Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:55:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí và chiến tranh thời cổ  (Đọc 122189 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
seahawk1
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2007, 07:17:33 pm »

Ủng hộ HP một hình ảnh về ship of the line dàn đội hình ra làm sao. Có thể thấy ngoài pháo thuyền chính xếp thành hàng 1 kiểu đi mua gạo còn có các tàu fregate và corvette đi tuần bên cạnh để làm trinh sát.




Cùng một chiếc ship of the line nổi tiếng, chiếc kỳ hạm Victory của Nelson được phục chế làm bảo tàng
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2007, 07:24:36 pm gửi bởi seahawk1 » Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 01:23:50 am »

Quy giáp thuyền được nói dến sớm nhất khoảng 1413 trong cuốn Sử (tớ chỉ biết tên tầu là Triều Tiên Vương Triều Thật Lục, sử Triều đình Triều Tiên, 朝鮮王朝實錄). Năm 1591, Đô Đốc  Yi Sun-sin ra lệnh cải tiến tầu để mang pháo. Ngày 12/3 năm 1592, ông hoàn thành chiếc tầu đầu tiên và đưa vào sử dụng này 27/3/1952, một ngày trước trận công thành Busan. Quy Giáp Thuyền tham gia tích cực và kháng chiến chống Nhật xâm lược 1592-1598.

Tầu dài 30-37 mét, mang 60 tay chèo và 50-60 lính chiến. Tầu thông thường có mỗi bên 11 ổ pháo, trước và đuôi có 2 ổ pháo. Tầu mang nhiều cỡ pháo, tầm bắn từ 200-600 mét. Tầu được bọc thép trên nóc, cắm rất nhiều đinh nhọn. Cũng có những tầu có 24 pháo hay 36 pháo. Không hiểu tầu được bọc thép từ bao giờ nhưng trong báo cáo quân sự của Yi năm 1572 đã thấy nói đến tác dụng mạnh mẽ của đinh sắt. Người trong tầu dễ dàng diẹt người ngoài tầu mà người ngoài tầu không nhìn thấy.

Tầu có mỏ neo lớn và cửa phía trước. Một đầu rồng lớn trước tầu, là nòng của hỏa hổ, thuốc nổ nhẹ phun khói lửa vào địch. Thường tầu đâm vào tầu địch như loại ram châu Âu, rồi nhảy lên giáp lá cà.

Ồi trời, cái dân phương Đông khổ nhất là chữ với nghĩa. Có đến 3 chữ pháo đồng nghĩa. =máy bắn đá là chữ đầu tiên. Nhưng người ta cũng hay viết nó bằng hai chữ, nghĩa giống nhau  . Sau này, người ta dùng súng thay máy bắn đá, để phân biệt thì dùng chữ pháo nữa , chỉ pháo dạng súng. Khổ nỗi, không phải ai cũng viết đến điều đó, nên giờ đây pháo bắn và pháo quăng lẫn lộn tùng phèo

Có hai loại mắt bắn đá. Một loại máy bắn đá nhỏ do động và loại lớn cố định. Loại lớn còn gọi là Sơn Pháo, thường được tháo rời khi vận chuyển. Loại nhỏ là Phát Thạch Xa cps bánh xe.

Máy bắn đá có thể xuất hiện ở Tầu thời Chiến Quốc, nhưng trong các kinh cổ Ấn Độ và trung Á, chắc chắn máy bắn đá xuất hiện ở đó trước tiên. Không hiểu thời Cổ Ai Cập có máy bắn đá chưa. Cũng có thể, Ai Cập quá vượt trội, không phải công phá thành ào nên không có, hoặc có nhưng ít để lại hình ảnh chữ viết.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2007, 01:23:52 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2007, 06:51:09 pm »

Loại máy phóng cổ là Ballista, từ nay nay đã trở thành từ gốc của khoa học bắn, đạn đạo. Ballista Có ở khắp các văn minh cổ, thực chất là cái nỏ lớn, bắn tên hay đạn đá. Đạn xuyên được giáp. Ở Hy La cổ có nhiều loại nỏ này. Nỏ dễ di chuyển hơn máy bắn đá.

Gastrophetes 400 B.C.


Oxebeles, 375 B.C.


Oxybeles 340 B.C.


Oxybeles của Zopyrus đất Tarentum thiết kế, 250 B.C.


La Mã, 50 B.C.


Cheiro Ballista 50 A.D.


Ảnh dựng lại Ballista thời trung cổ, dùng dây xoắn.


Trong số các nỏ nổi tiếng có nỏ Liên Châu. Sử Tầu ghi lại Mã Viện bình Man lấy được nỏ Liên Châu, sau Khổng Minh cũng dùng.

Nỏ Liên Châu có thể giống cái này. Nỏ 3 cung có giá (Tam Cung Sàng Nỗ 三弓床弩) thời Tống, vẽ lại theo mô tả trong sách. Cơ chế ròng rọc hai hướng cung làm tăng tốc độ tên, đồng thời có thể bắn nhiều loại tên đạn khối lượng khác nhau. Những người làm lại theo mô tả ngày xưa nói thử bắn xa 500 mét, quá khiếp.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2007, 01:30:58 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2007, 01:25:32 pm »

Loại đặt trên xe hình như được Tào Tháo dùng trong trận Quan Độ, Lưu Hoa bầy kế làm Phát Thạch Xa. Loại này có một số loại. Máy bắn đá phương tây thường có bộ phận lấy cò bánh răng. Máy bắn đá kiểu này nhỏ gọn, dễ vận chuyển chế tạo. Tiếng Tầu cổ thường gọi là đạn xạ, thạch cung, dược tốc di động, thạch nỗ, đạn cung, đầu thạch ki, đạn xạ khí, phát xạ, bị dụng đạn xạ, khí đạn xạ dược khoái tốc di động. Tiếng Anh thường dùng từ Catapult để chỉ pháo này.
Phát thạch xa này là thủy tổ của Dã Pháo (field gun), thứ pháo trợ chiến. Field gun từ thế kỷ 19 trở về trước ở phương Tây để chỉ thứ pháo dễ di chuyển, kéo theo bộ binh trong trận đánh. Tuy vậy, về sau field gun dùng để chỉ pháo nòng dài tầm xa bắn đạn trái phá, cũng dùng bắn theo yêu cầu.

Một là dùng sức cung đàn hồi. Xe có cánh cung, dây lên cò được quấn quanh một trục, dễ lên dễ hãm.




Một kiểu cũng đàn hồi, nhưng bằng các tấm tre gỗ nhiư nhíp xe ô tô ngày nay, trong ảnh này là bắn tên hạng nặng.


Một kiểu cũng đàn hồi, nhưng là lực đàn hồi hai tấm gỗ thành kết hợp với dây xoắn:



Bộ phận lẫy cò bánh răng:


Có khi không dùng đàn hồi mà dùng trọng lực:


Được dùng cho đến khi có lựu đạn, Quân Pháp dùng máy bắn đá nã lựu đạn, Thế chiến I.


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2007, 01:27:25 pm »

Loại máy bắn đá lớn là Sơn Pháo. Máy bày đặt cố định, dễ tháo dời để di chuyển (pack). Pháo có thể có từ thời Chiến Quốc ở Tầu. Byzantin dùng vào thế kỷ 2-3. Trung Quốc biết đến loại pháo to sau những cuộc chiến của Mông Cổ, người Mông Cổ đem về từ Trung Á, nên còn gọi là Hồi Hồi Pháo (回回砲), trận đánh đầu tiên dùng là trận Tương Dương Mông Cổ đánh Nam Tống, nên còn gọi là Tương Dương Pháo (襄陽砲). Pháo có thể bắn xa 600-1000 mét, đạn nặng 300kg. Pháo có thể bắn đạn đá, thùng dầu trộn chất cháy, Trái phá. Từ khi bắn trái phá (pháo), loại máy bắn đá này có tên là pháo.
Pháo quăng lớn thường dùng trọng lực, đôi khi cũng dùng đàn hồi trong những pháo quăng nhỏ. Biên chế 15-45 người. Trebuchet là tên tiếng Anh.

Đến Thế kỷ 19, ở phương Tây có từ pháo núi Moutain gun. Sau này từ này được dùng trong ngôn ngữ phương Đông là Sơn Pháo. Sơn pháo này là súng nòng ngắn, nhẹ, dùng súc vật kéo lên núi, pack artillery (gun)-mountain artillery (gun). Một số người Trung Quyốc chỉ động tác bắn pháo bằng phần tử của Dã Pháo (pháo hỗ trợ), xuất phát từ phương pháp bắn pháo gián tiếp (khuất núi, quá sơn).





Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #15 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:02:38 am »

Hình như vùng châu Âu, Tiểu Á, Ban-Căng thì tầu bè đóng vai trò quan trọng hơn với phát triển. Ở Tầu, Ấn thi những trận đánh trên bộ quan trọng hơn.

Cho đến tânj khi có những súng mạnh, vũ khí chủ yếu trên tầu bè vẫn là dao thương cung kiếm. Với những vũ khí đó, giáp lá cà vẫn là chiến thuật quan trọng nhất của tầu bè. Ở Địa Trung Hải, trước công nguyên có một số "Pháo Tầu" mang nỏ lớn. Nhưng lực lượng diệt tầu chủ lực vẫn là các thuyền chèo tay.

Trireme là những chiếc tầu đã được Odysseus và các bạn sử dụng. Theo thời gian, những chiếc trireme cũng phát triển, chúng to ra, vững hơn. Trireme là những chiếc tầu có ba hàng mái chèo. Tầu có mũi cứng đâm thủng tầu địch. Tầu cũng có một đến 3 buồm, kiểu buồm cổ nhất. Bánh lái dạng mái chèo sau cổ nhất. Cuối thời Hy Lạp, có những chiếc Trireme choáng nước đến 45 tấn.
Trireme bảo vệ các tay chèo trong hầm kín, trên cùng là boong, nơi các chiến binh chiến đấu. Trận chiến thông thường nhất là Trireme đâm thủng địch và các chiến binh ào sang kết liễu địch bằng hỗn chiến giáp lá cà.

"Bố trí nhân sự" của Trireme


Phù điêu khác hình Trireme cổ đại Hy-Lạp


 
Bố trí tay chèo trên Trireme.




Ảnh phục chế Trireme




Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 12:26:16 am »

Trireme thật ra là tên gọi theo tiếng Anh, nghĩa là tầu có ba hàng mái chèo.

Tầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 7-8 trước công nguyên. Nhưng tài liệu cổ xưa cho thấy, có thể người Pê-ni-xi (Phoenician) đã phát minh ra loại tầu này. Giống người này sống ở Đông Địa Trung Hải, ở vùng Palextin-Israel bây giờ, làm nghề buôn bán trên biển (và tất nhiên có buôn không vốn). Những người này có nền văn minh phát triển, để lại nhiều ảnh hưởng, nhưng không hiểu sao lại biến mất đột xuất Huh?

Loại tầu này được sử dụng rộng rãi trong Địa Trung Hải. Nó như là tầu chiến tiêu chuẩn của người Hy Lạp.

Biere hoặc bireme là tầu có hai hàng mái chèo mỗi bên, xuất hiện trong các văn bản về người Pê-ni-xi từ thế kỷ 7-8-9 trước công lịch.  Trieres (Hy Lạp), triremis (La Mã), tiếng Anh trireme xuất hiện vào thế kỷ 4-5 trước công lịch. Các tầu này được dân vùng Cận Đông và Địa Trung Hải dùng, chiến tranh đã đem các thiết kế tầu này đến Ba Tư, Syria-Assyrian, Hy-La.

Loại tầu cổ xưa ở vùng này là tầu Penteconters với một hàng mái chèo mỗi bên. Ban đầu, tầu này cũng như thuyền rồng bên ta. Nhưng rồi, sau này, các tày cheo được đặt trong hầm, mặt tầu là boong, nơi các chiến binh tác nghiệp. Penteconter (πεντηκοντήρ) xuất phát từ từ "trung đội" trong tiếng Hy Lạp cổ, chỉ loại tầu lớn chở được 50 chiến binh.

Quinqueremes và polyremes là các tầu nhiều hàng mái chèo của La Mã.

Sau này,thời Trung Cổ là các tầu Ga-lê (Galley, Galleass, Galleon). Tầu chèo tay là bá chủ mặt biển thời kỳ giáp lá cà. Tầu linh hoạt, mạnh mẽ hơn nhiều tầu buồm. Các tầu chèo tay đèu có buồm để đi xa, nhưng khi vào trận thì các tay chèo đẩy tầu đi để đạt lợi thế vận động.

Chỉ đến khi súng phát triển, các tầu buồm lớn chở được nhiều súng mới ưu thế, và tầu chèo tay dần bịh thay thế. Nhưng đến thế kỷ 17, những tầu chèo tay vẫn ưu thế, đặc biệt trong những biển nhỏ bờ ngoằn ngòe. Nga chứng minh điều đó khi chiến thắng Anh, Thụy Điển, Ốttôman.

Tầu chiến chèo tay của Assyrian, phù điêu cổ.


Bố trí tay chèo trong các bireme và trireme.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2007, 10:11:25 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 10:19:56 am »

Ban đầu, thuyền chèo tay không khác gì thuyền chài. Trông thuyền chiến chèo tay giống hệt các thuyền bơi sải (hồi này hay được gọi láo là thuyền rồng, tức thuyền bơi dua dài nhiều tay chèo).

Đây là những phù điều cổ về hải quân, tầu chiến.
Ai Cập cổ đại


Hy Lạp thời kỳ sớm.


Viking. Đã thấy khiên che, trông giống thuyền chiến hơn thuyền bơi sải rồi. Thuyền Vikinh rất dài, nhẹ đi nhanh, là nỗi kinh hoàng của dân Bắc Âu. Tất cả các tay chèo đều là chiến binh. Trong khi đó, từ hàng nghìn năm trước công nguyên vùng Cận Đông đã có tay chèo và chiếm binh riêng. Không dùng boong cũng là bước thụt lùi của Viking, nhưng được cái rất nhẹ.


Kiểu bánh lái cổ nhất, dùng những mái chèo làm bánh lái.


Đã có boong, thuyền Hy Lạp cổ



Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 11:05:29 am »

Như vậy, Penteconter là thứ thuyền chiến hình thành đầu tiên, tách hẳng khỏi thuyền bơi sải của Ai Cập cổ đại.  Tuyền này xuất hiện ở Cận Đông, theo các chiến tranh của Ba Tư, Pe-ni-xi và Assyrian truyền vào châu Âu. Thuyền chiến penteconter, bireme và trireme xuất hiện ở Địa Trung Hải vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến 4 trước công lịch.

Trước thế kỷ 8 trước công lịch, có lẽ các thuyền chiến chỉ giống hệt thuyền bơi sải, cùng lắm là rộng hơn và có che chắn như thuyền Vikinh.

Khác biệt của Penteconter làm nó trở thành thứ tầu chiến chuyên biệt. Penteconter có 50 tay chèo bố trí hai bên, mỗi bên 25 người. Tầu có thể đạt tốc độ 15-16km/h. Khác với các tầu chiến Tầu Ẫn, tầu chiến Cận Đông và chều Âu thường có thân bầu, một hình trụ nằm dưới mặt nước như các tầu chở hàng hiện nay. Đây là thiết kế thân rất vững chãi, mớm nước sâu, đi biển tốt. Có lẽ do bão tố Thái Bình Dương quá khiếp nên Viễn Đông không có nhiều tầu đi biển. Phổ biến ở Viễn Đông là các tầu thân rộng, mớm nước nông, thuận tiện trên sông.
Thân trụ vững chãi giúp động tác đâm xuyên của thuyền chiến, tầu dịch bị thủng mà ta vẫn vững, loại tầu này còn được gọi là sleek ram (ram là tên các tầu chiến dài vững còn được dùng đến thế kỷ 19). Penteconter có khoang trước dài ra và cao lên, tạo thuận lợi cho các chiến binh khi giáp lá cà. Tầu có thể dài đến 37-38 mét, rộng đến 4 mét.
Triaconter là loại tầu nhỏ hơn, chưa 30 tay chèo. Triaconter có chiều rộng như Penteconter nhưng ngắn hơn. Không hiểu những người chèo thuyền Penteconter có tham gia chiến đấu không, chắc là có.

Tầu bireme xuất hiện trên biển Aegean của Hy Lạp khoảng năm 700 trước công lịch. Tầu cao thơn, thân trụ hơn (hẹp và sâu hơn). Tầu chỉ rộng 3mét khi cùng chiều dài với tầu Penteconter, mang 100 người tay chèo. Tầu hẹp hơn do bố trí hai hàng tay chèo ngồi chổng lên nhau thành hai tầng (như hình trên). Hàng tay chèo trên ngồi trên một phần nhô ra của thành tầu. Tất cả các bố trí dó làm thu hẹp phàn dưới nước, giúp tầu thon dàu, hình trụ rất cứng và đi nhanh.

Tầu Trireme xuất hiện lần đầu ở vùng này khoảng 650 trước công lịch, đến khoàng 500 trước công lịch, tầu kiểu này trở thành loại tầu chủ lực của hải quân thành bang A-ten. Tầu có phần boong phụ nhô ra, bố trí thêm một hàng tay chèo nữa ngồi ngoài hàng tay chèo trên của bireme, thêm một hàng tay chèo mỗi bên mà không làm rộng phần ngập nước.  Tầu có khoảng 170 tay chèo, 20 thủy thủ lái tầu và 14 chiếm binh, tầu dài khoảng 35-38 mét, chiều ngang 3,5 mét. Tầu đạt tốc độ tối đa đến 20km/h. Năm 427BC, tầu thực hiện hành trình  Athens đến Mitylene dài 350 kilo mét trong 24 giờ đạt tốc độ trung bình 14,6 km/h.

Đội chèo tầu Trireme cần được huấn luyện rất kỹ càng. Mọi người đều đều tuân theo hiệu lệnh âm thanh. Các tày chèo dễ đập vào nhau, mắc cả một mạn tầu và làm tầu không lái được. Ở Hy Lạp, người chèo thuyền là người tự do, nhưng đến thời La Mã, xuất hiện kểu nô lệ chèo thuyền cho đến hết thời Trung Cổ. Những người chèo thuyền ở đây hoàn toàn tách biệt với chiến binh.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
doduonghien1980
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 11:52:09 pm »

Các bác cho em hỏi với ạ.

Đọc truyện của Hà Ân, thấy có nhắc đến cây Thiết Lĩnh. Không biết có fải hư cấu trong các cấu tạo và cách sử dụng hay không nhưng em vẫn tò mò.
Bác nào biết hình thù nó thế nào chỉ cho em với ạ. Miêu tả trong truyện không thể tưởng tượng ra nổi.
Đa tạ các bác
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM