Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 07:36:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khả năng và biện pháp chống tàu ngầm của quân đội NC  (Đọc 95429 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #50 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2009, 12:54:22 pm »

   đã đọc trên quansu hay ttvnol lâu quá rồi nên cháu không nhớ nguồn
 khi tàu phóng lôi của ta bắn ngư lôi thì F-4 đã phóng một thiết bị như phao nửa chìm nửa nổi chặn đầu-ngư lôi đập vào các phao đó thì nổ

Lạy hồn, hồn không nhớ rõ nguồn thì đừng viết bừa viết ẩu.
Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #51 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2009, 08:13:46 pm »

   đã đọc trên quansu hay ttvnol lâu quá rồi nên cháu không nhớ nguồn
 khi tàu phóng lôi của ta bắn ngư lôi thì F-4 đã phóng một thiết bị như phao nửa chìm nửa nổi chặn đầu-ngư lôi đập vào các phao đó thì nổ

Lạy hồn, hồn không nhớ rõ nguồn thì đừng viết bừa viết ẩu.
Mong bạn đóng góp
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2009, 09:13:32 pm »

   đã đọc trên quansu hay ttvnol lâu quá rồi nên cháu không nhớ nguồn
 khi tàu phóng lôi của ta bắn ngư lôi thì F-4 đã phóng một thiết bị như phao nửa chìm nửa nổi chặn đầu-ngư lôi đập vào các phao đó thì nổ

Lạy hồn, hồn không nhớ rõ nguồn thì đừng viết bừa viết ẩu.
Mong bạn đóng góp

Đã đóng góp rồi đấy thôi: không nhớ rõ nguồn thì đừng viết bừa viết ẩu! Các bài thông tin sai lệch, nguồn gốc không rõ ràng sẽ bị xóa trong 12h tới.

Trân trọng,


DTD
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #53 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2009, 10:28:02 pm »

                          LỢI THẾ TỰ NHIÊN TRONG BIỆN PHÁP CHỐNG NGẦM THỤ ĐỘNG
   Chống ngầm thụ động là biện pháp phòng thủ trước tàu ngầm một cách bị động với những trang bị và phương tiện chống ngầm không có khả năng phát hiện tàu ngầm từ xa và đuổi theo mục tiêu như tuyến vật cản chóng ngầm, thủy lôi, thiết bị sonar...biện pháp này hỗ trợ cho phương pháp chủ động - đảm nhiệm những khu vực mà lực lượng chống ngầm cơ động không được bố trí thường trực tại đó do ít có khả năng tàu ngẫm xâm nhập hoặc do ta thiếu phương tiện nên ta ưu tiên cho những điểm trọng yếu-biện pháp này bị ảnh hưởng và chi phối rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên!
 Đường bờ biển nước ta kéo dài 3260 km - là một yếu tố an ninh-quốc phòng quan trọng
 Kinh tế biển là một thành phần tối quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nước ta
 Nước ta có nhiều đảo ven bờ và nhiều đảo, quần đảo xa bờ nằm trong vùng biển nước sâu
        Từ những yếu tố đó cho thấy việc phòng thủ lãnh hải không chỉ có ý nghĩa đối với an ninh quốc phòng mà còn có ý nghĩa bảo về sự ổn định và phát triển của nền kinh tế-nhìn rộng ra là sự ổn định và phát triển của xã hội, của dân tộc và chúng ta chỉ thực sự làm chủ lãnh hải của chúng ta khi chúng ta làm chủ cả lòng nước bên dưới
    Ở biển Đông nói chung và đối với VN tàu ngầm có thể phát huy hầu hết khả năng của nó chỉ trừ phóng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và khả năng răn đe hạt nhân ( nếu chỉ là xung đột cục bộ không nghiêm trọng-khả năng này vẫn có http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=305792&ChannelID=94)...:
    1. Khi nổ ra xung đột quy mô lớn tàu ngầm có thể là một trong những lực lượng trọng yếu của đối phương có vai trò làm chủ lực đảm nhiệm tiêu diệt các lực lượng tàu nổi của ta!
    2. Khi không có chiến sự nghiêm trọng thì tàu ngầm đống vai trò là những thợ săn tự do chuyên phục kích-tiêu diệt-tiêu hao sinh lực các lực lượng vũ trang của ta
    3. Đối phương bố trí tuyến tàu ngầm cảnh giới hay phục kích để phục chặn viện, uy hiếp, cô lập các đảo, quần đảo xa bờ của ta, tạo diều kiện cho các lực lượng khác của chúng đánh chiếm đảo
    4. Trong cả thời bình và thời chiến thì tàu ngầm đều có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát điện tử , tình báo, đổ bộ điệp viên và biệt kích...
  ( nếu có thiếu sót thì các bạn bổ sung giúp )
  Để chống tàu ngầm thì ta có các lực lượng và khí tài đã giới thiệu:
   Tàu tuần tiểu Petya II : 3 chiếc
                      Petya III : 2 chiếc
   Trực thăng chống ngầm KA-28, KA-32 theo vndefence.info ta có 8 KA-28 và 4 KA-32
   2 Gepard 3.9 sắp về cuối năm 2009 có khả năng mang theo trực thăng và có nguồn cho rằng ta mua công nghệ đóng thêm 2 tàu trong nước và mua vũ khí của Nga
  Ngoài ra không rõ SU-30 có khả năng chống ngầm hay không-mong các bạn cho ý kiến
 Ngoài ra còn có các phương án phát hiện và chống tàu ngầm thụ động như các thiết bị Sonar, thủy lôi, vật cản chống ngầm
    Nói thêm về vật cản-tuyến chống ngầm ( nguồn: dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn): tuyến vật cản dưới mặt biển, thường ở cửa cảng lớn, cửa sông lớn, cửa căn cứ hải quân, gồm chủ yếu hàng rào thuỷ lôi neo ngầm dưới mặt nước, nhằm ngăn chặn, phá huỷ các loại tàu đối phương tiếp cận. Trong chiến tranh hiện đại, còn gồm cả thiết bị trinh sát điện tử dưới nước để phát hiện tiếng động, sóng âm từ xa...
   Với chừng ấy phương tiện thì có thể ít nhưng may mắn là VN có một vùng biển nông tính ( Trường Sa nằm ở vùng biển nước sâu ) từ đất liền ra ngoài khơi và chúng ta có nhiều vũng, vịnh kín -nông là vật cản thiên nhiên rất thuận lợi chống ngầm ( đặc biệt là chống đổ bộ các điệp vụ phá hoại trên dất liền) như bác Baleo đã nêu thì ta có vịnh Hạ Long, ngoài ra còn Cam Ranh...
   Các vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi đó là một trong những át chủ bài chiến lược trong các biện pháp chống tàu ngầm nói riêng và an ninh quốc gia nói chung vì ta phải có nơi an toàn trước tàu ngầm thì ta mới có thời gian và không gian thuận lợi để chuẩn bị, nghiên cứu và là vị trí xuất phát tiến công an toàn của các lực lượng chống ngầm..
   Các đảo và quần đảo cũng là các yếu tố then chốt để củng có thêm khẳ năng chống ngầm-là căn cứ của máy bay chống ngầm.v.v... và nếu thiết lập thêm các tuyến vật cản chống ngầm ở một số đảo có địa thế cho phép thì cũng sẽ là căn cứ tốt cho các tàu chiến-ngoài ra đây là tuyến phòng thủ từ xa cho lãnh thổ trên đất liền, là các pháo đài không bao giờ chìm bảo vệ lãnh hải của Tổ quốc!
   

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2009, 03:59:45 pm gửi bởi tamking » Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #54 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2009, 01:21:49 pm »

                       CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG NGẦM THỤ ĐỘNG
Đường bờ biển nước ta kéo dài 3260 km - là một yếu tố an ninh-quốc phòng quan trọng
 Kinh tế biển là một thành phần tối quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nước ta
 Nước ta có nhiều đảo ven bờ và nhiều đảo, quần đảo xa bờ nằm trong vùng biển nước sâu
        Từ những yếu tố đó cho thấy việc phòng thủ lãnh hải không chỉ có ý nghĩa đối với an ninh quốc phòng mà còn có ý nghĩa bảo về sự ổn định và phát triển của nền kinh tế-nhìn rộng ra là sự ổn định và phát triển của xã hội, của dân tộc và chúng ta chỉ thực sự làm chủ lãnh hải của chúng ta khi chúng ta làm chủ cả lòng nước bên dưới
    Ở biển Đông nói chung và đối với VN tàu ngầm có thể phát huy hầu hết khả năng của nó chỉ trừ phóng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và khả năng răn đe hạt nhân ( nếu chỉ là xung đột cục bộ không nghiêm trọng-khả năng này vẫn có http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=305792&ChannelID=94)...:
    1. Khi nổ ra xung đột quy mô lớn tàu ngầm có thể là một trong những lực lượng trọng yếu của đối phương có vai trò làm chủ lực đảm nhiệm tiêu diệt các lực lượng tàu nổi của ta!
    2. Khi không có chiến sự nghiêm trọng thì tàu ngầm đống vai trò là những thợ săn tự do chuyên phục kích-tiêu diệt-tiêu hao sinh lực các lực lượng vũ trang của ta
    3. Đối phương bố trí tuyến tàu ngầm cảnh giới hay phục kích để phục chặn viện, uy hiếp, cô lập các đảo, quần đảo xa bờ của ta, tạo diều kiện cho các lực lượng khác của chúng đánh chiếm đảo
    4. Trong cả thời bình và thời chiến thì tàu ngầm đều có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát điện tử , tình báo, đổ bộ điệp viên và biệt kích...
  ( nếu có thiếu sót thì các bạn bổ sung giúp )
  Để chống tàu ngầm thì ta có các lực lượng và khí tài đã giới thiệu:
   Tàu tuần tiểu Petya II : 3 chiếc
                      Petya III : 2 chiếc
   Trực thăng chống ngầm KA-28, KA-32 theo vndefence.info ta có 8 KA-28 và 4 KA-32
   2 Gepard 3.9 sắp về cuối năm 2009 có khả năng mang theo trực thăng và có nguồn cho rằng ta mua công nghệ đóng thêm 2 tàu trong nước và mua vũ khí của Nga
  Ngoài ra không rõ SU-30 có khả năng chống ngầm hay không-mong các bạn cho ý kiến
 Ngoài ra còn có các phương án phát hiện và chống tàu ngầm thụ động như các thiết bị Sonar, thủy lôi, vật cản chống ngầm
    Nói thêm về vật cản-tuyến chống ngầm ( nguồn: dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn): tuyến vật cản dưới mặt biển, thường ở cửa cảng lớn, cửa sông lớn, cửa căn cứ hải quân, gồm chủ yếu hàng rào thuỷ lôi neo ngầm dưới mặt nước, nhằm ngăn chặn, phá huỷ các loại tàu đối phương tiếp cận. Trong chiến tranh hiện đại, còn gồm cả thiết bị trinh sát điện tử dưới nước để phát hiện tiếng động, sóng âm từ xa...
   Với chừng ấy phương tiện thì có thể ít nhưng may mắn là VN có một vùng biển nông tính ( Trường Sa nằm ở vùng biển nước sâu ) từ đất liền ra ngoài khơi và chúng ta có nhiều vũng, vịnh kín -nông là vật cản thiên nhiên rất thuận lợi chống ngầm ( đặc biệt là chống đổ bộ các điệp vụ phá hoại trên dất liền) như bác Baleo đã nêu thì ta có vịnh Hạ Long, ngoài ra còn Cam Ranh...
   Các vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi đó là một trong những át chủ bài chiến lược trong các biện pháp chống tàu ngầm nói riêng và an ninh quốc gia nói chung vì ta phải có nơi an toàn trước tàu ngầm thì ta mới có thời gian và không gian thuận lợi để chuẩn bị, nghiên cứu và là vị trí xuất phát tiến công an toàn của các lực lượng chống ngầm..
   Các đảo và quần đảo cũng là các yếu tố then chốt để củng có thêm khẳ năng chống ngầm-là căn cứ của máy bay chống ngầm.v.v... và nếu thiết lập thêm các tuyến vật cản chống ngầm ở một số đảo có địa thế cho phép thì cũng sẽ là căn cứ tốt cho các tàu chiến-ngoài ra đây là tuyến phòng thủ từ xa cho lãnh thổ trên đất liền, là các pháo đài không bao giờ chìm bảo vệ lãnh hải của Tổ quốc!
   



Bạn nên thay đổi tiêu đề. Các vấn đề bạn đưa ra quá ít thông tin gì liên quan tới "biện pháp chống ngầm thụ động"! Thậm chí bạn cũng chưa đưa ra định nghĩa của khái niệm này nữa!
Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #55 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 04:46:35 pm »

                                              KHẢ NĂNG CHỐNG NGẦM CHỦ ĐỘNG
  Là các biện háp chống ngầm với các phương tiện có khả năng tìm, truy kích và tiêu diệt tàu ngầm, uy hiếp hoặc tấn công đối phương từ xa

  Ta có :
   Tàu tuần tiểu Petya II : 3 chiếc
                      Petya III : 2 chiếc
   Trực thăng chống ngầm KA-28, KA-32 theo vndefence.info ta có 8 KA-28 và 4 KA-32
   BE-22 không biết có còn phục vụ không?
   M-28 mang được thủy lôi nhưng không phải là máy bay chống ngầm chuyên dụng và còn ít
   AN-24 trinh sát.
Rất thiếu sót là không tìm được thông tin về sự phân bố của các phương tiện và khí tài trên nhưng chừng ấy KA và Petya có lẽ không tập trung toàn bộ vào vùng khoanh đỏ và số lượng nếu thực tế là như vậy thì hơi ít và vùng kiểm soát là không lớn! 
   SU-30 và SU-22 có thể chống hạm nhưng không biết có chống ngầm được hay không? ( Nếu được thì rất đáng mừng vì SU-30 có tầm hoạt động hết cả biển Đông )
  Với AN-24 và M-28 thì sẽ khó sử dụng khi thời tiết xấu hoặc có bão-đối phương có thể lợi dụng điều này vì biển Đông là vùng biển có nhiều bão và hàng năm có 4-5 cơn bão tiến vào nước ta từ biển Đông ( thường là khu vực miền Trung-vùng nước sâu)
   + Với Petya và KA thì khả năng chống ngầm vẫn còn mang tính khã dĩ vì ta có thể phát hiện tàu ngầm từ xa nhưng Petya và KA sẽ tiếp cận chậm và đối phương có nhiều cơ hội thoát ( KA xuất phát từ đảo hoặc đất liền đến mục tiêu sẽ chậm còn việc cho KA thay phiên tuần tra liên tục sẽ rất tốn kém và giảm tuổi thọ máy bay ngoài ra đối phương sẽ tìm cách tiêu diệt lực lượng KA trước khi cho tàu ngầm xâm nhập)
   + Theo bác Baleo ta có thể tận dụng vùng tự do oanh kích nhưng bác Baleo  hỗ trợ thêm thông tin về yếu tố này vì ta tự do oanh kích được thì đối phương cũng có thể đoán trước và triển khai lực lượng trước ta.
   +  Ta có thể tận dụng các đảo xa bờ ở Trường Sa, Côn Đảo... để tăng tầm hoạt động và khả năng phản ứng nhanh của không quân trinh sát, Petya và KA nhưng ở Trường Sa thì còn vướng nhiều vấn đề chính trị...và nếu như vậy ta cũng cần tăng cường khả năng phòng thủ toàn diện cho các đảo này
   + Cuối cùng thì khi tiếp cận tàu ngầm thì các khó khăn chiến thuật là:
      Ta phải an toàn trước tàu ngầm rồi mới tấn công nó được-tàu ngầm cũng có khả năng phòng không
      Phải có nhiều hơn một tàu, có lực lượng cảnh giới phòng khi đối phương chỉ dùng tàu ngầm làm mồi nhử
      Tấn công từ nhiều hướng, có cả tàu chiến và máy bay, có lực lượng chặn đường rút, cả không-hải quân phải tiếp cận cùng lúc hoặc thời gian tiếp cận không chênh lệch lớn để tăng xác suất diệt mục tiêu và tự vệ khi đối phương tăng cường lực lượng
  Và để đối phó với chúng ta thì đối phương cũng sẽ chuẩn bị sẵn các lực lượng hỗ trợ, phục kích hoặc tàu ngầm chỉ có ý định thu hút ,nghi binh và như vậy thì lúc đó lực lượng chống ngầm sẽ phải có khả năng rút khỏi chiến trường thật nhanh hoặc đủ mạnh để nghênh chiến và khó khăn hơn là khi nổ ra xung đột lớn mà tàu ngầm nằm trong lực lượng xung kích của đối phương, phối hợp chặt chẽ với tàu nổi và máy bay...
   Như thế ta thấy công cuộc chống ngầm sẽ bao gồm rất nhiều vấn đề và rất phức tạp, đè nặng lên nền kinh tế và không thuần túy là chống tàu ngầm mà để phòng thủ hiệu quả thì ta cần phải tăng cường toàn diện lực lượng tàu chiến và máy bay-hỏa lực của không-hải quân ( cả pháo bờ biển và tên lửa hành trình ) để chống tàu ngầm, cả tàu nổi và máy bay của đối phương một cách hiệu quả!
 
   
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Ba, 2009, 09:09:30 pm gửi bởi tamking » Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #56 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 04:51:07 pm »

Có một thắc mắc mong các tiền bối và các bạn giải thích giúp :
   Nếu ta phát hiện tàu ngầm trong lãnh hải của ta và xuất kích nhưng khi lực lượng ta đến nơi thì đối phương đã ra khỏi hải phận của ta thì thế nào ạ?
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #57 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2009, 05:35:38 pm »

Có một thắc mắc mong các tiền bối và các bạn giải thích giúp :
   Nếu ta phát hiện tàu ngầm trong lãnh hải của ta và xuất kích nhưng khi lực lượng ta đến nơi thì đối phương đã ra khỏi hải phận của ta thì thế nào ạ?

Lại quay về căn cứ và đợi chờ tiếp Grin
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
makanagunov
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #58 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 10:19:11 am »

các bác có biết gì về khả năng chống ngâm của hải quân ta ko?chia sẻ cho bọn này biết vơi
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #59 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 11:03:26 am »

Có một thắc mắc mong các tiền bối và các bạn giải thích giúp :
   Nếu ta phát hiện tàu ngầm trong lãnh hải của ta và xuất kích nhưng khi lực lượng ta đến nơi thì đối phương đã ra khỏi hải phận của ta thì thế nào ạ?

Cần xác định:

(i) Tàu ngầm không rõ xuất xứ hiện diện trong lãnh hải của VN có xin phép trước hay trái phép?
(ii) Tàu ngầm đó đang đi nổi hay ngầm?
(iii) Tàu ngầm đó có phát tín hiệu thông báo sự cố khẩn cấp hay không?

Nếu (i) là trái phép và (iii) là không, hay (i) là được phép nhưng (ii) là đi ngầm thì các lực lượng chức năng như hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân, hải quan, v.v, đều được phép truy đuổi và bắt giữ để bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý. Vấn đề là lực lượng đó có năng lực phát hiện, truy đuổi hay bắt giữ hay không lại là chuyện khác.

Bạn dùng hai khái niệm là lãnh hải và hải phận tạo thành câu hỏi không rõ nghĩa. Hải phận không phải là thuật ngữ pháp lý chính thống cho phép các lực lượng chức năng biết về quyền được làm gì khi tàu ngầm lạ đã ra khỏi hải phận. Trong trường hợp xác định được tàu ngầm lạ xâm nhập lãnh hải, phương tiện truy đuổi của lực lượng chức năng có quyền đuổi theo và bắt giữ tàu ngầm lạ này tại lãnh hải (rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở), và xa hơn tại vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 12 hải lý tiếp theo) với điều kiện là quá trình truy đuổi diễn ra liên tục từ trong lãnh hải ra vùng tiếp giáp lãnh hải.

Lực lượng chức năng khi phát hiện tàu ngầm lạ xâm phạm vùng tiếp giáp lãnh hải có quyền:
- Ra lệnh cho tàu đi nổi, kéo quốc kì Việt Nam và trả lời các câu hỏi nhằm xác định nguyên nhân, mục đích, tính chất và hướng đi của tàu;
- Yêu cầu tàu rời khỏi vùng tiếp giáp lãnh hải;
- Ra lệnh cho tàu dừng lại để kiểm tra, khám xét nếu thấy các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới các vùng biển VN;
- Nếu tàu từ chối đi nổi có thể áp dụng biện pháp cảnh cáo.

Lực lượng chức năng khi phát hiện tàu ngầm lạ xâm phạm lãnh hải có quyền:
- Ra lệnh cho tàu đi nổi, kéo quốc kì Việt Nam và trả lời các câu hỏi nhằm xác định nguyên nhân, mục đích, tính chất và hướng đi của tàu;
- Ra lệnh cho tàu dừng lại để kiểm tra, khám xét nếu thấy các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới các vùng biển VN hoặc rời khỏi lãnh hải VN;
- Cảnh cáo và bắt giữ để xử lý nếu tàu cố tình không tuân theo mệnh lệnh;
- Dùng biện pháp quân sự nếu tàu cố tình không tuân theo mệnh lệnh hay chống lệnh bằng vũ lực.

Nói chung, việc xử lý tàu ngầm lạ xâm nhập các vùng biển VN đòi hỏi năng lực kỹ thuật (phát hiện, truy đuổi, bắt giữ) và tuân thủ pháp luật quốc tế, cũng như cân nhắc tương quan địa chính trị giữa các bên.

Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM