Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:11:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908  (Đọc 3810 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 07:50:21 pm »

Chúng tôi lên đường bằng xe kéo tay (pousse - Pousse) với hành lý nhỏ gọn nhất; chỉ có một nhân viên quan thuế người An Nam đi theo làm nhiệm vụ bảo vệ. Với phương tiện di chuyển một người kéo trước một người đẩy sau, chúng tôi tiến lên rất chậm. Tuy vậy, chúng tôi cũng vượt qua được Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình vào địa phận Thanh Hóa. Thế là chúng tôi đã ở Trung Kỳ. Sau khi vượt qua địa giới Trung Kỳ, chúng tôi nhận thấy quanh các ngôi chùa lớn gần đường có nhiều chức sắc tụ tập cùng với những người vác lọng và trướng. Tại các ngã tư có các hương án trên có hương đang cháy. Có nhiều cụ già râu bạc trắng trong lễ phục đại lễ trên ngực gắn thẻ ngọc thạch và đủ loại huy hiệu. Ông Spas nói với tôi: "Chắc là có lễ hội ở địa phương".


Chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ ở các đồng muối. Tại đó các nhân viên thu thuế được báo trước đã chuẩn bị các tài liệu và bản đồ cho chúng tôi. Tuy phải nhận lời mời của các viên chức quan thuế để họ không mất lòng nhưng chúng tôi vẫn có một hòm thực phẩm dành cho những lần phải ăn ở trạm nghỉ. Các nhà trạm ở Trung Kỳ được tổ chức khá tốt, từ đây trở đi xe kéo tay được thay bằng cáng hoặc ghế có người khiêng khi qua một số vùng. Cũng có khi chúng tôi phải cưỡi ngựa như khi vượt qua Đèo Cả. Có lúc chúng tôi ở trên xà lúp, trên bè và thậm chí phải đi bộ trong chuyến du hành kéo dài nhiều tháng.


Cáng là một phương tiện nếu chưa dễ chịu lắm thì ít nhiều cũng tàm tạm cho các đoạn đường ngắn. Khổ cái là cứ phải nằm dài trên võng nhún nhẩy ngày này qua ngày khác để chịu đau đớn vì những chiếc nan. Thêm nữa, để khỏi chói nắng, người ta hạ chiếc diềm vây quanh cáng xuống làm người trong cáng không biết phong cảnh xung quanh như thế nào. Vì thế chúng tôi thường thích xuống đi bộ với những người phu khiêng cáng. Mỗi cáng có tám người phu khiêng cộng thêm bốn người thay để cáng liên tục. Tất nhiên cũng có lúc cáng phải dừng lại để phu uống nhanh một chén trà hoặc để thay kíp phu ở các nhà "trạm". Một hôm tôi và ông Spas nằm trong cáng đang thiu thiu ngủ vì mệt mỏi sau một chặng đường dài thì tôi thấy cáng dừng lại; các phu khiêng cáng treo hai đầu cáng vào những chiếc chạc dựng trước cửa "trạm" và trái với lệ thường, phu cáng không cho cáng đi ngay. Tôi làu nhàu nhưng vẫn không mở mắt; ngay lập tức tôi thấy chiếc cáng lại đung đưa theo nhịp bình thường, rồi một lúc sau lại dừng lại. Tôi lại làu nhàu. Lần này tôi mở mắt nhìn và phát hiện ra cáng đung đưa nhưng vẫn nằm yên trên hai chiếc chạc đỡ. Thật đúng như người mẹ lắc lắc chiếc nôi trẻ sơ sinh mỗi khi đứa trẻ cựa quậy muốn thức giấc... Tôi không nổi giận mà làm ra vẻ như ngủ vì tôi muốn sau đó nói lại cho ông Spas để ông vui vẻ hiểu trò xảo trá vô hại của những người phu nhằm kéo dài thời gian nghỉ.


Ở Thanh Hóa, ông Spas nói với tôi là sẽ hỏi công sứ các cỗ bàn linh đình chúng tôi thấy hai bên đường phục vụ cho lễ hội nào, nhưng rồi ông quên không hỏi. Qua Hà Tĩnh, chúng tôi vẫn thấy các hương án và trướng, những phung phí của các quan và chức sắc. Ông Spas lại quên hỏi người đứng đầu tỉnh, ở Quảng Bình, khi tới Đồng Hới, tôi tháp tùng ông Spas tới gặp công sứ, ông Carlinot, một người rất đáng yêu; tôi liền hỏi: "Từ khi tới Trung Kỳ, chỗ nào tôi cũng thấy các chức sắc và cờ quạt. Những thứ đó để làm gì?". Ông Công sứ giật mình: "Đúng ra ông nên hỏi những thứ đó để cho ai. Chính là để đón hai ông theo chỉ thị của ngài khâm sứ". Nghe thấy thế, ông Spas như ngất xỉu. Không phải vì hãnh diện hay vì thấy mình chưa xứng đáng với sự đón tiếp đó. Là một người tinh tế và tốt bụng, có phong cách rất giản dị, ông nói: "Thưa ông công sứ, tôi cư xử thật chẳng ra sao cả. Bao nhiêu người bận rộn vì tôi, thế mà tôi không biết để dừng lại, chỉ thờ ơ nhìn họ. Những người tinh tế và giữ lễ như vậy chắc sẽ coi tôi như một người không có học". Ông Carlinot mỉm cười nói: "Ông yên tâm, trái lại, vẻ dửng dưng của ông càng làm họ tưởng ông là nhân vật cao cấp chán những nghi thức kiểu như vậy tới mức chẳng thèm ngó tới nữa. Một nhân vật đi qua hoàn toàn thờ ơ như vậy, người An Nam sẽ cho rằng đó là nhân vật có chức cao khó tính, sẽ nổi trận lôi đình nếu thấy những người đi đón không nhiệt tình đứng chờ bên những con đường nóng bỏng hoặc lầy lội".


Từ Đồng Hới tới Huế, trước mỗi đám chức sắc đón bên đường, ông Spas đều nói mấy câu cảm ơn với giọng thân thiện không thái quá. Tới Huế, ông đề nghị khâm sứ cho các tỉnh tiếp theo ngừng đón tiếp vì thời biểu hành trình và bản thân hành trình không thể chính xác.


Thật là một ân huệ hiếm hoi cho ông Spas khi chính quyền dân sự cho ông vinh dự được chính quyền bản xứ đón tiếp. Nói chung, một vinh dự như vậy chỉ dành riêng cho các nhân vật thuộc giới cai trị (ý phân biệt với quan thuế là giới chuyên môn - ND).


Ở tỉnh Nghệ An, viên công sứ, ông Sestier, người vốn không ưa giới quan thuế và giới quan thuế cũng biết rõ như vậy, đòi phải được báo trước mỗi khi có trưng thu trong một làng nào đó. Ông ta khẳng định đó là cách duy nhất để tránh xảy ra các sự cố. Người phụ trách thu thuế trong tỉnh đành chịu, cho rằng trong tương lai sẽ không thể sờ gáy được tên trốn thuế nào. Nói vậy nhưng ông ta mong điều đó sẽ không xảy ra. Ở khắp nơi, mặc dù hết sức thận trọng để khỏi đánh thức mọi người dậy, nhưng hễ nhân viên của ông ta mò tới là trống đánh vang khắp làng và các vị trong hương biểu cùng với cờ quạt tất tả chạy ra đón. Người ta đón tiếp các nhân viên thuế ở đình (tạm dịch chữ maison commun - ND) với thái độ cung kính tưởng như lưng còng xuống sát đất và các chức sắc với chòm râu cằm tuyệt vời sẵn sàng theo lệnh đưa các vị khách tới từng nhà cần tìm.


Những trò hề của những người đóng thuế nhỏ chơi xỏ các nhân viên thuế được chính quyền địa phương trợ giúp thêm chỉ khuyến khích dân chúng nấu rượu lậu. Điều này không bao giờ được ông Fréjouls bỏ qua vì ông là tổng giám đốc kho bạc của ông Paul Doumer, một người không mấy khi vui khi tổng ngân sách lâm nguy.


Cho tới nay vẫn còn vấn đề nếu lập ngân sách chung thì có thể xoá bỏ sự mập mờ giữa các cơ quan phụ trách các lĩnh vực khác nhau thậm chí đôi khi rất trái ngược nhau. Đấy là còn chưa nói tới các ngành kinh tế lớn cho phép loại bỏ những tường ngăn do các cơ quan khác nhau dựng lên. Tôi cho rằng nếu ở lại Đông Dương lâu hơn nhất định ông Diethelm (có lẽ là một học giả sống một thời gian ngắn ở Đông Dương - ND) phải viết hàng đống sách về vấn đề này.


Tới Cửa Tùng, chúng tôi phải ngỡ ngàng về quy mô to lớn của ngôi nhà thờ do cha Barthélémy cho xây dựng, vẻ tráng lệ nguy nga của nó như muốn nghiền nát những chiếc lều khiêm tốn của cư dân ven biển này. Khi chúng tôi tới thăm cha Barthélémy, nhà truyền giáo đáng kính này hỏi chúng tôi đã qua hết các đồng muối chưa. Chúng tôi trả lời chưa thì ông bảo phải đi ngay nếu không ngay chiều hôm đó con nước nổi sẽ ngăn không thể đi được nữa. Người phụ trách thu thuế, chính là anh bạn Dejean, tới sau đó một lúc và thông báo khẩn cho chúng tôi phải đi thăm các đồng muối trước khi ăn trưa. Quả thực, vào buổi chiều, sóng biển phủ trắng xóa các đồng muối, quét sạch công sức cần cù của bao người. Thế là phải làm lại cho mùa muối tới.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 07:51:22 pm »

Thế là chúng tôi đã ở Huế. Khâm sứ chính là ông Levecque. Không hiểu người ta nghĩ thế nào khi cho rằng một người không có khả năng làm giám đốc quan thuế sẽ dễ dàng được chấp nhận giữa những tranh chấp của một triều đình châu Á. Tàn bạo, cục bộ và nhất là chẳng hiếu biết gì về chính trị bản xứ, con người - sản phẩm của công cử này - có lẽ nên là người cuối cùng ngồi ở một vị trí tế nhị như vậy vì ông ta luôn luôn mang quyền của mình ra đối đầu với một hoàng đế khó tính mà đúng ra không nên xúc phạm một cách hệ thống.


Khi chúng tôi tới kinh đô, thành phố huyền bí này đang sôi lên sùng sục. Do mấy ngày trước đó, ông Levecque đã ra lệnh bãi bỏ tẩm cung của ông hoàng Thành Thái và khắp nơi ở Huế có thể gặp các cô gái xinh đẹp lịch sự. Các cô được người châu Âu ở đây xưng tụng là công chúa chắc chắn do tính dễ dãi mà thôi.


Ngay sau khi từ Pháp sang, ông Spas đã làm một chuyến du lịch với ngài Nguyễn Thân, thượng thư bộ Hộ đồng thời là bố vợ vua Thành Thái. Năm 1902, ông Thân được phái sang Paris, đi theo có một viên quan cao cấp nữa là ông Nguyễn Hữu Bài. Lúc chúng tôi qua Huế, ông Spas đến thăm ông Bài, lúc này là thượng thư bộ Hình và thành viên Hội đồng Cơ mật. Ông Spas nói: "Qua ông này, chúng ta sẽ biết rõ sự thật của vấn đề". Nhưng viên thượng thư đáng mến đó không hé một lời như chúng tôi mong đợi. Ông ta trả lời từng câu hỏi của ông Spas khôn khéo đến mức chúng tôi không biết lỗi chính nằm ở phía nào: do sự thái quá của nhà vua và nhất là sự tra tấn của ngài để trừng trị một số cung nữ buộc ông Levecque phải đề nghị những biện pháp cứng rắn chống lại nhà vua (Thành Thái bị chính phủ Pháp phế truất ngày 11-2-1907) hay do sự khó chịu của khâm sứ bị nhà vua chọc tức đã đưa ông ta tới chỗ khẳng định quyền lực của mình bằng những hành động thái quá đáng chê trách? Ông Spas khôn khéo đưa ra những câu hỏi liên tiếp trong khi vẫn tỏ ra nhã nhặn để người trả lời không lảng đi đâu được nhưng ông Bài vẫn diễn lại cung cách còn tinh vi hơn cả người Normand chúng ta. Cuối cùng, từ những gì viên quan này phát biểu, chúng tôi rút ra kết luận ông ta chẳng biết gì và nếu có sự ác cảm giữa hai nhân vật chóp bu thì cũng khó mà biết họ bất đồng với nhau về vấn đề gì và cuối cùng mọi người sẽ coi như một sự hiểu lầm rồi thời gian sẽ làm nhạt dần (việc khâm sứ bãi bỏ tẩm cung trái ngược một cách lạ lùng với những tuyên bố chính thức của nhà vua).


Chúng tôi lại lên đường... Tới đèo Hải Vân (Col des nuages), chúng tôi sung sướng bỏ cáng đi bộ một đoạn dài, thưởng thức những cảnh rực rỡ ngày nay khách du lịch không được thưởng thức. Thưởng thức sao được khi ngủ gà ngủ gật trong xe phóng nhanh thường là vào những giờ rất nóng, đúng những chỗ đẹp nhất cũng phải mất mọi vẻ đẹp và sắc màu.


Trong tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi ngắm nhìn những chiếc guồng nước to lớn hứa hẹn một vụ thu hoạch tốt cho một vùng rộng lớn. Nhiều chiếc máy thần tình bằng tre như vậy là của đoàn truyền giáo, một số khác của ông Nguyễn Thân và người ta nói với chúng tôi rằng vị quan quyền thế này nhận một phần ba số lúa thu hoạch nhờ tưới bằng guồng của ông ta. Thật là một tỷ lệ lợi tức khá nặng. Ông Spas quyết định gặp ông lớn này để lấy thông tin vì ông ta đang sống trong lãnh địa ở đây.


Trong khi thượng thư Bài tiếp tay đôi chúng tôi trong sự đơn sơ của căn phòng làm việc lịch sự vừa phải, thì ông Thân, người ưa xa hoa, đón tiếp chúng tôi với vẻ ông lớn trong một căn phòng rộng có nhiều thư ký và người hầu. Đám người này dự cuộc nói chuyện của chúng tôi với ông Thân từ đầu tới cuối thỉnh thoảng lại đồng thanh "dạ". Chủ nhà ra lệnh mang ghế ra, sau đó mang thuốc lá, chè ra cho chúng tôi. Cảnh đó rất đặc trưng, có thể nói rất giống với một buổi tiếp khách của hoàng đế An Nam ở quy mô vừa phải.


Một lần nữa, ông Spas cố gắng tìm hiểu những âm mưu của triều đình, nhưng ông bố vợ vua, mặc dù vui mừng thật sự vì gặp lại bạn cũ, vẫn tỏ ra rất bảo thủ. Ông ta nói mình biết rất ít về những gì đã xảy ra vì bị ông con rể cho thất sủng. Vì thế ông tránh không tới Huế, thế là cuối cùng, ông vừa cười vừa nói, ông cũng chẳng biết gì hơn một anh nông dân bên đường được người đi qua hỏi.


Sau khi chủ tiễn khách, tôi nói với ông Spas: "ở cái xứ này, thật khó biết sự thực. Khi ở Huế, đáng lẽ ông phải hỏi ngay nhà vua hay ông Levecque”. Với vẻ chán đời, ông Spas trả lòi: "Nếu trước đây tôi thân mật hơn với ông khâm sứ, có thể ông ấy sẽ nói cho tôi biết một số điều tối mật. Nhưng bây giờ tôi đã biết rõ ông ấy là người thế nào thành ra nếu tôi có - điều kiện hỏi nhà vua có lẽ tôi cũng chẳng moi được tin gì mật; chắc chắn nhà vua sẽ co mình lại nói rằng cũng chỉ nghe qua dư luận...”. Tôi nói: "Đúng vậy. Y như trong vở Ngài Vergy, Coucy nói với Vergy: Ông bạn thân mến, khắp nơi người ta nói rằng tôi là người tình của vợ ông. Chẳng cần nói thì ông cũng biết là tôi không tin như vậy".


Tới Quy Nhơn, chúng tôi làm một chuyến đi chơi tới tận Phú Phong cách Quy Nhơn 45km để thăm các xưởng sợi và dệt lụa Delignon và Pâris. Chúng tôi là khách của vợ chồng ông Pâris, bạn đồng hành của ông Spas trên chuyến tàu sang Đông Dương và hiện nay họ vẫn trao đổi thư từ với nhau. Chuyến đi thăm các xưởng dệt đang hoạt động hết cỡ và những vườn lau quanh xưởng thật lý thú. Đây là nơi địa đầu của tỉnh Bình Định nhưng an ninh khá. Cách xưởng không xa là nơi bắt đầu tỉnh Kontum, một vùng vẫn còn ít người lai vãng tới. Sau chuyến thăm của chúng tôi ít lâu, ông Pâris bị chuyển tới một trạm bưu chính và đã vĩnh viễn nằm lại do bị người sắc tộc địa phương giết.


Ở sông Cầu, chúng tôi đi thăm nhà tù tỉnh, ở đây giam giữ những người bị nghi giết một người Pháp ưu tú: nhà cai trị Odend'hal bị người Jarai giết ngày 7-4-1904. Nếu đây không phải là thủ phạm thì ít ra cũng là những tên khởi xưống. Chúng tôi tập trung quan sát một ông già gầy guộc, mặt như mặt thú. Người ta nói với chúng tôi đó là một phù thủy đáng sợ có ảnh hưởng rất lớn đối với người Jarai, chắc chắn là người đứng đầu vụ giết người đồng bào của chúng ta.


 Từ Sông Cầu tới Xuan Day (có lẽ là Xuân Đài - ND), chúng tôi dùng xà lúp biển. Chiếc xà lúp này vẫn chạy dọc ven biển theo chúng tôi tư khi chúng tôi dời Bắc Kỳ. Người phụ trách thu thuế ở Xuan Day là ông Pradier, nguyên là một thủy thủ của Nhà nước (marin de l'État). Khi chúng tôi tới Xuan Day, ông đi canô ra đón và thật là vui mắt khi nhìn thấy tám người thủy thủ của ông, mặc đồng phục chỉnh tề, chèo rất nhịp nhàng, sau khi áp mạn chính xác vào xà lúp chúng tôi liền cho mái chèo dựng thẳng đứng lên trời. Ông Spas, thuyền trưởng Dye, máy trưởng Colas và tôi bước xuống canô để lên bờ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 07:51:59 pm »

Trước hết chúng tôi tới thăm bà Tradier. Tôi và ông Spas được bà giữ lại ăn cơm trưa còn thuyền trưởng và máy trưởng ăn ở chỗ Vallerin, một nhân viên biệt phái. Trước khi rút đi, anh này nói nhỏ với tôi: "Tối nay, các ông ăn ở chỗ tôi". Buổi chiều, khi biết chúng tôi hôm sau nữa mới đi, bà Pradier lại mời chúng tôi thêm một bữa tối nữa nhưng chúng tôi từ chối.


Ôi, bữa ăn ở nhà Vallerin mới thật là bữa ăn! Tất nhiên đó là một ngày hội đối với Dye và Colas. Chúng tôi uống khai vị ngoài trời dưới hàng dừa lung linh bên bờ biển nên thơ. Do không có đá nên uống rượu ngải là hay nhất. Những chiếc vò phủ khăn ướt đung đưa trong gió... Sau chầu khai vị, chúng tôi lên lầu một ngồi vào bàn. Đó là một ngôi lầu gỗ khá thoải mái. Vallerin gõ vào một chiếc cồng bằng đồng nói: "Các ông hãy chú ý nhìn món súp đang đi vào". Đúng là món súp đang đi vào thực, nó được đựng trong chiếc liễn khói nghi ngút do một phụ nữ An Nam không một mảnh vải trên người bưng vào. Một nàng tiên khác của sông suối cũng ăn mặc sơ sài bước vào rót rượu. Một nàng thứ ba phụ giúp Vallerin với y phục cũng đơn sơ như vậy. Chúng tôi trêu Vallerin về hậu cung phong phú của anh nhưng Vallerin cam đoan anh chẳng làm gì quá các hoàng đế La Mã. Tôi nói: "Không hơn nhưng cũng không kém. Độc thân như anh, anh không phải là vua ở cái xứ khỉ ho cò gáy này à? Tất cả chỉ là tương đối". Vallerin cố giải thích cho chúng tôi rằng thứ chơi ngông như thế thỉnh thoảng giúp cho thu nhập phụ của nhiều gia đình vì anh là người rộng rãi. Thực tế các nàng trinh nữ chẳng tỏ vẻ gì sợ hãi cả. Có thể thấy đây không phải lần đầu tiên các cô trình diễn. Khi dùng rượu nhẹ và thuốc lá, một nàng tiên của sông suối mang diêm ra nói với tôi: "Ông đừng nói với bà Pradier tôi làm thế này" (Monsieur n'a pas dire Madame Pradier moi faire comme ça). Tới lúc này, tôi mới nhận ra cô thợ thêu sáng nay ngồi thêu ở nhà bà Pradier. Thật đúng là anh chàng quỷ quái Vallerin!


Vào thời đó, một chuyến đi như chuyến chúng tôi đi là một kỷ lục thực sự và đi như vậy không phải vì thích. Hồi đó còn chưa có khách du lịch và những người nước ngoài tới Saigon hay Hải Phòng chàng ai dại gì liều mình đi sâu vào nội địa. Khi đó con đường Cái Quan (route mandarin) trứ danh của người An Nam trong đa số các tỉnh chì là những con đường mòn khá xấu và ở Nam Trung Kỳ nhiều khi chính là bãi biển. Các nhân viên nhà nước sau khi tới Nha Trang, Quy Nhơn hoặc Đà Nẵng bằng tàu biển phải dùng cáng hoặc thuyền tam bản để tới nhiệm sở. Một khi đã yên vị họ phải đi lại bằng ngựa hoặc các phương tiện tuỳ nghi nhưng chỉ trong phạm vi quản hạt của mình chứ không ai liều ra ngoài phạm vi đó. Những khách mượn đường cái quan từng đoạn như chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập những thông tin chính xác về đoạn đường sau. Như vậy xét về mặt địa lý, mỗi tỉnh Trung Kỳ có cái gì đó như kiểu lãnh địa mà nếu bước ra ngoài sẽ gặp những điều bí hiểm không sao biết được.


Tại Tuy Hòa, trung tâm dân cư cuối cùng trước khi lên Đèo Cả trong dãy Varella, (nay là Mũi Nạy - ND), người phụ trách thu thuế tại đó dặn đi dặn lại chúng tôi: "Các anh phải đi ngay sau bữa ăn để tránh gặp đêm trên đèo. Trên núi đầy hổ và rất tối. Nếu trùng trình các anh sẽ không thể vượt qua đèo trước khi đêm xuống. Đừng có ương bướng. Các anh cũng có thể ngủ lại ở nhà trạm trên đỉnh đèo".


Do phải leo bở hơi tai qua các tảng đá - ở đây không có đường - chúng tôi phải bỏ cáng. Vali và hòm đựng thức ăn do phu mang riêng. Chúng tôi cưỡi ngựa nhưng ngựa nhỏ đến nỗi những ống chân dài ngoẵng của ông Spas gần như chạm đất. Ngựa chỉ có thể đi trên đồng bằng phẳng, khi bắt đầu lên cao dần, chúng tôi phải bỏ ngựa đi bộ. Nếu chúng tôi cứ ngồi trên ngựa, chẳng trước thì sau không bị gãy chân cũng bị vỡ sọ mỗi khi ngựa nhảy từ hòn đá này sang hòn đá khác. Thế là chúng tôi người nào người ấy tự lo cho mình để leo lên. Trên một số đoạn chúng tôi tiến lên rất vất vả và thấy cuộc leo như dài vô tận. Trong điều kiện như vậy, một cơn giông lớn ập tới buộc chúng tôi phải trú dưới một khối đá to.


Lúc chúng tôi tới trạm đã hơn bốn giờ chiều (ngày nay người ta gọi là mười sáu giờ). Vây quanh trạm là một hàng rào lớn để ngăn thú dữ. Mọi người dừng ở trạm để nghỉ và chờ những người phu mang hành lý đi sau. Mãi tới năm giờ chiều, những con người khốn khổ này mới tới trạm người mệt nhoài. Thân hình tàn tạ của họ là hình chung cho của những người nghèo ở Nam Trung Kỳ. Chúng tôi thấy ái ngại cho họ nếu bắt họ đi tiếp không được nghỉ. Vì thế, khi thấy ngày sắp tàn mà bầu trời vẫn còn vần vũ ông Spas đã có một quyết định khôn ngoan là ngủ lại trạm. Chúng tôi hiểu rằng không đủ thời gian để xuống tới đồng bằng và bóng đêm có thể gây ra tai nạn cho ngựa và những người phu mang vác nặng.


Tôi lắp chiếc giường Picot và hâm nóng đồ hộp. Người mệt mỏi nên chúng tôi lăn ngay ra ngủ như chết dưới chiếc màn tuyn rộng như cũi, mặc lũ muỗi anôphen vo ve ở ngoài. Nửa đêm, chúng tôi bị những người phu giật chiếu đánh thức dậy. Qua màn chúng tôi thấy họ đốt đuốc sáng trưng và thấy mười bộ mặt nhăn nhó, đồng thời nhiều giọng nói ồm ồm yêu cầu chúng tôi dậy. Chúng tôi tỉnh hẳn, không thể không có chút lo lắng. Có điều gì đe dọa? Tại sao phải dậy? Chúng tôi vội vàng đi giầy, hỏi to: "Có chuyện gì?". Đám phu vây quanh chúng tôi và tìm cách đưa chúng tôi ra khỏi nhà. Họ kêu: "Di dáy (nguyên văn - ND), ông di dáy". Tôi nói với ông Spas: "Tôi cho rằng phải ra ngoài đi đái”. Ông Spas cười nói: "Chắc chắn không phải như vậy". Lúc đó cửa đã mở, những người phu lắc lắc đuốc trước ngưỡng cửa và tất cả đám phu bước ra ngoài dưới ánh đuốc của những người đang cầm. Quả thực, chúng tôi thấy họ giải quyết nhu cầu cá nhân dưới ánh lửa và trong những tiếng hò hét. Thì ra họ biết họ không ở xa và không tin tưởng lắm vào hàng rào bảo vệ quanh nhà. Tới lúc này chúng tôi mới hiểu rằng đối với mỗi cá nhân bị tức bọng đái không phải từng lúc từng lúc giải quyết suốt đêm. Tốt nhất là buộc mọi người giải quyết cùng một lúc. Thế là chúng tôi chỉ còn cách bắt chước những người đồng hành thân phận thấp kém để sau đó ngủ lại với sự thoải mái.


Sáng hôm sau, tôi dậy sớm để chuẩn bị một bữa ăn sáng thịnh soạn (người thủy thủ cùng đi bị ốm phải ở lại Huế). Giường của chúng tôi được tháo ra gấp lại cho vào túi và chúng tôi lại lên đường. Trời rất đẹp lại thêm phía bên này đèo dễ đi hơn nên chúng tôi đi rất nhanh, chưa tới một giờ đã xuống tới đồng bằng. Lẽ ra chỉ cần cố gắng một chút đi đêm, chúng tôi đã không phải ngủ ở trạm. Thực ra những vướng mắc như vậy cũng vô hại nhưng chúng tôi rút ra kết luận là người cung cấp thông tin ở Tuy Hòa chưa bao giờ vượt qua trạm kể cả trường hợp tới xem nó như thế nào.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2021, 07:52:49 pm »

Chúng tôi tới vịnh Cam Ranh. Tại đây có hai người Pháp tên là Barthélémy và Pourtales được nhượng đất (concession - nhân dân ta thường gọi là mỏ đồn điền - ND) Chúng tôi được họ đón tiếp thịnh tình. Chúng tôi nghỉ ngơi rất thoải mái trong chiếc lán (bungalow) nhỏ mà hai ong "chủ" đất cho dựng để phục vụ miễn phí các sĩ quan hải quân hiếm hoi mỗi khi có tàu bỏ neo trong chiếc vịnh tuyệt vời. Dưới chiếc quạt kéo, lại có đồ uống mát rượi, các du khách có thể tìm thấy trong ngôi lán nhỏ những ấn phẩm đẹp từ Pháp gửi sang.


Cam Ranh! Chính tại đây hạm đội Nga của đô đốc Rodjestvenski đã tới trú ngày 14-4-1905 mà không xảy ra một trục trặc nào. Năm mươi hai chiếc tàu, cả tàu chiến lẫn tàu tiếp liệu, muốn bỏ neo ở đâu thì bỏ trong căn cứ hải quân mênh mông này suốt một thời gian khá dài do sự làm ngơ của chính quyền Pháp.


Đây là điểm tiếp liệu cuối cùng của hạm đội Nga trước khi lên đường chạm trán với các hải đội Nhật. Chuyến lưu trú của họ tại Cam Hanh phải kéo dài một tuần vì mục đích bảo dưỡng tàu sau một hành trình quá dài qua Mũi Nam Phi (Cap du Sud africain, tức mũi Hảo Vọng - ND) hơn là mục đích tiếp nước ngọt, thịt gia súc, gia cầm, bột mì, dầu, than...


Người ta nói với chúng tôi rằng để được cung ứng lương thực, thực phẩm, hạm đội Nga đã phải chi trả tại chỗ cho các ông chủ đất (concessionnaire) ở đây, những người đã chuẩn bị trước, những đồng rúp bằng vàng trị giá bảy triệu francs. Chắc chắn đây là thương vụ quan trọng nhất chưa bao giờ hai ông Barthélémy và Pourtalès thực hiện tại chiếc hồ mênh mông có hai lối vào và là một trong những cảng tự nhiên đẹp nhất thế giới. Đô đốc Rodjestvenski và các sĩ quan của ông không tiếc tiền để được chiêm ngưỡng một chỗ trú lộng lẫy như Cam Ranh. Họ nói rằng Cam Ranh có thể xây dựng thành một Hồng Kông của người Pháp.


Than ôi, sau lần nghỉ chân cuối cùng trong vùng biển của Pháp, tất cả chiến hạm, tuần dương hạm và các tàu phóng lôi lép nhép buộc phải chạy chậm lại chờ các tàu chở than, tàu nước, tàu bệnh viện... để rồi sau đó đụng độ với các tàu của đô đốc Togo ở vùng biển Tsoushima... Khoảng mười lăm chiến hạm cùng toàn bộ thủy thủ bị đánh chìm..., bảy chiếc bị người Nhật bắt làm tù binh. Trong tổng số 18.000 người, chỉ có 3.500 người bị bắt làm tù binh. Hai đô đốc Rodjestvenski và Nébogatoff, trong đó đô đốc Rodjestvenski bị thương nặng, rơi vào tay những người chiến thắng.


Tuy vậy, ít ra cũng có bốn người Nga không muốn liều mình rời Cam Ranh.

Lúc chúng tôi tới Cam Ranh thì ông Barthélémy đang giữ ở Ba Ngòi chiếc du thuyền Người bạn tốt (Bel Ami) trước đây của nhà văn Guy de Maupassant. Trong đêm tối, bốn thủy thủ Nga đào ngũ đã lấy được chiếc canô của chiếc du thuyền Người bạn tốt để chạy trốn về phía Nam. Một người bị chết đuối. Ba người còn lại lên được bờ và phải trốn tránh nhiều ngày. Cuối cùng họ bị bắt ở Phan Rang và bị đưa về Sàigòn đặt dưới sự quản chế của cơ quan Đăng ký Hàng hải. Cơ quan này đã giải quyết vấn đề khá tế nhị. Nguyên lúc đó tại Sàigòn chiếc tuần dương hạm Diana của Nga đang bỏ neo sau khi thoát một cách kỳ diệu khỏi vòng vây ở Đại Liên (Port Arthur). Rất đơn giản, nhà cầm quyền Pháp liền trao ba người lính đào ngũ cho đội tuần tra của hoàng tử Lieven, chỉ huy trưởng chiến hạm Diana. Sau khi xét hỏi ba người lính và biết rõ nước Pháp không câu lưu những người rơi vào tay mình, hoàng tử Lieven liền thông báo cho chính quyền địa phương là nếu không bắt giữ lại ba người đó thì họ sẽ bị xử bắn theo điều lệnh quân sự. Thế là nhờ ý muốn của viên sĩ quan Nga muốn tránh cho chính phủ chúng ta một hành động thiếu lịch sự mà ba người lính Nga được cứu sống... Theo một giả thiết khác, chính thống đôc Rodier, do bất đồng với cơ quan Đăng ký Hàng hải quá nhiệt tình đã ra lệnh bắt lại một cách ngẫu nhiên ba người lính Nga.


Lúc đó Đông Dương nằm dưới quyền cai trị của toàn quyền Paul Beau mà quân lệnh, như tôi đã nói, không biết để làm gì. Như thế lại hóa hay. Khi biết hạm đội Nga, sau chuyến đi vòng nổi tiếng qua Mũi Hảo Vọng, xin tị nạn ở Đông Dương, viên toàn quyền kiêm nhà ngoại giao không biết xoay xở thế nào. Có người nói người ta đã mời người Nga ra khơi để tránh phiền phức. Chính Henri de Monpejat, đại diện Bắc Kỳ trong Hội đồng Tối cao các Thuộc địa (Conseil Supérieur des Colonies) trong một loạt bài báo khá hay, đã nêu ra cách giải quyết như thế nào: đón tiếp những người bạn Nga mà vẫn coi như mình không tham chiến bằng cách không cung cấp đạn dược và vũ khí.


Ôi cái ông Monpejat này, một mẫu người bí hiểm và danh tiếng mặc dù có thái quá về mặt dữ tợn và một số nét gai góc trong tính cách! Có lẽ phải có một cuốn sách dày về cuộc sống kỳ lạ của nhà quý tộc nguyên mẫu này, một người có ý chí chinh phục dựa trên một nền học vấn và văn hóa rất vững vàng.


Tử tước Henri de Labor de de Monpejat, sau một vài khởi đầu không mấy suôn sẻ ở Pau (điểm nghỉ mát trên cao ở miền Nam nước Pháp - ND) nơi ông kết bạn với thi sĩ J.B. Toulet, được bổ làm tham biện tòa công sứ vào tháng 4-1894. Nhưng con người hừng hực như núi lửa đó không thể nằm yên trong tổ mối. Chỉ một thời gian sau, De Monpejat xin đất, lúc đó rất dễ, làm đồn điền và lao vào làm nông trại, một nghề rất hợp với tính thích tự do và thiên hướng quý tộc của ông. Đã thế ông còn muốn làm ông chủ tuyệt đối trên "đất của mình" và cản trở chính quyền kiểm soát những gì xảy ra trên đó.


Trong đồn điền của ông ở Quy Nhơn, thoạt đầu de Monpejat có một số lượng lớn phu khai hoang, trong đó phần lớn có thẻ thuế thân không hợp lệ. Công sứ liền phái một đơn vị lính cơ tới đồn điển kiểm tra và nếu cần sẽ bắt một số người phạm tội để làm gương. Toán lính, mệt mỏi sau một hành trình dài, dừng lại nghỉ trong một ngôi nhà cách đồn điền de Monpejat vài kilômét. Bọn lính bị hỏi chuyện không giữ được bí mật của chuyến đi nên toán lính vừa mới tới thì chỉ một lúc sau tử tước đã biết. Ông ta liền chỉ thị cho các đốc công. Sau khi lệnh của ông được thực hiện, các đốc công tới báo cho ông biết "xong rồi". Ông liền tới điểm tập hợp các phu. Tại đây, các đốc công chỉ cho ông thấy khoảng hai mươi người lính cơ cùng với súng ống bị trói chặt như những khúc dồi. Các tù nhân được cho lên xe giải về Quy Nhơn cùng với bức thư: "Thưa ông công sứ, hai mươi tên cướp mang theo súng giả danh làm lính đã thâm nhập vào đồn điền của tôi với ý đồ đốt hết và giết hết. Tôi xin gửi chúng cho ông và yêu cầu ông trừng phạt chúng để làm gương".


Đó là cách de Monpejat hành xử với chính quyền. Đối với ông, các điều luật không phải đặt ra cho ông thực hiện và các viên chức định đưa ông vào khuôn vào phép đã phải gãy răng trước sự chống đối dai dẳng của ông.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2021, 07:44:16 pm »

Khi rời Cam Ranh đi Ba Ngòi, trong ánh sáng chói chang đầu tiên của buổi sáng, chúng tôi qua một vùng có hằng hà sa số loại chim với nhiều màu sắc khác nhau. Ông Spas và tôi không ngừng kêu lên những tiếng thán phục trước những màu sắc rực rỡ và bất ngờ của chúng mỗi khi chúng bay lên.


Từng chặng, từng chặng, chúng tôi tiến gần tới Nam Kỳ. Khi tới Phan Thiết, thời tiết rất tệ hại. Chúng tôi dùng xà lúp đi thăm một số đồng muối. Lúc quay về chúng tôi gặp khó khăn khi phải vượt qua một doi cát. Muốn vượt qua được phải chờ nước lặng. Cuối cùng chúng tôi phải dùng bè. Đi bè mạo hiểm hơn nhưng chúng tôi muốn nhanh chóng vào được bờ. May nhờ có trời phù hộ chúng tôi cũng cập vào được bãi cát, người ướt đẫm nhưng ông Spas thoát khỏi cơn đau dạ dày đặc biệt nhạy cảm.


Ở Phan Thiết trời rất ít mưa. Nơi đây được xem như vùng khô nhất Đông Dương, nhưng mỗi khi mưa người ta tưởng như ở Djibouti, trời như nứt vỡ rơi xuống từng mảng. Được ông Richard, kỹ sư công chính, mời ăn, chúng tôi diện bộ quần áo lính lịch sự màu trắng cổ đứng hồ bột như người ta mặc thời đó. Chúng tôi đi xe kéo tới nhưng giữa đường gặp mưa. Chúng tôi bước ra khỏi xe người ướt sũng. Cần phải thay quần áo. Ông Richard cho chúng tôi mượn mọi thứ, thế là chúng tôi bước vào phòng khách bằng giầy păng túp (giầy dùng trong nhà - ND). Tôi trông còn tạm được vì khổ người gần với khổ của kỹ sư Richard nhưng chiếc quần Leopold II (chỉ ông Spas - ND) mặc chi tới bắp chân làm bà Richard và người con rể tương lai, anh Baffeleuf, cười rũ rượi. Baffeleuf lúc đó là chánh văn phòng tòa công sứ; hiện nay là luật sư và nhà công nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại Hà Nội.


Chặng đường men theo biển để vượt qua khu rừng, giữa Phan Thiết và Bà Rịa là một chặng đường dài... ở chặng này, người ta cũng khuyên chúng tôi phải cẩn thận, vẫn là chuyện hổ! Đêm đã xuống mà chúng tôi vẫn còn lần mò dưới những cây lớn. Trong suốt một ngày trước đó, qua những cánh rừng như vậy chúng tôi tuyệt không gặp một con chim, một con thú. Thật như một khu rừng chết, không một tiếng động ngoài tiếng rìu đẽo vào thân cây có dầu để lấy nhựa.


Đoàn người ít ỏi lần mò tiến lên trong ánh đuốc. Đột nhiên những người khiêng tôi dừng lại; hình như họ đánh hơi thấy mùi ác thú nên không muốn tiến lên. Họ nói: "Ông cọp" (Monsieur le Tigre). Tôi ra lệnh thế nào họ cũng cứ ỳ tại chỗ. Tôi xuống cáng và đi lên phía trên, cố bắt kịp toán của ông Spas đã bỏ chúng tôi một đoạn khá xa. Đám phu theo tôi với vẻ không tin tưởng lắm. Tôi nghĩ chắc đám phu đang bảo nhau: "Nếu có hổ rình, nhất định nó sẽ vồ người nào to nhất, béo nhất và chính là người đang đi đầu", về phần mình, tôi nghĩ hổ không tấn công những người có đuốc vây quanh và công việc trước mắt là phải ra khỏi rừng càng sớm càng tốt. Tôi cũng tự hỏi nếu quả thực có nhiều hổ ở khu rừng tranh rậm rạp không một bóng muông thú như thế này thì nhất định giống hổ đó phải là hổ ăn chay... Mãi tới trạm Xuyên Mộc tôi mới đuổi kịp ông Spas nhờ ông dừng lại vì lo lắng không hiểu sao tôi chậm như vậy. Ông không muốn ăn gì cả nên nói: "Tôi bị đầy bụng".


Suốt ngày hôm đó chúng tôi thấy rất nặng nề, người cứ như muốn buồn nôn vì phải hít thở mùi hôi thối của khu rừng.

Ở Bà Rịa, chuyến đi thăm các đồng muối diễn ra dưới ánh nắng mặt trời nắng như chì theo sự hướng dẫn của ông Espariès, một kiểm soát viên. Có lúc chúng tôi phải cởi giày và lội khá lâu trong nước sâu, mắt rất chói. Thực ra tôi đã thấy người khó chịu sau bữa ăn trưa và sau đó liên tục đi tiêu. Ông Spas quyết định không chờ tới hôm sau nữa mà lên đường đi Saigon ngay bằng xà lúp sông do giám đốc quan thuế Nam Kỳ phái tới. Một cách rất ngớ ngẩn, chúng tôi bị mắc cạn vào lúc sáng sớm và phải mất gần hết ngày để chờ nước triều lên mới thoát ra được. Trời oi nồng và đầy muỗi, tôi lẩm nhẩm gần như mê man hoàn toàn. Cuối cùng, vào khoảng hai giờ đêm hôm sau chúng tôi cũng tới được Saigon. Tại khách sạn Hôtel de la Terasse, gần Quảng trường Nhà Hát lớn, cửa hàng cà phê vẫn đầy ắp khách và nhạc ầm ĩ. Ông Spas và tôi quần áo bẩn thỉu, râu tóc rối tinh giống như những tên cướp. Riêng tôi, sự đau đớn chắc chắn đã làm tôi có cái vẻ thất thần của những tên tội phạm.


Cuối cùng người ta đặt tôi lên giường và chườm đá ở đầu do một người bồi tới thay lien tục. Tôi nằm liệt giường tám ngày liền trong khi ông Spas, khá khỏe, tiếp tục đi thăm các đồng muối ở Cần Giộc. Về mặt nguyên tắc, chuyến công tác đã kết thúc. Tổng kết lại chúng tôi đã mất bốn mươi lăm ngày để đi từ Hà Nội tới Sàigòn, chắc chắn đây không phải là một kỷ lục vì chúng tôi phải mất một số thời gian để đi thăm các đồng muối. Trung bình mỗi ngày chúng tôi đi được năm mươi kilômet kể cả những đoạn rẽ ngang rẽ dọc do công tác yêu cầu. Ngày nay, thực mệt mỏi nếu phải ngồi xe hơi liền từ sáu tới tám trăm cây số nhưng năm mươi cây số trên xe kéo tay hoặc trên cáng hết ngày này sang ngày khác liền trong bốn mươi lăm ngày... bạn đọc thử nghĩ xem nó như thế nào. Hoàn thành chuyến đi đúng hẹn không một tai nạn, đầu óc chứa đầy những hình ảnh, tận dụng thời gian để khám phá, rồi những niềm vui mà nêu dùng các phương tiện giao thông như hiện nay thì không thể có được..., chúng tôi cảm thấy vui sướng về chuyến đi.


Từ Cần Giộc trở về, ông Spas tới tìm tôi với vẻ uể oải. Giờ đây tới lượt ông không được khỏe. Ông nói với tôi về chuyện quay lại Hà Nội. Biết vậy nhưng tôi vẫn hỏi: "Thế chúng ta không xử lý tận gốc vấn đề muối à?" - "Chúng ta đã tận mắt thấy việc sản xuất muối, bây giờ chỉ còn phối hợp các quan sát đó và rút ra kết luận trong một báo cáo tổng hợp". - "Tôi nghĩ ông cũng nên quan tâm tới việc lưu thông muối như sản xuất muối. Vậy mà việc cung ứng muối cho ngư dân vùng Biển Hồ ở Cao Miên, như ông biết đấy, là một vấn đề quan trọng" - "Anh nói có lý. Chúng ta sẽ đi Nam Vang (Phnom Pênh) để lấy số liệu!


Lúc đó từ Sàigòn đi Nam Vang chỉ có đường thủy. Chúng tôi đi tàu hoả tới Mỹ Tho để xuống chiếc xà lúp mà đúng ra chúng tôi phải xuống từ Sàigòn. Chúng tôi đi như vậy để tránh một đêm nằm tàu và nhất là để tránh cho ông Spas đoạn đường qua vùng biển Gò Công. Xà lúp tới Nam Vang vào ngày thứ ba sau ngày khỏi hành ở Sàigòn.


Tại Nam Vang, ông Blanchard, quyền giám đốc quan thuế, cung cấp cho chúng tôi mọi số liệu cần thiết cho bản báo cáo. Ông nói: "Tôi nghĩ có lẽ sẽ rất có ích cho các ông nếu các ông được xem ngư dân muối cá tại những nơi đánh bắt nhưng mùa này không thích hợp vì nước rất cao; hoạt động đánh bắt chỉ nhộn nhịp vào mùa nước thấp".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2021, 07:44:51 pm »

Trước khi quay lại Bắc Kỳ, chúng tôi dạo chơi vài ngày trong thủ đô của quốc vương Norodom. Chúng tôi cũng đi thăm hoàng cung; tại đây người đứng đầu một vương quốc châu Á cho dựng tượng Napoléon III ở tư thế cưỡi ngựa. Chúng tôi ngắm nghía pho tượng và thấy vui vui vì pho tượng được che bằng một cái mái khá bất ngờ đối với chúng tôi. Hiện nay chiếc mái đó vẫn còn.


Biết là sẽ phải quay về Bắc Kỳ nhưng tôi không thấy hào hứng lắm vì đã nhiễm cái thú sống phóng khoáng của những tay thám hiểm. Khi ông Spas tuyên bố dứt khoát đặt chỗ trên tàu thủy ra Bắc Kỳ, tôi khôn khéo lái sang ý chưa thăm Lào... Ông Spas nói: "Đúng, tôi cũng tiếc lắm nhưng ở đó chẳng có đồng muối, cũng chẳng có cá để muối. Chúng ta chẳng có lý do gì để tới đó...” - "Nhưng... tôi tìm cách bẻ lại, - ở đó có vấn đề khó khăn trong việc cung ứng muối cho dân Lào..., lại còn vấn đề các mỏ muối ở tỉnh Luang Prabang. Bằng cách khai thác công nghiệp, các mỏ đó có thể cho chúng ta lời giải của vấn để cung ứng.,." - "Đúng, nhưng đó là những vấn đề có thể xử lý trên giấy mà không cần tới hiện trường khảo sát. Mà này, những giếng muối đó có thể tới xem được không?" - "Chắc là không vì đó là những hố rất sâu hình như người ta xuống bằng thúng. Việc khai thác rất cổ lỗ thô sơ” - "Sao nữa?" - "Tốt nhất là chúng ta tới đó tìm hiểu trữ lượng của vỉa muối" - "Nhưng cả anh lẫn tôi, chẳng ai quyết định được việc này" - "Đương nhiên là như vậy nhưng xét theo quan điểm khoa học, mà theo tôi phải đặt trên các quan điểm khác, việc chúng ta đi một đường về một đường mặc dù có thể dài hơn là một việc rất nên" - "Nhưng anh bạn thân mến ơi, vấn đề là không có đường Cái Quan ở Lào để anh quay về Bắc Kỳ. Thôi lần này chúng ta sẽ về bằng tàu thủy" - "Tàu thủy à? Thế là ông đồng ý đi tàu thủy. Vậy sao ông không chuyển từ tàu biển với phong cảnh nhàm chán và say sóng ra mật xanh mật vàng sang đi tàu trên sông Mêkông qua những con đường vòng vèo" - "Kể ra đi như thế cũng hấp dẫn đấy nhưng chúng ta phải xem ông Morel nói thế nào" - "Nếu ông đặt vấn đề với ông ta, câu trả lời gần như chắc chắn là không" - "Nhưng tôi không thể đi như thế mà không xin phép" - "Đúng là như vậy nhưng tôi nghĩ ông chỉ nên thông báo ý định quay về bằng đường qua Lào để tiếp tục nghiên cứu những vấn đề về muối".


Sở dĩ tôi thuyết phục được ông Spas vì ông cũng muốn, có khi còn hơn cả tôi, đi thăm các vùng, đặc biệt là những vùng rất khó vào của Lào lại càng lôi cuốn.

Hôm sau nữa, chúng tôi vẫn không nhận được điện tín trả lời, ông Spas vừa gãi tay vừa nói với tôi: "Nếu ông tổng giám đốc không trả lời có nghĩa là ông ấy đã đồng ý. Sáng mai có một chuyến tàu thuỷ đi thác Khôn. Chúng ta sẽ đi chuyến đó”.


Khi khỏi hành từ Nam Vang, tải trọng chiếc tàu thủy của hãng vận tải đường sông giảm đi rất nhiều so với tải trọng trên đoạn Sàigòn - Nam Vang, vì thế hành khách được thoải mái hơn nhưng sau ngày thứ nhất thức ăn trên tàu chỉ toàn đồ hộp. Để bù lại chúng tôi được ngồi hàng giờ ngắm phong cảnh hai bên bờ và thấy được nhiều tai nạn trên sông. Các bến tàu dừng lại trên đất Cao Miên là: Kompong Cham, Kratiê, Sambor. Từng đàn công bảy tám con lộng lẫy màu vàng kim chen xanh dương từ hai bên bờ sông nặng nề bay lên rồi lại đỗ xuống các cây bên cạnh mỗi khi tàu đi qua.


Qua những thác nước đầu tiên, tàu tới thác lớn nhất là thác Preapatang trước khi tới Stung Treng.

Dòng sông sủi bọt để lộ ra nhiều tảng đá nhọn hoắt. Những tảng đá này đánh dấu các vị trí có đá ngầm rất nguy hiểm. Chúng tôi nhận thấy tàu chạy hết tốc độ nhưng vẫn đứng yên bên những tảng đá hai bên tàu; sức nước như làm vô hiệu sức kéo của máy tàu. Phải làm sao vượt qua chỗ này nếu không chẳng may máy quay chậm lại một chút tàu sẽ bị dòng nước cuốn đi và chắc chắn bị đưa tới vị trí nguy hiểm. Chúng tôi không ai nói với ai nhưng thấy viên quản lý tàu người châu Âu tỏ ra lo lắng. Ông ta cùng với người tai - con (tài cống) chú ý theo dõi từng chi tiết nhỏ nhặt nhất để thợ lò không làm mất áp lực. Cuối cùng sức máy cũng thắng được lực cản làm tàu nhích lên. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy khoảng cách giữa tàu và những tảng đá hai bên lớn dần. Trong bữa ăn tối, khi tàu neo lại bên bờ vì không chạy đêm, người quản lý, chắc muốn làm chúng tôi rùng mình, kể những tai nạn tại những chỗ như vậy. Tất cả đều có một nguyên nhân chung là sự đối đầu giữa hai ý chí: một bên của sóng muốn cuốn tàu ra biển, một bên hơi nước muốn đưa con tàu lên những miền ở thượng lưu...


Sáng hôm sau, tàu chạy dọc theo đảo Kalas Mieu gần Thala Borivat. Tại đây chúng tôi được xem sự hoạt động sôi động của xưởng cưa của ông Brémond d'Aris. Trên hai bờ của vùng này cũng như tới tận thác Khôn, người quản lý tàu chỉ cho chúng tôi thấy những con cá sấu đang ngủ mà nếu không để ý cứ tưởng là những khúc gỗ khô. Khi tàu lại gần, bọn vô lại này mới động mình tựa như tiếc không được tiếp tục dìm mình trong nước. Cố chú ý hơn chúng tôi có thể phân biệt được những cặp mắt của chúng với những bọt nước do sóng nước không ngừng tạo nên. Ông Spas, ngừng gãi, nhấc khẩu súng thường xuyên để trong phòng ăn định cho một con chìm luôn. Nhưng không phải dễ thực hiện ý định đó vì tàu lúc nào cũng tròng trành. Ngay cả khi bắn trúng người bắn cũng không biết mình có bắn trúng không vì con vật vốn đã ngập trong nước, nếu bị trúng đạn sẽ chìm luôn. Để giải trí ông Spas bắn những con cá sấu nằm ngủ trên những bãi cát nhưng chúng nằm quá xa nên chỉ một tiếng nổ của súng đủ làm hàng chục con lao xuống nước cùng một lúc. Mấy hôm trước, chúng tôi còn được thoải mái ngắm nhìn các thiếu nữ Cao Miên tắm hai bên sông ven những làng mạc... Giờ đây, hai bên sông không một bóng người và trong một vùng nhiều thác ghềnh như thế này, nói dại nếu tàu bị đắm, phải được Chúa thương yêu mới thoát chết đuối và hàm răng của lũ cá sấu.


Tàu dừng lại để tiếp than tại một điểm bên sông. Đó là điểm những người thợ đốt than củi tập trung than để bán. Chúng tôi lên bờ cho đỡ cuồng chân vì tàu dừng lại nửa tiếng. Điểm dừng nằm bên rừng rậm rạp gặp một khúc quanh bất ngờ. Khi ra khỏi bãi cỏ tranh chúng tôi ngẩn ngơ khi thấy một phụ nữ châu Âu đi về phía chúng tôi. Cô gái mặc một chiếc áo choàng đỏ khá lịch sự. Che cho làn tóc hung hung và làn da mặt thoa nhẹ phấn là chiếc mũ cứng (casque) viền đăng ten và chiếc ô nhỏ kiểu mới nhất của Paris. Khi bóng hồng đi ngang chỗ chúng tôi, chúng tôi nhường đường và cúi chào với vẻ trang trọng nhất nhưng sự kinh ngạc làm cả hai không ai nói được một câu. Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc tựa như vừa nhìn thấy một con hổ và một con cá sấu khoác tay nhau vừa thủng thẳng đi vừa nói chuyện. Khi bình tĩnh lại chúng tôi cứ miên man tự hỏi nàng tiên này là ai mà lại một mình dấn bước vào nơi hoang vắng như thế này, phải chăng chúng tôi bị ảo giác vì nàng biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2021, 07:45:56 pm »

Chúng tôi quay lại gần tàu, ngồi nghỉ trên những khúc gỗ bên bờ sông. Những khúc gỗ này thì đúng là thật không phải ảo giác. Khi thấy ông Spas gãi liên tục tôi liền hỏi có chuyện gì. Ông trả lời: "Tôi không biết nhưng từ lúc ở Nam Vang tới nay tôi thấy ngứa ở hai cánh tay và hai bàn tay". Khi quan sát kỹ tôi phát hiện ra ông bị ghẻ nặng. Thật là phiền vào đúng lúc sắp thực hiện một chuyến đi dài qua một xứ thiếu các phương tiện phòng bệnh... Tôi sợ ông Spas bệnh nặng hơn và lây sang tôi sẽ buộc chúng tôi phải quay lại ngay sau chặng thứ nhất.


Chưa hết, lại một sự ngạc nhiên nữa... Ông Spas, chắc là bị điên, bò trên bãi cát, đầu sát đất như định ăn cát. Tôi hỏi: "Ông làm gì thế? Có chuyện gì thế?" - "Sao? Anh không nhìn thấy gì à? Anh không thấy cát này có vàng à?".


Tôi bốc một nắm cát nhìn kỹ. Không nghi ngờ gì nữa: vàng đang chảy qua các kẽ tay tôi. Tôi còn chưa nảy ra ý định giết người bạn đồng hành, thì người đó đã có ý định như tôi: "Phải đánh dấu cẩn thận chỗ này và nhất là không nói gì với người quản lý tàu". Chúng tôi lấy thứ vẩy óng ánh này đầy bao diêm, sau đó bỏ vào chiếc cặp đựng tài liệu quý giá.


Ông Spas nói: "Có những thằng cha ngồi cạo giấy một cách vô nghĩa ở Hà Nội trong khi ở đây chúng ta gặp cả một kho vàng mà không cần phải tìm..." - "Đúng thế, ở đây gãi ghẻ còn hơn" - "Chắc chắn là nhờ nàng tiên lúc nãy chúng ta mới tìm ra được vàng. Không hiểu thế là thế nào nhỉ?".


Khi được hỏi về cô gái, người quản lý tàu cười và nói: "Chẳng có gì thần bí cả, người phụ nữ xinh đẹp đó là vợ của trung úy công binh đang làm nhiệm vụ ngăn đoạn sông này. Nhà của họ ở sâu trong rừng một chút, lát nữa các ông sẽ thấy. Cô gái không ngạc nhiên khi gặp các ông chẳng qua là cô ấy thấy tàu chúng tôi luôn vì đây là điểm tàu ghé vào".


Đúng như người quản lý nói: một lúc sau, khi tàu mở máy chạy, chúng tôi nhận ra ngôi nhà của viên trung úy và người phụ nữ xinh đẹp từ cửa sổ. Chúng tôi vẫy chào cô với sự biết ơn về kho báu; cô cũng vẫy tay chào lại một cách duyên dáng... Cứ chào đi miễn là anh chồng kỹ thuật của cô đừng có nảy ra ý nghĩ với đám cát bên sông!


Cuối cùng, chúng tôi vào đất Lào trong tiếng nước đổ ầm ầm của thác Khôn. Tại đây người phụ trách thu thuế, ông Ladreit de Lacharrière, đón tiếp chúng tôi vừa thân mật vừa trọng thị... Để đi từ Khôn Nam tới Khôn Bắc hành khách phải đi khoảng bốn cây số bằng tàu hỏa Decauville. Các toa của loại tàu nhỏ bé này dùng để chuyển tải hàng hóa từ công khu này sang công khu khác. Sau khi vượt qua Khôn phải lên tàu thủy nhưng lần này tải trọng tàu còn giảm hơn nữa. Về mặt kỹ thuật, tàu lớn không thể đi được trên các đoạn sông từ đây trở đi. Nhiều lần người ta thử dùng tàu to nhưng đều thất bại kể cả những lần lợi dụng nước cao để vượt qua đá ngầm. Chuyến đi cho tôi thấy các loại khó khăn như ghềnh thác, xoáy... trên một mặt sông rộng hơn mười cây số.


Sau khi rời Khôn, chúng tôi dừng lại nghỉ ở Không. Tai đây có một đại diện chính phủ, tôi nhớ tên ông ta là Simon. Đó là một người dễ mến nhưng không có thuốc bôi Helmerich (thuốc chữa ghẻ - ND). Ông Spas vốn là một người rất lịch thiệp vì thế từ khi chúng tôi trở thành người được nhiều người phục dịch, ông càng trở nên trịnh trọng. Tại Bassac, ông đã tới thăm đại diện chính phủ mặc dù ông này không được báo trước. Than ôi, sự trịnh trọng của ông thật phí vì tủ thuốc của ông Dauplay chẳng có một tí thuốc chữa ghẻ nào.


Tuy vậy chúng tôi không hối hận đã phải đi vòng vì để tới được Bassac chúng tôi phải đi bộ nhiều cây số qua các làng xinh xắn hãy còn chìm trong giấc ngủ... Khi người trong nhà thức dậy, chúng tôi nghe thấy những giọng trong sáng vui vẻ với những tiếng cười vô tư hoặc những âm thanh dịu dàng và hấp dẫn của sáo hoặc khèn. Trong suốt chặng đường qua Trung Kỳ, chúng tôi không có được cảm giác như ở đây. Kỷ niệm của chúng tôi về dân An Nam chỉ là tiếng the thé của những người đàn bà chanh chua, tiếng cãi cọ nhau của những người phu ốm o tranh nhau tiền boa hoặc tiếng chó sủa đuổi theo chúng tôi. Ở đây không có những bộ mặt cau có hay những ánh mắt nhìn trộm mà là nét mặt vui tươi và những ánh mắt nhìn thẳng. Như thêm thắt vào sự vui vẻ đó, một anh chàng chân nọ đá chân kia trông rất đáng phục xăm xăm đâm thẳng vào chúng tôi. Đó là một anh chàng khoảng bốn mươi tuổi chắc là đi chơi đêm vể và say khướt. Khi nhìn thấy chúng tôi, bộ dạng anh trông rất buồn cười, anh chào chúng tôi theo cung cách rất quá đáng, chắc là muốn tỏ rất tiếc cho chúng tôi đã không theo anh ta trong đêm vui vẻ vừa qua.


Chúng tôi thấy cả xứ này như nhuần nhuyễn sự dễ mến và, do dân ở đây không có thói nô lệ, nên không quan tâm tới người khác kể cả người nước ngoài.

Chúng tôi lại lên đường theo đường sông và tới cuối ngày thì tới Pácxeđôn. Tại đây chúng tôi được ông Crimon, trước đây là đồng sự của tôi ở Hải Phòng, đón tiếp. Ông Spas làm một cuộc kiểm kê ngôi nhà của vị chủ nhân đáng mến: "Tôi thấy nhà anh có đủ các loại rượu nhưng tôi muốn tìm tủ thuốc của anh...." - "Thưa ông giám đốc, tại sao ạ?" - "Vì tôi bị ghẻ..." - "Chán quá, tôi chỉ có ít ký ninh và thuốc đỏ...".
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2021, 07:46:34 pm »

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi chuẩn bị mọi thứ để lên phía bắc. Lần này, chúng tôi dùng thuyền độc mộc vì có nhiều ghềnh thác ở Kemmarat tàu thủy không thể đi xa hơn được. Chúng tôi tới xem một người châu Âu chuẩn bị lên đường trước chúng tôi một ngày. Khi tới nơi thì hành lý của người đó đã được xếp xuống một chiếc thuyền mỏng manh. Anh bạn Crimon giới thiệu: "Đây là ông Hedde, kỹ sư công chính... đây là ông Spas, phó tổng giám đốc quan thuế, đây là ông Bourrain... " Khi người kỹ sư chìa tay ra cho tôi, tôi nới: "Anh số 116" - "Ô, thế ra anh cùng học với tôi ở trường trung học Nantes! Nhưng tại sao anh lại nhớ được số của tôi?".


Tôi giải thích cho Hedde và, nhờ kỹ thuật nhỏ của tôi, anh rất vui sướng biết được tin của những người bạn cùng lớp Le Fol và Pierron. Tôi nói: "Khi tôi giao bộ đồng phục và mũ lưỡi trai cho anh ở Nantes, tôi không bao giờ nghĩ rằng mấy năm sau lại gặp anh khi ngược sông bằng thuyền độc mộc như the này".


Sau lần gặp Hedde, tôi không gặp một người nào tôi nhớ được số đồng phục ở trung học nữa. Mãi tới năm 1933 ở Saigon, khi tôi kéo anh ban Le Fol về nhà mình đãi một bữa vang trắng nhân dịp anh về hẳn Pháp, chúng tôi mới nói chuyện với nhau về trí nhớ kỳ lạ của tôi nhớ được số đồng phục của các học sinh trung học Nantes. Le Fol nói: "Minh không còn giữ được liên lạc với các bạn cũ cùng lớp. Có một người mình rất có cảm tình không hiểu hiện nay anh ấy thế nào. Tên anh ấy là Aillet". Tôi nói ngay không chút ngập ngừng: "Anh ấy mang đồng phục số 1". Bốn mươi năm đã trôi qua, tính tới lúc chúng tôi nói chuyện, không ai biết tin tức gì về Aillet. Le Fol cho biết bạn mình có tên trên một tờ báo thế tục lớn do cha Follioley chủ trì nhưng mang tên mới là Georges Clemenceau (chính khách pháp, một trong những nhà tổ chức mang lại chiến thắng cho Pháp năm 1918 - ND).


Sau bữa ăn tối ở nhà ông Crimon, dù đã mười giờ đêm nhưng người bưu tá vẫn tìm tới đưa cho ông Spas bức điện của ông Morel đánh tiếp đi từ Nam Vang. Bức điện cho biết ông ta đồng ý cho chúng tôi trở về qua đường Lào nhưng với điều kiện phải có mặt ở Hà Nội trước ngày 15-12. Thế là hết cách láu cá: nếu ngược sông Mêkông chúng tôi không thể có mặt ở Hà Nội trước ngày 20-1. Ông Spas tự an ủi là như thế mình sẽ chữa được bệnh ghẻ khi qua Nam Vang hoặc Sàigòn... Tôi hủy hợp đồng thuê thuyền độc mộc và làu bàu với người bưu tá vì nếu ông ta không tới thì năm giờ sáng hôm sau chúng tôi đã ngồi trên thuyền lên đường rồi... Crimon nói với tôi: "Tôi sẽ chuyển tiếp bức điện tới Savannakhet nhưng có lẽ các anh phải quay lại thôi".


Thế là chúng tôi lại qua Nam Vang và Sàigòn. Tại Sàigòn, ông Spas chữa được căn bệnh ngoài da. Sau đó, do sức khỏe đã khá hơn, ông rút ngắn thời gian nằm bệnh viện. Chúng tôi quay ra Bắc Kỳ trên chiếc tàu thủy Vân Nam (Yunnam). Trước hôm lên tàu, hai chúng tôi tới xưởng chế biến thuốc phiện để lấy kết quả phân tích số cát chúng tôi mang về. Trong khi trao đổi với nhân viên phân tích, tuy ngoài miệng chúng tôi tỏ vẻ nhã nhặn thản nhiên như không có gì nhưng trong lòng rất hồi hộp. Khi người nhân viên nói: "Chà, thưa ông giám đốc, đó chỉ là mi ca". Ong Spas nói với vẻ không những thản nhiên mà còn làm ra vẻ như mình thắng cuộc: "Tôi đã nói với Bourrin như vậy nhưng anh ta nhất định không tin". Nhờ sự khôn khéo đó mà nhân viên phân tích không bao giờ biết tham vong làm giàu của chúng tôi.


Hành trình quay về Bắc Kỳ chẳng có gì lý thú. Tuy nhiên... rồi cũng có cái gì đó xảy ra. Đang mơ màng một mình trên boong tàu giữa đêm khuya trong tiếng máy tàu đều đều, tôi nghe thấy có tiếng kêu như nghẹt thở ở xa xa. Tôi nghiêng mình ra phía ngoài tàu cố phát hiện xem có chiếc tàu nào bị mất lái không... Một lúc sau, tôi nhận ra tiếng kêu rên hình như ở trên tàu. Tôi đi lại gần nơi phát ra tiếng kêu cho tới khi tin chắc rằng có người nào đó đang bị nhốt trong hầm hàng và cuối cùng không còn nghi ngờ gì nữa: có tiếng người sau những hòm gỗ và lớp bạt dày phủ hàng. Tôi cấp báo cho nhân viên trực ban. Anh này tới xem và sau đó ra một số lệnh. Mọt lúc sau, một toán thủy thủ do thủy thủ trưởng dẫn đầu tới hầm hàng. Tôi nhìn vào hầm hàng thấy năm người cu li khốn khổ như năm chiếc xác mới từ trong mỏ ra. Chắc chắn họ sẽ chết nếu không kêu cứu, may mà tôi nghe được vì hầm hàng sẽ chỉ mở ra sau tám ngày nữa khi tàu quay về tới Saigon...


Ba tháng sau khi rời Hà Nội, giờ đây chúng tôi lại có mặt ở Hà Nội. Ông Spas sửa lại lần cuối cùng bản báo cáo soạn trên tàu, tôi lại về đúng vị trí của mình trong văn phòng của ông Morel. Danh sách tăng lương được công bố, tất cả giới "quan thuế" ngạc nhiên thấy tôi không có tên trong danh sách mặc dù tôi có hai năm thâm niên và phải được ưu tiên vì trực tiếp làm việc trong văn phòng tổng giám đốc. Như vậy là ông Morel đã bắt tôi phải trả giá cho sự lạnh nhạt giữa ông và ông Spas cũng như việc tôi được ông Spas chọn làm người đồng hành. Cũng có thể ông phải làm một cái gì đó để trừng phạt tôi vì tôi đã không làm theo ý ông Tissot trong vụ cây gai Ấn Độ. Nhưng trong thâm tâm, nếu lại được đặt vào tình huống lúc chuẩn bị lên đường vào tháng tám năm trước với điều kiện sẽ không được thăng cấp, tôi vẫn chọn một chuyến đi lớn như vậy không một chút luyến tiếc.


Bản báo cáo được hoàn thành và vài hôm sau được ông Spas chuyển cho ông Morel. Ông Morel, trong khi chờ về Pháp, ra lệnh cho tôi qua ông Tizac làm thêm một bản thứ hai nữa viện cớ là bản gốc đã bị thất lạc. Tôi tới chỗ ông Spas hỏi, ông nói: "Tôi chỉ còn một bản mà lại là bản viết tay” - "Tôi sẽ nói với ông ấy đây là bản cuối cùng và yêu cầu phải trả lại ông khi tìm thấy bản thứ nhất”.


Hai ngày trước khi ông Morel lên đường, tôi yêu cầu ông Tizac nhắc ông Morel là ông đang giữ hai bản của cùng một báo cáo trong đó có một bản phải gửi cho cơ quan đăng ký. Ông Tizac quay lại nói với tôi rằng ông Morel không biết hai bản đó lạc đi đâu mất, chắc người thư ký An Nam để chung trong chiếc va ly mọi người nghĩ sẽ không mở ra nữa trước khi lên tàu và ông Morel hứa khi tới Paris sẽ gửi ngay bản báo cáo cho cơ quan đăng ký.


Ông Morel đi rồi, tôi lấy tư cách cá nhân gửi cho ông một bức thư theo chuyến tàu liền ngày sau đó để nhắc ông và nhấn mạnh bản báo cáo đó cần phải được lưu tại phòng chuyên môn. Trong thư tôi còn nói dối ràng không thể viết lại báo cáo đó vì không may ông Spas đã hủy mất bản thảo. Cuối thư tôi cho ông biết các đề xuất của ông Spas vẫn nằm nguyên tại chỗ và phải có ý kiến đối với các đề xuất đó.


Tôi không thể nào tin được thư trả lời như dưới đây: "Hai bản báo cáo của ông Spas về vấn đề muối, tôi đã cố tìm nhưng không thấy. Chỉ còn lại một số mảnh vụn ở dưới đáy va ly. Tôi cho rằng chuột, chắc chắn do ông Marc bỏ vào, đã cắn nát hai bản báo cáo đó".


Thật là một sự thú nhận hợp cách không thể "chê được". Nguyên ông Spas đã dè chừng đối với những cơ may thành công của việc nhân rộng những đồng muối bằng xi măng của ông Morel ở Trai-ca, bên vịnh Cam Ranh. Vị tổng giám đốc mang nặng tính con buôn, chắc có phần lời trong các đồng muối ở Trai-ca, đã không ngần ngại cất bản báo cáo vào ngăn kéo.


Kết thúc chuyện này, ông Morel ngã ngửa người ra khi bị chúng tôi chơi cho một vố: biet được thư trả lời của ông Morel, ông Spas thản nhiên trình lên sếp Phòng Đăng ký (Bureau des Régies) bản báo cáo thứ ba.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2021, 07:18:26 pm »

1907-1908


NHỮNG VỞ MỚI Ở HỘI HIẾU NHẠC: CYRANO DE BERGERAC, NGƯỜI ARLES, MIQUETTE VÀ MẸ, NƠI QUÊ CHA ĐẤT MẸ... - NỮ HOÀNG CỦA CÁC NGHỆ SĨ HÀI NGHIỆP DƯ: BÀ SÉNÈQUE - MAƯRICE DEVÉ, NHÀ CẢI CÁCH Y PHỤC NAM Ở THUỘC ĐỊA - NHỮNG QUAN SÁT CỦA RENÉ VANLANDE VỀ CHIẾC MŨ CÁT (CASQUE) - DẠ HỘI ĐỜI THƯỜNG GIỮA HAI CHIẾN TUYẾN: PHE NHẢY VÀ PHE CHƠI BÀI. HỘI HIẾU NHẠC BỊ CHIA RẼ - ĐẠI ÚY SÉNÈQUE VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG SAU HỘI HIẾU NHẠC - CHUYỆN MỘT ĐÔI NAM NỮ BỊ ĐUỔI KHỎI VŨ HỘI Ở PHÒNG THƯƠNG MẠI - NHỮNG NGƯỜI MÊ BÀI - MỘT NGƯỜI ĐỘC ĐÁO: PAUL BABONNEIX - TÌNH THÂN HỮU CỦA GIỚI QUAN THUẾ - NHỮNG ĐÁM CƯỚI KỲ LẠ TRONG NGÀNH QUAN THUẾ VÀ TRONG GIỚI KỸ THUẬT - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔNG DƯƠNG: TRƯỜNG THUỘC ĐỊA VÀ GIỚI DI DÂN QUÝ TỘC; VIỆC PHÁP HOÁ DÂN BẢN XỨ - NGƯỜI PHU ĂN CẮP NHƯNG KHÔNG BIẾT DẤU - NHỮNG BUỔI DIỄN CUỐI CÙNG TRƯỚC KHI TÁC GIẢ VỀ PHÁP NGHỈ PHÉP: MÃ THƯỢNG VÀ ĐÔI CÁNH NHỎ.


Trong thời gian tôi đi vắng, ngọn lửa thiêng ở Hội Hiếu nhạc vẫn rực cháy. Nhóm kịch dàn dựng vở Cyrano de Bergerac. Vai Roxane do bà vợ trẻ đẹp tuyệt vời của một đại úy pháo binh thuộc địa đảm nhiệm, bà Sénèque. Bà nhanh chóng trở thành nữ hoàng của nhóm kịch. Chàng thi sĩ mũi nhọn được đại úy Péri, sếp mới Sở Vô tuyến điện, thể hiện. Theo những người đương thời hiện còn sống, trích đoạn này của Edmond Rostand rất được mọi người tán thưởng.


Đầu năm 1907, chúng tôi dám thử sức với vở Người Arles (Arlésienne), một vở năm màn của Alphonse Daudet và Georges Bijet, với đầy đủ nhạc cụ, đạo cụ và trang trí. Ban nhạc có bốn mươi nhạc công dưới sự chỉ huy rất bác học của ông Cornet, một sĩ quan hậu cầu. Các đạo cụ trang trí, do anh chàng đa năng Mongodin lắp ráp, sạch bong cho ta cảm giác gần như thực. Bà Blot đã thể hiện vai Rose Mamai, vừa đẹp vừa khó, một cách nhuần nhuyễn tinh thần bi kịch; bà Sénèque vào vai Vivette với vẻ đáng yêu rất hấp dẫn; bà Méot, vợ một pháo thủ, làm người xem cảm động trong vai Renaude; bà Dulot, vợ một nhân viên kế toán của các cửa hàng Godard (Sau là Bách hóa Tổng hợp Bờ Hồ nay là Trung tâm thương mại Bò Hồ - ND), đóng vai cô Ngây Thơ giống như thực mặc dù hồi đó nói chung việc hóa trang rất tồi.


Về phần các nhân vật nam, đại úy Péri, trong vai cha Planète, đã diễn tả rất đẹp một đấng chăn chiên trong khi Faucillers, kế toán Công ty Vân Nam (Compagnie du Yunnam), trong vai lão già Francet, đối đáp mềm mỏng với cha. Bằng dáng điệu và giọng hát tuyệt vời, Mitifio dữ dằn thành công hơn em Jean tôi trong vai được phân, về phần tôi, tôi được giao vai Frédéri, một nhân vật chính khá buồn của vở kịch. Sau mỗi buổi diễn, trong các bài báo nói chung là tán thưởng các diễn viên, không hiểu sao anh bạn nhà báo Maurice Koch của tôi lại hạ một câu: "Tại sao Frédéri lại dậm chân xuống đất để biểu lộ ý định muốn chết?". Nhận xét tuy nhẹ nhằng nhưng cũng làm tôi hơi cụt hứng. Tôi phản kích: "Ông nói tôi thiếu hồn, thiếu thuyết phục, thiếu thực, thiếu thoải mái; được, tôi không tranh luận với ông, nhưng dậm chân xuống đất đã được ghi rõ trong kịch bản, tôi chỉ làm theo ý tác giả". Koch không phải là người ngố, anh trả lời tôi: "Tác giả đã nhầm, ít ra là về điểm này. Khi viết phải lường trước trong nhà hát làm gì có đất mà chỉ có sàn gỗ rất dễ vang. Vì thế động tác dậm chân là không đúng chỗ".


Thật không thể bác được.

Phấn khích vì thành công, chúng tôi liên tiếp dàn dựng thêm một số vở nữa với dàn diễn viên có sẵn: Mariana, nàng thiếu nữ Catalane, một vở bi kịch do vợ tiểu đội trưởng cũ của tôi là Tisseyre viết, Cadet Rousselle, hài kịch thơ của Jacques Richepin, Mỉquette và mẹ của Fiers và Caillavet, và cuối cùng là vở Quê nhà (Le bercail), một vở khó của Henry Berstein nhưng bà Sènéque diễn khá thành công.


Khi chúng tôi tập vở Miquette và mẹ, Maurice de Monferrand, người phải đóng vai tử tước Tour Mirande, thường phải ở lại ăn với chúng tôi vì anh làm việc ở tận Cầu Đơ, bây giờ gọi là Hà Đông, cách Hà Nội mười cây số. Tối hôm tổng diễn tập, tôi đặt lên bàn ăn một chai vang rất ngon, kỷ vật trong hầm rượu lúc nào cũng đầy của cha tôi. Chai này đã đóng được hai năm nên ngon tuyệt. Chất rượu cộng với tính ba hoa làm Monferrand như hoảng trong vai diễn. Bà Sénèque nhận ra điều này và cảm thấy không yên tâm. Bà bảo chồng nói lại cho Monferrand biết rằng anh đã quá nhấn mạnh và nên giảm đi một chút khi biểu hiện kịch bản. Hôm diễn, Monferrand từ chối làm bạn với chai vang hai năm tuổi và diễn rất chỉnh nhưng không được tỏa sáng như buổi tập hôm trước. Khi hạ màn tôi nói với anh nhận xét đó; anh thú nhận là đã bị đại úy Sènéque làm ảnh hưởng. Tuy vậy, vang "hai năm" vẫn tràn ly mọi người trong bữa ăn tối sau buổi diễn và khi quay về Cầu Đơ trên chiếc xe kéo thổ tả (pousse choléra - loại xe kéo bánh không có hơi) vào sáng tinh mơ, anh đã lấy lại được cái tính ba hoa ầm ỹ đáng mến và say say.


Ngoài bà Tisseyre, nữ nghệ sĩ hài duyên dáng hơi bị ảnh hưởng một chút vì chất giọng riêng, chúng tôi còn tuyển được một người nữa là Maurice Devé. Anh có giọng khô khan nhưng là một diễn viên hài sắc sảo và cổ động viên tuyệt vời. Sau này, trong có vài năm, anh trở thành một đạo diễn tên tuổi và nghệ sĩ có thứ hạng cao. Maurice De vé, lúc đó vừa mới bước chân vào cuộc đời công chức ngành tư pháp, là một mẫu người Paris thực sự với đủ loại văn chương chữ nghĩa, đủ loại nghệ thuật và đủ thú chơi thời thượng. Mọi người cho anh là người kiểu cách nhưng khi tiếp xúc với anh, mới thấy anh là một người rất giản dị. Điều làm người ta phản ứng với anh là tính cách không chịu gò bó và bề ngoài thiếu lịch sự của anh. Không bao giờ anh mặc chiếc áo dolman (áo vét nhà binh nhiều cúc dệt bằng sợi dai - ND) thuộc địa cổ đứng cúc cài tới tận cổ. Chính Devé là người đầu tiên cắt quần có gấu nâng lên. Dĩ nhiên, một mốt như vậy đòi hỏi phải mặc sơ mi và đeo cà vạt. Nhưng tuyệt nhiên không phải vì vậy mà Devé là một tín đồ cuồng tín của mốt, bỏ ngoài tai những nhận xét châm biếm và đôi khi ngây ngô của "dân chúng”. Mặc dù bị nhiều người cho là ngớ ngẩn nhưng Devé vẫn kiên trì giữ tà áo dài của bộ vét đến nỗi nhiều người mới tới cũng bắt chước mặc theo anh. Năm này qua năm khác các rào cản của cái cũ chống cái mới dần dần bị phá bỏ và ngày nay, ngay trong giới nhà binh, bộ dolman cũng bị lên án mặc dù bộ này nảy sinh từ giới quân nhân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6609



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2021, 07:19:55 pm »

Có lẽ phải có một chương dài nói về các biến tấu của y phục thuộc địa. Độc giả hãy cho phép tôi giới hạn vấn đề ở chiếc mũ cát (casque, ngày nay gọi là mũ cứng - ND) và ánh nắng trong trích đoạn sau đây của Réne Vanlande. Các độc giả thích hoài niệm chỉ có thể thỏa mãn nếu tôi nhường lời cho nhà văn mặc áo lính này:

Những người lính thực dân lần đầu tiên ra chiến trận vào đầu thế kỷ này luôn luôn nhớ lời khuyên của những người đi trước: "cần nhất phải chú ý tránh ánh nắng mặt trời" (soleil không viết hoa Soleil như hiện nay - ND).


Vào thời này, những kỷ niệm về các chiến dịch ác liệt ở Bắc Kỳ và Madagascar vẫn còn ám ảnh nhiều người. Các binh sĩ của chúng ta ngã gục dưới ánh nắng như thiêu như đốt của mặt trời trên các dòng sông hay trong các đầm lầy nhiều hơn dưới các làn đạn của quân Cờ Đen hay của du kích Hova (một bộ tộc ở Madagascar - ND) và chúng ta hình như lúc nào cũng được nghe điệp khúc "Đừng bao giờ quên đội mũ cát".


Được nhái theo chiếc mũ sắt của chiến binh La Mã, hồi đó, mũ cát được giới quân sự nghĩ ra cho binh lính đội. Nó cho ta tư thế của người lính chiến. Nhưng do phần che phía sau quá dài nên mỗi khi nằm bắn, phần trước lại chụp xuống tận mũi, rất bất tiện. Khi đó, theo ngôn ngữ riêng, người lính phải đội xoay ngang ra và như vậy gáy bị hở ra để nhận, "pang", một cú nện của đòn tre. Thế là, ngày xưa, bất kể con tàu đưa chúng ta đi theo hướng nào, mỗi khi lại gần xích đạo thì những chiếc mũ cát, mới hay cũ, lại được lôi ra khỏi những chiếc va ly trước đó phồng lên vì chúng. Những anh mới sang thuộc địa lần đầu khi đội chúng lúc nào cũng sửa đi sửa lại trông rất buồn cười; cánh lính cũ theo kinh nghiệm biết, không sai một ly, giữa vĩ độ này và vĩ độ này mặt trời sẽ không tha thứ bất kỳ kẻ nào thách thức nó.


Ngày nay các nhà văn khoẻ mạnh xông xáo nhất, mặc dù có những tiện nghi sẵn bên mình, dường như vẫn giữ được cái tính phòng xa của những người đi trước. Như trường hợp Pierre Benoit (nhà văn người Pháp theo chủ nghĩa xê dịch - ND) khi bỏ neo trước đảo Erromango (một đảo trong quần đảo Nouvelles Hébrides ỏ Nam Thái Bình Dương - ND) ông đã làm chúng ta hứng thú khi mô tả nỗi hoảng sợ trước mặt trời trên quần đảo Nouvelles Hébrides (nhân dân ta trước đây thường gọi là Tân Đảo, nơi có nhiều phu người Việt Nam do các chủ đồn điền mộ sang làm việc - ND). Xin trích một đoạn trong cuốn Erromango của ông: "Lạy Chúa, mũ cát của anh đâu? - Sullivan kêu lên với Simber, - anh không nhìn thấy mặt trời nhưng mặt trời nhìn thấy anh". Và... giữa hai trận mưa rào ẩm ướt, ngôi thiên thể treo trên Erromango làm các đầm lầy bốc hơi, làm bốc mùi men thối, làm phong phú các loại xác chết"... Nhà văn này có dẫn dắt ta tới Đông Dương không? Bạn đọc hãy nghe: Trong vùng đồng bằng Nam Kỳ, "người ta không nhìn thấy mặt trời nhưng cảm thấy sức mạnh của nó làm ngất xỉu những người vô ý, có lẽ, đã bỏ mũ ra trong một giây". Và ở Cao Miên, đất nước của Ông Vua hủi (Roi Lépreux, tên một tác phẩm của Pierre Benoit viết về mối tình của một nhân viên bảo tồn người Pháp với một vũ nữ Miên - ND), đó là "một mặt trời nặng như chì, một mặt trời phơi ra làm người ta chết khô".


Tại một xứ đạo nghèo nàn ở Huế, Đức cha Hallys ở tuổi tám mươi, người đã chịu những sự bài đạo của Tự Đức, đã nói với tôi: "Con hãy chú ý. Căn phòng này không an toàn đâu, vẫn có nắng lọt qua cửa chớp vào, con hãy đội mũ vào đầu". Tại Dakar hay Saint Louis ở Sênêgan, ngay giữa mùa đông nhiệt độ rất điều hoà, các sơ dòng Thánh Joseph, cũng như tất cả đám dân châu Âu ở đó, không bao giờ ra đường mà không đội mũ cát mặc dù dưới mũ đã có chiếc khăn cứng. Tại khu vực Quảng Châu Văn (một nhượng địa của Pháp trong tỉnh Quảng Đông - ND) ở Hoa Nam, nơi người Trung Quốc được Nhật "che chở” chẳng bao lâu nữa sẽ đòi lại, tôi thường nghe thấy ông bác sĩ hàng xóm nghiêm khắc nhắc vợ con mỗi khi ra đường: "Mũ đâu". Trên lãnh thổ rộng lớn của đế quốc, chiếc mũ cát được áp đặt như một giáo điều. Thậm chí một số người ngay ở nhà hay trong văn phòng vẫn cứ ềnh hềnh trên đầu chiếc mũ hộ mạng.


Như vậy là người Pháp chúng ta ở bất cứ vĩ độ nào cũng đi dạo với chiếc mũ cát trên đầu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mốt là một thứ khó chấp nhận ở một số dân tộc: các dân tộc đó cho rằng hơi hướng "thực dẫn" mang tới xứ họ làm tổn hại lòng tự tôn của quốc gia. Một hôm, một người dân xứ Pernamboue (một bang của Brazil - ND), một người da đen rất đẹp, vừa chỉ vào chiếc mũ trên đầu tôi vừa nói: "Brazin không phải là thuộc địa và chúng tôi không phải là những người da đen (nègre)". Đồng ý thôi, nhưng không phải vì thế mà mặt trời ở Pernamboue kém chói chang hơn và nước ở cảng nóng tới 35 độ. Không sao! Nhưng tôi xin lưu ý các bạn là các nước cộng hòa Trung Mỹ, tuy nóng cháy da cháy thịt hơn nhưng cũng ít độ lượng hơn đối với chiếc mũ cát ngược ngạo.


Nếu những lời xỉ vả hay nhạo báng của mấy anh vớ vẩn ở Panama hay Nicaragua góp phần hạ cơn sốt sợ mặt trời của chúng ta, có lẽ phải cám ơn họ về điều đó. Thanh niên chúng ta đã thoát khỏi nỗi ám ảnh của ánh nắng mặt trời mà chẳng chịu một đau đớn nào. Phải chăng giống da trắng chúng ta, qua sự rèn luyện kéo dài hàng thế kỷ, bắt đầu thích nghi hơn với những điều kiện nhiệt đới, những điều kiện tự thân chúng cũng được cải thiện?... Và trên hết, phải chăng chúng ta nhầm lẫn trong một chuỗi những suy nghĩ sai lầm?... Đúng như vậy: chúng ta đã thích nghi, chúng ta đã nhầm lẫn. Đó là ý kiến của bác sĩ Fougerat, một chuyên gia về vệ sinh nhiệt đới. Không là kẻ giết người như ta vẫn tưởng, ngược lại, mặt trời là đấng cứu rỗi. Phiên tòa khôi phục danh dự cho mặt trời thật gian nan.


Bây giờ chúng ta hãy nghe ý kiến về mặt trời của giới văn chương.

Bà Christiane Fournier, vợ một sĩ quan trẻ, nữ sáng lập viên và chủ sự tờ Tạp chí Đông - Pháp (Revue franco- indochinoise), viết mới đây: "Thay vì là một kẻ thù ghê gớm ở vùng nhiệt đới khiến người ta phải tự bảo vệ bằng chiếc mũ cát hình nấm, mặt trời đã trở thành một người bạn, mặc dù hơi thô bạo, hấp dẫn hơn những bãi biển Địa Trung Hải và phụ nữ Sàigòn không đội mũ cát để bảo vệ mái tóc vàng nữa".


Thế là mốt mũ ôn đới được tung ra ở Sàigòn.

Khi dẫn binh lính qua những ảo ảnh và những xóm nhỏ ở sa mạc, lúc thì dùng mũ kepi (loại mũ vải đáy bằng, có lưỡi trai - ND) lúc thì dùng mũ Bugeaud (thống chế Pháp, thống đốc Angiêri - ND), Lyautey luôn luôn nhắc đi nhắc lại: "Mặt trời không bao giờ gây hại cho ai".


Trong mọi trường hợp hình như những nhà cai trị mặc áo lính, từ Bắc Kỳ qua Madagascar tới Maroc, luôn luôn tìm thấy cái khôn trong cái khó.


Đoạn văn thư dãn trên tôi mượn ở mục Những bức thư Pháp của tờ Hành động Pháp (L'action française), một mỏ tư liệu về thuộc địa không đâu bì được.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM