Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 11:59:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số kỷ niệm trên chiến trường K ( phần 4 )  (Đọc 279656 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #470 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 04:50:33 pm »

Bên em có chuyện cũng buồn cười , gần như bên bác.
Có lần bọn em nằm phục cạnh con đường mòn trong rừng,nằm phía phia dệ thấp,cách nhau độ năm mét.
Một đoàn sáu bẩy đứa đi qua,bất ngờ một con tạt ra, ngồi xụp xuống,ngay chỗ SỰ"lắp"nằm , em nhìn sang thấy ông ấy mặt đỏ văng vì nhịn cười . Hóa ra con mẹ ấy ngồi xuống đi tiểu!tý chúng đầu ông ấy!may cho nó chỉ đi tiểu chứ đi nặng, chắc nó tiêu.
Ô ấy cam đoan là nhìn thấy Roll Eyes , còn tả lại với cái giọng nói lắp làm cho cả đơn vị em cứ buồn cười mãi.
Hồi ấy những bọn như thế có vẻ là dân bọn em cho qua. Bọn mang đủ súng chính quy bọn em mới nện.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #471 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 04:55:37 pm »

Trong tập bản thảo của nhà văn có cả tấm ảnh chụp hội nghị nhà văn ở số 4 Lý nam đế ,như vậy đây là nhà văn có tên tuổi , khi đọc "Đường vào PNP" của bác Vũ tôi thấy có nhà văn Chí Trung đi theo Q Đ4 không biết có phải là của bác ấy không . Chắc chắn một điều có một nhà văn quân đội đi theo QDD4 bị địch rượt ( hoặc bắn chết ) và lấy mất một số bản thảo
Tôi có người bạn cùng lứa là phóng viên báo QDND hy sinh ở K hồi đầu 1979. Ngô Tất Thắng
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #472 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 09:55:54 am »

PQ@ Biết đâu được  có khi tập bản thảo đó là của bác Thắng , nó bị mất quãng sau 7/1, địch cho là tài liệu quan trọng  nên đưa về Văn phòng Trung ương cất giữ
-      TRong mấy ngày đó D1 phát hiện nhiều hầm vàng nên án binh bất động , D3 lo củng cố và làm vệ sinh môi trường , chỉ còn D tôi suốt ngày đi lùng sục xung quanh >D1 cách d tôi khoảng 3km thế nhưng sau khi đi sục, lính bên  D tôi có  thằng  chẳng sợ nguy hiểm dám cắt rừng sang D1 xin vàng , chúng mang về hàng vốc , đủ chủng loại từ nhẫn đến vàng thỏi , vàng đúc theo hình cây lá ,động vật kỳ dị , nhưng phần đông vẫn thờ ơ vì ai cũng ngại mang vàng đạn dễ tìm đến , điều quan trọng là không ai biết được ngày về . Tôi cũng được thằng Hòa đồng hương  giửi cho một vốc nhẫn ,tôi giữ một chiếc có mặt đá để đeo còn lại phát cho  bọn nuôi quân, chiếc nhẫn đó qua hàng chục lần điểm nghiệm chẳng ai thu , khi về nghỉ tại Lonh bình bán được 400 đồng  cộng với lương thiếu úy 6 tháng ,khi ra bắc trong túi tôi có gần 1000 đồng , số tiền đó đủ làm một căn nhà ngói to đẹp nhưng chỉ sau chuyến đi phép và một tháng phá phách ở Bắc thái là hết nhẵn   
   Mấy ngày sau chúng tôi được lệnh đánh vào Tức sóc ở phía Tây nam Tà sanh cách biên giới Thái độ 3km , theo trinh sát đây là khu địch đặt đài  phát thanh Cam pu chia dân chủ , , lần này chúng tôi được tăng cường 4  M113, C6 được phân công đi đầu rồi đến C tôi . ,Chúng tôi thu dọn ba lô nép vào bên đường chờ C 6 đi qua .
    Khi C 6 đi ngang C tôi thì lệnh D dừng lại chờ M113 từ ngoài Phum Tà sanh vào , thằng Kiệm dẫn liên lạc và thằng  Cương CVp quê mãi tận Bảo thắng Hoàng Liên Sơn  lại chỗ tôi ngồi chơi ,  Anh Thanh CTriv  C tôi cùng học với Cương ở trường SQCT Bắc Ninh  và  mới bổ sung vào cùng đợt ,lôi chai rượu cùng một mớ  đồ hộp ra mời  , chai rượu cỡ 750mm màu xanh nặng như cồn hết anh chóng anh /thanh quát thằng Lý liên lạc lấy nốt chai cuối cùng ra  , tôi không biết uống rượu chỉ làm được 3-4  ngụm gì đó đã  thấy choáng váng , còn thằng Kiệm và Cương mặt đỏ bừng nói huyên thuyên , anh Thanh người Mường thì   chuyện rượu với anh là '" nước lã đổ lỗ dế "   n Anh Côi Dtr  đi đến còn tý dưới  đáy chai  anh Thanh cũng đưa  mời , anh Côi không khách sáo tu hết và hỏi còn chai nào nữa không ., anh Thanh lắc đầu
   Anh Côi    hô C 6 hành quân ,Kiệm và Cương  loạng choạng đứng dậy, anh Côi thấy  vậy chửi um sùm Gọi C tr C 6 lên bắt đi trước Đến lượt C 7 trong khi chúng tôi uống rượu thì lính trong C cũng mang nốt chiến lợi phẩm ra giải quyết nhiều người mặt  đỏ chẳng thua gì tôi . Tôi đi  trong cùng B 9 đầu đội hình  trong trạng thái lâng lâng , lính có hơi men vừa đi vừa trêu chọc nhau nhắc thế nào cũng không được . Con đường đất đỏ  vào Tức Sóc uốn lượn giữa rừng khộp lúc đó thật nên thơ gống như bất kỳ con đường nào ở miền trung du Nghệ ạn mà chúng tôi đã từng đi qua , cũng sỏi lạo sạo dưới chân , cũng gió núi xào xạc, cũng ánh nắng vàng nhảy nhót  và  đoàn quân đi nhấp nhô....
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #473 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 01:36:20 pm »

Kỷ niệm các bác viết hay quá,dáng nhớ mãi mãi.Hy vong con cháu sau này đọc và hiểu được những gì mà cha ông chúng đã làm để có được ngày hôm nay,em cứ bâng khuâng khi đọc bài của các CCB,có điều gì đó trong lòng chưa nói thoát ra được!
Logged
sonke
Thành viên
*
Bài viết: 16



« Trả lời #474 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2010, 02:05:52 pm »

cháu có 1 clip về cuộc chiến Việt Nam-Campuchia ,không biết các chú,bác CCB mặt trận Tây Nam có ai trong clip này không http://www.youtube.com/user/VNMIG#p/f/2/d0JJoqaor7g
Logged

quê hương là chùm khế ngọt...cho con trèo hái mỗi ngày....
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #475 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 10:44:47 pm »

Bác Tailienson nếu bác muốn nắm rõ vị trí Tư Lệnh QD3 của bác hy sinh đâu bác hỏi @ Matkieng , mình chỉ hân hạnh qua nơi ấy một lần thôi còn MK thì nhiều kỷ niệm đoạn ngầm này lắm , trung đoàn bộ bác ấy sau đóng quân gần đó và năm 82 cũng bị địch tập kích một lần , thời gian ngắn chỉ khoảng 15p mà hy sinh đến 34 thương chưa kể , trung đoàn pháo nên không có kinh nghiệm cận chiến , lúc đơn vị bộ binh đến giải vây địch trốn hết rồi .
Cái ngầm ấy do tiểu đoàn công binh chốt giữ thì phải , năm 79 khi hành quân tới đó nghe mấy ông công binh kể lại , vì là vị tướng của mình nên mấy ổng kể kỹ lắm , anh em nghe vậy cũng tự ái vì lúc ấy tướng lãnh của địch mình đến thì nó chạy mất rồi không túm được tên nào .
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #476 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 10:47:08 pm »

Lão quyenkh này lằng nhằng thật! Thực ra chỗ đó là chỗ nào? Bản đồ thì đã đưa lên rồi đó, ngầm đó ở đâu?
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #477 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2010, 08:29:52 am »

Bác Tailienson nếu bác muốn nắm rõ vị trí Tư Lệnh QD3 của bác hy sinh đâu bác hỏi @ Matkieng , mình chỉ hân hạnh qua nơi ấy một lần thôi còn MK thì nhiều kỷ niệm đoạn ngầm này lắm , trung đoàn bộ bác ấy sau đóng quân gần đó và năm 82 cũng bị địch tập kích một lần , thời gian ngắn chỉ khoảng 15p mà hy sinh đến 34 thương chưa kể , trung đoàn pháo nên không có kinh nghiệm cận chiến , lúc đơn vị bộ binh đến giải vây địch trốn hết rồi .
Cái ngầm ấy do tiểu đoàn công binh chốt giữ thì phải , năm 79 khi hành quân tới đó nghe mấy ông công binh kể lại , vì là vị tướng của mình nên mấy ổng kể kỹ lắm , anh em nghe vậy cũng tự ái vì lúc ấy tướng lãnh của địch mình đến thì nó chạy mất rồi không túm được tên nào .
Liệu anh em có nhầm với lữ phó của lữ 7 công binh không ??Lữ phó cũng bị  phục kích nhưng ở đâu thì tôi không rõ ...còn  vụ bác Tuấn bj phục trên đường Bát tam bang về Xiêm riệp  thì Đại tá Lê Minh TMT Quân đoàn cũng bị cụt giò vì thế bác Quốc Thước đang là TMP lên luôn QDD trưởng
 
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #478 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2010, 08:58:23 am »


 Trong tập bản thảo của nhà văn có cả tấm ảnh chụp hội nghị nhà văn ở số 4 Lý nam đế ,như vậy đây là nhà văn có tên tuổi , khi đọc "Đường vào PNP" của bác Vũ tôi thấy có nhà văn Chí Trung đi theo Q Đ4 không biết có phải là của bác ấy không . Chắc chắn một điều có một nhà văn quân đội đi theo QDD4 bị địch rượt ( hoặc bắn chết ) và lấy mất một số bản thảo                                          


Năm 1982 em ở trại viết QĐ4 - Ph'nom Penh có nghe các anh ấy nhắc anh Chí Trung vắng mặt, nhưng không thấy nói là bị hy sinh.

Các anh Lê Huy Khanh, Ngô Quốc Dân, Trần Đình Thế...bây giờ không thấy viết nữa. Bác Vũ Khán thì đã mất. Bác Bùi Minh Quốc_ Dương Hương Ly thì bây giờ không viết ca ngợi nữa..đang bị quản thúc thì phải (?)

Em về đấy mới thấy mấy thằng lính tiền phương khổ thiệt. Ph;nom Penh không nói làm gì chứ cứ Quân đoàn ở U đông cũng không có đào hầm tác chiến, ngủ giường đơn trong nhà đúc như ở chung cư, điện sáng trưng, tấm đắp ấm...Một bước là ra chợ với đầy hàng Thái từ biên giới về. Đi công tác về Saigon như đi chợ. Lương và phụ cấp K của các anh sĩ quan chỉ để tích hàng Thái...

Phải nói thời đó sĩ quan ở QĐ bên K  sướng hơn sĩ quan trong nước nhiều. Chưa nói gạo trắng nước trong, cá tươi các đơn vị đánh cá cấp đều đặn...

Nhớ hôm mấy anh em làm bữa chén, anh Khanh vừa rán thịt vừa kể chuyện ra Bắc đợt về phép vừa rồi. Anh ấy ra chợ mua chợ thịt về rán. Hai đứa nhóc còm ở nhà ngồi chầu bên cạnh chảo. Bố rán xong miếng nào tém miếng đó, chán thì thôi...Ở nhà chị ấy là giáo viên nên không có nhiều mà "hoang" với con kiểu đó.
Vẫn nhớ mãi !

Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #479 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2010, 09:03:05 am »

Hì, bác Chí Trung mà hy sinh bên K thì thư ký của cụ Phiêu là ai, ông nhà văn nào được phong tướng nhưng vẫn ở cái buồng xép trong nhà số 4? Grin

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM