Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:38:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! (Phần 1)  (Đọc 192903 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #140 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2013, 08:01:16 pm »

  Em thống kê lại 10 bài hát theo quy định của QDND Việt nam nhé:

  1-Tiến quân ca
  2-Vì nhân dân quên mình
  3-Tiến bước dưới quân kỳ
  4-Thanh niên làm theo lời bác
  5-Như có bác trong ngày vui đại thắng
  6-Hát mãi khúc quân hành
  7-Chào mừng đảng cộng sản Việt nam
  8-Ca ngợi Hồ chí Minh
  9-Bác đang cùng chúng cháu hành quân
  10-như có bác trong ngày vui đại thắng
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #141 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2013, 11:47:56 am »

   Đại đội có một cây đàn ghi ta cũ kỹ không biết từ thời nào, nghe nói là của một người chiến sĩ từ hồi chiến tranh BGPB để lại. Cây đàn cũ, sứt sẹo, nước sơn véc ni bị tróc loang lổ khắp nơi , thoạt nhìn để góc nhà phủ đầy bụi bặm chả ai muốn chơi cả, vô tình một hôm Phương lên đại đội nhìn thấy cầm bấm thử vài nốt, không ngờ âm thanh thấy còn được, thậm chí rất hay, hơi là lạ, thế là cậu xin phép chỉ huy lôi luôn về trung đội.

   Từ khi có cây đàn, những buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ sôi nổi hẳn lên. Lính thì không thiếu những người tài hoa, ngoài biết đánh đàn ghi ta còn làm thêm những nhạc cụ tự tạo đủ thứ từ bát sắt, cà mèng.... , có cậu còn chặt cây vầu khoét lỗ tạo ra thứ tiếng đùng đục, phối âm với đàn ghi ta.

   Anh chàng Khanh thấy vậy cũng về nhà vác luôn một cây đàn mới tinh xuống. Không hiểu sao mỗi lần cùng chơi cây đàn cũ có vẻ vẫn thấy hay hơn, tiếng luyến láy của nó nghe trầm trầm mơ hồ cái gì đó. Như thế đâm ra hợp cạ, một chiếc làm bass một chiếc chơi săng rất ăn ý.

   Một hôm vô tình đang chơi Phương thấy mặt đằng sau chiếc đàn cũ có miếng táp rất khéo, phải nhìn kỹ mới thấy, hóa ra âm thanh nó hơi khác ở chỗ này đây, cậu tò mò khi nhìn quanh miếng táp có những vết màu , có lẽ là màu đỏ hay nâu, qua thời gian nó biến thành sậm đen. Lạ lùng lật mặt trước cũng lấy lờ mờ có vết thủng cũng được vá lại rất khéo. Hình như cây đàn này đã có lần bị vỡ, thậm chí bị hư hại nặng ..

   Nhân một buổi sinh hoạt văn nghệ, khi chính trị viên tham gia cùng anh em chiến sĩ. Phương mới cầm đàn lên rụt rè hỏi anh về nguồn gốc cây đàn. Người cán bộ chính trị cầm cây đàn ôm vào lòng rồi chậm rãi kể cho mọi người nghe, hóa ra nó có một quá khứ thật bi hùng theo người chủ cũ của nó :

   Ngày ấy, cách đây lâu lắm rồi, đơn vị có một chiến sĩ trẻ mới về , ngoài quân trang lỉnh kỉnh trên lưng anh còn một cây đàn ghi ta. Đây là một anh chàng có ngón đàn điêu luyện, những bản tình ca, nhất là của Nga mỗi khi vang lên từ cây đàn dưới tay anh làm cả đơn vị dường như ngây ngất , không những thế mà những em gái ngoài doanh trại cũng mê mẩn tiếng đàn của người lính này.

   Chiến tranh nổ ra , đơn vị lao vào các trận đánh liên miên, hành quân đi khắp các ngả biên giới phía bắc, cho dù thế nào thì cây đàn ghi ta vẫn không rời trên vai anh lính đó. Mỗi khi mệt nhọc hay căng thẳng, tiếng đàn của anh lại vang lên mượt mà, vui nhộn giúp đồng đội lên tinh thần rất nhiều để rồi lao vào những trận chiến tiếp.

   Khi đơn vị đóng chốt tại một nơi giáp với địch, chiếc đàn như bị lãng quên. Nó vẫn theo chủ nhân nhưng không ai chơi đàn khi nằm trong chốt tiền tiêu giáp với địch cả. Nó được gửi dưới sở chỉ huy, mỗi lần về dưới anh lính vội đến tìm, ve vuốt, lau chùi và gẩy lên những điệu nhạc, sau đó lại được gửi lại. Trước khi lên chốt anh ôm cây đàn ôm ấp, thủ thỉ, quyến luyến như chia tay người bạn thân thiết của mình.

   Rồi cây đàn lại theo người lính lên điểm tựa khi tiếng súng đã vãn, những tưởng chiến tranh sẽ chấm dứt. Khi những người lính đã có thể nghĩ tới công việc mình sắp làm khi chia tay với súng đạn về với đời thường, anh lính có cây đàn cũng chia sẻ với đồng đội ra quân anh sẽ về đi học một trường âm nhạc nào đó . Nếu được vào trường của quân đội thì đó là mơ ước lớn nhất của anh, sẽ tiếp tục mang tiếng đàn của mình phục vụ những người lính.

   Ước mơ của người lính tài hoa đó không bao giờ thực hiện được, đau đớn nhất là anh đã ngã xuống khi chỉ còn vài ngày nữa chiến tranh kết thúc. Cây đàn vẫn đang đeo trên người, nó bị một viên đạn bắn vỡ tan hoang,  xuyên qua găm vào lưng người lính, máu của người lính chảy ra thấm vào sau cây đàn đỏ sẫm. Trước khi trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay người đồng đội thân nhất, anh thều thào những câu nhắn gửi về gia đình và thêm “mày..giữ...hộ...tao..cây...đàn...nhé! " rồi ra đi.

   Cây đàn thay chủ, được sửa chữa lành lặn lại nhưng người chủ mới chưa bao giờ đặt tay lên bất kỳ một phím nào của nó. Vì anh sợ ký ức và hình ảnh của người bạn hy sinh sẽ ùa về anh không cầm lòng được. Nó theo chân anh đi cùng khắp nơi, học hành, công tác và cho đến ngày hôm nay.

   - Các đồng chí ạ ! Người chính trị viên mắt ngân ngấn nhìn cả đơn vị đang lặng phắt như tờ, hình như có vài đôi mắt cũng long lanh ngấn nước. Tôi chính là người đồng đội được gửi gắm cây đàn này và mang nó theo suốt bao năm qua. Nay giao lại cho các đồng chi mượn, hy vọng qua câu chuyện của tôi các đồng chí biết thêm về một thời những người lính ngày trước chúng tôi trải qua....

   Và còn nhiều lắm, những người lính trẻ còn nghe rất lâu về chuyện đồng đội trong ký ức của chỉ huy mình.

   Cây đàn như được nâng niu, chiều chuộng hơn, hàng tuần nó vẫn vang lên những giai điệu hành khúc hay tình ca Nga trên bàn tay những người lính trẻ thế hệ sau. Mỗi lần vang lên mọi người lại có chút gì như tưởng tượng ra hình bóng người chiến sĩ năm nào đang ôm cây đàn trên một nơi miền cao biên giới xa xôi...




« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2013, 04:11:18 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
huythu
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #142 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2013, 01:46:53 pm »


  Cắt ngang linhquany chút nhé. Bác Laoshan1234 thống kê chuẩn thật, 10 bài mà có 9 cái tên. ha ha ha.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #143 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2013, 05:03:00 pm »

   Trở lại câu chuyện của anh chàng Linh...

   Từ hồi có cô gái mới đến giúp việc, trung đội trưởng thấy cu cậu chăm chỉ hẳn lên, thậm chí còn chăm vượt mức, cứ luôn mồm kêu có gì anh đưa đây em chép nốt cả thể, làm vài năm đỡ phải viết khiến anh phì cười " Cái thằng ! mày định thay giáo án chiến thuật của bộ quốc phòng hay sao mà định chép luôn để sang năm huấn luyện. Có mấy kỹ chiến thuật, vài động tác lăn lê bò toài cùng điều lệnh đội ngũ, năm nào chả giống năm nào, có mẹ gì đâu mà hăng thế ! "

   Kể ra thì nguyên cớ sự chăm chỉ đột xuất của nó anh cũng hiểu, hôm nào cô em vợ tương lai của anh không vào là nhìn thằng cu khác ngay, nó uể oải cả tối mới được vài chữ, đã thế luôn mồm kêu buồn ngủ. Hôm nào cô em vào thì ông tướng cho cả chỉ huy đứng ngoài chờ kể cả khi hiệu lệnh mắc màn đã cất lên. Nhìn chúng nó lúi húi hăng say định nhắc đi nghỉ nhưng lại thôi, sang bên trung đôi khác ngủ. Đôi khi kiểm tra lấy lệ trung đội của mình xong anh cũng lẩn đi đâu không ai hay, trừ mỗi mấy thằng gác nhìn thấy, mãi cũng chỉ một hướng.

   Cứ mỗi lần muộn thế Linh lại phải đưa cô gái về. Nhưng việc này không kéo dài vì trong một lần cà kê trước cổng nhà cô gái đại đội vô tình điểm danh cả chỉ huy lẫn lính chạy nháo nhào về bị cảnh cáo cả hai.

   Đáng lẽ ra mỗi khi thấy quyển sách in mỏng đi một chút phải mừng nhưng trong lòng Linh cứ thấy buồn đi. Thế này thì chẳng mấy chốc hết cái để viết, đồng nghĩa mới việc hết luôn chuyện ngồi với cô em hàng tối.

   Mỗi khi ngồi nhìn cô gái cắm cúi chép, gương mặt trắng ửng hồng với thân hình thanh nữ gò bó trong bộ quần áo bị căng tới hạn, không thể quá hơn được nữa vì cảm tưởng nó sẽ bung bất cứ lúc nào nếu có sự cử động mạnh, cậu cũng thấy trong lòng..lao xao cái gì đó khó tả. Nhiều khi bị bắt gặp quả tang khi cô bé ngẩng lên thấy cậu đang ngắm chiếc dây chuyền xinh xinh đủ màu đeo trên cổ rồi mất hút vào cái ngưc áo hình trái tim làm mắt cậu cũng hút theo sợi dây đó. Cô gái ngượng ngập khép nép lại chút trong khi cậu tỉnh bơ " em khéo chọn dây quá, màu sắc công nhận ...đẹp ơi là đẹp..." .

   Người con gái thôn quê này có gì đó thu hút Linh khác hẳn những cô gái thị xã mà cậu chàng từng gặp. Thật sự mộc mạc, đơn sơ từ cái kẹp tóc cho đến mùi hương thoang thoảng lá chanh, bồ kết hay sang trọng tý nữa là mùi xà phòng Lux vương trên mái tóc quyện với hương tự nhiên tuổi dậy thì làm cậu lính trẻ cứ tìm cách thưởng thức bằng cách lấy cớ ngồi xích mãi...xích mãi gần hơn .

   Tự dưng cậu nghĩ ra một mẹo. Để kéo dài tốt nhất ta ..chép chậm lại. Cô gái cũng ngạc nhiên vì thấy tốc độ viết của anh chàng binh nhì cứ tụt dần. Có hôm được mỗi trang xong kêu đau tay " thôi hay là ..người đọc người viết nhé ! như thế nó chuẩn hơn vì vừa đọc vừa viết nó vừa mỏi tay vừa mỏi mắt em ạ. " cô em cũng thật thà khi thấy lý do quá hợp lý, hợp lý hơn là chữ em đẹp hơn, sạch hơn ( đúng ra là ngược lại ), anh đọc cho em viết. Từ đó cậu vừa đọc vừa tha hồ ngắm cái dây chuyền, chủ động mỗi khi em ngẩng lên tránh mắt đi chỗ khác hay cắm cúi dịch những từ chuyên môn quân sự trong quyển sách.

   Câu chuyện cứ thế tiếp diễn.....
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #144 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2013, 08:24:15 pm »

  Đại đội có một cây đàn ghi ta cũ kỹ không biết từ thời nào, nghe nói là của một người chiến sĩ từ hồi chiến tranh BGPB để lại. Cây đàn cũ, sứt sẹo, nước sơn véc ni bị tróc loang lổ khắp nơi , thoạt nhìn để góc nhà phủ đầy bụi bặm chả ai muốn chơi cả, vô tình một hôm Phương lên đại đội nhìn thấy cầm bấm thử vài nốt, không ngờ âm thanh thấy còn được, thậm chí rất hay, hơi là lạ, thế là cậu xin phép chỉ huy lôi luôn về trung đội.

   Từ khi có cây đàn, những buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ sôi nổi hẳn lên. Lính thì không thiếu những người tài hoa, ngoài biết đánh đàn ghi ta còn làm thêm những nhạc cụ tự tạo đủ thứ từ bát sắt, cà mèng.... , có cậu còn chặt cây vầu khoét lỗ tạo ra thứ tiếng đùng đục, phối âm với đàn ghi ta.

   Anh chàng Khanh thấy vậy cũng về nhà vác luôn một cây đàn mới tinh xuống. Không hiểu sao mỗi lần cùng chơi cây đàn cũ có vẻ vẫn thấy hay hơn, tiếng luyến láy của nó nghe trầm trầm mơ hồ cái gì đó. Như thế đâm ra hợp cạ, một chiếc làm bass một chiếc chơi săng rất ăn ý.

   Một hôm vô tình đang chơi Phương thấy mặt đằng sau chiếc đàn cũ có miếng táp rất khéo, phải nhìn kỹ mới thấy, hóa ra âm thanh nó hơi khác ở chỗ này đây, cậu tò mò khi nhìn quanh miếng táp có những vết màu , có lẽ là màu đỏ hay nâu, qua thời gian nó biến thành sậm đen. Lạ lùng lật mặt trước cũng lấy lờ mờ có vết thủng cũng được vá lại rất khéo. Hình như cây đàn này đã có lần bị vỡ, thậm chí bị hư hại nặng ..

   Nhân một buổi sinh hoạt văn nghệ, khi chính trị viên tham gia cùng anh em chiến sĩ. Phương mới cầm đàn lên rụt rè hỏi anh về nguồn gốc cây đàn. Người cán bộ chính trị cầm cây đàn ôm vào lòng rồi chậm rãi kể cho mọi người nghe, hóa ra nó có một quá khứ thật bi hùng theo người chủ cũ của nó :

   Ngày ấy, cách đây lâu lắm rồi, đơn vị có một chiến sĩ trẻ mới về , ngoài quân trang lỉnh kỉnh trên lưng anh còn một cây đàn ghi ta. Đây là một anh chàng có ngón đàn điêu luyện, những bản tình ca, nhất là của Nga mỗi khi vang lên từ cây đàn dưới tay anh làm cả đơn vị dường như ngây ngất , không những thế mà những em gái ngoài doanh trại cũng mê mẩn tiếng đàn của người lính này.

   Chiến tranh nổ ra , đơn vị lao vào các trận đánh liên miên, hành quân đi khắp các ngả biên giới phía bắc, cho dù thế nào thì cây đàn ghi ta vẫn không rời trên vai anh lính đó. Mỗi khi mệt nhọc hay căng thẳng, tiếng đàn của anh lại vang lên mượt mà, vui nhộn giúp đồng đội lên tinh thần rất nhiều để rồi lao vào những trận chiến tiếp.

   Khi đơn vị đóng chốt tại một nơi giáp với địch, chiếc đàn như bị lãng quên. Nó vẫn theo chủ nhân nhưng không ai chơi đàn khi nằm trong chốt tiền tiêu giáp với địch cả. Nó được gửi dưới sở chỉ huy, mỗi lần về dưới anh lính vội đến tìm, ve vuốt, lau chùi và gẩy lên những điệu nhạc, sau đó lại được gửi lại. Trước khi lên chốt anh ôm cây đàn ôm ấp, thủ thỉ, quyến luyến như chia tay người bạn thân thiết của mình.

   Rồi cây đàn lại theo người lính lên điểm tựa khi tiếng súng đã vãn, những tưởng chiến tranh sẽ chấm dứt. Khi những người lính đã có thể nghĩ tới công việc mình sắp làm khi chia tay với súng đạn về với đời thường, anh lính có cây đàn cũng chia sẻ với đồng đội ra quân anh sẽ về đi học một trường âm nhạc nào đó . Nếu được vào trường của quân đội thì đó là mơ ước lớn nhất của anh, sẽ tiếp tục mang tiếng đàn của mình phục vụ những người lính.

   Ước mơ của người lính tài hoa đó không bao giờ thực hiện được, đau đớn nhất là anh đã ngã xuống khi chỉ còn vài ngày nữa chiến tranh kết thúc. Cây đàn vẫn đang đeo trên người, nó bị một viên đạn bắn vỡ tan hoang,  xuyên qua găm vào lưng người lính, máu của người lính chảy ra thấm vào sau cây đàn đỏ sẫm. Trước khi trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay người đồng đội thân nhất, anh thều thào những câu nhắn gửi về gia đình và thêm “mày..giữ...hộ...tao..cây...đàn...nhé! " rồi ra đi.

   Cây đàn thay chủ, được sửa chữa lành lặn lại nhưng người chủ mới chưa bao giờ đặt tay lên bất kỳ một phím nào của nó. Vì anh sợ ký ức và hình ảnh của người bạn hy sinh sẽ ùa về anh không cầm lòng được. Nó theo chân anh đi cùng khắp nơi, học hành, công tác và cho đến ngày hôm nay.

   - Các đồng chí ạ ! Người chính trị viên mắt ngân ngấn nhìn cả đơn vị đang lặng phắt như tờ, hình như có vài đôi mắt cũng long lanh ngấn nước. Tôi chính là người đồng đội được gửi gắm cây đàn này và mang nó theo suốt bao năm qua. Nay giao lại cho các đồng chi mượn, hy vọng qua câu chuyện của tôi các đồng chí biết thêm về một thời những người lính ngày trước chúng tôi trải qua....

   Và còn nhiều lắm, những người lính trẻ còn nghe rất lâu về chuyện đồng đội trong ký ức của chỉ huy mình.

   Cây đàn như được nâng niu, chiều chuộng hơn, hàng tuần nó vẫn vang lên những giai điệu hành khúc hay tình ca Nga trên bàn tay những người lính trẻ thế hệ sau. Mỗi lần vang lên mọi người lại có chút gì như tưởng tượng ra hình bóng người chiến sĩ năm nào đang ôm cây đàn trên một nơi miền cao biên giới xa xôi...






Đọc bài này của LINHQUANY mới thật sự hợp với mình ,nó hay ở chỗ không bông đùa không khoe trương không giả tỉnh giả say ,không giả điên giả khùng ,không phá phách đạp đổ,không ám chi dúi bẩy nhau đâm bị thóc chọc bị gạo....v.v.v....mà đúng là người lớn,người đàng hoàng tử tế,người có đức độ ,người có tâm huyết , người deo nhân thì nhân sẽ mọc cậu em LINHQUANY ạ !!!
 cảm ơn cậu đã mang đến cho người đọc một bài viết cảm động !!!. Riêng đối với mình thì quá cảm động ! làm mình gợi nhớ tới đồng đội đó là hai đồng đội người Văn Chấn -Điên bàn -nghĩa lộ -yên bái .đó là thằng KẾT và thằng THỌ ,lính nhập ngũ tháng 2 /84.thời gian gần 2 tháng huấn luyện tại xã Phượng thiện,ở nhờ nhà người dân tộc tày ,gia đình đã đi sơ tán hết chỉ còn lại một cô con gái lớn khoảng 17-18 tuổi tham gia đội du kích ở lại giữ bản làng và giúp bộ đội chủ lực.hàng ngày bọn mình đi tập trong đồi cọ về hai cậu; Kết và Thọ cũng là người dân tộc tày nên nói chuyện với cô chủ nhà -odu kích trẻ,rôm rả và vui lắm các cậu mượn được cây đàn tranh của gia đình ngồi của sổ mắt mơ màng nhìn ra đồi cọ tay lướt trên dây đàn đánh những bài hát nghe đến lim người,rồi hào hứng dâng lên cậu Kết lấy cây vầu hỳ hục làm cây đàn bầu hòa âm cùng cây đàn tranh hai cậu thi nhau biểu diễn những bai hát dân ca mà đến tận bây giờ cứ mỗi lần nhớ tới hai thằng là cảm tưởng bên tai mình là tiếng đàn tranh đàn bầu của chúng nó vang vọng về....!!!!
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #145 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2013, 09:03:40 pm »

   Hì hì, chuyện vui có hư cấu thôi mà bác Quyền. Thi thoảng em nhớ thì moniphe chút tâm sự cũng các bác thôi.

   Thế câu chuyện sau không gợi cho anh tý gì à ! Thấy bác Huong 76 nói là đọc chuyện ấy của chú làm anh dào dạt bao kỷ niệm, không biết viết về cô nào trước mới đau Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #146 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2013, 09:23:01 pm »


     Linh quân y nói gì anh đấy ? Anh biết có người yêu đến ti tỉ cô người ta giấu nhẹm . Còn chú dính đứa nào cũng bị đá cho vẹo mông ,có gì mà cứ toe toe như cái còi  ... Giờ xin cái chân giúp việc cho trợ lý Hà Đông còn không đắt . Mai về đây có người TẨN cho chú một trận ...
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #147 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2013, 09:59:34 pm »

Bác Hướng nói quá chuẩn .bác có biết không hôm nay nó cho em với Thắng @ một cú ngoạn mục làm hai thằng bọn em hốt hoảng hơn là bọn tàu đuổi .hai thằng bọn em bảo ngày mai sẽ trả đũa cú thua này bác ạ.
Linhquany chú chẳng chịu đọc ký anh viết gì cả ? chú có thấy chi tiết anh với hai cậu em ở nhà o du kích không? hì ...hì ...chuyện dài mà hay lắm đấy !!!
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #148 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2013, 01:44:00 pm »

Bác Hướng nói quá chuẩn .bác có biết không hôm nay nó cho em với Thắng @ một cú ngoạn mục làm hai thằng bọn em hốt hoảng hơn là bọn tàu đuổi .hai thằng bọn em bảo ngày mai sẽ trả đũa cú thua này bác ạ.
Linhquany chú chẳng chịu đọc ký anh viết gì cả ? chú có thấy chi tiết anh với hai cậu em ở nhà o du kích không? hì ...hì ...chuyện dài mà hay lắm đấy !!!
   Chuyện bác ngocquyen ở nhà o du kích miền núi phía bắc Hà giang,như thế nào nhỉ.Anh em đang chờ bác kể đấy,nếu không có gì...là bí mật cá nhân  Grin
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #149 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2013, 03:32:43 pm »

Em chào bác LAOS ! Hôm nay vắng bác là mất vui một nửa đấy bác ạ?
Còn truyện của em ở nhà o du kích người dân tộc tày nó dài vì em vẫn đang trên đường đi tìm ...bao giờ mà tìm được thì mới kết thúc ..cho nên nó dài bác ạ ! còn bí mật cũng có và không bí mật cũng có,em đã công khai ở bên hà giang và tình đồng chí rồi ? tiện em đang chờ bác pb47 và linhquany em viết lại bài bên hà giang sang cho nhanh hết thời gian bác nhớ:
                                          

                                      Trên con đường mòn dẫn về bản nhỏ
                                      Chỉ có hai đứa mình tíu tít bên nhau
                                      Bẽn lẽn từng câu mà chẳng nói nên lời
                                      Đến chân nhà sàn rồi-tiếng nấc ở bên tôi
                                      Ôm em vào lòng mà ánh lệ chào rơi
                                      Đêm Hà Giang vẫn tĩnh lặng thế em ơi!
                                      Bởi em đâu biết rằng -sau đêm nay là ly biệt

                                      Chờ em ngủ-rồi tôi lặng lẽ ra đi
                                      Để ngày mai-hai đứa phải chia ly
                                      Anh lên chốt- tay trắc súng giữ yên cho em ngủ
                                      Cho bản làng Phương Thiện -không bị giặc cày tưng...

                                      Nhưng đêm về -Anh vẫn nhớ em da riết
                                   ...Anh vẫn biết ở dưới đó
                                                               Em cũng nhớ anh da riết mãi không nguôi

                                      Những Em ơi ! đừng trách anh mà tội nghiệp
                                      Mà em hay trách lũ bành trướng quỷ quỵt xâm lăng
                                      Vì thương em -Thương bà con dân PHương THiện
                                      Anh phải ở lại để giữ dìn đất biên cương
                                      Ngày anh về tìm em ,sau bao nỗi nhớ thương

                                      Nay em ở đâu ? hay vẫn ở trong đồi cọ
                                      Tìm em hoài... Mà chẳng thấy nhà em đâu
                                      Bước chân đi -Mà lòng anh cứ nhớ vấn vương..
                                      Đành hẹn em - Năm sau anh lại lên...
                                      Lên Hà Giang  - để tận hưởng đêm biên cương !!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2013, 02:39:36 am gửi bởi ngocquyen C6 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM