Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 08:45:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189745 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #140 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:21:05 pm »

                               

                                                                Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

        Sau khi tưởng niệm, theo kế hoạch chúng tôi sẽ đi bản Ka pơ; nhưng bất ngờ đồng chí chủ tịch huyện paksong mời cơm trưa thế là kế hoạch lại thay đổi. Không biết có phải anh linh các anh những liệt sĩ Việt – Lào thấy sự mong mỏi của mình lên cho mình được lên đỉnh phù Chăm pi thăm thú cảnh xưa – điểm chốt của chúng tôi ngày xưa giờ chẳng nhận ra, vẫn điểm cao đó nhưng nay được xây dựng thành khu nghỉ mát; khu nhà ngói đỏ tươi đó là khu khách sạn mới xây. Đứng trên phù chăm pi nhìn xung quanh đẹp quá, hàng cây săng lẻ to đứng dọc, giáp ranh giữa rừng thông và khách sạn; xung quanh cỏ cây và các loài hoa lạ mắt tươi tắn. Ôi 40 năm trước có ngờ đâu, hôm nay được chủ tịch huyện Paksong chiêu đãi, không còn cảnh phải lội rừng hái rau, dứt vắt ra khỏi người mà máu dính lẫn với rau rừng; vắt hôm nay có lẽ không còn vì con người đã lấn rừng làm nhà, trồng cafe làm rẫy  đẩy vắt lùi vào rừng sâu, nước độc ( nói nhỏ nhé, mình có xin một  người Lào một nhành lan về làm kỷ niện, họ bảo ‘đậy’ thế là mình nhổ ngay, nhưng sau khi nhổ được mấy nhánh phong lan thấy họ lên xe cùng gia đình trong khách sạn ra đi mất -  hóa ra là mình xin phải du khách như mình, nhưng mình khẳng định với đồng đội mình không bẻ trộm đâu nhá, hy vong năm sau có hoa tặng bạn trang mạng ). 

        Chiều chúng tôi đến thăm quân dân Huội còng, nơi ngày xưa anh em mỗi lần đi mua lương thực, thực phẩm hay ghé qua, với tôi thì ít kỷ niệm nhưng với những đồng đội ở nuôi quân hay được phân đi mua lương thực thì lại thân quen, ở đây còn giai thoại một cô gái Lào yêu và hiến dâng tình yêu của mình cho một đồng chí bộ đội Việt, nhưng sau không gặp được người yêu, người con gái này thất tình, cứ thấy đồng chí quân tình nguyện nào cũng nhận là chồng, thương quá đi... Bản dọc hai bên đường nhà cửa có đông đúc hơn nhưng nhìn bên ngoài những căn nhà này, thấy nhân dân còn vất vả hơn so với Pakse. Trong căn nhà nhỏ là nơi hội họp của dân bản, cán bộ bản và nhân dân ân tiếp đón làm lễ buộc phuckhen bằng nghi thức truyền thống có rượu cần.  Do thời gian lịch tiếp của chính quyền tỉnh Chămphacsac quá sát sao, chúng tôi phải chia tay tạm biệt bà con.

         Tối  đồng chí phó tỉnh trưởng chiêu đãi đoàn và múa lăm vông tại khách sạn 4 sao. Lâu quá rồi anh em cựu binh không được hòa mình vào đời sống văn hóa của dân gian Lào, hôn nay, lần đầu trong chuyến đi chúng tôi được sống lại những khoẳng khắc quân dận Việt - Lào năm xưa. Lính ta nhiều đồng chí vui quá đà đã múa lung tung không theo tập tục múa của dân gian Lào. Sáng đồng chí phó tỉnh trưởng Chămphăcsăc ăn sáng với đoàn và tiễn đoàn tại một quán ăn dân dã ven sông Mekoong; đồng chí chủ tịch hội cựu chiến binh tỉnh đi tiếp và tiễn chúng tôi tới gianh giới và bàn giao cho đoàn cán bộ tỉnh Xalavan đón đoàn .
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #141 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:37:27 pm »




       Đây rừng thông trên đồi chăm pi và căn nhà sàn nho nhỏ của người dân Lào...nơi đây những năm trước, bom đạn cày ủi và bỏ hoang thành rừng, vắt nhiều vô kể; anh Thắng nhớ bảo Dũng D2 E9 rằng xuanxoan đinh chính là rất nhiều thông nhé. Phù Chăm pi giờ đẹp như mơ đấy...Mình chụp từ bờ rào đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam Paksong hắt sang rừng thông.
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #142 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:45:43 pm »

  Bác XX @! trong tấm hình bác đưa lên,ngôi nhà sàn ấy như ở nơi đón khách du lịch sao đấy ? Không thấy có sinh hoạt của người dân,ngôi nhà đẹp quá.Họ làm khéo nhỉ,nhìn nó khối đại gia mê đấy bác ạ
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #143 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:04:57 pm »



     Không phải đâu đồng đội, tôi chụp từ Đài tưởng niệm quân tình nguyện hắt sang bên cạnh; còn khu du lịch ở trên đồi cao như ảnh trước tôi đa đưa...không biết có phải nhà của người trông rừng hay của dân mình chưa vào xem được; nhà này cách xa khu du lịch bọn tôi phải lên xe ô tô mới lên tới đỉnh đồi được. Đồng đội có thể xem ảnh tôi bổ sung ở lạc trong đời thường - quán nước doanh trại nhé.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #144 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:10:35 am »

...Bác ấy trả lời rằng: Cuối năm 1972 đơn vị bác ý hoạt động ở vùng ven sông Xê đôn và dọc đường 23. Không có trận đánh lớn nào cả, chỉ có những trận đánh lẻ tẻ các vị trí của quân đội Hoàng gia. Tháng 1-1973 đang trên đường hành quân sang Cam pu chia thì được lệnh quay về nước. E102 lúc này đóng ở Phú thọ (Lại Phú thọ Grin) cho đến khi trận Ban mê thuột mở màn...

Theo em biết thì đội hình F308B/ sư đoàn 308B thời điểm đó đi B có lẫn quân của F338/ sư đoàn 338. Thế cho nên lại càng không hiểu thời điểm đó tại sao lại đưa trung đoàn 102 này về bắc? hành quân vô Hạ Lào tốn kém kinh khủng chứ ít gì? từ lâu cũng chưa giải thích được ý này của các cụ,  Grin
Logged

tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #145 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 09:32:57 am »


đội hình F308B/ sư đoàn 308B thời điểm đó đi B có lẫn quân của F338/ sư đoàn 338...

Trong 1 lần nói chuyện, tôi được biết lúc hành quân đi B đội hình đông lắm. Khi đến Quảng bình (?) thì chia 2. Một bộ phận vào Nam, bộ phận còn lại sang Nam Lào.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #146 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:40:24 am »




    Một nóc nhà đơn sơ, đôi chân trần em đón, một quán cóc liêu xiêu, vào chiều thu tháng 10, Huội coong - hoa dã quỳ nở rộ; Một bầu rượu em mời, lời chúc phúc ngọt ngào, một sợi chỉ mỏng manh, em gái nhỏ...buộc đời anh lính đầu bạc, còn mơ gì hơn thế, ơi anh cựu quân tình nguyện Việt - lào... 

    Đồng đội trọng C6 ngồi mà mơ nhé, Huội coòng đây...
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #147 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:44:43 am »

              Tôi vừa nói chuyện với anh Nguyễn Doãn Thiết (Trong đoàn đi Nam Lào vừa rồi với bác Xuanxoan).

         Mới biết việc tổ chức đoàn đi của các bác bí mật lắm và hạn chế quân số (do bác trưởng đoàn khống chế), nên anh em khó mà rủ nhau công khai được. Thế nên tôi không trách bác Xuanxoan sao không rủ tôi đi nữa đâu.

             Vì có anh Thiết (quản lý C6) đi cùng, biết quá rõ LS Nhật, lại là người giúp gia đình Hằng tìm hài cốt LS Nhật đem về nên mọi thông tin Hằng cần biết đã phủ cả vùng thông tin của tôi về LS Nhật rồi.

           Hằng không cần tìm tôi đâu (có lần anh em mình đã nói chuyện với nhau và từng gọi điện cho nhau rồi mà). Chúc Hằng cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và cho tôi gửi lời thắp nén hương cho hương hồn LS Nguyễn Khả Nhật
Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #148 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 11:03:03 am »

Chuyện về LS Nguyễn Khả Nhật, tôi cũng đã viết trong " Ngày này 34 năm..."

....
(Tạm ngắt để nói về một việc ngày hôm nay)
...
      Cuộc hành quân bây giờ  mới là đầu tháng tư năm 1972. Nhưng xin tạm dừng lại để nói về một trận chiến đấu tấn công địch ở khu Xưởng cưa, sân bay  Sa-ra-van sau thời điểm này hơn 8 tháng. Trận đó đại đội tôi bị tổn thất nặng. Lính Hà Nội bị "dính" khá nhiều. Trong đêm tối hôm đó, có 2 người lính trong C tôi là Nguyễn Khả Nhật và Hoàn (cùng người huyện Từ Liêm) mải tấn công địch mà không thấy trở về đơn vị. Trung đội trưởng Lê Đức Chèo (người Đình Bảng, Từ Sơn, Hà Bắc) chỉ còn nhớ được bóng 2 người lính của mình vào phút cuối đã nhập nhoạng lẫn vào bóng đêm mờ dần chạy về hướng Tây Nam. Anh đã ghi vào cuốn nhật ký của mình một dòng chữ mang nội dung như thế.
Đêm hôm sau, chúng tôi cử một nhóm lần theo hướng đó đi tìm. Kết quả cuối cùng chỉ là thấy nhiều nấm mộ mới. Chúng tôi đoán các anh đã hy sinh và bị địch chôn cùng với lính chết trận của chúng. Lúc ấy, các anh chỉ được coi là mất tích.

      Sau đấy chúng tôi chuyển địa bàn như đèn cù rồi xa dần vùng đất ấy. Cuối mùa mưa năm sau, chúng tôi có quay trở lại vùng Sa-ra-van để quy tập hài cốt các liệt sĩ, trước khi chuyển chiến trường khác, nhưng trong số đó không có các anh Nhật và Hoàn, bởi không ai xác định đâu là nấm mộ của các anh. Báo cáo cuối cùng của đơn vị là đề nghị lên trên ghi tên các anh là Liệt sĩ.

        Sau năm 1975, anh Hoàn trở về trong diện trao trả tù binh. Khi ấy chúng tôi mới biết chắc Nguyễn Khả Nhật đã hy sinh. Hoàn về nhà buồn chán (cảnh tù binh trao trả thì các bác có thể hình dung phần nào số phận), rượu chè rồi ốm chết mấy năm trước.

         Còn gia đình của Nhật (Nhà có 4 anh em trai và 1 em gái, Nhật là con cả) vấn tiếp tục sang Hạ Lào để tìm kiếm hài cốt của anh. Các đội quy tập của Nghệ An và Thừa Thiên Huế trong những năm sau chiến tranh có sang Lào quy tập hài cốt bộ đội tình nguyện, nhưng không có Nhật trong danh sách đó. Điều này dễ hiểu vì Nhật hy sinh và được chôn cất trong trường hợp như tôi kể trên thì không ai dám xác nhận chính xác. Sau mấy lần sang Nam Lào, gia đình cũng chỉ tìm được khu vực Nhật hy sinh thôi chứ không xác định được mộ. Nhưng có một may mắn là nhờ chính quyền tỉnh Sa-ra-van giúp đỡ nên đã tìm được 2 người lính đối phương trong cái đơn vị ZM41 đã chiến đấu với chúng tôi ngày trước. Một trong hai người lính đó đã ném quả lựu đạn khiến Nhật hy sinh, còn người lính kia thì đã chôn cất Nhật. Nhưng thời gian trôi qua đã quá lâu, cảnh vật thay đổi, đô thị xây dựng nhiều, nấm mồ đã bị san bằng nên không thể xác định chính xác. Tháng trước, nhờ một nhà ngoại cảm trên Hòa Bình giúp, cử hẳn người em trai đi cùng sang đó. Nhà ngoại cảm đã tìm được chính xác vị trí, chính quyền địa phương của Bạn đã không ngần ngại phá cả một bức tường ở cái vị trí nghi ngờ ấy để đào bới. Cuối cùng đã tìm thấy hài cốt của Nhật, để gia đình đưa anh trở về.

        13h30 hôm nay (05/02/2010), chính quyền địa phương phường Mai Dịch đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu Nguyễn Khả Nhật. Đồng đội cũ chúng tôi đã đến dự lễ truy điệu và cùng đưa anh về nơi vĩnh hằng ở nghĩa trang Nhổn. Nhiều người nguyên là Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn 9B đã tới dự. Nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Trung doàn 9B Lê Khả Phiêu cũng đã gửi vòng hoa đến viếng.

        Tôi không chụp được ảnh vì không có phương tiện. Xin viết mấy dòng này để chia sẻ cùng đồng đội, cùng các CCB và nghiêng mình tưởng nhớ đến anh, người lính Hà Nội Nguyễn Khả Nhật trong cùng đại đội 6 quân tình nguyện thân yêu của tôi, đã ngã xuống trên chiến trường đất bạn, vì một sự nghiệp cao cả như lời Bác Hồ dạy quân tình nguyện chúng tôi: "Giúp bạn chính là giúp mình".


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6323.330.html

Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #149 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 01:24:53 pm »


     Cám ơn Trọng C6 nhé!.

     Đúng là lính chiến cái gì ra cái nấy, nhưng vẹn tròn thủy chung. Cám ơn đồng đội đã viết về quá khứ vinh quang của đồng đội đã hy sinh và những lời động viên hôm nay.

    Ta cùng tiếp bước nói về vùng đất, vùng trời chúng ta đã từng chiến đấu và ở đó có những đồng đội mãi mãi không trở về - trọng nhé.

   
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM