Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:51:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí và chiến tranh thời cổ  (Đọc 122190 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #30 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 04:35:09 pm »

蒙衝船. Mông là được che kín (giống mông này nay nhỉ) xung là xông lên.


Nhưng bọn Tầu hay viết là  蒙冲船. cũng đọc là xung nhưng không phải vọt, xung trận mà là chan hòa. Bọn Tầu hay chữ thế nào thì biết rồi. 蒙衝冲 là mông kín chan hòa, hay gớm.

Mông xung là tên chỉ các loại thuyền có bọc kín người chèo. Tương tự như các thuyền chiến Hy La. Loại Mông Xung phổ biến nhất là lọai có nhiều cửa sổ bắn tên và đường đổ bộ trước có thể dùng cho ngựa. Thuyền đi nhanh, được che kín bởi da trâu, có trổ các lỗ bắn tên và đâm giáo, dùng đột kích.

Có vẻ như kỹ thuật đóng tầu này của tầu khựa di chuyển ù lỳ hơn là tầu Hy La nhiều.

Khác thuyền chiến phương Tây cùng thời, Mông Xung thuyền có mũi bè, đây là bức thành, công sự cho các chiến binh khi chiến đấu. Tầu phương Tây thì mũi nhọn, thon dài và đi xa, nhanh. Có thể, ở phương Viễn Đông này, biển cả chẳng là đinh gì, các cuộc chiến tranh chỉ quanh quẩn mấy thước ruộng, cùng lắm là mương máng sông ngòi. Đây không riêng là đặc điểm của Mông Xung, mà của tất cả các thuyền chiến khác của Trung Quốc. Chúng chắc chắn và chậm chạp, không thiên đấu thuyền mà thiên về đánh bộ.

Mông Xung Thuyền giống như Kỳ Thuyền của Nhật. Tuy nhiên, chiến thuyền Nhật nhanh hơn và đấu thuyền tốt.


http://baike.baidu.com/view/207504.htm
http://www2.tku.edu.tw/~tahx/class/science/boat/boat-05.html
http://board.verycd.com/t349434.html





« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2008, 10:58:47 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #31 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 05:30:55 pm »

Lầu Thuyền là thuyền chiến có lầu.
Lầu thuyền được đóng rất nhiều từ thời Hán. Trong ''Bình chuẩn Thư''-''Sử Ký'' Tư Mã Thiên đã nhắc đến. Cuối thời Tam Quốc, Ngụy đánh Ngô bằng thứ này. Thuyền có thể có 2-3-4 tầng. Tầng 2 gọi là “庐”Lư (lều), Tầng 3 gọi là “飞庐”Phi Lư (lều bay), tầng 4 gọi là “翟室”-“雀室”="địch thất" hoặc "tước thất"= tổ gà, tổ chim.

Mỗi tầng chia làm nhiều phòng, có nhiều cửa sổ để bắn tên.

"Võ kinh tổng yếu" đời Tống 武经总要 viết, cái đồ vô dụng này khó dùng chỉ hư trương thanh thế, khi đóng cần quyết định kỹ.

Tỉnh Lầu Thuyền-thuyền lầu giếng của Nhật khác xa, lầu giếng là cái cần pháo binh (máy bắn đá) chứ không phải là cái nhà lầu để các tướng lên đó chui vào phòng .....

http://baike.baidu.com/history/id=2061575
http://baike.baidu.com/view/441837.htm
http://www.youth.com.tw/army/theory/4.html

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2008, 11:07:19 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #32 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 05:42:33 pm »

斗舰, Đấu Thuyền gần giống Lầu Thuyền nhưng lại là thuyền hết sức đắc dụng. Thuyền có thân bầu (như đấu đonmg gạo), có nhà nhưng không trổ cửa lớn mà chỉ trổ lỗ bắn chọc. Nhà thuyền thấp, nóc nhà có sân vững chãi là sàn chiến đấu. Chèo thuyền bên dưới.

Thuyền đi chậm nhưng lại tiện phòng thủ. Thường dùng bảo vệ thủy trại.


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #33 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 05:51:38 pm »

走舸, tẩu khả là thuyền manh chạy nhanh.
Đây là một loại mành có sàn cao, người chèo được che kin, đi rất nhanh. Dùng mởa cửa khi đổ bộ.

Võ Kinh Tổng Yếu viết rằng, cần tuyển dũng sỹ để lên sàn, cắm cờ, đánh địch không kịp chống. Đây là một loại thuyền đắc dụng trong thời gian dài.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #34 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 06:58:38 pm »

海鶻 Hải Cốt là tên một loài chim ăn thịt trên biển, thuyền có hình dáng con chim đó.
Thuyền có thân rộng thấp, đuối hẹp cao, có sàn thượng che kín, hai bên trỏ lỗ châu mai và mái chèo. Hai bên thuyền bọc da trâu phòng hỏa. Thuyền di chuyển rất nhanh nhẹn cả trên biển và trên sông, chịu được thời tiết xấu.

Công dụng để tiến đánh thuyền địch, tầu đối tầu.


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #35 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 07:09:54 pm »

車輪舸, xa luân khả, là thuyền mành lớn có bánh xe.
Đây chính là loại thuyền mà Tào Tháo đóng rồi bị đốt ở Xích Bích.
Thuyêbnf cao to như bức thành, trên mặt thành là sàn phẳng, hai bên có tường thành và công sự chiến đấu. Thuền có buồm lớn và đẩy bằng bánh xe do người đạp. Mặt sàn rộng có thể đứng được cả ngựa.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #36 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2008, 09:37:19 am »

Dàn hoả tiễn bắn loạt của nước Hoài Nam (Nam Ngô) Trung Quốc thế kỷ 10 - ông tổ của các MRL ngày nay:


Phiên bản Hoả xa (Hwacha) của nước Cổ Triều Tiên thế kỷ 15:


Diều lửa xuất hiện từ thế kỷ 15 tại khu vực Đông Bắc Á - ông tổ của loại tên lửa hành trình/có cánh ngày nay:
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2008, 12:26:20 pm gửi bởi OldBuff » Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #37 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2008, 03:39:34 pm »

Định nghĩa này không giống trong Kim Dung, trong Kim Dung, phán quan bút to nặng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Cũng không hẳn thế! Theo Kim Dung thì phán quan bút là vũ khí của các cao thủ về điểm huyệt, mà đã điểm huyệt thì cần gì to với nặng? Chỉ cần điểm trúng và dùng nội lực đả thấu huyệt đạo là xong mà!
 Có tay đệ nhị trang chủ Mai hoa trang trong bộ Tiếu ngạo còn dùng phán quan bút bằng bút thật, ngòi lông đấy thôi?
Ngốc Bút Ông tam trang chủ. sử dụng bút thật có lông quẹt lên người đối thủ.
Hắc Bạch Tử nhị trang chủ, sử dụng bàn cờ làm vũ khí.
Phán Quan Bút hiện vẫn được một số lò võ Tàu tại Chợ Lớn dạy cho một số đệ tử, chủ yếu để khỏi thất truyền, sở dĩ có tên PQB vì khi bị nó đánh trúng thì chẳng khác gì phán quan gạch sổ thiên tào
Logged
sukhoi30
Thành viên
*
Bài viết: 66



« Trả lời #38 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2009, 06:24:15 pm »

Long binh là kỵ binh nặng phải không bác  Huh
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #39 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2009, 08:31:22 pm »

Long binh là kỵ binh nặng phải không bác  Huh

Ồ, gần giống thôi. Long Kỵ Binh xuất hiện muộn, đâu như TK 15,16. Long Kỵ cũng giáp trụ như Long Binh, nhưng chiến đấu trên ngựa và thường mang giáo dài. Long Kỵ có nhiệm vụ xung kích phá vỡ tiền duyên địch.

Long Binh trong đế chế là sọc xiên, cũng có giáo dài, nhưng khi chiến đấu đi bộ. Cũng như dế chế tượng trưng, ngày dó sắt thép đắt nên Long Binh cũng đắt. Long Kỵ Binh thì khi tiến bộ, giáp nhiều, tốt và nhẹ hơn nên phi ngựa.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM