Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 12:06:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hát mãi khúc quân hành  (Đọc 255205 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pháo75
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #480 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 02:05:08 pm »

Bác Hum xam chuyên gia về các bản nhac cách mạng ,nhất là các  bản nhạc đỏ ,có 1 bài hát khi vào quân trường cháu rất thích nhưng quên mất rồi ,bác Hum xam có bản này pot lên giùm cháu nha ,cháu chỉ nhớ đoạn đầu ( ngày giao quân tôi vào bộ đội ,chiếc nón cối trên đầu chân mang dép râu tôi không quen ) cháu cám ơn bác ...
Logged
honghot.K
Thành viên
*
Bài viết: 206


« Trả lời #481 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2012, 09:18:11 pm »

Bác Tiêu Dao cho em hỏi ,ca sỉ Kim Khánh có duyên với bài tròn ba năm lính của bác trong trường hợp nào vậy bác ,em thấy ca sỉ Kim Khánh có giọng ca rất hợp với bài hát này ,phải nói là rất hay ,
  Em đi lang thang ,thì thấy bài hát tròn ba năm lính được chuyển sang Karaoke, thôi thì chúng ta cùng hát
             
                                <a href="http://www.youtube.com/watch?v=mazexrUlf1U" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=mazexrUlf1U</a>
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #482 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 06:54:11 am »

***(*)88
       Kính chào các bác,hôm nay nhân dịp kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu,em xin mời các bác nghe lại một ca khúc rất quen thuộc về Người vẫn thường được vang lên trong những dịp sinh hoạt truyền thống,và nhất là với những chú đội nhà ta thì bài hát đã trở thành một bài ca không quên.Kính mời các bác nghe lại nhạc phẩm “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” của nhạc sĩ Huy Thục :
                                                                                     <a href="http://www.youtube.com/watch?v=7vBiuvl4a_M" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=7vBiuvl4a_M</a>
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #483 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2014, 09:01:11 pm »

Xin phép các bác, các chú, các anh cho nhà cháu ké cái bài này vào đây:

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=OxmyrQdupqQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=OxmyrQdupqQ</a>

Bài hát “Tiến về Hà Nội” được sáng tác tại Chợ Đại, Ứng Hòa

"Trùng trùng quân đi như sóng… lớp lớp đoàn quân tiến về..." Giai điệu trầm hùng, lời ca trong sáng như vẽ lên cảnh đoàn quân chiến thắng tiến vào Thủ đô tháng 10 năm 1954. Thế nhưng trên thực tế, bài hát "Tiến về Hà Nội" của nhạc sỹ Văn Cao ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Khoảng giữa năm 1949, các văn nghệ sĩ trong đó có nhạc sĩ Văn Cao được triệu tập tới dự cuộc họp của Trung ương tại Việt Bắc để nghe phổ biến về tình hình chiến sự và nhiệm vụ mới. Họ được nghe phổ biến chủ trương chuẩn bị tổng phản công của Đảng và nhiệm vụ giới văn nghệ sĩ được giao lúc này là nhanh chóng có những sáng tác kịp thời phục vụ giai đoạn cách mạng mới. Thời ấy Chợ Đại - Cống Thần thuộc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (bây giờ là Hà Nội) được giới văn nghệ sĩ coi như "thủ đô". Khi nghe phổ biến chủ trương chuẩn bị tổng phản công tại đây, ai cũng phấn khởi reo lên. Hòa trong không khí tưng bừng phấn khởi ấy, nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài "Tiến về Hà Nội" trong một đêm. Chỉ qua truyền miệng bài hát được lan đi rất nhanh và được khán giả nhiệt tình ủng hộ. Ngót nửa thế kỷ trôi qua, bài hát "Tiến về Hà Nội" vẫn gợi người nghe khí thế hừng hực của ngày giải phóng Thủ đô năm nào.
------------------------

Hẳn nhà cháu không cần nói về cảm xúc cá nhân mỗi khi nghe bài nữa vì ở đây có rất nhiều các bác, các chú, các anh sinh trưởng tại Hà Nội. Riêng nhà cháu thì vẫn cảm phục cố Nhạc sỹ Văn Cao khi ở thời điểm năm 1949 mà Cụ vẫn có thể viết nên hàng loạt bài hát "dự đoán tương lai" như thế này.

Trong bối cảnh cuộc KCCP đang ở giai đoạn quyết liệt, Văn Cao đã sáng tác Tiến về Hà Nội với âm hưởng hào hùng, lạc quan nghĩ tới ngày thắng trận trở về HN. Ấy thế mà ông đã bị quy chụp là lạc quan tếu. Nhưng quả thực sau đó 5 năm chúng ta đã tiến về giải phóng thủ đô từ 5 cửa ô.

Nhân đây tôi kể lại câu chuyện này mà tôi đã chứng thực được nghe và được mục sở thị. Năm ấy là năm 1978 khi ấy bạn tôi là sonTH đang làm đồ án tốt nghiệp tại HN. Hồi ấy HN khó khăn lắm, đêm xuống mất điện liên miên. SonTH lúc ấy khi thì ở nhà chị gái ở Kim Liên, lúc thì ở khu tập thể Bộ Văn hóa ngay cạnh Nhạc viện HN. Anh trai của sonTH là nhà phê bình nghệ thuật tên tuổi TBV. Một buổi tối tôi đến chơi với sonTH tại nhà anh TBV, hôm đó nhà anh V có khách và lại mất điện. Tôi bước vào nhà, một gian nhà tập thể chật chội leo lét ánh nến, xung quanh là mấy người đàn ông có tuổi đang nhâm nhi chén rượu. Chị M vợ anh V ngồi ngay cửa tiếp mồi cho khách, 1 nồi trứng vịt lộn sôi sùng sục trên bếp dầu - ngày ấy trứng vịt lộn là một món sang trọng. Tôi ngồi phía ngoài cửa với sonTH và định thần nhìn những người khách đang rì rầm nói chuyện. Một khuôn mặt quá quen thuộc với chòm râu bạc và mái tóc dài hất ra sau đó là nhạc sĩ Văn Cao. Cạnh ông lại một khuôn mặt gầy với cặp kính trắng không lẫn vào đâu của Trịnh Công Sơn và người thứ ba trắng trẻo, khuôn mặt đầy đặn và qua câu chuyện của họ tôi biết ông ta là 1 nhà toán học Việt kiều đang ở Ca-na-đa. Họ nói nhiều chuyện lắm, tôi và sonTH ngồi nghe họ với lòng ngưỡng mộ. Chuyện về nghệ thuật, về công việc rất nhiều. Đã mấy chục năm trôi qua mặc dù chỉ là người hóng hớt nhưng tôi vô cùng cảm phục VC  khi nhà Toán học hỏi ông về dự định trở về VN làm việc, ông nói quyết định là ở em nhưng nếu như ở nước ngoài làm việc với những điều kiện đầy đủ hơn trong nước thì sẽ hiệu quả hơn mà vẫn đóng gópTổ quốc một cách hiệu quả. Lúc đó TCS có một người bạn thân làm ca sĩ ở nước ngoài nhưng tham gia vào các nhạc hội chống VN, VC có nói với TCS em hãy viết thư cho cô ta không nên quay lưng lại với quê hương như thế. TCS cho biết người bạn gái đó không có nhận thức gì về chính trị mà chỉ bị lôi kéo mà thôi. Vào thời điểm đó đang có cuộc thi viết lại quốc ca, nhà toán học khâm phục  bài Tiến quân ca của VC không bao giờ cũ vì luôn luôn là tiến mau ra sa trường . VC có tâm sự vào thời kỳ khó khăn nhất của VC khi có nhiều bạn bè đã xa lánh ông thậm chí có những kẻ có những biểu hiện của giậu đổ bìm leo, vào lúc ấy ông rất biết ơn người vợ của mình đã khảng khái trước những kẻ cơ hội đó: Chồng tôi tuy có tội thật nhưng mỗi khi bài hát của chồng tôi cất lên thì từ nguyên thủ cho đến người dân đều phải kính cẩn nghiêng mình.   Rồi cuộc thi viết lại quốc ca bị lãng quên và bài Tiến quân ca bất hủ của VC cho đến bây giờ vẫn là quốc ca của hơn 80 triệu con dân đất Việt và là một trong những quốc ca nổi tiếng trên thế giới.

Đấy là những gì tôi đã nghe, đã thấy trong một cái đêm của thời điểm rất khó khăn của đất nước. Tôi vô cùng kính phục các vị khách đêm đó và 3 người trong số họ đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng: VC, TBV và TCS. Còn nhà toán học Việt kiều đó rất tiếc không biết quý danh của ông và ông có còn trên cõi đời này hay không?

Hôm nay có một bạn blog viết một bài phản hồi về bài này của bác Lê Xuân Trường nhưng đăng ký gặp trục trặc nên Khoằm giúp bạn ý gửi bài này đến bác Lê Xuân Trường để như lời bạn ý nói, hy vọng bác Lê Xuân Trường hài lòng.

Xin bỏ đoạn bạn ý trích bài bác, đăng đoạn sau thôi.

------------
(Ghi chú: VC = Văn Cao, TCS = Trịnh Công Sơn, còn TBV, có lẽ là cụ Thái Bá Vân chăng).

Hơn một năm trước, khi đọc đoạn này tôi đã đăng ký tham gia diễn đàn qsvn.net để có thể trả lời câu hỏi này của bác lexuantuong@, tuy nhiên việc đăng ký gặp trục trặc nào đó nên không thực hiện được và rồi cũng quên bẵng. Nay nhớ lại và ghi ít dòng để khỏi quên mất. Ngoài ra, hy vọng bác lexuantuong@ hài lòng, nếu có đọc đến entry này.

Xin nói luôn nhà toán học Việt Kiều mà bác lexuantuong@ hỏi, chính là ông Ngô Văn Quế, hoặc Ngô Anh Quế. Ông Quế từng dạy Toán tại các trường đại học ở Pháp và Canada, nay đã về nước định cư, hiện ở Quận 1, Tp. HCM, chắc là vẫn khỏe mạnh vì vẫn thấy chơi blog.

Nhưng ông Giáo sư Toán này còn là một nhà thơ tài hoa, với bút danh (mà tôi biết mỗi bút danh này) là Ngô Văn Tao.

Như bác lexuantuong@ đã viết, ông Ngô Văn Tao từng gặp gỡ cụ Văn Cao...
Dâng tặng Nhạc sĩ  Văn Cao

Anh Văn,

Khi được quen biết anh... thì tôi cũng đã sống gần trọn đời rồi…Thế mà tôi cứ mộng mơ trở lại cuộc đời để được  theo sát gót anh trên con đường dài lịch sử của đất nước…

Tôi biết với tài hoa, với những điệu nhạc và lời ca sâu xa lãng mạn, hăng say hùng tráng, anh đã đóng góp bao nhiêu cho sự quật khởi trưởng thành của dân tộc, trường kỳ chiến đấu trong gian khổ lẫn tủi nhục…

Rồi sau cũng có hạnh phúc được thân thuộc gần gũi anh nhiều năm nhiều tháng…Chúng ta đã đàm thoại khi sáng khi chiều trên gác Yết Kiêu quanh chén trà nóng quanh ly rượu mạnh. Anh giúp tôi biết nhìn đời lạc quan và hy vọng, và thêm rằng chỉ qua những nhầm lẫn chúng ta mới thật lớn lên. Anh đã nói cho tôi hay không có gì đẹp bằng cái ngây thơ hoài bão, chối bỏ chính trực của tuổi hai mươi (tuổi anh khi sáng tác bài Quốc Ca). Ôi ! Hãy cứ giữ mãi cho người lòng nhân ái và những ước mộng cao xa dẫu cuộc đời khó khăn không được hoàn mỹ như ta muốn.

Thưa anh! Những bông hoa non dại vẫn nở rạng rỡ cho đời trên những khoảng rừng bị thiêu cháy.

14.2.2001

Ngô Văn Tao


Trước đó, ông Ngô Văn Tao đã chơi rất thân với hai bậc đại tài hoa khác là Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn. Bút danh Ngô Văn Tao cũng là do một trong hai, hoặc cả hai ông Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn đặt cho.

Bút danh ấy có ngầm ý tinh nghịch, vì hiểu theo nghĩa nửa nạc nửa mỡ nghĩa là: Tôi nghe ... Tao, (hai chữ Ngô văn, chữ Hán dịch ra là Tôi nghe).

Vậy mới biết các bậc cây đa cây đề cũng ưa ... tếu táo trong những chuyện mà lớp trẻ lại cho rằng cần phải nghiêm túc!
Tinh nghịch, nhưng lại không bất ngờ, nếu ta liên tưởng đến lời ca của Trịnh Công Sơn: “Đôi khi, ta lắng nghe ta..”.

Hoặc câu thơ của Bùi Giáng:

Kể từ dâu biển thênh thênh
Bất ngờ tao ngộ còn nên nói gì?


Ông Ngô Văn Tao, hồi gặp cụ Văn Cao thì còn đang định cư ở Canada, làm thơ chủ yếu bằng chữ Hán (và chữ Pháp), thơ chữ Hán của ông thường (?) làm theo thể Haiku (Nhật), phong vị Thiền môn. Như vậy, điều thú vị là mặc dù ông mang cái bút danh đặc “cá nhân chủ nghĩa” là Tao, nhưng thơ ông, lại đậm dấu “cộng đồng quốc tế”.

Tôi từng có một tập thơ mỏng có tên Hán tự Hài cú, do ông Ngô Văn Tao - "Ta Lắng Nghe Ta" là tác giả, đồng diễn cùng hai ông Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn, xuất bản ở Tp. HCM vào khoảng năm 1994.

Tập thơ này, tiếc thay, cách đây khoảng bảy, tám năm, một người bạn mượn và không trả lại. Hơn thế, lúc bấy giờ, tôi cũng có ý tặng luôn vì nghĩ rồi thì mình sẽ có thể mua lại ở hiệu sách.

Sở dĩ bây giờ mới “tiếc” là vì tập thơ này cực kỳ độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức, mà chờ đến nay chưa thấy in lại.

Về loại giấy thì nó đã là đặc biệt vì được in trên giấy trắng tinh, trong khi hầu hết sách báo khác, hồi ấy in trên giấy thường, đen.

Nhưng, quý nhất là tập thơ được trình bày bằng chữ viết tay, mà lại do chính tay hai ngài Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn “thủ bút”.

Nghĩa là “thơ Tao” – Haiku, nhưng được hai đại ca Bùi Giáng và/hoặc Trịnh Công Sơn "giáng" bút, dịch (phóng tác) thành hai câu, hai câu rưỡi, ba câu, bốn câu gì đó, thường theo thể lục bát. Có khi cả hai ông cùng dịch một bài của ông Tao.

Mỗi trang được trình bày như một bức tranh thủy mặc hoặc thư pháp. Mỗi bài đều có mỗi minh họa, có khi là Bùi, có khi là Trịnh vẽ, rất đẹp:

Một trang với thủ bút Trịnh Công Sơn

Kể lại có thể không chính xác vì thời gian đã quá lâu ...
Thiên biên cô phi hạc
Đại tự thiên thu thế hận thường
Kim dực mãn nguyệt quang

(Ngô Văn Tao, Hán tự )

Bên trời hạc lẻ loi bay
Thiên thu hận ấy mờ phai cõi người
Cánh vàng nặng ánh trăng soi

(Trịnh Công Sơn, dịch)
Được đăng bởi Thiên lý vào lúc 10:29

Xin hết ạ.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM