Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:48:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế Giới Hoa Phần III  (Đọc 199075 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #370 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2013, 11:55:27 am »

Sau hơn 11 năm làm cư sân của khu Vĩnh Phúc, năm nay lần đầu tiên hàng phượng vĩ sau hiên nhà đã ra những bông hoa đỏ rực sánh bên sắc tím bằng lăng đúng vào dịp cháu nội tròn 2 tháng tuổi. Màu hoa phượng gợi nhớ những năm tháng kết thúc mùa thi của thời đi học và cũng là lúc cách đây 41 năm giã biệt đời SV để khoác áo lính lao vào một Mùa hè đỏ lửa không thể nào quên...và cũng không thể quên hình ảnh 1 cây phượng bị bom pháo phạt tả tơi trên trục đường 9 tại Đông Hà nhưng vẫn còn sót lại 1 nhành hoa đỏ rực giữa khói bom mù mịt vào mùa hè 1972 ấy...




« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2013, 08:58:09 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #371 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2013, 09:51:05 pm »

Tấm hình chụp hoa phượng đỏ và hoa tím bằng lăng,mang màu sác rất đặc trưng của sứ nóng quê nhà.Trời rất sáng,nhiều nắng.Lá rất xanh,xanh mướt màu áo lính.Điểm vào đó là màu đỏ của hoa phượng,đại diện cho mùa hè của phương bắc ẩn chứa bao kỷ niệm thời học sinh và len lỏi màu tím bằng lăng,mang tình yêu da diết của phương nam xa xôi mà cảm thấy rất gần gũi thân quen.
Bông hoa cháu nội của bác Trường,đẹp lắm chứ.Đôi mắt mở to,cái mũi hếch lên như đang muốn khám phá cả thế giới mới lạ này. Wink

Hôm nay,bên em cũng có nắng.Hôm qua thì trời đầy mây,đi dạo được hơn một giờ thì trời mưa,ướt hết đầu. Grin
Các cánh rừng tối dần vì lá xanh đang phủ dầy ngày càng nhiều,sau một thời gian khá dài trơ cành trong giá rét.Chính vì thế Kh quyết định,chỉ đi trên các con đường đồng.lúc này chưa nắng nóng lắm.

Vừa dừng xe đỗ bên đường lên đồng,những loại hoa cũ trong những bụi cây,vạt cỏ đã tàn.Chỉ còn màu xanh,..



có chùm hoa mới nở,khuất trong vạt lá xanh,nằm xa vệ đường đi bộ cạnh con lạch.Không biết hoa gì,màu trắng rất tinh khiết,cánh dầy và nhị màu nõn chuối,nhũ màu tím hồng.Buổi sáng thanh bình,được gắm hoa đẹp như thế này cũng sướng. Grin



liền đó là một vườn táo nhỏ,chỉ khoảng hơn chục gốc cây,thẳng hàng,thẳng lối.Khoe màu trắng muốt của loại táo vỏ màu xanh.



và hoa trắng phớt hồng của loài táo Johannes,khi chín có vỏ phần gần cuống phớt đỏ hồng.



giữa cánh đồng lúa mì đang thì con gái,xanh ngằn ngặt.Điểm lên màu vàng của hoa cải đang vào cuối vụ và vài hàng hoa lê,mận,đào.táo chạy dọc theo những con đường đồng.Ở hàng cây hoa trắng gần nhất,là đường khi KH đi vào.Từ ngoài đường chính vào đến đây quãng 3 km,nếu đi bộ rèn luyện thì mất gần 01 tiếng đồng hồ.Lên dốc nhiều chân chùn lại mà không dám ngồi,dù rằng thi thoảng có những chiếc ghế mời chào ven đường. Undecided

 
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2013, 12:11:24 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
NGHIA29/7/78
Thành viên
*
Bài viết: 96



« Trả lời #372 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 03:45:09 pm »

Mình khg được rong ruổi trên các nẻo đườngng quê hương đồng nội, đành góp vui với hoa 10 giờ và con Ong. Grin




Logged

Con người chúng ta sinh ra đâu phải để đánh nhau và để chết. Nhưng"kẻ thù buộc ta ôm cây súng" và ta đã làm những gì khi đất nước cần chúng ta.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #373 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2013, 07:02:07 pm »

Tiếp nhé,mời bác Nghia dạo cùng cho đỡ đơn độc. Grin



tấm hình này là sự kế tiếp của tấm hình trên,hàng hoa giữa đồng là đường đi khi KH đi vào.Đang đi,có một lão nông lái một chiếc máy kéo loại nhỏ chạy ngược chiều.
Lão nông dừng lại:
-chào..buổi sáng..!
-vâng...chào một buổi sáng tốt lành.KH đáp lời lão nông.
-Ông có thể cho tôi hỏi một điều!
-Vâng,thưa ông.
-Ông có thấy ai,dắt chó qua đây không?
-Vâng,có 2 người đàn bà và 01 con chó vừa đi qua đây được một lát.

 Shocked Huh không lẽ,họ trộm chó để thịt..? Huh bậy làm gì có chuyện ấy. Grin
Lát sau trên đường về,ở đầu con đường chải nhựa mượt mà đi vào đồng,có tấm biển cấm chó đi vào.

-À,ra thế.

Thật ra,trên đường đi gặp chó cũng khó chịu lắm các bác ạ.



Bên kia vườn lê là con đường khi đi vào,ngã ba của con đường là ở góc vườn lê trắng ngần này.
Nhưng mục tiêu của KH là đi vào tới chân núi.....cách đây còn hơn 01 km nữa.



...nơi có những vườn đầy hoa kia,mệt rồi và con đường ngã theo hướng khác nên đứng đây chụp tấm hình rồi quay về.Dùng máy ảnh kéo gần lại,chứ nó còn xa phải tới 500 mét có dư đấy. Grin



dưới lòng đất đâu đó trong khu vực này,là con đường hầm của con đường Autobahn A 81 chạy xuyên qua.Làn đường 04 làn + 02 làn dừng khẩn cấp,tốc độ cho phép thông thường là 130km/giờ,qua hầm là 100km/giờ.
Bên sườn đối diện là nơi giao cắt của ngã tư Autobahn,nơi A81 và A6 cùng các đường nhập,thoát như mắc cửi.

Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
NGHIA29/7/78
Thành viên
*
Bài viết: 96



« Trả lời #374 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 11:23:20 am »

   "  ..nơi có những vườn đầy hoa kia,mệt rồi và con đường ngã theo hướng khác nên đứng đây chụp tấm hình rồi quay về.Dùng máy ảnh kéo gần lại,chứ nó còn xa phải tới 500 mét có dư đấy.



dưới lòng đất đâu đó trong khu vực này,là con đường hầm của con đường Autobahn A 81 chạy xuyên qua.Làn đường 04 làn + 02 làn dừng khẩn cấp,tốc độ cho phép thông thường là 130km/giờ,qua hầm là 100km/giờ.
Bên sườn đối diện là nơi giao cắt của ngã tư Autobahn,nơi A81 và A6 cùng các đường nhập,thoát như mắc cửi. ....."


                          Trời!!!! nhà bác ở đâu mà có đường hầm xe chay với speed 130 KM/h, cảnh quan đẹp quá bác ạh !! Roll Eyes
Logged

Con người chúng ta sinh ra đâu phải để đánh nhau và để chết. Nhưng"kẻ thù buộc ta ôm cây súng" và ta đã làm những gì khi đất nước cần chúng ta.
NGHIA29/7/78
Thành viên
*
Bài viết: 96



« Trả lời #375 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 11:27:06 am »

Cây Mai nhà mình mới bón phân nên giờ nầy nó lại nở hoa, hồi tết đã nở rồi mà Huh?



« Sửa lần cuối: 10 Tháng Năm, 2013, 06:57:25 pm gửi bởi NGHIA29/7/78 » Logged

Con người chúng ta sinh ra đâu phải để đánh nhau và để chết. Nhưng"kẻ thù buộc ta ôm cây súng" và ta đã làm những gì khi đất nước cần chúng ta.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #376 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 02:33:07 am »

Trời mưa lâm dâm về tối,làm buổi sáng cứ mãi âm u.Đôi khi đi trong rừng già,những hạt mưa quất vào tán lá phủ từng lớp,từng lớp mãi ở trên cao vài chục mét.Hạt mưa tạo thành lớp bụi mờ trắng đục dưới rừng cây,vây quanh những gốc cây to hai hoặc ba người ôm huyền ảo.Hay dưới những vạt thông thẳng tuồn tuột nâu,ẩm ướt lớp lá rụng nằm dưới gốc,tán lá xanh đậm ken kín trên cao chót vót.Như những chiếc mũ cối của lính,chắn che bầu trời trắng mưa.
Lớp bụi mưa trong rừng già,chỉ còn là lớp hơi nước nhẹ bám vào lớp tóc,tay và khuân mặt cựu lính trận.Nó thật dễ chịu,như thể món quà của thiên nhiên đem đến dâng cho đời.Nó không giống như món quà của loài người đem đến tặng nhau,đầy bụi đất,bụi của khói súng,thuốc pháo đến nghẹn giọng,đắng mãi nơi rất sâu của cuống họng.



ra dìa cánh rừng thấy bông hoa màu tím hay hay,chụp chơi.Lão già rắt con chó Nhật bé tí đi từ một con đường khác trong cánh rừng cũng nhập cùng gia đình KH,chào hỏi qua loa đi thêm vài bước lão ta thấy đôi ốc sên làm chuyện ấy chốn đông người,liền thò tay vào túi lấy cái máy ảnh sách tay ra chọn thế làm vài kiểu cất vào túi.
Bà xã KH ca quá trời cái lão già chết tiệt,không tôn trọng quyền riêng tư của kẻ khác. Grin

trong thiên nhiên những cánh hoa vàng này thật là đẹp.

ngắt vài bông đem về thì trông nó như thế này.

và trắng nữa.

vẫn nó mang màu tím,chụp ở ven đồng hôm trời nắng.Mọc ở ven đường đồng nhiều nắng nên nó mọc cũng chén lấn ra phết.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #377 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2013, 11:41:52 am »

Trời mưa lâm dâm về tối,làm buổi sáng cứ mãi âm u.Đôi khi đi trong rừng già,những hạt mưa quất vào tán lá phủ từng lớp,từng lớp mãi ở trên cao vài chục mét.Hạt mưa tạo thành lớp bụi mờ trắng đục dưới rừng cây,vây quanh những gốc cây to hai hoặc ba người ôm huyền ảo.Hay dưới những vạt thông thẳng tuồn tuột nâu,ẩm ướt lớp lá rụng nằm dưới gốc,tán lá xanh đậm ken kín trên cao chót vót.Như những chiếc mũ cối của lính,chắn che bầu trời trắng mưa.
Lớp bụi mưa trong rừng già,chỉ còn là lớp hơi nước nhẹ bám vào lớp tóc,tay và khuân mặt cựu lính trận.Nó thật dễ chịu,như thể món quà của thiên nhiên đem đến dâng cho đời.Nó không giống như món quà của loài người đem đến tặng nhau,đầy bụi đất,bụi của khói súng,thuốc pháo đến nghẹn giọng,đắng mãi nơi rất sâu của cuống họng.



ra dìa cánh rừng thấy bông hoa màu tím hay hay,chụp chơi.Lão già rắt con chó Nhật bé tí đi từ một con đường khác trong cánh rừng cũng nhập cùng gia đình KH,chào hỏi qua loa đi thêm vài bước lão ta thấy đôi ốc sên làm chuyện ấy chốn đông người,liền thò tay vào túi lấy cái máy ảnh sách tay ra chọn thế làm vài kiểu cất vào túi.
Bà xã KH ca quá trời cái lão già chết tiệt,không tôn trọng quyền riêng tư của kẻ khác. Grin

trong thiên nhiên những cánh hoa vàng này thật là đẹp.

ngắt vài bông đem về thì trông nó như thế này.

và trắng nữa.

vẫn nó mang màu tím,chụp ở ven đồng hôm trời nắng.Mọc ở ven đường đồng nhiều nắng nên nó mọc cũng chén lấn ra phết.
................
Xin chào bác KH. Những cành hoa mọc ở rừng ôn đới nhìn thấy đẹp dễ sợ bác KH nhỉ . Cũng như mấy cô gái Digan vậy , nhiều chàng trai Việt đã chìm trong hồ mắt biếc ...hic.
Chúc bác KH có nhiều buổi picnic thú vị .
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #378 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2013, 11:39:28 pm »

Chào bác nguyenhongduc,bác đã từng ngắm các thiếu nữ Digan rồi thì phải.Nước da bánh mật giữa trời châu Âu càng làm tăng lên vẻ đẹp của thiếu nữ Digan.Nhưng mà họ bám dữ lắm,ra đường bác mà chót nhìn họ rồi thì khó thoát lắm. Grin Mà đã không thoát rồi thì trái đất hơi bị nhỏ đấy  Grin.

Đùa vậy thôi lính mà ngán gì đâu phải không bác nguyenhogduc ? Đi rừng cũng có nhiều cái vui,hay và tăng thêm phần biết biết chút ít.



đây là rìa của cánh rừng,nơi tiếp giáp với đồng lúa mì.Khu rừng này lớn,nằm chùm lên vài quả đồi,núi.Bao bọc quanh nó là nhiều làng,bản.Ở góc cánh rừng này họ sử dụng 02 ngọn đồi làm nơi đi dạo và vui chơi.trong lòng rừng có đoạn đường đi bộ 3 km,3,5km,4km,4,5km và 6km cuối cùng là 6,5km.Những đoạn đường này đều đi một vòng khép kín,có những góc trùng với những đoạn đường khác.Ở những góc đường này họ bố trí nhà nghỉ chân lúc mệt,nhà nướng thịt và một khoảnh bố trí đồ chơi ngoài trời cho trẻ nhỏ và bản đồ chỉ dẫn khu vực.Dọc đường đi thường có ghế ngồi,bảng chỉ đường,Bảng giới thiệu thực vật,động vật,chim thú và cả ký sinh trùng nằm tại khu vực.Ở ngoài rìa rừng nơi tiếp giáp với khu vực canh tác nho,còn có bãi chơi.giải trí cho người lớn và trẻ em với nhiều vật dụng để chơi hoàn toàn miễn phí,có đường cho xe Bus "Buýt" đưa đón khánh vào tận nơi.Cách đó không xa là nơi thường tổ chức các lễ hội của địa phương nơi góc rừng,có một số công trình cố định lẩn khuất dưới tán cây của rừng già không dưới 50 tuổi.
Dù trời mưa,ẩm ướt nhưng lúc nào trong rừng cũng có người chạy tập thể lực,đi bộ rèn luyện sức khỏe hay từng toán trẻ nhỏ quần áo chống mưa kín người,cùng những cô giáo mầm non dời những con đường qui hoạch sẵn,leo dốc xuống sườn núi trên những con đường mòn nhỏ,tíu ta tíu tít trầm trồ với những phát hiện ra những sinh vật lạ.



đang mải ngắm hoa,nghe tiếng bà xã la... con Hoẵng!
KH quay qua chỉ kịp nhìn thây một chú hoẵng nhỏ nâu nhạt lao nhanh xuống sườn đồi.Trèo lên gờ đất ven đường lia máy tìm chụp mà không được,quay sang trách bà xã.Giọng thanh quá làm nó sợ chạy mất tiêu,nghe phát âm là nó biết giọng lâm tặc rồi,cổ muốn đứt,chân muốn lìa,nên cắm đầu biến là phải rồi.. cười.. Grin với nhau,đúng là dân Việt vẫn nguyên bản chất,nhìn cái gì cũng ra món cả.

Vâng đây là hướng đi về nhà KH,bằng phẳng hơn nên họ trồng cây nông nghiệp.Nhà KH sau cái rặng cây chếch bên phải màn hình,đi tiếp hơn 2 km nữa là tới.Trông có giống Mèo Vạc hay A Pha Chải không các bác.? Grin Dù sao thì em cũng là thiểu số ở đây,dân tộc Vịt mà nên chẳng sao cả. Grin
Phía đối diện tấm hình,sau lưng em địa hình dốc hơn họ canh tác nho.Hình như cái giống nho này cứ phải nơi dốc,cheo leo thì nó mới tích lũy được vị ngon,ngọt cho quả thì phải và phong cảnh cũng đẹp hơn.

Bó hoa của rừng,núi.ngắm chút trước khi đưa vào trong nhà. Grin

Và yên vị.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #379 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2013, 12:59:40 am »

Lang thang trong rừng gặp cây này có bộ lá đẹp,ngắt vài cây đem về cắm trong lọ hoa cho phong phú.Không ngờ đọc trên báo địa phương ra cùng ngày,đó là cây thuốc và đây là hoa của nó.


tên địa phương là giftigen Einbeere hay Paris quadrifolia.

hương rừng-tinh khôi.

xanh lam.

Chuông rừng.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM