Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:09:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế Giới Hoa Phần III  (Đọc 199080 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #200 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2012, 09:48:32 pm »

Hoa nhài này không giống hoa nhài ở quê BH Cheesy .


Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #201 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 01:23:17 pm »

Hôm nay xin giới thiệu 1 loài hoa dân giã nhưng là loài hoa thân thiết của lính " lác " :


Muồng trâu
http://caythuoc.chothuoc24h.com/cay-thuoc/9999/2379

Muồng trâu hay Muồng lác - Cassia alata L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao chừng 1,5m hay hơn, ít phân cành. Lá lớn có cuống dài 30-40cm, hơi có rìa, mang 8-12 đôi lá chét. Cụm hoa bông ở nách lá, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, chứa tới 60 hạt, hình quả trám.

Cây ra hoa kết quả vào mùa đông.   


Bộ phận dùng: Lá, cành, hạt, rễ - Folium, Ramulus, Semen et Radix Cassiae Alatae.

Nơi sống và thu hái: Cây của nhiệt đới châu Mỹ, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở những nơi đất hoang tới độ cao 1000m và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Cây ưa đất, cao ráo, ấm mát. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh. Cắt ra từng đoạn dài 20-30cm, đem trồng vào vụ xuân hè. Nhiều nơi trồng thành hàng rào. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô. Quả thu hái vào tháng 10-12, lấy hạt phơi khô hay dùng tươi.

Thành phần hóa học: Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthraquinon. Có hàm lượng 0,15-0,20% ở lá, 1,5-2% ở quả. Trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheine emodin; có flavonoid là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroid là sitosterol trong rễ cây.

Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa.

Công dụng: Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở.

Lấy cành, lá, rễ hoặc hạt sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hằng ngày với liều thấp (4-8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-12g) dùng xổ. Hạt dùng với liều 4-5g để nhuận tràng, với liều cao 5-8g dùng xổ. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng mạnh hơn. Lá muồng trâu còn dùng trị ghẻ cho gia súc.

Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #202 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 11:46:56 pm »

Quả này không biết các vùng quê khác gọi là gì , ở Củ chi dân gọi là Trâm , có rất nhiều giống trâm , có loại quả nhỏ như quả duối , có loại to như ngón tay ( như ảnh Bh chụp ) , có loại thì tròn và nhỏ hơn quả bóng bàn , khi chín mãu tím thẫm , nhưng có loại thì hơi ngọt có loại thì chát . Ngày xưa đây là một loại quả ăn chơi của trẻ con , ăn xong mồm miệng tím đem như quả mồng tơi , bây giờ thì trẻ con chẳng thèm ngó tới loại quả dại này chứ đừng nói chi ăn, hôm rồi đến nhà anh Hùng họp mặt với các CCB D3_F5 , tình cờ thấy cây Trâm mọc ở hiên nhà , BH cảm thấy vui vui và thích thú khi gặp lại hình ảnh ngày xưa .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #203 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 11:01:31 am »

Hôm nay xin giới thiệu 1 loài hoa dân giã nhưng là loài hoa thân thiết của lính " lác " :

Muồng trâu hay Muồng lác - Cassia alata L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao chừng 1,5m hay hơn, ít phân cành. Lá lớn có cuống dài 30-40cm, hơi có rìa, mang 8-12 đôi lá chét. Cụm hoa bông ở nách lá, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, chứa tới 60 hạt, hình quả trám.

Cây ra hoa kết quả vào mùa đông.  


Bộ phận dùng: Lá, cành, hạt, rễ - Folium, Ramulus, Semen et Radix Cassiae Alatae.

Nơi sống và thu hái: Cây của nhiệt đới châu Mỹ, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở những nơi đất hoang tới độ cao 1000m và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Cây ưa đất, cao ráo, ấm mát. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh. Cắt ra từng đoạn dài 20-30cm, đem trồng vào vụ xuân hè. Nhiều nơi trồng thành hàng rào. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô. Quả thu hái vào tháng 10-12, lấy hạt phơi khô hay dùng tươi.

Thành phần hóa học: Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthraquinon. Có hàm lượng 0,15-0,20% ở lá, 1,5-2% ở quả. Trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheine emodin; có flavonoid là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroid là sitosterol trong rễ cây.

Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa.

Công dụng: Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở.

Lấy cành, lá, rễ hoặc hạt sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hằng ngày với liều thấp (4-8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-12g) dùng xổ. Hạt dùng với liều 4-5g để nhuận tràng, với liều cao 5-8g dùng xổ. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng mạnh hơn. Lá muồng trâu còn dùng trị ghẻ cho gia súc.



Bác Y LỐ 302 xác đinh hộ em tên hai loài hoa dưới đây. ( Em chụp vào mùa Hạ ở Tây Quảng Trị ):





« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 01:26:03 pm gửi bởi MUCTAU » Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #204 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 11:08:12 am »

Hoa sò cam  ( ? ) :



Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #205 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 11:10:24 am »

 Loài hoa rất gần với các bác qk7 :
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #206 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 11:51:49 am »

Bác Y LỐ 302 xác đinh hộ em tên hai loài hoa dưới đây. ( Em chụp vào mùa Thu ở Tây Quảng Trị ):


Hai cây anh MUCTAU đưa lên một cây là muồng trâu còn cây kia gọi là cây lục lạc , vì khi trái nó khô , cầm cả chùm lắc thì nó kêu xột xoạt như cái lục lạc vậy Cheesy
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 06:57:31 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #207 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 12:59:46 pm »


Bác Y LỐ 302 xác đinh hộ em tên hai loài hoa dưới đây. ( Em chụp vào mùa Thu ở Tây Quảng Trị ):







Bác MUCTAU ,BH và các Bác thân !
Hoa thứ nhất đích thị là Muồng trâu rồi .
Hoa thứ 2 quê tôi cũng thường gặp ,tôi đoán là lục lạc ( không biết đúng hay sai ).Lúc nhỏ tụi tôi hái những cành quả khô ( sau khi ra hoa và đậu trái ) thường rung lắc nghe tiếng sột soạt cũng vui tai .Chắc do những tiếng động như thế nên người ta đặt tên là lục lạc .Xin ý kiến của các Bác .
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #208 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 01:42:34 pm »

.........

Bác MUCTAU ,BH và các Bác thân !
Hoa thứ nhất đích thị là Muồng trâu rồi .
Hoa thứ 2 quê tôi cũng thường gặp ,tôi đoán là lục lạc ( không biết đúng hay sai ).Lúc nhỏ tụi tôi hái những cành quả khô ( sau khi ra hoa và đậu trái ) thường rung lắc nghe tiếng sột soạt cũng vui tai .Chắc do những tiếng động như thế nên người ta đặt tên là lục lạc .Xin ý kiến của các Bác .

Xét về cấu tạo ngoài thì hai cây này họ đậu.
Cây thứ nhất em không bết tên. Thường thấy mọc hoang vùng đồi núi trung du nước ta. Đúng như bác nói, cây này mới là muồng trâu.
Cây thứ hai thường được nông dân Bắc Bộ trồng ở bờ ruộng ( có khi mọc hoang ) . Dân dùng làm phân xanh, trị đỉa. Có nơi dân gian gọi là cây muồng trâu, muồng muồng. Đúng như bác nói, quả chín khô thì hạt rời ra để quả nổ dễ phát tán hạt.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #209 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 03:33:28 pm »

Tặng Bé Hiền để trang trí thêm ngôi nhà của mình

NHỚ MÙA PHƯỢNG TÍM ĐÀ LẠT

Nếu phượng đỏ là "đặc sản" của Hải Phòng thì Đà Lạt tiết sang xuân ngập tràn màu phượng tím.

Mỗi khi những cánh phượng tím bung sắc "buồn man mác" là du khách cũng như người dân địa phương dường như bị “níu chân” trước vẻ đẹp của nó.


Du khách “tranh thủ” tạo dáng với hoa phượng tím

Phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được kỹ sư canh nông Lương Văn Sáu đưa về Đà Lạt trồng từ những năm đầu thập niên 1960 và trở thành một biểu tượng lặng lẽ ở “vương quốc hoa” này.

Phượng tím là loài cây thân gỗ lớn, cao từ 5m đến hơn 10m, trổ hoa từ cuối đông cho đến hết mùa xuân. Hoa phượng tím nở thành từng chùm, bông hoa hình ống, dài khoảng 4-5cm, cánh mềm mại màu lam tím nhạt trông rất kiêu sa, lộng lẫy nhưng cũng khiêm nhường và thật quyến rũ.

Ban đầu, cả thành phố Đà Lạt chỉ có 4 cây phượng tím, nhưng nay loài hoa này đã được nhân giống trồng khắp các phố phường.
 
“Săn” góc ảnh đẹp với phượng tím


Lặng lẽ và kiêu sa


Phượng tím nở hoa thành từng chùm


Hiện nay phượng tím đã có mặt trên khắp phố phường, công sở, trường học (trong ảnh là tại trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt)

Gia Bình
http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20121226/nho-mua-phuong-tim-da-lat.aspx

 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM