Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:44:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189768 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #580 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 04:56:11 pm »

Hì, ba cụ Xuanxoan, tuanb5, huonghn76 đừng tưởng ...làm ba ông thợ da mà em sợ  Grin.

- Cái 3 giai đoạn nghe hơi kỳ kỳ à nha!
- Cái Dĩ nhiên nó là yêu cầu chiến thuật nghe cũng không ổn đâu đó. Grin

Em đưa lại cái link lần trước đã nhá: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n0ntnqn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #581 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 05:14:01 pm »


   Quang Can ơi cái Quang can cho nó hỏng không vào được cho cái khác đi để xem cho thỏa mãn...
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #582 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 05:50:23 pm »

Hì, ba cụ Xuanxoan, tuanb5, huonghn76 đừng tưởng ...làm ba ông thợ da mà em sợ  Grin.

- Cái 3 giai đoạn nghe hơi kỳ kỳ à nha!
- Cái Dĩ nhiên nó là yêu cầu chiến thuật nghe cũng không ổn đâu đó. Grin

Em đưa lại cái link lần trước đã nhá: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n0ntnqn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1



                     Chẳng biết là đúng hay không .Nhưng Quang Cẩn đã bảo là thợ hàng da thì phải phát cái đã . Grin Muốn có cỗ thì cũng phải có thực phẩm ,rồi có người vào bếp chế biến ,sau đó mới lên mâm được .
               Tôi nghĩ ngày 1-3 đánh nghi binh
               Ngày 4-3 cài thế bao vây ,cắt đường
               Ngày 10-3 đánh Buôn Mê Thuộc
    Đấy là những ngày mở màn cho từng giai đoạn .Hoàn thành kế hoạch chiến dịch Tây Nguyên mà cụ đã vạch ra .
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2013, 06:37:09 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #583 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 07:39:35 pm »


     Huong HN 76 ơi! anh chàng Quang Can này ...không biết quân xanh hay quân đỏ...anh phản pháo rồi anh tung dù tiếp tế...rồi anh đón lõng ...nhưng không đánh úp mà lại mở đường...riêng một trang anh chi viện mở đường cho xuanxoan đọc tổng hợp thấy rất rõ ý đồ chiến dịch ...Quang Can tiếp viện thế này này...

     Mở đầu chiến dịch.

     Theo dự kiến của Bộ Tư lệnh chiến dịch, ngày 1 tháng 3 là ngày đánh nghi binh, ngày 4 tháng 3 là ngày nổ súng đánh chia cắt để cài thế chiến dịch làm mốc để bắt đầu tạo thế chiến dịch. ngày 10 năm 3 tháng 1975 là ngày N của toàn chiến dịch đánh trận then chốt ở thị xã Buôn Ma Thuột.


    Mỗi ngày có vị trí riềng của nó trong toàn bộ chiến dịch...nếu làm toàn học trừ một trong ba ngày liệu có còn là chiến dịch Tây Nguyên không - 3 trong một là đây đấy QC ơi...nhưng mình muốn tìm cái lá diêu bông cơ...vì sao người ta muốn loại 2 ngày 1/3 và 4/3 ra khỏi chiến dịch mà chỉ tính ngày 10/3 ngay từ sau ngày thống nhất đất nước (sau này chắc thấy dở...mới chọn ngày 4/3)...chắc nhiều năm sau, hồ sơ mật mới được giải mã ta sẽ biết liền mà...
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #584 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 10:01:53 pm »


...vì sao người ta muốn loại 2 ngày 1/3 và 4/3 ra khỏi chiến dịch ...

Nói thế có phần hơi...cực đoan. Bác XX ạ. Grin
Chiến thắng Tây nguyên tháng 3-1975 của Quân đội ta, làm sụp đổ hoàn toàn QK2 quân đội Sài gòn. Gián tiếp đẩy QK1 vào thế vỡ trận, tạo  thời cơ lớn cho ta giải quyết nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn Miền nam ngay trong năm 1975.
Bởi vậy, tầm vóc của chiến dịch Tây nguyên là rất lớn. Nó thể hiện rõ từ chiến thuật nghi binh hết sức thông minh đến quyết tâm tập trung lực lượng đánh dứt điểm Buôn mê Thuột. Và không thể quên được trận đánh phản tái chiếm, trận đánh ở đèo Phượng hoàng cũng như trên đường 7...vv
Nhưng trong suốt chiều dài chiến dịch đó, nếu phải chọn 1 cột mốc đánh dấu chiến thắng Tây nguyên thì theo tôi, trận Buôn ma Thuột hoàn toàn xứng đáng nhận vinh dự đó.
Có thể vì lý do vậy, nên nó được nhắc đến nhiều là điều đương nhiên (hehe,ở đây cho tôi tự hào... thay các đàn anh ở E24-F10 phát. Grin) Và nếu có ai hiểu nhầm đó là ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên thì...mong bác thể tất cho ạ. Grin
@ Quangcan : Vậy chứ Gia cát Quangcan có chứng minh được trận đồn Tầm, chốt Mỹ ngày 1-3 không nằm trong tổng thể chiến dịch Tây nguyên không? Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #585 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 10:29:32 pm »

Chào các bác,
Hai cụ Xuân xoăn và Quăn cần tranh luận ác liệt , đã thế em cũng liều nhảy vào phá rối Grin .
Em mạo muội dùng trình còi của mình ra phát biểu thế này, cụ Hoàng Minh Thảo là viện trưởng Viện nghiên cứu lịch sử quân sự, đồng thời lại là chỉ huy trận Tây nguyên,  vậy tài liệu của cụ mặc nhiên phải là căn cứ cho mọi tham khảo.  Khà khà ! em nói vậy để trích dẫn :
....
- Ra lệnh cho Sư đoàn 968 hoạt động ráo riết theo kế hoạch nghi binh, phối hợp với lực lượng địa phương tỉnh Gia Lai ( Playku và Kon Tum) huy động dân công làm đường và phao tin ta sẽ đánh lớn ở bắc Tây Nguyên, sử dụng mạng thong tin, vô tuyến điện phát các tin tước nghi binh trên làn sóng địch để đánh lừa địch rằng Sư đoàn 10 vẫn còn ở bắc Kon Tum và Sư đoàn 320 vẫn còn ở Playku.
   Cuộc tiến công nghi binh lừa địch bắt đầu.
Mở đầu cuộc tiến công nghi binh lừa địch nhằm thu hút sự chú ý của địch về hướng bắc Tây Nguyên, ngày 1 tháng 3, Sư đoàn 968 đã sử dụng pháo binh bắn vào thị xã Playku, sử dụng lực lượng bộ binh tiến công các vị trí " Chốt Mỹ", " Đồn Tâm" của địch trên đường 19 kéo dài ( tây Playku), đánh chiếm dãy Chư Ka Ra, Chư Gôi, 605, uy hiếp quận lỵ Thanh bình, Thanh An ( tây nam Playku). Ở hướng Kon Tum, tiến hành các trận đánh nhỏ, làm đường, làm trận địa pháo, huy động dân công rầm rộ, một bộ phận lực lượng khác đánh trên đường 14 ở đoạn giữa Kon Tum và Play Ku.
  Những hoạt động trên của Sư doàn968 được tiến hành rầm rộ đến mức đã đánh lừa được quân địch khiến cho chúng hiểu lầm là ta mở đầu chiến dịch trên hướng Play Ku.
...........
Cuộc tiến công nghi binh dồn dập của Sư đoàn 968 đã gây áp lực nặng hơn trên hướng thị xã Play Ku, buộc địch phải tung Liên đoàn biệt động quân số 23 ra để đối phó và điều Trung đoàn 45 từ phía nam về Play Ku chứng tở đòn nghi binh của ta đã đạt kết quả. Quân địch lún sâu vào sai lầm.


Trích trang 171, 173  cuốn Bàn về Nghệ thuật quân sự - Thượng tướng Nhà giáo ND , GS. Hoàng Minh Thảo- NXB Chính trị Quốc gia.

Tóm lại là theo GS . Hoàng Minh Thảo,  F968 ngày 1/3 bắt đầu nổ súng ở Play Ku, Đồn Tâm chốt Mỹ thực hiện kế hoạch nghi binh cho chiến dich Tây Nguyên.
Em lại tiếp tục hóng các bác bàn luận tiếp.  Smiley
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #586 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 07:52:59 am »


        Tuanb5 ơi!

        Ý này của Tuấn b5 hoàn toàn đúng ....Bởi vậy, tầm vóc của chiến dịch Tây nguyên là rất lớn. Nó thể hiện rõ từ chiến thuật nghi binh hết sức thông minh đến quyết tâm tập trung lực lượng đánh dứt điểm Buôn mê Thuột. Và không thể quên được trận đánh phản tái chiếm, trận đánh ở đèo Phượng hoàng cũng như trên đường 7...vv
        Nhưng trong suốt chiều dài chiến dịch đó, nếu phải chọn 1 cột mốc đánh dấu chiến thắng Tây nguyên thì theo tôi, trận Buôn ma Thuột hoàn toàn xứng đáng nhận vinh dự đó.


        ...Một mốc đánh dấu chiến thắng Tây nguyên thì theo tôi, trận Buôn ma Thuột hoàn toàn xứng đáng nhận vinh dự đó rất đúng nhận xét của Tuán b5 rất đúng. Chính vì vậy các vị lão tướng của ta đã khẳng định đây là trận then chốt cơ mà...giời ạ...trận then chốt nó quyết định tất cả chuyện thành bại cơ mà...còn trận mở màn thắng - thua của chiến dịch chưa biết được nhưng ý đồ của trận mở màn của chiến dịch thì nhỏ thôi như dụ dẫn thằng trung đoàn 45 về lại Bắc Tây nguyên, giũ chân các đơn vị địch đang đóng chốt tại bắc Tây nguyên, làm tư tưởng các tướng lĩnh phía VNCH dao động trong quá trình chỉ huy…và ảnh hưởng đến toàn chiến dịch không có tính quyết định "then chốt" như trận ngày 10/3 và không làm nẩy sinh tình hống mới như trận ngày 4/3. .. chúng tôi đã tạo nên tình huống mới: địch bị cô lập hoàn toàn. Tây Nguyên cô lập chiến lược với đồng bằng. Buôn Ma Thuột cô lập chiến dịch với cụm binh lực chủ yếu ở Pleiku, Kon Tum. Địch bị chia cắt mà ta thì hoàn toàn được tự do, được chủ động, đồng thời lại đã triển khai vững chắc các lực lượng ở những vị trí cơ động. Tức là vào lúc ấy một thế trận theo ý muốn của ta đã được xác lập. Trận mở màn chỉ là tiếng súng báo hiệu chiến dịch bắt đầu mà thôi, giá trị trận đánh mở màn thì nhỏ thôi…thực tế chỉ có cái tiếng - như tiếng chiêng, tiếng trống khai hội hoặc như nói như văn thơ thì một cánh én báo hiệu mùa xuân đang về …thế thôi mà.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #587 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 08:04:38 am »


     HaHoi!

     Đồng đội có tư liệu thỉnh thoảng quẳng cho tôi một ít để chống đỡ các đòn phản pháo của Quang Can và các chiến hữu khác nhé…dù cuối mùa chiến dịch, nhưng vẫn cần cho chiến dịch sau, còn đánh to hơn, mặt trận rộng hơn…thật thú vị khi nghe những đòn phản pháo mình lại rút ra được nhiều điều…đúng là làm quan lên nghe cả hai tai – một tai nghe nịnh, một tai nghe chửi thì chăng bao giờ làm quan bị sai cả đấy…làm quan sai chỉ vì chỉ nghe nịnh, sử dụng vây cánh mà không sử dụng người tài…ở đây cũng vậy, có đi có lại, phản nhau, rồi lại chi viện khi đối phương đuối lý để kéo dài tranh luận cho sự việc rõ ràng hơn.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #588 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 09:05:23 am »

              Chào các cụ . Đúng là trận đánh Buôn Ma Thuộc nó có mội tầm vóc ,một ý nghĩa vô cùng to lớn .Nó mở ra một bước ngoặt lớn làm chuyển biến tình hình ,thay đổi cục diện trên chiến trường .Tạo thế và lực cho ta tiến đến chiến thắng mùa xuân 75 ,lật đổ chế đọ VNCH .Và nó đã thực hiện đúng ý đồ của trung ương và bộ tổng .
                Nói như vậy để chúng ta hiểu tầm quan trọng của nó .Song chiến trường Tây Nguyên không chỉ có một trận đánh BMT.Người ta gọi là chiến dịch Tây Nguyên ,chứ không gọi là chiến dịch BMT .Tây Nguyên có 3 tỉnh Plâycu ,Kông Tum ,Đắc Lắc . Trong chiến dịch TN ta lần lượt thực hiện các bước :Nghi binh ,tạo thế chia cắt, tấn công BMT ,và lần lượt đánh các căn cứ và giải phóng hai tỉnh phía bắc Công Tum và Playku . Cho nên nếu chỉ nói mỗi trận BMT là không đầy đủ ,thiếu khách quan ...
              Vì ý nghĩa to lớn của nó tạo tiền đề cho mùa chiến thắng mùa xuân 75 .Các. cụ nhà ta đã lấy một ngày ,có tính chất quan trọng ,phù hợp lý theo mệnh lệnh chỉ đạo ,làm ngày mở đầu chiến dịch TN .Nó cũng rất xứng đáng .
                         Mới chỉ qua đánh giá ngày mở đấu chiến dịch theo ý bác Xoan mà đã có nhiều vấn đề đặt ra rồi . Trong đánh trận chẳng ai dám nói cái gì cũng đúng 100% cả.
                          Xin các cụ chỉ giáo
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2013, 10:47:45 am gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #589 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2013, 07:06:50 pm »

                                      Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)                 
                                                Nỗi buồn sau chiến tranh

       Cứ điểm Thanh Bình giờ đã chen nhà và vườn cây, cà phê, cao su của bình đoàn 15 Tây Nguyên đang phát triển trên chiều rộng; do thời gian và không có đường xe chạy xuống lên chúng tôi không thăm được điểm cao 605 và bãi đá Thanh Bình nơi tôi bị thương và Chanh Gia Lâm lính 4971 hy sịnh. Có thể không ai lường được, trận chiến này từ ngày 1 -3 -1975 đến 10 – 3 – 1975 ở Thanh Bình, Thanh An, Nam Hàm Rồng Trung đoàn 19 chúng tôi phải liên tục tác chiến với các liên đoàn biệt động quân 25 và lực lượng liên đoàn biệt động quân số 4, số 21, số 22.… và 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 45 của sư 23.

       Một trong những trăn trở của trận đánh mở màn chiến dịch này, thắc mắc của tôi ở phần một “Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng” nay mới giải mã - vì sao ngày cuối cùng đánh địch giành lại điểm chốt lại không có cán bộ đại đội chỉ huy trong trận quyết chiến của trận đánh 605; chỉ có tôi trực tiếp nhận điện thoại từ tiểu đoàn trưởng, cả của Trung đoàn phó biệt phái xuống Tiểu đoàn chỉ huy trực tiếp và tôi truyền lệnh chiến đấu trực tiếp đến các chiến sĩ chốt  tại 605 và tự quyết định việc xin pháo bắn hủy diệt vào vị trí chốt của mình đang chốt -  hóa ra trong trận này không chỉ anh em chiến sĩ lần lượt hy sinh mà đại phó Thuận “mun” của đại đội cũng hy sinh ngay tại trận địa; còn viên sĩ quan quyền đại đội trưởng đại đội -  sĩ quan H… nguyên sĩ quan  đường dây, bổ sung về làm đại phó được quyết định nắm quyền đại đội trưởng đại đội đã run sợ vì bom đạn và sự liều lĩnh của lính Trung đoàn 45 Việt Nam Cộng Hòa đã tự thương vào tay, bỏ vị trí chỉ huy chiến đấu, lấy cớ bị thương để tự tìm về tuyến sau (chắc trong thời gian  pháo địch bắn đứt dây, cậu ta giục tôi đi nối dây ngay, khi tôi bò đi nối dây, người sĩ quan này đã bỏ vị trí chiến đấu, tự thương ngay; nên khi nối được dây tôi quay về không thấy cán bộ đại đội đâu cả). Khi về phẫu, các bác sĩ  phát hiện vết thương đầy khói thuốc súng hóa ra cậu ta tự bắn vào mình – để bàn tay sau cây, dùng súng bắn xuyên qua cây, khói và mảnh dăm gỗ dính đầy vết tự thương.

       Trận này Tiểu đoàn không thông báo chuyện tự thương của viên sĩ quan kia là có lý, chấp thuận được trên trận địa  – vì cái chung, đảm bảo giữ được chốt thì không để lính chốt hoang mang tư tưởng khi người lãnh đạo tự bắn vào tay để giữ mạng sống của mình, bỏ mặc sống chết của anh em chiến sĩ đang ở trên chốt… Hòa bình rồi. biết đâu đấy, giờ này cựu viên sĩ quan, tự thương đó lại có thẻ thương binh mà thương binh có hệ số cao và biết đâu đấy, người này từng được bố trí lãnh đạo ở địa phương nào đó…vì anh ta khôn khéo tính toán hơn thiệt từ hồi ở chiến trường, kiểu như lính chiến bọn tôi hay đùa …thà chết chứ không chịu hy sinh mà.

       Trong chuyến đi Lào xuanxoan mới được biết chuyện này – do những trận đánh sau này mình được điều đi phối thuộc đại đội khác và trận đánh ở Thanh An, Thanh Bình mình bị thương nặng (vỡ hàm) đi nằm viện nên không được biết. Thật sự đây là nỗi buồn sau chiến tranh của mình khi biết có một cán bộ cấp đại đội tử thương bỏ vị trí chỉ huy, bỏ đồng đội, bỏ bọn lính binh bét bọn mình lại trận địa. Không biết họ có xấu hổ không, khi đồng đội tôi ở đại đội 2 của tiểu đoàn còn phải lập trận địa pháo giả - đánh pháo giả để bảo vệ trận địa pháo thật, chấp nhận pháo địch bắn vào mình, chia lửa cho anh em đánh Đồn Tầm chốt Mỹ, điểm cao 605.

       …..Trung đội 1 của Ngọc “thiu thiu”, Đinh Khắc Cường, Lành người Hà Tây, Bằng Thổ sơn tây, Vũ đức quất, Nhi người Diến Châu, Hậu lính Hà Bắc được lệnh lập trận địa pháo giả mang mìn  ĐH8, ĐH10  nổ mìn nghi binh của nghi binh…gọi pháo địch ở Phù Hanh về mình…cứ cho nổ 5 quả lại chạy chốn pháo…khi cho nổ hết 30 quả, toàn trung đội chạy về cứ tránh pháo bắn trả và nhận nhiệm vụ mới, về tới hậu cứ, điểm quân thiếu Hậu quay lại tìm thấy cậu đang ngủ tức quá Ngọc “thiu thiu” cho luôn một báng súng, cậu lính mới này mới dậy để rút ra.

       Chuyện cứ như đùa phải không đồng đội, pháo bắn mà vẫn ngủ…mà thật đó, vì đói, vì mệt quá, không ngủ liên tục rồi, hở ra là ngủ thiếp đi thôi…giờ những đồng đội này vẫn còn sống và thỉnh thoảng gặp nhau lại nói..mày còn ngủ tao cho mày cái báng súng…thế là cười hì hì với nhau.

       Nỗi buồn nữa, là mình cũng vừa nhận được cú điện thoại từ Bắc vô tự giới thiệu và nhắc hỏi…Trong trận đánh bãi đá Thanh Bình, anh đi phối thuộc cùng đại đội 1 bọn em; ngoài số đồng đội hy sinh trong trận; em cùng bị thương nặng với anh do dính phải quả 105 - em tên Duyên, lính mới người Hà Bắc mới bổ sung vào đơn vị hồi đó…đọc bài viết trên trang mạng biết là anh, gọi cho anh …sau trận bị thương với anh, khi ra viện em ra quân về Bắc có vợ …sinh một đứa bị dính chất độc da cam luôn anh ơi, chắc anh em mình bị dính quả pháo khói đầu tiên phải không anh; còn anh có sao không ?.....thật thương Duyên, mới vào đánh trận đã bị thương, lại còn dính chất độc da cam…cái số Duyên sao phải khổ thế…còn mình may thế nào không bị. Kể cũng kỳ lạ thật, mấy đồng đội tôi cùng đơn vị người bị, người không bị dính chất độc da cam…có thể một phần sức đề kháng của con người chăng hay số phận Huh.

      Sau chiến tranh nhiều cái đến giờ người ta mới có thể hiểu, mới được biết và còn nhiều điều chưa biết như vì sao ngày 1/3 lại bị tách ra khỏi chiến dịch Tây nguyên, không được công nhận là trận mở màn chiến dịch, cũng  như người cán bộ đại đội tự thương giờ tôi mới biết..còn hậu quả chiến tranh người lính mang theo suốt đời thì luôn là sự thật.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2013, 08:23:46 am gửi bởi xuanxoan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM