Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 07:49:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)  (Đọc 125288 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Lizzy
Thượng sĩ
*
Bài viết: 83


Phái viên của Tư lệnh


« Trả lời #220 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 12:04:28 pm »

@Lizzy: dịch được mỗi câu đầu "Пожалуйста" nghĩa là: Bà-Già-Lui-Ra đúng không bác Grin

Em đua đòi cho lên google dịch đấy bác ah, post lên trông cho nó pờ rồ Grin, chứ em 1 chữ tiếng Nga bẻ đôi cũng không biết ah Grin
Logged

Who can say where the road goes
Where the day flows?
Only time...
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #221 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 01:02:55 pm »

Nước Nga hay bắt đầu bằng chữ A: Ivanushka, Alenushka, vodka, raketa, podvodnaya lodka .... và còn cả Valôđia.
Gớt nói: "phải hành động"
Volodia ở trong lều cỏ bảo: "nên biết ước mơ"
Volodia ngày hôm qua đã thoát xác bay từ vườn hoa Canh Nông về Kremli làm tổng thống. U..hu....
Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #222 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 01:33:45 pm »

  Không biết nhiệt độ ở Mỹ quốc âm bao nhiêu hả bác Ledvu ? Chứ ở Sibiri thì -60 độ đó bác . Em nhổ bọt xuống đất , rồi ngồi xuống xem lại bãi nước bọt ngay , mà nó đã sền sệt như kem rồi .
[/Chào bác Quannhu172,hôm nay rảnh rỗi vô tình vào phần này,bác ở Xibiri đó à,thời gian nào,vùng nào vậy,em cũng là dân cựu Xibiri đây ạ,thành phố Barnaul.cách Novoxibia khoang 300km,nhưng em đã xa Xibiri hơn 10 năm rồi,em mới được thử lửa -46 thôi,chứ - 60 thì chưa gặp,lạnh nhất xứ Xibiri hình như là Irkust thì fai nhiệt độ trung bình mùa đông là -25 đến 45,chợ họp khoang 4 h -6h ngày thôi,thời điểm em còn ở Xibiri 90x .rảnh rỗi em sẽ " ôn nghèo -kể khổ " với các bác thời gian sống ở Vựa tuyết của CCCP cũ, ở Đức.Tiệp Ba lan sau này

Bác cho em "ôn nghèo kể khổ" với được không? Em cũng tá túc bên đó hơn 5 mùa đông nhưng vào đây kể lại ngại các bác cười cho, nhưng em biết ở diễn đàn này có rất nhiều bác từng sang tá túc bên đó, đọc các bác hoài cũng ngứa ngáy nhưng pót bài mãi không được. 
Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #223 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 01:44:48 pm »

Em vào mục "Vui buồn viễn xứ" hóng hớt chuyện của các bác và em biết trong diễn đàn có nhiều bác từng học tập, lao động, đi công tác ở Nga (Liên Xô) trước đây nên em đọc thấy rất thú vị. Trước đây em cũng có thời gian học tập ở Nga 5 năm, cho em tham gia đóng góp một vài chuyện được không các bác?

Пожалуйста, не стесняйтесь я Grin

Cám ơn bác Lizzy, vậy là em biết em gửi được bài rồi. Trước đây em đã đăng ký thành viên và có viết bài tham gia nhưng sau đó bị mất nik trên diễn đàn, đăng ký lại mãi không được lại không nhớ mật khẩu, không biết hỏi ai nên đành đăng ký nik mới, cái nik hơi có vẻ "đao to búa lớn", có cách nào phục hồi nik cũ không ạ? Mong mod chỉ giáo.  
Logged
Lizzy
Thượng sĩ
*
Bài viết: 83


Phái viên của Tư lệnh


« Trả lời #224 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 01:50:41 pm »

Bác ơi, bác lên topic ở trên bảng tin nhờ admin ah, vì việc thế này chỉ có admin can thiệp được thôi Grin

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/board,5.0.html
Logged

Who can say where the road goes
Where the day flows?
Only time...
daccong-tinhnhue
Thành viên
*
Bài viết: 800


« Trả lời #225 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2012, 07:12:07 pm »

Bác ơi, bác lên topic ở trên bảng tin nhờ admin ah, vì việc thế này chỉ có admin can thiệp được thôi Grin

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/board,5.0.html

chào cả nhà,tôi muốn viết luôn bài,không phài qua " trích dẫn " thi clik vào đâu để có thể viết luôn đưôc nhĩ.Cám ơn nhiều
1 kỉ niệm " điếc không sơ súng " cuối năm 1989 sau hơn 1 ngày bay khi ha canh xuông sân bay Mát < không nhố là Damadedovo hay Vnuckovo >mệt ,mỏi vì bị gò bỏ trong 1 không gian hep hơi bị lâu,phần nữa phãi mặc 3,4 quã quần bò phên,nối gối... gì đó,áo mặc cụng không kém 3,4 áo bò vài cái fong cá sấu bên trong kên người cứng như khúc gỗ,nhưng vẩn phải cắn răng mà chịu.vì đây là số hảng hóa vượt tiêu chuẫn,trước khi xuống xuống máy bay thì được thông báo anh em trong đoàn phãi hỗ trơ nhau trong lúc nhận hành lí,tránh trưởng hợp bị " bộ đọi sân bay " đá hàng < cũng là dân Cộng ,nhưng bon này sang trước ,và chuyên ra san bay làm luật vởi biên phòng,hãi quan Nga,để đưộc vào trong khu nhập cãnh,trong lúc lộm nhộm thì ăn cắp hành lí của người mới sang>lên lúc băng chuyền đưa hành lí lên,cứ thấy tên Đoàn Bộ GD & đại học thì lấy ra,để 1 đóng ,sau đó cũa ai người đó nhận,May không thất lạc,mất mát gì.Khi ra ngoài thì được thông báo phài đơi đến đêm mới có chuyến bay về Barnaul , thế là vali để gọn 1 chỗ lang thang ngắm nghía sân bay, vì tôi cụng biết tiếng Nga từ trước,mặc dù không giõi nhưng đũ giao tiếp sơ sơ,chui ra ngoài thấy tuyết rơi ngấp phố,thấy hay hay,cã bọn chay ra nghich,nèm nhau được 1 lúc thì lạnh cứng hết tay,chán lại đi vào,dồ ăn thì vẫn còn,nhưng nước thì hết hỏi mấy bác Sứ quán,và hướng dẫn viên người Nga thì họ bão vào toalet mà uống < mình nghì cũng A-kay,rõ rảng hõi tữ tế mà sao họ lại chỉ vào Toalet uống?Huh Sau này mời biết ở Nga,có thể uống nước trực tiếp từ vồi,không phải đun sôi như ơ VN > uống được mấy ngụm thấy ngang ph2 phè vì mùi Clo sát trùng,đi ra ngoài thấy cái mấ bán nước gaz tự đọng,lâu không nhớ là 3,hay 5 ko-pek/cóc ,nhưng tiền thì mình khống có,loang quanh không biếi xin hay nhặt đựoc máy chục ko-pek mấy thằng rũ nhau đi uống,thấy ngon ngon lạ lạ,sau quyết định bò chai Lúa mới ra bán,cu61 cầm chai rưôu ỡ tay lang thang có mấy thằng Nga hõi bao nhiêu,hô đại 25 pub ,no chê đắt bào 17- ,20 pyb thôi,nhất đnh4 khọng bán sau thấy mấy chú thanh niên mặc áo dạ dài,đeo quân hàm quân hiệu đàng hoàng ,ve áo có chữ CA màu đỏ ra mặc cã < lúc đó có thằng em cấu đít bào anh cẩn thận ,nó là cong an thì chết cã lũ,vì nó nhièn chữ CA = Công an mà,lúc đó tôi đau cần biết c6ng an ,công đò là gì vì rưou lúc đó chưa biết uống,< sau này thì khác nhe,do cong việc làm ăn với Khuzigan Nga thậm chí Spit =Cổn 70-80 % cũng fai Uống,uống có kiểu không là cháy ruột như chơi>trước sau đẳng nào cũng phải bán để chi tiêu,va nhìn mặt mấy thằng CA Nga hiền lắm ,nghĩ nó có túm đước 1chai chắc cũng không bị về nước ngay đau mà sỡ,vì mình có uống rươu đâu,mình chĩ cầm ờ tay thôi mà,tiếng tăm thì ú ớ,có gì gọi phiên dịch,Sau 1 hồi làm giá cuối củng tôi bán được 23pub > thế là mấy anh em quay ra mua nước tụ đông uống căng hết cạ bụng < sau hõi mới biết gia chung là 20pub/chai thời điễm đó và 2 chử CA = soldat armi = bộ đội >  sau đó đội trưởng,phiên dịch hõi chúng mày lấy tiền đâu ra mà di uống nước,bão em bán rượu mấy ông đó lắc đầu bào chúng mày vừa điếc,vừa lác ,chang may cong an,hãi quan no túm được có phải rách việc không .cà lũ nhăn nhẻ cười trừ/
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2012, 11:07:45 am gửi bởi Lizzy » Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #226 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2012, 10:04:13 am »

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, trong thời buổi bao cấp muôn vàn khó khăn, việc đi học đi làm ở Liên Xô và các nước XHCN đối với nhiều người như là một ước mơ đổi đời, phải nỗ lực thật nhiều, có người phải chen vai lật cánh mới mong đạt được mục đích. Sống, học tập và làm việc ở một đất nước hòa bình văn minh hiện đại là một điều kiện tốt và mang lại biết bao điều tốt đẹp nhưng cũng có biết bao nhiêu chuyện vui buồn, cũng có cả khổ đau và nó mãi mãi trở thành kỷ niệm khó quên trong ký ức. Đọc chuyện các bác kể về những năm tháng bên trời Âu thật thú vị, kỷ niệm lại ùa về trong tôi nên xin “chia nghèo kể khổ” cùng các bác cho vui.
Chân “dép lốp” lên máy bay Aerophlot:
Ngày ấy...198..., sau một năm học dự bị, với sự cần cù nỗ lực học hành trong điều kiện hết sức thiếu thốn, sau kỳ kiểm tra cuối tôi có tên trong danh sách được sang Liên Xô học tập. Khó có thể tả hết niềm vui sướng hân hoan của tôi và nhiều bạn bè khác, cũng có một số bạn không đi được do không đạt kết quả, họ buồn xiu nhưng biết làm thế nào được.
Cuối tháng 8 là quãng thời gian thực sự lo lắng và vất vã, có lúc lo lắng vẫn vơ, không biết liệu có bị trục trặc gì không, có người bảo bao giờ mày đặt chân lên đất Liên Xô mới gọi là chắc ăn nhé. Những lo toan chung quy cũng chỉ là không biết phía trước rồi sẽ thế nào, tiền ở đâu, mua hàng gì, mang hàng đi vi phạm hải quan họ có ách giữ người lại hay không..vv...và...vv.
Suốt mấy ngày chuẩn bị mua sắm hành hóa "đi buôn", quanh đi quẩn lại cũng ra Đồng Xuân chọn mấy chiếc quần bò cỡ lớn thắt lưng cao ngang ngực là được, rồi thì áo phông cá sấu, đồng hồ vẩy cá, son phấn linh tinh với trọng lượng khống chế. Để phòng thân mình còn mang theo mấy bộ quần áo cũ, áo len và cả áo "đại cán" để chống rét...tất cả cho vào một cái thùng cactong nhỏ gọn ràng buộc thật kỹ chờ ngày lên đường. Vì là chuyến đi đầu tiên, ai tự lo nấy, mình là người tỉnh lẻ nên lúng túng quá, lỡ có chuyện gì trục trặc thì không ai giúp mình được nên tốt nhất là làm đúng quy định mang dưới 20 kg, vì nếu do ba cái thứ kèm theo đó mà lỡ có trục trặc gì thì ôi thôi, bỏ công lều chõng bấy nay, tương lai phía trước rồi danh dự với bà con, bạn bè, xã hội...
Khi ra đến sân bay xếp hàng làm thủ tục mình mới ngớ người ra, trông người nào người nấy cứ như phi công vũ trụ trước chuyến bay vậy, chỉ thiếu mỗi cái mũ tròn tròn là giống y chang thấy ngồ ngộ thật buồn cười.
Một cậu bạn ở Hà Nội bảo:
- Thế hàng mày chỉ có thế thôi à?
- Ừ, mấy cái quần bò, áo phông...
- Để ở đâu?
- Trong gói hàng.
- Mở ra nhanh lên. Mặc vào đi, mặc tất cả vào, cả áo nữa.
Nhưng thay quần thế nào, ở đâu? Trưởng đoàn giục đến lúc soi hàng rồi. Thế là bí quá, hôm qua chằng gói buộc thắt cẩn thận, kĩ càng bây giờ cởi tung ra mới gay. Kệ, họ có biết mình là ai đâu, phòng đợi sân bay rất đông người, người tiễn rất đông đứng ngoài hàng rào nhìn vào người thân của mình. Mình đánh liều ôm thùng ra khỏi hàng người đang chờ soi hàng, đến góc khuất tháo tung thùng giấy ra, mặc 2 quần bò vào, nó không chịu ở yên đó mà cứ tụt xuống vì quá rộng, "nhanh trí", cởi thắt lưng quần cũ luồn vào quần ngoài, lóng ngóng thế nào cái khóa thắt lưng lại bung ra, không cài lại được. Kệ. Quần dài quá thì xắn lên 4- 5 lai đỡ vướng. Riêng 5 cái áo phông mặc vào rồi khoác ngoài cái áo sơ mi thì tạm ổn, chỉ tòi ra quá nhiều cổ áo trông mất mĩ quan một tý, tặc lưỡi: không sao. Buộc lại hàng, một tay ém ngang hông để quần khỏi tụt, một tay xách thùng hành lý đến chỗ soi vừa kịp. Thế mà cũng bị hải quan bảo kiểm tra, mở ra thấy có phấn son, bút chì họ hỏi mang theo làm gì? Tặng. Tặng cho ai mà nhiều thế, mỗi thứ 10 cái thôi. Thế là đành mở ra đếm đủ 10 cái mỗi thứ, phần thừa lại vừa giữ quần vừa chạy ra chỗ rào chắn rất đông người đi tiễn rất xấu hổ nhưng kệ, ai biết ai đâu.
Trời nắng nóng tháng Tám, nhà ga đông người, hơi người hơi nắng nóng hầm hập, lại là lần đầu tiên mặc quá nhiều quần áo nên mồ hôi vã ra ướt đẫm. Qua cửa soi người mình chỉ còn xách trên tay cái túi trống màu đỏ rúm ró lép xẹp. Trên đường lên xe buych chuyên dụng ra máy bay, mọi người đứng, mình lẻn ra ghế sau cùng tháo hết số áo phông nhét vào túi trống, ôm mấy cái quần bò lên máy bay.
Lúc ấy mới thở phào nhẹ nhõm, máy bay vẫn chưa cất cánh, nhìn qua ô cửa sổ thấy bầu trời Hà Nội mùa thu sao mà xanh thế, nắng thu vàng rực rỡ thế.
Sang đến Matxcova, mấy ngày sau mới ngớ người ra với bạn bè cùng lớp, có người mang được khá nhiều, bán đi thu về cả mấy ngàn rúp, trong khi mình chỉ được vài ba trăm. Họ mang được rất nhiều hàng, hỏi bí quyết họ bày: Phải có người làm việc trước với hải quan, có chi phí thì hàng mới đi được.
Nghĩ ra, hơi tiếc thật...Nhưng mà thôi.
Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #227 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2012, 02:14:29 pm »

Tiếp tục chuyến bay:     

"Ngố" tôi lên máy bay lòng thấy lâng lâng, thở phào nhẹ nhõm và may mắn thế nào số ghế của tôi lại được xếp ngồi bên cạnh một em khá xinh nói giọng miền Nam. Bao nhiêu cảm giác của giờ phút cuối cùng tạm biệt Tổ quốc quê hương để bay sang đất nước Liên Xô vĩ đại mà lúc bấy giờ chúng tôi chỉ biết được qua phim ảnh và báo chí nó cứ lâng lâng, trào dâng một niềm vui khó tả. Lên được máy bay là chắc chắn đi được rồi, ở nhà mọi người cứ dọa nhau để lo lắng đến phát sợ lên, có người bảo bao giờ ngồi lên được trên máy bay mới chắc là được đi. Thì đây, tôi đang ngồi trên máy bay rồi đấy thôi và cũng hồi hộp chờ xem giây phút máy bay rời khỏi mặt đất như thế nào.
Cảm giác đầu tiên là khoang máy bay rất rộng với 3 dãy ghế, nghe nói loại máy bay IL86 này chở được đến 350 hành khách. Trên máy bay có hương vị gì đó rất đặc biệt, rất thơm mà không biết hương vị gì (không phải mùi nước hoa)và không biết từ đâu tỏa ra nhưng rất dễ chịu và đặc biệt ấn tượng là những cô gái chiêu đãi viên (hồi ấy gọi như thế) quá trẻ trung, xinh đẹp, mặc áo trắng váy xanh cứ đi qua, đi lại tất bật trông quá hấp dẫn.
Tôi nẩy ra trò nghịch ngợm: ở mỗi dãy ghế ngồi có một cái nút bấm chuông. Tôi bấm thử, tiếng chuông reo ngân lên "ping poong..."và đèn tín hiệu ghế tôi ngồi bật sáng. Hai phút sau, một em chiêu đãi viên xuất hiện, lại còn đến gần, rồi lại còn cúi xuống nữa chứ. Em hỏi: "Anh cần gì?". Lúc đó tôi lại bị hút hồn bởi những lọn tóc màu hạt dẽ hơi che cái vầng trán đẹp, nước da trắng hồng, đôi mắt quá đẹp với con ngươi màu xanh trong vắt...lại không chuẩn bị trước là mình cần gì nên "nhanh ý" nói bật ra:
- Xin lỗi! Có thể uống nước ở đâu?
Cô gái trả lời:
- Ở đằng kia, chỗ có để mấy chiếc cốc ấy.
- Cám ơn,
Nhưng trước đó tôi đã uống nước ở đó rồi. Tôi hiểu ra rằng cái nút ấy là để liên lạc với chiêu đãi viên nhờ giúp đỡ cái gì đó mà tôi lại không thấy ai bật cái nút ấy cả.
Máy bay vẫn chưa cất cánh, khoảng 10 phút sau, tôi lại nhấn "ping poong...", lần này em chiêu đãi viên lại đến, tôi lại say sưa ngắm gương mặt của nàng nhưng cô ta không mỉm cười như lần trước.
- Lại gọi nữa, anh cần giúp đỡ gì không?
Tôi trở nên lúng túng nên mặc dù không biết hút thuốc nhưng lần nữa lại nhanh ý:
- Có thể hút thuốc lá được không?
Cô gái chỉ tay lên hàng chữ "Cấm hút thuốc" đang bật sáng đèn nói hơi gắt:
- Lúc nào cái đèn ấy tắt mới có thể hút thuốc. Tôi bận lắm, anh đừng bấm chuông nữa được không? "pa-nhat-nơ?".
Tôi nghĩ: em cứ đứng đấy mà mắng tôi cũng không sao, cứ đứng lâu thêm chút nữa. Nhưng nàng tất bật quay đi để lại đằng sau bóng dáng đôi bắp chân vừa thẳng, vừa...ôi, đẹp đến mê tơi...
Đúng 3h30' chiều máy bay cất cánh, cảm giác lần đầu tiên được đi máy bay vừa sợ, vừa thích, đầu tiên máy bay chạy chầm chậm trên đường băng, cảm giác như ngôi trên ôtô, sau đó thì tăng tốc, lưng bị ép vào ghế, không còn nghe tiếng rùng rùng của lốp máy bay nữa, nhìn ra cửa sổ bóng làng mạc thành phố núi đồi chênh chếch vút về phía sau. Tôi nhìn sang em gái ngồi bên cạnh, mắt cô nhắm nghiền, có lẽ vì sợ quá.
Khi máy bay lên đủ độ cao, qua cửa sổ máy bay, tôi mê mãi ngắm nhìn phong cảnh dưới mặt đất như một bức tranh hoạ đồ tuyệt đẹp. Những cánh đồng màu xanh, màu nâu, màu vàng vuông vắn như ô bàn cờ, nhà cửa thôn xóm chỉ còn bé tí, còn dòng sông, có lẽ là sông Hồng hay sông Đà gì đó nhìn từ trên cao nó cứ ngoằn ngoèo vàng vàng đục đục như màu đất bùn nỗi bật giữa núi rừng, những quả núi nhìn từ trên xuống như những chiếc nón nhỏ màu xanh...
Máy bay như đang ­đuổi theo mặt trời, nhìn đồng hồ biết bây giờ sắp chiều tối rồi nhưng ngồi trên máy bay thấy mặt trời vẫn cứ ở trên cao.
Đến bữa ăn đầu tiên trên máy bay: Cô chiêu đãi viên lúc nãy và một cô nữa đẩy xe ra phát cho mỗi người một khay ăn, đến lượt tôi cô hơi mĩm cười, có lẽ cô biết tỏng trò nghịch ngợm của tôi. Trên khay có nhiều thứ từ cơm đến 01 que tăm, thứ quen thuộc đầu tiên đấy là khoảng lưng bát cơm với một cái đùi gà, còn các thứ khác có thứ để vậy, có thứ bao gói bên ngoài chỉ có dòng chử "Aerôphlôt" mà tôi không biết đựng cái gì bên trong. Tôi rất lúng túng không biết ăn cái gì trước ăn cái gì sau, nhưng có lẽ cơm là món đầu tiên là chắc rồi. Ngang hàng ghế tôi ngồi dãy bên kia có một ông người Nga. Tôi chưa ăn vội mà cố để ý xem ông ta dùng thứ gì thì mình cũng làm theo nhưng ông ta lại không ăn cơm trước. Cô bé ngồi cạnh do mệt nên không ăn được cơm, nhờ tôi ăn giúp cái món cơm rời rạc không ngon nhưng thịt gà thì thật hấp dẫn, sức tôi lúc ấy phải 3- 4 suất cơm như thế mới gọi là tạm đủ. Nhớ những bữa cơm sinh viên khi nhão khi khê, chỉ có canh rau muống để lâu một tý là nước xanh lè với một bát nước mắm hơi nhạt, trên bát nổi lên mấy miếng thịt mỡ mà chúng tôi đã ăn suốt cả gần một năm ở lớp học dự bị nên bây giờ có thể coi là bữa ăn ngon nhất theo kiểu Tây.
Cô gái đưa cái gói nhỏ màu trắng hỏi tôi:
- Món này là món gì zậy anh?
Tôi cầm lấy nắn nắn thấy nó hơi mềm mềm nên không đoán được là món gì, nhưng để thể hiện khâu oai, ra vẻ ta đây cái gì cũng biết, tôi trả lời cô:
- Kẹo cao su đấy(lúc đó chưa có singum), để đó tý nữa ăn xong ăn tráng miệng.
Cô bé dùng một miếng bánh, có phết mứt xong thì mở "kẹo cao su" để ăn tráng miệng. Tôi đang ăn, liếc sang thấy cô lôi ra một mảnh khăn giấy nhỏ rồi nhìn tôi. -
- Không phải kẹo cao su đâu anh ơi, giấy.
Tôi đỏ bừng mặt và cố quay nhìn đi chổ khác cho đỡ xấu hổ, có cái khăn ăn bằng giấy mà cũng không biết.
Máy bay bay như đuổi theo Mặt trời, bay mãi mà vẫn thấy Mặt trời trên cao mà nhìn đồng hồ lúc ấy thì đã hơn 6 giờ chiều rồi. Sau 3 giờ bay, máy bay hạ cánh xuống sân bay Cancutta, một thành phố nằm phía đông bắc của Ấn Độ. Nhìn qua ô cửa sổ khi máy bay lượn vòng hạ cánh, cảm giác đầu tiên thấy dưới mặt đất khá nhiều nước, những ngôi nhà lợp ngói hay tôn đỏ và xung quanh có khá nhiều dừa. Tất cả hành khách lục tục xuống đường băng để vào phòng khách, họ không cho ai ở lại trên máy bay. Đường băng hầm hập nóng chắc phải đến gần 40 độ C. Phòng khách nhà ga cũng tuyềnh toàng, không đủ ghế cho mọi người ngồi. Thấy mọi người nhốn nháo xếp hàng mình cũng nhanh chóng đứng vào hàng, thì ra ở quầy có hai người đàn ông da ngăm đen đứng phát cho mỗi người một hộp nước xoài nho nhỏ, vỏ bằng giấy có in hình quả xoài màu vàng, cắm ống hút để uống. Ở nhà thì ăn quả xoài cũng nhiều nhưng uống nước xoài thì là lần đầu tiên được nếm, nó vừa thơm, chua chua ngọt ngọt, uống một hộp còn xếp hàng xin thêm hộp nữa vì nó quá ngon. Lần đầu tiên thấy người Ấn Độ bằng da bằng thịt nó kỳ kỳ rất khác so với người ở trong các bộ phim video mà lúc ấy ở nhà thường xem, có thể nói nội dung phim Ấn khá hay nhưng cứ một đoạn là múa là hát.

Sau chừng một một giờ nghỉ ngơi, hành khách lại lên máy bay bay tiếp. Lúc này trời đã nhá nhem tối, nhìn qua cửa sổ máy bay vẫn còn thấy làng mạc nhà cửa, rừng núi dưới mặt đất. Chiêu đãi viên lại đưa ra các khay ăn, lần này là những thanh niên cao ráo khá đẹp trai, có lẽ các cô gái đổi ca, bữa ăn thứ hai thì không mấy bỡ ngỡ nửa.
Từ Cancutta bay hết 3 tiếng thì máy bay hạ cánh xuống sân bay Karachi của Pakixtan. Trời đã tối hẵn, nhìn dưới mặt đất lúc này chả thấy gì, thỉnh thoảng lại thấy những vạt nhỏ ánh sáng chấp chới, đó là ánh đèn của các thành phố nào đó, thị trấn hoặc làng mạc. Đến sân bay Karachi, máy bay hạ cánh, được ngắm nhìn thành phố từ trên cao, những con đường dài sáng ánh đèn, những tòa nhà cao tầng, lại được nghỉ một giờ nhưng lần này phải ngồi trên máy bay không được xuống. Dưới sân bay có những người lính Pakixtan quân phục như lính Mỹ khoác súng đi đi lại lại canh gác, thỉnh thoảng nó gật đầu cười đùa với các cô gái vẫy tay qua cửa sổ máy bay.
Ngồi trên máy bay một giờ lại bay tiếp, lúc này tiếp viên lại đưa đồ uống ăn nhẹ, mình xin một cốc rượu, cà phê và bánh ngọt. Sau đó thì mọi người xung quanh đều nghỉ ngơi, mình uống cà phê là không tài nào ngủ được, tâm trạng miên man, ngày mai sẽ thế nào đây, điều gì đang đợi mình...
Sau 3 giờ bay nữa thì máy bay hạ cánh xuống sân bay Tasken. Mọi người lại lục tục xuống sân bay để vào phòng khách. Đây đã là đất Liên Xô rồi, muốn quan sát ngắm nghía nhưng vì đêm tối chỉ nhìn thấy quang cảnh ở sân bay mà thôi. Vào phòng khách phải đi một cái thang cuốn dài cả trăm mét mới đến. Các bà người bản xứ phát táo xanh và nước suối cho mọi người. Có thể nói đấy là lần đầu tiên được thưởng thức hương vị của quả táo thơm ngon, thứ quả mà ở vùng nhiệt đới như nước ta không hề có, sau này suốt thời gian ở bên đó thích ăn táo lúc nào thì ra cửa hàng mua về ăn nhưng cảm giác, hương vị quả táo được nếm đầu tiên thì không thể quên được. Nghỉ một tiếng, lại bay tiếp hơn 3 tiếng nữa thì máy bay hạ cánh xuống Sheremechevơ II- Sân bay quốc tế của Matxcova.
Trong người hơi mệt nhưng háo hức với bao điều mới lạ nên quên hết, xách cái túi trống đi cùng mọi người theo cái đường dẫn kín bằng cao su hay nhựa gì đó để ra khỏi máy bay. Xuống sân bay là vào luôn chổ nhập cảnh, mấy anh lính biên phòng làm thủ tục nhập cảnh khá nhanh chóng, ra lấy hàng ở cái băng chuyền chạy vòng quanh cho lên xe đẩy qua cửa hải quan. Mình đi qua rất đơn giản họ chỉ xem giấy tờ rồi cho qua nhưng có khá nhiều người bị ách túi hàng lại mở ra kiểm tra. Sân bay khá hiện đại, hành khách tấp nập, tiếng ping- poong thi thoảng lại ngân lên cùng giọng nói của các cô nhân viên thông báo giờ và hướng dẫn hành khách. Mấy anh em qua cửa xong thì đứng tập trung một chổ ở giữa phòng chờ để chờ người đón. Một lát sau, mấy anh chị lớp trên đến đón, có anh còn cầm cả lá cờ Tổ quốc giơ lên cao cho mọi người dễ nhận ra nhau.
Sau đó mọi người lên taxi về ốp. Sân bay nằm ở ngoại ô Mát nên cách ốp khá xa, phải đến mấy chục cây số nhưng taxi lướt rất nhanh, chưa bao giờ mình ngồi ôtô chạy nhanh như thế mà đường lại êm như ru. Cảm giác choáng ngợp với đường sá, xe cộ, phong cảnh hai bên đường mùa thu rất đẹp, càng vào thành phố càng nhiều nhà cao tầng, rừng cây mùa thu lá vàng rực rỡ...
Về đến ốp, cảm giá thật khoan khoái, thế này mới là chính thức đặt chân đến Liên Xô. Không gian mùa thu mát mẽ và thoáng đãng, thoảng trong không khí có mùi hương gì rất khó tả, có thể hít thật sâu vào lồng ngực để tận hưởng giây phút tuyệt vời khi đặt chân đến Matxcơva.
Ngay cổng ốp, hai bà gacdan người mập mạp nhưng gương mặt phúc hậu tươi cười chào đón những người mới đến, lát sau khá đông các anh chị khoá trên xuống phòng sảnh chào đón tay bắt mặt mừng thật nồng hậu.
Sau đó là các công việc nhận phòng ổn định chổ ở rồi đi ăn trưa, thức ăn thì chị em chuẩn bị, có cả vodka nhưng chưa quen, uống thử thấy nặng quá nên không uống được. Năm đầu họ phân công mỗi phòng hai ba anh em Việt ở với nhau khép kín, đồ gỗ, giường nệm êm ái sạch sẽ đến mê tơi. Sau bữa ăn trưa là giấc ngủ thật sâu, quên cả trời đất. Tầm 4 giờ chiều thức giấc với cảm giác lạ, cứ nghĩ mình đang nằm mơ, bên ta văng vẳng tiếng radio trong phòng và biết mình đang ở Matxcova.
Trong cuộc đời có những khoảng thời gian để lại cho mỗi người nhiều ấn tượng thật sâu đậm. Mình sẽ không bao giờ quên chuyến bay đầu tiên, những kỷ niệm và cảm nhận đầu tiên trong đời, mãi mãi nhớ cái ngày đầu tiên ở đất Liên Xô với những kỷ niệm thật ngọt ngào.
Mãi mãi nhớ không bao giờ quên. 
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #228 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2012, 09:47:06 pm »

Hồi tôi sang Đức, ở nhà cứ bắt mang đi 2 chai Lúa Mới. Sang đến Đức thì thấy rằng dân Đức đâu có nghiện rượu như dân Nga. Thế là đành để đến hôm nào có liên hoan mang ra dùng. Lại có anh dắt chai rượu vào người, qua cửa kiểm soát không biết thế nào đánh rơi xuống đất vỡ tan. Cả bọn bụm mồm không dám cười to sợ chàng kia xấu hổ. Chị đội phó mang sang cái mành ốc cũng bị ế, cuối cùng đành phải làm quà cho mụ Betreuieurin (giúp đỡ người nước ngoài).
Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #229 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 10:48:22 am »

Hồi tôi sang Đức, ở nhà cứ bắt mang đi 2 chai Lúa Mới. Sang đến Đức thì thấy rằng dân Đức đâu có nghiện rượu như dân Nga. Thế là đành để đến hôm nào có liên hoan mang ra dùng. Lại có anh dắt chai rượu vào người, qua cửa kiểm soát không biết thế nào đánh rơi xuống đất vỡ tan. Cả bọn bụm mồm không dám cười to sợ chàng kia xấu hổ. Chị đội phó mang sang cái mành ốc cũng bị ế, cuối cùng đành phải làm quà cho mụ Betreuieurin (giúp đỡ người nước ngoài).

Theo em biết thì nói chung dân Châu Âu nước nào cũng hay rượu như nước Pháp chẳng hạn, nhưng dân Pháp lịch lãm, biết làm các loại rượu vang nổi tiếng và uống cũng nhiều. Về mặt địa lý khí hậu có lẽ ở Nga lạnh hơn nhiều nên dân họ thích rượu hơn. Dân Nga thiếu rượu phải uống cả nước hoa đó bác, nhưng cũng cái giai đoạn ông Goocbachốp cấm rượu thôi, trước đó thì rượu bia thoải mái. 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM