Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:30:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189768 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #220 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 02:02:03 pm »

 Nói chung biên chế của D Bb là 1 b tt , gồm 1 a vô tuyến , 1 a hữu tuyến và 1 a truyền đạt ( chạy chân đưa công văn , truyền mệnh lệnh miệng..v. )
  Khi ở Lào tôi thấy D ở trong tận Sảm thông có 15wcos  để liên lạc với E ngoàiPhonxa Vẳn nhưng có  thể liên lạc về tận Hà nọi ,
  Ở K không biết các bác thế nào chứ bọn tôi nhiều trận đánh vận động C có cả PRC 25 và hữu tuyến ,    2 thằng 2w  ăng ten lá lúa chạy theo c tr, 2 thằng hứu tuyến xách đầu bò khom người, bò trườn rải  dây theo sau Cv có khi theo cả C tr , 1 mình C tr 2 máy .Vận tải ,anh em có việc gì thì theo dây là gặp cán bộ . Khi rút lui khổ thân thằng hữu tuyến phải cuốn dây chạy sau . Trong trận  nhiều ông  nóng tính giật luôn tổ hợp nói thẳng chẳng mã ngữ gì còn thường thì truyền ý cho 2 w hoặc hữu tuyến nói hoặc là Tt tự quan sát tình hình tự đông báo về sau  ( lúc cán bộ không cần  tt)
   ở Vị Xuyên lúc đầu dùng máy 2w Tàu nhưng hay bị phá sóng sau dùng máy Liên xô khỏe hơn , buồn buồn thì dò sóng Tàu để tán phét, chửi nhau   Tùy từng chốt , Một mỏm  có một máy hữu tuyến .1 máy vô tuyến và A cối có thêm máy hữu tuyến liên lạc với chỉ huy C 
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #221 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:37:08 pm »



     Đây là cảnh làm việc của các nhà Sư, họ không chỉ ngồi tụng kinh như các nhà sư ta mà họ lao động như mọi công dân trong việc sửa sang chùa..tự xây dựng những phần việc có thể làm được - hình ảnh ở đây là các sư đang đúc bê tông bờ rào chùa ở Xalavan.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:54:09 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #222 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:39:25 pm »



      Đây là hình ảnh các sư đang xây dựng tường bao quanh chùa.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #223 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:44:47 pm »



        Những hình ảnh của các nhà sư Lào thật sự mình ngưỡng mộ, không như ở Việt Nam, các sư vừa tụng kinh vừa hút thuốc lá, gia đinh nào muốn mời sư đến tụng kinh phải xe đưa xe rước, phong bì phải chăng...và cảnh khóa môi vừa rồi thật sự là hình ảnh không đẹp.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #224 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:52:49 pm »



     Ngôi chùa mới xây cạnh chùa cũ trong khuôn viên chùa 
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #225 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 10:07:02 pm »

                                                               

     Đây là cảnh làm việc của các nhà Sư, họ không chỉ ngồi tụng kinh như các nhà sư ta mà họ lao động như mọi công dân trong việc sửa sang chùa..tự xây dựng những phần việc có thể làm được - hình ảnh ở đây là các sư đang đúc bê tông bờ rào chùa ở Xalavan.
   Có lẽ ở đất nước này nhiều chùa chiền và nhiều sư sãi quá chăng bác ? Nên nhà sư cũng phải lao động để duy trì cuộc sống ,chứ không thể trông chờ vào của bố thí được, phải không ạ ?
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #226 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 11:29:29 pm »

   Có lẽ ở đất nước này nhiều chùa chiền và nhiều sư sãi quá chăng bác ? Nên nhà sư cũng phải lao động để duy trì cuộc sống ,chứ không thể trông chờ vào của bố thí được, phải không ạ ?

Bh nghĩ chắc không phải thế đâu anh , chùa ở VN có khi còn nhiều hơn ấy , ở VN bây giờ nào chùa , đình , miếu , am .... thậm chí chỉ  một ông sư cũng một cái chùa . Cứ có tí đất là các thầy tự vận động bá tánh xây chùa , có chùa rồi thì sẽ đẻ ra nhiều nguồn lợi nữa Sad .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #227 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 07:07:51 am »


        vt738@yahoo.com ơi, bé Hiền trả lời hộ xuanxoan rồi nhé - đúng vậy, giờ Việt Nam mình gọi là kinh doanh chùa mới đúng, bạn nghĩ sao về chùa Bái Đính, đồ sộ lắm chứ Huh, nhưng Chùa bãi Đính là một cái chùa nhỏ cổ xưa ở tít xa không phải chỗ đó đâu; bạn nghĩ sao khi đập tất chùa cổ như chùa trăm gian vừa rồi để xây chùa mới và nhiều chùa khác nữa...để làm gì Huh Roll Eyes; Chùa Trầm nữa, dù có quyết định là di tích cấp quốc gia người ta phá là phá...thế thôi; bạn có chức quyền ư, bạn nhờ chức quyền mà giầu có bất ngờ ư, sợ bị tội sau khi chết ư - thì bạn lại dùng tiền ngân sách cho xây chùa, dựng tượng phật ở khắp nơi bạn quản lý và tại mỗi nơi đó có khắc công ơn bạn chỉ đạo xây chùa hòng mong xóa tội với dân với nước khi chết đi đấy mà...đó không phải là tín ngưỡng, đó là tiền - lễ hội vợ con các bạn dùng tiền tham nhũng nhiều quá mới vất tiền đầy đất chùa Hương,...vợ và các bạn có chức quyền đã làm hư nhân dân, tập thành một hành vi xấu không thể nói được - là vất tiền cửa Phât để mua chuộc nhà Phật, hòng chạy tội cho gia tộc chồng con sau này thôi mà. Bạn cần xem bức ảnh tiền vất đầy cửa Phật không, tôi sẽ tìm lại khi đi Chùa Hương năm ngoái sẽ gửi sau hoặc đồng đội nào có thì đăng gửi dùm - đây là một tệ hại, làm hỏng long mạch người Việt chúng ta.

        Còn bên Lào đây là tín ngưỡng thật sự; Chùa là nơi dân chúng tập trung sau ngày làm việc vất vả để nghe nhà sư rao giảng đạo làm người, là nơi lễ hội cầu phúc của người dân, ngày xưa là trường dậy học của người dân, là nơi thanh niên có thể đến tu, học tập để khi trưởng thành, sau ra đời làm ăn...như bạn thấy người dân dùng nhà chùa để tổ chức đón tiếp anh em Cựu chiến binh 968 để cầu phúc cho anh em, buộc chỉ cổ tay, sau đó ra trước sân chùa múa lăm vông đấy...Lao động ở đây là hình thức đào tạo của nhà sư, bạn thấy các nhà sư này rất trẻ chỉ 15 đến 18 tuổi thôi.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #228 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 08:51:22 am »

              Chào bác Xoan ,bác,vt738,bé Hiền. Ở mình theo tôi thấy Nhà chùa sư sãi bây giờ cũng có thể coi như một nghành nghề .Ngoài tín ngưỡng ra ,nhà chùa còn làm rất nhiều việc khác như khuyến học ,từ thiện ,giứp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, vận động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt vv...Đó là những mặt tích cực .Ở HN ra đường ta gặp nhà sư đi xe máy .Có sư còn có cả ô tô loại sang .Tiền từ đâu ra tôi không biết ,không giám lạm bàn.Nhà chùa giờ đây không chỉ còn là nơi phổ độ chúng sinh cúng lễ cho những linh hồn người đã mất để được siêu thoát như trước kia nữa .Nhà chùa bây giờ không chỉ là nơi thờ phật đơn thuần ,nơi tập chung những đệ tử thờ phật ,dưỡng tâm .Mà còn là nơi kinh doanh .Nơi di tích thăm quan thắng cảnh ,có tính toán lợi nhuận .Vì lẽ phật không ăn thì phật cũng chết
                    Đến. Đến Đường Tam Tạng muốn lấy được kinh cũng còn phải hối lộ chiếc tộ xin cơm bằng vàng nữa là .,
                        Đã lâu lắm rồi tôi chẳng tìm thấy ở đâu ,giáo phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông lập ra
                                       Hoài niệm -Quá khứ -Dĩ vãng ...
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2012, 09:42:39 am gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #229 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 09:45:32 am »



         Có đấy Huong HN 76 ạ, nếu bạn lên Yên tử từ đường vào có một khu chùa đầu tiên (khi chưa đến cáp treo), bạn có thể nghỉ ở đây để tìm hiểu vị chủ trì ở đó. Ông nguyên là Đại tá, tư lệnh vùng 4 hải quân thời kỳ sau giải phóng...ông bị bệnh không bệnh viện nào chữa được, sau ông gặp nhà sư ở trúc lâm thiền viện chưa trị mấy năm thì khỏi; ông đi tu từ đó...toàn bộ kinh phí xây dựng chùa hàng tỉ đồng là của ông (bán nhà ở Sài gòn) và con ông đóng góp xây dựng cho ông, không lấy tiền của nhà nước hoặc lợi dụng tiền của thập phương. Hiện ông đang chủ trì ở đây, các vị lãnh đạo Miền Nam ra Yên Tử thường ghé thăm ông (tôi quên mất tên để hỏi lại cô bạn tên của ông); Ông thuộc dòng dõi của bậc tiền bối nổi tiếng của ta ở Huế. Con gái ông làm ở một vị trí tương đối ở ngành hành pháp thành phố HCM...ông nói con làm ở đó làm sao ba tu thành chính quả, người con gái ngộ ra, bỏ việc ra mở doanh nghiệp kinh doanh như một thứ dân...thế đấy bạn ạ.

        Ở đời vẫn có những người tu hành thực tâm, không vì đồng tiền vì đấy là tín ngưỡng chứ không phải mê tín, cầu lợi...

        Thôi, mời Huong 76 và đồng đội chuẩn bị đi tiếp cùng tôi một số trận chỉ riêng lính quân tình nguyện Việt Nam tại Lào mới có thôi nhé - không thắng cũng không thua.

       

       
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM