Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 02:14:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tàu Chiến Hiện Đại - nhà xuất bản Arsenal - 2005  (Đọc 320803 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 04:43:50 am »

Thuật ngữ viết tắt

АПЛ – атомная подводная лодка - APL: Tầu ngầm nguyên tử

АУ – артиллерийская установка – AU: thiết bị pháo

БПК – большой противолодочный корабль – BPK: tàu chống ngầm cỡ lớn

БТР – бронетранспотер – BTR: xe vận tải bọc thép

ВМС – военно-морские силы – VMS: các lực lượng Hải quân

ВМФ - военно-морской флот – VMF: Hạm đội Hải quân

ГАК – гидроакустический комплекс – GAK: tổ hợp thủy âm học

ГАС – гидраокустическая станция – GAS: trạm/đài thủy âm học

ГСН – головка самонаведения – GSN: đầu đạn tự dẫn đường

ГТУ – газотурбинная установка – GTU: thiết bị tuốc bin khí

ГДЭ – гребной электродвигатель – GDE: chân vịt

ДУ – дизельная установка – DU: thiết bị diezen

ЗРК – зенитный ракетный комплекс – ZRK: tổ hợp tên lửa phòng không

КР – крылатая ракета – KR – tên lửa có cánh

КРСД - крылатая ракета среднего радиуса действия – KRCD: tên lửa có cánh tầm trung

ЛА – летательный препарат – LA: thiết bị/khí cụ bay

ЛС – личный состав – LS: thành phần/bộ phận riêng

ПВО – противовоздушная обарона – PVO: phòng không

ПЗРК – переносной зенитный ракетный комплекс – PZRK: tổ hợp tên lửa phòng không mang vác

ПРК – противокорабельная ракета – PRK: tên lửa chống hạm

ПКРК – противокарабельный ракетный комплекс PKRK: tổ hợp tên lửa chống hạm

ПЛАРБ – атомная подводная лодка с баллистическими ракетками – PLARB: tàu ngầm hạt nhân trang bị
tên lửa đạn đạo

ПЛО – противолодочная оборона – PLO: chống ngầm

ПЛРК – противолодочный ракетный комплекс – PLRK: tổ hợp tên lửa chống ngầm

ПЛУР – противолодочная управляемая ракета – PLUR: tên lửa chống ngầm điều khiển

ПСКР – пограничный сторожевой корабль – PLUR: tầu tuần tiễu

ПТУ – паротурбинная установка – PTU: thiết bị tuốc bin hơi nước

ПУ – пусковая установка – PU: thiết bị phóng

РБУ – реактивная бомбаметная установка – RBU: thiết bị phóng bom phản lực

РГБ – реактивная глубинная бомба- RGB: bom phản lực chìm

РЛС – радиолокационная станция – RLS: trạm ra đa định vị

СУ – силовая установка – SU: thiết bị lực

ТА – торпедный аппарат – TA: thiết bị ngư lôi

ТРПЛ – торпедно-ракетная подводная лодка – TRPL: tàu ngầm trang bị thủy lôi phản lực

УР – управляемая ракета – UR: tên lửa điều khiển

УРО -  управляемое ракетное оружие – URO: vũ khí phản lực có điều khiển

ФАР – фазированная антенная решетка – FAR: ăng ten mạng pha

ЗУ – энергическая установка – ZU: thiết bị năng lượng

ЯР – ядерный реактор – JR: lò phản ứng hạt nhân

ЯЭУ – ядерная энергическая установка – JEU: thiết bị năng lượng hạt nhân
 
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2010, 11:07:23 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 11:45:16 am »

Lời dẫn

Tàu chiến hiện đại có những cơ cấu rất phức tạp. Trong 30 năm cuối cùng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ, công việc đã được đẩy nhanh đáng kể. Bằng sự hỗ trợ này, những công nghệ mới về sản xuất các trang bị điện tử, tên lửa chiến đấu, thiết bị lực và các cơ cấu thủy lực học, đã được lắp lên tàu chiến, làm cho chúng hiệu quả hơn so với các thế hệ tàu chiến trước đây.Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, việc vượt qua các tuyến phòng ngự bằng các cuộc tấn công hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất. Điều đó có nghĩa là hoạt động quân sự phải được thực hiện trên ba phạm vi khác nhau: trên mặt biển, dưới lòng đại dương và trong trên không thuộc không gian biển. Quyển sách này cho người đọc có thể làm quen với các loại tàu chiến hiện đại. Tuy nhiên, dung lượng của quyển sách không cho phép trình bày đầy đủ về toàn bộ các lớp tàu chiến hiện đại. Ngày nay, có đến hàng trăm loại tàu nổi và tàu ngầm, có mặt trong lực lượng Hải quân các nước khác nhau, vì thế, quyển sách chỉ lựa chọn ra trong số chúng những lớp, mẫu tàu chiến đặc trưng và quan trọng hơn. Mặc dù lựa chọn quan trọng nhất được tính đến là sự sử dụng của các tàu chiến hiện đại nhất, trong sách cũng đồng thời nói về các tàu cũ, có ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ, một vài tàu sân bay trong các Hạm đội của Mỹ đã có trên 30 năm hoạt động, nhưng chúng vẫn được tính là một trong những tàu mạnh nhất trong số các tàu chiến hiện đại khác. Trong sách, không chỉ viết về các tàu chiến lớn tương tự như các tuần dương hạm, đồng thời còn viết về những tàu chiến nhỏ đặc trưng, như những tàu tuần duyên tốc độ cao và được trang bị tốt hay các tàu quét mìn. Chức năng chính của Quân chủng Hải quân là biểu dương sức mạnh chiến đấu và khả năng vận chuyển bằng đường biển các lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân tới bất kỳ nơi nào. Trong chiến tranh hiện đại, bằng sự hỗ trợ của các Hạm đội, có thể tiêu diệt mục tiêu nằm sâu trong đất liền, cách bờ đến 150 km. Điều đó đảm bảo việc hỗ trợ cho các lực lượng đổ bộ, về vấn đề này cũng được nhắc đến trong sách. Đại dương được giới thiệu là không gian nước khổng lồ, nơi những khoảng cách phải vượt qua bằng tàu lến đến hàng nghìn km. Trong điều kiện này, việc quan trọng có ý nghĩa đầu tiên là được trang bị các tàu hỗ trợ, có nghiệm vụ tăng cường khả năng tác chiến của các tàu chiến. Sự mô tả các tàu hỗ trợ cũng có chỗ trong những trang từ điển. Để thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin, sự mô tả cơ bản của cuốn sách được chia thành các phần: “Tàu sân bay”; “Tàu ngầm”; Tàu nổi hạng nặng”;”Tàu khu trục (khu trục hạm)  và tàu phóng tên lửa (tàu phòng lôi)”; “Tàu chiến loại nhỏ”; “Tàu đổ bộ” và”Tàu hỗ trợ”. Trong mỗi phần, các tàu được xắp xếp theo thứ tự về giảm dần về kích thước với các chỉ số về lượng choán nước của chúng – từ lớn đến nhỏ

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2010, 04:35:17 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 12:39:58 pm »

TÀU SÂN BAY (HÀNG KHÔNG MẪU HẠM)

Để điều khiển và đảm bảo hoạt động tác chiến cho những tàu này, cần trang bị các loại máy bay phản lực và trực thăng có khả năng cất và hạ cánh trên boong tàu. Chức năng chính của các tàu chở máy bay – bảo vệ cho các lực lượng Hải quân của mình theo cách khống chế các khu vực cục bộ trên không, thực hiện các chiến dịch mang tính tấn công chống lại các lực lượng Hải quân đối phương, hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ của lực lượng Lính thủy đánh bộ và hoạt động của lực lượng này trên đất liền, chống ngầm và trinh sát.

Những tàu quan trọng nhất trong lớp tàu sân bay có thể kể đến các tàu sân bay nguyên tử trong Hải quân Mỹ và các phiên bản đồng dạng trong Hải quân Nga, được đóng trong thời kỳ cuối “Chiến tranh lạnh” vào đầu những năm 1990, và không thành công trong việc thiết kế các mẫu tàu khác có khả năng cạnh tranh. Một nước Châu Âu duy nhất cho đến thời điểm này có những tàu sân bay kiểu thông thường là Pháo, mặc dù Anh lên kế hoạch phát triển vào năm 2013 với hau tàu sân bay, mỗi tàu có lượng choán nước 40 000 tấn. Sự thiết kế các máy bay phản lực cất cánh thẳng mẫu “Sea Harrier” và phiên bản sau của nó AV-8A/B đã đem lại hy vọng cho nhiều quốc gia trong việc hình thành các loại máy bay riêng trên boong tàu. Trong số đó có Anh, đã có ba tàu lớp “Invinsibl”, Tây Ban Nha, Italia và Thái Lan. Ấn Độ có trong mệnh lệnh nâng cấp tàu sân bay của Anh và có ý định mua một trong những tàu sân bay tuần dương của Nga, được trang bị các máy bay siêu âm Mig-29.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 05:26:58 pm »

1. “Nimitz”

Vào thời điểm này, trong lực lượng Hải quân Mỹ có 8 tàu sân bay nguyên tử. Tàu thứ 9 “Ronal Reegan” (Mẫu 76) còn chưa được hạ thủy, còn tàu sân bay Mẫu 77, bắt đầu được đóng vào năm 1999, sẽ chỉ được hạ thủy vào năm 2008. Ba tàu sân bay nằm trong mẫu “Nimitz” đầu tiên – các tàu khác: “Dwight Eisehower” (1977) và “Carl Wilson” (1982). Tàu sau đó được đóng mang tên mẫu “Theodor Roosevelt”. Không tính đến sự gia tăng về lượng choán nước và không có sự khác nhau đáng kể, toàn bộ các tàu sân bay này đều được sử dụng nhằm giải quyết các nhiệm vụ tác chiến giống nhau.

Sau “Theodor Roosevelt”, được hạ thủy năm 1986, là tàu sân bay mẫu “Abram Lincon” (1989), “George Washington” (1992)”, “John S. Stennis” (1995) và “Harry Truman” (1998).

Những tàu sân bay này là những tàu lớn nhất trong toàn bộ các tàu chiến đang hoạt động, còn thiết bị điện hạt nhân của chúng được tính toán có thể khai thác sử dụng trong 15 năm liên tục. Diện tích đường băng trên boong các tàu này vào khoảng 18200 mét vuông, cho phép bố trí 80 máy bay có cánh, trong đó có 50 máy bay đa năng F14 “Tomcat” và F-18 “Hornet”, đồng thời các máy bay trinh sát và trực thăng. Phần lớn các phương tiện kỹ thuật được bố trí trên boong tàu.

Để bố trí các máy bay trong hang ga trên boong tàu, có ba thang nâng từ thành bên phải và một từ bên trái. Tàu cũng được trang bị bốn máy phóng hơi nước C Mk.13 Mod.1, với sự hỗ trợ này, thậm chí những máy bay hạng nặng cũng có thể được phóng lên sau 3 giây lên độ cao 95m và tốc độ 270km/h. Để cho máy bay hạ cánh, có 4 đường băng, giúp máy bay rút ngắn khoảng chạy khi tiếp xúc với đường băng trên boong còn 91 mét với tốc độ hạ cánh 260km/h.

Việc đóng tàu sân bay cuối cùng trong mẫu này CVN-77 được bắt đầu từ năm 2003 và sẽ hoàn thành vào năm 2008. Nó cũng được đóng dựa trên những cấu tạo cơ bản của mẫu “Nimitz”. Trên tàu sân bay mới sẽ được lắp đặt các trang bị mới và hệ thống máy phóng điện từ, thay thế cho máy phóng hơi nước thông dụng.

Các thông số cơ bản:

Lớp: tàu sân bay nguyên tử

Lớp tàu: “Nimitz”

Lượng choán nước: 102 000 tấn (đầy đủ)

Chiều dài: 317m

Chiều rộng: 40,8m, sân bay trên boong tàu: 76,8m

Độ mớn nước: 11,9m

Thiết bị năng lượng: hạt nhân, 4 trục, hai lò phản ứng Vestingauz/GE A1G; 4 thiết bị tuốc bin khí 260 000 sức ngựa; 4 động cơ diezen dự trữ, 10 720 sức ngựa

Tốc độ và tầm hoạt động: 30 hải lý; 15 năm sử dụng không cần tiếp năng lượng

Thủy thủ đoàn: 5930 người (bao gồm cả phi công lái các loại máy bay có cánh)

Trang bị: 3 thiết bị phóng Mk.29 của tên lửa phòng không “Sea Sparrow”; có thể lắp bổ sung các tên lửa chống hạm; 4 thiết bị pháo “Bulcan/Falancs” 6x20mm; hệ thống phòng thủ SSTDS; thủy lôi bẫy SLQ-36 “Niksi”

Trang thiết bị điện tử: SPS-48E, SPS-49 – ra đa định vị phát hiện mục tiêu trên không; Mk.23 – ra đa định theo dõi bắt mục tiêu; SPS-67 – ra đa định vị dẫn bắn mục tiêu; SPN 43B, SPN 46 – ra đa định vị điều khiển các thiết bị bay; ra đa hàng hải SPS-64 và Furuno 900; Mk.95 – ra đa định vị điều khiển hỏa lực

Thiết bị bay: 70 máy bay, 10 trực thăng (các loại máy bay có cánh tiêu chuẩn).


« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2010, 10:39:09 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 05:46:15 pm »

 Một số tàu sân bay nguyên tử trong mẫu "Nimitz":

 CVN-68:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 05:49:19 pm »

 "Dwight Eisenhower" hạ thủy năm 1977:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 05:49:54 pm »

 "Carl Wilson" hạ thủy năm 1982:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 05:51:50 pm »

 "Theodor Roosevelt" năm 1986:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 05:52:53 pm »

 "Abram Lincon" năm 1989:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 05:54:12 pm »

 "John Stennis" năm 1995:

Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM