Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:05:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189748 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #240 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 05:23:11 pm »


                               
                                                              Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)
                                                                           Chuyện cực ngắn

         
        Nhiều khi hành quân chiến đấu chúng tôi cũng đi loanh quanh, đánh nhầm lẫn nhau như ở bản Cac bun, lính đại đội 1 đã đánh chiếm được bản, địch bỏ chạy; anh em tiến hành chốt giữ, đang đào hầm chiến đấu….bất ngờ lính đại đội 3 vận động đến đến tưởng địch ở trong bản đã tổ chức tấn công ngay, cối 60 của đại đội 3 giã dồn dập, đạn AK nổ căng, cũng hô xung phong…đánh đại đội 1  một trận te tua, nhưng ngay sau đó nhận ra nhau, may quá không ai chết cả; cùng lúc này, ở đại đội 2, chàng Toán lính 4971 trinh sát Tiểu đoàn dẫn C2 đi, loanh quanh thế nào tới rìa na, thêm đại đội 2 lại áp sát ngay bản Cacbum, nhìn từ xa thấy 2 đại đội thuộc tiểu đoàn mình dùng cối thúc đít nhau – quân ta thắng quân mình là cái chắc… biết tọa độ thông báo sai, Toán đưa đại đội vòng quay lại…chờ xin ý kiến tọa độ mới.

       Tao ngộ 3 đại đội trong một vị trí thật là một điều hiếm có; một vị trí dồn đống 3 đại đội lại…Khi đi sai điểm đánh hay tập kết, thường trinh sát không sai vì cứ căn tọa độ trên bản đồ mà đi, còn sai chỉ có thể do người viết điện chỉ đạo sai hoặc lính 2 W dịch sai khi phát điện hay hoặc khi nhận điện dịch sai… Chuyện này giờ không thể biết được ai sai và sai từ đâu…nhưng có lẽ lính 2W bọn mình quá mệt mỏi nên dự cảm dịch không chính xác “tai thối” thật rồi;  hoặc ở nhà khi nhận lệnh của Tiểu đoàn, Máy 2W trung đội khi phát điện cùng lúc cho  3 máy 2W đi tăng cường ở các đại đội đều nhận bức điện cùng nội dung. ví dụ…yêu cầu đưa đại đội đến đến tọa dộ X..Y đánh ngay…nên đã có những sơ hở chết người này – bức điện có thể chỉ nói đại đội chung chung  mà không nói đại đội nào nên dẫn đến tình trạng dồn cục là vậy, đây là ý nghĩ của cá nhân suy đoán sau chiến tranh thôi.

       Thật sự là may mắn không có đồng đội nào bị chết, không anh em ân hận suốt đời vì bắn nhầm nhau…may quá, phước 3 đời cho lính 2W không mang tội phản thùng.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #241 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 09:22:07 pm »


        Góp thêm với xuanxoan một chuyện cực ngắn nữa đây.
     
        Năm 1968 bọn tôi d44 Hà Tĩnh đánh nhau ở Lào (tỉnh Khăm Muộn) tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Chính bị trung tá tỉnh đội trưởng Đỗ Kế Thoa thúc dục phải đưa quân chiếm ngay điểm cao x. Đứng trên điểm cao đó rồi mà tỉnh đội trưởng vẫn giục: "Nhanh chóng cho bộ đội lên đánh chiếm điểm cao đó ngay". Bực quá lại có tính bướng bỉnh tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Chính điện về: " Có điểm cao nào khác nữa thì tỉnh đội trưởng sang đây mà đánh chiếm, còn điểm cao đó thì tôi đang đứng trên nó đây. Đánh chiếm cái con c...". May mà đọc xong bức điện chính uỷ Nguyễn Văn Chất ẻm nhẹm bức điện đó đi và nói với tỉnh đội trưởng nó đánh chiếm xong rồi. Nếu không thì...không biết chuyện gì sẽ xẩy ra với Nguyễn Văn Chính?
       Sau này những người viết sử quân sự tỉnh Hà Tĩnh mới mò ra bức điện "láu cá" ấy!
       
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #242 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 10:09:12 pm »

      Tao ngộ 3 đại đội trong một vị trí thật là một điều hiếm có; một vị trí dồn đống 3 đại đội lại…Khi đi sai điểm đánh hay tập kết, thường trinh sát không sai vì cứ căn tọa độ trên bản đồ mà đi, còn sai chỉ có thể do người viết điện chỉ đạo sai hoặc lính 2 W dịch sai khi phát điện hay hoặc khi nhận điện dịch sai… Chuyện này giờ không thể biết được ai sai và sai từ đâu…nhưng có lẽ lính 2W bọn mình quá mệt mỏi nên dự cảm dịch không chính xác “tai thối” thật rồi;  hoặc ở nhà khi nhận lệnh của Tiểu đoàn, Máy 2W trung đội khi phát điện cùng lúc cho  3 máy 2W đi tăng cường ở các đại đội đều nhận bức điện cùng nội dung. ví dụ…yêu cầu đưa đại đội đến đến tọa dộ X..Y đánh ngay…nên đã có những sơ hở chết người này – bức điện có thể chỉ nói đại đội chung chung  mà không nói đại đội nào nên dẫn đến tình trạng dồn cục là vậy, đây là ý nghĩ của cá nhân suy đoán sau chiến tranh thôi.

 Khoảng năm 198x chiến thuật bóng đá thể thao Thế giới "nóng" lên bởi đội tuyển Hà lan có lối chơi tổng lực. Đại loại là: Tất lên và tất cả cùng về. Khá hiệu quả và từng vô địch Châu Âu năm 1988.

 Nghe bác xuanxoan nói về trận đánh này tự nhiên mường tượng đến lối đánh tổng lực giống như bóng đá của đội tuyển Hà Lan vậy. Nếu có khác thì chỉ thấy khác ở một đằng là thể thao, vô thưởng vô phạt, thắng hay thua không quan trọng, còn một đằng là ... chết người như chơi. Vậy thì chiến thuật tác chiến và phương án chiến đấu cùng bố chí đội hình và hợp đồng hỏa lực chi viện ... vv của đơn vị bác đâu? Trước trận đánh có sự chuẩn bị gì không? Cụ thể là gì và sao lại phụ thuộc hoàn toàn vào mệnh lệnh nhận từ lính thông tin 2W và chơi lối "tổng lực" như vậy?

 Nếu trận đánh ở cấp D thì bao giờ cũng phải họp, hội ý lên phương án tác chiến, bắt buộc phải có sự có mặt của đủ các chỉ huy cấp C, phân công các mũi, vẽ lại trên bản đồ của từng cán bộ C sao cho khớp với bản đồ của chỉ huy cấp D. Từ đó cán bộ cấp C về C của mình phân công các B tới từng vị trí của người lính tham gia, C nắm rõ từng vị trí hỏa lực BB của B nào đi góc nào, cụ thể đến tên tuổi tính cách, sở trường sở đoản của người lính đó. Khi vào trận, đơn vị nào thực thi sai với phương án tác chiến đã hợp đồng sẵn thì "chết oan, quân ta chiến thắng quân mình" thì giáng mà chịu.  Đấy là thời sau này, còn thời KCCM trước 1 trận đánh đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng gấp 3 lần kể cả phương án rút lui sao cho an toàn nhất. Làm gì có chuyện đánh nhau "tùy hứng" như thế, nếu có thì do hoàn cảnh đơn vị hoặc chỉ là 1 2 trận đánh chứ không thể là chiến thuật tác chiến của lính BB mà "bát nháo" như vậy được. Đánh nhau với Mỹ mà đánh thế thì Mẹ VN đẻ sao kịp hả bác?
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #243 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:09:09 pm »


                              
                                                              Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)
                                                                           Chuyện cực ngắn

          
        Nhiều khi hành quân chiến đấu chúng tôi cũng đi loanh quanh, đánh nhầm lẫn nhau như ở bản Cac bun, lính đại đội 1 đã đánh chiếm được bản, địch bỏ chạy; anh em tiến hành chốt giữ, đang đào hầm chiến đấu….bất ngờ lính đại đội 3 vận động đến đến tưởng địch ở trong bản đã tổ chức tấn công ngay, cối 60 của đại đội 3 giã dồn dập, đạn AK nổ căng, cũng hô xung phong…đánh đại đội 1  một trận te tua, nhưng ngay sau đó nhận ra nhau, may quá không ai chết cả; cùng lúc này, ở đại đội 2, chàng Toán lính 4971 trinh sát Tiểu đoàn dẫn C2 đi, loanh quanh thế nào tới rìa na, thêm đại đội 2 lại áp sát ngay bản Cacbum, nhìn từ xa thấy 2 đại đội thuộc tiểu đoàn mình dùng cối thúc đít nhau – quân ta thắng quân mình là cái chắc… biết tọa độ thông báo sai, Toán đưa đại đội vòng quay lại…chờ xin ý kiến tọa độ mới.

       Tao ngộ 3 đại đội trong một vị trí thật là một điều hiếm có; một vị trí dồn đống 3 đại đội lại…Khi đi sai điểm đánh hay tập kết, thường trinh sát không sai vì cứ căn tọa độ trên bản đồ mà đi, còn sai chỉ có thể do người viết điện chỉ đạo sai hoặc lính 2 W dịch sai khi phát điện hay hoặc khi nhận điện dịch sai… Chuyện này giờ không thể biết được ai sai và sai từ đâu…nhưng có lẽ lính 2W bọn mình quá mệt mỏi nên dự cảm dịch không chính xác “tai thối” thật rồi;  hoặc ở nhà khi nhận lệnh của Tiểu đoàn, Máy 2W trung đội khi phát điện cùng lúc cho  3 máy 2W đi tăng cường ở các đại đội đều nhận bức điện cùng nội dung. ví dụ…yêu cầu đưa đại đội đến đến tọa dộ X..Y đánh ngay…nên đã có những sơ hở chết người này – bức điện có thể chỉ nói đại đội chung chung  mà không nói đại đội nào nên dẫn đến tình trạng dồn cục là vậy, đây là ý nghĩ của cá nhân suy đoán sau chiến tranh thôi.

       Thật sự là may mắn không có đồng đội nào bị chết, không anh em ân hận suốt đời vì bắn nhầm nhau…may quá, phước 3 đời cho lính 2W không mang tội phản thùng.

Xin chào bác Xuanxoan@ và các bác đang tham gia " vui vẻ...thửa ruộng"
Theo tôi lý do dẫn tới việc 3 đại đội cùng tấn công một mục tiêu - chưa hẳn là do lính 2w nhầm lẫn , các bác hãy xem kỹ vấn đề tôi giải thích sau đây ;
Trong một mạng thông tin 2w - lấy ví dụ là mậng TT2w từ D trưởng đến 3 Ctrưởng của  3 C bộ binh.
Theo nguyên tắc của Mạng 2w ;
- Máy 2w đi theo D trưởng là máy chỉ huy --->đây là máy duy nhất phát mệnh lệnh chiến đấu .
3 máy 2w đi theo 3 đc Ctrưởng sẽ có thứ tự ưu tiên -
-ưu tiên 1 - Ctrưởng C chủ công.
-thứ tự Ưu tiên 2 và Ưu tiên 3 là máy của Ctrưởng 2 c còn lại.
Chú ý là các máy UT2 và UT3 nhận lệnh sau máy UT1.
Các máy UT1,UT2,UT3 chỉ nhận lệnh và đề đạt ý kiến .
Do đó theo thứ tự ưu tiên ---> sẽ có các lệnh khác nhau cho từng đại đội ---> không thể xảy ra việc 3 đồng chí tt2W cùng nhận lệnh tấn công nột mục tiêu được .
Kính.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #244 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 07:38:38 am »

         

          Về nguyên tắc tác chiến thì đúng như Bình Yên và nguyenhong duc đã viết nhưng không ngoại lệ như trường hợp anh Thắng 341 đã viết ở trên; trước một trận đánh phải họp bàn phương án tác chiến như BY viết:

         “nếu trận đánh ở cấp D thì bao giờ cũng phải họp, hội ý lên phương án tác chiến, bắt buộc phải có sự có mặt của đủ các chỉ huy cấp C, phân công các mũi, vẽ lại trên bản đồ của từng cán bộ C sao cho khớp với bản đồ của chỉ huy cấp D. Từ đó cán bộ cấp C về C của mình phân công các B tới từng vị trí của người lính tham gia, C nắm rõ từng vị trí hỏa lực BB của B nào đi góc nào, cụ thể đến tên tuổi tính cách, sở trường sở đoản của người lính đó. Khi vào trận, đơn vị nào thực thi sai với phương án tác chiến đã hợp đồng sẵn thì "chết oan, quân ta chiến thắng quân mình" thì giáng mà chịu.  Đấy là thời sau này, còn thời KCCM trước 1 trận đánh đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng gấp 3 lần kể cả phương án rút lui sao cho an toàn nhất. Làm gì có chuyện đánh nhau "tùy hứng" như thế, nếu có thì do hoàn cảnh đơn vị hoặc chỉ là 1 2 trận đánh chứ không thể là chiến thuật tác chiến của lính BB mà "bát nháo" như vậy được”

         Nhưng chiến trường thì thiên la địa võng cái gì cũng có thể xẩy ra được và không phải lúc nào cũng họp và họp. Tấn công ngay bản x..y ở tọa độ MZ – chỉ một câu đó trong bức điện 2W thôi, cấp dưới ở chiến trường phải chấp hành ngay mệnh lệnh mà không được quyền hỏi vì sao. Tiểu đoàn mình nguyên là tiểu đoàn 3 tình nguyện hoạt động độc lập, địa bàn tác chiến các đại đội rất rộng, việc tác chiến trên chỉ cần yêu cầu đánh giải phóng Không sê đôn; còn đánh như thế nào trước khi mở màn chiến dịch đã họp bàn rồi, nhất trí phương án rồi, xuống đồng bằng là đánh theo điện chỉ đạo cụ thể của tiểu đoàn tùy theo tình hình cụ thể mà thôi, không có chuyện họp bàn từng trận đánh nữa. Mọi quyết định lúc này là quyết định ở tiểu đoàn trưởng.

       Đánh gần một năm trời, tham chiến liên tục 2 mùa chiến dịch không nghỉ, nếu như ở các đơn vị khác đánh 1 vài trận nghỉ, lại họp bàn đánh theo chỉ đạo trên; nhưng với tiểu đoàn tôi chỉ nhận chỉ thị thông qua làn sóng vô tuyến thôi. Đánh ra Xalavan hay đánh giải vây cho anh em pháo ở Phù khống cũng chỉ nhận lệnh qua máy 2W chứ chẳng có chuyện phải họp hành để lên sa bàn trận đánh – cứ chiếu bản đồ và tọa độ yêu cầu mà đi –đến đánh, xong lại rút, đi đánh tiếp theo lệnh chỉ đạo trên căn theo bản đồ mà đi thôi; đến đánh chẳng hầm hố gì hết – đánh nhanh, rút gọn thế thôi.

       Địa bàn mặt trận rộng lớn, nếu cứ triệu tập cán bộ đại đội về họp với hành thì có lẽ cánh trinh sát và cán bộ đại đội chẳng biết có còn sống anh nào không nữa…vì lại căn bản đồ mà đi tìm vị trí của tiểu đoàn bộ, có khi cả ngày đường mới tới tiểu đoàn bộ. Địch ta cứ cài răng lược đó mấy anh đi lẻ mà không đụng địch mới là lạ. Chúng tôi hành quân đi đánh địch ở bản Naboong những gặp địch giữa đường là đánh, xong mới đi đánh tiếp; cứ thế, cứ thế mà đi đánh. Ở không sê đôn và Xalavan chúng tôi sử dụng chủ yếu máy 2W để chỉ đạo đánh hay rút; hữu tuyên điện thì sau này sang Miền Nam mới dùng chủ yếu vì các đại đội và tiểu đoàn bộ gần nhau – khi đánh tiểu đoàn bộ ngay bên cạnh, xin cối 82 là có ngay; nhưng ở Lào thì còn lâu mới có cối 82 chi viện, chỉ đánh chủ yếu bằng sức lính bộ binh đại đội và hỏa lực tại chỗ.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2012, 03:42:17 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #245 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2012, 05:05:12 pm »

 Bác xuanxoan ơi! Grin

 Sau này lính QTN VN ở K tác chiến cũng đại đa số là vận động tấn công, hành quân truy quét và luồn sâu ém sát cả, phương án tác chiến cũng giống như đơn vị bác thôi, không mấy đơn vị chốt cứng tại một vị trí trừ các đơn vị nằm sát biên giới Thái, các đơn vị giải rộng đội hình đảm nhận từng vị trí từ chốt giữ và truy quét còn phải bảo vệ an toàn từng cung đường, thêm công tác dân vận nữa, ngoài ra có các đơn vị bạn lính bác Hênh cũng "giống" Pốt lắm, nhiệm vụ cũng trồng chất lắm.

 Vì vậy từng đơn vị buộc phải có những phối hợp chặt chẽ tránh "dẫm đạp" phải nhau, đá lộn chuồng của nhau, tất nhiên cũng có rất nhiều vụ "quân ta chiến thắng quân mình" chứ chẳng phải không, ngay trên VMH đây cũng có nhiều người kể lại nhiều tình tiết này lắm, điển hình là vụ đánh căn cứ Leck giữa lính QD4 và QD3 cũng từng choảng nhầm phải nhau chí chóe, bên nào cũng tự hỏi: Thằng Pốt nào mà "rắn" thế, đánh mãi mà nó không chịu bỏ chạy cho, chỉ đến khi pháo binh xác định ra 2 ông đều gọi điện về xin nã pháo vào "đầu nhau" mới nhận ra quân mình. Grin

 Tuy nhiên các đơn vị làm nhiệm vụ xa nhau đều nắm rất sát tình hình chung của đơn vị và chiến trường do qua hệ thống thông tin 2W, lính ở K phần lớn xài máy PRC25 của Mỹ, loại máy này có bán kính nhận phát sóng trên 10km, nếu lính thông tin nhiều kinh nghiệm có thể bắt sóng được xa hơn. Loại máy này bắt buộc phải dùng mật mã để liên lạc với trung tâm và cấp trên của mình, tuyệt đối cấm nói thẳng vì sợ lộ mục tiêu hay hướng hành quân, song cũng có nhiều trường hợp buộc phải dùng tiếng nóng trao đổi với nhau do lính thông tin 2W đã bị thương hoặc hy sinh trong chiến đấu. Mỗi đại đội có 1 mật mã riêng cho tên gọi phiên hiệu của mình, phần mật mã phiên hiệu này do cấp E F quy định. Tại sao phải do thông tin cấp trên quy định mật mã phiên hiệu này? Bởi vì khi đơn vị đó bị địch phá sóng hay mất liên lạc với cấp trên thì đơn vị khác hay cơ quan quản lý thông tin giữa các đơn vị có thể xác định được là đơn vị nào nếu họ bắt được sóng, nó như tên riêng mà cha mẹ chúng ta đặt tên cho mình vậy. Ngoài  mỗi C trong D có cột sóng riêng để liên lạc về cấp trên, còn có thêm ít nhất 3 cột sóng phụ khác để phòng khi bị địch phá sóng chính thì chuyển tầng sóng phụ mà liên lạc. Nhiều trận, cấp D mất sóng các đơn vị của mình trong khi E F lại bắt được sóng, thường lính thông tin 2W trên D đã có sự hợp đồng chặt với lính thông tin đi phối thuộc với các C BB, khi mất sóng 1 thì tức khắc chuyển sóng 2, mất sóng 2 thì chuyển sóng 3 của phương án dự bị. Sau này do điều kiện cung cấp pin cho máy PRC25 khan hiếm, cần dùng tiết kiệm nên chỉ khi tác chiến nổ súng mới được bật máy, còn lại sẽ quy định thời gian định kỳ trong ngày để liên lạc trao đổi thông tin. Cấp D sẽ phát sóng và các C trong D đều có thể nhận được sóng, hoàn toàn phải dùng mật mã và gọi tên riêng của các đơn vị mà giao nhiệm vụ, không bao giờ có chuyện giao nhiệm vụ chung chung và các đại đội nhận chung một mệnh lệnh cả. BY em xin ví dụ:

 Mật mã đọc: 39-41-02. Có nghĩa là Tiểu đoàn bộ Tiểu đoàn 7 gọi Đại đội 2, nghe rõ trả lời. Nếu cấp E F có nghe được cũng vẫn hiểu D7 gọi C2.
 Đại đội 2 trả lời: 41-02. Đại đội 2 nghe rõ.
 Khi đã có xác nhận của Đại đội 2 là nghe rõ lúc đó thông tin Tiểu đoàn bộ mới phát đi mệnh lệnh chiến đấu, sau khi phát xong mệnh lệnh bao giờ cũng bắt thông tin đi phối thuộc xác nhận lại là đã hiểu rõ mệnh lệnh chưa? Chỉ khi lính thông tin ở dưới C xác nhận là nghe rõ và hiểu mệnh lệnh của cấp trên thì cuộc liên lạc mới kết thúc.

 Qua câu chuyện trên của bác chúng ta có thể xác định được là lính thông tin đơn vị bác làm việc, hợp đồng chưa chặt chẽ, vì vậy đã dẫn đến có sự trồng chéo trong chiến đấu. Nếu 1 2 trận hay vài lần nhầm lẫn hoặc hợp đồng không chặt trong công tác thông tin thì ở cấp D có B trưởng thông tin phải sửa ngay cho phù hợp, chứ suốt 2 mùa chiến dịch mà luôn mắc những sai lầm trong công tác liên lạc và truyền mệnh lệnh như vậy thì ... chết. Grin

 À quên! Cheesy

 BY em ở gần cấp C D và sau này cả E nữa, phần lớn các thủ trưởng quân sự ít % tin ở lính trinh sát nếu như họ chưa kiểm tra lại, lính trinh sát cứ đi trinh sát theo mệnh lệnh, về báo cáo lại, các sếp nghe và phân tích thông tin trinh sát nắm được. Nếu là chiến dịch lớn thì bao giờ cũng có công tác kiểm tra lại, nếu ở cấp E thì bèo nhất cũng có Trưởng ban tác chiến E, có ông E trưởng "máu lên" cũng tự mình đi thực tế, nếu là cấp D thì các C trưởng buộc phải đi chuẩn bị trận địa, đánh hành tiến hay truy quét thì không có thời gian nhưng đánh chốt hoặc căn cứ thì không thể bỏ qua công tác này. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #246 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 08:58:06 am »

     

      Ngay cùng thời kỳ chiến tranh, mỗi chiến trường có đối tượng tác chiến khác nhau, chiến thuật, cách đánh và chỉ đạo khác nhau của người cầm quân. Thời kỳ trước 1975 mặt trận B2 có cách đánh của mặt trận B2, mặt trận B3 có cách đánh của B3; chiến trường B có cách đánh khác chiến trường C; Đối tượng tác chiến lính Mỹ khác lính Thái Lan; lính hoàng gia Lào tác chiến khác Lính Việt Nam Cộng Hòa…đó là điều người cầm quân tối thiểu phải nắm được để có cách chỉ đạo chiến thuật chiến dịch và đề ra đối pháp trận đánh cho từng đối tượng tác chiến.

      Một trường hợp hôn nay, tôi vừa nhận được thông báo của bên Quận đội về việc cấp hoặc đổi huân huy chương giải phóng…anh em nhập ngũ sau chiến tranh, giờ có người đã là đại tá nghỉ hưu làm chi hội trưởng CCB, nhưng khi đọc văn bản đến đoạn…khen thưởng (XYZ) thì giải thích cho mọi người là ví dụ được khen thưởng loại X hay Y hay Z…v..v..tôi chỉ cười và nói  tôi và nhiều đồng chí  người trong cuộc cũng không biết XYZ là gì nếu theo công văn này…và quên quá khứ…với tôi khi viết lại hồi ức này trên trang “một thời máu và hoa”, mới giở hồ sơ lý lịch cũ mới biết mình từng ở mặt trận XYZ; tôi giải thích các đồng chí cán bộ cấp cao thời bình này không tin và nói để nghiên cứu trả lời sau. Ngay từ phần một “vui vẻ chết như cầy xong thửa ruộng” tôi đã tường viết đùa rằng …thế hệ cán bộ bây giờ ăn nhậu nói rằng đi từ A tới Z; còn tôi trước năm 1975 đã đi từ A tới Z cơ …tôi đi từ mặt trận A từ miền Bắc, đánh Bắc Tây Nguyên mặt trận B; tham chiến bên Lào mặt trận C, sư đoàn 968 từng trải qua các thời kỳ mặt trận X, mặt trận Y, mặt trận Z; tôi nói tuổi trẻ tôi đã chơi  từ A  tới Z là vậy – ngay khi về đánh Bắc Tây nguyên mở màn chiến dịch Tây nguyên 1975, Trung đoàn bộ 19 thuộc sư 968 lấy lại mật danh cũ ở Lào để dùng là Mặt trận Y; tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 19 lấy phiên hiệu Sư đoàn 320; Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 19 lấy phiên hiệu sư đoàn 10 để đánh nghi binh thu hút quân chủ lực từ Đăklac kéo về Bắc Tây nguyên, tạo thời cơ cho trận đánh then chốt giải phóng Ban Mê Thuột..

       Ở Miền Nam trước 1975, mỗi trận đánh đều phải đi trinh sát – trinh sát đi, trinh sát lại có khi nhiều lần; lên sa bàn, bầy binh bố trận theo các phương án A, phương án B, phương án C nhất là đánh các cứ điểm đồn trú của địch vì có công sự vững chắc. Nhưng tình thế trận chiến có thể bỏ qua những bước quan trọng giống như con người chúng ta đang sống hàng ngày trên bề mặt trái đất  lại chẳng bao giờ quan tâm đến “ma sát” hay “sức hút” của nó cả …trận chiến năm 1975 cũng vậy, sau khi Trung đoàn 19 tham gia đánh giải phóng Bắc Tây nguyên được lệnh cắt về Phú Bổn để chặn địch rút chạy từ Buôn Mê Thuột xuống theo đường 7, tới Phú Bổn, được lệnh cắt về đánh sân bay Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định…không bản đồ, không phương án tác chiến đánh trong công sự vững chắc nhất là ở đây còn một trung đoàn bộ binh bảo vệ sân bay…cứ cắt, cứ hỏi dân mà đi…tới là đánh, không đủ bộc phá mở hàng rao, dùng B40, B41 bắn thẳng tạo của mở cho bộ binh tấn công; hết đạn, bộ binh nằm chờ Chính ủy sư đoàn Trần Trác trực tiếp cùng cán bộ sư đoàn đi gùi đạn cho bộ binh đánh sân bay..Lịch sư nhân loại được tạo ra chính là phá bỏ đường mòn cũ, tạo những con đường mới lớn hơn, thẳng hơn là vậy.

     Như khi tôi viết khi tiểu đoàn 3 tình nguyện bọn tôi, sau khi sát nhập vào trung đoàn 19 được lệnh quay trở ra đánh tiếp chiến dịch 128 ngày đem ở Xalavan, tôi nói quân số các đại đội bộ binh của tiểu đoàn 3 tình nguyện bọn tôi chỉ trên 20 tay súng một tí…Quang Can không tin, vì chiến trường Miền Nam tổn thất nhất quân số cũng còn hơn vậy…đấy là bình diện chung thôi, còn cụ thể tiểu đoàn tôi tham chiến từ tháng 4/1972 đến tháng 10/1972 ra Xalavan đánh tiếp thì quân số còn bao nhiêu đâu ( những trận sau tôi kể tiếp); địa hình đâu có thông thuộc lệnh trên nói đến vị trí A đánh là đến đánh thôi chứ trinh sát chi nữa. Địch đổ bộ ra lấn chiến, dân chúng bỏ chạy, chúng cũng chỉ vừa chiếm được bản dân thôi, làm mấy cái hầm trú cũng sơ sài như lính ta vậy, vừa xong là ta đến tấn công ngay, đánh nhau như kiểu đánh trận giả chẳng hầm hố chi hết, cứ nhanh nhẹn, tận dụng gốc cây, ụ mối mà tiến, anh em bắn hõ trợ nhau mà lên; không đánh được lại rút thôi, mấy ngày sau quay lại đánh tiếp…khó tin quá phải không đồng đội…đó là thực của bọn tôi đấy. Không có thời gian đi trinh sát, không có thời gian đào hố chiến đấu, chỉ nhìn phía trước xem có gì để ẩn không là tiến đến đấy tặc ..đùng.

       Còn rất nhiều chuyện thật mà người kể ra bạn nghe như đùa vui vậy, hồi sau tiếp tục chuyện thật…như đùa nhé.
       
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:16:42 am gửi bởi xuanxoan » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #247 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:06:31 am »

Xin phép nói theo đúng chất "thằng lính":

- Cái "bố" này, tin chứ sao không tin; lính đánh Hạ Lào thế nào, biết chứ.  Grin
Logged

tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #248 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:18:18 am »

    Chỗ bác xoan @ đánh như thế nào chứ E bọn em ở thượng Lào ( Cánh đồng Chum )  hay   đánh mật tập    Đánh một mục tiêu phải dự kiến dường chạỵ của địch ,một bộ phận bò lên đánh gần , bộ phận nữa đón lõng , chính bộ phận đón lõng diệt được nhiều địch hơn .Theo các anh cũ kể hồi đó cấp c hiếm có bản đồ , chủ yếu trinh sát dẫn đến X, Y nào đó chỉ mục tiêu rồi tự xoay xở lấy . Hoạt động độc lập cấp C nhiều hơn cấp D .Hình như chưa đánh tập trung cấp E bao giờ . Có thời gian bị đuổi  phải chôn cối pháo để rút chạy về tận Nghệ an ( chiên dịch cù Kiệt )
     Bọn em bổ sung sau này có đến  3 tháng ăn rồi tập chui cắt hàng rào như đặc công vậy
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #249 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:49:13 am »

               Chào bác Xuân Xoan và các bác .Chúng ta luôn thấm nhuần tinh tinh thần chủ đạo ,mài sắc ý trí tấn công .Còn một người cũng đánh ( Còn một cái lai quần cũng đánh ) .Cho nên năm 1975 ta đánh ở cấp quân đoàn .Bây giờ bác nói vậy người ta nghi ngờ là phải .
                Ai nghi ngờ mời đọc lại các tiểu thuyết viết về chiến tranh .Nhất là ở giai đoạn năm 1959-1968 .xem chúng ta phải chiến đắu như thế nào .Nhất là sau Mậu Thân 68 ,sau đợt hai mà ta phải rút lui ấy .Ở truyện nó không đầy đủ và toàn diện .Nó không được chính sác lắm .Nhưng phần nào nó cũng khái quát được một thời chúng ta đánh giặc
                  Ở bên Lào đánh Pháp có tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm đấy.Rồi. tiểu thuyết bên kia biên giới ...vv
                      Chết thật mấy ông cán bộ không chịu đọc ,còn không chịu học,cứ phán bậy ào ào
           Đấy hình thái chiến đấu ở chỗ bác Tài liên nó thế đó ...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM