Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: macbupda trong 02 Tháng Giêng, 2010, 07:09:40 am



Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 02 Tháng Giêng, 2010, 07:09:40 am

(https://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=31677.0;attach=23390;imagehttps://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=31677.0;attach=23390;image)

Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Nhà xuất bản Đà Nẵng
Năm xuất bản: 2006
Tác giả: Lê Hồng Lĩnh
Số hóa: macbupda


CUỘC ĐỒNG KHỞI KÌ DIỆU Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
1959-1960

LỜI GIỚI THIỆU

Trong một bản báo cáo gửi Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy vào thời điểm mới trúng cử (1961), Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã thừa nhận “Một thời kì hết sức nghiêm trọng đối với Tổng thống Ngô Đình Diệm và Việt Nam Cộng hòa đã ở ngay trước mặt. Chỉ trong 6 tháng cuối năm 1960, tình hình an ninh trong nước vẫn tiếp tục ngày càng xấu đi và nay đã lên tới mức nghiêm trọng… Toàn bộ vùng nông thôn ở phía Nam và Tây nam Sài Gòn cũng như một số vùng phía Bắc đã nằm trong quyền kiểm soát rất lớn của Việt Cộng” (trích trong Hồ sơ Lầu Năm góc).

Lời đánh giá đó chính là sự ghi nhận tác động như vũ bão của một cao trào nổi dậy đồng loạt của nhân dân, trước hết là từ nhưng vùng nông thôn rộng lớn ở Nam Bộ và cả vùng núi Nam Trung bộ diễn ra từ cuối 1959 và lên tới đỉnh cao vào năm 1960, làm thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nó là sự kế tục truyền thống nhất tề nổi dậy từ trong Cách mạng tháng Tám 1945, là thành quả của đường lối chỉ đạo đúng đắn về con đường giải phóng… Nó cũng là kết quả tất yếu của sự vùng lên của nhân dân trước sự tàn sát man rợ của kẻ thù và tinh thần sáng tạo của những chiến sĩ cách mạng kiên cường luôn có mặt ở nơi đầu sóng ngọn gió. Cao trào ấy đã được thực tiễn và lịch sử định danh là Cao trào Đồng khởi.

Cao trào Đồng khởi ấy đã đạt tới đỉnh cao là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 20-12-1960. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo tối cao của Cách mạng đã đánh giá đó là “sự ra đời của một lực lượng tất thắng”. Nối tiếp cao trào ấy là cuộc đấu tranh toàn diện của nhân dân miền Nam Việt Nam dẫn tới sự sụp đổ của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm (1963), tạo đà cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc toàn thắng vào Mùa Xuân 1975).

Vì thế, Cao trào Đồng khởi là một mốc son lịch sử trọng đài của pho sử hoành tráng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đã không ít những công trình nghiên cứu, bộ sửquốc gia hay lịch sử các địa phương Nam Bộ và Nam Trung bộ đề cập tới. Nhưng đó cũng là nội dung lịch sử chứa đựng vô cùng phong phú những biểu hiện về nghệ thuật cách mạng và chủ nghĩa anh hùng của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại. Vì thế nghiên cứu về Cao trào Đồng khởi chắc chắn đã và sẽ còn được nhiều người, nhiều thế hệ đề cập tới như một nét đặc sắc của truyền thống cách mạng Việt Nam.

Nhân kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-2005), Nhà xuất bản Đà Nẵng cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960”, một công trình nghiên cứu về Cao trào Đồng khởi của Đại tá Lê Hồng Lĩnh, một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự thâm niên.

Đây là một đống góp đáng kể vào quá trình nhận thức đề tài lịch sử này. Nó góp phần làm phong phú hơn những gì đã biết và gợi ra những vấn đề mới, có thể cả những tranh luận mới góp phần làm cho sự kiện lịch sử ngày càng được nhận thức sâu sắc và tri thức lịch sử thêm toàn diện. Những bài học lịch sử rút ra từ Cao trào Đồng khởi năm xưa chắc chắn sẽ rất gần gũi với công cuộc Đổi mới ngày hôm nay. Đó là bài học về lòng dũng cảm, sự sáng tạo và niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng. Chính vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu cuốn sách này với các bạn đọc với hi vọng đây sẽ không phải là cuốn sách cuối cùng viết về Cao trào Đồng khởi.

Tháng 12.2005    
DƯƠNG TRUNG QUỐC
.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 02 Tháng Giêng, 2010, 07:12:30 am
Chương I

HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ KÍ KẾT, TA CHUYỂN QUÂN TẬP KẾT,
SẮP XẾP BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG CHO CUỘC ĐẤU TRANH
CHỐNG KẺ THÙ MỚI Ở MIỀN NAM

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy thế giới dẫn dến thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ.

Chính phủ Pháp và mỗi thành viên của Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thỗ của Việt Nam, Lào, Campuchia và không can thiệp vào nội trị của những nước đó (Điều 11 trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị).

Các thành viên của Hội nghị Giơnevơ gồm đại biểu Campuchia, Việt Nam Cộng hòa, Mỹ, Pháp, Lào, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Anh và Liên Xô.

Điều 1 của Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam quy định: Một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được quy định rõ, để lực lượng của hai bên sau khi rút lui sẽ tập họp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy. Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến.

Đường giới tuyến quân sự tạm thợi ở gần vĩ độ 17 Bắc, từ cửa sông Bến Hải (sông Cửa Tùng) và dòng sông đó (tên là Rào Thanh trong vùng núi) cho đến làng Bồ Hồ Sư rồi theo vĩ tuyến Bồ Hồ Sư cho dến biên giới Lào - Việt Nam (Điều 1.4 phụ lục).

Điều 15 quy định các khu vực đóng quân tạm thời cho các lực lượng Liên hiệp Pháp: chu vi Hà Nội, chu vi Hải Phòng, chu vi Hải Dương.

Các khu vực đóng quân tạm thời của Quân đội nhân dân Việt Nam: chu vi Quảng Ngãi - Bình Định (trung phần Việt Nam) Xuyên Mộc, chu vi Hàm Tân (Nam Việt Nam), chu vi Đồng Tháp Mười, chu vi Mũi Cà Mau (đều ở Nam Việt Nam).

Các lực lượng Liên hiệp Pháp rút khỏi khu vực đóng quân tạm thời tới khu vực tập kết ở Nam đường giới tuyến trong thời hạn 300 ngày (19/5/1955) theo quy định sau:

Rút khỏi chu vi Hà Nội: 80 ngày (11/10/1954)
Rút khỏi chu vi Hải Dương: 100 ngày (1/11/1954)
Rút khỏi chu vi Hải Phòng: 300 ngày (19/5/1955)

Quân đội nhân dân Việt Nam rút khỏi các khu vực đóng quân tạm thời tới khu vực tập kết ở Bắc giới tuyến trong thời hạn 300 ngày (19/5/1955) theo lịch sau:

Rút khỏi Xuyên Mộc, Hàm Tân: 80 ngày (11/10/1954)
Rút khỏi trung phần Việt Nam I: 80 ngày (11/10/1954)
Rút khỏi Đồng Tháp Mười: 100 ngày (1/11/1954)
Rút khỏi trung phần II: 100 ngày (1/11/1954)
Rút khỏi Mũi Cà Mau: 200 ngày (8/2/1955)
Rút khỏi trung phần III: 300 ngày (19/5/1955)

Đẻ thống nhất Việt Nam theo Điều 7 của tuyên bố cuối cùng sẽ “thực hiện tổng tuyển cử tự do bằng bầu phiếu kín”. “Các cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7/1956 được sự kiểm soát của một ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong ban giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong hiệp định đình chỉ chiến sự(1). Kể từ ngày 20/7/1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc hiệp thương về vấn đề đó”.

Để đảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân dân ở hai vùng, Đều 14C của Hiệp định đình chiến ghi rõ:

“Mỗi bên cam kết không dùng cách trả thù hoặc phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức, vì lí do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh, và cam kết bảo đảm những quyền tự do dân chủ của họ”.

Theo hiệp định Giơnevơ, con đường để củng cố hòa bình thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước Việt Nam như đã rõ ràng. Tuy vậy dự kiến những khó khăn do kẻ địch gây nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Củng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”(2).

Để khai thông Hiệp định đình chiến và phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Bộ Chính trị cử đồng chí Nguyễn Duy Trinh, đồng chí Lê Duẩn vào miền Nam.

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh vào Khu 5 khai thông Hiệp định đình chiến cho cán bộ và cùng các đồng chí Liên khu ủy tổ chức sắp xếp lực lượng cho cuộc đấu tranh mới.

Trong khi Hiệp định Giơnevơ kí kết, đồng chí Lê Duẩn đang ở Mộ Đức và chuẩn bị thành lập Bộ Tư lệnh miền Nam, có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Chánh và đồng chí Lê Đức Thọ đang trên đườngtừ Nam Bộ qua Congpong Cham để ra khu 5.

Khi được tin Hiệp định được kí kết, đồng chí Lê Duẩn thốt lên: “Chết to rồi! Nhân dân miền Nam lại phải trải qua một thời kì đấu tranh kịch liệt nữa rồi”(3). Hai dòng nước mắt chảy ròng ròng không dứt cả khi đồng chí dẫn một đoàn cán bộ đi cùng vào Quy Nhơn để vào Nam Bộ.


(1)Là Ấn Độ, Ba Lan, Canada.
(2)Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 10/1996 - Tập 7 trang 322.
(3)Theo lời kể của đồng chí Nguyễn Kim Cương nguyên Thứ trưởng Chủ tịch phủ.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 02 Tháng Giêng, 2010, 07:17:00 am
Đồng chí Lê Duẩn cùng các cán bộ đến sây bay Sóc Trăng, đi ô tô đến Phụng Hiệp rồi vào vùng căn cứ miền Tây, vùng tập kết 200 ngày. Tại đây đồng chí Lê Duẩn cùng đồng chí Lê Đức Thọ Bí thư Trung ương cục đã từ Congpong Cham trên đất Camphuchia sớm trở về miền Tây khi được tin Hiệp định Giơnevơ kí kết, tiến hành khai thông về Hiệp định Giơnevơ, chỉ đạo việc chuyển quân tập kết tổ chức sắp xếp lực lượng và chỉ đạo cho cuộc đấu tranh mới.

Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp ra Nghị quyết về tình hình mới và nhiệm vụ mới.

Bộ Chính trị chỉ rõ: “Nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc chưa phải đã hoàn thành, cuộc đấu tranh ái quốc không vì đình chiến mà kết thúc, cuộc đấu tranh đó còn đang tiếp tục(1).

Về đối tượng của cách mạng, Bộ Chính trị vạch ra: “Kẻ thù cụ thể trước mắt của toàn dân là dế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ nguy hại nhất”(2).

Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là: “Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình”. “Củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân thủ trong toàn quốc”(3).

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là: “Từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị, lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện dân chủ cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất, tranh thủ độc lập, đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố đàn áp cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hành động tấn công của địch ngụy giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kì kháng chiến nhất là ở vùng căn cứ địa và du kích của ta(4).

Bộ Chính trị vạch rõ sách lược của ta ở miền Nam lúc này là tranh thủ tập hợp mọi lực lượng mọi người tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Phương châm của ta là: Khéo công tác, khéo che dấu lực lượng, kết hợp công tác hợp pháp và công tác không hợp pháp, lợi dụng các hình thức tổ chức và hoạt động hợp pháp để tập hợp và lãnh đạo quần chúng, đấu tranh, chú trọng bảo tồn lực lượng của ta.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương cục miền Nam và Liên khu ủy 5 có sự giúp đỡ của đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, đồng chí Nguyễn Chánh, công cuộc chuyển quân tập kết và việc bố trí sắp xếp lực lượng cho cuộc đấu tranh mới được tiến hành một cách khẩn trương.

Ở Quảng Trị ngày 18/8/1954, ta đã tổ chức cuộc mít tinh lớn ở Phước Môn có trên 6000 người dự để tiễn đưa con em của quê hướng lên đường đi tập kết. Lực lượng bộ đội tỉnh Thừa Thiêên tổ chức thành Trung đoàn 269 ngày 26/8 chỉnh tề đội ngũ hành quân ra Bắc qua cầu Hiền Lương.

Ở Khu 5, lực lượng bộ đội ta cùng cán bộ chính quyền từ khu đến xã tập kết ở 3 khu vực, khu vực cuối cùng 300 ngày là Quy Nhơn. Có một trục trặc là lúc ta đưa rất nhiều xe cơ giới thu được trong các trận đánh nhất là trận đánh GM 100 trên đèo Măng Giang lên tàu, các tàu Liên hiệp Pháp đã không chịu chở vì quá tiếc. Nhưng qua đấu tranh chúng phải ngậm ngùi mà đưa các xe cơ giới lên tàu.

Trong khoảng thời gian nơi tập kết tạm thời, bộ đội và cán bộ cùng các cơ quan các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định ra sức xây dựng nhà cửa cho các gia đình có nhà do bị giặc tàn phá, làm lại nhà cho các gia đình nghèo, xây dựng trường học, xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ. Bộ đội, cán bộ chính quyền cùng nhân dân đắp đập Cà Ninh (Bình Sơn), sửa chữa và nạo vét kênh mương tưới tiêu cho hàng vạn hecta, đắp đê ngăn nước mặn ở phía Đông huyện Tuy Phước. Ở Bình định, bộ đội đã đắp được 200.000m3 đường giao thông, sửa lại 19 cầu cho ô tô thông suốt từ Bồng Sơn đến Cù Mông.

Cuối tháng 3 năm 1955, Ban Thường vụ và Liên Khu ủy 5 tổ chức Hội nghị mở rộng. Trước tình hình địch có nhiều thủ đoạn khủng bố, đàn áp nhân dân trong vùng chúng kiểm soát, Liên Khu ủy 5 dự tính “cách mạng không thể phát triển bằng phương pháp hòa bình” đã quyết định lựa chọn thêm một số cán bộ, các ngành chuẩn bị tập kết ra Bắc đang còn ở Quy Nhơn đưa về bổ sung cho các địa phương. Để bảo đảm cho tổ chức sắp tới được gọn nhẹ, phù hợp với tình hình mới, Liên Khu ủy chỉ đạo bố trí số lượng các cấp ủy theo nguyên tắc: Liên tỉnh ủy có từ 3-5 ủy viên, tỉnh ủy từ 5-7, huyện ủy từ 3-5. Chi bộ Đảng tổ chức tới thôn, mỗi chi bộ từ 3-5 đảng viên. Số đảng viên còn lại cho “thả nổi” (tạm ngừng sinh hoạt).

Số cán bộ đảng viên, nhân viên ở lại từ khu đến xã tính đến tháng 5/1955 là 3603 người và 170 giao liên. Cụ thể Quảng Nam 506, Quảng Ngãi 396, Bình Định 451, Phú Yên 254, Bình Thuận 259...(5)

Tháng 3/1955, đồng chí Trần Lương và đồng chí Võ Chí Công được cử vào giữ chức Bí thư và Phó Bí thư Đảng bộ Liên Khu 5. Đồng chí Võ Chí Công đi trước bằng máy bay cùng cơ quan Liên hiệp đình chiến từ Hà Nội vào Quy Nhơn. Đồng chí Trần Lương đi sau bằng tàu biển vào Quy Nhơn đúng lúc lực lượng ta ở đây rút khỏi khu tập kết tạm thời 300 ngày.

Tháng 8/1955, đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa (đã tập kết ra miền Bắc) cùng 12 cán bộ chiến sĩ đặc công hành quân vất vả theo đường rừng trên gần 3 tháng mới về tới Khánh Hòa hoạt động theo phương thức hợp pháp.


(1), (2), (3), (4)Trích Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 7/4/1954. Hồ sơ tư liệu Phân viện Lịch sử Quân sự Việt Nam ở phía nam.
(5)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Tập II Chuyển chiến lược, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1996, tr26.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 02 Tháng Giêng, 2010, 07:17:44 am
Ở Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương cục và đồng chí Lê Duẩn đại diện Bộ Chính trị, công cuộc chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới được tiến hành tích cực, khẩn trương.

Bộ đội và cán bộ chính quyền Phân Liên khu miền Đông chuyển về khu tập kết tạm thời ở Xuyên Mộc, Hàm Tân (80 ngày) và Cao Lãnh (100 ngày). Bộ đội và cán bộ Phân Liên khu miền Tây chuyển về khu tập kết tạm thời ở khu vực Cà Mau (200 ngày), Quân đội Liên hiệp Pháp phải rút đồn bót, giải tỏa các đường giao thông thủy bộ rút khỏi chu vi tập kết tạm thời của ta, để quân ta chuyển quân về các chu vi tập kết tạm thời.

Những ngày ở các chu vi tập kết tạm thời là những ngày hội quân dân. Gia đình bộ đội và cán bộ, đồng bào yêu nước hâm mộ kháng chiến ở thành phố Sài Gòn, các thị xã, thị tứ ở các vùng tạm bị chiếm nườm nượp kéo về thăm hỏi và chia tay các chiến sĩ và cán bộ mấy năm trờ ra đi chiến đấu, thăm vùng giải phóng tấm gương của quan hệ người với người.

Trong những ngày hòa bình chuyển quân tập kết, Đảng bộ và chính quyền nhân dân Nam Bộ ra sức hoàn thiện, bổ khuyết việc thực hiệc các chính sách của Đảng trong vùng giải phóng cũ và đem thực hiện tại các vùng tạm bị chiếm vừa được giải tỏa. Theo sự chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn ta thực hiện việc tạm cấp hàng chục vạn hecta ruộng đất cho nông dânn nghèo ở các vùng tạm bị chiếm xưa nay chưa có điều kiện thực hiện. Ruộng đất được cấp tới sát mép lưới thép gai các đồn bót địch. Chỉ một tỉnh như Bến Tre mà trong vài tháng sau Gionevơ ta cấp cho nông dân thêm 100.000 hecta. Chứng nhận sở hữu ruộng đất, ai chưa có được cấp, ai để mất được cấp lại. Cơ quan địa phương trao tặng các bằng khen, giấy tuyên dương của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cho các gia đình có công với nước, các nhân sĩ trong tôn giáo, đảng phải đã đóng góp cho kháng chiến.

Tại các chu vi tập kết tạm thời, chính quyền cứu hộ hàng chục tấn gạo, hàng trăm, hàng ngàn bạc Đông Dương cho các gia đình nghèo, thiếu. Ta sửa sang nhà cửa, xây dựng nhà nới cho các nhà nghèo dột nát. Ta cất thêm trường, tu sửa lại các ngôi trường cũ. Các lớp học xóa nạn mù chữ được mở ra cấp tốc xóa mù chữ cho đồng bào thị trấn, thị tứ xưa nay chưa biết đọc, biết viết.

Ở Cao Lãnh, bộ đội, cán bộ và nhân dân xây đài liệt sĩ ở ngã tư Cao Lãnh, xây lại mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại xã Hòa An tỏ lòng thành kính và biết ơn Người đã sinh ra lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Vùng tập kết tạm thời 200 ngày Cà Mau được quy định phía Bắc là sông Cái Lớn từ Vàm tới Ngã ba Nước Trong, từ Rạch Nước Trong tới ấp Xéo Lá, phía Đông chạy dọc theo kinh Xáng Ngan Dừa đến Vĩnh Hưng, từ Vĩnh Hưng theo đường thẳng trục Nam ra biển, chiếm tới 23/3 diện tích tỉnh Bạc Liêu.

Tại đây, trong 6 tháng ngành giáo dục cùng bộ đội đã thanh toán nạn mù chữ cho 75% cho số người không biết đọc, biết viết. Ta xây thêm trường mới, sửa chữa trường cũ làm cho hệ thống nhà trường trong chu vi tăng lên 875 trường, có nhiều trường trong vùng đồng bào Khmer. Các tạm y tế, tổ thuốc nam, nhà bảo sanh được củng cố xây dựng ở các xã. Chính quyền đào tạo gấp hàng trăm cán bộ y tế và thầy cô giáo, bảo đảm cho các ngành y tế và giáo dục phục vụ tốt cho sức khỏe và sự học hành của nhân dân và tre em.

Công tác vệ sinh công cộng, tẩy uế các thị tứ, thị trấn được bộ đội và nhân dân cùng làm. Đường sá, cầu cống, các công trình công cộng được tu sửa. Mương rãnh đợc nạo vét.

Điện nước được đưa tới khu lao động, không chỉ ở các công sở và nhà giàu như trước đây. Đời sống mới được tuyên truyền và thực hiện. Chiều đến thanh thiếu niên vui chơi múa hát, hoạt động văn nghệ. Văn công, điện ảnh liên tục phục vụ đồng bào. Các tệ nạn xã hội dính liền với xã hội thực dân phong kiến: rượu chè, trộm cắp, cờ bạc, mại dâm… ở các thị trấn, thị tứ mất hẳn. Vắng bặt những vụ đánh lộn, những tiếng chửi bới giữa bà con xóm giềng. Nhà không cần khóa, quần áo để ngoài vườn không mất. Nhân dân tỉnh Bạc Liêu sống nhữn ngày hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đồng bào nhân dân Sài Gòn và các tỉnhvề Cà Mau ý thức và xúc cảm về cuộc sống ngươi với người là bạn mà cách mạng và chính quyền nhân dân sẽ đem tới.

Thành tựu cuộc sống mới tại chu vi Cà Mau chưa nhiều, nhưng ý nghĩa chính trị tinh thần của bức tranh hiện thực Cà Mau rất lớn. Nhân dân trong tỉnh, nhân dân Sài Gòn và các nơi về đây ý thức rõ về con đường độc lập tự do ấm no hạnh phúc mà cách mạng hướng mình đi tới.

Những ngày đầu của hòa bình lập lại, cùng với công tác chuyển quân tệp kết, việc sắp xếp bố trí lực lượng cho cuộc đấu tranh mới ở Nam Bộ được tiến hành rất khẩn trương.

“Chúng ta kháng chiến 9 năm mới giải phóng nửa nước. Nửa nước còn lại không bao giờ đế quốc dễ dàng trao lại cho ta. Miền Nam phải làm cách mạng lại”. Nhận định ấy của đồng chí Lê Duẩn là tư tưởng chỉ đạo cho việc bố trí sắp xếp lực lượng ở Nam bộ để đối phó với kẻ thù mới.

Trung ương cục miền Nam gồm các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Kỉnh do đồng chí Lê Đức Thọ làm bí thư vốn hoạt động công khai trong kháng chiến đến đây được giải thể. Xứ ủy Nam Bộ bí mật được chỉ định gồm các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hữu Lầu, Nguyễn Văn Vinh, Lê Toàn Thư, Phan Văn Đáng, Phạm Thái Bường, Phạm Văn Sô… do đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư.

Liên Tỉnh ủy miền Đông do đồng chí Trần Văn Đức (Hai Đức) làm Bí thư, Liên tỉnh ủy miền Trung do đồng chí Nguyễn Văn Mùi (Sáu Đường) làm Bí thư, Liên Tỉnh ủy miền Tây do đồng chí Phạm Thái Bường (Ba Bường) làm Bí thư, đồng chí Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) làm Phó Bí thư, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn do đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Bí thư.

Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến Tham mưu trưởng Phân Liên khu miền Tây, người đã từng trực tiếp chỉ huy các chiến dịch nổi tiếng Cầu Kè, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Châu Hà, Sóc Trăng được phân công phụ trách chung về quân sự. Đồng chí Nguyễn Văn Thược nguyên Huyện đội trưởng Bến Cát là cây đánh giặc của Chi đội 12 và Trung đoàn 312, một trong những người sáng tạo nên địa đạo chiến Nam Bộ được cử làm phó, phụ trách về du kích chiến tranh. Bác Hồ đã đặt tên cho đồng chí Nguyễn Văn Thược là Lâm Quốc Đăng (ngọn đèn của Tổ Quốc ở trong rừng).


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 02 Tháng Giêng, 2010, 07:18:45 am
Đề phòng kẻ địch không thi hành hiệp định, ta bố trí một số cán bộ ở lại, phần lớn là cán bộ huyện đội, xã đội, bộ đội địa phương thường sát với phong trào hơn cán bộ, bội đội chủ lực. Ở Bạc Liêu ta đẻ lại nhiều chiến sĩ bộ đội địa phương tỉnh, huyện và 200 cán bộ từ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn rút từ các Tiểu đoàn 307, 410.

Vũ khí để lại ở các tỉnh Bà Chợ, Thủ Biên khoảng 100 cây. Các tỉnh Gia Ninh, Mỹ Tho, Long Châu Sa để lại một mỗi tỉnh một số súng đủ cho một tiểu đoàn. Tỉnh Vĩnh Long để lại 120 cây, tỉnh Trà Vinh 340 cây, tỉnh Bến Tre, Cần Thơ để lại mỗi tỉnh số súng đủ trung đoàn cho 1 đại đội. Rạch Giá và Hà Tiên để lại 1000 súng đủ trang bị cho 8 đại đội và dân quân. Tỉnh Bạc Liêu để lại 2000 súng, gấp đôi số súng tỉnh có trong kháng chiến chống Pháp.

Công binh xưởng Nam Bộ và công binh xuổng Thủ Biên để lại máy móc đủ để lập lại công binh xưởng nếu cần và chôn giấu ở chiến khu Đ. Công binh xưởng Phân Liên khu miền Tây để lại toàn bộ máy móc chôn cất ở rừng U Minh. Một số huyện cũng để lại công binh xưởng, công trường của mình, chôn cất để khi cần móc lên mà dùng.

Nói chung về lực lượng cán bộ quân sự và vũ khí ta để lại ở miền Tây nhiều hơn ở miền Đông.

Các Tỉnh ủy bí mật cũng được Xứ ủy chỉ định. Các Tỉnh ủy chỉ định các Huyện ủy và các Huyện ủy chỉ định lại các chi ủy. Các ban chấp hành huyện ủy, chi ủy được kiện toàn, tinh giảm về số lượng, tăng cường về chất lượng đảm bảo lãnh đạo các đảng bộ chống chọi với kẻ thù.

Các đảng bộ tiến hành học tập, sắp xếp lại phù hợp với điều kiện đấu tranh cách mạng mới. Đảng viên cán bộ được giáo dục về tình hình nhiệm vụ mới, về nhân sinh quan cách mạng, khí tiết của người công sản trước kẻ thù, bồi dưỡng về năm bước công tác cách mạng, công tác bí mật. Từng đảng viên được đánh giá lại toàn diện nhất là về mặt quan hệ với quần chúng, ý thức giai cấp, môi trường hoạt động, khả năng hoạt động hợp pháp mà phân A, B, C. Số đảng viên loại C là số hoạt động trong lòng địch, chỉ sinh hoạt đơn tuyến, số lại B là số hoạt động họp pháp, số loại A là số đảng viên hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Một số đảng viên tạm thời thả nổi, chỉ bắt liên lạc khi cần thiết. Một số quá lộ được chuyển vùng. Qua củng cố kiện toàn tổ chức số đảng viên còn lại khoảng 1/4, 1/5. Nói chung các Đảng bộ đã sắt lại, rắn chắc để trụ, tồn tại trước phong ba bão táp do kẻ thù dân tộc và giai cấp gây nên, trong khi ta tay không còn chính quyền quân đội.

Đoàn Thanh niên lao động cánh tay đắc lực và là đội hậu bị của Đảng được tổ chức chặt chẽ. Đoàn viên không phân loại A, B, C nhưng xây dựng theo phương châm chú trọng chất lượng hơn số lượng, chọn lựa những con em nông dân, công nhân, dân nghèo kiên quyết cách mạng, dũng cảm và mưu trí.

Các đoàn thể, các tổ chức chính trị quần chúng trước đây đều giải thể, thay thế bằng các hội biến tướng: vạn vần đổi công, tổ chức bình dân học vụ, hội phu huynh học sinh, hội cứu tế, hội thể thao, hội đình chùa, các tổ chức nữ công gia chánh v.v…

Đảng viên bám chắc quần chúng, tổ chức và lãnh đạo quần chúng theo hệ thống nòng cốt và cốt cán. Mỗi đảng viên cơ sở liên lạc chặt và bí mật với một số nòng cốt, mỗi nòng cốt lại nắm chặt một số quần chúng tích cực. Phương thức này vẫn giữ kín được lực lượng lãnh đạo lại bảo đảm Đảng bám được dân.

Về binh vận, Xứ ủy chủ trương chuẩn bị đưa cán bộ chiến sĩ vòa lực lượng vũ trang của địch và đưa người của ta vào cơ quan chính quyền địch, chuẩn bị đưa người vào các hội đồng xã, tề ấp, ủy viên cảnh sát, để góp phần che giấu lực lượng, ủng hộ đấu tranh của quần chúng, bảo vệ nhân dân và cơ sở. Đồng chí Phạm Ngọc Thảo sinh năm 1922 là con thứ 8 trong một gia đình điền chủ lớn công giáo dân Tây (quốc tịch Pháp) ông Adrian Ngọc Thuần ở Vũng Liêm, Vĩnh Long. Tên khai sinh là Albert Phạm Ngọc Thuần và là em ruột đồng chí Phạm Ngọc Thuần (Gaston Phạm Ngọc Thuần) nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ và là Chính ủy Bộ Tư lệnh Nam bộ năm 1948 và đầu năm 1949. Đồng chí Phạm Ngọc Thảo vốn là học sinh trường Taberd, hết cấp tú tài đồng chí học ngành giao thông công chính. Là Thanh niên Tiền Phong ngày Cách mạng tháng Tám, đồng chí là học viên khóa đầu tiên của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Đầu năm 1947 chính Phạm Ngọc Thảo đã làm đồng chí Lê Duẩn hết sức xúc động trước sự tận tụy của một trí thức giác ngộ cách mạng đã cõng mình “ông chú ho lao” để qua các đồn bót vùng Phan Thiết. Năm 1948, đồng chí phụ trách tình báo Nam Bộ sau chuyển sang chỉ huy Tiểu đoàn 404 chủ lực Nam Bộ.

Nhờ ta có chuẩn bị, khi địch lập lại hội đồng hương chính, lập tề xã, tề ấp, tổ chức dân vệ, cảnh vệ binh, đóng đồn bót…, số người của ta trong hội đồng hương chính, tề xã, tề ấp, trong các đồn bót dân vệ chiếm trên một nửa. Trong số 115 xã, 500 ấp của Bến Tre, nơi nào ta cũng đưa được người vào các tổ chức của địch, có những ban hội tề và đồn dân vệ người của ta chiếm từ 1/2 đến 2/3. Trong 123 xã, 796 ấp của Mỹ Tho, nơi nào cũng người của ta trong tổ chức địch.

Ở Bạc Liêu, khi địch vào chiếm đống, do đã chuẩn bị từ trước ta đãn nắm được trung đoàn trưởng cảnh vệ binh, tỉnh trưởng và hai quận trưởng của chính quyền địch. Ta đã đưa 160 cán bộ quân sự vào cảnh vệ binh và các đơn vị chủ lực của quân đội ngụy. Ta còn đưa cán bộ vào nắm cả 4 tàu quân sự của địch. Nhiều đồng chí được địch phong cấp sĩ quan, đồn trưởng. Đồng chí Mạc Thành Hồng là đại úy cảnh vệ binh, đồn trưởng đồn Đồng Cùng. Đồng chí Trần Văn Tập là trung úy đồn trưởng đồn Vàm Đình.

Ở huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Bí thư Huyện ủy Sáu Nhân đưa được 5 người vào Tiểu đoàn Lê Công Hòa (Hòa Hảo), bố trí được người vào lực lượng Cao Đài Liên minh (quân Trịnh Minh Thế). Binh vận Huyện đã bố trí và bắt liên lạc với Thạch Nao và tiểu đoàn lính Khmer ở Vĩnh Châu vốn là tù binh Điện Biên Phủ được ta cho về và hiện ở trong quân đội ngụy tại đây.

Lực lượng ta bố trí, xây dựng trong lòng địch rất mạnh, 20 chi bộ loại C được tổ chức trong lực lượng quân sự địch. Về cơ bản ta nắm được hệ thống lực lượng cảnh vệ binh. Do điều kiện có nhiều thuận lợi nên một số đồng chí vào cảnh vệ binh đã kém giữ bí mật. Khi quân địch đã củng cố hệ thống gián điệp, chỉ điểm và tổ chức lại cảnh vệ binh thành bảo an, nhiều đồng chí bị địch thuyên chuyển sang tỉnh khác, một số bị địch phát hiện nên bị bắt, một vài người qauy lại làm tay sai cho địch. Một số đồng chí phải tổ chức khởi nghĩa phá đồn, đem lực lượng và vũ khí vào rừng như trường hợp các đồn Đồng Cùng, Cái Keo… Tuy vậy ta vẫn duy trì lâu dài được một nửa trong lực lượng đưa vào tồn tại trong lực lượng quân sự của địch ở tỉnh Bạc Liêu.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 02 Tháng Giêng, 2010, 07:19:33 am
Đối với chính quyền cơ sở địch, ta đưa người vào hội đồng xã, làm trưởng ấp, ủy viên cảnh sát, vào thanh niên và phụ nữ, cộng hòa, thanh niên chiến đấu. Cuối năm 1955 đầu năm 1956 phần lớn người trong chính quyền xã, ấp của địch do ta chủ động chuẩn bị. Trong dân vệ, thanh niên cộng hòa, người của ta chiếm phân nửa.

Về kinh tế tài chính hoàn toàn dựa vào sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân. Xứ ủy chỉ có thể cấp cho mỗi tỉnh ủy một triều đồng Đông Dương làm vốn sản xuất, tự túc, kinh doanh. Các tỉnh căn cứ như Biên Hòa, Tây Ninh, Bạc Liêu được cấp 2 triệu.

Thời kì từ Hiệp định Giơnevơ kí kết đến thời kì hoàn thành chuyển quân tập kết đến cả tháng 7-1956 là thời kì ta tiến hành đấu tranh chính trị hòa bình. Mittinh, biểu tình, hội thảo mừng đón hòa bình, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổn tuyển cử, đòi tôn trọng quyền tự do dân chủ  của nhân dân do hàng ngàn, hàng vạn người tham gia diễn ra khắp các tỉnh từ Quảng Trị đến Bạc Liêu, Rạch Giá. Không khí vui mừng phấn khởi tràn ngập. Thế nhưng ở một số nơi đã diễn ra sự đàn áp của binh lính địch, có nơi nghiêm trọng.

Ngày 1-8-1954, 25.000 người ở Đà Nẵng, 15.000 người ở Huế kể cả những nhà tu hành tập hợp trên các đường phố lớn, vườn hoa, sân vận động… mừng chiến tranh chấm dứt, đòi trả chồng con bị bắt đi lính, trả tự do cho tù chính trị, trao trả hết tù binh…

Nhân dân tỉnh Quảng Nam, các thành phố thị xã Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt mittinh biểu tình mừng hòa bình kéo đến trụ sở ngụy quyềm, trụ sở Ủy ban Quốc tế đòi thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, thi hành điều 14C không được trả thù, khủng bố những người kháng chiến. Trong cuộc biểu tình của nhân dân Đà Nẵng, bọn địch ở đồn Võ Tánh đã nổ súng bắn chết hai người. Trước hành động tàn ác đó, quần chúng tràn vào đốt đồn, đốt cháy nhiều xe cộ và súng đạn của quần chúng.

Chống lại các đoàn biểu tình ở Quảng Nam, ngày 2-8-1954 địch gây ra vụ thảm sát ở Kim Đôi làm 17 người chết, 67 người bị thương. Ngày 6-9-1954 chúng giết 31 người biểu tình và làm bị thươmg nhiều người khác ở chợ Được.

Ngày 7-9-1954, bắn vào đoàn biểu tình ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên) chúng giết chết 80 người, làm bị thương 50 người.

Ngày 15-9-1954, tại An Khê,vùng địch tiếp quản đầu tiên ở Khu 5, hơn 5000 đồng bào Kinh Thượng biểu tình chống đàn áp, khủng bố.

Ở Gò Công, ngày 19/8/1954 hai mươi vạn đồng bào kéo vào thị xã Gò Công tổ chức mittinh mừng hòa bình. Bọn địch hoảng sợ ném xăng đặc để ngăn chặn.

Ở Bến Tre, tại huyện Bình đại ngày 19-8-1954 một vạn người trương băng rôn, cờ đỏ sao vàng biểu tình mừng hòa binh. Địch đàn áp bắn chết 5 người, làm bị thương 17 người và bắt đi 30 người. Cuộc biểu tình biến thành cuộc đấu tranh chống đàn áp, đòi bồi thường nhân mạng.

Tại huyện Mỏ Cày ngay 13-9-1954 lính ngụy ở bót Tài Đại ra cánh đồng Tân Lợi (xã Khánh Thành Tân) bắt dân đi làm xâu và xây đồn  bót đã đánh bị thương một đồng bào ta. Lập tức bà con nông dân trên đồng ruộng hô vang khẩu hiệu: “đả đảo lính đánh dân” và khiêng nạn nhân đến bót Tài Đại đòi địch bồi thường. Nhân dân các xã An Thạnh, Thành Thới, Đa Phước Hội, Nhận Phú Tân, Tân Thạnh Tây, Tân Thanh Bình… đông tới 2 vạn người kéo dến hỗ trợ bao vây bót Tài Đại, buộc bọn chỉ huy và binh lính phải khiêng nạn nhân cùng đồng bào lên quận lị Mỏ Cày. Đoàn biểu tình vừa nổi trống vừa hô khẩu hiệu hùng dũng tiến vào quận lị. Hai đại đội lính bảo an và cảnh sát ra ngăn chặn nổ súng uy hiếp. Quần chúng xông lên dùng gạch đá đánh lại. Địch bắn chết 11 người biểu tình, bị thương 36 và bắt đi 200 người biểu tình, quần chúng đánh chết tại chỗ một số lính bảo an, đánh bị thương 15 tên khác.

Ở Mỹ Tho, tết hòa bình năm 1955, đồng bào các địa phương đã tấp nập kéo đi viếng mộ liệt sĩ, lập dài chiến sĩ, xây dựng các nghĩa trang ở Bình Ninh, Song Bình (Chợ Gạo), Nhị Bình (Châu Thành), Mỹ Phước Tây (Cai Lậy).

Ở Vĩnh Long, ngày 28-8-1954 trên 4000 người thuộc hai xã Trung Ngãi, Trung Thành (Vũng Liêm), Nhị Long, Đức Mỹ (Càng Long) kéo về thị trấn Vũng Liêm trương biểu ngữ đòi hòa bình, đòi ngụy quyền miền Nam phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ. Đoàn biểu tình hùng dũng kéo đi lên lộ Phú Hữu vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu. Tên ách Năng chỉ huy đội com-măng-đô ra lệnh cho lính bắn vào đoàn biểu tình và bắt đi hàng chục người. Ngay những ngày sau, nhân dân các xã Tân An Luông, Hiếu Thành, Trung Thành, Trung Hiệp (Vũng Liêm) tổ chức biểu tình, gửi kiến nghị lên Ủy ban Liên hiệp Quốc tế ở tỉnh Cần Thơ và thành phố Sài Gòn tố cáo ngụy quiyền vi phạm Hiệp định, đòi thả ngay những người bị bắt.

Tại Tam Bình, hơn 5000 đồng bào thuộc hai xã Loan Mỹ và Binh Ninh tập trung ở chùa Kỳ Sơn rầm rộ tổ chức mừng hòa bình với đầy đủ băng cờ khẩu hiệu đòi chính quyền nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Tại Trà Ôn, anh Lê Văn Bảy (tức Bảy Bụng) là thợ cắt tóc ở chợ Vĩnh Xuân hằng ngày treo quốc kì cờ đỏ sao vàng giữa chợ để đồng bào đi chợ chào cờ. Bọn lính can thiệp không được đã giết anh (25-10-1954). Nhân dân các xã Xuân Hiệp, Hòa Bình, Trà Côn, Hựu Thành, Thuận Thới, Tịch Thiện, Tam Ngãi cũng kéo sang đấu tranh, lớp này về thì lớp khác tới không dứt, đòi Ủy ban Liên hiệp đình chiến trừng trị kẻ vi phạm Hiệp định.

Ngày 28-10-1954, địch cho xe GMC chở một đại đội bảo an từ Trà Ôn xuống. Chúng phát loa ra lệnh cho nhân dân giải tán nhưng đáp lại tiếng loa là tiếng mõ liên hồi của nhân dân. Bọn lính bắn xả vào nhân dân làm chết 18 người, gây thương tích hơn 20 người làm bùng lên một làn sóng căm phẫn.

Ta tổ chức đám tang có 2 vạn người dự đồng thời cử người lên Ủy ban Quốc tế đóng tại Ngã Bảy Phụng Hiệp, tổ chức người đi Sài Gòn tố cáo tội ác địch. Ủy ban Quốc tế đến điều tra kết luận địch vi phạm Hiệp định Giơnevơ, buộc địch phải bồi thường nhân mạng và chữa trị cho người bị thương.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 02 Tháng Giêng, 2010, 07:21:07 am
Ở Thủ Dầu Một, 5000 công nhân An Lộc bãi công trong 3 ngày từ 2 đến 4-8-1954 mừng thắng lợi, đòi chủ tăng lương 20%, đòi chính quyền bãi bỏ thuế đảm phụ.

Tháng 11-1954 công nhân cao su ở Lộc Ninh, Hớn Quản, Dầu Tiếng, Phú Riềng tham gia cùng 40 ngìn công nhân các đồn điền cao su miền Đông tiến hành cuộc đấu tranh quy mô lớn và dài ngày đòi thi hành Hiệp định, thực hiện các yêu sách về lương, bảo đảm đời sống cho công nhân.

Tháng 12-1954, 4000 công nhân ở Phú Riềng, Sóc Trăng, Sóc Gòn, Sa Cô, Trà Thanh tập hợp thành đội ngũ kéo về đấu tranh với quận trưởng và chủ sở đòi cải thiện đời sống, đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. Địch điều về một tiểu đoàn bảo an để đói phó. Sáng hôm sau đồng bào cả Kinh lẫn Thượng từ Xa Trạch, Xa Cát tiếp tục kéo đến chi viện cuộc đấu tranh. Trước uy thế và áp lực ngày càng mạnh của quần chúng, quận trưởng và chủ sở không dám đàn áp, chấp nhận yêu sách tăng lương, phát gạo trắng, hủy bỏ chế độ đánh đập.

Lợi dụng địch cho tên tay sai Trần Quốc Bửu tổ chức “Tổng Liên đoàn lao động” “Nghiệp đoàn công nhân” với các thuyết “cần lao, đồng tiến xã hội” “hòa hợp giai cấp”, Ban Công vận xứ Nam bộ vận động công nhân các đồn diền cao su, chè, cà phê lập Liên đoàn đồn điền miền Nam hợp pháp với địch để đấu tranh hợp pháp đòi các yêu sách kinh tế, chính trị.

Tháng 2-1955, 6000 công nhân cao su Dầu Tiếng đấu tranh đòi ngày làm tám giờ, đòi tăng lương. Ngày 1-2-1955, 12000 công nhân Kinh Thượng kéo về thị trấn Lộc Ninh đấu tranh đòi tăng lương, đòi trả lương cho người Thượng ngang người Kinh, đòi tự do hội họp. Đến chiều số người đấu tranh lên đến 17.000 người, buộc chủ đồn điền Đờ-la-lăng phải chấp nhận yêu sách.

Ngày 1-5-1955, hàng chục ngàn công nhân các đồn điền kéo về Sài Gòn biểu tình thị uy đưa 16 yêu sách thành bản “Cộng đồng khế ước cao su Việt Nam”, buộc chính quyền Diệm và các chủ sở cao su cùng đại diện công nhân kí vào văn bản. Đây là một thắng lợi của phong trào công nhân miền Đông Nam Bộ.

Ngày 1-8-1954, 50.000 đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn có đông đảo công nhân nhà đèn, bến cảng, công nhân đang làm việc trong các đơn vị hậu cần của quân Pháp và các tầng lớp tiểu thương, trí thức, học sinh, quần chúng, lao động, biểu tình tại đường Kit-sơ-ne (Nguyễn Thái Học bây giờ) mừng hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Gơ-ne-vơ.

Cùng ngày “Phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn” ra tuyên bố nêu rõ tôn chỉ mục đích của phong trào là đấu tranh cho hòa bình ở Đông Dương được củng cố, quyền tự do dân chủ được bảo đảm, nước Việt Nam được thống nhất bằng tuyển cử tự do trong cả nước.

Phong trào đã cử ra chủ tịch, các phó chủ tịch, đoàn chủ tịch danh dự, ban thư kí và ban tổ chức, gồm những trí thức yêu nước, tiến bộ: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, giáo sư Phạm Huy Thông, dược sĩ Trần Kim Quang, luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng… Sau đó Đoàn Chủ tịch được bổ sung thêm đại biểu các chính đảng, tôn giáo, văn nghệ sĩ, kí giả, thuông gia… Cả Sài Gòn có 32 ủy ban cơ sở được bầu ra trong các cuộc mittinh công khai, tiếp đó hàng trăm cơ sở khác ra đời bao gồm những người được quần chúng tín nhiệm.

Lực lượng công nhân, thợ thuyền các xí nghiêp ấn loát, các xí nghiệp hậu cần của Pháp, công ti thủy điện và quần chúng các khu lao động Bàn Cờ, Khánh Hội, Cầu Ông Lãnh, Chợ Quán, Bình Tây đã tham gia các hoạt động tích cực trong phong trào(1).

Tập san và tờ Thông tin hòa bình - cơ quan ngôn luận hợp pháp của phong trào đã đăng bài tố cáo Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định và nói rõ nguyện vọng hòa bình của dân tộc.

Từ Sài Gòn, phong trào phát triển ra Huế và toàn Nam Trung Bộ. Phong trào có tiếng vang rộng lớn được phong trào bảo vệ hòa bình, các tổ chức hoạt động chống chiến tranh ở Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức gửi lời chào mừng và lên tiếng ủng hộ.

Tuyên bố của Phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn như một quả bom hòa bình nổ ra chống bọn vi phạm, phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Phong trào được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh và phát huy rộng rãi ảnh hưởng trên toàn miền Nam ra cả thế giới.

Hoảng sợ trước phát triển của phong trào, từ đầu tháng 11-1955, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu đàn áp, bắt giam một số người lãnh đạo và chiến sĩ tích cực của phong trào. Trong nhà lao, những người bị bắt vẫn kiên quyết đấu tranh, tuyệt thực, đưa đơn tố cáo. Phong trào quần chúng phản đối chính quyền Diệm đàn áp những người đấu tranh cho hòa bình nổi lên ở Sài Gòn và nhiều nơi ở miền Nam. Nhiều thư từ, kiến nghị, bài báo, cuộc mittinh đòi Diệm tả tự do cho những người bị bắt. Nhân dân miền Bắc lên tiếng cổ vũ cuộc đấu tranh. Hội nghị các luật gia quốc tế họp ở Ấn Đọ đã phản đối hành động của Diệm. Nhiều luật sư ở Pháp đòi được đứng ra bào chữa cho những người bị bắt.

Trong hai tháng 11 và 12-1954, hơn 3000 trí thức, 10.000 học sinh sinh viên, 4000 nhà công thương ở Sài Gòn đưa kháng nghị đòi Mỹ - Diệm phải trả tự do cho những người trong phong trào hòa bình bị bắt.

Bốn lần Diệm đưa các chiến sĩ của phong trào hòa bình ra tòa, cả bốn lần đều không dám công khai xử án họ. Cuối cùng chúng phải bí mật đưa đi an trí, người thì trục xuất khỏi Việt Nam… Tuy vậy trong khi tra tấn, chúng đã tra tấn đến chết giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng.


(1)Theo Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập II Chuyển chiến lược trang 76, 77, 78.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 02 Tháng Giêng, 2010, 07:22:32 am
Tháng 1-1955 Ngô Đình Diệm tuyên bố “sẽ không tham gia tổng tuyển cử vì miền Bắc không có tự do”.

Ngày 6-7-1955 Phó Tổng thống Mỹ Nixon (Níchxơn) công khai tuyên bố “Chính phủ ông Diệm sẽ không tham gia tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam”.

Ngày 10-7-1955 Diệm cho tay sai đập phá trụ sở Ủy ban Quốc tế ở Sài Gòn.

Ngày 16-7-1955 Diệm công khai tuyên bố không có hiệp thương tổng tuyển cử, bác bỏ công hàm của Việt Nam dân chủ cộng hòa “đề nghị quan hệ bình thường Bắc- Nam”.

Ngày 20-7-1955 Diệm tuyên bố bác bỏ những thông điệp của Việt Nam dân chủ cộng hòa về hiệp thương tổng tuyển cử.

Trước sự khước từ không hiệp thương tổng tuyển cử, vi phạm và phá hoại Hiệp định Giơnevơ của Mỹ - Diệm, cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân càng mạnh mẽ.

Ngày 10-7-1955 một cuộc tổng bãi công bãi thị rộng lớn ở Sài Gòn - Gia Định có 80% nhân dân tham gia làm tê liệt hoạt động của thành phố trong 10 giờ.

Đầu tháng 7-1955, ở Mỹ Tho, đợt đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, đòi bình thường quan hệ hai miền Nam - Bắc, đòi tự do thư tín, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, diễn ra rầm rộ khắp tỉnh, nhất là ở thị xã, thị trấn. Đêm 9-7 địch bắt hơn 200 cán bộ lãnh đạo biểu tình trong toàn tỉnh. Hàng trăm ngàn lượt quần chúng như từng đợt sống, đấu tranh liên tục diễn ra từ ngày 10 đến 20-7-1955 đấu tranh quyết liệt buộc địch phải công nhận yêu sách, thả 200 cán bộ ta. Ngày 10-7-1955 là ngày bãi công bãi thị làm cho cả thành phố Mỹ Tho phải ngừng hoạt động trong suốt một ngày.

Ngày 8-8-1955 hơn 2000 đồng bào huyện Đức Hòa (Chợ Lớn) mittinh, đưa kiến nghị đòi Ngô đình Diệm phải hiệp thương với miền Bắc.

Trong tháng 8-1955, các tỉnh Sa Đéc, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Châu Đốc, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu… đã huy động hàng triệu quần chúng xuống đường, lấy chữ kí phản đối Mỹ - Diệm, đòi hiệp thương tổng tuyển cử.

Tại Trung Bộ, trong tháng 7 và tháng 8-1955 nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Binh Thuận liên tiếp biểu tình, đưa thư kiến nghị cho Ủy ban Quốc tế đòi hiệp thương Tổng tuyển cử.

Ngày 22/8/1955 toàn tỉnh Thừa Thiên bãi chợ phản đối Mỹ Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Tại đây trong hai tháng 7 và 8/1955 nhân dân Thừa Thiên đã họp mittinh lấy được hàng vạn chữ kí đưa lên ngụy quyền tỉnh, kiến nghị chấm dứt khủng bố, đòi hiệp thương Tổng tuyển cử.

Tại vùng Nam vĩ tuyến 17, đồng bào cử 500 đại biểu mang 100 lá đơn có hơn 1000 chữ kí đến tổ chức Quốc tế ở Gio Linh đòi chính quyền Diệm phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, hiệp thương với miền Bắc.

Ngày 31-1-1955 đồng chí Phạm Hùng Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp đình chiến làm lễ bàn giao cho quân đội Liên hiệp Pháp khu vực tập kết 200 ngày Cà Mau. Ngày 8-2-1955 con tàu Liên Xô Stavrôpôn rời bến tàu cửa sông ông Đốc đưa cán bộ chiến sĩ tập kết chuyến cuối cùng của khu vực Cà Mau ra miền Bắc.

Ngày 16-5-1955, chuyến tàu cuối cùng chở cán bộ, chiến sĩ miền Nam ở khu vực 300 ngày Quy Nhơn rời cảng Quy Nhơn ra miền Bắc. Công cuộc chuyển quân tập kết của ta đến đây hoàn thành. Mười hai vạn bộ đội, cán bộ các ngành ở miền Nam đã tập kết ra Bắc, đem theo 500 tấn súng đạn, 600 tấn máy móc, khí tài và 236 xe ô tô các loại.

Trong những ngày chuyển quân cuối cùng của Nam bộ, một lão nông đem một cây vú sữa gửi ra miền Bắc. Đồng chí Nguyễn Văn Kính cùng một số anh em đã đem ra trồng trong vườn Bác Hồ. Một bà mẹ chiến sĩ thay mặt nhân dân Cà Mau đã gửi bộ đội nắm đất ở mũi tột cùng của đất nước mang ra dâng Hồ Chủ tịch và dặn dò:

“Con ra thưa với Bác Hồ
Đất này chỉ cắm một cờ vàng sao”
(1)

Ngày 8-2-1955, đồng chí Lê Duẩn lên tàu Stavrôpôn cùng đồng chí Lê Đức Thọ như đi tập kết ra miền Bắc nhưng đã bí mật xuống một chiếc xuồng con trở lại đất mũi Cà Mau.Chia tay với đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Lê Duẩn nói: “Anh ra thưa với Bác hai mươi năm nữa chúng ta sẽ gặp nhau”. Đồng chí Võ Văn Kiệt Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Tây đưa đồng chí Lê Duẩn về các cơ sở cách mạng ở các vùng căn cứ của tỉnh Bạc Liêu mà trước khi đình chiến đồng chí là Bí thư Tỉnh ủy.

Như vậy là nhân dân miền Nam sau khi ta chuyển quân tập kết đã không còn bộ đội và chính quyền mình để bảo vệ mình, chỉ còn có Đảng ở lại với dân. Ta có thể để lại một số cán bộ quân sự nhưng cũng đều phân tán về làm dân, vũ khí có để lại là để dự phòng và đều chôn cất hết. Thực tế là nhân dân miền Nam tay không, ở lại đấu tranh trực tiếp với Mỹ Diệm.


(1)Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, đơn vị bảo quản 5 - trang 22.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 03 Tháng Giêng, 2010, 07:05:58 am
Chương II

PHÁP CHUYỂN QUÂN TẬP KẾT - MỸ HẤT CẲNG PHÁP
ÁP ĐẶT CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI Ở NAM VIỆT NAM

Pháp chuyển quân tập kết vào miền Nam:

Trong khi ta thi hành Hiệp định Giơnevơ chuyển quân tập kết từ miền Nam ra miền Bắc theo đúng quy định, được Ủy ban Quốc tế đánh giá là nghiêm chỉnh chấp thì lực lượng Liên hiệp Pháp cũng trao trả ta các khu vực Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày) và chuyển quân từ miền Bắc vào miền Nam theo đúng ngày giờ mà Hiệp định đình chiến quy định.

Để tiếp quản vùng Pháp trao trả, Trung ương Đảng quyết định cử các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Xuân Thủy, chỉ đạo trực tiếp Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Đỗ Mười là Trưởng ban chỉ đạo khu vực Hải Phòng.

Từ ngày 01 đến ngày 08.8.1954 quân Liên hiệp Pháp rút khỏi các thị xã, thị trấn: Vĩnh Yên, Móng Cái, Phúc Yên, Sơn Tây, Phủ Lạng Thương, Hưng Yên, Ninh Giang và giao lại cho ta tiếp quản.

Ngày 9/9/1954 ta và Pháp hoàn thành việc trao trả tù binh. Số tù binh ta giao cho Pháp là 13.414 người, trong đó có 9.247 người Âu Phi. Pháp trao trả cho ta 68.358 người trong đó có 11.114 quân nhân. Ta trao trả cho Pháp tướng Đờ Cát (De Castries) người chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào ngày 3/9/1954.

Ngày 9/10/ 1954 vào 5.00 giờ sáng sĩ quan liên lạc của Pháp bàn giao cho ta tiếp nhận các công sở, nhà máy, bệnh viện và doanh trại của địch ở Hà Nội để ta tiếp quản. Tại các cơ sở, xí nghiệp này khi ta tiếp quản thì lập tức có tự vệ công nhân nhà máy và đường phố, các đội Công an, các đội hành chính và trước đó cùng bộ đội tuần tra canh gác giữ gìn trật tự an ninh.

Tại Hà Nội, âm mưu của địch là di chuyển kho tàng, máy móc, trang thiết bị, tài liệu quý vào miền Nam. Các cuộc đấu tranh của ta được tiến hành trước hết là ở các nhà máy, xí nghiệp phục vụ lợi ích công cộng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân.

Bắt đầu là cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy điện Yên Phụ. Trong hai tháng đấu tranh quyết liệt với địch công nhân nhà máy điện Yên Phụ, nhà máy đèn Bờ Hồ đã buộc địch phải bảo đẩm 4000 tấn than để bảo đảm nhà máy vận hành đến lúc ta tiếp quản. Nhà máy nước giữ được máy móc, thiết bị, đảm bảo cung cấp nước đều cho thành phố. Ga Hà Nội ở Sở Hỏa xa giữ được 12 đầu máy và toàn bộ các toa xe. Nhà Bưu điện buộc địch phải bảo đảm đủ phương tiện, giữ cho thông tin liên lạc được thông suốt. Đặc biệt công nhân các nhà máy xí nghiệp này đã khôn khéo tìm được và giữ lại những tấm bản đồ ghi hệ thống cống nước ngầm, dây điện thoại ngầm trong thành phố, rất có lợi cho ta điều hành các nhà máy, xí nghiệp sau khi ta tiếp quản. Công nhân thường thay phiên nhau ngày đêm canh gác, bảo vệ máy móc và xí nghiệp không cho địch lấy đi. Có máy móc, phương tiện nào quý địch có thể lấy đi, anh em mang đi cất dấu.

Cùng với công nhân các nhà máy, xí nghiệp đấu tranh giữ gìn máy móc, nguyên liệu, nhân viên y tế ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Phủ Doãn, nhân viên các trường học công tư và trường Đại học Hà Nội, công chức các cơ quan, công sở của địch đã cất dấu, bảo vệ thuốc men, dụng cụ chữa bệnh, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, phương tiện làm việc để bảo đảm cho bệnh viện, trường học hoạt động bình thường sau khi ta tiếp quản.

Đúng 16 giờ, những tốp lính Pháp cuối cùng ở bốt gác cầu Long Biên đã rút khỏi thành phố sang phía Gia Lâm để đi về phía Hải Dương, Hải Phòng. Viên đại tá Đarăngxơ là ngừoi lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội.

Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định thành lập Đảng ủy tiếp quản thủ đô do đồng chí Trần Quốc Hoàn làm Bí thư, Ủy ban quân chính Hà Nội do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ làm Chủ tịch, Bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.

Đại đoàn 308 được giao nhiệm vụ vào tiếp quản Thủ đô. Trước đó, ngày 19.9.1954 đại biểu cán bộ chiến sĩ Đại đoàn đã vinh dự được gặp Bác Hồ tại Đền Hùng (Phú Thọ), được Bác trực tiếp căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. “Trải qua bao nhiều thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được thủ đô. Tám, chín năm nay do quân dân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế các chú được Trung ương Đảng và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô, là được nhận một vinh dự rất lớn… Đồng bào Hà Nội chờ các chú từ ngày các chú ra đi, nay đang may cờ đỏ sao vàng chờ đợi hoan hô các chú”(1).

Bác viết lời căn dặn các đơn vị bộ đội vào thành: “Suốt tám năm kháng chiến, các chú đã làm kiểu mẫu anh dũng, do đó mà chúng ta đã thắng lợi. Nay chúng ta về thành thị, các chú cũng phải làm kiểu mẫu đúng đắn, để tranh lấy thắng lợi trong hòa bình”(2).

Đúng 8 giờ ngày 10/10/1954 các lực lượng của Đại đoàn 308 từ năm cửa ô tiến vào thành phố đã hoàn toàn giải phóng từ 16 giờ ngày hôm trước.

Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng. Hai mươi vạn nhân dân trang phục đẹp đẽ, hân hoan xuống đường đón mừng bộ đội chiến thắng trở về.

Ngày 26/10/1954, Pháp kí với ta hiệp nghị chuyển giao khu vực Hải Dương.

Chiều 28/10 quân Pháp rút khỏi các thị trấn Phả Lại, Kẻ Sắt và Cẩm Giàng để sáng sớm 29/10 ta vào tiếp quản. Chiều 29/10 quân Pháp rút khỏi thị xã Hải Dương và thị trấn Đông Triều, sáng 30/10/1954 Trung đoàn 42 vào tiếp quản thị xã Hải Dương.

Theo đúng kế hoạch ta thống nhất với Pháp, tư ngày 21 đến 24/4/1955, Pháp rút quân để ta vào tiếp quản thị trấn Quảng Yên, Hòn Gay, Cửa Ông, Cẩm Phả. Từ 27/3 đến 12/5 đến lượt các huyện lị, thị trấn xung quanh Hải Phòng.

Ở khu vực Hồng Quảng và Hải Phòng âm mưu của địch là tháo gỡ máy móc mang đi. Đặc khu ủy đã lãnh đạo công nhân cùng nhân dân đấu tranh giữ máy móc chống hành động tháo gỡ. Chiều 9/3/1955 công nhân Hòn Gay đã đấu tranh không cho bọn chủ chuyển tám mô bin của nhà máy ra Cảm Phả để chờ vào Nam. Ngày 24/4/955 công nhân nhà máy cơ khí Cẩm Phả buộc chủ phải để lại ba máy không cho đem đi.

Tại Hải Phòng, công nhân và nhân dân cùng tổ chức hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, liên tiếp đẩy lùi các cuộc cướp phá của địch và giữ lại phần lớn máy móc của các nhà máy và xí nghiệp. Tuy vậy, địch còn phá hủy hai cầu Kiến An và Kiến Bắc gây ách tắc giao thông.

Trước khi ta tiếp quản Hải Phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra nhật lệnh: Khu chu vi Hải Phòng được giải phóng là miền Bắc nước Việt Nam được giải phóng… Các đơn vị làm nhiệm vụ tiếp quản phải nhận rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó… Phải giữ vững ý chí chiến đấu, đề cao cảnh giác”(3).

Sáng ngày 13/3/1955, các cánh quân và Đại đoàn 320 và các đơn vị phối thuộc đội ngũ chỉnh tề rầm rập tiến vào tiếp quản Hải Phòng. Thành phố Cảng tràn ngập cờ hoa, biểu ngữ hân hoan đón mừng ngày hội giải phóng.

Những ngày tiếp theo 14, 15 và 16/5/1955 ta tiếp quản vùng Kiến Thụy, Đồ Sơn và các đảo ven biển.

Chiều ngày 13/5/1955 chiếc tàu Đrin Boócđô chở những người lính Liên hiệp Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc nước ta.

Thời kì lực lượng Liên hiệp Pháp chuyển quân tập kết vào Nam cũng là thừi kì lực lượng ngụy quân ở miền Bắc chạy về với nhân dân hoặc tan rã về nhà do ảnh hưởng thắng lợi của cuộc kháng chiến và công tác địch ngụy vận của ta. Một lực lượng lớn sĩ quan binh lính địch đã không chịu tập kết vào Nam mà về với nhân dân, đem theo cả súng ống, đạn dược. Một số khác rã ngũ về với gia đình. Tổng số ngụy quân ở miền Bắc có tới 87.076 tên, khi rút vào Nam chỉ còn 32.000 tên. Riêng ở Hà Nội, sau khi ta tiếp quản có tới 12.346 sĩ quan và binh lính địch ra trình diện.


(1)Hồ Chí Minh: Về vấn đề quân sự - Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr.293.
(2)Hồ Chí Minh Toàn tập - Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, tập 7, tr.358.
(3)Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Ban Tổng kết biên soạn Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1991, trang 883.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 03 Tháng Giêng, 2010, 07:07:10 am
Pháp gây phỉ

Cũng trong thời kì này, thực dân Pháp chẳng những không đưa bọn phỉ chúng gây nên ở Tây Bắc và Đông Bắc nước ta vào Nam mà chúng còn tiếp tục tăng cường phỉ ở các nơi ấy. Thực dân Pháp đã cho máy bay liên tục thả vũ khí, lương thực, điện đài cho bọn phản động chúng cài lại để đánh phá ta. Bọn phỉ đầu sỏ còn được tiếp tế tiền bạc cả bạc trắng và bản đồ quân sự để hoạt động, mua chuộc con em và đề phòng khi gặp khó khăn thì trốn sang Lào. Bọn chỉ huy Pháp còn dùng máy bay trực thăng đổ bộ xuống một số sào huyệt của bọn phỉ để bày mưu, vạch kế hoạch cho bọn này hoạt động, đồng thời đón một số tên quan trọng đưa vào Nam để sau này thả trở lại mà phá ta về lâu dài. Trước mặt lợi dụng tình thế thúc đẩy công tác gây phỉ, tổ chức hoạt động gián điệp, biệt kích gây mất an ninh ở các vùng biên giới Tây Bắc. Lực lượng phỉ chúng gây nên khá đông, ở Lào Cai có 5025 tên, Hà Giang 798 tên, Yên Bái 147 tên…

Cảnh giác với âm mưu này của địch, các Trung đoàn 246, 238, 148 và toàn bộ lực lượng địa phương tỉnh Lào cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Hải Ninh dã đi vào từng bản làng của đồng bào các dân tộc tuyên truyền chính sách của Đảng và Chính phủ, vạch trận tội ác của thực dân Pháp, phân hóa và cô lập bọn phản động đầu sỏ. Bộ đội ta tận tình giúp đỡ đồng bào sản xuất, thực hiện “ba cùng” với dân, kiên trì tiến hành các bước phát động quần chúng. Trong hoàn cảnh hòa bình, công tác xâm nhập, võ trang tuyên truyền của cán bộ chiến sĩ được tiến hành thuận lợi và có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với nhân dân cá dân tộc ở các vùng, cảm hóa được những người lầm đường. Hàng ngũ phỉ tan rã dần, nhiều tên nộp súng trở về nhà làm ăn. Khối đoàn kết các dân tộc ở vùng biên giới Tây Bắc, Đông Bắc được củng cố.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 03 Tháng Giêng, 2010, 07:14:15 am
Mỹ Diệm cưỡng ép di cư:

Nay từ đầu và suốt trong thời gian lực lượng Liên hiệp Pháp chuyển quân về tập kế vào miền Nam, đế quốc Mỹ đã chơi trò phá ta trong vụ cưỡng ép đồng bào ta nhất là đồng bào công giáo di cư vào Nam.

Điều 14d của Hiệp định Giơnevơ quy định “Kể từ ngày hiệp định hiện tại có hiệu lực cho tới khi di chuyển xong bộ đội, mọi người dân cư trú tại một vùng do một phía kiểm soát muốn chuyển đế vùng đã bàn giao cho phía bên kia, đều được nhà đương cục địa phương cho phép và giúp đỡ nguyện vọng của họ”. Đế quốc Mỹ đã lợi dụng điều khoản này để phá rối hậu phương miền Bắc, tuyên truyền xuyên tạc miền Bắc không có dân chủ và cũng để tạo thêm cơ sở xã hội cho chính quyền tay sai ở miền Nam.

Ngay khi hiệp định Giơnevơ vừa kí kết, Mỹ Diệm đã tổ chức “Ủy ban di cư Bắc Việt” đặt tại tòa Đại sứ Mỹ ở phố Hai Bà Trưng, Hà Nội để cùng với bọn gián điệp, bọn phản động và những người đội lốt tôn giáo trực tiếp tuyên truyền cổ động, thúc ép và chỉ huy cuộc di cư.

Đế quốc Mỹ đã cử Hồng y giáo chủ Spenman, tổng tuyên úy trong quân đội Mỹ sang Việt Nam để chỉ đạo chiến dịch dí cư. Giang Đơ lây, khâm mạng Tòa thánh Vanticăng ở miền Nam cùng đi với Spenman thường xuyên có mặt ở Hà Nội, Hải Phòng để trực tiếp đôn đốc, thúc giục các giáo hội thực hiện các kế hoạch di cư. Đế quốc Mỹ cung cấp tài chính lớn, thuốc men, lương thực, thực phẩm, hàng ngàn lều bạt, phương tiện vận chuyển cho chiến dịch di cư.

Nhiều máy bay vận tải cỡ lớn C46, DC3, DC4 của Mỹ đã sẵn sàng ở sân bay Bạch Mai, Gia Lâm, Cát Bi sẵn sàng chở những người cần thiết trong đám người di cư ở khu vực Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng đi Nam. Trong 300 ngày hai chiếc tàu chiến Mỹ là APA Mơna, Giênêrôn cùng các tàu chiến Pháp liên tục chở phần lớn giáo dân từ Hải Phòng đi Nam.

Ngày 2/8/1954, Ngô Đình Diệm đích thân ra Hà Nội kiểm tra việc thúc ép di cư, đã trắng trợn tuyên bố: Tôi sẽ hướng mọi nỗ lực của tôi vào công việc tổ chức di cư.

Quân Liên hiệp Pháp cũng giúp Mỹ Diệm thực hiện chiến dịch di cư, cho phép sử dụng tàu thuyền quân sự của Pháp để chuyên chở giáo dân vào Nam.

Đối với đồng bào theo đạo Thiên Chúa, Mỹ Diệm tiến hành chiến tranh tâmlí, tuyên truyền xuyên tạc chính sách của ta để lung lạc tinh thần nhân dân, đổ vấy cho ta là “chia cắt đất nước” “đàn áp dân”. Chúng dùng lực lượng quân sự hộ tống cho bọn phản động đội lốt thầy tu về nhà thờ tuyên truyền “Cộng sản phá đạo”, “Chúa đã vào Nam”, “Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc” v.v.

Ở một số nhà thờ lớn, bọn phản động đội lốt tôn giáo tổ chức ra “Đức Mẹ hiện hình” trong cuộc lễ kêu gọi giáo dân bỏ đất của quỷ sứ để vào Nam. Không may cho chúng, tại nhà thờ địa phận Thanh Hóa, trong cuộc lễ do Linh mục tổng quản chủ trì ta bắt được quả tang khi chúng đưa một em bé tên Nhất đã mặc áo Đức Mẹ chuẩn bị hiện hình trên bàn thờ để làm “Đức Mẹ hiện hình”.

Tuy vậy, với chiến tranh tâm lí, tuyên truyền xuyên tạc bằng các luận điệu phản động, với sự hù dọa của các phần tử đội lốt tôn giáo, với thực tế chúng lôi cuốn được nhiều nhà tu hành, Mỹ Diệm đã gây nên một phong trào đông đảo đồng bào công giáo di cư vào Nam.

Chúng hoạt động rất mạnh trong những vùng tôn giáo trong vùng Pháp chiếm đóng. Chúng dồn đồng bào công giáo thuộc chu vi Hà Nội vào thành phố để chuyển xuống Hải Phòng và tổ chức cho một số đi máy bay tại sân bay Bạch Mai, Gia Lâm. Cuối cùng phần lớn đồng bào di cư tập trung về Hải Phòng lần lượt lên tàu Mỹ, tàu Pháp “theo Chúa vào Nam”. Hàng trăm nhà thờ, trường học, công sở bị chúng biến thành các trại di cư. Một trại chứa trên dưới một ngàn dân. Ngân hàng Đông Dương không cho rút tiền, chuyển tiền vào Nam buộc những người có tiên gửi ngân hàng phải vào Nam để lĩnh. Chúng chuyển địa điểm các kì thi vào Nam để buộc các học sinh, thầy cô giáo vào Nam.

Bọn phản động tay sai địch, bọn phản động đội lốt cha cố không những chỉ hoạt động ở vùng địch kiểm soát mà còn ráo riết hoạt động ở ngay tại các vùng của ta đang phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất. Những người đội lốt thầy tu, những nhà tu hành quá tin tưởng vào cấp trên đã rao giảng, rỉ tai, dọa dẫm và hứa hẹn chon chiên nhiều điều tốt lành trong việc di cư, tránh những phiền phức như đấu tố trong cải cánh ruộng đất. Chính phương pháp phát động quần chúng mà ta thực hiện theo kiểu ở Trung Quốc mặc dù đã giảm nhẹ đi rất nhiều lần cũng đã là một thực tế địch dùng để tuyên truyền xuyên tạc bản chất vì nhân dân của chế độ ta.

Đến ngày 5/9/1954, Trung ương Đảng mới có chỉ thị: “Việc phá âm mưu địch bắt ép đồng bào ta vào Nam là một cuộc đấu tranh chính trị gay go và cấp bách hiện nay…”(1). Lúc ấy địch đã tập trung được hàng mấy chục vạn đồng bào vào hàng trăm trại di cư rồi. Tiếp đó Đảng và Chính phủ công bố chính sách cụ thể với tôn giáo, chính sách đối với công chức, trí thức, giáo viên trước đây làm việc cho địch, chính sách đối với những nhà công thương nghiệp.

Các ban chỉ đạo chống cưỡng ép di dân được thành lập. Hàng vạn cán bộ, bộ đội được huy động về các địa phương có đông giáo dân để vận động quần chúng đấu tranh chống các âm mưu thủ đoạn của địch.

Nhiều nơi, cán bộ, bộ đội ta đến vận động, bà con giáo dân tỏ thái độ lạnh nhạt. Có nơi bọn phần tử xấu đã kích động, xúi giục gây xung đột đánh đập cán bộ và bộ đội. Nhưng với tinh thần vì nhân dân, cán bộ bộ đội ta kiên trì không mệt mỏi giải thích chính sách tự do tín ngưỡng, công cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Bằng thái độ chân thành, bằng hành động thực tế giúp đỡ đồng bào trong sản xuất và đời sống, cán bộ và bộ đội dần làm cho đồng bào xưa nay rất yêu quý bộ đội trở lại nghe lời cán bộ và bộ đội. Cũng nhờ đó mà tìm hiểu được những tên phản động mà cô lập chúng. Tuy vậy, địch vẫn gây nên mấy vụ bạo loạn.

Ở Ninh Bình, địch lập một trại tập trung tại Phát Diệm và đã gây ra vụ giết hại cán bộ ta. Nhờ có cán bộ và bộ đội đi vào nhân dân, ta phát hiện vào cô lập ba tên phản động cầm đầu mà bắt giữ. Nhờ đó, ngày 1/11/1954 mệnh lệnh của Ủy ban hành chính Ninh Bình giải tán trại tập trung Phát Diệm được thi hành. Hàng ngàn đồng bào tấp nập quay về nhà cửa của mình. Ngày 12/12/1945, Tòa án Ninh Bình kết án tử hình một tên, phạt tù giam hai tên khác vì đã giết hại cán bộ ta và chống phá đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ.

Ở Thanh Hóa, bọn phản động lôi kéo giáo dân gây ra vụ bạo loạn ở Ba Làng. Chúng lập ra đội vũ trang, chém giết cán bộ, nói xấu chủ trương, chính sách của ta. Bộ đội thuộc Sư đoàn 305 kết hợp với chính quyền và nhân dân địa phương tước vũ khí, bắt toàn bộ bọn phản động, dập tắt hành động bạo loạn của địch.

Ở Nghệ An, tại Diễn Tiến (Diễn Châu) địch cho 17 tên phản động từ trong Nam ra tổ chức một đội vũ trang 100 người, được trang bị giáo mác, kết hợp với bọn phản động địa phương lôi léo giáo dân đi Nam, kích động bạo loạn. Bị bọn chúng lường gạt, thúc ép, giáo dân các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu kéo đến tập trung xung quanh nhà thờ Diễn Tiến hơn hai vạn người. Ta tổ chức giáo dục hơn 1.000 người phần lớn là giáo dân giác ngộ đi vào đám đông chỉ rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, khuyên bà con trở về làm ăn. Nhờ đó mà một đội vũ trang vào cô lập và bắt 23 tên phản động trong đó có 5 tên phản động đội lốt thầy tu. Ta bắt chúng đứng ra trước quần chúng công khai nói rõ ý đồ đen tối của bọn chúng. Sau tám ngày đấu tranh liên tục, vừa vận động quần chúng vừa cô lập trấn áp bọn đầu sỏ, ta dập tắt cuộc bạo loạn. Bà con giáo dân thấy rõ âm mưu thâm độc của địch đã quay trở về ruộng vườn của mình.

Ở Hà Tĩnh, tại xã Thạch Tâm huyện Thạch Hà, bọn phản động tổ chức một đội cảm tử vì đạo gồm 30 người đem giáo mác đến cưỡng ép đồng bào làm đơn lên ch đòi đi Nam. Ngày 7/4/1955, chúng đốt một nhà dân rồi bắt chủ tịch xã kí vu cáo là bộ đội đốt. Trước hành động trắng trợn của chúng, ta đã bắt ba tên đầu sỏ, đồng thời giải thích cho dân hiểu rõ âm mưu địch, kết quả là nhiều gia đình đã xin ở lại, rút đơn xin đi Nam.

Tuy vậy từ ban đầu ta không đánh giá hết âm mưu thâm độc của Mỹ Diệm, không thấy rõ tính chất gay go và cấp bách của cuộc đấu tranh cho ênn khi ta chỉ đạo đối phó thì địch đã tập trung hàng mấy chục vạn dân và làn sóng di cư đang mở rộng. Địch đã lôi kéo được hơn nửa các chức sắc tôn giáo phục vụ di cư. Các biện pháp đối phó của ta thiếu kịp thời, cán bộ và bộ đội không có nhiều người am hiểu giáo lí, tục lệ đạo Thiên Chúa nên không tức khắc vạch trần những luận điệu lợi dụng thân quyền trái với giáo lí tôn giáo. Có nơi cán bộ ta hữu khuynh không dám trấn áp bọn phản động vì sợ vi phạm Hiệp định Giơnevơ. Số người di cư vào Nam đã có tới 887.000 người trong đó 764.000 là giáo dân, có 568 Linh mục, 4 Giám mục(2). Kẻ địch đã tạo ra một bằng cớ để vu khống là miền Bắc không có tự do. Phần lớn người di cư sau này là cơ sở chính trị xã hội cho Mỹ Diệm ở miền Nam. Nhưng đây cũng là gánh nặng lớn cho Mỹ Diệm phải đổ rất lớn tiền viện trợ vào đây.


(1)Chỉ thị số 91-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 5.9.1954.
(2)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập II. Chuyển chiến lược. Sách đã dẫn, trang 36.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 03 Tháng Giêng, 2010, 07:21:32 am
Mỹ hất cẳng Pháp áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam.

Trong khi lực lượng Liên hiệp Pháp chuyển quân tập kết vào miền Nam Việt Nam thì đế quốc Mỹ tiến hành phá hoại Hiệp định Giơnevơ, nhân điều kiện hòa bình không phải đổ xương máu đã hất cẳng Pháp, nhảy vào Nam Việt Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ thay cho chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của Pháp.

Trước đây, ngày 7/7/1954 khi Hiệp định Giơnevơ chuẩn bị kí kết, Mỹ đưa Ngô Đình Điệm về buộc Pháp đặt làm Thủ tướng thay cho Bửu Lộc vốn là tay sai Pháp. Ngô Đình Diệm sinh ngày 3/1/1907 tại Lệ Thủy, Quảng Bình, là con cố Thượng thư Ngô Đình Khả, vốn được tiếng là “Giết vua không Khả, đào mả không Bài”(1), Ngô Đình Diệm từ chức quản đạo (ngang với Tuần Vũ) Ninh Thuận, được Pháp và Bảo Đại cất nhắc ngay lên là Thượng thư Bộ Lại, nhưng có điều là Thượng thư đứng đầu nội các lại không phải là Thượng thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm mà là Thượng thư Bộ Quốc gia giáo dục Phạm Quỳnh. Vì vậy, Ngô Đình Diệm bất mán từ quan. Mâu thuẫn giữa Diệm với Pháp và Bảo Đại bắt nguồn từ ấy.

Ngô Đình Diệm tổ chức ra đảng Ngô Đình để làm hậu thuẫn cho mình trong hoạt động chính trị. Năm 1945, Ngô Đình Diệm sang Mỹ ở tại Chủng viện Knoll Lakennodd bang Neww Jersey do Hồng y Giáo chủ Spenman đỡ đầu và được Mỹ nuôi dưỡng để chuẩn bị đưa về Việt Nam. Những năm 1949, 1952 Mỹ muốn đưa Diệm về Việt Nam nhưng Pháp từ chối.

Ngày 21/7/1954, một ngày sau Hiệp định Giơnevơ kí kết, Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao tuyên bố Hoa Kỳ không bị ràng buộc vào những quyết định của Hội nghị Giơnevơ.

Tháng 8/1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đưa ra ba chính sách lớn:

“Kinh tế: Đẩy Pháp ra khỏi các đòn bẩy chỉ huy, thống nhất chương trình cải cách ruộng đất và định cư dân di cư, cộng tác với Pháp nhưng “khuyến khích” cho chuyển giao chức năng kiểm soát về tài chính, hành chính, kinh tế cho người Việt Nam. Gioa viện trợ trực itếp cho người Việt Nam không thông qua Pháp.

Quân sự: Chỉ cộng tác với Pháp ở mức cần thiết để xây dựng lại lực lượng quân sự bản xứ có thể bảo đảm an ninh nội bộ.

Chính trị: Pháp phải trao quền độc lập hoàn toàn cho Nam Việt Nam (kể cả quyền rút khỏi Liên hiệp Pháp), và phải ủng hộ một Chính phủ bản xứ mạnh. Diệm hải mở rộng cơ sở Chính phủ, bầu ra quốc hội, thảo hiến pháp và phế truất Bảo Đại một cách hợp pháp, cần có sự ủng hộ của Pháp trong các chính sách này…”(2).

Ngày 8/9/1954 Mỹ lôi kéo các nước đồng minh Anh, Pháp, Oxtrâylia, Thái Lan, Philippin, Pakistankí Hiệp ước Manila (Philippin) thành lập tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đặt Nam Việt Nam, Lào, Campuchia dưới sự bảo hộ của tổ chức này. Nói  là Đông Nam Á nhưng chỉ có hai nước Thái Lan và Philippin là thuộc Đông Nam Á. Thực chất SEATO là liên minh chống cộng khu vực do Đa lét bày đặt dựng nên và làm chỗ dựa cho Mỹ xâm lược Việt Nam.

Ngày 24/10/1954, thư Aixenhao gửi Diệm tuyên bố Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự trực tiếp, không đòi hỏi Việt Nam phải có những hành động đáp lại sự viện trợ này.

Ngày 8/11/1954, tướng J.Lewton Collins đến Việt Nam. Ông được giao quyền lực rộng để điều phối toàn bộ chương trình của Mỹ.

Ngày 17/11/1954 Mỹ cử tướng Collins làm đại sứ ở Sài Gòn.

Trước Collins đề ra kế hoạch sáu điểm để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới Mỹ:

- Bảo trợ chính quyền Diệm, viện trợ trực tiếp cho Chính phủ Sài Gòn.

- Xây dựng “Quân đội quốc gia Việt Nam” gồm 15 vạn do Mỹ huấn luyện, trang bị.

- Bầu cử quốc hội, hợp pháp hóa chính quyền Sài Gòn.

- Định cư cho số công giáo miền Bắc di cư vòa vạch kế hoạch cải cách điền địa.

- Thay đổi chế độ thuế khóa, dành ưu tiên cho hàng Mỹ vào miền Nam.

- Đào tạo cán bộ hành chính(3).

Điều đó đi ngược lại quyền lợi của Pháp ở Đông Dương.

Nói về Hiệp định Giơnevơ, tướng Pháp Pôn Êly (Paul Ely) Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương nói rằng: “Những thỏa hiệp này cũng còn bảo đảm được cho tương lai vị trí quan trọng của Pháp tại phần đất này của thế giới”(4).

Sau khi hoàn thành chuyển quân từ miền Bắcvào miền Nam, lực lượng quân sự của Pháp và ngụy dồn về phía Nam vĩ tuyến 17 bao gồm 122.000 quân Pháp - Lê dương Bắc Phi, 179.000 quân ngụy. Ngoài ra Pháp còn lực lượng Bình Xuyên đang khống chế Sài Gòn, tín đồ Cao Đài có vũ trang chiếm các vùng Tây Bắc Sài Gòn, tín đồ Hòa Hảo có vũ trang kiểm soát một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả ba lực lượng này có khoảng 140.000 quân.

Về kinh tế Pháp còn nắm trong tay quyèn chi phối tổng số vốn đầu tư 95 tỉ đồng Đông Dương ngân hàng. Về văn hóa xã hội, ảnh hưởng của Pháp còn khá mạnh trong các tầng lớp trên và trung gian…

Với các lực lượng ấy Pháp có đủ khả năng duy trì sự có mặt và ảnh hưởng của mình ở Đông Dương. Nhưng muốn duy trì lực lượng quân sự của mình ở Việt Nam và Đông Dương Pháp cần sự viện trợ của Mỹ trong khi Mỹ lại có tham vọng là thay thế Pháp, nắm lấy Nam Việt Nam với cái cớ là ngăn chặn phong trào cộng sản phát triển xuống cả Đông Nam Á. Tình thế chung lúc ở chính quốc nền kinh tế kiệt quệ, chính trị rối ren, nội bộ chia rẽ, lại phải đối phó với cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Angiêri. Chính phủ Pháp đành phải nhượng bộ Mỹ, không để tình hình Việt Nam làm ảnh hưởng đến “tình thân hữu Pháp - Mỹ’ (điều này Đại tướng Đờ Gôn rất không đồng tình”. Chính phủ Pháp đã phải ngậm bồ hòn làm ngọt giúp đỡ cho Mỹ hất cẳng mình, rút hết quân khỏi Việt Nam và đã phải giúp đỡ hoặc làm ngơ cho Mỹ Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ và cho đế quốc Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam.


(1)Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ Lại thời Phụ Chánh thân thần Tôn Thất Hàn trước khi Bảo Đại về nước.
(2)Nhật kí Lầu Năm Góc tập 1 quyển 2. Bản dịch của VNTTX, tập đánh máy trang 38.
(3)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập II. Chuyển chiến lược - Sách đã dẫn tr.53.
(4)Dẫn theo Madès France: Đông Dương mười năm độc lập.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 03 Tháng Giêng, 2010, 07:25:22 am
Ngày 22/12/1954, Rát Pho, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân  Mỹ đến Sài Gòn hứa viện trợ thẳng cho Diệm 300 triệu đô la trong năm 1955.

Ngày 13/1/1955, theo sự sắp đặt trước với nhau, Ngô Đình Diệm kí công hàm gửi cho tướng Côlin yêu cầu từ nay Hòa Kỳ “đảm trách hoàn toàn vấn đề tổ chức và huấn luyện quân đội Việt Nam”.

Ngày 12/2/1955, trong một cuộc họp báo, Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Từ nay trở đi chỉ có tướng Ô Đanien là người chịu trách nhiệm huấn luyện cho các lực lượng quân đội”. Theo lệnh Diệm, trước mặt đại diện Mỹ, các sĩ quan Việt Nam được lệnh tổ chức đốt tượng trưng quân hàm, quân hiệu của quân đổi Pháp mà họ vẫn đeo tại sân Bộ Tổng tham mưu. Những phù hiệu kiểu mới theo kiểu quân đội Mỹ bắt đầu xuất hiện trên vai áo quân đội Sài Gòn.

Ngày 14/5/1956, Pháp gửi cho hai đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ là Liên Xô và Anh thông báo quân đội Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và kể từ ngày 24/8/1956 nước Pháp không còn trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ nữa. Pháp đã rũ bỏ trách nhiệm của một bên phải thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

Cuối tháng 4/1956 đơn vị cuối cùng của quân đội Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam.

Khi quân Pháp rút về nước, Mỹ buộc Pháp bàn giao lại phi cơ, tàu thùy, xe cơ giới, dụng cụ chiến tranh cho quân đội ngụy đang do Mỹ tổ chức và huấn luyện.

Phái bộ huấn luyện quân sự hỗn hợp về danh nghĩa của Pháp - Mỹ (TRIM) trước đây đã chuyển thành “Phái bộ huấn luyện tác chiến lục quân” CATO (Combat army training organisation) gồm toàn người Mỹ. Nắm trước ngày 2.6.1055 Mỹ đã cho triển khai “Phái bộ trang bị và cung cấp TERM (Tempory equipment recovery mision). Cả hai tổ chức CATO và TERM đều đặt dưới quyền MAAG.

Tổ chức CATO vào tháng 9 năm 1955 có 351 cố vấn và huấn luyện viện, đến tháng 3/1956 đã tăng lên 1200, đoàn TERM thì có 350 tên.

Nằm cạnh Bộ Tổng tham mưu ngụy, cơ quan trung ương của CATO dương tướng Xamuen Vilam (Samuel Viliams) cầm đầu gồm 170 người: 3 cấp tướng, 49 đại tá, 68 trung tá, 50 thiếu tá phân ra nắm mọi ngành.

Bên cạnh mỗi bộ tư lệnh quân khu có một đại tá và một số sĩ quan.

Mỗi sư đoàn nặng có từ 6 đến 8 đại tá Mỹ, mỗi sư đoàn nhẹ có từ 3 đến 5 trung tá. Cố vấn mỹ nắm đến cấp trung đoàn.

Trung tâm huấn luyện Quán Tre có tới 81 cố vấn và huấn luyện viên. Trường sĩ quan Đà Lạt có 8 cố vấn Mỹ và 5 sĩ quan người Philippin.

Ở Huế, cố vấn Mỹ có 100 tên đặc trách khu giới tuyến.

Ở Buôn Ma Thuột có 81 tên tổ chức thành phái đoàn xây dựng căn cứ Tây Nguyên.

Các căn cứ quân sự quan trọng như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Nha Trang… các kho tàng quan trọng như kho đạn, kho vật liệu quân cụ đều có cố vấn Mỹ. Các tiểu đoàn ở gần giới tuyến cũng có cố vấn Mỹ trực tiếp.

Phái bộ viện trợ quân sự MAAG chi phối mọi hoạt động của quân ngụy.

Từ đầu năm 1955 Mỹ bắt đầu tổ chức lại hệ thống tiếp vận và tăng cường trang bị kĩ thuật cho quân ngụy. Riêng trong năm 1956 ngoài 1750 tấn vũ khí và quân cụ được Pháp chuyển giao, quân ngụy còn nhận được 12.531 tấn trang bị của Mỹ, trong đó vũ khí chiếm 4.818 tấn.

Tháng 7/1955 theo sự chỉ huy của Mỹ, Bộ Quốc phòng ngụy đề ra kế hoạch xây dựng một đội quân chính quy 155.000 ngoiwf và đội quân bỏa an đoàn 52.000 người.

Về quân sự huấn luyện cho “Quân đội quốc gia”, Mỹ thực hiện phương châm “nhanh chóng, toàn diện, chú trọng thực hành”, về chính trị tâm lí từng đợt mở chiến dịch học tập “bài Pháp, chống cộng” đề cao danh hiệu “Quân đội quốc gia” mặc quân phục kiểu Mỹ, dùng tiếng Việt, tiếng Mỹ thay tiếng Pháp. Mới bước vào cải tổ Mỹ cho đề bạt và tăng lương hàng loạt, phong 4 cấp tướng, 20 đại tá, 60 trung tá, 5600 sĩ quan khác, và 27.000 hạ sĩ quan. Năm 1955 số sĩ quan đi học ở Mỹ chiếm 53%, năm 1956 chiếm 96% tổng số đi tu nghiệp ở nước ngoài.

Đến tháng 6/1956 địch đã hoàn tất việc xây dựng:

Lục quân: Có bốn sư đoàn dã chiến, sáu sư đoàn khinh chiến, 13 trung đoàn địa phương, 5 trung đoàn giáo phái, 1 trung đoàn dù. Pháo binh có 7 tiểu đoàn và 9 đại đội. Cơ giới có 5 trung đoàn. Công binh có 6 tiểu đoàn, 14 đại đội, vận tải có 12 đại đội.

Không quân: lực lượng máy bay chiến đấu có 100 chiếc, dự trữ 132 chiếc. Bốn căn cứ Đà Nẵng, Phú Bài, Nha Trang, Tân Sơn Nhất, máy bay phản lực F84, F86 lên xuống được. Còn lại 58 sân bay loại nhỏ dành cho DAKOTA.

Hải quân: Có 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 đại đội biệt kích hải quân, 121 tàu chiến trên sông, 25 tàu hải quân trên biển, 95 tàu của lực lượng ở các căn cứ. Các căn cứ hải quân được tổ chức lại thành bốn hải khu.

Lực lượng bảo an đoàn được tăng lên 60.000 tên. Mỗi quận có 1 đại đội, quận quan trọng có 2 đại đội.

Dân vệ và phòng vệ dân sự được tổ chức hầu khắp mọi liên xã, cứ 12.000 dân có một đội dân vệ từ 20 đến 25 người, được trang bị súng trường và lựu đạn.

Công an, cảnh sát được xây dựng thành lực lượng công khai và bí mật từ tỉnh thành đến quận, phường và xã, thôn. Sài Gòn có 10.000 cảnh sát, công an Trung bộ có 3500 tên. Nói chung cứ khoảng 1000 dân có 1 công an.

Ngoài ra còn lực lượng hiến binh quân đội, lực lượng dân vệ đoàn công dân vụ.

Tổng lực lượng bán vũ trang của Diệm lên tới trên dưới 30 vạn(1).

Như vậy trong vòng hai năm, ngụy quân đã có những biến đổi căn bản. Trước kia la những đơn vị khinh quân lẻ và những đơn vị nằm trong quân đội viễn chinh Pháp nay đã tổ chức thành những đơn vị sư đoàn, trung đoàn, có đủ binh quân chủng hải lục không quân. Từ một đội quân nằm trong lực lượng Liên hiệp Pháp nay đã thành một quân đội kiểu Mỹ dần dần biến thành một thứ quân đội Hoa Kỳ bản xứ.


(1)Toàn bộ nội dung xây dựng quân đội ngụy trong thời kì này viết theo tổng kết của Bộ Tổng Tham mưu ngụy 1956 và quân sử số 4 của quân lực Việt Nam cộng hòa.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 03 Tháng Giêng, 2010, 07:34:39 am
Để làm chỗ dựa cho chính quyền tay sai, ngoài việc lập ra quân đội tay sai, Mỹ - Diệm lập ra đảng cầm quyền và “Mặt trận quốc gia” làm cơ sở cho chính quyền của chúng. Đồng thời nhanh chóng hợp hiến, hợp pháp cho chính quyền ấy.
 
Từ rất sớm, tháng 8/1954 đảng “Cần lao nhân vị” do Ngô Đình Nhu em ruột là cố vấn của Ngô Đình Diệm là lãnh tụ được tổ chức và được coi như là nòng cốt cảu chế độ Diệm. Đảng này lấy học thuyết “duy linh” duy tâm phản động làm hệ tư tưởng. Theo Hoàng Minh - Đỗ Mậu, thuyết nhân vị của Ngô Đình Nhu “là một thứ pha trộn mình Ngô đầu Sở, chắp vá bằng một mớ tư tưởng hổ lốn, góp nhặt mỗi thứ một ít, từ giáo lí Thiên chúa giáo đến chủ nghĩa nhân vị của Muriê, pha thêm thuyết nhân ái của Khổng Tử, cộng thêm vài nét của chủ nghĩa tư bản lẫn lộn với chủ nghĩa duy linh chống cộng"(1), Đảng cần lao nhân vị có 7 vạn đảng viên, thành phần chủ yếu là các tín đồ công giáo di cư, cha cố, công chức và sĩ quan cao cấp. Người vào Đảng phải tuyên thệ “trung thành đến chết với chế độ của Diệm”.

Tháng 10/1954, “Phong trào cách mạng quốc gia” một hình thức của Mặt trận quốc gia thống nhất do Trần Chánh Thành là chủ tịch được thành lập. Tổ chức này lấy giới công chức làm nòng cốt và làm cơ sở xã hội cho chính quyền Diệm. Nó nêu cao chiêu bài “Chống cộng, bài phong, đả thực” để tập hợp lực lượng.

Tiếp theo là việc thành lập “Thanh niên cộng hòa” và “Phụ nữ liên đới”. “Thanh niên cộng hào” là một tổ chức đoàn thể chính trị phản động, được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sở. Nó là một tổ chức bán quân sự, một tổ chức “hiến binh” để bảo vệ chế độ Diệm. “Phụ nữ liên đới” do Trần Lệ Xuân vợ Ngô Đình Nhu thành lập và đứng đầu là tổ chức đoàn thể phụ nữ phản động được tổ chức từ trung ương xuống địa phương. Do sự hạn chế của tính giai cấp, thành phận của nó hạn hẹp chỉ bao gồm những phụ nữ quyền quý thuộc các tầng lớp thượng lưu, giàu có, cách biệt hẳn với đại đa số phụ nữ lớp dưới. Hoạt động của nó nặng về phô trương, thăm viếng, cứu trợ.

Ngày 23.10.1055, Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” dưới lưỡi lê của quân đội để công dân chọn lựa hoặc Bảo Đại hoặc Ngô Đình Diệm là người đứng đầu quốc gia. Mặc dù đa số công dân tẩy chay nhưng nhờ gian lận và người tổ chức trưng cầu dân ý ở các địa phương là người của Diệm cùng với các kiểu quảng cáo đại trà như: “ông xanh (Bảo Đại) bỏ giỏ, ông đỏ (Diệm) bỏ thùng”… kết quả là 98% số phiếu ủng hộ Ngô Đình Diệm, Bảo Đại bị phế truất. Và Ngô Đình Diệm tự xưng là Tổng thống Việt Nam cộng hòa.

Ngày 4/3/1956 Ngô Đình Diệm tổ chức tuyển cử bầu ra quốc hội. Tháng 10/1956 Ngô Đình Diệm ban hành hiến pháp của “nền Đệ nhất Cộng hòa”.

Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ lập tực công nhận chính quyền Ngô Đình diệm là “hợp hiến, hợp pháp”.

Đi đôi với việc xây dựng chính quyền trung ương, Mỹ Diệm ra sức củng cố chính quyền cơ sở xã, ấp. Chúng không thực hiện bầu cử chính quyền thôn xã theo tục lệ cổ truyền vì sợ chính quyền cơ sở rơi vào tay cách mạng nên thực hiện chủ định và bổ nhiệm. Những người được chỉ định bổ nhiệm là xã trưởng, trưởng ấp là những người thuộc phe cánh của Diệm, những đảng viên cần lao nhan vị, đồng thời sử dụng các tổ chức quần chúng do chúng lập ra như “thanh niên cộng hòa”, phụ nữ liên đới”, “nhân dân tự vệ đoàn”, “liên gia tương trợ” “ngũ gia liên bảo”, để kìm kẹp dân chúng.

Đến đây, bộ máy công cụ quân sự, chính trị của một chính quyền tay sai để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới Mỹ nhằm xâm lược miền Nam Việt Nam coi như đã hoàn chỉnh. Vì khác với chủ nghĩa thực dân cũ, đặc điểm của chủ nghĩa thực dân mới là “không phải bằng hệ thống cai trị trực tiếp của bọn đế quốc mà thông qua một chính quyền tay sai đại biểu quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bảo khoác áo “dân tộc dân chủ” giả hiệu”(2).

Tuy vậy, mặc dù có đủ bộ máy, công cụ như vậy lại được đế quốc Mỹ chỉ đạo và không ngừng tại trợ, chủ nghĩa thực dân mới Mỹ có thiết lập được hay không còn thùy thuộc vào nhân dân miền Nam Việt Nam vì nhân dân “cố thể nâng thuyền hay lật thuyền”.


(1)Hoàng Minh - Đỗ Mậu, tâm sự tướng lưu vong - Nxb Công an nhân dân Hà Nội 1991, trang 179.
(2)Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới - NXB Sự Thật Hà Nội, 1970, tr18.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 03 Tháng Giêng, 2010, 07:38:46 am
Mỹ Diệm diệt các vũ trang giáo phái

Trong khi xây dựng “Quân đội quốc gia” làm công cụ cho chính quyền, Mỹ Diệm đã thực hiện một bước “đả thực” gạt bỏ các lực lượng thân Pháp, dùng “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” diệt các lực lượng vũ trang giáo phái do Pháp xây dựng trước đây để chống kháng chiến Việt Nam. Đây cũng là một việc tăng thêm “uy tín và sức mạnh” cho chính quyền Diệm, “ổn định cho chính quyền Diệm.

Ngày 22/2/1955, Mặt trận thống nhất gồm các lực lượng Cao Đài (Tây Ninh), Hòa Hảo, Dân Xã (Ba Cụt), Cao Đài Liên minh (Trịnh Minh Thế) và Bình Xuyên (Bảy Viễn) họp tại Tây Ninh đồng ý hợp tác chống Diệm.

Ngày 21/3/1955, Mặt trận thống nhất tự xưng là đại diện cho nguyện vọng của dân chúng yêu cầu Diệm thành lập một chính phủ liên hiệp dân tộc và thực hiện những cải cách quân sự kinh tế và chính trị khác. Diệm gọi đó là tối hậu thư và không xem xét yêu cầu này.

Ngày 29 và 30/3/1955, Diệm cho một đại đội lính dù chiếm trung tâm cảnh sát, đẩy lùi quân Bình Xuyên về phía Chợ Lớn. Lúc ấy Diệm mua chuộc cảnh sát trưởng Lại Hữu Sang vốn là phòng nhì của Pháp, và chấm dứt quyền kiểm soát của Bình Xuyên đối với trung tâm cảnh sát.

Ngày 26/4/1955 Diệm thải hồi Sang, thay Sang bằng một người trung thành với chế độ ông ta mặc dù Sang không chịu từ chức và nói rằng chỉ có Bảo Đại mới có quyền lực về pháp lí để cách chức ông ta.

Đối với Cao Đài Liên minh, Diệm nhanh chóng mua chuộc được Trịnh Minh Thế, đưa lực lượng Cao đài Liên minh bổ sung vào lực lượng “Quân đội quốc gia” đặc biệt là đã sử dụng ngay Trịnh Minh Thế để đánh lại Bình Xuyên. Khi Bình Xuyên bị loại trừ, Diệm học bài học của Mỹ về con chó và người đi săn đã cho tay chân ám sát Trịnh Minh Thế ngay khi ở trận tuyến vì cho rằng Trịnh Minh Thế là kẻ phản trắc. Để che lấp hành động ám sát, Diệm cho làm lễ tang Trịnh Minh Thế một cách trọng thể, lấy tên Trịnh Minh Thế đặt cho đường sá, cầu cống…

Đối với lực lượng Cao Đài Tây Ninh, Diệm cũng nhanh chóng chia rẽ mua chuộc được Nguyễn Thành Phương, Lê Văn Tất đưa lực lượng vũ trang của Cao Đài phân tán bổ sung vào lực lượng “Quân đội quốc gia”. Người đứng đầu Cao Đài Tây Ninh hộ pháp Phạm Công Tắc không chịu hợp tác với Mỹ đã cùng bộ sậu chạy sang Nam Vang.

Ngày 6/5/1955 Diệm đưa lực lượng quân ngụy tấn công quân Bình Xuyên ở cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, Xóm Củi (Chợ Lớn), quân Bình Xuyên thua chạy về Gò Công và Rừng Sát.

Ngày 21/9/1955 Diệm mở chiến dịch Hoàng Diệu do Dương Văn Minh chỉ huy tấn công Bình Xuyên ở khu Rừng Sát. Đến ngày 24.10.1955 thì lực lượng Bình Xuyên coi như bị tiêu diệt, chỉ trừ lực lượng của tiểu đoàn Bảy Môn đã sớm rút sang Thị Vải để dựa vào cách mạng và nhân dân mà chống lại Mỹ Diệm. Con trai Bảy Viễn là tham mưu trưởng lực lượng Bình Xuyên cũng tử trận trong chiến dịch này. Được Pháp giúp đỡ, Bảy Viễn chạy trốn được ra nước ngoài. Mối nguy cơ vẫn trực tiếp đe dọa Diệm ở Sài Gòn đến đây được thanh toán.

Do thắng lợi của Diệm đối với Bình Xuyên, Mỹ càng tin tưởng và ủng hộ Diệm.

Tháng 5/1955, Diệm chuyển sang đánh quân Hòa Hảo. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo vốn có bốn nhóm là Trần Văn Soái (Năm Lửa), Lê Quang Vinh (Ba Cụt), Hai Ngoán và Nguyễn Giác Ngộ thì nhóm Nguyễn Giác Ngộ ra đầu hàng Bảo Đại và thân binh hóa từ 5/1/1950, chỉ còn lại ba nhóm quan trọng nhất.

Ngày 20/5/1955 Diệm tập trung lực lượng mở chiến dịch Đinh Tiên Hoàng I và II đánh cả vào ba nhóm Hòa Hảo.

Ngày29/5/1955 nhóm của Hai Ngoán sớm đầu hàng Diệm.

Khi Diệm đánh vào lực lượng của Năm Lửa thì chỉ một phần lực lượng của Năm Lửa ở Cái Vồn còn phần lớn lực lượng thì kéo vào Đồng tháp Mười. Tại Đồng Tháp Mười có lực lượng Ba Cụt cũng rút vào để lập căn cứ chống Diệm.

Khi Diệm đánh vào Cái Vồn, lực lượng của thiếu tá Phan Văn Thục (Năm) với hơn một đại đội cùng với một số đơn vị khác được cơ sở ta hướng dẫn chạy vào vùng giải phóng cũ thuộc các xã Đông Thành (huyện Trà Ôn), Ngãi Tứ (huyện Tam Bình). Tại đây lực lượng Phan Văn Thục vốn đã liên lạc với ta được duy trì. Còn các lực lượng khác thì đem súng đầy 6 ghe cất dấu ở ngoài lung còn binh lính được nhân dân hướng dẫn về gia đình. Sau ghe súng này về sau ta lấy để xây dựng lực lượng.

Ở Đồng Tháp Mười cả Năm Lửa và Ba Cụt đều cử người bắt liên lạc với ta để dựa vào uy tín của cam để lôi kéo quần chúng ủng hộ họ. Đây là thời cơ để ta duy trì mâu thuẫn giữa chính quyền Diệm với lực lượng Hòa Hảo, kéo dài sự tranh giành đối kháng của hai lực lượng này, tạo điều kiện cho ta củng cố và phát triển lực lượng cách mạng hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, đồng thời làm cho Mỹ Diệm không rảnh tay để củng cố chính quyền phản động ở địa phương. Các Tỉnh ủy Kiên Phong và Kiến Tường chủ trương chọn một số cán bộ và thanh niên tốt đưa vào lực lượng vũ trang Hòa Hảo vừa giúp họ đánh Diệm vừa vận động giáo dục binh lính của họ. Ta đã cử người trực tiếp gặp Năm Lửa, Ba Cut và một số tên chỉ huy khác để tranh thủ vận động họ cùng ta đánh Mỹ Diệm.

Được sự hướng dẫn của ta và ủng hộ của nhân dân, mặc dù lực lượng địch càn quét là cả một sư đoàn, một số đơn vị Hòa Hảo đã đánh trả quyết liệt quân Diệm, diệt được nhiều đồn bót, gây cho chúng nhiều thiệt hại, đáng kể như các trận Gò Cỏ Ống (Mộc Hóa), Tân Bửu (Bến Lức). Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12/1955 thì kết thúc, nhưng đại bộ phận vùng căn cứ Đồng Tháp Mười địch không kiểm soát được. Lực lượng Năm Lửa vẫn ở lại Đồng tháp Mười. Lực lượng Ba Cụt thì để lại một tiểu đoàn do Bảy Ớt (em Ba Cut) chỉ huy còn đại bộ phận rút về bên kia Hậu Giang. Theo thống kê của Bộ Tổng tham mưu ngụy, lực lượng quốc gia bị chết 241 tên, bị thương 757 tên, mất tích 20 tên, mất hàng trăm súng, chìm một tàu và mất nhiều quân trang quân dụng khác.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 03 Tháng Giêng, 2010, 07:40:31 am
Ngày 1/1/1956 Diệm ở chiến dịch Nguyễn Huệ nhằm thanh toán bằng được quân Hòa Hảo. Chúng huy động bốn sư đoàn bộ binh, sáu chi đoàn thiết giáp, năm tiểu đoàn pháo binh, bốn hải đoàn xung phong, một tiểu đoàn nhảy dù do Dương Văn Minh (vừa được phong thiếu tướng do cộng trạng diệt Bình Xuyên), chỉ huy đánh vào Đồng Tháp Mười. Các lực lượng Hòa Hảo tại đây chống cự yếu ớt hoặc tìm đường tránh né, không dám chống cự, bị tiêu hao dần.

Ngày 14/2/1956 (tức mùng 3 Tết Bính Thân) TrầnVăn Soái (Năm Lửa) đưa 4.000 quân đầu hàng Diệm. Còn lực lượng Bảy Ớt thì tan rã. Diệm đưa Năm Lửa về Sài Gòn quản thúc.

Lực lượng Ba Cụt ở Kiên Giang là Trung đoàn Lê Quang. Tỉnh ủy Kiên giang đã cử đồng chí Phan Thái Quý trực tiếp chỉ đạo xây dựng lực lượng cách mạng trong lực lượng vũ trang Hòa Hảo. Gần 70 đồng chí trong đó có nhiều đồng chí vốn là cán bộ chiến sĩ của quân đội ta được cử vào lực lượng Hòa Hảo để xây dựng lực lượng bí mật của ta. Tỉnh ủy chủ trương duy trì mâu thuẫn giữa lực lượng Hòa Hảo với Mỹ Diệm, chủ động tranh thủ và giúp lực lượng Hòa Hảo liên hiệp với ta chống Mỹ Diệm, thông qua việc tranh thủ những người cầm đầu và giáo dục binh sĩ, giữ y nguyên phiên hiệu giáo phái để công khai hoạt động. Trong quá trình thâm nhập vào lực lượng vũ trang Hòa Hảo, các đồng chí ta phải ăn chay, tụng kinh thường nhật, xá đũa trước và sau bữa ăn, không ăn thịt chó v.v… hòa nhập một cách tự nhiên vào họ.

Ta đã vận động nhân dân vì lợi ích của cách mạng mà đóng góp tiền bạc và lương thực nuôi mấy ngàn quân Hòa Hảo. Nhờ sự giúp đỡ của ta và được cán bộ ta làm cố vấn, lực lượng vũ trang Hòa Hảo tồn tại và đánh được một số trận: Xảo Xáu (Giồng Riềng), Vườn Cỏ (Long Mỹ), Cây Bàng (An Biên). Trần Cây Bàng ngày 26/1/1956 dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Phan Thái Quý, đơn vị Lê Quang lần đầu tiên vận dụng chiến thuật phục kích đánh gần đã diệt tiểu đoàn Nùng (thuộc chủ lực ngụy), loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên, bắt sống 12 tên, thu trên một trăm súng và rất nhiều đạn dược, quân trang quân dụng. Nhân dân cũng thu được 2 khẩu trung liên, 8 tôm xơn và các bin, 7 súng trường.

Ở Bạc Liêu, Cà Mau một trung đoàn của Ba Cụt là Trung đoàn Lê Hoan được đồng chí Nhanh là có vấn hướng dẫn kéo về Phước Long và Thới Bình. Quân Ba Cụt kéo vào căn cứ của ta, nhân dân đã nuôi dưỡng chăm sóc và vận động giáo dục tranh thủ họ. Sống giữa nhân dân cách mạng, cán bộ và chiến sĩ Trung đoàn Lê Hoan đều muốn theo ta đánh giặc. Họ cấp vũ khí cho cán bộ và chiến sĩ ta. Đồng chí Hai Phước cùng trên mười cán bộ của Tiểu đoàn 307, 410 cũ đã hướng dẫn giúp đỡ Trung đoàn Lê Hoan chống lại quân Diệm truy kích. Do ta tổ chức chỉ huy và làm cố vấn, Trung đoàn Lê Hoan đánh một trận tiêu diệt quân Diệm ở Kinh 30, Kinh 5, Kinh 6, La Cua, diệt trên 300 tên địch, thu gần 200 súng, hai cán bộ ta: đồng chí Miên, đồng chí Sót hi sinh anh dũng trong chiến đấu.

Ta tranh thủ nắm được hầu hết sĩ quan và binh lính Trung đoàn Lê Hoan chỉ trừ Nguyễn Thới Rê trung đoàn trưởng đóng ở Cần Thơ vốn là sĩ quan phòng nhì Pháp. Theo lệnh của Ba Cut và Rê, trung đoàn rút về Cần Thơ. Binh sĩ để lại cho ta nhiều vũ khí một số binh sĩ ở lại với nhân dân Thới Bình.

Ngày 13/4/1956 Ba Cụt bị Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ lừa ra Cần Thơ để nhận chức trung tướng và bị Nguyễn Ngọc Thơ cho  quân lính bắt ở Chắc Cà Dao. Đếnn gày 13/7/1956 Ba Cut bị Nguyễn Ngọc Thơ xử chém ở Cần Thơ. Lực lượng vũ trang của Ba Cụt một số ra hàng chính quyền Diệm, số lớn tan rã, một số khá đông về với nhân dân, gia nhập các lực lượng vũ trang cách mạng.

Theo tài liệu của Bộ Tổng tham mưu ngụy, trong vòng 15 tháng từ tháng 4/1955 đến tháng 6/1956 quân đội Diệm đã hoàn thành tiêu diệt các lực lượng vũ trang giáo phái. Riêng Hòa Hảo và Cao Đài có 600 bị giết và bị thương, 1.100 bị bắt, 7758 ra hàng. Nếu kể cả Bình Xuyên thì tổng số ra hàng là 5 trung đoàn và 1 tiểu đoàn được Diệm cho gia nhập vào “Quân đội quốc gia” theo cách xé lẻ.

Khi Diệm bắt đầu tấn công vào lực lượng Bình Xuyên, Trung ương Đảng ra chỉ thị về “Tình hình hỗn loạn ở miền Nam” đặt vấn đề tranh thủ, duy trì lực lượng giáo phái chống Diệm. Xung đột Diệm với Bình Xuyên vừa nổ ra, Xứ ủy Nam bộ lập tức cử nhiều cán bộ cấp khu, cấp tỉnh huyện vào lực lượng Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo trách nhiệm tranh thủ họ, giúp đỡ họ chống Diệm để duy trì mâu thuẫn của lực lượng giáo phái với Mỹ Diệm và giúp đỡ các lực lượng còn lại tồn tại, phát triển, cách mạng hóa. Một mặt trận Cao - Hòa - Bình hình thành. Hàng loạt đơn vị vũ trang cách mạng với danh nghĩa giáo phái có nhiều ít hoặc không có binh sĩ giáo phái tham gia xuất hiện khắp miền Đông, miền Trung, miền Tây hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân chống lại các chính sách tàn bạo của Mỹ Diệm.

Như vậy là Diệm đã gây ra chiến tranh đưa “Quân đội quốc gia đi đánh các lực lượng giáo phái ròng rã hơn một năm trời đã tiêu diệt được phần lớn lực lượng vũ trang của các giáo phái. Những người cách mạng đã đi vào lực lượng giáo phái và đã khéo léo giúp đỡ, hướng dẫn các lực lượng còn lại và nhân cơ hội đó tổ chức ra “các lực lượng vũ trang giáo phái” chống lại Mỹ Diệm.

Nhật kí Lâu Năm góc viết:

“Năm 1955- 1956 hộ pháp Phạm Công Tắc vượt biên giới Tây Ninh sang Campuchia với một số tín đồ và tại đó tiếp tục chống đối Diệm. Bảy Dom từng làm phó cho thủ lĩnh Hòa Hảo bị bắt là Ba Cụt, cũng đưa lực lượng của y đến biên giới Campuchia. Năm 1956 Diệm đưa Ba Cụt lên máy chém với một bộ tóc chưa bị cắt. Sau đó, Bảy Dom và một số thủ lĩnh Hòa Hảo khác là Mười Trí thề trả thù cho Ba Cụt và họ tiến hành chiến tranh du kích chống Diệm. Có tin là khoảng  bốn tiểu đoàn Hòa Hảo đã liên tục mở những trận đánh vào quân chính quyền cho đến năm 1962. Trong những năm sau đó, Mười Trí công khai đi theo Việt Cộng.

“… Tuy chiến thắng của Diệm đối với giáo phái đã gây được ấn tượng nhưng chiến thắng đó không có tính chất quyết định hoàn toàn và chính cái tính bướng bỉnh và cương quyết từng mang lại cho Diệm những thắng lợi chiến thuật ban đầu đã cản trở ông ta lôi kéo các phần tử giáo phái chống đối còn lại để họ tham gia một vai trò có tính chất xây dựng. Nói đúng hơn chính sách của ông đã dẫn đến một liên minh Việt Cộng - giáo phái chống lại ông. Việc Việt cộng giáng cho quân lực Việt Nam của Diệm những thất bại hoảng hồn ban đầu trong những năm 1959 và 1960 tại khu vực Bắc Sài Gòn, là nơi quân Cao Đài và Bình Xuyên còn ẩn náu, chẳng phải là chuyện tình cờ”(1).


(1)Nhật kí Lầu Năm góc. Tập I Quyển 2 - sách đã dẫn, trang 192 - 193.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:04:43 am
Chương III

CÁC QUỐC SÁCH CỦA MỸ DIỆM

Âm mưu ý đồ cơ bản của Mỹ Diệm được phản ánh khá rõ trong bị vong lục của “Hội đồng an ninh quốc gia” Mỹ (NSC) số 5621/1 ngày 3/9/1956 là: “Giúp đỡ nước Việt Nam tự do (Nam Việt Nam) phát triển một Chính phủ hợp hiến, ổn định và hùng mạnh đẻ có thể khẳng định sụ tương phản ngày càng hấp dẫn so với các điều kiện trong khu vực hiện nay của cộng sản ở miền Bắc cũng như ở Nam Việt Nam, để cuối cùng đi đến thống nhất Việt Nam bằng phương pháp hòa bình thành lập một nước Việt Nam tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo chống cộng sản”(1).

Để thực hiện âm mưu ấy, Ngô Đình Diệm nêu chiêu bài: “Đả thực, bài phòng, diệt cộng”.

Đả thực là buộc thực dân Pháp công nhận nền độc lập hoàn toàn của Nam Việt Nam kể cả quyền rút khỏi Liên hiệp Pháp, rút hết quân đội viễn chinh và bộ máy cai trị thực dân. Đồng thời tiêu diệt loại bỏ lực lượng vũ trang các giáo phái thân Pháp, loại bỏ những kẻ xưa nay trung thành với Pháp, thân Pháp. Với chiêu bài “đả thực” Ngô Đình Diệm tự tô vẽ cho mình là một người yêu nước “cứu” “kháng chiến” và chính quyền do y dựng lên là chính quyền của “một quốc gia độc lập hoàn toàn”.

Bài phong là truất phế Bảo Đại vốn là một ông vua phong kiến và gạt bỏ những tay chân phe cánh của “triều đình” Bảo Đại. Với chiêu bài “bài phong” Diệm cho mình là dân chủ chống phong kiến và chính thể của y  là chính thể dân chủ thật sự, che dấu chế độ thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.

Nếu đả thực bài phong chỉ là hình thức bề ngoài nhằm mục đích lừa phỉnh thì chống cộng mới là quốc sách chính yếu của Mỹ Diệm. Có thực hiện được “Diệt cộng”, Mỹ Diệm mới có thể ấp đặt xong chủ nghĩa thực dân mới ở Nam Việt Nam, mà người cộng sản Việt Nam ở miền Nam hiện nay đang tay không, không còn chính quyền và quân đội bảo vệ. Vả lại ngăn chặn phong trào cách mạng phát triển xuống phía Nam để con bài đôminô không đổ dẫn tới sự đổ vỡ cả Đông Nam Á cũng là nhiệm vụ của sen đầm quốc tế.

Từ đầu, khi các lực lượng Quân đội nhân dân vừa rút khỏi các vị trí đóng quân ở vùng tự do, các vùng căn cứ cũ, đồng bào ta còn ngỡ ngàng, tổ chức cơ sở Đảng chưa ổn định, địch tiến hành đánh phá ngay căn cứ, cơ sở của cách mạng trước nhất là vùng tự do Nam Ngãi Bình Phú của khu V, nơi nhân dân có chính quyền của mình vừa chưa quen phương pháp đấu tranh với địch trong vùng chúng chiếm đóng.

Địch thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân. Chúng gây nên hàng loạt vụ thảm sát. Đáng kể là ở Quảng Nam, từ 23 đến 28/9/1954 chúng giết 105 người làm bị thương 186 ở Hà Mật, Chiêu Đàn, Cây Cốc. Bọn tay chân của Mỹ Diệm còn kết hợp với đảng phái phản động để tiến hành tàn sát người cách mạng. Đêm 21/1/1955 chúng kết hợp với bọn quốc dân đảng ở Duy Xuyên (Quảng Nam) đến nhà lao Hội An bắt 38 đồng chí của ta chở đến đập Vĩnh Trinh, dùng khăn bịt mắt, lấy đá đập vỡ đầu, gãy cổ, cắt mũi, cắt tay, xâu từng chùm ba bốn người bỏ vào bao tải rồi buộc đá ném xuống đập.

Chúng dùng đàn áp, khủng bố hòng làm cho dân khiếp sợ để không dám theo cách mạng.

Khác với các tỉnh tự do cũ của miền Nam Trung Bộ, ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, ta vừa chuyển quân tập kết ra Bắc, địch đã tổ chức chiến dịch lấy tên “Tình huynh đệ” lần lượt thếp thu khu vực 100 ngày Cao Lãnh, 200 ngày Cà Mau. Bằng bộ mặt mị dân, trên đường hành quân đến những nơi chiếm đóng, tới đâu chúng cũng tỏ thái độ dễ dãi và có những hành động mua chuộc nhân dân như cho dân tự do đi lại, phát thuốc, phát vải cho đồng bào cùng lúc với phát ảnh Ngô Đình Diệm và phát truyền đơn xuyên tạc ta. Chúng tổ chức đi thăm chợ, thăm dân và nhân dó điều tra tình hình thanh niên, gần gũi với số cán bộ bất mãn, dụ dỗ số này ra làm việc cho chúng. Qua những bước đi đó, tiếp thu đến đâu, chúng lập ngay bộ máy chính quyền tới đó. Trong bộ máy cơ sở này, bước đầu chúng còn phải dùng cả bọn hội tề cũ, nhưng rất chú ý đưa bọn địa chủ có hận thù với kháng chiến, bọn tề diệp gian ác, bọn đầu hàng, phản bội và cả những phần tử lưu manh làm nòng cốt.

Nhân dân trong các vùng căn cứ vốn đã được thử thách trong kháng chiến lại được giác ngộ về cách mạng, qua những ngày gặp gỡ bộ đội tập kết nên đã tỏ ra lạnh nhạt với các hoạt động mị dân của địch. Và do ta đã chuẩn bị trước, bộ máy chính quyền ở ấp, xã cả huyện thì 2/3 là người của ta.

Như vậy là địch vừa dùng bàn tay sắt vừa dùng bàn tay nhung để thu phục dân ta. Nhưng trước sự vô hiệu quả của bàn tay nhung, chúng lại buộc phải đi vào đàn áp, khủng bố.


(1)Phòng Tổng kết định Ban Tổng kết chiến tranh B2: Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ -  ngụy trên chiến trường B2 (dự thảo)- Sài Gòn, 1984, trang 37.
- Nhật kí Lầu Năm góc Tập I Quyển 2 - trang 194.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:06:11 am
Quốc sách tố cộng diệt công

Đến năm 1955, Mỹ Diệm mở các chiến sĩ “tố cộng” thí điểm ở các tỉnh Khu V để rút kinh nghiệm.

Tháng 2/1955, địch mở chiến dịch Phan Châu Trinh đánh phá trọng điểm vào Quảng Nam.

Tháng 4/1955 địch mở “chiến dịch giải phóng” đánh phá tỉnh Quảng Ngãi và vùng Bắc Bình Định.

Tháng 5/1955 địch mở chiến dịch Trịnh Minh Thế, đánh ra toàn bộ các tỉnh Khu V.

Từ tháng 5/1955 khi quân đội ta hoàn thành tập kết ra miền Bắc, Mỹ Diệm công bố “Tố cộng, diệt cộng là quốc sách” phát động “chiến dịch tố cộng” trên quy mô rộng lớn toàn miền Nam.

Diệm thành lập “Hội đồng nhân dân chỉ đạo tố cộng” gồm tất cả các bộ trưởng trong Chính phủ do Diệm làm Chủ tịch danh dự và Trần Chánh Thành làm Chủ tịch hội đồng. Hội đồng chỉ định ra Ủy ban chỉ đạo tố cộng trung ương, có ban thường trực gồm đại biểu các Bộ thông tin, Công an, Quốc phòng. Nhiệm vụ của Ủy ban chỉ đạo này là trực tiếp chỉ đạo phong trào tố cộng ở các tỉnh, các cơ quan đào tạo cán bộ cho phong trào. Giúp việc cho ủy ban này có các ban tuyên huấn, học tập, kiểm thảo, khai thác có sự phối hợp của các cơ quan Công an, công dân vụ, dân vệ đoàn.

Mỗi tỉnh có một ủy ban chỉ đạo tố cộng. Mỗi bộ có một ủy ban chỉ đạo dọc xuống các cơ quan thuộc bộ mình. Thành phần ủy ban chỉ đọa tỉnh giống như ở trung ương. Thành phần ở cơ quan thì gồm đại biểu cơ quan và liên đoàn lao động công chức của “phong trào cách mạng quốc gia”.

Huyện xã đều có Ủy ban chỉ đạo tố cộng của huyện, xã. Mỗi xã lại chia ra nhiều liên gia tố cộng.

Mục đích của “chiến dịch tố cộng” đuộc đặt ra là “gây uất hận trong dân chúng đối với Việt Cộng”.

Để cho nhân dân tố giác Việt Cộng ở lại hoạt động.

Khủng bố tinh thần Việt Cộng làm cho Việt Cộng nghi ngờ quần chúng mà không dám hoạt động nữa.

Đánh lêch tư tưởng của các phần tử lừng chừng còn hướng về cộng sản phải ngả hẳn về Chính phủ quốc gia.

Thêm phương tiện để kiểm soát cán bộ cộng sản còn ở lại hoạt động trong vùng quốc gia kiểm soát”(1).

Mục tiêu đề ra cho suốt quá trình thực hành quốc sách tố cộng là: đánh trên diện rộng ban đầu, sau đó đánh vào chiều sâu, đánh cả ở nông thôn và thành thị, trọng điểm nhằm vào nơi có phong trào quần chúng mạnh, đánh vào Đảng Cộng sản và đánh vao tổ chức đồng thời đánh vào tư tưởng, tiêu diệt con người đi đôi với tiêu diệt tinh thần, ý chí… tất cả đểđạt mục đích tố hậu là người cộng sản hoặc bị tiêu diệt hoặc phải thuần phục quốc gia, quần chúng cách mạng hoặc chết hoặc trở thành người dân quốc gia.

Phương châm, khẩu hiệu là “từng bước, lâu dài nhưng kiên quyết và triệt để, tiêu diệt nội tuyến, diệt trừ nội tâm, đạp lên oán thù để thực hiện chủ nghĩa nhân vị quốc gia, giết lầm còn hơn bỏ sót”.

Trọng tâm của chúng nhằm vào cán bộ, đảng viên và những vùng kháng chiến cũ, những nơi có phong trào đấu tranh của nhân dân, đánh đi đánh lại nhiều lần tới khi “triệt hạ được uy thế chính trị của cộng sản”.

Giai đoạn 1 tố cộng chúng chia làm ba đợt:

- Đợt 1: Từ 15/5 đến cuối tháng 8/1955 trọng điểm là các tỉnh miền Trung.

- Đợt 2: Từ tháng 9 đến tháng 11/1955, trọng điểm tiến hành trong nội bộ cơ quan ngụy quyền.

- Đợt 3: Từ 15/11/1955 đến tháng 5/1956 làm rộng rãi ở các tỉnh để triệt hạ uy thế chính trị và phá tổ chức, đồng thời triệt cơ sở kinh tế của cộng sản và thanh trừng số cán bộ cầu an của chúng ở cơ sở xã.


(1)Tài liệu đánh máy - Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Đơn vị bảo quản 3 - trang 135.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:06:50 am
Ngày 20/7/1956 Diệm công khai tuyên bố không thi hành Hiệp định Giơnevơ, ban hành “quốc sách tố cộng, diệt cộng” trên toàn miền Nam, cũng là giai đoạn II tố cộng được tiến hành.

Giai đoạn II tố cộng, chúng liên tiếp mở 4 chiến dịch lớn:

Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu từ 24/6/1956 đến 24/2/1957 dùng toàn bộ 2 sư đoàn khinh quân ở Nam Bộ: Sư đoàn 11 và Sư đoàn 13, 6 trung đoàn độc lập tập trung 4 hải đoàn xung phong kết hợp với các đoàn tố cộng cùng bộ máy kìm kẹp ở cơ sở… càn quét đánh phá các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long kể cả miền Tây và miền Trung Nam Bộ. Mục tiêu khá toàn diện: thanh toán lực lượng vũ trang cách mạng liên kết với tàn dư Hòa Hảo, củng cố và phát triển chính quyền cơ sở nông thôn, thành lập và huấn luyện dân vệ đoàn, gay phong trào “khỏe” trong nhân dân.

Chiến dịch Trương Tấn Bửu từ ngày 10/7/1956 đến 24/2/1957 sử dụng 1 sư đoàn dã chiến, 2 trung đoàn độc lập, 1 hải đoàn xung phong cùng lực lượng dân chính tố cộng đánh trên phạm vi miền Đông Nam Bộ kể cả phân khu Sài Gòn - Chợ Lớn, mục tiêu diệt lực lượng và cơ sở Việt cộng cùng tàn dư Bình Xuyên - Cao Đài, kiểm soát biên giới, tái lập an ninh nông thôn. Chiến dịch do thiếu tướng Mai Hữu Xuân chỉ huy.

Chiến dịch mùa thu từ 1/10/1957 đến tháng 12/1957 dùng 1 sư đoàn tăng cường, 1 trung đoàn độc lập, 1 đơn vị thiết giáp, 1 hải đoàn xung phong cùng bản an dân vệ, đánh lần thứ hai vào miền Tây Nam Bộ, mục tiêu củng cố tình hình ở miền Tây, ngăn ta tổ chức hoạt động trở lại và chuẩn bị cho mùa màng gặt hái.

Chiến dịch Nguyễn Trãi từ 20/4/1958 đến 20/11/1958 đánh lại 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Cùng lúc địch mở chiến dịch Hồng Châu quét ngoại ô Sài Gòn.

Trong khi đó tại chiến trường Cực Nam Trung Bộ, trên cơ sở đã đánh phá và ổn định tình hình từ năm 1956, bước vào năm 1957 địch tiếp tục tố cộng vào chiều sâu, đánh “tận gốc”, kết hợp với bắt lính sử dụng lực lượng vũ trang, xây dựng Trung đoàn 44 và củng cố sư đoàn Nùng, tổ chức bảo an, dân vệ phát triển đạo giáo, mở chiến dịch vận động người Thượng, lập khu dinh diền dọc Quốc lộ 20, 14 nhằm hoàn thành công cuộc bình định ở Cực Nam Trung Bộ.

Biện pháp và thủ đoạn địch áp dụng trong các chiến dịch “tố cộng” là bạo lực phản cách mạng kết hợp với lừa mị, lấy bạo lực phản cách mạng làm chính.

Lực lượng vũ trang bao gồm quân đội, cảnh sát, bảo an được sử dụng như lực lượng xung kích mở đường, càn quét đánh phá cả ở nông thôn và thành thị và khu căn cứ, lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm, triệt hạ xóm làng, tiêu diệt và chụp bắt cán bộ cơ sở, yểm trợ và làm lá chắn cho các đoàn tố cộng và bộ máy kìm kẹp ở cơ sở. Thực hành càn quét, địch phân quân càn quét từng ô nhỏ, chà đi xát lại nhiều lần, chiếm đóng đêm lẫn ngày, cắm thêm nhiều đồn bót để kiểm soát làm làm điểm tựa cho bọn tề điệp hoạt động. Chiến thuật áp dụng phổ biến là biệt kích bất ngờ chụp bắt cơ sở, tăng hoạt động thám báo, tận dụng bọn đầu hàng đầu thú, làm chỉ điểm, chỉ điểm đến đâu lùng sục, truy bắt đến đấy.

Dưới sự yểm trợ của lực lượng vũ trang, bộ máy kìm kẹp, các đoàn tố cộng lưu động cùng mạng lưới tình báo gián điệp, các đoàn công dân vụ “cùng ăn cùng ở cùng làm” tấn công điên cuồng vào phong trào và cơ sở cách mạng bằng chiến tranh tâm lí, trong đó hình thức khủng bố giữ vai trò chủ yếu nhằm gieo không khí khủng khiếp trong nhân dân, uy hiếp tinh thần cán bộ.

Chúng tập hợp dân tổ chức các lớp học tố cộng chú ý sử dụng bọn đầu hàng và lưới tề điệp phát hiện các đối tượng, trên cơ sở đó tiến hành phân loại, thanh lọc, lập hồ sơ khống chế từng đối tượng.

Sau khi học tập, địch bắt mọi người phải tố giác cộng sản, ai biết ít nói ít, ai biết nhiều nói nhiều “không tố giác là phản quốc”. Chúng phát phiếu cho từng gia đình bắt kê khai những người cách mạng yêu nước rồi bắt tất cả những người bị phát giác hoặc tình nghi viết bản kiểm thảo (tẩy não), kê khai lí lịch, li khai Đảng, xé cờ Đảng, xé ảnh Bác Hồ, viết cáo trạng tố cáo tội ác của cộng sản.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:07:23 am
Chúng chia dân ra làm ba loại:

Gia đình loại A là những gia đình kháng chiến cũ, gia đình có người tham gia tập kết, những người yêu nước, thiết tha với hào bình, độc lập, thống nhất mà địch gọi chung là “Việt cộng”. Địch coi đây là những “gia đình bất hợp pháp” trước nhà phải treo biển đỏ cộng sản. Những người trong gia đình loại này thường xuyên bị theo dõi và quản chế gắt gao, bị tra khảo đánh đập tàn nhẫn và phải tuyên bố li khai cộng sản.

Gia đình loại B là những gia đình có liên hệ bà con họ hàng thân thuộc với loại A, hay có mối liên hệ nhất định với cách mạng, được liệt vào danh sách “gia đình nửa hợp pháp”, trước nhà phải treo bàng vàng thân cộng. Những người trong gia đình loại này hằng tháng phải làm tờ cam kết li khai cộng sản, thường xuyên phải tập trung đi lao động khổ sai.

Gia đình loại C gồm những người “không liên quan đến cách mạng” hoặc là vây cánh hậu thuẫn cho chính quyền Diệm. Đây là những “gia đình hợp pháp” trước nhà treo biển xanh. Chính quyền Diệm có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những gia đình loại này.

Phương châm của địch là “dựa vào loại C, đánh vào loại A làm cho loại B khiếp sợ và khuất phục”.

Chúng ép buộc người vợ có chồng tập kết phải li khai chồng, lây chồng quốc gia. Chúng lừa mị cán bộ cách mạng. Chúng đặt giải thưởng cho tay chân lấy được vợ và con cán bộ, vợ cán bộ tập kết. Chúng buộc các gia đình cách mạng phải vào ở xung quanh đồn bót.

Địch buộc những gia đình kháng chiến cũ phải ra trình diện nhận giấy “cán bộ hồi chánh”. Chúng bắt mỗi gia đình phải chụp chung một tấm hình, khai rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp treo trước cửa nhà.

Chúng lập ra tổ chức “ngũ gia liên bảo” cột 5 đến 7 gia định một phải chịu trách nhiệm kiểm soát lẫn nhau, không cho “cộng sản” đến ăn ở trong các gia đình này.

Nhgữn gia đình laoi C được chính quyền Diệm tin cậy cử xuống từng địa phương, phối hợp với chính quyền cơ sở tiến hành các đợt tố cộng. Những người thuộc các gia đình loại A và loại B bị bắt dồn về các trại tập trung để học tập tố cộng trong thời gian từ một đến sáu tháng, có nơi chúng làm đi làm lại nhiều lần không kể thời gian.

Trong học tập, ngoài việc chúng bắt mọi người phải tự khai nhận về hoạt động của bản thân còn phải tố giác các đồng chí, đồng bào và người thân của mình. Những người bị tố giác địch bắt phải tự nhận là “Việt cộng” hoặc cài lại để hoạt động phá hoại. Những người không “nhận tội” thì sẽ bị tra tấn ngay tại chỗ, tại lớp học hay trong các phòng thẩm vấn và có thể bị thủ tiêu.

Để uy hiếp tinh thần những người bị bắt đến học tập và gây hoang mang sợ hãi trong quần chúng, địch đưa một số tên đầu hàng phản bội cách mạng ra tố cáo Đảng, xuyên tạc chủ trương, đường lối cách mạng, xé cờ Đảng và ảnh Bác Hồ. Chúng dùng những tên này tham gia tra tấn, thẩm vấn những người bị bắt.

Nhằm gây chia rẽ nội bộ, tạo sự hiềm khích nghi ngờ trong các tổ chức cách mạng, địch cho đặt những thùng thư “trưng cầu dân ý” ngay trong lớp học “tố cộng” và cho tay chân bí mật bỏ thư tố giác một vài người có mặt ở đây rồi mang họ ra tra tấn công khai, không từ một đối tượng nào. Chúng vu cáo bất cứ ai mà chúng cho là những “phần tử nguy hiểm”. Cách tra tấn người của công an, mật vụ và ngụy tàn ác, dã man hơn cả thời trung cổ.

Nhằm gây nghi ngờ trong nội bộ và mất lòng tin của quần chúng đối với Đảng, địch ép buộc những người bị bắt phải ăn, ngủ và mặc theo chúng, mang súng không có đạn, dẫn lính đi lùng sục tìm kiếm cán bộ và cơ sở bí mật của ta.

Trong các chiến dịch “tố cộng diệt cộng”, số lượng nhà tù trại giam không ngừng tăng nhanh nhưng vẫn không đủ chỗ giam giữ. Ở nhà tù Gia Định, Hội An, một buồng giam 54m2 địch nhốt tới 150 người, tù nhân ở đây phải thay nhau nằm, ngồi, đứng. Ở nhà lao Quảng Trị xà lim rộng 2m2 cao hơn 1m mà địch giam giữ tới 4 người. Tại nhà lao Phú Lợi, địch áp dụng hình thức giam người trong hầm lộ thiên sâu khoảng 3,4 mét rộng 3m 3m, trên mặt hầm rào bằng lưới thép gai không lợp mái. Tù nhân ăn ngủ ngay trên nền đất và chịu phơi sương, nắng, mưa suốt ngày đêm. Ở nhà tù Côn Đảo, nơi dành riêng cho những tù nhân ‘tối nguy hiểm”, ngoài những xà lim thông thường, Mỹ ngụy còn xây dựng hệ thống “chuồng cọp”. Với chế độ giam giữ như vậy, chỉ trong ba năm từ 1957 đến 1959 đã có 3.000/4.000 người bị giam ở Côn Đảo đã chết.

Ở nhà giam Phú Lợi, địch còn đầu độc một lúc hàng ngàn người. Trưa ngày 1/12/1958 chính tay chúa ngục Hà Văn Tân (đã từng du học ở Mỹ) trực tiếp bỏ thuốc độc thần kinh vào cơm và thức ăn của tù nhân làm hơn 1.000 người trúng độc, hàng trăm tù nhân chết ngay tại chỗ. Sau khi sự việc xảy ra, địch đã cho phong tỏa, bao vây kín xung quanh trại giam, không cho cứu chữa hòng bưng bít dư luận. Trước cảnh bi thương này, để cứu mình cứu những người còn sống, số tù nhân bị nhiễm độc nhẹ đã phá phòng giam, trèo lên mái nhà la hét, kêu gọi cấp cứu. Những tiếng kêu xé trời của những người bị đầu độc ở Phú Lợi đã nhanh chóng lan ra ngoài đến khắp miền Nam, miền Bắc và thế giới. Nhân dân tiến bộ ở nước Á, Phi, Mỹ La tinh, Hội đồng Hòa bình thế giới, tổ chức Đoàn kết nhân dân Á Phi, các nước xã hội chủ nghĩa, lên án mạnh mẽ hành động vô nhân đạo của chính quyền Diệm.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:07:58 am
Phong trào “tố cộng, diệt cộng” ngày một diễn ra quyết liệt. Đến đầu năm 1958, Mỹ Diệm đưa lữ đoàn  phòng vệ Tổng thống phủ xuống Ba Xuyên và An Xuyên (Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau) phát động phong trào thanh niên bảo vệ hương thôn sau đó đem thực hiện trên toàn Nam Bộ, cả ở miền Đông nơi chúng đang mở chiến dịch Nguyễn Trãi và chiến dịch Hồng Châu.

Sự càn quét của quân chủ lực, sự càn phá dữ dội củ “bảo vệ hương thôn” song song với sự gia tăng phát xít hóa của chế độ Mỹ Diệm gây nên không khí khủng bố tràn ngập. Với chính quyền trong tay, với súng đạn và lưỡi lê, với tuyên truyền lừa gat, xuyên tạc, với tiền bạc và thú tính, bằng đàn áp và khủng bố, bằng khống chế và bắt buộc, chúng đã tạo nên một phong trào của quần chúng dầu muốn dầu không phải vây ráp, khủng bố người cách mạng.

Chúng bắt buộc tất cả những người ở nông thôn, cả gia đình cách mạng, từ 18 đến 35 tuổi rồi 50 tuổi đều phải vào “bảo vệ hương thôn”. Mỗi ấp chúng tổ chức một đến hai đại đội, liên toán. Mỗi đội có thanh niên chiến đấu trang bị súng, mã tấu làm nòng cốt. Mọi người ai cũng phải có đèn, gậy, dây, mõ. Các trung đội (trung đội = toán) (đại đội = liên toán) bảo vệ hương thôn do những tên cảnh sát, ác ôn khống chế, chỉ huy, những tên chỉ điểm kiểm soát. Chúng đặt luật lệ thú rừng: ai cho Việt cộng ăn, ở, ai tiếp tế cho Việt cộng, ai thấy Việt cộng mà không báo chúng đều giết. Các đội bảo vệ hương thông canh gác ngày đêm ở thôn xóm. Khi phát hiện có Việt cộng là phải đánh mõ báo dộng để toàn xóm, toàn ấp, toàn xã rượt đuổi và khi vây bắt người mà chúng nói là Việt cộng là mọi người dẫu muốn dẫu không, dẫu là bà con, anh em ruột thit, họ hàng đều phải xô vào đánh đập cho đến vỡ sọ mới thôi.

Chúng còn tập trung cả ngàn, cả vạn người “bảo vệ hương thôn” càn từng vùng, từng huyện, xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác. Chỗ nào chúng nghi là có căn cứ Việt cộng  thì chà đi xát lại. Chúng gây nên tâm lí sợ sệt khủng khiếp trong quần chúng, tạo ra sự nghi ngờ lẫn nhau giữa hàng xóm láng giềng, thậm chí giữa bà con ruột thịt. Chúng gây nên cảnh giết chóc khủng khiếp, chúng đưa tang tóc đến mọi gia đình.

Tình hình dẫn đến có tình trạng cha mẹ không dám nhận con, anh chị không dám nhận mặt em, cơ sở không dám tiếp cán bộ. Cán bộ vào ấp xóm rất khó khăn. Về nhà, vào cơ sở, người thân tay vừa đưa túi gạo, nắm thuốc, chỉ đường tránh, thì tay kia đã phải đánh mõ xách gậy đi rượt người lạ mặt.

Chúng tập họp “bảo vệ hương thôn”, dẫn các ấp, xã, có khi cả huyện đi dự những cuộc giết người rùng rợn, những cuộc tế cờ dã man. Không khí khủng bố dâu thương chết chóc trùm lên thôn xóm. Làng mạc vắng tanh như chết. Quần chúng trải qua thời kì quân địch khống chế, tàn sát, dữ dội nhất.

Sang năm 1959, Mỹ Diệm còn đưa sự tàn bọa, phát xít, man rợ đến cực điểm. Ngày 23-3-1959, Ngô Đình Diệm ra tuyên bố tình trạng chiến tranh để mặc sức chém giết. Ngày 6-5-1959 ra luật 10/1959 tổ chức tòa án quân sự, lê máy chém đi khắp nơi để chặt đầu Việt cộng, uy hiếp tinh thần nhân dân ta.

Trước phong trào “tố cộng, diệt cộng” ngày càng khốc liệt, các đảng bộ địa phương và cơ sở rất coi trọng việc bảo vệ và giữ gìn lực lượng của ta. Việc Xứ ủy Nam bộ và Khu ủy khu V phân chia các loại chi bộ A, B, C và việc Đảng bộ miền Nam sắp gọn lại cũng là đề phòng địch đánh phá vào cơ sở Đảng và cũng là một cách che dấu lực lượng ta.

Cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ở miền Nam diễn ra từ chính trị hòa bình tiến lên đấu tranh chính trị có võ trang tự vệ phát triển lên đấu tranh chính trị có võ trang tuyên truyền trừ gian diệt ác để đấu tranh với kẻ thù bảo vệ lực lượng cách mạng.

Trước tiên, trong đấu tranh chính trị hòa bình, nhân dân đưa điều luật 14C Hiệp định Giơnevơ ra đấu tranh với địch. Cuộc đấu tranh vào lúc ban đầu ấy của quần chúng còn được những người của ta trong bộ máy chính quyền cơ sở ấp xã củ địch bảo vệ ở mức độ nhất định. Đồng bào có nhiều lí lẽ rất hay để đấu tranh với địch. Nhiều nơi bọn tổ chức ra các cuộc tố cộng cũng lúng túng đối phó với lí lẽ mộc mạc của người dân.

Ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh, hai tên lính tề xã Tân An lùng sục bắt đồng chí Nam Vĩ. Đồng bào kéo đến bao quanh hai tên lính nói rõ cho chúng  là theo điều khoản 14C của Hiệp định Giơnevơ không được bắt người và trả thù vô cớ. Chúng mới biết là như vậy và xin lỗi. Đồng chí Nam Vĩ được giải thoát.

Lính tề xã Huyện Hội đến bắt đồng chí Ba Chà là chi ủy viên của xã, trói ké lối đi. Trên một ngàn dân biểu tình lên tề xã, hô to khẩu hiệu đòi thực hiện điều 14C của Hiệp định Giơnevơ, đòi không được bắt bớ người kháng chiến, đòi thả ông Ba Chà ra ngay. Bọn tề xã đuối lí ngần ngừ. Nhân tình hình đó nhiều người xáp lại kéo đồng chí về với đồng bào. Tụi lính giành giựt. Trong lúc đang giằng co với tụi lính, bà con nhanh chóng cởi dây trói, đồng chí Ba Chà nhanh chóng lẩn vào đám đông chạy thoát.

Ở Quảng Trị, địch chuẩn bị một bản tôi ác của cộng sản rồi bắt ông Lê Chí Khiêm trong ban trị sự hội Phật học lên đọc. Trước khi đọc ông nói: “Bản này không phải tự tay tôi viết ra, mà nói đây la tộc ác của cộng sản thì chính tôi chưa bao giờ nghe và chưa bao giờ thấy, nhưng người ta viết ra bảo tôi đọc thì tôi xin đọc để bà con nghe”.

Trong một đêm tố cộng ở Chợ Lớn, một bác nông dân nói: “Việt cộng có nhiều cái xấu: súng xấu, đạn xấu, quần áo xấu, chỉ có cái tốt là trong kháng chiến sống chết để bảo vệ dân. Quốc gia thì có nhiều cái tốt: súng tốt, xe cộ tốt, quần áo tốt, chỉ có cái xấu là giật của dân thôi”.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:10:01 am
Hình tượng hơn là chuyện ở Phan Rí (Bình Thuận). Khi tên quận trưởng cho dân tự do tranh luận những cái tốt và cái xấu của quốc gia và cộng sản, ông Bộ Gạch người dân tộc Chăm đã đứng lên nói:

- Quốc gia có chín cái tốt và một cái xấu, còn Cộng sản có chín cái xấu và một cái tốt.

Tên quận trưởng liền nói: - Một cái xấu của quốc gia là gì?

- Quốc gia ở với dân xấu quá.

Tên quận trưởng bực dọc hỏi: - Thế một cái tốt của cộng sản là gì?

Ông già thản nhiên trả lời:

- Việt cộng ở với dân quá tốt. Các ông có làm gì đi nữa, lòng dân vẫn theo Việt cộng và cuối cùng Việt cộng vẫn thắng(1).

Nhân dân còn đặt nhiều câu hỏi để chất vấn những tên chỉ đạo các cuộc tố cộng như: “Chúng tôi không thấy cộng sản độc tài vì trong kháng chiến cộng sản kêu gọi đánh Tây giành độc lập mới có hòa bình, dân đói họ kêu gọi sản xuất để được no ấm”. “Quốc gia nói cộng sản cướp công kháng chiến, nhưng lúc đánh Tây, quốc gia ở đây, sao toàn thấy cộng sản?”. “Nói quốc gia kháng chiến sao lại làm Tây”.

Những câu hỏi quá đúng sự thật như vậy làm cho bọn địch bí không trả lời được. Nhiều lần chúng phải giải tán lớp học. Tên chủ tịch Hội đồng chỉ đạo tố cộng trung ương đã thú nhận: “Đây là một thất bại lớn vì phong trào chất vấn rộng rãi, hướng dẫn viên của chúng ta không trả lời được”(2).

Địch phải từ bỏ việc tự do tranh luận mà quay ra đàn áp, áp đặt. Chúng ra sức thanh lọc chính quyền xã, ấp, cài cắm nhiều gián điệp chỉ điểm, nhất là tập trung đông lực lượng quân đội và cảnh sát để tiến hành tố cộng.

Cuộc đấu tranh của nhân dân chuyển sang né tránh, không tham gia, hoặc phá các cuộc tố cộng bằng những mưu mẹo khác nhau. Ở những nơi ta có số quần chúng mạnh, nhân dân quyết tâm không tham gia. Kẻ địch có vây bắt thì lần lữa, né tránh bằng nhiều biện pháp. Các buổi học cải huấn, quân địch chỉ gom được người già trẻ em. Nhiều xã có truyền thống cách mạng không có ai đi học tố cộng. Trừ phi quân địch đưa lực lượng lớn quân đội kết hợp với cánh sát ác ôn đến bắt, nhưng bị bắt rồi cũng tìm cách thoát ra. Nhân dân có sáng kiến gây ra những biến cố to nhỏ nhiều kiểu cách để giải tán các cuộc tố cộng. Một cuộc cãi cọ, một tiếng pháo nổ bên ngoài, một cuộc đụng độ ngoài đường đều là dịp cho dân giải tán cuộc họp.

Trước sự khủng bố tàn khốc của địch, đại đa số đảng viên bị địch bắt đều giữ vững khí tiết cách mạng, thà chịu chết chóc, tù đầy quyết không đầu hàng, không xé cờ cách mạng, xé ảnh Bác Hồ.

Ở An Thái Đông (Mỹ Tho) bọn địch bắt được đồng chí Nguyễn Văn Mừng xã đội trưởng. Chúng đánh đập tàn nhẫn buộc đồng chí li khai cộng sản. Đồng chí  yêu cầu chúng cởi trói để xuống cầu rửa mặt, chúng không đồng ý. Đồng chí quán lớn: “Chúng mày cho xuống, tao cũng rửa, mà không cho xuống tao cũng rửa”. Nói xong đồng chí nhảy xuống sông Cái Cối hi sinh.

Ở Quảng Nam, đồng chí Nguyễn Đình Liệu nguyên Chủ tịch huyện Tiên Phước tự tay dùng dao mổ bụng trước mặt quân thù khi chúng buộc đồng chí phải xuất thú đầu hàng.

Ở Plâycu, bí thư chi bộ làng Krông Hơ Ra (Nam An Khê) bị địch bắt chôn đến cổ rồi dùng cuốc đập đầu. Trước lúc hi sinh anh còn hô lớn: “Bác Hồ muôn năm”.

Ở thị xã Bạc Liêu, trước hàng trăm đồng bào chúng càn gom về dự “tố cộng’, quân địch đưa có Lý đoàn viên Thanh niên Lao động ra uy hiếp li khai. Chúng hớn hở khi thấy cô Lý chạy đến ảnh Bác Hồ, nhưng cô Lý đã ôm ảnh Bác dõng dạc: “Bác Hồ là cha của dân tộc, có xé là xé xác chúng mày, bọn phản động bán nước”.

Ở thị xã Cà Mau, quân địch bắt đưọc đồng chí Chính Hồng chi ủy viên trong một trận càn ở Lung Dừa. Chúng hành hạ tra tấn dã man nhưng đồng chí không nói nửa lời. Bỗng nhiêu đồng chí Chín Hồng chịu đến dự một cuộc “tố cộng’. Bọn tai to mặt lớn trong ngụy quyền có cả tên tỉnh phó nội an đến đông đủ hòng chứng kiến sự ki khai của người cán bộ cách mạng ngay ở đình Tân Hưng. Đông đảo nhân dân thị xã đến đông nghẹt sân đình. Từ trên lễ đài, qua máy phóng thanh người cộng sản Chín Hồng cám ơn nhân dân đã cưu mang mình, nêu cao chính nghĩa cách mạng, vạch tội ác Mỹ - Diệm: Ai chia đôi đất nước? Ai phá hoại Hiệp định? Ai thảm sát nhân dân? Tên tỉnh phó nội an từ chỗ hí hứng đến thất vọng, nổi khùng. Quân địch nhảy xô vào kéo đồng chí Chín Hồng lôi đi. Địch càng kéo, tiếng vạch tội càng to. Đồng chí Chín Hồng nêu cao khí tiết người cộng sản, hi sinh anh dũng trước sự khâm phục thương tiếc của nhân dân thị xã Cà Mau.

Địch càng ráo riết “tố cộng diệt cộng” nhân dân càng ra sức bảo vệ, che dấu, nuôi chứa người cách mạng mặc dù điều đó nguy đến tính mạng mình. “Tao có chết chỉ thiệt mình tao, mày mà chết thì thiệt cho đồng bào, cho cách mạng” đó là lời các lão nông”.

Gia đình má Hai Thừa đào hầm trong nhà nuôi các đồng chí Thường vụ Huyện ủy Châu Thành (Mỹ Tho). Do có khai báo, địch ập vào nhà má Hai trong lúc đồng chí Tư Sĩ đang trốn dưới hầm. Biết đã bị lộ, má Hai khôn khéo bước ra ngõ chặn địch và bảo: “Bà Hai Thừa ở khu nhà kia kìa”. Đám lính vừa chạy qua, má hướng dẫn đồng chí Tư Sĩ chạy thoát. Biết bị lừa, địch quay trở lại bắt má, đánh đập tàn nhẫn. Má đã hiên ngang nói thẳng vào mặt quân thù: “Đúng là Tư Sĩ vừa ở đây, tao nuôi nó. Các ông nói kháng chiến là có công, Tư Sĩ có công đuổi giặc Pháp. Mấy năm nay các ông vi phạm Hiệp định bắt bớ, đánh đập dã man cán bộ hồi cư, Tư Sĩ là cháu tôi, nó chạy đi rồi”. Bọn giặc đánh má ngất xỉu rồi quăng ra sân. Chúng bắt hai con gái má để tra hỏi. Má Hai gượng dậy dạy con “Đau thì ráng chịu con ơi, không biết đừng nói bậy”. Địch xúm lại đánh ngất xỉu một lần nữa rồi ra lệnh tịch thu gia tài của má, bắt má vô tù. Trong tù má không nghĩ tới bản thân mình mà lo không biết các đồng chí huyện ủy sẽ ăn ở ra sao?


(1)Khu V 30 năm chiến tranh giải phóng tập II trang 32-33.
(2)Tài liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đơn vị bảo quản 3 trang 12. Đoạn này viết dựa vào tài liệu Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:10:42 am
Ông Trần Văn Bài ở Huyền Hội huyện Càng Long đào hầm bí mật trong nhà ngoài vườn dể nuôi chứa cán bộ. Vào tháng 2-1958 chi bộ tổ chức cuộc họp tại nhà ông, có cả mấy đồng chí huyện ủy. Cuộc họp đang tiến hành thì Quản Ấp đem lính ập tới. Các đảng viên theo kế hoạch đã chuẩn bị trước, chạy thoát. Quản Ấp tức tối thúc lính lùng sục quanh nhà, cuối cùng chúng xăm hầm bí mật, tìm thấy một bó tài liệu. Chúng bắt ông Sáu Bài, tịch thu toàn bộ gia sản. Chúng đấm đá ông, kết tội phản nghịch rồi đày ra Côn Đảo. Không chịu nổi tra tấn, tù ngục dã man, ông Sáu Bài đã chết ở Côn Đảo.

Cùng ở Huyền Hội, vợ chồng ông Nguyễn Văn Ngô và bà Lê Thị Lành làm vách đôi và hầm bí mật để nuôi chứa nhiều cán bộ đảng viên có cả ông Bảy Máy Liên tỉnh ủy miền Trung, ông Chín Phước Huyện ủy Càng Long… suốt mấy năm liền. Một hôm do có chỉ điểm, Đội Còn kéo một đại đội bảo an và thám báo Càng Long xuống bao vây nhà ông Ba Ngộ. Chúng ráp thẳng cây rơm trước nhà nơi có hầm bí mât. Hôm đó chỉ có đồng chí Lê Văn Nhị giao liên tỉnh ở dưới hầm. Chúng dùng mũi chỉa xom vào chân cây rơm. Bất ngờ Lê văn Nhị bắn ra ba phát súng. Tụi lính dàn ra, tập trung mất chục thằng bắn liên tiếp vào hầm cho đến khi không còn nghe phản ứng gì. Đội Còn phát hảo đốt cây rơm, bắt dân cùng vô moi hầm với lính. Chúng lôi anh Hai Nhị đang ngắc ngoải, bị thương nát người, máu chảy đầm đìa nằm trên lộ. Sau đó chúng đem ông Ba Ngộ bắn chết ngay chỗ anh Hai Nhị nằm rồi buộc dây vào cổ hai xác lôi về Trà Vinh báo cáo thành tích. Chúng phóng hỏa đốt ngôi nhà, bắt bà Lê Thị Lành giải về khám lớn Trà Vinh.

Dám nuôi chứa cán bộ cách mạng, nuôi chứa người cộng sản tức làm dám chấp nhận cái chết, chấp nhận tù đày, táng gia bị sản. Nhưng lạ lùng thay những người nuôi chứa, bảo vệ cách mạng không nơi nào, thời nào lại thiếu.

Chỉ một huyện Càng Long (Trà Vinh) mà có hàng mấy trăm gia đình che dấu, nuôi chứa cán bộ. Đặc biệt ở đây có rất nhiều cơ sở người Khmer nuôi chứa cán bộ đảng viên. Vợ chồng ông Lục Xinh, ông Năm Sol đào hầm bí mật rồi đi tìm cán bộ về mà nuôi chứa. Lục cả Vàng ở ấp Nguyệt Làng đã lấy chùa mình nuôi chứa đồng chí bí thư và các đồng chí lãnh đạo xã. Ông Cả yên, lục cả chùa sóc ở Huyền Hội làm một gác xép bí mật trên nóc chánh điện chùa rồi đi tìm đồng chí Năm Trung Huyện ủy viên, đồng chí Năm Đạt Bí thư Tỉnh ủy và mấy đồng chí lãnh đạo của xã về chùa để Lục cả tự mình nuôi giấu. Đồng chí Năm Trung sợ vi phạm nơi tôn nghiêm, Lục cả yên gạt đi: “Cá ông dám xả thân vì đất nước, vì dân tộc thì các ông khác chi là Phật”.

Mẹ Trần Thị Kế ở Giồng Trôm (Bến Tre), địch bắt tra tấn buộc phải khai báo chồng, con và chỉ chỗ ở của cán bộ. Mẹ thét vào mặt kẻ thù: “Cán bộ, chồng con tao ở trong trái tim tao, bay có kiếm mổ ra mà tìm”.

Em Nguyễn Thị Chi 15 tuổi ở Giồng Trôm khi địch ập ào nhà thì mẹ đi vắng. Trong nhà có giấu đồng chí Sáu Quân Tỉnh ủy viên Bến Tre. Giặc tra khảo em Chi hòng truy hầm bí mật. Đồng chí Sáu Quân ngồi dưới hầm nghe tiếng đánh đập em mà nưh đứt từng khúc ruột, muốn bật nắp lên cho địch bắt để cứu em. Chiu đòn, chịu tra khảo, em Chi đã thẳng kẻ địch hung bạo. Khi địch rút đi, em đã lết đến miệng hầm ở nắp hầm kéo đồng chí Sáu Quân lên.

Ở Kiên Giang có rất nhiều gia đình làm hầm bí mật, vách hai găn để nuôi chứa cán bộ. Má Sáu ở khu tập trung Cầu Đúc xã Vĩnh Hòa Hưng huyện Gò Quao thì lại chuyên tiếp tế cơm nước cho cán bộ. Má thường gói com vào khăn đặt lên đầu, lấy nón lá đội lên để qua mặt địch đưa cho cán bộ. Do cơm nóng và đội nhiều lần nên tóc má rụng gần hết. Cơ quan Tỉnh ủy đóng ở xã Hòa Hưng và xã Thạnh Mỹ Hưng huyện Giồng Riềng là vùng đồng bằng trống trải, nhưng nhờ lòng kiền trung của đồng bào mà luôn luôn được an toàn. Má Sáu (Võ Thị Nhiễm), chị Tư Bầu, ông Hai Giao, bà Tám Lúa cùng nhiều gia đình khác làm hầm bí mật trong nhà, ngoài vườn để nuôi chưa đồng chí Chín Cửu, Hai Thép và nhiều đồng chí trong cơ quan Tỉnh ủy suốt mấy năm liền. Long dân Hòa Hưng, Thạch Hưng kết hợp với hệ thống hầm bí mật là căn cứ cách mạng vững chắc của Tỉnh ủy.

Các lão nông ở Kiến Phong nói: “bột dày không để bánh lòi nhân”, nói lên sự bao bọc có hiệu quả của nhân dân đối với cán bộ đảng viên.

Sử Tây Nam Bộ tổng kết trong quá trình “tố cộng diệt cộng” của địch, không có người dân nào ở Tây Nam Bộ tố có cán bộ đảng viên cho địch.

Nguyễn Trân tỉnh trưởng Định Tường miền Trung Nam Bộ trong báo cáo ngày 27-3-1958 gửi Ngô Đình Diệm để phúc trình về cuộc đại hội của Đảng bộ Cần lao nhân vị đã phải thừa nhận rằng: “Dân ngày nay quả thật không còn như dân 10 năm về trước. Họ đã được men cách mạng làm bùng dậy. Họ đã trưởng thành trong máu lửa… Những cảnh phụ nữ trẻ con ra trước xe tăng và họng súng của Pháp trong thời kì kháng chiến, trước quân đội quốc gia thời kì tiếp thu, hay biểu tình đòi hiệp thương thổng tuyển cử đó đây, có thể cho ta biết dân không còn là một số người thụ động. Động lực thúc đẩy họ coi rẻ cái chết, coi thường chính quyền phải tìm trong ý thức của họ về một cuộc đấu tranh giai cấp mà cộng sản dạy cho họ là phần đắc thắng sẽ về họ. Tin vào học thuyết mác xít, họ tin tưởng vào sứ mệnh lịch sử của họ, một sứ mệnh cứu thế”.

Chính nhờ sự đùm bọc che chở của nhân dân cách mạng và sự kiên cường bất khất của cán bộ đảng viên nên mặc dù bị thiệt hại nặng nề về con người và tổ chức, nhưng Đảng vẫn tồn tại trong nhân dân, uy tín của Đảng càng cao và càng được nhân dân tin tưởng.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:13:26 am
Trong đấu tranh chống “tố cộng diệt cộng” vai trò của tổ chức tự vệ của quần chúng rất quan trọng. Việc trừ gian diệt ác làm cho bọn địch phải chùn tay đã phục vụ đắc lực cho đấu tranh chính trị.

Vào đầu năm 1956, tại An Trường Càng Long (Trà Vinh) tên thiếu úy Niên cùng bốn tên lính ban đêm bao nhà bắt đồng chí Trần Văn Bia là cán bộ binh vận. Chúng tính bắt sống đồng chí Binh nhưng anh Trần Văn Bảy (em đồng chí Bia) dùng dao chém trọng thương ha tên lính và la lên: “Ăn cướp”. Bọn giặc bắn lại làm đồng chí bị trọng thương. Nghe tiếng la, bà con trống mõ bao vây không cho chúng nó chạy thoát, còn gia đình thì dịu đồng chí Hai Bia đi nơi khác. Mặt khác ta cho người chạy vào báo với tề xã, mời ra lập biên bản tại chõ. Tề xã chứng nhận là lính đồn ấp 7 đi ăn cướp của dân là năm gia đình vừa mới bán heo (trong tề có người của ta)… Kết quả ta đã giải thoát cho đồng chí Trần Văn Bia nhưng vì vết thương quá nặng đồng chí đã hi sinh.

Cũng vào thời kì này, lính tề xã Huyền Hội Càng Long đang đêm vây bắt đồng chí năm Trung là Huyện ủy viên về thăm thân nhân ở Giồng Bèn. Tình huống nguy kịch, bỗng tiếng trống mõ đồng loạt nổi lên với tiếng truy hô: “Ăn trộm!”. Đồng bào xách dao gậy chạy ra rượt bọn lính tạo điều kiện cho đồng chí Năm Trung(1) chạy thoát. Bọn lính ở tề xã kéo đến đông, làm khó dễ. Bà con nói: “Do không biết mấy ông trên làng tới, tưởng kẻ lạ nên vác dao mác rượt”.

Ở Rạch Giá, Cà mau hoạt động võ trang tự vệ của quần chúng dưới hình thức “tổ chống cướp” “tổ chống thủy hỏa đạo tặc” xuất hiện rất sớm.

Đêm 20-4-1955 một tiểu đội cảnh sát vệ ngụy vào xóm kinh Chín Cò, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân tìm bắt đồng chí Chín Bưởi, huyện ủy viên thương ở nhà ông Ba Chức. Khi chúng gõ cửa, ông Ba liền hô to: “Ăn cướp! Ăn cướp”. Đồng bào ở xung quanh lập tức đánh mõ báo động. Tiếp ngay sua đó, cả xóm rồi cả xã đánh phèng la, trống mõ, thùng thiếc… báo động liên hồi. Hàng ngàn quần chúng đốt đuốc, cầm vũ khí rầm rộ kéo đến vây địch để cứu cán bộ. Trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng, tiểu đội địch phải hốt hoảng chạy về đồn.

Tỉnh ủy Rạch Giá rút kinh nghiệm hoạt động của các tổ chống cướp đem phổ biến rộng rãi. Phong trào bảo vệ cán bộ bằng hình thức “chống cướp” của nhân dân các huyện Hồng Dân, Long Mỹ, An Biên, Gò Quao… ngày càng sôi nổi, làm cho địch không dám lùng sục ban đêm, nếu chúng có đi phải thông báo trước.

Huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau có 60 ấp, có đủ 60 đội kiểu “dân canh chống cướp”, “chống thủy hỏa đạo tặc”. Các độ này, tổ chức theo từng xóm, có nòng cốt khoảng 10 đến 20 người và được đông đảo bà con tham gia. Các đội tổ chức và trang bị như Thanh niên Tiền Phong năm 1945. Khi có “trộm cướp” (địch rình rập) nhân dân đốt đuốc, dùng cây, roi, dây, giáo mác đánh kẻ lạ mặt. Kẻ địch phải để các đội chống cướp hoạt động. Quân địch đi đến đâu phải báo trước. Các đội “dân canh chống cướp”… đã bảo vệ cho đảng viên, cán bộ tránh “tố cộng diệt cộng”, đã giải thoát cho nhiều đồng chí bị bắt. Giá trị phong trào “dân canh chống cướp” rất lớn, bảo vệ được dân, được cán bộ. Quần chúng rất tin tưởng.

Việc trừ gian diệt ác hỗ trợ cho đấu tranh chính trị của quần chúng, giữ vững phong trào cách mạng của nhân dân rất sớm xuất hiện ở nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Ở Rạch Giá trong tháng 5 và tháng 6-1955 ta đã diệt hàng chục tên gian ác. Đáng kể như: đoàn viên Thanh Lao Nguyễn Văn Út là cơ sở nội tuyến ta bắn chết tên trung úy Khánh đại đội trưởng cảnh vệ binh một tên gian ác tay sai đắc lực của Lâm Quang Phòng tiểu khu trưởng tiểu khu An Phước; cơ sở ta lợi dụng đêm tối đột nhập trụ sở tề xã Vĩnh Viễn (Long Mỹ) bắn chết tên xã trưởng ác ôn Lê Kim Bá; hai đoàn viên thanh niên lao động Thanh và Ngọc cải trang thành người cầm câu bán cá, đột nhập lên tàu địch, dùng súng ngắn bắn chết tên quận trưởng Chiêm gian ác.

Tỉnh ủy Rạch Giá rút kinh nghiệm: Nơi nào ta diệt được những tên đầu sỏ ác ôn thì nơi đó phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển sôi nổi, đạt hiệu quả hơn, tập hợp được quần chúng vào tổ chức cách mạng, làm cho uy thế địch sa sút, những tên tề điệp bị co lại, bảo an dân vệ không dám lùng sục như trước; hoạt động “tố cộng diệt cộng” bị chùn tay.

Tại Rạch Giá này, chuyện trừ gian diệt ác vang động nhất là vụ chị Trần Quang Mẫn chém tên Lâm Quang Phòng năm 1958.

Lâm Quang Phòng là con cai tổng Lâm Quang Thiệp ở An Biên. Ngày 9-3-1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì Phòng theo Nhật. Kháng chiến chống Pháp, Phòng đi bộ đội lên đến chức tiểu đoàn trưởng nhưng đã đầu hàng Pháp năm 1952. Khi đình chiến theo Hiệp định Giơnevơ, Phòng lên Sài Gòn nhận làm tay chân cho Ngô Đình Diệm. Ngay sau khi tiếp quản khu vực tập kết tạm thời 200 ngày Cà Mau, Diệm thành lập Đặc khu An Phước gồm các huyện An Biên, Thới Bình, Phước Long và một tiểu khu quân sự. Dưới đặc khu và tiểu khu, địch còn lập chi khu và quận Cà Mau Bắc do Lâm Quang Phòng làm chi khu trưởng kiêm quận trưởng.

Lâm Quang Phòng cùng Lâm Quang Quận (chú y) quận phó và Phạm Dữ chi khu phó được Diệm giao lập “lực lượng quốc gia áo đen” (mặc quân phục màu đen như Vệ quốc đoàn Nam Bộ) rồi tung tin là bịp dân chúng là lực lượng vũ trang của Việt Minh để lại, đời thời cơ đánh lại “quốc gia”. Chúng mộ được khoảng 2000 người, có nhiều người trước đây là cán bộ, chiến sĩ Vệ quốc đoàn, du kích và thanh niên cảu các huyện An Biên, Thới Bình, Phước Long, Giồng Riềng tham gia. Chúng thành lập 4 tiểu đoàn phong cho Lâm Quang Phòng làm thiếu tá, Phạm Dữ làm đại úy(2). Chúng đã biến rừng tràm Bang Biện Phú gần chợ Chúc Bàng thành lò tra tấn giết người, giết chết hơn 2000 người cách mạng và kháng chiến.

Dựa vào Đặc khu An Phước, Diệm đưa giáo dân Bùi Chu và 25 linh mục đến xây dựng khu dinh điền ở Thới Bình nhưng bị thất bại trước sức đấu tranh của nhân dân vùng căn cứ.

Năm 1957, Đặc khu An Phước giải thể, chúng cho Lâm Quang Phòng làm Tỉnh doàn trưởng bảo an Kiên Giang.


(1)Đ/c Năm Trung năm 1976 là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long.
(2)Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975) - Tháng 12.2000, tr.330.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 04 Tháng Giêng, 2010, 07:15:29 am
Tỉnh ủy Rạch Giá giao nhiệm vụ cho chị Trần Quang Mẫn diệt tên Lâm Quang Phòng.

Chị Trần Quang Mẫn nguyên quán ở xã Thanh Hòa (Giồng Riềng) giả trai đi bộ đội từ Nam Bộ kháng chiến 1945, đã chiến đấu dũng cảm từ chiến sĩ trở thành cán bộ đại đội của Trung đoàn 124 Vệ quốc đoàn. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Quang là cán bộ trung đội cùng trung đoàn đã anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Sau kháng chiến chống Pháp chị Mẫn được phân công ở lại làm công tác bí mật. Vì gia đình chị là chỗ quen biết với gia đình Lâm Quang Phòng nên Tỉnh ủy Rạch Giá phân công chị cùng một tổ đặc công tìm cách diệt tên Phòng(1).

Chị Mẫn vào ở mướn cho người cô của Lâm Quang Phòng tại chợ Tà Niên huyện Châu Thành. Trung tuần tháng 7-1958 Phòng tổ chức lễ giỗ cải táng cho cha tại nhà người cô. Giữa đêm 19-7-1958, lựa lúc các tên lính bảo vệ hắn đã ngủ gà ngủ gật, với chiếc dao phay rèn thép bén chị Mẫn chém mạnh vào vai tên Phòng. Không may là đêm ấy tên Phòng mặc chiếc áo quá dày. Hẵn ngã xuống mà không chết. Chị bồi thêm phát nữa nhưng lưỡi dao chỉ trượt qua cổ… Biết việc đã bị lộ, chị Mẫn trà trộn trong đám gia nhân đang nhốn nháo. Bọn địch khống dám bắn vì sợ đạn lạc, chỉ dám dùng ghế ném vào chị. Chị bình tĩnh ném lại. Chị đang tìm cách thoát thân thì chẳng may một chiếc ghế dưới chân làm chị vấp ngã. Bọn địch dồn dập ném ghế vào chị và xông vào bắt(2).

Lâm Quang Phòng bị trọng thương phải sang Philippin điều trị gần một năm trời. Trở về Lâm Quang Phòng không còn được trọng dụng và cũng đã mất sức.

Sự kiện chị Trần Quang Mẫn chém Lâm Quang Phòng làm xôn xao dư luận Nam bộ. Báo chí Sài Gòn gọi chị là “nữ thần”. Chị Mẫn bị địch cầm tù trong 7 nằm. Trong tù chị viết tiếp những trang huyền thoại bằng lòng can đảm, chí khí kiên cường được tôi luyện cứng hơn sắt thép.

Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chị được phong quân hàm đại úy và nghỉ hưu. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng Mẹ Trần Quang Mẫn danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ở Bạc Liêu, cũng từ rất sớm ta chủ trương mạnh dạn kiên quyết và thận trọng trừ gian diệt ác trong đấu tranh chính trị hòa bình. Tại Gia Rai ta dùng lực lượng ngầm diệt các tên Năm Nhọn, Hai Ngọc và tên Huỳnh là thám báo. Tại Sông Đốc ta chém chết tên thám báo Châu Lang. Tại Cái Nước ta xử tử các tên Ba Mớp, Trọng Khởi… Đây là những tên gian ác nhất tại địa phương. Cứ một tên gian ác bị diệt trừ, phong trào đấu tranh ở địa phương nổi lên trông thấy.

Bọn địch trả thù lại. Ở Cái Nước, cứ một tên gian ác chết, chúng lại đem  ba tù nhân chính trị ra xử bắn. Ở Tân Hưng sau khi ta trừng trị tên đại điện xã, quân địch đem xác về bắt dân đóng mỗi người 50 đồng để làm lễ tang.

Việc trự gian diệt ác ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh có chậm hơn nên huyện vẫn ở thế bị địch khống chế, đàn áp. Do quán triệt tinh thần chỉ đấu tranh chính trị họp pháp với địch nên ta vẫn dè dặt trong việc diệt ác ôn. Thậm chí có trường hợp các đồng chí ta có súng mà không dám dùng súng công khai đánh trả địch để tự vệ. Còn địch “được đặng chân lên đằng đầu” càng hung hăng “tố cộng diệt cộng” gây cho ta nhiều tổn thất. Xóm làng chìm trong ngột ngạt căng thẳng. Địch tự do lùng sục mà không bị trừng trị. Cán bộ bất hợp pháp đều phải ăn lùm ở bụi, nằm hầm, mỗi ngày đến tối mới biết mình còn sống. Có đồng chí bị bệnh vì giặc vây ráp nhiều không thuốc uống mà chết. Những đồng chí cùng làm việc có quan hệ với nhau 5, 10 ngày không gặp lại nhau có thể nghĩ là đồng chí đó đã hi sinh. Những đàn qua bay trên sông cũng báo hiệu có đồng chí nào của ta bị giặc giết bỏ xác ở cồn bãi nào đó.

Tại đây, ở xã Tam Ngãi, có ba tên ác ôn là: cảnh sát Đặng, Vũ Đình Thân (đầu hàng), Phan Thúc Vượng linh mục nguyên là quan ba của Pháp chỉ huy một tiểu đoàn com-măng-đô ở miền Bắc. Bộ ba Đặng, Thân, Vương được địch trang bị thêm hàng chục khẩu súng, đã biến nhà thờ Bà Mi thành yếu khu quân sự để khống chế nhiều xã của hai huyện Cầu Kè và Trà Ôn. Chúng cho phát triển trung đội dân vệ xã thành đại đội và lập trung đội dân vệ thánh nghệp trực tiếp  dưới sự chỉ huy của nhà thờ Bà Mi. Chúng lập ở đây một trung tâm điệp báo có địa bàn hoạt động trên cả hai huyện Cầu Kè và Trà Ôn. Bọn chúng đã biến nhà thờ thành một phá đài chống cộng, một căn cứ quân sự, một trại giam, một trung tâm thẩm vấn, một nơi đào tạo cảnh sát ác ôn để đưa đi kìm kẹp các nơi.

Chủ trương cho vũ trang tự vệ của Xứ ủy được Tỉnh ủy Trà Vinh phổ biến cho huyện đã như người đang đi trong đường hấm thấy lóe sáng lối ra. Tổ diệt ác trừ gian của hueyẹn được tổ chức và ra quân. Lần ra quân đầu tiên là bắt tên Hương thám báo ở huyện lị phải đền tội. Hương là tên tình báo rất ác ôn. Mạng lưới tình báo của y đã phục bắt hàng chục cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng. Diệt được tên Hương ta lại khéo cài mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để đich bắt và xử những tên trung thành với y.

Thấy huyện diệt được tên Hương, các xã bao ngày bị “bó tay” cùng thời điểm này ra quân. Chi bộ Tam Ngãi đã gài đồng chí Phan Văn Sáu vào dân vệ để xây dựng cơ sở để diệt hai tên Đặng Và Thân. Đến lúc hành động lại bị lộ, đồng chí Sáu và hai cơ sở chỉ lấy được 3 khẩu súng rồi ra hẳn với cách mạng. Lần này chi bộ kết hợp chính trị, binh vận và bạo lực ngay đêm bắt tên Thân phải đền tội ngay nhà y. Diệt tên Thân ta đã đánh một đòn đau vào hệ thống kìm kẹp của địch, phá vỡ bộ ba ác ôn ở Tam Ngãi làm cho tên Đặng, tên Vương cùng những bọn còn lại phải co lại, tạo khí thế cho phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển.

Phong trào trừ gian diệt ác ở Tam Ngãi và trên toàn huyện ngày một lên cao dẫn tới tình hình như chị Chí Đào cùng chị em ở chợ Cây Xoài dùng đòn gánh đánh ác ôn hống hách làm tiền ngay ở chợ. Đồng chí Ta Sal người Khmer đã dùng báu đập đầu tên trưởng ấp gian ác ở La Bang. Đồng chí Chín Phước huyện ủy viên dùng dao chặt đầu tên chỉ điểm ác ôn trong một cuộc mít tinh của quần chúng. Cảnh sát ác ôn phải nằm im trong “ổ” không dám vây ráp lùng sục. Có nhiều gia đình tề ngụy đến làm thân với các gia đình cách mạng đánh tiếng xin được khoan hồng cho người thân và hứa không làm gì hại cho cách mạng.

Khi phong trào lên, bằng đấu tranh công khai dân cũng loại trự được ác ôn. Chi bộ Thanh Phú bố trí cho ông Năm Diệp là người có thân thế với địch viết thư đăng lên báo chí tố cáo với công luận và ngụy quyền cấp trên tộ của tề và cảnh sát đã “làm sai các chỉ dụ của Tổng thống, tham lam, hà hiếp làm mất lòng dân để Việt cộng lợi dụng, khơi sâu sự oán ghét của dân với Chính phủ…”. Kết quả bọn địch đã vì “uy tín của Chính phủ” mà buộc phải cách chức tên Kỳ đại diện và tên Hường cảnh sát.

Việc trừ gian diệt ác đã hạn chế sự khủng bố đàn áp của kẻ địch, làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng lên trông thấy, cơ sở cách mạng phát triển, các chi bộ Đảng được củng cố.


(1)Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang: Kiên Giang 30 năm chiến tranh giải phóng. Năm 1987 - Trang 124.
(2)Trầm Hương, Mẹ truyện ký, NXB QĐND 2002 - trang 238.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Giêng, 2010, 07:08:10 am
Tuy vậy, suốt trong năm năm từ năm 1954 đến năm 1959, thực hiện quốc sách “tố cộng diệt cộng”, với chính quyền trong tay, với các lực lượng quân sự, chính trị, gián điệp to lớn, với các biện pháp đàn áp, khủng bố tàn bạo và dã man, “giết lầm còn hơn bỏ sót” Mỹ Diệm đã gây cho nhân dân và các cơ sở cách mạng của Đảng những tổn thất hết sức nặng nề.

Tính đến cuối năm 1958, trên toàn miền Nam, Mỹ Diệm đã giết hại khoảng 68.000 cán bộ đảng viên (tính trung bình cứ ba đến năm gia đình có một người bị giết), bắt giam 466.000 và tra trấn thành thương tật 680.000 người. Những con số trên là bằng chứng về tính chất dã man tàn bạo và tội ác của chính quyền Mỹ Diệm đối với nhân dân miền Nam(1).

Cụ thể tổn thất ở một số nơi như sau: Ở tỉnh Quảng Trị sau tập kết, ta còn 8.400 đảng viên với hàng trăm chi bộ, đến đầu năm 1957, ở đồng bằng còn 7 chi bộ với 106 đảng viên (trong đó có 71 đảng viên hoạt động đơn tuyến), ở miền núi còn 70 đảng viên, hai huyện Cam Lộ và Hải Lăng không còn đảng viên nào.

Ở Khu V, đến cuối 1957 đã có 70% cấp ủy xã, 60% huyện ủy viên, 40% tỉnh ủy viên ở các tỉnh đồng bằng đã bị bắt, bị giết. Nhiều huyện, xã khồng còn cán bộ lãnh đạo. Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng, tháng 8-1954 có 35.000 đảng viên đến cuối 1958 còn dưới 100 đồng chí hoạt động đơn tuyến. Tỉnh khá nhất Khu V cũng chỉ còn 10 chi bộ. Mười hai huyện không còn cơ sở Đảng.

Ở Nam Bộ, khi bắt đầu chuyển hướng đấu tranh chính trị, Liên Tỉnh ủy miền Trung có 12.000 đảng viên cán bộ, đến cuối năm 1949 chỉ còn 2000 người. Ở Mỹ Tho, từ tháng 10-1957 đến tháng 5-1958 địch bắn giết, bắt bớ, tù đày gần 3000 cán bộ, đảng viên, nòng cốt và quần chúng cách mạng. Đến cuối năm 1959 tại Mỹ Tho, lực lượng lãnh đạo ở cơ sở chỉ còn 9 chi bộ (Châu Thành 7, Cái Bè 1, Chợ Gạo 1), 18 xã có từ 1 đến 2 đảng viên, 31 xã chỉ còn nòng cốt. Số đảng viên ở cơ sở chỉ còn 92 đồng chí. Số đảng viên ở tỉnh, huyện khoảng hơn 200. Ngoài ra còn 500 đảng viên đi điều lắng.

Ở Liên Tỉnh ủy miền Tây, tại các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh qua đấu tranh với địch chống chính sách cướp đất, dồn dân, nhất là tố cộng, 51.590 cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt, tù đày và hi sinh trong đó 12.270 là cán bộ, đảng viên.

Ở Liên Tỉnh ủy miền Đông và Sài Gòn Gia Định, số tổn thất của ta cũng rất nặng nề. Các ban chấp hành đảng bộ Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn phải “lột xác” nhiều lần. Riêng Hóc Môn, năm 1954 để lại 100 đảng viên đến cuối năm 1958 chỉ còn 1, Gò Vấp, Tân Bình số đảng viên để lại 1000 chỉ còn lại 8. Tỉnh Gia Định chỉ còn lại duy nhất một chi bộ cơ sở là Tân Phú Trung. Đảng bộ Thủ Dầu Một  từ 1270 đảng viên năm 1954 đến cuối năm 1956 chỉ còn 260 đồng chí, mỗi chi bộ còn vài ba đảng viên, có xã không còn chi bộ.

Toàn Nam Bộ số đảng viên ở lại cuổi năm 1954 là 60.000 đến đầu 1959 chỉ còn 5.000.

Địch khủng bố toàn lực, tàn sát man rợ, tàn bạo, tổn thất nặng nề, hi sinh to lớn như thế nhưng nhân dân ta ở miền Nam không hề khiếp sợ, ngược lại càng đào sâu mối căm thù đối với Mỹ Diệm, càng kiên cường anh dũng bất khuất đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. Nhật kí Lầu Năm góc viết: “Vô luận nó đã đóng góp như thế nào vào nền an ninh nội bộ của chính Nam Việt Nam, chiến dịch tố cộng đã làm kinh hoàng những người nông dân Việt Nam và làm cho dân chúng thêm ghét chế độ”(2).

Trong tổng kết về thành quả “tố cộng” đầu năm 1958, Trần Chánh Thành Chỉ tịch Hội đồng chỉ đạo tố cộng trung ương rất hí hửng với số đảng viên cán bộ và quần chúng cách mạng bị bắt, bị giết và tù đày, đã tuyên bố chính sách tố cộng diệt cộng đã thành công to lớn. Y tuyên bố đã “hoàn toàn tiêu diệt ảnh hưởng áp đảo của cộng sản trong 9 năm trước đây”. Đến năm 1959 Mỹ Diệm tuyên bố hoàn thành mục tiêu quốc sách “tố cộng diệt cộng ở miền Nam Việt Nam”(3). Kẻ địch đã lầm, trong cuộc đấu tranh giữa khủng bố và chống khủng bố, thắng lợi lại không thuộc về bên đem lực lượng toàn lực: chính quyền, quân đội quốc gia, bộ máy công an, cảnh sát, gián điệp đi chinh phục.

Chính sự đàn áp, khủng bố ghê gớm của kẻ địch đã làm cho lòng căm tức của quần chúng nhân dân đối với Mỹ Diệm càng dâng cao, lòng tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng càng tuyệt đối, mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân với Đản càng củng cố. Đảng bộ miên Nam tuy bị tổn thất nặng nề về con người nhưng chất lượng lãnh đạo của Đảng vẫn được nâng cao và quần chúng nhân dân quyết sống chết đi theo Đảng, dám vượt qua mọi hi sinh thử thách đấu tranh quyết liệt với quân thù tàn bạo và man rợ giành thắng lợi cho cách mạng.

Kết quả của quốc sách “tố cộng diệt cộng” của địch đã hoàn toàn trái ngược với mục đích ảo tưởng chúng đề ra.

Neil Sherhan viết trong cuốn “Sự lừa dối hào nhoáng” như sau: “Mặc dù có những niềm hi vọng của Mỹ và cố gắng viện trợ như vậy cuộc nổi loạn ở nông thôn đã bắt đầu nổ ra lại năm 1957 và đặc biệt là năm 1958. Tình báo quốc gia đoán trước: Sự bất mãn và phẫn nộ đối với Chính phủ có lẽ tiếp tục tăng lên và nếu những chiều hướng bất lợi này không bị ngăn chặn thì hầu như chắc chắn sẽ dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ Diệm…”.

“Hoa Kỳ tìm cách tiêu diệt tổ chức Việt Minh cũ và đặt cho cái tên Việt Cộng. Nhưng quá trình đó, Hoa Kỳ lại tạo ra một Việt Minh mới còn lợi hại hơn rất nhiều cái tổ chức Việt Minh cũ mà người Pháp đã phải đương đầu ở Việt Nam”(4).


(1)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập II: Chuyển chiến lược. Sách đã dẫn. Trang 178.
(2)Nhật kí Lầu Năm góc - Bản dịch của VNTTX Tập I Quuyển 2 trang 127-128.
(3)Lịch sử Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định kháng chiến (1945-1975), NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh. Năm 1994, trang 307.
(4)Neil Sherhan, Sự lừa dối hào nhoáng, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh 1990, tập 1, trang 250


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Giêng, 2010, 07:10:43 am
Cải cách điền địa

Để giành nông dân với cách mạng, Mỹ Diệm coi trọng việc cải cách điền địa. Ngay từ tháng 10.1954 Tổng thống Mỹ Aixenhao đã giử thư đốc thúc Ngô Đình Diệm làm cải cách điền địa. Lênxđên (Lansdale) cố vấn của Diệm cũng khuyên Diệm cần tiến hành ngay cải cách điên địa.

Từ đầu năm 1955, chính quyền Diệm đã ban hành ngay hai đạo dụ về cải cách điền địa: Dụ số 2 ngày 8-1-1955, dụ số 7 ngày 8-2-1955.

Dụ số 2 khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất cho địa chủ, phủ nhận quyền sở hữu của nông dân đối với ruộng đất do chính quyền cách mạng cấp trong kháng chiến, buộc nông dân làm khế ước, đóng tô cho địa chủ với mức tô 15% đến 25% so với hoa lợi (trước kia là 40% đến 50%)

Dụ số 7 quy định đối với địa chủ vắng mặt, nông dân phải làm “tờ tá điền” để đóng tô cho chính quyền Diệm.

Cả hai đạo dụ nhằm tranh thủ giai cấp địa chủ bằng cách công nhận quyền sở hữu ruộng đất cảu giai cấp địa chủ và quyền thu tô cả quyền truy thu tô, đồng thời cũng nhằm ranh thủ nông dân bằng cách hạ mức tô. Địa chủ phấn khởi còn nông dân thì phản đối quyết liệt vì chúng xóa bỏ những quyền lợi to lớn về ruộng đất mà cách mạng đã đem lại.

Ngày 22-10-1956, Diệm lại đưa ra đạo dụ 57 truất hữu ruộng đất đối với địa chủ có trên 100 ha. Mỗi chủ điền chỉ được quyền chiếm hữu tối đa 100 ha ruộng lúa, ngoài số đó chính quyền “truất hữu” bằng cách mua lại, trả cho chủ điền 10% tiền mặt, còn 90% trả bằng trái phiếu trong 12 năm với mức lãi 3%/năm. Ngoài ra đại địa chủ có quyền gửi thêm 15 ha làm ruộng hương hỏa. Những địa chủ nào có đồn điền trồng cây công nghiệp hay cây ăn quả thì số đất này không bị truất hữu. Ruộng đất “truất hữu” bán lại cho tá điền theo chính sách trả dần để mỗi tá điền có 5 ha ruộng để canh tác. Địch cho đây là chính sách tư sản hóa địa chủ, “tiển điền chủ hóa” tá điền.

Nói là “truất hữu” ruộng đất của địa chủ, nhưng thực tế số địa chủ có trên 100 ha ruộng đất chỉ có 2055 người (Nam Bộ: 2047 tên, Trung Bộ: 8 tên) còn đại bộ phận giai cấp địa chủ chiếm hữu 2/3 đất không bị truất hữu. Nói bán cho tá điền mỗi người 5 ha ruộng đất nhưng có đủ ruộng đất đâu mà bán cho hàng triệu tá điền. Thực tế chính quyền Diệm chỉ đem ruộng đất bán cho bọn tay chân, bọn phản động trong xã…, số ít ruộng đất còn lại chính quyền Diệm mới bán cho nông dân theo một quy định chặt chẽ. Theo tạp chí thông tin kinh tế của chính quyền Diệm có 125.000 trên tổng số 1.500.000 tá điền được mua ruộng đất của chính quyền Diệm(1).

Hơn nữa, các quan chức chính quyền từ Bộ trưởng cải cách điền địa trở xuống đều là chủ điền nên việc thực hiện cải cách điền địa thường chỉ lợi cho địa chủ và quan chức chính quyền.

Nhật kí Lầu Năm góc viết:… “Ngay về lí thuyết, toàn bộ chương trình cải cách của Diệm càng kém xa với những gì Việt Minh đã làm về cải cách ruộng đất…”(2).

“Rút cuộc chỉ 10% số ta điền được hưởng lợi ở mặt này hay mặt khác. Đến năm 1959 chương trình cải cách điền địa hầu như không còn hiệu quả nữa. Đến năm 1960, 45% ruộng đất vẫn tập trung vào tay 2% chủ đất và 15% địa chủ chiếm tới 75% toàn bộ ruộng đất. Số ít nông dân được hưởng lợi trong chương trình này thường là dân Bắc Kỳ, dân di cư công giáo hoặc Trung Kỳ - vậy là cải cách điền địa làm nổi rõ thêm tính thiên vị của Chính phủ Việt Nam, điều này đã làm xa lánh những người nông dân Nam Kỳ. Mối căng thẳng giữa nông dân và chính phủ càng thêm gay gắt về những tin đồn về nạn tham nhũng vài vì nhiều người nói rằng chính gia đình Diệm đã giầu lên nhờ thao túng việc mua bán ruộng đất”(3).

Bằng cải cách điền địa, chính quyền Diệm không ngớt tuyên truyền lừa gạt nông dân là “bảo vệ quyền lợi tá điền”, “hữu sản hóa nông dân”, “đem lại cho đồng quê một cuộc sống mới”. Thực tế là nông dân miền Nam bị tước đoạt ruộng đất mà cách mạng đã chia, cấp cho họ và người nông dân lại bị buộc đi làm thuê cho địa chủ, địa chủ lại chiếm hữu ruộng đất bóc lột tô tức, điều đã bị cách mạng xóa bỏ mà chính quyền Diệm khôi phục lại.

Rõ ràng cải cách điền địa của chính quyền Diệm là một chính sách phản động, một thủ đoạn thâm độc nhằm cướp đoạt quyền lợi ruộng đất của nông dân đã giành được trong cách mạng và kháng chiến, xóa bỏ ảnh hưởng của cách mạng trong nông dân, khôi phục và duy trì chế độ chiém hữu ruộng đất của địa chủ và nhân viên chính quyền, hợp thức hóa việc thu tô, truy thu tô, thuế, gây ra sự xáo canh ruộng đất, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ nông dân.

Hàng triệu ha ruộng đất mà cách mạng chia, cấp cho nông dân trong kháng chiến và những ngày hòa bình lập lại chuyển quân tập kết đứng trước nguy cơ bị cướp đoạt. Hàng triệu nông dân người làm chủ nông thôn trong kháng chiến chống Pháp đứng trước tình thế bị bắt quay lại làm thuê cho địa chủ và nhân viên chính quyền, chịu sự bóc lột tô tức, bị truy thu tô, thuế.

Với chính quyền trong tay, với bộ máy đàn áp của mình, chính quyền Diệm đã tước đoạt hàng chục vạn ha công điền và ruộng đất vắng chủ của Trị Thiên, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bắt nông dân làm tờ tá điền để nộp tô cho chính quyền. Hàng loạt địa chủ trong kháng chiến chạy vào thành thị nay cũng theo chân địch về bắt nông dân làm khế ước, thu tô.

Uất ức trước chính sách cải cách điền địa của Mỹ Diệm cướp không ruộng đất mà cách mạng đã cấp cho mình, nông dân nơi nơi kéo từng đoàn biểu tình lên xã lên quận, yêu cầu bảo vệ quyền lợi nông dân. Khẩu hiệu là chống cướp đất! Chống làm khế nước! Chống thu tô. Ta còn nắm các tổ chức mị dân như “Liên đoàn lao động mà đấu tranh giữ đất ruộng”.

Trong cuộc đấu tranh ngày 1-5-1956 ở Sài Gòn, 20 vạn nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn gồm công nhân, nông dân và những người lao động, công chức, trí thức, học sinh, nhà công thương và một số binh sĩ, cảnh sát của chính quyền Sài Gòn đã xuống đường đấu tranh chống Mỹ Diệm. Bên cạnh các khẩu hiệu đòi tự do nghiệp đoàn, giải quyết nạn thất nghiệp, thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình là khẩu hiệu đòi cải cánh điền địa triệt để, có lợi cho nông dân.

Năm 1955, ở Vĩnh Long nông dân các xã Vũng Liêm nhiều lần kéo biểu tình lên huyện lị đấu tranh không làm khế ước và đóng tô cho địa chủ, buộc tên quận trưởng phải nhượng bộ. Ở Bình Minh, được sự hỗ trợ của các lực lượng vũ trang Liên quân giáo phái chống Mỹ Diệm nhân dân răn đe địa chủ buộc chúng phải giảm triệt để tô tức.

Trong một ngày cuối tháng 4-1955, tịa xã Định An, huyện Gò Quao, bọn tề xã cấu kết với địa chủ dùng vũ lực bắt ép hơn một ngàn dân đến trụ sở xã nghe chúng tuyên truyền “chính sách điền địa”. Dựa vào chỉ dụ số 2, số 7, tên chủ tịch hội tề xã phân bua: “ Ruộng đất mà nông dân đang làm là của cộng sản, quốc gia tịch thu đất của cộng sản, chớ không tịch thu đất của nông dân”. Ông Danh Sết nói: “Dơ! Tôi hỏi ông chủ tịch, cái ống quẹt này trước đây người ta cho tô, vậy bây giờ là của tôi hay của người khác? Là của tôi chớ, phải không bà con và ông chủ tịch? Tôi nói thiệt với mấy ông là đất Việt Minh và Cụ Hồ cấp cho chúng tôi để làm ăn sinh sống có đủ giấy tờ thì nó là của chúng tôi chớ không của ai khác. Rõ ràng mấy ông cướp đất của nông dân chớ đâu phải tịch thu của cộng sản. Nông dân chúng tôi thà chết chứ không để mất đất”. Ông Danh Sết vừa dứt lời, tất cả bà con nông dân có mặt tại đó liền đồng thanh hô to: “Quốc gia không được quyền cướp đất của nông dân”. Họ hô khẩu hiệu ấy nhiều lần rồi ùn ùn kéo ra về(4).


(1)Ban Tổng kết chiến tranh B2, Phòng Tổng kết địch: Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động cả Mỹ ngụy trên chiến trường B2. Trích các tạp chí Thông tin kinh tế của chính quyền Ngô Đinh Diệm, TP.HCM 12-1984. Trang 66.
(2), (3)Nhật kí Lầu Năm góc, Bản dịch VNTTX - Sách đã dẫn, trang 126, 127.
(4)Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang. Kiên Giang 30 năm chiến tranh giải phóng - Kiên Giang, 1987, tr.105.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Giêng, 2010, 07:11:22 am
Dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, cuộc đấu tranh chống cải cách điền địa của địch chủ yếu nhằm vào giữ nguyên canh ruộng đất từ đó mà đấu tranh với địa chủ buộc chúng không được thu tô, truy thu tô hoặc chỉ cho chúng thu một mức rất thấp, các mặt khác có thể nhân nhượng. Việc giúp nhau giữ nguyên canh ruộng đất được thực hiện cả trong vệc đấu giá công điền…

Ở Trị Thiên, nơi ruộng đất công chiếm 70 đến 80% tổng số diện tích toàn tỉnh, cuộc đấu tranh chống “xáo cấp” diễn ra mạnh mẽ nhất. Mặc dù chính quyền đã làm giấy tờ chia lại ruộng đất nhưng nông dân kiên quyết không làm theo sự phân chia đó. Nông dân cam kết với nhau, ruộng của ai người ấy cày cấy, không làm thiệt hại người khác. Sau ba tháng tiến hành chia ruộng đất ở 731 thôn thuộc tỉnh Trị Thiên, địch chỉ thực hiện được ở 21 thôn.

Ở Mỹ Tho, được sự giúp đỡ của ngụy quyền, những tên đại chủ đã trở về xã, ấp đòi nông dân lập khế ước, bắt nộp tô trong những năm kháng chiến. Như các tên cai Hường, Hai Xiếu, Nguyễn Thành Long ở Châu Thành, Ban Sang ở Cai Lậy, Trần Y Hồng, Huỳnh Công Đương, Lê Thị Càng ở Mỹ Hạnh Đông. Bà con nông dân chống lại quyết liệt, tranh thủ sự đồng tình của tề, vệ và nhất quyết không chịu là khế ước, không đóng tô. Cuộc đấu tranh giằng co cả năm trời. Có một số tên khôn ngoan xin nhận tô như mức cách mạng quy định nên được nông dân nhân nhượng. Phong trào đòi giữ nguyên canh ruộng đất do cách mạng cấp, đòi giảm tô như cách mạng quy định diễn ra gay gắt. Ta tranh thủ địa chủ có cảm tình với kháng chiến, trung lập địa chủ lưng chừng và cô lập đia chủ ác ôn, nên cuộc đấu tranh của nông dân Mỹ Tho chống chỉ dụ số 2, số 7 đã giành được thắng lợi nhất định. Nhân dân giữ nguyên canh được 70 - 80% ruộng đất mà cách mạng đã chia cho mình, thực tế chống lại được sự cướp đoạt ruộng đất của địch. Nông dân đã bảo vệ được ruộng đất càng thêm tin tưởng Đảng và cách mạng.

Ở Các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn cảu Vĩnh Long nhân dân vừa đấu tranh vừa hăm dọa làm cho bọn địa chủ và tay sai của chúng phải chùn bước. Tên địa chủ Hiển chiếm tới 70% ruộng đất của xã Xong Phá khi về Mù U thu lúa, bị ta bí mật bỏ thư cảnh cáo vào xe của hắn làm hắn hoảng sợ hết dám thu tô.

Ở Trà Vinh, cuộc đấu tranh của nông dân huyện Càng Long chống lại chính sách cỉa cách điền địa của địch có nhiều hình thức phong phú. Huyện ủy chỉ đạo nông dân bằng bất cứ giá nào cũng phải giữ cho được nguyên canh, chống xáo canh và nhất định không làm khế ước. Về mặt tô tức, nhất định không cho địch truy thu tô. Có thể nhân nhượng chúng một mức thu tô tối thiểu. Từ đầu ta chống địch đo đạc lại đất đai bằng nhiều cách như: vận động các nhân viên đi đo đạc, lấy máy, phá máy, gây ra  các biến cố làm cho phải bỏ dở các cuộc đo đạc. Địch kêu đóng cho địa chủ 2 gạ một công. Dân đấu tranh một công chỉ đóng nửa giạ, dẫn bọn dịch đi ăn nhậu xong ra chỗ lúa thất làm biên bản. Bọn địch ở quận không chịu, đưa lực lượng lớn về uy hiếp. Ta tổ chức ông Ba Bi đại diện mang đơn có 1000 chữ kí đòi chỉ nộp nửa gịa một công. Bọn trên về phải nhận đơn và tạm chấp nhận yêu sác, kiếm cớ giữ ông Ba Bi lại để bắt đi. Hàng ngàn quần chúng kéo đến đấu tranh, viện lí do ông Ba Bi chưa ăn cơm mà kéo ông về phía sau thoát thân.

Ta cho mời địa chủ Lâm Quang Khương vốn có nhiều ruộng đất ở Tân An, Huyền Hội, về học tập chủ trương chính sách của cách mạng, buộc họ Lâm Quang không được về giành lại ruộng đất mà cách mạng đã tịch thu và không được thu tô, nhận tô. Y phải cam kết, hứa hẹn. Nhưng cánh họ Lâm Quang vẫn đưa tên Bùi Thế Thượng về kết chặt với ngụy quân và hội tề tthu tô và buộc nông dân làm khế ước. Tháng 10-1957, đồng chí Chín Sánh dẫn đội “Núi Sắt” trà trộn với người đi làm khế ước, đột nhập vào nơi làm việc của Bùi Thế Thượng nổ súng bắn vào hắn. Đạn lép, Bùi Thế Thượng thoát chết nhưng hoảng sợ trốn đi. Từ đó cánh Lâm Quang không còn dám trở về.

Ở huyện Cầu Kè, một nông dân dùng búa chém chết Trương Hoàng Lâu địa chủ chiếm hữu ruộng đất nhiều vào loại nhất nhì trong tỉnh Trà Vinh và là cha vợ Nguyễn Ngọc Thơ Phó Tổng thống của Ngô Đình Diệm. Khi Trương Hoàng Lâu phải đền tội, các tên địa chủ phán động thuộc bốn họ (Lâm, Trương, Từ, Tạ) của cả tỉnh Trà Vinh đều run sợ co mình lại.

Ở tỉnh Kiên Giang, nột bật lên là các xã Vĩnh Bình, Đông Hòa, Đông Thái, Vân Khánh, Đông Hưng (huyện An Biên), Vĩnh Viễn, Lương Tâm (huyện Long Mỹ), Ngọc Hòa, Ngọc Chúc (huyện Giồng Riềng), Nam Thái Sơn, Mỹ Lâm (huyện Châu Thành), ban đầu ta dùng lí lẽ đấu tranh và cảnh cáo chúng nhưng bọn địa chủ phản động vẫn đến bắt nông dân làm khế ước và tiến hành thu tô. Cho nên quần chúng, có sự lãnh đạo của các cơ sở Đảng, đã dùng dao găm, mác vót, phảng, búa… trừ khử một số tên ngoan cố làm cho bọn chúng phải co vòi. Bằng đấu tranh chính trị kết hợp với diệt ác, trừ gian ta đã làm thất bại âm mưu cướp đoạt ruộng đất, xóa thành quả cách mạng đem lại ruộng đất cho nông dân. Phần lớn đất đai ở Kiên Giang, từ vùng ven thị xã, thị trấn vẫn thuộc về nông dân.

Tại Cà Mau, Bạc Liêu nơi có truyền thống đấu tranh từ Đồng Ngọc Nạn, từ tháng 3-1955 khi quân địch vào chiếm đóng vùng nông thôn, khu vực tập kết 200 ngày, cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai nổ ra thì lập tức cuộc đấu tranh của nông dân với địa chủ đi liền. Bọn địa chủ phản động chạy vào thành phố, thị xã trước đây nhân cơ hội ngóc đầu dậy. Đươc chính quyền Ngô Đình Diệm  xác nhận quyền sở hữu ruộng đất, chúng trở về đòi lại ruộng đất, thu lúa ruộng, bắt nông dân làm khế ước. Một số địa chủ đã hiến điền cho chính quyền nhân dân trước đây cũng trở về “xin tô”. Nông dân đấu lí, đấu lẽ với địa chủ dựa vào các chứng chỉ sở hữu ruộngđất mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã cấp và dựa vào thực tế lao động của mình trên mảnh đất cách mạng đã cấp.

Do sự ngoan cố của địa chủ ác bá, cuộc đấu tranh đi đến chỗ quyết liệt. Ở Vĩnh Lợi, nhân dân diệt tên Nhái, lấy đầu xần khạo của Trần Kim Quy. Ở Gia Rai nông dân lấy đầu địa chủ Phát, mượn đầu mụ Huyện Lương. Ở Vĩnh Hưng, nhân dân kéo đến chúc tết, đâm cai tổng Tài bằng một con dao cắm vào họng. Ở Ninh Quới ba đồng chí Lê Bá Đồng, Diệp Văn Oanh, Hồng Lãng trang bị một dao găm, một dao phay, một súng lục chèo ghe đến hội đồng xã đâm chết tên Mười Trinh vừa vế tới để thu lúa ruộng. Tiếp đó ba đồng chí lại diệt tên cai tổng Rớt, tên Châu Bình Phán tay sai của Lâm Quang Phòng về cướp ruộng. Ở Ngan Dừa, cán bộ gọi tên Trương Khánh Châu đến cấm hắn thu lúa ruộng. Ở Ninh Thạnh Lợi, đồng chí Năm Già bí thư xã hủy gọi tên địa chủ Chín Hên hỏi tội, lên án 100 roi, đánh cho mấy roi, hắn xin từ bỏ ruộng đất. Ở Ngọc Hiền, Thới Bình nông dân kéo đến bắt giữ bọn đo đất, tịch thu toàn bộ máy móc dụng cụ, chấm dứt luôn việc đo đất, điều chỉnh ruộng đất cho địa chủ. Ở Trần Văn Thới, nhân dân đã kéo biểu tình, biểu dương lực lượng, xé khế nước. Ở Cái Nước ta chặn đứng từ đầu không cho địa chủ về lấy ruộng. Khi nghe những địa chủ theo gót địch về đến thị xã, Huyện ủy Cái Nước cho gọi vào giáo dục cảnh cáo trước.

Nói chung, nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long được sự lãnh đạo của các đản bộ địa phương và cơ sở đã đấu tranh không ngoan và kiên cường nên về cơ bản giữ vững được ruộng đất của họ và càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Địch tính toán cải cách điền địa để tranh thủ nhân dân về với chúng đã nhận được kết quả ngược lại là chuốc lấy lòng oán hận của nông dân và càng thúc đẩy nông đân chống lại chính quyền Mỹ - ngụy.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Giêng, 2010, 07:14:21 am
Dinh điền

Trong chính sách điền địa của Mỹ Diệm có vấn đề lập các khu dinh điền. Đây làm một cố gắng của của chính quyền Diệm để giải quyết vấn đề định cư cho dân di cư từ miền Bắc. Tiến hành cưỡng ép di cư, Mỹ Diệm tưởng rêu rao miền Bắc không có tự do và đưa dân công giáo di cư vào làm cơ sở chính trị xã hội cho mình nhưng việc ấy đã gây cho Mỹ Diệm rất nhiều  khó khăn. Nhật kí Lầu Năm Góc viết về những khó khăn đó có ghi: “Vùng nông thôn đã bị chiến tranh tàn phá, các hoạt động giao thông, hành chính và tài chính bị trì trệ, nền kinh tế vốn đã kiệt sức lúc này bị đe dọa bởi số dân tị nạn quá lớn (860.000 người) từ miền Bắc đi vào. Trên hết cả là một “không khí tuyệt vọng và vỡ mộng…”(1).

Tháng 4-1957 Mỹ - Diệm bắt đầu thực hiện chính sách “Khu dinh điền”, “Tổng ủy phủ di cư” được giải tán và “Tổng ủy phủ dinh điền” thành lập. Tất cả phương tiện và nhân viên thuộc chương trình di cư được chuyển sang cho dinh điền sử dụng.

Tổ chức bộ máy hành chính của dinh điền bao gồm: Tổng ủy phủ đứng đầu là Tổng ủy trưởng (ngang bộ trưởng) dưới là các vùng hoặc các dinh điền do một quản đốc vùng hay khu trưởng phụ trách, dưới nữa là các trưởng trại dinh điền. Ở Tổng ủy phủ dinh điền có các nha: kĩ thuật, tổ chức, định cư… và các ban: an ninh, thanh tra, công chính… chịu trách nhiệm điều hành và vạch kế hoạch hành động. Tại các vùng hoặc khu dinh điền có các nhân viên phụ tá các mặt, giúp khu trưởng điều hành công việc. Chúng còn lập ra các ban trị sự “địa điểm” do “địa điểm trưởng” điều hành và các nhân viên ở những địa điểm cụ thể.

Một khu dinh điền được tổ chức thành nhiều liên gia. Mỗi liên gia gồm từ năm đến bảy gia đình. Liên gia trưởng chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát những gia đình trong liên gia mình. Những phần tử “chống đối” hay bị tình nghi có liên quan đến cộng sản đều bị theo dõi, bị bắt, giam giữ, tra tấn và thậm chí trục xuất ra khỏi liên gia. Mọi người ra hay vào địa điểm dinh điền phải được phép và chịu sự kiểm tra của nhân viên dinh điền. Thanh niên trong các khu dinh điền đều bắt buộc phải luyện tập quân sự và sẵn sàng tham gia quân dịch khi có lệnh.

Thông thường dân về khu dinh điền đi theo xứ đạo, họ đạo. Ví dụ như khu dinh điền Hố Nai là dân di cư công giáo xứ Bùi Chu. Khu dinh điền Mương Mán (Bình Thuận) là dân di cư thuộc các xứ đạo Thọ Ninh và Đông Tràng (đều thuộc hạt Nghĩa Yên địa phận Vinh trước đây).

Vào khu dinh điền, một bộ phận gia đình được cấp đất, cấp cây gỗ, thanh tre, sau lại có tôn để làm nhà trên đất đươc phân phối theo một quy hoạch nhất định. Chính quyền trợ cấp cho dân nhiều tháng để tiến lên sản xuất tự túc. Các gia đình được cho vay tiền để sắm dụng cụ, mua hạt giống, phân bón để tiến hành sản xuất và chi tiêu hằng ngày. Tuy vậy, chính quyền Mỹ Diệm không thể thảo mãn được các yêu cầu của dân di cư bỏ đất miền Bắc để vào “thiên đường miền Nam”.

Hơn nữa, chính quyền đã lấy cớ sắp xếp nhà cửa ở thành phố, thị xã nơi đồng bào di cư đang trú đóng để đẩy hàng loạt các gia đình không muốn vào khu dinh điền bắt buộc phải ra đi. Chính quyền còn cho tổ chức những cuộc đốt nhà, gây hỏa hoạn bí mật từ đó buộc người di cư phải bỏ thành phố mà lên khu dinh điền. Điều đó đã gây mất nhân tâm.

Thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Mỹ Diệm cũng nhằm mục đích diệt cộng. Diệm - Nhu xác định: “Khu dinh điền là biệp pháp xẻ đường đưa dân vào chiến khu, mật khu Việt cộng, dùng dân để dẩy cộng sản ra khỏi vùng đó và dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất phát để hành quân ngăn chặn xâm nhập”.

Xem xét các địa điểm, lập các khu dinh điền thấy rõ âm mưu địch. Tính từ năm 1957 đến năm 1960, Mỹ Diệm đã tổ chức xây dựng được 146 địa điểm dinh điền tập trung gần 20 vạn nông dân di cư. Các vùng dinh điền đều được thiết lập ở Tây Nguyên dọc theo biên giới Việt - Lào - Campuchia, vùng cao nguyên xung quanh Buôn Ma Thuột. Vùng đồi núi cao nguyện dọc Quốc lộ 14, 20, 13, vùng đồi núi cao nguyên phía tây của tỉnh Bình Thuân cũng là các vùng dinh điền . Địch còn lập các khu dinh điền vào trung tâm các chiến khu miền Đông như Sình, Bà Đả, Váng Khương, Bàu Cá Trê, Nước Vàng, Căm Xe, Xóm Ruộng, Đồng Hưu, Nhà Bè, Bời Lời… Ở Trung Nam Bộ, chúng lập các khu dinh điền ở vùng ven biên giới Việt - Campuchia ở Mộc Hóa và các vùng Gò Xà Rài ở phía Bắc Đồng Tháp Mười. Ở Tây Nam Bộ, chúng lập khu dinh điền ở Tân Hiệp (Kiên Giang), Thới Bình (An Xuyên), vùng trung tâm căn cứ của Trung ương cục miền Nam trong kháng chiến.

Như vậy, các khu dinh điền đều nằm ở các vùng chiến lược hoặc tổ chức vào ngay trung tâm các căn cứ, chiến khu trước đây của cách mạng. Đây là những vùng rừng núi, cao nguyên, biên giới, những vùng xa xôi, hẻo lánh, rừng thiêng nước độc nên gây bất mãn lớn cho đồng bào di cư.

Lập các khu dinh điền Tây Nguyên chính quyền địch còn ép đồng bào các dân tộc Tây Nguyên phải nhường nương vường cho dân di cư và dân di cư được thể chính quyền bênh vực mình tiến hành ăn hiếp người dân tộc nên gây ra sự chống đối lớn của đồng bào các dân tộc. Nhật kí Lầu Năm góc có ghi: “Chúng (các kế hoạch định cư) cũng nhanh chóng gây ra những phản ứng chính trị bất ngờ của những người dân vùng núi Tây Nguyên. Rút cục lại, do đưa người Kinh vào những vùng xa nay vẫn là của người Thượng, và do tập trung người Thượng vào các khu có thể bảo vệ được Chính phủ Nam Việt Nam đã tạo cho họ lí do để đấu tranh và hướng nỗi bất bình của họ chĩa vào Diệm. Do vậy, chính phủ Nam Việt Nam đã tạo điều kiện chứ không phải ngăn chặn để sau này Việt cộng phát động lật đổ trong các bộ lạc”(2).

Trong việc lập khu dinh điền ở huyện Thới Bình trung tâm căn cứ của miền Tây, địch đã bị thất bại nặng nề. Chúng đưa 12.000 dân công giáo Bùi Chu với 25 cha cố để lập khu dinh điền ở bốn xã Thới Bình, Trí Phải, Biển Bạch, Tân Phú với âm mưu tạo ra một trung tâm công giáo di cư, một số cứ điểm quân sự phản động giữa vùng căn cứ kháng chiến. Địch bắt đồng bào bốn xã phải dời đi nơi khác, nhường chỗ cho người di cư. Chúng đưa 2 tàu xáng múc định xây dựng ở đây 17 nhà thờ và lập một khu dinh điền lớn. Ban Cán sự Cà Mau Bắc đã kịp thời lãnh đạo  nhân dân phá âm mưu địch. Nhân dân bốn xã bằng công tác tuyên truyền vận động giúp đỡ đồng bào di cư, tranh thủ vận động các cha cố, đồng thời đấu tranh khi khất lần trì hoãn, khi quyết liệt có lực lượng vũ trang tự vệ để bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả cha mẹ. Cuối cùng đồng bào di cư đã kéo sang Tân Hiệp bên Rạch Giá. Một số ít phân ra ở với bà con thôn xóm. 17 nhà thờ mới tạm dựng lên với tràm và dừa nước, không ai chăm sóc, không ai tế lễ đã hư hỏng, đổ nát… Do vận động tốt đồng bào di cư, phá việc lập khu dinh điền, huyện Thới Bình được Tỉnh ủy Cà Mau đặt bí danh là Mười Cư.

Thực hiện chính sách “dinh điền” chính quyền địch đã gặp phải sự chống đối của nhân dân các vùng, nhất là nhân dân các dân tộc Tây Nguyên và cũng chuốc lấy sự bất mãn trong đồng bào di cư. Nhật kí Lầu Năm góc ghi: “những trung tâm định cư chiến lược này rất tốn kém, tuy chúng chỉ tác động tới 2% dân số song chúng thu hút tới 50% số tiền viện trợ Mỹ cho nông nghiệp”(3).

Dẫu sao, chương trình “dinh điền” cũng đã giúp cho chính quyền Mỹ - Diệm ổn định cuộc sống cho người di cư, giải quyết gánh nặng kinh tế chính trị cho gần một triệu người dân miền Bắc di cư đem lại.


(1)Nhật kí Lầu Năm Góc. Sách đã dẫn - tr.93.
(2)Nhật kí Lầu Năm Góc. Sách đã dẫn tr.128.
(3)Nhật kí Lầu Năm góc - sách đã dẫn tr.126


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Giêng, 2010, 07:17:03 am
Khu trù mật

Nếu chương trình “dinh điền” nhằm mục đích chủ yếu là ổn định cuộc sống cho người di cư thì chính sách “khu trù mật” có tham vọng lớn hơn nhièu. Mỹ - Diệm chủ trương xây “khu trù mật” là để xây dựng các khu dân cư trong đó người dân có cuộc sống vật chất và văn hóa cao trên cơ sở một nền kinh tế trù phú và một nếp sống dân chủ xã hội tốt đẹp. Mục đích là tạo sức hấp dẫn đố với người dân xưa nay “sống nghèo khổ” và “mất tự do” ở cấc vùng căn cứ kháng chiến. Đây cũng là sự thi đua kinh tế và chính trị đối với cách mạng. Ngày 14/03/19600 khi làm lễ khánh thành khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lưu, Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành tuyên bố: “Ý nghĩa của khu trù mật là xây dựng một xã hội mới để thực thi công bằng, bác ái, đồng tiến xã hội trong một nước kém mở mang”(1).

Tuy vậy, bên cạnh tham vọng ấy chính quyền Mỹ Diệm cũng vẫn nhằm mục đích khác là “diệt cộng”. Báo Cách mạng quốc gia Sài Gòn số 18-2-1960 tiết lộ mục đích đen tối của khu trù mật là “tách quần chúng ra khỏi những phần tử cảm tình với cộng sản, lùa cộng sản vào rừng rồi bị diệt trừ”(2).

Toàn miền Nam, Mỹ diệm đặt kế hoạch lập trước 80 khu trù mật “xong khu trù mật này tiến tới khu trù mật khác, cứ làm, làm mãi cho đến khi nào nông thôn trở nên những pháo đài kiên cố của tự do”(3).

Đến năm 1960, địch lập được 42 khu trù mật trên toàn miền Nam. Nói chung các khu trù mật đều lập trong những vùng căn cứ kháng chiến để làm tủ kính mà thu hút người dân cách mạng. Cụ thể, như ở miền Tây Nam Bộ, chúng lập 4 khu trù mật ở Rạch Giá, An Giang; Cầu Đúc (Gào Quao), Thác Lác (Giồng Riềng). Nam Thái Sơn (Châu Thành) và Ba Thê (Thoại Sơn). Ở Cà mau địch lập 5 khu trù mật: Cây Tàng, Ông Định (Đầm Dơi), Khai Quang, Quản Hảo (Sông Ông Đốc), và thị trấn Thới Bình. Ở Sóc Trăng địch lập 3 khu trù mật lớn: Phước Long, Cái Trầu (Châu Thành), Cổ Cò (Thạnh Trị). Ở Vĩnh Long, địch lập 2 khu trù mật: Cái Sơn (Tam Bình), Cái Dầu (Bình Minh). Ở Trà Vinh, địch lập 2 khu trù mật: Cái Đôi (Long Vĩnh, Duyên Hải), Lo Co (An Trường, Càng Long). Ở Cần Thơ địch lập khu trù mật lớn điển hình: Vị Thanh - Hỏa Lựu.

Khu trù mật Lo Co (Trà Vinh) chiếm một khoảng đất rộng, dài 2.500 mét, ngang 1.500 mét, diện tích 375 ha. Theo quy hoạch chúng dắp một con đê làm đường bao quanh, mặt đê rộng 10m, cao 1,5m. Con đường trung tâm khu rộng 25m, kế thóe là các con đường nhánh  rộng 18m. Chúng quy khu thành 24 ô. Hai mươi ô làm khu dân cư, chia cho mỗi hộ gia đình 2.000m2 để làm vườn, đắp nền xây đất nhà theo kiểu chúng thiết kế. Còn lại 4 ô làm khu trung tâm để cất nhà thờ, nhà thương, trường học, chợ, cơ quan hành chính quản trị, đồn lính bảo an.

Chưa biết khu trù mật thu hút lòng người như thế nào nhưng 375 ha đất của dân bị cướp không, 3.000 công ruộng lúa đang trổ bông của dân bị dập nát vì xây nhà.

Bọn chỉ huy xây dựng khu trù mật Lo Co đã tập trung lực lượng cu li lấy trong 5 huyện: Càng Long, Trà Ôn, Vũng Liêm, Tiểu Cần và Cầu Kè, mỗi đợt 20.000 người làm trong 7 ngày, xong đổi sang đợt khác. Chúng bắt dân lao động vất vả nặng nề mà ăn uống thì phải tự túc. Chúng không chi một đồng xu nào. Thời gian kéo dài 20 đợt thì khu mới hình thành.

Ít nhất đân bị bóc lột 2.800.000 ngày làm không, 50 người dân chết vì lao động quá cực nhọc, ăn uống kham khổ, đau bệnh không thuốc men. Có 6 người chết rã thây tại chỗ. Ngoài ra bọn bảo an dân vệ còn xuống càn quét, cướp của, giết người ở các ấp lân cận, nhũng nhiễu gây tai vạ, khó khăn cho các gia đình cách mạng có cắm bảng đen.

Chúng liên tục càn quét gom dân, bắt dân các ấp Lo Co A, Lo Co B, Trung Thiên, 9A, 9B của xã An Trường, các ấp lân cận của xã Mỹ Cẩm phải dỡ nhà vào khu trù mật. Đồng bào đã cương quyết đấu tranh chống lại. Nhưng với sức mạnh của gần cả một tiểu đoàn lính, chúng đã gom được trên danh sách 1500 gia đình vào đây.

Việc lập khu trù mật Lo Co tiến hành bằng cách bắt buộc người dân 5 huyện là cu li cực nhọc không công và ngược đãi họ, gây nên chết chóc đau thương và buộc dân phải bỏ nhà bỏ cửa đã gây sự thán oán, bất mãn của người dân của cả nửa tỉnh Trà Vinh.

Khi vào khu, lúc đầu bọn địch còn lừa mị, mua chuộc. Chúng giúp xây cất nhà cửa, cho thuốc men trị bệnh, cho gà vịt để nuôi, cho vay tiền làm ăn v.v… tạo đủ điều kiện thuận lợi để dân sinh sống. Chúng đặt máy phóng thanh tuyên truyền, mở nhạc hằng ngày, tổ chức chiếu phim để người đã vào được giải trí và thu hút các gia đình chưa vào.

Nhưng đân vào chưa yên thì bộ máy kìm kẹp của khu trù mật đã ráo riết hoạt động. Chúng phân hóa các gia đình để tùy từng nhà mà có cách quản lí, đàn áp. Nếu biết rõ ai là hội viên nông hội thì chúng khống chế, tổ chức điềm điệp. Nếu từ chối không nhận là chúng bắt ngay. Chúng buộc người dân ai làm ruộng của địa chủ thì phải nộp tô cho địa chủ và còn phải truy nộp tô. Ai không đóng thì chúng bắt giam, cầm tù khi nào gia đình lo xong mới thả. Ban đêm thì chúng rình mò, dò la tin tức, nghe ngóng từng người trong gia đình, ngăn chặn, bắt bớ những ai “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Chúng thường xuyên tác dộng tinh thần, dọa dẫm làm cho cuộc sống của người dân bị gom vào thêm ngột ngạt.

Thời gian địch làm khu trù mật, chủ trương của Huyện ủy Càng Long là lãnh đạo nhân dân tránh né, kiếm cớ như giả đau bệnh, mắc kẹt việc nhà không đi làm cu li. Khi bị bắt tới nơi thì tìm cách trốn, giả bệnh xin về, gia đình níu kéo hoặc làm đơn xin cho về. Dân còn mang truyền đơn vào rải, vạch trần tội ác của chúng, viết khẩu hiệu phản đối sự hành hạ của bọn giặc.

Ở bên ngoài ta phát loa kêu gọi đồng bào không dỡ nhà vào khu, kể tội ác bắt dân đi làm khổ sai không cho ăn, không cấp thuốc để đồng bào dựa vào đó mà đấu tranh với địch. Một tội ác địch gây hôm nay thì ngày mai loa phát thanh đã vạch ra, lên án hành động man rợ của giặc.


(1)Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975). Tháng 12/200, trang 362, 363.
(2), (3)Cao Văn Lượng,, Phạm Quang Toán, Quỳnh Cư: Tìm hiểu phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, Nxb Hà Nội 1981, tr.23.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Giêng, 2010, 07:19:12 am
Đối với khu trù mật, cái quan trọng là phá về nội dung. Ta lãnh đạo nhân dân các ấp lân cận kiếm cớ lẩn tránh, khi địch đến bắt dân dỡ nhà vào khu, nếu bị buộc vào khu thì vào rồi lại ra, vào thì đòi địch cấp đủ thứ, hoặc khi ở khi về. Các hộ dân nào bị dỡ nhà quy khu đều có chòi nơi vườn cũ để khi vào khi ra. Khi nào địch làm găng quá thì vào, bớt găng lại ra. Ta tổ chức cho đồng bào vào ấp thì thành lập ban để giáo dục lẫn nhau và làm nòng cốt để giúp đỡ bà con đấu tranh với địch, đối phó với địch. Chi bộ xã An Trường và các đoàn thể quần chúng của xã bảo đảm dù gom vào khu hay ở ngoài, người dân An Trường vẫn chí cốt với cách mạng.

Chi bộ xã quan tâm xây dựng vận động để trung đội phòng vệ khu trù mật trở thành lực lượng mà ta nắm được. Và thực tế có hàng chục cốt cán trong lực lượng này. Trung đội phòng vệ khu trù mật đã giúp đỡ cán bộ ta vào gặp gỡ đồng bào hoặc công tác trong khu. Cả đến lúc khu trù mật sắp khánh thành trung đội dân vệ vẫn đón đồng chí bí thư chi bộ xã và một số đồng chí cùng đi vào ngay nhà ban trị sự lên máy phóng thanh nói chuyện với đấu tranh trong khu.

Cũng nhờ vậy mà mỗi lần có sự đột nhật của du kích, bộ đội vào khu là có gia đình tự đốt nhà trong khu kéo về nhà cũ.

Khi khu trù mật Lo Co đã xây xong, tỉnh trưởng Vĩnh Bình (Trà Vinh) thỉnh cầu Ngô Đình Diệm xuống làm mễ khánh thành. Cả tuần lễ trước ngày khnáh thành, trời mưa ẩm ướt, đường sá lầy lội. Để đón Ngô Tổng thống, chúng bắt dân đốn trên 10.000 cây tre giồng của dân ở các xã Tan Trường, Huyền Hội, Bình Phú, Phương Thanh, tập trung cu li về chẻ tre, bện vỉ lót đường cho xe quan trên chạy. Tỉnh trưởng Vĩnh Bình tập trung lực lượng bảo an, tổng đoàn dân vệ, bảo vệ hương thôn, thanh niên nam nữ cộng hòa của 5 huyện tất cả 15.000 người đến đóng trại trước hai ngày để chuẩn bị đón rước.

Đúng ngày quy định, Ngô Đình Diệm chưa đến. Lại phải một phen vây ráp để giữ các lực lượng của 5 huyện ở lại và cho người về địa phương thu gạo, tiền tới mà nuôi lực lượng. Giữ lại cả vạn rưỡi người đóng trại 7 ngày đêm mới tới ngày làm lễ.

Ngày 6-9-1960, Ngô Đình Diệm sợ bị ám sát không dám đi, đã sai Bộ trưởng Bộ Lao động Huỳnh Liên Nghĩa cắt băng khánh thành, ba hoa ít lời khen ngợi rồi lên xe chuồn theo đường khác không dám trở lại con đường cũ(1).

Diệm không đến Lo Co xã An Trường cũng phải vì mấy tháng sau y bị bẽ mặt ở khu trù mật Cái Đôi xã Long Vĩnh cũng thuộc Trà Vinh.

Khánh thành khu trù mật Cái Đôi, tỉnh trưởng Vĩnh Bình tập trung ngụy quyền, lực lượng quân sự, cảnh sát của tỉnh, của quận Long Toàn và của hai xã Long Khánh, Long Vĩnh làm lễ khánh thành với tất cả sự long trọng và an ninh tuyệt đối.

Ngô Đình Diệm đích thân đến khai trương khu trù mật Cái Đôi. Khi y đi ngang nhà thờ Long Khánh vừa tới khu trù mật, cha sở, ban tề đã tề tưu đông đủ cùng với dân bị gom tới khá đông, thì ông Hai Tất chụp lấy dùng trống đánh một hồi trống dài. Bọn tề và tay sai cũng như Ngô Đình Diệm rất hoan hỉ. Tiếng trống vừa dứt thì ông Hai Tất hô to “Đả đảo Ngô Đình Diệm” “Ủng hộ Hồ Chí Minh”. Bọn tay sai như muốn chui xuống đất còn ông Hai Tất nhanh chân bỏ chạy vào rừng vừa chạy ông vừa thách thức  địch “coi đây mà theo”(2).

Khu trù mật Lo Co chỉ tồn tại không lâu sau khi cắt băng khánh thành. Vùng đất Lo Co cùng toàn xã An Trường được giải phóng sau 45 ngày đồng khởi đợt 14-9-1960 của quân và dân ta ở An Trường. Dân trong khu tự nổi dậy, tự phá dỡ, đốt nhà, ai về nhà nấy.

Việc xây dựng khu trù mật lớn, điển hình Vị Thanh - Hỏa Lựu còn tàn bạo và man rợ hon nhiều lần. Đây là khu trù mật thứ 18 được lập ở miền Tây Nam Bộ, tập trung dân toàn huyện Long Mỹ gồm 16 xã, 86 ấp. Khu trù mật dài 7km, ngang 4km, bắt đầu khởi công từ ngày 12-9-1959, khánh thành ngày 2-3-1960, gom được 60.000 dân, 12 ngày hộ.

Địch huy động dân làm xâu hơn 1 triệu ngày công, đào đắp trên 70 km kinh, mương và 2 hồ nước để lấy 2,6 triệu mét khối đất, san lấp mặt bằng và đắp lộ Vị Thanh - Hỏa Lựu dài 7km. Bao nhiêu ruộng vườn trong khu đều bị sang bằng; hàng nghìn mồ mả bị đào xới. Hằng ngày có trên 10 ngàn lao động làm xâu, lúc cao điểm trên 20 ngàn người… Dân từ 18 đến 45 tuổi đi xâu 15 ngày, nếu không phải đóng từ 10.000 đến 15.000 đồng. Làm việc dưới trời nắng gắt, năng nhọc, thiếu nước uống, nhiều người ngất xỉu, tai nạn xảy ra luôn, lại thêm bệnh tật truyền nhiễm. Tại khu vực Hồ Sen đa có 30 người chết, ở những khu vực khác cũng có tình trạng tương tự. Tại khu vực Phước Long, địch bắt dân đào kinh, có người đang làm bị đứt ruột chết, ho nên dân gọi là “Kinh Đứt Ruột”. Khi đào Kinh 13, dân bị bọn chỉ huy đánh bằng củ tre, nên dân đặt tên là “Kinh Củ Tre”.

Để đuổi nhà tập trung dân toàn huyện Long Mỹ, địch mở 88 cuộc càn  quét lớn và hàng trăm cuộc biệt kích, giết và thủ tiêu 420 người. Nhà nào không dời thì đốt bỏ, gia đình nào cưỡng lại thì bắn bỏ, gia đình nào có người đi kháng chiến hoặc có con trốn lính thì chúng bắt ở quanh đồn.

Trong quá trình lập khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, địch đã có những hành động cực kì man rợ. Chúng giết người bằng cách mổ bụng, moi gan, lấy mật, chặt đầu người làm banh đá chơi; khoét hậu môn rồi xô chạy cho lòi ruột, làm trò đùa. Bọn chỉ huy ngồi trên cầu hóng mát, thấy hai nữ thanh niên chèo xuồng dưới kinh, chúng treo giải thưởng, tên lính nào bắn trúng người thì được thưởng 1 điếu thuốc. Chỉ vì 2 điếu thuốc mà chúng đã bắn chết 2 mạng người!

Chúng nhốt người trong chuồng chó, phải bò bốn chân; chúng mổ người có chửa lấy thai để diệt cộng sản từ trong trứng. Cả bà lão mù lòa cũng bị chúng giết, thả trôi sông.

Chúng còn dùng dây kẽm xâu qua bàn tay hàng chục người, dồn người bị trói vào hố, vào thùng phuy đổ nước sôi cho đến chết hoặc buộc đá neo dưới sông.

Anh Trần Khánh Mỹ, cán bộ tuyên huấn Tỉnh ủy Rạch Giá đã làm bài thơ, có đoạn:

Ai về Long Mỹ, Vị Thanh
Nhìn nhà nhìn cửa tan tành mà đau
Mả mồ bị cuốc bị đào
Vườn không nhà trống đượm màu tóc tang
Đầy đường những tiếng oán than!
Mỹ - Ngụy gieo họa, xóm làng tả tơi…



(1)Theo Huyện ủy Càng Long: Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân huyện Càng Long anh hùng (1930-1975). XB năm 2000. tr.133-135.
(2)Theo: Huyện ủy Duyên Hải: Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải (1930-1975). Ban Tuyên giáo Huyện ủy Duyên Hải xuất bản năm 2000. Tr.118-199.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Giêng, 2010, 07:19:47 am
Ba nơi địch giết người nhiều nhất là sân vận động thị trấn Long Mỹ, lộ quẹo Vị Thanh và chợ Nàng Mau. Có đêm ở Long Mỹ, địch giết 173 người; có ngày ở Vị thanh chúng sát hại 79 người. Tại chợ Nàng Mau có một hố chôn 60 xác. Ở xã Vĩnh Thuận Đông có ngày “giỗ hội” 45 gia đình.

Xác người trôi lềnh bênh trên kinh, rạch, không người chôn cất. Chủ đáy không dám xuống đáy. Đồng bào không dám dùng nước sông.

Tiên Thiếu tá Trần Cửu Thiên quận trưởng Long Mỹ, khét tiếng giết người đã giết 300 người. Tên Minh Thành cảnh sát trưởng, đoàn trưởng dân vệ Long Mỹ, giết 1000 người.

Chỉ trong 15 tháng từ đầu năm 1959 đến tháng 3-1960 bọn giặc đóng ở đây đã tàn sát 3000 người, hàng nghìn người khác bị tra tấn, giam giữ, vùng Long Mỹ trở nên hoang vắng, không khói nấu cơm, không tiếng chó sủa, không tiếng gà gáy, không tiếng khóc trẻ thơ.

Cơ sở cách mạng chỉ còn Huyện ủy, Bí thư chi bộ xã, một số đảng viên lộ mặt bám vào lùm bụi, ngày đêm ăn ở bí mật, luôn luôn cảnh giác đề phòng bọn biệt kcíh. Tuy vận vẫn tìm mọi cách nối cơ sở trong khu trù mật.

Ngày 14-3-1960, địch làm lễ khánh thành khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, có Ngô đình Diệm, nhiều bộ trưởng, các tỉnh trưởng đồng bằng Sông Cửu Long đến dự.

Cắt băng khánh thành, Ngô Đình Diệm hết lời ca tụng ý nghĩa tốt đẹp của khu trù mật là xây dựng một xã hội thực thi công bằng và bác ái.

Nhưng tờ Đại Việt xuất bản ở Pháp (3-1960) viết: “Chỉ có ông Ngô Đình Diệm hả lòng, hả dạ mỗi khi khánh thành khu trù mật, chớ các tỉnh trưởng, họ hiểu rõ sự thực hơn. Họ lấy làm lo sợ sự oán giận của nhân dân. Họ vừa họp lại, báo cáo với bộ trưởng Lâm Lễ Trình rằng khu trù mật là thất nhân tâm”.

Trần Văn Đỗ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Diêm tuyên bố: “Tôi 100% chống khu trù mật”.

Liên Tỉnh ủy Tây Nam Bộ và Tỉnh ủy Cần Thơ tập trung chỉ đạo, tăng cường cán bộ, lực lượng vũ trang để phá khu trù mật này.

Từ tháng 9-1959 đến đầu tháng 2-160 ta đấu tranh chống địch bắt dân đi làm xây dựng và chống địch tập trung dân vào khu trù mật. Cuối tháng 2-1960 ta bắt đầu phá khu trù mật đưa dân về ruộng vườn cũ. Đêm 23-2-1960, 192 gia đình ở Tràm Cửa nỏi dậy ở khu Hồ Sen. Ngày 25-2-1960, 2.200 gia đình ven sông Nước Đục nổi dậy trở về ruộng vườn cũ. Tháng 3, 4-1960, lực lượng tỉnh Cần Thơ phối hợp với huyện Long Mỹ phá hủy chiếc xáng thổi, diệt 1 trung đội địch ở Hỏa Lựu, đánh chìm một chiếc xáng trên kênh Xà No, diệt 70 tên, diệt đồn Hỏa Lựu, đồn Chợ, đồn Nàng Mau, diệt bọn cảnh sát trong thị trấn Long Mỹ.

Trong đợt đồng khởi 14-9-1960, lực lượng vũ trang tỉnh Cần Thơ diệt hàng trăm lính ngụy, cùng nhân dân nổi dậy phá tan khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, trở về ruộng vườn cũ. Một số tên gian ác đã bị trừng trị. Tên cảnh sát trưởng Minh Thành chạy trốn, đi tu ở vùng Đất Đỏ (Bà Rịa). Khi miền Nam giải phóng, ta bắt y giam tại Long Mỹ và y đã chết trong trại giam.

Do sự mất nhan tâm gây oán hờn và sự chống đối của nhân dân, hầu hết các khu trù mật đều bị phá vào năm 1960 trong phong trào Đồng khởi của nhân dân.

Chính quyền Ngô Đình Điệm đã thực hiện bốn quốc sách - chương trình ở Nam Việt Nam nhưng kết quả ra sao?

Nhật kí Lầu Năm góc viết: Bản đánh giá tình hình của sứ quán Mỹ tháng 1-1960 nhận xét:

“Tuy Chính phủ Việt Nam đã cố gắng đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội của dân nông thôn… song những chươg trình này hình như chỉ phần nào gây được sự ủng hộ Chính phủ trong thực tế chúng đã đem lại sự căm thù ở nhiều trường trường hợp… Chúng ta có thể tóm tắt tình hình như thế này: Chính phủ đối xử với dân chúng với thái độ nghi ngờ và dọa nạt, và đã được đền đáp gằng một sự thờ ơ và lòng căm thù”.

Ở một đoạn khác Nhật kí Lầu Năm Góc lại ghi:

“Ngô Đình Diệm cũng không lãnh đạo được dân chúng ở thành phố hoặc giới trí thức…”.

Như vậy là sử dụng một chính quyền mạnh do Mỹ dựng lên và cả một bộ máy quân sự, chính trị, cảnh sát gián điệp đồ sộ, với vũ khí và tiền bạc của Mỹ, Mỹ Diệm đã thực thi bốn quốc sách lớn hòng thu phục nhân dân miền Nam theo chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ. Nhưng các quốc sách của Mỹ Diệm thực tế lại đem lại oán hờn và lòng căm thù của nhân dân và đều đã thất bại thảm hại.

Vả lại, không chính sách thực dân kiểu mới nào, che dấu đến đâu có thể lường gạt, chinh phục được người dân Nam Việt Nam giầu lòng yêu nước, được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng lâu dài, dũng cảm kiên cường bất khuất thiết tha với độc lập tự do và thống nhất đất nước theo con đường mà cách mạng đã vạch ra.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Giêng, 2010, 07:09:09 am
Chương IV

CỦNG CỐ MIỀN BẮC
(*)

Sau khi quân Liên hiệp Pháp rút khỏi Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và ta hoàn thành chuyển quân tập kết, miền Bắc Việt Nam với thủ đô là Hà Nội thuộc quyền quản lí của chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Miền Bắc trở thành hậu phương cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở tiền tuyến miền Nam. Không có hậu phương vững mạnh thì tiền tuyến không thể chiến thắng kẻ thù.

Hồ Chủ tịch nói: “Muốn dựng ngôi nhà tốt phải xây NỀN cho thật vững.

Muốn cây được mạnh, lá được tươi, hoa được đẹp, quả được tốt, thì phải ra sức chăm sóc vun xới gốc cây.

Miền Bắc là cái NỀN cái GỐC của cuộc đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà”.

Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch ngay từ đầu đã xác định miền Bắc là nền tảng của cuộc đấu tranh của cả nước.

Để hoàn thành độc lập và dân tộc, thống nhất đất nước, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa II) chỉ rõ: “điều cốt yếu là phải ra sứ củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam”(1). Hội nghị cũng khẳng định: “Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình huống nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”(2).


(*)Chương này viết dựa vào tư liệu: Viện LSQSVN - Tập II Chuyển chiến lược. Sách đã dẫn.
(1), (2)Nghị quyết Hội nghị trung ướng lần thứ 8 (8-1955), Văn kiện lịch sử Đảng Trường Nguyễn Ái Quốc ấn hành tập 9 trang 66-67.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Giêng, 2010, 07:12:28 am
Hoàn thành cải cách ruộng đất - Khôi phục kinh tế

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 mở rộng đã quyết nghị: “Để củng cố miền Bắc, trước hết cần hoàn thành cải cách ruộng đất… vì có đẩy mạnh cải cách ruông đất mới đoàn kết được đại đa số nhân dân, củng cố được công nông liên minh, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, mới có thể khôi phục kinh tế một cách nhanh và có thêm điều kiện tăng cường quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng”(1).

Trong kháng chiến chống Pháp, ta mới tiến hành thí điểm cải cách ruộng đất và tiến hành đợt 1 trên 53 xã thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa. Hòa bình lập lại ta còn tiến hành 4 đợt nữa mới hoàn thành. Các đợt 2, 3, 4 tiến hành đến tháng 12-1955 được thực hiện cơ bản trong vùng giải phóng cũ trong hoàn cảnh ta chuyển quân tập kết và kẻ địch tiến hành cưỡng ép di cư.

Trong điều kiện đất nước tạm chia làm hai miền, mọi chính sách ta thực hiện ở miền Bắc phải “chiếu cố miền Nam”. Để tranh thủ mọi lực lượng yêu nước ở cả hai miền Nam - Bắc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Nhà nước ta chủ trương sửa đổi một số điểm trong luật cải cách ruộng đất và phương thức thi hành luật. Nhà nước mở rộng diện trưng mua và hiến ruộng của những địa chủ không phạm tội ác chống phá cách mạng, kể cả ruộng đất của các chủ đồn điền Pháp và những địa chủ người Việt Nam đã hợp tác với Pháp trong thời kì chiến tranh. Đồng thời ta có chính sách và biện pháp sát hợp tùy theo thái độ chính trị của từng bộ phận địa chủ khác nhau.

Đợt 5 cải cách ruộng đất bắt đầu từ tháng 12-1955 đến tháng 7-1956 thì kết thúc, được tiến hành trên 1.720 xã thuộc 20 tỉnh và hai thành phố, trong những vùng trước đó không lâu còn là vùng bị địch chiếm. Ta đã chia 334.000 hecta ruộng đất tịch thu, trưng thu, trưng mau của điah chủ cho hơn hai triệu gia đình nông dân.

Cuộc cải cách ruộng đất đã được tiến hành khẩn trương trong hơn 3000 xã thuộc 22 tỉnh(2). Hàng vạn cán bộ, bộ đội được huy động về nông thôn tham gia các đoàn, đội vận động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất.

Từ nô lệ làm thuê người nông dân ở miền Bắc đã có ruộng đất và làm chủ nông thôn, mơ ước ngàn đời của họ đã được thực hiện. Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ và người địa chủ trơ thành người lao động. Đó là thắng lợi của cải cách ruộng đất, là thành tựu to lớn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc.

Cải cách ruộng đất ở miền Băc, xóa bỏ giải cấp địa chủ, xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, bóc lột tô tức, làm cho nông dân có ruộng cày, làm chủ nông thôn có một sức hút lớn đối với nông dân miền Nam đang bị chính sách cải cách điền địa của chính quyền Mỹ - Diệm cướp lại ruộng đất của họ.

Trong quá trình cải cách ruộng đất, khi đợt 5 sắp kết thúc, Đảng nhận ra những sai lầm phạm phải trong phát động quần chúng cải cách ruông đất và chỉnh đốn tổ chức.

Nguyên nhân sai lầm là do không nắm vững biến đổi về sở hữu ruộng đất, về giai cấp địa chủ và chế độ phong kiến ở nông thôn miền Bắc sau 1954. Thực tế là “trước khi tiến hành cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ, chế độ phong kiến đã căn bản bị xóa bỏ và mục tiêu người cày có ruộng đã căn bản được thực hiện với tỉ lệ hơn 2/3 ruộng đất đã về tay nông dân, với quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn đã được thực hiện từ Cách mạng tháng Tám”.

Mặt khác, ta không giữ vững đường lối độc lập tự chủ, áp dụng máy móc, giáo điều kinh nghiệm của nước ngoài, nên trong chỉ đạo đã cường điệu tính chất đấu tranh giai cấp ở nông thổn, ngả sang tả, đánh nhầm vào nội bộ nông dân, đặc biệt là tầng lớp trung nông lớp trên, không chú ý tới những địa chủ đã có công ủng hộ kháng chiến hoặc có con em tham gia kháng chiến… Trong chỉnh đốn tổ chức đã vi phạm Điều lệ và nguyên tắc của Đảng, “phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài nhiều mặt”(3), đã xử lí oan nhiều cán bộ, đảng viên, gây không khí căng thẳng ở nhiều vùng nông thôn. Hậu quả sai lầm này đã làm cho lực lượng Đảng bị tổn thất nặng, làm cho đảng viên và cán bộ hoang mang và hoài nghi chính sách của Đảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống và chí khí đấu tranh của các đảng bộ, đến tình đoàn kết trong Đảng ,trong chính quyền, trong Mặt trận khiến cho uy tín của Đảng bị giảm sút trong quần chúng, quan hệ giữa Đảng và quần chúng bị ảnh hưởng rất nhiều”(4) .


(1)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 tháng 3-1955. Văn kiện lịch sử Đảng, trang 44.
(2)Trước đợt 4 ta chia cho nông dân 476.000 hécta.
(3)Kết luận của Bộ Chính trị về một số vấn đề lịch sử Đảng thời kì 1954-1958, ngày 25-5-1994.
(4)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 10 tháng 9 năm 1956.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Giêng, 2010, 07:13:50 am
Tháng 4-1956, Đảng ra chỉ thị sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Ngày 18-8-1956 Chru tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào nông thôn và toàn thể cán bộ đảng viên, nói rõ những thắng lợi của cải cách ruộng đất và vạch ra những sai lầm, khuyết điểm trong việc thực hiện và hướng sửa chữa sai lầm của Trung ương Đảng và Chính phủ.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 9-1956 đã kiểm điểm và chỉnh đốn tổ chức. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm, công khai thừa nhận khuyết điểm trước toàn Đảng, toàn dân. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xử lí kỉ luật những đồng chí Trung ương trực tiếp chỉ đạo cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.

Đảng và Nhà nước phái gần một vạn cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam về những vùng nông thôn cùng chính quyền các đoàn thể cách mạng và quần chúng nhân dân sửa sai, ổn định tình hình, khôi phục và giữ vững sản xuất.

Thái độ nghiêm khắc và công khai thừa nhận sai lầm, tìm ra nguyên nhân, định rõ trách nhiệm, kiên quyết sửa chữa sai lầm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ được nhân dân đồng tình và ủng hộ. Đến cuối năm 1957, về cơ bản công việc sửa sai đã hoàn thành, lấy lại được niềm tin của quần chúng đối với Đảng.

Hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành có kết quả việc sẳ sai đã đem lại chuyển biến lớn trong nông thôn. Đó là tiền đề quan trọng cho việc khôi phục và phát triển nông nghiệp, cải tạo và đổi mới nông thôn miền Bắc.

Cùng với cuộc vận động cải cách ruộng đất, Đảng và Nhà nước động viên mọi năng lực hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định và bước đầu cải thiện đời sống nhân dân. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 chỉ rõ: “Phải đặc biệt coi trọng việc nâng cao mức sống của nhân dân về vật chất và tinh thần, nhất là nhân dân lao động ở thôn quê và thành thị vì đó là điều kiện cần thiết để củng cố miền Bắc và tranh thủ miền Nam một cách có hiệu quả”(1).

Phục hồi nông nghiệp lúc này là khâu chính cảu nhiệm vụ khôi phục kinh tế. Tháng 2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và cán bộ thi đua tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm. Người chỉ rõ: “Hiện nay nhiệm vụ vẻ vang của đồng bào là phải ra sức thi đua khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp để làm cho đồng bào nông dân ấm no, để cung cấp cho quân đội, để đảm bảo tiếp tế cho các thành thị, để đẩy mạnh việc khôi phục kinh tế nước nhà”(2).

Phục hồi nông nghiệp lúc này là khâu chính cảu nhiệm vụ khôi phục kinh tế. Tháng 2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào và cán bộ thi đua tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm. Người chỉ rõ: “Hiện nay nhiệm vụ vẻ vang của đồng bào là phải ra sức thi đua khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp để làm cho đồng bào nông dân ấm no, để cung cấp cho quân đội, để đảm bảo tiếp tế cho các thành thị, để đẩy mạnh việc khôi phục kinh tế nước nhà” .

Nhà nước tập trung nguồn vốn, huy động lực lượng khôi phục hệthống đê điều, sửa chữa và làm mới các công trình thủy lợi. Trên 3000km đê điều bị phá trong chiến tranh được tu bổ. Ta sửa chữa 12 công trình thủy lợi lớn bị phá trong chiến tranh, xây dựng một số công trình tưới tiêu mới, đào đắp hàng chục vạn mét khối đất, phát động nông dân tích cực đào mương, khơi nghòi, khai hoang phục hóa.

Được sự khuyến khích, giúp đỡ của Nhà nước và nhờ sức sản xuất được giải phóng khỏi quan hệ sản xuất cũ, nông nghiệp miền Bắc trong ba năm (1955-1957) đã được khôi phục và có bước phát triển cả về diện tích và năng suất, cả về trồng trọt, chăn nuôi và nghề phụ. Phong trào làm thủy lợi và khai hoang, phục hóa đã đưa diện tích trồng cây được tưới nước lên 628.000 hecta vượt xa mức cao nhất trước đây 326.000 hécta năm 1939. Diện tích đất trồng cây toàn miền Bắc đến cuối năm 1957 tăng lên 1.500.000 héc ta trên mức 2.129.700 héc ta năm 1939. Lúa năm 1939 là 2,4 triệu tấn đến năm 1957 lên tới 3,95 triệu tấn. Khoai tăng 70%, lạc tăng 29%, bông tăng 19%. Chăn nuôi trâu bò đạt mức 2,1 triệu con. Nhiều nghề phụ ở nông thôn như gốm, mộc, rèn, đúc, dệt… hồi phục và có phát triển.

Sau ba năm, nông thôn miền Bắc hồi sinh, khởi sắc.


(1)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (8-1955), trang 67.
(2)Hồ Chí Minh toàn tập, Xuất bản lần thứ hai. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1996, Tập 8, trang 461.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Giêng, 2010, 07:14:17 am
Về công nghiệp ở miền Bắc lúc ta tiếp thu sản xuất rất thấp kém. Một số nhà máy bị đình đốn do địch gỡ máy móc mang đi. Để nhanh chóng khôi phục công nghiệp, thủ công nghiệp, Đảng và Nhà nước cho phát triển các cơ sở sản xuất quốc doanh và một số ngành sản xuất phục vụ dân sinh như vải, giấy, xà phòng… Công nghiệp quốc doanh tập trung phục hồi, mở rộng và xây dựng các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống nhân dân: nàh máy chè Phú Thọ, diêm Thống Nhất, thuốc lá Thăng Long, gỗ dán Cầu Đuống, cá hộp Hải Phòng, các nhàm áy cao su, xà phòng, đồ sắt tráng men, bóng đèn, phích nước… Các nước xã hội chủ nghĩa đã giúp đỡ về vốn, kĩ thuật, chuyên gia, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc có sự giúp đỡ quan trọng và có hiệu quả. Nhờ đó, chúng ta đã xây dựng được một số cơ sơ sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ công nghiệp và nông nghiệp, trong đó đã khởi công xây dựng nhà máy Cơ khí Hà Nội, cơ sở đầu đần của công nghiệp chế tạo máy.

Trải qua thử thách trong chiến tranh, đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên từng bước trưởng thành, phát huy khí thế chiến thắng, ý chí tự lực tự cường, ngày đêm bám máy, bám công trường duy trì, khôi phục, mở rộng sản xuất. Ta đã duy trì, mở rộng sản xuất 18 xí nghiệp ra đời trong kháng chiến, khôi phục 10 xí nghiệp sau hòa bình, duy trì khôi phục các nhà máy điện nước và các mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả. Ta còn đưa vào hoạt động hàng chục xí nghiệp mới…

Kết quả là ta đã đưa giá trị tổng sản lượng công nghiệp từ 1,5% tổng sản lượng công- nông nghiệp năm 1954 lên 24% năm 1957. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 1957 đạt mức năm 1939.

Nhà nước đầu tư vào giao thông, vận tải, bưu điện một số vốn khá lớn. Ngày giải phóng, màng lưới giao thông miền Bắc bị phá hoại, thương tổn nặng nề. Nền đường bị đào xẻ, sạt lở, đường ray bị bóc dỡ, cầu cống, nhà ga bị phá sập, luồng sông, cửa biển bị bồi lấp, phương tiện vận tải, bốc dỡ cũ kĩ, hen gỉ, thiếu phụ tùng thay thế. Trong số 1.152km đường sắt chỉ có 118km có thể sử dụng.

Trong ba năm khôi phục, lần lượt bốn tuyến đường sắt với tổng chiều dài 657km, 75 ga, 168 cầu cống đã được phục hồi, nối thủ đô với các miền đất nước. Ta đã khôi phục được 1.624km, sửa chữa lớn 1.660km và làm mới gần 600km đường trục chính ôtô, đường giao thông liên tỉnh, cải tạo, nâng cấp làm mới 583km đường miền núi. Ta cũng đã nạo vét hơn sáu triệu mét khối sa bồi ở cửa sông đưa hai cảng lớn Hải Phòng và Bến Thủy vào hoạt động. Dọc các luồng sông Thao, sông Luộc, sông Thương… nhân dân đôi bờ dỡ thác, phá ghềnh, bỏ “kè kháng chiến”, tạo điều kiện cho thuyền bè xuôi ngược, nối kết miền núi với đồng bằng.

Các tuyến điện thoại, điện báo, đường thư và công văn từ trung ương tới địa phương, các đường dây liên tỉnh và nội tỉnh được phục hồi, xây dựng. Liên lạc quốc tế cũng được thiết lập.

Nhà nước chú trọng tăng cường phương tiện vận tải quốc doanh, khuyến khích thành phần vận tải tư nhân. Từ 30 đầu xe trong thời kì kháng chiến đến năm 1956 đã 390 xe.

Nhà nước và nhân dân đã nang khối lượng vận chuyển từ 21,1 triệu tấn và 201 triệu tấn/km năm 1955 lên 55 triệu tấn và 367 triệu tấn/km đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng.

Kết quả khôi phục kinh tế thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, giáo dục, y tế. Sau năm 1954, số người thất học, mù chữ từ độ tuổi 12 đến 50 trên miền Bắc lên tới 3,5 triệu, phần nhiều ở vùng địch chiếm cũ. Nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân là xóa bỏ thực trạng này. Lần thứ hai trong lịch sử của chế độ dân chủ cộng hòa, “diệt giặc dốt” trở thành một phong trào quần chúng mạnh mẽ, nhanh chóng thanh toán nạn mù chữ trong nhân dân.

Nhà nước quyết định thống nhất hai hệ thống giáo dục ở vùng tự do và vùng tạm bị chiếm thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm. Nhiều trường cấp I, cấp II, cấp III được mở thêm ở đồng bằng, miền núi. Mười tám trường nội trú được mở cho 15.000 học sinh miền Nam ở cấp I, cấp II. Chăm lo tới việc học hành của con em các dân tộc ít người, Chính phủ thiết lập hệ thống giáo dục từ cấp khu đến cơ sở, mở trường sư phạm mièn núi, khuyến khích giáo viên miền xuôi lên dạy học ở miền ngược. Năm học 1956-1957 toàn miền Bắc có 65 vạn học sinh trong đó 60.000 là con em các dân tộc ít người (chiếm 3,2% số dân các dân tộc).

Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh bổ túc văn hóa cho cán bộ, công nhân viên, quân đội và nhân dân. Trong các sĩ nghiệp, cơ quan, đơn vị quân đội các lớp bổ túc được mở đều đặn mỗi tuần hai tối. Năm 1956, Chính phủ mở các trường bổ túc công nông bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ và thanh niên công nông để thi vào các trường đại học, trung học chuyên nghiệp.

Nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp ra đời, đào tạo cho đất nước hàng ngàn cán bộ khoa học kĩ thuật, quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội. Các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa, Đại học Nông lâm, Cao đẳng Mỹ thuật được thành lập bên cạnh Đại học Y Dược, Đại học Sư phạm đã có từ trước. Năm 1955-1956 toàn miền Bắc có 3.750 học sinh trung học chuyên nghiệp, 1.140 sinh viên Đại học. Năm 1956-1957 số sinh viên đại học tăng lên 3.860.

Về mặt chăm lo sức khỏe cho nhân dân, phong trào “về sinh yêu nước” được phát động từ thành thị tới nông thôn. Cán bộ nhân viên ngành y tế về tận các làng bản xa xôi khám chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y tế bước đầu hình thành với 50 bệnh viện, 13 cơ sở đieu dưỡng, 350 nhà hộ sinh và 5000 ban phòng bệnh. Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đã từng gây tai vạ cho bao gia đình dần dần được ngăn chặn. Tại các vùng mới giải phóng, các đội điều trị mở các đợt khám, chữa bệnh hoa liễu, góp phần khắc phục loại bệnh xã hội này.

Trong không khí chiến thắng và hòa bình lập lại, đời sống văn háo có bước phát triển vượt bậc. Giao lưu văn hóa giữa các miền được coi trọng. Các đội chiếu phim lưu động phát triển rộng rãi phục vụ đồng bào nông thôn, miền núi, các xí nghiệp nhà máy, nông trường. Các đoàn văn công trung ương và các tỉnh, các đoàn văn công của quân đội, các quân khu, sư đoàn được thành lập biểu diễn liên tục ca, múa, hát, kịch gây không khí vui sống khắp nơi. Lúc này các đội chiếu phim các đoàn đội văn công biểu diễn phục vụ nhân dân và chiến sĩ không thu tiền. Các xã thôn cũng lập các đội văn nghệ nghiệp dư không chỉ diễn các tích trò truyền thống mà còn dựng các tiếu mục ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi lao động, ca ngời các gương anh hùng liệt sĩ vì nước hi sinh. Đời sống văn hóa phong phú cũng nói lên thành công của ba năm khôi phục kinh tế.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Giêng, 2010, 07:15:40 am
Cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa

Tháng 4.1958 trong kì họp Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “… từ ngày hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đã từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ trước mắt của toàn dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”(1).

Tháng 11-1958 Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) quyết định đồng viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên miền Bắc tiến hành ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa (1958-1960) với ba nhiệm vụ cơ bản:

1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời rất chú trọng sản xuất công nghiệp, hết sức tăng thêm các tư liệu sản xuất và giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng.

2. Ra sức cải tạo công nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, khâu chính là đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh.

3. Trên cơ sở sản xuất phát triển, nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc phòng.

Nông nghiệp và nông thôn miền Bắc sau cuộc cải cách ruộng đất có nhiều chuyển biến  sâu sắc do dân cày có ruộng. Hoàn cảnh hòa bình gắn với quá trình cải cách ruộng đất, khôi phục sản xuất, các tổ vần công, đổi công xuất hiện nhiều trở thành phong trào quần chúng ở nông thôn. Giữa năm 1958, 41% hộ nông dân đã vào tổ đổi công và 134 hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp được xây dựng.

Để cải tạo phát triển nông nghiệp, Đảng và Nhà nước chủ trương tiến hành cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, coi đó là con đường đưa nông dân miền Bắc đến ấm no, hạnh phúc. Nội dung cuộc vận động gồm ba mặt: cải tạo quan hệ sản xuất, cải tiến kĩ thuật, giáo dục tư tưởng. Nguyên tắc xây dựng hợp tác xã được xác định là: tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ. Hợp tác hóa phải kết hợp với cải tiến kĩ thuật và phát triển sản xuất, hợp tác hóa phải đi đối với thủy lợi hóa và tổ chức lại sản xuất. Đối với miền núi, những chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước về hợp tác hóa và cải cách dân chủ được sát hợp với tình hình cụ thể về ruông đất, giai cấp và tập quán của đồng bào dân tộc từng nơi.

Để hỗ trợ cho nông dân và tạo điều kiện cho hợp tác xã phát huy tính hơn hẳn so với sản xuất cá thể, Đảng, Chính phủ ban hành nhiều chinh sách thiết thực: chính sách tín dụng góp vốn cho hợp tác xã phát triển sản xuất, chinh sách mậu dịch, ưu tiên mua hàng, bán hàng cho hợp tác xã, chính sách thuế nông nghiệp đối với ruộng đất của hợp tác xã, chính sách khuyến khích các hợp tác xã phát triển nghề phụ, chính sách tiền công và phân bố nhân lực, chính sách hướng dẫn và giúp đỡ kĩ thuật cho hợp tác xã.

Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn Dân việc cải tạo nông nghiệp tiến hành thuận lợi. Từ 134 hợp tác xã vào mùa thu năm 1958 đến tháng 11-1960, hợp tác xã hình thành hầu khắp các vùng nông thôn miền Bắc ở cả vùng đồng bào các dân tộc có đạo, bao gồm 41.401 hợp tác xã với 86% tống số hộ và 76% diện tích đất canh tác. Tuyệt đại đa số còn là hợp tác xã bậc thấp, quy mô nhỏ, trong đó ruộng đất, trâu bò, nông cụ vẫn thuộc sở hữu của hộ xã viên, nhưng do hợp tác xã thống nhất quản lĩ và sử dụng. Xã viên được hưởng 25 đến 30% số hoa lợi tính theo giá trị tài sản mà họ góp vào. Vào hợp tác xã, thu hoạch của người nông dân xã viên được nâng lên hơn nhiều so với sản xuất cá thế. Tuy vậy cái “xiềng ba sào” bình quân ruộng đất quá thấp - 0,4ha/hộ canh tác vẫn bó hợp tác xã cũng như xã viên.

Bên cạnh hợp tác xã, Nhà nước tiếp thu các đồn điền của thực dân Pháp và những Việt gian bỏ lại, thành lập 15 nông trường quốc doanh. Ngoài ra một số đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ khai hoang, lập 29 nông trường quân đội. Riêng cán bộ miền Nam tập kết tổ chức 10 liên đoàn sản xuất nông nghiệp, ba tập đoàn đánh cá. Phần lớn các nông trường phân bố trên những khu vực kết hợp được cả kinh tế và quốc phòng.

Hợp tá hóa căn bản hoàn thành vào cuối năm 1960 tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển, góp phần vào công cuộc kiến thiết miền Bắc và sẵn sàng chi viện nhân, tài, vật lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Đi đôi với phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp Đảng và Nhà nước tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiểu thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ.

Đảng đã đề ra và giải quyết tốt các chính sách liên quan tới quyền lợi kinh tế, chính trị của nhà tư sản nên đại đa số các nhà tư sản đã tiếp thu và thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh trong diện cải tạo, bao gồm 889 cơ sở công nghiệp, 933 cơ sở thương nghiệp, 313 cơ sở vận tải đã được tổ chức thành các xí nghiệp công tư hợp doanh, các xí nghiệp hợp tác, các hợp tác xã thủ công nghiệp, 13.112 công nhân từ làm thuê trở thành chủ nhân của các xí nghiệp, 1732 nhà tư sản và 500 người trong gia đình họ được sắp xếp việc làm, trở thành người lao động, 119 người được bố trí vào ban Giám đốc các xí nghiệp.

Việc cải tạo thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ cũng được đặt ra khi Đảng, Nhà nước chủ trương cải tạo các thành phần kinh tế. Đến năm 1960, miền Bắc đã xây dựng được 2.760 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp thu hút 87.969 thợ thủ công và con đường làm ăn tập thể, đã chuyển hơn năm vạn người buôn bán nhỏ sang khu vực sản xuất. Số còn lại trong tầng lớp tiểu thương được tổ chức thành các hợp tác xã thủ công nghiệp, hợp tác xã mua bán… đều được xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ.

Nhà nước đầu tư vào công nghiệp, 544,5 triệu đồng trong ba năm 1957-1960, 130 công trình trên hạn ngạch được xây dựng và mở rộng trong thời kì này: Khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên, Nhà máy điện Vinh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Uông Bí, Nhà máy cơ khí Hà Nội, Nhà máy Xúpephốt phát Lâm Thao, Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy phân đạm Bắc Giang, Nhà máy hóa chất Việt Trì, Nhà máy chế tạo công cụ, Xưởng đóng tàu Bạch Đằng. Một loạt các hầm mỏ tiếp tục được khôi phục, xây dựng và mở rộng thêm: mỏ than Hòn Gai, Mạo Khê, Làng Cẩm, mỏ Apatit Lào Cai, mỏ thiếc Tĩnh Túc, mõ kẽm Chợ Điền.

Công nghiệp hàng tiêu dùng thời kì này phát triển đảm bỏa phần lớn nhu cầu thiết yếu cho nhân dân như: dệt vải, dệt kim, đồ dùng gia đình, diêm, xà phòng, đồ nhựa, đồ sắt tráng men… Một số cơ sở công nghiệp nhẹ bắt đầu được khởi công xây dựng: Nhà máy đường Vạn Điểm, Nhà máy Giấy Việt Trì, Nhà máy Dệt 8-3, Nhà máy bóng đèn, phích nước, Nhà máy mì chính, hoa quả hộp.

Đi đôi với công nghiệp trung ương, Nhà nước quan tâm xây dựng công nghiệp địa phương. đến năm 1960, trong tổng số 1012 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh và công ti hợp doanh, có 203 xí nghiệp trung ương và 7809 công nghiệp địa phương. Ngoài 809 xí nghiệp, công nghiệp địa phương còn 2.706 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phân bố rộng rãi trên cả nước. Việc công nghiệp địa phương hình thành và ngày càng phát triển tạo ra khởi nghĩa sử dụng các nguồn tài nguyên và sức lao động tại chỗ, đáp ứng đáng kể nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân địa phương.


(1)Hồ Chí Minh Toàn tập, Xuât bản lần thứ hai. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1996 tập 9, tr156.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Giêng, 2010, 07:16:13 am
Sau ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, nền công nghiệp non trẻ ở miền Bắc đã có bước phát triển về nhiều mặt. Giá trị sản lượng công nghiệp trong tổng giá trị kinh tế quốc dân tăng từ 31,4% năm 1957 lên 41% năm 160, tỉ trọng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất  từ 23,5% tăng lên 35,2%, công nghiệp hiện đại từ 12,8% tăng lên 23,7%. Đặc biệt thời kì này công nghiệp quốc doanh tăng mạnh, từ 67%  lên 90% (không kể tiểu thủ công nghiệp) thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp cho đất nước một khối lượng sản phẩm quan trọng, trong đó có những sản phẩm trước đây phải nhập từ nước ngoài với giá đắt.

Nhà nước dành 215 tống số vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất cho ngành giao thông, vận tải và bưu điện. Với vốn này ngành giao thông vận tải và bưu điện tiếp tục khôi phục, tu bổ và làm mới nhiều tuyến đường sắt, đường bộ, hệ thống cầu tàu. Ta phát triển mạng lưới điện thoại quốc gia và liên tỉnh, lắp đặt trạm điện thoại 3000 số và hàng loạt tổng đài. Ta sửa chữa, đóng mới và mua thêm nhiều phương tiện giao thông vận tải. Với chủ trương trung ương và địa phương cùng làm, mạng đường sá nông thôn, đồng bằng, miền núi được mở mang, tu bổ bao gồm hàng ngàn kilômét đường vận tải cơ giới, thô sơ. Ở nông thôn, phong trào “giải phóng đôi vai” ‘cải tạo đường làng”… đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

Phát triển nông nghiệp vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước song song với việc củng cố quan hệ sản xuất mới. Nhà nước đầu tư vào nông nghiệp 180 triệu đồng trong ba năm (1958-1960), cho nông dân vay 158 triệu đồng, cung cấp 30 vạn tấn phân hóa học, súa vạn con trâu bò, bốn triệu nông cụ các loại. Các trường đào tạo cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật nông lâm được mở, đồng thời cán bộ kĩ thuật nông nghiệp được cử về giúp đỡ nông dân áp dụng kĩ thuật canh tác mới. Nhà nước đầu tư xây dựng 15 công trình thủy lợi vừa và lớn. Lớn nhất là công trình đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải, công trình tưới tiêu nước cho ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Ngày 1-10-1958 công trình được khởi công. Bộ Tổng Tham mưu đã điều động các sư đoàn chủ lực của Bộ và lực lượng của Quân khu Tả ngạn, Hữu ngạn cùng với 1000 cán bộ, chiến sĩ binh chủng công binh tham gia xây dựng công trình đại thủy nông này.

Cùng với sự hỗ trợ của quân đội, nông dân miền Bắc đã bỏ ra hàng trăm triệu ngày công cải tạo, xây dựng hệ thống nội đồng, cải tạo đường làng, đường liên hương, liên xã, dưa diện tích đất trồng cấy có nước tưới lên 70%. Gần 1/5 diện tích ruộng thường xuyên úng ngập được khắc phục. 45.000 hecta đất canh tác một vụ chuyển sang hai vụ.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự tác động tích cực của phong trào hợp tác hóa và những nỗ lực của nông dân tập thể, trong ba năm nông nghiệp miền Bắc phát triển với tốc độ cao. Năm 1956 tổng sản lượng lương thực đạt mức 5 triệu tấn. Năm 1960 tổng sản lượng đạt mức gần 6 triệu tấn mặc dù mất mùa. Nói chung, hàng năm giá trị sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 5,6%/

Công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải đều đạt bước tiến quan trọng một phần cũng nhờ vào sự hỗ trợ tích cực của các ngành tài chính, ngân hàng, nội thương, ngoại thương. Thời kì này thương nghiệp quốc doanh vương lên chiếm lĩnh thị trường đạt 93,6% tổng mức lưu chuyển bán buôn và 51% tổng mức lưu chuyển bán lẻ. Nếu kể hợp tác xã mua bán, đến năm 1960, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa chiếm tỉ trọng 77,5% tổng mức lưu chuyển bán lẻ trên toàn bộ thị trường miền Bắc. Cung cách và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên thương nghiệp thực sự được nhân dân tin cậy. Nên thương nghiệp mới thực sự trở thành người người nội trợ đảm đang cho xã hội, nhân dân và quân đội.

Hoạt động tổ chức, ngân hàng, ngoại thương do Nhà nước độc quyền quản lí, điều hành đã phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Tài chính, ngân hàng đã cố gắng bồi đắp và cân tằng thu chi, đảm bảo vốn ngân sách tập trung cho kế hoạch xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoại thương từng vước mở rộng, tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa, để xây dựng đất nước. Trong ba năm 1958-1960 Nhà nước tăng cường nhập khẩu nhóm tư liệu sản xuất giảm bớt việc nhập các sản phẩm tiêu ùng từ 35% năm 1957 xuống còn 15% năm 1960 nhờ sự tăng trưởng của công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp trong nước.

Trên nền tảng của những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế miền Bắc tập trung vào việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Hệ thống gia đình hình thành trong ba năm khôi phục kinh tế, đến đây được củng cố, phát triển, bao gồm các nhà trường phổ thông (3 cấp), các trường bổ túc công nông, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Ngoài các trường đại học, trung học chuyên nghiệp đã có, đến năm 1959 Nhà nước mở thêm Trường Đại học Sư phạm Vinh, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, đưa tổng số Đại học lên tám trường với 50 ngành học. Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng tới việc học hành của con em nhân dân lao động, phụ nữ, con em dân tộc thiểu số. Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích giáo viên từ miền xuôi lên miền núi dạy học.

Nền văn hóa mới phát triển trên cơ sở của văn hóa trong kháng chiến trở nên đa dạng và phong phú, kết hợp truyền thống và hiện đại đang hình thành. Đó là nền văn hóa yêu nước, yêu nhân dân lao động. Đại đa số các văn nghệ sĩ đã từng đi qua một thời chiến tranh góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, yêu nhân dân, lòng căm thù giặc, đến đây lại góp phần  hun đúc ý chí, tình cảm cách mạng, niềm tin vào ngày mai tươi sáng, bồi đắp lòng yêu nước, yêu thương giai cấp, yêu đồng chí, đồng bào, yêu thương miền Nam đang chịu thương đau - một miền Nam “đi trước, về sau”, thủy chung, kiên cường, bất khuất.

Màng lưới y tế bảo vệ sức khỏe nhân dân phát triển nhanh chóng, hình thành rộng khắp.  Đến năm 1960, toàn miền Bắc đã có 263 bệnh viện, 3000 trạm y tế, nhà hộ sinh. Các dịch bệnh được tích cực phòng trừ. Phong trào thể dục thể tao kể cả các môn thê thao quốc phòng, phát triển mạnh ở trường học các cơ quan và đơn vị quân đội góp phần nâng cao sức khỏe và ý thức quốc phòng trong nhân dân.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Giêng, 2010, 07:17:14 am
Củng cố chính quyền - Xây dựng quân đội nhân dân:

Để củng cố chính quyền, việc nâng cao sức mạnh và khả năng lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định, Đảng đặc biệt coi trọng việc xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức. Về tư tưởng thời kì này Đảng coi trọng công tác lí luận. Về tổ chức coi trọng việc chỉnh đốn tổ chức Đảng, kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Đảng, tích cực sửa đổi lề lối làm việc và phương pháp lãnh đạo, đi sát thực tế, gắn bó mật thiết với nhân dân, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, mở rộng dân chủ nội bộ. Phương hướng nhiệm vụ công tác cán bộ được Hội nghị lần thứ 7 của Tư Đảng khóa II) đề ra như sau: “Mạnh dạn cất nhắc cán bộ, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ công, nông một cách thường xuyên trong công tác hằng ngày; lựa chọn cán bộ cho thích hợp với từng công tác, tập trung lực lượng, bố trí cán bộ để đảm bảo thực hiện chu đáo những công tác chính trị. Thực hiện về thống nhất quản lí cán bộ. Cần lập Ban Kiểm tra Trung ương , và ngành nào cũng phải tổ chức việc kiểm tra của mình để kiểm tra một cách có trọng điểm việc thi hành những chính sách của Đảng và Chính phủ”(1).

Đảng lựa chọn và bổ nhiệm các dav vào các chức vụ quan trọng của bộ máy Nhà nước và các cấp chính quyền. Đảng thông qua các tổ chức đảng đoàn ở Hội đồng Chính phủ và các cơ quan, bộ máy khác của Nhà nước, của Mặt trận đẻ thực hiên sự lãnh đạo của mình. Chuển sang thời bình, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cảu Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo về kinh tế. Do đó các cấp ủy viên các cấp và đội ngũ cán bộ của Đảng được học tập chính sách kinh tế, tài chính và nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài.

Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (được bầu từ đầu năm 1946) vẫn họp dịnh kì để nghe Chính phủ trình bày về tình hình trong nước và quốc tế, xét duyệt và thông qua các chủ trương, chính sách, các kế hoạch kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. Ngày 20-9-1955, Quốc hội họp kì thứ 5 đã cử đồng chí Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính phủ.

Các Ủy ban kháng chiến - hành chính trong kháng chiến từ tháng 9-1954 được đổi thành Ủy ban hành chính. Hệ thống chính quyền địa phương các cấp được chỉnh đốn một bước trong những năm đầu hòa bình lập lại. Đảng, Nhà nước đã tổ chức nhiều khóa học chính trị, mở các lớp bổ túc văn hóa để nhanh chóng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã và cấp huyện. Từ tháng 7-1957 thông qua việc Quốc hội ban hành Sắc luật số 4/SL, sẽ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đều đặn trên toàn miền Bắc. Hội đồng nhân dân cử ra Ủy ban hành chính cùng cấp, chức năng chủ yếu của Ủy ban hành chính là quản lí kinh tế và xã hội.

Nhằm dẩy mạnh việc dân chủ hóa ngành tư pháp, tháng 4-1958, Quốc hội quyết định thành lập Tòa án nhân dân tối cao và Viện Công tố nhân dân.

Khối đại đoàn kết toàn dân là chỗ dựa, là sức mạnh của chính quyền được củng cố và mở rộng. Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 15-9-1955 đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay cho Mặt trận Liên Việt trước đây. Đại hội đã bầu ra Ủy ban Trung ương do đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch và thông qua Cương lĩnh và Điều lệ Mặt trận. Tuyên ngôn và Cương lĩnh Mặt trận thể hiện nguyện vọng, ý chí của mọi người Việt Nam yêu nước là đại đoàn kết để hoàn thành sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh.

Trong Mặt trận Tổ quốc, các tộc người thiểu số được đặc biệt qun tâm. Các cơ quan trung ương và địa phương đều có đại biểu các tộc người. Đảng, Nhà nước đã ban hành những chính sách nhằm phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Đảng, Nhà nước luôn thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, không can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, không xâm phạm đến tài sản và lợi ích hợp pháp của nhà thờ, nhà chùa, nhà chung.

Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự đồng tình ủng hộ nhiệt tình của các tần lớp xã hội. Nhờ đó, sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân được tăng cường, khối đoàn kết toàn dân được mở rộng trên cơ sở liên minh công nông được củng cố tăng cường.

Ngày 31-12-1959 sau  gần ba năm soạn thảo và công bố dự thảo để toàn dân thảo luận, Hiến pháp mới của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua. Lời nói đầu của Hiến pháp mới xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Hiến pháp mới công bố: đất nước Việt Nam là một khối Bắc - Nam thống nhất không thể chia cắt (Điều 1). Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân (Điều 4). Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân (Điều 6). Hiến pháp định hướng phát triển của miền Bắc là: Tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nề kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến” (Điều 9).

Ngày 1-1-1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thi hành Hiến pháp mới. Tháng 5-1960, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II được tiến hành trên toàn miền Bắc. Các đại biểu miền Nam trong Quốc hội khóa I được lưu nhiệm.

Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa II đã bầu

Chủ tịch nước   : Hồ Chí Minh
Phó Chủ tịch   : Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trường Chinh
Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Đồng

Quốc hội cử Hội đồng Quốc phòng, thông qua các đạo luật về tổ chức Quốc hội, Hồi đồng Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.

Những hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta với chính sách ngoại giao hòa bình và hữu nghị với các dân tộc, chăm lo củng cố và phát triển sự hợp tác tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa, làm hết sức mình cho tình đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, càng nâng vị thế của nước Việt Nam Dân chủ cộng hóa trên trường quốc tế.


(1)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (mở rộng từ ngày 3 đến 12-3-1955) Văn kiện lịch sử Đảng - Tập 9. Trang 53.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Giêng, 2010, 07:19:09 am
Về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, Nghị quyêt Bộ Chính trị thang 9-1954 chỉ rõ: Quân đội nhân dân là trụ cột chủ yếu nhất, chắc chắn nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình: “Cho nên tăng cường quân đội nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Chính phủ và toàn thể nhân dân ta. Cần phải xây dựng Quân đội nhân dân thành một quân đội cách mạng, chính quy, tương đối hiện đại”(1).

Trước đình chiến, Quân đội nhân dân có bảy đại đoàn, tám trung đoàn, 54 tiểu đoàn, 258 đại đội, 175 trung đội, tổng cộng 33 vạn cán bộ chiến sĩ. Trang bị vũ khí chủ yếu bằng súng trường, lựu đạn, trung liên và cối 81, chất lượng kém, không đồng bộ. Những năm kháng chiến, bộ đội ta phân tán, chiến đấu và công tác trên các chiến trường nên biên chế tổ chức, trang bị, điều lệnh của bộ đội thiếu thống nhất. Vì vậy, trong khi cùng toàn đảng tàn dân ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước ổn định tình hình, giúp nhân dân địa phương tháo gỡ bom mìn, phục hồi sản xuất, quân đội gấp rút chấn chỉnh về mọi mặt.

Các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 325 thành lập trong kháng chiến chống Pháp được đổi tên thành các sư đoàn bộ binh. Bộ đội miền Nam tập kết, bộ đội tình nguyện ở Lào, Campuchia và một số đơn vị chủ lực khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện trên miền Bắc được biên chế thành ba sư đoàn 75, 45, 349. Lực lượng phòng không biên chế một sư đoàn cao xạ 367. Một số đơn vị chủ lực và địa phương thuộc vùng ven biển xây dựng thành năm trung đoàn, một tiểu đoàn phòng thủ bờ biển. Bộ đội địa phương các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu biên chế thành 10 tiểu đoàn, 7 đại đội và 15 trung đội làm nhiệm vụ bảo vệ nội địa.

Biên chế một sư đoàn bộ binh có ba trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo binh hỗ hợp và một số đơn vị vận tải, công binh, thông tin. Các sư đoàn chủ lực trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh, các lực lượng phòng thủ giới tuyến, phòng thủ biên giới, hải đạo được trang bị các loại vũ khí, khí tài do các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ.

Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu còn thành lập hai thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng, những viên gạch đầu tiên, tiền thân của lực lượng tàu chiến đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 3-3-1955, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu sân bay để chỉ huy các chuyến bay hằng ngày, giúp Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu những nội dung và tổ chức, xây dựng lực lượng không quân cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngày 7-5-1955, Cục Phòng thủ bờ biển trực thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh được tổ chức, giúp Tổng tư lệnh chỉ huy bộ đội phòng thủ bờ biển, đào tạo cán bộ, nhân viên, thủy thủ và xây dựng các thủy đội phòng thủ bờ biển.

Cuối năm 1954, các đơn vị trong toàn quân bước vào đợt huấn luyện quân sự đầu tiên trong thời bình với chương trình và nội dung huấn luyện thống nhất, đặc biệt là kĩ thuật, chiến thuật cáp phân đội. Bộ Tổng tham mưu khẩn trương tổ chức biên soạn điều lệnh kỉ luật. Các điều lệnh khác lần lượt được ban hành và đưa vào thực hiện giữa năm 1956.

Công tác Đảng, công tác chính trị tập trung vào việc giáo dục cho cán bộ chiến sĩ về giác ngộ giai cấp, giác ngộ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời chú trọng giáo dục cho bộ đội tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân và ý thức tổ chức kỉ luật. Các đơn vị miền Nam tập kết và bộ đội tình nguyện được tổ chức học tập về chính sách ruộng đất của Đảng, Nhà nước. Cán bộ cao cấp, trung cấp toàn quân được học tập về chủ nghĩa Mác - Lênin. Việc nâng cao trình độ văn hóa cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ được đặt ra hết sức cấp thiết. Cán bộ sơ cấp, trung cấp trong quân đội luân phiên tập trung học văn hóa tại trường văn hóa quân đội, cán bộ từ trung đội trở xuống và chiến sĩ học bổ túc văn hóa tại chức. Hệ thống nhà trường quân đội từng bước phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng về dạy và học. Sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện trực tiếp của Đảng trong quân đội được tăng cường.

Năm 1957, Hội nghị lần thứ 12 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) quyết nghị các vấn đề xây dựng quân đội, tổ chức quốc phòng trong giai đoạn mới. Hội nghị xác định nhiệm vụ của quân đội là: “Bảo vệ công cuộc củng cố và xây dựng miên Bắc tiến lên chủ nghãi xã hội, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là đế quốc Mỹ và tay sai”(2).

Kế hoạch 5 năm xây dựng quân đội (1955-1959) của Bộ Tổng tham mưu đặt mục tiêu là: “Thực hiện và hoàn thành kế hoạch xây dựng Quân đội nhân dân, làm cho quân đội trở thành một quân đội cách mạng, chính quy, tương đối hiện đại, đồng thời đặt cơ sở đauìa tiên cho các quần chúng và binh chủng khác”.

Tháng 3-1958, Tổng Quân ủy quyết định điều chỉnh một số nội dung xây dựng quân đội. Theo đó thời gian thực hiện kế hoạch tăng thêm một năm (đến năm 1960) cho phù hợp với thời gian của kế hoạch ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa.

Những nội dung được điều chỉnh là:

1. Giảm bớt tổng quân số đi đôi với việc nâng cao chất lượng toàn diện của bộ đội tập trung, cải tiến trang bị, vũ khí, xây dựng các đơn vị binh chủng, thực hiện các chế độ chính quy.

2. Tận dụng khả năng xây dựng kinh tế của quân đội.

3. Xúc tiến việc đào tạo cán bộ, xây dựng các nhà trường quân sự.

4. Đẩy mạnh công tác huấn luyện và nghiên cứu khoa học quân sự.

Ngoài ra Tổng Quân ủy còn xác định rõ những biện pháp nhằm tăng cường kháng chiến phòng thủ miền Bắc, chuẩn bị mọi mặt đối phó nếu chiến tranh xảy ra, xây dựng Tây Bắc và miền Tây khu IV thành căn cứ địa vững chắc, ra sức xây dựng lực lượng dự bị.


(1)Văn kiện lịch sử Đảng - Tập 9. Trang 29.
(2)Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (khóa II). Những  sự kiện lịch sử Đảng, NXB. Thông tin lí luấn. Hà Nội 1982. Tập 4. Tr38.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Giêng, 2010, 07:19:46 am
Quán triệt yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội trong giai đoạn mới, 78.100 cán bộ đã rời quân ngũ, chuyển về địa phương và sang công tác ở cơ quan dân sự. 143.000 người chuyển thành các đơn vị xây dựng kinh tế, lập các nông trường ở Điện Biên, Mộc Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn Tây, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, tham gia xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên, Việt Trì. Một bộ phận khác được tổ chức thành các đội xây dựng doanh trại, xây dựng các công trình quốc phòng, biên giới, bờ biển, làm đường chiến lược ở Tây Bắc. Các khu vực trên đây có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và quốc phòng, đựoc coi là những khu vực phòng thủ quốc gia thời bình và căn cứ chống xâm lược nếu chiến tranh nổ ra. Đây là sự kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng.

Trong quá trình giảm quân số, Bộ Quốc phòng chưa lường hết sự diễn biến của tình hình đấu tranh ở miền Nam, nên đã chuyển một bộ phận lớn cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra xây dựng kinh tế, không giữ lại đúng mức các đơn vị đã từng nhiều năm chiến đấu ở chiến trường để sẵn sàng đưa các đơn vị đớ trở lại chiến trường miền Nam. Sau này do sự chi viện cho chiến trường miền Nam đã phải triệu tập anh em trở lại.

Tháng 3.1958, Bộ Quốc phòng quyết định thống nhất tổ chức biên chế, trang bị của lục quân và và đơn vị không quân, hải quân.

Bộ binh, thành phần chủ yếu của lục quân, biên chế thành bảy sư đoàn, sáu lữ đoàn, 12 trung đoàn độc lập gồm hơn chín vạn cán bộ chiến sĩ. Mỗi sư đoàn bộ binh được biên chế 8.689 người, gồm ba trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo binh và các đơn vị bảo đảm, được trang bị 6.645 khẩu súng bộ binh, 200 khẩu pháo mặt đất và súng cối, 42 khẩu pháo cao xạ và 281 xe vận tải. Hai phần ba vũ khí bộ binh được đổi mới bằng các loại súng do các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ. Mỗi lữ đoàn bộ binh biên chế 3.500 người gồm bốn tiểu đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn pháo binh và cao xạ cùng một số phân đội bảo đảm như thông tin, công binh, phòng hóa trinh sát, vận tải…

Bên cạnh bộ binh, các binh chủng pháo binh, phòng không, công binh, thông tin, vận tải, phòng hóa được biên chế thành các lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội. Ngày 21-3-1958 Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Phòng Không trên cơ sở tách Sư đoàn cao xạ 367 khỏi Bộ Tư lệnh pháo binh. tháng 8-1958 và tháng 3-1958 lần lượt hai trung đoàn tình báo phòng không và trinh sát ra đa được tổ chức. Đầu tháng 3-1959, các đài ra đa bố trí ở Điện Biên, Đồ Sơn, Trùng Quang (Nam Định), Quảng Xương (Thanh Hóa), Điền Lư (nam Quân khu IV) chính thức phát sóng trên toàn mạng, cảnh giới bầu trời Tổ quốc.

Bộ đội không quân biên chế 2000 người gồm một trung đoàn không quân vận tải và một số đơn vị khung, chuẩn bị đón nhận cán bộ chiến sĩ trung đoàn không quân chiến đấu đang học tập huấn luyện ở nước ngoài. Bộ đội Hải quân gồm hai đoàn tàu tuần tiễu ven biển, trang bị các pháo 40 và 20 mm và các dàn ra đa. Tháng 1-1959, Cục Không quân và Cục Hải quân được thành lập với nhiệm vụ giúp đỡ Bộ Quốc phòng tổ chức, chỉ đạo lực lượng không quân, hải quân, xây dựng quản lí các sân bay và hải cảng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kĩ thuật và lực lượng hậu bị của hai quân chủng đang hình thành này.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, một số đơn vị quân, binh chủng được thành lập và trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài tương đối hiện đại, làm tăng đáng kể hỏa lực, sức đột kích, khả năng cảnh giới và sức cơ động của quân đội ta.

Từ chỗ bộ binh chiếm đa số tuyệt đối, đến năm 1960, cơ cấu thành phần lực lượng và các mặt tổ chức, biên chế, được điều chỉnh một bước khá căn bản. Riêng tỉ lệ giữa bộ binh và các binh, quân chủng kĩ thuật xấp xỉ bằng nhau (51% trên 49%).

Tháng 8-1958, mở hội nghị xây dựng lực lượng hậu bị toàn miền Bắc để xây dựng, tiến hành đăng kí, quản lí, huấn luyện quân dự bị. Đến năm 1960, lực lượng hậu bị trong danh sách đăng kí của Bộ Quốc phòng là 7 vạn trong đó có 30.000 quân nhân phục viên, chuyển ngành, 78.000 đoàn viên Thanh niên Lao động.

Ngày 31-12-1958 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức thông qua Luật Nghĩa vụ quân sự và đến tháng 4-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh ban hành. Từ chế độ tòng quân tình nguyện chuyển sang chế độ nghĩa vụ quân sự là bước phát triển mới do sự nghiệp xây dựng quân đội củng cố quốc phòng. Chế độ nghũa vụ quân sự tạo điều kiện tăng cường lực lượng hậu bị, giảm bớt quân thường trực, tiết kiệm tài, lực cho công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xây dựng tiềm lực quân sự.

*
*   *

Như vậy là trong gần sáu năm xây dựng trong hòa bình, khắc phục bao trở ngại khó khăn, nhân dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ do Hồ Chủ tịch đứng đầu đã khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghía đối với công nghiệp, nông nghiệp đưa kinh tế miền Bắc phát triển một bước quan trọng. Trên nền tảng kinh tế đó, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế cùng phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam có giảm về số lượng nhưng chất lương chiến đấu được nâng cao do nâng cao lòng yêu nước trên cơ sở giác ngộ giai cấp, do được huấn luyện bài bản về kĩ chiến thuật và do được trang bị vũ khí tốt trên cơ sở một nền quốc phòng toàn dân được củng cố vững chắc.

Đây là thời kì nhân dân ở miền Bắc sống phấn khởi, vui tươi, đầy tin tưởng ở tiền đồ cách mạng. Dù cuộc sống còn đang tìm tỏi thể nghiệm, nhưng mọi người mọi nhà sống chan hòa, ổn định trong chế độ xã hội mới, một xã hội mà áp ức bất công đã trở thành dĩ vãng, một xã hội mà đảng, chính quyền, dân nhất trí, người với người là bạn.

Trong sáu năm xây dựng, miền Bắc đã và đang trở thành căn cứ địa vững mạnh của của nước, chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh của cách mạng ở miền Nam.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:03:07 am
Chương V

CHUYỂN HƯỚNG PHƯƠNG THỨC  ĐẤU TRANH Ở MIÈN NAM

Chuyển hướng chỉ đạo phương thức đấu tranh

Trong tình hình Mỹ Diệm một mặt phá hoại Hiệp định Giơnevơ, khước từ tổng tuyển cử, một mặt tiến hành tố cộng diệt cộng man rợ, tàn sát khủng bố ác liệt ở miền Nam, nhân dân ta không thể đơn thuần đấu tranh chính trị nằm yên cho địch đơn phương dùng bạo lực phản cách mạng mà diệt trừ những người cách mạng, đem khủng bố trắng trùm lên khắp nông thôn và thành thị miền Nam.

Tháng 6/1956 trong Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị khẳng định: “Tính chất cuộc cách mạng của ta ở miền Nam là dân tộc và dân chủ, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là phản đế và phản phong”. Về phương pháp cách mạng, Bộ Chính trị chi rõ: “Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc là đấu tranh chính trị, không phải là đấu tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của giáo phái chống Diệm”. Chủ trương của Bộ Chính trị là “phát triển lại các lực lượng vũ trang đến một mức độ nhất định… Tổ chức tự vệ phong trào quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh và giải thoát cán bộ khi cần thiết”, “Phải củng cố các lực lượng vũ trang hiện có, xây dựng các căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh, làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang”(1).

Vào tháng 8/1956 đồng chí Lê Duẩn Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ từ Cà Mau qua Bến Tre lên Sài Gòn hoàn chỉnh dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam. Văn phòng Xứ ủy dùng “bạch thư” gửi tài liệu đến các Liên Tỉnh ủy, phổ biến đến các Tỉnh ủy để tham khảo. Hội nghị lần thứ hai của Xứ ủy ở PhnômPênh đã đã thông qua Đường lối cách mạng miền Nam và gửi báo cáo Bộ Chính trị và Bác Hồ.

Bản Đề cương đặt cách mạng miền Nam là một bộ phận của cách mạng Việt Nam, cùng cả nước thực hiện 3 nhiệm vụ chung là củng cố miền Bắc thật vững chắc, đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền Nam, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc và dân chủ trên cả thế giới.

“Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân”.

“Như vậy, trong khi cùng đồng bào miền Bắc thực hiện mục đích là hòa bình, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước, nhân dân ta ở miền Nam còn theo đuổi mục tiêu riêng là đấu tranh để tự giải phóng khỏi ách thực dân phong kiến…”. “Để làm tròn nhiệm vụ lịch sử đó cần nhận rõ bản chất của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm. Chúng là đối tượng trực tiếp của cách mạng miền Nam phải đánh đổ”.

“Trên cơ sở nhận rõ mục đích yêu cầu, vị trí và đối tượng của cách mạng miền Nam, cần định ra đường lối phương pháp đấu tranh thích hợp để phát triển lực lượng, đẩy mạnh phong trào, đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công…”. Muốn chống Mỹ, Diệm nhân dân miền Nam chỉ có con đường cách mạng, không có con đường nào khác”.

“Phong trào cách mạng thì dựa vào lực lượng chính trị, dựa vào bạo lực quần chúng, coi đó là chỗ dựa cơ bản, đồng thời sử dụng những phương tiện khác để đẩy mạnh phong trào cách mạng của nhân dân kể cả lợi dụng luật pháp và hiến pháp của địch”.

“Trong hai năm nay, ở khắp nông thôn miền Nam không lúc nào ngớt tiếng súng đạn đàn áp của Mỹ Diệm, không ngày nào những người yêu nước không bị tàn sát, nhưng tinh thần cách mạng của nhân dân vẫn vững vàng, quyết tâm của quần chúng bảo vệ cách mạng vẫn không lay chuyển.

“Phong trào đấu tranh chính trị trong hai năm qua ở nông thôn cũng như ở thành thị, chứng tỏ rằng quần chúng có rất nhiều khả năng cách mạng và đã sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh rất phong phú chống Mỹ - Diệm. Nếu chúng ta nắm vững đường lối và vận dụng phương pháp đấu tranh một cách linh hoạt thì phong trào còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Mỹ Diệm dù tàn bạo và xảo quyệt cũng không dập tắt được.

“Có nhiều hình thức khác nhau để đánh đổ một chính quyền phản động, nhưng mọi chính quyền thù địch với nhân dân sụp đổ đều theo một quy luật chung: một chính quyền phản động nhất định sẽ sụp đổ khi mà đa số nhân dân không thể sống một cách bình thường dưới chính quyền ấy được nữa, khi mà đội quân tiên phong và đông đảo quần chúng cách mạng biểu thị quyết tâm vùng lên đánh đổ nó, khi mà bản thân bọn cầm quyền cũng không cai trị một cách bình thường được nữa. Tức là khi chính quyền của chúng bị suy yếu đến mức trở nên bất lực do sự xung đột giữa nhân dân với chúng ngày càng gay gắt, do sự khủng hoảng của chúng ngày càng nghiêm trọng, nhất là về chính trị, do mâu thuẫn  nội bộ bọn cầm quyền ngày càng sâu sắc và do tình hình thế giới phát triển không có lơi cho chúng”.


(1)Nghị quyết số 64N của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 19/6/1956.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:06:11 am
Được Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6/1956 và Đề cương cách mạng miền Nam vạch đường, tháng 12/1956 Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị ở Phnôm Pênh mở rộng đến bí thư liên tỉnh ủy và một số bí thư tỉnh ủy ở miền Nam. Đồng chí Lê Duẩn ủy viên Bộ Chính trị và đồng chí Nguyễn Văn Linh quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ chủ trì hội nghị. Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực khả năng giành chính quyền, trước mắt cần tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng các căn cứ miền núi, tranh thủ vận động cải tạo, tập hợp các lực lượng giáo phái bị Mỹ - Diệm đánh tan rã từng mảng đứng vào hàng ngũ nhân dân và lợi dụng danh nghĩa giáo phái li khai để diệt ác ôn.

Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của các đội vũ trang tuyên truyền do đồng chí Nguyễn Minh Đường chấp bút đã ghi: “Trong lúc toàn miền Nam đang đấu tranh chính trị như hiện nay chưa nên phát động chiến tranh du kích mà chủ trương hoạt động vũ trang tuyên truyền. Đội vũ trang tuyên truyền là đội vũ trang công tác. Cán bộ, đội viên tuyên truyền vạch mặt địch, phát động căm thù, xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng, khống chế ác ôn và tình báo địch, tranh thủ sự đồng tình của binh lính, vận động binh lính và nhân viên ngụy quyền ủng hộ các cuộc đấu tranh của quần chúng, hạn chế đánh địch làm bộc lộ lực lượng. Về tổ chức thành lập từng tiểu đội, trung đội. ăn ở, đi lại, hoạt động thì phân tán từng tổ, từng tiểu đội nhưng phải thành lập trung đội có ban chỉ huy để quản lí đơn vị, tiến hành công tác chính trị và rèn luyện bộ đội. Trang bị phải gọn nhẹ. Nội dung huấn luyện gồm công tác tuyên truyền, giáo dục phát động quần chúng, vận động binh lính địch, nâng cao hiểu biết về Đảng và một số kĩ thuật quân sự”(1).

Như vậy là tiếp theo Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng (6/1956), Đề cương cách mạng miền Nam và nghị quyết Xứ ủy Nam Bộ đã khẳng định con đường phát triển của cách mạng ở miền Nam. Trước mắt trong tình hình hòa bình phát triển đã qua nhưng toàn dân khởi nghĩa chưa tới, Xứ ủy Nam Bộ đã tổ chức vũ trang tuyên truyền theo kinh nghiệm của đồng chí Hồ Chí Minh khi Người thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động vũ trang tuyên truyền còn do sự sáng tạo của từng địa phương và diễn ra rất phong phú nhưng đều nằm tiến tới khởi nghĩa lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm.

Tại Liên khu V, do sự khủng bố của địch và do các đảng bộ địa phương “nhận định không rõ đặc điểm khác nhau của từng vùng trong khu để vận dụng phương pháp đấu tranh thích hợp”(2) phong trào đấu tranh của nhân dân đồng bằng bị sa sút nặng.

Đầu năm 1958, Đồng chí Lê Duẩn Thường trực Ban Bí thư gặp một số đồng chí của Liên Khu ủy V. Đồng chí chỉ rõ: Liên Khu V có 3 vùng: đô thị, đồng bằng và Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùgn có ý nghĩa và giá trị lớn về chính trị và quân sự. Tây Nguyên vững là đồng bằng Liên khu V vững. Trên cơ sở thực lực chính trị vững, phải nhanh chóng tổ chức lực lượng vũ trang với quy mô tiểu đội, cao nhất là trung đội hoạt động độc lập nhằm giữ buôn rẫy. Khi tình hình cho phép phát triển thành phong trào du kích kết hớp với lối đánh đặc công một cách linh hoạt. Phải khẩn trương xây dựng những khu vực tương đối an toàn làm căn cứ địa cho phong trào. Mặt khác phải đưa phong trào đấu tranh chính trị ở đồng bằng và thành thị lên(3).

Chấp hành chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn, mùa hè năm 1958 Liên khu V họp kiểm điẻm tình hình và đề ra những chủ trương, nhiệm vụ mới. Đồng chí Trần Lương Bí thư Liên khu ủy chủ trì hội nghị.

Hội nghị Liên khu ủy quyết định “đẩy mạnh xây dựng căn cứ Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh Trung Bộ. Lập cơ sở sản xuất, dự trữ gạo, muối, động viên nhân dân làm “rẫy cách mạng”, bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang; thành lập một số trung đội tập trung và tổ chức tự vệ ở các buôn, xã để bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng, giải thoát cán bộ bị địch bắt, diệt những tên ác ôn, phục hồi và mở rộng cơ sở chính trị”(4). Đây là những chủ trương đúng đắn và kịp thời đối với việc khôi phục và phát triển lực lượng vũ trang và phong trào ở miền núi Liên Khu 5.

Như vậy là ở Nam Bộ và sau đó là Liên khu V, bên cạnh việc xây dựng lực lượng chính trị, việc xây dựng các lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ địa đều được đặt ra. Điều đó đã được thực hiện tích cực, sáng tạo trên tình hình thực tế thiên thời, địa lợi, nhân hòa ở từng địa phương.


(1)Nghị quyết Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tháng 12/1956. Lưu trữ Viện lịch sử quân sự Việt Nam.
(2)Nghị quyết hội nghị Liên khu ủy 5 mùa hè năm 1958. Lữu trữ Viện lịch sử quân sự Việt Nam.
(3)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Lịch sử quân đội nhân dân tập II, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994. Trang 69.
(4)Nghị quyết Hội nghị Liên khu 5, mùa hè 1958.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:08:36 am
Tại các tỉnh phía Tây sông Hậu

Vùng các tỉnh Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng từ đầu được sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Duẩn Bí thư Xứ ủy khi đồng chí ở Năm Căn, Trần Văn Thời và Thới Bình. Ở các tỉnh này, các tỉnh ủy đã tổ chức ra các đơn vị Giải phóng quân bí mật lấy danh nghĩa là các đội bảo vệ hòa bình. Riêng Rạch Giá lấy tên là các đội Thanh Bình (thanh niên bảo vệ hòa bình). Đảng viên các chi bộ loại A, đoàn viên, thanh niên lao động hăng hái, dũng cảm được tuyển lựa vào Giải phóng quân. Thủ tục kết nạp vào Giải phóng quân như kết nạp vào Đảng. Từng cán bộ chiến sĩ tuyên thệ nhận nhiệm vụ Giải phóng quân do các Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức. Những năm đầu còn bí mật cả với xã ủy. Tổ chức theo tổ 3 người, 3 tổ thành một tiểu đội, 3 tiểu đội thành một trung đội. Ba ngày tổ sinh hoạt một lần, một tuần lễ tiểu đội học tập một lần. Các chiến sĩ học đường lố cách mạng miền Nam, 10 lời thề, 12 điều kỉ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam, học công tác vận động quần chúng và ra sức rèn luyện võ nghệ, luyện tập quân sự. Các chiến sĩ phải sản xuất riêng hoặc cùng làm với gia đình để bảo đảm tự túc và góp cho đơn vị. Giải phóng quân được giao nhiệm vụ gips phần với phong trào địa phương nhưng còn phải giữ bí mật về nhiệm vụ và chức trách chiến sĩ Giải phóng quân của mình. Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến trực tiếp hướng dẫn các tỉnh Cà Mau, CầnThơ, Kiên Giang xây dựng Giải phóng quân.

Việc xây dựng Giải phóng quân được tiến hành tích cực, nghiêm túc và thận trọng. Đến giữa năm 1956 mỗi tỉnh đã có nhiều đại đội. Tỉnh Rạch Giá có 9 đại đội, tỉnh Cà Mau 14 đại đội.

Đến đầu năm 1957 nhiều đơn vị giải phóng quân được chọn lọc, trang bị vũ khí, kết hợp với nhiều, ít anh em các đơn vị Hòa Hảo đi theo cách mạng mà thành lập các đơn vị vũ trang tuyên truyền mang danh là các đơn vị Hòa Hảo li khai. Ở Cần Thơ bên cạnh Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo, Hòa Hảo li khai do Phan Văn Thục chỉ huy, có tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng, Phan Đình Phùng. Ở Sóc Trăng có Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng. Ở Rạch Giá có Trung đoàn (tiểu đoàn) Lê Quang Vinh và Tiểu đoàn Ngô Văn Sở. Hoạt động của các đơn vị là vũ trang tuyên truyền trừ gian diệt ác.

Tháng 11/1957 đã diễn ra cuộc vũ trang đầu tiên. Liên tỉnh ủy miên Tây trực tiếp chỉ đạo trung đội của đồng chí Sáu Sơn thuộc Tiểu đoàn Ngô Văn Sở vũ trang công tác để rút kinh nghiệm. Trung đội vừa phục kích ở xóm Hậu Bối thì đội biệt kích ác ôn của quận Phước Long 12 tên do tên Rô chỉ huy hành quân bằng xuồng đi qua để về Phước Long. Ta bắn chét 2; bắt sống 9; thu 12 súng. Tên Rô chạy thoát. Diệt xong đội biệt kích khét tiếng gian ác, ngay trong đêm đơn vị Sáu Sơn phối hợp với một đơn vị Cần Thơ đột nhập vũ trang tuyên truyền ở thị trấn Ngã Năm gây ảnh hưởng lớn.

Đêm lễ sinh nhật Bác Hồ 19/5/1958, bộ đội Đinh Tiên Hoàng và Ngô Văn Sở Cà Mau ra mắt nhân dân. Ta khống chế đồn bót, hành quân đen nghịt kinh rạch. Tiếng loa vang, tiếng trống mõ báo động thôn xóm, làm nức lòng nhân dân. Bộ đội vào nhà kêu đúng tên, đúng thứ từng người trong nhà, biết việc nhà như người trong xóm, nhân dân rất tin phục. Kẻ địch hoảng sợ suốt đêm. Ở một số đồn bót binh lính tháo chạy hết. Một trung đội ta hành quân ở Ngọc Hiển, địch đếm đến 360 xuồng. Ở huyện Thới Bình, đến ngày 22/5, Trung đội 3 Đinh Tiên Hoàng mới kịp ra mắt nhân dân. 38 chiến sĩ mà địch đếm tới 770 người, mỗi người hai súng(1). Ta đột nhập vào Huyện Sử để giải thoát cho đồng chí Tường. Cả đồn giặc đã chạy hết, chúng đã thả đồng chí Tường.

Ngày 26/10/1958 địch tổ chức ngày quốc khánh. Hàng vạn người kéo đến biến này lễ địch thành ngày nhân dân vây đồn, vây quận lị. Ở Khánh Bình,Phong Lạc, Tân Phú, Tân Hòa… quần chúng xông vào đập phá trụ sở tề, hạ cờ ba que, tố cáo hành động giết người man rợ của Mỹ Diệm.

Báo cáo tháng 10/1958 của Hà Kỳ Nghiệp chỉ huy hiến binh An Xuyên viết “Dân chúng do Việt cộng xúi dục đã kéo đến uy hiếp chính quyền ở nhiều địa phương. chúng làm cho nhân dân huyện Thới Bình, Cái Nước, Đầm Dơi, Sông Đốc theo chúng(2).

Bộ đội Đinh Tiên Hoàng và Ngô Văn Sở cùng các đảng bộ địa phương diệt ác ôn. Trong thời kì này, những tên gian ác khết tiếng bị trừng trị: xã trưởng, cảnh sát, quận trưởng.

Ở Cái Nước, đoàn viên thanh niên lao động Năm Hạnh cùng tổ võ trang Ngô Văn Sở của đồng chí Tám Càm bất ngờ đột nhập nhà máy chà ngang cạnh nhà hội đồng xã Phú Mỹ, diệt tên Thân phản động ác ôn bằng một loạt đạn súng Colt 12 (3/3/1958).

Ở Đầm Dơi một đơn vị của Ngô Văn Sở đã diệt một loạt ác ôn: tên Hiếu chi bộ phong trào Cách mạng quốc gia, tên Tư Lê Hồng chủ ấp Tràm Con, tên Mên chỉ điểm ở Tân Đức. Quân địch đối phó với võ trang tuyên truyền bằng cách được tin “giáo phái” rút là chúng đến khủng bố nhân dân. Để dằn mặt chúng. Trung đội 2 Ngô Văn Sở sau khi vũ trang tuyên truyền ở Rạch Gốc rút đi, đã bí mật phục kích ở rạch Ông Định. Trên một trung đội 60 tên địch từ Năm Căn tiến vào trong một chiếc tàu cây. Vừa tầm lựu đạn, từ bờ rạch chiến sĩ ta nhả đạn. Tổ phóng lựu bắn trúng tàu. Địch chết 20 tên nhưng tàu địch chạy thoát. Từ đó chúng không còn bén mảng trở lại nơi bộ đội ta đã đến công tác.

Ở Thới Bình tổ trinh sát Đại đội 3 Đinh Tiên Hoàng hóa trang lính chủ lực ngụy gọi tên chủ ấp Khiêm từ cuộc họp xóm ra, loan báo với đồng bào về tội ác tên Khiêm rồi trừng trị.

Ở Trần Văn Thời ta đột nhập vào nhà, đọc bản án rồi xử bắn tên Bình, tên Hương, bắn chết tên Đạm ác ôn khi nó chạy qua sông.

Báo cáo tháng 8/1958 của tỉnh trưởng và trưởng công an An Xuyên lên cấp trên ghi: “Ngày 8/8/1958 bắt cựu hội viên cảnh sát Tân Hưng Tây. Ngày 18/8/1958 hạ sát bảo an Lê Văn Sáu, cảnh sát Nguyễn Phú Đoàn. Ngày 8 tháng 8 năm 1958 hạ sát Nguyễn Văn Danh cảnh sát Khanh An(3).


(1)Theo cung khai ccủa bọn chỉ huy địch ở Đầm Dơi, Thới Bình.
(2), (3)Hồ sơ địch lưu trữ tại Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Minh Hải.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:11:03 am
Trận tiêu diệt tên Nguyễn Văn Danh là một trận tập kích bất ngò của Đại đội 3 Đinh Tiên Hoàng kết hợp với các đồng chí xã Khánh An. Ta dùng kế “điệu hổ li sơn” “trói” đồng chí Chín Chóp, chiều 8/8 chống xuồng tới thẳng đồn Cái Tàu, kêu cảnh sát Danh ra bắt Việt Cộng. Tên Danh và binh lính vừa chạy ra, lập tức người bị trói cùng anh em bắn chết nó. Trong khi đó cánh quân trên bộ ấp vào chiếm đồn Cái Tàu. Ta phá trại giam, giải phóng cho nhiều đồng bào, đồng chí bị địch bắt giữ.

Tháng giêng năm 1958 một bộ phận đơn vị Ngô Văn Sở bố trí phục kích ở Lung Lấm. Đại ủy Lê Phú Nhung quận trưởng Đầm Dơi cùng binh lính từ Tân Đức đi ôbo về đụng phải dây thép ta căng ngầm và chéo. Ôbo chạy lệch vào nơi ta phục kích. Ta bắn chết Lê Phú Nhung cùng mấy tên lính.

Ngày 18 tháng 3 năm 1959, một đơn vị Đinh Tiên Hoàng đón đường đánh tàu ở Vàm Cái Sắn diệt tên đại ủy Trần Văn Hai quận trưởng Thái Bình cùng tên chỉ huy trưởng cảnh sát và bốn dân vệ(1).

Trong vòng ha tháng, hai tên quận trưởng bị trừng trị làm cho bọn địch ở Cà Mau lo sợ hoảng hốt. Lúc này hầu hết các xã tổ chức du kích gọi là vũ trang tuyên truyền xã. Các đội vũ trang tuyên truyền xã kết hợp cùng các đơn vị Ngô Văn Sở, Đinh Tiên Hoàng hoặc hoạt động độc lập, đã cùng lực lượng chính trị binh vận của xã phối hợp hành động. Võ trang tuyên truyền từ gian diệt ác trở thành phong trào cách mạng của quần chúng.

Đầu 1957 hai Đảng bộ Rạch Giá và Hà Tiên vừa hợp nhất thành Tỉnh Đảng bộ Rạch giá thì mở đợt học tập Nghị quyết của Xứ ủy 12/1956, Ban Thường vụ tỉnh ủy Rạch Gái cho tập trung hai tiểu đoàn lại. Tiểu đoàn Ngô Sở hoạt động từ U Minh Thượng lên sông Cái Bé. Trung đoàn (tiểu đoàn) Lê Quang Vinh hoạt động ở Bắc sông Cái Bé lên Hà Tiên. Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang lúc này là diệt ác theo kế hoạch, vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở am, lao động sản xuất để tự cung tự cấp giúp dân và đóng góp quỹ kháng chiến của Tỉnh ủy. Phương châm  hoạt động của hai đơn vị là phân tán, tập trung linh hoạt. Ngày dấu súng trà trộn trong nhân dân sản xuất, đêm lấy súng lên diệt ác, vũ trang tuyên truyền.

Cũng trong thời kì này, các tổ, đội bảo vệ tỉnh ủy và các huyện ủy cũng thành lập. Tỉnh ủy cho khai các hầm súng để lấy sùng trang bị cho lực lượng vũ trang và cán bộ trung, sơ cấp. Tỉnh ủy kết hợp với liên tỉnh ủy mở lớp đặc công cho tỉnh và các tỉnh bạn.

Từ giữa năm 1957, hai đơn vị vũ trang của tỉnh và các đội bảo vệ của huyện ủy bắt đầu hoạt động tích cực. Ta đột nhập vào các khu tập trung, xã lị, quận lị diệt hàng chục tên gian ác, trấn áp nhiều tên khác, vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng. Nổi bật là Tiểu đoàn Ngô Văn Sở đã kết hợp với địa phương diệt nhiều tên gian ác như Cả Đài ở Bảy Ngàn, tên Chống ở Ngọc Hà, chủ tịch Chung ở Bàn Tân Định, Huỳnh Văn Rớt chủ tịch hội tề xã Vĩnh Bình. Trong trận diệt tên Rớt tổ đặc công của đơn vị Ngô Văn Sở đã phải kiên trì phục kích 17 ngày, đến ngày 20 tháng 7 năm 1957 mới diệt được nó khi ngồi trên xuống máy đi thăm ruộng. Tên Rớt bị trừng trị làm cho uy thế của hội tề vùng U Minh bị suy sụp nghiêm trọng. Nhân dân phấn khởi đẩy mạnh phong trào nổi dậy phá kìm kẹp của địch ở nhiều xã.

Đến cuối năm 1957 các lực lượng vũ trang tỉnh và huyện dã điệt gần 200 tên ác ôn. Phong trào đấu tranh chính trị và binh vận phát triển mạnh. Nhân dân sáng tạo nhiều hình thức thích hợp với từng đối tượng để giáo dục binh sĩ, tranh thủ lung lạc sĩ quan, phân hóa hội tề. Do đó tinh thần ngụy quân, ngụy quyền sa sút rõ rệt. Hàn trăm binh sĩ rã ngũ, rất nhiều binh sĩ và sĩ quan ngụy đã công khai ủng hộ và bảo vệ các cuộc đấu tranh chính trị trực diện của quần chúng.

Ngày 15/7/1957 đồng chí Dũng Nam đồn trưởng đồn Chợ Mới (Giồng Riềng) cùng với bốn binh sĩ đã chiếm gọn đồn Ba Huân (Gò Quao) bằng cách dụ địch ra khỏi đồn đi đá banh rồi ập vô chiếm đồn, buộc toàn bộ sĩ quan và binh sĩ trong đồn đầu hàng. Số đầu hàng ta giáo dục rồi thả tại chỗ.

Cũng trong thời kì này, đồng chí Trần Văn Hóa (Bảy nghĩa) trưởng đồn Lung Lớn (Hà Tiên) cùng một số cơ sở nội tuyến đã khởi nghĩa diệt đồn, mang toàn bộ vũ khí về với Trung đoàn Lê Quang Vinh.

Có hàng chục đồn dân vệ và bảo an ở các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, An Biên, Châu Thành do đồng chí ta làm đồn trưởng xin khởi nghĩa nhưng Tỉnh ủy chưa cho phép.


(1)Đoạn này dựa theo Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng. NXB Mũi Cà Mau.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:12:25 am
Sang năm 1958, phong trào đấu tranh chính trị và binh vận kết hợp võ trang tự vệ, diệt ác trong toàn tỉnh tiếp tục phát triển rộng mạnh.

Ngày 23/4/1958 đơn vị Thất Sơn thuộc Trung đoàn Lê Quang Vinh diệt đồn Vĩnh Điền bằng kì tập kết hợp nội ứng. Sau trận này bọn đồn bót và tề điệp ở vùng biên giới Hà Tiên co lại, cơ sở của ta hoạt động mạnh mẽ.

Trong thời kì này, nhân dân ta phá “khu trù mật” của địch ở thị trấn Dương Đông huyện đảo Phú Quốc, nhân dân phục vụ cho đồng chí Nguyễn Duy Khánh diệt tên quận trưởng Nguyễn Việt Nghĩa, một tên phản bội từng sát hại 38 cán bộ, đảng viên ở Phú Quốc. Sau khi diệt tên quận trưởng Nghĩa và một số tên tề xã, ấp, phong trào của nhân dân Phú Quốc chuyển lên mạnh mẽ.

Hoạt động vũ trang tuyên truyền diệt ác phá kìm cũng phát triển ở Sóc Trăng và Cần Thơ nhưng không đồng đều, mạnh mẽ như ở Rạch Giá, Cà Mau.

Ở Sóc Trăng, lực lượng vũ trang tỉnh diệt một đơn vị biệt kích nổi tiếng ác ôn và tên quận trưởng Phước Long.

Lực lượng vũ trang Cần Thơ thì liên tiếp diệt hai quận trưởng Ô Môn.

Một hình thái đấu tranh mới xuất hiện tại tỉnh Cà Mau nơi có phong trào võ trang tuyên truyền diệt ác trừ gian mạnh nhất lại có căn cứ rừng U Minh: Làng Rừng.

Đầu năm 1958 khi Mỹ Diệm phát động cái gọi là phong trào bảo vệ hương thôn đồng thời đưa lữ đoàn phòng vệ Tổng thống phủ làm nòng cốt hỗ trợ cho sự càn quét của “bảo vệ hương thôn”, quân địch đã gây nên phong trào khủng bố tràn ngập.

Trước tình hình đó, các đảng bộ đã chủ trương giải thoát cho các gia đình cách mạng bị địch dồn vào sát đồn bót để kiểm soát, truy ép, đàn áp. Thanh niên nhiều xã lập thành từng nhóm, từng tổ vũ trang tìm nơi có địa hình thuận lợi tự động tổ chức chiến đấu chống lại quân thù. Một số chiến sĩ bộ đội, du kích cũ không chịu nổi kìm ép của quân thù cũng lập chòi tránh né. Các trung đội của bộ đội Đinh Tiên Hoàng, Ngô Văn Sở đều đã có căn cứ trong rừng. Trong khi đó Xứ ủy do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư đã đồng ý cho vùng Nam U Minh đến rừng đước Năm Căn được nổi dậy chống giặc.

Tỉnh ủy Cà Mau do đồng chí Vũ Đình Liệu làm Bí thư đã quyết định tổ chức Làng Rừng. Hàng vạn dân có sự chỉ đạo của các xã ủy nổi dậy kéo vào rừng U Minh, rừng đước Năm Căn, các khu lõm lập nên các làng để tránh giặc, đánh lại giặc. Không chịu sống dưới sự khủng bố tàn sát của địch, nhân dân công khai không thừa nhận sự cai trị của cơ quan Mỹ Diệm, kéo vào dựng làng riêng, tổ chức kháng chiến.

Mười lăm Làng Rừng chính thức với 20 ngàn dân cùng nhiều làng rừng khác với khoảng 10 ngàn dân được lập nên trong và quanh rừng U Minh kéo xuống phía Nam, Đông Nam đến rừng đước Năm Căn. Các làng rừng được bố trí chặt chẽ để đánh lại quân địch càn quét, chặn bọn bảo vệ hương thôn vào càn phá.

Trong các Làng Rừng, nhân dân đùm bọc tương trợ nhau, khi lập làng các gia đình đem gạo, muối đủ ăn nhiều tháng. Vào làng thì tổ chức đánh cá, bắt tôm, săn thú, chăn nuôi, trồng trọt những cây ngắn ngày. Nhân dân dựng trạm xá, dừng trường, tổ chức học chữ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức cuộc sống đồng bào nói “theo chủ nghĩa xã hội”.

Các đội du kích được tổ chức, mỗi Làng Rừng của huyện Trần Văn Thời có từ 40 đến 60 du kích. Các làng đều có lò rèn, tổ vũ khí, có làng có 3 tổ. Quân địch mới mon men ở ngoài bìa rừng, chưa bao giờ đi sâu được vào làng. Làng Rừng vùng đước địch không đốt được. Làng Rừng U Minh, ta khai mương rãnh đề phòng cháy rừng. Các Làng Rừng đều có ban quản trị hoăc ban tự quản do chi bộ Làng Rừng lãnh đạo.

Khi có Làng Rừng tổ chức lãnh đạo của đảng bộ xã cũng thay đổi. Nơi tổ chức thành hai chi bộ, nơi 3 chi bộ. Chi bộ A Làng Rừng là chi bộ công khai, chi B lãnh đạo ở làng cũ nơi ta duy trì một số dân ở lại và khu dinh điền hay khu trù mật. Nơ tổ chức 3 chi bộ có thêm chi bộ vũ trang.

Làng Rừng là căn cứ cho ta xây dựng và rèn đúc vũ khí, là bàn đạp cho cán bộ bộ đội, du kích tỏa ra hoạt động vũ trang tuyên truyền, đánh địch. Với Làng Rừng liên hệ chặt chẽ với làng cũ ta tạo thế hỗ trợ lẫn nhau giữa vùng tranh chấp, vùng địch kèm với vùng căn cứ. Nhờ vậy mà phong trào cách mạng phát triển. Làng Rừng ngày một rộng, một đông đến năm 1959 đã lên đến hàng chục vạn người.

Các Làng Rừng là các làng độc lập tự do đầu tiên công khai dựng nên trong vùng Mỹ Diệm cai trị. Làng Rừng tiếng là tránh địch nhưng chứa đựng tư tưởng tiến công lớn. Đây là sự nổi dậy của nhân dân chống lại chính quyền địch, lập vùng tự do do chính mình quản lí, lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, làm bàn đạp tiến công quân thù. Với việc xây dựng Giải phóng quân - các đơn vị Ngô Văn Sở, Đinh Tiên Hoàng và đưa các lực lượng hoạt động vũ trang  tuyên truyền đây là mô hình: lực lượng vũ trang tuyên truyền và căn cứ địa để chuẩn bị khởi nghĩa.

Năm 1978 khi thăm Minh Hải đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Khi địch lê máy chém đi khắp miền Nam đưa sự tàn bạo của phát xít cùng cực thì ở Minh Hải này có hàng chục vạn thanh niên vào rừng U Minh. Một không khí cách mạng lại bùng lên, chính thực tế đó của Minh Hải đã giúp cho Trung ương thấy rõ cần phải và có thể phát động quần chúng vùng dậy đấu tranh”(1).

Tháng 10/1958, Xứ ủy triệu tập Hội nghị tại PhnômPênh. Trước sự phản ánh của các Liên Tỉnh ủy về sự hình thành “túi bất hợp pháp” ở các nơi, đồng chí Bí thư Xứ ủy Nguyễn Văn Linh giải đáp; “Trước tình hình này, trên cơ sở các lõm không hợp pháp, cho quần chúng nổi dậy vũ trang tự vệ, vũ trang đánh địch, tuyên truyền vũ trang. Lập làng rừng, những lõm chính trị có vũ trang, đó là những căn cứ cách mạng, căn cứ vũ trang diệt ác, tề, điệp, đánh địch chung quanh những căn cứ này”(2).


(1)Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), NXB Mũi Cà Mau.
(2)Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975), Sách đã dẫn - tr372.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:14:33 am
Bước sang năm 1959, do sự phát triển của phong trào cách mạng ở miền Nam, cơ quan Mỹ Diệm lại gia tăng đàn áp, khủng bố.

Ngày 23/3/1959, Ngô Đình Diêm tuyên bố tình trạng chiến tranh ở miền Nam.

Ngày 6/5/1959, Diệm ban hành luật 10/59.

Ngày 3/7/1959, Diệm đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

Địch lê máy chém đi khắp nơi chặt đầu người cách mạng. Phong trào bảo vệ hương thôn lại nổi lên hoành hành, nơi nơi không khí khủng bố tràn lan.

Ngày 17/5/1959 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị về việc chổng đạo luật phát xít 10/59, nhận định: “Sở dĩ địch phải dùng đến lực lượng quân sự quy mô, dùng chinh sách phát xít công khai trắng trợn như đạo luật vừa rồi để dối phó vói phong trào quần chúng vì địch đang thất bại hoàn toàn về chính trị. Địch đã bị động toàn bộ và ta tùy từng lúc, từng nơi có bị động đối phó, nhưng đứng trên toàn cục thì ta lại chủ động”(1).

Chỉ thị đề ra “Phát động phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ, rộng rãi đồng thời từng từng nơi, từng lúc phát triển hoạt động vũ trang tuyên truyền, làm thất bại chính sách đàn áp khủng bố chính quyền dộc tài phát xít Mỹ Diệm, đẩy chúng vào thế bị động, cô lập hơn nữa về chính trị. Chú ý khẩu hiệu kinh tế thết thực, hình thức mang tính chất cách mạng càng mạnh mẽ càng có lợi. Trong những trường hợp cần thiết, lực lượng vũ trang tuyên truyền có thể tiêu diệt từng bộ phận gian ác của địch”(2).

Tháng 8/1959, Liên tỉnh ủy miền Tây bàn về việc thi hành chỉ thị chống luật phát xít 10/59 đã quyết định chọn tỉnh Cà Mau và huyện An Biên (Rạch Giá) làm thí điểm lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa. Đồng chí Trần Văn Bỉnh, Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy trực tiếp tới tỉnh Cà Mau làm điểm thí điểm để lãnh đạo phong trào.

Trên cơ sở phong trào cách mạng của quần chúng mạnh mẽ, có lực lượng vũ trang là Tiểu đoàn Ngô Văn Sở, Đinh Tiên Hoàng và Làng Rừng, co sơ sở ta mạnh trong lòng địch, lại được đồng chí Trần Văn Bỉnh thông báo là Trung ương Đảng đã cho vũ trang khởi nghĩa, Tỉnh ủy Cà Mau phát động quần chúng khởi nghĩa.

Tỉnh ủy Cà Mau ra hiệu triệu kêu gọi nhân dân đứng dậy từ ác diệt gian, đánh đổ chính quyền Mỹ Diệm. Bản hiệu triệu vết:

“Cờ đỏ sao vàng tạm khuất bóng ở Miền Nam là do Mỹ Diệm phá hoại hiệp định Giơnevơ, phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử. Chúng đem quân đội cảnh sát càn quét, giết hại đồng bào ta. Chúng cướp lại ruộng đất của chúng ta, chúng bắt con từ cha, vợ li khai chồng, chúng tàn sát dân ta, đập đầu người yêu nước, đem máy chém chặt đầu phanh thây người cách mạng. Chúng đem giết chóc đau thương đến với mọi gia đình.

Hỡi đồng bào, bấy lâu ngậm đắng nuốt hờn, đã đến lúc chúng ta phải vùng dậy. Chúng ta không thể sống dưới cảnh khủng bố, đàn áp, bị bắt, bị giết lúc nào không hay, sống nay chết mai.

Quân địch hung hăng tàn bạo nhưng sức mạnh chúng chỉ bề ngoài như bèo bọt trên mặt nước.

Đồng bào chiến sĩ hãy đứng lên!

Có súng cầm súng, có dao cầm dao, có gì cầm nấy, quyết diệt hết tụi gian ác, đập ta chính quyền vô đạo bạo ngược.

Hỡi thanh niên “bảo vệ hương thôn”, các bạn đừng để bọn cảnh sát ác ôn kìm kẹp các bạn, buộc các bạn đập đầu chính người thân các bạn. Hãy quay roi, gậy lại trói chúng nó, đập bể đầu chúng nó, những kẻ đã chém giết cha mẹ, bà con, cô bác chúng ta, đánh đúng những kẻ thù thật sự của các bạn, của nhân dân.

Hỡi đồng bào chiến sĩ hãy đứng lên!

Đất nước ta có bao nhiêu vị anh hùng cứu quốc, sự tích Tổng khởi nghĩa tháng Tám, kháng chiến chống Pháp còn đây, ngọn Hòn Khoai còn đó thì truyền thống quật cường bất khuất của nhân dân Bạc Liêu - Cà Mau đời đời bất diệt.

Tỉnh ủy Bạc Liêu - Cà Mau”(3).

Lời kêu gọi xúc động mạnh mẽ lòng dân, đáp ứng nguyện vọng bức xúc của đồng bào như nắng hạn gặp mưa rào. Toàn dân Cà Mau - Bạc Liêu như bể dầu nóng bỏng được châm ngọn lửa tiến công đã sục sôi bùng cháy, nổ bùng, điểm khởi từ U Minh, Đầm Bà Tường.

Huyện Trần Văn Thời do đồng chí Nguyễn Văn Đáng (Tư Hườn) làm Bí thư được chọn làm huyện điểm. Đồng chí Phan Ngọc Sến (Mười Kỷ) Phó Bí thư tỉnh ủy, Trưởng ban quân sự Tỉnh trực tiếp chỉ đạo ở đây.

Trận đầu là trận Vàm Cái Tàu xã Khánh An đêm 25 rạng 26 tháng 8 năm 1959. Bộ đội Đinh Tiên Hoàng do các đồng chí Năm Tân, Tám Lực chỉ huy kết hợp với lực lượng xã Khánh An được hai cơ sở binh vận làm nội ứng dẫn đường đánh vào nhà đồn trưởng và trại lính. Trận đánh kết thúc nhanh chóng. Ta diệt một số, một số tên chạy  thoát có đồn trưởng Nho, ta bắt sống 12, thu 57 súng, nhiều thùng đạn và lựu đạn.

Theo tiếng phát loa của cách mạng, nhân dân trống mõ, đèn đuốc, gậy cộc kéo đến mtítinh rầm rộ, tỏa đi vây bắt hỏi tộ những tên tay sai địch ra xét xử. Đồng bào trong khu trù mật Vàm Cái Tàu nổ dậy đốt sạch khu kéo về làng cũ. Lửa cháy khu tập trung sáng rực.

Chặn đánh một đại đội thủy quân lục chiến càn quét vào Cây Bàng, diệt nhiều tên, lấy súng, bộ đội Đinh Tiên Hoàng tiến công vào dinh điền Đồi Đức Mẹ diệt gọn một đại đội, bắt sống nhiều tên. Ta chiếm phá luôn khu dinh điền kiểu mẫu của Ngô Đình Diệm. Thuốc men, cụng cụ, xuồng ghe ta chở ba ngày không hết. Ta lấy được rất nhiều gạo chia cho đồng bào.

Các xã Trần Văn Thời: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Phong Lạc giải phóng hoàn toàn. Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm giải phóng về cơ bản. Toàn huyện chỉ còn chi khu Rạch Ráng, đồn Sông Đốc, khu trù mật Khai Quang, khu dinh điền Khánh Lâm.

Huyện Cái Nước do các đồng chí Sáu Toàn, Sáu Vui làm bí thư và Phó Bí thư bắt đầu khởi nghĩa ở Phú Mỹ, Đầm Bà Tường, Lương Thế Trân. Đồng chí Vũ Đình Liệu (Tư Bình) Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo ở đây.

Tại Phú Mỹ, đội võ trang huyên với 20 súng máy, 130 mã tấu kéo đến nhập với 200 cây mã tấu của xã cùng đơn vị Ngô Văn Sở cùng nhân dân họp míttinh trong khi đội du kích bao vây đồn Vàm Đình. Nhân dân vùng dậy với khí thế dậy trời, tỏa ra đi bắt, trừng trị những tên ác ôn, đưa đi giáo dục những tên khác. Ta giải phóng hàng loạt bảo vệ hương thôn. Gậy gộc, dây, roi, đèn pin ném xuống muốn đầy một khúc kinh Bà Tường.

Quân thủy quân lục chiến đi ba tàu cây từ Đường Ven qua Mang Rổ, đến kinh Mười Hổ bắt anh Thời thương binh và anh Năm Tiến phụ trách căn cứ. Một đơn vị Ngô Văn Sở cùng du kích Tân Hưng bố trí phục kích ở Mang Rổ. Ta bắn chết và bị thương 31 tên, thu 1 tàu, 1 trung liên, 1 tôm xơn, 1 các bin, nhiều súng trường và thùng đạn, giải thoát được anh Thời.

Trận Mang Rổ đánh bọn thủy quân lục chiến, diệt nhiều địch, lấy tàu, lấy súng chấn động mạnh mẽ trong địa phương.


(1)Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương về việc chống luật 10/59 của địch. Lưu trữ tại Văn phòng Trung ương Đảng.
(2)Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chống luật 10/59 của địch. Lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng - Hà Nội.
(3)Minh Hải 30 năm chiến tranh giải phóng, Sách đã dẫn - tr 126, 127.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:15:13 am
Ở Lương Thế Trân đồng chí Sáu Toàn vừa nhận ở Tỉnh các bản Hiệu triệu về liền phát động xã Lương Thế Trân - Thạnh Phú nổi dậy. Có nội tuyến dẫn vào, đội võ trang tuyên truyền xã với 10 chiến sĩ cùng nhân dân nổi dậy diệt đồn Cái Nhum trong 5 phút, giết 5 tên, bắt số 7 tên. Một tiểu đội biệt kích địch từ Rau Dừa tới bị một đơn vị Ngô Văn Sở phục kích bắt sống.

Trận đánh đồn Chà Là tiêu diệt đại đội bảo an Triệu Quang Phục là một trận tập kích bất ngờ kết hợp với nội ứng. Nội tuyến ta có anh Hai Đen và ba nòng cốt. Đồng chí Sáu Vui Phó Bí thư Huyện ủy tập hợp 33 đồng chí phân nửa là xã ủy viên, chia làm ba cánh ngụy trang trong ba ghe chuối bất ngờ xung phong vào chính diện và bọc hậu, xuyên hông. Anh Hai Đen đưa ngay khẩu trung liên cho lực lượng xung phong phát triển. Ta đâm lê diệt Tên đồn trưởng. Binh lính: bộ phận ra hàng, bộ phận hoảng hốt vứt súng xuống sông chạy tán loạn. Ta thu 33 súng: 1 súng cối, 1 trung liên, 4 tôm xơn, 9 các bin, 3 phóng lựu… Địch chết 6, bị bắt 20.

Nhân dân khởi nghĩa làm chủ hầu hết các xã. Bọn đồn, tề xã hoang mang bỏ chạy. Địch chỉ còn đồn ở biệt khu Bình Hưng, Vàm Đình, Chà Là (đóng lại) và một số đồn điền trên lộ xe Cà Mau - Năm Căn.

Tại huyện Ngọc Hiển, cuộc khởi nghĩa do đồng chí Tư Chờ (Huỳnh Kim Tấn) Bí thư Huyện ủy lãnh đạo kết hợp với Đại đội 1 Ngô Văn sở. Cuộc đấu tranh ở đây rất găng từ khi ta giết quận trưởng Nhung. Một tiểu đoàn chủ lực càn quét liên tục kết hợp với tên quận trưởng Thăng đi khủng bố trả thù.

Ở Tạ An Khương, nhân dân nổi dậy cùng du kích bắt toàn bộ tề ấp, tề xã ác ôn, xếp thứ tự từng hàng theo mức tội ác. Từ các ấp nhân dân kéo đến, đi đầu là các gia đình có người bị chúng sát hại, đầu đội bát hương thờ tử sĩ. Cuộc nổi dậy biến thành cuộc tố cáo tội ác giặc, gây căm thù quân cướp nước, bán nước. Ta trừng trị những tên gian ác nhất, đưa đi giáo dục những tên chưa đáng tội chết. Một số khá đông được nhân dân giáo dục, thả tại chỗ.

Ở Tân Duyệt, nhân dân nổi dậy diệt ác ôn ở ấp rồi kéo về vây đồn chi khu Đầm Dơi.

Ở Tân Thuận, nhân dân toàn xã nổi dậy, trống mõ, vũ khí thô sơ, ống tre, khí đá cùng một đơn vị Ngô Văn Sở tước vũ khí dân vệ ở ấp tân Bình, bao bó đồn Tân Đức suốt 7 ngày đêm liền. Trước sức mạnh áp đáo của quần chúng, quân địch đầu hàng. Ta bắt 15 tên, thu 15 súng.

Trong cao trào nổi dậy, đồn Cái Keo khởi nghĩa. Cán bộ ta vận động cả trung đội địch diệt chỉ huy và ác ôn, phá đồn bốt mang toàn bộ súng  đạn, quân trang quân dụng rút về rừng Tân Thuận.

Ta phá tan khu dinh điền Tân Duyệt, đánh khu trù mật Cây Tàn, có tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 32 bảo vệ.

Ngày 12/11/1959, để đối phó với phong trào nổi dậy của quần chúng, địch phải điều tiểu đoàn 3 Bác Ái của Phủ Tổng thống tới chi viện. Tiểu đoàn Bác Ái là tiểu đoàn “con cưng” của Phủ Tổng thống. Binh lính của tiêu diệt đều gọi Ngô Đình Diệm bằng “anh Ba” và được Diệm tặng cho mỗi người một quả lựu đạn Mỹ MK2 đặt trong hộp để bảo vệ Tổng thống.

Tiểu đoàn 3 Bác Ái đóng quân ở ấp Thanh Tùng, cho một đại đội theo tàu đi vòa Kinh Năm. A phục kích ở Bến Dựa trên sông Cái Ngay, diệt gọn đại đội này và một tiểu đội bảo an dẫn đường, chiếm toàn bộ chiếc tàu. Ta bắt sống 50 tên, thu 133 súng: có 1 súng cối, 12 trung liên, 4 máy thông tin PRC10, rất nhiều đạn, lựu đạn MK2. Bên ta, 5 đồng chí hi sinh.

Trận Bến Dựa (12/11/1959 là trận đánh tiêu diệt địch gọn nhất, lớn nhất, lấy nhiều vũ khí nhất trong khởi nghĩa ở Đất Mũi, thúc đẩy mạnh phong trào tiến công và nổi dậy trong toàn tỉnh.

Sau trận Bến Dựa, ta phá tan khu trù mật Cây Tàn, khu trù mật ông Định.

Đúng ngày 6.1.1960, một đơn vị Ngô Văn Sở (vượt 20km đường biển) tiến công tiêu diệt một trung đội địch giải phóng Hòn Khoai. Triếp đó du kích địa phương cùng nhân dân tổng khởi nghĩa diệt và bám sát các đồn tề xã Viên An, Tân Ân.

Toàn huyện Đầm Dơi, địch chỉ còn chi khu tân Duyêt và hai đồn Năm Căn và Nhưn Miên.

Tại huyện Thới Bình, đồng chí Hai Phước Bí thư Huyện ủy vừa mang một bao cà roòng bản Hiệu triệu từ cứ của Tỉnh ủy về phổ biến cho các xã thì lập tức cao trào diệt ác phá kìm nổi lên ở Biển Bạch, Trí Phái, Tân lộc. Sáu Thi 17 tuổi cùng một lão nông “ôm hè” bắt lính ngụy lấy súng. Thanh niên nam nữ bảo vệ hương thôn quay lại bắt cán bộ liên đội, trung đội “phong trào”, giải tán các tổ chức địch lập ra. Ta diệt nhiều tên tề xã, tề ấp ác ôn.

Đồn Hai Ngó có cán bộ ta lãnh đạo bên trong, khởi nghĩa về với nhân dân cả trung đội. Anh Lê Minh Hoàng cùng du kích giả trang dân công, dùng búa tạ diệt đồn Giữa (Tân Lộc).

Ngày 11.11.1959, quân địch phản kích, đưa một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một đại đội bảo an, kéo theo 300 bảo vệ hương thôn tiến công ta ở Đồng Sậy. Một trung đội Đinh Tiên Hoàng cùng du kích lợi dụng địa hình phức tạp phá càn. Ta diệt gần trăm tên địch, thu nhiều súng trong trận và sau đó còn mò được trong cây cỏ dưới nước. Bên ta có 6 chiến sĩ hi sinh.

Địch tan trận càn, phong trào nổi dậy của quân ta và dân Thới Bình càng mạnh. Ta bao vây các đồn địch còn lại ở Huyện Sử, Cầu số 6 Tân Lộc.

Đến cuối quý 1 năm 1960, ở Cà Mau đã nắm quyền làm chủ hầu hết nông thôn, phá banh 4 khu trù mật, 4 dinh điền. Địch chỉ còn biệt khu Bình Hưng. Vùng giải phóng Cà Mau nối liền với các huyện Giá Rai, Phước Long (Sóc Trăng) và An Biên, Vĩnh Thuận (Rạch Giá) cũng đang nổi dậy. Trong nổi dậy  khởi nghĩa của Cà Mau, ta vừa biết dựa vào lực lượng quần chúng, vừa sử dụng lực lượng vũ trang, vừa sử dụng lực lượng binh vận phối hợp. Liên Tỉnh ủy đánh giá: tình hình phát triển quá nhanh và rộng, vượt qua sự ước lượng của Tỉnh ủy và Liên Tỉnh ủy.

Liên Tỉnh ủy quan tâm đến việc giữ thế hợp pháp của quần chúng. Tuy nhiên trong thực tiễn đấu tranh và qua Làng Rừng, quần chúng tự sắp xếp trong gia đình ai đi, ai ở, ai sống họp pháp, ai sống bất hợp pháp. Ta tiến hành tổ chức các đoàn thể quần chúng lập chính quyền tự quản xã, ấp do Nông hội phụ trách, tổ chức sản xuất lập ấp và xã chiến đấu bảo vệ xóm làng.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:17:04 am
Điểm chỉ đạo thí điểm thứ 2 của Liên Tỉnh ủy miền Tây là An Biên (Rạch Giá).

Tại Rạch Giá, trong cuộc họp tháng 8 năm 1959, Tỉnh ủy do đồng chí Lâm Văn Thê làm Bí thư đã quyết định chuyển hướng đấu tranh: từ đấu tranh chính trị kết hợp võ trang tự vệ, diệt ác chuyển hẳn sang đấu tranh chính trị và võ trang song song. Trước mắt vừa đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận vừa đẩy mạnh hoạt động võ trang. Lực lượng võ trang từ phân tán diệt từng tên gian ác chuyển lên tập trung diệt đơn vị và đồn bốt. Từ đó tạo thế mới và lực mới để tiến tới võ trang khởi nghĩa, phá banh thế kìm kẹp của địch, nhất là kìm kẹp ở cơ sở, giành lại uyền làm chủ đại bộ phận nông thôn.

Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1959, các huyện ủy, cơ sở Đảng, các tổ chức quần chúng và lực lượng võ trang khẩn trương kiện toàn tổ chức. Mọi vũ khí sẵn có đem trang bị cho các cấp. Tổ công trường tỉnh thành lập. Trước mắt có thể sửa chữa súng máy, súng trường, sạc đạn, làm lựu đạn, súng ngắn, dụng cụ phẫu thuật… Tỉnh ủy cũng chỉ đạo cho hai đơn vị Ngô Văn Sở và Lê Quang Vinh đánh một số trận diệt đơn vị, đồn bốt và chi khu để hạ uy thế địch, kết hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giành quyền làm chủ từng phần, từng khu vực quan trọng, tạo ra thế mới và niềm tin mới.

Về nhiệm vụ làm điểm cho Liên Tỉnh ủy, đồng chí Lâm Văn Thê đề nghị Liên Tỉnh ủy cho đánh tiểu khu Xẻo Rô. Đồng chí Phạm Thái Bường đồng ý nhưng nhắc phải chắc thắng, lưu ý phát động quần chúng nổi dậy, kết hợp diệt ác phá kìm các xã chung quanh và lấy tiền ở chi khu.

Hai đơn vị Ngô Văn Sở, Lê Quang Vinh đang đứng tên các địa bàn trọng yếu, có tinh thần chiến đấu, công tác và tổ chức kỉ luật rất tốt, liên hệ mật hiết với nhân dân và cơ sở. Quân số mỗi đơn vị có trên dưới 300 người, trong đó hơn một phần ba là đảng viên, các đại đội đều có chi bộ và chi đoàn. Mỗi đơn vị có bốn đại đội bộ binh và một đơn vị trinh sát đặc công, được trang bị chủ yếu là súng trường, vài khẩu trung liên, mìn và vài chục quả lựu đạn. Cán bộ tiểu đoàn đã kinh qua tác chiến trong kháng chiến chống Pháp.

Ngày 10.9.1959, đồng chí Nguyễn Tấn Thanh (Chín Cửu) Phó Bí thư Tỉnh ủy đến đơn vị Ngô Văn Sở (trực tiếp giao nhiệm vụ diệt chi khu Kiến An (Xẻo Rô).

Nhờ sự giúp đỡ của Đảng bộ và nhân dân xã Đông Yên, sau mười ngày đơn vị Ngô Văn Sở đã hoàn thành công tác trinh sát, các công tác chuẩn bị và phương án chiến đấu.

Địch trong chi khu có một đại đội bảo an, một trung đội dân vệ, một liên đoàn thanh niên cộng hòa, một lũ chỉ điểm chìm nổi và năm con chó săn. Ta tổ chức một lực lượng trực tiếp chiến đấu gồm 50 cán bộ chiến sĩ được lựa chọn, trang bị trung liên, súng trường và đa số là mã tấu.

Đêm 20.9, toàn bộ lực lượng chiến đấu đã vào được bên trong chi khu. Gần đến giờ nổ súng thì cơ sở báo tin là quận trưởng Lâm Quang Quận ra tỉnh chưa về. Đơn vị ta quyết định hão cuộc tiến công. Khi lui quân, ta xóa các dấu vết để đảm bảo bí mật.

Đêm 23.9, đặc công cắt rào mở đường cho bộ binh tiếp cận mục tiêu.

Đúng 0 giờ 5 phút ngày 24 tháng 9 năm 1959, tiếng súng trung liên phát lệnh cho toàn đơn vị xung phong. Các mũi nhọn nhanh chóng và đồng loạt chiếm các mục tiêu. Ngay trong những phút đầu tổ đặc công đã bắt sống Lâm Quang Quận. Tổ binh vận phát loa kêu gọi binh lính, sĩ quan hoặc đầu hàng hoặc chạy về phía chợ là hướng an toàn. Bị đánh bất ngờ, nhiều tên ác ôn đã bị diệt ngay từ đầu, quân địch trong chi khu rố loạn vội vã đầu hàng. Sau 15 phút chiến đấu ta đa chiếm lĩnh toàn bộ chi khu, giết chết trên 50 tên, bắt sống trên 50 tên, thu trên 50 súng gồm trung liên và trường tự động (garăng, cácbin), thu một số vàng và tiền.

Ta mở cửa trại giam, giải toát hơn 100 người bị chúng giam giữ. Ta dẫn quận trưởng Lâm Quang Quận ra chợ, tuyên án xử tử và cố ý đánh rơi một cuốn sổ tay trong đó có ghi tên những tên ác ôn ở quận và chi khu là cơ sở của ta. Sau đó địch thanh lọc 18 tên còn lại của dặc khu An Phước.

Nhân dân ba xã An Biên: Đông Yên, Tây Yên, Tây Thái nổi dậy, đánh mõ vang trời, uy hiếp tiht địch, giải tán tề, giải tán tổ chức thanh niên công hòa rồi kéo nhau về ruộng vườn cũ.

Hôm sau 25.9, hàng chục gia đình binh sĩ kéo đến tề xã, chi khu, đòi bồi thường nhân mạng chồng con, vận động binh lính rời bỏ hàng ngũ địch.

Trận đánh chi khu Xẻo Rô có tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Báo Le Monde (Thế giới) của Pháp đưa tin và bình luận, cho đây là sự kiện báo hiệu sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm(1).

Đối với khu vực Sóc Trăng, Cần Thơ, Liên Tỉnh ủy chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang tự vệ, chống địch càn quét, đồng thời tiến hành tuyên truyền vũ trang, diệt ác, phá kìm, khôi phục và phát triển lực lượng cách mạng.

Ngày 19.5.1959, đội tuyên truyền vũ trang của ta đột nhập thị xã Cần Thơ, đồng thời quần chúng các huyện Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp và Kế Sách nổi dậy, sôi sục đấu tranh, làm rung động hệ thống cai trị của địch. Riêng nông dân Phụng Hiệp đòi giảm được 20 ngàn giạ lúa tô.

Tại Sóc Trăng, Phó bí thư Liên Tỉnh ủy Nguyễn Thành Thơ xuống chỉ đạo nổi dậy để xem sự đối phó của địch ra sao.

Ta vũ trang diệt ác, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá khu trù mật Cổ Cò ở Mỹ Xuyên.

Ngày 04.11.1959, đội bảo vệ của Liên Tỉnh ủy do đồng chí Tư Mau chỉ huy kết hợp với du kích xã hóa trang kì tập, diệt đồn tề xã ở cù lao Phong Nẫm, một đồn trên kinh xáng Cái Côn và đồn An Lạc Thôn tại thị trấn Cái Côn, diệt một số ác ôn, thu 16 súng. Cù lao Phong Nẫm địch bỏ hơn 20 ngày sau mới dám đóng lại. Đội bảo vệ Liên tỉnh ủy còn phục kích diệt một đại đội địch ở Đại Thành (Phụng Hiệp) khi địch phản ứng đi càn.

Đến cuối quý I năm 1960 vùng giải phóng Cà Mau - U Minh đã được khôi phục một phần lớn và Liên Tỉnh ủy miền Tây đã có kế hoạch xây dựng thành căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống Mỹ.


(1)Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975), Sách đã dẫn, tr.385.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 08 Tháng Giêng, 2010, 07:58:18 am
Tại khu vực Cù lao Sa - Vĩnh - Trà

Khu vực cù lao Sa Vĩnh Trà nằm giữa hai con sông, sông Tiền và sông Hậu, là thuộc địa bàn của hai tỉnh: Vĩnh Long và Trà Vinh, thuộc liên tỉnh ủy miền Tây. Các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, và thị xã Sa Đéc nhập về tỉnh Vĩnh Long.

Nói về thời gian tháng 6.1955, khi Ngô Đình Diệm cho quân chính quy tiến công vào lực lượng giáo phái Hòa Hảo của Năm Lửa ở Cái Vồn, lực lượng Hòa Hỏa bị đánh tan tác. Ta vận động kêu gọi lính Hòa Hảo mang súng quay về với nhân dân.

Thực hiện chủ trương của Liên Tỉnh ủy, Tỉnh ủy, Cần Thơ(1) kịp thời lãnh đạo, duy trì lực lượng vũ trang Hòa Hảo chống Mỹ Diệm. Tỉnh ủy Cần Thơ đưa cán bộ đảng viên vào nắm chặt lực lượng Hòa Hảo vừa quay về với nhân dân, lấy danh nghĩa là Liên quân giáo phái chống Mỹ Diệm. Lực lượng này lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 77 do ông Phan Văn Thục (là cơ sở ta trong lực lượng Năm Lửa) làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Quang Hân - bí thư xã Đông Thành làm chính trị viên. Năm 1956, Tiểu đoàn 77 đổi tên là Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo. Cũng năm 1956, đồng chí Nguyễn Quang Hân bị địch bắt. Đảng điều động đồng chí Nguyễn Văn Chính (Nguyễn Ký Ức) làm chính trị viên.

Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo gồm 5 đại đội, hoạt động vũ trang tuyên truyền trong vùng ven sông Hậu, là vùng có đông đồng bào theo đạo Hòa Hảo, cán bộ chiến sĩ hòa nhập làm dân, sinh hoạt hằng ngày, đọc kinh, xá, như một tín đồ Hòa Hảo.

Liên Tỉnh ủy miền Tây chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền của Đảng mang tên Lực lượng giáo phái chống Mỹ diệm, lấy Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo làm nòng cốt, phát triển thêm hai tiểu đoàn (thực chất hơn một đại đội) lấy tên là Đinh Tiên Hoàng và Phan Đình Phùng. Ông Phan Văn Thục được phong là tư lệnh Lực lượng giáo phái chống Diệm ở miền Tây và được điều về Cần Thơ nhận công tác. Liên Tỉnh ủy cũng điều hai Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng và Phan Đình Phùng sang Cần thơ. Một phần của Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo ở lại Vĩnh Long.

Nói về binh lính Hòa Hảo Năm Lửa khi bị quân Ngô Đình Diệm tấn công đã có cánh chạy về Tầm Vu (Mỹ Thuận), có cánh chạy về Đông Thành, Song Phú, Ngãi Tứ (Tam Bình và Trà Ôn). Có cơ sở cách mạng cùng nhân dân vùng Đông Thành, Song Phú, Ngãi Tứ vận động giúp đỡ họ. Kết quả một số về với gia đình, một số xin về nông thôn dựa vào dân, vào cách mạng chống lại Mỹ Diệm. Huyện ủy Trà Ôn kịp thời lãnh đạo đồng bào các xã Ngãi Tứ, Bình Ninh, Loan Mỹ tương trợ, giúp đỡ đồng bào Hòa Hảo đang hoạn nạn tản cư về xã mình.

Huyện ủy Trà Ôn (đóng tại Ngãi Tứ) quyết định thu số vũ khí của lính Hòa Hảo bỏ lại chôn giấu ở trong bưng. Suốt tám tháng tìm kiếm, chi bộ Ngãi Tứ tìm được 9 ghe súng mà lính Hòa Hảo chôn giấu. Số súng này sau đó trang bị cho tiểu đoàn Lý Thường Kiệt.

Phần còn lại của Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo để lại cho Vĩnh Long thì binh lính Hòa Hảo cũ lần lượt rời ngũ. Tỉnh ủy chọn lọc các đồng chí Vệ quốc đoàn cũ và thanh niên nòng cốt cùng với cán bộ cốt cán của ta đưa vào trước đây thành lập tiểu đoàn vũ trang tuyên truyền của Tỉnh. Tháng 8.1957 tại Kinh Mười Thới, xã Tân Quới (Bình Minh) tỉnh ủy Vĩnh Long chính thức xác định là lực lượng vũ trang cách mạng lấy tên là Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt do đồng chí Nguyễn Văn Bế làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Ký Ức làm chính trị viên. Biên chế tiểu đoàn gồm 4 đại đội.

Tỉnh ủy Vĩnh Long giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt trong lúc mới thành lập như sau:

- Tuyên truyền, vạch trần âm mưu, tội ác của Mỹ Diệm đối với lực lượng giáo phái, tăng cường đoàn kết, củng cố xây dựng lực lượng giáo phái để kháng chiến.

- Vũ trang tuyên truyền nâng cao tinh thần yêu nước, giác ngộ cách mạng trong đồng bào tôn giáo.

- Diệt ác, hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng.

Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt về hoạt động ở vùng Hòa Hảo thuộc hai huyện Bình Minh và Lấp Vò, nơi mà trong kháng chiến chống Pháp, ta chưa gây dựng được cơ sở cách mạng. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn bám vào dân, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân, không những lmà công tác vận động tuyên truyền mà còn giúp đỡ nhân dân trong cuộc sống. Tình quân dân ngày càng gắn bó. Quan hệ quần chúng nói chung và tín đồ Hòa Hảo nói riêng đố với cán bộ chiến sĩ ngày càng mật thiết. Có những tín đồ Hòa Hảo hỏi thẳng cán bộ chiến sĩ ta: “Mày nói thiệt đi, mày có phải là Cộng sản không? Vì lực lượng vũ trang của Hòa Hảo cũng không đối xử tốt với tín đồ và lễ độ  như chúng mày”. Có lúc cán bộ chiến sĩ đến  mượn nhà để ở, chủ nhà hỏi: “Mày là Cộng sản hay Hòa Hảo, nếu Hòa Hảo thì tao không cho, còn mày là Cộng sản thì ở mấy đứa, ở bao lâu cũng được”(2).

Đồng bào Hòa Hảo làm hầm bí mật nuôi chứa cán bộ, giấu tài liệu cả dưới khánh thờ Huỳnh giáo chủ. Nhiều nơi, đồng bào chẳng những nuôi chứa mà còn hướng dẫn, giúp đỡ bộ đội hoạt động, diệt ác, trừ gian. Có nơi đồng bào còn tự giác hướng dẫn ta diệt từng tên ác ôn một.

Quá trình bám vùng Hòa Hảo, Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt đã xây dựng, phát triển cơ sở, giới thiệu cho địa phương phát triển đảng viên, xóa nhiều ấp “trắng cơ sở Đảng”.

Vùng sâu cảu các xã Mỹ Thuận, Tân Quới, Thạnh Lợi, Phong Hòa (Bình Minh), Phú Long (Châu Thành), Hoà Thành, Long Hưng, Long Hậu, Tân Phước (Lấp Vò) đến năm 1958 đã hình thành vùng lõm kháng chiến. Cán bộ, bộ đội, du kích thường dựa vào vùng này để bung về các địa phương hoạt động.

Hoạt động của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt trong vùng Hòa Hảo đã như một cuộc cách mạng biến đổi một vùng “trắng” thành vùng căn cứ của cách mạng.


(1)Trước dây vùng Cái Vồn thuộc địa phần tỉnh Cần Thơ.
(2)Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, trang 294.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 08 Tháng Giêng, 2010, 07:58:55 am
Trong những năm 1957, 1958, địch càng đàn áp, khủng bố ngày một dã man ở Vĩnh Long. Trung ương Đảng nhận định địch đã thất bại nặng nề về chính trị, do đó đã tới lúc phải đoàn kết đấu tranh mạnh mẽ hơn. Tỉnh ủy Vĩnh Long chủ trương cho đào súng lên trang bị cho cá cán bộ để tự vệ, lãnh đạo lực lượng vũ trang đẩy mạnh diệt ác, đánh bọn ác ôn đi lùng sục, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng.

Phong trào diệt ác phát triển, lực lượng vũ trang hoạt động công khai hỗ trợ quần chúng đấu tranh. Cuối năm 1957 ở xã Loan Mỹ (Tam Bình) cấp ủy địa phương cùng nhân dân và một đơn vị của Lý Thường Kiệt tổ chức diệt gọn một tiểu đội ác ôn. Tháng 3.1958, công an mật đột nhập vào quận lị bắn chết đại úy Dương Văn Biên quận trưởng Vũng Liêm làm cho bọn công an, cảnh sát quận và các tên đại diện, trưởng khu, trưởng ấp dao động. Nhiều xã trong huyện vùng lên diệt ác ôn, trừ khử do thám, chỉ điểm cùng những tên địa chủ thu tô, cướp ruộng.

Ở Chợ Lách, tên quân trưởng Sơn đánh phá ác liệt phong trào cách mạng của nhân dân nhiều xã. Y bắt thanh niên nam nữ trong họ đạo Cái Nhum tập quân sự. Huyện ủy Chợ Lách chỉ đạo phát động quần chúng đấu tranh vạch trần tội ác của hắn với các chức sắc của họ đạo. Ta sử dụng cả báo chí Sài Gòn tố giác hành động tội ác của tên Sơn, phối hợp với đấu tranh của quần chúng ở địa phương. Kết quả, tên Sơn phải đổi đi nơi khác, quần chúng vô cùng phấn khởi.

Tháng 7, 1959, thi hành luật 10/59, bọn Diệm đưa máy chém về Vĩnh Long, tới xã Đông Thành (Bình Minh) chặt đầu anh Huỳnh Văn Đạt. Chúng đưa máy chém xuống Trà Ôn mở phiên tòa đặc biệt kết án tử hình 29 đồng chí ta.

Tỉnh ủy Vĩnh Long chỉ thị cho các cấp ủy Đảng cần đẩy mạnh phong trào cách mạng, đẩ mạnh diệt ác trừ gian, phá kìm kẹp của địch.

Có sự hỗ trợ của bộ đội Lý Thường Kiệt, nhân dân diệt trừ một loạt ác ôn: tên Hòa đầu hàng ác ôn, cảnh sát Phương ở Phú Quới, xã Tràng ở An Bình…

Tháng 12 năm 1959, tại xã Long Hưng (Lấp Vò) một đơn vị của Lý Thường Kiệt phối hợp với cơ sở bên trong tiến công bốt Vàm Đình diệt bọn tề xã và 2 tiểu đội dịch, thu toàn bộ vũ khí.

Ngày 16.12.1959, địch mở cuộc càn vào xã Long Hưng bị Đại đội 258 của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt cùng du kích xã chặn đánh, diệt nhiều tên, bẻ gãy trận càn.

Những trận thắng của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt ở Tân Quới (Bình Minh), Long Hưng (Lấp Vò), An Khánh (Châu Thành) đã cổ vũ cho phong trào cách mạng của quần chúng vùng lên phá thế kìm kẹp của địch ở xóm ấp. Ngày 29.12.1959, được sự hỗ trợ của bộ đội, nhân dân các xã Mỹ Hòa, Phong Hòa, Tân Lược (Bình Minh) đã đồng loạt nổi dậy, truy lùng bọn ác ôn. Một số tên có nợ máu với nhân dân đã bị tiêu diệt, còn bọn đia chủ phải giảm tô, giảm tức. Các xã lân cận cùng hưởng ứng, nổi dạy xé cờ ba que, xé ảnh Diệm, trương biểu ngữ cách mạng.

Cùng cuối năm 1959, ở một số xã của huyện Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, nhân dân nổi dậy trống mõ gậy gộc biểu dương khí thế cách mạng. Ngụy quyền ở xóm ấp hoảng sợ, những tên ác ôn ban đêm phải vào đồn bốt ngủ.

Nhân dân được Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt hỗ trợ đã đứng lên làm chủ một số vùng ở nông thôn, tạo thành những lõm căn cứ: Tân Quới, Thạnh Lợi, Phong Hòa (Bình Minh), Hòa Thành, Long Hưng (Lấp Vò), Hiếu Thành, Trung Ngãi (Vũng Liêm), Hòa Bình, Xuân Hiệp (Trà Ôn). Ở một số nơi đã làm rào, dựng chướng ngại vật, đào hầm bí mật để bám trụ tại chỗ hoạt động.

Đi đôi với phong trào chống luât 10/59, đồng bào trong tỉnh Vĩnh Long còn đấu tranh quyết liệt chống địch lập khu trù mật. Năm 1959, chính quyền Diệm lập ra hai khu trù mật để dồn dân, cô lập cách mạng.

Khu trù mật Cái Sơn xây dựng trong vùng đạo Phật giáo Hòa Hảo, địch kìm chặt ở xã Tân Lược huyên Bình Minh. Địch triệt phá mùa lúa đang chín rộ trong lúc người nông dân không có gạo ăn làm bùng lên ngọn lửa căm hờn trong nhân dân. Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt phối hợp với cơ sở và quần chúng cách mạng đánh tiêu diệt trung đội biệt kích canh giữ khu trù mật. Địch đưa một tiểu đoàn biệt động quân đến tiếp viện bị ta tiêu diệt một bộ phận. Cuộc càn bị chặn đứng. Nhân đó ngày 29.12.1959, đồng bào Hòa Hảo các xã Tân Lược, Phong Hòa, Tân Quới nổi trống mõ vang trời, dùng dao mác truy lùng bọn ác ôn đi bắt xâu, bắt lính. Chúng không giữ nổi khu trù mật lại không gom được dân. Cuối cùng địch không lập được khu trù mật Cái Dầu.

Khu trù mật Cái Sợn lại lập ở vùng kháng chiến thuộc xã Song Phú (Tam Bình). Địch xua lính phá nhà, phá lúa của nông dân, khoanh khu, bắt dân các nơi trong tỉnh hằng này tập trung từ 1000 đến 2000 người đến đào mương, đắp lộ, đắp nền nhà, rào kẽm gai xung quanh, xây đồn bốt. Háng mấy tháng, chúng bắt dân lặn ngụp trong nước, nhổ lúa, đào đất, xây khu làm cho nhân dân vô cùng phẫn nộ. Tháng 10.1959 hàng nghìn dan tại địa phương cùng đông đảo dân các xã khác đã đấu tranh không cho địch nhổ lúa và đòi bồi thường. Quần chúng đấu tranh quyết liệt, dùng gậy, gộc, đất, đá đánh trả. Một số binh lính địch cũng đồng tình với đồng bào.

Thắng lợi của cuộc đấu tranh tại khu trù mật Cái Sơn đã khích lệ nhân dân các xã đấu tranh không đi làm xâu, không bỏ ruộng vườn, không vào khu trù mật. Trước những cuộc đấu tranh liên tục và mạnh mẽ của nhân dân, tháng 11.1959, địch buộc phải đình chỉ việc xây dựng khu trù mật Cái Sơn.

Đầu năm 1960, Khưu Văn Ba, tỉnh trưởng Vĩnh Long quyết định trong 6 tháng phải xây dựng xong khu trù mật bằng bất cứ giá nào. Quận trưởng Tam Bình huy động cảnh sát càn quét các xã trong huyện để bắt xâu. Chúng đã bắt hàng nghìn dân đến Cái Sơn để xây dựng khu trù mật. Tháng 4.1960, địch dự định gom 4000 gia đình vào khu trù mật nhưng chúng chỉ gom được 400 gia đình mà hầu hết là người già và trẻ em.

Ngày 15.5.1960 phát hiện một đơn vị của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt về tại một ấp trong xã Song Phú, địch cho một tiểu đoàn càn vào. Đại đội 256 của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt kết hợp với du kích Song Phú đã bẻ gãy liên tục mấy cuộc tiến công, phá cuộc càn, tiêu diệt 35 tên, làm bị thương nhiều tên khác, bắt sống 3 tên, thu 1 trung liên và 4 tự động. Bên ta một đồng chí hi sinh, bốn bị thương.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 08 Tháng Giêng, 2010, 08:00:03 am
Tuy vậy, Khưu Văn Ba vẫn quyết tâm đón Ngô Đình Diệm đến khánh thành. Ngày 16.06.1960, Khưu Văn Ba trực tiếp dẫn một đoàn đến thị sát khu trù mật. Đại đội 256 của Lý Thường Kiệt phối hợp với cơ sở xã Song Phú, phục kích tại cống Cây Sao, ấp Cái Sơn diệt tỉnh trưởng Khưu Văn Ba, bắt sống ba tên cán bộ cấp tỉnh đi theo.

Khưu Văn Ba bị diệt, bọn địch ở khu trù mật Cái Sơn hốt hoảng bỏ chạy tán loạn. Nhân dân trong khu và vùng xung quanh vui mừng phấn khởi, thừa thắng xông lên phá rã từng mảng khu trù mật. Địch phải bỏ các đồn bốt ở xung quanh khu trù mật chạy vào trung tâm. Hệ thống kìm kẹp của địch bị phá lỏng.

Sự kiện diệt tỉnh trưởng Khưu Văn Ba báo hiệu  khởi nghĩa ở Vĩnh Long đang đến gần.

Cuộc chiến đấu và võ trang tuyên truyền của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt cổ vũ phong trào cách mạng của nhân dân tỉnh Trà Vinh. Tại đây, phong trào trừ gian diệt ác nổi lên mạnh mẽ, một phần nhờ tấm gương Lý Thường Kiệt.

Tại Trà Vinh, ngày 15.04.1959, Tỉnh ủy tổ chức trung đội võ trang tuyên truyền đầu tiên của Tỉnh, ra mắt nhân dân ở ấp Láng Cháo xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải. Về danh nghĩa công khai tung vào vùng địch, đây là Tiểu đoàn Cửu Long. Danh sách trung đội gồm (tên bí danh):

Tiểu đội 1: Quyết, Tâm, Chiến, Đấu, Thực, Hiện, Dân, Cày, Có Ruộng.

Tiểu đoàn 2: Tích, Cực, Tiến, Lên, Xây, Dựng, Chủ, Nghĩa, Xã, Hội.

Tổ trinh sát: Phải, Sinh, Tử, Bất, Ly.

Tổ cứu thương: Tận, Tụy, Phục, Vu.

Tổ công trường: Sản, Xuất, Nhanh.

Đồng chí Trần Văn Long Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Quân sự Tỉnh giao nhiệm vụ và đọc tuyên ngôn hoạt động của đội.

Đây là đội chủ lực của Tỉnh trong thời kì “Hòa bình phát triển đã qua, toàn dân khởi nghĩa chưa tới”. Nó là lực lượng đàn anh của bộ đội tự vệ, du kích ở các huyện, xã. Hình ảnh nó như Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thu nhỏ.

Tiếp theo, vào tháng 9.1959, trung đội thứ 2 được thành lập gồm 2 tiểu đội:

Tiểu đội 1: Hòa, Bình, Thống, Nhất, Độc, Lập, Dân, Chủ, Giàu, Mạnh.

Tiểu đội 2: Phát, Hỏa, Xung, Phong, Giải, Quyết, Trận, Địa, Nhanh.

Hai trung đội, một văn phòng hình thành đại đội.

Lúc này, Ban Quân sự Tỉnh ủy do đồng chí Trần VĂn Long làm Trưởng Ban đảm nhiệm chỉ huy quân sự toản Tỉnh(1).

Ta đẩy mạnh phong trào diệt ác ôn, phá kìm kẹp ở huyện căn cứ, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Nhiều tên ác ôn đẫm máu bị ta trừng trị: Đội Lục, Ách Bền (Long Vĩnh), Đội Thọ, Chủ Quản (Ngũ Lạc), Quản Viên (Trường Long Hòa).

Ở Long Toàn ta tổ chức một cuộc đấu tranh chính trị vào tề xã. Địch đàn áp nổ súng vào đoàn người tay không, một số đồng bào hi sinh. Ta tổ chức cuộc đấu tranh chính trị  lần thứ hai nhưng có lực lượng vũ trang trong đoàn đấu tranh. Quân địch lại đàn áp, đánh đập dã man đồng bào ta. Lừa sự sơ hở của địch tự vệ ta nổ súng diệt 3 tên ác ôn trước tề xã, thu 2 súng cácbin.

Ở Long Vĩnh, du kích nổ súng tạo cớ cho hàng ngàn đồng bào bị bắt về đây xây dựng khu trù mật đấu tranh không xây khu, bỏ về.

Ở quận lị, ta mở trận phục kích nhằm diệt tên Biên quận trưởng Long Toàn đang chỉ huy xây dựng sân bay Long Toàn. Tên Biên chết hụt nhưng chiếc xe Jeep chở hắn bị đốn cháy.

Đội vũ trang Tỉnh cùng du kích trong một đêm diệt tên chủ ấp ở Hồ Thùng (Trường Long Hòa) và bố trí phục kích diệt một trung đội dân vệ khi chúng chở xác chủ ấp Đấu qua kinh Dêrô.

Mặc dù “Tiểu đoàn Cửu Long” mới chỉ là đại đội nhưng với các du kích xã, tự vệ vũ trang ở khắp nơi, với huyện căn cứ Duyên Hải và các lõm căn cứ ở Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang  nơi cơ sở và phong trào quần chúng mạnh, Trà Vinh sẽ cùng đồng hành với các tỉnh bạn trong phong trào khởi nghĩa đồng loạt nay mai ở miền Tây.


(1)Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải (1930-1975), Ban Tuyên giáo Huyện ủy Duyên Hải - 2000 - Trang 121, 122, 123.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 08 Tháng Giêng, 2010, 08:01:11 am
Ở các tỉnh miền Trung Nam Bộ

Khi Ngô Đình Diệm sử dụng “quân đội quốc gia” tấn công các giáo phái, các Tỉnh ủy Tân An, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Kiến Phong được sự lãnh đạo của Liên Tỉnh ủy đã đả thông đồng bào giúp đỡ cho giáo phái đánh lại Mỹ Diệm đồng thời đưa người của ta vào làm nòng cốt hướng dẫn cho giáo phái chống lại quân Diệm và hạn chế nhũng nhiễu phái phách của họ đối với nhân dân.

Ở tỉnh Mỹ Tho ta thành lập một đơn vị vũ trang lấy danh nghĩa Bình Xuyên gồm 44 đồng chí được trang bị đầy đủ ở Gò Công. Đơn vị thứ hai với danh nghãi Hòa Hảo gần 40 đồng chí ở Cái Bè. Đơn vị thứ ba với danh nghĩa Cao Đài do đồng chí Trần Hữu Danh xây dựng cùng 30 đồng chí hoạt động ở Châu Thành.

Ở Tân An, ta lập nhiều ban quân chính vùng với cờ có chữ “Cao Thiên Hòa Bình” để cùng chống Diệm.

Ở Chợ Lớn do sự dàn dựng của ta mà một đơn vị vũ trang Cao Đài đã đánh một số trận tốt như phục kích ở Rạch Mây - Núi Gọ lần đầu tiên lực lượng Cao Đài diệt được một trung đội quân Diệm, thu vũ khí.

Khi cá lực lượng giáo phái tan rã, riêng Tỉnh ủy Mỹ Tho đã đưa các lực lượng vũ trang được xây dựng lên Liên Tỉnh. Các tỉnh khác thì tách người của ta kéo theo ít nhiều binh sĩ giáo phái lậ̣p ra các lực lượng vũ trang ta mang tên giáo phái.

Tại Long An, ở Đức Huệ nhóm của Mười Xưởng, Tư Đứng đã diệt tên chỉ huy lực lượng Cao Đài li khai và tách ra thành lập “Tiểu đoàn Quang Huy”. Ở đây đồng chí Quýt đã vận động binh lính ở đồn Mỹ Tho lấy được 30 súng có 2 trung liên.

Tại Kiến Phong, các đồng chí đã rút người của mình từ lực lượng Hòa Hảo lập ra Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh có 3 trung đội 100 quân.

Cùng trong thời gian này Liên Tỉnh ủy ở Đông Bắc Kiến Phong có hai đại đội. Khi hai tiểu đội của Bình Xuyên rút về đây nhập vào, lực lượng Liên Tỉnh lấy tên là Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên do đồng chí Bảy Phèn làm tiểu đoàn trưởng.

Tháng 08/1956 có Đề cương Cách mạng miền Nam chỉ đường, Liên Tỉnh ủy lập cơ quan quân sự nhằm thống nhất sự lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang và các tổ chức quân sự của ta. Cơ quan này lấy tên giáo phái là Khu bộ Tân An - Chợ Lớn do Trung tá Lưu Phước Nam làm Khu bộ tưởng. Lưu Phước Nam thường gọi là Tám Dần vốn là đồng chí Lê Văn Khuyên - huyện đội trưởng Thủ Thừa trong kháng chiến chống Pháp.

Các đơn vị vũ trang hình thành trong những hoàn cảnh khác nhau quy tụ dưới quyền chỉ huy của Khu bộ lúc đó khá nhiều. Có nhóm của Nguyễn Văn Ấp với nhóm Trương Công Xưởng hình thành Trung đội 10. Nhóm của Nguyễn Văn Chiểu là Trung đội 15 Tiểu đoàn Phước Dư với 60 người ở Mộc Hóa. Ở Đức Huệ có Tiểu đoàn Quang Huy. Nhóm Nguyễn Văn Du là Tiểu đoàn Lê Quang Bình Xuyên. Ở Rừng Sát có Đại đội 12 có 12 người vượt ngục Biên Hòa về do đồng chí Sáu Nam chỉ huy.

Từ Khu bộ đến các đơn vị đều mang tên giáo phái, nhưng Liên Tỉnh ủy đã sớm đặt tên cho lực lượng này là “Quân giải phóng”. Các đơn vị này là tiền thân của lực lượng vũ trang Long An và Kiến Tường sau này.

Tháng 8/1957, Xứ ủy quyết định thành lập tỉnh Long An và tỉnh Kiến Tường thay cho Tân An av̀ Chợ Lớn để khớp với tổ chức hành chính của địch.

Lúc này Khu bộ Tân An - Chợ Lớn giải thể, một số lực lượng đưa về Kiến Tường, còn lại đưa về Long An.

Có thêm cán bộ và chiến sĩ về tăng cường, Tỉnh ủy Long An quyết định tổ chức lại lực lượng vũ trang và thành lập hai tiểu đoàn. Lấy phiên hiệu tiểu đoàn là để gây thanh thế nhưng cả hai không có ban chỉ huy tiểu đoàn. Tiểu đoàn 506 gồm có ba trung đội, quân số khoảng 150 hoạt động ở Bắc Lộ 4. Tiểu đoàn 508 lấy nòng cốt là Đại đội 12, quân số 70 người, hoạt động ở Nam Lộ 4.

Trong khi đó Kiến Tường thành lập Tiểu đoàn 504 với quân số trên 120 trong đó một bộ phận của Tiểu đoàn 2 do Liên tỉnh đưa về tăng cường.

Ở Kiến Phong, Tỉnh ủy nhập các đại đội của Tiểu đoàn 5 Đinh Bộ Lĩnh với các cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên còn lại tổ chức thành Tiểu đoàn 2 Quân giải phóng Bình Xuyên. Ban chỉ huy Tiểu đoàn 2 mới gồm có: Thái Hoàng Ân (tức Nguyễn Trường Càng nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 311 thời chống Pháp) làm tiểu đoàn trưởng, Ba Trung tiểu đoàn phó, Đặng Tân Quảng chính trị viên, Mười Dân (Tức Tư Sâm) làm phó chính trị viên. Bốn đại đội chia nhau hoạt động ở Cao Lãnh, Hồng Ngự, Thanh Bình và ở khu vực biên giới Campuchia. Quân số thực tế của các đại đội này chỉ trên dưới một trung đội.

Trogn thời kì này ở cả ba tỉnh trên ta đều lập các binh công xưởng, công trường để sửa chữa, làm vũ khí và rờ-soạc đạn. Ta cũng thành lập quân y để chăm sóc sức khỏe cho các lực lượng.

Tại Mỹ Tho, vào tháng 08/1956 có khoảng 200 cán bộ hồi cư ra trình diệt đã chạy thoát về Tân Hòa Đông (Châu Thành). Đồng chí Trần Hữu Danh đã tuyển chọn tổ chức một tiểu đội vũ trang 10 đồng chí được trang bị một số súng ngắn Colt 12, 1 tôm xơn, 1 mi bát rút, 2 mi sten, 1 garant. Lúc đầu đơn vị chỉ làm nhiệm vụ vũ trang tự vệ, đến đâu năm 1957 mới ra hoạt động.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 08 Tháng Giêng, 2010, 08:02:55 am
Đầu năm 1957, Liên Tỉnh ủy cho tập trung cán bộ, chiến sĩ của Mỹ Tho chạy lên Đồng Tháp Mười để thành lập trung đội vũ trang đưa về Mỹ Tho. Trung đội này lấy phiên hiệu là Đơn vị 514. Như vậy hai đơn vị đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh đã hình thành.

Hoạt động của các lực lượng vũ trang các tỉnh trong thời gian 1957-1959 là vũ trang tuyên truyền trừ gian diệt ác, khống chế địa chủ giành lại ruộng đất cho nông dân.

Ở khắp nơi trên bốn tỉnh Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Mỹ Tho nhân dân đón tiếp các chiến sĩ vũ trang tuyên truyền như đón tiếp những người ruột thịt đi xa lâu ngày trở lại. Trong khi các thôn xóm còn bao phủ bầu không khí khủng bố “tố cộng diệt cộng”, bắt đầu râm ran truyền đi ccác tin vui “bộ đội đằng mình về rồi”, “tầm vông vác nhọn về rồi”. Các đội vũ trang tuyên truyền ngày càng tỏa rộng, bám sâu vào nhân dân, được nhân dân che chở, nuôi dưỡng.

Các đội vũ trang tuyên truyền xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên hơn ở các thôn xóm. Thời kì đầu bà con chỉ nhìn thấy những chiến sĩ trang bị đủ loại vũ khí lại đàng hoàng đi giữa ban ngày. Nhiều tên ác ôn lần lượt bị cảnh cáo, trừng trị.

Tại tỉnh Long An, các tổ vũ trang ta trừng trị cai tổng T. ở Cần Guộc, tên xã V, tên quận T ở Cần Đước… Quận Vân quận trưởng Cần Đước nhận được thư cảnh cáo. Ở Đức Hòa du kích mật phát triển đã hỗ trợ nhân dân giải tán nhiều liên gia, trấn áp nhiều tên tề điệp, diệt trừ hai mươi tên ác ôn. Bọn địa chủ ác ôn ở đây bỏ chạy, trả lại ruộng đất cho nông dân. Tính trung bình mỗi xã ở Đức Hòa đòi được hàng trăm mẫu ruộng.

Ở Bến Lức có cha con Lý Văn Mạnh, Lý Thị Hường là địa chủ lớn vào loại có thế lực ở Long An. Họ Lý có hai nghìn mẫu ruộng và có họ hàng thân với tướng Trần Văn Đôn nên quận trưởng Đức Hòa phải đưa lính về đóng đồn Cầu Xáng ngay tại đất nhà họ Lý để bảo vệ. Tỉnh ủy Long An quyết định hạ uy thế địa chủ Lý Thị Hường.

Tổ vũ trang quyết định bắt Lý Thị Hường giữa thanh thiên bạch nhật để chứng tỏ sức mạnh của cách mạng. Ta phục kích ở bờ kinh Xáng, đến chín giờ sáng khi xuồng máy của Lý Thị Hường chạy qua thì ra lệnh cho xuồng cặp bến. Lý Thị Hường được dẫn đến gặp đồng chí Tư Thân và “bà Tư” đã bị khuất phục. Tên địa chủ họ Lý vốn ngạo nghễ đã chắp tay lạy và xin hứa không cướp ruộng và ức hiếp nhân dân.

Một tuần sau, đồn Cầu Xáng bị tập kích, một trung đội lính bị đánh tan tác. Sau những sự kiện ấy cha con Lý Văn Mạnh bỏ về Sài Gòn. Hàng ngàn mẫu ruộng ở Bến Lức lại trở về tay nông dân(1).

Vụ trấn áp Lý Thị Hường có tiếng vang rất lớn ở Long An. Hàng loạt tề xã, tề ấp tự tan rã hoặc bỏ việc.

Ở phúa nam Lộ 4, Đại đội 12 cũng trấn áp nhiều địa chủ ở Cần Đước, Cần Guộc.

Tình hình Long An vào cuối năm 1957 đã khác hẳn trước, khí thế đấu tranh của quần chúng lên cao. Bọn địa chủ ác ôn co lại, tề ấp, tề xã bị vô hiệu hóa ở nhiều nơi.

Diệm đưa một nhân vật cứng rắn nổi tiếng là thiếu tá Mai Ngọc Được về làm tỉnh trưởng mới cũng không thể thay đổi được tình thế.

Bước sáng năm 1959, các hoạt động vũ trang tuyên truyền của Long An phát triển mạnh, có ảnh hưởng cả ra ngoài tỉnh. Các đội vũ trang tuyên truyền Long An đã đặt chân đến sát Sài Gòn trên các khu vực như Bình Đông, Chánh Hưng, cầu Nhị Thiên Đường, Phú Lâm.

Qua hai năm vũ trang tuyên truyền, lực lượng vũ trang Long An phát triển rất nhanh đòi hỏi phải có thêm nhiều súng, dẫn đến trận đánh đồn Vàm Sác của Đại đội 12.

Tháng 04/1959, mười chiến sĩ của Đại đội 12 cải trang thành dân người trên xuồng chở củi bơi thẳng đến trước đồn Vàm Sác. Lính gác hỏi xuồng chở gì? Vừa đáp “Chở củi cho thầy đội” xuống đã cập bến, các chiến sĩ bất ngờ diệt tên gác, xông vòa đồn khi cơ sở nội ứng của ta cũng đang đánh lại bọn địch. Ta bắn bị thương ba tên, những tên khác bỏ chạy. Ta thu 13 súng, có một trung liên, khoảng một tấn đạn.

Trong cuốn sách “chiến tranh xảy ra ở Long An”, Rốc-cơ đã nhận xét về tình hình Long An đầu năm 1959 như sau: “Trong khi chính quyền ông Diệm nói chung không sụp đổ, thì đại đa số các viên chức địa phương sống riêng lẻ trong nhân dân như xã trưởng, ấp trưởng, công an viên, các bọn thông tin… thì hoặc nghỉ việc, hoặc trốn ra chợ búa nơi có trụ sở của họ…”(2).

Số liêu thống kê của địch ở tiểu khu Long An báo cáo lên cấp trên của chúng thì trong 26 vụ diệt ác trong tháng 01/1959 có 13 vụ ở Đức Hòa, 5 vụ ở Cần Đước, 4 vụ ở Cần Giuộc và 4 vụ ở Bến Lức.


(1)Theo: Long An lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) - NXB QĐND, Hà Nội 1994. Trang 51, 52.
(2)Long An - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), sách đã dẫn - trang 57.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 08 Tháng Giêng, 2010, 08:04:31 am
Tại tỉnh Mỹ Tho, bước vào năm 1957, chiến dịch “tố cộng diệt cộng” của Mỹ Diệm tiến hành rộng rãi khắp tỉnh. Địch tập trung đánh vào cán bộ đảng viên và các tổ chức cách mạng. Từ tháng 10/1957 đến tháng 5/1958 chúng đã bắn giết, bắt bớ, tù đày gần ba ngàn cán bộ đảng viên nòng cốt và quần chúng cách mạng. Tại nhiều xã, địch đã bắt bớ, tra tấn, cắt cổ, mổ bụng, moi gan hàng trăm người. Cơ sở Đảng ở các huyện Gò Công, Hòa Đồng, Chợ Gạo, Châu Thành và thị xã bị tổn thất nặng.

Để củng cố lại cơ sở và giữ vững phong trào, Tỉnh ủy chủ trương sử dụng lực lượng vũ trang diệt một số ác ôn dầu sở ở các địa phương. Việc trừng trị tên quận Long quận trưởng Châu Thành được đặt ra. Quận trưởng Nguyễn Trung Long là một tên chống cộng khét tiếng, thuộc đảng Cần lao nhân vị. Hắn vừa tàn ác vừa xảo quyệt. Mạng lưới điệp báo của hắn phát triển rất rộng.

Nắm được tin ngày 21/09/1957 tên quận Long sẽ đến bế giảng lớp truyền bá quốc ngữ tổ chức ở Long Hưng, đêm 20/9 đồng chí Trần Hữu Danh cùng bảy đồng chí khác ra phục kích ở xóm nhà thờ Long Hưng. Sáng quận Long cùng hai xe đến, đi qua nhưng ta chờ đến khi hắn quay về mới đánh. Xế chiều quận Long ra về thì lọt vào trận địa phục kích của ta. Tên quận Long bị bắn chết tại chỗ. Nhân dân vui mừng hả dạ. Tên cảnh sát Châu ở Long Định đến tận nơi quận Long bị diệt lập miếu thờ, dọa sẽ trả thù. Nhưng chỉ hơn nửa tháng sau, đến lượt cảnh sảt Châu đền tội.

Liên tiếp sau, ta trừng trị một loạt tên gian ác: tên Tâm phụ trách y tế, mật báo ở Nhị Bình (Châu Thành), tên thám báo ở Phú Kiết (Chợ Gạo), tên Tô Bính chỉ điểm ở Đông Hòa Hiệp. Đồng chí Phước xã đội trưởng Hậu Mỹ cùng mười thanh niên diệt hai tên ác ôn ở Phụng Thớt (Kiến Tường). Hai đồng chí Ngọt, Ẩn diệt tên Đờn ở Tân Phước. Chi bộ xã Bình Long diêt tên chủ ấp Nò, Bí thư chi bộ xã Long An (Châu Thành) cùng đội vũ trang tuyên truyền của đồng chí Trần Hữu Danh phát động  quần chúng phá trạm canh, diệt thám báo ác ôn và tập hợp chủ ấp liên gia lại giáo dục. Song song với đội đồng chí Sáu Danh, Trung đội 514 cũng diệt được 14 ác ôn, điệp báo ở Cái Bè.

Phong trào diệt ác trong tỉnh Mỹ Tho diễn ra rất sôi động trong năm 1957. Đến năm 1958 do không được Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo nên Trung đoàn 514 bị địch đánh muốn tan rã, chỉ còn tám đồng chí bám vào địa hình tỉnh Kiến Phong giáp Cái Bè và gia đình quen biết để tồn tại. Tiểu đội vũ trang tuyên truyền của Trần Hữu Danh cũng nằm im trong căn cứ. Tỉnh Kiến Tường tập trung số cán bộ chiến sĩ của Mỹ Tho trong Tiểu đoàn 504 đưa về cho Mỹ Tho. Nhưng ở đây đã mất thế vũ trang, trung đội lại phải quay trở lại vùng 4 Kiến Tường.

Trong hơn một năm địch dùng mọi thủ đoạn độc ác, đánh phá những nơi trong tỉnh mà ta không vũ trang diệt ác, hầu hết cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng ở các xã bị đánh phá, một số lớn cơ sở bị phá nát, một số huyện ủy bị sứt mẻ. Ở Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, một số cán bộ bị đứt liên lạc sáu tháng liền. Không ít cán bộ đảng viên hoang mang dao động.

Tháng 8 năm 1958, Tỉnh ủy cho các huyện ủy, các chi bộ chuyển hướng ra hoạt động hợp pháp. Trong lúc địch dùng bạo lực phản cách mạng, đưa phong trào “tố cộng diệt cộng” đến mức gay gắt, mà những người cộng sản lại ra hoạt động hợp pháp thì đó là một sai lầm(1).

Tháng 5 năm 1959, thi hành luật 10/59 quân địch lê máy chém về Mỹ Tho chặt đầu đồng chí Tranh bí thư Chợ Gạo tại Bến Tranh và đồng chí Bảy công an xã Thạnh Phú tại chợ Mỹ Phước Tây, hòng uy hiếp tinh thần nhân dân. Nhưng quần chúng vẫn không hề nao núng. Chị Bảy Búp vẫn nuôi giấu Thường vụ Huyện ủy Châu Thành như từ trước tới giờ. Khi địch ra luật 10/59, anh Bảy đi học về tỏ ra băn khoăn lo lắng. Biết tâm trạng của chồng, chị Bảy nói: “Trước đây không có luât 10/59 mà nó bắt được vợ chồng mình nuôi mấy chú trong nhà thì dễ nó tha? Các chú còn thì cách mạng còn và gia đình mình mới ấm mo hạnh phúc được”.

Cùng với việc “tố cộng diệt cộng” đẩy mạnh đánh phá phong trào, Mỹ Diệm khẩn trương xúc tiến việc lập các khu trù mật. Đến ngày 03/12/1959 chúng đã xây dựng xong hai khu trù mật Hậu Mỹ (Cái Bè), Mỹ Phước Tây (Cai Lậy) nằm trong vùng kháng chiến của ta. Hàng ngàn gia đình đã bị chúng gom vào đây và có đến hàng trăm người chết vì sụp đất và rắn cắn khi làm hai khu trù mật này.

Đến cuối tháng 5 năm 1959, Thường vụ Tỉnh ủy Mỹ Tho họp và thấy rằng chủ trương đưa toàn bộ cơ sở Đảng ra hợp pháp là không phù hợp, nên sửa lại là phải có cán bộ hoạt động bất hợp pháp, một số cán bộ có năng lực được điều về tăng cường cho cơ sở phát động quần chúng. Các đồng chí đi điều lắng được gọi là về bổ sung cho các huyện ủy và chi bộ. Xã ấp lại thành lập hai loại chi bộ: chi bộ A hoạt động bất hợp pháp, chi bộ B gồm những người hoạt động hợp pháp.

Lực lượng vũ trang cũng được củng cố. Trung đội vũ trang tuyên truyền 514 lúc này còn tám đồng chí, tiểu đội của đồng chí Sáu Danh và một số đi điều lắng trở về tập hợp lại để thành lập một đơn vị mới lấy tên là Tiểu đoàn 514. Đồng chí Nguyễn Văn Triệu (Mười Hà) Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy được giao phụ trách công tác vũ trang tuyên truyền và binh vận. Đồng chí Trần Hữu Danh trực tiếp chỉ huy lực lượng vũ trang.

Hầm súng lại được khui lên. Ta đã đào được 30 khẩu súng trang bị thêm cho đơn vị 514, đội bảo vệ Tỉnh ủy và cho mội huyện ủy hai đến ba khẩu thành lập đội bảo vệ Huyện ủy.

Trong khi đấu tranh vũ trang trong tỉnh còn khắc phục các khó khăn để phát triển thì chiến thắng Gò Quản Cung ở bên Kiến Phong dội sang. Và nhân dân đã phát huy chiến thắng ở tỉnh láng giềng mà đẩy mạnh phong trào đấu tranh.

Đồng chí Lê Văn Phước nòng cốt xã Thạnh Hưng diệt tên chỉ điểm Ngô Hoàng Minh. Đồng chí Cơi Nhỏ dùng búa đập đầu 3 tên lính ăn nhận trong tiệm ở ngã ba Hậu Mỹ. Quần chúng ở các huyện Chợ Gạo, Hòa Đồng, Gò Công công khai hù dọa bọn chủ ấp, liên gia trưởng, dân vệ, cảnh sát: “Mấy ông có nghe bộ đội Cụ Hồ từ miền Bắc và đánh trận Gò Quảng Cung chưa?” Chiến thắng Gò Quản Cung làm cho lãnh đạo và quần chúng ở Mỹ Tho thấy cần phải đẩy mạnh vũ trang hơn nữa để hỗ trợ cho đấu tranh của quần chúng.


(1)Cuộc kháng chiến 30 năm của quân dân Tiền Giang. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang, 1986 - Trang 129.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 08 Tháng Giêng, 2010, 08:05:01 am
Tại tỉnh Kiến Phong, sau khi học tập “Đường lối cách mạng miền Nam và quán triệt Nghị quyết lần thứ hai của Xứ ủy, Tỉnh ủy chủ trương mở đợt tấn công địch trên địa bàn toàn tỉnh bằng lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang kết hợp hỗ trợ.

Mở màn là đợt hoạt động tại thị xã Cao Lãnh nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng 6/1. Sáng ngày 06/01/1957 nhiều cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm bay trên các điểm cao giữa lòng thị xã. Đây là thành tích của cơ sở ta trong học sinh được quần chúng nhân dân ủng hộ. Địch rất hoang mang, quần chúng vui mừng, hớn hở.

Mấy ngày sau, sáu nghin đồng bào ở huyện Mỹ An kéo đến dinh quận trưởng đòi thả hết 100 thanh niên vừa bị chúng bắt lính. Đồng bào vừa dùng lí lẽ đấu tranh vừa cho lực lượng xuống nhân chìm hai đò máy chuẩn bị chở số thanh niên này về tỉnh lị Kiến Phong. Trước áp lực của quần chúng, địch buộc phải thả hết số thanh niên.

Cũng trong tháng 1/1957, tại thị xã Cao Lãnh hàng ngàn đồng bào trong đó có nhiều gia đình binh sĩ, công chức, học sinh kết hợp với đồng bào ở huyện Thanh Bình kéo về tỉnh lị, đến tỉnh đoàn bảo an đòi thả số thanh niên vừa bị chúng bắt lính. Kết quả tỉnh trưởng Kiến Phong phải ra lệnh thả 200 thanh niên vừa bị chúng bắt.

Phong trào nông dân chống chỉ dụ 57 của Diệm cũng diễn ra sôi nổi, mạnh nhất ở các xã Bình Thạnh, Phong Mỹ (Cao Lãnh), Bình Thành, Tân Phú, Tận Thạnh (Thanh Bình). Tại đây có hàng chục lượt người rượt chém địa chủ về thu tô, chặn đánh bọn đo đất. Ở Bình Thạnh (Hồng Ngự) nông dân cùng lực lượng vũ trang chặn đánh bọn bảo an yểm trợ địa chủ đi thu tô, giật đất và đã giết hàng chục tên. Phong trào cũng rất mạnh ở huyện Mỹ An.

Sang năm 1957, lực lượng vũ trang ta tăng cường hoạt động vũ trang tuyên truyền, trừ gian diệt ác, tranh thủ vận động giáo dục tề, công an, điểm chỉ và binh lính địch. Nhờ vậy mà phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng có điều kiện phát triển và đạt kết quả. Riêng về hoạt động vũ trang cũng có một số trận nổi.

Tháng 8/1957 một tổ đặc công bí mật luồn vào đặt ba quả mìn bằng đầu đạn pháo sửa lại, dưới sàn nhà một trung đội bảo an ở giồng Sa Rài. Mìn nổ, hầu hết trung đội này bị diệt.

Tháng 10/1957 Đại đội Chín Cứ hoạt động ở khu vực Mỹ An đang trú quân trên xuồng tại Xình Mớp xã Thiện Mỹ. Khoảng 5 giờ chiều, do sơ hở trong canh gác, đến đến gần ta mới biết. Ở thế bất lợi ta rút lui 500m để bám địa hình có loại trụ lại đánh địch. Sau 10 phút chiến đấu, địch bỏ chạy, ta truy kích theo đến tận kinh Nguyễn Văn Tiếp thì trời tối, ta dừng lại.

Tháng 11/1957 ta đánh chìm một chiếc xáng của địch đang nạo vét kinh Nguyễn Văn Tiếp ở Phong Mỹ.

Trong mùa nước 1957, lực lượng vũ trang ta nhiều lần cùng cơ sở đột nhập khu dinh điềm Sa Rài xây dựng cơ sở và trừ gian diệt ác. Kết quả ta phá banh khu dinh điềm Bắc Dung, 200 quần chúng về quê cũ làm ăn.

Ngày 31/10/1957 đã xảy ra một tổn thất đáng tiếc. Đảng ủy Tiểu đoàn 2 đang họp gần gò Cà Dâm xã Tân Phú. Do canh gác không cẩn thận, xuồng địch đến gần ta cho là xuồng của dân nên không đề phòng bị chúng bất ngờ đánh úp bắt gần hết số cán bộ đang họp. Những người bị bắt gồm có: Thái Hoàng Ân tiểu đoàn trưởng, Đặng Tấn Quảng chính trị viên tiểu đoàn, Mười Dân phó chính trị viên, Dũng đảng ủy viên, Trần Khanh chánh văn phòng. Trên đường địch giải về đồn, đồng chí Mười Dân nhảy xuống nước lặn thoát. Sau đó ban chỉ huy Tiểu đoàn 2 được bố trí lại như sau: Ba Trung tiểu đoàn trưởng, Mười Dân tiểu đoàn phó. Đồng chí Sáu Chung (tức Năm Phàn) Tỉnh ủy viên, Bí thư Hồng Ngự được chuyển về làm chính trị viên tiểu đoàn.

Về phía địch, từ cuối 1956 đến 1957 cũng cũng tăng cường hoạt động, ráo riết chống phá ta. Chúng đào kinh Bảy Thước từ Gãy Cờ Đen đến giáp xã Tân thành và xây dựng tháp mười tầng tại Gò Tháp cao 36m để chia cắt và kiểm soát ta. Địch đưa trung tá Nguyễn Quốc Hoàng về làm tiểu khu trưởng thay tên Ngưu. Tên Hoàng đã tập trung các lực lượng địa phương kết hợp với Sư đoàn 21 càn quét liên miên vào vùng căn cứ, vùng ven Đồng Tháp Mười.

Về hoạt động của các lực lượng vũ trang ta từ tháng 8/1957 cũng có phần bị giảm sút. Nguyên nhân trực tiếp là đồng chí Hai Phối, Bí thư Tỉnh ủy được rút lên Liên Tỉnh, đồng chí Ba Nhà từ An Giang về thay thế. Đồng chí Ba Nha không nhất trí với việc  xây dựng lực lượng vũ trang và hoạt động vũ trang. Đồng chí chỉ đạo giảm bớt lực lượng vũ trang và kiềm chế hoạt động “cộm nổi” của nó, đồng thời giải tán Ủy ban hành chính giải phóng Tỉnh.

Đến đầu năm 1958, đồng chí Tám Thử, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Long Châu Sa thời kháng chiến chống Pháp, về thay thế đồng chí Ba Nha, việc xây dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang mới trở lại như trước.

Tháng 9/1958, khi càn ở Hồng Ngự và Thanh Bình địch đã xây dựng bọn đầu hàng, bắt được đồng chí Tám Thử. Liên Tỉnh ủy lại cử đồng chí Hai Phối Liên Tỉnh ủy viên trở về làm Bí thư Tỉnh ủy Kiến Phong.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 08 Tháng Giêng, 2010, 08:11:07 am
Cuối năm 1958, ta đẩy mạnh hoạt động diệt ác phá kềm. Ta tiêu diệt những tên ác ôn, những tên phản bội chỉ điểm để tháo gỡ thế kìm kẹp quần chúng của địch. Ta diệt thượng sĩ Bô trưởng đồn Cây Me, trung úy Bê trưởng đồn Cả Cái xã Tân Thành. Ta đột nhập quận lị Mỹ An diệt tên Bộ Gia, vào xã Mỹ Hội diệt tên Thành Ken một tên đầu hàng dẫn địch đánh phá cơ sở. Tháng 12/1958 ta diệt cảnh sát trưởng Quang Tiến xã Mỹ Thọ ở Voi Me. Tháng 11/1958 ta lại diệt cảnh sát Biên người thay thế tên Quang Tiến cũng ở Voi Me. Sau đó ta lại diệt tiếp tên cảnh sát trưởng thứ ba về thay thế.

Bước vào đầu năm 1959, các lực lượng vũ trang của tỉnh được sử dụng tập trung hơn và thường xuyên vũ trang tuyên truyền diệt ác phá kìm hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh. Bộ máy kìm kẹp của địch ở ấp, xã bị phá lỏng, phá rã, nhiều tên chỉ hoạt động cầm chừng, bọn ngoan cố ban đêm phải rút vào đồn, không dám ngủ nhà.

Vào giữa năm 1959, theo sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy miền Trung, Tỉnh ủy Kiến Phong chủ trương:

- Giao căn cứ Tam Thường (Hồng Ngự) cùng đội bảo vệ Tỉnh ủy do Liên Tỉnh ủy, xây dựng đội bảo vệ và căn cứ mới của Tỉnh ủy ở Thiện Mỹ (Cao Lãnh) để tiện chỉ đạo phong trào toàn tỉnh.

- Phát triển các đơn vị hiện có, xây dựng các đội du kích ở các xã có phong trào mạnh và địa hình thuận lợi.

- Phát động phong trào quần chúng tích cực cùng lực lượng vũ trang chiến đấu giành quyền làm chủ và giải phóng ấp xã.

- Lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống luật 10/59.

- Móc nối cơ sở trong đồn bốt, trong tề, chuẩn bị sẵn sàng khi có thời cơ sẽ phối hợp cùng bên ngoài khởi nghĩa.

- Chuẩn bị cơ sở hậu cần, kĩ thuật phục vụ cho chiến trường ngày càng mở rộng(1).

Cuộc đấu tranh chống địch thực hiện luật 10/59 ở tỉnh Kiến Phong rất tích cực. Tòa án quân sự đặc biệt của Mỹ Diệm đưa máy chém về Cao Lãnh mở phiên tòa tuyên án tử hình một cán bộ ta. Chúng vừa đọc xong bản án thì đồng bào, học sinh Cao Lãnh và một số gia đình binh sĩ ngụy hô to: “Chúng tôi đòi hủy bỏ bản án”, v.v… Không đủ lí lẽ biện bạch, bọn chúng phải hủy bỏ bản án. Ở Hồng Ngự, chúng đưa máy chém về Thường Phước. Có lực lượng vũ trang hỗ trợ, hàng trăm đồng bào đến bao vây chất vấn và xua đuổi binh lính đi theo yểm trợ, làm cho chúng run sợ tháo chạy và vứt máy chém xuống sông Tiền, sau đó mới dám trở lại lấy”(1).

Tháng 9/1959, Liên Tỉnh ủy đặt phiên hiệu Tiểu đoàn 2 Kiến Phong thành Tiểu đoàn 502 và điều động đồng chí Tám Dần từ tỉnh Long An về làm tiểu đoàn trưởng. Đồng chí Ba Trung tiểu đoàn trưởng cũ làm tiểu đoàn phó.

Ngày 25/09/1959, ban chỉ huy Tiểu đoàn 502 đang đóng quân tại giồng Giàng Thị Đam, điều Đại đội Bảy Phú (Thanh Bình) cùng một bán đội của Đại đội Năm Bình về đây chuẩn bị mở đợt hoạt động trên tuyến sông Sở Hạ. Lực lượng này có 40 đồng chí, trang bị 35 khẩu súng (có 3 trung liên).

Không ngờ trong thời điểm này Quân khu 5 của địch điều 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 42 thuộc sư đoàn 23 bộ binh ngụy và một gian lực gồm 1 tàu LCM, 2 tàu phum định đánh diệt quân giải phóng ở căn cứ Hồng Ngự.

Sáng sớm 26/09/1959, Đại đội Bảy Phú và phân đội của Đại đội Nam Bình đã có mặt ở giồng Thị Đam. Vào khoảng 9 giờ 30 phút trinh sát ta phát hiện có địch hành quân bằng xuồng trên đường cộ cặp theo giồng Giàng. Lúc đầu ta tưởng là bảo an, dân vệ nhưng khi địch đến gấn mới biết là quân chủ lực. Chỉ huy Tiểu đoàn 502, tiểu đoàn trưởng Tám Dần và chính trị viên Sáu Chung cân nhắc tình hình ta địch và địa hình đã quyết đánh giặc dù ta ít địch quá đông. Tiểu đoàn trưởng Tám Dần trực tiếp chỉ huy trận đánh.

Trinh sát báo: 9 xuồng địch đi về phía giồng Thị Đam.

Tiểu đoàn trưởng ra lệnh: Chuẩn bị!

Quân địch tiến vào càng lúc càng đông. Sau 9 xuồng cách 300m có một đoàn xuồng trên 70 chiếc nữa. Tất cả 83 xuồng. Đây là Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 42 của địch.

Lực lượng ta: Trên một đại đội và chỉ có 13 xuồng.

Tiểu đoàn Tám Dần ra lệnh: “Chống xuồng! Tiến công!”.

Cán bộ chiến sĩ ta vốn thiện chiến lại thạo nghề sông nước từ lâu nén căm hờn chịu đựng, nay được lệnh ra quân chiến đấu như mở cờ trong bụng.


(1), (2)Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp: 30 năm kháng chiến cảu quân dân tỉnh Đồng Tháp, 1990. Trang 126, 128.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 08 Tháng Giêng, 2010, 08:11:40 am
Xuồng địch nhiều nhưng bơi dầm, đi chậm, “bơi hết bắn, bắn hết bơi”. Binh lính địch không quen sông nước. Xuồng ta ít nhưng chống đi băng băng với những chiếc sào dài. Chiến sĩ ta thay nhau người chống người bắn. Ta vừa có kĩ thuật vừa có tốc độ. Tiến nhanh, bắn chính xác, xẻ dọc xông vào đội hình của địch đánh chìm liên tiếp các xuồng còn lại. Địch vô cùng khiếp sợ. Tiểu đoàn trưởng là đại úy Phán đầu hàng ta.

Sau 20 phút chiến đấu, ta đánh chìm toàn bộ 83 xuồng địch. Ta diệt nhiều địch, bắt sống 75 tên trong đó có 1 đại úy tiểu đoàn trưởng, 4 trung úy, 6 thiếu úy. Ta thu 7 trung liên, 39 tiểu liên, 49 súng trường tự động Mỹ, 4 súng phóng lựu, 6 súng ngắn, 7 máy thông tin PRC10, 83 chiếc xuồng và nhiều quân trang quân dụng.

Cả tiểu đoàn địch bị tiêu diệt thật gọn ghẽ với tất cả ý nghĩa của nó. Bên ta một đồng chí hi sinh và ha bị thương.

Giải quyết xong trận địa, toàn bộ lực lượng băng đồng về trụ lại Gò Quản Cung, cách giồng Thị Đam 3km. Tù binh ta dẫn theo Gò Quản Cung, ta không kịp trói và không có gì mà trói. Đồng chí Công (Rêu) một mình với một dao găm giữa 75 tù binh ngồi xếp hàng ở đây.

Ta chuẩn bị lực lượng, bổ sung vũ khí mới thu được và chuẩn bị đánh địch đến ứng cứu vì đại úy Phán khai còn một cánh quân từ An Phong lên.

Khoảng 14 giờ, một tiểu đoàn địch từ An Phong đi về hướng Gò Quản Cung. Đây là Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 42 của địch.

Với súng đạn vừa lấy của địch, ta đặt 10 khẩu trung liên trên gò. Cho địch vào cách 500m, rồi 300m, khi chiếc xuồng đầu cách gò 100m ta mới đồng loạt nổ súng, áp đảo địch. Địch chết và bị thương một số lớn. Nước ở đây nông quân địch lại có thể lùi sang gò Bổ Túc ở trước mặt nên ta chỉ tiêu hao nặng địch. Cả tiểu đoàn địch còn 17 xuồng tháo chạy. Lần này 10 khẩu trung liên của ta đã bắn 15.000 viên đạn. Chỉ trong 10 phút chiến đấu ta diệt được tốp đi đầu, tiêu hao nặng tốp đi giữa, bắt thêm 30 tù binh, thu thêm 20 súng có 2 trung liên và 2 máy vô tuyến điện.

Trong hai trận thắng liên thục ngày 26/09/1959, ta diệt gọn Tiểu đoàn 3, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 42 ngụy, thu tất cả 135 súng có 9 trung liên. Sau này khi nước cạn ta còn thu thêm gần 100 khẩu nữa.

Về phía ta, chung cả hai trận chỉ có một đồng chí hi sinh, ba đồng chí bị thương.

Trận giồng Thị Đam - Gò Quản Cung ngày 26/09/1959 là một trận thắng lớn, có hiệu suất chiến đấu cao, có ý nghĩa rất quan trọng đối với thế và lực của phong trào kháng chiến tỉnh Kiến Phong và cả đồng bằng sông Cửu Long. Nó làm nức lòng nhân dân Kiến Phong, Đòng Tháp Mười và trên các vùng hai bên bờ Tiền Giang và Hậu Giang. Quân địch ở đây hoang mang và mối lo sợ đến cả với quân lực Việt Nam cộng hòa.

Bộ Tổng tham mưu ngụy phải họp trong bốn ngày 07/10 đến 10/10/1959 có đến 9 tướng tham dự để tìm hiểu trận đánh, bàn biện pháp đối phó, kiểm điểm và thi hành kỉ luật đối với những người chịu trách nhiệm.

Ta lại phát hủy ảnh hưởng của trận đánh ngay sau khi trận đánh kết thúc. Tù binh ta không trói, không đánh đập xúc phạm, không lấy tư trang mà tha cho về, cấp xuồng cho chúng bơi về Hồng Ngự. Ta chỉ bắt chúng lấy áo trắng làm cờ hàng để trở về. Những chuyện kể của chúng làm cho các binh sĩ khác và nhân dân ở vùng tạm bị chiếm càng hiểu rõ và kính phục bộ đội ta hơn. Uy tín của Tiểu đoàn 502 từ đó càng vang lừng.

Sau trận đánh ta đã lấy hơn 100 thẻ quân bài của binh lính chết trận, viết thư gửi kèm theo cho các gia đình của các binh sĩ xấu số. Mấy ngày sau đó hàng trăm gia đình binh sĩ kéo đến quận trưởng Hồng Ngự, tỉnh trưởng Kiến Phong đòi chồng con, đòi tiền tử tuất làm cho quân địch thêm bối rối.

Ngày 29/09/1959 địch huy động một trung đoàn chủ lực càn vào cánh đồng Tam Trường thuộc huyện Hồng Ngự để hòng truy đánh bộ đội ta. Đi càn là lệnh của cấp trên, nhưgn lực lượng đi đánh chưa hết khiếp sợ lực lượng vũ trang ta nên chúng chỉ đi ngoài đồng trống cách xa không dám vào địa hình. Lực lượng C274 bảo vệ Liên Tỉnh ủy bố trí một bộ phận nhỏ dùng xuồng nhỏ đánh vào đuôi quân địch khi chúng rút quân gần đứt đuôi. Ta nổ súng vào 2 xuồng địch đi sau chót diệt hết bọn này thu 10 súng có 2 trung liên. Bọn đi trước không dám quay lại.

Chấp hành lệnh của Liên Tỉnh ủy miền Trung, Kiến Phong chuyển cho An Giang một trung đội cả người và vũ khí, chuyển cho Bến Tre 15 súng có 1 trung liên và đưa lên Liên Tỉnh một trung đội nữa thay thế cho đại đội bảo vệ của Liên Tỉnh ủy được chuyển về cho An Giang.

Phát huy thắng lợi của trận giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, các địa phương trong tỉnh vận động được nhiều thanh niên tòng quân để tăng cường cho Tiểu đoàn 502 và xây dựng các đơn vị mới. Lực lượng được tăng cườn nhưng lúc này ta thường xuyên phân tán hoạt động ở cấp trung đội kết hợp với lực lượng chính trị và binh vận tấn công địch ở cơ sở xã ấp gây cho chúng nhiều thiệt hại. Bộ đội đi tới đâu cũng tạo được thế cho quần chúng nổi dậy, phá các hình thức kìm kẹp của địch, quần chúng đã phối hợp với lực lượng vũ trang vây bắt tề điệp, cảnh cáo bọn ác ôn. Ta mở cả phiên tòa có 300 đồng bào dự ở xã Mỹ Hội kết án và cảnh cáo những tên ác ôn. Phong trào kháng chiến ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày càng lan rộng.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Giêng, 2010, 06:33:56 am
Tại miền Đông Nam Bộ

Tháng 7/1955, khi Ngô Đình Diệm tiến công diệt các lực lượng giáo phái bắt đầu là lực lượng Bình Xuyên, binh vận xứ trực tiếp là đồng chí Hoàng Minh Đạo đã cử ba đồng chí Phạm Văn Thuận (Ba Thu) nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thủ Biên, Lâm Quốc Đăng (Tư Thược) nguyên là Huyện đội trưởng Bến Cát, Lê Thanh (Tám Lê Thanh) cán bộ quân sự tỉnh Gia Định vào giúp lực lượng Bình Xuyên chống Diệm. Biết rằng binh vận xứ trước đó đã bố trí cán bộ ta nắm được Tiểu đoàn Bảy Môn trong lực lượng Bình Xuyên.

Khi ba đồng chí tới được lực lượng Bình Xuyên thì đại bộ phận lực lượng này đã bị “quân đội quốc gia” của Diệm do Dương Văn Minh chỉ huy có sự giúp sức của Trịnh Minh Thế (vốn là chỉ huy của Cao Đài Liên minh) đánh tan. Chỉ còn một tiểu đoàn do cơ sở ta nắm là Tiểu đoàn Bảy Môn rút trước được về Bàu Lâm (Long Thành). Ba đồng chí đã hướng dẫn Tiểu đoàn Bảy Môn đánh lại sự truy kích của quân địch, sau đó rút về sở cao su Cẩm Mỹ.

Tiểu đoàn Bảy môn khi kéo ra Bàu Lâm có tới 2000 người kể cả gia đình của binh sĩ đi theo. Theo sự hướng dẫn của ta đơn vị Bảy Môn gom lại chỉ để gần 300 người cầm súng còn gia đình cho trở về nhà, rồi cắt đường rừng từ Cẩm Mỹ lên Thương Lang(1), vượt sông Đồng Nai lên Chiếu khu Đ căn cứ kháng chiến chống Pháp của ta. Tại đây, đơn vị Bảy Môn học tập, xây dựng, sản xuất, chiến đấu chống Mỹ Diệm và cách mạng hóa.

Ở miền Đông nhân lúc Diệm tiến công các lực lượng giáo phái ở Tây Ninh có các nhóm vũ trang Trung tá Ca (Tám Hoàng) và Thiếu tá Lê Hoàng (Tám Bang) từ Cao Đài Tây Ninh li khai chống lại Mỹ Diệm. Đồng thời các đồng chí Tư Long, Ba Hưng, Ba Ốm cũng lâp ra ba nhóm vũ trang mang danh nghĩa Cao Đài li khai để đánh lại quân Mỹ Diệm. Ở Bà Rịa, tháng 1/1956 một đại đội vũ trang của ta với 19 đồng chí, 15 súng thành lập ở Rừng Sác, vùng sông Lòng Tàu - Ông Kèo, ở Biên Hòa có nhóm vũ trang của đồng chí Chín Quỳ. Ở Thủ Dầu Một có nhóm vũ trang của Bời và Liễu. Ở chiến khu Đ nhân có lực lượng Bảy Môn và được Bảy Môn giúp sức, các đồng chí Phạm Văn Thuận, Lâm Quốc Đăng, Lê Thanh đã gom các cán bộ, chiến sĩ, du kích và thanh niên lánhđịch lên đây tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Đồng thời lực lượng Cao Thiên Hòa Bình thành lập có Bảy Môn Hai Luông đứng đầu. Đồng chí Lâm Quốc Đăng được phong là tư lệnh lực lượng Bình Xuyên.

Cuối năm 1956, trong Hội nghị lần thứ hai ở Phnôm Pênh, ngoài việc chủ trương tổ chức vũ trang tuyên truyền, Xứ ủy quân đội xây dựng căn cứ chính ở Nam Bộ tại miền Đông và điều đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến đang ở miền Tây về đây để cùng đồng chí Lâm Quốc Đăng lo vấn đền quân sự.

Căn cứ miền Đông có lòng người, có địa hình, có thế vững chắc dính liền với khu V và vùng Đông Nam Campuchia. Đây là căn cứ vùng rừng núi nhưng lại gần với trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế của địch là Sài Gòn. Việc chuyển căn cứ cơ bản từ U Minh, miền Tây lên miền Đông là do yêu cầu của đấu tranh chính trị phải kết hợp với đấu tranh vũ trang đặt ra. Điều này Xứ ủy đã dự kiến từ năm 1954-1955 khi cấp kinh phí cho các tỉnh miền Đông gấp rưỡi các tỉnh khác.

Việc xây dựng lực lượng, xây dựng mở rộng căn cứ, vũ trang tuyên truyền ở miền Đông được đẩy mạnh dưới sự lãnh đạo của đồng chí Phan Đức Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Đông và đồng chí Lâm Quốc Đăng phụ trách quân sự. Đồng chí Lê Duẩn chỉ thị tổ chức ngay ở miền Đông một tiểu đoàn mạnh và ở mỗi tỉnh một đại đội.

Ngày 01/12/1956, 500 tù chính trị cướp súng lính gác, phá nhà lao Tân Hiệp (Biên Hòa) với 2 tiểu đội vũ trang lập nên, chạy ra vùng căn cứ đã tăng thêm đội ngũ cán bộ cho các tỉnh miền Đông.

Cuối năm 1956, đầu năm 1957 các nhóm vũ trang ở Tây Ninh do các đồng chí ta tổ chức và chỉ huy: Tư Long, Ba Hưng, Ba Ốm và đơn vị đồng chí Tám Hoàng sáp nhập vào làm một. Sau khi được tăng cường thêm lực lượng của miền Trung, miền Tây lên. Tiểu đoàn C500 được thành lập. Lễ thành lập được tiến hành long trọng. Đồng chí Lê Thanh đang tham gia chỉ huy Bộ đội Bình Xuyên trở về đây chỉ huy Tiểu đoàn C500 và chiến khu C.

Đầu năm 1957 đơn vị tập trung thứ hai của Miền C250 thành lập tập họp các nhóm vũ trang và thanh niên sống bất hợp pháp với địch. Đồng chí Năm Hoa vốn là chỉ huy Biệt động đội Biên Hòa trong kháng chiến chống Pháp làm chỉ huy trưởng.

Các tỉnh cũng chính thức lập lực lượng vũ trang. Tỉnh Thủ Dầu Một một đại đội, tỉnh Biên Hòa một trung đội, tỉnh Bà Rịa Đại đội 40.

Tháng 8/1958, bộ chỉ huy lực lượng vũ trang của Xứ ủy thành lập do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến (Nguyễn Chiến Quốc) làm chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy. Đồng chí Lâm Quốc Đăng làm phó chỉ huy, phó bí thư.

Việc sản xuất tự túc lương thực, Đông Bắc làm rẫy, Tây Bắc làm ruộng được đẩy mạnh. Đồng thời đã thực hiện trao đổi kinh tế giữa vùng căn cứ với vùng giáp ranh, giữa đồng bào ta với nhân dân Campuchia gần biên giới.

Tại cả hai chiến khu Đ và C, các thợ rèn, thợ cơ khi được tập hợp về. Máy móc chôn giấu được đào lên. Đạn, bom lép được sưu tầm. Hai xưởng vũ khí ở hai nơi làm trái nổ, sạch đạn, làm dao, cuốc, chà gạc cho nhân dân.

Ngành quân y được xây dựng do bác sĩ Võ Cương (Mười Năng) và bác sĩ Biên phụ trách. Mở các lớp rèn, cơ khí, quân y mở. Trường huấn luyện đặc công được thành lập.


(1)Cái địa bàn mà đồng chí Ba Thu làm kim chỉ nam cắt đường rừng về chiến khu Đ hiện nay là một hiện vật ở Bảo tàng tỉnh Đồng Nai.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Giêng, 2010, 06:34:30 am
Việc xây dựng căn cứ đi đôi với việc bảo vệ và mở rộng căn cứ lên sát Tây Nguyên và tận biên giới Campuchia. Tập trung chủ yếu là mở rộng căn cứ chiến khu Đ lên phía Bắc và Đông Bắc.

Công tác vũ trang tuyên truyền ở miền Đông tập trung vào các vùng đồng bào các dân tộc nơi mà trong kháng chiến 9 năm ta chưa đến được. Khẩu hiệu đề ra là chiếm lĩnh vùng rừng núi. Nhiều đội vũ trang tuyên truyền được tổ chức. Đội Bù Na, Bù Chap, Phước Long. Đội đi song song với Quốc lộ 14 tiến lên khu vực “Lưỡi Câu’… Các đôi đi “đầu nhọn đuôi dài”, mũi đi đầu mở đường ít thôi, đoàn đi sau đông hơn, đến đâu xây dựng được cơ sở chính trị là đặt ngay cơ sở sản xuất tự túc hoặc hợp tác với đồng bào các dân tộc, cũng là bàn đạp để tiếp tục tiến lên xa hơn và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang ta tiến công địch nơi chúng sơ hở. Nhiều đồng chí có kinh nghiệm nhiều lúc trực tiếp lãnh đạo các đội: Lâm Quốc Đăng, Việt Hồng, Tư Nguyện, Hồng Sơn, Bảy Tâm… Đến năm 1960, ta đã làm chủ vùng rừng núi miền Đông Nam Bộ, mở rộng chiến khu Đ rất lớn vô phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông.

Trong thời kì này, ở vùng giáp ranh, ở đồng bằng và đô thị, quân địch tăng cường các biện pháp kìm kịp quần chúng, đánh phá cách mạng. Khi hệ thống tay sai của chúng đã cắm sâu xuống thôn xóm, với cảnh sát, do thám, chỉ điểm, với ngũ gia liên bảo chúng tiến hành những chiến dịch tố cộng đẫm máu. Cơ sở Đảng ở các tỉnh bị tổn thất nặng nề.

Để đối phó lại, lực lượng vũ trang của Miền, của các tỉnh đã tăng cường công tác vũ trang tuyên truyền, hạ uy thế địch, phát huy khí thế đấu tranh cách mạng của nhân dân. Vấn đề trừng trị bọn tay sai ác ôn, do thám, gián điệp là một trong những biện pháp cần thiết trong lúc này. Cá tỉnh ủy đã lập danh sách những tên ác ôn phải trừng trị và phân công cho các địa phương và từng tổ, tiểu đội vũ trang tuyên truyền về trừng trị. Ở Gia Định, Thủ Dầu Một, ta tùy nơi, tùy lúc mà diệt trừ gian ác, tiến hành bí mật hoặc công khai trước quần chúng. Nhiều đội vũ trang tuyên truyền của Miền đã tha vũ trang tuyên truyền diệt ác ở các huyện Bến Cát, Trảng Bàng, Củ Chi, Gò Dầu. Có đơn vị tiến sâu xuống Hóc Môn, Gò Vấp.

Ở các vùng căn cứ của ta, quân địch huy động các sư đoàn 5, 7, 13 lần lượt đánh phá, càn quét ngang dọc. Kết hợp có đơn vị lập công binh có xe ủi xẻ đường, chia cắt vùng rừng núi ta tnưg ô nhỏ. Chúng tàn phá mọi cơ sở sản xuất của ta. Chúng đưa các lực lượng lớn quân đội của chúng đến đây để diễn tập hợp đồng binh chủng, có ném bom và bắn đạn thật. Các lực lượng ta, các đơn vị, đội sản xuất vừa phải thường xuyên đối phó với cả quân chính quy và biệt kích vừa phải đối phó từng thời kì với các cuộc diễn tập của địch. Thế mà ta vẫn đánh được địch, bảo tồn được lực lượng ta, bảo vệ được cơ quan chỉ huy, công xưởng, trại sản xuất và còn thu vũ khí bồi dưỡng lực lượng ta.

Trong thời kì này, lực lượng vũ trang ở miền Đông đã đánh nhiều trận quan trọng. Có những trận có ý nghĩa vũ trang tuyên truyền trên phạm vi rộng lớn.

Tháng 5/1957, ba trung đội Bình xuyên và một tiểu đội tỉnh Thủ Dầu Một đã tập kích bất ngờ đồn Bến Củi, tiêu diệt hơn chục tên địch, làm chủ mục tiêu, thu hai triệu đồng bạc, hai xe vận tải, một số súng trường, quân trang quân dụng và nhiều gạo. Ta lấy gạo với một số quân trang phân phát cho dân ở địa phương.

Ngày 10/08/1957 đã diễn ra trận Minh Thạnh do đồng chí Lâm Quốc Đăng và đồng chí Lê Thanh chỉ huy. Ta phải tiến hành điều tra nghiên cứu trong một tuần lễ, làm sa bàn và thực tập thêm một tuần lễ nữa để bảo đảm chắc thắng. Đêm 09/08/1957, lực lượng ta đã chặn các ngã địch có thể tiếp viện. Sáng 10/8, ba cánh quân gồm C500, bộ đôi Bình Xuyên, Bộ đội Thủ Dầu Một từ ba ngã tiến công đồn Minh Thạnh, diệt cảnh sát và lính bảo vệ đột nhập vào “bo”. Ta lấy xe địch, đặt đại liên trên xe tiến đánh những ổ địch còn kháng cự. Trận đánh nhanh chóng kết thúc. Với danh nghĩa Bộ đội Bình Xuyên ta kêu gọi anh chị em công nhân ủng hộ bội đội, giúp bộ đội diệt bọn tay chân địch trà trộn.

Suốt đêm 10/08/1957, ta lấy 20 xe vận tải và ngựa chở cao su chở toàn bộ gạo muối, vải vóc, thuốc men và cả két sắt về căn cứ, giải quyết sự thiếu thốn trước mắt và làm vốn để phát triển.

Ngày 18/09/1957 là trận đánh Trại Be của Trần Lệ Xuân. Lực lượng ta gần một tiểu đoàn gồm Bộ đội Bình Xuyên và C250 do đồng chí Lâm Quốc Đăng và đồng chí Năm hoa chỉ huy. Ta chờ đến hết giờ làm việc, phục kích chiếm hết các xe be, động viên tài xế chở các đơn vị ta vào chiếm trại. Ta tiêu diệt 2 trung đội lính đich, thu 2 trung liên, 15 súng trường, bắt 60 xe chở lương thực, thực phẩm về vùng Rang Rang (gần căn cứ ta). Ta đốt 60 xe của chính Trần Lệ Xuân, còn các xe của các chủ tư sản khác ta cho về.

Trận đánh còn kết hợp diệt bọn tay chân địch trà trộn trong anh em làm be. Ta động viên anh em làm be bỏ sở đi nơi khác vì làm be ở đây là phá căn cứ kháng chiến của bộ đội Bình Xuyên nay đã trở về với nhân dân.

Ngày 20/09/1957, một tiểu đoàn địch kéo lên cứu Trại Be gặp C250 và một số đơn vị Bình Xuyên do đồng chí Năm Hoa chỉ huy chặn đánh phải bỏ chạy.

Trận đánh Trại Be đã diệt được trại làm gỗ lớn nhất của địch lúc đó và quốc tế hơn là đập tan âm mưu phá rừng chiến khu Đ, phá căn cứ của ta của anh em Ngô Đình Diệm. Ba năm sau, quân địch chưa dám làm be lại ở vùng này. Cây rừng chiến khu che chở bộ đội được bảo vệ.

Tháng 12/1957, bộ đội ta ở miền Đông đã phục kích ở Lò Than (Biên Hòa) diệt gọn một đại đội, đánh tan một tiểu đoàn địch lúc chúng càn quét vào căn cứ ta.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Giêng, 2010, 06:35:00 am
Hành động vũ trang lúc này tuy còn ở mức hạn chế nhưng đã có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân ở nông thôn, ở các đồn điền và vùng đô thị.

Từ tháng 6 đến tháng 8/1957 công nhân các nhà ga xe lửa Chí Hòa, Dĩ An… tổ chức hàng chục cuôc mít tinh biểu tình chống chế độ làm việc hà khắc, chống đuổi việc, đòi chấm dứt bắt bớ tra tấn, tù đày các cán bộ nghiệp đoàn.

Tháng 11/1957, công nhân toàn ngành hỏa xa miền Nam tiến hành đại đội vạch chủ trương, biện pháp đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho công nhân, ra kiến nghị đòi nhà cầm quyền Sài Gòn trả tự do cho chủ tịch và thư kí nghiệp đoàn ngành cùng những công nhân đang bị giam giữ. Cuộc đấu tranh của công nhân và những kiến nghị yêu sách thiết thực của đại hội ngành hỏa xa đưa ra, được nghiệp đoàn công nhân các ngành khác ở Sài Gòn và một số thành phố, thị xã khác đồng tình ủng hộ, hưởng ứng. Cũng trong thời gian này, công nhân thương cảng Sài Gòn cũng liên tiếp đình công, lãn công, đưa yêu sách đòi chủ cảng điều chỉnh lương, trả tiền phục cấp đắt đỏ, chống đánh đập, đuổi việc, làm cho thương cảng tê liệt nhiều ngày, gây ách tắc lưu thông cảng, lưu thông hàng hóa.

Cùng với công nhân hỏa xa, thương cảng, công nhân các nàh máy điện Sài Gòn, Tân Sơn Nhất, được sự hưởng ứng của công nhân nhà máy điện Vĩnh Long, Đà Nẵng, cũng tích cực đấu tranh. Do được tổ chức chặt chẽ và chuẩn bị chu đáo lại thuộc ngành thiết yếu, phong trào đấu tranh của công nhân ngành điện đã giành được những thắng lợi quan trọng. Tiếp đó, các nghiệp đoàn thuộc Liên hiệp các nghiệp đoàn công nhân thuộc thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn đã liên tiếp lãnh đạo công nhân mình đấu tranh đòi tự do hội họp đòi chính quyền tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cho các nghiệp đoàn, chống việc bắt giữ, thủ tiêu các cán bộ nghiệp đoàn. Các nghiệp đoàn ban bố những nội quy hoạt động, yêu cầu chính quyền chấp nhận, đòi được cấp chứng nhận để các nghiệp đoàn được công khai hoạt động hợp pháp.

Hòa nhịp với phong trào đấu tranh của công nhân ngành hỏa xa và công nhân Sài Gòn, công nhân các đồn điền cao su liên tục đấu tranh với giới chủ và nhà cầm quyền đòi cải thiện đời sống, cải tiến chế độ làm việc, chống bắt giữ và thủ tiêu những cán bộ nghiệp đoàn và những công nhân nòng cốt và tích cực. Chỉ trong năm 1957, công nhân các đồn điền ở Biên Hòa, An Lộc, Minh Thạnh, Dầu Tiếng… đã tổ chức hơn 70 cuộc đấu tranh hợp pháp, bán hợp pháp và không hợp pháp. Để thống nhất hành động, cuối năm 1957, công nhân các đồn điền các tỉnh miền Đông Nam Bộ tổ chức đại hội đại biểu, bầu ra cơ quan lãnh đạo thống nhất trong toàn ngành. Sau khi  đại hội kết thúc hàng vạn công nhân các đồn điền Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch, Dầu Tiếng, Lộc Ninh, Phước Hòa, Tây Ninh… đã tổ chức đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm việc, chống bắt bớ, đánh đập sa thải công nhân, đòi quyền tự trị cho các nghiệp đoàn… Trước sức đấu tranh của công nhân trên quy mô lớn, giới chủ đồn điều cũng như ngụy quyền miền Nam lúng túng. Chúng phải chấp nhận nhiều yêu sách hợp lí của công nhân.

Đỉnh cao của phong trào chính trị của công nhân và sự đoàn kết của công nhân, nông dân và trí thức là cuộc xuống đường biểu dương lực lượng của hơn 500.000 công nhân. nông dân, trí thức và các tầng lớp lao động khác thuộc 144 nhà máy, xí nghiệp và vùng nông thôn ngoại thành Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định ngày 01/05/1958. Những người biểu tình đưa ra khẩu hiệu đòi chính quyền không được khủng bố, bắt giam, thủ tiêu những người kháng chiến cũ, đòi quyền tự do hội họp, đòi cải thiện chế độ làm việc và tiền lương cho công nhân, viên chức, đòi đã cải cách điền địa thì phải làm triệt để, đem lại ruộng đất cho nông dân. Cuộc xuống đường biểu dương lực lượng được chính quyền cho phép đã làm cho chính quyền Mỹ Diệm phải hoảng sợ.

Trận đánh quận lị Dầu Tiếng (10/10/1958) là trận đánh lớn nhất của ta từ đình chiến 1954 đến đây. Lúc này ở trên Xứ, đồng chí Nguyễn Văn Linh Bí thư Xứ ủy sau khi báo cáo ra Bộ Chính trị Trung ương về sự tàn bạo man rợ gia tăng của địch đã nhận được điện của Ban Bí thư Trung ương Đảng ta “có đánh, cho nổi dậy”. Đề nghị của Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang Miền xin đánh Dầu Tiếng nhanh chóng đượcchấp thuận, mặc dầu đây là một trận tấn công khá lớn, đánh vào một thị trấn quận lị cách Sài Gòn chưa đến 70km đường chim bay.

Lực lượng địch ở quận lị Dầu Tiếng có hai tiểu đoàn Cộng hòa thuộc Sư đoàn 3, một đại đội và một trung đội bảo an, lực lượng cảnh sát, dân vệ tại chỗ.

Lực lượng ta gồm bộ đội Miền (C500, Bình Xuyên có thêm các đơn vị Thủ Dầu Một, Biên Hòa do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến và đồng chí Lâm Quốc Đăng chỉ huy.

Ta khống chế địch ở Bến Củi bên tả ngạn sông Sài Gòn và tiến công vào quận lị Dầu Tiếng ở hữu ngnạ. Bộ đội đặc công của C500 mở cửa đột phá, cảm tử đánh pêta sào dựng đứng diệt đồn chính. Trong khi đó các đại đội bộ binh quét lực lượng địch ở bên ngoài và diệt gọn một đại đội địch đến tiếp viện. Cánh bộ đội Thủ Dầu Một từ Thanh An, Thanh Tuyền đánh lên diệt các đồn lẻ công an, cảnh sát.

Sau 30 phút chiến đấu, ta nhanh chóng làm chủ trận địa. Hàng chục xe chở cao su được huy động cở súng đạn, gạo muối, hàng hóa, thực phẩm về căn cứ. Súng chất thành đống, đồng hồ đựng từng cần xé, tiền đầy 10 két sắt. Trên 500 địch bị giết và bị bắt sống. Ta thu được 250 súng.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Giêng, 2010, 06:36:29 am
Tin Mỹ nói: “Một đại đội quân chính quy bị đại bại”.

Đồng bào, công nhân 28 làng sở hoan nghênh, cổ vũ bộ đội. Chủ sở Dầu Tiếng trốn chạy. Cả quân địch ở Bến Củi bên kia sông cũng hoảng sợ rút chạy. Quân địch đóng ở 20 đồn bót xung quanh Dầu Tiếng hoang mang bỏ chạy.

Trận Dầu Tiếng (10/10/1958) là trận đánh lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng minền Nam, thể hiện bước phát triển mới về thế và lực của cách mạng.

Trận Dầu Tiếng có tiếng vang lớn đồng thời cung cấp nhiều vũ khí, vật chất tiền bạc cho ta xây dựng phát triển lực lượng, củng cố và mở rộng căn cứ.

Sáng 11/10/1958, tướng Nguyễn Văn Là của Việt Nam Cộng hòa đến Dầu Tiếng xem xét tình hình. Trưởng ban công an cảnh sát sống sót báo tin là Bình Xuyên đánh. Tướng Là nhận xét: đây không phải là Bình Xuyên mà là những người chỉ huy thao lược của quân đội miền Bắc. Đây là một trận đánh giương công, đây là một trận nghiên cứu của Cộng sản(1).

Trận Nhà Xanh Biên Hòa ngày 8 tháng 7 năm 1959 là trận đầu đánh Mỹ.

Có một vấn đề thuộc tâm lí xã hội là cho đến giữa năm 1959 mà còn nhiều người chưa thấy rõ kẻ thù chủ yếu của nhân dân ta là đế quốc Mỹ. Long căm thù của nhân dân tập trung vào anh em Ngô Đình Diệm người đề ra quốc sách “Tố cộng diệt cộng”. Sự ra đời của Luật 10/59 và việc đưa máy chém đi khắp nơi chặt đầu người yêu nước làm cho lòng căm thù bọn ngụy càng tăng. Chủ trương của Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang của Xứ ủy (Miền) là mở một trận đánh thẳng vào bọn cố vấn Mỹ.

Đồng chí Lâm Quốc Đăng, xuống gặp đồng chí Ngô Bá Cao Bí thư tỉnh ủy Biên Hòa thì được đồng chí Cao cho biết là có thể đánh bọn cố vấn MAAG Mỹ ở Biên Hòa và địa phương sẽ hết lòng phối hợp và phục vụ.

Nhà Xanh Biên Hòa trước đây là trại cưa được sửa chữa thành câu lạc bộ của bọn cố vấn Mỹ thuộc MAAG ở thị xã Biên Hòa. Hàng ngày, nhất là vào các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, có nhiều sĩ quan, cố vấn Mỹ kéo đến Nhà Xanh để nhậu nhẹt, ăn chơi, coi phim, khiêu vũ… Chúng đến bằng xe du lịch loại nhỏ và xe con, trên xe chở từ 2 đến 4 người. Sĩ quan cố vấn Mỹ đề mặc đồ xivin. Khi ăn chơi xong đến khuya có nhiêu tên lên xe về, một số lại nghỉ đến sáng hôm sau mới về.

Về bố phòng, xung quanh Nhà Xanh có hàng rào kẽm gai nhưng không chắc chắn, có nhiều lỗ hỏng do trâu, bò phá rào vào ăn cỏ. Xung quanh Nhà Xanh có lính bảo an ăn ở và canh gác đêm ngày.

Một tuần trước khi diễn ra trận đánh, 6 đồng chí đội đặc biệt do đại đội trưởng Năm Hoa (vốn là người chỉ huy biệt động đội thị xã Biên Hòa trước đây) chỉ huy về ém quân ở rừng Gò Me cách nhà má Xuân, cơ sở do Thị xã ủy giới thiệu, khoảng 100 mét. Hằng ngày má Xuân đi chợ lo ăn uống cho anh em. Cơ sở họp pháp trực tiếp trinh sát khu Nhà Xanh phục vụ cho đội là đồng chí Nguyễn Văn Lũy vốn ra vào Nhà Xanh dễ dàng do quen người lính gác cổng.

Khoảng 7 giờ tối ngày 8.7.1959, toàn bộ 6 người mặc quần áo lính bảo an (do cơ sở ta trong lính bảo an là Dương Văn Tôn cho mượn) vũ trang 2 tiểu liên, 4 các bin và mỗi người hai trái mìn tự tạo, bí mật đột nhập vào Nhà Xanh. Trong Nha Xanh hôm ấy là thứ tư nên chỉ có 6 cố vấn Mỹ, không đông như đêm thứ bảy, chủ nhật, Chúng đang xem phim.

Khi đoạn phim vừa chấm dứt, đèn vừa sáng lên là ta đánh động. Các chiến sĩ chái tiểu liên và các bin bắn thẳng vào bọn Mỹ, tiếp đó liệng 2 quả mìn, mìn nổ rất đanh.

Klhi trong Nhà Xanh phát ra tiếng nổ, lính bảo an và bảo vệ tưởng rằng bọn cố vấn Mỹ ăn nhậu rồi đánh nhau nên còn chần chừ mấy phút đến khi vài tên Mỹ rú xe chạy ra, chúng mới tiếp ứng cho Nhà Xanh.

Các chiến sĩ ta nhanh chóng bí mật rút lui theo sườn trái Nhà Xanh, ra sân banh (nay là nhà máy giấy Tân Mai) đi qua Lộ 15, đường sắt rồi vượt sông Đồng Nai về chiến khu Đ mang theo một chiến sĩ bị thương. Đồng chí chiến sĩ hi sinh ta đành phải bỏ lại.

Kết quả là hai cố vấn Mỹ chết, một cố vấn Mỹ bị thương. Hai tên chết là Daler Bwí và Chester M.Ovmand. Đây là hai sĩ quan Mỹ bị chết đầu tiên ở Việt Nam và là hai người đứng đầu danh sách ghi trên đài tưởng niệm các cụu chiến binh của cuộc chiến tranh Việt Nam ở Washington. Người bị thương là đại úy Howard Baston ở Plairsburg.

Quốc hội Mỹ lên tiếng “phải bảo vệ cố vấn Mỹ”. Đại sứ Mỹ Dước-bao (Durbrrow) lúc đó ở Sài Gòn kêu lên rằng: “Cộng sản và những lực lượng còn lại của giáo phái tập họp lại và tăng cường hoạt động”(2).

Trận Nhà Xanh sở dĩ tiến hành được và giành thắng lợi trước hết là nhờ cơ sở cách mạng và binh vận của ta ở thị xã Biên Hòa xây dựng nên. Nó cũng nói lên là ở các đô thị ở miền Đông ta có cơ sở cách mạng và binh vận mạnh sẵn sàng hỗ trợ cho lực lượng vũ trang tiến công quân thù.

Trận Nhà Xanh Biên Hòa tiếp theo trận Dầu Tiếng làm cho Mỹ Diệm càng sợ lực lượng vũ trang cách mạng kết hợp với lực lượng giáo phái chống đối ở Đông, Bắc Sài Gòn.


(1)Theo báo cáo của đồng chí Lâm Quốc Đăng với Ban nghiên cứu Lịch sử Quân đội năm 1970. Hồ sơ lưu Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(2)Bécna Phôn (Bernard Fall) - Hai cuộc chiến tranh.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Giêng, 2010, 06:38:42 am
Tại vùng rừng núi khu V

Vĩnh Thạnh là huyện miền núi phía Tây tỉnh Bình Định, diện tích 140km2, dân số hơn 5.300 người, phần đông là dân tộc Ba Na. Số đảng viên cũ ở lại có 50 đồng chí. Huyện ủy do đồng chí Trọng làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Trung Tín Phó Bí thư. Đồng bào các dân tộc ở đây hiểu rõ cách mạng, biết Bác Hồ thương người Thượng như người Kinh, làm cho người Thượng hết khổ. Đồng bào ra sức giữ bí mật, nuôi dưỡng và che chở những đảng viên, cán bộ “nằm vùng” thoát khỏi các chiến dịch tố cộng, những trận ruồng bố của địch.

Không tìm được “cộng sản nằm vùng”, tháng 11.1957 địch chuyển sang gom dân dồn về các ấp giáp vùng xuôi để cắt đứt mối liên hệ giữa dân với Đảng. Kế hoạch của dịch sẽ gom 6 xã ở rìa rừng về quận lị. Trước tiên là hai làng Tà Lộc, Tà Léc. Địch bắt các già làng về đồn thuyết phục. Các già làng đưa ra nhiều lí do về phong tục, tập quán, kiêng cữ, về phong tục canh tác của người dân tộc để từ chối. Tên quận trưởng Vĩnh Thạnh không chấp nhận, phái bọn tay chân và cảnh sát về từng làng vừa dụ dỗ, vừa khủng bố. Y cấm mua bán giữa người Kinh và người Thượng, cấm phát rẫy làm nương, cấm đi thăm hỏi lẫn nhau giữa người làng này với người làng khác. Đời sống kinh tế vật chất của đồng bào khốn khó đến cùng cực. Đồng bào Tà Lộc, Tà Léc, luôn luôn nuôi một ý nghĩ “không bỏ cái núi cái rừng”, phải chạy vào rừng, dù khổ cũng được, không xuống xuôi.

Tháng 11-1598, tên quận trưởng Vĩnh Thạnh cho cảnh sát Bok Chua, già làng của Tà Lốc, Tà Léc, ép phải kí nhận đưa dân xuống. Già làng và đồng bào Ba Na phải tìm kế trì hoãn, nhận xuống xuôi nhưng phải sau Tết âm lịch và yêu cầu phải để cho dân phát rẫy, xuống vùng xuôi mua bán tự do. Địch chấp nhận yêu sách và hẹn đúng ngày 4 tháng giêng, già làng phải đưa dân xuống. Lợi dụng thời gian hòa hoãn, đồng bào phát rẫy, mua muối, gạo, vải, dao rựa tích trữ, lập kho sâu trong rừng cất giấu. Chỉ trong mấy tháng, đồng bào đã chuẩn bị lương thực, muối… cho ba năm.

Ngày 6.2.1959, đúng ngày 29 tháng chạp năm Mậu Tuất, chri còn 4 ngày nữa là đến hẹn phải xuống quận, nhân dân làng Hà Ri, Tà Lốc, Tà Léc bỏ làng cũ chạy lên Dakló nơi rừng núi hiểm trở, lập làng mới. Tiếp theo, các làng Tà Diệt, Kon Rơn, Kon Ria, Kon Rịt, Kon Đơn, Bờ Nâm cũng nhất tề dời làng sâu vào rừng, sống bất hợp với địch.

Đến khi các xã Vinh Hiệp, Vĩnh Hảo nổi dậy, Huyện ủy Vĩnh Thạnh chủ trương chỉ bố phòng bảo vệ phía trong để địch có thể đi vào làng cũ, tránh gây căng thẳng, tạo điều kiện hòa hoãn hợp pháp được mức nào hay mức ấy. Nhưng quần chúng không đồng ý, họ đặt chông, thò, cạm bẫy, bố phòng chặt chẽ cả các làng cũ và làng mới, ở cả vùng thấp và vùng co. Đồng bào cho rằng nến để địch vào được làng cũ, chúng sẽ lấn tới gom các làng vùng cao. Mỗi làng còn lập được một tiểu đội tự vệ để tuần tra, canh gác ngày đêm, sẵn  sàng chiến đấu. Giữa tháng 3 và đầu háng 4, địch đem quân đánh phá các làng Hà Ri, Tà Lốc, Tà Léc, nhân dân xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo đã đoàn kết chiến đấu diệt nhiều địch, buộc chúng phải rút lui.

Địch liên tục càn quét Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, chúng đốt sách các rẫy lúa non, triệt đường tiếp tế từ đồng bằng lên, gây muôn vào khó khăn cho nhân dân. Nhưng quần chúng và lực lượng cách mạng không lùi bước.

Khong đánh được làng Tà Lốc, Tà Léc, Hà Rì, địch xoay sang dụ dỗ, mua chuộc bằng cách rải truyền đơn kêu gọi “điều đình”. Biết được ý đồ địch muốn xoa dịu, Huyện ủy Vĩnh Thạnh chủ trương đưa Vĩnh Hảo ra thế hợp pháp để bớt căng thẳng, tranh thủ thời gian chuẩn bị thêm lực lượng và lương thực. Nhưng khi Vĩnh Hảo ra hợp pháp thì bị địch o ép, trả thù.

Tháng 4.1959, đồng bào tám làng Vĩnh Hảo nổi dậy chống Diệm lần thứ hai. Cuộc nổi dậy lần này lôi kéo các làng vùng cao huyện Vĩnh Thạnh cùng nổi dậy. Trên toàn huyện, gần 60 làng lớn nhỏ với hơn 5000 dân đã giành được quyền làm chủ, đấu tranh công khai với địch, trừ bốn làng giáp huyện Hoài Ân chưa nổi dậy.

Có kết quả và kinh nghiệm đấu tranh của Vĩnh Thạnh, Tỉnh ủy Bình Định mạnh dạn chủ trương: kiên quyết giữ vững và phát triển thành quả của cuộc nổi dậy, phát động toàn tỉnh đấu tranh chống địch. Vĩnh Thạnh lại đánh bại hai cuôc càn của địch, giữ vững phong trào. Các xã kế cận thuộc các huyện An Lão, Bình Khê, Hoài Ân, nhân dân cũng bắt đầu rào làng chiến đấu, lập các đội, tổ vũ trang tự vệ, vũ trang công tác.

Nếu cuộc nổi dậy của đồng bào Vĩnh Thạnh bắt đầu từ hôm 29 tết thì cuộc nổi dậy của 5000 dân khu tập trung B’Râu thuộc huyện Bác Ái, Ninh Thuận phá khu tập trung về núi lại xảy ra vào đêm 30 Tết (7.02.10959), nhân lúc bọn bảo an chốt giữ khu tập trung về nhầ ăn tết.

Có khởi nghĩa của B’Râu, tháng 4.1959, Đảng bộ Bác Ái lại lãnh đạo đồng bào khu tập trung Tầm Ngân nổi dậy.

Để giữ vững thành quả của cuộc nổi dậy, Huyện ủy Bác Ái đã chọn 30 thanh niên lập đơn vị vũ trang đầu tiên của Huyện và tổ chức các tổ, đội thanh niên bảo vệ, gấp rút xây dựng làng chiến đấu tăng gia sản xuất, ổn định đời sống.

Sau ngày khu tập trung B’Râu và Tầm Ngân bị phá, địch liên tục bao vây đánh phá căn cứ Bác Ái nhưng vô hiệu trước căn cứ lòng người và căn cứ cây rừng của nhân dân Bác Ái.

Phong trào nổi dậy dời làng từ Vĩnh Thạnh, Bác Ái lan đến các vùng đồng bào Thượng ở Tây Nguyện. Tháng 4.1959, ở Tà Boóc, huyện 40 (nay là huyện Đắc Lây) tỉnh Kon Tum quần chúng tổ chức cắm chống, bao vây đồn Tà Boóc ngăn không cho địch vào làng. Địch phá, dân lại cắm chông, rào làng, cứ thế giằng co nhau. Nhân lúc một tiểu đội lính vào làng quấy phá, nhân dân lập mưu chuốc rượu, diệt bốn tên thu ba súng. Chị Y Ngà là người phụ nữ dũng cảm, lập công đầu. Lúc địch say rượu, chị xông đến ôm chặt tên trung úy chỉ huy, cho chồng chém đầu. Số địch còn lại chạy khỏi Tà Boóc. Nhân dân nổi lửa đốt làng, dời vào rừng, lập làng mới chống địch.

Đặc biệt mạnh mẽ là phong trào nổi dậy làm chủ địa phương của đồng bào dân tộc miền Tây Quảng Ngãi.

Miền Tây Quảng Ngãi hợp thành bởi bốn huyện miền núi Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long,Ba Tơ, có diện tích hơn 4.600 km2. Lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi đây núi non trung điệp, dàn trải ra như xây thành đắp lũi, án ngữ cả ba mặt Bắc, Tây, nam. Đây cũng là nơi đầu nguồn và là nơi giao hội của các con sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Cau, chảy về đồng bằng. Địa thế hiểm trở để hơn 90 ngàn đồng bào các dân tộc H’Rê, Cor, Cà Dong, Cà Rá, Kinh quần tụ sinh sống và gắn bó nhau trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và nội phản suốt cả thế kỉ, làm cho tên núi, tên sông thành địa danh lịch sử. Ở đây đã diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ giành quyền từ tay phát xít Nhật, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu 1945 ở Trung Trung Bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào đã xây dựng miền Tây Quảng Ngãi thành căn cứ kháng chiến mạnh cả về quân sự chính trị. Đồng bào các dân tộc ở đây trung thành với cách mạng, với Bok Hồ, dù cho “sông cạn, đá mòn” lòng chung thủy ấy cũng không hề thay đổi.

Từ ngày đình chiến, sau khi rút vào hoạt động bí mật, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đặt cơ quan lãnh đạo tại đây. Tỉnh ủy lại nhân lúc địch tập trung đánh phá ở đồng bằng đã nhân cơ hổi ấy mà củng cố, phát triển cơ sở cách mạng ở miền núi.

Trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống địch “tố cộng diệt cộng”, nhân dân các dân tộc trước sau vẫn giữ lòng trung thành với cách mạng. nơi nào địch đán phá ác liêt, nơi ấy nhân dân càng phát huy sáng kiến để đấu tranh chống lại chúng, bảo vệ thành quả cách mạng.

Trong các đợt tố cộng, quân địch bắt nhân dân nói xấu cách mạng, tố cáo “cán bộ nằm vùng”. Có thể nói ở miền Tây Quảng Ngãi không có người dân nào khai báo với giặc về cán bộ cách mạng. Đặc biệt nhân dân nhất định không tố giác những cán bộ cách mạng tham gia chính quyền ngụy. Đồng bào Cor đã biến những buổi lễ tố cộng thành lễ nhắc nhở côg lao của Đảng, của cách mạng. Bằng nhiều cách họ nói rõ Đảng đã bảo vệ nhân dân, giúp dân sản xuất trồng quế, xóa bỏ mê tín, dạy dân ăn ở vệ sinh, học văn hóa. Ở Trà Bồng, ở trên rẫy, trước nhà sàn, bên bếp lửa, ngay cạnh đồn giặc nhân dân ngang nghiên trao đổi những bài xa ru dộng viên nhau:

“… Này đồng bào ơi, này thanh niên ơi!
Mặt trời xưa nay không đổi
Ta không thể có hai mặt trời
… Mặt trời luôn sáng trên núi rừng sông nước
Ta vững tin mặt trời đoàn kết đấu tranh
Ta hát lên bài ca mặt trời…”


Mặt trời là từ rất thiêng liêng mà nhân dân ta dùng để gọi Đảng, gọi cách mạng.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Giêng, 2010, 06:39:30 am
Chống lại các cuộc khủng bố, bắt bớ, nhân dân Trà Bồng đã huy động cả làng ra níu áo, xô xát với binh lính địch, khiến chúng phải chùn tay. Khi Mỹ Diệm giở đủ thủ đoạn mị dân, dụ dỗ mua chuộc bằng cách tung ra ít hàng bố thí. Lợi dụng cơ hội đó lấy có ngụy quyền hạn chế việc đi lại, mua bán làm ăn, dân kéo lên quận lị đòi được cung cấp gạo, muối, nông cụ. Địch ra lệnh cho dân phải đi nhặt truyền đơn đưa về trụ sở ngụy quyền. Dân dựa vào lệnh đó không rải truyền đơn nữa mà đem truyền đơn binh vận trao tay binh lính.

Đối phó với việc địch thiết lập và củng cố chính quyền ở thon xã, nhân dân các dân tộc miền Tây Quảng Ngãi đã dựa vào sức mạnh chính trị của mình, dựa vòa phong tục tập quán cố truyền để kiên quyết chống lại.

Ở Trà Bồng, lúc đầu địch âm mưu đưa những người xấu trong tầng lớp trên chỉ định họ đứng ra lập bộ máy cai trị. Nhân dân đã lợi dụng tính chất dân chủ giả hiệu của địch, đề cử người ra làm. Ở các xã địch bắt dân phải lập tề thì dân chỉ báo các danh sách hội đồng xã lấy lệ, quyết không để cho ngụy quyền có thể hoạt động được. Trong thực tế, ở các xã vùng cao Trà Bồng, vùng cao Sơn Hà, nhân dân đã đấu tranh kiên quyết không có địch lập bộ máy kìm kẹp.

Chính nhờ cuộc đấu tranh mềm dẻo, kiên trì nhưng kiên quyết của đồng bào các dân tộc mà ở các huyện miền núi, chỉ trừ một số xã thôn sát các quận lị, còn thì bộ máy ngụy quyền lập ra vẫn do ta khống chế. Nhiều xã còn do ta làm chủ. Có nơi ngụy quyền cấp quận có người của ta đưa ra làm.

Giữa năm 1956, Mỹ Diệm bắt nhân dân các thôn xã cử đại diện về quận lị Trà Bồng để làm lễ đâm trâu ăn thề trung thành với “Ngô Tổng thống”. Họ đã biến buổi đó thành một buổi ca ngợi công ơn cách mạng. Lúc sắp sửa đâm trâu, một già làng đã hát theo điệu Cơ tu (điệu ca tế thần) những lời bóng gió:

“Trâu này là trâu của đồng bào.
Núi, nước đã nuôi trâu khôn lớn,
Trâu ăn cỏ núi, có núi có ánh sáng mặt trời.
Trâu uống nước suối, nước suổi ngời sáng mặt trời.
Ta nhớ ông trời…
Ta thương ông trời, công ơn trời biển nhiều hơn lông trên mình trâu.
Núi, nước, nhân dân chỉ có một mặt trời.
Mặt trời trở về vặn cổ hết lũ chúng bay”.


Mỹ Diệm bắt dân lập danh sách gia đình, chụp ảnh làm thẻ căn cước, họ vin lí do sợ ma để không làm. Địch lùng sục vào thôn, họ đặt ra việc kiêng cữ, cấm đi lại, không cho chúng muốn làm gì thì làm. Thậm chí có lúc địch bắt treo ảnh Diệm, treo cờ ba que, thì họ treo ngoài chuồng lợn, treo ngược trong bếp và nói là theo phong tục, treo trong nhà ma bắt chết cả làng.

Trong giai đoạn này, nhân dân miền Tây Quảng Ngãi không chỉ đấu tranh chính trị đơn thuần mà có mòi vũ trang, chuẩn bị cho đấu tranh kết hợp. Trước sự đánh phá ác liệt của địch, dựa vào địa thế thuận lợi của núi rừng, số đông thanh niên đã tổ chức lánh ra rừng, ra rẫy. Các trại bí mật, sống bất hợp pháp của thanh niên được phát triển trên cả bốn huyện mièn núi. Ở những trại này, họ được sự lãnh đạo trực tiếp của cán bộ, được tổ chức thành đội ngũ để học văn hóa, chính trị, quân sự. Họ trở thành lực lượng xung kích trong phong trào ở làng xã, đảm nhiệm việc liên lạc, trinh sát, bảo vệ cơ quan, cán bộ. Họ còn cắm chông, gài bẫy ngăn địch lùng sục và là nòng cốt trong việc bảo vệ làng xã. Cũng chính tại các trại bí mật nhày, cùng với việc học tập quân sự thanh niên dần dần được trang bị vũ khí thô sơ, mầm mống của lực lượng vũ trang quần chúng.

Từ năm 1957 trở đi, sau khi tạm củng cố được chính quyền tay sai ở đồng bằng, Mỹ Diệm tập trung lực lượng lên miền Tây Quảng Ngãi. Một chiến dịch tố cộng mới lấy tên chiến dịch “đồng tâm diẹt cộng” được mở ra đánh mạnh vào nơi đứng trụ của các cơ quan lãnh đạo của tỉnh nơi vùng đồng bằng dân tộc mà chúng đã tiêu hao bao nhiêu tiền của vẫn không dập tắt được phong trào cách mạng. Lần này lên miền núi, Mỹ Diệm thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo chưa từng thấy nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, quyết nhổ sạch cơ sở cách mạng, chiếm cho được địa bàn quan trọng này. Riêng ở Trà Bồng, bên cạnh một trung đoàn lính quốc gia, chúng còn tung thêm 1200 lính Hrê để tăng cường đàn áp, khống chế nhân dân.

Rút kinh nghiệm các lần tiến công trước, quân địch không càn quét tràn lan mà tập trung từng tổng, từng xã. Trước hết chúng tập trung lấn chiếm các xã đông người Kinh, đánh rộng ra các xã quanh quận lị, rồi tiến lên các xã vùng cao. Trong một đợt khủng bố ở hai xã Trà Sơn, Trà Thủy, địch giết một lúc 13 người, bắt đi nhiều người khác… chúng đốt sạch nhiều nóc ở Trà Dục, Trà Lãn, Trà Khê… khiến dân phải bỏ làng, bỏ rẫy.  Trong đợt đầu tiến lên Trà Bồng lần này địch cướp của dân 101 con trâu, tàn phá 3 triệu cây quế, gây nên oàn thù chồng chất.

Sau các chiến dịch đàn áp khủng bố liên miên, bọn phản động ở các địa phương được dịp nổi dậy tiếp tay cho quân đội ngụy đánh phá phong trào của quần chúng. Nhờ vậy Mỹ Diệm khống chế được hầu hết các vùng ruộng. Ở vùng rẫy, mặc dầu không nắm được dân nhưng chúng cũng thiết lập được chính quyền tay sai. Vì thế hầu hết cơ sở cách mạng đều bị đàn áp, hầu hết đảng viên, cán bộ đều bị truy lùng, khủng bố. Cảnh tượng lùng bắt, tra tấn, chặt đầu, chôn sống cán bộ, uy hiếp mua chuộc những người chúng nghi ngờ diễn ra hằng ngày.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Giêng, 2010, 06:41:19 am
Lập được chính quyền, địch tổ chức kìm kẹp, khống chế nhân dân rất chặt chẽ. Chúng tiến hành chính sách di dân, đưa dân nghèo và cán bộ kháng chiến cũ vào các khu diện điền để tách dân với cách mạng. Chúng lập thêm nhiều đồn bót, tăng quân cho các quận lị, bịt chặt các cửa khẩu, cấm ngặt việc đi lại từ nơi này sang nơi khác. Chúng bắt thanh niên nam nữ các dân tộc đi đắp đường, xây đồn bót. Riêng Trà Bồng chúng bắt dân đi phu xây các đồn Na Hom, Trà Cù, Trà Xinh, Trà Khe, Eo Chim, Đá Líp, Eo Reo… Các đồn mới cùng vói các đồn cũ hình thành một hệ thống đồn bót bủa vây và ngăn chặn các ngả đường ra vào của huyện Trà Bồng.

Chúng đưa lên miền núi bọn công dân vụ, các đoàn xây dựng nông thôn để lập danh sách từng nhà, chụp ảnh từng người, bắt dân làm thẻ căn cước. Những ai mặc quần áo ngăn, chắt tóc ngắn, ăn nói hoạt bát đều bị nghi ngờ là cộng sản, đều bị bắt tra khảo hoặc bắn chết. Chúng tăng cường lực lượng gián điệp, chỉ điểm, phục kích các đường hẻm để phục bắt cán bộ. Chúng cấm dân chúng ban đêm không được sưởi lửa, không được tụ tập đông người, không được mang cơm ra rẫy. Chúng tịch thu mọi giáo mác, cung nỏ. Chúng cấm nhân dân ăn cơm bằng bát đũa, cắt tóc ngắn, nằm chiếu, học chữ, ca hát… nhằm thủ tiêu mọi ảnh hưởng của cách mạng.

Đây là thời kì phong trào cách mạng ở các huyện miền núi bị tổn thất nặng nề nhất. Nhiều cán bộ thoát li bị bắt, nhiều cơ sở cách mạng bị vỡ, liên lạc giữa tỉnh và huyện, giữa các huyện nhiều lúc bị đứt quãng. Nhân dân phải sống trong cảnh khó khăn trăm bề.

Nhưng địch càng khủng bố ác kiệt, phong trào cách mạng càng được tôi luyện. Nó vẫn phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng. Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã nhauh chóng và kịp thời chỉ đạo các huyện, xã vận dụng và kết hợp chặt chẽ cả ba hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, bất hợp pháp đồng thời chú ý đúng mức việc sử dụng một số hình thức đấu tranh có tính chất vũ trang tự vệ đã có như diệt ác ôn, gián điệp, thám báo, biệt kích xâm nhập vào vùng căn cứ. Tỉnh ủy còn chủ trương lãnh đạo nhân dân tổ chức bảo vệ nương rẫy, thôn xóm theo cách nửa hợơ pháp, vận động đông đảo thanh niên thoát li thôn xóm. Vừa để bảo vệ họ chống giặc bắt lính, vừa sử dụng lực lượng đó dần dần từng bước đưa phong trào lên theo hướng vũ trang mạnh mẽ(1).

Nhân dân các dân tộc nhiệt liệt hưởng ứng. Nhiều thôn xã miền núi hình thành các đội vũ trang dưới hình thức các nhóm diệt ác, các nhóm “trả đầu’. Một số xóm, nóc tự đứng lên diệt bọn quan về làng, cướp súng địch rồi tự đốt làng chạy lên núi bất hợp pháp chống địch. Họ tổ chức cắm chông, đào hầm, gài bẫy trên đường lớn, chủ động phục kích và tập kích đánh các tốp địch đi lẻ.

Chính trong lúc phong trào Quảng Ngãi đang sôi lên sau các chiến dịch “đồng tâm diệt cộng” của Mỹ Diệm thì Tỉnh nhận được “Đề cương cách mạng miền Nam” của đồng chí Lê Duẩn. Những người lãnh đạo ở Quảng Ngãi nhanh chóng xác định phương hướng rõ rệt để đưa phong trào lên. Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định quyết tâm kinh nghiệm giành chính quyền.

Tháng 2/1958, đúng vào Tết Âm lịch, Tỉnh ủy họp tại trung tâm căn cứ Trà Bồng, chủ trương đối với miền núi đẩy mạnh việc xây dựng căn cứ du kích, đồng viên tổ chức các đội vũ trang tự vệ ở các xã. Riêng những thôn xã vùng cao, khi tình hình thuận lợi, có thể tiến hành khởi nghĩa mà không cần phải hỏi ý kiến của tỉnh. Về việc xây dựng lực lượng vũ trang, cho các địa phương thành lập lực lượng vũ trang, rút thanh niên lên vùng cao, cho đào súng, lấy súng. Về kinh tế, Tỉnh ủy đặt vấn đề tự túc, xây dựng cơ sở vật chất, thành lập những đội nông binh, chuẩn bị lương thực dự trữ (muối, gạo, vải, thuốc) lâu dài ít nhất là ba năm.

Đồng chí Trần Nam Trung - Bí thư Khu ủy Khu 5 nhân lúc Tỉnh ủy xin ý kiến đã phát biểu: “Nhận định của Tỉnh là đúng. Đứng trước kẻ thù tàn bạo đang quyết dùng bạo lực để tiêu diệt cách mạng, không tiến hành đấu tranh bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, không từng bước kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang thì không thể giữ vững và phát triển phong trào…”.

“Đối với vùng cao, khi có điều kiện cho phép, Tỉnh có thể phát động quần chúng nổi dậy, diệt ác ôn, xóa ngụy quyền, thiết lập chính quyền nhân dân cách mạng…”.

Ngày 07.07.1958, Đại hội nhân dân các dân tộc Trà Bồng họp tại Gò Rô thuộc xã Trà Phong, có 200 đại biểu của các dân tộc Hrê, Cor, Cà Dong, Kinh của bốn huyện miền Tây đến dự. Các cụ Tài, cụ Vinh, cụ Triều, cụ Kiến, cụ Bung, cụ Nà, cụ Chim… là những cụ già làng yêu nước, những lãnh đạo nghĩa quân trước Cách mạng tháng Tám, khi Diệm đến đã rút vào rừng sâu sống bất hợp tác với quân thù, xây dựng căn cứ, chờ ngày kháng chiến. Cù Gia đã quá 100 tuổi, người đã từng đem nghỉa quân theo Việt Minh cướp chính quyền ở châu lị và là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến đầu tiên của huyện Trà Bồng không về được, đã cử con mình là ông Noa cũng là một lãnh tụ nghĩa quân đến dự đại hội nói lên ý chí người Cor “Chơa bao giờ chịu khuất phục quân thù”. Phó Nía người giàu có nhất, suốt đời chống ngoại xâm từ vùng cao Sơn Hà xuống, Đinh Cày, bí thư Huyện ủy từ vùng thấp Sơn Hà lên, và nhiều đại biểu từ Ba Tơ, Minh Long đã đem đến cho đại hội tình đoàn kết keo sơn xung quanh Đảng và Bok Hồ của các dân tộc Tây Quảng Ngãi.

Bốn ngày đêm liền, Đại hội sôi nổi lên án Mỹ Diệm, tán thành chủ trương của Đảng chuẩn bị sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền. Ông Noa, ngừoi đã từng bắn chết tên quan hai Pháp ở vùng cao Trà Bồng nói: “Phải đánh Mỹ Diệm sớm chừng nào hay chừng ấy. Mỹ Diệm như cây chùm gửi để lâu rễ mọc nhiều khó chặt. Có cách mạng, có Bok Hồ lãnh đạo, Kinh - Thượng đoàn kết cùng đánh thì nhất định thắng. Nếu không đánh thì không hể đoàn kết được nhân dân, không thể bảo tồn được lực lượng”(2).

Cuối cùng Đại hội ra lời kêu gọi: các dân tộc anh em phải đoàn kết xung quanh Bác Hồ, đồng lòng hợp sức đánh đổ Mỹ Diệm. Mọi người không phân biệt dân tộc, già trẻ, gái trai phải tham gia lực lượng võ trang, luyện tập quân sự, làm vũ khí… sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền”.

Đại hội cũng gửi một lá thư cho những người lầm đường lạc lối.

Đại hội Gò Rô là “Hội nghị Diên Hồng” chống Mỹ cứu nước của nhân dân các dân tộc miền Tây Quảng Ngãi.


(1)Cao Văn Lượng - Phạm Quang Toàn - Quỳnh Cư: Tìm hiểu phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam. NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1981. Trang 140-149.
(2)Theo báo cáo của Đại hội Gò Rô ngày 07/07/1958. Tài liệu lưu trữ Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng và Bảo tàng Quảng Ngãi.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Giêng, 2010, 06:41:51 am
Sau đại hội, nhân dân các dân tộc từ vùng cao đến vùng thấp miền Tây Quảng Ngãi khẩn trương củng cố, xây dựng các cưn cứ, tích trữ vật chất, tìm đào vũ khí, sẵn sàng chờ lệnh cấp trên. Nhưng cuộc nổi dậy trừ gian diệt ác nổ ra ở nóc ông Vinh, nóc cụ Triều, ông Dinh ở Trà Lãnh, nóc ông Lùn, ông Chim xã Trà Khê. Những cuộc nổi dậy lẻ tẻ đó chứng tỏ nhân dân không chịu nổi sự đàn áp của địch, họ phải chống lại kẻ thù.

Ngày 03.03.1959, tại xã Trà Thọ, vào lúc nửa đêm, đơn vị vũ trang 339 được thành lập. 33 cán bộ chiến sĩ (2 thanh niên Cor) làm lễ tuyên thệ dưới cờ Tổ quốc, thề “Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để đánh đổ Mỹ Diệm, giành chính quyền về tay nhân dân”. Sáng hôm sau có thêm 10 thanh niên từ các nơi đến gia nhập, nâng tổng số đơn vị 339 lên 43 người.

Tháng 6/1959, Nghị quyết 15 của Trung ương đến với Quảng Ngãi như là sự phê chuẩn chủ trương và biện pháp đấu tranh của Tỉnh ủy, làm cho các đồng chí lãnh đạo Tỉnh hoàn toàn yên tâm, tin tưởng, giải quyết hết mọi lo lắng, băn khoăn.

Chính vào thời kì này, Mỹ Diệm chuẩn bị tiến hành bầu cử quốc hội bù nhìn khóa II. Ở miền Tây Quảng Ngãi chúng đưa sư đoàn 22 về đây đánh phá ác liệt hỗ trợ cho các đoàn “chiến tranh chính trị” để tuyên truyền mua chuộc người dân đi bỏ phiếu.

Tỉnh ủy Quảng Ngãi đưa ra khẩu hiệu “chống bầu cử” và chủ trương cho miền Tây kiên quyết tẩy chay cuộc bầu cử của địch, còn ở miền xuôi thì dùng hoạt động vũ trang để phá bầu cử, tạo cho dân cớ để không đi bỏ phiếu. Riêng vùng cao Sơn Hà Trà Bồng kiên quyết đấu tranh không cho địch tổ chức bầu cử, nếu bị đàn áp thì phát động quần chúng vũ trang khởi nghĩa.

Ngày 19/08/1959, tại xã Sơn Lập, huyện Sơn Hà, Tỉnh ủy Quảng Ngãi thành lập đơn vị vũ trang thứ hai. Đơn vị 89 có 36 người đông nhất là người Re và Cà Dong.

Đến ngày 02/09/1959 lại thành lập đơn vị vũ trang thứ ba lấy phiên hiệu là Đơn vị 299. Cuối năm lại thành lập thêm V9 và V12.

Vấn đề quan trọng lúc bấy giờ là giải quyết vấn đề trang bị cho lực lượng vũ trang. Tỉnh ủy cho tìm đào các hầm súng đã chôn khi tập kết ra Bắc. Ta chỉ tìm đào được hầm súng ở Ba Tơ có 42 súng trường, 3 trung liên và một số súng ngắn.

Về phía địch, cảm giác thấy nhân dân ngấm ngầm chống đối cuộc bàu cử, chúng đã tăng cường lực lượng để uy hiếp quần chúng. Ai tỏ thái độ chống đói liền bị bắt về quận tra hỏi, đánh đập. Hành động đó càng gây thêm căm phẫn trogn nhân dân. Bởi vậy, ngay trước ngày bầu cử, thanh niên các xã Trà Quân, Trà Khê, Trà Lãnh, Trà Nham, Trà Phong đã sắm sửa gậy gộc, giáo, mác, vót thêm tên, ná bố trí đánh địch. Trong lúc đó nhân dân khẩn trương cất giấu lương thực, chuẩn bị dời làng. Cụ Gia, lãnh tụ nghĩa quân ngày xưa, bàn kế  dụ địch ra rừng, ra rẫy mà diệt chúng, tránh thiệt hại cho thôn nóc.

Ngày 26/08/1959, bọn ác ôn lên Xóm Rừng và Trà Lãnh để truy bức quần chúng. Nhân dân có các lực lượng vũ trang phối hợp đã bao vây nhà chúng trú quân, bí mật cắm chông xung quanh nhà. Rồi phóng lửa đốt cháy nhà nhằm diệt bọn chúng. Bọn ác ôn kinh hoàng tháo chạy và bị đánh tơi bời ở Trà Phong trước khi về bót.

Ngày 27/08/1959, địch hung hăng đưa quân lên Trà Phong trả thù. Cúng phục kích giết chết một thanh niên và bắn bị thương hai người khác. Tin địch giết thanh niên đổ dầu vào lửa làm cho không khí khởi nghĩa sôi sục.

Đúng ngày 28/08/1959, ngày bầu cử quốc hội của giặc, ngay từ sáng sớm nhân dân kéo ra rẫy ra rừng tẩy chay cuộc bầu cử. Ở lại thôn chỉ còn các cụ già, phụ nữ và trẻ em được tổ chức thành lực lượng đấu tranh trực diện với địch. Trong khi ấy cũng từ sáng sớm, địch dàn quân về các thôn xã cùng bọn ngụy quyền ác ôn dí súng thúc dân đi bỏ phiếu. Chúng đánh đập dã man những ai chống lại cuộc bầu cử. Tuy vậy không một ai chùn bước. Các chị phụ nữ xúm lại tranh luận: “Chính phủ cho quân đội càn quét, đánh phá khắp nơi, cấm đi lại, cấm mua bán, trao đổi hàng  hóa cho nên dân nghèo đói không có cơm ăn áo mặc, đi bỏ phiếu ở xa làng, xa rẫy không được”. Địch hò nhau kéo ra rừng, ra rẫy bắt dân quay về đi bỏ phiếu.

Ở xã Trà Phong, cụ già Lượm và mấy người khác đi ra rẫy bị chặn đường bắt trở về. Sau cuộc đấu lí đã xảy ra xô sát. Nhân dân đã đâm chết hai tên địch ngay tại chỗ và “tét” lên báo hiệu cho nhân dân quanh vùng ứng cứu. Sáu tên địch còn lại định tháo chạy, nhưng thấy bốn phía đều có tiếng hú nên trốn vào nóc của dân để tránh. Nhân dân và du kích lập tức bao vây gọi hàng. Mấy tên ngoan cố liều chết phá vây đã bị đâm chết tại chỗ. Thanh niên thừa thắng xông vào giết gọm những tên còn lại. Từ Tà Phong, tiếng “tét”, tiếng hú, tiếng tù và, tiếng phong la nhất loạt nổi lên náo động, lan nhanh ra cả một vùng rộng lớn.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 09 Tháng Giêng, 2010, 06:43:21 am
Cuộc khởi nghĩa ở Trà Bồng bùng nổ

Hiệp đồng với Trà Phong, thanh niên bị địch đón đường bắt đi thình lình ôm vật bắt sống 6 tên địch, giết 2 tên khác. Khi địch tiến vào thôn Jié xã Trà Khê, nhân dân và du kích chủ động đánh địch. Nhiều cuộc vật lộn diễn ra trên đường địch chạy trốn. Một mình anh Mân vật ngã liền mấy tên địch. Cuối cùng địch bị diệt 6 tên. Ở Trà Nham, nhân dân dụ địch vào sâu trong hang núi rồi phục kích bắt gọn cả toán giặc.

Hầu hết các xã vùng cao Trà Bồng khi nghe hiệu lệnh báo động của các xã bạn phát đi, nhân dân đã nhất tề đổ ra đường chủ động tấn công vào các toán địch đi lùng sục. Cả Trà Bồng bừng bừng khí thế quật khởi ngút trời. Chiêng, trống, cồng, phèng la bao lâu cất giấu được đem ra đánh hợp thanh bản hòa tấu khính lệ trai tráng nhằm vào quân thù mà đánh, mà đạp phăng bộ máy kìm kẹp giành chính quyền về tay nhân dân.

Nhân dân và lực lượng thanh niên vũ trang các xã Trà Phong, Trà Lãnh, Trà Quân, Trà Sơn, Trà Nham, Trà Khê nhất loạt nổi dậy, vây diệt bọn cảnh sát ác ôn, nổi trống mõ, rút tù và liên thồi, vang  động núi rừng uy hiếp tinh thần binh lính địch. Các đơn vị vũ trang, các đội du kích cổ quàng khăn đỏ, lưng đeo cuộn dây, tay chắc súng, tên ná, mả tấu từ các “trại sản xuất” bí mật, tiến đánh quân địch tháo chạy rồi cùng nhân dân cắm chông gài bẫy, rấp đường. Quân địch ở hai đồn Đá Líp, Tà Đạt khiếp sợ bỏ cả đồn và hòm phiếu chạy về quận lị. Chiều 28/8 nhân dân và các lực lượng vũ trang  truy lùng bọn ác ôn còn lẩn trốn, dẹp tiếp các trụ sở ngụy quyền. Trước khí thế xung thiên của quần chúng cách mạng, địch bỏ đồn Tâm Rung và Nước Vóc. Cuối ngày 28/8 địch ở Trà Bồng chỉ còn ba vị trí: Eo Chim, Eo Reo, quận lị. Ngày 29/8 nhân dân và du kích bao vây Eo Chim và Eo Reo. Ta phá nguồn nước uống, bắn tên thuốc độc vào đồn. Ngay 30/8, một đại đội  địch đến giải vây cho Eo Chim. Đơn vị 339 và các nhóm vũ trang đánh diêt 9 tên, thu 6 súng làm cho đơn vị đến giải vây phải rút chạy. Nhân dân và du kích đốt lửa quanh đồn, đánh chiêng trống, rúc tù và uy hiếp. Trước ngày này 31/8, lực lượng cách mạng giải phóng Eo Chim, Eo Reo. Ở vùng chung quanh quận lị đồng bào Kinh nổi dậy xóa bỏ các hình thức kìm kẹp của địch. Hai tên quận trưởng, quận phó Trà Bồng khiếp sợ trốn chạy về tỉnh.

Từ vùng cao Trà Bồng, cuộc khởi nghĩa lan nhanh sang các huyện Sơn Trà, Ba Tơ, Minh Lng.

Ở Sơn Hà, địch không tổ chức bầu cử sớm hai ngày như ở Trà Bồng mà tiến hành bầu cử đúng ngày 30.8.1959. Chúng ép dân xuống quận lị cách hai ngày đi bộ để bỏ phiếu. Dân chống lại. Địch đe dọa bắn bỏ và đàn áp. Lập tức, nhân dân ở 9 xã nhất tề nổi dậy đánh địch, cắm chông, gài bẫy. Ngày 2.9 một đại đội địch đến xóm anh Thiết, chúng bị sa bẫy chết và bị thương một số, bọn còn lại chạy về quận lị Sơn Hà. Ban lãnh đạo huyện nhận định thế nào địch cũng đem quân đến trả thù, đã động viên nhân dân xiết chặt hàng ngũ, chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng đấu tranh trực diện với địch. Đơn vị 89 được lệnh nhanh chóng triển khai lực lượng ở các điểm xung yếu, cùng du kích chiến đấu hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh chính trị với địch. Vừa chuẩn bị lực lượng vũ trang và cùng nhân dân tranh thủ thời gian trước khi địch đến, đánh diệt bọn ngụy quyền cơ sở, xóa bỏ các tổ chức kìm kẹp của chúng ở làng xã, lập chính quyền nhân dân tự quản, làm mất chỗ dựa bên trong của quân ngụy. Ngày 5.9 quân địch từ quận lị kéo lên bị ta chăn đánh, chúng buộc phải lui quân chám dứt cuộc càn.

Ở Minh Long, các xã vùng cao Long Quang, Long An, Long Môn, nhân dân nhanh chóng xóa bỏ ngụy quyền và các hình thức kìm kẹp của địch, tổ chức bố phòng, chuẩn bị chống càn. Các ban tự quản thôn, xã được thiết lập. Một vùng đất đai rộng lớn được huyện Minh Long giải phóng.

Ở Ba Tơ, các xã Ba Lễ, Ba Lục, Ba Dích, Ba Nam không có chính quyền địch, nhân dân đã đứng lên lập chính quyền cách mạng. Các xã Ba Liêu, Ba Khâm, Ba Lương, Ba Trang giáp vùng trung châu, nhân dân nổi dậy diệt ác ôn, đốt cơ quan ngụy quyền xã, thành lập các đội du kích, bố phòng, chuẩn bị đánh địch từ huyện Đức Phổ lên. Ở các xã phía bắc là Ba Điềm, Ba Gia, Ba Tăng nhân dân nổi dậy diệt ác, xóa bỏ ngụy quyền.

Trong các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa giành quyèn làm chủ, nhân dân các dân tộc ở miền Tây Quảng Ngãi đã kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị với binh vận. Nhờ đó nhân dân đã làm tan rã các đơn vị dân vệ ở xã thôn, đã kêu gọi được một tiểu đội lính người Hrê mang 15 khẩu súng trở về với cách mạng. Ở xã Sơn Thanh, Sơn Rinh các đơn vị được nhân dân giác ngộ đã diệt bọn tề xã rồi mang súng theo cách mạng.

Để giữ vững thành quả cuộc khởi nghĩa, ngày 6.9.1959, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Ban Cán sự miền Tây họp hội nghị bất thường đánh giá toàn bộ tình hình và chủ trương.

- Đối với Trà Bồng kiên quyết phát động chiến tranh du kích, giữ vững các xã có điều kiện (cơ sở Đảng mạnh, quần chúng giác ngộ dũng cảm, lãnh đạo quyết tâm, địa thế thuận lợi), đánh bại bọn địch càn quét, xây dựng thành căn cứ địa vững chãi. Ra sức phá chủ trương cấy lại ngụy quyền của địch, kiên quyết trừ khử bọn ác ôn ngóc dầu dậy. Củng cố dân quan du kích, đẩy mạnh sản xuất tự túc. Lãnh đạo nhân dân vùmg thấp trở lại thế hợp pháp, đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận, buộc địch để cho nhân dân tự do làm ăn sinh sống và giữ các hình thức tự vệ chống phá rừng, cử người của ta ra quản lí thôn xã.

- Đối với Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ phải nhanh chóng đưa phong trào lên mạnh hơn nữa, trực tiếp hỗ trợ cho Trà Bồng. Các vùng cao, nơi nào có đủ điều kiện thì lãnh đạo quần chúng tiếp tục nổi dậy xóa ngụy quyền, lập chính quyền nhân dân tự quản. Tăng cường hoạt động quân sự diệt ác, phá tề, tiến công vào nơi địch sơ hở, phân tán lực lượng địch.

- Đối với vùng thấp của 4 huyện miền Tây thì lãnh đạo nhân dân kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận, phá thế kìm kịp của địch. Xã nào xa đồn địch thì tranh thủ mọi cơ hội đưa hoạt động quân sự sâu vào vùng địch để hỗ trợ cho Trà Bồng.

Ngày 7.9.1959, Mỹ Diễm đưa Sư đoàn 22 ngụy từ ba hướng Bắc, Đông, Nam tiến công vào Trà Bồng, vùng cao Sơn Hà nhằm tiêu diệt lực lượng kinh nghiệm. ý đồ của địch là sẽ hội quân tại xã Trà Phong, phục hội lại các tổ chức ngụy quyền, quét sạch cộng sản khỏi miền Tây. Nhưng đến cuối tháng 9 địch vẫn không tiến lên được, chúng phải co lực lượng chiếm đóng các đồn cũ Eo Chim, Eo Reo, Long Ngữ, Tà Lạt, Đá Líp. Lực lượng vũ trang, bán vũ trang của ta bám sát, bao vây, bắn tỉa, tập kích. Địch nống ra ngoài gặp chông thò, mang cung, bẫy đá, tên độc. Thương vong của địch ngày càng nhiều, tinh thần binh lính địch rã rời, chán nản. Trong khi đó những cuộc đấu tranh chính trị của đồng bào liên tiếp nổ ra, họ kéo cả vào nơi đóng quân địch, vào quận lị đòi cứu đói, cứu đau, đòi phải rút quân khỏi miền Tây để đồng bào đi làm rẫy, làm nương, kiếm sống. Trước đấu tranh chính trị, quân sự của nhân dân, địch rút khỏi Tà Lạt, Đá Líp. Đến giữa tháng 10 chúng rút đồn Eo Chim và Eo Reo. Ta thu hồi đất đai bị chúng chiếm đóng lại, 40 xã thuộc các huyện miền Tây được giải phóng, tạo nên thế đứng vững chắc của cách mạng trên địa bàn rừng núi hiểm trở, rộng lớn, làm bàn đạp để đẩy mạnh đấu tranh xuống vùng đồng bằng, duyên hải.

Cuiộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi là đỉnh cao của phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị của nhân dân Quảng Ngãi và nhân dân các dân tộc ở vùng rừng núi lúc gấy giờ. Đây là một cuộc khởi nghĩa độc đáo kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị với binh vận kiểu riêng biệt của đồng bào các dân tộc trung thành rất mực với cách mạng và Bác Hồ, không đội trời chung với bọn cướp nước và bán nước, trên địa bàn hiểm trở thuộc dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi đã diễn ra gần như đồng thơi với khởi nghĩa ở tỉnh Cà Mau nhưng không mở rộng được như ở Cà Mau, cùng với rừng U Minh nổi sóng là cả một vùng đồng bằng sục sôi cách mạng.

Về khởi nghĩa Trà Bồng, G.Sáppha viết trong cuốn Hai cuộc chiến tranh của Việt Nam từ Vallluy đến Oetmolen như sau:

“Mọi việc khởi đầu vào tháng 8/1959 tại tỉnh Quảng Ngãi trung phần Việt Nam… Quân đội chính phủ đến tái chiếm vùng này và thi hành một chính sách sắt thép để trừng phạt các bộ lác đã ủng hộ Việt Minh. Những cách đối xử dã man nhất được áp dụng khiến người ta liên tưởng đến cách đối xử của người Mỹ đối với dân da đỏ ở thế kỉ XIX… Dân tộc Cor chính là những người đầu tiên đứng lên làm loạn. Họ đã tàn sát cả một đồn binh quốc gia trong trận Trà Bồng và cướp đoạt 54 khẩu sung.

Sôi sục trước tấm gương của dân tộc Cor, các bộ lạc lân cận đã liên kết với những người khởi nghĩa. Một cuộc chiến tranh du kích đã thực sự diễn ra giữa dân Thượng và lính của Diệm….”(1).


(1)Gioocgiơ Sáppha: Hai cuộc chiến tranh  của Việt Nam từ Vallluy đến Oetmolen, Paris, La table ronde Tập I, 1969.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Giêng, 2010, 06:03:06 am
Chương V

ĐỒNG KHỞI LÊN CAO TRÀO

Nghị quyết 15, một quyết định lịch sử

Đầu tháng 9.1956, theo ý kiến Bác Hồ, đồng chí Lê Đức Thọ viết thư vào Sài Gòn trao tận tay đồng chí Lê Duẩn để đón đồng chí ra Bắc. Nhưng đồng chí Lê Duẩn phải theo tàu biển từ Campuchia ra Hồng Kông, sang Quản Châu đến 4.6.1957 mới về đến Hà Nội.

Ra Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được Bác Hồ giao làm công việc của Tổng Bí thư Đảng và trực tiếp chỉ đạo miền Nam. Đồng chí Lê Duẩn trình lên Bác và Bộ Chính trị bản Đề cương cách mạng miền Nam với tinh thần cách mạng miền Nam phải tiến lên theo con đường Cách mạng tháng Tám và báo cáo cụ thể với Bộ Chính trị về tình hình địch, ta và ý kiến, nguyện vọng của đảng viên, quần chúng trong Nam đề nghị phát động đấu tranh vũ trang. Ý kiến của đồng chí Lê Duẩn là: “Ban đầu thì miền Nam nổi dậy nhưng cuối cùng phải sức manh của cả nước mới cản được đế quốc”(1). Nhưng vào lúc ấy nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị chưa đồng tình.

Đánh giá cao Đề cương cách mạng miền Nam, Bác Hồ giao cho đồng chí Lê Duẩn chuẩn bị một nghị quyết về cách mạng miền Nam điều mà trước đó Bác đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm. Đồng chí Lê Duẩn đã xin thêm ý kiến của Bác, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo các chiến trường và đã cùng nhiều đồng chí lãnh đạo và cán bộ nghiêm túc chuẩn bị cho nghị quyết mới.

Chưa có một dự thảo nghị quyết nào của Trung ương được chuẩn bị công phu như nghị quyết này.

Lúc này, chiều hướng cơ hội tả hữu khuynh đang phát triển và tác động đến phong trào cộng sản quốc tế. Về con đường giải phóng miền Nam nhiều đồng chí lãnh đạo các nước anh em có những ý kiến khác ta. Bảo vệ hòa bình, chúng sống hòa bình với bất cứ giá nào, đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh đồng… Việt Nam  phải thi đua kinh tế, xây dựng kinh tế miền Bắc cho hơn hẳn kinh tế miền Nam mà thống nhất đất nước. Đó là ý kiến của nhiều nhà lãnh đạo Liên Xô. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương từ đầu là cách mạng Việt Nam phải trường kì mai phục. Phải mai phục 10 năm, 20 năm, thậm chí cả 100 năm. Đây không chỉ là sự góp ý mà còn là sức ép của một “đảng anh em môi hở răng lạnh”, một nước láng giềng to lớn đã và đang viện trợ to lớn và nhiều mặt cho đất nước ta.

Trong tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Đảng, Chính phủ đều phải ngày đêm suy nghĩ để vạch ra chủ trương và phương pháp, bước đi cho cách mạng miền nam sao cho giành được thắng lợi mà ít tổn thất nhất, lại phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế, bảo đảm được đoàn kết quốc tế và tranh thủ được sự giúp đỡ, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và phong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Vào cuối năm 1958, tình hình miền Nam hết sức căng thẳng. Các cuộc đánh phá khủng bố của chính quyền Diệm đối với nhân dân đã đến đỉnh cao về mức độ khốc liệt và tính chất man rợ. Những người đảng viên cộng sản, những người yêu nước bị truy lùng ráo riết. Cơ sở Đảng bị tổn thất nặng nề. Hằng ngày, hằng giờ, nơi nơi đầu rơi máu chảy.

Sự chịu đựng của nhân dân đã đến giới hạn cuối cùng, họ đòi Diệm gây nợ máy phải trả bằng máu. Nông dân xã Hòa Hội tỉnh Tây Ninh đã kí tên vào bức tâm thư gửi lên Bác Hồ báo cáo “Nhân dân bị khủng bố, cán bộ bị giết hại, xin cho bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc trở về đánh giặc cứu dân”. Trong một cuộc míttinh có cụ già nghẹn ngào, uất ức nói: “Bác Hồ ơi!, Mỹ Diệm nó độc ác quá lắm rồi, Bác cho phép đồng bào băm nát đầu chúng nó”. Ở tỉnh Thủ Dầu Một có 30 lão nông gửi thư lên Xứ ủy, chất vấn rằng: “Tình hình như vậy không biết Xứ ủy có báo cáo lên Trung ương, lên Bác Hồ hay không?”. Các cụ yêu cầu Xứ ủy gửi bức thư đó ra cho Bác Hồ và đề nghị cho đấu tranh vũ trang trở lại, nếu không thì không thể thắng được(2). Đây là nguyện vọng thiết tha của nhân dân miền Nam ruột thịt.

Ý nguyện đó đã thôi thúc các cấp ủy Đảng ở Nam Bộ, khu V và những đảng viên, cán bộ “nằm vùng” hoạt động ở cơ sở mạnh dạn lãnh đạo quần chúng tìm kiếm vũ khí, tăng  cường vũ trang, chủ động nổi dậy ở những nơi có đủ điều kiện mặc dù chưa có ý kiến của Trung ương.

Nổi bật nhất trong thời kì này là ba sự kiện lịch sử quan trọng.

Ở Cà Mau, hàng chục vạn dân kéo vào U Minh và Năm Căn lập nên hàng chục “làng rừng” công khai chống lại chính quyền địch lập vùng tự do do mình quản lí, xây dựng cnă cứ dịa, xây dựng lực lượng để tấn công lại quân thù.

Ở Thù Dầu Một, lực lượng vũ trang cách mạng đã tiến lên tiêu diệt được chi khu quận lị Dầu Tiếng thu súng hàng đống, tiền mười két sắt (11.10.1958).

Ở miền Tây Quảng Ngãi đã diễn ra Đại hội Gò Rô của đồng bào các dân tộc (7.7.1958) kêu gọi các dân tộc anh em đoàn kết xung quanh Bác Hồ, đồng lòng hợp sức để đánh đổ Mỹ Diệm. Mọi người không phân biệt dân tộc, già, trẻ, gái, trai… phản sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền.


(1)Phát biểu của đồng chí Lê Duẩn với cán bộ miền Nam tập kết cuối tháng 6.1957 tại Khai Tri Tiến Đức.
(2)Theo Miền Đông Nam Bộ kháng chiến - Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội 1993, Tập III trang 69.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Giêng, 2010, 06:03:40 am
Bước vào năm 1959, cả dân tộc ta đứng trước một quyết định hệ trọng.

Ngày 13.1.1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng khai mạc tại Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ tọa của Hồ Chủ tịch và đồng chí Lê Duẩn.

Dự Hội nghị có các đồng chí Trung ương, các đồng chí chuyên viên về miền Nam của Trung ương và nhiều đồng chí lãnh đạo các địa phương Khu V, Nam Bộ. Các đồng chí Phan Văn Đáng, Phạm Văn Sô Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Trần Lương, Võ Chí Công Khu V đã vượt qua hàng nghìn cây số ken dày đồn bót địch, kịp tới Hà Nội dự hội nghị. Các đồng chí lãnh đạo địa phương đã đưa về đây tình hình nóng hổi, tinh thần cách mạng kiên cường, kinh nghiệm đấu tranh, nguyên vọng của nhân dân và các đảng bộ miền Nam.

Nội dung báo cáo, sự nhận định tình hình, các vấn đề đề xuất về đường lối, phương pháp cách mạng, được chuẩn bị gần hai năm dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn.

Hội nghị Trung ương đã nghiên cứu trao đổi phân tích kĩ về tình hình ta và địch, khảo sát khả năng và lực lượng cách mạng, tình ra đường lối, phương pháp cách mạng thích hợp nhất cho miền Nam.

Vấn đề nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng, vấn đề kẻ thù chủ yếu nhanh chóng được thống nhất. Những vấn đề gay cấn phải trao đổi nhiều, đấu tranh đi lại là:

- Đánh giá địch, đánh giá đế quốc Mỹ.

- Cách mạng miền Nam, chiến tranh cách mạng và vấn đề bảo vệ hòa bình chung.

- Phương pháp cách mạng ở miền Nam.

Chưa có hội nghị nào của Trung ương được chuẩn bị công phu, trao đổi sôi nổi, kĩ lưỡng như hội nghị nào. Tranh luận ráo riết tưởng chừng không ngày nghỉ, giờ nghỉ.

Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương (khóa II) tiến hành suốt cả tháng trời từ giữa tháng giêng đến giữa tháng tháng hai năm 1959.

Hội nghị nhận định: Sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam nước ta hình thành trong cả nước một thế mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là nhân dân Việt Nam đang mong muốn hòa bình, thống nhất, để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội, một bên là chủ nghĩa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đang âm mưu phá hoại hòa bình, phá hoại thống nhất, ngăn cản cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam và đe dọa công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở mièn Bắc. Đó là đặc điểm của tình hình Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc này.

Mâu thuẫn chủ yếu trong cả nước là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Mâu thuẫn đó phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Mỹ và lực lượng phản động trong nước chống độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, đồng nhất phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng hòa bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới với thế lực đế quốc gây chiến trong khu vực Đông Nam Á.

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vị trí của cách mạng Việt Nam là đứng hẳn trong phe xã hội chủ nghĩa đồng thời đứng trong mặt trận các dân tộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và hòa bình dân chủ trên thế giới.

Nước ta ở vị trí tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á. Đế quốc Mỹ đang âm mưu dùng vị trí đó để tấn công phe xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam có quan hệ trực tiếp đến việc củng cố và phát triển lực lượng phe xã hội chủ nghĩa làm cho khu vực xã hội chủ nghĩa càng rộng lớn vững mạnh, tăng thêm khả năng chống lại âm mưu chuẩn bị chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc. Ngược lại sự thắng lợi và hùng mạnh của phe xã hội chủ nghĩa có quan hệ trực tiếp đến công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và và là một bảo đảm chắc chắn cho hòa bình, độc lập dân tộc của các nước.

Nước ta là nước thuộc địa đầu tiên ở Đông Nam Á đánh bại chủ nghĩa thực dân và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước. Thắng lợi của cuộc đấu tranh thống nhất Việt Nam có tác dụng cổ vũ, hỗ trợ cho phong trào cách mạng Đông Nam Á, góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng giữa chủ nghĩa thực dân đế quốc và phong trào các dân tộc đấu tranh cho độc lập dân chủ và hòa bình thế giới. Ngược lại mỗi thắng lợi của phong trào này làm suy yếu lực lượng thực dân đế quốc, có lợi cho cuộc đấu tranh thống nhất nước ta.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Giêng, 2010, 06:07:25 am
Hội nghị Trung ương đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là: “Tăng cường đoàn đết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giầu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”(1).

Hội nghị vạch rõ: “Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là củng cố và phát huy thắng lợi đã giành được, là xây dựng cơ sở vững chắc để thực hiện thống nhất nước nhà”, “Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà” “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới”.

Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam được đề ra như sau:

“Nhiệm vụ cở bản là giải phóng miền Nma khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

“Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”.

Về con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam ở miền Nam, Trung ương Đảng nhận định không thể đi ra ngoài quy luật chung của cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa là dùng bạo lực. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là “Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”(2).

Về chế độ thống trị của Mỹ Diệm dựa vào vũ lực để tồn tại, mà ta thì phải dựa voào lực lượng quần chúng, lấy lực lượng quần chúng để đánh đổ chúng, cho nên muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải có một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ “Phải tích cực xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng thì mới có điều kiện nắm lấy thời cơ thuận lợi và giành lấy thắng lợi cuối cùng”.

Về khả năng hòa bình phát triển, Trung ương Đảng cho rằng rất ít vì Mỹ Diệm quyết tâm bms lấy mièn Nam, chúng không thể tự nguyện từ bỏ chính quyền, từ bỏ hành động bạo lực.

Quá tình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là quá trình xây dựng, củng cố phát triển phong trào quần chúng đấu tranh chính trị từ hình thức thấp đến hình thức cao, đẩy lùi địch từng bước tiến đến làm lay chuyển tận gốc chính quyền đó, “cuối cùng phát động quần chúng khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ Diệm khi có thời cơ thuận lợi ở trong nước và trên thế giới”.

Hội nghị Trung ương có dự kiến rằng vì đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến nhất, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam “có khởi nghĩa chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kì. Trong tình hình đó cuộc  đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới: đó là chiến tranh trường kì giữa ta và địch và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta”.


(1)Đảng Lao động Việt Nam - Nghị quyét Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) trang 6, 7, 9.
(2)Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 trang 26, 27, 28.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Giêng, 2010, 06:09:57 am
Để bảo đảm cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam thành công, Trung ương Đảng nhấn mạnh các vấn đề có tính chất chiến lược sau đây:

- Sự lãnh đạo của Đảng Mác - Lênin vững mạnh.

- Phải đẩy mạnh công tác dân vận, tiến tới thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ Diệm thật rộng rãi, lấy liên minh công nông làm cơ sở, bao gồm tất cả những lực lượng yêu nước ở miền Nam, tranh thủ mọi người có thể tranh thủ được.

- Phải xúc tiến đặc biệt công tác binh vận tiến tới xây dựng khối công nông binh liên hiệp.

- Phải biết triệt để lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của chế độ Mỹ - Diệm.

Chủ tọa Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đấu tranh là có khó khăn, nhưng phải nhận là có nhiều điều kiện thuận lợi, thuận lợi  ở miền Nam nói riêng và ở Việt Nam nóichung. Thuận lợi là căn bản… Hồi Cách mạng tháng Tám, ta chỉ có 5000 đảng viên, kể cả đảng viên ở Lào và Miên. Hội nghị này ở miền Nam số đảng viên và đoàn viên nhiều hơn lúc kháng chiến. Đảng viên và đoàn viên cộng lại 43 vạn. Tính cả Bắc, Nam, Đảng ta có hơn một triệu đảng viên và đoàn viên. Miền Bắc lại có quân đội hùng mạnh, chính quyền hùng mạnh, mặt trận rộng rãi. Đó là những điều kiện cho cách mạng nói chung vào miền Nam nói riêng. Đồng bào  ta có tinh thần yêu nước rất cao, được tôi luyện trong kháng chiến, trong cách mạng…”(1).

Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng đã quyết định bước ngoặt của cách mạng, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Trong khi kể địch đưa máy chém, quân đội, cảnh sát khủng bố khắp nơi tưởng đã khuất phục được nhân dân cách mạng, Trung ương Đảng nhận định đúng rằng kẻ địch yếu, chúng đã thất bại căn bản về chính trị, nhân dân quần chúng quyết tâm và đã phát động nhân dân vùng dậy.

Cùng với đường lối đúng đắn, Trung ương Đảng đã có sự sáng tạo lớn trong chỉ đạo phương pháp cách mạng. Sự nhấn mạnh lực lượng chính trị, đấu tranh chính trị bên cạnh đấu tranh vũ trang, giữ thế hợp pháp của quần chúng, việc xúc tiến mạnh mẽ công tác binh vận… kế thừa các khởi nghĩa truyền thống của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp trước đây, phát triển trong điều kiện mới hiện nay vạch đường tạo nên sức mạnh tổng hợp to lướn của cách mạng để tiến công lại quân thù.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương là một quyết định dũng cảm thể thiện sự vững vàng sáng tạo, trách nhiệm đầy đủ của Đảng ta đốivới phong trào cách mạng thế giới và đối với sự nghiệp và vận mệnh của dân tộc, nêu cao đường lối độc lập tự chủ, cách mạng và khoa học của Đảng ta.

Sau Hội nghị, tháng ba và tháng tư, các đồng chí đại biểu Khu V, Nam Bộ lần lượt lên đưởng trở lại chiến trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Hội nghị truyền đạt thế nào, công bố thế nào phải bàn cho kĩ. Ví dụ nói Hội nghị Trung ương bàn về cách mạng miền Nam, không lợi. Nhưng có thể nói bàn về vấn đề hòa bình thống nhất cả nước.

Sau Hội nghị Bộ Chính trị sẽ giải quyết một số vấn đề cụ thể với các đồng chí miền Nam. Phải giải quyết cho thật thông, chính sách nắm vững, đoàn kết chặt chẽ, về địa phương sẽ có chuyển biến tốt. Ta có khó khăn. Nhưng Đảng ta, nhân dân đủ sức khắc phục khó khăn để tranh thủ thắng lợi và cuối cùng nhất định thắng lợi.

Hai đồng chí Hai Văn và Hai Sô hỏi Bác về chủ trương đấu tranh vũ trang, Bác nói: “Dù sao cũng không thể để cách mạng chịu tổn thất hơn nữa. Xứ ủy các chú có là Đảng không? Trung ương ở xa, các chú phải tùy tình hình, cân nhắc kĩ lưỡng  mà quyết định và chịu trách nhiệm”(2). Các đồng chí miền Nam hỏi về khả năng phải tiến hành chiến tranh cách mạng, Bác Hồ nói đại ý: Mỹ Diệm quá tàn ác, không đánh không được. Đánh Pháp ta phải vừa đánh vừa học, đánh Mỹ cũng phải vừa đánh vừa học, lâu dài nhưng nhất định thắng lợi.


(1)Trích bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 1.1959. Trường Nguyễn Ái Quốc sao lại. Lưu trú tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(2)Mai Chí Thọ: Chiến thắng Tua Hai và phong trào Đồng khởi ở miền Đông Nam Bộ, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, trang 32.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Giêng, 2010, 06:10:34 am
Chiến thắng Tua Hai, pháo lệnh Đồng khởi của toàn Nam Bộ.

Tháng 9 năm 1959, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ (mở rộng đến Liên Tỉnh ủy viên và Bí thư Tỉnh ủy), họp tại Trảng Chiên (Rùm Đuôn) thuộc vùng căn cứ Bắc Tây Ninh để quán triệt Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương và đề ra phương hướng thực hiện Nghị quyết trên toàn xứ Nam Bộ. Xử ủy đề ra cho toàn Đảng bộ Nam bộ phát triển lực lượng vũ trang để làm nòng cốt cho toàn dân đồng loạt khởi nghĩa. Xứ ủy giao nhiệm vụ cho Ban Quân sự là phải đánh một số trận thắng địch lớn làm đòn xeo thúc đẩy phong trào khởi nghĩa trong toàn miền Nam.

Qua quá trình chuẩn bị chiến trường từ tháng 3.1959 khi đồng chí Bí thư Xứ ủy Nguyễn Văn Linh nhận được điện thông báo của Ba Bí thư Trung ương về Nghị quyết 15, kết hợp với hai tỉnh ủy Thủ Dầu Một và Tây Ninh, Ban Quân sự báo cáo hai phương án tấn công địch:

a) Đánh chiếm một số chi khu, quận lị và đồn bót cấp đại đội, tiểu đoàn phù hợp với khả năng và trình độ tác chiến của ta để giành được thắng lợi.

b) Đánh cứ điểm Tua Hai, mặc dầu đây là một cứ điểm lớn, quân đông nhưng lại có nhiều điểm yếu. Ta phải cố gắng lớn mới bảo đảm chắc thắng, nhất là khi ta chưa đánh cứ điểm trung đoàn tăng cường lần nào.

Sau khi nghe báo cáo, Thường vụ Xứ ủy quyết định phải cố gắng thực hiện phương án 2, đánh Tua Hai với hai lí do:

- Nếu thực hiện phương án 1, thì tác dụng thúc đẩy phong trào chỉ trong phạm vi miền Đông.

- Đánh thắng Tua Hai có tác động thúc đẩy phong trào cách mạng của toàn miền Nam và làm chấn động tinh thần quân địch mạnh mẽ hơn.

Xứ ủy trực tiếp là đồng chí Bí thư Nguyễn Văn Linh đã quan tâm chỉ đạo rất cụ thể, sâu sát đối với việc thực hiện quyết tâm đánh một đòn chiến lược làm rung chuyển chiến trường và thúc đẩy phong trào nổi dậy khởi nghĩa trên toàn miền Nam.

Trận đánh đáng lí nổ ra sớm hơn, nhưng Xứ ủy đã cho lùi lại, theo đồng chí Hai Sô nói là “chờ lúa rẫy đã vào bồ” thu hoạch xong, có dự trữ lương thực cho căn cứ mởi đánh.

Đầu tháng 1 năm 1960, Xứ ủy họp ở Trảng Chiên, nội dung là kiểm tra toàn bộ kế hoạch của các địa phương và của Ban Quân sự chuẩn bị chuyển phong trào và Xứ ủy đề ra yêu cầu các liên tỉnh phối hợp hoạt động với cuộc tiến công ở miền Đông. Sau đó đồng chí Bí thư Xứ ủy sang dự họp Đảng ủy Quân sự thông qua quyết tâm tấn công cứ điểm Tua Hai và các trận đánh phối hợp ở phía Đông Bắc. Đồng chí kiểm tra các mặt chuẩn bị cho trận đánh, động viên và căn dặn cán bộ rất tỉ mỉ, chu đáo. Sự quan tâm lãnh đạo của Xứ ủy là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chiến thắng Tua Hai vang dội.

Căn cứ Tua Hai được xây dựng trên khoảng đất rộng tại Trảng Sụp nằm ở phía Đông Quốc lộ 22 (từ Gò Dầu đi Xa Mát) cách thị xã Tây Ninh 7 km về phía Bắc. Tua Hai vốn là một tháp canh của quân viễn chinh Pháp, xây dựng theo kế hoạch Đờ La tua năm 1948, đến năm 1958, Mỹ - Diệm mở rộng thành căn cứ rộng lớn lấy tên là thành Nguyễn Thái Học. Bao quanh căn cứ ở phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông là những cánh rừng liên hoàn. Phía Đông Nam có rừng cao su. Phía Tây và phía Nam là cánh đồng rộng trồng lúa.

Căn cứ Tua Hai được xây dựng theo hình vuông, mỗi cạnh dài gàn 800 mét. Cửa ra vào chính nhìn ra hướng Tây. Các nhà trong căn cứ làm bằng gạch ngói, không kiên cố. Căn cứ không có công sự và hầm chiến đấu. Xung quanh căn cứ là bờ tường đất, cao 1 mét, có bề mặt 0,8 m. Trên bờ tướng căn cứ đặt 9 vọng gác, thường xuyên có lính trực đêm ngày. Phía Bắc có 2 chòi canh, mỗi nơi có một tiểu đội túc trực. Bên ngoài, bên trong căn cứ không bố trí hàng rào.

Lực lượng địch trước đây trong căn cứ thuộc Sư đoàn 13 khinh chiến. Đến năm 1959 địch bỏ hình thức tổ chức sư đoàn dã chiến và kinh chiến, tổ chức lại và thống nhất tên gọi là Sư đoàn bộ binh. Lực lượng đóng quân lúc này là Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn bộ binh 21.

Trung đoàn 32 gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đại đội trợ chiến, quân số 1.694 tên do thiếu tá Nguyễn Hữu Mân làm trung đoàn trưởng. Sở chỉ huy và các phòng ngủ của sĩ quan chỉ huy trung đoàn ở gần trung tâm, ngay cổng ra vào chính của căn cứ. Phía Nam sở chỉ huy là đại đội trọng pháo. Khu nhà ở của  các tiểu đoàn nằm ở phía Đông - Đông Bắc bên trong căn cứ. Các kho vũ khí, đạn của trung đoàn ở gần khu vực trung tâm, đối diện với khu nhà ở các tiểu đoàn bộ binh 1, 2. Lực lượng Trung đoàn 32 lúc này phần đông là lính mới. Trang bị vũ khí của trung đoàn gồm các loại: pháo 57 li, cối 81 li, súng phóng hỏa tiển, BKP60, súng đại liên 30, súng trung liên Bar; các bin, súng trường garăng

Lực lượng mật giao của ta trong căn cứ trong năm 1958 và đầu năm 1959 có cả một chi bộ và một chi đoàn nhưng bị lộ, số lớn bị bắt đi đày đến cuối năm 1959 mới được xây dựng lại nên chỉ có mấy người và chỉ mới liên lạc với ta để đưa tin tức, người cao nhất là một trung úy.

Lực lượng địch ở vùng xung quanh căn cứ Tua Hai gồm có: Bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 và các đơn vị cơ hữu đóng ở Bến Kéo và Cầm Giang cách thị xã Tây Ninh từ 10 đén 20km về phía Đông Nam. Tiểu đoàn 21 pháo binh đóng tại Thành Xi-ta-đen Tây Ninh, một tiểu đoàn bộ binh đóng ở Bổ Túc phía Tây Bắc cách căn cứ Tua Hai 20km.

Tóm lại, căn cứ Tua Hai là căn cứ lớn cấp trung đoàn, không có công sự kiên cố và bố trí hàng rào, vật cản. Địch ở đây chưa bị đánh lần nào nên rất chủ quan, ban đêm ngoài các phân đội có nhiệm vụ trực chiến đấu tranh trang bị súng, còn các đơn vị khác đưa súng vào nhà kho. Không tổ chức lực lượng đi tuần tiễu, phục kích ban đêm ở xung quanh căn cứ.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Giêng, 2010, 06:11:29 am
Lực lượng ta tiến công căn cứ Tua Hai gồm có: Đại đội 60, Đại đội 59 (thiếu), Đại đội 70, Đại đội 80 đặc công, 1 trung đội bộ đội địa phương Tây Ninh, 1 trung đội bộ đội Bình Xuyên. Quân số khoảng 300 đồng chí.

Các đơn vị ta được thànhl lập từ năm 1957, 1958 tại căn cứ Chiến khu Đ và căn cứ Dương Minh Châu, có kinh nghiệm chiến đấu và đã tham gia đánh vào chi khu Dầu Tiếng (8.1958) giành thắng lợi. Trang bị vũ khí của các đơn vị chủ yếu là tiểu liên, các bin, súng trường kiểu MAS, kiểu Anh, phần lớn là súng cũ. Ngoài ra, xưởng quân giới Miền ở Bà Chiêm đã sản xuất mấy chục quả mìn và pêta từ 2 kilôgam đến 10 kilôgam phục vụ trrận đánh.

Ta đã huy động 300 dân công gồm toàn đảng viên và đoàn viên đê phục vụ trận đánh.

Ban chỉ huy trận đánh gồm có các đồng chí: Nguyễn Hữu Xuyến (Tám Chiến Quốc) chỉ huy trưởng, Mai Chí Thọ (Tám Cao) chính trị viên, Võ Cương (Mười Năng) chỉ huy phó, Lê Thanh, chỉ huy phó.

Chỉ huy lực lượng dân công có các đồng chí: Đỗ Văn Nguyện (Tư Nguyện) Tỉnh ủy viên Tây Ninh phụ trách chung, Bảy Hải Bí thư Huyện ủy Dương Minh Châu, Mười Kính cán bộ đại đội.

Nhiệm vụ Xứ ủy giao: Tiến công tiêu diệt căn cứ Tua Hai, thu nhiều vũ khí (chỉ tiêu 600 khẩu súng) gây tiếng vang lớn, loàm tiếng súng lệnh phát động đồng khởi trên toàn miền Nam. Quyết tâm của Ban chỉ huy, vì mục đích chính là thu vũ khí nên để ra là: Chủ yếu là vô hiệu hóa sức đề kháng của địch, không phải là tiêu diệt sinh lực địch.

Yêu cầu chiến thuật và phương châm tác chiến như sau:

a) Triệt để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ, khai thác hết mức sơ hở của địch.

b) Kết hợp chặt chẽ đặc công, xung kích với bộ binh, ngay từ trái nổ đầu, loạt đạn đầu, làm tê liệt, vô hiệu hóa bộ phận chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn ngụy.

c) Các mũi tiến công đánh chia cắt địch đặc biệt phải tập trung hỏa lực chia các cho bằng được giữa các đơn vị ngụy với kho vũ khí của chúng, vô hiệu hóa, hạn chế đến mức tối đa khả năng đề kháng của chúng.

d) Nhanh chống chiếm đoạt các kho vũ khí của địch, vận chuyển nhanh cề căn cứ để phân tán, cất giấu, phòng địch truy theo chiếm đoạt lại.

e) Đánh nhanh, rút gọn.

Lực lượng tấn công chia làm bốn mũi và phân chia nhiệm vụ như sau:

Mũi thứ nhất có 37 đồng chí gồm 1 trung đội của C60 và 1 tổ đặc công C80 do đồng chí Tư Đen làm chỉ huy trưởng, đồng chí Sáu Tươi, đồng chí Vinh làm chỉ huy phó, đồng chí Ba Bảy tổ trưởng bộc phá, có nhiệm vụ tập kích sở chỉ huy Trung đoàn 32 ngụy, nổ khối bộc phá đàu tiên làm hiệu lệnh tấn công. Vô hiệu hóa ngay từ đầu bọn chỉ huy đầu não của địch.

Mũi thứ hai có 54 đồng chí thuôc lực lượng C59 và 1 tổ C30 do đồng chí Năm Nhỏ làm chỉ huy trưởng, đồng chí Tư Lồng làm chỉ huy phó, đồng chí Bảy Tâm làm chính trị viên, đồng chí Tư Sáu chỉ huy tổ bộc phá. Có nhiệm vụ tiến công từ hướng Bắc xuống, đánh tiêu diệt Tiểu đoàn bộ binh 1 và 2 nhanh chóng chiếm kho vũ khí, làm chủ trận đạ, cùng lực lượng dân côg nhanh chóng chuyển vũ khí thu được về căn cứ an toàn.

Mũi thứ ba có 40 đồng chí thuộc C60 và 1 tổ C80 do đồng chí Lê Thanh trực tiếp chỉ huy cùng các đồng chí Bảy Tấn, Sáu Quân, Ba Hưng và mấy anh em Bình Xuyên biết lái xe, đồng chí Nhà tổ trưởng bộc phá. Có nhiệm vụ đảm nhiệm tiến công từ hướng Đông Nam, tiêu diệt Tiểu đoàn bộ binh 3, chiếm kho vũ khí, nhanh chóng làm chủ trận địa, dùng quân xa vận chuyển vũ khí về căn cứ.

Mũi thứ tư có 70 đồng chí thuộc C70 và một tổ C80 do đồng chí Ba Thành cùng các đồng chí Sáu Huấn, Sáu Ốm, Năm Thu chỉ huy, tổ đặc công do đồng chí Ngọn phụ trách. Có nhiệm vụ tiến công địch từ hướng Nam đánh vào khu quân xa và đại đội trọng pháo, nhanh chóng làm chủ trận địa, cùng dân công thu vũ khí.

Mũi thứ nhất và mũi thứ hai do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến chỉ huy chung. Mũi thứ ba và thứ tư do đồng chí Lê Thanh chỉ huy chung.

Lực lượng chặn viện có 1 trung đội Bình Xuyên và 1 trung đội bộ đội địa phương Tây Ninh bố trí sát Quốc lộ 22 ở phía Nam cách căn cứ Tua Hai gần 2 kilômét. Có nhiệm vụ chặn đánh quân địch cứ viện giải tỏa từ thị xã Tây Ninh theo Quốc lộ 22 đến căn cứ.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Giêng, 2010, 06:12:00 am
Diễn biến cuộc chiến đấu:

1500 giờ ngày 25 tháng 1 năm 1960, các lực lượng tham gia trận đánh chó mặ tại vị trí tập kết ở Sóc Ky. Sau khi kiểm tra lần cuố cùng về công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu, đến 17 giờ 30 các bộ phận hành quân vào chiếm lĩnh trận địa xuất phát tấn công trên các hướng. Đến 22 giờ 30, các đơn vị đã chiếm lĩnh xong trận địa. Theo kế hoạch chiến đấu thì giờ nổ súng được quy định là 23 giờ 30 phút ngày 25 tháng 1 năm 1960. Nhưng vào khoảng 23 giờ khi ta đã chuẩn bị sẵn sàng nổ súng thì một tình huống bất ngờ diễn ra. Đó là việc địch thổi còi tập hợp quân trong căn cứ, đồng thời cùng lúc có nhiều xe ôtô chạy từ hướng thị xã Tây Ninh về căn cứ Tua Hai. Trước tình hình đó ban Chỉ huy trận đánh quyết định tạm hoãn giơ nổ súng theo kế hoạch để nghiên cứu nắm lại tình hình, xem kế hoạch trận đánh có lộ bí mật không. Sau khi xem xét, đánh giá mọi hành động của địch, Ban Chỉ huy trận đánh kết luận là kế hoạch trận đánh không bị lộ, ta vẫn giữ và bảo đảmbí mật (Về sau ta mới biết địch tập hợp lực lượng vò thời điểm đó là do có một bộ phận của Tiểu đoàn 1/23 được điều lên Khe Độc lập trên tỉnh lộ 4 để tham gia cuộc càn quét ngay hôm sau theo kế hoạch của chúng. Còn số xe ôtô vận tải chạy vào căn cứ Tua Hai là số xe chở lính và sĩ quan của trung đoàn đi dự liên hoan do Sư đoàn 21 tổ chức tại Sân vận động thị xã Tây Ninh từ chiều 25 tháng 1 trở về.

Đúng 00 giờ 30 phút ngày 26 tháng 1 năm 1960 lệnh tiến công căn cứ Tua Hai bắt đầu. Theo kế hoạch, đồng chí Ba Bảy tổ trưởng bộc phá mũi 1 nhanh chóng dùng mìn thổi đánh vào nhà ban chỉ huy trung đoàn địch. Xác định được tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao, để chắc ăn anh giữ trái mìn lớn, giật nụ xòe, hi sinh thân mình tạo tiếng nổ làm lệnh tiến công cho toàn trận địa. Sau hiệu lệnh tiến công, lập tức tổ đặc công ở mũi 2 cùng dùng min thổi, thủ pháo đánh vào khu nhà ngủ của sĩ quan trung đoàn. Sau đó cả mũi 1 và mũi 2 phối hợp đánh vào khu doanh trại Tiểu đoàn 1/32 ở hướng Bắc căn cứ rồi phát triển đánh sang Tiểu đoàn 2/32. Cùng lúc, ở hướng Nam, mũi 3 và 4 cũng nhanh chóng dùng bộc phá, thủ pháo, lựu đạn tiến công vào Tiểu đoàn 3/32  và Tiểu đoàn 2/32, khu quân xa, đại đội pháo binh. Các mũi tiến công đã dùng mìn lõm và mìn, pêta có lượng nổ lớn đánh liên tục và nhanh chóng tiêu diệt được địch, chiếm được 3 kho vũ khí.

Trên hướng Bắc, khi ta đánh bộc phá vào nhà nghỉ của sĩ quan và lực lượng ta nhanh chóng xung phong vào đánh chiếm mục tiêu thì bất ngờ từ một vọng gác ở bờ thướng phía Đông địch dùng một khẩu đại liên bắn dọc vào bờ tướng phía trong gây thương vong cho các đồng chí Tư Đen, Sau Tươi, Năm Nhỏ… Trước tình hình đó đồng chí Bảy Tâm đã vừa tổ chức lực lượng bắn ngăn chặn địch, vừa dùng một bộ phận men theo bờ tường nhanh chóng tiêu diệt khẩu đại liên địch, tạo điều kiện cho ta tiếp tục phát triển cuộc chiến đấu. Khi phát triển đánh sang Tiểu đoàn 2/32, ta còn tiêu diệt một số xe quân sự. Tiến công tới đâu ta gọi hàng tới đó nên lực lượng ta nhanh chóng làm chủ trận địa phía Bắc. Hàng trăm tên địch xin hàng. Các đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, Mai Chí Thọ, Võ Cương đã vào ngay trận địa mới chiếm lĩnh, kịp thời chỉ huy phát triển cuộc chiến đấu. Ta lấy đại liên và trung liên bắn khống chế về phía Tây để ngăn chặn địch hỗ trợ cho cánh phía Nam. Ta cho thu hồi vũ khí, tổ chức cho dân công vào vác từng bó súng ra ngoài.

Ỏ hướng Nam và Đông Nam, khi có lệnh tấn công, các chiến sĩ đặc công đã liên tục dùng mìn thổi, bộc phá, thủ pháo phối hợp cùng bộ binh tiến công vào Tiểu đoàn 3/32, khu quân xa và đại đội pháo binh. Lực lượng ta nhanh chóng phát triển chiến đấu, chiếm kho súng và xe vận tải địch. Khi ta đánh vào Tiểu đoàn 3/32 có bộ phận cuối của tiểu đoàn lợi dụng bờ tường ở phía Nam bắn vào bên trong ngăn chặn ta, ta lấy đại liên, trung liên trong kho ra bắn chặn đối diện với địch buộc chúng phải bỏ chạy. Ta cũng hoàn toàn làm chủ trận địa phía Nam tạo điều kiện cho mũi 3 sắp xếp vũ khí chiến lợi phẩm lên 3 xe vận tải để chuyển về căn cứ.

Lực lượng dân công gồm toàn đảng viên, đoàn viên đã theo sát các đơn vị chiến đấu. ta đánh chiếm và làm chủ trận địa đến đâu thì dân công có mặt kịp thời tại đó thu vũ khí vận chuyển ra ngoài. Trong thời gian ngắn, lực lượng dân công và bộ đội đã đem hết khả năng để mang vũ khí, có nhiều đồng chí mang tới 5, 6 khẩu súng các loại. Các chiến sĩ ta được lệnh bỏ súng cũ lấy súng mới trang bị cho mình. Đồng chí Tám Lê Thanh nhanh chóng lấy 3 xe vận tải của địch, xếp súng đạn lên, rồi sử dụng anh em Bình Xuyên biết lái xe và hàng binh địch, có lực lượng của múi 3 hộ tống, lái xe chở vũ khí từ căn cứ Tua Hai theo Quốc lộ 22 hướng Trái Bí, về căn cứ.

Nói về dùng xe ôtô địch để chở vũ khí về căn cứ, khi xe vừ ra khỏi căn cứ khoảng 1 kilômét thì một xe bị trật bánh, không chạy được ta phải bỏ lại. Hai xe còn lại chạy tiếp, theo kế hoạch đến ngã ba sẽ rẽ phải đường về căn cứ Trà Vông nhưng vì ban đêm xe chạy quán một đoạn và bất ngờ bị một lực lượng địch nổ súng chặn lại. Trên xe ta có đại liên và trung liên túc trực, nên đã kịp thời đánh lại địch và cho xe rẽ sang phía đông Quốc lộ 22. Nhưng khi rẽ phải vào rừng, xe lại gặp chướng ngại vật không chạy được. Lực lượng ta đi hộ tống khoảng một trung đội đã phải nhanh chóng lấy vũ khí trên xe xuống mang đi nhưng vì súng đạn nhiều quá người ít ta không mang hết được. Do phải cắt rừng mà đi bộ, mang vác nặng nên đến ngày hôm sau bộ phận này mới về đến căn cứ ta. Người về ai cũng nặng trĩu súng đạn. Đồng chí Lê Thanh cũng mang tới 16 khẩu Colt 12.

Sau khi thu vũ khí, bắt tù binh, giải thích và thả tù binh, các đơn vị được lệnh rút khỏi căn cứ Tua Hai. Đến 3 giờ 30 phút ngày 26 tháng 1 năm 1960, lực lượng ta đã rời khỏi trận địa. Địch có bắn rải rác theo ta nhưng không ảnh hưởng đến đội hình rút quân củ ta. Các đơn vị bộ đội và dân công đã rút về vị trí quy định theo kế hoạch, bảo đảm an toàn.

Trên hướng chặn viện, vào khoảng hơn 3 giờ 30 ngày 26 tháng 1, địch cho một đoàn xe chở lính từ hướng thị xã Tây Ninh theo Quốc lộ 22 lên căn cứ Tua Hai. Khi đoàn xe lọt vào trận địa phục kích ta cho nổ mìn và nã súng vào đoàn xe địch buộc chúng phải dừng lại. Sau một thời gian chiến đấu, lực lượng ta rút lui theo kế hoạch.

Kết quả là ta đã tiêu diệt sở chỉ huy Trung đoàn 32 Sư đoàn 21 ngụy, diệt và làm tan rã Tiểu đoàn 1 và 2, diệt đại đội pháo, chi đoàn xe thiết giáp, tiêu hao Tiểu đoàn 3/32, bắt giáo dục, thả tại chỗ 500 tù binh. Ta thu hơn 1600 súng các loại, nhiều đạn, phá hủy một số xe quân sự địch. Lực lượng ta hi sinh 7 đồng chí, bị thương 12 đồng chí.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Giêng, 2010, 06:13:25 am
Phúc trình của Tư lệnh Sư đoàn 21 Trần Thành Chiêu về thành Nguyễn Thái Học bị tiến công đêm 25 rạng sáng 26 tháng 1 năm 1960 trình Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ như sau:

“Căn cứ Tua Hai đã bị tiêu diệt. Mọi cánh quân ứng cứu đã bị chặn lại… Già nửa đại đội thiết giáp và đại đội pháo nòng dài bị phá hủy. Toàn bộ công sự trong thành Nguyễn Thái Học đều bị sụp đổ. Trại lính bị thiêu cháy. Hơn 500 sĩ quan, binh lính bị tiêu diệt. Các kho vật chất đều bị thiếu cháy, hiện vẫn còn kho đang cháy âm ỉ. Chỉ sau một đêm, một lượng vật chất đủ cung cấp cho hơn một ngàn lính làm nhiệm vụ khống chế một vùng biên giới đều mất sạch. Chưa kể một kho vũ khí quan trọng đã lọt vào tay Việt Cộng. Thống kê sơ bộ đã mất trên 1.500 khẩu súng… “(1).

Phúc trình của đại tá Nguyễn Hữu Có Tư lệnh quân khu 1 về cuộc tấn công của Việt Cộng vào doanh trại Trung đoàn 32/21 tại Trảng Sụp đêm 25 rạng 26 tháng 1 năm 1690 có ghi: “Cánh quân thứ hai của địch sau khi đốt cháy dãy nhà ngủ của sĩ quan 3 tiểu đoàn, tiến nhanh chiếm các kho vũ khí của tiểu đoàn 1/32 và 2/32.

Cánh quân này biết rõ tên họ và chỗ ngủ của vị chỉ huy tiểu đoàn 1/32 nên đã vào trước tận nơi gọi tên đại úy Chuyên.

Sự kháng cự của Tiểu đoàn 1/32 và 2/32 dường như không có gì, bị tấn công bất ngờ và các kho vũ khí bị chiếm…”.

Ở cánh quân thứ nhất của địch… “sự kháng cực của đại đội trọng pháo rất yếu ớt vì đa số binh sĩ không có súng. Đại đội trọng pháo có đem ra kho được một khẩu súng cối 81 li và bắtn được vài  phát về hướng Tây Bắc”(2).

Bản kê khai số liệu vũ khí và vật liệu của Trung đoàn 32/21 bị đánh mất trong cuộc tấn công ngày 26/1/1960 ghi:

Vũ khí: Súng lục Colt 45: 62 khẩu; Tiểu liên Thompson: 22; Súng cacbin: 173; Súng trường Garant: 451; Súng trung liên Bar: 57; Súng đại liên 30: 5; BKP: 6078; Nòng súng cối 81 li: 1; Súng phóng hỏa tiễn: 1; Đại pháo 57 li: 4; Vật liệu truyền tin; Máy điện thoại E8: 8 cái; Máy AN PRC6: 7 cái; Máy SCR300: 3 cái; Tổng đài BD71: 5.

Phối hợp với trận Tua Hai, theo đúng kế hoạch đã được Xử ủy duyệt, đêm hôm sau 27 tháng 1 năm 1960 đúng vào đêm 29 tháng chạp rạng mùng 01 Tết Canh Tý, quân ta tiếu công chi khu Đồng Xoài ở phía Đông Bắc Chiến Khu Đ. Ta đã huy động C250, C200 và một trung đội C59 vào trận đánh. Chỉ huy trận đánh là đồng chí Lâm Quốc Đăng Phó Ban Quân sự miền Đông và các đồng chí Năm Hoa, Hồng Sơn. Chính trị viên là đồng chí Tư Việt Hồng.

Ta đã tập kích bất ngờ vào lúc địch ít đề phòng nhất (đêm ba mươi Tết) và đã nhanh chóng tiêu diệt chi khu Đồng Xoài cắm vào giữa chiến khu Đông Bắc của ta, thu hàng trăm súng. Việc tiêu diệt chi khu Đồng Xoài nằm trên Quốc lộ 14 ngay đêm sau trận tiêu diệt căn cứ Trung đoàn 32 làm quân địch ở Bộ Tổng tham mưu ngụy thêm bối rối.

Tiếp đó ta phát triển đánh Phú Riềng, Nước Vàng và tiêu diệt tiếp chi khu Bù Đăng mở đường để ta làm chủ cả vùng rừng núi Đông và Bắc miền Đông Nam Bộ.

Cùng thời gian với Tua Hai, đêm 25 tháng 1 năm 1960 Long An mở đầu nổi dậy và khởi nghĩa ở địa phương bằng trận Đức Lập. Nhờ có ba cơ sở nội tuyến mở cửa cho lực lượng vũ trang từ bên ngoài đột nhập diệt tên đồn trưởng và bắt sống toàn bộ thu 15 khẩu súng và nhiều đạn dược.

Chiến thắng Đức Lập vang lên với bản Nhật lệnh của Bộ Chỉ huy quân giải phóng Long An kêu gọi toàn dân đứng lên khởi nghĩa.

Ngày 28 tháng 1 năm 1960 đúng mùng một Tết một bộ phận d508 Long An diệt đồn Đông Thạnh ở Cần Đước. Đến đêm 28 tháng 1 đến lượt đồn tề xã Thạnh Phú Long huyện Châu Thành bị tiêu diệt.

Cùng với Tua Hai và tiếp sau Tua Hai hàng loạt đồn bót, chi khu bị tiêu diệt, hàng loạt địa phương đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.

Như vậy là khi được Trung ương Đảng thông báo cho vũ trang đấu tranh, các trận Cái Tàu (25.8.1959), Mang Rổ, Chà Là ở U Minh, trận giồng Thị Đam - Gò Quản Cung (26.9.1959) ở Hồng Ngự, cuộc khởi nghĩa Trà Bồng (28.8.1959) mở ra khởi nghĩa từng phần ở Cà Mau, Kiến Phong và miền Tây Quảng Ngãi. Đến đây khi Nghị quyết 15 của Trung ương được phổ biến, trận thắng lớn Tua Hai tiêu diệt cả căn cứ quân sự lớn Nguyễn Thái Học chỉ cách Sài Gòn 100 kilômét đường bộ, đánh quỵ một trung đoàn quân chính quy ngụy, thu trên ngàn rưỡi khẩu súng, đã nổ vang như sấm dậy mở ra cao trào vùng dậy tiến công và khởi nghĩa trên toàn miền Nam. Cả Nam Bộ từ miền Đông, miền Trung đến miền Tây bước lên cao trào Đồng khởi với nhiều hình thức sáng tạo phong phú.

Trận Tua Hai (26.1.1950) cũng là trận tháng lớn tạo ra bước ngoặt chuyển thế cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công đánh bại quân thù và là trận thắng giòn giã đầu tiên của chiến tranh cách mạng Việt Nam, đánh lại chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.


(1), (2)Hồ sơ tư liệu địch - Ban Thông tin tư liệu Phòng Khao học Công nghệ và Môi trường Bộ Tham mưu Quân khu 7.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:14:05 am
Chương VII

CAO TRÀO ĐỒNG KHỞI Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Khởi nghĩa ở Tây Ninh

Hòa với khí thế chiến thắng ngút trời Tua Hai phong trào đồng khởi ở Tây Ninh dâng cao trong trạng thái “tức nước vỡ bờ”. Tỉnh ủy Tây Ninh họp hội nghị mở rộng, chủ trương:

- Phát động toàn Đảng, toàn dân vùng lên diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ.

- Khẩn trương thành lập các tổ, đội vũ trang, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị. Đẩy mạnh hoạt động binh vận, móc nối lại cơ sở nội tuyến để phục vụ đấu tranh chính trị vũ trang.

- Khuếch trương chiến thắng Tua Hai vận động toàn dân trong tỉnh không phân biệt lương giáo nhất tề vùng lên tự giải phóng.

Khắp nơi trong tỉnh, khí thế khởi nghĩa bừng bừng nổi dậy.

Về phía địch, trận Tua Hai đã như sét đánh làm chúng hoảng sợ. Hàng loạt các đồn bót dọc Quốc lộ 22 từ trận địa đầu Tây Ninh đến biên giới Campuchia và dọc tỉnh lộ 13 và 14, quanh tỉnh lị Tây Ninh vội vã rút chạy. Cũng như bảo an, dân vệ, bọn tề ở các xã trong tỉnh cũng hoảng sợ không kém. Những tên ác ôn tay sai và cả tỉnh trưởng Tây Ninh đến đêm đều phải lẩn trốn đi nơi khác. Vùng nông thôn trong tỉnh bị bỏ trống.

Hầu khắp tỉnh Tây Ninh, đi đến đâu cũng vang dậy tiếng trống, tiếng mõ tre, thùng thiếc xen lẫn với tiếng súng của đồng bào ta vây đồn bót, truy bót bọn ác ôn. Ở huyện Châu Thành chỉ trong vòng một tháng, với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân đã vùng dậy diệt 13 đồn bót.

Ngay trong đêm mồng 7 Tết Canh Tý bằng ba mũi giáp công, nhân dân xã Thanh Điền đã chiếm bót Hàng Đường và bót nhà vuông cháy. Chị em phụ nữ Thanh Điền đã dùng công tác binh vận và vũ trang lấy bót Ô.co.nel làm chủ tình hình trong 10 ngày một nơi cách trung tâm thị xã 1 kilômét. Châu Thành có 2 tổng: tổng Phước Hưng có 7 xã thì 6 xã chính quyền do dân làm chủ, tổng Hòa Ninh có 8 xã thì 5 xã chính quyền đã về tay nhân dân.

Ở huyện Trảng Bàng, các tổ đội vũ trang vừa mới thành lập đã nhanh chóng triển khai về các xã hỗ trợ cho bà con nổi dậy. Các xã Đôn Thuận, Lộc Hưng, Phước Lưu, Phước Chỉ, Bình Thạnh, An Tịnh, nhân dân ta đã gình quyền làm chủ. Xã Gia Lộc có hai nông dân tay không cũng hù dọa tóm được một tên thám báo giải về giao cho đội công tác. Xã nằm sâu trong vùng địch như An Hòa,, Gia Bình, khí thế quần chúng cũng dân cao, cơ sỏ phục vụ tốt, ta diệt được ác ôn, trấn áp được nhiều tên khác khiến quân địch phải nơm nớp lo sợ.

Ở huyện Gò Dầu, quần chúng liên tiếp xuống đường đấu tranh kêu gọi binh lính ngụy quay súng về với nhân dân. Các đội tự vệ ở đây đã làm chức năng “nòng cốt”, bảo vệ dân, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị, binh vận. Nhiều tên ác ôn ở các xã Thạnh Đức, Phước Thạnh, Hiệp Thạnh, Thạnh Phước bị trừng phạt. Ta nhân danh Tòa án nhân dân treo bản án trấn áp nhiều tên khác. Bọn  ác ôn chùn bước, ban đêm chui vào đồn bót không dám ngủ nhà. Quần chúng ở các xã nói trên đã nổi dậy làm chủ trên nhiều mức độ(1).

Ở huyện Dương Minh Châu, số người tham gia đánh Tua Hai có 42 đồng chí (chủ yếu là dân công). đến chiều mùng một Tết ta đã đánh địch tại Bàu Chòi (Phước Minh). Ta mở tòa ná nhân dân xét xử tội trạng 3 trưởng ấp ác ôn, tuyên án tử hình một tên. Đêm mùng hai (29.1.1960) du kích Cầu Khởi tiến công bọn bảo an bảo vệ cho “công chánh” ngụy ở đường 26, thu 1 trung liên, 6 tiểu liên. Kết họp nội công ngoại kích ta đánh tiêu diệt các đồn: Bình Linh, Chà Là, Quy Thiện. Địch chiếm lại đồn Quy Thiện, ta dùng lực lượng chính trị của quần chúng đấu tranh bức rút. Đồn Phan cũng bị ta đánh hai lần bằng kết hợp với binh vận, địch mới rút bỏ(2).

Ở huyện Phú Khương (Tòa Thánh - nay là huyện Hòa Thành) đồng bào tôn giáo Cao Đài yêu nước được ta phát động đã đấu tranh với địch, rời bỏ các khu bị địch tập trung rở về ruộng vườn cũ sản xuất, sinh sống.

Đáp ứng lời kêu gọi phát triển lực lượng của tỉnh ủy, nhân dân các địa phương trong tỉnh đã náo nức đưa con em tham gia lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang tỉnh từ 14 cán bộ, chiến sĩ ban đầu, với súng Tua Hai và thanh niên tình nguyện đến cuối tháng 5 năm 1960 đã phát triển thành 2 đại đội lấy tên D14. Huyện Châu Thành thành lập Đại đội 40. Huyện Gò Dầu - Trảng Bàng thành lập Đại đội 33A. Huyện Dương Minh Châu, Đại đội 31. Huyện Bến Cấu, Đại đội 61. Thị xã có lực lượng 2/45. Huyện Tòa Thánh thành lập 1 trung đội vũ trang tuyên truyền. Trong 49 xã toàn tỉnh có 44 xã có mỗi nơi 1 tiểu đội du kích. Đến tháng 10 năm1960, tỉnh thành lập thêm Đại đội đặc công J15A, Đại đoàn công binh J15B. Đến cuối năm 1960, lực lượng vũ trang tỉnh đã cơ bản được trang bị đủ vũ khí, mặc dù có nhiều súng Tua Hai nhưng 70 phần trăm là lấy của địch sau Tua Hai.

Như vậy là trong cao trào đồng khởi ở Tây Ninh, trong năm 1960, quân và dân Tây Ninh đã kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và binh vận gỡ dược 30 đồn bót địch. Đại bộ phận quân địch co cụm về vùng thị trấn, thị xã. Ở các nơi khác, bộ máy kìm kẹp bị tan rã hoặc vô hiệu hóa từ 70 đến 80 phần trăm. Nhân dân Tây Ninh đã thực sự làm chủ 24 xã, giải phóng cơ bản 19 xã khác trong tồng số 49 xã của toàn tỉnh lúc bấy giờ.

Hàng trăm binh lính, sĩ quan, tề điệp có nợ máu với nhân dân đã bị đền tội. Hơn 50 phần trăm đồn bót địch bị ta bức phá. Tất cả các khu trù mật mà địch đã bỏ nhiều công sức để xây dựng như Bời Lời, Truông Mít, Giồng Nắng, Bổ Túc, Mỏ Công đều bị nhân dân ta phá vỡ.

Vùng căn cứ kháng chiến được mở rộng, hình thành thế liên hoàn nối liền với Đông Bắc Campuchia rộng lớn, tạo thế hành làng chiến lược nối liền giữa miền Nam với Trung ương xuyên suốt chiến khu Đ đến Tây Nguyên Trung Bộ và các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ. Sau bao năm bị dồn nén, nhân dân Tây Ninh đã vùng dậy với sức mạnh tổng hợp to lớn từ tiếng kèn xung trận Tua Hai vang lừng.


(1)Theo Nguyễn Văn Hải nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh: Chiến thắng Tua Hai sách đã dẫn, trang 220-222.
(2)Theo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh: Lịch sử Lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh (1954-1975) Ban Khoa học Lịch sử Quân sự. Năm 2001. Tr 116-118.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:15:27 am
Khởi nghĩa ở Thủ Dầu Một

Ngày 31 tháng 1 năm 1960 tại căn cứ Giếng Chảo rừng An Điền (Bến Cát), Tỉnh ủy Thủ Dầu Một họp mở rộng để quán triệt Nghị quyết 15 và bàn về kế hoạch khởi nghĩa trên toàn tỉnh.

Đánh giá phong trào cách mạng trong tỉnh, Tỉnh ủy nhận định rằng phong trào được giữ vững và phát triển nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và hoạt động vũ trang. Thành công nhất là công tác binh vận, ta đã xây dựng được 220 cơ sở nội ứng trong hàng ngũ dân vệ, bảo an và ngụy quyền cơ sở. Có đại đội bảo an ở Lộc Ninh 25% là cơ sở nội ứng của ta.

Về lực lượng của Đảng trong tỉnh, tổng số đảng viên có 330 đồng chí với 46 chi đoàn thanh niên lao đọng. Đông đảo quần chúng cách mạng trung kiên, tích cực và cảm tình đang phát triển trên tất cả các vùng.

Tình hình ở các huyện: Bắc Bến Cát không còn tề mà chỉ còn đồn bót, ở Nam Bến Cát, địch co cụm trong đồn trước hoạt động vũ trang ta. Ở Châu Thành thế kìm kẹp của địch bị đánh lỏng. Ở Lái Thiêu chỉ còn vài xã phong trào yếu. Vùng đồn điền cao su và đồng bào các dân tộc ở Lộc Ninh, Hớn Quản, Dầu Tiếng khí thế cách mạng của công nhân và quần chúng sôi sục chỉ chờ dịp là vùng dậy đánh đổ kẻ thù.

Về lực lượng vũ trang Xứ ủy giao về cho tỉnh một trung đội của C70 và cấp cho tỉnh 50 cây súng lấy ở Tua Hai để phát triển lực lượng. Với số súng này, tỉnh xây dựng thêm hai trung đội tập trung.

Tỉnh ủy quyết định lấy ngày 25 tháng 2 năm 1960 làm ngày khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Nam Bến Cát được chọn làm điểm đột phá.

Ở xã Thới Hòa Nam Bến Cát, vào ngày 22 tháng 2 năm 160 nhân cơ hội bọn línhở đồn Thới Hòa vừa lĩnh lương, chi bộ lãnh đạo cơ sở nội ứng tổ chức một tiệc rươu ngoài quán, nơi ta đã phục kích sẵn lực lượng. Cơ sở nội ứng ta chủ động gom súng trước, đến khi cả bọn đã ngấm rượu, ta nổ súng diệt những tên ác ôn và gọi số còn lại đầu hàng. Bên ngoài, lực lượng quần chúng kết hợp với gia đình binh sĩ kéo tới đồn kêu gọi anh em, chồng con trở về với cách mạng. Tiếng trống mõ, thùng thiếc vang dậy cả xóm làng. Kết quả quần chúng chiếm đồn Thới Hòa, thu toàn bộ vũ khí, giải tán tề vệ, đốt phá trụ sở ngụy quyền và xây dựng ngay lực lượng vũ trang tự vệ xã.

Đúng vào đêm 25 tháng 2 năm 1960, khởi nghĩa đồng loạt diễn ra ở nhiều nơi. Ỏ nam Bến Cát, các xã Phú An, An Điền, An Tây, khi quần chúng nổi thùng, mõ thanh viện, các tố hành động truy lùng, trừng trị ác ôn lẩn trống trong xóm ấp. Thanh niên mang gậy gộc tập trung từng đoàn hành quân uy hiếp địch. Cùng lực lượng vũ trang bao vây các đồn Phú An, Rạch Bắp… dùng đất đèm bỏ vào ống tre, tĩnh mắm đốt nổ vang trời giả pháo lớn làm cho địch khiếp sợ. Rạng sáng ngày 26 tháng 2 hàng ngàn đồng bào kéo lên xã, quận đấu tranh trực diện với địch. Kết quả địch ở các đồn Phú An, Rạch Bắp phải rút chạy. Bọn tề xã, tề ấp, gián điệp, số bị diệt, số bỏ chạy. Lợi dụng thời cơ đó, cơ sở ta ở các đồn Hòa Nhựt, Tân Hóa vận động binh sĩ làm binh biến, diệt bọn chỉ huy phản động ác ôn rồi mang súng trở về với cách mạng.

Ở Tân Định, lực lượng vũ trang kết hợp nội ứng diệt trung đội dân vệ, thu toàn bộ vũ khí. Thừa thắng lực lượng vũ trang huyện Châu Thành phối hợp với quần chúng nổi dậy đập phá trụ sở ngụy quyền, truy bắt và diệt tề điệp ác ôn, phản động.

Ở Lái Thiêu, các tổ hành động được quần chúng nổi dậy thanh viện hỗ trợ, đã tiến hành diệt ác, trừ gian đồng loạt ở các xã Thuận Giao, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Hòa Lân. Ngây hôm sau 25-2 ta chuyển sang hoạt động ở An Sơn, Anh Thạnh…

Sang đợt hai, phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi trong toàn tỉnh. Ở Bến Cát, các xã Long Nguyên, Kiến An, Kiến Điền, Chánh Phú Hòa, Thanh An, Thanh Tuyên… kết hợp, nổi dậy và tấn công bao vây đồn bót với trừng trị ác ôn, lực lượng vũ trang cùng nhân dân bức rút, bức hàng nhiều đồn bót địch đóng sâu trong nông thôn. Nhiều ban tề xã bị giải tán, nhiều xã giải phóng liên hoàn thành khu vực rộng lớn.

Ở Châu Thành, sau thắng lợi khởi nghĩa đợt đầu ở Tân Định, phong trào khởi nghĩa lan rộng ra các xã An Hòa, An Lợi, Vĩnh Tân, Chánh Lưu, Bình Mỹ, Phú Chánh.

Ở Lái Thiêu, khởi nghĩa lan rộng ra các xã An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm, Hưng Định, Phú Long, Vĩnh Phú.

Ở Tân Uyên, Phú Giáo, phong trào khởi nghĩa bắt đầu từ các xã Chiến khu Đ lan ra các vùng gần thị trấn. Đồng bào và lực lượng vũ trang tiến công hàng loạt trụ sở tề xã, ấp, trừng trị nhiều tên ác ôn ở Phước Hòa, An Linh, Phước Sang, Mỹ Lộc, Đất Cuốc, đánh giao thông phá hủy nhiều xe địch, giết chết quận trưởng Tân Uyên.

Ở thị xã Thủ Dầu Một và các thị trấn, hàng ngàn quần chúng nổi dậy đòi giảm thuế, đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống bắt lính đôn quân.

Ở đồn điền cao su Dầu Tiếng, được sự phối hợp của du kích hai xã Long Nguyên và Thanh An, lực lượng vũ trang Dầu Tiếng tổ chức thành một đơn vị mang tên Tiểu đoàn 500 trong đợt đầu tập trung ở Làng Ba, Làng Mười, tiến hành vũ trang tuyên truyền gây thanh thế mở đầu phong trào khởi nghĩa trong các đồn điền cao su miền Đông. Trong đợt hai, hầu hế các làng đều nổi dậy, diệt ác, phá kìm, dùng trống mõ thanh viện tiến công bao vây các đồn bót. Lực lượng vũ trang tổ chức tiến công đồn bót, đốt phá trụ sở ngụy quyền, hỗ trợ cho quần chúng lùng diệt tề điệp ác ôn. Bốn ban tề ở Dầu Tiếng, Bến Củi bị đánh tan tác. Bọn tề ở 21 làng Dầu Tiếng và các làng 1, 2 Bến Cúi khiếp sợ chạy hết về thị trấn. Quần chúng cách mạng làm chủ hầu hết các làng ở đồn điền Dầu Tiếng. Hàng trăm thanh niên hăng hái gia nhập lực lượng cách mạng.

Tại các đồn điền cao su Hớn Quản, Lộc Ninh, trước ngày đồng khởi nhiều chi bộ Đảng và cơ sở quần chúng ở các đồn điền Lộc Ninh, Lợi Hưng, Xa Cô 6, khu vực Técnich, Tân Khai, Minh Thạnh, Xa Cam, Xa Cát… được xây dựng và củng cố vững chắc. Ở Hớn Quán, Lộc Ninh mỗi nơi tổ chức một trung đội tập trung vũ trang tập trung sẵn sàng hỗ thợ cho quần chúng nổi dậy. Đội du kích của xã Phước Hòa thành lập. Ở Thuận Lợi, Đakia, Bù Đốp còn có đội vũ trang nữ của Ban Thiểu số vận gồm các chị em dân tộc.

Phối hợp với phong trào khởi nghĩa trong toàn tỉnh, công nhân và đồng bào ở các làng 2, 5, 7, 8 và các sở Bù Đốp, Brêlin đã nổi dậy diệt ác ôn, phá kìm kẹp của địch. Ở Hớn Quản, đồng bào Minh Thạnh và bốn ấp ven thị trấn An Lộc, Xa Cộ 6 cùng nổi dậy khởi nghĩa. Ở Phước Hòa, công nhân phối hợp với đội du kích thoát li phá bót Nhà Bò, tổ chức mit tinh, quyên góp ủng hộ cách mạng.

Ở Phước Long, nhiệm vụ chủ yếu là đẩy mạnh xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng căn cứ địa trong vùng đồng bào dân tộc. Bước vào đồng khởi, lực lượng vũ trang Phước Long đã tiến công tiêu diệt các đồn An Bình, Nước Vàng, mở cửa vào Đồng Xoài, giải tán các trạm kiểm lâm của địch ở các cửa khẩu. Công nhân cao su và đồng bào các dân tộc nỏi dậy phá rã tề địch ở cơ sỏ.

Qua hơn một tháng kết họp tiến công và nổi dậy tiến hành khởi nghĩa, quân dân Thủ Dầu Một đã giải phóng gần hết Bến Cát, Bắc Châu Thành và một phần Lái Thiêu, giải phóng được 25 xã trên tổng số 46 xã toàn tỉnh, 19 làng sở cao su, Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Riềng, Minh Thạnh và nhiều buôn sóc đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những ngày khởi nghĩa ta đã diệt hơn trăm tên tề điệp ác ôn, giải tán nhiều tề vệ, tiến công bức hàng, bức rút hàng chục đồn bót, thu 300 súng các loại. Nhìn chung ta đã mở ra được một vùng căn cứ khá vững chắc. Chiến khu Đ được mở rộng và củng cố, tạo thế liên hòa giữa các xã từ Bắc Lái Thiêu qua Châu Thành, Bến Cát, Long Nguyên, Dầu Tiếng đến vùng rừng núi Hớn Quản, Lộc Ninh và Phước Long(1).

Đầu năm 1960, Thủ Dầu Một khởi nghĩa thắng lợi. Đến tháng 10 năm 1960, nơi đây chứng kiến hai đoàn vũ trang tuyên truyền của Xứ ủy và mièn Đông bắt liên lạc được với đoàn cán bộ soi đường vào Nam gồm 25 người của Trung ương do đồng chí Phạm Lạc chỉ huy. Đoàn miền Đông do đồng chí Nguyễn Trọng Tâm chỉ huy gặp một mũi của đoàn soi đường ở Vàm Suối Đạc Rờ Ti, Nam Gia Nghĩa. Đoàn của Xứ do đồng chí Lâm Quốc Đăng gặp đoàn Trung ương tại kilômét 5 trên Quốc lộ 14B.


(1)Theo Sông Bé lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945-1975) Nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé, 1990, tr.214-220.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:16:53 am
Nổi dậy khởi nghĩa ở Biên Hòa:

Ở Biên Hòa sau trận ta tấn công vào đoàn cố vấn MAAG Mỹ ở Nhà Xanh (7-7-1959) quân địch càn quét, đánh phá liên miên. Một vài cán bộ ta không chịu nổ sự khủng bố của giặc đã mất khí tiết đầu hàng địch. Chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm mà chúng chỉ điểm bắt hơn 300 cán bộ, đảng viên và cơ sở cách mạng trong đó có cả đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Ngô Bá Cao.

Đầu tháng 2 năm 1960 tại rừng Thái Hòa (Tân Uyên) Tỉnh ủy Biên Hòa họp hội nghị mở rộng để triển khai Nghị quyết 15 và khuếch trương chiến thắng Tua Hai. Căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh Biên Hòa là địch đã tổ chức xây dựng bôm máy kìm kẹp mạnh từ tỉnh đến xã ấp, về ta tuy tổn thất cán bộ, đảng viên bị địch bắt nhiều, nhưng thuận lợi là mỗi huyện và xã vẫn còn một số cán bộ, đảng viên và cơ sở quần chúng, nhất là nhân dân thì rất căm thù địch. Tỉnh ủy chủ trương nơi nào có thực lực và có điều kiện ta phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, trấn áp bọn phản cách mạng. Kết hợp lực lượng vũ trang của tỉnh đưa xuống, tổ chức diệt bọn ác ôn có nhiều nợ máu. Họp dân bắt bọn điểm chỉ, bọn đứng đầu các tổ chức chính trị phản động. Vận động thanh niên tham gia cách mạng, xây dựng du kích xã, phát triển bộ đội huyện, tỉnh.

Tỉnh ủy chỉ đạo trong lúc địch đang bị căng kéo đối phó khắp nơi, ta vẫn sử dụng ngay lực lượng vũ trang của tỉnh tiến hành một đợt vũ trang tuyên truyền trọng điểm là các xã trong chhiến khu Đ thuộc huyện Tân Uyên.

Đầu tháng 3 năm 160, với sư hỗ trợ của bộ đội tỉnh, nhân dân các xã Thượng Lang, Tân Tịch, Mỹ Hòa, Mỹ Lộc do đồng chí Ba Tình, Tỉnh ủy viên Bí thư Huyện ủy Tân Uyên trực tiếp chỉ đạo đã đồng loạt nổi dậy đốt phá trụ sở tề ngụy, diệt bọn ác ôn. Làn sóng khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Chỉ trong một thời gian ngắn ta đã giành quyền làm chủ một vùng rộng lớn, tạo được bàn đạp để tiến xuống vùng sâu. Hàng chục nam nữ thanh niên hăng hái gia nhập bộ đội tỉnh huyện và du kích các xã.

Phát huy thắng lợi, lực lượng vũ trang tỉnh chia làm hai mũi tiến xuống vùng giáp ranh để hỗ trợ phát động quần chúng nhân dân nổi dậy. Một mũi ở phía Bắc cặp tỉnh lộ 16, tiếp cận thị xã Biên Hòa (Tân Hiệp, Bình Trị, Hóa An, Tân Hạnh…). Một mũi ở Nam sông Đồng Nai, cặp lộ 24 và sân bay Biên Hòa (Đại An, Tân Đinh, Thiện Tân, Bình Hòa, Bình Long, Bình Ý). Mở đầu ta diệt tên xã Phiên ác ôn ở Bình Trị, tên Báo mật thám ở xã Tân Hiệp làm rúng động bọn tề ngụy ác ôn các xã quanh vùng, tác động dây chuyền từ xã này sang xã khác.

Thực hiện phương châm “diệt một rã mười”, vừa đánh vừa khuếch trương lực lượng, phong trào khởi nghĩa phát triển nhanh, mạnh, khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân lên cao.

Cũng trong thời gian này đồng chí Nguyễn Trọng Cát (Ba Đặc - Phó Bí thư Tỉnh ủy cùng một tiểu đội vũ trang xuống Long Thành. Tại khu rừng B Bàu Bông, đồng chí đã phổ biến tình hình, triển khai Nghị quyết 15 của Trung ương, nghị quyết của Tỉnh ủy về việc vũ trang khởi nghĩa cho cán bộ, đảng viên chủ chốt của huyện tạo nên một miền phấn khởi to lớn cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân.

Huyện ủy Long Thành chỉ đạo gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang huyện và du kích các xã làm nòng cốt cho phong trào vũ trang khởi nghĩa. Đơn vị 19/5 bộ đội địa phương huyện được thành lập. Số vũ khí chôn dấu từ năm 1954 tại cánh đồng Bàu Bùng, kênh Ngọn Bát, kênh Cá Tràm, rạch Bàu Cỏ được đào lên trang bị cho bộ đội và du kích. Trong một thời gian ngắn các xã đều xây dựng được các tiểu tổ du kích, các biệt một số xã như Phước Thọ, Phước An đã phát triển hơn một tiểu đội.

Sau ba tháng tích cực củng cố và phát triển lực lượng cách mạng, huyện Long Thành quyết định phát động nhân dân các xã nổi dậy vũ trang khởi nghĩa giành quyền làm chủ xã ấp. Mở đầu phong trào giữa tháng 8/1960, lực lượng huyện kết hợp với du kích xã Phước An tổ chức diệt tên Mười Hiếm, đại úy an ninh nha đặc cảnh miền Đông. Một tuần lễ sau du kích xã Phú Hồi tiếp tục diệt tên Giáo Lưu, một tên chỉ điểm nguy hiểm ở ven Lộ 17. Những trận diệt ác mở màn thắng lợi đã tác động lớn đến phong trào cách mạng trong toàn huyện, tạo được khí thế sôi sục nổi dậy khắp nơi.

Ở thị xã Biên Hòa, đội vũ trang tuyên truyền cũng được củng cố. Lực lượng tự vệ mật được xây dựng và phát triển ở khu vực nội ô thị xã với hàng chục đội viên.

Sau các trận diệt ác, các đợt vũ trang tuyên truyền rầm rộ của quân và dân ta ở các địa phương trong tỉnh nhất là ở vùng giáp ranh huyện Vĩnh Cửu, bọn tề ngụy ở thị xã Biên Hòa và các xã vùng ven: Hiệp Hòa, Bửu Hòa, Bửu Long, Tân Phong… bị thối động. Chúng co lại trong tâm trạng lo sợ. Tại xã Hóa An được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tỉnh, quần chúng nhân dân đã nổi dậy bắt bọn tề ngụy. Ta tổ chức míttinh buộc chúng phải nhận tội trước nhân dân, làm tay sai cho Mỹ ngụy(1).

Từ đầu năm 1960, ở Biên Hòa mặc dù tình hình rất khó khăn, với đội ngũ cán bộ đảng viên ít ỏi và lực lượng vũ trang nhỏ bé ban đầu, quân dân Biên Hòa đã anh dũng nổi dậy, xoay chuyển tình thế, từng bước xây dựng phát triển lực lượng chính trị và vũ trang, tiến hành vũ trang khởi nghĩa và đãg giành nhiều thắng lợi to lớn trong phong trào “đồng khởi” tiến công và nổi dậy, diệt ác phá kềm, giành quyền làm chủ xã ấp.


(1)Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai: Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai (1945-1954) - Nhà xuất bản QĐNH - Hà Nội, 1999, tr.153-160.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:18:41 am
Đồng khởi ở Bà Rịa

Ở Bà Rịa, từ giữa năm 1959 do địch khủng bố ngày càng ác liệt, nhiều cán bộ đảng viên không còn điều kiện hoạt động hợp pháp buộc phải chuyển sang đấu tranh bất hợp pháp. Các lõm căn cứ bí mật hình thành tại Châu Pha (Hắc Dịch), Cửa Lấp (Vũng Tàu), rừng Minh Đạm (Long Đất), Long Phước, Thị Vải (Châu Thành), rừng cao su Lộ 2.

Cũng vào giữa năm 1959, theo sự chỉ đạo của Xứ ủy và Liên Tỉnh ủy, các đội công tác của Xứ ủy, Liên Tỉnh ủy và Tỉnh ủy Bà Rịa đã mở các hành lang chiến lược từ Chiến khu Đ đi Bà Rịa sang Bình Thuận và từ Bà Rịa lên Miền.

Tháng 2 năm 1960, Tỉnh ủy Bà Rịa tổ chức quán triệt Nghị quyết 15 tại Suối Đá Đen (Hắc Dịch) phát động nhân dân toàn tỉnh nổi dậy diệt ác, phá kìm giành quyền làm chủ xã ấp. Trọng điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy là khu vực Lộ 2, khu Tam Long, Long Mỹ, Hội Mỹ.

Về lực lượng vũ trang tỉnh lúc đầu năm chỉ có C40 quân số 46 đồng chí. Sau trận Tua Hai, Ban Quân sự miền Đông đã cử hai đồng chí Năm Thanh và Chín Hường về huấn luyện kĩ thuật đặc công cho C40. Sau gần tháng rưỡi huấn luyện C40 ra quân đánh trận đầu.

Đêm 13 tháng ba năm 1960, đồng chí Phạm Khắc Hy - Bí thư Ban cán sự Cao su phát động quần chúng và tự vệ phối hợp cùng C40 do các đồng chí Lê Minh Thịnh và Nguyễn Quốc Thanh chỉ huy tiến công đồn Bình Ba mở màn cho phong trào nổi dậy vũ trang khởi nghĩa toàn tỉnh.

Đồn điền cao su Bình Ba nằm trên trục Lộ số 2 cách thị xã Bà Rịa 8km về phía Bắc. Bình Ba là nơi có chi bộ đầu tiên ở vùng Lộ 2, là cơ sở tin cậy của Đảng bộ Bà Rịa trong suốt chín năm kháng chiến chống Pháp. Qua những đợt “tố cộng diệt công” ác liệt của Mỹ Diệm, phong trào công nhân tổn thất lớn, nhưng chi bộ Đảng, chi đoàn Thanh niên lao động của đồn điền vẫn tồn tại và hoạt động tích cực.

Được các đơn vị thanh niên trong công nhân cao su cung cấp tình hình, vẽ sơ đồ đưa ra, C40 nắm chính xác tình hình địch trong sở. Đêm 12 tháng 3, C40 cùng lúc tiến công các bót hiến binh, bảo an và dân vệ đóng ở trung tâm đồn điền. Sau 20 phút chiến đấu ta hoàn toàn làm chủ tình hình, diệt tên trưởng bót hiến binh, bắn bị thương nhiều tên khác, thu tám khẩu súng trong đó có một trung liên phối hợp với bộ đội, công nhân cao su đốt đuốc nổi trống mõ vang động khắp vùng, trấn áp tề ngụy, diệt tên Xu Nuôi ác ôn khét tiếng ở Bình Ba làng. Ta hi sinh một, bị thương ba(1).

Chiến thắng Bình Ba tác động mạnh mẽ phong trào cách mạng trong toàn tỉnh. Cùng với Bình Ba, các xã dọc theo Lộ 2: Ngãi Giao, Xuân Sơn, Sông Cầu, Xà Bang… công nhân cao su, nông dân, đồng bào các dân tộc nổi dậy, cùng gậy gộc, dao cạo mủ, mã tấu diệt ác ôn, làm chủ xã ấp. Ở nhiều xã, du kích dùng mưu cướp súng giả để hù dọa địch, tạo thanh thế cho lực lượng cách mạng.

Ở Bình Châu huyện Xuyên Mộc, cơ sở cách mạng vận động được 20 binh sĩ trong đó cò đồn phó Lập về với cách mạng. Lập trước đây đánh phá cách mạng, nhưng khi giác ngộ và tham gia cách mạng lại rất kiên cường, sau này hi sinh rất anh dũng.

Tháng 4 năm 1960, Ban Quân sự tỉnh được củng cố, đồng chí Lê Minh Thịnh làm trưởng ban, hai đồng chí Nguyễn Quốc Thanh, Nguyễn Văn Đại làm phó ban. Tỉnh ủy và Ban Quân sự quyết định lấy một số cán bộ khung ở C40, tuyển tân binh thành lập thêm C45. Hai đại đội chia nhau hoạt động ở Đông, Tây Lộ 2.

Tháng 5 năm 1960, anh Sáu Chiến cơ sở nội tuyến trực tiếp vạch kế hoạch và tham gia cùng C40 diệt tiểu đội biệt kích ác ôn của tiểu khu tại Xuyên Mộc. Ngay sau đó Sáu Chiến đã đưa C40 về diệt gọn đồn dân vệ Xóm Rẫy (Gò Cà), diệt đồn trưởng, thu toàn bộ vũ khí và rút toàn bộ nội tuyến về xây dựng lực lượng vũ trang.

Cùng tháng 5 năm 1960, sau hơn một tháng tích cực xây dựng C45 tổ chức một trận phục kích trên địa bàn Hắc Dịch. Từ nguồn tin của các cơ sở binh vận Hắc Dịch, ta nắm được quy luật của địch là vào thứ sáu trong tuần quân địch từ Phú Mỹ vào thay phiên cho quân Hắc Dịch. Ta lập trận địa phục kích ở khu vực Bến Tàu, phía trên là rừng Giồng, phía dưới là bãi cát.

C45 lúc này mới có hai tiểu đội đã được Ban Quân sự tỉnh tăng cường thêm lực lượng tổng cộng 41 tay súng.

Đúng như dự kiến, địch hành quân đến đúng vị trí bố trí mìn thì dừng lại để đổi quân: hai trung đội từ Phú Mỹ vào và 55 quân từ Hắc Dịch ra.

Ta tính chờ địch thay quân xong sẽ đánh bọn Phú Mỹ về đồn Hắc Dịch nhưng vì lộ hải đánh luôn cả quân vào quân ra. Bị đánh bất ngờ ở cự lị gần lại bị hỏa lực áp đảo đồng loạt, bãi mìn, súng ngựa trời và các loại súng hiện có nên quân địch bị tiêu diệt phần lớn, những tên sôngs sót hoảng hốt chạy thục mạng vòa rừng. Ta bắt sống 10 tên, thu 50 khẩu súng có 3 trung liên. Ta đã diệt trên một đại đội địch, thu nhiều vũ khí, giải phóng hoàn toàn xã đầu tiên trong tỉnh, củng cố căn cứ địa cách mạng của tỉnh.

Vũ khí thu trong trận này, tỉnh chia cho các huyện. Các cơ sở nội tuyến Hắc Dịch đã đưa toàn bộ lực lượng dân vệ xã quay súng trở về tham gia lực lượng vũ trang cách mạng, nhân dân nhiều xã lân cận đem lương thực thực phẩm đến Hắc Dịch mừng chiến thắng và góp công sức xây dựng làng chiến đấu. Đồng bào dân tộc Châu Ro ở Hắc Dịch đã cùng bà con người Kinh ngày đêm tham gia đào hầm, địa đạo, xây dựng căn cứ cho Tỉnh ủy.

Có sự lãnh đạo của Huyện ủy phát động nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ và sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, phong trào diệt ác, phá kìm ở Hòa Long, Long Phước và khu vực Lộ 2 phát triển mạnh. Trên một trăm đồng bào Long Xuyên, Long Kiên vũ trang bằng cuốc, rựa đấu tranh trực diện tại quân Long Lễ, chống địa chủ Hoàng Anh cướp đất tại Gò Sũng, Suối Sỏi (Hòa Long). Hàng trăm đồng bào Châu Ro ấp Bầu Chính (Ngãi Giao) có cả trưởng ấp trực diện đấu tranh tại quận lị Đức Thành chống địa chủ Sáu Tơ ủi đất, cướp đất của đồng bào Châu Ro. Khu vực Lộ 2, nhiều sở cao su như Ngọc Long, Ngọc Hải, Việt Cường cũng nổi dậy một đêm, trống mõ vang động cả vùng, đồng bào đốt đuốc truy lùng ác ôn, bắt tề ấp xã, tịch thu nhiều vũ khí tạo nên khí thế cách mạng mạnh mẽ áp đảo ngụy quân, ngụy quyền.

Hầu hết các cuộc vũ trang diệt ác, phá kìm đều là kết quả có sự tham gia đắc lực của các cơ sở nội tuyến. Tháng 11 năm 1960, được cơ sở nội tuyến giúp đỡ, Đại đội 25 Long Đất đột nhập trụ sở xã Tam Phước bắt gọn 9 dân vệ, giáo dục tại chỗ rồi thả, tịch thu toàn bộ súng.

Các đội du kích và an ninh xã đến lúc này đã hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của quần chúng, tổ chức diệt một số tên ác ôn khét tiếng. Du kích xã Long Điền đã tạo điều kiện và phối hợp với bộ đội huyện diệt một loạt tên phản bội ở Long Biên, Long Sơn và ngay tại chợ Long Điền. Chị Bảy Khánh cán bộ phụ nữ huyện, chị Tám Tâm cán bộ binh vận thường xuyên bám trụ tại thị trấn Long Điền, xây dựng cơ sỏ trong binh sĩ ngụy, nắm tin tức và cung cấp cho lực lượng vũ trang huyện nhiều vũ khí đạn dược. Du kích Phước Thọ, Phước Lợi, Tam Phước  đã diêt bọn tề ngầm, chặt “tay chân” và là một đòn mạnh đánh vào bọn tay sai.

Huyện ủy Long Đất mở tòa án xét xử những tên tay sai gian ác. Các phiên tòa ở Phước Hòa Long quy tụ rất đông đồng bào tham dự.

Trên khu vực Lộ 2, Lộ 15, lực lượng vũ trang huyện và du kích diệt một loạt tên ác ôn. Ấp trưởng, chỉ điểm, công dân vụ, cảnh sát, ấp Bầu Chính đem sổ sách đến nộp cho hội đồng xã Bình Giã xin nghỉ việc. Xã đội trưởng Mỹ Xuân cải trang thành lính đồn diệt tên đồn trưởng Mỹ Xuân. Dân vệ đồn Mỹ Xuân mang súng ra vùng giải phóng ngày càng nhiều. Địch điều một tên ác ôn khác về làm đồn trưởng Mỹ Xuân thì không mấy ngày sau bị xã đội trưởng Hai Thậm bắn bể sọ.

Đêm 25 rạng 26 tháng 11 năm 1960, Đại đội 25 Long Đất ra quân, mở trận phục kích tại Đá Găing (Lộ 44), bắn cháy một xe Jeep, diệt hai tên địch trong đó có một cố vấn Mỹ. Đây cũng là trận đầu tiên Bà Rịa diệt cố vấn Mỹ.


(1)Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lịch sử lực lượng vũ trang Bà Rịa - Vũng Tàu (1945-1995), NXB QĐND, Hà Nội, 1999. TR.198-201.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:19:45 am
Chương VIII

ĐỒNG KHỞI Ở MIÈN TRUNG NAM BỘ,
SỰ PHONG PHÚ SÁNG TẠO CỦA BẾN TRE ĐỒNG KHỞI

Tiến công và nổi dậy ở Kiến Phong

Kiến Phong được Khu ủy miền Trung thông báo sớm việc Trung ương Đảng cho “đấu tranh vũ trang” lại là nơi diễn ra trận thối động  giồng Thị Đam - Gò Quản Cung nên từ cuối tháng 11 năm 1959 đã mở đợt tấn công kết hợp chính trị, quân sự và binh vận, giành quyền làm chủ ở nông thôn.

Đêm 23 tháng 11 năm1959 ba đại đội Tám Trà, Chín Cứ, Bảy Phú của Tiểu đoàn 502 do chính trị viên phó tiểu đoàn Tư Sâm chỉ huy chai ba mũi tấn công vào xã Phong Mỹ đẻ hỗ trợ quần chúng nổi dậy. Quân ta chiếm và thiêu hủy đồn tề xã Phong Mỹ, kết hượp với cán bộ địa phương cùng nhân dân lùng sục gom tề, công an, liên gia, toán trưởng. Ba trăm dân gọp cùng bộ đội xử tội ác ôn. Ta bắn chết hai tên còn các tên khác ta giáo dục thả tại chỗ. Sau Phong Mỹ là hoạt động tương tự ở các xã Thiện Mỹ, Mỹ Ngãi, Mỹ Hội (Cao Lãnh) Thường Phước, Thường Thới, Tân Thành (Hồng Ngự)…

Đêm 19 tháng 12 năm 1959, có chi bộ Đảng lãnh đạo, nhân dân xã Thường Lạc nổi dậy, đánh mõ, đốt đèn đuốc kéo đi rầm rập suốt đêm uy hiếp địch. Cùng lúc cơ sỏ nội tuyến trong đồn và tề xã đứng lên tước vũ khí bọn lính. Bộ máy kìm bị tan rã, nhân dân giành quyền làm chủ.

Đến 25 tháng 12, Đại đội Chín Cứ được sự phối hợp của 3 nội ứng trong đồn và 2 cơ sở trong tề xã, đã tiến công chiếm đồn Ngã tư Thạnh Mỹ (Mỹ An) diệt tên đồn trưởng và một tên ác ôn, bắt sống số còn lại, thu toàn bộ vũ khí. Cùng lúc hàng ngàn quần chúng nổi dậy đánh trống mõ, đốt pháo, đập bảng tố cộng, xé cờ ba que, đốt hình Diệm và chia nhau lùng bắt tề điệp. Xã Thạnh Mỹ giải phóng.

Sau một đợt hoạt động có kết quả, Tỉnh ủy Kiến Phong chỉ đạo gấp rút phát triển lực lượng vũ trang nhất là du kích xã, du kích mật, biệt động và phát triển lượng binh vận. Tỉnh mở lớp đào tạo đặc công cho 42 đồng chí, thành lập Đại đội 271 cơ động tỉnh. Các đại đội của Tiểu đoàn 502 cũng đổi phiên hiệu: Tám Trà thành 272, Bảy Phú - 273, Năm Bình - 274, Chín Cứ - 276…

Tháng 12 năm 1959 Khu ủy miền Trung họp Hội nghị mở rộng quán triệt Nghị quyét 15 và nhanh chóng nhất trí: “Tháng 1 năm 1960 tiến hành khởi nghĩa đồng loạt - đồng khởi:”. Phương châm hành động là:

Phải hành động phong trào rộng khắp, không để “nổi cộm” từng điểm nhỏ khiến địch có thể tập trung lực lượng đàn áp, ta không giữ được phong trào.

Phải đưa cho được đông đảo quần chúng nhân dân vùng lên đấu tranh với địch nhưng giữ cho được thế đấu tranh hợp pháp của quần chúng. Hoạt động vũ trang phải khôn khéo, tránh “lăn dây” sang đấu tranh vũ trang đơn thuần.

Đồng chí Bí thư Khu ủy Nguyễn Minh Đường mới nói nôm na là:

Có tiếng mà không có miếng
Tránh để tình trạng kiến bu đường
Tránh tình trạng leo dây.


Thực hiện Nghị quyết Hội nghị của Khu ủy, Kiến Phong quyết định mở đợt tấn công nổi dậy mới lấy Hồng Ngự làm điểm, các huyện Mỹ An, Cao Lãnh làm diện.

Trước khi vào đợt do Khu ủy chỉ đạo thống nhất, để đánh lực lượng quân địch, Tỉnh ủy chỉ đạo tấn công địch ở xã Mỹ Hòa (Mỹ An). Đêm 04 tháng 1 năm 1960 một phân đội của Đại đội 272 và một tổ đặc công đánh sập Tháp mười tầng do địch xây dựng trên Gò Tháp, diệt hơn 10 tên địch. Tháp mười tầng cao 36m là một đài quan sát kiên cố nhằm kiểm soát trung tâm Đồng Tháp Mười giáp ranh ba tỉnh: Kiến Phong, Kiến Tường, Định Tường. Cùng lúc một phân đội của đại đội 276 và một tổ đặc công diệt đồn Chợ Mỹ Hòa, chiếm trụ sở tề xã, mở khám giải thoát 4 người của ta bị địch bắt, địch chết và bị thương 15 tên. Hai trnậ ta thu 30 súng, giải phóng xã Mỹ Hòa, Trong thời gian chuẩn bị vào đợt này, ở Thương Thới Tiền, một trung đội của Đại đội 274 chặn đánh thiệt hại một trung đội biệt kích địch ở giồng Ông Tố thu 10 súng có 1 trung liên.

Vào giờ G nửa đêm 15 tháng 1 năm 1960 đợt tấn công nổi dậy theo sự chỉ đạo của Khu ủy bắt đầu. Ở các huyện lực lượng vũ trang kết hợp lực lượng quần chúng đánh trống mõ gây thanh thế tấn công đồn bót, vây bắt tề điệp xã, ấp. Quần chúng kéo đi rầm rập, hô vang các khẩu hiệu: trừng trị bọn ngoan cố, giải tán tề, binh sĩ hãy về với nhân dân. Khí thế quần chúng càng lên cao, quân thù càng khiếp sợ. Đợt hoạt động kéo dài cả tuần lễ. Ta đã diệt các đồn, giải phóng được một số ấp xã như sau: diệt đồn Cả Cái giải phóng hoàn toàn xã Tân Thành (Hồng Ngự), diệt bót Cái Sỏ xã Bình Thạnh (Hồng Ngự), Bến Siêu ở xã Tân Huề (Thanh Bình) giải phóng 2 ấp. Ở xã Bình Thanh (Cao Lãnh) nhân dân nổi dậy chiếm bót Bình Linh, giải phóng 3 ấp. Ở Đốc Phước, quần chúng nổi dậy tước vũ khí dân về, tề xã ra đầu hàng. Đặc biệt ở xã Tân Quới (Thanh Bình) nằm giữa cù lao, chi bộ Đảng lãnh đạo quần chúng nổi dậy bên ngoài kết hợp với nội tuyến trong đồn và trong tề xã, đứng dậy kinh nghiệm giải phóng hoàn toàn cả cù lao.

Lực lượng địch trong tỉnh bị tiêu hao, ý chí và sức chiến đấu giảm sút. Bộ máy tề nhiều địa phương bị phá hỏng, phá rã. Lực lượng ta phát triển, đặc biệt là du kích xã, có xã có đến một trung đội. Vùng giải phóng được mở rộng tạo được thế liên hoàn. Chiến tranh du kích hình thành ở nhiều xã vùng sâu Đồng Tháp Mười và một số xa ven Lộ 30.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:21:59 am
Đợt 2 mở đầu vào tháng 2 năm 1960. Ngày 02 tháng 02, Đại đội 271 đánh bót Cái Vừng (Nhị Mỹ) vào rạch Bà Mụ thu lúa ruộng, diệt tên Hương tề xã, bắt sống 3 tên thu 3 súng. Lực lượng ta lại theo sông Cầu Lô tiến lên chợ Cái Vừng. Tề xã và dân vệ hoảng sợ, bỏ đồn rút chạy về Cao Lãnh. Ta chiếm đồn, xã Nhị Mỹ được giải phóng.

Ngày 9 tháng 2, một tiểu đoàn của Sư đoàn 21 ngụy từ xã Tân Phú (Thanh Bình) càn vào kinh Bắc Dầu xã Bình Thành. Địch thọc sâu vào tới Đại đội bộ 271. Nhưng nhờ sư kiên cường chiến đấu của đại đội bộ và sự chi viện, phối hợp kịp thời của các trung đội, ta đã phá trận càn làm địch chết và bị thương hơn 80 tên. Ta hi sinh 2, bị thương 5. Trong trận này, khi ta đang truy kích địch ở ngoài đồng trống mà địch ở trong địa hình thì 2 máy bay khu trục địch đến ứng cứ, bắn phá, nhân dân rủ nhau ra đốt đồng, khói bay mù mịt. Không nhìn thấy được quân ta, máy bay địch nhào lộ, bắn vu vơ lại sợ bắn nhầm vào đồng bọn.

Đợt 2 kéo dài đến đầu tháng 3 năm 1960. Có hai trận khá đặc biệt. Đại đội 274 (Hồng Ngự) thực chất chỉ có 1 trung đội mà phục kích ở kinh Bảy Thưa (xã An Bình) đánh thiệt hại nặng một đại đội bảo an từ chi khu Hồng Ngự càn vào thu gần 20 súng có 2 trung liên. Trận thứ hai là trận đánh kì tập. Biết công sở xã Bình Thạnh có nhiều sơ hở Chính trị viên Đại đội 272 (Cao Lãnh) là Mai Phú cùng 2 chiến sĩ trang bị súng ngắn và lựu đạn, cải trang thường dân đến xin phép làm ăn. Bất ngờ  ta rút súng, lựu đạn ra, 2 tên lính và một số tên tề xã thấy hoảng hốt bỏ chạy (số còn lại đang đi chợ chiều). Ta làm chủ công sở, thu 10 súng và nhiều đạn.

Trong tháng 3, tháng 4 ta còn bức rút đồn Ngã Sáu, bót Ranh Làng (Mỹ An), bót Mương Đào (Cao Lãnh) mở rộng thế giải phóng liên hoàn giữa các xã.

Sau đợt 2, tỉnh Kiến Phong tiếp tục tổ chức nhiều đợt hoạt động khác. Trong các đợt này, ta dùng sức mạnh tổng hợp của quân dân không ngừng tấn công địch kết hợp nỏi dậy giành quyền làm chủ ấp, xã với phát động chiến tranh du kích đến giữa vùng giải phóng. Bộ đội ta đánh được nhiều trận chống càn quét có hiệu suất chiến đấu cao. Tháng 6 năm 1960, Đại đội 272 chống càn hai tiểu đoàn của Sư đoàn 21 với bảo an ở ngọn Kiêm Điền xã Mỹ Thọ giết và làm bị thương 70 tên. Bên ta đại đội trưởng hi sinh, đại đội phó bị thương. Tháng 7 năm 1960, Đại đội  271chống càn một tiểu đoàn của Sư đoàn 21 tại kinh Cái Bèo xã Mỹ Quý, giết và làm bị thương hơn 50 tên địch.

Trước sức tiến công và nổi dậy của quân và dan Kiến Phong địch phải tăng cường về đây 2 đến 3 tiểu đoàn quân chủ lực thuộc Sư đoàn 21 ngụy làm cho cuộc chiến đấu ở đây giằng co quyết liệt.

Từ tháng 9 năm 1959 đến tháng 12 năm 1960, bằng lực lượng quân sự, chính trị và binh vận kết hợp chặt chẽ với nhau, quân dân Kiến Phong đã đánh hơn trăm trận lớn nhỏ, diệt và làm bị thương gần 900 tên địch, bắt sống 500 tên (kể cả tề, điệp), làm rã ngũ hàng ngàn tên khác thu 400 súng các loại, giải phóng l7 xã, giải phóng cơ bản 12 xã khác (địch còn một đồn), phá banh, phá lỏng 9 khu gom dân, bức rút 9 đồn, diệt 12 đồn và trụ sở tề. Tiểu đoàn 502 đã có 400 quân, các vùng giải phóng có mỗi xã một trung đội du kích, vùng tranh chấp một đến hai tiểu đội, vùng yếu một tổ đến một bán đội.

Đồng chí Nguyễn Minh Đường Bí thư Khu ủy miền Trung (Khu 8 ) nói về đồng khởi ở Khu mình như sau: “Nếu đồng khởi là kết hợp vũ trang với chính trị thì Kiến Phong đi trước”. Với chiến thắng giồng Thị Đam - Gò Quảng Cung vang động, Tiểu đoàn 502 lừng danh và các đợt tiến công và nổi dậy oanh liệt cuối năm 1959 đến cuối năm 1960 sau này, tỉnh Kiến Phong xứng đáng đứng hàng đầu cùng với nhiều địa phương trong phong trào Đồng khởi toàn miền Nam.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:23:38 am
Bến Tre Đồng khởi

Đầu tháng 12 năm 1965, lúc Hội nghị Khu ủy Khu 8 (miền Trung Nam Bộ) mở rộng đang họp, Khu ủy gửi hai công điện tóm tắt chủ trương khởi nghĩa để các tỉnh ủy chuẩn bị trước, để khi đại biểu họp trở về sẽ tiến hành nhanh, tranh thủ được bất ngờ.

Tại địa phương, Tỉnh ủy Bến Tre do đồng chí Võ Văn Phẩm làm Bí thư đã ráo riết chuẩn bị tỉnh ngày 10/01/1960 sẽ tiến hành nổi dậy. Tỉnh ủy cho đánh hai đồn lẻ để thăm dò. Ngày 15/12/1959 đánh đồn Tân Xuân (Ba Tri), ngày 19/12/1959 đánh đồn Lộc Thuận (Bình Đại). Ta thu 7 súng. Kẻ địch phản ứng bình thường.

Sau Hội nghị Khu ủy đồng chí Nguyễn Thị Định đi đường công khai qua Càng Long (Trà Vinh) nhanh chóng về đến xã Minh Đức huyện Mỏ Cày dêm 30/12/1959.

Đẻ tranh thủ thời gian, đêm 01/01/1960, một cuộc hội nghị đặc biệt được triệu tập tại ấp Tân Huề xã Minh Đức huyện Mỏ Cày. Đồng chí Nguyễn Thị Định - Phó Bí thư Tỉnh ủy đã truyền đạt tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 và chủ trương cụ thể của Khu ủy do các đồng chí Nguyễn Tâm Cang (Hai Thủy) - Tỉnh ủy viên, Lê Minh Đào (Ba Đào) - Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Sông (Năm Hỏa) - Bí thư Mỏ Cày, Ba Cầu, Sáu Huấn, Bảy Tranh - Huyện ủy viên Mỏ Cày và đồng chí Lê Văn Quang, Bí thư huyện ủy Minh Tân(1).

Hội nghị chủ trương phát động: “Một tuần lễ toàn dân đồng khởi”. Cù lao Minh làm trước sang cù lao Bảo ra toàn tỉnh, lấy huyện Mỏ Cày làm trọng điểm. Ba xã Địnhh Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh đột phá đi đầu, thúc đẩy phong trào. Đối với thị xã chọn một điểm hành động diêt ác, lấy vũ khí, gây tiếng vang để hỗ trợ phong trào chung. Mượn danh nghĩa Tiểu đoàn 502 uy hiếp địch. Ra Quân lệnh Tiểu đoàn 502 làm pháp lệnh chính sách để phân hóa địch.

Khẩu hiệu hành động là “Đánh phải đánh tới tấp, phát triển phải phát triển hết lực lượng khả năng. Khi sóng gió nổi lên thì mạnh dạn căng buồm lượt sóng. Khi phong trào lên mạnh không được thỏa mãn dừng lại, phải nhắm thẳng mục đích mà tiến tới. Khi vào đợt nhất thiết phải đánh thắng trận đầu”.

Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh là ba xã giáp ranh nhau, chiều ngang 4km, chiều dìa 10km. Đông Bắc giáp sông Hàm Luông, còn ba mặt khác là hai cong sông Cái Quao và Vàm Nước Trong. Hình thể ba xã như một cù lao hình chữ nhật. Bên trong có nhiều kênh rạch nhỏ chia cắt. Ở đây vườn dừa um tùm, bãi mía rậm rạp, đường sã quanh co, phức tạp. Lúc này mỗi xã đều có chi bộ với bốn, năm đảng viên, có tổ chức thanh niên mật, có cơ sở nội tuyến trong đồn bót. Định Thủy có những thuận lợi hơn nên được chọn làm ngòi nổ cho cuộc đồng khởi.

Xã Định Thủy có đồn Vàm Nước Trong nơi cơ sở nội tuyến ta đã nắm chắc toàn số dân vệ. Với ý định lấy thêm súng, ta lập kế điều được tổng đoàn dân vệ gồm 12 tên do đội Tý chỉ huy về đây.

Ngày 17/01/1960, cuộc Đồng khởi cùa nhân dân Bến Tre nổ ra ở xã điểm Định Thủy.

8 giờ sáng ngày 17/01/1960, tổ hành động gồm ba đồng chí Bảy Thông, Ba Giai, Chín Chim bất ngờ quận ngã đội Tý lấy súng của tên cận vệ bắn chết hắn tại quán chị Năm Thiều. Lập tức ta bao vây tấn công tổn đoàn dân vệ đang ở trong đình Bình Phước xã Định Thủy. Vợ đọi Tý nghe súng nổ ở quán đã cùng hai lính dân vệ chạy ra, ta bắt cả ba. Tổ hành động cùng 200 thanh niên và quần chúng tràn vào dinh áp đảo địch. Bốn tên đầu hàng, 2 tên chạy thoát. Ta thu 11 súng, 3 lựu đạn, 5000 viên đạn.

Trong khi ta diệt tổng đoàn dân vệ, tổ hành động do đồng chí Tư On chỉ huy kết hợp với nội tuyến lãnh đạo anh em khởi nghĩa lấy gọn đồn Vàm Nước Trong và kết hợp với lực lượng quần chúng chiếm công sở, giải tán tề xã. Ta thu 15 súng, 10 lựu đạn, 1000 viên đạn.

Nhân dân Định Thủy nghe tiếng súng diệt địch đã võ trang giáo mác, nổi trống mõ tràn ra khắp các ngã đường, lùng bắt tề điệp, ác ôn, quét sạch mọi tổ chức kìm kẹp.

20 giờ ngày 17/01/1960, gần 2000 đồng bào Đình Thủy trương cờ, đốt đuốc, sôi sục tinh thần vùng dậy họp mít tinh mừng thắng lợi.

Quân lệnh của Tiểu đoàn 502, Tiểu đoàn trưởng Lê Thiết Hùng truyền vang:

“Bọn ác ôn có nợ máu và bọn địa chủ cướp ruộng đất của nông dân sẽ bị trừng trị.

“Anh em binh sĩ, sĩ quan dù có tội đến đâu mà biết hổi cải đều đươc khoan hồng, nếu mang súng trở về vói nhân dân sẽ được khen thưởng đích đáng.

“Tề xã, ấp, liên gia trưởng, công an, chỉ điểm đi trả chức vụ, thú tội với nhân dân sẽ được khoan hồng. Ai trái lệnh sẽ bị nhân dân trừng trị.

“Địa chủ nào dựa vào bọn chính quyền Mỹ Diệm giật đất tăng tô, nay trả lại cho nông dân thì được tha tôi”.

Trong khí thế sục sôi cách mạng của nhân dân, bản Quân lệnh có sức động viên chiến đấu mạnh mẽ. Nó xốc quần chúng vùng dậy đi tới. Nó gọi kẻ địch quay về, thúc giục gia đình binh sĩ mau mau cứu người thân.


(1)Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Bến Tre, 1985. Trang 39-65.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:24:18 am
Tại xã Phước Hiệp, khởi nghĩa bắt đầu lúc 18 giờ ngày 17/01/1960. Nhân dân vùng dậy cùng tổ hành động bao vây đồn dân vệ, lùng bắt tề điệp. Ta dùng loa truyền Quân lệnh của Tiểu đoàn 502, gọi dân vệ ra hàng. Đến nửa đêm lại có tiểu đội võ trang xã Định Thủy sang hỗ trợ.

Sáng ngày 1801/1960, một trung đội lính bảo an đi 3 đò máy phản kích vào Phước Hiệp. Tiểu đội du kích Phước Hiệp vừa mới thành lập chặn đánh địch tại cầu Ông Bồng, bắn chết tên trung úy chỉ huy, quân địch tháo chạy về Mỏ Cày. Đêm 18/1, do cơ sở của ta, số dân vệ trong đồn xé rào rút chạy. Tên đội chỉ huy chạy lạc sang Định Thủy bị ta bắt sống. Xã Phước Hiệp hoàn toàn giải phóng.

Tại xã Bình Khánh, sáng 17/1, đồng chí Năm Thọ cùng 6 thanh niên tổ chức tiệc rượu mời tốp công an do tên đội chỉ huy để giật súng nhưng việc không thành. Tiệc chưa xong, ta thách cho hai tên lính cùng thanh niên ta xuống ao bắt cá kiếm đồ nhậu. Ta vãi mẻ chài lên đầu hai tên lính, đập đầu một tên cùng lúc hai thanh niên ta quận nhào tên đội công an ngồi gác, lôi ra đình trị tội. Lập tức tiếng trống lệnh “đồng khởi” vang lên. Nhân dân nhất tề nổi dậy, ào ạt xuống đường diệt ác, phá kìm, bao vây đồn Bình Khánh, đưa gia đình dân vệ vào đồn gọi chúng đầu hàng. Ban lãnh đạo tăng cường một tiểu đội võ trang. Ta diệt bọn ngoan cố trên tháp canh, nhanh chóng đột nhập vào đồn diệt và bắt số còn lại. Ta thu 6 súng, đốt đồn. Xã Bình Khánh hoàn toàn giải phóng vào 2 giờ sáng ngày 20/01/1960.

Ba xã điểm đột phá giành toàn thắng. Phong trào khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng trên toàn tỉnh Bến Tre.

Từ ngày 17đến 24/01/1960, 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú nhân dân đã nhất tề nổi dậy, 22 xã diệt ác, lấy đồn, đập ta bộ máy kìm kẹp, giải phóng hoàn toàn xã, ấp, 25 xã khác đã diệt ác, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.

Tại thị xã Bến Tre, lực lượng tự vệ đánh bót Lò Tương, diệt ác ở Phường 1, diệt công an ở xã Ba Tháp, trừ gian ở xã Phú Khương, đưa 200 phụ nữ ấp Mỹ An vào thị xã phối hợp đấu tranh.

Trong tuần lễ Đồng khởi, trên 300 tên tề, điệp, dân vệ ác ôn đã bị bắt, 37 đồn bót bị bức rút bức hàng. Ta giải phóng 22 xã và 18 ấp, thu 150 súng, nhiều đạn và lựu đạn. Sức mạnh nổi dậy tiến công của nhân dân Bên Tre thật to lớn.

Ngày 19/01/1960, ban lãnh đạo Tỉnh đã tổ chức 3 tiểu đội vũ trang đưa về cho các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú và lập Đại đội 264 đội vũ trang đầu tiên của Tỉnh. Sang tháng 02/1906, Tỉnh ủy lại thành lập đội vũ trang thứ hai ở cù lao Bảo lấy tên Đại đội 269.

Ngay trong tuần lễ Đồng Khởi, chi khu quân sự Mỏ Cày đã cho bảo an đóng đồn trở lại ở hai xã Định Thủy, Bình Khánh. Ngày 21/01/1960 địch lại đưa một tiểu đội thủy quân lục chiến về đóng tại Phước Hiệp. Các đơn vị vũ trang ta đánh diệt nhiều địch trong các trnậ chống càn thu vũ khí. Trong trận Đại đội 264 đánh địch ở Bình Khánh (03/02/1960) lần đầu tiên súng ngựa trời xuất hiện.

Ngày 04/02/1960, một phụ nữ Phước Hiệp bị lính bảo an hãm hiếp. Huyện ủy Mỏ Cày đã tổ chức 20 chị em khiêng nạn nhân lên quận đấu tranh và huy động 200 chị em đi theo hỗ trợ. Đoàn biểu tình kéo tới gần quận lị thì bị tiểu đoàn lính dù ra cản đường. Chị em dùng lí lẽ tranh thủ sự đồng tình của tên đại úy chỉ huy và xông vào quận lị. Nhân dân thị trấn và các xã lân cận đông tới 5000 người cũng ùn ùn kéo vào hỗ trợ. Tên quận trưởng Mỏ Cày buộc phải đưa nạn nhân đi chữa bệnh, hứa trừng trị bọn lính hiếp dân.

Ngày 22/02/1960, Tỉnh ủy tập trung C264, C269 về Bình Khánh để tổ chức xây dựng bộ đội  tập trung tỉnh. Ngày 21/03.1960, bộ đội tập trung tỉnh Bến Tre đã đánh trận phục kích ở ấp Định Hưng (Định Thủy) diệt 47 tên địch, thu l20 súng có 2 trung liên Mỹ.

Đầu tháng 3 năm 1960, Nôg Đình Diệm cùng tướng Nguyễn Văn Là xuống thị sát Bến Tre. Diệm đánh giá: “Tình hình ở Bến Tre không được coi là đơn giản mà phải tập trung lực lượng chính quy cho dập tắt ngay lúc ban đầu này mới tránh khỏi nguy hại về sau”.

Ngày 23/3/1960, Ngô Đình Diệm huy động:

- 2 trung đoàn thủy quân lục chiến số 400/7 và 400/8.

- 2 tiểu đoàn thủy quận lục chiến đặc biệt.

- 1 đoàn xe cơ giới thiết giáp.

- 14 tàu “hải đoàn xung phong”.

- 2 pháo đội.

Kết hợp với bảo an, công an địa phương, tất cả trên 1 vạn quân bộ, quân thủy có phi cơ yểm trợ tiến công vào ba xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước hiệp.

Mục đích của chúng là “Bình trị Kiến Hòa” trước tiên là diệt lực lượng vũ trang cách mạng của Tỉnh, đập tắt sự nổi  loạn ban đầu từ cái nôi xuất phát.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:25:09 am
Khởi nghĩa giành chính quyền làm chủ đã khó, giữ vững và phát triển quyền làm chủ càng khó hơn. Phong trào đồng khởi ở Bến Tre trải quan những thử thách quyết liệt.

Biết được kinh nghiệm chống càn quét lớn là phải cơ động cơ quan chỉ huy và lực lượng tập trung ra ngoài gọng kìm, cơ quan chỉ đạo cùng vũ trang tập trung tỉnh định qua sông Hàm Luông chuyển sang Giồng Trôm nhưng không kịp. Từ sáng sớm tinh mơ ngày 23/03.1960, trên các mé sông tàu địch đã vây chặt. Trên đường bộ trên 70 cơ giới thiết giáp đã triển khai ngăn chặn. Cả khu vực  nhỏ ba xã khoảng 30km2 đã bị một vạn quân địch và phương tiện thủy bộ vây chặt.

Quân địch chia nhiều mũi đánh vào, mỗi mũi một đến hai tiểu đoàn. Chúng cắt ngang, xẻ dọc, bừa đi bừa lại, bừa chồng lên nhau quyết tìm diệt hết “Việt cộng”. Chúng dàn quân, tiến từ từ, lục soát từng lùm cây, bụi cỏ, không cho sót một ai.

Bọn áo rằn (lính thủy đánh bộ) đi đến đâu là bắn giết, đốt phá thẳng tay. Ông già bả cả, phụ nữ, trẻ em chúng bắn giết, hãm hiếp, đánh đập không tha. Ở cánh Phước Hiệp, chúng chôn sống 36 thanh niên, trung niên.

Cuộc chống càn ở trong tình thế hết sức khó khăn.

Ban lãnh đạo Tỉnh cùng các đồng chí chỉ huy lực lượng vũ trang quyết định tập trung lực lượng chủ động đánh địch, tạo khí thế cho ta, sau đó sẽ vừa tránh né địch vừa tạo thời cơ đánh địch.

Ta phục kích ở ấp 6 Phước Hiệp nơi nhất định địch phải đi qua. Ta đào công sự sát bờ mía, lấy lá mía phủ lên miệng hầm. Địch vào, khẩu trung liên Mỹ bị kẹt đạn, lập tức hàng loạt súng ngựa trời vung đạn ra diệt địch. Bộ đội ta từ các hầm nhảy lên dùng mã tấu chém địch, dùng súng bắt rượt địch. Bị bất ngờ, bọn địch đạp lên nhau, xô nhau mà chạy. Chúng bỏ lại 50 xác chết, ta thu một số súng.

Sau đó, ta lơi dụng địa hình quen thuộc mà lừa thế, tránh mũi nhọn của địch và dùng các tiểu đội du kích xã lập thành những tổ du kích bắn tỉa, gài lựu đạn, quần nhau với địch hết ngày này qua ngày khác. Qua 15 ngày chiến đấu, ta diệt 200 tên địch, làm bị thương 100 tên khác.

Mặc dù địch tàn sát man rợ nhưng nhân dân vẫn không sợ, kiên quyết ở lại đấu tranh tại chỗ với địch. Nhiều gia đình binh sĩ tự nguyện ở lại để đấu tranh hỗ trợ cho các chiến sĩ và bà con.

Tuy vậy, vòng vây địch ngày càng xiết chặt. Pháo địch bắn dữ dội. Cả dân, cả chiến sĩ nhiều người chết, bị thương. Lãnh đạo và lực lượng vũ trang tỉnh rơi vào thìn htế ực kì khó khăn, tiến thoái lưỡng nan.

Đồng chí Hai Thủy điện lên Khu ủy báo cáo tình hình và xin sự chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Minh Đường - Bí thư Khu ủy chỉ đạo hãy thử tổ chức một cuộc tản cư ngược mà phá tình thế hiểm nghèo hiện nay.

Ban lãnh đạo Tỉnh chủ trương cho những người không cần thiết ở lại tản cư ngược ra thị trấn. bà con, người già, trẻ con, chị em phụ nữ gồng gánh nồi niêu, xoong chảo, gà vịt, chiếu, nóp, lùa cả bò, lợn đi theo lên quận, “xin quận trưởng che chở”, tạm nương náu tránh đội quân “áo rằn tàn ác”. Hàng trăm rồi hàng trăm bà con dựng lều nằm chờ khắp đường phố, công sở của quận lị. Nhân dân thị trấn đã hết lòng giúp đỡ bà con “tản cư”.

Nắm bắt kịp thời sự phát triển của tình hình, Ban lãnh đạo Tỉnh chủ trương mở ra một cuộc đấu tranh chính trị đại quy mô buộc địch rút quận. Nhân dân các xã khác ở gần quận lị cũng lợn, gà, trâu bò, cày bừa quang gánh, kéo vào thị trấn với lí do “tản cư trước” sợ lính quốc gia tới tàn sát. Nhân dân ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thì tiếp tục “tản cư” lên thị trấn mang theo cả người chết, bị thương. Cả 5.500 lực lượng “tản cư trước”, “tản cư sau” kéo đến xin quận trưởng che chở, trừng phạt quân “áo rằn” tàn sát dân, dám chửi cả quân địa phương, chửi quận trưởng.  Chợ Mỏ Cày, các đường phố, trụ sở y tế, trường học, bệnh viện, nhà bưu điện, văn phòng nghị sĩ quốc hội đặc nghẹt người. Đoàn người hứa với quận trưởng “lính áo rằn” đi thì dân về.

Quận trưởng Mỏ Cày lúng túng trước áp lực đông đảo quần chúng lại bị kích động trước thái độ của lính thủy đánh bộ. Ông không thể đàn áp những người dân của quốc gia, của quận đến xin sự bao dung vả lại có tiến hành đàn áp cũng không đàn áp được. Quận trưởng chấp nhận các yêu sách của nhân dân và đi báo cáo với tỉnh trưởng.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:27:30 am
Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) lúc này là Trung tá Phạm Ngọc Thảo. Từ khi được đồng chí Lê Duẩn tin cậy giao nhiệm vụ “độc lập tác chiến” trong lòng địch, Phạm Ngọc Thảo đã về quê Vĩnh Long để chui vào hàng ngũ địch. Gia đình anh vốn thân thiết với giám mục Ngô Đình Thục, giám mục địa phận Vĩnh Long. Giám mục Ngô Đình Thục rất quý mến Thảo vì đã từng làm lễ rửa tội cho anh và coi anh như con nuôi. Nhờ chính sách khuyến khích những người theo kháng chiến cũ về với “chính nghĩa quốc gia”, Thảo được giám mục Ngô Đình thục giới thiệu với anh em Diệm - Nhu. Anh khôn khéo công khai hết nguồn gốc của mình kể cả chức chỉ huy Tiểu đoàn chủ lực 404, chỉ trừ một điều mình là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1956, anh được phép đưa chị Phạm Thị Nhiệm vợ anh ra Sài Gòn cùng với con để sinh sống. Từ làm việc tại ngân hàng quốc gia, anh được chuyển sang ngạch quân sự, mang hàm đại úy. Nhờ tỏa sáng trong viết báo và được Diệm Nhu đánh giá cao tầm cỡ, anh được điều về làm việc tại Phòng Nghiên cứu chính trị của Phủ Tổng thống với hàm thiếu tá. Năm 1958, Diệm đích thân phong anh hàm trung tá, cử làm tỉnh trưởng Kiến Hòa(1).

Ở Bến Tre trong tình thế một mình đơn phương hoạt động, đơn vị Phạm Ngọc Thảo đã xây dựng cương vị Tỉnh trưởng để có những hành động tích cực trong phạm vi có thể để bảo vệ Đảng và làm lợi ích cho cách mạng. Đồng chí đã cho phép trưởng an ninh Kiến Hòa khép tội những người không chịu nổi đòn tra tấn và mánh khóe lừa gạt của kẻ thù đã phản bội xưng khai, nhưng đồng chí đã kiên quyết không cho an ninh Kiến Hòa trừng trị những cán bộ đảng viên mặc dù bị tra tấn, nhục hình vẫn kiên quyết không khai báo, với lí do là không đủ chứng cứ, làm oan người ta. Đồng chí đã cứu được hàng trăm đồng chí ta giữ vững được khí tiết cách mạng trong nhà tù(2).

Ngày quốc khánh của Việt Nam Cộng hòa 25/10/1959 ở Bến Tre, có một trái lựu đạn đã ném đúng nơi Tỉnh trưởng Kiến Hòa đang chủ trì cuộc lễ. Có điều rủi cho người ném là lựu đạn không nổ. Cảnh sát Kiến Hòa đã bắt tại trận một thanh niên nhỏ con 15, 16 tuổi đã liệng lựu đạn và đưa đến Tỉnh trưởng để ông xét xử. Trung tá Phạm Ngọc Thảo tung một cú đá vào mông thằng bé la lớn: “Bé con!” rồi đuổi đi. Em bé như được tha chạy lẫn vào đám đông mà thoát hiểm(3).

Được quận trưởng quận Mỏ Cày lên báo cáo, Tỉnh trưởng Kiến Hòa cùng Quận trưởng Mỏ Cày tức tốc lên Sài Gòn tố giác: “Lính thủy quân lục chiến sát hại nhân dân, coi thường nhà chức rtránh địa phương. Mỏ Cày cách xa Sài Gòn, dân tản cư có thể uy hiếp Quận trưởng nhưng không trực tiếp uy hiếp Ngô đình Diệm. Tỉnh trưởng Kiến Hòa đã phải khôn khéo báo cáo, đấu tranh, thuyết phục thế nào để Ngô Đình Diệm cho lệnh rút chính đạo quân mà đích thân Tổng thống đã điều xuống để “Bình trị Kiến Hòa”(4).

Ngày 06/04/1960, Đại tá Nguyễn Văn Y xuống Mỏ Cày đến xã Phước Hiệp đứng ra nhận tội của Thủy quân lục chiến, cam kết bồi thường mọi sự thiệt hại và thông báo lệnh rút quân “áo rằn”.

Ngày 20/04/1960, thủy quân lục chiến rút hết khỏi Bến Tre. Thành quả Đồng khởi ở Bến Tre chẳng những được giữ vững mà còn đứng trước thời cơ phát triển mạnh mẽ vượt bậc.

Qua chiến đấu chống càn quét lớn và dài ngày của quân và dân trong gọng kìm của quân thù trong thế châu chấu đã voi, nhất là sau cuộc đấu tranh chính trị  trực diện tản cư ngược đại quy mô kết hợp với đấu tranh của người của ta trong lòng địch buộc hàng vạn thủy quân luc chiến phải rút đi. Bến Tre đã nổi lên là một điển hình đồng khởi kì diệu với nhiều phương pháp đấu tranh phong phú, sạng tạo tuyệt vời mà những khởi nghĩa, sức cổ vũ vượt xa ngoài ba hòn đảo châu thổ, ra cả toàn miền Nam.

Từ đó, Bến Tre có sức cổ vũ lạ thường và có kinh nghiệm Bến Tre như chắp thêm đội hia ngàn dặm cho cao trào đồng khởi đang dâng lên mạnh mẽ khắp miền Nam do sự rúng động của chiến thắng Tua Hai lịch sử.

Phong trào Bến Tre sau đó như đã phá tan xiềng xích bùng lên mạnh mẽ trong đồng khởi đợt 2 rồi đợt 3. Cuối năm 1960, trong 115 xã ở tỉnh Bến Tre đã có 51 xã hoàn toàn giải phóng, 21 xã được giải phóng một phần. Nhân dân làm chủ 300 ấp trong tổng số 500 ấp. Hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn bị đập tan nát.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nói trong Hội nghị tổng kết kháng chiến ở Bến Tre: “Khi Xứ ủy xin Trung ương cho nổi dậy, Trung ương dặn nổi dậy, hết sức giữ thế đấu tranh chính trị, giữ thế hợp pháp của quần chúng, đẩy mạnh vũ trang nhưng nhất thiết không được cho chính trị yếu đi, mà đẩy vũ trang càng đẩy chính trị lên”.

“Đồng khởi Bến Tre giải đáp những băn khoăn của Xứ ủy, biến ý kiến của Trung ương thành thực tiễn sinh động. Chính trị như Bến Tre thế này tấn công rất mạnh. Tấn công bằng binh vận. Tấn công không rời rạc mà chính trị, quân sự, binh vận kết hợp với nhau. Tấn công địch mà giữ thế hợp pháp, một thế hợp pháp không thụ động mà tấn công”(5).


(1)Theo Văn Minh, Như Thường. Tạp chí Công an nhân dân, Xuân Ất Dậu.
(2), (3)Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bến Tre.
(4)Đồng chí Phạm Ngọc Thảo sau này được Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng chí bị hai tướng trẻ là Nguyễn Ngọc Loan, Nguyễn Văn Minh ám sát khi bị thương nằm ở Bệnh viện Cộng hào ngày 17/07/1965 bằng phương pháp hèn hạ (bóp dái).
(5)Hồ sơ tổng kết của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bến Tre.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:36:49 am
Đồng khởi ở Long An, Kiến Tường, Định Tường, An Giang:

Ở Long An, khí thế nổi dậy ở trọng điểm Đức Hòa lên rất cao ssau trận mở màn Đức Lập. Những đòn quân sự của lực lượng vũ trang làm đòn xeo thúc giục quần chúng nổi dậy và đấu tranh chính trị. Nhiều đồn bót nhỏ đóng sâu trong các vùng nông thôn bị bao vây bắn tỉa, một số rút chạy, ra hàng, một số bị ta diệt bằng cách kết hợp với nội tuyến. Tất cả các hội đồng tề xã, tề ấp đều bị đoàn người vũ trang thô sơ tiến công, niều tên ác ôn bị diệt, số còn lại bỏ chạy. Chính quyền cách mạng được thành lập và tiến hành ngay việc cấp lại ruộng đất của địa chủ cho nông dân nghèo, trả lại ruộng đất cho những người bị địa chủ cướp. Sau một tuần lễ tấn công, hầu hết vùng nông thôn Đức Hòa được giải phóng.

Khoảng một tháng sau, Trung đội 15 của đồng chí Tư Chiểu ém quân dưới những chiếc xuồng đày lá chuối, bất ngờ tập kích đồn Rạch Chanh bắt sống toàn bộ bọn lính trong đồn. Từ đó bộ đội đi đến đâu là các đồn bót nhỏ của dân vệ đầu hàng hoặc rút chạy đến đó.

Ở Cầu Đước, Cần Giuộc, mấy ngày sau diệt đồn Đông Thạnh, đến lượt đồn Hưng Long. Bộ đội 108 cải trang, dùng xe tải chạy vào đồn Hưng Long bắt sống 30 tên, thu 24 súng. Báo cáo của quận phó Cần Đước có tới 91 ấp trưởng trong tổn số 117 ấp đã bỏ việc.

Ở Châu Thành, phong trào khởi nghĩa ở Thạnh Phú Long lan ra các xã, mạnh mẽ là ở Phước Tân Hưng, Thạnh Vĩnh Đông.

Ngày 17/06/1960, đơn vị cơ động Long An thành lập quân số 100. Đại đội trưởng là đồng chí Sáu Hoàng, chính trị viên là đồng chí Tư Thân. Sau khi thành lập được 5 ngày Đại đội đánh trận phục kích ở Tho Mo. Ta chuẩn bị đánh một đại đội bảo an nhưng đã phải đánh một tiểu đoàn biệt động. Ta diệt gần một trăm tên địch nhưng cũng thương vong một phần ba quân số.

Tháng 8/1960 Long An bước vào đồng khởi đợt 2. Mở đầu đợt là trận tấn công táo bạo của Đại đội cơ động vào chi khu Đức Hòa sau khi ta tiêu diệt một trung đội địch định giải tỏa cho đồn Hựu Thạnh. Sau 30 phút chiến đấu ta chiếm chi khu Đức Hòa và một góc thị trấn, kéo cờ cách mạng lên cột cờ ở quận lị.

Sau đó Đại đội kéo xuống Long Trì vùng yếu, diệt một trung đội địch, bắt sống ủy viên cảnh sát.

Ở phía Nam Lộ 4, hàng loạt đồng bót bị tiêu diệt: Đông Thạnh, Long Phụng, Long Khê, Long Cang… Hàng ngàn dân biểu dương lực lượng kéo vào Chợ Núi, binh lính địch co vào trong đồn.

Đợt 3 bắt đầu từ tháng 12 năm 1960. Kinh nghiệm tản cư ngược của Bến Tre được vận dụng thành công. Tám ngàn người ở Bến Lức kéo ra Lộ 4 làm tắc nghẽn giao thông trong nhiều ngày. Mười nghìn dân Đức Hòa kéo vào thị trấn. Ở Châu Thành mười ba ngàn người kéo vào thị xã Tân An. Ở Cầu Đước có cuộc biểu tình mười bảy ngàn người vào thị trấn.

Binh vận luôn gắn liền với đấu tranh chính trị. Điển hình là vụ binh biến trong tổng đoàn dân vệ ở Bàu Trai. Anh em nghĩa binh Bàu Trai đã nổi lên giết chết tên cai tổng ác ôn, đem toàn bộ vũ khí về với nhân dân.

Ở Cần Đước, sau khi thành lập đại đội địa phương, ta tấn công vào tổng đoàn dân vệ của cai tổng Tốt thu nhiều súng và diệt đồn Phước Vân có hai tiểu đội địch thu toàn bộ vũ khí. Ở Tân Trụ, lực lượng vũ trang địa phương kết hợp với nội tuyến diệt đồn Nhật Tảo diêt 1 tên ác ôn, thả tại chỗ 30 dân vệ, thu hàng chục súng. Ở Châu Thành bộ đội huyện kết hợp nội tuyến dùng xe tải đổ quân vào đồn Tham  Nhiên, diệt đồn, giải phóng xã Phước Tân Hưng.

Nổi bật nhất việc pá dứt điểm khu trù mật Giồng Bún ở Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ. Tại đây hơn ba ngàn đồng bào bị dồn vào sống trong hàng rào kẽm gai có một đại đội bảo an canh giữ. Ta tiến hành bao vây dài ngày. Hàng đêm đồng bào đóng giả Giải phóng quân hành quân hù dọa xung quanh khu trong khi các chiến sĩ cải trang vào bên trong dùng dao găm diệt trừ những tên ác ôn. Bị bao vây, uy hiếp lâu ngày, đại đội bảo an ở Mỹ Quý Tây phải bỏ khu trù mật rút chạy. Ta lập tức phá khu trù mật, ba ngàn đồng bào trở về vườn cũ.

Bộ đội tỉnh và huyện tổ chức đánh phục kích ở Mỹ Thạnh Đông. Mở đầu là trận diệt 1 trung đội địch ở đồn Bình Thành đi ra. Tiếp theo là trận đại đội tỉnh diệt 2 trung đội bảo an để giải tỏa cùng trong một ngày. Huyện Đức Huệ được giải phóng gần hết.

Sau một năm đồng khởi, quân dân Long An đã đập tan hầu hết bộ máy chính quyền cơ sở của địch, diệt hàng trăm tên lính, ác ôn, địa chủ, lấy lại cho dân hàng vạn mẫu ruộng, tiêu diệt hàng chục đồn bót, giải phóng hoàn toàn 29 xã, một huyện là Đức Huệ.

Phân cục tình báo Mỹ ở Sài Gòn thừa nhận: “Vào cuối năm 1960, toàn bộ vùng nông thôn Nam và Tây Nam Sài Gòn và một số vùng Bắc Sài Gòn đã bị cộng sản kiểm soát quá một nửa và bao vây Sài Gòn…”(1).

Tỉnh Kiến Tường, đồng khởi bắt đâu từ 28 tháng 1 năm 1960 đúng vào mùng một Tết. Lực lượng vũ trang tinh, huyện kết hợp với nhân dân và cơ sở nội tuyến bao vây đánh chiếm bót Bắc Chan 2, đồn Năm Ngàn, đồn Nhà Thờ lá, Gò Dung, bức rút 11 đồn từ kinh Bùi (Tân Ninh) đến kinh Năm Ngàn (Nhơn Ninh) ra lộ 12 (Tân Hòa), phá khu trù mật Bắc Chan, giải phóng các xã Tân Ninh, Nhơn Ninh, Tân Hòa và hai ấp Hậu Thạnh.

Tiểu đoàn 504 của tỉnh sau khi tiến công đồn Maren (xã Phong Phú) diệt 17 tên, bắt 8 tên, thu 17 súng đã bao vây đồn Kinh Tắc, giải tán khu trù mật Nội Gọ, bức rút 8 đồn và tháp canh từ Núi Gọ theo sông Vàm Cỏ Tây đến sông Xoài xã Thuận Nghĩa Hòa, giải phóng các xã Bình Hòa, Thạnh Phước, Phong Phú, Thạnh Hòa. Lực lượng vũ trang tỉnh kết hợp với lực lượng địa phương huyện diệt đồn Sông Trăng (02/02/1960), bức rút các đồn, tháp canh dọc biên giới., sau đó diệt đồn Cái Rưng xã Tuyên Bình, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá khu dinh điền Gò Cát, Ninh Điền, La Ngà, giải phóng các xã Hưng Điền, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại. Đến 02/03/1960, Kiến Tường đã trừng trị 56 tên ác ôn, cảnh cáo 98 tên, bắt hàng trăm tề xã thú tội và thôi việc, tiêu diệt và làm tan rã 300 bảo an, dân vệ, thu hơn 200 súng các lại, giải phóng 11 xã.

Sau đợt đầu khởi nghĩa thắng lợi, Tỉnh ủy Kiến Tường nhanh chóng lựa anh em chiến sĩ, cán bộ người Mỹ Tho (Định Tường) tổ chức đơn vị vũ trang đưa về Định Tường, đồng thời cho 2 trung đội của tỉnh xuống tăng cường cho Mỹ Tho.

Kiến Tường bước vào đồng khởi đợt 2 đúng vào lúc nước nổi về tràn ngập. Đại bộ phận các xã giải phóng ở Vùng 8 và Vùng 6 phải sơ tán lên biên giới tránh nước ngập. Tỉnh ủy vừa phải lo giúp đỡ nhân dân sơ tán vừa cho chỉ đạo lực lượng vũ trang tranh thủ thời cơ địch bị căng kéo khắp nơi mà tiến công địch. Lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sáng kiến làm công sự bằng chuối cây, bao trấu trên ghe xuồng, lơi dụng đêm tối, trời mưa, bí mật áp sát đồn địch, chờ gần sáng, bất ngờ nổ súng tiến công, gỡ hàng loạt đồn bót.

Đến đầu 1961, tỉnh giải phóng thêm 9 xã và một số ấp.


(1)Long An lịch sử  kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994. Trang 67-83.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:37:16 am
Hội nghị Tỉnh ủy Mỹ Tho (Định Tường) mở rộng họp ngày 21 đến ngày 23 tháng 1 năm 1960 để quán triệt Nghị quyết 15 đã chủ trương “kết hợp hoạt động vũ trang với đấu tranh chính trị của quần chúng để đánh đổ ngụy quyền cơ sở (liên gia, chủ ấp), giành quyền làm chủ cho nhân dân, ra sức phát triển lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, củng cố và phát triển các cơ sở Đảng, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân (giữ nguyên canh như năm 1954).

Sau Hội nghị Trung đội vũ trang tuyên truyền tỉnh lấy phiên huyện là Tiểu đoàn 514 được thành lập. Đồng thời các huyện cũng thành lập lực lượng vũ trang huyện nơi mạnh 2 tiểu đội, nơi khác 1 tiểu đội. Thị xã thành lập biệt động đội. Ta khui hầm súng ở Mỹ Phước lấy được 79 sùng trang bị cho các đơn vị.

Kế hoạch định phát động nhân dân nổi dậy sau trận ta đánh xe chở tiền trên Lộ 4 xã Long An nhưng không thành ta phải chuyển sang vũ trang thị uy. Đêm 25/02/1960, Trung đội 514 cùng nhân dân nổi dậy đốt các trạm canh ở Long An, Long Hưng, Phước Thành… Quần chúng ở các xã trên kinh Nguyễn Văn Tiếp quần chúng nổi dậy, đánh trống mõ, phá bỏ các bảng liên gia, khẩu hiệu tố cộng. Du kích Mỹ Phước Tây dùng liềm chém chết một tên ác ôn. Liên tiếp các đêm sau Trung đội 514 vũ trang tuyên truyền ở miền Bắc Lộ 4.

Trung đội 514 phục kích tại PC12 diệt cảnh sát dẫn dân vệ đi cướp bóc, đánh tề xã Mỹ Phước Tây và bọn bảo an ở Láng Biển, diệt nhiều tên, bắt 7 tên thu 8 súng (22/03/1960). Thnáng 4/1960 kì tập diệt đồn Tân Lý Đông, kết hợp với nội ứng lấy đồn Long Hưng, Cái Răn, đánh càn tại Địa Thùng, đánh biệt kích ở Tân Phú, thu 32 súng.

Tháng 6/1960, Trung đội 514 xuống Chợ Gạo, kì tập diệt đồn Thanh Bình, diệt 1 tiểu đội dân vệ đến lấy xác, chống càn 1 tiểu đoàn bảo an diệt 42 tên, thu 33 súng (04/061960). Ngày 17/06/1960 về đóng quân tại Cọp Rằn Núi thì đụng một trung đoàn của Sư đoàn 9 mở cuộc càn để bảo vệ Ngô Đình Diệm xuống khánh thành khu trù mật Mỹ Phước Tây. Không ngờ đụng phải chủ lực lớn địch, ta đánh địch từ sáng đến chiều thì lợi dụng sơ hở địch thoát khỏi vòng vây đêm theo 17 thương binh. Địch chết 300, ta 12 hi sinh. Ngô Đình Diệm phải bỏ kế hoạch khánh thành Mỹ Phước Tây.

Tiểu đội vũ trang huyện Cai Lậy lấy bót Cò Mi Tâm, kết hợp với nòng cốt lấy đồn Thôn Rôn. Thanh niên xã Thới Sơn mấy đêm liền sang Bến Tre lấy băng cờ, khẩu hiệu về treo ở xã mình làm tề, vệ co lại, quần chúng nổi dậy đốt trạm canh, giành quyền làm chủ.

Đầu tháng 6 năm 1960, Hội nghị Tỉnh ủy tiếp thu kinh nghiệm Bến Tre và sự chỉ đạo của Khu ủy 8, quyết định lấy ngày 20 tháng 7 làm ngày phát động quần chúng khởi nghĩa.

Đêm 20/07/1960 Tỉnh ủy kết hợp với Huyện ủy Cái Bè tổ chức cuộc mít tinh đông tới 15000 người tại Ngã Sáu xã Mỹ Trung rồi kéo cả đoàn vạn rưỡi người tuần hành một đoạn đường dài 15km trên kinh 28. Hàng loạt đồn bót trên kinh 28 tháo chạy. Quần chúng người cầm dao, kẻ cầm đuốc vùng lên đuổi bắt tề điệp, san bằng đồn bót.

Cai Lậy, Châu Thành tiếp tục phát động quần chúng nổi dậy giải phóng xã ấp. Huyện ủy Cai Lậy tổ chức cuộc mít tinh 8000 người, kéo thẳng ra Phú Nhuận nhổ phăng toàn bộ đồn bót trên kinh Nguyễn Văn Tiếp. Chỉ trong một tháng toàn bộ vùng nông thôn từ Hưng Thạnh đến Thanh Hưng được hoàn toàn giải phóng.

Ngày 25.09.1960 đợt hai đồng khởi bắt đầu lấy vùng Nam Lộ làm điểm. Ta dùng phương thức “phá hoang” nơi quần chúng để làm mít tinh biểu tình từ ấp lan ra toàn xã, xã này sang xã  khác. Cả lãnh đạo và quần chúng vạch mặt, chỉ tội những tên gian ác. Khí thế cách mạng bùng lên. Các xã đều nỏi dậy diệt ác, phá kìm, xé cờ ba que, xé ảnh Diệm, bao vây đồn bót, bức địch rút chạy hoặc đầu hàng. Ở Cái Bè có phong trào tự vũ trang đi xử tội bọn ác ôn. Cả vùng Nam Lộ 4 được giải phóng.

Đầu tháng 11.1960, đồng chí Chín Hải cùng một tiểu đội của 514 xuống giúp Gò Công, cùng chi bộ An Thanh Thủy ngay đêm hôm sau kết hợp nội ứng diệt đồn An Thanh Thủy, thành lập đội du kích. Tiểu đội vũ trang Gò Công kết hợp binh vận lấy đồn Đông Hòa. Tiểu đội Hòa Đồng tập kích đồn Long Hựu, thu 6 súng. Đến tháng hai Trung đội 514 phục kích tại An Hòa diệt tên Vĩ quận trưởng Gò Công. Có lực lượng tỉnh giúp sức, tiểu đội vũ trang huyện và các xã nổi dậy bao bó, diệt 1 tiểu đội địch ở Vàm Láng.

Tháng 1.1961, huyện Châu Thành tổ chức một cuộc biểu tình hơn 15000 người. Bọn lính đổ ra ngăn chặn, bắn chết hai người cầm băng cờ, nhưng đồng bào không nao núng, băng cờ vẫn giương cao, hùng dũng kéo về Long Định. Quận trưởng Long Định phải đứng ra chấp nhận bồi thường nhân mạng, trừng trị bọn giết người.

Ở huyện Cái Bè, trung đội vũ trang huyện đánh diệt một trung đội cảnh sát địch, kết hợp cùng lực lượng Kiến Phong diệt 2 xe bù lu. Hàng ngàn quần chúng các xã kéo vào uy hiếp địch rút chạy, phá banh khu trù mật Hậu Mỹ.

Tháng 2.1961, Tiểu đoàn 216 chủ lực của Khu 8 thành lập và đã ra quân phối hợp với Trung đội 514 phục kích diệt 1 đại đội bảo an bắt sống trung úy Ái. Khi địch nhảy dùng xuống cứu, ta đã rút an toàn.

Đến đây, vùng giải phóng Mỹ Tho (Định Tường) đã mở rộng bao gồm 32 xã có thế liên hoàn từ Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, từ Chợ Gạo đến Gò Công. Địch co về thị xã, thị trấn, ven đường giao thông.

An Giang là một tỉnh thuộc vùng yếu. Đầu năm 1960, khi Liên tỉnh ủy miền Trung phát động khởi nghĩa, tỉnh không hưởng ứng được. Trong lúc các tỉnh Trung Nam Bộ thực hiện đồng khởi đợt hai thì An Giang mới làm đợt một.

Ngày 23 tháng 9 năm 1960, lệnh đồng khởi được phát ra trong toàn tỉnh. Vùng Bảy Núi bao gồm các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên được chọn làm điểm chỉ đạo của tỉnh. Chỉ trong hai ngày đầu, với sự hỗ trợ của Tiểu đoàn 512 tỉnh, nhân dân đã gỡ 10 đồn. Tỉnh huy động 18.000 quần chúng kéo vào thị trấn Tri Tôn (đa số là người Khmer) đấu tranh chống địch khủng bố, chống gom dân, chống bắt xâu đi làm đường, xây dựng căn cứ Chi Lăng. Cuộc đấu tranh kéo dài trong hai ngày. Cuối cùng quận trưởng phải nhượng bộ, chấp nhận yêu sách của nhân dân. Không đầy một tháng sau, tất cả các đồn, bót nhỏ thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đều bị ta đánh chiếm hoặc bỏ chạy. Các vùng nông thôn được giải phóng gần hết.

Trong khi đó Tiểu đoàn 510 tỉnh mở vùng An Châu, An Phú, Châu Phú, Chợ Mới. Phía Tân Châu, ta diệt đồn tam giác Tân An, kết hợp nội ứng lấy đồn Long Sơn. Quần chúng nổi dậy phá khu trù mật Tân An. Ở Chợ Mới ta diệt ác, phá kìm, mở lõm, giải phóng Hội An và một số ấp. Huyện Châu Thành và Thốt Nốt là hai huyện cơ sở ta còn yếu. Tỉnh ủy đưa một bộ phận Tiểu đoàn 512 và cán bộ xuống xã ấp vận động quần chúng, vũ trang tuyên truyền.

Đến cuối năm 1960, An Giang đã mở rộng thế làm chủ ở các xã dọc biên giới và vùng Bảy Núi. Các căn cứ lõm Tân Châu, An Phú. Các lực lượng vũ trang cùng nhân dân xây dựng cơ sở chủ trương du kích khắp nơi trong tỉnh. Riêng vùng có đồng bào heo đạo Hòa Hảo ở đây, cơ sở quần chúng còn yếu không bì kịp các vùng của Vĩnh Long có Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt thường đóng quân và hoạt động dân vận.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:38:14 am
Chương IX

CAO TRÀO ĐỒNG KHỞI Ở MIỀN TÂY

Tây Nam Bộ triển khai thi hành Nghị quyết 15

Cuói năm 1959 đầu năm 1960 các tỉnh ủy miền Tây Nam Bộ đều đã quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương và sự chỉ đạo của Xứ ủy. Vào lúc này, lực lượng vũ trang của các tỉnh và lực lượng quần chúng ngày càng trưởng thành.

Tháng 4.1959, ở Trà Vinh Tiểu đoàn Cửu Long thành lập.

Ở Vĩnh Long, Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt chuyển thành Tiểu đoàn 857.

Cuối năm 1959, sau một loạt trận đánh thắng địch, Tiểu đoàn Trần Hưng Đạo Cần Thơ đổi tên thành Tiểu đoàn Tây Đô.

Đầu năm 1960, đơn vị vũ trang tập trung tỉnh Cà Mau lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn U Minh 1, đơn vị Rạch Giá lấy tên Tiểu đoàn U Minh 10. Các tiểu đoàn đều dư biên chế. Tất cả các huyện đều đã có từ 1 trung đội đến 1 đại đội địa phương. Xã, ấp, thì có tiểu đội đến trung đội du kích.

Riêng Liên Tỉnh (Khu 9) với lực lượng từ Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, cùng lực lượng vũ trang có sẵn, thành lập một đại đội bảo vệ khu và hai Tiểu đoàn chủ lực 96 và 306.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và xứ ủy Liên Tỉnh ủy miền Tây (khu 9) chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị cùa quần chúng có kết hợp vũ trang tự vệ, tuyên truyền vũ trang diệt ác, phá kìm trên diện rộng, nhưng khi nổi dậy phải có kế hoạch chủ đáo, tính toán kĩ, tránh đưa quần chúng vào thế bất hợp pháp, khi chưa cần thiết. Chỉ đạo hai tỉnh Cà Mau và Rạch Giá mở rộng diện khởi nghĩa ở các vùng mạnh, xây dựng củng cố vùng mới giải phóng, xây dựng căn cứ địa Cà Mau - U Minh.

Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo quần chúng tiếp tục nổi dậy khởi nghĩa ở các vùng còn lại, tiến công ra thị xã thị trấn.

Cuối năm 1959 sau khi đưa quân vượt biển giải phóng Hòn Khoai, bao vây bức rút các đồn Viên An, Tây An ở Năm Căn và Đầm Dơi, địch chỉ còn đóng các đồn Năm Căn, Nhủn Miên và chi khu Tân Duyệt. Ở Trần Văn Thời, địch chỉ còn đóng ở chi khu Rạch Ráng và đồn Vàm sông Ông Đốc.

Tỉnh đưa lực lượng xuống Nam Cái Nước diệt một bộ phận quân Nguyễn Lạc Hóa Quốc dân đảng Trung Hoa và bọn biệt kích khu Bình Hưng. Bộ đội địa phương huyện Châu Thành và thị xã An Xuyên đốt trụ sở tề xã An Xuyên, bắt sống toàn bộ bộ máy tề xã, diệt một trung đội dân vệ biệt kích. Thanh niên chiến đấu xã Tân Thành tự giải tán và mang súng về với cách mạng.

Có sự chỉ đạo của ta cho nội tuyến, anh em binh lính đồn Tắc Thủ khởi nghĩa cùng quần chúng san bằng đồn. Trong khi đó đồng bào có đứng về phía cách mạng giúp sức lấyđược đồn thị trấn Trắc Vân.

Ở Gia Rai, anh nông dân Dương Văn Quảng mang mã tấu, khăng choàng tăm, đội nón đi thẳng vào nhà đia chủ Hòa Khệnh - nó vừa thu của nông dân 10.000 giạ lúa. Nằm trên bộ ngựa, mụ hỏi có việc gì. Vừa trả lời “tui đến chặt đầu bà”, Dương Vưn Quảng nắm đại đầu tóc mụ chặt một nhát phứt đầu. Bà con đến phá lẫm chia thóc. Ta đánh đồn Cây Dương, Cầu Số 2, Láng Tròn thu nhiều súng sau đó đánh các trận phục kích diều tàu ở Bến Mã, đệt xe trên lộ 4. Kế đó kết hợp với binh vận ta diệt đồn An Trạch mở ra một vùng lớn. Long Điện diệt cả chục địa chủ, Phong Thạnh diệt ác càng mạnh. Khởi nghĩa ở đây kết hợp đấu tranh giai cấp nông dân với địa chru nên phong trào rất mạnh.

Tại những nơi được giải phóng ở Cà Mau, ta nhanh chóng tổ chức nông dân vào nông hội, điều chỉnh ruộng đất bị xáo trộn, xây dựng quy ước nông thon tạo điều kiện cho chính quyền tự quản xã ấp.

Phối hợp với nổi dậy ở Cà Mau, các đồng chí lãnh đạo huyện Phước Long (Sóc Trăng, Ba Xuyên) đã phát động quần chúng phá khu trù mật Phước Long vào cuối 1959, mở rộng vùng giải phóng.

Vĩnh Lợi xốc lên cùng với Bí thư Huyện ủy Năm A đẩy phong trào tiến tới. Nhân dân nổi dậy diêt tề điệp. Có lực lượng anh em khởi nghĩa đồn Cái Keo tham gia, ta liên tiếp tiến công địch. Trận đầu là trận đánh tàu giải thoát một huyện ủy viên. Phối hợp với Phước Long ta đánh đồn Vĩnh Hưng lấy 2 trung liên, đột nhập thị trấn tiêu diệt địch lấy 100 súng. Ta chạy xe lôi nhào vào lấy đồn Vĩnh Phước và Vĩnh Châu. Đồng chí Thạch Nao cùng các tù binh Điện Biên Phủ trước đây khởi nghĩa diệt đồn Tân Lập, kéo ra cả trung đội với toàn bộ vũ khí, sau đó đưa đơn vị khởi nghĩa đi lấy một loạt đồn bót. Số đồn bót ta diệt ở huyện Vĩnh Lợi là 33. Huyện Vĩnh Lợi (Sóc Trăng) là huyện lấy nhiều súng trong một năm đồng khởi: 1000 khẩu.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:38:45 am
Thị xã Bạc Liêu lúc này còn 30 đảng viên, 3 chi bộ. Khí thế trống giong cờ mở của nông dân tác động và thị xã. Ta xây dựng nhiều tề ấp, xã, phường làm nội tuyến. Đêm 26.3.1960 đồng chí Lâm Đại Trượng đảng viên làm nội tuyến kết hợp với chi bộ xã Long Thạnh cùng nòng cốt võ trang gậy gộc, mã tấu dao gắm đánh vào hội đồng xã ở cầu Trà Kha, bắt toàn bộ bọn tề, vệ.

Lực lượng vũ trang của các huện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên đẩy mạnh từ gian, hỗ trợ quần chúng nổi dậy, phá các khu trù mật Cái Trầu (Châu Thành), Cổ Cò (Thạnh Trị), kéo trở về vườn cũ.

Tháng 2.1960 nhân dân xã Gia Hòa nổi dậy phá tề giành quyền làm chủ.

Tháng 6.1960 du kích và quần chúng chặn đánh hai đoàn tàu chở gạo của Trần Lệ Xuân từ Bạc Liêu lên Sài Gòn đang đi trên sông Vàm Lẻo, tịch thu 3 tàu trên 1000 tấn gạo, đem phân phát cho đồng bào thiếu ăn trong vùng, nhiều nhất là đồng bào Khmer.

Trước phong trào lớn mạnh của ta nhất là ở Cà Mau, Rạch Giá, địch tập trung 3.000 quân chủ lực, bảo an, dân vệ càn quét vùng U Minh Thượng, cưỡng bức dân làm lộ Xéo Cạn xuyên rừng U Minh xuống Tân Bằng và Lộ thứ Bảy đến Vĩnh Thuận để tiến đánh xuyên vào vùng căn cứ ta. Sở chỉ huy hành quân của địch đóng ở ngã tư Xẻo Cạn (xã Đông Yên, An Biên).

Đêm 13.2.1960, Tỉnh ủy Rạch Giá tổ chức một lực lượng gồm: một đại đội của tỉnh, đội bảo vệ Tỉnh ủy, cán bộ nhân viên Ban Tuyên hấu tỉnh cùng văn phòng Huyện ủy An Biên tập kích diệt gọn Ban chỉ huy hành quân và một đại đội biệt động quân của địch, thu toàn bộ vũ khí. Từ đó ngã tư Xẻo Cạn được gọi là ngã tư Công Sự, vì địch bị chết trong công sự.

Đêm 15.2.1960, có nội tuyến dẫn đường, một đại đội tỉnh diệt đồn và lô cốt trong chi khu Gò Quao. Cách ba đêm sau lại đánh đồn Thứ Chín Rưỡi (xã Đông Thạnh, An Biên).

Những hoạt động liên tục và táo bạo của ta buộc địch phải hủy bỏ kế hoạch đào kinh, đắp lộ xuyên rừng U Minh.

Đêm 14.3.1960, có sự hỗ trợ của quần chúng, Tiểu đoàn U Minh 10 Rạch Giá tiến công khu trù mật Ba Thê, diệt đồn tứ giác và một đại đội bảo an, đánh thiệt hại hai đại đội bao an khác. Bảy mươi ngàn đồng bào trong khu trù mật nổi trống mõ rầm trời, lùng bắt ác ôn, tề điệp, phá banh khu trù mật Ba Thê kéo về làng cũ.

Địch huy động 1000 quân gồm một tiểu đoàn dù, một tiểu đoàn biệt động quân, 3 đại đội bảo an, từ Bảy Núi kéo vào Đìa Ổi tính bao vây tiêu diệt Tiểu đoàn Rạch Giá. Ta chống trả quyết liệt 5 đợt xung phong của địch, diệt 400 tên. Phía ta hi sinh 11, bị thương 20. Ngay trong đêm ta rút quân, sáng hôm sau địch cũng rút. Nhân lúc bọn tay sai tại chỗ hoang mang trước thất bại của địch, ta lãnh đạo quần chúng nổi dậy phá các khu trù mật Nam Thái Sơn (Châu Thành), Thác Lác (Giồng Riềng), Cầu Đúc (Gò Quao).

Ở Cần Thơ, đêm 29.1.1960, Tiểu đoàn Tây Đô phục kích một tiểu đoàn bảo an ơ kinh xáng Bảy Ngàn, diệt một số, bắt sống 50 tên trong đó có hai tên đại úy, thu nhiều súng.

Ngày 5 tháng 2, Tiểu đoàn Tây Đô đánh một đại đội bảo an ở Trường Thành phát động đợt nổi dậy của quần chúng toàn tỉnh.

Đêm 28.02.1960, Tiểu đoàn Tây Đô có nội ứng dẫn đường đánh vào đồn Vàm Xáng (xã Nhơn Nghĩa) diệt ác ôn. Cả đôi dân vệ đi theo cách mạng. ta thu toàn bộ vũ khí và nhiều tài liệu quan trọng (trong đó có danh sách số đầu hàng, chỉ điểm).

Tháng 3.1960, Tiểu đoàn Tây Đô chặn đánh đại đội bảo an ở xã Trường Long, và đại đội bảo an ở Cờ Đỏ, hỗ trợ cho quần chúng ở Ô  Môn, Châu Thành A nổi dậy giành quyền làm chủ.

Ngày 16.6.1960, Tiểu đoàn Tây Đô cùng bội đội địa phương Ô Môn chống càn của 4 tiểu đoàn bảo an ở Ông Đúa, diệt 200 tên, bắt sống 6 tên, thu 30 súng. Sau trận này, một vùng rộng lớn từ ven thị xã Cần Thơ ra Ô Môn, Châu Thành xuống Phụng Hiệp, Kế Sách được giải phóng.

Giữa năm 1960, phong trào Vĩnh Long nổi mạnh sau vụ diệt tên tỉnh trưởng Khưu Văn Ba và phá khu trù mật Cái Sơn.

Trà Vinh giành quyền làm chủ gần 100 ấp, nối liền các vùng giải phóng liên ấp, liên xã. Lực lượng vũ trang tỉnh đánh đồn Kinh Đào, xã Long Vĩnh (Duyên Hải).


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:39:28 am
Tây Nam Bộ khởi nghĩa đồng loạt từ 14 tháng 9 đến cuối năm 1960

Thực hiện chỉ thị của Xứ ủy Liên tỉnh ủy miền Tây (Khu 9) phát động quần chúng nổi dậy đều khắp, bắt đầu nhất loạt từ 14 tháng 9 năm 1960. Chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy là chọn một số xã có điều kiện nổi dậy trước, từ dó lan rộng ra. Đối tượng là bọn tề xã, tề ấp, bọn kìm kẹp ở cở. Phương châm phương thức là phối hợp giữa quần chúng có gia đình binh sĩ nổi dậy, lực lượng vũ trang diệt ác ôn, bọn can viện, kết hợp với vận động bọn tề, bọn dân vệ, lực lượng bán vũ trang. Giải phóng tới đây, xây dựng ngay chính quyền tự quản để giữ vững an ninh trật tự, chuẩn bị kế hoạch đấu tranh chống càn. Riêng Cà Mau và một phần Rạch Giá, xây dựng và củng cố vùng đã giải phóng, tiến công ra vùng kìm, vùng yếu, thí điểm xây dựng chính quyền tự quản.

Lúc này, đồng chí Phạm Thái Bường được rút lên Xứ ủy. Xứ ủy chỉ định đồng chí Nguyễn Thành Thơ làm bí thư và đồng chí Trần Văn Bỉnh làm Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy, các đồng chí Lâm Văn Thê Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá, Vũ Đình Liệu Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau tham gia Liên Tỉnh ủy. Liên Tỉnh ủy chỉ định đồng chí Phan Ngọc Sến làm Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, đồng chí Nguyễn Tấn Thanh làm Bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá.

Tỉnh ủy Cà Mau xây dựng Tiểu đoàn U Minh đánh đồn thị trấn Sông Ông Đốc để mở đầu đợt nổi dậy. Trận đánh giành thắng lợi nhanh chóng. Quần chúng nổi dậy phá tan toàn bộ máy kìm kẹp, tước vũ khí bọn dân vệ, bảo vệ hương thôn, giải tán mọi tổ chức phản động của địch. Thị trấn Sông Ông Đốc là thị trấn đầu tiên của tỉnh Cà Mau và cả miền Tây được giải phóng (14.9/1960).

Tháng 12.1960, Tiểu đoàn U Minh đánh tiếp trận Quảng Phú trừng bị bọn lính Quốc dân đảng Trung Hoa ở Bình Hưng. Ta chiếm và phá hủy 5 chiếc tàu, thu vũ khí, quân trang quân dụng, diệt 250 tên địch. Bên ta có 9 chiến sĩ hi sinh.

Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Cà Mau từ tháng 8 năm 1959 đến cuối năm 1960 đã giành thắng lợi to lớn và đang tiếp tục tiến công quân thù. Ta đã nổi dậy giành quyền làm chủ hầu hết nông thôn, tiến sát vào đô thị, đã đánh sập bộ máy ngụy quyền và kìm kẹp tren hầu hết các xã kể cả các xã ven thị xã, diệt 62 đồn bốt trong đó có 11 đồn  khởi nghĩa, 36 đồn ta giải quyết bằng tiến công quân sự, chính trị kết hợp với nội ứng và binh vận, 15 đồn ta đánh kì tập bất ngờ. Ta thu trên 1000 súng, giải phóng cơ bản hầu hết các xã: 55 trên 65 xã 500 trên 550 ấp.

Tại tỉnh Rạch Giá, lực lượng vũ trang cùng quần chúng nổi dậy phá banh 34 khu tập trung, 3 khu trù mật còn lại là Nam Thái Sơn (Châu Thành), Thác Lác (Giồng Riềng) và Cầu Đúc (Gò Quao). Có sự lãnh đạo của ta, một số nòng cốt trong Thanh niên Cộng hòa cùng quần chúng lùng bắt bọn ác ôn, phá bộ máy đàn áp của địch, hàng chục ngàn nhân dân kéo nhau về làng cũ.

Tiểu đoàn U Minh 10 đánh hai lần đồn Kim Quy, phá đồn Cái Bát, giải phóng xã Vân Khánh. Du kích và quần chúng bao vây đồn Nhà Ngang buộc chúng đầu hàng. Trước tình hình sôi sục ở các nơi chung quanh, lính đồn Thày Quơn và đồn Cái Nứa hoảng sợ bỏ chạy. Ta giải phóng hai xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Bình ở bờ nam sông Cái Lơn.

Hơn 2/3 số xã, ấp, thuộc các huyện An Biên, Gò Quao, Giồng Riềng, Hà Tiên, Phú Quốc, giành được quyền làm chủ. Nhiều xã của các huyện Châu Thành, Tân Hiệp viên thị xã Rạch Giá chuyển lên thành vùng tranh chấp giữa ta và địch.

Tại tỉnh Sóc Trăng (Ba Xuyên), nhân ngày lễ 2.9.1960 nhân dân các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu khoảng 15.000 người chia làm 6 cánh kéo vào thị xã Bạc Liêu, cùng đồng bào tại chỗ tuần hành biểu dương lực lượng trong hai ngày, nêu các khẩu hiệu chống khủng bố, chống bắt lính, bắt xâu, đòi trở về vườn cũ làm ăn. Địch dùng cảnh sát, quân đội ngăn chặn, nhng quần chúng tranh thủ được binh lính và cảnh sát, họ không đàn áp đồng bào. Cuối cùng địch phải trả những người bị bắt và hứa giải quyết yêu sách của đồng bào.

Qua đợt này, các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi cơ bản được giải phóng. Huyện Phước Long trở thành căn cứ của Liên Tỉnh ủy. Huyện Vĩnh Châu giải phóng được 80.000 dân, phần lớn là đồng bào Khmer, Hoa…

Nhân dân huyện Châu Thành uy hiếp và cảnh cáo bọn tề điệp ác ôn, mở rộng căn cứ Hồ Đắc Kiện đến sát chi khu địch. Huyện Long Đức bức hàng 20 đồn bốt, phá lỏng khu trù mật Cổ Cò, giải phóng 5 xã, thu hàng trăm súng…

Nhân dân huyện Thạnh Trị, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang bao vây các đồn bót địch, buộc chúng phải rút, co cụm về thị trấn và tren các trục lộ giao thông. Nhân đó ta phá lỏng khu trù mật Cái Trầu, dân kéo về vườn cũ.

Đến cuối năm 1960, tỉnh Sóc Trăng đã bức hàng, bức rút 150 đồn bót địch, loại ra khỏi vòng chiến đấu 2.500 lính ngụy, bắt sống 400 tên, thu gần 2000 súng. Mười sáu xã hoàn toàn giải phóng, nhiều xã khác giải phóng cơ bản, hàng trăm ấp giành quyền làm chủ. Trên một nửa dân trong tỉnh được giải phóng.

Tại tỉnh Cần Thơ, ngày 14.9.1960, Thị ủy Cần Thơ huy động 20 ngàn quần chúng xuống đường biểu tình đòi quyền lợi dân sinh dân chủ. Du kích An Bình diệt đồn Rau Răm. Lực lượng vũ trang địa phương tỉnh cùng du kích phối hợp diệt bọn ác ôn, cnảh sát bắt dân làm xâu lập khu gia binh ở Lộ Tẻ, đốt kho xăng của hãng Caltex ở Bình Thủy. Nhân đó, quần chúng nổi dậy, phát loa kêu gọi binh sẽ về với cách mạng và giành quyền làm chủ xớm ấp vùng chung quanh thị xã.

Đến cuối năm 1960, tỉnh Cần Thơ đã phá 50 đồn bót địch, bắt sống 200 lính ngụy, làm rã ngũ 900 tên, giải tán hàng nghìn Thanh niên Cộng hòa, thu hàng trăm súng, giải phóng và tranh chấp 30 xã, 300 ấp.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:40:27 am
Trong đợt 14.9.1960 đội bảo vệ của Liên Tỉnh ủy phối hợp với du kích và đội bảo vệ của Huyện ủy Kế Sách, biên chế thành 2 đại đội do đồng chí đội trưởng đội bỏ vệ của Liên Tỉnh ủy chỉ huy, hóa trang kì tập bức hàng chi khu Cái Công (quận Phong Thuận) và đánh phá 4 đồn khác của huyện Kế Sách, diệt 6 ác ôn, giải tán 9 ban tề xã, thu 65 súng, giải phóng 4 xã: Phong Nẫm, An Lạc Thôn, Ba Trinh, Thới An Hội.

Hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng củng cố và xây dựng 117 chi bộ (còn 18 xã chưa có chi bộ), phát triển 220.000 hội viên nông hội, thanh niên và phụ nữ(1).

Tại Vĩnh Long, đêm 14 tháng 9 năm 1960 đồng khởi bùng lên trong toàn tỉnh. Quần chúng khắp các xã trong tỉnh đồng loạt nổi dậy với đủ loại vũ khí gậy gộc, giáo mác, súng tự tạo “giả” cùng du kích và cơ sở nòng cốt, trống mõ vang dậy đi truy lùng ác ôn, giải tán liên gia, tề ấp, nổi bật nhất là các xã vùng sâu của các huyện như Mỹ An Hưng, Tân Mỹ, Bình Thanh Trung, Long Hưng, Hòa Thành, Hội An Đông (Lấp Vò)…

Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt đánh diệt bọn dân vệ xã Phong Hòa (Bình Minh), đánh tiêu hao nặng đồn Giống Nổi (Hòa Tân - Châu Thành), đánh quân tăng viện từ chi khu Đức Tôn vào An Khánh, đánh tiêu hao đồn Kinh Mới, đánh thiệt hại nặng một tàu sắt của địch. Tiểu đoàn kết hợp với quần chúng làm chủ 3 xã Phước Long, Hòa Tân, An Khánh và một số vùng ở các xã Phú Hựu, An Nhơn, Tân Thuận đông (Châu Thành). Quần chúng nổi dậy quét sạch tề điệp ở các xã Mỹ An Hưng, Tân Mỹ, Hòa Thành, Long Hưng, Tân Dương, Tân kHánh Tây, Vĩnh Thanh (Lấp Vò). Chỉ trong vài ngày lập hai lõm căn cứ quan trọng của hai huyện Châu Thành và Lấp Vò.

Cùng với vùng điểm của tỉnh, trong đêm 14.9.1960, hầu hết các vùng nong thôn trong tỉnh, nhân dân đều nổi dậy.

Tại Tam Bình, được sự hỗ trợ của du kích, quần chúng nhân dân trong toàn huyện nổi dậy diệt ác, quét tề điệp, vây đồn, giải phóng nông thôn. Tiếng trống mõ vang dậy, băng cờ khẩu hiệu rợp trời. Trên sông Cái Ngang nhân dân làm bè gắn hình nộm Diểm thả trôi sông. Tin ta diệt ác ôn, đánh chiếm đồn bót làm cho bọn định ở xã ấp lo sợ. Một số ra thú tội, một số tên ngoan cố ở các xã Ngãi Tứ, Bình Ninh, Loan Mỹ ban đêm phải sang huyện lị Trà Ôn ngủ.

Trên sông Cái Ngang, Ba Kè, Ngãi Tứ, Bình Ninh, Loan Mỹ, ta giải phóng được nhiều ấp. Một số tên tề ấp xã bỏ chạy lên Vĩnh Long, Sài Gòn.

Cũng trong đêm 14.9.1960 tại xã An Đức (Châu Thành) ta tổ chức cho cơ sở gỡ đồn Ngã ba Long Hiệp, chặn đường giao thông Liên tỉnh lộ 7 Vĩnh Long - Trà Vinh, tổ chức diệt một số tên ác ôn, kêu gọi tề xã, tề ấp ra thú tội. Ở Lộc Hòa ta cũng diệt một tên phản động.

Tại Chợ Lách - Cái Nhum, du kích, đồng bào và nội ứng bên trong lấy đồn Phú Phụng giữa ban ngày, thu nhiều súng đạn diệt và bắt sống một số tên ác ôn. Lực lượng vũ trang và cán bộ địch tình cùng đông đảo quần chúng trang bị mã tấu, dao phay, nổi dậy phá kìm, diệt ác ôn, giải phóng nhiều xã ấp ở bờ Nam sông Cỏ Chiên và cù lao Chợ Lách: Phú Phụng, Đông Phú, Bình Hòa, Phước Mỹ, Mỹ An, Hòa Tịnh, Bình Phước, Chánh Hội, Nhơn Phú.

Tại Vũng Liêm, lực lượng du kích các xã Hiếu Thành, Trung Ngãi, Tân An Luông cùng quần chúng nhân dân trên 9 xã toàn huyện đã đồng loạt nổi dậy bao vây đồn bót, diệt ác, truy lùng địa chủ ngoan cố, giải tán bộ máy kìm kẹp của địch, gỡ bảng tố cộng, xé cờ ba que, đốt sổ điền bạ, giải tán tề ấp.

Tại Trà Ôn đồng bào các xã Tích Thiện, Hòa Bình, Vĩnh Xuân, Xuân Hiệp đồng loạt nổi dậy, giải tán tề ngụy, diệt ác ôn, treo băng cờ biểu dương khí thế cách mạng.

Ngày 20.11.1960, Tỉnh ủy mở một cuộc biểu tình lớn tại trung tâm đầu não của địch. Cuộc biểu tình trên 8.000 người tham dự, bao gồm lực lượng quần chúng ở huyện Châu Thành và thị xã Vĩnh Long (có trên 600 cốt cán), tuần hành trên đường phố Vĩnh Long đòi tra lại chồng, con, em bị bắt đi quân dịch, tố cáo một số đồn bót đã bắn phá bừa bãi vào nhà cửa, ruộng vườn và thường dân vô tội. Trước khí thế của cuộc đấu tranh, tỉnh trưởng Vĩnh Long Lê Văn Phước phải thả 30 thanh niên vừa bị bắt lính và hứa bồi thường thiệt hại.

Đến cuối năm 1960, toàn tỉnh Vĩnh Long đã phá rã 273 bộ máy kìm kẹp của địch ở nông thôn, giải phóng hoàn toàn 3 xã, giải phóng cơ bản 30 xã trong tổng số 73 xã.


(1)Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975). Tháng 12.2000, tr394-401.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:42:23 am
Tại Trà Vinh ngày 14.9.1960, ngọn lửa đồng khởi đồng loạt nổ ra trên hầu hết các xã trong tỉnh. Tỉnh lấy ba xã Mỹ Long, Hiệp Mỹ, Hiệp Thành huyện Cầu ngang làm ba xã điểm của phong trào nổi dậy.

Ở Xã Mỹ Long, 02 giờ sáng ngày 14.9.1960, lực lượng biểu tình thị uy từ các ấp ồ ạt kéo vào giữa tiếng trống mõ, tiếng hô khẩu hiệu vang trời, tập trung họp mít tinh nhanh chóng bao vây tấn công đồn tề xã với khí thế tiến công cách mạng ngút trời. Tề xã, dân vệ chống cự quyết liệt, chúng bắn vào quần chúng làm chết ba người, bị thương hàng chục người nhưng quần chúng không hề nao núng. Sang ngày thứ hai, các gia đình binh sĩ đi đầu, du kích và nhân dân vừa tiếp tục tiến công vừa kêu gọi binh lính địch trở về với nhân dân. Hoảng sợ trước sức mạnh nhân dân vùng dậy, tề xã và dân vệ đồn MỹLong tan rã, đầu hàng. Cùng thời gian nhân dân Hiệp Thạnh, Hiệp Mỹ cùng nổi dậy tiến công địch bằng sức mạnh ba mũi giáp công. Sáu giờ chiều 15.9.1960, đồn Hiệp Thạnh đầu hàng. Đêm 15.9 địch ở đồn Hiệp Mỹ rút chạy. Ta vây bắt gọn từ sáng 16.9. Ba xã hoàn toàn giải phóng. Ta thu trên 100 súng.

Được sự cổ vũ trực tiếp của ba xã điểm, các xã của huyện Cầu Ngang, Ngũ Lạc, Trường Long Hòa, Long Vĩnh… nổi dậy giành quyền làm chủ.

Ở huyện Càng Long, đúng 24 giờ đêm 14.9.1960 toàn huyện nhất tề nổi dậy trống mõ vang trời lùng bắt tề ấp, xã, trưởng khu. Ở Phương Thanh du kích đánh nhanh chiếm đồn Láng Thé địch không kịp trở tay, bắt 17 dân vệ thu 17 súng. Ta kết hợp binh vận lấy ba đồn lẻ và đồn tề xã Tân An thu 22 súng. Xã An Trường ngay đêm đầu phá banh khu trù mật Lò Co. Hai  xã giải phóng hoàn toàn, các xã khác giải phóng phần lớn,.

Địa phương quận huyện Càng Long - trung đội B9 (Bê nớp)  ra đời. Một đại đội bảo an tính chiếm lại Tân An bị đội quân tóc dài và gia đình binh sĩ vô hiệu hóa. Một đại đội khác tiếp viện bị B9 cùng du kích diệt toàn bộ, 23 tên chết, một số đầu hàng, ta thu 22 súng(1).

Ở huyện Cầu Kè, đêm 14.9, dòng người nổi dậy cuồn cuộn, đuốc sáng rực trời, trống mõ liên hồi, võ trang gậy gộc, mã tấu, súng tự tạo, súng giả cùng du kích lùng bắt tề điệp, bao vây đồn bót. Ta kì tập lấy đồn Bắc Sa Ma kết hợp nội tuyến lấy đồn tề Thạnh Phú, đồn Nhà thờ Tân Hòa, uy hiếp rút hai đồn Trà Mẹt, Ô Tưng, bao vây bắn phá hai đồn Nhà thờ Trà Mi. Hàng ngàn dân đi bộ, đi thuyền kéo biểu tình về quận lị buộc địch án binh bất động để các xã rảnh tay diệt địch. Bảy ngày đầu đồng khởi Cầu Kè giải phóng 3 xã, 10 ấp, xóa số 12 đồn tề xã, thu trên 60 súng. Một tháng sau, ta tiêu diệt đồn Bến Cát giải phóng xã An Phú Tân(2).

Lực lượng vũ trang tỉnh: Tiểu đoàn 501 đánh địch, bao vây đồn bót, hỗ trợ cho phong trào, nổi bật là trận Ninh Quới, trận Lồ Ồ diệt hai đại đội bảo an.

Phối hợp với phong trào nổi dậy ở nông thôn, ngày 15.9.1960, 12.000 người các xã lân cận cùng 2.000 đồng bào thị xã tổ chức đìi địch chấm dứt khủng bố, đàn áp, đòi phải thả những người bị bắt.

Ngyà 20.9.1960, nhân ngày lễ Dôlta, trênn 20.000 đồng bào Khmer với 2.000 sư sãi kéo vào thị xã Trà Vinh đòi quyền lợi dân sinh dân chủ, chống khủng bố, đàn áp,. Địch đưa quân đến chặn các ngả đường, bắn vào đoàn biểu tình làm 10 người chết, hơn 100 người bị thương. Đồng bào và sư sãi không nao núng, khép chặt đội ngũ, kiên quyết đấu tranh, đưa đơn kiến nghị, buộc tên tỉnh trưởng phải nhận yêu sách, đòi bồi thường tính mạng cho người bị hại.

Ngày 4.10.1960, một cuộc đấu tranh quy mô lớn hơn lại nổ ra tại thị xã Trà Vinh, 40.000 đồng bào nông thôn, có 5000 đồng bào thị xã hưởng ứng, đòi Mỹ - Diệm chấm dứt hành quân, chống bắt lính, đòi cải tổ chính quyền…

Sau ba tháng đồng khởi, Trà Vinh giải phóng hoàn toàn 12 xã, 14 ấp, giải phóng cơ bản 6 xã và 15 ấp khác. Chính quyền tự quản ở cơ sở được thành lập lấy tên là Ủy ban giải phóng.

Tính từ ngày 23 tháng 08 năm 1959 đến cuối năm 1960, Tây Nam Bộ đã:

Giải phóng   159 xã với   1.200.000 dân
Tranh chấp   41 xã với    300.000 dân
Còn bị kìm   160 xã với    1.300.000 dân

Ta diệt và làm tan rã 20 ngàn tên địch, thu khoảng 5000 súng các loại.

Trong đấu tranh ác liệt, Đảng bộ miền Tây phát triển trên 3 nghìn đảng viên mới, móc nối 2.751 đảng viên điều lắng. Đến cuối năm 1960, toàn Đảng bộ đã có 7.951 đảng viên, 250 chi bộ, tập hợp được nửa triệu vào các đoàn thể cách mạng.

Về lực lượng vũ trang, Liên Tỉnh có 2 tiểu đoàn chủ lực. Mỗi tỉnh có 1 tiêu diệt và một trung đội trợ chiến. Các huyện có đại đội địa phương, xã có trung đội và ấp có tiểu đội du kích.


(1)Huyện ủy Càng Long: Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân huyện Càng Long anh hùng (1930-1975), 2000. Tr 140-146.
(2)Huyện ủy Cầu Kè: Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân huyện Cầu Kè anh hùng (1930-1975), 2001. Tr220-230.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:44:43 am
Phong trào tiến công và nổi dậy ở vùng rừng núi Khu V

Phong trào khởi nghĩa từng phần trên toàn miền Nam nhất là Chiến thắng Tua Hai tác động mạnh mẽ đến Khu V và vùng Cực Nam Trung Bộ.

Tháng 4 năm 1960, Liên Khu ủy V mở Hội nghị Liên Khu ủy mở rộng. Sau khi phê phán tư tưởng rụt rè, hữu khuynh không dám tiến công địch, Hội nghị quyết định mở rộng hoạt động vũ trang trong toàn Liên Khu, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang, nhanh chóng xây dựng Tây Nguyên thành căn cứ đị vững mạnh, chỗ dựa cho cuộc kháng chiến ttrong Liên Khu và phát động nhân dân miền núi vũ trang vùng lên chống địch, khôi phục và phát triển phong trào ở đồng bằng, chú ý công tác đô thị. Nghị quyết chỉ rõ: “Mạnh dạn phát động quần chúng ở căn cứ miền núi vũ trang chống địch càn quét. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang tập trung của Tỉnh, Khu, khẩn trương xây dựng Tây Nguyên thành căn cứ địa vững chắc để làm cho dựa cho đồng bằng”(1).

Thực hiện chủ trương của Liên Khu ủy, toàn Quân khu đã khẩn trương tổ chức xây dựng được 12 đại đội đặc công và 2 đại đội bộ binh. Các tỉnh cũng xây dựng đặc công và bộ binh. Riêng hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức mới thành lập.

Tháng 7.1960, Liên Khu ủy quyết định mở đợt đấu tranh chính trị kết hợp với quân sự trong toàn khu và giao cho Liên Tỉnh 3 đánh trận mở đầu.

Ở Liên tỉnh 3 lúc này, Nghị quyết 15 của Trung ương và Nghị quyết tháng 4.1960 của Liên Khu ủy đã được phổ biến rộng rãi, các địa phương đang ra sức xây dựng phát triển lực lượng, nhất là lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa miền rừng núi, sẵn sàng mở đường lên Nam Tây Nguyên để góp phần soi mở đường hành lang chiến lược Bắc - Nam. Nhưng tình hình ở đây đến giữa năm 1960 vẫn còn rất khó khăn nhất là về vũ khí. Số vũ khí chôn lại sau Hiệp định Giơnevơ, cái thì bị địch khui hầm lấy, cái thì bị địch ủi phá xây dựng khu dinh điền chồng  lên, chỉ còn lại một ít nhưng bảo quản không tốt, chôn dấu quá lâu, súng rỉ đạn lép. Lãnh đạo các cấp trăn trở. Nhân dân căm thù Mỹ Diệm cao độ, hướng về cách mạng chờ lúc vùng dậy.

Trước tình hình bức xúc đó, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Thuận vào Nam Bộ học tập khởi nghĩa và xin giúp đỡ về người và vũ khí. Xứ ủy Nam Bộ, Ban Quân sự miền Đông cho 10 khẩu súng có 1 trung liên chiến lợi phẩm của Tua Hai và cử đồng chí Bảy Thành, một người tham gia trận đánh Tua Hai ra giúp Bình Thuận.

Qua khởi nghĩa của Tua Hai và phong trào đồng khởi của miền Đông Nam Bộ, Tỉnh ủy Bình Thuận nhất trí cao chọn chi khu quân sự Hoài Đức và khu dinh điền kiểu mẫu Bắc Ruộng  để tấn công phá ác kìm kẹp, phát động quần chúng nổi dậy bung về rừng núi xây dựng căn cứ.

Đêm 31 tháng 7 năm 1960, đơn vị 2/9 với quân số khoảng một trung đội (27 quân sự và 5 cán bộ chính trị địa phương) dùng chiến thuật đặc công luồn sâu ém sẵn, bất ngờ nổ súng tấn công địch. Sau 2 giờ chiến đấu ta đã hoàn toàn làm chủ chi khu Hoài Đức và phá tan khu dinh điền Bắc Ruộng, diệt và bắt trên 300 tên địch, làm tan rã 180 thanh niên Cộng hòa, thu trên 250 súng các loại có 12 trung liên, giải thoát 40 tù chính trị. Trên 5000 đồng bào dân tộc nổi dậy kéo nhau về rừng núi. Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tư lệnh quân khu của địch trong báo cáo gửi cấp trên ngày 5 tháng 9 năm 1960 đã phải thốt lên: “trận Tua Hai Tây Ninh và chi khu Hoài Đức - Bắc Ruộng là thất bại chua cay của quân lực Việt Nam Cộng hòa”(2).

Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng ngày 31 tháng 7 năm 1960 mở đầu đợt hoạt động quân sự do Liên Khu ủy V phát động, mở ra một bước ngoắt mới cho Bình Thuận và vùng Cực Nam Trung bộ từ thế tránh lánh, co thủ giữ gìn lực lượng, tiến lên tiến công nổi dậy đều khắp.

Tháng 8 năm 1960, lực lượng vũ trang Liên Tỉnh 3 tiến công tiêu diệt đồn Ma Ty, Tà Lú (Bác Ái - Ninh Thuận). Phối hợp với lực lượng vũ trang, du kích, thanh niên chiến đấu và nhân dân Bác Ái Đông bao vây đồng Suối Dầu. Sau ba ngày bị ta vây ép, toàn bộ lực lượng địch bỏ đồn tháo chạy. Hơn 3000 đồng bào trong khu vực đã nổi dậy phá banh khu tập trung trở về làng cũ.

Tháng 9 năm 1960, lực lượng vũ trang Bình Thuận tiến công tiêu diệt các đồn Bố Lan, Gia Lê, Thác Ngựa. 5000 dân trong các đồn Bố Lan, Gia Lê, Thác Trại nổi dậy phá tan hệ thống kìm kẹp của địch kéo về buôn rẫy cũ.

Tháng 2 năm 1960, lực lượng vũ trang Bình Thuận tiến công tiêu diệt đồn Bầu Trắng (khu Lê Hồng Phong), giải phóng trên hai vạn dân.

Cũng tháng 12 năm 1960, lực lượng vũ trang Liên Tỉnh 3 đột nhập thị trấn Ba Ngòi (Khánh Hòa) và chặn đánh thiệt hại nặng một đại đội ứng viện từ Nha Trang vào.

Sau các đòn tiến công quân sự và các cuộc nổi dậy phá khu tập trung của đồng bào miền núi, vùng căn cứ địa cách mạng ở Cực Nam Trung Bộ được mở ra liên hoàn trong 23 xã với trên 30 ngàn dân thuộc sáu huyện: Anh Dũng, Bác Ái (Ninh Thuận), Khánh Sơn, Vĩnh Sơn (Khánh Hòa), Tánh Linh, Di Linh (Bình Thuận).

Trên địa bàn Tây Nguyên, từ tháng 9 năm 1960, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, các cuộc nổi dậy rời làng cũng liên tiếp nổ ra.

Trong các đêm liền 20, 21, 22, 23 tháng 10 năm 1960, một bộ phận đặc công Quân Khu cùng lực lượng vũ trang Kon Tum diệt cứ điểm Măng Đen, Măng Bút, phục kích đánh địch trên đường số 5, diệt 7 xe quân sự và một đại đội du kích lên giải tỏa cho Măng Đen. Nhân dân nổi dậy páh banh các khu tập trung, trở về làng cũ làm ăn và xây dựng chính quyền cách mạng.

Phía Bắc Kon Tum, lực lượng vũ trang Quân Khu tiêu diệt một loạt đồn bót, khu dồn ở huyện Đắc Lây (Huyện 40) trong đó có đồn Đắc Tả.

Đồn Đắc Tả do một đại đội bảo an đóng giữ. Đây còn là nơi đứng chận của sở chỉ huy tiền phương của Trung đoàn 42 ngụy để chỉ huy yểm trợ cho chiến dịch “Thượng du vận” ở Bắc Kon Tum. Đêm 20.10.1960, một trung đội học viên trường quân sự tỉnh và 5 chiến sĩ đặc công Quân Khu tiến công đồn Đắc Tả, diệt 45 tên địch, có tên thiếu tá trung đoàn trưởng Trung đoàn 42, bắt 20 tên, thu 45 súng các loại, giải tán 1400 phu làm đường bị địch bắt giữ. Bị đòn đau, địch đưa Tiểu đoàn 10/42 ra phản kích hòng chiếm lại đồn. Ta tổ chức phục kích diệt 19 tên, thu 10 súng.

Có bộ đội hỗ trợ, du kích thoát li bao vây, bức rút đồn Oay Rài xã Đắc Nông sát biên giới Việt Lào.

Nhân dân nổi dậy giải phóng một vùng rộng lớn phía Bắc tỉnh Kon Tum. Địch phải co cụm quanh các cứ điểm lớn, quận lị và thị xã.

Phối hợp với Kon Tum, ngày 23 tháng 10 năm 1960, lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai tiến công tiêu diệt đồn Can Nác, sau đó đánh chiếm khu dinh điền Lệ Thanh. Nhân dân Huyện 4, Huyện 5 nổi dậy phá tan hệ thống kìm kẹp của địch, giải phóng một vùng rộng lớn từ Chư Pông, Đức Cơ đến An Khê nối liền với vùng giải phóng Kon Tum.

Ở Đắc Lắc, đêm 27 tháng 10 năm 1960, lực lượng vũ trang tỉnh đánh đồn Plây Lốc, Ea  Nu, Ea Thu, hỗ trợ nhân dân vùng Đông Bắc và thị xã Buôn Ma Thuột nổi dậy giành quyền làm chủ.

Tỉnh Lâm Đông, các đội vũ trang công tác dựa vào các bàn đạp Kdòn, Tờ La, Bờ Ga, tiến lên hướng Blao, Di Linh, mở rộng cơ sở ở Nam Bắc đường 20. Một số đội công tác từ Tà Nội, Gia Hon tiến lên hướng Tây và từ Phước Bình tiến lên hướng Đà Lạt, xây dựng cơ sở ở Đông Man, Đa Tạo, Đa Cháy.

Phải đến tháng 5 năm 1961, lực lượng vũ trang Liên Tỉnh 3 mới tiến công tiêu diệt được quận lị Đơn Dương (Drăn - Tuyên Đức). Trong khi đó, lực lượng vũ trang Bình Thuận tiến công tiêu diệt chi khu quận lị Di Linh trên Quốc lộ 20.


(1)Trịch Nghị quyết Liên Khu ủy Liên Khu V tháng 4.1960 - Tài liệu lưu trữ tại Phòng Khoa học Quân sự Quân khu V.
(2)Theo Trung tá Nguyễn Đức Tấn trong tập Chiến thắng Tua Hai và phong trào Đồng khởi của miền Đông Nam Bộ. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. Trang 336-338.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:45:11 am
Cùng với phong trào nổi dậy của đồng bào Tây Nguyên, nhân dân vùng núi các tỉnh ven biển cũng tiến công vào bộ máy kìm kẹp của địch.

Ở Quảng Nam, ngày 13 tháng 3 năm 1960, nhân dân nóc Ông Tía với 11 tự vệ và 30 gia đình đã nỏi dậy dùng rựa chém chết cả tiểu đoàn bảo an đóng trong làng, đốt trụ sở ngụy quyền rồi dời vào rừng sâu, tổ chức bố phòng chống địch càn quét. Năm ngày sau, địch đưa một đại đội càn vào làng Chúng đốt sạch nhà cửa, phá hết hoa màu trên rẫy. Nhưng khi địch tiến sâu vào hướng làng mới, chúng vấp phải chông thò, nhiều tên chết và bị thương, phải rút lui. Theo gương nóc Ông Tía, 10 làng khác của huyện Phước Sơn cũng tổ chức đấu tranh bất hợp pháp, rào làng, bố phòng, tạo thế liên hoàn đánh địch.

Nổi dậy ở nóc Ông Tía là cuộc nổi dậy có vũ trang đầu tiên ở miền núi Quảng Nam, tuy quy mô không lớn, song nó là cái mốc quan trọng mở đầu thời kì đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang của tỉnh để mở rộng căn cứ địa cách mạng, xây dựng và phát triển lực lượng. Ở đồng bằng lực lượng vũ trang tuyên truyền và bộ đặc công diệt tên Hường, chi phó công an huyện Đại Lộc, tên Quý chi trưởng công an quận Hiếu Đức và tổng đoàn dân vệ xã Xuyên Phú huyện Duy Xuyên.

Tháng 9 năm 1960, được sự hỗ trợ của đội vũ trang công tác huyện Tam Kỳ, nhân dân Kỳ Sang nổi dậy, diệt ác, giải phóng thôn Tú Mỹ. Đây là thôn đầu tiên ở đồng bằng tỉnh Quảng Nam được giải phóng.

Cùng thời gian này, tỉnh Quảng Nam được trên bổ sung cán bộ khung của một tiểu đoàn. tỉnh đã vận động thanh niên ở vùng địch kiểm soát ra xây dựng thành 5 đại đội, mỗi đại đội khoảng 30 người. Ngay sau khi thành lập, hai đại đội H20, H30 phối hợp với lực lượng vũ trang của Quân Khu tiến công tiêu diệt đồn Ga Lâu (huyện Hiên) và đồn Sáu (huyện Giằng) diêt 4 trung đội địch, thu nhiều vũ khí.

Ngày 20 thán 9 năm 1960, lực lượng vũ trang tỉnh cùng đội vũ trang công tác huyện tiến công quận lị Hiệp Đức, diệt một đại đội bảo an, thu toàn bộ vũ khí.

Đến cuối năm 1960, vùng căn cứ miền núi Quảng Nam căn bản đã được giải phóng, gần 40.000 dân giành được quyền làm chủ.

Ở Quảng Ngãi, sau khởi nghĩa Trà Bồng, địch tập trung đánh phá ác liệt khắp các căn cứ miền núi từ Ninh Thuận đến Quảng Nam. chỉ trong 3 tháng đầu năm 1960, chúng đã mở 52 cuộc càn quét từ một đại đội đến hai tiểu đoàn. Chúng kết họp lùng sục, đốt phá làng với bao vây kinh tế, triệt phá mùa màng, địch đã làm cho nhân dân vùng căn cứ Quảng Ngãi và Ninh Thuận phải điêu đứng. Nhiều nơi, nhà cửa bị chúng đốt sạch, chỉ còn một số thôn, nóc nằm sâu trong núi. Có nơi địch đốt đi đốt lại hàng chục lần. Hàng ngàn gia đình ở vùng thấp, vùng giáp ranh bị địch chà xát phải chạy  lên vùng cao.

Được sự cổ vũ của phong trào Đồng khởi ở Nam Bộ, nhân dân Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi càng bền gan chiến đấu. Lợi dụng địa thế hiểm trở của rừng núi, với đủ loại vũ khí thô sơ, đồng bào Thượng đã làm thất bại các cuộc càn quét của địch, giữ vững buôn làng giải phóng.

Đêm 15 tháng 10 năm1960, Đơn vị 339 tiến công quận lị Trà Bồng. Địch ở các đồn Đá Líp, Tà Lạt, Eo Chim hoảng sợ bỏ chạy. Nhân dân nổi trống mõ, tù và, phèng la, đốt đuốc truy tìm ác ôn, thu vũ khí. Cùng thời gian, Đơn vị 89 và du kích huyện Sơn Hà đánh đồn Hà Thành, diệt một đại đội bảo an. Đơn vị 299 va du kích các huyện Ba Tơ, Minh Long tập kích đồn Long Xuân diệt một đại đội địch. Thừa thắng nhân dân các xã vùng thấp nổi dậy diêt ác phá kìm, giành quyền làm chủ.

Đến cuối năm 1960, Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi vẫn đứng vững. Vùng giải phóng mở rộng bao gồm 54 xã.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Giêng, 2010, 07:46:23 am
Ở Bình Định, du kích tập trung của huyện miền núi Vân Canh tháng 3 năm 1960 đã đánh một đoàn tàu địch. Anh em có sáng kiến mở ốc các thanh tà vẹt rồi dùng dây mây bện để kéo đường ray. Khi đoàn tàu quân sự địch đến đoạn Mục Thịnh, bốn chiến sĩ du kích dồn sức kéo bật thanh đường ray, làm đầu tàu và 16 toa lao xuống vực, làm chết 100 tên lính ngụy, phá hủy hàng trăm tấn hàng.

Tháng 6 năm 1960, Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ họp chủ trương: “Phát động phong trào chiến tranh du kích mạnh mẽ ở miền núi nhằm củng cố, bảo vệ và mở căn cứ địa, đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, phát động quần chúng diệt ác, trừ gian, khôi phục, phát triển cơ sở và xây dựng các lõm đồng bằng lên một bước mới, lấy hai lực lượng vũ trang tập trung itnhr, huyện và các đội vũ trang công tác, đẩy mạnh hoạt động vũ trang hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng”(1).

Ngày 2 tháng 9 năm 1960, tại xã Tư Cở Rộng huyện Vĩnh Thạnh, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của Tỉnh lấy tên 2/9 gồm 35 đồng chí đã ra đời.

Hai mươi ngày sau, ngày 23.9.1960, đơn vị ra quân trận đầu, đánh vào trụ sở ngụy quyên xã Hoài Tân huyện Hoài Nhơn, cách quận lị Bồng Sơn 4km về phía Bắc, do một trung đội dân vệ đóng giữ. Sau 30 phút nổ súng, toàn bộ trung đội địch bị bắt gọn, ta thu 22 súng. Trận đánh nhanh gọn, không xa một quận lị ở đồng bằng, đã làm cho bọn địch trong vùng lo sợ. Cùng trong đêm 23.9.1960, phân đội đặc công của Tỉnh phối hợp với đội vũ trang huyện Hoài Ân tập kích trụ sở ngụy quyền xã An Nghĩa, bắt gọn một trung đội dân vệ, thu 25 súng.

Đối phó với các cuộc tiến công bất ngờ của ta ở Hoài Nhơn, Hoài Ân, tháng 11.1960, địch mở cuộc càn quét thảm sát đẫm máu ở Đá Bàn (An Lão). Chúng đã giết 32 người dân. Cuối tháng 12.1960, địch lại đưa một tiểu đoàn lính H’rê từ Quảng Ngãi vào càn quét, cướp bóc, đốt phá các xã An Dân, An Lạc, An Vịnh (An Lão). Đơn vị 2/9 phục kích ở Đất Dài, diệt một tiểu đội, buộc chúng phải rút lui.

Được đơn vị 2/9 hỗ trợ, nhân dân nổi dậy phá khu tập trung Gò Nĩ (Đất Dài), giải phóng vùng phía Tây sông An Lão.

Tháng 11 năm 1959, thấu suốt tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương, Tỉnh ủy Phú Yên quyết định: đẩy mạnh đấu tranh trên cả hai vùng đồng bằng và miền núi với các hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp và bất hợp pháp. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, lực lượng bán vũ trang xã, chuẩn bị điều kiện để khi có thời cơ thuận lợi thì nổi dậy khởi nghĩa.

Tháng 12.1959, Trung đội B95, trung đội vũ trang đầu tiên của Tỉnh, quân số 33 cán bộ, chiến sĩ thành lập. Ngày 16.12.1959, đơn vị ra quân trận đầu, đánh đồn Trà Khê (huyện Sơn Hòa) diệt một trung đội dân vệ thu 25 súng, hơn 1000 viện đạn, 30 lựu đạn.

Đầu năm 1960, B95 phát triển thành ba trung đội. Các huyện cũng tổ chức các đội vũ trang công tác.

Ngày 14.8.1960 Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên họp, chủ trương: đẩy mạnh vũ trang để hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của quần chúng ở vùng đồng bằng.

Tháng 11.1960, lực lượng vũ trang Tỉnh mở đợt hoạt động nhằm giải phóng vùng cao nguyên huyện Sơn Hòa. Mở đầu đợt, đội vũ trang công tác hỗ trợ cho nhân dân xã Phước Tân nổi dậy diệt ác ôn, xóa bỏ chính quyền địch ở cơ sở, lập ban tự quản. Tiếp theo Phước Tân, nhân dân các làng Quang Hiển, Tân Vinh, Phước Thuận, Đá Mài, Phú Mỡ nổi dậy xóa bỏ chính quyền ngụy, lập chính quyền tự quản.

Đến cuối năm 1960, miền Tây huyện Sơn Hòa căn bản được giải phóng. 13.000 dân thoát khỏi ách kìm kẹp của Mỹ ngụy. Vùng căn cứ được mở rộng liên hoàn bảo đảm hành lang từ Phú Yên vào Khánh Hòa.

Trong thời gian này, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh “phải chọn những tên đầu sở để diệt“ nhằm “đánh dập đầu rắn, bắn trúng đầu cọp, diệt một thằng làm rung cả bọn”, huyện Tuy Hòa đã chọn những tên ác ôn khét tiếng làm đối tượng hành động. Tổ diệt ác của huyện đã đột nhập vào nhà tên Nguyễn Y Chi cảnh sát quận, bắn chết hắn ngay trên giường ngủ. Tên Nguyễn Ân ấp trưởng ác ôn xã Hòa Xuân thì bị trừng trị khi cùng đồng bọn trên đường về ấp Lạc Long.

Việc trừng trị các tên trong huyện đã làm địch hoang mang, quần chúng phấn khởi. Khí thế cách mạng của quần chúng lên cao. Tỉnh ủy quyết định lấy xã Hòa Thinh (Tuy Hòa) làm thí điểm phát động nhân dân đánh đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng. Đêm 22.12.1960 cuộc nổi dậy tiến công địch giành chính quyền đã nổ ra. Có trung đội trưởng dân vệ làm nội ứng cho ta, trong đêm ta diệt tên trung đội phó ác ôn, bắt sống cả trung đội dân vệ, đột nhập vào nhà bắt tên phó đại diện xã, tổ chức nhậu bắt gọn cả hội đồng xã. Quần chúng nổi dậy cùng lực lượng vũ trang kéo về trụ sở xã họp mít tinh, tuyên bố xóa bỏ ngụy quyền tay sai, lâp chính quyền tự quản.

Đồng khởi ở Hòa Thịnh giành thắng lợi nhanh gọn. Đây là xã đầu tiên ở đồng bằng tỉnh Phú Yên giành được chính quyền bằng quân sự, chính trị kết hợp với binh vận. Tiếp theo Hòa Thinh, các xã Hòa Đồng, Hòa Tân, Hòa Xuân, Hòa Hiệp, Hòa Mỹ của huyện Tuy Hòa, vũ trang nổi dậy diệt ác phá kìm, xóa bỏ chính quyền địch, lập chính quyền tự quản xã thôn, tổ chức lực lượng du kích và các đoàn thể cách mạng của quần chúng.

Cùng với Tuy Hòa, nhân dân các huyện trong tỉnh Phú Yên nổi dậy, giành quyền làm chủ ở nhiều nơi. Phú Yên là lá cờ đầu củ các tỉnh Trung Trung Bộ thực hiện nỏi dậy khởi nghĩa ở vùng đồng bằng.

Đến cuối năm 1960, nhân dân các dân tộc ở miền núi Khu V đã diệt và bức rút 55 đồn, bót, cứ điểm địch, diệt và làm tan rã 40 trung đội địch, phá tan hàng chục khu tập trung dân lớn. Tính cả Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh đồng bằng, quân và dân Khu V đã phá tan bộ máy ngụy quyền, giành quyền làm chủ ở 3.200 thôn trong tổng số 5.721 thôn. Căn cứ cách mạng Khu V được mở rộng dọc phía đông Trường Sơn nối với các căn cứ Tây Nguyên. Gần nửa triệu dân được giải phóng.


(1)Nghị quyết Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ Bình Định, tháng 6.1960, tài liệu lưu trữ tại Ban Nghiên cứu  Lịch sử Đảng Bình Định.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Giêng, 2010, 06:54:52 am
Đồng khởi vào đô thị Sài Gòn

Những tháng cuói năm 1957, cơ quan đầu não lãnh đạo Sài Gòn và Gia Định bị tổn thất nặng nề. Đồng chí Trần Quốc Thảo Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn bị địch bắt và sát hại trong nhà tù. Đồng chí Nguyễn Trọng Tuyến Bí thư Tỉnh ủy Gia đình bị địch phát hiện hầm bí mật đã anh dũng hi sinh.

Vùng ven Sài Gòn là một trong những trọng điểm địch đánh phá quyết liệt nhất. Trên mảnh đất Củ Chi ngoại thành diễn ra hằng ngày những cuộc moi gan, mổ bụng, bắt người bỏ bao bố dìm xuống nước.

Thực hiện chủ trương diệt ác để bảo vệ cán bộ và cơ sở cách mạng, trên đường phố Sài Gòn tiếp tục diễn ra những vụ nổ lựu đạn trừng trị những bọn tay chân đắc lực của Diệm Nhu và cả người Mỹ ở: quán rượu Thanh Xuân, Bến Ngô Quyền, Vườn Chuối, đường Cống Quỳnh. Nhật kí Lầu Năm Góc Mỹ kể lại: Ngày 10.10.1957, một quả bom ném vào tiệm cà phê ở Chợ Lớn, làm bị thương 13 người, ngày 22.10 trong 3 vụ đánh bom tại Sài Gòn, 13 người Mỹ đã bị thương(1). Ở ngoại thành, những cuộc diệt ác diễn ra nhiều hơn ở thị xã Gia Định, ở các quận tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi, Duyên Hải.

Ở Củ chi, các đội vũ trang 3 đến 7 người xuất hiện trên khắp các xã. Ở Thủ Đức, hầu hết các nhà ở xã An Phú đều đã sắm gậy và dây trói để chống địch cướp đất.

Phong trào đấu tranh chính trị trong năm 1958 vẫn tiếp tục sôi nổi. Mở đầu là cuộc đấu tranh của 144 xí nghiệp ngày 28.1.1958 đòi tiền lương các ngày nghỉ. Một tháng sau, ngày 28.2.1958, công nhân hãng dầu Caltex bãi công 10 ngày chống lại việc chủ trương đánh đập thợ thuyền.

Tháng 3.1958 nổ ra phong trào hưởng ứng công hàm ngày 7.3.1958 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi chính quyền miền Nam Việt Nam đề nghị trao đổi buôn bán, tạo điều kiện thuận lợi đi đến hòa bình thống nhất đất nước. Chỉ trong một tháng, ở Sài Gòn - Chợ Lớn đã có trên 100 cuộc tọa đàm, mít tinh bàn về quan hệ bình thường Bắc - Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngày 1.5.1958, giữa lúc địch đang tiến hành các chiến dịch tố cộng Nguyễn Trãi và Hồng Châu đánh vào ngoại ô Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ, gần 500.000 công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động rầm rộ xuống đường biểu tình đòi giải phóng nạn thất nghiệp, đòi bảo vệ hàng nội hóa, sản xuất nội địa.

Đầu năm 1959, Sài Gòn Gia Định lại sôi sục biểu tình mít tinh lên án chế độ Mỹ Diệm gây ra vụ thảm sát tù nhân ở Phú Lợi.

Phong trào đấu tranh chống văn hóa nô dịch, đòi dùng tiếng Việt ở bậc đại học, đòi sửa đổi chương trình giáo dục, cải cách dân chủ trong nhà trường đã thu hút trên 300.000 học sinh sinh viên của 45 trường học ở Sài Gòn và miền Nam. Nhiều giáo vụ, cha mẹ học sinh đã nhập cuộc.

Sau khi ban hành Luật 10.59, địch đưa máy chém về tận xã ấp. Máy chém đặt giữa các chợ Trung Hòa, Tân An Hội. Tên quận trưởng Bình Tân tàn ác đã chỉ huy mổ bụng, moi gân trên 280 người. Xã Tân An Hội, An Nhơn Tây… đã chứng kiến không biết bao nhiêu vụ chặt đầu, mổ bụng chiến sĩ và đồng bào. Cho đến năm 1959, ở Củ Chi đã có 500 người bị moi gan mổ bụng, 600 người bị dồn vào bao bố cột đá dìm xuống sông, 150 người bị buộc vào sau xe ô tô kéo trên đường đá.

Chưa lúc nào Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Gia Định bị tổn thất và khó khăn bằng lúc này. Nhiều đồng chí lãnh đạo từ Khu ủy, Tỉnh ủy đến Quận ủy, Huyện ủy bị bắt, hi sinh. Các Ban chấp hành Đảng bộ Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn coi như đã lột xác, lập đi lập lại nhiều lần. Đến lúc này toàn bộ số đảng viên của Hóc Môn ở lại 100 người chỉ còn 1. Chín xã của Gò Vấp chỉ còn lại 1 đảng viên bám trụ. Tỉnh Gia định chỉ còn 1 chi bộ Tân Phú Trung. Khu ủy Sài Gòn chỉ còn đồng chí Huỳnh Tấn Phát, trên phải điều động đồng chí Võ Văn Kiệt từ miền Tây lên làm Bí thư Khu ủy.

Tự thân thực tế đã trả lời cho mọi đảng bộ: không có con đường nào khác là phải võ trang và không thể chỉ vũ trang tự vệ.

Tháng 5 năm 1959, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh Gia Định được thành lập trên đất Củ Chi, lấy phiên hiệu là C13. Quân số chỉ 20 người, hầu hết là cán bộ, đảng viên, vũ khí có 2 tiểu liên, 1 các bin, 1 súng trường.

Tháng 12 năm 1959, một tổ của C13 phục kích trên quốc lộ chặn đánh một xe Jeep, chém chết tên đại úy và tên lái xe thu 1 tôm xơn và 1 colt 12 li. Ít ngày sau, C13 lại phục kích ở sở cao su Bến Đu (An Nhơn Tây) diệt gần 1 trung đội địch, thu 14 súng.

Cũng vào tháng 12 năm 1959, tại Củ Chi trung đội vũ trang đầu tiên của khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập với 2 tiểu đội, mang tên Cao - Hòa - Bình. Một hầm bí mật 70 súng do đồng chí Hồng Đào Bí thư Huyện ủy Hóc Môn chỉ đạo chôn giấu trước đây được moi lên. Các xã trong huyện Củ Chi gấp rút tổ chức tự vệ mật, sắm sửa vũ khí.

Tại Rừng Sác, Đại đội 12 được tập trung, quân số 32, 34 súng. Lấy Rừng Sác làm căn cứ nhưng thường hoạt động là Nhà Bè và Nam Bình Chánh.

Đầu năm 1960, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn và Tỉnh ủy Gia Định hợp nhất thành Khu Sài Gòn - Gia Định do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư. Lực lượng vũ trang cũng được thống nhất. Đại đội tập trung đầu tiên của Khu vẫn mang phiên hiệu C12 nhưng đã có 3 tiểu đội, vũ trang 3 trung liên còn là tiểu liên, súng trường. Nhân dân ngoại thành phấn khởi cho con em đi xây dựng lực lượng vũ trang, lập ấp chiến đấu, làm chông mìn, khôi phục các cơ sở tự chế vũ khí thời chống Pháp. Trong nội thành, một mặt mạnh dạn đưa cán bộ từ các nơi “cấy” vào, mặt khác chọn người tại chỗ đưa ra ngoài, mở lớp đào tạo cấp tốc.


(1)Nhật kí Lầu Năm Góc. Tập 1 quyển 2. Sách đã dẫn. Trang 245.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Giêng, 2010, 06:56:27 am
Ngày 26 tháng 01 năm 1960 nổ ra trận Tua Hai tiếng pháo đầu nổi dậy. Gia Định phát động nhân dân nổi dậy trong điều kiện địa bàn cận thị. Đã xảy ra hàng loạt vụ trừng trị ác ôn ở Tân Tạo, Tân Nhựt (Bình Chánh), Tân An Hội (Củ Chi)…

Hạ tuần tháng 2 năm 1960 một số vùng nông thôn Gia Định nổi dậy. Huyện ủy Củ Chi phát lệnh: “Nhất tề đứng dậy, phá rã nông thôn”. Tiếng tù và, tiếng trống mõ, tiếng khua mâm thau thùng thiếc, tiếng ống nói lan truyền khắp nông thôn. Đồng bào xông vào các nhà thông tin đập phá, xé ảnh Diệm, xé cờ ba que, xé khẩu hiệu địch. Hàng ngàn đồng bào biểu tình trên Lộ 7, Lộ 17. bọn tề ấp Bàu Tròn bỏ chạy. Truyền đơn, biểu ngữ cách mạng xuất hiện khắp nơi. Ở các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Gò Vấp, Duyên Hải, Thủ Đức, Dĩ An… đều có nổi dậy.

Các đội vũ trang đã hỗ trợ đắc lực cho nổi dậy. Ở Củ Chi ta phục kích diệt một tiểu đội dân vệ ở Bến Đu (An Nhơn Tây), thu 10 súng. Ở Thủ Đức, tiểu đội vũ trang tuyên truyền 12 người ở Tân Đông Hiệp, Tăng Nhơn Phú… mở rộng hoạt động ra 5 xã. Ở Hóc Môn, tiểu đoàn vũ trang 12 người hoạt động ở Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ, Trung An. Ở Duyên Hải, Đội C12 hoạt động sang cả Nhà Bè, võ trang tuyên truyền, cảnh cáo tề xã, phá khu trù mật, vận động lương thực.

Du kích đã sáng tạo nhiều mưu mẹo tấn công địch. Tự vệ xóm Cây Bài xã Phước Vĩnh An (Củ Chi) cải trang đám rước dâu, chiếm bót địch. Tự vệ Trung An (Củ Chi), tự vệ thị trấn Cần Giờ chiếm bót bằng tấn công kết hợp nội ứng. Tự vệ xã Nhuận Đức và Phú Hòa Tây phối hợp uy hiếp bót cầu Bến Mương làm cho tiểu đội dân vệ ở đây bỏ chạy. Tự vệ Xuân Thới Thượng (Hóc Môn) được dân hướng dẫn đến bắt địch tại nhà. Tự vệ Cần Thạch (Duyên Hải) trà trộn với dân, phục kích chặn xe, bắt gọn bọn ác ôn.

Bộ đội tập trung C13 ở Củ Chi, tháng 2 năm 1960 tập kích diệt đồ An Hòa, đồn Tân Thạnh Tây thu 20 súng. Từ tháng 3 đến tháng 5 diệt liên tiếp các đồn dân vệ Trung Hòa, An Nhơn Tây, nhà làng Bến Mương.

Qua đợt đầu nổi dậy lực lượng chính trị có lực lượng vũ trang quần chúng hỗ trợ, đến cuối tháng 3 năm 1960, ở nông thôn Gia Định, quần chúng đã giải phóng về cơ bản hai xã Phú Mỹ hưng, Nhuận Đức và một số ấp của các xã An Nhơn Tây, Trung Lập ở phía Bắc Củ Chi. Ở các huyện khác, ta làm chủ từng phần ở nhiều ấp và một số xã hẻo lánh.

Ngày 22 tháng 4 năm 1960, Xứ ủy chỉ đạo phải trên cơ sở nhận thức đúng tương quan lực lượng, tính chất giai đoạn, khó khăn thuận lợi mà thực hiện đường lối đẩy lùi địch từng bước, giành thắng lợi từng bộ phận… từ đó có chương trình hành động kiên quyết, linh hoạt, sáng tạo, thận trọng kết hợp nhuần nhuyễn ba thế công khai, nửa công khai, bí mật, ba hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp, bất hợp pháp… Trong giai đoạn hiện nay, cần đảm bảo cho phong trào quần chúng ở thế hợp pháp thì mới giữ được thế chủ động tấn công địch.

Giữa năm 1960 Khu ủy mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cho phong trào đô thị và nông thôn. Ban vận động thanh niên được chính thức thành lập.

Cuộc đồng khởi trên toàn miền, cuộc nổi dậy ở nông thôn ngoại thành tác động mạnh mẽ đến nội đô Sài Gòn, trước hết là gây niềm phấn khởi trong mọi tầng lớp nhân dân đang muốn thay đổi chế độ tập đoàn phát xít gia đình trị Ngô Đình Diệm. Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chủ trương đẩy mạnh phong trào chính trị nội thành, trung tâm hành động là một chiến dịch tấn công dư luận rộng rãi, chĩa mũi nhọn vào chính quyền độc tài gia đình trị, trong khi vẫn nêu cao những khẩu hiệu dân sinh dân chủ, sát đòi hỏi thiết thân của quần chúng lao động.

Tháng 1 năm 1960, thanh niên Sài Gòn treo lá cờ đỏ búa liềm ở chợ Bến Thành đã cổ vũ khí thế đồng bào bước vào một năm mới. Ngay từ đầu năm, công nhân các hãng Shell, Standard, Socony, công ti điện nước, Nha công quản chuyên chở công cộng, lái xi tắc xi, hãng giày Bata, đấu tranh buộc bọn chủ phải trả cho công nhân hàng triệu đồng.

Các cuộc đấu tranh của các tầng lớp dân nghèo thành thị, trí thức, học sinh, tiểu chủ, tư sản dân tộc, văn nghệ sĩ, kí giả… không thành đợt lớn, nhưng đi sâu vào từng khía cạnh của đời sống hằng ngày, có tác dụng vạch trần chế độ Mỹ Diệm, góp phần đẩy chúng vào thế cô lập. Điểm hình như việc chống lệnh đốt pháo vào tết 1960, Diệm cấm đốt pháo ở nội thành, trong dó có cả công chức, trí thức, tư sản… Việc làm này gây thêm tức giận trong nhân dân.

Học sinh, sinh viên chống chế độ thi cử khắc nghiệt, đòi dạy tiếng Việt ở bậc đại học, đòi mở thêm trường lớp cả nội ngoài thành. 119 trong tổng số 121 luật sư ở Sài Gòn và Huế kí kiến nghị lên án luật 102 của Diệm (luật khống chế giới luật sư, hạn chế tự do của họ). 118 giáo sư các trường công tư Sài Gòn phản đối Mỹ Diệm bắt bớ giáo sư và đóng cử nhiều trường tư với lí do: “Không thi hành đúng luật pháp”.

Những biến động chính trị trên thế giới lúc này: Sinh viên nổi loạn ở Hàn Quốc, quân đội nổi loạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, biểu tình ở Nhật Bản… càng kích thích phong trào chống đối chính quyền ở miền Nam.

Cuối tháng 4 năm 1960, nhóm Carravelle đưa ra tại khách sạn Carravelle một bản “tuyên ngôn” chỉ trích chính phủ Việt Nam. Họ phê phán là “nhân dân không được hưởng tự do dưới chế độ cộng hòa”, các chính sách của chính quyền “gây ra tình trạng chán nản và oán giận trong dân chúng”, “bầu cử thì phản dân chủ”, “nguyện vọng dân chúng bị chửi bới và chà đạp”. Về chính quyền thì “quyền lực hữu hiệu thức tế tập trung vào trong tay một thành viên vô trách nhiệm của “gia đình”, “bộ máy hành chính vốn đã ì ạch, lại sắp trở thành tê liệt trong toàn dân”. Quân đội thì : “bề đảng, phe cánh’, “chia rẽ quân nhân trong cùng một đơn vị”, “gieo rắc ngờ vực giữa các bạn bè”, “mù quáng phục tùng những người lãnh đạo làm tiêu chuẩn đề bạt”. Điều này tạo ra những tình thế cực kì nguy hiểm, như vụ xảy ra mới đây ở Tây Ninh (Tua Hai). Về kinh tế xã hội “nhiều người không có việc làm, không có nhà để ở, không có tiền”, “hàng ngàn người bị huy động làm công việc kiệt sức, bị buộc phải rời bỏ công ăn việc làm của họ, nhà cửa và gia đình họ để tham gia xây dựng những “thị trấn nông nghiệp” nguy nga nhưng vô dụng khiến họ phát ngấy và bất bình, do đó làm cho nỗi oán giận của dân chúng trầm trọng thêm”.

Họ cảnh cáo Tổng thống là dân chúng “sẽ quét sạch nỗi ô nhục cùng với cả những bất công bao quanh họ và đè nén họ”. Họ “rung cuộc báo động trước cơn nguy hiểm sắp xảy ra, đe dọa chính phủ”(1).

Mười tám người kí tên vào “tuyên ngôn” thì 11 người đã từng làm bộ trưởng, bốn người đã từng giữ những cương vị cao cấp khác trong chính phủ của Diệm. Điều đó nói rõ sự rạn nứt trong chế độ Diệm là nghiêm trọng.

Tháng 7 năm 1960, Xứ ủy Nam Bộ quyết định các Khu “đồng khởi” từ ngày 24 tháng 09 năm 1960.

Để chuẩn bị cho đợt đồng khởi mạnh mẽ  và đồng đều hơn đợt một, các huyện đẩy mạnh tốc độ xây dựng lực lượng vũ trang và hoạt động vũ trang để hỗ trợ cho quần chúng vùng lên giành quyền làm chủ.

Bình Tân lập nhóm vũ trang tập trung đầu tiên, ba người một súng lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 301.

Ở Thủ Đức, Dĩ An, Huyện ủy thành lập đơn vị tập trung đầu tiên có 5 người lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 500, đồng thời xây dựng căn cứ ở rừng Bảy Mẫu và ở Bình Hòa. Theo phương châm đánh nhỏ mà chắc ăn, Tiểu đoàn 500 đã đánh thắng liền hai trận thu 5 súng, phát triển lực lượng lên 12 người có súng đầy đủ. Tiểu đoàn 500 lại tập kích đồn Bình Phước, diệt 3 tên, bắt 3 tên, thu 14 súng. Sau trận này, Tiểu đoàn 500 phát triển lên trung đội.

Ở Duyên Hải, Ban cán sự huyện lập đơn vị vũ trang tập trung, ra quân trận đùa ở Giồng An, sau đó đánh ở Giồng Cháy, thu 6 súng.

Các huyện khác: Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè,… đều thành lập lực lượng võ trang địa phương, trước mắt làm nhiệm vụ võ trang tuyên truyền diệt ác.


(1)Những đoạn trong ngoặc kép là trích ở bản tuyên ngôn của nhóm Carravelle: Nhật kí Lầu Năm Góc Tập I, quyển 2, sách đã dẫn, tr.214-221.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Giêng, 2010, 06:57:29 am
Đợt 2 đồng khởi diễn ra sớm hơn quy định, vào tháng 8 năm 1960, kéo dài đến cuối năm.

Đêm mở màn, trên hầu khắp nông thôn Gia Định, nông dân đốt đuốc kéo đi hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Mỹ”, “Đả đảo Ngô Đình Diệm”. Gò Vấp, Hóc Môn từ 4 giờ chiều dân chúng đã đánh trống, gõ mỡ, khua thùng, nổ khí đá rền thôn xóm. Lực lượng vũ trang cùng bà con nông dân tự vũ trang “súng bập dừa”, gậy tầm vông, đầu quân dây trói, kéo đi rải truyền đơn, treo cờ, dán khẩu hiệu, đưa thư cách mạng gửi gia đình binh sĩ ngụy, phát loa kêu gọi nhân dân nổ dậy.

Trước khí thế quần chúng, tề xã, tề ấp và cả binh lính ngụy co rúc trong đồn bót. Nhiều ác ôn bị trừng trị. Nhiều tên van lạy xin tha tội chết.

Ở Bình Tân, tề ở nhiều ấp bỏ chạy hoặc xuống nước đi tìm ta xin lỗi, phân trần. Dân vệ ở Bót 13, bót Cầu Chùa bỏ trốn. Nhân dân Tân Nhựt nổi dậy bắt xử tử tên Ranh ác ôn, gài mìn giết tên Bảy, bắt sống tên Cang. Ta cài được người vào lực lượng thanh niên chiến đấu nên đã phối hợp trong ngoài tấn công làm tan rã lực lượng này.

Ở Duyên Hải, nhân dân cùng lực lượng vũ trang nổi dậy đốt cháy trụ sở hành chính xã Lý Nhơn, diệt nhiều tên ác ôn có nợ máu.

Tháng 9 năm 1960, đồng chí Võ Văn Kiệt chỉ đạo tổ chức du kích bí mật hoạt động “có miếng mà không có tiếng”.

Tháng 10 năm 1960, Ban Quân sự Khu ủy Sài Gòn - Gia Định được thành lập do đồng chí Nguyễn Hồng Đào phụ trách.

Ở Bình Tân, tháng 10 năm 1960, có thêm súng, Tiểu đoàn 301 đánh thắng trận đầu, phục kích đánh tiểu đội dân vệ gần bót ấp Giồng xã Xuân Thới Thượng diệt 6 tên, thu 4 súng. Tiếp đó, đồng chí Tư Râu được ta cài vào trại huấn luyện Quang Trung đã vận động một số binh sĩ ngụy mang ra 4 khẩu cácbin. Có thêm súng Tiểu đoàn 301 phát triển lên 1 tiểu đội 12 người do đồng chí Phạm Văn Hai làm tiểu đội trưởng. Cuối tháng 12.1960, quan theo dõi nắm được sơ hở địch, cả tiểu đội đã đột nhập vào chỗ địch ngủ, đập chết lính gác giật được 8 súng trường.

Ở Nhà Bè, ngày 8 tháng 11 năm 1960, Đại đội 306 đã đánh chiếm đồn Rạch Đỉa thu một số súng. Ngày 27 tháng 12 năm 1960 “Đại đội 306” cùng du kích Long Thới đánh phản kích một đại đội ngụy (thuộc Tiểu đoàn Bạch hổ) ở Mương Chuối, diệt 40 tên. Ở các xã Tân Qui, Tân Thuận, Phú Mỹ, Phú Xuân, du kích và tự vệ mật hoạt động ngầm, phá kìm cũng quyết liệt. Chỉ riêng mấy tháng cuối 1960, tại xã Tân Thuận, 30 tên lính, tề xã ác ôn đã bị tiêu diệt hoặc cảnh cáo.

Ở Thủ Đức, du kích và bộ đội địa phương đánh 11 trận, diệt 153 tên địch. Trong trận chống càn ở bưng Sáu Xã, hai tiểu đội của Tiểu đoàn 500 đã lợi dụng địa hình cầm cự với hai tiểu đoàn địch suốt ba ngày, diệt 72 tên, thu 10 súng. Bên ta hi sinh 2. Tiếp sang năm 1961 là trận bộ đội cải trang dân thường, bất ngờ đột nhập vào vùng địch bắt sống tên đại tá ngụy Hoàng Thụy Nam và tên cố vấn Mỹ Hetz giữa ban ngày, cách đồn địch khoảng 100 mét. Vừa tác chiến Tiểu đoàn 500 vừa vận động nhân dân đánh du kích, có súng dùng súng, không súng thì dùng dao rựa diệt địch lấy súng. Chỉ một thời gian ngắn, 20 tên ác ôn khét tiếng đền tội. Đơn vị còn hoạt động võ trang tuyên truyền trên tuyến đường xe lửa, đường xe hơi, đường sông, cửa ngõ vào thành phố. Nghe danh lực lượng, khí thế quần chúng lên cao, kẻ thù lo sợ.

Tháng 10 năm 1960, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chủ trương xây dựng lại lực lượng vũ trang nội đô. Nhiều cán bộ quân sự ở trong nội đô trong dó có các đồng chí Đỗ Tấn Phong, Lê Tấn Quốc đã được mời ra căn cứ để bàn kế hoạch  thực hiện. Tháng 12 năm 1960 để chào mừng sự ra đời Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, đồng chí Lê Tấn Quốc cùng đồng chí Mười Lãng là người của ta cài vào làm nhân viên phục vụ trong Golf Club gần ngã ba Chú Ía (Gò Vấp) đã mang hai quả mìn hẹn giờ 14kg, bí mật luồn theo một cống nước đặt vào nhà ăn câu lạc bộ. Đúng theo kế hoạch, hai quả mìn đã nổ, giết tại chỗ và làm bị thương hàng chục cố vấn Mỹ và chư hầu. Từ đó lực lượng vũ trang nội thành xây dựng và phát triển.

Cuối năm 1960, sau hai đợt nổi dậy và đồng khởi, ở vùng ven Sài Gòn, có bốn xã phía Bắc Củ Chi: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Trung Lập được hoàn toàn giải phóng và 20 xã khác giải phóng một phần. Huyện nào cũng có các “lõm căn cứ” để các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy và lực lượng võ trang đứng chân và làm bàn đạp tiến công địch. Đó là các căn cứ Hố Bò, Rừng Làng, Xóm Bưng ở Củ Chi, Kinh Xáng ở Bình Tân, An Phú Đông ở Gò Vấp, bưng Sáu Xã ở Thù Đức, Bình Mỹ ở Hóc Môn, Đông Hòa ở Dĩ An, Hiệp Phước ở Nhà Bè. Riêng Củ Chi có bốn xã giải phóng ở phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, vừa rộng rãi vừa có thể liên hoàn với căn cứ ở Xứ ủy Nam Bộ nên được Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chọn làm căn cứ Khu ủy(1).

Những tháng gần cuối năm 1960, những thắng lợi đảo ngược tình thế của phong trào Đồng khởi đã khơi sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Diệm. Gia đình Ngô Đình Diệm và các thế lực không ăn cánh đã hầm hè thanh toán lẫn nhau. Ta nêu khẩu hiệu “đòi bầu cử lại tổng thống”, “Ngô Đình Diệm phải từ chức”. Đây là sách lược cô lập thêm chế độ gia đình Ngô Đình Diệm, chĩa mũi nhọn vào chế độ tay sai đắc lực của Mỹ.

Chủ trương của ta mở rộng tập hợp chính trị rộng lớn, cô lập chính quyền gia đình trị Ngô Đình Diệm được đồng bào tiếp nhận nhiệt liệt. Trên các đường phố Sài Gòn, đồng bào tuần hành hô vang khẩu hiệu đả đảo chính quyền Diêm, đòi thành lập chính quyền liên hiệp, đòi đế quốc Mỹ cút khỏi miền Nam.


(1)Lịch sử lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh (1945-1995). Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998. Trang 202-204.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Giêng, 2010, 07:02:32 am
Ngày 11 tháng 11 năm 1960 nổ ra cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm mà người cầm đầu là đại tá Nguyễn Chánh Thi - một sĩ quan thân tín bậc nhất của Diệm, chỉ huy trưởng quân dù lực lượng cơ động chiến lược của Việt Nam Cộng hòa. Ban lãnh đạo đảo chính còn có Hoàng Cơ Thụy, trung tá Nguyễn Triệu Hồng, trung tá Vương Văn Đông. Quân đảo chính với lực lượng chính là ba tiểu đoàn dù, có sự yểm hộ của xe tăng đã chiếm các vị trí xung yếu: Bộ Tổng tham mưu, Nha Tổng giám đốc, công an, cảnh sát, trụ sở Quốc hội, nhà Bưu điện Trung ương, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh và bao vây cả Dinh Độc Lập.

Trước áp lực quân sự của phe đảo chính, Diệm đã phải tuyên bố quyết định giải tán chính phủ hiện thời và triệu tập các tướng lĩnh quân đội Việt Nam Cộng hòa để thành lập một chính quyền chính phủ lâm thời. Song ngay sáng hôm sau (12.11.1960), trong lúc phe đảo chính đang hi vọng ở sự thỏa hiệp của Diệm, thì Sư đoàn 7 từ Biên Hòa đã kéo về Sài Gòn, cứu nguy cho Diệm. Những đơn vị thủy quân lục chiến và thiết giáp ngày hôm qua theo phe đảo chính, nay ngả về phía Diệm. Phe đảo chính dần dần tan rã. 18 sĩ quan làm đảo chính vội vã lên máy bay chạy trốn sang Campuchia.

Cuộc đảo chính tuy thất bại, song nó minh chứng hùng hồn cho sự khủng hoảng chính trị sâu sác trong nội bộ chính quyền Diệm. Nó là hồi chuông báo hiệu sự suy tàn của chế độ độc tài, tàn bạo do Mỹ dựng lên chỉ biết dựa vào đàn áp để thống trị nhân dân.

Chế độ Diệm đã đi vào thời kì khủng hoảng và cô lập.

Hơn một năm Đồng khởi đấu tranh chống chế độ độc tài thực dân kểu mới của Mỹ và chế độ độc tài tàn bạo do Mỹ dựng lên, nhân dân miền Nam đã nổi dậy đồng loạt trên quy mô rộng lớn ở khắp nông thôn vào cả vùng ven đô thị thủ đô của giặc, đã đánh sập bộ máy cai trị địch ở cơ sở, giành quyền làm chủ đại bộ phận nông thôn: 865 trên 1193 xã của Nam Bộ, 3200 trên 6721 thôn của Khu 5, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chính trị đòi dân sinh, dân chủ và hòa bình ở thành thị, thức tỉnh những người lừng chừng và cả những người trước đây tôn sùng Diệm, đào sâu thêm mâu thuẫn nội bộ của địch thêm trầm trọng gay gắt(1).

Cuộc Đồng khởi không chỉ đánh sập bộ máy ngụy quyền cơ sở mà cùng với nói là các tổ chức chính trị, xã hội do Mỹ Diệm dựng lên ở nông thôn cũng tan rã theo. Lực lượng vũ trang nồng cốt của chế độ Diệm dao động, nhụt ý chí, rạn nứt, đến cả nhứng đơn vị được Diệm coi là trung thành nhất đã nổi lên đảo chính đánh đổ Diệm.

Trong báo cáo gởi Kennơdi Tổng thống Mỹ vừa mới trúng cử, Cục Tình báo Trung ương Mỹ đã thú nhận: “Một thời kì hết sức nghiêm trọng đối với tổng thống Ngô Đình Diệm và Việt Nam Cộng hòa đã ở ngay truóc mặt. Trong sáu tháng cuối 1960 tình hình an ninh trong nước vẫn tiếp tục ngày càng xấu đi và nay đã lên tới mức nghiêm trọng… Trên một nửa toàn bộ vùng nông thôn ở phía Nam và Tây Nam Sài Gòn cũng như một số vùng ở phía Bắc đã nằm dưới quyền kiểm soát rất lớn của Việt Cộng”(2).

Trên cơ sở thắng lợi của phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam, ngày 20 tháng 12 năm 1960, tại xã Tân Lập huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, đảng phái, các tôn giáo, các dân tộc miền Nam đã họp Đại hội thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đại hội thông qua chương trình 10 điểm mà nội dung cơ bản như Tuyên ngôn của Mặt trận nêu rõ: “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam chủ trương đoàn kết tấ cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc”.

Đại hội kêu gọi: “Tất cả hãy đứng lên, tất cả hãy đoàn kết lại. Hãy xiết chặt hàng ngũ chiến đấu dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm”(3).

Cùng với sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là sự công khai hóa Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng thành lập.

Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam là kết quả của phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam chống Mỹ Diệm mà đỉnh cao là thắng lợi của cuộc Đồng Khởi (1959-1960). Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng và mong đợi của nhân dân. Đánh giá sự kiện này, Hồ Chủ tịch đã nói: “Một mặt trận của nhân dân đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi là một lực lượng tất thắng. Hiện nay trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm, đồng bào ta ở miền Nam cũng có “mặt trận dân tộc giải phóng” với chương trình hoạt động thiết thực và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó, có thể đoán rằng đồng bào miền Nam nhất định sẽ thắng lợi, nước nhà nhất định sẽ thống nhất, Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”(4).

Thắng lợi của Đồng khởi 1959-1960 thật vĩ đại. Nó đã “giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ”(5). Nó “đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công, phát triển cao trào cách mạng ra khắp miền với sự khết hợp cả hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự”(6).


(1)Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975. Tập II, Chuyển chiến lược. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 330.
(2)Nhật kí Lầu Năm Góc, Tập 1, VNTTX 1971, Trang 85.
(3)Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1961, trang 9.
(4)Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ hai. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 10, trang 349.
(5)Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 21 (10.1973).
(6)Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970. Trang 51.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Giêng, 2010, 07:08:27 am
KẾT LUẬN

Cuộc Đồng khởi từ mùa thu năm 1959 đến cuối năm 1960 nổ ra là một bất ngờ lớn đối với đế quốc Mỹ. Mới vào cuối mùa hè năm 1959, Đại sứ Durbrow và Tướng Williams đã cam đoan với Ủy ban đối ngoại Thượng Nghị viện Mỹ rằng nền an ninh nội bộ của Nam Việt Nam không hề bị đe dọa nghiêm trọng và rằng bây giờ hơn lúc nào hết, Nam Việt Nam ở vào tư thế tốt hơn để đối phó với xâm lược từ miền Bắc. Thế mà đùng một cái Khởi nghĩa Cà Mau, Khởi nghĩa Trà Bồng và trận Giồng Thị Đam, Gò Quảng Cung nổ ra từ đầu mùa thu năm 1959. Đến tháng 1 năm 1960 đến lượt trận Tua Hai vang động và đồng khởi nổ ra trên hàng loạt tỉnh Kiến Phong, Bến Tre, Kiến Tường, Long An…

Nhật kí Lầu Năm Góc ghi rằng: “Ngay từ đầu năm 1960 nhiều bộ phận cả dân sự lẫn quân sự thuộc phái quốc gia đã nhận thức rõ ràng rằng sự tiến triển từ xấu đến tồi tệ và nếu như không làm gì để kết thúc quyền lực tuyệt đối của Diệm thì cuối cùng cộng sản sẽ giành được chính quyền với sự giúp đỡ hoặc ít nhất là với sự đồng tình của dân chúng”.

Đầu năm 1961, trong Chỉ thị về phương hướng nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam ngày 31.1.1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định: “Thời kì tạm ổn định của chế độ Mỹ Diệm đã qua và thời kì khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu, các hình thức du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện mở đầu cho một phong trào cách mạng ngày càng rộng lớn”.

Tháng 3 năm 1960, các tham mưu trưởng liên quân Mỹ (JCS) bắt đầu vạch ra kế hoạch chống nổi dậy để cứu vãn tình thế. Kế hoạch được đệ trình tháng 1.1961 lên Tổng thống Kennơđi trước khi lên nhậm chức. Mười ngày sau khi lên cầm quyền, Kennơđi tăng thêm 41 triệu đô la viện trợ cho Nam Việt Nam để Diệm chấp nhận chương trình chống nổi dậy.

Thắng lợi của cuộc Đồng khởi 1959-1960 là hết sức to lớn làm đảo ngược tình thế ở miền Nam, đánh đòn chí tử vào chủ nghĩa thực dân mới Mỹ và chính quyền cảnh sát tay Mỹ, buộc Mỹ Diệm từ chỗ liên tục mở các chiến dịch tố cộng diệt cộng đã phải chuyển sang thế bị động đối phó với phong trào nổi dậy dâng lên cao trào của nhân dân miền Nam. Thắng lợi của cuộc Đồng khởi tạo nên một bước ngoặt đưa phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển mạnh sang thế tiến công.

Nguyên nhân của cuộc Đồng khởi thật rõ ràng. Đó là do chính sách xâm lược dân chủ kiểu mới của Mỹ và sự độc tài tàn bạo cảu chính quyền gia đình trị tay sai Mỹ.

Đế quốc Mỹ là người đầu tiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đã nhân điều kiện hòa bình nảy vào Việt Nam, hất cẳng Pháp và áp đặt chính sách thực dân kiểu mới Mỹ lên đầu lên cổ nhân dân miền Nam. Đalét là cha đẻ của Hiệp ước SEATO đặt Nam Việt Nam, Lào, Campuchia trong ô bảo hộ của nó để kiếm cớ can thiệp vào Đông Dương. Với tiền “viện trợ” Mỹ, với vũ khí Mỹ, với sự “cố vấn” của Mỹ chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành đàn áp, khủng bố, tàn sát nhân dân trong các chiến dịch tố cộng diệt cộng đẫm máu… Trăm tội ác gây nên là do đế quốc Mỹ, tên sen đầm quốc tế lúc ấy giờ. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Việt Nam đế quốc Mỹ còn ghê tớm và nguy hiểm hơn nhiều so với thực dân Pháp. Vì vậy, nhân dân Việt Nam, đã từng đánh Pháp, đuổi Nhật vùng lên làm Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Pháp đưa thực dân Pháp đến việc thất bại ở Điện Biên Phủ, nhân dân ấy quyết vì độc lập, tự do, vì thống nhất Tổ quốc mà vùng lên lật đổ ách thống trị trá hình của đế quốc Mỹ.

Chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên thì lại độc tài, tàn bạo, thực hiện các quốc sách làm mất lòng dân, đối lập với nhân dân. Cải cách điền địa lại khôi phục quyền chiếm hữu ruộng đất, thu tô của địa chủ, tước ruộng đất mà cách mạng đã chia cho nông dân. Lầu Năm Góc mà còn nói: “Ngay về lí thuyết toàn bộ chương trình cải cách của Diệm cũng kém xa những gì Việt Minh đã làm về cải cách ruộng đất”. “Một trong những thất bại chủ yếu của Diệm là ở chỗ ông không có khả năng làm như thế nào để tranh thủ lòng trung thành của nông dân chiếm 90% dân số”. Về chính sách dinh điền, lập khu trù mật thì “toàn bộ chương trình làm cho người nông dân phẫn nộ. Họ căm ghét nạn lao dịch… Họ ghê sợ phải bỏ nhà cửa thân yêu của tổ tiên”. “Lòng căm phẫn của nông dân đối với Diệm gắn liền với sự căm phẫn đối với Mỹ”.

Còn các chiến dịch tố cộng diệt cộng lại biến thành cuộc hủng bố tàn sát nông dân. Trong hơn hai năm 1955-1958 địch giết hại 68.800 người, bắt giam 466.000, tra tấn thương tật 680.000 là bằng chứng đẫm máu địch đã đánh vào nhân dân. Nhật kí Lầu Năm Góc ghi nhận rằng: “Đối với người nông dân nói chung, Việt Minh được khâm phục rộng rãi khắp miền Nam như những anh hùng dân tộc, và do đó Chính phủ Nam Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến thuật rất to lớn là kết tội bừa bãi tất cả Việt Minh là cộng sản… Do chính sách nông thôn của mình, Chính phủ đã tạo ra một không khí công phẫn tiếp thêm cho nông dân về chính trị, làm cho họ quy về chống lại Chính phủ, ủng hộ Việt Cộng và cho phép cộng sản tồn tại qua những cuộc đàn áp kịch liệt của chính phủ và thậm chí còn tuyển mộ được trong thời gian đó”. “Chiến dịch tố cộng đã làm kinh hoàng những người nông dân Việt Nam và làm cho dân chúng căm ghét chế độ”. “Con người Diệm hầu như cô lập với tầng lớp nông dân”,… không lãnh đạo được nông dân, “Ngô Đình Diệm cũng không lãnh đạo được dân chúng ở thành thị hoặc giới trí thức. Diệm đã lần lượt làm xa lánh những phe phái chính trị trong xã hội miền Nam và cho đến cuối năm 1960 thì chế độ của ông ta như còn dựa trên nền tảng nhỏ bé và đang tan rã của bộ máy quan liêu và những người Bắc di cư”.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Giêng, 2010, 07:09:01 am
Arthur Schlesinger thì cho rằng: sự độc đoán của Diệm ngày càng bao gồm các cuộc săn người, các trại cải huấn, dồn dân, đã gây ra nỗi bất bình lan rộng và sau đó là sự kháng cự có vũ trang ở vùng nông thôn.

Có áp bức thì có đấu tranh. Tất yếu là những người dân Việt Nam vốn có lòng yêu nước nồng nàn lại giác ngộ sâu sắc về cách mạng trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp không dễ dàng chấp nhận cho Mỹ Diệm tự do phá hoại Hiệp định Giơnevơ và càng không thể nằm ép một bề chịu xâm lược, áp bức, khủng bố, tàn sát man rợ của giặc mà khi thời cơ đến sẽ vùng dậy đạp đổ mọi áp bức bất công với sức mạnh xung thiên.

Cuộc Đồng khởi là một sự bất ngời đối với địch cả về phương hướng chiến lược, quy mô rộng lớn và phương pháp cách mạng phong phú, sáng tạo. Còn nguyên nhân thắng lợi to lớn phải tìm ở sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh vô địch của nhân dân.

Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam, nói chung là Đảng lãnh đạo cách mạng của nhân dân Việt Nam, nhân dân miền Nam mà những người lãnh đạo tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai học trò xuất sắc của Người đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Nguyễn Văn Linh, là một Đảng cách mạng triệt để. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp thắng lợi nhưng ta mới giải phóng được nửa nước, Đảng phải tiếp tục là Bộ tham mưu cách mạng lãnh đạo nhân dân giải phóng nửa nước còn lại, hòa bình thống nhất Tổ quốc. Không có sức mạnh nào ngăn chặn được bước chân ta đi.

Nhưng đế quốc Mỹ là tên đế quốc giàu mạnh nhất giới đang phá hoại Hiệp định Giơnenve, chia cắt lâu dài nước ta, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới lên miền Nam, một mặt ngăn chặn phong trào cách mạng tiến xuống Đông Nam Á một mặt hô hào Bắc tiến. Sức mạnh của đế quốc Mỹ không thể chối cãi. Rõ ràng địch giàu ta nghèo, địch mạnh ta yếu. So sánh lực lượng Mỹ trên một trăm ta chưa được một. Không đánh nổi Mỹ đó là nhận thức của nhiều người, của cả bạn bè quốc tế. Nhưng bộ tham mưu cách mạng của nhân dân lại đoan quyết đưa cách mạng Việt Nam tiến lên và có nhận thức chính xác là trên phạm vị thế giới Mỹ mạnh mà ta yếu nhưng trên đất nước này ta lại mạnh hơn Mỹ do đó mà cả gan phát động nhân dân đứng lên chống Mỹ. Hồ Chủ tịch nói: “Mỹ Diệm quá tàn ác, không đánh không được. Đánh Pháp ta vừa đánh vừa học, đánh Mỹ ta cũng phải vừa đánh vừa học, lâu dài nhưng nhất định thắng lợi. Dám đánh Mỹ, Đảng Việt Nam đã thật dũng cảm vô song”.

Nhưng phương hướng chiến lược để đưa cách mạng Việt Nam tiến tới như thế nào. Có phải đem quân đội miền Bắc đã xây dựng hùng mạnh để tiến công miền Nam? Không, Đảng ta chọn con đường nhân dân miền Nam nổi dậy lật đổ ách thống trị của Mỹ Diệm. Đó là vấn đề nội bộ của miền Nam khác với chiến tranh Bắc Nam mà kẻ thù đang chuẩn bị và chờ đợi. Điều đó sẽ tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của phe ta và của nhân dân thế giới, loại bỏ khả năng can thiệp của khối xâm lược Đông Nam Á. Giới tình báo của Mỹ năm 1960 đã nhất quán đánh giá rằng mối đe dọa đối với nền an ninh nội bộ của Chính phủ Việt Nam còn lớn hơn một cuộc xâm lược công khai. Sở dĩ Đảng chọn chiến lược ấy là nhờ Đảng tin tưởng vững chắc ở sức mạnh: “nâng thuyền lật thuyền” của nhân dân miền Nam. Đồng chí Lê Duẩn đã nói: lúc đầu thì nhân dân miền Nam nổi dậy nhưng cuối cùng phải có sức mạnh của cả nước mới cản được đế quốc.

Nghị quyết 15 của Đảng đã chọn phương pháp dùng lực lượng chính trị là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang hoặc nhiều hoặc ít để đánh đổ ách thống trị của Mỹ Diệm. Đồng thời Đảng cũng đề ra thành lập khối công nông binh liên hiệp do đó đã phát huy, phát triển những kinh nghiệm kháng chiến chống Pháp mà đi vững trên hai chân chính trị, quân sự để đánh bại quân thù, tạo ra sức mạnh tổng hợp của ba mũi chính trị, quân sự, binh vận mà tiến công nổi dậy giành quyền làm chủ.

Hội nghị lần thứ tư của Xứ ủy Nam Bộ do đồng chí Nguyễn Văn Linh chủ trì cuối năm 1959 để quán triệt thi hành Nghị quyết 15 đã rút kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh của nhân dân, đề ra trong khi ta nổi dậy tiến công địch phải giữ được thế hợp pháp của nhân dân. Nhờ đó mà ta phát huy được sức mạnh của đội quân đấu tranh chính trị, kết hợp với đội quân vũ trang trong đồng khởi ở các miền đất nước. Sức mạnh của các đội quân tăng lên bội phần nhờ sự kết hợp nhiều hình thức phong phú này. Trí tuệ sáng tạo của các Đảng bộ miền Nam rất lớn. Neil Shechan đã viết: Hoa Kỳ tìm cách tiêu diệt tổ chức Việt Minh cũ và đặt cho cái tên Việt cộng. Nhưng quá trình đó, Hoa Kỷ lại tạo ra một Việt Minh mới còn lợi hại hơn rất nhiều cái tổ chức Việt Minh cũ mà người Pháp đã phải đương đầu ở miền Nam.

Sự lãnh đạo đúng đắn, thông minh, sáng tạo, khôn ngoan của Đảng ở Trung ương và ở miền Nam là điều kiện tiên quyết quyết định tạo nên thắng lợi đảo ngược tình thế ở miền Nam.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Giêng, 2010, 07:09:34 am
*
*   *

Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước quật cường đã từng đánh thắng nhiều kẻ thù đông mạnh hơn mình và đã hơn một lần đánh thắng kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới đương thời. Qua vận động cách mạng và tiến hành kháng chiến chống Pháp, nhân dân Việt Nam đã được tôi luyện trong cách mạng và chiến tranh giải phóng, lại trang bị cho mình những kinh nghiệm quý báu của “châu chấu đá voi” đưa một đế quốc hùng mạnh đến Điện Biên Phủ. Trong quá trình đấu tranh để tự giải phóng, nhân dân Việt Nam đã lập nên Đảng, người lãnh đạo sáng suốt và là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng thực sự là người tổ chức nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và là người dẫn đường thực tiễn đấu tranh cách mạng, nhân dân càng tin tưởng gắn bó với Đảng. Sự liên hệ nhân dân với Đảng, Đảng với nhân dân là liên hệ máu thịt, sinh tử. Càng gắn bó với Đảng nhân dân càng trưởng thành.

Lời phúc trình của Nguyễn Trân nguyên Tỉnh trưởng Định Tường lên Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng nói lên một phần sự giác ngộ cách mạng của nhân dân: “Dân ngày nay quả thật không còn như nhân dân mười năm về trước. Họ đã được men cách mạng làm bùng dậy. Họ đã trưởng thành trong máu lửa… Động lực thúc đẩy họ coi rẻ cái chết, coi thường chính quyền phải tìm trong ý thức của họ về một cuộc đấu tranh giai cấp mà cộng sản dạy cho họ là phần đắc thắng sẽ về họ. Tin vào học thuyết mác xít họ tin tưởng nơi sứ mạng lịch sử của họ, một sứ mệnh cứ thế”.

Sự giác ngộ chính trị của người dân làm cho dân có cái kính chiếu yêu để phát hiện kẻ thù. Đế quốc Mỹ tiến vào đặt chủ nghĩa thực dân trá hình “tình thân hữu Hoa Kỳ”, Ngô Đình Diệm nêu chiêu bài “bài phong đả thực” nhưng cái bàn tay nhung Mỹ có êm ái đến đâu cũng không giấu nổi cái bàn tay sắt tàn bạo, cái chiêu bài “độc lập quốc gia” của Diệm chỉ là lớp sơn bề ngoài của chữ thuộc địa bên trong. Nhật kí Lầu Năm Góc đã có nhận xét khá đúng: “Đối với nhiều người nông dân, cuộc kháng chiến chống ách thống trị Pháp, Bảo Đại chưa hề chấm dứt thay vào chỗ của Pháp là Mỹ và cáo áo khoác của Bảo Đại lại chuyển cho Diệm”.

Chính quyền Mỹ Diệm mở hàng loạt và liên tiếp các chiến dịch tố cộng, nhưng Việt công đâu không thấy mà thực tế đánh vào nhân dân. Địch đánh vào dân cho lòi Việt cộng nằm vùng. Các chiến dịch tố cộng trở thành những trận tiến công toàn lực đánh vào nhân dân. Mỹ Diệm đã đem quân đội quốc gia, cảnh sát, bảo an, các đoàn bình định… tóm lại cả một bộ máy đàn áp hỗ trợ tiến hành khủng bố toàn lực, tàn sát man rợ hòng khuất phục nhân dân. Nhưng nhân dân miền Nam mặc dù tay không vẫn không hề khiếp sợ mà kiên quyết đứng lên đấu tranh quyết liệt với địch không chỉ một đợt mà suốt năm, sáu năm trời. Nhân dân đã triệt để dùng mọi hình thức hợp pháp, bán hợp pháp, bất hợp pháp, mà đấu tranh với bộ máy đàn áp của nhà cầm quyền. Chứa chất căm thù với quân giặc tàn bạo, nhân dân đã lập các đội tự vệ, dân canh mà bảo vệ mình, bảo vệ cán bộ. Rồi từ vũ trang tự vệ tiến lên vũ trang tuyên truyền mà trừ gian diệt ác, cảnh cáo, trừng trị những tên đầu sỏ, cởi mở kìm kẹp cho phong trào cách mạng tiến lên. Đến khi nhân dân vùng lên nổi dậy và tiến công quân thù thì một nghịch lí rõ ràng đã diễn ra. Các nghịch lí là trong cuộc đấu tranh, chiến thắng lại thuộc về bên bị đàn áp, khủng bố, tàn sát mà thất bại lại thuộc về bên có lực lượng đông mạnh, trang bị đến tận răng, tiến hành “chiến tranh một phía” khủng bố, đan áp người tay không. Cũng nhờ có nhân dân dũng cảm kiên cường hiếm có lại thông minh sáng tạo nên mới có hiện tượng xã hội trái ngược này.

Kẻ địch mở chiến dịch tố cộng là nhằm diệt cộng, là nhằm “gây uất ức trong dân chúng đối với Việt cộng”, tách nhân dân với Đảng, triệt tiêu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản đối với nhân dân. Nhưng nhân dân đã hết lòng bảo vệ Đảng, nuôi chứa “Việt cộng nằm vùng” dầu có phải táng gia bại sản, bị chém giết tù đày. “Bột dày không để lòi nhân”, “Tao chết thì thiệt mình tao, mày chết là thiệt hại cho cách mạng”. Nhân dân Việt Nam coi Đảng là của dân, là con đường ấm no hạnh phúc của mình, gắn bó với Đảng như máu với thịt trong cơ thể. Có nhân dân cách mạng bảo vệ, kẻ địch không thể nào thực hiện được ‘diệt cộng” dầu chúng có ba đầu sáu tay chăng nữa. Còn Dân là còn Đảng. Cho nên tìm cách tách dân ra khỏi Đảng là công việc của dã tràng xe cát. Tất nhiên qua hàng loạt chiến dịch tố cộng đẫm máu và bộ máy đàn áp, khủng bố đồ sộ quân địch đã giết hại, cầm tù hàng chục vạn dân hàng vạn cán bộ đảng viên, nhân dân và những người cộng sản đã trải qua hi sinh tổn thất to lớn. Nhưng trái với lời tuyên bố của tên trùm tố cộng Trần Chánh Thành khoe khoang là đã “đánh bật ảnh hưởng áp đảo của cộng sản’, các chiến dịch tố cộng lại gia tăng lòng tin tưởng tuyệt đối của nhân dân cách mạng đối với Đảng tiên phong. Lầu Năm Góc ghi lại lời một người được phỏng vấn như sau: “Từ năm 1959 đến 1960 các cán bộ ở lại Nam Việt Nam hầu như tất cả đã bị bắt. Cứ 3 hoặc 5 xã thì chỉ còn một hoặc hai cán bộ. Điều kì lạ làm thế nào mà một, hai cán bộ như vậy mà phát động được phong trào tốt đến thế… Nguyên nhân không phải vì các cán bộ này có nhiều tài đặc biệt mà chính là những người được họ nói chuyện đều sẵn sàng nổi dậy. Dân chúng như một ụ rơm sẵn sàng bật lửa.

Chống lại quân địch tàn bạo và xảo quyệt, đã dựa vào sức mạnh to lớn lại nham hiểm lắm mưu mô, nhân dân miền Nam chẳng những phải kiên cường chống lại mà càng phải khôn ngoan, phát huy trăm ngàn sáng kiến mà chống địch tại chỗ cũng như trên toàn cục. Phải chăng nhân dân đã phát huy kinh nghiệm kháng chiến chống thực dân cũ, phát triển trong điều kiện đánh bại thực dân mới mà vẫn giữ được thế hợp pháp đối với nhà cầm quyền ngay cả khi tiến công lại chúng, mà đứng vững trên trên ha chân không lăn dây sang vũ trang đơn thuần, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy bằng sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang do đó mà nhân lên bội phần sức mạnh tổng hợp của cách mạng. Phải chăng phát huy khởi nghĩa “địch vận là chiến lược’ của kháng chiến chống Pháp và sự lãnh đạo lập khối công nông binh liên hiệp mà nhân dân miền Nam sáng tạo ra phương pháp dùng ba mũi giáp công chính trị, quân sự, binh vận mà áp đảo quân thù. Nhờ vân dụng phương châm hai chân ba mũi mà các dân tộc thiểu số với chông thò, cạm bẫy với lực lượng vũ trang nhỏ bé (một trung đội) mà tạo ra cuộc khởi nghĩa Trà Bồng giải phóng về cơ bản bốn huyện miền Tây Quảng Ngãi. Nhờ đó mà lực lượng vũ trang đang thời kì phôi thai đã lấy ít địch nhiều tiêu diệt lớn địch ở Giồng Thị Đam - Gò Quảng Cung, ở Bắc Tây Ninh, làm cho tiếng tăm của Tiểu đoàn 502, của trận Tua Hai có sức uy hiếp địch dữ dội, sức cổ vũ mạnh mẽ khắp miền. Cũng nhờ đó mà đội quân “tản cư ngược”, “tản cư trước”, “tản cư sau” với nồi niêu thúng mủng với trâu bò, heo gà, ra cầu mong sự che chở của quận trưởng Mỏ Cày đã góp phần quan trọng trong việc buộc Diệm rút hết cả vạn quân lính thủy đánh bộ đang ráo riết bao vây tiến công “bình định Kiến Hòa” va tên tuổi của “đội quân tóc dài Việt Nam” vang lừng trên thế giới.

Không có nhân dân miền Nam kiên cường và sáng tạo thì không thể có thắng lợi kì diệu của Đồng khởi.


Tiêu đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Gửi bởi: macbupda trong 13 Tháng Giêng, 2010, 07:11:16 am
ĐÔI LỜI VỀ TÁC GIẢ

Đại tá Lê Hồng Lĩnh sinh cuối năm Nhâm Tuất (1922) tham gia thanh niên Phản đế năm 1940, nhập ngũ vào Quân đội từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, đã chiến đấu ở Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang và là cán bộ của phái đoàn Trung ương do đồng chí Lê Đức Thọ đứng đầu, theo đường Trường Sơn vào Nam bộ từ cuối năm 1948. Đồng chí được phân công làm Chính trị viên phó Tỉnh đội Thủ Biên. Tập kết ra Bắc, đồng chí làm trưởng Ban Tuyên huấn Sư đoàn 330 và được cử tham gia Ban Nghiên cứu Lịch sử Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị. Tiếp đó đồng chí được phân công làm Trưởng phòng Lịch sử chiến tranh chống Mỹ của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Đồng chí là một trong những cây viết chính về Lịch sử và Quân đội nhân dân Việt Nam, lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; là chủ biên và tham gia biên soạn nhiều cuốn lịch sử chiến tranh của các địa phương, của Quân đội…

Đồng chí đã tham gia biên soạn:

- Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam Nxb QĐND, HN, 1975.

- Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb ST, HN, 1991.

- Sông Bé lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm, Nxb Sông Bé, 1990.

- Lịch sử tỉnh Trà Vinh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, 1999.

- Lịch sử tỉnh Vĩnh Long, Nxb CTQG, HN, 2002.

- Lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Trà Ôn, Huyện ủy Trà Ôn, 1977.

- Ấp bắc, Nxb Ngoại văn, HN, 1965.

Chủ biên và biên soạn:

- Đại đội 25 một tấm gương về lái xe an toàn, Nxb QĐND, HN, 1964.

- Mẹo du kích miền Nam, Nxb QĐND, HN, 1965.

- Những mẩu chuyện về Quân giải phóng miền Nam, Nxb QĐND, HN, 1965.

- Ba mươi năm lớn mạnh và chiến thắng vẻ vang, Nxb QĐND, HN, 1974.

- Lịch sử Quân đội nhân dân (Hỏi và đáp), Nxb QĐND, HN, 1974.

- Lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Xuân Lộc, Nxb QĐND, HN, 1984.

- Minh Hải, 30 năm chiến tranh giải phóng, Nxb Đất Mũi, 1986.

- Xã Hòa Bình - Lịch sử đấu tranh cách mạng, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Trà Ôn 1992.

- Huyện Duyên Hải lịch sử đấu tranh cách mạng, Huyện Duyên Hải, 2000.

- Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân dân Huyện Cầu Kè anh hùng, Huyện ủy Cầu Kè, 2001.