Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: quansuvn trong 14 Tháng Sáu, 2021, 08:09:38 pm



Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 14 Tháng Sáu, 2021, 08:09:38 pm
Tên sách: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Tác giả: Claude Bourrin
Người dịch: Lưu Đình Tuân
Nhà xuất bản: Lao động
Năm xuất bản: 2008
Số hoá: ptlinh, quansuvn


LỜI GIỚI THIỆU

Đây là bản dịch của một trong bộ ba cuốn sách của Claude Bourrin:
   - Le vieux Tonkin,
   - Genres et choses en Indochine 1898-1908,
   - Genres et choses en Indochine 1908-1914.

Theo những gì tác giả cho biết qua các cuốn sách của mình thì tác giả là một công chức ngành thuế tại Đông Dương từ 1898 tới 1914, năm tác giả phải về Pháp thực hiện lệnh động viên.


Như những công chức xa nhà thường gắn bó với một hoạt động nào đó, Claude Bourrin say mê với kịch nghệ. Ông có nhiều gắn bó với Nhà Hát lớn Hà Nội và Nhà Hát lớn Hải Phòng, chứng kiến sự ra đời và các hoạt động của hai nhà hát này.


Hoạt động công chức ngành thuế cũng đưa Claude Bourrin tới nhiều địa phương như Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang... đặc biệt có một chuyến xuyên Việt.


Những ghi chép của Claude Bourrin cho chúng ta thấy một bức tranh đời thường của Đông Dương về kinh tế, văn hóa, chính trị... trong thời gian ông ở đó.


Sức viết của Claude Bourrin đã khiến cho một số người Pháp viết văn tại Đông Dương, trong những năm 40 của thế kỷ trước, đề xuất lập một giải Goncourt ở Đông Dương nhưng kết quả không đi tới đâu.

Cuốn sách chúng tôi dịch dưới đây chính là cuốn Genres et choses en Indochine 1898-1908.


Người dịch


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Sáu, 2021, 02:56:49 pm
1898-1899

VỞ CYRANO DE BERGERAC - LÊN TÀU CHỢ LỚN Ở MARSEILLE - CHUYẾN HẢI TRÌNH - SÀIGÒN 40 NĂM TRƯỚC - BỜ BlỂN TRUNG KỲ - HẢI PHÒNG VÀ ĐỒ SƠN - ĐƯỜNG SẮT Ở THƯỢNG DU BẮC KỲ - LẠNG SƠN - NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐẦU TIÊN - VÀO NGÀNH QUAN THUẾ - MÙA SÂN KHẤU Ở HẢI PHÒNG: SỰ RA ĐỜI CỦA PHÊ BÌNH SÂN KHẤU BI KỊCH - CUỘC TÌNH CỦA HAI ANH EM SINH ĐÔI.


Tôi đã xem nhiều vở ca kịch nhưng ngay vở làm tôi ngây ngất nhất tôi cũng không sao nhớ chính xác diễn vào ngày nào trừ một vở: vở Cyrano de Bergerac diễn vào đêm 30-4-1898 ở Marseille. Lần đầu tiên tôi vỗ tay tán thưởng vở diễn của Edmond Rostand. Được dàn dựng ở rạp Porte Saint Martin vào tháng 12-1897, vở Cyrano lúc đó đang ở đỉnh cao của sự hoan nghênh. Do diễn viên nổi tiếng Coquelin vắng mặt nên Candé phải đóng vai chàng thi sĩ Gascon mũi dài lang thang trong thành phố xứ Phoceé (thuộc Hy Lạp - ND). Đó là một diễn viên có tài năng, vở diễn cũng quy tụ được nhiều nghệ sĩ của nhà hát tạp kỹ. Tuy nhiên tôi nhớ được ngày diễn chẳng phải do sự hứng thú của đoạn kịch mà cũng chẳng do diễn xuất của các diễn viên hài. Đơn giản chỉ vì ngày hôm sau, ngày 1-5, tôi sẽ lên tàu sang Bắc Kỳ lần đầu tiên. Do đó vở Cyrano có thể xem như một sự tắm nước thánh trước khi lên đường vì thời đó chẳng có thanh niên nào thích thú sự nghiệp ở thuộc địa đến nỗi khi tới Đông Dương, Paul Doumer đã phải nghe tổng giám đốc quan thuế thú nhận việc tuyển dụng chủ yếu nhằm vào các tay hát đồng ca mãn hợp đồng với nhà hát và các quân nhân xin giải ngũ tại chỗ.


Ngày nay thanh niên của chúng ta có nhiều tính cách đáng lên án trong khi ngày xưa đố anh nào dám ho he khi cha me nói. Cạu Nimes dẫn tôi tới Marseille. Cậu thay mặt gia đình tôi và tỏ ra quyết đoán.


Tôi cố gắng kéo cậu tới rạp hát. Nhưng vô ích, cậu thẳng thừng cắt ngang: "Tối nay phải đi ngủ sớm để sáng mai dậy sớm". Thế là cậu dẫn tôi tới khách san cậu đã đặt trước một phòng đôi. Chả có cách nào trốn! Tôi phải đi ngủ vào tám giờ tối của đêm trước ngày lên đường phiêu lưu. Tôi rất muốn ngủ nhưng không sao ngủ được, nhất là cậu tôi nằm bên ngáy cứ như trêu ngươi. Tôi bật dậy mò mẫm mặc quần áo, lên ra ngoài và chạy thật nhanh tới nhà hát. Hoan hô Cyrano! Hoan hô Rostand!


Xem xong, tôi trở lại khách san chui vào phòng. Tôi cởi giầy ở ngoài hành lang, yên tâm khi nghe thấy tiếng ngáy dữ dội qua khe cửa. Tôi đẩy cửa và leo lên nằm không có gì vướng mắc. Lạy Chúa, thế là thoát! Than ôi, không hiểu sao đôi giày tuột khỏi tay tôi rơi xuống sàn làm cậu tôi tỉnh ngủ hỏi: "Cái gì đấy?" Sợ cậu bật đèn, tôi nhét hết quần áo xuống dưới chân nói: "Cháu vừa trở mình" - "Sao, cháu vừa tỉnh lại à? Cháu ốm à?" - "Hơi hơi một tí thôi, nhưng khỏi rồi. Chúc cậu ngủ ngon".


Lần này cậu tôi không ngáy nữa và tôi phải cố mãi mới cởi được quần áo mà không động tới giấc ngủ của cậu tôi.

Tôi lên tàu vào ngày 1-5. Hồi đó, ngày 1-5 còn chưa được giới vô sản chọn làm ngày lễ lao động. Chiếc tàu tôi đi là chiếc Cholon (Chợ Lớn) của Công ty Hàng hải Quốc gia (Compagnie Nationale de Navigation). Theo lệ hồi đó, điểm ghé đầu tiên của tàu bao giờ cũng là Toulon để cho binh lính lên. Từ khi bước lên chiếc Chợ Lớn tôi thường nghĩ cần phải nhớ chiếc tàu này làm mẫu để thuyết phục những người khó tính rằng ngày nay đi trên các tàu chở thư của hãng Messageries Maritimes và của hãng Chargeurs Réunis thật là khỏe người.


Trừ trường hợp nhầm lẫn hoặc nói tắt, không hiểu sao tất cả các tàu của Công ty đều mang tên bắt đầu bằng cùng một chữ cái: Cholon, Cachar, Cachemire, Canton, Cao-Bang (Cao Bằng), Chandernagor, Colombo và Chaudoc (Châu Đốc). Trên chiếc Chợ Lớn, các phòng ngủ liền với phòng ăn và tôi cho rằng các tàu khác của công ty cũng vậy. Đúng như người ta nói: "thuận buồm xuôi gió chén chú chén anh" nhưng những ngày xấu trời, tất cả cửa tròn trông ra biển đóng lại hết, khách giỏi chịu sóng nhất khi xuống ăn cũng chỉ muốn quay về phòng ngay. Không phải vì hồi đó Địa Trung Hải hay Ân Độ Dương dữ dội hơn bây giờ, đơn giản chỉ vì các tàu hồi đó nhỏ hơn bây giờ nhiều. Kênh đào Suez hồi đó chưa sâu như bây giờ, hai tàu có thể tránh nhau với vận tốc lớn.


Địa Trung Hải vẫn duyên dáng như 40 năm trước. Ngược lại, không thể nhận ra được Port Said và Djibouti. Ba mươi năm sau khi hoàng hậu Eugénie khánh thành kênh đào, Port Said không còn là một thị trấn nhỏ nghèo nàn với vài cửa hàng lèo tèo và mấy đại lý hàng hải gần một làng Ả Rập bẩn thỉu cây cối chỉ độc một hàng xương rồng.


Kênh vẫn dài như thế nhưng hành trình như lâu hơn vì không như bây giờ du khách có thể thư giãn ngắm cây xanh và những vườn cây ăn quả mọc hai bên bờ sau khi người ta đào kênh dẫn nước ngọt qua Ismalia.


Dọc theo Biển Đỏ, thuyền trưởng chỉ cho chúng tôi lãnh thổ của Cheik Said. Lãnh thổ này nước Pháp vừa mới mua lại của một công ty thương mại Marseille. Công ty sở hữu lãnh thổ từ 30 năm nay. Tất nhiên vào năm 1898 nước Pháp không cần cho quân đồn trú trên lãnh thổ mới nhất này của đế quốc, nhưng những sự kiện mới đây cho thấy có vấn đề và không hiểu sao cho tới nay nước Pháp vẫn chưa đưa quân tới chiếm đóng vùng lãnh thổ có tầm chiến lược quan trọng này.


Về phần Djibouti, đó chỉ là một điểm trung chuyển ngập trong cát và hai cây cọ làm bằng kẽm tấm trước dinh thống đốc cũng vẫn không gây được ấn tượng mát mẻ.


Aden và Colombo không thay đổi. Đoạn thơ mộng nhất là Cap Gardafui ở cửa vịnh Aden. Các cường quốc đã không thỏa thuận được với nhau về việc xây dựng một ngọn hải đăng ở Cap Gardafui và có nhiều chuyện kể về số phận khốn khổ của các hành khách không may dạt tới vùng bờ biển này. Chiếc Châu Đốc, một chiếc tàu cùng kiểu nhưng đóng trước chiếc Chợ Lớn, đã chịu số phận bi thảm ở đây vào ngày 28-6-1905. Trong đêm tối, nó kẹt cứng giữa đá ngầm cách một vùng bờ không hiếu khách lắm khoảng vài trăm mét. Tờ mờ sáng hôm sau, nhiều thuyền của người Somali vũ trang tới tận răng bơi ra tàu. Các thổ dân tuyên bố sẽ cứu mọi người nếu bỏ lại tàu cho họ. Đành phải theo yêu cầu của họ cho qua nạn. Thế là mọi người để cho thổ dân cướp phá và chất đồ đạc cướp được xuống thuyền. Vậy mà mỗi thuyền chỉ nhận chở vài ba hành khách cùng với hành lý tối thiểu. Một số hành khách xuống thuyền với bộ quần áo sọc (hồi đó chưa gọi là pyjama), phụ nữ mặc quần áo ngủ, một số đi giầy dùng trong nhà. Trên bờ, tiểu vương Rouhone tới thăm sáu trăm người thoát nạn và ra lệnh trả lại một phần hành lý cho những người bị tước nhiều nhất.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Sáu, 2021, 03:00:16 pm
Người ta dựng trên cát một khu trại tạm bợ gồm nhiều lều bạt. So với chiếc Châu Đốc, khu trại thiếu rất nhiều tiện nghi, nhất là cho 150 phụ nữ và trẻ em rơi vào giữa các vị chủ nhân Somali ngoài ý muốn! Các vị chủ nhân này không bỏ sót một cơ hội cướp bóc nào: họ bán nước ngọt cho đám khách đắm tàu và lợi dụng đêm tối lần tới lấy những gì có thể lấy được trong số hành lý hành khách được phép mang theo.


Sau một ngày rưỡi, mới xuất hiện chiếc tàu nhận được điện cấp cứu của chiếc Chấu Đốc. Đó là chiếc Smolensk, một chiếc tàu chạy hơi nước của Nga. Đám hành khách được chuyển lên tàu với niềm sung sướng hiện ra mặt. Có nhiều tin đồn về chuyện nhiều hành khách nữ cho phép các thổ dân đẹp trai hành động quá trớn. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là các thổ dân tỏ ra thờ ơ với phụ nữ da trắng. Phải nói rằng số phụ nữ này, theo mốt thời đó, không được xuất sắc lắm. Ở đây chúng ta phải công bằng thừa nhận tính bất cần của người Somali tới mức chẳng biết tán tỉnh nữa. Để biết các nữ hành khách, chính xác hơn là một trong số họ, có bị những tên "dã man" làm tổn thương không, độc giả cứ hỏi những phụ nữ Pháp đã sống khổ ải trên chiếc Châu Đốc và hiện nay đang sống ở Đông Dương.


Năm 1926, người ta xây dựng một ngọn hải đăng ở Gardafui và đặt một đơn vị Ý đồn trú ở đó để bảo vệ chống lại đám du mục Somali chuyên cướp phá. Tuy vậy thỉnh thoảng chiếc tàu nào không may bị sương mù lạc mắc cạn vào bờ vẫn phải chịu cảnh thê thảm ở đoạn này. Vụ xúc động và đau đớn nhất đối với người Đông Dương là vụ chiếc George Philippar bị cháy và chìm vào năm 1932 cướp đi nhiều sinh mạng. Lần này, không hiểu ngẫu nhiên thế nào lại là tàu Nga, đúng hơn là tàu Xô-viết, tới cứu những người sống sót.


Vượt qua mũi Gardafui, việc chạy tàu rất vất vả vào mùa gió chướng. Như tôi đã nói, Ấn Độ Dương hiện nay không kém dữ dội hơn ngày xưa, tuy nhiên so với những gì xảy ra đối với những con tàu khổng lồ hiện nay thì những cơn bão ngày xưa có vẻ vô hại hơn. Cá nhân tôi, tôi chưa bao giờ vượt biển vất vả như lần đi trên chiếc Chợ Lớn vào năm 1898: ngay trong Biển Đỏ và trong eo Malacca, bàn ăn cứ như dựng lên. Đương nhiên một con tàu 2522 tấn như chiếc Chợ Lớn (chiếc Claude Chappe 2301 tấn, chiếc Khải Định 3003 tấn) phải khác con quái vật Aramis 9990 tấn hay thậm chí chiếc Cap Saint Jacques 4891 tấn. Đây là lần duy nhất tôi cảm thấy khó chịu. Những người cùng phòng với tôi là Gouy, Collin và Barnéoud, cả ba là tham tá ngành Bưu điện - Điện báo. Gouy và Collin chưa bao giờ đi biển; riêng Barnéoud muốn xem bão nên nhờ thủy thủ trói chặt mình vào cột buồm để khỏi bị sóng cuốn xuống biển mà sóng thì không ngừng quét đi quét lại boong tàu từ Gardafui tới Colombo.


Một cảm xúc ngày nay không còn nữa khi hải hành xa trên những con tàu khách, đó là việc cho chìm xuống biển xác những người không may chết trên tàu khi tàu không tới kịp bến gần nhất. Xác người chết cho vào bao buộc chì được mang lên boong. Tại đây tề tựu những người chia tay lần cuối với kẻ xấu số. Do không có cha đạo, một hành khách hoặc thủy thủ đọc kinh cầu nguyện cho người chết, sau đó người ta đặt chiếc bao lên một tấm ván nghiêng và cho trượt xuống biển. Bọt sóng nước khép chiếc bao đựng xác người đang được ai đó hoài công chờ đợi ở một góc nào đó trên thế giới.


Singapo trở thành một điểm dừng chân vui tươi với những đảo đất đỏ viền cây xanh giống như một vòng trang sức bằng san hô điểm ngọc xanh. Sau 40 năm, ta có thể thấy sự thay đổi của Singapo qua những ngọn đồi nhỏ bị cuốc xẻng của những người phu Mã Lai san phẳng để xây dựng các kho và cửa hàng mới.


Sàigòn thay đổi nhiều trong 40 năm qua. Chỉ có các bãi kho của hãng Messageries Maritimes còn giữ được vẻ sơ khai với sỏi đá và bụi ơi là bụi, dường như sự có mặt của nước Pháp ở Nam Kỳ chỉ là tạm bợ. Các phòng làm việc của công ty bệ rạc trông thấy. Tuy nhiên các sàn ván tồi tàn ngày xưa đã nhường chỗ cho các cầu cảng ngay ngắn, sạch sẽ và rộng rãi mặc dù vẫn còn nhiều chỗ thiếu thứ che mưa nắng. Sau 80 năm, hình như ban lãnh đạo công ty vẫn không biết Saigon mưa nhiều mà nắng cũng lắm. Họ là kẻ thù công khai của các tập quán Sàigòn, một tập quán thường nghênh đón và phục vụ các du khách thân hữu. Trừ các quan chức ra, ban lãnh đạo này chẳng làm được gì cho khách lên xuống tàu được thoải mái.


Nếu tôi được làm lãnh đạo chỉ cần trong hai mươi bốn giờ, tôi sẽ yêu cầu ông tổng đại lý công ty chuyển tất cả các căn phòng trong ngôi biệt thự của ông ta ở cao nguyên tới đây và sẽ biến khu vực rộng lớn hiện nay, nghe đâu cùng thời với thời kỳ các soái phủ, thành các phòng đón tiếp khách đi tàu và người đưa tiễn.


Các phòng khách có bán cà phê và đồ ăn cho cả đám người thô lậu từ lâu bị coi một cách hài hước là những tên gây rối đáng ngờ chuyên leo lên tàu chỉ để làm mỗi việc là đặt bom cháy.


Được cải thiện đáng kể sau khi quy chế "khu vực" được thiết lập, Sàigòn đã ghi được một số điểm son khi xây dựng lại hai chiếc cầu bé tí teo bắc qua rạch.


Tôi không nhận ra Sàigòn khi con rạch ngày xưa nay đã thành đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ - ND) nhưng tôi nhớ rõ sự nhộn nhịp của đại lộ này khi Chợ chính (Grand Marché) còn nằm ở chỗ ngày nay là Kho Bạc.


Theo gương Hà Nội, Sàigòn cũng muốn có chợ hoa riêng nhưng nhà cầm quyền không tổ chức được vì quá yếu kém. Người ta thiết kế một địa điểm bán hoa, người ta đánh thuế nhưng chẳng có luật lệ nào áp lên hàng hóa. Hoa được bày bán dưới những mái tôn tráng kẽm cũ kỹ và các túp lều. Có lẽ khu bán hoa chỉ để làm đẹp thành phố. Gì đi nữa thì ít ra không phải vì những bông hoa này mà du khách phải đi xa đến như vậy để tìm mua. Nói chính xác hơn, chẳng qua là vẽ sự vì ở đây nếu muốn chỉ cần ra lệnh, chẳng việc gì phải nhúng tay vào.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 15 Tháng Sáu, 2021, 03:01:38 pm
Thành phố mở rộng ra nhiều, chủ yếu theo hướng ra phía sau nhà thờ thành phố và sang phía Chợ Lớn.

Được xây dựng gần như mới trong những năm cuối của thời kỳ đó, phố Catinat giờ đây có nhiều cửa hàng nhỏ theo kiểu châu Âu. Các cửa hàng của người Tàu chỉ còn lại một vài hiệu do sự cạnh tranh của người Bắc Kỳ. Chỉ có nghề bán tạp hóa là không đánh bật được dân bản địa ít vốn và thiếu năng lực thương mại.


Năm 1898, nhà hát thành phố còn đang xây dựng và tôi thấy bộ dàn giáo làm bằng rất nhiều tre. Ngày nay có rất nhiều rạp chiếu bóng trong đó có những rạp chạy máy điều hòa nhiệt độ như rạp Majestic trong khi ngày xưa chỉ có chiếc rạp lưu động khốn khổ bằng lụa của Léopold đi khắp Đông Dương chiếu những cuốn phim đầu tiên của anh em nhà Lumière. Đó là các phim Kẻ tưới vườn bị tưới và Chuyến tàu tới ga Ciotat. Trong một số buổi chiếu, sự lôi cuốn nhất của đoàn là... chiếc máy hát chạy dây cót.


Hội Hiếu nhạc (Philharmonique) tồn tại rất chật vật mặc dù những người dẫn dắt hội cố gắng vượt bậc. Nội dung chương trình kém xa ngày nay và số tiết mục gần như đếm được trên đầu ngón tay.

Nhà hát, ngày xưa là một trung tâm lôi cuốn không gì sánh được, nay chỉ còn là một đống gạch. Lòng yêu nghệ thuật đã ra đi và chắc chẳng ai phản ứng gì nếu một viên chức nào đó của thành phố có đầu óc thực tiễn để nghị biến Nhà Hát lớn thành nhà xe hoặc hàng ăn.


Câu lạc bộ Thể thao Saigon (Cercle Sportif Saigonais) là một cực sôi động của thành phố. Tuy nhiên, trong thế giới tán gẫu bao la, các môn thể thao của câu lạc bộ chỉ là những thứ phụ. Ngoài vô số những ngày lễ trong năm, cuộc sống sôi sùng sục hàng ngày chỉ diễn ra trong vài giờ trước bữa ăn.


Lúc tan lễ sáng chủ nhật là lúc vui nhất. Đó là lúc bức tranh Sàigòn có nhiều màu sắc nhất với sự tươi mát của mút-sơ-lin mềm mại của phụ nữ châu Âu và sự rực rỡ của khăn áo các phụ nữ Pondichery (thành phố nhượng địa của Pháp tại Ấn Độ - ND) cắt rất khéo. Năm 1898, tượng Đức Bá Đa Lộc còn chưa dựng trước nhà thờ; ngược lại, tượng Gambetta đứng tô điểm cho đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn - ND) trước khi chuyển tới vườn bách thảo. Tượng Francis Garnier vẫn chưa được dựng trước Nhà Hát lớn như hiện nay.


Mỗi thời mỗi phong tục. Trước đây bốn mươi năm, các hiệu cà phê bóp lè lưỡi người uống. Vào giờ đông khách, các bàn choán hết vỉa hè và mùi hồi tỏa khắp khu vực Nhà Hát lớn như mùi thuốc phiện ngày nay vẫn tỏa ra ở khu vực này mỗi khi xưởng chế biến của đại lý chính thức chuẩn bị nấu thứ nhựa đầy ma lực và tinh tế này.


Quanh quảng trường Nhà Hát lớn, khách sạn Hoàn Cầu (Continental) vẫn thế trừ sự nhộn nhịp xưa kia. Bên kia đường Catinat, cửa hàng Cà phê Nhạc (Café de la Musique) tọa lạc tại chỗ nay là hiệu thuốc Solirène, áp vào vị trí cũ của Khách sạn Vạn quốc (Hôtel des Nations). Khách sạn này chạy dài tới đại lộ Charner.


Ở đầu kia quảng trường, cửa hàng Grand Café de la Terrasse chạy từ góc đường Bonard tới vị trí nay là các cửa hàng của công ty Boy - Landry. Cuối cùng là cửa hàng Cà phê Hoa (Café des Fleurs) nay là các gian hàng của Mỹ phẩm Catinat (Nouveautés Catinat). Cửa hàng cà phê này tôi không lưu giữ nhiều kỷ niệm lắm.


Thời đó, phụ nữ Âu châu ít lai vãng tới các hiệu cà phê. Có thể các đám hút xì gà Manila không lôi cuốn họ, cũng có thể phụ nữ ngồi ở hiệu cà phê là một hình ảnh khó coi vào thời đó. Ngoài ra, có thể còn do phụ nữ châu Âu lúc đó không nhiều như bây giờ. Trong khi các đấng chủ gia đình "làm phận sự" ở hiệu cà phê thì nhiệm vụ của các bà là dùng xe Victoria cùng với các con đi thanh sát. Chiếc xe ngựa leng keng, phía trước chễm chệ người xà ích đầu cuốn khăn, chân dận bốt. Trước khi quay về nhà, các bà cho xe qua các quán cà phê đón papa về. Như thế đỡ phải cho xe đón. Thế là chiều nào dọc đường Catinat cũng có một dãy xe tứ mã leng keng trong có những người đàn bà đẹp. Mỗi lần thay xì gà, các tay bợm rượu lại ranh mãnh trao đổi với nhau vài điều đôi khi rất thô lỗ.


Trong thành phố còn có loại xe Malaba (Malabare, tên một địa phương ở Ấn Độ, nơi chế tạo ra xe - ND), một loại xe vuông bốn bánh do một ngựa kéo. Loại xe này ngày nay chỉ còn vài chiếc được các cộng đồng tôn giáo dùng để trưng bày.


Loại xe Victoria sau này biến đổi thành xe hơi còn xe Malaba được xe "bao diêm" (có lẽ muốn nói xe điện - ND) thay thế.

Ở Nam Kỳ, xe kéo tay không thoải mái như ở Bắc Kỳ, nhưng việc biến đổi chúng thành xích lô dường như báo trước sớm hay muộn chúng sẽ biến mất.

Không hiểu do trọng tải nhỏ của các tàu ngày xưa hay do cảng không to như ngày nay, tôi thấy cảng hồi đó nhộn nhịp hơn. Hôm đầu tiên tới Sàigòn, tôi thấy trong cảng có hai mươi hai chiếc tàu buôn chạy hơi nước. Chín chiếc của Pháp: Jean Baptiste, Kam Ky, Les Alpes, Cachemire, Ville de Metz, Tibre, Yarra, Haiphong và Eridan. Sáu chiếc của Đức: China, Donar, Picciola, Tristes, Siegfried và Rio. Nước Anh có năm chiếc: Volute, Aldershot, Propontis, Sishan và Lord Kimaird. Ý có một chiếc Garibaldi. Hà Lan một: Hok Tjioc. Tàu Nhật lúc đó khá hiếm ở Sàigòn.


Ngày nay chỉ có chiếc Khải Định chở khách từ Sàigòn ra Bắc Kỳ thay cho chiếc Claude Chappe; ngày xưa làm nhiệm vụ trên tuyến này là bốn chiếc: Tamise, Haiphong, Eridan và Manche. Đổi lại, có nhiều thay đổi đáng mừng. Đứng trên boong tàu nhìn xuống, ta thấy đám dân Sàigòn không còn bộ mặt đáng sợ ngày xưa: vàng của bệnh gan, xanh rốt vì ỉa chảy mà có người gọi một cách hoa mỹ là bệnh Nam Kỳ, bềnh bệch của những người hút thuốc phiện. Những người lần đầu tiên tới Sàigòn thường phát chán khi thấy những bộ mặt như vậy và hạnh phúc thay cho những ai được ra Bắc Kỳ. Ở ngoài đó, họ gặp những khuôn mặt bụ bẫm, những cặp mắt linh lợi, những cặp má hồng hào, sản phẩm tươi tốt của mùa đông Bắc Kỳ.


Một bức hý họa trên một tờ báo Sàigòn cho thấy rất rõ sự ọp ẹp thường xuyên của những chiếc bụng ở phương Nam. Tờ báo vẽ hai người đi dạo trên đường Catinat chặn một người châu Âu, chắc là khiếm lễ với họ, và hách dịch kêu lên: "Ơ! cái tên Bắc Kỳ này!".


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Sáu, 2021, 02:05:25 pm
Tàu chúng tôi vượt Ô Cấp (Cap Saint Jacques, nay là Vũng Tàu - ND) lúc trời vừa sáng. Chiếc Chợ Lớn giờ đây chạy dọc theo bờ biển Trung Kỳ ở khoảng cách trông rất rõ các dãy núi.

Người đầy tớ gái của ông Bourayne, ông này 30 năm sau rời thuộc địa với chức danh tổng biện lý, leo lên boong hít thở không khí trong lành buổi sáng. Đó là một cô gái Nam Kỳ chưa bao giờ biết tới những cảnh khác với những cánh ruộng bằng phẳng ở quê mình. Cô ngẩn người thấy những chỗ đứt gãy của núi trên nền trời, không thể ngờ rằng có những nơi mặt đất lại không bằng phẳng như ở quê. Cô lại gần tôi nói: "Nó vỡ hết rồi!" tựa như muốn tôi chia sẻ sự kỳ lạ của phong cảnh.


Chưa hiểu dân da vàng lắm, tôi hỏi, cố hiểu xem cô nói gì: "Cái gì vỡ?". Cô lặng lẽ chỉ dãy núi xa xa nói: "Nó vỡ hết rồi". Tôi nhìn về phía bờ biển xem có chiếc tàu nào bị bão đánh vỡ nhưng chẳng thấy gì. Vừa khéo ông Bourayne ở hầm tàu đi lên. Cô chạy về phía ông và lần thứ ba nhắc lại câu nói biểu thị sự kinh ngạc và băn khoăn: "Nó vỡ hết rồi". Người chủ hiểu ngay, ông ta nói với tôi: "Cô ta nói về núi".


Thế là chúng tôi bàn luận với nhau chuyện một số người nhà quê không thể hình dung nổi có một số thứ tồn tại trên đời mà họ chỉ được nghe kể. Chắc chắn người phụ nữ này đã biết từ "núi" nhưng tin ràng đó chỉ là một từ của thơ ca và nếu cô nhìn thấy tranh vẽ núi nhất định cô phải tin đó là vẽ bịa. Những người vô thức như thế, khi chủ dọn nhà, đôi khi treo ngược tranh nhà, cây... Dĩ nhiên tôi nói như vậy là nói về thời kỳ tiền lập thể.


Đối với du khách, việc đến được Hải Phòng không phải là điều gì lớn lao hay ghê gớm lắm: từ Nam Kỳ giàu có và sống động, người ta chuyển sang một vùng trông nghèo nàn và không có hoạt động thương mại ra hồn. Nếu coi Hải Phòng là một thành phố tân lập thì những nỗ lực của người Pháp ở đây thật to lớn, huy hoàng và không vô ích lắm. Nhìn bề ngoài, Hải Phòng như một đứa bé sắp chết yểu vì thành phố khốn khổ này không sao chứng minh được sự cần thiết phải tốn kém đến như vậy để xây dựng cảng ở đây, ngược với những lời khuyên đúng là nên xây dựng cảng của Bắc Kỳ trong Vịnh Hạ Long. Sự nhộn nhịp của Hải Phòng trong chiến tranh Trung - Nhật chỉ mang tính tạm thời và không đánh bại được lý lẽ của những suy nghĩ lành mạnh.


Năm 1898, ngoài Đồ Sơn cách Hải Phòng 22km không còn chỗ nghỉ nào khác cho người Pháp ở Bắc Kỳ. Ở Nam Kỳ, những người Pháp có phương tiện đều đi nghỉ mát ở Ô Cấp. Những người ốm muốn mau bình phục không có điều kiện về Pháp thì đi Nhật, nơi chính quyền Đông Dương tài trợ cho một dưỡng đường của bác sĩ Mècre ở Yokohama.


Năm 1898, khi bảo vệ trước Quốc hội đạo luật cho phép vay 200 triệu francs, Paul Doumer giải thích rằng đường sắt mở lên cao nguyên Lang Bian sẽ cho phép xây dựng Đà Lạt thành một điểm nghỉ mát trên cao. Một nghị sĩ nắm vững các thông tin kêu lên: "Nhưng các ông đã có Đồ Sơn!". Doumer thản nhiên trả lời: "Vâng, nhưng những người chúng tôi gửi ra đó sẽ chết ở đó". Tất nhiên đạo luật được thông qua nhưng dân Bắc Kỳ ngớ người ra khi đọc câu trả lời trên của toàn quyền đăng trong biên bản tranh luận vì chính họ, họ biết rằng Doumer đã gửi vợ con ra đóng đô ở bãi biển Đồ Sơn trong thời gian ông ta ở Paris.


Theo lý, đối với một nhân vật cần để mọi người tôn trọng, một sự nhẫn, tâm như vậy là vô trách nhiệm. Tuy nhiên cần hiểu rằng Paul Doumer muốn có được khoản tín dụng bằng mọi cách. Nếu ông ta giải thích Đồ Sơn do vị trí địa lý không có ích cho người Pháp phương Nam thích leo núi, ông ta sẽ thất bại trong cuộc tranh luận. Trước các nghị sĩ không được thông tin đầy đủ, thái độ ấp úng của ông chắc chắn sẽ cho một viễn cảnh ảm đạm.


Ban đầu người ta ra Đồ Sơn bằng ghe. Khi tôi tới thuộc địa, đường ra Đồ Sơn đã làm xong và người ta cảm thấy nó rất dài khi đi xe Victoria ra. Nếu đi xe kéo, khổ thay đây lại là phương tiện chính, thì con đường dương như không có điểm đến. Mỗi xe có hai người phu, một kéo một đẩy. Giữa hành trình, họ dừng lại chỉ để uống mấy hớp nước chè tại chỗ xung quanh toàn đầm lầy buồn thiu. Các phu xe Bắc Kỳ là những người có sức chịu đựng ghê gớm ngay cả khi tôi chẳng trả cho họ xu nào.


Bãi biển Đồ Sơn không có vẻ vui tươi. Tất nhiên về mùa đông chẳng ai lần ra bãi biển nhưng về mùa hè nếu có ra thì cái nóng trên bãi cát không sao chịu nổi mà gió thì không phải lúc nào cũng nhiều.


Bốn mươi năm trước đây các khách sạn ở Đồ Sơn chưa được như bây giờ nhưng khai thác rất có hiệu quả và ăn uống khá tốt.

Thú tiêu khiển thích nhất ở Đồ Sơn là đi dạo bằng cáng. Trong trò này, những người châu Âu thường sai những phụ nữ bản địa to khỏe cáng mình trên những chiếc cáng. Đó là những phụ nữ nói luôn miệng và khi tin chắc khách trên cáng không hiểu tiếng An Nam liền nói vung lên, so sánh người trên cáng với những con vật mang ra chợ bán. Các vị du khách phục phịch hãnh diện về sự An Nam hóa của mình nhiều khi tưởng được gọi là quan - lon (quan lớn) nhưng thực ra chỉ là con-lon (con lợn). Tiếng cười của những người đàn bà vui vẻ, sung sướng vì được chế giễu những vị khách Pháp, chắc chắn sẽ buộc người ngồi trên cáng phải cẩn trọng đối với sự chuyển ngữ.


Sự sai sót trong chuyển ngữ thế mà hóa hay, nó làm ai cũng thấy thỏa mãn.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Sáu, 2021, 02:06:09 pm
Ít lâu sau khi tới Bắc Kỳ, sau khi nghỉ vài ngày ở Đồ Sơn với cha tôi, lúc đó là thanh tra ngành đường sắt ở Lạng Sơn, ngày 10-6-1898, tôi cùng với cha tôi lên cái thị trấn lịch sử nhỏ bé này.

Lúc đó, để đi Lạng Sơn phải đi tàu thủy của sở Thủy lộ từ Hải Phòng tới Phủ Lạng Thương. Tàu rời bến lúc 5 giờ chiều, chạy suốt đêm và theo lý thuyết sẽ tới Phủ Lạng Thương vào sáng hôm sau. Nhưng lần đó tàu lệch ra khỏi lòng sông Thương và mắc cạn vào giữa một thửa ruộng... Mọi người chỉ nhận ra sai lầm của hoa tiêu lúc trời bắt đầu sáng. Đúng lúc đó viên cò-mi trên tàu, một anh chàng người Nĩmes tên là Ferrières, bước ra khỏi phòng la ầm lên: "Tại sao dừng lại! Cho tàu chạy đi!".


Cần phải đào một con lạch để đưa tàu ra sông. Công việc này phải kéo dài hàng tuần. Rất may, ngay trong hôm đó, chiếc tàu chở trú sứ Pháp tại Bắc Giang, ông Quennec, đi tới và cho canô tới đón chúng tôi. Đối với tôi, điều này đặc biệt may mắn vì trên tàu chẳng có gì ăn. Nói chung, trong những trường hợp như thế này, hành khách trẻ là những người thấy đói trước tiên.


Từ Phủ Lạng Thương tới Lạng Sơn, chúng tôi đi xe hỏa kiểu Decauville, đường ray chỉ rộng có 0,6m. Phải mất tới 12 tiếng đồng hồ để vượt qua 100km giữa hai điểm này.


Đối với du khách đi lần đầu như tôi, cảnh rừng rú rậm rạp của vùng Kép và Bắc Lệ (Thuộc Bắc Giang - ND) có cái gì đó vừa rạo rực vừa gây lo ngại. Đây là vùng vẫn còn nóng hổi những kỷ niệm về cạm bẫy, về vẻ dữ dội của dãy núi đá vôi Cai Kinh với các trạm gác của dân binh bên đường xe lửa và các lô cốt mi ni phất phơ lá cờ ba sắc.


Lúc xe lửa leo dốc, hành khách đi bộ theo sau một cách thoải mái. May mà không bị mời đẩy tàu lên dốc.

Ngẫm lại, tôi thấy mình thật liều lĩnh khi lướt bộ qua những bụi tre gai góc rậm rạp, chắc chắn trong đó cụ hổ khát máu sẵn sàng chồm lên đầu chúng tôi.

Ngày 14-7-1898, tại Lạng Sơn có một bữa tiệc nhỏ ở nhà ông Kuenemann và Roujou, hai nhà thầu khoán đang chuyển đường tàu khổ 0,6m thành khổ 1m. Bữa tiệc có 12 suất trong đó có cha tôi và tôi.

Nơi tụ hội để uống khai vị là Khách sạn Bưu điện (Hôtel de la Poste), khách sạn duy nhất của thị xã nhỏ bé này. Tôi được cha tôi giới thiệu với các thực khách trong đó có một ông to béo dễ mến. Đó là ông Henri Guigal, một nhà thầu khoán ngành giao thông ở thượng du.


Khi rượu ngải được rót ra các cốc có đá và câu chuyên bắt đầu đậm đà thì không ai để ý tới Guigal ra ngoài. Chỉ tôi lúc kết thúc tiệc rượu để đi ăn, ông Roujou mới hỏi: "Henri đâu?". Kuenemann biết tính hay ăn của Guigal, trả lời: "Chắc ông ta đi một vòng qua nhà bếp". Thế là chúng tôi kéo nhau tới nhà bếp kê ngay gần bên. Ở cửa bếp, Guigal nhoẻn miệng vui vẻ nói mọi người làm ông ta sắp chết đói. Mọi người ngồi vào bàn có cắm hoa và toàn nam giới. Thực đơn chép tay cho biết món đầu tiên là món cừu nấu theo kiểu Brơton. Rượu vang rất ngon, chuyện như pháo nổ trong khi chờ món thịt cừu. Tự nhiên chúng tôi thấy người hầu ngừng phục vụ. Roujou thấy lạ liền hách dịch ra hiệu gọi người hầu đang làm ra vẻ như không biết gì. Bực mình, Roujou la ầm lên: "Bồi, mày có mang món thịt cừu lên hay không?". Người hầu hoảng sợ lúng búng không ra tiếng. Tới lúc đó, Guigal mới thân mật nói với người phục vụ: "Sáu, mày cứ nói thật với các ông ấy!". Lúc này người hầu mới hết sợ, anh ta nói: "Thịt cừu ông Guigal ăn hết rồi".


Ăn hết lượng cừu nướng cho mười hai người ăn, thật chuyện như đùa! Roujou chạy xuống bếp hỏi người "bêp". Người đầu bếp chỉ đống xương nói: "ông Guigal ăn hết thịt cừu rồi". Roujou giận dữ mang chỗ xương còn lại lên và giơ lên đầu Guigal cho mọi người xem. Con người to béo ra vẻ sợ sệt nhưng cái bụng phệ lắc đi lắc lại như thích chí, cuối cùng mới biện bác: "Tôi xuống xem thằng bếp làm gì, thấy món thịt cừu vừa chín thế là ăn luôn. Lỗi là do các anh vì các anh sẽ để cháy nó".

Chúng tôi đành cười và ăn món đậu nấu trong đó có phần của Guigal nhường lại.

Guigal cân nặng 132kg và quen với những kiểu háu ăn kỳ quái. Mấy năm sau, trong một bữa ăn ở nhà ông Clop, một người sản xuất thùng xe ở Hải Phòng, tôi thấy anh ta vươn tay với chai Saint Honoré ở giữa bàn và tu một hơi hết chai rượu dành cho tám người, sau đó nhẹ nhàng cho biến mất khối bánh kem đồ sộ, vờ như không biết tới tiếng cười của những người cùng ăn. Vậy mà sau khi lau miệng, Guigal lại vờ tỏ ra ngạc nhiên trước bộ mặt ngẩn ra của chúng tôi, anh xin lỗi bà Clop: "Tôi cứ tưởng mỗi người có một chiếc và chiếc đó dành cho tôi".


Chính Guigal là người biết khai thác thế mạnh của người An Nam trong bất kỳ công việc nào. Anh ta nói: "Nếu bạn cần đầu bếp, bạn đừng có thuê đầu bếp, chỉ cần tìm một người An Nam là được. Tìm rất dễ, cứ đứng bên cửa sổ, khi thấy người An Nam đầu tiên nào đi qua thì đó chính là đầu bếp mới của bạn đấy. Tất nhiên người đó phải chấp nhận các điều kiện. Những phần việc còn lại chỉ cần làm mẫu cho người đó hai hay ba lần là đủ". Đó chính là cách Guigal đã thực hiện ở Lạng Sơn, một nơi rất hiếm đầu bếp có kinh nghiệm. Đại diện của Guigal ở Cao Bằng, một anh chàng tên là Carnino, khá khô khan trong cuộc sống riêng liền viết thư cho Guigal đại khái: "Nếu ở Lạng Sơn có người phụ nữ An Nam nào đẹp muốn sống chung với tôi, tôi sẽ sắm cho cái vòng cổ bằng bạc".


Sau nhiều tháng viện cớ cần phải chọn kỹ, Guigal chon được một bà già và gửi lên theo đoàn quân xa không quên kèm theo bức điện tín: "Thị Nam là cô gái rất đẹp được gia đình gửi gắm cho thiếu ta. Stop. Sáng nay hãy đi mua vòng cổ đi".


Mấy hôm sau Guigal nhận được bức điện tín với nội dung trách móc chua chát nhưng anh vẫn trả lời với vẻ trêu chọc: "Xin lỗi, tôi chỉ đọc được điện tín dưới ánh điện". Khỏi cần phải nói lúc đó Lạng Sơn chưa có thứ ánh sáng trắng ma qủy, thứ ánh sáng ban đầu dân bản xứ ngớ ra vì chỉ cần bật tách một cái là sang.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Sáu, 2021, 07:01:06 pm
Do đá giải khát tới Lạng Sơn rất thất thường nên Guigal nảy ra ý lắp đặt ở đây một cơ sở sản xuất nhỏ cung ứng cho cả vùng. Trước khi thử may rủi, Guigal báo trước cho các khách hàng: "Tôi hứa sẽ cung cấp đá cho các ông hàng ngày nhưng tôi phải bán với giá cao hơn giá Hà Nội cho tới khi đạt được sản lượng đủ lớn".


Dĩ nhiên anh em Larue ở Hà Nội, được đại lý ở Lạng Sơn báo động, phải chuẩn bị bảo vệ độc quyền cung ứng đá cây ở Đông Dương. Họ chỉ thị cho người đại diện ở Lạng Sơn tên là Frêche hạ giá đá khi xưởng đá mới bắt đầu sản xuất.


Giá đá bình thường trước khi diễn ra cuộc cạnh tranh là 0,2 đồng một kilô. Thế rồi một hôm trên các bức tường của thị xã nhỏ bé xuất hiện các tờ quảng cáo in:

Đá Frêche ... 0,15 đồng

Guigal dũng cảm phản pháo bằng một quảng cáo khác:

Đá nóng (chaude) ... 0,30 đồng.

(Ở đây chữ chaude (nóng) đối với chữ frêche phát âm gần giống chữ fraiche (lạnh, mát) - ND).


Than ôi, mặc dù hứa sẽ giữ chữ tín, các nhà tiêu thụ đá ở Lạng Sơn vẫn đặt lợi ích riêng lên trên hết: khi tàu lên đúng giờ, họ mua đá Frêche; khi tàu hỏng hóc trên đường, họ mua đá nóng (nguyên văn vẫn là chaude nhưng nghĩa đã khác - ND) với giá đắng chát. Tuy nhiên Guigal không muốn bị động, anh cải biến xưởng thành xưởng sản xuất nước có ga.


Tôi có nhiều kỷ niệm buồn về số bạn bè đông đảo trong những ngày đầu khi tới Đông Dương, những người tôi phải đưa tới nơi ở cuối cùng. Có lần ở Hải Phòng tôi phải dự tới ba đám tang liên tiếp mà đâu có phải thời kỳ dịch bệnh gì cho cam.


Tuy nhiên, tất cả những bạn đầu tiên của tôi khi tôi tới Đông Dương vẫn còn ở lại thuộc địa này và vẫn vui tươi. Một trong những người bạn đó là Gustave Demolle, hiện nay là phó chủ tịch Phòng Thương mại Hà Nội. Anh là người tinh tế và tận tâm với bạn bè. Năm 1898, anh làm thuê cho cửa hàng của anh em nhà Duverger Lạng Sơn. Tôi nhớ hồi đó anh bán các khung ảnh. Khung ảnh hồi đó gọi là photophore, một cái tên trữ tình làm tôi thán phục mãi.


Lạng Sơn là một trung tâm gần như quân sự và Demolle lúc đó là thanh niên châu Âu duy nhất ở đây. Đã thế, do anh phải làm việc suốt ngày nên tôi chỉ có thể gặp anh vào buổi tối. Để bù lại, tôi làm quen với con trai ông Vi Văn Lý, tổng đốc tỉnh. Cùng với anh thanh niên vô công rồi nghề này tôi cưỡi ngựa rong ruổi qua các ngọn đồi. Tôi như còn thấy người bạn An Nam phi nước kiệu phía trước tôi vượt qua những đồi cỏ gianh, khi gặp vật cản con ngựa bật lên vượt qua, mái tóc người kỵ sĩ An Nam bung ra phủ hết vai. Nhà thể thao dũng cảm và đáng mến này hiện nay là nhân vật quan trọng trong hàng ngũ quan lại. Tên ông là Vi Văn Định, tổng đốc Hà Đông thay cho ngài Võ Hiển Hoàng Trọng Phu.


Tôi không biết tin tức gì về Vi Văn Định mãi cho tới năm 1922, trong Triển lãm Thuộc địa (Exposition Coloniale) ở Marseille, ông ta gặp và bắt tôi đưa danh thiếp cho Văn phòng Kinh tế của Toàn quyền Đông Dương ở Paris, nơi tôi làm việc lúc đó. Sau này khi tôi là Giám đốc các nhà hát thành phố ở Bắc Kỳ từ 1927 tới 1930, tôi rất mừng thấy ông là một trong những khán giả trung thành của mình. Ông thật đáng trân trọng vì đã đi từ Thái Bình, cách Hà Nội 110km, về xem các buổi diễn. Ngoài ra, ông còn là một người thưởng thức tinh tế, trước đây vẫn thường lui tới các nhà hát nổi tiếng ở Paris. Những đánh giá của ông về các vở kịch của tôi luôn luôn thấm đẫm tinh thần phê phán xây dựng.


Ở Lạng Sơn, cưỡi ngựa không phải là môn thể thao tốn kém vì con ngựa đủ cả yên cương tôi mua lại của một hạ sĩ quan giá có 8 đồng, tức là 19,2 francs theo tỉ giá 2,4 francs một đồng. Anh chàng hạ sĩ quan cưỡi ngựa rất lúng túng và muốn đi xe hỏa hơn.


Nói gì đi nữa, tôi tới Đông - Dương (Indo - Chine, hồi đó có dấu gạch nối) không phải để cưỡi ngựa. Ngay từ khi tôi tới thuộc địa, cha tôi đã đọc cho tôi viết đơn xin vào làm ở Quan thuế và hai cha con tôi yên trí ngồi chờ vì, như tôi đã nói, thời đó không có nhiều ứng viên cho một chức vụ.


Chẳng bao lâu tôi nhận được giấy báo trình diện vào ngày 16-9 tại Chi cục Quan thuế Bắc Kỳ ở Hải Phòng. Tại đây tôi được bổ làm nhân viên tạm thời với mức lương khởi điểm tuyệt vời là 60 đồng, tức 144 francs, một tháng.


Tiền ăn một tháng mất 35 đồng, tiền nhà 12,5 đồng thuê luôn của chính quyền, lương trả cho người hầu mất 5 đồng. Phần còn lại phải chi cho quần áo, giầy dép, tiền giặt quần áo, thuốc lá, xe kéo, dự phòng và bao các cô đào hát. Ngày nay thật sai lầm khi trả 150 đồng lương khởi điểm cho những người vào cùng ngành như tôi nhưng phải nói thực ngày xưa người ta chỉ để những người tập sự vừa đủ sống. Sau vài tháng lương được nâng lên 75 hay 90 đồng. Ngày nay, chính quyền lợi dụng nạn thất nghiệp một cách khá ranh ma để giữ các nhân viên trong tình trạng khốn khổ trong nhiều năm.


Trở lại hôm triệu tập, tôi có mặt đúng giờ ở phòng ông chủ sự chi cục Rincheval. Ông này có vẻ nghiêm khắc. Để mào câu chuyện, ông hỏi tôi: "Cậu người tỉnh nào?” - "Dạ, tỉnh Loira Hạ" - "Cậu học ở đâu?" - "Ở Nantes" - "Ở trường nào?” - "Dạ, ở trường học nghề" - "Tôi, tôi có thằng con học trường trung học" - "Vâng, anh ấy số 42" - "Sao! cậu biết nó à?” - "Dạ không" - "Thế sao cậu biết số của nó” - "Tại vì cháu làm thuê cho người thợ may chuyên cung cấp đồng phục học sinh" - "Và cậu nhớ số của con tôi?" - "Cháu nhớ tất cả các số vì trong ba năm cháu phải đánh số tất cả các thứ đồ mặc của học sinh nội trú như mũ lưỡi trai, mũ nồi, quần lửng, thắt lưng...".


Sau cuộc nói chuyện, ông Rincheval tỏ ra tốt với tôi. Nhưng năm 1899 ông mãn nhiệm và về châu Âu không sang nữa. Người thay ông là ông Boundal.

Các công chức cao cấp ngành quan thuế hồi đó hầu như đều là giám đốc, thanh tra hoặc kiểm tra viên của ngành quan thuế hoặc thuế gián thu bên chính quốc sang. Người ta cho rằng các cán bộ trẻ tại Đông Dương không thể cung cấp cho đội ngũ lãnh đạo cần kinh nghiệm. Điều đó là đúng vào giai đoạn xây dựng ngành quan thuế ở Bắc Kỳ nhưng đã để lại cái nếp không chịu tạo thuận lợi cho người tại chỗ. Cho tới nay, nếu phải cử giám đốc người ta vẫn ngại đề bạt các thanh tra viên có kinh nghiệm ở Đông Dương và về Pháp tìm các chủ sự gà mờ ở bộ hoặc các trưởng phòng không một chút kinh nghiệm về công việc cũng như con người ở Viễn Đông. Ho tiến hành ở đây trong nhiều năm một chính sách kỳ cục, bí hiểm và hoàn toàn cá nhân.


Sự thăng tiến mới đây của một người tên là Brats chẳng mấy hay ho gì và người ta không ngừng kêu ca sự lì lợm của một ông Kischer trong 4 nhiệm kỳ liền không biết đã gây ra bao nhiêu hậu quả đáng buồn cho sự phát triển kinh tế của nước Pháp ở châu Á... Nhưng thôi, những chuyện đó để nói sau.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Sáu, 2021, 07:02:02 pm
Nếu ông Rincheval thuộc ngạch quan thuế thì ông Boundal lại xuất thân từ ngành thuế gián thu. Đó là một người rất tinh tế và thông minh ghê gớm nhưng lười thì không ai bằng.

Để không ướt chân, ông ta bố trí một xe goòng có chỗ ngồi và mái che bằng tôn. Những người phu đàn bà của kho cảng phải đẩy toa goòng trên đường ray từ nhà viên chi cục trưởng bụng phệ tới tòa nhà có phòng làm việc của ông ta. Sáng cũng như chiều, ông Boundal chỉ ở phòng làm việc một lát để ký những giấy tờ thật cần thiết sao cho bộ máy hành chính không bị ngưng trệ và kiên quyết từ chối giải quyết bất kỳ trường hợp nào. Các nhà buôn không bao giờ gặp được ông ta và giấy tờ chất đống trong phòng làm việc. Cuối cùng, các vấn đề về quan thuế được giải quyết tại Câu lạc bộ Thương mại, nơi ông Boundal dành phần lớn thời gian lui tới. Khi phải bàn giao công việc cho người kế nhiệm, con người kỳ quái này trong có mấy giờ đã thanh lý hết đống hồ sơ tích tụ từ nhiều tháng. Ông biết giữ sĩ diện bằng cách bàn giao sổ sách sạch cho người kế nhiệm, người tưởng sẽ phải đón nhận những rối tung rối mù. Boundal nói: "Không việc gì phải năn nỉ. Mọi khó khăn được giải quyết ở đây theo cách cuốn chiếu. Tôi tin rằng đó là một phương pháp tốt các anh nên theo".


Ngoài Boundal, còn có vài bộ mặt vui nhộn ở cơ quan thuế. Tại phòng B, nơi tôi tập sự, có một kiểm soát viên tên là Jardonnet. Anh này người nhỏ bé, bụng phệ, nói lắp, lông chân lông tay đỏ, lúc nào cũng gắt gỏng. Mỗi lần hồ sơ tàu mới đến trình lên, anh liền lao vào xem xét và hàng giờ liền người ta nghe thấy anh nhắc đi nhắc lại một mình: "tất... tất cả... các giấy... giấy ưu tiên... đều, đều giả!" Anh cứ như thế ít ra là mỗi tuần hai lần.


Đối với Jardonnet, mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn từ khi ông Coquin không còn là chi cục trưởng nữa. Ông Coquin trước đây là người thành lập ra ngành quan thuế Bắc Kỳ. Trước khi hợp nhất quan thuế miền Bắc và miền Nam do việc Paul Doumer thành lập ngân sách chung cho Đông Dương, ông Coquin theo những phương pháp riêng phục vụ hữu hiệu cho chính quyền bảo hộ ra đời vào năm 1886, nhưng người ta cho rằng ông làm cai-ao (cái áo) chảy mồ hôi quá mức và sau này, tới Bắc Kỳ giám sát, người ta khẳng định ông đã có những cuộc tranh luận với những người lên án ông. Tại Khách sạn Thương mại (Hòtel du Commerce) ở Hải Phòng thậm chí đã có những cuộc tranh luận sôi nổi và đấm đá. Đối thủ của ông vừa đánh nhau với ông vừa la: "Coquin, mày là thằng đểu!". Hiển nhiên Jardonnet có những nhận xét tuyệt vời về thủ trưởng cũ của mình và không tin vào những sự nhục nhã ngươi ta quy cho sếp mình.


Khi Jardonnet rời hẳn Đông Dương, tôi mới kinh ngạc biết rằng anh thanh tra viên ở thuộc địa mười một năm này chỉ biết có Sàigòn và Hải Phòng. Chưa một lần nào trí tò mò đẩy anh tới Mỹ Tho, Biên Hòa hay Thủ Dầu Một. Ở Bắc Kỳ, anh không biết Hà Nội ở đâu và dĩ nhiên chủ nhật chẳng bao giờ ra Đồ Sơn. Rất ít khi Jardonnet đi xe kéo. Không bao giờ người ta thấy anh ở hiệu cà phê. Anh trở về Pháp với số tiền tích góp trong sạch từng xu một. Nhưng cuộc phiêu lưu ở Đông Dương của anh chưa kết thúc khi anh đóng đô ở Bordeaux. Những người An Nam qua lại các cảng lớn ở Tây Nam nước Pháp nhận ra anh, họ chào anh bằng biệt ngữ dành cho cung cách lố lăng của anh ở Hải Phòng trước đây: "Râu đỏ". Jardonnet nổi cáu. Thế là một đám đông tụ tập lại và đi theo. Bị dẫn lên đồn cảnh sát, Jardonnet lúng túng khẳng định rằng mình biết tiếng An Nam và đám người An Nam đã chửi anh. Nhưng anh không thuyết phục được viên cảnh sát và phải qua đêm trong trại giam. Chuyện này được kể qua thư cho sếp của tôi, "bố Adam".


Dưới quyền ông Adam có một kiểm soát viên hay gây sự. Đó là Henri Chanjou. Anh là người tinh tế nhất trong số bạn của tôi nhưng cũng rất nhạy cảm, vì thế luôn luôn nhận ra mình trong các bài báo ranh mãnh phê bình người này người kia. Chỉ nghĩ tới việc làm cho rõ chuyện, anh đi tới chỗ gây gổ với các phóng viên. Một lần anh cùng hai kiểm soát viên quan thuế khác, Courty và Durivault, kéo nhau lên Hà Nội để yêu cầu tổng biên tập báo Tương lai Bắc Kỳ (L'Avenir du Tonkin) làm rõ một bài báo liên quan tới anh.


Hồi đó, một chuyến đi Hà Nội buộc phải vắng mặt hai hoặc ba ngày ở Hải Phòng vì chưa có đường bộ và xà lúp thường mắc cạn ở sông Luộc (Canal des Bambous - ND).

Chanjou cùng với bạn bị nghi là lên Hà Nội với ý định giết người nên khi họ vào phòng biên tập liền bị các phóng viên phục đánh cho một trận. Sự việc, thay vì giải quyết tại chỗ, được đưa ra trước pháp luật.

Tuy nhiên anh chàng Chanjou tuyệt vời vẫn giữ được làn da cực kỳ quyến rũ. Khi làm kiểm hoá viên ở Lạng Sơn, suýt nữa Chanjou quyết đấu với viên chỉ huy trưởng quân trấn này. Nguyên do chỉ là ông này đã nhìn với vẻ không mấy cảm tình nhưng vô hại một đề mục nhỏ xíu trên chiếc biển chỉ dẫn trong cơ quan quan thuế.


Phải nói rằng ở Bắc Kỳ hồi đó việc quyết đấu khá phổ biến. Phần lớn các phóng viên sử dụng kiếm do yêu cầu nghề nghiệp.

Kể lại chuyến đi Hà Nội của Chanjou và hai người bạn, trong óc tôi hiện ra hình ảnh ba gã thanh niên to con chắc nịch. Thật lạ, phần lớn kiểm hóa viên và cò-mi thời đó mặc dù không tập thể thao nhưng khá nhanh nhẹn. Các bạn của tôi như Cotton, Lafond, Guillot, Duhoux, Cloêss, Bonnemaille, Wickel, Decoursier, Coffignal, Decusse, Cessat, Scheuring, Lafferayrie, Joinié, Millard, Latrasse, Debeaurieux, Blondell, Adam, Repton, v.v... có vóc dáng cao lớn. Hơn nữa người nào cũng ra dáng đàn ông và ông lớn chứ không còi cọc như thanh niên ngày nay.


Vài tuần sau khi tôi bắt đầu cuộc đời viên chức, nhà hát Hải Phòng mở màn khai trương mùa ca kịch (opéra) hàng năm. Mùa ca kịch kéo dài sáu tháng và được chia sẻ giữa Hải Phòng và Hà Nội.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Sáu, 2021, 07:03:02 pm
Tôi là khách ăn tháng của một chủ hàng ăn tên là Guichat. Ngồi cùng bàn với tôi là một nhân viên bưu điện tên là Gouy. Gouy sang cùng chuyến với tôi. Anh là một thanh niên đáng yêu nhưng sự không nghiêm túc của anh ít nhiều gây khó chịu cho một thanh niên mười tám tuổi như tôi. Tôi nói với anh rằng khả năng tài chính không cho phép tôi thường xuyên tới nhà hát và tôi mới tới thuộc địa nên chưa dám xin thẻ phóng viẽn thường trú tại nhà hát để được vào miễn phí. Gouy coi thường và chế nhạo tôi: "Bề dày ở thuộc địa không nghĩa lý gì cả, vấn đề là phải có chuyên môn. Ở tuổi anh, người ta đã đủ kinh nghiệm về các tiết mục và có đủ nhận thức để phán xét các nghệ sĩ".


Ý kiến của Gouy thôi thúc tôi. Tối hôm khai mạc mùa ca kịch, tôi tới nhà hát và khoảng hai giờ sáng tôi gửi cho tờ Thư tín Hải Phòng (Courier d' Haiphong) một bài tưòng thuật trong đó đề nghị không nói với ai nếu bài của tôi không được đăng. Mấy hôm sau, khi tới nhà hàng Guichat ăn trưa, tôi mua một tờ báo và nhìn thấy mẩu tin thời sự của mình ở vị trí quan trọng trên tờ báo. Bài báo ký tên Chaléons để nhớ tới ngôi làng quê hương của tôi ở tỉnh Loire Hạ.


Tôi đặt tờ báo trước mặt Gouy. Thoạt đầu anh vẫn không chịu tin tôi là tác giả bài báo. Buổi chiều tôi nhận được thư của ông Autrand, chủ báo, mời tôi tiếp tục cộng tác. Thế là tôi được vào xem hát miễn phí. Tới lúc này, khi tôi đưa ra tấm thẻ vào rạp, Gouy mới chịu tin.


Quả thực việc mọt thanh niên mười tám tuổi đủ sức cung cấp đều đều những bài viết về hoạt động ca kịch thật đáng ngạc nhiên. Phải nói rằng những kiến thức về sân khấu của tôi là kết quả của những tích lũy hoàn toàn đặc biệt. Điều chắc chắn là thành phố Hải Phòng, thành phố chán phè cho tôi khi tôi nhận được tấm thẻ xem hát miễn phí, giờ đây lại trở thành thành phố vui tươi đối với tôi.


Các buổi diễn được tiến hành trong một nhà kho được cải tạo tạm kề bên Nhà Hát lớn hiện nay, lúc đó đang được xây dựng. Kiến trúc sư là ông Bourdeaud. Ông này cùng với vợ và con gái cũng có thẻ vào xem miễn phí và ngồi cố định ngay trước mặt tôi. Ôi, cái cô Bourdeaud mười sáu mùa xuân tỏa sáng! Tất cả đám thanh niên phát rồ lên vì cô nhưng chẳng ai có đặc quyền như tôi mỗi tuần bốn lần được chạm vào tóc cô. ”Ôi bộ tóc lông cừu, ôi những lọn tóc, ôi hương thơm được sức một cách sơ sài...".


Nhiều năm sau, tôi làm cô bé, lúc này đã là bà Jean Marie Môre đẹp hơn bao giờ hết và chồng là một nhân viên hành chính, phải phì cười khi tôi gửi cho họ bức thư đầy những lời lẽ tán tụng viển vông mà giới trẻ Hải Phòng hay dùng lúc đó.

"Thưa bà, năm mới đã tới, chúng tôi vinh dự chúc bà sức khỏe dồi dào, cuộc sống hạnh phúc.

Bà đẹp và tốt biết bao! Cầu cho bà có sức khỏe tốt, đôi mắt sáng, cặp má mịn màng, đôi môi đỏ, hàm răng trắng.

Bà đẹp và luôn luôn gặp vận hội tốt, cầu cho chồng bà khỏe mạnh, đẹp trai và có lòng tốt.

Thưa bà, xin bà nhận ở tôi lời chào trân trọng.

Người đầy tớ luôn luôn trung thành của bà”.

Thư của những người An Nam có phong cách hơi khác, một số người ở Đông Dương lâu năm tập hợp các bức thư đó thành một bộ sưu tập hay hay, tôi xin trích ra đây một số những viên ngọc đó.

Thư của một y tá An Nam chúc bác sĩ: "Tôi chúc ngài bác sĩ mọi sự giàu có".

Báo cáo của một thầy giáo An Nam: "Nền giáo dục Pháp đang tiếp tục. Các môn khác sẽ có...".

Bảng chào giá của một nhà cung cấp thực phẩm: "Tôi gửi cho ông một mẫu. Nếu ông thấy được, xin ông vui lòng nhận làm khách hàng của chúng tôi".


Một chào hàng khác cũng của nhà trên: "Tôi khuyên ông không nên mua bánh ở cửa hàng Tàu A Pou Sium. Xin nói để ông biết họ đánh bóng bánh của họ như đánh sàn nhà. Bánh như thế có hại cho bụng,..".


Năm 1899 ở Bắc Kỳ có một nhà thầu khoán tên là Ladureau. Anh là dân Hải Phòng kỳ cựu, do đó có nhiều bạn ở đây. Nhưng thật đáng ngại khi thấy anh có nhiều dấu hiệu tâm thần. Anh không bao giờ ở yên một chỗ cho tới một hôm người ta thấy anh đi xe kéo tới Du Commerce, thuê một phòng và ở đó, chẳng làm gì, chỉ đọc báo suốt ngày, chẳng nói với ai một câu về những chuyện cũ liên quan tới mình. Một người chỉ anh ta cho tôi và tôi thấy anh ta cũng hiền lành. Người đó nói: "Anh ấy rất lành nhưng bị mất trí nhớ, những người bạn thân nhất cũng không nhớ và luôn luôn nhận mình là em của mình".


Những người Hải Phòng biết Ladureau trước đây khi gặp anh ở khách sạn liền vồn vã: "Này, Ladureau, khỏe không?" - "Cám ơn, cũng bình thường" - "Anh định ở Hải Phòng bao lâu?" - "Tôi chưa biết vì đang chờ anh tôi” - "Có phải anh ấy từ Pháp sắp sang không?" - "Không, chính tôi vừa mới ở Pháp sang và đang chờ anh tôi ở Hà Nội xuống'' - "Sao? Anh ở Pháp mới sang? Thế sao trước đây hai tháng tôi vẫn thấy anh ở đây?" - "Người ông thấy lúc đó không phải tôi, mà là anh tôi, anh ấy là thầu khoán" - "Chính anh mới làm thầu khoán!" - "Tôi xin nói với ông rằng tôi không biết ông là ai, ông nhầm tôi với anh tôi” - "Tôi không nhầm, anh hãy nhận là định đùa chúng tôi đi. Thôi đến nhà tôi ăn cơm đi” - "Không, hoàn toàn không thể được" - "Vậy anh có phải là Ladureau làm thầu khoán không? Phải hay không phải?” - "Vâng đúng, tôi là Ladureau nhưng là em của Ladureau mà ông biết" - "Đấy lại thế rồi. Thôi được, anh hay em, anh cứ đến nhà tôi ăn cơm đã”.


Con người mất thăng bằng khốn khổ cuối cùng phải nhận lời mời nhưng anh ta tỏ ra dễ thương, hay chuyện và có học thức bao nhiêu thì lại khăng khăng không chịu chia sẻ một chút kỷ niệm nào với chủ nhân bữa cơm bấy nhiêu. Cứ mỗi khi hỏi tới lai lịch, anh ta lại bảo mình là Ladureau khác.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Sáu, 2021, 07:03:44 pm
Cho tới một hôm, Ladureau cùng với hành lý lại xuống xe kéo trước Du Commerce, anh đi ngang qua một thực khách trước đó mấy ngày cùng ngồi ăn với anh: "Này, Ladureau, anh đi đâu đấy?" - "Chào Goubier, mình mới tới, mình đến tìm thằng em" - "Lại đùa dai với câu chuyện anh, em" - "Mình không hiểu cậu nói gì?" - "Cuối cùng hôm nay cậu cũng nhận ra mình là ai thế mà mấy ngày trước đây cậu làm ai cũng lo cho cậu. Cậu hãy thú nhận là cậu muốn trêu mọi người đi” - "Làm thế nào mình trêu được các cậu trong khi mình vừa mới ở Hà Nội xuống sau khi làm xong các công trình ở Thượng du?".


Goubier vội vàng vào gian bán cà phê hỏi Guichat: "Ladureau đâu?" - "Anh ta ở trong phòng" - "Gọi ngay anh ta ra đây”. Một phút sau, mọi người ngỡ ngàng thấy Ladureau cùng lúc bước vào gian bán cà phê từ hai chiếc cửa khác nhau. Mọi người thấy có hai Ladureau giống hệt nhau từ khổ người, khuôn mặt tới giọng nói. Hai người ôm hôn nhau trước sự ngạc nhiên của mọi người. Thế là mọi người lại uống để nghe giải thích.


Anh em Ladureau là anh em sinh đôi. Ladureau đến từ Pháp giải thích đi giải thích lại với dân Hải Phòng để đánh tan sự nghi ngờ nhưng đám người này cho đó là trò đùa, thậm chí bắt đầu có triệu chứng điên nên nhất định không tin. Anh này nhận được ở Hải Phòng thư của người anh thầu khoán yêu cầu ở khách sạn chờ khi nào mình xong công việc ở Thượng du Bắc Kỳ sẽ tới.


Vì không giữ được cái gọi là thư nên người nhận thư không chứng minh được với đám người Hải Phòng mình nói thực. Câu chuyện được kháo khắp thành phố và vào bữa uống tối có một đám đông kéo tới xem, sự giống nhau ghê gớm của đôi anh em sinh đôi này.


Từ đó mỗi lần có việc với một trong hai anh em Ladureau người ta phải lựa lời để biết mình đang nói chuyện với Ladureau nào. Sau đó còn có những sự nhầm lẫn tức cười khác. Đặc biệt người ta kể rằng hai anh em Ladureau trong một thời gian dài có cùng một người yêu ở Hà Nội. Cô gái người châu Âu này cho rằng mình chỉ nhận ra một người khi người này nổi cáu với người kia. Cho tới một hôm cô gái gặp cả hai hoàn toàn giống nhau và hoàn toàn thông minh. Cuộc gặp gỡ làm cô gái sáng ra nhiều điểm từ những quan sát thân mật về thể xác tới những câu chuyện và kỷ niệm đầu Ngô mình Sở của người yêu.


Theo truyện kể, thế là kết thúc cuộc tình khá kinh tế, một kịch bản tay ba khá mới mẻ trong đó chỉ phía nữ không hay biết gì.

Đối với độc giả nào khăng khăng cho rằng câu chuyện trên được sắp xếp cho yêu cầu mắm muối của cuốn sách này, tôi xin trả lời bằng cách dẫn ra đây bài báo đăng tải trong các báo ở Paris vào tháng 8-1937:


Bi kịch tình yêu kỳ lạ ở Mỹ: Hai anh em cùng yêu một cô gái

New York, 13-8 - Một bi kịch tình yêu đáng tiếc vừa đi vào hồi kết thúc trong mấy ngày qua ở thành phố Denver bang Colorado trong phòng giam người điên của một trong những luật sư uy tín nhất thành phố. Tuy nhiên, người ta không thể xác định chính xác được căn cước của nạn nhân vì cho tới giờ người ta không biết đó là Henri Sharkey hay Tom, người anh em sinh đôi của anh ta. Hai người giống nhau đến mức luôn gây nhầm lẫn.


Trong suốt ba mươi năm, hai anh em sống với nhau rất hòa hợp và cùng làm một nghề trong cùng một văn phòng cho tới gần đây khi họ quen với một nữ kỵ sĩ xinh đẹp, chủ một gánh xiếc, tên là Bessie Bolt. Hai anh em yêu chết mê chết mệt cô gái trong khi cô không hề hay biết mối tình kép này.


Sự lủng củng kỳ lạ mang tính bi kịch như vậy kéo dài nhiều năm trong đó ba người gây đau khổ cho nhau mà không sao tìm ra lối thoát. Kết quả là mấy hôm trước đây người ta tìm thấy xác của nữ kỵ sĩ cùng với xác của một trong hai anh em Sharkey bị giết một cách bí hiểm.


Người anh em sinh đôi còn lại bị mất trí và bị nhốt vào bệnh viện điên. Vì người này bị câm nên người ta không thể biết bi kịch đã xảy ra như thế nào và không hiểu anh ta là Tom hay Henri.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2021, 08:17:18 pm
Khi mùa biểu diễn sân khấu kết thúc, cuộc sống ở Hải Phòng chẳng có gì vui thú nhưng vẫn dễ chịu hơn bây giờ nhiều vì lúc đó cái thành phố buồn tẻ này không có những thứ câu thúc đầy giả tạo của giới thượng lưu, thứ đàn bà Pháp thường đẻ ra mỗi khi họ đông lên. Những câu thúc này chỉ ăn vào những ai tìm thấy niềm vui trong chúng hoặc những ai sợ sự tiến triển của chúng bị phương hại nếu mình không cần mẫn lui tới nhà vợ sếp. Không còn gì tự nhiên hơn việc các bà không bỏ qua những dịp như thế để quần tam tụ ngũ nói nhảm vì phụ nữ Pháp thường mang theo những thói tủn mủn tỉnh lẻ đồng thời với những truyền thống quý báu của gia đình; hình như họ không thể nghĩ ra được cách hành xử tốt hơn phù hợp với cuộc sống mới ở nơi xa lạ. Cánh đàn ông cũng vậy. Theo tôi, ở Đông Dương người đàn ông nào không vượt qua được những trò hề được gọi bằng từ ngữ "viếng thăm" thì không đáng được hưởng một chuyến lãng du đẹp như thế này.


Đối với những thanh niên nào tình cờ đọc cuốn sách này, tôi mạnh dạn khuyên họ hãy phản ứng nhẹ nhàng chống lại sự tàn bạo của những cuộc viếng thăm vào những ngày lễ. Không việc gì phải lúng túng vì miệng lưỡi thiên hạ. Tất nhiên là tôi đang nói với những người có thể chứng minh được thu nhập bằng cách khác với cách lươn lẹo và hèn hạ trong phòng khách giám đốc. Tôi cũng xin nói về các đồng bào đặc biệt. Tham biện quan thuế hoặc tham biện bưu chính, thảo chương viên hoặc quan chức dân sự, họ có thể bị vợ của sếp lớn không biết tới mà vẫn thấy thoải mái và thấy như thế lại có lợi. Ngược lại, trong nội bộ một sở, tuyệt đối cần biết mình là ai để tạo thuận lợi cho các quan hệ không sao bỏ được giữa những người châu Âu với nhau.


Điều lý tưởng để tồn tại một cách thoải mái ở thuộc địa, trong đó một bên là cuộc sống cộng đồng, một bên là cuộc sống riêng tư, là phải vun trồng tình bạn trong một nhóm nhỏ sau khi đã biểu lộ sự dũng cảm và bảo vệ cá tính. Đối với những người ngoài nhóm hãy cư xử với hình thức bề ngoài chuẩn mực nhất, nói khác đi phải biết cách cô lập mình giữa đám đông nhàm chán của xã hội thuộc địa.


Tôi sẽ trở lại vấn đề khi xã hội này hình thành, còn vào thời điểm tôi đang nói các yếu tố của xã hội đó, ở Bắc Kỳ ít nhiều vẫn chưa đủ và chỉ có những ngày tươi đẹp của cuộc sống tối đơn giản của những người đầu tiên đến đây.


Thật là một ngày hội ở Hải Phòng khi hàng năm, người ta thấy xuất hiện gánh xiếc lốớn Harrisson. Các bích chương bằng đủ thứ tiếng nước ngoài phủ khắp các bức tường. Cạnh kênh Bonnal (nay là hồ Tam Bạc - ND) người ta thấy dựng lên một chiếc vòm cổ điển của rạp xiếc với sàn diễn có đường kính thay đổi được. Vậy mà không có một chiếc tàu nào cập cảng mang theo diễn viên xiếc và thú, xe xiếc cũng không thể tới được bằng đường bộ vì chỉ có một con đường duy nhất từ Hải Phòng đi Đồ Sơn. Cứ cho rằng người và các đạo cụ không từ trên trời rơi xuống, vậy thì đám ngựa làm thế nào mà tới được đây nhởn nhơ? Đó là vì gánh xiếc tìm nguồn tài lực ngay tại Hải Phòng và Harrisson chẳng phải ai khác là anh chàng Edouard Chodjko, con trai chỉ huy trưởng cảng. Trong một chuyến đi Mỹ, anh mang theo về sự thán phục những buổi trình diễn của Barnum (nhà dàn dựng người Mỹ - ND). Là người năng động lại được người khác lắng nghe, Chodjko quy tụ xung quanh mình những thanh niên Pháp có ý chí và dần dần dàn dựng được một chương trình khá thú vị.


Ba hoa không biết mỏi, Chodjko trình diễn những tiết mục thú thuộc loại hiếm như diều hâu Đông Triều hoặc thỏ trắng có vằn. Giống thỏ này có vằn xanh lơ và đỏ mà theo lời dèm là do vẽ vào. Có đi thăng bằng trên dây, đánh xà, tung hứng, leo xà đứng. Có cả hề. Chodjko, trông rất giống Alphonse 13 (vua Tây Ban Nha (1886-1941) cho tới năm 1931 - ND), đứng giữa sàn diễn giới thiệu những con ngựa từ An Nam được ăn mặc khá đẹp.


Một hôm, trước tiết mục kịch câm kết thúc chương trình, người ta thấy một dàn diễn viên sừng sỏ với ông Hyghes, trưởng trú sứ Hải Phòng, trong bộ y phục kỵ sĩ lịch sự và Victor Chodjko, em chủ gánh xiếc, trong bộ y phục nữ ky sĩ không thể chê được với áo vét đỏ và mũ cao.


Ngày nay ở Hải Phòng nam thanh niên (hiểu là người Pháp - ND) đã nhiều gấp hai mươi lần và nữ thanh niên có hàng trăm so với con số hàng đơn vị hồi đó. Tất cả đều chơi thể thao và có người nổi tiếng vì chơi thể thao nhưng hãy thử yêu cầu họ làm lại những gì gánh xiếc Harrisson làm, bạn sẽ thấy về mặt tinh thần cũng như về thể chất không ai làm được.


Ở Hải Phòng còn có đua ngựa và đua xe đạp. Đó là những bộ môn công chúng rat say me thời bấy giờ. Trường đua ngựa luôn luôn lôi cuốn rất nhiều công chúng và trong nhiều năm con Aérier trứ danh đều chiếm giải mặc dù mang trên lưng một tay đua khá nặng ký. Con này của ông Bauron, một nhân viên thu ngân đáng mến thuộc Sở Bưu chính - Điện báo với bộ râu đen huyền rậm rạp. 


Các tay đua xe đạp nghiệp dư chia thành hai phe giữa thủy thủ trưởng Dernancourt, vô địch điền kinh Hải Phòng, và nhà vô địch Hà Nội Dubois, một tham tá bưu chính có đôi chân khéo léo. Hai bên cứ thay nhau vô địch cho tới khi có một người mới tới ngáng chân hai nhà độc thắng. Anh này được huấn luyện có bài bản ở Pháp và ở một số thuộc địa của Anh. Anh tên là Guillaume Crétin; những người hay lui tới trường đua ngựa Sàigòn hiện nay có thể thấy sáng chủ nhật nào anh cũng làm giám khảo cho các cuộc đua ở Chợ Lớn. Ở Hải Phòng, Crétin vẫn chưa quen ra mắt với vành tóc trắng rất hợp với dáng người đẹp của anh. Anh đã làm chúng tôi rất lo lắng hôm anh va đầu vào sàn xi măng của đường chạy.


Cá nhân tôi, tôi rất ghét các môn thể thao ngoài môn ngồi xe kéo nhưng lại được chỉ định làm thư ký Câu lạc bộ xe đạp Hải Phòng. Giới chức hội muốn dùng tôi làm cái thời kế để nâng cao trình độ các tay đua. Có lẽ những tay đua giỏi nhất thời đó, tiếc là tôi không còn giữ được kỷ niệm nào, phải làm các vận động viên olimpic hiện đại mỉm cười thương hại.


Nhiệt tình, đó là thứ ngày nay không còn nữa. Thời đó, người ta nhiệt tình thậm chí chẳng vì một nguyên cớ rõ rệt nào, đơn giản chỉ vì người ta trẻ và có một tình bạn thực sự. Đôi khi đám trẻ chúng tôi tụ tập nhau chỉ để la hét dưới trăng rồi sau đó kéo nhau đi uống. Vào những lúc khuya khoắt, thích nhất là kéo nhau tới hiệu Cà phê Vũ trụ (Café de Univers), ở đó, bà chủ tốt bụng Callet tỏ ra độ lượng trước sự ầm ỹ của chúng tôi nhưng lại bắt mọi người im lặng nghe tôi hát gần như chuẩn cả một hồi của các vở Sigurd, Salammbô, Samson và Dalila.


Những thay đổi đột ngột của nhiệt độ ở Bắc Kỳ đôi khi có biên độ rất lớn.

Cuối năm 1899, người ta có thể thấy trên báo chí một cuộc tranh luận lớn có sự tham gia của giới bác học về vấn đề phải chăng thế kỷ XIX kết thúc vào nửa đêm 31-12 năm đó hay 31-12 năm 1900. Tôi không còn nhớ những lập luận đã đưa những ý tưởng ngông cuồng vượt lên trước dư luận. Những ý tưởng đó được mấy tay ngông ở Hải Phòng chộp lấy và đưa ra ý kiến tổ chức bữa ăn giữa hai thế kỷ. Nên nhớ ràng thời đó người ta vẫn chưa tổ chức bữa ăn tất niên. Mấy anh định mười một giờ đêm kéo nhau ngồi vào bàn an của Khách sạn Thương mại rồi sẽ đi ngủ vài giờ sau đó mang thêm một thế kỷ nữa trên mình. Đúng ngày giờ đã định, trời nóng bức đến nỗi mọi người phải cởi bỏ hết áo dài, smocking hoặc áo vét... khi ngồi vào bàn ăn. Nhưng khoảng một giờ sáng, đột nhiên gió lạnh nổi lên, khách ra về lạnh cóng và ai cũng thích thú kêu lên: "Vấn đề đã được giải quyết. Sự chuyển thế kỷ đã diễn ra trong khi chúng ta uống chúc mừng sự thịnh vượng của kỷ nguyên mới".


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2021, 08:18:52 pm
1900

THÀNH LẬP BẾP ĂN - NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BẾP ĂN - TÁC GIẢ ĐÃ HAY RƯỢU NHƯ THẾ NÀO - VÀI NÉT CỦA CUỘC SỐNG Ở BẮC KỲ: VẤN ĐỀ NHÀ TRƯỜNG, CÁC QUAN HỆ VỚI DÂN BẢN XỨ, MÙA CA KỊCH - BỘ SƯU TẬP ĐỜI SỐNG ĐÔNG DƯƠNG CỦA HỌA SĨ CÉJARD VÀ LE LAN - TÁC GIẢ PHẢI LÊ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - ĐÓN TIẾP Ở ĐỒNG ĐĂNG - NHỮNG TRÁI PHÁO CỦA THÁNH SYLVESTRE.
   

Ngày tháng trôi đi, cuộc sống tập sự của chúng tôi khá lên dần. Tháng 2-1899 tôi là tham tá phụ. Mặc dù suất ăn của nhà hàng Guichat vẫn đầy đặn và có chất lượng nhưng chúng tôi bắt đầu thấy chán. Cùng với mấy người bạn, chúng tôi quyêt định thành lập một bếp ăn riêng. Đó là cả một vấn đề đối với những thanh niên chẳng có gì trong tay vì phải đi kiếm bát đĩa, khăn giẻ, đồ nấu nướng. Chúng tôi chỉ mua những thứ cần thiết nhất vì thế khi có khách, người bồi của chúng tôi phải chạy đi mượn của những người hầu hàng xóm. Có lần Edouard Chodjko (lúc đó anh là một trong những người Hải Phòng kỳ cựu nhất) nhận ra bộ đồ ăn của anh trên bàn ăn của chúng tôi. Lần khác, chúng tôi bắt anh mang suất ăn của anh sang ăn với chúng tôi và mọi người ngạc nhiên thấy thức ăn của hai bên hoàn toàn giống nhau. Sau khi điều tra, chúng tôi mới biết mỗi người bếp cứ hai ngày mới làm việc một ngày, họ thay phiên nhau nghỉ để bạn mình nấu cho cả hai nơi.


Trong số những người ăn cùng bếp với chúng tôi có một nhân viên quan thuế tên là Paul Garnier ở cùng nhà với tôi. Garnier là một típ người ích kỷ và tâm tính đó biểu hiện thành những hành vi buồn cười. Vào buổi tối, chúng tôi thường ở trong phòng riêng viết lách dưới ánh đèn dầu hỏa. Tôi để ý thấy Garnier thường lấy lý do nào đó tới chỗ tôi và mỗi lần như vậy anh ta vừa nói chuyện với tôi vừa châm thuốc lá trên miệng ống thông phong, thậm chí có lần anh ta cũng chẳng thèm nói với tôi một câu. Một tối, tôi hỏi anh tại sao không châm thuốc bằng đèn của anh, anh thản nhiên trả lời là sợ tàn thuốc rơi xuống làm hỏng bấc đèn!


Garnier háu ăn đến nỗi chúng tôi phải dặn người bồi không dọn ăn cho anh trước mặc dù anh là người nhiều tuổi nhất. Bù lại, anh là người rất lịch thiệp và nếu có phản đối điều gì cũng rất từ tốn. Có một lần không hiểu sao một đĩa thức ăn vẫn còn, một người hỏi Garnier: "Anh không muốn ăn nữa à?". Con người lịch sự lắc đầu để tạo thoải mái cho người hỏi chắc còn đang muốn ăn. Anh này liền bảo người bồi dọn đi. Garnier muốn phản đối nhưng sợ làm trái với điều mình nói trước đây nên anh đành rụt rè nhìn đĩa thức ăn được dọn đi với vẻ tiếc ra mặt. Tuy nhiên, cuối cùng anh cũng hiểu ra ý tứ của người hỏi và từ đó mỗi lần ai hỏi anh như vậy anh đều trả lời: "Nếu anh không ăn nữa, anh để cho tôi xin".


Garnier là người quản lý tiền nong của bếp ăn. Rất tiêt kiệm và ngăn nắp, anh dùng bút chì vạch trên nhãn các chai rượu vì anh cho rằng rượu vang bị tiêu thụ quá nhiều. Nhìn thấy anh làm, người bồi vội thanh minh mình vô tội. Cách làm của Garnier làm tôi bực mình, vì tôi là người duy nhất cùng với Garnier ở nhà bếp, chẳng phải tôi thì ai hàng đêm dốc cạn chai. Một buổi tối, người bồi xuất hiện trong bữa ăn với đôi môi sưng vều đến nỗi nói không nổi. Garnier nói với chúng tôi rằng anh đã bôi một loại hóa chất đặc biệt vào miệng chai rượu uống đỏ để lột mặt nạ người uống. Người bồi bị trừ lương ngay tại trận, về phần tôi, tôi nghĩ không hiểu mình sẽ như thế nào nếu xuất hiện trước các bạn cùng ăn với đôi môi sưng vều.


Sự khốn khổ của bếp ăn là ở chỗ cứ phải thường xuyên theo dõi để không chi tiêu vượt quá phần đóng góp. Về lý thuyết có thể thực hiện được điều đó nhưng thực tế có những khoản tiêu quá không đừng được. Ngay tháng đầu tiên mới tới ngày hai mươi chúng tôi đã cạn hết tiền không còn đồng nào đi chợ. Chẳng lẽ phải từ bỏ cuộc sống độc lập vừa mới bắt đầu được hưởng? Tôi lấy hết can đảm đi tìm Guichat. Anh ta hỏi tôi: "Thế nào, cái bếp tốt chứ?". Tôi trả lời: "Không tốt, nếu ông không cho tôi vay hai mươi đồng, chúng tôi phải quay về ăn tháng ở chỗ ông thôi'’. Guichat cười thật thà và đưa tôi khoản tiền vay không đợi tôi phải nói thêm. Không cần phải kể thêm là tháng nào anh ta cũng tới tìm tôi vào quãng giữa 20 tới 25. Mỗi lần như thế, tôi chưa nói gì anh đã chìa ra hai mươi đồng. Phải nói thêm rằng chúng tôi không ăn tháng ở chỗ anh nữa thì lại trở thành khách hàng trung thành của gian cà phê trong Du Commerce.


Một người nữa trong bếp ăn của chúng tôi là Paul Daurelle làm thuê cho Ngân hàng Đông Dương (Banque de L'Indo - Chine). Anh là con một nhà thầu khoán cực giàu ở Hà Nội và là anh của Réne Daurelle, chủ nhiệm báo France Indochine chết mấy năm trước đây.


Do ý của bố, Paul Daurelle hàng tháng chỉ nhận được một khoản trợ cấp rất ít ỏi. Anh nói với chúng tôi là không bao giờ đủ tiền mua một chiếc mũ cát trắng. Khi chúng tôi quá ngượng vì bộ cánh và đôi giầy lụa bẩn thỉu của anh, chúng tôi liền bảo người bồi mang đi giặt trước bữa ăn trưa để sau bữa ăn tối sẽ khô. Nhưng khi biết mình sẽ phải đi thăm cha ở Hà Nội, Paul Daurelle nhất định giữ cho quần áo bẩn thỉu để trưng sự khốn khổ của mình ra với tác giả của sự khốn khổ đó.


Người cuối cùng trong bếp ăn của chúng tôi là Henri Varin. Tôi sẽ có dịp nói thêm về con người rất gắn bó với tôi này. Anh là người rất thông minh và đi nhiều. Làm thuê cho nhà Pellet, Varin vừa là kế toán, vừa là người bán hàng, vừa là người phụ trách cửa hàng. Khi gặp ai lần đầu anh thường tự giới thiệu một cách hài hước mình là "người ăn chịu phomát". Khi Garnier đi nghỉ phép, Varin tới thay chỗ anh ta trong nhà bếp. Có máu di-gan không sao chữa được, anh chỉ có độc một chiếc giường gỗ (trong khi chúng tôi ai cũng có giường Hồng Kông mua tạm giống như bây giờ người ta mua xe hơi), một thứ như hòm dùng làm bàn, một chiếc ghế mây cũ, một giá treo áo, một bàn rửa mặt, một cái chậu và một cái rương thay cho tủ đựng quần áo. Varin không biết tới sự xa xỉ của màn. Tôi cho anh mượn một chiếc. Sáng hôm sau khi tôi tới hỏi xem anh ngủ thế nào, anh trả lời: "Tôi không sao ngủ được"; thì ra màn ngắn quá không thể gài xuống dưới chiếu được và tôi nhìn thấy rất nhiều muỗi mọng máu trong màn.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2021, 08:20:13 pm
Trong thời gian ăn chung bếp, thỉnh thoảng tôi uống rượu. Chuyện như sau:   

Ở văn phòng quan thuế, theo luật tiêu thụ, tôi phải tiếp nhận và ghi vào sổ tờ khai của các nhà nhập khẩu người châu Âu trong đó có rượu mạnh, rượu nhẹ. Luật sẽ chiết khấu cho các lô hàng có số lượng thiếu, các thùng bị hao, các chai bị vỡ... Khi người làm công của nhà nhập khẩu báo cho kiểm hóa viên biết là các thùng đã mở, kiểm hóa viên sẽ cùng với đại diện của hãng bảo hiểm tới chứng thực là từng này từng này chai.


Công việc diễn ra dưới mái tôn của kho hàng nóng như thiêu như đốt và thế là một chai "bị vỡ" một cách thần tình để giải khát cho ba người có văn hóa cao tới mức chạm cốc nhau mà không mời tham tá là tôi. Họ uống vào chín giờ, lúc thì Dubonnet, lúc thì Vermouth (vang trắng pha thêm cồn - ND), còn đá không bao giờ thiếu do sự cần mẫn của người tùy phái. Chín giờ rưỡi, đại diện của hãng khác lặp lại quy trình với Picon, mười giờ tới lượt vang Madère hoặc vang Alicante và mười giờ rưỡi kết thúc bằng Pernod.


Người các hãng thương mại cũng như đại diện hãng bảo hiểm thay phiên nhau còn kiểm hóa viên không phải lúc nào cũng là một người. Chỉ có tôi ngớ ngẩn cho rằng mình buộc phải đáp lễ. Sau mấy tháng theo chế độ đó, tôi ăn không thấy ngon miệng và có lẽ sẽ thân tàn ma dại nếu Varin không chân tình khuyên chỉ uống nước khi ăn cơm trong một tháng và không uống gì ngoài bữa cơm. Mười lăm ngày sau, tôi không thấy thèm rượu nữa và có thể lỉnh trốn lời mời của các nhà nhập khẩu. Từ đó, tôi cảnh giác để không rơi vào thói cũ. Ít lâu sau tôi quay lại uống vang Pháp và chỉ quá chén trong trong những dịp lễ hội.


Năm 1900 ở Hải Phòng, số người châu Âu không vượt quá con số 1000 so với con số 1088 ở Hà Nội, người An Nam 10000 so với 100000 của Hà Nội, người Tàu 5000 so với 2000 của Hà Nội.


Tỉ lệ người Pháp độc thân khá cao nhưng lại có hàng trăm trẻ em da trắng ở Hải Phòng. Thế nhưng anh bạn Lavedan của tôi chỉ đếm được sáu em trai và ba mươi em gái trong ngôi trường đẹp do anh phụ trách ở phố Henri Rivière (nay là trường Nguyễn Tri Phương ở Hải Phòng - ND). Tại sao ít con trai như vậy? Có thể do cha mẹ các em thích gửi các em về học trung học ở Pháp hơn. Ở Hà Nội, trường Pháp tổng cộng có ba mươi lăm học sinh trong đó có hai mươi bảy nữ. Ở Nam Định, mười bảy nữ và không có một học sinh nam nào.


Những con số trên chưa tính tới các trường công giáo do các cha giảng dạy. Số học sinh học các trường này cũng ang áng như số học sinh trường công.


Về phần các trường Pháp - Nam, sĩ số năm 1899 trên toàn Bắc Kỳ là 1064 nam và 30 nữ. Trưởng Nha Học chính, ông Gustave Dumoutier, có phong cách của nhà bác học vì ông đã xuất bản một số ghi chép về phong tục của người An Nam.


Phải thừa nhận rằng bốn mươi năm trước đây người châu Âu sống mà không hề có một chút quan tâm nào tới người bản xứ. Giống như ở các tỉnh, ở Hải Phòng chỉ có các quan chức cai trị người Pháp, không có nhà cầm quyền bản xứ để thấy những oán hận, ước vọng và yêu cầu của dân chúng. Phải nói thực là ý kiến của người An Nam không bao giờ được để ý. Nói chính xác hơn, người ta cho rằng dân bản xứ không có ý kiến và trong bất cứ trường hợp nào người Pháp cũng không thể hỏi ý kiến những người mình tới khai hóa và tổ chức.


Từ đó đi tới chỗ không quan tâm tới cách sống của dân bản xứ chỉ là một khoảng cách rất ngắn. Ngoài ra, phải thừa nhận rằng xã hội An Nam hồi đó không như bây giờ. Ngoài một vài nhân vật hiếm hoi như ông già Joseph Sanh, nhà thầu khoán Nam - Sinh và hai ba người khác, giới ưu tú của thành phố chỉ gồm có mấy ông thư ký già người Nam Kỳ và một số người Bắc Kỳ trẻ hơn được đào tạo sau chiếm đóng. Những người thư ký này, lúc đó thường gọi là "thông ngôn", có thể nói là những người duy nhất ít nhiều có phong cách sống đàng hoàng vì cai-ao (cái áo) lụa đen, dấu hiệu sang trọng của tầng lớp họ, cùng với chiếc ô gọng sắt cho biết họ không ở trong những căn nhà tồi tàn.


Về mặt vật chất, đương nhiên nước Pháp chưa làm hết sức mình cho dân bản xứ bằng các biện pháp hành chính và nhất là bằng một chế độ chính trị ổn định hơn. Tuy nhiên nếu có một chiếc đũa thần tài tạo lại những gì của năm 1900 thì những người Bắc Kỳ hiện nay, mặc dù chưa phải ai cũng giàu, không thể nào tin rằng ông cha mình lại có thể sống như vậy. Chỗ nào cũng bệ rạc.


Những người Pháp bị óc tò mò về tập tục châu Á thôi thúc thường đi thăm các khu phố Tàu. Ở đó người ta có thể xem những cửa hàng đẹp, những ngôi chùa giàu có, đôi khi có những đoàn hát lộng lẫy từ Quảng Đông sang. Tai các khu dân cư An Nam, chẳng có gì ngoài chấy rận và sự bẩn thỉu; sự cao nhã nhất chỉ thấy trong rạp, nơi mấy ngài thông ngôn ngồi thư giãn giữa các loại xương vương vãi dưới đất.


Thực tế trong những điều kiện như vậy không gì có thể thúc đẩy người da trắng nhích lại phía người da vàng và dân bản xứ chỉ được coi trọng đôi chút tùy theo công việc họ làm với chúng ta: nấu bếp, đánh xe, làm bồi hay bán hàng, thợ lành nghề trong công, thương nghiệp. Còn những người khác sống khốn khổ bằng cách câu tôm trong các vùng cửa sông đào Bonnal hoặc làm phu mướn công nhật ở bất cứ nơi đâu.


Tình hình có khá hơn ở Hà Nội và ở các trung tâm dân cư lâu đời như Nam Định và Bắc Ninh. Ở các nơi đó có những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công như thợ khảm, thợ thêu, thợ kim hoàn, thợ gốm, thợ gò đồng v.v... Những người này có cuộc sống đỡ vất vả hơn, có hàng ngàn người có máu mặt.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2021, 08:21:15 pm
Để cụ thể hóa cái hố ngăn cách người Pháp với đám dân nghèo mạt, tôi nhớ rõ lúc đó cảnh sát bắt giữ bất cứ người An Nam nào tìm trong nhà có các đồ vật làm ở châu Âu như thìa, dĩa, đèn, khăn ăn, đòng hò quả lắc, quần áo v.v... Nếu cho người bồi một cái đồng hồ để đi làm đúng giờ người chủ phải cho anh ta một giấy chứng nhận. Thậm chí một đôi giầy kiểu châu Âu cũng là một thứ xa xỉ người An Nam không thể nào có được. Khi Paul Doumer lần đầu tiên tới Bắc Kỳ, một họa sĩ biếm họa đã vẽ ông ta đi giữa hai hàng lính rách rưới người bản xứ và phụ chú: "Nhất thiết phải cấp giầy cho những người này".


Ngày nay người nha-que (nhà quê - ND) nghèo nhất cũng sắm được chiếc ô, thứ ngày xưa tượng trưng cho sự sang trọng dành riêng cho các chức sắc, nhưng cái mốt dùng ô chỉ là kết quả của sự quảng cáo mạnh mẽ của các hãng chế tạo ô ở Lion. Mặc dù chẳng ai cấm đoán nhưng chẳng người An Nam nào dại gì mặc quần áo kiểu châu Âu. Họ không dám, hơn nữa những thứ đó rất đắt.


Người An Nam đầu tiên mặc quần áo kiểu Âu châu năm 1900 là một người bồi trên tàu thủy từ Pháp về. Khi xuống tàu, những người đồng hương của anh ta tụ tập lại xem. Họ trầm trồ và chờ cảnh sát tới bắt anh ta.


Lẽ dĩ nhiên các cửa hàng không thể cấm người xứ vào vì họ vào để lấy hàng theo phiếu của chủ người châu Âu nhưng nếu có người bản xứ vào mua cho chính họ nếu không bị mời ra một cách kiên quyết thì cũng gây khó chịu cho chủ người Pháp. Phải mất hàng tiếng đồng hồ líu la líu lo để bán cho họ một cái khóa móc, một cái ô hoặc mấy cây nến. Rồi lại còn thanh toán ở quầy kế toán cứ lộn tùng phèo cả lên. Tóm lại người ta không khuyến khích dân bản xứ mua trực tiếp của nhà nhập cảng. Mọi chuyện cứ như vậy cho tới khi nhà Leduc ở Hải Phòng, nhà Demange ở Hà Nội và sau này là hãng Grands Magasins hợp nhất (sau khi nhà Godard ra đi) nhận ra rằng làm ăn với đám dân bản xứ trả tiền mặt còn hơn làm ăn với khoảng vài nghìn công chức không những chỉ dùng mà còn lạm vào thẻ tín dụng.


Nếu ai đó nhất định cho rằng tôi bị bệnh khi nói hơi nhiều về sân khấu trong các bài viết của mình về Bắc Kỳ thời xưa thì tôi xin được phản đối. Từ xưa, sân khấu thực sự chiếm một vị trí quan trọng trong các loại hình giải trí của dân chúng. Điều đó có thể hiểu được vì đó là thú tiêu khiển duy nhất vào mùa đông với một vài vũ hội từ thiện. Có thể người ta không thích cả một vở kịch bằng những trích đoạn hoặc đoạn tấu vừa phải ít nhiều hóm hỉnh. Ít ra cũng có được một số khán giả trong những lần như vậy. Tuy nhiên vào tháng năm, tháng sáu, khán giả có ít đi một chút. Đa số khán giả là những người độc thân, họ tới vì các nữ diễn viên và trong một mùa diễn có thể xem đi xem lại nhiều lần một vở tiểu ca kịch chỉ vì đôi mắt của một nữ diễn viên nào đó. Các nữ khán giả, tăng lên nhanh chóng qua từng năm, tới chỉ để trưng bộ cánh. Và thế là cánh nhà buôn hoan hỉ thấy các đoàn diễn tới. Quả thực các đoàn làm các phòng cà phê đầy người, thổi sinh khí vào các khách sạn, làm các loại đồ trang sức và kim hoàn bán chạy.


Có một sự ganh đua giữa các tay tổ chức mỗi khi có đoàn nào tới. Họ chỉ muốn độc quyền. Người ta kể có những anh chàng ở Sàigòn sang tận Singapo đón lõng một đoàn sang Nam Kỳ.


Ở Bắc Kỳ, dân Hà Nội "xuống" Hải Phòng thắt chặt những cuộc đàm phán khi mùa diễn bắt đầu. Ngược lại, dân Hải Phòng lại "lên" thủ đô chọn vở.


Thường thường, những cánh chim lạc đàn làm tổ vững chắc ở chí tuyến của chúng ta (chỉ Đông Dương - ND). Một vài cô trong số những nữ diễn viên xinh đẹp nhất đã xây dựng cho mình một phòng khách đàng hoàng cho tới tận giai đoạn hiện đại. Các cô này không bao giờ mang tai mang tiếng.


Tôi nhớ là Nhà Hát lớn Hải Phòng được khánh thành vào tháng 9 năm 1900 bằng một tối hòa nhạc sau đó có khiêu vũ. Khoảng hai giờ sáng, người ta mở cửa căng tin. Thế là một đám chết đói hóa trang thành quý tộc vội vàng ăn lấy ăn để vì đồ ăn miễn phí. Thật là một sự kiện: chúng tôi là hai người Pháp duy nhất đứng từ xa ngó đám đông, sẵn sàng thoát thân nếu đồ ăn trong đĩa hết sạch và đám đói khát này nhảy vào xơi tái đám bồi để làm biến mất những nhân chứng phát hoảng vì thói phàm ăn bỉ ổi.


Tủ đồ ăn đầy ắp biến mất trong có hai mươi phút. Tới món súp dân dã, đám vô công rồi nghề tỏ ra có chừng mực và thanh tao hơn. Đám này là dân chuyên nghiệp nên sau đó người ta không đưa gan béo và bánh bao nhân thịt ra nữa.


Tôi đã bỏ lỡ một khoản tiền lớn khi các bích chương quảng cáo tiết mục mới đánh thức cơn ngủ say của thành phố Hải Phòng. 

Để cảm ơn tôi đã chăm chỉ viết tin cho tờ Tương lai Bắc Kỳ (l'A venir du Tonkin) và luôn thể khuyến khích tôi tiếp tục cộng tác, ông già F.H.Schneider, chủ nhà in, đã gửi cho tôi một tặng phẩm quý: bộ sưu tập đầy đủ tuần báo Đời sống Đông Dương (La vie indochinoise). Đây là một tuần báo trào phúng có nhiều tranh ảnh nhưng không may là đã bị đình bản đúng vào lúc tôi tới Bắc Kỳ hai năm trước. Vào năm 1900 bộ sưu tập gồm 75 số báo đẹp này không thể tìm thấy được và bây giờ thì vô giá.


Bác sĩ Victor Le Lan phụ trách bài vở và họa sĩ Albert Céjard phụ trách hình ảnh là những người thổi sức sống cho ấn bản rất sắc sảo thấm đẫm tính hài Pháp này.

Những trang như trang táo bạo về chuối và những cách ăn chuối khác nhau, hay như trang về sự chinh phục cao quý nhất của con người (cu li xe kéo), về cuộc sống của một học giả (Dumoutier), về các băng buôn lậu thuốc phiện (bị truy đuổi tới tận lò nấu)... mãi mãi là những tác phẩm về tính hài hước của chúng ta. Phải đợi tới tận ngày nay chúng ta mới lại tìm thấy mạch văn sảng khoái đó ở mục Colline thú vị của tờ Dư luận (Opinion). Buồn cái là Colline không có minh họa mà trong ký ức của người đặt báo thì một bức tranh hay sẽ làm mẩu tin sống mãi.


Le Lan là bác sĩ trù bị của Bộ Hải quân. Ông viết các bản tin thời sự sốt dẻo theo gu thời đó, những truyện ngắn lôi cuốn, những vần thơ đảo điên nhưng không ám chỉ ai.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Sáu, 2021, 08:21:52 pm
Về Albert Cejard, tài năng của ông cho thấy ông là người duy nhất làm cho tờ báo trở thành thịnh hành, mang lại niềm vui cho những anh chàng ăn bếp chung, làm những người lính đóng trong rừng ở các tỉnh xa khoái trá. Céjard hiểu Đông Dương tới mức không một họa sĩ biếm họa nào hiện nay có thể bằng ông. Nét bút của ông đôi khi gợi lại những nét đẹp nhất của Caran d'Ache. Nếu không hài hước, tranh của Céjard mất hẳn tính chinh phục. Chứng cớ là trong bức Người đàn bà bán tình yêu, một bức thực sự bậc thầy khiến những thanh niên qua hết tuổi thanh xuân ở Bắc Kỳ không thể không xúc động khi nhớ lại, tư thế duyên dáng của cô gái An Nam là sự rõ ràng của sự thật.


Tờ Đời sống Đông Dương được trình bày rất tốt về mặt hình thức cũng như chất liệu giấy mặc dù người đặt chỉ mất có 12 đồng một năm.

Các họa sĩ vẽ cho Đời sống Đông Dương rất mạnh tay. Nếu những nét vẽ của họ luôn luôn chứa đựng ẩn ý thì chúng lại không bao giờ khoan nhượng khi bêu riếu các nhân vật cao cấp. Những tranh loại này tăng được hiệu quả nhờ bài viết kèm theo.


Không bao giờ, rất không bao giờ, sự trả đũa tinh thần đối với những hành động độc đoán của nhà cầm quyền lại mạnh mẽ như ở Đông Dương qua những trang báo của tờ Đời sông Đông Đương bất tử.

Sau hai mùa diễn thành công của đoàn Giquet, một người hào hoa cuối cùng đổ sụp vì điên, đầu mùa đông 1900-1901, đoàn hát của ông Alix tới Hải Phòng. Chưa bao giờ bếp ăn của chúng tôi lại thâm thủng như giai đoạn này phải đón tiếp những cuộc viếng thăm của các cô bạn gái xinh đẹp trong đoàn hát. Thực đơn có nhiều món hơn, đắt hơn. Về phần tôi, tôi phải chịu trách nhiệm xác định một cô gái là đàn bà hay nghệ sĩ. Vì thế mặc dù tốt bụng, tôi vẫn tự hào là không bị lừa bởi những giọng ca quá rõ là chưa đủ tính chuyên nghiệp. Điều này làm tôi một hôm viết trên báo rằng cô tóc nâu yêu kiều X... (cô này tôi quên mất tên rồi) hát như một cái kim tiêm.


Ngay sau hôm bài báo ra, tôi được ông cục trưởng Boundal gọi lên. Vuốt chòm râu đẹp, vị sếp hỏi tôi: "Anh bạn thân mến, anh ở Hải Phòng bao lâu rồi?" - "Hơn hai năm" - "Anh có muốn thay đổi vị trí công tác không?" - "Tôi sẵn sàng theo điều động" - "Thế nếu tôi phái anh đi Đồng Đăng? Như thế anh sẽ gần cha anh hơn, ý anh thế nào?" - "Thưa ông giám đốc, ý của tôi sẽ như ông muốn".


Như vậy là để làm vừa lòng cô gái - ống tiêm có cảm tình với mình, ông Boundal đã phái một nhân viên trẻ lên làm nhiệm vụ ở biên giới giáp Trung Quốc. Đó là cách kết thúc đẹp cho cuộc chiến: vào thời đó các công chức bị cấm cộng tác với các báo và ông Boundal đã xử sự tốt bằng cách làm như không biết việc tôi gửi bài cho tờ Tương lai Bắc Kỳ.


Thế là tôi phải chào từ biệt các bạn trong bếp ăn và buổi tối hôm trước hôm lên đường được đánh dấu bằng một bữa tiệc chúng tôi gọi là "calalou". Tôi cho rằng chúng ta không nên phân tích từ này; nó ít nhiều bao hàm sự ồn ào theo kiểu những bữa tiệc lớn ở châu Phi và tôi thành thực xin linh hồn bà Thénevin đáng kính tha lỗi cho tôi. Hồi đó bà ở đối diện với nhà tôi và vừa mới đây chết ở nhà con rể Alexandre Granval ở Sàigòn. Tuy vậy, tối hôm đó không phải không có chút buồn vì sáng hôm sau tôi đã phải xuống tàu thủy đi Phủ Lạng Thương để từ đó đi tàu hỏa lên Lạng Sơn. Từ lâu tôi đã yêu mến vùng này. Mỗi cái tên của nó tôi đã quen thuộc từ hồi còn niên thiếu. Tôi đọc nghiến ngấu những chuyện kể về các trận đánh, tìm thấy trong đó giai đoạn hào hùng của vùng đất chính quyền do giới quân sự quản lý.


Tới Lạng Sơn, theo nghi lễ, trước tiên tôi tới thăm đại tá Amar chỉ huy trưởng lãnh thổ. Mấy năm trước đây, tôi đã gặp đại tá Gallieni (sau này là thống chế - ND) ở vùng này. Sau đại tá Amar, tôi tới thăm đại đội trưởng Porion, chỉ huv trưởng chi khu. Khi tới nơi, tôi thấy ông ta ở trong căn phòng, trước đây sáu năm, chỉ huy trưởng trung đội kỵ binh Lyautey (sau này là thống chế - ND) vẫn ngồi.


Joffre (sau này là thống chế - ND), đại úy công binh, đã ở Hà Nội vào năm 1886, nhưng chính vùng biên cương Trung Quốc - Bắc Kỳ mới là nơi nhiều nhà quân sự lớn của chúng ta trong tương lai học cách cầm quân. Còn tôi? Tôi chẳng đã có lần phiêu lưu trên đoàn tàu Decauville với trung đội trưởng Charles Mangin (sau này là thống chế Pháp - ND), người lúc đó là chỉ huy trưởng chi khu Bảo Lạc, đó sao?


Đương nhiên vào năm 1900 những người đó còn chưa phủ hào quang của vinh quang. Sự nghiệp tỏa sáng của họ còn bị che phủ trong khi chờ đợi cơ hội cho bước nhảy vọt của thiên tài. Trong các vùng quân quản, người ta hít thở một bầu không khí đặc biệt, hoàn toàn trong sạch cho việc chuẩn bị những nhiệm vụ lớn của binh nghiệp.


Khi tới Đồng Đăng vào một tối tháng mười hai, tôi gặp toàn bộ giới dân sự người Âu tụ tập quanh lò sưởi trong phòng ăn của trạm quan thuế. Có thu ngân viên Jean Duelos, hiện nay là quản trị trưởng của đại lý Hiệp hội Vận tải Đông Dương ở Sàigòn; có Frécaut, người sắp được nghỉ phép tôi phải lên thay; có Moulin, phụ trách xây dựng đường sắt. Mặt vàng vì ký ninh và co mình trong chăn, cả ba thiêm thiếp và run cầm cập. Tôi là khách không mời nên tối đó cả bếp phải ăn tiết kiệm. Trong một góc phòng, mấy con-gai (con gái) của các ngài ngồi bất động, người kín mít. Jean Duelos nói với tôi: "Không đến ba tháng rồi anh sẽ như chúng tôi thôi". Một cô gái bổ sung: "Ở đây nước nó rất xấu" (Ici l'eau lui beaucoup mauvais). Vậy ra tôi sẽ không bao giờ uống nước? Phải nói rằng tôi đã không nghe theo lời khuyên của cô gái và tôi ở Đồng Đăng một năm mà không bị một trận sốt nào mặc dù chẳng đụng tới một viên ký ninh. Người ta xem tôi như một trường hợp miễn dịch đặc biệt vì cứ ba năm một, sĩ quan của đồn binh lại phải chuyển đi.


Sáng hôm sau, tôi đi Lạng Sơn trong lòng cảm động về cuộc đón tiếp buồn thảm dành cho tôi tối hôm trước. Lạng Sơn cách Đồng Đăng 14km. Tôi đón Noel ở đó với cha tôi. Khi quay lại Đồng Đăng tôi phải chứng kiến cảnh Frécaut đi nghỉ phép và Moulin đi bệnh viện. Bù lại đã có Duclos quay lại và tối 31-12 hai chúng tôi ngồi ngật ngưỡng cho khuây nỗi buồn chán và tới nửa đêm thì không biết mình ở đâu nữa. Khi đốt pháo chúc mừng năm mới, do ngoài hiên rất lạnh chúng tôi ném cả băng pháo qua phòng ăn. Khi pháo nổ hêt, giống như trẻ em An Nam, chúng tôi quỳ xuống tìm trong đám giấy đỏ tơi tả những chiếc pháo chưa nổ để sau đó đốt từng chiếc một. Sáng hôm sau, gian phòng trông phát sợ với những mảnh giấy cháy nham nhở và tường ám đen.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Sáu, 2021, 07:28:00 pm
1901

KHO THUỐC PHIỆN THÔ - MỘT CHUYẾN MẠO HIỂM BẮT BUÔN LẬU - ĐỘI TRƯỞNG ROBERT - BỮA TIỆC GẦN MẪU SƠN - NHỮNG VỤ LẠM QUYỀN CỦA GIRODOLLE Ở CHI MA - MỘT VỤ BUÔN RƯỢU Ở THAM LUNG - TÁC GIẢ BẮT MỘT LÚC SÁU MƯƠI LĂM TÊN BUÔN LẬU - JEAN DUCLOS BỊ CHÓ CAN - HAI CƯ DÂN MỚI Ở ĐỒNG ĐĂNG: DONCKER VÀ GRIESMAR - TƯỚNG BERTRAND.


Một hôm, không hiểu sao tôi có mặt ở văn phòng vào giờ nghỉ trưa và thấy một dãy dài phu khuân vác người Thổ xếp hàng chờ dọc tòa nhà trong khi mọi người nghỉ trưa. Tôi nhìn xem những chiếc thúng nặng họ đeo chứa gì. Đó là những bánh màu xám gói bằng lá dong, khá giống với những bánh phân bò khô nhưng dẻo và có mùi thoang thoảng.


Khi Jean Duclos đi xuống, tôi hỏi anh thứ hàng kỳ lạ này là gì. Duclos cười nói: "Thuốc phiện đấy!". Tại sao những người phu khuân vác này lại ngây thơ đến nỗi trình mặt ra ở văn phòng chúng tôi trong khi thừa biết rằng mua bán thuốc phiện ở dạng này bị cấm? Duclos giải thích rằng chuyến thuốc phiện này được chuyển từ Trung Quốc sang để cho quan thuế bắt, sau đó được chuyển vào tổng kho của xưởng chế biến thuốc phiện ở Sàigòn.


Tôi tức điên người. Như vậy là người ta đã phái một nhân viên quan thuế thâm niên hơn hai năm là tôi ra biên giới bắt buôn lậu mà không hề cho biết thứ nhựa cấm đó hình thù ra sao. Tôi có thể tìm trong thắt lưng của "đệ tử" phù dung tiên tử một khâu thuốc phiện đã qua chế biến vì đã nhìn thấy thứ nhựa đen đen này trong những chiếc lọ nho nhỏ ở các tiệm hút ở Hải Phòng nhưng có lẽ tôi đã để cho hàng xe chở những bánh bí ẩn như thế này đi qua...


Tôi cho rằng Jean Duclos đã biết chuyện này nhưng vẫn cố trêu chọc sự bất bình của tôi bằng cách ra vẻ ngây thơ cho rằng như thế là bình thường và chính quyền không thể lựa chọn những phương cách thông minh khác để bình đẳng trong cuộc đua với tư nhân.


Vài năm sau, khi soạn bộ Biên niên Quan thuế (Les Annales des Douanes et Régies), tôi không quên đặt lại vấn đề. Tôi đề xuất ý kiến buộc các nhân viên mới, từ Pháp sang hoặc chuyển vào Sàigòn lần đầu, phải thăm các xưởng chế biến thuốc phiện; tại đó, họ phải theo dõi các công đoạn chế biến. Nhưng ý kiến của tôi cũng chỉ cuốn theo chiều gió. Sau bốn mươi năm, giới cầm quyền chẳng thèm để ý tới vấn đề. Cùng ý kiến với tôi, các thanh tra có kinh nghiệm trong ngành quan thuế thừa nhận rằng ít ra là một nửa kiểm hóa viên, tham biện và thậm chí cả nhân viên săn lùng cũng không biết xác định thế nào là thuốc phiện thô. Các bạn hãy tin rằng bốn mươi năm nữa tình hình vẫn như vậy thôi, trừ phi giám đốc hiện nay, ông Ginestou, muốn chơi trội bằng cách áp dụng những biện pháp đơn giản, hợp lý, ít tốn kém. Như thế ít nhất cũng có lợi rõ ràng cho ngân sách.


Đối với những ai ngoài ngành, tôi xin nói rõ, trong nhiệm vụ chủ yếu của mình, các nhân viên quan thuế có nhiệm vụ bắt giữ hàng lậu và một bánh thuốc phiện nhỏ xíu cũng có một giá trị đáng kể.


Ngoài ra, trong nhiều lĩnh vực, nhân viên quan thuế phải phải thi hành nhiệm vụ mà phẳng có ai quan tâm chỉ bảo cho. Họ phải tự mình xoay sở trên lưng đám nhân viên thuộc địa khốn khổ.


Những ngày ở Đồng Đăng trôi qua chẳng ngày nào giống ngày nào. Sau hai tuần yên tĩnh và buồn chán, chúng tôi gặp những ngày bi thảm.


Hai hay ba tuần lễ sau khi tới, tôi muốn lập chiến công đầu bằng cách cùng với khoảng một chục tuân-dinh (tuần đinh) và lính đoan đi bắt một chuyến rượu lậu từ Trung Quốc sang. Thế là chiều nào chúng tôi cũng chơi trò mèo đuổi chuột với bọn buôn lậu sau những đồi núi và vách đá ở biên giới. Đám phu khuân vác có một đoàn hộ tống vũ trang người Trung Quốc. Đêm xuống, đoàn buôn lậu tưởng đường đã thông, thế là chúng gặp toán mai phục của chúng tôi tại chỗ mà theo lý thuyết chúng tôi không thể có mặt vào lúc đó. Tôi lớn tiếng ra lệnh, thế là những tên hộ tống xả đạn về phía chúng tôi. Chúng tôi đáp lại đúng như dự đoán và chỉ thu được những chum đựng chum - chum" (rượu) lậu do đám phu khuân vác bỏ lại. Cuộc chạm súng làm náo động các làng Thổ quanh vùng và tôi nghe thấy tiếng trống báo động cho các hương dũng (partisan). Tôi vội phái mấy người vào các làng báo tin mình đang làm nhiệm vụ để tránh hiểu lầm là cướp. Cuối cùng chúng tôi trở về Đồng Đăng với hai mươi vò rượu và năm mươi khẩu súng. Trên đường về chúng tôi phải đề phòng bọn buôn lậu có thể bất thình lình tấn công lại ở một khe núi nào đó.


Các tuần đinh là những người Trung Quốc làm thuê cho các đại lý bán rượu và thuốc phiện trong tỉnh. Họ có nhiệm vụ phối hợp với quan thuế chống buôn lậu, chúng tôi phải nhờ họ cung cấp nhiều thông tin có giá trị. Nhưng họ không phải không chịu những nguy hiểm. Vài ngày sau vụ bắt đoàn rượu lậu, người ta tìm thấy bên đường xác hai tuần đinh tham gia vụ bắt rượu lậu. Cả hai cái xác đều bị xẻ ra.


Một lần khác, tôi đi ủng định lên ngựa đi tuần với một người lính cũng đi ngựa qua những con đường gần biên giới. Khi tôi chuẩn bị đi thì Jean Duclos yêu cầu tôi không đi nữa để giúp anh hoàn thành một số báo cáo kết toán ông chi cục trưởng vừa đòi nộp. Thế là hai người lính cưỡi ngựa lên đường thực hiện chuyến đi tuần dự kiến trước.


Đêm xuống, chúng tôi thấy một con ngựa phi về miệng hí vang vẻ đau đốn. Con vật bất hạnh bị chém ngang chém dọc ở phần mông. Ngay lập tức chúng tôi báo động với đại úy chỉ huy chi khu. Ông này liền phái ngay binh sĩ ra phía biên giới. Trên đường đi người ta tìm thấy một người lính bị thương nặng ở đầu, đi thêm vài cây số nữa là xác của người thứ hai.


Khi hỏi người lính bị thương, chúng tôi biết câu chuyện xảy ra như sau: khi tới gần biên giới, hai người lính bắt được nhiều người Thổ vận chuyển một lượng thuốc phiện mua ở Trung Quốc; khi giải những tên phạm tội đi qua một ngôi làng thì có những tiếng gào thét thù địch. Khi còn cách Đồng Đăng không xa thì họ bị một nhóm người vũ trang từ các khe núi hai bên đường xông ra tấn công. Trước hết chúng tấn công ngựa để chắc chắn bắt được người. Một con ngựa đau quá lồng lên bỏ chạy mang theo chủ bị thương. Người lính mất máu ngất đi và ngã xuống tại chỗ may là đã khá xa bọn giết người. Người thứ hai ngã ngựa bị giết ngay tại chỗ. Con ngựa của anh ta mấy tháng sau được tìm thấy gần Nacham trong một cái hang bọn hung thủ dấu hàng.


Có lẽ tôi sẽ không kể lại câu chuyện trên nếu không có bức điện tín từ Hải Phòng yêu cầu gửi ngay các báo cáo kế toán. Người ta tin rằng nếu người Thổ có vấn đề với một người da trắng họ cũng không dám chăng bẫy.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Sáu, 2021, 07:28:48 pm
Tiếp theo tai nạn đẫm máu trên và nhiều tai nạn khác xảy ra trong các chi khu lân cận, chỉ huy trưởng vùng lãnh thổ 1 tuyên bố sẽ không đáp ứng các yêu cầu về an ninh của nhân viên quan thuế nếu họ thi hành nhiệm vụ mà không có các đội hộ tống quân sự. Kiểm hóa viên ở Lạng Sơn lúc đó là ông Voreaux báo cáo với chi cục trưởng, ông này trả lời phải theo quan điểm của đại tá chỉ huy. Đương nhiên điều này có nghĩa là phải bỏ những cuộc chặn bắt bọn buôn lậu vì chừng nào các toán lính hành quân còn tự khai báo mình bằng những tiếng lưỡi lê lách cách và tiếng giầy đinh lạo xạo trên đá thì chẳng có cơ may nào bắt được bọn buôn lậu. Nhiều cuộc phục kích đêm dọc biên giới giữa Đồng Đăng và Nacham chỉ làm mồi cho muỗi tấn công vì làm thế nào ngăn cản được những người lính lê dương quá thèm châm lửa hút thuốc?


Để trốn cô vợ chua ngoa, Voreaux thường tham gia vào các chuyến đi bắt buôn lâu và nhiều lần trở về tay không, ông nhanh chóng nhận ra sự vô ích của các toán lính. Tuy nhiên mỗi khi có tin báo quý giá chúng tôi vẫn phải lên đường xem thế nào. Một lần, sau một đêm ròng đi bộ, tôi sang chúng tôi cũng tìm thấy rất nhiều thuốc phiện thô treo trên cột cái của một nhà sàn kiểu Nùng cách Đồng Đăng khoảng bốn mươi cây số. Phụ nữ và trẻ em chạy tán loạn. Khi chúng tôi vào bản thì lũ chó được thả ra lao vào tấn công chúng tôi dữ dội. Chúng tôi hiểu rằng những người nước ngoài quỷ quyệt (chỉ buôn lậu người Trung Quốc - ND) không thể nào làm như vậy nếu chưa bao giờ tới cái vùng cheo leo này. Tôi bắt giữ chủ nhà. Đó là một người Nùng còn trẻ, trông khôi ngô, anh ta tỏ vẻ hoảng hốt sợ bị bắt khỏi làng. Tôi giao người tù cho viên đội lê dương chỉ huy toán bốn người lính và ra lệnh trói lại. Viên đội vừa nói không cần vừa chĩa súng dư dứ vào người tù như có ý nói chạy sẽ chết. Hành động đó vẫn không ngăn cản được người tù, sau khi đi được mười hai cây số, nhảy một cú nhảy tuyệt vời vào khe suối và biến mất trong bụi rậm trước khi các lính lê dương đặt súng lên vai. Thế là viên đội cùng với hai người lính lại phải vất vả quay lại tìm đứa con trai lớn của người tù chạy trốn. Đó là cách duy nhất buộc người tù phải ra trình diện mấy ngày sau đó để được khoan hồng.


Hai người lê dương ở lại với tôi chờ đồng đội quay lại, một nguyên là quản lý văn khế người Bỉ (các quản lý văn khế Pháp bỏ học thường sang Bỉ và ngược lại), một là người Đức nguyên là mục sư. Người này, do tuổi tác, có vẻ là một tu sĩ hay thầy tu phá giới hơn là mục sư. Trong khi chia nhau con gà nguội trên đỉnh một ngọn núi nhìn xuống biển mây, chúng tôi trao đổi không đến nỗi nhàm chán lắm về các chủ đề triết học.


Một hôm, theo lệnh của ông Voreaux, tôi có mặt ở Lạng Sơn để tham gia vào một đoàn lên vùng núi Mẫu Sơn. Đoàn gồm hai nhân viên người châu Âu, hai mươi bốn lê dương đi hộ tống dưới sự chỉ huy của một viên quản, hơn hai mươi tuần đinh. Tất cả phải theo lệnh của một đội trưởng quan thuế tên là Robert.


Robert là một anh chàng bạt mạng dễ mến. Tôi biết gia đình Robert ở Nantes có một cửa hàng bán ô rất to. Trước đây anh là thu ngân viên ở một trạm thuế thuộc Cao Bằng và vừa mới bị chuyển khỏi đó do quá nhiệt tình.


Nghiện nặng thuốc phiện, Robert bê trễ trong việc lập các báo cáo kết toán hàng tháng. Cuối cùng anh bị va vấp đi tới hết quỹ, không muốn lập báo cáo nữa. Tất nhiên giám đốc phải gửi điện tín đòi báo cáo. Robert đánh hơi được nội dung bức điện nên không mở ra. Anh cứ làm như thế với ba hay bốn bức điện khẩn nữa cũng như các bức thư gửi từ Hải Phòng lên mà nội dung bên trong nhất định phải chất đầy sự ngạc nhiên và tức giận của giám đốc. Được báo động, tới lượt chính quyền quân sự phải ra tay can thiệp. Robert trả lời anh vừa làm xong những việc cần làm và sự cố đã chấm dứt. Giám đốc bực mình phái khẩn cấp một thanh tra lên xem nội vụ ra sao. Thanh tra lại chính là bố già Bounemaille. Ông tới nơi sau khi dừng lại ở nhiều trạm nghỉ cùng với đoàn quân xa.


Thanh tra được Robert đón ở cửa văn phòng với nụ cười tươi tắn. Ông hỏi: "Ê này Robert! Anh không ốm đấy chứ?" - "Ông thanh tra, tôi ấy à? Tôi chưa bao giờ khỏe như lúc này" - "Vậy sao anh không trả lời điện tín và thư của ông giám đốc? Ông ấy yêu cầu anh nộp kết toán từ hai thằng này" - "Tôi có biết ông ấy yêu cầu tôi đâu" - "Sao lại như vậy?" - "Tôi bận đến nỗi chẳng có thì giờ mở thư từ ra nữa" - "Anh nói sao?" - "Ông thấy đấy, tất cả các thư tín còn nguyên trong phòng làm việc" - "Nhưng ít ra thì bản kết toán anh đã gửi đi chưa?" - "Thưa ông thanh tra, tôi không gửi" - "Tại sao?" - "Tôi thấy người ta không yêu cầu tôi, tôi nghĩ rằng bản kết toán không cần nữa nên tôi không lập" - "Nhưng nếu anh mở điện tín hay thư ra anh sẽ thấy người ta yêu cầu anh. Chắc anh biết ông giám đốc không hài lòng như thế nào" - "Vậy tôi không mở chúng ra lại hay vì không gì làm tôi mệt bằng việc thấy ông giám đốc không hài lòng".


Một hôm tôi ngây thơ hỏi Robert về chủ đích của câu chuyện trên mà có lần ông Bonnemaille đi qua chỗ chúng tôi kể lại: "Ý đồ của anh thế nào mà anh lại làm như vậy?" - "Tôi làm đúng như những gì tôi muốn. Tôi đã nhiều lần nói muốn chuyển vị trí công tác, không muốn ở Ta - Lung nhưng ông giám đốc cứ làm ngơ. Thế là vì chuyện đó ông ta nghĩ rằng đã phạt được tôi bằng cách chuyển tôi tới Lạng Sơn, nơi tôi rất thích".


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 19 Tháng Sáu, 2021, 07:29:29 pm
Đoàn chúng tôi lên đường đi Mẫu Sơn vào khoảng bảy giờ tôi. Chúng tôi phải đi suốt đêm để rạng sáng hôm sau, theo tin báo, bắt một đoàn chở thuốc phiện và rượu. Robert, đã no thuốc, dẫn đầu đoàn quân và thoăn thoắt đi bộ trong nhiều giờ không thèm để ý tới con ngựa đã đóng yên cương sẵn cho anh.


Tiếng đồn có một đơn vị lớn đi qua làm xao động cả đồn binh Lộc - Bình. Viên trung úy chỉ huy đồn liền phái một viên đội và lính tới chỗ chúng tôi tìm hiểu. Khi nghe thấy tiếng hô lớn: "Ai?", Robert liền giải thích cho viên đội và chúng tôi tiếp tục lên đường tới khu vực dự kiến. Nhưng không hiểu do đoàn quân triển khai ầm ĩ hay do các chỉ điểm viên lừa toàn bộ lực lượng quan thuế tới đây để bọn buôn lậu ung dung qua lối khác, cuộc phục kích của chúng tôi bị thất bại.


Sau vài giờ nghỉ ngơi, chúng tôi lên đường quay lại Lạng Sơn. Vào khoảng xế chiều, chúng tôi gặp viên chỉ huy đồn Lộc Bình, ông ta đi ngựa tới mời chúng tôi tới ăn tối và nghỉ lại. Robert từ chối: "Thưa trung úy, chúng tôi không thể nhận lời mời vì chúng tôi phải đưa đội lê dương về" - "Thì có đủ suất ăn cho họ" - "Thế ông có biết rằng họ có hai mươi bốn người không?" - "Không sao" - "Lại còn tuần đinh và lính gác" - "Cũng chẳng sao. Tóm lại là anh không được từ chối. Thứ nhất, vì bữa ăn đang được chuẩn bị cho tất cả mọi người. Thứ hai, nêu anh không nhận lời, anh sẽ làm tôi rất buồn. Tôi đã ở đây gần hai năm. Hàng tháng tôi vẫn nhận phụ cấp để đãi khách qua đồn, nhưng rất hiếm người qua lại mà nếu có qua thì cũng chẳng bao giờ ở lại lâu để tôi có thể đãi những thứ khác ngoài những thứ vặt cà phê hay bia. Việc các ông đến đây là một sự kiện trời cho để khôi phục cho tôi cái tiếng là người đàng hoàng hiếu khách".


Trước những lời lẽ ân cần tử tế như vậy thật khó mà từ chối. Hơn nữa, mệt nhoài ra như chúng tôi lúc đó thì việc dừng lại dự một bữa ăn ngon không phải là dở. Tuy nhiên chúng tôi vẫn nghi ngờ về chất lượng cũng như số lượng của bữa tiệc chỉ được chuẩn bị sau khi viên đội báo cáo về chúng tôi trong đêm.


Tới đồn nằm trên đỉnh một ngọn đồi, trước hết chúng tôi được mời uống khai vị trong khi các tân binh dựng bàn ghế tạm. Trong phòng ăn của viên trung úy chỉ có bốn người trong đó có viên quản lê dương; binh lính và những người An Nam ngồi ở ngoài hiên. Thực đơn như nhau cho cả ba loại thực khách, trừ rượu không có cho người An Nam. Ôi! Một bữa ăn xứng đáng với sự thèm ăn sau khai vị của những người lê dương: có gà, vịt, đậu, rau tươi, một phần tư con mang; bánh bích quy và vang dùng thoải mái. Sự vui vẻ tràn ngập đồn và chủ nhà như ở trên thiên đường.


Khi tráng miệng, một người lính lê dương đứng lên thay mặt các bạn cám ơn viên trung úy. Viên quản, biết rõ nguồn lực của đơn vị, gợi ý người lính tổ chức một buổi hòa tấu. Gợi ý này được mọi người hoan nghênh và chúng tôi được một bữa thưởng ngoạn. Trong số hai mươi bốn người mặt sạm nắng, có mười hai người có thể tấu, hát, làm trò tung hứng hoặc nhào lộn. Họ thay phiên nhau diễn như bất tận và một màn tấu hài làm các khán giả An Nam phải kinh hoàng. Suốt đêm chúng tôi nghe họ nói và xem họ làm trò, chẳng ai nghĩ tới mệt. Tuy nhiên lúc lên đường vào ba giờ sáng, chân ai cũng hơi loạc choạc vì hạnh phúc được nghỉ trong tòa lâu đài của ông tiên trong truyện thần thoại.


Ngày nay, đường đi Mẫu Sơn đã có nhiều người qua lại hơn từ khi có một khu nghỉ mát ở trên đỉnh dãy núi này. Tuy nhiên tôi nghĩ chưa bao giờ vùng này lại vang lên những âm thanh vui vẻ ầm ĩ như buổi tối tháng 5-1901 đó.


Đối với những độc giả nhất định cho rằng chẳng qua đó chỉ là một buổi nhậu nhẹt thông thường của lính tráng, tôi xin các độc giả đó cố lùi sự tưởng tượng về bốn mươi năm trước đây để thấy một đồn binh hoàn toàn cách biệt với các trục lộ giao thông lớn.


Cuối năm 1900, chính quyền lập một trạm quan thuế ở Chi-Ma trong vùng Mẫu Sơn và phái tới đó một viên tham biện làm thu ngân viên. Anh này thông thạo khắp vùng nên có thể tuần tra khắp nơi như một hạ sĩ quan.


Không may là thu ngân viên mới này có rắc rối ngay từ đầu với viên trung úy chỉ huy đồn binh và anh này nảy ra ý thức chống đối: "Nếu chúng ta chỉ có thể ra ngoài dưới sự hộ tống, vậy thì tối nào tôi cũng sẽ ra ngoài để gây rắc rối cho viên trung úy này". Nói là làm. Thế là viên trung úy nhận được hết yêu cầu hộ tống này tới yêu cầu hộ tống khác. Sau mấy ngày, viên trưng úy tuyên bố rằng các đòi hỏi liên tục như vậy là quá đáng và không muốn đáp ứng vì làm mệt lính. Anh nhân viên quan thuế đáp lại là sẽ đơn thương độc mã lên đường. Trong khi hạ sĩ quan và binh lính chỉ có thể ba ngày mới đi tuần một lần thì anh nhân viên quan thuế nọ giữ nguyên yêu cầu và nhất quyết lên đường một mình nếu bị từ chối. Trước tình hình đó, viên trung úy đành tạm thời nhượng bộ nhưng báo cáo với bộ chỉ huy ở Lạng Sơn. Trong khi chờ đợi quyết định và cũng để cho các phó của mình nghỉ, viên trung úy tham gia vào đoàn hộ tống. Ông ta đi theo anh nhân viên quan thuế hàng giờ mà không hé miệng lấy một lời và càng lúc càng nhận ra rằng những chuyến đi tuần như vậy chẳng có lợi gì ngoài việc làm ông mất kiên nhẫn. Cuối cùng có quyết định: giám đốc quan thuế, sau khi tham khảo ý kiến đại tá, cho rằng cách thức làm việc của nhân viên mình là lạm quyền. Ông ra lệnh cho anh chàng thu ngân viên ngừng trò hề. Chẳng phải cầu, anh quan thuế viên cũng thôi ngay vì chính anh cũng không chịu nổi nữa. Tôi tin rằng sau đó viên trung úy và anh sẽ thành một đôi bạn. Anh thu ngân viên hay yêu sách là một người rất tốt. Rất nhiều người Hải Phòng biết anh là thành viên hội đồng tham vấn của thành phố và là chủ của nhiều cửa hàng lớn mua lại của Công ty Alexandre Granval Bordeaux, anh tên là Joseph Girodolle.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Sáu, 2021, 08:01:07 pm
Anh bạn thu ngân viên Jean Duclos của tôi xuống Hà Nội điều trị bệnh lở mồm long móng. Có tin báo ở Tham Lung, nằm giữa Đồng Đăng và Lạng Sơn, có một lượng rượu rất lớn trong nhà một người Thổ đang tổ chức đám cưới lốn. Rất muốn trở về mà không bị tay không, tôi quyết định lên đường thử không có lính đi theo xem sao. Tôi lên đường với tám nhân viên quan thuế và chỉ điểm viên. Rạng sáng, sau khi chỉ ngôi nhà cho chúng tôi chỉ điểm viên vội vã biến mất vì chó sủa ầm lên mà anh ta thì không muốn để cho ai biết để giữ an toàn. Ngay sau khi anh ta đã đi xa, chúng tôi dễ dàng nhận ra ngôi nhà có đám cưới. Trong khi cả bản vẫn còn chìm trong bóng tối và yên lặng thì ba bốn nhà đã có đèn và phát ra nhiều tiếng ầm ĩ.


Tôi cho rằng tốt nhất là cứ tiến hành công việc mà không cần quan tâm làm như thế lúc đó có hợp pháp hay không vì lũ chó quỷ quái sắp phát hiện ra và làm hỏng việc của chúng tôi. Tôi bố trí người quanh các ngôi nhà để canh những người đi ra và tự mình cùng với hai nhân viên nói được tiếng Thổ tiến tới cửa chính. Chúng tôi đập mạnh cửa và nói to: "Mở ra" - "Ai đấy, muốn gì đấy?” - "Quan thuế đây. Mở cửa ra! Không được chống lại!". Có tiếng ồn ào ở bên trong đáp lại. Tôi bắt đầu tin rằng mình đã không thận trọng khi không mang theo lính. Tôi ra lệnh cho người thông ngôn: "Nói với họ rằng chống cự chỉ vô ích vì lính đang bố trí trên đường. Phải mở cửa ra". Lại có tiếng ồn ào như đe dọa. Phải liều thôi, tôi dùng kiếm buộc cánh cửa tre phải mở. Cuối cùng người bên trong cũng rút then cửa ra.


Trong gian thứ nhất, khoảng năm mươi người mặt mũi đỏ gay vì rượu, vẻ dữ tợn. Vẫy tay cho hai đồng đội đi theo, tôi bước nhanh sang gian thứ hai. Ở đây lại có khoảng mười lăm người nữa ngồi quanh bàn trước những chén rượu. Tôi đi tiếp sang gian chính. Tại đây một cảnh tượng bất ngờ hiện ra trước mắt tôi: ở giữa phòng, trên một tấm vải tựa như võng, một ông già râu trắng nằm thanh thản trong một chiếc quan tài. Quanh quan tài với khoảng hai chục ngọn nến đỏ lớn cắm trong các giá là phụ nữ và thiếu nữ quỳ quanh. Tất cả đều mặc đồ trắng, tóc xõa xuống vai. Như bị thôi miên, tôi ngắm nhìn bức tranh hoành tráng đó. Đám phụ nữ cầu kinh như không bận tâm tới sự xuất hiện bất ngờ của tôi. Những người quay lưng lại tôi cũng chẳng thèm quay lại xem người là sỗ sàng là ai. Những người quay về phía tôi, có lẽ đã nhìn thấy tôi cầm thõng kiếm trong tay nhưng vẫn cúi mặt xuống trong sự im lặng thành kính. Tất cả theo đúng những nghi lễ cổ, không ai bận tâm tới sự có mặt của một người lạ tới làm gián đoạn buổi lễ một cách thô bạo.


Lấy lại được bình tĩnh, tôi trở về với thực tại. Tôi tìm người chủ gia đình và nói với ông ta rằng chúng tôi bị nhầm do nhận được báo cáo sai và chúng tôi sẽ rút ngay. Mọi người nghe có vẻ như tán thành và có nhiều người tới trước tôi cúi mình cảm ơn.


Tôi vừa bực vừa vui. Trở về Đồng Đăng, tôi đọc cho thông ngôn, ông già Mau, một bức thư để chuyển thành chữ nho. Trong thư tôi giải thích ràng một chỉ điểm viên đã báo ngôi nhà đó nấu một lượng rượu lớn nhân dịp đám cưới, rằng người Pháp tôn trọng tang lễ và sự đau buồn của gia đình, tôi xin nhận lỗi bằng cách bỏ qua xuất xứ của số rượu đã uống và trong tương lai mọi người cần phải tránh vi pham các quy định. Một nhân viên cưỡi ngựa mang bức thư tới Tham Lung. Vài ngày sau, người đại diện của bản cùng với chủ gia đình tới thăm tôi để tỏ tình thân thiện.


Người thông ngôn, ông Mau, bằng cách phối hợp chữ Pháp, chữ An Nam và chữ Hán làm cho bức thư rất dễ hiểu. Vào thời đó, các thông ngôn có vị trí không như bây giờ. Từ khi các trường tiểu học của chúng ta thay thế các lớp dạy chữ nho, các nhân viên bản xứ có thể làm sổ sách kế toán rất tốt. Ở các vùng biên giới dân chúng ít nhiều coi thông ngôn như những người da trắng nước ngoài.


Thành tích nghề nghiệp sáng chói nhất của tôi ở Đồng Đăng là điệu được sáu mươi lăm tên buôn lậu về đồn quan thuế mà chỉ cần bốn lính quan thuế người bản xứ.


Sáng hôm đó, tôi và toán hộ tống nhỏ đi theo đường sắt tới Nam Quan. Điểm kết thúc của con đường sắt này lúc đó còn cách Trung Hoa Môn (porte de Chine) 100m để chờ Từ Hi thái hậu chấp nhận nối vào lãnh thổ của bà ta. Ở chỗ ngoẹo của con đường từ Trung Quốc sang, chúng tôi thấy hai người đàn bà Thổ quay lại khi nhìn thấy chúng tôi. Lính của tôi vội vàng đuổi theo và tới sau một khe núi thì bắt được hai người cùng với gạo. Tôi để nửa số lính ở lại canh hai người đàn bà rồi cùng số lính còn lại tiếp tục đi tiếp theo con đường. Từng lúc từng lúc, tôi lại gặp thêm người chuyển hàng, đàn ông có, đàn bà có, thậm chí cả trẻ. Tất cả đều hoảng hốt khi thấy chúng tôi nhưng ngạc nhiên khi chúng tôi để cho đi qua. Họ không ngờ rằng ở 100m phía trước họ sẽ bị đón bắt cùng với hai tù nhân đầu tiên. Khi thấy không còn ai diễu qua nữa, chúng tôi quay lại chỗ tâp trung và đếm được sáu mươi lăm người, đa số là dân ở ngay Đồng Đăng.


Kết quả cuộc vây bắt rất tốt: tất cả số gạo khoảng bốn tấn chuyển từ Trung Quốc sang Bắc Kỳ mà không đóng một đồng thuế nhập khẩu nào, một số tên gánh tới 100kg. Khi thấy bị bắt chung với nhau, các tù nhân đón nhận biến cố ngoài mong đợi một cách vui vẻ, biết rằng sẽ chẳng có gì quan trong.


Chúng tôi sắp xếp đoàn người có trật tự và đối xứng: trẻ em đi đầu, tiếp theo là phụ nữ, cuối cùng là đàn ông.


Việc phải đi qua Đồng Đăng, một việc không thể tránh được, làm tôi lo ngại. Tôi nghĩ thầm miễn là gia đình những người bị bắt không được báo trước để đánh tháo người và hàng. Trái hẳn với chờ đợi của tôi, việc áp giải toán buôn lậu qua Đồng Đăng lại gây ra sự vui vẻ cho cả phố. Trước cửa nhà, các bà ngồi lê mách lẻo nói năng ầm ĩ, cười như không ngừng lại được, nói đùa với trẻ con y như trẻ con. Không một tên bị bắt nào dám trốn và chúng tôi chiến thắng kéo vào đồn quan thuế. Chúng tôi cho gạo vào kho và nhận biên lai. So gạo này chiều hôm đó chủ chúng tới nhận lại sau khi đã đóng thuế gấp tám lần.


Số người bị bắt cười nói vang vang trên đường về làng. Họ có thể nói với nhau rằng một lần nữa họ lại bị bắt, rằng đã bao nhiêu lần lừa quan chức thuế mà không bị trừng phạt.


Điều chắc chắn là hồi đó có những trục trặc trong công việc canh bắt, một công việc thu hút gần hết hoạt động của nhân viên quan thuế người Pháp. Lần đó, chắc người canh chừng của toán buôn lậu đã không nhìn thấy tôi đi qua vào lúc rạng sáng.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Sáu, 2021, 08:02:01 pm
Như đã nói, Jean Duelos phải đi Hà Nội điều trị bệnh lở mồm long móng. Jean rất thích săn bắn, anh có một con chó lai rất đẹp được anh đặt tên là Ba-gia (Bà Già? - ND). Ba-gia đẻ được hai con chó con. Một con được hai tháng tuổi thi ốm mấy ngày rồi chết. Một hôm, hai chúng tôi lên một ngọn đồi thăm đại úy Blanc, chỉ huy trưởng chi khu Đồng Đăng. Ông ta hỏi thăm hai con chó. Jean Duelos trả lời: "Chỉ còn một con. Nó đang ốm không chịu ăn. Tôi cố bắt nó ăn nhưng nó đã cào sước ngón tay tôi" - "Hãy coi chừng, nếu nó điên anh sẽ nguy đấy" - "Nguy với con chó con như thế à?" - "Chính chó con nguy hiểm hơn các chó khác vì ai cũng coi thường nó. Có một loại bệnh dại đặc biệt ở chó con rất nguy hiểm gọi là bệnh dại ẩn. Nếu tôi là anh, tôi sẽ phòng trước". Lúc đó, Jean Duelos không để ý tới lời cảnh báo, nhưng chiều hôm đó con chó sùi bọt mép thở hắt ra, anh mới nói với tôi trong bữa ăn: "Ông đại úy nói rất đúng. Tôi sẽ đi Hà Nội theo dõi bệnh dại nhân tiện làm một chuyến tìm hiểu Babylone* (Tác giả ví Hà Nội như thành phố Babylone cổ đại, nơi đô hội có nhiều dân tộc khác nhau - ND) của Đông Dương". Được Jean Duelos cho biết quyết định, viên đại úy không những tán thành mà còn khuyên nên mang theo óc con chó trong một cái liễn.


Tại Hà Nội, Jean Duelos chỉ được phép kéo dài số ngày lưu trú với điều kiện phải điều trị khá mệt mỏi.

Điều này anh không thích chút nào nhưng đành chấp nhận và nhởn nhơ hàng tuần cho tới khi kết quả xét nghiệm cho thấy não con chó bị nhiễm dại. Nếu không có chuyến viếng thăm đại úy Blanc, anh bạn của tôi chắc chắn đã ngủ yên dưới một nấm đất ở Đồng Đăng hay Lạng Sơn sau khi bị nghẹt thở giữa hai tấm chăn bó chặt theo quy định thời đó.


Về chuyện này, có một chi tiết buồn cười: Jean Duelos đã tặng con chó thứ hai, con còn sống, cho một "con-gai", một trong số những bạn anh ở Hà Nội. Khi biết con chết nhiễm bệnh dại, anh muốn báo tin cho cô bạn gái biết để theo dõi. Thế là anh vội vàng tới nhà cô gái nhưng ngươi nhà nói: "Bà chủ đi Bách thảo (jardin botanique) với con chó nhỏ". Jean Duelos lại tới Bách thảo: từ xa anh thấy người đẹp ngồi trong xe tay quang dầu bóng loáng vội giơ tay ra hiệu. Không nhận ra anh trong bộ com lê anh đặt may khi tới Hà Nội cộng với việc không muốn bị nhìn thấy nói chuyện với một người châu Âu không quen biết, cô "con-gaỉ" ra lệnh cho phu xe chạy thẳng. Jean Duelos gọi với theo: "Con chó, con chó!" Nhưng con ngựa - người trong anh không hăng bằng con của cô bé xinh đẹp. Cuối cùng, Jean Duelos lại phải tới tận nhà giải thích trong những tiếng cười như phá nhà.


Có một người Bỉ tới định cư ở Đồng Đăng. Đó là ông De Doncker làm cho xí nghiệp vận tải của anh bạn Guigal của tôi. De Doncker là một người có tuổi lúc nào cũng vùi đầu vào tìm hiểu những quy tắc xử thế và những người có hành xử phụ thuộc vào những nghi thức lịch sự ban đầu. Mỗi khi bị ai đó coi thường, ngay lập tức sự nhạy cảm của ông ta trỗi dậy. Ông ta nhanh chóng vo tròn lại và trong trạng thái mọc gai ra như vậy, con người lịch lãm, chừng mực, tinh tế, hay ghen tức với cung cách lễ độ tinh tế hơn, trở nên thô lỗ và vô học. Tất nhiên tôi và Jean Duclos thường biết cách dàn xếp cho êm xuôi câu chuyện. Jean là người biết cái lẫy làm cho bộ máy chuyển động ở chỗ nào cũng như biết cách choàng vòng hoa vào cổ người khác.


Doncker không chịu nổi khí hậu Đồng Đăng quá hai tháng. Chính em Jean tôi, do cha tôi đưa từ Pháp sang ít lâu sau tôi, đã phải thay thế ông ta. Chỉ mớối mười bốn tuổi rưỡi nhưng sớm có nghị lực, Jean đã biết cách cầm roi điều khiển những chiếc xe trâu của người Thổ. Những chiếc xe này không hiểu sao xí nghiệp cứ khăng khăng một cách ngu xuẩn bắt qua đêm ở giữa đường chẳng thèm để ý tới những người trong xe. Một hôm trâu kéo xe bị ăn trộm. Jean một mình ra đi với khẩu súng và sáng hôm sau dẫn trâu về. Không những thế em tôi còn bắt những tên bị nghi là trộm dong trâu về tận chỗ mình từ một làng khá xa. Giống như Doncker, em tôi nhanh chóng bị sốt rét. Nó chiến đấu với những cơn sốt bằng nửa chai rượu sâm banh, cuối cùng phải quay về Lạng Sơn. Quy luật ba tháng cho thấy là ngoài tôi ra mọi người đều bị sốt rét.


Khi đường sắt Phủ Lạng Thương - Lạng Sơn được đưa vào khai thác, còn có một người nữa tới ở Đồng Đăng. Đó là Viên sếp ga người Alsace (Vùng ở Pháp giáp với Đức - ND) tên là Griesmar và vợ. Hoàn toàn mù chữ nhưng tự cho là thi sĩ lớn, sáng nào ông sếp ga cũng thả hồn vào thơ và liên tục viết những câu thơ con cóc vô duyên đọc cho bà vợ Caroline say sưa nghe y như Molière đọc cho tên hầu mình nghe.


Khi Griesmar tối vùng châu thổ Bắc Kỳ dự các cuộc họp về bầu cử, người ta thúc ông ta lên phát biểu, thế là ông ta say sưa tuôn ra những câu thơ cho các ứng cử viên nghe.

Tôi nhớ trong bữa tiệc làm lễ đặt tên cho một cháu bé ở Lạng Sơn, tôi đã được nghe ông ta nhấn mạnh vào một số âm tiết của bài thơ luẩn quẩn vô tận mà tôi chỉ còn nhớ đoạn cuối như sau:

Nếu său nầy (blus dard - đúng ra phải là plus tard)

Buổi chiều,

Trên tại độ (poulevard - đúng ra phải là boulevard)

Một người già

Lói nghiễng mộ em (tisait qu’il t'atore - đúng ra phải là disait qu'il t'adore)

vẫn cuỗng lại (résite engore - đúng ra phải là résite encore)

Và khôn quêng bức trênh pa mầu (et n’ouplie bas le trabeau dricolore - đúng ra phải là et n'oublie pas le tableau tricolore).


Ôi, các nhà thơ! Nhân vật này làm tôi nhớ tới một viên tham biện quan thuế ở Sàigòn. Một lần ông ta đọc cho tôi nghe đoạn đoản thi ông ta làm tặng một người đàn bà rất dữ dằn với ông ta. Bài đoản thi đó kết thúc như sau:

"Ta cần gì lăng mộ nếu em không tới khóc".


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Sáu, 2021, 08:02:49 pm
Chúng tôi thường mời tướng Bertrand của quân đội Trung Quốc dùng bữa. Ông là cố vấn quân sự riêng của tướng Tô, tư lệnh trưởng tỉnh Quảng Tây. Tướng Tô lúc ở thành phố Long Châu, lúc ở trong trại tại Bằng Tường. Bằng Tường nằm giữa đường đi từ tỉnh lỵ Quảng Tây tới biên giới với Bắc Kỳ. Ở Bằng Tường, tướng Bertrand có nhà riêng trong có những ghế sa lông giống hệt châu Á bằng gỗ khảm ngồi khá cứng. Tuy nhiên, các phòng trang điểm tinh tế theo kiểu Paris mới lịch sự nhất. Trong cái đế chế sắc đẹp đó là cả một công xưởng phấn, chổi quét, ống sắt cuộn tóc, dũa móng tay, lược đủ loại, xà phòng, nước thơm và các loại nước hoa hiếm nhất dành cho phụ nữ. Ngoài ra, ông ta còn có những phòng tắm đặc biệt cho nam giới rộng đến mức mười người có thể vào cùng một lúc không cần phải xếp hàng. Có người tỏ ý ngạc nhiên với viên tướng khi thấy những bộ đồ nghề, những kho tiếp liệu quá nhiều và quá hoàn chỉnh như vậy, ông ta chỉ mỉm cười nói: "Đã thấm gì so với những kho khác. Mời ông hãy xem qua!". Trong một ngôi nhà tựa như kho đóng kín chứa đầy thực phẩm và đồ hộp loại hiếm nhất, những thứ có thể chống đỡ cho căn cứ bị vây hãm hàng nhiều tháng. Còn hầm nhà thì tương thích với rượu về số lượng và chất lượng.


Con người tướng Bertrand luôn luôn bí hiểm; một số người khẳng định đó là một người phiêu lưu. Nhưng ít ra ông cũng là người có nhiều dáng vẻ. Phong độ đẹp, hàng râu ấn tượng và chiếc cằm nhỏ, bộ quân phục gắn đầy sao làm ta nghĩ tới tướng Boulanger* (Tướng và chính khách Pháp, chạy trốn sang Bỉ và tự tử ở đó bên mộ người tình - ND). Tướng Tô theo đuổi đường lối thân Pháp, do đó toàn quyền Doumer cố gắng lôi kéo ông ta qua người đồng bào (chỉ tướng Bertrand) trung gian để càng ngày càng có ích cho quyền lợi của chúng ta. Trong tinh thần đó, đầu năm 1901, ở Đồng Đăng chúng tôi được thay một nghị định của toàn quyền cấp phát mọt khoản tiền ba mươi nghìn đồng cho tướng Tô để xây dựng con đường nối ga cuối cùng của đường sắt Hà Nội với con đường đi Long Châu ở biên giới Trung Quốc.


Chúng tôi khoái chí với bản thông báo về món tặng phẩm ngoại giao trứ danh đó vì trước đây đã có một con đường do nhà cầm quyền quân sự Pháp xây dựng, từ Đồng Đăng, ga cuối cùng trong lãnh thổ Bắc Kỳ, tới cửa Nam Quan, nơi bắt đầu con đường đi Bằng Tường. Chu đáo hơn, nước Pháp còn xây dựng một đọan đường sắt từ ga Đồng Đăng tới Nam Quan tức là nối với đường đi Bằng Tường. Tiện đây, tôi xin được dừng lại nói vài dòng về tướng Tô bất hạnh. Khi bị thất sủng, ông ta bị bà thái hậu già Từ Hi ra lệnh nhốt trong một chiếc cũi sắt. Đương nhiên ông ta phải luyến tiếc thời kỳ sung sướng khi cộng tác với những người Pháp đáng yêu và dễ chịu, nhưng phải chăng chính sự liên minh tốt đẹp đó đã làm ông ta mắc tội, đã làm bà già dữ tợn đầy quyền uy thôi không sủng ái vị quan võ uy tín này? Người ta đồn rằng ở trong cũi tướng Tô vẫn đeo cuống chiếc huân chương Bắc đẩu Bội tinh do chính phủ Pháp tặng và từ đó người ta cho rằng người tù có tên tuổi này muốn bằng cách đó cho dân chúng thấy mình là một trường hợp hiếm hoi nước Pháp cần phải can thiệp mà không can thiệp được. Nếu đúng như vậy, tôi nghiêng về ý kiến cho rằng chính nhà cầm quyền Trung Quốc buộc tướng Tô mang chiếc cuống đó nhằm làm nhục nước Pháp ở cấp độ huân huy chương quốc gia vì một khi đã bị kết án tử hình và bị tịch thu hết tài sản, chắc chắn chẳng ai được tự do trong việc mang huân chương, thứ không phải không có giá trị tinh thần.


Trở lại chuyện tướng Bertrand. Ông thường làm nhiệm vụ con thoi giữa Long Châu và Hà Nội và vai trò đại sứ lưu động đó đã mang lại cho ông ta một số uy tín. Ngoài ra, do sống mưu mẹo, tướng Bertrand biết nhiều chuyện của triều đình Trung Quốc và qua ông chúng tôi biết được nhiều chuyện hết bi lại hài hết hài lại bi, chuyện nào cũng đậm đà các mầu sắc.


Một hôm, không hiểu tôi nói với ai rằng thật là đại may cho nước Pháp có một tướng như tướng Tô trấn nhậm ở tỉnh liền với Bắc Kỳ. Tôi nói: "Tôi nghe nói ở Lạng Sơn người ta thường khoe về sự mẫn cán của các quan Thiên triều trong việc truy nã và bắt giữ những tên trộm trâu, buôn lậu, trộm cướp... từ Bắc Kỳ chạy sang Trung Quốc. Chỉ có điều trong khi chúng ta muốn các tên tội phạm phải bị đưa về Bắc Kỳ xét xử thì các quan Trung Hoa quá nghiêm khắc chỉ trả lại chiếc đầu mới chém của các tên tội phạm”. Với con mắt ranh mãnh, tướng Bertrand trả lời tôi: "Khi yêu cầu của các ông tới được các quan đạo đài (tao-tai) thì không cần tới mười lăm phút đầu của những tên tội phạm đã lìa khỏi cổ. Bốn tên tội phạm bị truy nã à? Thế thì bốn cái đầu. Do những cuộc truy tìm chẳng di đến đâu cả trong một xứ đầy núi non khó khăn như thế, đơn giản nhất là chặt đầu những tên tù nghèo khổ chẳng có tội gì ngoài tội chạy trốn. Thế là nhà cầm quyền Phâp có đủ số đầu bêu ở gần chợ Lạng Sơn để răn đe. Các anh hãy tin tôi đi, như thế ai cũng được thỏa mãn. Chẳng hơi đâu phải thay đổi những thứ đã thành nếp".


Một hôm, tướng Bertrand đưa tới Hải Phòng một cô gái trẻ đẹp đến say đắm, nói tiếng Pháp khá tốt. Chúng tôi tổ chức một bữa ăn đặc biệt vì muốn để lại ấn tượng dễ chịu cho vị khách đặc biệt và đáng yêu này.


Vài tháng sau, viên tướng xuống ngựa bước vào đồn quan thuế nói: "Một lát nữa vợ tôi mới đi kiệu tới. Tôi muốn ăn ngay để đi kẻo muộn" - "Nhưng, - Duclos nói, chúng ta cũng phải chờ bà nhà chủ?" - "Không cần, bà này bị ốm và sẽ không ăn gì". Thế là chúng tôi ngồi vào bàn. Chúng tôi vừa mới uống khai vị thì chiếc kiệu tới. Rất bặt thiệp, chúng tôi nhanh nhảu chạy ra trong khi nét mặt vị tướng tỏ vẻ khó chịu. Ông ta nhìn theo chúng tôi đi xuống, sau đó theo chúng tôi xuống tầng trệt, quả quyết vợ mình không cần gì và sẽ ngồi chờ trong kiệu. Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, viên tướng quyết định mở cửa chiếc kiệu. Trước mắt chúng tôi hiện ra người đẹp với đôi mắt thất thần, mớ tóc dài rối tung, bị trói vào kiệu như tù. Tướng Bertrand nói: "Cô ấy bị điên rồi". Chúng tôi đề nghị để cô gái nghỉ trong phòng. Viên tướng nhìn thấy một chiếc ghế mây dưới gầm cầu thang liền đặt người bệnh lên đó và trói lại một cách tàn nhẫn, sau đó lên gác. Chúng tôi đi theo và bữa tiệc kết thúc với không quá hai mươi câu. Khi viên tướng Trung Hoa (đúng hơn là Trung Hoa gốc Pháp) đi ra, Jean Duelos và tôi trao đổi với nhau những suy nghĩ về sự kiện kỳ lạ này.


Sự thật ra sao? Người ta khẳng định với chúng tôi rằng cô gái trẻ không điên, rằng do thất vọng phải xa Bằng Tường, nơi cô gần như bị cấm cung, nên cô đã vờ điên. Nếu đúng như vậy thì chính Bertrand đã đánh hơi thấy sự giả vờ đó và làm ra vẻ tin vợ mình điên. Điều đó giải thích sự thiếu quan tâm của ông ta. Nhưng ai biết chúng tôi đã tiếp cận với tấn thảm kịch nào?


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 20 Tháng Sáu, 2021, 08:03:40 pm
Khách thăm nối tiếp nhau và, giống như ngày tháng trôi đi, chẳng khách nào giống khách nào... Sau mùa diễn, mùa tôi phải vắng mặt vì bị đày lên biên giới, một số nghệ sĩ ở lại Bắc Kỳ để chạy xuống các tỉnh làm giàu. Trong số họ, có hai gương mặt đáng chú ý của ban nhạc Alix.


Dumail, ca sĩ giọng nam trầm, trước đây đăng ký làm luật sư tại tòa án Rennes với tên thường gọi Delille, nhưng sau đó, anh vứt bỏ mũ luật sư để theo đuổi một nữ diễn viên và trở thành ca sĩ bất đắc dĩ. Dumail rất đẹp trai, giọng rè rè nhưng là một nhạc sĩ giỏi và với vốn văn hóa sẵn có cho phép anh sáng giá trong mọi trường hợp. Người con gái anh yêu là ca sĩ hát theo trong các vở tiểu ca kịch. Cô Roques, một cô gái rất đẹp không quan tâm tới trang điểm lắm, được trời phú cho một giọng khá tốt. Delille - Dumail là bạn cùng lớp với Jean Duelos khi học ở trường trung học Rennes, vì thế chúng tôi ngạc nhiên khi đôi trai gái này cho chúng tôi biết họ định tới Đồng Đăng nghỉ vài ngày trước khi biểu diễn ở Lạng Sơn. Đồn quan thuế của chúng tôi chưa bao giờ vui như vậy và có lẽ sau này các bức tường sẽ chẳng bao giờ lại vang lên tiếng hát của những trích đoạn trữ tình hôm đó.


Hôm trình diễn, tôi đi theo hai nghệ sĩ xuống Lạng Sơn bằng xe goòng chạy trên đường sắt. Tối hôm sau, Jean Duclos theo xuống bằng chiếc xe nhỏ kiểu Anh. Căn phòng khá rộng của khách sạn Comme đầy nghẹt người. Tất cả các sĩ quan, công chức, nhiều hạ sĩ quan và lính có mặt. Ngồi ở hàng đầu là ba hay bốn phụ nữ châu Âu, những người tạo thành xã hội đàn bà ở Lạng Sơn. Chương trình gồm những đoạn nhạc kịch, các bài hát, các đoạn độc thoại. Tất cả do hai ca sĩ thực hiện trong đó Dumail phải đệm piano. Có một trích đoạn vở Hắn ta (Lui) của nhà soạn kịch hiện thực Oscar Méténier nói về một cô gái điếm đọc báo thấy ảnh của một tên sát nhân và thông báo thưởng cho ai tố cáo hắn. Cô gái theo thói quen nghề nghiệp ra cửa sổ hóng khách. Cô vẫy tay ra hiệu cho một người đàn ông. Người này trông thấy và leo lên gác với vẻ bồn chồn lo lắng. Vào được phòng, việc đầu tiên người đàn ông làm là khóa cửa phòng cẩn thận. Chẳng cần biết hay dở, anh ta leo lên giường ngủ. Nhưng chắc là lo lắng điều gì nên không sao ngủ được. Đầu óc rối tung, người đàn ông ra lệnh cho cô gái đang khiếp sợ (vì đã nhận ra hắn là kẻ bị truy nã trên báo) đi lấy một chai sâm banh. Cô gái không có tiền. Không sao, người đàn ông túi đầy tiền, miễn là cô đi nhanh lên và đừng có eo sèo. Trong giấc ngủ chập chờn, hắn lảm nhảm: "Cắt đầu". Cô gái đi báo cảnh sát rồi mang chai sâm banh và mấy cái cốc về. Người đàn ông vồ lấy chai rượu và cho chiếc nút chai phụt lên. Kịch bản là như thế nhưng than ôi, chai rượu thuộc loại xoàng nên chiếc nút chai bị gãy nằm ngang trong cổ chai, bọt rượu không sao thoát ra được. Trước trục trặc không lường được đó, diễn viên buộc phải biến báo: "Đưa ngay cái mở nút chai nếu không ta sẽ cắt đầu ngươi". Cô gái khốn khổ vờ tìm trong ngăn kéo thứ đạo cụ không có trong kịch bản. Cô định bước vào cánh gà tìm thì đúng lúc đó tên cướp lại lên tiếng đòi và ông chủ khách sạn vừa chạy tới vừa kêu lớn: "Mở nút chai đây!” và ném lên sân khấu chiếc mở nút chai.


Với khán giả là dân di thực đa nghi lại ngồi chỉ cách các nhân vật của vở kịch có hai mét thì không một kiểu diễn cương nào qua được mắt họ. Tuy nhiên, do sự thành thực của các diễn viên nên khán giả tỏ ra lịch sự, coi như không có sự gì xảy ra và như cuốn hút vào tình huống. Nhưng khi ông Comme can thiệp vào, tính bi giả vờ đáng yêu biến mất và cả cử tọa cười ồ lên. Nếu hai diễn viên tiếp tục diễn theo lương tâm nghề nghiệp thì cũng chẳng có ai xem nữa. Mọi chú ý dồn vào ông Comme và ai cũng cho rằng ông này thiếu thiên tư.


Ở Đồng Đăng, tôi cảm thấy ngày, nhất là đêm, rất dài. Tuy nhiên, cuộc tranh luận giữa tôi với một nhà nghiên cúu âm nhạc trẻ tuổi ăn chung bếp với tôi ở Hải Phòng trước đây là một dịp cho tôi tiêu bớt thời gian. Vốn là học sinh cũ của nhà soạn nhạc Jules Massenet ở nhạc viện Paris, Gaston Knosp trong các bài viết cho một tờ báo ở Hà Nội về các sự kiện âm nhạc chỉ viết về thầy mình bằng các từ ngữ khoa trương và chẳng đả động một lời nào tới các nhà soạn nhạc lớn khác. Sự thiên vị đó làm tôi viết bài phản đối trên một tờ báo khác. Ngôn từ của cuộc tranh luận khá gay gắt như thể âm nhạc không làm dịu được thói đời.


Giữa những sự việc vụn vặt đó, Jean Duclos được bổ nhiệm phụ trách quan thuế tại Hội Chợ đang chuẩn bị mở ở Hà Nội vào năm 1902. Tôi ở lại Đồng Đăng một mình và bắt đầu buồn chán mặc dù có thi sĩ viên chức đường sắt là hàng xóm. Săn bắn, thú tiêu khiển duy nhất, lại càng làm tôi chán hơn. Chỉ có một lần, với vài phát súng, tôi mang về một con chim ngói và một con chim trĩ. Những thứ này trong tay tôi cũng chỉ như những con gà bình thường.


Cứ thế cho tới khi tôi phải mặc áo lính. Tôi yêu cầu giám đốc cử người thay tôi trong tương lai. Người ta phái tới một người thay tôi vào tháng 12. Đó là anh bạn Bouras. Thế là tôi rời đồn quan thuế sau đúng một năm để gia nhập trung đoàn pháo binh thuộc địa số 4 ở Hà Nội.


Do đường sắt Phủ Lạng Thương - Gia Lâm đã được khánh thành ngày 1-10-1900 nên tôi có thể đi xe lửa từ Đồng Đăng tới sông Hồng, sau đó đi phà sang Hà Nội.

Tôi không luyến tiếc miền biên giới vì đời sống ở đó quá đắt đỏ đối với túi tiền của tôi. Thật vậy, do thiếu khách sạn kiểu châu Âu ở Đồng Đăng nên những người đi tham quan Trung Hoa Môn thường đột xuất yêu cầu chúng tôi cho ăn. Thế là lúc nào chúng tôi cũng phải có một kho thực phẩm và dĩ nhiên ai lại lấy tiền khách ăn. Tình trạng đó buộc tôi phải xin phụ cấp đắt đỏ dựa vào các hóa đơn khi mua hàng của các hiệu trong vùng. Đơn của tôi bị ông giám đốc Rojier bác. Ông phê vào đơn: "Tôi công nhận cuộc sống đắt đỏ nhưng ông Bourrin phải trả tiền chai rượu Chablis". Nguyên là trong số hóa đơn tôi trình lên có hóa đơn một chai vang đỏ do một người Tàu ở Nacham nhái tên Chablis. Một chai vang xoàng không hề có lấy một giọt nước nho nhưng vì rất khát sau một chuyến đi tuần xa nên tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc khi vớ được nó.


Qua bút phê, ông giám đốc cho rằng mình đã điểm trúng cái huyệt hoang toàng của tôi. Thực tế, một nhân viên quèn như tôi phải vay mượn mới giữ được trong sạch ở nơi mình phải có mặt, nơi những viên chức đang làm nhiệm vụ đâu có muốn ra đi chỉ vì những khoản tốn kém không đâu.


Ngoài ra, chúng tôi ở Đồng Đăng bỗng giống như người canh Trung Hoa Môn. Rất nhiều khách thăm Trung Hoa Môn tới gặp chúng tôi với thư giới thiệu, thế là, theo đạo lý, chúng tôi phải đưa họ tới tận đèo Nam Quan. Đèo này được đóng kín bằng một đoạn tường tượng trưng, ở đó chúng tôi đã quá quen với những chiếc đầu bị chặt bỏ trong giỏ treo dưới vòm cửa chính.


Ở đó cũng có thể thường xuyên nhìn thấy những người tù mang gông. Đó là một bản gỗ to dày rất nặng dùng để gông cổ và hai cổ tay người tù. Cổ người tù khốn khổ như bị chiếc gông to lớn cưa ra theo đúng nghĩa của từ này và không biết làm thế nào để ngủ. Đây là chưa nói tới ruồi họp chợ đen đặc trên mặt bi trát đường mật... Những tên cướp khốn khổ bị bêu như vậy để làm gương cho kẻ khác... Từ khi có sự chiếm đóng của người Pháp, ở Đông Dương không còn những cảnh dã man như vậy.


Khi thăm cửa Nam Quan, cần phải đề phòng bọn ăn cắp. Tự nhiên người ta thấy bị một bọn trẻ con rách rưới xô đẩy. Chúng trắng trợn giật can, cà vạt, kính, máy ảnh, ống nhòm... làm ra vẻ thèm xem những thứ đó. Chỉ cần một chút lãng tâm thế là món đồ được truyền từ tay nọ sang tay kia và xa dần chủ. Khi muốn lấy lại thì không biết ở đâu nữa.


Ở vùng phụ cận của Nam Quan và trên đường đi Bằng Tường, người Trung Quốc xây dựng các pháo đài cheo leo trên những nền bê tông đổ trên các tảng đá. Trông mà phát hoảng, nhưng một hôm tướng Tô đi qua đó và, không hiểu vì lý do long trọng nào, một người nào đó ra lệnh bắn đại bác chào thế là các pháo đài đổ sập xuống ngay từ loạt đạn đầu chỉ vì tất cả được xây bằng vật liệu kém. Hôm đó, pháo bắn chào phải ngừng bắn suốt dọc đường nhờ một đơn vị nhỏ vội vã lên đường để truyền lệnh ngừng bắn.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Sáu, 2021, 08:13:44 pm
1902 -1903

HÀ NỘI, MỘT THỦ ĐÔ ĐẸP - PHÁO BINH THUỘC ĐỊA - LÍNH PHÁO MỚI - MAURICE KOCH, MỘT NGƯỜI HIẾU KHÁCH - ÔNG FRÉZOULS, TỔNG GIÁM ĐỐc QUAN THUẾ - KHÁNH THÀNH CẦƯ VƯỢT SÔNG HỒNG - SUY NGHĨ VỀ PAUL DOUMER - NHỮNG CUỘC DIỄN TẬP LỚN - DIỄU BINH Ở PHÚ LẠNG
THƯƠNG TRƯỚC VUA THÀNH THÁI - BỊ TRƯNG DỤNG VÀO QUAN THUẾ - HỘI CHỢ HÀ NỘI - NHỮNG TRÒ VUI - DỊCH HẠCH: CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHUỘT - ĐI NGHỈ PHÉP.


Hà Nội! Ôi vui sướng biết bao gặp lại nó sau một năm phải lưu đày ở biên giới. Hà Nội! Nơi đây, cuộc sống náo nhiệt về đêm tràn ngập ánh đèn của các hiệu cà phê và các cửa hàng, phố xá tráng lệ đầy nghẹt người. Thật vui sướng sau những ngày đáng nguyền rủa dài dằng dặc sống trong cô đơn buồn bã. Tôi được hưởng sự đổi đời đáng giá đó ba ngày. Bị chuyển thành lính pháo thủ sau đó, tôi cảm thấy kém thoải mái mặc dù được sống quanh một nơi vui thú như Hồ Gươm và trên chiếc quần đỏ của tôi có một đường nẹp mảnh trang trí.


Bằng cách tuyển binh ngay tại thuộc địa cho trường pháo thủ, người ta đã thành lập được khẩu đội sơn pháo 80 gồm 6 người: Đó là Bory, thợ làm bánh; Hamelle, nhân viên quan thuế; Dubuisson, nhân viên kế toán; Pignolet thợ máy; Crétin, tay đua có cặp giò trứ danh kiêm chuyên gia tàu bè; và tôi. Ba người đầu sinh ở Pháp và chết trước khi mãn hạn ở Đông Dương không cần chờ thế chiến nổ ra. Pignolet là người lai sinh ở đảo Réunion, còn Crétin sinh ở Đông Dương. Gốc gác như thế lẽ tự nhiên hai ngươi có sức đề kháng tốt nhưng vẫn không bằng tôi vốn được thấm đẫm rượu ngọt xứ Nantes trong thời niên thiếu.


Crétin và tôi vào phân đội một do viên hạ sĩ quan Mouilleseaux chỉ huy. Chắc chắn những lời lẽ phỉnh nịnh của viên quản Flick de Courteline đã ru ngủ viên hạ sĩ quan cắm cẩn như chó này nhưng cánh lính động viên ở thuộc địa như chúng tôi chẳng ai chịu lui tới chỗ ông ta. Mouilleseaux liền cho chúng tôi biết thế nào là mùi gian khổ của đời lính đồng thời tỏ vẻ khó chịu vì thấy chúng tôi trong giờ nghỉ thường nói chuyện thoải mái với các sĩ quan như các trung uý Lardry, Barbaud và Bourreau. Chỉ huy khẩu đội pháo là đại úy Coléno. Chúng tôi tiếc là không quen chỉ huy trưởng Thomeuf, người hai năm trước đây đã làm Varin thán phục vì sự lém lỉnh đặc Pháp. Trong một lần tập hợp để tổng diễu binh, chính viên sĩ quan này, để tỏ ý không hài lòng với các pháo thủ bản xứ luôn luôn lề mề khi xếp hàng, đã ngồi trên ngựa hô lớn: "Nào các bà, không cần gì phải vội!"


Thực ra đời sống nhà binh không có gì nặng nề vào giai đoạn khoan hoà này mặc dù trong sổ lính của ai cũng đươc ghi hàng chữ "Ở Bắc Kỳ trong tình trạng chiến tranh". Thực tế, cánh lính động viên chỉ phải đứng dưới cờ có mười tháng nhưng được ghi hàng chữ trên chỉ vì tham gia hai chiến dịch.


Thứ nhất là hàng ngày được đi dạo bằng la không có yên cương. Có những con đốt xương sống lòi ra rất rõ. Các sĩ quan luôn luôn chọn cho mình những con da thịt đầy đặn, để lại cho lính những con xương xẩu và chúng tôi có thể nói như anh chàng Sancho Panca trong vở Don Quichotte của Massenet:

Ta thấy rõ những chiếc mấu
Của chiếc yên lừa
Trời ban cho ta
Để thúc vào ta


Thật đáng thương cho những chiếc mông của chúng tôi! Guillaume Crétin bao giờ cũng dềnh dàng nên luôn luôn vớ được con tồi tệ nhất. Anh không sao quen được việc cọ xát với xương sườn con vật.

Phải nhiều ngày sau khi nhập ngũ, Crétin và tôi mới được phép ra khỏi trại chơi, vẫn phải đóng chiếc áo khoác dày cộp, chúng tôi đi về phía cổng trại lính. Tới vọng gác, chúng tôi giơ tay chào viên hạ sĩ quan theo nghi thức nhà binh với sự vụng về của lính mới. Chỉ còn vài bước nữa là đại lộ Carnot (nay là phố Phan Đình Phùng, Hà Nội - ND), chúng tôi sẽ được hít thở không khí tự do, sung sướng trong bốn giờ thoát được ách bạo chính của viên khẩu đội trưởng quái ác. Đúng lúc đó không hiểu sao viên khẩu đội trưởng tôi đang nghĩ tới lại xuất hiện ở khung cửa.


Chúng tôi gần như sắp qua cổng nên giả vờ không nhìn thấy ông ta. Viên khẩu đội trưởng liền kêu lên giọng thô bạo: "Hai anh pháo thủ!". Chúng tôi dừng lại, chết điếng. Khẩu đội trưởng tiếp: "Tại sao không chào hạ sĩ quan?". Tôi kịp biến báo: "Điều lệnh cho phép không phải chào trong doanh trại" - "Anh nói ở trong doanh trại?" - "Vâng, ở trong doanh trại" - "Đúng là được miễn như anh nói, nhưng anh hãy nhìn chân tôi xem nó có ở trong doanh trại không?". Quả thực, đúng như Mouilleseaux nói, chân của ông ta đã ra ngoài phố. Một cách ngượng ngập, tôi và Crétin phải nhận có lỗi. Ngượng chín người, chúng tôi giơ tay lên vành mũ kêpi đứng yên chờ bản án phạt. Viên đội như muốn cười nhưng kìm được. Cuối cùng ông ta nói: "Thôi chào! Lần sau không được như thế nữa". Vào buổi cầu kinh tối hôm đó, nhất định ông ta sẽ kể chuyện mình đã bắt mấy thằng "ngang như cua" chào chân mình như thế nào.


Crétin và tôi chỉ có rất ít tiền. Ra ăn ngoài là một việc xa xỉ, chúng tôi không thể đãi nhau thường xuyên. Vì thế chúng tôi rất sung sướng khi có ai đó "dân sự", bạn của cha tôi, mời ăn. Trong số những người mời như thế, người đáng yêu nhất, có lẽ do anh ta nghèo nhất, là một nhà báo chúng tôi quen trong một quán cà phê. Nhà báo này tên là Maurice Koch. Anh điều hành một tờ báo mới ra, tờ Người Đông Dương (Indo - Chinois) có trụ sở ở phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền - ND), đối diện với Hanoi Hôtel. Koch không giàu có lắm, tự nấu tại nhà những bữa ăn đạm bạc. Tuy nhiên, thấy chúng tôi vô tư, anh không ngần ngại mòi chúng tôi dự bữa. Anh nói: "Khi không đủ cho một người thì sẽ thừa cho ba người" - Maurice Koch thân mến, suốt đời anh, anh đã thoát ra khỏi những ràng buộc vật chất như vậy đó! Là nhà báo, nói chính xác hơn là trưởng phòng hộ tịch của đốc lý Hà Nội, anh không bao giờ có tiền nhưng giàu có về lòng tốt và tình cảm sâu sắc đối với những người xung quanh. Là người nghiện nặng cà phê, trong nhiều năm anh làm chủ một chiếc bàn ở hiệu Gà Trống Vàng (Coq d'or - tiệm uống nổi tiếng lúc đó, nay ở giao điểm Tràng Tiền - Ngô Quyền • ND). Ở đó, lúc nào anh cũng có phong thái tuyệt vời với những câu chuyện hóm hỉnh đặc Pháp.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Sáu, 2021, 08:14:20 pm
Sau những khóa hướng dẫn cấp tốc, cánh lính động viên chúng tôi được bổ việc. Tôi được phân làm tuỳ phái kiêm điện thính viên cho đại tá Boissié, chỉ huy trung đoàn trong khi anh bạn Crétin của tôi được phó thác cho thư viện.


Những sự kiện trọng đại của năm này là khóa học bắn ở Sơn Tây và cuộc diễn binh lớn ở Phủ Lạng Thương. Trong thời gian tập bắn, tôi tới thăm ông Troisgros, kiểm hóa viên quan thuế. Ông nói với tôi: "Chúc mừng sự thăng cấp của anh" - "Thăng cấp nào?” - "Tham biện chứ còn gì nữa!" (tới lúc này tôi mới chỉ là tham tá) - "Tôi không biết gì cả" - "Vậy thì tôi rất sung sướng báo cho anh biết điều đó. Anh được thăng cấp từ ngày 1-1. Tôi đọc thấy tin đó trong công báo”.


Tôi rất ngạc nhiên về những hành động ra ơn một cách cố ý của ông tổng giám đốc Fréjouls. Năm 1899, ông Fréjouls gặp cha tôi trên một chuyến xe hỏa. Lúc đó ông nói với cha tôi: "Con ông làm ở cơ quan tôi. Anh ấy là một nhân viên tốt. Tôi sẽ bổ anh ấy làm tham biện đúng ngày anh ấy gia nhập trung đoàn". Ông Fréjouls cho rằng bổ nhiệm ngay các nhân viên trẻ tuổi chưa qua nghĩa vụ quân sự trong khi những người qua rồi phải chờ đợi nhập lại ngành quan thuế là một bất công. Tôi thấy một lời hứa do giới quan chức cao cấp thực hiện chẳng có gì khó khăn cả nhưng giữ được lời hứa thì quả là ít thấy. Ngay thời xa xưa đó, chuyện như thế cũng ít thấy nên chuyện này tôi phải kể ra vi ông Fréjouls vẫn nhớ tới tôi sau hai năm rưỡi ngẫu nhiên gặp và hứa với cha tôi.


Ông Fréjouls là thanh tra thuộc địa. Ông có năng khiếu về tổ chức. Chính ông là người tổ chức cơ chế tài chính cho ngân sách toàn xứ và đặt ra các sắc thuế toàn quyền rất cần để thực hiện các dự án to lớn. Để minh chứng cho công việc của mình, ông đã để lại nhiều báo cáo viết tay sáng sủa và rõ nghĩa. Con người này biết tự mình làm việc, ngược hẳn với nhiều người bình thường sau khi chiếm đươc địa vị cao muốn yên vị chỉ còn biết trông cậy vào tài năng của các thuộc viên thân cận. Vị quan chức quan trọng này biết rằng càng muốn quản lý nhân viên thì càng cần phải rèn họ. Ông cố gắng tự mình động viên những nhân viên thấp nhất và không bao giờ bỏ qua cơ hội tìm hiểu họ. Có một thông tư yêu cầu các nhân viên ở các tỉnh khi qua Hà Nội (và Sàigòn khi ông làm sếp ở đó) tới gặp tổng giám đốc. Khi một nhân viên thông báo tên để trình diện, ông Fréjouls liền yêu cầu bộ phận văn thư chuyển cho ông hồ sơ của khách thăm để ông liếc qua. Vài phút sau hồ sơ được đút vào ngăn kéo và một vị khách râu xồm được đưa vào. "À, ông Durand đấy à, tiếc là trước đây chưa gặp ông. Ông có bằng lòng với chỗ làm việc không?" - "Thưa ông tổng giám đốc, cũng kha khá". - "Thế cháu gái Rosette, cháu mấy tuổi rồi?" - "Cháu sắp hai tuổi" - "Đúng, tôi nhớ ra cái giấy báo khai sinh ông gửi cho tôi rồi. Thế còn bà Durand thế nào, tai nạn của bà tháng trước không có hậu quả gì nghiêm trọng đấy chứ?” - ’’Thưa ông không, thoạt đầu cứ tưởng gãy xương nhưng chỉ là bong gân" - "Thế thì tốt quá, nhờ ông nói với bà Durand là tôi mừng cho bà ấy. Thế còn cái tay thu ngân ở chỗ ông, ông đã chịu nghe hắn ta chưa? Năm ngoái hai người đã nặng lời với nhau, như thế không tốt" - "Thưa ông, hiện nay chúng tôi nói năng với nhau không thể chê được. Ông Dupont thường tới chỗ tôi uống rượu vì vợ ông ấy ốm rất nặng phải về Pháp. Chính bà ấy bố trí chơi xấu tôi" - "Phải thế chứ! Tôi biết nhất định hai người sẽ phải thu xếp ổn thỏa vì ông bà là người tốt, cả ông Dupont cũng là người tốt. Tôi đã nghĩ kỹ, rồi tôi sẽ chuyển ông đi chỗ khác. Tôi biết ông ở đó đã quá lâu mà ăn uống lại kém. Nhưng đó là một nơi rất khó khăn cần phải có người tin cậy. Vì quyền lợi chung, tôi muốn để ông ở đó đã. Ông chỉ còn phải ở đó một năm và ông sẽ được thăng hạng hai”.


Người nhân viên ra về một cách thoải mái. Ông ta kể với vợ rằng ông Fréjouls không quen biết họ nhưng biết tất cả những chuyện xảy ra ở sở, rằng ông ta đặc biệt quan tâm tới họ, cả đến con bé Rosette ông ta cũng biết, rằng chắc chắn sang năm mình sẽ được thăng cấp. Việc này chắc như đinh đóng cột vì ông Fréjouls đã ghi vào sổ và không khi nào ông ta nuốt lời hứa.


Khi có xung đột giữa nhân viên của mình với đại diện của giới hành pháp, thường là xác định xem thuế có đúng không, ông Fréjouls tự mình tìm hiểu. Khi chắc rằng nhân viên của mình không nhầm, ông bảo vệ họ tới cùng. Nếu sự việc không giải quyết được ông trình lên Paul Doumer và người đứng đầu Liên bang nhanh chóng cho ông thắng lý. Vì thế các nhân viên quan thuế rất nhiệt tình làm việc và người cầm đầu ngành quan thuế có thể yêu cầu họ làm bất cứ việc gì. Ngoài ra, ông Fréjouls còn có bàn tay sắt khi cần phải trừng trị ai. Kết quả là kỷ luật hồi đó tốt hơn bây giờ nhiều. Bây giờ cái gọi là bảo lãnh của hội đồng kỷ luật thường chỉ đi tới chỗ không trừng phạt những người phạm lỗi thực sự hoặc chà đạp suốt đời những người chỉ phạm những sai sót rất nhỏ. Sở dĩ như vậy vì các hội đồng kỷ luật chỉ giới hạn trong việc trả lời những vấn đề trình lên người cầm đầu một sở, do đó muốn cho vô tội hay kết tội một nhân viên nào đó của mình chỉ cần khôn khéo đưa ra những câu hỏi theo ý đồ riêng.


Chiếc cầu đường sắt qua sông Hồng (1680m) vừa được hoàn thành ở Hà Nội. Triển lãm mớ cửa vào cuối năm 1902. Toàn quyền quyết định khánh thành thật long trọng cây cầu và đoạn đường sắt vừa mới hoàn thành nối Hà Nội (bờ phải) với Gia Lâm. Việc khánh thành đòi hỏi sự có mặt của vua An Nam, ngài Thành Thái (lúc đó cách gọi hoàng đế ít được dùng). Cái đinh của lễ khánh thành là cuộc duyệt binh của hàng ngàn binh lính vừa kết thúc diễn tập ở vùng Bắc Giang.


Trung đoàn chúng tôi lên đường vào một buổi sáng đẹp trời. Các cỗ pháo vượt sông trên những chiếc phà nhỏ vì không những cầu chưa cho lưu thông mà còn bởi người ta thậm chí còn chưa tính tới cho xe hơi và người đi bộ qua cầu. Tuy nhiên vẫn còn có trước mắt nhiều năm để xây dựng đường đi hai bên cánh ở dạng treo. Việc vượt sông chiếm gần hết một ngày. Vào cuối buổi chiều, người ta cho chúng tôi cắm trại trong một thửa ruộng cách ga Gia Lâm vài trăm mét. Người thổi còi của ga chính là ông Didier, bạn của cha tôi. Sau khi dựng xong trại, tôi nghĩ có thể ra ga thăm ông. Thật không may cho tôi: một viên sĩ quan nhìn thấy tôi đi xa dần trại liền cho người đuổi theo ra lệnh cho tôi phải lập tức quay về trại trình diện đại úy. Đúng lúc đó ông Didier tới mời tôi ăn tối để thử món đùi sóc. Ông kêu lớn: "Lát nữa nhé" trong khi tôi thẫn thờ quay đi.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Sáu, 2021, 08:15:07 pm
Đại úy Coléno nghiêm khắc hỏi: "Anh định đi đâu như vậy mà không xin phép?" - "Tôi đi hỏi ông sếp ga vì ông ấy mời tôi ăn cơm” - "Anh không được quan hệ với những người ngoài quân đội. Chúng ta đang diễn tập, phải thi hành đúng như trong chiến tranh. Anh không được dời trại nếu không có phép. Nhớ lấy!". Tôi đằng sau quay thật đúng cách và ngay lập tức đón nhận được những lời chế nhạo của đồng đội: "Người ta bị động viên mà, người ta tưởng cái gì cũng được phép, người ta thèm gì cái thứ pháo thủ xoàng xĩnh này, người ta đi lại với các sếp ga cơ. May mà trời có mắt".


Nửa tiếng sau, viên đại úy lại cho gọi tôi. Ông ta nói: "Lúc nãy tôi đã nói với anh những gì cần nói và tôi hy vọng anh sẽ nhớ mãi. Nhưng tôi không muốn cưỡng lại việc ông sếp ga mời anh ăn cơm, vậy tôi cho phép anh tới chỗ ông ấy nhưng phải trở về trước chín giờ". Tôi sung sướng cảm ơn và ra đi không thèm cho các bạn đồng ngũ biết. Họ điếng người nhìn tôi đi về phía nhà ga nhưng không chịu im: "Thằng mỏ khoét, thằng đi dày". Vào thời đó, ba phần tư binh lính và thậm chí một số hạ sĩ quan tin tưởng sắt đá rằng những người Pháp sống ở thuộc địa là những người bị lưu đày hay con của những người lưu đày không có quyền quay về tổ quốc.


Tôi kể lại sự gian truân từ trại tới ga cho ông Didier. Ông chờ tôi kể hết câu chuyên mới nói: "Anh bạn thân mến, có một điều anh không biết là tôi đã gửi cho đại úy của anh một bức thư mời ông ta và các sĩ quan ngủ trong phòng đợi nhà ga còn hơn là ngủ trong lều nhưng ông ấy đã nhã nhặn từ chối. Tuy nhiên để đáp lễ với tôi, ông ấy đã cho anh tới đây. Vì thế lúc nãy khi anh quay đi, tôi đã kêu lên: "Lát nữa nhé". Chỉ một lúc nữa, tàu chỗ ngài toàn quyền qua đây về Hà Nội rồi, chúng mình sẽ uống khai vị".


Tôi đi dạo trên sân ga chờ tàu qua. Nguyên là ông Paul Doumer muốn cùng với ông Guillemoto, kỹ sư trưởng Nha Công chính Đông Dương, làm một chuyến đi lên tận Phủ Lạng Thương trước ngày đại lễ. Đoàn tàu rất ngắn gồm đầu tàu, toa than, toa hàng và toa sa long. Toa này không hiểu ngẫu nhiên thế nào lại đỗ ngay trước mặt tôi. Ngay lập tức ngài toàn quyền bước xuống sân ga hỏi: "Sao lại đỗ ở đây?". Tôi, chào theo kiểu nhà binh và định trả lời không biết vì tưởng mình bị hỏi thì ông Dardenne, kỹ sư trưởng của Công chính Bắc Kỳ, ló mặt ra trả lời: "Thưa ngài toàn quyền, dừng lại để xin đường". Ông Doumer hách dịch: "Không phải xin đường mà yêu cầu phải có đường".


Đó là lần duy nhất tôi có vinh dự được gần Paul Doumer. Nhưng chỉ một lần đó cũng đủ cho tôi hiểu tính cách của con người chứa đầy ý chí và kiên trì này.

Nếu tôi có viết tự truyện chi tiết vể những nhân vật có vai trò hàng đầu trong lịch sử thuộc địa và có liên quan tới tôi, tôi sẽ bỏ cách viết sáo mòn thường dùng để ghi lại những kỷ niệm cá nhân.


Về Paul Doumer, tốt nhất là tôi sẽ góp chuyện bằng cách lướt qua con người ông ta, một người tôi chỉ gặp thoáng qua mấy tháng trước khi ông ta về nước vĩnh viễn. Giờ đây, sau bốn mươi năm, cuộc sống ở Đông Dương không còn dấu vết của những nỗ lực ban đầu của chúng ta, trong đó có những giá trị căn bản của vị toàn quyền đầu tiên, người đặc biệt sắc sảo và là người duy nhất trong những năm trước chiến tranh có những ý tưởng mạnh mẽ đối với các công trình dài hạn.


Chính vì thế, qua những trang này tôi có dịp nhấn mạnh là Đông Dương chắc sẽ có một số phận sáng sủa hơn nếu một con người như thế không đột nhiên bị mất quyền lãnh đạo. Có người phản bác lại rằng Doumer, do vị trí to lớn của ông ta trong đời sống ở chính quốc, không thể ở mãi nước ngoài. Thậm chí có người còn đưa ra chứng cố cho rằng Doumer nhận làm chấp chính ở Đông Dương để tái ổn định tình hình ngân sách khá tồi tệ ở chính quốc, nơi trước đó ông làm tổng trưởng tài chính. Nếu đã nói như thế thì chẳng còn gì để nói nữa vì có rất nhiều người thường xây dựng tại nơi công tác một nền tài chính riêng bằng những cách không mấy danh dự lắm. Nhưng lệnh triệu hồi Paul Doumer về Paris, một lệnh ảnh hưởng tới cả chuyện bếp núc của bà Paul Doumer, liệu có cần không? Nếu chính Paul Doumer muốn rời bỏ thuộc địa thì ông ta cần gì phải cố chen vào đội ngũ các nhà chính trị ganh đua nhau? Đúng, cần gì trong khi ông ta đã hiến dâng năm năm trời cho một nhiệm vụ lôi cuốn và cao quý ở nơi xa xôi khác hẳn những công việc vô bổ ở Nghị viện ngập những sự chống đối thấp kém của các đảng phái?


Phải chăng con người ở chức vụ cao đó làm việc vì cái tham vọng tầm thường là lấy lại chức bộ trưởng đã mất? Phải chăng ông bị cuốn hút vào chức vụ tối cao, một chức vụ phải trả giá bằng kết cục bi thảm? (Paul Doumer bị ám sát khi làm tổng thống - ND). Hay Paul Doumer chưa xứng đáng lắm ngồi ở điện Elysée vì đã thực hiện trong hai mươi năm một chính sách chuyên chính theo kiểu thuộc địa và đã, bằng thiên tài của mình, biến Đông Dương thực sự thành một "chính quốc thứ hai", điều mà cho tói giờ mới chỉ là những phác thảo?


Thực ra các nghị sĩ của chúng ta sẽ chỉ chấp nhận làm việc ở thuộc địa vì những lợi ích riêng, việc hoàn thành nhiệm vụ đối với họ chỉ là thứ yếu. Họ chỉ nhận chức vụ tạm thời. Ít ra thì những thành công bề ngoài của họ cũng tạo thành một bậc thang để leo lên những bậc thang tôn ty trong chính trị. Không hiểu đó có phải là trường hợp của Paul Doumer không? Tôi không rõ liệu ông có để lại những tâm tư riêng về việc mình phải từ bỏ một công cuộc chỉ mới ở giai đoạn phác thảo không. Tuy nhiên, người ta đã nhìn thấy con người này bị cuốn hút vào các hoạt động trong năm năm chấp chính, chạy khắp bán đảo một cách không mệt mỏi để thúc đẩy công việc và mỗi khi cưỡi ngựa đi thăm thú nơi nào đó trong một xứ còn chưa có đường xe hơi ông thường tới đích trước các nhân viên bảo vệ. Được phù tá bởi một bộ tham mưu gồm những người kiệt xuất như Guillemoto ở công chính, Fréjouls ở quan thuế, Broni ở Vụ Dân sự, Paul Doumer đã đặt nền móng cho việc tổ chức toàn xứ theo những phương pháp được ngày nay khẳng định. Thành quả nổi bật là một liên bang dưới sự bảo trợ của Pháp gồm Trung Kỳ và Bắc Kỳ với Cao Miên và Nam Kỳ, một liên bang tự tin nhìn về phía Vân Nam, một trái chín sẵn sàng để hái gài lên vòng nguyệt quế.


Nghiêm khắc với bản thân nên con ngươi không bao giờ cười này có thể yêu cầu và buộc người khác phải phục tùng. Ông đã làm tối đa cho bộ máy rất không hoàn chỉnh mà nền Cộng hòa trao cho ông. Nhưng, đây mới là cái nút của vấn đề: chính quyền ở chính quốc cho phép ông điều hành công việc theo ý ở mức độ nào? Người ta chẳng đã dựa vào luật để ngăn trở ông một cách xuẩn ngốc đó sao? Ôi, tầm nhìn về phía Vân Nam... Lại còn việc Doumer không chịu phát biểu một câu: không có sách viết để lại cho các con, không có các bài viết trên báo, phải chăng vì ông đã dùng hết sức lực để chống lại sự không thông cảm của chính quyền trung ương, một sự không thông cảm làm ông phải ra đi trước khi hoàn thành công trình?


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Sáu, 2021, 08:15:46 pm
Có người nói rằng Paul Doumer sẽ còn ở Đông Dương lâu hơn nữa nếu không bị gọi về, thậm chí người ta còn đồn là có một chiếc tuần dương hạm sẵn sàng cho ông dùng nhưng sẽ buộc ông phải xuống tàu lên đường nếu không chịu nhường chỗ cho người khác... Những chuyện như vậy chỉ là những chuyện tô vẽ ra nhưng có điều chắc chắn là các hoạt động mang tính trí tuệ của Paul Doumer đã phủ bóng đen lên các nhà chính trị dốt nát ở chính quốc. Mặc dù rất ôn hòa, trong lời nói đầu cuốn Hồi tưởng cúa mình, vị cựu toàn quyền vẫn tỏ ra cay đắng.


Tại sao như vậy? Chỉ cần đọc lại cuốn Những lá thư từ Bắc Kỳ (Lettres du Tonkin) do Lyautey viết khi là phó rồi sau đó là tham mưu trưởng ở Hà Nội thì sẽ hiểu được Paul Doumer cứ mỗi khi muốn hành động lại vấp phải những lực cản giống hệt những lực cản những người trước ông ta như Lanessan và Rousseau đã gặp mỗi khi cố làm một cái gì đó có ích. Trong tuyển tập các bức thư của Lyautey còn có một số ghi chép của Galliéni trong đó ông ta gào thét vô vọng chống lại những việc làm xấu xa của các nhà chính trị ở Paris. Lyautey viết: "Những ý chí quý báu của cá nhân bị vô hiệu hóa bởi các nhà lãnh đạo thiếu vững vàng, không có khả năng và chuộng hình thức".


Thật là thất vọng khi thấy chẳng có gì thay đổi về mặt này. Cáo trạng của nhà thiết kế đế quốc (chỉ Lyautey - ND), người dựng nên xứ Maroc thuộc Pháp, không chỉ có giá trị cho quá khứ. Vẫn những thói cũ.


Chính ra cần phải đưa chế độ ra tòa thay vì đặt vấn đề đối với sự nóng vội của Doumer muốn đóng một vai trò chủ chốt ở Pháp. Con người của hành động như vậy đã vấp phải sự trì trệ của những kẻ ba hoa, những kẻ chỉ thấy ngôn từ là thực tại và chẳng bao giờ làm được điều gì có ích.


Nhân dịp nhiệm chức thay Gaston Doumergue (chính khách Pháp từ 1863-1937, tổng thống từ 1924-1931 - ND) ở Viện hàn lâm khoa học luân lý ngày 29-4-1939, ông Etienne de Nalèche nói đại ý những ai thấy sự hỗn loạn của một nhà nước mất phương hướng sẽ nghĩ tới ngay những gì Doumergue để lại. Ý kiến kính nể của vị chủ bút báo Tranh luận (Journal des débats) đôi với Gaston Doumergue, một người cũng là dân Đông Dương nhưng làm việc chỉ ở mức độ xoàng, có thể áp dụng chính xác hơn nhiều vào Paul Doumer, một người có tầm cỡ và có ý chí phục vụ rất rõ ràng. Ở đây ý kiến của ông Nalèche đã gặp gỡ với ý kiến của Jules Lemaitre: "Chế độ cộng hòa là chế độ duy nhất trong đó các thiết chế không cứu được các cá nhân về tinh thần mà ngược lại chính các cá nhân buộc phải cứu vãn sự vô lý của các thiết chế".


Dưới một chế độ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, người ta đã bảo thẳng với con người thành công ở Đông Dương: "Ông hãy về Pháp nghỉ vài tháng, hội ý với chúng tôi, sau đó ông sẽ quay lại bên ấy tiếp tục công trình đang thực hiện. Chúng tôi sẽ cung cấp cho ông mọi phương tiện cần thiết" - "Nhưng tôi thích..." - "Ông chẳng có gì thích hơn sự vĩ đại của nước Pháp và bước nhảy vọt của xứ ông đã sáng tạo ra. Nếu ông bỏ việc thì hãy nhớ rằng ông sẽ bị cấm đảm nhiệm mọi chức vụ ở Pháp".


Ai có thể ngờ rằng một người đặt quyền lợi tổ quốc lên trên hết như Paul Doumer đã lưỡng lự khi nhận lại trọng trách của mình trong khi biết rằng có thể làm được nhiều việc lớn.


Mặc dù gặp nhiều cản trở, người đồng bào tốt Paul Doumer của chúng ta đã làm nhiều cho nước Pháp ở Đông Dương. Ngừng coi mình là đại biểu chẳng đại diện cho ai và bất lực trong một nhà nước không có chính thể rõ ràng, ông đã hành xử một cách đàng hoàng. Bằng ý chí kiên cường và sau đó bằng tâm hồn, ông bị chao đảo theo những khiếm khuyết của hệ thống chính trị Pháp.


Ông còn có thể phục vụ tốt hơn nữa nếu, khi trở lại Paris, công khai phủ nhận những khó khăn người ta đã tạo ra cho mình khiến nước Pháp chịu thiệt thòi vì những khó khăn đó. Cuối cùng chính điều này là điều tôi không hiểu nổi: những người sinh ra vì sự vĩ đại của tổ quốc là những người như thế nào và người ta làm thế nào để ngăn cản họ không phản kháng? Phải chăng vì họ xuất thân từ chế độ nên không thể phản kháng chế độ và luật chơi cấm tố cáo sự yếu kém và những tì vết của chế độ?


Bất cứ chế độ chính trị nào cũng chỉ là cái vỏ ngoài nhất thời của tổ quốc vậy thì tại sao người ta lại thích cái vỏ bên ngoài đơn giản đó hơn là chính tổ quốc với bản thể bất biến?


Tính cứng nhắc của Paul Doumer đã biến ông thành nạn nhân mà ông không biết. Trong cuốn Sách của các con tôi (Livre de mes fils) ông đã đề tặng như sau: "Tặng các con khi tới tuổi hai mươi". Các con ông cũng chỉ vừa khéo tới tuổi đó như nhiều thanh niên khác của một nước Pháp mất bộ não lãnh đạo và không có cỗ máy chiến tranh đủ mạnh: các con của Doumer đã hy sinh trong lò thiêu xác cùng với nhiều người Pháp khác.


Cuộc diễn tập diễn ra không có sự cố gì đáng kể. Dĩ nhiên pháo của chúng tôi bắn không có đầu đạn nhưng tiếng nổ làm các bày hươu vùng Bắc Giang hoảng hốt chạy khỏi những bụi cây nhỏ. Moulleseaux giục giã tôi khi tới lượt tôi châm ngòi. Lúc nào cũng canh cánh lo chân bị súng giật lại làm gãy nên tôi thà chịu kém cứ làm như lý thuyết và cuối cùng vẫn điều khiển được sợi dây. Moulleseaux vẫn khăng khăng: "Đó không phải cách người ta dạy anh. Anh phải đặt chân trái...". Hạ sĩ quan trưởng Tisseyre, người sau này là kế toán trưởng Nha Công chính, cáu tiết cắt ngang: "Để cho nó yên với lý thuyết vì nó đã bắn được rồi. Chúng ta ở đây đánh trận chứ không phải ở trường dạy bắn".


Ôi, nếu Moulleseaux có thể ăn thịt được tôi! Cuộc diễn tập kết thúc, chúng tôi đóng quân trong một ngôi chùa gần Phủ Lạng Thương và chỉnh trang quân phục cho cuộc duyệt binh lớn vào sáng hôm sau. Trời hãy còn tối thì kèn đồng báo thức đã vang lên. Guillaume Crétin vốn là tay đua xe đạp nên được ưu tiên miễn đi diễu binh vì lúc đó xe đạp không phải là phương tiện được thừa nhận chính thức trong các pháo đội. Tuy vậy con người có cặp giò ưu việt này đã có hảo ý là mang cho tôi một chai vang lâu năm. Anh nói với tôi: "Mình nhận được một thùng nhỏ của bố mình (bố Crétin làm thầu khoán ở Hải Phòng từ năm 1874, từ thời còn chế độ lãnh sự), cậu phải uống ngay tại trận". Tôi nghĩ sẽ làm theo lời Crétin.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Sáu, 2021, 08:13:50 pm
Chúng tôi tới địa điểm quy định trên một quảng trường rộng lớn, nơi sẽ diễn ra cuộc duyệt binh. Trước mặt chúng tôi là những khán đài mênh mông; chúng tôi nhìn về phía đó, cố phân biệt ai là vua An Nam, ai là toàn quyền.


Các tướng lĩnh chuyển lên phía trước hàng quân, các đơn vị vào điểm tập kết chờ diễu binh. Lúc tạm nghỉ, tôi cho là cơ hội thuận lợi để mở chai rượu. Khi mở, chiếc nút do lâu năm nên vỡ ra từng mảnh. Ai đó kêu lên: "Nhanh lên các cậu ơi! Đưa ca-ra đây không thì lại tập hợp giờ". Tôi rót vừa phải vì có tới sáu chiếc ca của sáu con người khát bỏng đang vây quanh tôi. Tôi đang rót vào chiếc ca thứ hai thì người thứ nhất chưa thưởng thức hết ca rượu đã nhăn nhó kêu lên: "Ôi trời ơi! Không phải rượu! Như là vec-ni ấy! Đúng là thuốc độc". Người thứ hai, được cảnh báo và chắc là sung sướng vì thoát chết, đổ ngay thứ nước trong ca xuống đất. Để hiểu đầu đuôi ra sao, tôi thử nếm vài giọt nước bí hiểm: Tuyệt vời, không phải thứ vang nhẹ nhàng của Bordeaux hay thứ vang chát Beaujolais mà là một thứ vang được ủ lâu năm, cái kiểu như vang Madère hay vang Malaga để lâu năm. Tôi vội vàng nhăn mặt nói với người bạn bị đầu độc: "Cậu nói đúng. Đúng là một vố của con lợn Crétin. Rồi nó sẽ biết". Tôi đổ hết nước trong bi đông ra và đổ thứ nước vec-ni đáng ghét vào. Tôi biết người thứ nhất trong khi đang chờ đợi một thứ vang dân dã thì lại bị chối vì hương vị tinh diệu của thứ thánh tửu. Tôi nghĩ mình sẽ là thằng ngố nếu nằn nì những cái mỏ to như thế này thưởng thức tiếp. Một thứ nước khoái miệng như thế này không phải là thứ đáng cho họ hưởng.


Nào đều bước lên đường diễu binh! Không hiểu các quan khách có phân biệt được nét mặt chúng tôi từ xa không nhưng những chú la làm bụi tung mù mịt đến nỗi chúng tôi chỉ có thể đoán ai là nhà quý tộc của vương quốc An Nam, ai là nhân vật chủ chốt của nền Cộng hòa; tóm lại là những người ngày nay được gọi là thành phần hợp thành đế chế.


Về tới ngôi chùa đóng quân, tôi tập hợp cánh lính động viên và một lúc sau, chẳng cần ly pha lê theo lệ cho rượu quý, chúng tôi nếm náp thứ rượu vang không đâu sánh được trong một chiếc hộp thiếc. Sáu chiếc miệng cùng lúc chép chép trong sự im lặng thiêng liêng. Borry, đầu bếp, tỉnh ra dài miệng nói: "Có lẽ là vang Madère". Đúng là Madère, thứ không phải dành cho cái đám ngố đến chán người trước khi duyệt binh.


Mặc áo lính được bảy tháng thì tôi được bổ nhiệm sang làm việc phục vụ triển lãm theo yêu cầu của Jean Duclos. Thế là tôi có thể tự hào là sớm thoát khỏi sự gò bó nhưng vẫn chỉ là tạm thời dưới quyền dân sự nên khi tôi yêu cầu được mặc áo dân sự, người ta đã thẳng thừng từ chối. Tuy vậy, người ta để tôi được ăn lương tự do, điều này cho phép tôi được miễn ăn ngủ trong trại lính. Đám kỵ binh của khẩu đội 16 tiếp tục ỉ eo: "Bọn lính động viên này, chúng chỉ biết có chúng".


Paul Doumer về Pháp vĩnh viễn và triển lãm do người kế nhiệm ông ta là Paul Beau khai mạc ngày 16-11-1902. Đây là toàn quyền thứ ba mang tên Paul sau Paul Bert và Paul Doumer.

Cuộc triển lãm này là một nỗ lực to lớn, để lại một công thự lớn do kiến trúc sư Bussy xây dựng. Công thự này hiện nay được biết dưới cái tên Bảo tàng Maurice Long. Trong mấy tháng làm việc ở triển lãm, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều nhân vật khác nhau ở Hà Nội hoặc Bắc Kỳ trong đó có Pierre Mille. Lúc đó, anh vẫn chưa có tên tuổi gì nhưng chắc chắn là nhân vật ít nhiều có uy tín về mặt sáng tác cũng như báo chí.


Tôi có một căn phòng nhỏ trong khu triển lãm nên nói chung ít ra ngoài, vừa bị giữ chân vì công việc vừa bị giữ chân vì các đêm diễn của hết đoàn này tới đoàn khác, viết hàng trang cho các báo, chẳng có lúc nào nghỉ ngơi nữa. Chỉ có một lần tôi đi xem biểu diễn của ca sĩ giọng nam trung Nury thuộc đoàn ca kịch thành phố ở nhà hát phố Takou (nay là Hàng Cót - ND). Trong triển lãm, có một nhà hát đặc biệt dành cho các tiểu phẩm hài hoặc tiểu ca kịch và một số tiết mục giao hưởng do Maurice Dupuis, một người điều hành dàn nhạc cỡ tỉnh, điều khiển. Tại đây, người ta qua hàng giờ thoải mái với ca sĩ Spark, người mới đây vẫn còn hát trong các quán ở Paris, với diễn viên độc thoại Jenny Law, với diễn viên hài Goneau rất độc đáo trong vở kịch Nói tiếng Anh như thể... (L'Anglais tel qu'on le parle), với ca sĩ nhỏ nhắn Aline Dupuis, vợ giám đốc nhà hát.


Hôm đầu tiên, người soát vé và xếp chỗ đến muộn nên những khán giả tới sớm mạnh ai người ấy ngồi chẳng trình vé cho ai cả. Khi người soát vé tới, ông ta tỏ vẻ khó chịu, buộc mọi người cho xem vé và ngồi đúng chỗ. Không ai ngờ rằng thái độ ngang với công chúng như vậy lại bị một người Tàu báo thù.


Người Tàu này ngồi hai chỗ do cái dáng bệ vệ của ông ta. Người soát vé nhắc nhỏ ông ta với thái độ xấc xược. Người Tàu đáp lại rằng mỗi ghế chỉ đủ cho nửa thân ông ta và chẳng có quy định nào cấm một người ngồi hai chỗ. Lời đối đáp bằng tiếng Pháp rất chuẩn không ai có thể ngờ rằng lại do một người Tàu nói, một ông Con Trời rất cổ điển, tóc tết đuôi sam bóng láng, áo ngắn trùm lên áo thụng. Người xếp chỗ lớn tiếng: "Quy định hay không, tôi cấm anh ngồi hai ghế". Người Tàu phản pháo luôn: "Vậy thì tôi sẽ khiếu nại vì tôi đã mua hai vé và tôi có quyền ngồi hai chỗ". Nói xong, anh ta chìa hai chiếc vé vào mặt anh nhân viên khó tính. Bài học, được nhấn mạnh bởi trận cười của mọi người, có tác dụng tốt cho những lần sau. Chuyện này tôi đã kể lại trên một tờ báo trong đó nhấn mạnh sự ngu ngốc của người xếp chỗ chậm hiểu.


Chính người Tàu này, khi lái một chiếc xe ngựa nhỏ trang trí rất đẹp tới hội hoa, đã nhận một bó hoa tử đinh hương do bà Raoul Debeaux, vợ của nhà tổng đại lý rượu, liệng vào mặt. Người Tàu vui thích kêu lên: "Quès aco" trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Phải nói rằng ông Con Trời rất giàu và bẩn cóc cách này trước đây đã học ở Lyon và Aix en Provence. Anh ta từ Thượng Hải tới và người ta nói rằng anh khách duy nhất thăm triển lãm bằng tiền túi.


Ngoài Lâu đài bí mật (Palais du Mystère), một Mê cung và một số gian lừa trẻ con bằng những trò mạo hiểm, triển lãm có một gánh xiếc Philippin rất hay dưới sự điều khiển của Weill; các tiết mục được trình diễn một cách đáng yêu dưới sự phụ trợ của một dàn kèn hơi rất nhiệt tình, nhất là những chiếc chũm chọe. Hình như những con người này từ sáng tới tối chỉ sống vì nhạc.


Tôi được giải ngũ vài tuần trước khi bế mạc triển lãm. Triển lãm phải kết thúc vì lúc đó ở Hà Nội có dịch hạch. Tâm điểm ổ dịch lại chính là khu triển lãm do, theo như người ta nói, chuột trong các kiện hàng nhập khẩu từ Ân Độ. Một tối, tôi bị thức giấc vì những tiếng kêu rên vọng tối từ khu trại của những người gác An Nam. Tôi tới xem thì thấy nhiều người quằn quại trên đất, biểu hiện các triệu chứng đáng ngờ. Tôi liền cấp báo và bệnh viện cho người tới đưa các bệnh nhân đi.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 22 Tháng Sáu, 2021, 08:15:04 pm
Sáng hôm sau lại có thêm nhiều trường hợp nữa trong đó có một số trường hợp tử vong. Người bồi trẻ tuổi của tôi cũng bị và định bỏ trốn khi nghe tới bệnh viện. Tôi phải đích thân lôi anh ta tới đồn cảnh sát và nói cặn kẽ với cảnh sát. Tuy nói như vậy nhưng vẫn không cản được chú nhóc bỏ trốn và mang mầm bệnh về làng. Vậy mà không hiểu sao, sau khi gây ra cái chết cho một số người nhà, anh bồi lại sống khỏe.


Trong một bài viết vui trên tạp chí Đời sống Đông Dương (Vie Indochinoise) do mình sáng lập năm 1896, bác sĩ Le Lan đã trách vui bác sĩ Yersin dùng phương pháp huyết trị liệu ngăn chặn sự mất máu do bệnh dịch gây ra trong đám dân đông như kiến của đại đế quốc bên cạnh. Giờ đây, dịch hạch xảy ra với dân An Nam và tôi ngờ rằng người viết biên niên sắt đá ấy lại dám viết với sự đùa cợt đó lắm.


Gì đi nữa, trận dịch đã lan rộng và bắt đầu lan tới thành phố do sự phát triển nhung nhúc của chuột. Người ta vội vàng chuyển các bộ trưng bày đi và lính cứu hỏa, vốn nhàn rỗi trong thời gian diễn ra triển lãm, đốt trụi những gian nhà phụ. Người ta đào một chiec hào quanh khu vực nhiễm bệnh và lũ chuột tránh lửa chạy xuống hào liền bị vôi giết như ngả rạ. Có đến hàng ngàn con như vậy.


Trái với dư luận chung, thực ra dịch hạch không phát sinh từ triển lãm vì trước khi các kiện hàng từ Ấn Độ tới, toà thị chính đã có những biện pháp diệt chuột. Nghị định 23-4-1902, tức là sáu tháng trước khi khai mạc triển lãm, thưởng bốn xu cho mỗi con chuột bị giết hoặc bắt được. Vài tuần sau tiền thường hạ xuống còn một xu vì dân An Nam săn lùng chuột tận những vùng xa dần thủ đô làm cho chi phí diệt chuột trở nên đáng kể. Nếu cứ giữ tiền thưởng ở mức bón xu, có lẽ họ sẽ sang tận Ấn Độ lùng hàng lô hàng lốc chuột dịch hạch. Ngay mức thưởng một xu cũng đã làm cho săn chuột thành một thương vụ có giá vì thế những người được bảo hộ khôn ngoan đã thẳng tay nuôi chuột trong thành phố để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Từ tháng 6, tiền thưởng hạ xuống còn nửa xu cho một con chuột còn đuôi. Nguyên do là cảnh sát chặt đuôi chuột đốt đi để người ta không thể trình xác một con chuột nhiều lần để lĩnh thưởng. Mặc, mỗi sáng số chuột mang tới sở cảnh sát vẫn không giảm, một hiện tượng cho thấy tình trạng cùng cực của dân chúng Bắc Kỳ. Từ ngày 10-7, chính quyền hạ tiền thưởng xuống một xu cho năm con, một biện pháp cho phép kết thúc một ngành công nghiệp cực kỳ nguy hiểm vì biện pháp tưởng là tiêu diệt chuột, thực tế, lại tạo thuận lợi cho sự phát triển chúng.


Tuy nhiên, năm 1903, dịch hạch lại xuất hiện và bột phát vào cuối mùa khô. Phải có những biện pháp diệt chuột. Ngày 3-4, người ta keo kiệt chỉ thưởng một xu cho năm con chuột bắt được. Những người nuôi - bắt chuột làm ngơ. Mười lăm ngày sau, tiền thường phải tăng lên một xu cho hai con, sau đó là một xu một con vào ngày 1- 5. Người ta tin rằng công nghiệp chuột không được dân chúng quan tâm nữa, bằng chứng là tiền thưởng tăng dần mà dân chúng vẫn làm ngơ: tiền thưởng ngày 1-12 là hai xu một con, ngày 4-2-1904 là ba xu một con. Chỉ tới ngày 22-2-1904, khi tiền thưởng là bôn xu một con thì chuột dự trữ, chuột nuôi cấp tốc từ các nơi đổ về sở cảnh sát. Người ta phải vội vàng đề ra các hình phạt đối với những người vận chuyển chuột từ những vùng không được thưởng về. Cần chú ý rằng để chống dịch hạch hữu hiệu, cơ chế thưởng cũng vươn tới những tỉnh bị nhiễm dịch.


Việc cấm vận chuyển chuột đã chấm dứt việc buôn lậu chuột của các tay nuôi chuột và như vậy gần như vĩnh viễn chấm dứt một thảm họa.

Để kể lại sự kiện lịch sử chiến đấu chống loài vật mang mầm bệnh dịch hạch tôi đã lan man lên trước thời gian, nay xin trở lại đầu năm 1903.

Sau khi được ngành quan thuế nhận lại, tôi xin về Pháp nghỉ phép. Trong khi chờ đợi lên đường, tôi được thuê sắp xếp hồ sơ của Triển lãm. Tại Hải Phòng, tôi lên tàu Charente, một chiếc tàu chở hàng của hãng Messagerie Maritimes. Rất may là tôi đã lên tàu một hay hai tuần trước cơn bão tháng 6-1903, một cơn bão chà sát Bắc Kỳ, đặc biệt là vùng Hà Nội.


Khởi hành ra khơi từ Sàigòn, hành khách chúng tôi chỉ có hai mươi mốt người, nhưng khi ngồi vào bàn ăn trên tàu cùng với các sĩ quan thì con số lên khoảng ba mươi.

Hành trình kéo dài khoảng năm mươi bốn ngày, một hành trình quá dài so với năm ngày ngồi trên máy bay của các bạn, những độc giả hiện đại (hiểu là năm 1940 - ND).

Vậy mà, mặc dù có lúc thời tiết xấu, chúng tôi vẫn cảm thấy rất ngắn do phong cách giao lưu của tay cẩm Ramel đi cùng tàu. Con người vui tính gốc Nimes này, người dường như chẳng biết làm gì khác ngoài đùa cợt, biết cách chết như một anh hùng khi cùng với thuyền trưởng chìm theo chiếc Athos bị trúng ngư lôi ở Địa Trung Hải. Tên của Ramel được đặt cho một chiếc tàu của công ty.


Tàu ít ghé các cảng vì ở cảng Penang nó đã chất đầy khô dừa, thứ làm quanh chúng tôi đầy gián. Từ Penang, chiếc Charente trực chỉ Djibouti không dừng lại ở Colombo. Để tránh gió mùa, tàu đi theo đường mà một hôm chúng tôi nhận ra các đảo Maldives và Laquedives ở phía Nam, gần các đảo Chagos.
Việc băng ngang xích đạo là một sự kiện đặc biệt đối với các hành khách Đông Dương. Ramel muốn buổi lễ băng ngang xích đạo theo truyền thống phải khác với một buổi vui chơi với những chai nước đổ vào cổ những người ngủ trưa. Anh bố trí những vòi nước tưới thật mạnh tại phòng của các thủy thủ và thế là, bất chấp sự phản đối của thủy thủ và đám phụ nữ, hai mươi mốt hành khách được làm lễ rửa tội ướt sũng bằng nước biển xích đạo. Các thủy thủ trẻ và các ma mới trên tàu chưa qua xích đạo lần nào cũng phải chịu cảnh như chúng tôi. Điều buồn cười là họ chấp nhận trò đùa không mấy vui vẻ như hành khách.


Trong số những cặp vợ chồng hiếm hoi trên tàu có vợ chồng Ponchont. Người chồng gốc Pondichéry (thành phố Ấn Độ thuộc Pháp - ND) làm chưởng khế. Lần về Pháp này là lần về đầu tiên của họ. Qua Ramel chúng tôi biết bà Ponchont tên là Félicie và sinh nhật rơi vào một ngày tàu đang trên đường đi, thế là mười chín người bàn nhau và nhất trí tổ chức sinh nhật cho bà Ponchont. Ngày sinh nhật tới, khi mọi người ngồi vào phòng ăn có trang trí những chuỗi hoa giấy, người khách đi tàu nhiều tuổi nhất liền xin phép được ôm hôn bà Ponchont. Bà từ chối và bảo người đó hôn chồng mình. Người chồng, băn khoăn và lúng tụng, nhưng đồng ý với vẻ thoải mái. Người khách nhiều tuổi liền huyên thuyên đọc một bài diễn văn tràng giang đại hải nêu lên đức độ của một nữ công dân, một người vợ, một người mẹ trong bà Ponchont. Người đàn bà chẳng mảy may để ý vì chưa có con; hình như bà tự hỏi: "Tất cả những chuyện đó để làm gì?". Diễn giả kết thúc bài diễn văn bằng cách chúc bà Ponchont một buổi lễ vui vẻ, một kỳ nghỉ tuyệt vời ở Pháp và sự thịnh vượng của gia đình. Sau đó ông ta trao bài diễn văn trang trí rất hoa mỹ cho bà Ponchont và ôm hôn bà ta hai lần với sự vui sướng ra mặt vì phải nói rằng đó là một phụ nữ khá đẹp như vẫn thường thấy ở các phụ nữ Pondichéry.


Tới lúc đó Ramel mới lên tiếng với giọng hùng hồn: "Tất cả chúng tôi quý mến bà Ponchont và thật là bất hạnh cho chúng tôi nếu bà bị đau khổ do chúng tôi gây ra". Người đàn bà mủi lòng bật khóc và chúng tôi càng an ủi bà lại càng chứa chan nước mắt. Thế là chúng tôi vờ khóc theo làm như bị cơn khóc của bà lôi cuốn. Cả ông chồng cũng ngạc nhiên không hiểu sao mình vẫn còn những giọt lệ ướt át.


Là hành khách trẻ nhất, tôi được trao nhiệm vụ tặng hoa cho nhân vật chính của buổi lễ. Khi tôi mang hoa lên, người đàn bà càng khóc nức nở vì tuyệt tác tôi mang tặng do bếp trưởng gọt tỉa khoai tây, cà rốt, củ cải rồi viền xà lách vào. Bà vẫn khóc khi nhìn thấy chiếc bánh có tên mình đúc bằng kem trên mặt. Thuyền trưởng mở và rót sâm banh cho mọi người và buổi tối kết thúc một cách vui vẻ. Vợ chồng Ponchont nhất định phải nhớ chuyến vượt biển trên chiếc Charente.


Ramel còn nghĩ ra nhiều trò trẻ con kiểu như vậy. Gần anh ta, không ai có thể buồn được.

Khi mọi người nhìn thấy nhà thờ Đức Bà Hộ mệnh, Ramel hỏi bà Ponchont: "Bà đã nhìn rõ mẹ hiền chưa?". Bà Ponchont trả lời chứng tỏ chả hiểu gì cả: "Đấy là nước Pháp à?" - "Không, đây là Marseille, nước Pháp ở ngay sau đó".


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Sáu, 2021, 07:35:15 pm
1903-1904

GẶP LẠI NƯỚC PHÁP - CUỘC SỐNG Ở PARIS - HAI TRĂM FRANCS CỦA VARIN - SỰ TÚNG BẤN CỦA ĐÁM THANH NIÊN BẮC KỲ - KHỞI ĐẦU CHÔNG GAI CỦA DÂN BẮC KỲ - ĐI ĐU QUAY - TRONG ĐU QUAY VỚI NGƯỜI ĐẸP LILO - MỘT DON JUAN CỦA ĐƯỜNG PHỐ PARIS - DẠO PHỐ PARIS VỚI ÔNG HOÀNG LÀO - TRỞ LẠI ĐÔNG DƯƠNG: NHỮNG TRÒ ĐÙA CỦA RAMEL - ĐƯỢC BỔ NHIỆM Ở ĐÀ NẴNG - CÂU LẠC BỘ PHÁP: KHỞI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ TRONG VAI HÀI NGHIỆP DƯ VÀ VIẾT BI KỊCH - HAI BỘ LẠC HIỆN ĐẠI: GIA ĐÌNH RÉTHORE VÀ GIA ĐÌNH MORIN - TRỞ LẠI BẮC KỲ - NHỮNG VỞ MỚI TRÊN SÂN KHẤU HẢI PHÒNG: HAI CHÀNG LÍNH DỰ BỊ VÀ TRÊN NHỮNG TẤM LÁT.


Thế là tôi gặp lại nước Pháp sau năm năm xa cách. Sau mấy tuần vui thú với gia đình ỏ Nantes, tôi lên Paris ở. Tôi biết thành phố tráng lệ này lần đầu tiên vào dịp triển lãm 1889. Triển lãm đã chất đầy đầu tôi, như bao trẻ nhỏ khác, nhiều kỷ niệm khó quên: khánh thành tháp Eiffel, đường sắt Decauville trên Quảng trường Phế binh (Invalides), sau này toàn bộ được chuyển sang Lạng Sơn, đặc biệt là một quán ăn phát kinh người chỉ bán toàn lòng lợn, vậy mà ai cũng thích.


Khi người ta hai mươi ba tuổi người ta thấy mình luôn luôn giàu dù không biết trong túi có bao nhiêu tiền. Tuy vậy tôi không đến nỗi vung phí hết số tiền trợ cấp cho thủ đô to lớn. Theo quy chế trợ cấp, chính quyền Đông Dương đã chi một khoản tối thiểu một trăm năm mươi francs một tháng cho những công chức xoàng nhất đi nghỉ phép. Cộng với số tiền tám mươi francs dành dụm trong năm năm, có những hôm tôi thấy đời rất đẹp.


Ở Paris, tôi gặp lại Pasturaud và Varin. Hai người đang thực tập tại cơ sở trung ương của Ngân hàng Đông Dương và cũng nhận được trợ cấp như tôi: 150 francs một tháng. Đúng là mỗi ngày một trận thỏa thuê: ăn trưa 1,2 francs, ăn tối 1,2 francs thêm hai xu cho người phục vụ; tiền khách sạn 1,7 francs một ngày. Như vậy mỗi ngày chỉ còn được tiêu 0,8 francs cho mua sắm, quần áo, giặt là, ăn sáng, tàu xe đi lại, rượu chè và hoa cho các quý bà!


Còn 80 francs để dành? Tôi phải hy sinh gần hết số tiền đó để mua một cái tủ áo rất lịch sự... May thay, chúng tôi biết kiếm những nguồn thu phụ từ đủ mọi người, mọi giới, đủ để ngày nào cũng trốn được bữa trưa hoặc bữa chiều. Một hôm vào ngày cuối tháng, sáu người chúng tôi tụ tập trong phòng của Varin và, thành thực rà soát tiền nong còn lại của mình, thấy chỉ còn đúng 7 xu cho mỗi người. Phải đi mua bánh mì và patê với 2,1 francs về ăn chung hay rút thăm chọn hai người ra tiệm ăn với số tiền đó? Sau khi nhất trí, chúng tôi chọn giải pháp là tất cả kéo nhau ra một phòng cà phê ấm cúng để uống rượu và tới tận khuya mới kéo nhau về leo lên giường.


Hàng tháng, cứ từ ngày 20 trở đi tình hình tài chính của chúng tôi nói chung rất căng thẳng. Varin giận sùi bọt mép nói: "Sau khi thực tập xong, mình sẽ kiếm được khá nhưng trong khi chờ tới lúc đó thì đã chết đói rồi, chưa bước lên tàu hướng tới biển tiền bạc của thuộc địa thì đã chết chìm rồi... Thật là vô lý, thật là chó má". Thế là Varin đánh điện tín cho gia đình ở Hải Phòng gửi cho mình 200 francs và chúng tôi như sống trong mộng với khoản tiền tương lai. Tin tưởng vững chắc vào đáp ứng của gia đình, Varin đã mua một đôi giày với giá không thể nào tin được: 7,5 francs! Một sự điên rồ nhét nhiều dạ dày của mấy thanh niên vào gót giày của anh ta. Tôi cũng bị ảnh hưởng lây. Tới ngày 25, vẫn không có đồng nào từ Bắc Kỳ gửi sang.


Chiều nào tôi cũng đợi Varin ở cửa văn phòng Ngân hàng Đông Dương nằm trên đường Lafitte. Mỗi lần như vậy, từ xa anh đã lắc đầu đáp lại ánh mắt hỏi han của tôi. Sau đó chúng tôi cùng đi về phía đại lộ, không ai nói một câu. Năm ngày liền như vậy, chúng tôi duy trì một đường mòn không thể chê được. Buổi chiều cuối cùng của cơn bĩ cực, Varin đi lại phía tôi với vẻ vui vẻ. Tôi hỏi: "Anh đã nhận được tiền à?" - "Chưa, nhưng bố già Masson mời mình ăn vào trưa mai" - "Mẹ kiếp! cậu phải mang về cho mình một miếng pho mát đây".


Ông Masson là một tham tá già của quan thuế Hải Phòng và bóng ông đại tá có ria mép một thời lừng lững ra dáng thường át hết mọi người. Người ta biết ông trước hết ở cái tật uống rượu Pernod như uống nước lã và sáng nào cũng uống ở quán rượu Pousset, nơi hò hẹn của dân thuộc địa thời đó. Không nói trước với Varin, sáng hôm sau tôi lượn lờ trước quán rượu nổi tiếng đó. Quả nhiên ông Masson đang ngồi ở đó với ly rượu mầu xanh lục thơm phức. Tôi tiến thẳng về phía ông ta, vờ ngạc nhiên: "Tôi không ngờ ông cũng ở Paris" - "Cứ ngồi xuống đây đã!" - "Như thế có làm phiền ông không? Ông có chờ đợi một người đẹp nào không đấy?" - "Chuyện ấy không phải là chuyện của tuổi tôi nữa. Thế anh uống gì?". Tôi sợ không kham nổi rượu ngải (một loại rượu người Pháp ở Đông Dương hay uống đầu thế kỷ - ND) sau ba ngày nhịn ăn nên chọn một ly Noilly không pha. Ông Masson lại nói: ’'Vậy là anh biết Varin. Tôi đang chờ anh ta". Thế là câu chuyện đi đúng hướng, tôi nói: "Varin là người bạn tốt nhất của cháu". Chúng tôi đang thi nhau ca ngợi người thanh niên tốt bụng và vẽ ra bức tranh tương lai huy hoàng của anh ta thì chính người thanh niên đó xuất hiện. Trông thấy tôi, mắt Varin sáng lên và hiểu ngay trò ranh ma của tôi. Ba chúng tôi nói hết chuyện này sang chuyện khác. Thời gian cứ trôi. Tôi cảm thấy ngồi đây rất dễ chịu mặc dù rất mỏi mệt vì uống nhiều. Sự mỏi mệt đó do tuổi trẻ chưa quen với rượu lại được nhân thêm lên vì ly vermouth. Trong cái thế giới nhỏ bé mới hình thành này, tôi chẳng hề tỏ ra muốn đứng dậy. Ông Masson băn khoăn nhìn đồng hồ. Mời tôi chăng? Nhưng sẽ nói thế nào với bà vợ nét mặt sa sầm, mồm lẩm bẩm trước ba người ăn. Trong khi tôi đang chùng chình thì đột nhiên ông Masson quyết định: "Anh bạn thân mến, trưa nay Varin sẽ ăn ở nhà tôi. Tôi sợ không đủ thức ăn, nhưng nếu sáng nay anh rỗi, hãy đến ăn với chúng tôi, nhiều no ít đủ" - "Không hiểu do sự may mắn kỳ lạ nào, sáng nay cháu lại rỗi. Điều cháu muốn nhất là được tới thăm bà Masson. Ê, bồi! Tính tiền!" - "Thôi, để đấy. Chết thật, gần một giờ rồi". Con người tốt bụng khi lên xe buýt còn trả tiền vé cho chúng tôi vì không hiểu sao hôm đó Varin và tôi chỉ có tiền mệnh giá lớn. Đến giờ tôi vẫn không biết các món bà Masson nấu có ngon không nhưng món nào cũng biến mất trong nháy mắt và các đĩa đều sạch trơn. Phát biểu ý kiến với bà Masson, Varin nói rằng bữa ăn ngon tuyệt, đúng ra phải dành cho sáu người ăn. Về phần chủ nhà, bà Masson tỏ ra sung sướng thấy các vị khách trẻ ăn ngon miệng. Để tiêu hóa bữa tiệc, tôi tiễn bộ Varin tới tận ngân hàng anh làm việc. Buổi tối chúng tôi có thể bỏ bữa mà không thấy hề hấn gì vì ngày kia là đã có lương.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Sáu, 2021, 07:35:55 pm
Một lần khác, chúng tôi vẫn còn phiếu ăn nhưng không còn một xu trong túi trong khi Varin được sếp của anh mời ăn. Làm thế nào ra mắt tươm tất trong bữa ăn với bộ râu tám ngày chưa cạo trong khi túi không một đồng mà lại không biết tự cạo (thời đó chưa có lưỡi dao cạo an toàn và những người vụng về đều thuộc trường phái Figaro). Tôi nói với Varin: "Mình trông cũng khó coi lắm. Có lẽ mình phải làm thế nào cạo râu không mất tiền. Nếu mình làm được, cậu sẽ làm như mình”.


Hồi đó tôi ở phố Damrémont. Tôi liền vào một hiệu cắt tóc ở phố đó. Khi tới lượt, tôi nói với người chủ là không có một xu trong người, tôi ở số nhà 9 ngay đây trong nhà một người bạn nhưng anh ta đã ra khỏi nhà mang theo chìa khóa tủ. Người chủ đáp: "Ồ, thưa ông, đừng để ý tới chuyện đó. Hôm khác ông trả cũng được. Thế ông muốn gì?" - "Chỉ cạo râu thôi”. Râu cạo xong, người thợ chơi đẹp đề nghị tôi cho xịt nước hoa. Tôi đồng ý và bước ra khỏi hiệu với vẻ bóng bảy thơm tho. Varin chờ ở nhà tôi. Tôi giải thích cho anh cách thức, thế là Varin diễn lại vở kịch với sự thành công tất nhiên là ở hiệu cắt tóc... khác.


Một lần khác tôi vào một quán ăn "giá cố định" ở bên đường, nới chúng tôi đã ăn tối một hay hai lần. Tôi gọi trước một đĩa súp và một chai rượu quả, định sẽ gọi tiếp. Đúng lúc nuốt thìa súp cuối cùng, tôi chợt nhớ ra là trong ngày mình đã, không hiểu sao, mua một cái cà vạt, một hộp giấy viet thư; tóm lại là không còn đủ tiền để thanh toán bữa an khoảng 1,25 francs. Tôi hướng ra cửa và ra hiệu với một người bạn tưởng tượng, sau đó nói với người phục vụ: "Có người bạn tìm tôi, tôi không thể ăn tiếp được, tôi sẽ thanh toán món súp” - "Nhưng thưa ông, còn chai rượu" - "Tôi chưa uống nó - "Vâng, nhưng nó đã mở - "Chắc là anh có thể bán nó cho một ông khách khác ngay chiều nay". Người phục vụ không nằn nì nữa và tôi vừa bước ra phố vừa nghĩ tới tội ăn quỵt nếu ăn xong bữa ăn trong cửa hàng sang trọng đó.


Varin vẫn không nguôi giận về chuyện cha mẹ không trả lời bức điện của mình, cả đến thư giải thích vì sao không gửi tiền cũng không. Một sáng chủ nhật đẹp trời, chúng tôi gặp một người tên là Hallauer, trước đây làm công cho một hãng buôn ở Hải Phòng. Anh nói với chúng tôi: "Tôi vừa mới mua chiếc đu quay lớn ở đường Suffren và tôi sẽ chuyển nó thành vòng trượt để khai thác". Varin có vài francs trong túi liền mời Hallauer đi uống với hy vọng một người có tiền mua đu quay thế nào cũng mời chúng tôi ăn cơm. Varin vừa uống vừa nói: "Anh hãy kể cho chúng tôi biết vòng trượt (Bouclage de la Boucle) như thế nào?" - "Như thế này: đó là một chiếc xe nhỏ chạy trên ray. Xe được kéo lên đỉnh một đường nghiêng để trượt xuống lao vào một vòng tròn thẳng đứng, chạy hết một vòng và sau đó dừng lại trên một đường nằm ngang..." - "Thế nếu xe dừng lại trong vòng tròn thì sao?" - "Ít ra về mặt lý thuyết thì không thể như vậy được, nhưng nếu chuyện đó xảy ra thì các xe sẽ được treo vào đường ray nhờ những cái móc phòng trước" - "Trong xe sẽ có khách chứ?” - "Đương nhiên, không thế thì ai giải trí?" - "Vậy nếu xe bị treo ở giữa vòng tròn thì hành khách sẽ như thế nào khi đầu lộn ngược xuống?" - "Họ sẽ được giữ chặt bằng các đai chằng" - "Hừm, tôi không tin như vậy" - "Vậy các anh hãy thử. Chiều thứ bảy tới chúng tôi sẽ thử trước mặt các đại diện cảnh sát. Mời cả hai anh tới. Các anh sẽ thấy xe trượt như thế nào. Tôi trông đợi ở các anh đấy". Hallauer dừng ở đây để, anh nói với chúng tôi, đi ăn tối với khách hàng của anh.


Tối hôm hẹn, Varin được tự do, chúng tôi sang bờ trái (sông Sein - ND) và vẫn tôn sùng phương thức đi bộ mỗi khi túi trống rỗng. Trên đại lộ Suffren, đã có một số bạn bè và những người quen biết của Hallauer cũng như nhiều quan chức cảnh sát cao cấp. Bộ khung trượt có kích thước khá ấn tượng mặc dù nằm ngay cạnh chiếc quay đồ sộ kề bên.


Trên xe trượt, có một bao cát khoảng tám mươi cân được neo chặt vào xe. Hallauer ngồi cạnh bao cát, tự tay buộc mình bằng một chiếc thắt lưng to bản. Người ta cho xe hoạt động và xe trượt một vòng trong nháy mắt không một trục trặc. Mọi người hoan hô ầm ỹ. Không hề lộ vẻ xúc động, Hallauer lại cho xe trượt thêm một vòng nữa nhưng với hai bao cát. Anh trượt suôn sẻ. Rồi ba bao cát. Lại thành công. Thế là thử nghiêm được khẳng định.


Có một điểm yếu duy nhất là khi ra khỏi vòng lượn với tốc độ khá lớn, xe phải chạy trên mọt đoạn bằng để dừng lại mà đoạn này lại quá ngắn do mảnh đất Hallauer thuê khá hẹp nên xe phải hãm lại để dùng lại trên một sân quay rồi sau đó được đưa ra khỏi sàn. Đối với người còn đang ngơ ngác khi ra khỏi vòng nhào lộn, khó khăn là ở chỗ anh ta phải làm chủ để dừng lại ở đúng chỗ trên chiếc sàn quay vẫn còn cách mặt đất khoảng tám mét. Khi người đại diện của cảnh sát thấy những thao tác nguy hiểm do Hallauer lặp lại ba lần với một kỹ xảo đặc biệt chắc chắn, ông ta chúc mừng anh nhưng nói trò chơi quá nguy hiểm và nếu muốn được cảnh sát cho phép hoạt động cần phải bỏ phần hãm và chiếc sàn quay...


Varin và tôi nhất trí với nhau là chỉ có điên như Hallauer mới ngồi lại chiếc xe trượt như thế này. Đúng lúc đó, tay quỷ đội lốt người lên tiếng: "Bây giờ ta sẽ thay các bao cát bằng khách thực. Ai muốn đi vòng đầu tiên cùng với tôi?". Vòng đầu tiên à? Tôi nghĩ bụng: "Mày phải nói sẽ là vòng đầu tiên và vòng cuối cùng". Và chúng tôi nhìn những người khác với vẻ nghiêm khắc. Đám bạn của Hallauer có vẻ không quyết định. Đúng là lũ hèn. Hallauer quay về phía hai chúng tôi kêu lên: "Này, hai ông Bắc Kỳ, hai ông không muốn là những người đầu tiên cùng với tôi thử môn thể thao thú vị này à?". Tôi nhìn Varin. Anh hơn tôi một tuổi và thường được ưu tiên ra các quyết định, nhưng lần này anh nín lặng dường như không nghe thấy gì cả. Đúng lúc đó có một đôi nam nữ tới. Họ có vẻ lịch sự pha chút hãnh diện. Đó là khách mời vừa mới tới của Hallauer và tôi nhận ngay ra họ: Dumail Delille, luật sư kiêm ca sĩ ở Rennes, và cô bạn gái dịu dàng Roques. Hai người trước đây là vai chính trong sự kiện cái mở nút chai ở Lạng Sơn. Mọi người thăm hỏi chúc tụng cặp trai gái mới tới. Sau đó, Hallauer nhắc lại lời mời: "Ai theo tôi đi chuyến đầu tiên?". Không chút lưỡng lự và không cần biết nguy hiểm, cô Roques nhận lời ngay. Hiện cô đang ra mắt Paris như một ca sĩ ngôi sao trong các quán cà phê nhạc dưới cái tên De Lilo. Tại quán cà phê nhạc Parisiana, cô đã sáng tác bản van-xơ Hãy quên quá khứ và nhiều ca khúc sau này trở nên rất quen thuộc. Với một người nhiều tham vọng như vậy, đề nghị của Hallauer thật là một cơ hội vàng, nhất là trước đám phóng viên ảnh... vẻ không thỏa mãn, Hallauer vẫn cố mời chào: "Còn hai chỗ nữa". Dumail không trả lời vì anh vừa châm một điếu xì gà và đang nhả khói... De Lilo nhìn chúng tôi... Đôi mắt tuyệt vời... như nói với chúng tôi: ”Đây này!". Hallauer đế thêm: "Nếu gãy chân, các báo ở Paris sẽ nói về Bắc Kỳ và như vậy sẽ tuyên truyền tốt cho Đông Dương". Trò nhào lộn này chẳng có gì bảo đảm an toàn nên cảnh sát yêu cầu một người chúng tôi phải viết một bản cam đoan sẽ không buộc người tổ chức chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Sáu, 2021, 07:38:45 pm
Chúng tôi ngồi vào chỗ, buộc chặt đai an toàn, mũ kéo chặt xuống vì thời đó xuất hiện trước công chúng với đầu trần là một điều không đẹp mắt. Bằng mọi cách, phải chỉnh tề, ngay trên bãi biển nếu không tắm cũng không được tháo bỏ cổ giả, cà vạt, thậm chí kim ghim cà vạt với cổ giả cũng không được tháo ra.


Chiếc tời kéo chiếc xe trượt của chúng tôi lên. Sau đó chúng tôi lao xuống và ra khỏi vòng trượt với đôi chút ê ẩm nhưng vẫn đủ tỉnh để nhận ra Hallauer dừng lại trên sàn quay.

Trời bắt đầu mưa và không muốn đi bộ về, Varin cho rằng Hallauer có tiền nên thử moi anh ta một trăm xu. Rất phũ phàng, Hallauer nói: "Tôi đang cháy túi đây vì bao nhiêu tiền đổ hết vào vụ này rồi". Trong khi ngồi trên xe trượt, tôi nói với Varin là đáng lẽ chúng tôi phải thử hỏi một trăm xu trước khi tiến hành thử nghiệm vì lúc đó Hallauer đang cần chúng tôi và phải hiểu ngay rằng lời mời của anh ta có nghĩa là mang mạng mình cùng với mạng anh ta ra đánh cuộc với cái chết... Vì thế khi Hallauer được phép mở cơ sỏ ở đường Apollo để phục vụ công chúng với những điều kiện an toàn tuyệt đối, dù hàng tháng dòng công chúng Paris lũ lượt kéo tới xem tính chúng tôi cũng không thèm ló mặt tới. Với vai trò là những tên ngố đầu tiên mang tính mạng ra ngồi cạnh một trong những người đẹp của Paris cũng đủ làm cho chúng tôi vinh quang.


Sau đó ít lâu, Varin xuất sắc vượt qua kỳ kiểm tra kêt thúc đợt thực tập. Trước khi lên tàu trở lại Đông Dương anh nhận được từ Ngân hàng Đông Dương một khoản trợ cấp đi đường khá cao, một trợ cấp đầu tiên loại này cho các thuộc địa. Cũng chính lúc đó anh giũ hết bực mình khi nhận được phiếu chuyển hai trăm francs từ Hải Phòng sang bằng đường biển kèm theo thư của mẹ anh. Thư viết: "Bố mẹ ở Đồ Sơn hai tháng, lúc trở về mới thấy bức điện tín của con. Người bồi chuyển ra cho bố mẹ từng bức thư một thì lại cẩn thận xếp bức điện trong ngăn kéo vì sợ bị lạc...". Có lẽ người bồi sẽ phải chui xuống đất khi Varin cập cảng Hải Phòng. Cá nhân tôi, tôi không có ý kiến xấu về người giúp việc quá ngăn nắp này vì chính tôi có lúc đã làm rơi không biết ở đâu hai tờ bạc mệnh giá lớn.


Việc lên đường của Varin được đánh dấu bằng một bữa ăn mỗi suất một trăm xu ở nhà hàng Pousset. Lúc ra khỏi nhà hàng, tôi thấy người bạn tuyệt vời sắp lên tàu với bao vinh dự đã hôn bụng của nữ thần Nymphe (thần cây cỏ, sông nước - ND) cầm đuốc trang trí cho chiếc cầu thang của nhà hàng nổi tiếng này.


Varin đi làm tôi rất thiếu tiền. Bù lại, tôi rất vui mừng gặp lại Joseph Dejean, một đồng nghiệp cũ ở quan thuế Hải Phòng và trên biên giới Trung Quốc. Thỉnh thoảng tôi còn đi thăm phố với Đông cung thái tử của vương quốc Luang Prabang, người hiện đang trị vì vương quốc dưới danh hiệu Sisavong. Những chuyến đi dạo như vậy không thể không tốn.


Luôn luôn bận rộn với việc chinh phục phụ nữ, Dejean lao vào nghiên cứu các thói tục. Trong túi anh lúc nào cũng có những tờ giấy viết sẵn, những trang xé từ sổ tay ra trên đó chữ nguệch ngoạc như viết vội. Tùy theo ngoại hình người phụ nữ anh để ý trên đường, trong quán cà phê, trong rạp hát, trên xe điện,... mặc cho có người đi kèm hay không, anh tìm cách chuyền cho họ một trong những tờ giấy êm dịu đó trên có ghi rõ địa chỉ và giờ tiếp khách của anh. Những bức thư đó, tình cảm thì: "Tôi thấy cô đau khổ. Tôi cũng có những nỗi đau. Tôi sẽ thấy dịu hơn nếu được thổ lộ những nỗi đau đó với cố; bông đùa thì: "Tôi cho rằng cô là người yêu cuộc sống. Tôi là người sinh ra để hiểu riêng cố; bả lả thì: "Tôi chưa bao giờ gặp một phụ nữ có những ý nghĩ gần tôi như cô. Tôi phát điên lên vì mong được gặp cô trong sự thân mật thầm kín". Trong những lần đi câu đầy may rủi đó, anh chàng Dejean tội nghiệp thường móc phải cá mập mà cứ tưởng cá. Một hôm anh thú nhận với tôi rằng hiệu suất câu khoảng mười phần trăm...


Như đã nói, hồi đó tôi ỏ phố Damrémont thuộc khu Montmartre. Mỗi khi leo lên phòng ở trên gác, tôi phải đi qua cửa phòng ông Marcel Sembat, nghị sĩ đại diện cho quận. Căn phòng của ông khá khiêm tốn nhưng thích hợp cho một nghị sĩ xã hội chủ nghĩa. Một hôm, gặp ông ở hành lang trước cửa phòng ông, tôi đánh bạo xin được vào lâu đài Bourbon. Đang chắc tôi là cử tri của mình, ông Sembat liền cho tôi một chiếc thẻ. Thế là tôi được dự một phiện họp khá chán hay đúng hơn tôi cho là chán. Trong cuộc họp có một cuộc tranh luận dài giữa hai diễn giả là Jean Jaurès và Camille Pelletan về vấn đề tàu ngầm. Tôi thấy chủ đề tranh luận chẳng có gì lôi cuốn. Chắc chắn những ông nghị như thế không thể cống hiến hết sức mình cho vấn đề tàu ngầm như cho lý tưởng của họ hay như khi có bầu cử. Trong lĩnh vực thực tế và lĩnh vực quốc phòng, họ lộ rõ bộ mặt chạy mánh không sao chịu nổi.


Tuần lễ sau đó, tôi bấm chuông phòng ông Sembat nhiều lần với ý định cám ơn và hỏi xin ông ta một số thẻ nữa để vào lâu đài Bourbon nhưng chẳng có ai ra mở cửa. Người gác cho tôi biết đây chỉ là một căn phòng giả để tiếp các cử tri của nghị sĩ vào những ngày cố định, đó là các công chức và tầng lớp tiểu tư sản. Hình như ông ta còn một ngôi nhà tạm nữa trong một phố còn bình dân hơn ở cùng quận. Thực ra, ông ta sống ở một nơi đâu như đại lộ Bois còn đàng hoàng hơn cả tư sản. Ông ta phải lừa cử tri của mình bằng cái vỏ bọc tuềnh toàng. Đối với người gác, những việc như thế là bình thường như việc mỗi tuần một lần người đó phải cắm hoa tươi vào bình ở tiền sảnh để khách thăm tưởng phòng lúc nào cũng có người ở. Tôi nói với người gác rằng ông nghị cần tiếp các cử tri ngay tại quận vì không thể mời họ về nhà riêng ăn cơm và như thế cần phải có một văn phòng; do đó trò hề có hai căn hộ trong khu nhà của giới vô sản, theo tôi, chỉ lừa được những người dân tốt bụng ngây thơ. Người gác, chắc là nhận được quà hậu hĩnh của vị khách thuê nhà giàu có dấu tên, không chịu nhận tôi nói đúng. Hôm vị nghị sĩ đáng yêu này chết, cũng là hôm người vợ tuyệt vọng tự tử bên xác chồng, thì những người đồng nhiệm của ông ta ở quận 12 mới phát hiện vị đảng viên này để lại một gia tài khá lớn, đương nhiên là không chung với ai.


Vị hoàng tử Lào, sau khi mãn khóa học ở trường Thuộc địa, trú tại phố Legendre ở nhà ông F. H. Schneider, người có nhà in đầu tiên ở Bắc Kỳ. Tôi tới thăm nhà doanh nghiệp đáng yêu này. Ông vẫn thích nằm phản. Lúc này công việc kinh doanh của ông đã giảm sút nhiều. Như đã nói, trước đây tôi viết nhiều bài cho tờ Tương lai Bắc Kỳ (L’Avenir du Tonkin) của ông và ông đối xử với tôi như bạn bè. Một hôm ống nói với tôi: "Tôi ở Paris chỉ vì phải theo dõi việc đúc chữ Lào cho nhà in chính phủ ở Luang - Prabang. Vị Đông cung (người sẽ nối ngôi vua - ND) đây cộng tác với tôi để thực hiện hợp đồng đặt hàng. Tôi thì già, ít đi ra ngoài mà vị hoàng tử này lại trẻ nên hay buồn, nhất là vào lúc đêm hôm. Vậy anh nên giúp anh ta vì tôi không muốn anh ta chạy khắp Paris một mình". Đó là lý do vì sao người ta thấy tôi la cà khắp nơi, lúc thì ở hiệu cà phê, lúc thì ở nhà hát, có lúc ở viện bảo tàng, có lúc ở triển lãm... và các quán cabaret (quán rượu có nhảy múa - ND) ở khu Montmartre. Đương nhiên là để tháp tùng thái tử Lào. Có lúc tôi muốn biết ý kiến của thái tử về một số vở kịch đã xem, nếu không tán thưởng hay vui thích thì cũng có vài ý kiến gì đó. Vậy mà thái tử hoàn toàn thờ ơ với các vở và khó lắm tôi mới nhận được một lời khen hay không tán đồng của thái tử. Mãi tới hôm nay tôi mới nhận ra rằng hoàng tử chẳng tìm thấy một thú vui nào trong cuộc sống của Paris. Sự dật dờ ườn ra đáng yêu của người Lào chắc chắn làm thái tử thích sự êm đềm dịu dàng của quê hương cũng như sự thoải mái của bộ y phục đơn sơ hơn sự náo động suốt ngày đêm của người da trắng và y phục chỉnh tề của xã hội châu Âu. Tôi phải thú nhận rằng tôi nhanh chóng mất thói quen giữ lịch sự và lễ phép với thái tử.


Ít lâu sau, thái tử xuống tàu về nước. Trên tàu, một số hành khách vô duyên và lạm dụng giao cho thái tử một số hộp xì gà và những chiếc cưa nhỏ tí. Nhiệt tình và khéo léo nhất trần đời, thái tử theo mẫu vẽ trên giấy đã làm ra những chiếc hộp đựng đồng hồ, giá để tẩu thuổc...


Thật đáng thương cho thái tử: tới Hà Nội để chào toàn quyền trước khi về Lào, thái tử nhận được tin cha mình, vua Zakharine chết nên vội vàng về Lào dự đám tang và sau đó lên ngôi vua.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Sáu, 2021, 07:39:39 pm
Khi phải quay lại Đông Dương, tôi đi chiếc Australien, một chiếc tàu lớn của công ty Messa-geries Maritimes. Trên tàu, tôi vui sướng gặp lại tay cẩm Ramel. Lúc nào anh ta cũng vui vẻ.

Trên tàu có một tay "phiêu du", một từ chưa hết nghĩa để chỉ một người đã đi săn ở Ấn Độ. Hôm xuống tàu, người ta nhìn thấy tay Nemrod (thợ săn dũng cảm trong Kinh thánh - ND) vênh vang này chân dận xà cạp da, thắt lưng đeo đầy đạn cứ như sắp đấu với thú rừng. Tất cả như nói với mọi người là ta sẽ ra tay tàn sát. Lúc nào anh ta cũng trương ra tên tuổi những tay săn có kinh nghiệm, làm mọi người khó chịu, đặc biệt là anh bạn Ramel tinh tế của tôi. Anh quyết định lật tẩy máu gan lỳ và đầu óc sáng láng của Gérard Bombonnel (chắc là tên một nhà thiện xạ lúc đó - ND) tương lai. Anh cho một số người trong chúng tôi biết mưu mô của mình và sau đây là sự kiện nhớ đời đáng được ghi lại trong Nhật ký hành trình (Le journal des voyages):

Một buổi chiều đẹp, khi mọi người vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa thì nghe thấy một thủy thủ kêu lên: "Kìa! Rắn biển!". Mọi người đổ xô ra lan can. "Đâu? Nó đâu?" - "Kia kìa, nhìn kia kìa, chỗ gần mạn. Các bạn ơi, người ta đã xiên được nó. Quả thực, người ta nhìn thấy một con vật to lớn trông như rắn. Chiếc đầu, mỗi lần nhô lên khỏi sóng, có dạng vừa như rắn vừa như rồng. Chiếc đầu nhô lên ngụp xuống sít sao theo sợi dây buộc quanh chiếc thân ghê gớm và người ta sợ rằng trong khi vùng vẫy con vật sẽ làm đứt sợi dây rất căng do tàu chạy nhanh. Làm thế nào? Hay là dừng tàu lại. Cần phải suy nghĩ. Đột nhiên có tiếng ai đó kêu lên: "Súng! Cô ai có súng không?". Thế là hành khách đổ dồn vào nhà thiện xạ la lên rầm rầm: "Đúng, cần phải có súng". Nhân vật chính hiểu ngay nhiệm vụ của mình; ông ta vội vã chạy lên phòng và trở lại với khẩu súng, loại chắc dùng để bắn voi hay hà mã. Mọi người nhường lối cho nhà thiện xa. Chẳng phải chờ lâu. Chỉ một phát đạn đã làm con vật quẫy mạnh sau đó yếu dần. Phải rất khó khăn các thủy thủ mới kéo được con vật lên qua cửa sổ tròn trên thân tàu, sau đó lôi lên boong, nước biển vẫn chạy ròng ròng. Một thủy thủ tập sự, với (nguyên văn avé đúng ra phải là avec - ND) giọng đặc vùng Toulon nói: "Ông ấy bán hông trượt" (nguyên văn il l'a pas raté đúng ra phải là il n'a pas raté - ND).


Nhà thiện xạ đứng trước đám đông, nét mặt rạng rỡ chỉ được một lúc: khi cúi xuống con vật, ông ta vội vàng quay lên và chuồn về phòng. Con rắn biển chẳng có gì khác hơn là một đoạn ống nước cứu hỏa bằng vải trong nhét đầy rơm rạ và báo cũ cộng thêm những nét tô vẽ của cây bút tài tình.


Nếu bạn nào thấy trong các tạp chí khoa học những thông tin mới về loại quái vật biển này, có lẽ bạn sẽ nhún vai nói: "Con vật ghê tởm và kỳ quái này làm gì còn tồn tại. Năm 1904, nó đã bị một hành khách trên tàu Australien bắn chết".


Trong một buổi lễ hội truyền thống trên tàu, Ramel, người lúc nào đầu óc cũng thường trực những sự tưởng tượng, đã nghĩ ra một đoạn hài kịch có kết thúc rất bi thảm. Cuối hoạt cảnh, các nhân vật đôi đáp với một nhân vật tính cách không sao chịu nổi nên bị họ nện túi bụi đến nỗi nằm bất động trên sân khấu. Chết cha, chuyện này lôi thôi to. Một người trong họ kêu lên: "Ở chỗ này". Thế là chiếc xác bị kéo vào cánh gà. Nhưng các kịch sĩ lỡ giết người lại vội vàng ra sân khấu với cái xác mềm nhũn. Họ bàn luận: "Tôi đã nói là có người ở quầu thang (nguyên văn escayer - escalier - cầu thang - ND)... - "Vậy thì đưa qua cửa sổ...’’. Chiếc cửa sổ được nói tới chỉ đơn giản là lan can tàu vì sân khấu được đặt ở boong sau của tàu. Những tên giết người liền quăng nạn nhân qua tay vịn lan can. Tất cả khán giả nhất loạt đứng dậy hoảng hốt kêu lên khi nghe thấy một tiếng "ầm" kinh hoàng... Ramel mặt tái xanh, lom khom tới chiếc ông thông gió, hình như sắp ngất đi. Chỉ có thuyền trưởng và bác sĩ trên tàu, thay vì ra lệnh khẩn cấp lại cười ngặt nghẹo hở cả rốn ra...


Người nộm được khéo léo thay cho diễn viên bị kéo vào cánh gà đã làm cho cử tọa khán giả xúc động chẳng kém gì những vở của Grand Guignol.

Trong thời gian chiến tranh (chỉ Đại chiến thế giới lần thứ nhất - ND) Ramel đã tình nguyện cùng với thuyền trưởng tàu Athos xuống nằm trong chiếc quan tài nước (ý nói cùng với thuyền trưởng chết theo tàu - ND), nơi mấy năm trước đó anh đã gửi xuống một con rối từ chiếc tàu Australien.


Tới Sàigòn, tôi mới biết là mình không được quay lại Bắc Kỳ mà phải đi Đà Nẵng (Tourane). Vậy là phải đi Trung Kỳ.

Ở Đà Nẵng không có nhà hát, bù lại ở đây có một câu lạc bộ của người Pháp rất năng động. Khi tôi tới thì vừa khéo câu lạc bộ đang chuẩn bị một vở kịch ngắn cho lễ hội hàng năm. Tôi có nhiều bạn mới và gặp lại một số bạn trước đây ở Bắc Kỳ, trong số đó có Victor Chodzko, tay kị sĩ hào hoa của gánh xiếc Harrisson. Còn tám ngày nữa thì câu lạc bộ cho ra mắt vở Tấn kịch Đà Nẵng (Tourane revue). Chính trong khoảng thời gian đó, chủ tịch câu lạc bộ là ông Escande, giám đốc bưu điện Trung Kỳ, tới gặp tôi đề nghị đóng thay cho một diễn viên phải vào bệnh viện. Đó là vai phải nói giọng Marseille. Tôi cố từ chối. Ông Escande thuyết phục tôi: ’'Khán giả sẽ bỏ qua thôi vì người ta biết anh phải diễn cương". Thế là lần đầu tiên tôi xuất hiện trên sân khấu trong vở Tấn kịch Đà Nẵng, một vở khoa trương một cách đáng yêu và khá trí tuệ của hai ông Imbert và Robert. Cả hai là hướng dẫn viên (conducteur) của sở Công chính. Ngày nay chức danh hướng dẫn viên được gọi là kỹ sư (ingénieur).


Được khuyến khích vì sự thành công trong lần đầu tiên, tôi cùng với một số thành viên của câu lạc bộ dàn dựng các vở của Courteline như Một khách hàng đứng đắn (Un client sérieux) Théodore tìm diêm (Théodore cherche des allumettes), Viên cẩm tốt (Le commissaire est bon enfant), Ngủ đi, Hortense (Hortense couche toi)... Trong vở Ngủ đi, Hortense, Victor Chodzko do không có râu nên đóng rất nổi vai một phụ nữ mang thai tên là Sarah Bernhardt.


Sau đó, tôi nảy ra ý viết một vở kịch châm biếm giới quan chức người châu Âu và những người giúp việc của họ. Vở kịch có nhan đề là Da trắng và da vàng (Blancs et jaunes), vở kịch có hai màn: một màn xảy ra ở văn phòng và một màn xảy ra ở bếp ăn chung. Người ta cho rằng công chúng sẽ thưởng thức vở kịch ngắn này mà không đòi hỏi gì nhiều. Có lẽ tôi sẽ không kể chuyện này ra đây nếu vở kịch không là một trong những vở đầu tiên thử sức một trong những diễn viên sáng chói nhất hiện nay của Nhà hát hài kịch Pháp: Maurice Escande. Anh là con trai chủ tịch câu lạc bộ. Hồi đó, Maurice là một cậu bé đẹp trai mười hay mười hai tuổi gì đó. Anh đã sáng tạo ra, nếu có thể nói như vậy, các vai béconpanka ở màn thứ nhất và vai phụ bếp ở màn thứ hai. Sau đó, anh diễn khá hơn nhiều.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Sáu, 2021, 07:40:24 pm
Năm 1904, ở Đà Nằng có gia đình nhà Réthoré. Đó là một gia đình đặc biệt và rất có cảm tình. Chủ gia đình là một kỹ sư hàng hải. Cái "bộ lạc" (tác giả chơi chữ, dùng chữ "bộ lạc" để chỉ gia đình đông con - ND) này có khoảng trên chục người, từ người mẹ tới những đứa con trai, con gái nhỏ nhất, ai cũng vui vẻ, ai cũng biết hoặc hát, hoặc chơi một nhạc cụ gì đó, hoặc bắt chước người khác. Với những người như vậy, gia đình này bao giờ cũng có thể lao vào tổ chức một cái gì đó đơn giản và đáng yêu. Tôi thường nghĩ nếu ông Réthoré, chủ gia đình, đột nhiên mất chỗ làm hiện nay, thì ông có thể cùng với vợ con dựng một gánh xiếc, một gánh hát hay một dàn nhạc gì đó để kiếm sống.


Tóm lại, đó là những người có nhiều phương kế, không bao giờ chịu vo tròn và làm việc theo say mê vì sống giữa tình thương.

Sau một bữa ăn tốì thịnh soạn ở nhà họ, tiếp tối là buổi dạ vũ của câu lạc bộ kèm theo bữa tiệc kéo dài tới sáng, khi tôi chúc mừng bà Réthoré vì sự dẻo dai thì người vợ quý đồng thời là người mẹ đông con này trả lời: "Tôi à, chỗ tin tưởng, tôi nói để anh biết tôi sinh ra để chuyên nấu ăn".


Câu này thường được nói lại ở nhà Morin, chủ nhân của Đại Khách sạn (Grand Hôtel - không hiểu có phải là khách sạn Morin ở Huế không? - ND). Nhà Morin cũng là một "bộ lạc" dễ chịu. Ở Hải Phòng, tôi quen hai người con trai nhỏ tuổi nhất và hai cô con gái nhà này khi họ làm nhân viên bán hàng trong các cửa hàng của hãng Honoré Debeaux. Tôi gặp lại họ ở Đà Nẵng cùng với Emile, người anh cả. Emile nguyên là cảnh sát Bắc Kỳ. Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi đến nhận việc. Cả nhà là những người lao động cật lực, chịu hòa nhập và kiên trì như nông dân. Họ xứng đáng với sự thịnh vượng họ tìm kiếm được.


Trong buổi ban đầu ở Đà Nẵng, cửa hàng của họ thu hút rất nhiều khách hàng do không khí gia đình trong cửa hàng. Về phần tôi, tôi giữ một kỷ niệm biết ơn đối với sự đón tiếp thân tình và giúp đỡ mọi mặt của những con người dũng cảm đó. Tôi thấy sự giúp đỡ đó đến tự đáy lòng không một chút vụ lợi. Đối với những người còn sống của gia đình này, Laure và Wladimir, tôi luôn nhớ tới họ và trong tâm tưởng luôn luôn coi hai người như những người trong gia đình bị chết yểu.


Sau khi làm việc ở Đà Nẵng khoảng bốn hay năm tháng tôi được gọi về Bắc Kỳ trực tiếp làm việc dưới quyền ông giám đốc Victor Spas, anh sinh đôi của vua Bỉ Leopold II. Ông này có bộ râu trắng rất đẹp nhưng hơi bị cà nhắc.

Ở dưới quyền giám đốc quan thuế Hải Phòng, tôi được giao nhiệm vụ thảo các báo cáo, một công việc triền miên suốt năm.

Ngay lập tức, tôi lại viết những bản tin về sân khấu ca ngợi nhóm hài kịch Delamercie. Đây là nhóm hài có hạng, được hoan nghênh ở Bắc Kỳ. Họ đi hết tỉnh này tới tỉnh khác với các kịch mục mang hơi hướng Monmartre vui tươi nhất.

Thế là, con quỷ sân khấu nhập vào tôi. Ở Hải Phòng cũng như ở Đà Nẵng, tôi tiếp tục dàn dựng các vở và cùng với bạn bè trình diễn lấy tiền làm từ thiện. Có một lần, một diễn viên bi kịch đã làm khán giả say mê với những đoạn độc thoại rất hay của nhân vật Charles Quint trong các vở Hernani và Cuộc đình công của thợ rèn (La grève des forgerons). Trong đời mình, tôi chưa bao giờ nghe một diễn viên độc diễn các vở nổi tiếng đó với giọng chân thật, thông minh và có chừng mực như diễn viên này. Người diễn viên tuyệt vời đó chỉ là một người lính lê dương bình thường tuổi đã cứng, tên ông ta tôi không còn nhớ nhưng tôi tin rằng trước đó người lính này phải có một quá khứ kịch nghệ dưới một cái tên khác. Điều hơi buồn là người diễn viên tuyệt vời có giọng sâu lắng và độc đáo đó đã phải lên sân khấu với bộ quần áo đi mượn. Bộ quần áo mượn thiếu dây đeo nên khi diễn viên đó giơ hai tay lên trời để nhấn mạnh lời thoại thì chiếc áo trắng lòi ra giữa chiếc áo gilê và quần, biến bộ quần áo lỡ cỡ đó thành một yếu tố hài vì nó hoàn toàn ngược với nội dung lời thoại. Phải có bản lĩnh thế nào mới chế ngự được công chúng và làm mọi người mủi lòng trong điểu kiện khôi hài đó... Tối hôm đó, dân Hải Phòng đã được thấy một diễn viên bậc thầy.


Một lần khác, chúng tôi đưa vào chương trình đêm diễn liền một lúc ba vở kịch ngắn: Một ngày mưa (Par un jour de pluie), Hai người lính trù bị (Les deux réservistes), Trên tấm lát (Sur la dalle), vở thứ ba là một vở hài rùng rợn của Guignol. Bài trí sân khấu cho vở này chỉ có mỗi gian nhà xác. Để có những vai phụ cho vở này, chúng tôi tổ chức một cuộc thi tuyển trong vài người lính do một người trong số họ giới thiệu. Anh tên là Jean Gorce. Đó là một chàng trai đáng yêu, hiện nay là chuyên gia tài chính ở Paris và vẫn có quan hệ tốt đẹp với tôi. Một trong số những người lính đó phải đóng vai người gác nhà xác. Khi đêm tối xuống, nhân vật phải xuất hiện với một ngọn đèn xách tay và sau đó treo vào tường với thái độ phớt lờ những xác chết nằm xếp hàng trên tấm đá hoa cương. Tôi đã hướng dẫn cho diễn viên phải đi qua sân khấu như một người chán đời và làm nhiệm vụ như một cái máy. Tôi thấy người lính có vẻ bực tức với những chỉ dẫn của tôi vì có vẻ những chỉ dẫn đó hạn chế tài năng diễn bi kịch của anh ta. Tôi vẫn phải nhấn nhá: "Phải diễn như thực. Khi anh vào cũng như khi ra khỏi sân khấu, anh không được nhìn những xác chết cũng không được nhìn công chúng. Nếu không sẽ hỏng hết”. Thật là công cốc, thiên tài của chúng ta đã diễn cương và tôi chẳng có cách nào ngăn cản được con người ương bướng đó muốn làm gì thì làm. Anh ta bước ra sân khấu với ngọn đèn xách ở tay, chẳng ngó ngàng gì tới những thây ma. Như thế cũng còn được, nhưng tới chiếc hốc của người nhắc vở, anh dừng lại, ngắm gian phòng, gật gật đầu tựa như đau khổ lắm, sau đó mới treo cây đèn. Lúc quay lại, anh lại dừng lại trước công chúng, rõ ràng như chờ đợi sự hoan hô, vẻ mặt như có ý hỏi khán giả: "Tôi treo cây đèn được đấy chứ?". Sau đó, tên ngốc nghếch bước vài bước về phía những xác chết, ngắm nghía, nhún vai, vừa cười nửa miệng vừa ra khỏi sân khấu. Nếu không có chiếc thây ma trên sân khấu rồi thì có lẽ tôi đã giết hắn. Nhưng than ôi, không biết có còn sự ngớ ngẩn nào hơn nữa không: công chúng, còn ngớ ngẩn hơn cả diễn viên, đã nồng nhiệt tán thưởng diễn viên khi anh ta ra khỏi sân khấu. Diễn viên thản nhiên nói: "Anh thấy chưa!". Vào giây phút đó, trong đầu óc tôi có một sự căm ghét ghê gớm đối với những diễn viên mình dàn dựng.


Từ hôm đó, tôi viết và dàn dựng chỉ để thỏa mãn ý thích riêng và chiều lòng khoảng sáu, bảy người hiểu biết về sân khấu. Những người này, dù diễn viên tệ hại nhất luôn luôn có mặt trong phòng diễn. Những lúc như thế khi các diễn viên phụ chỉ muốn mau mau hạ màn thì khán giả vẫn động viên anh ta. Điều này làm các diễn viên xoàng hiểu rõ hơn những khó khăn của nghệ thuật sân khấu chân chính.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2021, 09:26:29 pm
1905

THỂ THAO ÂM NHẠC Ở HẢI PHÒNG: LÃNH ĐỊA CỦA CAMILLE JACQUET - TUẦN DƯƠNG HẠM SULLY BỊ ĐẮM Ở VỊNH HẠ LONG: CÂU CHUYỆN CỦA MÁY TRƯỞNG LÉON BRUM - TRỞ LẠI HÀ NỘI: LÀM VIỆC VỚI TỔNG GIÁM ĐỐC QUAN THUẾ - NHỮNG CÁNH THÙ ĐỊCH NHAU: CÁNH CHÍNH QUỐC VÀ CÁNH TRƯỜNG THUỘC ĐỊA - MỘT CÔNG CHỨC HIẾM THẤY: PHÓ GIÁM ĐỐC LEVECQUE - NIÊN GIÁM QUAN THUẾ RA ĐỜI - CÁC CỰU HỌC SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC NANTES - HỘI HIẾU NHẠC - NHỮNG CHÚ LÍNH GIẢ CỦA TOÀN QUYỀN: UY TÍN CỦA DOUMER VÀ UY TÍN CỦA PAUL BEAU - CÁC DƯỢC SĨ CỔ VŨ NGHỆ THUẬT: JULIEN BLANC Ở HÀ NỘI VÀ EDMOND BRUSMICHE Ở HẢI PHÒNG - HỐC NHẮC VỞ Ở NHÀ HÁT THÀNH PHỐ! - DUVALLES VÀ NHỮNG TRỤC TRẶC TRÊN SÂN KHẤU.


Công việc của tôi dưới quyền Léopold II chẳng có gì ngoài sự dễ chịu. Đổng lý văn phòng của Đức điện hạ (tác giả diễu thủ trưởng mình là anh em sinh đôi với vua Bỉ - ND) là Camille Jacquet, nguyên trung úy pháo binh. Bề ngoài trông Camille có vẻ thô nhưng thực ra là một người nhạy cảm. Tại đây tôi có một đồng nghiệp rất đáng yêu là Gabriel Caffaréna. Sau này Gabriel làm việc trong ngành thuê muối.


Buổi chiểu, sau giờ làm việc, chúng tôi thường chơi thể thao. Nội dung của những buổi như vậy chỉ là tụ tập nhau trong phòng của Jacquet ở khách sạn. Anh là một nhạc sĩ giỏi, luôn luôn cho rằng không thể sống mà không có piano. Chúng tôi, Caffaréna, Antoini, Henri Berland và tôi, cởi bỏ áo khoác, vây quanh chiếc dương cầm Erard để nghe người hướng dẫn khó tính sỉ vả hàng giờ khi chúng tôi tập đồng ca các vở Sigurd, Samson và Dalila, Orphée và Iphigenie ở Aulide. Đã bao lần chúng tôi lên đường chinh phục xứ Walkyrie (tên địa danh trong một vở nhạc kịch kể trên - ND), rồi lật đổ ách thống trị ghê tỏm của người Philistins (tương tự chú trên - ND).


Chúng tôi thích nhất là các vở kịch của Gluck* (Nhà soạn nhạc người Đức, tác giả vở Orphée - ND) với những câu như:

Cô gái trinh nguyên vùng Latone
Lắng nghe chúng ta hát...
Bao ước nguyện, bao hương thơm của chúng ta
Bay tới chỗ nàng...

Nói thực là chúng tôi phải gồng mình lên để thỏa mãn các yêu cầu của tay cầm thủ khó tính và xương sườn chúng tôi thỉnh thoảng lại chịu những cú đấm như trời giáng...

Sau này được bổ nhiệm làm việc ở Luang Prabang, Jacquet đã sống một cuộc đời lý tưởng giữa những nàng phu-sô hay cười. Không thể chuyển chiếc piano tới một nơi xa như vậy, anh tự mình làm một chiếc khác tại chỗ và ngôi nhà của anh trở thành trung tâm của những niềm vui sảng khoái vì anh đã chơi trên chiếc đàn quý của mình đủ các loại bài hát của xứ Lào...


Jacquet không bao giờ kể về mình nhưng chúng tôi biết anh đã có vợ ở Pháp và có nhiều con. Anh gửi tiền đều đặn về cho gia đình để chu cấp cho sinh hoạt và học tập của các con nhưng không bao giờ đả động tới chuyện này. Chúng tôi hiểu anh có những ưu tư về chuyện gia đình. Anh ở lì ở thuộc địa... và tôi bặt tin anh cho tới khoảng năm 1920 hay 1921, khi làm việc ở Văn phòng Chính phủ Đông Đương trên đường Opéra ở Paris, tôi mới gặp lại anh ở đó. Trông anh thật khốn khổ. Anh nói với tôi: "Mình ở thuộc địa về. Mình ốm yếu quá vì bị kiết lỵ" - "Cậu tới nghỉ ở chỗ mình. Mình ở phố Louis Le Grand" - "Không, mình chỉ muốn bắt tay vĩnh biệt cậu vì mình biết, đối với mình, thế là hết. Lát nữa mình sẽ ra ga Saint Lazare lên tàu hỏa đi Rennes về với gia đình".


Ngay sau hôm tói Rennes, Jacquet đã nhắm mắt vĩnh viễn. Anh muốn chết bên những người thân yêu, trong tổ ấm gia đình.

Ngày 8-2-1905, ông Spas nhận được điện tín của một nhân viên thu ngân ở Vịnh Hạ Long báo tin chiếc tuần dương hạm Sully trưa hôm đó bị vỡ toang bụng khi va phải đảo Carnot trong hẻm Henriette. Bức điện cho biết tình hình chiếc tàu rất nguy ngập nhưng không cho biết có ai bị làm sao không.


Ngay lập tức tôi nghĩ tới anh bạn Léon Brum đang ở trên tàu. Nguyên Léon Brum trước đây cùng bán hàng với tôi trong một cửa hàng ở Nantes. Cửa hàng này bán hàng bách hóa một cách nhỏ giọt mà tôi đã nói qua. Sau khi tôi tới Bắc Kỳ hai năm, Brum viết thư cho tôi nói anh sẵn sàng theo tôi nếu tôi tìm được cho anh một việc gì đó. Lúc đó chính quyền đồng ý chi trả lộ phí cho các thanh niên muốn sang làm việc ở thuộc địa với điều kiện phải cam kết trước. Một nhà buôn khá tốt bụng ở Hải Phòng, ông Schiess, đồng ý ký cho tôi một bản chứng thư hứa sẽ thuê bạn tôi để anh có thể sang được nhưng ông ta lại nói với tôi là không thể bảo đảm lương cho bạn tôi vì thực tế không cần người. Tôi phấn khởi gửi tờ chứng thư cho Brum. Thật là tai hại: bạn tôi nhận được nó đúng một hôm sau hôm anh ký tên đăng vào hải quân năm năm. Nguyên anh bị cửa hàng ở Nantes cho thôi việc vì mùa mua sắm đã hết. Không một nguồn thu, thế là anh xin đăng vào hải quân.


Brum sẽ hết hạn đăng lính vào năm 1905. Biết chiếc tuần dương hạm Sully sẽ chạy tới Đông Dương, anh liền xin lên làm việc trên chiếc tàu đó với ý đồ sẽ giải ngũ ở thuộc địa và ở lại luôn. Giờ đây, biết anh đang trên chiếc Sully không rõ sống chết ra sao, tôi nghĩ bụng: "Ông bạn khốn khổ khốn nạn của mình lúc nào cũng bị vận xui theo đuổi, không khéo phải gửi thân trong nước biển của cái xứ Bắc Kỳ mơ ước suốt sáu năm nay". Nghĩ vậy, tôi liền gợi ý ông Spas đề nghị Bộ chỉ huy Hải quân phái một chiếc xà lúp của quan thuế ra để chỉ huy tàu Sully sai phái, đồng thời tôi xin được làm nhiệm vụ liên lạc... và có thể... cứu hộ. Chỉ một lúc sau, mọi việc được giải quyết xong, tôi lên đường ra đảo Cac-Ba (tức đảo Cát Bà hiện nay - ND) dưới quyền thuyền trưởng Apostoli.


Trong Vịnh Hạ Long, cảnh chiếc Sully bị một hòn đá ngầm cắm vào chính giữa, theo đúng nghĩa đen của từ này, trông thật tan hoang. Đó là một chiếc tàu mới tinh, theo người ta nói, trị giá ba mươi hai triệu francs. Theo những thông tin đầu tiên chúng tôi nhận được khi cập mạn vào chiếc Gueydon, không có thiệt hại về nhân mạng. Gueydon cũng là tuần dương hạm, lúc đó đang cùng chiếc Assas tới cứu hộ cho con tàu cùng hạm đội mắc nạn.


Chúng tôi dùng ca nô nhỏ chạy tới chiếc Sully. Tới nơi chúng tôi phải vất vả mới leo lên được vì thành tàu cao mà mũi tàu lại chúi xuống nước. Một sĩ quan nói với tôi rằng ở trên một con tàu như thế này là không thận trọng và người ta đã quyết định đúng khi sơ tán thủy thủ sang chiếc Gueydon. Trên chiếc Sully chỉ còn lại viên chỉ huy và ban tham mưu cùng vài người để làm thủ tục nếu chiếc tàu bị gãy làm đôi khi thủy triều xuống.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2021, 09:27:31 pm
Không còn thủy thủ, chiếc tàu đã có vẻ như bị bỏ, chỉ còn lại lá cờ ba sắc ở đuôi tàu và những đốm xanh của những cây cọ trang trí trên boong khu chỉ huy.

Tôi tới trình diện viên chỉ huy khốn khổ, sẵn sàng nghe lệnh ông ta. Nhưng bị suy sụp vì mất tàu nên viên chỉ huy không thể trả lời tôi và chỉ huy tàu Gueydon, thuyền trưởng Ridoux, phải trả lời thay: "Chúng tôi phải hoàn thành một báo cáo trong vài giờ nữa. Chúng tôi sẽ giao nó cho anh chuyển cho Bộ Chỉ huy Hải quân ở Hải Phòng. Trong khi chờ đợi, nếu anh có cần sửa sang gì hãy sang tàu của tôi, chúng tôi sẵn sàng đón tiếp anh". Khi quay lại tàu Gueydon, tôi lao đi tìm máy trưởng Léon Brum. Không cần phải tả sự vui sướng của hai chúng tôi sau nhiều năm xa cách nhất là trong tình huống bi thảm như lúc đó. Brum sang chiếc Cac-Ba ăn trưa với tôi.


Vài tháng sau, chiếc Sully bị coi như đắm (thực tế nó bị vỡ trong một cơn bão), trong khi các thủy thủ được hồi hương thì Brum được gửi sang trạm chờ ở Hải Phòng. Sau đó, anh được giải ngũ và tôi giúp anh tìm được chân bán hàng ở cửa hàng Godard ở Hà Nội, cửa hàng này sau đổi thành Cửa hàng Hợp nhất (Grands Magasins réunis). Sau đó nữa, tôi dựa vào chút ảnh hưởng của mình trong ban giám đốc quan thuế chạy cho anh được tuyển dụng nhưng anh tự ái không nhận. Trong một lần về Pháp nghỉ, Brum lấy được bằng thợ máy thương thuyền và lại xuống tàu. Sau khi về hưu, Brum sống ở Trung Kỳ. Sống trong cảnh điền viên, anh qua những ngày êm đềm trong ngôi nhà đẹp dựng ở làng Ngọc Giáp, gần Thanh Hóa. Trong nhiều năm, các bức thư anh gửi đến là niềm vui đối với tôi vì phong cách tinh nghịch và chọc nhẹ nhau.


Tôi chỉ ở Hải Phòng có vài tháng, sau đó chuyển đi Hà Nội để làm việc ở Tổng nha Quan thuế.

Ông Fréjouls đã rời thuộc địa từ năm 1902. Thay thế ông là một thanh tra tài chính, ông Crayssac. Bộ sậu của ông (thanh tra quan thuế và thuế gián thu) toàn dân chính quốc. Bộ sậu này làm nhục cánh Trường Thuộc địa (École Coloniale). Họ coi các học sinh Trường Thuộc địa là không có kinh nghiệm thực tiễn và chỉ là lũ cạo giấy.


Tính đố kỵ đổ lên đầu đám Thuộc địa (tạm dịch cụm Ecoi - col - ND) đã làm đám thanh niên này tập hợp lại thành một nhóm quanh phó giám đốc bị huyền chức Levecque, người được chính quyền giữ cho một miếng pho mát ở Đông Dương. Do người cầm đầu như vậy nên cánh chính quốc gọi cánh thuộc địa là "đại hội của những người không có chuyên môn".


Thực tế, Levecque chẳng chủ tọa mà cũng chẳng điều hành bất cứ thứ gì. Ông chẳng bao giờ bước chân vào phòng giám đốc và chẳng có quan hệ gì với ông Crayssac trong khi trên văn bản, ông là cộng sự chính của ông Crayssac. Nếu không có nhân viên phát lương hàng tháng mang lương tới thì có lẽ nhân viên quân bưu là người duy nhất nói ông Levecque với chính quyền trong cơ quan.


Người ta cho rằng không thể để một giám đốc, thậm chí một phó giám đốc sống cách biệt mọi người như người bị dịch hạch mà không có gì bảo vệ. Vì thế ông Levecque cũng có một chánh văn phòng, hai thư ký và một tuỳ phái. Chánh văn phòng là Muraừe, một người dễ thương. Dưới quyền một ông phó giám đốc mà công việc duy nhất là đi đặt bẫy thú, Muraire cảm thấy cuộc đời thật êm dịu. Tôi hình dung ra cảnh sau mỗi lần diệt thú: Mấy người thư ký của ông Levecque, người thì cặm cụi thống kê lông mao, người thì suốt ngày so sánh lông vũ, còn anh tuỳ phái biến thành chân giữ sách, bằng lòng với đồng lương còm. Những chuyện như vậy cứ diễn ra tháng này sang tháng khác trong sự tự mãn chung.


Khi được bổ nhiệm vào chức vụ mới ở phòng kế toán, tôi được bố trí làm việc trong một căn phòng ở trong một ngôi nhà, hiện nay đã bị phá hủy, có tường liền ngay với mép nước Hồ Gươm, ở chỗ gần trùng với phố Balny kéo dài (nay là Trần Nguyên Hãn - ND). Cửa sổ phòng tôi trổ ra một điểm đẹp mê hồn của chiếc hồ huyền thoại màu ngọc bích. Thế nhưng ở đầu kia của ngôi nhà thì chúng tôi chỉ là mồi cho muỗi vì thời đó cả quạt Ý lẫn hương xua muỗi của Nhật Bản đều chưa có. Ngồi bên cửa sổ trông ra hồ tự nhiên tôi nảy ra tham vọng muốn ra một ấn phẩm mang tính nghề nghiệp giống như cuốn Niên giám Quan thuế (Les Annales des douanes) của hiệu sách Oudin de Poitiers ở Pháp. Nguyên từ lâu tôi để ý thấy các thuộc viên rất vất vả khi tìm lại các văn bản họ có trách nhiệm lưu giữ. Tương tự, một nhân viên nào đó muốn thẩm định hoặc ra các thông báo hành chính cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thế là tôi làm văn bản đề nghị ông Crayssac cho phép ra cuốn Niên giám Quan thuế Đông Dương (Les Annales des Douanes et Régies de l’Indochine). Sau nhiều tuần không có hồi âm. Tôi lại nêu ra vấn đề. Lại im lặng. Thế là tôi tự mình lên hỏi và người được chỉ định bác kế hoạch của tôi là ông André Kieffer, hiện làm nghề nuôi ngựa ở Trung Kỳ. Ông là dân "cạo giấy" duy nhất tìm được chỗ đứng trong cánh chính quốc do tính nhã nhặn bặt thiệp. Tôi biết nỗi khổ tâm của ông khi thấy đề nghị của tôi không được các giới chức để mắt tới. Ông cho tôi biết người ta cho rằng tôi còn quá trẻ đối với một công việc như vậy và cho rằng nên thành lập một hội đồng biên tập và bảo đảm lương thích đáng cho các thành viên. Tôi đồng ý ngay về nguyên tắc nhưng đề nghị bỏ điều kiện lương, vì không biết tôi có đủ tiền chi trả cho in ấn hay không. Ông Kieffer tỏ vẻ ngạc nhiên thấy tôi không sợ mạo hiểm. Cuối cùng, ông hứa thu xếp cho tôi gặp ông Crayssac để định ra những mục tiêu. Chắc chắn các mục tiêu này đang thu hút, gây xôn xao cánh chính quốc vì họ đang nóng lòng chờ đợi sự ra đời của một cơ quan ngôn luận riêng. Có thể ở đó họ sẽ tìm được một "diễn đàn tự do". Tôi cố gắng giữ thế trên bằng cách nêu lên công việc mình làm trong trường hợp này phù hợp với lợi ích công tác. Sau khi thảo luận, ông Crayssac đồng ý cho tôi ra niên giám nhưng chỉ đồng ý miệng vì, theo ông nói, không muốn chịu trách nhiệm không sao lường được trong vụ mạo hiểm này. Tôi thấy thái độ đó rất nguy hiểm cho mình: nó cho phép ban giám đốc rút lại sự ủng hộ bất cứ lúc nào, thậm chí cấm ấn phẩm ra mắt nếu họ thấy không được chính thống lắm. Thế là tôi liền viết thư cho ông Crayssac lấy cớ muốn làm rõ hơn tiêu chí của tờ báo. Bức thư mở đầu như sau: ''ông đã cho phép tôi xuất bản... như thế... như thế...". Tôi kèm bức thư vào trang đầu của số đầu ở Biên niên tôi cố cho ra thật nhanh và cố không gây ra phản ứng nào của ban giám đốc. Theo sau ngón láu ngoại giao đó, tờ Biên niên tiếp tục ra đều đều. Tới ngày 1-1-1940, tờ báo sẽ tròn ba mươi sáu tuổi. Nó đã trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt là sự chống phá của giám đôc (hiểu là giám đốc quan thuế - ND) Rircher sau chiến tranh (tức chiến tranh thế giới lần thứ nhất - ND). Tôi không bao giờ tự phụ về công sức của mình đối với sự ra đời của tờ báo, tôi chỉ muốn chứng minh rằng nếu có ý tưởng tốt - bằng chứng là những số báo đã ra thì, xét về mặt quản lý, tờ báo sẽ được giới quản lý ủng hộ bằng mọi biện pháp có trong tay họ.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2021, 09:29:48 pm
Khi ông Crayssac về Pháp, theo lẽ đương nhiên phó là ông Levecque sẽ tự động lên thay. Ông Crayssac rời phòng làm việc lúc 10 giờ sáng thì ông Levecque, được báo trước, tiến vào làm chủ căn phòng làm việc lúc 10h30. Động thái như vậy người ta gọi là "chuyển giao công việc". Sau đó, cánh chính quốc và phần lớn các nhân viên thuộc địa thỏa hiệp với đường lối Crayssac bị tản mát đi khắp nơi để tới lượt cánh Trường Thuộc địa lên nắm chính quyền. Một số nhân viên cấp địa phương chẳng gây hại cho ai được giữ nguyên vị trí, trong đó có tôi.


Vào thời kỳ này tôi quen một tham tá mới vào ngành quan thuế tên là Aristide le Fol, con trai tổng giám đốc Nha Công sản Đông Dương. Khi có người giới thiệu chúng tôi với nhau tôi nói với Le Fol: "Rất hân hạnh gặp anh số 19" - "Ồ, anh biet mã số của tôi. Vậy anh cũng hoc trường trung học Nantes à?". "Cũng như mọi người thôi. Hồi đó tôi đã nhìn thấy anh ở trường trung học Nantes và cỡ người anh, dù có thay đổi, đã gợi cho tôi một cách làm việc". Tôi giải thích cho Aristide ngày xưa mình làm nghề ghi mã số cho các bộ đồng phục và phụ việc thử áo như thế nào.


Một thời gian sau, tôi gặp một kĩ sư tên là Marcel Pierron trong phòng uống cà phê của khách sạn Métropole. Diễn lại trò cũ, tôi đọc to: "Số 149" - "Ồ, thế anh cũng học ở Nantes à?" Pierron có tư chất cực kỳ thông minh, nhưng chống đối một cách khốn khổ mọi giải pháp theo suy nghĩ thông thường. Ở trường trung học Nantes, Pierron được xem như một học sinh dốt nát và tính cách khó chịu của anh đã tìm được mảnh đất để phát triển. Chính mắt tôi đã nhìn thấy anh ta ném ra giữa sân trường bộ quần áo mùa hè mà người quản lý vừa phát vì cho rằng chúng trông buồn cười đối với một chàng trai đã có râu ria rậm rạp như anh.


Mang nặng đầu óc nổi loạn, suốt đời gay gắt, Pierron sống như một nghịch lý thường xuyên được đổi mới. Nhiều lần anh thử làm lại cuộc đời, nhưng sau đó lại bỏ ngang vì chán nản với cuộc chiến đấu chống lại số phận, một cuộc chiến trong đó kẻ thù không khoan nhượng không ai khác ngoài anh. Những người như Pierron không hiếm, họ không biết cách hòa nhập với cuộc sống bình thường để có một cuộc sống dễ chịu. Đối với họ, sống trong hiểm nguy là lẽ sống duy nhất. Có lẽ cần biết sự đau đớn nào của đứa trẻ, sự thất vọng nào của người thanh niên, bi kịch ban đầu nào... đã định hình khuynh hướng xấu cho những đầu óc siêu đẳng như vậy trong việc tìm kiếm hạnh phúc.


 Ở Hà Nội, tôi tìm được một chỗ lý thú: Hội Hiếu nhạc (Société Philharmonique). Từ nhiều năm nay, tại đây, người ta diễn hài kịch trước một cử tọa nhỏ. Tại đây tôi thấy rất rõ câu danh ngôn của Musset (nhà thơ lãng mạn Pháp - ND) qua bà Demorgny, vợ một nhà cai trị, và qua ông Brou, giám đốc Bưu chính và Điện tín, một người ở tuổi đầu gối kêu răng rắc mỗi khi quỳ trước mặt nữ diễn viên cùng diễn. Ông Brou là thiên thần của giới ăn mày toàn thành phố. Nơi diễn ra phép màu hàng ngày ở ngay trước nơi ở của ông: ngày nào cũng như ngày nào, mỗi khi ông ra khỏi nhà đi dạo thì xe hơi của ông lại bị đám người nghèo khổ vây chặt. Đám người này tin rằng ông là viên chức chuyên chịu trách nhiệm phân phát của bố thí. Gặp ông Brou, bạn sẽ có cảm tình và cảm tình đó không suy giảm vì bạn sẽ phải rút tiền túi ra trả giá cho cảm tình đó trong ngày hội làm phúc. Ngày nay, người ta nghiêm túc hơn và ta không còn thấy một sếp bước xuống xe cũng cẩn thận như lúc bước lên; nhìn chung, tôi không tin vào sự tiến bộ của trí thông minh loài người.


Ít ra đối với một người dốt nát và non tuổi như tôi, không có vấn đề trọng vọng uy tín trong cuộc chơi. Lúc đó, tôi có hai người em ở Hà Nội. Tôi nói với chúng: "Paris có ba anh em Coquelin, Hà Nội không thể không có. Chúng mình hãy cho Hà Nội Ba anh em Bourrin". Chúng tôi đã bắt đầu như thế với tiểu phẩm ngẫu hứng Những chiếc cằm xanh (Les mentons bleus) của Courteline. Sau đó chúng tôi được bà Blot tăng cường. Bà Blot là một phụ nữ đấng yêu, vợ của một nhà thầu khoán rất dễ có cảm tình. Ông chồng này sau đó cũng bị sân khấu lôi cuốn. Với sự tìm tòi tài tình của ông, chúng tôi đã dàn dựng các vở ngắn chuyên diễn trong phòng khách hay quanh các bình phong như các vở Ở nhà luật sư (Chez l'avocat), Kẻ bất trị (L’inroulable), Lời khuyên bảo (La recommandation), Télémaqưe, Đốm lửa (L’étincelle). Trong các vở đó, tôi tin rằng chiếc áo xanh da trời của trung úy lính sơn cước Phi châu do ông Sapière cho tôi mượn chính là loại áo ngày nay dân Sàigòn đang quen mắt. Hồi đó, ông Sapière là trung úy kỵ binh chỉ huy trung đội kỵ binh danh dự Bắc Kỳ.


Sau khi Paul Doumer lên nắm quyền, ông ta rất quan tâm tới việc tạo uy thế cho chính quyền trung ương bằng ê-kíp vây quanh. Vì thế ở Hà Nội lúc đó, có một "đội tuyển" rất hợp lý gồm sĩ quan đại diện cho các binh chủng. Trong các buổi lễ, nhất là lễ có kèm theo khiêu vũ hoặc dạ tiệc, các sĩ quan này vây quanh toàn quyền giống như một bộ tham mưu đủ mầu sắc điểm trên gam sẫm của những bộ đồng phục "thuộc địa": đủ các loại sắc phục khác nhau của lính sơn cước, lính Spahi (tên chỉ kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ, sau để chỉ kỵ binh người bản xứ - ND); thậm chí có một đại úy khinh binh (dragon, có thể gọi là long kỵ cũng được - ND) tới dự với chiếc mũ đồng phất phơ chòm lông đen ở trên.


Toàn quyền Beau (người kế nhiệm Paul Doumer - ND) là người ra chỉ thị cấm ngáy và người ta không thấy ông ngáy vì ông ta ít khi ra khỏi phủ toàn quyền, thậm chí ra khỏi nhà riêng. Vì thế ông ta ít có dịp trưng đội quân làm cảnh với những quần, những áo mầu sắc xanh, tím, đỏ chói mắt. Thế là ông ta không thay những người ra đi theo tỉ lệ một - một làm đội quân teo dần và chòm sao sáng trong phủ toàn quyền mờ dần.


Beau còn là người đẹp mã và tên ông (beau, tiếng Pháp có nghĩa là đẹp - ND) không mâu thuẫn với ngoại hình của ông ta. Có thể ông cho rằng một con người như mình xứng đáng với uy tín của đại diện cao nhất của nước Pháp. Ngoài ra, người ta thấy Beau ít xuất hiện trước công chúng và rất dè xẻn lời nói, chính sách đóng vai hoàng đế Nhật như vậy làm ông ta rất nổi tiếng trong dân chúng bản xứ. Nhưng chỉ trong dân chúng bản xứ thôi.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Sáu, 2021, 09:35:19 pm
Những cố gắng ban đầu của chúng tôi ở Hà Nội trong việc dàn dựng vở bi kịch được một người tốt bụng là ông Julien Blanc khuyến khích. Ông là dược sĩ có cửa hàng thuốc ở phố Paul Bert (nay là Tràng Thi - ND), là chủ tịch suốt đời của Hội Hiếu nhạc Hà Nội. Lòng tốt của ông Blanc không có giới hạn, sự rộng rãi đó đối với những thử nghiệm của chúng tôi gần như một cái gì đó vô định hình; nhưng sự rộng rãi đó không phải không có tính toán. Vị chủ tịch của chúng tôi tính toán bằng cách trả tiền thuê địa điểm để chúng tôi líu la líu lo trong năm đầu, ông sẽ chiếm được lòng tin của chúng tôi và qua công việc sẽ dạy chúng tôi ít ra cũng diễn được.


Hội Hiếu nhạc được đặt lên vai ông Blanc không chỉ vì ông phải cùng mấy người em lo cho nó thịnh vượng mà còn phải gánh vác những chi trả sau mỗi lần tập. Sau này người ta mới thấy bằng cách dựa vào thiện ý của chúng tôi "bố già" Blanc đã được tiếng thơm vì các buổi trình diễn bi kịch lôi kéo vào Hội những người không quan tâm tới âm nhạc và khiêu vũ.


Có một sự trùng hợp vui vui: ở Hải Phòng, người hoạt động cho Hội Nhạc cũng là một dược sĩ. Đó là ông Edmond Brousmiche. Ông này cũng phải dốc tiền túi ra nhưng được đền bù bằng niềm kiêu hãnh là được cầm đũa chỉ huy dàn nhạc một cách rất điệu nghệ.


Không chịu dừng lại ở sàn diễn của Hội Hiếu nhạc, tôi tìm cách xuất hiện trên sàn diễn nhà hát thành phố (chưa phải là Nhà Hát lớn ở đầu phố Tràng Tiền hiện nay - ND), nơi tôi giữ chân nhắc vở không lương. Ôi cái nhà hát nằm trên phố Takou (nay là Hàng Cót - ND)! Đó là một gian diễn cũ kỹ của người Tàu được sửa qua loa thành nhà hát và cứ trơ ra tồn tại bất chấp mọi sự bẩn thỉu.


Trong hốc nhắc vở (hốc sát mép sàn diễn, trổ quay về phía diễn viên để người nhắc vở ngồi ở phía dưới nhắc vở - ND), thỉnh thoảng những con chuột to đuổi nhau lại va vào ống chân tôi. Tôi thì chả sao cả nhưng cô gái nhắc vở mỗi khi tới phiên mà gặp chúng liền bỏ lên, mặt mũi tái mét, mặc diễn viên trên sân khấu. Tôi nói với cô: "Cô mặc quần dài của đàn ông thì không sợ nữa". Cô trả lời tôi: "Tôi thích lên sân khấu hát hơn". Đầu mỗi buổi diễn, cô gái chờ tôi tới để ôm tôi rồi mới về chỗ đánh phấn và thay quần áo. Một thời gian sau, nhờ tôi, công chúng được xem một vai diễn phụ rất quan trọng khoảng bốn lăm, năm mươi tuổi trong số những cô giáo trau chuốt thơ trong vở Airelle hoặc những cô gái vấn xì gà trong vở Carmen.


Nhắc vở không phải là diễn nhưng có thể nói trong điều kiện lúc bấy giờ nhắc vở mệt hơn và phải có trách nhiệm hơn diễn. Bà Diane Kenn, giám đốc nhà hát, là người rất khắt khe với diễn viên. Là người thích các vở bi kịch mới bà bắt các diễn viên trong vài ngày phải học thuộc các vở kịch đăng trong tờ Báo ảnh (l'lllustration). Tờ này được gửi đi từ Paris vào chuyến thư cuối cùng. Thế là các diễn viên chỉ còn biết trông vào người nhắc vở. Diễn viên ưu tú Duvalles, người sau này nổi tiếng trong điện ảnh và lôi cuốn khán giả tới rạp Palais Royal (ở Paris - ND) nhiều năm liền, lúc đó là diễn viên tiểu ca kịch (opérette) nhưng lại được giao đóng các vai anh không thích như vai người cha đáng kính hoặc các tay lý sự trong các vở hài kịch. Với sự thông minh sâu sắc và năng khiếu nghề nghiệp, Duvallès sáng tác, nói chính xác hơn là ứng tác, ra các nhân vật làm khán giả phải ngớ ra. Duy có điều là trước mỗi buổi diễn những tiết mục mang tính văn chương như vậy anh đều cầu cứu tôi: "Anh giúp tôi ở một nhé" (một là thuật ngữ sân khấu chỉ màn một). Một lúc sau, anh quay lại nói: "Nhớ đừng có bỏ tôi ở ba đấy". Đúng là cung cách của sự khởi đầu tồi. Một lúc sau, anh lại quay lại, thân mật nắm tay tôi nói: "Tôi hoàn toàn dựa vào ông ở hai đấy. Cảnh này tôi thuộc ít nhất". Duvallès thường nói với tôi: "Có anh ở trong hốc nhắc vở, tôi có thể diễn cả một vở mà không cần đọc trước". Các khán giả nhận ra một điều kỳ lạ là các diễn viên của bà Kenn có xu hướng kéo nhau tới đối thoại gần mép sân khấu, tức là chỗ gần bản thảo tôi đang cầm. Trường hợp một diễn viên hài, anh Pryot, có lần đứng ngây ra giải thích rất rõ vì sao lại có xu hướng trên. Câu chuyện tôi kể sau đây là chuyện của Pryot lần đó. Hôm đó, diễn vở Thế giới sầu bi (Le monde où l'on s’ennuie). Chỉ còn một trang rưỡi thì hết màn một. Tôi đang chăm chú theo dõi bản thảo thì đột nhiên nghe thấy lời thoại không khớp với bản thảo. Tôi vội lướt nhanh một trang rưỡi còn lại: chẳng có gì ăn nhập với đối thoại của các diễn viên trên sân khấu. Tôi có linh cảm là các diễn viên đã nhầm sang một màn khác. Tôi vội nhìn vào bản thảo vừa đọc như thét, vừa ra hiệu để các diễn viện trở lại lời thoại đúng. Các diễn viên chắc đã nhận ra sự nguy hiểm vì sau một lúc lưỡng lự họ liền bám vào lời thoại do tôi nhắc và chuyện coi như không có gì xảy ra. Khi kiểm tra lại kịch bản vào lúc thay màn, chúng tôi phát hiện ra các diễn viên đã nhảy vào cảnh cuối của màn cuối. Nếu như vậy, vở kịch sẽ được cởi nút vào quãng chín giờ tối trong khi màn chỉ mới mở lúc tám giờ.


Đương nhiên, trong các vở ca kịch nhỏ, sự có mặt của tôi trong hốc nhắc vở không quan trọng lắm vì các diễn viên thuộc kịch bản và những lời thoại ứng tác thêm ra có thể bỏ qua được. Tuy nhiên Duvalles đã không quên người nhắc vở. Trong vở Triều đại Đại Môgôn (Le grand Mogol), anh đóng vai thiếu tá Crackson, một nhân vật có tính cách cực kỳ quái dị. Anh nói với viên tổng trưởng Nicobar: "Ở Ấn Độ các ông, trời nóng quá. Ông có thể cho ba ly nước không”. Khi người hầu lễ phép mang ba ly nước ra, Nicobar hỏi: "Ly nước thứ ba cho ai vậy?’’. Duvalles giả vờ đưa cho diễn viên phụ rồi đưa qua lỗ cho tôi, sau đó hai diễn viên cúi xuống chạm ly với tôi và Duvalles nói với khán giả: "Anh ấy cũng làm việc như chúng tôi. Anh ấy được uống là công bằng thôi". Chỉ có khán giả thời đó mới dễ tính và thông cảm như vậy.


Sau mỗi lần diễn, nếu hứng chí bà Kenn lại đưa chúng tôi đi ăn súp pho mát và uống bia Hommel ở hãng bia trên đường Citadelle (phố Hoàng Hoa Thám ở Hà Nội hiện nay - ND). Sau những buổi tập và biểu diễn, những lúc thư giãn như vậy thật dễ chịu. Vào những giây phút thư giãn, chả còn ai vội vã với những nhiệm vụ thúc sau lưng: công việc ở công sở, nỗi lo cho bữa ăn, cho bộ cánh hoặc bộ tóc, chuyện lấy vợ lấy chồng, chuyện ma chay... Những lúc như vậy, đôi cánh thời gian như ngừng vẫy đập, người ta như sâu lắng hơn và những câu chuyện về sân khấu luôn luôn hấp dẫn đối với một người đi nhiều xem nhiều như tôi. Trong những lần tụ hội như vậy, tôi được nghe kể về các diễn viên hài, các ca sĩ và nhạc sĩ xuất thân danh gia chính phái nhưng không bao giờ vơ vào mình theo cái kiểu "anh đã thấy tôi như thế nào rồi đấy".


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2021, 07:48:03 pm
1906

GIÁM ĐỐC QUAN THUẾ MỚI: ÔNG JULES MOREL - VỤ CÂY CẦN SA VÀ TÍNH ĐA NGHI CỦA ÔNG TISSOT - VỢ CỦA CÁC SẾP LỚN: BÀ MOREL VÀ CÁC HÓA ĐƠN CÓ XU LẺ - CÚ CHƠI ĐẸP CỦA POLIGNAC - CHUYỆN BÀ EPINAY BỊ DỊCH HẠCH TRONG CÁC BỮA TIỆC - CÁI VỖ MÔNG CỦA BÀ MOREL - CÁC VỞ DIỄN TRÊN SÂN KHẤU HỘI HIẾU NHẠC: CÂU ĐỐ, TỬ TƯỚC PRIOLA - CỘNG TÁC VỚI CÁC ĐOÀN KỊCH CHUYÊN NGHIỆP: TRÌNH DIỄN VỞ FLIBUSTIER - VỞ BLANCHETTE TRONG CHUYẾN LƯU DIỄN CỦA EUGÈNE BRIEUX - MỘT NGHỆ SĨ LỚN: ANDRÉ FERRIER - LÊN ĐƯỜNG THANH TRA CÁC ĐỒNG MUỐI: THÁP TÙNG CÁC QUAN CHỨC - NẰM CÁNG TRÊN ĐƯỜNG CÁI QUAN - HUẾ - VỊNH CAM RANH - TỚI SÀI GÒN - HÀNH TRÌNH TỚI CAO MIÊN VÀ AI LAO - QUAY VỀ HÀ NỘI KHẨN CẤP.


Nói cho đúng, không thể để ông Levecque đứng đầu ngành quan thuế, vì thế toàn quyền bổ nhiệm một công sứ (Resident supérieur) vào chức vụ này. Đó là ông Morel. Ông này bắt đầu sự nghiệp quan chức cai trị của mình bằng nỗi nhục là đã ăn cắp một con voi đá. Con voi chẳng có giá trị mĩ thuật này khổ nỗi lại nằm trong một ngôi chùa đáng kính. Thế là tội phạm được mời đến chùa để đền con voi...


Ông Morel, người ở tỉnh X. (ở Pháp nhưng tác giả dấu tên - ND) là một người cần mẫn nhưng không có bản lĩnh. Ông ta quan tâm tới tham vọng riêng hơn là quan tâm tới việc tích tụ kinh nghiệm của một ngành hành chính đặc biệt đang đặt lên vai ông. Lạnh nhạt và tự phụ, ông chẳng có chút cảm tình nào. Đôi mắt lạnh như băng của ông làm tê cứng những ai nhìn chúng và chỉ soi mói tìm cách chỉnh mọi hành xử cho đúng nghi thức. Được bổ làm việc trong văn phòng của ông, lần đầu tiên tôi biết thế nào là làm việc với sếp lớn. Tuy thế tôi không bị ngợp bởi cung cách của sếp.    Để tỏ ra mình không phải là nhân vật xoàng, dĩ nhiên ông Morel có một phụ tá thân cận. Đó là ông Henri Tissot, một quan chức dân sự. Ông Tissot không phải là người không có thiện chí nhưng trông ông lúc nào cũng có cái vẻ khó chịu do nỗi lo sợ về trách nhiệm đang gánh vác. Ông chẳng bao giờ tự quyết định ẩu; biết mình mù tịt về các vấn đề quan thuế nên ông để các phòng chuyên môn đề xuất các quyết định. Là tham biện cao cấp, lúc nào ông Tissot cũng sợ có người mang chuyện trong phòng ra kể cho mọi người và sợ bị quy kết là ác. Để chuyển hồ sơ từ phòng này sang phòng khác, ông nghĩ ra những chiếc hộp có khóa chỉ các trưởng phòng mới có chìa mở.


Thật đáng thương cho ông Tissot: mặc dù có những chiếc hộp như vậy, nhưng có lần một tờ báo đã cho đăng một hồ sơ tuyệt mật về cây gai Ấn Độ (cannabis indica - ngày nay gọi là cây cần sa - ND). Tôi cho rằng hồ sơ đó do Bộ Thuộc địa gửi đi, ông Tissot cắt mép phong bì mở ra rồi đệ lên ông Morel; ông Morel lại cho gọi thư ký đặc biệt của mình là ông Ardenne de Tyjac lên và giao cho xếp vào tủ hồ sơ thật cẩn thận. Như vậy chỉ có ba người đó biết hồ sơ cây gai Ân Độ. Ngoài họ ra, tôi cũng là người duy nhất, do công việc, được gọi vào phòng ông Morel và phòng ông Tyjac ở liền bên. Do đó, người ta cho rằng tôi đã sao chép được hồ sơ và gửi cho báo vì tôi là cộng tác viên của báo. Ông Tissot liền khẳng định ngay như vậy và tôi bị ông Morel gọi lên căn vặn: "Anh vẫn viết cho các báo phải không?" - "Thưa ông, vâng" - "Anh có biết điều đó là cấm không?" - "Thưa ông, tôi chỉ viết cho các báo về hoạt động sân khấu" - "Anh chắc như thế chứ? Thế anh có gửi đăng tài liệu về cây gai Ân Độ phải giữ bí mật không? Anh có lấy hồ sơ đó ở chỗ ông Tyjac không?". Tôi nhất định không nhận. Có lẽ vẻ thực thà của tôi làm ông Morel tin tôi nói thực, ông nói với tôi: "Tôi tin anh, nhưng anh cố tìm hiểu xem tại sao hồ sơ đó chỉ có tôi và ông Tyjac biết lại có thể lọt ra cho báo chí".


Mấy hôm sau khi sắp xếp các ấn phẩm vừa mới gửi từ Nam Kỳ ra, tôi đọc tất cả các thông báo về cây gai Ấn Độ đăng trong tập Kỷ yếu của Phòng Thương mại và Nông nghiệp Cao Miên (Bulletin de la Chambre de Commerce et d’Agriculture du Cambodge). Sau đó, tôi hỏi dò tờ báo: "Các anh lấy tài liệu ở đâu cho bài báo về cây cần sa (haschich)?" - "Chúng tôi tìm thấy trong một tờ báo Sàigòn". Từ lúc đó, tôi tin chắc đó chính là một hồ sơ mật. Ngay lập tức, tôi tới phòng ông Morel báo cáo: "Thưa ông giám đốc, đây là bằng chứng cho thấy sự bất cẩn không phải do ngành chúng ta gây ra" và trình đoạn kỷ yếu Cao Miên chỉ in trước bài báo ở Hà Nôi mấy ngày. Ông Morel đứng bật dậy, thân mật siết tay tôi nói: "Thật là một bài học cho anh". Có lẽ ông chẳng có cách nào khác để biểu thị sự đáng tiếc là đã nghi ngờ tôi.


Về phần ông Tissot, nếu ông có gặp lại tôi sau nhiều năm xa cách, nhất định ông vẫn nghĩ: "Lại cái thằng ăn cắp tài liệu mật bán cho bọn nhà báo" vì ông là loại người không bao giờ bỏ được định kiến.

Giống như mọi người, sống cũng như chết, các sếp lớn cũng có những ưu điểm và khuyết điểm. Phần lớn họ đã có vợ, nhịp sống gia đình đòi hỏi họ phải có một người đàn bà để khoác tay trong những dịp tiếp khách. Vợ các sếp lớn, chắc chắn các bà cũng giống như bao phụ nữ khác trời sinh ra nhưng thường xuyên xuất hiện trước công chúng hơn những phụ nữ khác do địa vị của chồng và do vai trò phải đóng trong xã hội nên bị người đời thấy rõ hơn những khiếm khuyết đôi khi đến phát kinh người của họ. Nếu người chồng trông cậy vợ như một nữ trợ thủ, thì đôi khi lại vớ phải một bà giữ kho đầu óc không vượt nổi đầu óc của một vú em hoặc một cô trông trẻ. Tôi xin lỗi phải tạm thời đẩy câu chuyện tới thời điểm muộn hơn thời điểm tôi đang kể: những sự kiện sau chiến tranh (chỉ đại chiến lần thứ nhất 1914 - 1918 - ND) chứng minh rõ điều tai hại trên và những thí dụ gần đây nữa cho thấy các quan chức cao cấp thường có những thị hiếu xa lạ đối với đám dân dã. Rõ ràng một số thị hiếu của họ là "hợp pháp" ngay từ lúc họ bắt đầu cuộc đời quan chức và không hợp với sự trong sạch đòi hỏi ở các quan chức cai trị cấp cao. Chúng ta lấy làm tiếc là có một số "ông kễnh" không bao giờ đủ can đảm vứt bỏ những chuẩn mực của loại đàn bà đáng buồn đó.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2021, 07:49:08 pm
Giờ tôi xin trở lại chuyện bà Morel. Thuộc giới có cuộc sống dễ chịu nhưng mù tịt về tự do ngôn luận, bà này có những nguyên tắc không gì lay chuyển được. Đối với bà, các hóa đơn sẽ không bao giờ được thanh toán nếu không giảm giá: cứ hóa đơn nào đưa tới, chẳng cần kiểm chứng sự chính xác của con số, bà cứ bỏ nghiến phần xu, hào lẻ để khoản tiền chỉ còn lại con số hàng đồng (piastre - đơn vị tiền tệ của Đông Dương trước 1945 - ND). Ban đầu, các thủ quỹ đáng thương chẳng biết nói với chủ thế nào trong khi các ông chủ nhất định cho là họ nói dối. Nhưng cung cách của bà Morel dần dần ai cũng biết, thế là tất cả các hóa đơn gửi cho bà Morel đều được làm tròn trước ở hàng đồng theo hướng tăng lên đồng thời các nhà cung ứng rộng rãi cũng không quên thêm vào mấy con số ở hàng hào (cent) để bà được hưởng cái thú gạt đi những con số hàng xu. Thật đáng thương cho bà: món đồ giá thực chỉ có 20đ80, người ta đưa cho bà một cái biên lai thu tiền 21đ90; bà chỉ trả 21đ00, trong lòng hân hoan vì đã bớt được 90 xu có biết đâu là đã mất 20 xu.


Bà Morel hay buồn; để giải khuây cho bà, các cộng sự của chồng bà mỗi tuần phải tới chơi bài với bà một lần.

Gặp bạn tôi, Fonjreide, người vừa kết thúc xuất sắc chức vụ tổng thủ quỹ ở Tuynidi, bà hỏi anh tại sao tôi không bao giờ tôi thàăm bà trong khi đã nhiều lần dự tiệc ở nhà bà. Thực ra, tôi luôn luôn là người được gọi tới bàn tiệc sau cùng, chắc chắn là để thay cho một khách mời thường xuyên nào đó phải cáo lỗi vào phút cuối cùng. Được chỉ định ngồi đủ chỉ để bữa tiệc khỏi mất vẻ long trọng hoặc để tránh con số 13 thực khách xúi quẩy, tôi chẳng nhẹ nhàng chút nào với bà chủ nhà nên nhiều khi làm bà bực mình.


Bà Morel, váy đen nịt vú đỏ, ngồi chủ tọa bữa tiệc, vừa rên khẽ vừa bắt chước một điệu bộ khá ngớ ngẩn đối với cái tuổi khá cứng như bà. Đã thế bà còn huyên thuyên làm khổ ông chồng. Nói chung, khách mời là các quan chức cao cấp, một số đứng riêng ra cho thoải mái. Nhưng ở nhà ông Morel, để được đánh giá cao cần phải làm bộ nghiêm và phải có mã. Trong những bữa an buồn như đưa đám đó, rượu vang mặc dù chất lượng khá ngon cũng không cậy được miệng ai... Tuổi đời non nớt và tên tuổi xoàng xĩnh của tôi đẩy tôi về đầu bàn tiệc chỗ gần cô Lucie Morel khá xinh dep. Chúng tôi chỉ trao đổi với nhau vài câu vì nói nhiều sợ không thích hợp với không khí trang trọng của các vị khách. Không chịu nổi không khí sùng kính như vậy, cô Lucie dịu dàng đã tỏ thái độ khó chịu bằng những câu nói hàm súc. Một buổi tối, tôi được xếp ngồi cách cô không xa, giữa Tổng đốc Chợ Lớn Đỗ Hữu Phương và Bộ trưởng Hải quan Cao Miên, ngài đại tá Montero, cô lao đến chỗ tôi ném một cái nhìn về phía bàn tiệc nói: "Anh hãy xem cái đám cứng như đá này".


Bà Morel chịu đựng được tính cẩu thả của tôi. Một buổi tối, tôi thể hiện được sự tôn kính đối với bà. Tối đó, Fonfreide cũng có mặt ở nhà bà và trận bài pôlinhâc đang sôi nổi. Bà Morel khẽ kêu lên, sung sướng thấy có người tới tăng viện. Mọi người hướng dẫn tôi cách chơi vì tôi chưa bao giờ đụng tới bài. Khó khăn lắm tôi mới hiểu nổi nhưng cũng đủ để nhận ra bà chủ nhà đáng kính đã chơi gian một cách đáng xấu hổ. Tôi nhìn Fonfreide, anh cười lấp liếm nói với tôi rằng chuyện đó không có gì quan trọng và luật chơi không đặt ra cho tất cả mọi người. Thay vì làm lơ, cứ mỗi lần bà Morel đánh sai tôi lại nhẹ nhàng nhắc lại luật đánh. Cáu tiết, bà Morel lý sự rằng tôi vừa mới học không thể chơi giỏi hơn bà. Cuối cùng bà thua và bị bẽ... còn tôi, tôi chẳng bao giờ dự trò giải trí đó nữa.


Như tôi đã nói, ông Morel luôn luôn mời tôi dự tiệc vào phút chót, biện bác rằng mình quên và bị vợ lừa. Một lần như vậy, tôi trả lời rằng mình đã đính hôn và không thể đáp ứng được lời mời của ông. Không biết ông có nhận ra tôi đã lật tẩy ông không nhưng từ lần đó trở đi bao giờ tôi cũng được mời trước cùng với các khách quan trọng. Sau một bữa tiệc như thế, tôi quyết định cố gắng cập nhật những chuyện đời thường với bà Morel. Một lần sau đó, tôi đến rất sớm cùng lúc với một bà. Mọi người ngồi trong phòng khách trao đổi với nhau những lời giao đãi rỗng tuếch. Đột nhiên bà khách hỏi: "Bà đã biết bà Epinay bị dịch hạch chưa?" - "Dịch hạch? Bà Epinay bị dịch hạch! Thật kinh khủng! Vậy ra bà Epinay, vợ ông chánh án bị dịch hạch à? Nhẽ nào bà ấy bị dân An Nam... Họ sống... nhưng người châu Âu mình... Ôi, bà Epinay! Thật kinh khủng!".


Bà Morel cứ lảm nhảm không ngừng như vậy. Xuất hiện một bà khách mới. Sau những câu khách khí thông thường, bà khách mới hướng câu chuyện sang những vấn để thời sự nóng hổi. Thế là bà Morel lại hăng hái nhắc lại cái điệp khúc: "... Bà Epinay bị dịch hạch. Thật kinh khủng! Không thể như thế được! Tôi biết người An Nam họ... nhưng đây là vợ ông chánh án...".


Một người khách thứ ba bước vào. Bà Morel lại còn hăng hái hơn nữa: "Bà nói thế nào? Có phải bà Epinay bị dịch hạch không? Không thể như thế được! Thật tội nghiệp cho bà ta!". Đúng lúc ấy cô Lucie bước vào phòng khách. Bà Morel vội vàng tới trước mặt con gái nói với một động tác hết sức bi ai: "Lucie, con nghe thấy chưa? Thật khủng khiếp! Bà Epinay có lẽ bị dịch hạch! Bà ấy là vợ ông chánh án...!”. Cô Lucie trả lời với nụ cười tuyệt vời: "Mẹ ơi, con biết rồi vì chính con kể cho mẹ chuyện ấy trong bữa ăn sáng nay".


Chuyện tôi kể cho bạn đọc là chuyện thực và tôi rút ra rằng những con người leo lên sân khấu chỉ là những anh học nghề so với các diễn viên hài trong cuộc sống hàng ngày. Một bên nhập vai một cách vất vả, một bên cứ tự nhiên như không.


Ông Morel phải đi Nam Kỳ. Sau khi ăn tối ở nhà ông Thị trưởng (Résident Maừe, chức danh dành cho quan chức Pháp cai trị Hải Phòng và Hà Nội, hai thành phố nhượng địa - ND) Hải Phòng, ông tới ngủ ở tàu của hãng Hải Vận (Messageries Maritimes). Một người bạn của ông Tyjac qua quán cà phê biết tin bạn mình cũng đi theo ông Morel; anh ta liền lên tàu hỏi người bồi phòng của thư ký đặc biệt của sếp lớn. Tìm được phòng, chàng viên chức trẻ thấy cửa mở, chắc vì trời nóng; anh ta liền kéo tấm ri đô đang phất phơ và nhìn thấy trong bóng tối chiếc bụng tròn ung ủng không một mảnh vải che. Anh ta liền vỗ đùa vào chiếc bụng nói: "Mẹ kiếp! Không ai ngủ một mình". Ông Morel vừa giật nẩy người vì câu nói xúc phạm thì thủ phạm đã biến mất. Anh chàng bố láo tìm được Tyjac ở hiệu cà phê và kể lại câu chuyện. Tôi cứ nghĩ tới cảnh ngài thư ký đặc biệt phải rón rén về phòng và không hiểu khi sếp thức dậy sẽ đón nhân viên thân tín của mình thế nào. Ít ra ông ta cũng nghĩ rằng Tyjac không biết chuyện vì De Tyjac là người rất lạnh lùng và không thể nghĩ ra những chuyện đùa cợt tới mức phát vào bụng ngài công sứ.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2021, 07:49:46 pm
Có nhiều người yêu thích sân khấu được chúng tôi tuyển vào Hội Hiếu nhạc để chơi trong các vở hài kịch. Trong số những người được tuyển, đáng kể có những người như bà Gilbert Desvallons duyên dáng, anh chàng Bois Lucv lịch sự, Alfred Maygnard khéo miệng và viên đại úy Peri vạm vỡ lúc nào cũng ầm ĩ. Tôi và bà Blot cùng với nhóm đó dàn dựng hai màn của vở Câu đố (Enigme) của Paul Hervieu. Các màn đó là thử nghiệm đầu tiên để cho ra đời sau đó một loạt các vở quy mô lớn, vượt quá tham vọng bình thường của các diễn viên nghiệp dư như chúng tôi.


Để bảo đảm phần trang thiết bị cho các buổi diễn chúng tôi có ông Mongodin, một nhân viên công chánh. Đó là một người cực kỳ năng động, tận tụy, có nhiều sáng kiến giải toả vướng mắc của các diễn viên thiện nguyện.


Cũng trong năm 1906 trên sâu khấu Hội Hiếu nhạc chúng tôi cho ra mắt vở kịch ba màn Tử tước Priola (Le marquis de Priola) của Henry Lavedan. Trong vở này, hình như đã tỏa sáng năng khiếu hài rất đặc biệt của Maurice de Monferrand, một tham tá Phòng Hộ tịch. Tôi nói "hình như" vì tôi không dự khán buổi diễn của anh ta. Như tôi đã nói nhiều lần, cho tới khi phải dời Hà Nội vì công vụ, tôi cũng chỉ có một vai trò không đáng kể trong giới sân khấu lúc đó.


Kinh nghiệm sân khấu của chúng tôi được khẳng định, giới sân khấu chuyên nghiệp đã phải hạ cố mời chúng tôi cộng tác. Kết quả là em Jean và tôi đã được đóng trong vở Flibustier của Jean Richepin cùng với bà Diane Kann, giám đốc nhà hát, và mẹ bà ta, bà Vergny, một người hay tỉ tê kiểu cổ.


Khi Eugène Brieux, một tên tuổi lớn của sân khấu bi kịch đồng thời là viện sĩ nổi tiếng của viện hàn lâm sân khấu Pháp sang Viễn Đông, bà Kenn liền dàn dựng vở Blanchette của ông, coi như một cách chào mừng. Để thực hiện vở diễn, bà đề nghị tôi đóng một vai rất phụ, vai con trai Morillon. Brieux tới xem những buổi tập cuối cùng và cho một số ý kiến. Chúng tôi lắng nghe một cách kính cẩn. Buổi diễn rất thành công do sự có mặt của tác giả hơn là do diễn xuất của chúng tôi.


Nhóm kịch đáp tàu hỏa xuông Hải Phòng diễn lại vở Blanchette. Trên đường đi, Brieux gọi chúng tôi sang toa ông ta và nhẹ nhàng chỉ ra những khiếm khuyết của chúng tôi để, như ông ta nói một cách ưu ái, không thể chê trách một lần nữa. Sau đó, như say sưa trong mạch nói, Brieux kể cho chúng tôi nghe chuyện của ông với các diễn viên nhà hát Hài kịch Pháp, nhất là với các phụ nữ. Các cô này đòi biết rõ hơn các chi tiết ông đưa vào tác phẩm. Ông kể ra một số tên và một số chuyện nhưng nhấn mạnh đây là chuyện tòĩ mật, không được kể lại với ai... Tuy nhiên, điều chắc chắn là con người nổi tiếng đó không thể không biết rằng chẳng có cách nào ngăn cản sự bạo mồm bạo miệng ở thuộc địa chuyện lại không tới tai những người cùng diễn với ông ở Pháp.


Nhân chuyến đi của Brieux tới Đông Dương, tôi viết một bài phóng sự dài đăng trên tờ Comoedm. Sáng lập viên của tờ này là Henry Desgrange; ông cũng là sáng lập viên của tờ Xe hơi (Auto) trước đó. Tôi quen biết Henry Desgrange trong kỳ nghỉ phép ở Paris năm 1903 và được ông chấp nhận cho làm thông tín viên tờ Comoedia ở Đông Dương. Có lẽ ông ta cho rằng công việc đó là một trò giải trí cho tôi vì cơ hội có những bài phóng sự hay khá hiếm hoi.


Sau khi Brieux trở về Pháp, chính quyền có sáng kiến quái dị là gán tên ông cho trường nữ tiểu học ở phố Takou (Takou là phố Hàng Cót hiện nay, ngôi trường trên chính là trường tiểu học Thanh Quan - ND). Như vậy là ngôi trường tọa lạc trong nhà hát cũ của người Tàu, nơi đã trình diễn vở Blanchette của Brieux. Hồi đó báo chí Bắc Kỳ đã không bỏ lỡ dịp nhấn mạnh tính hài hước của ngôi trường mang tên một tác giả như cố ý cho thấy những bất cập lè lè ra của giáo dục.


Năm đó, trong số những diễn viên ăn lương của bà Kenn ở nhà hát thành phố có một diễn viên có đẳng cấp đặc biệt cao là André Ferrier. Chuyện các ca sĩ hay diễn viên hài tài năng chiếm vị trí cao trong các nhà hát ở châu Âu bỏ đi để tham gia vào các nhóm kịch khiêm tốn ở thuộc địa đơn giản chỉ để biết đó đây chắc chắn là chuyện huyền thoại. Nhưng không quy luật nào là không có ngoại lệ và Ferrier là một minh chứng.


Ferrier từng hát ở Nhà hát ca kịch - hài trong các vai hát giọng nam cao như Don José, Werther, Manon, Gerald. Ngoài ra, anh còn đóng các vai trẻ ở nhà hát Odéon, nhất là vai Frédéri trong vở Người Arles. Đó là một diễn viên đa năng, hát cũng như diễn hài đều tốt. Là con trai một dược sĩ ở Caen và bản thân cũng đã học dược nhưng Ferrier bỏ ngang để sang Bắc Kỳ dạy cho nhóm kịch của các bạn anh. Anh đã thu lượm được những thành công đáng kể. Tôi tin rằng ngoài anh chắc không có nghệ sĩ nào tầm cỡ như anh sang Đông Dương.


Một ngày đẹp trời vào tháng 8 năm 1906, ông Spas vào phòng tôi với nét mặt rạng rỡ. Ông nói: "Ông tổng giám đốc vừa trao cho tôi một nhiệm vụ khá nặng. Tôi sẽ phải đi thanh tra tất cả các đồng muối ở Đông Dương và phải làm một báo cáo tổng quát về vấn đề muối". Tôi nghĩ bụng thế là ông Spas có dịp đi du lịch thay vì ngồi cạo giấy và tự nhiên thấy thèm được ở địa vị người tham tá nào tháp tùng ông ta, tôi hỏi: "Ông cho ai đi theo?" - "Chẳng có ai cả... hay nói đúng hơn là tôi chưa nghĩ tới vấn đề này, mà cũng chưa thấy ông Morel đả động tới" - "Chắc chắn ông sẽ phải có người đi theo vì đi đường bộ tới tận Sàigòn không thiếu gì sự cố. Có người đi cùng sẽ an toàn hơn và dễ chịu hơn".


Ngày hôm sau, ông Spas lại tới chỗ tôi, với vẻ mặt phấn khỏi hơn hôm trước, ông nói: "Ông Morel đã đồng ý cho tôi một sự vụ lệnh lưu khống để chọn người đi theo. Anh đi theo tôi nhé?". Tôi như muốn ôm chầm lấy người anh em sinh đôi của Léopold II nhưng vẫn vặn lại: "Tôi là người thuộc văn phòng của ông Morel. Có thể ông ấy không cho tôi đi".


Hôm sau nữa, ông Spas lại xuất hiện. Ông nói: "Coi như xong! Anh sẽ đi theo tôi. Ông Morel nói với tôi là ông ấy tiếc đã cấp cho tôi sự vụ lệnh lưu khống nhưng vẫn tôn trọng điều mình đã quyết định, do đó không phản đối anh đi với tôi".


Thế là một buổi sáng tháng tám, chúng tôi lên đường thực hiện chuyến đi thăm dò tới các đồng muối ở vùng Vanly (Văn Lý, Thái Bình? - ND) và Tieu Bang (? - ND). Ở các đồng muối đó, người ta làm muối bằng cách dùng lò nấu. Chuyến thăm dò thứ hai được thực hiện bằng xà lúp ra Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long cũng như đảo Gow - Town (nay là Cô Tô - ND).


Trở về Hà Nội, chúng tôi chuẩn bị cho chuyến đi chính thức vào phía Nam. Người ta bố trí cho chúng tôi một chiếc xà lúp; nó sẽ chờ chúng tôi ở những điểm hẹn trước dọc theo bờ biển nhưng chủ yếu chúng tôi sẽ đi bằng đường bộ.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2021, 07:50:21 pm
Chúng tôi lên đường bằng xe kéo tay (pousse - Pousse) với hành lý nhỏ gọn nhất; chỉ có một nhân viên quan thuế người An Nam đi theo làm nhiệm vụ bảo vệ. Với phương tiện di chuyển một người kéo trước một người đẩy sau, chúng tôi tiến lên rất chậm. Tuy vậy, chúng tôi cũng vượt qua được Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình vào địa phận Thanh Hóa. Thế là chúng tôi đã ở Trung Kỳ. Sau khi vượt qua địa giới Trung Kỳ, chúng tôi nhận thấy quanh các ngôi chùa lớn gần đường có nhiều chức sắc tụ tập cùng với những người vác lọng và trướng. Tại các ngã tư có các hương án trên có hương đang cháy. Có nhiều cụ già râu bạc trắng trong lễ phục đại lễ trên ngực gắn thẻ ngọc thạch và đủ loại huy hiệu. Ông Spas nói với tôi: "Chắc là có lễ hội ở địa phương".


Chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ ở các đồng muối. Tại đó các nhân viên thu thuế được báo trước đã chuẩn bị các tài liệu và bản đồ cho chúng tôi. Tuy phải nhận lời mời của các viên chức quan thuế để họ không mất lòng nhưng chúng tôi vẫn có một hòm thực phẩm dành cho những lần phải ăn ở trạm nghỉ. Các nhà trạm ở Trung Kỳ được tổ chức khá tốt, từ đây trở đi xe kéo tay được thay bằng cáng hoặc ghế có người khiêng khi qua một số vùng. Cũng có khi chúng tôi phải cưỡi ngựa như khi vượt qua Đèo Cả. Có lúc chúng tôi ở trên xà lúp, trên bè và thậm chí phải đi bộ trong chuyến du hành kéo dài nhiều tháng.


Cáng là một phương tiện nếu chưa dễ chịu lắm thì ít nhiều cũng tàm tạm cho các đoạn đường ngắn. Khổ cái là cứ phải nằm dài trên võng nhún nhẩy ngày này qua ngày khác để chịu đau đớn vì những chiếc nan. Thêm nữa, để khỏi chói nắng, người ta hạ chiếc diềm vây quanh cáng xuống làm người trong cáng không biết phong cảnh xung quanh như thế nào. Vì thế chúng tôi thường thích xuống đi bộ với những người phu khiêng cáng. Mỗi cáng có tám người phu khiêng cộng thêm bốn người thay để cáng liên tục. Tất nhiên cũng có lúc cáng phải dừng lại để phu uống nhanh một chén trà hoặc để thay kíp phu ở các nhà "trạm". Một hôm tôi và ông Spas nằm trong cáng đang thiu thiu ngủ vì mệt mỏi sau một chặng đường dài thì tôi thấy cáng dừng lại; các phu khiêng cáng treo hai đầu cáng vào những chiếc chạc dựng trước cửa "trạm" và trái với lệ thường, phu cáng không cho cáng đi ngay. Tôi làu nhàu nhưng vẫn không mở mắt; ngay lập tức tôi thấy chiếc cáng lại đung đưa theo nhịp bình thường, rồi một lúc sau lại dừng lại. Tôi lại làu nhàu. Lần này tôi mở mắt nhìn và phát hiện ra cáng đung đưa nhưng vẫn nằm yên trên hai chiếc chạc đỡ. Thật đúng như người mẹ lắc lắc chiếc nôi trẻ sơ sinh mỗi khi đứa trẻ cựa quậy muốn thức giấc... Tôi không nổi giận mà làm ra vẻ như ngủ vì tôi muốn sau đó nói lại cho ông Spas để ông vui vẻ hiểu trò xảo trá vô hại của những người phu nhằm kéo dài thời gian nghỉ.


Ở Thanh Hóa, ông Spas nói với tôi là sẽ hỏi công sứ các cỗ bàn linh đình chúng tôi thấy hai bên đường phục vụ cho lễ hội nào, nhưng rồi ông quên không hỏi. Qua Hà Tĩnh, chúng tôi vẫn thấy các hương án và trướng, những phung phí của các quan và chức sắc. Ông Spas lại quên hỏi người đứng đầu tỉnh, ở Quảng Bình, khi tới Đồng Hới, tôi tháp tùng ông Spas tới gặp công sứ, ông Carlinot, một người rất đáng yêu; tôi liền hỏi: "Từ khi tới Trung Kỳ, chỗ nào tôi cũng thấy các chức sắc và cờ quạt. Những thứ đó để làm gì?". Ông Công sứ giật mình: "Đúng ra ông nên hỏi những thứ đó để cho ai. Chính là để đón hai ông theo chỉ thị của ngài khâm sứ". Nghe thấy thế, ông Spas như ngất xỉu. Không phải vì hãnh diện hay vì thấy mình chưa xứng đáng với sự đón tiếp đó. Là một người tinh tế và tốt bụng, có phong cách rất giản dị, ông nói: "Thưa ông công sứ, tôi cư xử thật chẳng ra sao cả. Bao nhiêu người bận rộn vì tôi, thế mà tôi không biết để dừng lại, chỉ thờ ơ nhìn họ. Những người tinh tế và giữ lễ như vậy chắc sẽ coi tôi như một người không có học". Ông Carlinot mỉm cười nói: "Ông yên tâm, trái lại, vẻ dửng dưng của ông càng làm họ tưởng ông là nhân vật cao cấp chán những nghi thức kiểu như vậy tới mức chẳng thèm ngó tới nữa. Một nhân vật đi qua hoàn toàn thờ ơ như vậy, người An Nam sẽ cho rằng đó là nhân vật có chức cao khó tính, sẽ nổi trận lôi đình nếu thấy những người đi đón không nhiệt tình đứng chờ bên những con đường nóng bỏng hoặc lầy lội".


Từ Đồng Hới tới Huế, trước mỗi đám chức sắc đón bên đường, ông Spas đều nói mấy câu cảm ơn với giọng thân thiện không thái quá. Tới Huế, ông đề nghị khâm sứ cho các tỉnh tiếp theo ngừng đón tiếp vì thời biểu hành trình và bản thân hành trình không thể chính xác.


Thật là một ân huệ hiếm hoi cho ông Spas khi chính quyền dân sự cho ông vinh dự được chính quyền bản xứ đón tiếp. Nói chung, một vinh dự như vậy chỉ dành riêng cho các nhân vật thuộc giới cai trị (ý phân biệt với quan thuế là giới chuyên môn - ND).


Ở tỉnh Nghệ An, viên công sứ, ông Sestier, người vốn không ưa giới quan thuế và giới quan thuế cũng biết rõ như vậy, đòi phải được báo trước mỗi khi có trưng thu trong một làng nào đó. Ông ta khẳng định đó là cách duy nhất để tránh xảy ra các sự cố. Người phụ trách thu thuế trong tỉnh đành chịu, cho rằng trong tương lai sẽ không thể sờ gáy được tên trốn thuế nào. Nói vậy nhưng ông ta mong điều đó sẽ không xảy ra. Ở khắp nơi, mặc dù hết sức thận trọng để khỏi đánh thức mọi người dậy, nhưng hễ nhân viên của ông ta mò tới là trống đánh vang khắp làng và các vị trong hương biểu cùng với cờ quạt tất tả chạy ra đón. Người ta đón tiếp các nhân viên thuế ở đình (tạm dịch chữ maison commun - ND) với thái độ cung kính tưởng như lưng còng xuống sát đất và các chức sắc với chòm râu cằm tuyệt vời sẵn sàng theo lệnh đưa các vị khách tới từng nhà cần tìm.


Những trò hề của những người đóng thuế nhỏ chơi xỏ các nhân viên thuế được chính quyền địa phương trợ giúp thêm chỉ khuyến khích dân chúng nấu rượu lậu. Điều này không bao giờ được ông Fréjouls bỏ qua vì ông là tổng giám đốc kho bạc của ông Paul Doumer, một người không mấy khi vui khi tổng ngân sách lâm nguy.


Cho tới nay vẫn còn vấn đề nếu lập ngân sách chung thì có thể xoá bỏ sự mập mờ giữa các cơ quan phụ trách các lĩnh vực khác nhau thậm chí đôi khi rất trái ngược nhau. Đấy là còn chưa nói tới các ngành kinh tế lớn cho phép loại bỏ những tường ngăn do các cơ quan khác nhau dựng lên. Tôi cho rằng nếu ở lại Đông Dương lâu hơn nhất định ông Diethelm (có lẽ là một học giả sống một thời gian ngắn ở Đông Dương - ND) phải viết hàng đống sách về vấn đề này.


Tới Cửa Tùng, chúng tôi phải ngỡ ngàng về quy mô to lớn của ngôi nhà thờ do cha Barthélémy cho xây dựng, vẻ tráng lệ nguy nga của nó như muốn nghiền nát những chiếc lều khiêm tốn của cư dân ven biển này. Khi chúng tôi tới thăm cha Barthélémy, nhà truyền giáo đáng kính này hỏi chúng tôi đã qua hết các đồng muối chưa. Chúng tôi trả lời chưa thì ông bảo phải đi ngay nếu không ngay chiều hôm đó con nước nổi sẽ ngăn không thể đi được nữa. Người phụ trách thu thuế, chính là anh bạn Dejean, tới sau đó một lúc và thông báo khẩn cho chúng tôi phải đi thăm các đồng muối trước khi ăn trưa. Quả thực, vào buổi chiều, sóng biển phủ trắng xóa các đồng muối, quét sạch công sức cần cù của bao người. Thế là phải làm lại cho mùa muối tới.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2021, 07:51:22 pm
Thế là chúng tôi đã ở Huế. Khâm sứ chính là ông Levecque. Không hiểu người ta nghĩ thế nào khi cho rằng một người không có khả năng làm giám đốc quan thuế sẽ dễ dàng được chấp nhận giữa những tranh chấp của một triều đình châu Á. Tàn bạo, cục bộ và nhất là chẳng hiếu biết gì về chính trị bản xứ, con người - sản phẩm của công cử này - có lẽ nên là người cuối cùng ngồi ở một vị trí tế nhị như vậy vì ông ta luôn luôn mang quyền của mình ra đối đầu với một hoàng đế khó tính mà đúng ra không nên xúc phạm một cách hệ thống.


Khi chúng tôi tới kinh đô, thành phố huyền bí này đang sôi lên sùng sục. Do mấy ngày trước đó, ông Levecque đã ra lệnh bãi bỏ tẩm cung của ông hoàng Thành Thái và khắp nơi ở Huế có thể gặp các cô gái xinh đẹp lịch sự. Các cô được người châu Âu ở đây xưng tụng là công chúa chắc chắn do tính dễ dãi mà thôi.


Ngay sau khi từ Pháp sang, ông Spas đã làm một chuyến du lịch với ngài Nguyễn Thân, thượng thư bộ Hộ đồng thời là bố vợ vua Thành Thái. Năm 1902, ông Thân được phái sang Paris, đi theo có một viên quan cao cấp nữa là ông Nguyễn Hữu Bài. Lúc chúng tôi qua Huế, ông Spas đến thăm ông Bài, lúc này là thượng thư bộ Hình và thành viên Hội đồng Cơ mật. Ông Spas nói: "Qua ông này, chúng ta sẽ biết rõ sự thật của vấn đề". Nhưng viên thượng thư đáng mến đó không hé một lời như chúng tôi mong đợi. Ông ta trả lời từng câu hỏi của ông Spas khôn khéo đến mức chúng tôi không biết lỗi chính nằm ở phía nào: do sự thái quá của nhà vua và nhất là sự tra tấn của ngài để trừng trị một số cung nữ buộc ông Levecque phải đề nghị những biện pháp cứng rắn chống lại nhà vua (Thành Thái bị chính phủ Pháp phế truất ngày 11-2-1907) hay do sự khó chịu của khâm sứ bị nhà vua chọc tức đã đưa ông ta tới chỗ khẳng định quyền lực của mình bằng những hành động thái quá đáng chê trách? Ông Spas khôn khéo đưa ra những câu hỏi liên tiếp trong khi vẫn tỏ ra nhã nhặn để người trả lời không lảng đi đâu được nhưng ông Bài vẫn diễn lại cung cách còn tinh vi hơn cả người Normand chúng ta. Cuối cùng, từ những gì viên quan này phát biểu, chúng tôi rút ra kết luận ông ta chẳng biết gì và nếu có sự ác cảm giữa hai nhân vật chóp bu thì cũng khó mà biết họ bất đồng với nhau về vấn đề gì và cuối cùng mọi người sẽ coi như một sự hiểu lầm rồi thời gian sẽ làm nhạt dần (việc khâm sứ bãi bỏ tẩm cung trái ngược một cách lạ lùng với những tuyên bố chính thức của nhà vua).


Chúng tôi lại lên đường... Tới đèo Hải Vân (Col des nuages), chúng tôi sung sướng bỏ cáng đi bộ một đoạn dài, thưởng thức những cảnh rực rỡ ngày nay khách du lịch không được thưởng thức. Thưởng thức sao được khi ngủ gà ngủ gật trong xe phóng nhanh thường là vào những giờ rất nóng, đúng những chỗ đẹp nhất cũng phải mất mọi vẻ đẹp và sắc màu.


Trong tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi ngắm nhìn những chiếc guồng nước to lớn hứa hẹn một vụ thu hoạch tốt cho một vùng rộng lớn. Nhiều chiếc máy thần tình bằng tre như vậy là của đoàn truyền giáo, một số khác của ông Nguyễn Thân và người ta nói với chúng tôi rằng vị quan quyền thế này nhận một phần ba số lúa thu hoạch nhờ tưới bằng guồng của ông ta. Thật là một tỷ lệ lợi tức khá nặng. Ông Spas quyết định gặp ông lớn này để lấy thông tin vì ông ta đang sống trong lãnh địa ở đây.


Trong khi thượng thư Bài tiếp tay đôi chúng tôi trong sự đơn sơ của căn phòng làm việc lịch sự vừa phải, thì ông Thân, người ưa xa hoa, đón tiếp chúng tôi với vẻ ông lớn trong một căn phòng rộng có nhiều thư ký và người hầu. Đám người này dự cuộc nói chuyện của chúng tôi với ông Thân từ đầu tới cuối thỉnh thoảng lại đồng thanh "dạ". Chủ nhà ra lệnh mang ghế ra, sau đó mang thuốc lá, chè ra cho chúng tôi. Cảnh đó rất đặc trưng, có thể nói rất giống với một buổi tiếp khách của hoàng đế An Nam ở quy mô vừa phải.


Một lần nữa, ông Spas cố gắng tìm hiểu những âm mưu của triều đình, nhưng ông bố vợ vua, mặc dù vui mừng thật sự vì gặp lại bạn cũ, vẫn tỏ ra rất bảo thủ. Ông ta nói mình biết rất ít về những gì đã xảy ra vì bị ông con rể cho thất sủng. Vì thế ông tránh không tới Huế, thế là cuối cùng, ông vừa cười vừa nói, ông cũng chẳng biết gì hơn một anh nông dân bên đường được người đi qua hỏi.


Sau khi chủ tiễn khách, tôi nói với ông Spas: "ở cái xứ này, thật khó biết sự thực. Khi ở Huế, đáng lẽ ông phải hỏi ngay nhà vua hay ông Levecque”. Với vẻ chán đời, ông Spas trả lòi: "Nếu trước đây tôi thân mật hơn với ông khâm sứ, có thể ông ấy sẽ nói cho tôi biết một số điều tối mật. Nhưng bây giờ tôi đã biết rõ ông ấy là người thế nào thành ra nếu tôi có - điều kiện hỏi nhà vua có lẽ tôi cũng chẳng moi được tin gì mật; chắc chắn nhà vua sẽ co mình lại nói rằng cũng chỉ nghe qua dư luận...”. Tôi nói: "Đúng vậy. Y như trong vở Ngài Vergy, Coucy nói với Vergy: Ông bạn thân mến, khắp nơi người ta nói rằng tôi là người tình của vợ ông. Chẳng cần nói thì ông cũng biết là tôi không tin như vậy".


Tới Quy Nhơn, chúng tôi làm một chuyến đi chơi tới tận Phú Phong cách Quy Nhơn 45km để thăm các xưởng sợi và dệt lụa Delignon và Pâris. Chúng tôi là khách của vợ chồng ông Pâris, bạn đồng hành của ông Spas trên chuyến tàu sang Đông Dương và hiện nay họ vẫn trao đổi thư từ với nhau. Chuyến đi thăm các xưởng dệt đang hoạt động hết cỡ và những vườn lau quanh xưởng thật lý thú. Đây là nơi địa đầu của tỉnh Bình Định nhưng an ninh khá. Cách xưởng không xa là nơi bắt đầu tỉnh Kontum, một vùng vẫn còn ít người lai vãng tới. Sau chuyến thăm của chúng tôi ít lâu, ông Pâris bị chuyển tới một trạm bưu chính và đã vĩnh viễn nằm lại do bị người sắc tộc địa phương giết.


Ở sông Cầu, chúng tôi đi thăm nhà tù tỉnh, ở đây giam giữ những người bị nghi giết một người Pháp ưu tú: nhà cai trị Odend'hal bị người Jarai giết ngày 7-4-1904. Nếu đây không phải là thủ phạm thì ít ra cũng là những tên khởi xưống. Chúng tôi tập trung quan sát một ông già gầy guộc, mặt như mặt thú. Người ta nói với chúng tôi đó là một phù thủy đáng sợ có ảnh hưởng rất lớn đối với người Jarai, chắc chắn là người đứng đầu vụ giết người đồng bào của chúng ta.


 Từ Sông Cầu tới Xuan Day (có lẽ là Xuân Đài - ND), chúng tôi dùng xà lúp biển. Chiếc xà lúp này vẫn chạy dọc ven biển theo chúng tôi tư khi chúng tôi dời Bắc Kỳ. Người phụ trách thu thuế ở Xuan Day là ông Pradier, nguyên là một thủy thủ của Nhà nước (marin de l'État). Khi chúng tôi tới Xuan Day, ông đi canô ra đón và thật là vui mắt khi nhìn thấy tám người thủy thủ của ông, mặc đồng phục chỉnh tề, chèo rất nhịp nhàng, sau khi áp mạn chính xác vào xà lúp chúng tôi liền cho mái chèo dựng thẳng đứng lên trời. Ông Spas, thuyền trưởng Dye, máy trưởng Colas và tôi bước xuống canô để lên bờ.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2021, 07:51:59 pm
Trước hết chúng tôi tới thăm bà Tradier. Tôi và ông Spas được bà giữ lại ăn cơm trưa còn thuyền trưởng và máy trưởng ăn ở chỗ Vallerin, một nhân viên biệt phái. Trước khi rút đi, anh này nói nhỏ với tôi: "Tối nay, các ông ăn ở chỗ tôi". Buổi chiều, khi biết chúng tôi hôm sau nữa mới đi, bà Pradier lại mời chúng tôi thêm một bữa tối nữa nhưng chúng tôi từ chối.


Ôi, bữa ăn ở nhà Vallerin mới thật là bữa ăn! Tất nhiên đó là một ngày hội đối với Dye và Colas. Chúng tôi uống khai vị ngoài trời dưới hàng dừa lung linh bên bờ biển nên thơ. Do không có đá nên uống rượu ngải là hay nhất. Những chiếc vò phủ khăn ướt đung đưa trong gió... Sau chầu khai vị, chúng tôi lên lầu một ngồi vào bàn. Đó là một ngôi lầu gỗ khá thoải mái. Vallerin gõ vào một chiếc cồng bằng đồng nói: "Các ông hãy chú ý nhìn món súp đang đi vào". Đúng là món súp đang đi vào thực, nó được đựng trong chiếc liễn khói nghi ngút do một phụ nữ An Nam không một mảnh vải trên người bưng vào. Một nàng tiên khác của sông suối cũng ăn mặc sơ sài bước vào rót rượu. Một nàng thứ ba phụ giúp Vallerin với y phục cũng đơn sơ như vậy. Chúng tôi trêu Vallerin về hậu cung phong phú của anh nhưng Vallerin cam đoan anh chẳng làm gì quá các hoàng đế La Mã. Tôi nói: "Không hơn nhưng cũng không kém. Độc thân như anh, anh không phải là vua ở cái xứ khỉ ho cò gáy này à? Tất cả chỉ là tương đối". Vallerin cố giải thích cho chúng tôi rằng thứ chơi ngông như thế thỉnh thoảng giúp cho thu nhập phụ của nhiều gia đình vì anh là người rộng rãi. Thực tế các nàng trinh nữ chẳng tỏ vẻ gì sợ hãi cả. Có thể thấy đây không phải lần đầu tiên các cô trình diễn. Khi dùng rượu nhẹ và thuốc lá, một nàng tiên của sông suối mang diêm ra nói với tôi: "Ông đừng nói với bà Pradier tôi làm thế này" (Monsieur n'a pas dire Madame Pradier moi faire comme ça). Tới lúc này, tôi mới nhận ra cô thợ thêu sáng nay ngồi thêu ở nhà bà Pradier. Thật đúng là anh chàng quỷ quái Vallerin!


Vào thời đó, một chuyến đi như chuyến chúng tôi đi là một kỷ lục thực sự và đi như vậy không phải vì thích. Hồi đó còn chưa có khách du lịch và những người nước ngoài tới Saigon hay Hải Phòng chàng ai dại gì liều mình đi sâu vào nội địa. Khi đó con đường Cái Quan (route mandarin) trứ danh của người An Nam trong đa số các tỉnh chì là những con đường mòn khá xấu và ở Nam Trung Kỳ nhiều khi chính là bãi biển. Các nhân viên nhà nước sau khi tới Nha Trang, Quy Nhơn hoặc Đà Nẵng bằng tàu biển phải dùng cáng hoặc thuyền tam bản để tới nhiệm sở. Một khi đã yên vị họ phải đi lại bằng ngựa hoặc các phương tiện tuỳ nghi nhưng chỉ trong phạm vi quản hạt của mình chứ không ai liều ra ngoài phạm vi đó. Những khách mượn đường cái quan từng đoạn như chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập những thông tin chính xác về đoạn đường sau. Như vậy xét về mặt địa lý, mỗi tỉnh Trung Kỳ có cái gì đó như kiểu lãnh địa mà nếu bước ra ngoài sẽ gặp những điều bí hiểm không sao biết được.


Tại Tuy Hòa, trung tâm dân cư cuối cùng trước khi lên Đèo Cả trong dãy Varella, (nay là Mũi Nạy - ND), người phụ trách thu thuế tại đó dặn đi dặn lại chúng tôi: "Các anh phải đi ngay sau bữa ăn để tránh gặp đêm trên đèo. Trên núi đầy hổ và rất tối. Nếu trùng trình các anh sẽ không thể vượt qua đèo trước khi đêm xuống. Đừng có ương bướng. Các anh cũng có thể ngủ lại ở nhà trạm trên đỉnh đèo".


Do phải leo bở hơi tai qua các tảng đá - ở đây không có đường - chúng tôi phải bỏ cáng. Vali và hòm đựng thức ăn do phu mang riêng. Chúng tôi cưỡi ngựa nhưng ngựa nhỏ đến nỗi những ống chân dài ngoẵng của ông Spas gần như chạm đất. Ngựa chỉ có thể đi trên đồng bằng phẳng, khi bắt đầu lên cao dần, chúng tôi phải bỏ ngựa đi bộ. Nếu chúng tôi cứ ngồi trên ngựa, chẳng trước thì sau không bị gãy chân cũng bị vỡ sọ mỗi khi ngựa nhảy từ hòn đá này sang hòn đá khác. Thế là chúng tôi người nào người ấy tự lo cho mình để leo lên. Trên một số đoạn chúng tôi tiến lên rất vất vả và thấy cuộc leo như dài vô tận. Trong điều kiện như vậy, một cơn giông lớn ập tới buộc chúng tôi phải trú dưới một khối đá to.


Lúc chúng tôi tới trạm đã hơn bốn giờ chiều (ngày nay người ta gọi là mười sáu giờ). Vây quanh trạm là một hàng rào lớn để ngăn thú dữ. Mọi người dừng ở trạm để nghỉ và chờ những người phu mang hành lý đi sau. Mãi tới năm giờ chiều, những con người khốn khổ này mới tới trạm người mệt nhoài. Thân hình tàn tạ của họ là hình chung cho của những người nghèo ở Nam Trung Kỳ. Chúng tôi thấy ái ngại cho họ nếu bắt họ đi tiếp không được nghỉ. Vì thế, khi thấy ngày sắp tàn mà bầu trời vẫn còn vần vũ ông Spas đã có một quyết định khôn ngoan là ngủ lại trạm. Chúng tôi hiểu rằng không đủ thời gian để xuống tới đồng bằng và bóng đêm có thể gây ra tai nạn cho ngựa và những người phu mang vác nặng.


Tôi lắp chiếc giường Picot và hâm nóng đồ hộp. Người mệt mỏi nên chúng tôi lăn ngay ra ngủ như chết dưới chiếc màn tuyn rộng như cũi, mặc lũ muỗi anôphen vo ve ở ngoài. Nửa đêm, chúng tôi bị những người phu giật chiếu đánh thức dậy. Qua màn chúng tôi thấy họ đốt đuốc sáng trưng và thấy mười bộ mặt nhăn nhó, đồng thời nhiều giọng nói ồm ồm yêu cầu chúng tôi dậy. Chúng tôi tỉnh hẳn, không thể không có chút lo lắng. Có điều gì đe dọa? Tại sao phải dậy? Chúng tôi vội vàng đi giầy, hỏi to: "Có chuyện gì?". Đám phu vây quanh chúng tôi và tìm cách đưa chúng tôi ra khỏi nhà. Họ kêu: "Di dáy (nguyên văn - ND), ông di dáy". Tôi nói với ông Spas: "Tôi cho rằng phải ra ngoài đi đái”. Ông Spas cười nói: "Chắc chắn không phải như vậy". Lúc đó cửa đã mở, những người phu lắc lắc đuốc trước ngưỡng cửa và tất cả đám phu bước ra ngoài dưới ánh đuốc của những người đang cầm. Quả thực, chúng tôi thấy họ giải quyết nhu cầu cá nhân dưới ánh lửa và trong những tiếng hò hét. Thì ra họ biết họ không ở xa và không tin tưởng lắm vào hàng rào bảo vệ quanh nhà. Tới lúc này chúng tôi mới hiểu rằng đối với mỗi cá nhân bị tức bọng đái không phải từng lúc từng lúc giải quyết suốt đêm. Tốt nhất là buộc mọi người giải quyết cùng một lúc. Thế là chúng tôi chỉ còn cách bắt chước những người đồng hành thân phận thấp kém để sau đó ngủ lại với sự thoải mái.


Sáng hôm sau, tôi dậy sớm để chuẩn bị một bữa ăn sáng thịnh soạn (người thủy thủ cùng đi bị ốm phải ở lại Huế). Giường của chúng tôi được tháo ra gấp lại cho vào túi và chúng tôi lại lên đường. Trời rất đẹp lại thêm phía bên này đèo dễ đi hơn nên chúng tôi đi rất nhanh, chưa tới một giờ đã xuống tới đồng bằng. Lẽ ra chỉ cần cố gắng một chút đi đêm, chúng tôi đã không phải ngủ ở trạm. Thực ra những vướng mắc như vậy cũng vô hại nhưng chúng tôi rút ra kết luận là người cung cấp thông tin ở Tuy Hòa chưa bao giờ vượt qua trạm kể cả trường hợp tới xem nó như thế nào.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2021, 07:52:49 pm
Chúng tôi tới vịnh Cam Ranh. Tại đây có hai người Pháp tên là Barthélémy và Pourtales được nhượng đất (concession - nhân dân ta thường gọi là mỏ đồn điền - ND) Chúng tôi được họ đón tiếp thịnh tình. Chúng tôi nghỉ ngơi rất thoải mái trong chiếc lán (bungalow) nhỏ mà hai ong "chủ" đất cho dựng để phục vụ miễn phí các sĩ quan hải quân hiếm hoi mỗi khi có tàu bỏ neo trong chiếc vịnh tuyệt vời. Dưới chiếc quạt kéo, lại có đồ uống mát rượi, các du khách có thể tìm thấy trong ngôi lán nhỏ những ấn phẩm đẹp từ Pháp gửi sang.


Cam Ranh! Chính tại đây hạm đội Nga của đô đốc Rodjestvenski đã tới trú ngày 14-4-1905 mà không xảy ra một trục trặc nào. Năm mươi hai chiếc tàu, cả tàu chiến lẫn tàu tiếp liệu, muốn bỏ neo ở đâu thì bỏ trong căn cứ hải quân mênh mông này suốt một thời gian khá dài do sự làm ngơ của chính quyền Pháp.


Đây là điểm tiếp liệu cuối cùng của hạm đội Nga trước khi lên đường chạm trán với các hải đội Nhật. Chuyến lưu trú của họ tại Cam Hanh phải kéo dài một tuần vì mục đích bảo dưỡng tàu sau một hành trình quá dài qua Mũi Nam Phi (Cap du Sud africain, tức mũi Hảo Vọng - ND) hơn là mục đích tiếp nước ngọt, thịt gia súc, gia cầm, bột mì, dầu, than...


Người ta nói với chúng tôi rằng để được cung ứng lương thực, thực phẩm, hạm đội Nga đã phải chi trả tại chỗ cho các ông chủ đất (concessionnaire) ở đây, những người đã chuẩn bị trước, những đồng rúp bằng vàng trị giá bảy triệu francs. Chắc chắn đây là thương vụ quan trọng nhất chưa bao giờ hai ông Barthélémy và Pourtalès thực hiện tại chiếc hồ mênh mông có hai lối vào và là một trong những cảng tự nhiên đẹp nhất thế giới. Đô đốc Rodjestvenski và các sĩ quan của ông không tiếc tiền để được chiêm ngưỡng một chỗ trú lộng lẫy như Cam Ranh. Họ nói rằng Cam Ranh có thể xây dựng thành một Hồng Kông của người Pháp.


Than ôi, sau lần nghỉ chân cuối cùng trong vùng biển của Pháp, tất cả chiến hạm, tuần dương hạm và các tàu phóng lôi lép nhép buộc phải chạy chậm lại chờ các tàu chở than, tàu nước, tàu bệnh viện... để rồi sau đó đụng độ với các tàu của đô đốc Togo ở vùng biển Tsoushima... Khoảng mười lăm chiến hạm cùng toàn bộ thủy thủ bị đánh chìm..., bảy chiếc bị người Nhật bắt làm tù binh. Trong tổng số 18.000 người, chỉ có 3.500 người bị bắt làm tù binh. Hai đô đốc Rodjestvenski và Nébogatoff, trong đó đô đốc Rodjestvenski bị thương nặng, rơi vào tay những người chiến thắng.


Tuy vậy, ít ra cũng có bốn người Nga không muốn liều mình rời Cam Ranh.

Lúc chúng tôi tới Cam Ranh thì ông Barthélémy đang giữ ở Ba Ngòi chiếc du thuyền Người bạn tốt (Bel Ami) trước đây của nhà văn Guy de Maupassant. Trong đêm tối, bốn thủy thủ Nga đào ngũ đã lấy được chiếc canô của chiếc du thuyền Người bạn tốt để chạy trốn về phía Nam. Một người bị chết đuối. Ba người còn lại lên được bờ và phải trốn tránh nhiều ngày. Cuối cùng họ bị bắt ở Phan Rang và bị đưa về Sàigòn đặt dưới sự quản chế của cơ quan Đăng ký Hàng hải. Cơ quan này đã giải quyết vấn đề khá tế nhị. Nguyên lúc đó tại Sàigòn chiếc tuần dương hạm Diana của Nga đang bỏ neo sau khi thoát một cách kỳ diệu khỏi vòng vây ở Đại Liên (Port Arthur). Rất đơn giản, nhà cầm quyền Pháp liền trao ba người lính đào ngũ cho đội tuần tra của hoàng tử Lieven, chỉ huy trưởng chiến hạm Diana. Sau khi xét hỏi ba người lính và biết rõ nước Pháp không câu lưu những người rơi vào tay mình, hoàng tử Lieven liền thông báo cho chính quyền địa phương là nếu không bắt giữ lại ba người đó thì họ sẽ bị xử bắn theo điều lệnh quân sự. Thế là nhờ ý muốn của viên sĩ quan Nga muốn tránh cho chính phủ chúng ta một hành động thiếu lịch sự mà ba người lính Nga được cứu sống... Theo một giả thiết khác, chính thống đôc Rodier, do bất đồng với cơ quan Đăng ký Hàng hải quá nhiệt tình đã ra lệnh bắt lại một cách ngẫu nhiên ba người lính Nga.


Lúc đó Đông Dương nằm dưới quyền cai trị của toàn quyền Paul Beau mà quân lệnh, như tôi đã nói, không biết để làm gì. Như thế lại hóa hay. Khi biết hạm đội Nga, sau chuyến đi vòng nổi tiếng qua Mũi Hảo Vọng, xin tị nạn ở Đông Dương, viên toàn quyền kiêm nhà ngoại giao không biết xoay xở thế nào. Có người nói người ta đã mời người Nga ra khơi để tránh phiền phức. Chính Henri de Monpejat, đại diện Bắc Kỳ trong Hội đồng Tối cao các Thuộc địa (Conseil Supérieur des Colonies) trong một loạt bài báo khá hay, đã nêu ra cách giải quyết như thế nào: đón tiếp những người bạn Nga mà vẫn coi như mình không tham chiến bằng cách không cung cấp đạn dược và vũ khí.


Ôi cái ông Monpejat này, một mẫu người bí hiểm và danh tiếng mặc dù có thái quá về mặt dữ tợn và một số nét gai góc trong tính cách! Có lẽ phải có một cuốn sách dày về cuộc sống kỳ lạ của nhà quý tộc nguyên mẫu này, một người có ý chí chinh phục dựa trên một nền học vấn và văn hóa rất vững vàng.


Tử tước Henri de Labor de de Monpejat, sau một vài khởi đầu không mấy suôn sẻ ở Pau (điểm nghỉ mát trên cao ở miền Nam nước Pháp - ND) nơi ông kết bạn với thi sĩ J.B. Toulet, được bổ làm tham biện tòa công sứ vào tháng 4-1894. Nhưng con người hừng hực như núi lửa đó không thể nằm yên trong tổ mối. Chỉ một thời gian sau, De Monpejat xin đất, lúc đó rất dễ, làm đồn điền và lao vào làm nông trại, một nghề rất hợp với tính thích tự do và thiên hướng quý tộc của ông. Đã thế ông còn muốn làm ông chủ tuyệt đối trên "đất của mình" và cản trở chính quyền kiểm soát những gì xảy ra trên đó.


Trong đồn điền của ông ở Quy Nhơn, thoạt đầu de Monpejat có một số lượng lớn phu khai hoang, trong đó phần lớn có thẻ thuế thân không hợp lệ. Công sứ liền phái một đơn vị lính cơ tới đồn điển kiểm tra và nếu cần sẽ bắt một số người phạm tội để làm gương. Toán lính, mệt mỏi sau một hành trình dài, dừng lại nghỉ trong một ngôi nhà cách đồn điền de Monpejat vài kilômét. Bọn lính bị hỏi chuyện không giữ được bí mật của chuyến đi nên toán lính vừa mới tới thì chỉ một lúc sau tử tước đã biết. Ông ta liền chỉ thị cho các đốc công. Sau khi lệnh của ông được thực hiện, các đốc công tới báo cho ông biết "xong rồi". Ông liền tới điểm tập hợp các phu. Tại đây, các đốc công chỉ cho ông thấy khoảng hai mươi người lính cơ cùng với súng ống bị trói chặt như những khúc dồi. Các tù nhân được cho lên xe giải về Quy Nhơn cùng với bức thư: "Thưa ông công sứ, hai mươi tên cướp mang theo súng giả danh làm lính đã thâm nhập vào đồn điền của tôi với ý đồ đốt hết và giết hết. Tôi xin gửi chúng cho ông và yêu cầu ông trừng phạt chúng để làm gương".


Đó là cách de Monpejat hành xử với chính quyền. Đối với ông, các điều luật không phải đặt ra cho ông thực hiện và các viên chức định đưa ông vào khuôn vào phép đã phải gãy răng trước sự chống đối dai dẳng của ông.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Sáu, 2021, 07:44:16 pm
Khi rời Cam Ranh đi Ba Ngòi, trong ánh sáng chói chang đầu tiên của buổi sáng, chúng tôi qua một vùng có hằng hà sa số loại chim với nhiều màu sắc khác nhau. Ông Spas và tôi không ngừng kêu lên những tiếng thán phục trước những màu sắc rực rỡ và bất ngờ của chúng mỗi khi chúng bay lên.


Từng chặng, từng chặng, chúng tôi tiến gần tới Nam Kỳ. Khi tới Phan Thiết, thời tiết rất tệ hại. Chúng tôi dùng xà lúp đi thăm một số đồng muối. Lúc quay về chúng tôi gặp khó khăn khi phải vượt qua một doi cát. Muốn vượt qua được phải chờ nước lặng. Cuối cùng chúng tôi phải dùng bè. Đi bè mạo hiểm hơn nhưng chúng tôi muốn nhanh chóng vào được bờ. May nhờ có trời phù hộ chúng tôi cũng cập vào được bãi cát, người ướt đẫm nhưng ông Spas thoát khỏi cơn đau dạ dày đặc biệt nhạy cảm.


Ở Phan Thiết trời rất ít mưa. Nơi đây được xem như vùng khô nhất Đông Dương, nhưng mỗi khi mưa người ta tưởng như ở Djibouti, trời như nứt vỡ rơi xuống từng mảng. Được ông Richard, kỹ sư công chính, mời ăn, chúng tôi diện bộ quần áo lính lịch sự màu trắng cổ đứng hồ bột như người ta mặc thời đó. Chúng tôi đi xe kéo tới nhưng giữa đường gặp mưa. Chúng tôi bước ra khỏi xe người ướt sũng. Cần phải thay quần áo. Ông Richard cho chúng tôi mượn mọi thứ, thế là chúng tôi bước vào phòng khách bằng giầy păng túp (giầy dùng trong nhà - ND). Tôi trông còn tạm được vì khổ người gần với khổ của kỹ sư Richard nhưng chiếc quần Leopold II (chỉ ông Spas - ND) mặc chi tới bắp chân làm bà Richard và người con rể tương lai, anh Baffeleuf, cười rũ rượi. Baffeleuf lúc đó là chánh văn phòng tòa công sứ; hiện nay là luật sư và nhà công nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại Hà Nội.


Chặng đường men theo biển để vượt qua khu rừng, giữa Phan Thiết và Bà Rịa là một chặng đường dài... ở chặng này, người ta cũng khuyên chúng tôi phải cẩn thận, vẫn là chuyện hổ! Đêm đã xuống mà chúng tôi vẫn còn lần mò dưới những cây lớn. Trong suốt một ngày trước đó, qua những cánh rừng như vậy chúng tôi tuyệt không gặp một con chim, một con thú. Thật như một khu rừng chết, không một tiếng động ngoài tiếng rìu đẽo vào thân cây có dầu để lấy nhựa.


Đoàn người ít ỏi lần mò tiến lên trong ánh đuốc. Đột nhiên những người khiêng tôi dừng lại; hình như họ đánh hơi thấy mùi ác thú nên không muốn tiến lên. Họ nói: "Ông cọp" (Monsieur le Tigre). Tôi ra lệnh thế nào họ cũng cứ ỳ tại chỗ. Tôi xuống cáng và đi lên phía trên, cố bắt kịp toán của ông Spas đã bỏ chúng tôi một đoạn khá xa. Đám phu theo tôi với vẻ không tin tưởng lắm. Tôi nghĩ chắc đám phu đang bảo nhau: "Nếu có hổ rình, nhất định nó sẽ vồ người nào to nhất, béo nhất và chính là người đang đi đầu", về phần mình, tôi nghĩ hổ không tấn công những người có đuốc vây quanh và công việc trước mắt là phải ra khỏi rừng càng sớm càng tốt. Tôi cũng tự hỏi nếu quả thực có nhiều hổ ở khu rừng tranh rậm rạp không một bóng muông thú như thế này thì nhất định giống hổ đó phải là hổ ăn chay... Mãi tới trạm Xuyên Mộc tôi mới đuổi kịp ông Spas nhờ ông dừng lại vì lo lắng không hiểu sao tôi chậm như vậy. Ông không muốn ăn gì cả nên nói: "Tôi bị đầy bụng".


Suốt ngày hôm đó chúng tôi thấy rất nặng nề, người cứ như muốn buồn nôn vì phải hít thở mùi hôi thối của khu rừng.

Ở Bà Rịa, chuyến đi thăm các đồng muối diễn ra dưới ánh nắng mặt trời nắng như chì theo sự hướng dẫn của ông Espariès, một kiểm soát viên. Có lúc chúng tôi phải cởi giày và lội khá lâu trong nước sâu, mắt rất chói. Thực ra tôi đã thấy người khó chịu sau bữa ăn trưa và sau đó liên tục đi tiêu. Ông Spas quyết định không chờ tới hôm sau nữa mà lên đường đi Saigon ngay bằng xà lúp sông do giám đốc quan thuế Nam Kỳ phái tới. Một cách rất ngớ ngẩn, chúng tôi bị mắc cạn vào lúc sáng sớm và phải mất gần hết ngày để chờ nước triều lên mới thoát ra được. Trời oi nồng và đầy muỗi, tôi lẩm nhẩm gần như mê man hoàn toàn. Cuối cùng, vào khoảng hai giờ đêm hôm sau chúng tôi cũng tới được Saigon. Tại khách sạn Hôtel de la Terasse, gần Quảng trường Nhà Hát lớn, cửa hàng cà phê vẫn đầy ắp khách và nhạc ầm ĩ. Ông Spas và tôi quần áo bẩn thỉu, râu tóc rối tinh giống như những tên cướp. Riêng tôi, sự đau đớn chắc chắn đã làm tôi có cái vẻ thất thần của những tên tội phạm.


Cuối cùng người ta đặt tôi lên giường và chườm đá ở đầu do một người bồi tới thay lien tục. Tôi nằm liệt giường tám ngày liền trong khi ông Spas, khá khỏe, tiếp tục đi thăm các đồng muối ở Cần Giộc. Về mặt nguyên tắc, chuyến công tác đã kết thúc. Tổng kết lại chúng tôi đã mất bốn mươi lăm ngày để đi từ Hà Nội tới Sàigòn, chắc chắn đây không phải là một kỷ lục vì chúng tôi phải mất một số thời gian để đi thăm các đồng muối. Trung bình mỗi ngày chúng tôi đi được năm mươi kilômet kể cả những đoạn rẽ ngang rẽ dọc do công tác yêu cầu. Ngày nay, thực mệt mỏi nếu phải ngồi xe hơi liền từ sáu tới tám trăm cây số nhưng năm mươi cây số trên xe kéo tay hoặc trên cáng hết ngày này sang ngày khác liền trong bốn mươi lăm ngày... bạn đọc thử nghĩ xem nó như thế nào. Hoàn thành chuyến đi đúng hẹn không một tai nạn, đầu óc chứa đầy những hình ảnh, tận dụng thời gian để khám phá, rồi những niềm vui mà nêu dùng các phương tiện giao thông như hiện nay thì không thể có được..., chúng tôi cảm thấy vui sướng về chuyến đi.


Từ Cần Giộc trở về, ông Spas tới tìm tôi với vẻ uể oải. Giờ đây tới lượt ông không được khỏe. Ông nói với tôi về chuyện quay lại Hà Nội. Biết vậy nhưng tôi vẫn hỏi: "Thế chúng ta không xử lý tận gốc vấn đề muối à?" - "Chúng ta đã tận mắt thấy việc sản xuất muối, bây giờ chỉ còn phối hợp các quan sát đó và rút ra kết luận trong một báo cáo tổng hợp". - "Tôi nghĩ ông cũng nên quan tâm tới việc lưu thông muối như sản xuất muối. Vậy mà việc cung ứng muối cho ngư dân vùng Biển Hồ ở Cao Miên, như ông biết đấy, là một vấn đề quan trọng" - "Anh nói có lý. Chúng ta sẽ đi Nam Vang (Phnom Pênh) để lấy số liệu!


Lúc đó từ Sàigòn đi Nam Vang chỉ có đường thủy. Chúng tôi đi tàu hoả tới Mỹ Tho để xuống chiếc xà lúp mà đúng ra chúng tôi phải xuống từ Sàigòn. Chúng tôi đi như vậy để tránh một đêm nằm tàu và nhất là để tránh cho ông Spas đoạn đường qua vùng biển Gò Công. Xà lúp tới Nam Vang vào ngày thứ ba sau ngày khỏi hành ở Sàigòn.


Tại Nam Vang, ông Blanchard, quyền giám đốc quan thuế, cung cấp cho chúng tôi mọi số liệu cần thiết cho bản báo cáo. Ông nói: "Tôi nghĩ có lẽ sẽ rất có ích cho các ông nếu các ông được xem ngư dân muối cá tại những nơi đánh bắt nhưng mùa này không thích hợp vì nước rất cao; hoạt động đánh bắt chỉ nhộn nhịp vào mùa nước thấp".


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Sáu, 2021, 07:44:51 pm
Trước khi quay lại Bắc Kỳ, chúng tôi dạo chơi vài ngày trong thủ đô của quốc vương Norodom. Chúng tôi cũng đi thăm hoàng cung; tại đây người đứng đầu một vương quốc châu Á cho dựng tượng Napoléon III ở tư thế cưỡi ngựa. Chúng tôi ngắm nghía pho tượng và thấy vui vui vì pho tượng được che bằng một cái mái khá bất ngờ đối với chúng tôi. Hiện nay chiếc mái đó vẫn còn.


Biết là sẽ phải quay về Bắc Kỳ nhưng tôi không thấy hào hứng lắm vì đã nhiễm cái thú sống phóng khoáng của những tay thám hiểm. Khi ông Spas tuyên bố dứt khoát đặt chỗ trên tàu thủy ra Bắc Kỳ, tôi khôn khéo lái sang ý chưa thăm Lào... Ông Spas nói: "Đúng, tôi cũng tiếc lắm nhưng ở đó chẳng có đồng muối, cũng chẳng có cá để muối. Chúng ta chẳng có lý do gì để tới đó...” - "Nhưng... tôi tìm cách bẻ lại, - ở đó có vấn đề khó khăn trong việc cung ứng muối cho dân Lào..., lại còn vấn đề các mỏ muối ở tỉnh Luang Prabang. Bằng cách khai thác công nghiệp, các mỏ đó có thể cho chúng ta lời giải của vấn để cung ứng.,." - "Đúng, nhưng đó là những vấn đề có thể xử lý trên giấy mà không cần tới hiện trường khảo sát. Mà này, những giếng muối đó có thể tới xem được không?" - "Chắc là không vì đó là những hố rất sâu hình như người ta xuống bằng thúng. Việc khai thác rất cổ lỗ thô sơ” - "Sao nữa?" - "Tốt nhất là chúng ta tới đó tìm hiểu trữ lượng của vỉa muối" - "Nhưng cả anh lẫn tôi, chẳng ai quyết định được việc này" - "Đương nhiên là như vậy nhưng xét theo quan điểm khoa học, mà theo tôi phải đặt trên các quan điểm khác, việc chúng ta đi một đường về một đường mặc dù có thể dài hơn là một việc rất nên" - "Nhưng anh bạn thân mến ơi, vấn đề là không có đường Cái Quan ở Lào để anh quay về Bắc Kỳ. Thôi lần này chúng ta sẽ về bằng tàu thủy" - "Tàu thủy à? Thế là ông đồng ý đi tàu thủy. Vậy sao ông không chuyển từ tàu biển với phong cảnh nhàm chán và say sóng ra mật xanh mật vàng sang đi tàu trên sông Mêkông qua những con đường vòng vèo" - "Kể ra đi như thế cũng hấp dẫn đấy nhưng chúng ta phải xem ông Morel nói thế nào" - "Nếu ông đặt vấn đề với ông ta, câu trả lời gần như chắc chắn là không" - "Nhưng tôi không thể đi như thế mà không xin phép" - "Đúng là như vậy nhưng tôi nghĩ ông chỉ nên thông báo ý định quay về bằng đường qua Lào để tiếp tục nghiên cứu những vấn đề về muối".


Sở dĩ tôi thuyết phục được ông Spas vì ông cũng muốn, có khi còn hơn cả tôi, đi thăm các vùng, đặc biệt là những vùng rất khó vào của Lào lại càng lôi cuốn.

Hôm sau nữa, chúng tôi vẫn không nhận được điện tín trả lời, ông Spas vừa gãi tay vừa nói với tôi: "Nếu ông tổng giám đốc không trả lời có nghĩa là ông ấy đã đồng ý. Sáng mai có một chuyến tàu thuỷ đi thác Khôn. Chúng ta sẽ đi chuyến đó”.


Khi khỏi hành từ Nam Vang, tải trọng chiếc tàu thủy của hãng vận tải đường sông giảm đi rất nhiều so với tải trọng trên đoạn Sàigòn - Nam Vang, vì thế hành khách được thoải mái hơn nhưng sau ngày thứ nhất thức ăn trên tàu chỉ toàn đồ hộp. Để bù lại chúng tôi được ngồi hàng giờ ngắm phong cảnh hai bên bờ và thấy được nhiều tai nạn trên sông. Các bến tàu dừng lại trên đất Cao Miên là: Kompong Cham, Kratiê, Sambor. Từng đàn công bảy tám con lộng lẫy màu vàng kim chen xanh dương từ hai bên bờ sông nặng nề bay lên rồi lại đỗ xuống các cây bên cạnh mỗi khi tàu đi qua.


Qua những thác nước đầu tiên, tàu tới thác lớn nhất là thác Preapatang trước khi tới Stung Treng.

Dòng sông sủi bọt để lộ ra nhiều tảng đá nhọn hoắt. Những tảng đá này đánh dấu các vị trí có đá ngầm rất nguy hiểm. Chúng tôi nhận thấy tàu chạy hết tốc độ nhưng vẫn đứng yên bên những tảng đá hai bên tàu; sức nước như làm vô hiệu sức kéo của máy tàu. Phải làm sao vượt qua chỗ này nếu không chẳng may máy quay chậm lại một chút tàu sẽ bị dòng nước cuốn đi và chắc chắn bị đưa tới vị trí nguy hiểm. Chúng tôi không ai nói với ai nhưng thấy viên quản lý tàu người châu Âu tỏ ra lo lắng. Ông ta cùng với người tai - con (tài cống) chú ý theo dõi từng chi tiết nhỏ nhặt nhất để thợ lò không làm mất áp lực. Cuối cùng sức máy cũng thắng được lực cản làm tàu nhích lên. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy khoảng cách giữa tàu và những tảng đá hai bên lớn dần. Trong bữa ăn tối, khi tàu neo lại bên bờ vì không chạy đêm, người quản lý, chắc muốn làm chúng tôi rùng mình, kể những tai nạn tại những chỗ như vậy. Tất cả đều có một nguyên nhân chung là sự đối đầu giữa hai ý chí: một bên của sóng muốn cuốn tàu ra biển, một bên hơi nước muốn đưa con tàu lên những miền ở thượng lưu...


Sáng hôm sau, tàu chạy dọc theo đảo Kalas Mieu gần Thala Borivat. Tại đây chúng tôi được xem sự hoạt động sôi động của xưởng cưa của ông Brémond d'Aris. Trên hai bờ của vùng này cũng như tới tận thác Khôn, người quản lý tàu chỉ cho chúng tôi thấy những con cá sấu đang ngủ mà nếu không để ý cứ tưởng là những khúc gỗ khô. Khi tàu lại gần, bọn vô lại này mới động mình tựa như tiếc không được tiếp tục dìm mình trong nước. Cố chú ý hơn chúng tôi có thể phân biệt được những cặp mắt của chúng với những bọt nước do sóng nước không ngừng tạo nên. Ông Spas, ngừng gãi, nhấc khẩu súng thường xuyên để trong phòng ăn định cho một con chìm luôn. Nhưng không phải dễ thực hiện ý định đó vì tàu lúc nào cũng tròng trành. Ngay cả khi bắn trúng người bắn cũng không biết mình có bắn trúng không vì con vật vốn đã ngập trong nước, nếu bị trúng đạn sẽ chìm luôn. Để giải trí ông Spas bắn những con cá sấu nằm ngủ trên những bãi cát nhưng chúng nằm quá xa nên chỉ một tiếng nổ của súng đủ làm hàng chục con lao xuống nước cùng một lúc. Mấy hôm trước, chúng tôi còn được thoải mái ngắm nhìn các thiếu nữ Cao Miên tắm hai bên sông ven những làng mạc... Giờ đây, hai bên sông không một bóng người và trong một vùng nhiều thác ghềnh như thế này, nói dại nếu tàu bị đắm, phải được Chúa thương yêu mới thoát chết đuối và hàm răng của lũ cá sấu.


Tàu dừng lại để tiếp than tại một điểm bên sông. Đó là điểm những người thợ đốt than củi tập trung than để bán. Chúng tôi lên bờ cho đỡ cuồng chân vì tàu dừng lại nửa tiếng. Điểm dừng nằm bên rừng rậm rạp gặp một khúc quanh bất ngờ. Khi ra khỏi bãi cỏ tranh chúng tôi ngẩn ngơ khi thấy một phụ nữ châu Âu đi về phía chúng tôi. Cô gái mặc một chiếc áo choàng đỏ khá lịch sự. Che cho làn tóc hung hung và làn da mặt thoa nhẹ phấn là chiếc mũ cứng (casque) viền đăng ten và chiếc ô nhỏ kiểu mới nhất của Paris. Khi bóng hồng đi ngang chỗ chúng tôi, chúng tôi nhường đường và cúi chào với vẻ trang trọng nhất nhưng sự kinh ngạc làm cả hai không ai nói được một câu. Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc tựa như vừa nhìn thấy một con hổ và một con cá sấu khoác tay nhau vừa thủng thẳng đi vừa nói chuyện. Khi bình tĩnh lại chúng tôi cứ miên man tự hỏi nàng tiên này là ai mà lại một mình dấn bước vào nơi hoang vắng như thế này, phải chăng chúng tôi bị ảo giác vì nàng biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Sáu, 2021, 07:45:56 pm
Chúng tôi quay lại gần tàu, ngồi nghỉ trên những khúc gỗ bên bờ sông. Những khúc gỗ này thì đúng là thật không phải ảo giác. Khi thấy ông Spas gãi liên tục tôi liền hỏi có chuyện gì. Ông trả lời: "Tôi không biết nhưng từ lúc ở Nam Vang tới nay tôi thấy ngứa ở hai cánh tay và hai bàn tay". Khi quan sát kỹ tôi phát hiện ra ông bị ghẻ nặng. Thật là phiền vào đúng lúc sắp thực hiện một chuyến đi dài qua một xứ thiếu các phương tiện phòng bệnh... Tôi sợ ông Spas bệnh nặng hơn và lây sang tôi sẽ buộc chúng tôi phải quay lại ngay sau chặng thứ nhất.


Chưa hết, lại một sự ngạc nhiên nữa... Ông Spas, chắc là bị điên, bò trên bãi cát, đầu sát đất như định ăn cát. Tôi hỏi: "Ông làm gì thế? Có chuyện gì thế?" - "Sao? Anh không nhìn thấy gì à? Anh không thấy cát này có vàng à?".


Tôi bốc một nắm cát nhìn kỹ. Không nghi ngờ gì nữa: vàng đang chảy qua các kẽ tay tôi. Tôi còn chưa nảy ra ý định giết người bạn đồng hành, thì người đó đã có ý định như tôi: "Phải đánh dấu cẩn thận chỗ này và nhất là không nói gì với người quản lý tàu". Chúng tôi lấy thứ vẩy óng ánh này đầy bao diêm, sau đó bỏ vào chiếc cặp đựng tài liệu quý giá.


Ông Spas nói: "Có những thằng cha ngồi cạo giấy một cách vô nghĩa ở Hà Nội trong khi ở đây chúng ta gặp cả một kho vàng mà không cần phải tìm..." - "Đúng thế, ở đây gãi ghẻ còn hơn" - "Chắc chắn là nhờ nàng tiên lúc nãy chúng ta mới tìm ra được vàng. Không hiểu thế là thế nào nhỉ?".


Khi được hỏi về cô gái, người quản lý tàu cười và nói: "Chẳng có gì thần bí cả, người phụ nữ xinh đẹp đó là vợ của trung úy công binh đang làm nhiệm vụ ngăn đoạn sông này. Nhà của họ ở sâu trong rừng một chút, lát nữa các ông sẽ thấy. Cô gái không ngạc nhiên khi gặp các ông chẳng qua là cô ấy thấy tàu chúng tôi luôn vì đây là điểm tàu ghé vào".


Đúng như người quản lý nói: một lúc sau, khi tàu mở máy chạy, chúng tôi nhận ra ngôi nhà của viên trung úy và người phụ nữ xinh đẹp từ cửa sổ. Chúng tôi vẫy chào cô với sự biết ơn về kho báu; cô cũng vẫy tay chào lại một cách duyên dáng... Cứ chào đi miễn là anh chồng kỹ thuật của cô đừng có nảy ra ý nghĩ với đám cát bên sông!


Cuối cùng, chúng tôi vào đất Lào trong tiếng nước đổ ầm ầm của thác Khôn. Tại đây người phụ trách thu thuế, ông Ladreit de Lacharrière, đón tiếp chúng tôi vừa thân mật vừa trọng thị... Để đi từ Khôn Nam tới Khôn Bắc hành khách phải đi khoảng bốn cây số bằng tàu hỏa Decauville. Các toa của loại tàu nhỏ bé này dùng để chuyển tải hàng hóa từ công khu này sang công khu khác. Sau khi vượt qua Khôn phải lên tàu thủy nhưng lần này tải trọng tàu còn giảm hơn nữa. Về mặt kỹ thuật, tàu lớn không thể đi được trên các đoạn sông từ đây trở đi. Nhiều lần người ta thử dùng tàu to nhưng đều thất bại kể cả những lần lợi dụng nước cao để vượt qua đá ngầm. Chuyến đi cho tôi thấy các loại khó khăn như ghềnh thác, xoáy... trên một mặt sông rộng hơn mười cây số.


Sau khi rời Khôn, chúng tôi dừng lại nghỉ ở Không. Tai đây có một đại diện chính phủ, tôi nhớ tên ông ta là Simon. Đó là một người dễ mến nhưng không có thuốc bôi Helmerich (thuốc chữa ghẻ - ND). Ông Spas vốn là một người rất lịch thiệp vì thế từ khi chúng tôi trở thành người được nhiều người phục dịch, ông càng trở nên trịnh trọng. Tại Bassac, ông đã tới thăm đại diện chính phủ mặc dù ông này không được báo trước. Than ôi, sự trịnh trọng của ông thật phí vì tủ thuốc của ông Dauplay chẳng có một tí thuốc chữa ghẻ nào.


Tuy vậy chúng tôi không hối hận đã phải đi vòng vì để tới được Bassac chúng tôi phải đi bộ nhiều cây số qua các làng xinh xắn hãy còn chìm trong giấc ngủ... Khi người trong nhà thức dậy, chúng tôi nghe thấy những giọng trong sáng vui vẻ với những tiếng cười vô tư hoặc những âm thanh dịu dàng và hấp dẫn của sáo hoặc khèn. Trong suốt chặng đường qua Trung Kỳ, chúng tôi không có được cảm giác như ở đây. Kỷ niệm của chúng tôi về dân An Nam chỉ là tiếng the thé của những người đàn bà chanh chua, tiếng cãi cọ nhau của những người phu ốm o tranh nhau tiền boa hoặc tiếng chó sủa đuổi theo chúng tôi. Ở đây không có những bộ mặt cau có hay những ánh mắt nhìn trộm mà là nét mặt vui tươi và những ánh mắt nhìn thẳng. Như thêm thắt vào sự vui vẻ đó, một anh chàng chân nọ đá chân kia trông rất đáng phục xăm xăm đâm thẳng vào chúng tôi. Đó là một anh chàng khoảng bốn mươi tuổi chắc là đi chơi đêm vể và say khướt. Khi nhìn thấy chúng tôi, bộ dạng anh trông rất buồn cười, anh chào chúng tôi theo cung cách rất quá đáng, chắc là muốn tỏ rất tiếc cho chúng tôi đã không theo anh ta trong đêm vui vẻ vừa qua.


Chúng tôi thấy cả xứ này như nhuần nhuyễn sự dễ mến và, do dân ở đây không có thói nô lệ, nên không quan tâm tới người khác kể cả người nước ngoài.

Chúng tôi lại lên đường theo đường sông và tới cuối ngày thì tới Pácxeđôn. Tại đây chúng tôi được ông Crimon, trước đây là đồng sự của tôi ở Hải Phòng, đón tiếp. Ông Spas làm một cuộc kiểm kê ngôi nhà của vị chủ nhân đáng mến: "Tôi thấy nhà anh có đủ các loại rượu nhưng tôi muốn tìm tủ thuốc của anh...." - "Thưa ông giám đốc, tại sao ạ?" - "Vì tôi bị ghẻ..." - "Chán quá, tôi chỉ có ít ký ninh và thuốc đỏ...".


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Sáu, 2021, 07:46:34 pm
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi chuẩn bị mọi thứ để lên phía bắc. Lần này, chúng tôi dùng thuyền độc mộc vì có nhiều ghềnh thác ở Kemmarat tàu thủy không thể đi xa hơn được. Chúng tôi tới xem một người châu Âu chuẩn bị lên đường trước chúng tôi một ngày. Khi tới nơi thì hành lý của người đó đã được xếp xuống một chiếc thuyền mỏng manh. Anh bạn Crimon giới thiệu: "Đây là ông Hedde, kỹ sư công chính... đây là ông Spas, phó tổng giám đốc quan thuế, đây là ông Bourrain... " Khi người kỹ sư chìa tay ra cho tôi, tôi nới: "Anh số 116" - "Ô, thế ra anh cùng học với tôi ở trường trung học Nantes! Nhưng tại sao anh lại nhớ được số của tôi?".


Tôi giải thích cho Hedde và, nhờ kỹ thuật nhỏ của tôi, anh rất vui sướng biết được tin của những người bạn cùng lớp Le Fol và Pierron. Tôi nói: "Khi tôi giao bộ đồng phục và mũ lưỡi trai cho anh ở Nantes, tôi không bao giờ nghĩ rằng mấy năm sau lại gặp anh khi ngược sông bằng thuyền độc mộc như the này".


Sau lần gặp Hedde, tôi không gặp một người nào tôi nhớ được số đồng phục ở trung học nữa. Mãi tới năm 1933 ở Saigon, khi tôi kéo anh ban Le Fol về nhà mình đãi một bữa vang trắng nhân dịp anh về hẳn Pháp, chúng tôi mới nói chuyện với nhau về trí nhớ kỳ lạ của tôi nhớ được số đồng phục của các học sinh trung học Nantes. Le Fol nói: "Minh không còn giữ được liên lạc với các bạn cũ cùng lớp. Có một người mình rất có cảm tình không hiểu hiện nay anh ấy thế nào. Tên anh ấy là Aillet". Tôi nói ngay không chút ngập ngừng: "Anh ấy mang đồng phục số 1". Bốn mươi năm đã trôi qua, tính tới lúc chúng tôi nói chuyện, không ai biết tin tức gì về Aillet. Le Fol cho biết bạn mình có tên trên một tờ báo thế tục lớn do cha Follioley chủ trì nhưng mang tên mới là Georges Clemenceau (chính khách pháp, một trong những nhà tổ chức mang lại chiến thắng cho Pháp năm 1918 - ND).


Sau bữa ăn tối ở nhà ông Crimon, dù đã mười giờ đêm nhưng người bưu tá vẫn tìm tới đưa cho ông Spas bức điện của ông Morel đánh tiếp đi từ Nam Vang. Bức điện cho biết ông ta đồng ý cho chúng tôi trở về qua đường Lào nhưng với điều kiện phải có mặt ở Hà Nội trước ngày 15-12. Thế là hết cách láu cá: nếu ngược sông Mêkông chúng tôi không thể có mặt ở Hà Nội trước ngày 20-1. Ông Spas tự an ủi là như thế mình sẽ chữa được bệnh ghẻ khi qua Nam Vang hoặc Sàigòn... Tôi hủy hợp đồng thuê thuyền độc mộc và làu bàu với người bưu tá vì nếu ông ta không tới thì năm giờ sáng hôm sau chúng tôi đã ngồi trên thuyền lên đường rồi... Crimon nói với tôi: "Tôi sẽ chuyển tiếp bức điện tới Savannakhet nhưng có lẽ các anh phải quay lại thôi".


Thế là chúng tôi lại qua Nam Vang và Sàigòn. Tại Sàigòn, ông Spas chữa được căn bệnh ngoài da. Sau đó, do sức khỏe đã khá hơn, ông rút ngắn thời gian nằm bệnh viện. Chúng tôi quay ra Bắc Kỳ trên chiếc tàu thủy Vân Nam (Yunnam). Trước hôm lên tàu, hai chúng tôi tới xưởng chế biến thuốc phiện để lấy kết quả phân tích số cát chúng tôi mang về. Trong khi trao đổi với nhân viên phân tích, tuy ngoài miệng chúng tôi tỏ vẻ nhã nhặn thản nhiên như không có gì nhưng trong lòng rất hồi hộp. Khi người nhân viên nói: "Chà, thưa ông giám đốc, đó chỉ là mi ca". Ong Spas nói với vẻ không những thản nhiên mà còn làm ra vẻ như mình thắng cuộc: "Tôi đã nói với Bourrin như vậy nhưng anh ta nhất định không tin". Nhờ sự khôn khéo đó mà nhân viên phân tích không bao giờ biết tham vong làm giàu của chúng tôi.


Hành trình quay về Bắc Kỳ chẳng có gì lý thú. Tuy nhiên... rồi cũng có cái gì đó xảy ra. Đang mơ màng một mình trên boong tàu giữa đêm khuya trong tiếng máy tàu đều đều, tôi nghe thấy có tiếng kêu như nghẹt thở ở xa xa. Tôi nghiêng mình ra phía ngoài tàu cố phát hiện xem có chiếc tàu nào bị mất lái không... Một lúc sau, tôi nhận ra tiếng kêu rên hình như ở trên tàu. Tôi đi lại gần nơi phát ra tiếng kêu cho tới khi tin chắc rằng có người nào đó đang bị nhốt trong hầm hàng và cuối cùng không còn nghi ngờ gì nữa: có tiếng người sau những hòm gỗ và lớp bạt dày phủ hàng. Tôi cấp báo cho nhân viên trực ban. Anh này tới xem và sau đó ra một số lệnh. Mọt lúc sau, một toán thủy thủ do thủy thủ trưởng dẫn đầu tới hầm hàng. Tôi nhìn vào hầm hàng thấy năm người cu li khốn khổ như năm chiếc xác mới từ trong mỏ ra. Chắc chắn họ sẽ chết nếu không kêu cứu, may mà tôi nghe được vì hầm hàng sẽ chỉ mở ra sau tám ngày nữa khi tàu quay về tới Saigon...


Ba tháng sau khi rời Hà Nội, giờ đây chúng tôi lại có mặt ở Hà Nội. Ông Spas sửa lại lần cuối cùng bản báo cáo soạn trên tàu, tôi lại về đúng vị trí của mình trong văn phòng của ông Morel. Danh sách tăng lương được công bố, tất cả giới "quan thuế" ngạc nhiên thấy tôi không có tên trong danh sách mặc dù tôi có hai năm thâm niên và phải được ưu tiên vì trực tiếp làm việc trong văn phòng tổng giám đốc. Như vậy là ông Morel đã bắt tôi phải trả giá cho sự lạnh nhạt giữa ông và ông Spas cũng như việc tôi được ông Spas chọn làm người đồng hành. Cũng có thể ông phải làm một cái gì đó để trừng phạt tôi vì tôi đã không làm theo ý ông Tissot trong vụ cây gai Ấn Độ. Nhưng trong thâm tâm, nếu lại được đặt vào tình huống lúc chuẩn bị lên đường vào tháng tám năm trước với điều kiện sẽ không được thăng cấp, tôi vẫn chọn một chuyến đi lớn như vậy không một chút luyến tiếc.


Bản báo cáo được hoàn thành và vài hôm sau được ông Spas chuyển cho ông Morel. Ông Morel, trong khi chờ về Pháp, ra lệnh cho tôi qua ông Tizac làm thêm một bản thứ hai nữa viện cớ là bản gốc đã bị thất lạc. Tôi tới chỗ ông Spas hỏi, ông nói: "Tôi chỉ còn một bản mà lại là bản viết tay” - "Tôi sẽ nói với ông ấy đây là bản cuối cùng và yêu cầu phải trả lại ông khi tìm thấy bản thứ nhất”.


Hai ngày trước khi ông Morel lên đường, tôi yêu cầu ông Tizac nhắc ông Morel là ông đang giữ hai bản của cùng một báo cáo trong đó có một bản phải gửi cho cơ quan đăng ký. Ông Tizac quay lại nói với tôi rằng ông Morel không biết hai bản đó lạc đi đâu mất, chắc người thư ký An Nam để chung trong chiếc va ly mọi người nghĩ sẽ không mở ra nữa trước khi lên tàu và ông Morel hứa khi tới Paris sẽ gửi ngay bản báo cáo cho cơ quan đăng ký.


Ông Morel đi rồi, tôi lấy tư cách cá nhân gửi cho ông một bức thư theo chuyến tàu liền ngày sau đó để nhắc ông và nhấn mạnh bản báo cáo đó cần phải được lưu tại phòng chuyên môn. Trong thư tôi còn nói dối ràng không thể viết lại báo cáo đó vì không may ông Spas đã hủy mất bản thảo. Cuối thư tôi cho ông biết các đề xuất của ông Spas vẫn nằm nguyên tại chỗ và phải có ý kiến đối với các đề xuất đó.


Tôi không thể nào tin được thư trả lời như dưới đây: "Hai bản báo cáo của ông Spas về vấn đề muối, tôi đã cố tìm nhưng không thấy. Chỉ còn lại một số mảnh vụn ở dưới đáy va ly. Tôi cho rằng chuột, chắc chắn do ông Marc bỏ vào, đã cắn nát hai bản báo cáo đó".


Thật là một sự thú nhận hợp cách không thể "chê được". Nguyên ông Spas đã dè chừng đối với những cơ may thành công của việc nhân rộng những đồng muối bằng xi măng của ông Morel ở Trai-ca, bên vịnh Cam Ranh. Vị tổng giám đốc mang nặng tính con buôn, chắc có phần lời trong các đồng muối ở Trai-ca, đã không ngần ngại cất bản báo cáo vào ngăn kéo.


Kết thúc chuyện này, ông Morel ngã ngửa người ra khi bị chúng tôi chơi cho một vố: biet được thư trả lời của ông Morel, ông Spas thản nhiên trình lên sếp Phòng Đăng ký (Bureau des Régies) bản báo cáo thứ ba.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Sáu, 2021, 07:18:26 pm
1907-1908


NHỮNG VỞ MỚI Ở HỘI HIẾU NHẠC: CYRANO DE BERGERAC, NGƯỜI ARLES, MIQUETTE VÀ MẸ, NƠI QUÊ CHA ĐẤT MẸ... - NỮ HOÀNG CỦA CÁC NGHỆ SĨ HÀI NGHIỆP DƯ: BÀ SÉNÈQUE - MAƯRICE DEVÉ, NHÀ CẢI CÁCH Y PHỤC NAM Ở THUỘC ĐỊA - NHỮNG QUAN SÁT CỦA RENÉ VANLANDE VỀ CHIẾC MŨ CÁT (CASQUE) - DẠ HỘI ĐỜI THƯỜNG GIỮA HAI CHIẾN TUYẾN: PHE NHẢY VÀ PHE CHƠI BÀI. HỘI HIẾU NHẠC BỊ CHIA RẼ - ĐẠI ÚY SÉNÈQUE VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG SAU HỘI HIẾU NHẠC - CHUYỆN MỘT ĐÔI NAM NỮ BỊ ĐUỔI KHỎI VŨ HỘI Ở PHÒNG THƯƠNG MẠI - NHỮNG NGƯỜI MÊ BÀI - MỘT NGƯỜI ĐỘC ĐÁO: PAUL BABONNEIX - TÌNH THÂN HỮU CỦA GIỚI QUAN THUẾ - NHỮNG ĐÁM CƯỚI KỲ LẠ TRONG NGÀNH QUAN THUẾ VÀ TRONG GIỚI KỸ THUẬT - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔNG DƯƠNG: TRƯỜNG THUỘC ĐỊA VÀ GIỚI DI DÂN QUÝ TỘC; VIỆC PHÁP HOÁ DÂN BẢN XỨ - NGƯỜI PHU ĂN CẮP NHƯNG KHÔNG BIẾT DẤU - NHỮNG BUỔI DIỄN CUỐI CÙNG TRƯỚC KHI TÁC GIẢ VỀ PHÁP NGHỈ PHÉP: MÃ THƯỢNG VÀ ĐÔI CÁNH NHỎ.


Trong thời gian tôi đi vắng, ngọn lửa thiêng ở Hội Hiếu nhạc vẫn rực cháy. Nhóm kịch dàn dựng vở Cyrano de Bergerac. Vai Roxane do bà vợ trẻ đẹp tuyệt vời của một đại úy pháo binh thuộc địa đảm nhiệm, bà Sénèque. Bà nhanh chóng trở thành nữ hoàng của nhóm kịch. Chàng thi sĩ mũi nhọn được đại úy Péri, sếp mới Sở Vô tuyến điện, thể hiện. Theo những người đương thời hiện còn sống, trích đoạn này của Edmond Rostand rất được mọi người tán thưởng.


Đầu năm 1907, chúng tôi dám thử sức với vở Người Arles (Arlésienne), một vở năm màn của Alphonse Daudet và Georges Bijet, với đầy đủ nhạc cụ, đạo cụ và trang trí. Ban nhạc có bốn mươi nhạc công dưới sự chỉ huy rất bác học của ông Cornet, một sĩ quan hậu cầu. Các đạo cụ trang trí, do anh chàng đa năng Mongodin lắp ráp, sạch bong cho ta cảm giác gần như thực. Bà Blot đã thể hiện vai Rose Mamai, vừa đẹp vừa khó, một cách nhuần nhuyễn tinh thần bi kịch; bà Sénèque vào vai Vivette với vẻ đáng yêu rất hấp dẫn; bà Méot, vợ một pháo thủ, làm người xem cảm động trong vai Renaude; bà Dulot, vợ một nhân viên kế toán của các cửa hàng Godard (Sau là Bách hóa Tổng hợp Bờ Hồ nay là Trung tâm thương mại Bò Hồ - ND), đóng vai cô Ngây Thơ giống như thực mặc dù hồi đó nói chung việc hóa trang rất tồi.


Về phần các nhân vật nam, đại úy Péri, trong vai cha Planète, đã diễn tả rất đẹp một đấng chăn chiên trong khi Faucillers, kế toán Công ty Vân Nam (Compagnie du Yunnam), trong vai lão già Francet, đối đáp mềm mỏng với cha. Bằng dáng điệu và giọng hát tuyệt vời, Mitifio dữ dằn thành công hơn em Jean tôi trong vai được phân, về phần tôi, tôi được giao vai Frédéri, một nhân vật chính khá buồn của vở kịch. Sau mỗi buổi diễn, trong các bài báo nói chung là tán thưởng các diễn viên, không hiểu sao anh bạn nhà báo Maurice Koch của tôi lại hạ một câu: "Tại sao Frédéri lại dậm chân xuống đất để biểu lộ ý định muốn chết?". Nhận xét tuy nhẹ nhằng nhưng cũng làm tôi hơi cụt hứng. Tôi phản kích: "Ông nói tôi thiếu hồn, thiếu thuyết phục, thiếu thực, thiếu thoải mái; được, tôi không tranh luận với ông, nhưng dậm chân xuống đất đã được ghi rõ trong kịch bản, tôi chỉ làm theo ý tác giả". Koch không phải là người ngố, anh trả lời tôi: "Tác giả đã nhầm, ít ra là về điểm này. Khi viết phải lường trước trong nhà hát làm gì có đất mà chỉ có sàn gỗ rất dễ vang. Vì thế động tác dậm chân là không đúng chỗ".


Thật không thể bác được.

Phấn khích vì thành công, chúng tôi liên tiếp dàn dựng thêm một số vở nữa với dàn diễn viên có sẵn: Mariana, nàng thiếu nữ Catalane, một vở bi kịch do vợ tiểu đội trưởng cũ của tôi là Tisseyre viết, Cadet Rousselle, hài kịch thơ của Jacques Richepin, Mỉquette và mẹ của Fiers và Caillavet, và cuối cùng là vở Quê nhà (Le bercail), một vở khó của Henry Berstein nhưng bà Sènéque diễn khá thành công.


Khi chúng tôi tập vở Miquette và mẹ, Maurice de Monferrand, người phải đóng vai tử tước Tour Mirande, thường phải ở lại ăn với chúng tôi vì anh làm việc ở tận Cầu Đơ, bây giờ gọi là Hà Đông, cách Hà Nội mười cây số. Tối hôm tổng diễn tập, tôi đặt lên bàn ăn một chai vang rất ngon, kỷ vật trong hầm rượu lúc nào cũng đầy của cha tôi. Chai này đã đóng được hai năm nên ngon tuyệt. Chất rượu cộng với tính ba hoa làm Monferrand như hoảng trong vai diễn. Bà Sénèque nhận ra điều này và cảm thấy không yên tâm. Bà bảo chồng nói lại cho Monferrand biết rằng anh đã quá nhấn mạnh và nên giảm đi một chút khi biểu hiện kịch bản. Hôm diễn, Monferrand từ chối làm bạn với chai vang hai năm tuổi và diễn rất chỉnh nhưng không được tỏa sáng như buổi tập hôm trước. Khi hạ màn tôi nói với anh nhận xét đó; anh thú nhận là đã bị đại úy Sènéque làm ảnh hưởng. Tuy vậy, vang "hai năm" vẫn tràn ly mọi người trong bữa ăn tối sau buổi diễn và khi quay về Cầu Đơ trên chiếc xe kéo thổ tả (pousse choléra - loại xe kéo bánh không có hơi) vào sáng tinh mơ, anh đã lấy lại được cái tính ba hoa ầm ỹ đáng mến và say say.


Ngoài bà Tisseyre, nữ nghệ sĩ hài duyên dáng hơi bị ảnh hưởng một chút vì chất giọng riêng, chúng tôi còn tuyển được một người nữa là Maurice Devé. Anh có giọng khô khan nhưng là một diễn viên hài sắc sảo và cổ động viên tuyệt vời. Sau này, trong có vài năm, anh trở thành một đạo diễn tên tuổi và nghệ sĩ có thứ hạng cao. Maurice De vé, lúc đó vừa mới bước chân vào cuộc đời công chức ngành tư pháp, là một mẫu người Paris thực sự với đủ loại văn chương chữ nghĩa, đủ loại nghệ thuật và đủ thú chơi thời thượng. Mọi người cho anh là người kiểu cách nhưng khi tiếp xúc với anh, mới thấy anh là một người rất giản dị. Điều làm người ta phản ứng với anh là tính cách không chịu gò bó và bề ngoài thiếu lịch sự của anh. Không bao giờ anh mặc chiếc áo dolman (áo vét nhà binh nhiều cúc dệt bằng sợi dai - ND) thuộc địa cổ đứng cúc cài tới tận cổ. Chính Devé là người đầu tiên cắt quần có gấu nâng lên. Dĩ nhiên, một mốt như vậy đòi hỏi phải mặc sơ mi và đeo cà vạt. Nhưng tuyệt nhiên không phải vì vậy mà Devé là một tín đồ cuồng tín của mốt, bỏ ngoài tai những nhận xét châm biếm và đôi khi ngây ngô của "dân chúng”. Mặc dù bị nhiều người cho là ngớ ngẩn nhưng Devé vẫn kiên trì giữ tà áo dài của bộ vét đến nỗi nhiều người mới tới cũng bắt chước mặc theo anh. Năm này qua năm khác các rào cản của cái cũ chống cái mới dần dần bị phá bỏ và ngày nay, ngay trong giới nhà binh, bộ dolman cũng bị lên án mặc dù bộ này nảy sinh từ giới quân nhân.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Sáu, 2021, 07:19:55 pm
Có lẽ phải có một chương dài nói về các biến tấu của y phục thuộc địa. Độc giả hãy cho phép tôi giới hạn vấn đề ở chiếc mũ cát (casque, ngày nay gọi là mũ cứng - ND) và ánh nắng trong trích đoạn sau đây của Réne Vanlande. Các độc giả thích hoài niệm chỉ có thể thỏa mãn nếu tôi nhường lời cho nhà văn mặc áo lính này:

Những người lính thực dân lần đầu tiên ra chiến trận vào đầu thế kỷ này luôn luôn nhớ lời khuyên của những người đi trước: "cần nhất phải chú ý tránh ánh nắng mặt trời" (soleil không viết hoa Soleil như hiện nay - ND).


Vào thời này, những kỷ niệm về các chiến dịch ác liệt ở Bắc Kỳ và Madagascar vẫn còn ám ảnh nhiều người. Các binh sĩ của chúng ta ngã gục dưới ánh nắng như thiêu như đốt của mặt trời trên các dòng sông hay trong các đầm lầy nhiều hơn dưới các làn đạn của quân Cờ Đen hay của du kích Hova (một bộ tộc ở Madagascar - ND) và chúng ta hình như lúc nào cũng được nghe điệp khúc "Đừng bao giờ quên đội mũ cát".


Được nhái theo chiếc mũ sắt của chiến binh La Mã, hồi đó, mũ cát được giới quân sự nghĩ ra cho binh lính đội. Nó cho ta tư thế của người lính chiến. Nhưng do phần che phía sau quá dài nên mỗi khi nằm bắn, phần trước lại chụp xuống tận mũi, rất bất tiện. Khi đó, theo ngôn ngữ riêng, người lính phải đội xoay ngang ra và như vậy gáy bị hở ra để nhận, "pang", một cú nện của đòn tre. Thế là, ngày xưa, bất kể con tàu đưa chúng ta đi theo hướng nào, mỗi khi lại gần xích đạo thì những chiếc mũ cát, mới hay cũ, lại được lôi ra khỏi những chiếc va ly trước đó phồng lên vì chúng. Những anh mới sang thuộc địa lần đầu khi đội chúng lúc nào cũng sửa đi sửa lại trông rất buồn cười; cánh lính cũ theo kinh nghiệm biết, không sai một ly, giữa vĩ độ này và vĩ độ này mặt trời sẽ không tha thứ bất kỳ kẻ nào thách thức nó.


Ngày nay các nhà văn khoẻ mạnh xông xáo nhất, mặc dù có những tiện nghi sẵn bên mình, dường như vẫn giữ được cái tính phòng xa của những người đi trước. Như trường hợp Pierre Benoit (nhà văn người Pháp theo chủ nghĩa xê dịch - ND) khi bỏ neo trước đảo Erromango (một đảo trong quần đảo Nouvelles Hébrides ỏ Nam Thái Bình Dương - ND) ông đã làm chúng ta hứng thú khi mô tả nỗi hoảng sợ trước mặt trời trên quần đảo Nouvelles Hébrides (nhân dân ta trước đây thường gọi là Tân Đảo, nơi có nhiều phu người Việt Nam do các chủ đồn điền mộ sang làm việc - ND). Xin trích một đoạn trong cuốn Erromango của ông: "Lạy Chúa, mũ cát của anh đâu? - Sullivan kêu lên với Simber, - anh không nhìn thấy mặt trời nhưng mặt trời nhìn thấy anh". Và... giữa hai trận mưa rào ẩm ướt, ngôi thiên thể treo trên Erromango làm các đầm lầy bốc hơi, làm bốc mùi men thối, làm phong phú các loại xác chết"... Nhà văn này có dẫn dắt ta tới Đông Dương không? Bạn đọc hãy nghe: Trong vùng đồng bằng Nam Kỳ, "người ta không nhìn thấy mặt trời nhưng cảm thấy sức mạnh của nó làm ngất xỉu những người vô ý, có lẽ, đã bỏ mũ ra trong một giây". Và ở Cao Miên, đất nước của Ông Vua hủi (Roi Lépreux, tên một tác phẩm của Pierre Benoit viết về mối tình của một nhân viên bảo tồn người Pháp với một vũ nữ Miên - ND), đó là "một mặt trời nặng như chì, một mặt trời phơi ra làm người ta chết khô".


Tại một xứ đạo nghèo nàn ở Huế, Đức cha Hallys ở tuổi tám mươi, người đã chịu những sự bài đạo của Tự Đức, đã nói với tôi: "Con hãy chú ý. Căn phòng này không an toàn đâu, vẫn có nắng lọt qua cửa chớp vào, con hãy đội mũ vào đầu". Tại Dakar hay Saint Louis ở Sênêgan, ngay giữa mùa đông nhiệt độ rất điều hoà, các sơ dòng Thánh Joseph, cũng như tất cả đám dân châu Âu ở đó, không bao giờ ra đường mà không đội mũ cát mặc dù dưới mũ đã có chiếc khăn cứng. Tại khu vực Quảng Châu Văn (một nhượng địa của Pháp trong tỉnh Quảng Đông - ND) ở Hoa Nam, nơi người Trung Quốc được Nhật "che chở” chẳng bao lâu nữa sẽ đòi lại, tôi thường nghe thấy ông bác sĩ hàng xóm nghiêm khắc nhắc vợ con mỗi khi ra đường: "Mũ đâu". Trên lãnh thổ rộng lớn của đế quốc, chiếc mũ cát được áp đặt như một giáo điều. Thậm chí một số người ngay ở nhà hay trong văn phòng vẫn cứ ềnh hềnh trên đầu chiếc mũ hộ mạng.


Như vậy là người Pháp chúng ta ở bất cứ vĩ độ nào cũng đi dạo với chiếc mũ cát trên đầu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mốt là một thứ khó chấp nhận ở một số dân tộc: các dân tộc đó cho rằng hơi hướng "thực dẫn" mang tới xứ họ làm tổn hại lòng tự tôn của quốc gia. Một hôm, một người dân xứ Pernamboue (một bang của Brazil - ND), một người da đen rất đẹp, vừa chỉ vào chiếc mũ trên đầu tôi vừa nói: "Brazin không phải là thuộc địa và chúng tôi không phải là những người da đen (nègre)". Đồng ý thôi, nhưng không phải vì thế mà mặt trời ở Pernamboue kém chói chang hơn và nước ở cảng nóng tới 35 độ. Không sao! Nhưng tôi xin lưu ý các bạn là các nước cộng hòa Trung Mỹ, tuy nóng cháy da cháy thịt hơn nhưng cũng ít độ lượng hơn đối với chiếc mũ cát ngược ngạo.


Nếu những lời xỉ vả hay nhạo báng của mấy anh vớ vẩn ở Panama hay Nicaragua góp phần hạ cơn sốt sợ mặt trời của chúng ta, có lẽ phải cám ơn họ về điều đó. Thanh niên chúng ta đã thoát khỏi nỗi ám ảnh của ánh nắng mặt trời mà chẳng chịu một đau đớn nào. Phải chăng giống da trắng chúng ta, qua sự rèn luyện kéo dài hàng thế kỷ, bắt đầu thích nghi hơn với những điều kiện nhiệt đới, những điều kiện tự thân chúng cũng được cải thiện?... Và trên hết, phải chăng chúng ta nhầm lẫn trong một chuỗi những suy nghĩ sai lầm?... Đúng như vậy: chúng ta đã thích nghi, chúng ta đã nhầm lẫn. Đó là ý kiến của bác sĩ Fougerat, một chuyên gia về vệ sinh nhiệt đới. Không là kẻ giết người như ta vẫn tưởng, ngược lại, mặt trời là đấng cứu rỗi. Phiên tòa khôi phục danh dự cho mặt trời thật gian nan.


Bây giờ chúng ta hãy nghe ý kiến về mặt trời của giới văn chương.

Bà Christiane Fournier, vợ một sĩ quan trẻ, nữ sáng lập viên và chủ sự tờ Tạp chí Đông - Pháp (Revue franco- indochinoise), viết mới đây: "Thay vì là một kẻ thù ghê gớm ở vùng nhiệt đới khiến người ta phải tự bảo vệ bằng chiếc mũ cát hình nấm, mặt trời đã trở thành một người bạn, mặc dù hơi thô bạo, hấp dẫn hơn những bãi biển Địa Trung Hải và phụ nữ Sàigòn không đội mũ cát để bảo vệ mái tóc vàng nữa".


Thế là mốt mũ ôn đới được tung ra ở Sàigòn.

Khi dẫn binh lính qua những ảo ảnh và những xóm nhỏ ở sa mạc, lúc thì dùng mũ kepi (loại mũ vải đáy bằng, có lưỡi trai - ND) lúc thì dùng mũ Bugeaud (thống chế Pháp, thống đốc Angiêri - ND), Lyautey luôn luôn nhắc đi nhắc lại: "Mặt trời không bao giờ gây hại cho ai".


Trong mọi trường hợp hình như những nhà cai trị mặc áo lính, từ Bắc Kỳ qua Madagascar tới Maroc, luôn luôn tìm thấy cái khôn trong cái khó.


Đoạn văn thư dãn trên tôi mượn ở mục Những bức thư Pháp của tờ Hành động Pháp (L'action française), một mỏ tư liệu về thuộc địa không đâu bì được.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Sáu, 2021, 07:20:50 pm
Bây giờ tôi xin quay lại Hội Hiếu nhạc.

Từ khi các vở của chúng tôi được khẳng định, số hội viên tăng lên gần gấp đôi. Tuy nhiên, có điều kỳ lạ là sự thịnh vượng đó lại tạo chỗ đưa cho những bất mãn và thị phi, những tính cách thường thấy trong nhóm người Pháp ở Đông Dương.


Phải nói rằng ngày xưa các buổi dạ hội do hội tổ chức thường có hai loại hình giải trí phân biệt rõ ràng: một bên là cánh phụ nữ (các bà mẹ và các cô gái) chiếm các hàng ghế băng hoặc ghế phô-tơi trong phòng khiêu vũ để chờ đợi xem có anh chàng nào hạ cố nhảy với mình không, mỗi lần như vậy người được ưu tiên phải là bà hay cô dễ xúc cảm nhất; một bên là cánh đàn ông, các ông bố và chủ yếu là những anh không thích nhẩy, tụ tập nhau trong phòng chơi bài. Buổi dạ hội cứ diễn ra như vậy không hề có một sự giao lưu một - một nào giữa hai nhóm. Cứ thế cho tới khoảng bốn giờ sáng có một bà mẹ nào đó nói với con gái: "Ra nói với bố về". Thế là "chuyến xe bão táp" tiếp tục hành trình quanh chảo lửa ở địa ngục cho tới khi bà vợ thích nhảy đi ngủ... Một lần tôi dời Hội Hiếu nhạc vào lúc tang tảng sáng, buổi trưa quay lại vẫn thấy một nhóm đang chơi, quần áo nhàu nát, tóc tai bơ phờ, trừ tay thương gia Kalischer hói trụi đầu. Chắc chắn có người thua lớn và vẫn còn mong gỡ... Nếu các bà đủ kiên nhẫn chờ đợi nhảy bản van-xơ đầu tiên sau những lời giới thiệu rườm rà thì các ông, loại người không được giới văn chương và sân khấu có cảm tình lắm, lại nổi cáu vì không được lột nhau bằng bài bạc ngay từ sớm.


Có lẽ nhóm kịch chúng tôi vẫn yên ổn nếu cứ diễn những tiểu phẩm thời lượng co dãn được. Nhưng thảm họa giáng xuống đầu chúng tôi khi chúng tôi bắt đầu có tham vọng dựng các vở hàng bốn năm màn. Các hội viên mới, những người tới hội chỉ vì các ca cảnh (tiết mục chính để hội tồn tại), có số lượng khá đông và không muốn thay đổi tiết mục. Việc chúng tôi dàn dựng các vở mới đã làm xáo trộn thói quen thưởng thức của một số sáng lập viên kỳ cựu có tiếng nói đáng kể trong ủy ban. Cứ mỗi lần chúng tôi đề nghị một vở mới nào là những người chống đối lại phê phán nào là chi phí tốn kém cho trang trí, nào là vở quá dài khán giả phải về muộn... Chúng tôi trả lời rằng chương trình nghệ thuật khó nuốt của chúng tôi sẽ đánh thức sự u mê của hội, rằng hội đang đè nén chúng tôi, rằng nhờ sự hỗ trợ của các hội viên mới nên thâm thủng tài chính trước đây đã được lấp kín mặc dù có những chi phí mới, rằng các diễn viên nghiệp dư có thể thực hiện các dạ hội riêng không có bi kịch. Nhưng nói thế nào thì nói, chẳng có cách nào vượt qua sự ương bướng đến kỳ quái của những người chống đối.


Có một sự cố bất ngờ được khai thác một cách ranh ma cho thấy cương lĩnh chống hài kịch rất có hệ thống. Chuyện như sau:

Đại úy Sénèque, chồng của cô bạn chủ chốt trong nhóm kịch của chúng tôi, không lên sàn diễn mặc dù anh là tác giả của bài hát nổi tiếng Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ (La petite tonkionoise - chú ý rằng tonkionoise chỉ phụ nữ Pháp ở Bắc Kỳ khác với congai chỉ phụ nữ Việt Nam - ND). Tuy không lên sân khấu nhưng con người hào hoa này lại có chân trong ủy ban lễ hội. Anh được trao nhiệm vụ kiểm soát vé ở cửa rạp sau khi những người lãnh đạo hội nhận thấy anh không dính dáng gì với các khán giả không được mời cũng như không đăng ký với hội. Thế là đại úy Sénèque, với vẻ rất lịch duyệt, đứng ở cửa rạp làm nhiệm vụ. Anh để những người xuất trình giấy mời hoặc những người anh biết là hội viên vào. Đối với những người khác anh xin lỗi được kiểm tra giấy mời. Mọi người biết rõ phù hiệu mới phát của ủy ban nên thực hiện yêu cầu của Sénèque rất tốt trừ một tay ba toác tên là Jail phá anh một cách trịch thượng: "Tôi là hội viên từ mười năm nay. Ai cũng biết tôi” - "Thưa ông, đúng vậy nhưng cá nhân tôi, tôi không có vinh dự đó. Tôi chỉ là một tên nô lệ của chiếc phù hiệu tôi đang đeo. Xin ông hãy mời một thành viên của ủy ban xác nhận tư cách hội viên của ông. Lúc đó tôi sẽ chịu ông. Thôi được, hay là xin ông cho biết tên" - "Tôi không cần phải ai xác nhận cũng không phải khai tên với ai".


Nói xong, người gọi là Jail cố vượt qua cửa bằng cách đẩy Sénèque. Viên đại úy cũng không vừa, anh đứng chắn ngang ra. Tay thô lỗ đành rút lui sau khi đe dọa sẽ làm rõ chuyện. Sự cố, rõ ràng có chủ ý trước, đã dẫn tới hậu quả không thể lường được. Phải chăng "ông" Jail đã nuôi ác cảm với đại úy Sénèque? Phải chăng đó là hành động chống sự áp đặt mang tính quân phiệt? Tôi không biết. Chỉ biết rằng tay đầu óc ngu xuẩn tối tăm đó đã làm náo động cả thành phố: thư độc giả, thông báo... kín các cột báo; ủy ban họp liên tục. Người ta thấy vụ việc thật đáng tiếc: bỏ qua sự đoàn kết vẫn có, một số thành viên ban lãnh đạo hội tỏ thái độ bất tín nhiệm Sénèque trong khi viên đại úy này chỉ có khuyết điểm là thực hiện nhiệm vụ được giao một cách mẫn cán.


Phải triệu tập một phiên họp toàn thể và cuộc họp diễn ra cực kỳ sôi động. Các diễn viên hài, được đa số các hội viên yêu sân khấu ủng hộ, dĩ nhiên đoàn kết với đại úy Sénèque. Chúng tôi cũng nói thẳng với ủy ban chúng tôi sẽ ngừng hoạt động nếu ủy ban buộc Sénèque phải xin lỗi ông Jail. Chỉ tội nghiệp cho vị chủ tịch tốt bụng Blanc. Ông liên tiếp đưa ra những ý kiến ôn hòa nhưng không dứt khoát đứng về phía nào do có một số quan hệ ràng buộc. Tóm lại, mặc dù có nguy cơ về sự rút ra của nhóm sân khấu, chúng tôi ngỡ ngàng khi thấy một bộ phận lớn của hội đồng quy tụ quanh ông chủ hiệu sách Schneider trưởng (con trưởng của Scheneider, chủ hiệu in đầu tiên ở Bắc Kỳ - ND) nhất định báo thù cho cái họ gọi là sự sỉ nhục một hội viên kỳ cựu. Tôi lao vào tranh cãi, nhấn mạnh rằng ông Schneider và nhiều người vây quanh ông ta nhận là hội viên kỳ cựu do sự đóng góp nhưng tôi chẳng bao giờ thấy họ có mặt trong các buổi dạ hội của chúng tôi và sự đột nhiên tích cực quá mức của họ thật lạ lùng. Không biết tôi nói có đúng không nhưng vô hình chung đại úy Sénèque đã tạo ra những tuyên bố hoặc tuyên bố ngầm của một số nhóm chính trị, xã hội đòi giải quyết vấn đề theo ý của họ để vuốt mặt cho một người của họ. Y như một phiên tòa thô bạo trong đó những câu đao to búa lớn ngớ ngẩn phát ra từ những chiếc miệng méo mó vì thù hằn. Tuy nhiên, những ý đồ đó chỉ vô vọng vì đa số đều bỏ phiếu tán thành đại úy Sénèque đã hành động phù hợp với chỉ dẫn của ủy ban lãnh đạo. Cái đau của vấn đề là nếu vụ việc không được đưa ra hội nghị toàn thể với sự ủng hộ của nhiều diễn viên sân khấu nghiệp dư có lẽ chính cái ủy ban ra chỉ thị cho Sénèque sẽ mang Sénèque ra tế cho lòng thù hận của những tay bài bạc.

Sau vụ này, tôi không còn dịp nào tiếp xúc với các "hội viên bí mật" nữa.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Sáu, 2021, 07:22:49 pm
Sự cố xảy ra với đại úy Sénèque làm tôi nhớ tới một sự cố xảy ra mấy chục năm trước đây được báo chí làm ầm ỹ, liên quan tới một đại úy pháo binh thuộc địa tôi xin được dấu tên. Viên sĩ quan lịch sự hơi thái quá này có vợ rất đẹp và cũng khá lập dị. Chắc chắn đôi vợ chồng này sống ở Hà Nội khá chật vật so với đồng lương của họ vì người ta thấy họ nợ nhiều đến nỗi các cửa hàng của người châu Âu không cho mua theo thẻ tín dụng nữa. Sau khoảng thời gian này ít lâu có một vũ hội lớn ở Phòng Thương mại (Chambre de Commerce) lúc đó tọa lạc tại chỗ nay là ngôi nhà chính của sở Lưu trữ và Thư viện (Direction des Archives et Bibliothèque - nay là Thư viện quốc gia - ND) ở phố Borgnis Desbordes (nay là phố Tràng Thi - ND).


Mặc dù không có giấy mời nhưng đôi vợ chồng vẫn tới vũ hội. Khi họ bắt đầu nhảy thì có tiếng xì xầm trong giới thương gia chủ nợ của cặp vợ chồng. Họ hội ý nhau trong phòng chơi bài và, được sự đồng ý của văn phòng Phòng Thương mại, đề nghị một nhân viên tới báo cho cặp vợ chồng nếu không xuất trình giấy mời sẽ không thể ở lại trong phòng vũ hội. Để thực hiện nhiệm vụ tế nhị này, người thay mặt văn phòng phải chờ đức vua Thành Thái, có mặt trong vũ hội, nhảy xong với người vợ bốc lửa và ngát hương của viên sĩ quan. Viên sĩ quan tái người; anh ta phản đối cách xử lý mang tính xúc phạm nhưng nhân viên thay mặt Phòng Thương mại tỏ ra kiên quyết, cho biết sự nhất trí của các thương gia ủy quyền cho mình; viên đại úy gọi vợ và cả hai nhẫn nhục đi ra dưới những ánh mắt chế nhạo và dữ dằn của cử tọa đã được báo trước sự việc sẽ xảy ra.


Ông Danloux du Mesnil, một dân di thực chuyên chăn nuôi ở Bắc Trung Kỳ, có những tính cách rất xấu trong quan hệ với giới cầm quyền.

Nhận thấy mỗi khi tàu đến hoặc tàu đi (từ 1904 có tàu hỏa nối Hà Nội với Hải Phòng) số người đi trên sân ga rất đông, ban giám đốc đường sắt quyết định thu bốn xu cho một lần ra sân ga.

Thoạt đầu những người châu Âu chống đối lại chút ít nhưng rồi cũng thực hiện trừ ông Danloux. Hôm đầu, ông ta gạt người soát vé An Nam ra để vào, nói rằng mình không biết cái quy định bất hợp pháp mới ban hành này. Người soát vé báo cáo sự vi phạm nhưng mọi người không muốn gây sự với ông Danloux. Tuy nhiên, kỹ sư trưởng lại cho treo một thông báo ở một nơi rất dễ thấy như sau: "Những người đi đón hoặc tiễn khách đi tàu muốn vào sân ga phải mua một vé đặc biệt giá 0$04 (nghị định của Toàn quyền ngày....)". Khi ông Danloux tới, người soát vé chỉ cho ông thấy bản thông báo. Nhân vật của chúng ta chăm chú đọc, mắt sáng lên, sau đó vào sân ga không thèm để ý tới đoạn thông báo. Lần này, người soát vé gọi trưởng ga. Ông trưởng ga đi tới lễ độ nói với kẻ phạm tội: "Thưa ông, ông đã không mua vé vào sân ga, tôi buộc phải viết một bản báo cáo và ông có thể bị truy cứu..." - "Thưa ông trưởng ga, tôi sẽ không bị truy cứu hoặc nếu có bị truy cứu thì cũng không thể bị kết tội. Có lẽ ông đã làm tôi mất thời gian và cũng làm mất luôn thời gian của ông" - "Tại sao vậy ông Danloux? Tại sao lại có ngoại lệ cho riêng ông như vây?" - "Thưa ông trưởng ga, tôi có lý do chính đáng. Theo những gì tôi đọc trên thông báo thì chỉ những ai đi tiễn hay đón khách đi tàu mới phải mua vé qua cửa. Vậy mà, thưa ông, ông thấy tôi chỉ đi có một mình...".


Khi Danloux tới ga lần thứ ba, trong khi đang đọc bản thông báo thì ông trưởng ga đi tới nhẹ nhàng nói: "Thưa ông Danloux, lần này thì ông phải mua vé. Bản thông báo của chúng tôi lần trước viết không được rõ nên chúng tôi đã thay. Ông phải xem cho rõ - "Thưa ông trưởng ga, tôi đọc thấy những người lưu hành trên sân ga phải trả bốn xu" - "Thưa ông, đúng vậy" - "Vậy ý ông thế nào?" - "Ông phải trả tiền thôi, ông Danloux a". - "Không, tôi chẳng chi trả gì hết... vì tôi có lưu hành đâu. Từ lúc vào đây, tôi chỉ đứng dựa vào chiếc cột đúc này, chẳng động đậy nữa. Tôi không phải là đối tượng cho nghị định áp dụng".


Thế là Danloux thắng lần thứ ba.

Mấy ngày sau, Danloux không vào sân ga sau khi biết nội dung mới của banr thông báo: "Mỗi người vào sân ga phải trả 0$04 (nghị định...)".

Lần này thì tên cướp Danloux du Mesnil, ngươi đáng được xếp chung với bọn ương bướng của Courteline (nhà văn Pháp (1858-1929), tác giả nhiều vở hài kịch - ND), phải chịu thua; nhưng anh vẫn vênh vang: "Tôi phải vất vả lắm mới làm họ cho ra được bảng thông báo hoàn chỉnh như thế" và nhắc đi nhắc lại: "Nếu mấy thằng kỹ sư đó không phải là công chức chắc sẽ thông minh hơn chúng ta".


Danloux du Mesnil không chịu được Henri de Monpezat; anh tránh gặp và tuyên bố rằng mình không muốn có quan hệ tí nào với de Monpezat. Là cựu sĩ quan kỵ binh, Danloux có, giống như de Monpezat, một chuồng khoảng bốn mươi tới năm mươi con ngựa đua ở Bắc Trung Kỳ. Mỗi tuần, ngựa lại đi xe lửa tới các trường đua khác nhau ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh...


Trong số các ngựa đua của mình, Danloux tự hào về con Auguste có thể bỏ xa mọi đối thủ, nhưng con này, mỗi khi đã ở quá xa trên đầu, thường chạy chậm lại để nhập đàn với đồng đội và mười phần thì chắc đến tám là thế nào cũng chiếm vị trí thứ nhì, không bao giờ thứ ba hoặc thứ tư.


Một chủ nhật, bực mình với cái tật chỉ chịu chiếm vị trí thứ nhì của con Auguste, Danloux cho nó dự năm cuộc đua liền trong một ngày (vì điều lệ hồi đó cho phép như vậy) và báo trước nếu nó không quỵ trước khi họp đàn thì cũng sẽ bị bắn hạ ngay tại chỗ nếu không mang về giải nhất. Súng đặt trong xe cho con ngựa trông thấy. Nhưng con ngựa, có lẽ do muốn chết, nên trong cuộc đua nào cũng chạy chậm dần lại trước đích để chiếm vị trí thứ hai sau khi dẫn đầu rõ rệt trong các vòng trước đó. Con ngựa đặc biệt này hình như chế nhạo chủ nó: "Ông xem, tôi thừa sức chiếm vị trí thứ nhất nhưng tôi đã nhường để ông chỉ được giải nhì, nhưng như thế cũng đủ để ông nuôi tôi". Danloux nổi điên nói với mọi người: "Các anh thấy đấy, nó thắng năm lần liền một cách dễ dàng. Chẳng cần cố nó cũng năm lần về thứ nhì. Nó không cần tôi. Tôi sẽ giết nó". Nhưng mọi người can và khi Danloux rút súng ra, anh thấy súng đã bị tháo đạn. Chắc một người nào đó thương con Auguste đã tháo ra.

Cần phải mất nhiều trang để kể về con Auguste và những cuộc quyết đấu giữa chủ nó với Monpezat và các đối thủ khác.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Sáu, 2021, 08:10:57 pm
Ông Edouard Picanon ngồi vào ghế tổng giám đốc quan thuế thay ông Jules Morel về Pháp vĩnh viễn. Trước khi thay ông Morel, ông Picanon đã qua các chức vụ thống đốc Nam Kỳ, thanh tra thuộc địa. Mặc dù có những xáo trộn thường diễn ra trong cơ quan công cử sau mỗi lần thay sếp, tôi vẫn được giữ lại trong văn phòng của tổng giám đốc mới và được đi nghỉ phép.


Các tòa nhà của ban giám đốc hồi đó nằm ở phố Balny (nay là phố Trần Nguyên Hãn - ND) gặp đại lộ Francis Garnier (nay là Đinh Tiên Hoàng - ND), chỗ ngày nay đang mở rộng nhà máy điện. Do các tòa nhà cũ kỹ này không thể chứa hết tất cả các phòng ban, nên người ta phải xếp một số phòng ban vào các ngôi nhà phụ trong khu nhà cũ của tổng đại lý rượu của ông Râoul Debeaux. Phòng nhân sự bản xứ, được phân kém nhất, đặt trong một chuồng ngựa cũ vẫn còn nguyên những máng cỏ khô. Chính bên những máng cỏ khô này, hàng ngày chúng tôi ngồi bình luận các sự kiện trong ngày. Có Pinder tinh tế trong nghệ thuật bếp núc, có Gabriel Caffaréna sắc sảo, thường đọc những áng văn đẹp, có Sénès hòa nhã đoán trước bệnh tật cho mọi người không cần chờ qua tuổi lên sởi, có Raoul Virgitti hay cười hiện nay là chánh thanh tra quan thuế ở Vạn Tượng (Vientiane)... và nhiều người khác nữa.


Còn có anh bạn thân mến Nguyễn Phan Long, hiện là một chính khách quan trọng. Anh lúc nào cũng ngồi suy nghĩ trong một góc của căn phòng nhỏ bé và kỳ lạ vì mùi phân ngựa, cố gắng hoàn chỉnh ngôn ngữ tráng lệ của chúng ta với các quy tắc tinh tế mà chính bạn, các bạn đọc, phải tuân thủ một cách dễ dàng.


Anh bạn đáng yêu Pinder, sinh ra và lớn lên ở đảo Martinique (thuộc địa của Pháp trong vùng biển Caribê ở Trung Mỹ - ND) dưới gấu váy của những người phụ nữ nên đã học được cách nấu nướng của họ và vượt qua được các ông thầy về nghệ thuật sống hàng đầu này. Khi chúng tôi tổ chức bếp ăn trong đó có Vatel, một người không thể thay thế được, chính Pinder là người nấu và bất kỳ món gì anh nấu chúng tôi cũng nuốt nước bọt ngồi chờ. Duy có điều Pinder là người lai (créole - người Pháp lai da den, khác với mulat, người Bồ Đào Nha lai da den - ND) nên chóng chán. Chỉ sau một giấc ngủ trưa là hứng thú nấu nướng của anh giảm xuống thành con số không.


Cha của Pinder là tổng ủy viên trưởng cơ quan hành chính quản trị quân sự và hàng hải. Chính ông là người, trong một văn bản, đề xuất ra những nguyên tắc cho sự quản trị tốt và khôn ngoan bằng câu sau đây: "về phương diện hành chính quản trị, cũng như trong tình yêu, phải đi tới cùng và không được ngại khổ.


Bếp ăn của chúng tôi nằm trên bến Thương mại (quai du Commerce), ngày nay đổi tên là bến Clemenceau (nay là đường Trần Nhật Duật, Hà Nội - ND), ở chỗ gặp phố Hàng Vôi (rue de la Chaux). Trong căn phòng chúng tôi gọi là "tủ áo" có bốn ông cơ quan thuế: Lorin, Lafargue, Babonneix và tôi. Babonneix là người Auvergne không nói ngọng. Anh có cảm tình đặc biệt với những ai có chút sạn điên rồ trong đầu. Con người độc đáo này luôn luôn phú cho các đồ vật một tính cách nào đó của người và có lần tôi đã nghe anh phàn nàn mãi về đôi giầy của mình chỉ vì có một cái lỗ hoặc phàn nàn về cái quản bút không dùng được ở văn phòng... Một lần, chiếc xe máy của anh nhất định không chịu nổ máy. Tôi ngạc nhiên thấy anh cầm búa đập như điên vào chiếc xe máy miệng hò hét: "Con bẩn thỉu! Mày nhất định không chịu mở miệng à!". Chiếc xe máy này là một chiếc xe cổ nằm trong số những xe đầu tiên nhập khẩu vào Bắc Kỳ mấy năm trước đó. Đó là chiếc Herstal, chủ sở hữu đầu tiên là ông Muraire, thu ngân viên ngành quan thuế. Tôi trở thành sở hữu chủ của nó với cái giá một trăm đồng khi Babonneix về Pháp. Đối với tôi, một người chẳng biết gì về máy móc, "con vật bẩn thỉu” này chơi khá đẹp vì không bao giờ tôi đối xử tệ với nó khi nó bất ngờ bỏ tôi bên Hồ Gươm hay trên đê Parreau (nay là đường Hoàng Hoa Thám - ND). Những lúc như thế, tôi đẩy nó tới nhà quen gần nhất, sau đó đi xe kéo về "chiếc tủ". Tôi nói qua cho người bồi xe ở đâu để anh ta đi tìm, thế là một giờ sau anh bồi cưỡi xe phóng về, hãnh diện bóp còi từ xa như để báo cho cả phố biết sự kém cỏi của tôi.


Ba mươi năm trước đây ở Bắc Kỳ, các nhân viên quan thuế rất có ảnh hưởng bởi số lượng đông đảo cũng như chất lượng khi tuyển dụng, nhất là có tác dụng tích cực của Hội Ái hữu do một số người trong chúng tôi thành lập. Hàng năm, ở Hà Nội và Hải Phòng, hội tổ chức một bữa tiệc lớn có sự tham dự của tổng giám đốc (phụ trách toàn Đông Dương - ND), giám đốc xứ Bắc Kỳ và tất cả các thanh tra. Theo sau bữa tiệc bao giờ cũng có trình diễn kịch của các nhân viên bộ phận hành chính. Buổi lễ kết thúc bằng một vũ hội mang tính chất nghề nghiệp: đó là cuộc họp mặt giữa các nhân viên với thủ trưởng. Tổng giám doc, dù là ông Morel hay ông Picanon, phát biểu ý kiến vào lúc ăn tráng miệng, biểu thị sự hài lòng đối với nhân viên hoặc đáp lại diễn văn của những người lãnh đạo Hội Ái hữu trong có nêu một số yêu cầu cá nhân. Cuộc họp cứ thế diễn ra không một khúc mắc và cuốn sổ ghi ước vọng cá nhân hàng năm, trang nhã với những khung có riềm ôm quanh một chiếc bàn đầy hoa, không hề có những câu thô cứng như những yêu sách hiện nay của các hiệp hội mang tính công đoàn.


Chính trị lúc đó còn chưa bị đầu độc bởi những báo cáo của công dan này về công dân khác, của chủ về thợ của minh, của nhân viên cho sếp. Mỗi người cố gắng tối đa thể hiện ý chí tùy theo vị trí, tính cách và năng lực của mình. Sự hòa hợp tốt cũng tạo điều kiện cho mọi người bởi vì trước đại chiến (hiểu là đại chiến thế giới lần thứ nhất - ND) các nhân viên chính quyền do nhu cầu không nhiều nên đòi hỏi ít hơn và các quan chức cao cấp trong sạch hơn. Tóm lại, những cuộc tiếp xúc thực sự thân ái, những bữa tiệc như thế đã thắt chặt các nhân viên quan thuế bất kể thứ hạng với nhau. Mô hình tốt đẹp này được ngành công chính ở Hà Nôi noi theo. Ngành này có nhiêu nhà văn và nghệ sĩ giỏi; họ có tờ Đồ bản (tạm dịch từ Le Topo - ND), một tạp chí đẹp theo mọi nghĩa.


Những điều trên hết làm chúng tôi tự hào là buổi dạ hội có sự tham dự của ngành quan thuế toàn Hà Nội và toàn Hải Phòng: có hài kịch, có hòa nhạc, trong đó chúng tôi đua nhau tỏ ra biết chơi như thế nào, đua nhau không đưa người ngoài ngành vào chương trình của mình. Đó chính là những lý do làm các buổi dạ hội của chúng tôi vui nhất, đông người tới xem nhất. Các lễ hội của chúng tôi cho thấy trình độ cao về chất lượng trí thức, xã hội và đầu óc tinh tế của ngành chúng tôi, một ngành bảo đảm thu 90% tổng ngân sách lúc đó tức là bảy mươi triệu đồng một tài khóa.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Sáu, 2021, 08:11:38 pm
Ở Hải Phòng có một đám cưới khá đặc biệt. Anh Chérot, con trai một thanh tra quan thuế, cưới cô Milliet Bau de, con gái một thanh tra cũng ngành quan thuế. Bốn người làm chứng có cùng ngạch bậc và người đeo dải băng ba sắc xanh trắng đỏ thay cho chủ tịch ủy ban thị chính công nhận đôi vợ chồng chẳng phải ai khác ngoài ông Spas.


Một đám cưới độc đáo nữa nhưng ở Hà Nội: đám cưới của một kỹ sư trường Bách khoa (hiểu là ở Pháp - ND) với con gái của một kỹ sư cũng trường đó. Những người làm chứng cho chú rể cũng xuất thân từ trường Pipo (có lẽ tên lóng của trường Polytechnique - ND). Những người dự có đốc lý thành phố, ông Jules Morel, cha xứ, cựu đại úy pháo binh Lecornu.


Một lần nữa, tôi lại phải dời xứ này, nơi tôi thấy diễn ra sự biến đổi từng ngày. Khắp nơi ở Bắc Kỳ, nhiều ngôi nhà lớn được xây dựng, nhiều cơ quan hành chính mới được thiết lập, nhiều cơ sở thương mại, công nghiệp, nông nghiệp mọc lên. Tuy nhiên những biến, đổi về con người đáng quan tâm hơn những biến đổi về cơ sở vật chất.


Giờ đây người Pháp tới Bắc Kỳ không còn như những người tới trong thời kỳ chinh phục, những tay tìm kiếm mạo hiểm, những tay được ăn cả ngã về không, hay những cái đầu bốc lửa; chính quyền không tuyển đột xuất các binh sĩ giải ngũ hay các ca sĩ đồng ca trong nhà hát làm nhân viên nữa; các quan chức cao cấp không xuất thân từ quân đội hay hải quân nữa. Sau thời kỳ cai trị của Paul Doumer và triển lãm 1902 có một phong trào dự kiến đưa sang Đông Dương những thanh niên phải có hành trang trí thức hoàn chỉnh. Trường Thuộc địa (École Coloniale) bắt đầu sắp đặt các sản phẩm của nó vào các chức vụ cao cấp ở phần nước Pháp tại châu Á này, tạo cho các công bộc còn lại của các thuộc địa cảm giác họ chỉ có quyền nhặt những mẩu vụn của chiếc bánh dành cho đẳng cấp cao.    Đồng thời, thế chân cho dân di thực là những người làm nông nghiệp hoặc chăn nuôi, đa số xuất thân từ tầng lớp quý tộc muốn đem tài sản của mình đầu tư tại các thuộc địa Pháp. Tôi đã kể tên nhiều người thuộc loại này nhưng cần phải thêm tên các ông Piolant, anh em nhà Michels, de Lafaulotte, de Houdetot, hầu tước Pérignon v.v... vào danh sách những người mới tới hay gây khó chịu cho các chủ tỉnh vì nói chung các chủ tỉnh không những không tạo thuận lợi cho sự lập nghiệp của người da trắng mà còn tạo cho họ vô số khó khăn.


Khi tới thuộc địa, những người mới nhập tịch này, bất kể thuộc hàng ngũ cai trị hay kinh doanh, đều có gốc gác tinh thần tốt và trình độ được hoàn thiện một cách đáng kể. Điều đó dẫn tới việc dân bản xứ không còn được xem như những người đáng sợ nữa.


Phải nói rằng chất lượng xã hội và tính xã hội của dân chúng An Nam cũng được cải thiện nhờ tiếp xúc với chúng ta.

Ngoài thành phần ưu tú luôn luôn là giới nho sĩ trước đây và từ đó tuyển ra tầng lớp quan lại thù địch với lý tưởng của người Pháp, người ta bắt đầu thấy trong các trường chúng ta những thanh niên thèm khát tìm hiểu cuộc sống sáng sủa hơn cuộc sống gắn với những luật lệ của tổ tiên. Lòng yêu thích tự do sẽ thắng trong dân chúng khi đụng độ với những gò bó phức tạp của tập tục và lễ nghi nhưng cũng gây ra những đổ vỡ lớn lao trong gia đình... Vì tự do là thứ rượu mạnh, những cái đầu yếu đuối chỉ quen uống nước không thể nào chịu được. Để giúp cho những con người mới này tự vượt qua được cần phải thêm vào, ngoài việc giảng dạy chính thức ở trường học, sự giáo dục đạo đức nhằm thay thế nền giáo dục hạn chê họ không còn nhận được nữa từ truyền thông châu Á.


Trong thực tế, những người An Nam đến với nước Pháp để được đào tạo thành những con người có thể kiếm sống được và trở thành người chủ gia đình hạnh phúc thường chỉ muốn nhận từ người Pháp những định hướng cần cho họ. Tính cách ấu trĩ, thiếu sáng kiến, thiếu tinh thần phê phán của người An Nam buộc họ phải dựa vào người giám hộ và phải bắt chước khuôn mẫu trên cơ sở được hưóng dẫn. Sự bất lực của chính quyền Pháp trong việc phân bổ các nhà giáo dục, những người chính quyền tưởng có thể dễ dàng dời bỏ đất mẹ, cho các thuộc địa luôn luôn gây cản trở ghê gớm cho thiện ý của nước Pháp trong sự nghiệp chung. Đối với khiếm khuyết của nền giáo dục cơ đốc nói trên, có lẽ cần phải xây dựng một hệ chủ thuyết đóng vai trò như một cỗ máy điều chỉnh.


Đối với sự bất nhất về mặt tư tưởng của nước Pháp, hay đúng hơn của nền Cộng hòa, có lẽ chúng ta có thể loại bỏ được những điểm không phù hợp của nó mà không cần chổng lại những tín điều thần thánh của giới thế tục. Việc tách Nhà thờ khỏi Nhà nước không nhằm thay đổi quan hệ giữa chính quyền và tôn giáo ỏ các lãnh thổ hải ngoại như Gambetta từng nói "chủ nghĩa chống tăng lữ không phải là món hàng xuất khẩu", nó chỉ là thứ để thiết lập ở An Nam hệ thống trường học trong các chùa vốn rất tuyệt vời ở Cao Miên, nơi việc dạy dỗ được trao cho các nhà sư. Như vậy, không cần phải dùng tới bạo lực, chúng ta có thể cơ đốc hóa tức là Pháp hóa số dân chúng mỗi năm một thèm khát đoạn tuyệt với nếp sống của quá khứ Á châu.


Nếu cuốn sách này không được để ý tới, tôi cũng không quan tâm lắm tới những dư luận ầm ĩ có thể tạo ra những quan điểm ngược với suy nghĩ thông thường.

Không phải chỉ bằng mấy trang lụn vụn những kỷ niệm trẻ con này mà có thể trình bày và giải quvết một vấn đề chắc chắn là quan trọng nhất trong những vấn đề đè nặng lên tâm tư của những người cầm lái xứ này, nhưng tôi có thể hình dung ra, mà không sợ sai lắm, những lập luận có thể ngược với quan niệm của tôi về vấn đề đã được giải quyết.


Về những lập luận người ta viện ra để chứng minh cho đường lối trung lập của nền Cộng hòa đối với giáo dục đạo đức, tôi xin trả lời rằng, trong con mắt của người An Nam, người Pháp đã mang lại một hệ thống những tư tưởng, ý nghĩ, lòng hướng tới Chúa, vị ngọt cuộc sống, các nhu cầu, sự trinh nguyên, và cả những khiếm khuyết, trong đó không một yếu tố nào tách khỏi những yếu tố còn lại.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Sáu, 2021, 08:13:41 pm
Thực tế, người An Nam có thể mặc, ăn uống, cắt tóc theo kiểu châu Âu; họ có thể cải thiện tiện nghi trong nhà, có những bộ bàn ghế kiểu Henri II hay kiểu Đế chế, đi lại trên những chiếc xe do những bậc thầy của chúng ta đóng, đi du lịch trên tàu hỏa và tàu thủy của chúng ta, đọc sách báo của chúng ta, chơi các môn thể thao của chúng ta, ra vào các nhà hát của chúng ta, chơi các bản nhạc của chúng ta, thích các vũ điệu của chúng ta, hỏi ý kiến các kỹ thuật viên của chúng ta và thích nghi với thuốc của chúng ta; tóm lại, người An Nam có thể tự Pháp hóa từ đầu tới chân, từ trong ra ngoài mà không làm bực mình "người chinh phục". Việc người An Nam tự làm cho giống chúng ta cho thấy họ thừa nhận tính hơn của chúng ta. Điều đó làm chúng ta tự hào.


Nhưng khi bị đẩy đi quá xa, cái tính hay bắt chước đó không phải không dẫn tới những lệch lạc. Tôi nhớ là đã thấy ở Hà Nội năm 1909 đám ma của một người thư ký. Người ta đã gọi tới một dàn kèn châu Âu khá chỉnh. Thế nhưng phía sau xe tang lại có hàng chục nhạc công chơi bài Hành khúc tang lễ (Marche funèbre) của Chopin cứ như chiếc xe tang đang chở một ông đại sứ có tên tuổi, một thống chế nổi tiếng hay một viện sĩ hàn lâm. Ở đây nữa, người ta lại được dịp cười cách phô trương quá đáng của sự hãnh diện chưa được hiểu đến nơi đến chốn.


Ngay từ hồi đó, tại sao chính quyền Pháp vẫn có cái nhìn ác cảm với người An Nam, những người trong khi vay mượn nền văn minh của chúng ta còn muốn biến đổi cả tâm tính theo hình ảnh của chúng ta bằng cách đồng hóa theo tín điều và đạo đức của nhà thờ cơ đốc?


Vì chính quyền Pháp không muốn là một chính quyền cơ đốc nên cũng không muốn người An Nam trở thành cơ đốc và khi không ngăn cản được thì nó liền co lại mặc dân An Nam. Mặt khác, nước Pháp chẳng đề ra được điều gì thay thế cho chủ nghĩa cơ đốc trong khi các khuôn phép Á châu cổ lỗ, ngay cả trong triều đình Huế, cứ chết dần chết mòn năm này qua năm khác nên những tư tưởng truyền bá dễ dàng là những tư tưởng quyết định luận như chủ nghĩa cộng sản chứ không phải những tôn giáo mới rất đáng nghi hiện nay như Cao Đài, một tôn giáo kỳ quái có thể nguy hiểm hơn mọi hành động gây rối trước đó.


Tôi có thể nhầm và không phải chỉ với vốn liếng bốn mươi năm ở Đông Dương mà người ta có thể mạo hiểm định ra những khuyến cáo chắc như đinh đóng cột về chính sách cho nước Pháp theo đuổi ở xứ này. Tôi không sợ kém cỏi nhận mình có thể nhầm nhưng nếu chính phủ chúng ta ở Paris cho rằng các phong trào chống Pháp ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ từ gần năm mươi năm qua (Cuộc nổi dậy của Kỳ Đồng ở Hải Phòng năm 1897, vụ đầu độc quân đội ở Hà Nội năm 1908, vụ khủng bố bằng bom ở Hà Nội năm 1913, vụ nổi loạn ở Yên Bái năm 1930, cuộc nổi dậy ở Vinh năm 1931, tổng khuấy động của cộng sản từ 1936) chỉ dẫn tới sự củng cố ảnh hưởng và uy tín của chúng ta ở Đông Dương, rằng những vụ gây rối này tạo thuận lợi cho việc tiêu hóa một cách hài hoà xứ An Nam già cỗi, có lẽ chính phủ chúng ta có lý. Tôi vẫn theo đuổi ý tưởng cho rằng chỉ riêng biện pháp giáo dục của các đoàn truyền giáo, một biện pháp khuyến khích việc tạo ra những điểm dân cư nằm trong ảnh hưởng mạnh của Pháp, đã tạo ra những cản trở cho các sự kiện không sao sửa chữa được, những sự kiện nếu không loại bỏ nước Pháp khỏi xứ này thì ít ra cũng đào một cái hố đẫm máu không bao giờ có thể vượt qua được giữa chúng ta và người bản xứ.


Trong số những nhân vật kỳ lạ ở thuộc địa có Dénoc, một người nấu rượu ở Hà Nội. Dénoc cho rằng mình có thể giao tiếp thường xuyên với các linh hồn. Bạn bè của anh, trong đó có kiến trúc sư Henri Berruer, ngăn không cho anh đi vào thứ tín ngưỡng nguy hiểm đó.


Khi Dénoc bước vào một hiệu cà phê thường có một trận mưa tiền xu rơi xuống sân và chẳng ai cần biết trận mưa tiền xu đó đã vãi ra như thế nào. Mấy cậu bồi nhặt - vào chiếc giỏ hai quai đưa cho Dénoc.


Tôi không bao giờ thân mật với con người này, một con người rất lung tung nhưng điều hành khá tốt xưởng cất rượu của mình ở Hà Nội. Tôi biết Dénoc như mọi người biết anh và có một lần anh làm tôi tin rằng anh có sức mạnh siêu nhiên.


Lần đó, Dénoc phải ở Hải Phòng mấy ngày như toi. Tôi nới với một người hay đồng cốt: "Ngày mai, anh nói cho Dénoc biết là tôi không tin anh ta có bùa phép gì cả và xui anh ta cho tôi một bài học. Chẳng hạn xui anh ta sẽ giữ không cho tôi xuống xe kéo khi tôi tới Du Commerce uống rượu. Nhưng nhớ là hày tìm chỗ đứng để ra hiệu cho tôi nếu anh đã sui được".


Đúng giờ hẹn, tôi bảo người phu xe dừng trước Du Commerce và nhận được hiệu của bạn. Thế là tôi thử bước xuống. Tôi đặt được một chân xuống đất nhưng không làm thế nào nhấc được chân sau khỏi xe. Tôi đổi chân nhiều lần nhưng vẫn không xuống được. Người phu xe nhìn tôi vẻ lạ lùng không biết rằng tôi đã say trước khi vào hiệu cà phê. Anh muốn giúp tôi; tôi giả vờ dựa vào vai anh ta và cố bước xuống hè đường nhưng vẫn không xuống được. Khách uống lo lắng nhìn tôi, tưởng tôi ốm đau làm sao; một người hỏi tôi có chuyện gì không. Tôi trả lời: "Tôi không thể xuống được" trong khi người cứ lúng ta lúng túng. Dénoc rất vui. Nhiều người tụ tập lại xem vì tình trạng khốn khổ của tôi kéo dài ít nhất cũng ba bốn phút. Sau đó theo yêu cầu của người bày ra trò vui, Dénoc đồng ý giải phóng cho tôi vận động. Từ trên thềm cao, anh làm vài động tác như phóng từ trường về phía tôi. Tôi như thoát khỏi sự đè nén nặng nề và nặng nhọc bước lên bậc thềm...


Khi tôi lại gần anh bạn đồng cốt nổi tiếng, người bạn trung gian nghiêm giọng nói: "Anh hãy cảm ơn ông Dénoc. Nhờ có ông đó, anh mới thắng được các hồn ma giữ chân anh". Tôi lúng búng cảm ơn và nhân thể xin lỗi đã nghi ngờ quyền lực của người cứu mình khỏi thế giới vô hình. Câu chuyện truyền từ bàn này sang bàn khác và theo sau một câu thần chú, một trận mưa tiền rơi xuống quanh Dénoc dày đặc chưa bao giờ thấy như một lần nữa chứng thực ảnh hưởng của nhà chưng cất rượu đối với thế giới siêu hình.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Sáu, 2021, 08:14:17 pm
Ngày hôm sau nữa của ngày diễn ra sự kiện trên, tội gặp anh bạn Alexandre Granval, giám đốc hội La Bordelaise, đang hớn hở từ Ngân hàng Đông Dương đi ra. Tôi nói: "Chắc anh vừa mới mua bán được cái gì nên cười vội trước khi nó làm anh khóc" - "Không phải vậy. Tôi vừa kể cho Bazin một chuyện rất hay, anh cũng sẽ được nghe. Thế này: Chắc anh biết ông Rouelle, đại diện của hãng tàu Chargeurs Réunis. Sáng nay ông ta ra kho cảng bằng xe tay của công ty rồi, theo như lệ thường, dời kho quay về văn phòng vào lúc mười giờ và ngồi lì ở văn phòng; người phu xe tưởng mình hết việc như mọi sáng, nhưng về tới văn phòng, ông Rouelle thấy trên bàn mình có một số giấy tờ phải chuyển ngay nên ông gọi người phu: "cầm ngay càng xe, mau len (mau lên), chúng ta quay lại quan thuế”. Người phu xe chưa kịp lỉnh lại phải cầm càng kéo. Ông Rouelle rất vội vì muốn tới văn phòng quan thuế trước giờ đóng cửa nhưng con ngựa người trước đây quen rẽ gió thì nay cứ như dậm chân tại chỗ dường như muốn biểu thị sự bất mãn phải chạy hai cuốc mà không được một lúc để thở. Mặc cho ông chủ mắng thế nào thì mắng, người phu càng ngày càng chạy chậm lại. Cuối cùng anh ta dừng lại, bỏ hai cái càng xe xuống, ôm bụng rầu rĩ: "Thưa ông tôi đau lắm" (Moi, monsieur, beaucoup malasse). Ông Rouelle là một người tốt, dễ dàng chấp nhận cái khiếm khuyết của cỗ máy người. Tuy nhiên ông nhận thấy thái độ lạ lùng của người phu xe. Anh ta, sau khi dừng lại, hình như không đau nữa và, trái với chờ đợi của ông, không chạy vội ra sau hàng cọc công trường cảng của nhà thầu Porchet. "Mày đau ở đâu?" (où çà toi mal) - "Đau cái bụng" (Mal cai- bung). Nói rồi người phu xe xoa bụng với vẻ buồn bã. Ông Rouelle đánh hơi thấy người phu xe nói dối khi nhìn thấy một chỗ nhô ra bất bình thường ở cai quân (cái quần) người phu xe. Ông nắm thắt lưng người phu và thấy hai chai vang đỏ to may làm sao lại không tuột ra lúc người phu chạy. Ông Rouelle để hai chai vang trong xe và, chẳng thèm ngạc nhiên, bắt người phu chạy thật nhanh tới văn phòng quan thuế.


Ông Rouelle gặp tôi trong văn phòng quan thuế và kể cho tôi nghe chuyện ăn cắp rượu vang. Sau khi chuyển giấy tờ cho văn phòng ông ta lại đi ngay.

Khoảng 11 giờ 15, khi quay lại cửa hàng, tôi thấy một người phu tới xin vào làm. Vì cần gấp người đóng rượu vào chai nên tôi hỏi: "Mày biết đóng vang vào chai không?" (Toi connaît' mettre vin bouteilles?) - "Thưa ông tôi biết tốt" (Oui monsieur, moi bien connaît') - "Mày làm việc ở đâu trước đây?" (Où ça toi travailler avant). Người phu lưỡng lự, tôi liền hỏi tiếp: "Trước đây mày làm ở cửa hàng nào?" (Quel magasin toi travailler avant) - "Tôi không làm việc ở cửa hàng" (Moi pas travailler magasin) - "Mày làm ở đâu?” (Où çà toi travailler). Người phu lại lưỡng lự sau đó ngập ngừng: "Tôi làm việc ở hãng Chargeurs"... (moi travailler chargeurs...) - "Tại sao mày bỏ Chargeurs?" - "Tôi muốn đi vì ông Rouelle ông ấy rất ác” (Moi content ì parti, monsieur Rouelle lui beaucoup méchant). Trong óc nảy ra ý, tôi nói: "Có thể ông Rouelle ác do mày làm việc không tốt. Ở đây tao không ác, nhưng nếu mày làm việc không tốt thì tao đuổi ra khỏi cửa" (Ici moi pảs méchant, I si toi pas bon travail moi fout la porte) - "Tôi luôn luôn làm việc tốt" (Moi toujours bon travail) - "Mày có bao giờ ăn cắp không?" (toi jamais faire filou) - "Thưa ông không, tôi không biết ăn cắp" (Non Monsieur, moi pas connaît' Ị‘ faire filou) - "Tốt, mày đưa tay tao xem”.


Người phu chìa hai bàn tay cho tôi. Trước hết tôi nhìn rất lâu cả gan lẫn mu bàn tay phải, tôi nói: "Tốt". Tiếp theo tôi xem xét bàn tay trái: mu bàn tay không có dấu hiệu gì bất bình thường nhưng tới gan bàn tay thì... tôi nói: "Ồ, mày nói dối. Tao nhìn tay mày thấy ông Rouelle ông ấy đuổi mày. Mày bị đuổi khi nào?" - "Rất lâu rồi" - "Mày nói dối. Tao nhìn tay mày thấy ông ấy vừa đuổi mày sáng nay. Tại sao ông ấy đuổi mày?" - "Ông ấy không nói với tôi” (Lui pas dire moi).


Tôi lại chăm chú nhìn bàn tay người phu, sau đó nói: "A, mày hay nói dối. Tao nhìn tay thấy mày lấy của ông Rouelle hai thùng rượu vang... không... chờ đã... hai cốc rượu vang. À đây rồi, hai chai rượu vang. Đúng, hai chai. Mày là thằng ăn cắp, không làm ở đây được. Thôi, xéo đi!".


Người phu không nói năng gì, nhìn tôi với con mắt thán phục. Khi anh đã ở ngoài phố tôi thấy anh ta vừa đi vừa ngắm phía bàn tay, tìm trên đó đường vân ăn cắp...".


Đầu năm 1908, ở Hà Nội có 2300 người châu Âu, 23000 người Tàu và 56000 người An Nam. Các con số tương ứng của Hải Phòng là: 1158, 6940 và 12560 người.


Ở Sàigòn, nơi nước Pháp đặt chân tới sớm hơn 50 năm, vào năm 1908 có 3900 người châu Âu và chỉ có 31500 người An Nam.


Để tạm biệt khán giả Hà Nội, chúng tôi dựng ba màn hay nhất của vở Mơ mộng (Romanesques) của Rostand. Tiền thu được tặng cho hội Hồng Thập Tự. Bà Tisseyre cùng với tôi trong cặp vai Sylvette - Percinet, nhưng thành công nhất là em Jean tôi với vẻ rất uy nghi trong vai Straforel quá đáng.


Tiêu đề: Đông Dương ngày ấy - 1898-1908
Gửi bởi: quansuvn trong 28 Tháng Sáu, 2021, 08:14:50 pm
Đầu năm 1908, tôi đếm từng ngày chờ ngày xuống tàu. Lúc này giám đốc nhà hát thành phố, bà Kenn, muốn thỏa mãn một số đông dân di thực gốc Corse thường lui tới nhà hát nên tuyên bố sẽ dàn dựng một chùm vở về Napoléon như Napoléon, bi kịch của Charles Grandmougin, Quý bà vô tư (Madame sans gêne), hài kịch của Victorien Jardou, Tiểu bằng (L'aiglon) của Edmond Rostand.


Để dựng hai vở đầu, bà Kenn chỉ cần chọn người trong số các diễn viên ăn lương cũng đủ, nhưng vở Tiểu bằng thì có vấn đề: ngay cả khi phải loại bớt một số nhân vật trong kịch bản và giảm tối đa một số cảnh, đồng thời tăng gấp đôi số diễn viên hài tham gia, vở diễn vẫn thiếu rất nhiều diễn viên cho các vai quan trọng. Thế là bà Kenn phải gọi tới các diễn viên nghiệp dư. André Ducamp, chủ khách sạn Métropole có biệt danh chủ quán - quân tử, nhận lòi đóng vai tùy viên sứ quán Pháp, anh chàng tốt bụng Faueillers được phân vai hoàng đế Franz v.v... Chỉ còn lại vai Flambeau! Bà Kenn, người sẽ phải đóng vai công tước Reichstadt, tới tìm tôi vẻ lo lắng: "Người ta nói anh sắp về Pháp, nhưng không cần nói anh cũng biết lúc nào tôi cũng trông vào anh ở vai này. Anh không được để tôi hỏng việc" - "Tôi không thể nào làm khác được vì chuyến đi của tôi đã được chính phủ ấn định" - "Thế còn cậu em Jean của anh?” - "Nó sẽ là Flambeau lý tưởng với giọng trầm rất hay. Hiện nó đang phục vụ trong quân đội ở Đáp Cầu. Bà hãy nói với sếp của nó". Than ôi! Đại tá trả lời rằng anh lính Jean Bourrin đã được cho phép tham gia diễn vở Mơ mộng và việc tham gia một lần nữa sẽ phá vỡ điều lệnh quân đội.


Bà Kenn lại tới kéo chuông nhà tôi, bà nói: "Anh thấy đấy, anh không thể đi được". Cuối cùng tôi phải nhượng bộ nhưng lại nói dối rằng thực tình tôi không thích nhân vật hay "làu bàu" nàv. Qua đoạn kịch tôi biết đây là một "vai vàng" (role en or - thuật ngữ sân khấu chỉ vai diễn chuyển tải ý của tác giả kịch bản. Khi "vai vàng" xuất hiện, công chúng sẽ hoan hô. Diễn viên ngây thơ sẽ tưởng sự hoan hô đó dành cho mình), tôi tự nhủ sẽ rất rắc rối nếu mình không rút được khỏi vai này. Sau đó sự băn khoăn càng được củng cố: đóng vai Flambeau vào tuổi hai mươi tám thì thật là hơi liều và chắc chắn sẽ đi tới thảm họa. Anh bạn Duvalles đang nghiền ngẫm vai người thợ may ở màn thứ nhất đã thổi vào tôi niềm tin bằng cách giải tỏa hết các ưu tư của tôi. Cuối cùng chúng tôi tập khoảng sáu ngày trong khi ở Paris một vở như thế phải tập suốt ngày trong hàng tháng trời...


Tôi yêu cầu bà Kenn cho tôi quần áo của vai Flam - beau để luyện dần những cảnh phức tạp của vai viên đội kiêm ảo thuật gia. Vai này phải lôi từ túi áo rộng ra những đồ vật theo đúng thứ tự: một giây đeo quần ba sắc, một hộp thuốc lá, một khăn tay, một bức ảnh của Épinal, một cái tẩu, một chiếc nơ cài đầu, một huy chương nhỏ, một cốc, một con dao, một khăn ăn, một chén nhỏ dùng để ăn trứng luộc lòng đào, mấy chiếc ca vát, một bộ bài, mấy cuốn niên lịch...


Tôi nghe thấy mấy diễn viên hài chuyên nghiệp cười ranh mãnh ở hậu trường. "Nhìn hộ tôi này! Người ta đang mặc trang phục với bao nhiêu thứ đồ đây này. Người ta thành nghệ sĩ rồi". Trong số những anh bạn xấu chơi, tôi nhận ra giọng châm chọc của người hăng hái nhất là giọng một diễn viên hài tiểu nhạc kịch tên là Delange. Buổi tập kết thúc, tôi tuyên bố với bà Kenn vai của tôi quá nặng và có lẽ Delange có khả năng hơn cả để thể hiện vai Flambeau. Anh chàng xấu chơi, người chẳng bao giờ thuộc nổi bốn câu thơ, vội phản đối: "Với đoạn được phân hiện nay, lúc nào tôi cũng phải chúi mũi vào tập". Bà Kenn xoáy ngay vào thú nhận yếu kém đó: "Chính vì thế tôi mới không đề nghị anh. Nếu không có lẽ anh đã là một Flambeau tuyệt vời". Delange im lặng. Từ lúc đó, anh ta ngừng thiếu tin tưởng vào sự thành công của tôi.


Đêm diễn đầu tiên, Duvalles hóa trang cho tôi rất tuyệt. Mãi tới hai giờ rưỡi sáng buổi diễn mới kết thúc do có nhiều cảnh trang trí rất phức tạp mặc dù đã được cắt bớt. Công chúng rất tán thưởng vở diễn. Bà Kenn (vai công tước), Hermes (vai Metternich) và tôi được đặc biệt hoan nghênh và chúng tôi phải diễn năm tôi ở Hải Phòng cũng như Hà Nội...


Giống như vở Người Arles, niềm vui của tôi trước thành công của vai mình đóng bị giảm đi một nửa bởi nhận xét ngu ngốc của một cộng tác viên. Cộng tác viên này viết trên báo rằng nếu tôi ở trong quân đội, tôi phải biết rõ, trong quân đội Pháp, khi gác súng phải được dựng ở bên phải. Nhận xét này nhắm vào màn thứ ba, khi gác tôi đã dựng súng thẳng đứng dọc theo người ở bên trái. Cộng tác viên còn trách tôi đã nghĩ hộ sở Pháo binh một cái lưỡi lê không có ở Bắc Kỳ. Sự thực là ở thời Napoleon khi gác người ta dựng súng ở bên trái. Ngoài ra, các phông vẽ thời đó, nhất là phông của Raffet, là những thứ để các bậc tiên tri thêm thắt vào các khiếm khuyết của điều lệnh quân đội mà chỉ các chuyên gia mới biết rõ.


Đi xa hơn nữa, cộng tác viên dốt nát này, người định cho tôi một bài học, còn chế diễu tấm màn của nhà hát Hà Nội (chưa phải là Nhà Hát lớn ở đầu phố Tràng Tiền hiện nay - ND) vẽ một người lính ngự lâm đeo kiếm ở bên phải. Hình này thì đúng là hình của người lính dị giáo không thể cãi được.


Các buổi biểu diễn làm tôi về Pháp chậm mất một tháng rưỡi. Để tiết kiệm, mãi khi tới Port Said tôi mới đánh điện tín cho cha tôi: "Con bị chậm". Cha tôi rất sốt ruột, tưởng tôi bị ốm, nên đánh điện hỏi hãng Messageries Maritimes và điện trả lời của hãng cho biết tên tôi đã bị gạch khỏi danh sách hành khách do một sự cố ngẫu nhiên bị rơi xuống biển.


Cha tôi hoảng hốt. Khi chiếc tàu đáng ra có tôi phải đi cập cảng Masseille, cha tôi chờ trên bến, người như lửa đốt, cố tìm một người quen để biết chính xác tôi như thế nào.


Khi tàu cập cảng, cha tôi nhìn thấy một đồng nghiệp trong ngành đường sắt, ông Gayet Laroche. Cha tôi kêu toáng lên: "Gayet, thằng con tôi thế nào? có phải nó chết rồi không?". Ông Gay et nói to: "Con anh ấy à? Hiện nay nó đang chết trong đám trang trí của Wagram” - "Trang trí nào? Wagram nào?" - "Con anh còn ở lại bên đó để đóng vai Flambeau...". Cha tôi kêu lên: "Chà! Cái con lừa...!".