Lịch sử Quân sự Việt Nam

Văn hoá - Thể thao - Giao lưu => Quán nước cổng doanh trại => Tác giả chủ đề:: vaxiliep trong 20 Tháng Chín, 2011, 09:14:36 pm



Tiêu đề: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: vaxiliep trong 20 Tháng Chín, 2011, 09:14:36 pm
Tại Biển Hồ chỗ em đến thăm, ở đây người ta mở 2 trường học Việt Nam, mỗi trường án ngữ trên 2 cái nhà nổi làm nơi học tập và sinh hoạt cho các cháu. Trường đầu tiên em ghé vào trên biển ghi "Trường học Việt Nam nuôi dạy trẻ em nghèo". Những đứa trẻ đang chơi quanh quẩn trên những hành lang nhà nổi chật hẹp, nhìn thấy tầu ghé vào, chúng bươn bả như một lũ khỉ tinh nghịch nhảy thoăn thoắt qua các lan can tập trung về cái phòng trống dùng làm nơi sinh hoạt tập thể. Trong gian phòng này, đập vào mắt đầu tiên là 2 tấm bảng viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, nội dung kêu gọi các phụ huynh cho trẻ đến trường để được nuôi dạy miễn phí - đừng để các em đi ăn mày nữa...

(http://farm7.static.flickr.com/6170/6149720148_3487c636ab_b.jpg)

(http://farm7.static.flickr.com/6176/6149170155_bd1929b4e3_b.jpg)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 22 Tháng Chín, 2011, 11:47:05 am
Cái trường này thì tui có nghe về nó cũng khá lâu rồi, có một bài phóng sự nhiều kỳ viết về trường này đăng trên 1 tờ tạp chí.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 27 Tháng Chín, 2011, 11:58:21 am
    Xin kể thêm một ít về nước Nga .
Thời điểm đầu những năm 1980 của thế kỉ trước ,đi xuất  khẩu lao động là một cứu cánh cho những người có thu nhập thấp ,chúng tôi những công nhân xây  dựng là những đối tượng được ưu tiên đi Nga vào loại số 1, Liên xô lúc đó thiếu nhân lực nghiêm trọng ngành  xây dựng cần nhiều lao động giản đơn ,những công dân Liên xô ngày đó vào làm ngành xây dựng cốt để kiếm một căn hộ  ,tiêu chuẩn để nhận căn  hộ là anh ,chị phải làm việc liên tục 6 năm không phân biệt ở nhà máy hay công trường .Có nhiều người Nga là kỹ sư cơ khí ,điện tử cũng vào đây ,họ làm được vì họ có thừa sức khỏe ,lý do đưa những kỹ sư vào với nhà máy bê tông phần lớn là do li hôn ,chắc có ai đó sẽ hỏi :li hôn thì dính dáng gì  đến công việc .Có đấy,  ở xứ họ người phụ nữ được pháp luật bào vệ  và nếu tình trạng li hôn xẩy ra ,người đàn ông sẽ thu xếp va li để  rời khỏi căn hộ .Vậy là những con người bất hạnh ấy lại phải làm lại từ đầu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ,hình ảnh những công nhân Việt nam nhỏ bé làm việc bên cạnh những con người to lớn ,tất cả đều đội một loại mũ lao động  giống hệt nhau mầu nâu đỏ ,chỉ có Na cha nhích là có mũ trắng mà thôi .Nhưng đấy là chuyện sau này ,còn lúc mới sang cũng nhiều chuyện lắm ,chắc mọi người đi Nga thời ấy còn nhớ chúng ta phải tẩy giun bao nhiêu lần ,lần đầu tiên tất cả phải vào bệnh viện chỉ để uống một liều thuốc tẩy duy nhất sau khi đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm ,rồi thử máu nữa chứ ,người Việt chúng ta quý những giọt máu của mình vô cùng ,chả thế mà các cụ có câu :một bát cơm mới được một giọt máu .Vậy mà họ lấy một cách không thương tiếc ,môĩ  lần gần đầy 1 xi lanh to tướng ,một số người hiểu biết hạn chế thì cho rằng họ lấy nhiều máu là để ....truyền cho người khác .Mỗi lần tẩy giun cách nhau khoảng 1 tuần ,tẩy xong lại lấy bệnh phẩm xét nghiệm ,lại tẩy ,họ nói bao giờ hết ...giun thì mới thôi !!! tội nghiệp cho cả những ông đã khá già và các cô gái mà tuổi còn be bé .Tôi vẫn nói đùa với mấy đứa cùng căn hộ là bây giờ chả thấy có giun nữa mà chắc chỉ còn có ...dế. Tẩy giun ,thử máu ,chụp ảnh làm thẻ ra vào v v nói chung là họ chăm sóc chúng tôi khá tỉ mỉ ,Hàng ngày vào những giờ nhất định xe đến đón chúng tôi đi ăn ở một nhà ăn công cộng ,suất ăn ở đây vô cùng đơn giản ,và không hợp khẩu vị ,chẳng hạn cái loại canh(xúp) mà người ta cho cả sữa vào khiến nó khó ăn vô cùng ,hay cái món cá muối mà da nó còn bóng nhẫy đến lúc  ăn vào thì tanh kinh khủng ,mấy đứa con gái chẳng đứa nào dám động đũa ,đũa là nói kiểu Việt nam còn ở nhà ăn mọi người phải tự lấy cho mình thìa ,dĩa  và xếp hàng chờ đến lượt để bê khay thức ăn ra một cái bàn tùy chọn ,những bữa đầu đã có những hiện tượng rất VIỆT NAM mà theo tôi ở đâu cũng có , các chàng trai bắt đầu tỏ tình bằng những mẩu bánh mỳ ném qua ném lại ,chuyện này chỉ kết thúc khi họ gọi cán bộ ta đến và chỉ lên khẩu hiệu bằng tiếng Nga :bánh mỳ tài sản của chúng ta .
           (còn nữa)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 27 Tháng Chín, 2011, 03:28:14 pm
   Từ hôm qua đến giờ trời Hà nội có mưa rả rích ,người không có việc cần chắc cũng như tôi chẳng ai muốn ra đường trong thời tiết như thế  này ,giờ đang là mùa thu  những giọt mưa thu giăng đầy trời Hà nội gợi ta nhớ đến Đặng thế Phong .Với những người tạm cho là đã có tuổi từ  U 60 trở lên nếu không bên tách trà  thì cũng vùi đầu vào chắn cạ ,để khi chiều về lại tắm hồn trong những cốc bia mát lạnh ,hút đi cho đời oi khói ,uống đi cho đời lụt lội có phải không các bạn .
  Cũng may là đời còn có VMH nơi ta có thể tìm lại bóng dáng tuổi thanh xuân mà lâu nay ta tưởng rằng đã mất .Thôi thì lại trở về nước Nga  với những cánh rừng bạch dương êm đềm ,những đêm trắng thành LEN ,và xuyên suốt là cả một mùa đông tuyết trắng ,ôi tuyết trắng ...
   tất cả chúng tôi lúc này đều là  những học trò  và gọi "sư phụ "nữ là :u chi chen nhít xa tức là cô giáo ,bà đã cho chúng tôi những bài học vỡ lòng về tiếng Nga ,đất nước Nga ,và rộng lớn hơn là liên bang xô viết mà một thời chúng ta mặc nhiên coi đấy là thành trì của cách mạng thế giới . Mỗi lớp học chỉ có khoảng 10 học sinh và có thêm phiên dịch có nhiệm vụ giúp chúng tôi hiểu thêm ý của giáo viên,còn tất cả từ mới ,bài khóa v v đều có sẵn trong sách in bằng 2 thứ tiếng Nga -Việt ,chúng tôi có tất cả gàn 20 lớp . Có những chuyện tức cười đã xẩy ra khi mà giáo viên cố gắng đến méo cả mồm để  gọi tên học sinh bằng tiếng Việt lơ lớ ,ai đã học qua tiếng Nga chắc cũng cảm nhận được sự bối rối ngượng ngùng của cô giáo khi đọc tên học sinh :Lý đình Quý .,cái tên Quý là một từ chỉ  bộ phận nhạy cảm của nam giới theo phiên âm Nga -việt , rồi những chuyện ấy cũng qua đi , cuộc sống vốn thế ,chẳng bao lâu khóa học kết thúc  chúng tôi thi kiểm tra sau 3 tháng học tập ,đời mình sao mà phải thi nhiều thế nhỉ ,ngoài 30 rồi mà vẫn còn thi ,một bài thi vấn đáp về :nơi bạn sinh ra và lớn lên , tất nhiên  là có sự chuẩn bị vào giấy sau đó đọc trước hội đồng ...Tôi đã kể về Hà nội , về hồ gươm với truyền thuyết về rùa vàng ,về làng hoa Ngọc hà ,hữu tiệp cả sự tích trâu vàng Hồ tây ...tất cả rõ ràng bằng tiếng nga với cách phát âm cực kì chuẩn xác của người Hà nội  .Át li chờ nơ  là kết quả của 3 tháng miệt mài ,khổ sở .
Vậy là đã qua cửa ải đầu tiên ,những ngày tiếp theo là những ngày học chuyên môn kỹ thuật ,tôi bị học bộ môn :bê tong -vữa ,lần này thì khá thuận lợi vì trước kia  tôi đã học mấy năm về xây dựng nên tất cả vẫn nằm lòng,chỉ cần nghe rõ và ghi chép là OK ,nhũng từ như :clanh ke ,póc lăng ,pu zơ lan ,rồi thép nọ kia hàm lượng cacbon ra sao thì với tôi ngon như óc chó . kết thúc lần học 2 lí thuyết ,tất cả vào nhà máy thực tập . Nhà máy nằm sâu trong rừng cách thành phố cỡ 20 km và mất khoảng 15' xe chạy ,nhà máy DCK (đôm mà  s t rôi y chen kom bi nat ) chuyên chế tạo những tấm bê tông  sau đó đưa ra công trường lắp ghép  như ở ta những năm 1970 nhưng hiện đại hơn nhiều , bê tông được định hình xong chạy theo đường ray chui vào lò hơi ,được chưng hấp ở t độ rất cao ,sau 8 đến 10 tiếng bê tông cùng khuôn mẫu đi hết hành trình trong lò đã có 75 % cường độ  ,nó được  đưa ra mông má một chút những  chỗ sứt sẹo hay rỗ rĩ  và cuối cùng cẩu chân dê đưa vào  bãi  thành phẩm ,cái nào quá xấu và không đạt chất lượng được gọi là :brac và được vứt vào ...bãi rác. Công việc thì đơn điệu nhưng cũng đủ làm tất cả mệt nhoài để không còn thời gian mà nhớ về quê hương xứ sở . Công nhân làm việc chế độ 3 ca ,mỗi tuần 1 ca ,bắt đầu từ 1 đến 3 ,nghỉ vào thứ 7 và chủ nhật ,đấy là cái ưu việt của CNXH ,lương được tính bằng đơn vị sản phẩm nhân với đơn giá  và chia đều theo công lao động ,ở đây tây và cộng  hưởng bằng nhau nên lao động cũng bình đẳng như nhau ,tôi cũng làm được công việc của anh và ngược lại .Quân đội cũng được tham gia lao động ,nhưng lũ :sônđát này làm chẳng ra gì chỉ uống rượu là giỏi  thôi (chẳng khác lính nhà mình là mấy ), uống say quậy phá sĩ quan nó bắt giam nhốt công ter nơ ,tỉnh rượu kêu cha khóc mẹ ầm ỹ .Nhưng nói chung đấy là những ngày tươi đẹp ,có tiền rồi ăn uống mệt nghỉ ,chỉ mỗi chuyện đi chơi là hơi bị ức chế đôi chút ,Liên xô thời chiến tranh lạnh người nước ngoài ở đâu ở đấy cấm đi lại lung tung nhất là các thành phố quân sự ,tôi muốn đi Matxcova phải có ai đó viết giấy mời có chữ kí của cánh sát khu vực nơi mời ,nhận được giấy  tôi phải đưa đi làm thủ tục của công an nơi mình ở ,có người khi xin được giấy thì phép năm cũng hết ,và đây là điều phiền toái nhất với người nước ngoài .
(còn nữa) .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Chín, 2011, 07:39:08 am
Hình như TT Nga Medvedev có nói: Các công dân Nga, ngủ thế đủ rồi, hãy dậy và làm việc. Thế mà con gấu Nga vẫn ngủ trong giấc ngủ bắc cực. Và thằng nào lơ mơ cũng vẫn ăn vả của con gấu ngái ngủ đó như thường, kể cả trong thời bình khi đi mua vũ khí của nó cũng thế. Người Nga có cái tự mãn của họ, của một "sama derzhava" mà. Hồi xưa cứ nói "tây say", chính là phải nói "nga say" mới thật đúng. Đi công tác không có rượu, họ lôi cả nước hoa ra uống, cũng vui. Chủ đề này của bác quanghung1951 được đấy, mong đại ca tiếp tục.

À mà năm 1975 có một bộ phim nặng nề nhưng rất hay của Nga "Tiền thưởng" có bác nào còn nhớ không? trì trệ của cụ bờ rách nép là thế đấy. Thằng cha đội trưởng không nhận tiền thưởng trong phim trông giống hệt bác En-xin.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Tr kỹ thuật trong 28 Tháng Chín, 2011, 03:47:30 pm
Trích dẫn từ: binhyen1960 trong 18 Tháng Chín, 2011, 05:44:11 PM
Theo như nhà tiên tri mù Vanga tiên đoán thì Thế kỷ 21 sẽ là Thế kỷ của Châu Á, khoảng năm 2016 thì Châu Âu chỉ còn lại là đống gạch vỡ, hoang tàn vì chất phóng xạ nguyên tử, tất nhiên là không có sự sống của con người và đương nhiên là giá đất ở Châu Á sẽ tăng ít nhất là 100 lần như hiện nay, để kiếm được Visa nhập cảnh vào Trung Quốc là cả một vấn đề lớn.

 Nếu đúng như nhà tiên tri dự đoán thì cũng là lúc chúng ta nên tính dần chuyện: Một ngày nào đó không quân VN nói chung và hãng VN Airline nói riêng tính dần chuyện chúng ta phải cử những chuyến bay qua Châu Âu hay Mỹ để trở những công dân người Tây gốc Việt trở về Cố quốc.

 Vậy thì bác Bí Bếp ở Xứ Mưa đã tính đến chuyện đó chưa? Một ngày nào đó trước cửa Đại Sứ quán VN ở Mỹ chật cứng người đứng chờ xin Visa nhập cảnh dưới mưa tuyết, họ sẽ năn nỉ và cả khóc lóc, vặt đầu vặt tai do chen chúc xô đẩy lẫn nhau, quần áo khăn mũ xộc xệch vì chen lấn và những khuôn mặt hồ hởi phấn khởi ra mặt đầy vẻ hãnh diện cùng sự tự tin khi trên hộ chiếu của họ được cấp con dấu đỏ: Cho phép nhập cảnh vào VN. Grin

 Có lẽ, có thể và cũng dám lắm chứ. Grin

http://blog.yume.vn/xem-blog/nha-tien-tri-vanga-du-doan-chien-tranh-the-gioi-thu-3-se-no-ra-vao-nam-2010.zerohk0.35B142C6.htm

 

Chào bác Bình Yên:

Lâu quá chưa có dịp thăm bác.  Mong sẽ có một ngày gần đây được mời bác ly cô đơn buồn lâu...  Smiley

Về khía cạnh tâm linh, Bí Bếp đã tín thác mọi sự vào Xếp trên để giữ sự ổn định trong đời sống thường ngày.   Ở đâu cũng thế, ai cũng mong có sự công bằng, bác ái, thành thật, và khiêm tốn trong cách xử thế với nhau.   Dù sao Bí Bếp cũng lớn trong thời chiến, từng là người tị nạn lưu lạc ở trong nước cho đến... ngoài nước nên cũng hiểu bao sự nhục nhã, ê chề, khổ sở của thân kiếp người tị nạn và lưu lạc như bao đồng bào mình đang vất vưởng ở bên Campuchia vậy.

Bác cũng có ít nhiều kinh nghiệm của một con chim xa bầy, của một người xa quê hương.  Một khi mình có sự chọn lựa tốt hơn thì có mấy ai phải đánh đổi bao sự mất mác để làm thế hén bác. Trích dẫn từ: binhyen1960 trong 18 Tháng Chín, 2011, 05:44:11 PM
Theo như nhà tiên tri mù Vanga tiên đoán thì Thế kỷ 21 sẽ là Thế kỷ của Châu Á, khoảng năm 2016 thì Châu Âu chỉ còn lại là đống gạch vỡ, hoang tàn vì chất phóng xạ nguyên tử, tất nhiên là không có sự sống của con người và đương nhiên là giá đất ở Châu Á sẽ tăng ít nhất là 100 lần như hiện nay, để kiếm được Visa nhập cảnh vào Trung Quốc là cả một vấn đề lớn.

 Nếu đúng như nhà tiên tri dự đoán thì cũng là lúc chúng ta nên tính dần chuyện: Một ngày nào đó không quân VN nói chung và hãng VN Airline nói riêng tính dần chuyện chúng ta phải cử những chuyến bay qua Châu Âu hay Mỹ để trở những công dân người Tây gốc Việt trở về Cố quốc.

 Vậy thì bác Bí Bếp ở Xứ Mưa đã tính đến chuyện đó chưa? Một ngày nào đó trước cửa Đại Sứ quán VN ở Mỹ chật cứng người đứng chờ xin Visa nhập cảnh dưới mưa tuyết, họ sẽ năn nỉ và cả khóc lóc, vặt đầu vặt tai do chen chúc xô đẩy lẫn nhau, quần áo khăn mũ xộc xệch vì chen lấn và những khuôn mặt hồ hởi phấn khởi ra mặt đầy vẻ hãnh diện cùng sự tự tin khi trên hộ chiếu của họ được cấp con dấu đỏ: Cho phép nhập cảnh vào VN. Grin

 Có lẽ, có thể và cũng dám lắm chứ. Grin

http://blog.yume.vn/xem-blog/nha-tien-tri-vanga-du-doan-chien-tranh-the-gioi-thu-3-se-no-ra-vao-nam-2010.zerohk0.35B142C6.htm

 

Chào bác Bình Yên:

Lâu quá chưa có dịp thăm bác.  Mong sẽ có một ngày gần đây được mời bác ly cô đơn buồn lâu...  Smiley

Về khía cạnh tâm linh, Bí Bếp đã tín thác mọi sự vào Xếp trên để giữ sự ổn định trong đời sống thường ngày.   Ở đâu cũng thế, ai cũng mong có sự công bằng, bác ái, thành thật, và khiêm tốn trong cách xử thế với nhau.   Dù sao Bí Bếp cũng lớn trong thời chiến, từng là người tị nạn lưu lạc ở trong nước cho đến... ngoài nước nên cũng hiểu bao sự nhục nhã, ê chề, khổ sở của thân kiếp người tị nạn và lưu lạc như bao đồng bào mình đang vất vưởng ở bên Campuchia vậy.

Bác cũng có ít nhiều kinh nghiệm của một con chim xa bầy, của một người xa quê hương.  Một khi mình có sự chọn lựa tốt hơn thì có mấy ai phải đánh đổi bao sự mất mác để làm thế hén bác. Trích dẫn từ: binhyen1960 trong 18 Tháng Chín, 2011, 05:44:11 PM
Theo như nhà tiên tri mù Vanga tiên đoán thì Thế kỷ 21 sẽ là Thế kỷ của Châu Á, khoảng năm 2016 thì Châu Âu chỉ còn lại là đống gạch vỡ, hoang tàn vì chất phóng xạ nguyên tử, tất nhiên là không có sự sống của con người và đương nhiên là giá đất ở Châu Á sẽ tăng ít nhất là 100 lần như hiện nay, để kiếm được Visa nhập cảnh vào Trung Quốc là cả một vấn đề lớn.

 Nếu đúng như nhà tiên tri dự đoán thì cũng là lúc chúng ta nên tính dần chuyện: Một ngày nào đó không quân VN nói chung và hãng VN Airline nói riêng tính dần chuyện chúng ta phải cử những chuyến bay qua Châu Âu hay Mỹ để trở những công dân người Tây gốc Việt trở về Cố quốc.

 Vậy thì bác Bí Bếp ở Xứ Mưa đã tính đến chuyện đó chưa? Một ngày nào đó trước cửa Đại Sứ quán VN ở Mỹ chật cứng người đứng chờ xin Visa nhập cảnh dưới mưa tuyết, họ sẽ năn nỉ và cả khóc lóc, vặt đầu vặt tai do chen chúc xô đẩy lẫn nhau, quần áo khăn mũ xộc xệch vì chen lấn và những khuôn mặt hồ hởi phấn khởi ra mặt đầy vẻ hãnh diện cùng sự tự tin khi trên hộ chiếu của họ được cấp con dấu đỏ: Cho phép nhập cảnh vào VN. Grin

 Có lẽ, có thể và cũng dám lắm chứ. Grin

http://blog.yume.vn/xem-blog/nha-tien-tri-vanga-du-doan-chien-tranh-the-gioi-thu-3-se-no-ra-vao-nam-2010.zerohk0.35B142C6.htm

 

Chào bác Bình Yên:

Lâu quá chưa có dịp thăm bác.  Mong sẽ có một ngày gần đây được mời bác ly cô đơn buồn lâu...  Smiley

Về khía cạnh tâm linh, Bí Bếp đã tín thác mọi sự vào Xếp trên để giữ sự ổn định trong đời sống thường ngày.   Ở đâu cũng thế, ai cũng mong có sự công bằng, bác ái, thành thật, và khiêm tốn trong cách xử thế với nhau.   Dù sao Bí Bếp cũng lớn trong thời chiến, từng là người tị nạn lưu lạc ở trong nước cho đến... ngoài nước nên cũng hiểu bao sự nhục nhã, ê chề, khổ sở của thân kiếp người tị nạn và lưu lạc như bao đồng bào mình đang vất vưởng ở bên Campuchia vậy.

Bác cũng có ít nhiều kinh nghiệm của một con chim xa bầy, của một người xa quê hương.  Một khi mình có sự chọn lựa tốt hơn thì có mấy ai phải đánh đổi bao sự mất mác để làm thế hén bác.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 28 Tháng Chín, 2011, 07:17:49 pm


 BY chẳng hiểu bác đã trích dẫn đến mấy lần và muốn nói cái gì nữa.. ;D Lỗi kỹ thuật hả bác?

 Nick của bác mang tên Tr kỹ thuật mà lại mắc lỗi kỹ thuật ;D

  ... Có những chuyện tức cười đã xẩy ra khi mà giáo viên cố gắng đến méo cả mồm để  gọi tên học sinh bằng tiếng Việt lơ lớ ,ai đã học qua tiếng Nga chắc cũng cảm nhận được sự bối rối ngượng ngùng của cô giáo khi đọc tên học sinh :Lý đình Quý .,cái tên Quý là một từ chỉ  bộ phận nhạy cảm của nam giới theo phiên âm Nga -việt..

 Vậy thì anh bạn Lý Đình Quý đó sẽ phải đổi tên chứ bác? Trong tiếng Nga sẽ đổi thành tên gì? ;D

 Trong hệ chữ Xlavơ không có vần H, bảng chữ cái thì chữ H đọc thành (N), nếu là danh từ riêng thì không thể thay đổi gọi khác đi được mà phải dùng nguyên từ, song ngôn ngữ giữa các nước lại có vài từ không nên dùng ở nước này hay nước kia, nếu ai mắc phải thì bị đánh giá là: Không văn minh.

 Theo BY nhớ thì giữa tiếng Nga và tiếng Bungaria giống nhau đến 60%, ngữ pháp thì tiếng Nga phức tạp hơn nhiều tiếng Bun cũng không kém phần "phiền phức", tiếng Nga có 6 cách thì tiếng Bun buộc phải chia theo động từ theo 6 ngôi để có ngôi chỉ chính xác và các từ thì không hề giống nhau, riêng động từ ĐI có tới 136 động từ tất cả để chỉ cụ thể từng (thì) và từng (ngôi). Phức tạp như vậy thì dùng sao cho đúng đây? Rất khó và thường người Việt chúng ta dùng sai bét nhè ra khi chia động từ chỉ ngôi thứ, vì sai ngay từ lúc chia động từ ngôi thứ nên sai nốt cả từ muốn nói, rất ít người nói được chuẩn và thường dùng từ "nguyên thể" cho nó nhanh.

 Nếu là tiếng Bun thì anh bạn Quý kia sẽ không "phạm húy" bởi bảng chữ cái hệ Xlavo không có chữ Q và sẽ thay bằng chữ  Г đọc (G) nếu xếp theo chữ Xlavo thì Гyu và đọc phiên âm thành Guy và từ Guy này chẳng ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nam giới.

 Ngược lại anh bạn nào người VN tên Huy thì sẽ phải đổi tên bởi viết theo tiếng Xlavo thì chữ H sẽ phải thay bằng chữ X đọc (KH), nếu xếp theo chữ Xlavo thì thành Xyu và đó là ám chỉ gần giống bộ phận kia. Vậy thì sẽ đổi tên thế nào đây? (Khuy) theo tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu là cái khuy áo quần, là nút nhựa đính trên áo quần mà các bạn người Nam hay dùng từ này, còn người Bắc sẽ dùng từ cúc áo. Nên tất cả những thằng Huy của tiếng Việt nghe rất nam tính kia buộc phải đổi tên thành Cúc nghe cực kỳ "đàn bà".

 Thêm từ nữa phải thay đó là từ "Phích", phích nước chẳng hạn, từ này thì ít khi phải viết song nói trong giao tiếp thì vẫn thường dùng, (ФйЧ) từ này ám chỉ sự giao cấu quan hệ tình dục nên nó cũng cần phải thay đổi bằng từ bình thủy, bình nước nóng hay bình đựng nóng lạnh, đối với các bạn người miền Nam thì từ này ít phạm phải nhưng đối với người miền Bắc thì để sửa từ này thì ít nhất cũng vài lần bị Tây họ cười cho "thối" mũi vài lần.

 BY có thời gian dài ngồi trên giảng đường nghe giảng mà như vịt nghe sấm vậy, giảng viên họ không thông cảm với học viên người nước ngoài mới sang còn nghe chậm chưa kịp dịch sang tiếng mẹ đẻ của học viên để hiểu, họ giảng luyến láu từ phụ âm và trọng âm ở mỗi từ còn chưa kịp phân biệt nổi, đôi khi nghe toàn tiếng gió, cũng phải từ 2 năm sống và liên tục giao tiếp thì tư duy bắt đầu thay đổi, khi nghe và hiểu thẳng ngay không cần phải dịch lại bằng tiếng mẹ đẻ để hiểu nữa, lúc đó mới là lúc có thể "hội nhập" giữa đám da trắng, tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ lại có thằng tóc đen, mũi tẹt, da vàng nổ tiếng Tây như búa máy.  ;D

  


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 28 Tháng Chín, 2011, 08:36:27 pm
Thêm 1 cái tên khó đọc trong tiếng Anh đây: Phúc. Ai mà có cái tên Phúc khi qua các nước nói tiếng Anh thì cần sửa đổi 1 chút, thành tên Phú chẳng hạn, nếu không đọc lên rất khó nghe.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 28 Tháng Chín, 2011, 11:10:40 pm


 BY chẳng hiểu bác đã trích dẫn đến mấy lần và muốn nói cái gì nữa.. ;D Lỗi kỹ thuật hả bác?

 Nick của bác mang tên Tr kỹ thuật mà lại mắc lỗi kỹ thuật ;D

  ... Có những chuyện tức cười đã xẩy ra khi mà giáo viên cố gắng đến méo cả mồm để  gọi tên học sinh bằng tiếng Việt lơ lớ ,ai đã học qua tiếng Nga chắc cũng cảm nhận được sự bối rối ngượng ngùng của cô giáo khi đọc tên học sinh :Lý đình Quý .,cái tên Quý là một từ chỉ  bộ phận nhạy cảm của nam giới theo phiên âm Nga -việt..

 Vậy thì anh bạn Lý Đình Quý đó sẽ phải đổi tên chứ bác? Trong tiếng Nga sẽ đổi thành tên gì? ;D

 Trong hệ chữ Xlavơ không có vần H, bảng chữ cái thì chữ H đọc thành (N), nếu là danh từ riêng thì không thể thay đổi gọi khác đi được mà phải dùng nguyên từ, song ngôn ngữ giữa các nước lại có vài từ không nên dùng ở nước này hay nước kia, nếu ai mắc phải thì bị đánh giá là: Không văn minh.

 Theo BY nhớ thì giữa tiếng Nga và tiếng Bungaria giống nhau đến 60%, ngữ pháp thì tiếng Nga phức tạp hơn nhiều tiếng Bun cũng không kém phần "phiền phức", tiếng Nga có 6 cách thì tiếng Bun buộc phải chia theo động từ theo 6 ngôi để có ngôi chỉ chính xác và các từ thì không hề giống nhau, riêng động từ ĐI có tới 136 động từ tất cả để chỉ cụ thể từng (thì) và từng (ngôi). Phức tạp như vậy thì dùng sao cho đúng đây? Rất khó và thường người Việt chúng ta dùng sai bét nhè ra khi chia động từ chỉ ngôi thứ, vì sai ngay từ lúc chia động từ ngôi thứ nên sai nốt cả từ muốn nói, rất ít người nói được chuẩn và thường dùng từ "nguyên thể" cho nó nhanh.

 Nếu là tiếng Bun thì anh bạn Quý kia sẽ không "phạm húy" bởi bảng chữ cái hệ Xlavo không có chữ Q và sẽ thay bằng chữ  Г đọc (G) nếu xếp theo chữ Xlavo thì Гyu và đọc phiên âm thành Guy và từ Guy này chẳng ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nam giới.

 Ngược lại anh bạn nào người VN tên Huy thì sẽ phải đổi tên bởi viết theo tiếng Xlavo thì chữ H sẽ phải thay bằng chữ X đọc (KH), nếu xếp theo chữ Xlavo thì thành Xyu và đó là ám chỉ gần giống bộ phận kia. Vậy thì sẽ đổi tên thế nào đây? (Khuy) theo tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu là cái khuy áo quần, là nút nhựa đính trên áo quần mà các bạn người Nam hay dùng từ này, còn người Bắc sẽ dùng từ cúc áo. Nên tất cả những thằng Huy của tiếng Việt nghe rất nam tính kia buộc phải đổi tên thành Cúc nghe cực kỳ "đàn bà".

 Thêm từ nữa phải thay đó là từ "Phích", phích nước chẳng hạn, từ này thì ít khi phải viết song nói trong giao tiếp thì vẫn thường dùng, (ФйЧ) từ này ám chỉ sự giao cấu quan hệ tình dục nên nó cũng cần phải thay đổi bằng từ bình thủy, bình nước nóng hay bình đựng nóng lạnh, đối với các bạn người miền Nam thì từ này ít phạm phải nhưng đối với người miền Bắc thì để sửa từ này thì ít nhất cũng vài lần bị Tây họ cười cho "thối" mũi vài lần.

 BY có thời gian dài ngồi trên giảng đường nghe giảng mà như vịt nghe sấm vậy, giảng viên họ không thông cảm với học viên người nước ngoài mới sang còn nghe chậm chưa kịp dịch sang tiếng mẹ đẻ của học viên để hiểu, họ giảng luyến láu từ phụ âm và trọng âm ở mỗi từ còn chưa kịp phân biệt nổi, đôi khi nghe toàn tiếng gió, cũng phải từ 2 năm sống và liên tục giao tiếp thì tư duy bắt đầu thay đổi, khi nghe và hiểu thẳng ngay không cần phải dịch lại bằng tiếng mẹ đẻ để hiểu nữa, lúc đó mới là lúc có thể "hội nhập" giữa đám da trắng, tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ lại có thằng tóc đen, mũi tẹt, da vàng nổ tiếng Tây như búa máy.  ;D

  
@Bình yên 1960
Tôi cũng nghe nói tiếng Bun và tiếng Nga giống nhau ,chả thế mà có một cán bộ của đoàn chúng tôi học Đ H ở Bun mà lại đi Nga làm phiên dịch ,phải nói là nhiều năm trôi qua mà Bình yên 1960 vẫn nhớ cả ngữ pháp nữa  thì thật là bái phục ,về chuyện anh chàng QUÝ ,thì đúng là có thật và nếu viết thì có thể là (xyu),bởi vì cả ta lẫn tây đều văng tục là  :na khuyu bò lẹt ,vậy nên cán bộ khi đọc và viết phải lái đi thành kuy ,và tây cũng gọi :kuy,kuy ,nhưng nếu cứ lấy tên là Quý thì sẽ là:khuyu ngay tiếng Nga  xyu nó còn có cái dấu á nữa .Còn Huy thì tiếng Nga lại bình thường đoàn tôi có đến 4,5, người tên Huy ,Hà nội có Huy chợ giời ,à mà Tùng 677 có biết Quý bê tong tuyến 6 không nhỉ , cái nơi mà lương cao nhất nhà máy ấy ,nó giờ vẫn chưa về  và lấy vợ tây rồi ,nhà Quý ở huyện Phúc thọ  Hà tây .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Tr kỹ thuật trong 29 Tháng Chín, 2011, 01:45:37 am
Trich: Nick của bác mang tên Tr kỹ thuật mà lại mắc lỗi kỹ thuật Grin

Sinh nghe tu nghiep bac a.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Tr kỹ thuật trong 29 Tháng Chín, 2011, 01:48:41 am
   CHỜ NHÌN QUÊ HƯƠNG SÁNG CHÓI (*)   Sep 25, '11 7:42 AM
for everyone

Tuần rồi, lại vừa tạm biệt vài người quen. Họ đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.

Và có lẽ hơi lâu lâu một chút nữa mọi người mới có thể gặp lại nhau.


Với những người ra đi

Bỏ qua những lo lắng về khác biệt ngôn ngữ, nếp sống và giao tiếp xã hội, những người ra đi đều nói rằng:

"Phải đi, để thấy tương lai".

 

Những người có tuổi, chấp nhận mọi sự khác biệt về văn hóa, nếp sống, ngôn ngữ, chấp nhận làm lại từ đầu, để con cái mình  được thấy tương lai.

Có đáng để suy nghĩ không?

 

Những người ra đi mà tôi biết, họ có nhà cửa, có thu nhập ổn định, và  ít nhất là có người cũng đã từng đắn đo trước quyết định đi hay ở, khi đã ở nửa bên kia của đời người.

Khi có sự lựa chọn, người ta buộc phải nghĩ xa hơn cho tương lai của mình.

Họ nghĩ đến tương lai của con cái.

 

Điều gì khiến người ta lựa chọn?

Cách đây 36 năm, có những người chọn cách ra đi không phải vì họ muốn nhìn thấy tương lai của mình ở một đất nước khác.

Mà là, họ ra đi (nói chính xác hơn là chạy trốn khỏi quê hương mình) - vì không thế tiếp tục sống, hay tiếp tục tồn tại ở chính đất nước mình.

Đó là sự ra đi đầy đau đớn khi người ra đi chấp nhận đánh đổi bằng nước mắt, bằng máu và bằng cả sinh mạng của mình.

Có đáng để suy nghĩ không?

 

Còn hôm nay,

Khi không có chiến tranh, không có cảnh từng đoàn người kéo nhau lũ lượt vượt biên và bỏ mạng trên biển, nhưng vẫn có không ít người chọn cách ra đi - chỉ để thấy tương lai.

Có đáng để suy nghĩ không?

 

Hôm nay, càng ngày, càng có nhiều người chọn cách "Tỵ nạn giáo dục"  để con cái mình được học hành đúng nghĩa?

- Đó cũng là một cách ra đi để thấy tương lai?

 

Có thể, có người sẽ nói rằng, những người lựa chọn sự ra đi, bằng cách này hay cách khác là lười biếng lao động, là muốn hưởng thụ, là vọng ngoại, là mơ ước viễn vông.... có đủ trăm ngàn lý do, để biện minh, giải thích, hay gán ghép cho sự ra đi.

 

Nhưng lý do chính đáng nhất mà tôi nghĩ rằng không phải ai cũng dám thừa nhận, đó là, người ta không thể nhìn thấy tương lai của mình trên chính quê hương mình.

Nên họ phải ra đi.

 

Nếu suy nghĩ về tương lai một cách nghiêm túc - "Đi cho thấy tương lai?" - là một câu hỏi, rất cần có câu trả lời cho toàn xã hội mà người chịu trách nhiệm chính là những người lèo lái tương lai của cả dân tộc này.

 

Nơi đây tôi chờ

Nơi kia anh chờ

Trong căn nhà nhỏ

Mẹ cũng ngồi chờ

Anh lính ngồi chờ

Trên đồi hoang vu

Người tù ngồi chờ

Bóng tối mịt mù

Chờ đã bao năm

Chờ mai này ta dậy trong tiếng hò reo

Chờ cho lòng căm thù đến lúc chìm sâu............

(*) Tựa và lời bài hát "Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói" - Trịnh Công Sơn




Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: star trong 29 Tháng Chín, 2011, 03:10:24 am
You think yellow, I say gold
It's the color of my real skin
I am young but I am told
That my history flows within

You think yellow, I say gold
Feel the current of Red river
Through my soul
You think yellow, I say gold

Lời Việt:

Bạn nghĩ là màu vàng, tôi nói đó là màu châu báu
Đó mới là màu thật của da tôi
Tôi còn trẻ, nhưng tôi biết rằng
Dòng lịch sử chảy trong tôi

Bạn nghĩ là màu vàng, tôi nói đó là màu châu báu.
Tôi cảm nhận được sông Hồng
Chảy trong tâm hồn tôi
Bạn nghĩ là màu vàng, tôi nói đó là màu châu báu.

I say gold,
Tác giả: Marc Lavoine - Gunther Thomas - Wim Claes - Guy Balbaert
Ca sĩ Phạm Quỳnh Anh
Sưu tầm tại:
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Am-nhac/355860/Pham-Quynh-Anh-va-%E2%80%9Cmau-chau-bau%E2%80%9D.html


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 29 Tháng Chín, 2011, 03:38:21 am
 Nói chung các nước cùng hệ Xlavo thì ngôn ngữ tiếng nói cũng na ná giống nhau hết bác quanghung1951 ạ.

 Tiếng Nga, Bun, Tiệp, Nam Tư, Hy Lạp, Rumany, Ba Lan, Anbany đều từa tựa nhau cả, nếu như một nhóm người này ngồi lại với nhau rồi cứ tiếng mẹ đẻ của ai người đó nói thì mọi người ngồi chung quanh vẫn hiểu nhau hết, nhiều khi từ nguyên thể là giống nhau nhưng lại thay cái đuôi chút ít chứ không khác nhau nhiều. Cách đây khoảng 6 năm BY ngồi ở 1 quán bia Tiệp, người nấu bia là dân Tiệp sang làm việc tại VN, BY và anh ta nói chuyện với nhau bằng 2 ngôn ngữ của 2 quốc gia mà vẫn hiểu, anh ta xưa đi học có học tiếng Nga nên khi nói pha chung cả tiếng Tiệp lẫn tiếng Nga trong khi ở VN đã 3 năm mà chẳng biết một từ nào tiếng Việt. ;D

 Về tính cách trong nhóm người này thì có lẽ người Ba Lan dễ gần gũi hơn, BY có rất nhiều bạn người Ba Lan, họ sống trân thành, cởi mở và rất thật thà, tin tưởng và thông cảm ở đối tác những khó khăn nhất thời, họ rất trọng tình nghĩa, BY nói vậy không có nghĩa là những dân tộc còn lại họ xấu mà họ không thể hiện rõ bằng người Ba Lan. Trong nhóm người kia thì đố mời được ai ăn nước mắm của người VN trong khi họ ăn món cá muối tanh như ngóe mặn chát ra thì khen ngon, nhưng người Ba Lan thì ăn ngay họ rất thích. Món ăn ở châu Âu phù hợp với người VN nhất lại là Ytalia và khó nuốt nhất lại là món ăn của người Cu Ba.

 Chuyện vui của BY với người Cu Ba những ngày xa xứ. ;D

 Lần đó BY cùng thằng em lang thang trung tâm Thủ đô Sophia, vừa ra khỏi rạp chiếu phim thì thằng em gặp ngay 2 cô người Cu Ba quen biết vì xưa học cùng nhau, thằng em lúc đó đã ở được 5 năm tiếng Bun khá tốt và thông thuộc đường xá cùng phong tục tập quán nước sở tại, 2 cô Cu Ba 1 đen 1 trắng và đương nhiên là to con chắc khỏe kiểu phụ nữ Nam Mỹ rồi. 2 bên nói chuyện rôm rả và cuối cùng thì họ mời 2 anh em về nhà họ làm khách cũng ở gần đó khoảng 10km nữa, nhân lúc không bận gì nên 2 anh em nhận lời đến nhà họ làm khách.

 Nhập gia thì phải tùy tục đó là chuyện đương nhiên, là công dân nước khác sang Bun thì cũng phải sống theo tục lệ của nước Bun, tất cả lưu học sinh các nước sang đó đều được dạy ngay từ đầu về chuyện này, còn tục lệ của họ là gì thì từ từ tìm hiểu từng vấn đề, nói chung là người bản xứ sống sao thì mình cũng theo vậy, chân lý đó Ta tự hiểu và Tây cũng rất hiểu. Người Bun có tục lệ: Khách được mời đến nhà làm khách (Haгоgци) thì sẽ được chủ nhà chào đón là muốn gì cũng được chủ nhà chiều hết lòng, ngược lại khi bước qua ngưỡng cửa nhà ai đó làm khách mời thì cũng cần hết sức lịch sự đáp lại thịnh tình của chủ nhà, không được từ chối điều gì vì từ chối là mất lịch sự. Tất nhiên là cả 2 bên đều  lịch sự, vui vẻ trong tình hữu nghị Việt Nam Cu Ba.

 Tất cả cùng nhau theo về nhà 2 cô bé Cu Ba và không quên ghé mua đồ uống thuốc lá hút xách theo, về đến nhà 2 cô chủ nhà lao vào bếp, họ bật bếp điện lên, đổ dầu hướng dương (giống dầu lạc) vào nồi đun sôi lên, đổ gạo vào và cắt xalam xúc xích thái nhỏ vuông như hạt lạc cho vào, thịt lợn thịt cừu hay thịt gì đó cũng thái cho vào, bơ cắt một lát lớn cho vào, rau củ quả cho vào và thêm cả của nợ của tiều gì đó nữa cho hết vào 1 cái nồi cứ đun xình xịch trên bếp, khi được rồi thì mang ra sẽ có một món hổ lốn những chất và thịt xền xệt dính nhằng nhằng từng cục múc vào đĩa, bánh mỳ thái lát bày lên chỉ việc phết cái thứ đó lên bánh mỳ vừa ăn vừa uống bia. Trời ơi ăn nó ngán không nuốt nổi nữa trong khi 2 cô bé Cu Ba cứ tấm tắc khen ngon cười nói ồn ào như chợ vỡ.

 Đang ăn cái thứ ngán ngẩm đó mà nuốt thì không thể vào nổi thì bỗng nghe cửa đập ầm ầm, 1 cô vội ra mở cửa thì thấy vài bóng nam Cu Ba cả đen lẫn trắng thập thò ngoài cửa, một thằng Cu Ba đen thui to con như gấu tóc xoăn mù vẫy vẫy gọi BY và thằng em ra ngoài mồm nói: Ra đây, ra đây. Chẳng hiểu chuyện gì, gọi thì mình ra thử xem sao, BY vừa ra đến cửa thì thằng Cu Ba nói: Mày ra đây và tao với mày cần phải Boxo, khi boxo xong ai thắng thì đi vào phòng còn ai thua thì nằm ngoài này hoặc đi về, BY hỏi: Tại sao? Tại sao tao với mày cần phải boxo và để giải quyết vấn đề gì? Việt Nam Cu Ba là bạn tại sao phải boxo? Thằng Cu Ba chỉ cô bé đen nói: Nó là bạn gái của tao, mày đến làm khách nhà nó và tối nay mày sẽ ngủ lại với nó, vậy thì phải boxo, nếu mày thắng được tao thì mày ở lại với nó.

 Lúc đó BY mới hiểu ra: Bỏ bu, thằng Cu Ba đen to như con gấu, khỏe như con voi, nó có chấp đến 5 thằng VN như BY cũng không hạ nổi nó chứ đừng nói đến mỗi một mình BY nên vội nói: Không, tao với mày không cần phải boxo làm gì, tao với nó chỉ là bạn, nó mời bọn tao đến nhà làm khách, ăn, uống, hút rồi chúng tao đi về và không ngủ lại đây, nó là của mày.

 Cả đám Cu Ba cùng ồ à lên với nhau, họ hiểu tình tiết câu chuyện và không như họ nghĩ nên cuối cùng tất cả lại vui vẻ, VN và Cu Ba vẫn đoàn kết không cần phải boxo với nhau vì chuyện đó. Thái độ của 2 cô bé Cu Ba không thể hiện điều gì, nói  chung là không có ý kiến, họ coi đó như chuyện cần phải làm vậy, như chuyện đương nhiên. 2 anh em BY ăn uống xong thì ra về, xuống đến cửa Block vẫn còn thấy toát mồ hôi hột, thằng Cu Ba kia nó cứ đòi phải boxo với nó thì chết dở, boxo thế quái nào được nó. Hai anh em kết luận với nhau: Bản năng của người da đen vẫn còn rất nhiều "hoang dã" sức mạnh được thể hiện trên mọi lĩnh vực, chỉ bằng giao tranh vũ lực để giành quyền kiểm soát trong khi những dân tộc văn minh khác thì cách thể hiện bằng phương pháp khác. Cũng từ đó bạn người Cu Ba có mời về nhà chơi thì vía bố cũng không dám đến nữa. ;D


 
   CHỜ NHÌN QUÊ HƯƠNG SÁNG CHÓI (*)

Với những người ra đi
Có đáng để suy nghĩ không?
Họ nghĩ đến tương lai của con cái.
 Điều gì khiến người ta lựa chọn?
Có đáng để suy nghĩ không?
Có thể, có người sẽ nói rằng, những người lựa chọn sự ra đi, bằng cách này hay cách khác là lười biếng lao động, là muốn hưởng thụ, là vọng ngoại, là mơ ước viễn vông.... có đủ trăm ngàn lý do, để biện minh, giải thích, hay gán ghép cho sự ra đi.
Nhưng lý do chính đáng nhất mà tôi nghĩ rằng không phải ai cũng dám thừa nhận, đó là, người ta không thể nhìn thấy tương lai của mình trên chính quê hương mình.
Nên họ phải ra đi.
Nếu suy nghĩ về tương lai một cách nghiêm túc - "Đi cho thấy tương lai?" - là một câu hỏi, rất cần có câu trả lời cho toàn xã hội mà người chịu trách nhiệm chính là những người lèo lái tương lai của cả dân tộc này.

 Ai muốn đi cứ để cho họ đi bác ạ và bằng cách nào tùy họ lựa chọn, cứ để họ đi cho thấy tương lai và khi họ thấy tương lai rồi thì họ mới hiểu tương lai là cái gì. Các cụ xưa có câu: Cóc chết 3 năm quay đầu về núi, giờ đây thế hệ thứ nhất ra đi cũng dần dần quay đầu về núi cả rồi đấy, những người chèo lái tương lai của cả một dân tộc họ nghĩ và làm vì hơn 90 triệu đồng bào VN chứ đâu cần nghĩ về vài chục ngàn hay trăm ngàn người muốn ra đi?

 Tốt nhất chúng ta không nên lồng những câu chuyện này ở đây, mỗi người mỗi cách nghĩ và có hướng cho tương lai của mình, giữa những người không tìm thấy tương lai trên quê hương mình thì cũng có gần trăm triệu người dân vẫn thấy tương lai ở chính nơi họ đã sinh ra đấy thôi.

 Người ra đi thường quên mất một điều rằng: Cái nước nhận họ đến họ đã suy nghĩ gì? Và họ có đặt câu hỏi đối với người ra đi rằng: Có đáng để họ nhận không? Xưa nhà nước giữ không cho đi thì bảo nhà nước: Ngăn sông cấm chợ này kia, giờ cho đi thoải mái thì bảo họ phải nghĩ. Nghĩ cái gì?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: colorwind trong 29 Tháng Chín, 2011, 10:31:05 pm

 Ai muốn đi cứ để cho họ đi bác ạ và bằng cách nào tùy họ lựa chọn, cứ để họ đi cho thấy tương lai và khi họ thấy tương lai rồi thì họ mới hiểu tương lai là cái gì. Các cụ xưa có câu: Cóc chết 3 năm quay đầu về núi, giờ đây thế hệ thứ nhất ra đi cũng dần dần quay đầu về núi cả rồi đấy, những người chèo lái tương lai của cả một dân tộc họ nghĩ và làm vì hơn 90 triệu đồng bào VN chứ đâu cần nghĩ về vài chục ngàn hay trăm ngàn người muốn ra đi?

 Tốt nhất chúng ta không nên lồng những câu chuyện này ở đây, mỗi người mỗi cách nghĩ và có hướng cho tương lai của mình, giữa những người không tìm thấy tương lai trên quê hương mình thì cũng có gần trăm triệu người dân vẫn thấy tương lai ở chính nơi họ đã sinh ra đấy thôi.

 Người ra đi thường quên mất một điều rằng: Cái nước nhận họ đến họ đã suy nghĩ gì? Và họ có đặt câu hỏi đối với người ra đi rằng: Có đáng để họ nhận không? Xưa nhà nước giữ không cho đi thì bảo nhà nước: Ngăn sông cấm chợ này kia, giờ cho đi thoải mái thì bảo họ phải nghĩ. Nghĩ cái gì?

Bác nói y như Trưởng ban tuyên giáo


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Bí Bếp trong 29 Tháng Chín, 2011, 11:10:45 pm
Chào các bác:

Đời sống thực tế bao gồm bao điều ở Mỹ có thể tóm gọn như sau:

Trích dẫn
The paradox of our time in history is that we have taller buildings but shorter tempers, wider Freeways, but narrower viewpoints. We spend more, but have less, we buy more, but enjoy less. We have bigger houses and smaller families, more conveniences, but less time. We have more degrees but less sense, more knowledge, but less judgment, more experts, yet more problems, more medicine, but less wellness.

We drink too much, smoke too much, spend too recklessly, laugh too little, drive too fast, get too angry, stay up too late, get up too tired, read too little, watch TV too much, and pray too seldom.

We have multiplied our possessions, but reduced our values. We talk too much, love too seldom, and hate too often.

We've learned how to make a living, but not a life. We've added years to life not life to years. We've been all the way to the moon and back, but have trouble crossing the street to meet a new neighbor. We conquered outer space but not inner space. We've done larger things, but not better things.

We've cleaned up the air, but polluted the soul. We've conquered the atom, but not our prejudice. We write more, but learn less. We plan more, but accomplish less. We've learned to rush, but not to wait. We build more computers to hold more information, to produce more copies than ever, but we communicate less and less.

These are the times of fast foods and slow digestion, big men and small character, steep profits and shallow relationships. These are the days of two incomes but more divorce, fancier houses, but broken homes. These are days of quick trips, disposable diapers, throwaway morality, one night stands, overweight bodies, and pills that do everything from cheer, to quiet, to kill. It is a time when there is much in the showroom window and nothing in the stockroom. A time when technology can bring this letter to you, and a time when you can choose either to share this insight, or to just hit delete...

Remember; spend some time with your loved ones, because they are not going to be around forever.

Remember, say a kind word to someone who looks up to you in awe, because that little person soon will grow up and leave your side.

Remember, to give a warm hug to the one next to you, because that is the only treasure you can give with your heart and it doesn't cost a cent.

Remember, to say, "I love you" to your partner and your loved ones, but most of all mean it. A kiss and an embrace will mend hurt when it comes from deep inside of you.

Remember to hold hands and cherish the moment for someday that person will not be there again.

Give time to love, give time to speak! And give time to share the precious thoughts in your mind.

AND ALWAYS REMEMBER:

Life is not measured by the number of breaths we take, but by the moments that take our breath away.
                        George Carlin


Điều nghịch lý của thời đại chúng ta trong lịch sử là mình có bao tòa cao ốc cao hơn nhưng sự kiên nhẫn lại thấp hơn, xa lộ rộng hơn nhưng nhận định lại nhỏ hơn.   Mình tiêu pha nhiều hơn nhưng lại thiếu thốn hơn, mình mua sắm nhiều hơn, nhưng hưởng thụ lại ít hơn.  Mình sắm nhà bự hơn và gia đình ít người và nhiều tiện dụng hơn nhưng lại ít thời giờ cho nhau hơn.  Mình có thể có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại kém cõi hơn, kiến thức nhiều hơn mà nhận thức kém hơn; có nhiều chuyên gia hơn nhưng lại sinh nhiều khó khăn hơn, nhiều thuốc thang hơn nhưng lại suy yếu hơn.
Chúng ta uống rượu bia, hút thuốc quá nhiều, tiêu pha hoang phí, cười nói hiếm hoi, lái xe quá nhanh, dễ nóng nảy, thức thật khuya, thức dậy mệt mõi, đọc sách ít hơn, xem truyền hình quá tải và cầu nguyện quá hiếm hoi.

Chúng ta ngày càng sở hửu nhiều thứ nhưng giá trị đời sống lại giảm đi.  Mình nói nhiều, tình bác ai lại ít và thù ghét trở nên quá dễ dàng.

Chúng ta học để kiếm sống nhưng lại chẳng biết sống.  Mình tăng tuối sống thọ nhưng chẳng nâng cao sự sống vào năm sống.  Chúng ta đã lên tới mặt trăng và về lại an toàn mà lại bị khó khăn khi chỉ cần qua bên kia đường để chào một người hàng xóm mới dọn về.   Chúng ta chinh phục vũ trụ mà chẳng chinh phục được khoảng trống trong lòng.  Chúng ta đã làm được nhiều việc lớn hơn nhưng chẳng làm tốt hơn được.

Chúng ta làm sạch môi trường nhưng lại làm ô nhiễm linh hồn.  Chúng ta chinh phục được hạt nguyên tử nhưng chẳng chinh phục được sự kỳ thị trong ta.  Chúng ta viết nhiều hơn nhưng học được ít hơn.  Chúng ta tính nhiều đạt lại ít hơn.   Chúng ta làm ra nhiều máy vi tính để lưu trử nhiều dữ kiện hơn, làm nên nhiều máy in hơn nhưng mình lại trao đổi ngày càng ít hơn.

Đây là thời đại của nếp ăn nhanh tiêu hóa chậm, xác lớn và cá tính nhỏ, lãi cao và quan hệ thấp.  Thời đại của lợi tức đôi nhưng ly dị nhiều, nhà cữa đẹp hơn mà gia đình tan nát.  Đây là thời đại của du lịch nhanh, tả xài lần rồi vất, luân lý cũng vất, tình một đêm, thể xác béo phi, và có thuốc để cười, để im, và để... giết.  Đây là thời đại mà cửa hàng đầy hàng mà sau kho trống rỗng.  Thời đại mà kỹ thuật có thể mang lá thư nầy đến cho bạn, và là thời đại bạn có thể chọn lựa mà chia sẻ quan điểm hoặc chỉ cần ấn nút xóa...

Nhớ nhá, dành thêm thời gian với người mình yêu thương, vì họ sẽ không ở bên ta mãi.

Nhớ nhá, nói ra một lời tốt đẹp với ai nhìn lên mình với vẻ thán phục, vì con người bé nhỏ đó sẽ lớn nhanh và rời cạnh mình liền.

Nhớ nhá, cho người bên mình một cái ôm nồng thắm, vi đó là người đang quí trọng và sẵn sàng cho mình với cả trái tim mà không làm mình tốn một xu.

Nhớ nhá, nói rằng "I love you" với người bạn đời và bao người bạn yêu thương bằng tất cả hàm ý.  Một nụ hôn, một cái ôm sẽ giúp mình giảm đau buồn khi nó quặn nhói từ trong lòng của bạn.

Nhớ mà nắm tay nhau và cảm kích những phút giây mà người đó sẽ không còn ở bên bạn nữa.

Dành thời gian để yêu, dành thời gian để nói! Và dành thời gian để chia sẻ bao ý lành của bạn.

VÀ LUÔN LUÔN NHỚ RẰNG:

Đời sống không đo bằng từ nhịp thở mình hít vào nhưng bằng khoảnh khắc mà nhịp thở đó đã mất đi.                           George Carlin


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 29 Tháng Chín, 2011, 11:42:54 pm
Ai muốn đi cứ để cho họ đi bác ạ và bằng cách nào tùy họ lựa chọn, cứ để họ đi cho thấy tương lai và khi họ thấy tương lai rồi thì họ mới hiểu tương lai là cái gì. Các cụ xưa có câu: Cóc chết 3 năm quay đầu về núi, giờ đây thế hệ thứ nhất ra đi cũng dần dần quay đầu về núi cả rồi đấy, những người chèo lái tương lai của cả một dân tộc họ nghĩ và làm vì hơn 90 triệu đồng bào VN chứ đâu cần nghĩ về vài chục ngàn hay trăm ngàn người muốn ra đi?
 Tốt nhất chúng ta không nên lồng những câu chuyện này ở đây, mỗi người mỗi cách nghĩ và có hướng cho tương lai của mình, giữa những người không tìm thấy tương lai trên quê hương mình thì cũng có gần trăm triệu người dân vẫn thấy tương lai ở chính nơi họ đã sinh ra đấy thôi.
 Người ra đi thường quên mất một điều rằng: Cái nước nhận họ đến họ đã suy nghĩ gì? Và họ có đặt câu hỏi đối với người ra đi rằng: Có đáng để họ nhận không? Xưa nhà nước giữ không cho đi thì bảo nhà nước: Ngăn sông cấm chợ này kia, giờ cho đi thoải mái thì bảo họ phải nghĩ. Nghĩ cái gì?
Bác nói y như Trưởng ban tuyên giáo
Nếu nói như thế mà colorwind bảo giống trưởng ban tuyên giáo thì trong VHM còn có nhiều trưởng phòng, trưởng cục tuyên giáo ấy chứ .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 29 Tháng Chín, 2011, 11:48:39 pm

Bác nói y như Trưởng ban tuyên giáo

 Colorwind lại nói kiểu "chụp mũ" rồi.

 Khi người ai đó bày tỏ quan điểm hay cách nhìn nhận xã hội của mình thì người khác cũng có quyền nói lên quan điểm của họ, dù trái ngược nhau về giả thiết hay nhận định song chưa ai nâng tầng quan điểm mà mới nói lên quan điểm của cá nhân. Vậy mà lại chụp mũ tuyên huấn với tuyên giáo.

 Một kiểu thể hiện buộc xã hội phải quan tâm hoặc phải có những chính sách mà hợp ý của họ, khi không được sự quan tâm như ý thì phản ứng sẽ là gán ghép một điều gì đó cho quan điểm của phía bên kia và đó là chức danh Trưởng ban tuyên giáo. Thật sự là ít người hiểu bộ phận này họ làm công tác gì và quyền hạn đến đâu trong bộ máy chính quyền nhà nước.

 Rất tiếc là BY không ăn lương của bộ phận này Colorwind ạ.  


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 29 Tháng Chín, 2011, 11:51:22 pm
VÀ LUÔN LUÔN NHỚ RẰNG:
Đời sống không đo bằng từ nhịp thở mình hít vào nhưng bằng khoảnh khắc mà nhịp thở đó đã mất đi. [/color]                          George Carlin [/i]
Cảm ơn bạn Bí Bếp cho xem một bài viết hay, cái hôm qua ở Mỹ ngày nay cũng đang đến VN, nhưng chưa biết phạm vi thế nào thôi, hihi .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Bí Bếp trong 30 Tháng Chín, 2011, 12:18:23 am
Cảm ơn bạn Bí Bếp cho xem một bài viết hay, cái hôm qua ở Mỹ ngày nay cũng đang đến VN, nhưng chưa biếtphạm vi thế nào thôi, hihi .

Chào bạn BeHienQYV7C:

Ai cũng biết đời sống là hạn hữu; và có lúc mình cuốn cuồng chạy theo và vật lộn với bao nhu cầu của đời sống bên ngoài và quên đi đời sống bên trong và những gì có thể gọi là quan trọng nhất ở bên mình... cho đến lúc mình chợt bình tỉnh thì những gì mình sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để giữ lại cũng không còn nữa.  Ở đâu cũng thế, tìm lại sự bình an và tình thương ở chung quanh mình, luôn là nhu cầu cho bất kỳ ai trong chúng ta.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: colorwind trong 30 Tháng Chín, 2011, 10:56:47 am

Bác nói y như Trưởng ban tuyên giáo

 Colorwind lại nói kiểu "chụp mũ" rồi.

 Khi người ai đó bày tỏ quan điểm hay cách nhìn nhận xã hội của mình thì người khác cũng có quyền nói lên quan điểm của họ, dù trái ngược nhau về giả thiết hay nhận định song chưa ai nâng tầng quan điểm mà mới nói lên quan điểm của cá nhân. Vậy mà lại chụp mũ tuyên huấn với tuyên giáo.

 Một kiểu thể hiện buộc xã hội phải quan tâm hoặc phải có những chính sách mà hợp ý của họ, khi không được sự quan tâm như ý thì phản ứng sẽ là gán ghép một điều gì đó cho quan điểm của phía bên kia và đó là chức danh Trưởng ban tuyên giáo. Thật sự là ít người hiểu bộ phận này họ làm công tác gì và quyền hạn đến đâu trong bộ máy chính quyền nhà nước.

 Rất tiếc là BY không ăn lương của bộ phận này Colorwind ạ.  

Em không nói bác là trưởng ban tuyên giáo mà nói bác phát biểu "y" như trưởng ban tuyên giáo. Em biết rõ về bác binhyen1960 mặc dù chỉ gặp bác 2 lần ở Sài Gòn. Vì vậy bác đừng qui kết em là chụp mũ bác là Tuyên giáo nhá.

Từ nhỏ em đã phải nghe "ông tuyên giáo" nói suốt rồi nên em chắc rằng em cũng hiểu khá rõ cái "bộ phận này" họ làm gì và quyền hạn đến đâu trong bộ máy chính quyền.

Đây là topic Vui buồn viễn xứ vì vậy em xin trả lại đất để cho những bác xa xứ kể chuyện bên tây, bên tàu cho các tụi em học hỏi và chia sẻ, không làm lạc đề của các bác nữa. Cám ơn bác Bí Bếp về topic, mong được một lần uống với bác ở Xứ mưa hoặc ở Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 03 Tháng Mười, 2011, 02:24:28 pm
 Bên máu và hoa đang sôi nổi vụ hút hít với thuốc men , nên em lại thấy nghèn nghẹn trong cổ 1 thời bên xứ người . Ngày đầu đến CCCP , chưa có tiền tiêu , vì chưa được lĩnh tiền avan . Ăn thì được nhà máy đặt sẵn trước ở nhà ăn rồi . Đến bữa là được phát 1 vé . đúng giờ là cầm vé đến căng-tin đưa cho nhân viên , là họ đưa khẩu phần ăn cho , gồm 1 đĩa bột khoai tây nghiền nhuyễn , 1 cái thịt bằm nắm tròn to bằng quả trứng vịt , chan ít nước sốt của thịt vào , và 1 ly nước táo luộc pha với đường . Nhưng còn vấn đề hút từ sáng đến chiều tối thì không có , phải tự tìm kiếm . Không biết các bạn khác thế nào ? Còn em nảy sinh ra 1 sáng kiến , em đi ra bến tầu điện ấy . Khi tầu đến thì : Các hành khách trong khi đợi tàu đến thì  hút thuốc . khi tầu đến , thì họ vội vã ném điếu thuốc xuống đất , rồi di chân lên cho thuốc tắt hẳn , rồi họ bước lên tầu . Em đợi cho tầu điện chạy đi rồi , xong em nhặt mấy cái mẩu thuốc dài dài 1 tí , có nhiều người vội lên tầu còn chưa kịp di chân vào điếu thuốc cho tắt , thì nó vẫn cháy . Em vơ vội 1 ít mẩu thuốc , rồi thong thả về nhà , để hút dần . Đấy là những ngày đầu thôi . Còn mấy ngày sau là khôn lên ngay . Cứ thấy ai hút thuốc là đến gần chào và : Hêllo cigaret . Họ cũng rút bao thuốc ra cho 1 điếu , vậy là có nguồn vui cho lỗ miệng , họ còn châm thuốc cho mình nữa chứ . Cám ơn họ , rồi vội vã đi ngay . Kể ra đây mà thấy ngượng cho 1 đời nghèo khổ đi làm trên xứ người ngày mới qua .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Tr kỹ thuật trong 04 Tháng Mười, 2011, 06:57:44 am
KIỀU THÁI  >:(


Nhà mình giàu nhất khu tập thể, có tới 2 cái quạt tai voi, bầu xam xám như cục chì với 3 cánh bằng cao su đỏ, 1 cái đài rất to và mình thì có 1 con búp bê nằm ngửa biết nhắm mắt úp sấp biết kêu mama.

Đưa ra chuẩn giàu nhất như thế để dễ hình dung, khi mình nói nhà cô nghèo nhất.

Cô không ở trong khu tập thể, nhà cô sát đường tàu điện, xây trên nền bãi đổ phoi bào của nhà máy Cơ khí Hà Nội, loại nhà tường bả bằng đất trộn rơm. Mình nhớ nhất cái ô cửa bé tí, cánh cửa được chống lên bằng một thanh nứa con.

Hầu như lúc nào đi ngang qua mình cũng thấy cô thò mặt ở ô cửa đó. Đậm người, da trắng tinh, tóc đánh bồng, khác hẳn tất cả các bà các cô khác. Mãi sau mình mới thấy kiểu tóc này ở Ái Vân trong bộ phim Chị Nhung.

Nhà cô thắp đèn dầu. Cô dùng nhờ nhà tắm, nhà vệ sinh trong khu tập thể. Mấy chục hộ chung một cái bể nước. Chồng cô Quỳnh đi Nam sao tháng này kinh trễ đến mấy hôm, nhà bà Cam ăn hai bữa đậu rán liền, con nhớn bà Nở vú bằng chũm cau, máy bay thứ …bị bắn rơi ở Thanh, Cánh buồm đỏ thắm chiếu ngoài sân ximăng rạp Đống Đa chiếu Cô gái bán hoa…người ta nói rất to, ngày này qua ngày khác những chuyện đại loại như thế, quanh cái bể ấy.

Cô chỉ vào giặt giũ, rửa rau, xin xô nước về khi cái bể ấy vắng nhất, lúc người lớn đi làm hết. Lỡ gặp ai cô đều cười rất tươi chào hỏi, mỗi bà ngoại mình là hay đáp lời cô. Có hôm cô sang tắm trễ, bà Thông tắm sau, múc nguyên xô nước dội lại nhà tắm, rồi mới vào.

Cô ở với mẹ, là nghe nói thế chứ mình chưa một lần thấy bà. Bố cô bị đi tù, cũng nghe nói, tội làm gián điệp, bị bắt tại trận. Khi máy bay đến ông cầm đèn pin hua hua lên trời chỉ chỗ cho Mỹ ném bom xuống nhà máy.

Khu tập thể có một cuộc họp không chính thức, dĩ nhiên địa điểm quanh cái bể nước, biểu quyết không cho cô dùng nhờ nữa. Mémé mình cũng là thành phần nòng cốt. Bà ngoại mắng cho một trận. Mình nghe mémé thanh minh, sợ bị lây bệnh giang mai.

Bà ngoại, lẩm bẩm như thầm với chính mình, học đến đại học bên Thái chắc hàng khá giả, vâng lời Ông Cụ, mà về…
Beo blog.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 06 Tháng Mười, 2011, 05:37:08 pm
 Những ngày đầu sống trên đất lạ ,có nhiều cái làm mình phải ngạc nhiên ,kí túc tương đối hiện đại  với sàn gỗ ,tường dán giấy có lò sưởi chạy bằng nước nóng ( giặt tất xong phơi lên đó 1/2 giờ là khô ) ,bếp có hệ thống nước nóng quanh năm ,mỗi căn hộ được trang bị một bếp điện khổng lồ có 4 thớt với kích thước to nhỏ khác nhau và sẽ đỏ rực khi khởi động ,phía dưới có ngăn nướng đủ để quay một lúc  cả con gà to ,vậy mà trong mỗi phòng lại treo một bóng  đèn tròn mà nghe nói giờ không  còn sản xuất nữa vì hao tổn điện năng . bữa ăn trong nhà máy thì chúng tôi ghét nhất là món thịt băm viên rán qua rồi tưới lên trên một ít nước sốt ,nó được làm từ 10% thịt còn lại là bánh mì bóp vụn cộng một ít cải bắp ,ăn nó cứ ghê ghê thế nào ấy .dưa chuột muối của họ thì quả thực là ngon ,bây giờ ở nhà thỉnh thoảng lúc dưa vào chính vụ ,tôi cũng làm với công nghệ y hệt nhưng vẫn không giòn và ngon như họ ,nói chung là nhập gia tùy tục sau mấy năm chúng tôi hầu hết đã quen với những món ăn khá là xa lạ ,cái món cá muối mới ghê chứ ,nó nằm sóng sượt da bóng nhẫy điểm thêm mấy lát hành tây sống  và lần đầu thì tanh kinh khủng .Cái món thịt nướng Nga thì ở chợ quê mới có và cũng khá đặc biệt ,giờ ở trên đường Hồ tùng Mậu (gần đ h thương mại )có quán nhậu khá đông ,ở đấy có một người nước ngoài bán món thịt nướng nga ...và tự xưng là người Nga ,trông như người vùng capcaz chứ không phải thuần Nga ,lấy vợ Việt nam và đã ở Hà nội 10 năm ,món nướng của anh ta cũng được chỉ phải cái hơi đắt ,chiều cuối thu mưa dầm mà uống bia với thịt nướng  kiểu Nga thì còn gì thú hơn ,phải không các bác .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 06 Tháng Mười, 2011, 06:09:05 pm
 Bác quên mất món tỏi tươi muối, ngồi uống bia bóc từng nhánh tỏi muối nhâm nhi, đi cả kg lúc nào không biết. ;D

 Một điều rất lạ là nhiều hàng ăn tại VN từng bắt chước món này nhưng chưa thấy ở đâu thành công. Người Đông Âu mùa hè ăn tỏi nhiều để chống rét mùa đông, mỗi lúc lên xe buýt đứng cạnh ông bà Tây mới ăn tỏi thì mùi mồ hôi của họ khiến ta "ngạt thở". Món sunka thịt chín bằng lạnh và món thịt hun khói hoặc thịt lợn mỡ muối ăn mùa đông với bánh mỳ thì chỉ có trên cả tuyệt vời thôi bác ạ. Thêm món thịt cừu bỏ lò ngon kinh khủng, thịt cừu ngon nhất phần thịt dọi thịt bụng, món cá chép nướng ngói nữa.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: thanhh63 trong 06 Tháng Mười, 2011, 07:11:20 pm
Bác quên mất món tỏi tươi muối, ngồi uống bia bóc từng nhánh tỏi muối nhâm nhi, đi cả kg lúc nào không biết. ;D

 Một điều rất lạ là nhiều hàng ăn tại VN từng bắt chước món này nhưng chưa thấy ở đâu thành công. Người Đông Âu mùa hè ăn tỏi nhiều để chống rét mùa đông, mỗi lúc lên xe buýt đứng cạnh ông bà Tây mới ăn tỏi thì mùi mồ hôi của họ khiến ta "ngạt thở". Món sunka thịt chín bằng lạnh và món thịt hun khói hoặc thịt lợn mỡ muối ăn mùa đông với bánh mỳ thì chỉ có trên cả tuyệt vời thôi bác ạ. Thêm món thịt cừu bỏ lò ngon kinh khủng, thịt cừu ngon nhất phần thịt dọi thịt bụng, món cá chép nướng ngói nữa.

Bác BY nói đúng rồi, ngôn ngữ slavo mặc dù viết khác nhau nhưng đọc có âm giống nhau khá nhiều, bởi vậy dân ở Séc như tụi em có thể nói chuyện và hiểu nhau nhiều nhất với dân Sloven, Ba Lan, còn Nga, Bun thì lõm bõm thôi...ví dụ món sunka, tiếng Séc cũng là sunka - một món có tiếng Anh là ham và rất ngon. Nói về sunka, hồi mới qua Séc, tết đến không có giò lụa, tụi em mua sunka về cũng xắt miếng như giò lụa để thay thế.

Nói thêm về món ăn ở Séc, món quốc hồn quốc túy của Séc còn có món zizek - thịt heo nạc tẩm bột chiên - thật tuyệt. Món này dân xù mình cũng thích chẳng kém tụi Séc, về VN ở SG có nhà hàng Hoa Viên cũng có món này và chế biến ngon cũng không kém ở Séc  :o. Ngoài món đó dân SV Xù tụi em phần lớn phải ăn nhà ăn còn thích món thịt heo ba rọi xông khói nấu ăn chung với dưa bắp cải chua và bramborovy kledniky (một món làm từ khoai tây)... ;D. Lễ Noel (bên Séc gọi là Vanoce) bên cạnh gà tây nướng như các nước khác, dân Séc còn có món kaprovy zizek ( cá chép tẩm bột chiên), một món chỉ có trong ngày Noel. Dân Séc ăn cá chép rất nhiều vào ngày Noel, khắp nơi bán cá chép sống, dân xù mình cũng mua cá chép rất nhiều để ăn dần vào dịp nghỉ lễ Vanoce và năm mới kéo dài cả tuần, do đó các bồn tắm trong dịp này biến thành hồ nuôi cá chép để ăn dần  ;D         


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 07 Tháng Mười, 2011, 12:36:10 pm
Những ngày đầu sống trên đất lạ ,có nhiều cái làm mình phải ngạc nhiên ,kí túc tương đối hiện đại  với sàn gỗ ,tường dán giấy có lò sưởi chạy bằng nước nóng ( giặt tất xong phơi lên đó 1/2 giờ là khô ) ,bếp có hệ thống nước nóng quanh năm ,mỗi căn hộ được trang bị một bếp điện khổng lồ có 4 thớt với kích thước to nhỏ khác nhau và sẽ đỏ rực khi khởi động ,phía dưới có ngăn nướng đủ để quay một lúc  cả con gà to ,vậy mà trong mỗi phòng lại treo một bóng  đèn tròn mà nghe nói giờ không  còn sản xuất nữa vì hao tổn điện năng . bữa ăn trong nhà máy thì chúng tôi ghét nhất là món thịt băm viên rán qua rồi tưới lên trên một ít nước sốt ,nó được làm từ 10% thịt còn lại là bánh mì bóp vụn cộng một ít cải bắp ,ăn nó cứ ghê ghê thế nào ấy .dưa chuột muối của họ thì quả thực là ngon ,bây giờ ở nhà thỉnh thoảng lúc dưa vào chính vụ ,tôi cũng làm với công nghệ y hệt nhưng vẫn không giòn và ngon như họ ,nói chung là nhập gia tùy tục sau mấy năm chúng tôi hầu hết đã quen với những món ăn khá là xa lạ ,cái món cá muối mới ghê chứ ,nó nằm sóng sượt da bóng nhẫy điểm thêm mấy lát hành tây sống  và lần đầu thì tanh kinh khủng .Cái món thịt nướng Nga thì ở chợ quê mới có và cũng khá đặc biệt ,giờ ở trên đường Hồ tùng Mậu (gần đ h thương mại )có quán nhậu khá đông ,ở đấy có một người nước ngoài bán món thịt nướng nga ...và tự xưng là người Nga ,trông như người vùng capcaz chứ không phải thuần Nga ,lấy vợ Việt nam và đã ở Hà nội 10 năm ,món nướng của anh ta cũng được chỉ phải cái hơi đắt ,chiều cuối thu mưa dầm mà uống bia với thịt nướng  kiểu Nga thì còn gì thú hơn ,phải không các bác .

 Món dưa chuột muối của Nga công nhận là ngon thiệt bác nhỉ ? Nó chua , thơm và giòn như ăn dưa chuột sống ấy mấy chết chứ . Em thấy trong lọ họ có ngâm kèm với những lá nhỏ li ti như lá thì là của nước ta vậy , Có cả những bông hoa cỏ ngâm lẫn với dưa , giờ sang Nga hay U , em vẫn ăn món dưa chuột của nước Nga đó , ngon


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 07 Tháng Mười, 2011, 12:44:43 pm
Những ngày đầu sống trên đất lạ ,có nhiều cái làm mình phải ngạc nhiên ,kí túc tương đối hiện đại  với sàn gỗ ,tường dán giấy có lò sưởi chạy bằng nước nóng ( giặt tất xong phơi lên đó 1/2 giờ là khô ) ,bếp có hệ thống nước nóng quanh năm ,mỗi căn hộ được trang bị một bếp điện khổng lồ có 4 thớt với kích thước to nhỏ khác nhau và sẽ đỏ rực khi khởi động ,phía dưới có ngăn nướng đủ để quay một lúc  cả con gà to ,vậy mà trong mỗi phòng lại treo một bóng  đèn tròn mà nghe nói giờ không  còn sản xuất nữa vì hao tổn điện năng . bữa ăn trong nhà máy thì chúng tôi ghét nhất là món thịt băm viên rán qua rồi tưới lên trên một ít nước sốt ,nó được làm từ 10% thịt còn lại là bánh mì bóp vụn cộng một ít cải bắp ,ăn nó cứ ghê ghê thế nào ấy .dưa chuột muối của họ thì quả thực là ngon ,bây giờ ở nhà thỉnh thoảng lúc dưa vào chính vụ ,tôi cũng làm với công nghệ y hệt nhưng vẫn không giòn và ngon như họ ,nói chung là nhập gia tùy tục sau mấy năm chúng tôi hầu hết đã quen với những món ăn khá là xa lạ ,cái món cá muối mới ghê chứ ,nó nằm sóng sượt da bóng nhẫy điểm thêm mấy lát hành tây sống  và lần đầu thì tanh kinh khủng .Cái món thịt nướng Nga thì ở chợ quê mới có và cũng khá đặc biệt ,giờ ở trên đường Hồ tùng Mậu (gần đ h thương mại )có quán nhậu khá đông ,ở đấy có một người nước ngoài bán món thịt nướng nga ...và tự xưng là người Nga ,trông như người vùng capcaz chứ không phải thuần Nga ,lấy vợ Việt nam và đã ở Hà nội 10 năm ,món nướng của anh ta cũng được chỉ phải cái hơi đắt ,chiều cuối thu mưa dầm mà uống bia với thịt nướng  kiểu Nga thì còn gì thú hơn ,phải không các bác .

 - Bác ạ ! Món ăn của Nga đơn giản vậy , mà chỉ ăn có mấy ngày mà khi đi tắm , em thấy da mình như có mỡ ấy , nước dội vào người cứ chảy tuồn tuột xuống hết , kỳ lạ vậy . Đoàn em có thằng ăn 1 tuần đầu ở nhà ăn mà đã lên 7 kg . Sau 3 tháng học tiếng thì má nó tròn , căng và ửng hồng như má các anh nuôi của tiểu đoàn của quân đội ta vậy . Nó vơ vào người nó đúng 20 kg nữa . Khiếp chưa ? Đồ ăn của Nga ? Cả đoàn em đều lên cân hết .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 07 Tháng Mười, 2011, 09:15:44 pm
hehe em nghe thằng bạn em đi Nga về kể có món đuôi chuột khuấy lọ mỡ , không biết có bác nào thử món này chưa và nó ngon không ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Mười, 2011, 09:40:22 pm
hehe em nghe thằng bạn em đi Nga về kể có món đuôi chuột khuấy lọ mỡ , không biết có bác nào thử món này chưa và nó ngon không ?

 Thế mà cũng hỏi. ;D Sẵn như đường thốt nốt ở K ấy, haanh ở K đã ăn đường thốt nốt chưa? ;D

Cho tay haanh này sang đó 3 tháng khi về nước bước đi mà không phải chống gậy thì tôi chớ kể. ;D Nhưng mà ông bạn haanh tả lại hơi bị phản khoa học hoặc chính ông bạn đó dưới ... mức bình thường. ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 07 Tháng Mười, 2011, 10:11:52 pm
Bác Haanh ơi ! cái thời CCCP không thế đâu , Có một lần có ông quen từ Việt nam sang đánh hàng tranh thủ qua dạng du lịch trước khi về nước có tạt qua em và muốn có những kỷ niệm về em gái Nga  .Hôm sau ra sân bay Seremenchevo ông ấy cứ tư lự em mới hỏi thế em gái Nga ko hấp dẫn hay sao ? Ông ta quay lại ánh mắt sáng lên : Tuyệt ,tuyệt lắm ! nhỏ hơn của cộng , đỏ như cam thờ tết ông ạ !

(http://i0.uyl.me/files/93172487096849305691.jpg) (http://uyl.me)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 08 Tháng Mười, 2011, 12:10:53 am
hehe em nghe thằng bạn em đi Nga về kể có món đuôi chuột khuấy lọ mỡ , không biết có bác nào thử món này chưa và nó ngon không ?
   Cái này là đặc sản đấy ,nó cũng tùy lọ thôi ,nếu mà vớ được cái lọ đựng dưa chuột 5 lít thì thật là uổng phí một đời trai !!! nhưng không sao cái gậy thằng ăn mày thì xá chi lọ to hay lọ nhỏ ,phải vậy không các bác .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 08 Tháng Mười, 2011, 12:58:33 pm
hehe em nghe thằng bạn em đi Nga về kể có món đuôi chuột khuấy lọ mỡ , không biết có bác nào thử món này chưa và nó ngon không ?

 Thế mà cũng hỏi. ;D Sẵn như đường thốt nốt ở K ấy, haanh ở K đã ăn đường thốt nốt chưa? ;D

Cho tay haanh này sang đó 3 tháng khi về nước bước đi mà không phải chống gậy thì tôi chớ kể. ;D Nhưng mà ông bạn haanh tả lại hơi bị phản khoa học hoặc chính ông bạn đó dưới ... mức bình thường. ;D
[/quote]

 Bác không biết nước Nga dưới thời Cộng Sản đâu . Cấm đoán hết cả đấy , kiếm đâu ra những hàng độc đấy . Muốn có dâu ngô với lọ mỡ đều phải qua môi giới là người thân và quen . Không thì bị lộ ra , là đi tù cả đuôi chuột lẫn lọ mỡ đấy .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 08 Tháng Mười, 2011, 05:42:27 pm
hehe em nghe thằng bạn em đi Nga về kể có món đuôi chuột khuấy lọ mỡ , không biết có bác nào thử món này chưa và nó ngon không ?

 Thế mà cũng hỏi. ;D Sẵn như đường thốt nốt ở K ấy, haanh ở K đã ăn đường thốt nốt chưa? ;D

Cho tay haanh này sang đó 3 tháng khi về nước bước đi mà không phải chống gậy thì tôi chớ kể. ;D Nhưng mà ông bạn haanh tả lại hơi bị phản khoa học hoặc chính ông bạn đó dưới ... mức bình thường. ;D

 Bác không biêt nước Nga dưới thời Cộng Sản đâu . Cấm đoán hết cả đấy , kiếm đâu ra hàng độc đấy . Muốn có dâu ngô với lọ mỡ đều phải qua môi giới là người thân . Không thì bị lộ ra , là đi tù cả đuôi chuột lẫn lọ mỡ đấy .
[/quote]Cấm thì cấm vì đấy là luật rồi nhưng như người ta nói cái gì cũng có kẽ hở ,thành phố tôi có những chàng Đông gioăng luôn luôn có bạn gái tóc vàng đến chơi ,đi qua váccho chỉ cần biếu bà gác cổng cái đồng hồ điện tử giá thị trường 15 rúp là lần sau cứ thế mà qua ,2 người quản lý của chúng tôi là Rita và Natasa thì làm sao mà biết hết được ,thằng đàn em ở cùng căn hộ có con bé trường Lâm nghiệp đến chơi hàng tuần ,khi nó ra bếp nấu nướng thằng bồ nó lại khóa cửa căn hộ lại ,quân ta về đập cửa thì nó mới mở còn  người của căn hộ khác đến chơi thì coi như không có ai ở nhà ,từ 22 h trở đi là bất khả xâm phạm nó mới nháy đàn anh sang nó uống rượu ,nếu gặp đúng thứ 7 hay chủ nhật thì  cuộc vui đến sáng luôn khiến con bé tóc vàng cứ ngồi ngáp vặt ,còn sau đó thì chỉ có trời mới biết ,đấy là  nói rau sạch hẳn hoi còn  ai có nhu cầu vẫn có chỗ tìm như ở ngoài công viên giống  bên mình vậy ,chỉ một chai Vốtca hiệu thủ đô là xong ,có đứa có căn hộ hẳn hoi nhé ,hồi xưa chưa có sida nên chẳng phải lo sợ gì cả ,quan hệ với cộng thì lo có bầu và nếu có bầu thì gần như chắc chắn cả 2 về quê hưởng chế độ nghỉ đẻ và thai sản .Người Nga và châu Âu nói chung coi chuyện này cũng bình thường chỉ có lãnh đạo người Việt mình lúc nào cũng thích lên gân ,tỏ ra quan điểm này quan điểm nọ ,nhưng cũng có anh đã phá tan xiềng xích để  đi theo tiếng gọi con tim ,nói chuyện với họ ,họ thẳng thắn thừa nhận đây là mối tình đầu, ngày trước  khi lấy vợ đã kịp yêu đâu gì  ???


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 08 Tháng Mười, 2011, 06:03:00 pm
 Chuyện của các bác gì mà toàn nhậu với đuôi chuột và lọ mỡ vậy ta ? Thế không có vụ nhậu đuôi chuột nào vơi ớt với lọ mắm tép hay mắm tôm nào à ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 08 Tháng Mười, 2011, 06:30:25 pm
hehe em nghe thằng bạn em đi Nga về kể có món đuôi chuột khuấy lọ mỡ , không biết có bác nào thử món này chưa và nó ngon không ?

 Thế mà cũng hỏi. ;D Sẵn như đường thốt nốt ở K ấy, haanh ở K đã ăn đường thốt nốt chưa? ;D

Cho tay haanh này sang đó 3 tháng khi về nước bước đi mà không phải chống gậy thì tôi chớ kể. ;D Nhưng mà ông bạn haanh tả lại hơi bị phản khoa học hoặc chính ông bạn đó dưới ... mức bình thường. ;D
[/quote]

 Bác không biêt nước Nga dưới thXi Cộng Sản đâu . Cấm đoán hết cả đấy , kiếm đâu ra hàng độc đấy . Muốn có dâu ngô với lọ mỡ đều phải qua môi giới là người thân . Không thì bị lộ ra , là đi tù cả đuôi chuột lẫn lọ mỡ đấy .
[/quote]Cấm thì cấm vì đấy là luật rồi nhưng như người ta nói cái gì cũng có kẽ hở ,thành phố tôi có những chàng Đông gioăng luôn luôn có bạn gái tóc vàng đến chơi ,đi qua váccho chỉ cần biếu bà gác cổng cái đồng hồ điện tử giá thị trường 15 rúp là lần sau cứ thế mà qua ,2 người quản lý của chúng tôi là Rita và Natasa thì làm sao mà biết hết được ,thằng đàn em ở cùng căn hộ có con bé trường Lâm nghiệp đến chơi hàng tuần ,khi nó ra bếp nấu nướng thằng bồ nó lại khóa cửa căn hộ lại ,quân ta về đập cửa thì nó mới mở còn  người của căn hộ khác đến chơi thì coi như không có ai ở nhà ,từ 22 h trở đi là bất khả xâm phạm nó mới nháy đàn anh sang nó uống rượu ,nếu gặp đúng thứ 7 hay chủ nhật thì  cuộc vui đến sáng luôn khiến con bé tóc vàng cứ ngồi ngáp vặt ,còn sau đó thì chỉ có trời mới biết ,đấy là  nói rau sạch hẳn hoi còn  ai có nhu cầu vẫn có chỗ tìm như ở ngoài công viên giống  bên mình vậy ,chỉ một chai Vốtca hiệu thủ đô là xong ,có đứa có căn hộ hẳn hoi nhé ,hồi xưa chưa có sida nên chẳng phải lo sợ gì cả ,quan hệ với cộng thì lo có bầu và nếu có bầu thì gần như chắc chắn cả 2 về quê hưởng chế độ nghỉ đẻ và thai sản .Người Nga và châu Âu nói chung coi chuyện này cũng bình thường chỉ có lãnh đạo người Việt mình lúc nào cũng thích lên gân ,tỏ ra quan điểm này quan điểm nọ ,nhưng cũng có anh đã phá tan xiềng xích để  đi theo tiếng gọi con tim ,nói chuyện với họ ,họ thẳng thắn thừa nhận đây là mối tình đầu, ngày trước  khi lấy vợ đã kịp yêu đâu gì  ???
[/quote]

 Bác ơi ! Lãnh đạo nhà mình là toàn chọn cả đấy ! phải là đảng viên nhé . Mà phải là đảng viên 4 tốt đó nhé . Còn phiên dịch thì phải là tốt nghiệp đại học ở Liên xô rồi . Cho nên hàng ngũ công nhân của ta những ngày đầu sang Nga là số 1 đó , không tiền án và không tiền sự đâu nhé . vì chúng ta phải thể hiện rằng . chúng ta là công dân của :  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MÀ . Nên bác thông cảm cho chúng em ngày đó .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Mười, 2011, 08:23:33 pm
dừng thôi các bác ơi, đưa mấy chuyện đó lên đây làm gì, đừng làm cô chủ quán đỏ mặt thêm nữa,  >:(


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 08 Tháng Mười, 2011, 09:43:13 pm
Cái thời CCCP thì dù là nghiên cứu sinh ,đi học ,công tác hay lao động hoặc là " bộ đội " thì ngoài thú vui kiếm được tiền thì chỉ còn giao lưu với chị em thôi . Thời đó không gia đình,không con cái , không handy ,không  vi tính ,không ca nhạc Việt nam ,không VTV4 và đa số cũng không ti vi riêng trong phòng luôn ,quanh đi quẩn lại chỉ có vài băng nhạc vàng nhão nhoẹt , mấy cái đĩa Sandra,modeltalking, Annapugachova ...Ở Mát có thể gọi điện về Vn thông qua bưu điện quốc tế buôn về nhà nửa tiếng nhưng phải đặt trước mấy hôm .Các ông có vợ bà có chồng ở Việt nam là cặp nhau nhanh nhất ....

Bác  Quangcan đã có  ý nhắc thì có lẽ chỉ cỏn chủ đề kiếm tiền và những nỗi buốn thời CCCP thôi các bác nhỉ ...!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 08 Tháng Mười, 2011, 10:54:23 pm
Cái thời CCCP thì dù là nghiên cứu sinh ,đi học ,công tác hay lao động hoặc là " bộ đội " thì ngoài thú vui kiếm được tiền thì chỉ còn giao lưu với chị em thôi . Thời đó không gia đình,không con cái , không handy ,không  vi tính ,không ca nhạc Việt nam ,không VTV4 và đa số cũng không ti vi riêng trong phòng luôn ,quanh đi quẩn lại chỉ có vài băng nhạc vàng nhão nhoẹt , mấy cái đĩa Sandra,modeltalking, Annapugachova ...Ở Mát có thể gọi điện về Vn thông qua bưu điện quốc tế buôn về nhà nửa tiếng nhưng phải đặt trước mấy hôm .Các ông có vợ bà có chồng ở Việt nam là cặp nhau nhanh nhất ....

Bác  Quangcan đã có  ý nhắc thì có lẽ chỉ cỏn chủ đề kiếm tiền và những nỗi buốn thời CCCP thôi các bác nhỉ ...!

hehe em chỉ hỏi món ăn đặc sản mà các bác chưa đánh đã khai chi cho trợ lý của bà chủ quán nhắc nhở  ;D
hehe em cũng đã từng xuất ngoại như các bác chỉ khác các bác đi kiếm tiền còn em đi kiếm ..đạn  ;D nên em rất hiểu tâm tư tình cảm của các bác , những người con xa xứ . Hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp mà cuộc đời còn có những nụ hôn  ;D các bác cứ biến những nụ hôn thành món ăn  thì chẳng ngại gì min mod  ;D
Xin chia buồn với các bác chưa được ăn đặc sản của Tây nhưng em nghĩ người Việt mình vốn thông minh lanh lợi , lúc nào cũng phát huy truyền thống tốt đẹp " cái khó ló có cái khôn" nên bác nào đã ăn rồi xin chia sẻ mùi vị với những người chưa ăn như em cho biết với người ta kẻo bị mang tiếng là lạc hậu  ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: yuk56 trong 08 Tháng Mười, 2011, 11:34:17 pm
Cái thời CCCP thì dù là nghiên cứu sinh ,đi học ,công tác hay lao động hoặc là " bộ đội " thì ngoài thú vui kiếm được tiền thì chỉ còn giao lưu với chị em thôi . Thời đó không gia đình,không con cái , không handy ,không  vi tính ,không ca nhạc Việt nam ,không VTV4 và đa số cũng không ti vi riêng trong phòng luôn ,quanh đi quẩn lại chỉ có vài băng nhạc vàng nhão nhoẹt , mấy cái đĩa Sandra,modeltalking, Annapugachova ...Ở Mát có thể gọi điện về Vn thông qua bưu điện quốc tế buôn về nhà nửa tiếng nhưng phải đặt trước mấy hôm .Các ông có vợ bà có chồng ở Việt nam là cặp nhau nhanh nhất ....

Bác  Quangcan đã có  ý nhắc thì có lẽ chỉ cỏn chủ đề kiếm tiền và những nỗi buốn thời CCCP thôi các bác nhỉ ...!

hehe em chỉ hỏi món ăn đặc sản mà các bác chưa đánh đã khai chi cho trợ lý của bà chủ quán nhắc nhở  ;D
hehe em cũng đã từng xuất ngoại như các bác chỉ khác các bác đi kiếm tiền còn em đi kiếm ..đạn  ;D nên em rất hiểu tâm tư tình cảm của các bác , những người con xa xứ . Hạnh phúc đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp mà cuộc đời còn có những nụ hôn  ;D các bác cứ biến những nụ hôn thành món ăn  thì chẳng ngại gì min mod  ;D
Xin chia buồn với các bác chưa được ăn đặc sản của Tây nhưng em nghĩ người Việt mình vốn thông minh lanh lợi , lúc nào cũng phát huy truyền thống tốt đẹp " cái khó ló có cái khôn" nên bác nào đã ăn rồi xin chia sẻ mùi vị với những người chưa ăn như em cho biết với người ta kẻo bị mang tiếng là lạc hậu  ;D

Hihi..gủi đến bác Haanh..Ta vế ta tắm ao ta.. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn...


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 08 Tháng Mười, 2011, 11:50:32 pm
hehe cám ơn bác yuk56 , em cũng đoán là như thế nhưng để cho khách quan em muốn lắng nghe  ý kiến của các bác để nó có cơ sở khoa học hơn  ;D
À mà em nghe nói riêng đặc sản Nga nó có mùi khen khét như khét nắng phải không các bác ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Duc18153 trong 08 Tháng Mười, 2011, 11:50:53 pm
Kính tặng các bác Cựu hai câu thành ngữ : "xấu dây - tốt củ " Và : " một cái " ..."bằng một tạ cái '' ... " quen ... hic..


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 09 Tháng Mười, 2011, 12:30:48 am
    Về chuyện tình cảm bác nào sang đấy có mối tình sâu sắc thì kể cho anh em nghe với ,chẳng hạn Tùng 677 kể chuyện đi parphinno tán như thế nào mà lúc về được cả trâu lẫn nghé , ngày xưa ở đấy có cái Hằng là xinh nhất đoàn đúng không ,cái Lan béo parphinno  giờ cũng khá may lấy được thằng đi Đức về phải mỗi cái thằng chồng nó là anh hùng độc nhãn do tai nạn xe máy .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 09 Tháng Mười, 2011, 02:57:15 am
May quá có bác Luật sư chỉ cho đường vượt suối ! vậy thì em và các bác cùng trở lại một thời đi tìm những nụ hôn các bác nhé !
Theo em thì tình yêu của gái Tây ( gái nhé trên 22 tuổi thì không giống thế ) nó giống như một đống lửa trại cháy dữ dội và thiêu đốt mình trong đó . Nhưng nó cũng nhanh tắt và lạnh ngay như một cái bếp từ . Tình yêu của gái Việt thì như một ngọn đèn dầu hỏa : chả đủ ấm nhưng cháy được lâu
Câu ta về ta tắm ao ta thì có lẽ đúng với đàn ông Việt thôi còn phụ nữ việt lấy chồng không quốc tịch Viêt đầy ra . Nhưng mà bạn gái Tây và vợ Việt thì có vẻ hay đấy các bác ạ ....



Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 09 Tháng Mười, 2011, 10:00:41 am
May quá có bác Luật sư chỉ cho đường vượt suối ! vậy thì em và các bác cùng trở lại một thời đi tìm những nụ hôn các bác nhé !
Theo em thì tình yêu của gái Tây ( gái nhé trên 22 tuổi thì không giống thế ) nó giống như một đống lửa trại cháy dữ dội và thiêu đốt mình trong đó . Nhưng nó cũng nhanh tắt và lạnh ngay như một cái bếp từ . Tình yêu của gái Việt thì như một ngọn đèn dầu hỏa : chả đủ ấm nhưng cháy được lâu
Câu ta về ta tắm ao ta thì có lẽ đúng với đàn ông Việt thôi còn phụ nữ việt lấy chồng không quốc tịch Viêt đầy ra . Nhưng mà bạn gái Tây và vợ Việt thì có vẻ hay đấy các bác ạ ....
  Hà nội xanh ơi  sao chỉ thấy dòng sông mà không thấy nụ hôn cùng cô gái ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 09 Tháng Mười, 2011, 11:13:31 pm
Bác Quanghung ơi ! có nụ hôn , có cô gái tóc vàng nhưng mà hai tay em bận rộn cả chả chụp được ảnh  ;)
Trong một seri ảnh sông có vướng hai đứa hôn nhau rõ xa , em phóng to lên một chút và bác sẽ thấy ngay là em bận hơn tụi nó nhiều  ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Mười, 2011, 02:50:07 am
 Chuyện này đối với các bác ở Nga cũ có vẻ "bết bát" nhỉ? ;D

 Tôi lại ở cái nước mà giữa Quốc hội của họ họp thì chủ tịch Đảng từng tuyên bố: Chuyện đó không ảnh hưởng đến đạo đức con người. ;D

 Người Tây Âu họ muốn phô trương sự hạnh phúc của họ nên những nụ hôn say đắm giữa bến tàu điện ngay trung tâm thành phố hay trên tàu xe thấy đôi trai gái ôm nhau âu yếm là chuyện vặt vãnh, chẳng ai buồn quan tâm đến chuyện riêng tư bày tỏ tình cảm của họ, song tuyệt nhiên "chuyện ấy" giữa nơi công cộng vườn hoa ghế đá công viên thì chưa từng gặp bao giờ.

 Tôi nói điều này xin lỗi trước vì đó là sự thật của chuyện tình cảm hay giải quyết chuyện giáo dục của xã hội của họ. Nhà nào bên đó có con gái thì 13 tuổi trở lên mẹ nó đã mua bao cao su hoặc thuốc tránh thai cho con gái dùng rồi, dạy bảo cẩn thận hướng dẫn cách sử dụng trong quan hệ, nếu con gái mang thai thì đó là lỗi do người mẹ chưa dạy con tốt. Nếu chúng ta quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi dù chỉ là 1h cũng là vi phạm pháp luật, nhưng nếu đủ 16 tuổi trở lên và được sự đồng ý không gò ép họ thì coi như "hợp pháp", pháp luật công nhận còn nếu không thì tù lâu đấy.

 Nếu muốn lấy vợ Tây không khó, ngồi trong phòng thò tay ra ngoài cửa sổ vẫy vẫy cũng có thể kiếm được một con vợ Tây mắt xanh tóc vàng mũi lõ rồi, nhiều tay VN nuôi hẳn 1 con vợ Tây trong nhà tuổi đời còn non choẹt, gái Tây sống với dân Việt Cộng tính cách đơn giản, khúc bánh mỳ kg xalam xúc xích là xong, nước thì vào tolet mở vòi mà uống, lâu lâu cho nó cái quần bò cái áo, hàng ngày vài chai bia bao thuốc lá thì cứ là vô tư, khi nào chán rồi thì nói với nó một tiếng, cứ thẳng thắn mà nói: Tao không thích mày nữa, chia tay thôi và của anh thì anh xách của nàng thì nàng mang ngay sau 15 phút, cũng có người thì gắn bó nhiều năm đến mức không thể chia tay được và ngẫu nhiên tự nhận: Vợ tôi đấy.

 Bên tôi thằng trai VN có vợ Tây là chuyện quá bình thường, con gái VN lấy chồng Tây rất ít, vài cô em lấy chồng Tây bị nó đánh cho như đập mẹt, thâm tím mặt mày chạy lên Đại sứ quán khóc khóc mếu mếu nhờ xin giấy tờ trốn về VN chứ không có ngày chết mất xác vì chồng Tây nó đánh, vì vậy chẳng mấy cô gái VN lấy chồng Tây. Trai VN mà lấy được vợ VN ở Bungaria thời điểm 198x đến khi khối XHCN đổ vỡ mới là những thằng tài, con gái VN ít vô cùng nên các em có giá, già xấu mấy cũng có người yêu, nhiều cô xấu ma chê quỷ hờn mà vẫn "vợt" được thằng chồng đẹp trai có hạng, nhiều em có chồng 2 3 con chưa kể con bỏ không sinh ở VN sang đó vẫn có anh trai tân cò cưa đắm đuối. Vì có giá nên các em nữ Việt Cộng cũng có những đòi hỏi của mình, những tiêu chí bắt buộc như đẹp trai, kiếm tiền giỏi, quan hệ rộng, galang chịu chơi chịu tốn kém ...vv và thường thì những anh "kém tài, kém sắc" hơn cũng đừng có mơ. Tất nhiên những cô gái VN có chút nhan sắc nữa thì càng nhiều anh nhòm ngó, nhiều kiểu cưa cẩm gái VN rất trắng trợn và cũng có cả thô thiển vô văn hóa.

 Các em VN sống ở Tây nhất lại có giá nữa nên Tây hóa cũng rất nhanh, nhiều chuyện tình của các em nghe như đùa cùng lối sống một bước lên tiên kiểu dởm dít chối không tả nổi, họ cứ nghĩ đã sang Tây thì phải sống hết mình như Tây, cần phải hòa tan trong môi trường của họ và thường những em này có những kết cục chẳng ra đâu vào với đâu cả, cũng may số này không nhiều bản sắc con gái phụ nữ VN ở trời Tây vẫn giữ được cơ bản, nhiều cặp lấy nhau bên đó giờ đây vẫn sống rất hạnh phúc song số đó không nhiều, phần lớn những cặp lấy nhau bên đó về VN bỏ nhau 60 70% nếu như không muốn nói nhiều hơn nữa, khi về VN hoàn cảnh gia đình khác, ảnh hưởng gia đình và cả liên quan đến vất chất cùng khoảng cách địa lý vùng miền khiến cho tình cảm của họ rạn vỡ dẫn đến đổ vỡ không phương cứu chữa, nhiều người khi đi có gia đình hạnh phúc lúc trở về cũng tan vỡ vì thời gian ở Tây đã lộ hết bản chất thật của con người khiến người ở nhà không chấp nhận được dù mắt không nhìn thấy.

 Ở Châu Âu nhiệt độ giữa các mùa trong năm chênh lệch cực lớn, mùa hè có ngày lên đến 40 độ C mùa đông có ngày âm 30 40 độ C. Nhiệt độ chệnh lệch lớn cũng làm mọi vật co dãn theo, vì vậy tình cảm con người cũng co dãn theo nhiệt độ chệnh lệch ấy, nóng nở ra lạnh co lại ai cũng biết, tôi từng nghĩ vậy chắc ảnh hưởng do thời tiết. ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 10 Tháng Mười, 2011, 09:46:49 am
Đánh Tây!
Sau khi xuất ngũ ,11/82 tôi đi HTLĐ tại Tiệp Khắc. Sau khi xuống SB Praha tụi tôi được chở về vùng núi để học tiếng và kiểm tra sức khỏe.Được vài ngày mấy ae Sài Gòn rủ anh phiên dịch ra quán làng uống bia. Vừa được một ,hai ly bỗng có thằng tây to,cao tóc dài ngang vai qua bàn tôi ,đập bàn cái rầm rồi xổ một trành tiếng Tiệp ,Anh phiên dịch nói ae mình tính tiền rồi về.Đang ngon trớn ,mới được 1 ly lại kêu về tôi ấm ức hỏi "tại sao về sớm vậy".Anh phiên dịch nói :thằng tây qua cà khịa nó nói VN tụi mày đánh Mỹ giỏi lắm ,có thằng nào biết Karate thử với nó.Máu dân tộc nổi lên dù chẳng biết võ vẽ gì ngoài 16 động tác võ thể dục của bộ đội.Tôi nói với anh phiên dịch "anh nói nó ra ngoài thử với em ,em biết võ.Anh phên dịch hỏi lại mày biết thật không ?" anh cứ yên tâm tôi biết.Anh phiên dịch quay qua thằng Tây nói "bạn tao muốn thử với mày".Tôi và thằng Tây bước ra ngoài .Quán nằm trên ngọn đồi thoải tuyết đang rơi dầy đặc.Tôi nháy mấy thằng bạn trả tiền quán trước, xong việc là chuồn ngay.Cởi áo khoác lựa thế đứng phía trên cao tôi lịch sự đưa tay ra bắt tay thằng Tây .Mới nắm tay thắng Tây tôi liền kéo mạnh nó về phía mình đá thật mạnh vào hạ bộ nó .Bị đau nó lấy hai tay ôm hạ  bộ ,tôi nhẩy lại đấm thật mạnh vào mặt nó .Nó lăn luôn xuống  chân đồi .trên này tụi tôi cũng chuồn luôn.Vài ngày sau tụi tôi ra quán không thấy thằng Tây nào rủ thử Karate nữa.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 10 Tháng Mười, 2011, 09:58:41 am
@hoangson : hehe chuyện hay thế sao giờ mới kể  ;D em nhớ cú đá vào hạ bộ ( thiếu lâm gọi là âm dương trực cước ) cũng là 1 thế trong 16 thế võ đấy  ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 10 Tháng Mười, 2011, 04:02:14 pm
Em nghĩ chuyện đi tìm những nụ hôn thì ở Nga trai thiếu gái thừa có lẽ cũng không đến nỗi quá tệ  ;) . Đến mấy lão làm bên sứ quán thỉnh thoảng lên giọng quát bảo mấy đám làm thuê cho tây về tội nghỉ làm trái phép , đi ra khỏi vùng không xin Visa,trốn học...vv cũng có mấy bà sồn sồn .Lúc bất chợt đến tìm ( làm gì có handy mà nhắn ) thấy lão bò khỏi giường với quả bồ già trông cứ như hai con quạ ::) .Nhưng ở bên Nga phân bố trai gái không đều nên ở Mát kém tắm cũng không dễ dàng có bạn gái .
 
 Đẹp trai ,khéo nói,có tiền như bác Binhyen mà ở Vn thì chắc vợ đẹp lắm. ;)

Đánh nhau ở Nga là chuyện cơm bữa , nếu chăm đi chơi hoặc đi đánh hàng thì thế nào cũng đính .Ai thắng người đó có lí cho nên sau một lần tay không em toàn găm đồ theo ...


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 10 Tháng Mười, 2011, 04:33:22 pm
Em nghĩ chuyện đi tìm những nụ hôn thì ở Nga trai thiếu gái thừa có lẽ cũng không đến nỗi quá tệ  ;) . Đến mấy lão làm bên sứ quán thỉnh thoảng lên giọng quát bảo mấy đám làm thuê cho tây về tội nghỉ làm trái phép , đi ra khỏi vùng không xin Visa,trốn học...vv cũng có mấy bà sồn sồn .Lúc bất chợt đến tìm ( làm gì có handy mà nhắn ) thấy lão bò khỏi giường với quả bồ già trông cứ như hai con quạ ::) .Nhưng ở bên Nga phân bố trai gái không đều nên ở Mát kém tắm cũng không dễ dàng có bạn gái .
 
 Đẹp trai ,khéo nói,có tiền như bác Binhyen mà ở Vn thì chắc vợ đẹp lắm. ;)

Đánh nhau ở Nga là chuyện cơm bữa , nếu chăm đi chơi hoặc đi đánh hàng thì thế nào cũng đính .Ai thắng người đó có lí cho nên sau một lần tay không em toàn găm đồ theo ...

 Hanoixanh găm đồ để phòng khuligan hay cộng quân thế ? Mà đồ nóng hay lạnh vậy ? Mấy thằng bạn ở Kharkov rủ mình đi thăm nghĩa địa vô danh của Cộng ta , mình định đi xem và chụp ảnh để cho mọi người xem và biết đến chúng nó . Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng chẳng quan trọng gì ! Vì chúng nó chết không tên , lại không ghi gia đình địa chỉ thì coi như là không có gì phải đi xem nữa ! Lại những ngôi mộ không tên trên đất Âu


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Mười, 2011, 05:59:42 pm
 Lão Hoangson1960 có một trận chiến với lính Tây vui đáo để. ;D

 Tôi cũng có một trận chiến khá oanh liệt với Tây, vụ đó nhiều thằng Ta oan ra vì chúng tôi, thôi thì khôn sống mống thì chết chứ biết làm sao. ;D

 2 Ngày nghỉ cuối tuần chúng tôi kéo nhau đi chơi ngoại thành, mùa hè Châu Âu không đi chơi thì chỉ có dại, thời tiết nắng đẹp muôn vật tốt tươi và những cánh đồng hoa cúc dại vàng ươm trải rộng hết tầm mắt, rừng bạch dương đẹp như truyện cổ tích vậy.

 Hôm đó chúng tôi về sớm do nhóm định tổ chức liên hoan làm món nem rán VN mời khách, trong nhóm có người than mệt nên trưa là chúng tôi đi về, tiền thì cũng có đủ tiêu thoải mái nhưng không có mài xài sang nên đi lại bằng xe buýt hoặc tàu điện. Anh bạn bị trúng gió cảm nắng đột ngột lão này cũng lính QD3 từng đánh K năm 1979 đấy, to khỏe lực lưỡng và đã có vợ con ở VN rồi, vậy mà bị trúng gió mặt mũi tái xanh tái tử lăn ra xỉu ngay trên tàu điện. Nhóm chúng tôi vội bê ngay xuống để đưa đi bệnh viện, một người dân lái xe qua thấy thế vội đỗ lại bảo mang người bệnh lên xe anh ta trở đến bệnh viện giúp, người dân họ tốt thật.

 Chúng tôi bố trí 4 người lên xe còn gần chục người bạn kia về nhà trước, trong nhóm gồm Dũng "hói" bị trúng gió ấy, BY, Sơn "nhà quê" từng ở Tiệp 7 năm và Thủy "bụi", những tên kèm đó toàn do tôi đặt cho họ khi anh em cùng khóa đi học cả. Người dân cho đi nhờ xe kia chạy thẳng đến bệnh viện gần nhất quanh đó là bệnh viện công nhân số I cách khoảng 7km, chúng tôi cám ơn người dân cho đi nhờ đó rồi dìu Dũng vào bệnh viện, đúng giờ nghỉ trưa ngày nghỉ nên không có bác sỹ nhận bệnh nhân chắc họ đang giờ ăn trưa, phòng tiếp bệnh nhân vắng tanh ngoài mấy người bản xứ là bệnh nhân đứng quanh đó. Dũng "hói" vào phòng mát hơn nhiệt độ bên ngoài và tỉnh dần cảm nắng, ngồi được khoảng 10 phút đồng hồ thì đòi đi về nói: Tao khỏe rồi, cảm nắng ấy mà, về ngủ 1 giấc uống viên Anagin vào là khỏi. Chúng tôi ra vẫy taxi về.

 Bên đó có nhiều loại taxi, xe nhà nước và người lái xe là công nhân lái taxi thì có đồng hồ thanh toán đàng hoàng, ngoài ra có loại Kop taxi cho người có phương tiện đóng thuế theo tháng và chạy xe trở khách theo giờ kiếm thêm cải thiện và giúp đỡ nạn tắc đường cho xã hội, ví dụ anh ta đi làm về tiện có khách đi cùng tuyến thì chở họ đi tính theo km nhân với giá quy định chung, tiện cả 2 đường. Phần lớn những người này là người tốt, có cả bác sỹ kỹ sư và cả giáo sư cũng làm thêm bằng lái Kop taxi. Dân taxi chuyên nghiệp thì thường là dân cộm cán xã hội "thâm" vào làm việc giống như ở VN ta dân xích lô một thời vậy. Hôm đó chúng tôi đi đúng xe của 1 thằng dân tứ chiến xứ người.

 Từ BV công nhân số I về nhà chúng tôi không xa lắm, hộp số Kaca tính tiền nhảy 2 leva 70 xu, lúc xuống xe Sơn "nhà quê" rút tờ 5 leva thanh toán thì không được trả tiền lại nói đủ rồi, người lái taxi nhanh tay xóa số trên Kaca tính tiền, Sơn có nói: Chỉ hết 2,7 leva tôi có thể trả cho anh thành 3 leva và anh phải trả lại tôi 2 leva, 2 bên cãi nhau trong xe còn 3 người chúng tôi đã chui ra khỏi xe, khá to tiếng bằng nhiều ngôn ngữ, Bun, Nga, Anh, Pháp, Tiệp và cả VN nữa. Câu cuối cùng mà tôi nghe được từ người lái taxi là: Chúng mày là những thằng "mọi" da vàng bẩn thỉu, cút ngay ra khỏi xe của tao. Tôi đứng ngoài nghe xong câu đó là không chịu nổi nữa rồi nên bí mật cúi xuống nhặt hòn đá xanh to cỡ nắm tay, khúc đường đó đang xây dựng lại vỉa hè, gạch lát nền 30x30cm từng đống xếp quanh đó, mấy ông bà Tây già đang ngồi hóng mát dưới cửa Block vài cô cậu bé nhảy dây chơi đùa quanh đó. Trong xe Sơn "nhà quê" nổi máu lên túm tóc thằng Tây vít ngược ra phía sau rồi tát vào mặt nó, đôi bên đánh nhau trong tư thế ngồi và thằng Tây thì đánh nhau quay ngược lại, nó bật cửa ra rút cái manivel bằng sắt định đánh Sơn "nhà quê" bằng thanh sắt cong cong đó dùng làm khởi động máy lúc hỏng bộ đề xe, tôi cách thằng Tây đúng chiều ngang thân xe Lada ngay ghế trước, vung hết cỡ tương thẳng hòn đá xanh vào đầu nó nghe đánh bốp 1 phát êm và gọn lỏn, Sơn bật cửa cùng vế lao ra khỏi xe và thằng Tây vật ra đất sau hòn đá ném giữa thái dương, nó vùng đứng dậy nhưng lảo đảo muốn ngã thì Sơn xông vào, Thủy vít 1 bên Sơn 1 bên vít cổ nó xuống mà đánh vào mặt và bụng, Dũng lúc này khỏe hơn ai hết cặp cổ thằng Tây vít xuống cho Sơn đánh, thằng Tây khỏe kinh khủng nó xoay trước mũi xe văng cả anh em đang vít cổ nó xuống như con ngựa muốn hất người cưỡi nó vậy, trong nhóm tôi là thằng bé con nhất lúc đó chỉ nặng xít soát có 65kg còn 3 tay kia toàn ngoài 70kg cả, vậy mà nó quay cho 3 anh em lăng bên nọ văng kên kia dù ăn hòn đá giữa thái dương rồi, máu của nó phun ra từ vết thương khiến 4 anh em tôi thằng nào quần áo cũng đầy máu, nóc xe và kính máu phum thành tia lốm đốm cả, khi 3 anh em mải đấm đá thì tôi bê 1 hòn gạch 30x30cm giơ cạnh nghiêng cứ lưng hở của nó mà giã như đóng gạch, anh em từ ban công Block thấy vội lao xuống, người nhanh nhất là Đính "đầu bẩn" nhà bên Thụy Khê Bưởi chạy xuống đá 1 phát đá cuối cùng trúng bụng thằng Tây nhấc nó bay khoảng 3m ngã cắm đầu vào giữa 2 thùng rác tròn đứng cạnh nhau, lúc này thì nó không thể đứng dậy nổi nữa, cứ gượng dậy lại ngã xuống, cố đứng dậy lại ngã xuống. Mấy ông bà già Tây ở gần đó thấy thế cầm gậy chống chạy ra đánh chúng tôi, gặp anh em ở trên Block nhảy xuống giằng gậy ra chẳng biết xô đẩy thế nào ông Tây già ngã gãy tay, cái chết là ở chỗ này, ông Tây già có con trai là trung tá công an.

 Chúng tôi vội chạy lên nhà cởi ngay bộ quần áo dính máu ra, gom ngay cả 4 bộ lại trèo lên cái lỗ lên mái nhà nhét vào ống chống nóng phi tang, sau đó đi tắm thay quần áo rồi ngồi uống bia hể hả với chiến thắng "oanh liệt" lần đầu tiên hạ Tây gục tại trận. Cũng chết là dân VN mình dại, ai đời thấy đánh nhau lại bu vào xem làm gì, xong lâu rồi mà vẫn đứng xem kết quả cuối cùng ra sao? Ngu nhất là cái ấy, công an Tây ập đến, chúng nó thấy công an thì bỏ chạy về không ngờ công an nó điện sẵn cho DoMaxuH Block khóa cửa lại trước rồi, nội bất xuất ngoại bất nhập, khoảng 20 thằng cảnh sát chống bạo loạn nó làm 1 xe tải đầy dân việt Cộng lên xe, nhiều thằng bỏ chạy cố thoát bị đánh te tua bằng dùi cui cao su mà nhớ lâu luôn, chúng nó bị giữ để điều tra thủ phạm mất 3 ngày, từ Đại sứ quán đến cục hợp tác và công an làm việc với nhau mà tìm không ra thủ phạm, bọn VN mình thì không thằng nào dám khai ra chính xác là ai dính vụ đó chỉ đơn giản không biết, ngay nhân viên sứ quán cũng đề nghị không khai lung tung, cứ không biết là xong, sau 3 ngày buộc phải thả hết.

 5 thằng chúng tôi thủ phạm chính thì cứ đàng hoàng ở nhà uống bia ăn nhậu như người vô can, oan ra mấy thằng đứng xem là người VN mới sang khoảng 4 tháng. Sự vụ kéo dài đến 3 năm do kiện cáo từ phía người bị hại, hết ông già gãy tay đến thằng lái taxi kiện cáo, bên kia thì cái gì cũng ra tòa, lâu lâu tòa gọi và những thằng kia có mà chạy đằng Trời, tuy không cụ thể tội danh nhưng rất phiền hà, muốn về VN cũng còn khó, cứ ra sân bay nó chếch máy lên là có tên và không cho xuất cảnh. Nhục hết cỡ luôn, sau này chẳng biết chúng nó xin giấy thông hành trên Đại sứ quán, thay tên đổi họ để chuồn về qua ngả Rumania mới thoát. Thôi đó cũng là kinh nghiệm cho những ai chót dại xem đánh nhau, vì liên đới ở chung 1 Block với bọn dây dưa đến đánh nhau chúng tôi bị treo bằng tốt nghiệp 6 tháng, cuối cũng Tây vẫn phải trao bằng và cốp thêm con dấu ra hạn visa thêm 5 năm cho ai muốn ở lại làm việc, còn ai muốn về nước thì "BIẾN" Tây họ cũng chán Ta lắm rồi. ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: songvedem trong 10 Tháng Mười, 2011, 08:01:47 pm
Lão Hoangson1960 có một trận chiến với lính Tây vui đáo để. ;D

 Tôi cũng có một trận chiến khá oanh liệt với Tây, vụ đó nhiều thằng Ta oan ra vì chúng tôi, thôi thì khôn sống mống thì chết chứ biết làm sao. ;D


Ka ka ka, đàn anh Bình Yên bản lĩnh ghê, hết đánh K lại đánh Tây


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 10 Tháng Mười, 2011, 08:25:14 pm
Sau vụ đánh Tây về bác Bình yên có dạy dỗ ông Việt nào không ạ


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 10 Tháng Mười, 2011, 10:53:37 pm
Sau vụ đánh Tây về bác Bình yên có dạy dỗ ông Việt nào không ạ
hehe tất nhiên là có , chỉ có điều ông BY này không được đào tạo sư phạm nên thay vì dạy học bằng phấn thì ổng dạy con người ta bằng dao  ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 11 Tháng Mười, 2011, 02:04:19 am
Sau vụ đánh Tây về bác Bình yên có dạy dỗ ông Việt nào không ạ
hehe tất nhiên là có , chỉ có điều ông BY này không được đào tạo sư phạm nên thay vì dạy học bằng phấn thì ổng dạy con người ta bằng dao  ;D

 Cuộc đời đôi khi cây chỉ muốn lặng nhưng gió lại chưa muốn dừng nên cũng có lúc lòng buộc phải "cuộn sóng". ;D

 Lúc đó khối XHCN đã lung lay dữ dội rồi, nền kinh tế tụt thảm hại từng ngày, giá USD tăng từng giờ và hàng hóa thì trường tự do cũng lao như ngựa vía, hàng hóa do nhà nước bao cấp thì chẳng có mà mua và tiền thì mất giá từng ngày, kiếm tiền lúc nhộm nhạo cũng dễ và tiêu tiền như mất cắp vậy.

 Lần đó 2 người bạn Ba Lan của tôi ở Thổ Nhĩ Kỳ về, hàng tôi đã đặt trước, lãi hưởng lỗ chịu vì giá cả quy ra USD từ trước, cũng nhiều đấy 1000 chiếc quần bò Thổ đủ 1 xe 24 chỗ đầy ứ 10 bao mỗi bao nặng hơn 1 tạ, họ về đến Sophia thì để hàng ở kho ngoài ga trung tâm rồi vào khu chúng tôi liên hệ trước hẹn 7h tối bắt đầu chuyển hàng, xe đi nhận thì tôi lo họ giao hàng từ kho và trách nhiệm cũng từ đấy thuộc về tôi. OK thôi với tôi đó là chuyện nhỏ. Tôi thấy vui và nhẩm tính thật nhanh kiếm được trên ngàn USD vụ này rồi, chỉ cần mang hàng về giao cho độ chục thằng cánh hẩu của mình là coi như xong, giá hàng phát ra do mình, hàng đang khan mình ra giá mềm chút cho đàn em nó kiếm ăn được thì bảo nhảy vào lửa chúng nó cũng chơi, bạn buôn USD hoặc Mác Tây Đức thì ới 1 tiếng chúng nó đổ cho vài chục ngàn chỉ sợ mai không có tiền leva trả thôi, bạn Ba Lan thì cũng cần nghỉ vài ngày rồi mới tiếp tục đi chuyến nữa, dân Ba Lan mải chơi lắm, sau phi vụ là cắp "gái" lên núi kiếm cái nhà nghỉ thuê rồi ở lỳ đó 3 4 ngày không về, đôi khi phải lên đó gặp giục giã và cả mắng mỏ chúng nó mới chịu đi buôn tiếp, gái Ba Lan chẳng đẹp và chịu chơi mà cứ bao nổi nó thì cứ vô tư, bọn bạn Ba Lan của tôi thằng nào cũng 1 2 em Ba Lan đi theo hầu hạ.

 Tiễn 2 thằng bạn ra cửa Block cả tiếng đồng hồ sau tôi dắt thằng cháu con anh bạn đi chơi quanh khu, bên đó ít trẻ con nên ai cũng quý, thằng này từng để bố mẹ nó đi tìm hết cả hơi vì các chú đưa đi chơi mua sắm cho hàng ôm quần áo, thời gian đến 7h tối còn dài tôi cũng cần đi chơi quanh dặn dò taxi riêng hẹn giờ đi làm ăn với nhắc mấy thằng bạn để lại USD cho tôi cần nhập trả tiền hàng, 2 chú cháu dắt nhau ra cửa khu thì thấy 2 thằng bạn Ba Lan vẫn đứng đó chưa vẫy được taxi về, tôi sực nhớ lúc ấy xăng dầu khan hiếm, xe không có xăng chạy nên đứng đó đến Tết Tây đen cũng không có thằng nào đi cả. Tôi vội giơ tay vẫy vẫy thằng bạn Tây lái taxi ở quán cafe đánh xe ra trở 2 ông bạn Ba Lan của tôi về, hôm đó thằng trở taxi là thằng BoBy cũng là đệ cứng của tôi nhiều phi vụ rồi, đệ ruột của tôi là thằng Phory hôm nay bận công tác khác tôi điều động đi từ sáng chưa về, bọn này tài lắm chui rúc ngõ nào cũng lọt. Lúc xe đỗ thì tôi bảo Boby trở 2 thằng bạn Ba Lan về nhà rồi quay lại đây đúng 7h kém 15' xuất kích đi công việc, muốn nói với riêng nó không lộ chuyện sắp có hàng về, lộ ra thì vất vả lắm nên tôi có ý nói nhỏ chỉ mình Boby nghe, một thằng VN dáng hin hỉn đi với con bồ VN cũng hin hỉn cứ áp sát vào muốn nghe tôi nói gì, nó tưởng tôi làm giá xe taxi nếu không đi thì nó sẽ đi, thằng này dân Cộng CeLo lên Thủ Đô vào khu Cộng nên không biết tôi, tất nhiên là tôi cũng chẳng cần biết nó là thằng nào, vì vậy tôi mới nói: Xin lỗi bạn tránh ra tôi muốn nói chuyện riêng với Boby một chút. Đúng nguyên văn câu nói và sự việc như vậy mà nó trợn mắt lên với tôi nói rất ngang và khó nghe: Đan Mạch mày! mày trả nó 50 leva để đi thì tao trả 100 leva, mày là cái gì mà đuổi tao? Nóng mắt rồi nhưng vì vướng bạn Ba Lan đứng đó nên tôi vẫn lịch sự: Mời ông trả giá đi xe nó trước đi, nó mà đi cho ông thì tôi xin làm con ông. Nó sáp lại cửa xe taxi của Boby hỏi xe ra trung tâm ga tàu hỏa trả giá cao, Boby nói với nó: Mày bị điên à? Tao có phải taxi của mày đâu? Tránh ra, đi chỗ khác. Lúc đó tôi mới nói được việc cần nói với Boby rồi xe chạy. Thằng cháu vẫn cứ quẩn quanh chân tôi nãy giờ, tôi bế nó lên hè đứng, giao cho thằng em buôn đồ vặt đứng gần đó trông giúp anh, tôi quay lại chỗ thằng cu hin hỉn ăn nói láo vừa rồi: Khi nãy mày chửi gì tao đấy? Mồm nói tôi nhảy vào đánh ngay, nó ngã lăn ra đất cứ chân giày tôi đá, nó bỏ chạy tôi đuổi theo sang tận bên kia đường mà đánh, anh em xúm lại xem: Thôi chết rồi gặp ông ... thì gặp hạn rồi, con bồ cũng hin hỉn của nó thì chạy theo sau tôi xin lỗi xin tha cho thằng bồ của nó, thấy đánh thế đủ rồi tôi quay lại, thằng cháu thấy chú đánh nhau thì khóc mũi dãi lòng thòng, tôi bế nó đi quanh chợ mua cho nó cái xe ô tô điều khiển từ xa cũng do quân Việt Cộng mình buôn ở đâu về ấy, thằng cháu được cái xe đồ chơi đang khoái nghịch lái điều khiển, chú cũng không để ý chung quanh.

 Bỗng tôi thấy thằng bạn Tuấn hớt hải chạy về hướng tôi miệng quát gọi: ... chú ý nó cầm dao đấy. Tôi ngẩng lên thì thấy thằng mới bị tôi đánh lúc nãy đứng cạnh cách độ 1 mét tay đang cầm con dao nhọn nhưng mắt lại nhìn đi đâu tìm kiếm ai đó chứ không phải tìm tôi, thấy rõ tay nó cầm con dao cũng vừa hay một thằng nữa đi ngang qua, nách nó cắp cái ô có cán của TQ dài gần cả mét với đầu sắt mạ phía trước, cái cán cong cong bằng nhựa, tôi rút luôn cái ô ở nách nó quay lại chọc một phát giữa mặt thằng kia, sau đó nhảy vào cứ cái ô tôi quật, anh em ngồi quán cafe ào ào lao ra khoảng 30 thằng nữa, thằng túm thằng bẻ tay thằng đấm thằng đá nó, người thì tưởng nó đâm tôi rồi lên lo bảo gọi xe thật nhanh đưa tôi đi bệnh viện, hăng hái nhất là ông bạn Tuấn của tôi, sau khi biết nó chưa kịp đâm tôi đã ăn đòn trận nữa thì tuyên bố: May cho mày chưa đâm trộm bạn tao đấy, mày chỉ đâm 1 phát thôi thì tao bảo đảm mày hôm nay thành caima (thịt xay). Cũng vừa hay tay nữa tên Tuấn loại có số có má trong khu "Lâm Đồng" hớt hải chạy ra, thấy thế chỉ biết kêu Trời, ngó đâu cũng toàn anh em cả, nó quay sang hỏi tôi tình đầu câu chuyện, tôi bảo: Mày hỏi cung tao đấy à? Kể cả mày nếu thích hôm nay chúng tao chơi với mày một trận cho phân tài cao thấp luôn một thể. Nó vội xin lỗi xin giảng hòa rồi gọi xe cho thằng kia ra ga trung tâm về tỉnh lẻ, nhìn nó sau trận đòn đến là tang thương, con bồ thì lôi thôi lếch thếch chạy theo nó đến thảm hại. Dân "gấu" tỉnh lẻ lên Thủ đô quen giọng bố láo, quen chửi bới đàn em dưới đó lên không biết Trời là rất cao và đất là rất dày, trận đòn đó coi như cách giáo dục ăn nói xưng hô trong giao tiếp tốt nhất đối với nó.

 Khi cặp bồ bịch chúng nó đi rồi thì anh em Cao Bằng sống với tôi biết tin hơn 20 thằng trong Block đi ra, tin thế quái nào là tôi bị đâm trộm khiến Thành đen hốt hoảng hô hào anh em chạy ra gấp, chẳng ngờ thấy bọn tôi ngồi uống cafe, lúc đó thằng Tuấn kia mới nói: Láo đánh chết cụ nó đi, anh em quái gì nó, chẳng qua nó mang hàng tỉnh lẻ về bán rẻ cho tôi thì tôi nhận nó anh em thế, dại gì tôi "chinh chiến" với các ông vì nó.

 Đó là 1 lần tôi đánh nhau với người VN trên đất Tây đáng nhớ nhất, vài vụ nhỏ lẻ nữa không đáng gì song những đối thủ ấy sau này lại toàn là bạn vẫn quan hệ với nhau đến tận bây giờ, có người rất thành đạt trong kinh doanh thời đổi mới. Gặp nhau 1 lần biết chất nhau thì thường nể và tránh va chạm nhau, sau này hợp nhau cùng buôn gian bán lậu một thời và đôi bên đều có lợi.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 11 Tháng Mười, 2011, 03:46:31 pm
Bác Hoangson 1960 và bác Binhyen1960 có những trận đánh Tây thật hồi hộp .
Ở bên Nga và nhất là ở Mát thì ít khi dân Cộng vào thế chủ động và đánh trên sân nhà với số lượng áp đảo mà ở tình thế ngược lại nên cẩn thận như nhân viên đại sứ quán nhà mình còn bị đánh hộc máu và vứt cả cặp tài liệu đề chạy thoát thân.Ngay sau khi tới Mát ngày thứ hai đã có đàn anh đi trước tới căn dặn mọi điều nên 36 chước thì chuồn là thượng sách nhưng chuồn thế nào đây mới là quan trọng . Không biết cách chuồn hoặc hồng phúc gia đình yếu thì nhẹ thì sưng mặt mất tiền, nặng thì ở một nơi nào đấy một ngôi mộ không tên  hoặc những mảnh xương rải rác trong rừng . Có lẽ đến bây giờ cũng chẳng có sổ sách nào ghi tên chính xác những ai mất tích tại CCCP....


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 11 Tháng Mười, 2011, 09:04:55 pm
Lão Hoangson1960 có một trận chiến với lính Tây vui đáo để. ;D

 Tôi cũng có một trận chiến khá oanh liệt với Tây, vụ đó nhiều thằng Ta oan ra vì chúng tôi, thôi thì khôn sống mống thì chết chứ biết làm sao. ;D

 
 : Chúng mày là những thằng "mọi" da vàng bẩn thỉu, cút ngay ra khỏi xe của tao. Tôi đứng ngoài nghe xong câu đó là không chịu nổi nữa rồi nên bí mật cúi xuống nhặt hòn đá xanh to cỡ nắm tay,

Tôi bị về nước trước thời hạn cũng vì những câu nói xúc phạm dân tộc của tụi tây!
 2/1987 tôi kí thêm hai năm 1989 mới về .Nhưng đánh tây nên 4/87 bị đuổi về sớm.Hôm đó hết ca ae đứng chờ xe buýt cùng tụi tây .Tôi đã ở 5 năm nên đi đứng cũng chững chạc ,lịch sự .Tuy nhiên có một số ae mới sang có tính ồn ào ,chen lấn khi lên xe để dành ghế ngồi.Vì từ nhà máy về nhà cũng hơi xa.Sau khi dành được ghế ngồi ae bắt đầu đùa giỡn.Mấy thằng tây đứng cạnh tỏ vể khó chịu.Nói với nhau "cái tụi mọi rợ,lau sậy này không biết lịch sự là gì"Ae mới sang nghe không được ,nhưng tôi hiểu nên hỏi lại mấy thằng tây" tụi mày nói gì" Mặt khinh khỉnh nó nhẳc lại câu nói .Nghe nó nói vậy tôi đấm thẳng vào mặt nó.Ae VN thấy tôi nói thằng tây chửi ae mình cũng nhào vào nện mấy thằng tây té dúi dụi xuống sàn xe.Thấy đánh nhau to tài xế xe buýt dừng xe bấm mở cửa cho tụi tây chạy.Ngày hôm sau cũng giờ tan tầm tụi nó tập trung khoảng 5 thằng lên xe buýt cùng tụi tôi mặt hằm hằm.Đến bến xe gần nhà tụi tây xuống trước đứng đấu lưng nhau ngoắc tụi tôi .Thằng nào cũng đeo găng hở ngón như Lý tiểu Long.Vì biết tụi tây sẽ cà khịa nên tụi tôi đã chuẩn bị đồ chơi trước.Rút trong áo khoác ra đoạn ống nước tôi hô ae nhẩy xuống xe .Thấy tụi tôi có đồ chơi tụi tây mỗi thằng phóng một hướng.Tôi đuổi theo thằng nhìn mặt láo nhất đập cho nó một gậy vào đầu ,nó lảo đảo .Tôi bay người quét vào chân nó thằng tây té dập mặt xuống đất.'Thời đó tôi nhanh lắm ,đá bóng cho đôi bóng VN của tp Padubice Tiệp Khắc".ae thấy thằng tây té thì lao đến đấm ,đá một hồi.Người đi đường la quá tụi tôi mới thôi.Buổi tối ae đang ở kí túc xá kể lại chiến công hồi chiều thì tụi CA chống bạo động khoảng 20 thằng dẫn chó cùng mấy thằng tây bị đánh hồi chiều bao vây kí túc xá đi chỉ mặt tụi tôi.Nó chỉ  được 5 thằng mà nó nhớ mặt ,trong đó có tôi vì đánh hăng nhất.Hai tuần sau tôi và 4ae nữa bị áp tải ra sân bay Praha về nước.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: lethanh80 trong 11 Tháng Mười, 2011, 11:08:14 pm
     Tôi cũng 1 lần cùng với 2 thằng bạn xốp hội đồng 1 tây nhóc khi nghe hắn gọi bọn tôi là ti-vo-le<bò đực thiến>trong khi hắn đang lảng vảng trước hang hùm của xù việt là HOTEL KOSÍC,,báo hại ngày hôm sau CA phong tỏa cổng ra vào để nhìn mặt nhưng dễ gì…..Tóc đen thằng nào cũng giống thằng nào…,hề hề.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 11 Tháng Mười, 2011, 11:23:16 pm
     Tôi cũng 1 lần cùng với 2 thằng bạn xốp hội đồng 1 tây nhóc khi nghe hắn gọi bọn tôi là ti-vo-le<bò đực thiến>trong khi hắn đang lảng vảng trước hang hùm của xù việt là HOTEL KOSÍC,,báo hại ngày hôm sau CA phong tỏa cổng ra vào để nhìn mặt nhưng dễ gì…..Tóc đen thằng nào cũng giống thằng nào…,hề hề.

Chào bác Lethanh ! Hotel Kosíc tôi cũng có lên mấy lần vì có thằng bạn tên Quân ở đó .Tụi tôi cứ gọi nó là Quân Kosíc.Tôi ở Pardubice cách Praha khoảng 100 km .Hướng đi Hradec kralové.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: lethanh80 trong 11 Tháng Mười, 2011, 11:45:15 pm
   
     Tôi cũng 1 lần cùng với 2 thằng bạn xốp hội đồng 1 tây nhóc khi nghe hắn gọi bọn tôi là ti-vo-le<bò đực thiến>trong khi hắn đang lảng vảng trước hang hùm của xù việt là HOTEL KOSÍC,,báo hại ngày hôm sau CA phong tỏa cổng ra vào để nhìn mặt nhưng dễ gì…..Tóc đen thằng nào cũng giống thằng nào…,hề hề.

Chào bác Lethanh ! Hotel Kosíc tôi cũng có lên mấy lần vì có thằng bạn tên Quân ở đó .Tụi tôi cứ gọi nó là Quân Kosíc.Tôi ở Pardubice cách Praha khoảng 100 km .Hướng đi Hradec kralové.

     Đoàn nào vậy bác?Tôi nhớ có Quân học nghề ở nhà máy MITAS trước tôi 2 năm người nam hình như Tây ninh thì phải.Thời đó 86  tôi cũng biết hết những ae Việt nam ở Kosíc nhưng giờ lâu quá quên hơi nhiều.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 12 Tháng Mười, 2011, 02:23:01 am

 Ở Đông Âu thời ấy ra đường tức nhất là bị Tây xúc phạm, cá nhân mình thì không nói những nếu nó xúc phạm đến Dân tộc hay nòi giống VN chúng ta thì gần như không có ai chịu nổi nhục, nhất là người biết tiếng nhiều, nói được, nghe được họ nói gì, muốn gì và đã xúc phạm cái gì.

 Tất nhiên người VN chúng ta đa số sống chưa được văn minh lắm trên đất nước của họ, điều này ai cũng thấy, ý thức xã hội kém, sinh hoạt lung tung gây ảnh hưởng cuộc sống của dân bản xứ nên hay có những vụ việc xảy ra ngoài ý muốn. ;D

 Chuyện vui của tôi nhé. Ông bạn hoangson1960 đã từng có chưa?

 Hè năm 1987 lúc đó chúng tôi mới đi thực tập về, chạy từ ngoại thành thành phố về Công viên phía Tây nơi chúng tôi ở khoảng trên 40km, vì vậy bắt buộc phải đi qua khu trung tâm thành phố, tàu xe bên đó thì tiện lắm, sẵn cái KapTa (vé tháng) trong túi thì đi được các loại phương tiện công cộng.

 Hôm đó anh em tôi cùng tụ tập ở quán cafe ngay trung tâm thành phố, nhìn qua bên đường thấy hàng bán hoa đồng tiền khá đẹp tôi nảy ý định mua về cắm trong phòng chơi, hoa đồng tiền kép rất to nhiều màu sắc, nhìn thoáng cái bảng giá được ghi bằng phấn thì tôi chỉ thấy chữ .. ,50 leva chứ chữ số trước đã mờ nhạt, cũng chủ quan không xem lại mà nghĩ rằng: Chắc nó khoảng 50 xu/bông là cùng vì hoa bên đó rất rẻ trong mùa hè, thấy hàng hoa cũng không mấy người mua nên cũng nghĩ chắc dân Đông Âu không thích hoa đồng tiền nên ít mua trong khi đó hàng hoa khác thì đắt hàng, người gói hoa làm luôn tay. Tôi đi sang đường ngắm và chọn hoa, người bán hỏi mua bao nhiêu bông thì tôi nói 10 bông, 2 người thi nhau chọn và hướng dẫn tôi nên lấy hoa màu nào cho đẹp, xong họ gói ghém hoa cho tôi thành 1 bó khá đẹp trao tận tay với lời chúc mừng tốt đẹp, 1 người hỏi: Chắc hôm nay sinh nhật bạn gái của anh, cho tôi gửi lời chúc mừng sinh nhật cô ấy. Khi hỏi đến tiền thì họ bảo hết 25 leva và 2,5 leva/bông, tôi giật mình bởi 25 leva là số tiền khá lớn lúc đó đối với tôi, đủ để mua 2 áo sơ mi hoặc 1 chiếc quần, gần đủ 1 đôi giày hè hoặc 25 bao thuốc lá loại khá. Lúc đó tôi mới đá mắt nhìn lại cái bảng giá trên mặt bàn thì đúng là 2,5 leva/bông thật, họ ghi rõ ràng, họ không nhầm mà là mình đã nhầm. Nhưng không sao, tính sĩ diện cao cùng thứ mình đã thích, ăn chơi không sợ tốn kém, chơi cho Tây phải biết Ta cũng là những người sành điệu, hiên ngang tôi móc ví lấy tiền trả mặc dù bụng sót như sát muối.

 Khi tôi bước chân lên tàu điện thì tàu đông người lắm, ghế ngồi thì ít vì cơ bản là họ đứng khi đi tàu nên ghế chỉ dành cho người già trẻ em hoặc người đang ốm đau, tôi tìm 1 chỗ đứng và tay cầm bó hoa, nhiều người né tránh đường cho tôi đi như sợ chen nhau nát mất bó hoa trên tay tôi, vài bà già nhìn tôi cầm bó hoa nhoẻm miệng cười nhẹ với cái đầu hơi lắc lắc nhẹ, người Bun có cái lắc đầu rất khác các dân tộc khác, lắc đầu là đồng ý là tán thưởng, còn gật gật lại là không đồng ý đâu đấy, vài lời của họ nói nhỏ với nhau đủ nghe thì tôi hiểu họ đang nói chuyện về bó hoa trên tay tôi. Họ đã nghĩ hôm nay đây sẽ là ngày đẹp nhất đời của một cô gái nào đó khi tôi mang bó hoa đó đến tặng cùng với lời cầu hôn, họ bàn tán về vấn đề đó, vài lời bình phẩm ở họ mà tôi không nghe rõ được. Bỗng 1 ông già đứng dậy khỏi ghế dặn dò mọi người chung quanh gì đó chắc bảo đừng ai ngồi ghế này rồi tiến lại gần tôi, ông ta mời tôi lại ngồi trên cái ghế kia, rất lịch sự mời tôi ngồi, tôi từ chối thì ông ấy nói: Mày cần phải ngồi cái ghế đó để đi đến mang lại tình yêu và những điều tốt đẹp nhất cho người mà mày yêu. Nhiều người khác bàn vào: Ngồi đi mày cần được như vậy, vài người vỗ tay tán thưởng hành động cùng ý nghĩa của việc làm sắp tới của tôi mà theo cách nghĩ của họ. Từ chối không được trước sự nhiệt tình của mọi người nên tôi đành phải ngồi sau khi cám ơn ông ấy và mọi người. Lúc đó ông già đó mới nói: Đây là lần đầu tiên tôi thấy 1 người VN mua bó hoa đẹp và đắt tiền như vậy, người con gái nào được mày tặng bó hoa này sẽ rất hạnh phúc, vì tình yêu và hạnh phúc của mày tao xin chúc mừng với những điều tốt đẹp nhất. Mày là người đàn ông quá tuyệt vời.

 Lúc đó tôi ngượng không biết để đâu cho hết trước lời tán dương của mọi người, tôi bị hớ mà mua nhiều hoa như vậy chứ có tặng ai đâu, loại hoa đồng tiền đẹp ấy tôi thấy thích thì mua chứ ý nghĩa cũng đâu có hiểu theo cách của người Đông Âu. Sau này tìm hiểu mới được biết, hoa đồng tiền là loại hoa quý và rất đắt, họ chỉ dùng trong đám cưới và nhất là cầu hôn, người giàu có và thật galang mới mua 5 7 bông mang tặng người yêu cùng lời cầu hôn, còn người bình thường chỉ 1 bông nhiều là 3 bông trong ngày lễ đáng trân trọng ấy. Trong khi tôi chơi 1 bó 10 bông chứng tỏ tình yêu của tôi với cô gái nào đó lớn lắm, số 10 là con số trọn vẹn, đầy đủ nhất về tình yêu trong suy nghĩ của mọi người. Họ đã trân trọng điều đó, tôn trọng tình cảm của tất cả mọi người chung quanh, họ đã nghĩ về một tình yêu rất lớn và trọn vẹn nhất của tôi đối với cô gái nào đó thông qua bó hoa trên tay tôi.

 Văn hóa sống nơi xứ người thật là đẹp nó nằm mãi trong trái tim tôi nhiều năm tháng. ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: tuoc_b41 trong 12 Tháng Mười, 2011, 04:56:53 am

**88

.....1993

Còn chuyện của tuocb41 kể sau đây lại không vui: một ông bạn tôi (cũng dân có học, rất giỏi, tiếng Anh lưu loát) đang chờ qua đường trước đèn xanh - đỏ giữa thành phố Melbourne cổ kính, một cụ ông người Tây bước đến và hỏi:

- Mày(ở Úc, chúng tôi dịch chữ YOU là MÀY) có thuốc lá không, cho tao (ME) một điếu?

Anh bạn tôi rất lịch sự rút gói thuốc ra mời 1 điếu, bật lửa và còn tặng thêm 1 điếu "se - cua"....

Cụ ta rít vài hơi xong quay qua hỏi bạn tôi:

- Where are you from? (Mày ở đâu tới?)

Anh bạn tôi rất tự hào trả lời:

- I am from Viet nam!

Cụ nói:

- Come back to where you were!

Và bỏ đi.....

Người Việt tại Úc làm việc rất cực nhọc và nay rất thành công trong mọi lĩnh vực, con cái học hành đổ đạt....nhưng tính kỳ thị không xuất phát từ những tính xấu của người VN mà từ sự thành công của họ nên gây ra lòng ganh tị.........



Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 12 Tháng Mười, 2011, 06:06:59 am
    [
Chào bác Lethanh ! Hotel Kosíc tôi cũng có lên mấy lần vì có thằng bạn tên Quân ở đó .Tụi tôi cứ gọi nó là Quân Kosíc.Tôi ở Pardubice cách Praha khoảng 100 km .Hướng đi Hradec kralové.

     Đoàn nào vậy bác?Tôi nhớ có Quân học nghề ở nhà máy MITAS trước tôi 2 năm người nam hình như Tây ninh thì phải.Thời đó 86  tôi cũng biết hết những ae Việt nam ở Kosíc nhưng giờ lâu quá quên hơi nhiều.
[/quote]

Không bạn tôi dân Hà nội ,qua Tiệp từ 81 dân HTLĐ .cũng lính 1977 ,nhưng không qua K.Thằng này chỉ tổ tôm thôi .Có hôm tôi lên chơi thấy nó ngồi đầu tóc bù xù ,mắt sâu hoắm. Hỏi ra thì nó ngồi sới hai ngày hai đêm rồi.Chửi cho nó một trận bắt nghỉ .Phải hai ba thằng hù dọa nó mới chịu nghỉ.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 12 Tháng Mười, 2011, 06:17:29 am
Bên tây đại đa số là người tối nhất là người cao tuổi .Có lần lúc mới qua chưa rành tiếng tôi đã đi chơi.Ra bến xe buýt tôi cứ leo lên lại leo xuống vì không biết có đúng xe mình đi không .Thấy vậy một ông lão ngồi trên xe ngoắc tôi lại móc bóp đưa tôi tiền rồi nói một tràng .Vận dụng đủ các cách hai người mới hiểu nhau.Hóa ra ông già tưởng tôi không có tiền đi xe nên chần chừ không giám lên xe nên móc tiền cho tôi .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 12 Tháng Mười, 2011, 06:52:22 am
Ngồi đoc những dòng bác Binhyen viết  Hanoixanh phải lặng đi một lúc tưởng tượng về ông cụ già và những người dân bình dị của nước Bún gà ri
Ở châu Âu đâu cũng vậy người tốt còn rất nhiều , và lịch sự đâu cũng vậy.

Matxcova  đã gần cuối đông , trời ấm dần lên và trong tháng 3 ấy có một ngày trọng đại nhất đó là ngày 8 thang 3.
Bầu trời thì luôn xám xịt và đổ không ngớt những bông tuyết trắng dày và ướt nhưng đường phố nhộn nhạo hơn lúc nào hết .Người ta hối hả mua hoa mua quà tặng cho mẹ ,cho vợ ,cho con và cho bạn gái .Gần trưa Hanoixanh mới giải quyết xong việc vội vã chạy ra bến tàu hỏa ngoại ô để về Mát .Chỉ có muơi phút nữa là tàu đến mà sao nóng ruột quá ! gần 3 tiếng sau Hanoixanh đã đứng tại bến tàu  điên ngầm Ki ép sau khi tranh thủ tạt qua nhà tắm qua và xịt đủ thứ linh tinh lên người . Những quầy hoa đẹp tại khu vực này hôm nay đâu cả chỉ còn những đám hoa còi cọc với giá trên trời. Chợt có một người Nga đầu đội mũ lông cáo tay ôm một ôm hoa hồng  xung quanh quẩn bao tải gai . Người nga trung tuổi tóc hạt dẻ này trải hoa trên chiếc bàn nhôm gấp ngay cửa Metro để tránh rét cho hoa , nhửng bông hồng cực to và đẹp làm sao  :o
 Nhiều người xúm quanh mặc dù giá cả nghe rất chối , anh ta chọn ra 3 bông hồng trắng duy nhất và nói 3 bông này cho người nào trả giá cao nhất còn lại thì 5 rúp 1 bông ( giá thịt bò là 1,2 rúp /kg) !
 Đai mờ nhe bờ rát chờ ! Hanoixanh nói nhanh ( Anh trai đưa em ! )
Bao nhiêu vậy ? người bán hoa liếc với cái nhìn ranh mãnh
20 nào !
Ê , 30 một người Nga khác nói
40 anh trai !
50 người Nga khác nói
75 và nếu ai trả 76 thì 3 bông hoa trắng thuộc về ngài và bạn gái tôi cũng sẽ vui vẻ với 3 bông hoa đỏ !
Người bán hàng gói nhanh 3 bông hoa trắng vào tờ báo to rồi thêm vài câu chúc còn Hanoixanh thì chạy nhanh ra tàu đi hướng phía nam...
Đến ga lẻ tàu dừng thì trời đã tối ,tuyết rơi đày đặc và chẳng có cái xe nào ( đường xá có ai dọn kịp đâu ).. Chần chừ một lúc rồi bỏ hoa vào trong áo lội trong mưa tuyết đi tới ký túc xá của các cô gái nhà máy dệt .
Nữ công nhân Việt nam hôm ấy tổ chức 8 /3 chung tại hội trường ký túc xá ,những bó hoa tặng được cắm trong lọ và để giữa dãy bàn ,loáng thoáng bóng mày râu đi lại .Hanoixanh chạy ào vào căn phòng nằm gần cuối hành lang ... Em buồn bã nhìn trời tuyết quay lại,ánh mắt buồn chợt sáng long lanh ,uơn ướt .Vội nghiêng người tránh em lao tới Hanoixanh miệng lắp bắp vì lạnh : hỏng hoa mất !
Em chạy ra ngoài đem về lọ hoa to và vài cái nhũ sót lại của dịp Noel trang trí thành một bình hoa thật đep .
Bình hoa hồng bạch đựoc đặt chính giửa dãy hoa đươc bao ánh mắt trầm trồ và những người vui nhất hôm ấy có em.
Tiếng nhạc Lambada , điệu bibop , cốc sâm banh vàng óng ,những tiếng cười rộn rã và nụ hôn ngọt ngào....ngoài kia tuyết vẫn rơi .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 12 Tháng Mười, 2011, 10:28:25 am
hehe chuyện trời Tây  XHCN thú vị quá , bước đường mưu sinh của các bác cũng vất vả không kém gì khi ở chiến trường  , nhiều chuyện vui buồn quá . Kể tiếp đi các bác .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 12 Tháng Mười, 2011, 04:04:19 pm
    Aí chà Hà nội xanh cũng đa tình ghê nhỉ ,vậy cái cô gái nhận hoa vào cái đêm 8/3 đầy tuyết  trắng ấy giờ này ở đâu ?thật là một câu chuyện tình đẹp và đầy chất lãng mạn .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Duc18153 trong 12 Tháng Mười, 2011, 09:43:11 pm
@ Các bác cựu ! Nghe  các bác kể chuyện bên trời Tây ,mà thèm...và tiếc cho số phận của mình.: tôi trượt mấttiêu chuẩn đi LĐXK, chỉ vì : là đảng viên dự bị - chứ không phải chính thức...


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: lethanh80 trong 12 Tháng Mười, 2011, 09:52:35 pm
     Chào bác Hoangson!Như vậy chỗ bác ở tôi cũng có đến rồi,hân hạnh được làm quen.Ở đây còn có bác Thanh63 nữa,Hoangson ạ
      Theo tôi biết là ae HTLĐ mà cư ngự trong Kosíc thì hầu hết là các đoàn phía bắc ,sang Tiệp vào những năm đầu 80 và làm bên xây dựng là phần nhiều.Tôi đi theo diện học nghề cao su thuộc hãng “Barrum” nhưng khi sang bên ấy không biết thế nào lại chuyển qua thực tập sinh cho nên không ở ký túc xá mà được chuyển đến hotel Kosíc đóng chốt cho tới ngày về ,thật là may mắn.
      Hồi đó tôi thường chơi và biết hầu hết các ae xù mình là vì tôi cùng chơi trong đội bóng của KS để
 chiến với CKD Praha.Nhờ sự thân quen +bản tính thằng lính nên ae  thương mến nhiều và tôi học đươc cái nghề “tay trái…” Giờ nghĩ lại cũng vui và thầm cảm ơn những người ae ấy.
       

Không bạn tôi dân Hà nội ,qua Tiệp từ 81 dân HTLĐ .cũng lính 1977 ,nhưng không qua K.Thằng này chỉ tổ tôm thôi .Có hôm tôi lên chơi thấy nó ngồi đầu tóc bù xù ,mắt sâu hoắm. Hỏi ra thì nó ngồi sới hai ngày hai đêm rồi.Chửi cho nó một trận bắt nghỉ .Phải hai ba thằng hù dọa nó mới chịu nghỉ.
        Nghe bác nói đến khúc này làm tôi nhớ đến cái món "cầm chương"và "bài cào miền bắc"he,he


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: lethanh80 trong 12 Tháng Mười, 2011, 10:02:53 pm
@ Các bác cựu ! Nghe  các bác kể chuyện bên trời Tây ,mà thèm...và tiếc cho số phận của mình.: tôi trượt mấttiêu chuẩn đi LĐXK, chỉ vì : là đảng viên dự bị - chứ không phải chính thức...
    Hay không bằng hên bác ơi!Hành trình của ae khác như thế nào chứ tôi thì gian truân vất vả lắm.Vui sướng khi được "ban ơn",nhưng con đường đi nhận cái ơn đó đối với thằng lính như tôi" trên răng dưới......."thật khó khăn trăm bề , :-[ :-[


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 12 Tháng Mười, 2011, 11:24:45 pm
[quotequote author=Duc18153 link=topic=22580.msg336003#msg336003 date=1318430591]
@ Các bác cựu ! Nghe  các bác kể chuyện bên trời Tây ,mà thèm...và tiếc cho số phận của mình.: tôi trượt mấttiêu chuẩn đi LĐXK, chỉ vì : là đảng viên dự bị - chứ không phải chính thức...
[/]    Nhưng sao Đảng viên dự bị lại không được đi LĐXK ?  ở bên đó cũng có đầy đủ ban bệ ,mỗi vùng đều có chi bộ ,chi ủy cơ mà .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 12 Tháng Mười, 2011, 11:55:42 pm
...( giá thịt bò là 1,2 rúp /kg) !

...Tiếng nhạc Lambada , điệu bibop , cốc sâm banh vàng óng ,những tiếng cười rộn rã và nụ hôn ngọt ngào....ngoài kia tuyết vẫn rơi .

 Liên xô cũ là nước có giá cả thị trường khá ổn định một thời gian dài, nhiều mặt hàng ổn định giá trong mấy chục năm liền. Đường kính trắng từ năm 1962 đến 1989 vẫn giữ nguyên giá 1 Rúp/kg. (27 năm liền).

 Thịt bò giá 1,2 rúp/kg khi có nhạc Lambada Nam Mỹ phát triển hè năm 1990 trở đi.

 Vậy bạn hanoixanh có nhầm lẫn giá cả thịt bò ở thời điểm đó không? ;D Vẫn biết thực phẩm sinh hoạt ở Nga rất "bèo" nhưng giá thảm hại thế ... ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 13 Tháng Mười, 2011, 12:00:21 am
hehe sao ĐV dự bị lại không được đi HTLĐ ? Vậy chỉ có ĐV chính thức mới được đi à ? Nếu thế ở nhà lấy ai lãnh đạo quần chúng làm CM ..à không ..xây dựng CNXH ? ;D
Em nghĩ thông tin này không đúng , bác Đức không đi được chắc là do nguyên nhân khác chứ như bác BY  khi đi có phải là ĐV đâu ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 13 Tháng Mười, 2011, 12:47:21 am
hehe sao ĐV dự bị lại không được đi HTLĐ ? Vậy chỉ có ĐV chính thức mới được đi à ? Nếu thế ở nhà lấy ai lãnh đạo quần chúng làm CM ..à không ..xây dựng CNXH ? ;D
Em nghĩ thông tin này không đúng , bác Đức không đi được chắc là do nguyên nhân khác chứ như bác BY  khi đi có phải là ĐV đâu ?

 Tớ BY chửa bao giờ là Đảng viên cả ;D

 Đảng chán tớ và tớ cũng chả thích đứng trong hàng ngũ ấy, đơn giản tớ thích cá nhân mình tự do chẳng lệ thuộc vào điều gì, cứ sống đúng pháp luật là được rồi, cho ông haanh thất nghiệp chơi thế thôi. ;D

 Đi cùng tớ có khối người là Đảng viên cả chính thức và cả ĐV dự bị lẫn đội ngũ cảm tình Đảng. Chuyển hồ sơ sinh hoạt Đảng sang chi bộ mới chứ có gì đâu. Tớ có ông bạn đi bộ đội về là Đảng viên mang hồ sơ lên phường nộp sinh hoạt Đảng tại địa phương, các cụ bảo tối thứ bảy đến sinh hoạt, khi đến chẳng thấy gì chỉ thấy mấy chiếu bài ngồi đánh chắn vui, nó được giao nhiệm vụ từ nay ngồi chầu rìa chia bài. Sau chuyển lý lịch Đảng vào trường ĐH các cụ nhận xét trong lý lịch Đảng của nó: Tư tưởng kiên định, hoàn thành nhiệm vụ. Nó cười mãi vụ đi sinh hoạt Đảng với các cụ lính từ thời KCCP đã nghỉ hưu lúc đó. ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 13 Tháng Mười, 2011, 04:26:15 am
Vào cái thời CCCP ấy cáo khá nhiều thứ giá vô lý như tem thư ,diêm ,xăng giá đều 1 cốp ,Một hôm lái xe taxi bảo là: chúng nó tăng giá xăng gấp mấy lần  :-\
Thế bao nhiêu ?
Lên 6 xu rồi .
Giá cả thì đồng nhất nhưng phân phối lại không đều và tình trạng găm hàng lại cũng dần phổ biến . Thực phẩm tại Mát có 2 loại giá là giá tại các chợ (KT cá thể ) và cửa hàng thực phẩm .Thịt bò ở chợ thì như thịt ở VN về cách pha chế giá cả thì thị trường tự do và không rẻ nhưng thịt bò cửa hảng luôn thống nhất giá tới khi em ko ở Nga nữa . Một con bò đem kê lên cái khúc cây to 2 người ôm rồi dùng rìu chặt cả thịt cả xưong ra thành từng miếng 1;2 kg và họ chặt rất khéo để miếng nào cũng có xương và người tới sau thì xuơng to hơn thịt ;D. nhưng nếu biết ngoại giao bằng hàng trao đổi thì thịt ngon chả kém chợ nông trang .Những chiếc đồng hồ điện tử hỏng được thay pin và gõ cành cạch trên bàn tự nhiên chạy như có phép màu ,Với 1 gói thuốc tím là váy bò loang lổ trở thành bò bạc  và nguồn hàng trao đổi ấy không hề thiếu ...
Dân Cộng với thịt bò ngon  ,sờ mê tan béo ( Váng sữa ) , nhanh chóng hồi sức sau những đêm thức trắng vì rượu , đặc sản Nga , lại lao ra đường và  ở một nơi nào đó có những trái tim nhỏ nhớ nhung những chàng Casanova lịch sự ,hào hoa nhưng luôn chẳng có thời gian ;) Cuối năm 89 lại tràn ngập tiếng nhạc Lambada với điệu nhảy mà ở tuổi thanh niên sự va chạm da thịt phần mềm gây cực nhiều cảm hứng ...

http://www.youtube.com/watch?v=i8mz9uOvFQA




Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 13 Tháng Mười, 2011, 08:10:36 am
@ Các bác cựu ! Nghe  các bác kể chuyện bên trời Tây ,mà thèm...và tiếc cho số phận của mình.: tôi trượt mấttiêu chuẩn đi LĐXK, chỉ vì : là đảng viên dự bị - chứ không phải chính thức...
[/]    Nhưng sao Đảng viên dự bị lại không được đi LĐXK ?  ở bên đó cũng có đầy đủ ban bệ ,mỗi vùng đều có chi bộ ,chi ủy cơ mà .

Nghe bác nó em thấy cũng vô lí Đảng viên dự bị không được đi XKLĐ. Đợt em đi 50 người SG 20 người ,bay ra Hà nội nhập với đoàn bộ Thủy lợi 30 người nữa.Trong đoàn Hà nội cả Đảng viên,dự bị và không phải Đảng viên,Còn đoàn SG thì không có thằng nào Đảng viên hết ,vậy mà tụi em vẫn đi Tây bình thường có sao đâu!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Duc18153 trong 13 Tháng Mười, 2011, 03:19:13 pm
@ các bác cựu. Đó là tiêu chí để xét tuyển LĐXK: phải là LĐgiỏi , sau đólà bộ đội xn..rồi ưu tiên đảng viên trước ,tất nhiên ưutiên ĐVchính thức rồi mới tới ĐV dự bị .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 13 Tháng Mười, 2011, 07:24:50 pm
hehe chuyện trời Tây  XHCN thú vị quá , bước đường mưu sinh của các bác cũng vất vả không kém gì khi ở chiến trường  , nhiều chuyện vui buồn quá . Kể tiếp đi các bác .

 Kể cái gì? Ông chơi khôn bỏ đời ra, chỉ thích người ta kể chuyện cho ông nghe, còn chuyện "memai" của ông lúc "Tây chinh" sau này ít nhất là hơn thời bọn tôi khối ra thì ông chả chịu kể. ;D

 Chuyện "vinh" xứ Tây nhiều rồi, chuyện "nhục" nhé.

 Trên một nguyên tắc bất di bất dịch là: Nhập gia thì phải tùy tục, nói thế cho dễ hiểu, có nghĩa là chúng ta đến bất kể quốc gia nào thì buộc phải tuân thủ theo luật pháp của nước đó. Những lao động VN chúng ta đến đất nước của họ thì đương nhiên phải chấp hành luật pháp của nước sở tại như công dân của họ, quyền lợi cũng hơn vì mọi công dân hay lao động thuộc mọi Quốc gia phải đóng thuế thu nhập bằng 10% nhưng bù lại chúng ta lại được nhận 10% số thu nhập là tiền xa Tổ quốc, bù đi bù lại coi như không phải đóng thuế ở phía của Tây. Ví dụ 1 tháng chúng ta làm được 100 đồng thì bị trừ thuế 10 đồng và cộng lại 10 đồng tiền xa Tổ quốc và kết thúc vẫn nhận đủ 100 đồng, nếu là dân bản xứ thì chỉ được cầm về 90 đồng, ta có cái hơn chỗ đó. Ngược lại lao động Ta lại phải đóng 10% thu nhập cho Tổ quốc mình và Ban QLLD thuộc Cục HTQT sẽ thu khoản tiền này, ai từng nộp thì bởi họ không biết cách lách luật. Mỗi người mỗi cách và không thiếu cách để không phải nộp khoản tiền này. ;D

 Người dân Đông Âu nói chung hiền lành chất phát, trong tư duy của họ không có từ "buôn bán" họ sống khá trật tự và điều rất rõ ở họ là tôn trọng pháp luật, ông già bà lão sắp chết đến nơi rồi mà sợ CA như sợ cọp chứ chẳng nhơn nhơn như dân mình, CA họ cũng nhiều quyền lắm và trấn áp bằng vũ lực là điều họ có thể thực hiện mà pháp luật luôn bênh vực. Song CA họ cũng không lạm dụng chuyện này để làm những chuyện gây bất công cho người dân, họ làm đúng pháp luật và chỉ ra tay khi thật sự cần thiết.

 Một lực lượng nữa chuyên dùng gìn giữ an ninh đó là lực lượng Mũ nồi xanh, bọn này toàn là dân gốc không pha tạp lai căng với dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Digan cũng như các nước trong vùng Ban Căng, một điều đòi hỏi tuyệt đối và cần thiết khi được đứng trong hàng ngũ này phải là người được nhà nước nuôi dạy riêng từ khi còn rất bé và phải là những đứa trẻ không cha không mẹ (con bị bỏ rơi và thuần chủng) họ không nhận những đứa trẻ đã ngoài 3 tuổi trở ra mà dưới 3 tuổi trở xuống vì khi đứa trẻ ngoài 3 tuổi rồi chúng đã có tư duy, sẽ có những vương vấn đến bố mẹ gia đình họ hàng bà con. Số trẻ em bị bỏ rơi cả khi đã lớn vẫn được nhà nước nuôi dạy, ăn học thành người nhưng dứt khoát không được đứng trong lực lượng Mũ nồi xanh.

 Những đứa trẻ được chọn lựa kia sẽ được học hành giáo dục riêng để sau này phụng sự Tổ quốc, nó là một trường Thiếu sinh quân với chế độ rèn luyện gắt gao về thể chất và tư tưởng chính trị, một điều rất rõ ở lớp người này được giáo dục từ khi còn nhỏ: Tổ quốc là cha mẹ, không họ hàng thân thích chẳng có ai ruột thịt, ai động đến Tổ quốc của họ là coi như động đến cha mẹ họ, trong làm việc và công tác không vị nể không cả tư hữu vật chất cá nhân luôn, với quan điểm của họ thì bất kể cái gì trên Tổ quốc của họ thì là của cha mẹ họ và nó là của chính bản thân họ, nếu có thì chỉ là mang để vật chất đó từ vị trí này đặt sang vị trí khác nên đừng ai nói chuyện hối lộ đút lót hay cho họ cái gì để vì việc gì? Vật chất thì Tổ quốc tức cha mẹ họ không bao giờ để họ thiếu thốn. Lực lượng này khi đã phải chiến đấu thì đừng có đùa, họ có quyền đánh chết người nhưng vẫn vô can và khi họ đã ra tay ở những vụ lớn thì thế nào cũng có người ra nghĩa địa nằm. Song nếu công dân hay người nước ngoài công tác tại nước họ mà nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đất nước họ thì chẳng bao giờ họ động chạm đến, rất lịch sự và đúng nguyên tắc, thằng lính Mũ nồi xanh nào cũng đẹp trai tóc vàng mắt xanh biếc cao từ 1,85m trở lên nặng cả tạ lừng lững trong bộ quân phục xanh luôn cắm cái khóa số 8 sau lưng và nghênh nghênh cái mũ nồi xanh trên đầu, giữa Thủ Đô họ không cần mang súng chỉ chân tay không, họ sẵn sàng chấp vài thằng ngang cơ về thể lực. Tất nhiên là người dân bản xứ sợ họ đến mức không dám đi cạnh luôn mặc dù họ chẳng làm gì ai cả, họ thi hành nhiệm vụ theo lệnh ở khu vực hay con đường cần thiết và không một ai dám cãi lệnh họ dù chỉ là một cái chỉ tay ra hiệu dừng lại.

 Suốt 4 năm bên đó tôi chứng kiến 2 vụ lính Mũ nồi xanh ra tay, khỏi cần trình bày hay lý sự, chỉ trong giây lát họ hạ gục đối phương và 1 điều hơi bị kinh là họ đánh trật khớp cả 2 bả vai đối phương khiến 2 tay lủng lẳng như tay đi mượn, thằng Tây bị đánh to như con Tịnh nằm gục thẳng cẳng giữa đường và chỉ 1 phút sau xe ô tô đến trở đi, 2 thằng Mũ nồi xanh ném thằng Tây lên xe rồi ngồi đè lên như ngồi trên ghế. Một anh bạn người dân tộc Nùng tỉnh Cao Bằng võ nghệ cũng kha khá trong cộng đồng người VN, to con như Tây, chỉ sau 3 phút thi đấu với 1 thằng lính Mũ nồi xanh thì chịu nằm "đo đất" và vĩnh viễn mất đi "hàng tiền đạo" (mấy cái răng trên). 

 Loại làng nhàng "Sư" như haanh mà đứng trước mặt mấy thằng Mũ nồi xanh ấy rồi lý sự như ở tòa án thì có ngày đi hết trọn "đội tuyển". ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 13 Tháng Mười, 2011, 11:21:51 pm
   Sao giống ông trùm Bin Laden vậy bác Binhyen ? Bin Laden cũng chỉ nhận , tuyển dụng và đào tạo các chiến binh tự sát cho đạo Hồi là những đứa trẻ không cha không mẹ , và nuôi dưỡng họ trở thành những chiến binh thánh chiến cho Alla .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Duc18153 trong 14 Tháng Mười, 2011, 07:32:17 am
Lại nói về LĐXK. Ông già vợtôi đi LĐ IRAQ ,hy vọng "đổi đời " Ai dè một năm sau : thấy cụ xách va ly về nước .!Cậu em con ông chú đi MALAIXIA khổ qúa không chịu được .!  Cũng bỏ của chạy lấy người ..! thật là Cười ra nước mắt .!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 14 Tháng Mười, 2011, 11:53:47 am
Khổ là phải rồi, mấy công việc đó người bản xứ họ chê rồi mới tới lượt mình. Nói chi đâu xa, ở ngay những TP lớn trong nước có những công việc mà dân TP chính hiệu chê, chỉ có dân nhập cư, ngoại tỉnh mới làm.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 14 Tháng Mười, 2011, 03:16:13 pm
 Có lẽ một số các bác đã chưa hiểu lắm hoặc hiểu sai về chuyện HTLD thuộc Cục Hợp tác Quốc Tế trong khối XHCN những năm tháng 198x đến khi khối XHCN tan giã. Cũng như luật pháp và luật Ngoại giao giữa các nước, cũng nên nói để chúng ta cùng tìm hiểu về giai đoạn đó.

 Trong khối XHCN ngày đó có ký kết giữa các nước XHCN một văn bản Hợp tác lao động, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ cao của nhiều ngành nghề, phương châm cùng nhau phát triển trong khối dẫn đến đồng bộ hóa toàn khối XHCN.

 Một tổ chức trong đó có Cục Hợp Tác Quốc tế VN trong khối XHCN được gọi là khối XEP là cơ quan chủ quản về vấn đề lao động này, những nước dư thừa lao động và những nước có nhu cầu tuyển lao động sẽ do khối XEP sắp xếp để đôi bên ký kết những hợp đồng nhận giao công nhân và nhân công lao động. Công nhân lao động được chuyển qua các nước tiếp nhận đều được đào tạo bài bản như công nhân nước sở tại, được cấp giấy chứng chỉ hành nghề rõ ràng, phân bậc theo tay nghề và năm tháng làm việc, ngoài ra người lao động còn được phép học lên Đại học hoặc cao hơn nữa tùy theo khả năng của mỗi cá nhân. Vài người mà tôi từng biết từ công nhân sang lao động hợp tác đã học lên và bảo vệ được luận án phó tiến sỹ, tất nhiên là những người này ý chí học tập rất cao và cũng đương nhiên là nghèo kiết xác lúc ở đấy.

 Tôi nói câu này xin lỗi các bác trước. "Thằng" Tây họ thuê chúng ta sang Đất nước họ lao động để làm ra tài sản cho Đất nước họ, đóng thuế nhà nước Ta và Tây, họ chịu trách nhiệm đào tạo cho chúng ta những lớp công nhân có trình độ cao hơn ít nhất là trên Đất nước chúng ta lúc đó, chăm lo cho người lao động VN chúng ta từng ly từng tý trong cuộc sống để hòa nhập được vào xã hội của họ, chứ không phải họ thuê chúng ta sang Đất nước họ để làm BỐ họ. Đương nhiên sẽ có lợi kinh tế rất nhiều cho người lao động nếu xét thật nghiêm túc về giá trị lao động giữa nước ta và nước tuyển lao động thời đó. Sau này thời mở cửa lớp công nhân lao động từ khối XHCN về nước đóng góp rất nhiều cho xã hội VN chúng ta bằng những kiến thức mà họ đã học hỏi được trong thời gian công tác làm việc tại nước ngoài, cụ thể nhất là ngành xây dựng của VN hiện nay. Ngoài ra còn nhiều ngành nghề khác như chế tạo sản xuất ô tô, dệt vải, giày da, may mặc, chế biến nông thổ sản, lâm nghiệp, các hạng mục trong nghề xây dựng cho đến cầu đường...vv và ...vv

 Song người lao động chúng ta khi đến Đất nước họ làm việc thì nảy sinh nhiều tệ nạn, điều mà mỗi cá nhân lao động mang theo khi xuất khẩu lao động là: Làm kinh tế cho riêng mình. Vì vậy sẽ phát sinh nhiều vấn đề và buôn bán nhỏ là điều không tránh khỏi của người VN khi đi lao động hoặc học tập công tác tại nước ngoài thời đó. Ngay Sứ quán, Thương vụ, Quân vụ cũng làm kinh tế có tính tập thể và cả cá thể trong những năm tháng đó tại nước ngoài, họ không thể chui rúc tất cả các ngõ ngách xã hội nước sở tại bởi nhiều lý do, ngôn ngữ, phong tục tập quán cùng thói quen làm việc của người bản xứ và vị trí làm việc của họ tại nước ngoài đôi khi không cho phép họ "lăn lóc" tìm tòi nên bắt buộc phải liên doanh liên kết với "lực lượng" khác, cùng màu da, cùng ngôn ngữ, cùng dân tộc để cùng phát triển.

 Những cán bộ đó họ có lợi thế gì? Hộ chiếu đỏ Ngoại giao (rất ít chỉ vài người có tùy theo chức vụ còn lại toàn hộ chiếu công vụ) đó là hộ chiếu bất khả xâm phạm, ai đó cầm tấm hộ chiếu này thì có thể đi qua bất kể cửa nào không phải qua thủ tục khám xét, kể cả xuất cảnh tại sân bay, họ có thể vào bất kể cửa hàng ngoại giao nào mua bán hàng hóa và mua bao nhiêu cũng được, xe biển ngoại giao là: Lãnh thổ của nước cắm lá quốc kỳ đó di động trên đường cũng là bất khả xâm phạm, Đại sứ quán hay nhà riêng của các cán bộ mang hộ chiếu đỏ ấy cũng là lãnh thổ bất khả xâm phạm (mặc dù nhà đi thuê), muốn khám xét phải có đủ 2 lệnh cho phép khám, 1 của Bộ ngoại giao và 1 lệnh của Bộ nội vụ do Bộ trưởng 2 Bộ nước đó trực tiếp ký mới được phép khám xét. Nếu khám xét thấy người mang hộ chiếu đỏ ngoại giao vi phạm pháp luật nước sở tại thì nước đó không có quyền truy tố mà chỉ có quyền chứng minh họ phạm pháp và tuyên bố trên phương tiện thông tin đại chúng và trục xuất họ về nước còn người mang hộ chiếu công vụ hoặc phổ thông thì vẫn tù như bình thường nếu vi phạm pháp luật trên đất nước của họ. Vì vậy một ông "vớ vẩn" hay công tác làm việc tại công ty nào đó nói: Tôi đi lại giữa các nước bằng hộ chiếu ngoại giao thì chỉ là thằng nói phét.

 Người lao động VN tại nước ngoài ngày đó có rất nhiều người buôn bán nhỏ lẻ bị bắt giữ cả người và hàng hóa, có người ngồi tù 5 7 năm ở nước ngoài, có người bị tòa án xử phạt số tiền cực lớn theo luật của nước họ, nếu anh đó lao động 30 năm không ăn uống chi tiêu cũng không hết nợ. BY có anh bạn mang 800 cái đồng hồ điện tử xuống thành phố lẻ bán kiếm lời bị CA bắt giữ, giá trị chiếc đồng hồ đó ngoài thị trường tự do là 10 leva, khi ra ngoài tòa xử thì họ tính theo giá nhà nước nhập là 12 leva đánh thuế 400% trên giá trị 12 leva ấy bằng sấp sỉ 50 leva/chiếc, số hàng kia bị tịch thu và anh ta nợ nhà nước gần 40.000 leva, nếu làm việc để trả nợ tòa thì cả đời không hết nợ, số tiền đó đủ mua đứt một căn hộ loại sang nhất 5 phòng và 2 khu WC, 1 xe ô tô 4 chỗ Lada đời mới nhất lúc đó, sắm sửa đầy đủ mọi tiện nghi trong nhà và đương nhiên khi có khối tài sản đó thì tức khắp sẽ có một em mắt xanh tóc vàng môi đỏ mũi lõ đẹp như mộng "đuổi" cũng không đi. Trong khi anh ta có vợ con ở VN, khi đi vợ chưa sinh con nên chưa từng biết mặt con, đến khi cháu lớn viết thư sang cho bố: Bố ơi bố về đi cho con biết mặt bố. Cầm lá thư con viết sang mà anh bạn kia ôm mặt khóc rưng rức như trẻ con, muốn về cũng không về nổi, nhiều lần ra sân bay về nước bị đuổi quay lại làm việc để trả hết nợ cái đã. Nhục không tả hết.

 Nhiều người chắt chiu từng đồng, tiết kiệm đến mức "bần tiện" với chính bản thân mình, ky cóp từng xu nhỏ, đến mức đi tàu điện nhớ số toa tàu để đưa cái vé đã đi rồi và đã đột lỗ ra tiết kiệm lấy 6 xu, hàng ngày chạy quanh các Block nhặt những vỏ chai bia do anh em uống vứt ra mang đi đổi lấy 7 xu, có người 7 năm bên đó chỉ dám mua cho mình 1 cái áo sơ mi còn lại mặc đồ bảo hộ lao động do nhà máy phát hoặc xin đồ cũ do anh em thải ra, cả đời không dám bước chân vào cửa hàng giày sắm cho mình đôi giày mới, không có nổi bộ quần áo cho ra hồn để đến những chỗ sang trọng, không dám bước chân ra khỏi thành phố mình ở vì sợ đi lại tốn tiền, nhặt nhạnh từng đồng để mua đồ gửi về nhà cho vợ con và gia đình, nhận làm bất kể việc gì để kiếm lấy đồng tiền chân chính nhất. Khổ ải lắm chứ không hề huy hoàng như mọi người từng nghĩ đối với người từng ra nước ngoài lao động.

 Ai đó từng nói: Hay không bằng Hên. Tôi nghĩ không phải, tài năng đấy tất nhiên hên chỉ là một phần rất nhỏ trên con đường làm kinh tế, nếu như chỉ biết đi làm rồi về nhà cắp chai rượu vào nách uống cho say sưa rồi lăn ra ngủ mai đi làm tiếp thì 1000 năm nữa cũng chẳng có hên, nếu như tối ngày ngập tràn trong cờ bạc sóc đĩa, đan quạt thì hên cũng có ngày đi "ăn mày", nếu như tối ngày chỉ lo ngao du trai gái với những cô gái Tây đẹp đến "kinh hoàng" ấy thì trắng tay là lẽ đương nhiên. Biết kiếm tiền bằng tài năng của mình, biết tích lũy để xây dựng lâu dài và cũng cần biết hưởng thụ trên thành quả của mình làm ra đó mới là những người thức thời và sống đầy bản lĩnh cả ở môi trường khắc nghiệt ấy. Muốn làm được điều đó trước hết phải biết luật pháp nước sở tại và tự tìm cho mình cách làm kinh tế nhanh nhất, chăm chỉ cần kiệm cũng chưa chắc đã là người có, chơi bời xa đà thì không thể thành người giàu, rất nhiều người mà tôi từng biết đi lên từ 2 bàn tay trắng và chỉ duy nhất 1 người đi lên bằng con đường "chơi bời" đó là gá bạc, chứa cờ bạc cho vay nặng lãi. Chúng tôi từng ngồi thống kê có tới khoảng 50 nghề làm ngoài kiếm thêm của người VN ở nước ngoài khi đi lao động hợp tác và nghề nhặt vỏ chai bia cũng là 1 nghề. ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 14 Tháng Mười, 2011, 08:13:58 pm
Chuyện gái Tây:
Lúc mới sang Tiệp tụi tôi bị cho lên vùng núi 3 tháng học tiếng .Cả thị trấn chỉ có 1 hotel duy nhất nơi tụi tôi ở.Và đây cũng là điểm vui nhất tối thứ bảy,chủ nhật vì có nhạc sống.Và tất nhiên là có gái Tây .Bên Tiệp tôi không thấy làm gái như bên VN mình mà chỉ có chị em chịu chơi thôi {loại này chi chỉ cần làm cho các em vui là các em chiều tới Z }.Nhìn tụi tây nhảy dưới sàn nhẩy tụi tôi thèm lắm {các bác biết thời 81-82 VN mình khổ đủ đường ,nhất là những thằng lính chiến trường K về như tôi thì nhìn các em tây uốn éo dưới ánh đèn chớp ,chớp . Nhạc sập sình thì quả là thiên đường}.Nhưng muốn xuống sàn nhẩy thì phải có tiền để mua rượu.... Hôm đó tôi bán được cái áo jean cho thằng tây được 1000 kuron 'Mua được cái xe đạp về VN bán hai chỉ vàng đấy .".Rủ hai ,ba chiến hữu nữa ,tối thứ bảy tụi tôi đàng hoàng xuống quầy rượu dõng dạc kêu một chai Voka Nga.’Thời đó Voka Nga là sang rồi “.Làm mấy ly lấy khí thế tụi tôi qua bàn bên cạnh có hai em tây  tướng chịu chơi ngồi không có bạn trai mời nhẩy.Sau khi nhẩy một hai bản Xilô tôi mời hai em qua bàn tôi ngồi .Nhìn thấy chai Voka còn đầy hai em gật đầu ngay. Phải công nhận gái tây uống rượu ác thiệc ,một loáng cái chai Voka hết vèo ,kêu thêm chai nữa ….Khi gần hết chai thằng bạn tôi thì thầm với hai em tây “tối nay mày,bạn mày ngủ với tao và bạn tao nhé .Thằng bạn chỉ qua tôi”.Hai em gật đầu đồng ý. Tin tụi tôi dụ được gái tây lập tức lan nhanh lên lầu nơi cả đoàn VN đang ở.Sau khi làm hết hai chai tôi tính tiền rồi cùng hai em tây lên lầu .Lúc đó cũng khoảng 12h đêm.Mới đi hết cầu thang lên đến sảnh của lầu một thì thấy khoảng hơn chục  thằng  trong đoàn cởi trần mặc mỗi quầu sịp ngồi chờ sẵn.Nhìn thấy cảnh đó hai em tây tỉnh cả rượu quay ngược xuống cầu thang về thẳng…


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 14 Tháng Mười, 2011, 08:31:15 pm
hehe chết cười với cái ông hoangson này  ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 16 Tháng Mười, 2011, 06:52:56 am
Bác Haanh sư phụ của đạo hehe kể chuyện Viễn chinh K đi và bác Ledvu cũng phiên dịch ,chuyên gia tại K ngoài ra là còn viễn Tây nữa chắc chuyện của bác cũng không thiếu phần thú vị bác kể ra đi có khi còn nổi bật hơn là khen 1 câu chê 1 chữ  ở các topic khác . Em thấy cai lọ mỡ trên nét nên gửi cho bác chuyên gia tư vấn giỏi tới nỗi cô bé ở Đức về ngọng ríu lưỡi luôn mồm đòi ...ok .ok ...


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 16 Tháng Mười, 2011, 08:06:26 am
Thật ra gái tây tôi thấy chỉ đẹp nhất tuổi 15-18 vì ngây thơ nhỏ nhắn phù hợp với VN.còn từ 25 trở lên là bắt đầu xuống sắc rồi.Tuy nhiên tuổi đó bác nào mà đụng vảo là hơi lâu ra "ở tù lâu ra".Hồi đó ngoài giờ làm việc tụi tôi hay đá banh ở sân gần một trường trung cấp.Nên hay rủ tụi tây đá chung.Tôi đá hậu vệ rất rát nên tụi tây thường thua.Trong đám khán giả có một em tây nhỏ nhắn dễ thương rất kết tôi 'Nói nhỏ nhưng cũng cao cỡ 1.60m rồi".Một hôm sau khi đá banh xong em lại gần tôi nói thích tôi và hỏi tên tuổi tôi.Tôi nói tên xong hỏi lại em tên và tuổi ,vì thấy em nhicolai quá.Em nói 16 tuổi ,nghe vậy tôi liền bái bai ngay.Tuổi này mà đụng vào thì có mà HƠI LÂU . :P


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 16 Tháng Mười, 2011, 10:15:01 pm
Cái vụ quan hệ với mấy Em dưới tuổi có khối người " chết " rồi, nhất là các tay xồn xồn ham nai tơ. Tui có dịp coi loạt phóng sự của các phóng viên truyền hình gài bẫy mấy tay này. Họ cho người gỉa làm các Em lang thang trên các phòng chat hẹn hò với các Anh ham vui. Độc 1 cái là hẹn tới cùng 1 nơi, cùng 1 ngày, chênh lệch thời gian chút đỉnh, Anh nào ló mặt tới là có cảnh sát phục sẵn, chỉ còn nước đưa 2 tay vào còng. Đã vậy lại còn bị tra hỏi trước ống kính truyền hình chiếu cho cả nước coi.
Nhẹ hơn 1 chút là mấy vụ đánh bẫy các ông ham chơi gái. Cảnh sát cho các Cô cảnh sát gỉa làm gái đứng đường, các Ông đi theo các Em này về đến địa điểm của các Em, vô trong phòng chưa kịp làm gì là cảnh sát đã ập vô.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 17 Tháng Mười, 2011, 07:03:57 am
Bác ledvu này hay coi truyền hình phết ! mà cái phóng sự ấy trên kênh N24 Đức nhưng chỉ nói về cảnh sát Mỹ ở một số tiểu bang cấm gái làm tiền thôi chứ chả ai giả vờ chát cả . Mà tại Đức hay châu âu thì khi không có ai kiện thì chả phạm tội gì hết chứ đừng nói là giả vờ chát thì cảnh sát toi đầu tiên với hệ thống luật pháp tại Đức mà bác Levud sống tại Đức làm nghề gì vậy ?

 Ngày xưa khi sang XHCN các ông cán bộ thi nhau hù dọa về chuyện gái Tây chẳng qua vì các ông ấy điều kiện không cho phép và kể cả những cái xuất phát từ 3 đời cắt cỏ nữa .Hanoixanh sau hơn 20 năm sống từ Đông sang Tây Âu chứng kiến nhiều vụ cặp gái trẻ 14,15 nhưng chưa bao giờ thấy ai bị ra tòa cả ..

Những nụ hôn ngọt ngào thơm mùi sữa ,những cặp mắt trong như áng pha lê, những quả đào tiên thơm dịu....Từ thức ơi !


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: vaxiliep trong 17 Tháng Mười, 2011, 11:40:41 am
Chuyện gái Tây:
Lúc mới sang Tiệp tụi tôi bị cho lên vùng núi 3 tháng học tiếng .Cả thị trấn chỉ có 1 hotel duy nhất nơi tụi tôi ở.Và đây cũng là điểm vui nhất tối thứ bảy,chủ nhật vì có nhạc sống.Và tất nhiên là có gái Tây .Bên Tiệp tôi không thấy làm gái như bên VN mình mà chỉ có chị em chịu chơi thôi {loại này chi chỉ cần làm cho các em vui là các em chiều tới Z }.Nhìn tụi tây nhảy dưới sàn nhẩy tụi tôi thèm lắm {các bác biết thời 81-82 VN mình khổ đủ đường ,nhất là những thằng lính chiến trường K về như tôi thì nhìn các em tây uốn éo dưới ánh đèn chớp ,chớp . Nhạc sập sình thì quả là thiên đường}.Nhưng muốn xuống sàn nhẩy thì phải có tiền để mua rượu.... Hôm đó tôi bán được cái áo jean cho thằng tây được 1000 kuron 'Mua được cái xe đạp về VN bán hai chỉ vàng đấy .".Rủ hai ,ba chiến hữu nữa ,tối thứ bảy tụi tôi đàng hoàng xuống quầy rượu dõng dạc kêu một chai Voka Nga.’Thời đó Voka Nga là sang rồi “.Làm mấy ly lấy khí thế tụi tôi qua bàn bên cạnh có hai em tây  tướng chịu chơi ngồi không có bạn trai mời nhẩy.Sau khi nhẩy một hai bản Xilô tôi mời hai em qua bàn tôi ngồi .Nhìn thấy chai Voka còn đầy hai em gật đầu ngay. Phải công nhận gái tây uống rượu ác thiệc ,một loáng cái chai Voka hết vèo ,kêu thêm chai nữa ….Khi gần hết chai thằng bạn tôi thì thầm với hai em tây “tối nay mày,bạn mày ngủ với tao và bạn tao nhé .Thằng bạn chỉ qua tôi”.Hai em gật đầu đồng ý. Tin tụi tôi dụ được gái tây lập tức lan nhanh lên lầu nơi cả đoàn VN đang ở.Sau khi làm hết hai chai tôi tính tiền rồi cùng hai em tây lên lầu .Lúc đó cũng khoảng 12h đêm.Mới đi hết cầu thang lên đến sảnh của lầu một thì thấy khoảng hơn chục  thằng  trong đoàn cởi trần mặc mỗi quầu sịp ngồi chờ sẵn.Nhìn thấy cảnh đó hai em tây tỉnh cả rượu quay ngược xuống cầu thang về thẳng…


He he đọc đoạn cuối của bác HS cứ cảm giác như đang đọc phóng sự XH của mấy ông nhà báo "...Vào đến phòng đóng cửa lại, trong khi cô gái cứ giục giã vào việc nhanh, tôi cố gắng né tránh bằng việc khéo léo đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về cuộc đời của cô"...cuối cùng vẫn là trả tiền đầy đủ nhưng không làm gì, chỉ tâm sự hỏi han  ;D
Trong giới viết lách VN, hình như chỉ mỗi cụ Nguyễn Tuân thừa nhận việc hút thuốc phiện và chơi gái thì phải (đừng bác nào bảo em lạc đề nhé vì cụ Nguyễn kể lại chuyện này khi nói về thời kỳ đang lang thang viễn xứ đóng xi - la - ma tại HK)  ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: nguyenhuuluanc17 trong 17 Tháng Mười, 2011, 02:14:25 pm


 ....  Song người lao động chúng ta khi đến Đất nước họ làm việc thì nảy sinh nhiều tệ nạn, điều mà mỗi cá nhân lao động mang theo khi xuất khẩu lao động là: Làm kinh tế cho riêng mình. Vì vậy sẽ phát sinh nhiều vấn đề và buôn bán nhỏ là điều không tránh khỏi của người VN khi đi lao động hoặc học tập công tác tại nước ngoài thời đó. Ngay Sứ quán, Thương vụ, Quân vụ cũng làm kinh tế có tính tập thể và cả cá thể trong những năm tháng đó tại nước ngoài, họ không thể chui rúc tất cả các ngõ ngách xã hội nước sở tại bởi nhiều lý do, ngôn ngữ, phong tục tập quán cùng thói quen làm việc của người bản xứ và vị trí làm việc của họ tại nước ngoài đôi khi không cho phép họ "lăn lóc" ...
 ... Người lao động VN tại nước ngoài ngày đó có rất nhiều người buôn bán nhỏ lẻ bị bắt giữ cả người và hàng hóa, có người ngồi tù 5 7 năm ở nước ngoài, có người bị tòa án xử phạt số tiền cực lớn theo luật của nước họ, ...
 ... có người 7 năm bên đó chỉ dám mua cho mình 1 cái áo sơ mi còn lại mặc đồ bảo hộ lao động ....
...  nhận làm bất kể việc gì để kiếm lấy đồng tiền chân chính nhất. Khổ ải lắm chứ không hề huy hoàng như mọi người từng nghĩ đối với người từng ra nước ngoài lao động.
 ... Ai đó từng nói: Hay không bằng Hên. Tôi nghĩ không phải, tài năng đấy tất nhiên hên chỉ là một phần rất nhỏ trên con đường làm kinh tế, nếu ...

 Tản mạn
@ Các bạn,

Trước đây tôi đi  Mat ( Maxcova) LX - , đi Xophia Bungari, rồi gần đây  Hàn Quốc .
 Đến các khu sinh viên Ốp trắng, Ôp trường Máy.... rồi  Ốp “ lao động “ ở tận ngoại ô, rồi Đôm 5- nổi tiếng ở Mat . Sang Bun đến khu “ Lâm đồng “ , Ôp “ Krêmikopsi “ ở ngoại ô ...
 [Mắt Thấy Tai Nghe, xem ra đến giờ  dân “ Việt” vẫn chưa hề thay đổi :
1- Ở đâu đông người Việt là nảy sinh tệ nạn, Vô kỷ luật, vi phạm pháp luật, buôn bán trốn thuế có khi cả lừa đảo   đến nỗi dân bản xứ trước quí người Việt sau sinh ra ghét. 
Cho đến giờ Hàn quốc vừa phải đình chỉ LĐ Việt vì trốn nhiều quá – Vừa đến sân bay , nhập cảnh xong đã trốn ( Phải có dân “ Việt” tay trong thì mới dám trốn chứ? ),  “Ma cũ “Sao lại hướng dẫn nhau làm bậy trong thời đại toàn cầu này thế?
2- Đông người thì đố kỵ, sinh ra kèn cựu nói xấu ,rồi cả hại nhau trong làm ăn- sinh hoạt. Không hợp tác cùng làm ăn như dân Trung quốc .
 Quan trọng nhất :  dân Việt còn mang tư duy “ buôn bán nhỏ” , kể cả các ông sứ quán- thương vụ nên ta chưa có cách cùng bảo nhau  khỏi cái “ khó “ của mình. Nhất là làm ăn phải bằng cái đầu – vừa chính đáng, đúng luật mà mới vững bền , làm giầu lâu dài được.
Nếu có trách người lao động 1 thì phải trách các Cơ quan chức năng 3, rồi SQ Việt nam ở sở tại nữa . Các bác ấy đều biết cái cần nhưng ai  đứng ra hướng dẫn làm bây giờ .
Đã đến lúc dân “ Việt “ ở nước ngoài phải thay đổi tư duy , điều chỉnh hành vi của mình trong giai đoạn Toàn cầu hóa.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 17 Tháng Mười, 2011, 08:13:26 pm
Chuyện gái Tây:
Lúc mới sang Tiệp tụi tôi bị cho lên vùng núi 3 tháng học tiếng .Cả thị trấn chỉ có 1 hotel duy nhất nơi tụi tôi ở.Và đây cũng là điểm vui nhất tối thứ bảy,chủ nhật vì có nhạc sống.Và tất nhiên là có gái Tây .Bên Tiệp tôi không thấy làm gái như bên VN mình mà chỉ có chị em chịu chơi thôi {loại này chi chỉ cần làm cho các em vui là các em chiều tới Z }.Nhìn tụi tây nhảy dưới sàn nhẩy tụi tôi thèm lắm {các bác biết thời 81-82 VN mình khổ đủ đường ,nhất là những thằng lính chiến trường K về như tôi thì nhìn các em tây uốn éo dưới ánh đèn chớp ,chớp . Nhạc sập sình thì quả là thiên đường}.Nhưng muốn xuống sàn nhẩy thì phải có tiền để mua rượu.... Hôm đó tôi bán được cái áo jean cho thằng tây được 1000 kuron 'Mua được cái xe đạp về VN bán hai chỉ vàng đấy .".Rủ hai ,ba chiến hữu nữa ,tối thứ bảy tụi tôi đàng hoàng xuống quầy rượu dõng dạc kêu một chai Voka Nga.’Thời đó Voka Nga là sang rồi “.Làm mấy ly lấy khí thế tụi tôi qua bàn bên cạnh có hai em tây  tướng chịu chơi ngồi không có bạn trai mời nhẩy.Sau khi nhẩy một hai bản Xilô tôi mời hai em qua bàn tôi ngồi .Nhìn thấy chai Voka còn đầy hai em gật đầu ngay. Phải công nhận gái tây uống rượu ác thiệc ,một loáng cái chai Voka hết vèo ,kêu thêm chai nữa ….Khi gần hết chai thằng bạn tôi thì thầm với hai em tây “tối nay mày,bạn mày ngủ với tao và bạn tao nhé .Thằng bạn chỉ qua tôi”.Hai em gật đầu đồng ý. Tin tụi tôi dụ được gái tây lập tức lan nhanh lên lầu nơi cả đoàn VN đang ở.Sau khi làm hết hai chai tôi tính tiền rồi cùng hai em tây lên lầu .Lúc đó cũng khoảng 12h đêm.Mới đi hết cầu thang lên đến sảnh của lầu một thì thấy khoảng hơn chục  thằng  trong đoàn cởi trần mặc mỗi quầu sịp ngồi chờ sẵn.Nhìn thấy cảnh đó hai em tây tỉnh cả rượu quay ngược xuống cầu thang về thẳng…


He he đọc đoạn cuối của bác HS cứ cảm giác như đang đọc phóng sự XH của mấy ông nhà báo "...Vào đến phòng đóng cửa lại, trong khi cô gái cứ giục giã vào việc nhanh, tôi cố gắng né tránh bằng việc khéo léo đưa ra các câu hỏi tìm hiểu về cuộc đời của cô"...cuối cùng vẫn là trả tiền đầy đủ nhưng không làm gì, chỉ tâm sự hỏi han  ;D
Trong giới viết lách VN, hình như chỉ mỗi cụ Nguyễn Tuân thừa nhận việc hút thuốc phiện và chơi gái thì phải (đừng bác nào bảo em lạc đề nhé vì cụ Nguyễn kể lại chuyện này khi nói về thời kỳ đang lang thang viễn xứ đóng xi - la - ma tại HK)  ;D

Quả thật tiếc lắm các bác ạ !Tôi phải bán cái áo jean mới tinh là cũng đế muốn biết gái tây nó thế nào .Khổ nỗi mấy thằng trong đoàn nó còn máu hơn mình .Tụi nó cứ nghĩ như ở VN dụ  về được  rồi thì ae xài chung .Nhưng tây nó đâu có vậy "ai dụ được nấy xài".Đó là kỉ niệm lúc mới sang Tiệp thôi .Còn sau này về nhà máy đi làm ,tiếng  biết nhiều thì ....Hừm ! không nói nữa.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 17 Tháng Mười, 2011, 08:43:35 pm
Bác ledvu này hay coi truyền hình phết ! mà cái phóng sự ấy trên kênh N24 Đức nhưng chỉ nói về cảnh sát Mỹ ở một số tiểu bang cấm gái làm tiền thôi chứ chả ai giả vờ chát cả . Mà tại Đức hay châu âu thì khi không có ai kiện thì chả phạm tội gì hết chứ đừng nói là giả vờ chát thì cảnh sát toi đầu tiên với hệ thống luật pháp tại Đức mà bác Levud sống tại Đức làm nghề gì vậy ?

 Ngày xưa khi sang XHCN các ông cán bộ thi nhau hù dọa về chuyện gái Tây chẳng qua vì các ông ấy điều kiện không cho phép và kể cả những cái xuất phát từ 3 đời cắt cỏ nữa .Hanoixanh sau hơn 20 năm sống từ Đông sang Tây Âu chứng kiến nhiều vụ cặp gái trẻ 14,15 nhưng chưa bao giờ thấy ai bị ra tòa cả ..

Những nụ hôn ngọt ngào thơm mùi sữa ,những cặp mắt trong như áng pha lê, những quả đào tiên thơm dịu....Từ thức ơi !
Tui coi cái phóng sự đó do phóng viên của đài NBC làm. Còn cái vụ dùng CS đứng đường để gài bẫy thì ngay tại nơi tui sống, một đêm bị dính mấy em, trong đó có 1 em người Việt ham vui.
Còn mấy vụ quan hệ " trên mức tình cảm " với mấy Em vị thành niên thì luôn có nguy cơ tiềm tàng đâu đó. Ngay lúc đó có thể không sao nhưng vài năm sau vì lý do nào đó vụ việc bị lộ ra thì vẫn lôi thôi như thường.
Còn có loại gài bẫy khác là gài mấy thằng ăn cắp xe hơi. Cảnh sát lắp đặt thiết bị trên xe để có thể điều khiển từ xa. Một khi thằng ăn trộm leo lên xe lái đi đến 1 địa điểm thuận lợi, CS sẽ bấm cho xe tắt máy, cửa cũng khóa lại không mở được từ bên trong, thế là khỏi chạy, ngồi yên đó chờ cho tay vào còng.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 17 Tháng Mười, 2011, 10:22:49 pm
@vá : hehe bác hoangson và mấy ông nhà báo biết ngừng đúng lúc đấy . Có 1 chuyên án phá động mại dâm trá hình , ông HS dặn ông cơ sở vào làm 1 cái và cố giữ nguyên hiện trường để lực lượng bên ngoài ập vào bắt quả tang . Ông cơ sở hăm hở bước vào làm 1 cái nhưng chờ hoài không thấy ai ập vào nên phải chạy ra quán cà phê bên cạnh hỏi ông HS . Ông HS nói : Mầy  vào làm 1 cái nữa đi , chắc tụi kia bị kẹt xe . Xong lần thứ 2 vẫn không thấy động tịnh gì ông cơ sở lết ra thều thào : Anh em đến chưa ...tui hết sức ...rồi .....Ông HS : Cố lên , ráng thêm 1 cái nữa đi mọi người sắp đến rồi . Cũng may cuối cùng chuyên án thành công bắt gọn quán cơm chay trá hình .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 18 Tháng Mười, 2011, 02:32:16 am
    Mình đi chơi phố Voong Tai Sin ở Kuuloong Hồng Kông . Thấy có 1 dàn chữ tím treo đầy cửa . Mình đi vào và gặp 1 cô đang ngồi trực ở trong chòi . Mình nói : Chẩu sần ! Nỉ tỳ dẩu ửm dẩu Nổi chẩy . Bà ta nói : Dẩu .
 Minh :  Ngổ sưởng tỉu dắt cô .
Chủ    : Tăk à .
 Minh :  Ngổ xưởng thảy nổi chẩy . Cố cô pín tầu lầy lý tầu .
Chủ    :  Philipin nổi chảy .
 Mình :  ok . Ngổ tỉu .
 1 lúc sau cô gái Phi khoảng 20 tuổi đi ra , kéo mình đi . 2 mình đang quân quýt thì 1 lũ cảnh sát Hồng Kông ập vào . Mình thấy cô gái Phi sợ quá , chui xuông gầm giường . Còn mình thì ngồi đực mặt ra , kệ  chúng mày , muốn làm gì thì làm . Nhưng bọn cảnh sát gọi cô Phi ra , và bắt cô mặc quần áo , rồi dẫn cô ta đi ra ngoài  mất . Chúng chẳng thèm nói với mình 1 câu nào . Thôi mình đứng dậy , và lấy quần áo mặc . Rồi lững thững đi ra . Vẫn còn bực mình , vì mới đi được nửa đường . Phải nói con gái Phi phục vụ rất chu đáo . thôi sẽ phải làm lại .
  Chắc là luật Hồng Kông chỉ cấm người bán chứ không cấm người mua ,


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 18 Tháng Mười, 2011, 11:22:09 am
Hồng kông thì tui không biết nhưng trên thế giới vẫn có những nơi cho phép hành nghề mại dâm. Nếu chỉ bắt 1 người mà không bắt cả đôi thì có thể tại cô Phi hành nghề lậu, không đăng ký, đóng thuế, khám sức khoẻ định kỳ nên mới bị túm như vậy.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 18 Tháng Mười, 2011, 06:49:29 pm
 Phải công nhận là gái Tiệp nhỏ nhắn và dễ cưa , Ở các bít xù Praha thì luôn quanh quẩn vài bóng gái tóc vàng ( gái bao ,gái đú  ,..) có cô nói tiếng Việt như vẹt  và bia thì cũng rẻ nữa . Ở nhà máy bia Smi khốp xù đánh bia ra bán 1 cu / chai và đô khi ấy giá 35 cu / đô ,Hanoixanh rút ra 10 đô anh em trong phòng uống bia nhòe ...Bác hoangson 1960 tha hồ mà vẫy vùng.

 Bác quannhu172 thế sau lần ấy có đi xả tức không ? Cái cô Phi ấy chắc chắn làm chui rồi ( Sinh viên kiếm thêm hoặc lấy chồng HK ...) mà cái khu đèn đỏ đẹp thì bác không đi ? có lẽ vì  giá cả hơi "chát" chăng ?

Hôm nay đọc mới thấy ăn cắp xe ở Mĩ hiền quá ,chắc nó thương cái xe của chủ nhân lắm nên mới không cho cái cửa kính bên hông 1 đấm rốì chui ra ngoài , nếu nó sợ ê bàn tay có sơn móng thì nghiêng người đạp cửa kính bên kia .Trong nhà bác Ledvu có có đỏ hay cờ 3 sọc vàng ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 19 Tháng Mười, 2011, 12:50:10 am
Phải công nhận là gái Tiệp nhỏ nhắn và dễ cưa , Ở các bít xù Praha thì luôn quanh quẩn vài bóng gái tóc vàng ( gái bao ,gái đú  ,..) có cô nói tiếng Việt như vẹt  và bia thì cũng rẻ nữa . Ở nhà máy bia Smi khốp xù đánh bia ra bán 1 cu / chai và đô khi ấy giá 35 cu / đô ,Hanoixanh rút ra 10 đô anh em trong phòng uống bia nhòe ...Bác hoangson 1960 tha hồ mà vẫy vùng.

 Bác quannhu172 thế sau lần ấy có đi xả tức không ? Cái cô Phi ấy chắc chắn làm chui rồi ( Sinh viên kiếm thêm hoặc lấy chồng HK ...) mà cái khu đèn đỏ đẹp thì bác không đi ? có lẽ vì  giá cả hơi "chát" chăng ?

Hôm nay đọc mới thấy ăn cắp xe ở Mĩ hiền quá ,chắc nó thương cái xe của chủ nhân lắm nên mới không cho cái cửa kính bên hông 1 đấm rốì chui ra ngoài , nếu nó sợ ê bàn tay có sơn móng thì nghiêng người đạp cửa kính bên kia .Trong nhà bác Ledvu có có đỏ hay cờ 3 sọc vàng ?

  Tức mình quá đi ấy chứ ! Và mình sang nhà bên cạnh ngay . Nhưng lần này tiếp mình là 1 nàng tiên mới từ Trung Quốc qua , cao ráo trắng trẻo , tóc dài , và thiếu nhiều kinh nghiệm . Nên không còn bị tức mình nữa .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 19 Tháng Mười, 2011, 12:23:49 pm
Lại chuyện quan hệ tình dục với người vị thành niên. Đàn bà trưởng thành quan hệ tình dục với trai vị thành niên cũng bị tù như thường. Như cô giáo viên tên Mary Kay Letourneau quan hệ với cậu học trò 13 tuổi bị chồng khám phá báo cho cảnh sát. Cô này đi tù hết 7 năm từ 1997-2004.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 19 Tháng Mười, 2011, 09:24:11 pm
Lại chuyện quan hệ tình dục với người vị thành niên. Đàn bà trưởng thành quan hệ tình dục với trai vị thành niên cũng bị tù như thường. Như cô giáo viên tên Mary Kay Letourneau quan hệ với cậu học trò 13 tuổi bị chồng khám phá báo cho cảnh sát. Cô này đi tù hết 7 năm từ 1997-2004.

  Đáng lẽ ra thì không bị cái gì đâu ! Nhưng sau 1 vụ là 2 người sống chung trong 1 cái xe 16 chỗ ngồi ở ngoài đường thì mới bị ra tòa chứ ? Như là cố tình coi thường pháp luật ấy ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 21 Tháng Mười, 2011, 12:45:24 am

 Bác quannhu172 thế sau lần ấy có đi xả tức không ? Cái cô Phi ấy chắc chắn làm chui rồi ( Sinh viên kiếm thêm hoặc lấy chồng HK ...) mà cái khu đèn đỏ đẹp thì bác không đi ? có lẽ vì  giá cả hơi "chát" chăng ?

Hôm nay đọc mới thấy ăn cắp xe ở Mĩ hiền quá ,chắc nó thương cái xe của chủ nhân lắm nên mới không cho cái cửa kính bên hông 1 đấm rốì chui ra ngoài , nếu nó sợ ê bàn tay có sơn móng thì nghiêng người đạp cửa kính bên kia .Trong nhà bác Ledvu có có đỏ hay cờ 3 sọc vàng ?
[/quote]

  Tức mình quá đi ấy chứ ! Và mình sang nhà bên cạnh ngay . Nhưng lần này tiếp mình là 1 nàng tiên mới từ Trung Quốc qua , cao ráo trắng trẻo , tóc dài , và thiếu nhiều kinh nghiệm . Nên không còn bị tức mình nữa .
[/quote]

  - Về nhà rồi , nhưng tôi vẫn nhớ đến em . Người con gái Trung Hoa , nết na và xinh đẹp . Y như các thiếu nữ thôn quê của miền đồng bằng nước tôi . Tôi tự nhủ mình là phải tìm lại em , và phải đến với em . Khi gặp lại em . tôi hỏi chuyện em , nhưng em không nói . Tôi nói với em , nhưng em chỉ cười , và lắc đầu . Mái tóc mượt dài mà mẹ nuôi cho em , thỉnh thoảng lại được em lấy tay vuốt nhẹ . Nhưng rồi tôi vẫn được hưởng những gì mà trên người em đang có , và cả đời em vẫn phải mang theo .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 21 Tháng Mười, 2011, 12:53:33 am

 Bác quannhu172 thế sau lần ấy có đi xả tức không ? Cái cô Phi ấy chắc chắn làm chui rồi ( Sinh viên kiếm thêm hoặc lấy chồng HK ...) mà cái khu đèn đỏ đẹp thì bác không đi ? có lẽ vì  giá cả hơi "chát" chăng ?

Hôm nay đọc mới thấy ăn cắp xe ở Mĩ hiền quá ,chắc nó thương cái xe của chủ nhân lắm nên mới không cho cái cửa kính bên hông 1 đấm rốì chui ra ngoài , nếu nó sợ ê bàn tay có sơn móng thì nghiêng người đạp cửa kính bên kia .Trong nhà bác Ledvu có có đỏ hay cờ 3 sọc vàng ?

  Tức mình quá đi ấy chứ ! Và mình sang nhà bên cạnh ngay . Nhưng lần này tiếp mình là 1 nàng tiên mới từ Trung Quốc qua , cao ráo trắng trẻo , tóc dài , và thiếu nhiều kinh nghiệm . Nên không còn bị tức mình nữa .
[/quote]

  - Về nhà rồi , nhưng tôi vẫn nhớ đến em . Người con gái Trung Hoa , nết na và xinh đẹp . Y như các thiếu nữ thôn quê của miền đồng bằng nước tôi . Tôi tự nhủ mình là phải tìm lại em , và phải đến với em . Khi gặp lại em . tôi hỏi chuyện em , nhưng em không nói . Tôi nói với em , nhưng em chỉ cười , và lắc đầu . Mái tóc mượt dài mà mẹ nuôi cho em , thỉnh thoảng lại được em lấy tay vuốt nhẹ . Nhưng rồi tôi vẫn được hưởng những gì mà trên người em đang có , và cả đời em vẫn phải mang theo chúng nó trên người .
[/quote]


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 22 Tháng Mười, 2011, 02:47:06 am
        Nghe bác quannhu172 tả cô Kiều nết na xinh đẹp mà choáng ! Em thì cứ nghĩ là cô Cám cơ đấy . :D
 Lúc ấy bác đang hì hụi xây dựng tình hữu nghị thì cô bé kia khểnh chân lên ư ử hát :
 Đông phuơng hồng , mặt trời lên
 Trung hoa ,trung hoa có Mao chủ tịch dẫn đường...
Giá bao nhiêu " Mao" hả bác ? ;)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 22 Tháng Mười, 2011, 03:11:08 am
   Nhưng cuộc sống vui vẻ và tấp nập của Hồng Kông quyến rũ thân tôi  . Nhưng cũng chỉ được 1 tuần thôi , rồi tôi lại thấy thèm thèm 1 cái gì đó . Trong người thấy bứt rứt và khó chịu quá , nên tôi lại tự nhớ đến em , người con gái Trung Hoa . Em cao thiệt , trắng trẻo nữa , xinh sắn  và tóc dài . Tôi lại tìm đến em để ân hưởng những gì em đang có . Tôi đến ngay . Bà chủ Tầu quen tôi , mỉm cười  rồi đưa tôi lên 1 phòng nghỉ . Ngồi 1 mình tôi nghe có tiếng người trò chuyện ở phòng bên , tò mò quá tôi đứng lên giường , và chọc 1 lỗ thủng qua lần giấy được dán bằng các tông . Tôi thấy em , người con gái Trung Hoa , vẫn áo trắng quần đen . Em ngồi trên mép giường , 2 tay để trên 2 đầu gối , mặt quay sang  1 thanh niên Tầu ,  anh Tầu ngồi xoay mặt lại với em , 2 tay nắm chặt 2 tay em , vẻ mặt rất hiền lành và chất phác , có chút gì đó như là đắm say . Anh tầu thì nói , còn em cứ nhè nhẹ lắc đầu . Tôi mỏi cổ quá lên đành thôi không xem nữa , nằm xuống đợi mãi mới thấy 2 người đứng dậy và mở cửa đi ra . Một lúc sau thì em đến phòng tôi và nhè nhẹ gõ cửa , tôi nói : Hầy à . Em đẩy cửa bước vào , thấy tôi em gật đầu chào và mỉm cười . Tôi đưa tay cho em , và em cũng đưa tay ra cho tôi , và từ từ đi sát vào lòng tôi , tôi ngước mắt nhìn em , rồi xoa tay khắp cơ thể  của em . Em chỉ mỉm cười mà không nói . Khi tôi gật đầu , thì em ngồi xuống bên  và cởi bỏ tất cả những gì không cần thiết trên người ra , xong em nằm xuống và  kéo tôi theo . Sao hôm nay tôi lại cuồng nhiệt đột xuất đến thế , tôi dấn thân ngay , như 1 trận trả thù . Tôi dồn hết tất cả những gì có thể là phục thù vào hết cho em . sau đó thì tôi quá mệt Lúc  chia tay , mà chẳng nói gì . Tôi đi ra , nhưng không 1 lời chôi kin để làm em vui vẻ .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 22 Tháng Mười, 2011, 06:21:21 pm
  @ Quân nhu 172 :bà xã có hay lên mạng không ?,một ngày đẹp trời nào đó bà xã của Quân nhu 172  lang thang vào VMH mà đọc được những ngày vui vẻ ở Hồng kông nhỉ ???


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Duc18153 trong 22 Tháng Mười, 2011, 06:34:12 pm
  @ Quân nhu 172 :bà xã có hay lên mạng không ?,một ngày đẹp trời nào đó bà xã của Quân nhu 172  lang thang vào VMH mà đọc được những ngày vui vẻ ở Hồng kông nhỉ ???
Thì cũng vậy thôi ,bà xã Qn172cũng chẳng biết đó là nik truy nhập VMH của ai -ở ngoàiđời HIC..


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 22 Tháng Mười, 2011, 11:26:20 pm
BH tự xóa .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 22 Tháng Mười, 2011, 11:30:09 pm
Thì cũng vậy thôi ,bà xã Qn172cũng chẳng biết đó là nik truy nhập VMH của ai -ở ngoàiđời HIC..

anh Đức hay ghê , hihi , hèn chi có anh không thấy đi off bao giờ  ???



Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 23 Tháng Mười, 2011, 03:31:16 am
        Nghe bác quannhu172 tả cô Kiều nết na xinh đẹp mà choáng ! Em thì cứ nghĩ là cô Cám cơ đấy . :D
 Lúc ấy bác đang hì hụi xây dựng tình hữu nghị thì cô bé kia khểnh chân lên ư ử hát :
 Đông phuơng hồng , mặt trời lên
 Trung hoa ,trung hoa có Mao chủ tịch dẫn đường...
Giá bao nhiêu " Mao" hả bác ? ;)

   Giá 100 hongkong đollars cho các cô gái Tài lục  ( các em gái Trung hoa )
         125 dollars cho các cô gái Philipin
         500 Hongkong đollars = 100 đollars Mỹ
  Còn các cô gái khác để mình đi chơi xong về rồi mới biết và kể lại nhé .
  Nhưng điểm qua 2 cô này trước đã :
  Các cô Phi nhỏ nhắn hơn , da ngăm đen hơn , nhưng nét mặt quyến rũ hơn , tự nhiên và họ có nền văn hóa cao hơn và hiện đại hơn và nghệ thuật hơn .
 Các cô Tài Lục thì : Cao ráo hơn , trắng trẻo hơn , hiền lành hơn , ngây thơ hơn . Và gần gũi với quê đồng cỏ nội của mình hơn :


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 23 Tháng Mười, 2011, 05:36:51 am
  @ Quân nhu 172 :bà xã có hay lên mạng không ?,một ngày đẹp trời nào đó bà xã của Quân nhu 172  lang thang vào VMH mà đọc được những ngày vui vẻ ở Hồng kông nhỉ ???

Chắc rằng bà xã của quân nhu 172 cũng tặc lưỡi: "xưa anh ấy vất vả, đổ xương đổ máu ở trời K để cứu thoát dân tộc Campuchia thì anh ấy cũng có quyền hưởng thụ chứ"


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 23 Tháng Mười, 2011, 07:27:04 am
 @ Quân nhu 172 :bà xã có hay lên mạng không ?,một ngày đẹp trời nào đó bà xã của Quân nhu 172  lang thang vào VMH mà đọc được những ngày vui vẻ ở Hồng kông nhỉ ???

Chắc rằng bà xã của quân nhu 172 cũng tặc lưỡi: "xưa anh ấy vất vả, đổ xương đổ máu ở trời K để cứu thoát dân tộc Campuchia thì anh ấy cũng có quyền hưởng thụ chứ"


hehe ông quan nhu 1972 này là dân Hải Phòng có đi K đánh đấm ngày nào đâu bác  ;D Mà nghĩ cũng lạ , dân HP anh chị lắm mà sao bác này có vẻ yếu đuối quá , chắc cũng có 50 % Hồ Cẩm Đào nên tình thương mến thương với các em gái china  ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 23 Tháng Mười, 2011, 07:30:08 am
Em thì mừng cho bác quannhu 172 nhờ trời vẫn chiến đấu tốt và chúc bác luôn mạnh khỏe để những câu chuyện Vui ( một trong tứ khoái ) được kéo dài mãi ...
Ở Đức thì người ta chấp nhận những cô gái làm tiền nhưng được xếp vào một nghề đặc biệt , và địa phuơng có quyền cấm nghề này hoạt động trên địa phương mình .
Giá cả thì rẻ nhất( và cũng đông nhất ) là Frankfurt am Main với giá 20 > 40 € / lần , chính xác tới từng phút là Berlin và xinh xắn nhất là Hamburg .
  Máy bay thì luôn nguy hiểm nhưng trên cuộc đời này không phải ai cũng có khả năng sử dụng phương tiện máy bay


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 23 Tháng Mười, 2011, 08:08:03 am
hehe ông quan nhu 1972 này là dân Hải Phòng có đi K đánh đấm ngày nào đâu bác  ;D Mà nghĩ cũng lạ , dân HP anh chị lắm mà sao bác này có vẻ yếu đuối quá , chắc cũng có 50 % Hồ Cẩm Đào nên tình thương mến thương với các em gái china  ;D

Ồ vậy à, tôi cứ tưởng quân nhu 172 này là lính đánh K thứ dữ cơ chứ. Mà thôi chiến trường chưa có dịp thể hiện thì thể hiện trên tình trường vậy. Mà nghe chừng tác giả cũng rất tự hào và cao hứng trên lĩnh vực này đấy chứ.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 23 Tháng Mười, 2011, 01:53:12 pm
hehe ông quan nhu 1972 này là dân Hải Phòng có đi K đánh đấm ngày nào đâu bác  ;D Mà nghĩ cũng lạ , dân HP anh chị lắm mà sao bác này có vẻ yếu đuối quá , chắc cũng có 50 % Hồ Cẩm Đào nên tình thương mến thương với các em gái china  ;D

Ồ vậy à, tôi cứ tưởng quân nhu 172 này là lính đánh K thứ dữ cơ chứ. Mà thôi chiến trường chưa có dịp thể hiện thì thể hiện trên tình trường vậy. Mà nghe chừng tác giả cũng rất tự hào và cao hứng trên lĩnh vực này đấy chứ.

 
    Các bác ở tiền tuyến thì em phải ở lại hậu phương chứ . Các bác lấy hết chỗ rồi , đâu còn phần cho em ? Nên ở hậu phương thì em có cơ hội để khai phá và đi tìm của ngon vật lạ trên mảnh đất này hơn các bác .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 24 Tháng Mười, 2011, 12:15:16 am
  @ Quân nhu 172 :bà xã có hay lên mạng không ?,một ngày đẹp trời nào đó bà xã của Quân nhu 172  lang thang vào VMH mà đọc được những ngày vui vẻ ở Hồng kông nhỉ ???


  Cám ơn bác Quanghung51 nhiều nghe . Bà xã em có 1 pc quả táo riêng rồi , bà không muốn động chạm vào dây điện của em ,  sợ bị điện dật . Mà bác biết đấy , từ năm 1983 ,  em vẫn lang thang trên sứ người , vẫn đi  và đi đi , chỉ về quê hương vài 3 tháng rồi lại đi đi và đi đi . Bao nhiêu năm rồi bác nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 24 Tháng Mười, 2011, 12:54:40 am
  @ Quân nhu 172 :bà xã có hay lên mạng không ?,một ngày đẹp trời nào đó bà xã của Quân nhu 172  lang thang vào VMH mà đọc được những ngày vui vẻ ở Hồng kông nhỉ ???


  Cám ơn bác Quanghung51 nhiều nghe . Bà xã em có 1 pc quả táo riêng rồi , bà không muốn động chạm vào dây điện của em ,  sợ bị điện dật . Mà bác biết đấy , từ năm 1983 ,  em vẫn lang thang trên sứ người , vẫn đi  và đi đi , chỉ về quê hương vài 3 tháng rồi lại đi đi và đi đi . Bao nhiêu năm rồi bác nhỉ ?
   Cái này thì phải hỏi ông :Trịnh công Sơn thôi ,mà bác đi từ 83 đến giờ mà chưa chán à ??? tôi có một đàn em thủa trước cũng đi 83 mà giờ vẫn chưa về ,50 tuổi đời  mà có đến 28 năm lưu lạc xứ người ,vậy thì còn gì là đời nữa  :-\


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 24 Tháng Mười, 2011, 06:05:56 am
  Mà bác biết đấy , từ năm 1983 ,  em vẫn lang thang trên sứ người , vẫn đi  và đi đi , chỉ về quê hương vài 3 tháng rồi lại đi đi và đi đi . Bao nhiêu năm rồi bác nhỉ ?
 
 Cái này thì phải hỏi ông :Trịnh công Sơn thôi ,mà bác đi từ 83 đến giờ mà chưa chán à ??? tôi có một đàn em thủa trước cũng đi 83 mà giờ vẫn chưa về ,50 tuổi đời  mà có đến 28 năm lưu lạc xứ người ,vậy thì còn gì là đời nữa  :-\

Ý anh QH bào anh QN là " bao nhiêu năm rồi con mãi ra đi , đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt " đó :) .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 24 Tháng Mười, 2011, 02:54:30 pm
   Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi ....
Những lời của nhạc sĩ họ Trịnh luôn sống mãi với thời gian . Ai cũng muốn một gia đình êm ấm một cuộc sống sung túc tại quê nhà nhưng ...
Với những cái "nhưng" ấy mà nhiều người vẫn mãi ra đi và còn sẽ ra đi ...
Có lúc muốn vứt bỏ hết trở về nhà " nhưng " để mọc rễ và phát triển tại quê thì cần phải có thời gian hội nhập và cả vấn đề lớn về tài chính. Một lần đi viện là đủ hiểu cái giá cùa hội nhâp ...

Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở nuớc ngoài không họ hàng ,không ông bà thì bố mẹ là nơi nuơng tựa dạy bảo duy nhất .Chúng có lớn nhưng chưa có khôn , đối với chúng thì đây là nhà nơi mà mọi thói quen phong tục tập quán được dạy bảo từ nhà trẻ .Một quê hương Việt nam là nơi rất thú vị khi nghỉ hè tụ tập với họ hàng cùng trang lứa đi chơi đây đó...Bố mẹ là người hướng dẫn  về nguồn cội tập quán ,gia phong...

Mà ở đâu thì bố mẹ đa số cũng phải cày thật lực không chỉ vì bản thân mình mà còn vì những người khác còn yếu hơn mình .

Trong khi ta về lại nhớ ta đi, đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng

Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì....


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 24 Tháng Mười, 2011, 03:36:01 pm
  Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi ....

   Trong khi ta về lại nhớ ta đi, đi lên non cao đi về biển rộng
    Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng ....

    Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì....

BH tặng HNX và các anh chị một bài hát của nhạc sĩ TCS " biết đâu nguồn cội "

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=4gJ0JcQlTj


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: chienc3.1972 trong 24 Tháng Mười, 2011, 07:40:51 pm
Trích dẫn
Những lời của nhạc sĩ họ Trịnh luôn sống mãi với thời gian . Ai cũng muốn một gia đình êm ấm một cuộc sống sung túc tại quê nhà nhưng ...
Với những cái "nhưng" ấy mà nhiều người vẫn mãi ra đi và còn sẽ ra đi ...
Có lúc muốn vứt bỏ hết trở về nhà " nhưng " để mọc rễ và phát triển tại quê thì cần phải có thời gian hội nhập và cả vấn đề lớn về tài chính. Một lần đi viện là đủ hiểu cái giá của hội nhập...

Ai cũng phải sống. Ai rồi cũng sẽ già, bệnh, chết. Đó là lẽ thường ở đời. Trong thời kinh tế mở, sống ở đâu, làm gì là quyền tự do của mỗi người. Khi đã lựa chọn thì phải chấp nhận những hệ lụy kéo theo của sự lựa chọn đó. Trên 80 triệu dân quốc nội vẫn đang sống và phát triển. Mấy triệu đồng bào ta làm ăn sinh sống ở nước ngoài vẫn ngày đêm hướng về TQ. Nhiều người không về quê hương làm ăn sinh sống không phải vì sợ cái giá của hội nhập

Trích dẫn
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi ....
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về


Một cõi đi về

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=9-Gze3yyxZ


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 25 Tháng Mười, 2011, 07:43:03 pm

   Nói về cái giá của hội nhập thì bác chienc3.1972 nên trích dẫn cả bài ,chọn một vài từ thì thật giống như Rắn là loài bò ! ( sát không chân ) ;)
Người Việt thì ở đâu cũng sống và phát triển cả nhưng trong vòng 10 năm gần đây số lượng người Việt có giấy cư trú vô thời hạn tại Úc ,châu Âu và bắc Mĩ hồi hương ít hơn số phụ nữ Việt lấy chồng Đài loan nhiều . Còn làm gì là quyền tự do của mỗi người thì cái này khó à nha ! bởi vì luật pháp mỗi nơi mỗi khác và cách giải quyết thủ tục cũng khác .Ví dụ một người Mĩ bình thường có thể dễ dàng được cấp thị thực nhập cảnh tại sân bay Viêt nam trong khi đó một người Việt nam thì không thể xuất cảnh tại sân bay Viêt nam đi Mĩ khi không có thị thực nhập cảnh do Mĩ cấp .

Cám ơn behienQYV7C nhé !
                                     .....Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
                                          Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài .....


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 26 Tháng Mười, 2011, 10:07:27 am

   Nói về cái giá của hội nhập thì bác chienc3.1972 nên trích dẫn cả bài ,chọn một vài từ thì thật giống như Rắn là loài bò ! ( sát không chân ) ;)
Người Việt thì ở đâu cũng sống và phát triển cả nhưng trong vòng 10 năm gần đây số lượng người Việt có giấy cư trú vô thời hạn tại Úc ,châu Âu và bắc Mĩ hồi hương ít hơn số phụ nữ Việt lấy chồng Đài loan nhiều . Còn làm gì là quyền tự do của mỗi người thì cái này khó à nha ! bởi vì luật pháp mỗi nơi mỗi khác và cách giải quyết thủ tục cũng khác .Ví dụ một người Mĩ bình thường có thể dễ dàng được cấp thị thực nhập cảnh tại sân bay Viêt nam trong khi đó một người Việt nam thì không thể xuất cảnh tại sân bay Viêt nam đi Mĩ khi không có thị thực nhập cảnh do Mĩ cấp .

Cám ơn behienQYV7C nhé !
                                     .....Em đi qua chốn này ối a sao em đành vội
                                          Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài .....


@ HNX: Tôi chưa hiểu hết ý của bạn ở đây nhưng cái gì cũng có giá của nó. Tấm huy chương nào cũng còn có mặt trái cơ mà. Con người ta dù ở đâu cũng có cội nguồn nhất là những người được sinh ra, lớn lên giữa lòng đất mẹ vì những lý do nào đó họ có thể buộc phải xa quê hương nhưng tôi tin chắc là trong tâm khảm của họ luôn luôn có một cõi đi về . Có lẽ chỉ có những thế hệ người VN sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa nước ngoài là có thể chưa thấu hiểu nhưng tôi tin chắc 1 điều đến một lúc nào đó chúng sẽ hỏi tại sao giữa cộng đồng mắt xanh mũi lõ lại nảy nòi ra những kẻ mũi tẹt da vàng. Chuyện này đã có thực khi tôi có 1 người bạn làm giáo sư ở nước ngoài. Vợ con ông ta đã nhập quốc tịch nước đó. Xã hội của họ không có sự phân biệt nhưng đứa trẻ khi lớn lên đi học, đi làm thì lại luôn luôn thấy chúng khác với những người xung quanh nhất là khi xin đi làm vào những ngành nhậy cảm liên quan đến an ninh quốc gia và dữ liệu tài chính của nước đó... Nói như thế không có nghĩa là tất cả nhưng thực sự là có. Với một người bình thường thì không sao, miễn có công ăn việc làm là được nhưng với những lớp người tri thức có học vấn cao thì đó là cả một vấn đề.  


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 26 Tháng Mười, 2011, 11:33:25 am
Cái vụ phân biệt đó có xảy ra thì thường ở những nước thuần chủng, ít pha tạp như Đức, Anh, Pháp chẳng hạn. Chứ những nứơc dạng hợp chủng quốc rồi như Mỹ, Canada thì đỡ hơn nhiều. Nhưng tui đọc báo nghe nói ở Đức có 1 ông bộ trưởng người gốc Việt, da vàng chính gốc. Còn viên Tổng Lãnh Sự Mỹ tại TP HCM cũng là người gốc Việt.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 26 Tháng Mười, 2011, 01:31:51 pm
Cái vụ phân biệt đó có xảy ra thì thường ở những nước thuần chủng, ít pha tạp như Đức, Anh, Pháp chẳng hạn. Chứ những nứơc dạng hợp chủng quốc rồi như Mỹ, Canada thì đỡ hơn nhiều. Nhưng tui đọc báo nghe nói ở Đức có 1 ông bộ trưởng người gốc Việt, da vàng chính gốc. Còn viên Tổng Lãnh Sự Mỹ tại TP HCM cũng là người gốc Việt.

@ledvu: Đúng là có như vậy nhưng cực kỳ hiếm và chỉ rơi vào những trường hợp đặc biệt mà bác biết đấy cộng đồng con người đều tồn tại và phát triển theo hình chóp.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 26 Tháng Mười, 2011, 06:47:11 pm
   Bác Lexuantuong1972 nói đúng : cái gì cũng có cái giá của nó
Và các cụ nhà ta có câu : Đất lành thì chim đậu
 Những đứa trẻ gốc Việt sinh ra tại Đức nói chung rất thông minh ! hơn 50% được tuyển vào trường Gynasium cao nhất trong các dân tộc sống trên mảnh đất này . Các trí thức tương lai gốc Việt chắc chắn không thấy xấu hổ khi vượt lên trên hàng chục triệu người của một dân tộc thông minh mà chăm chỉ .Một tấm bằng Diplom được cả thế giới nể trọng và một tấm hộ chiếu mà việc chấp nhận nhập cảnh tại hầu hết các nước trên thế giới là rất dễ dàng .Những giáo sư tại các trường học Đức luôn đánh giá cao về học sinh gốc Việt và là niềm vui với những bậc cha mẹ xóa đi bao nỗi nhọc nhằn...
Ở Đức khi nộp đơn xin việc hoặc đi học không cần phải ghi bố mẹ ông bà  làm gì ,thành phần nào mà là học hành và những công việc từng làm của bản thân  . Lãnh đạo những con người thông minh thì phải là những con người thông minh có bằng cấp khả năng thật sự trong công việc. Làm việc trong bộ máy hành chính và nhà băng thì muốn vuơn lên phải là những người có gốc, thông minh trong nhiều mặt và bằng cấp phải rất cao  . Trong cuộc chạy đua vào chức hiệu trưởng trường Đại học tổng hợp thành phố Regensburg thì người thắng cuộc ngoài chuyện ông ta có  những tấm bằng tối ưu thì vợ ông ta cũng có tấm bằng như vậy.
Tầng lớp trí thức học vấn cao sao  ra nước ngoài làm việc nhỉ ? hay nói cách khác :
                     Sao họ không hội nhập mà vẫn : Một cõi đi về ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 26 Tháng Mười, 2011, 09:13:53 pm
Ở nước ngoài có những cái khác biệt. Khi nộp đơn xin việc không phải khai tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, v.v.. Họ cũng chẳng cần biết cha mẹ của người nộp đơn là ai, thành phần gì. Họ chỉ cần biêt khả năng và kinh nghiệm của người đó, có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc hay không.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 26 Tháng Mười, 2011, 09:35:55 pm
Chuyện phân biệt theo tôi nghĩ vẫn xảy ra trong đời thường ở các nước tư bản .Khán giả coi đá bóng vẫn chửi cầu thủ da màu đó thôi.Còn ngoài xã hội thì sao tránh khỏi có người này ,người khác.Hồi tôi lao động ở Tiệp khắc ,trong nhà máy không biết thằng Tây nào lấy phấn viết lên tường căng tin "khu vực dành cho người da trắng "


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HAN_DCT trong 27 Tháng Mười, 2011, 09:00:34 am
Ở nước ngoài có những cái khác biệt. Khi nộp đơn xin việc không phải khai tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, v.v.. Họ cũng chẳng cần biết cha mẹ của người nộp đơn là ai, thành phần gì. Họ chỉ cần biêt khả năng và kinh nghiệm của người đó, có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc hay không.
@ledvu: :)Lý thuyết vậy thôi. Em thấy bao nhiêu nơi họ (công ty hay tổ chức nước ngoài) khi cung cấp form xin việc đều có hỏi chi tiết những nội dung này đấy chứ! Đơn giản nhất bác vào bất kỳ trang tuyển dụng nào (Jobs hoặc careers) của các tập đoàn lớn hay tổ chức quốc tế xem sẽ rõ. Em hiểu ý bác là có những "điều hơn" khi sống ở nước ngoài và em không phủ nhận. Mỗi người chọn cho mình một nơi sống, tùy theo điều kiện và kỳ vọng của cá nhân bác nhỉ! Có người thích những "điều hơn" ở nước ngoài, có người thích cội nguồn hay bản sắc của quê hương mình... nên khó có thể tranh luận hay chứng minh ai đúng. Em thì cứ "tắm ao làng" rồi thỉnh thoảng ra "bơi sông bơi biển" cho nó mở mang đầu óc thôi ạ ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: nguyenquochung trong 27 Tháng Mười, 2011, 09:17:05 am
   Giai cấp là một thuộc tính của xã hội. Đã có giai cấp tất phải có phân biệt giai cấp. Người văn minh thì sự phân biệt để trong đầu, ít văn minh một tí thì toạc ra đằng mồm, ở thái độ ứng xử. Sách vở chả nói, Chủ nghĩa xã hội chính là đấu tranh giai cấp đấy là gì. Nhưng mà khó lắm. Ngay cả chung nòi giống đây mà sự phân biệt còn đầy rẫy ra đấy huống chi khác. Ông Hà Nội 1 chỉ một ông khác, thằng đấy Hà Nội nhưng là Hà Nội 3,4. Phân biệt đấy chứ đâu.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Mười, 2011, 11:17:18 am
Tao dân Mát, nó dân Uzbek chẳng hạn, Tây hay ta cũng đều phân biệt cả.Vấn đề là mình làm sao để người ta tôn trọng. Cả thế giới vẫn phải nể dân Do Thái đấy thôi, dù việc "ghét" nó đã ghi vào sử sách và Kinh Thánh.
Báo cáo các bác là Hà Nội gốc bây giờ đang đánh cá trên sông Tô Lịch, còn Hà Tây gốc đang đánh cá ở sông Nhuệ. Nước Mỹ phát triển hàng đầu Thế giới được vì nó là Trung tâm thu hút nhân tài của thế giới, nó có xyz của nó - đó cũng là một kiểu phân biệt. Tôi thì nghĩ sẽ đến lúc cả thế giới tiêu tiền Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 27 Tháng Mười, 2011, 11:46:54 am
Ở nước ngoài có những cái khác biệt. Khi nộp đơn xin việc không phải khai tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, v.v.. Họ cũng chẳng cần biết cha mẹ của người nộp đơn là ai, thành phần gì. Họ chỉ cần biêt khả năng và kinh nghiệm của người đó, có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc hay không.
@ledvu: :)Lý thuyết vậy thôi. Em thấy bao nhiêu nơi họ (công ty hay tổ chức nước ngoài) khi cung cấp form xin việc đều có hỏi chi tiết những nội dung này đấy chứ! Đơn giản nhất bác vào bất kỳ trang tuyển dụng nào (Jobs hoặc careers) của các tập đoàn lớn hay tổ chức quốc tế xem sẽ rõ. Em hiểu ý bác là có những "điều hơn" khi sống ở nước ngoài và em không phủ nhận. Mỗi người chọn cho mình một nơi sống, tùy theo điều kiện và kỳ vọng của cá nhân bác nhỉ! Có người thích những "điều hơn" ở nước ngoài, có người thích cội nguồn hay bản sắc của quê hương mình... nên khó có thể tranh luận hay chứng minh ai đúng. Em thì cứ "tắm ao làng" rồi thỉnh thoảng ra "bơi sông bơi biển" cho nó mở mang đầu óc thôi ạ ;D ;D
Cái đó là vì họ tuyển người làm ở nước ngoài đó thôi, chứ ngay trong nước có luật cấm rõ ràng, không cho hỏi hay phân biệt đâu. Có luật và thực hiện chặt chẽ chứ không phải để cho có. Em thấy bao nhiêu nơi họ (công ty hay tổ chức nước ngoài) khi cung cấp form xin việc đều có hỏi chi tiết những nội dung này đấy chứ! Cái vụ này phải vô mấy thông báo tuyển người dành cho người chính quốc thì sẽ thấy, tui là người trong cuộc mấy vụ xin việc còn lạ gi.   


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HAN_DCT trong 27 Tháng Mười, 2011, 01:55:16 pm
@ledvu: Bác tham khảo thông tin trên USA Today nhé (có hỏi, nhưng cách hỏi như thế nào thôi :D )
Your third option is to examine the intent behind the question and respond with an answer as it might apply to the job. For instance, if the interviewer asks, "Are you a U.S. citizen?" or "What country are you from?," you've been asked an illegal question. Instead of answering the question directly, you could respond, "I am authorized to work in the United States." Or, if your interviewer asks, "Who is going to take care of your children when you have to travel?" you might answer, "I can meet the travel and work schedule that this job requires."

Types of questions

Subject: Nationality
Illegal: Are you a U.S. citizen?; Where were you/your parents born?; What is your "native tongue?"
Legal: Are you authorized to work in the United States?; What languages do you read, speak or write fluently? (This question is okay, as long as this ability is relevant to the performance of the job.)

Subject: Age
Illegal: How old are you?; When did you graduate from college?; What is your birthday?
Legal: Are you over the age of 18?

Subject: Marital/Family status
Illegal: What's your marital status?; Who do you live with?; Do you plan to have a family?; When?; How many kids do you have?; What are your child care arrangements?
Legal:Would you be willing to relocate if necessary?; Travel is an important part of the job. Would you be willing to travel as needed by the job (This question is okay, as long as all applicants for the job are asked it.); This job requires overtime occasionally. Would you be able and willing to work overtime as necessary? (Again, this question okay as long as all applicants for the job are asked it.)

Subject: Affiliations
Illegal: To what clubs or social organizations do you belong?
Legal: Do you belong to any professional or trade groups or other organizations that you consider relevant to your ability to perform this job?

Subject: Personal
Illegal: How tall are you?; How much do you weigh?
Legal: Are you able to lift a 50-pound weight and carry it 100 yards, as that is part of the job? (Questions about height and weight are not acceptable unless minimum standards are essential to the safe performance of the job.)

Subject: Disabilities
Illegal: Do you have any disabilities?; Please complete the following medical history.; Have you had any recent or past illnesses or operations? If yes, list and give dates.; What was the date of your last physical exam?; How's your family's
health?; When did you lose your eyesight?
Legal: Are you able to perform the essential functions of this job with or without reasonable accommodations? (This question is okay if the interviewer thoroughly described the job.)

(NOTE: As part of the hiring process, after a job offer has been made you will be required to undergo a medical exam. Exam results must be kept strictly confidential, except medical/safety personnel may be informed if emergency medical treatment is required, and supervisors may be informed about necessary job accommodations, based on the exam results.)

Subject: Arrest record
Illegal: Have you ever been arrested?
Legal: Have you ever been convicted of _____? (The crime should be reasonably related to the performance of the job in question.

Subject: Military
Illegal: If you've been in the military, were you honorably discharged?; In what branch of the Armed Forces did you serve?
Legal: What type of training or education did you receive in the military?



Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 27 Tháng Mười, 2011, 11:16:23 pm
Sự phân biệt ở nước ta nó bắt đầu ngay từ tờ khai lý lịch . Có một thời những học sinh không phải đoàn viên còn không được đi thi đại học kia !
 Bác HAN_DCT sống ở Mĩ bao lâu rồi ? còn Hanoixanh tin những thông tin của bác Ledvu .Ở tiểu bang Hanoixanh ở bây giờ khi xin đặt đơn xin việc hoặc đi học còn không cần phải dán ảnh vì tránh hiện tượng cảm tình hay mất cảm tình phát sinh từ những bức ảnh .
Việc viết lên tường nhà ăn những dòng chữ thô bỉ của con lợn nào đó và được những con lợn khác đồng tình thì Hanoixanh chưa thấy sảy ra ở CCCP hoặc ở Tây Đức có lẽ do ý thức người dân ở đây cao hơn . Việc xử lý dòng chữ thô bỉ như vậy ở Tây Đức sẽ được cảnh sát làm triệt để .
  Thế bác Hoangson 1960 và những người Việt cùng làm xử lý dòng chữ ấy như thế nào ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 28 Tháng Mười, 2011, 12:12:37 am
Sự phân biệt ở nước ta nó bắt đầu ngay từ tờ khai lý lịch . Có một thời những học sinh không phải đoàn viên còn không được đi thi đại học kia !
 

Cái việc phân biệt thì khi nào và ở đâu chẳng có đúng không anh hanoixanh ? đó là do ý thức và tình cảm của mỗi người và có thể kéo theo nhiều người khác .

BH nghĩ nhiều khi con cái trong gia đình cùng một cha mẹ sinh ra mà tình cảm với cách cư xử của cha mẹ với mỗi đứa con còn có sự phân biệt , nói chi xã hội đúng không anh ?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 28 Tháng Mười, 2011, 06:35:21 am
@ledvu: Bác tham khảo thông tin trên USA Today nhé (có hỏi, nhưng cách hỏi như thế nào thôi :D )
Your third option is to examine the intent behind the question and respond with an answer as it might apply to the job. For instance, if the interviewer asks, "Are you a U.S. citizen?" or "What country are you from?," you've been asked an illegal question. Instead of answering the question directly, you could respond, "I am authorized to work in the United States." Or, if your interviewer asks, "Who is going to take care of your children when you have to travel?" you might answer, "I can meet the travel and work schedule that this job requires."

Types of questions

Subject: Nationality
Illegal: Are you a U.S. citizen?; Where were you/your parents born?; What is your "native tongue?"
Legal: Are you authorized to work in the United States?; What languages do you read, speak or write fluently? (This question is okay, as long as this ability is relevant to the performance of the job.)

Subject: Age
Illegal: How old are you?; When did you graduate from college?; What is your birthday?
Legal: Are you over the age of 18?

Subject: Marital/Family status
Illegal: What's your marital status?; Who do you live with?; Do you plan to have a family?; When?; How many kids do you have?; What are your child care arrangements?
Legal:Would you be willing to relocate if necessary?; Travel is an important part of the job. Would you be willing to travel as needed by the job (This question is okay, as long as all applicants for the job are asked it.); This job requires overtime occasionally. Would you be able and willing to work overtime as necessary? (Again, this question okay as long as all applicants for the job are asked it.)

Subject: Affiliations
Illegal: To what clubs or social organizations do you belong?
Legal: Do you belong to any professional or trade groups or other organizations that you consider relevant to your ability to perform this job?

Subject: Personal
Illegal: How tall are you?; How much do you weigh?
Legal: Are you able to lift a 50-pound weight and carry it 100 yards, as that is part of the job? (Questions about height and weight are not acceptable unless minimum standards are essential to the safe performance of the job.)

Subject: Disabilities
Illegal: Do you have any disabilities?; Please complete the following medical history.; Have you had any recent or past illnesses or operations? If yes, list and give dates.; What was the date of your last physical exam?; How's your family's
health?; When did you lose your eyesight?
Legal: Are you able to perform the essential functions of this job with or without reasonable accommodations? (This question is okay if the interviewer thoroughly described the job.)

(NOTE: As part of the hiring process, after a job offer has been made you will be required to undergo a medical exam. Exam results must be kept strictly confidential, except medical/safety personnel may be informed if emergency medical treatment is required, and supervisors may be informed about necessary job accommodations, based on the exam results.)

Subject: Arrest record
Illegal: Have you ever been arrested?
Legal: Have you ever been convicted of _____? (The crime should be reasonably related to the performance of the job in question.

Subject: Military
Illegal: If you've been in the military, were you honorably discharged?; In what branch of the Armed Forces did you serve?
Legal: What type of training or education did you receive in the military?



Chào bác, mình clarify cho bác nè

Been there, done that, xin giới thiệu mình làm về huyết học, hematology as medical technologist

Nationality, US citizen or ahthotized to work... thì mình đã có trong application rồi.So,  before the interview họ đã review và sẽ không bao giờ ever,and  ever ask  bạn những câu hỏi mang tính personal này ngay cả background , phạm luật đấy.  Tuồi tác và mariage status cũng không có trong appication .

At the interview họ sẽ hỏi bạn về chuyên môn. Trình dộ, văn bằng thì người ta đã biết ( có trong resume), even the offical transcript người ta cũng liên hệ với trường mình học rồi

Vì dụ về tui nhé: first,at human resource sẽ phỏng vấn và họ hỏi mình vì sao mình chọn nghanh này, bạn có thề tự đành giá self-evaluate bạn như thế nào, bạn muốn mức lương bao nhiêu? và mình có đồng ý cho họ lấy references từ Professor của mình không?... Next, họ dẫn mình lên Department  where the Di rector phỏng vấn mình, ông hỏi về chuyên môn kinh nghiệm lâm sàng, những mặt mạnh mà mình confident, những mặt yếu nào mà mình cần improve. Sau đó ông tạo ra tình huống như là có một bệnh nhân cấp cứu, bị mất máu nặng và BS yêu cầu Complete Blood Count (công thức máu toàn phần), thì mình sẽ làm sao?. Mình trả lới process the Stat sample asap và nhìn vào Hemoglobin và hematocrit values, nếu quá thấp critical level thì sẽ gọi cho nurse  or BS biết. sau đó ông hỏi nếu BS yêu cầu truyền máu gấp nhưng mình không đủ thời gian để test ABO, Rh, n crossmatch thì máu nào mình sẽ release thì mình trả lới là máu O, Rh (-), nhưng phải có sự đồng ý của BS. Ông nói good , thế là ông hired  mình và ông nói mức lương là bao nhiêu, thời gian training, thủ việc là 90 ngày, sau đó thì mình làm chình thức. Also ông cũng cho mình biết những benifit như là vacation, sick day....


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 28 Tháng Mười, 2011, 07:49:11 am
Sự phân biệt ở nước ta nó bắt đầu ngay từ tờ khai lý lịch . Có một thời những học sinh không phải đoàn viên còn không được đi thi đại học kia !
 Bác HAN_DCT sống ở Mĩ bao lâu rồi ? còn Hanoixanh tin những thông tin của bác Ledvu .Ở tiểu bang Hanoixanh ở bây giờ khi xin đặt đơn xin việc hoặc đi học còn không cần phải dán ảnh vì tránh hiện tượng cảm tình hay mất cảm tình phát sinh từ những bức ảnh .
Việc viết lên tường nhà ăn những dòng chữ thô bỉ của con lợn nào đó và được những con lợn khác đồng tình thì Hanoixanh chưa thấy sảy ra ở CCCP hoặc ở Tây Đức có lẽ do ý thức người dân ở đây cao hơn . Việc xử lý dòng chữ thô bỉ như vậy ở Tây Đức sẽ được cảnh sát làm triệt để .
  Thế bác Hoangson 1960 và những người Việt cùng làm xử lý dòng chữ ấy như thế nào ?

Tụi tôi xóa đi và vẫn hàng ngày ngồi ăn giữa giờ,uống cafe ở đó.Sau đó không thấy thằng nào viết gì nữa.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HAN_DCT trong 28 Tháng Mười, 2011, 09:11:03 am
Sự phân biệt ở nước ta nó bắt đầu ngay từ tờ khai lý lịch . Có một thời những học sinh không phải đoàn viên còn không được đi thi đại học kia !
 Bác HAN_DCT sống ở Mĩ bao lâu rồi?
@hanoixanh: em quote ra chỉ để nói rằng: về lý thuyết thì việc tuyển dụng lao động ở Mỹ cấm việc phân biệt đối xử trên các thông tin này! Nhưng thực tế (mới quan trọng) thì bên tuyển dụng vẫn quan tâm và cần biết những thông tin của một cá nhân. Em đã dẫn chứng các trang tuyển dụng của chính những tập đoàn lớn trên toàn cầu (GE, Siemens, ABB, Intel, Microsoft...) đều đề cập thông tin về giới tính, tuổi tác, quốc tịch. Vấn đề là cách đặt câu hỏi sao cho không phạm luật thôi. Song lại được giải thích rằng "điều đó chỉ xảy ra ngoài lãnh thổ US" nên em thử tìm thêm dẫn chứng từ USA Today để tham khảo thôi. Bác tin em hay không cũng không sao, vì em không định tranh luận. Em có nói em sống ở Mỹ đâu nhỉ! Nhưng đã được bác quan tâm thì em nói thật là thỉnh thoảng em cũng sang Mỹ vì công việc cá nhân. Kính.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 28 Tháng Mười, 2011, 11:42:23 am
HAN_DCT thì đã rõ rồi, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa thôi, không thể nào tỏ tường bằng những người trong cuộc, những người đã nửa đơì hay hơn lăn lộn kiếm sống ở xứ người. Những vụ vi phạm pháp luật thì ở đâu cũng có, nhưng không thể lấy cái thí dụ đó để chỉ ra rằng xứ đó là như vậy, như vậy.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HAN_DCT trong 28 Tháng Mười, 2011, 11:57:50 am
HAN_DCT thì đã rõ rồi, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa thôi,
;D Thế nên em đâu có tranh luận với các bác đang trồng hoa, chỉ nêu ý kiến cá nhân thôi. Chúc các bác viễn xứ vui nhiều hơn buồn và tham gia VMH thường xuyên để chia sẻ.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 29 Tháng Mười, 2011, 08:09:16 pm
  Khi học trong trường thì trẻ em ở Đức đã được học về cách trả lời những câu hỏi sao cho giữ được bí mật riêng của bản thân và không trả lởi những câu hỏi phạm luật .Tất nhiên nếu là "Ngố" thì sẽ bị quay các kiểu .
Sự phân biệt đối sử có khắp nơi trên thế giới này nhưng có những nước mà luật pháp chống lại sự phân biệt và có những nước thì luật pháp tạo ra sự phân biệt đó .
 Dân Việt nhà mình thì đâu có trồng hoa ở viễn sứ mà may lắm thì tưới tí ti còn vặt hoa thì 100% rồi .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 31 Tháng Mười, 2011, 02:15:10 am
  Khi học trong trường thì trẻ em ở Đức đã được học về cách trả lời những câu hỏi sao cho giữ được bí mật riêng của bản thân và không trả lởi những câu hỏi phạm luật .Tất nhiên nếu là "Ngố" thì sẽ bị quay các kiểu .
Sự phân biệt đối sử có khắp nơi trên thế giới này nhưng có những nước mà luật pháp chống lại sự phân biệt và có những nước thì luật pháp tạo ra sự phân biệt đó .
 Dân Việt nhà mình thì đâu có trồng hoa ở viễn sứ mà may lắm thì tưới tí ti còn vặt hoa thì 100% rồi .

   Nhiều cơ quan nhà máy của nhiều nước cũng đòi hỏi giấy chứng nhận về tiền án , và tiền sự của công an nữa đó .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 31 Tháng Mười, 2011, 05:34:13 am
Thường thì họ không đòi mình phải đưa mà họ tự kiểm tra lấy. Có những công ty tư nhân làm dịch vụ này gọi là background check. Tùy theo tính chất của công việc mà mức độ kiểm tra cao hay thấp. Sau khi kiểm tra thấy đạt yêu cầu thì họ mới thuê mình. Thường thì những công việc đơn giản như công nhân đứng máy không cần phải kiểm tra tiền sử nhưng vẫn phải kiểm tra xem mình có dùng chất gây nghiện ( ma túy ) hay không. Người nào chơi thuốc thì sẽ mất an toàn khi vận hành máy móc, gây tổn hại đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HAN_DCT trong 31 Tháng Mười, 2011, 10:58:39 am

Nhiều cơ quan nhà máy của nhiều nước cũng đòi hỏi giấy chứng nhận về tiền án , và tiền sự của công an nữa đó .
[/quote]
Cái này gọi là Lý lịch tư pháp bác ạ, do Sở Tư pháp cấp chứ không phải do Công an :)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 31 Tháng Mười, 2011, 05:56:44 pm
Các bác kể tiếp chuyện ăn đặc sản viễn xứ đi ...( chú ý bác nào bị gấu quản chặt thì kể sơ sơ cái bếp thôi )
Thêm bông hoa Tây trồng này


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 01 Tháng Mười Một, 2011, 08:44:18 pm
Bozena!
Giữa 1983 nhà máy tôi làm có công nhân Ba-lan qua làm giống như VN mình ,nhưng họ không phải học tiếng vì Tiệp và Ba-lan nói chuyện với nhau được.Trong xưởng tôi làm có hai em Ba-lan qua đợt đó 1em tên Alina ,1 em tên Bozena .Hai em này lái cẩu chạy trên trần xưởng để chở vật liệu vì xưởng của tôi là xưởng cưa,cắt thanh,tấm kim loại trong nhà máy sản xuất máy nông nghiệp.Vì làm cùng xưởng nên khi rảng tụi tôi hay nói chuyện với nhau.Nhất là Bozena em nhỏ nhắn dễ thương có đôi mắt xanh và mái tóc vàng óng.Em chỉ cao khoảng 1.65m nặng 50 kg,vì phải ngồi trên cao chuyển vật liệu liên tục nên em hay nhờ tôi mổi lần đi căng tin mua đồ ăn thì mua giùm em luôn.Không biết có phải tiết kiệm hay giữ eo mà em chỉ mua một ổ bánh mỳ nhỏ và một chai sữa tươi.Thấy vậy tôi hay mua thêm cho em khi thanh socola,khi lạng xúc xích .Mỗi lần như vậy em trả thêm tiền tôi nhất định không lấy.Vì Tiệp và Ba lan gần nhau nên hai tuần em về nhà một lần.Cứ như vậy khoảng 2 tháng ,căn tuần em ở lại tôi mời em thứ bảy đi uống cafe.Em nhận lời !
Sáng thứ bảy tôi đến kí túc xá nữ đỏn em {nam,nữ khác kí túc xá}.Vào quán cafe Grand đẹp nhất thành phố Pardubice,tôi lịch sự kéo ghế cho em ngồi.Lúc bồi bàn mang cafe ra tôi  hỏi em uống mấy viên đường sau đó khuấy cafe cho em .Sau một hồi nói chuyện em nói tao nghe tụi Tiệp nói VN tụi mày thô lỗ lắm nhưng tao thấy mày lịch sự và nói chuyện có duyên....tao rất thích mày.Sau khi uống cafe tụi tôi băng qua đường vào công viên đi dạo .Trời vào thu ,lá vàng rụng đầy trong công viên khung cảnh thật đẹp .Tôi và em hôn nhau trong công viên.Nụ hôn thật ngọt ngào...


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 01 Tháng Mười Một, 2011, 09:11:50 pm
Sau một hồi nói chuyện em nói tao nghe tụi Tiệp nói VN tụi mày thô lỗ lắm nhưng tao thấy mày lịch sự và nói chuyện có duyên....tao rất thích mày.

Không tiếng nước nào phong phú bằng tiếng Việt đúng không các anh ? :) , nam nữ là bạn bè có thể xưng tên với nhau nghe thấy rất thân thiết, còn yêu đương có thể gọi anh em , vợ chồng có thể gọi ông xã bà xã , mình ơi , ba nó , má nó  , .. . giận lên thì anh tôi , cô tôi , còn sắp cháy nhà là mày tao luôn  ;D .

Chứ tiếng tây cứ chỉ có " 2 ngôi " chẳng biết tao mày  hay anh em, hihi .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 11:42:40 am
Tiếng Tiệp thì tui không biết chứ tiếng Anh thì có từ " honey " Anh ( Em ) yêu nghe cũng ngọt ngào lắm ( honey còn  có nghĩa là mật mà )


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: yta262 trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 02:21:52 pm
 Khi học trong trường thì trẻ em ở Đức đã được học về cách trả lời những câu hỏi sao cho giữ được bí mật riêng của bản thân và không trả lởi những câu hỏi phạm luật .Tất nhiên nếu là "Ngố" thì sẽ bị quay các kiểu .
Sự phân biệt đối sử có khắp nơi trên thế giới này nhưng có những nước mà luật pháp chống lại sự phân biệt và có những nước thì luật pháp tạo ra sự phân biệt đó .
 Dân Việt nhà mình thì đâu có trồng hoa ở viễn sứ mà may lắm thì tưới tí ti còn vặt hoa thì 100% rồi .

Phân biệt đối xử thì đâu đâu cũng có, đây là đặc điểm của loài người nói chung. Khi mình nghèo thì nhiều người thông cảm thương hại giúp đỡ, nhưng hễ khá hơn họ hay khá hơn bình thường chút ít thôi là bị ganh ghét và bị nói xấu. Ở đây có bác nào thương hại hay tội nghiệp người giàu họ làm lụng vất vả mới giàu như vậy không nào, giơ tay lên xem  ;D?

Người Việt mới đến Úc lập nghiệp được các tổ chức từ thiện giúp đỡ nhưng khi tự kiếm sống được rồi vẫn nhớ ơn dân bản xứ, nhưng ngược lại họ bắt đầu kỳ thị một phần là vì người Việt mình cần cù quá phá giá thị trường lao động, chiếm công ăn việc làm của họ nên bị kỳ thị. Ngoài ra là người mình ít hòa đồng với dân bản xứ nên họ không hiểu văn hóa mình thành ra kỳ thị. Cách đây gần 15 năm, mình bị 1 thằng oắt con người New Zealand hỏi thăm sức khỏe, nó nghe mình nói tiếng Anh ngọng nghịu mà lại mặc quần áo office mang cra vát (tie) chỉnh tề nó bèn bắt tay và rồi bẻ ngón cái mình luôn, thì ra nó nói "Tiếng Anh của tao hơn mày mà sao tụi nó không cho tao làm mà lại tuyển thằng ch. Á Châu như mày", may mắn yta262 đã đi dến gần xe, yta bèn phóng vô xe cầm thanh khóa cổ tay lái xe lên chuẩn bị tự vệ, thì nó chuồn mất. Một lần khác mình đang đi bộ trên cầu vượt ra nhà ga xe lửa thì bỗng dưng gã ăn mày đứng bên đường cao to hơn mình gấp đôi túm lấy cổ áo quay vòng vòng, may mắn yta phản ứng kịp đưa nguyên cái cặp táp samsonite vô mặt gã ăn mày, hắn bị đau và sợ vỡ mặt nên buông mình ra, hình như nó định quẳng mình từ cầu xuống đường bên dưới cho xe buýt (bus) cán chơi!

Sau này có lẽ một phần tiếng Anh cũng đã khá hơn, hoặc là cử chỉ và lời nói của mình cũng giống họ chứ không như "bò đội nón" ban đầu nên họ bớt kỳ thị chăng? Thật ra, người Việt mình là một trong giống dân kỳ thị bậc nhất thế giới đấy, các bạn có tin không? Phân biệt Bắc Trung Nam dân tộc Hoa Khmer, đạo Phật đạo Thiên Chúa Tin Lành, phân biệt người chế độ cũ chế độ mới, ngụy hay ta, phân biệt lý lịch xấu tốt, điểm chuẩn đại học ... Người Anh kỳ thị người mình thì đã đành, cảm giác ít đau đớn hơn là ngay chính người Việt mà kỳ thị người Việt với nhau, đau tận đáy lòng.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: H3 Hùng trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 09:24:19 pm
Thật ra, người Việt mình là một trong giống dân kỳ thị bậc nhất thế giới đấy, các bạn có tin không? Phân biệt Bắc Trung Nam dân tộc Hoa Khmer, đạo Phật đạo Thiên Chúa Tin Lành, phân biệt người chế độ cũ chế độ mới, ngụy hay ta, phân biệt lý lịch xấu tốt, điểm chuẩn đại học ... Người Anh kỳ thị người mình thì đã đành, cảm giác ít đau đớn hơn là ngay chính người Việt mà kỳ thị người Việt với nhau, đau tận đáy lòng.

Tôi thì không kỳ thị đến thế đâu. Bạn bè Bắc Trung Nam đủ cả, hễ hạp thì chơi. Các đàn anh của tôi đa số là dân xứ Quảng nhưng tôi nể họ tận đáy lòng. Trước 75 họ vào Sài Gòn ăn học tới nơi tới chốn, rồi trở thành kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ... là dân trí thức thứ thiệt chứ không phải học cho có bằng cấp như mấy ông tiến sĩ giấy làm công bộc cho dân bây giờ.

Tôi là đệ tử Phật giáo Nam tông nhưng vẫn đi chùa lễ Phật bên Phật giáo Bắc tông. Thậm chí nhà thờ vị cố đạo Fancico ở tận đất Bạc Liêu tôi cũng từng đến tham quan và thắp hương cúng kiến theo kiểu tín đồ Phật giáo.

Bạn bè ăn nhậu ngoài đời tôi chơi đủ cả. CCB thời chống Mỹ cũng có, thời sau này thì lại càng nhiều. Cựu quân nhân VNCH tôi cũng chơi luôn. Mả mấy ông đó ngoài đời nói chuyện vui lắm nhe. Ai đã từng đi lính ngoài Huế thì kể chuyện lắc ghe trên sông Hương. Đi lính Hải quân thì kể chuyện bán xăng dầu chạy tàu để có tiền ăn nhậu, hơi đâu mà lùng sục vào nơi có VC dễ bị bắn tẻ ;D Chưa đến 30 tháng 4 mà nhiều cha VNCH đã bỏ cứ chạy về tới nhà rồi (như ông Dũng râu), có thiết đánh đấm gì đâu, tại bị bắt lính đó mà.  

Việc phân biệt đối xử ngày nay hình như chỉ còn trong hệ thống bố trí cán bộ thôi! Điều này cũng dễ lý giải.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 09:45:51 pm
Ngày trước, những năm sau 1975, nhiều người bỏ nước ra đi 1 phần cũng vì bị phân biệt đối xử không có đất sống. Cha tui là kỹ sư nông nghiệp có chuyên môn rất cần thiết cho đất nước dù là dưới bất kỳ chính thể nào thế mà không được lưu giữ lại làm việc lâu dài. Sau 75, cha tui được giữ lại làm việc duơí dạng nhân viên lưu dung ( chỉ cái tên thôi cũng đủ biết là bị phân biệt đối xử rồi ) được có 2 năm rồi cũng bị cho về vườn.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 09:47:57 pm
Thật ra, người Việt mình là một trong giống dân kỳ thị bậc nhất thế giới đấy, các bạn có tin không? Phân biệt Bắc Trung Nam dân tộc Hoa Khmer, đạo Phật đạo Thiên Chúa Tin Lành, phân biệt người chế độ cũ chế độ mới, ngụy hay ta, phân biệt lý lịch xấu tốt, điểm chuẩn đại học ... Người Anh kỳ thị người mình thì đã đành, cảm giác ít đau đớn hơn là ngay chính người Việt mà kỳ thị người Việt với nhau, đau tận đáy lòng.

BH kể thêm phần của anh yta262 , phân biệt đại học hệ tập trung và tại chức, giáo dục phổ thông và bổ túc , người bắc ở miền nam cũng phân ra bắc 54 và 75 , khám bệnh thì phân ra bảo hiểm và đóng tiền V..V


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 09:57:38 pm
Phân biệt nó cũng làm con người ta phải cố gắng tìm cách vượt thoát hoàn cảnh, cái không hay cũng có điểm không phải tồi.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 02 Tháng Mười Một, 2011, 10:15:09 pm
hehe theo em thì kỳ thị và phân biệt đối xử là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau . Kỳ thị mang ý nghĩa xấu cần phải xóa bỏ còn phân biệt đối xử là động lực thúc đẩy XH phát triển .
Ví dụ điển hình ở VMH này có 1 bác CCB có cha được gọi là " ngụy quân, ngụy quyền " nhưng bác ấy vẫn có gắng phấn đấu vượt qua hoàn cảnh và hiện đang là cán bộ lãnh đạo của 1 cơ quan nhà nước mà ai cũng thích vào làm  ;D
Nếu bác ấy cứ ngồi than thân trách phận mình bị phân biệt đối xử thì có lẽ giờ đây bác ấy chỉ là ông xe ôm hay bác nông dân ở VN hay là bồi bàn rửa chén ở CaLi  ;D
hehe còn rất nhiều tấm gương vượt khó của các CCB trong VMH này làm chúng ta rất tự hào về màu áo xanh .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hanoixanh trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 03:22:13 am
     Ôi phân biệt không phải tồi thì Polpot ơi mi thật làm đúng hướng !

Bác Hoàng sơn có câu chuyện nóng hổi về bóng hồng Balan . Hồi nhỏ Hanoixanh thật mê ly trước bộ phim Cơn hồng thủy với những bộ giáp trụ và ánh xanh của kiếm .Lớn lên với bài hát : cô gái Ba lan kiêu kỳ nhưng cơ may với gái Ba lan không đến mặc dù có lần cầm tay kéo lên xe thì bố cô ta đứng trước mũi xe .Có một số truyền thuyết về gái Ba lan trung tình nhưng mà chưa chứng kiến nên không biết .
 
     Bác hoangson1960 cho mấy lời nhận xét nhé !


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 08:07:45 am
     
Bác Hoàng sơn có câu chuyện nóng hổi về bóng hồng Balan . Hồi nhỏ Hanoixanh thật mê ly trước bộ phim Cơn hồng thủy với những bộ giáp trụ và ánh xanh của kiếm .Lớn lên với bài hát : cô gái Ba lan kiêu kỳ nhưng cơ may với gái Ba lan không đến mặc dù có lần cầm tay kéo lên xe thì bố cô ta đứng trước mũi xe .Có một số truyền thuyết về gái Ba lan trung tình nhưng mà chưa chứng kiến nên không biết .
 
     Bác hoangson1960 cho mấy lời nhận xét nhé !

Theo tôi nhận xét gái Balan chung tình hơn gái Tiệp !
Hai đứa tôi yêu nhau cũng sóng gió lắm.Tụi Tiệp trong phân xưởng xầm xì .Có đứa nói thẳng với em ,mày yêu thằng VN làm gì tụi nó thô lỗ lắm ...Hai đứa đi chơi ngoài đường thì tụi tây nhìn chúng tôi như quái vật .Vậy mà em vẫn yên tôi.Tháng 4/87 tôi đánh tây bị trục xuất về nước ,em khóc rất nhiều .Vì không gặp được tôi nên em hỏi mấy đứa VN làm cùng địa chỉ tôi ở VN viết thư .Em nói em sắp đi định cư tại Úc tôi đừng lầy vợ vội,em sẽ sang VN cưới tôi.Thật tình tôi cũng không thích sống bên tây vì thấy nó không phù hợp với mình.Một phần gia đình tôi cũng phản đối nên tôi chỉ viết lại 1,2 lá thư rồi thôi không viết nữa.Em viết cho tôi mấy lá  mà tôi không trả lời nên từ từ cũng không viết nữa.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: nguyenquochung trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 09:36:35 am
Trích dẫn
Thật ra, người Việt mình là một trong giống dân kỳ thị bậc nhất thế giới đấy

  Chính xác! Một trong những tật xấu của người Việt là kỳ thị chính nòi giống của mình. Sang nước ngoài, đáng nhẽ phải đoàn kết, thương yêu nhau, đằng này lại đi phân biệt người cũ, người mới, sang trước, sang sau. Nhiều trường hợp thế này: Một người Việt mới qua đang lớ ngớ ngoài đường, may mắn gặp vài người châu á khác nói tiếng việt đi ngang qua, mừng vì gặp đồng hương bèn chạy lại hỏi thăm thì được đáp lại bằng thái độ khinh khỉnh, vờ vịt ngơ ngác tỏ ra không hiểu tiếng rồi đi thẳng. Cay đắng! Thậm chí có kẻ khi được người bản xứ hỏi từ đâu tới lại trả lời: China, Korea...Bản thân kẻ có tính kỳ thị nên luôn lo sợ người khác kỳ thị mình. Khốn!

Trích dẫn
người bắc ở miền nam cũng phân ra bắc 54 và 75

   Có lẽ trước 1975, sự phân biệt Bắc - Nam cũng ít. Người Nam nói người Bắc là dân "Bắc Kỳ" có khi cũng chỉ đơn giản là sự phân biệt mang tính địa lí. Sau 75, dân miền Nam đang sống khá sung túc bỗng nhiên thành đói khổ quá nên đổ mọi tội lỗi: "Mấy người vào đây biến cuộc sống chúng tôi trở nên khốn khổ thế này à..." Từ đó sự phân biệt bắt đầu nhuốm màu kỳ thị. Giai đoạn đó kéo dài từ 75 đến những năm đầu thập niên 90 thì giảm dần. Ngày hôm nay chắc là đã hết hẳn. Văn minh!

   Tất nhiên, đây chỉ là hiện tượng, có thể thoáng qua, có thể kéo dài, nhưng chắc chắn không phải là bản chất của con người trong xã hội văn minh.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: yta262 trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 11:25:28 am
Trích dẫn
Thật ra, người Việt mình là một trong giống dân kỳ thị bậc nhất thế giới đấy

  Chính xác! Một trong những tật xấu của người Việt là kỳ thị chính nòi giống của mình. Sang nước ngoài, đáng nhẽ phải đoàn kết, thương yêu nhau, đằng này lại đi phân biệt người cũ, người mới, sang trước, sang sau. Nhiều trường hợp thế này: Một người Việt mới qua đang lớ ngớ ngoài đường, may mắn gặp vài người châu á khác nói tiếng việt đi ngang qua, mừng vì gặp đồng hương bèn chạy lại hỏi thăm thì được đáp lại bằng thái độ khinh khỉnh, vờ vịt ngơ ngác tỏ ra không hiểu tiếng rồi đi thẳng. Cay đắng! Thậm chí có kẻ khi được người bản xứ hỏi từ đâu tới lại trả lời: China, Korea...Bản thân kẻ có tính kỳ thị nên luôn lo sợ người khác kỳ thị mình. Khốn!

Trích dẫn
người bắc ở miền nam cũng phân ra bắc 54 và 75

   Có lẽ trước 1975, sự phân biệt Bắc - Nam cũng ít. Người Nam nói người Bắc là dân "Bắc Kỳ" có khi cũng chỉ đơn giản là sự phân biệt mang tính địa lí. Sau 75, dân miền Nam đang sống khá sung túc bỗng nhiên thành đói khổ quá nên đổ mọi tội lỗi: "Mấy người vào đây biến cuộc sống chúng tôi trở nên khốn khổ thế này à..." Từ đó sự phân biệt bắt đầu nhuốm màu kỳ thị. Giai đoạn đó kéo dài từ 75 đến những năm đầu thập niên 90 thì giảm dần. Ngày hôm nay chắc là đã hết hẳn. Văn minh!

   Tất nhiên, đây chỉ là hiện tượng, có thể thoáng qua, có thể kéo dài, nhưng chắc chắn không phải là bản chất của con người trong xã hội văn minh.


Đúng là có một số không nhỏ người Việt mình kỳ thị người Việt khác, rất quái gỡ! Hồi đó trong bộ đội gặp đồng hương thì nương tựa đỡ đần nhau, sống chết với đồng hương, với người cùng xứ sở, còn người Việt xa xứ lại đi đi khinh thường nhau, lạ chưa.

Đi qua sau là dễ bị người qua trước coi thường, hay nói thẳng là kỳ thị.

Loại người này hễ nghe người khác nói tiếng Việt thì cứ tưởng ở VN mới sang bèn bắt đầu lên mặt bắt nạt đặt điều hù doạ bậy bạ hoặc không tiếp đãi đàng hoàng như người Úc hay các giống dân khác.

Yta262 đã từng biết một bác sỹ VN như vậy, nói bác sỹ chi cho cao, vài cô nhân viên ngân hàng hay nhân viên xã hội chức vụ chỉ nhỏ thôi nhưng mặt kênh kiệu hách dịch gắt gỏng, chắc tưởng mình làm việc với Tây là giỏi lắm đây. Gặp mấy người này yta chỉ việc nói tiếng Anh là họ tận tâm ngay, nếu không tận tâm thì yta yêu cầu cho gặp giám đốc hay quản đốc (supervisor), thế là riu ríu liền. Nói chi xa, cách đây vài năm tiếp viên hàng không VN cũng có thái độ y chang như vậy, chắc con ông cháu cha gì đây. Làm cho bạn bè giòng họ mình thất vọng quá nên nhất định tẩy chay VN Airlines một thời gian khá lâu. Về sau này VN Airlines đã thay đổi thái độ phục vụ khách hàng. Tiếp viên hàng không là vậy, vài năm trước đây đa số mấy anh hải quan cũng cửa quyền dữ lắm, hỏi người Việt nước ngoài về như hỏi cung tội phạm với vẻ mặt bặm trợn lạnh như tiền, khinh khỉnh. Bây giờ hải quan đã tương đối thay đổi tư duy, vẻ mặt bớt hình sự gay gắt, nhưng còn lạnh lắm, không niềm nở như người TQ, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, ... hãy xem cung cách họ làm du lịch kia kià.

Tuy nhiên yta262 có thể nói "con sâu làm rầu nồi canh", một vài người như vậy đã làm ảnh hưởng hình ảnh cuả người Việt Nam!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 12:10:53 pm
Đúng là có một số không nhỏ người Việt mình kỳ thị người Việt khác, rất quái gỡ! Hồi đó trong bộ đội gặp đồng hương thì nương tựa đỡ đần nhau, sống chết với đồng hương, với người cùng xứ sở, còn người Việt xa xứ lại đi đi khinh thường nhau, lạ chưa.

Đi qua sau là dễ bị người qua trước coi thường, hay nói thẳng là kỳ thị.

Loại người này hễ nghe người khác nói tiếng Việt thì cứ tưởng ở VN mới sang bèn bắt đầu lên mặt bắt nạt đặt điều hù doạ bậy bạ hoặc không tiếp đãi đàng hoàng như người Úc hay các giống dân khác.

Yta262 đã từng biết một bác sỹ VN như vậy, nói bác sỹ chi cho cao, vài cô nhân viên ngân hàng hay nhân viên xã hội chức vụ chỉ nhỏ thôi nhưng mặt kênh kiệu hách dịch gắt gỏng, chắc tưởng mình làm việc với Tây là giỏi lắm đây. Gặp mấy người này yta chỉ việc nói tiếng Anh là họ tận tâm ngay, nếu không tận tâm thì yta yêu cầu cho gặp giám đốc hay quản đốc (supervisor), thế là riu ríu liền. Nói chi xa, cách đây vài năm tiếp viên hàng không VN cũng có thái độ y chang như vậy, chắc con ông cháu cha gì đây. Làm cho bạn bè giòng họ mình thất vọng quá nên nhất định tẩy chay VN Airlines một thời gian khá lâu. Về sau này VN Airlines đã thay đổi thái độ phục vụ khách hàng. Tiếp viên hàng không là vậy, vài năm trước đây đa số mấy anh hải quan cũng cửa quyền dữ lắm, hỏi người Việt nước ngoài về như hỏi cung tội phạm với vẻ mặt bặm trợn lạnh như tiền, khinh khỉnh. Bây giờ hải quan đã tương đối thay đổi tư duy, vẻ mặt bớt hình sự gay gắt, nhưng còn lạnh lắm, không niềm nở như người TQ, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, ... hãy xem cung cách họ làm du lịch kia kià.

Tuy nhiên yta262 có thể nói "con sâu làm rầu nồi canh", một vài người như vậy đã làm ảnh hưởng hình ảnh cuả người Việt Nam!

Không biết các anh có để ý không nhưng người Việt mình thường có tính ganh tỵ , lúc đói khổ sống chết thì thương yêu nhau lắm , thậm chí còn nhường cả sự sống cho nhau , nhưng khi quay về với đời sống bình thường thì hơn thua nhau từ chút, rồi đủ kiểu từ nói xấu , bôi nhọ dùng mọi mánh khóe để ăn thua đủ chỉ vì cái tội nó hơn mình .
Hồi xưa BH từng làm qua công tác y tế , văn thư bảo mật , thủ quỹ của TCT … nhưng bao giờ cũng chỉ nghĩ đó là bổn phận của mình. Vậy mà không hiểu sao có những người cũng chỉ làm công việc đó thôi nhưng lúc nào thấy họ cũng có vẻ rất quan trọng, mặt cứ lạnh như băng, hỏi cũng không thèm trả lời, theo kiểu “ chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng “ với những công chức như vậy thì tệ quan liêu, tham nhũng làm sao tránh khỏi , cuối cùng chỉ khổ dân  :( .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Lethao1394 trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 02:38:58 pm

..... lúc đói khổ sống chết thì thương yêu nhau lắm , thậm chí còn nhường cả sự sống cho nhau , nhưng khi quay về với đời sống bình thường thì hơn thua nhau từ chút, rồi đủ kiểu từ nói xấu , bôi nhọ dùng mọi mánh khóe để ăn thua đủ chỉ vì cái tội nó hơn mình ...

Hay đấy BH,bởi cái" tôi" trong mỗi con người chúng ta đặt không đúng chỗ mà ra cớ sự!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: china trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 03:37:00 pm
Em cực kỳ khó chịu vì nhiều thói xấu của người Việt mà một phần các Bác vừa kể qua, nói chung hình như là thói xấu khó sửa.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: nguyenquochung trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 08:32:35 pm
   Các bác vào hiệu sách tìm mua quyển "Người Việt - Phẩm chất & những thói hư - tật xấu" về mà đọc.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: china trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 08:34:27 pm
À, tiện thì xem thêm "Người Trung Quốc xấu xí" ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 03 Tháng Mười Một, 2011, 10:30:46 pm

Theo tôi nhận xét gái Balan chung tình hơn gái Tiệp !


 Hoangson1960 lấy cái 1 2 cô gái Ba Lan mà mình biết để so sánh với số nhiều của tất cả những cô gái Tiệp Khắc rồi. ;D

 Theo BY được biết thì phần lớn những cô gái trong các nước Châu Âu có lối sống khá thoáng, tình dục hay chuyện tình một đêm đối với họ là chuyện rất nhỏ, những đòi hỏi của thể xác là chuyện không ảnh hưởng đến đạo đức con người và họ thích ai hay yêu ai dù chỉ là thời gian cực ngắn thì họ cũng sẵn sàng chơi hết mình nên sự chung tình đối với phụ nữ châu Âu là chuyện rất ít có. ;D

 Có những lúc BY từng nghĩ: Có khi những cô gái châu Âu có ý định "thử" mấy ông châu Á cho biết chút mùi đời thì phải, rất dễ dãi không hề có mục đích gì khác và chẳng để làm gì cả, gặp gỡ nhau vài phút, xin nhau điếu thuốc lá, hỏi thăm dăm ba câu, tìm hiểu vài ba vấn đề xã hội, mời nhau cùng uống ly cafe là có thể cùng nhau xông pha ta lên giường với nhau được rồi. Thế mới lạ. ;D Để rồi ngày mai: Đường anh... anh đi... anh đi... đường em... em đi... em đi... kỷ niệm vùi theo tháng ngày. ;D

 Tuy nhiên cũng không hẳn tất cả những cô gái châu Âu ai cũng vậy, BY có anh bạn người dân tộc Nùng trên Cao Bằng bất ngờ bị trục xuất về nước bỏ lại cô bạn gái khá xinh tên LyLi, 9 năm sau cô gái ấy vẫn chờ đợi người yêu của mình quay trở lại, trong thời gian đó cô gái ấy đã tự xây dựng cho mình một gia tài kha khá đủ để sống trọn đời trong nhàn hạ nhưng vẫn cô đơn, tự học chữ và tiếng Việt rất giỏi có thể hát Karaoke như người Việt, một điều rất lạ là cô gái ấy lại có một đứa con với một tay Việt Cộng khác nhưng vẫn luôn nhớ về thằng bạn của BY. Khi gặp lại BY sau 9 năm cô ấy mừng vô cùng và thiết tha nhờ BY tìm giúp người yêu cũ với một quyết tâm sắt đá: Kể cả anh ấy đã chết thì em vẫn muốn được đến ngắm nhìn ngôi mộ của anh ấy, thắp cho anh ấy một nén hương và điều tuyệt vời nhất là anh ấy vẫn còn sống dù đã có gia đình, tuyệt vời hơn nữa là anh ấy chưa có gia đình, mọi chuyện tiếp theo cô ấy sẽ lo và thằng bạn của BY chỉ cần ăn rồi lái xe đi chơi. ;D Chẳng biết năm xưa thằng bạn của BY đã bỏ bùa mê thuốc lú gì mà cô gái đẹp mê hồn ấy lại mê mẩn nó đến như vậy. ;D

 Vì vậy có thể nhận định sự chung tình đối với những cô gái châu Âu là tình yêu nằm ở trái tim họ còn tình dục lại là chuyện khác. ;D Còn đối với người châu Á chúng ta nói chung thì sự chung tình sẽ là tất cả, ảnh hưởng đạo giáo Khổng Tử khá chặt chẽ khi nam giới thì: Trung - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín và nữ giới thì Tam Tòng - Tứ Đức rõ ràng, nên nếu mang 2 tiêu chuẩn này mà áp đặt để tìm sự chung tình ở những cô gái châu Âu là điều cực khó. ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: yta262 trong 04 Tháng Mười Một, 2011, 08:13:56 am

Theo tôi nhận xét gái Balan chung tình hơn gái Tiệp !


 Hoangson1960 lấy cái 1 2 cô gái Ba Lan mà mình biết để so sánh với số nhiều của tất cả những cô gái Tiệp Khắc rồi. ;D

 Theo BY được biết thì phần lớn những cô gái trong các nước Châu Âu có lối sống khá thoáng, tình dục hay chuyện tình một đêm đối với họ là chuyện rất nhỏ, những đòi hỏi của thể xác là chuyện không ảnh hưởng đến đạo đức con người và họ thích ai hay yêu ai dù chỉ là thời gian cực ngắn thì họ cũng sẵn sàng chơi hết mình nên sự chung tình đối với phụ nữ châu Âu là chuyện rất ít có. ;D

 Có những lúc BY từng nghĩ: Có khi những cô gái châu Âu có ý định "thử" mấy ông châu Á cho biết chút mùi đời thì phải, rất dễ dãi không hề có mục đích gì khác và chẳng để làm gì cả, gặp gỡ nhau vài phút, xin nhau điếu thuốc lá, hỏi thăm dăm ba câu, tìm hiểu vài ba vấn đề xã hội, mời nhau cùng uống ly cafe là có thể cùng nhau xông pha ta lên giường với nhau được rồi. Thế mới lạ. ;D Để rồi ngày mai: Đường anh... anh đi... anh đi... đường em... em đi... em đi... kỷ niệm vùi theo tháng ngày. ;D

 Tuy nhiên cũng không hẳn tất cả những cô gái châu Âu ai cũng vậy, BY có anh bạn người dân tộc Nùng trên Cao Bằng bất ngờ bị trục xuất về nước bỏ lại cô bạn gái khá xinh tên LyLi, 9 năm sau cô gái ấy vẫn chờ đợi người yêu của mình quay trở lại, trong thời gian đó cô gái ấy đã tự xây dựng cho mình một gia tài kha khá đủ để sống trọn đời trong nhàn hạ nhưng vẫn cô đơn, tự học chữ và tiếng Việt rất giỏi có thể hát Karaoke như người Việt, một điều rất lạ là cô gái ấy lại có một đứa con với một tay Việt Cộng khác nhưng vẫn luôn nhớ về thằng bạn của BY. Khi gặp lại BY sau 9 năm cô ấy mừng vô cùng và thiết tha nhờ BY tìm giúp người yêu cũ với một quyết tâm sắt đá: Kể cả anh ấy đã chết thì em vẫn muốn được đến ngắm nhìn ngôi mộ của anh ấy, thắp cho anh ấy một nén hương và điều tuyệt vời nhất là anh ấy vẫn còn sống dù đã có gia đình, tuyệt vời hơn nữa là anh ấy chưa có gia đình, mọi chuyện tiếp theo cô ấy sẽ lo và thằng bạn của BY chỉ cần ăn rồi lái xe đi chơi. ;D Chẳng biết năm xưa thằng bạn của BY đã bỏ bùa mê thuốc lú gì mà cô gái đẹp mê hồn ấy lại mê mẩn nó đến như vậy. ;D

 Vì vậy có thể nhận định sự chung tình đối với những cô gái châu Âu là tình yêu nằm ở trái tim họ còn tình dục lại là chuyện khác. ;D Còn đối với người châu Á chúng ta nói chung thì sự chung tình sẽ là tất cả, ảnh hưởng đạo giáo Khổng Tử khá chặt chẽ khi nam giới thì: Trung - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín và nữ giới thì Tam Tòng - Tứ Đức rõ ràng, nên nếu mang 2 tiêu chuẩn này mà áp đặt để tìm sự chung tình ở những cô gái châu Âu là điều cực khó. ;D

Người Châu Âu quan niệm đạo đức khác với người Đông Á Việt Hoa Nhật Hàn Đài Sing ... là các dân tộc chịu nhiều ảnh hưởng Phật giáo & Khổng giáo. Có một chuyện cười ra nước mắt như sau, một bác nọ ra thưa cảnh sát Áo về đứa con gái bị 1 gã con trai dụ dỗ. Cảnh sát hỏi :"Con gái của bà mấy tuổi?". Bác người Việt thưa :"Cháu chỉ mới 18 tuổi thôi thưa ngài." . Cảnh sát hỏi tiếp :"Bà nói rằng nó đi với bạn trai qua đêm phải không, không phải đi với bạn gái?". Bác người Việt :"Đúng, với bạn trai mới chết chứ thưa ngài. Nó biến mất tối hôm qua tới giờ, tôi lo lắng quá". Cảnh sát :"Lo gì ạ? Con bà đã được 1 người con trai bảo vệ qua đêm là an toàn rồi, đâu phải chỉ toàn con gái với nhau? Chúng tôi không hiểu bác muốn gì ạ?" ... Hết ý kiến luôn! Bởi vậy, phương Tây mới có từ "sống thử" (de facto) = không chính thức, nhưng "de facto" lại chính thức được luật pháp và xã hội công nhận & bảo vệ.

Tuy nhiên, thiểu số không nhỏ ở Châu Âu vẫn giữ nền tảng đạo đức truyền thống: trinh tiết, cả đời chỉ có 1 vợ 1 chồng chính thức tuyên bố ở nhà thờ Thiên Chúa. Bên Mỹ hay Anh mà quan hệ ngoài luồn thì hết cửa vào tòa Bạch Ốc hay điện Buckingham!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 08 Tháng Mười Một, 2011, 07:40:21 am


 Hoangson1960 lấy cái 1 2 cô gái Ba Lan mà mình biết để so sánh với số nhiều của tất cả những cô gái Tiệp Khắc rồi. ;D

 
 
Tôi có nhận xét là theo những gì mình thấy! Mấy thằng lấy vợ Tiệp trong thành phố tôi ở chỉ được thời gian ngắn là chia tay.Còn mấy thằng lấy vợ Balan thì đều ở với nhau lâu dài.Nến có chia tay thì lí do chính cũng là do ae VN mình.Theo tôi nghĩ có thể VN mình và Balan lúc đó đều là dân đi làm thuê nên dễ thông cảm và gần gũi nhau hơn.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 08 Tháng Mười Một, 2011, 01:00:48 pm
Tui có quen ông hàng xóm người Việt. Ông này thuộc hạng sư tổ. Lấy vợ da trắng chính gốc, sống ở xứ người mà ổng dạy được vợ nói tiếng Việt khá rành, biết nấu món ăn Việt. Bà này gặp người Việt thì nói chuyện bằng tiếng Việt. Thỉnh thoảng có gặp Bả đi chợ Việt mua đồ về nấu món ăn VN.


Tiêu đề: Oan Thị Kính!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 18 Tháng Mười Một, 2011, 04:55:57 am
Chào các bác:

Bí Bếp mới đáo về lại xứ Mưa chỉ được mấy ngày còn khù khờ vì giờ giấc bị đảo lộn (chẳng hiểu sao khi về lại xứ mình thì chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện ăn với ngủ, v.v.).    Vâng, lúc về lại phi trường cũng bị đám Hải Quan chúng giữ trên 30 phút vì chuyện gì... đố ai biết.  :'(

Chỉ một ngày sau Bí Bếp nhận tin người quen là có một chú em nọ đã bị cảnh sát bắt nhốt cũng tròn trèm cùng một thời gian mà Bí Bếp về thăm gia đình ở xứ mình (hơn tháng rồi còn gì).  Số là chú em nầy làm chủ một chiếc xe cũ, cách đây hai năm chú đó biếu cho người em trai của người bồ của chú.  Theo qui định thì đáng nhẽ chú ta phải báo cho sở giao thông của tiểu bang về việc biếu nhượng nầy, nhưng sơ ý chú ta lại làm ngơ.

Người em trai đó lại để một người bạn khác mượn xe; đương sự đó lại dùng chiếc xe làm phương tiện chạy sang một khu phố khác để ... ăn trộm; trong lúc đương sự đang gây án thì người chủ nhà và một người khác về thình lình, đương sự bỏ chạy tuy nhiên cảnh sát vẫn truy ra được chiếc xe mà đương sự dùng lúc đó.  Cảnh sát truy ra người chủ xe là ai và dùng hình người chủ xe để hỏi hai nạn nhân có phải là đối tượng trong đã gây án.  Đối với đa số người Mỹ thì có mấy ai có thể khẳng định sự khác biệt của mặt mày dân gốc Á mình (ngược lại thì đa số người mình cũng dễ nào nêu ra sự khác biệt của mấy người da đen chẳng hạn); thế là họ gật đầu chỉ điểm ngay người trong hình là đối tượng đã gây án.

Chuyện tuy xảy ra gần hai năm trước nhưng vì hồ sơ thuộc loại yếu nên cảnh sát địa phương vẫn thong thả làm việc cho đến tháng rồi, thế là người chủ xe bị bắt nhốt một cách oan uổng cho đến giờ.   Thông thường thì với một án trạng nhỏ nhặt như thế thì "bị can" có thể đóng tiền thế chân chưa đến $1,000USD là có thể được tại ngoại trong vòng điều tra; tuy nhiên sau thời khủng bố 9/11 và bất kỳ đối tượng nào chưa phải là công dân Mỹ mà dính dấp đến pháp luật, nhất là những vụ việc ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân hoặc xã hội (tội trộm cắp, cũng thuộc vào hệ nầy) thì sẽ bị ... giữ luôn và có thể bị trục xuất khỏi nước Mỹ.  Với một vài nước như Việt Nam (chưa có hiệp ước nhận người bị trục xuất từ Mỹ) thì các đối tượng có thể bị nhốt mà chẳng có ngày ra...!  :-[


Tiêu đề: Re: Oan Thị Kính!
Gửi bởi: binhyen1960 trong 18 Tháng Mười Một, 2011, 02:38:54 pm

Bí Bếp mới đáo về lại xứ Mưa chỉ được mấy ngày còn khù khờ vì giờ giấc bị đảo lộn (chẳng hiểu sao khi về lại xứ mình thì chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện ăn với ngủ, v.v.).    Vâng, lúc về lại phi trường cũng bị đám Hải Quan chúng giữ trên 30 phút vì chuyện gì... đố ai biết.  :'(

  Thông thường thì với một án trạng nhỏ nhặt như thế thì "bị can" có thể đóng tiền thế chân chưa đến $1,000USD là có thể được tại ngoại trong vòng điều tra; tuy nhiên sau thời khủng bố 9/11 và bất kỳ đối tượng nào chưa phải là công dân Mỹ mà dính dấp đến pháp luật, nhất là những vụ việc ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân hoặc xã hội (tội trộm cắp, cũng thuộc vào hệ nầy) thì sẽ bị ... giữ luôn và có thể bị trục xuất khỏi nước Mỹ.  Với một vài nước như Việt Nam (chưa có hiệp ước nhận người bị trục xuất từ Mỹ) thì các đối tượng có thể bị nhốt mà chẳng có ngày ra...!  :-[

 Chắc do bọn Hải quan Mỹ nhìn mặt bác thấy "gian" nên giữ lại chăng? ;D

 BY có ông cậu ruột mỗi lần đi lại về nước cũng luôn bị khám xét rất "nhiệt tình" ở cửa khẩu sân bay bên đó, nhiều lần bị vứt đi hết cả đồ ăn thức uống mang về cho gia đình bên ấy, sau này ông ấy dùng chính sách nhiều không tức là cái gì cũng không, có lần về nước ông ấy đi 2 tay không với cái túi xách tay nhỏ đồ dùng cá nhân nhưng vẫn bị giữ lại kiểm tra 1 2h đồng hồ ngoài sân bay. Lý do nhìn mặt thấy gian quá. ;D

 Đối tượng bị ảnh hưởng do trận khủng bố 11.9 cần phát đơn kiện Osama Bin Laden bác ạ.


Tiêu đề: Re: Oan Thị Kính!
Gửi bởi: Lizzy trong 18 Tháng Mười Một, 2011, 02:51:13 pm
Đối tượng bị ảnh hưởng do trận khủng bố 11.9 cần phát đơn kiện Osama Bin Laden bác ạ.

Bác í hy sinh rồi thì phải làm sao ah? ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Oan Thị Kính!
Gửi bởi: binhyen1960 trong 18 Tháng Mười Một, 2011, 11:03:44 pm
Đối tượng bị ảnh hưởng do trận khủng bố 11.9 cần phát đơn kiện Osama Bin Laden bác ạ.

Bác í hy sinh rồi thì phải làm sao ah? ;D ;D ;D

 Hy sinh rồi nhưng tiền thì vẫn còn, kiện để lấy tiền của Osama Bin Laden chứ có phải kiện để lão ấy đi tù đâu. ;D


Tiêu đề: Re: Oan Thị Kính!
Gửi bởi: Quincy trong 19 Tháng Mười Một, 2011, 02:29:36 am
Chào các bác:

Bí Bếp mới đáo về lại xứ Mưa chỉ được mấy ngày còn khù khờ vì giờ giấc bị đảo lộn (chẳng hiểu sao khi về lại xứ mình thì chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện ăn với ngủ, v.v.).    Vâng, lúc về lại phi trường cũng bị đám Hải Quan chúng giữ trên 30 phút vì chuyện gì... đố ai biết.  :'(

Chỉ một ngày sau Bí Bếp nhận tin người quen là có một chú em nọ đã bị cảnh sát bắt nhốt cũng tròn trèm cùng một thời gian mà Bí Bếp về thăm gia đình ở xứ mình (hơn tháng rồi còn gì).  Số là chú em nầy làm chủ một chiếc xe cũ, cách đây hai năm chú đó biếu cho người em trai của người bồ của chú.  Theo qui định thì đáng nhẽ chú ta phải báo cho sở giao thông của tiểu bang về việc biếu nhượng nầy, nhưng sơ ý chú ta lại làm ngơ.

Người em trai đó lại để một người bạn khác mượn xe; đương sự đó lại dùng chiếc xe làm phương tiện chạy sang một khu phố khác để ... ăn trộm; trong lúc đương sự đang gây án thì người chủ nhà và một người khác về thình lình, đương sự bỏ chạy tuy nhiên cảnh sát vẫn truy ra được chiếc xe mà đương sự dùng lúc đó.  Cảnh sát truy ra người chủ xe là ai và dùng hình người chủ xe để hỏi hai nạn nhân có phải là đối tượng trong đã gây án.  Đối với đa số người Mỹ thì có mấy ai có thể khẳng định sự khác biệt của mặt mày dân gốc Á mình (ngược lại thì đa số người mình cũng dễ nào nêu ra sự khác biệt của mấy người da đen chẳng hạn); thế là họ gật đầu chỉ điểm ngay người trong hình là đối tượng đã gây án.

Chuyện tuy xảy ra gần hai năm trước nhưng vì hồ sơ thuộc loại yếu nên cảnh sát địa phương vẫn thong thả làm việc cho đến tháng rồi, thế là người chủ xe bị bắt nhốt một cách oan uổng cho đến giờ.   Thông thường thì với một án trạng nhỏ nhặt như thế thì "bị can" có thể đóng tiền thế chân chưa đến $1,000USD là có thể được tại ngoại trong vòng điều tra; tuy nhiên sau thời khủng bố 9/11 và bất kỳ đối tượng nào chưa phải là công dân Mỹ mà dính dấp đến pháp luật, nhất là những vụ việc ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân hoặc xã hội (tội trộm cắp, cũng thuộc vào hệ nầy) thì sẽ bị ... giữ luôn và có thể bị trục xuất khỏi nước Mỹ.  Với một vài nước như Việt Nam (chưa có hiệp ước nhận người bị trục xuất từ Mỹ) thì các đối tượng có thể bị nhốt mà chẳng có ngày ra...!  :-[



Việc cho chiếc xe này ông chủ xe đã không ký title vậy ông ta cũng đứng tên mua insurance luôn hả bác BB?

Theo tui nghỉ người em trai này mới chính là tên ăn trộm và tại sao?

_ anh ta có thể proved anh ta vô tội là ngày, giờ,thời gian xảy ra lúc đó anh ta đang ở dâu?,làm gì? .. và witness? người ta gọi là chứng cứ ngoại phạm
_ không thể vì bảo vệ, bao che cho bạn mình mà mình lai chịu vô cớ bị xử oan như vậy.Dủ cho rằng quan điểm của các Polices Mỹ là "thà bắt lầm còn hơn là tha lầm" nhưng chúng ta luôn có luật pháp và lý lẻ để bảo vệ cho người vô tội 



Tiêu đề: Re: Oan Thị Kính!
Gửi bởi: Bí Bếp trong 19 Tháng Mười Một, 2011, 01:29:20 pm

Việc cho chiếc xe này ông chủ xe đã không ký title vậy ông ta cũng đứng tên mua insurance luôn hả bác BB?

Theo tui nghỉ người em trai này mới chính là tên ăn trộm và tại sao?

_ anh ta có thể proved anh ta vô tội là ngày, giờ,thời gian xảy ra lúc đó anh ta đang ở dâu?,làm gì? .. và witness? người ta gọi là chứng cứ ngoại phạm
_ không thể vì bảo vệ, bao che cho bạn mình mà mình lai chịu vô cớ bị xử oan như vậy.Dủ cho rằng quan điểm của các Polices Mỹ là "thà bắt lầm còn hơn là tha lầm" nhưng chúng ta luôn có luật pháp và lý lẻ để bảo vệ cho người vô tội 

Chào bác Quincy:

Bí Bếp vừa mới trao đổi với phía luật sư biện hộ để góp ý về trường hợp nầy.  Thứ ba vừa qua, đáng lẽ đã có một phiên tòa để điều trần ngày hai bên thực hiện việc kháng án (có bồi thẩm đoàn quyết đoán); tuy nhiên, với số nhân chứng & lý lẽ bên ls biện hộ đưa ra, phía công tố của tiểu bang đề nghị hoãn lại thêm hai tuần để họ điều tra thêm cho rõ ràng.   Nếu chứng minh được nghi can là người vô tội thì họ sẽ đề nghị thẩm phán bãi bọ hồ sơ truy tố và thiết lập hồ sơ khác với nghi can mới (đang bị giam trong tù địa phương).

Vâng, phía nghi can có đủ nhân chứng sẵn sàng tuyên thệ trước tòa là đương sự chẳng dính dáp gì đến vụ án đó.   Trường hợp người bạn (đang bị ở tù) đã chủ quan vì chú ta đã cho chiếc xe đó cả hai năm về trước; mặc dù chiếc xe đã bị cảnh sát câu lưu, tuy nhiên giá trị chiếc xe chẳng xứng với khoảng tiền phạt + lệ phí giữ trong bãi đậu xe nên anh ta bỏ luôn (nếu xe để lâu bình thường thì chính quyền địa phương sẽ mang đi đấu giá, ngoại trừ chiếc xe đó mà một tang vật mà họ phải giữ cho đến khi phán quyết đã ngã ngủ xong....)

Chỉ cầu mong mọi việc suông sẻ cho người vô tội vì tuần tới sẽ làm tuần đại lễ ở Mỹ (Lễ Tạ Ơn) mà chú ta vẫn ở trong tù oan uổng...  :-[


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 20 Tháng Mười Một, 2011, 08:12:20 pm
Mình chỉ thắc mắc là vì khi cho xe thì người chủ xe phải ký title cho người nhận để người ta mua ínurance nhưng suốt trong khoảng thời gian 2 năm ông chủ xe vẫn phải đứng tên insurance à?, even anh em ruột cũng hiếm khi đứng tên mua insurance cho nhau, rủi gây ra tai nạn là phiền lắm.

Khi police bắt giữ người bạn của bác Bí hen thỉ ông bạn ây cứ nói là tao đã đưa xe cho người bạn tao sữ dụng 2 năm trước đó ----> polices sẽ hỏi ai, tên gì, và bắt người đó ------> rule out người bạn của bác Bí

Người bạn đó sẽ khai ra là đã cho người khác sử dụng để gây án------>ai, tên gì ,bắt giữ người này (rule người đã cho mượn xe.

Tuy nhiên trong lời khai có nhiều mâu thuẩn ,không thuyết phục vì polices đã bắt được hai người kia chưa?, và tại sao lại cho quá nhiều người mượn xe vì mục đích, nguyên nhân gì, (cũng như bác Bí biết bên này cho ai mượn xe là điều tối kỵ). Tòa chỉ dựa vào chứng cứ evidences mà xét chứ không dựa vào lới khai của ông bạn bác Bí được


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Bí Bếp trong 21 Tháng Mười Một, 2011, 08:44:26 am
Chào bác Quincy:

Vâng, chuyện nghe đơn giản mà chẳng đang giỡn tí nào vì nghi can trong cuộc vẫn phải ngồi tù (họ không cho tại ngoại điều tra vì luật di trú hiện giờ cấm thả những trường hợp dân thường trú, di dân dính dấp đến những vụ án mang tính cách "phá rối trị an" của cộng đồng).  Theo qui định thì nghi can (người chủ xe) phải báo cho sở giao thông về tình trạng đổi chủ của chiếc xe đó, tuy nhiên sau khi chiếc xe bị câu lưu; bãi xe có liên lạc chú ta để đến lấy xe (dĩ nhiên phải trả tiền kéo xe và phí đậu bãi đã lên trên ngoài giá trị của chiếc xe lúc đó).   Người chủ xe nghĩ rằng cứ để cảnh sát tịch thu và mang đi bán đấu giá nếu chủ xe làm ngơ sau một thời gian (chú ta lúc đó chẳng biết chiếc xe có dính dấp đến một trường hợp hình sự như thế).   Chuyện đã xảy ra từ 2 năm trước và thật sự không ngờ.

Theo cáo trạng thì bên cảnh sát đã bắt đầu cuộc điều tra sau khi tìm ra ai là chủ xe; xong họ mang hình đăng bạ của chủ xe đến cho 2 nạn nhân xem để xác nhận có phải là can phạm của vụ án.  Đa số người Mỹ khó phân biệt được sự khác biệt của dân gốc (vả lại hình cũng tương đối cũ) nên họ đã gật đầu nhận ngay người trong hình là nghi phạm.   Cảnh sát họ dựa trên các yếu tố đó mà truy bắt người chủ xe & cũng là nghi phạm trong vụ án.

Phía luật sư biện hộ đang yêu cầu phía công tố thực hiện lại cuộc điều tra để quyết định bãi nại hoặc cho ngày để bên nghi can xin kháng án.  Theo hệ thống luật pháp bên Mỹ hiện giờ thì chờ cho họ điều tra xong cũng sẽ kéo dài thêm một tháng nữa là ít.  :-[



Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 01:42:31 am
Thật ra gái tây tôi thấy chỉ đẹp nhất tuổi 15-18 vì ngây thơ nhỏ nhắn phù hợp với VN.còn từ 25 trở lên là bắt đầu xuống sắc rồi.Tuy nhiên tuổi đó bác nào mà đụng vảo là hơi lâu ra "ở tù lâu ra".Hồi đó ngoài giờ làm việc tụi tôi hay đá banh ở sân gần một trường trung cấp.Nên hay rủ tụi tây đá chung.Tôi đá hậu vệ rất rát nên tụi tây thường thua.Trong đám khán giả có một em tây nhỏ nhắn dễ thương rất kết tôi 'Nói nhỏ nhưng cũng cao cỡ 1.60m rồi".Một hôm sau khi đá banh xong em lại gần tôi nói thích tôi và hỏi tên tuổi tôi.Tôi nói tên xong hỏi lại em tên và tuổi ,vì thấy em nhicolai quá.Em nói 16 tuổi ,nghe vậy tôi liền bái bai ngay.Tuổi này mà đụng vào thì có mà HƠI LÂU . :P

 Bác HoangSon1960 này nhát hơn thằng Sơn chỗ tôi nhiều, phí của giời. ;D

 Tôi có thằng bạn cũng tên Sơn mang mấy con công bằng cao su màu với khăn mu xoa TQ in hình công chúa Trung Quốc ra dử dử mấy em Tây non dưới chân Block nhà gần đó, cũng thấy tíu tít với nhau mỗi khi chiều về chẳng biết có cơm cháo gì không.

 Thế rồi một hôm có thằng trung tá CA Tây lăm lăm khẩu súng ngắn tiến vào Block quyết lên phòng 40x tầng 4 gặp thằng Sơn để ăn thua, bọn đàn em trẻ ranh ở chung Block mới 18 20 tuổi thấy thằng Tây CA làm dữ dưới phòng bảo vệ thì sợ xanh mắt mũi chỉ có mấy thằng lớn tuổi chúng tôi lúc đó thì bình tĩnh hơn. Lắng nghe thì hiểu hết đầu đuôi câu chuyện.

 Thì ra tay trung tá CA Tây thấy con gái mang về vật "lưu niệm" thì hỏi ở đâu ra? Thế là con bé Tây nôn thốc nôn tháo ra sự việc, rằng thằng Sơn rủ nó lên phòng 40x Block 84 bên cạnh nhà cho quà là thứ nó thích mà xin tiền mua thì mẹ nó không cho, sau đó thì thằng Sơn đã làm như thế... như thế. ;D

 Tây bố nghe xong thì phát điên lên quyết xách súng sang Block gặp thằng Sơn mà bòm ... bòm, hỏi thêm thì biết con bé mới 12 tuổi. Vậy là những cái đầu "thông thái nhiều mưu mẹo" nhất chúng tôi chụp lại lên kế hoạch chạy tội cho thằng Sơn, không cần tìm hiểu đúng sai, hành vi sự việc ra sao phải cho thằng Sơn trốn đi cái đã, tạm thời leo theo đường lên mái nằm im trên đó không được xuống, tức tốc tìm thằng khác tên Sơn ở tầng khác lên thế chân thằng Sơn ở phòng 40x tầng 4, nhóm thoả thuận phía dưới phòng bảo vệ đồng ý cho trung tá CA Tây và con bé kia lên nhà gặp thằng Sơn để đối chất nhận mặt. Khi lên thì con bé Tây kiên quyết trả lời không phải người này, kiểm tra hộ chiếu đúng tên Sơn, hình ảnh đúng mặt  mũi, tay CA Tây soi đi soi lại, ngắm chán rồi dắt con bé bỏ ra về chửi bới ầm ỹ dình dập tìm thằng Sơn suốt một thời gian dài. Người bị hại không nhận được dạng kẻ gây án thì hòa cả làng còn thằng Sơn thì cho đi biệt tích khỏi khu vực đó luôn.

 Sau này chuyện đi vào quên lãng thì hỏi thằng Sơn tình đầu câu chuyện, nó thú nhận thấy ngon ăn quá nên dụ dỗ em nhỏ và "chén" không suy nghĩ, cũng vài lần rồi chứ không phải 1 lần, cũng cứ nghĩ còn "chén" lâu dài trong bí mật, ai ngờ con bé thật thà thế chuyện ấy mà cũng kể cho bố mẹ nghe. Chúng tôi hỏi thế mày "bóc tem" ra sao thì nó trợn mắt lên trả lời: Làm gì còn tem với chả mác, thằng Tây con nào nó bóc từ bao giở bao giờ rồi còn đâu. ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 11:22:16 am

 Bác HoangSon1960 này nhát hơn thằng Sơn chỗ tôi nhiều, phí của giời. ;D

 
  Sau này chuyện đi vào quên lãng thì hỏi thằng Sơn tình đầu câu chuyện, nó thú nhận thấy ngon ăn quá nên dụ dỗ em nhỏ và "chén" không suy nghĩ, cũng vài lần rồi chứ không phải 1 lần, cũng cứ nghĩ còn "chén" lâu dài trong bí mật, ai ngờ con bé thật thà thế chuyện ấy mà cũng kể cho bố mẹ nghe. Chúng tôi hỏi thế mày "bóc tem" ra sao thì nó trợn mắt lên trả lời: Làm gì còn tem với chả mác, thằng Tây con nào nó bóc từ bao giở bao giờ rồi còn đâu. ;D
Cũng chẳng nhát đâu ! hồi tụi tôi mới qua cũng hay sán vào mấy em tây nhỏ lắm ,vì tụi này nhỏ nhắn và...dễ dụ .Tuy nhiên mấy anh cũ học nghề Xù mốc [VN ở lâu năm] truyền đạt lại là đừng nên dính vào tụi này, nên không thằng nào dính vào nữa chứ cũng phải tốt lành gì.Bên Tiệp dân không có thiện cảm với VN nên chỉ cần thấy mình đi chơi với mấy em tây nhỏ là nhìn chăm chăm như quái vật.Mất cả hứng. Thật ra thì tụi tôi cũng biết mấy em tây này cũng chẳng còn gì để giữ đâu nhưng VN mình mà đụng vào thì tụi công an Tiệp sẽ làm đến nơi đến chốn . >:(


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 11:22:35 am
bỏ


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 29 Tháng Mười Một, 2011, 10:54:41 pm
Hồi tôi ở bên Đức thì chỉ có gái quê mới cặp với việt công mình. Còn ở Berlin thì chúng chỉ thích cặp với nhọ. Chắc vì nhọ to con và dai sức hơn cộng mình.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 12:55:56 am

Cũng chẳng nhát đâu ! hồi tụi tôi mới qua cũng hay sán vào mấy em tây nhỏ lắm ,vì tụi này nhỏ nhắn và...dễ dụ .Tuy nhiên mấy anh cũ học nghề Xù mốc [VN ở lâu năm] truyền đạt lại là đừng nên dính vào tụi này, nên không thằng nào dính vào nữa chứ cũng phải tốt lành gì.Bên Tiệp dân không có thiện cảm với VN nên chỉ cần thấy mình đi chơi với mấy em tây nhỏ là nhìn chăm chăm như quái vật.Mất cả hứng. Thật ra thì tụi tôi cũng biết mấy em tây này cũng chẳng còn gì để giữ đâu nhưng VN mình mà đụng vào thì tụi công an Tiệp sẽ làm đến nơi đến chốn . >:(

 Ôi! Khổ thân ông bạn hoangson1960 của tôi quá. ;D Cụt cả hứng thì còn "màu mỡ diêu cua" quái gì nữa. ;D

 Chẳng ngờ cái xứ Tiệp nó "hẹp hòi" với Việt cộng chúng ta nhỉ?

 Chẳng bù cho cái xứ từng mang tiếng là "Làng quê của châu Âu" chúng tôi học tập và làm việc lại khá "thoáng" về vấn đề này. ;D

 Quan niệm của họ khá đơn giản, như đói phải ăn và khát thì phải uống, đó là chuyện hàng ngày và để lâu sẽ gây nhiều bức xúc. Ngày mới sang được 1 năm tôi phải đi thực tập xa thành phố khoảng 50km, lúc đi thì phải đi bằng phương tiện công cộng, tàu điện rồi tàu điện bánh hơi rồi chuyển xe buýt 2 chặng khá vất vả nên phải đi trước 2h mới kịp, sáng ra 6h đã phải đi rồi may là mùa hè chứ mùa đông thì chết dở, khi về thì thằng bạn Tây cho đi cùng xe Lada của nó về ngang trung tâm thì xuống. Hôm nào tôi cũng thấy nó đỗ xe dọc đường vào trạm điện thoại công cộng để gọi điện, ngày nào cũng vậy tôi thấy lạ nên hỏi: Sao ngày nào tao cũng thấy mày điện thoại vậy? Thì nó bảo nó gọi điện về cho vợ, tôi hỏi: Mày bây giờ không về nhà sao mà lại phải gọi điện về? Nó bảo: Bây giờ tao đi về nhà nên gọi điện cho vợ tao biết là tao sắp về, nếu có thằng nào đang ở trong nhà với vợ tao thì nó đi ra đi để tao về nhà. ;D

 Nếu như tay Việt cộng nào ra đường mà sóng vai cùng 1 cô gái bản xứ thì thường được cánh đàn ông trêu đùa: Ê! VN, ph... ph... ;D Rồi dùng tay ra hiểu đầy tính tán đồng khuyến khích. ;D

 Tôi là thằng chúa bầy nhầy chuyện giờ giấc, gần đến ngày kết thúc thực tập mà chuyên đi làm muộn, có khi trốn luôn không đến, một hôm Natraonick gọi tôi vào mà hỏi: Mày không đi làm không đủ ngày giờ làm việc thì làm sao tao xác nhận cho mày đã qua thực tế để về trường thi lấy bằng được? Cố gắng nhé. ;D Hôm sau tôi xách cho nó chai rượu là êm tuốt nhưng vẫn trốn hoặc đi muộn thêm một thời gian nữa. Một hôm nó lại hỏi chuyện lý do đi muộn đến 2h làm việc bí quá tôi nói dối bừa: Đêm qua tao có bạn gái nên hôm nay mệt vì vậy đi muộn. Không ngờ lão Natraonick cười hô hố chúc mừng toán loạn cả, không những thế lão còn gọi những thằng Tây khác cùng làm mà khoe hôm qua thằng BY nó có bạn gái cả đêm làm cả bọn Tây xì xồ bàn tán suốt ngày. Bọn làm cùng khác tổ nhìn BY nở nụ cười bí hiểm giơ ngón tay cái lên với cái đầu lắc lắc tán thành đồng ý, thằng thân mật hơn thì vỗ vai nói câu: Mày là thằng con trai tuyệt vời. ;D

 Có nhiều chuyện không bao giờ họ thông cảm nhưng nếu mang chuyện ấy của mình ra làm lý do thì họ vui vẻ thông cảm ngay. Lạ chưa? ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười Một, 2011, 01:11:07 am
Theo tôi biết thì một phần bọn Tiệp nó ghét mình còn vì chuyện khác, chuyện năm 68 đấy.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 09 Tháng Mười Hai, 2011, 09:14:29 pm
Ở tiểu bang New Jersey nước Mỹ đang muà săn gấu. Ngày 7/12 vừa rồi có 600 con gấu đã bị hạ bởi thợ săn. Ở VN mà có 600 con gấu đó thì khối tiền. 600 cái mật gấu chứ đâu phải ít. Không biết mấy người thợ săn Mỹ họ có dùng mật gấu hay là bỏ đi. Với lại 600 bộ bàn tay gấu nữa, món ăn của vua chúa ngày xưa. Ở xứ này người ta đi săn chủ yếu là để lấy cái đầu treo tường hay ướp bộ da và lông để trang trí.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: SVNMARINESVN trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 10:23:55 am
(http://farm3.anhso.net/upload/20111210/10/o/anhso-102352_November_(11).jpg)
........
HI... Đọc Topic này nhiều chuyện vui quá. Mấy Anh ở bên Mỹ cho mình hỏi thăm..
Đang cần mua vài hộp thuốc đau bao tử làm quà biếu cho người thân bị bệnh. Có quý anh em nào ở Mỹ sắp về VN ăn Tết làm ơn giúp mua dùm mình vài hộp. Xin rất cám ơn và hậu tạ..
http://www.drugstore.com/products/prod.asp?pid=221276&catid=184249


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 12:20:18 pm
Cái nhãn thuốc này thấy quen quá, hình như là thuốc bán tự do không cần toa bác sỹ. Tui ở diễn đàn này 1 thời gian chẳng thấy ai ngoài bác Bí Bếp ở xứ mưa thôi. Tui thì có đứa em mà nó đã về rồi sắp qua lại đây chứ không ăn tết ở VN. May ra thì có thể gửi bằng đường bưu điện nhưng cước phí rất cao thì mua ở VN có lý hơn.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: SVNMARINESVN trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 01:40:04 pm
Hi.. Anh Ledvu ơi... có cách nào mua giúp dùm được không Anh? Đúng là loại thuốc trị đau bao tử này không cần toa vì rất dễ mua bên đó. Ở Việt Nam không có bán nên mới hỏi thăm xem có ai sắp về ăn tết thì mua dùm cho vài hộp... Heiy... Help me.. please


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: lethanh80 trong 10 Tháng Mười Hai, 2011, 05:59:27 pm
(http://farm3.anhso.net/upload/20111210/10/o/anhso-102352_November_(11).jpg)
........
HI... Đọc Topic này nhiều chuyện vui quá. Mấy Anh ở bên Mỹ cho mình hỏi thăm..
Đang cần mua vài hộp thuốc đau bao tử làm quà biếu cho người thân bị bệnh. Có quý anh em nào ở Mỹ sắp về VN ăn Tết làm ơn giúp mua dùm mình vài hộp. Xin rất cám ơn và hậu tạ..

      Không dám hứa trước với bạn,để mình nói bà chị tết này về thử xem sao.Cho  số lượng cần bao nhiêu hộp .Hỗ trợ giúp thôi có gì đâu mà hậu tạ.Sẽ trả lời sớm cho bạn yên tâm


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: yta262 trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 09:15:32 am
(http://farm3.anhso.net/upload/20111210/10/o/anhso-102352_November_(11).jpg)
........
HI... Đọc Topic này nhiều chuyện vui quá. Mấy Anh ở bên Mỹ cho mình hỏi thăm..
Đang cần mua vài hộp thuốc đau bao tử làm quà biếu cho người thân bị bệnh. Có quý anh em nào ở Mỹ sắp về VN ăn Tết làm ơn giúp mua dùm mình vài hộp. Xin rất cám ơn và hậu tạ..

     Không dám hứa trước với bạn,để mình nói bà chị tết này về thử xem sao.Cho  số lượng cần bao nhiêu hộp .Hỗ trợ giúp thôi có gì đâu mà hậu tạ.Sẽ trả lời sớm cho bạn yên tâm

Thuốc chống ợ chua xót bao tử này mấy tiệm 99c bên Mỹ bán rất rẻ (100 viên chỉ 99c hay $1.99 gì đó thôi), trong hình kèm theo Antacid là loại tương đương Prevacid, Antacid có vị trái cây nhiệt đới, uống rất dễ chịu:

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/57/Antacid-L478.jpg/800px-Antacid-L478.jpg)

Bệnh bao tử hiện nay có nhiều nguyên nhân, đa số đã có cách trị được tận gốc. Trong số các căn bệnh bao tử, 1 bác sỹ gốc Úc đã được giải Nobel y học nhờ dũng cảm tự mình làm cho mình mắc bệnh đau bao tử và tự chữa trị để chứng minh được rằng nguyên nhân chính của đau bao tử là do vi-rút gây bệnh nằm ngay trong bao tử. Chữa trị loại đau bao tử này bằng cách cho uống trụ sinh liều mạnh để tiêu diệt hết vi-rút, đôi khi phải chữa nhiều lần là tiệt hẳn, khỏi tốn tiền mua Prevacid!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: SVNMARINESVN trong 12 Tháng Mười Hai, 2011, 09:41:11 am
(http://farm3.anhso.net/upload/20111210/10/o/anhso-102352_November_(11).jpg)
........
HI... Đọc Topic này nhiều chuyện vui quá. Mấy Anh ở bên Mỹ cho mình hỏi thăm..
Đang cần mua vài hộp thuốc đau bao tử làm quà biếu cho người thân bị bệnh. Có quý anh em nào ở Mỹ sắp về VN ăn Tết làm ơn giúp mua dùm mình vài hộp. Xin rất cám ơn và hậu tạ..

     Không dám hứa trước với bạn,để mình nói bà chị tết này về thử xem sao.Cho  số lượng cần bao nhiêu hộp .Hỗ trợ giúp thôi có gì đâu mà hậu tạ.Sẽ trả lời sớm cho bạn yên tâm

Thuốc chống ợ chua xót bao tử này mấy tiệm 99c bên Mỹ bán rất rẻ (100 viên chỉ 99c hay $1.99 gì đó thôi), trong hình kèm theo Antacid là loại tương đương Prevacid, Antacid có vị trái cây nhiệt đới, uống rất dễ chịu:

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/57/Antacid-L478.jpg/800px-Antacid-L478.jpg)

Bệnh bao tử hiện nay có nhiều nguyên nhân, đa số đã có cách trị được tận gốc. Trong số các căn bệnh bao tử, 1 bác sỹ gốc Úc đã được giải Nobel y học nhờ dũng cảm tự mình làm cho mình mắc bệnh đau bao tử và tự chữa trị để chứng minh được rằng nguyên nhân chính của đau bao tử là do vi-rút gây bệnh nằm ngay trong bao tử. Chữa trị loại đau bao tử này bằng cách cho uống trụ sinh liều mạnh để tiêu diệt hết vi-rút, đôi khi phải chữa nhiều lần là tiệt hẳn, khỏi tốn tiền mua Prevacid!
Antacid thì rẻ nhưng người thân nhà mình đã có dùng qua rồi…(người quen cũng đem về cho mấy chai..) không ăn thua Anh YTA ơi.. Hiii, chỉ có Prevacid 24Hr là trị nó khỏi được lâu.. mà lại ít tái phát hơn bất cứ loại thuốc đau bao tử nào khác. Mặc dù công thức của nó cũng chỉ là: Lansoprazole thôi... Chúc ngày vui vẻ..


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 10:39:53 am
@bác SVN,tết này tui cò người nhà vể VN bác cần cứ nói tui mua dùm bác vài hộp. Antacid là tên gọi chung các loại thuốc kháng acid để neutralize acid trong dạ dày.Thuốc có nhiều loại (Tagamet, Zantac, Pepto-Bismol...),thuốc khác nhau  thì có active ingredients khác nhau và giá cả cũng khác nhau cho dù cơ chế của các thuốc giống nhau là khóa H2-receptor blocker ức chế HCl nhưng tác động lên bệnh lại khác.Thí dụ như loét dạ dày kèm theo viêm nhiểm Helicobacter Pyloi thì BS sẽ cho KS kết hơp với Pepto-Bismol và trong trường hợp không nhiểm thì dùng Zantac,Tagamet
@Bác y tá,H.Pylori là  vi khuẩn mà ông ấy tìm ra,hình như có đền hai ông cùng shared giải Nobel này.H.pylori là VK gây viêm loét dạ dày (gastritis) và ung thư dã dày.Còn virus (rotavirus) gây tiêu chày cầp tình ở trẻ em,chết vì mất nước, các bênh lý về đường ruột (gastroenteris)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: lethanh80 trong 13 Tháng Mười Hai, 2011, 10:45:26 am

       Cái chuyên đau bao tử tôi cũng lên bờ xuống ruộng vì nó đấy.Thời kỳ còn mưu sinh làm nghề lái xe dọc đướng nam bắc,việc ăn uống khá thất thường,đầu óc căng thẳng,thì cái bệnh này hành hạ .Khám ,bác sĩ kê toa –uống,kết quả: còn uống hết đau ,hết uống thì còn đau.Người nhà gởi về thuốc mẽo chánh hiệu cũng lặp lại như thế mặc dù có đỡ hơn chút chút.Một hôm đang đi , cơn hành hạ lại đến liền ghé vào hiệu thước bên đường mua,một vỉ Ma-Loc(made in Vietnam)chữa cháy mà thấy dễ chịu vô cùng.Kể từ đó hễ có triệu chứng là tôi tìm anh Ma-loc này” giúp đỡ”.4 năm nay tôi cũng không thấy” nó” quay lại thăm nên cũng mừng.Phải chăng căn bênh này cũng biết  kén chọn …


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Tr kỹ thuật trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 11:20:40 pm
Nỗi buồn tủi của người Việt tại Séc trước Noel
20.12.2011 23:48

(NguoiViet.de) Từng ngày chậm chạp trôi đi. Thời gian cuối năm cứ như một cụ già lẩm cẩm, lần lần từng bước, tha thẩn vào ra. Ông già Noel đang mỉm cười trước cửa. Cây thông cao vút giữa quảng trường rực ánh đèn lấp lánh, như ánh mắt trẻ thơ đang đợi chờ hy vọng được nhận quà trong dịp giáng sinh này.

Chỉ mươi ngày nữa thôi là kết thúc một năm. Đánh dấu kết quả của cả một năm vất vả nơi trời Tây này. Thóc lúa đâu chưa thấy, thần may mắn vẫn nhởn nhơ nơi nào mà chưa đến gõ cửa nhà ai, chỉ có gió mưa thường xuyên thăm hỏi. Bạn bè gặp nhau trên chợ đổ hàng, sức khỏe cho xuống hàng thứ yếu. Chỉ quan tâm tới nhau về chuyện làm ăn buôn bán thôi. Những tiếng thở dài ngao ngán, những cái lắc đầu hầu như trở thành“chuyên nghiệp“ trong suốt tháng suốt năm qua.

Tất cả bên“hậu phương“ đều đợi chờ vào trận quyết định nơi “tiền tuyến này“. Gặp lại anh chị bạn xa, sau vài câu thăm hỏi, anh bộc bạch nỗi lòng: “- Người ở Việt Nam nhưng chính quyền lại đặt bên Séc. Vậy nên: Sự thành bại nơi đây sẽ quyết định sự sống còn bên đó. Nhận thư vợ chiều qua… Mẹ năm nay đã 80, sức khỏe đi xuống nhiều, anh về mà lo mừng thọ cho mẹ. Con đường trước cửa họ đã trải nhựa xong, anh lo mà xây cho kín cổng cao tường. Kẻo rồi ba mẹ con em đàn bà con gái, trộm cướp nó mò vào thì em theo nó luôn nhé anh!“..

Hai anh em cười như địa chủ được mùa, nhưng chỉ một chút thôi, nụ cười lại tắt ngấm, ánh mắt thẫn thờ, tôi hiểu đồng tiền nó ám anh tôi.

Gặp chị, năm mươi mấy tuổi đời sắp trở thành bà ngoại. Mái tóc thề năm xưa giờ đã ngả màu sương gió, tóm ngược lên đỉnh đầu bằng sợi dây thun đỏ.Thôi thế cũng được, khỏi cần cặp, nơ, hoa hòe hoa sói làm gì. Còn đẹp hơn chán vạn lần lúc chị buông lơi, mái tóc chị rũ rượi, cứ như là con mẹ hàng cá vừa mới qua một trận khẩu chiến. Mùa đông lạnh ngăn ngắt như có trăm ngàn mũi kim chích vào thịt vào da. Bình thường chỉ đi giầy số 39. Vậy mà lạnh về phải đi đôi ủng số 42. Để sao cho lồng được hai đến ba đôi tất ấm. Lịch bịch lê gót như người duyệt binh không dứt khoát, mà nói dại có ngã cũng chưa chắc đã dậy nổi. Chị kể tôi nghe: “Chưa biết tính sao em ạ, anh ở nhà đang gọi viện trợ. Đứa lớn đã lấy chồng, còn hai đứa nhỏ lêu têu, công ăn việc làm không ổn định - Cô liệu mà cho nó sang bên đó chứ ở nhà là hư hết, tôi không chịu trách nhiệm“. - Sao vậy hả em?.

Chị hỏi tôi mà đôi mắt ầng ậng nước. Làm sao tôi có câu trả lời khi chồng chị, bố các cháu lại đùn đẩy trách nhiệm lên vai chị.

Người đi Tây dễ dàng thông cảm cho nhau. Bởi có xa mới thấu hiểu cho nỗi khổ của người xa. Nhất là trong những tháng năm này, làm ăn mỗi ngày một khó khăn hơn. Đồng tiền chê chủ nghèo không muốn định cư trú trong nhà mình. Các loại bảo hiểm cùng réo gọi. Cửa nhà, điện nước đồng loạt tăng giá. Khó khăn lúc này không thể nói là tạm thời nữa mà thực chất mình đang phải đối đầu.

Noel đang dần tới mà không khí bán buôn thật ảm đạm. Các bà tây đi mua hàng còn than thở hơn cả mình. Hòa cùng giọng than là tiếng ỉ eo, chèo kéo, so bì. Nhìn lượng khách mua mà mình có thể đoán trước được kết cục của một vụ mùa đại bại. Các bà nhắc lên đặt xuống chỉ đôi găng tay 50 ku (koruna) mà thôi, hoặc đôi dép đi trong nhà, thử rồi lại quăng xuống: “uvidime“. Thật não lòng mà không dám tỏ thái độ gì, bởi chợt nghĩ đến các mẹ ở bên nhà, có ít tiền nên phải tính toán thiệt hơn. Loanh quanh từ sáng tới trưa, có một con cá thôi mà cứ lật bên nọ lật bên kia, quảng từ lúc nó còn sống giẫy đành đạch, cho đến lúc nó chết lồi cả mắt các cụ vẫn chưa mua nổi thì mình sẽ thông cảm cho các cụ hưu trí bên này.

Thông cảm mà cố nặn lấy nụ cười chào tạm biệt, cười mà đang méo xệch mặt đi đấy.

Người Việt


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: hoangson1960 trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 03:17:58 pm
Nỗi buồn tủi của người Việt tại Séc trước Noel
20.12.2011 23:48

(NguoiViet.de) Từng ngày chậm chạp trôi đi. Thời gian cuối năm cứ như một cụ già lẩm cẩm, lần lần từng bước, tha thẩn vào ra. Ông già Noel đang mỉm cười trước cửa. Cây thông cao vút giữa quảng trường rực ánh đèn lấp lánh, như ánh mắt trẻ thơ đang đợi chờ hy vọng được nhận quà trong dịp giáng sinh này.

Chỉ mươi ngày nữa thôi là kết thúc một năm. Đánh dấu kết quả của cả một năm vất vả nơi trời Tây này. Thóc lúa đâu chưa thấy, thần may mắn vẫn nhởn nhơ nơi nào mà chưa đến gõ cửa nhà ai, chỉ có gió mưa thường xuyên thăm hỏi. Bạn bè gặp nhau trên chợ đổ hàng, sức khỏe cho xuống hàng thứ yếu. Chỉ quan tâm tới nhau về chuyện làm ăn buôn bán thôi. Những tiếng thở dài ngao ngán, những cái lắc đầu hầu như trở thành“chuyên nghiệp“ trong suốt tháng suốt năm qua.

Chào bác! vào dịp này 12/82 tôi cũng mới sang Tiệp ở làng Opchno gần Hradeckralove để học tiếng.Chiều 23/12 mấy thằng SG háo hức chờ tối noen để đi chơi như ờ SG. Gần 12h đêm mấy thằng lên đồ khoác Kabat lôi tuyết cả km đi ra quảng trường của làng .Ra đến nơi thì chả thấy ma nào.Vừa lạnh lại vừa chán chửi đổng tụi Tây ĐM đêm noen mà sao chả có đứa nào đi chơi noen như bên VN mình .Đứng sớ rớ một hồi rồi cả lũ kéo nhau về.Sau này mới biết tụi Tây nó ăn noen ở nhà chứ không ra đường như VN mình.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Tr kỹ thuật trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 05:34:37 pm
@ Bác HS: Tiệp bây giờ rất khác so với những năm x80 bác ạ.Tuần rồi tôi có việc qua đó (Praha) ít ngày thấy mọi thứ đều khác xưa, lại đúng dịp ông cựu TT V.Havel qua đời nên khi đi qua mấy khu Quảng trường thấy hoa và nến rất nhiều,khung cảnh mùa đông ảm đạm,mây mù cùng tuyết rơi. Khi chạy xe qua mấy cánh rừng khung cảnh còn thê lương hơn nữa...đúng là người tuôn nước mắt,trời tuôn...tuyết.Thật buồn.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: thanhh63 trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 07:13:35 pm
@ Bác HS: Tiệp bây giờ rất khác so với những năm x80 bác ạ.Tuần rồi tôi có việc qua đó (Praha) ít ngày thấy mọi thứ đều khác xưa, lại đúng dịp ông cựu TT V.Havel qua đời nên khi đi qua mấy khu Quảng trường thấy hoa và nến rất nhiều,khung cảnh mùa đông ảm đạm,mây mù cùng tuyết rơi. Khi chạy xe qua mấy cánh rừng khung cảnh còn thê lương hơn nữa...đúng là người tuôn nước mắt,trời tuôn...tuyết.Thật buồn.

Chào bác Tr kỹ thuật  ;D, bác ở Praha mấy ?, em cũng từng ở Praha từ 88 - 92 và học tại trường VSE

(http://i1143.photobucket.com/albums/n633/thanhh63/VSE.png)

Và ở khu koleje Jizni mesto, Praha 4:

(http://i1143.photobucket.com/albums/n633/thanhh63/Kolejejiznimesto.png)

Và em ở koleje Otava này:

(http://static.panoramio.com/photos/large/996601.jpg)

May mà nhờ có Gúc gồ nên thấy lại hình ảnh trường, ký túc xá vẫn y như xưa, thấy nhớ những năm tháng đó ghê quá, nhất là Vánoce (noel)  >:(. Em nhớ mùa đông đứng trong phòng nhìn ra xung quanh toàn tuyết là tuyết, thỉnh thoảng nới thấy có vài người đi lại. Còn Vánoce thì còn buồn hơn, ký túc xá toàn cizici với nhau vì tụi Tiệp về nhà nghỉ lễ hết...Nghỉ dài 1 tuần nhưng có được nghỉ đâu vì dịp này thường là dịp học để vào đầu năm thi học kỳ...
Còn khi tốt nghiệp, nghe lời các bác sứ bảo: ở lại Séc là yêu nước  ;D, thế là tụi em bắt đầu lang bạt kỳ hồ, buôn bán khắp nơi từ Ostrava về đến Teplice, Karlovy Vary, Cheb...và biết bao chợ làng, chợ thành phố khác nữa...cảm giác những ngày chợ cuối năm hoàn toàn đúng như bài báo, đứng chôn chân trong tuyết, dán đít trên cabin xe...chỉ chờ mong những ngày cuối năm này  ::), hên thì ăn tết to, sui thì héo  >:(...đúng là cảnh vui buồn ( mà buồn thì nhiều hơn ) nơi viễn sứ để nhớ đời  :(


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Tr kỹ thuật trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 12:46:11 am
@ Thanh 63. Tôi không ở Séc ,chỉ thỉnh thoảng nhớ bạn bè thì chạy qua đó thăm nhau chút thôi.Những năm 90x  đó là thời hoàng kim của "xù" nhà mình,sau này cứ kém dần. Bây giờ thì đủ cầm hơi thôi.Tôi hiện ở đất nước của bọn phát xít ;D cũ.Praha bây giờ mở rộng lắm........còn những khu chợ vùng biên thì èo uột.....vắng vẻ. Ôi thời hoàng kim nay còn đâu...........


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: yta262 trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 05:34:13 am
@ Thanh 63. Tôi không ở Séc ,chỉ thỉnh thoảng nhớ bạn bè thì chạy qua đó thăm nhau chút thôi.Những năm 90x  đó là thời hoàng kim của "xù" nhà mình,sau này cứ kém dần. Bây giờ thì đủ cầm hơi thôi.Tôi hiện ở đất nước của bọn phát xít ;D cũ.Praha bây giờ mở rộng lắm........còn những khu chợ vùng biên thì èo uột.....vắng vẻ. Ôi thời hoàng kim nay còn đâu...........
Thị trường chung Châu Âu hiện giờ trông chờ cả vào Đức. Bác Tr. Kỹ Thuật ở Đức chắc đời sống cũng khá hơn các nơi khác nên thấy Tiệp buồn tẻ đó thôi, cả thế giới hiện nay đang còn khủng hoảng kéo dài, bắt đầu từ 2008 kinh tế nó khủng hoảng cho tới nay không thấy có dấu hiệu thuyên giảm mà còn gia tăng. Yta262 nhớ lại năm 2009, mấy cha "chiên gia" kinh tế thế giới đoán già đoán non khủng hoảng chỉ 3 năm là hết, 2011 là xán lạn trở lại. Ai dè 2011 đã qua vẫn còn quá tệ, báo trước tương lai năm 2012 sẽ tốt như năm 2008! Khi trước còn trông chờ Pháp, nay cả Pháp cũng đang bước vào khủng hoảng (recession) thật sự. Bây giờ chú Ba cạnh VN nhà ta cũng te tua rồi, Mỹ và Nhật thì hỡi ôi, vừa phục hồi nay lại đổ dốc, trách chi các nước khác. Thiệt ra thì còn một vài nước còn kha khá như Đức, Canada, Hà Lan, Anh, Bắc Âu, Úc, nhưng đều là guồng máy kinh tế nhỏ, không giúp được cho ai ngoài nước mình, bó tay với cái đà kinh tế toàn cầu đang đi xuống. Anh bây giờ cũng phủi tay đứng ngoài, không muốn xoa dịu lỗi lầm kinh tế của nước khác! Đúng là phớt tỉnh Ăng-Lê như các cụ nhà mình nói!

@hoangson: bác nói đúng đó, các nước Tây Phương đêm 24/12 là đêm đoàn tụ (reunion) trong gia đình và bạn bè ở nhà, không mấy ai ra đường như ở VN, tết của Tây mà VN mình còn ăn lớn hơn cả Tây nữa! Bác mà ra mấy chỗ ăn chơi như sòng bài casino nhiều khi cũng đóng cửa ngày Giáng Sinh 25/12. Yta262 cũng bị hố một bữa, hôm 25/12 cũng ỷ y vô casino chơi, ai dè cả năm nó đóng cửa đúng 1 ngày: ngày lễ thánh 25/12. Năm khác tụi mình tổ chức đi chơi xa ngày 25/12, tới đâu cũng đóng cửa nhịn đói rã ruột luôn, gần tối mới mò tới được Gold Coast, là thành phố ăn chơi hàng đầu của Úc thì mới có chỗ để bỏ cái gì vô bụng, cạch tới già  :D. Các bác đi du lịch phương Tây, coi chừng ngày 24 & 25/12 nhé, 24/12 và 25/12 là ngày chán nhất ở phương Tây nếu không có gia đình hay bạn bè để mà chơi. Đi giã ngoại phải tự đem thức ăn theo và phải mua ngày hôm trước (23/12 đi chợ là tốt nhất, thường mấy ngày này các khu chợ mở cửa suốt đêm để đầm Tây chuẩn bị ngày lễ thánh), ngày 25/12 chỉ có các thành phố ăn chơi như Gold Coast, Las Vegas ... là mở cửa thôi.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 08:36:08 am
Ở Úc thì tui không biết nhưng ở Mỹ thì luôn có chỗ mở cửa trong những ngày đó: những cây xăng kiêm cửa hàng tạp hoá. Dọc theo những con đường lớn luôn có những cây xăng như vậy. Thường họ có bán sandwich và các món đồ uống nóng, cũng bỏ bụng để tạm qua cơn đói. Mấy cây xăng thường phải như vậy mới sống được chứ nếu bán xăng không thì khó đủ sở hụi.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: thanhh63 trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 09:05:34 am
Ở Úc thì tui không biết nhưng ở Mỹ thì luôn có chỗ mở cửa trong những ngày đó: những cây xăng kiêm cửa hàng tạp hoá. Dọc theo những con đường lớn luôn có những cây xăng như vậy. Thường họ có bán sandwich và các món đồ uống nóng, cũng bỏ bụng để tạm qua cơn đói. Mấy cây xăng thường phải như vậy mới sống được chứ nếu bán xăng không thì khó đủ sở hụi.

Mình nhớ bên Séc cũng vậy, đến dịp Noel thì phải lo lương thực thực phẩm cho cả tuần sau Noel vì toàn bộ cửa hàng đều đóng cửa ngoại trừ các motorest dọc các highway hoặc các cây xăng...nơi đó ngoài xăng họ bán đủ thứ như tạp hóa ở VN trừ thực phẩm tươi sống. Do đó nếu có thiếu bia, vino, hoặc các thứ lặt vặt...phải xách xe chạy tìm các motorest là đầy đủ nhất, nếu không có mới ra cây xăng.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: yta262 trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 09:55:40 pm
Ở Úc thì tui không biết nhưng ở Mỹ thì luôn có chỗ mở cửa trong những ngày đó: những cây xăng kiêm cửa hàng tạp hoá. Dọc theo những con đường lớn luôn có những cây xăng như vậy. Thường họ có bán sandwich và các món đồ uống nóng, cũng bỏ bụng để tạm qua cơn đói. Mấy cây xăng thường phải như vậy mới sống được chứ nếu bán xăng không thì khó đủ sở hụi.
2 bác nói cũng có phần đúng, thiệt ra bên Úc cũng có cây xăng (Úc goi là service stations) dọc đường xa lộ, nhưng hiếm hơn Mỹ. Hôm đó 25/12 cũng có nơi họ có bán thức ăn nóng nhưng chỗ thì hoặc là dở ẹt hoặc là ngon nhưng bán hết sạch rồi! Một cái kẹt của người Việt mình là thích ăn cơm cho nên tụi mình cứ chạy lần quần mất thời giờ để kiếm chỗ ăn vừa miệng cho nên cuối cùng phải ráng ... nhịn đói. Nếu không phải ngày 25/12 thì "nơi nào có khói là có người Á Châu", nhất là nhà hàng Tàu và Thái ở các thị trấn của Úc nơi nào cũng có. Nhưng đúng ngày 25/12 thì các nhà hàng Á Châu cũng đóng cửa, trừ khu người Việt như Cabramatta của Sydney, 1 năm mở cửa 366 ngày, nhưng đã đi chơi xa làm sao đến khu người Việt được. Khu người Việt chỉ có ở các thành phố lớn thôi!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Giêng, 2012, 12:43:08 pm
Có bác nào ở Mat thời này không nhỉ, nếu chứng kiến thì kể nghe chơi. Vụ này hồi ở Cam Ranh là đề tài để giờ nghỉ trưa bọn tôi chọc mấy bác Nga, các chú tức đỏ mặt tía tai.

http://www.youtube.com/watch?v=diLMVRl-MT8


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Tr kỹ thuật trong 07 Tháng Giêng, 2012, 05:15:46 am
Trích dẫn từ ytá 262:
Thị trường chung Châu Âu hiện giờ trông chờ cả vào Đức. Bác Tr. Kỹ Thuật ở Đức chắc đời sống cũng khá hơn các nơi khác nên thấy Tiệp buồn tẻ đó thôi, cả thế giới hiện nay đang còn khủng hoảng kéo dài, bắt đầu từ 2008 kinh tế nó khủng hoảng cho tới nay không thấy có dấu hiệu thuyên giảm mà còn gia tăng. Yta262 nhớ lại năm 2009, mấy cha "chiên gia" kinh tế thế giới đoán già đoán non khủng hoảng chỉ 3 năm là hết.

Đúng là Đức đang nhân cơ hội này ép các nước Hy lạp,Ý;Tây ban nha....... phải chấp nhận công khai nợ nần và có kế hoạch thắt lưng buộc bụng  thì mới đươc nhận thêm tiền vay để tái cơ cấu và tránh bị phá sản.Theo PTT bộ trưởng kinh tế Đức P.Rösler (gốc Việt) khi trả lời báo chí thì đích thân ông khi nói chuyện với TT Hy lạp là:
1.Minh bạch nợ nần.......
2.Kế hoạch tiết kiêm rõ ràng........
3.Chấp nhận bị giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu................
Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện được những yêu cầu trên trong một quốc gia là cực kỳ phức tạp vì nó liên quan đến nhiều bộ luật khác nhau,đụng vào đâu cũng phạm luật hết.Hiện tại Hy lạp vẫn đang bên bờ vực phá sản, ý và TBN đỡ hơn nhưng nợ nần chồng chất,chỉ số tín nhiệm giảm.......
Riêng Đức nợ công của Đức cũng rất cao nhưng họ bảo đảm bằng nhiều nguồn vốn khác nhau,hơn nữa tài sản dự trữ rất lớn (cả trong và ngoài nước) hệ thống ngân hàng,tài chính,bất động sản công khai,minh bạch,rõ ràng.Rất có tín nhiệm trên thị trường tiền tệ thế giới,ngoài ra họ góp tiền vào WB và IMF rất nhiều.Do vậy rất rất nhiều Quốc gia trên thế giới.....ngại Đức  ;D  ;D  ;D
Hiện nay dù CÂ đang khủng hoảng xong nền kinh tế  của Đức vẫn chạy tốt.Thất nghiệp tiếp tục giảm,đồng € mất giá lại kích thích thị trường xuất khẩu,hàng hóa bán ra nước ngoài nhiều hơn (nghe có vẻ nghịch lý nhưng sự thật là vậy vì đồng € mất giá khiến hàng hóa rẻ hơn so với đồng Dola).Nhưng tình hình Kinh tế TG u ám khiến người dân tiêu pha tiết kiệm hơn.
Một vài dòng sơ sài hầu chuyện các bác nếu có gì không đúng mong các bác tha thứ vì em nhìn trời chỉ to bằng cái nia thôi.Các bác đừng ném đá em nhé......................


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 07 Tháng Giêng, 2012, 01:08:45 pm
" Theo PTT bộ trưởng kinh tế Đức P.Rösler (gốc Việt) khi trả lời báo chí thì đích thân ông khi nói chuyện với TT Hy lạp là: "
Tui có được đọc nhiều bản tin về Ông này trên báo. Theo tui biết thì Ông này 100% máu Việt được 1 cặp vơ chồng người Đức nhận nuôi từ lúc còn rất nhỏ. Ở 1 nước như nước Đức mà 1 người da vàng tóc đen vươn tới được 1 vị trí như vậy thì thật đáng khâm phục.
Link tấm hình ông phó thủ tướng gốc Việt:
http://www.zimbio.com/photos/Philipp+Roesler/Cabinet+Discusses+Expanding+Euro+Recovery/b_9ZVuP1oio (http://www.zimbio.com/photos/Philipp+Roesler/Cabinet+Discusses+Expanding+Euro+Recovery/b_9ZVuP1oio)
Ông này còn rất trẻ, mới 38 tuổi.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 18 Tháng Giêng, 2012, 03:05:36 am
Car Accident,

Sáng thứ hai tuần rồi đang chạy xe trên đường bên trong railway một thằng Hispanic (tui gọi là thằng vì nó nhỏ tuổi hơn tui). Hípanic là một sắc dân đến từ Nam Mỹ như Brazil, Domican Republic... họ nói tiếng Spanish vì khi xưa họ là thuộc địa của Tây ban Nha (Spanish mà người Việt bên này hay gọi là XÌ để chỉ sắc dân này). Nó tông vào xe tui cái rầm, phía sau passenger door bị móp. Tui xuống xe lấy tên họ của nó và số phone và nhìn biển số xe của nó. Nó bảo tui đưa tên và số phone của tui để nó liên lạc với tui. tui cũng đưa.

Vì đây là lần đầu bị đụng xe tui chưa bao giờ có kinh nghiệm trong chuyện xử lý như là gọi Police đền làm report, vẽ sơ đồ ngay scene và chi tiết: how đi the accident happen. Tui đền BV làm định bụng chiều nay hỏi nó giải quyết làm sao . Tui không muốn claim insurance vì không có thời gian đi tới đi lui. Tui kể chuyện này cho mấy đứa co-workers nó bảo là tui ngu, tại sao không gọi Police đến làm report và tìm witness.  Nó sẽ claim lại mày, tui vẫn chưa tin.

Chièu vể tui gọi hỏi nó "Bây giờ tao sẽ đưa xe của tao đến Body Shop để fix, mày muốn trả tiển hay là insurance will pay for it?"
Bên đầu dây bên kia một giọng giận dữ:Tao không trả gì cả mày đụng xe tao, It damages at the bottom, tao sẽ show cho mày xem"
Tui lấy làm lạ hỏi lại nó"Mày có phải là người hồi sáng này hit xe tao không"
Nó lập lại"Không mày hit xe tao, nó damages at the bottom, I will show you"
Tui trả lời"I don't cảe. how and where your cả dâmge, but that you came from the railway and hit my cả, that is your fault"
Nó vẫn lập lại"Mày hit xe tao"
Tui nói"OK" và off máy

Sáng hôm sau tui đền Insurance của tui claim vể vụ accident ngày hôm qua, họ bảo tui khai từng chi tiết và vẽ lại hiện trường. Sau đó tui mang xe đến một nơi khác do họ chỉ định nơi đó có người chụp hình xe nơi bị hư và họ sẽ appraise , định giá mức thương tổn, bồi thường là bao nhiêu?

Sau đó tui đền luật sư để nhờ họ lo dùm vụ này vì tui biết thằng mắc dịch đụng xe tui đã đi claim ngược lại tui.

Đến cuối tuần tui nhận được cái thư từ Ínurance của thằng đụng xe. Đúng như vậy nó đã claim tui đụng xe của nó. Tui cũng không biết nó dưng chuyện, make up câu chuyện ra sao, rỏ ràng . rành rành là lổi của nó. Nên tui phải đem lá thư này đền nhờ luật sư giải quyết. Báo hại tui phải nghỉ một tuần vì chuyện này.

Mọi chuyện đều có luật sư lo và làm việc với phía Insuarance bên kia để đòi họ bồi thường và nếu họ không chịu bồi thường thì phải ra tòa.

(Còn tiếp)







Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: thanhh63 trong 31 Tháng Giêng, 2012, 02:56:56 pm
"Căn nhà" này tết nhất buồn tênh  :(, thật giống vô cùng với những cái tết nơi xứ người các bác nhể  :(...

Các bác ở châu âu chắc cũng giống nhau thôi, cứ 18:00 30 tết theo lịch ( trước đây làm gì có lịch âm, cứ phải cố nhớ để biết khi nào thì tết nhà mình, năm nào gặp năm nhuần, hoặc chỉ có 29 tết thì khốn, nhưng sau này khi hàng hóa trong nước tràn qua châu âu rồi thì cũng có cái để tra cứu cho biết chính xác ngày nào là tết  :o) là tôi lại lẳng lặng bày ra mấy khoanh sunka cắt miếng - tiếng anh là ham - vốn dĩ giống giò lụa nhất, luộc con gà già ( loại gà mái hết đẻ trứng tụi Tiệp gọi là slepice ...) ít trái cây như lê, táo và vài chai bia ... lên bàn cho gọi là mâm cỗ tết...thời sinh viên nghèo khó, quanh năm suốt tháng chỉ ăn ở menza ( nhà ăn giá rẻ có bao cấp dành cho SV ) nên tết là những ngày buồn nhất. Mà buồn cũng phải vì tết có được nghỉ đâu, xung quanh thì chẳng có không khí tết... đêm 30 mấy đứa SV Việt xúm lại với nhau, đứa món này đứa món kia ... nhậu với nhau vài chai bia, sang có chai vodka Nga ... là hết tết vì sáng ra vẫn phải đi học.

Đến khi ra trường, tự ai nấy sống, tết nhất cũng đỡ hơn vì đã có đồng ra, đồng vô...nhất là thời kỳ này rẻ thì đồ ăn thái lan, đắt hơn có đồ ăn Việt bán khá nhiều tại các khu người Việt như măng, miến, mộc nhĩ, nước mắm, giò lụa, các loại chả, bánh tráng, nhang thơm ... nên mâm cỗ tết cũng tươm hơn hầu như có đủ các bộ lệ. Đặc biệt sau này bà con mình bên Tiệp nhạy với nhu cầu còn gói và nấu bánh chưng để bán nên mâm cỗ tết càng ra dáng ngày tết. Nào gà trống mua trong làng, hoa thì làm hoa mai, hoa đào giả hoặc chặt cành đào quả mọc bên vệ đường về cắm nó cũng ra bông nhưng hoa lợt nhớt... dù sao có vẫn hơn. Ngày tết, cánh người Việt vì đa phần làm tự do, nên cũng tự cho phép mình nghỉ trong những ngày tết cổ truyền nên có thời gian đi thăm thú nhau cũng vui, đi thăm, chúc tết nhau nhiều khi phải ngủ lại đêm ở nhà bạn phần vì nhậu xỉn, phần vì đường xa ( trên trăm km là chuyện thường )... Nhưng nói gì thì nói, tết nhìn ra ngoài trắng xóa toàn tuyết là tuyết thì không thể nào vui cho nổi vì cảm giác xứ người cứ ập về, không thể nào vui cho nổi.        


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 31 Tháng Giêng, 2012, 10:06:09 pm
Muốn có chút không khí tết ở hải ngoại thì phải kiếm những nơi đông người Việt, Hoa mà lại ít lạnh. Có vài nơi như thế như Orange County ở Cali hay Houston, Dallas ở Texas. Đông nhất trong những ngày này là chốn thờ tự chùa, nhà thờ, các khu thương mại. Nếu năm nào tết rơi vào ngày cuối tuần thì càng đông hơn.


Tiêu đề: Re: vui buồn viễn xứ
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 31 Tháng Giêng, 2012, 11:09:37 pm
Xin hóng hớt cùng các bác Cựu ... Tết năm nay tụi em vuinhư ...Tết.! Vì có 2 thằng bạn trước cùng đại đội .tt ,một ở Tiệp ,một ở Nga , bọn chúng nhớ không khí tết HN nên vượt trùng dương về ăn tết !Các ccb tụ nhau tất niên qúavui ... Đang vui ,chợt một ông" Việt kiều " hỏi một câu - Xanh - rờn : ngày nào các lão cũng say như vầy ,thì làm ăn nỗi gì ? Tôi thay mặt ae" Nội địa " phản pháo bằng một câu- Xanh - lét : Võ tòng -uống 18 bát rượu ,còn đấm chết cọp tại Cảnh dương- cương! Chẳng lẽ Cựu cb ta lại thua Võ tòng sao ???  Mấy ông VKvỗ đùi khen : chí phải !!! Rồi cả bọn cùng nâng cốc : Cung - chúc - tân - xuân ...Đạihỷ !


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 08 Tháng Hai, 2012, 03:42:11 am
   Cái tết bên Tây lạnh lắm . Trước những năm 2000 thì nhiệt độ thường từ  -15 đến -25 độ . Những chiếc xe Bus phải lấy dây xích sắt quấn xung quanh 4 bánh xe , cho dây xích cắm xuống tuyết và đá trên đường để lăn bánh . Ai có dâu thì bị hơi thở đóng băng dưới dâu của 2 cái lỗ mũi . Ôi mùa đông tây .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Vietnamyeudau trong 08 Tháng Hai, 2012, 04:03:40 am
Mùa đông châu Âu năm nay cũng khiếp lắm các bác ơi, -40°C từ Nga đến -15° ở Đức, lạnh tê tái cả tháng nay rùi.  :P

(http://img2.news.zing.vn/2012/02/02/16-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: thanhh63 trong 08 Tháng Hai, 2012, 05:40:06 am
   Cái tết bên Tây lạnh lắm . Trước những năm 2000 thì nhiệt độ thường từ  -15 đến -25 độ . Những chiếc xe Bus phải lấy dây xích sắt quấn xung quanh 4 bánh xe , cho dây xích cắm xuống tuyết và đá trên đường để lăn bánh . Ai có dâu thì bị hơi thở đóng băng dưới dâu của 2 cái lỗ mũi . Ôi mùa đông tây .

Chuyện xe quấn bánh xích là chuyện bắt buộc những hôm tuyết nhiều, nhưng dân mình bên Séc hiếm ông bà nào chịu đi xe bánh xích, xe chạy số 1 số 2 lạng qua lạng lại như thằng say  ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 08 Tháng Hai, 2012, 12:58:49 pm
Chỗ tui ở ít thấy ai chạy xe bánh xích trừ những xe chuyên dụng. Tuyết rơi thì có xe đi xúc tuyết xong rắc muối nên cũng chẳng cần bánh xích làm gì. Sợ nhất là khi đóng băng, những con đường nhỏ không được ưu tiên nên mãi mới đựơc rải muối. Tui đã bị 1 lần xuống dốc " không phanh " cho đến khi đụng phải thanh chắn. Còn thoát được trong gang tấc thì nhiều vô số kể  :-[


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 09 Tháng Hai, 2012, 04:47:11 am
  Không biết nhiệt độ ở Mỹ quốc âm bao nhiêu hả bác Ledvu ? Chứ ở Sibiri thì -60 độ đó bác . Em nhổ bọt xuống đất , rồi ngồi xuống xem lại bãi nước bọt ngay , mà nó đã sền sệt như kem rồi .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Vietnamyeudau trong 09 Tháng Hai, 2012, 05:07:04 am
Chạy xe vùng đồi núi là phải lắp xích chống trơn nếu không thì không leo được đâu, còn chạy vùng đồng bằng đường xá bằng phẳng không cần đâu các bác ạ ...
(http://img1.caravaning.de/Zubehoer-Schneeketten-fotoshowImage-d480ed26-59466.jpg)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 09 Tháng Hai, 2012, 12:42:21 pm
  Không biết nhiệt độ ở Mỹ quốc âm bao nhiêu hả bác Ledvu ? Chứ ở Sibiri thì -60 độ đó bác . Em nhổ bọt xuống đất , rồi ngồi xuống xem lại bãi nước bọt ngay , mà nó đã sền sệt như kem rồi .
Nơi tui ở thì không đến nỗi thế. Khi lạnh nhất thì cũng chỉ 0 độ F ( âm 17,18 độ C ) Muà đông năm nay ít lạnh, ít bão tuyết nên cũng đỡ.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 11 Tháng Hai, 2012, 02:09:21 am
   Mẹ bố nhà nó ! Thế mà nhiều bố mẹ Tây lại đặt con của họ tên là Zima ! Các bác có biết không ? Zima tiếng Nga là mùa đông đó . Tên đé-o gì mà lại tên là mùa đông cơ chứ ?  Âm -20 độ đó các bác ạ ! Sun hết cả người lại như thằng nghiện rồi đây nè .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 12 Tháng Hai, 2012, 02:45:21 am
   Hôm nay thứ 7 nên được nghỉ . Ra thư viện đọc báo mới biết cái tên của đợt rét này . Tên của nó là Sibirisk . Và con số người chết rét đã đạt tới 550 người . Riêng quê Ukraina của em chết rét khoảng 150 người . Rumani khoảng 60 người . Phần còn lại thuộc về nước Nga và các nước thuộc Nga cũ . Rét quá mà tuyết nó rời ra và trắng như muối hột ấy . Sao năm nay rét quá đến vậy ? Thèm cái nóng của quê hương việt nam quá các bác ơi .

        TÔI  ĐỨNG  ĐÂY ,  BỐN  MÙA HOA RƠI GIÓ RÉT
        TÔI  ĐỨNG  ĐÂY ,  BỐN  MÙA  HOA  LÁ  RỤNG  RƠI
        TÔI  ĐỨNG  ĐÂY ,  MẮT  NHÌN  VỀ  PHÍA  TRỜI  XA
        TRỜI  HỬNG  RỒI  , SAO  LÒNG  TÔI  THẤY  BUỒN  TÊNH


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 12 Tháng Hai, 2012, 04:35:46 am
Mấy người chết vì rét đó chắc đa số là người vô gia cư, người già. Mỗi đợt rét đều có người chết dù nước đó giàu mạnh phát triển đến mấy. Mỗi đợt rét đậm như vậy các thành phố đều tổ chức đi thu gom những người vô gia cư mà gom không hết. Nhiều người họ cố ý trốn vì vào những nơi như vậy rất gò bó về kỷ luật như giờ giấc, không được uống rượu, chơi thuốc chẳng hạn.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quannhu172 trong 14 Tháng Hai, 2012, 10:27:03 pm
    Con số người chết rét đã vượt qua con số 600 . Brussell lo ngại cho số người chết sẽ còn tăng lên . Nhất là Bulgari và Rumani , 2 nước này vẫn bị tuyết rơi đều đều .
  Bác Ledvu ! Lượng muối rải đường cũng lớn lắm . Kinh phí để mua muối này . Mua xe chuyên dùng để rải muối này . Rồi kho tàng cất giữ để bảo quản muối , lương công nhân và lái xe . Nên đòi hỏi phải có kinh phí thì mới nói đến chuyện rải muối bác ạ !


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 15 Tháng Hai, 2012, 01:20:04 pm
Thực ra thì khoản chi phí nặng nhất là tiền lương trả cho nhân viên ngoài giờ khi họ làm phụ trội. Các chi phí khác thì không đến nỗi nào. Như muối để rải đường là loại muối cục đen thui thì rẻ mạt. Xe cộ thì chỉ cần gắn thêm trang bị cho mùa đông là đủ rồi, đến mùa xuân thì tháo ra. Mỗi lần tuyết rơi là nhân viên của ngành GTVT các cấp lại làm theo tua 12 tiếng/ngày nên phải trả tăng tiền cho họ 50%. Nhưng dù dọn dẹp cách mấy thì tai nạn vẫn xảy ra, nhất là ở các con đường dốc xuống, khó kiểm soát được tốc độ nên dễ bị trơn trượt, mất lái.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: daccong-tinhnhue trong 29 Tháng Hai, 2012, 05:09:15 am
  Không biết nhiệt độ ở Mỹ quốc âm bao nhiêu hả bác Ledvu ? Chứ ở Sibiri thì -60 độ đó bác . Em nhổ bọt xuống đất , rồi ngồi xuống xem lại bãi nước bọt ngay , mà nó đã sền sệt như kem rồi .
[/Chào bác Quannhu172,hôm nay rảnh rỗi vô tình vào phần này,bác ở Xibiri đó à,thời gian nào,vùng nào vậy,em cũng là dân cựu Xibiri đây ạ,thành phố Barnaul.cách Novoxibia khoang 300km,nhưng em đã xa Xibiri hơn 10 năm rồi,em mới được thử lửa -46 thôi,chứ - 60 thì chưa gặp,lạnh nhất xứ Xibiri hình như là Irkust thì fai nhiệt độ trung bình mùa đông là -25 đến 45,chợ họp khoang 4 h -6h ngày thôi,thời điểm em còn ở Xibiri 90x .rảnh rỗi em sẽ " ôn nghèo -kể khổ " với các bác thời gian sống ở Vựa tuyết của CCCP cũ, ở Đức.Tiệp Ba lan sau này


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Minhhoang.CCCP trong 05 Tháng Ba, 2012, 10:41:16 am
Em vào mục "Vui buồn viễn xứ" hóng hớt chuyện của các bác và em biết trong diễn đàn có nhiều bác từng học tập, lao động, đi công tác ở Nga (Liên Xô) trước đây nên em đọc thấy rất thú vị. Trước đây em cũng có thời gian học tập ở Nga 5 năm, cho em tham gia đóng góp một vài chuyện được không các bác?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Lizzy trong 05 Tháng Ba, 2012, 11:26:43 am
Em vào mục "Vui buồn viễn xứ" hóng hớt chuyện của các bác và em biết trong diễn đàn có nhiều bác từng học tập, lao động, đi công tác ở Nga (Liên Xô) trước đây nên em đọc thấy rất thú vị. Trước đây em cũng có thời gian học tập ở Nga 5 năm, cho em tham gia đóng góp một vài chuyện được không các bác?

Пожалуйста, не стесняйтесь я ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HAN_DCT trong 05 Tháng Ba, 2012, 11:45:24 am
@Lizzy: dịch được mỗi câu đầu "Пожалуйста" nghĩa là: Bà-Già-Lui-Ra đúng không bác ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Lizzy trong 05 Tháng Ba, 2012, 12:04:28 pm
@Lizzy: dịch được mỗi câu đầu "Пожалуйста" nghĩa là: Bà-Già-Lui-Ra đúng không bác ;D

Em đua đòi cho lên google dịch đấy bác ah, post lên trông cho nó pờ rồ ;D, chứ em 1 chữ tiếng Nga bẻ đôi cũng không biết ah ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Ba, 2012, 01:02:55 pm
Nước Nga hay bắt đầu bằng chữ A: Ivanushka, Alenushka, vodka, raketa, podvodnaya lodka .... và còn cả Valôđia.
Gớt nói: "phải hành động"
Volodia ở trong lều cỏ bảo: "nên biết ước mơ"
Volodia ngày hôm qua đã thoát xác bay từ vườn hoa Canh Nông về Kremli làm tổng thống. U..hu....


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Minhhoang.CCCP trong 05 Tháng Ba, 2012, 01:33:45 pm
  Không biết nhiệt độ ở Mỹ quốc âm bao nhiêu hả bác Ledvu ? Chứ ở Sibiri thì -60 độ đó bác . Em nhổ bọt xuống đất , rồi ngồi xuống xem lại bãi nước bọt ngay , mà nó đã sền sệt như kem rồi .
[/Chào bác Quannhu172,hôm nay rảnh rỗi vô tình vào phần này,bác ở Xibiri đó à,thời gian nào,vùng nào vậy,em cũng là dân cựu Xibiri đây ạ,thành phố Barnaul.cách Novoxibia khoang 300km,nhưng em đã xa Xibiri hơn 10 năm rồi,em mới được thử lửa -46 thôi,chứ - 60 thì chưa gặp,lạnh nhất xứ Xibiri hình như là Irkust thì fai nhiệt độ trung bình mùa đông là -25 đến 45,chợ họp khoang 4 h -6h ngày thôi,thời điểm em còn ở Xibiri 90x .rảnh rỗi em sẽ " ôn nghèo -kể khổ " với các bác thời gian sống ở Vựa tuyết của CCCP cũ, ở Đức.Tiệp Ba lan sau này

Bác cho em "ôn nghèo kể khổ" với được không? Em cũng tá túc bên đó hơn 5 mùa đông nhưng vào đây kể lại ngại các bác cười cho, nhưng em biết ở diễn đàn này có rất nhiều bác từng sang tá túc bên đó, đọc các bác hoài cũng ngứa ngáy nhưng pót bài mãi không được. 


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Minhhoang.CCCP trong 05 Tháng Ba, 2012, 01:44:48 pm
Em vào mục "Vui buồn viễn xứ" hóng hớt chuyện của các bác và em biết trong diễn đàn có nhiều bác từng học tập, lao động, đi công tác ở Nga (Liên Xô) trước đây nên em đọc thấy rất thú vị. Trước đây em cũng có thời gian học tập ở Nga 5 năm, cho em tham gia đóng góp một vài chuyện được không các bác?

Пожалуйста, не стесняйтесь я ;D

Cám ơn bác Lizzy, vậy là em biết em gửi được bài rồi. Trước đây em đã đăng ký thành viên và có viết bài tham gia nhưng sau đó bị mất nik trên diễn đàn, đăng ký lại mãi không được lại không nhớ mật khẩu, không biết hỏi ai nên đành đăng ký nik mới, cái nik hơi có vẻ "đao to búa lớn", có cách nào phục hồi nik cũ không ạ? Mong mod chỉ giáo.  


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Lizzy trong 05 Tháng Ba, 2012, 01:50:41 pm
Bác ơi, bác lên topic ở trên bảng tin nhờ admin ah, vì việc thế này chỉ có admin can thiệp được thôi ;D

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/board,5.0.html


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: daccong-tinhnhue trong 05 Tháng Ba, 2012, 07:12:07 pm
Bác ơi, bác lên topic ở trên bảng tin nhờ admin ah, vì việc thế này chỉ có admin can thiệp được thôi ;D

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/board,5.0.html

chào cả nhà,tôi muốn viết luôn bài,không phài qua " trích dẫn " thi clik vào đâu để có thể viết luôn đưôc nhĩ.Cám ơn nhiều
1 kỉ niệm " điếc không sơ súng " cuối năm 1989 sau hơn 1 ngày bay khi ha canh xuông sân bay Mát < không nhố là Damadedovo hay Vnuckovo >mệt ,mỏi vì bị gò bỏ trong 1 không gian hep hơi bị lâu,phần nữa phãi mặc 3,4 quã quần bò phên,nối gối... gì đó,áo mặc cụng không kém 3,4 áo bò vài cái fong cá sấu bên trong kên người cứng như khúc gỗ,nhưng vẩn phải cắn răng mà chịu.vì đây là số hảng hóa vượt tiêu chuẫn,trước khi xuống xuống máy bay thì được thông báo anh em trong đoàn phãi hỗ trơ nhau trong lúc nhận hành lí,tránh trưởng hợp bị " bộ đọi sân bay " đá hàng < cũng là dân Cộng ,nhưng bon này sang trước ,và chuyên ra san bay làm luật vởi biên phòng,hãi quan Nga,để đưộc vào trong khu nhập cãnh,trong lúc lộm nhộm thì ăn cắp hành lí của người mới sang>lên lúc băng chuyền đưa hành lí lên,cứ thấy tên Đoàn Bộ GD & đại học thì lấy ra,để 1 đóng ,sau đó cũa ai người đó nhận,May không thất lạc,mất mát gì.Khi ra ngoài thì được thông báo phài đơi đến đêm mới có chuyến bay về Barnaul , thế là vali để gọn 1 chỗ lang thang ngắm nghía sân bay, vì tôi cụng biết tiếng Nga từ trước,mặc dù không giõi nhưng đũ giao tiếp sơ sơ,chui ra ngoài thấy tuyết rơi ngấp phố,thấy hay hay,cã bọn chay ra nghich,nèm nhau được 1 lúc thì lạnh cứng hết tay,chán lại đi vào,dồ ăn thì vẫn còn,nhưng nước thì hết hỏi mấy bác Sứ quán,và hướng dẫn viên người Nga thì họ bão vào toalet mà uống < mình nghì cũng A-kay,rõ rảng hõi tữ tế mà sao họ lại chỉ vào Toalet uống???? Sau này mời biết ở Nga,có thể uống nước trực tiếp từ vồi,không phải đun sôi như ơ VN > uống được mấy ngụm thấy ngang ph2 phè vì mùi Clo sát trùng,đi ra ngoài thấy cái mấ bán nước gaz tự đọng,lâu không nhớ là 3,hay 5 ko-pek/cóc ,nhưng tiền thì mình khống có,loang quanh không biếi xin hay nhặt đựoc máy chục ko-pek mấy thằng rũ nhau đi uống,thấy ngon ngon lạ lạ,sau quyết định bò chai Lúa mới ra bán,cu61 cầm chai rưôu ỡ tay lang thang có mấy thằng Nga hõi bao nhiêu,hô đại 25 pub ,no chê đắt bào 17- ,20 pyb thôi,nhất đnh4 khọng bán sau thấy mấy chú thanh niên mặc áo dạ dài,đeo quân hàm quân hiệu đàng hoàng ,ve áo có chữ CA màu đỏ ra mặc cã < lúc đó có thằng em cấu đít bào anh cẩn thận ,nó là cong an thì chết cã lũ,vì nó nhièn chữ CA = Công an mà,lúc đó tôi đau cần biết c6ng an ,công đò là gì vì rưou lúc đó chưa biết uống,< sau này thì khác nhe,do cong việc làm ăn với Khuzigan Nga thậm chí Spit =Cổn 70-80 % cũng fai Uống,uống có kiểu không là cháy ruột như chơi>trước sau đẳng nào cũng phải bán để chi tiêu,va nhìn mặt mấy thằng CA Nga hiền lắm ,nghĩ nó có túm đước 1chai chắc cũng không bị về nước ngay đau mà sỡ,vì mình có uống rươu đâu,mình chĩ cầm ờ tay thôi mà,tiếng tăm thì ú ớ,có gì gọi phiên dịch,Sau 1 hồi làm giá cuối củng tôi bán được 23pub > thế là mấy anh em quay ra mua nước tụ đông uống căng hết cạ bụng < sau hõi mới biết gia chung là 20pub/chai thời điễm đó và 2 chử CA = soldat armi = bộ đội >  sau đó đội trưởng,phiên dịch hõi chúng mày lấy tiền đâu ra mà di uống nước,bão em bán rượu mấy ông đó lắc đầu bào chúng mày vừa điếc,vừa lác ,chang may cong an,hãi quan no túm được có phải rách việc không .cà lũ nhăn nhẻ cười trừ/


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Minhhoang.CCCP trong 06 Tháng Ba, 2012, 10:04:13 am
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, trong thời buổi bao cấp muôn vàn khó khăn, việc đi học đi làm ở Liên Xô và các nước XHCN đối với nhiều người như là một ước mơ đổi đời, phải nỗ lực thật nhiều, có người phải chen vai lật cánh mới mong đạt được mục đích. Sống, học tập và làm việc ở một đất nước hòa bình văn minh hiện đại là một điều kiện tốt và mang lại biết bao điều tốt đẹp nhưng cũng có biết bao nhiêu chuyện vui buồn, cũng có cả khổ đau và nó mãi mãi trở thành kỷ niệm khó quên trong ký ức. Đọc chuyện các bác kể về những năm tháng bên trời Âu thật thú vị, kỷ niệm lại ùa về trong tôi nên xin “chia nghèo kể khổ” cùng các bác cho vui.
Chân “dép lốp” lên máy bay Aerophlot:
Ngày ấy...198..., sau một năm học dự bị, với sự cần cù nỗ lực học hành trong điều kiện hết sức thiếu thốn, sau kỳ kiểm tra cuối tôi có tên trong danh sách được sang Liên Xô học tập. Khó có thể tả hết niềm vui sướng hân hoan của tôi và nhiều bạn bè khác, cũng có một số bạn không đi được do không đạt kết quả, họ buồn xiu nhưng biết làm thế nào được.
Cuối tháng 8 là quãng thời gian thực sự lo lắng và vất vã, có lúc lo lắng vẫn vơ, không biết liệu có bị trục trặc gì không, có người bảo bao giờ mày đặt chân lên đất Liên Xô mới gọi là chắc ăn nhé. Những lo toan chung quy cũng chỉ là không biết phía trước rồi sẽ thế nào, tiền ở đâu, mua hàng gì, mang hàng đi vi phạm hải quan họ có ách giữ người lại hay không..vv...và...vv.
Suốt mấy ngày chuẩn bị mua sắm hành hóa "đi buôn", quanh đi quẩn lại cũng ra Đồng Xuân chọn mấy chiếc quần bò cỡ lớn thắt lưng cao ngang ngực là được, rồi thì áo phông cá sấu, đồng hồ vẩy cá, son phấn linh tinh với trọng lượng khống chế. Để phòng thân mình còn mang theo mấy bộ quần áo cũ, áo len và cả áo "đại cán" để chống rét...tất cả cho vào một cái thùng cactong nhỏ gọn ràng buộc thật kỹ chờ ngày lên đường. Vì là chuyến đi đầu tiên, ai tự lo nấy, mình là người tỉnh lẻ nên lúng túng quá, lỡ có chuyện gì trục trặc thì không ai giúp mình được nên tốt nhất là làm đúng quy định mang dưới 20 kg, vì nếu do ba cái thứ kèm theo đó mà lỡ có trục trặc gì thì ôi thôi, bỏ công lều chõng bấy nay, tương lai phía trước rồi danh dự với bà con, bạn bè, xã hội...
Khi ra đến sân bay xếp hàng làm thủ tục mình mới ngớ người ra, trông người nào người nấy cứ như phi công vũ trụ trước chuyến bay vậy, chỉ thiếu mỗi cái mũ tròn tròn là giống y chang thấy ngồ ngộ thật buồn cười.
Một cậu bạn ở Hà Nội bảo:
- Thế hàng mày chỉ có thế thôi à?
- Ừ, mấy cái quần bò, áo phông...
- Để ở đâu?
- Trong gói hàng.
- Mở ra nhanh lên. Mặc vào đi, mặc tất cả vào, cả áo nữa.
Nhưng thay quần thế nào, ở đâu? Trưởng đoàn giục đến lúc soi hàng rồi. Thế là bí quá, hôm qua chằng gói buộc thắt cẩn thận, kĩ càng bây giờ cởi tung ra mới gay. Kệ, họ có biết mình là ai đâu, phòng đợi sân bay rất đông người, người tiễn rất đông đứng ngoài hàng rào nhìn vào người thân của mình. Mình đánh liều ôm thùng ra khỏi hàng người đang chờ soi hàng, đến góc khuất tháo tung thùng giấy ra, mặc 2 quần bò vào, nó không chịu ở yên đó mà cứ tụt xuống vì quá rộng, "nhanh trí", cởi thắt lưng quần cũ luồn vào quần ngoài, lóng ngóng thế nào cái khóa thắt lưng lại bung ra, không cài lại được. Kệ. Quần dài quá thì xắn lên 4- 5 lai đỡ vướng. Riêng 5 cái áo phông mặc vào rồi khoác ngoài cái áo sơ mi thì tạm ổn, chỉ tòi ra quá nhiều cổ áo trông mất mĩ quan một tý, tặc lưỡi: không sao. Buộc lại hàng, một tay ém ngang hông để quần khỏi tụt, một tay xách thùng hành lý đến chỗ soi vừa kịp. Thế mà cũng bị hải quan bảo kiểm tra, mở ra thấy có phấn son, bút chì họ hỏi mang theo làm gì? Tặng. Tặng cho ai mà nhiều thế, mỗi thứ 10 cái thôi. Thế là đành mở ra đếm đủ 10 cái mỗi thứ, phần thừa lại vừa giữ quần vừa chạy ra chỗ rào chắn rất đông người đi tiễn rất xấu hổ nhưng kệ, ai biết ai đâu.
Trời nắng nóng tháng Tám, nhà ga đông người, hơi người hơi nắng nóng hầm hập, lại là lần đầu tiên mặc quá nhiều quần áo nên mồ hôi vã ra ướt đẫm. Qua cửa soi người mình chỉ còn xách trên tay cái túi trống màu đỏ rúm ró lép xẹp. Trên đường lên xe buych chuyên dụng ra máy bay, mọi người đứng, mình lẻn ra ghế sau cùng tháo hết số áo phông nhét vào túi trống, ôm mấy cái quần bò lên máy bay.
Lúc ấy mới thở phào nhẹ nhõm, máy bay vẫn chưa cất cánh, nhìn qua ô cửa sổ thấy bầu trời Hà Nội mùa thu sao mà xanh thế, nắng thu vàng rực rỡ thế.
Sang đến Matxcova, mấy ngày sau mới ngớ người ra với bạn bè cùng lớp, có người mang được khá nhiều, bán đi thu về cả mấy ngàn rúp, trong khi mình chỉ được vài ba trăm. Họ mang được rất nhiều hàng, hỏi bí quyết họ bày: Phải có người làm việc trước với hải quan, có chi phí thì hàng mới đi được.
Nghĩ ra, hơi tiếc thật...Nhưng mà thôi.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Minhhoang.CCCP trong 21 Tháng Ba, 2012, 02:14:29 pm
Tiếp tục chuyến bay:     

"Ngố" tôi lên máy bay lòng thấy lâng lâng, thở phào nhẹ nhõm và may mắn thế nào số ghế của tôi lại được xếp ngồi bên cạnh một em khá xinh nói giọng miền Nam. Bao nhiêu cảm giác của giờ phút cuối cùng tạm biệt Tổ quốc quê hương để bay sang đất nước Liên Xô vĩ đại mà lúc bấy giờ chúng tôi chỉ biết được qua phim ảnh và báo chí nó cứ lâng lâng, trào dâng một niềm vui khó tả. Lên được máy bay là chắc chắn đi được rồi, ở nhà mọi người cứ dọa nhau để lo lắng đến phát sợ lên, có người bảo bao giờ ngồi lên được trên máy bay mới chắc là được đi. Thì đây, tôi đang ngồi trên máy bay rồi đấy thôi và cũng hồi hộp chờ xem giây phút máy bay rời khỏi mặt đất như thế nào.
Cảm giác đầu tiên là khoang máy bay rất rộng với 3 dãy ghế, nghe nói loại máy bay IL86 này chở được đến 350 hành khách. Trên máy bay có hương vị gì đó rất đặc biệt, rất thơm mà không biết hương vị gì (không phải mùi nước hoa)và không biết từ đâu tỏa ra nhưng rất dễ chịu và đặc biệt ấn tượng là những cô gái chiêu đãi viên (hồi ấy gọi như thế) quá trẻ trung, xinh đẹp, mặc áo trắng váy xanh cứ đi qua, đi lại tất bật trông quá hấp dẫn.
Tôi nẩy ra trò nghịch ngợm: ở mỗi dãy ghế ngồi có một cái nút bấm chuông. Tôi bấm thử, tiếng chuông reo ngân lên "ping poong..."và đèn tín hiệu ghế tôi ngồi bật sáng. Hai phút sau, một em chiêu đãi viên xuất hiện, lại còn đến gần, rồi lại còn cúi xuống nữa chứ. Em hỏi: "Anh cần gì?". Lúc đó tôi lại bị hút hồn bởi những lọn tóc màu hạt dẽ hơi che cái vầng trán đẹp, nước da trắng hồng, đôi mắt quá đẹp với con ngươi màu xanh trong vắt...lại không chuẩn bị trước là mình cần gì nên "nhanh ý" nói bật ra:
- Xin lỗi! Có thể uống nước ở đâu?
Cô gái trả lời:
- Ở đằng kia, chỗ có để mấy chiếc cốc ấy.
- Cám ơn,
Nhưng trước đó tôi đã uống nước ở đó rồi. Tôi hiểu ra rằng cái nút ấy là để liên lạc với chiêu đãi viên nhờ giúp đỡ cái gì đó mà tôi lại không thấy ai bật cái nút ấy cả.
Máy bay vẫn chưa cất cánh, khoảng 10 phút sau, tôi lại nhấn "ping poong...", lần này em chiêu đãi viên lại đến, tôi lại say sưa ngắm gương mặt của nàng nhưng cô ta không mỉm cười như lần trước.
- Lại gọi nữa, anh cần giúp đỡ gì không?
Tôi trở nên lúng túng nên mặc dù không biết hút thuốc nhưng lần nữa lại nhanh ý:
- Có thể hút thuốc lá được không?
Cô gái chỉ tay lên hàng chữ "Cấm hút thuốc" đang bật sáng đèn nói hơi gắt:
- Lúc nào cái đèn ấy tắt mới có thể hút thuốc. Tôi bận lắm, anh đừng bấm chuông nữa được không? "pa-nhat-nơ?".
Tôi nghĩ: em cứ đứng đấy mà mắng tôi cũng không sao, cứ đứng lâu thêm chút nữa. Nhưng nàng tất bật quay đi để lại đằng sau bóng dáng đôi bắp chân vừa thẳng, vừa...ôi, đẹp đến mê tơi...
Đúng 3h30' chiều máy bay cất cánh, cảm giác lần đầu tiên được đi máy bay vừa sợ, vừa thích, đầu tiên máy bay chạy chầm chậm trên đường băng, cảm giác như ngôi trên ôtô, sau đó thì tăng tốc, lưng bị ép vào ghế, không còn nghe tiếng rùng rùng của lốp máy bay nữa, nhìn ra cửa sổ bóng làng mạc thành phố núi đồi chênh chếch vút về phía sau. Tôi nhìn sang em gái ngồi bên cạnh, mắt cô nhắm nghiền, có lẽ vì sợ quá.
Khi máy bay lên đủ độ cao, qua cửa sổ máy bay, tôi mê mãi ngắm nhìn phong cảnh dưới mặt đất như một bức tranh hoạ đồ tuyệt đẹp. Những cánh đồng màu xanh, màu nâu, màu vàng vuông vắn như ô bàn cờ, nhà cửa thôn xóm chỉ còn bé tí, còn dòng sông, có lẽ là sông Hồng hay sông Đà gì đó nhìn từ trên cao nó cứ ngoằn ngoèo vàng vàng đục đục như màu đất bùn nỗi bật giữa núi rừng, những quả núi nhìn từ trên xuống như những chiếc nón nhỏ màu xanh...
Máy bay như đang ­đuổi theo mặt trời, nhìn đồng hồ biết bây giờ sắp chiều tối rồi nhưng ngồi trên máy bay thấy mặt trời vẫn cứ ở trên cao.
Đến bữa ăn đầu tiên trên máy bay: Cô chiêu đãi viên lúc nãy và một cô nữa đẩy xe ra phát cho mỗi người một khay ăn, đến lượt tôi cô hơi mĩm cười, có lẽ cô biết tỏng trò nghịch ngợm của tôi. Trên khay có nhiều thứ từ cơm đến 01 que tăm, thứ quen thuộc đầu tiên đấy là khoảng lưng bát cơm với một cái đùi gà, còn các thứ khác có thứ để vậy, có thứ bao gói bên ngoài chỉ có dòng chử "Aerôphlôt" mà tôi không biết đựng cái gì bên trong. Tôi rất lúng túng không biết ăn cái gì trước ăn cái gì sau, nhưng có lẽ cơm là món đầu tiên là chắc rồi. Ngang hàng ghế tôi ngồi dãy bên kia có một ông người Nga. Tôi chưa ăn vội mà cố để ý xem ông ta dùng thứ gì thì mình cũng làm theo nhưng ông ta lại không ăn cơm trước. Cô bé ngồi cạnh do mệt nên không ăn được cơm, nhờ tôi ăn giúp cái món cơm rời rạc không ngon nhưng thịt gà thì thật hấp dẫn, sức tôi lúc ấy phải 3- 4 suất cơm như thế mới gọi là tạm đủ. Nhớ những bữa cơm sinh viên khi nhão khi khê, chỉ có canh rau muống để lâu một tý là nước xanh lè với một bát nước mắm hơi nhạt, trên bát nổi lên mấy miếng thịt mỡ mà chúng tôi đã ăn suốt cả gần một năm ở lớp học dự bị nên bây giờ có thể coi là bữa ăn ngon nhất theo kiểu Tây.
Cô gái đưa cái gói nhỏ màu trắng hỏi tôi:
- Món này là món gì zậy anh?
Tôi cầm lấy nắn nắn thấy nó hơi mềm mềm nên không đoán được là món gì, nhưng để thể hiện khâu oai, ra vẻ ta đây cái gì cũng biết, tôi trả lời cô:
- Kẹo cao su đấy(lúc đó chưa có singum), để đó tý nữa ăn xong ăn tráng miệng.
Cô bé dùng một miếng bánh, có phết mứt xong thì mở "kẹo cao su" để ăn tráng miệng. Tôi đang ăn, liếc sang thấy cô lôi ra một mảnh khăn giấy nhỏ rồi nhìn tôi. -
- Không phải kẹo cao su đâu anh ơi, giấy.
Tôi đỏ bừng mặt và cố quay nhìn đi chổ khác cho đỡ xấu hổ, có cái khăn ăn bằng giấy mà cũng không biết.
Máy bay bay như đuổi theo Mặt trời, bay mãi mà vẫn thấy Mặt trời trên cao mà nhìn đồng hồ lúc ấy thì đã hơn 6 giờ chiều rồi. Sau 3 giờ bay, máy bay hạ cánh xuống sân bay Cancutta, một thành phố nằm phía đông bắc của Ấn Độ. Nhìn qua ô cửa sổ khi máy bay lượn vòng hạ cánh, cảm giác đầu tiên thấy dưới mặt đất khá nhiều nước, những ngôi nhà lợp ngói hay tôn đỏ và xung quanh có khá nhiều dừa. Tất cả hành khách lục tục xuống đường băng để vào phòng khách, họ không cho ai ở lại trên máy bay. Đường băng hầm hập nóng chắc phải đến gần 40 độ C. Phòng khách nhà ga cũng tuyềnh toàng, không đủ ghế cho mọi người ngồi. Thấy mọi người nhốn nháo xếp hàng mình cũng nhanh chóng đứng vào hàng, thì ra ở quầy có hai người đàn ông da ngăm đen đứng phát cho mỗi người một hộp nước xoài nho nhỏ, vỏ bằng giấy có in hình quả xoài màu vàng, cắm ống hút để uống. Ở nhà thì ăn quả xoài cũng nhiều nhưng uống nước xoài thì là lần đầu tiên được nếm, nó vừa thơm, chua chua ngọt ngọt, uống một hộp còn xếp hàng xin thêm hộp nữa vì nó quá ngon. Lần đầu tiên thấy người Ấn Độ bằng da bằng thịt nó kỳ kỳ rất khác so với người ở trong các bộ phim video mà lúc ấy ở nhà thường xem, có thể nói nội dung phim Ấn khá hay nhưng cứ một đoạn là múa là hát.

Sau chừng một một giờ nghỉ ngơi, hành khách lại lên máy bay bay tiếp. Lúc này trời đã nhá nhem tối, nhìn qua cửa sổ máy bay vẫn còn thấy làng mạc nhà cửa, rừng núi dưới mặt đất. Chiêu đãi viên lại đưa ra các khay ăn, lần này là những thanh niên cao ráo khá đẹp trai, có lẽ các cô gái đổi ca, bữa ăn thứ hai thì không mấy bỡ ngỡ nửa.
Từ Cancutta bay hết 3 tiếng thì máy bay hạ cánh xuống sân bay Karachi của Pakixtan. Trời đã tối hẵn, nhìn dưới mặt đất lúc này chả thấy gì, thỉnh thoảng lại thấy những vạt nhỏ ánh sáng chấp chới, đó là ánh đèn của các thành phố nào đó, thị trấn hoặc làng mạc. Đến sân bay Karachi, máy bay hạ cánh, được ngắm nhìn thành phố từ trên cao, những con đường dài sáng ánh đèn, những tòa nhà cao tầng, lại được nghỉ một giờ nhưng lần này phải ngồi trên máy bay không được xuống. Dưới sân bay có những người lính Pakixtan quân phục như lính Mỹ khoác súng đi đi lại lại canh gác, thỉnh thoảng nó gật đầu cười đùa với các cô gái vẫy tay qua cửa sổ máy bay.
Ngồi trên máy bay một giờ lại bay tiếp, lúc này tiếp viên lại đưa đồ uống ăn nhẹ, mình xin một cốc rượu, cà phê và bánh ngọt. Sau đó thì mọi người xung quanh đều nghỉ ngơi, mình uống cà phê là không tài nào ngủ được, tâm trạng miên man, ngày mai sẽ thế nào đây, điều gì đang đợi mình...
Sau 3 giờ bay nữa thì máy bay hạ cánh xuống sân bay Tasken. Mọi người lại lục tục xuống sân bay để vào phòng khách. Đây đã là đất Liên Xô rồi, muốn quan sát ngắm nghía nhưng vì đêm tối chỉ nhìn thấy quang cảnh ở sân bay mà thôi. Vào phòng khách phải đi một cái thang cuốn dài cả trăm mét mới đến. Các bà người bản xứ phát táo xanh và nước suối cho mọi người. Có thể nói đấy là lần đầu tiên được thưởng thức hương vị của quả táo thơm ngon, thứ quả mà ở vùng nhiệt đới như nước ta không hề có, sau này suốt thời gian ở bên đó thích ăn táo lúc nào thì ra cửa hàng mua về ăn nhưng cảm giác, hương vị quả táo được nếm đầu tiên thì không thể quên được. Nghỉ một tiếng, lại bay tiếp hơn 3 tiếng nữa thì máy bay hạ cánh xuống Sheremechevơ II- Sân bay quốc tế của Matxcova.
Trong người hơi mệt nhưng háo hức với bao điều mới lạ nên quên hết, xách cái túi trống đi cùng mọi người theo cái đường dẫn kín bằng cao su hay nhựa gì đó để ra khỏi máy bay. Xuống sân bay là vào luôn chổ nhập cảnh, mấy anh lính biên phòng làm thủ tục nhập cảnh khá nhanh chóng, ra lấy hàng ở cái băng chuyền chạy vòng quanh cho lên xe đẩy qua cửa hải quan. Mình đi qua rất đơn giản họ chỉ xem giấy tờ rồi cho qua nhưng có khá nhiều người bị ách túi hàng lại mở ra kiểm tra. Sân bay khá hiện đại, hành khách tấp nập, tiếng ping- poong thi thoảng lại ngân lên cùng giọng nói của các cô nhân viên thông báo giờ và hướng dẫn hành khách. Mấy anh em qua cửa xong thì đứng tập trung một chổ ở giữa phòng chờ để chờ người đón. Một lát sau, mấy anh chị lớp trên đến đón, có anh còn cầm cả lá cờ Tổ quốc giơ lên cao cho mọi người dễ nhận ra nhau.
Sau đó mọi người lên taxi về ốp. Sân bay nằm ở ngoại ô Mát nên cách ốp khá xa, phải đến mấy chục cây số nhưng taxi lướt rất nhanh, chưa bao giờ mình ngồi ôtô chạy nhanh như thế mà đường lại êm như ru. Cảm giác choáng ngợp với đường sá, xe cộ, phong cảnh hai bên đường mùa thu rất đẹp, càng vào thành phố càng nhiều nhà cao tầng, rừng cây mùa thu lá vàng rực rỡ...
Về đến ốp, cảm giá thật khoan khoái, thế này mới là chính thức đặt chân đến Liên Xô. Không gian mùa thu mát mẽ và thoáng đãng, thoảng trong không khí có mùi hương gì rất khó tả, có thể hít thật sâu vào lồng ngực để tận hưởng giây phút tuyệt vời khi đặt chân đến Matxcơva.
Ngay cổng ốp, hai bà gacdan người mập mạp nhưng gương mặt phúc hậu tươi cười chào đón những người mới đến, lát sau khá đông các anh chị khoá trên xuống phòng sảnh chào đón tay bắt mặt mừng thật nồng hậu.
Sau đó là các công việc nhận phòng ổn định chổ ở rồi đi ăn trưa, thức ăn thì chị em chuẩn bị, có cả vodka nhưng chưa quen, uống thử thấy nặng quá nên không uống được. Năm đầu họ phân công mỗi phòng hai ba anh em Việt ở với nhau khép kín, đồ gỗ, giường nệm êm ái sạch sẽ đến mê tơi. Sau bữa ăn trưa là giấc ngủ thật sâu, quên cả trời đất. Tầm 4 giờ chiều thức giấc với cảm giác lạ, cứ nghĩ mình đang nằm mơ, bên ta văng vẳng tiếng radio trong phòng và biết mình đang ở Matxcova.
Trong cuộc đời có những khoảng thời gian để lại cho mỗi người nhiều ấn tượng thật sâu đậm. Mình sẽ không bao giờ quên chuyến bay đầu tiên, những kỷ niệm và cảm nhận đầu tiên trong đời, mãi mãi nhớ cái ngày đầu tiên ở đất Liên Xô với những kỷ niệm thật ngọt ngào.
Mãi mãi nhớ không bao giờ quên. 


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 25 Tháng Ba, 2012, 09:47:06 pm
Hồi tôi sang Đức, ở nhà cứ bắt mang đi 2 chai Lúa Mới. Sang đến Đức thì thấy rằng dân Đức đâu có nghiện rượu như dân Nga. Thế là đành để đến hôm nào có liên hoan mang ra dùng. Lại có anh dắt chai rượu vào người, qua cửa kiểm soát không biết thế nào đánh rơi xuống đất vỡ tan. Cả bọn bụm mồm không dám cười to sợ chàng kia xấu hổ. Chị đội phó mang sang cái mành ốc cũng bị ế, cuối cùng đành phải làm quà cho mụ Betreuieurin (giúp đỡ người nước ngoài).


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Minhhoang.CCCP trong 27 Tháng Ba, 2012, 10:48:22 am
Hồi tôi sang Đức, ở nhà cứ bắt mang đi 2 chai Lúa Mới. Sang đến Đức thì thấy rằng dân Đức đâu có nghiện rượu như dân Nga. Thế là đành để đến hôm nào có liên hoan mang ra dùng. Lại có anh dắt chai rượu vào người, qua cửa kiểm soát không biết thế nào đánh rơi xuống đất vỡ tan. Cả bọn bụm mồm không dám cười to sợ chàng kia xấu hổ. Chị đội phó mang sang cái mành ốc cũng bị ế, cuối cùng đành phải làm quà cho mụ Betreuieurin (giúp đỡ người nước ngoài).

Theo em biết thì nói chung dân Châu Âu nước nào cũng hay rượu như nước Pháp chẳng hạn, nhưng dân Pháp lịch lãm, biết làm các loại rượu vang nổi tiếng và uống cũng nhiều. Về mặt địa lý khí hậu có lẽ ở Nga lạnh hơn nhiều nên dân họ thích rượu hơn. Dân Nga thiếu rượu phải uống cả nước hoa đó bác, nhưng cũng cái giai đoạn ông Goocbachốp cấm rượu thôi, trước đó thì rượu bia thoải mái. 


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Minhhoang.CCCP trong 27 Tháng Ba, 2012, 02:13:23 pm
NHỚ MÙA ĐÔNG NƯỚC NGA

Đến nước Nga vào những ngày cuối thu nên phong cảnh trời thu ở Matxcơva...nhiều mây ít nắng, những cánh rừng đã trút gần hết lá vàng, có cây chỉ trơ cành khẳng khiu. Trời se lạnh, thoảng trong hương vị mùa thu ta nghe từng cơn gió báo hiệu mùa đông đến.

(http://www1.laodong.vn/Images/2010/12/27/Mat1jpg-095847)

Vào khoảng cuối tháng 10, hôm trời lạnh nhất, giờ giải lao, cả lớp được Thầy giáo cho đi xem nước đóng băng- một hiện tượng thiên nhiên lý thú mà ở Việt Nam mình không có. Chúng tôi đến cái hồ nhỏ cạnh trường, mặt nước hồ phảng lặng, cỏ cây xung quanh bờ hơi héo úa, lá cây như cứng lại, còn trên mặt nước hồ đọng lại thành váng trong suốt, rất mỏng, tựa như miếng kẹo gương Quảng Ngãi phủ trên mặt nước hồ, lấy tay khẽ chạm vào thì miếng gương tan ra. Đó là hiện tượng nước đóng băng ở điều kiện nhiệt độ thấp. Chỉ là một hiện tượng thiên nhiên khí hậu đơn giản vậy thôi nhưng chúng tôi ai cũng háo hức tò mò chờ đợi xem nước đóng băng. Thế là mùa đông đầu tiên của chúng tôi ở nước Nga đã đến.

(http://farm5.static.flickr.com/4004/4369106288_387b73115e.jpg)

Hôm sau, học sinh nuớc ngoài được các Thầy, Cô dẫn đi nhận quần áo mùa đông, đến một toà nhà nằm xa xa phía sau Nhà hát Bansôi. Vào đó thấy hàng hoá giống như một cửa hàng hay siêu thị nhưng không mua bán, có thể đây là cơ quan cấp trang phục mùa đông cho người nước ngoài. Hàng hoá đủ cả, bà giáo hướng dẫn cho sinh viên lựa chọn các loại trang phục mùa đông, ai thích gì chọn nấy. Mỗi người được chọn cho mình những thứ để mặc rét theo giá ghi trong tickê gắn ở đồ vật nhưng trong phạm vi mức tiền khống chế tương đương nhau, tổng cộng 250 rúp, nếu lấy ít thì thừa tiền mà lấy quá mức tiền thì không được, cộng tất cả lại tổng số tiền xấp xỉ mức đó là được. Chúng tôi chọn cho mình những đồ chống rét như giày lông, mũ lông, áo pantô, bộ vét...

(http://farm5.static.flickr.com/4071/4398439807_41dc606ef9.jpg)

Trời vẫn lạnh, nhưng tuyết thì chưa rơi. Đã hai tháng ở Nga nên cũng quen dần với nếp sinh hoạt mới. Cực nhất là lên lớp phải đúng giờ 8 giờ sáng, khi ấy trời chỉ hơi mờ sáng như bên ta, ai cũng chưa quen với nhịp đồng hồ sinh học thay đổi nên thường hay ngủ quên, cũng may anh em chịu khó gọi nhau nên cuối cùng cũng ổn. Nhiều khi lên lớp, nhiệt độ trong phòng âm ấm, thế là lại buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, thầy, cô giáo phải trêu đùa hoặc gọi lên bảng mới hết. Buổi chiều đúng 2 giờ phải tập trung để lên ôtô đi thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đó đây xung quanh thành phố..., đây cũng được xem như là giờ học bắt buộc nên không thể vắng mặt. Mình rất hay muộn những giờ này, ít nhất là 5 phút, lắm khi bị lớp trưởng lên phòng gọi còn mắng cho là tác phong lề mề bắt cả xe phải đợi, nhưng mình chậm vì có lý do rất chính đáng: nhường thang máy cho mọi người để đi sau nên mới muộn.

(http://i405.photobucket.com/albums/pp135/nguoikinhbac01/Nguoi%20Kinh%20Bac/BachDuong105.jpg)

(Còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Minhhoang.CCCP trong 28 Tháng Ba, 2012, 07:48:07 am
NHỚ MÙA ĐÔNG NƯỚC NGA(Tiếp)

Đợi mãi rồi tuyết cũng bắt đầu rơi, thời gian đó khoảng sau ngày lễ kỷ niệm mùng 7/11 vài ngày, cả mấy anh em tò mò ra sân xem tuyết, màu trời xám xịt, từng bông tuyết li ti bay bay rất đẹp, người Nga bảo lúc nào tuyết rơi thì trời ấm và họ mong cho tuyết rơi dày hơn vì sang năm khi tuyết tan, lúa mì đã gieo hạt trước mùa đông sẽ mọc đúng vụ không mất mùa. Chúng tôi đưa tay hứng từng bông tuyết, nhìn rõ bông tuyết có 6 cạnh với những nhánh nhỏ li ti như những bông hoa rất đẹp từ từ tan trong tay mình. Rồi tuyết rơi nhiều, cảnh vật khắp nơi như được phủ một tấm chăn tuyết trắng xoá, trắng đến nỗi khi có nắng mặt trời trông lóa cả mắt. Trên mái nhà tuyết phủ dày, ngoài đường phố thường xuyên có xe gạt và xúc tuyết cho xe cộ đi lại nhưng tuyết vẫn vun thành ụ thành đống.

(https://encrypted-tbn2.google.com/images?q=tbn:ANd9GcSkW97AHth1Azmy-iHJOBIH5iRSN4nBNBFsHtlY9848SISELd5kNw)

Lúc tuyết dày ngập đến đầu gối, thầy giáo thể dục hướng dẫn chúng tôi vào một bãi trượt trông như một cánh rừng học môn trượt tuyết khá vui. Nhìn thầy giáo và các bạn Nga lướt nhẹ nhàng bằng ván trượt trên tuyết mà thèm, chúng tôi thì khoác giày vào ván trượt và vì rất vướng víu nên chỉ đi lẫm chẫm như trẻ con tập đi theo hai đường rãnh mà thầy mới lướt qua, rồi ngã vào nhau dúi dụi. Những bạn học người Trung Á cũng chẳng khá hơn, nhiều bạn lướt đến sau lưng tôi la hét tránh đường nhưng chúng tôi biết tránh chổ nào ngoài hai cái đường trượt đó, thế là bọn họ đâm sầm vào tôi và cả bọn cùng ngã rồi cười vui với nhau. Tôi nhớ hôm đó tôi vô ý dánh mất cả chùm chìa khoá, đi tìm mấy hôm không được, thầy giáo bảo đợi hết mùa đông tuyết tan mới may ra tìm được.

(https://encrypted-tbn2.google.com/images?q=tbn:ANd9GcRprezQwIpp6nrbnQtd9BS2Yei44pt1ODSwZI4uGGd44Ywkk0fX3w)

Đến kì nghỉ đông, chúng tôi được Nhà trường đưa đến nghỉ đông ở một nơi thuộc ngoại ô, ở đó chỉ có mấy tòa nhà cổ hai ba tầng nằm biệt lập giữa rừng thông lá xanh ngăn ngắt giữa mùa đông, nghe nói đây là nơi mà thế kỷ trước các họa sỹ nổi tiếng của Nga lập ra đến đây sinh sống và sáng tác, nay họ chỉ gọi địa danh là Abramsevơ. Nơi đây cách xa thành phố, mới đi mấy ngày đã nhớ quay quắt nơi mình ở, có muốn về cũng chẳng biết đường nào. Ban ngày đi trượt tuyết, dạo chơi trong rừng theo những con đường mòn đầy tuyết, tối về cùng nhau ca hát nhảy múa ở câu lạc bộ khá vui.

(http://img377.imageshack.us/img377/7866/dreamysnowscenesnow8201ej3.jpg)

Trong ký túc xá, phòng nào cũng có lò sưởi bằng nhiệt, nước nóng chưa trong hệ thống ống gang toả nhiệt nên vẫn ấm áp dù cho màu đông nhiệt độ ngoài trời thường -10 độ và vào những đợt lạnh có khi âm đến 20 độ hoặc hơn. Ngại nhất là khi có việc phải ra ngoài trời phải trùm kín, trên đầu thì mũ lông, áo lông, chân đi giày lông, găng tay có lớp lông hoặc mút dày mà vẫn rét. Nếu có việc phải đi ngoài phố lâu thì tai, mũi và mấy đầu ngón chân tê cóng, đau nhức như không còn cảm giác. Có những người Nga để ria dày, đi lâu ngoài phố hàng ria đóng băng trắng xoá trông thật ngộ

(http://i29.photobucket.com/albums/c298/nvth20005/8-2.jpg)

Ngoài đường phố, thi thoảng có một vài đoạn tuyết đóng cứng lại thành băng rất trơn, lần đầu chưa biết vô ý đi vào những chổ đó nên bất ngờ bị ngã rất đau và khá nguy hiểm, đã có nhiều người Việt vào bệnh viện vì ngã trên băng.

Những chiều đông lạnh thật buồn, nhìn qua ô cửa sổ thấy mênh mông một vùng tuyết trắng xoá, nỗi buồn cô đơn lại dội về, nhớ nhà, nhớ những kỷ niệm đã qua...Mùa đông nước Nga thực sự thật dài và thật buồn cho những tâm hồn đa cảm.

(http://i20.photobucket.com/albums/b211/chupnga/8df937db0a9d.jpg)

Ở nước Nga, một số ngày lễ trọng cũng đúng vào dịp mùa đông tuyết trắng, đặc biệt là ngày lễ Giáng sinh và Tết dương lịch, người Việt mình thì có thêm ngày Tết Nguyên đán. Vào dịp lễ Giáng sinh và Tết, người Nga thường tổ chức đón giáng sinh với cây thông Nô-en trang trí đèn, bóng màu, dãi tua ngũ sắc thật đẹp và hầu như nhà nào cũng có, đêm giao thừa có bắn pháo hoa sáng rực cả trời thành phố.

(http://i20.photobucket.com/albums/b211/chupnga/1712846bIR.jpg)

Năm nào cũng vậy, đến Tết nguyên đán là mấy anh em lại tổ chức đón giao thừa. Ra công viên cắt một cành cây khẳng khiu trong gió lạnh tuyết trắng có dáng gần giống như cành đào về ngâm trong nước, chỉ sau một đêm, cành cây bắt đầu nhú lộc, sau đó thích nó là cành đào hay cành mai thì cắt hoa dán vào, thế là có cành hoa ưng ý, trông xa xa nhiều người tưởng là cành hoa thật.

(http://i29.photobucket.com/albums/c298/nvth20005/19.jpg)

Những ngày lễ, đồ ăn thì phải chọn mua các loại thực phẩm ngon và đặc biệt phải lùng mua được gạo để dành nấu cơm đón Tết. Đêm đông, nâng ly rượu vodka nhâm nhi với bạn bè, nhìn bông tuyết trắng rơi rơi ngoài cửa sổ, lòng hướng về quê hương, gia đình...và mong cho mùa đông giá rét qua thật mau.   


Thú nhất là mùa đông vào những ngày đẹp trời đi dạo trong công viên- rừng, trời nắng đẹp nhưng rất lạnh. Vào những ngày này gió thoang thoảng rất nhẹ nên rừng thật im ắng, trên các cành thông, bạch dương tuyết xốp phủ long lanh những tia nắng xuyên qua tán lá mà tưởng như đang lạc vào cảnh thần tiên, thỉnh thoảng một vài chú sóc, chim chóc chuyền cành ăn quả thông làm tuyết bay lã tã.

          Rồi mùa đông cũng qua đi, mùa đông đầy kỉ niệm. Tôi nghĩ mùa đông dù lạnh giá nhưng đó cũng là một phần rất quan trọng của thiên nhiên nước Nga, một phần làm nên nỗi nhớ Nước Nga./.
Nguồn ảnh: Sưu tầm


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 30 Tháng Ba, 2012, 11:08:35 am
Kỷ lục:
Giải nhất của vé số Mega Million ở 1 số tiểu bang nước Mỹ xổ vào tối thứ sáu 30/3 sẽ trúng ít nhất là 540 triệu USD, từ trước giờ chưa bao giờ lên cao đến như vậy. Xác suất trúng rất thấp nhưng rồi sẽ có người trúng  ;D.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 12 Tháng Sáu, 2012, 12:09:04 am
Hôm qua được dịp đi xem ca sĩ Thanh Tuyền ca. Hồi nào tới giờ chỉ nghe Cô hát thôi giờ mới được đi xem, rất gần gũi và rất thật, thậm chí có thể chạm vào người ( mà không dám ). Cô Thanh Tuyền ca ở sân khấu nhỏ cuả 1 trường trung học trong 1 buổi ca nhạc gây quỹ. 63 tuổi với gần 50 năm đi hát mà vẫn giữ được giọng ca tuyệt vời. Cô ca bản Tình Bơ Vơ với Tuấn Vũ thật là hay. Không biết bao giờ mới lại có dịp đi xem Cô hát lần nữa.

(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/ThanhTuyn-TunV.jpg)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: quanghung1951 trong 12 Tháng Sáu, 2012, 01:03:06 am
[quote author=ledvu link=topic=22580.msg381660#msg381660 date=1339434    Nếu chỉ muốn nghe và xem Thanh Tuyền hát thì hãy về sống ở Việt nam ,ca sĩ này rất hay về nước biểu diễn .


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 12 Tháng Sáu, 2012, 12:24:48 pm
Khu vực tui ở cũng hay có nhiều sô ca nhạc chuyên nghiệp nhưng tui không đi coi vì toàn là những ca sĩ trẻ, mới lên sau này. Lần này đi coi là vì có Thanh Tuyền về hát. Buổi trình diễn này trong phạm vi nhỏ, không chuyên nghiệp nên rất thân thiện gần gũi không như những sô chuyên nghiệp. Khán giả đa phần đều biết nhau, sinh hoạt chung trong cộng đồng.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 10 Tháng Chín, 2012, 08:25:17 pm
Chuyện này chắc chỉ xảy ra ở nước Mỹ: chủ 1 nhà hàng pizza Ý ôm và nâng bổng tổng thống Obama.

(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/b-obama.jpg)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:57:00 am
Hôm nay ngày bầu cử tổng thống & quốc hội Mỹ. Đang chờ đợi 1 cách căng thẳng xem người mà tui bỏ phiếu cho có thắng cử tổng thống không. Chắc chỉ chừng 1 giờ khuyu là có thể biết kết quả.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 12:14:08 pm
Chuyện này chắc chỉ xảy ra ở nước Mỹ: chủ 1 nhà hàng pizza Ý ôm và nâng bổng tổng thống Obama.

(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/b-obama.jpg)

Sáng mai chắc có kết quả bầu cử của nước Mỹ.  Tôi đồ chừng ông áo trắng nằm trên thắng cử quá.
 Ông này coi bộ cũng vì hòa bình chung cho toàn thế giới. Tôi bỏ cho ông ta 1 phiếu.
À bạn ơi nghe vụ sổ số mà ham quá Vé số có đắt lắm khg mua giúp hộ tôi 1 bô đc khg. Tôi chưa bao giờ chơi cả hay tôi với bạn chung đi cứ chon mật khẩu trên VMH của tôi là @138138 là ăn tiền đấy.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 12:33:30 pm
Kết quả đã rõ, người mà tui bỏ phiếu cho đã thắng, coi như là phiếu bầu của tui đã góp phần làm nên thắng lợi cho tổng thống Obama.
@Zin Ba Cầu: Bác nói đúng, ông áo trắng đang được nâng lên trong hình đã thắng.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 12:56:12 pm
Kết quả đã rõ, người mà tui bỏ phiếu cho đã thắng, coi như là phiếu bầu của tui đã góp phần làm nên thắng lợi cho tổng thống Obama.
@Zin Ba Cầu: Bác nói đúng, ông áo trắng đang được nâng lên trong hình đã thắng.
Ông ấy hát hay hơn.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: china trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 03:53:46 pm
Kết quả đã rõ, người mà tui bỏ phiếu cho đã thắng, coi như là phiếu bầu của tui đã góp phần làm nên thắng lợi cho tổng thống Obama.
@Zin Ba Cầu: Bác nói đúng, ông áo trắng đang được nâng lên trong hình đã thắng.
Ông ấy hát hay hơn.
Nhưng so với dân biểu xứ Việt còn thua xa lắm.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 04:13:52 pm
Có cái giống đấy, theo dân Việt ở Mẽo lâu năm nói, hóng hớt thôi, đúng sai đến đâu chưa biết:
- Nếu không phải Obama mà là Đảng Cộng Hòa thì mấy cha ngân hàng, doanh nghiệp lỗ lã vừa rồi sẽ cho đi tong, hổng cứu bồ đâu;
- Obama kế hoạch có vẻ không thật khả thi nhưng còn hơn Romney hổng kế hoạch gì ráo trọi;
- Ít nhất Obama còn cười đùa vui vẻ, chạy nhảy tung tăng, hát hò nghe cũng mùi đi.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: china trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 04:20:40 pm
Dân biểu xứ Việt không có kế hoạch gì cả, cứ hưá lung tung,khi đắc cử cũng không nhớ nổi mình đã hưá cái gì :D
Chả có ai thống kê được dân biểu xứ Việt đã làm được bao nhiêu phần trăm những gì đã hưá, mà có thống kê cũng chẳng làm được gì, có gặp họ đâu mà hỏi ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:46:03 pm
Obama just says empty words, four more years job will be back from China,

Job không vể thì sao?... It's so funny

Tui quá thất vọng, America went on the wrong track.. Thôi thì lưng lửng, middle class như ta cử tiếp  tục làm đóng thuế.. người nghèo cứ vô tư hường trợ cấp.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 11:32:18 pm
Vé số Power Ball ở nước Mỹ giải độc đắc giờ lên tới 425 triệu USD xổ ngày thứ tư 28/11. Giá mỗi vé chi 2 đô, ai mà vô đủ 6 số là sống cả đời. Trả dần trong vòng 25 năm thì mỗi năm cũng khoảng 15 triệu.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 01:20:02 pm
Trong tấm hình này ai là người chỉ huy thì có thể đoán được nhưng mà khó để đoán được là chỉ huy cỡ nào.

(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/siquangocviet.jpg)

Người đầu trần trong tấm hình là người gốc Việt qua Mỹ năm 10 tuổi. Thời điểm chụp hình là đang đi thăm binh sĩ dưới quyền đang chiến đấu ở Apghanistan. Nhìn hình thấy không có vẻ gì là sĩ quan cấp cao, đại tá lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 sư đoàn 101 không vận. Người gốc Việt tại Mỹ còn có ít 2 nữ quân nhân mang cấp bậc đại tá.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 13 Tháng Mười Hai, 2012, 01:44:59 pm
Hôm Thanksgiving vưà rồi có dịp đi qua khu vực này. Nếu HN, SG xây đường như vầy sẽ giải toả được biết bao nhiêu điểm kẹt xe, xe cộ tha hồ mà chạy phom phom.

(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/dallashiway.jpg)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:10:01 pm
Trong tấm hình này ai là người chỉ huy thì có thể đoán được nhưng mà khó để đoán được là chỉ huy cỡ nào.
....
Người đầu trần trong tấm hình là người gốc Việt qua Mỹ năm 10 tuổi. Thời điểm chụp hình là đang đi thăm binh sĩ dưới quyền đang chiến đấu ở Apghanistan. Nhìn hình thấy không có vẻ gì là sĩ quan cấp cao, đại tá lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 sư đoàn 101 không vận. Người gốc Việt tại Mỹ còn có ít 2 nữ quân nhân mang cấp bậc đại tá.
Đương nhiên đối với cá nhân tôi thế là quá giỏi, nhưng chưa thấy người Việt ở cương vị chủ tịch Apple hoặc Tổng thống Hoa Kỳ. Obama gốc Phi, sự kiện đó có làm ta phải đánh dấu hỏi về trí tuệ  người Việt không các bác người Mỹ gốc Việt?
Kính các bác!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 13 Tháng Mười Hai, 2012, 10:17:25 pm
Có 1 chuyện cười đại khái như vầy ( không nhớ chính xác ):
1 người Việt & 1 người Mỹ đi biển bắt cua. Bắt được con cua nào thì bỏ vô trong giỏ. Cái giỏ của chàng người Mỹ đã đậy nắp rồi mà cua vẫn leo được ra ngoài trong khi cái giỏ cuả anh người Việt không cần đậy nắp mà chẳng con cua nào chui được ra ngoài. Anh người Mỹ ngạc nhiên hỏi anh người Việt tại sao giữ được không cho cua thoát ra?
Câu trả lời cuả anh người Việt xin dành cho các Bác thích sáng tác  ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1870 trong 14 Tháng Mười Hai, 2012, 12:29:20 am
Có 1 chuyện cười đại khái như vầy ( không nhớ chính xác ):
1 người Việt & 1 người Mỹ đi biển bắt cua. Bắt được con cua nào thì bỏ vô trong giỏ. Cái giỏ của chàng người Mỹ đã đậy nắp rồi mà cua vẫn leo được ra ngoài trong khi cái giỏ cuả anh người Việt không cần đậy nắp mà chẳng con cua nào chui được ra ngoài. Anh người Mỹ ngạc nhiên hỏi anh người Việt tại sao giữ được không cho cua thoát ra?
Câu trả lời cuả anh người Việt xin dành cho các Bác thích sáng tác  ;D
Mấy Anh cua Việt dìm hàng nhau ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Bí Bếp trong 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:23:47 am
Đương nhiên đối với cá nhân tôi thế là quá giỏi, nhưng chưa thấy người Việt ở cương vị chủ tịch Apple hoặc Tổng thống Hoa Kỳ. Obama gốc (châu Phi), sự kiện đó có làm ta phải đánh dấu hỏi về trí tuệ  người Việt không các bác người Mỹ gốc Việt?
Kính các bác!

Kính bác QTDC:

Số người Việt định cư ở Mỹ hiện giờ chưa đến 2 triệu người (chính thức từ năm 1975... bắt đầu khoảng 140 ngàn người) vẫn còn ít hơn các sắc tộc gốc Á khác như người Hoa, Phi Luật Tân, Ấn Độ...; Khác với các sắc dân khác, hầu hết người Việt đến Mỹ và khởi nghiệp từ số không, hai bàn tay trắng, thiếu hẳn sự trang bị nghề nghiệp, học vấn, tiền bạc, và hổ trợ từ gia đình hoặc quê nhà của họ như các sắc tộc châu Á khác.   Sự thành công tổng thể của cộng đồng người Việt ở Mỹ nói riêng và ở bất kỳ cộng đồng nào trên thế giới nói chung đã phản ảnh rõ ràng khả năng thích ứng và cạnh tranh của người Việt mình một khi chỉ có được một cơ hội tương đối công bằng để có thể học tập và làm việc dựa theo kinh nghiệm và kỹ năng của mình ở quê lạ, xứ người mặc cho sự khởi đầu dù là... khiêm tốn cách mấy chăng nữa.

Bí Bếp xin nêu một ví dụ điển hình; ai cũng biết hãng Boeing là một hãng kỹ nghệ hàng không và không gian hàng đầu của thế giới.   Người Việt chiếm khoảng hơn 10% của tổng số kỹ sư và chuyên viên của hãng Boeing hiện giờ.  Chỉ một lãnh vực kỹ thuật chuyên môn mà người Việt mình đã đóng góp một tỉ lệ khá cao nếu so với các sắc dân khác đã định cư ở Mỹ khá lâu đời và liên tục trước người mình xa.   Dĩ nhiên, sự thành công tổng quát của người Việt còn góp phần vào cách lãnh vực khác nữa như y tế, kinh tế, và dĩ nhiên là... kỹ nghệ "nails" thì người mình đã nuôi sống một số người khá lớn ở Mỹ và thân nhân họ còn ở Việt Nam nữa.

Bác nghĩ thế nào về tổng thể trí tuệ của người Việt?  :)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:52:32 am
Bác Bí Bếp à: những chuyện bác nêu thì tôi cũng biết và rất tự hào, kiều hối người Việt tại các nước ngoài Việt Nam (tức không chỉ riêng nước Mỹ) hàng năm gửi về nước là một số không nhỏ và chứng tỏ rất nhiều điều. Tuy nhiên tôi cũng như mọi người mong muốn người Việt thành công hơn nữa ở những lĩnh vực làm chủ chứ không chỉ là người làm công xuất sắc : "I have a dream...". Rõ ràng không cá nhân ai mạnh toàn diện, có anh mạnh mặt này anh mạnh mặt kia, một dân tộc so sánh với các dân tộc khác cũng vậy thôi, nhưng điều đó rồi cũng phải thay đổi theo thời gian đúng không bác. Chuyện cười giỏ cua mà bác ledvu nêu cũng là một ví dụ vui nhưng ý nghĩa.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Bí Bếp trong 14 Tháng Mười Hai, 2012, 09:38:58 pm
Bác Bí Bếp à: những chuyện bác nêu thì tôi cũng biết và rất tự hào, kiều hối người Việt tại các nước ngoài Việt Nam (tức không chỉ riêng nước Mỹ) hàng năm gửi về nước là một số không nhỏ và chứng tỏ rất nhiều điều. Tuy nhiên tôi cũng như mọi người mong muốn người Việt thành công hơn nữa ở những lĩnh vực làm chủ chứ không chỉ là người làm công xuất sắc : "I have a dream...". Rõ ràng không cá nhân ai mạnh toàn diện, có anh mạnh mặt này anh mạnh mặt kia, một dân tộc so sánh với các dân tộc khác cũng vậy thôi, nhưng điều đó rồi cũng phải thay đổi theo thời gian đúng không bác. Chuyện cười giỏ cua mà bác ledvu nêu cũng là một ví dụ vui nhưng ý nghĩa.

Thực tế thì người Việt định cư ở các nước hầu hết vẫn còn là thế hệ thứ nhất; một số người Việt thuộc thế hệ thứ hai thì mới bước vào tuổi cạnh tranh ở trường học và trường đời.  Bác cũng thấy đó, muốn làm lãnh đạo tầm cỡ, lúc nào cũng cần có nhiều yếu tố khác hơn bẩm chất thông minh thể lý luận.   Nhu tố quan trọng nhất là biết kết hợp và tổ chức theo thể "thiên thời, địa lợi, và nhân hòa" như người mình thường nhắc.   Tư chất người Việt mình chẳng kém nếu so với các dân tộc khác.  Nếu có môi trường phát triển tự nhiên, công bằng, thì thế nào cũng sẽ có một số người Việt lãnh đạo tầm cỡ thôi (ở bên Đức có một thí dụ điển hình rồi đấy).   Tự do, công bằng, và bác ái sẽ giúp người mình nảy sinh một số lãnh đạo để đưa nước Việt Nam vào tầm cỡ của châu lục bác ạ!

(http://i181.photobucket.com/albums/x7/mc420dnh/PhilippRoesler.jpg)
Đây cũng là một chính khách tầm cỡ có gốc Việt nè!


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HaHoi trong 15 Tháng Mười Hai, 2012, 12:46:42 am
Chào các bác, em xin chen ngang tí. Theo em thì ngoài vấn đề tư chất của người Việt ta thì môi trường giáo dục là mới là quan trọng nhất. Thêm một cái này mới gọi là quan trọng tối thượng : sự may mắn.
- Tư chất : người Việt chăm chỉ, học hành quen với kiểu học gạo, rất chăm. Và cũng rất láu lỉnh. Chả bù cho bọn châu Phi, thằng khôn nhất cũng không đủ láu lỉnh và lười như hủi. Anh giai phó Thủ tướng Đức tương lai Roesler này hồi đi học lại có tiếng là thông minh và chăm chỉ.
-Giáo dục : nói thẳng ra là cái ông phó TT Đức  Roesler ấy hưởng 100% nền giáo dục Đức  , sau này lại tốt nghiệp trường Y, mà dân tây vốn quá ư tôn trọng bác sĩ rồi nên ông ta vừa có trình độ vừa có thừa sự tôn trọng của người dân Đức . Ông này coi như 100% Đức, chả có tí VN nào trừ khuôn mặt, vì thế mới có được cái phần tiếp theo là may mắn.
- May mắn : Đức có một phó Thủ tướng và ông Roesler trẻ tuổi, từng là phó chủ tịch đảng Dân chủ tự do và phó thủ hiến bang Niedersachen, một bang đứng trong top 3 giầu có của Đức thì đương nhiên sẽ thay chân xứng đáng người tiền nhiệm là ông bộ trưởng ngoại giao G. Westewelle, một ông xăng pha nhớt chính hiệu ( Không dấu diếm đâu nhé, giới thiệu trên TV tên bạn giai . Sang  Việt nam rất thích đi massage nam ) ;D . Nhưng dẫu tự do đến mấy thì phó TT vậy vẫn khó coi trong con mắt quốc tế. Bà Merkel lại rất quí chú em lai này nên đó có thể là sự may mắn .

Thế nên mặc dù em không sống ở nước ngoài nên không rõ người khác chứ riêng ông phó TT này thì đúng là vậy đấy ạ. Chả gì bọn em cũng chụp ảnh chung với anh giai này rồi, một người gốc Việt khiêm nhường , đầy sự cảm thông với trẻ em hoàn cảnh ở trại mồ côi - chắc cũng trạnh lòng nhớ đến bản thân.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười Hai, 2012, 01:00:22 am
À bác BíBếp, tôi nói Obama gốc Phi nghĩa là Phi châu chứ không phải Phi-luật-tân. Còn chuyện F1, F2 thì tôi đồng ý với bác. Tuy nhiên sang các ép-phờ sau thì họ là dân Mỹ chính hiệu rồi.

Còn môi trường giáo dục thì HaHoi nói đúng, thế nhưng như vậy đồng nghĩa với việc thừa nhận môi trường giáo dục ở ta nhiều điểm yếu kém. Tuy điều ấy đáng buồn nhưng cũng phải công nhận các cường quốc trên thế giới bao giờ cũng là cường quốc về giáo dục. Chẳng hạn nhìn vào Singapore thấy điều này rất rõ.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HaHoi trong 15 Tháng Mười Hai, 2012, 01:28:00 am
Bác QTDC ơi, Bác nói hộ em điều này rồi đó ạ ! giáo dục mình kém thật, giáo dục phổ cập của mình thì tốt nhưng chỉ thế là không đủ. Cao và sâu là không có. Thế mới phải du học, giống như thời các bác đi sang học ở Liên Xô thôi. Có điều sau bằng ấy năm giáo dục nước ta không theo kịp thời đại, giáo điều nên yếu kém là đương nhiên. Em luôn cho rằng giáo dục là cái nền của một xã hội phát triển, bác nhắc đến Singapor là quá đúng. Giáo dục của Anh quốc quá nổi tiếng, Anh lại có chính sách kích thích các nước vốn là thuộc đìa của mình cùng phát triển nên Sing, Ấn, mấy nước Úc, Niu ... đều phát triển không chỉ riêng giáo dục. Chẹp! nói quá lên chứ xưa không phải là thằng Pháp chỉ biết bóc lột mà là thằng Anh, chắc mình cũng không đến nỗi phải cho con ra nước ngoài đi học.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười Hai, 2012, 01:50:28 am
Kỹ sư thời Tây hướng dẫn được tiến sỹ thời nay. Sách giáo khoa các cụ ấy viết bây giờ sinh viên vẫn học và rất dễ hiểu. Trần Đại Nghĩa, Bùi Trọng Lựu, Bùi Văn Các v.v chẳng hạn, chẳng cụ nào có bằng PTS (phô-tô-sốp) hay TS nhưng họ tự học và cập nhật kiến thức hơi bị ác đấy đ/c HaHoi ơi.
Còn chuyện xã hội thì ngày trước cụ Nguyễn Mạnh Tường đã nói đến chuyện xây dựng nhà nước pháp quyền rồi, lúc ấy chưa được ai nghe đâu.
Nhưng mà thôi anh em mình cứ tin tưởng xuống đến đáy thì lại phải trèo lên ;D.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HaHoi trong 15 Tháng Mười Hai, 2012, 01:47:25 pm
Bác @QTDC : nhất trí với bác điểm anh em mình phải cố mà trèo lên ạ !  ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười Hai, 2012, 02:14:20 pm
Bác @QTDC : nhất trí với bác điểm anh em mình phải cố mà trèo lên ạ !  ;D
Đấy là nói xã hội ấy chứ, thế đ/c HaHoi định trèo đi đâu? nếu định lên thì chỉ được lên đến miệng giỏ cua thôi đấy, xong phải nhường cái miệng giỏ ấy cho đ/c khác nhé.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HaHoi trong 15 Tháng Mười Hai, 2012, 02:58:20 pm
Hihi!  em không nghĩ đến giỏ cua, bởi bản thân em cũng nhiều lần nói với bạn bè là tớ giống cái sọt rác, ai ném gì vào cũng được, lâu năm quen nếp, em không có phản xạ trèo lên nữa rồi. 
Em lại nghĩ là bác bảo có khi nào lòng tin tưởng xuống đến đáy thì anh em mình phải cố mà trèo lên kia, đó mới là ý của em. Hóa ra bác lại không có ý đó,  thôi mình em một ý vậy.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười Hai, 2012, 03:45:08 pm
Hihi!  em không nghĩ đến giỏ cua, bởi bản thân em cũng nhiều lần nói với bạn bè là tớ giống cái sọt rác, ai ném gì vào cũng được, lâu năm quen nếp, em không có phản xạ trèo lên nữa rồi. 
Em lại nghĩ là bác bảo có khi nào lòng tin tưởng xuống đến đáy thì anh em mình phải cố mà trèo lên kia, đó mới là ý của em. Hóa ra bác lại không có ý đó,  thôi mình em một ý vậy.
Hi hi! Cũng gần như thế thôi: xã hội đi xuống mãi rồi cũng sẽ đi lên, đi lên đâu thì cứ hỏi ông "Xã". ;D


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 17 Tháng Mười Hai, 2012, 01:11:26 pm
Bác @QTDC : nhất trí với bác điểm anh em mình phải cố mà trèo lên ạ !  ;D

Đúng đấy, bạn HaHoi thuộc thế hệ trẻ, có đủ sự năng nổ của tuổi trẻ, dám dấn thân làm những việc có ý nghĩa....Mình "trèo lên" bằng chính năng lực của bản thân mình (tài năng và sức lực), nhưng cũng nên cân nhắc:"Thiên thời, địa lợi, và nhân hòa" nữa bạn ạ!

Chúc bạn thành công!
...........................................



Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: Bí Bếp trong 17 Tháng Mười Hai, 2012, 09:58:31 pm
Bác @QTDC : nhất trí với bác điểm anh em mình phải cố mà trèo lên ạ !  ;D

Đúng đấy, bạn HaHoi thuộc thế hệ trẻ, có đủ sự năng nổ của tuổi trẻ, dám dấn thân làm những việc có ý nghĩa....Mình "trèo lên" bằng chính năng lực của bản thân mình (tài năng và sức lực), nhưng cũng nên cân nhắc:"Thiên thời, địa lợi, và nhân hòa" nữa bạn ạ!

Chúc bạn thành công!
...........................................

Thế quan niệm "nhất thân, nhì thế, tam thời, tứ đức" là phương châm thành công có còn thực tế chăng các bác?


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 26 Tháng Năm, 2013, 09:47:08 pm
Quên không chào trước khi lên trực thăng thế là phải quay xuống để chào và bắt tay người lính thủy quân lục chiến đứng gác. May mà nhớ kịp không thì lại làm buồn lòng người lính.
http://www.youtube.com/watch?v=Np7lObaDiBk


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: china trong 27 Tháng Năm, 2013, 09:58:49 am

[/quote]

Đúng đấy, bạn HaHoi thuộc thế hệ trẻ, có đủ sự năng nổ của tuổi trẻ, dám dấn thân làm những việc có ý nghĩa....Mình "trèo lên" bằng chính năng lực của bản thân mình (tài năng và sức lực), nhưng cũng nên cân nhắc:"Thiên thời, địa lợi, và nhân hòa" nữa bạn ạ!

Chúc bạn thành công!
...........................................[/quote]

Thế quan niệm "nhất thân, nhì thế, tam thời, tứ đức" là phương châm thành công có còn thực tế chăng các bác?
[/quote]
Bọn em hay bình loạn kiểu này: 1.Quan hệ, 2.Tiền tệ, 3. Công nghệ, 4. Trí tuệ


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 09 Tháng Sáu, 2013, 08:36:59 pm
Ca sỹ Hương Thủy đi hát gây quỹ.
(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/cacyhuongthuy_zpsac9aae86.jpg) (http://s1210.photobucket.com/user/ledvu/media/cacyhuongthuy_zpsac9aae86.jpg.html)
Trẻ em đi chùa
(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/cubi_zpsc0fa314d.jpg) (http://s1210.photobucket.com/user/ledvu/media/cubi_zpsc0fa314d.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 19 Tháng Chín, 2013, 08:18:41 pm
Diễn hành kỷ niệm ngày 9/11. Một ông kễnh cỡ bự chạy mô tô dẫn đầu đoàn diễn hành. Mấy ông kễnh cỡ này mà ở VN làm sao mà lái như vậy, đi đâu cũng ngồi xe máy lạnh, có tài xế riêng.

(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/ocircngk1EC5nhlaimoto_zpsfe6d9c16.jpg) (http://s1210.photobucket.com/user/ledvu/media/ocircngk1EC5nhlaimoto_zpsfe6d9c16.jpg.html)

Dẫn đầu đoàn còn có 1 ca sỹ nổi tiếng.


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 04 Tháng Mười, 2013, 10:28:08 pm
Tội nghiệp con bé, sáng thứ hai phải dậy đi học mà không dậy nổi  :'(
http://www.youtube.com/watch?v=-69vKpsHJzg


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 05 Tháng Mười, 2013, 07:40:23 am

Xem Ngài Tổng thống Hoa Kỳ Obama dù trăm công nghìn việc, ngoài việc nhà còn lo chuyện "Cảnh sát quốc tế", đôi lúc lơ đễnh nhưng cũng khắc phục cái lỗi của mình dù là nhỏ nhất...Nhìn lại ta, chỉ một "ngài" Giám đốc có chút quyền, chút tiền đã học hỏi lối sống thượng lưu, "giàu có sinh phú quý, phú quý sinh lễ nghĩa" mà....nên đi học đánh golf để tỏ đẳng cấp và cũng tự cho mình cái quyền quá to, hạng thấp hơn là...có thể vung gậy "đùa chút chơi"...ai dè NÓ té xỉu.... ;D

Các bác tham khảo ở đây: http://www.baodatviet.vn/kinh-te/dai-gia/luong-cua-sep-danh-nhan-vien-san-golf-cao-muc-nao-2355717/

Người Việt nam với tính quan liêu, cửa quyền đã ăn sâu đến tủy, cho dù đã sang sống tại các nước phương Tây vẵn "tự hào" và "phát huy" văn hóa này, cho dù chỉ là một nhân viên phục vụ cũng tỏ thái độ phục vụ kém văn minh, nó lập lại cái điệp khúc thời bao cấp là ....phân phối theo tiêu chuẩn....Khi gặp kẻ có đầu óc, gọi ngay xếp của họ đến để than phiền thì họ mới xếp đồ đạc về nhà mà suy nghĩ nhưng có lẽ khó mà NGỘ ra!



Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 05 Tháng Mười, 2013, 09:14:50 am

Tôi đọc trong một tờ báo địa phương của Úc, nơi tôi đang sống (hơn 20 năm rồi, nhưng còn nhớ). Hội đồng địa phương triệu tập dân chúng quanh vùng để quyết định về việc có nên mở một "tụ điểm đèn đỏ" trong vùng hay không. Khách mời là các cư dân trong vùng và đại diện của giới "chị em" (họ đã được phép hành nghề chính thức nhưng đang mở rộng địa điểm) dưới sự chủ trì của chính quyền địa phương.

Mở đầu cuộc họp, không cần lễ nghi dài dòng, nhân viên của chính quyền vào ngay vấn đề và xin ý kiến của cư dân, thôi thì các bà la ó phản đối với mọi lý do mà họ có thể nghĩ tới, nào là làm phá hoại hạnh phúc gia đình.....

Sau hàng chục ý kiến phản đối, đến lượt đại diện "chị em" phát biểu rất lịch sự, ngắn gọn và nhẹ nhàng:

- "Chị em chúng tôi đến đây là để mang đến niềm vui vẻ, hạnh phúc (nguyên văn: happiness) cho quý ông, chúng tôi chưa bao giờ và không bao giờ tra tấn (nguyên văn: torture) khách hàng chúng tôi...".

Kết luận của Hội đồng địa phương: một địa điểm được phép mở ra...


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 09 Tháng Mười, 2013, 08:35:44 pm
" Bao giờ cho đến tháng 10 " Mỗi năm cứ đến tháng 10 là các giải Nobel được trao. 2 giải Nobel y học & hóa học được trao thì đã có 5 nhà khoa học người Mỹ đoạt giải, 3 trong số đó là người nhập cư. Cái đất nước đang giãy chết này sao lắm người đoạt giải thế  ???
http://tuoitre.vn/Giao-duc/Khoa-hoc/573487/nobel-hoa-hoc-2013-ton-vinh-ba-chuyen-gia-hoa-hoc-phan-tu.html (http://tuoitre.vn/Giao-duc/Khoa-hoc/573487/nobel-hoa-hoc-2013-ton-vinh-ba-chuyen-gia-hoa-hoc-phan-tu.html)
http://tuoitre.vn/The-gioi/573218/nobel-y-khoa-cho-co-che-van-chuyen-te-bao.html (http://tuoitre.vn/The-gioi/573218/nobel-y-khoa-cho-co-che-van-chuyen-te-bao.html)
Bao giờ thì có tên 1 nhà khoa học người Việt đây  ???


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: tuanb5 trong 15 Tháng Mười, 2013, 12:44:23 am


Không có bất ngờ, giải Nobel Kinh tế năm 2013 đã thuộc về người Mỹ. Năm nay, có 3 giảng viên đại học cùng chia nhau giải thưởng.

Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Nobel-Kinh-te-2013-thuoc-ve-ba-nha-khoa-hoc-My/201310/220612.vnplus


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 15 Tháng Mười, 2013, 11:23:23 am
2 trong số 3 giáo sư đại học đoạt giải Nobel đang giảng dạy tại trường đại học Chicago. Trong quá khứ, đã có khoảng 89 người đoạt giải Nobel có xuất xứ hoặc liên hệ tới trường này như sinh viên, giáo sư. TT Mỹ Obama cũng từng dạy luật tại trường này trong 12 năm. Có ít nhất 3 người gốc Trung Hoa lục địa là giáo sư của trường ĐH này đoạt giải Nobel về Vật Lý ( Tsung-Dao Lee, Chen-Ning Franklin Yang 1957, Daniel Chee Tsui 1998 ). Chừng nào có 1 giáo sư đại học VN đoạt giải nhỉ  ???


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: HAN_DCT trong 15 Tháng Mười, 2013, 09:55:09 pm
Hãy bắt đầu đi bác @ledvu, bác cũng là người Việt mà. Không bao giờ là muộn cả đâu ;)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 03 Tháng Mười Một, 2013, 08:43:30 pm
Ngày hội halloween tại trường học 10-31-2013. Học sinh trong bộ đồ hóa trang đi vòng quanh trường, đến tối thì đi vòng quanh xóm xin bánh kẹo ( giống như giựt cô hồn rằm tháng 7 ở VN )
(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/halloween_zps4054fa06.jpg) (http://s1210.photobucket.com/user/ledvu/media/halloween_zps4054fa06.jpg.html)


Tiêu đề: Khó tin nhưng có thật
Gửi bởi: ledvu trong 22 Tháng Mười Một, 2013, 09:40:39 pm
Chiếc xe gắn máy bị mất cắp 46 năm trước ( 4/2/1967 ) được cơ quan hải quan tìm thấy khi kiểm tra lô hàng chuẩn bị lên tàu xuất qua Nhật. Sau 46 năm, thông tin về chiếc xe bị mất cắp vẫn còn được lưu trữ nên đã tìm lại được chủ cũ. Lão chủ chiếc xe chắc không bao giờ nghĩ đến việc tìm lại được chiếc xe này. ;D

(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/timlaixe_zps4950a6f6.jpg) (http://s1210.photobucket.com/user/ledvu/media/timlaixe_zps4950a6f6.jpg.html)

Nguồn: http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tim-lai-xe-bi-mat-cap-sau-gan-nua-the-ky-20131121105547433.htm (http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tim-lai-xe-bi-mat-cap-sau-gan-nua-the-ky-20131121105547433.htm)


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 20 Tháng Mười Hai, 2013, 01:47:10 pm
Anh chàng này hên, bán cái vé trúng giải độc đắc nên được thưởng 1 triệu USD.
(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/trungso_zpsa50b6123.jpg) (http://s1210.photobucket.com/user/ledvu/media/trungso_zpsa50b6123.jpg.html)
Chủ nhân của chiếc vé trúng thưởng trị gía 324 trieu USD vẫn chưa ra mặt. Có thể là người Việt vì cửa hàng này chủ yếu nhằm vào đối tượng người Việt, tay chủ cũng là người Việt. Khu vực San Jose người Việt định cư rất nhiều.
link: http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ban-ve-doc-dac-ong-chu-goc-viet-duoc-1-trieu-usd-20131219085740204.htm


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 05 Tháng Giêng, 2014, 11:49:29 am
Vậy là đoán trúng, cửa hàng này nhằm vào đối tượng chính là người Việt nên người mua tờ vé trúng là người Việt. Sau 16 ngày mới phát hiện ra là mình trúng 324 triệu USD. Xém tí nữa là bỏ quên số tiền lớn.
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nguoi-my-goc-viet-trung-so-324-trieu-usd-20140104160601839.htm


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 17 Tháng Giêng, 2014, 01:31:09 pm
 Một đất nước nổi tiếng Thế giới về tự do và dân chủ. Chúng ta nên hiểu ra sao đây?

 http://dantri.com.vn/su-kien/co-gai-goc-viet-to-canh-sat-my-danh-dap-quay-roi-tinh-duc-828873.htm


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 21 Tháng Giêng, 2014, 03:19:18 pm
 Thêm một nỗi buồn cho thân phận người viễn xứ.

 http://dantri.com.vn/the-gioi/co-gai-goc-viet-bi-danh-den-chet-tai-california-830234.htm


Tiêu đề: Re: Vui buồn viễn xứ (Phần 2)
Gửi bởi: ledvu trong 28 Tháng Tư, 2014, 11:19:17 am
Một buổi thực tập ca nhạc trong trường tiểu học
(http://i1210.photobucket.com/albums/cc412/ledvu/trinhdiencanhac_zps9502526a.jpg) (http://s1210.photobucket.com/user/ledvu/media/trinhdiencanhac_zps9502526a.jpg.html)
Xứ hợp chủng quốc nên chỉ nhìn sơ qua đã thấy đại diện của nhiều quốc gia, trong đó không thiếu 1 cô bé " người lạ ".