Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: huyphuc1981_nb trong 29 Tháng Mười, 2007, 08:41:41 pm



Tiêu đề: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 29 Tháng Mười, 2007, 08:41:41 pm
Cây gậy là công cụ đầu tiên của cha ông ta. Hồi đó cha ông tá giống tinh tinh, biết dùng gậy để lao động, như câu kiến, bẩy đá. Chắc chắn rằng cha ông ta cũng biết dùng gậy để vụ nhau. Đó có lẽ là vũ khí cổ xưa nhất.

Pà con ai kiếm được đây ảnh của dao đao giáo gậy, thương kiếm rìu búa cho nhau xem cái nhỉ. Không có xiền mua thì xem cho đỡ háo.


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Mười, 2007, 04:55:11 pm
Qua, Chữ ghi ở trên là Tăng Hầu Trắc Chi Dụng Qua 曾侯昃之用戈, chắc là đồ dùng của ông Hầu Tước có họ là Tăng. CŨng có thể khônh phải là Hầu Tước, cái thời đánh nhau liền tù tì này ai thích xưng là gì chẳng được.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/quabmp3.jpg)

Kích thời Chiến Quốc

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/kichchienquoc.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 30 Tháng Mười, 2007, 05:43:49 pm
Đao, thương, kiếm, kích, phủ, việt, câu, xoa, thang, côn, sóc, bổng, tiên, giản, chùy, trảo, quải tử, lưu tinh.

Thanh Long Yển Nguyệt Đại Đao. Quan Công. Hồi level 60, kiếm mãi ra được con này.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/thanhlongyennguyetdao.jpg)

Đao ngắn hộ thân, kiểu sỹ quan đeo súng ngắn (ờ, mà Quan Công lại đeo súng trường à).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/hothandungdoandao.jpg)

Thương, nhớ đến Triệu Tử Long bách chiến bách thắng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/thuongtrieuvan.jpg)

Kiếm, đôi song kiếm này lấy ở mộ Lưu Bị.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/kiemluubi.gif)

kích, cây Thiên Phương Họa Kích này đào được ở mộ Lã Bố.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/thienphuonghoakich.jpg)

Phủ, nhớ đến Từ Hoảng
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/phu.jpg)
Song Phủ, nhớ đến Lý Quỳ Lý Quỷ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/songphu.jpg)

Việt. Búa của tướng thời đồ đổng, sau được dùng như biểu tượng của Tổng chỉ huy quân đội, dùng kèm với Tiết.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/viet.jpg)

Câu, cái này bắt sống Ô Mã Nhi đây.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/cau.jpg)

Xoa, là cái đinh ba dầu ăn. Ai ngày xưa dùng xoa nhỉ, à Huy Phúc Nguyên Soái xửa xưa ở Giảng Võ Hồ đánh bọn Mè Ngư Phi Ngư.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/xoa.jpg)

Thang. Thang này không dùng để trèo.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/thang.jpg)

Côn. Còn nghi ngờ gì nữa, Hoa Quả Sơn đại quân theo Tề Thiên Đại Thánh. Đây là vũ khí cổ nhất của con người đã dùng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/coon.jpg)

Sóc. Không tìm được ảnh nào hơn. Sóc là thương 4 mặt.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/soc.jpg)

Bổng. Lang Nha Bổng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/bong.jpg)

Tiên của Lực Vân Tiên
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/bian-1.jpg)

Giản. Của thằng mả mịe nèo hùi Tàn Đường.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/gian.jpg)

Chùy. Chùy, chùy .... ai dùng chùy.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/chuy-1.jpg)

Trảo, nhớ đến Mai Siêu Phong. Nhỏ ấy xinh thế nhẩy.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/chao-1.jpg)

Quải tử. Cái này rất khó đánh
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/quaitu.jpg)

Lưu tinh. Cái này còn đánh khó nữa.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/luutinh.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 02 Tháng Mười Một, 2007, 12:39:37 am
   1. 将船     Tướng Thuyền
   2. 正船     Chính Thuyền
   3. 奇船     Kỳ thuyền
   4. 井樓船   Tỉnh Lầu Thuyền
   5. 馬船     Mã Thuyền
   6. 亀甲船   Quy Giáp thuyền
   7. 打械船   Đả giới thuyền
   8. 斥候船   Xích hậu thuyền

Tướng Thuyền. Tư  lệnh Đoành ngồi đây.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/thuyen_chien_nhat_co/tng_thuyen.gif)

Chính Thuyền. Thuyền chủ lực, bố trí đối địch mặt chính diện.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/thuyen_chien_nhat_co/chinhs_thuyeenf_2.gif)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/thuyen_chien_nhat_co/chinhs_thuyeenf_1.gif)

Kỳ Thuyền. Thuyền sát thủ, thuyền tiến công chủ lực.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/thuyen_chien_nhat_co/kyf_thuyenf.gif)

Tỉnh Lầu Thuyền. Lâu thuyền kiểu Nhật, thuyền có đài quan sát cao và pháo(máy bắn đá, nỏ lỡn bắn tên)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/thuyen_chien_nhat_co/tinhr_laau_thuyeenf.gif)

Mã thuyền. Chuồng ngựa nổi, thuyền chở kỵ binh đổ bộ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/thuyen_chien_nhat_co/max_thuyeenf.gif)

Quy giáp thuyền. Đây là thuyền chiến học được từ Trièu Tiên, Nhật thảm bại rồi học cái này. Thuyền có mui kín vững bọc đồng sắt.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/thuyen_chien_nhat_co/giaps_thuyenf_boc_dong_sat_trieu_ti.gif)

Đả giới thuyền.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/thuyen_chien_nhat_co/da_gioi_thuyeenf.gif)

Xích Hậu Thuyền
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/thuyen_chien_nhat_co/xichs_hau_thuyen.gif)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: seahawk1 trong 02 Tháng Mười Một, 2007, 11:24:07 pm
Kể cũng lạ, NB chơ lơ giữa biển mà dùng toàn thuyền chèo tay thế này nghe chừng khó đánh xa được. Không biết đám này mà chọi đám galley chèo tay của mấy bác cướp biển an giê ri có lại không nhỉ. Nhân thể chủ đề về vũ khí cổ, các chuyên gia có phân biệt hộ tớ halbert và pike khác nhau thế nào không, nghe nói ngày trước lính Thụy Sĩ hay xài mấy món này.


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Mười Một, 2007, 12:51:25 am
Thời chưa có súng thì các tuần dương hạm, ship of the line (chiến liệt hạm, chiến thuyền rất nhiều pháo mạn chiến đấu trong đội hình) chưa có đâu. Đây là thời giáo kiếm, đóng ship of the line (chiến liệt hạm) thì nó bắn tên cháy sạch bách buồm với lái, lấy gì mà chạy. Những chiến thuyền chạy buồm đầu tiên dùng súng của châu Âu là man of war được dùng từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18. Chính thời điểm này, châu Âu đi sau châu Á, xem giáp thuyền (đây là từ Nhật và Triều Tiên gọi, phát minh của Triều Tiên), giáp thuyền này là tổ sư của chiến thuyền, battle ship thế kỷ 20.

Vào đầu thế kỷ 18, man of war (chiến thuyền độc lập chạy buồm dùng pháo) đã vô dụng trước galley (chiến thuyền chèo tay) trong chiến tranh Nga-Thụy Điển. Thuyền buồm bao giờ cũng tồi tệ hơn thuyền chèo tay nếu đánh tầm gần, chèo tay nhanh hơn-linh hoạt hơn-khó tổn thương hơn, chạy buồm chỉ hơn được là đi xa được. Phương Tây mỗi cuộc chiến tranh bé như đầu ngón tay của phương Đông, nên thế kỷ 15 bọn cướp biển Địa Trung Hải mới chế ra man of war, tiện dùng đánh cướp rồi chạy. Gặp chiến tranh lớn, chiếm đất giữ thành thì thuyềm buồm chịu sao thấu, như Piôts Đại Đế đánh Thụy Điển đấy.
Hạm đội Nhật cũng như các nước Phương Đông khác, dùng để hỗ trợ trên bờ là chính, có hải chiến thủy chiến cũng tầm gần. Trên có đủ kỳ chính công tướng đủ dùng theo binh pháp, chứ không duy nhất một thứ thuyền chở quân như các nước khác. Chính thuyền xếp vào nhau như bức thành trên biển, voi ngưạ đi lại mà chiến được, khi tiến thì chính thuyền dàn ngang đánh mặt chính, lui thì như bức thành. Khái niệm sử dụng chính thuyền như chiến liệt hạm Ship Of the Line, phương Tây thế kỷ 18 mới có. Kỳ thuyền chở kỳ binh, đi nhanh quân đông bảo vệ tốt, tấn công thọc sâu. Tướng thuyền có lầu cao cờ hiệu (phương Tây và Trung Quốc cái này giống nhau, là Lâu thuyền tiếng Trung, FlagShip english, không như tiếng Nhật). Tỉnh Lâu Thuyền tiếng Nhật lại khác, chỉ pháo thuyền tiếng Trung, cái Tỉnh Lâu (tháp kéo nước của giếng, cần cẩu, ròng rọc...) đây chỉ máy bắn đá. Tớ rất khâm phục Hải Quân Nhật cổ đại, nhất quả đất.

Ví dụ như người hùng đơn độc man of war đến gần bức thành Chính Thuyền thì bị tên lửa dày như châu chấu bắn ra cháy hết buồm, bị Tỉnh Lâu Thuyền nắm đá vỡ mạn, có thả ba Xà-Lúp xuống chạy thì bị Kỳ Thuyền đuổi cướp.

Hải Quân Nhật bản và các nước phương Đông khác không chú ý Viễn chinh, chỉ đánh trong nước. Nhưng nội chiến của phương Đông trước thế kỷ 18 thì to bằng mấy lần đại chiến thế giới của Địa Trung Hải. Địa Trung Hải sóng gió bão bùng như gió xuân mưa phùn phương Đông nên dùng thuyền buồm, ra Thái Bình Dương khoan nói, đến cái biển Đông hay Vịnh Tomkin đã nghẻo củ tỏi củt hành rồi.

Ơ, cái nút sửa đâu rồi nhẩy, kiện kiện kiện.


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Mười Một, 2007, 01:14:54 am
Sao không sửa được nhỉ.

Đây là các công cụ chỉ huy, bi giờ là những 3C 4C.
 
Thời đồ đồng trở về trước đã có phù (節). Phù là thứ đồ hình tượng, trao phù như trao niềm tin, quyền hành. Tiết Phù (符節) chỉ những thứ phù quan trọng của nhà nước. Tiết phù khí, 符節器 là công cụ dùng làm phù quan trọng.

Tín Phù là thứ phù của người truyền tin, thường là thẻ tre mảnh gốm tách đôi. Người tướng cầm quân ra trận cầm một nửa, vưa cầm một nửa, lúc đưa thư trao cho người mang thư làm tin. Nhận thư lấy tín phù ra chắp, khớp là đúng.

Binh Phù là thứ trao cho người Tướng, người Tướng giơ lên hô toàn quân phải theo. Đây có ảnh Binh Phù thời Tây Chu, rìu bằng ngọc (ngọc phủ 玉斧). Dài 9cm, rộng nhất 9cm, đầu trên 8cm.

Tiết Mao (節毛) Phù, Tiết Mao Kỳ, còn gọi là cờ tiết, mao kỳ, cờ tiết mao... Mao là lông, tiết là quan trọng. Đây là thứ phù trông như phất trần, phất về hướng nào quân phải về hướng đó. Sau Mao được dùng cùng với Việt, người Thừa Tướng mới có, thường sai hai đội quân rước đi cùng mình cho gấu. Nhưng người chép chuyện thường không dùng Mao, mà dùng Tiết, Tiết Việt tượng trung cho tổng chỉ huy quân đội. Vật liệu làm tiết mao không bền như việt, nên chẳng bít ngày xưa tiết mao thế nào. Cùng lắm giống cờ lau của Đinh Tiên Hoàng hồi bé.

西周 玉斧 (符節器). Rìu ngọc Tây Chu - Đồ dùng làm phù quan trọng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/ngoc_phu_tay_chu_cailo.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/ngoc_phu_tay_chu.jpg)

Từ khi người ta chỉ dùng cái hồn của việt thì việt trông mới hoành tráng, và cũng vô dụng như những đồ hoành tráng khác, về mặt chặt chém. Đây là cái xác phàm đắc dụng của việt, về mặt chặt chém, trông chả oai hùng tí nào cả.

Phủ (斧), búa rìu.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/phur_ddoongf_thanhf_chieens_quoocs.jpg)

Từ trái qua: Tạc, Phủ(锛), Việt (đục-có thể là rìu cánh, búa bổ củi tiều phu, việt)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/_chieens_quoocs.jpg)

Thạch việt, việt đá. Bốn cái việt này làm từ một viên đã, đã sắp lại theo vị trí. Chắc hồi này tổ tiên mới bỏ model dùng đuôi. Tiết Mao sau này chắc là hậu duệ của đuôi.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/viet_da_bon_vien.jpg)

Đến cuối Chiến Quốc thì các Tướng chán dùng Việt hay búa, trông không trí thức chút nào. Phong tục tướng đeo kiếm có từ lúc đó cho đến khi kiếm Nhật bị súng ngắn bắn gãy. Đây là thanh kiếm cực quý, thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn(không biết là Can hay Mạc). Kiếm không gỉ, kẻ ô hình góc cạnh, có tám chữ kiểu chữ triện hình chim, điểu triện 鸟篆:
Việt Vương cưu thiển tự tác dụng kiếm  越王鸠浅自作用剑 ( cưu=chin cưu, chim tu hú, vụng về. thiển=thô thiển. Tự tác dụng=tự chế lấy mà dùng. Việt Vương tự chế lấy mà dùng, thô vụng).
Sau những biến loạn Ngô Việt, Sở thôn tính cả hai đất và lấy làm chiến lợi phẩm, mới đào lên được.

Xem những thanh kiếm này thì chuyện Lỗ Tấn viết về kiếm sắc Can Mạc là bốc phét !!!!!!! Kiếm này tác dụng khác gì đồng giản, dùng sức nặng đập gẫy người ta chứ sắc sảo gì cái đồng thanh với bạc.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/vieetj_vuwowng_caau_tieenx_kieems.jpg)(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/Vieetj_Vuwowng_Caau_Tieenx_Kieems_c.jpg)

Đây là thanh kiếm đồng thanh thời Xuân Thu, đào dược ở Nam Việt (đất Triệu Đà).
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/kiems_dong_xuan_thu_mo_nam_viet.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: seahawk1 trong 03 Tháng Mười Một, 2007, 04:51:18 pm

Hải Quân Nhật bản và các nước phương Đông khác không chú ý Viễn chinh, chỉ đánh trong nước. Nhưng nội chiến của phương Đông trước thế kỷ 18 thì to bằng mấy lần đại chiến thế giới của Địa Trung Hải. Địa Trung Hải sóng gió bão bùng như gió xuân mưa phùn phương Đông nên dùng thuyền buồm, ra Thái Bình Dương khoan nói, đến cái biển Đông hay Vịnh Tomkin đã nghẻo củ tỏi củt hành rồi.
Ơ, cái nút sửa đâu rồi nhẩy, kiện kiện kiện.

Bác HP xem lại, thuyền chèo tay dùng nhiều ở Địa Trung Hải là do điều kiện biển kín, khoảng cách không quá xa, lại ít sóng gió bão bùng nên mới xài nổi. Tuy thế vẫn trang bị buồm như thường, vì chèo tay chỉ phát huy tác dụng được trong một khoảng cách rất ngắn, chẳng thế để giúp giữ sức nô lệ chèo thuyền bao giờ cũng phải có một chú ngồi gõ mõ làm nhịp, đến khi xung trận hay truy kích mới gõ nhịp tấn công một thời gian ngắn, mà như thế cũng bở hơi tai các bác chèo thuyền rồi.

Bác HP bảo thuyền buồm chịu bão kém hơn thuyền chèo tay nên phương tây xài galley có lẽ là hơi lầm(phần bôi vàng). Thuyền buồm đã chạy vòng quanh thế giới không biết bao nhiêu lần, thuyền chèo tay làm sao làm vậy được. Nói về thuyền chèo tay chịu bão tốt thì bác thử đọc về chiến tranh punic xem thuyền chèo tay Roma gặp bão chìm khủng khiếp như thế nào. Nói chung thuyền chèo tay chỉ phát huy ưu thế như bác nói khi trời yên biển lặng và thuận gió thôi, chứ gặp thời tiết xấu hay ngược gió là thuyền chèo tay khóc. Thuyền đi biển người phương tây hơn hẳn phương đông. Từ cuối TK 14 họ đã có loại thuyền caravel chuyên dùng hải hành xa rất đắc dụng. Sớm hơn thì người Phecinie và Roma đã dùng thuyền buồm để chở hàng rồi. Còn những chiếc thuyền buồm tre khổng lồ của Trịnh Hòa tuy có ghê gớm nhưng có lẽ cùng nhiều nhược điểm nên cũng không thấy nhắc đến nhiều. Nhìn chung ở phương đông chủ yếu là giang chiến và thủy chiến duyên hải, chứ không có trận hải chiến ngoài biển khơi nào lớn. Nếu bác bảo trước TK18 phương tây hải chiến quy mô nhỏ thì cũng hơi nhầm. Từ trước công nguyên các trận Salamis, Actium đã có quy mô khá lớn. Đến sau này trận Lepanto cũng là một trận hải chiến nổi tiếng của galley. Nếu nói về số thuyền thì đúng phương tây ít hơn thật, nhưng các bác phương đông thứ nhất hay bốc phét phóng đại số lượng, thứ nhì là thuyền đa số bé tẹo (công nhận là thuyền của Trịnh Hòa to thật, nhưng chắc không được nổi 100 cái), nên nhiều mà chưa chắc đã phải là quy mô lớn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Mười Một, 2007, 05:49:01 pm

Hải Quân Nhật bản và các nước phương Đông khác không chú ý Viễn chinh, chỉ đánh trong nước. Nhưng nội chiến của phương Đông trước thế kỷ 18 thì to bằng mấy lần đại chiến thế giới của Địa Trung Hải. Địa Trung Hải sóng gió bão bùng như gió xuân mưa phùn phương Đông nên dùng thuyền buồm, ra Thái Bình Dương khoan nói, đến cái biển Đông hay Vịnh Tomkin đã nghẻo củ tỏi củt hành rồi.
Ơ, cái nút sửa đâu rồi nhẩy, kiện kiện kiện.

Bác HP xem lại, thuyền chèo tay dùng nhiều ở Địa Trung Hải là do điều kiện biển kín, khoảng cách không quá xa, lại ít sóng gió bão bùng nên mới xài nổi. Tuy thế vẫn trang bị buồm như thường, vì chèo tay chỉ phát huy tác dụng được trong một khoảng cách rất ngắn, chẳng thế để giúp giữ sức nô lệ chèo thuyền bao giờ cũng phải có một chú ngồi gõ mõ làm nhịp, đến khi xung trận hay truy kích mới gõ nhịp tấn công một thời gian ngắn, mà như thế cũng bở hơi tai các bác chèo thuyền rồi.

Bác HP bảo thuyền buồm chịu bão kém hơn thuyền chèo tay nên phương tây xài galley có lẽ là hơi lầm(phần bôi vàng). Thuyền buồm đã chạy vòng quanh thế giới không biết bao nhiêu lần, thuyền chèo tay làm sao làm vậy được. Nói về thuyền chèo tay chịu bão tốt thì bác thử đọc về chiến tranh punic xem thuyền chèo tay Roma gặp bão chìm khủng khiếp như thế nào. Nói chung thuyền chèo tay chỉ phát huy ưu thế như bác nói khi trời yên biển lặng và thuận gió thôi, chứ gặp thời tiết xấu hay ngược gió là thuyền chèo tay khóc. Thuyền đi biển người phương tây hơn hẳn phương đông. Từ cuối TK 14 họ đã có loại thuyền caravel chuyên dùng hải hành xa rất đắc dụng. Sớm hơn thì người Phecinie và Roma đã dùng thuyền buồm để chở hàng rồi. Còn những chiếc thuyền buồm tre khổng lồ của Trịnh Hòa tuy có ghê gớm nhưng có lẽ cùng nhiều nhược điểm nên cũng không thấy nhắc đến nhiều. Nhìn chung ở phương đông chủ yếu là giang chiến và thủy chiến duyên hải, chứ không có trận hải chiến ngoài biển khơi nào lớn. Nếu bác bảo trước TK18 phương tây hải chiến quy mô nhỏ thì cũng hơi nhầm. Từ trước công nguyên các trận Salamis, Actium đã có quy mô khá lớn. Đến sau này trận Lepanto cũng là một trận hải chiến nổi tiếng của galley. Nếu nói về số thuyền thì đúng phương tây ít hơn thật, nhưng các bác phương đông thứ nhất hay bốc phét phóng đại số lượng, thứ nhì là thuyền đa số bé tẹo (công nhận là thuyền của Trịnh Hòa to thật, nhưng chắc không được nổi 100 cái), nên nhiều mà chưa chắc đã phải là quy mô lớn.


Những trận đánh trên to, nhưng không thể so với những trận như Xích Bích thời Tam Quốc, Hồ Vân Mộng lập ra nhà Minh. Ngay cả nội chiến Đàng Trong Ngoài của Vịt cũng to phết. Đến sau thời Quy Giáp Thuyền Triều Tiên đốt trụi thùi lụi hạm đội Nhật 200 năm thì mới có Nenson và Battle of Trafalgar, 60 Ship of the line tham chiến với hơn chục tàu hạng nhì frigate.

Tớ đồng ý về thuyền Buồm và Thuyền Trịnh Hòa. Thuyền Trịnh Hòa chỉ là truyền thuyết.
Về thuyền chèo tay. Tớ đã ví dụ chiến tranh Nga-Thụy Điển của Piốts là Cac-Lơ. Hạm đội gồm toàn thuyền buồm man of war của Anh sang cứu Thụy Điển nhưng có làm ăn gì được đâu, thuyền chèo tay Ga-Lê của Nga vẫn đánh Thụy Điển tưng bừng. Tớ cũng đã nói, phương Đông thủy quân không đánh xa mà đánh ven bờ và hỗ trợ trên bờ. Tớ nói rõ thêm là phương Đông không có Hải quân mà chỉ có thủy quân lục chiến. Vậy nên những trận đánh hai bên dàn thuyền ra giữa biển rất ít.

Thuyền buồn như tớ đã nói, chỉ có hơn điểm đi xa, nhưng đi chậm và không luồn lách lắt léo. Như vậy, mpột trận đánh bình thường không gió ta sóng lớn diễn ra (như những người bầy trận muốn) thì thuyền buồm yếu thế. Nhất là khi trong sông rạch, thuyền buồmn khống có gió và không luồn lách.

Điạ Trung Hải, nơi đẻ ra Man of war là biển lặng sóng, rất thuận tiện đi thuyền buồm. Như ý tớ nói trên, ở Thái Bình Dương không có thuyền buồm lớn đi xa. Chỉ có kiểu thuyền đặc biệt của thổ dân Nam Đảo và thuyền bồm đi ven vờ của Trịnh Hòa.

Đến thời có nhiều súng, thì thuyền buồm ở châu Âu mới lên ngôi. Khi đó những thuyền buồm to chở được nhiều súng tầm bắn lớn ưu thế, thuyền chèo tay mới xuống chức. Đó là cuối Thế kỷ 19, ngay trước trận đánh Trafalgar. Quá trình sử dụng thuyền buồm châu Âu gọi là Thời đại thuyền buồm (Sailer age), chí làm hai phần. Giai đoạn đầu là Man of War sau là Ship of the line.

Tầu Man of War thì súng vẫn chưa quyết định. Trận chiến thường là phủ đầu bằng một hai loạt bắn súng lớn rồi hai nên xáp nhau giáp lá cà bằng súng nhỏ gươm giáo. Tầu Ship of the line là tầu chở nhiều súng lớn làm vũ khí chính, hai bên dàn hàng bắn nhau. Pháo tầu Ship of the line là pháo mạn, không có giá quay, thuyền trưởng quay từng mạn sang địch bắn đồng loạt cả mạn tầu rồi lại quay mặt khác. Tuy nhiên, trong Trận đánh Trafalgar 1805, Nenson chiến thắng vì sử dụng chiến thuật cổ điển của Man of War. Ông tập trung tầu thành hàng dọc, chọc vào đội hình liên quân Pháp-Tây Ban Nha chiến giáp lá cà. Điều này chứng tỏ pháo hồi đó còi cọc hơn dao găm và kiếm.

Những tầu nhiều pháo mạn đắc dụng ở Nga, như Tuần dương hạm bọc thép Rạng Đông nổi tiếng. Các hải chiến lớn nhất của nước này là ven bờ, giống phương Đông, Baltic Sea và Black Sea. Trong khi đó tháp pháo quay phía trước phát triển ở Mỹ cho ra Chiến Hạm Battle Ship (tiếng Việt là Thiết giáp Hạm, Nhật là Chiến Hạm). Tuy vậy, những tầu như vậy đi sau Quy Giáp Thuyền của Triều Tiên 350 năm.

Một số hình ảnh dựng lại của Quy Giáp Thuyền
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/quy_giap_thuyem.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/quy_giap_thuyen_mh.jpg) (http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/quy_giap_thuyen_ve.gif)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/quy_giap_thuy_s_do.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/quy_giap_thuyen_tranh_sach_co.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: seahawk1 trong 04 Tháng Mười Một, 2007, 07:13:30 pm
(http://www.mandragore2.net/dico/lexique2/navires2/galeasse-gd.jpg)

Còn đây là một chú galley thời TK 16. Quả là các tư tưởng lớn gặp nhau nếu so với chiếc thuyền mai rùa TT. Không rõ hai lỗ châu mai hai bên mạn của Quy giáp thuyền bố trí vũ khí gì, có phải đại bác không? Nếu đúng là đại bác thì đúng là đi trước tàu buồm pháo mạn thời thuyền trưởng Blood rồi. Nhưng mái của quy giáp thuyền làm bằng vật liệu gì bác Hp có thông tin không? Trông kích thước (nếu cái dấu ' có nghĩa là foot bằng tầm 30 cm) thì chú rùa Hàn này cũng khá hoành tráng. Bác Hp có nguồn nào về thành tích chiến đấu của chú này chưa?


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: seahawk1 trong 04 Tháng Mười Một, 2007, 07:17:33 pm
Ủng hộ HP một hình ảnh về ship of the line dàn đội hình ra làm sao. Có thể thấy ngoài pháo thuyền chính xếp thành hàng 1 kiểu đi mua gạo còn có các tàu fregate và corvette đi tuần bên cạnh để làm trinh sát.

(http://www.mandragore2.net/dico/lexique2/navires2/vaisseau-escadre-gd.jpg)


Cùng một chiếc ship of the line nổi tiếng, chiếc kỳ hạm Victory của Nelson được phục chế làm bảo tàng(http://www.mandragore2.net/dico/lexique2/navires2/vaisseau-victory-4-gd.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Mười Một, 2007, 01:23:50 am
Quy giáp thuyền được nói dến sớm nhất khoảng 1413 trong cuốn Sử (tớ chỉ biết tên tầu là Triều Tiên Vương Triều Thật Lục, sử Triều đình Triều Tiên, 朝鮮王朝實錄). Năm 1591, Đô Đốc  Yi Sun-sin ra lệnh cải tiến tầu để mang pháo. Ngày 12/3 năm 1592, ông hoàn thành chiếc tầu đầu tiên và đưa vào sử dụng này 27/3/1952, một ngày trước trận công thành Busan. Quy Giáp Thuyền tham gia tích cực và kháng chiến chống Nhật xâm lược 1592-1598.

Tầu dài 30-37 mét, mang 60 tay chèo và 50-60 lính chiến. Tầu thông thường có mỗi bên 11 ổ pháo, trước và đuôi có 2 ổ pháo. Tầu mang nhiều cỡ pháo, tầm bắn từ 200-600 mét. Tầu được bọc thép trên nóc, cắm rất nhiều đinh nhọn. Cũng có những tầu có 24 pháo hay 36 pháo. Không hiểu tầu được bọc thép từ bao giờ nhưng trong báo cáo quân sự của Yi năm 1572 đã thấy nói đến tác dụng mạnh mẽ của đinh sắt. Người trong tầu dễ dàng diẹt người ngoài tầu mà người ngoài tầu không nhìn thấy.

Tầu có mỏ neo lớn và cửa phía trước. Một đầu rồng lớn trước tầu, là nòng của hỏa hổ, thuốc nổ nhẹ phun khói lửa vào địch. Thường tầu đâm vào tầu địch như loại ram châu Âu, rồi nhảy lên giáp lá cà.

Ồi trời, cái dân phương Đông khổ nhất là chữ với nghĩa. Có đến 3 chữ pháo đồng nghĩa. =máy bắn đá là chữ đầu tiên. Nhưng người ta cũng hay viết nó bằng hai chữ, nghĩa giống nhau  . Sau này, người ta dùng súng thay máy bắn đá, để phân biệt thì dùng chữ pháo nữa , chỉ pháo dạng súng. Khổ nỗi, không phải ai cũng viết đến điều đó, nên giờ đây pháo bắn và pháo quăng lẫn lộn tùng phèo

Có hai loại mắt bắn đá. Một loại máy bắn đá nhỏ do động và loại lớn cố định. Loại lớn còn gọi là Sơn Pháo, thường được tháo rời khi vận chuyển. Loại nhỏ là Phát Thạch Xa cps bánh xe.

Máy bắn đá có thể xuất hiện ở Tầu thời Chiến Quốc, nhưng trong các kinh cổ Ấn Độ và trung Á, chắc chắn máy bắn đá xuất hiện ở đó trước tiên. Không hiểu thời Cổ Ai Cập có máy bắn đá chưa. Cũng có thể, Ai Cập quá vượt trội, không phải công phá thành ào nên không có, hoặc có nhưng ít để lại hình ảnh chữ viết.


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 06 Tháng Mười Một, 2007, 06:51:09 pm
Loại máy phóng cổ là Ballista, từ nay nay đã trở thành từ gốc của khoa học bắn, đạn đạo. Ballista Có ở khắp các văn minh cổ, thực chất là cái nỏ lớn, bắn tên hay đạn đá. Đạn xuyên được giáp. Ở Hy La cổ có nhiều loại nỏ này. Nỏ dễ di chuyển hơn máy bắn đá.

Gastrophetes 400 B.C.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/Gastrophetes400BC.jpg)

Oxebeles, 375 B.C.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/Oxebeles375BC.jpg)

Oxybeles 340 B.C.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/oxybeles_GreekCatapulta_340BC.jpg)

Oxybeles của Zopyrus đất Tarentum thiết kế, 250 B.C.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/Oxybeles_Zopyrus_of_Tarentum_250BC.jpg)

La Mã, 50 B.C.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/RomanCatapulta50BC.jpg)

Cheiro Ballista 50 A.D.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/Cheiroballista50AD.jpg)

Ảnh dựng lại Ballista thời trung cổ, dùng dây xoắn.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/ballist1.gif)

Trong số các nỏ nổi tiếng có nỏ Liên Châu. Sử Tầu ghi lại Mã Viện bình Man lấy được nỏ Liên Châu, sau Khổng Minh cũng dùng.

Nỏ Liên Châu có thể giống cái này. Nỏ 3 cung có giá (Tam Cung Sàng Nỗ 三弓床弩) thời Tống, vẽ lại theo mô tả trong sách. Cơ chế ròng rọc hai hướng cung làm tăng tốc độ tên, đồng thời có thể bắn nhiều loại tên đạn khối lượng khác nhau. Những người làm lại theo mô tả ngày xưa nói thử bắn xa 500 mét, quá khiếp.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/CUNG_NO/tong_dai_tam_cung_sang_no12253806_2.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Mười Một, 2007, 01:25:32 pm
Loại đặt trên xe hình như được Tào Tháo dùng trong trận Quan Độ, Lưu Hoa bầy kế làm Phát Thạch Xa. Loại này có một số loại. Máy bắn đá phương tây thường có bộ phận lấy cò bánh răng. Máy bắn đá kiểu này nhỏ gọn, dễ vận chuyển chế tạo. Tiếng Tầu cổ thường gọi là đạn xạ, thạch cung, dược tốc di động, thạch nỗ, đạn cung, đầu thạch ki, đạn xạ khí, phát xạ, bị dụng đạn xạ, khí đạn xạ dược khoái tốc di động. Tiếng Anh thường dùng từ Catapult để chỉ pháo này.
Phát thạch xa này là thủy tổ của Dã Pháo (field gun), thứ pháo trợ chiến. Field gun từ thế kỷ 19 trở về trước ở phương Tây để chỉ thứ pháo dễ di chuyển, kéo theo bộ binh trong trận đánh. Tuy vậy, về sau field gun dùng để chỉ pháo nòng dài tầm xa bắn đạn trái phá, cũng dùng bắn theo yêu cầu.

Một là dùng sức cung đàn hồi. Xe có cánh cung, dây lên cò được quấn quanh một trục, dễ lên dễ hãm.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/Catapulta_DER_1962.png)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/medieval-catapult-4804.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/Replica_catapult.jpg)

Một kiểu cũng đàn hồi, nhưng bằng các tấm tre gỗ nhiư nhíp xe ô tô ngày nay, trong ảnh này là bắn tên hạng nặng.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/Catapultearessort.png)

Một kiểu cũng đàn hồi, nhưng là lực đàn hồi hai tấm gỗ thành kết hợp với dây xoắn:
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/image.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/catapult-708054.gif)

Bộ phận lẫy cò bánh răng:
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/35054290.jpg)

Có khi không dùng đàn hồi mà dùng trọng lực:
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/schleich_catapult.jpg)

Được dùng cho đến khi có lựu đạn, Quân Pháp dùng máy bắn đá nã lựu đạn, Thế chiến I.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/French_grenade_catapult.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Mười Một, 2007, 01:27:25 pm
Loại máy bắn đá lớn là Sơn Pháo. Máy bày đặt cố định, dễ tháo dời để di chuyển (pack). Pháo có thể có từ thời Chiến Quốc ở Tầu. Byzantin dùng vào thế kỷ 2-3. Trung Quốc biết đến loại pháo to sau những cuộc chiến của Mông Cổ, người Mông Cổ đem về từ Trung Á, nên còn gọi là Hồi Hồi Pháo (回回砲), trận đánh đầu tiên dùng là trận Tương Dương Mông Cổ đánh Nam Tống, nên còn gọi là Tương Dương Pháo (襄陽砲). Pháo có thể bắn xa 600-1000 mét, đạn nặng 300kg. Pháo có thể bắn đạn đá, thùng dầu trộn chất cháy, Trái phá. Từ khi bắn trái phá (pháo), loại máy bắn đá này có tên là pháo.
Pháo quăng lớn thường dùng trọng lực, đôi khi cũng dùng đàn hồi trong những pháo quăng nhỏ. Biên chế 15-45 người. Trebuchet là tên tiếng Anh.

Đến Thế kỷ 19, ở phương Tây có từ pháo núi Moutain gun. Sau này từ này được dùng trong ngôn ngữ phương Đông là Sơn Pháo. Sơn pháo này là súng nòng ngắn, nhẹ, dùng súc vật kéo lên núi, pack artillery (gun)-mountain artillery (gun). Một số người Trung Quyốc chỉ động tác bắn pháo bằng phần tử của Dã Pháo (pháo hỗ trợ), xuất phát từ phương pháp bắn pháo gián tiếp (khuất núi, quá sơn).

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/Trebuchet2.png)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/Trebuchet1.png)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/BinhKhiCo/May_ban_da/300px-Trebuchet.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 20 Tháng Mười Một, 2007, 12:02:38 am
Hình như vùng châu Âu, Tiểu Á, Ban-Căng thì tầu bè đóng vai trò quan trọng hơn với phát triển. Ở Tầu, Ấn thi những trận đánh trên bộ quan trọng hơn.

Cho đến tânj khi có những súng mạnh, vũ khí chủ yếu trên tầu bè vẫn là dao thương cung kiếm. Với những vũ khí đó, giáp lá cà vẫn là chiến thuật quan trọng nhất của tầu bè. Ở Địa Trung Hải, trước công nguyên có một số "Pháo Tầu" mang nỏ lớn. Nhưng lực lượng diệt tầu chủ lực vẫn là các thuyền chèo tay.

Trireme là những chiếc tầu đã được Odysseus và các bạn sử dụng. Theo thời gian, những chiếc trireme cũng phát triển, chúng to ra, vững hơn. Trireme là những chiếc tầu có ba hàng mái chèo. Tầu có mũi cứng đâm thủng tầu địch. Tầu cũng có một đến 3 buồm, kiểu buồm cổ nhất. Bánh lái dạng mái chèo sau cổ nhất. Cuối thời Hy Lạp, có những chiếc Trireme choáng nước đến 45 tấn.
Trireme bảo vệ các tay chèo trong hầm kín, trên cùng là boong, nơi các chiến binh chiến đấu. Trận chiến thông thường nhất là Trireme đâm thủng địch và các chiến binh ào sang kết liễu địch bằng hỗn chiến giáp lá cà.

"Bố trí nhân sự" của Trireme
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/TriremeAfisa_SM.jpg)

Phù điêu khác hình Trireme cổ đại Hy-Lạp
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/Trireme_cplit.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/Triires2.jpg)
 
Bố trí tay chèo trên Trireme.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/TriremePlan2.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/TriremePlan1.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/roman-trireme.jpg)

Ảnh phục chế Trireme
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/trireme.jpg)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/trireme-1.gif)
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/trireme4.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 21 Tháng Mười Một, 2007, 12:26:16 am
Trireme thật ra là tên gọi theo tiếng Anh, nghĩa là tầu có ba hàng mái chèo.

Tầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 7-8 trước công nguyên. Nhưng tài liệu cổ xưa cho thấy, có thể người Pê-ni-xi (Phoenician) đã phát minh ra loại tầu này. Giống người này sống ở Đông Địa Trung Hải, ở vùng Palextin-Israel bây giờ, làm nghề buôn bán trên biển (và tất nhiên có buôn không vốn). Những người này có nền văn minh phát triển, để lại nhiều ảnh hưởng, nhưng không hiểu sao lại biến mất đột xuất ????

Loại tầu này được sử dụng rộng rãi trong Địa Trung Hải. Nó như là tầu chiến tiêu chuẩn của người Hy Lạp.

Biere hoặc bireme là tầu có hai hàng mái chèo mỗi bên, xuất hiện trong các văn bản về người Pê-ni-xi từ thế kỷ 7-8-9 trước công lịch.  Trieres (Hy Lạp), triremis (La Mã), tiếng Anh trireme xuất hiện vào thế kỷ 4-5 trước công lịch. Các tầu này được dân vùng Cận Đông và Địa Trung Hải dùng, chiến tranh đã đem các thiết kế tầu này đến Ba Tư, Syria-Assyrian, Hy-La.

Loại tầu cổ xưa ở vùng này là tầu Penteconters với một hàng mái chèo mỗi bên. Ban đầu, tầu này cũng như thuyền rồng bên ta. Nhưng rồi, sau này, các tày cheo được đặt trong hầm, mặt tầu là boong, nơi các chiến binh tác nghiệp. Penteconter (πεντηκοντήρ) xuất phát từ từ "trung đội" trong tiếng Hy Lạp cổ, chỉ loại tầu lớn chở được 50 chiến binh.

Quinqueremes và polyremes là các tầu nhiều hàng mái chèo của La Mã.

Sau này,thời Trung Cổ là các tầu Ga-lê (Galley, Galleass, Galleon). Tầu chèo tay là bá chủ mặt biển thời kỳ giáp lá cà. Tầu linh hoạt, mạnh mẽ hơn nhiều tầu buồm. Các tầu chèo tay đèu có buồm để đi xa, nhưng khi vào trận thì các tay chèo đẩy tầu đi để đạt lợi thế vận động.

Chỉ đến khi súng phát triển, các tầu buồm lớn chở được nhiều súng mới ưu thế, và tầu chèo tay dần bịh thay thế. Nhưng đến thế kỷ 17, những tầu chèo tay vẫn ưu thế, đặc biệt trong những biển nhỏ bờ ngoằn ngòe. Nga chứng minh điều đó khi chiến thắng Anh, Thụy Điển, Ốttôman.

Tầu chiến chèo tay của Assyrian, phù điêu cổ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/AssyrianWarship.jpg)

Bố trí tay chèo trong các bireme và trireme.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/tektrireme4.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 21 Tháng Mười Một, 2007, 10:19:56 am
Ban đầu, thuyền chèo tay không khác gì thuyền chài. Trông thuyền chiến chèo tay giống hệt các thuyền bơi sải (hồi này hay được gọi láo là thuyền rồng, tức thuyền bơi dua dài nhiều tay chèo).

Đây là những phù điều cổ về hải quân, tầu chiến.
Ai Cập cổ đại
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/tauicap.jpg)

Hy Lạp thời kỳ sớm.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/tauhylap.jpg)

Viking. Đã thấy khiên che, trông giống thuyền chiến hơn thuyền bơi sải rồi. Thuyền Vikinh rất dài, nhẹ đi nhanh, là nỗi kinh hoàng của dân Bắc Âu. Tất cả các tay chèo đều là chiến binh. Trong khi đó, từ hàng nghìn năm trước công nguyên vùng Cận Đông đã có tay chèo và chiếm binh riêng. Không dùng boong cũng là bước thụt lùi của Viking, nhưng được cái rất nhẹ.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/vikingship.gif)

Kiểu bánh lái cổ nhất, dùng những mái chèo làm bánh lái.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/tireme.gif)

Đã có boong, thuyền Hy Lạp cổ
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/bireme.gif)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/bireme-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 21 Tháng Mười Một, 2007, 11:05:29 am
Như vậy, Penteconter là thứ thuyền chiến hình thành đầu tiên, tách hẳng khỏi thuyền bơi sải của Ai Cập cổ đại.  Tuyền này xuất hiện ở Cận Đông, theo các chiến tranh của Ba Tư, Pe-ni-xi và Assyrian truyền vào châu Âu. Thuyền chiến penteconter, bireme và trireme xuất hiện ở Địa Trung Hải vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến 4 trước công lịch.

Trước thế kỷ 8 trước công lịch, có lẽ các thuyền chiến chỉ giống hệt thuyền bơi sải, cùng lắm là rộng hơn và có che chắn như thuyền Vikinh.

Khác biệt của Penteconter làm nó trở thành thứ tầu chiến chuyên biệt. Penteconter có 50 tay chèo bố trí hai bên, mỗi bên 25 người. Tầu có thể đạt tốc độ 15-16km/h. Khác với các tầu chiến Tầu Ẫn, tầu chiến Cận Đông và chều Âu thường có thân bầu, một hình trụ nằm dưới mặt nước như các tầu chở hàng hiện nay. Đây là thiết kế thân rất vững chãi, mớm nước sâu, đi biển tốt. Có lẽ do bão tố Thái Bình Dương quá khiếp nên Viễn Đông không có nhiều tầu đi biển. Phổ biến ở Viễn Đông là các tầu thân rộng, mớm nước nông, thuận tiện trên sông.
Thân trụ vững chãi giúp động tác đâm xuyên của thuyền chiến, tầu dịch bị thủng mà ta vẫn vững, loại tầu này còn được gọi là sleek ram (ram là tên các tầu chiến dài vững còn được dùng đến thế kỷ 19). Penteconter có khoang trước dài ra và cao lên, tạo thuận lợi cho các chiến binh khi giáp lá cà. Tầu có thể dài đến 37-38 mét, rộng đến 4 mét.
Triaconter là loại tầu nhỏ hơn, chưa 30 tay chèo. Triaconter có chiều rộng như Penteconter nhưng ngắn hơn. Không hiểu những người chèo thuyền Penteconter có tham gia chiến đấu không, chắc là có.

Tầu bireme xuất hiện trên biển Aegean của Hy Lạp khoảng năm 700 trước công lịch. Tầu cao thơn, thân trụ hơn (hẹp và sâu hơn). Tầu chỉ rộng 3mét khi cùng chiều dài với tầu Penteconter, mang 100 người tay chèo. Tầu hẹp hơn do bố trí hai hàng tay chèo ngồi chổng lên nhau thành hai tầng (như hình trên). Hàng tay chèo trên ngồi trên một phần nhô ra của thành tầu. Tất cả các bố trí dó làm thu hẹp phàn dưới nước, giúp tầu thon dàu, hình trụ rất cứng và đi nhanh.

Tầu Trireme xuất hiện lần đầu ở vùng này khoảng 650 trước công lịch, đến khoàng 500 trước công lịch, tầu kiểu này trở thành loại tầu chủ lực của hải quân thành bang A-ten. Tầu có phần boong phụ nhô ra, bố trí thêm một hàng tay chèo nữa ngồi ngoài hàng tay chèo trên của bireme, thêm một hàng tay chèo mỗi bên mà không làm rộng phần ngập nước.  Tầu có khoảng 170 tay chèo, 20 thủy thủ lái tầu và 14 chiếm binh, tầu dài khoảng 35-38 mét, chiều ngang 3,5 mét. Tầu đạt tốc độ tối đa đến 20km/h. Năm 427BC, tầu thực hiện hành trình  Athens đến Mitylene dài 350 kilo mét trong 24 giờ đạt tốc độ trung bình 14,6 km/h.

Đội chèo tầu Trireme cần được huấn luyện rất kỹ càng. Mọi người đều đều tuân theo hiệu lệnh âm thanh. Các tày chèo dễ đập vào nhau, mắc cả một mạn tầu và làm tầu không lái được. Ở Hy Lạp, người chèo thuyền là người tự do, nhưng đến thời La Mã, xuất hiện kểu nô lệ chèo thuyền cho đến hết thời Trung Cổ. Những người chèo thuyền ở đây hoàn toàn tách biệt với chiến binh.


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: doduonghien1980 trong 21 Tháng Mười Một, 2007, 11:52:09 pm
Các bác cho em hỏi với ạ.

Đọc truyện của Hà Ân, thấy có nhắc đến cây Thiết Lĩnh. Không biết có fải hư cấu trong các cấu tạo và cách sử dụng hay không nhưng em vẫn tò mò.
Bác nào biết hình thù nó thế nào chỉ cho em với ạ. Miêu tả trong truyện không thể tưởng tượng ra nổi.
Đa tạ các bác


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 24 Tháng Mười Một, 2007, 12:34:31 am
Các bác cho em hỏi với ạ.

Đọc truyện của Hà Ân, thấy có nhắc đến cây Thiết Lĩnh. Không biết có fải hư cấu trong các cấu tạo và cách sử dụng hay không nhưng em vẫn tò mò.
Bác nào biết hình thù nó thế nào chỉ cho em với ạ. Miêu tả trong truyện không thể tưởng tượng ra nổi.
Đa tạ các bác

Mình cũng thắc mắc chuyện này từ lâu. Nhưng có lẽ người chuyển ngữ nhầm lẫn chỗ nào đó. Xem trong các truyện cổ chuyển ngữ thì lĩnh có vẻ như là gậy hay roi, nhưng xuất hiện rất ít.


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: Ngocvancu trong 29 Tháng Mười Hai, 2007, 10:32:11 pm
Bạn Huynhphúc 1881 cho hỏi,bạn có hình ảnh gì vế Phàn quan bút và chú thích của nó không?Tôi tìm tài liệu và hình ảnh của Phán quan bút đã lâu lắm rồi mà không thấy.Cám ơn trước nha bạn


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: ivanhoe1234 trong 02 Tháng Giêng, 2008, 12:43:30 pm
Vũ khí của cánh hiệp sĩ thời Trung Cổ.

Kiếm các loại
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/crusader-sword-2003.jpg)

(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/lord-of-kings-sword-2007.jpg)

(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/wald-sword-2019.jpg)

Trường kiếm
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/images5C500800_l.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: ivanhoe1234 trong 02 Tháng Giêng, 2008, 12:45:11 pm
Rìu chiến, trong phim Ivanhoe dùng cái này :)
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/battle_axe.jpg)

Rìu 2 lưỡi
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/DoubleHeadAxe.jpg)

Búa chiến
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/war_hammer.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: ivanhoe1234 trong 02 Tháng Giêng, 2008, 12:47:37 pm
Chuỳ gai, còn có tên là Ngôi sao Mai - Morning star
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/cd-176.jpg)

Một kiểu chuỳ khác, có tên là Bình nước thánh
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/cd-181.jpg)

(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/Flanged_maces.jpg)

(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/sg-3101.jpg)

Chày gai
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/club.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: ivanhoe1234 trong 02 Tháng Giêng, 2008, 12:50:30 pm
Chuỳ xích, Boa-ghin-bê dùng nó để đánh Ivanhoe đây
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/WE-Morning-Star.jpg)

(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/cd-3001.jpg)

Vòng xích
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/tr-2001.jpg)

Một kiểu côn nhị khúc của châu Âu ?
(http://i274.photobucket.com/albums/jj266/Ivanhoe1234/sg-3201.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 03 Tháng Giêng, 2008, 12:13:12 am
Bạn Huynhphúc 1881 cho hỏi,bạn có hình ảnh gì vế Phàn quan bút và chú thích của nó không?Tôi tìm tài liệu và hình ảnh của Phán quan bút đã lâu lắm rồi mà không thấy.Cám ơn trước nha bạn

Phán quan bút 判官筆 thường dùng thành cặp.
Đây là nội dung trong từ điển Bắc Đẩu
http://baike.baidu.com/view/241030.html

Định nghĩa chính thức của bọn khảo cổ tầu, một loại ám khí đầu nhọn dài khoảng 20 phân, còn gọi là trạng nguyên bút, dùng điểm huyệt:
http://www.ndcnc.gov.cn/datalib/2003/SportKnowledge/DL/DL-20031210104635/#
Định nghĩa này không giống trong Kim Dung, trong Kim Dung, phán quan bút to nặng.

Hình ảnh:
(http://www.gaopu.com/g/hanganhitu001.jpg)

(http://edu.ocac.gov.tw/culture/chinese/cul_kungfu/c/graphic/mp2.jpg)
http://edu.ocac.gov.tw/culture/chinese/cul_kungfu/c/gd7.HTM

(http://www.ndcnc.gov.cn/datalib/2003/SportKnowledge/DL/DL-20031210104635/SportKnowledge/Pic/0/imageView/__end_key__)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: Ngocvancu trong 03 Tháng Giêng, 2008, 09:24:20 pm
Đúng rồi tôi hỏi về Phán quan bút trong truyện chưởng của Kim Dung đó huyphúc1981 ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: dongadoan trong 03 Tháng Giêng, 2008, 09:40:38 pm
Định nghĩa này không giống trong Kim Dung, trong Kim Dung, phán quan bút to nặng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Cũng không hẳn thế! Theo Kim Dung thì phán quan bút là vũ khí của các cao thủ về điểm huyệt, mà đã điểm huyệt thì cần gì to với nặng? Chỉ cần điểm trúng và dùng nội lực đả thấu huyệt đạo là xong mà!
 Có tay đệ nhị trang chủ Mai hoa trang trong bộ Tiếu ngạo còn dùng phán quan bút bằng bút thật, ngòi lông đấy thôi?(http://thongdiepthoigian.bantay.net/Bm21/Anh/IconYM/68.gif)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 04:02:29 pm
Quinquereme là tiếng La 
Pentere là tiếng Hy.

Đây là các tầu cổ nhiều hàng mái chèo thừ kế các tầu chèo tay Hy Lạp. Các tầu này cũng có cấu tạo như Tầu Hy Lạp, boong trên là sàn chiến đấu, có các chiến binh, bên dưới là hầm tầu có các tay chèo ngồi chồng lên nhau.

Các tầu này mở rộng tầu của Hy Lạp, không rõ chúng có bao nhiêu tầng mái chèo và bao nhiêu hàng mái chièu mỗi bên, cũng không rõ chúng co bao nhiêu người. Tuy nhiên, tên của chúng chỉ mức độ lớn củat tầu. penteres có thể hiểu là loại cỡ 3, tetreres loại cỡ , rồi  hexeres, hepteres ... đến tận cỡ 16!!!. Nói chung thì tất nhiên là polyreme. Các trường phổ thông đều có tài liệu nhắc đến số tầng, số tay chèo... nhưng chỉ rút từ những ý kiến phỏng đoán lăng nhăng.

Một số người thì cho cỡ 3 là ba hàng mái chèo mỗi bên, nhưng nếu như thế thì cỡ 16 ????? nói chung phương án nào cũng có cái sai. Có thể hiểu là, Quinquereme (penteres) là tấu có ba hàng mái chèo, nhưng các tầu khác lại dùng con số để chỉ cỡ, ví như các tầu pháo binh.

Nhưng cấu tạo một hàng mái chèo thì có thể hình dung ra, nó có ba kiểu ghế ngồi. Một kiểu là một mái chèo có 4 người ngồi. Một kiểu là hai người một mái chèo ngang. Một kiểu là 2 người một mái chèo nhưng kéo trên đầu. Tầu 4 tầng cũng thế, thêm một ghế 2 người.

Ghế 4 người tạo thành một hàng cơ sở, đây là hàng đẩy khỏe nhất và cũng an toàn nhất, trong chận chiến, các tay chèo này ở sâu trong tầu nhất, ít bị tấn công.

Cuộc cách mạng kỹ thuật lớn nhất ở đây là chế độ nô lệ, từ những người tự do, dần dần các tay chèo được thay bởi một thứ súc vật biết nghe (mà chưa chắc biết nói).

Các tầu lớn ban đầu được đóng gấp để đi đánh Syracuse, một thành băng trên đảo Sicily của Ý ngày nay, nổi tiếng vế món đặc sản bố già, Trong cuộc chiến với Carthage khoảng đầu Thế Kỷ 4 trước Công Nguyên. Sau đó, kỹ thuật này được truyền đến vùng Ma-xê-đoan và được dùng vởi triều vua Alêch-xan-drơ. Alexander trong cuộc chiến Diadochi (322 - 281 BC) đã đóng những chiến thuyền lớn nhất, trong đó có cả những tầu bắn đá, bắn tên và hình như có cả phun lửa.

Năm 340BC, Ma-xê-đoan đóng tầu sexireme, mỗi mái chèo 2 người và 3 tầng mái chèo. 315BC đóng tầu septireme, dùng trong trận chiến Sip 306BC.

Bên ngoài Quinquereme.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/Quinquereme/quinquereme.gif)

Bên trong Quinquereme.
(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/Quinquereme/91-rakenne.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 04:35:09 pm
蒙衝船. Mông là được che kín (giống mông này nay nhỉ) xung là xông lên.


Nhưng bọn Tầu hay viết là  蒙冲船. cũng đọc là xung nhưng không phải vọt, xung trận mà là chan hòa. Bọn Tầu hay chữ thế nào thì biết rồi. 蒙衝冲 là mông kín chan hòa, hay gớm.

Mông xung là tên chỉ các loại thuyền có bọc kín người chèo. Tương tự như các thuyền chiến Hy La. Loại Mông Xung phổ biến nhất là lọai có nhiều cửa sổ bắn tên và đường đổ bộ trước có thể dùng cho ngựa. Thuyền đi nhanh, được che kín bởi da trâu, có trổ các lỗ bắn tên và đâm giáo, dùng đột kích.

Có vẻ như kỹ thuật đóng tầu này của tầu khựa di chuyển ù lỳ hơn là tầu Hy La nhiều.

Khác thuyền chiến phương Tây cùng thời, Mông Xung thuyền có mũi bè, đây là bức thành, công sự cho các chiến binh khi chiến đấu. Tầu phương Tây thì mũi nhọn, thon dài và đi xa, nhanh. Có thể, ở phương Viễn Đông này, biển cả chẳng là đinh gì, các cuộc chiến tranh chỉ quanh quẩn mấy thước ruộng, cùng lắm là mương máng sông ngòi. Đây không riêng là đặc điểm của Mông Xung, mà của tất cả các thuyền chiến khác của Trung Quốc. Chúng chắc chắn và chậm chạp, không thiên đấu thuyền mà thiên về đánh bộ.

Mông Xung Thuyền giống như Kỳ Thuyền của Nhật. Tuy nhiên, chiến thuyền Nhật nhanh hơn và đấu thuyền tốt.


http://baike.baidu.com/view/207504.htm
http://www2.tku.edu.tw/~tahx/class/science/boat/boat-05.html
http://board.verycd.com/t349434.html

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/mong_xung_thuyen/mong_xung_thuyen.gif)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/mong_xung_thuyen/boat-05.gif)

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/mong_xung_thuyen/11487247520760928.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 05:30:55 pm
Lầu Thuyền là thuyền chiến có lầu.
Lầu thuyền được đóng rất nhiều từ thời Hán. Trong ''Bình chuẩn Thư''-''Sử Ký'' Tư Mã Thiên đã nhắc đến. Cuối thời Tam Quốc, Ngụy đánh Ngô bằng thứ này. Thuyền có thể có 2-3-4 tầng. Tầng 2 gọi là “庐”Lư (lều), Tầng 3 gọi là “飞庐”Phi Lư (lều bay), tầng 4 gọi là “翟室”-“雀室”="địch thất" hoặc "tước thất"= tổ gà, tổ chim.

Mỗi tầng chia làm nhiều phòng, có nhiều cửa sổ để bắn tên.

"Võ kinh tổng yếu" đời Tống 武经总要 viết, cái đồ vô dụng này khó dùng chỉ hư trương thanh thế, khi đóng cần quyết định kỹ.

Tỉnh Lầu Thuyền-thuyền lầu giếng của Nhật khác xa, lầu giếng là cái cần pháo binh (máy bắn đá) chứ không phải là cái nhà lầu để các tướng lên đó chui vào phòng .....

http://baike.baidu.com/history/id=2061575
http://baike.baidu.com/view/441837.htm
http://www.youth.com.tw/army/theory/4.html

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/Lau_thuyen/bae0907-2-1.gif)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 05:42:33 pm
斗舰, Đấu Thuyền gần giống Lầu Thuyền nhưng lại là thuyền hết sức đắc dụng. Thuyền có thân bầu (như đấu đonmg gạo), có nhà nhưng không trổ cửa lớn mà chỉ trổ lỗ bắn chọc. Nhà thuyền thấp, nóc nhà có sân vững chãi là sàn chiến đấu. Chèo thuyền bên dưới.

Thuyền đi chậm nhưng lại tiện phòng thủ. Thường dùng bảo vệ thủy trại.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/dau_thuyen/ddaaus_thuyeenf.gif)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 05:51:38 pm
走舸, tẩu khả là thuyền manh chạy nhanh.
Đây là một loại mành có sàn cao, người chèo được che kin, đi rất nhanh. Dùng mởa cửa khi đổ bộ.

Võ Kinh Tổng Yếu viết rằng, cần tuyển dũng sỹ để lên sàn, cắm cờ, đánh địch không kịp chống. Đây là một loại thuyền đắc dụng trong thời gian dài.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/Taaur_khar/bae0907-2-4.gif)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 06:58:38 pm
海鶻 Hải Cốt là tên một loài chim ăn thịt trên biển, thuyền có hình dáng con chim đó.
Thuyền có thân rộng thấp, đuối hẹp cao, có sàn thượng che kín, hai bên trỏ lỗ châu mai và mái chèo. Hai bên thuyền bọc da trâu phòng hỏa. Thuyền di chuyển rất nhanh nhẹn cả trên biển và trên sông, chịu được thời tiết xấu.

Công dụng để tiến đánh thuyền địch, tầu đối tầu.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/hair_coots_thuyeenf/Hair_cots_thuyeenf.gif)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 12 Tháng Tư, 2008, 07:09:54 pm
車輪舸, xa luân khả, là thuyền mành lớn có bánh xe.
Đây chính là loại thuyền mà Tào Tháo đóng rồi bị đốt ở Xích Bích.
Thuyêbnf cao to như bức thành, trên mặt thành là sàn phẳng, hai bên có tường thành và công sự chiến đấu. Thuền có buồm lớn và đẩy bằng bánh xe do người đạp. Mặt sàn rộng có thể đứng được cả ngựa.

(http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/tau_co/Xa-Luaan_khar/macro-08.gif)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: OldBuff trong 03 Tháng Mười, 2008, 09:37:19 am
Dàn hoả tiễn bắn loạt của nước Hoài Nam (Nam Ngô) Trung Quốc thế kỷ 10 - ông tổ của các MRL ngày nay:
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Rocket/MRL-chinese.jpg)

Phiên bản Hoả xa (Hwacha) của nước Cổ Triều Tiên thế kỷ 15:
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Rocket/MRL-chinese2.jpg)

Diều lửa xuất hiện từ thế kỷ 15 tại khu vực Đông Bắc Á - ông tổ của loại tên lửa hành trình/có cánh ngày nay:
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Rocket/cruisemissile.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: china trong 04 Tháng Mười, 2008, 03:39:34 pm
Định nghĩa này không giống trong Kim Dung, trong Kim Dung, phán quan bút to nặng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Cũng không hẳn thế! Theo Kim Dung thì phán quan bút là vũ khí của các cao thủ về điểm huyệt, mà đã điểm huyệt thì cần gì to với nặng? Chỉ cần điểm trúng và dùng nội lực đả thấu huyệt đạo là xong mà!
 Có tay đệ nhị trang chủ Mai hoa trang trong bộ Tiếu ngạo còn dùng phán quan bút bằng bút thật, ngòi lông đấy thôi?(http://thongdiepthoigian.bantay.net/Bm21/Anh/IconYM/68.gif)
Ngốc Bút Ông tam trang chủ. sử dụng bút thật có lông quẹt lên người đối thủ.
Hắc Bạch Tử nhị trang chủ, sử dụng bàn cờ làm vũ khí.
Phán Quan Bút hiện vẫn được một số lò võ Tàu tại Chợ Lớn dạy cho một số đệ tử, chủ yếu để khỏi thất truyền, sở dĩ có tên PQB vì khi bị nó đánh trúng thì chẳng khác gì phán quan gạch sổ thiên tào


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: sukhoi30 trong 07 Tháng Hai, 2009, 06:24:15 pm
Long binh là kỵ binh nặng phải không bác  ???
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f2/Gendarmes.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 07 Tháng Hai, 2009, 08:31:22 pm
Long binh là kỵ binh nặng phải không bác  ???

Ồ, gần giống thôi. Long Kỵ Binh xuất hiện muộn, đâu như TK 15,16. Long Kỵ cũng giáp trụ như Long Binh, nhưng chiến đấu trên ngựa và thường mang giáo dài. Long Kỵ có nhiệm vụ xung kích phá vỡ tiền duyên địch.

Long Binh trong đế chế là sọc xiên, cũng có giáo dài, nhưng khi chiến đấu đi bộ. Cũng như dế chế tượng trưng, ngày dó sắt thép đắt nên Long Binh cũng đắt. Long Kỵ Binh thì khi tiến bộ, giáp nhiều, tốt và nhẹ hơn nên phi ngựa.


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: saruman trong 07 Tháng Hai, 2009, 10:14:36 pm
Biên chế Kị binh Châu Âu trung cổ (dịch từ cuốn Medieval Europe Army):
Đơn vị nhỏ nhất trong kỵ binh là kỵ thương (lance), không nên nhầm họ với một đoàn tùy tùng bao gồm cả lính bộ chiến và thường được tách ra tại điểm tập kết để tạo nên những nhóm lính cơ động với vũ trang khác nhau. Một đơn vị kỵ binh (lance) Anh theo lý thuyết gồm có 1 hiệp sĩ, 1 men-at-arms, 2 kỵ binh bắn cung (Chauser, viết vào năm 1360), hoặc có khi là chỉ có 1 hiệp sĩ, 1 squire và 1 kỵ cung. Một lance của Pháp năm 1450 gồm 1 men-at-arms, 1 squire và 3 kỵ cung, hoặc 2 kỵ cung và 1 hobilar (kỵ binh nhẹ). Ở Italy, những đơn vị kỵ binh sớm nhất trong các tổ chức đánh thuê được gọi là batuta, gồm 1 sergeant và 1 men-at-arms. Đơn vị nà được cơ cấu thành lance vào những năm 1350, gồm 1 men-at-arms, 1 squire và một cậu bé phục dịch.
Ở Italy cứ 5 lance sẽ tạo thành 1 posta và cứ 5 posta tạo thành 1 bandiera với 25 kỵ binh. Dựa theo sắc lệnh năm 1351, kỵ binh Pháp được nhóm lại thành từng đội với số lượng cố định, nhưng số lượng như thế nào lại không được đề cập đến. Ở Anh, mội đội kỵ binh có số lượng dao động từ 25 đến 80, trung bình là 50 kỵ binh mỗi đội và được chỉ huy bởi một hiệp sĩ với một lá cờ hiệu bay trên cây thương. Ở Byzantine, tên gọi cho chức vị chỉ huy này gọi là Vintenary, và mỗi đội kỵ binh ban đầu được quy định là 50 người mỗi đội. Hệ thống quân sự Byzantine được xây dựng dựa trên những học hỏi từ Tây Âu cũng như từ những ghi chép còn sót lại từ thời Đế Chế La Mã và có được kinh nghiệm thực tế từ các cuộc Thập Tự Chinh, cấp bậc của Vitenary thường được nhắc đến thường xuyên trong các tài liệu tiếng Anh.
Nhiều đội kỵ binh tạo nên nhóm đông đến 200 đến 300 người, tương đương với một trung đoàn kỵ binh hiện đại. Tại Bannockburn (1314), 3000 kỵ binh Anh được chia thành 10 đơn vị gọi là “battle”, mỗi battle có 300 người. Các battle này tạo nên đội hình thông thường gồm 3 tuyến Vanguard, Main và Rearward Battle, những kỵ binh trong mỗi tuyến đều có 3 cấp bậc. Đơn vị tương tự ở Byzantine là đơn vị 450 người: Theo sắc lệnh giữa thế kỷ 15 tạo nên một đơn vị kỵ binh gồm 500 người, với 100 lance 5 người. Đơn vị này được gọi là regiment (Trung đoàn), mỗi regiment được chỉ huy bởi một hiệp sĩ được phép mang cờ hiệu.
Thông thường thì 2 đến 3 regiment đã hợp lại thành một lực lượng với viên chỉ huy trận đánh, giống như ở Bannockburn. Mọi viên chỉ huy chiến trường thường là một vị vua, hoàng tử hay nhà quý tộc, và đều được phép đem theo 2 cờ hiệu cá nhân và cờ hiệu để triệu tập quân đội. Từ những năm 1350, vai trò chỉ huy trận đánh cũng được giao các hiệp sĩ có cấp bậc thấp hơn cấp bậc quý tộc, những hiệp sĩ này là những người dày dặn kinh nghiệm trận mạc, hay có khả năng lãnh đạo một lực lượng lớn trong các trận đánh. Những hiệp sĩ này được biết đến với cái tên Knight Banneret, và họ được phép mang cả hai loại cờ hiệu.
Kỵ binh khi đó bao gồm các nhà quý tộc, hiệp sĩ, sergeant, squire, men-at-arms, hobilar và kỵ cung, và sẽ có những giải thích để làm hiểu nghĩa của những cái tên này. Những nhà quý tộc và hiệp sĩ có những thứ hạng khác nhau có thể xác định được: Nam tước (Baron), Bá tước (Count và Earl, nhưng Earl có cấp bậc cao hơn), Công tước (Duke) và Hoàng tử (Prince) của giới quý tộc; Knight Banneret (hiệp sĩ được phép cầm cờ hiệu riêng và chi huy trận đánh), Knight Bachelor (hiệp sĩ có cấp bậc thấp hơn Knight Banneret và thường ở vị trí trợ tá cho Knight Banneret), và hiệp sĩ thường. Những người này từng là các sĩ quan quân đội cùng các hiệp sĩ ngự lâm (Household Knight) và các hiệp sĩ khác có cấp bậc thấp hơn. Họ và ngựa được bọc giáp hạng nặng. Các Sergeant có cấp bậc thấp hơn hiệp sĩ và trang bị tương đương hoặc nhẹ hơn so với một hiệp sĩ. Ngựa của các hạ sĩ quan nhỏ hơn và không được trang bị giáp như của các hiệp sĩ.
Squire là các hiệp sĩ tập sự, trang bị như các hạ sĩ quan. Squire cấp cao được biết đến là các cận vệ, luôn tháp tùng với lãnh chúa của anh ta trong trận đánh, thường trong mỗi chiến dịch tỉ lệ là 2~3 squire cho mỗi hiệp sĩ. Ban đầu, các squire được hình thành với số lượng lớn để hỗ trợ cho lãnh chúa: mặc áo giáp, thay thế vũ khí bị hư hỏng hay bị mất, mang ngựa khỏe đến cho lãnh chúa nếu ông ta không cởi ngựa; canh gác tù binh bị bắt bởi lãnh chúa, giải cứu lãnh chúa nếu ông ta bị bắt, mang lãnh chúa ra khỏi chiến trường nếu ông ta bị thương, cũng như hỗ trợ lãnh chúa khi ông ta bị tấn công bởi nhiều người cùng lúc; họ cũng là các hạ sĩ quan trong đoàn tùy tùng. Tuy nhiên, có nhiều chứng cứ cho thấy từ nửa sau thế kỷ 14, hầu hết các nhiệm này được đảm nhận chỉ bởi một người, và các squire được tổ chức thành lực lượng kỵ binh hạng trung cùng với các sergeant.
Cái tên Men-at-arms là được dùng để chỉ tất cả những người lính chiến đấu trên lưng ngựa và mặc giáp sắt. Tất cả các hiệp sĩ có thể được gọi là men-at-arms, nhưng các men-at-arms thì không nhất thiết phải là hiệp sĩ, thường là sergeant hoặc squire. Vì là sergeant hoặc squire, nên họ thường chiến đấu ở tuyến sau tuyến thức nhất gồm các hiệp sĩ và nhà quý tộc, đó cũng là tuyến giữa và có số lượng lớn trong đội hình kỵ binh.
Khinh kỵ còn được gọi là Hobilar, từ này dùng để chỉ tất cả những người lính dùng giáo, bắn cung, cưỡi trên những con ngựa nhỏ và nhẹ, bản thân họ cũng không được trang bị giáp. Họ được dùng với nhiệm vụ người đưa tin, trinh sát và không được tham gia vào các trận chiến của lực lượng kỵ binh. Họ thật sự không phải là kỵ binh đúng nghĩa, họ giống như bộ binh cưỡi ngựa, dùng ngựa của họ để đến vị trí giao tranh (kỵ cung Longbow là một ví dụ điển hình), mặc dù đôi khi họ dùng ngựa để truy kích những kẻ đang tháo chạy.

Bộ binh nặng-Lính levy thuờng được tập hợp thành các “company” nhưng trong trận đánh, các company này thường bị nhập lại tạo thành một lực lượng kinh binh số lượng đông nhưng với một đội hình có rất ít hoặc không có khả năng linh hoạt. Vì họ thường được dùng để bảo vệ tuyến sau cùng nên không giữ vai trò quyết định trên chiến trường và bị tàn sát bởi kỵ binh chiến thắng của địch, hay hỗ trợ truy đuổi và hành hình bộ binh bại trận của địch. Nếu họ có thể tham gia cuộc giao tranh với kỵ binh thì họ hoàn toàn là một lực lượng đáng sợ, như chặt đứt chân kỵ sĩ với những cây rìu dài và ngắn, làm què ngựa với những con dao cán dài hay quấy rối chúng bằng những cây giáo.

Điển hình của Kị binh nặng: Knight in Maximillian Amour-16th C
(http://img50.imageshack.us/img50/2669/knightinmaximillianarmoem7.jpg)

Hề, lạc đề khá xa rồi thì phải




Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: huyphuc1981_nb trong 08 Tháng Hai, 2009, 12:15:41 am
Long Binh là Dragon, chứ không phải kỵ binh nặng. Sau khi nước Pháp biên chế đội quân này 15xx thì nhiều sách vở ghi là Dragoon.
Trước đây, giáp trụ nặng nên thời La Mã ở châu Âu, Long Binh đi chuyển trên ngựa, xe ngựa và chiến đấu trên bộ, ưu thế khi bầy trận phòng thủ hoặc công thành. Khó mà bắt một người lính nặng nề như vậy hành quân không có xe ngựa. Đó là lý do xuất hiện bộ binh cơ giới Dragoon cổ đại. Đặc biệt, trong các trận công thành, cần mang nhiều thứ nặng nề hơn nữa. Sau này, trong Thé Kỷ 19 Dragoon trở thành binh chủng hợp thành và các loại công binh, pháo binh.
Đến TK 15-16, kỵ binh giáp trụ mới phổ biến, do giáp trụ đã nhẹ đi, ngựa có thể phi nhanh. Tuy nhiên, cho đến thời Vô-băng có súng thì bộ binh nặng vẫn là lực lượng chủ lực ở châu Âu.

Cuốn sách kia viết bộ binh bị kỵ binh tàn sát là sai. Bộ và Kỵ là hai thứ quân khác nhau, có các thế mạnh khác nhau. Long Binh sinh ra để chống lại chính kỵ binh. Long Binh bang giáp trụ, loại khiên dài có thể chống đất và loại giáo dài chĩa lên, xọc xiên chặn đứng đoàn ngựa xông vào. Đây là binh chủng chủ lực của La Mã. Tên Dragoon được hình thành trong TK 16 từ tiếng Pháp.
Thời La Mã có Pilum mang lao dài, khác với Gladius là bộ binh mang kiếm. Khối bộ binh nặng mang Scutum, một loại khiên to nặng. Thông thường, bộ binh mang khiên Scutum và lao Pilum đi trước, sau đó là các võ sĩ mang Gladius.

Cũng như châu Âu, bộ binh TQ cũng có những thứ như vậy.

Cuối TK 19 LOng Binh vẫn còn. Trong TK 18 và 19, ở Nga bộ binh nặng đươc trang bị thêm nhiều pháo, là lực lượng binh chủng hợp thành đầu tiên, sau tách thành pháo binh và bộ binh. Khẩu Mosin ban đầu có 3 bản, bản bộ binh dài, bản nữa Mossin-Dragoon (Драгун) cho long binh là bộ binh nặng, một bản gần giống bản cho long binh được gọi là bản Mosin-Cossak, dùng cho kỵ binh nhẹ.
http://syw-cwg.narod.ru/Dr_Fr.htm

Thời Vô-băng, quân đội khi chiến tranh tạo thành đội hình vuông có các góc chĩa ra, như bức thành kiểu Vô-Băng. Long Binh lúc đó cầm giáo dài và khiên nặng đứng ngoài, bộ binh dùng súng đứng sau.
Đến thời Nã Phá Luân thì Long Binh dần biến thành khối người mang súng dài có lê, tiền thân của binh chủng hợp thành ngày nay.

http://www.kdvorik.ru/kks/index.php3?mag=32:2:1983&a=199
(http://www.kdvorik.ru/kks/kkspict/1983-2-199-1.gif)


Tiêu đề: Re: Vũ khí và chiến tranh thời cổ
Gửi bởi: ngoduythiet trong 28 Tháng Năm, 2011, 11:21:11 pm
 Chiến tranh thời cổ đại,tính từ những năm 15xx đến trước thế chiến 1 là chiến tranh theo kiểu quy ước. Nghĩa là khi đánh nhau hai bên dàn quân đi bộ lên khi nào gần giáp mặt đối phương thì dừng lại và bắt đầu bắn. Bên này bắn 1 phát xong nạp đạn, trong thời gian đó thì bên kia bắn 1 phát rồi lại dừng lại nạp đạn. Cứ như thế, bắn đến khi nào quân bên nào hết trước hoạc bỏ chạy thì thôi. ;D ;D.Đến thời điểm diễn ra thế chiến 1 thì kiểu này kết thúc và bắt đầu kiểu chiến tranh mới là kiểu chiến tranh trận địa hay kiểu chiến hào.Hai bên đào hào cầm cự giữ đất.Thỉnh thoảng lại đem quân lên chiếm chiến hào của đối phương.Chiến được thì tấn công tiếp, không chiếm được thì lại rút về chiến hào của mình cầm cự tiếp.