Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:01:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh và hòa bình  (Đọc 273662 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #100 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 10:11:40 pm »

Phần II
Chương - 14

Ngày mồng một tháng mười một Kutuzov được viên trinh sát của ông báo tin rằng đạo quân chỉ huy đã lâm vào một tình cảnh gần như không có lối thoát. Viên trinh sát báo rằng những lực lượng rất mạnh của quân Pháp sau khi vượt qua cầu ở Viên đang tiến về phía nhỡng con đường giao thông nối liền quân đội của Kutuzov với những đạo quân đang kéo từ Nga sang. Nếu Kutuzov quyết định dừng lại ở Kremx thì đạo quân của Napoléon gồm mười lăm vạn người sẽ chặn hết những đường giao thông của ông, sẽ lâm vào một tình thế tương tự như tình thế của Mack ở Ulm. Nếu Kutuzov quyết định bỏ con đường nối liền với các đạo quân từ Nga sang thì ông phải đi sâu vào vùng núi non miền Bohem xa lạ và không có đường sá ông phải đương đầu với các lực lượng quân địch mạnh hơn hẳn mình và từ bỏ mọi hy vọng liên lạc với Bulxhevden. Nếu Kutuzov quỳết định rút lui đi theo con đường Kremx đến Olmuytx để hợp với những đạo quân từ Nga sang thì có thể quân Pháp sẽ đến những con đường ấy trước mặt ông vì họ đã vượt qua cầu Viên, và như thế là ông buộc phải giao chiến trong lúc hành quân, trong khi quân đội phải mang theo đủ thứ xe cộ nặng nề; đã thế lại phải đương đầu với một kẻ địch mạnh gấp ba và bao vây cả hai phía.
Kutuzov đã chọn biện pháp sau cùng này.
     
Như lời viên trinh sát báo cáo, sau khi vượt qua cầu ở Viên - quân Pháp đang hành quân cấp tốc về phía Znaim nằm trên con đường rút lui của Kutuzov, ở trước mặt ông ta hơn một trăm dặm Nga. Nếu ông đến Zaim trước quân Pháp, ông sẽ có nhiều hy vọng cứu được quân đội, trái lại nếu ông để cho quân Pháp đến Zaim trước mình, ông sẽ để cho toàn quân phải chiụ một nỗi sĩ nhục tương tự như nỗi sỉ nhục ở Ulm hay là bị tiêu diệt toàn bộ. Nhưng đem cả đại quân vượt đến Zaim trước quân Pháp thì cũng không thể được. Đường của quân Pháp từ Viên đến Znaim ngắn và tốt hơn so với đường của quân Nga từ Kremx đến Znaim.
     
Ngay đêm nhận được tin này, Kutuzov phái đạo tiền quân của Bagration gồm bốn nghìn người đi qua miền núi non ở phía tay phải con đường từ Kremx đến Znaim để đến con đường từ Viên đến Znaim, mặt quay về phía Viên và lưng quay về phía Znaim. Nếu ông có thể đến đó trước quân Pháp thì ông phải hết sức tìm cách giữ chân quân Pháp thật lâu. Còn Kutuzov với tất cả xe cộ nặng nề thì lên đường tiến về Znaim.
     
Sau khi đã đi bốn mươi lăm dặm trong đêm bão táp, trên miền núi non, không đường sá với những người lính đói khát, không giày và đã lạc mất một phần ba quân số vì đi tụt lại sau, Bagration đã đến Hollabrun ở trên đường từ Viên đến Znaim mấy giờ trước khi quân đội Pháp xuất phát từ Viên cũng đến đấy.
     
Kutuzov với đội vận tải còn phải đi suốt một ngày đêm mới đến Znaim, thành ra để cứu đạo quân, Bagration với bốn nghìn quân vừa đói vừa mệt phải giữ chân trong hai mươi bốn tiếng ròng rã tất cả quân đội địch mà ông gặp ở Hollbru. Việc đó cố nhiên không thể làm được, nhưng một số phận kỳ lạ đã làm cho cái việc không thể làm được trở thành sự thực. Thấy rằng biện pháp lừa dối đã thành công và đã trao cầu Viên cho quân đội Pháp mà không phải đánh chác gì, Mura háo hức tìm cách lừa luôn cả Kutuzov nữa. Gặp đội quân ít ỏi của Bagration trên con đường đi Znaim, Mura tưởng mình đang đứng trước đại quân của Kutuzov. Để tiêu diệt chắc chắn đạo quân ấy, Mura có ý chờ đạo quân Pháp trên đường từ Viên đến, bèn đề nghị đình chiến ba ngày với điều kiện là cả hai đạo quân không thay đổi vị trí, cứ giữ nguyên trận địa cũ. Mura cam đoan rằng những cuộc thương thuyết hoà bình đã bắt đầu rồi, cho nên để tránh khỏi đổ máu vô ích, hắn đề nghị đình chiến. Viên tướng Áo là bá tước Noxtich ở tiền tiêu tin theo lời sứ giả của Mura, đã rút lui để hở chi đội của Baration. Quân Pháp lại phái thêm một sứ giả đến tiền tiêu của quân Nga và cũng đưa tin tức như thế về việc đàm phán hoà bình, và đề nghị với quân đội Nga đình chiến trong ba ngày. Bagration đáp lại rằng ông ta không thể chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị đình chiến, và phái sĩ quan phụ tá của mình mang báo cáo về đề nghị đình chiến của quân Pháp cho Kutuzov.
     
Đối với Kutuzov, đình chiến là biện pháp duy nhất để tranh thủ thời gian, cho chi đội Bagration đã mệt mỏi được nghỉ ngơi và cho đội vận tải và các xe hành lý tiến lên (quân Pháp không biết đến việc hành quân này) ít nhất là được thêm một trạm nữa tới gần Znaim.

Đề nghị đình chiến đã đem lại một cách bất ngờ cái khả năng duy nhất để cứu đại quân. Sau khi nhận tin ấy, Kutuzov lập tức phái tướng Vintxingherot làm sĩ quan phụ tá đến dinh luỹ quân địch.
     
Vintxingherot có nhiệm vụ không những chấp nhận đình chiến mà còn đề nghị những điều kiện đầu hàng nữa. Trong lúc đó, Kutuzov sai những sĩ quan phụ tá của mình quay trở lại xúc tiến đến mức tối đa sự đi chuyển của đoàn xe vận tải của đạo quân trên con đường từ Kremx đến Znaim. Chi đội của Bagration mệt mỏi và đói một mình có nhiệm vụ yểm hộ tất cả cuộc vận chuyển của đội vận tải và của toàn quân, bằng cách giữ nguyên trận địa, đương đầu với một kẻ địch mạnh gấp tám lần.
     
Những dự đoán của Kutuzov quả nhiên ứng nghiệm: Đề nghị đầu hàng không ràng buộc gì, trái lại nó khiến cho một bộ phận đội vận tải của ông có thì giờ đi qua, và lỗi lầm của Mura chẳng bao lâu bị phát hiện rất nhanh. Buônapáctê bấy giờ ở Sonbrun cách Hollabrun hai mươi dặm Nga vừa nhận được báo cáo của Mura cùng với kế hoạch đình chiến và đầu hàng đã biết ngay là Mura bị lừa liền viết cho Mura bức thư dưới đây:
   
"Gửi thân vương Mura, Sobrun ngày 25 tháng sương mù năm 1805, lúc 8 giờ sáng.

Ta không thể nào tìm được những lời lẽ nào đủ nặng để cho ngươi biết ta bất bình đến thế nào. Ngươi chỉ cầm đầu đội tiền quan của ta và không có quyền kí kết đình chiến nếu không có lệnh của ta. Ngươi làm ta mất thành quả của cả một chiến dịch. Phải huỷ ngay lệnh đình chiến và tấn công quân địch. Ngươi hãy tuyên bố với nó rằng viên tướng kí giấy đầu hàng ấy không có quyền làm việc đó, chỉ có Hoàng đế nước Nga mới có quyền ấy mà thôi.

Tuy nhiên, nếu Hoàng đế nước Nga chuẩn y điều ước nói trên thì ta cũng chuẩn y; nhưng đó sẽ chỉ là một mưu chước. Hãy tấn công! Tiêu diệt quân đội Nga, ngươi có khả năng cướp lấy hành lí và đại bác của họ.
Sĩ quan phụ tá của Hoàng đế Nga là một thằng… Bọn sĩ quan không có giá trị gì hết khi họ không có quyền. Tên này không hề có quyền gì… Bọn Áo đã để người ta lừa trong việc qua cầu Viên còn ngươi thì đã để cho một viên sĩ quan của Hoàng đế lừa.
   
Napoléon"

     
Sĩ quan phụ tá của Buônapáctê phóng ngựa phi hết tốc lực, mang bức thư với lời lẽ giận dữ này cho Mura. Bản thân Buônapáctê, vốn không tin các tướng soái của mình, liền tiến tới chiến trường với tất cả vệ đội quân. Ông sợ bỏ lỡ một mồi ngon đã sẵn sàng. Trong khi đó chi đội bốn ngàn quân của Bagration đang vui vẻ chất củi đốt sưởi áo quần và nấu bữa xúp lần đầu tiên sau ba ngày nhịn đói. Trong bọn họ không có ai biết và nghĩ đến những sự kiện đang chờ đợi họ.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #101 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 10:13:02 pm »

Phần II
Chương - 15

Khoảng quá ba giờ chiều, công tước Andrey sau khi khẩn khoản xin được Kutuzov phái mình đến tiền quân, đã đến Grun trình diện Bagration. Sĩ quan phụ tá của Buônapáctê vẫn chưa đến chi đội Mura, và trận đánh vẫn chưa bắt đầu. Trong đội quân của Baglation không ai biết gì về tình hình chung của chiến sự. Người ta nói đến trận địa, nhưng cũng không tin là chiến trận đến gần.

Bagration biết Bolkonxki là sĩ quan phụ tá thân tín của Kutuzov và được Kutuzov yêu quý nên tiếp đón chàng đặc biệt nồng hậu và nhã nhặn. Ông cho chàng biết có lẽ hôm nay hay ngày mai sẽ có trận giao chiến và cho phép chàng hoàn toàn tự do muốn ở cạnh mình trong thời gian giao chiến hay ở đội hậu vệ giám sát trật tự rút quân cũng được, vì "việc này cũng rất quan trọng".

- Vả lại hôm nay có lẽ cũng chưa có chiến sự đâu - Bagration nói, như muốn làm cho công tước Andrey yên tâm.

"Nếu hắn ta chỉ là một thằng công tử bột tầm thường ở bộ tham mưu phái đến đây để kiếm huân chương chữ thập thì hắn cứ ở đội hậu vệ cũng sẽ được huân chương, còn nếu hắn muốn đi với ta thì cứ để cho hắn đi… nếu hắn là một võ quan dũng cảm thì lại có ích lợi lắm" - Bagration nghĩ thầm.

Công tước Andrey không đáp, yêu cầu Bagration cho phép đi quan sát trận địa để biết rõ cách bố trí quân đội. Như vậy, khi nào nhận được nhiệm vụ chàng sẽ biết phải đi đâu. Sĩ quan trực ban của chi đội, một người đàn ông khôi ngô, ăn mặc bảnh bao, đeo viên kim cương ở ngón tay, nói tiếng Pháp tồi nhưng lại hay nói tiếng Pháp, tình nguyện dẫn công tước Andrey đi xem.

Đâu đâu cũng thấy những sĩ quan bị mưa thấm ướt, gương mặt buồn bã, như đang tìm một cái gì, và những người lính mang cánh cửa ghế dài, hàng rào ở trong làng ra. Vicn sĩ quan tham mưu chỉ họ nói:

- Thưa công tước, chúng tôi không làm sao ngăn cấm được bọn ấy. Các vị chỉ huy cho họ phóng túng quá.
Đấy kìa - anh ta chỉ cái lều của một người bán hàng rong đi theo quân đội, họ tụ tập lại ngồi lê ở đấy - Sáng hôm nay tôi đã đuổi hết đi, nhưng ông xem, bây giờ lại đầy cả người ra rồi đấy. Thưa công tước, tôi phải đến dây doạ cho họ một mẻ mới được. Chỉ một phút thôi.

Công tước Andrey chưa có thì giờ ăn một tí pho-mat và một chiếc bánh mì.

- Sao ban nãy công tước lại không nói? Biết vậy tôi đã mời công tước ăn rồi.

Hai người xuống ngựa đi vào lều… Một vài sĩ quan mặt đỏ bừng và phờ phạc đang ngồi ăn uống ở các bàn.

- Ồ? Thế này là thế nào, các vị! - Viên sĩ quan tham mưu quở trách với cái giọng của một người cứ phải nhắc đi nhắc lại mãi có một việc - Các ông phải biết, bỏ đơn vị mà đi như thế này không được đâu ấy thế mà cái ông đại uý này - chàng nói với một võ quan pháo binh nhỏ nhắn, bẩn thỉu gầy gò, chân không có ủng (anh ta đã đưa ủng cho người bán hàng hơ cho khô) chỉ đi tất, thấy hai người bước vào thì đứng dậy và mỉm cười không lấy gì làm tự nhiên cho lắm.

- Kìa, đại uý Tusin, đại uý không xấu hổ sao? - viên võ quan tham mưu nói tiếp - Tôi thấy pháo binh như ông lẽ ra phải làm gương cho người ta chứ, đằng này ông lại không đi ủng. Nếu báo động thì ông đến đi chân không mất, trông ngộ nghĩnh lắm đấy - viên sĩ quan tham mưu mỉm cười, rồi nói thêm với cái giọng cấp trên - Mời các vị ai về chỗ nấy, tất cả, mời tất cả các vị.

Công tước Andrey liếc mắt nhìn đại uý pháo binh Tusin, bất giác mỉm cười; Tusin im lặng cười chúm chím, cặp chân không lần lượt giấu xuống đất, chân này giẫm xuống thì chân kia lại co lên, mở cặp mắt to, thông minh và hiền hậu, hết nhìn công tước Andrey lại nhìn viên sĩ quan tham mưu có ý dò hỏi.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #102 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 10:21:49 pm »


Công tước Piotr Ivanovich Bagration (1769 – 1812) -  chỉ huy bộ binh Nga, anh hùng Chiến tranh Vệ quốc năm 1812. Hy sinh ngày 12 (24 - theo công lịch) tháng 9 năm 1812 tại Borodino.

Anh trai của trung tướng quân Nga – công tước Roman Ivanovich Bargation và là bác của trung tướng quân Nga, kỹ sư nhà, khoa học – luyện kim – công tước Piotr Romanovich Bagration (con của R.I.Bargation).
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #103 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 10:22:38 pm »

- Lính họ bảo cởi giày ra dễ chịu hơn - đại uý Tusin nói, miệng mỉm cười ngượng nghịu. Hẳn là anh đang muốn chuyển sang giọng bông đùa để thoát khỏi cái tình trạng lúng túng này. Nhưng anh ta chưa kịp nói xong đã cảm thấy câu nói đùa của mình không được hưởng ứng và cũng không đúng chỗ, nên rất bối rối.

- Ông làm ơn về đơn vị cho - viên sĩ quan tham mưu nói, cố gắng giữ vẻ nghiêm trang.

Công tước Andrey lại liếc mắt nhìn cái thân hình nhỏ bé của người pháo binh một lần nữa. Bóng dáng anh ta có một cái gì đặc biệt, chẳng có gì là tư thế nhà võ, hơi hài hước nhưng hết sức hấp dẫn.

Viên sĩ quan tham mưu và công tước Andrey lên ngựa tiếp tục đi. Họ ra khỏi làng, trên đường cứ luôn luôn gặp và vượt qua những người lính và những sĩ quan thuộc nhiều binh chủng. Họ nhìn thấy ở bên trái một dãy công sự đào, màu đất đỏ mới đào lên tươi rói: Một vài tiểu đoàn lính mặc phong phanh cái áo sơ mi mặc trông như một đàn kiến trắng. Đằng sau chiến hào có một người nào không ai thấy cứ liên tiếp hất lên những mảnh đất sét đỏ theo từng nhát thuổng. Ngay ở phía sau công sự họ vấp phải mấy chục người lính từ trên công sự chạy xuống, liên tiếp kế chân nhau đến ngồi xổm ở một nơi. Hai người phải bịt mũi và thúc ngựa chạy nước kiệu để ra khỏi bầu không khí xú uế này.

- Đấy lạc thú của doanh trại là thế, thưa ngài công tước! - viên sĩ quan tham mưu trực nhật nói.

Họ đi lên ngọn đồi trước mặt. Từ ngọn đồi này đã có thể trông thấy quân Pháp. Công tước Andrey đứng lại và bắt đầu quan sát.

- Đây đội pháo của ta đặt ở đây, - viên sĩ quan tham mưu nói, tay chỉ vào điểm cao nhất - Đó là vị trí của anh chàng chỉ huy kỳ quặc không đi ủng ấy. Đúng ở đấy thì nhìn đâu cũng thấy. Mời công tước chúng ta đi thôi.

- Tôi xin cảm ơn ông, bấy giờ tôi đi một mình cũng được - công tước Andrey nói, trong bụng chỉ mong thoát khỏi anh chàng sĩ quan tham mưu kia - Ông cứ dề mặc tôi.

Viên sĩ quan tham mưu ở lại, và công tước Andrey cưỡi ngựa đi một mình.

Chàng càng tiến đến phía quân địch thì dáng dấp quân sĩ càng chỉnh tề và vui vẻ. Mất trật tự và chán nản nhất là đội vận tải ở trước thành phố Znaim cách quân Pháp mười dặm Nga mà sáng nay chàng vừa đi qua. Ở Grum người ta cũng cảm thấy lo lắng và sợ hãi một cái gì không rõ. Nhưng càng đến gần những hàng tiền tiêu của quân Pháp, công tước Andrey càng thấy quân đội ta có tinh thần tự tin vững vàng. Quân lính mặc áo khoác đứng thành hàng và người tào trưởng hay đại uý điểm số bằng cách thức ngón tay trỏ vào ngực đứng ở ngoài cùng và ra lệnh cho anh ta giơ tay. Quân lính rải rác trên khắp trận địa vác củi súc và cành khô về đốt, hoặc đang dựng lều vừa làm vừa cười nói vui vẻ. Cạnh đống lửa, người thì mặc áo, người thì cởi trần đang hơ áo sơ mi và giày, hay sửa lại đôi ủng, và chiếc áo khoác, xúm nhau bên cạnh mấy cái nồi và mấy người nấu bếp. Trong một đại đội, bữa ăn đã sẵn sàng. Quân lính nhìn mấy cái nồi bốc hơi thèm thuồng và đứng chờ người trung sĩ quân nhu mang một cái bàn bằng gỗ đựng thức ăn đến cho viên sĩ quan đang ngồi trên một súc gỗ, trước mặt lều của mình để anh ta nếm thử.

Trong một đại đội khác may mắn hơn - bởi vì không phải đơn vị nào cũng có rượu vodka binh sĩ đang chen nhau trước một viên tào trưởng mặt rỗ, vai rộng, đang nghiêng một cái thùng ton-nô nhỏ rót rượu vào những chiếc bi đông mà binh sĩ lần lượt giơ ra. Binh sĩ nâng bi đông lên môi một cách thành kính, ngửa cổ: dốc ngược bi đông lên rồi súc miệng, lấy tay áo khoác quệt mép và mặt mày hớn hở hẳn lên, họ rời khỏi chỗ viên tào trưởng. Ai nấy vẻ mặt đều điềm nhiên, tưởng chừng như tất cả việc này đều diễn ra không phải trước mặt quân dịch, trước một trận giao chiến trong đó ít nhất là một nửa chi đội chết, mà là ở một nơi nào đó bên tổ quốc, trong khi chờ đợt trú quân yên tĩnh.

Sau khi đã đi qua trung đoàn khinh binh và đi vào hàng ngũ của đội lính thủ pháo thành Kiev gồm những chàng trai trẻ cũng đang lo những công việc thanh bình như thế, công tước Andrey đến gần lều của một người chỉ huy trung đoàn, cao hơn những lều khác, và gặp một tiểu đội thủ pháo xếp thành đội ngũ đứng trước một người đang nằm dài dưới đất, mình bị lột trần như nhộng. Hai người lính giữ lấy anh ta và hai người nữa cứ lấy những nhánh cây dẻo đánh đều đặn lên cái lưng trần. Người bị đánh kêu lên những tiếng nghe như vờ vĩnh. Viên thiếu tá người đẫy đà bước ra trước hàng quân và không hề để ý đến tiếng kêu, nói.

- Đối với một quân nhân thì ăn cắp là một điều sỉ nhục, một quân nhân phải biết ngay thắng, cao thượng và dũng cảm. Nếu hắn ăn trộm của anh em thì hắn không có danh dự nữa, hắn là một thằng hèn hạ. Đánh nữa đi, đánh nữa đi.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #104 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2010, 10:23:26 pm »

Rồi lại nghe những tiếng roi mềm vun vút và những tiếng gào thảm thiết nhưng vờ vĩnh.

Viên thiếu tá nói:

- Đánh nữa, đánh nữa nào.

Một viên sĩ quan trẻ tuổi, vẻ mặt ngơ ngác và đau đớn, đi khỏi chỗ người bị phạt, đưa mắt nhìn người phụ tá đang đến như muốn hỏi ý kiến.

Lên đến tiền tiêu, công tước Andrey cho ngựa đi dọc theo trận tuyến. Hàng tiền tiêu của quân ta và hàng tiền tiêu của quân địch ở cánh trái và cánh phải cách xa nhau, nhưng ở khoảng giữa, tức là nơi trông thấy mặt nhau và nói chuyện với nhau được.

Ngoài những người lính giữ vị trí tiền tiêu ở chỗ ấy, cả hai bên đều có những tay hiếu kỳ đứng đấy: vừa cười vừa nhìn những kẻ địch kỳ quái và xa lạ với họ.

Từ sáng sớm, mặc dầu có lệnh cấm quân sĩ đến gần tiền tiêu, những người chỉ huy vẫn không sao xua đuổi được những anh hiếu kỳ. Những người đứng gác ở tiền tiêu, như những kẻ chuyên trưng bày cho công chúng xem một cái gì hiếm có, không buồn nhìn quân Pháp nữa mà lại đứng bình phẩm những người đến xem và cảm thấy chán trong khi chờ đợi người ta đến thay phiên mình. Công tước Andrey đứng lại quan sát quân Pháp.

- Cậu xem kìa - một người lính Nga nói với bạn, tay chỉ một bộ binh Nga đã cùng với một sĩ quan đến gần
tiền tiêu, đang nói rất nhanh và rất sôi nổi với người lính pháo thủ Pháp - Cậu xem nó nói thạo chưa, nhanh như gió ấy, thằng Pháp theo không kịp. Xidorov, cậu lại đi - Hãy gượm, để nghe xem đã. Ồ, nói thạo lắm - Xidorov đáp (Anh ta vốn được xem là người rất thông thạo tiếng Pháp).

Người lính mà họ vừa cười vừa chỉ đó chính là Dolokhov. Công tước Andrey nhận ra hắn và lắng nghe xem hắn nói gì. Dolokhov cùng với viên đại đội trưởng của mình đến gần chỗ tiền tiêu ở cánh gà trái là nơi trung đoàn của họ bố trí.

- Được đấy cứ nói nữa đi - viên đại uý khích Dolokhov, người nhô ra phía trước và cố gắng không bỏ sót một chữ nào mặc dầu anh ta không hiểu hết gì - Anh nói cho thật nhanh nữa đi. Hắn nói gì thế?

Dolokhov không đáp, hắn đang bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận sôi nổi với người lính thủ pháo Pháp. Cố nhiên là họ nói đến chiến dịch. Người Pháp, lẫn lộn người Áo với người Nga, đang chứng minh rằng người Nga đã bị đánh bại phải bỏ thành Ulm chạy dài, còn Dolokhov thì chứng minh rằng quân Nga không hề bị đánh bại, trái lại họ đã đánh bại quân Pháp.

Dolokhov nói:

- Ở đây chúng tao đã được lệnh đuổi chúng mày, và chúng tao sẽ đuổi chúng mày.

- Thôi chúng mày hãy cố gắng làm sao đừng bị bắt làm tù binh với tất cả bọn cô-dắc của chúng mày - người lính thủ pháo Pháp nói.

Những người lính Pháp đang đứng xem và lắng nghe đều cười rộ.

- Chúng tao sẽ cho chúng mày khiêu vũ một trận như chúng mày đã khiêu vũ thời Xuvorov - Dolokhov nói.

- Hắn tán cái gì thế? - một người Pháp hỏi.

- Lịch sử cổ đại ấy mà! - một người khác nói, đoán rằng Dolokhov muốn nói đến những chiến sự trước. Hoàng đế sẽ cho cái lão Xuvara của chúng mày biết tay cũng như mọi đứa khác.

- Buônapáctê… - Dolokhov bắt đầu nói nhưng người Pháp đã ngắt lời chàng:

- Buônapáctê cái gì? Đã bảo là Hoàng đế! Khốn kiếp! - Hắn giận dữ quát lên.

- Quỷ sứ bắt cái thứ hoàng đế của chúng mày đi.

Dolokhov chửi lên một tiếng Nga tục tằn của binh sĩ và khoác quai súng lên vai bỏ đi.

- Đi, chúng ta đi thôi, anh Ivan Lukits, - hắn nói với người đại đội trưởng.

- Đấy thế mới biết tiếng Pháp chứ - Người lính ở tiền tiêu nói - Xidorov, bây giờ cậu đến nói đi.

Xidorov nheo mắt một cái rồi quay về phía những người Pháp bắt đầu nói xì xồ những câu chẳng ai hiểu.

- Ca-ri, ma-ta, ta pha, sa phi, mu te, cat-sca - anh nói có vẻ liến thắng, cố làm cho giọng nói của mình bao hàm rất nhiều ý nghĩa.

- Hô hô, hô! Ha - ha, ha! ú ù! - đám binh sĩ cười phá lên, tiếng cười lành mạnh và vui vẻ, bất giác vượt qua hàng tiền tiêu lan cả vào đám lính Pháp, đến nỗi người ta có cảm giác là lẽ ra sau đó chỉ còn có việc tháo đạn khỏi súng, phá hết tạc đạn và giải tán thật nhanh ai về nhà nấy.

Nhưng súng vẫn cứ nạp đạn, những lỗ châu mai trên các nhà và các công sự vẫn cứ nhìn về phía trước một cách dữ tợn và những khẩu pháo đã được tháo ra khỏi xe vẫn chĩa vào nhau.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #105 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 07:27:53 pm »

Thông tin thêm về trận Borodino

Bối cảnh lịch sử

Đầu năm 1812, nước Nga bí mật ký kết thoả ước thương mại với Anh Quốc, vi phạm Hệ thống Phong toả Lục địa đã ký với Pháp năm 1807.

Tháng 6 năm 1812 đại quân của Pháp gồm 60 vạn quân Pháp và chư hầu do Napoleon I chỉ huy xâm phạm lãnh thổ của nước Nga. Sa hoàng Alếchxăngđrơ I đã tuyên bố khởi xướng cuộc Chiến tranh Vệ quốc chống lại sự xâm lược của quân đội Pháp.

Quân Nga gồm có 2 đạo quân do hầu tước Mikhain Bácơlay đờ Tôli  và tướng Piotr Ivannovich Bagration chỉ huy, tổng cộng quân số 20 vạn người. Đạo đóng ở phía Bắc của Bácơlay sẽ chặn quân Pháp và rút lui về phòng tuyến sông Đơrixa, còn một đạo phía Nam của Bagratiôn sẽ đánh thọc sườn.

Theo so sánh về quân số, rõ ràng với 60 vạn quân, Napoleon hoàn toàn có thể đè bẹp sự kháng cự của quân Nga. Sự chuẩn bị chiến tranh của Nga rõ ràng vô cùng tệ hại khi mà Nga hoàng đã bác bỏ kế hoạch tấn công bảo vệ Tổ quốc của tướng Bagration, viên tướng được Napoleon đánh giá cao nhất.

Trong những ngày đầu của cuộc chiến quân đội Pháp đã tiến rất nhanh vào sâu lãnh thổ nước Nga mà không gặp phải bất cứ sự kháng cự đáng kể nào. Quân Nga sau khi rút đến Đơrítxa lại rút tiếp để bảo toàn lực lượng và chờ đợi quân Pháp suy yếu vì thiếu đói và giá lạnh để phản công. Tướng Baccơlay nhận thức rõ chạm trán với quân Pháp lúc này là chuốc lấy thất bại. Tuy nhiên binh sĩ Nga đều khao khát chiến đấu chống lại quân xâm lược. Người ta cho rằng ông phản bội nước Nga và ngay cả Nga hoàng cũng cảm thấy không hài lòng về viên tướng này.

Trong khi đó,  Mikhail Illarionovich Kutuzov đã nhanh chóng tự tổ chức lấy các đội dân binh Nga để chống lại quân xâm lược. Các hoạt động của Cutudốp và của các đội du kích tỏ ra rất hiệu quả. Uy tín của Kutuzov được nâng cao. Ông được ủng hộ để trở thành Tổng tư lệnh của quân Nga. Bácơlay được thay thế bởi Cutudốp.

Sau 2 thất bại ở trận Smolensk và trận Valutino, Cutudốp không muốn đối đầu trực diện với người Pháp nữa. Tuy không muốn giao chiến trực tiếp với quân Pháp nhưng dưới sự hối thúc của Sa hoàng, Cutudốp cũng phải thiết lập một phòng tuyến tại làng Borodino, cách Moskva khoảng 125 km và 12 km ở phía tây Mozhaysk. Sau đó, ông chấn chỉnh lại tinh thần binh sĩ Nga, dập tắt các tin đồn.  Việc này khá thuận lợi do uy tín vô cùng lớn của Cutudốp đối với nhân dân và binh sĩ. Việc thứ hai là xem xét kế hoạch rút quân của Bácơlay. Cutudốp đồng ý với Bácơlay, nhưng ông cũng hiểu là càng rút thì tinh thần binh sĩ, vũ khí tối thượng của quân Nga sẽ tiêu tan hết. Cần phải có một trận đánh kịp thời để củng cố lại tinh thần ấy. Khi quân Nga rút đến Bôrôđinô, lực lượng hai bên xem như cân bằng. Đây là nơi để quyết chiến.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #106 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 07:28:55 pm »

Lực lượng hai bên và diễn biến

Quân Nga: 145.200 binh sĩ, trong đó có 114.000 quân thường trực với khoảng 624 pháo, 9.500 quân Kỵ binh Kazak, 21.700 dân quân

Quân Pháp: 125.000 – 130000 binh sĩ với 587 pháo.

Về số lượng, quân Nga có vượt trội hơn nhưng tương đương về vũ khí và đại pháo do lực lượng dân quân được vũ trang rất thô sơ và chủ yếu chỉ thực hiện chức năng xây thành đắp lũy và hầu như không tham gia trực tiếp vào trận chiến.

5 giờ sáng ngay 7-9-1812, quân Pháp bắt đầu tiến công. Các đợt tấn công đầu tiên của quân Pháp nhằm vào cánh phải quân Nga, nhưng ít lâu sau đó, ý đồ của Napoleon đã lộ rõ: mục tiêu thật sự là các lực lượng cánh trái và trung tâm, cụ thể là trận địa pháo Raievsky. Sau khi chiếm lĩnh được nó rồi, quân Pháp sẽ ép quân Nga về dòng sông Co-lô-tra để tiêu diệt. Lúc đầu do có lực lượng ưu thế nên quân Pháp đã chiếm được thôn Bôrôđinô nhưng không phát triển tiếp theo được do quân Nga đánh trả dữ dội. Các cuộc đột kích đầu tiên của quân Pháp nhằm lôi kéo quân Nga di chuyển đội hình về hai cạnh sườn đều không đạt kết quả.

Đến 6 giờ, quân Pháp chuyển sang tiến công trận địa phòng ngự quân Nga ở thôn Semenovski nhưng cũng bị đẩy lùi. Ngay sau đó, Napoléon tập trung 8 sư đoàn bộ binh, 3 quân đoàn kị binh và 120 pháo mở cuộc đột kích lần thứ hai. Quân Pháp lúc đầu chiếm được phía Nam khu vực phòng ngự do tướng Bagratiôn chỉ huy, nhưng sau đó quân Nga phản kích chiếm lại.

 8 giờ, quân Pháp mở cuộc công kích lần thứ 3, nhưng lại bị thất bại. Trong khi đó 2 sư đoàn kỵ binh Pháp tiến công trận địa pháo do Raévski chỉ huy cũng không đạt kết quả.

Như vậy, cả 3 cuộc công kích của quân Pháp vào khu vực chủ yếu trận địa của quân Nga đã thất bại.

Ở cánh trái trận địa quân Nga, một quân đoàn Pháp sau 3 giờ công kích liên tục đã chiếm được thôn Utisa. Thắng lợi ở Utisa đã củng cố quyết tâm của Napoléon. Ông tiếp tục mở 8 cuộc công kích vào trận địa pháo của Raévski và khu vực phòng ngự ở Semenovski. Cuộc chiến tại đây diễn ra rất quyết liệt. Quân Pháp và Nga giành giật nhau các khu vực trận địa. Quân Nga đã liên tiếp đánh lui các đợt tấn công ác liệt của quân Pháp. Trong đợt công kích lần thứ 6, Napoléon tập trung trên một đoạn hẹp rộng 1.5 km tới 100 khẩu pháo, và 4.5 vạn quân. Quân Nga có khoảng 1.5 vạn quân và 200 khẩu pháo đã kháng cự lại một cách rất quyết liệt. Trong lần công kích này của quân Pháp, hơn một nửa số pháo Nga bị phá hủy, công sự bị san bằng nhưng quân Pháp không thể chiếm được trận địa. Bagration bị thương nặng, được đưa ra khỏi chiến trường và không lâu sau qua đời, nhưng tinh thần dũng cảm và ý chí của ông đã thôi thúc những người lính Nga tiếp tục chiến đấu. Lệnh của Kutuzov "giữ vững trận địa đến người cuối cùng" đã được thông báo cho toàn bộ các đơn vị quân Nga. Tuy nhiên, do lực lượng quân Pháp chiếm ưu thế nên Kutuzov quyết định cho quân rút lui theo khe núi ở thôn Semenovski để củng cố lực lượng.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #107 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 07:29:23 pm »

Sau khi chiếm được một số khu vực phòng ngự, quân Pháp tập trung lực lượng mở đợt tiến công và chiếm được khu vực phía Tây thôn Semenovski. Tại đây, trận địa pháo của Raevski đã ở trước mặt quân Pháp. Napoléon tung hầu hết lực lượng dự bị và đang cân nhắc liệu có tung đội cận vệ của mình vào chiến đấu hay không. Trước tình thế nguy hiểm đó, Kutuzốv đã quyết định kịp thời: ra lệnh cho kỵ binh Nga của tướng Platov tiến công đánh vào cánh trái quân Pháp, đồng thời sử dụng đội kỵ binh Kazak tiến công đoàn xe vận tải của đối phương. Kỵ binh Nga đã chọc thủng được đội hình quân Pháp và gây ra sự hoảng loạn ở hậu phương, buộc Napoléon phải điều lực lượng về cánh trái để duy trì cuộc tiến công vào trận địa pháo của Raevski và không tung đội cận vệ vào trận chiến. Trận tấn công bị hoãn lại. Kutuzốv tăng cường lực lượng ở trung tâm và cánh trái bằng cách điều lực lượng dự bị và lực lượng từ cánh phải dồn lại.

14 giờ, Napoléon tiếp tục cho lực lượng tiến công trận địa pháo quân Nga và đưa đội dự bị cuối cùng vào chiến đấu. Đội giáp binh của Cô-lanh-cua được tung vào trận. Về phía Nga, sư đoàn 24 của Likhatrov được điều đến bảo vệ. Trận chiến lại diễn ra quyết liệt. Quân Nga chiến đấu dũng cảm theo lời kêu gọi của Likhatrov: "Anh em ơi, phía sau là Mát-xcơ-va.". quân Pháp càng lúc càng áp đảo. Các khẩu pháo Nga lúc này không thể khai hỏa vì quân Pháp quá gần. Các pháo thủ phải dùng cả cây thông nòng để chiến đấu. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề, nhưng đến 15 giờ 30 phút, quân Pháp đã chiếm được trận địa. Toàn bộ sư đoàn 24 Nga nằm lại trận địa. Likhatrov cũng phanh ngực xông thẳng vào lưỡi lê của quân địch. Trận địa pháo thất thủ. Bên cạnh xác các binh sĩ Nga là 1000 xác chết thuộc đội giáp binh của quân Pháp

Song việc chiếm trận địa pháo của Raevski không còn ý nghĩa. Quân Nga đã bỏ khu vực phòng ngự ở cánh trái và trung tâm lên chiếm lĩnh trận địa mới cách đó từ 1 đến 1.5 km. Như vậy, quân Nga mặc dù bị mất một số khu vực nhưng vẫn giữ được vững đội hình chiến đấu. Trong khi đó quân Pháp sau nhiều lần công kích, lực lượng bị tiêu hao quá lớn buộc Napoléon phải ngừng công kích, ra lệnh cho quân Pháp rút về vị trí xuất phát tiến công. Ngay sau đó quân Nga đã chiếm lại các vị trí tiền tiêu.

18 giờ, sau khi tổ chức củng cố lại trận địa, Kutuzốv tuyên bố quân Nga chiến thắng và ông vẫn động viên quân Nga sẵn sàng đánh bại các cuộc tiến công của quân Pháp đồng thời chuẩn bị cho cuộc tiến công quân địch vào sáng hôm sau. Quân Nga cũng bị tổn thất lớn qua các đợt công kích liên tục của quân Pháp Kutozov cho rằng dù đã đánh bại các cuộc công kích của quân Pháp, song cho đến thời điểm này, lực lượng chủ yếu của quân Nga vẫn cần phải được bảo toàn, chờ thời cơ dành chiến thắng quyết định. Vì vậy, Kutuzov quyết định cho quân Nga rút khỏi Borodino. Chiều tối, Kutuzov đã quyết định rút khỏi trận chiến và lệnh cho tướng Gortrakov bí mật rút quân ra sau thung lũng Semenovski. Trận chiến Borodino đã kết thúc giữa chừng. Cuộc chiến đã giằng co tới mức Napoleon đã không dám sử dụng 37.000 quân thuộc lực lượng Cận vệ Hoàng gia vì sợ rằng cuộc chiến sẽ còn tiếp diễn vào ngày tiếp theo.

Thiệt hại:
Trong trận Borodino, quân Nga mất 44,000 người trong khi quân Pháp và đồng minh: trên 58,000. Sau trận Borodino, Kutuzov đã nhận hàm Thống chế và 100,000 rúp. Nga hoàng đã thưởng cho Bagratinon 50,000 rúp. Mỗi người lính tham chiến trong trận Borodino được thưởng 5 rúp bạc.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #108 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 07:30:06 pm »

Đánh giá kết quả trận đánh

Kết quả lớn nhất của trận Borodino là trận đánh đã không cho phép Napoleon chiến thắng người Nga trong trận đánh quan trọng. Quân Nga đã trụ vững trước các đợt tấn công của quân Pháp. Napoleon không đạt được một mục tiêu chiến lược rõ rệt mặc dù quân Pháp đã tổn thất rất nhiều. Đây là một sách lược mang tính bước ngoặt đối với toàn cuộc chiến tranh. Do bị tiêu hao binh lực sau trận Borodino quân Pháp không thể tiếp tục tiến sâu vào Nga hơn nữa, Napoleon quyết định dừng lại ở Moskva để chờ viện binh và lương thực, đồng thời củng cố lực lượng để tiếp tục chiến dịch quân sự vào mùa xuân năm sau. Nhưng dự định đó đã bị phá sản khi mọi nguồn lương thực và viện binh của Pháp đều bị các cánh quân du kích của Nga chặn đánh, tiêu diệt không tới được với đại quân của Napoleon. Tới mùa đông quân Pháp rơi vào tình trạng bệnh tật và tử vong cao do thời tiết lạnh khắc nghiệt của Nga và sự thiếu lương thực trầm trọng. Hoàng đế Napoleon buộc phải rút quân khỏi Nga. Chiến dịch tấn công nước Nga coi như đã thất bại.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #109 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2010, 07:32:21 pm »

Một số hình ảnh (tranh vẽ) về trận Borodino

Sơ đồ trận đánh

Tướng Kutozov trên chiến trường

Napoleon và các tướng lĩnh quân Pháp
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM