Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 04:57:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 88 Anh Hùng (phần 2)  (Đọc 317925 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #100 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2011, 02:35:14 pm »

 Trước ngày rời khỏi Thủ Đô Phnom Penh đầu năm 1979 đơn vị tôi ra trước khoảng 1 tuần, lúc đó đơn vị thường xuyên tổ chức những trận luồn sâu quanh khu vực và bất ngờ thu được kho pháo của địch cũng từ những đêm luồn sâu này. Vì vậy lúc đơn vị tiến đánh hướng Udong lính tráng cũng cứ nghĩ đi luồn sâu truy quét như mọi lần 1 2 ngày rồi lại về cứ ba lô nằm trước cổng sân bay Puchentong. Gọn nhẹ với ba lô tư trang, súng, 2 cơ số đạn rồi lên đường trong vội vã, cá nhân tôi thì "hên" hơn anh em khác, chiều khoảng 2 3h tôi rủ tay Hồng văn thư đi chặt mía ở khu vực chùa kho bom cách đơn vị khoảng 2km, hắn ngúng ngẩy không muốn đi còn tôi thì hăng máu muốn được ăn mía cho sạch răng vì lâu nay nhiều chất béo quá, nước dừa rửa không sạch nên vác ba lô đi một mình lên vườn mía.

 Phải nói rằng lúc đó thuộc loại điếc không sợ súng, lính trẻ biết quái gì chuyện mưu đồ chiến lược cùng kế hoạch phương án gì đâu, cứ thấy lần trước đi không có sự cố gì thì vác súng đi thôi, một mình cũng chẳng ngại ngần gì, thẳng đường mà tèn ten bước chẳng ngán cha con thằng nào, quanh đơn vị mình đóng quân thì đã đành nhưng qua khỏi kho bom khoảng 1km thì ai biết cái gì sẽ chờ ta ở phía trước, vậy mà vẫn dám đi một mình. Cũng thật lạ, cái kho bom cả mấy trăm quả đóng trong những cái thùng gỗ sơn xanh để ở trong cái chùa đầu sân bay lính ta nghịch ngợm vật đổ nằm kềnh càng nhìn đến là ghê, thế mà có thằng dám nghịch chẳng biết sợ là cái gì, nhỡ nó "BÙM" cho 1 phát thì đến dùng đũa gắp cũng chẳng còn nổi miếng nào. Ấy vậy mà cả cái kho bom đó không có nổi 1 thằng lính mình canh giữ suốt một thời gian dài, C trưởng tôi lúc đó có báo cáo sự việc lên D về chuyện kho bom này song tôi vẫn thấy lính các đơn vị khác đến nghịch bom trong chùa và chả thấy bóng dáng ai đến quan tâm khối thuốc nổ đủ thổi bay cả khu vực đó. Nói dại nhỡ bọn Pốt nó mò vào, chẳng cần bí mật hay luồn sâu gì ráo, cứ thẳng lưng hiên ngang mà đi vào kho bom rồi châm lửa đốt cháy xong đi về ngủ một giấc thì cũng chẳng ai biết, làm gì có ai, đơn vị tôi lúc đó nằm cao nhất của đội hình E ở đó, phía trước chẳng có ai cả và kho bom thì ngay trước mặt cách khoảng 1km. Lính thì chẳng quan tâm chỉ lo đi lục đồ và nghịch với phá không thôi, cái gì ngứa mắt là đập, đập không được thì bắn cho vài viên đạn, bắn không xong thì cho mồi lửa, mồi lửa vẫn không giải quyết xong thì ném bố nó xuống mấy cái hồ gần đó.

 Đang lúi húi chặt mía thành từng khúc nhét vào ba lô thì tôi gặp 2 3 người đàn ông K cũng cỡ ngoài 30 đến 40 tuổi rồi đang đi cắt ngang ruộng mía, họ sững lại nhìn tôi, tôi dừng dao kéo khẩu súng khoác trên vai về tư thế sẵn sàng chiến đấu, họ đứng nhìn tôi, tôi cũng nhìn họ và chẳng thấy họ có vũ khí gì nên cũng chỉ nghĩ họ là dân K bình thường, họ nói gì đó vài câu tiếng K còn tôi thì chỉ muốn xua họ đi cho dảnh nợ để còn tiếp tục chặt mía. Sau này khi đơn vị bị đánh dát hướng ngã 6 (ngã tư và đường tàu) thì tôi giật mình nhớ lại khoảnh khắc ấy, biết đâu 2 3 người đàn ông K kia lúc ấy là địch chúng đang đi điều nghiên tình hình cho kế hoạch phản công sắp tới, nếu hôm đó họ phát hiện ra tôi trước và nổ súng thì mình "teo" là cái chắc. Tuổi trẻ ngây thơ và có chút chủ quan khinh địch để rồi đôi khi ngồi nhớ lại thấy vã mồ hôi hột vì sợ.

 Khi về đến đơn vị thì cả đơn vị tôi đã nhận lệnh đi tác chiến lúc 4h chiều và không quay lại Puchentong nữa, bộ phận tụt tạt chúng tôi ở lại cho đến ngày cuối cùng của năm cũ Tết ta thì đuổi theo đơn vị, cả C chỉ để lại duy nhất 1 thằng trông cứ ba lô số còn lại lên hết tuyến trước bỏ lại khu chuyên gia Không quân TQ trước cổng sân bay Puchentong với cơ man nào là đồ ăn thức uống. Ngày đó rượu ngoại đơn vị tôi ê hề, chỉ cần vào khu sân bay xin là lính bác Hênh bê ra cho hàng thùng to, chắc họ lấy ở khu miễn thuế trong sân bay ra, lính bác Hênh yêu chiều lính QTN VN lắm muốn gì cũng được họ không câu nệ hay khách khí, cái gì họ giúp được mình là vui vẻ làm ngay. Sau đó thì BY ra bảo vệ kho vải ngoài mặt đường gần kho đông lạnh, hàng ngày chỗm chuệ ngồi uống trà buổi sáng với ông C phó lính bác Hênh lúc đó, có gì ăn ngon cũng mời nhau xơi, sau này cùng tham dự tác chiến với nhau 1 trận tại ngã 6 thì nhóm lính bác Hênh được rút về, cũng từ đó chấm dứt những ngày tháng huy hoàng nhất chuyên xài đồ "chùa" của đời lính ở K sau giải phóng Phnom Penh.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #101 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2011, 04:13:20 pm »

Phải công nhận mấy thằng Pốt nó khỏe hơn bộ đội ta ngày trước , nó to con và đen trùi trũi nếu mang ra tay bo anh em mình thua chắc , thằng nào thằng ấy nhỏ con tí híu , da xanh lè xanh lét vì sốt rét .
À mà hay thiệt lúc ở trong Tà Sanh không ngày nào không có thằng sốt rét , hôm nào dưới 5 em là quân số khỏe , có hôm cả đơn vị húp cháo vì cả C còn một hai thằng khỏe , chảo quân dụng khoắng cháo trắng tất , ấy vậy khi rút ra tuyến II ở Phum Rây Mia chẳng thằng nào lên sốt nữa , công nhận trong rừng sâu núi thẳm muỗi và khí hậu độc hơn nhiều .
Phải nói là lính cơ động sướng hơn mấy thằng nằm chốt nhiều , sốt rét chỉ là chuyện nhỏ họa hoằn lắm mới có thằng lên cơn , trong biên sốt dưới 39o phải đi gác tuốt , nhất là đầu mùa mưa đang ngồi ăn cơm bỗng dưng nó bật ngửa ra sùi bọt mép , hình như tụi lính rủ nhau lên ác tính thì phải , cáng thằng kia chưa tới bệnh xá E thì thằng khác ở nhà lại lên cáng rồi , may cho cơn ác tính nó hay đổ vào buổi tầm chiều .. hì nó lên cơn ban đêm thì có nước ăn mày .
Bác nào quân y giải thích dùm em nhé tại sao ban đêm không lên cơn mà cứ tầm trưa trưa là mạnh nhất ?
Chào Bác quyenkh trong tài liệu ngành y cũng không thấy nêu việc này ,chỉ có nêu sốt cách nhật ,2 ngày ... không có việc ban ngày sốt nhiều hơn ban đêm . Nhưng có lẽ sau khi sốt cơ thể suy nhược nhất là buổi trưa nên dễ bị biến chứng (sốt ác tính nhiều hơn ) .năm 1978 lúc Sư 302 chuyển về giữ Sa mát  ,AE đơn vị giữ chốt Sốt Rét  không chửa một ai !!! Lúc đó mọi người đều phải uống thuốc điều trị dự phòng . Năm 1980 chính tôi bị SR nhưng các triệu chứng rất mờ nhãt không còn rõ như sách vở đã nêu .
Các Bác quan tâm về Sốt rét xin xem tài liệu này :
http://www.benhhoc.com/content/1633-Sot-ret-va-dieu-tri.html
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2011, 04:28:09 pm gửi bởi y lố 302 » Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #102 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 09:42:02 am »

Bác Svailo và bác Lucpec_acb đâu rồi , hai bác viết tiếp cho topic lên đi chứ , anh em có cãi nhau tý sẽ hiểu nhau nhiều hơn mà , cùng là anh em CCB với nhau các bác thông cảm thật ra chẳng có ý gì .
Bác Svailo Trung đoàn 271 F302 phối thuộc với F309 vào mùa khô 1984-1985 , lúc ấy trung đoàn trưởng là trung tá Nguyễn quốc Thảo , theo trung đoàn 271 là sư phó Nguyễn thành Út F309 .
Trận đánh chiếm cứ điểm Cao mê Lai này F7 là sư chủ công đánh chiến diện từ hướng ngã ba Con Voi , F309 đánh hướng từ Nam Sấp - Ô Đa qua , hì em nghe đâu còn có cả F9 nữa cùng hai sư đoàn của bạn với vô số tăng thiết giáp , pháo binh cùng không quân , hì trận này có bộ tư lệnh tiền phương 779 cùng MT 479 , chỉ huy chiến dịch là thượng tướng Nguyễn minh Châu tư lệnh K7 , cùng các tướng của MT479 .. hì hì nghe đâu đến năm hay sáu vị quân hàm viền vàng trực tiếp chỉ đạo .
Vậy sao cùng là mùa khô năm 1985 mà trung đoàn 271 tham gia được hai nơi được ( Cao mê Lai , Bamtatum gì đó ), hì em lính lác hỏi cho rõ bác Svailo giải thích dùm em ?
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #103 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 06:55:29 pm »

  ****************88
  Không ! Tôi không vấn vương gì về chuyện tranh luận đó đâu Quyenkh ơi . Quá quen nên lì đòn rồi !

Việc E271- F302 phối thuộc F 309 đánh Caomelai , chỉ có thể là cuối tháng 4 đầu tháng 5 - 1984 thôi .
 Bởi vì :
        * Tháng 4-1984 : F302 , đánh Bantabeng cứ F912 Pốt . Sau 3 tiếng giao tranh lẻ tẻ , là chiếm được cứ địch  . Phát hiện ta chuẩn bị tấn công tiêu diệt là chúng đã rút đi phần lớn LL , chỉ để lại 1 số ngăn chặn . Pháo ta mới bắn chuẩn bị thì số này cũng bỏ cứ chạy sang Thái gần hết .
  E88 đánh chính diện nam lên bắc , E 271 vượt núi sang Thái đánh men Biên giới từ Tây sang đông , E 429 luồn sang Thai sâu hơn , ép từ Bắc xuống Nam . Vài cuộc giao tranh 15-20 phút  sảy ra giữa các đơn vị ta và các LL nhỏ chốt chặn của Pốt còn ở lại cứ . Nên E271 và các E gần như không tổn thất gì  trong trận này . Sau khoảng 20 ngày củng cố bố phòng lại mìn trái , hầm hào cho 1 D tăng cường của E 429 trụ lại , tất cả các đơn vị lui quân về cứ , tầm giữa tháng 4 - 84 .
  Sau # 10 ngày . E88 đủ được lệnh càn từ Prey_Chiruc ( lộ 6 - xe D49 - MT chở tới đó ) thẳng lên phía bắc rồi tạt sang đông . Một mũi qua Varin - Srenoi , một mũi qua Pek_Saneng - núi Liếp . Tức là càn từ đông lộ 68 về lộ 67 .
 Hầu như tất cả địa bàn này đều thuộc quyền của E 271 . E 271 đã đi đánh Caomelai ?
( tôi không nhớ chính xác , chỉ căn cứ sự kiện nhiệm vụ E88 giai đoạn đó mà liên hệ suy diễn ra vậy - không có bằng chứng tài liệu chứng minh )

        * Không thể là mùa khô 1985 : Vì chuẩn bị đánh Bantatum 5-1985 , ngay từ tháng 2 - 85 , tất các E đang phải tập trung đi trinh sát chuẩn bị lên phuơng án chiến đấu + tập trung huấn luyện chiến thuật + chỉ huy cấp B , C , D và E : Hợp đồng quân binh chủng Vận động tấn công đánh địch phòng ngự trong công sự vững chắc ở địa hình rừng rậm núi cao có pháo binh và không quân nước ngoài yểm trợ .
 Vì vậy E 271 không thể tham gia đánh Caomelai trước tháng 5 -1985 .
 Sau tháng 5 - 1985 các E 271 , 88 , 429 đều có nhiều tổn thất , chưa kịp củng cố :càng không thể tham gia trận đó . Mùa mưa K đã đến .

  Khả năng E 271 phối thuộc F309 chỉ có thể là sau cuối tháng 4/1984 - cuối mùa khô Kampuchia .
Khi E 88 đi càn cho địa bàn của E 271 .

   ( Xin lỗi : sửaTháng 3 - 1984 thành Tháng 4 - 1984 mới đúng - gõ nhầm )
 
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2011, 08:13:35 pm gửi bởi svailo » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #104 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 07:52:11 pm »

Chiến dịch C85, giải phóng Cao mê lai lần 2 vào khoảng từ đầu tháng 1 đến trước tháng tư năm 1985. Như vậy khả năng E 271 F 302 có thể tham gia phối thuộc cùng F309 không, anh Svailo phân tích thử?.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2011, 08:19:47 pm gửi bởi ducthao » Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #105 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 09:48:19 pm »

Chiến dịch C85, giải phóng Cao mê lai lần 2 vào khoảng từ đầu tháng 1 đến trước tháng tư năm 1985. Như vậy khả năng E271 F302 có thể tham gia phối thuộc cùng F309 không, anh Svailo phân tích thử?.

  *************88
 Mình không là quân E 271 nên đáng tiếc - không thể nhớ chính xác được ngày tháng cùng trận chiến , dù có được nghe .

 Nhưng như bác quyenkh cụ thể thêm thông tin : " có 5 - 6 quân hàm viền vàng ... chỉ huy ... " thì  phải là trận giải phóng Caomelai lần 2 tháng 3 - 1985 . Hợp đồng quân binh chủng , ta có chơi cả mấy dàn BM-21 ... .
Trận này chúng tôi có được nghe thông báo tóm tắt báo cáo chiến lệ trong buổi họp quân chính F 302 triển khai Quyết tâm chiến đấu  tiêu diệt Bantatum - Bộ Tổng tham mưu Molinika  .
   Nếu E 271 có đi  , thì cũng chỉ để làm LL dự bị chiến thuật cấp MT .
Bởi LL ta tham chiến đã quá mạnh .
  E271 không trực tiếp tham chiến , nó còn Bantatum tháng vào 5 - 1985 đang chờ .
  Hình như E271 đi tham gia chiến dich Caomelai không lâu - chỉ khoảng hơn chục ngày .
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #106 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2011, 11:26:51 pm »

@Svailo em nghĩ bác đã nhớ lầm rồi , chiến dịch tái chiếm và dứt điểm các căn cứ QS Pốt và các đảng phải kia cực kỳ quan trọng , Thượng tướng Nguyễn minh Châu cùng MT 479 và bộ tư lệnh tiền phương 779 cùng tham gia là biết quan trọng thế nào , không những hai sư đoàn chủ lực của VN còn có hai sư đoàn của bạn cùng với tăng thiết giáp , pháo binh cộng không quân tham gia .. , bác Svailo nói trung đoàn 271 tham gia chỉ có mươi ngày không thể nào được , bác cứ tính với quân số một trung đoàn di chuyển từ nơi đóng quân cho gần nhất là Xiêm Riệp đến Nam sấp - Ô Đa bao nhiêu thời gian , em nghĩ nội di chuyển đã mất cả tháng trời , chiến dịch này đâu họp bàn trước cả năm lúc ấy tướng Lê Nam Phong là tham mưu trưởng .
Em nhớ lúc em còn trong đơn vị để chuẩn bị chiến dịch cho mùa khô .. hì hì các thằng em phải luồn sâu nắm chắc địa bàn từ giữa mùa khô , em đã từng cùng anh em đi luồn sâu chỉ có 12 thằng gồm TS , TT và 12,7 của em đi sâu thật sâu để biết bọn địch như thế nào , lần ấy em và thằng Bình TS bị địch đái cả vô đầu , may hôm ấy lúc dừng chân là khoảng 9G tối .. một lúc sau thấy loáng loáng ánh đèn pin .. hì hì bọn em sau ấy phải lủi ngay , lần luồn sâu ấy kỷ niệm khó uên là em nhận lệnh cắt đường về đơn vị lấy lương thực đi tiếp , Huỳnh năm Phương kêu em ở lại hắn đi thay  .. một lúc sau nghe tiếng nổ .. Năm Phương đá mìn hy sinh .
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #107 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 12:49:34 am »

  ***************88
  @Quyenkh  !
  Đầu 1985 bắt đầu chiến dịch K5 , Quân TNVN ở K lại tổng tấn công tất cả các cứ điểm của địch dọc biên giới Thai - K nữa mà .Cứ  Caomelai cũng chịu chung số phận đó , nhưng là lần thứ 2 . Cũng tăng + pháo dữ dội lắm .
 Trận của Quyenkh tham gia chắc là lần thứ nhứt rồi .

  Một E sau này , chỉ chừng 7-800 tay súng . 3 - 40 xe là hốt đi gọn 1 chuyến  .
 Đạn + Gạo nước tới điểm mới lĩnh bổ sung , đâu cần khuân vác từ cứ E đi  .  Không quá 3 ngày là tới Nam sấp - Oda  thôi .
  Hành quân 1 tháng + tác chiến 1 tháng thì lâu quá . Sau này không có lần nào E271 đi lâu vậy đâu . Bởi , nếu thế F 302 sẽ phải điều chỉnh LL đứng chân " bao sân " thay E 271 . Việc đó không còn ai ngoài E 88 , vì cả sư chỉ có 2 E này chia nhau giữ địa bàn nội địa bắc lộ 6 Xiem reap . Nhưng đã không có chuyện đó mừ .
 
Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #108 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2011, 04:25:45 pm »

***88
Trung đoàn 88 tổ chức họp mặt truyền thống vào ngày 27/11/2011 sắp tới tại Bình Dương. ThaiE88 đã post thông tin bên Quán nước cổng doanh trại (trong topic Offline QK7), mời anh chị em vào xem nhé !
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #109 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2011, 04:44:30 pm »

lúc ấy trung đoàn trưởng là trung tá Nguyễn quốc Thảo , theo trung đoàn 271 là sư phó Nguyễn thành Út F309 .

ANh Quyền sư phó Nguyễn thành Út có phải chú Thành Út sau này về QK7 không ?
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM