Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 02:47:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khả năng và biện pháp chống tàu ngầm của quân đội NC  (Đọc 95433 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tvm303
Thành viên
*
Bài viết: 482


« Trả lời #80 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 10:19:37 am »

Mong bác suy nghĩ chín chắn hơn trước khi phát biểu. Thứ nhất biển đông rộng bao nhiêu mà rải được hết lưới. Thứ 2, một năm, có bao nhiêu tàu bè qua lại biển đông bạn có biết không. Thứ 3, nếu giăng lưới chàn lan, có biết sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngư nghiệp, môi trường không?
Về chống ngầm, em nghĩ ta nên làm những cách mà ngay nay cả thế giới đã làm:
Nó mà nổi thì việc phát hiện còn dễ hơn, thậm chí dùng cả vệ tinh cũng thấy tốt, nếu để tìm nó khi nổi thì cho vệ tinh giám sát khu vực biển đông (nếu có) còn không thì làm như khi nó lặn, chỉ khác là dùng các phượng tiện quan trắc như kính quang học, IR, nhìn đêm,... Tiêu diệt như với khi lặn.
 1. Phát hiện khi lặn:
- Trong khu vực quân cảng, rải lưới sonar sensor ở dưới đáy biển, tàu chiến neo đậu thì rải thêm lưới cản lôi ở bên ngoài cảng.
- Dùng trực thăng tuần tiễu khu vực khả nghi, kết hợp với máy bay tuần tra biển bay tuần tra.
- Thả sonar bouy (em không biết dịch, mọi người thông cảm) ở khu vực mà tàu ngầm địch thường xuyên ghé qua (hoặc địch có khả năng cao sẽ đi qua).
- Dùng tàu chiến có khả năng chống ngầm tuần tra.
- Dùng tàu ngầm tuần tra trong sân nhà.
2. Diệt tàu ngầm khi lặn:
- Khi phát hiện tàu ngầm trong cảng, ta có thể dùng pháo bắn, thả thủy lôi, nói chung là dễ giải quyết.
- Khi trực thăng hoặc máy bay tuần tiễu phát hiện tàu ngầm, thì ta sẽ thả bom chìm, ép nó nổi lên (nếu không muốn nó chết, dùng trong thời bình hay khi không xác định được tàu trung lập hay địch). Nếu muốn diệt, bom chìm thả gần kết hợp với ngư lôi thả từ máy bay, chết gần chắc.
- Nếu tàu chiến hay tàu ngầm phát hiện tàu ngầm thì diệt bằng vũ khí sẵn có, như bom chìm, rocket chống ngầm, ngư lôi, tên lửa diệt ngầm.

Logged

"Give me liberty or give me death" - Patrick Henry
Mr_Hoang
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #81 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 10:38:32 am »

Thật ra cũng không hẳn là rải khắp biển đông, chỉ rải ở những hướng để tiếp cận các quân cảng, và đường tiếp tế cho TS. Lưới nên rải chìm ở độ sâu ~ 70 - 100m hoặc là hơn nữa tùy vào loại cá muốn "đánh bắt". NHư vậy nó sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến vận tải, ngư nghiệp. 

Logged
tvm303
Thành viên
*
Bài viết: 482


« Trả lời #82 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 11:04:07 am »

Nếu rải lưới quá sâu, tàu địch thừa sức tránh như 70~100, thể tàu địch lặn 50m làm thể nào. Hơn nữa nếu giải cả 100km từ bở ra TS, thế bạn nghĩ ra giải pháp nào để căng lưới, làm thể nào để phát hiện tàu địch khi nó mắc vào, vvv.
Bọn Mỹ thực ra hồi chiến tranh lạnh đã từng rải một hệ thống lưới căng ngang Bắc Đại Tây Dương, một đầu là Greenland-Iceland-United Kingdom (GIUK Gap). Lưới này là lưới cảm biến sonar, được rải nằm trên đáy biển nhằm ngăn chặn tàu ngầm Soviet, không cho tàu ngầm Soviet thoải mái dạo chơi trong Bắc Đại Tây Dương, từ đó tàu ngầm Soviet thường chọn đường an toàn hơn là đi dưới băng Bắc Cực.
Thực ra, ý kiến của đ/c về rải trong quân cảng, những chỗ thích hợp là hợp lý nhưng lưới cá thì không làm được việc, hơn nữa tàu ngầm nó có thể cho biệt kích lặn ra cắt dễ dàng (nếu để nông) mà để sâu thì quân cảng đâu có sâu đến mức không lặn nổi.
Logged

"Give me liberty or give me death" - Patrick Henry
ladybird
Thành viên
*
Bài viết: 83



« Trả lời #83 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 11:22:35 am »

Còn 1 biện pháp nữa mà các bác quên không nói đến, cách này hồi WWII hải quân của Đức vẫn hay dùng là dùng móc thép thả xuống rồi cứ thế quần nguyên khu vực nghi ngờ có tàu ngầm hiện diện. Tất nhiên cách này sẽ dùng là nhằm cào rách lớp vỏ ngoài của tàu ngầm nhưng đi cùng với nó là tàu nổi phải đủ lớn và có hệ thống máy móc khỏe để có thể "câu" con cá to.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #84 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 06:17:46 pm »

Bạn Tamkinh@! theo giàn bài bác Baoleo@ gợi ý tôi thấy rất hay, Bạn hãy đi từng phần, mổ sẻ kỹ từng mục này:

"I/ Khái quát về tác dụng của tầu ngầm:
II/ Khái quát về vũ khí chống tầu ngầm:
III/ Đặc điểm địa lý biển, đảo, lãnh hải của VN
IV/ Thử tìm hiểu thực chất vũ khí chống tầu ngầm của ta (theo nguồn thông tin công khai-không mật)
V/ Bàn về khả năng chống tầu ngầm"


Thông tin bạn đưa thường thiếu tập trung và nghèo thông tin, theo tôi bạn lên lấy thông tin từ nhiều nguồn, nguồn Kiwi không phải là nguồn tin cậy. Nếu phần bạn viết cần thông tin dịch từ tiếng Anh chẳng hạn có thể bạn tự dịch hoặc gửi phần cần hỗ chợ dịch cho 1 thành viên nào đó nhờ giúp. Tương tự như vậy đối với phần tư liệu tiếng Nga, tiếng TQ v.v..

Đây là 1 chủ đề rất hay , rất nóng nó liên quan tới nhiều Topic đang có sẵn trong BOX "Kiến thức quốc phòng" . Bạn hãy tham khảo xin ý kiến của của những người bạn cho là đáng học hỏi , tham khảo để có thêm thông tin , cách nhìn toàn diện.

Chúc thành công!

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Bảy, 2010, 01:12:08 am gửi bởi longtrec » Logged
manhcong94
Thành viên
*
Bài viết: 165



WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2010, 08:58:06 pm »

Bác Dongadoan thông cảm cho em, vì em viết bài bằng điện thoại nên có đôi chỗ còn dùng ngôn ngữ nhắn tin của giới trẻ chúng em, em sẽ hết sức cố gắng để bác không phải bôi đỏ bài em nữa, cảm ơn bác! Em tiếp tục vấn đề chống tàu ngầm thì hiện nay chúng ta biết là xu hướng tấn công mang tính bất ngờ đóng góp vào chiến thắng một phần rất lớn, để tránh bất ngờ thì chỉ còn cách là chúng ta phải chủ động. Tất nhiên là ta không thể quản lý được hết tất cả lãnh hải của chúng ta nhưng em thấy rằng việc tuần tra tại các khu vực nhạy cảm đóng vai trò quan trọng nhất, em luôn đề cao tính chủ động trong chiến đấu, ai nắm được thế chủ động là thắng. Tác chiến chống ngầm cũng như vậy!
Logged

...Đánh cho giặc trích luân bất phản. Đánh cho giặc phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!
mrquang
Thành viên
*
Bài viết: 72


« Trả lời #86 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 03:45:23 pm »

Chủ đề nguội quá các mod ơi.
Để hướng thảo luận tập trung hơn, xin phép nêu từng mục để các bác thảo luận. Trước khi diệt tàu ngầm, đương nhiên phải tìm ra nó, (mà không phải lúc nào cũng tiêu diệt). Vậy thì trước tiên ta hãy thảo luận về:
Các phương tiện, thiết bị dò tìm, phát hiện tàu ngầm của thế giới và của Việt Nam hiện nay:
Các bác có nhiều tài liệu chịu khó đưa lên cho anh em nghiên cứu, đặc biệt là các thông số kỹ thuật.
Kính mời các bác
Logged
dong chi
Thành viên
*
Bài viết: 132


« Trả lời #87 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 02:20:33 pm »


Đây là lần đầu tiên Việt Nam đặt mua máy bay do phương Tây chế tạo, thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động trên biển và sẽ trở thành lực lượng không quân hạm đầu tiên của hải quân Việt Nam.

Theo tập đoàn Viking Air, 06 máy bay DHC-6 sẽ được giao cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2014. Công ty Pacific Sky Aviation, một chi nhánh thuộc tập đoàn Viking Air, đặt tại sân bay quốc tế Victoria sẽ chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay.

Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (Ảnh flightglobal)

Theo đánh giá của các chuyên gia về máy bay, thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 có độ bền chắc và có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn. Các thủy phi cơ có khả năng thực hiện tốt cho các nhiệm vụ tuần tra trên biển. DHC-6 được trang bị radar và nó sẽ phát huy tốt khả năng tác chiến khi được phối hợp với các tàu ngầm.

Có khả năng hành trình trên mặt nước (Ảnh flightglobal)

DHC-6 Twin Otter Series 400 là loại thủy phi cơ cánh cố định; có chiều dài 51 ft 9 in (15,77 m), sải cánh 65 ft (19,8 m), có chiều cao 19 ft 6 in (5,9 m), diện tích cánh 420 ft² (39 m²); trọng lượng rỗng khoảng 7.000 lb (3.200 kg) – 8.000 lb (3.628 kg); trọng lượng cất cánh tối đa 12.500 lb (5.670 kg).

DHC-6 Twin Otter được trang bị 02 động cơ tua-bin phản lực cánh quạt loại Pratt & Whitney PT6A-27, công suất mỗi động cơ đạt 620 hp - 680 hp (460 kW - 507 kW).

Có khả năng cất và hạ cánh trên mặt đất

Thủy phi cơ được thiết kế khá khoa học với phi hành đoàn từ 01 đến 02 người; DHC-6 Twin Otter có thể chở được 19 hành khách khi có 02 phi công; tốc độ bay tối đa 183 hải lý (210 mph (340 km/h)); tốc độ hành trình 143 hải lý (165 mph (266 km/h)); tầm bay 920 hải lý (1.050 dặm (1.690 km)); trần bay 26.700 ft (8.140 m); mức độ nâng 1.600 ft/phút (8,1 m/giây).

6 chiếc này trị giá 36tr đô la canada.

Em thấy mua máy bay cảnh báo sớm thì thực tế hơn đấy các bác ạ.

Logged

Đề nghị các bác ủng hộ cho hàng Việt Nam nhiều hơn, xem ít phim Tàu thôi, dành thời gian coi phim Việt Nam còn hay hơn nhiều. Cảm ơn đã đọc! Các bác cố gắng thực hiện he.
mrquang
Thành viên
*
Bài viết: 72


« Trả lời #88 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 04:36:33 pm »

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đặt mua máy bay do phương Tây chế tạo, thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động trên biển và sẽ trở thành lực lượng không quân hạm đầu tiên của hải quân Việt Nam.
---------------------------------------------------------
Em này tìm tàu ngầm bằng phương tiện gì thế dongchi
Logged
dong chi
Thành viên
*
Bài viết: 132


« Trả lời #89 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 09:03:13 am »

Cái này mới là "bước đầu" thôi mà bác.Con này tìm tàu ngầm bằng "mắt người" bác ạ.Ý em là nên mua các loại máy bay cảnh báo sớm có khả năng phát hiện tàu nổi+ngầm thì thực tế hơn,tuy hơi tốn kém.
Logged

Đề nghị các bác ủng hộ cho hàng Việt Nam nhiều hơn, xem ít phim Tàu thôi, dành thời gian coi phim Việt Nam còn hay hơn nhiều. Cảm ơn đã đọc! Các bác cố gắng thực hiện he.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM