về những điều Piotr kể nữa.
   
Piotr thấy ngượng và thậm chí khó chịu trong khi nói chuyện với bạn. Chàng im bặt.

- Này cậu, bây giờ thế này nhé - công tước Andrey nói hẳn là cũng cảm thấy lúng túng và ngượng nghịu trước mặt bạn. - Tôi hiện nay chỉ tạm "trú quân" ở đây, tôi chỉ mới về đây để nhìn qua một chút. Hôm nay tôi lại trở về nhà em gái. Tôi sẽ giới thiệu cậu với họ. Vả chăng cậu cũng biết cô ấy - chàng nói, như để thù tiếp người khách mà bây giờ chàng cảm thấy không có gì giống mình nữa. - Ăn chiều xong chúng ta sẽ đi. Còn bây giờ cậu có muốn đi xem điền trang của tôi không?
   
Hai người đi ra và dạo chơi cho đến bữa ăn chiều, nói chuyện về những tin tức chính trị và về những người quen chung, như hai người không thân thiết. Công tước Andrey chỉ hào hứng một chút khi nói đến cái trang viên mới mà chàng đang sửa sang và ngôi nhà đang xây dựng. Nhưng ngay ở đây ngay giữa chừng câu chuyện khi họ đang đứng trên dàn thợ ấy và công tước Andrey đang tả cho Piotr nghe cách bố trí ngôi nhà sau này, chàng bỗng ngừng bặt rồi nói:

- Vả lại việc này cũng chẳng có gì thú vị, thôi chúng ta về ăn chiều đi!
   
Trong bữa ăn, câu chuyện chuyển sang cuộc hôn nhân của Piotr, công tước Andrey nói:

- Tôi rất ngạc nhiên khi nghe tin ấy.

Piotr bừng mặt như thường lệ mỗi khi có ai nhắc tới việc này. Chàng nói vội vã:

- Tôi sẽ có dịp kể cho anh nghe đầu đuôi câu chuyện. Nhưng anh cũng biết đấy, bây giờ tất cả những chuyện ấy đã chấm dứt rồi và chấm dứt vĩnh viễn.

- Vĩnh viễn à? - Công tước Andrey nói - Không có cái gì vĩnh viễn đâu.

- Nhưng anh đã biết câu chuyện kết thúc như thế nào chưa? Anh đã nghe đến việc đấu súng rồi chứ?

- Có, cậu cũng phải đi đến nước ấy?

- Một điều mà tôi cảm ơn Thượng đế là tôi đã không giết chết người ấy. - Piotr nói.

- Tại sao lại không giết? - Công tước Andrey hỏi - Giết một con chó dữ là một điều rất tốt chứ sao?

- Không, giết người là không tốt, là bất công.

- Tại sao lại bất công? - Công tước Andrey vặn lại - Con người không thể nào phán xét được cái gì là bất công, cái gì là công bình. Về mặt này, người ta bao giờ cũng sai lầm và vĩnh viễn sẽ còn sai lầm; và không có trường hợp nào con người lại sai lầm hơn là trong vấn đề phân biệt công bình hay bất công.

- Cái gì đã là một điều ác đối với một người khác thì cái ấy là bất công - Piotr nói, vui mừng nhận thấy lần đầu tiên từ khi đến thăm, công tước Andrey đã hoạt bát lên và bắt đầu nói, chàng muốn bộc lộ ra cho bạn rõ tất cả những gì đã khiến cho chàng thành con người như hiện nay.

- Thế ai đã cho cậu biết thế nao là điều ác đối với người khác? - công tước Andrey hỏi.

- Điều ác? Điều ác ấy à? - Piotr nói. - Tất cả chúng ta đều biết cái gì là ác đối với chúng ta.

- Đúng rồi, chúng ta đều biết cả, nhưng cái mà tôi biết là một điều ác đối với tôi thì tôi không biết là điều ác đối với người khác được - công tước Andrey càng nói càng hăng, hẳn là chàng muốn trình bày cho Piotr thấy quan niệm mới của chàng về sự việc. Chàng nói tiếng Pháp. - Tôi chỉ thấy trên đời có hai điều ác sự thực: đó là sự hối hận và bệnh tật. Và điều thiện chẳng qua chỉ là không có hai điều ác này. Sống cho riêng mình và tránh hai điều ác ấy, tất cả sự khôn ngoan của tôi hiện nay chỉ có thế.

- Thế còn tình yêu đồng loại, còn sự hy sinh thì sao. - Piotr nói. - Không, tôi không thể nào tán thành quan điểm của anh được! Chỉ sống thế nào để đừng làm điều ác, để đừng hối hận thì ít quá. Trước đây tôi đã từng sống như thế, tôi đã sống cho riêng tôi và đã tự làm hỏng đời mình. Và chỉ có bây giờ tôi mới sống, hay nói cho đúng ra cố gắng sống (Piotr khiêm tốn chữa lại) cho những người khác, chỉ có bây giờ tôi mới hiểu hết hạnh phúc của cuộc sống. Không, tôi không đồng ý với anh đâu mà cả anh nữa, anh cũng chẳng nghĩ như anh nói đâu.
   
Công tước Andrey im lặng nhìn Piotr và mỉm cười chế nhạo. Chàng nói:

- Cậu sẽ gặp cô em gái của mình, nữ công tước Maria, hai người sẽ ý hợp tâm đầu lắm đấy. Có lẽ cậu có lý về phần cậu, - chàng nói tiếp sau một lát im lặng - Nhưng mỗi người có một cách sống riêng: cậu đã sống cho riêng mình cậu và cậu nói rằng cái lối sống ấy đã làm cho cậu suýt hỏng cả cuộc đời, và cậu chỉ thấy hạnh phúc khi cậu bắt đầu sống cho những người khác. Còn tôi thì tôi lại trải qua một kinh nghiệm ngược lại. Tôi đã sống để tìm vinh quang (mà vinh quang là cái gì? Chẳng qua cũng vẫn là tình yêu người khác, muốn làm cho họ một cái gì, muốn được họ khen ngợi). Tóm lại tôi đã sống cho những người khác như thế và tôi không phải suýt làm hỏng mà chính là đã hoàn toàn làm hỏng cuộc đời của tôi. Và chỉ có từ khi tôi sống cho riêng mình thì tôi bắt đầu cảm thấy được yên tĩnh hơn.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #236 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 07:00:11 pm »

- Nhưng làm thế nào có thể sống cho riêng mình được? - Piotr bốc lên hỏi - Thế còn anh, em gái anh, cha anh?

- Nhưng họ cũng vẫn là tôi mà thôi chứ không phải là những người khác - Công tước Andrey nói - còn những người khác, những kẻ đồng loại, Le prochain(1), như cậu và nữ công tước Maria vẫn nói, thì lại là nguồn gốc chính của sai lầm và điều ác. Le prochain chính là những người nông dân của cậu ở Kiev mà cậu muốn cải thiện cuộc sống.
   
Và chàng nhìn vào mặt Piotr một cái nhìn chế nhạo, có vẻ khiêu khích. Hẳn là chàng muốn thách thức Piotr.

- Anh nói đùa đấy chứ. - Piotr nói, mỗi lúc một thêm sôi nổi. - Trong những việc tôi muốn làm (tôi mới làm được rất ít, và làm rất kém) nào có gì là sai lầm và độc ác đâu, tôi chỉ muốn làm điều thiện và dù sao cũng đã làm được ít nhiều. Làm cho những con người bất hạnh, những người nông dân của chúng ta, những con người như chúng ta, những người lớn lên rồi chết đi mà không có một khái niệm nào khác về Thượng đế và chân lý ngoài những lễ nghi và những bài cầu nguyện vô nghĩa, làm cho họ có được những niềm tin đầy sức an ủi về đời sống sau này, về sự trừng phạt, khen thưởng và an ủi thì có gì là ác? Dân nghèo đang chết vì bệnh tật, vì thiếu săn sóc, trong khi người ta có thể dễ dàng giúp đỡ họ về vật chất; tôi cung cấp cho họ thầy thuốc, nhà thương, nhà dưỡng lão, thì có gì là độc ác là sai lầm? Tôi để cho nông dân, cho đàn bà có con mọn được rỗi rãi nghỉ ngơi một chút vì họ đầu tắt mặt tối suốt ngày đêm thì chẳng phải là một điều thiện rành rành ra đấy là gì còn nghi ngờ gì nữa? - Piotr nói lắp bắp, vội vàng - và tôi đã làm như thế, tuy tôi làm tồi, làm được ít, nhưng dẫu sao cũng đã có làm một cái gì về mặt ấy, còn anh nói thế nào thì nói, chứ tôi thì tôi vẫn tin rằng những việc tôi làm là vlệc tốt, hơn nữa, tôi vẫn tin rằng bản thân anh không nghĩ như những điều anh nói. Nhưng cái chính - Piotr nói tiếp - là tôi biết và tôi biết chắc rằng niềm vui sướng khi làm việc thiện chính là lạc thú duy nhất chân chính trong cuộc đời.

- Phải, nếu đặt vấn đề như vậy thì lại khác - công tước Andrey nói - Tôi xây một ngôi nhà, tôi trồng một khu vườn, còn cậu thì cậu làm nhà thương. Cả hai việc này đều có thể dùng để tiêu hao ngày tháng. Còn cái gì là đúng, cái gì là tốt thì hãy để cho người nào biết tất cả phê phán chứ đó không phải là nhiệm vụ của chúng ta. Nhưng cậu đã muốn tranh luận - công tước Andrey nói thêm - thì ta cứ tranh luận.

Hai người rời khỏi bàn ăn đến ngồi ở trên cái thềm thay thế bao lơn. Công tước Andrey nói tiếp:

- Nào, ta thử tranh luận xem. Cậu nói đến trường học - Công tước Andrey vừa nói vừa gập đốt ngón tay, - giáo dục v.v… thế nghĩa là cậu muốn kéo anh chàng kia - Chàng chỉ một người nông dân đang cất mũ đi qua trước mặt hai người - ra khỏi tình trạng súc vật của hắn và làm cho hắn có được có được nhu cầu tinh thần, nhưng tôi cảm thấy cái hạnh phúc duy nhất có thể có được là hạnh phúc của súc vật, ấy thế mà cậu lại muốn tước mất của hắn cái hạnh phúc ấy. Tôi thèm muốn được như hắn, còn cậu thì muốn làm cho hắn giống như tôi nhưng lại không cho hắn những phương tiện của tôi. Cậu lại nói giảm nhẹ sức lao động của hắn. Nhưng theo ý tôi lao động thể lực đối với hắn là một điều cần thiết, cũng là một điều kiện tồn tại như lao động trí óc đối với tôi. Cậu không thể nào không suy nghĩ. Tôi đi ngủ lúc hai giờ sáng, bao nhiêu tư tưởng đến với tôi và tôi không tài nào ngủ được, trằn trọc và thao thức mãi cho đến sáng bởi vì tôi suy nghĩ và tôi không thể nào không suy nghĩ được; cũng như hắn không thể nào không cày, không cắt cỏ được; nếu không thì hắn sẽ vào quán rượu hay sẽ sinh bệnh. Cũng như tôi sẽ không thể nào chịu đựng được thứ lao động thể lực ghê sợ của họ và sau một tuần tôi sẽ chết, thì họ cũng không thể nào chịu đựng được sự nhàn rỗi về thể xác của tôi họ sẽ phát phì ra và sẽ chết. Còn về điểm thứ ba thì cậu nói thế nào nhỉ?
   
Công tước Andrey gập ngón tay thứ ba lại.

- À phải rồi, cậu nói đến nhà thương, nghĩ đến thuốc men. Hắn bị trúng phong, hắn sắp chết, cậu trích huyết cho hắn, cậu chữa cho hắn khỏi. Hắn sẽ thành một người tàn phế trong mười năm, làm thành một gánh nặng cho mọi người. Để cho hắn chết chẳng phải là êm thấm hơn và đơn giản hơn không? Sẽ có những người khác sinh ra, và cứ nguyên như thế này họ cũng đông lắm rồi. - Giá thử cậu tiếc vì mất thêm một người thợ thì còn nghe được - tôi quan niệm như thế đấy! Đằng này cậu lại cứu hắn chỉ vì thương hắn mà thôi. Nhưng hắn có cần cậu thương đâu? Lại còn cái ý nghĩ vớ vẩn tưởng thuốc trị được bệnh nữa. Thử hỏi y học đã có bao giờ cứu được ai chưa? Giết người thì có! - chàng cau mày hằn học và quay mặt đi.
   
Công tước Andrey trình bày những tư tưởng của mình một cách rõ ràng và chính xác đến nỗi có thể thấy rằng chàng đã nhiều lần nghĩ đến tất cả những điều đó, và chàng nói một cách thích thú và nói rất nhanh như một con người đã lâu không có dịp nói.
   
Những lý luận của chàng bi quan thì khoé mắt của chàng lại càng linh hoạt lên.

- Ồ như vậy thì thực là khủng khiếp, khủng khiếp! - Piotr nói. - Tôi không thể nào quan niệm được rằng người ta có thể sống với những tư tưởng như vậy. Riêng tôi, tôi cũng đã có những giây phút như vậy, gần đây thôi, khi ở Moskva và trong lúc đi đường. Nhưng lúc bấy giờ tôi đi đến tình trạng là tôi không sống nữa, cái gì tôi cũng thấy xấu xa quá… và nhất là cả bản thân tôi cũng thế. Thế rồi tôi không ăn, không tắm rửa, còn anh - anh thế nào?
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #237 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 07:01:00 pm »

- Tại sao lại không tắm rửa, không tắm thì bẩn - Công tước Andrey nói, - Trái lại phải cố gắng làm sao cho cuộc sống của mình thật thú vị chứ? Tôi sống, và đó không phải là lỗi của tôi, vậy thì phải tìm cách sống sao cho hết sức thoải mái, không làm phiền đến ai, sống mãi cho đến chết mới thôi…

- Nhưng đã có những tư tưởng như vậy thì cái gì làm cho anh thích sống kia chứ? Trong hoàn cảnh như thế người ta sẽ ngồi yên không cử động, không làm gì hết.

- Dẫu sao cuộc sống cũng không để cho anh ngồi yên. Tôi sẽ rất sung sướng nếu chẳng phải làm việc gì hết, nhưng một mặt giới quý tộc ở đây lại cho tôi cái vinh dự được chọn làm đại biểu của họ: tôi phải từ chối mãi mới được. Họ không muốn hiểu rằng tôi không muốn có những đức tính cần thiết, không có cái tính hiền lành và đon đả hơi dung tực, là cái cần thiết cho công việc ấy. Rồi lại còn cái nhà này nữa, tôi phải xây dựng nó lên để có một chỗ mà sống cho yên ổn. Bây giờ lại sinh ra việc tuyển mộ dân quân.

- Tại sao anh không vào quân đội?

- Sau trận Austerlix ấy à? - Công tước Andrey nói, vẻ mặt sa sầm. - Không ạ, xin đa tạ, tôi đã tự hứa với mình là không gia nhập quân đội chiến đấu của nước Nga nữa. Và tôi nhất định sẽ không gia nhập, dù cho Buônapartơ có đến đây, gần Smolensk, uy hiếp Lưxye Gôrư, tôi cũng sẽ không nhập ngũ. Này tôi nói thật với cậu - công tước Andrey nói tiếp, dần dần trấn tĩnh lại - Bây giờ người ta đang tuyển dân quân, cha tôi là tổng tư lệnh khu ba, và biện pháp duy nhất đối với tôi để tránh quân địch và làm việc dưới quyền cha tôi.

- Như thế tức là anh làm việc quân rồi chứ còn gì?

- Phải, - chàng im lặng một lát.

- Thế thì tại sao anh lại làm việc quân?

- Là vì thế này. Ông cụ tôi là một trong những người ưu tú nhất của thời đại trước. Ông cụ tôi đã già và tuy không phải là người tàn ác tính tình ông cụ quá hiếu động. Ông cụ đáng sợ vì đã quen nắm quyền lực vô hạn, và bây giờ thì hoàng đế lại giao cho những người tổng tư lệnh dân quân một quyền lực như thế.
Cách đây hai tuần, nếu tôi đến chậm hai giờ thì ông cụ đã sai treo cổ một lên thư lại ở Yukhnov - Công tước Andrey mỉm cười nói

- Cho nên tôi ra làm việc bởi vì ngoài tôi ra không có ai có uy tín đối với cha tôi, và thỉnh thoảng tôi có thể ngăn cản không để cha tôi làm những việc mà sau này ông cụ sẽ hối hận.

- Đấy anh đã thấy chưa.

- Phải, nhưng không phải như cậu quan niệm đâu! - công tước Andrey nói tiếp - Trước đây cũng như bây giờ tôi không hề có chút thiện cam nào với cái thằng thư lại khốn nạn ấy, một thằng đã ăn cắp giày của dân quân. Thậm chí nếu được trông thấy nó lủng lẳng trên giá treo cổ thì tôi sẽ rất lấy làm hài lòng là đằng khác, nhưng tôi thương hại cho ông cụ - tức cũng vẫn là thương hại cho tôi.

Công tước Andrey càng nói càng hăng. Mắt chàng sáng long lanh như đang lên cơn sốt trong khi chàng cố gắng chứng minh cho Piotr thấy rằng trong hoạt động, chàng không hề có ý muốn làm điều thiện cho đồng loại.

- Còn cậu thì cậu muốn giải phóng nông dân - chàng nói tiếp - hay lắm. Nhưng đối với cậu thì chẳng hay đâu (tôi chắc cậu chưa bao gìờ đánh đập ai hay đày ai đi Xibir cả). Còn đối với nông dân lại càng không hay hớm gì. Nếu người ta đánh đập họ, nếu người ta đày họ đi Xibiri thì tôi cho rằng tình cảnh của họ không phải vì thế mà khổ hơn chút nào. Ở Xibir họ cũng sẽ sống cái cuộc sống súc vật như vậy, những vết roi vọt trên người sẽ thành sẹo và họ cũng sẽ sung sướng như cũ. Việc đó có cần là cần cho những kẻ nào đang sa đoạ về đạo đức, sống trong hối hận tìm cách bóp nghẹt lòng hối hận ấy và trở nên bạo ngược vì họ có quyển trừng phạt người khác, thích đáng cũng được mà oan uổng cũng xong. Tôi thương hại là thương hại cho những con người như vậy, và sở dĩ tôi mong muốn giải phóng nông dân cũng là vì những người đó. Có lẽ cậu chưa thấy, nhưng tôi thì tôi đã thấy những người tốt được giáo dục theo cái truyền thống quyền lực vô hạn ấy, rồi dần dần trở thành bẳn tính, tàn nhẫn, bạo ngược. Họ biết như vậy nhưng không thể nào tự kiềm chế được, và càng ngày càng khổ sở.
   
Công tước Andrey nói những điều đó một cách say sưa đến nỗi Piotr bất giác nghĩ rằng chàng có những tư tưởng này là vì nghĩ đến cha chàng. Piotr không đáp.

- Đấy tôi thương hại những người như thế đấy. Tôi thương cho phẩm giá của con người, cho sự yên tĩnh của lương tâm, cho sự trong sạch, chứ không phải là thương hại cái đầu hay cái lưng của nông dân mà dù người ta có cạo trọc, có quất roi bao nhiêu đi nữa cũng vẫn sẽ là những cái đầu và những cái lưng ấy.

- Không, không: ngàn lần không! Tôi sẽ không bao giờ đồng ý với anh - Piotr nói.

====================================================

Chú thích:

(1)Kẻ đồng loại

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #238 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 09:02:29 pm »

Phần V
Chương - 11

Đến chiều, công tước Andrey và Piotr lên xe song mã cùng về Lưxye Gôrư. Công tước Andrey chốc chốc lại đưa mắt nhìn Piotr thỉnh thoảng thốt ra những lởi chứng tỏ lòng chàng đang vui. Chàng chỉ cho Piotr xem những cánh đồng, nói cho Piotr nghe về những cuộc cải thiện của mình trong điền trang.
   
Piotr lầm lỳ yên lặng chỉ trả lời nhát gừng và có vẻ đang mải suy nghĩ đăm chiêu.
   
Piotr nghĩ rằng công tước Andrey đang đau khổ, rằng chàng đang lầm lạc không biết đến ánh sáng chân chính, và mình cần phải giúp chàng, soi sáng cho chàng và đỡ chàng dậy. Nhưng khi Piotr vừa thử nghĩ xem mình sẽ bắt đầu nói như thế nào và nói những gì thì chàng cảm thấy trước rằng công tước Andrey chỉ cần đưa ra một câu nói, một luận cứ thôi, cũng đủ bẻ gãy tất cả những lời thuyết giáo của mình. Chàng không dám nói, chàng sợ những điều thiêng liêng quý báu nhất của mình có thể bị đem ra làm trò cười.

- Này anh, tại sao anh lại nghĩ như vậy? - Piotr đột nhiên lên tiếng hỏi bạn và cúi đầu xuống như một con bò mộng đang chực húc người ta. - Tại sao anh lại nghĩ như vậy? Anh không nên nghĩ như vậy.

- Tôi nghĩ cái gì nhỉ? - công tước Andrey ngạc nhiên hỏi lại.

- Nghĩ đến cuộc đời, đến sứ mệnh của con người. Nghĩ như anh không thể được. Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy và tôi đã được cứu thoát, anh có biết cái gì cứu tôi không? Hội Tam điểm. Không, anh đừng cười. Hội Tam điểm không phải là một giáo phái chỉ có những nghi thức suông như trước đây tôi vẫn tưởng, hội Tam điểm là biểu hiện đẹp nhất, là biểu hiện duy nhất của những khía cạnh tốt đẹp nhất, những khía cạnh vĩnh viễn của nhân loại.
   
Và chàng bắt đầu trình bày cho công tước Andrey nghe về hội Tam điểm theo như chàng quan niệm.
Chàng nói rằng hội Tam điểm là một học thuyết Cơ đốc thoát khỏi những ràng buộc của nhà nước và tôn giáo; học thuyết của bình đẳng, hữu ái và tình thương.

- Chỉ có đoàn thể thiêng liêng của chúng tôi là hiểu được ý nghĩa chân chính của cuộc sống, tất cả những cái khác đều chỉ là giấc mộng. - Piotr nói. - Anh ạ, anh nên biết rằng ngoài hội này ra thì tất cả chỉ là giả dối, lừa đảo, và tôi cũng đồng ý với anh rằng đối với một con người thông minh và nhân hậu thì chỉ còn một cách là sống cho trọn cuộc đời của mình, cố sao đừng làm phiền đến kẻ khác. Nhưng anh hãy tiếp thu những tín điều chủ yếu của chúng tôi, hãy vào hội cuả chúng tôi, hãy phó thác mình cho chúng tôi, hãy để cho chúng tôi chỉ dẫn anh, rồi anh sẽ thấy ngay như tôi đã thấy, rằng mình là một mắt xích của sợi dây chuyền to lớn và vô hình mà đầu dây mất hút trên trời cao - Piotr nói.
   
Công tước Andrey im lặng, mắt nhìn thẳng về phía trước, lắng nghe Piotr nói. Đã mấy lần chàng không nghe ra vì tiếng bánh xe lăn ầm ầm, phải hỏi lại những lời chàng chưa nghe rõ. Nhìn cái ánh sáng khác thường lấp lánh trong đôi mắt của công tước Andrey và thấy chàng im lặng, Piotr biết rằng những lời của mình không phải là vô ích, rằng công tước Andrey sẽ không ngắt lời chàng và sẽ không chế nhạo những điều chàng nói.
   
Họ đến một con sông ngập nước, phải dùng phà mới qua được. Trong khi người nhà xếp chỗ cho xe ngựa, họ cũng bước lên phà. Công tước Andrey chống khuỷu tay vào mạn phà im lặng nhìn mặt nước lấp lánh dưới ánh mặt trời sắp tắt.

- Thế nào, anh nghĩ thế nào về những điều tôi vừa nói. Tất cả những điều cậu nói đều đúng. Nhưng cậu bảo: anh hãy vào hội của chúng tôi rồi tôi sẽ chỉ cho anh thấy mục đích của cuộc sống và sứ mạng của con người, cũng như quy luật chi phối vũ trụ. Nhưng chúng ta là ai? Là người. Tại sao các anh lại biết hết được. Tại sao một mình tôi không thấy được những điều các anh thấy. Các anh cho rằng trái đất là vương quốc của cái thiện, của chân lý, nhưng tôi không thấy thế.

Piotr ngắt lời chàng:

- Anh có tin vào cuộc sống sau này không?

- Cuộc sống sau này ư?
   
Công tước Andrey hỏi lại, nhưng Piotr không để cho chàng có thì giờ trả lời, chàng cho rằng công tước Andrey hỏi lại như thế tức là có ý phủ nhận, hơn nữa chàng đã từng biết những tư tưởng vô thần trước đây của công tước Andrey.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #239 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 09:03:32 pm »

- Anh nói rằng anh không thể thấy vương quốc của cái thiện và chân lý trên trái đất. Tôi cũng vậy, trước kia tôi cũng không thấy vì không thể nào thấy nó được nếu cho rằng cuộc sống của ta là sự kết thúc của tất cả. Ở trên trái đất, chính ở trên trái đất này (Piotr đưa tay lên chỉ những cánh đồng xung quanh) không có chân lý - tất cả đều xấu xa và giả dối; nhưng trong vũ trụ, trong toàn thể vũ trụ thì chân lý ngự trị; chúng ta bây giờ là con của trái đất, nhưng trong vĩnh viễn thì chúng ta lại là con của toàn thể vũ trụ. Chẳng lẽ trong tâm hồn tôi không cảm thấy rằng tôi là một bộ phận của cái toàn thể lớn lao và hài hoà kia hay sao? Chẳng lẽ tôi không cảm thấy rằng tôi là một bộ phận trong con số to lớn không sao đếm xuể của những sinh vật trong đó Thượng đế - Hay là cái sức mạnh tối cao, anh muốn gọi là gì cũng được - Tự biểu hiện, rằng tôi là một mắt xích, một bậc trên cái thang đi từ những vật thấp nhất đến những vật cao nhất? Nếu tôi thấy và tôi thấy rõ ràng cái thang ấy đi từ cây cỏ đến con người thì tại sao tôi có thể giả thiết rằng cái thang ấy đến tôi là hết mà không đưa đi xa hơn nữa, xa hơn nữa? Tôi cảm thấy rằng không những tôi không thể mất đi cũng như không có cái gì ở trong vũ trụ có thể mất đi cả, mà tôi sẽ vĩnh viễn tồn tại, và đã vĩnh viễn tồn tại. Tôi cảm thấy rằng ngoài tôi ra và ở trên tôi có những linh hồn đang sống, và trong cái thế giới ấy chân lý đang tồn tại.

- Phải, đó là học thuyết của Herder (1) - công tước Andrey nói - Nhưng, cậu ạ, cái đó không thuyết phục được tôi đâu, mà chỉ có cuộc sống và cái chết mới thuyết phục được tôi thôi. Cái thuyết phục được tôi là thấy rằng một con người thân mến, gắn bó với mình mà đối với người ấy mình đã có lỗi và vẫn từng hy vọng chuộc lỗi (công tước Andrey nói giọng run run và quay mặt đi). Thế rồi đột nhiên con người ấy đau đớn khổ sở, và thôi tồn tại... Tại sao? Không lẽ nào lại không có câu trả lời! Và tôi tin rằng có câu trả lời. Chính cái đó mới có sức thuyết phục, và chính cái đó đã thuyết phục được tôi - công tước Andrey nói.

- Phải đấy, phải đấy - Piotr nói - Thì chính tôi cũng nói đến điều đó đấy thôi! Không phải. Tôi chỉ nói rằng không phải những lý luận thuyết phục được tôi về sự tất yếu của cuộc sống sau này, mà chính là việc ta đang đi trong cuộc đời, tay cầm con người ấy, thế mà đột nhiên con người ấy biến mất ở đâu đây trong cõi hư vô, thế rồi ta dừng lại trước cái vực thẳm ấy và nhìn vào đấy. Tôi đã nhìn vào cái vực thẳm ấy...

- Thế rồi thế nào! Anh biết rằng có nơi ấy, ở đấy có một cái gì đấy. Nơi ấy chính là cuộc sống sau này và cái ấy chính là Thượng đế.

Công tước Andrey không đáp. Chiếc xe và mấy con ngựa đã lên bờ từ lâu, xe đã thắng, mặt trời đã lặn một nửa và sương giá buổi chiều dã gieo lên những vũng nước ở bến sông những vì sao lấp lánh, nhưng Piotr và Andrey vẫn đứng trên phà nói chuyện, khiến cho những người đầy tớ những người đánh xe và người chở phà phải ngạc nhiên.

- Nếu có Thượng đế và có cuộc sống sau này, thì phải có chân lý và có đạo đức, và hạnh phúc cao nhất của con người chính là cố gắng đạt đến nó - Piotr nói, - Cần phải sống, cần phải yêu thương, cần phải tin rằng chúng ta không phải chỉ sống hôm nay trên mảnh đất này mà đã sống và sẽ sống vĩnh viễn ở nơi kia: trong vũ trụ (chàng chỉ tay lên bầu trời).
   
Công tước Andrey chống tay lên mạn phà, và lắng tai nghe, mắt nhìn đăm đăm vào cái vệt sáng đỏ ngầu mà mặt trời trải lên trên mặt nước xanh lam. Piotr im bặt. Chung quanh hoàn toàn yên tĩnh.
   
Phà đã cập bến từ lâu. Trong buổi chiều êm ả chỉ nghe tiếng sóng yếu ớt vỗ vào đáy phà. Công tước Andrey mường tượng như tiếng nước vỗ róc rách kia cùng hòa lời với tiếng nói của Piotr mà khuyên chàng: "Thật đấy, anh hãy im đi".
   
Công tước Andrey thở dài và đưa đôi mắt sáng long lanh và dịu dàng như mắt trẻ thơ nhìn vào mặt Piotr đang đỏ bừng, say sưa nhưng vẫn e ngại rụt rè vì thấy mình vẫn không bằng bạn.

- Phải, chỉ mong được như vậy! - chàng nói -   Nhưng kia, thôi chúng ta lên xe đi - công tước Andrey nói thêm và sau khi rời phà bước lên bờ, chàng nhìn lên bầu trời mà Piotr đã chỉ cho chàng, và kể từ trận Austerlix cho đến nay lần đầu tiên chàng lại nhìn thấy cái bầu trời cao lồng lộng, bầu trời vĩnh viễn mà chàng đã từng thấy khi chàng nằm trên chiến trường, và một cái gì lâu nay đã thiếp đi, một cái gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn chàng chợt bừng tỉnh, vui sướng và trẻ trung. Cái cảm giác ấy biến mất khi chàng lại bước vào những hoàn cảnh hàng ngày của cuộc sống, nhưng chàng biết rằng cái cảm giác ấy vẫn sống trong chàng mặc dầu chàng không phát huy nó được. Buổi gặp mặt Piotr hôm ấy đối với công tước Andrey là bước đầu của một cuộc sống mới mẻ trong nội tâm của chàng, tuy bên ngoài chẳng có gì thay đổi.

====================================

Chú thích:

(1) Johann Godfned Herder (1744-1803), văn sĩ lãng mạn, triết gia và sử gia Đức.

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM