Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:40:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189754 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #530 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 01:11:22 pm »

Kế hoạch giải phóng miền Nam phải thông qua BCT, ý kiến không tập trung ngay 1 lúc nên nhiệm vụ B3 đương nhiên cũng thay đi đổi lại nhiều, không những thế các B khác cũng vậy thôi, hồi ký của cụ Giáp và các lãnh đạo chính trị-quân sự khác cũng đã nói đến tuy mức độ đậm nhạt có khác nhau một chút. Đây là điều bác Luân đen nói đúng. Tổng công kích hay tổng khởi nghĩa? Sao không táng thẳng 1 phát cho Sài Gòn bẹp dí chẳng hạn, cần gì phải Buôn Ma Thuột hay Pờ lây cu cho rắc rối.



                     Chào các bác .
            Điều bác nêu ở trên tôi không hiểu .Táng thẳng một phát vào Sài Gòn ...Từ 1954 công cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước ,đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn .Có những thời kỳ cam go CM ở MN bị dìm trong bể máu ,trong cả một giai đoạn từ 60 đến 65 ta phải chiến đấu ,nuôi dưỡng phát chiển dần dần và giai đoạn 65 đến 68,rồi 72 ta mới có một thế mạnh trên chiến trường ,và cuộc đấu tranh giai dẳng mới ra được cái hiệp định Pari ,dành nhau từng nước cờ trên bàn đàm phám để cho Mỹ rút .Tạo thuận lợi cho năm 75 đập tan chế độ VNCH .Mà mở đầu nó là chiến dịch Tây Nguyên ...
                      Bao nhiêu xương máu đã đổ ,bao nhiêu chết chóc tang thương ,đâu có dễ gì hả các bác,
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #531 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 01:12:42 pm »

Hi hi...đúng thế bác xuanxoan ạ. Nếu đánh thẳng Sài Gòn để nhân dân tổng khởi nghĩa thì chỉ cần 15 ngày chứ đâu cần 55 ngày bác nhỉ. Giải phóng Đà Nẵng là một minh chứng đấy, phương án nào? 2 ngày 3 ngày hay 5 ngày?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #532 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 01:17:25 pm »

Kế hoạch giải phóng miền Nam phải thông qua BCT, ý kiến không tập trung ngay 1 lúc nên nhiệm vụ B3 đương nhiên cũng thay đi đổi lại nhiều, không những thế các B khác cũng vậy thôi, hồi ký của cụ Giáp và các lãnh đạo chính trị-quân sự khác cũng đã nói đến tuy mức độ đậm nhạt có khác nhau một chút. Đây là điều bác Luân đen nói đúng. Tổng công kích hay tổng khởi nghĩa? Sao không táng thẳng 1 phát cho Sài Gòn bẹp dí chẳng hạn, cần gì phải Buôn Ma Thuột hay Pờ lây cu cho rắc rối.

                     Chào các bác .
            Điều bác nêu ở trên tôi không hiểu .Táng thẳng một phát vào Sài Gòn ...Từ 1954 công cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước ,đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn .Có những thời kỳ cam go CM ở MN bị dìm trong bể máu ,trong cả một giai đoạn từ 60 đến 65 ta phải chiến đấu ,nuôi dưỡng phát chiển dần dần và giai đoạn 65 đến 68,rồi 72 ta mới có một thế mạnh trên chiến trường ,và cuộc đấu tranh giai dẳng mới ra được cái hiệp định Pari ,dành nhau từng nước cờ trên bàn đàm phám để cho Mỹ rút .Tạo thuận lợi cho năm 75 đập tan chế độ VNCH .Mà mở đầu nó là chiến dịch Tây Nguyên ...
                      Bao nhiêu xương máu đã đổ ,bao nhiêu chết chóc tang thương ,đâu có dễ gì hả các bác,
Hi hi... đấy là tôi bình cái ý bác Luân đen nói tại sao mà nhiệm vụ B3 cứ thay đi đổi lại mãi thôi mà. Nó có nguyên do sâu xa đấy. Bác cứ đọc kỹ "Tổng hành dinh..." của cụ Giáp mà mãi hơn 30 năm sau 75 mới xuất bản thì sẽ hiểu thôi.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #533 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 02:07:40 pm »

Hi hi...đúng thế bác xuanxoan ạ. Nếu đánh thẳng Sài Gòn để nhân dân tổng khởi nghĩa thì chỉ cần 15 ngày chứ đâu cần 55 ngày bác nhỉ. Giải phóng Đà Nẵng là một minh chứng đấy, phương án nào? 2 ngày 3 ngày hay 5 ngày?

 Bác chỉ được cái đùa ... dai. Grin

 "Mần thịt" Mỹ và VNCH ngon thế thì các Cụ chả cần đợi đến 30.4.1975 mới giải quyết. Năm Mậu Thân 1968 các Cụ cũng đã tính đến nước "mần thịt" luôn và kết thúc chiến tranh ở VN đi cho nó xong và cũng phải đợi đến 1975 mới là thời cơ, ngay cả khi thời cơ 1975 đến là ta cũng "mần" luôn chứ kế hoạch các Cụ cũng tính phải mất thêm vài năm nữa.

 BY có ông chú ruột là lính văn phòng quân lực VNCH tại vùng I chiến thuật đóng quân tại thành phố Huế, trước 25.3.1975 ông này nhận công vụ lệnh của quân lực VNCH là ... chạy vào Đà Nẵng khi đi mang theo vợ con. Ông chú dượng nguyên trung tá biệt động thành phố Huế từ Quảng Bình hành quân ngang nhiên trên QL1 về thành phố Huế và được lệnh: Không nổ súng vào các đơn vị VNCH trên dọc đường đi nếu nó không chủ động tấn công ta. Mấy ông chú này của BY đều là anh em một nhà và họ từng ngồi với nhau cùng nhận định: Hình như có sự "mặc cả" gì đó giữa đôi bên mà ở cấp "vớ vẩn" không thể biết được. Loại "vắt mũi" chưa sạch như BY ngồi ngoài nghe biết thế, ngay cả người trong cuộc cũng không hiểu mô tê nó ra răng nữa. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #534 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 03:24:55 pm »

Chà, nhiều ý kiến quá, em xin tiếp tục,  Grin.

Em nói tiếp về cái lưới trên, các bác ngó bản đồ trang trước giúp nhé,  Grin

- Đường 19, đèo An Khê là của các bác Sư đoàn bộ binh 3/F3 (Quân khu 5)
- Đường 19 đoạn trên, nấc thang thứ 2 trên đường 19 và ngã ba từ tả/ hữu ngạn sông Ba đi lên, có mặt E95A Mang Yang
- Gia Nghĩa, Đăk Nông chốt đường 14 là của mấy anh E271/Trung đoàn bộ binh 271 và C14/Đại đội đặc công 14
- D21 470/ Tiểu đoàn bộ binh 21 Sư đoàn 470 đã về lấp ló ở Bản Đôn
- Cắt đường 14 xuôi bắc nam từ Kon Tum về Plei ku để xuôi Buôn Mê Thuột; kiểm soát đường 5A, 5B theo hướng đông tây thì là mấy bác đồng đội của cụ Xuanxoan/ F968
- Đoạn dưới, khu vực Cẩm Ga - Thuận Mẫn, cắt đường 14, chi phối đường 7 đi từ đồng bằng Phú - Khánh lên là đoàn Đồng Bằng/ F320A của bác Luân đen.
- Dưới cùng, trên đường ngang 21 là E25 ở Chư Cúc, bịt chặt hướng Khánh Dương VNCH lao lên.

Hiệu lệnh ngày N giờ G: hầu hết đều diễn ra vào đêm ngày mùng 3 rạng ngày mùng 4 tháng 3; một số đơn vị sau một ngày.

Bác Xuanxoan đang bị nhầm ở một vấn đề:
- việc BTL chiến dịch Tây Nguyên yêu cầu F968 đánh dãy cứ điểm Chốt Mỹ - Đồn Tằm - cao điểm 605 ngày 01/3 là để giải quyết tình thế; là yêu cầu chiến thuật.

- việc đánh đồng loạt ngày 4/3 của tất cả các đơn vị phối thuộc cho chiến dịch Tây Nguyên theo yêu cầu và chỉ đạo trực tiếp của BQP: BTL Miền/ B2 là E271; QK V là F3; BTL 559 là D21 E470 hoặc các đơn vị thuộc chỉ đạo trực tiếp của B3: yêu cầu chiến dịch.

Yêu cầu chiến thuật khác với yêu cầu chiến dịch chứ nhỉ!  Wink
Chính vì thế, ngày 4/3 được công nhận là ngày mở màn chiến dịch.
Ở bài trước nữa, em đã có một ý mà hình như bác Xuanxoan chưa đọc kỹ chăng:
Trích dẫn
... Bản thân các sử gia và F968 đều cho rằng trận đánh ngày 1/3 là một trận đánh có ý nghĩa quan trọng....
Một trận đánh có ý nghĩa quan trọng thì khác..... khác nhiều so với một trận đánh mở màn chiến dịch.
Ở đây, trong ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên có nhiều đơn vị khác nhau cùng đánh trong một không gian rộng lớn, đan xen trên một địa bàn mở nên không có trận đánh mở màn chiến dịch mà quy chuẩn thành Ngày mở màn chiến dịch.

Cụ Xuanxoan ngẫm nhé,  Grin; bác nào "chửa thông" thì ta cứ tiếp tục.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2013, 03:36:15 pm gửi bởi quangcan » Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #535 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 03:53:25 pm »

         
              Chán quá Mod Quangcan đã nói thế rồi thì còn hy vọng quái gì vào sự thay đổi ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên được nữa .Mình thật sự thất vọng , thôi có tiên tửu rồi đi ngủ chờ đợi cái giây phút 10giờ 30 phút ngày 30 tháng tư vậy .Bây giờ bác Tuấn b5 đã rõ cái chuyện mà huonghn76 nói " Là còn nhiều vấn đề chưa " ?
                                                          Grin Grin Grin
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #536 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 04:43:09 pm »



      Chưa mà Huong Hn76...mình đang hành quân mà... mình đánh tiếp đây...huong chào anh Quang Can hộ...hôm nào thắng trận trở về xuanxoan sẽ kính các bác ...
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #537 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 05:13:24 pm »


      Rất vui khi Quang Can tiếp lửa cho ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên.

     Thứ nhất:

     Xuanxoan đồng ý với quan điển của Quang Can…nhưng khái quát như xuanxoan đã trích dẫn nói nếu nói nghi binh Đại tướng Võ nguyên Giáp đã nhắc nhở nghi binh cả mặt trận Trị Thiên Huế và Bắc Tây nguyên và ở đây ta đang nói trong phạm vi chiến dịch Tây nguyên, đóng khung trong sự điều hành của Tướng Hòang Minh Thảo - Tư lệnh trưởng, không gian và thời gian từ khi có quyết định thành lập và bổ nhiệm Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên – vì vậy cần loại trừ những trận đánh không nằm trong thẩm quyền chỉ đạo của Tướng Hoàng Minh Thảo.

      Còn sư đoàn 3 nói như Đai tướng Chu Huy Mân trong hồi ức của ông:

   … Nhằm phối hợp với Tây Nguyên đánh thiệt hại nặng quân đoàn 2 ngụy, Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Khu 5 sử dụng Sư đoàn 3 (thiếu) và Tiểu đoàn công binh 19 mở chiến dịch tiến công địch trên đường 19 trong phạm vi hai huyện Bình Khê và An Khê, tiêu diệt từ 1 đến 2 chiến đoàn bộ binh và 1 đến 2 chi đoàn cơ giới, cắt đứt đường 19, thực hiện chia cắt chiến lược quân địch giữa đồng bằng và Tây Nguyên.

      Để tăng cường lực lượng cho hướng tiến công chiến lực chủ yếu, Bộ lần lượt đưa vào Tây Nguyên Sư đoàn 968, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b của Sư đoàn 325, Trung đoàn cao xạ 232, trung đoàn công binh 575, một tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn cầu phà, 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 đại đội trinh sát, 1 trung đội khí tượng, 3 trạm sửa chữa xe pháo, 1 đội điều trị và 8 nghìn quân bổ sung…

       Hồi ức của Đại tướng Chu Huy Mân đã khẳng định Sư 3 (thiếu) đánh phối hợp với mặt trận Tây Nguyên ( đánh phối hợp) – mở chiến dịch tiến công địch trên đường 19 trong phạm vi hai huyện Bình Khê và An Khê và ông khẳng định… Để tăng cường lực lượng cho hướng tiến công chiến lực chủ yếu, Bộ lần lượt đưa vào Tây Nguyên Sư đoàn 968, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b…cơ mà.
       
     Thứ 2:

      Nhìn trên bản đồ của Bác Quang can gửi ta thấy tuyến đường 19 bị cắt chính là con đường huyết mạch chạy xuống Quy nhơn, nằm gọn và trải dài ở Bắc Tây Nguyên, (Sư đoàn 320 cắt đường 14 ở đoạn bắc Cẩm Ga &một đoạn nhỏ đường 21 phía đông Chư Cúc bị trung đoàn 25 đánh ngày 5/3 )…nói như Quang can thì..

      “Cái ý nghĩa lớn nhất của cắt đường là phát súng ... không phải đầu tiên nhưng báo hiệu kết thúc mọi chuyện, mày đã là con thú trong lưới…


      Ý nghĩa của Quang Can và anh Luân đã gợi mở cho xuanxoan dùng từ gọi chính xác cho các trận ngày 4/3 cắt đường 19 chính là những trận đánh nối tiếp trận đánh nghi binh ngày 1/3 ở Đồn Tầm - chốt Mỹ bắc Tây Nguyên mà thôi (những trận đánh "nối tiếp" của trận đánh nghi binh), làm sao lại có thể gọi là trận mở màn được nhỉ Huh – nếu đồn Tầm, Chốt Mỹ chỉ là trận đánh nghi binh thì tất cả các trận đánh sau ngày 1/3 ở bắc Tây nguyên cũng chỉ là đánh nghi binh mà thôi, không hơn không kém; làm sao lại có sự phân biệt trận đánh sau với tiêu chí cắt đường lại là trận mở màn chiến địch Tây nguyên, nó không hút thêm quân ở Buôn Ma Thuột ra, nó chỉ có giá trị cầm chân địch tại chỗ. Đúng như Đại tướng Chu Huy Mân kết luận:

       … Thế là quân ta cơ bản đã cài xong thế trận chia cắt chiến dịch. Quân địch ở thị xã Buôn Ma Thuột về đường bộ đã bị hoàn toàn cô lập với Quy Nhơn, Plây Cu, Nha Trang; đồng thời thế chia cắt đó cũng đã cô lập Tây Nguyên với các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung.

       Điều này có nghĩa trận cắt đường đã cắt “bụp” toàn bộ sự chi viện cho Buôn Ma Thuột, quân địch nằm đầy ở Bắc Tây nguyên vào ứng cứu cũng không được, ra cũng không xong, tinh thần càng hoảng loạn giống như thú đã ở trong bẫy…với số quân địch còn lại ở Buôn Ma Thuột ta bóp nát trong vòng 33 giờ là điều tất nhiên.

      Giả sử tấm bản đồ đó là sa bàn chiến dịch:  Ta “nhóm lò” đốt lửa ngày 1/3 ở Đồn Tầm chốt mỹ, các chiến xa M113 chở trung đoàn 45 sư 23 vội vã tấp lập về chữa lửa ở Bắc Tây nguyên, toàn bộ lính ở bắc Tây nguyên đều được lệnh cấm trại và chuẩn bị tác chiến với Việt Cộng… 3 ngày sau, lửa cháy lây lan chạy dọc đường 19 cả mấy chục cây số, lửa bùng cháy, sáng rực toàn bộ cánh bắc Bắc Tây nguyên …lúc này toàn bộ quân chủ lực của địch trên cao nguyên tập trung toàn bộ sức người, bom đạn ngăn chặn lửa không cho lan tỏa sang nam Tây nguyên, tất cả dồn về Bắc Tây Nguyên chữa lửa… Vậy không có kẻ nhóm lò ở cái Đồn Tầm – Chốt Mỹ nhỏ nhoi đó liệu có cháy lan tỏa như vậy không Huh ; tất nhiên là có, nhưng độ lan tỏa có mãnh liệt dẫn đến tê liệt toàn bộ tinh thần chiến đấu của quân lực Việt Nam Công Hòa không, chắc chắn là không – cũng như nếu đánh thẳng vô Buôn Ma Thuột chắc chắn là không làm tê liệt tinh thần chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nó còn có thể làm gia tăng sự ác liệt của trận chiến ở đây (nếu xẩy ra) và có thể đây là bản sao hình ảnh tác chiến của thành cổ Quảng trị năm 1972. Rất có thể là vậy, nếu ta đánh thẳng vào Buôn Ma Thuột.

     Thứ ba:

     Theo Quang Can:

      …Bác Xuanxoan đang bị nhầm ở một vấn đề: - việc BTL chiến dịch Tây Nguyên yêu cầu F968 đánh dãy cứ điểm Chốt Mỹ - Đồn Tằm - cao điểm 605 ngày 01/3 là để giải quyết tình thế; là yêu cầu chiến thuật…


     Theo Xuân xoăn:

     Ý của Quang can đúng là phải giải quyết tình thế phải nổ súng ngày 1/3 chứ không thể lùi hơn nữa, khi Sư 320 có thể bị lộ…nhưng chưa trúng vì Sư đoàn 968 nhận lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên chuẩn bị nổ súng trước khi đại tướng Văn Tiến Dũng vào chiến trường cơ – ngày 15/2 Sư đoàn 968 đã giao nhiệm vụ cho trung đoàn 19 đánh Đồn Tầm – chốt Mỹ…và ngày 26/2 trung đoàn báo cáo quyết tâm chiến đấu cho Sư đoàn và ngày 1/3 nổ súng…giải quyết tình thế ở đây là ngày nổ súng chỉ có thể hiểu là nổ súng phải diễn ra sớm hơn hay muộn hơn mà thôi.

     Bài viết sau của Quang can xuan xoan đang đọc lại.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #538 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 07:34:45 am »

     

        Theo Quan Can:

      - việc đánh đồng loạt ngày 4/3 của tất cả các đơn vị phối thuộc cho chiến dịch Tây Nguyên theo yêu cầu và chỉ đạo trực tiếp của BQP: BTL Miền/ B2 là E271; QK V là F3; BTL 559 là D21 E470 hoặc các đơn vị thuộc chỉ đạo trực tiếp của B3: yêu cầu chiến dịch…

      Theo xuanxoan:

      Chiến dịch Tây nguyên là chiến dịch Tây Nguyên, lệnh điều động nổ súng phải là của Tướng Tư lệnh Hoàng Minh Thảo, không thể khác được. Cái cốt lõi chính là ở đây, Tôi là tư lệnh, tôi ra lệnh nổ súng, anh ở mặt trận khác anh bảo không được là thế nào…cái gì ra cái nấy, không thể lấy cái chung, làm cái riêng, trong cái chung có cái riêng; cái riêng có cái chung cái phần chung giữa cái riêng và cái chung ấy chính các mặt trận khác, các cấp quân khu khác thực hiện theo Lệnh trực tiếp của Bộ Quốc phòng đánh “phối hợp” phục vụ cho chiến dịch Tây Nguyên mà thôi – Lệnh chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng khác với lệnh của Tướng Hoàng Minh Thảo ở phạm vi “cái chung và cái riêng”. Cái riêng ở đây là mệnh lệnh tác chiến của tướng Hoàng Minh Thảo, chỉ có ông mới có thể ra lệnh nổ súng mở màn chiến dịch mà thôi, không ai khác và không thể ai khác có cái quyền này, ở chiến dịch Tây Nguyên này.

       Theo Quang Can:

       Một trận đánh có ý nghĩa quan trọng thì khác..... khác nhiều so với một trận đánh mở màn chiến dịch.Ở đây, trong ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên có nhiều đơn vị khác nhau cùng đánh trong một không gian rộng lớn, đan xen trên một địa bàn mở nên không có trận đánh mở màn chiến dịch mà quy chuẩn thành Ngày mở màn chiến dịch.


     Cái này xuanxoan mới nghe nên hơi là lạ một chút…nhưng có tính thực tế là trong chuỗi ngày sau 1/3 có ngày 4/3 nhiều đơn vị đồng loạt cắt đường 19 và một số đoạn ngắn đường khác nên rất có thể có ngày mở màn chiến dịch và đúng nếu Tư lệnh Hoàng Minh Thảo quyết định ngày 4/3 là ngày mở màn chiến dịch, các đơn vị đồng loạt ra quân - nhưng khổ nỗi cố thượng tướng Hoàng Minh Thảo Tư lệnh trưởng duy nhất của Chiến dịch Tây Nguyên lại không công nhận ngày này mới chết Quang Can ơi…Tướng Tư lệnh trưởng bảo cái anh Quang Can hậu sinh này hãy cãi thật, tớ đã bảo là ngày 1/3 là ngày nổ súng, “no” cũng không tin - “binh bét” xuanxoan đâu, ra đứng lại ở Đồn Tầm – Chốt Mỹ cho cái anh chàng giỏi bản đồ, giỏi bình luận chiến trường này ngắm nghía vị trí nổ súng mở màn chiến dịch này đi… xuanxoan chấp hành lệnh thủ trưởng mình lên lại Tây nguyên cắm cờ đây…hì, hì ,,Quang Can ới có đi cùng khổng… 
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #539 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2013, 08:51:03 am »

Hì! Cụ Thảo bảo bác Xuanxoan lên chốt thì bác Xuanxoan lên chốt, sau này bác Xuanxoan mới có thời gian tìm hiểu tại sao Cụ Thảo bảo phải lên chốt và lên chốt đấy có ý nghĩa thế nào phải không ạ!

Bác Xuanxoan đã đọc tài liệu cụ viết chưa?

Trích dẫn
...Từ ngày 1 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên trực tiếp điều hành mọi hoạt động của các lực lượng tham chiến trên toàn chiến trường.

Mở đầu chiến dịch.

Theo dự kiến của Bộ Tư lệnh chiến dịch, ngày 1 tháng 3 là ngày đánh nghi binh, ngày 4 tháng 3 là ngày nổ súng đánh chia cắt để cài thế chiến dịch làm mốc để bắt đầu tạo thế chiến dịch. ngày 10 năm 3 tháng 1975 là ngày N của toàn chiến dịch đánh trận then chốt ở thị xã Buôn Ma Thuột. Nhưng thực ra những tình huống được xử trí dẫn tới thế trận xác lập đã được thực hiện từ cuối tháng 2 nếu không muốn nói là trước đó nữa. Song tính đến ngày N thì vẫn còn năm ngày đêm. Trong việc tranh chấp thời gian với địch, để có được năm ngày đêm để triển khai hoàn chỉnh thế trận là quá ít, nhưng để đạt được yếu tố bất ngờ thì lại quá dài.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM