Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:00:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang  (Đọc 350245 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #480 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 11:32:54 am »

Đây thực sự là 1 đòn tâm lý chết tiệt mà thằng phương bắc luôn là bậc thầy.
Nó bào mòn tinh thần của phía đi nhận nhiều kinh khủng, mà đối phương thường sử dụng khi ở thế thắng.
Trong trận Điên Biên, Đờ Cát thú nhân rằng: mỗi khi phía Việt Minh thông báo đến nhận thương-tử, phía quân đồn trú luôn ở tình thế bị ăn đòn cân não chết người.
Nếu không nhận thì không những vi phạm quân lệnh mà còn làm giảm tinh thần những người đang chiến đấu. Mà đi nhận thì ngoài gánh nặng hậu cần không kham nổi, nó còn là một đòn chiến tranh tâm lý khủng khiếp, làm cho phía quân đồn trú càng thêm mất tinh thần.
--------------------------------------------------------------------------
 Chúng tôi cũng không ảnh hưởng lắm bởi mấy tờ truyền đơn đấy vì cấp trên đã phổ biến cho các đơn vị đã chiến đấu trong đó vào lấy tử sỹ của đơn vị mình, thực ra chỉ hãi TQ nó giở mặt nó bắn thì toi nhưng mấy hôm đấy TQ chỉ bắn pháo sáng thôi còn đâu thì im lặng lắm.
 Còn về độ thừa đạn của TQ thì tôi thấy mỗi lần pháo 76,2 và 85 ly ở Cốc Nghè bắn panh panh mấy phát là y như rằng pháo TQ bắn đạn bay qua chỗ bon tôi ở cứ kêu ò ò như đàn ong bay qua nhất là H12 nổ cứ bụi mù phía đồi bên kia. Nhưng đấy là đợt 12-7 chứ sau này pháo ta bắn cũng khiếp lắm chẳng thua gì TQ đâu.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2008, 11:40:19 am gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
thehesau
Thành viên
*
Bài viết: 30



« Trả lời #481 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 12:13:33 pm »

Bác Nguyen Dinh Thang cho em hỏi với, thời điểm bác đóng quân trên Lao cai, bác có biết Trung đoàn 53 (Trung đoàn trưởng là chú Thanh, hiện giờ gia đình sống tại Xuân Giao, Lao Cai) đóng ở dốc Đỏ, Cam Đường Lao Cai (khoảng năm 1981-1983) thuộc Sư nào không? hay là Trung đoàn độc lập thuộc Tỉnh đội. Thời điểm tháng 2/1979, tại Cam Đường hình như có cả Ban chỉ huy 1 Trung đoàn hy sinh vì  pháo TQ bắn trúng hầm chỉ huy?
Logged

Thướt tha rặng liễu xanh khe núi
Thu thuỷ suối reo thoảng hương sen
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #482 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 02:05:04 pm »

thehesau
Bác Nguyen Dinh Thang cho em hỏi với, thời điểm bác đóng quân trên Lao cai, bác có biết Trung đoàn 53 (Trung đoàn trưởng là chú Thanh, hiện giờ gia đình sống tại Xuân Giao, Lao Cai) đóng ở dốc Đỏ, Cam Đường Lao Cai (khoảng năm 1981-1983) thuộc Sư nào không? hay là Trung đoàn độc lập thuộc Tỉnh đội. Thời điểm tháng 2/1979, tại Cam Đường hình như có cả Ban chỉ huy 1 Trung đoàn hy sinh vì  pháo TQ bắn trúng hầm chỉ huy?
----------------------------------------------------------------------

  Việc này có lẽ hỏi bác Đoàn hoặc Chia xa thì các bác ấy có tư liệu nhiều có lẽ biết hơn tôi. Năm 83 đến 84 tôi đã ở ngay cầu Lu sau đó có ở ngã ba Xuân Giao 9 tháng, có lên thị trấn Cam Đường ở đấy một tháng nhưng các đơn vị trên đó tôi chỉ biết ở sư đoàn mình thôi, còn các đơn vị bạn tôi cũng chỉ biết đến cấp sư đoàn thôi.
 Bạn nhắc đến làm tôi lại nhớ Tằng Loỏng quá
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2008, 03:19:10 pm gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #483 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 05:34:23 pm »

    Bác NguyendinhThang và bác Thehesau:

     Xuân Giao-Tằng Loỏng từ 1988 đến 1995 là khu nhà của của Ban QLCT xây dựng nhà máy Tuyển quặng Apatit Laocai. Liên xô có giúp một chút nhưng khi nước nó tan rã thì nó để lại cho ta tự làm.

     Năm 1993-1994 tôi lên Xuân Giao ở 1 năm xây dựng Nhà máy Tuyển.
Chỉ còn nghe người dân Xuân Giao và Cam đường kể chuyện chạy giặc năm 1979 thôi. Chẳng còn gì là vết tích của chiển tranh nữa.
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #484 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 06:01:13 pm »

 Bác Trinhsat có biết hồi đó dường tầu đã chạy qua đấy chưa, tôi năm 83 đóng quân ngay cạnh ngã ba Xuân Giao chủ nhật nào cũng đi chợ mà tôi quên mất là chợ gì rồi, đi qua chợ cứ đi thẳng là vào Tằng Loỏng ý.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #485 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 11:34:50 am »

    Bác Nguyendinhthang:

   Năm 1994 mọi sự là hòa bình rồi. Đường tàu lên tận ga Lào cai. Đường tàu từ phố Lu rẽ vào Cam đường chở quặng cũng chạy thường xuyên.

  Tôi cũng không để ý tên chợ ở Xuân giao có lấy tên địa phương hay gọi là gì khác. Chợ vẫn lèo tèo lắm, chỉ họp đến độ 10 giờ sáng là tan.

   Dân mình lấy chồng người TQ cũng nhiều, sang ở bên Hà Khẩu rất đông.
   Năm 1994, chỉ cần CMT và 50.000đ là làm được giấy thông hành tạm để qua TQ. (đi bằng đường cầu Cốc Lếu hẳn hoi).

   Nếu không có CMT, bỏ 20.000đ trao tay CA địa phương thì được đi đò chui qua sông sang Hà Khấu chơi 1 ngày, chiều lại về. (bia Vạn Lực lúc đó 3000đ/chai- nói thế để bác so sánh giá cả).

    Cuối năm 1994. Thị xã Lao cai làm đường mới, quy hoạch lại, giá đất bắt đầu đắt. Ở Cam Đường cũng thế.

    Vài nét vậy thôi vì tôi cũng toàn ở trong khu công trường XD nhà máy là chính.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #486 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 12:24:45 pm »

Cầu Cốc lếu để đi sang Sapa. Cầu này bắc qua sông Hồng
Còn cầu biên giới Hồ kiều- (thừa chữ cầu  Cheesy)- mới sang Hà Khẩu, Trung Quốc được bác ạ! Cầu này thì bắc qua sông Nậm Thi.  Cheesy
Nhạc sỹ Phạm Duy viết bài "Bên cầu biên giới" là viết về cây cầu Hồ này (Hồ kiều)
Tôi nhớ trước trạm gác biên phòng có cây bàng rất cổ thụ. Xe lửa liên vận QT Hà nội Kôn minh qua cây cầu này.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2008, 12:29:11 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
vinaheart
Thành viên
*
Bài viết: 116


« Trả lời #487 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 09:28:59 pm »

Minh hoạ cái Hồ Kiều, ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi của bác TS1:



Lào Cai:



Hà Khẩu:


« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2008, 09:41:08 pm gửi bởi vinaheart » Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #488 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 09:32:29 pm »

tôi có 1 anh bạn ở sư 312 có lên HG năm 84 hặc 85 gì đó , cậu ấy kể ở 1 điểm cao  , sau khi đặc công chiếm xong , đơn vị cậu ấy lên nhận bàn giao . Vì trời tối nên xảy ra chuyện quân ta bắn quân mình ... Có mấy chú đặc công hi sinh. Cậu ấy kể tay chỉ huy đặc công nổi điên lên suýt nữa bắn C trưởng của cậu ấy .Có bác nào biết chuyện này không
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #489 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 09:33:04 pm »

Trong hình có cái gì giống Linga-Yoni thế nhỉ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM