Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:52:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)  (Đọc 125291 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #120 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 10:07:27 am »


   Nói về cái giá của hội nhập thì bác chienc3.1972 nên trích dẫn cả bài ,chọn một vài từ thì thật giống như Rắn là loài bò ! ( sát không chân ) Wink
Người Việt thì ở đâu cũng sống và phát triển cả nhưng trong vòng 10 năm gần đây số lượng người Việt có giấy cư trú vô thời hạn tại Úc ,châu Âu và bắc Mĩ hồi hương ít hơn số phụ nữ Việt lấy chồng Đài loan nhiều . Còn làm gì là quyền tự do của mỗi người thì cái này khó à nha ! bởi vì luật pháp mỗi nơi mỗi khác và cách giải quyết thủ tục cũng khác .Ví dụ một người Mĩ bình thường có thể dễ dàng được cấp thị thực nhập cảnh tại sân bay Viêt nam trong khi đó một người Việt nam thì không thể xuất cảnh tại sân bay Viêt nam đi Mĩ khi không có thị thực nhập cảnh do Mĩ cấp .

Cám ơn behienQYV7C nhé !
                                     .....Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
                                          Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài .....


@ HNX: Tôi chưa hiểu hết ý của bạn ở đây nhưng cái gì cũng có giá của nó. Tấm huy chương nào cũng còn có mặt trái cơ mà. Con người ta dù ở đâu cũng có cội nguồn nhất là những người được sinh ra, lớn lên giữa lòng đất mẹ vì những lý do nào đó họ có thể buộc phải xa quê hương nhưng tôi tin chắc là trong tâm khảm của họ luôn luôn có một cõi đi về . Có lẽ chỉ có những thế hệ người VN sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa nước ngoài là có thể chưa thấu hiểu nhưng tôi tin chắc 1 điều đến một lúc nào đó chúng sẽ hỏi tại sao giữa cộng đồng mắt xanh mũi lõ lại nảy nòi ra những kẻ mũi tẹt da vàng. Chuyện này đã có thực khi tôi có 1 người bạn làm giáo sư ở nước ngoài. Vợ con ông ta đã nhập quốc tịch nước đó. Xã hội của họ không có sự phân biệt nhưng đứa trẻ khi lớn lên đi học, đi làm thì lại luôn luôn thấy chúng khác với những người xung quanh nhất là khi xin đi làm vào những ngành nhậy cảm liên quan đến an ninh quốc gia và dữ liệu tài chính của nước đó... Nói như thế không có nghĩa là tất cả nhưng thực sự là có. Với một người bình thường thì không sao, miễn có công ăn việc làm là được nhưng với những lớp người tri thức có học vấn cao thì đó là cả một vấn đề.  
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2011, 01:37:15 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #121 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 11:33:25 am »

Cái vụ phân biệt đó có xảy ra thì thường ở những nước thuần chủng, ít pha tạp như Đức, Anh, Pháp chẳng hạn. Chứ những nứơc dạng hợp chủng quốc rồi như Mỹ, Canada thì đỡ hơn nhiều. Nhưng tui đọc báo nghe nói ở Đức có 1 ông bộ trưởng người gốc Việt, da vàng chính gốc. Còn viên Tổng Lãnh Sự Mỹ tại TP HCM cũng là người gốc Việt.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #122 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 01:31:51 pm »

Cái vụ phân biệt đó có xảy ra thì thường ở những nước thuần chủng, ít pha tạp như Đức, Anh, Pháp chẳng hạn. Chứ những nứơc dạng hợp chủng quốc rồi như Mỹ, Canada thì đỡ hơn nhiều. Nhưng tui đọc báo nghe nói ở Đức có 1 ông bộ trưởng người gốc Việt, da vàng chính gốc. Còn viên Tổng Lãnh Sự Mỹ tại TP HCM cũng là người gốc Việt.

@ledvu: Đúng là có như vậy nhưng cực kỳ hiếm và chỉ rơi vào những trường hợp đặc biệt mà bác biết đấy cộng đồng con người đều tồn tại và phát triển theo hình chóp.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
hanoixanh
Thành viên
*
Bài viết: 56


« Trả lời #123 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 06:47:11 pm »

   Bác Lexuantuong1972 nói đúng : cái gì cũng có cái giá của nó
Và các cụ nhà ta có câu : Đất lành thì chim đậu
 Những đứa trẻ gốc Việt sinh ra tại Đức nói chung rất thông minh ! hơn 50% được tuyển vào trường Gynasium cao nhất trong các dân tộc sống trên mảnh đất này . Các trí thức tương lai gốc Việt chắc chắn không thấy xấu hổ khi vượt lên trên hàng chục triệu người của một dân tộc thông minh mà chăm chỉ .Một tấm bằng Diplom được cả thế giới nể trọng và một tấm hộ chiếu mà việc chấp nhận nhập cảnh tại hầu hết các nước trên thế giới là rất dễ dàng .Những giáo sư tại các trường học Đức luôn đánh giá cao về học sinh gốc Việt và là niềm vui với những bậc cha mẹ xóa đi bao nỗi nhọc nhằn...
Ở Đức khi nộp đơn xin việc hoặc đi học không cần phải ghi bố mẹ ông bà  làm gì ,thành phần nào mà là học hành và những công việc từng làm của bản thân  . Lãnh đạo những con người thông minh thì phải là những con người thông minh có bằng cấp khả năng thật sự trong công việc. Làm việc trong bộ máy hành chính và nhà băng thì muốn vuơn lên phải là những người có gốc, thông minh trong nhiều mặt và bằng cấp phải rất cao  . Trong cuộc chạy đua vào chức hiệu trưởng trường Đại học tổng hợp thành phố Regensburg thì người thắng cuộc ngoài chuyện ông ta có  những tấm bằng tối ưu thì vợ ông ta cũng có tấm bằng như vậy.
Tầng lớp trí thức học vấn cao sao  ra nước ngoài làm việc nhỉ ? hay nói cách khác :
                     Sao họ không hội nhập mà vẫn : Một cõi đi về ?
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #124 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 09:13:53 pm »

Ở nước ngoài có những cái khác biệt. Khi nộp đơn xin việc không phải khai tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, v.v.. Họ cũng chẳng cần biết cha mẹ của người nộp đơn là ai, thành phần gì. Họ chỉ cần biêt khả năng và kinh nghiệm của người đó, có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc hay không.
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #125 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 09:35:55 pm »

Chuyện phân biệt theo tôi nghĩ vẫn xảy ra trong đời thường ở các nước tư bản .Khán giả coi đá bóng vẫn chửi cầu thủ da màu đó thôi.Còn ngoài xã hội thì sao tránh khỏi có người này ,người khác.Hồi tôi lao động ở Tiệp khắc ,trong nhà máy không biết thằng Tây nào lấy phấn viết lên tường căng tin "khu vực dành cho người da trắng "
Logged
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #126 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2011, 09:00:34 am »

Ở nước ngoài có những cái khác biệt. Khi nộp đơn xin việc không phải khai tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, v.v.. Họ cũng chẳng cần biết cha mẹ của người nộp đơn là ai, thành phần gì. Họ chỉ cần biêt khả năng và kinh nghiệm của người đó, có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc hay không.
@ledvu: :)Lý thuyết vậy thôi. Em thấy bao nhiêu nơi họ (công ty hay tổ chức nước ngoài) khi cung cấp form xin việc đều có hỏi chi tiết những nội dung này đấy chứ! Đơn giản nhất bác vào bất kỳ trang tuyển dụng nào (Jobs hoặc careers) của các tập đoàn lớn hay tổ chức quốc tế xem sẽ rõ. Em hiểu ý bác là có những "điều hơn" khi sống ở nước ngoài và em không phủ nhận. Mỗi người chọn cho mình một nơi sống, tùy theo điều kiện và kỳ vọng của cá nhân bác nhỉ! Có người thích những "điều hơn" ở nước ngoài, có người thích cội nguồn hay bản sắc của quê hương mình... nên khó có thể tranh luận hay chứng minh ai đúng. Em thì cứ "tắm ao làng" rồi thỉnh thoảng ra "bơi sông bơi biển" cho nó mở mang đầu óc thôi ạ Grin Grin
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #127 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2011, 09:17:05 am »

   Giai cấp là một thuộc tính của xã hội. Đã có giai cấp tất phải có phân biệt giai cấp. Người văn minh thì sự phân biệt để trong đầu, ít văn minh một tí thì toạc ra đằng mồm, ở thái độ ứng xử. Sách vở chả nói, Chủ nghĩa xã hội chính là đấu tranh giai cấp đấy là gì. Nhưng mà khó lắm. Ngay cả chung nòi giống đây mà sự phân biệt còn đầy rẫy ra đấy huống chi khác. Ông Hà Nội 1 chỉ một ông khác, thằng đấy Hà Nội nhưng là Hà Nội 3,4. Phân biệt đấy chứ đâu.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #128 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2011, 11:17:18 am »

Tao dân Mát, nó dân Uzbek chẳng hạn, Tây hay ta cũng đều phân biệt cả.Vấn đề là mình làm sao để người ta tôn trọng. Cả thế giới vẫn phải nể dân Do Thái đấy thôi, dù việc "ghét" nó đã ghi vào sử sách và Kinh Thánh.
Báo cáo các bác là Hà Nội gốc bây giờ đang đánh cá trên sông Tô Lịch, còn Hà Tây gốc đang đánh cá ở sông Nhuệ. Nước Mỹ phát triển hàng đầu Thế giới được vì nó là Trung tâm thu hút nhân tài của thế giới, nó có xyz của nó - đó cũng là một kiểu phân biệt. Tôi thì nghĩ sẽ đến lúc cả thế giới tiêu tiền Việt Nam.
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #129 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2011, 11:46:54 am »

Ở nước ngoài có những cái khác biệt. Khi nộp đơn xin việc không phải khai tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, v.v.. Họ cũng chẳng cần biết cha mẹ của người nộp đơn là ai, thành phần gì. Họ chỉ cần biêt khả năng và kinh nghiệm của người đó, có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc hay không.
@ledvu: :)Lý thuyết vậy thôi. Em thấy bao nhiêu nơi họ (công ty hay tổ chức nước ngoài) khi cung cấp form xin việc đều có hỏi chi tiết những nội dung này đấy chứ! Đơn giản nhất bác vào bất kỳ trang tuyển dụng nào (Jobs hoặc careers) của các tập đoàn lớn hay tổ chức quốc tế xem sẽ rõ. Em hiểu ý bác là có những "điều hơn" khi sống ở nước ngoài và em không phủ nhận. Mỗi người chọn cho mình một nơi sống, tùy theo điều kiện và kỳ vọng của cá nhân bác nhỉ! Có người thích những "điều hơn" ở nước ngoài, có người thích cội nguồn hay bản sắc của quê hương mình... nên khó có thể tranh luận hay chứng minh ai đúng. Em thì cứ "tắm ao làng" rồi thỉnh thoảng ra "bơi sông bơi biển" cho nó mở mang đầu óc thôi ạ Grin Grin
Cái đó là vì họ tuyển người làm ở nước ngoài đó thôi, chứ ngay trong nước có luật cấm rõ ràng, không cho hỏi hay phân biệt đâu. Có luật và thực hiện chặt chẽ chứ không phải để cho có. Em thấy bao nhiêu nơi họ (công ty hay tổ chức nước ngoài) khi cung cấp form xin việc đều có hỏi chi tiết những nội dung này đấy chứ! Cái vụ này phải vô mấy thông báo tuyển người dành cho người chính quốc thì sẽ thấy, tui là người trong cuộc mấy vụ xin việc còn lạ gi.   
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM