Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: huytop trong 15 Tháng Hai, 2014, 09:58:35 pm



Tiêu đề: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 15 Tháng Hai, 2014, 09:58:35 pm
Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Tác giả:Moshe Pearlman
Nguyên tác:The Capture of Adolf Eichmann
Bản dịch:Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên
Nhà xuất bản Sông Kiên 1974

                                       Lời nói đầu
       Tôi rời bỏ chức vụ trong chính phủ ngày 1 tháng 5 năm 1960 để dành thì giờ viết văn.Lúc đó tôi chưa nghĩ rằng mình sẽ viết một quyển sách về Eichmann.Tôi lại càng không biết việc người ta chuẩn bị để bắt ông. Lần đầu tiên tôi được tin Eichmann bị bắt và bị giữ ở Israel là ngày 25 tháng 5 lúc 4 giwof chiều khi Thủ tướng lan báo tin ấy ở Quốc Hội(Knetsset).Vì vậy quyển sách này không chứa đựng một tài liệu nào mà tôi đã thâu lượm được nhờ vào chức vụ của tôi.
    Tôi cũng chưa chú ý đến trường hợp Eichmann khi có tin ông ta bị bắt. Khoảng tháng 11 năm 1946 lần đầu tiên tôi nghe nói đến những hoạt động của ông.Với tư cách phóng viên một tờ báo,khi tôi đến phỏng vấn người cộng sự cũ của ông,ông Sturmbannfuhrer SS Dieter Wisliceny tại khám đường Trung Ương  Bratislava,vài tuần trước khi ông này bị hành quyết. Lúc đó ông ta nói với tôi rất nhiều về vai trò của Cơ quan Chuyên trách về các vấn đề Do thái mà người cầm đầu là Adolf Eichmann. Ông còn thảo một văn thư để nhờ chuyển lại cho tôi quả quyết Eichmann vẫn còn sống.
   Quyển sách này không phải là một bản công bố chính thức. Vì vậy nó không dính lứu gì đến chính phủ Do Thái. Tự cá nhân tôi viết ra và một mình tôi chịu tất cả mọi trách nhiệm.
  Moshe Pearlman


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 16 Tháng Hai, 2014, 07:22:31 pm
                              1-Trước khi cuộc bắt bớ khai diễn
        Ngày đầu tiên của mùa xuân có lẽ đóng một vai trò định mệnh trong cuộc đời của Adolf Eichmann. Năm 1935 ông ta cưới vợ vào ngày này.Và cũng chính ngày này năm 1960,kế hoạch khởi bắt ông đã được vạch định rõ ràng.
        Ngày 21 tháng 3 năm 1960,như mọi khi, Eichmann thức dậy sớm,dạo thơ thẩn một lúc trong căn nhà gạch nhỏ tô hô mà ông ta đang sống với vợ và ba đứa con trong đám con trai của ông,ở vùng ngoại ô loang lổ của San Ferrnando tại Buenos Aires(thủ đo xứ Á Căn Đình- Nam Mỹ),cạo râu,rửa mặt trong một phòng tắm sơ sài không nước máy, thay quần áo, đoạn dung điểm tâm theo kiểu Đức. Lúc 6 giờ 45, ông ra khỏi nhà mà trên cánh cửa có tấm bảng đề tên”Klement” Ông Klement đi bộ một khoảng đường 200 thước để đến một trạm xe buýt gần nhất, và nơi để ông chờ chiếc đầu tiên của ba xe buýt để đưa ông đến nơi làm việc, nhà máy Mercedes-Benz, ở đầu bên kia thành phố về phía đông nam. Khi đến xưởng, ông trình thẻ thuộc viên để kiểm soát với tên Ricardo Klement.
      Từ lúc rời khỏi nhà,khuôn mặt và mọi cử chỉ của ông đều bị theo dõi bằng một loại ống dòm thật tinh vi của một chàng trai trẻ tuổi bằng nửa ông ta mà chúng ta gọi bằng Gad.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 16 Tháng Hai, 2014, 07:38:00 pm
Gad ngồi sau một cánh cửa khép kín trong một căn nhà cách ngôi nhà mang bảng tên Klement khoảng 400 thước, và từ căn nhà đó, người ta có thể nhìn thông suốt đến căn nhà Klement. Hai lỗ nhỏ ở cánh cửa, nhìn từ ngoài không lớn hơn hai lỗ mối ăn, cũng đã đủ để đôi nhãn kính làm việc.Gad theo dõi ngôi nhà như mọi buổi sang khác trong nhiều tuần nay, chàng thấy Klement mở cửa quay đầu lại như để chào từ giã ai trong nhà, rồi đóng cửa, đi theo con đường đất nhỏ đưa tới khoảng đất được bao quanh bằng một hàng rào kẽm gai. Gad nhìn theo trong khi ông ta đi đến trạm xe buýt, mắt không rời ông ta cho tới lúc xe chạy. Chàng thanh niên chỉ rời khỏi ghế bên cửa sổ khi chiếc xe mất hút. Kế đó anh ta bước đến điện thoại để liên lạc đi hai tiếng.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 17 Tháng Hai, 2014, 07:47:45 pm
          -Yigal,anh hỏi (ngay khi trả lời, anh tiếp:) Karagil, có nghĩa là bằng tiếng hesbreu( Do Thái cổ):”Như thường lệ”.
Anh gác máy và tự đi làm cho mình một tách cà phê.
Ở đầu dây bên kia,Yigal, liên lạc xong với Gad, gọi Dov.
-Beseder,anh ta nói với Dov,”Mọi việc tốt đẹp”.
          Dov có một văn phòng bên cạnh nhà máy Mercedes-Benz.Đối với công việc phải làm bây giờ, anh có dư thì giờ.
       Anh chờ ba mươi phút, đoạn, xách một chiếc rương nhỏ đặc biệt, nhưng không có một chút gì khác lạ ở bề ngoài, anh đi chầm chậm về hướng trạm xe buýt gần hãng nhất. Anh đến đó lúc bảy giờ hai mươi phút.Vài phút sau, một chiếc xe buýt xuất hiện. Trong khi xe tới gần, Dov ngắm tấm bảng chỉ nơi đến và làm một điệu bộ nhỏ cho ba người đứng chờ bên cạnh anh ta có thể hiểu rằng đó không phải là chiếc xe anh đang chờ đợi. Ngay khi những người hành khách bắt đầu xuống. Dov quan sát họ một cách kín đáo, vẻ dửng dưng như nét mặt của những người đang xếp hang chờ phiên mình. Có thể là anh ta có vẻ ơ hờ hơn những người kia nữa, vì anh phải chờ chuyến xe sau. Anh đứng dạng ra sau một chút, hai tay ôm sát chiếc rương nhỏ vào bụng, như một người muốn nghỉ tạm đôi cánh tay trong một cuộc chờ đợi lâu dài. Những hành khách đi xuống, và Klement trong đám họ. Dov quan sát ông, và đầu ngón tay giữa được che khuất của cánh tay phải ấn mạnh lên mặt rương tại góc dưới. Trong khi xe buýt lại rồ máy, chở theo ba người cũng chờ đợi anh, Dov tiếp tục quan sát ông Klement khi ông này băng qua đường hướng về phía hang rào của nhà máy. Dov xoay người từ từ để mặt trước của chiếc rương vẫn hướng về bong dáng của Klement. Ngón giữa của bàn tay mặt vẫn được ấn xuống. Không ai nhận biết được ống thu hình của máy ảnh được giấu kín sau ổ khóa của chiếc rương. Khi Klement đi khuất vào phía trong nhà máy, Dov la cà thêm vài phút nữa ở trạm xe buýt. Chẳng có ai đến gần và để ý đến anh ta. Anh quay về phòng, từ đó anh điện thoại cho Yigal:”Hakol Beseder”( mọi việc tốt đẹp). Trường hợp có ai bên cạnh, anh sẽ lên chiếc xe buýt sau để tránh nghi ngờ và điện thoại sau đó cho Yigal biết ông Klement vẫn đi làm như mọi hôm.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 18 Tháng Hai, 2014, 12:23:56 pm
Yigal,Gad, Dov là người Do Thái. Chưa người nào tới 30 tuổi.Yigal lớn nhất, có mái tóc đen, đôi mắt nâu trên khuôn mặt thon dài và xanh nhợt chứng tỏ ngược lại một thời niên thiếu sống giữa sa mạc. Chính anh cầm đầu bọn ba người này. Nét mặt của anh làm ta liên tưởng đến một người lãnh đạo trẻ, nhiều ý thức và trách nhiệm. Thật ra anh đảm đương chức vụ một cách dễ dàng, vì là một người có óc tổ chức và điều khiển khéo léo. Gad và Dov, cả hai đều có tướng trung bình, tóc vàng và tính tình dễ dãi, họ sống như người chẳng lo nghĩ gì trên cõi đời này. Gad có đôi vai rộng và một khuôn mặt tròn sạm nắng them vào mái tóc dày mềm như len. Dov, than mình cao ráo hơn, có mái tóc vàng ánh làm khuôn mặt sạm nắng của anh lúc nào cũng có vẻ trẻ thơ.
     Cả ba người đã trải qua nhiều năm với tư cách người tiên phong để thành lập một nông trại hợp tác xã trên sa mạc ở miền nam nước Do Thái,và bây giờ họ tụ hợp lại Buenos Aires.
      Họ đến đây để bắt cóc Adolf Eichmann.
      Họ biết gần như chắc chắn người đàn ông sống dưới tên Ricardo Klement mà họ đã theo dõi không ngừng từ nhiều tuần nay, chính là Adolf Eichmann. Nhưng họ phải thật chắc mới bước sang phần kế hoạch bắt ông ta. Ông Klement sống như một người chồng thứ hai của một người đàn bà mà người ta biết rõ, không có chút nghi ngờ nào, bà đã làm vợ của Adolf Eichmann. Ba trong số con trai của gia đình đích xác là con của Adolf Eichmann. Chỉ còn phần Ricardo Klement có đúng là Adolf Eichmann hay chỉ là một người chồng thứ hai của bà Eichmann, thành hôn sau cái chết của người chồng trước như theo lời bà Eichmann và ông ta đã khai như vậy.
    Lý do của sự mơ hồ này do nơi người ta biết rất nhiều về các hoạt động của Eichmann trong thời kỳ cực thịnh của chế độ Quốc xã, nhưng ít biết đến con người thật của ông ta vì ông ta cố tình đứng trong bóng tối trong khi làm công việc độc ác ghê gớm ở cơ quan Giestapo.. Ông ít xuất hiện trước các ký giả, vì các điều chỉ dẫn để biết về ông ta chỉ nằm trong hồ sơ cá nhân tại phòng lưu trữ công văn mật của Tổng hành dinh lực lượng SS.
   Những tài liệu này có trong tập hồ sơ mà Yigal đêm theo từ Do thái. Nhờ vậy Yigal biết được tầm vóc, màu mắt, vòng đo cổ áo, cỡ giày, ngày tháng những lần sinh đẻ của các con trai Eichmann. Ông ta còn một bức ảnh chụp khoảng năm 1930.Nhưng rất nhiều năm trôi qua. Giờ đây, có lẽ đầu ông ta đã rụng hết tóc.Nét mặt có thể đã khác trước, từ hơn hai mươi năm qua rồi dù cho ông ta không nhờ đến khoa giải phẫu thẩm mỹ, sự kiện cần phải được lưu ý. Tầm vóc phải y như xưa – và phù hợp với tầm vóc của Klement. Màu mắt cũng hệt vậy.Kích thước của mũi và chân sẽ chỉ có thể được phối kiểm khi ông ta bị giam giữ. Nhưng điều đó không thể dung để nhận ra ông từ xa.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 19 Tháng Hai, 2014, 01:37:15 pm
   Ba người Do Thái đã thâu hình ông nhiều lần từ đầu cuộc theo dõ đến giờ. Một cuộc gặp gỡ bất thần với chiếc máy ảnh được giấu kín trong lúc ông ta sắp lên xe buýt đến nơi làm việc; những bức ảnh chụp lúc ông ta xuống xe trước nhà máy; đó không thể là những bức chân dung hoàn hảo. Các tấm ảnh đã được chụp một cách lén lút, không có bao nhiêu thì giờ để điều chỉnh ống kính. Chụp hình ông ta rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để ông ta không cảm thấy mình đang bị theo dõi hay bị quan sát. Có nhiều khi các kết quả thật lạ lung. Hôm nay, Yigal có nhiều tấm hình thật tốt về các đôi giầy và lai quần của Klement. Anh ta còn những tấm ảnh phóng đại thật tuyệt về một cái bụng bó sát trong chiếc áo chẽn.
       Nhưng họ cũng thành công về các bức ảnh chụp khuôn mặt ông ta. Những ảnh này cũng giống bức ảnh cũ của Eichmann mà họ đang có trong tay rất nhiều. Hình như không có dấu vết gì của khoa giải phẫu thẩm mỹ. Tuy nhiên ông Klement già hơn nhiều và họ không thể khẳng định hai loạt ảnh này là của cùng một người. Họ cũng không thể nói chắc chắn sự giống nhau là thực sự hay chỉ là phản ánh của lòng ước ao của họ. Còn thiếu một cái gì cụ thể hơn để họ có thể tin chắc rằng Klement chính là Eichmann sống dưới một cái tên giả..
      Ngày thứ hai đó,21 tháng 3,trôi qua như mọi ngày khác trong tuần, từ lúc ba người Do thái bắt đầu công việc theo dõi của họ, Klement rời nhà máy lúc 12 giờ 30, như mọi hôm, ông dung bữa cơm thanh đạm trong một quán ăn gần đó. Lúc 1 giờ 30, ông rời khỏi quán ăn, đi dạo khoảng hai hoặc ba khu nhà của hang và tiếp tục làm việc lúc 2 giờ. Ông ra sở lúc 5 giờ 30, nhưng hôm đó, thay vì đi thẳng đến trạm xe buýt, ông ta vào một hàng hoa và lúc ra, ông ôm một bó hoa bọc giấy bóng kính. Bấy giờ ông mới đến trạm xe buýt.
     Dov đã thêm chi tiết đặc biệt đó vào bản tường trình bằng điện thoại thường lệ cho Yigal ngay khi chiếc ve buýt chuyển bánh. Yigal cố ý không nói đến điều đó khi điện thoại cho Gad biết Klement đã rời sở.
     Bốn mươi lăm phút sau, Gad gọi lại cho Yigal. Người ấy đã về nhà,nhưng có mang về một bó hoa, anh nói bằng tiếng hesbreu.Yigal trả lời bằng một ám ngữ có nghĩa:”Chiều nay họp”. Anh ta ấn định vào lúc 9 giờ 30. Anh gọi Dov để ban cùng lệnh đó. Các cuộc họp như thế này được diễn ra ở nơi căn phòng họ mướn tại ngoại ô Buenos Aires, phòng này cách xa nơi trú ngụ của Klement cũng bằng cách xa hang Mercedes-Benz.
       Yigal đã có mặt ở đó khi Gad và Dov lần lượt đến. Cặp mắt Yigal lộ vẻ khích động, nhưng cử chỉ của anh ta vẫn bình thản như mọi khi. Câu hỏi đầu tiên cho cả hai là:
-   Các bạn giải thích ra sao về bó hoa đó?
Họ suy nghĩ vài phút và Yigal hỏi thêm:
-   Hôm nay là ngày mấy?
-   Ngày 21 tháng 3.
-   Cái gì đã xảy đến cho ông ta vào ngày 21 tháng 3?
Vài giây sau cả hai cùng nói lớn:
-   Ông ta cưới vợ!
-   Đúng vậy.Yigal nói. Như vậy hôm nay là ngày kỷ niệm thành hôn của ông ta. Lần thứ 25 đấy, các bạn không thấy gì lạ sao?
       Trời ơi! Có chứ! Gad la lên. Tại sao người chồng thứ hai của bà Eichmann lại nhớ đến ngày kỷ niệm thành hôn lần trước của bà? Và tại sao, nếu đúng như vậy, hắn lại mừng dịp này bằng một bó hoa?
     Dov mỉm cười:
-   Vậy thì Klement đúng là Eichmann. Xong rồi! Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa. Đây là cái sơ hở mà chúng ta đã chờ đợi từ bao lâu nay.
     Các bạn.Yigal nói, giờ đây chúng ta phải làm hai việc: uống mừng một ly và gửi một bức điện tín về nhà. Ly rượu mừng, chúng ta uống ngay bây giờ. Bản tin, tôi sẽ gửi khi về phòng.
       Bốn mươi phút sau, bức điện tín sau đây được gửi về Do thái từ một trạm bưu điện ở khoảng giữa nơi hội họp và nhà trọ của Yigal: “Ha’ish hu Ha’ish”,”Người đúng là người”.




Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 20 Tháng Hai, 2014, 09:24:20 pm
         2-Bóng ma của Nuremberg

          Adolf  Eichmann là ai?

         Tên ông ta được nói lần đầu tiên trước công chúng bởi các nhân chứng tại Tòa án quân sự Quốc tế ở Nuremberg vào cuối năm 1945. Ngay sau đó, ông ta trở thành một biểu tượng của sự độc ác ghê tởm. Lần lượt theo diễn biến của vụ kiện, những kẻ bị truy tố, những nhân chứng, các luật sư vạch lại lịch sử một cuộc thảm sát qui mô và độc ác không tiền khoáng hậu: tiêu diệt sáu triệu người Do thái. Theo họ, con người chịu trách nhiệm về công cuộc tổ chức ám sát tập thể này chính là Adolf Eichmann.

         Trong ngăn dành cho các bị cáo có những người mà tên tuổi được toàn thế giới biết đến, những ngôi sao đã chiếu sáng rực trong vòm trời hắc ám của Đức quốc xã: Goering và Keitel, Ribbentrop và Seyes-Inquart, Kaltenbrunner và Frank, Frick và Streicher, Saukel và Jodl…Trong mười hai năm họ đã cai trị nước Đức, và trong năm năm hơn phân nửa Âu châu với chức vụ Bộ trưởng của Quốc trưởng Hitler trong khoảng thời gian ngắn này, họ đã trút lên thế giới nhiều đau khổ hơn bất cứ chế độ nào trong lịch sử.. Họ đã gây một cuộc thế chiến mà trong đó nhiều triệu binh sĩ và thường dân đã bị giết. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều lý do khiến họ phải ngồi trên ghế bị cáo, để trả lời cho sự tố cáo về tội ác chiến tranh trước một tòa án gồm các quan tòa Mỹ, Nga, Anh và Pháp. Cáo trạng chính danh cho họ là tội ác chống lại nhân loại.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 21 Tháng Hai, 2014, 04:04:39 pm
        Trong chiến tranh, binh sĩ tất nhiên là bị chết. Thường dân cũng rất thường là nạn nhân dưới làn đạn của hai phe. Nhưng những người này đã bị truy tố vì đã tàn sát một cách cố ý, có hệ thống những kẻ hoàn toàn vô tội, đàn ông, đàn bà và trẻ em, không lý do nào khác hơn sự liên quan của họ với một nhóm quốc gia, tôn giáo hoặc chủng tộc bị các đảng viên Quốc Xã (Nazi) khinh rẻ. Đó chính là tội ác chống lại nhân loại.

        Và đó là điều làm cho những người ngồi trong ngăn bị cáo của tòa án Nuremberg cảm thấy ngột ngạt. Dĩ nhiên những kẻ như Goering và Kaltenbrunner có vẻ rã rời, tuyệt vọng bởi tai biến cá nhân họ đã bị đè bẹp từ việc sụp đổ uy quyền tột đỉnh đến một chỗ ngồi nhục nhã trong tòa án đối mặt những đại diện


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Hai, 2014, 06:52:52 pm
pháp luật của các dân tộc mà cường quyền của họ đã tác oai tác quái và đã bị bẻ gẫy. Nhưng trước khi bị giao cho pháp luật, họ vẫn tiếp tục phô trương nét tự mãn. Dường như họ chỉ nhớ đến vinh qunang đã đạt được trước khi bị sụp đổ, những chồng tiền phỉnh gom được từ những kẻ đánh bạc trước khi vận đỏ quay đi. Họ đã mất tất cả, nhưng họ đã suýt toàn thắng. Họ không may, nhưng sự thiếu may mắn đâu phải là tội ác. Họ vẫn còn hy vọng hão huyền là thoát khỏi sợi dây treo cổ.

      Nhưng họ đã bị giải ra trước tòa án. Và ở đó họ nghe ông biện lý đọc một cách trầm tĩnh và lạnh lùng, những sự việc được xác nhận bằng các tài liệu, các hồ sơ và những nhân chứng còn sống sót. Đó là một bản tường thuật những tội sát nhân và dần dần theo diễn biến của bản tường thuật khủng khiếp ấy, những kẻ ngồi trong ngăn bị cáo đã bắt đầu mất đi vẻ ung dung khinh khoái mà họ đã phô trương. Khi ánh mắt của tòa án, của công chúng và các đại diện báo chí lần lượt quay về họ, thì họ gục đầu xuống, lưng cúp lại và ngụp sâu trong sự nhục nhã. Là một chiến sĩ oai hung của một quân đội đã chiến đấu và đã bại trận là một việc, nhưng làm nên một tên tội phạm sát nhân thường luật, phần tử của một đảng bất lương đê tiện mà cường lực đã cho pháp họ gây nhiều tội ác trong hơn 16 nước, tất cả tội ác mà loài người đã từng biết qua, đến những tội ác chưa từng biết mà họ đã sáng chế ra, lại là một việc khác.

      Những tội ác này gồm có” cố sát, tận diệt, áp chế, lưu đày và những hành động vô nhân đạo khác gây ra cho những thường dân trước và sau chiến tranh, và những chuyện bắt bớ, ngược đãi về phương diện chính trị, chủng tộc và tôn giáo.

      Tòa án Nuremberg đã kể tường tận vài phương pháp đã áp dụng:” Những cuộc cố sát và ngược đãi đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp chẳng hạn như xử bắn, treo cổ, làm chết bằng hơi ngạt, bỏ đói, nhốt chồng chất trong những căn phòng thật nhỏ, cho ăn uống thiếu chất dinh dưỡng một cách có hệ thống, ép buộc làm những công việc quá sức chịu đựng, cung cấp quá thiếu thốn các cơ sở y tế và các phương tiện giải phẫu, những cú đá, những hình phạt các thủ đoạn tàn bạo và tra tấn bằng đủ mọi cách, trong đó có dung sắt nung đỏ, nhổ móng tay và các cuộc thí nghiệm trên thân thể những người còn sống”.

       Những kẻ bị tố cáo lắng nghe. Có kẻ cũng tỏ ra xấu hổ.

       Cuộc kể tội nghiêm khắc tiếp tục:” Họ đã cố tình tổ chức một cuộc diệt chủng một cách rất có hệ thống, nghĩa là tận diệt các nhóm về chủng tộc và quốc gia, nhất là Do thái, Bal an,Di gan … Và họ đã thực hiện những công việc tàn ác đó với những phương tiện mới. Đây là một vài ví dụ được lấy ra một cách tình cờ:

    “ Những cách thức tiêu diệt trong những trại tập trung, những sự ngược đãi, những cuộc thí nghiệm khoa học giả hiệu( làm tiệt đường sinh sản của phụ nữ ở trại Auschwitz và Ravensbruek, nghiên cứu về sự bành trướng của bện ung thư tử cung ở Auschwitz, bệnh đậu lào ở Buchenwald, nghiên cứu về cơ thể học  ở Natzweiler, chích thuốc vào tim ở Buchenwald, ghép xương và xẻo bắp thịt ở Ravensbruek….) phòng hơi ngạt, xe hơi ngạt và lò thiêu…Vô số đống thây người cho thấy chứng cớ của nhiều vụ tàn sát bí mật.

       Trong chỉ có một trại có hơn 200.000 người Do thái đã bị tàn sát. “ Những phương cách độc ác tinh vi nhất đã được dung cho việc giết người, chẳng hạn như mổ bụng, làm đông đặc trong các thùng chứa nước.Những cuộc xử bắn tập thể được diễn ra trong tiếng nhạc hòa tấu”…

        Trong vài trường hợp, những nạn nhân được đưa đi dò mìn,” Tất cả những người đó đều bị chết trong những vụ nổ mìn”.
        Có những vụ tra tấn bằng cách”treo người lên trần nhà”. Nhiều người bị bắn sau khi chịu đựng hình phạt này.

      Tại một vùng ở phía Đông Âu, bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, đã có” hơn một ngàn xác chết mang nhiều chứng tích bị tra khảo đã được tìm thấy..Một trăm ba mươi chin người đàn bà tay bị trói thúc ké ra sau bằng dây kẽm; một số đã bị xẻo mất nhũ hoa, cắt lỗ tai, chặt cụt ngón tay và ngón chân. Tất cả các xác đều có vết cháy phỏng. Để thêm phần sâu sắc, và để nhấn mạnh sự việc các nạn nhân đều là người Do thái, trên than thể những người đàn ông đều bị in một ngôi sao năm cánh bằng sắt nung đỏ hoặc bị rạch bằng dao. Có kẻ bị mổ banh bụng”.

        Ngay các trẻ em cũng không được buông tha. Tòa án ở Nuremberg lên án những nhà lãnh đạo Đức Quốc Xã đã’ tàn sát các trẻ em đồng thời với những người lớn một các không thương tiếc. Họ giết chúng cùng với cha mẹ chúng, giết từng nhóm hoặc riêng rẽ. Họ giết chúng trong các nhà giữ trẻ và ở bện viện, chon sống, quăng vào lửa, đâm thủng người chúng bằng lưỡi lê, chích thuốc độc, dùng chúng trong các cuộc thí nghiệm, lấy máu chúng để tiếp cho quân đội Đức, nhốt chúng vào xà lim, trong các phòng tra tấn của Gestapo và trong các trại tập trung, nơi đây chúng chết vì đói, vì tra tấn và vì bệnh dịch”.

       Các bị cáo hết sức kinh ngạc với những điều phát giác ấy, vì họ nghĩ rằng họ đã thủ tiêu các chứng tích tội ác của họ. Thật vậy, như tòa án Nuremberg đã tiết lộ’ từ tháng 6 năm 1943, người Đức đã thực hiện việc hủy diệt các bằng chứng tội ác của họ. Họ đào các xác chết lên và đốt đi, nghiền nát số xương còn sót lại để làm phân bón”.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Hai, 2014, 06:54:38 pm
      Nhưng số nạn nhân quá đông, và không thể nào đào lên, đốt đi và nghiền nát ra hết được.. Và chính như thế, giờ đây, những người này mới phải ngồi đấy, đối chứng với các bằng cớ tội ác của họ.

      Càng nghe chuyện ghê rợn đồi bại của họ, không còn là những nhà lãnh đạo ngạo mạn của một quốc gia bị sụp đổ nữa. Họ chỉ là một nhóm người vô lại tầm thường. Họ bắt đầu cảm thấy rờn rợn nơi cổ về sự cọ sát đáng sợ của sợi dây treo cổ. Vì có thể họ đã hy vọng thoát khỏi bằng một cuộc xét xử nhục nhã của một cấp lãnh đạo đã gây chiến, nhưng với tội sát nhân một cách qui mô và tàn ác như vậy thì chỉ có thể có một phán quyết thôi. Và họ biết đó là tội chết.

       Mọi người bắt đầu cố gắng tự cứu bằng mưu mô và bằng sự quỳ lụy nhục nhã của một kẻ tòng phạm, đổ tội cho các bạn để tự biện hộ. Mỗi người đã từng hãnh diện về quyền lực của họ, giờ chỉ biết nói lên sự vô tri thức của một thuộc cấp nơi họ. Kẻ này nói” chúng tôi đã nhận lệnh”. Kẻ khác nói” chúng tôi không biết”.” Chúng tôi có biết nhưng những hành động ấy thuộc về một cơ quan khác ngoài trách nhiệm của tôi”, phần đông họ khai như vậy.

-   Cơ quan nào?
-   Ban IV (B4) của cơ quan R.S.H.A, cơ quan An ninh Quốc gia, chịu trách nhiệm về các hành động chống Do thái mà người điều khiển là Obserturmbannfuhrer S.S (Trung tá) Adolf  Eichmann.

 Adolf Eichmann.Chính hắn.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Hai, 2014, 07:20:48 pm
         Eichmann là một tên gọi mà rất nhiều bị cáo đã biết đến. Một tên gọi mà, ngược lại, gần như hoàn toàn xa lạ trong tòa án, đối với những người không dự phần vào việc dựng bằng chứng buộc tội. Bỗng dưng tên này được mọi người nhắc đến, một kẻ vô danh trở nên nổi tiếng như vai chính của một thảm kịch đen tối, chỉ một mình nó biểu tượng cho những tội ác tày trời mà Tòa án Quốc tế đã họp lại để xử. Nếu hồn ma của Hitle có lãng vãng tại Nuremberg lúc mở màn, thì giờ đây một hồn ma bóng quỉ khác lại đến gặp hắn ta, hồn ma của Adolf  Eichmann. Bởi vì tất cả mọi người đều tưởng rằng Adolf  Eichmann đã chết.

       Sự tin tưởng này, có lẽ làm các bị cáo được dễ dàng trong toan tính tránh né một sự kết tội, nhưng cũng chẳng giúp đỡ họ được gì. Họ bị kết tội bới những trách nhiệm mà họ phải gánh chịu. Và Tòa án lại nhấn mạnh bản án của họ không miễn tố những kẻ khác liên quan đến công việc nhận định, sửa soạn hoặc thực hiện các trọng tội đối với nhân loại. Nếu Eichmann còn sống và bị bắt, hắn ta cũng sẽ ngồi ghế bị cáo.

      Vì Adolf  Eichmann hiện ra như một nhân vật chính trong việc thực hiện chương trình của bọn Quốc Xã dành để giải quyết vấn đề dân Do thái vốn đã được gọi một các văn vẻ là” Giải pháp cuối cùng”. Đối với dân Do thái, giải pháp cuối cùng là sự chết chóc.

      Có một điều hơi lạ là chính phía khởi tố chứ không phải là bên biện hộ, đã đưa ra các nhân chứng chính về quá trình hoạt động của Adolf  Eichmann. Khi chứng cứ đầy đủ, các luật sư của nhiều bị cáo đã chụp ngay sự may mắn bất ngờ này để trình bày Eichmann như là kẻ duy nhất chịu trách nhiệm.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 26 Tháng Hai, 2014, 02:51:31 am
     Một trong những lần gây sôi nổi nhất của vụ kiện ở Nuremberg là lúc người chứng đầu tiên đứng ra xác nhận và tường thuật vai trò chính yếu của Eichmann trong chương trình tiêu diệt dân tộc Do thái. Người đó chính là Dieter Wisliceny, đại úy SS. Việc cung khai của ông cũng đáng sợ và nặng nề hơn vì ông ta đã đưa ra những gì mình đã biết trong nội bộ. Ông ta là người Phổ. Một đảng viên Quốc xã chính cống. Ông làm việc cùng một sở với Eichmann, ban IV B4 của R,S.H.A với tư cách là một trong những phụ tá của Eichmann, và đã từng là đại diện của ông ta tại Slovaquie, tại Hy lạp và tại Hung gia lợi trong việc thực hiện ” Giải pháp cuối cùng”.

      Trong thời gian đó, Wisliceny chờ ra tòa ở Bratislava vì họ tố cáo là tội phạm chiến tranh, và đã được đưa đặc biệt từ Slovaquie đến làm chứng tại Nuremberg. Tôi đã đích than đến gặp ông ta mười tháng sau, khi đó ông vừa bị kết án tử hình và đang chờ ngày hành quyết. Ông bị treo cổ vài tuần lễ sau đó. Tôi phỏng vấn ông tại văn phòng làm việc của viên thiếu tá nhà lao chính ở Bratislava. Trong buổi nói chuyện này, ông hoàn toàn xác nhận bản cung khai hồi tháng giêng trước tòa án quốc tế và đã đi sâu vào chi tiết hơn nữa. Ông tiết lộ một tin rất đặc sắc và tôi đã chuyển lại cho giới chức có thẩm quyền ở Vienn hai ngày sau đó. Khác hẳn các bị cáo ở Nuremberg, Wisliceny quả quyết Eichmann vẫn còn sống. Ông nhấn mạnh chứng cớ của ông, trên sự quen biết cá nhân về con người, trên sự việc ông ta biết Eichmann đã sắp đặt cẩn thận mọi thứ để bảo toàn tương lai, và ông tin chắc Eichmann không có đủ can đảm để tự sát. Wisliceny tuyên bố muốn ghi lại sự việc này trên giấy. Tôi đưa cây viết của tôi và ông ta ghi vấn đề này.

      Sự tin tưởng của ông về sự kiện Eichmann vẫn còn sống đã bảo đảm thêm tính chất xác thực của việc làm chính của ông. Vì trong tất cả những người lãnh đạo Quốc xã bị đưa ra pháp luật, chỉ có riêng ông chắc chắn những lời nói của mình sẽ đến tận tai hay nằm dưới mắt của Eichmann. Ông không nói đến một người đã chết mà người ta có thể nói nhiều việc không sợ có phản ứng. Ông ta biết những gì mình tuyên bố có thể mình sẽ bị đối chứng với Eichmann nếu ông ta vẫn còn sống và vừa bị bắt. Và ông ta đã đoan chắc với tôi là cuối cùng Eichmann sẽ bị bắt.

      Ngày 3 tháng giêng năm 1946 là ngày sôi động mạnh khi Wisliceny đứng trước vành móng ngựa ở Nuremberg. Việc làm chứng của ông chấm dứt bằng một màn kịch bi thảm làm cho mọi người bàng hoàng…

      Wisliceny đứng trước vành móng ngựa, dáng cao lớn, tóc vàng, mấy tháng trong lao xá làm ông ta ốm hẳn đi. Vị Chánh án cho ông tuyên thệ. Sau đó trung tá Smith W. Brookhart Jr., phụ tá thẩm phán của Hoa-kỳ bắt đầu lấy khẩu cung:




Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 26 Tháng Hai, 2014, 07:43:56 am
Trung tá Brookhart: - Anh bao nhiêu tuổi?
     Wisliceny: - Ba mươi tư tuổi.
      B. – Sanh tại đâu?
     W. – Tôi sanh tại Regulowken, miền Đông Phổ.
      B. – Anh đã là đảng viên Đảng Quốc Xã?
      W. – Phải.
      B. – Anh thuộc lực lượng SS?
      W. – Phải, từ năm 1934.
      B. – Anh lên cấp bậc nào?
      W. – Năm 1940, tôi được thăng nhiệm đại úy SS.
      B. – Anh có biết Adolf  Eichmann không?
      W. – Có, tôi biết Adolf  Eichmann từ năm 1934.
      B. – Anh biết hắn ta trong trường hợp nào?
      W. – Chúng tôi vào cơ quan SD gần như một lượt. Cho đến năm 1937, chúng tôi đã làm cùng sở.
      B. – Anh biết tường tận về cá nhân Eichmann?
      W. – Chúng tôi rất thân nhau, thường xưng hô mày tao với nhau, và tôi cũng biết rất rõ về gia quyến của ông ta.
      B. – Hắn giữ chức vụ gì?
      W. – Tại Cục An ninh Quốc gia(R.S.H.A.), Eichmann làm trưởng ban của Amt IV,cơ quan Gestapo.
      B. – Nhiệm vụ của hắn ta là gì?
      W. – Ban này lo vấn đề Do thái của R.S.H.A. Eichmann được ủy quyền đặc biệt của Đại tướng (Gruppenfuhrer) Muller, chỉ huy trưởng của Amt IV và của tư lệnh Cảnh sát đặc biệt. Ông ta chịu trách nhiệm đặc biệt về cái mà người ta gọi là giải pháp của vấn đề Do thái tại Đức và tại các quốc gia bị Đức chiếm đóng.
      B. – Trong hoạt động liên quan đến Do thái, có những giai đoạn nào khác biệt nhau không?
      W. – Có.
      B. – Anh có thể phỏng định các thời kỳ và xác định các loại hoạt động khác nhau cho Tòa được biết không?
      W. – Đươc. Đến năm 1940, chính sách chung của Ban là giải quyết vấn đề Do thái tại Đức và các vùng bị Đức chiếm đóng bằng một cuộc di dân có tổ chức. Sau năm này là thời kỳ thứ hai, gồm việc tập trung tất cả các người Do thái tại Ba lan và tất cả các vùng bị Đức chiếm đóng tại miền Đông vào các Ghetto (xóm riêng Do thái). Thời kỳ này kéo dài đến khoảng năm 1942. Giai đoạn thứ ba là thời kỳ người ta gọi là ” Giải pháp cuối cùng” của vấn đề Do thái, có nghĩa là sự tận diệt có tổ chức chủng tộc Do thái; thời kỳ này kéo dài đến tháng 10 năm 1944, lúc mà Himmler ra lệnh ngừng tiêu diệt họ.
     (Đến đây, phiên tòa đình chỉ).   


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 26 Tháng Hai, 2014, 05:47:14 pm
      B. – Anh bắt đầu cộng tác với Ban Amt IV của R.S.H.A. từ lúc nào?. (Câu hỏi này có một lầm lẫn. Đúng ra là Ban IV B 4).
      W. – Vào năm 1940. Tình cờ tôi gặp Eichmann.
      B. – Anh đã giữ những chức vụ gì?
      W. – Eichmann đề nghị tôi đi Bratislava với tư cách cố vấn cho vấn đề Do thái bên cạnh chính phủ Slovaquie.
      B. – Anh giữ chức vụ này trong bao lâu?
      W. – Tôi đã ở Bratislava đến mùa xuân năm 1943; Kế đó gần một năm ở Hy lạp và về sau, từ tháng ba năm 1944 đến tháng chạp năm 1944, tôi làm việc với Eichmann tại Hung Gia lợi. Tôi rời sở của Eichmann vào tháng giêng năm 1945.
      B. – Trong thời gian hoạt động, anh có bao giờ nghe nói đến một lệnh nào đòi hỏi sự tiêu diệt tất cả người Do thái không.
      W. – Có, tôi được Eichmann cho biết lệnh này lần đầu tiên vào mùa hè năm 1942.
      B. – Anh hãy kể cho Tòa biết các trường hợp và nguyên lai của lệnh này?
      W. – Mùa xuân năm 1942, khoảng 17.000 người Do thái được đưa từ Slovaquie đến Ba lan dưới hình thức nhân công. Đây là một thỏa hiệp với chính phủ Slovaquie.

       Tháng tư hoặc đầu tháng năm 1942. Eichmann nói với tôi rằng từ nay về sau, nhiều gia đình có thể được đưa trọn sang Bal an. Eichmann đích thân tới Bratislava vào tháng năm 1942 và bàn cả vấn đề với các nhân vật có thẩm quyền bởi chính phủ Slovaquie. Ông ta đén thăm Bộ trưởng Mach và giáo sư Tuka, ông này đang giữ chức vụ Thủ tướng Lúc đó ông ta cam kết với chính phủ Slovaquie., rằng những người Do thái sẽ được đối xử nhân đạo trong các ghetto ở Bal an, như ý muốn của chính phủ Slovaquie.. Tiếp sau sự đảm bảo đó, khoảng 35.000 người Do thái đưa từ Slovaquie.đến Bal an. Trong khi đó các cấp lãnh đạo Slovaquie.cố gắng mọi cách để các người Do thái được đối đã tử tế thật sự; Họ đặc biệt tìm các giúp đỡ những người Do thái đã cải sang Thiên Chúa giáo. Thủ tướng Tu ka đã khẩn khoản mời tôi đến gặp ông và tỏ ý mong ước một phái đoàn Slovaquie được phép đến các vùng người Do thái Slovaquie bị chuyển đến. Tôi chuyển lời thỉnh nguyện này đến Eichmann, và kèm theo đó chính phủ Slovaquie cũng có gửi một văn thư về vấn đề này cho ông ta. Lúc đó, Eichmann chỉ trả lời một cách hững hờ.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 26 Tháng Hai, 2014, 11:46:15 pm
      “Cuối tháng bảy hay đầu tháng tám, tôi đén gặp Eichmann tại Bá Linh và một lần nữa van nài ông chấp thuận lời thỉnh cầu của chính phủ Slovaquie. Tôi nêu cho ông ta biết những lời đồn tại ngoại quốc trong đó có tin đồn tất cả người Do thái ở Ba lan đều bị giết chét. Tôi còn cho ông ta biết chính Đức Giáo hoàng cũng đã can thiệp giúp họ với chính quyền Slovaquie. Tôi lưu ý hãy đề phòng cách hành động này nếu có thật, sẽ rất tai hại cho uy tín của Đức quốc với ngoại quốc. viện các lý do đó, tôi yêu cầu ông chấp thuận cuộc viếng thăm này. Sau một lúc bàn cãi, Eichmann bảo với tôi lời yêu cầu này tuyệt đối không làm sao có thể thỏa mãn được. Tôi hỏi tại sao. Ông ta bảo với tôi rằng phần lớn những người Do thái đó đã không còn sống nữa. Tôi hỏi ai cho những chỉ thị như vậy và ông ta ám chỉ một mệnh lệnh của Himmler. Tôi liền yêu cầu cho xem bản chỉ thị đó vì tôi không thể tưởng tượng được có một lệnh như vậy trên giấy tờ. Ông ta….”

      B. – Lúc ấy anh ở đâu? Lần họp ấy với Eichmann anh ở đâu?
      W. – Buổi họp ấy đã diễn ra tại Bá Linh, số 116 đường Kurfurstenstrasse, trong văn phòng của Eichmann.
      B. – Anh hãy tiếp tục trả lời câu hỏi trước.
      W. – Eichmann bảo có thể cho tôi xem tờ chỉ thị đó nếu việc ấy làm tôi yên tâm. Ông ta lấy một xấp giấy trong tủ sắt, lật các trang giấy và đưa cho tôi xem một bức thư của Himmler gửi cho Tư lệnh Cảnh sát đặc biệt và cho cơ quan SD. Nội dung bức thư như sau: “Fuhrer đã ban hành giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do thái; Tư lệnh Cảnh sát đặc biệt, cơ quan SD và Thanh tra các trại tập trung được giao phó nhiệm vụ thi hành giải pháp cuối cùng này. Tất cả người Do thái, đàn ông và đàn bà, còn sức làm việc được tạm thời miễn chịu giải pháp cuối cùng này và bị đưa đi phục dịch tại các trại tập trung. Bức thư do chính Himmler ký tên. Tôi không thể lầm lẫn được vì tôi biết rõ chữ ký của ông ta”
      B. – Chỉ thị này có mang dấu bảo đảm nào không?
      W. – Có in chữ “mật”.
      B. – Anh có thể phỏng đoán ngày tháng của chỉ thị này không?
      W. – Chỉ thị có từ tháng 4 năm 1942.
      B. – Do ai ký?
      W. – Chính tay Himmler.
      B. – Và anh đã quan sát kỹ tờ chỉ thị này tại văn phòng của Eichmann?
      W. – Phải, Eichmann đưa tờ chỉ thị cho tôi và chính tôi đã đọc.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 27 Tháng Hai, 2014, 01:40:26 pm
      B. – Anh có nêu thắc mắc gì về ý nghĩa của câu: ” Giải pháp cuối cùng” dùng trong tờ chỉ thị ấy không?
      W. – Eichmann đã giải thích cho tôi ý nghĩa của câu đó. Ông ta bảo đây là việc tiêu diệt có tổ chức giống dân Do thái tại các vùng lãnh thổ ở phía Đông, được ám chỉ dưới thành ngữ ” Giải pháp cuối cùng”. Trong những lần bàn luận sau đó về đề mục này, vẫn những tiếng ” Giải pháp cuối cùng” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
      B. – Anh có nói gì với Eichmann về những quyền lực do lệnh này đưa đến cho hắn ta không?
      W. – Eichmann bảo chính ông ta được ủy quyền thi hành mệnh lệnh này trong Cục An ninh (R.S.H.A.). Với mục đích này, ông nhận nơi vị Tư lệnh Cảnh sát đặc biệt tất cả mọi quyền hạn, ông chịu trách nhiệm thi hành trực tiếp về việc thi hành lệnh trên.
      B. – Anh có bình luận gì với Eichmann về các quyền hạn đó không?
      W. – Có, vì tôi thấy rõ lệnh này có nghĩa là đưa hàng triệu người đến cái chết. Cho nên tôi đã nói với Eichmann: “Cầu trời cho các kẻ thù chúng ta đừng bao giờ có cơ hội làm như vậy đối với dân tộc Đức”. Và Eichmann trả lời tôi là không nên quá đa cảm; đó là lệnh của Fuhrer, và phải thi hành.
      B. – Anh có biết lệnh này vẫn có hiệu lực và nằm dưới quyền kiểm soát của cơ quan Eichmann không?
      W. – Có.
      B. – Bao nhiêu lâu?
      W. – Lệnh ấy có hiệu lực đến tháng 10 năm 1944. Lúc đó Himmler ban ra một phản lệnh để ngăn chặn sự tiêu diệt dân Do thái.
      B. – Ai là chỉ huy trưởng của cơ quan Reichssicherheitshauptamt (R.S.H.A.) lúc lệnh này được ban ra lần đầu tiên?
      W. – Hình như là Heydrich (Heydrich) bị ám sát chết tại Prague vào tháng 5 năm 1942 và được Kaltenbrunner thay thế)
      B. – Chương trình đưa ra do lệnh này có hiệu lực mạnh dưới thời Kaltenbrunner không?
      W. – Có. Chẳng có một sự thay đổi nào.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 28 Tháng Hai, 2014, 09:07:14 am
       B. – Anh đã từng có dịp nghiên cứu kỹ các hồ sơ trong văn phòng của Eichmann không?
      W. – Có, rất thường. Tôi biết ông ta sắp đặt thật tỉ mỉ các hồ sơ liên quan đến công việc của mình. Ông là một viên chức hoàn toàn về mọi mặt, ông ghi ngay vào hồ sơ tất cả các cuộc nói chuyện với cấp chỉ huy. Ông thường nói với tôi rằng, đối với ông, vấn đề quan trọng nhất là được các người ấy che chở bất cứ lúc nào. Bản thân ông trốn tránh mọi trách nhiệm và lúc nào cũng cẩn thận nấp sau thượng cấp, như Muller và Kaltenbrunner chẳng hạn, khi nói đến trách nhiệm hành vi của mình.
      B. – Bây giờ nếu chúng ta bàn đến các xứ mà các biện pháp chống Do thái đã được thực hiện, anh có thể cho biết trong những xứ nào anh đã đích thân biết được có các chiến dịch như vậy?
      W. – Trước tiên, tôi biết tất cả các biện pháp đã được thực hiện ở Slovaquie. Tôi cũng được biết cuộc di tản người Do thái ở Hy lạp và ở Hung gia lợi. Thêm nữa, tôi cũng biết được biện pháp đã được áp dụng tại Bảo gia lợi và Croatie. Dĩ nhiên là tôi nghe nói đến những cuộc chuẩn bị tại các nước khác, nhưng không thể biết tường tận
      B. – Trong trường hợp xứ Slovaquie, anh đã nói về 17.000 người Do thái được đặc biệt chọn lựa để đem đi. Anh có thể cho Tòa biết những biện pháp nào đã được áp dụng sau đó đối với người Do thái tại xứ này?
      W. – Trước đây tôi đã nói là sau 17.000 công nhân ấy thì 35.000 người Do thái nữa được đưa đi, trong đó có nhiều gia đình nguyên vẹn.
      B. – Việc gì đã xảy ra cho 35.000 người Do thái đã được gửi tới Ba lan ấy?
      W. – Họ đã được đối đãi đúng như theo chỉ thị mà Eichmann đã cho tôi xem hồi tháng 8 năm 1942. Một số được giữ lại vì có khả năng làm việc. Còn những kẻ khác thì bị giết.
      B. – Anh làm như thế nào để biết được chuyện ấy?
      W. – Bởi Eichmann, và dĩ nhiên, bởi Hoes strong những lần đàm luận tại Hung gia lợi.
      B. – Tỉ lệ các người Do thái còn sống là bao nhiêu?
      W. – Thời đó , trong một buổi nói chuyện với Eichmann có tôi tham dự, Hoess đã cho biết con số những người Do thái còn sống sót và bị đem đi phục dịch vào khoảng từ 25 đến 30 phần trăm.
      B. – Nếu chúng ta đi từ các sự kiện xảy ra tại Hy lạp, xin anh trình bày cho Tòa biết các sự kiện tiếp theo theo thứ tự thời gian?



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 01 Tháng Ba, 2014, 08:58:42 pm
      W. – Tháng giêng năm 1943, Eichmann gọi tôi tới Bá linh và thông báo là tôi sẽ phải đến Salonique để mang đến đấy một giải pháp cho vấn đề Do thái với sự phối hợp của Bộ chỉ huy quân sự Đức tại Macedoine. Người đại diện thường trực của Eichmann , viên thiếu tá SS Rolf Gunther, đã đến Salonique trước rồi. Chuyến đi của tôi được dự định vào khoảng tháng hai; cuối tháng giêng Eichmann cho biết ông ta đã giao phó cho viên đại úy SS Brunner việc thực hiện kỹ thuật của tất cả mọi chiến dịch tại Hy lạp, và ông ta sẽ cùng đi với tôi đến Salonique. Brunner không thuộc quyền tôi, Tháng hai chúng tôi đến Salonique và tiếp xúc với Bộ chỉ huy quân sự tại đó.
      B. – Anh tiếp xúc với ai tại Bộ chỉ huy quân sự?
      W. – Với bác sĩ Merten, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự, và viên Tư lệnh các lực lượng mặt trận Salonique-Biển Egee.
      B. – Kế hoạch được trù liệu với bác sĩ Merten và các biện pháp nào đã được áp dụng.
      W. – Tại Salonique, trước hết người Do thái bị tập trung lại trong một vài khu xóm trong thành phố. Tại Salonique có khoảng 50.000 người Do thái Tây ban nha. Đầu tháng ba, sau khi thực hiện xong lệnh tập trung, một bức điện văn của Eichmann gửi đến cho Brunner ra lệnh di tản tức khắc tất cả những người Do thái tại Salonique và Macedoine đến Auschwitz. Với tờ lệnh trong tay, Brunner và tôi tới Bộ chỉ huy quân sự, nơi đây không thắc mắc gì, và các công cuộc chuẩn bị và các biện pháp cần thiết đã được đề ra và thi hành. Brunner đích thân chỉ huy tất công việc tại Salonique. Những chuyến xe lửa di tản được trưng dụng nơi Bộ chỉ huy Tiếp vận Quân đội. Brunner chỉ có việc nêu số toa xe cần thiết và chỉ định chắc chắn giờ giấc cần dùng các toa xe ấy.
      B. – Có nhóm công nhân Do thái nào được giữ lại ở Hy lạp theo yêu cầu của Tiến sĩ Merten hoặc của Bộ chỉ huy quân sự không?
      W. – Bộ chỉ huy quân sự có xin 3.000 người Do thái để dùng vào các công việc dọc đường xe lửa, sự yêu cầu này được chấp thuận. Sauk hi tất cả các công việc được hoàn tất, những người Do thái ấy được trả lại cho Brunner và cũng như bao người khác, họ bị gửi đi Auschwitz.
      B. – Tất cả có bao nhiêu người Do thái được gom lại và đày đi khỏi Hy lạp?
      W. – Có hơn 50.000. Tôi tính có khoảng 54.000 người được di tản khỏi Salonique và Macedoine.
      B. – Anh căn cứ con số đó vào đâu?
      W. – Chính mắt tôi đọc bản tường trình đầy đủ của Brunner gửi cho Eichmann về việc di tản.
      B. – Các chuyến di chuyển từ Hy lạp về đâu?
      W. – Đều về Auschwitz.
      B. – Và sau cùng người ta làm gì những người Do thái từ Hy lạp được đưa đến Auschwitz.?   


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 02 Tháng Ba, 2014, 04:02:36 pm
      W. – Tất cả, không trừ một ai, đều được dành cho giải pháp gọi là cuối cùng.
      B. – Trong thời gian tập hợp, những người Do thái có bị bắt buộc tự sinh kế hàng ngày không?
      W. – Có. Tiền bạc của người Do thái bị tịch thu và bỏ vào trương mục công cộng tại Ngân hàng Hy lạp. Sau khi họ đã bị di tản khỏi Salonique. Bộ chỉ huy Quân sự đã chiếm lấy trương mục này. Có khoảng hai trăm tám mươi triệu tiền Hy lạp.
      B. – Anh muốn nói gì khi nói người Do thái bị đưa tới Auschwitz đã chịu ” giải pháp cuối cùng”?
     W. –  Tôi muốn nói đến cái mà Eichmann đã giải thích cho tôi dưới danh từ ” giải pháp           cuối cùng”, có nghĩa là họ sẽ bị tiêu diệt. Theo những gì tôi được biết trong các cuộc bàn luận với ông ta, cuộc tiêu diệt này diễn ra trong các phòng hơi ngạt và xác chết được thiêu hủy trong lò thiêu
      B. – Nếu ngài Chánh án muốn, nhân chứng sẵn sàng cung khai về các hành động ở Hung gia lợi, liên quan đến khoảng 500.000 người Do thái. (Quay lại nhân chứng:). Về những sự việc liên quan đến các hoạt động tại Hung gia lợi, anh có thể mô tả vắn tắt các công cuộc chuẩn bị đã được đề ra tại đó và sự tham dự của anh trong các biện pháp đó?



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 03 Tháng Ba, 2014, 06:33:34 pm
       W. – Sau khi quân Đức tiến vào đất Hung gia lợi, Eichmann đích thân tới đó với một bộ tham mưu hùng hậu. Theo lệnh bộ Tư lệnh Cánh sát đặc biệt, tôi được biệt phái tới bộ tham mưu của Eichmann. Eichmann bắt đầu các hoạt động của ông ta tại Hung gia lợi vào cuối tháng 3 năm 1944. Ông tiếp xúc với nhân viên chánh phủ Hung, thời đó đặc biệt với hai Tổng trưởng Endre và Von Baky. Quyết định đầu tiên của Eichmann với sự hợp tác của các nhà lãnh đạo Hung gia lợi ấy là tập trung người Do thái Hung gia lợi vào các nơi ấn định sẵn. Quyết định này được áp dụng từng vùng, bắt đầu tạị Ruthenie và Trancylvanie. Hoạt động này bắt đầu vào trung tuần tháng 4 năm 1944.

         “ Tại Ruthenie, hơn 200.000 người Do thái đã bị các biện pháp ấy chiếu cố đến. Hậu quả là không làm sao kham nổi công việc tiếp tế lương thực và chỗ trú ngụ tại các tỉnh nhỏ và thị xã thôn quê nơi tập trung dân Do thái. Đứng trước tình trạng đó, Eichmann đề nghị người Hung chuyển vận dân Do thái tới Auschwitz và các trại tập trung khác. Tuy nhiên ông ta đòi hỏi phải có một đơn yêu cầu về việc này, do chính phủ Hung hoặc do một thành phần của chính phủ này. Đơn ấy đã được Tổng trưởng Von Baky thực hiện, việc di tản do cảnh sát Hung phụ trách.

      Eichmann ủy nhiệm tôi làm sĩ quan liên lạc cạnh trung tá Ferency, người được Bộ trưởng Nội vụ Hung giao phó đảm trách việc này. Việc di tản những người Do thái ra khỏi Hung bắt đầu vào tháng năm năm 1944 và diễn tiến từng vùng một, đầu tiên tại Ruthenie, kế đó là Trancylvanie, Hung gia lợi miền Bắc, miền Nam và miền Tây”.

      B. – Trong thời gian tập trung người Do thái ở Hung gia lợi, có những cuộc tiếp xúc nào – nếu có – giữa ủy ban Phân phối về vấn đề Do thái và đại diện của Eichmann?
     W. – Ủy ban Phân phối cố gắng liên lạc với Eichmann và thử giúp đỡ cho số phận người Do thái Hung gia lợi. Chính tôi dàn xếp tổ chức cuộc tiếp xúc ấy với Eichmann, vì tôi muốn tìm ra một phương cách nào để che chở nửa triệu người Do thái Hung gia lợi khỏi các biện pháp đã được áp dụng rồi. Ủy ban Phân phối đề nghị cho Eichmann vài sự dâng hiến và bù lại, họ yêu cầu để dân Do thái được ở lại đất Hung. Các sự dâng hiến ấy thuộc về tài chánh. Eichmann bắt buộc phải chuyển lên Himmler một cách miễn cưỡng. Do đó, Himmler giao phó cho một đại tá tên là Becher các việc thương lượng về sai. Becher thương lượng với Bác sĩ Kastner, đại biểu của Ủy ban Phân phối. Nhưng Eichmann, ngay từ đầu, đã cố ý phá hỏng các cuộc thương lượng ấy. Ông ta tìm cách đặt chúng tôi trước sụ việc đã rồi, ngay từ khi chưa có kết quả cụ thể nào đạt tới, nói cách khác, ông ta đã tìm cách chở người Do thái đến Auschwitz càng nhiều càng tốt.

      B. – Có những bản thông cáo chính thức nào được gửi về Bá linh về các việc điều động liên quan đến 450.000 người Do thái ra khỏi đất Hung không?
      W. – Có, lúc khởi hành mỗi chuyến áp tải, Bá linh được thông báo bằng máy điện báo, và thỉnh thoảng, Eichmann lại gửi một bản báo cả đầy đủ về cơ quan R.S.H.A. và lên Bộ Tư lệnh Cảnh sát đặc biệt.
      B. – Cái gì đã xảy đến cho 450.000 người Do thái mà anh vừa nói đến?
      W. – Tất cả đều bị đưa đến Auschwitz và giao cho ” giải pháp cuối cùng”.
      B. – Anh muốn nói họ đã bị giết chết?
      W. – Phải, ngoại trừ có lẽ từ 25 đến 30 phần trăm được sử dụng vào việc lao tác. Ở đây tôi xin nhắc lại buổi bàn luận mà tôi đã có đề cập tới giữa Hoess và Eichmann tại Budapest.
      B. – Tóm lại, tại Hy lạp, Hung gia lợi và Tiệp khắc, có khoảng bao nhiêu người Do thái phải chịu các biện pháp của Mật vụ và của cơ quan SD?


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 09 Tháng Ba, 2014, 01:20:17 am
     W. – Tại Slovaquie có khoảng 66.000 người; tại Hy lạp khoảng 64.000, và tại Hung gia lợi hơn nửa triệu.
      B. – Còn tại Croatie và Bảo gia lợi, bao nhiêu người Do thái đã bị xâm hại như thế?
      W. – Theo sự hiểu biết của tôi, thì có khoảng 10.000 người tại Bảo gia lợi, còn tại Croatie, tôi chỉ biết có chừng 3.000 người Do thái đã được đưa từ Agram đến Auschwitz trong mùa hè năm 1942.
      B. – Theo sự hiểu biết của anh thì bao nhiêu người Do thái tất cả đã bị buộc phải chịu ” giải pháp cuối cùng”, nghĩa là đã bị giết chết.
      W. – Tôi khó mà xác định được con số chính xác. Tôi chỉ có thể căn cứ vào buổi đàm luận giữa Hoess và Eichmann tại Vienne để phỏng định, Eichmann bảo chỉ có một số rất nhỏ trong số người đã được đưa từ Hy-lạp đến Auschwitz là còn có khả năng làm việc. Người Do thái ở Slovaquie và Hung gia lợi khoảng 20 tới 30 phần trăm có khả năng làm việc được. Do đó tôi thật khó đưa ra một tổng số chắc chắn.  
      B. – Trong những cuộc họp gặp gỡ giữa anh với những chuyên gia khác về vấn đề Do thái và với Eichmann, anh có thu nhập được tin gì về tổng số người Do thái đã bị giết do chương trình ấy không?
      W. – Chính Eichmann thường bảo ít nhất cũng khoảng 4 triệu. Cũng có lúc ông nói đến con số 5 triệu. Theo sự nhận xét của tôi, thì ít nhất có khoảng 4 triệu người đã bị giao cho ” giải pháp cuối cùng”! Bao nhiêu người thực sự còn sống sót? Tôi không có đủ khả năng để trả lời.
      B. – Anh gặp Eichmann lần chót hồi nào?
      W. – Tôi gặp ông ta lần chót tại Bá linh, khoảng cuối tháng hai năm 1945. Và lúc đó, ông ta bảo, nếu trận chiến này bị thua, ông ta sẽ tự tử.
      B. – Lúc đó hắn ta có nói gì với anh về con số người Do thái đã bị giết chết không?
      W. – Có, ông ta biểu lộ điều ấy với một nét mặt đặc biệt cầu thị. Ông bảo sẽ nhảy cỡn lên trong mồ vì vui sướng bởi ý tưởng mang 5 triệu người Do thái trong lương tâm sẽ là một nguồn năng thỏa mãn phi thường cho ông ta.

       Không khí im lặng bao trùm Tòa án, bi đát và xao xuyến khi Wisliceny thốt ra những lời cuối cùng này. Ý nghĩa càng thấm thía hơn vì giọng nói bình dị. Anh ta chỉ thuật lại những sự kiện. Đó là những gì Eichmann đã nói với anh ta.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 12 Tháng Ba, 2014, 08:41:20 pm
       Cùng với việc giải phóng nước Đức và các lãnh thổ bị chiếm đóng của các quân đội Đồng Minh, một loạt tin tức khủng khiếp đã tràn ngập thế giới. Bọn Quốc xã đã ám sát, hủy hoại và ngược đãi. Hàng triệu chữ được đăng trên báo chí và tập san, phụ thêm với hình ảnh của các trại tập trung là lò thiêu xác. Các rạp chiếu bóng trình chiếu những phim thời sự về các nỗi thống khổ ấy.. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn dửng dưng trước những thiên phóng sự ấy. Những kẻ thành thật thường không hiểu nổi những sự tàn bạo to lớn vừa được phát giác như vậy. Những người khác lại tưởng đấy là sự tuyện truyền khi nhớ đến những chuyện tàn ác thời Đệ nhất Thế chiến. Dầu sao, họ nói, các câu chuyện này cũng là của các dân quân kháng chiến, các người đã đánh bại bọn Nazi (đảng viên quốc xã Đức).

        Nhưng ở đây, trước Tòa án Nuremberg, một người vừa ra trước vành móng ngựa, anh ta lại là một đảng viên Quốc xã chính cống. Chính anh ta đã dự phần vào các biện pháp chống Do thái với chức vụ quan trọng, ít nhất cũng tại ba Quốc gia trong số các quốc gia bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Và anh ta đã xác nhận một cách chi tiết các khám phá của Đồng minh về cách cư xử của bọn Nazi. Lời chứng của anh ta gây xúc động mạnh, vừa do các sự việc anh ta thuật lại, vừa do các bằng chứng anh đưa ra về trách nhiệm của Eichmann trong việc chuẩn bị và thi hành các kế hoạch sát nhân.

         Tiếp theo đó, một người ra trước vành móng ngựa, người này có lẽ đã thấy – thấy tận mắt – nhiều vụ ám sát hơn ai hết trên cõi đời này. Anh ta cũng vậy, cũng như Wisliceny, có thể cung khai một lượt, vừa tính chất của tội ác và về sự đồng lõa của Eichmann. Anh ta chính là viên trưởng trại tận diệt Auschwitz, trong khoảng thời gian từ 1 tháng 5 năm 1940 đến mồng 1 tháng 12 năm 1943, khoảng thời gian có khoảng hai triệu rưỡi người bị giết và năm trăm ngàn người khác bị chết vì thiếu thốn và bệnh tật. Đây cũng là một lời khai của một đảng viên Quốc Xã về các biến cố mà anh ta đã tham dự. Đó chính là Rudolf Franz Ferdinand Hoess.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 15 Tháng Ba, 2014, 08:36:58 pm
     Trong bản cung được biên thảo ra sau khi tuyên thệ ngày 5 tháng 4 năm 1946, và được trình trước Tòa án Nuremberg, Hoess nói:

        *1 Tôi bốn mươi sáu tuổi.

        *2 Tôi liên tục có chân trong thành phần ban quản trị các trại tập trung từ năm 1934.Trước tiên, tôi phục vụ tại trại Dachau tới năm 1938; Kế đó làm phụ tá cho viên trưởng trại Sachsenhausen từ năm 1938 đến ngày 1 tháng 5 năm 1940, ngày tôi được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng trại Auschwitz (1 tháng 5 năm 1940 đến 1 tháng 12 năm 1943). Tôi điều khiển trại Auschwitz đến ngày 1 tháng 12 năm 1943, và tôi ước lượng ít ra cũng vào khoảng 2.500.000 nạn nhân đã bị hành hình và bị tiêu diệt bằng hơi ngạt và thiêu sống, non nửa triệu người nữa đã bị gục ngã vì thiếu thốn và bệnh tật, tổng cộng khoảng ba triệu người chết. Con số này tiêu biểu khoảng 70 hoặc 80 phần trăm trên tổng số người bị đầy đến trại Auschwitz, số còn lại bị sử dụng vào các công việc khổ sai tại các cơ sở kỹ nghệ của trại. Trong số người đã bị hành quyết, có khoảng 20.000 tù binh chiến tranh Nga sô (rút từ các trại tù binh bởi cơ quan Gestapo) bị áp tải đến trại Auschwitz bằng xe của quân đội bởi các sĩ quan và binh sĩ của quân đội chính qui. Số nạn nhân còn lại gồm 100.000 người Do thái Đức, và một số lớn, phần đông người Do thái thuốc các quốc gia Hòa Lan, Pháp, Ba-lan, Hung gia lợi, Tiệp khắc, Hy-lạp và nhiều nước khác. Chỉ riêng người Do thái Hung gia lợi, chúng tôi cũng đã hành quyết 200.000 vào mùa hè năm 1944.

         *3 Trước khi cơ quan R.S.H.A., trong đó có Ban Amt IV B4 của Eichmann được thành lập. Cơ quan Cảnh sát Đặc biệt Quốc gia (Gestapo) và Sở Cảnh sát hình sự đã được ủy nhiệm công việc bắt bớ, giam cầm tại các trại tập trung, trừng phạt và hành quyết. Sau khi Cơ quan R.S.H.A. được tổ chức, tất cả các hoạt động ấy được đảm nhiệm theo các mệnh lệnh do Heydrich, chỉ huy trưởng quan R.S.H.A. ký tên. Khi Kaltenbrunner thay thế Heydrich, các lệnh này do Kaltenbrunner ký hoặc do Muller, người cầm đầu Cơ quan Gestapo, với tư cách phụ tá của Kaltenbrunner.

       *4 Các vụ hành quyết tập thể bằng hơi ngạt bắt đầu từ mùa hè năm 1941 và kéo dài đến mùa thu năm 1944. Chính tôi đích thân giám sát các vụ hành quyết ở Auschwitz đến ngày 1 tháng 12 năm 1943, và về sau nhờ giữ chức vụ Thanh tra các trại tập trung, tôi biết những cuộc hành quyết tập thể vẫn tiếp tục như trước. Tất cả những vụ hành quyết tập thể được thực hiện dưới trách nhiệm trực tiếp của Cơ quan R.S.H.A., nơi đây ra chỉ thị cho tôi thi hành.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 19 Tháng Ba, 2014, 07:40:18 am
      Tại Cơ quan R.S.H.A., ai là người trực tiếp chịu trách nhiệm về các mệnh lệnh tận diệt ấy?

      Khi Hoess cung khai trước Tòa án Nuremberg ngày 15 tháng 4 năm 1946, hắn đã bị Tiến sĩ Kauffmann, luật sư của Kaltenbrunner, quan thầy của Eichmann chất vấn về điểm này. Và đây là những gì hắn nói về Eichmann, trong cuộc trao đổi ngắn ngủi ấy.

     Kauffmann: Lời khai của ông sẽ có một ảnh hưởng rất là quan trọng. Có lẽ ông là người duy nhất có thể soi sáng vài cục diện còn bị giấu giếm và nêu tên những kẻ nào đã ra lệnh tận diệt chủng tộc Do thái tại Âu Châu. Ngoài ra ông còn là người duy nhất có thể xác định những lệnh ấy đã được thi hành ra sao và những cuộc hành quyết đã được giữ bí mật như thế nào, bằng cách nào. Từ năm 1940 đến nawm, có đúng là ông chỉ huy trại Auschwitz không?
     Hoess: Đúng.

     Kauffmann: Và trong thời gian nầy, hàng trăm ngàn người tại đây bị đưa vào cõi chết. Đúng vậy không?
     Hoess: Đúng vậy.

     Kauffmann: Có đúng là một người mang tên là Eichmann, là người duy nhất có thẩm quyền, tổ chức việc tập trung những người này lại không?
     Hoess: Đúng

     Kauffmann: Đàn ông, đàn bà, trẻ con?
     Hoess: Phải.

     Lời khai có tuyên thệ của Hoess trước đó mười ngày, cũng đã giải thích nguyên từ: “ Giải pháp cuối cùng” và nói rõ nó được chuyển thành sự tàn sát thật sự như thế nào. Hắn ta nói:




Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 19 Tháng Ba, 2014, 10:20:04 pm
     *6. “ Giải pháp cuối cùng” của vấn đề Do thái có nghĩa là sự tận diệt toàn diện tất cả người Do thái tại Âu Châu.

      Tháng sáu năm 1941, tôi được lệnh thiết lập các phương tiện tàn sát tại trại Auschwitz. Lúc đó đã có 3 trại tận diệt khác là Belzek, Treblinka và Wolzek. Các trại này được đặt dưới sự điều khiển của Einsatzkommando của Cảnh sát Đặc biệt và Cơ quan S.D. Tôi đến thăm trại Treblinka để biết qua cách thức thực hiện việc tàn sát. Viên chỉ huy trưởng trại Treblinka cho tôi biết ông ta đã thanh toán 80.000 người Do thái trong 6 tháng; ông ta được chính thức giao phó cho việc thanh toán dân Do thái ở Ghetto Varsovie. Ông dùng oxyde de carbone, và tôi thấy các phương tiện của ông không hiệu nghiệm cho lắm. Cho nên, khi tôi thiết lập các cơ sở tại trại Auschwitz, tôi dùng chất Cyclon B, đó là chất acide prussic-que kết tinh mà chúng tôi cho vào các phòng hành quyết qua một lỗ nhỏ. Cần từ ba đến mười lăm phút, tùy theo tình trạng không khí, để giết chết các người trong phòng hành quyết. Chúng tôi nhận thấy họ chết khi họ ngừng la hét. Thường thường chúng tôi chờ khoảng nửa giờ sau mới mở cửa và đem xác ra. Sau khi xác được đem ra, các toán đặc biệt lột nhẫn và răng vàng của xác chết.

   *7. Một tiến bộ khác so với trại Treblinka là việc xây các phòng hơi ngạt để tiếp nhận 2.000 người một lượt, trong khi đó ở trại Treblinka chỉ có 10 phòng và mỗi phòng chỉ chứa được 200 người. Chúng tôi lựa chọn các nạn nhân như sau:

     Chúng tôi có tại trại Auschwitz hai bác sĩ SS thường trực để đón các chuyến tù binh vừa được chở đến. Chúng tôi bắt khám các tù binh diễu hành trước một trong hai viên bác sĩ, và ông quyết định ngay lập tức trong khi họ đi ngang qua. Những người còn khả năng làm việc được đưa vào trại. Những người khác được đưa ngay qua khu tận diệt. Trẻ con dĩ nhiên là luôn luôn bị giết vì không đủ sức làm việc. Cũng một tiến bộ khác nữa mà chúng tôi đã thực hiện được, so với trại Treblinka, là tại Treblinka các nạn nhân hầu như lúc nào cũng biết trước họ sắp bị giết và tại Auschwitz chúng tôi đã cố gắng đánh lừa để họ tưởng là được đưa đi sát trùng. Dĩ nhiên, họ thường đoán được ý định thật sự của chúng tôi và vì đó đôi khi chúng tôi đã gặp khó khăn vì tù nhân toan nổi loạn. Thường có những người đàn bà giấu con họ dưới áo, nhưng, nhất định khi chúng tôi phát giác ra trẻ con, chúng tôi đã đưa ngay chúng đi giết. Người ta đã yêu cầu chúng tôi thực hiện các vụ tàn sát ấy một cách kín đáo, Nhưng dĩ nhiên mùi hôi thúi ô uế của các xác chết bị đốt liên mien đã lan rộng ra khắp vùng và dân chúng các vùng phụ cận đều biết là những vụ tiêu diệt người đang diễn ra tại trại Auschwitz.

      *8. Thỉnh thoảng, chúng tôi tiếp nhận những người tù đặc biệt do cơ quan Giestapo tại địa phương chuyển đến. Các bác sĩ SS giết họ bằng cách chích độc chất benzine. Các bác sĩ này được lệnh thảo các chứng thư khai tử bình thường, có thể ghi mọi lý do từ trần.

     *9. Thỉnh thoảng, chúng tôi làm các cuộc thí nghiệm y khoa trên thân thể các nữ tù nhân, nhất là việc làm tiệt đường sinh sản và các cuộc thí nghiệm liên quan đến bệnh ung thư. Phần lớn những người chết trong các cuộc thí nghiệm này đã bị cơ quan Giestapo lên án tử hình rồi.

     Eichmann có biết việc gì sẽ xảy ra đến cho những kẻ mà hắn gửi đến trại tập trung chăng? Chẳng những biết rõ mà thôi, hắn còn bàn luận với viên trưởng trại Auschwitz về các phương pháp nữa. Đây, những gì viên trưởng trại nói về vấn đề này tại Nuremberg:

       Kauffmann: Có đúng là năm 1941, ông được lệnh đến Bá linh để gặp Himmler tại đó không?
       Hoess: Phải. Mùa hè năm 1941, tôi được Reichsfuhrer SS Himmler gọi đến Bá linh để nhận lệnh riêng. Ông nói với tôi đại khái như sau ( Tôi không nhớ đúng từng tiếng một) rằng Fuhrer đã ra lệnh thực hiện “ Giải pháp cuối cùng” cho vấn đề Do thái. Chúng tôi, các đoàn viên SS, phải thi hành lệnh này.

       Kauffmann: Anh đã gặp Eichmann lúc nào?
       Hoess: Tôi đã gặp Eichmann khoảng bốn tuần sau khi nhận lệnh của Himmler. Ông ta đến Auschwitz để bàn với tôi các chi tiết của việc thi hành lệnh ấy. Như Himmler đã nói với tôi, ông đã chỉ thị cho Eichmann bàn với tôi về vấn đề ấy và tôi phải nhận nơi ông ta các chỉ thị về sau đó.

      Kauffmann: Himmler có thanh tra các trại và có xem xét việc tiêu diệt người Do thái không?
      Hoess: Có, Himmler viếng trại năm 1942 và theo dõi từng chi tiết một cuộc tiêu diệt từ đầu đến cuối.

       Kauffmann: Eichmann cũng vậy chứ?
       Hoess: Eichmann đến Auschwitz rất thường và biết tường tận các vụ tàn sát.
    

    





Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Ba, 2014, 12:29:07 am
     Một người bạn cao cấp khác của Eichmann tại cơ quan R.S.H.A. cung khai tại Nurember về chương trình tận diệt của bọn Nazi và vai trò của Eichmann trong công việc này. Đó là tiến sĩ Wilhelm Hoettl thiếu tá SS, phó trưởng toán của Amt IV của cơ quan an ninh trung ương. Lời khai sau khi tuyên thệ của ông ta tại Nurember, ngày 26 tháng 11 năm 1945, nói:

    “Cuối tháng 8 năm 1944, tôi có một buổi nói chuyện với viên Trung tá SS Adolf Eichmann, mà tôi quan hệ từ năm 1938. Cuộc đàm thoại diễn ra tại nhà riêng của tôi ở Budapest. Theo chỗ tôi được biết, lúc đó Eichmann làm trưởng một ban ở Amt IV (Gestapo) thuộc cơ quan R.S.H.A.; và ngoài ra, ông ta đã nhận được lệnh của Himmler gom bắt dân Do thái tại Âu châu và lưu đày họ sang Đức Quốc. Eichmann lúc đó rất lo ngại việc Lỗ-ma-ni rút khỏi cuộc chiến. Ông ta tìm đến tôi để lấy tin tức về tình hình quân sự mà tôi được Bộ chiến tranh Hung gia lợi và vị tư lệnh lực lượng Waffen tại Hung thông báo mỗi ngày. Ông tỏ vẻ tin chắc Đức đã bại trận và riêng cá nhân ông thì không còn một cơ may nào nữa cả. Ông biết mình sẽ bị phe Đồng minh xem như một trong những tội phạm chiến tranh chính yếu vì lương tâm ông ta đang bị nhiều triệu mạng người Do thái đè nặng. Tôi hỏi ông ta bao nhiêu, ông ta trả lời, mặc dù con số là một bí mật của Quốc gia, nhưng ông ta cũng vẫn nói với tôi vì, với cương vị là một sử gia, tôi sẽ chú ý đến vấn đề này, và vì, đúng ra, ông ta sẽ không trở về sau chuyến công tác ở Lỗ-ma-ni nữa. Trước đó ít lâu, ông ta có làm một bả tường trình lên Himmler, ông này muốn biết con số chính xác người Do thái bị tiêu diệt. Từ các tài liệu này ông đưa ra các kết quả sau đây: khoảng bốn triệu người Do thái đã bị giết trong các trại tập trung, trong khi hai triệu người Do thái khác đã chết, phần lớn bị các toán công tác của Cảnh sát Đặc biệt bắn bỏ trong cuộc viễn chinh đánh Nga sô.

     Himmler không hài lòng về bản phúc trình ấy, vì theo ý ông ta, số người Do thái bị giết phải tên sáu triệu. Himmler tuyên bố sẽ gửi đến cho Eichmann một nhân viên phòng Thống kê của ông ta để làm một bản báo cáo mới, trong đó con số sẽ được điều chỉnh chính xác hơn.
     



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 23 Tháng Ba, 2014, 01:19:33 am
     Tôi có lý do để tin rằng tài liệu này do Eichmann cho biết là chính xác, vì trong tất cả những người bị dính líu, ông ta là người biết rõ nhất con số người Do thái bị giết hại. Vả lại, chính ông ta đã – “nộp” – nếu tôi có thể nói như thế - người Do thái cho việc tiêu diệt qua trung gian các nhân viên đặc biệt của ông ta, và do đó, ông ta biết rõ con số chính xác: mặt khác với tư cách là Trưởng Ban Amt IV của R.S.H.A.; cơ quan cũng chịu trách nhiệm về các vấn đề Do thái, chắc chắn ông ta biết rõ hơn ai hết con số người Do thái đã bị tàn sát.”

      Qua Hoess, chúng ta đã biết bằng cách nào bốn triệu người Do thái đã bị giết chết trong các trại tập trung. Còn hai triệu người khác đã bị giết tại các nước Đông Âu, ngay trong địa phương họ ở bằng các phương pháp tận diệt nào?

       Trong cuộc viễn chinh đánh Nga Sô của Đức, bọn Nazi đã lập ra các toán đặc biệt gọi là Einsatzgruppe, các toán này có nhiệm vụ đi theo các đoàn quân Đức và tàn sát các người Do thái trong các vùng mà quân đội đã xâm chiếm. Đây là các đoạn được trích ra trong bản cung khai của một trong các trưởng toán đặc biệt đó, Otto Ohlendorf, tên này đã tạm thời rời bỏ chức vụ Trưởng ban Amt III của R.S.H.A. hồi tháng 6 năm 1941 đặc biệt để chỉ huy Einsatz-gruppe D. Hắn ta nói:

      “Tháng 6 năm 1941, tôi được Himmler chỉ định cầm đầu một trong những toán được huấn luyện đặc biệt lúc đó để đi theo các bộ đội Đức trong cuộc viễn chinh đánh Nga Sô. Himmler đã cho biết là một phần lớn nhiệm vụ của chúng tôi là tiêu diệt dân Do thái gồm đàn bà, đàn ông và trẻ nít.

       Tôi làm trưởng toán Einsatzgruppe D tại khu vực phía nam, và trong một năm, toán này đã thanh toán khoảng 90.000 người đàn ông, đàn bà và trẻ con. Phần lớn là người Do thái.

       Đơn vị vào một thành phố hoặc một làng và ra lệnh các nhà tai mắt Do thái tập hợp tất cả các người Do thái lại vì các nhu cầu khẩn yếu của việc tụ tập thành đoàn. Người ta bắt họ nộp các đồ vật quí giá cho các cấp chỉ huy của đơn vị và một lúc trước khi cuộc hành quyết bắt đầu, lột bỏ quần áo. Đàn ông, đàn bà và trẻ con được dẫn đến nơi hành quyết, thường là một hố chống chiến xa mà người ta đã đào sâu thêm. Ở đó họ bị bắn trong tư thế quì hay đứng và xác của họ bị đẩy xuống hố. Tại toán D, tôi không bao giờ cho phép từng cá nhân bắn riêng, mà ra lệnh nhiều người bắn cùng một lúc để tránh gây trách nhiệm trực tiếp. Các cấp chỉ huy các đơn vị hoặc các người được chỉ định đặc biệt cũng phải bắn phát súng ân huệ cho những nạn nhân không chết ngay. Trong các cuộc bàn luận với những người chỉ huy trưởng của các đơn vị khác, tôi được biết có vài người kéo nạn nhân nằm dai dưới đất để bắn một phát súng vào gáy. Tôi không tán đồng các phương pháp đó.
    

    




Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 23 Tháng Ba, 2014, 08:58:59 pm
      Mùa xuân năm 1942, chúng tôi nhấn được các xe hơi ngạt do Cảnh sát Đặc biệt và cơ quan SD tại Bá linh gửi đến. Các xe này được đưa đến từ Ban Amt II của cơ quan R.S.H.A. Người chịu trách nhiệm đoàn xe của toán tôi là Becher. Chúng tôi đã nhận được lệnh dùng các xe này để hành quyết đàn bà và trẻ con. Khi một đơn vị đã gom đủ một số nạn nhân, một xe liền được gửi đến để thanh toán họ. Những xe tương tự đậu bên cạnh các trại tạm trú. Chúng tôi nói với các nạn nhân rằng họ sắp được định cư lại từng nhóm và do đó họ phải lên xe. Sau đó các cánh cửa đóng lại và hơi ngạt được đưa vào trong ngay khi xe rồ máy. Các nạn nhân chết trong 10 hoặc 15 phút sau. Kế đó chúng tôi chở họ đến nơi chôn.

     Tôi có xem bản phúc trình của Stahlecker (tài liệu L-180) liên quan đến Einsatzgruppe A, trong đó ông ta đã xác nhận là toán của ông đã giết 135.000 người Do thái và cộng sản trong thời gian bốn tháng đầu của chương trình. Tôi biết rõ Stahlecker, và theo ý tôi tài liệu ấy rất chính xác. (Tài liệu 2273-PS đệ trình lên Tòa án Nuremberg cho thấy Einsatzgruppe A đã xác nhận sau đó rằng “cuộc hành quyết đến thời gian này là 229.052 người Do thái tại các vùng ven biển Baltique).

     Người ta có cho tôi coi lá thư của Becher viết cho Rauff, trưởng ban kỹ thuật tại Amt II về việc dùng các loại xe hơi ngạt này; tôi biết rõ cá nhân hai người này. Và theo tôi lá thư ấy là một tài liệu xác thực.

     Song song với hoạt động của các lực lượng đặc biệt ấy mà kết quả là cái chết của nhiều trăm ngàn người, bọn Quốc Xã theo đuổi kế hoạch ba điểm để tiêu diệt các cộng đồng Do thái còn lại, rải rác trong lãnh thổ Ba-lan, trong các quốc gia vùng ven biển Baltique và trong phần đất Nga do quân đội Đức chiếm đóng. Kế hoạch gồm có di tản, gom lại và tiêu diệt.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 28 Tháng Ba, 2014, 01:08:44 am
    Trong giai đoạn đầu, người Do thái bị tước đoạt nhà cửa, tiệm buôn, văn phòng, việc làm, tiền bạc và việc tiếp tế, rồi họ bị đưa về các trung tâm tập hợp.

    Tại các ghetto (xóm riêng) ấy, họ bị cô lập hẳn với nhóm quần chúng còn lại. Việc này cho bọn Đức quốc xã một vùng mục tiêu chắc chắn.

    Như vậy, chúng có thể đưa người Do thái đến các trại tận diệt, hoặc tiêu diệt họ tại chỗ.

   Người ta thấy một ghi chú đầy đủ về cách sắp đặt Giai đoạn I trong bản phúc trình ngày 13 tháng 8 năm 1941 do viên Cao ủy toàn quyền Đức tại các nước vùng biển Baltique và Bạch Nga gởi lên ông Tổng trưởng đặc trách các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở miền Đông. Bản phúc trình mang tựa đề “Các chỉ đạo dự liệu cho việc đối đãi với người Do thái” và đóng dấu “mật”. Các điều khoản liên quan đến vấn đề chúng ta đang đề cập đến như sau:

     “Các Đặc ủy toàn quyền sẽ ban hành tức khắc các biện pháp sau đây, ngay khi, hoặc trong trường hợp cơ quan hành chính dân sự sẽ được thiết lập trong các vùng ấy:

A-   Người Do thái bắt buộc phải đi khai báo, tên họ, phái, tuổi và địa chỉ. Ngoài ra các bản kê khai của các cộng đồng Do thái và những lời khai báo của các thân hào bản xứ đáng tin cậy sẽ được dùng làm căn bản cho việc kiểm tra dân số ấy.

B-   Người Do thái bắt buộc phải tự phân biệt mình một cách rõ ràng bằng một ngôi sao sáu cánh đường kính mười phân, gắn bên ngực trái và giữa lưng.

C-   Người Do thái bị cấm:
1* Thay đổi thành phố, nơi cư ngụ khi chưa có phép của nhà chức trách
2* Sử dụng lề đường, các phương tiện chuyên chở công cộng (xe lửa, xe điện, xe buýt, tàu, xe ngựa) và xe hơi
3* Sử dụng các trang trí công cộng và các tiện nghi dành cho công chúng (nơi nghỉ mát, hồ tắm, công viên, đồng cỏ, sân chơi và sân vận động.
4* Lui tới các rạp hát, rạp chiếu bóng, thư viện và bảo tang viện.
 5* Lui tới bất cứ trường học nào
6* Làm sở hữu chủ các xe hơi và các máy thu thanh.
7* Thực hiện các việc cúng tế Kosher.

D-   Các y sĩ và nha sĩ Do thái chỉ được chữa trị hoặc giúp đỡ các bệnh nhân Do thái. Các dược sĩ Do thái được phép hành nghề chiếu theo nhu cầu, nhưng chỉ trong phạm vi các ghetto hoặc các trại tập trung
     


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 28 Tháng Ba, 2014, 11:45:52 pm
E-   Các qui định sau đây sẽ được áp dụng trong việc sử dụng tài sản của người Do thái.

        1* - Khải lược: Tài sản của dân chúng Do thái bị tịch thu và giữ lại. Những sở hữu chủ Do thái hợp pháp trước đây, bắt đầu từ lúc tịch thu thì không còn quyền sử dụng tài sản của họ nữa. Những vụ chuyển nhượng hợp pháp phạm đến qui định này bị coi như vô giá trị và không có.
        2* - Khai báo bắt buộc: Tất cả mọi tài sản của dân chúng Do thái phải được khai báo
        3* - Giao nạp bắt buộc: Tài sản Do thái phải được giao nạp theo lời yêu cầu đặc biệt. Lời yêu cầu có thể được thực hiện theo thông cáo chung hoặc theo lệnh gởi cho các cá nhân đã được định rõ. Các Đặc ủy toàn quyền ra thông cáo hạ lệnh giao nạp ngay tức khắc các tài sản sau đây:
              a/ tiền tệ bản xứ và ngoại quốc
              b/các khế ước và giao kèo thuộc về tài chính đủ loại (văn khế, hối phiếu, thương phiếu, văn tự nợ, chi phiếu hoặc trương mục tiết kiệm).
              c/tất cả những đồ vật có giá trị (vàng và bạc, mọi thứ kim loại quí giá khác, nữ trang, ngọc quí….

       Những biện pháp khác sau đây được áp dụng bằng mọi cách có thể được, tùy theo tình trạng từng địa phương, đặc biệt là tình trạng kinh tế:

   a/ Người Do thái phải được di tản khỏi các vùng quê.
   b/ Người Do thái phải rút ra khỏi các ngành thương mãi, nhất là các ngành về sản xuất nông nghiệp và các thứ thực phẩm khác.
    c/ Người Do thái bị cấm cư ngụ tại các trạm nghỉ mát, các thành phố dưỡng bệnh và các địa phương quan trọng về kinh tế, quân sự và tôn giáo
     d/ Người Do thái phải được tập trung, càng nhiều càng tốt trong các thành phố hoặc các khu phố mà dân chúng đa số là người Do thái. Các ghetto phải được thiết lập tại đây và người Do thái bị cấm rời khỏi các ghetto này. Bên trong các ghetto này, người Do thái chỉ nhận được một số lượng thực phẩm mà phần dân chúng còn lại có thể không cần dùng đến, nhưng không bao giờ được lớn hơn số lượng tối cần thiết cho một cuộc dinh dưỡng đơn giản. Để đảm bảo việc cô lập toàn diện các ghetto đối với bên ngoài, một lực lượng cảnh sát hỗ trợ sẽ được thành lập từ các thành phần bản xứ, trong trường hợp có thể được.

      Đó là kế hoạch. Nó đã được thực hiện ra làm sao?
    

    




Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 30 Tháng Ba, 2014, 12:09:31 am
       Một cuộc mô tả tượng trưng trong các phương pháp đã được áp dụng thuộc bản phúc trình của viên trung tướng SS và cảnh sát Katzmann, ngày 30 tháng 6 năm 1943, gửi cho “Viên Tư lệnh SS của Cảnh sát thuộc địa phận Galicie”, tướng Kruger, về vấn đề di tản 434.329 người Do thái. Bản phúc trình mang tựa đề: “Giải pháp về vấn đề Do thái”. Đây là và đoạn được trích ra:
      “Tôi nhận thấy, ngoài những người Do thái sống trong các trại tập trung dưới sự kiểm soát của viên tư lệnh SS và Cảnh sát, quận hạt Galicie đã HOÀN TOÀN HẾT NGƯỜI DO THÁI.

       Những người Do thái hãy còn bị bắt từng nhóm nhỏ, được đối xử đặc biệt bởi các chi đội chuyên môn của cảnh sát và hiến binh.

        Đến ngày 27 tháng 6 năm 1943, tổng cộng 434.329 người Do thái đã được di tản.

        Vẫn còn những trại tập trung cho người Do thái, chứa tổng cộng 21.156 người Do thái. Con số này đang được liên tục giảm bớt.

        Cùng với việc di tản, chúng tôi đã thực hiện việc tịch thu các tài sản Do thái. Nhũng số lượng rất quan trọng đã được tịch thu: Tiếp theo đó là một bản kê khai chi tiết – ngoài những bất động sản và hàng vải – các của cải của người Do thái bị tịch thu. Các đồ vật được ghi bằng sức nặng và lên đến nhiều trăm ngàn ki lô. Gồm có những đồng tiền vàng (97.581 ki lô), vòng đeo cổ, nhẫn, hột trai, răng vàng, đồ bằng bạc, các hộp đựng thuốc lá, trâm cài, đồng hồ, bong ta, máy ảnh, bút máy, các bộ sưu tập tem thư, áo long và một số lượng lớn các ngân phiếu và ngoại tệ”.

       Kế đó, viên tướng kể lại công việc đã được thực hiện như thế nào:
        “Trong khi các hành động này được thực hiện, những sự khó khăn đã xảy ra, vì người Do thái đã tìm mọi cách để thoát mọi cuộc di tản. Không những họ chỉ tìm cách trốn thoát mà thôi, mà họ còn lẩn trốn trong tất cả mọi nơi có thể tưởng tượng được: ống khói và ngay cả trong các ống cống. Họ lập các rào cản trong các đường hầm, trong các hầm rượu để biến thành chỗ trú ẩn, trong các nơi ẩn nấp được thực hiện một cách khéo léo dưới mái nhà, và tại các nơi chứa đồ, bên trong đồ đạc …

        Số người Do thái trong khu vực càng giảm đi thì sự chống cự càng tăng. Vũ khí đủ loại, nhất là do Ý đại lợi chế tạo, được họ dùng để tự vệ. Những vũ khí này được mua lại của những binh sĩ Ý trấn đóng trong vùng bằng những số tiền Ba lan to tát.




Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 30 Tháng Ba, 2014, 07:55:56 pm
       Những lô cốt dưới mặt đất bị khám phá; các lối đi vào được che đậy một cách thật khéo, có khi đưa đến một căn nhà có nhiều phòng, có khi đưa tới các khoảng đất trống. Thường khi cửa vào hẹp đến nỗi chỉ vừa một người trườn vào mà thôi. Lối vào được che giấu hay đến nỗi những người không biết rành địa phương không thể nào khám phá ra được.

      Trong thời gian di tản, chúng tôi còn khám phá ra rằng, những người Do Thái, hơn lúc nào hết, cố tìm cách trốn thoát ra ngoại quốc. Những người Do thái này có những món tiền rất lớn, nữ trang và giấy tờ giả. Họ dùng đủ mọi cách để đạt được mục đích và họ thường liên lạc với các phần tử của những đoàn quân Đức và Đồng minh để yêu cầu những người này đưa họ đến biên giới hoặc xa hơn nữa, trong các xe nhà binh. Bù lại, họ biếu những món tiền rất lớn, đến khoảng 5.000 tiền Ba-lan, hoặc nhiều hơn nữa cho mỗi người. Mặc dù trong nhiều trường hợp, các quân nhân thuộc các quân đội ngoại quốc, đặc biệt là Hung gia lợi, đồng lòng với họ, nhưng Cảnh sát Đặc biệt, trong đa số trường hợp, đã được thông báo kịp thời bởi các mật báo viên và đã có thể đưa ra các biện pháp ngăn chặn cần thiết, để bắt những người Do Thái và tịch thu tiền bạc của họ. Để ví dụ, đây là sự mô tả của vài trường hợp.

      Tiếp theo đó, ông tướng kể lại, với một vẻ sảng khoái thấy rõ, những người Do thái cố gắng vượt biên giới đã bị bắt lại và bắn bỏ như thế nào. Ông tiếp:
      Cuộc di tản đã kết thúc, các hoạt động ít quan trọng hơn, nhưng vẫn còn cần thiết vẫn được thực hiện để lung bắt những người Do thái còn lẩn trốn.

      Vì càng ngày càng có nhiều báo cáo cho chúng tôi biết rằng người Do thái võ trang mỗi ngày một mạnh hơn, cho nên vào hạ tuần tháng 6 năm 1943, chúng tôi đã bắt đầu một chiến dịch mới tại tất cả các khu vực của Galicie, với ý định áp dụng những biện pháp thật gắt gao để dẹp tan sự côn đồ Do thái. Chúng tôi đã phải hành động một cách tàn bạo ngay từ đầu để tránh được những tổn thất về phía chúng tôi, chúng tôi đã phải phá nổ tung hoặc đốt cháy nhiều căn nhà. Và nhờ vậy chúng tôi đã bắt được khoảng 20.000 người Do thái thay vì với con số 12.000 mà chúng tôi đã ghi nhận. Chúng tôi đã phải moi ra ít nhất 3.000 xác chết từ đủ mọi nơi ẩn nấp, họ đã tự sát bằng cách uống thuốc độc.

        Mặc dù tất cả các cảnh sát viên SS phải chịu trách nhiệm nặng nề của công việc trong thời gian có các chiến dịch này, tinh thần vẫn thật cao và đáng khen từ ngày đầu đến ngày cuối.

       Chỉ nhờ ở tinh thần trách nhiệm của mỗi vị chỉ huy và nhân viên mà chúng tôi đã chiến thắng VẾT LỞ này trong một thời gian thật ngắn như vậy.

      Khi Giai đoạn Một và Hai kết thúc và những người Do thái đã bị nhốt trong các ghetto rồi thì Gia đoạn Ba – Giai đoạn tiêu diệt họ - được phát động. Đôi khi, quân Đức Quốc xã quyết định giết họ ngay tại chỗ thay vì đưa họ đến các trại tập trung. Trong trường hợp đó thường xảy ra khi dân chúng tại địa phương đồng chống Do thái và chấp nhận hợp tác, và vì khi các đoàn thể Do thái quá yếu để đưa ra một sức kháng cự hữu hiệu.








Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 31 Tháng Ba, 2014, 07:56:29 pm
     Đây là một câu chuyện mà một người chứng đã thấy tận mắt, kể lại trước Tòa án Nuremberg. Người chứng này là một nhà thầu xây cất đã có dịp đi ngang qua Dubno, ở Ukraina, trong thời kỳ đó:
    “Tôi ký tên dưới đây là Herman Friedrich Graebe, khai trình sau khi tuyên thệ sự việc như sau:

      Từ tháng 9 năm 1941, đến tháng giêng năm 1944, tôi là kỹ sư giám đốc chi nhánh Sdolbunov, ở Ukraina, của hãng thầu xây cất Josef Jung tai Solingen. Với chức vụ này, tôi có phận sự đi thăm các công trường của công ty tôi. Do khế ước ký kết với công binh kiến tạo, công ty của tôi được đặt xây những kho lưu trữ lúa mì trên phi trường cũ của Dubno.

      Ngày 5 tháng 10 năm 1942, khi tôi đến viếng văn phòng của tôi ở Dubno, viên đốc công Hubert Moennikes nói với tôi rằng, trong vùng phụ cận công trường, những người Do thái tại Dubno đã bị xử bắn và xác bị quẳng vào ba hố lớn, mỗi hố khoảng 30 thước chiều dài và sâu ba thước. Một ngàn năm trăm người đã bị giết mỗi ngày. Vì ông ta đã chứng kiến các vụ xử bắn, nên ông ta hãy còn hốt hoảng.

       Ngay lúc ấy, tôi và Moennikes cùng đến công trường và tôi thấy gần đó từng đống đất lớn, khoảng 30 thước dài và 2 thước cao. Nhiều chiếc xe vận tải đậu bên cạnh. Những dân quân Ukraina trang bị vũ khí lùa các người trong các xe vận tải xuống dưới sự kiểm soát của một tên SS. Vài tên ở lại giữ xe, số còn lại dẫn các người ấy đến miệng hố. Tất cả những người mà họ đưa đến đều đó mang một ngôi sao vàng đúng như đã qui định trước và sau lưng áo, và nhờ thế họ đã có thể nhận ra chính là người Do thái.

        Moennikes và tôi đến thẳng các hố. Không một ai ngăn cản chúng tôi cả. Tôi nghe có tiếng súng nổ từ phía sau một trong các đống đất. Đám người bị lùa từ các xe vận tải xuống – đàn ông, đàn bà, trẻ con đủ mọi lứa tuổi – phải cởi bỏ quần áo ra theo lệnh của một tên SS, tay ve vẩy cây roi, để quần áo của họ tại một chỗ đã được ấn định, chia thành từng đống giầy, quần áo và quần áo lót. Tôi thấy một đống giầy cao như núi, khoảng 800 đến 1.000 đôi, những đống lớn quần áo. Không la, không khóc, những người này cởi bỏ quần áo, tụ hợp này thành từng nhóm gia đình, ôm hôn nhau, nói những lời vĩnh biệt nhau và chờ dấu hiệu của một tên SS khác đứng bên cạnh hố, cũng cầm trên tay một cây roi.

      Trong mười lăm phút đứng cạnh hố, tôi không nghe thấy một lời than vãn hoặc một lời cầu xin. Tôi thấy một gia đình gồm tám người, một người đàn ông và một người đàn bà, cả hai khoảng năm mươi tuổi, với các con của họ khoảng một tuổi, tám tuổi và mười tuổi, và hai cô con gái lớn hơn khoảng hai mươi và hai mươi bốn tuổi. Một bà già tóc bạc ẵm trên tay đứa bé một tuổi, khe khẽ hát ru nó và nói đùa với nó. Đứa bé nói bập bẹ vẻ thích thú. Cặp vợ chông nhìn nó đầy nước mắt. Người cha nắm tay một đứa con trai khoảng tám tuổi và âu yếm nói chuyện với nó; đứa nhỏ cố cầm nước mắt. Người cha đưa ngón tay chỉ lên trời vuốt đầu nó và có vẻ như đang cắt nghĩa cho nó nghe một điều gì. Ngay lúc đó, tên SS đứng cạnh hố la lên một điều gì với bạn của hắn. Tên này đếm chừng hai mươi người và ra lệnh cho họ bước ra sau đống đất . Trong số có gia đình mà tôi vừa nói đến.

     Tôi luôn luôn nhớ đến một cô gái mảnh khảnh, với mái tóc đen huyền, khi đi ngang qua tôi, đã tự chỉ vào mình và nói “hai mươi ba tuổi”. Tôi đi vòng qua đống đất và đứng trước một đống thây người khủng khiếp. Trong đó xác người chồng chất lên nhau, nhìn xuống người ta chỉ thấy đầu của họ mà thôi. Hầu hết đều có máu chảy từ đầu xuống vai. Vài người hãy còn nhúc nhích. Vài người khác đưa cánh tay lên và đầu ngọ nguậy để cho biết mình còn sống. Chiếc hố đã đầy đến hai phần ba rồi. Tôi ước lượng ít ra nó chứa cũng khoảng 1.000 người.
     


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 06 Tháng Tư, 2014, 10:21:45 pm
       Nhìn xuống dưới hố, tôi thấy những thân người co rúm lại và những chiếc đầu im lìm trên các thân xác nằm dài trước đó. Máu chảy ra từ cổ. Tôi ngạc nhiên sao người ta lại không bảo chúng tôi tránh ra chỗ khác, nhưng tôi nhận thấy cách tôi không bao xa có hai ba người lính gác. Nhóm tử tội kế tiếp đã đến gần.

    Khi bỏ đi, và lúc vòng qua đống đất, tôi lại thấy một chiếc xe vận tải khác chở đầy người tới nơi. Lần này chiếc xe chở những người đau yếu, bệnh tật. Một bà già gầy còm với cặp giò da bọc xương, được những người khác, đã trần truồng, cởi quần áo cho, trong khi hai người đỡ bà ta. Người đàn bà này có vẻ như bị tê liệt. Những người khác khiêng bà ta qua phía bên kia đống đất. Tôi và Moennikes bỏ đi và trở về Dubno bằng xe hơi.”

    Cũng người này, Graebe, đã thuật lại cho Tòa án Nuremberg, dựa theo những gì ông ta đã thấy tận mắt, phương pháp thứ hai được bọn SS dùng để thực hiện Giai đoạn Ba, việc di chuyển từ các ghetto đến trại tử thần. Graebe đi ngang qua một trong các chi nhánh của công ty, tại Rowno, ở Ukraina, khi một chiến dịch được tung ra chống người Do thái và ông đã thành công trong việc cứu thoát vài người mà ông ta yêu cầu trả về như là những nhân viên của công ty ông trong một kỹ nghệ chiến tranh chính yếu. Ông ta nói:
      “Đêm ngày 13 tháng 7 năm 1942, tất cả những người cư ngụ trong ghetto ở Rowno, còn được khoảng 5.000 người Do thái, bị thanh toán.

       Ngoài những người Ba lan, Đức và Ukraina, tôi còn sử dụng thêm cho cơ sở ở Rowno khoảng 100 người Do thái gốc Sdolbunov, Ostrop và Mysotch. Đàn ông trú ngụ trong một ngôi nhà ở số 5 đường Bahnhofstrasse, bên trong ghetto, và đàn bà trong một căn nhà tại góc đường Deutschestrasse.

       Tối hôm đó, tôi tới Rowno bằng xe hơi và đứng đợi, với Fritz Einsporn, trước căn nhà ở đường Bahnhofstrasse nơi những công nhân Do thái của công ty tôi trú ngụ. Sau 22 giờ một chút, ghetto bị bao vây bởi một phân đội hùng hậu SS và dân quân Ukraina. Những chiếc đèn hình vòng cung, được thiết trí trong ghetto và chung quanh, được đốt sang lên. Những toán từ bốn đến mười tên SS và dân quân vào trong hoặc tìm cách vào trong các căn nhà. Nơi nào cửa lớn và cửa sổ đóng kín và nơi nào những người cư ngụ không mở cửa thì bọn SS và dân quân dùng những cây đà nhỏ bằng sắt phá cửa xông vào. Dân chúng bị lôi bừa ra đường, dù cho có mặc quần áo hay không. Phần đông những người Do thái đã từ chối rời nhà và chống cự lại, bọn SS phải dùng vũ lực.
     



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 07 Tháng Tư, 2014, 03:36:25 pm
      Cuối cùng chúng vẫn thành công trong việc dọn sạch các căn nhà bằng những đường roi, những cú đấm và báng súng. Những người bị tống khứ mau đến nỗi nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi lại. Ngoài đường, những người đàn bà gọi con họ, và những đứa trẻ gọi cha mẹ chúng. Sự việc này không ngăn cản được bọn SS lôi kéo họ đi như chạy, vừa đánh đập họ, cho đến nơi chiếc xe lửa chở hàng hóa đang chờ đợi họ. Người ta chất đầy toa này đến toa khác, những tiếng la hét của đàn bà và trẻ con, và những tiếng roi, tiếng súng vang dội không ngớt.

      Nhiều gia đình hoặc nhiều nhóm người cố thủ trong các kiến trúc thật chắc chắn mà những cửa lớn không thể nào bị phá tung ra được, bọn SS sử dụng lựu đạn. Vì ghetto ở cạnh các đường xe lửa, những người Do thái trẻ tuổi cố trốn thoát bằng cách vượt qua các con đường ấy. Các con đường xe lửa này ở ngoài vòng ánh sáng, và tại đây bọn SS tung các trái sáng.

   Suốt đêm, những người ấy bị đánh đập, rượt đuổi, bị gây thương tích, đi thành hàng trên các con đường được rọi sáng. Những người đàn bà ôm con chết trong tay, những đứa trẻ lôi xác cha mẹ chúng bằng cánh tay hoặc chân về các toa xe lửa. Những tiếng la “mở cửa” không ngớt trong ghetto.

        Khoảng 6 giờ sáng , tôi bỏ Einsporn và nhiều nhân công Đức đã tìm đến chúng tôi lúc ấy lại, và lảng đi một lúc. Tôi nghĩ rằng sự nguy hiểm lớn nhất đã qua và tôi có thể mạo hiểm, một lúc sau khi tôi rời đó, những dân quân Ukraina đã phá được một con đường nhỏ đi vào bên trong ngôi nhà số 5 đường Bahnhofstrasse và dẫn ra được 7 người Do Thái mà họ đưa đến điểm tập hợp ở bên trong ghetto. Khi tôi trở lại, tôi đã thành công trong việc làm cho vài người khỏi bị dẫn đi và đến điểm tập hợp để cứu bảy người kia.

          Tôi thấy hàng chục xác chết đủ mọi lớp tuổi trên các đường phố mà tôi phải đi qua. Cửa lớn của các căn nhà mở toang, các cửa sổ bị phá sập. Đường phố rải rác quần áo, giày dép, vớ, áo veste, nón, áo manteaux…Trên thềm một căn nhà, một đứa bé chưa đầy một tuổi nằm đó, sọ bể nát, máu và óc văng tung tóe trên tường và phủ mặt đất chung quanh đứa bé. Nó chỉ mặc một áo sơ mi nhỏ.

          Viên thiếu tá SS Pruetz đi qua đi lại dọc theo một hàng từ tám mươi đến một trăm người đàn ông Do thái ngồi chồm hổm dưới đất. Ông ta cầm trong tay một cái roi lớn. Tôi tiến về ông ta, trình cái giấy phép của Stabsleiter Beck và yêu cầu ông ta trả lại tôi bảy người đàn ông mà tôi đã nhận ra được trong đám người ngồi xổm. Pruetz nổi cơn thịnh nộ về sự nhượng bộ của Beck, và không làm sao thuyết phục được ông ta thả bảy người ấy. Bàn tay ông ta quét một vòng khu đó và la lớn rằng không một kẻ đang hiện diện nào được rời khỏi nơi đó. Mặc dù cơn thịnh nộ của ông ta đối với Beck, ông ta ra lệnh cho tôi đem những người còn ở trong ngôi nhà số 5 đường Bahnhofstrasse rời khỏi Rowno trước tám giờ sáng.

     Khi rời thiếu tá Pruetz, tôi thấy một chiếc xe ngựa của nông trại Ukraina đang tiến về ga xe lửa chở đầy xác chết mà tay chân đã cứng đờ lòi ra bên ngoài.

     Toii đưa bảy mươi bốn người Do Thái còn lại lẩn trốn trong ngôi nhà đi Sdolbunov”.
     
     



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Tư, 2014, 12:18:54 am
       Có những trường hợp thi hành giai đoạn Ba đòi hỏi nhiều thì giờ và gặp nhiều khó khăn hơn. Sự việc này xảy ra về sau, khi những người Do thái đã manh nha biết được cách thức mà những nhóm khác đã bị thanh toán và họ không tin những câu chuyện của bọn Đức quốc xã nữa, khi bọn này nói đưa họ đến công trường hoặc đến các trại trừ chí rận. việc này cũng xảy ra trong các ghetto có rất đông người Do Thái và nơi người ta có đủ thì giờ để tổ chức việc kháng cự. Người Do thái biết rõ rằng họ không thể nào thắng được, rằng sự kết thúc không tránh khỏi vì ưu thế dữ dội về vũ khí của quân Đức quốc xã, nhưng họ vẫn cương quyết tự vệ.

      Ghetto ở Varsovie là một thí dụ rõ rệt. Chúng ta lại có ở đây bản tường thuật của chính bọn Quốc xã từ sự kháng cự của Do thái cho đến lúc bị di tản về trại tận diệt Treblinka và hoạt động quân sự tiếp theo đó. Điều đó đã kết thúc bằng sự phá hủy hoàn toàn cả ghetto và cái chết của tất cả những người cư ngụ trong đó, hoặc trong lúc đánh nhau hoặc tại trại tận diệt Treblinka.

       Bản trần thuật này được trình cho tòa án Nuremberg. Đó là bản phúc trình cá nhân của người đã điều khiển các cuộc hành quân, viên tướng SS Stroop, tư lệnh SS và cảnh sát của Varsovie. Bản phúc trình mang tựa đề: “Ghetto tại Varsovie không còn nữa”.

       Ông ta viết: “Tôi đích thân dến Varsovie ngày 17 tháng 4 năm 1943 và nắm quyền chỉ huy chiến dịch ngày 19 tháng 4 năm 1943, lúc 8 giờ chính chiến dịch đã khởi sự cùng ngày ấy lúc 6 giờ sáng.

     Trước lúc mở màn chiến dịch rộng lớn, vành đai ghetto cũ đã bị ngăn chặn bằng hang rào chướng ngại vật bên ngoài với mục đích ngăn chặn người Do thái tràn ra. Vòng rào này được duy trì tại chỗ từ đầu đến cuối chiến dịch, ban đêm nó được đặc biệt tăng cường.

   “Khi chúng tôi tràn vào ghetto lần đầu tiên, bọn Do thái và bọn vô lại Ba-lan đã thành công trong việc đẩy lui những đơn vị tham chiến, gồm các chiến xa và xe bọc thép, bằng một cuộc tập trung hỏa lực dữ dội. Khi tôi ra lệnh tấn công lần thứ hai vào khoảng 8 giờ, tôi phân tán các đơn vị thành từng hành lang riêng biệt và giao cho họ công việc tẩy sạch toàn thể ghetto, mỗi đơn vị trong vùng trách nhiệm của mình. Mặc dù có sự bắn phá, chúng tôi thành công trong việc tẩy trừ ấy, từng khu vực một đúng theo kế hoạch của chúng tôi. Địch quân bị bắt buộc rút lui từ các mái nhà và các cao điểm xuống từng sâu dưới đất, các hầm núp và ống cống. Để ngăn chặn họ trốn thoát theo đường ống cống, hệ thống cống rãnh được bít lại bên dưới ghetto và làm cho đầy nước, nhưng người Do thái phá tan kế hoạch của chúng tôi bằng cách làm nổ tung các cửa cống. Vào khoảng cuối ngày đầu tiên, chúng tôi đụng phải một sức kháng cự khá mạnh, nhưng nó đã bị đập tan mau lẹ bởi một trong những toán quân đặc biệt của chúng tôi. Trong các cuộc điều động về sau đó, chúng tôi thành công trong việc bắt họ tháo lui khỏi các nơi cố thủ, các ổ hỏa lực…, và chiếm đóng trong các ngày 20 và 21 tháng 4, phần lớn còn lại của ghetto, đến độ việc kháng cự còn tồn tại bên trong các khu vực không còn tính cách quan trọng nữa.

      Sau vài hôm, rõ ràng người Do Thái không còn ý định tập hợp lại nữa, nhung họ đã nhất quyết chống cự với tất cả sức lực bằng cách sử dụng tất cả các loại vũ khí mà họ có trong tay. Các toán chiến đấu được thành lập dưới sự chỉ huy của các đảng viên Bôn-sê-vích người Ba-lan, họ được võ trang và mua bằng bất cứ giá nào, vũ khí mà họ có thể kiếm được.
     


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Tư, 2014, 09:57:37 pm
      Sức kháng cự của bọn Do thái và bọn vô lại Ba-lan chỉ có thể bị bẻ gãy bằng cách sử dụng lien tục tất cả các lực lượng và tất cả mọi sức mạnh của chúng tôi ngày cũng như đêm. Ngày 23 tháng 4 năm 1943, ông Reichsfuhrer SS (Himmler) ra lệnh kết thúc với một lực lượng hùng hậu và kiên trì nhất trong việc tẩy sạch ghetto tại Varsovie. Cho nên tôi quyết định phá hủy toàn thể nơi cư ngụ Do Thái bằng cách thiêu hủy tất cả các khu, kể cả các dinh thự cạnh xưởng chế tạo vũ khí. Từng nhóm chung cư được di tản một cách có hệ thống và bị thiêu hủy sau đó. Bấy giờ bọn Do thái chui ra khỏi các chỗ ẩn núp. Thường thì chúng ở lại trong các ngôi nhà đang bốc cháy cho đến lúc vì sợ bị thiêu sống, chúng mới chọn việc nhảy từ các tầng lầu xuống sau khi quăng xuống đất nệm và mền. Nhà cửa bị thiêu hủy, chúng còn cố gắng bò qua các đường phố hướng về các khu nhà chưa bị thiêu hủy hoặc mới bị cháy xém một phần. Ban đêm họ thường thay đổi chỗ ẩn núp, len lỏi trong các đống gạch đổ nát của những ngôi nhà bị thiêu rụi, và ẩn ở đó cho đến khi các nhóm tuần tiễu của chúng tôi khám phá ra họ.

      Việc ẩn nấp trong các ống cống không còn dễ dàng nữa sau tuần lễ đầu tiên. Ở ngoài đường chúng tôi thường nghe thấy những tiếng nói vang dội phát lên từ các miệng cống. Các binh sĩ thuộc lực lượng Waffen SS, các Cảnh sát viên và binh sĩ Công binh của Quân đội can đảm nhảy xuống các lỗ cống ấy để kéo bọn Do thái lên và họ thường hay bị liểng xiểng khi nhảy xuống phải các xác chết hoặc được đón tiếp bằng những phát súng. Luôn luôn họ phải dùng đến đèn khói để tống cổ bọn Do thái ra. Một hôm, chúng tôi mở 183 miệng cống, và vào một lúc đã định trước, chúng tôi thả các đèn khói xuống, điều đó đã đưa đến kết quả là làm cho bọn vô lại trốn chạy vì chúng tưởng là hơi ngạt cho đến trung tâm của ghetto cũ và ở đó người ta đã thành công trong việc bắt họ chui ra. Vô số người Do thái bị tiêu diệt trong các ống cống và các nơi ẩn trốn mà chúng tôi đã phá cho nổ tung.

    Chỉ nhờ vào sự làm việc liên tục và không biết mệt mỏi của tất cả những người tham dự vào chiến dịch này mà chúng tôi đã thành công trong việc bắt tổng cộng được 56.065 người Do thái, mà việc tiêu diệt đã được chứng minh. Thêm vào con số này là những người đã bị chết trong các vụ nổ và vụ cháy, nhưng số này không thể xác định một cách chắc chắn được.

     Cuộc hành quân qui mô đã kết thúc vào ngày 16 tháng 5 năm 1943, ngày mà chúng tôi phá nổ ngôi nhà thờ Do Thái tại Varsovie, lúc 20 giờ 15”.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 12 Tháng Tư, 2014, 10:25:49 pm
     Tướng Stroop rất lấy làm sung sướng..về bản báo cáo của mình nên đã cho sao lại trên một loại giấy dày và tốt, đóng bìa da và gửi đến Himmler. Tướng Alfred Jodl, quân nhân nhà nghề, có mặt trong số các bị cáo tại Nuremberg và nghe lời chứng này lần thứ hai, nhắc lại bình phẩm của ông khi được thấy bản phúc trình của Stroop lần đầu tiên: “Con heo SS bẩn thỉu phách lối! Tưởng tượng viết ra một bản phúc trình khoác lác dày 75 trang, về một cuộc hành quân nhỏ của bọn sát nhân, trong khi cuộc chiến đấu do quân sĩ đương đầu với một đội quân trang bị đầy đủ chỉ chiếm có một vài trang giấy…”

      Trong các tài liệu được trình trước Tòa án Nuremberg, có những bản tin tường thuật do Stroop gửi đến Tổng hành dinh ở Cracovie để báo cáo, từng ngày một, về sự tiến triển của các hoạt động chống ghetto ở Varsovie. Sau đây là ba bản tiêu biểu:

       “22 tháng 4 năm 1943. Sự kiện chúng tôi đốt cháy các khu nhà đưa đến kết quả là, những người Do Thái mà chúng tôi không thể tìm thấy được mặc dù đã có nhiều cuộc lục soát, đã rời khỏi nơi trú ẩn của họ dưới mái nhà, trong các hầm rượu và nhiều chỗ khác, và họ xuất hiện ở bên ngoài các khu nhà để tránh ngọn lửa. Trọn nhiều gia đình đã làm mồi cho ngọn lửa và nhảy qua cửa sổ, hoặc cố tuột xuống bằng những tấm vải trải giường nối lại với nhau. Chúng tôi đã sẵn sàng các biện pháp cho nên những người Do thái này, cũng như những người Do thái còn ở lại, đã bị thanh toán ngay tức khắc. Suốt đêm, nhiều tiếng súng được bắn ra tại các khu nhà phải được giải tỏa. Chúng tôi không bị một thiệt hại nào trong các lực lượng bao vây, 5.300 người Do Thái đã được di tản.

    24 tháng 4 năm 1943. Lúc 18 giờ 15, một toán trinh sát xông vào một ngôi nhà đã bị bao vây và khám phá thấy bên trong một số lớn người Do thái. Vì vài tên trong bọn chúng chống cự nên tôi ra lệnh thiêu hủy cả ngôi nhà. Chỉ khi những ngôi nhà ven đường và các căn nhà phụ của chúng bị đốt cháy, bọn Do thái, mà một số đã làm mồi cho ngọn lửa, mới chịu bò ra. Một số khác thử cứu vãn mạng sống của mình bằng cách nhảy xuống đường từ các cửa sổ và các sân thượng, sau khi đã quăng xuống đất giường chiếu , mùng mền …Nhiều lần liên tiếp, chúng tôi nhận thấy bọn Do thái và bọn vô lại, thà bị thiêu sống đã thường chạy trở lại nhảy vào lửa còn hơn là để bị rơi vào tay chúng tôi. Thường thường họ tiếp tục bắn về phía chúng tôi cho đến khi cuộc hành quân kết thúc; vì thế cho nên các chiến sĩ công binh đã phải được bảo vệ bằng những khẩu đại liên, lúc đêm xuống, khi họ tràn vào một ngôi nhà nhà xi măng đã được phòng thủ kiên cố.

     Ngày 7 tháng 5 năm 1943. Hôm nay chúng tôi phá nổ tung khu nhà bằng xi măng mà chúng tôi không thể tiêu hủy được. Công việc này cho chúng tôi thấy rằng làm nổ tung một khu nhà là một công việc lâu dài và đòi hỏi nhiều số lượng lớn chất nổ. Giải pháp tốt nhất và độc nhất để tiễu trừ bọn Do thái vẫn là tiêu hủy”.

     


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 21 Tháng Tư, 2014, 08:04:40 pm
       Đó là những cách thức tiêu diệt khác nhau.

       Tất cả những người Do thái đã bị sát hại không phải đều bị giết chỉ do lệnh của Adolf  Eichmann. Theo các sự kiện cung khai tại tòa án Nuremberg, hình như đã chứng minh rằng, cơ quan của Eichmann chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ trên một phần trong tổng số người bị sát hại mà thôi: những triệu người chết trong các trại tập trung. Tại Nuremberg, không có gì chứng minh rằng Eichmann có lien quan đến cái chết của những kẻ khác, mặc dù người ta có thể đổ lên đầu ông ta số đông những người Do thái đã bị chết trong thời gian di tản. Nhưng vì Eichmann không có mặt tại ghế bị cáo ở Nuremberg, thành ra người ta tìm các bằng chứng để buộc tội ông ta một cách dễ dàng về vấn đề này. Những trách nhiệm của ông ta chỉ được người ta phát giác ra trong thời gian chuẩn bị hồ sơ của những nhà lãnh đạo Đức quốc xã đã bị bắt. các bằng chứng đầy đủ để buộc tội Eichmann chỉ được chuẩn bị mười lăm năm sau đó.

      Bảng kế hoạch của Đức quốc xã về việc tiêu diệt người Do thái và về vai trò của Eichmann trong việc thực hiện kế hoạch này cho đến bây giờ đã được căn cứ trên những lời khai của chính bọn Đức quốc xã. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu các hồ sơ và phỏng vấn những người sống sót từ các trại tập trung, từ các vụ tàn sát trong các ghetto, tôi thường nghe được những câu chuyện đau xót và ghê rợn hơn tất cả mọi câu chuyện đã được thuật lại cho đến bây giờ.  Nhưng tôi không có ý định trình bày những câu chuyện đó nơi đây. Dù cho tôi có làm việc này thì lịch sử của những năm thê thảm đó cũng sẽ chẳng được đầy đủ. Những khoảng trống chỉ có thể được bù đắp bằng một tuyển tập về khổ nhục hình của sáu triệu người Do thái đã bị thảm sát. Và tôi nghĩ tốt hơn nên nhường lời cho chính bọn Đức quốc xã.

      Nhưng tôi nghĩ rằng nên thêm vào lời chứng của hai người Do thái đã có dịp gặp Adolf  Eichmann và đã có chuyện tính toán với ông ta, và cũng do họ mà những vị lãnh đạo của Cơ quan đặc trách Do thái cho Palestine đã từng nghe nói đến Eichmann rất lâu trước khi tên ông ta được đề cập đến trước tòa án Nuremberg. Hai người Do thái đó là Bác sĩ Rudolf Kastner và ông Joel Brand, thành viên của Ủy ban Do thái Hung gia lợi, họ đã cố thử thương lượng với Eichmann tại Budapest năm 1941 trong một cố gắng cuối cùng để cứu dân tộc họ.  

              Kastner là một nhân vật bi thảm. Lãnh tụ của Phong trào Do thái tự trị Hung gia lợi, các biến cố đã thúc đẩy ông ta làm dại diện cho cộng đồng Do thái khi quân Đức chiếm Hung gia lợi vào tháng ba năm 1941. Theo gót các đoàn quân Đức, có “ Biệt đội” của Cảnh sát Đặc biệt Đức với nhiệm vụ thanh toán người Do thái. Cơ quan này do chính Adolf  Eichmann tổ chức và lãnh đạo. các cộng sự viên chính yếu của ông ta là Wisliceny và trung tá Hermann Krumey. Ngày 3 tháng 4, Kastner được gọi đến văn phòng của Eichmann lần đầu tiên, và từ đó cho đến khi cuộc chiếm đóng kết thúc, ông ta cố gắng đảo lộn chính sách lưu đày của Eichmann. Về phần tôi, tôi tin chắc rằng Kastner đã thành công trong việc cứu thoát được nhiều người Do thái. Nhưng trên con số tổng cộng gần 800.000, thì có chừng 550.000 người Do thái Hung gia lợi đã bị tiêu diệt.

       Sau chiến tranh, Kastner đến Israel. Năm 1953, ông ta là nạn nhân của một vu khống lớn lao, theo đó những liên lạc của ông ta với Eichmann đã được coi như ngang với một vụ hợp tác. Việc kết tội này đã do những phần tử sống sót của các gia đình đã bị tiêu diệt đưa ra – làm như Kastner là thủ phạm vì đã không có thể cứu được họ - nhưng việc này đã được làm cân bằng lại bởi những người đã được cứu thoát do tài thương lượng khéo léo của ông ta. Ông đưa người vu cáo ông ta ra trước Tòa án và tên tuổi Kastner đã được bạch hóa.

     Nhưng vì đã có một cơn khích động tột độ trong thời gian vụ kiện diễn tiến đến nỗi một người đàn ông mà tinh thần hơi bất bình thường có theo dõi vụ kiện, đã đề quyết trong thâm tâm mình rằng Kastner có tội. Một đêm, vài tháng sau đó, con người cuồng tín ấy đã bắn xả vào ông khi ông rời tòa soạn tờ báo để đi về nhà. Kastner chết vài ngày sau. Một trong các tờ báo tại Israel đã nói Kastner như là “nạn nhân cuối cùng của Eichmann".

    


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Tư, 2014, 09:49:01 pm
         Sau khi Hung gia lợi được giải phóng, Kastner đã có thể cho biết rõ ngọn nguồn vai trò của riêng cá nhân Eichmann trong việc tiêu diệt đoàn thể Do thái quan trọng cuối cùng đã bị rơi vào tay bọn Quốc xã: Những người Do thái Hung gia lợi. Quân Đức đến ngày 19 tháng 3, Eichmann thiết lập cơ sở của ông ta cũng ngày hôm đó. Ngày 28 tháng 4, cuộc lưu đầy đầu tiên đã diễn ra: 1.500 người Do thái bị đưa sang Auschwitz để tiêu diệt tại đó. Đầu tháng sáu, Eichmann nói với Kastner: “Sẽ không một người Do thái bị đày nào sống sót trở về”.
  
       Cho đến ngày 27 tháng sáu, đã có 475.000 người Do thái bị đày đi. (Cần so sánh với bản cung khai của Hoess, viên trưởng trại Auschwitz, theo đó đã có 400.000 người Do thái bị tiêu diệt tại trại của ông trong mùa hè năm 1944). Cá vụ lưu đày đã được thực hiện dưới sự điều khiển trực tiếp của chính Eichmann.
 
      Như Kastner đã nói trước Tòa án Nuremberg: “Các trưởng trại tử thần chỉ dùng hơi ngạt theo lện trực tiếp hoặc gián tiếp của Eichmann. Viên sĩ quan của IV B ( Ban của Eichmann tại R.S.H.A) chỉ huy các cuộc lưu đày từ mọi xứ, có quyền chỉ định chuyến xe lửa có phải đến một trại tiêu diệt hay không, và cách đối xử dành cho các tù nhân trong suốt cuộc hành trình. Các chỉ thị thường do những hạ sĩ quan SS hộ tống đoàn xe lửa đem theo. Những chữ “A” hoặc “M” được ghi trên tập chỉ thị mang theo đoàn xe chỉ Ausch-witz hay Madjanek: điều đó là có nghĩa các hành khách sẽ phải bị thanh toán bằng hơi ngạt”.

       Kastner cũng đã kể lại đề nghị không thể tưởng tượng được “Máu đổi lấy xe tải” mà Eichmann đã đưa ra với một đồng nghiệp của Kastner tại Ủy ban Do thái Joel Brand. Đây là những gì do chính Brand đã viết về buổi hội đàm của ông ta trong quyển Luật sư của kẻ đã chết:

      Ngày 25 tháng 4 năm 1944, tôi được đưa đến Tổng hành dinh SS tại khách sạn Majestic ở Budapest, để gặp trung tá Eichmann. Ông ta đứng lên đón tiếp tôi và nói:


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 29 Tháng Tư, 2014, 09:21:48 pm
            “Tôi nghĩ rằng ông đã biết tôi là ai. Tôi đã được giao phó các hành động tại Đức, Ba lan và Tiệp khắc. Bây giờ đến lượt Hung gia lợi. Tôi đã được biết về ông và về các người Hung nói chung và tôi đã kiểm điểm khả năng của ông về việc kết thúc một cuộc trao đổi. Bây giờ, tôi sẵn sàng bán cho ông một triệu người Do thái. Không trọn lô đâu: ông không thể nào gom góp đủ số tiền. Nhưng cho một triệu người, ông có thể làm được. Máu đổi lấy tiền, tiền đổi lấy máu. Ông có thể chọn những người Do thái này tại bất cứ quốc gia nào, tại tất cả mọi nơi mà ông tìm thấy họ. Ở Hung, Ba lan, các thị trấn ở miền Đông, ông có thể chọn lấy họ tại Terezin hoặc tại Oswiecin (các trại tập trung), mọi chỗ nào các ông thích. Ông muốn cứ những ai? Những người đàn ông còn cường tráng? Những người đàn ba còn có mang được? Những kẻ già nua? Trẻ nít ? Ông hãy ngồi xuống và nói cho tôi biết”

           Vài ngày sau, trong một buổi gặp gỡ mới, Eichmann cho Brand biết rằng tiền không còn giúp ích gì được cho người Đức nữa. cái mà họ muốn, đó là những chiếc xe vận tải. Ông ta nói thêm: “Cứ một trăm người Do thái, ông sẽ nộp cho tôi một chiếc xe vận tải quân sự. Cho một triệu người Do thái, tổng cộng là 10.000 chiếc xe”. Ông ta nói sẽ cho tập hợp người Do thái tại Auschwitz để đợi và nếu các xe vận tải không được giao, “tất cả họ sẽ bị cho vào phòng hơi ngạt”.

           Cuộc mua bán này không đi đến đâu cả, dù Eichmann đã sắp đặt một chuyến đi Thổ nhĩ kỳ cho Band trên một phi cơ thư tín của Đức, để Brand có thể bắt liên lạc với Cơ quan Đặc trách về Do thái và ngẫu nhiên, với các đại diện của Đồng minh. Nếu người ta không biết gì khác về Eichmann, thì chỉ riêng khả năng đảm bảo chuyến đi của một người Do thái trên một phi cơ chính thức của Chính phủ trong thời chiến cũng đủ cho thấy quyền hạn rộng lớn của ông ta. Trong một thời kỳ mà không một người Do thái nào được xê dịch trong một xứ bị chiếm đóng – ngoài việc bị bắt buộc và về hướng các trại tập trung – Eichmann đã có thể làm được cho Brand một thông hành Đức và đưa ông ta ra khỏi xứ.

          Kastner và Brand đã làm đủ mọi thứ để được Eichmann đảm bảo là các vụ lưu đày sẽ được đình chỉ, ít ra cũng đến lúc người ta biết được các cuộc thương lượng tại Thổ nhĩ kỳ có thành công hay không, nhưng các cuộc lưu đày vẫn tiếp tục như trước.

          Điều quan trọng đối với chúng ta trong các cuộc hội đàm của Kastner và Brand với Eichmann là chúng cho ta thấy rõ quyền hành mà ông ta nắm giữ trên sinh mạng của người Do thái. Ông ta có thể, như ông ta đã nói, hoặc gửi họ đến các phòng hơi ngạt, hoặc để cho họ sống. Ông ta đã chọn cái chết. Lệnh tử hình ấy đã xâm hại đến người Do thái, Ba lan, Nga, Lỗ ma ni, Hung gia lợi, Pháp, Tiệp khắc, Đức, Áo, Lituanie, Lettonie, Hoaf lan, Bỉ, Nam tư, Hy lạp, Ý và bảo gia lợi. Cuối năm 1939, tổng số người Do thái tại 16 quốc gia này gồm 8.250.000 người. Khi chiến tranh chấm dứt, hơn 6 triệu người trong họ đã bị giết.

           Các kết quả không xa mấy các mục tiêu của cuộc hội nghị ở Wannsee. Cuộc hội nghị này được triệu tập vào ngày 20 tháng giêng năm 1942 bởi tướng SS Heydrich, chỉ huy trưởng Cơ quan R.S.H.A….để thiết lập các kế hoạch mới cho “Giải pháp cuối cùng của vấn đề Do thái”. Eichmann dĩ nhiên là có mặt. Con số người Do thái phải tận diệt được ấn định là mười một triệu, vì người ta đã tính luôn các đoàn thể Do thái tại các quốc gia như Anh, Phần lan, Ái nhĩ lan, Bồ đào nha, Thụy sĩ, Thụy điển và Thổ nhĩ kỳ. Nhưng Đức quốc đã không xâm chiếm được các lãnh thổ này và một phần rất lớn của nước Nga còn ở rất xa tầm tay của các đoàn quân Đức quốc xã. Và vì thế cho nên người Do thái tại Âu châu đã không bị thanh toán hết. Nhưng Heydrich và Eichmann đã làm việc với mọi cố gắng. Sáu triệu người đã bị giết đã tiêu biểu cho hơn 73% dân số Do thái bị đặt vào “Giải pháp cuối cùng”.

           Yigal, Gad và Dov đã khảo chứng tỉ mỉ về cách thức mà hàng triệu anh em của họ đã bị giết và về vai trò của Eichmann trong chiến dịch vĩ đại này. Họ đã hiểu tại sao Eichmann đã trốn chạy sau khi triều đại Đức quốc xã sụp đỏ và tại sao hắn ta đã tìm cách ẩn trốn một cách tuyệt vọng. Chính vì điều này mà Yigal và các bạn hữu của anh đã nhất quyết tìm cho ra hắn ta và bắt buộc hắn ta phải trả lời về các hành vi của mình. Chính vì việc đó mà họ có mặt tại Buenos Aires. Và bây giờ họ đã tìm ra hắn ta. Và bây giờ họ đã chắc chắn một cách tuyệt đối rằng con mồi của họ đích thị là Adolf  Eichmann.

      


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 17 Tháng Tám, 2014, 12:02:06 am
           3.CON NGƯỜI VÀ CƠ QUAN CỦA EICHMANN

          Adolf Eichmann sinh tại Đức năm 1906 - ở Solingen, miền Rhénanie. Khi hắn ta được chín tuổi, gia đình hắn ta rời về Áo và cư ngụ tại Linz, thành phố mà Eichmann vẫn thường gọi là Linz-sur-Danube. Chính tại Linz, như Eichmann đã nói, hắn ta đã theo bậc tiểu học, kế đó là bốn năm trung học, sau cùng là hai năm tại Trường Cao đẳng Điện khí kỹ thuật và chế tạo kim loại. Hắn đã bắt buộc bỏ dở việc học và đi làm vì không tiền.

          Trong một phiếu lý lịch xưa cũ chính hắn ta đã ghi lúc rời nhà trường, hắn vào làm nhân viên cho Công ty Elektrobau của Áo tại Linz-sur-Danube.

          Chính trong thời gian này những nỗi ấm ức bất bình của hắn ta đã bắt đầu có những quy mô của một căn bệnh thần kinh suy nhược thực sự, chẳng bao lâu chứng bệnh thần kinh này tìm được lỗi thoát trong sự gia nhập của hắn ta vào Đảng Quốc Xã, với tâm trạng một người Đức xa quê hương, hắn ta càng thấm thía sự đau khổ hơn về cuộc bại trận của Đức vào năm 1918. Và hắn ta càng nung nấu nỗi khổ hơn nữa vì trong thâm tâm thấy gia đình có lỗi khi rời khỏi đất nước trong thời kỳ chinh chiến. Sự việc hắn ta bị bắt buộc phải đi làm thay vì tiếp tục con đường học vấn, luôn luôn nhắc nhở hắn ta rằng nước Đức đã bại trận và càng làm tăng thêm các nỗi ẩn uất của hắn ta. Cho nên khi được hai mươi lăm tuổi, hắn ta như một trái chín mùi để rơi vào tay bọn Quốc Xã.

          Hắn ta gia nhập Đảng Quốc Xã ngày 1 tháng tư năm 1932 và nhận được số hiệu 899895. Lúc đó Áo là một quốc gia độc lập. Đảng Quốc Xã muốn xáp nhập Áo vào Đức quốc là một đảng phản quốc gia (antinational) mà các thành phần đã bị xem như là những gián điệp và tay sai của một cường quốc ngoại bang.

          Cùng ngày, hắn ta gia nhập lực lượng SS, nhưng, theo vài hồ sơ, hình như hắn ta chưa chính thức tuyên thệ trước tháng mười một. Hắn có hiệu SS 45326, Lực lượng SS (Schutzstaffeln) hợp thành một đoàn thể tinh nhuệ với đồng phục đen mà Hitler đã thành lập để chấp hành các phần việc mà ông ta không thể tin cậy vào các toán xung kích SA (Sturmabteilung), bọn áo nâu ồn ào. Nhóm SS sẽ trở thành lực lượng chủ yếu trong nước Đức Quốc Xã và các lãnh thổ bị chiếm đóng. Ngay từ năm 1932, Eichmann đã có đủ óc phán đoán để hiểu rằng, nếu muốn đồng hội đồng thuyền với thế giới Quốc Xã, thì chiếc xe SS chính là chiếc xe nên đi.

          Trong một bản phúc trình cá nhân vắn tắt do chính tay hắn ta viết ngày mùng 6 tháng mười một 1934, hắn ta nói: Tháng tám 1933, tôi phải rời Áo quốc và đến doanh trại của đoàn Lê dương Áo tại Lechfeld, ở Đức. Từ tháng chín 1933 đến tháng giêng 1934, tôi làm việc tại sở liên lạc SS tại Passau. Tháng giêng, tôi được chuyển sang trung tâm SS Áo của cơ quan Hỗ trợ Việc làm tại Dachau, và tôi lưu lại đây đến tháng mười cùng năm. Từ đó, tôi phục tại vụ tổng hành dinh của cơ quan S.D. tại Bá linh, số 102 đường Wilhelmstrasse. S.D. là chữ tắt của Sicherheitsdienst cơ quan An ninh Quốc xã, cơ quan điều khiển tất cả mọi hoạt động chống Do thái.

          Trong một bản lý lịch viết tay đề ngày 19 tháng bảy 1937, hắn ta đã nâng cha mình lên hàng Giám đốc Công ty Xe Điện và Điện lực tại Linz nơi hắn ta đã chỉ từng là một nhân viên. Cái khuynh hướng nâng cao lại địa vị xã hội là một trong các nét nổi bật trong tất cả các tài liệu cá nhân của Eichmann.

          Trong cùng bản lý lịch ấy, hắn đảo ngược thứ tự của các tình cảnh của mình, và tuyên bố:  Tôi làm đại diện cho Công ty Áo Elektrobau từ năm 1925 đến 1927. Tôi đã tự ý rời bỏ chức vụ này; hãng Vacnum Oil Company tại Vienne giao phó cho tôi chức vụ đại diện giao tế tại Haute Aurtriche. Tôi đã làm việc cho công ty nầy đến tháng 6 năm 1933 tại vùng Haute Autriche – Salzbourg và miền Bắc Tyrol. Bấy giờ tôi mất sở vì thuộc thành phần của Đảng Quốc Xã Áo. Tôi đã được Lãnh sự Đức tại Linz-sur-Danube, Dirk Von Lagen, cấp một giấy chứng nhận về trường hợp này, mà bản phụ được nộp kèm theo hồ sơ cá nhân của tôi tại Tổng hành dinh cơ quan S.D.

          Ngày 21 tháng ba 1935, hắn ta thành hôn với Vera Liebl, sinh ngày 9 tháng tư 1909 trong vùng nói tiếng Đức của quốc gia Tiệp Khắc, vùng Sudètes và sau trở thành đối tượng của các tham vọng của Hitler. Bà ta đã được gọi là Veronica trong vài tài liệu. Cưới được bà ta không phải là việc dễ dàng. Phải có sự đồng ý của Đảng Quốc Xã. Eichmann xin phép ngày 21 tháng mười 1934 trên một đơn chính thức gởi tới Tổng hành dinh của S.D. nơi hắn ta đã bắt đầu làm việc. Theo thường lệ, đơn xin loại nầy phải được kèm theo một bản giải thích do chính tay người xin viết. Sau những lý lịch về chính mình, Eichmann đã viết:


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 17 Tháng Tám, 2014, 11:21:37 pm
       " Ngày 15 tháng 8 năm 1931, tôi có đính hôn với con gái một địa chủ người Đức vùng Bohème ở Mlade, gần Bohm, Budweis. Tôi định thành hôn vào mùa hè năm 1933, nhưng không thể thực hiện được vì trong thời gian đó tôi đang theo học khóa huấn luyện tại trại Lechfeld, và chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ có mặt tại Áo vào khoảng mùa thu năm 1933. (Việc này có lẽ ám chỉ mộng ước nắm chính quyền tại Áo quốc của Đảng Quốc Xã vào thời gian nầy). Dự định thành hôn của chúng tôi được dời từ tháng nầy sang tháng khác, vì chúng tôi vẫn hằng mong mỏi thế nào cũng có một quyết định trong vấn đề nước Áo. Dù riêng cá nhân tôi không gặp khó khăn đối với chính quyền địa phương, trong thời gian lui tới Tiệp khắc (nhất là những năm 1933 và 1934), vị hôn thê của tôi và gia đình gặp phải khó khăn vì lý do người ta biết nàng đã đính hôn với một đoàn viên S.S.

•   Do đó tôi trân trọng quí vị yêu cầu chấp nhận việc thành hôn của tôi.

•   Tôi thỉnh cầu quí vị cứu xét sự việc, vì lý do tình hình chính trị, tôi không thể nào nộp đủ tất cả các giấy tờ cần thiết tại Bộ Chủng tộc và Cư dân:

•   Giấy y chứng của vị hôn thê tôi. Để khỏi gây thêm phiền phức cho gia đình nàng, vị hôn thê tôi không thể đến nước Đức trong lúc này để được y sĩ khám nghiệm và trở về gia đình sau đó. Các nhà hữu trách Tiệp khắc, đã ngờ vực sâu, sẽ thừa dịp gây thêm khó khăn cho gia đình nàng.

•   Giấy chứng nhận do hai người chứng về hạnh kiểm của vị hôn thê. Cha mẹ tôi là những người duy nhất biết rõ vị hôn thê của tôi, và họ đang sống tại Áo. Tôi tha thiết thỉnh cầu quí vị tránh gởi bảng câu hỏi đến họ vì lý do thư tín của họ bị kiểm duyệt và việc này có thể gây những phiền phức mới từ chính quyền Áo vì họ biết không sót một cái gì về hoạt động của tôi, tại Linz-sur-Danube, cũng như tại sở liên lạc SS ở Passau.

•   Vì lý do trên nên tôi kính xin quí vị chấp nhận những bản cung khai có tuyên thệ kèm sau:

1.   – Ba tấm ảnh của hôn thê tôi
2.   – Một giấy y chứng của hôn thê tôi.
3.   – Phiếu lý lịch của hôn thê tôi.
4.   – Giấy rửa tội của hôn thê tôi.
5.   – Bảng kê khai gia tộc của hôn thê tôi.
và những giấy tờ như trên về cá nhân tôi."

          Adolf Eichmann

         Hắn ta kèm thêm một tờ khai tuyên thệ xác nhận vị hôn thê của mình thuộc dòng giống Aryen.

        Hình như hắn ta đã để rất nhiều thì giờ vào việc điền vào các giấy tờ và hãnh diện về ý tưởng mình thành hôn với thành phần địa vị xã hội cao hơn. Vì trong phụ bản của tờ đơn, ông thêm rằng gia đình Liebl thược dòng dõi một gia đình địa chủ kỳ cựu tại Đức, có danh giá ở miền Nam Bohème. Vị hôn thê tôi đã vào trường nội trú Đức tại Bud-weis sau khi rời bậc tiểu học.

           Bằng chứng đẹp nhất mà hắn ta chưa bao giờ nhận được từ cấp chỉ huy là văn kiện đề ngày 17 tháng chín 1937. Khá kỳ quặc ở chỗ là do chính Dieter Wisliceny ký tên, Wisliceny lúc đó là Thiếu úy SS, còn Eichmann là trung sĩ nhất. Họ kết thúc binh nghiệp trong cùng lực lượng ấy với Wisliceny đại úy, và Eichmann trung úy.

           Wisliceny đã viết:

•   Diện mạo nòi giống: Aryen miền Bắc Âu.
•   Hạnh kiểm: Đứng đắn trong việc làm, nhiều lương tâm nghề nghiệp, bạn tốt.
•   Ý chí: Dứt khoát và cương quyết.
•   Học thức: Trình độ học thức phổ thông đầy đủ.
•   Thiện chí: Trên trung bình.
•   Thông minh: Tốt.
•   Tư tưởng quốc xã: Eichmann là một đảng viên Quốc Xã đích thực.
•   Tư cách: Rất tốt trong công vụ. Đời tư hoàn toàn không có gì đáng chê trách.
•   Huấn luyện: Có huy chương thể thao SA. Chỉ đạt được huy chương thể thao SS vào năm 1938, vì bị gãy một cánh tay trong lúc thi hành công vụ.
•   Có xứng đáng được thăng trật không?: Có.

          Nhiều tác giả đã lấy làm lạ là tại sao Eichmann đã “chỉ” là một trung tá thôi, trong lúc đó hắn ta lại được giao phó các chiến dịch quá vĩ đại như vậy ngay trong cơ quan khủng khiếp S.D. Thật ra, từ lúc hắn ta gia nhập phục vụ Đảng Quốc Xã, việc thăng quân tiến chức của hắn ta trong lực lượng SS đã rất nhanh chóng đối với một người không được đào tạo kỹ càng về quân sự và những chức vụ quan trọng nhất đều thuộc vùng hậu tuyến chứ không trong một đơn vị tác chiến. Đối với một người như vậy, chức trung tá là một cấp bậc cao và là một phần thưởng đáng chú ý về những công việc có hiệu quả trong cuộc tổ chức các vụ ám sát tập thể. Một năm rưỡi sau khi gia nhập lực lượng SS, hắn ta được nâng cấp bậc tương đương với trung sĩ; sáu tháng sau, trung sĩ nhất; một năm sau, thượng sĩ; năm 1936, thượng sĩ nhất; năm 1937, thiếu úy; 1938, trung úy; 1939, đại úy; 1940, thiếu tá; 1941, trung tá. Cấp bậc này trong SS, gọi là Obersturm-bannfuhrer.

          Có hai lời đồn về Eichmann: ông ta sinh tại Palestine, và biết nói tiếng ehesbreu và yiddish (Do Thái cổ). Cả hai đều vô căn cứ. Lời đồn đại thứ nhất bắt nguồn từ một cuộc viếng thăm xứ Palestine. Thời đó tại Sarona, ngoại ô Tel-Aviv có một khu đoàn người Đức. Bọn này phần đông đều là tay chân đắc lực của Đảng Quốc Xã. Và thật ra cũng đã có những liên lạc mật thiết giữa bọn Quốc Xã và ông Mufti ở Jérusalem từ những năm trước chiến tranh, trong khi ông Mufti đứng đầu nhóm Ả-Rập ở Palestine đang chống đối ra mặt với người Do Thái. Người ta biết là Eichmann có đến Palestine một thời gian trong tư cách là đại diện của cơ quan S.D. trong lúc có những vụ lộn xộn giữa Do Thái và Ả-Rập, để phối trí các hoạt động chống Do Tháo. Nhưng chỉ sau khi Eichmann bị bắt và sau khi khám phá vài tài liệu, người ta mới biết được chắc chắn rằng hắn ta chỉ đã ở Palestine có 48 tiếng đồng hồ. Hắn ta có ý định lưu lại đó lâu hơn, nhưng hắn ta đã bị chính quyền uy trị Anh trục xuất như là một điệp viên Đức. Điều đó đã xảy ra trong những ngày 2 và 3 tháng 10 năm 1937.

          Tiếng đồn kế đó là Eichmann nói rành rẽ tiếng yiddish và hébreu càng ngày càng lan rộng sau vụ Anschluss (vụ sát nhập Áo vào nước Đức) năm 1938, khi hắn ta trông coi sở di dân Do thái tại Vienne. Lúc đó hắn ta gặp gỡ những đại diện của các đoàn thể Do thái tại Áo và qua trung gian những người nầy, hắn ta truyền các mệnh lệnh trục xuất. Với những người nầy, ông dùng với vẻ thành thạo những danh xưng bằng tiếng yiddish hoặc hébreu của các tổ chức và đoàn thể thanh niên Do thái và Do thái theo phong trào tự trị. Khi, từ môi tên Quốc Xã tàn bạo nầy, thốt ra một cách dễ dàng những tiếng bí truyền như “He-chalutz”. Hắn ta đã gây ra cảm giác – và đó là điều Eichmann muốn – là hắn ta đã thông hiểu rộng rãi các ngữ vựng, trong khi thật sự các tiếng ấy là tất cả vốn liếng ngưc học của hắn ta. Tóm lại, về yiddish, hắn ta chỉ biết những tiếng tương tự với tiếng Đức. Còn về hébreu, hắn ta hầu như hoàn toàn mù tịt.

         Là một đảng viên Quốc xã băng sai nồng nhiệt, Adolf Eichmann đã nghĩ về người Do thái theo các tư tưởng mẫu của Đảng đưa ra và nung nấu một lòng thù hận người Do thái như Fuhrer Adolf Hitler của hắn ta. Hắn ta đã cùng các bạn tham dự những cuộc tấn công nhỏ vào người Do thái trên các đường phố và những cuộc gào thét kết thúc bằng cuộc bạo hành chống Do thái. Nhưng chẳng có gì đặc biệt để có thể chỉ định hắn ta đảm trách những trách nhiệm to lớn trong tương lai của một kế hoạch đã đưa đến việc tàn sát sáu triệu người Do thái. Chính sự chó nhảy bàn độc tình cờ đã đẩy hắn ta lên những nấc thang cao nhất để biến hắn ta thành người chỉ huy thi hành chương trình tận diệt.

          May mắn đã đến với hắn ta năm 1934, và hắn ta chụp ngay cơ hội để khai thác. Ngày 1 tháng 10 năm ấy, với cấp bậc trung sĩ SS, sau một thời gian huấn luyện thường và các công việc văn phòng chẳng mấy sáng sủa tại Passau và Dachau, hắn ta được thuyên chuyển đến Bá linh, tại Bảo tàng viện Do thái một cơ sở tuyên truyền hoạt động tại Tổng hành dinh của S.D. Tháng chín năm 1939, S.D. cơ quan An ninh phải hiệp nhất với S. P., Cảnh sát đặc biệt, để trở thành Cơ quan R.S.H.A. (Reichssicher-heitahauptamt), và thật sự đó là một tổ chức dữ dội.

          Trên một phiếu ghi hiện có trong hồ sơ của Israel (Quốc gia Do thái), một sĩ quan cao cấp đã nói về Eichmann rằng hắn ta được chú ý nhờ trí thông minh lanh lợi và lương tâm nghề nghiệp. Thực sự, hắn ta đã cho thấy “sự khôn lanh” lúc đến tổng hành dinh của cơ quan An ninh tại Bá linh, bằng cách nhận ra nơi đây là chỗ cần phải bám cứng nếu muốn sử dụng quyền lực. Và thực sự hắn ta đã ở lại Cơ quan An ninh cho đến lúc chót, hắn ta cũng tỏ ra thông minh bằng cách rút tỉa những gì tốt nhất do những chức vụ của mình tại “Bảo tàng viện Do thái”, vì những chức vụ nầy tiêu biểu hy vọng thăng tiến tốt nhất của hắn ta. Hắn ta suy tính rất xác đáng rằng mình không có một phẩm định đặc biệt nào có thể mang đến sự thăng tiến mau lẹ trong đảng cấp quốc xã. Hắn ta hãy còn quá trẻ để có thể làm một trong những đồng chí hoạt động thuở hàn vi của Hitler. Không có học lức cao để có ưu thế trên những kẻ cùng thời. Không có khiếu đặc biệt về chỉ huy và cũng chẳng có cấp bậc trong lãnh vực quân sự. Và cũng không lấy gì làm xuất sắc ở trại huấn luyện. Vả lại, sau khi được huấn luyện, sự việc hắn ta được bổ nhiệm làm việc tại văn phòng thay vì giữ một chức vụ chỉ huy hoặc làm tại một trung tâm huấn luyện cao đẳng quân sự, là một điềm gần như không mấy thuận lợi. Hắn ta không có vẻ gì là một chiến sĩ oai hùng và không thể rạng rỡ bên bọn báo danh của Đảng. Lúc được bổ dụng tại “Bảo tàng viện Do thái”, hắn ta coi việc đó như là một điều sỉ nhục, nhưng rồi trí thông minh và tham vọng lại phục hồi và hắn ta bỗng nhiên cảm thấy mình đang đi đúng đường.

            Hắn ta có chân trong Đảng khá lâu để đủ biết rằng đặc điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa Quốc Xã không chỉ là sự thù ghét Do thái suông mà chính là sự biến đổi sự thù ghét ấy. từ một luồng nhỏ tâm tưởng thụ động thành một dòng thác lũ hoạt động tích cực. Có vài lý thuyết của Đảng đã lập ra một lúy thuyết ngụy-khoa-học của chủ nghĩa quốc xã về chủng tộc. Nhưng ít người trong Đảng có kiến thức thực sự về người Do thái. Đám đông đảng viên không cần tìm hiểu sâu xa hơn ý tưởng đơn giản là mình thù ghét Do thái. Vì vậy cho nên, tại Bảo tàng viện Do thái, viên trung sĩ SS Adolf Eichmann có một cơ hội tuyệt diệu để trở thành chuyên gia một ngành quan trọng bậc nhất của bọn quốc xã mà việc cạnh tranh rất yếu ớt: vấn đề Do thái.

          Tại cơ quan Tuyên truyền chống Do thái nầy, Eichmann không nhữngchỉ làm quen với những thứ sách bài Do thái thường hoặc thứ giả hiệu hiền nhiên như các quyền Nghi Thức Thánh hiền trên núi Sion. Hắn ta cũng góp nhặt một số kiến thức về tôn giáo Do thái, các phong tục Do thái và những phong trào chính trị và Quốc gia Do thái, với mục đích để dễ dàng làm sai lệch và biến tính cho quyền lợi của chủ nghĩa Quốc Xã. Hắn ta đã có những bậc tiền bối nổi tiếng. Sự bài Do thái của Nga, nhận thức “sự hũy báng giống nòi” đê tiện, đã khởi đầu bằng cách nghiên cứu sách nghi thức Do thái, kế đó làm sai lệch nó đi. Kết quả đưa đến những vụ tàn sát nhiều ngàn người Do thái Nga trong suốt thế kỉ XIX. Tên Nga nầy đã được biết, lễ Passover, ngày lễ Dot hái ăn mừng sự kết thúc việc tù đày người Do thái tại Ai Cập, tục lệ là tuyên đọc rõ ràng sách Exode vừa uống bốn chung rượu vang. Điều mà hắn ta thấy là thượng sách là phao tin đồn trong đám dân quê dốt nát rằng những người Do thái đã uống những chung “máu dân Công giáo” trong dịp lễ đó. Việc sau đó diễn biến một cách tự động. Thường thường để cho chuyện hoang đường dễ tin hơn, bọn bài Do thái đã hay bắt cóc một đứa trẻ công giáo vài hôm trước ngày vễ Passover và rêu rao lên rằng nó đã bị những người Do thái trong xứ sát hại để lấy máu.

          Eichmann đã tìm cách khám phá những cơ hội tương tự để bóp méo các sự việc. Đối với hắn ta, người Do thái là kẻ thù và phương châm của hắn ta trở thành: “Hắn biết rõ kẻ thù của anh”. Hắn ta bắt đầu công việc tìm hiểu người Do thái do chính mình đã đặt ra. Hắn ta không dừng lại lâu trên Lịch sử Do thái, để ý nhiều hơn đến thời hiện đại, đến cách tổ chức cộng đồng Do thái tại Đức, đến những cơ quan tôn giáo và các hệ phái khác nhau của phong trào Do thái Tự trị. Hắn ta nhận được ấn phẩm, và nghiên cứu kỹ càng các báo và tập chí của họ.

          Ba năm sau, hắn ta được bổ niệm làm trưởng phòng của hắn ta tại cơ quan an ninh với tư cách là chuyên viên đầu tiên về vấn đề Do thái và được thăng cấp tương đương với cấp thiếu úy – Untersturmfuhrer SS. Đây là việc thăng cấp mau nhất trong tất cả các người đương thời với hắn ta. Chắc chắn là hắn ta đã “thông minh” trong việc chọn lựa hoạt động của mình.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 30 Tháng Mười, 2014, 05:22:23 pm
        Bấy giờ sự nghiệp của hắn ta bắt đầu được khởi phát. Thật sự hắn ta là chuyên gia mà các ý kiến về điều khiển các hoạt động bài Do thái. Eichmann không viết các luận đề triết lý về Do thái, nhưng hắn ta biết con số người Do thái tại mỗi thị trấn, tên những người cầm đầu của mỗi cộng đồng, những dịch vụ do Do thái tổ chức, những hoạt động của các đoàn thể Do thái vào các phong trào Do thái Tự trị. Có sẵn các tin tức thực tiễn ấy, cơ quan có thể định ngay các hành động trưng dụng, trục xuất và bắt bớ của mình.

        Địa vị của Eichmann giờ đây đã vững chắc, nhưng nếu hắn ta cung cấp các tin tức, thì  chính các người khác đã quyết định khai thác các tin tức ấy. Bước đầu chức nghiệp quản trị trực tiếp các vấn đề Do thái của hắn ta đã đến mười tháng sau đó. Với vụ Anschluss và việc chiếm đóng nước Áo của Hitler. Eichmann được gửi đến Vienne như là đại diện của cơ quan an ninh để điều khiển cacis cơ sở được đặt một cái tên khá đẹp là “Cơ quan Di dân Do thái Trung ương”. Hắn ta nhậm chức ngày 1 tháng tám năm 1938 và hăng hái bắt đầu ngay tức khắc công việc quét sạch người Do thái khỏi Áo quốc.Vài tháng sau viên thanh tra Cảnh sát đặc biệt tại Vienne, khi đề nghị thăng thưởng Eichmann, đã có thể viết như sau: “Đương sự làm việc giỏi, hăng hái và có nhiều sáng kiến, có khiếu trong công việc độc lập đặc biệt về vấn đề tổ chức.Đây là một chuyên viên có tiếng, đương sự hiện là Trưởng Cơ quan Di dân Do thái Trung ương và chịu trách nhiệm tổng quát về việc di dân Do thái”.

         Việc “vận dụng” có hiệu quả các người Do thái tại Áo quốc đã tự động biến hắn ta thành một ứng cử viên điều khiển các chiến dịch tương tự tại Tiệp khắc sau khi quân Quốc xã chiếm đóng nước này. Và hắn ta lưu lại Prague cho đến cuối năm 1939.

         Cũng trong lúc đó, nước Ba lan đã bị xâm chiếm và tầm hoạt động bài Do thái đã tăng lên một cách đáng kể do sự cưỡng đoạt của Đức trên Cộng đồng Do thái rất quan trọng tại xứ này. Người ta kêu gọi đến chuyên viên già kinh nghiệm và đáng tin cậy, người tổ chức khéo léo công việc phân phối dân Do thái. Vào tháng giêng năm 1940, Adolf Eichmann được bổ nhiệm về Tổng hành dinh Cơ quan R.S.H.A., ở Bá linh, như là người chịu trách nhiệm của Sở đặc trách về các vấn đề Do thái của cơ quan Getstapo. Hắn ta có nhiệm vụ áp dụng chính sách Quốc xã đối với người Do thái tại Đức và tại tất cả các lãnh thổ bị Đức chiếm đóng. Văn phòng của Eichmann trở thành Bộ chỉ huy việc thực hiện kế hoạch chính – “Giải pháp cuối cùng của vấn đề Do thái. Và, từ trung tâm này, chiếm hết một khu nhà bốn tầng tại số 116 đường Kurfurtenstrasse, Eichmann, đã giăng một màn lưới nhện vĩ đại, nơi mà các người Do thái của 16 nước đã phải bị tóm trong thời gian bốn năm sau đó trước khi bị lưu đày và bị tàn sát.

       Trên bảng phân công, cơ quan của Eichmann đã được đặt trong bóng tối một cách cố ý. Thật vậy, những danh từ kín đáo cũng đã được chọn lựa để che đậy những việc làm khủng khiếp của bọn Quốc Xã, chẳng hạn như – “Giải pháp cuối cùng” cho việc tận diệt, “Đối xử Đặc biệt” cho hình phạt phải vào phòng hơi ngạt,”Hành động” cho các cuộc thảm sát tại chỗ, cũng như cơ quan của Eichmann được gọi một cách đơn giản là Ban “IV B 4 của R.S.H.A.”

        R.S.H.A., Cơ quan An ninh Trung ương của Đức Quốc Xã được tổ chức thành bảy ban mà mỗi ban được chỉ định bằng danh từ Đức Amt, có nghĩ là Nha và bằng một con số La mã. Như vậy Ban  một của R.S.H.A., lo về việc huấn luyện, đào tạo, về nhân viên và về tổ chức, mang tên là Amt I. Ban bốn được gọi là Amt IV. Nhưng Amt IV cũng được biết dưới một cái tên đã có tiếng tăm khủng khiếp trên toàn thế giới: Cơ quan Getstapo. Nhiệm vụ của nó tại R.S.H.A. đã được chính thức định nghĩa như “Điều tra chống lại những kẻ đối nghịch”. Sở của Eichmann trực thuộc cơ quan Getstapo.

         Amt IV gồm bảy nhóm, mỗi nhóm được chỉ định bằng một chữ: Amt IV A, Amt IV B… Eichmann  ở tại Amt IV B.

         Amt IV B lại được chia thành nhiều phân bộ, mỗi phân bộ được định bằng những con số đơn giản: IV B 1, IV B 2… Eichmann đứng đầu IV B 4, cơ sở lo về các vấn đề Do thái tại cơ quan Getstapo.

          Cơ quan Getstapo, Amt IV là ngành có uy quyền bậc nhất của R.S.H.A.. Phân bộ IV B 4 là cơ sở có uy quyền nhất của cơ quan Getstapo.

          Getstapo là chữ viết tắt của Geheime Staats-polizei; Cảnh sát Bí mật Quốc gia. Đó là tên của nó khi được Goering thành lập tại Phổ năm 1933. Nhưng dưới thời Himmler và Heydrich, nó trở thành một công cụ mạnh mẽ của bọn SS và cuối cùng trong tư cách là một bộ phận của cơ quan R.S.H.A., nó đã trở thành theo từ ngữ của William L.Shirey, trong một tác phẩm của ông L’ascencion et la chute du Troisième Reich, một tai họa “với quyền sinh sát trên mọi người dân Đức”.

         Vào khoảng giữa các năm 30, Tòa án Hành chính Tối cao của Phổ đã tuyên cáo các chỉ thị và hành động của cơ quan Getstapo khỏi phải chịu sự tái thẩm của Tòa án. Cơ quan Getstapo được hưởng qui chế này cho đến lúc kết cuộc. Việc này có nghĩa là lời nói của cơ quan Getstapo cũng như của Hitler, là luật lệ. Những mệnh lệnh của Eichmann, đến từ một sở của cơ quan Getstapo cũng là luật.


      


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 01 Tháng Mười Một, 2014, 11:54:08 am
      Trong một bản tài liệu được trình bày như Tài liệu 1852-PS tại Tòa án Nuremberg mang tên là “Cơ cấu của Cảnh sát Đức”, R.S.H.A. được coi như là đã được trực tiếp kiểm soát qua cơ quan Getstapo tất cả các hệ thống Cảnh sát tại Đức  và tại các lãnh thổ chiếm đóng, kể cả Cảnh sát An ninh, Cảnh sát Hình sự và Cảnh sát Biên phòng. Một thí dụ được lấy một cách ngẫu nhiên trên bảng này cho thấy cơ quan Getstapo có thể ra lệnh cho: Tất cả các vị chỉ huy cao cấp của SS và Cảnh sát; Các Thanh tra của Cảnh sát Đặc biệt (S.P.) và cá Sở An ninh (S.D.); Các Thanh tra Cảnh sát thường; Các phòng của Sở An ninh; Các phòng của Cảnh sát Quốc gia; Các phòng và các đồn của Cảnh sát Biên phòng; Các phòng của Cảnh sát Hình sự. Trong lãnh vực An ninh và Cảnh sát, cơ quan R.S.H.A. cũng có thể đưa chỉ thị cho các vị Toàn quyền Đức tại các lãnh thổ bị chiếm đóng.

        Đó là quyền lực, chắc chắn là như vậy. Adolf  Eichmann có thể dựa vào hệ thống quyền lực này cho việc thi hành các mệnh lệnh của hắn ta. Bộ máy đầy uy quyền này bao trùm toàn cõi nước Đức và các lãnh thổ chiếm đóng thuộc quyền sử dụng của hắn ta.

        Đó là điều đã làm cho việc tận diệt rất nhiều người Do thái đã có thể thực hiện trong một thời gian tương đối ngắn như thế. Một lệnh duy nhất phát ra từ IV B 4 của Eichmann có thể được truyền đạt đến tất cả các nhà hữu trách trong tất cả các vùng có Đức Quốc xã kiểm soát. Nó được sự chuẩn y và sự tán đồng của cơ quan Getstapo. Hiện nay tại Israel (Quốc gia Do thái) có nhiều tài liệu cho thấy lệnh này đã được truyền đi đến các cấp thẩm quyền nào và mức độ uy quyền của chúng như thế nào. Các tiêu đè và các đoạn đề mục của vài văn kiện thâu lượm được đã cống hiến một hình ảnh quí báu về cách hoạt động của Eichmann và cơ quan của hắn ta.

         Đây là một bưu điệp khẩn do Eichmann ký tên và gửi đi từ Bá linh ngày 31 tháng giêng năm 1942. Nó nằm trong các hồ sơ tại Dusseldorf.


        Reichssicherheitschauptamt IV B 4 – 2093/42g(391).

                                                   MẬT

       “Gởi : Tất cả các Đồn Cảnh sát trong nội địa Đức quốc, kể cả trong vùng Sudètes
                Bộ tư lệnh Cảnh sát Vienne.
                Cơ quan Di dân Do thái Trung ương, Vienne.
                (Gởi đặc biệt cho Các Thanh tra S.D. và S.P. tại Đức quốc. Các Thanh tra S.D. và S.P. tại Vienne.)    
              
                ĐỀ MỤC VỀ VIỆC DI TẢN NHỮNG NGƯỜI DO THÁI
      
        “Việc di tản những người Do thái được thực hiện trong thời gian gần đây tại nhiều vùng tượng trưng cho bước đầu của giải pháp cuối cùng về vấn đề Do thái tại Đức quốc, các thị trấn Miền Đông và vùng Bảo hộ  Bohême – Moravie…”

        Tiếp theo là các chỉ thị chi tiết về cách thức phân loại người Do thái theo tuổi tác và phái nam nữ, cách thức tập trung họ lại và chuẩn bị áp tải họ!

        Người ta có thể chú ý tới việc phổ biến chỉ thị này và địa vị cao của những người nhận lệnh. Như thế một công tác rộng lớn có thể thực hiện được cùng một lúc.

        Một bức Công điện đề ngày 10 tháng tư, đóng dấu MẬT  và ký tên Eichmann được gửi đến: Các Bộ chỉ huy Cảnh sát Trung ương tại Vienne, Prague, Bá linh, Hambourg, Brunn, Franfort, Dusseldorf, Hanovre, Munster, Cologne, Breslau, Cassel, Dortmund, Osnabruck, Stuttgart, Nuremberg, Kiel: Các Thanh tra Cảnh sát S.D. và Cơ quan Di dân Do thái Trung ương tại Vienne Prague, Brunn; và các Thanh tra S.D. tại Dantzig.

       ĐỀ MỤC VỀ VIỆC DI TẢN NHỮNG NGƯỜI DO THÁI

       Về di tản những người Do thái tại ….Minsk,..Riga.






Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 02 Tháng Mười Một, 2014, 06:02:30 pm
        Sự phổ biến rộng lớn này được dùng cho việc thi hành nhất tề chính sách tổng quát, nhưng cũng để thực hiện các chi tiết và thanh toán những đoàn thể đã được xác định. Thí dụ một công điện do Eichmann ký và đề ngày 18 tháng tư năm 1942 tại Bá linh gửi đến Dusseldorf, ghi: “ Về việc di tản người Do thái tại Jzbica, gần Lublin. Ngày áp tải Do thái tại Jzbica đã được ấn định là ngày 22 tháng tư năm 1942”.

       Người ta có thể tìm thấy một ví dụ tốt của công việc tham mưu chi tiết và hoàn hảo của sở IV B 4 trong bức điện sau đây đề ngày 3 tháng sáu năm 1942, từ Bá linh:

      Nơi nhận: Dusseldorf, Coblence, Cologne và Aix-la Chapelle

      HỎA TỐC – MẬT.

      “Về việc di tản người Do thái về miền Đông

      Về việc chở người Do thái về miền Đông. Hỏa xa Quốc gia sẽ cung cấp chuyến xe đặc biệt SDA22 cho ngày 15 tháng sáu năm 1942 từ Coblence, về Jzbica gần Lublin. Cuộc chuyên chở này sẽ gồm có Coblence với 450 người Do thái (kể cả những người bệnh thần kinh của Bệnh viện tâm trí tại Bendorf-sur-le-Rhin); Aix 144 người Do thái; Cologne:318 người và Dusseldorf có 154 người.

        Chuyến xe lửa đặc biệt BA 22 khởi hành ngày 13 tháng sáu năm 1942 vào lúc 2 giờ 8 phút từ Coblence-Lutzel và sẽ chạy ngang qua Cologne lúc 3 giờ 50 và Dusseldorf lúc 5 giờ. Những người Do thái tại Aix-la Chapelle sẽ được chở đến Cologne bằng chuyến xe lửa thường lệ do sự sắp xếp đặc biệt của Sở Hỏa xa Quốc gia. Bộ chỉ huy Cảnh sát tại Dusseldorf được ủy nhiệm việc thông báo cuộc khởi hành về việc chuyên chở toàn bộ. Chúng tôi sẽ gửi đến quí vị những mẫu ấn chỉ cần thiết cho việc khai báo tài sản …Ký tên: Eichmann.

       Đôi khi, các cuộc liên lạc tỏ ra rất là tế nhị giữa những nhà hữu trách chiếm đóng Đức và nhà cầm quyền lệ thuộc địa phương – như chính phủ Vichy tại Pháp. Eichmann có một đường dây liên lạc trực tiếp với Bộ ngoại giao Đức để hỏi ý kiến trước khi bắt đầu một hành động chống Do thái. Văn thư khẩn sau đây, đề ngày 9 tháng ba năm 1942 tại Bá linh, được gửi đến Bộ ngoại giao cho viên Cố vấn Tòa Công sứ Rademacher:

       Đề mục: việc di tản 1000 người Do thái tại Pháp.

      Tham chiếu: Cuộc hội kiến giữa Ngài và chúng tôi ngày 6 tháng ba năm 1942

      Chúng tôi có ý định chuyển đến trại tập trung Auschwitz vùng Haute Silésie, 1000 người Do thái đã bị bắt trong các cuộc trả đũa tại Ba lê tiếp theo sau các cuộc tấn công vào các thành phần Quân lực Đức ngày 12 tháng 12 năm 1941.

       Sự việc này liên quan đến những người Do thái thuộc quốc tịch Pháp và cũng như những người Do thái không quốc tịch. Việc chuyên chở 1000 người Do thái này, hiện đang bị giam giữ tại một trại tập trung ở Compiègne sẽ diễn ra ngày 23 tháng ba năm 1942 bằng chuyến xe lửa đặc biệt.

      Xin Ngài vui lòng cho chúng tôi biết xem công việc này có gặp trở ngại nào không. Eichmann.

       Hai ngày sau, một văn thư cũng gởi đến ông Rademacher tham chiếu vào bức Công điện trước và nói thêm rằng ngoài 1000 người Do thái tại Compiègne, 5000 người Do thái khác đã làm cho các nhà hữu trách chú ý và phải được chuyển đến trại tận diệt Auschwitz. Eichmann lại hỏi có trở ngại gì không

      Người ta có thể nghĩ rằng người chỉ huy cơ quan có trách nhiệm về chương trình giết người vĩ đại như thế sẽ không bao giờ bận tâm đến những tiểu tiết hoặc đến cá nhân những nạn nhân.. Nhưng tính kỹ lưỡng của Adolf Eichmann và sự hăng hái thực hiện toàn vẹn chính sách của hắn ta đã đưa hắn ta đến việc truy lùng và trừ khử tất cả những người Do thái trong tầm móng vuốt của hắn ta. Đây là một văn thư ngắn mà tôi trưng ra nguyên văn và có liên quan đến một người Do thái Lỗ ma ni có tiếng. Hình như người Do thái này đã kết thúc một cuộc dàn xếp tại chỗ để rời khỏi xứ và như vậy khỏi bị gởi đến trại tận diệt. Sự việc đến tai Eichmann. Đây là phản ứng của ông ta.

      IV B 4 – 4538/43

      Bá linh SW68, 2 tháng 6 năm 1943

      KHẨN

      Bộ Ngoại giao

      Cố vấn Công sứ Von Thadden

      Bá linh W8

      Wilhelmstr. 74-76

      Đề mục: Việc di trú của tên Do thái Max Auschnitt, công dân Lỗ ma ni, ngụ tại Bucarest

      Tham chiếu: Văn thư ngày 28 tháng 5 năm 1943 Inl. II 4370

      Vấn đề về liên quan đến việc trên đây, tôi hân hạnh yêu cầu bức điện văn sau đây được gửi đến sứ quán Đức tại Bucarest cho viên Hauptsturmfuhrer SS Richter:

      Yêu cầu dùng tất cả phương tiện sẵn có để ngăn ngừa việc di cư của tên Do thái Max Auschnitt, cư ngụ tại Bucarest , và chuẩn bị đưa hắn ta vào các biện pháp chung đang diễn tiến chống Do thái.

      Tôi mong được cho biết kết quả.

      Ký tên: Eichmann

      Văn thư này về mọi phương diện cho thấy rõ tánh tình của Eichmann hơn các văn thư khác mang chữ ký của hắn ta. Nó cho thấy hắn ta không phải chỉ là một công chức bình thường hành sự theo lệnh của thượng cấp. Văn thư chỉ rất rõ hắn ta liên tục lùng bắt người Do thái, tham dự vào cuộc theo đuổi một cách hăng hái và nhiệt thành, lúc nào cũng rình mò để tránh từng sơ sót nhỏ trong các bẫy rập mà hắn ta giương ra. Với Adolf Eichmann đứng đầu ban IV B 4 của cơ quan Gestapo, không một người Do thái nào có thể trốn thoát. 


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 08:42:36 am
IV – CUỘC SĂN ĐUỔI BẮT ĐẦU

        Adolf Eichmann, đó chính là người mà chúng ta phải đưa ra Công lý xét xử.

        Người đã nói lớn những tiếng này, vừa nói vừa nhấn mạnh mỗi tiếng bằng một cú đấm tay xuống mặt bàn, là một lãnh tụ vô Quốc gia, thủ lãnh người Do thái tại Palestine, vị đại diện tối cao của Phong trào Do thái Tự trị Thế giới, người đầu tiên về sau giữ chức vụ Thủ tướng Quốc gia Do thái; David Ben Gourion.

       Đó là năm 1945, sau chiến tranh ít lâu.

       Đây là lúc cuộc truy nã Adolf Eichmann bắt đầu, cuộc săn đuổi dai dẳng này chỉ kết thúc vào mười lăm năm sau,trong một vùng ngoại ô, ở Nam Mỹ.

       Cùng với sự giải phóng, bức màn che đậy bộ mặt bi thảm và nhuộm máu của châu Âu đã được kéo lên. Tất cả những điều ghê gớm của thảm kịch Do thái đột nhiên được hát giác ra hết. Nhiều triệu người đã bị thảm sát. Một nhóm người sống sót. Những kẻ thoát nạn cố gắng tìm về miền đất hứa của mình; xứ Palestine. Nhưng chính quyền Anh quốc, đang nắm quyền ủy trị xứ Palestine, đã đóng kín cửa.
Ben Gourion quyết định chống việc cấm đoán cuộc di dân Do thái. Ông họp tất cả những người ủng hộ chính thức của ông tại cơ quan Đặc trách Do thái cho vùng Palestine, cơ cấu tiên khu của chính phủ Do thái và Đạo quân Haganah, lực lượng phòng ngự bí mật sẽ trở thành quân đội Do thái sau đó, để tổ chức gửi những mật sứ đáng tin cậy đến Âu châu , ngấm ngầm dọn đường đưa những người tị nạn Do thái về Palestine.

       Các mật sứ ấy được gửi tất cả các xứ có người Do thái thoát nạn khỏi móng vuốt của bọn Đức Quốc xã và thích định cư tại Palestine.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 10:15:21 am
         Khi họ đã sẵn sàng, Ben Gourion nói chuyện trực tiếp với họ trước khi họ lên đường. Công việc của họ sẽ không dễ dàng. Họ sẽ đụng đầu với uy lực của Anh quốc, một quốc gia mà người Do thái ở Palestine vừa đã chiến đấu bên cạnh để chống kẻ thù chung. Nhưng chính sách hạn chế người Do thái nhập cảnh vào Palestine của Anh không thể chấp nhận được. Phải chống lại, không bằng cách tấn công trực tiếp mà bằng mà bằng cách dùng mưu lung lạc.

         Cách văn phòng của Ben Gourion vài trăm thước là trụ sở của viên Cao ủy Anh quốc tại Palestine, ông này đã tường trình về Bộ ngoại giao Anh tạ Luân đôn các kế hoạch chống đối của người Do thái với việc cấm đoán di dân. Để hỗ trợ chính sách của họ, Chính quyền Anh quốc đã ra lệnh cho Hải quân Hoàng gia Anh phong tỏa miền Đông Địa trung hải. Một hoạt động ráo riết về mặt ngoại giao đã được phát động trên toàn cõi châu Âu để báo cho biết trước các sự động tĩnh của người Do thái tại các vùng biên giới. Nhiều biện pháp cũng đã được áp dụng tại các vùng Anh quốc chiếm đóng để ngăn chặn làn sóng di dân tìm về nguồn gốc. Những kẻ lọt được qua màn lưới sẽ đụng đầu với cuộc phong tỏa của Hải quân Anh quốc.

         Ben Gourion nói với các mật sứ:

         Công việc của các ông là chọc thủng những lỗ lớn trong màn lưới. Chúng ta phải cụ thể hóa các hy vọng từ bỏ vùng đại lục đáng bị nguyền rủa, mồ chôn gia đình họ và xây dựng lại đời sống của họ và của con cái họ tại vùng đất Tổ tiên, vùng đất Israel, của những kẻ sống sót trong chế độ Quốc xã.

         Ông còn giao cho họ một chủ đích khác. Rất nhiều lãnh tụ Quốc xã đã bị bắt. Chúng sắp sửa được xét xử tại Nuremberg. Nhưng rất nhiều tên đã trốn thoát được. Một số có lẽ đã bị chết, nhưng một số khác vẫn còn sống và ẩn trốn trong các nơi ẩn núp ngầm dưới mặt đất tại Bá linh và Vienne, tại Munich và Bratislava, hoặc trong các miền rừng núi Áo quốc, Slovaquie, Đức hoặc ở những nơi khác.

         Trong bọn chúng có những tên chịu trách nhiệm trực tiếp trong các cuộc thảm sát Do thái. Các bản phúc trình mà chính ông ta nhận được từ các người Do thái ở Âu châu đã cho thấy Eichmann là lãnh tụ chịu trách nhiệm trực tiếp việc tận diệt dân Do thái. Eichmann không bị bắt nhưng người ta có thể tin rằng hắn ta vẫn còn sống. Phải tìm cho được hắn ta. Các mật sứ được phép liên lạc với các Cơ quan tình báo Đồng minh tại các nước mà họ hoạt động và đề nghị hợp tác với các cơ quan ấy để truy lùng các tội phạm chiến tranh Quốc xã.

         Sau lời chúc “May mắn và thành công”, cuộc họp chấm dứt. Vài ngày sau, Các mật sứ của lực lượng quân sự bí mật Haganah lên đường. Họ sẽ hoạt động tại các quốc gia: Đức, áo, Tiệp khắc, Ba lan, Pháp, Ý, Lỗ ma ni và Hùng gia lợi.

         Nhân vật tiêu biểu trong những mật sứ này là một thanh niên trẻ tuổi được đưa sang Áo quốc. Ông ta tên là Arthur Pier. Đúng ra là dưới cái tên này ông ta đã tới Vienne. Dưới cái tên Arthur Ben Natan, ông là Tổng giám đốc của Bộ quốc phòng Do thái.

         Ông ta nghĩ rằng có nhiều hy vọng tìm ra dấu vết của Eichmann vì tên này là người Áo. Nhiều thân nhân của hắn ta sống tại Áo; vì vậy chắc chắn người ta sẽ tìm ra đấu vết của hắn ta dễ dàng hơn ở các nơi khác. Arrthur lấy làm thích thú bởi cục diện nầy bởi sứ mạng của ông ta, nhưng ông ta lo ngại vì tính chất nhị nguyên của nó. Thật vậy để tìm ra các tội phạm chiến tranh, ông ta phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tình báo Đồng minh Mỹ và Anh, trong khi để tổ chức cuộc đào tẩu của nhũng người Do thái vừa thoát nạn và cuộc hành trình của họ tới Palestine, ông ta lại phải hoạt động chống lại người Anh.  

      Kết cục ông ta đã thành công trong cả hai công tác. Không bị khám phá bởi các điệp viên người Anh, ông ta tiếp nhận hàng ngàn người tị nạn Do thái ở biên giới Tiệp khắc và Hung gia lợi và qua các ngả bí mật đưa họ tới các tàu của Haganah để đến Palestine bằng cách len lỏi qua các vùng bị phong tỏa. Ông ta thiết lập các trung tâm chuyển vận trong các trại chính thức của các người di chuyển ở Linz, Salzbourg và Innsbruck. Một số được hướng dẫn để đến các hải cảng miền trung bộ Pháp quốc, số khác đến Ý đại lợi, nơi đó họ sẽ lên tàu đi Palestine. Tại văn phòng của ông ta tại Vienne, Arthur lúc nào cũng mang dáng vẻ tốt bụng và dễ dãi của người đại diện một tổ chức hợp pháp và uy tín đặc trách về những người tị nạn. Cùng lúc đó, ông ta cũng khám phá ra những nơi ẩn trốn của nhiều tội phạm chiến tranh mà ông ta giao cho các nhà hữu trách Đồng minh để họ đưa ra Công lý. Và chính ông ta phát giác ra những dấu vết đầu tiên của Adolf Eichmann.



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 09 Tháng Mười Một, 2014, 11:32:16 pm
         Đây không phải là lần đầu tiên ông ta được nghe nói đến cái tên này. Thật ra vào năm 1944, tại Haifa, Arthur đã có dịp hỏi han vài người sống sót về những gì họ đã chịu đựng trong các trại tập trung và về những người Quốc xã mà theo sự hiểu biết của họ đã dính líu đến chương trình tận diệt. Cuộc điều tra ấy đã cho phép ông ta thiết lập nhiều hồ sơ dầy cộm, để sau đó được trao lại cho người Hoa kỳ và chuyển đến Tòa án Quân sự Quốc tế Nuremberg. Một trong cái tên được nói đến thường nhất là tên của Eichmann và hồ sơ liên quan đến hắn ta là một trong các hồ sơ dầy nhất. Nhưng nó lại chứa rất ít về cuộc sống riêng tư và không có gì chính xác về hắn ta sau khi rời khỏi Hung gia lợi vào cuối năm 1944.

         Arthur rời Palestine trên một chiếc tàu của Haganah mà đêm hôm trước,  chở đầy người tị nạn Do thái, đã vượt qua sự phong tỏa của Anh quốc và lên đường trở lại Âu châu chở thêm nhóm khác. Mười một ngày sau, ông ta cập bến Santa Maria di Leucia, ở Ý và đi đến Gratz, Áo. Ông ta chỉ lưu lại ở đó trong thời gian tạo cho mình một giấy thông hành và đến Vienne vào đầu tháng 11. Ông ta thiết lập các văn phòng cho Haganah và cuộc Di dân bí mật ở số 2 đường Frankgasse. Tấm bảng trên cửa đề “Tổ chức người tị nạn Áo quốc”.

         Ông ta mau mắn bắt tay vào việc. Trong không đầy một tuần lễ, ông ta chọn 80 thanh niên trong số người tị nạn, thông minh lanh lẹ và biết tiếng địa phương, ông ta trải họ ra suốt biên giới Tiệp và Hung để đảm trách các cuộc vượt biên. Một trăm thanh niên khác tổ chức việc chuyển vận ở bên trong những trại các người sẽ được di chuyển. Từ đó các công tác đưa người thoát ra nước ngoài tiến hành đều đặn để Arthur có thể bắt tay vào nhiệm vụ thứ hai “Cuộc truy nã các tên tội phạm chiến tranh”.

        Trong thời kỳ đó, việc kết thân với Cảnh sát Áo dễ dàng. Để tỏ rõ rằng họ không có hợp tác với bọn Quốc xã. Cảnh sát Áo mong mỏi hiệp lực với những người Do thái còn sống sót để truy lùng bọn sát nhân. Việc kết thân này khó khăn hơn với các nhân viên tình báo Đồng minh, vì họ có khuynh hướng ngờ vực các đề nghị hợp tác của các kiều dân. Nhưng sự may mắn-đã giúp Arthur kết thân được ngay với Cơ quan phản gián Mỹ và Cơ quan O.S.S., các cơ quan mật vụ của Hoa kỳ.

        Để cung cấp thêm thực phẩm cho các người tị nạn, Arthur cho gửi đến các bao hàng mà ông ta tích trữ tại cơ sở đường Frankgasse, trước khi phân phát. Điều đó làm các người lân cận nghi ngờ, họ liền điểm chỉ cho người Mỹ biết có lẽ nơi đây là một trung tâm chợ đen. Một buổi sáng, khi Arthur đi vắng, người Mỹ xâm nhập vào văn phòng của ông ta và lục soát. Nhưng họ chỉ tìm thấy một vật quan hệ, một cuốn vi phim trong một ngăn kéo. Cuốn vi phim này là một bảng kê khai, do OSS thiết lập, những hồ sơ về những tên tội phạm chiến tranh Quốc xã mà Arthur đã lập năm trước khi ông còn ở Haifa và đã được Cơ quan OSS gửi về Hoa thịnh đốn. Người ta đã chụp ra thành nhiều cuộn vi phim và gởi một cuộn trở lại Palestine, Arthur đã mang theo nó đến Vienne, nơi nó có thể giúp ích cho ông ta. Các viên chức Hoa kỳ không biết được chuyện đó. Tất cả những gì họ thấy trước mắt, đó là một cuộn vi phim của Cơ quan OSS. Họ cật vấn các người phụ tá của Arthur về các bao thực phẩm, và những người này khai sự thật đơn giản với họ. Các người tị nạn rất thiếu thốn, gia đình của họ ở ngoại quốc, khi biết được họ còn sống, rất lấy làm mong muốn được giúp đỡ họ trong tầm mức có thể. Các gia đình đã gởi đến các bao thực phẩm. Các sĩ quan Hoa kỳ ghi chép và bỏ đi.

          Buổi chiều cùng ngày, Arthur tiếp một viên thiếu tá Hoa kỳ. Ông ta nói đến để điều tra về chuyện mà người ta đã nói với ông ta rằng Arthur có một cuộn vi phim của OSS. Arthur đến thẳng hộc tủ, lấy cái hộp ra và hỏi có phải chính cái nầy không. Người Hoa kỳ nói phải. Liền đó Arthur đưa cho viên thiếu tá coi đó là cái gì và nói thêm rằng ông ta mong muốn cung cấp thêm cho OSS, nhiều tin khác nữa về các tên tội phạm chiến tranh và được kết hợp hoạt động. Viên sĩ quan không hứa hẹn, nói sẽ liên lạc lại và cáo lui.

          Hai ngày sau, ông ta trở lại. Ông đã kiểm chứng các sự việc với Hoa thịnh đốn và người ta đã xác nhận rằng các bản kê khai đã được chụp vi phim đúng là đã do Cơ quan của Arthur ở Haifa gởi đến và một bản sao đã được gởi trở lại cho Cơ quan Đặc trách Do thái. Ông cũng nhận được phép hợp tác với Arthur tại Vienne. Điều này đã gián tiếp giúp Arthur không còn bị vướng víu thường xuyên với Cơ quan tình báo Anh quốc nữa, và ông ta đã có thể, trong hai năm tiếp theo đó đảm trách công tác di dân bí mật mà không bị phiền phức nhiều ở phía đó.

         Việc đầu tiên mà Arthur yêu cầu Cơ quan OSS làm là tìm kiếm lại trong tất cả các tù binh Đức trong khu vực Mỹ kiểm soát xem coi có Adolf Eichmann. Nhưng ngay việc thực hiện công cuộc truy tìm dấu vết này đã phát lộ không biết bao nhiêu là khó khăn. Bát đầu tìm kiếm tại đâu và bằng cách nào. Có lẽ phải bắt đầu tại Áo, vì hắn ta đã lớn lên tại Linz và có thể gia đình của hắn ta vẫn hãy còn ở lại đó. Nghĩ rằng hắn ta đã tìm cách lẩn trốn trong vùng mà hắn ta biết rõ nhứt là điều hợp lý. Nhưng dĩ nhiên là không có một dấu hiệu đích xác nào chứng tỏ hắn ta có ở đó.. Ngược lại hắn ta đã có thể trốn đi nơi khác rồi. Không một người naofbieets hắn ta đã đi đâu vào lúc cuộc chiến vừa tàn và sau đó đào thoát đi đâu.

       Không một người nào biết được hắn ta còn sống hay đã chết. Có thể là hắn ta đã bị giết. Hoặc có thể là đã tự sát.

       Nếu còn sống, có thể hắn ta đã bị bắt làm tù binh và hiện nay đang ở trong một trại. Nhưng trại nào? Ở nước nào? Và ở trong vùng chiếm đóng nào??


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 12 Tháng Mười Một, 2014, 11:58:53 pm
         Và, nếu hắn ta là tù nhân chiến tranh, có thể hắn ta đã mang một cái tên giả, mặc đồng phục của một binh chủng khác và mang giấy tờ giả. Arthur biết rõ hơn ai hết là tự tạo cho mình các giấy tờ giả mạo rất dễ dàng.

        Nhưng hắn ta làm thế nào? Để có thể truy tìm hắn ta, các trưởng trại cần một bảng miêu tả hình dáng con người. Trong các hồ sơ của Arthur chỉ có tên tuổi, một bản tóm lược các hoạt động của hắn ta và một bản tướng mạo được thiết lập theo các báo cáo của các nhà lãnh đạo Do thái đã từng thấy hắn ta tại Vienne năm 1933,1939 và tại Budapest năm 1944. Nhưng một sự miêu tả trên giấy tờ thì không đủ, cần phải có một bức ảnh của Eichmann. Và không một ai có được cả.

        Vậy công việc đầu tiên phải làm là tìm cho được một bức ảnh của con người ấy. Arthur tung nhân viên của ông ta theo dõi tất cả các Đảng viên Quốc xã người Áo khả dĩ quan trọng đến độ có thể quen biết Eichmann, và yêu cầu Cảnh sát Áo kiểm điểm xem coi trong các nhà lao của họ có các người loại ấy không.

        Cảnh sát đưa ra nhiều tên và Arthur đích thân vào nhà tù gặp họ, nhưng các cuộc thẩm vấn của ông ta không đem đến một kết quả nào. Một sooscho là họ không hề biết đến tên Eichmann, còn số khác đã từng nghe nói đến nhưng khẳng định là không biết gì về hắn ta cả.

        Cứ như thế liên tiếp trong nhiều tháng và giới thẩm quyền vẫn không làm sao có được tấm ảnh của Eichmann. Nhưng đầu năm 1946, một trong các bạn hữu của Eichmann đã tiết lộ nhiều điều quan trọng về vai trò chính yếu của hắn ta trong chiến dịch tàn sát nhiều triệu người Do thái. Câu chuyện được kể tại Nuremberg và trong số những người được đến làm nhân chứng, nhiều người đã tuwngflamf việc mật thiết với Eichmann. Một trong số những người này là viên Hauptsturmfuhrer SS Dieter Wisliceny.

       Sau khi làm chứng tại Nuremberg, Wisliceny được đưa trở lại khám đường tại Bratislava với bản cáo trạng gây tội ác chiến tranh tại Slovaquie. Trong khi đọc các biên bản của cuộc xử án tại Nuremberg, Arthur nghĩ rằng có lẽ Wisliceny là người duy nhứt có thể giúp ông ta truy ra các dấu vết của Eichmann. Ông ta đến Bratislava và nhờ những sự quen biết ở địa phương, ông đã có thể được phép gặp Wisliceny.

      Wisliceny không biết điều gì chính xác cả nhưng ông ta tin chắc rằng Eichmann hiện còn đâu đó tại Áo. Arthur cho hắn ta xem những bức ảnh chụp chung được tìm thấy và hỏi hắn ta là Eichmann có mặt trong ấy không; Eichmann không có mặt trong các hình ấy. Arthur liền hỏi Wisliceny có những người Quốc xã Áo nào đã từng làm việc với Eichmann và hiện có thể đang có mặt tại Áo không. Wisliceny đưa ra nhiều tên khác nhau, trong đó có tên Weisel, cựu sĩ quan SS thuộc viên của Eichmann từ trước chiến tranh. Wisliceny giả định rằng Weisel có thể có mặt bên Eichmann lúc chiến tranh chấm dứt và có thể biết điều gì đã xẩy ra cho hắn ta. Wisliceny kế đó cho biết là hắn ta có để tại nhà mình ở Vienne nhiều bức ảnh “trong đó có một nhóm chụp hồi năm 1937, ảnh có mặt Eichmann, viên Hauptsturmfuhrer Dannecker, tôi và một người tên là Kruhl. Ông sẽ tìm thấy nó trong ngăn kéo bên trái bàn viết của tôi”.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 16 Tháng Mười Một, 2014, 09:41:32 pm
      Về các bạn bè riêng của Eichmann, Wisliceny chỉ có thể nói đến cuộc giao du thân mật của Eichmann với một người đàn bà mà tôi không biết rõ lắm nhưng đã sống tại làng Doppel. Tôi nhớ là tên của bà đã được gọi từa tựa như là Massenbacher. Eichmann đã vẫn nhắc đến bà ta như là “mối tình xa xưa” mà ông ta đã gặp tại Linz. Ông ta cũng đã nói đến Margit Kutschera, như một trong các mối tình Hung gia lợi của ông ta.

     Arthur trở lại Vienne và đi với Cảnh sát đến nhà Wisliceny. Có rất nhiều hình ảnh của Wisliceny, của mẹ hắn ta và phong cảnh Áo quốc, nhưng không có bức ảnh nào của Eichmann. Không một nhóm nào. Chắc một người nào đó trong gia đình đã lấy đi sau chiến tranh. Đây là một thất bại. Tiếp đó, Arthur hỏi Cảnh sát có tên Weisel nào trong trại giam không. Ông ta cũng yêu cầu O.S.S., mở cuộc tìm kiếm trong các trại tù binh.

     Cũng gần như trong khoảng thời gian đó, một người Do thái Ba lan tị nạn tới Vienne. Người này vừa ra khỏi một trại tập trung. Ông ta tên là Tuvia Friedman. Năm vừa qua người ta đã quảng cáo về ông ta một cách rầm rộ như là một người đã hăng hái săn đuổi Eichmann trong suốt 15 năm vừa qua và rồi các cuộc tìm kiếm đưa đến sự bắt được Eichmann. Tôi phải nói nơi đây rằng Friedman không đóng một vai trò nào hết trong việc bắt Eichmann. Và không bao giờ, ông ta được những người đã trù định kế hoạch và đã điều khiển hữu hiệu công tác đến tham khảo ý kiến. Friedman không hay biết ngay cả sự hiện hữu của việc truy nã ấy cho đến khi một phóng viên điện thoại cho ông ta, ít lâu sau lời loan báo của Thủ tướng Israel tại Quốc hội. Những người đã tham dự vào cuộc truy nã này quả quyết công trình sưu khảo tài liệu của ông ta không giúp ích gì cho họ; họ còn bảo rằng việc quảng cáo rầm rộ công việc sưu tầm của ông ta đã gây cho họ một sự lo sợ lớn lao giữa lúc các hoạt động đang hồi khẩn trương. Dù sao cũng phải công bình mà nói rằng Friedman đã cung cấp các bằng chứng giá trị về những hoạt động của Eichmann và đã duy trì một sự thù ghét liên tục Eichmann và các tội phạm chiến tranh khác.

      Nhưng khi gặp gỡ Arthur tại Vienne, ông ta không biết một điều gì về Eichmann cả. Ông ta đến với lòng ao ước nồng nhiệt tìm thấy những tên Quốc xã chịu trách nhiệm về việc thanh toán Cộng đồng Do thái tại tỉnh nhà ông ta, Radom ở Ba lan. Ông ta yêu cầu sự giúp đỡ của Arthur vào việc thiết lập một trung tâm sưu khảo tài liệu Do thái tại Vienne, Arthur chấp nhận tài trợ trung tâm này và thêm vào các mục tiêu của trung tâm công việc tìm ra những tên tội phạm chiến tranh khác có thể đang có mặt tại Áo. (Về sau, Friedman di chuyển trung tâm này tới Haifa và tiếp tục điều khiển nó như một tổ chức tư nhân).  

     Vài tuần lễ sau, Arthur nhận được một cú điện thoại của cảnh sát Áo. Tại khám đường trung ương Vienne có một cựu nhân viên SS tên là Josef Weisel, và có thể đây là người mà Wisliceny đã nói đến, do đó ông ta đã yêu cầu người ta điều tra.

         Arthur chạy ngay đến khám đường. Ông ta cật vấn Weisel. Đúng. Hắn ta có biết Eichmann. Hắn ta đã làm việc với Eichmann từ năm 1938 và ở bên cạnh y lúc chiến tranh kết thúc. Tháng 2 năm 1945, cả hai đều biết rằng tất cả đã hết, và các viên chức của Cơ quan Gestapo, lo lắng cho tương lai, đã bàn thảo kế hoạch đào thoát. Eichmann đã có mặt trong đám đó. Nhưng hắn ta đột nhiên rời Prague và biến mất. Họ đã tưởng rằng hắn ta đi về Áo. Weisel và các bạn hữu chỉ tới Prague vào tháng tư và họ chia làm hai nhóm, nhóm của Weisel đi về Budweis.  
    
        Arthur hỏi Weisel có biết những bạn hữu nào của Eichmann có thể biết hắn ta ở đâu không. Weisel cho tên hai người đàn bà là tình nhân của Eichmann. Một là Margit Kutschera, còn ở tại Budapest với hắn ta năm 1944 và Weisel tin rằng hiện thời bà ta đang ở Đức. (Người ta chẳng bao giờ tìm thấy được bà nầy). Còn người kia sống ở Doppel, tên gọi là Maria Masenbacher, người mà Eichmann thường lui tới. Tại Doppel, bà là chủ một xưởng làm giấy cứng mà Eichmann đã dàn xếp để bọn SS mua lại và đã biến thành một trung tâm “giáo huấn lại” dành cho người Do thái. Việc bán lại nầy có lợi rất nhiều cho Maria Masenbacher. Hình như đó chính là người đàn bà mà Wisliceny đã gọi là Massenbacher. Weisel nghĩ rằng bà ta vẫn còn ở Doppel và vẽ cho Arthur một bản đò chỉ đường đi tới nhà bà Masenbacher.

       Đó là dấu chân tốt nhất cho đến bây giờ, nhưng Arthur không thể đích thân theo dõi được. Sứ mạng chính của ông ta là giúp đỡ người Do thái. Hơn nữa, phải mất rất nhiều thì giờ để làm quen với bà nầy và làm cho bà ta tin tưởng trước khi bà ta chịu thổ lộ tâm sự. Tại Vienne có rất nhiều công việc cấp bách đòi hỏi sự chú ý của Arthur. Trong thời kỳ đó, hàng chục ngàn người tị nạn Do thái từ Trung và Đông Âu đổ xô về phía Tây.

      Họ gây nhiều khó khăn về chỗ ở và thực phẩm cho trại Salzbourg, và Arthur đến đó để xem coi có thể làm gì được, vài ngày sau cuộc gặp gỡ giữa ông ta với Weisel. Tại trại, ông gặp những người phụ tá của mình. Trong đó có một thanh niên trẻ tên là Manus Diamant, thoát nạ từ một trại tập trung ở Ba lan, anh ta muốn đến Palestine với một nhóm người tị nạn trẻ mà anh dẫn theo. Là người có năng khiếu tổ chức, anh ta chấp nhận theo lời yêu cầu của Arthur, dời lại chuyến đi của mình để phụ giúp sự di dân bí mật.

        Khi nhìn anh ta hôm đó, Arthur bỗng có một sáng kiến, Diamant là một thanh niên đẹp trai với vóc người cân đối, tóc vàng, khả ái, nói tiếng Đức trôi chảy, có thể giả làm một người Đức chính cống dễ dàng. Anh ta có óc tổ chức và là một mẫu người hoàn toàn nên gửi đến Doppel để làm quen với bà Masenbacher. Arthur lưu anh lại ngay sau buổi họp và đưa ra đề nghị này, Diamant nhận ngay. Bấy giờ, Arthur chỉ thị anh ta trước hết phải tìm cho được một tấm ảnh của Eichmann. Cần phải dò xem coi bà Masenbacher có biết Eichmann còn sống không, và nếu còn sống, xem coi bà có biết hiện hắn ta ở đâu không.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 19 Tháng Mười Một, 2014, 08:21:47 pm
       Nếu bà ta không thể trả lời được cả hai câu ấy, thì có lẽ bà ta sẽ có thể cho biết các cuộc di chuyển cuối cùng của Eichmann vào thời kỳ chiến tranh kết liễu và chỉ những người bạn khác có thể biết các việc khác của Eichmann.

       Diamant đi Doppel. Vì giọng Đức của anh không được hoàn toàn, nên anh giả làm một người Hòa lan đã hợp tác với bọn Quốc xã và bị bắt buộc rời khỏi Hòa lan. Anh được tiếp đãi nồng hậu. Nhưng Maria Masenbacher không có ở đó. Bà ta được nhiều người trong vùng biết đến, nhưng từ ít lâu nay người ta không còn thấy bà ta đâu nữa.

       Khách sạn gần nhất nằm tại làng Tembach, cách đó tám cây số, Diamant đến đấy và làm quen với các chủ nhân. Họ có biết Eichmann, hắn ta thường ghé đến khách sạn của họ trong những lần thăm viếng Doppel. Họ không biết hiện giờ hắn ta ở đâu và tin rằng hắn ta đã chết. Diamant thu thập được từ họ những tin tức về các sĩ quan SS khác đã từng phục vụ trong vùng. Anh ta đưa tin về cho Arthur, ông nầy lại chuyển cho O.S.S. và Cảnh sát Áo; Ít ra cũng ba người trong bọn họ đã bị bắt. Nhưng anh ta đã phải mất nhiều tuần lễ để được một bà già ở Doppel cho biết bà Masenbacher hiện cư ngụ tại Urfahr.

        Vài ngày sau, anh ta xuất hiện tại cầu thang số 1 của nhà số 20 đường Harbachchsiedlung, khu phố sang trọng của Urfahr, và được một người đàn bà tóc nâu, dáng dong dỏng cao, vào khoảng 35 tuổi, nét mặt tầm thường, với hàm răng hô tiếp đón. Đó là bà Masenbacher. Anh nói với bà ta rằng Eichmann là một người bạn của gia đình anh, ông ta thường nói về bà ta với họ và có giao cho anh giữ nhiều món đồ quí giá; không biết gửi những món đồ nầy đến đâu cho ông ta nên anh mới nghĩ rằng bà có thể chỉ giùm.

        Bà Masenbacher có vẻ chú ý nhưng rất dè dặt về những gì đã động đến Eichmann. Tuy nhiên bà ta không tỏ ra nghi ngờ gì cả, vì hiện nay đang sống một mình – bà ta đã ly dị với người chồng lớn hơn 15 tuổi, bà ta nói -  và khuyến khích tình bạn của Diamant. Nhiều tuần sau, sự thân mật của họ đã đến chỗ, một hôm ngồi trong phòng khách, bà ta lấy cuốn album ra và bắt đầu nhắc lại những kỷ niệm. Trong khi lật cuốn album, bà ngừng lại tại một trang giấy trên đó chỉ dán có một bức ảnh: “Anh thấy Adolf của tôi thế nào?” – Maria hỏi, Diamant mở to đôi mắt và thốt lên những lời tán thưởng. Eichmann có vẻ rất trẻ; bức ảnh này chắc hắn đã được chụp vào khoảng năm 1935.

       Ngay khi rời nhà Eichmann, Diamant điện thoại cho Arthur. Vài hôm sau, Cảnh sát do Diamant dẫn đến, xông vào nhà bà Masenbacher với lệnh xét nhà do Chỉ huy trưởng Cảnh sát tại Vienne, bạn của Arthur ký tên.Cảnh sát cho bà Masenbacher biết rằng bà đã bị tố giác là đang giữ nhiều thẻ tiếp tế giả mạo. Trong khi lục soát, Diamant với tay lấy cuốn album và xé trang giấy có dán ảnh của Eichmann.

       Trở về Vienne, Arthur và anh ta in bức ảnh ra làm nhiều bản và gửi đến O.S.S. và Sở Cảnh sát, những nơi nầy lại chuyển đến tất cả các khám đường, các trại tù binh, các Sở Cảnh sát của tất cả những xứ mà họ nghĩ rằng Eichmann có thể tìm được chỗ ẩn trốn. Cuộc săn đuổi bây giờ đã có thể diễn ra thực sự.

       Cũng trong khoảng thời gian ấy, Diamant khám phá ra nơi gia quyến của Eichmann cư ngụ. Bà Eichmann và ba đứa con có mặt tại Áo và sống tại làng Alt Aussee. Anh ta lấy được địa chỉ do người cha và người anh của Eichmann, họ vẫn sống tại Linz và nhờ anh ta đã làm quen được với họ, mà không để họ nghi ngờ đến lý lịch thật của anh ta. Và anh ta đã không phải nhọc mệt gì để tìm họ, vì người cha không bao giờ rời Linz. Nhưng ông ta không nói với một ai nơi bà Eichmann đi đến sau chiến tranh. Diamant đến Alt Aussee.  

       Anh ta lại áp dụng với bà Eichmann cùng một thủ đoạn mà anh đã thành công rất là tốt đẹp bên cạnh tình nhân của hắn ta. Sau vài ngày quen biết , anh ta đã được mời và được tiếp đãi như một người bạn của gia đình và chơi đùa với mấy đứa trẻ con. Nhưng anh ta không thâu nhập được một tin tức quan trọng nào. Tại đây không có một bức ảnh hoặc thư từ gì của Eichmann cả. Anh có cảm tưởng, mà anh đã cho Arthur biết rằng, là bà Eichmann đã tin chắc chắn là chồng bà ta đã chết thật rồi.. Nhưng điều đó không hẳn có nghĩa là Eichmann đã chết thật. Nhưng , trong tư cách là một điều tra viên già kinh nghiệm hiện thời, Diamant coi như chẳng rút tỉa được gì nhiều từ bà ta.

        Bây giờ thì người ta biết, do chính Eichmann nói ra, là lúc ấy bà vợ của hắn ta đã tưởng là hắn ta chết thật. Vì bà đã nghĩ rằng, nếu ông còn sống, thế nào ông cũng cho bà biết bằng cách này hay cách khác, cùng lắm là với lời dặn dò giữ im lặng. Về phần Eichmann, hắn ta đã biết rằng, mặc dù tất cả mọi sự cố gắng hết sức, bà vợ của hắn ta chỉ có thể quả quyết một cách chắc chắn rằng hắn ta đã chết nếu chình bà ta đã tin chắc như vậy. Vì vậy, cho nên vì thận trọng và sợ bị phát giác, hắn ta đã để cho bà vợ tin rằng mình đã chết cho đến lúc hắn ta trốn thoát được khỏi lục địa châu Âu. Sự xác tín của bà Eichmann đã truyền đạt sang Diamant. Về phần tôi, tôi tin rằng, sau khi nói chuyện với những người can dự đến cuộc tìm kiếm và sau khi có trước mặt các bản phúc trình của họ, trong thâm tâm họ cũng bị sự nghi ngờ xâm chiếm đến độ, có lúc họ tự hỏi mình có đi theo một ảo ảnh chăng. Vì theo như vài người đã nói với tôi, nếu có đặt giả thuyết Eichmann không bị chết trong thời gian kết thúc chiến tranh đi nữa, thì hắn ta cũng có thể bị một chiếc xe vận tải đè bẹp trong khi chạy trốn hoặc chết vì chứng sưng phổi. Dù sao, chẳng có bằng chứng chắc chắn nào chứng tỏ hắn ta hãy còn sống.
  


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 20 Tháng Mười Một, 2014, 08:57:04 pm
        Chỉ cho đến hạ bán niên 1959, người Do thái mới nhận được tin tức gần như chắc chắn về sự có mặt của Eichmann tại Á căn đình (Nam Mỹ). Trong khi họ bận lo kiểm chứng tin này, một câu chuyện khác phát xuất từ Do thái đã làm cho họ mất ngủ nhiều đêm. Đó là lời phát biểu của Tuvia Friedman, được báo chí thế giới phổ biến rộng rãi, theo đó Eichmann đang ở tại Koweit và cuộc truy nã vẫn diễn tiến ráo riết. Nhóm người Do thái sợ rằng sau chuyện này con mồi của họ tại Buenos Aires lại trốn mất và cuộc săn đuổi dai dẳng, đầy chán nản đã kéo dài suốt mười lăm năm qua  lại hoàn toàn phải bắt đầu lại.

       Tưởng cũng nên ngưng lại một chút trên lời phát biểu này của Friedman, vì nhiều người đã cho rằng nó được gợi hứng bởi các nhà hữu trách Do thái để làm cho Eichmann xuất đầu lộ diện. Không có gì sai lầm bằng. Ngược lại, nó đã làm cho nhóm người tình nguyện đảm trách công việc điều tra tại Á căn đình, ngay đúng lúc đó, vô cùng bực bội.

       Friedman đứng đầu một trung tâm sưu khảo tài liệu tư tại Haifa. Ông ta đã bắt liên lạc với nhiều viên chức Tây Đức sẵn sàng trao đổi những tin với bất cứ người nào đang tìm cách lột mặt nạ bọn tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã.

      Một trong những viên chức ấy là Tiến sĩ Erwin Schule, chưởng lý tại Tòa án Ludwigsburg. Vào mùa thu năm 1959, ông gửi đến Friedman một văn thư ngắn được đánh máy như sau: “Tôi biết được do nguồn tin bí mật rằng Eichmann hình như đang ở tại Koweit”.

      Friedman giữ kín bản tin ấy vài hôm. Đoạn ông liên lạc với một cựu sĩ quan tình báo có nhiệm vụ truy lùng bọn tội phạm chiến tranh, chính ông này lại có chân trong nhóm truy nã Eichmann. Ông nầy đọc bản tin của Schule, viết thư cảm ơn Friedman và trả lời một cách mơ hồ. Lẽ dĩ nhiên, ông ta không có ý định tiết lộ sự việc Eichmann hiện đang, không phải ở Koweit, mà gần như chắc chắn có mặt tại Á căn đình.

      Friedman để cho vài ngày nữa trôi qua, và không nhận được tin gì khác nữa của ông này quyết định công bố bản tin của Đức.

      Ông chọn hôm trước ngày Lễ Cầu An để trao bản tin của Schule cho một trong các nhật báo lớn nhứt của Do thái in bằng tiếng Hébreu. Tin nầy đước các hãng thông tấn thu nhặt và phổ biến trên khắp thế giới.

      Các điều tra viên tình nguyện chỉ còn cách nằm im và càng cẩn mật hơn nữa để khỏi bị phát giác bởi gia đình mà họ đang theo dõi, vì sợ gia đình nầy sẽ bỏ trốn nữa. Thực sự, các sự lo ngại ấy đều vô căn cứ. Sau khi bị bắt, Eichmann khai rằng hắn ta đã đọc bản tin về Koweit và lúc đó hắn ta chẳng cảm thấy, hoàn toàn hết lo về sự lầm lạc nầy, hay tuyệt vọng về sự săn đuổi vẫn tiếp tục. Trong suốt 15 năm trời ấy, hắn ta vẫn nghĩ rằng những gia đình nạn nhân không khi nào từ bỏ cuộc săn đuổi, và hắn ta đã cảm thấy mệt mỏi trong việc chạy trốn.

       Hắn ta cũng thú thực mình có linh cảm rằng thế nào rồi cuối cùng cũng bị bắt.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Mười Một, 2014, 01:22:33 pm
       V – TẠI ÁO

      Trong khi người ta theo dõi những bóng ma thì Eichmann đi đâu?

      Ngày nay chúng ta biết rằng, ít lâu trước khi cuộc chiến kết thúc, Eichmann rời Prague để trở về Áo quốc. Hắn ta có mặt tại đó khi chiến tranh chấm dứt. Tháng 5 năm 1945, hắn ta đến Alt Aussee để gặp Kaltenbrunner, người cầm đầu Cơ quan R,S,H,A. Hắn ta lại ra đi với lời khuyên của Kaltenbrunner: “Đừng bắn vào người Mỹ hoặc người Anh mà hắn ta có thể gặp”.

     Ngày nay rất khó mà dựng lại được những kế hoạch nào của Eichmann khi hắn ta rời Alt Aussee. Với người này, hắn ta tuyên bố chỉ còn có cách là tự tử. Với người khác, hắn ta tuyên bố chỉ còn có cách là mình đã sắp xếp sẵn sàng để tụ họp với gia đình lại và tổ chức một cuộc sống ẩn danh sau khi hủy bỏ tất cả những tài liệu có hại mà hắn ta đã có thể chiếm lấy được.

       Khi rời Kaltenbrunner, cùng với viên phụ tá Janisch, hắn ta đi về hướng Bad-Ischl. Một toán tuần tiễu Mỹ chặn họ lại, nhưng để họ đi tiếp tục cuộc hành trình khi họ giải thích mình là hạ sĩ không quân Đức đã chán ngấy chiến tranh và bỏ về nhà. Nhưng ít lâu sau đó, họ đã bị một toán tuần tiễu Mỹ khác chặn lại, và toán nầy, không màng chú ý đến câu chuyện kể của họ, đã lùa họ vào một trại tạm giam. Khi được hỏi tên tuổi, Eichmann khai tên là Barth. Đó là tên một nhà doanh thương Đức mà hắn đã gặp và bất chợt nhớ lại. Còn Janisch anh ta khai tên thật.

      Trong trại giam, Eichmann bị nhốt riêng vài tuần lễ, đoạn được khám nghiệm cơ thể. Bấy giờ, người ta khám phá thấy rằng, ở phía bên trong cánh tay trái, cách nách vài phân, có một dấu xăm về loại máu của hắn ta, như tất cả mọi sĩ quan SS. Khi được dẫn đến trước mặt một viên Trung úy Mỹ, hắn ta liền thú thực mình là sĩ quan SS, nhưng thuộc một đơn vị chiến đấu của lực lượng Waffen SS, đồng thời không quên nói rõ là hắn ta không hieeurgif hết về tính chất chính trị của tổ chức ấy, điều duy nhất mà các người thẩm vấn hắn ta chú trọng đến.   

      Hắn ta được chuyển cùng Janisch đến trại tù binh dành cho các sĩ quan SS tại Weiden. Nơi ấy có khoảng 2000 tù binh SS. Để đề phòng cho các cuộc thẩm vấn nghiêm trọng sắp đến. Eichmannđã chuẩn bị sẵn cho mình một câu chuyện có thể tin được. Ngay từ buổi đầu tiên, hắn ta không còn tên Barth nữa mà là Eickmann, sanh tại Breslau., và là Trung úy của Sư đoàn 22 kỵ binh. Câu chuyện của hắn ta có vể được chấp nhận.

       Hắn ta đã chọn tên Eickmann vì sợ rằng, trong một lúc mệt mỏi hay quên lãng, có thể thốt ra tên thật của mình. Vì hai cái tên rất tương tự nhau, hắn ta vẫn sẽ có thể cho mình là đã nói “Eickmann”. Hắn ta đã chọn Breslau làm nơi sanh vì các văn phòng hộ tịch đã bị máy bay oanh tạc phá hủy và do đó rất khó để kiểm chứng lại.

      Tháng 7 năm 1945, Janisch và hắn ta bị chuyển đến trại Oberdachstaetten. Người ta bắt hắn ra lăn tay trên tấm thẻ mang tên Eickmann, sanh tại Breslau, cựu Trung úy của Sư đoàn 22 Kỵ binh SS. Hắn ta ở lại trại nầy cho đến tháng giêng năm 1946.

      Trong thời gian bị giam giữ tại trại nầy, hắn ta được các sĩ quan phản gián Hoa kỳ dẫn đến Ansbach để chịu một cuộc thẩm vấn chi tiết. Sau khi điền vào một bản câu hỏi dài mang tên Eickmann, hắn ta được đưa đến một căn lều biệt lập và được đưa trở lại cho một cuộc phản thẩm vấn. Người ta vẫn không hỏi tại sao lúc trước hắn ta lại khai tên là Barth cũng như tại sao hắn lại khoác đồng phục của Không quân Đức. Hắn ta giải thích việc không có giấy tờ tùy thân bằng cách nại cớ đã thiêu hủy chúng sau khi các trận đánh đã chấm dứt, đúng theo tập quán của quân đội. Hắn ta được trả lại trại như là “phần tử vô hại”. Thế là hắn ta lại trở về Oberdachstaetten, trong kỷ luật quen thuộc và lơ là của thời kỳ đó.   



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 24 Tháng Mười Một, 2014, 07:54:46 pm
       Tuy nhiên, ngày tháng càng qua đi, tên tù Eickmann càng cảm thấy không thoải mái cho lắm. Thắng 11 năm 1945, tại Nuremberg, vụ xử án các tên tội phạm chiến tranh được mở màn trước Tòa án Quân sự Quốc tế. Và ngay từ lúc bắt đầu cuộc xử kiện, tên Eichmann được nhắc đến như là một trong những nhân vật hắc ám nhất chịu trách nhiệm chính trong Chương trình tiêu diệt người Do thái. Sự buộc tội đã lên đến cực điểm khi một người bạn cũ của hắn ta là Wisliceny đã ra làm chứng trước Tòa và cung khai tất cả mọi chi tiết về các chức trách cao cấp của Eichmann. Chứng từ của người ấy được cung khai ngày 3 tháng giêng năm 1946. Trong thời gian giữa tháng 11 và tháng giêng, nhiều tên Quốc xã cao cấp khác đã ký tên sau khi tuyên thệ những lời khai làm chứng vai trò của Eichmann trong cuộc thảm sát dân tộc Do thái. Và mặc dù Eichmann đã cẩn thận thủ tiêu các tài liệu và giấy tờ có thể làm liên lụy, nhiều lệnh viết do chính tay hắn ta hoặc do một thuộc cấp thừa hành mệnh lệnh của hắn ta đã được những điều tra viên trưng ra.

         Eichmann biết được các vụ làm chứng nầy và hiểu rằng bao lâu hắn ta còn ở trong trại thì bấy lâu hắn ta sẽ không được an toàn. Hắn ta sẽ bị bắt chịu những cuộc thẩm vấn khác, như những kẻ đã bị đem đi thẩm vấn lại vì bị một nhân chứng nêu tên tại vụ án Nuremberg và cuối cùng đã khai ra tên họ thật. Hắn ta hy vọng rằng người ta sẽ không bao giờ tìm thấy ảnh của hắn ta. Nhưng hắn ta không lấy làm chắc chắn mấy. Song le, nếu người ta đã tìm được một bức ảnh thì thế nào hắn ta cũng đã bị gọi đi thẩm vấn lại rồi. Hắn ta tự khen mình đã luôn tránh né các nhiếp ảnh viên trong những năm hoạt động. Dẫu vậy hắn ta cũng chưa hoàn toàn chắc chắn là một kẻ nào đó ở một nơi nào đó đã không có nắm giữ một tấm ảnh trong đó có mặt hắn ta. Nếu chẳng may các nhà hữu trách quân sự Đồng minh khám phá ra một tài liệu như vậy, thì tốt hơn hết là hắn ta không nên còn nằm trong tay họ. Hắn ta bắt đầu nghĩ đến chuyện vượt ngục.

        Hắn ta cũng nghĩ đến chuyện khác nữa. Trong những tháng sống trong trại tù binh, hắn ta đã nghĩ đến việc gởi thư báo tin cho vợ biết mình còn sống. Điều đó không khó khăn gì. Gia đình hắn ta hiện nay tại Áo, và từ trại đến đó không xa mấy. Nhiều tù nhân đã vượt ngục, họ không có tên trong danh sách những người bị Công lý truy lùng. Thế nào họ cũng vui lòng đem tin giùm hắn. Nhiều thường dân Áo làm việc lặt vặt chung quanh trại; có một số đã từng có cảm tình với bọn Quốc xã và người ta có thể tin cậy nơi họ. Nhưng hắn ta đã chờ đợi xem sự thể ra sao và bây giờ, hắn ta đã hài lòng vì không viết thư. Vì sau những tiết lộ tại Nuremberg, hắn ta chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu của các cuộc truy lùng gắt gao hơn nhiều do các nhà hữu trách quân sự Đồng minh và, cũng chắc chắn của người Do thái hiện đang chờ cơ hội trả thù. Gia đình hắn ta có thể  sẽ được dùng làm cái bẫy, dụ hắn ta, vậy tốt hơn hắn ta nên tạm tuyệt giao với cha, anh em và vợ con mình. Đừng để cho họ ngờ đến nơi hắn ta đang có mặt cũng như là hắn ta vẫn còn sống cũng là một điều thận trọng. Hắn ta không biết được họ có sẽ bị thẩm vấn không và trong trường hợp này, họ có đủ khôn ngoan và can đảm để đừng nói gì cả không. Giải pháp tốt nhất là không nên cho họ biết một bí mật cần phải giữ nào cả. Điều đó cũng có thể tàn nhẫn với họ, nhưng họ còn khổ hơn nữa nếu hắn ta bị khám phá ra. Có thể sau nầy, khi những phẫn nộ lắng dịu, vị án tại Nuremberg đã được quên đi, khi hàng triệu người Do thái bị thảm sát đã đi vào quên lãng, những kẻ săn đuổi đã được triệu hồi về và lúc đó hắn ta có thể sống lại một cuộc đời mới với gia đình.

         Nhưng bây giờ hắn ta phải ra đi. hắn ta hỏi ý kiến viên chỉ huy nội bộ trong trại, một Sturmbannfuhrer SS, người duy nhất, với Janisch, biết rõ lai lịch hắn ta. Các sĩ quan cao cấp trong trại được nhóm lại., họ đã giúp một số người vượt ngục – loại tép riu – nhưng còn về chính họ, họ cho rằng, cũng như Eichmann, ở lại trại tù là đảm bảo chắc chắn nhất cho họ. Người ta giải thích với họ rằng tù binh Eickmann có nhiều lý do chính đáng để trốn đi, và cuộc vượt ngục của hắn ta được chấp nhận. Họ đặt ra một kế hoạch vượt ngục và một chỗ ẩn có thể tới được. Trước tiên hắn ta phải đến Prien, nơi đó hắn ta sẽ gặp một cảm tình viên của Quốc Xã, người này sẽ tổ chức giai đoạn kế tiếp của cuộc hành trình của hắn ta. Chỗ ẩn trốn tốt nhất nếu sự việc nầy phải kéo dài là một làng nhỏ tại miền Bắc nước Đức, gần Celle, nơi mà một trong các tù binh có một người em làm lính kiểm lâm. Các sỹ quan tù binh cũng sẽ phải làm giấy tờ tùy thân giả, điều họ đã làm ngay hôm sau bằng cách đổi tên Eickmann thành Otto Heninger. Cùng ngày hôm đó, Eichmann thỉ xóa dấu xâm SS dưới nách trái bằng cách đốt nó, với sự giúp đỡ của một y tá. Hắn ta thành công trong công việc xóa dấu xâm, nhưng còn lại cái thẹo.



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 26 Tháng Mười Một, 2014, 06:45:38 pm
      Hai ngày sau cuộc làm chứng quan trọng của Wisliceny ở Nuremberg. Eichmann rời khỏi Oberdachstaetten. Thời kỳ đó, các trại tập trung được canh giữ một cách lơ là và Eichmann không gặp một khó khăn nào trong việc vượt ngục.

      Đêm đầu tiên, hắn ta lẩn trốn gần một nhà ga, cách trại tù binh vài cây số. Sáng ngày hôm sau với cái tên Otto Heninger, hắn ta đáp xe lửa đến Munich, rồi đến Prien. hắn ta ẩn tại Prien sáu tuần trước khi đến ẩn thân tại miền Bắc nước Đức. Hắn ta đi ngang qua nước Đức mà không gặp khó khăn nào cũng chẳng bao giờ bị các toán quân Đồng minh chặn lại. Lúc đó rất nhiều người lang thang khắp nước Đức cùng các nước lân cận và Eichmann nghĩ, nếu người ta chặn hắn ta lại, hắn ta có thể tự mạo nhận là một người Do thái trong các trại tập trung được thoát nạn hiện đang đi tìm gia đình. Hắn ta biết rất rõ cuộc sống trong các trại tập trung để có thể đánh lừa tất cả những người nào đặt câu hỏi cật vấn hắn ta.

     Hắn ta đến Celle vào đầu tháng Ba, trong vùng đồng hoang Lunebourg của xứ Basse Saxe cách Bá linh 200 cây số về phía Tây và Hambourg 80 cây số về phía Nam. Hắn đến tìm người lính kiểm lâm, em của người bạn tù, người này lo cho hắn một chỗ trú ngụ tại làng bên và tìm cho hắn một chân tiều phu.

     Chính vì như thế Eichmann trở thành Otto Heninger, đã trải qua ba năm mai danh ẩn tích yên tĩnh trong đời hắn ta.. Hắn ta nghĩ đến gia đình, đến nhiều triệu người Do thái mà hắn ta đã đưa vào cõi chết. Hắn ta cũng nghĩ những gì xảy đến cho hắn ta nếu chẳng may hắn bị bắt.

     Hắn ta đọc báo và biết được mình là một trong ba lãnh tụ Quốc xã mà cuộc truy nã sẽ chẳng bao giờ chấm dứt. Hai tên kia là Matin Borman và Heinrich Muller. Tốt hơn hết, hắn ta nên ở yên một chỗ.

      Rất có thể, nếu tiếp tục cuộc sống của một tiều phu trong ngôi làng hẻo lánh ấy, chấp nhận sự kiện là mình đã chết đối với gia đình và bạn hữu thì ngày hôm nay hắn ta đã không làm đối tượng quái dị quốc tế. Nhưng hắn ta đã bị giày vò bởi sự xung đột liên tục giữa sự lo âu bị trừng phạt và lòng mong ước được tự do hoàn toàn.

      Vào cuối năm 1949, hắn ta nghĩ là có thể bắt đầu thiết lập các kế hoạch để có được một đời sống tự do hoàn toàn và đoàn tụ với gia đình. Hắn ta đã nghe nói về những gì mà các cựu Đảng viên quốc xã cao cấp đã làm. Vài tên bị bắt, thường thường do một sự ngẫu nhiên, sau khi đã lẩn trốn một thời gian lâu. Nhưng số lớn đã thành công trong việc làm lại cuộc đời ở ngoại quốc, xa Đức quốc và Âu châu. Có rất nhiều tên tại các xứ Ả-rập ở Trung đông, nơi đó chúng an hưởng địa vị cao sang mà chúng tự do sống một cách hợp pháp chứ không cần phải ẩn dưới một cái tên giả. Sự việc đó đã cám dỗ hắn ta rất mạnh. Hắn ta sẽ có thể đem lại cho gia đình một sự xa hoa mà hắn ta vẫn hứa hẹn với họ và một đời sống tiện nghi cao xa hơn mộng ước của Veronica Liebl khi nàng ưng thuận lấy thầy đội SS hồi mùa xuân năm 1935. Hắn ta sẽ có thể giúp ích rất nhiều cho các chính phủ thù ghét người Do thái cũng như hắn ta đã từng làm. Hắn ta sẽ tìm thấy bên họ một bầu không khí quen thuộc, và ở đó ít ra hắn ta sẽ có thể tự phụ về dĩ vãng của mình thay vì phải hổ thẹn.

       Nhưng sự thận trọng đã lấn át được sự cám dỗ. Vùng Trung Đông rất nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm từ khi Quốc gia Do thái được khai sinh từ năm 1948. Tại các xứ Ả-Rập, hắn ta không thể giữ được sự ẩn danh, vì trước mắt người Ả-Rập, tên tộc và các hành vi của hắn ta là những sự minh chứng tốt nhất. Và dù hắn ta có yêu cầu họ đừng quảng cáo rầm rộ chung quanh sự hiện diện của hắn ta đi nữa, thì thế nào cũng có một kẻ loan truyền tin tức ra bên kia biên giới của quốc gia nương tựa của hắn ta. Vả lại chỉ có một ranh giới đất liền phân cách các xứ Ả-Rập với Quốc gia Do thái. Người ta không thể đoán trước được những phản ứng quyết liệt của người Do thái. Họ đã tỏ ra không thiếu can đảm và tài giỏi trong trận chiến giành độc lập do họ chủ động. Làm kẻ lân bang của họ là một việc rất liều lĩnh. Hơn nữa, trong trường hợp có trận chiến mới, quân đội Do thái có thể tràn qua biên giới và bấy giờ hắn ta sẽ lại trở về với cùng thân phận một con mồi bị truy đuổi.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 28 Tháng Mười Một, 2014, 12:59:57 am
       Hắn ta đã lý luận như thế khi nghĩ đến những xứ có thể dung thân. Hắn ta từ bỏ Trung Đông và dù người ta có nói tới việc này. Hắn ta chẳng bao giờ đặt chân đến vùng này trong suốt mười lăm năm qua.

      Miền Nam Mỹ lôi cuốn hắn ta hơn. Đời sống nơi đây hơi khó khăn; ở đây hắn ta sẽ không được đón tiếp nồng hậu, hắn ta sẽ không tìm được những địa vị quan trọng bên cạnh chính phủ. Thế nào cũng phải chấp nhận địa vị thấp kém của sự ẩn danh và chắc phải kiếm sống như thưở hắn ta chưa gia nhập Đảng Quốc Xã. Sự nghèo túng và thiếu thốn sẽ làm người vợ cáu kỉnh; và về phần bọn trẻ, hình ảnh thần tượng của chúng bị hạ bệ và khuất phục  chắc không gây được lòng trắc ẩn cũng như sự cảm thông mà là sự chua chát và sự khinh thường. Đó là những cái bất lợi lớn, nhưng cũng có những mối lợi. Hắn ta sẽ sống giữa các bạn hữu; tại đây có nhiều người Đức cùng lý tưởng với hắn ta, họ đã đến trốn ở đó và hiện tại đã thành công. Sự ẩn danh là một việc tốt. Sẽ không ai biết hắn ta ở đâu và mọi việc sẽ chìm lắng. Một việc làm nhỏ nhặt nào đó sẽ làm đầu óc hắn ta không còn bận rộn lo âu nữa. Và, điều quan trọng nhất, hàng chục ngàn cây số biển cả sẽ chia cách hắn ta với những kẻ truy lùng bất định. Vả chăng, việc chọn lựa một nước không phải là vô giới hạn. Hắn ta đâu phải là khách du lịch đang lật các trang giấy của các quyển sách quảng cáo để tìm một bãi biển cho cuộc nghỉ mát, hắn ta là một kẻ đào vong tuyệt vọng đang đi tìm một nơi ẩn náu, ở đó hắn ta sẽ có thể chung sống với gia đình, vô danh và sau hết được thiên hạ quên lãng.

        Vùng Trung Đông và Châu Mỹ la tinh được Eichmann xem như là hai giải pháp khả dĩ chấp nhận được, vì hắn ta biết có những tổ chức Quốc xã bí mật đưa về hai hướng nầy các cựu nhân viên của Cơ quan Gestapo mà họ giúp đào thoát. Các tổ chức này có những cơ sở tại Đức, Áo, Thụy sĩ và Ý đại lợi. Ý đại lợi là bàn nhúng cho bước nhảy dài; Từ Bari đến Trung Đông và từ Gênes tới Á căn đình.

        Tổ chức hoạt động tích cực nhất trong các nhóm này mang một cái tên chói lọi và dễ gây nhầm lẫn: ODESSA. Những người thành lập ra nó chắc đã thích thú với sáng kiến của họ, vì với danh xưng mang âm điệu Nga sô nầy, họ vui vẻ để các cơ quan nơi họ tới xin giúp đỡ tưởng rằng họ giúp những người trốn thoát từ Nga sô hoặc các nước bên kia bức màn sắt. Thực sự, ODESSA được hợp thành do các chữ đầu của từ “Organization Der SS Angehorige – Tổ chức các thành viên của SS”, điều đó rất tương hợp với thực tại. ODESSA mang trọng trách đưa các tên đào vong Quốc Xã ra khỏi Âu châu.

        Eichmann bắt liên lạc với tổ chức nầy vào đầu năm 1950, và trong tháng năm cùng năm đó, hắn ta rời Celle. Hắn ta băng ngang qua Áo quốc và Ý đại lợi cho tới La mã. Việc vượt biên giới thời đó còn dễ dàng. Tại đây có những sự vãng lui không ngớt của dân tị nạn hoặc của những người dời chỗ ở. Và một cảm tình nào đó phát hiện đối với những kẻ mà người ta nghĩ rằng họ đã chạy trốn khỏi một xứ thuộc khối miền Đông.

          Tại Ý đại lợi, cảm tình nầy được bộc lộ bởi các tổ chức quốc tế người tị nạn, hội Hồng thập tự và Giáo hội Công giáo. Nhưng tại thành Gênes, có một linh mục dòng Thánh Francois d’ Assise, có cảm tình với người quốc xã và đã âm thầm làm việc cho các hệ thống bí mật của họ bằng cách giúp người của họ đào thoát. Eichmann được cấp cho địa chỉ của vị linh mục ấy, được tiếp rước và cho tá túc trong khi vị linh mục gửi thư đến Tung tâm cứu trợ những Người chuyển trú của Tòa thánh Vatican để xin một giấy thông hành người tị nạn mang tên Richard Klement. Trung tâm này đã giúp đỡ những người chuyển trú rất nhiều trong những năm liền sau chiến tranh bằng cách cung cấp cho họ giấy tờ tùy thân giúp họ làm lại cuộc đời tại các nước khác. Việc làm của họ tiếp tục với sự phối hợp của Hội Hồng thập tự Ý đại lợi để giúp các người tị nạn mới bắt đầu đến từ các nước bên kia bức màn sắt.



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 28 Tháng Mười Một, 2014, 07:42:39 pm
       Chắc chắn là chẳng một ai tại Tòa thánh, hoặc trong số các linh mục dòng Francois d’ Assise biết lai lịch của Eichmann, cu như như đó là một tên Quốc xã. Nhưng điều đúng với sự thật và ngày nay đã được xác định chắc chắn là vị linh mục dòng Francois d’ Assise tại thành Gênes chẳng những biết đây là tên quốc xã mà còn biết cả tên hắn ta là Adolf  Eichmann đã có liên quan trong chương trình tận diệt người Do thái.

      Danh xưng Klement không phải chỉ là điều giả mạo duy nhứt được ghi trên giấy tờ của hắn ta. Hắn ta còn khai tôn giáo của mình thuộc Công giáo La-mã.

      Giấy thông hành được gửi đến tuần lễ đầu của tháng sáu. Một tuần sau, giấy chiếu khán Á căn đình được chấp nhận. Và cuối tháng sáu, hắn ta lên tàu đi Buenos Aires, hắn ta đến nơi vào giữa tháng bảy.

       Đó là lần đầu tiên hắn ta có thể thở một cách tự do từ lúc chiến tranh kết thúc. Chuyến đi bằng đường biển cho hắn ta cảm giác xa cách. Âu châu thật xa sau lưng hắn ta. Khí hậu, thật khác xa với mùa đông u ám mà hắn ta vừa trải qua trong vùng rừng núi đầy tuyết phủ của miền Bắc nước Đức, xác định việc hắn ta bước vào một thế giới khác biệt: Một thế giới không có lò thiêu người, không có những chuyến xe lửa tử thần, không có trại tập trung. Ở đây, dường như không thể có những người mà gia đình họ đã biết qua tất cả những thứ đó.

       Hắn ta bắt đầu nghĩ đến việc đưa vợ con tới. Nhưng hắn ta phải có một việc làm và thu xếp việc định cư trước đã. Trước hết hắn ta cần một thẻ căn cước, mà người ta gọi là Cedula.. Hắn ta nộp đơn xin , với cái tên là Ricardo Klement, lấy ngữ vĩ Tây ban nha cho cái tên và viết họ bắt đầu bằng chữ K. Hắn ta vẫn khai là theo đạo Công giáo La-mã. Điều khá kỳ quặc là hắn ta đã tự sụt xuống bảy tuổi, khai mình thất nghiệp, độc thân, đã học qua bậc trung học và biết tiếng Đức và tiếng Anh. Hắn ta chỉ nhận được các giấy tờ Á căn đình vào cuối tháng mười.

      Chính trong thời gian nầy, lần đầu tiên, hắn ta cho rằng đã có thể bắt liên lạc lại với gia đình tại Áo mà không có gì nguy hiểm. Tự tay hắn ta đã viết một bức thư dè dặt về cho vợ, để bà nhìn biết nét chữ của mình, bảo rằng người mà họ tưởng đã chết, “Cậu của các con bà” vẫn còn sống. Hiện đang ở Á căn đình. Khi mà ông thu xếp nhà cửa xong xuôi, ông sẽ rước họ tới. Nhưng điều đó đòi hỏi nhiều thì giờ. Họ đã chờ đợi nhiều năm rồi và tốt hơn, họ nên chờ thêm ít lâu nữa để tránh nguy hiểm. Đây là sự xác nhận đích thực đầu tiên đối với trực giác mơ hồ theo đó bà ta cứ nghĩ rằng Adolf cảu bà vẫn còn sống. Trong bức thư thứ hai gửi ít lâu sau đó, hắn ta khẩn khoản yêu cầu bà giữ bí mật và đừng cho ai biết là bà đã nhận được tin tức của hắn ta. Hắn ta biểu lộ sự lo sợ là bà bị theo dõi và sự lo âu của hắn ta là bà có thể vô tình cho kẻ thù biết được dấu vết của hắn ta. Hắn ta khuyên bà đi xin giấy khai tử cho hắn ta. Hắn ta không thể biết là ba năm về trước bà đã thử xin giấy nầy rồi. Thật vậy, vào mùa xuân năm 1947, bà đã đến cơ quan chính quyền tại Bad Ischl, để xin đăng lục việc qua đời của chồng bà, Adolf  Eichmann, bằng cách trưng ra lwoif chứng của một tên lính Đức tên là Karl Lucas, tên này xác nhận đã có mặt bên cạnh Eichmann lúc hắn ta chết ở Prague ngày 28 tháng tư năm 1945. Nhưng người ta đã nhận thấy Lucas là anh em bạn rễ của Eichmann – chồng của em bà ta – đặc điểm mà đã quên khai trình. Và sự việc người ta đã thấy và đã nói chuyện với Eichmann sau ngày được cho là ngày chết của hắn ta cũng đã được chứng thực chiếu theo những lời khai ở Nuremberg. Do đó, bà Eichmann đã rút đơn lại.  

      Đối với bà , những năm tháng dài chờ đợi đã không uổng công. Chồng bà vẫn còn sống và được an toàn. Bà vẫn một mực thận trọng như suốt thời gian qua. Bà ta không phải lo vấn đề tiền bạc, gia đình bên chồng bà đã làm ăn khá giả và trợ giúp bà. Thêm hai năm nữa lại trôi qua trước khi bà có thể đoàn tụ với hắn ta, và hai năm nầy đối với bà rất là khó khăn hơn những năm trước. Bởi vì nỗi nhẹ nhõm tâm hồn vì biết chồng còn sống lại bị chi phối bới sự lo lắng sợ làm tiết lộ điều bí mật ghê gớm nầy.

      Eichmann trải qua những tháng đầu tiên trên  đất Á căn đình ở Buenos Aires. Hắn ta sống thật cách biệt, chỉ lui tới với một vài người bạn rất thân trong số các thành phần của nhóm kiều dân Quốc xã. Đó là những người mà hắn ta có thể tin tưởng để giữ bí mật về lý lịch của hắn ta. Họ giúp hắn ta xin các giấy tờ Á căn đình và lo cho hắn ta trong thời gian giao thời bằng cách tìm cho hắn ta những công việc nho nhỏ. Hắn ta trú ngụ ít lâu trong một nhà trọ Đức, nhà trọ Jurmann, trong khu Partido Vicente Lopez, một nơi hội họp ưa chuộng của bọn cựu đảng viên Quốc xã. Tuy nhiên, Eichmann vẫn nơm nớp lo sợ vì ý nghĩ sẽ bị nhận diện bởi một kẻ nào đó đã từng thấy hắn ta ở Đức và Áo. Vì thế, nhờ một người bạn tên Carlos Fuldner viết thư giới thiệu, hắn ta được chứa chấp tại nhà một người Đức di cư khác tên là Fernando Rifler. Eichmann sống tại nhà người này trong bốn tháng.





Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 30 Tháng Mười Một, 2014, 10:30:08 am
      Trong lúc đó, giấy căn cước của hắn ta đã làm xong, và hắn ta được tự do xin một việc làm thường xuyên. Fuldner đứng đầu một công ty hỗn hợp Á căn đình – Đức gọi là Compania Argentina para Realizacionnes Industriales viết tắt là C.A.P.R.I. Xí nghiệp nầy đã xây cất một nhà máy điện và thực hiện nhiều công trình khác có giá trị cho chính quyền tại Tucuman, một thành phố nhỏ cách Buenos Aires khoảng 1.100 cây số về phía Tây bắc ở phía trong và cách vùng núi non biên giới Chí lợi khoảng 300 cây số. Fuldner đã dành một ưu tiên lớn tại xí nghiệp C.A.P.R.I. cho việc thu dụng những người Quốc xã đào vong (Hình như, về phương diện kinh tế, cơ sở nầy không tồn tại được, vì cuối cùng đã phải ngưng mọi hoạt động. Ông nầy cho Eichmann một công việc tại C.A.P.R.I., Eichmann nhận và đến Tucuman ngay.

     Sau nhiều tháng, Eichmann cho là nếp sống tại đây hợp với một kẻ bôn đào. Chính tại đó, hắn ta sẽ định cư vĩnh viễn và đem gia đình tới. Sẽ chẳng có người nào nghĩ đến việc tới Tucuman tìm hắn ta.

      Hắn ta viết thư cho vợ vào đầu năm 1951 bảo bà bắt đầu trù tính kế hoạch rời Áo và đến với hắn ta tại Tucuman. Hắn ta khuyên bà cứ từ từ, cũng thận trọng, và nhất là đừng nói gì với các con vid sợ chúng sẽ nói lại với các bạn ở trường.

      Bà ta làm những việc cần thiết, không vội vã và kín đáo. Và trái lại những lời đồn đãi, bà không nhờ đến một giấy căn cước giả mạo nào để rời Áo. Bà chờ đợi gần một năm trước khi xin và nhận được một giấy thông hành (với tên riêng) cho bà và các con bà. Bà thân hành tới Vienne vào tháng giêng năm 1952 để xin riêng cho bà một giấy thông hành Đức – chứ không phải là Áo – với tên lúc còn con gái, Venorica Liebl. Bà đã là người Đức vùng Sudètes và vì thế bà có quyền xin giấy tờ Đức. Bà giải thích là bà đã kết hôn với một người Áo mang tên là Eichmann nhưng bà đã ly dị và lấy lại tên riêng, mặc dù các đứa con mang họ cha của chúng. (Không có một sự ghi chép nào về cái chết mạo nhận của người chồng mà bà đã mưu định xin đăng lục vào năm 1947). Tại Vienne, người ta cho bà biết ở Zurich có một Sở chuyên lo về giấy thông hành cho các người dân tị nạn Đức sống ngoài nước Đức. Bà gởi đơn đến sở này và vài tuần sau nhận được giấy thông hành Đức mang tên Liebl và ba con trai của Eichmann. (Về việc này, nhiều năm sau đó, trong một cuộc điều tra về các hoạt động bí mật của Quốc xã, người ta truy lục hồ sơ Liebl tại sở ở Zurich. Người ta tìm thấy hồ sơ, nhưng chỉ còn có tấm bìa mang tên nầy thôi. Tất cả các giấy tờ bên trong đã biến mất).

     Mùa Phục sinh năm 1952, bà Eichmann và các con đột nhiên rời Áo. Họ đến Ý và nhận giấy chiếu kháng Á căn đình tại Gênes. Đầu tháng bảy, bà và ba đứa con trai Klaus, Dieter và Horst lên tàu (Dieter được đặt cùng một tên với Wisliceny). Bà có mặt tại Buenos Aires vào cuối tháng. Vài ngày sau bà lên đường tới Tucuman, vẫn còn trong tâm trí hình ảnh một sĩ quan Quốc xã lanh lợi, dáng vẻ oai hùng trong bộ đồng phục đẹp đẽ và với đôi giày bốt bóng loáng. Nhưng người đàn ông ra đón bà tại nhà ga Tucuman là một người thường dân luống tuổi, đi chầm chậm, ăn mặc tầm thường, khôn mặt xanh xao, nhăn nheo và mỏi mệt. Đó chính là Adolf của bà. Lúc đó là tháng 8 năm 1952. Hơn bảy năm trôi qua từ lần gặp gỡ sau cùng của họ.

     Họ sống tại Tucuman –  bà Eichmann, các con trai của bà và “Ông cậu Ricardo”. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, vì năm sau, xí nghiệp C.A.P.R.I. bị bắt buộc đóng cửa và những công nhân của họ bị sa thải. Eichmann đã đi từ nước nầy qua nước khác khắp vùng Nam Mỹ, mỗi lần dùng một tên khác. Sự thực là chẳng bao giờ hắn ta rời Á căn đình. Hắn ta rời Tucuman để tới Buenos Aires và định cư tại đó, trừ một thời gian chín tháng hắn ta sống trong một trại nuôi thỏ ở bên trong nội địa.

     Cũng không đúng là bà Eichmann đã rời Á căn đình vào năm 1958 để trở lại Áo gia hạn giấy thông hành. Người ta đã cho rằng chính chuyến đi này đã đưa đến việc bắt được Eichmann. Theo chuyện người ta kể lại thì chính một nhân viên của sở thông hành và một nhân viên của sở du lịch, người đã đưa cho bà Eichmann tấm vé trở về, đã thông báo cho các viên chức Do thái. Những người nầy đã cùng đi trên một chiếc máy bay với bà ta, cùng xuống tại Buenos Aires và họ đã theo dõi đến tận nhà bà ta. Việc tưởng tượng đó không đến nỗi dở; sự việc có thể xảy ra như vậy. Tuy nhiên, việc đó không đúng, vì từ khi bà ta đến từ năm 1952 bà Eichmann chẳng bao giờ rời khỏi Á căn đình.



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 01 Tháng Mười Hai, 2014, 12:51:38 pm
       Tại Buenos Aires, Eichmann cùng với hai người bạn quốc xã đều vừa rời xí nghiệp C.A.P.R.I. thử mở một tiệm giặt ủi. Nhưng sau vài tháng, công việc đó thất bại. Hắn ta liền rời thủ đô để tới làm việc tại một trại nuôi thỏ của một bà con xa bên vợ, một người Đức đã di cư sang Á căn đình trước chiến tranh và lúc đó đã trở về Đức.

       Nhưng nếp sống này không làm hắn ta toại ý chút nào. Công việc cực nhọc, mà Eichmann thì không còn trẻ nữa. Vả lại, hắn ta phải sống xa gia đình. Buenos Aires cũng là một nơi dễ kiếm việc làm. Điều bất tiện duy nhất của thành phố là mối nguy có thể bị khám phá, vì tại đó có những người quốc xã đã từng biết hắn ta. Tuy nhiên, đã nhiều năm qua rồi từ khi chiến tranh chấm dứt và nghĩ rằng sẽ có thể xảy đến điều gì không hay cho hắn ta bây giờ là điều vô lý. Và những cự đảng viên quốc xã từng biết hắn ta có thể giúp đỡ nhiều cho hắn ta hơn là đem lại những điều phiền toái. Hắn ta trở về Buenos Aires và gặp lại các bạn hữ. Trong vài ngày họ đã tìm được cho hắn ta một việc làm tại xưởng Mercedes-Benz ở Suarez, vùng ngoại ô của thủ đô. Lúc đầu hắn ta làm thợ máy, sau được lên chức đốc công. Hắn ta cùng gia đình ngụ tại một chung cư ở đường Chacabuco, trong khu ngoại ô Partido Vicente Lopez. Bà Eichmann nói với các bạn hữ là bà đã quyết định chấm dứt cuộc sống góa bụa và tái giá với người bạn hiền Ricardo Klement của bà. Năm 1955, đứa con trai thứ tư ra đời, họ đặt tên là Ricardo Francisco (như vậy rốt cuộc ít ra cũng có một trong những người mang tên Ricardo của gia đình đã mang nó một cách hợp pháp; còn tên Francisco có lẽ vì do sự biết ơn vị linh mục Franciscain tại Gênes). Đứa trẻ được khai sinh dưới cái họ Klement và ba đứa con riêng của vợ vẫn tiếp tục mang tên Eichmann. Hơn nữa , căn cước của bà vợ chẳng bao giờ đổi; Giấy căn cước nầy vẫn mang tên thật hồi con gái và tên lúc đã có chồng, Venorica Liebl vợ Eichmann.

     Đầu năm 1960, gia đình Eichmann dọn đến một ngôi nhà riêng biệt, một ngôi nhà gạch một lần xây cất sơ sài, tọa lạc ven một con đường vắng vẻ, đường Gribaldi, trong khu ngoại ô xa xôi, San Fernando.

      Căn nhà nghèo nàn, không có điện cũng không có nước, nhưng thích hợp với Eichmann vì nó biệt lập, khu ngoại ô này rất ít người lui tới và trông có vẻ rất hoang sơ. Mỗi căn nhà được dựng lên giữa một bãi đất trơ trụi, cách biệt sự tò mò của những người láng giềng. Không ai nhìn dược qua các cửa sổ có chấn song, các cánh cửa, bức mành và cánh cửa lớn nặng nề của ngôi nhà Klement. Số tiền lương của hắn ta rất ít ỏi. Eichmann có thể kiếm được việc làm khả quan hơn bằng cách tiết lộ cho nhóm kiều dân Đức biết rằng hắn ta là một cựu sĩ quan cao cấp của Cơ quan Gestapo và tên ông ta là gì. Nhưng không một thứ lwoij tức nào dù cao đến đâu đi nữa có thể bù đắp được với sự gia tăng tương ứng Cơ nguy sẽ bị khám phá. Con đường tốt nhất nên theo, hắn ta quyết định là sống như một người đốc công khiêm tốn của một cơ xưởng, bằng cách điều chỉnh nếp sống cho phù hợp với số tiền kiếm được do công việc làm của hắn ta. Nếu có việc làm tại Tucuman, hắn ta sẽ ở luôn tại đó.     

      Nhưng khu San Fernando, tại thành phố Buenos Aires, là nơi giống Tucuman nhiều nhất. Ít ra, hắn ta cũng đã tưởng như vậy.

      Chính tại San Fernando, hắn ta bị bắt.




Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Mười Hai, 2014, 06:04:10 pm
       VI – TỔ CHỨC QUỐC XÃ BÍ MẬT


      Bây giờ sự việc đã rõ ràng là Adolf Eichmann đã không thể vượt khỏi trại tù binh chiến tranh, sống lén lút tại miền Bắc nước Đức, qua Ý đại lợi, xin cái giấy tờ giả mạo và một chuyến đi Nam Mỹ, định cư tại Á căn đình, nếu hắn ta không có sự trợ giúp của các tiểu tổ Quốc xã bí mật và các phong trào Tân Quốc xã tại các xứ khác nhau ấy. Những tổ chức nầy vẫn tồn tại. Có thể chúng không mạnh như chúng mong ước, nhưng rất tích cực và trong mọi trường hợp cho thấy vô cùng hĩu ích cho các lãnh tụ Quốc xã, như Eichmann, chưa bị bắt sau chiến tranh và đang tìm cách thoát khỏi sự tầm nã của Đồng minh.

      Các tin tức thu lượm được từ cuộc thẩm vấn Eichmann đã đưa ra ánh sáng các hoạt động ấy của bọn Quốc xã và tân Quốc xã.

      Sau chiến thắng của phe Đồng minh, phần đông các đia lãnh tụ Quốc xã nếu chưa bị chết hoặc không tự tử, đều bị đưa ra trước Tòa án Nuremberg và bị xử treo cổ. Một vài người như Eichmann và Martin Bormann, đã biến mất. Nhưng rất nhiều đảng viên Quốc xã hạng nhì và hạng ba, đáng phải bị mang án chống nhân loại, đều thoát khỏi màn lưới. Vì không thể tìm được sự yên ổn tại Âu châu, cho nên chúng đã đánh liều tìm cách trốn qua các xứ khác, một lục địa nếu có thể, nơi chúng có thể làm lại cuộc đời mà không bị đè bẹp dưới sức nặng của dĩ vãng.

     Thường thì chúng yêu cầu một sự trợ giúp cấp thời nơi các tên Quốc xã Đức mà chúng từng biết qua, mà các chức vụ trong Đảng không quan hệ, không đáng để buộc tội. Trước tiên các người nầy giúp họ các phương tiện để lẩn trốn. Trong những năm tháng kế tiếp sau khi chiến tranh kết thúc, vài tên tuổi và địa chỉ của những “vị cứu tinh” được truyền đi từ người nầy sang người khác giữa những kẻ Quốc xã đang đào thoát tại Đức. Chẳng bao lâu sau, một số trong những “vị cứu tinh” ấy, họ được đi lại tự do, tụ họp nhau lại và tổ chức giai đoạn thứ hai của cuộc hoạt động: Đưa những người họ đang giấu giếm lên đường. Nhất cử lưỡng tiện: Họ không muốn chịu đựng mãi mãi sự nguy hiểm và tiền phí tổn ăn ở của những tên tội phạm bị truy lùng. Mặt khác, họ thật lòng muốn giúp bạn hữu thoát khỏi công lý. Buổi họp của họ, đưa đến việc hiện hữu của tổ chức các chi nhánh bí mật từ Đức và Áo đến Ý đại lợi, đoạn từ đấy đến Trung Đông, Nam Mỹ , Tây Ban nha và Bồ Đào nha.

      Lý do của việc lựa chọn các xứ nầy là sự kiện chế độ các xứ ấy từng có cảm tình với phong trào Quốc xã hoặc vì các nơi ấy có các khu toàn người Đức mà vài phần tử ít ra cũng đã từng là cảm tình viên Quốc xã.

     Các tiểu tổ Quốc xã bí mật phần đông là hoạt động tại Đức và tại Áo, vì trong các xứ nầy, nhiều đảng viên Quốc xã không từ bỏ các quan niệm chính trị cũng như đầu óc bài Do thái của họ vì sự kiện duy nhứt là họ đã thất trận và Đảng của họ đã bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Ở đây, sự giúp đỡ của họ đem đến cho những kẻ bị truy nã chỉ gồm việc giấu giếm tạm thời vaf đưa họ bí mật lên đường ra xứ ngoài. Tại các quốc gia nhờ cậy, các nhóm tân Quốc xã sống công khai. Thường thì các tay tị nạn, nếu không bị quá nhiều tai tiếng; có thể định cư dưới cái tên thật của họ. Họ nhận được sự giúp đỡ tài chính của các đoàn thể Quốc xã địa phương trong những tuần lễ đầu, và người ta giúp đỡ họ có được dễ dàng các giấy tờ căn cước, nơi cư ngụ hoặc giấy phép làm việc. Trong thời gian nầy, một sở giao dịch bán chính thức lo tìm cho họ việc làm tại các văn phòng hoặc cơ xưởng do những người có cảm tình với họ trông coi. Đôi khi những người mới đến “thành công” và, đến phiên họ, sẵn sàng cung cấp công ăn việc làm cho những kẻ tới sau đó.

      Adolf Eichmann, hắn ta cũng vậy,cũng đã đi theo thuần tự này từ lúc trốn khỏi Oberdachstaetten đến Prien, từ Prien đến Celle, từ Celle đến Ý đại lợi, và từ Ý đến Buenos Aires, đến Tucuman và trở về Buenos Aires. Khi đến Á căn đình, hắn ta gặp nhiều bạn cũ đã định cư tại đó. Họ bị lôi cuốn đến đó bởi cảm tình của chính quyền Peron. Có lẽ Á căn đình không biến thành nơi nương tựa của bọn Quốc xã nếu lúc đó, xứ nầy có một chính thể như ngày hôm nay.

      Một trong những người nổi tiếng nhất trong số Đảng viên Quốc xã không hề ăn năn hối ngộ đã đến trú ngụ tại Á căn đình là giáo sư Johannes von Leers, chánh sở tuyên truyền chống Do thái tại bộ của Goebbels, và cựu đại úy SS tại Amt VI của cơ quan An ninh. Hắn ta tiếp tục tại Á căn đình, dưới chế độ Peron, các hoạt động bài Do thái và nhất là đăng những bài báo nảy lửa tại nhựt báo bằng tiếng Đức ở địa phương, đôi khi dưới tên hắn ta, và đôi khi dưới tên bác sĩ Euler. Hắn ta đã gặp Eichmann nhiều lần tại Buenos Aires.

     Sau khi Peron bị lật đổ, von Leers thấy phạm vi hoạt động của mình bị thu hẹp hẳn lại và hắn ta rời Á căn đình để đến Ai-Cập. Tại xứ sau nầy, nhiệt tình chống Do thái của hắn ta đã có thể tự do bộc lộ; hắn ta cải sang đạo Hồi và sống tại Le Caire.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 11 Tháng Mười Hai, 2014, 08:57:16 pm
         Một làn sóng văn chương Quốc xã tuôn tràn từ nhà Albert Durer Verlag, nhà xuất bản chuyên về các sách lớn và nhỏ bài xích Do thái, chính nơi đây đã cho tục bản tờ báo đã chết Der Weg, thâm độc đến nỗi bị cấm tại Đức khi người ta thấy có tới 16.000 người ghi tên mua.

     Tuy nhiên, thật sai lầm nếu nghĩ rằng ý thức hệ Quốc xã và chủ nghĩa bài Do thái đã ăn sâu trên đất Á căn đình. Chỉ có vài nhóm lẻ tẻ tương đối ít quan trọng bị ô nhiễm các tư tưởng này. Những nhóm nầy bị thúc đẩy và dẫn dắt bởi các cựu đảng viên Quốc xã và được khuyến khích bởi những người liên quan mật thiết với các phái bộ ngoại giao của vài nước Ả-Rập. Nhưng những nhóm nầy đã bị các chính đảng đứng đắn và chính chánh quyền Á căn đình lên án.

      Vả lại miền Nam Mỹ không phải là miền đất lý tưởng trên thế giới cho bọn Quốc xã tị nạn. Chính các quốc gia Ả-Rập tại Trung Đông mới là nơi đã tiếp nhận một số đông nhứt người Quốc xã đào thoát. Và chính nơi đó chúng đã tìm thấy bầu không khí chính trị quen thuộc và những phương tiện rộng lớn để tiếp tục các hoạt động của chúng. Các trung tâm Quốc xã quan trọng nhất tại các vùng nầy là Ai Cập và Syrie, hiện nay là nền Cộng hòa Ả-rập thống nhất do Nasser lãnh đạo.

     Các liên hệ giữa Chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Quốc gia Ả-Rập không phải chỉ mới có ngày hôm nay. Nó bắt đầu dưới sự thúc đẩy của Hadj Amin El Hussein, cựu Mufti ( Muftihay Muphti: Thầy tu Hồi giáo xem việc bảo thủ pháp giới) thành Jérusalem trong những năm 1930. Khi chiến tranh bùng nổ, ông Mufti nầy chơi lá bài Hitler. Trong thời kỳ chiến tranh, ông sống nhiều năm tại Đức, ra lệnh bằng máy vô tuyến cho người Ả-Rập phá hoại cố gắng chiến tranh của Đồng Minh, chiêu mộ người Hồi giáo của vài lãnh thổ bị chiếm đóng vào các tiểu đoàn đặc biệt và kết hợp chúng vào các lực lượng Đức, đào tạo người Ả-Rập cho các công tác phá hoại và gián điệp tại Trung Đông. Ông ta cũng đã biết rõ các phương pháp tiêu diệt mà bọn Quốc xã đã áp dụng đối với các cộng đồng Do thái và đích thân ông ta tìm cách bít kín các kẽ hở nơi những người Do thái có thể len lỏi vào Palestine tị nạn.

     Điều nầy, tôi biết được khi phỏng vấn Dieter Wisliceny trong nhà tù tại Bratislava vào tháng 11 năm 1946. Thật ra Wisliceny nói chuyện với tôi về các trường hợp mà y đã đề nghị với thượng cấp của Eichmann, chấp nhận cho vài người Do thái, đã tự tìm được giấy phép di dân sang Palestine, rời Slovaquie, và về sau rời Hung gia lợi. Lúc đó, Eichmann đã trả lời với y rằng, dù hắn ta có muốn cho phép cũng không được, “vì ông Mufti sẽ phản ứng dữ dội”. Ông Mufti có cách riêng để vào các bộ chính yếu của Quốc xã và ông ta đã cố tình vận động để không một người Do thái nào được rời các vùng lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của Đức, vì sợ họ đến Palestine. Trong lúc quân Đức đang đại thắng khắp nơi, hình như ông Mufti nầy đã nói với Himmler rằng, ông ta hy vọng Himmler cho ông ta mượn Eichmann sau khi chiến thắng, để áp dụng tại Palestine các phương pháp về “giải pháp về vấn đề Do thái” của hắn ta.

     Cuộc bại trận của Đức là một thất bại lớn cho ông Mufti và các đồng chí của ông ta. Ông lánh nạn tại Le Caire, hy vọng từ nơi đây, khôi phục lại nợ nần đã mất. Nhưng sự rút lui hơi nhanh của các cơ quan hành chính Anh và Pháp ra khỏi Trung Đông, đã đưa các lãnh tụ mới lên cầm quyền, những người nầy đã loại trừ hẳn ông Mufti trong khi vẫn áp dụng chánh sách của ông ta. Vào năm 1948, khi Quốc gia Do thái được thành lập, tất cả các quốc gia Ả-Rập đã liên kết với nhau để xâm lăng quốc gia mới, nhưng các quân đội của họ đã bị đánh bại và bị bắt buộc rút lui và phía bên kia biên giới của họ.

     Trong những tháng kế tiếp sau cuộc bại trận của họ, các quốc gia Ả-Rập bắt đầu tìm từ mọi nơi các phương tiện gây dựng lại quân đội quốc gia của họ để lần tấn công sau vào Quốc gia Do thái sẽ đem phần thắng lợi về họ. Tại nhiều quốc gia có bọn lính đánh thuê mà người ta có thể chiêu mộ về làm huấn luyện viên. Song nước Đức là nguồn quan trọng nhất vì với cuộc bại trận và cuộc chiếm đóng của các lực lượng Đồng Minh, nhóm sĩ quan cao cấp Đức thất nghiệp và có lẽ sẽ còn thất nghiệp lâu. Hơn nữa, nhóm sĩ quan nầy có lẽ cùng chia sẻ, cùng ý thức hệ với người Ả-Rập và chắc chắn với các ý tưởng Ả-Rập về Quốc gia Do thái.

    Khi thiết lập các đường dây liên lạc với các tổ chức Quốc xã bí mật tại Đức. Nhóm Mật sứ của Ai Cập là những kẻ đầu tiên đứng ra tuyển mộ đàng hoàng các cự sĩ quan Đức để tổ chức quân đội Ai Cập. Trong một thời gian dài trước khi vũ khí và kỹ thuật gia Nga sô bắt đầu đổ bộ tới Le Caire, để thi hành các thỏa hiệp võ trang của năm 1955, các toán quân Ai-Cập đã được huấn luyện bởi một nhóm đầu tiên gồm 60 chuyên viên quân sự Đức mà phần đông là cựu sĩ quan SS mang các chứng chỉ “tốt” của Đang Quốc xã. Họ đến từ các ngành khác nhau của lực lượng SS, và được đặt dưới sự chỉ huy của tướng Wilhelm Farmbacher, cựu chỉ huy trưởng các cơ quan tiếp liệu của quân đội Đức. Các phụ tá chính của ông ta gồm đại tá SS De Bouche, chuyên viên về quân bị, quân nhu và tác xạ; đại tá Gerhard Mertens, huấn luyện nhảy dù và hành quân; đại tá Zolling, chuyên viên tình báo và an ninh quân đội. Chỉ huy trưởng Cơ quan Gestapo tại Varsovie trong thời kỳ chiếm đóng, đã thoát khỏi bản án tử hình tại một tòa án Ba lan, đến Ai-Cập để tổ chức tại đây lực lượng Cảnh sát an ninh.Và cựu Chỉ huy trưởng Cơ quan Gestapo tại Dusseldorf đến thiết lập các cơ quan mật vụ Ai-Cập theo kiểu của cơ quan R.S.H.A. của Đức.

     Theo gót các nhà quân sự, một toán khoảng 30 chuyên viên kinh tế Đức tới, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Wilhelm Voss, cựu sĩ quan SS và giám đốc kỹ thuật trong thời kỳ chiến tranh, các cơ xưởng Skoda tại xứ Tiệp khắc bị chiếm đóng. Nhóm Voss mang tên Nha kế hoạch Trung ương có nhiệm vụ chuẩn bị việc cải tiến nền kinh tế và quân sự Ai-Cập.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 12 Tháng Mười Hai, 2014, 06:59:22 pm
       Các chuyên viên nầy định cư vững vàng và đến lượt họ, có thể đưa từ Đức đến những tên Quốc xã khác và cho họ định cư tại Ai Cập. Với cuộc thăng tiến của Nasser và sự bành trướng uy quyền của ông, các tội phạm chiến tranh, bị lộ diện, bắt đầu đổ đến Ai Cập. Khi người ta khám phá ra rằng Franz Richter, đắc cử vào Quốc hội Liên bang Tây Đức năm 1952, thực sự là cựu thiếu tá Fritz Roessler, các tổ chức bí mật liền giúp hắn ta trốn khỏi Đức mau lẹ và đến Le Caire. Ngày nay khi cải sang đạo Hồi, hắn ta sống tại Le Caire và phục vụ với tư cách cố vấn tuyên truyền và chính trị.

       Bạn thân của hắn ta là một y sĩ Quốc xã, bị tố cáo đã gây ra tội ác chiến tranh, đã được phép hành nghề y sĩ tại Le Caire. Đó là bác sĩ Hans Eisele, người đã thực hiện các cuộc thí nghiệm làm tiệt đường sinh sản của con người tại trại tập trung Buchenwald.

        Giáo viên Ludwig Zind, bị kết án tại Đức năm 1958, do các hành vì bài xích Do thái của hắn ta, đã được các hệ thống Quốc xã giúp trốn sang tị nạn tại Ai Cập, nơi hắn ta được đặt tức khắc dưới sự bảo trợ của giáo sư Johannes von Leers, tên Quốc xã đã được nói đến, đã sống một thời gian tại Á căn đình, và rời xứ này đến Ai Cập vào năm 1956.

       Ngày nay hắn ta là giáo sư Hồi giáo Omar Amin von Leers và sống tại khu Maadi sang trọng ở Le Caire. Vẫn là nhà tuyên truyền tích cực, nhà báo lanh lợi, hắn ta vẫn tiếp tục phô diễn cùng sự hùng biện về vấn đề sở trường của hắn ta; Chủ nghĩa bài Do thái được biến đổi một cách thích đáng thành chủ nghĩa bài Do thái Tự trị từ lúc hắn ta sống chung với người Ả-Rập. Hắn ta là phát ngôn viên tân Quốc xã của đoàn kiều dân Đức, liên lạc với các trung tâm tân Quốc xã tại Âu châu và là cố vấn của Tiến sĩ Mahmoud Saleh, viện trưởng học viện nghiên cứu về thuyết Do thái Tự trị tại Le Caire. Trong thời gian chiến tranh, Saleh có sống vài năm tại Đức. Học viện của ông được đặt dưới sự bảo trợ của Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Cộng hòa Ả-Rập Thống nhất, và công việc chính của ông là quảng bá cuộc tuyên truyền chống Do thái liên quan đến cái gọi là “một âm mưu của người Do thái Tự trị”. Sự tuyên truyền nầy bắt chước cuộc tuyên truyền của Quốc xã mà von Leers đã dự một phần quan trọng trong những năm hắn ta làm việc với Goebbels. Học viện là nguồn sản xuất chính các sách lớn, nhỏ và các bài báo dành cho các phái bộ ngoại giao của Cộng hòa Ả-Rập Thống nhất tại tất cả các xứ mà họ được thừa nhận, các trung tâm tân Quốc xã ở Âu châu và tại hai châu Mỹ, và các cơ quan truyền thanh bằng tiếng ngoại quốc tại Le Caire và Damas.

       Tại Syrie, việc chiêu mộ các cố vấn Quốc xã bắt đầu dưới chính thể của Husny Zayim. Nhóm đầu tiên 30 chuyên viên quân sự đến Damas vào năm 1948, dưới sự lãnh đạo của viên cựu tư lệnh binh thiết giáp, tướng Strachwitz. Chuyên viên hàng không của ông, thiếu tá Hardt đem theo mười hai phi công săn giặc Đức, những người này, ngoài chức vụ huấn luyện viên còn đích thân tham dự cuộc chiến đấu chống Do thái. Một sĩ quan SS, Lehmann, được ủy nhiệm sáng lập trong quân đội Syrie các đơn vị kiểu SS, và chính các sĩ quan SS làm cấp chỉ huy nòng cốt.

       Mùa xuân năm 1949, Husny Zayim bổ nhiệm đại tá SS Walter Rauff làm cố vấn riêng của ông về vấn đề an ninh, Rauff đã làm chỉ huy trưởng bọn SS và là người cầm đầu Cơ quan Gestapo tại Milan trong thời kỳ chiến tranh.

      Một năm sau, 30 chuyên viên quân sự Đức khác được trưng mộ để thiết lập quân đội Syrie. Phần đông họ từ hàng ngũ SS và Cơ quan Gestapo tới.

       Franz Rademacher, tội phạm chiến tranh vượt ngục, có mặt tại Damas từ nhiều năm nay. Hắn ta sống tại đấy dưới cái tên giả Thome Roselo.

      Ai-cập, Syrie và Nam Mỹ là những xứ thu hút được phần đông các đảng viên Quốc xã đào tẩu tìm một nơi nương tựa. Tại Nam Mỹ, chúng lập thành nguyên điểm của các phong trào tân Quốc xã địa phương. Tại Ai Cập và Syrie chúng pha màu sắc Quốc xã vào các chính thể đã được xoay cùng chiều hướng. Dĩ nhiên là số lớn các cựu đảng viên Quốc xã có mặt tại Đức và Áo. Ngoài các tiểu tổ bí mật do chúng bảo trợ, chúng còn cố gắng tạo ảnh hưởng nơi vài chính đẩng hữu khuynh hợp pháp. (Không có sự trợ lực của các tiểu tổ nầy, Ludwig Zind không thể nào trốn thoát được vào năm 1958). Nhưng cũng có các phong trào tân-quốc xã tận các xứ không chứa chấp các cựu đảng viên Quốc xã. Các phong trào nầy không mấy quan trọng và chẳng có quyền lực nào cả, nhưng chúng là một nguồn phiền lụy bất tiện và có thể trở thành nguy hiểm vì ảnh hưởng bất thần của chúng tùy theo sự nâng đỡ địa phương mà chúng có thể có được. Tại Anh quốc chẳng hạn, Mosley không có sự ủng hộ mạnh mẽ; các môn hạ của hắn ta có thể gây ra những chuyện phiền phức bất ngờ chẳng hạn như việc tấn công những người da mầu và ngay cả các nhà thờ Do thái, nhưng ông ta chẳng có ảnh hưởng gì bên cạnh chánh quyền và bị kết án quyết liệt bởi các chính đảng chính, từ Đảng Bảo thủ đến Đảng Lao động, qua Đảng Tự do. Ở Mỹ, Rockwell cũng vậy, cũng bị kết án bởi đám đông quần chúng. Và đó là trường hợp trong phần đông các quốc gia nơi mà ngày nay các tên tân-quốc xã có hoạt động.

     Nhưng sẽ là một lầm lẫn nếu coi chúng như là hoàn toàn vô hại. Các tội ác mà Eichmann đã bị tố giác cho thấy rõ sự nguy hiểm. Bọn tân-quốc xã chỉ có thể bị làm cho nể sợ với một sự canh phòng cẩn mật liên tục.

     Cũng không nên tự ru ngủ bằng các ảo tưởng lấy cớ rằng hiện nay không có một phong trào Quốc xã quốc tế nào khá mạnh để áp chế hoàn toàn các xứ có bọn tân-quốc xã hoạt động. Hai tổ chức gần nhất với việc bành trướng ấy trên tầm vóc quốc tế là nhóm H.I.A.G., với chủ đích là phục quyền cho các người Quốc xã và trụ sở đặt tại Đức, và nhóm E.S.B., “Phong trào xã hội Âu châu”, trụ sở đặt tại Thụy điển.

      Tổ chức H.I.A.G. là tổ chức quan trọng nhất và giàu nhất. Được thành lập lúc đầu để giúp đỡ các cựu Đảng viên Quốc xã tại Đức, nhất là thành phần SS, giúp chúng dễ dàng tìm được việc làm và trú ngụ, vượt qua các trở ngại mà chúng có thể gặp tại nơi một chế độ không ưa chủ nghĩa Quốc xã. Tổ chức H.I.A.G. được sự tài trợ mạnh mẽ của ngành Đại kỹ nghệ Đức, cho nên họ tìm việc cho các đoàn viên rất dễ dàng. Những người nầy, đến phiên họ, lại có thể giúp đỡ cho rất nhiều người khác. Nhiều người trong bọn họ đã thành công. Và hiện nay nhóm H.I.A.G., có một ảnh hưởng lớn bên cạnh các chính đảng hữu khuynh, nhất là đảng D.R.P.



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 16 Tháng Mười Hai, 2014, 08:40:31 pm
.(Deutsche Reichs Partei), các tổ chức cựu quân nhân và kinh tế Đức. Nhờ sự bành trướng mạnh mẽ của các phương tiện tài chánh, nhóm H.I.A.G. mở rộng các hoạt động của họ tận các xứ ngoại quốc xa xôi, với mục đích giúp các tên cựu SS đang lưu vong ở đấy. Đến nỗi rằng, hiện thời, nó các chi nhánh hoặc đại diện tại Á căn đình, Cộng hòa Ả-Rập Thống nhất, Áo, Tây ban nha, Bồ đào nha, Hòa-lan, Thụy-điển, Na-uy, Đan-mạch. Và lẽ dĩ nhiên, nó có liên lạc với von Leers tại Ai-cập và tại các nước khác, với các lãnh tụ ít được biết đến hơn của các phong trào bài Do thái và tân Quốc xã.

        Nhóm E.S.B. là một tổ chức lý thuyết và “liên lạc” yếu hơn và nghèo hơn; nó tự cho mình chỉ là một tổ chức chống Cộng sản, nhưng chỉ chú ý những kẻ chống Cộng mà bài Do thái và thân Quốc xã. Các chi nhánh của nó phần đông ở các nước Âu châu nhất là tại Tây ban nha, châu Mỹ la-tinh, Hoa kỳ, Nam phi châu và Thổ nhĩ kỳ, thực ra là các phong trào tân Quốc xã của các xứ. Do trung gian của E.S.B. mà trong mỗi nước ấy, bọn Quốc xã thông báo cho nhau tin tức và hoạt động của chúng và trao đổi các tài liệu tuyên truyền.

        Rõ ràng là các thành viên của các phong trào nầy đều có chân trong các hệ thống bí mật sau cuộc đại bại của Đức, và chính họ đã giúp đỡ Adolf  Eichmann và những tên quốc xã khác lẩn trốn một thời gian, tổ chức cuộc đào thoát cho bọn này, và chuẩn bị cuộc tiếp đón chúng tại các xứ tị nạn. Hiện nay họ vẫn tiếp tục cùng các hoạt động cứu trợ nầy, tại Đức và Áo cũng như tại các trung tâm nương náu ở ngoại quốc. Nếu bác sĩ Mengele, y sĩ nổi tiếng tại Auschwitz, đã có thể biến mất vào đầu năm 1960 để tránh việc bị dẫn độ, chính là nhờ nơi sự giúp đỡ của họ. Và nếu Adolf  Eichmann có một chút nghi ngờ nào và sự hiện hữu của một kế hoạch bắt hắn ta hoặc các cuộc vận động để dẫn độ hắn ta, thì hắn ta cũng vậy, cũng sẽ biến mất. Hắn ta có thể tin tưởng vào hệ thống rộng lớn của các tổ chức tương trợ bí mật.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 06 Tháng Ba, 2015, 08:19:50 pm
     VII – CUỘC SĂN ĐUỔI TIẾP DIỄN

     Bức điện văn “Người đúng là người” do Yigal đánh đi ngày 21 tháng ba, được Dan nhận ngay hôm đó, Dan là người phối trí “Chiến dịch Eichmann” và cũng là người mà Yigal phải liên lạc tới Tel-Aviv.

     Tháng 8 năm 1959, nguồn tin cho rằng Eichmann hiện sống tại Á căn đình dưới tên Ricardo Klement, đã được đưa về Do thái. Đây là đề tại luận bàn sôi bỏng nhứt từ mười lăm năm nay và là tin tức có căn cứ nhất về Eichmann từ lúc tin tức của hắn ta biến mất khoảng giữa năm 1952, cùng với việc biến dạng khỏi Áo của người vợ và các con hắn ta.

    Tại Do thái, nhóm nhận được tin tức nầy là một số nhỏ người đã bắt tay vào các hoạt động khác trong những năm trước đó. Song họ nhất quyết bắt tay lại vào cuộc săn đuổi và đưa Eichmann ra trước pháp luật ngay khi sự có mặt cần thiết của họ trong các hoạt động khác có thể tạm đình chỉ. Họ đã lật và chú ý thường xuyên đến hồ sơ của Eichmann, trong đó chứa sẵn nhiều bản phúc trình do bởi nhiều nguồn gốc, Do thái cũng như không phải Do thái. Một số các thông tin viên của họ là người Do thái từ các quốc gia khác nhau, cùng mang ý định tìm cho ra kẻ có trách nhiệm trong vụ tàn sát gia đình họ.

     Tin tức sau cùng do một người Do thái sống tại Nam Mỹ thường xuyên qua lại Á căn đình gửi về. Các người thân thuộc trong gia đình ông đã bị giết trong phòng hơi ngạt tại một trại tập trung. Mọi người đều biết ông ta là người Do thái, nhưng ông ta đã dàn xếp để giao thiệp với nhiều thành phần trong trong nhóm kiều dân Đức tại Buenos Aires. Một trong các người nầy đã nói trước mặt ông rằng một ông Ricardo Klement nào đó đã thành hôn với vợ cũ của Adolf  Eichmann. Ông ta đã âm thầm điều tra và khám phá là kẻ đó có thật, hiện đang làm việc tại cơ xưởng Mercedes-Benz và sống tại khu ngoại ô Buenos Aires, và ba đứa con riêng của vợ ông ta mang tên Eichmann. Ông ta giả thiết rằng Klement là Eichmann. Ông không chắc chắn lắm, song gia đình nầy nên được theo dõi. Dù sao đó cũng là người có thể biết rõ Eichmann có chết thật chăng, hoặc hắn ta còn sống, hiện đang ở đâu.

      Tin tức mà nhóm người Do thái nhận được là như vậy. Người cung cấp tin tức đã được biết đến như một người chính trực và đáng tin cậy. Tên tuổi của mấy đứa con trai họ Eichmann phù hợp với những gì người ta biết được về các con của Adolf  Eichmann. Các công cuộc sưu thám đáng được đẩy mạnh.

      Yigal được quyết định phải đến Buenos Aires để phối kiểm các sự kiện. Anh lên đường vào tháng 9 và lưu lại Nam Mỹ trong một tháng. Anh gặp người cung cấp tin tức – nhưng không phải tại Á căn đình – và họ cùng nhau tổ chức một nhóm sáu người Do thái tình nguyện từ nhiều xứ đến đây để giúp họ trong công cuộc điều tra. Tất cả đều nói rành tiếng Tây ban nha, và cùng gốc gác ở châu Âu hoặc vùng Ba nhĩ cán, thuộc các gia đình bị giết chết dưới chế độ quốc xã. Họ đến Buenos Aires từng người một, gặp nhau lại tại thủ đô Á căn đình và khởi đâu các cuộc sưu thám.

      Chẳng bao lâu sau, họ đã thu thập được các yếu tố làm nòng cốt cho giả thuyết rằng Klement có thể là Eichmann. Yigal ra lệnh cho các viên phụ tá theo dõi kín đáo căn nhà của Eichmann và báo cáo với anh tất cả thay đổi nào trong thói quên của gia đình ấy. Kế đó anh trở về Do thái và làm ngay một bản phúc trình lên nhóm của anh.

     Họ họp tại nhà Dan. Yigal kết luận câu chuyện bằng cách tuyên bố rằng riêng cá nhân anh chắc chắn đó chính là con người đã thoát khỏi lưới pháp luật trong suốt mười lăm năm qua.

   Bay giờ chúng ta làm gì ? Một người đặt câu hỏi mà đúng hơn là để thúc đẩy một quyết định.

     Chẳng ai ngạc nhiên thật sự khi Yigal trả lời bằng một câu hỏi mà đáng ra nó có tác dụng của một quả bom.

     -Chúng ta sẽ bắt hắn và đưa hắn về Do thái.

    Ngay từ khi Yigal đi Nam Mỹ một tháng trước đó, đây chính là ý nghĩ chủ yếu của họ. Và họ đã quen thuộc với ý nghĩa nầy. Tuy nhiên, Yigal nghĩ rằng anh ta cần phải xác định các lý lẽ của mình.

     Thế giới vẫn như vậy từ trước đến nay, chỉ có một quốc gia mà nơi đó Eichmann có thể bị phán xử: Quốc gia Do thái.. Nếu cho rằng Klement chính là Eichmann, dĩ nhiên là có thể chuẩn bị các biện pháp để báo cho chính phủ Á căn đình biết, mong rằng họ sẽ có các quyết định thích đáng đối với hắn ta như là đối với trường hợp một tên tội phạm chiến tranh. Nhưng thủ tục, dù chỉ một trát dẫn độ thôi, hình như cũng rất dài dòng, và Eichmann sẽ có đủ thì giờ để biến mất một lần nữa. Chắc chắn là hắn ta có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của bạn hữu quốc xã tại Buenos Aires, và dù với thật nhiều hảo ý, chính phủ Á căn đình cũng sẽ không thể ngăn cản một người có cảm tình với bọn quốc xã thông báo cho Eichmann biết là hắn ta bị “truy lùng” và tốt hơn là nên tẩu thoát.

     Hơn nữa, chính phủ Á căn đình không có nghĩa vụ pháp định cho phép việc trao nộp hắn ta, vì những thỏa ước về dẫn độ giữa Á căn đình và Do thái chưa được phê  chuẩn.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 07 Tháng Ba, 2015, 09:48:08 am
      -Công việc đầu tiên của chúng ta – Yigal nói – là tóm cho được con mồi. Tôi đề nghị cho Gad và Dov cùng đi với tôi trở lại Buenos Aires ngay khi có thể. Cả ba chúng tôi, cùng với nhóm phụ tá, sẽ chu toàn mỹ mãn công cuộc bắt cóc. Sau đó, chúng ta sẽ có đủ thì giờ để quyết định bằng cách nào và bao giờ chúng ta đưa hắn ta về đây mặc dù chúng ta cũng chẳng bị gì cả nếu bắt đầu nghĩ đến việc nầy ngay từ bây giờ.

     Cuộc tranh luận duy nhất tiếp theo lời trình bày của Yigal xoay quanh vấn đề nhân viên: người nào cũng muốn có chân trong nhóm hành động. Tuy nhiên câu chuyện kết thúc trên một sự thỏa thuận cho tất cả mọi người: Yigal sẽ đi với chức vụ chỉ huy. Anh biết các sự việc, các người phụ tá và địa hình địa vật của thành phố Buenos Aires. Gad và Dov là những người thừa hành tuyệt diệu. Họ là bạn thân của Yigal. Anh ta muốn có họ. Ba người làm chung toán rất tốt.

     Ba tuần lễ sau, Yigal đi Buenos Aires “để nghỉ một thời gian lâu tại nhà bà con xa”. Gad theo anh năm ngày sau, và đến lượt Dov hai ngày sau nữa. Cả ba đến Buenos Aires qua ba ngã khác nhau.

      Giai đoạn thứ hai của công tác, quan trọng hơn, có thể khởi đầu từ đây: Công việc dai dẳng, tỉ mỉ, kiên nhẫn của cuộc theo dõi và quan sát để làm cho tất cả quen thuộc với các thói quen và các giờ giấc di chuyển của con mồi và gia đình hắn ta mỗi lần họ rời nhà. Sự kín đáo và cách phòng bị thận trọng nhất được áp dụng để tránh sự chú ý của Eichmann và không để hứn ta cảm thấy theo dõi. Mục đích chính của giai đoạn thứ hai nầy là có sự xác định rõ ràng về lai lịch thật sự của kẻ bị tình nghi. Ý định phụ thuộc là tìm biết rõ địa phương để chuẩn bị một kế hoạch bắt cóc đơn giản nhứt và thực tế nhứt.

     Khi Yigal trở lại Á căn đình, các phụ tá cho anh ta biết không có gì thay đổi trong gia đình Klement cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của hắn ta.

    Công việc theo dò được xúc tiến lại. Nhưng đến tháng hai, một chuyện xảy ra làm thất vọng những kẻ săn đuổi, biến thành vô dụng công việc truy tìm của họ và làm tiêu tan tất cả các kế hoạch bắt cóc: con mồi đổi hang động. Gia đình Klement dọn nhà.

    Gia đình Klement ở tại đường Chacabuco trong khu ngoại ô Partido Vicente Lopez, và giờ đây họ dọn về một căn nhà tại đường Garibaldi trong khu ngoại ô San Fernando.

     Toàn thể tổ chức theo dõ phải được sắp xếp lại và một kế hoạch hành động mới được chuẩn bị. Các trạm quan sát tại Vicente Lopez trở nên vô dụng. Phải tìm các trạm khác tại San Fernando. Những kẻ theo đuổi lại phải nghiên cứu lộ trình mới và giờ giấc mới của các cuộc di chuyển của Eichmann lúc hắn ta đi làm buổi sáng và về nhà buổi chiều, từ ngôi nhà mới của hắn ta. Việc này rắc rối vì, trong những tuần lễ đầu tiên sau khi dọn đến nhà mới, hắn ta chưa thiết định rõ giờ giấc và thói quen hàng ngày. Luôn luôn có việc làm bất ngờ mà các công việc mà người về nhà mới phải làm trước khi định cư vĩnh viễn: khai báo tại cơ quan hành chính, mua các rèm cửa mới, thêm một chiếc ghế, hoặc các đồ vật nào đó, mà người ta bỗng nhiên thấy thiếu lúc dọn tới nhà mới. Một số các công việc nhỏ nhặt này có thể do bà vợ hoặc các đứa con trai làm, xong có thể hắn ta thích tự làm một vài công việc nào đó, trong trường hợp nầy, hắn ta làm trong jhi đến sở hoặc lúc trở về nhà, thành ra hắn ta có thể đi sớm hoặc về trễ hơn. Cho nên rất khó mà trù hoạch được một chương trình bắt cóc hoàn hảo khi mà Eichmann chưa có một giờ giấc đều đặn.

     Lại còn việc sợ hắn ta nhận ra các kẻ theo dõi mình. Có thể là hắn ta đã nhìn thấy một trong số các người theo dõi mình, nhưng không nghi ngờ gì cả. Thí dụ như hắn ta đã thấy anh tại các trạm xe buýt hoặc trong số các hành khách, hắn ta có thể nghĩ rằng người này cũng như mình, cũng sống tại khu Vicente Lopez và làm việc tại Suarez. Nhưng, bây giờ, nếu hắn ta lại để ý thấy người nầy tại khu xóm mới, hắn ta sẽ có thể lấy làm lạ, và điều đó có thể đưa đến sự ngờ vực ví hắn ta có tật ắt phải giật mình. Và ai biết được là các điều ngờ vực ấy sẽ không đưa hắn ta đến việc tẩu thoát?

      Nhưng khi cùng các bạn nghiên cứu kỹ tình thế mới, Yigal cho họ thấy rằng, trong vùng u tối mà họ đang ngụp lặn, cũng có một chút ánh sáng, ngôi nhà mới của Klement rất biệt lập, trong một khu xóm vắng vẻ hơn. Sẽ có thể canh chừng nó từ xa. Và khu vực vắng vẻ như thế rất lý tưởng cho cuộc bắt cóc. Cho đến lúc ấy, chưa có một quyết định nào được chấp nhận về địa điểm mà người ta sẽ bắt cóc hắn ta: cạnh xưởng làm việc của hắn ta, cạnh quán ăn nơi hắn ta lui tới buổi trưa hay gần nhà hắn ta? Giờ đây tất cả đều đồng ý chỗ tốt nhất là khu hắn ta mới dọn đến.

      Yigal ra các chỉ thị rõ ràng để cả nhóm tăng thêm sự cẩn mật và phòng bị gấp đôi. Những kẻ đã theo dõi các cuộc di chuyển của Eichmann cạnh xưởng Mercedes-Benz từ trước, giờ vẫn tiếp tục. Những kẻ khác thay phiên nhau trông chừng căn nhà mới, nhưng sẽ không mạo hiểm đi bộ theo hắn ta ngoài đường phố. Họ sẽ qua lại trong những giờ mà Eichmann xuất hiện, sáng chiều bằng cách dùng một chiếc xe mướn mà họ sẽ thay đổi mỗi ngày nếu có thể được. Họ sẽ tìm mướn tại vùng lân cận đó một căn phòng có một hướng nhìn rõ ràng về phía ngôi nhà và sẽ quan sát ngôi nhà này qua ống dòm 24 giờ trên 24.

      Họ phải mất ba ngày trời mới tìm được một căn phòng phù hợp với kế hoạch của họ. Căn phòng cách đó 400 thước, và chẳng những đấu mặt với căn nhà của Klement mà còn đấu mặt với khoảng đất trống giữa căn nhà với trạm xe buýt gần nhất, trên con đường chánh cắt ngang con đường Garibaldi. Gal được giao phó trạm quan sát. 


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 07 Tháng Ba, 2015, 10:50:16 pm
      Trong hai tuần lễ sau cuộc dọn nhà, mỗi sáng Klement rời nhà cùng một giờ. Nhưng chỉ trong tuần lễ đầu tháng ba, hắn ta mới có vẻ đã tự ấn định cho mình một giờ giấc đều đặn, và theo rất đúng cho đến buổi chiều định mệnh ngày 21 tháng ba khi các thanh niên quan sát hắn ta và thấy hắn ta về nhà với một bó hoa và hiểu ngay rằng Klemnet chính là Eichmann.

      Trong suốt những ngày sau khi bức điện văn được gửi về Ten-Aviv, Yigan, Gad và Dov dành tất cả thì giờ họ có được để bàn thảo về kế hoạch của cuộc bắt cóc và trao đổi các ý kiến về một công tác phức tạp hơn, khó khăn hơn; việc chở Eichmann về Do thái.

      Cuộc bắt cóc chính ra không có gì khó khăn đặc biệt, họ nghĩ. Bây giờ họ đã nằm lòng tất cả mọi sự đi lại của Eichmann. Họ sẽ bắt hắn ta tại một nơi và một giờ mà họ còn phải quyết định trong thời gian giữa lúc hắn ta khởi hành buổi sáng và về nhà buổi chiều. Trong tuần lễ sắp tới, họ sẽ làm lại một cuộc dò xét tỉ mỉ các nơi chốn hắn ta đi qua thường lệ và ghi lại chỗ nào ít người đi tới nhất lúc hắn ta đi qua. Khi nào chọn được chỗ rồi, họ sẽ canh chừng chỗ ấy mỗi ngày vào một giờ khắc nhất định để quyết định ngày nào tốt nhất.

      Họ cần phải có mặt một chỗ để giữ Eichmann từ lúc bắt được cho đến khi đưa hắn ta về Do thái. Một số bạn hữu của họ có những căn biệt thự cô lập rất lý tưởng cho mục đích này. Nhưng tốt hơn không nên làm một công dân Á căn đình dính líu vào một cuộc mạo hiểm này.; cho dù người nầy không được cho biết gì về mục đích sử dụng căn biệt thự của mình. Giản tiện và chắc chắn nhất là mướn một ngôi nhà ở vùng ngoại ô khá xa.

      Họ khá đông – ba người cộng với sáu người phụ tá -  để đảm trách một sự canh gác liên tục tên tù nhân cho đến khi chuyển hắn ta đi.

      Trong khoảng thời gian ấy, họ phải tiếp tục công cuộc theo dõi với nhiều sự chú tâm hơn. Hai trong số các người phụ tá đến tăng cường cho Gad và Dov trong công cuộc quan sát liên tục ngôi nhà của Eichmann và chỗ làm việc của hắn ta. Bốn người kia luân phiên nhau dùng xe mướn để theo sau các xe buýt mà Eichmann đi đến chỗ làm việc và trở về nhà. Tại mỗi trạm liên lạc và trạm chốt, việc theo dõi, canh chừng tăng gấp đôi.

       Yigal không chút lo ngại về vấn đề bắt cóc. Kế hoạch đơn giản và công việc phải được thi hành êm thấm. Công việc vô cùng khó khăn hơn là công việc áp tải Eichmann về Do thái. Trong những cuộc bàn luận với Gad và Dov, Yigal đã xét qua tất cả các phương cách có thể đưa Eichmann ra khỏi lãnh thổ Á căn đình, và bộ ba đã đem các vấn đề ra làm một cuộc phân tích phê bình.

       Có thể đưa Eichmann đi bằng đường bộ. Không gì dễ hơn việc đưa hắn ta vượt biên giới, qua Chí lợi ở phía tây, qua Urugoay ở phía đông hoặc qua Paragoay ở phía bắc. Nhưng điều đó sẽ không đưa hắn ta đến gần Do thái chút nào, Eichmann vẫn còn ở trong phạm vi châu Mỹ. Vả lại, không một nơi nào trong các nước ấy có thể cung ứng các khả năng tính cho một chuyến vượt biên lớn như là ở Á căn đình. Tàu thủy và phi cơ là những phương tiện duy nhất cho phép đưa hắn ta ra khỏi Nam Mỹ và về Do thái.

      Một chiếc tàu là phương tiện dễ dàng nhất miễn đó là loại tầu thích hợp và của Do thái, bởi vì viên thuyền trưởng của một chiếc tàu ngoại quốc sẽ có thể nghi ngờ, và sẽ có thể giải thoát Eichmann khỏi tay của các người bắt cóc hắn ta, ghé lại bất cứ hải cảng nào và trả tự do cho hắn ta tại đó. Một thương thuyền Do thái cũng không lý tưởng, nhưng một tàu hàng mang cờ Do thái sẽ là phương tiện hay nhất. Nó có thể đi ngược dòng con sông Rio de la Plata và cặp bến tại Buenos Aires, Eichmann sẽ được đưa lên tàu vào một buổi tối, với các giấy tờ hợp lệ, như một người Do thái bị bệnh, đi phi cơ không được và trở về quê hương cùng với một người trong gia đình và hai y tá. Chẳng một người nào, ngay cả viên thuyền trưởng, cần biết lý lịch thật của người hành khách làm gì. Yigal coi cách nầy như một phương tiện hữu hiệu nhất.

       Họ bàn đến giả thiết di chuyển bằng đường hàng không. Có nhiều rủi ro hơn đường biển, vì không một phi cơ nào có thể bay thẳng một mạch từ Buenos Aires đến phi trường Lod ở Do thái mà không cần ngừng lại để lấy thêm nhiên liệu được. Tại các trạm ngừng ấy, một cuộc khám xét có thể xảy ra và gây khó khăn. Tuy nhiên, một cuộc du hành bằng đường hàng không có một lợi ích khá quan trọng về tốc độ; một chiếc phi cơ có thể chở Eichmann tới Do thái trong vòng 24 tiếng đồng hồ, trong khi phải mất ba hoặc bốn tuần lễ đường biển và với một sự cacnh chừng ngày đêm của các người “coi bệnh”.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Ba, 2015, 09:41:24 am
      Yigal đánh điện nhờ Dan dò hỏi coi có chiếc tầu chở hàng nào của các công ty Do thái đang quanh quẩn trong vùng Nam Mỹ và có thể đến Buenos Aires để nhận món hàng quí chăng. Anh lại hỏi có thể nào thuê một chiếc phi cơ chăng. Một hãng du lịch sẽ có thể tổ chức chuyến trở về Buenos Aires, cho các du khách Á căn đình viếng thăm Do thái, và tiền của chuyến bay trở về có thể giải quyết bằng cách này. Anh ta giả định rằng Dan sẽ quyết định về phương tiện chuyên chở; còn anh, Yigal, anh sẽ định ngày giờ cho việc “hội ngộ giữa anh và Klement” căn cứ theo ngày giờ đến nơi của chiếc tầu hoặc phi cơ.

         Trong khi Yigal, Gad và Dov bàn luận tại Buenos Aires, Dan hội họp nhiều lần với bạn hữu tại Do thái. Việc chọn lựa có giới hạn thành ra không có gì lạ khi tất cả đều nghĩ đến một chiếc tàu chở hàng. Vị trí của từng chiếc thương thuyền Do thái đều được kiểm điểm: không một chiếc nào đang ở quanh quẩn trong vùng Buenos Aires. Chỉ có một chiếc đang có mặt trong vùng biển Caribes có thể đến Á căn đình trong vòng mười ngày; nhưng nhiều hải cảng đang chờ nó vì nó có một chuyến hàng quan trọng và đang trên đường về như thường lệ.

        Cho nên Dan liền cho Yigal hay là không có vấn đề chuyên chở bằng đường biển. Việc di chuyển sẽ do đường hàng không.

       Trong hai ngày kế đó, cả hai nhóm, sau khi nghiên cứu vấn đề một cách riêng biệt cùng đi đến kết luận rằng việc di chuyển phải được thực hiện trên một chiếc phi công thuê. Giải pháp dành các chỗ trên một chiếc máy bay thường lệ cũng đã được đề cập tới, nhưng không chấp nhận được vì quá nguy hiểm trước sự hiện diện của các hành khách khác. Chuyến đi quá dài, và một đường hàng không thương mại sẽ có rất nhiều trạm ghé trong các cuộc hành trình. Thật khó mà giữ tù nhân khỏi những cái nhìn tò mò của các hành khách. Hắn ta cũng có thể trốn thoát tại những trạm ghé lại. Và sự tò mò của các hành khách có thể bị khơi dậy. Có thể ngay cả sự ngờ vực của họ nữa. Khi đã sắp thành công, nếu mạo hiểm trước những may rủi vô ích thì thật là khinh suất.

      Một chiếc phi cơ thuê bao là giải pháp duy nhất. Và Yigal được ủy nhiệm cho công việc chuẩn bị nhằm mục đích này. Người ta công nhận là sẽ rất khó khăn bắt một chiếc phi cơ lo trọn vẹn cuộc hành trình, và khuyên Yigal nên mướn một chiếc nào đó có thể đưa cả nhóm đến Tây Phi châu mau lẹ và từ đó, mướn một chiếc thứ hai đến Do thái.

       Anh ta cũng được khuyên là nên cho biết việc thuê bao phi cơ có mục đích đưa “một người bệnh đi điều trị nơi một bác sĩ chuyên khoa danh tiếng ở hải ngoại”, một bệnh nhân giàu có đủ điều kiện để bao một chuyến du hành riêng biệt. Ngoài ra, việc thuê mướn cũng có điều kiện là có thể làm cho ngày giờ khởi hành phù hợp với các sự dự liệu của cuộc bắt cóc.

     Nhưng việc đó không thể xuôi chảy tự nhiên thế được. Họ cần phải thích ứng kế hoạch bắt bớ với ngày giờ phi công có thể rảnh. Thật sự không dễ dàng gì thuê bao một chiếc phi cơ thích hợp cho một chuyến du hành dài, dù chỉ bay đến miền Tây Phi châu. Một công ty hàng không trả lời là họ có thể có một chiếc phi cơ rảnh rỗi vào đầu tháng năm. Chứ không thể sớm hơn được.

    Việc này làm đảo lộn tất cả các kế hoạch. Công cuộc bắt cóc sẽ bị bắt buộc phải dời lại trong nhiều tuần lễ. Và điều rất phiền phức là công ty hàng không cho thuê phi cơ không thể cho họ biết rõ ràng ngày giờ nhứt định, mà chỉ nói đại khái vào đầu tháng năm, nhưng cũng dám đến giữa tháng năm.

    Yigal thúc giục công ty làm mọi cố gắng để chuyến bay có thể thực hiện được càng sớm càng hay. Cùng với các bạn, anh ấn định công cuộc bắt cóc sẽ được thực hiện vào ngày 11 tháng năm khi cho rằng phi cơ sẽ sẵn sàng vào ngày 14, đó là ngày cận nhất do công ty đưa ra. Điều đó chỉ bắt buộc họ giữ người tù nhân tại Buenos Aires chỉ trong một kỳ hạn thật ngắn và mặt khác, họ sẽ có đủ thì giờ xoay xở nếu có gì không suôn sẻ trong ngày 11 thì họ phải làm một âm mưu khác vào ngày hôm sau hoặc ngày hôm sau nữa. Dĩ nhiên, việc rút ngắn thời gian giam giữ Eichmann tại Á căn đình rất quan trọng, vì người ta không làm sao biết được là ông Klement mất tích được bao lâu thì gia đình mới đi khai báo và cảnh sát sẽ có hăng hái lắm không trong việc tìm kiếm. Bất cứ người bộ hành đơn độc nào cũng có thể nhớ lại một chiếc xe đậu ngay chỗ xảy ra vụ bắt cóc. Chắc chắn là nên đưa Eichmann đi xa chính quyền địa phương càng nhanh càng tốt.

      Vậy cho nên ngày J được tạm ấn định là ngày 11 tháng năm.



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 09 Tháng Ba, 2015, 05:39:22 pm
     VIII –BẮT CÓC

    Nơi được chọn là trạm xe buýt cuối cùng gần nhà của Klement; Giờ, chính là giờ v đi làm về. Chiếc xe dùng đến là một chiếc xe mướn mà bảng số sẽ được đổi. Eichmann sẽ được giữ cho đến lúc khởi hành trong một căn nhà mướn tạm thời tại ngoại ô Buenos Aires, cách San Fernando khoảng 30 cây số. Tại đây họ biến một trong các phòng thành phòng giam nhỏ bằng cách dọn tất cả các đồ đạc bày trí không cần thiết. Ngày hôm trước đã có một cuộc tổng dượt, nhưng được diễn ra trễ hơn với giờ giấc đã được ấn định 15 phút để tránh đụng đầu với Eichmann.

      Tuần lễ đầu tiên của tháng năm, tất cả đều sẵn sàng. Tất cả những người sẽ phải tham dự vào cuộc bắt cóc đều ở trong tình trạng báo động. Lúc đó, công ty hàng không báo tin cho biết rằng họ không thể cung cấp phi cơ cho ngày 14 được. Mà sẽ là vào ngày 17

      Dĩ nhiên họ đã dự liệu điều bất ngờ đó. Nhưng dầu sao cũng rất phiền phức. Yigal, Gad và Dov thảo luận kỹ càng với các người phụ tá tại địa phương về vấn đề có nên dời lại ngày J không; nhưng cuối cùng họ vẫn quyết định thực hiện cuộc bắt bớ ngay ngày đã định.

      Giam giữ Eichmann trong gần một tuần lễ sẽ là một điều hết sức nguy hiểm. Hơn nữa, cũng không nên coi thường công cuộc truy lùng rất là tích cực của cảnh sát, có thể xảy ra. Nhưng họ nghĩ rằng chỗ giấu của họ thật sự rất bảo đảm. Sẽ chẳng một ai biết nên bắt đầu tìm ở đâu. Dù cho bà “Klement” có đi báo cảnh sát ngay lập tức về việc mất tích của chồng bà đi chăng nữa thì rất khó cho bà ta tiết lộ lý lịch thật sự của chồng bà, vì như vậy thú nhận ông ta xâm nhập xứ Á căn đình với các giấy tờ giả mạo và sống tại đây trong tình trạng bất hợp pháp – như thế là tự chuốc lấy việc bị trục xuất nếu ông chồng tái xuất hiện – việc này vẫn có thể xảy ra. Bà ta sẽ không có lý do để giả thuyết rằng điều gì hệ trọng đã xảy đến cho ông ta; và trừ  phi bà ta khai báo với họ rằng chồng bà chính là Adolf Eichmann, thì lúc đó Cảnh sát sẽ tìm kiếm ông Klement. Và điều đó sẽ không làm họ tìm ra dấu vết của các người bắt cóc bất thần hắn ta.

       Vả lại, Yigal và toán của anh đã chờ đợi lâu rồi. Họ như là đã quá tập dượt và nghĩ rằng tốt hơn nên kết thúc mau lẹ. Giữ Eichmann sẽ vô cùng ít bị bồn chồn hơn là nỗi lo lắng vuột mất hắn ta trong khi hắn ta đã nằm trong tầm tay họ. Vậy cho nên ngày 11 tháng năm vẫn là NGÀY đó.

      Đó là một ngày thứ tư. Ngày vẫn bắt đầu như thường lệ, khi “ông Klement” – từ ngày 21 tháng ba đến nay, lúc nào họ cũng nghĩ đến tên ông trong dấu ngoặc kép – rời nhà đúng giờ, đi làm như mọi ngày, dùng bữa tại quán cơm quen thuộc. Gad và Dov điện thoại bản phúc trình hàng ngày cho Yigal. Lúc hai giờ trưa, cả ba gặp nhau tại một quán cà phê trong thành phố và duyệt lại lại cuối vai trò của mỗi phần tử trong nhóm. Giờ H được ấn định là 6 giờ 30 chiều hôm đó.

       Vào ngày trước đó, họ đã sắp đặt với nhau một hệ thống đặc biệt về các cuộc gặp gỡ trong các quán cà phê. Trong giai đoạn cuối cùng của tổ công tác, họ không cần phải bàn tính lâu dài nữa. Cũng không nên làm cho các người lân cận tại chỗ hội họp thường lệ nghi ngờ bằng cách gợi sự tò mò của họ do các sự đi lại liên tục. Họ đã quyết định là Yigal xuất hiện mỗi ngày và mỗi giờ tại một quán cà phê khác nhau. Gad, Dov và sáu người phụ tá học thuộc lòng giờ giấc của anh ta cùng tên các quán cà phê của từng giờ một. Như thế, Yigal tự biến thành một trung tâm liên lạc lưu động. Khi một thành phần trong nhóm có một chuyện gì đặc biệt cần nói, một thắc mắc cần thảo luận hoặc cần quyết định một việc gì, anh ta đến “quán cà phê giờ đó” để gặp Yigal. Và khi Yigal muốn gặp một người nào trong nhóm để thông báo một tin tức hoặc cho một chỉ thị, anh ta chỉ nói giờ và họ tự động biết chỗ hẹn.

      Hai giờ trưa ngày hôm ấy, ba người Do thái duyệt lại kế hoạch sẽ phải được thực hiện bốn giờ sau đó.

      Dov sẽ thông báo lúc Eichmann rời sở làm và đi xe hơi liền tới chỗ bắt cóc. Anh sẽ đến sớm hơn xe buýt của Eichmann hai mươi phút.

       Gad sẽ được một người phụ tá thay thế tại trạm quan sát San Fernando, nơi theo dõi ngôi nhà của Klement. Người phụ tá vẫn ở tại trạm sau cuộc bắt bớ để quan sát thái độ của những người trong nhà trong một giờ sau giờ về nhà thường lệ của Eichmann.

      Một người phụ tá thứ hai sẽ hợp với người thứ nhất sẵn sàng theo dõi người nào trong gia đình Eichmann đi ra ngoài và xem họ có đi báo cảnh sát chăng.

       Yigal và Gad có mặt trong chiếc xe bắt cóc, và Dov sẽ đến với họ trước khi Eichmann tới, một trong những người phụ tá cầm tay lái.
      Việc bắt Eichmann sẽ chỉ được thực hiện bởi ba người Do thái mà thôi.

       Một người phụ tá thứ tư sẽ lái xe của Dov, đậu cách đó khoảng bốn mươi thước, xong trở lại chỗ bắt cóc. Anh ta sẽ đứng phía bên kia đường, như đang chờ đợi một cuộc hẹn hò. Anh ta giữ vai trò thụ động, xem hoạt động diễn tiến ra sao, và có bị kẻ thứ ba nào để ý chăng.

       Trong trường hợp này, và nếu có một kẻ nào rượt theo, anh ta sẽ đi lấy xe của Dov, lái qua đường tắt, đến gặp chiếc xe bắt cóc ở dọc đường, chuyển Eichmann và những người bắt hắn ta qua xe anh, trong khi chiếc xe thứ nhất vòng trở lại và chạy vào Buenos Aires. Nếu không có báo động, anh ta chỉ cần theo chiếc xe bắt cóc để hộ tống.

      Một chiếc xe thứ ba, trong trường hợp cấp bách sẽ đậu sẵn bên cạnh trạm quan sát.

      Hai nhân viên còn lại của nhóm sẽ họp thành ủy ban tiếp đón tại ngôi nhà nơi Eichmann sẽ được đưa đến để giam giữ.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 10 Tháng Ba, 2015, 07:23:49 am
      Lúc 6 giờ 15 phút, chiếc xe bắt cóc đến đậu bên con đường nhánh của khu San Fernando, giữa đường Garibaldi và trạm xe buýt; khoảng chừng năm mươi thước. Để  trở về nhà, Eichmann phải đi qua xe đậu. Trong xe có Yigal, Gad và người phụ tá giữ tay lái. Dov đã có mặt ở đây.

     Rất ít khách bộ hành đi lại tại khu vực nầy, và như phần đông các con đường lớn, ở đây không có lề đường. Vài ngày trước đó, tòa thị sảnh đã cho công chánh khởi đầu các công việc sửa chữa phía bên nầy đường và giữa chiếc xe hơi và trạm xe buýt, có một cái hố cạn với một đống đá sỏi làm thành một bờ tường nhỏ nhỏ bên đường. Thân trước chiếc xe nằm sát cạnh hố.

      Lúc sáu giờ hai mươi, Gad bước ra khỏi xe và mở nắp thùng máy. Anh làm bộ như tháo ráp máy móc cho có vẻ như họ đang bị hư xe. Sự thật, trên khoảng đường nầy, giữa thành phố mà người ta vừa ra khỏi và vùng thôn dã trước mặt họ, thường thường các xe cộ vượt qua với tốc độ 100 cây số giờ và chỉ ngừng lại trong trường hợp máy móc bị trục trặc. Một chiếc xe dừng lại, không có lý do thấy rõ sẽ có thể khiến người ta chú ý và nghi ngờ, trong khi một chiếc xe bị ăn banh thì không làm ai để ý gì cả.

     Yigal và người lái vẫn ngồi trong xe. Nhiệm vụ của Dov là quanh quẩn bên đường, có vẻ như một người đứng hóng mát trong khi chờ đợi sửa xe, đoạn, khi Eichmann đi ngang qua, hỏi một câu tầm thường để hắn ta dừng lại. Lúc đó, Gad phải từ dưới đầu máy xe, Yigal từ bên trong xe nhảy ra và cả hai phải chế ngự Eichmann rồi lôi hắn ta lên xe.

       Dov không có khiếu mấy về sinh ngữ. Anh ta học thuộc vài ba tiếng Tây ban nha một cách rất khó khăn từ khi đến Á căn đình. Nhưng bỗng nhiên anh nghĩ nếu chặn Eichmann lại bằng một câu hỏi bằng tiếng Tây ban nha thì tốt biết mấy. Cả một câu trọn khó học lắm. Một tiếng thôi đủ rồi, chẳng hạn, “Thưa ông”.

     -“Thưa ông”, bằng tiếng Tây ban nha nói sao? – Anh hỏi mấy người kia.

     -Senor, họ trả lời

       Dov không thích âm thanh tiếng nầy.

     -Còn câu “Thư ông, ông làm ơn…” nói sao ?

      -Momento, anh tài xế giỏi tiếng Tây ban nha trả lời.

      Momentissimo, Gad nói, anh ta không biết rành tiếng Tây ban nha.

      - Momentissimo, đúng rồi ! Dov nói tiếp. Tôi thích tiếng này: Momentissimo, momentissimo. Một tiếng khá hay. Tôi sẽ chặn Eichmann lại bằng tiếng này.

       Anh sẽ chặn bất cứ người nào lại với tiếng này, Yigal nói.

       Họ lại tiếp tục chờ đợi và quan sát, còn Dov, ở bên phía thấp của con đường, lẩm bẩm tiếng momentissimo trong miệng, thưởng thức nó và lập đi lập lại không ngớt để khỏi quên khi giờ phút quan trọng sắp tới. Giây phút chờ đơi đi qua một cách chậm chạp và ngày xuống dần. Mặt trời đã lặn từ hai mươi phút qua và hoàng hôn đã cận. Các con đường không có đèn.

     Lúc 6 giờ 29 phút, mấy chàng thanh niên thấy xe buýt đến gần. Lúc vượt ngang họ, chiếc buýt chậm lại và đến đậu dưới tấm bảng. Chỉ có một hành khách bước xuống: Eichmann.

      Hắn ta đứng thẳng người lên và trong khi xe buýt lại rồ máy, hắn ta bắt đầu đi về hướng căn nhà mình. Hắn ta bước thận trọng dọc theo bờ hào và đến gần bên bờ lề con đường nơi chiếc xe đang đậu. Hắn ta ném một cái nhìn về phía nầy, tỏ vẻ vững tâm vì nắp đầu máy xe mở rộng, không tỏ vẻ có một sự chú ý đặc biệt nào và không thay đổi lộ trình của những chiều hôm trước.

      Dov vẫn đứng im gần bên vệ đường, miệng lẩm bẩm tiếng momentissimo và sẵn sàng xáp đến gần Eichmann bất cứ lúc nào. Gad mò mẫm tháo gỡ trong đầu máy xe với vẻ hăng hái, người khom xuống, lưng quay về phía con người đang tiến đến gần.

      Trong xe, Yigal nhìn Eichmann chăm chú. Anh phân biệt rõ ràng hình dáng của hắn ta. Nhưng trong vùng bóng tối nhá nhem, anh không thể nhìn rõ nét mặt của hắn ta.

      Bỗng nhiên, Yigal rùng mình: trong khi đến gần, Eichmann cho tay vào túi quần.

      “Trời! Anh nghĩ, chúng ta chẳng bao giờ nghĩ đến điều này: Một khẩu súng lục! Có lẽ hắn ta có một khẩu súng lục. Hắn đã ngờ vực chúng ta và đang phòng bị”.

       Ngay giữa lúc bi thảm nầy, ý tưởng chớp nhoáng đó mang tầm thước vĩ đại trong đầu óc Yigal, anh bỗng nhiên chắc chắn rằng Eichmann đang nắm chắc khẩu súng lục trong túi. Phải báo động ngay cho Dov. Nhưng phải làm thế nào để Eichmann khỏi chú ý,hắn ta vẫn lặng lẽ đi về phía họ.

     Với tốc độ của ánh chớp, mặc đầu bề ngoài không có vẻ gì hấp tấp, Yigal bước ra khỏi xe và đến bên Gad ở đầu máy. Anh đứng cùng vị thế với Dov cách đó ba thước, Eichmann cách năm thước ở đằng sau.

      Nghiêng đầu dưới nắp đầu máy xe, như giúp Gad tìm chỗ máy hư, anh thì thầm bằng tiếng hesbreu:

      -Súng lục! Tay mặt! Túi!

      Tâm trí đang hoàn toàn bị chi phối bởi việc Eichmann đang đến gần và đang cố gắng nhớ tiếng momentissimo yêu quí của mình, Dov hơi ngạc nhiên khi thấy Yigal vọt ra khỏi xe trước lúc đã định.. và, bây giờ, bỗng nhiên anh nghe thấy tiếng hesbreu vang lên từ dưới nắp đầu máy xe. Anh không thấu đáo những tiếng nầy và hoàn toàn khoongh hiểu được chuyện xảy ra.

     Một lần nữa, bằng giọng nhỏ và cấp bách, Yigal rít:

     -Coi chừng! Súng lục! Túi bên phải!

     Lúc đó, Eichmann chỉ còn cách Dov có vài bước. Và bản tin đã lọt vào tâm trí của Dov, trong khi anh vội vàng quay mặt về phía Eichmann và mở miệng để thốt lên tiếng “momentissimo”.

      Nhưng không tiếng nào được thốt ra cả. Đòn nhu đạo của anh được tung ra. Bàn tay phải buông xuống thật lẹ để nắm chặt cánh tay phải của Eichmann và ấn sâu thêm vào túi của hắn ta. Dov xoay quanh người Eichmann và đưa cánh tay trái của anh chặn dưới cằm bẻ ngược đầu của Eichmann về phía sau. Cánh tay bị khóa chặt trong gọng kềm của Dov, Eichmann không sử dụng được khẩu súng lục của hắn ta.

      Nhưng hắn ta có thể vùng vẫy chống tả. Và trước khi Gad và Yigal có đủ thì giờ nhẩy xổ vào, những cái xô đẩy của hắn ta làm Dov mất thăng bằng và cả hai người cùng lăn tròn xuống rãnh. Bàn tay phải của Dov vẫn nắm chặt cánh tay của Eichmann, nhưng trong lúc té, cánh tay trái xiết trên cuống họng lơi ra và Eichmann bắt đầu la hét. Hắn ta la ít nhất cũng cả năm phút, Dov nghĩ và anh sợ có người nghe thấy. Thật sự thì những tiếng la chỉ kéo dài có bốn giây. Và mặc dầu xe cộ qua lại đông đảo, họ vẫn không bị ai thấy cả. Họ được che kín bởi cái rãnh và đống đá bên đường.

     Yigal và Gad nhảy xuống rãnh và nắm chân Eichmann. Sau một thoáng do dự, cả hai kéo mạnh chân về một phía còn Dov kéo cổ về phía ngược lại. Trong suốt lúc hành động, đây là giây phút duy nhất làm cho Eichmann bị đau đớn về thể xác. Song le, một giây sau đó, bộ ba cùng hợp lực xách Eichmann lên miệng rãnh.

      Trong khi đó anh tài xế đã ra khỏi xe, đậy nắp đầu máy lại, mở cửa sau phía bên trong lề đường và cho máy nổ.

     Họ đẩy Eichmann vào trong xe và đè hắn ta nằm sát xuống sàn xe phía sau, Dov nắm đầu, Gad hai bàn tay và Yigal dùng hai ống chân anh giữ chắc hai chân hắn ta. Cánh cửa đóng lại và xe rồ máy thật nhanh.

       Hành động đã kéo dài đúng 27 giây.



Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 12 Tháng Ba, 2015, 11:45:03 pm
       Yigal, người duy nhất còn rảnh đôi tay, với tay để rút khẩu súng lục ra khỏi túi Eichmann. Anh lấy ra một vật cứng. Đó là cái đèn bấm! Đến lúc đó anh mới nhớ lại rằng một trong các bản phúc trình có đề cập đến việc mấy ngày trước đây, lúc rời xe buýt Eichmann bắt đầu dùng một cây đèn bấm đẻ báo hiệu sự có mặt của ông ta với các xe xuất hiện trong đêm tối.

      Anh cười phá lên, không thể giải thích cho các bạn biết được sự khôi hài của tình thế, vì họ quyết định giữ im lặng để tù nhân không thể biết được mải mai nào về họ trong lúc này. Chỉ một câu được thốt ra trong suốt lúc đi đường. Câu đó thốt ra từ miệng người tài xế: Ba phút sau khi mở máy chạy, anh nạt lớn bằng tiếng Đức:

     -Một cử động nhỏ, ông sẽ thành cái xác không hồn.

     Phần còn lại của cuộc hành trình trải qua trong im lặng tuyệt đối.

     Họ chạy trong sự căng thẳng ghê gớm, nhưng tốc độ không mau quá, vì đây không phải là lúc để bị cảnh sát lưu thông bắt lại.

      Khoảng ba cây số, người tài xế nhìn thấy xe của Dov trong khính chiếu hậu, do bạn anh lái. Thấy chiếc xe với người bạn phía sau và trên quãng đường nầy có nghĩa là cuộc bắt có không bị ai để ý thấy. Thật phấn khởi. Cả hai xe chạy thong thả, cách nhau ba mươi thước.

     Trước khi về đến nhà, có hai nơi mà họ có thể bị ngừng lại. Đó là các chỗ mà đường xe lửa cắt ngang đường cái mà cổng có thể hạ xuống. Điều đáng ngại là nếu trong khi họ chờ đợi, những chiếc xe khác đến đậu bên cạnh hoặc ngay phía sau và nếu các người lái xe đó thấy có gì khác lạ trong xe các người bắt cóc. Lại còn ngại việc Eichmann có thể tìm cách kêu cứu.

     Họ may mắn với cổng xe lửa đầu tiên. Nhưng đến cổng thứ hai họ phải ngừng lại. Yigal đã nhìn thấy ngọn đèn đỏ trên hàng rào đóng kín, cách đó ba mươi thước. Anh nhanh nhẹ lấy ra miếng băng keo dành sẵn cho lúc tới nhà và dán lên miệng Eichmann. Họ hơi hồi hoppj trong khi chờ đợi, nhưng chẳng có chiếc xe nào đến đậu bên cả. Trong vòng hai phút, đoàn xe lửa chạy qua, hàng rào được giở lên và họ lại đi êm thấm.

     Ngay trước khi tới nhà, họ bịt mắt Eichmann lại. Lúc đến nơi, họ lôi hắn ta ra khỏi xe và đẩy hắn ta vào ngôi nhà đã chuẩn bị sẵn.

     Họ đã không dùng đến thuốc mê, dây trói cũng như còng.

    Cho đến lúc này, ngoại trừ lời cảnh báo của người tài xế, không có một lời nào được thốt ra.

     Khi đã vào tới phòng, việc đầu tiên xủa họ là lột hết quần áo của hắn ta ra, lấy hết những gì hắn ta có thể giấu giếm cho việc tự sát.

     Sau đó họ gỡ miếng băng keo ra và xét trong răng hắn ta có ống thuốc độc nào gắn trong đó không. Lúc đó Eichmann mở lời lần đầu tiên. Hắn ta nói với một giọng mệt mỏi, nhưng người ta hiểu rõ ràng theo lời nói của hắn ta rằng hắn ta nhận biết mình đang nằm trong tay những người nhà nghề. Nếu bọn tay mơ thì đã tát tai, đánh đập hắn ta túi bụi rồi. Ngược lại, các người bắt cóc hắn ta, đã cư xử rất đàng hoàng, không dùng bạo lực một cách vô ích. Cuộc khám xét họ đang làm chứng tỏ họ là những tay lão luyện.

     -Mười lăm năm đã trôi qua rồi, Eichmann nói, tôi không có phòng bị gì đâu. Không có gì trong răng tôi cả.

      Hắn ta không nói thêm gì nữa.

      Trong khi tiếp tục cuộc khám xét, họ giở cánh tay trái của hắn ta lên và khám ra dưới nách một vết thẹo tại chỗ bọn SS thường mang dấu xâm. Chỉ đến khi cuộc khám xét kết thúc, Yigal mới quay qua hắn ta và hỏi một câu đơn giản bằng tiếng Đức:

      -Ông là ai?

      -Ich bin Adolf Eichmann, hắn ta trả lời ngay lập tức.

      Sự kiện này khiến họ nín thở. Chẳng ai nói tên hắn ta ra cả. Người ta không yêu cầu hắn ta xác nhận mình là Eichmann. Người ta chỉ hỏi hắn ta là ai.

     -Tôi là Adolf Eichmann, hắn ta đã trả lời.

      Kế đó, hắn ta nói thêm:

      Tôi biết, tôi đang ở trong tay người Do thái.

      Việc này cũng thật là bất ngờ. Không một ai nói tiếng hébreu cả. Không làm sao hắn ta nghe được lời cảnh cáo của Yigal về vấn đề khẩu súng, ngay trước lúc bắt cóc. Dov đã chỉ nghe được mang máng mà thôi. Giả thử hắn ta có nghe gì đi nữa, thì hắn ta cũng không thể phân biệt được ba tiếng của Yigal thuộc ngôn ngữ nước nào. Vả lại không ai đã làm gì để hắn ta nghi ngờ dù chỉ một chút xíu về nguồn gốc của những kẻ bắt cóc hắn ta.

     Nhưng Eichmann đã đoán. Và đoán đúng. Hắn ta đã bị người Do thái bắt và hiện đang nằm trong tay họ.

     Cuộc truy nã dai dẳng trong suốt mười lăm năm qua đã chấm dứt.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 13 Tháng Ba, 2015, 05:58:14 pm
      Giờ đây hắn ta đã nhìn nhận lai lịch của mình mà không cần một lời hỏi han hay khuyến dụ của các người bắt cóc, những người này có thể cho hắn ta biết về ý định của họ.  

      Họ không cho hắn ta biết hiện hắn ta đang ở đâu. Yigal chỉ báo cho hắn ta biết là hắn sẽ được đưa về Do thái để xét xử. Hắn sẽ được phép chọn một vị luật sư và vụ kiện sẽ được diễn ra đúng với luật pháp của Quốc gia Do thái. Yigal hỏi hắn ta có bác luận điều gì không. Hắn ta trả lời không. Yigal liền hỏi hắn ta có thuận viết trên giấy câu trả lời của mình chăng. Hắn suy nghĩ giây lát và hỏi người ta có thể để cho hắn nghiên cứu kỹ vấn đề không. Hắn ta có thể trao câu trả lời vào ngày mai có được không? Yigal chấp nhận.

     Cuộc đối thoại chiều hôm đó kết thúc như vậy.

     Trong khi đó quần áo của Eichmann được khám xét kỹ lưỡng, người ta trả chúng lại cho hắn ta sau khi đã lấy tất cả những gì trong túi, ngoại trừ chiếc khăn tay. Người ta dọn bữa ăn lên, hắn ta ăn bằng một cái muỗng. Người ta cũng cho hắn ta biết là hắn có thể đi ngủ lúc nào muốn. Đèn vẫn được thắp sáng một cách liên tục, và hai người trong nhóm túc trực bên hắn ta, luôn phiên nhau canh giữ ngày đêm. Họ không rời hắn ta lúc nào cả.

      Khi còn lại một mình với các người canh giữ, hắn ta bắt đầu hỏi han và tìm cách lôi cuốn họ vào một cuộc nói chuyện. Phớt tỉnh, họ vận giữ im lặng.

     Gần trưa ngày hôm sau, hắn ta nói:

    -Tôi đã suy nghĩ, tôi sẵn sàng viết một tờ khai! Những người gác gật đầu, nhưng vẫn không nhúc nhích.

     Một giờ sau, đổi phiên gác. Một người đi tìm Yigal và cho anh biết những gì Eichmann đã nói. Yigal bước vào trong phòng.

     -Thế nào? Anh bảo.

      Tôi sẵn sàng viết là tôi thuận để được đưa về Do thái để được xét xử, Eichmann nói.

      Yigal rút từ trong túi áo ra một tờ giấy trên đó có viết sẵn bằng tiếng Đức, một lời khai chấp nhận đi đến Do thái. Anh đưa cho Eichmann và hỏi hắn ta có bằng lòng ký tên không.

       Không cầm tờ giấy cũng chẳng đọc, Eichmann chỉ nói:

      -Nếu ông không thấy có gì trở ngại, tôi thích được tự tay viết lời khai. Tôi đã suy nghĩ và tôi biết tôi muốn nói gì.

      Yigal rời phòng giây lát và quay lại với tờ giấy viết và cặp mắt kiếng của Eichmann. Hắn ta ngồi vào bàn và viết bản văn sau đây, bằng tiếng Đức:

      “Tôi ký tên dưới đây là Adolf Eichmann, tự ý tuyên bố do chứng thư này.

      Xét về lai lịch thực sự của tôi giờ đây đã bị khám phá cho nên tôi thấy không còn lý do nào để tiếp tục tìm cách trốn tránh pháp luật. Tôi tuyên bố thuận đi đến Do thái để được xét xử tại đó trước một Tòa án thẩm quyền.

       Dĩ nhiên là tôi có quyền nhờ một luật sư biện hộ và tôi sẽ có thể thử trình bày chân thật mọi sự việc liên quan đến những năm phục vụ cuối cùng của tôi tại Đức, để một bản tường trình chân thật về các biến cố được truyền lại cho các thế hệ tương lai. Tôi tự ý viết tuyên ngôn này: tôi không được hứa hẹn và cũng chả bị hăm dọa gì cả. Sau hết, tôi ước ao tìm được sự thanh thản cho tâm hồn.

     Vì không thể nào nhớ hết tất cả mọi chi tiết, và vì tôi có thể xáo trộn các sự việc, tôi yêu cầu được giúp đỡ bằng cách cung cấp cho tôi các tài liệu và lời chứng để hỗ trợ các cố gắng của tôi trong việc thiết dựng sự thật


                                                                                                                                Adolf Eichmann
                                                                                                                       Buenos Aires, tháng 5 năm 1960”


     Yigal đọc qua tờ khai với nét mặt thản nhiên. Khi đọc xong, anh đưa tay lấy lại cây viết và cặp kiếng rồi ra khỏi phòng.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 14 Tháng Ba, 2015, 06:04:39 pm
       Anh gọi Gad và Dov, nét mặt rạng rỡ. Ai cũng ngạc nhiên về những điều Eichmann đã viết. Thật sự, hắn ta đã đi xa hơn những gì họ mong mỏi và rất là minh bạch trong sự chấp thuận hơn hẳn bản văn mà Yigal đã chuẩn bị sẵn. Chấp nhận hay không, vấn đề không quan trọng mấy, dù viết trên giấy tờ hoặc chỉ gật đầu cũng vậy.. Nhưng họ thấy thích thú sự việc Eichmann đã sẵn sàng thảo một lời khai như vậy và làm việc ấy không phải trong tinh thần rối loạn của giây phút đầu tiên bị bắt, mà làm sau khi đã suy nghĩ chín chắn. Họ đã tưởng rằng khi hỏi hắn ta có chịu để cho đem đi Do thái không thì hắn ta sẽ thì thầm những gì chẳng hạn như: “Các ông muốn tôi nói gì bây giờ? Tôi có thể chọn lựa sao?”. Phản ứng của hắn ta lại khác hẳn. Hắn ta chấp nhận ngay, và về sau lại chịu ghi trên giấy. Nội dung bản văn do hắn ta viết ra. Chẳng có áp lực, hăm dọa hoặc hứa hẹn gì.

       Trong khi suy nghĩ, Yigal và các bạn kết luận rằng tự trong lời tuyên bố đã có sự xác nhận rằng Eichmann sẵn sàng đương đầu với một vụ kiện. Hắn ta đã viết: “Sau hết, tôi ước ao tìm được sự thanh thản cho tâm hồn”. Điều đó không có nghĩa là hắn ta đã cải hóa, hối hận dĩ vãng, sẵn sàng gột rửa tâm hồn, giải thoát lương tâm bằng cách đền tội. Hoàn toàn không phải. Đó chỉ là sự biểu lộ ngẫu nhiên của một người đã chán ngán lẩn trốn, mỏi mệt vì chạy trốn từ 15 năm qua dưới gánh nặng của tội lỗi, và bị ám ảnh ngày đêm bởi mối lo sợ bị bắt. Giờ đây hắn ta đã bị bắt. Cuộc săn đuổi đã kết thúc. Sẽ không còn cuộc theo đuổi nữa cả. Hắn ta không cần khắc phục thể xác và tâm trí lâu hơn nữa trong tình thế trốn chạy. Cuối cùng hắn ta sẽ có thể yên nghỉ. Đó là sự “thanh thản của tâm hồn” mà hắn muốn nói đến.

     Khi tờ giấy khai đã được viết xong, không còn cuộc nói chuyện nào khác giữa Eichmann và những kẻ bắt cóc hắn ta nữa. Hắn ta được canh giữ trong im lặng. Thật chán nản cho mọi người. Nhưng thêm vào là sự chán nản của những người canh gác hắn ta còn mối lo aaukeps về một sự khám phá của cảnh sát và về một việc trắc trở trong việc thuê bao phi cơ. Thì giờ kéo dài lê thê, nặng nề còn hơn cả khi tiếp theo sau sự giao động xảy ra trước sự bắt cóc.

      Buổi chiều khởi hành, người ta cho Eichmann uống cà-phê có thuốc ngủ. Ba khắc sau đó, trong khi hắn ta ngủ say, những người canh giữ mặc quần áo cho hắn ta, ngoại trừ chiếc áo veston. Thay vào đó, người ta choàng cho hắn ta một chiếc áo ngủ. Trước cửa nhà, một chiếc xe đen được đưa đến, sang trọng, phù hợp với một “du khách sang trọng nhưng bệnh hoạn”. Nơi tay lái, một trong số người phụ tá ngồi mặc bộ đồng phục tài xé. Bên trong có một chiếc băng ca xếp được.

       Hành lý của Yigal, Gad và Dov được bỏ trong thùng xe. Kế đó là những câu giã biệt nhiệt thành được trao đổi giữa nhóm Do thái và các người phụ tá, hiện đang sắp sửa ai nấy về xứ sở của mình. Họ khiêng Eichmann vào trong xe và đặt nằm trên băng sau. Gad và Dov ngồi trên các ghế phụ, còn Yigal leo lên ngồi cạnh tài xế. Họ đi về hướng phi trường.

       Các thủ tục được trải qua nhanh nhẹn. Giấy tờ của tất cả hành khách có vẻ hợp lệ. Người bệnh vẫn trong cơn ngủ say, được hai người lao công phi trường khiêng đến máy bay trên một chiếc băng ca. Đi kè hai bên là hai viên “y tá” Gad và Dov, và Yigal, thân nhân của người hành khách “bệnh”, đi sau cùng. Ở bên trong phi cơ, nhiều chiếc ghế đã được xếp đặt lại để tiếp đón người bệnh hôn mê. Gad và Dov ngồi hai bên.

      Phi cơ cất cánh đi Tây Phi, chuyến bay yên tĩnh và không có gì trục trặc. Eichmann gần như lúc nào cũng ngủ mê. Khi vừa hơi tỉnh dậy, thì một trong các viên “y tá” lúc nào cũng có túc trực bên cạnh, đã cho hắn ta uống ngay một cốc cà-phê có chất thuốc ngủ mà họ đã đem theo trong ba bình thủy. Từ Tây Phi châu đến xứ Do thái, chuyến bay cũng yên ổn.

      Tại Ten-Avip, Dan liên lạc với các Cơ quan Đặc biệt và cho họ biết lai lịch của người hành khách trên chuyến phi cơ khởi hành từ Tây Phi, và sẽ về tới trong vài giờ sau đó. Các xếp đặt được bố trí mau lẹ để tiếp đón hắn ta tại phi trường Lod.

       Đài kiểm soát báo cho viên phi công biết rằng, khi đáp xuống, phải đưa phi cơ đến một khoảng đất trống đặc biệt, tránh xa chỗ phi cơ đậu thường lệ để đổ khách xuống. Một chiếc xe cứu thương được mượn trong trường hợp này, chạy tới bên cạnh phi cơ. Eichmann được đưa xuống và xe Hồng thập tự chở hắn ta mau lẹ về một nơi tạm giam, dưới sự hộ tống của hai xe cảnh sát chạy phía sau.

       Sáng ngày 23, một vị thẩm phán được đưa đến phòng giam Eichmann, chính thức truyền đạt sự cáo tố hắn ta và ký một án lệnh di giao trong mười lăm ngày.

       Lúc bốn giờ chiều ngày hôm ấy, thứ hai ngày 23 tháng năm, các ghế ngồi trong tòa nhà Quốc hội Do thái chật ních người. Trước đó ít lâu, có nguồn tin hành lang cho biết. Thủ tướng David Ben Gourion sẽ đưa ra một tuyên ngôn quan trọng. Không ai biết về chuyện gì, nhưng chắc chắn đó là vấn đề đặc biệt quan trọng vì Hội đồng Nội các đã được triệu tập khẩn cấp lúc 15 giờ 30, chính trong buổi họp ấy, Ben Gourion đã báo tin cho các Bộ trưởng của ông biết.

      Đúng bốn giờ chiều, ông Chủ tịch Quốc hội khai mạc buổi họp và mời thủ tướng lên diễn đàn. Một bầu không khí nôn nóng im lặng bao trùm trong khi ông vượt khoảng cách ngắn độ vài bước giữa hàng ghế dành cho phái đoàn chính phủ và diễn đàn. Bằng một giọng nói trong sáng, ông loan báo biến cố trọng đại:

     -Cách đây không lâu,, một trong số các tên tội phạm chiến tranh quốc xã quan trọng nhất Adolf Eichmann, kẻ đã cùng bọn lãnh tụ quốc xã chịu trách nhiệm về vấn đề mà chúng gọi là “giải pháp cuối cùng của vấn đề Do thái”, nghĩa là việc tận diệt sáu triệu người Do thái ở Âu châu, đã được tìm thấy…Hắn hiện đang trong tình trạng bị giam giữ tại Do thái và sẽ bị xét xử trong một ngày gần đây đúng theo luật pháp dành riêng cho việc phán xử bọn Quốc xã và các người hợp tác vơí chúng.

      Toàn thể Quốc hội như bị điện giựt. Trong vài giây đồng hồ, một sự im lặng choáng váng bao trùm. Rồi bỗng nhiên, từ khắp mọi phía trong Quốc hội, tiếng vỗ tay ầm ầm vang lên. Ít khi nào, Quốc hội Do thái nhất trí đến như vậy. Ít khi nào các vị Dân biểu đã bị vô cùng xúc động đến như thế. Kẻ sát hại dân tộc họ đã bị bắt. Hắn đang có mặt tại Do thái. Hắn sẽ bị đưa ra pháp luật.

      Tại đâu? Bao giờ? Như thế nào? Đó là những câu hỏi sẽ đặt ra sau này. Hiện tại, sự việc như thế là đủ rồi. Và tính cách tuyệt diệu của nó làm họ phỉ lòng. Sự cảm động đã vượt qua lòng mong mỏi, giản dị trả thù hoặc bồi thường. Đó là một sự xác nhận lòng tin tưởng của họ nơi một nền công lý tối hậu. Con người tiêu biểu cho uy lực của bóng tối, kẻ trách nhiệm tận diệt hàng triệu người Do thái, sắp được phán xử theo luật pháp bởi các Tòa án của Quốc gia Do thái.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 16 Tháng Ba, 2015, 05:37:30 pm
     IX – CANH PHÒNG CẨN MẬT


    Buổi họp báo cáo buổi sáng sắp sửa bắt đầu trong văn phòng của Tổng thanh tra các Lực lượng Cảnh sát Do thái, Yosep Nahmias, tại Tổng hành dinh ở Tel-Avip. Đó là ngày thứ hai 23 tháng 5 năm 1960. Đôi mắt nâu của chàng trẻ tuổi Nahmias sáng lên lúc anh quan sát những người phụ tá của anh ngồi thành hình bán nguyệt trước bàn giấy anh. Chờ cho tất cả ngồi xuống xong xuôi, đoạn anh mở đầu buổi họp bằng cách loan báo: “Con người mà chúng ta mới nhận được để canh chừng tạ phi trường Lod, và đang được đặt tại một nơi tạm giam chính là… Adolf Eichmann”.

    Các thanh tra cảnh sát đã từng có tiếng là lạnh lùng, khó xúc động, kín đáo, thản nhiên. Nhưng trong buổi sáng hôm đó, không một chút dè dặt nào trong phản ứng của những người này. Trên nét mặt họ pha lẫn sự hoài nghi và nỗi vui mừng. Đó là sự ngạc nhiên lớn nhất mà họ chưa hề được biết qua trong nghề nghiệp.

    Eichmann cần phải được trình diện cấp tốc trước một vị thẩm phán vì bị tố cáo để có một lệnh tống giam chính thức của tòa. Nếu không, theo luật hiện hành tại Do thái, Eichmann có thể xin một mệnh lệnh bảo hộ nhân thân để được tại ngoại hầu tra. Nahmias nói.

     Việc canh giữ Eichmann dĩ nhiên thuộc trách nhiệm của Cảnh sát. Viên tổng thanh tra không cần nhấn mạnh tính cách quan trọng. Tin tức về sự có mặt của Eichmann tại Do thái, anh ta nói, sẽ được thông báo trong ngày. Cần phải bảo vệ mạng sống cho hắn ta cho đến khi nào hắn ta bị đưa ra trước pháp luật và nhiệm vụ của Cảnh sát là làm thế nào để không có gì ngăn trở việc ấy.

      Những mối nguy mà Nahmias đoán trước thuộc bốn loại: Tự tử; Ám sát bởi thân nhân của các nạn nhân của bọn quốc xã, họ có thể tấn công nơi giam giữ hắn ta; Bị giết bởi một trong số người canh giữ bị thúc đẩy bởi cùng một động lực thi hành pháp luật một cách chóng vánh giản tiện; Một cuộc đột kích chớp nhoáng theo kiểu Skorzeny để giải thoát hắn ta.

     Kế hoạch canh giữ phải chặt chẽ và phải tiên liệu tất cả mọi bất trắc. Phải soạn kế hoạch này ngay tức khắc. Nơi giam giữ hiện thời sẽ chỉ được dùng vài ngày thôi, không lâu hơn được.

     Nahmias ngừng một chút và nhìn bộ tham mưu của mình. Tất cả đều là sĩ quan cảnh sát. Mắt anh ngừng lại trên một đồng nghiệp trẻ tuổi, thân hình mảnh dẻ và lanh lợi, mà dáng dấp cởi mở lúc nào cũng đii đôi với nụ cười nửa miệng. Đó là viên thiếu tá Aharon Sela, trưởng khối kế hoạch, mà các bạn hữu và dân chúng biết đến dưới cái tên Aharonchik.

     -Anh, Aharonchik, Nahmias nói, anh sẽ chịu trách nhiệm về các kế hoạch an ninh. Đây sẽ là một công việc nhức óc. Anh sẽ nhận được các chỉ thị viết trong ngày. Nhưng tốt hơn anh nên bắt đầu suy nghĩ đến việc nầy ngay từ bây giờ. Vấn đề rất phức tạp. Không phải là một công việc canh giữ tầm thường. Nhưng anh sẽ có tất cả mọi sự giúp đỡ cần thiết nơi tôi. Điều kiện căn bản là phải tìm một nơi nào để có thể giam giữ Eichmann trong nhiều tháng, nếu cần, và liên tục đặt hắn ta dưới một sự canh giữ nghiêm ngặt nhất. Tôi cho anh bảy mươi hai tiếng đồng hồ để tìm hoặc sắp xếp một chỗ như vậy và trình tôi một kế hoạch canh giữ đầy đủ. Ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị để đưa một vị thẩm phán đến gặp Eichmann để ông có thể ký một lệnh giam cứu. Tôi muốn các anh giữ liên lạc với tôi trong ngày để cho tôi biết các anh sắp xếp cách nào và tôi muốn nhận được bản kế hoạch đại cương nội trong chiều nay

  Sứ mạng kế tiếp sẽ là việc chuẩn bị hồ sơ của Eichmann cho vụ kiện. Không cấp bách lắm, nhưng Nahmias và các phụ tá cũng bàn luận để biết người nào thích hợp với sứ mạng nầy nhất. Tất cả đều tán thành khi anh đề nghị giao cho “Rami”, “Rami” đó là Avraham Sellinger, chỉ huy trưởng khu Bắc. Rất am hiểu tiếng Đức, cựu Chỉ huy trưởng Cơ quan Truy tầm tội phạm. Rami là một sự hỗn hợp giữa con người hoạt động (ông ta đã mất một chân trong một cuộc tấn công  của Ả-rập) và là một nhà tìm tòi uyên thâm và chăm chỉ. Việc làm của ông sẽ rất lâu dài và phức tạp để tìm nhiều chứng cứ và tài liệu, tại Do thái cũng như tại ngoại quốc, tất cả phải là những bằng chứng không thể chối cãi được và xác thực để thỏa mãn những đòi hỏi của Tòa án Do thái. Ông phải thành lập một toán chuyên viên thông thạo nhiều thứ tiếng có khả năng thực hiện các cuộc phỏng vấn và khảo cứu các tài liệu. Sellinger không có mặt tại buổi họp nầy, nhưng ông nhận được các chỉ thị hai ngày sau đó, và một tuần lễ sau, ông đặt văn phòng của ông trong phạm vi nhà tù giam Eichmann. Và văn phòng nầy chẳng bao lâu được biết đến với tên Phòng 06.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 17 Tháng Ba, 2015, 07:05:26 am
      Một trong số các sĩ quan hiện diện, và sau đó ông ta cũng được giao phó một nhiệm vụ đặc biệt là “Kurie”, thiếu tá Yekutiel Keren, trưởng khối hành chánh. Đó là người sẽ chịu trách nhiệm về tất cả mọi sự chuẩn bị về vật chất cần thiết cho vụ kiện. Lệ thường, loại công việc này không thuộc phạm vi của Cảnh sát mà là nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. Nhưng tổ chức cần thiết cho một vụ kiện quốc tế có một tầm vóc lớn như vậy vượt qua các khả năng của bộ khiêm tốn này. Vài tuần sau, khi Chính phủ yêu cầu Nahmias đảm trách công việc nầy, thì Keren được ủy nhiệm tại đây. Thời hạn hoạt động của ông ta tùy thuộc thời gian mà Sellinger cần để hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, điều sẽ chắc chắn kéo dài trong nhiều tháng.

      Công việc hoàn tất, họ tụ hội vài phút trước tách cà-phê Thổ nhĩ kỳ. Họ nói ít, tâm lý bị chi phối bởi các vấn đề mà họ phải đương đầu với tư cách là thanh tra Cảnh sát. Nahmias lúc đó mỉm cười nói rằng có thể nói là chính vì Eichmann mà họ mới đã gia nhập ngành Cảnh sát, và anh ta nói thật. Sự thật, những người phụ tá của anh và chính anh đã trải qua những năm dài tuổi trẻ của họ như là các người tiên phong của Tân Quuocs gia, và vào năm 1948, họ đã chấp nhận, như là một sứ mạng, gia nhập ngành Cảnh sát để thiết lập và bảo đảm trật tự trong một xã hội dân chủ mới. Một phần lớn dân chúng thuộc thành phần di dân, những kẻ sống sót từ móng vuốt của Eichmann và các thuộc cấp của hắn ta. Những người nầy đã quen sống trong sự áp chế, họ đã có thói quen nghi ngại Cảnh sát, song giờ đây họ đang sống tại Do thái, họ phải tập lại thói quen kính trọng các uy lực của trật tự và tuân theo luật pháp.

     Nahmias đã từng làm phụ tá cho viên Tổng Thanh tra Yeherkel Sahar lúc Quốc gia Do thái vừa được thành lập. Với chức vụ này, anh ta đã dự phần vào việc tổ chức ngành Cảnh sát và đã góp công biến ngành này thành một cơ quan phục vụ Cộng đồng đến độ công chúng không còn cảm thấy đó là biểu hiện của một quyền lực áp chế. Là sĩ quan trong đạo quân Haganah, quân nhân và nhà ngoại giao, anh đã đảm nhận chức vụ Tổng thanh tra khi Sahar được bổ nhiệm làm đại sứ tại Áo quốc. Và ngày hôm nay, cùng với Sela, Sellinger, Keren và một số khác, anh ta lo tới vấn đề Eichmann; họ đã cùng chung xây dựng một hệ thống Cảnh sát có tư cách đáng được sự kính mến và lòng ái mộ của dân chúng, và có khả năng biến cải thái độ của những người trong cộng đồng đối với những người duy trì trật tự. Eichmann, giờ đây thành tù nhân của họ, sẽ được ủy thác vào sự trông nom của những con người đã trở thành nhân đạo hơn bởi các cố gắng của họ trong việc làm thăng bằng những hậu quả của các hành động bạo hành của hắn ta.

     Các viên sĩ quan trở lại các cơ quan của họ.

      Aharon Sela triệu tập các thuộc viên của ông. Một số các người nầy đã từng phục vụ với ông trong đạo quân Haganah và về sau, ở quân đội chính qui trong trận chiến tranh giành độc lập. Ông cho họ hay những gì ông vừa biết được. Ông nói thêm rằng phải không có gì, tuyệt đối không có gì xảy đến cho Eichmann: “Nếu có gì xảy đến cho hắn ta thì mọi việc sẽ hỏng hết”. Họ liệt kê tất cả mọi rủi ro xảy ra và những phương cách để tránh. Buổi chiều, Sela đem đến Nahmias các kế hoạch và bản liệt kê các nhu cầu của ông. Viên phụ tá giúp ông hoàn thành các kế hoạch này là một thanh niên trẻ tuổi thông minh lanh lợi tên là Shaul Rosolio, phụ tá chỉ huy trưởng Cảnh sát khu vực Nam.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 21 Tháng Ba, 2015, 10:24:19 am
      Lẽ dĩ nhiên là người ta không thể giam giữ Eichmann chung với các tù nhân khác tại một trại giam tầm thường trong một thời hạn nào đó được. Những rủi ro cách ngoại bắt buộc phải có những sự thận trọng dặc biệt, chẳng hạn như hắn ta được giam giữ trong một thành lũy kiên cố, hoặc hơn thế nữa, trong một kiến trúc biệt lập. Sela, Rosolio và các phụ tá của họ, trong khi xem lại danh sách các cơ sở của cảnh sát trong xứ, đã chọn một nhà giam cứu cô lập, ngôi nhà nầy, với một vài sửa đổi, sẽ có thể thích ứng với việc giam giữ Eichmann: Canh giữ liên tục, thuận tiện cho các cuộc thẩm vấn, và được bảo vệ toàn hảo bên trong cũng như bên ngoài. Một cú điện thoại gọi đến Ban quản đốc cơ sở nầy cho biết nó hiện đang giam giữ sáu phạm nhân. Các mệnh lệnh được ban ra lập tức nhằm di chuyển các can phậm và các giám thị của họ, sau đó chuyển giao cơ sở lại cho các nhân viên của Aharon.

     Bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau đó, được mệnh danh “trại Iyar”, tên bằng tiếng Hesbreu của tháng mà Eichmann bị đưa về Do thái, nó trở thành nơi trú ngụ tạm thời của tên tù nhân quốc xã được áp giải đến ngày 26 tháng năm.

     Trại Iyar là một nhóm các khu nhà và sân nhỏ bên trong, nằm vươn lên trên một gò đất nằm giữa một thung lũng rộng lớn mà vẻ phì nhiêu ngày hôm nay đã cho thấy các công lao cố gắng của những người tiên phong khai khẩn.. Trong suốt nhiều thế kỷ, bệnh sốt rét ngã nước đã ngự trị tại đây và những dốc đồi bao quanh thung lũng này chứa toàn núi đá và sỏi. Cách đây bốn mươi năm, những người tiên phong Do thái được thúc đẩy bởi lý tưởng Do thái tự trị, đã xây dựng lại trung tâm quốc gia của họ trên mảnh đất cổ xưa này, làm khô cạn những đầm lầy và thiết lập những nông trại cộng đồng mà những quy tắc sống là: “Hãy giúp đỡ đồng bào của anh”.

     Bây giờ họ không thể tưởng tượng được rằng ít lâu sau đó, sáu triệu đồng bào của họ, trong đó có các gia đình của họ sẽ bị tàn sat. Song le, họ đã quen thuộc với những tin tức về các cuộc tàn sát người Do thái tại Nga và các nơi khác.  Trong số họ, có nhiều người đến từ các xứ đã được gieo rắc mầm mống thù ghét đối với người Do thái. Chính vì muốn dẹp tan tai ách này mà họ trở thành người Do thái tự trị. Vì họ cho rằng, nếu sự thù ghét các nhóm thiểu số là một nét đặc biệt của các xã hội sơ khai, sự thù ghét đó đã biến thành bạo lực chống người Do thái hơn bất cứ nhóm chủng tộc nào khác. Sự cuồng bạo nầy đã trở lên mãnh liệt ở nhiều xứ, ở mọi thời đại, từ lúc nền độc lập của Do thái bị sụp đổ và họ bị tống khứ ra khỏi xứ Israel hai ngàn năm trước. Từ đó, họ lang thang trên khắp thế giới, được tiếp rước trọng đại tại một số quốc gia, được dung thứ tại vài nước khác, và sau hết bị đối xử tệ bạc như đám dân đê tiện tại nhiều nơi khác nữa. Chủ đích của những người Do thái tự trị đầu tiên là: “Bình thường hóa” tình trạng của dân tộc Do thái, cho phép họ sống bình thường như các dân tộc khác với lãnh thổ riêng biệt và chính quyền riêng biệt của họ, cho họ tự do cầy cấy, canh tác đất đai (điều mà họ bị từ khước tại rất nhiều xứ), tự do phát triển xã hội riêng của họ, tự do nói thứ ngôn ngữ cổ truyền của họ, ngôn ngữ của Thánh kinh, tự do nuôi dậy con cái trong một bầu không khí không cuống tín, không dọa nạt, không thù hận. Họ nghĩ là cách tốt nhất để chiến thắng các mối nguy của chủ nghĩa bài Do thái. Điều đó cũng sẽ giúp đỡ người Do thái, dù trong bất cứ quốc gia nào mà họ đang sinh sống, đứng thẳng người lên. Nhưng có lẽ đó là định mệnh, họ chỉ đạt được nền độc lập sau khi một phần ba anh em của họ là nạn nhân của cuộc tàn sát khủng khiếp nhất mà thế giới được biết qua. Một trông số những người chịu trách nhiệm về tội ác gớm ghiếc ấy đang bị giam giữ trong một xà lim, trong một ngôi nhà tại thung lũng đáng yêu của họ, và ở đó chờ đợi ánh sáng của công lý.

     Tuy nhiên rất ít người biết đến, vì nơi giam giữ Eichmann được giữ bí mật. Eichmann không thể nhìn thấy bên ngoài, nhưng từ nóc nhà giam, hắn ta có thể nhìn ra khung cảnh trải dài những lá cây xanh tươi, các đồng lúa mì vàng ánh, các vườn cây ăn trái và các đồn điền, bao bọc bởi các ngọn đồi cây cối rậm rạp: Đó là công trình của những người nam nữ thoát hiểm từ các trại tập trung quốc xã và họ đã trở về với những người khai khẩn lập quốc đầu tiên. Họ đã chịu đựng sự ngược đãi tàn bạo về thể xác và những sự sỉ nhục đê tiện nhất, nhưng họ vẫn sống còn. Họ đã thoát khỏi móng vuốt của Eichmann. Họ đã lũ lượt trở về Israel để xây dựng một đời sống mới và dưỡng dục con cái để chúng sẽ không bao giờ được biết đến thế giới của Eichmann. Nông trại cộng đồng gần nhất chỉ cách trại giam có một cây số, nhưng hắn ta không biết.. Hắn ta không thể thấy nỗi vui mừng, nghe được tiếng hát hân hoan của họ. Hắn ta chỉ biết rằng giờ đây hắn ta là tù nhân của họ, rằng hắn ta sẽ bị đưa ra trước một Tòa án dân chủ và rằng những người ấy sẽ không tự tay thi hành công lý.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 24 Tháng Sáu, 2015, 04:31:41 pm
      Các nhân viên của Aharon đã hoàn tất các bố trí về an ninh khi Eichmann được đưa tới trại Iyar. Cổng vào trại được đóng bằng hai lớp cửa song sắt. Các lính canh ở vòng cửa phía trong chỉ mở theo hiệu lệnh của các cửa lính canh ở vòng cửa phía ngoài. Muốn đến khu kiên cố giam giữ Eichmann, phải đi qua một hành lang hẹp chạy dài giữa hai hàng dây kẽm gai được tăng cường thêm bằng những chướng ngại vật nhân tạo. Cách khoảng đều đặn dọc theo hành lang là những cửa song sắt tiếp nối nhau. Khi đã đi qua một cửa, nó sẽ được khóa lại sau lưng bạn trước khi cửa kế tiếp được mở ra.

     Nơi giam giữ  Eichmann gồm có một phòng lớn, một phòng tắm và một phòng vệ sinh, tất cả hợp thành chữ L  và đẩy ra một cái sân bên trong. Căn dài bốn thước trên ba thước và chiều cao đến trần nhà là ba thước năm mươi. Phía trên bức tường là một cánh cửa rộng có chấn song sẳt. Tường quét vôi trắng tinh. Đồ đạc gồm có một chiếc giường sắt có nệm, một ghế và một chiếc bàn nhỏ, và một cái ghế khác tại một  góc dành cho người lính gác. Phòng tắm gồm một cái bông sen, một cái thau nhỏ và một vòi nước nơi hắn ta giặt quần áo. Quần áo giặt xong được phơi trên các chấn song sắt cửa sổ phòng tắm ngó ra sân.

       Bốn người canh gác thường trực trong khu này, bốn giờ họ đổi phiên một lần. Không người nào đưực mang vũ khí, cả một con dao hay cây dùi cui, nhưng tất cả đều cao lớn và lực lưỡng, đủ sức chế ngự hắn ta bằng tay. Một trong những người nầy đi theo sát hắn ta ở mọi nơi. Trong phòng, người gác nầy ngồi tại một góc, mắt không bao giờ rời khỏi hắn ta. Không một người gác nào được mở miệng. Họ đã được lệnh giữ im lặng trong tất cả mọi trường hợp. Lúc đầu Eichmann đã cố gắng gợi chuyện với họ,.nhưng hắn ta phải từ bỏ chuyện ấy sau vài tuần lễ.

      Khi Eichmann đi vào phòng tắm, một người gác bước theo. Đó là người gác duy nhất không mang chìa khóa. Anh ta bị nhốt trong phòng bởi một người gác thứ hai đứng sau cánh cửa lưới sắt và canh chừng liên tục cùng một lúc Eichmann và người gác thứ nhất. Một người gác thứ ba được đặt phía bên ngoài cánh cửa lưới mở ra sân và trông chừng người gác thứ hai. Người gác thứ tư đi tuần trên nóc nhà và có thể nhìn thấy người gác thứ ba và thứ hai và, nghiêng người xuống, nhìn bên trong căn phòng của Eichmann xuyên qua màn lưới sắt của cánh cửa.

     Hiện diện trong mỗi phiên gác, một người thư ký giữ một quyển nhật ký ghi đầy đủ những chi tiết về các hành động của Eichmann ; ngoài ra còn có một thanh tra cảnh sát sẵn sàng đương đầu với mọi bất trắc. Viên thanh tra cảnh sát hiện diện mỗi lần Eichmann di chuyển từ phòng giam đến phòng tắm hoặc phòng thẩm vấn. Tiếp cận khu này có một phòng cũng hướng ra sân. Trong các cuộc thẩm vấn, Eichmann được dẫn tới phòng nầy mà cách bố phòng tương tự được áp dụng : một người gác riêng với hắn ta trong phòng (cộng thêm thẩm vấn viên), một người khác bên ngoài phòng nhìn vào bên trong, một người khác nữa trong sân để giám sát người gác thứ hai và người sau chót canh phòng trên nóc nhà. Toàn thể các người canh gác riêng biệt ẩy, nhưng kẻ duy nhất được thấy Eichmann được gọi là Lực lượng A. Nhóm nầy, như tôi đã nói, không được mang vũ khí, nhằm ngăn ngừa một người gác có thể tự ý thi hành công lý.

       Lực lượng B là nhóm được chỉ định ngăn ngừa mọi cuộc tấn công từ bên ngoài, một âm mưu ám sát hoặc bắt cóc. Họ bố trí trong chu vi vòng rào kiên cố và trang bị vũ khí mạnh mẽ. Nhưng không một phần tử nào được nhìn thấy Eichmann hoặc chỗ nhốt hắn ta. Như thế, dù cho có muốn, họ cũng chẳng bao giờ bắn được hắn ta. Lực lượng B nầy gồm các phần tử thiện chiến của Lực lượng Cảnh sát biên phòng, tất cả đều là Cựu chiến binh, một số là Cựu quân nhân nhẩy dù.

     Phục vụ họ có một nhóm lao công lo các công tác tầm thường về tiếp tế lương thực.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 24 Tháng Sáu, 2015, 06:35:20 pm
       Đứng đầu các Lực lượng A và B và được giao trọng trách cai quản toàn bộ Trại Iyar, là một viên thanh tra cảnh sát trẻ tuổi đã có thành tích sáng chói trong quân đội và Cảnh sát, thiếu tá David Oler. Cánh tay mặt của ông ta, viên Tổng giám thị là một ông già bốn mươi tám tuổi, tiểu đoàn trưởng Lực lượng Biên phòng.

       Ngày của  Eichmann bắt đầu từ lúc 6 giờ 30. Hắn ta tự tay quét dọn căn phòng và làm việc nầy một cách tỉ mỉ theo cùng một diễn tiến mỗi sáng. Hắn ta quét sàn nhà bằng năm phát chổi theo chiều dọc, kế đó theo chiều ngang. Một buổi sáng, hắn ta chỉ quét có bốn phát chổi trước khi đổi chiều. Hắn ta ngừng lại, cảm thấy có một cái gì không ổn, gục gật đầu, “xì” một tiếng bực bội, lấy lại tự chủ và hoàn tất công việc quét dọn. Hắn ta hình như có vẻ bực bội suốt cả ngày.

      Sau việc tắm rửa người gác cửa đưa cho hắn ta một dao cạo râu chạy bằng pin và hắn ta cạo râu. Đôi khi hắn ta bị thẩm vấn sau buổi ăn điểm tâm.

       Những hôm không bị thẩm vấn, hắn viết lách với một cây viết nguyên tử và mớ giấy mà người ta đưa cho hắn ta. Sau buổi cơm trưa, hắn ta tiếp tục viết hoặc đọc các tiểu thuyết ngắn bằng tiếng Đức. Một trong các cuốn sách hắn ta đọc mang tên là Quán trọ của Salome, đã làm hắn ta khóc sướt mướt. Quyển sách nầy có một đoạn liên quan đển một ngôi Giáo đường tại Salzbourg, mà ngày xưa, hắn ta đã từng gặp gỡ một mối tình tuổi trẻ trước sân. Sau cơn xúc động đầy nước mắt nầy, hắn ta đặt quyển tiểu thuyết xuống và yêu cầu những người gác đừng đem đến cho hắn ta những quyển tiểu thuyết tình cảm nữa.

       Trước khi đi ngủ, hắn ta giặt quần áo — áo veste, quần đùi, vớ, áo sơ mi và quần ka ki ngắn — để cho ráo nước trong thau trước khi phơi lên vào sáng hôm sau. Trở về phòng, hắn ta có thể đọc sách, trong trường hợp nầy người ta để đèn trên trần nhà cháy sáng, hoặc nếu đi ngủ, người ta sẽ để đèn chông để lúc nào cũng có thể nhìn thấy hắn ta.

       Máy cạo râu chạy pile và cây viết nguyên tử với chất mực không độc được dùng để đề phòng những mưu toan tự tử. Không còn cái gì khác trong phòng có thể giúp hắn ta tự hại nếu hắn ta muốn. Người ta cho hắn ta hút năm điếu thuốc mỗi ngày, mỗi điếu đều do một người gác đốt sẵn và trao cho. Để giảm thiểu mối nguy có thể bị đầu độc, người ta dọn cho hắn ta cùng các món đồ ăn với các người gác. Đến giờ ăn, năm đĩa đồ ăn được dọn từ nhà bếp lên khu vực giam giữ Eichmann và viên thanh tra trực tập hợp các nhân viên canh gác lạii. Sau đó, ông chọn đại một trong các đĩa đò ăn đó cho Eichmann, bốn đĩa còn lại được phân phối giữa những người gác. Bằng cách này, nếu có một kẻ nào đó len lỏi vào nhà bếp với ý định đầu độc hắn ta thì kẻ đó sẽ không làm sao biết được phải bỏ thuốc độc vào đĩa nào, Eichmann dùng bữa trước sự hiện diện của viên thanh tra.

       Những hôm đầu tiên, Aharon bị lúng túng bởi cặp mắt kiếng của Eichmann, hắn ta cần kiếng để đọc sách và viết. Nhưng các tròng mắt kiếng có thể bị đập bể và dùng để cắt một mạch máu. Aharon giải quyết vấn đề bằng cách nhờ một người bán kiếng chế ra loại mắt kiếng không bể.

       Những người canh giữ hắn ta nhận thấy rằng, trong vài tuần lễ đầu tiên, hắn ta còn có vẻ sự hãi. Nhưng sau đó, cử chỉ của hắn ta trở lại bình thường, mặc dù hắn ta đã tỏ vẻ bị khích động mỗi khi có một cuộc viếng thăm của một viên thanh tra cảnh sát nào khác hơn là viên thanh tra chỉ huy toán canh gác. Lúc ấy, hắn ta đứng lên, gom cặp giò khẳng khiu lại, nghiêng đầu chào một cách khô khan và đứng ở thế nghiêm, cổ họng giật giật và nét mặt căng thẳng. Với mái tóc lưa thưa điểm hoa râm và cặp kiếng gọng đồi mồi, trong căn phòng giam, hắn ta có dáng dấp của một nhân viên bị thất bại của một cơ sở thương mãi làm ăn thua lỗ, muốn tỏ ra ta đây là một cấp chỉ huy thành công.

      Hắn ta có vẻ kinh hãi trong khi di chuyển đến trại lyar. Trước khi đến nơi ít lâu,, người ta bịt mắt hắn ta lại. Hắn ta ngồi phía sau xe, giữa hai người gác, mỗi cổ tay bị còng dính vào cổ tay một người gác, Khi người ta đeo kiếng mờ vào cho hắn ta, hắn ta bắt đầu toát mồ hôi và run rẩy, ngay cả sau khi người ta xác nhận rằng không làm gì hại đến hắn ta cả. Hắn ta chỉ thoát khỏi trạng thái ấy nhiều ngày sau. Những người canh gác hắn ta khó tưởng tượng được rằng con người với dáng dấp tầm thường như vậy lạilà  môt tên ác quỷ dưới bộ đồng phục SS đã từng ra lệnh tàn sát nhiều triệu người.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 27 Tháng Sáu, 2015, 01:03:05 pm
                                                                            X - PHÒNG 06


      Sau khi bị câu lưu, Eichmann phải chịu nhiều cuộc thẩm vấn mỗi tuần. Hắn ta cũng đã quyết định viết tự truyện của mình.

     Hắn ta nói sự thật chăng ?

     Những người đủ tư cách nhất để phê phán điều đó là nhân viên của Phòng 06, dưới sự điều khiển của thiếu tá Avraham Selinger.

     Selinger và toán của ông đến trại lyar, ba ngày sau khi Eichmann được chuyển đến: ông bắt tay ngay vào công việc bề bộn của công cuộc chuẩn bị các chứng cứ buộc tội. Ông chọn lựa thành phần thuộc viên gồm hai mươi điều tra viên già kinh nghiệm của cảnh sát, trong đó có viên phụ tá của ông từ nhiều năm qua tại cơ quan C.I.D., chỉ huy phó Ephraim Hoffstetter.

       Đây là một công việc rất nghiêm mật, và Selinger đặt ra những quy tắc sắt đá để thỏa mãn những đòi hỏi của chính thể dân chủ. Tại Do thái, cũng như trong tất cả các chế độ dân chủ khác, mọi người đều
được coi là vô tội khi ra trước tòa án. Viện dẫn các bằng cớ về tội trạng của y là nhiệm vụ của bên khởi tố, Vậy cho nên không có gì có thể được cho là toàn hảo.

       Mặc dù hàng triệu chữ đã viết ra về chương trình tận diệt của bọn quốc xã và hàng khối bằng chứng đã được trưng ra trong những vụ án khác nhau về tội phạm chiến tranh, cho thấy sự tham dự của Eichmann trong kế hoạch nầy, tất cả mọi nguồn tin phải được phối kiểm, mỗi chữ, mỗi tài liệu phải được kiểm chứng về tính cách xác thực. Các bản phúc trình không được xác nhận rõ ràng bởi các nhân chứng đã nhìn thấy tận mắt hoặc bởi các tài liệu có chữ ký, hoặc hỏi chính Eichmann trong các cuộc thẩm vấn, đều bị loại bỏ thẳng tay. Chỉ duy bằng chứng coi như có thể được chấp nhận bởi Tòa án Do thái mới được rời khỏi Phòng 06 để được đệ trình cho ông Chưởng lý, tại bộ Tư pháp. Một viên chức tại bộ này, ông Gabriel Bach, được biệt phái đến Phòng 06.

      Những nguồn gốc căn bản chính của hồ sơ Eich- mann là những bài tường thuật các vụ kiện tội ác chiến tranh đã xử tại tòa án Nuremberg ; mười hai vụ kiện tội phạm chiến tranh ít quan trọng hơn do người Hoa Kỳ thẩm cứu tại Đức quốc sau vụ án Nuremberg ; các vụ kiện đã được Thẩm cứu tại các nước đã bị Đức chiếm đóng ; văn khố vĩ đại của Viện Tưởng Niệm Yad Vashem ở Jérusalem, chứa đựng các bản phúc trình của các cộng đồng Do thái Âu châu, những quyển nhật ký riêng viết tay, các bản phúc trình của những kẻ bị lưu đày tại các trại tập trung ; những tài liệu trong văn khố của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ và các Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và những quốc gia đã từng bị Đức chiếm đóng ; cùng những tài liệu khác của quốc xã tịch thâu được. Tất cả các yếu tố ấy được xét duyệt cẩn thận để trích ra những sự việc chỉ liên quan đến trường hợp của Eichmann. Selinger đã đích thân làm nhiều chuyến công du để tham khảo trong các văn khố tại các thủ đô ngoại quốc, nơi ông đã được hưởng sự hợp tác hoàn toàn của phần đông các chính phủ.

         Nhưng có thêm hai nguồn cung cấp tin tức mà ông ta có thể thâu lượm được, các nguồn tin tức nầy chưa có lúc các vụ kiện được đem ra xét xử ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Một nguồn gồm những tự truyện của những kẻ sống sót từ các trại tận diệt, đã về định cư tại Do thái sau đó. Nguồn thứ hai — quan trọng nhất — là chính Eichmann.

       Các cuộc thẩm vấn Eichmann đều chỉ do phòng 06 thực hiện. Trước mỗi phiên, người ta báo trước cho viên trưởng trại để sắp đặt đưa Eichmann đến căn phòng thẩm vấn tiếp giáp với phòng giam hắn ta, vào giờ đã ấn định.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 05 Tháng Bảy, 2015, 09:09:43 am
        Cuộc thẩm vấn được thực hiện bằng tiếng Đức. Trên bàn có đặt một máy thâu băng và một máy vi âm cho thẩm vấn viên và một cho Eichmann. Sau mỗi cuộc thẩm vấn, bài thâu băng được ghi lại trên giấy và cho Eichmann coi lại. Đôi khi hắn ta sửa đổi đôi chút, hoặc viết thêm vài chi tiết, rồi ký tên.Hắn ta ký tắt dưới những chỗ sửa đổi cũng như dưới mỗi trang giấỵ. Từ đó bản khẩu cung sẵn sàng để trưng ra. Kế đó, những trang giấy nầy sẽ được dịch sang tiếng hébreu dưới sự kiểm nhận lại và ký tên chịu trách nhiệm của một sĩ quan Cảnh sát và bản phiên dịch được chứng nhận là xác thực và được phép mang trình tòa án.

        Ngoài những cuộc thẩm vấn liên quan trực tiểp đến các hoạt động của hắn ta, người ta thường trưng ra cho Eichmann thấy các tài liệu mà Phòng 06 đã tìm ra trong các văn khố. Người ta yêu cầu hắn ta chú giải các tài liệu ấy. Nếu là một lệnh được tìm thấy trong số các tài liệu quốc xã bị tịch thâu thì người ta hỏi hắn ta còn nhớ nó không, có!, hắn ta công nhận tính cách xác thực của nó không, và nó phát sinh trong các hoàn cảnh nào. Hắn ta ký tên dưới những lời chú giải của mình, và bản tài liệu trở thành một lời cung khai để trưng ra.

         Các lời khai của hắn ta trong các buổi thẩm vấn được bổ túc bởi tự truyện mà hắn ta đã bắt đầu viết ít lâu sau khi bị giam giữ. Và điều đó đã trở thành một dữ kiện bổ túc để cho vào hồ sơ.

        Eichmann nói sự thật chăng ?

        Khi bọn quốc xã, có một dĩ vãng và hồ sơ cùng loại, bị bắt được, chúng phản ứng theo một trong ba cách sau đây; chúng chịu nói nhưng nói láo; chúng chịu nói và nói sự thật; chúng giữ im lặng.

          Một số hãnh diện vì qui phạm quốc xã của chúng, đã giữ một sự im lặng, ngạo mạn trong khi nhấn mạnh những gì chúng đã làm là do lòng yêu nước. Họ không có một chút ân hận nào. Những kẻ đã bắt được chúng muốn đối xử ra sao cũng được, chúng không góp phần vào việc làm sáng tỏ quá khứ, chắc chắn là không đối với những người mà họ đã từng khinh bỉ, và đã muốn tiêu diệt, và do một sự ngẫu nhiên của định mệnh ngày hôm nay những ngườ nầy đã nắm phần thắng. Người ta có thể kết án những con người ấy vì các tội ác của họ, nhưng cũng có thể một chút phẩm cách nào đó trong một thái độ như vậy.

      Một số khác, hổi hận vì những hành vi tàn bạo của chúng, đã chịu nói và nói sự thật. Ớ đây cũng vậy, cũng có một thứ nhân phẩm nào đó.

      Người ta không thể nói Eichmann thuộc loại nào trong hai loại nầy. Rõ ràng là hắn ta đã tìm cách nói láo để tránh bị kết tội. Hắn ta tìm cách gây một ấn tượng là hắn ta ta thẳng thắn và ngay thật, Nhưng hẳn ta nói dối bằng những phương cách nhỏ nhặt khác biệ nhau ở những chỗ mà hắn ta nghĩ là có thể thoát được. Hắn ta cũng không luôn luôn gây cảm giác là mình có thiện ý và khéo léo trong cung cách trả lời các câu hỏi. Trong các cuộc thẩm vấn, hắn ta tự mâu thuẫn nhiều lần mà không hay biết. Đôi lúc, khi người ta bắt quả tang hắn ta nói láo, hắn ta đã chỉ làm cho mình càng bị lún sâu hơn trong khi tìm cách gỡ ra.

         Tự truyện của hắn ta là một mưu toan kép để tự bạch hóa và trình bày hoàn cảnh của mình như là hoàn cảnh của một viên chức trung cấp chỉ biết thị hành các mệnh lệnh. Đó cũng là thái độ của hắn ta trong suốt các cuộc thẩm vấn. Khi người ta trưng ra trước mặt hắn ta những tài liệu chứa đựng một mệnh lệnh mang chữ ký của hắn ta, hắn ta thừa nhận tính cách xác thực của nó nếu điều này hợp với đường lối hiện hộ của hắn ta. Nếu, ngược lại việc này làm nặng tội, hắn ta viện dẫn một sự mất trí nhớ.

         Các tài liệu văn khố của Phòng 06 được kiểm xét kỹ theo từng quốc gia và từng tội ác. Mỗi quốc gia có người đã bị tiêu diệt có một ban riêng, được điều khiển bởi một điều tra viên cảnh sát, người nầy thường là một người di dân ở xứ đó và nói tiếng xứ đó trôi chảy ngoài tiếng Bức và tiếng hébreu. Người này và nhóm của ông ta khảo xét từng tài liệu chiểu theo tinh cách xác thực và sự liên hệ của nó với trường hợp Eichmann. Nếu tài liệu được chấp thuận, nó được ghi vào vựng tập, phiên dịch, và cho vào hồ sơ cáo tố.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 06 Tháng Bảy, 2015, 11:07:51 am
       Một hôm, viên thiếu tá Hoffstetter xem xét các tài liệu quốc xã đã tịch thâu được, các tài liệu này có ghi rõ ngày tháng của nhiều chuyến áp tải người Do thái đến trại tập trung Auschwitz theo lệnh của Eichmann, và con số ghi trong sổ được xâm lên cánh tay của mỗi tù nhân bị áp tải trong các ngày ấy. Để xác định ngay sự đích thực của các bản phúc trình, Hoffstetter quay sang Mickey Goldman, viên thanh tra điều khiển toán Ba-lan và nói với ông nầy:

      -Này anh, thế nào tại đây, tại Do thái, cũng có một vài người sống sót từ trại Auschwitz có thể đã đã được áp tải đến trại trong một trong các ngày đó. Chúng ta hãy thử tìm ra một người để chúng ta xem thử vết xâm trên cánh tay của người đó có phù hợp với những con số ghi trong nầy không.

      Mickey chẳng nói gì cả, ông chỉ vén tay áo lên, cho thấy một con số xâm.

     -Khỏi cần tìm kiếm đâu xa, hãy nhìn cánh tay tôi đây.

      Hoffstetter kịp đè nén một tiếng la kinh ngạc. Con số được xâm trên cánh tay của Mickey là «161.135».

      Anh còn nhớ ngày anh đến Auschwitz không ?

     -Làm sao tôi có thể quên được? Mickey trả lời: ngày 3 tháng 12 năm 1943.

      Họ liền xem lại các tài liệu. Các bản danh sách ghi rằng các con số xăm trên cánh tay các tù nhân được đưa đến trại ngày 3 tháng 12 năm 1943, đi từ số 161.000 đến 162.870, gồm 1.870 người, trong đó có Mickey. Anh ta là một trong chín người còn sống sót của toàn thể nhóm đó.

      Ngay sau khi bị giam giữ, người ta đã nói với Eichmann rằng, chiếu theo luật pháp, hắn ta được  chọn một vị luật sư. Hắn ta có thể chọn vị nào tùy ý, dù là người của xứ nào, với điều kiện là vị nầy không liên quan đến Đảng Quốc Xã.

      Gia đình của Eichmann (hắn ta có anh em tại Đức và Áo) bắt đầu tìm kiếm một vị luật sư. Có một lúc, một người em của hắn ta tên Robert, cũng là luật sư, có ý định đích thân biện hộ cho Eichmann. Nhưng cuối cùng, người ta chọn một vị luật sư người Đức nổi tiếng, tiến sĩ Robert Servatius, ở Cologne người đã biện hộ cho Fritz Sauckel, Tổng trưởng Lao động Đức và nhóm các lãnh tụ của Đảng Quốc Xã tại Tòa án Nuremberg. Tiến sĩ Servatius nhận lời biện hộ cho Eichmann và thông báo cho chính phủ Do thái qua trung gian của Tòa đại sứ của xứ nầy tại Tây Đức. Chính phủ Do thái chấp thuận.

      Không một tòa án nào trên thế giới cho phép một vị luật sư ngoại quốc cãi trước mặt họ như là người biện hộ. Nhưng Quốc gia Do thái đã rất lo lắng đến việc tuân theo qui tắc muốn rằng, không những công lý được soi xét, mà người ta còn phải nhận thấy rằng nó đã được soi xét, cho nên quốc gia nầy đã hứa đệ trình Quốc Hội một đạo luật đặc biệt để làm cho sự hiện diện như là người biện hộ của Tiến sĩ Servatius, ông nầy không nói được tiếng Do Thái, thành hợp pháp. Đạo luật nầy, được chỉ danh chính thức như là một «Tu chính Qui pháp Luật sư», đã được đồng thanh chấp thuận. Cùng lúc, những sự chuẩn bị đã được trù liệu để bị cáo và người biện hộ của y đều nhận được một sự phiên dịch đồng thời với các cuộc tranh biện và để Tòa nhận sự phiên dịch qua tiếng hébreu đồng thời với khi họ nói với Tòa bằng tiếng Đức.

      Tiến sĩ Servatius đến Do thái lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1960. Và, mặc dầu bản dự luật điều chỉnh tình trạng ông thành luật sư của Eichmann chưa được dứt khoát thông qua, ông vẫn được phép gặp thân chủ của ông. Ông lưu lại tại đây hai tuần lễ và lại trở lại trong một thời gian lâu hơn vào tháng 12.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 07 Tháng Bảy, 2015, 07:54:44 am
        XI – NẾU QUỐC GIA DO THÁI KHÔNG HIỆN HỮU



        Trong những tuần lễ tiếp theo, sự bắt giữ Eichmann và việc truy tố chính thức hắn ta, một cuộc bàn luận sâu rộng đã diễn ra về tính cách hợp pháp của một vụ kiện tại Do thái, dù rằng người ta đã chấp nhận vụ kiện sẽ được xét xử một cách vô tư và rằng chính nguyên tắc của nó đã được chấp nhận ngay từ lúc đầu vì sự tham dự cüa Eichmann vào việc tận diệt người Do thái.

        Trong vài giới, những sự dè dặt nghiêm trọng nhất có liên quan đến cách thức hắn ta đã bị bắt. Sự bắt cóc hắn ta đã là một hành vi bất hợp pháp, và người ta cho là điều này đã tự động làm vô hiệu lực tính cách hợp pháp của việc câu lưu hắn ta cũng như
quyền đưa hắn ta ra trước pháp luật.

         Điểm thứ hai được bàn tới là tính cách trái luật hiển nhiên của một hành động bắt người tại một nước X, đưa ra truy tố tại một nước Y, về những tội ác vang dội đã phạm tại một nước Z. Thật vậy, Eich- mann đã bị bắt tại Á-căn-đình, và bị đưa đến Do thái để trả lời tại đây về những tội ác đã gây ra tại Đức và các xứ khác tại Âu châu.

        Điều dè dặt thứ ba là nước Do thái chưa hiện hữu với tư cách là một quốc gia lúc Eichmann phạm những hành vi sát nhân, thế cho nên các tòa án của nước nầy không thể có thẩm quyền đối với những gì liên quan tới hắn ta.

      Đó là ba điểm pháp lý chánh yếu đã làm cho tính cách hiệu lực của vụ kiện Eichmann tại Do thái bị dị nghị.

      Đó là những lý lẽ nghiêm trọng. Nhưng chúng có căn bản pháp lý vững chắc không?

      Thứ nhứt, cuộc bắt cóc Eichmann có làm vô hiệụ lực quyền truy tố hắn ta ra trước pháp luật không ? Chúng ta hãy tạm quên tên của con người mà chúng ta đang bàn tới và tánh cách quan trọng của các tội ác mà hắn ta đã bị qui trách. Chúng ta hãy khảo sát vấn đề một cách khách quan. Một người bị nghi ngờ phạm một tội ác có thể bị phán xử không nếu y đã bị bắt giữ một cách bất hợp pháp ? Tính cách vi pháp của việc bắt giữ y phải chăng đã tự động triệt tiêu quyền xét xử y của một tòa án ? Nhìn thoáng qua, hình như những dè dặt này cũng có ít nhiều giá trị. Phần đông những người sống trong các xã hội quen trông mong nơi các vị đại diện Luật pháp sự tôn trọng tối đa về tính cách hợp pháp sẽ có thể phản ứng ngay bằng cách cho rằng chỉ một mắc nhỏ bất hợp pháp trong sợi dây xích thủ tục hợp pháp cũng đưa đến sự vô hiệu của toàn thể sợi dây xích.

      Tuy nhiên một cuôc khảo sát sâu rộng hơn một chút sẽ cho thấy chỗ yếu của lý lẽ nầy. Chúng ta hãy lấy một ví dụ trong một vụ gây tội ác thực sự đã xảy ra cách đây hơn môt thế hệ: vụ ám sát bé Lindbergh.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 08 Tháng Bảy, 2015, 04:00:51 pm
       Lindbergh, người đầu tiên đã đơn phương thực hiện cuộc vượt Đại Tây Dương, là một vị anh hùng của Hoa Kỳ. Cả thế giới đều thán phục ông ta, ông ta có đầy danh vọng và tiền tài. Hôn lễ của ông là một biến cố quốc gia. Cuộc sống riêng tư của gia đình ông là đề tài ca tụng mỗi ngày của báo chí. Đoạn thảm kịch xẩy ra. Một ngàv bất hạnh, đứa con của ông mất tích. Vài giờ sau, một vụ đòi tiền chuộc xảy ra. Những mối lo âu đen tối nhất đã đến thật: đứa bé đã bị bắt cóc và vài hôm sau, người ta tìm ra xác nó.

      Sau một cuộc săn đuổi qui mô trong toàn quốc, một kẻ tình nghi bị bắt. Hẳn tên Hauptmann. Bị đưa ra tòa xét xử, bị tuyên án là có phạm tội và bị hành quyết.

       Chúng ta hãy đăth giả thuyết rằng Hauptmann thoát khỏi màn lưới của những kẻ săn đuổi hắn ta và đã trốn qua Á-căn-đình. Ngoài ra, chúng ta hãy thử rằng hắn ta đã cẩn thận xóa hết các dấu vết của hắn, ngụy tạo các giấy tờ, và định cư tại một xứ dưới cái tên giả. Có thể hìểu rằng các bạn hữu của Lindbergh hoặc các thân nhân ông đã nhất định truy nã Hauptmann đển cùng, cho đến khi hắn ta bị đưa ra trước pháp luật mới thôi. Giả thử rằng họ đã khám phá ra nơi Hauptmann lẩn trốn và đã bí mật tổ chức cuộc săn đuổi và bắt được hắn ta. Giả thử thêm nữa là không có thỏa ước dẫn độ giữa Hoa kỳ và Á- căn-đình, và rằng, để thủ phạm không trốn thoát được, họ đã áp giải hắn ta về nước và giao cho cảnh sát Hoa kỳ. Có thể nghe được chăng khi có một người Mỹ cho rằng, chỉ có một người thôi, vì hắn ta đã bị bắt đi bằng vũ lực cho nên các tòa án Hoa kỳ không có thẩm quyền để xét xử hắn về tội bẳt cóc và giết bé Lindbergh? Phải chăng người ta đã không khen thưởng bạn bè của Lindbergh vì họ đã bắt được tên sát nhân và đưa hắn ta ra trước pháp luật ? Và phải chăng người ta sẽ nói rằng dù bắt được hắn ta bằng cách nào đi nữa, giờ đây chỉ có sự hiện diện của hắn ta là đáng kể và người ta chỉ có việc phán xử hắn ta về tội ác mà hắn ta đã bị cáo phát.

     Hãy nhân tội ác của Hautpmann lên làm mười lần. Không phải chỉ có một đứa bé bị bắt cóc và bị ám sát, mà là mười đứa. Chúng ta hãy nhân cho mười nữa.Chúng ta hãy nhân mãi, rất nhiều lần. Chúng ta hãy thêm vào cha mẹ của nhiều trăm ngàn đứa bé ấy. Và anh chị em chúng. Và chúng ta bắt đầu đến gần con người Do thái, đàn ông, đàn bà, trẻ con đã bị bắt và bị thảm sát theo mệnh lệnh của Cơ quan Đặc trách về vấn đề Do thái của sở Gestapo mà Adolf Eichmann là người cầm đầu. Có kẻ nào có thể cho rằng con người ấy phải thoát khỏi sự xét xử vì cách thức mà hắn ta đã bị bắt chăng ? Tôi nghĩ rằng phần đông người ta sẽ đồng ý để nói rằng, dù cho hắn ta đã bị đưa đến Do thái trong khi vùng vẫy, la hét, và phản kháng trong suốt cuộc hành trình, hắn ta vẫn phải đặt vào ngăn bị cáo trước mặt các quan tòa.

       Nhưng, thật ra, Eichmann đã được đưa đến Do thái với sự đồng ý của hắn ta. Ở đây không phải tôi muốn nói rằng, trong suốt 15 năm, hắn ta đã tìm kiếm cơ hội để ra trình diện trước một tòa án Do thái. Tôi không muốn nói rằng hắn ta đã tiếp đón sự bắt bớ mình một cách vui vẻ. Hắn ta không muốn chút nào cả. Hắn ta luôn luôn tìm cách thoát khỏi các cuộc săn đuổi từ lúc chiến tranh kết liễu. Chắc chắn là hắn ta đã bị bắt ngoài ý muốn. Nhưng, một khi đã lọt vào tay những kẻ bắt cóc mình và khi nhận thấy họ không giết mình, hắn ta cảm thấy vô cùng khuây khỏa.

       Những kẻ đa nghi có thể chủ trương rằng, mặc dù hắn ta đã nói là hắn ta viết bản lời khai vì tự ý chứ không phải dưới sự hăm dọa, nhưng cũng có thể vì hắn ta sợ bị bạc đãi nếu từ chối. Ngay cả trên bình diện lý thuyết, lý lẽ nầy cũng không mấy vững chắc vì, nếu như vậy, hắn ta biết là mình vẫn sẽ có thể làm cứng họng các kẻ bắt cóc bằng cách tiết lộ sự việc trước các phiên tòa xét xử hắn ta. Và chính những kẻ bắt cóc hắn ta cũng không phải là không biết chuyện bất thần như vậy có thể xảy ra. Nếu hắn ta từ chối, họ cũng vẫn áp giải hắn ta về Do thái mà không cần lời khai ưng thuận. Dù sao đi nữa, việc đó cũng không phương hại gì đến kết cục của các biến cố.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 11 Tháng Bảy, 2015, 11:57:28 pm
           Nhưng giả thử là Eichmann phản kháng. Nhiều người không rành có thể ngạc nhiên là luật pháp của các nước văn minh đã qui định rõ ràng về điểm nầy: cách thức mà một kẻ tình nghi bị dẫn trình Tòa không quan trọng đối với Tòa. Luật pháp Anh quốc còn đi xa hơn nữa, bằng cách qui định rằng “Khi người bị cáo đang bị giam giữ một cách hợp pháp trong xứ, Tòa không có thẩm quyền tìm hiểu trong những trường hợp nào mà người đó đã được dẫn trình Tòa”. Đối với câu hỏi để biết xem một cuộc bắt bớ bằng vũ lực có làm vô hiệu việc giam cầm kẻ tình nghi và quyền truy tố hắn ta không, câu trả lời pháp lý là một chữ “khôn” quả quyết. Dù cho các hành vi bất hợp pháp đã phạm phải trong việc bắt Eichmann đưa ra trước một tòa án có thẩm quyền có thể đến thế nào đi chăng nữa, thì Tòa án, một khi hắn ta được dẫn trình, vẫn có thể xét xử hắn ta về các tội ác mà hắn ta bị cáo phát.

           Nói gì về thẩm quyền của một Tòa án Do thái về việc xét xử Eichmann, bị bắt được tại Á căn đình, do các tội trạng đã gây ra tại Âu châu, và, hơn nữa trong thời kỳ mà Quốc gia Do thái chưa hiện hữu? Phải chăng đáng lý hắn ta bị xét xử tại Á căn dinh, nơi hắn ta bị bắt, hay tại Đức hoặc một nước nào khác tại Âu châu nơi các tội ác của hắn ta đã xảy ra.

          Còn về quyền tài phán, tôi muốn bênh vực một ý nghĩ sai lầm hay được lan truyền. Không có một điều luật quốc tế căn bản nào chi phối vấn đề này. Không có chủ thuyết nào xác định các điều kiện trong đó tòa án một quốc gia có thể chấp thuận xét xử các vụ án đại hình. Trong mỗi xứ, Tòa án có quyền giải quyết các vấn đề thuộc về quyền tài phán.

          Mặt khác, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đồng thanh chấp thuận, ngày 11 tháng 12 năm 1946, một quyết định xác nhận các nguyên tắc công pháp quốc tế được nhìn nhận bởi Pháp điền của Tòa án Nurem- berg, tòa án này đã xét xử các tội nhân chiến tranh quốc xã và chuẩn nhận phán của Tòa án Quân sự Quốc tế liên quan đến các tội ác chìến tranh (Đại hội đồng Liên hiệp quốc, phúc trình chánh thức, phiên họp khoáng đại đầu tiên, I.144 — A/PV 55 — 1946). Quyết định đồng thanh nầy tự nhiên đưa các nguyên tắc của Tòa án Nuremberg vào luật pháp chung của nhân loại. Như thế, mọi quốc gia, và nhất là mọi Quốc gia hội viên Liên hiệp quốc phải có quyền xét xử tất cả các tên tội phạm chiến tranh quốc xã, nếu bắt được chúng. Thực sự, quốc gia đó chẳng những có quyền mà còn có bổn phận xét xử, như thế là, nễu Eichmann được áp giải đến bất cứ một quốc gia nào là hội viên của Liên hiệp quốc, dù cho đó là Do thái, Hoa kỳ, Nga sô hoặc Anh quốc, quốc gia nầy sẽ phải có bổn phận đưa hắn ta ra xét xử trước các Tòa án của mình.

           Và nếu người ta lại nói rằng quốc gia Do thái không phải là Hội viên Liên hiệp quốc năm 1946 khi quyết định được chấp nhận, các quyết định của Liên hiệp quốc ràng buộc tất cả mọi quốc gia hội viên trong bất cứ thời gian nào, và các tân hội viên chấp nhận nghĩa vụ nầy trong số các điều kiện gia nhập. Vậy cho nên, không những Do thái có đủ tư cách để xử Eichmann mà Do thái sẽ thiếu bổn phận của một quõc gia hội viên Liên hiệp quốc nếu không làm việc đó.

          Chúng ta thấy một sự tương đồng hữu ích trong tội trộm cướp. Theo luật pháp quốc tế, trộm cướp được coi như một tội ác chống nhân loai. Lý lẽ của nguyên tắc tổng quát cho rằng tên tướng cướp là một ác nhân của loài người. Cho nên, tội ăn cướp có thể được xét xử theo luật pháp quốc tế, bởi mọì Quốc gia đã bắt giữ được can phạm. Trầm trọng hơn biết bao tội ác chống nhân loại gây ra bởi bọn quốc xã, chúng đã ngược đãi, hành ha, lưu đày, bỏ đói, hủy hoại thân thể, làm tiệt đường sinh đẻ và tàn sát. Mạnh mẽ hơn biết bao quyền lực của tất cả các quốc gia, bất cứ nó như thế nào, để xét xử mọi kẻ đã được giao nạp cho họ vì bị ngờ vực là đã phạm một tội ác như vậy!


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 12 Tháng Bảy, 2015, 07:05:41 pm
         Người ta có thể nói gì về sự khẳng định theo đó Do thái không có một quyền hạn hợp pháp nào để xét xử Eichmann vì xứ nầy chưa hiện hữu trong thời kỳ xảy ra các tội ác được viện dẫn? Một người chuyên lo về luật pháp sẽ có thể biện luận rằng, nếu quyền tài phán thật sự bị giới hạn ở biên giới địa dư trong đó tội ác đã xảy ra thì sẽ không có một chỗ nào trên thế giới để Eichmann có thể bị xét xử một cách hợp pháp. Á-căn-đình chăng? Tội ác chống Do thái đã không xảy ra ở đó. Đức quốc chăng? Nước Đức của bọn quốc xã là xứ nơi mà Eichmann đã hành động, không còn nữa. Ngày nay, nó đã bị phân chia giữa Tây Đức và Đông Đức. Mỗi bên đều đòi sự kế thừa của nước Đức quốc xã. Xác định nước Đức nào là người kế thừa thật sự là một vấn đề chính trị chứ không phải là pháp lý. Hắn ta sẽ có thể bị xét xử ở nơi nào khác? ở Hung gia lợi? ở Slovaquie ? ở Ba lan hoặc ở Nga sô? Tại Pháp, Hy lạp, tại Lỗ ma ni? Tại các quốc gia vùng biển Baltique? Tại Pays-Bas? Không có nước nào trong các xứ ấy bắt giữ được Eichmann và chẳng có nước nào tỏ ý mong muốn có được hắn ta.

        Tuy nhiên ngoài tất cả các điều khảo sát ấy ra còn có một sự biện giải đặc biệt về việc xử Eichmann tại Do thái. Nước Do thái xuất hiện trong thế giới năm 1948, không phải như là một Tân Quốc gia, mà như là một tổ quốc của dân tộc Do thái. Quốc gia trẻ nầy được toàn thế giới thừa nhận như là đại diện thực tế và là thừa kế của các nạn nhân Do thái của phong trào quốc xã. Thí dụ rõ ràng nhất của mối liên hộ nầy là thỏa ước bồi thường theo đó chính phủ Tây Đức đảm bảo một sự đền bù tài chánh đối với các tội ác mà người Đức đã phạm phải đối với dân tộc Do thái. Tây Đức hành động như vậy vì Do thái, là nước duy nhất trong các quốc gia trên thể giới, tưởng nhớ và đại diện các quyền lợi của nhiều triệu người Do thái đã bị bọn quốc xã tàn sát. Điều đó đã được nước Đức thừa nhận— sự thừa nhận được căn cứ bằng việc trả tiền bồi thường —mặc dù sự kiện nước Do thái chỉ được khai sinh nhiều năm sau cái chết của Đức. Và nếu xứ Do thái có thể được thừa nhận là kẻ thừa kế, về phương diện tài chánh, của các nạn nhân của phong trào quổc xã, thì quyền là kẻ giám thủ tối thượng kỷ niệm của họ và là kẻ có quyền xử đoán các tội ác đã phạm phải đối với họ càng phải được nhìn nhận nhiều hơn nữa.

       Eichmann rơi vào đạo “Luật (trừng phạt) bọn Quốc xã và những kẻ Hợp tác với bọn Quốc xã”, do Quốc Hội Do thái biểu quyết vào năm 1950. Chúng ta hãy bàn về sự biện luận có thể xảy ra cho rằng đó chỉ là một đạo luật Post facto — vì nó nhắm vào các tộc ác phạm phải từ trước khi đạo luật được ban hành — và vậy là bất công.

       Theo lẽ thông thường, một pháp chế post facto là đáng phàn nàn, tổn thương và bất công, khi nó gán tính cách bất hợp pháp vào các hành vi hoàn toàn hợp pháp trong lúc những hành động nầy đã được thực hiện, hoặc là một người oó trí khôn lành mạnh khống thể, bị xem như những kẻ sát nhân một cách hợp lý được trong khi thiếu sót một sự cấm đoán rõ ràng. Hiển nhiên là bất công khi lôi ra tòa một tài xế bị buộc tội lái xe một trăm cây số một giờ trên một con đường rộng không có giới hạn tốc dộ trong năm I960, và truy tố ông ta chiếu theo một đạo luật ban hành năm 1961, giới hạn tốc độ không quá năm mươi cây số một giờ, với một năm hồi tố. Không có luật lệ nào cấm chạy một trăm cây số một giời trong năm 1960. Người lái xe xử sự hợp lệ. Một cuộc truy tố phát nguồn từ việc cấm đoán post facto sẽ là một bất công quái dị.

       Các quan điểm nầy không thể áp dụng vào các tội ác của Eichmann. Vì nhữrg hành động mà hắn ta phạm phải và bị cáo phát vừa trái luật hiển nhiên và vừa được công nhận như thế bởi tất cả mọi người bình thường. Không phải chỉ có đạo luật hồi tố cho chúng là vi luật. Chúng đã vi luật và đã bị công nhận là như vậy ngay trong thời kỳ chúng đang được gây ra. Chúng gồm tội tàn sát vô cớ thường dân, đó là chỉ kể một trong các chứng cớ buộc tội. Cũng không thể nào cho rằng Eichmann đã tin chắc điều gì hắn ta làm là hợp pháp, ngay cả đối với luật pháp của Đức. Chắc chắn không phải là hắn ta đã tin rằng điều hắn ta đã làm là hợp pháp với luật pháp của các quốc gia.

       Việc giết người vô cớ là một tội ác mà mọi xã hội văn minh đều công nhận. Không một tư tưởng luật pháp khoáng đạt nào có thể cho việc tàn sát tập thể những thường dân vô tội là một hành động hợp pháp. Và Hiến chương và Phán quyết của Tòa án Nuremberg đã xác định rằng, dù chính phủ một Quốc gia có chủ quyền tuyệt đối, như nước Đức, cho phép những việc làm như vậy được xảy ra và không gia hình đối với việc thi hành chúng, các hành động nầy vẫn cấu thành một trọng tội đối với luật pháp quốc tế.

       Sau cùng lý luận tuân theo uy quyền quân sự cao cấp không thể chấp nhận được. Thật ra, các Nguyên tắc của Tòa án Nuremberg rất minh bạch về vấn đề nầy. Nguyên tắc IV qui định: “Sự kiện một người hành động đúng theo lệnh của chính phủ y hoặc củả một thượng cấp không làm y thoát khỏi trách nhiệm của mình đối với luật pháp quốc tế, miễn là y có được một sự chọn lựa về mặt đạo đức”.

       Thực sự, nếu không như vậy thì chỉ có Hitler là tên quốc xã duy nhất bị đưa ra trước vành móng ngựa tại Tòa án Nuremberg. Không một người nào có thể thực sự nghĩ rằng các bị cáo tại Nuremberg đáng lý ra phải được trả tự do vì họ chủ trương rằng đã hành động theo lệnh của Hitler và không có được sự “lựa chọn về mặt đạo đức”.

     Và nếu Quốc gia Do thái không hiện hữu và không hành động như đã hành động thì Eichmann – một trong các tên tội phạm ghê gớm nhứt của mọi thời đại - sẽ vẫn ở ngoài vòng pháp luật. Bởi vậy, cho nên vụ xét xử hắn ta phải được xem như hoàn toàn phù hợp với luật pháp.



                    ----------------------------------


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 18 Tháng Bảy, 2015, 06:52:30 am
       XII – CUỘC XỬ ÁN


      Ngày thứ ba 11 tháng 4 năm 1961, một ngày nắng đẹp, vụ xử án tên sát nhân vĩ đại nhất thế giới được khai mạc. Công việc thẩm cứu khởi sự vào ngày 29 tháng 5 năm 1960, do Phòng 06 đảm nhiệm sáu ngày sau khi Eichmann được đưa đến Quốc gia Do thái đã hoàn tất. Phận sự của công lý bắt đầu.

      Lúc 8 giờ 56 phút, trong phòng xử án của Pháp đình, tại Jérusalem, một người đàn ông mảnh dẻ  len vào trong một lồng kiếng đạn bắn không thủng đã được chế tạo riêng cho hắn ta. Căn phòng được dự trù để chứa 750 người, đầy nghẹt. Bị cáo, không bị còng tay, được hai nhân viên cảnh sát kèm hai bên. Hắn ta làm mọi người kinh ngạc trước hết là do tướng mạo tầm thường của mình. Một con người tầm thường, dáng vẻ hiền lành, đầu hơi sói, tóc bạc hoa râm, râu vừa mới cạo nhẵn nhụi. Cặp mắt kiếng to lớn nằm trên chiếc mũi cao, môi mỏng dánh. Thỉnh thoảng nét mặt nhăn nheo lại co giật một cái. Hắn ta mặc bộ đồ sậm, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt xanh đậm sọc xanh da trời.

      Khác xa với viên quốc xã nai nịt gọn gàng trong bộ đồng phục đen, khác hẳn với viên công chức ngạo mạn mà các nhân chứng đang chờ phiên ra trước tòa đã có dịp gặp gỡ trước chiến tranh. Viên cựu trưởng Ban IV B4, người đã tập nã cả vùng Âu châu bọn người mà ông ta gọi là «bọn vô lại Do thái», giờ đây ủ rũ mặt mày tái mét trong lồng kiếng, canh giữ bởi hai người đại diện lực lưỡng chủng tộc bị nguyền rủa đứng cao hơn hắn ta một cái đầu.

      Bị cáo ném một cái nhìn dài về phía công chúng; đây là lần đầu tiên từ lúc bị bắt, hắn ta tiếp xúc với dân chúng, trong phòng chen chúc 376 ký giả, thông tín viên cùa các nhật báo ngoại quốc, cùng với 166 thành phần của báo chí và các hãng thông tẩn Do thái. Người ta còn chờ thêm 600 đại diện báo chí ngoại quốc. Những hành lang bên trên căn phòng được dành cho các đại biểu ngoại giao và các quan viên mà một số quốc gia phái đến, như Đức, Áo và Nam tư.

     Các phóng viên, tới trước đó một giờ, đã được lục soát; người ta muốn biết chắc chắn là họ không có mang vũ khí. Trong phòng báo chí dành sẵn cho họ, ngoài mọi dễ dàng cần thiết thường lệ cho việc làm của họ, họ có thể theo dõi vụ kiện trên bốn màn ảnh truyền hình. Họ cũng có thể ráp dây vào các ống nghe đang truyền lại các cuộc tranh biện đã được phiên dịch ngay trong cùng lúc đó . Anh ngữ, Pháp ngữ, Đức và hébreu. Trong phòng xử, công chúng theo dõi vụ kiện bằng các ống nghe cá nhân. Một cuộc phiên dịch chính thức từ tiếng Hébreu ra tiếng Đức được thực hiện đặc biệt cho Eichmann và các luật sư hắn ta.

     Sau bị cáo, trong tòa án xuất hiện những chiếc áo đen của các luật sư.

       Đi đầu, viên biện lý Geon Hausner , mà vai trò là nhân danh sáu triệu nạn nhân, sẽ kêu gọi công lý phải được thi hành. Một con người lạnh lùng, điềm tĩnh, dáng vẻ còn trẻ mặc dầu đã 46 tuổi với cái đầu hơi sói. Đi theo ông ta là các viên phụ tá, Ysacov Baror, với hàm râu đen, và Gabriel Bach, một luật sư trẻ tuổi đã theo dõi các công việc của Phòng 06. Một luật gia tên tuổi đi sau cùng, Jacob Robinson, 72 tuổi, sanh tại Nga sô, giáo sư tại Đại học Columbia Hoa kỳ và đã từng là một trong các cố vấn của công tố Viện Hoa kỳ trong vụ xử án tại Nuremberg.

       Luật sư biện hộ, Tiến sĩ Robert Servatius, đi vào một cách trang trọng. Con người vạm vỡ, thấp người, mái tóc nâu hớt ngắn, da dẻ hồng hào nầy, có vẻ hoàn toàn tự tin, ông ta phô trương một vẻ nét khôn ngoan hơi mai mỉa làm như, ở tuổi 65, ông không cần học hỏi gì nữa về bản chất con người và đã mất năng lực lấy làm lạ về bất cứ chuyện gì. Ông được một luật sư trẻ người Munich, tên Dieter We- chtenbruch, phụ tá.

        Bên buộc tội và bên biện hộ ngồi vào chỗ. Bị cáo chờ đợi trong lồng kiếng đạn bắn không lủng. Các thông dịch viên chuẩn bị trong phòng của họ. Những ký viên, phóng viên truyền hình đều có mặt tại vị trí. Bỗng vang lên giọng nói lanh lảnh của viên thừa phát lại:

     -Beth Mispr-a-at ! (Tòa đăng đường !)

      Mọi người đứng lên, cánh cửa phía sau bục gỗ mở ra và ba vị quan tòa bước vào.

       Đi đầu là ông chánh án, Moshe Landau, thẩm phán Tối cao Pháp viện, bốn mươi chín tuổi, cao lớn tóc vàng, dáng dấp tao nhã. Chính ông đã góp phần lớn vào việc làm cho các cuộc tranh biện dai dẳng trước tòa giữ được nét quan tĩnh vĩnh cửu. Tiến sĩ Benjamin Halevi, 56 tuổi, ngồi bên phải Chánh án Landau, dù có một nét mặt nhân hậu, đã nổi tiếng là một thẩm phán khe khắt. Quan tòa thứ ba là một học giả 55 tuổi. Tiến sĩ Yitzhak Raveh. Cũng như hai đồng nghiệp, ông đã bắt đầu việc học hỏi tại Đức và di cư khi Hitler lên nắm chánh quyền.

       Ông Chánh án Landau dùng tiếng Hébreu yêu cầu người ta bảo bị cáo đứng lên. Đoạn ông mở cuộc thẩm vấn ngắn ngủi mà các thông dịch viên dịch ra ngay :

     -Bị cáo có đúng là Adolf Eichmann, con của Adolf Karl Eichmann?

     -Jawohl, bị cáo trả lời.

       -Có phải Tiến sĩ Servatius và Luật sư Wechtenbruch đại diện cho bị cáo không?

        -Jawohl.

       -Bị cáo bị truy tố bởi 15 yếu kiện cáo tố. Tòa sẽ đọc cho bị cáo nghe.

      Vụ án của thế kỷ bắt đầu.

       Chính bên biện hộ gây ra việc rắc rối đầu tiên trong các cuộc tranh biện: Tiến sĩ Servatius nêu vấn đề vô thẩm quyền của tòa án. Chúng tôi đã tường thuật trong chương 11 các lý lẽ mà luật sư có thể nêu ra và đã bị Tòa bác bỏ ra sao. Cuộc tranh biện nầy, được kết thúc bằng việc bác bỏ các kết luận do Servatius đưa ra, đã kéo dài suốt sáu ngày.

        Sau đó, vụ án tiếp tục lại ngay tại chỗ đã bị gián đoạn.

       Chánh án Landau hỏi bị cáo:

      -Bị cáo có nghe rõ 15 yếu kiện cáo tố mà Tòa đã đọc trong ngày đầu tiên không?

     -Jawohl.

     -Về yếu kiện cáo tố thứ nhất, bị cáo có nhận là mình có tội không ?

      -Im sinne der Anklage nicht sehuldig. (Không có tội theo như các lời lẽ của bản cáo trạng).

      Câu hỏi được đưa ra mười lăm lần, mỗi lần cho một yếu kiện cáo tố khác nhau, và được trả lời tương tự như trên mười lăm lần.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 19 Tháng Bảy, 2015, 09:37:32 am
        Lời buộc tội được căn cứ trên ba loại bằng chứng chủ yếu. Trước tiên là một số rất nhiều tài liệu đã đưa cho Eichmann xem tại Phòng 06 về tất cả các hoạt động của hắn ta trước và trong thời gian chiến tranh. Kế đó là cuốn băng được thâu — bị cáo đã được cho biết việc thâu băng nầy — trong các cuộc thẩm vấn Eichmann. Sau hết, là một số nhân chứng đã có dịp tiếp xúc với Eichmann với tư cách là người chịu trách nhiệm cuộc di dân và tiếp theo đó là cuộc lưu đày dân Do thái.

       Toàn thể chứng cứ nầy được bổ túc bởi những lời khai của một số tội phạm chiến tranh như Wisliceny và do cuộc phỏng vấn mà Eichmann, lúc đó đã tị nạn tại Nam Mỹ, dành cho một phóng viên người Đức.

       Để tránh kéo dài và làm gián đoạn các cuộc tranh biện do việc kiểm chứng vô vị của từng trang tài liệu trong lúc cần thiết đến, các vị quan tòa đã quyết định dành riêng một buổi cho việc kiểm định tổng quát.

       Viên tổng quản dốc Bar Shalom ra trình diện trước vành móng ngưa, chỗ dành riêng cho nhân chứng, với nhiều bó hồ sơ dày cộm. Các tài liệu phần lớn xuất xứ từ Bộ Chiến tranh Đức, từ các văn khố của Cơ quan Gestapo, từ Trung tâm Khảo chứng Do thái tại Ba lê, từ những kho văn khố tương tự tại Hòa lan, Tiệp khắc, Hung gia lợi, Ba lan, Ý, Nam tư, cùng các văn khố của viện Yad Vashem tại Jérusalem.

       Mỗi bản văn được Bar Shalom trình lên viên Biện lý, ông nầy ghi rõ xuất xứ của nó rồi trình ông Chánh án Landau để ghi số.

      Khi tài liệu sau cùng được ghi nhận, ông Chánh án Landau, mà tất cả mọi người đều nghĩ là ông sẽ tuyên bố bế mac phiên xử, lên tiếng hỏi công tố viên:

      -Nhân chứng sắp tới của quí ông là ai?

      Câu hỏi nầy đã làm cho tất cả những người mà diễn tiến nhàm chán của công việc kiểm chứng tài liệu đã làm cho mệt mỏi, giật mình tỉnh táo. Công tố viên trả lời :

       -Người chứng tiếp theo là viên tổng quản đốc Less, người đã thâu băng lời khai của bị cáo.

        Kế đó Hausner giải thích là ông không có ý định cho Tòa nghe tất cả cuốn băng mà chỉ trình Tòa những đoạn quan trọng mà thôi. Người ta phân phát cho các vị quan tòa và những người biện hộ bản sao của cuộc thẩm vấn, tiếp theo đó một sự im lặng bao trùm và người ta nghe một giọng nói đàn ông nói bằng tiếng Đức :

        -Himmler đã dùng dân tộc Do thái để làm trò tiêu khiển...

         Một giây phút kinh dị. Giọng nói tiếp tục, phát ra từ một chiếc máy được đặt bên cạnh vành nhân chứng. Người có giọng nói đó ngồi nghe, thản nhiên trong lồng kiếng.

         Bản ghi âm đó không thể làm hắn ta ngạc nhiên,  hắn ta đã nghe quá nhiều lần rồi. Ngược lại, chắc chắn là vẻ điềm tĩnh lạnh lùng mà Avner Less đã nghe các lời khai của hắn ta, cẩn thận tránh mọi sự bình phẩm, đã không chuẩn bị Eichmann trước  đối với các câu hỏi hóc búa sắp tới của ông biện lý và các quan tòa.

       Bên truy tố trình bày các tội ác của Eichmann theo thứ tự thời gian : đầu tiên, trước chiến tranh, bị cáo đã tỏ ra là người tổ chức cuộc di cư cưỡng bách của người Do thái. Kế đó, trong thời gian chiến tranh, hắn là người tổ chức cuộc lưu đày đưa người Do thái đến lò thiêu xác.

        Một trong các nhân chứng đã gặp Eichmann năm 1937 trong vai trò chuyên viên về vấn đề di dân đã gặp lại ông năm 1939 trong địa vị một người có nhiều quyền thế. Nhân chứng tường thuật một cách thật thấm thía, nhân vật — thật khác hẳn với bị cáo nhu mì và lễ phép — và lề lối mà nhân vật ấy đã thi hành trong các chức vụ của ông ta.

         Trong hai năm 1936-1937, Tiến sĩ Frantz Mayer phát biểu, tôi có tiếp xúc với Adolf Eichmann. Ông ta giám sát việc di cư của người Do thái về vùng Palestine. Lúc bấy giờ, đó là một công chức như bao người khác, lạnh lùng nhưng đứng đắn, và đang tìm cách điều tra dò hỏi.

        Năm 1939, ở Vienne, Tiến sĩ Mayer được gọi đến Điện Rothschild, cùng với các đại diện khác của cộng đồng Do thái, để bàn luận về vấn đề di dân. Ông kinh ngạc vì sự thay đổi thái độ của Eichmann.

       -Tôi đã cho ông ta là một người thư lại, một nhân viên có nhiệm vụ chuẩn bị các bản phúc trình. Ngờ đâu tôi đứng trước một con người tàn bạo thô bỉ, nắm quyền sinh sát chúng tôi. Ông ta cho gọi  chúng tôi ra đứng trình diện, chúng tôi không có quyền đến gần bàn giấy của ông ta. Ông ta nặng lời chửi rủa một người trong bọn chúng tôi vì ông nầy đã thọc tay trong túi quần và còn cho ông là «kẻ hèn mạt vô cùng thối tha». Ông ta cho chúng tôi biết điều ông ta quan niệm qua từ ngữ «Cuộc di dân của người Do thái». Ông ta mô tả cơ quan của ông ta như là một tấm thảm lăn, một máy vặn tổng trong cơ xưởng. Tại một đầu, ông ta nói với chúng tôi, các ông đặt một người Do thái; y có của cải, tài sản, một cơ sở thương mại, một trương mục trong ngân hàng, những quyền lợi dân sự, đi ngang qua cơ quan của tôi trên tấm thảm lăn và bước ra, không của cải, không quyền lợi, không gì cả. Y chỉ còn một giấy thông hành và lệnh rời khỏi xứ trong mười lăm hôm, nếu không sẽ bị đưa đến một trại tập trung.

       Không ai ngoài Eichmann có thể thuật lại rõ hơn công việc mà hắn ta đã thực hiện tai Áo, Tiệp khắc, Đức, giữa 1933 và 1940.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 20 Tháng Bảy, 2015, 08:14:32 am
       Khi chiến tranh đã bùng nổ, Eichmann giữ trọng trách lưu đày người Do thái trong tất cả các nước bị Đức quốc xã chiếm đóng: Bỉ, Hòa lan, Pháp, Đan mạch — nước duy nhất nơi các kế hoạch của Đức đã gặp một sự kháng cự hiệu quả — Ý đại lợi, Croatie, Bảo gia lợi, Hy lạp, Lỗ ma ni, Hung gia lợi, Na uy, Ba lan. Hắn ta cũng giám sát công việc chuyên chở những kẻ lưu đày đến các trại tử thần.

       Một lần nữa, viên biện lý Hausner ghi nhận các sự việc theo thứ tự thời gian. Mỗi lần cần đến các tài liệu được đem ra để làm cho những lời khai của các nhân chứng thêm vững vàng.

      Bằng chứng nặng nề nhất là các con số.

      Các con sổ nầy đã được môt học giả lừng danh thế giới khai trình Tòa bằng tiếng hébreu cổ điển. Đó là giáo sư Salo Baron, chuyên gia về lịch sử của dân tộc Do thái, mà ông giảng dạy ở Đại học Columbia, tại Nữu Ước.

      Trước chiến tranh, dân chúng Do thái tại các xứ đã bị quân đội Đức chiếm đóng là 9.800.000 người. Sau khi chiến tranh kết liễu, số dân ấy sụt còn 4.250 000. Vậy số người biến mất là 5.550.000 người. Tuy nhiên, giáo sư Baron tuyên bố là các công cuộc sưu tầm của ông đã đưa đến con số 6 hoặc có thể là 7 triệu người chết. Ông cho vài thí dụ chấn động. Tại Ba lan, trước chiến tranh, dân chúng Do thái là 3.300.000 người. Trong cùng xứ Ba lan ấy sau chiến tranh, chỉ còn có 73.955 người Do thái. Trong khoảng 500.000 người Do thái Đức, chỉ còn có từ 15 đến 20.000 sống sót. Tại Tiệp khắc, 14.000 sống sót trên tổng số 356.000 người. Nhân chứng đã về quê ông tại vùng Galisie và chỉ thấy lại được chừng 20 người sống sót trong một cộng đồng phồn thịnh gồm 20.000 người Do thái.
     
       Việc diệt chủng mà bị cáo là đồng lõa và là người tổ chức được định danh bằng từ ngữ Endlosung — giải pháp cuối cùng – do Himmler và Heydrich đặt ra.

     Ngày được quyết định áp dụng «giải pháp cuối cùng» nầy — có nghĩa là cho mở màn việc tận diệt dân tộc Do thái tại Âu châu — chính Eichmann chuyên viên về vấn đề di dân, chuyên môn về chuyển vận, thư lại nhiệt thành, công chức tinh tế, đã được Himmler chọn làm kẻ thi hành công tác.

       Tại Tòa án, người ta nhắc đến mọi sự tình của buổi hội hắc ám gọi là «Hội nghị Wannsee». Chẳng những Eichmann được thượng cấp của hắn ta tại cơ quan Gestapo là Mueller triệu đến, mà chính hắn ta đã cung cấp cho Heydrich các yếu tố của bài diễn văn mà Heydrich, trong tư cách là chỉ huy trưởng các Cơ quan An ninh Quốc gia, Reichssicher-heitdiensthauptamt, phải đọc lúc khai mạc buổi họp. Khi buổi họp bế mạc, sau khi các nhân vật không thuộc cơ quan Gestapo ra về, Eichmann, tràn đầy tham vọng, cảm thấy thích thú khi được ở lại uống rượu với Heydrich và Mueller bên lò sưởi.

       Nhờ các nhân chứng, bên cáo tố có thể chứng minh rằng kế hoạch tiêu diệt gọi là «giải pháp cuối cùng» đã được Ban IV B4 thi hành. Các tài liệu do bên cáo tố thâu lượm được chứng tỏ phần trách nhiệm của bị cáo trong các tội ác nầy.

      Tại Ba lan, gần như toàn thể cộng đồng Do thái, rất đông đảo, đã bị tiêu diệt.

       Nhân chứng Ba lan đầu tiên trình diện trước tòa là một người đàn bà tên Ada Lichtman, bị đày từ tháng 9 năm 1939. Cả gia đình bà đã bị tàn sát. Bà phải đi từ ghetto nầy đến ghetto khác, từ trại tập trung nầy qua trại tập trung khác, cho đến trại tận diệt ở Sobibor mà bà là một trong những người sống sót hiếm hoi. Với bà bắt đầu trong phòng xử là cuộc truy niệm dài lê thê về các trại tập trung tra tấn và chết chóc của chúng, có nhiều lúc, cuộc nhắc nhở nầy đã trở nên quá sức chịu đựng đối với mọi người, ngoại trừ bị cáo.

       Svi Pachter, một trong các nhân chứng tiếp theo Ada Lichtman, sau khi tường thuật câu chuyện một «cuộc diễu hành của thần chết», trong đó chỉ còn lại độ 100 sống sót trên tổng sổ 1.000 người, đã có dịp trình bày sự tham dự trực tiếp của Eichmann trong một trường hợp giết người đích xác. Ông nói về việc treo cổ 7 tù nhân để làm gương trong tháng 3 năm 1942. Và trong số các tài liệu do bên cáo tố trưng ra, đã có đúng ngay lệnh hành hình phát xuất từ Ban IV B4 và do Adolf Eichmann ký tên.

       Tiến sĩ Wells, một nhà vật lý học 36 tuổi, từ Hoa kỳ đến để làm chứng về cuộc tàn sát gia đình ông lúc quân Đức chiếm đóng vùng Lvow. Sau khi mô tả tình trạng tàn khốc về đời sống của ông tại trại Janowska, ông trả lời câu hỏi của viên biện lý Hausner rằng mình đã cố tìm được sự can đảm để sống sót với hy vọng một ngày kia sẽ làm chứng.

       Zivia Zuckermann và chồng bà ta, đoàn viên của kibboutz (nông trại cộng đồng) Lohanna Haghetaot, đã khai trình nhân danh những kẻ nổi loạn tại ghetto (xóm riêng của người Do thái) ở Varsovie.

       Các nhân chứng cứ tiếp nối nhau như thế để làm chứng về cuộc tiêu diệt người Do thái Ba lan. Người cuối cùng. Tiến sĩ Bermann, đã kèm theo câu chuyện của ông bằng một cử chỉ mà không một người nào hiện diện trong phiên xử ngày hôm dó quên được. Bermann kể lại rằng ông đã trở lại Treblinka trong một cuộc hành hương ít lâu sau khi trại được giải phóng.

      -Bấy giờ tôi nhìn thấy một cảnh tượng chấn động: nhiều cây số vuông đồng bằng được phủ lấp, trộn lẫn với xương cốt, bởi hàng triệu chiếc giày. Rất nhiều giày trẻ con.

       Lúc đó Bermann rút từ trong túi ra một gói giẻ màu đỏ rồi từ từ mở ra. Ông lấy ra một đôi giày nhỏ xíu, cầm mỗi tay một chiếc, rồi đưa lên cho Tòa xem.

     -Tôi đem về một đôi, ông nói, để kỷ niệm những ngày khủng khiếp đó, một đôi trong số nhiều triệu đôi khác rải rác trên cánh đồng của thần chết.

        Mọi cặp mắt dán chặt vào hai chiếc giày trẻ con nầy. Kế đó những cái nhìn đổ dồn về phía bị cáo trong lồng kính. Mặc dù thỉnh thoảng có một sự co giật trên nét mặt, hắn ta không có một vẻ cảm động nào.

       Sau các vụ lưu đày ở Ba lan, đông đảo nhứt, bên cáo tố đề cập đến những vụ lưu đày tại Nga và các nước thuộc vùng biển Baltique. Eichmann có tham dự buổi họp diễn ra tại Bá linh vào tháng 6 năm 1941 và trong buổi họp nầy vai trò của các Einsatzgruppen đã được xác định, Einsatzgruppen là một loại các biệt đội cảm tử có nhiệm vụ tiêu diệt người Do thái lần lượt bị bắt được trong cuộc tiến quân của Đức, tiêu diệt đơn thuần không điều kiện cũng chẳng cần giấy tờ thủ tục.

      Diễn tiến nầy một khi đã được thiết lập, đã được áp dụng trên toàn cõi Âu châu bị chiếm đóng.

     Khi đề cập đến vấn đề thành lập «Văn phòng đặc trách các Vấn đề Do thái» rẩt nổi tiếng tại Ba lê, người ta nghe lời khai của Georges Wellers, giáo sư tai Sorbonne, ông thuật lại cuộc lưu trú của ông tại Drancy và các tình trạng giam giữ 4.000 trẻ em, tất cả đều bị dành cho thần chết.

      Sau Bỉ đến Hòa Lan, trên tỗng sổ 140.000 Do thái Hòa lan, 110.000 đã bị lưu đày. Khoảng 30.000 người thoát khỏi móng vuốt của bọn nhân viên Ban IV B4 nhờ những cố gắng anh dũng của dân chúng Hòa lan. Bên cáo tố trưng ra một tài liệu do Eichmann ký tên trong đó hắn ta phản đối sự chậm chạp của các vụ lưu đày: hắn ta đã quyết định ngày 31 tháng 7 năm 1943 là ngày bắt buộc không còn một người Do thái nào nữa trên xứ Pays -Bas. (1)

...........................................
     (1)Pays.Bas là một trong số các Quốc gia miền Tây Âu châu, bên bờ Bắc Hải; 33.491 cây số vuông ; 12.743.000 dân – Thủ đô : Amsterdam. Trung tâm Hành Chánh và trụ sở Tòa án quốc tế : La Haye.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 21 Tháng Bảy, 2015, 06:55:29 am
       Phiên tòa duy nhất đã để lại cho thính giả một cảm giác an ủi và không làm họ mất niềm tin nơi loài người là buổi bên cáo tố dành cho các cuộc lưu đày tại Đan mạch. Nhân chứng chính là Werner David Melchior, con trai vị Đại giáo sĩ. Tài liệu phát xuất từ trong các văn khố của Đức. Trên 8.700 người Do thái, Do thái Đan mạch hoặc tị nạn, chỉ có 472 người bị lọt vào tay bọn Quốc xã. Tất cả những kẻ khác được tự do và toàn mạng nhờ sự âm mưu thật sự của dân tộc Đan mạch và Quốc vương của họ.

       Theo cùng diễn tiến — nhân chứng khai báo và được xác nhận bởi các tài liệu —, cuộc lưu đày của người Do thái ở Na Uy, Nam tư, Bảo gia lợi, Hy lạp, Lỗ ma ni, Slovaquie và Hung gia lợi đã được nhắc lại trước vành móng ngựa.

       Sáu phiên tòa được dành cho Hung gia lợi. Một cuộc khảo chứng nặng nề đối với bị cáo, cho thấy Eichmann đã hăng hái gởi người Do thái đến các trại tử thần mặc dù sự chống đối của chính phủ Horthy — chính phủ nầy thích dùng họ làm lao công hơn — và vượt cả lệnh của Himmler.

      Trong sáu phiên xử nầy, việc Eichmann đề nghị với Joel Brand - « Máu đổi xe vận tải», đã được nhắc đến.

       Cuộc diễu hành vào cõi chết, công tác kết thúc vai trò của Ban IV B4 ở Hung gia lợi, hoàn toàn là dosáng kiến Eichmann và vả lại cũng đã đưa đến cho hắn ta một sự khiển trách của Himmler. Bà Aviva Fleishmann ra trước vành móng ngựa và diễn tả lại sự ghê rợn của nó. 50.000 đàn ông, đàn bà và trẻ con bị kéo ra khỏi nhà hoặc các trại lao tác do một chuyến gom nhặt cuối cùng và bị lùa đi bộ từng toán hàng ngàn người đến biên giới nước Áo. Hai trăm cây số giữa mùa đông, không chỗ trú ẩn vào ban đêm, gần như không có lương thực. Bảy ngàn người gục ngã trong các hố rãnh và bị bắn bỏ tại chỗ. Hơn ngàn người chết vì đói khát. Mười ngàn về tới biên giới nơi mà Wisliceny, lâm thời giữ vai trò phụ tá Eichmann, làm một cuộc «tuyển chọn».

       Eichmann bất chấp mọi trở ngại và nhất quyết tổ chức cho được chuyến đi để giữ đầy đủ con số người lưu đày mà hắn ta đã định trước. Mười ngày sau, quân đội Nga sô tràn đến trước thành phố Buda¬pest.

      Kết quả tất nhiên của «giải pháp cuối cùng» nằm trong các trại tiêu diệt, các trại mà trong đó người ta chỉ chế tạo xác chết. Hai mươi sáu nhân chứng ra trước vành móng ngựa để làm chứng những gì họ đã thấy ở Maidanek, Sobibor, Chelmno, Belsec, Treblin- ka và Auschwitz.

       Như thế chu trình địa ngục bị khóa lại.

       Nhân chứng sau cùng bên Công tố viện là một người Đức, chống Do thái duy nhẩt. Mục sư Gruber đến gặp Eichmann tại Bá linh trong khi ông đang tìm cách cứu người Do thái khỏi bị lưu đày. Thấy các cuộc vận động của mình vô ích, sau đó ông liều mình hoạt động bí mật, điều đó đã làm chính bản thân ông bị lưu đày đến trại Suchsenhausen.

       — Khi ông đến can thiệp với Eichmann, ông ta gây cho ông cảm tưởng như thế nào? Ông biện lý Hausner hỏi.

       — Tôi tìm cách nói chuyện không thù hận, không hiềm khích... Ông ta đã làm tôi có cảm tưởng như trước một khối cẩm thạch, một khối nước đá, một tên lính đánh thuê đã trở thành vô tri vô giác trước công lý ngày mà hắn ta khoác vào người bộ đồng phục.

      Mục sư Gruber chấm dứt lời khai bằng một lời kêu gọi tha thứ, kết thúc những lời chứng do bên cáo tố đưa ra.

      Ngày 20 tháng 6 năm 1961, Tiến sĩ Servatius nêu tên Adolf Eichmann như là nhân chứng duy nhất và độc nhất cho chính sự biện hộ của hắn ta.

       Vì vậy Eichmann được luật sư của hắn ta chất vấn về các sự việc để ông có thể hoặc bác bỏ hay giải thích một cách thuận lợi cho hắn ta. Ông được làm việc nầy đến ngày 7 tháng bảy. Ngày hôm đó, một ngày thứ sáu hai giờ trước khi phiên xử chấm dứt, Servatius tuyên bổ ông đã kết thúc với nhân chứng của ông ta. Người ta cứ tưởng là phiên xử sẽ được dời lại vào ngày thứ hai nhưng sau hai mươi phút tạm ngưng ông Chánh án Landau lại trao lời cho công tố viên. Việc phản chất vấn bắt đầu và kéo dài cho đến ngày 8 tháng tám.

       Việc bào chữa của Eichmann — dù hắn ta trả lời luật sư biện hộ cho hắn ta hoặc Hausner hay các quan tòa — đã làm cho những người cứ tưởng là những cảm xúc bi thảm sẽ xảy ra vô cùng chán nản. Bị cáo — đôi khi bị khích động nhưng luôn luôn tự chủ -  chỉ khai trình có hai loại lý luận. Về các chi tiết, hắn ta lý sự vụng như một viên thư lại, bài bác một ngày tháng hoặc nguồn gốc của một tài liệu, cho đến khi, bị cứng họng bởi tính cách xác thực của các sự việc, hắn ta mới viện cớ là trí nhớ đã bị rối loạn. Trên căn bản, hắn ta trút bỏ hết mọi trách nhiệm. Hắn ta đã chỉ là một quân nhân, một công chức, một kẻ thừa hành. Himmler, Heydrich, Mueller, Kalten-brunner mới là những kẻ đáng bị trừng phạt, chứ không phải hắn ta.

      Không một phút nào bị cáo tỏ ra tương xứng với tộc ác ghê gớm của mình.

      Khi Hausner nói với hắn ta.

     -Như vậy ông nhìn nhận là mình có tội về cái chết của nhiều triệu người Do thái ?

      -Không, tôi không thể chấp nhận quan điểm nầy, hắn ta trả lời. Lấy phương diện con người mà nói thì tôi có thể tự hỏi là mình có tội hay không. Nhưng, nói trên phương diện pháp lý thì tôi vô tội. Tôi đã nhận các mệnh lệnh, tôi thi hành chúng.

      Được chất vấn về buổi hội nghị «giải pháp cuối cùng», hắn ta tuyên bố :

     -Tôi tự thấy hình như Ponce-Pilate (1), tôi có thể bác bỏ hết mọi tội trạng...

      Đây là một cách điển hình để giải thích thái độ của Ponce-Pilate. Hắn ta nói tiếp :

     -Những quyết định của cuộc hội nghị ở Wann- see là do nhữrg kẻ quan trọng nhất trong nước, những Giáo hoàng của Quốc gia chọn. Còn phần tôi, tôi chỉ biết vâng lời.

       Ngày 8 tháng tám, ông biện lý tiếp tục phân tích các bằng chứng phạm tội, trong bản công tố trạng của ông. Tiếp đó, Servatius tuyên đọc bài biện hộ rất khó khăn nhất là mọi sự đều được nói hết rồi.

       Tòa đình xử vài ngày. Các phiên xử đã kéo dài suốt bốn tháng trời.

............................................   

      (1)Ponce.Pilate: Quan Thái thú La mã (thế kỷ thứ I). Thái thú miền Judée từ năm 26 đến 36 ông ta được biết đến nhứt là qua vai trò đã đóng trong vụ án chúa Jésus: trong khi tuyên bố là không tìm được ở nơi Jésus một lý do buộc tội nào, ông ta vẫn phạt đánh roi và đóng đinh Jésus lên thập tự giá.


Tiêu đề: Re: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann
Gửi bởi: huytop trong 22 Tháng Bảy, 2015, 06:32:38 am
       Cho đến ngày 11 tháng 12 năm 1961, tòa án mới họp lại để tuyên đọc bản phán quyết.

       Trước một phòng xử đông nghẹt, Eichmann bước vào lồng kính. Hắn ta cũng vẫn như ngày đầu. Bộ đồ xanh sậm, bề ngoài chải chuốt và chỉnh tề. Hắn ta đặt xuống trước mặt chồng giấy viết thường lệ và các cây viết chì. Hắn ta ngồi xuống và hoàn toàn bất
động.

        Việc tuyên đọc phần chiếu chi cũng đã kéo dài trong năm phiên xử nhưng, ngay từ những phút đầu tiên, ông Chánh án Landau đã tuyên bố với một giọng nói giản dị :

        Bị cáo, Tòa đã nhận thấy bị cáo phạm trọng tội chống nhân loại, trọng tội chống dân tộc Do thái, tôi ác chiến tranh và đồng lõa trong tội tụ đảng gian phi.

        Ngày thứ sáu 15 tháng 12, ông Chánh án Landau đọc bản án xử treo cổ Eichmann.

       Eichmann đứng nghe. Hắn ta chống hai nắm tay trên mặt bàn. Bản án được tuyên đọc trong mười ba phút trong khi kẻ bị kết án vẫn thản nhiên. Khi bản án được tuyên đọc xong xuôi, hắn ta bỏ hai ống nghe xuống, quay gót đi ra với hai người gác theo sau.

      Vụ xử án đại hình lớn nhẩt của thế kỷ, vừa ở tầm vóc rộng lớn của các tội ác và vừa ở tánh cách quan trọng của công cuộc điều tra đã kết thúc.

       Chỉ còn có việc chống án của luật sư bị cáo, ông ta đã làm ngay.

      Ngày 29 tháng 5 năm 1962, Tòa Thượng thẩm họp để phúc quyết. Người ta đưa Adolf Eichmann về Jérusalem. Trong thời gian chờ đợi, hắn ta bị giam giữ tại nhà lao Ramla nơi đó vợ hắn ta là Eva Eichmann đã được phép đến thăm.

      Các vị thẩm phán của Tòa Thượng thẩm an tọa và thẩm phán Agranat đứng lên để tuyên đọc bản án.

      Năm phút sau, mọi người đều hiểu rằng công việc chống án đã bị bác. Tuy nhiên, bản kết luận trạng vẫn được tiếp tục tuyên đọc bởi thẩm phán Agranat, kế đến bởi thẩm phán Sussman rồi đến thẩm phán Silberg. Sự tuyên đọc kéo dài ba tiếng đồng hồ. Khi đã xong xuôi, kẻ bị kết án được gởi trả về nhà lao Ramla đề chờ đợi kết quả việc xin ân xá. Việc ân xá thuộc thẩm quyền của Tổng thống Quốc gia Do thái. Và chỉ thuộc ông ta mà thôi. Yitzahak ben Zvi đã để ra nguyên một ngày suy nghĩ đơn độc, rồi chiều hôm đó, ông cho Tổng trưởng Tư pháp biết việc ông bác bỏ đơn xin. Ông Tổng trưởng thông tri cho tòa án bằng văn thư. Tài liệu nầy xem như án lệnh hành quyết.

      Từ ngày thành lập Quốc gia Do thái, đây là đầu tiên người ta hành quyết. Phải ứng biến. Một căn phòng nơi lầu ba của nhà lao được biến chế thành nơi hành quyết. Người ta cắt một bẫy sập nơi sàn nhà, làm một cái giá ngay bên trên cái bẫy sập ấy.

      Mọi việc đã sẵn sàng khi Arieh Nir, viên cảnh sát trưởng phụ trách các nhà giam, nhận được lệnh chờ đợi. Lúc 20 giờ, ông đi thông báo cho tội nhân biết đơn xin ân xá của hắn ta đã bị bác, và hắn ta sẽ chết vào nửa đêm.

      Trong ngày, Eichmann được một vị mục sư Tin lành đến thăm, mục sư William Bull, một người Gia nã đại, trông coi một phái bộ truyền giáo tại Jéru-salem. Khi vị mục sư biết được việc đơn xin ân xá đã bị bác, ông trở lại nhà lao và được đưa vào gặp tội nhân. Cuộc viếng thăm này vẫn thất bại như những lần trước vì Eichmann vẫn cưỡng lại mọi cố gắng của vị mục sư để kéo ông trở về với đức tin mà ông ta đã được rửa tội.

      — Tôi không có rảnh để tham dự vào một cuộc tranh luận về Phúc âm, Eichmann tuyên bố.Tôi không có thì giờ để mất.

       Trong lúc ấy, từ 20 giờ, tất cả những nhân vật phải chứng kiến cuộc treo cổ cùng với viên cảnh sát trưởng Arieh Nir, viên y sĩ nhà lao và vị mục sư đã hấp tấp đến nhà lao Ramla trong sương mù: một giới chức từ Tel-Aviv đến, hai thanh tra cảnh sát mà nhiệm vụ chính thức là kiểm nhận thi thể, hai nhà báo Do thái, hai ký giả ngoại quốc.

       Mười phút sau khi mục sư Bull rời phòng, Eich- mann được dẫn đến phòng hành quyết. Người ta đặt hắn ta đứng trên bẫy sập, dưới giảo đầu đài đã sẵn có một sợi dây lủng lẳng. Tội nhân mặc một sơ mi và cái quần dài màu nâu. Hắn ta hất chiếc mũủ trùm đen mà người đao phủ thủ sẽ tròng vào đầu hắn ta và ngỏ vài lời với các nhân chứng đến dự kiến cái chết của hắn ta:

       -Chúng ta sẽ không cách biệt nhau lâu đâu quí ông ạ, chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ lại gặp nhau. Đó là số phận của con người

       Hắn ta ngập ngừng vài giây, cố ngăn chứng co giật làm méo xệch khuôn mặt trong những lúc căng thẳng. Hắn ta có vẻ như đang lựa lời. Sau cùng hắn ta nói :

      -Tôi đã sống tin nơi Thượng đế. Tôi chết tin nơi Thượng đế.

       Đối với từ ngữ «tin nơi Thượng đế» hắn ta dùng  Gottésglaubiger, từ ngữ thuộc dụng ngữ Quốc xã để chỉ những người, mặc dù đã từ bỏ giáo hội, vẫn còn tin nơi Thượng đế.

     Eichmann  lại ngừng một chút nữa đoạn kết luận:

      Đức quốc muôn năm! Áo quốc muôn năm! Á-căn-đình muôn năm! Đó là những quốc gia đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của tôi và tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi gửi lời chào vĩnh biệt đến vợ tôi, gia đình và bạn hữu tôi. Tôi đã tuân theo các mệnh lệnh và đi theo màu cờ tổ quốc.

       Cảnh sát trưởng Nir ra lệnh:

      -Muchan! (Sẵn sàng).

        Người ta tròng sợi dây vào cổ Eichmann. Lệnh vang lên. Hai cánh cửa bẫy sập mở ra, kéo tội nhân vào thế rơi chết người.

       Ba cây đòn bẩy điều khiển bẫy sập đã được sắp xếp thế nào để người ta không thể biết cây nào trong ba cây đã gây ra sự mở ra của các cánh cửa ấy.

      Thông cáo chánh thức thật vắn tắt: «Adolf Eich- mann đã bị xử treo cổ sáng nay, chiểu theo bản án của Tòa án Jérusalem ngày 15 tháng 12 năm 1961, đơn thượng tố xin phá án đã bị bác ngày 29 tháng 5 năm 1962, ông Tổng trưởng Tư pháp đã cho biết Tổng thống không sử dụng quyền ân xá của ông. Y sĩ lý khán đã khám nghiệm xác tội nhân và chứng nhận rằng y chết lúc 23 giờ 58 phút».

       Trong tờ di ngôn, Eichmann yêu cầu được thiêu xác. Người ta quyết định là, như đã làm với các tội nhân Quốc xã bị hành hình tại Nuremberg, nắm tro tàn của hắn ta sẽ bị rải xuổng biển. Cuộc hỏa thiêu diễn ra ba giờ sau cuộc hành quyết. Cảnh sát trưởng Nir đem bình di hài trên một chiếc tàu trinh sát chờ ông tại hải cảng Jaffa và có mặt mục sư Bull. Về sau mục sư kể lại rằng, trong cuộc hành trình, ông đã cầu nguyện cho «con người cứng cỏi nhứt mà ông chưa từng gặp».

       Cách bờ biển, tám hải lý, người tài công tắt máy. Lúc đó là 4 giờ 35 phút, bình minh ngày thứ sáu 1 tháng 6 năm 1962. Viên Cảnh sát trưỏmg mở nắp bình ra, nghiêng người ra ngoài tàu và nắm tro rơi rải rác ra trên măt biển Địa trung hải.

     Giây phút cuối cùng của Adolf Eichmann như thế đó.

                                  HẾT