Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:15:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189761 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #550 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2013, 02:21:08 pm »

Bác Xuanxoan ơi ,   HaHoi em chưa có kế hoạch mở rộng quy hoạch địa giới thành Hanoi như bác vẫn gọi em đâu bác ơi Grin
Hai chú cháu Xuanxoan - Quangcan tranh luận bấy lâu rất "căng " mà thú vị người đọc vẫn thấy thoải mái bởi cách lập luận của QC, XX và các bác tham gia đều trí tuệ , bản thân em chỉ đọc cũng thấy rất hay.  Em cũng muốn tham gia quá, ngặt cái là kiến thức mình ít, lại chỉ bó trong sách đã đọc, mà cái đó thì có chú Quangcan vanh vách rồi nên đứng ngoài dự thính là hay nhất. Hà hà, chúc bác Xuanxoan lúc tưới phong lan cũng để suy nghĩ ở Đồn Tầm, chúc Quangcan lúc quấy bột cho bé tay nguấy mà  đầu để ở Chốt Mỹ .
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2013, 02:33:03 pm gửi bởi HaHoi » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #551 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 09:36:54 am »

            Chào bác Xoan ,chào mod quangcan,và các bác
           Hôm nay thứ hai đầu tuần ,Quang Cẩn đỡ phải cái việc ,quấy bột ,bê bình sữa của em bé Grin .Còn bác Xoan cũng nên chịu khó đóng cửa tắt điện thoại ,nhóm bếp ,cơm nước đã có bà chị lo . Hai bác tung hết hiểu biết và khả năng của mình cho anh ,em hiểu rõ và học hỏi .Bây giờ các bác ở trong cuộc ,và hiểu biết không nói rõ ra .Sau vài chục năm nữa đến thế hệ con cháu ,e rằng nó muộn mất .
               Chốt lại chỉ có mấy vấn đề ngày nố súng mở màn chiến dịch Tây Nguyên ,tầm quan trọng của đơn vị bác Xoan E968 ở mức độ nào trong chiến dịch TN. Thời gian số ngày ta mở màn và kết thúc giải phóng MN
                  Tại sao em nêu vấn đề như vậy vì bác Xoan vẫn hô "chưa đâu huonghn76 " ,nên em cũng như bạn đọc ,muốn chờ các KẾT QUẢ mỹ mãn trong việc nêu thắc mắc ,chứng cứ ,cơ sở ....vv Cho mọi người thêm tầm hiểu biết .Và rất khách quan để công nhận .Vì có nhiều vấn đề từ trước đến nay lịch sử chưa nêu ra được hết ,hoặc con có ĐỘ VÊNH
                        Xin cảm ơn các bác !
      
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #552 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 09:55:03 am »

      Hà Nội và Hương HN76 ơi...

     cái anh chàng Quang Can không biết sẽ giã trọng pháo nào vào cái Đồn Tầm nhỏ nhoi này đây...máy bay thì mình có cả một tiểu đoàn pháo cao xạ rồi khỏi sợ; pháo mặt đất mình có cả trung đoàn pháo từ 85, cối 129, DKZ..sẵn sàng đối pháo với trận địa pháo Thanh An của địch - nó chỉ có 1 tiểu đoàn thôi hà; cả 1 tiểu đoàn công binh sẵn sàng dùng bộc phá phá núi để thổi tung hàng rào bùng nhùng nếu bộ binh không mở cửa được; nếu địch dùng bom hóa học mình có cả một đại đội bộ đội hóa học dọn dẹp...riêng anh chàng Quang can này mình chưa có đấu sách vì lực lượng dự bị của anh ta mạnh quá...mình chỉnh tầm pháo một chút, tí nữa đánh trận chót.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #553 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:29:01 am »

     Hà Nội và Hương HN76 ơi...

     cái anh chàng Quang Can không biết sẽ giã trọng pháo nào vào cái Đồn Tầm nhỏ nhoi này đây...máy bay thì mình có cả một tiểu đoàn pháo cao xạ rồi khỏi sợ; pháo mặt đất mình có cả trung đoàn pháo từ 85, cối 129, DKZ..sẵn sàng đối pháo với trận địa pháo Thanh An của địch - nó chỉ có 1 tiểu đoàn thôi hà; cả 1 tiểu đoàn công binh sẵn sàng dùng bộc phá phá núi để thổi tung hàng rào bùng nhùng nếu bộ binh không mở cửa được; nếu địch dùng bom hóa học mình có cả một đại đội bộ đội hóa học dọn dẹp...riêng anh chàng Quang can này mình chưa có đấu sách vì lực lượng dự bị của anh ta mạnh quá...mình chỉnh tầm pháo một chút, tí nữa đánh trận chót.

Kính thưa các đồng chí nick sáng đèn!
Đồng kính thưa các đồng chí nick đèn chưa sáng!
Và cũng thưa luôn các đồng chí đèn sắp sáng!


Chủ trương của em luôn là tranh luận công khai, "dằng dai" rồi mới dứt điểm, "đã oánh" là phải thật "hiểm", đã "điểm" là đúng huyệt, mà đã quyết là phải "chơi tới cùng".

Vì em có ít tài liệu (do bác đánh đông dẹp bắc cho) nên xin trích công khai để hầu "các cụ" nhằm rộng đường dư luận trong quá trình "ném đá".
Tài liệu/ Hồi ký của Thượng tướng - Giáo sư Hoàng Minh Thảo, Một trong những nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt nam; nguyên Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên:

Trích dẫn
...Tôi từ Tây Nguyên về công tác ở Quân khu 5 chưa được bao lâu, chỉ vừa mới đủ thời gian để làm quen với mọi việc thì cuối tháng 8, khi tiếng súng vẫn đang nổ giòn giã từ Thượng Đức đến Quế Sơn, có điện triệu tập tôi ra Hà Nội. Lại lên đường.

Đến Thủ đô vào một ngày nắng dịu, phố xá tràn đầy cờ, hoa và người, xe trong không khí ngày hội. Mồng 2 tháng 9 năm 1974. Bất giác, ký ức và những sự liên tưởng dâng trào, xáo trộn, chảy êm đềm rồi cuồn cuộn trôi khiến tôi không thể hình dung được ngay là mình đang xúc động bởi những gì.

Vâng, bạn đọc đã cùng tôi đi suốt những năm tháng chiến tranh hẳn sẽ nhắc để tôi nhớ rằng đúng ngày này cách đây 8 năm, tôi đã rời Hà Nội vào chiến trường - Tám năm tròn. Bao nhiêu trận đánh, bao nhiêu nẻo đường, bao nhiêu đồng chí, bao nhiêu chiến thắng và hy sinh.... Chỉ biết rằng chúng ta đã tới gần, chúng ta đã tới gần.... Tự nhiên, cứ vang ngân mãi trong lòng tôi một giai điệu hành khúc từ những xúc cảm dạt dào.

Trong thời gian này đã diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng có tính chất quyết định đến vận mệnh của cả một dân tộc.

Ngày 30 tháng 9 Bộ Chính trị họp Hội nghị xem xét Kế hoạch chiến lược cơ bản hai năm 1975-1976 dự thảo lần thứ bảy do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị. Hội nghị đã đề ra phương hướng chiến lược là phải chuẩn bị cả trên hai hướng:

- Tây Nguyên, trọng điểm là Nam Tây Nguyên, là hướng chiến lược rất quan trọng.

- Miền Đông Nam Bộ là hướng quyết định cuối cùng.

Sau đó Bộ Chính trị thấy cần có thêm thời gian đánh giá tình hình kỹ hơn, xây dựng kế hoạch đầy đủ hơn, để đi tới hạ quyết tâm chiến lược có cơ sở khoa học, bảo đảm chắc thắng.

Ở Tây Nguyên lúc này có một nhiệm vụ hết sức cần thiết là phải mở thông đường chiến lược Hồ Chí Minh, để đưa lực lượng và phương tiện, trong đó có đường ống dẫn dầu từ Tây Nguyên tiến vào Đông Nam Bộ.

Bởi vậy, ta đã cho Sư đoàn 320 đánh chiếm căn cứ Chư Nghé (Lệ Minh) và mở một con đường 200 từ Võ Định qua Kon Rẫy vươn dài tới bắc đèo Măng Giang, An Khê. Đây là con đường vu hồi hết sức quan trọng về chiến lược đối với chiến trường.

Lúc này tỉnh Kon Tum chỉ còn lại 3 căn cứ địch nằm sâu trong vùng giải phóng của ta là Đắc Pét, Măng Đen, Măng Buk án ngữ trên đường 14 sát biên giới Việt - Lào. Ta cũng cho Trung đoàn 66 và một Trung đoàn của Sư đoàn 324 Quân đoàn 2 tiêu diệt căn cứ Đắc Pét; sử dụng bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum bao vây bức rút quận lỵ Măng Đen, Măng Buk. Do đó đến tháng 10 năm 1974, ở Tây Nguyên địch bị dồn gọn lại trong các thị xã và một số vị trí quan trọng trên các trục đường giao thông huyết mạch như đường 14, 19, 21.

Vùng giải phóng Tây Nguyên được mở rộng và nối liền thành một vùng căn cứ tương đối hoàn chỉnh từ Bắc Kon Tum đến Bắc Đắc Lắc. Hành lang chiến lược từ miền Bắc có thể vào đến tận chiến trường Nam Bộ, theo đó là đường ống dẫn dầu, lực lượng, binh khí kỹ thuật sẽ được đưa vào. Điều này đã mở ra những thuận lợi cơ bản để Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đưa ra những quyết định quan trọng cho việc Hạ quyết tâm chiến lược.

Đến ngày 18 tháng 12 năm 1974, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng để thông qua quyết tâm lần cuối. Giữa lúc đó, tin chiến thắng Phước Long đã đến với Hội nghị. Ngày 6 tháng 1 năm 1975 toàn bộ thị xã Phước Long được giải phóng.....
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #554 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:29:46 am »

Trích dẫn
...Chiến thắng Phước Long mang ý nghĩa một đòn trinh sát chiến lược rất quan trọng. Lần đầu tiên ở miền Nam, một tỉnh ở gần ngay Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng mà địch không có phản kích để chiếm lại. Vùng căn cứ trọng yếu của ta ở miền Đông Nam Bộ được mở rộng. Điều này cho thấy khả năng lớn mạnh của quân ta, đồng thời nó cũng đánh dấu một bước suy sụp mới của quân ngụy khi chúng đã không còn khả năng giải toả qui mô lớn để chiếm lại các vùng, các căn cứ và thị xã quan trọng bị đánh chiếm ngay cả trên tuyến phòng thủ vòng ngoài Sài Gòn - Gia Định. Đặc biệt nó còn chứng tỏ Mỹ không có khả năng trở lại can thiệp bằng quân sự ở miền Nam, khi người phát ngôn của Nhà Trắng tuyên bố. "Tổng thống Pho không có ý định vi phạm những điều cấm chỉ (của Quốc hội ) về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam".

Chiến thắng Phước Long là một nhân tố mới rất quan trọng để Hội nghị khẳng định quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam với yêu cầu cao hơn.

Ngày 8 tháng 1 năm 1975 Bộ Chính trị ra Nghị quyết lịch sử:

"Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn. Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam để tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”.

Bộ Chính trị thông qua kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976 được dự thảo lần thứ tám và nhắc nhở:

"Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975".

Ngay hôm sau, ngày 9 tháng 1 năm 1975, Thường trực Quân uỷ Trung ương họp để quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị. Tôi được tham dự cuộc họp này. Vấn đề trọng tâm là bàn về chiến dịch Tây Nguyên.

Ở Hà Nội, khi tôi còn đang hiệu chỉnh lại các tài liệu để chuẩn bị báo cáo thì nhận được lời mời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến gia đình dự bữa cơm thân mật. Những dịp như vậy, chúng tôi vẫn quan niệm như một lần làm việc sơ bộ. Quả nhiên sau bữa cơm, khi còn có hai chúng tôi, Đại tướng đã cho biết ý định của Bộ Chính trị và Bộ Tổng tư lệnh - Bộ Tổng tham mưu mở một chiến dịch lớn ở Nam Tây Nguyên vào mùa Xuân 1975, rồi hỏi tôi:

- Ý kiến của các anh?

Ý kiến của chúng tôi?- Vâng. Một chiến dịch cho Nam Tây Nguyên.

Cũng như những lần trước được gặp anh tôi còn nhớ, trong một buổi làm việc tôi đã nêu ý kiến: Khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất và có khả năng phát triển xuống đồng bằng dễ hơn Kon Tum. Khó khăn phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân vì thiếu nước. Anh rất đồng tình.

Đúng là do nhiều yếu tố rất dễ giải thích, các chiến dịch của Mặt trận Tây Nguyên đã thường thường được tổ chức ở phía bắc. Sáu trên bảy đợt hoạt động quân sự có tính chất chiến dịch cho đến trước Hiệp định Pa-ri đã diễn ra ở đây. Nhưng cũng có một chiến dịch cho nam Tây Nguyên: chiến dịch Bu Prăng- Đức Lập vào thời kỳ khó khăn 1969. Còn một chiến dịch nữa định mở ra ở bắc Buôn Ma Thuột năm 1966, nhưng đã không thực hiện được.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #555 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:30:21 am »

Trích dẫn
...Một chiến dịch cho Nam Tây Nguyên định mở ra lúc này với tầm cỡ rộng hơn nằm trong kế hoạch chiến lược. Nam Tây Nguyên xét về mặt địa lý quân sự, đó là một địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi cho đánh tiêu diệt lớn sinh lực địch, nhất là vùng chung quanh Buôn Ma Thuột. Vì nó có dung lượng chiến trường lớn, dễ triển khai binh khí kỹ thuật cho việc thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng hợp thành. Và cũng về mặt ấy, với một ý nghĩa chiến lược đó là vùng tiếp giáp giữa Tây Nguyên và Nam Bộ - giữa Mặt trận B2 và B3 (Chú thích: Trong kháng chiến chống Mỹ, B2 là mật danh của Mặt trận Nam Bộ, B3 là mật danh của Mặt trận Tây Nguyên) đã luôn luôn là khâu trọng yếu cho việc bảo đảm hậu cần chiến lược. Nhưng khâu trọng yếu ấy vẫn đang còn là một khâu yếu, B2 không với ra, B3 chưa vươn tới. Cái nguyên nhân khiến cho các chiến dịch không thể mở được ở vùng này, oái ăm thay, lại chính là cái nguyên nhân buộc phải mở các chiến dịch ấy: vấn đề hậu cần. Cả địch và ta đều biết rõ điều đó. Nếu ta khắc phục được những khó khăn này thì nhất định đây sẽ là một trong những bất ngờ lớn đối với địch.

Cần mở chiến dịch để giải quyết vững chắc vấn đề bảo đảm hậu cần chiến lược, nhưng không mở được các chiến dịch vì không thể bảo đảm hậu cần chiến đấu cho các trận đánh. Vẫn còn nhớ khi mở Bu Prăng-Đức Lập mùa Đông 1969, B3 phải tổ chức một tuyến bảo đảm hậu cần dài nhất từ trước tới nay: 25 cung vận chuyển gùi thồ dưới bom B52 và mưa lũ.
Toàn quân làm công tác vận chuyển, kể cả các đơn vị trực tiếp nổ súng. Nhưng vấn đề hậu cần ở đây đâu chỉ là vấn đề vận chuyển. Có gì mà vận chuyển? B3 lúc đó không có gạo, các cơ quan, đơn vị phía sau đồng loạt ăn một lạng gạo một ngày, phải trồng sắn để ăn mà dành gạo cho phía trước. Không đủ, phải vào tận B2 xin gạo ra với 25 cung gùi thồ như vậy đấy.

Từ năm 1973, nếu khả năng bảo đảm hậu cần chiến dịch đã tốt hơn lên rất nhiều thì việc bảo đảm vận chuyển chiến lược Bắc - Nam khi qua khu vực này đã ngày càng phức tạp hơn, khiến cho một chiến dịch tiến công ở nam Tây Nguyên càng trở nên cấp thiết.

Tôi đã có dịp nói đến những quan hệ khó khăn giữa Tây Nguyên và "Khơ – me” đỏ thời kỳ sau đảo chính của Lon Non. Những khó khăn này lại càng tăng thêm trong những năm sau đó.

Ta trở lại vấn đề trên. Hành lang vận chuyển Bắc-nam của chúng ta cho đến thời kỳ này khi đi qua phía bắc Đức Lập (Nam Tây Nguyên) - nơi có địa hình độc đạo rất hiểm nghèo mà địch chiếm giữ vẫn phải né một chút sang đất đông Campuchia trước khi vào đến Nam Bộ. "Khơ me đỏ” lợi dụng điều này, nhất là trên đoạn đường tiếp giáp với Nam Bộ, đã nhiều lần tung lính ngăn chặn xe vận tải của ta, giết người, cướp của, đồng thời lại luôn luôn đưa yêu sách đòi ta rút bỏ con đường. Xuất phát từ những nguyên nhân ấy, các cơ quan chiến lược của chúng ta đã nhìn thấy trước hết vấn đề phải có ngay một chiến dịch tiến công ở hướng này để "nắn" lại hành lang vận chuyển chiến lược.

Ý kiến của chúng tôi?

Vâng, thực ra Bộ Tư lệnh Tây Nguyên cũng đã dự kiến một chiến dịch như thế vào cuối năm 1973. Thật là cần thiết. Chúng ta sẽ giải phóng Đức Lập, giữ vững địa bàn, nối ngay đường vận chuyển chiến lược của bộ đội 559 với đường 14 từ bắc Đức Lập, tạo thành hành lang Bắc-Nam hoàn toàn nằm trên đất nước chúng ta. Nhưng muốn thế phải có đủ lực lượng, phải có nhiều lực lượng. Ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, chúng ta đã ra khỏi yêu cầu tác chiến hầu như duy nhất là tiêu diệt sinh lực địch để coi trọng song song cả mục đích giải phóng lãnh thổ. Riêng đối với một chiến dịch ở nam Tây Nguyên như mục đích xác định ban đầu - ta càng phải giữ vững địa bàn đã giải phóng để đảm bảo sự thông suốt của hành lang vận chuyển chiến lược. Lực lượng quá ít sẽ không làm nổi việc này. Và muốn vậy, cần được tăng cường để tạo nên thế mạnh bởi: "Một lực lượng trực tiếp đánh chiếm mục tiêu và đánh địch phản kích, một lực lượng vòng ngoài để buộc địch phải phân tán đối phó, lực lượng này sức một có thể thành hai, vì không bị câu thúc giữ địa bàn, không bị xé lẻ..." (Chú thích: Điện gửi Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng 12-12-1972. Lưu trữ Bộ Tổng tham mưu.).
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #556 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:31:01 am »

Trích dẫn
...Khi ở Quân khu 5, chúng tôi cũng đã bàn phương án này và đề nghị rằng nếu có sự tăng cường lực lượng của Bộ thì nên tăng hai Sư đoàn cho Tây Nguyên và một Sư đoàn cho đồng bằng Trung Trung Bộ (Quân khu 5). Một chiến dịch như vậy là phải tính tới khả năng đánh địch phản kích cả năm và muốn thế ngay từ bây giờ (1973) phải lo gạo, đạn cho đến Xuân 1975 (Chú thích: Điện gửi Phó Tổng tham mưu ttưởng Lê Trọng Tấn ngày 6-12-1973. Lưu trữ Bộ Tổng tham mưu.).

Nghĩa là tôi muốn nhắc lại chiến dịch này trong thiết kế ban đầu chỉ mang mục đích khai thông và giữ vững hành lang Bắc-nam và mục tiêu cụ thể của nó là Đức Lập. Nhưng vào lúc nào thì Buôn Ma Thuột được đề cập đến? Tôi còn nhớ trong những dịp trao đổi, thảo luận ở Quân khu 5, một lần nữa chúng tôi đã nhất trí đánh giá tầm quan trọng chiến lược của Tây Nguyên và đã dự kiến một phương án đánh lớn giải phóng thị xã, thị trấn ở khu vực này.

Sau khi nêu ra những số liệu so sánh địch, ta, đồng chí Võ Chí Công có đặt câu hỏi; Chúng ta có thể ngay trong mùa khô này, tập trung lực lượng giải phóng trước hết Buôn Ma Thuột được không? Câu trả lời là có thể. Thượng tướng Chu Huy Mân nhấn mạnh, trong trường hợp đó, nhất thiết Mặt trận Khu 5 phải phối hợp chặt đứt đường 19, đường 21, chia cắt chiến lược địch ở Tây Nguyên với đồng bằng.

Chúng tôi cũng đã có dịp đặt vấn đề giải phóng Buôn Ma Thuột trong Bộ Tư lệnh Tây Nguyên. Ta hãy thử nhìn lên bản đồ. Đức Lập cách Buôn Ma Thuột có 50 km. Mất Đức Lập, sống chết địch cũng phải phản kích để khôi phục lại, và chúng có ngay một căn cứ xuất phát rất tốt cả về mặt chiến dịch lẫn chiến đấu là Buôn Ma Thuột. Khi bàn đến tình huống này, Đại tá Vương Tuấn Kiệt, Tham mưu trưởng Tây Nguyên, đã thốt lên: "Phải chi chúng ta có thêm 2 Sư đoàn nữa để đánh ngay Buôn Ma Thuột".

Chúng tôi đã nhìn thấy khả năng này không những sẽ là đảm bảo vững chắc cho sự thông suốt cửa hành lang Bắc-nam, là mục đích chiến dịch lúc ấy mà còn tạo được một địa bàn chiến lược rất cơ động hướng tới các ngả. Không, nếu được như thế thì chiến dịch sẽ mang một ý nghĩa và mục đích khác hẳn rồi.

Ta phải nhìn vào bản đồ, Buôn Ma Thuột giữ một khoảng cách khá đều với bắc Tây Nguyên, đồng bằng Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ -Sài Gòn. Một trung tâm của chiến trường vượt ra ngoài phạm vi Tây Nguyên hướng tới toàn cục. Một ngã ba đường, những con đường rất tốt và thuận tiện theo nghĩa đen. Có đồng chí đã vừa chỉ vào bản đồ vừa nói đùa rằng đứng về ý nghĩa vật lý học, sức chấn động của một trận đánh vào Buôn Ma Thuột chẳng khác gì những sóng giao thoa mà một hòn đá ném xuống giữa mặt nước tạo nên.

Vấn đề này, năm 1973 trong một dịp gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tôi đã có đề xuất, vì đánh Kon Tum thì không phát triển được, đánh Plâyku thì địch còn mạnh, chỉ có Buôn Ma Thuột là địch yếu và sơ hở ít phòng bị.

Cố nhiên, đánh Buôn Ma Thuột vấn đề ở đây vẫn là lực lượng. Tây Nguyên lúc đó, chỉ có hai Sư đoàn đang ôm lấy Mặt trận chính hướng bắc Plâyku, Kon Tum và một số Trung đoàn độc lập hoạt động ở các hướng khác. Cơ sở đâu để ra quyết tâm? Lại vẫn là chiến lược, chính là chiến lược những người vạch kế hoạch ở Bộ Tổng tư lệnh - BộTổng tham mưu và ở cấp cao nhất, Bộ Chính trị Trung ương Đảng - đã hạ quyết tâm giải phóng Buôn Ma Thuột. Và như trên đã nói, những dự kiến của chúng tôi về một chiến dịch ở Nam Tây Nguyên cũng bắt nguồn chính từ sự gợi ý và chỉ đạo của chiến lược. Nó có mục đích gắn chặt với chiến lược.

Vấn đề còn lại là thời cơ: Khi nào thì có thể? Và thời cơ ấy đã đến vào cái thời điểm mà tất cả chúng ta đều đã biết, khi các điều kiện đã chín muồi cho việc hạ quyết tâm.

Cần phải có lý luận kết hợp với thực tiễn chiến đấu có nhiều lúc đem đến những kết quả bất ngờ, và thước đo sự thành công là ở đấy. Chúng ta có thể thấy, chiến dịch đã được thiết kế với mục đích ban đầu là tạo một hành lang vận chuyển cơ giới thông suốt Bắc-nam bằng cách tiêu diệt và giữ vững Đức Lập. Trong quá trình, khi xét tới các dữ kiện, chúng ta đã chuyển mục tiêu sang giải phóng Buôn Ma Thuột, một trung tâm chính trị và đầu mối giao thông quan trọng, khoác lên chiến dịch Nam Tây Nguyên một tầm cỡ chiến lược. Lúc này trận Đức Lập thậm chí không được coi là mục tiêu chiến dịch mà chỉ là hành động tác chiến mở màn.

Nhưng cuối cùng, thực tế là chiến dịch Nam Tây Nguyên đã biến thành chiến dịch Tây Nguyên, rồi trở thành chương mở đầu đầy hứng khởi cho bản giao hưởng vũ bão Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Sự vận động biện chứng của tư duy và thực tiễn giao tiếp nhau, thúc đẩy nhau để dẫn tới kết cục thần kỳ.

Ở đây sự nhạy bén và tầm nhìn xa rộng của Bộ tham mưu chiến lược của chúng ta là xuất sắc. Tôi muốn nói thế vì vẫn còn có những kẻ ở phía bên kia cho rằng thắng lợi tuyệt đối mà chúng ta giành được có yếu tố ngẫu nhiên. Hiệp định Paris được ký kết có phải ngẫu nhiên không? Quân Mỹ buộc phải rút khỏi chiến trường có phải ngẫu nhiên không? Huống hồ vào năm 1975, tất cả đã rõ ràng là nếu không có Tây Nguyên thì sẽ có một cái gì đó giống như Tây Nguyên, hệ quả trực tiếp của những sự kiện mà tôi vừa đặt thành câu hỏi trên, hệ quả trực tiếp của cuộc kháng chiến lâu dài chống Mỹ, cứu nước.
Và thắng lợi trọn vẹn mà chúng ta giành được đã sớm hơn dự kiến thì cũng chứng tỏ rằng đường lối lãnh đạo của Đảng ta là đúng đắn, những nhận định của chúng ta là chính xác và thực tiễn chiến đấu là sự phán quyết cuối cùng.

Đúng như lòng mong muốn, sau các cuộc họp khẩn trương tại Hà Nội, tôi nhận được quyết định trở lại Tây Nguyên với cương vị Tư lệnh Chiến dịch, một chiến dịch mở đầu cho chiến cuộc mùa Xuân năm 1975. Sát ngày lên đường, tôi gặp đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí nhấn mạnh đây là thời cơ lớn: "Địch đã xuống sức rồi, phải kiên quyết và táo bạo nắm lấy các tình huống phát triển của chiến dịch. Chúc thắng lợi lớn. Đồng chí hãy chuyển đến đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên lời thăm hỏi và lòng tin tưởng của Trung ương Đảng”.

Rời Hà Nội, chúng tôi cố gắng vào chiến trường thật sớm. Chẳng may chiếc xe quá cũ phải nằm lại ngang Quân khu, và chúng tôi lập tức nhận được sự giúp đỡ đầu tiên. Thiếu tướng Tư lệnh Quân khu Đàm Quang Trung ưu tiên đổi cho chúng tôi một chiếc xe mới. Vào đến Hiền Lương, chúng tôi tìm đến sở chỉ huy của Bộ đội Trường Sơn. Các đồng chí mới xê dịch từ miền tây Quảng Bình vào đây công việc còn đang ngổn ngang nhưng tôi vẫn được Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và các đồng chí có trách nhiệm hướng dẫn chu đáo. Việc đầu tiên là đồng chí thông báo cho tôi biết tình hình hành quân nhập tuyến của các lực lượng tăng cường cho Tây Nguyên. Rồi cười:

- Còn gạo, đạn, xăng dầu, anh yên trí, không phải kêu đâu, chúng tôi đã lót sẵn và đang tiếp tục chuyển nữa, đủ để làm lại "cả năm 1972".

Chúng tôi đã quá hiểu nhau, cái năm 1972 ấy, khi chiến dịch nổ ra ở Bắc Tây Nguyên. Hồi đó, tôi không hiểu đồng chí "Tư lệnh đường dây" (Chú thích: Tên thông tục để chỉ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn) đã phải vò đầu bứt tai như thế nào khi luôn luôn thấy xuất hiện trước mắt mình các bức điện thượng khẩn của Bộ Tư lệnh Tây Nguyên với những câu ngắn gọn, mạch lạc đến chát chúa: "Rất thiếu xăng”, "Cần cấp gạo và xăng", "Gạo vào quá nhỏ giọt", "Không đủ đến ngày N" và lại còn thế này nữa: "Bắt đầu mưa xuống rồi".

- Cám ơn. Chúng tôi có thể "vào" đêm nay được không anh?

- Ngay bây giờ cũng được, đường tốt, không có máy bay địch từ Trị Thiên trở ra. A, chúng tôi đã thông xong con đường phía đông rồi đấy. Mời anh hành quân trên tuyến đường mới này.

Còn gì bằng nữa, chúng tôi đang muốn rút ngắn khoảng cách về thời gian với chiến trường. Đây là con đường thẳng, còn con đường quen thuộc phía tây lại phải đi một vòng cung.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #557 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:31:32 am »

Trích dẫn
...Chúng tôi đến sở chỉ huy Tây Nguyên đêm 29 tháng 1, chỉ hơn 1 tuần sau khi xuất phát. Thật là một thời gian kỷ lục vào thời kỳ ấy? Nhưng sở chỉ huy chiến dịch đã chuyển mãi vào phía nam, chúng tôi chỉ còn gặp ở đây Đại tá Phó Chính uỷ Phí Triệu Hàm, Thượng tá Phó tham mưu trưởng Hồng Sơn và một số đồng chí khác. Tôi nắm qua tình hình địch rồi đi ra phía trước. Mùa này Tây Nguyên đầy hoa phong lan, chúng tôi đi đường kín trong rừng lại càng tha hồ chiêm ngưỡng phong lan đủ màu, đủ vẻ. Có nhiều chỗ, phong lan xoè ra như cách tay tiên mời chào.

Một chuyện nho nhỏ là vào dịp này, tôi nhận được một giò lan tai trâu tuyệt đẹp. Và giò lan ấy như một tín hiệu chiến thắng đã đi cùng tôi suốt chiến dịch, suốt chiến cuộc 1975, từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Trung Bộ, vào thành phố Sài Gòn giải phóng rồi ra Hà Nội mới chịu từ biệt vị trí sau xe để đến ở nhà Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Huy Phan (Viện quân y l08), một người bạn cũ rất thích phong lan.

Khi tôi đến nơi, không khí nhộn nhịp như ngày Tết ở sở chỉ huy đã gây ấn tượng rất mạnh. Tôi hoà ngay vào không khí say lòng người lính ấy. Mà cũng chỉ còn ít ngày nữa thôi là đến Tết Nguyên Đán Ất Mão. Tôi tranh thủ nắm ngay tình hình mọi mặt qua Thiếu tướng Vũ Lăng Tư lệnh Mặt trận và Đại tá Đặng Vũ Hiệp Chính ủy Mặt trận. Phải nhận là các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Mặt trận (mà bây giờ trở thành Bộ Tư lệnh Chiến dịch) đã hoàn tất xong rất nhiều việc, có thể nói đã đi quá nửa đường trong công tác chuẩn bị chiến dịch và riêng về các mặt công tác đảm bảo một khối lượng khổng lồ từ việc xây dựng kho tàng, đường xá, vận chuyển, thiết lập mạng thông tin, mạng quân y, chở gạo, đạn đi các hướng đến các chi tiết của việc tiến hành nghi binh lừa địch, trinh sát thực địa và đảm bảo tuyệt đối giữ bí mật thì đã "hòm hòm", theo như lối nói của chiến sĩ.

Đảm bảo mọi mặt cho một lực lượng trên sáu mươi ngàn người thật không phải dễ. Các đồng chí cũng mới nhận được quyết tâm chuyển mục tiêu chủ yếu vào Buôn Ma Thuột chỉ ít ngày trước đây khi Thiếu tướng Phó tổng tham mưu trưởng Lê Ngọc Hiền trực tiếp vào phổ biến, vậy mà công tác trinh sát chiến dịch bước I cũng đã được tiến hành, do đồng chí Phó Tư lệnh chiến dịch Nguyễn Năng chỉ huy trinh sát thực địa. Lực lượng đang được triển khai về các vị trí tập kết: Sư đoàn 320 xê dịch về giữa hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, Sư đoàn 10 đang hành quân từ phía bắc vào phía nam Mặt trận với một cung đường không phải là ngắn; Sư đoàn 968 đã đưa một phần lực lượng của mình từ Hạ Lào sang thay thế vị trí các Sư đoàn trên và đang còn tiếp tục đến; các Trung đoàn bộ binh độc lập cũng đang tiến vào các địa bàn hoạt động được xác định.

Chỉ riêng Sư đoàn 316, đang hành quân gấp bằng cơ giới từ miền Bắc vào. Nhưng Sư đoàn trưởng, Phó Sư đoàn trưởng và các sĩ quan Tham mưu thì đã có mặt và đang tiến hành trinh sát thực địa. Các nội dung chuẩn bị cho việc xác lập phương án tác chiến đang được thảo luận. Tất cả những cái đó đã làm giảm nhẹ gánh nặng của tôi rất nhiều trong cương vị Tư lệnh Chiến dịch.

Tôi thầm cảm ơn các đồng chí mình. Tôi cần phải nhấn mạnh một điều là công tác chuẩn bị chiến dịch đã được và sẽ được tiến hành còn có sự chi viện to lớn, nhiều mặt của chiến lược và các chiến trường bạn. Chúng tôi xem đó là một yếu tố quyết định. Chỉ riêng một vấn đề lực lượng, đã được gửi đến tăng cường cho chiến dịch không chỉ Bộ đội Dự bị Chiến lược mà cả một số đơn vị của Mặt trận Trị-Thiên, Mặt trận Duyên Hải Trung Bộ, Mặt trận Nam Bộ và Mặt trận Trường Sơn. Cái yêu cầu "cần được tăng cường để tạo nên thế mạnh bởi hai lực lượng" mà chúng tôi nêu ra trước đây như thế là được thoả mãn; vượt quá mức là đằng khác.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #558 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:32:15 am »

Trích dẫn
...Cơ cấu của bộ chỉ huy chiến dịch nói lên điều đó: sự có mặt của các Phó tư lệnh, Đại tá Phan Hàm (Phó Cục trưởng Cục tác chiến) Đại tá Nguyễn Lang (Phó tư lệnh bộ đội Trường Sơn) đã giúp cho việc điều động và tăng cường lực lượng được nhanh chóng và đúng yêu cầu. Bộ Tổng tư lệnh - BộTổng tham mưu còn cử đến các Thượng tá Hoàng Niệm (thông tin), Lê Xuân Kiện (xe tăng) và Tạ Vân (pháo binh) để giúp vào việc chỉ đạo, chỉ huy các binh chủng. Bộ chỉ huy quân sự Miền cũng đã cử ngay một tổ cán bộ do Thượng tá Vũ Long - người giáo viên cũ đã cùng tôi công tác ở Học viện quân sự dẫn đầu, ra phổ biến kinh nghiệm tiến công thị xã Phước Long, một kinh nghiệm thật sự bổ ích.

Đặc biệt là sự xuất hiện lần đầu tiên bên cạnh một bộ chỉ huy chiến dịch. Cơ quan đại diện Quân uỷ Trung ương - Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Chính trị do Đại tướng Văn Tiến Dũng đứng đầu, gồm các đồng chí Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần Đinh Đức Thiện, Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền và các đồng chí khác đã chứng tỏ quyết tâm cao độ của Trung ương và tầm mức quan trọng của chiến dịch này. Bộ đã tăng cường các đồng chí có trình độ vào giúp đỡ Mặt trận.

Đại tướng Văn Tiến Dũng là người có nhiều kinh nghiệm đã giúp đỡ Mặt trận nhiều ý kiến thông qua, duyệt kế hoạch tác chiến. Đồng chí Thiếu tướng Vũ Lăng là người chỉ huy quả đoán có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, hay nóng tính nhưng rất tình cảm, trong quan hệ với anh em được mọi người thương yêu. Đồng chí Đại tá Đặng Vũ Hiệp rất nhậy cảm về tình hình, hiểu biết về quân sự, có nhiều ý kiến lãnh đạo xây dựng quyết tâm cho bộ đội, Đồng chí Đại tá Nguyễn Năng có tinh thần chiến đấu cao, luôn đi sát bộ đội và có nhiều kinh nghiệm. Các đồng chí đều là cán bộ tốt, có trách nhiệm, đoàn kết hợp tác chung quanh Bộ Tư lệnh chịu trách nhiệm trước Đảng và quân đội hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Trên thực tế, Cơ quan đại diện không những chỉ đạo chúng tôi trong quá trình chuẩn bị mà chính là chỉ đạo việc chỉ huy tác chiến sắp tới.

Chiều ngày 8 tháng 2, tại Bộ Tư lệnh Mặt trận, đã có cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi và các đồng chí bên Dân, Đảng. Đồng chí Bùi San (Chín Liêm), Thường vụ Khu uỷ 5, người đã cùng chúng tôi làm việc trong một bộ chỉ huy chung năm Mậu Thân lại một lần nữa được Khu uỷ cử lên phối hợp các hoạt động nổi dậy của nhân dân và giúp đỡ Bộ Tư lệnh Chiến dịch trong công tác dân vận. Phía Đắc Lắc có các đồng chí Huỳnh Văn Mẫn (Năm Cần), Yblok, Nguyễn Xuân Nguyên (Mười Nguyên) và nhiều đồng chí khác. Bí thư tỉnh uỷ Gia Lai, đồng chí Võ Trung Thành (Năm Vinh), cũng lặn lội từ Bắc Tây Nguyên vào để nhận kế hoạch hiệp đồng. Riêng các đồng chí Kon Tum vì ở quá xa nên không trực tiếp đến được, đã hứa với Khu uỷ sẽ phối hợp các hoạt động chiến trường ở mức cao nhất.

Trong những ngày này, chúng tôi đã sống lại không khí của năm Mậu Thân giữa nhiệt tình cách mạng nóng bỏng của lãnh đạo và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Có thể nói, đồng bào, đồng chí đã làm hết sức mình để chiến dịch thắng lợi. Ở phía bắc, khối chủ lực chính rút đi, nhưng phong trào du kích không những vẫn giữ vững mà còn được đẩy mạnh hơn lúc nào hết đã góp phần kìm giữ một bộ phận quan trọng sinh lực địch. Ở phía nam, địa phương đã cùng chúng tôi giải quyết nhiều khó khăn nảy sinh trong quá trình chuẩn bị và chủ động đề xuất kế hoạch hiệp đồng tác chiến và nổi dậy, chủ động nhận nhiệm vụ tiến đánh chi khu quân sự - quận lỵ Lạc Thiện và một số căn cứ ngoại vi để phối hợp với đòn của bộ đội chủ lực. Cuộc gặp gỡ đã biến thành một cuộc liên hoan vui vẻ đón giao thừa nhân dịp Tết Ất Mão và cũng là để khẳng định những kết quả đã đạt được. Anh Chín còn lưu ý thêm chúng tôi phải đề phòng Fulro, vì Đắc Lắc là địa bàn hoạt động mạnh của bọn này.

Sau đó, Đại tướng Văn Tiến Dũng Tổng tham mưu trưởng, đại diện Bộ Tổng tư lệnh công bố thành phần Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm: Tôi làm Tư lệnh; Đại tá Đặng Vũ Hiệp - Chính uỷ; Thiếu tướng Vũ Lăng, Đại tá Nguyễn Năng, Đại tá Phan Hàm, Đại tá Nguyễn Lang, Phó Tư lệnh; Đại tá Phí Triệu Hàm - Phó Chính ủy. Khu uỷ Liên khu 5 cử đồng chí Bùi San, Phó Bí thư Khu uỷ; đồng chí Huỳnh Văn Cần, Bí thư tỉnh uỷ Đắc Lắc và một số cơ quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ đạo phong trào nổi dậy của quần chúng.

Trong mấy ngày Tết, tôi tranh thủ xuống kiểm tra một số đơn vị và chúc Tết anh em. Tất cả đều phấn khởi, tất cả đều háo hức một không khí vào trận mùa Xuân.

- "Nghỉ" mấy mùa đánh lớn buồn lắm. Phen này chúng tôi phải trả bữa, xin thủ trưởng cho đủ đạn nhé!

Và tất cả đều khoẻ mạnh. Quân y vừa cho biết, tỷ lệ quân số khoẻ tháng 1 của toàn chiến trường là 96,2% cao nhất từ trước tới nay? Ai ở Tây Nguyên lâu mà không nhớ những năm khó khăn, được một tỷ lệ 80% đã thật là lý tưởng....

Nâu: cụ Thảo có xuống đơn vị bác XuanxoanGrin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #559 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 10:33:28 am »

Trích dẫn
...Quyết tâm chọn thị xã Buôn Ma Thuột làm trận then chốt, trận đánh mở đầu là rất chính xác là một đòn đánh hiểm, nhằm vào chỗ sơ hở, vào điểm yếu của địch. Đánh chiếm được Buôn Ma Thuột, ta sẽ tạo được đà để nhanh chóng phát triển lực lượng xuống các tỉnh ven biển miền Trung, và tuỳ theo tình hình lúc đó sẽ phát triển được lực lượng xuống miền Đông Nam bộ, hay phát triển tiến công thị xã Plâyku.

Một khi đã tạo ra được đà phát triển thì cũng tức là đã làm chuyển biến tình thế chiến lược, mở ra thế chia cắt làm đôi thế trận phòng ngự chiến lược toàn miền Nam của địch, cô lập quân địch còn lại ở Quân khu 2 và trực tiếp uy hiếp Quân khu 3 của chúng. Ý nghĩa quan trọng của việc đánh Buôn Ma Thuột là tạo thế phát triển tiến công ra các hướng hiểm yếu khác.

Quyết tâm chọn thị xã Buôn Ma Thuột làm trận then chốt, là một quyết tâm chiến lược, trong một kế hoạch chiến lược của Đảng và quân đội ta. Bởi vậy kế hoạch tác chiến chiến dịch là phải thực hiện cho bằng được quyết tâm đó.

Theo phương án tác chiến chiến dịch của Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh chiến dịch là phải bố trí lực lượng hình thành một thế trận “trói địch lại mà diệt", một thế trận hoàn toàn chủ động để tiến công địch đánh, chắc thắng, quyết đánh và quyết thắng.

Đánh địch bằng thế và lực, đánh địch bằng mưu kế. Muốn vậy, trước hết ta phải thực hiện tạo dựng cho bằng được trong không gian chiến dịch một thế trận "chia cắt, vây hãm, vừa vây hãm vừa tiến công, đột phá vừa bằng sức mạnh, vừa bằng mưu kế, bí mật bất ngờ giành toàn thắng”.

Chia cắt chiến lược là chia cắt giữa Tây Nguyên với các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung và các chiến trường khác ở miền Nam. Mục tiêu chia cắt là các đường chiến lược số 19 và 21.

Chia cắt chiến dịch là chia cắt giữa các khu vực phòng ngự với nhau, chia cắt nam và bắc Tây Nguyên, làm cho các khu vực này không liên hệ và chi viện được cho nhau, nhằm chia cắt và kìm giữ lực lượng chủ yếu của địch ở Kon Tum - Plâyku; làm cho Buôn Ma Thuột bị sơ hở và cô lập để ta "trói địch lại mà diệt". Mục tiêu chia cắt là một số đoạn trên đường chiến lược số 14, 19 và 21.

Bởi vậy việc chỉ huy đảm bảo để các đơn vị hành quân an toàn về đúng vị trí tập kết theo ý định của chiến dịch là tiền đề để thực hiện một mưu kế rất quan trọng - nếu không muốn nói là quan trọng nhất của chiến dịch: lập thế. Xác lập thế trận là lập sẵn các ý đồ của ta để tạo nên một chiều sâu cả về không gian lẫn thời gian cho chiến dịch, giành quyền chủ động phát triển.

Chúng tôi dự kiến sẽ tạo nên một thế trận kìm địch, chia cắt địch, vây địch để đi tới tiêu diệt chúng. Nhưng để có một thế trận tốt thì còn cần thiết phải thực hiện một mưu kế khác: Đó là việc nghi binh đánh lạc hướng địch, giành thế bất ngờ. Chúng ta đã thực hiện việc này hoàn hảo đến mức sau này, một viên đại tá thất trận của quân đội Sài Gòn bị bắt ở Buôn Ma Thuột phải thốt lên: "Thật là một trò ảo thuật?".

Trong một cuốn sách có tiêu đề "Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng” tôi đã có dịp trình bày về ý nghĩa các sự lựa chọn để dẫn tới nam Tây Nguyên chứ không phải là nơi nào khác, Buôn Ma Thuột chứ không phải là nơi nào khác cho mùa Xuân năm 1975. Ở đây liên quan đến việc nghi binh lập thế trận, tôi chỉ muốn nhắc lại một điều: bắc Tây Nguyên luôn luôn là nơi đối đầu là nơi tập trung lực lượng mạnh của ta và địch.

Lúc này, lực lượng chiến dịch của ta đã hình thành các cụm quân trên các hướng tiến công. ..
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM