Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 03:48:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Sa Mát đến Poi Pết -những kỷ niệm không bao giờ quên .  (Đọc 70618 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #90 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 10:03:08 am »




Bác Alik cuối tháng này đi Snoul được chưa ?
      Biết các bạn đang ráo riết chuẩn bị cho chuyến đi tôi cũng nôn lắm nhưng phải qua Tết âm lịch tôi mới có thể đi lại được thoải mái, đành hẹn lại vậy!
Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
PhùViên
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #91 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2012, 11:04:49 pm »

Các bố tòan nói chuyện tự nghĩ. Cấp D dứt khoát không có trinh sát độc lập. Khi cần chuẩn bị chiến trường sẽ rút các tên "coi được" từ đơn vị lên lập ra bộ phận TS, khi vào trận sẽ trả số này về. Cấp E mới có C trinh sát trong biên chế.

Biết thì thưa thì thốt không biết thì dựa cột mà nghe ông ạ!

Các anh em làm nghề trinh sát tiểu đoàn nghe ông nói vậy là họ tự ái đấy Grin
Trời ạ , ông Công Bằng đâu , hỏi xem có phải lính chiến đấu không vậy ? Ở đơn vị nào ?( chỉ có các đơn vị huấn luyện, tăng gia mới không có B trinh sát ),
Logged
PhùViên
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #92 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 08:30:01 am »




Bác Alik cuối tháng này đi Snoul được chưa ?
      Biết các bạn đang ráo riết chuẩn bị cho chuyến đi tôi cũng nôn lắm nhưng phải qua Tết âm lịch tôi mới có thể đi lại được thoải mái, đành hẹn lại vậy!
Chưa được 1/3 đoạn đường chinh chiến đả ngưng nghĩ rồi , chắc chân lại đau nửa rồi hà thủ trưởng ?
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #93 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 10:36:48 am »

Kính chào chủ topic anh Tahienhen và các bác tham gia topic. Theo dõi bài của các bác viết về những năm tháng chiến đấu thật gian khổ nguy hiểm và gay cấn. là phận gái, tuy không được cầm súng trực diện với quân thù nhưng em cũng mạnh dạn tham gia mấy dòng cho topic của bác THH nhẹ nhàng sự căng thẳng chiến trường: Sau tết năm 1980, từ trạm giao liên Hà Tây, vào Sài Gòn, tưởng rằng sẽ được về một đơn vị nào ở chốn phồn hoa này, thì nghe lệnh của quân lực cục vận tải TCHC: Chuẩn bị quân tư trang đi nhận nhiệm vụ ở Campuchia. Đi thì đi dù chả biết cái nước ấy ở đâu trên trái đất này. Sau một ngày hành quân theo xe car của tuyến giao liên binh trạm 21 xuất phát từ hậu cứ đường Lý Thường Kiệt, chẳng quen ai, chẳng ai vẫy tay tạm biệt. Tới Nông pênh, ba đứa quân y chúng em đều mang tên có chữ T ở đầu (Tơ, Thim, Thiệm) nghỉ hai ngày trên  phòng khách, ngày thứ ba xuống ban quân y nghe quán triệt nhiệm vụ, đoàn ba đứa gặp ba cán bộ quân y trung đoàn, sau này mới biết chú Mười Điệu, đại úy chủ nhiệm quân y, sau này lên làm trung đoàn phó hậu cần.  Chú Tuấn (nháy, người hà nội). và một anh chuẩn úy. Sau đó mấy ngày, ba chúng em được điều động đi các trạm ở các tỉnh, em đi trạm Công pông chàm.
- Các anh các chị tính xem, một người con gái 19 tuổi, lần đầu tiên ra khỏi luy tre làng, lần đầu tiên được ngồi trên cái xe nhiều bánh sắt và lần đầu tiên được đến mấp mé cửa ngõ Thủ Đô mà nay lại khoác ba lô đến một xứ sở lạ hoắc đầy rẫy những đe dọa đến sinh tồn. Nhưng bây giờ nghĩ lại, hoặc có lẽ cái vô tư hồn nhiên của tuổi trẻ lúc đó đã tạo cho em một tâm thái rất an nhiên bình thản trước mọi biến dịch của cuộc sống chiến trường, hoặc không loại trừ khả năng mình quá thiếu thốn tư duy trực quan, thiếu vốn sống trong nhận thức nhân tình thế thái mà diễn biến tâm lý không bắt kịp nhịp sống trong hoàn cảnh hiện tại. Nhưng mặc cho tất cả, cái quan trọng là em coi mọi chuyện quanh mình như chuyện đi cấy, đi cày, đi cắt cỏ bò hoặc ra Sầm Sơn mua cá về chợ làng bán kiếm lãi đong gạo nuôi các em. Song các anh chị thân mến, mãi sau này em mới hiểu ra, chính các thủ trưởng chính trị trung đoàn đã không làm tròn chức trách của mình đối với nữ chiến sĩ dưới quyền mình. Em đến nơi nhận nhiệm vụ bằng một cú lừa, mà đáng lẽ không cần phải làm vậy vì chúng em đã chấp nhận đi cùng trời cuối đất này. Sáng hôm đó Chú Vận đại úy phó trung đoàn trưởng kỹ thuật nói: Con Thơ lấy ba lô quân tư trang đi với chú thăm các anh em quen. Tuổi trẻ , nhút nhát, cha chú nói sao nghe vậy. Trên chiếc xe Zeep lùn chạy đi đâu không rõ, gần một ngày tới nơi. Ông nói, xuống chỗ lán kia chơi với mấy chị, lát nữa tao quay lại đón về. Buổi chiều , chẳng thấy chú đâu. Hoàng hôn nhìn lại với mấy lán trại tạm bợ. Tôi linh cảm “mình bị đưa con bỏ chợ”. Khóc, buồn, bơ vơ, nhưng mấy chị nuôi quân người Sài Gòn đã kịp thời hóa giải sự hụt hẫng của tôi. Rồi ngày mai trời hửng sáng, mọi việc sáng như ban ngày. Nhiệm vụ của chúng em là chăm sóc sức khỏe, thương tích, bệnh tật cho các anh từ chiến tuyến trở về đất Mẹ quá giang qua trạm. Cũng không vất vả quá sức vì còn các bác sỹ, y sỹ như anh Minh, anhTrung (Hà bắc), Nghị y tá (nghệ an) và các anh chị khác giúp đỡ nên mọi chuyện lại trở về vị thế bình thường như đi cấn đi cần, đi bò me. Em chỉ nhớ, có những lúc chăm sóc vết thương cho thương binh. Các anh ấy đau quá,nhưng cố chịu đựng vì em theo dõi nét mặt xám ngắt, hai hàm răng nghiến chặt mà không kêu than. Nhưng có anh, khóc, rồi  Anh ấy nói... Tại sao là nữ nhi , em qua đây làm đéo gì, về đi, cút về nước đi... Có những anh cận kề cái chết vẫn nói lên: em ơi! Em như bông hoa, sao lạc vào chỗ này? Mặc dù tuổi còn trẻ, em coi các anh như cha như chú, em biết rằng những câu chửi bới xỉ nhục đó đối với chúng em, nhưng những tấm lòng, những tâm thức đó chỉ có ở những con người bản lĩnh, nhân văn và trăn trở với đồng đội nữ của mình như đối với những người em gái nơi mũi đạn hòn tên...Em đã khóc nhiều. Thời gian trôi đi trong vô định. Em cũng chẳng nghĩ lúc nào mình lại về quê mẹ. Trong một chiều tối vắng lạnh, em lang thang ra khỏi lán trại, muốn tìm sự an bình trong tâm hồn. Các anh chị cũng biết , tâm lý bất định của một cố gái mới lớn. Đang thả hồn vào hư vô thì một bóng đen lù lù ập đến. Khát vọng sống trong em vượt lên, em hét rất to, không biết nhiều hay ít nhưng tỉnh lại em thấy đồng đội vây quanh. Em vừa bị vồ hụt. Rồi, rút kinh nghiệm. Vài ngày sau, nếu tổ tiên không độ mạng thì em đã nhận nguyên một đầu đạn Ak vào đầu thay vì nó găm vào đùi anh nằm võng bên cạnh. Lần thứ ba, bị tập kích, bắn nhau ì xeo, em lo túi cứu thương và một khâu Ak bên mình, ngồi một chỗ góc hâm trú ẩn kệ ai làm gì mặc xác. Sau trận ấy bị chỉ huy nhắc nhở phê bình, và rôi nơi chiến tuyến xa xôi ấy em dạn dĩ dần, trong những lần địch tập kích sau em cũng ra hào ngồi kê súng bắn ầm ầm mà mũi súng cứ hếch ngược lên trời cho nên chắc chẳng trúng ai.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2012, 10:50:25 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #94 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 05:19:46 pm »





Chưa được 1/3 đoạn đường chinh chiến đả ngưng nghĩ rồi , chắc chân lại đau nửa rồi hà thủ trưởng ?
   Á...à chào Phùviên, thành viên mới toanh đây, hé lộ 1 chút mới dám nhận 2 chữ đó (cho ngày xưa), đừng có mà quá khích bạn ơi vì nhiều khi biên chế mỗi thời mỗi khác cho nên ae người ta thắc mắc có sao đâu, ở đây mình chỉ viết những gì mình đã trải thời mình thôi mà còn phải hẹn lần hẹn lửa với ae nữa là. Cám ơn bạn đã quan tâm, thời biên giới Kà Tum Pốt nó tặng mình mấy mảnh mìn vô đùi trái, Snoul thì 1 mảnh cối vô cẳng chân trái, còn năm ngoái thì quân say xỉn nó đẩy nguyên cái xe máy vô cẳng chân trái gãy cả cái chày cái mác đúng là quân tàn ác...cái chân đi mà gần năm trời hưởng trợ cấp của vợ mới đau chớ, nói nào ngay trời cũng thương khoảng 2 tháng nữa cũng vi vu được rồi, để rồi cùng hành quân với ae chớ.
Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #95 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 07:37:47 am »

.

   Tôi ra Núi Đất 31/07/77, ban đầu huấn luyện ở D2, sau khi có đợt tân binh 05/09/77 thì lại dồn sang D1, cb479 cũng dân Núi Đất hả.
dạ ..có em đây !
tôi nhập ngũ đợt 2 của năm 1977 bác ạ .  ngày 05 - 09 - 1977 thì tôi xuất phát từ trung tâm thể dục thể thao của quận 3  ..nằm ở đường HỒ XUÂN HƯƠNG - rồi lên thẳng quân trường NÚI ĐẤT của F5 . Tôi được biên chế về A7 - B2 - K6 - D2 - E55 - F5 và đại đội trưởng là thiếu uý MINH XUÂN RUỘNG - A trưởng của tôi là trung sỹ SẦM THÁI UYÊN .
sau khi học ở quân trường núi đất mới vừa được 1 tháng 14 ngày ..chưa kịp bắn bia số 4a ...thì ngày 18 - 10 - 1977 xe từ các đơn vị đã đến xúc đi rồi . đa phần các anh em trong B2 của tôi về E174 - F5 ...riêng tôi thì lại về D5 - E9 - F LA NGÀ
Logged
PhùViên
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #96 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 03:04:53 pm »





Chưa được 1/3 đoạn đường chinh chiến đả ngưng nghĩ rồi , chắc chân lại đau nửa rồi hà thủ trưởng ?
   Á...à chào Phùviên, thành viên mới toanh đây, hé lộ 1 chút mới dám nhận 2 chữ đó (cho ngày xưa), đừng có mà quá khích bạn ơi vì nhiều khi biên chế mỗi thời mỗi khác cho nên ae người ta thắc mắc có sao đâu, ở đây mình chỉ viết những gì mình đã trải thời mình thôi mà còn phải hẹn lần hẹn lửa với ae nữa là. Cám ơn bạn đã quan tâm, thời biên giới Kà Tum Pốt nó tặng mình mấy mảnh mìn vô đùi trái, Snoul thì 1 mảnh cối vô cẳng chân trái, còn năm ngoái thì quân say xỉn nó đẩy nguyên cái xe máy vô cẳng chân trái gãy cả cái chày cái mác đúng là quân tàn ác...cái chân đi mà gần năm trời hưởng trợ cấp của vợ mới đau chớ, nói nào ngay trời cũng thương khoảng 2 tháng nữa cũng vi vu được rồi, để rồi cùng hành quân với ae chớ.
   Đúng là khẩu khí TT vẩn không đổi thay với thời gian ha , tính tôi từ nào giờ cũng vậy , biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe . Thắc mắc cứ hỏi sao lại Khẳng định vậy?
   Nói vậy thôi , đọc những dòng Anh viết nó bổ xung cho những kí ức còn thiếu sót khi nhớ về đồng đội bởi lo toan bộn bề của cuộc sống đời thường . đang chờ được đọc tiếp đó ...ô là là ...những trận đánh ở udong , bắt tay QD93 , rồ QD94 ,...không phải chỉ mình tôi chờ mà còn có B trưởng CẢI , Dần , Phong , Bảo...và cả anh B trưởng TS d1 hy sinh ở Caomelai anh nhớ tên không ?... Họ cũng đang chờ đó...
Logged
alik21
Thành viên
*
Bài viết: 120


Bên dòng Sê San...


« Trả lời #97 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 03:58:32 pm »






 

   Đúng là khẩu khí TT vẩn không đổi thay với thời gian ha , tính tôi từ nào giờ cũng vậy , biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe . Thắc mắc cứ hỏi sao lại Khẳng định vậy?
   Nói vậy thôi , đọc những dòng Anh viết nó bổ xung cho những kí ức còn thiếu sót khi nhớ về đồng đội bởi lo toan bộn bề của cuộc sống đời thường . đang chờ được đọc tiếp đó ...ô là là ...những trận đánh ở udong , bắt tay QD93 , rồ QD94 ,...không phải chỉ mình tôi chờ mà còn có B trưởng CẢI , Dần , Phong , Bảo...và cả anh B trưởng TS d1 hy sinh ở Caomelai anh nhớ tên không ?... Họ cũng đang chờ đó...
       Ừm, bật mí chút xíu vậy mình nhận ra cậu rồi, H.., chính chi tiết cậu khg nêu tên thằng Thọ - BT ts D1 - hi sinh ở Cao mê Lai đã cho mình xác định. Đợt lính bổ sung về đơn vị lúc ở Kompong Thmo trước khi lật cánh qua Odong có lính Hải Hưng và tp HCM đến nay còn có mấy đứa đâu, trải qua 1 cuộc chiến những người lính được trở về với gia đình ai mà khg mắc nợ những ae đã nằm lại, chính vì vậy mà những gì bây giờ mình viết lại cũng phải cân nhắc trách nhiệm chứ đâu phải muốn viết sao thì viết.
Logged

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 04:50:36 pm »

      Ừm, bật mí chút xíu vậy mình nhận ra cậu rồi, H.., chính chi tiết cậu khg nêu tên thằng Thọ - BT ts D1 - hi sinh ở Cao mê Lai đã cho mình xác định. Đợt lính bổ sung về đơn vị lúc ở Kompong Thmo trước khi lật cánh qua Odong có lính Hải Hưng và tp HCM đến nay còn có mấy đứa đâu, trải qua 1 cuộc chiến những người lính được trở về với gia đình ai mà khg mắc nợ những ae đã nằm lại, chính vì vậy mà những gì bây giờ mình viết lại cũng phải cân nhắc trách nhiệm chứ đâu phải muốn viết sao thì viết.

Ở tiểu đoàn 3 e4 f5 chúng tôi hy sinh nhiều nhất là trung đội trinh sát. Đến năm 82 lính 77 - 78 hầu như không còn, lính 79 đôn lên làm b trưởng (Nguyệt), b phó (Nghĩa) trung đội trinh sát luôn. Vậy mà đến đầu năm 82 trong chiến dịch c81 anh em cũng bị thương lẫn vong hết trong trận Bãi Mìn trên hướng Nam Cao Mê-lai gần biên giới Thái.

Nhớ lại những năm đó trên chiến trường Cao Mê-lai bộ binh d3 chúng tôi vẫn thường phải cáng xác anh em trinh sát tiểu đoàn và trung đoàn... vì trinh sát hết người khiêng!
Logged
PhùViên
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #99 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 11:16:37 pm »






 

   Đúng là khẩu khí TT vẩn không đổi thay với thời gian ha , tính tôi từ nào giờ cũng vậy , biết thì thưa thốt không biết dựa cột mà nghe . Thắc mắc cứ hỏi sao lại Khẳng định vậy?
   Nói vậy thôi , đọc những dòng Anh viết nó bổ xung cho những kí ức còn thiếu sót khi nhớ về đồng đội bởi lo toan bộn bề của cuộc sống đời thường . đang chờ được đọc tiếp đó ...ô là là ...những trận đánh ở udong , bắt tay QD93 , rồ QD94 ,...không phải chỉ mình tôi chờ mà còn có B trưởng CẢI , Dần , Phong , Bảo...và cả anh B trưởng TS d1 hy sinh ở Caomelai anh nhớ tên không ?... Họ cũng đang chờ đó...
       Ừm, bật mí chút xíu vậy mình nhận ra cậu rồi, H.., chính chi tiết cậu khg nêu tên thằng Thọ - BT ts D1 - hi sinh ở Cao mê Lai đã cho mình xác định. Đợt lính bổ sung về đơn vị lúc ở Kompong Thmo trước khi lật cánh qua Odong có lính Hải Hưng và tp HCM đến nay còn có mấy đứa đâu, trải qua 1 cuộc chiến những người lính được trở về với gia đình ai mà khg mắc nợ những ae đã nằm lại, chính vì vậy mà những gì bây giờ mình viết lại cũng phải cân nhắc trách nhiệm chứ đâu phải muốn viết sao thì viết.
Em không có ý đó , có cái gì đó cứ day dứt không yên lòng , Anh có biết  Đ/C nhà anh Thọ không? thằng Bảo thì em đả đ ến nhà rồi? Khi em từ c21 về TS d3 chỉ còn 1 anh nuôi 1 a trưởng là Hải , Quốc , Đăng lúc đó em về với chức danh b phó phụ trách b trưởng , cùng về với em là Manh trương phi, Minh toát,Trí mù...Chưa bao giờ em đọc được những bài viết về đoạn đường anh em mình đả trải qua , nên sốt ruột lắm lắm ...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM