Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:52:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189758 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #80 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 07:31:07 am »


       Quan can thân mến!

       Lâu quá rồi mới thấy đồng đội ghé thăm, cũng biết còn các trang khác rất cần đông đội chích thêm liều để phóng tiếp; nhưng với mình nhiều khi ký ức cần tiếp thêm những gợi ý khi mình còn phân vân. Khi đọc các trang khác mình rất thích những góp ý của đồng đội. như mình đã từng viết, nếu bài mình viết có thêm đồng đội góp ý bổ sung tự nhiên cảm thấy hay hơn, chính xác hơn như mình đang được quay về đúng với trận chiến đấy.

      Khi bọn tôi ra Xalavan đánh tiếp thì quân số còn rất ít, khi đó đã có một đợt bổ sung thêm khoảng 100 lính Nam Hà rồi đấy, anh em vào là đánh ngay, nên hy sinh rất nhiều do không quen tiếng nổ, lại mùa mưa nữa. Chiến trường, chỉ vài trận đánh, tân binh 4971 người là Liệt sĩ, Thương binh rồi, người là tù binh bị địch bắt, người còn sống như chúng tôi đã thành cựu binh...Cả đại đội 2 của Ngọc "thiu thiu" đi theo tăng đánh Xalavan, đội hình Đại đội chỉ đủ bố trí trên 5 chiếc tăng, mỗi chiếc chỉ có 5 bộ binh. Thêm vài trận bọn tôi lại được bổ sung thêm lính tân binh người Nghệ an, đợt nữa người Thanh Hóa, đợt nữa người Vĩnh Phú, đợt nữa Lính cũ đường dây 559, đợt cuối cùng trước khi đánh 1975 là lính Hà Bắc.Trong khi đó các đơn vị đánh sau mùa mưa vẫn còn đủ quân số. Đúng là khi từ Paksong xuống không seddoon đánh tiểu đoàn chúng tôi có hơn 500 quân, nhưng sau 3 tháng, tôi đi xuống các đại đội phối thuộc chẳng gặp chúng nó đâu, khi hỏi thì chỉ một câu vẻn vẹn: mất rồi.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2012, 08:31:59 am gửi bởi xuanxoan » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #81 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 08:05:52 am »

Trích dẫn
...nên hy sinh rất nhiều do không quen tiếng nổ, lại mùa mưa nữa....

Em quan tâm đến chi tiết, tiếng nổ của pháo trong mùa mưa ra sao và điểm rơi khi xuống hào công sự ngập nước thế nào? bác cựu nào giải thích cụ thể hộ cái,  Grin

p/s: bác cứ kể đi, được tý nào em chiến chút đó,  Grin. Nhưng đoạn F968 3 lần đánh Khổng Sê Đôn trong giai đoạn cuối mùa khô, bắt đầu vào mùa mưa 1972 hay lắm đấy,  Wink
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 08:22:33 am »

   Bác Quangcan ơi ! Theo tôi biết thì trời nắng tiếng nổ của đạn pháo nó đanh , còn trời mưa ẩm tiếng pháo nó trầm đục . Còn nổ dưới hào tiếng nhỏ hơn , nó giống tiếng bộc phá ném cá ấy ...
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #83 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 08:50:17 am »


      Quang can cho hỏi:

     Trên đường về lại Lào - trên xe anh em có nói đánh Không sê đôn Trung đoàn 39 đánh giải phóng trước, nhưng không trụ được phải rút ra, trên điều Tiểu đoàn 3 tình nguyện chúng tôi vào đánh; về thời gian thì theo thư tôi viết về cho ba má là khoảng tháng 5/1972. Rất tiếc chuyến đi Lào vắng mất Mão "mèo" Sơn Tây nên không tham khảo được nhật ký của hắn. Liệu ta có còn đơn vị nào tham chiến tại Không sê đôn không?. Nếu Quang Can biết cho biết với.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2012, 09:13:42 am gửi bởi xuanxoan » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #84 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 01:38:15 pm »

huonghn76: cám ơn bác! cho em hỏi tiếp câu nữa: thế tiếng nổ đầu nòng và tiếng rít của pháo trong mưa có khác không?

xuanxoan: xin trả lời bác đoạn này:

      Quang can cho hỏi:
     Trên đường về lại Lào - trên xe anh em có nói đánh Không sê đôn Trung đoàn 39 đánh giải phóng trước, nhưng không trụ được phải rút ra, trên điều Tiểu đoàn 3 tình nguyện chúng tôi vào đánh; về thời gian thì theo thư tôi viết về cho ba má là khoảng tháng 5/1972. Rất tiếc chuyến đi Lào vắng mất Mão "mèo" Sơn Tây nên không tham khảo được nhật ký của hắn. Liệu ta có còn đơn vị nào tham chiến tại Không sê đôn không?. Nếu Quang Can biết cho biết với. 

Theo biết thì khoảng tháng 4/1972, E39 được tăng cường tiểu đoàn của bác đánh Khổng Sê Đôn. Đầu tiên đánh vào thị xã thì có đại đội đặc công S4 phối hợp với C5 D8 E39 đánh Phù Khống; D7 + lực lượng của bạn (hình như là đại đội 27 Pa Thét Lào) đánh trung tâm thị xã; D8, D9 đánh chặn trên các hướng. Đánh không được thì E39 phải chuyển sang vây, rồi chiếm được thị xã. Đúng là quá trình chiếm được thị xã có công của tiểu đoàn bác,  Grin.  Nên khi địch (GM41 và Gm 4001 thì phảiGrin ) từ phía nam lao lên nhằm tái chiếm thị xã thì tiểu đoàn bác + D7 + 1 B của S4 đánh GM41 ở phía nam Khổng Sê Đôn khoảng 6 km.

Một chút Hạ Lào đây nhé:
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 02:05:44 pm »

huonghn76: cám ơn bác! cho em hỏi tiếp câu nữa: thế tiếng nổ đầu nòng và tiếng rít của pháo trong mưa có khác không?


       @ Bác quangcan. Tiếng đầu nòng trong trời mưa nó cũng trầm đục hơn nghe. xa giống tiếng sấm. Còn tiếng rít à .Mình không biết ,nếu biết có khi không còn ngồi được ở đây mà nói phét nữa ấy chứ
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #86 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 08:43:36 pm »



                                                                         Đi ngược về lối xưa (tiếp)

        Ngã 3 khootstaben đây rồi, mầu xanh của cây rừng đã phủ rợp đường đi, không còn cảnh nham nhở của những cột nhà nghi ngút khói lửa, các hố bom đã được năm tháng bồi đắp…nơi đây, ngày xưa ấy, Tiểu đoàn 3 tình nguyện chúng tôi quần nhau với các GEM của Thái nhiều ngày, bom pháo và lửa cháy ngút trời, ở đây nhiều đồng đội tôi đã nằm xuống ở lứa tuổi hai nươi, chưa một lần nói được chữ yêu. Nói tới ngã 3 khôtaben không một người lính nào của K3 tình nguyện quên được địa danh này - cả tiểu đoàn quần nhau với địch như đèn cù, vì khi đó là mùa mưa hiệu quả tác chiến của chúng tôi không cao; các đại đội thay nhau đánh chiếm rồi chốt giữ, địch chiếm được đại đội này tổn thất rút ra, đại đội khác lại đánh vào thay thế, không những tiểu đoàn tôi mà cả các tiểu đoàn khác cũng có thể đã tham chiến tại đây như tiểu đoàn 5, 6 và cả lính trung đoàn 9 , Trung đoàn 39 nữa. 

        Không dừng được, xe vẫn vút qua, xa xa là Phù Khống…nhớ quá mà không biết làm sao, vì mình chỉ được quyền chạy quanh trên xe, hết chạy lên đầu xe lại chạy về cuối xe để nhòm ngó cho đỡ bức súc; các Bản lần lượt vút qua, những rừng cây lưa thưa, những cây me trĩu quả mà bọn lính sốt rét ngày ấy thấy là thèm; những ụ mối thân quen như những vật cản che chắn đạn thẳng cho chúng tôi ngày xưa và cũng có thể một vài ụ mối đó là nấm mồ của đồng đội tôi được mối đùm bao bọc ngay sau trận đánh khi chúng tôi thua không lấy được xác đồng đội ra; hồi ức cũng vút qua nhanh hơn…ở đây, chúng tôi với lính đặc nhiệm Thái giành nhau từng nóc nhà từ xưởng cưa đến ngã ba này thì thường thôi…nếu như là đạn sơn ở các trung tâm trò chơi bây giờ thì bọn tôi - lính Việt và lính Thái sẽ cười vỡ bụng vì 2 bên đều bày đủ trò, lừa nhau đủ kiểu để bắn bằng được đối phương…nhưng sự thực là chiến tranh nên mỗi lần nổ súng là máu của đối phương lại đổ, nhưng anh em bọn tôi hy sinh vì bắn đạn thẳng nhau không nhiều, tổn thất lớn của đơn vị tôi chính là mấy thằng L19, cả ngày bay lùng sục săn đuổi khi thấy chúng tôi là chỉ điểm cho T28 ném bom, tối tối máy bay C130 đi xăm chúng tôi từ đêm..tới sáng.

        Cuộc sông hôm nay, đã khác xưa nhiều lắm; nhà của dân đã mọc lên nhiều, khang trang hơn và nhìn từ bên ngoài vào thì đời sống nhân dân ổn định cả về tinh thần và vật chất; nhiều nhà treo cờ Đảng nhân dân cách mạng Lào, cờ tổ quốc Lào song song trước cửa nhà, phong thái người Lào vẫn như xưa -  mọc mạc, đôn hậu, thủy chung..dưới nếp nhà sàn đơn sơ, tềnh toàng đó thấy nhiều nhà có xe ô tô bán tải của Nhật đậu dưới gầm sàn, nếu ở Việt Nam thì hình ảnh đó sẽ bị coi là hơi là lạ…căn nhà cũ nát, lại mua ô tô chạy ruộng. 

      Pacse một thành phố sầm uất, xứng đáng là thủ phủ của Bun Ùm ngày trước, có căn nhà 3 người ở một ngày đi đóng cửa không hết, nghe nói căn nhà này có cả nghìn phòng, không biết 3 nước ở bán đảo Đông Dương này có nước nào có ngôi nhà nào có nhiều hơn nghìn phòng không; nơi đây có một huyện nằm bên kia sông, giáp với Thái Lan; dòng sông mê koong rộng bát ngát.Sáng các nhà sư mặc áo vàng hồng đi thành đoàn lặng lẽ, chiều chiều người dân tụ tập từng nhóm nhỏ ghi số đề - tối các bàn ghi đề giống như các bàn bán vé số của ta chạy dài dọc các đường để dân chơi đề đến ghi công khai…đến đây mình hiểu hơn chữ “đề đóm” vì ánh sáng của những ngọn đèn chạy bằng pin sạc điện dọc các vỉa hè trục đường chính như đom đóm.

       Đón đoàn tại nhà khách ủy ban là đồng chí chủ tịch hội cựu chiến binh tỉnh nguyên Ủy viên Trung Đảng của bạn. Sau khi nhận phòng cả đoàn lên xe theo theo xe bạn dẫn đường đi ra nhà hàng nổi bên dòng sông Mê koong đầy quyến giũ, ở đoạn sông này rất rộng, dòng nước chảy êm đềm, nhiều du khách ngồi thả hồn theo dòng nước với những nét ưu tư khác nhau. Buổi chiêu đãi của bạn diễn ra trong tình cảm đồng  đội, đồng chí cùng chung chiến hào, chia bùi sẻ ngọt, hoạn nạn có nhau; tình cảm thật ấm áp.

       Sáng 19/10, bạn đón chúng tôi và đưa đi ăn sáng tại nhà khách sạn 4 sao ven bờ sông Mê koong. Khách sạn ở vị trí tuyệt đẹp và phòng ăn tự chọn được bày trí đơn giản nhưng sang trọng. 8 giờ, bạn đưa chúng tôi đảo qua chợ để anh em thăm và mua hàng. Chợ cũng đơn giản như chợ địa phương ở Việt Nam, sau này đi hết 5 tỉnh thì đây là chợ mình cho là lớn nhất.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #87 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 08:52:55 pm »


     Quang can ơi!. ngoài ý kiến của hương HN76 đã đưa ra, mình đang suy nghĩ dùng từ cho chuẩn hơn, có lẽ ở bài viết sau khoảng 2 bài nữa, mình đưa chuyện của Mão "mèo" đánh phù Nọng Kin mô tả tiếng pháo thử xem có thực không nhé, chứ lâu quá rồi khó mô tả quá..
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #88 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:15:56 am »

     


        Thư ngỏ gửi VMH và các thành viên quản lý trang mạng!

        Khi vào tham gia trang mạng này, tôi không ngờ bị cuốn hút bới những lời đồng viên và phản ững dữ dội vì tiêu đề và cách viết của tôi. Tuy nhiên qua sự phản ứng thuận và nghịch đó đã tạo đà cho tôi đi tốc hành (gần 3 tháng bằng thời gian vượt trường Sơn) qua phần 1 của vui vẻ chết như cày xong thủa ruộng để chứng minh - những người lính tình nguyện chúng tôi luôn thủy chung, đã nói là làm, chơi hết mình và đánh địch cũng hết mình; với nhân dân Lào anh em, chúng tôi luôn kính trọng, học hỏi được nhiều điều về cách sống, ứng sử theo nhân cách người Lào, đất nước của Phật pháp. Tuy nhiên vì viết vội nên rất nhiều lỗ hổng trong nội dung, mong bạn đọc tha thứ.

       Sang phần 2 ý đồ là trích dẫn từ nhật ký và ký ức đồng đội để nó trung thực hơn… nhưng đột xuất các cựu binh 968 lính 4971 người Hà Nội tuổi vừa tròn 60 năm cuộc đời; vừa đúng 40 năm tham chiến ở Lào tổ chức đi về thăm chiến trường xưa, tôi lập tức bị cuốn hút theo về lại chiến trường xưa: ở Lào và Tây Nguyên, sân bay gò Quánh- Bình Định. Theo vòng chạy của bánh xe là những hồi ức tái hiện, là phong cảnh mới, là tình nghĩa ấm áp thủy chung của nhân dân, chính quyền của bạn Lào, chính quyền tỉnh Bình Định…và cứ thế các trận chiến được tái hiện theo sự trao đổi bàn tán của anh em.Nhưng đặc biệt tôi cho thành công của chuyến đi bọn tôi lại chính là minh chứng tình hữu nghị đặc biệt Việt  - Lào không chỉ có quá khứ máu và nước mắt, mà bằng thực tiến thủy chung hôm nay và những cánh rừng cao su đang tưoi xanh ở Atopo do Hoàng Anh Gia Lai trồng, những hình ảnh bạn tiếp đón những người cựu binh vô danh tiểu tốt, không chức không quyền như chúng tôi - bọn tôi là lính binh nhì thủa ấy, hiện nay là nông dân, là công nhân, là lao động chân chính chỉ biết đổ mồ hôi kiếm sống…mà bạn vẫn ân tình như xưa, không khóc làm sao được.

     Lúc đầu anh em chỉ mang theo một bộ quân phục định chỉ mặc ra khi viếng nghĩa trang quân tình nguyện Việt - Lào, huân huy chương cũng không mang đủ..nhưng không ngờ bạn đón theo nghi thức quá, chúng tôi gần như 10 ngày trên đất Lào luôn mặc bộ quân phục bộ đội này và cứ tối tối anh em thay phiên nhau giặt quân phục cho khỏi hôi, sáng hôm sau lại mặc đi tiếp bạn.

      Sáng nay, điện thoại của một đồng đội cùng đi trong đoàn hiện đang làm việc ở Ban nội chính trung ương điện hỏi tôi sao không đưa ảnh lên, tư liệu quý mà?…tháng nữa đoàn chính phủ do phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu sẽ cùng bạn chủ chì hội nghị tại SeeKoong hay đường 9; một hội nghị lớn về vấn đề này, phía các tỉnh bạn điện sang đề nghị chúng tôi cung cấp hình ảnh và những thước phim quay về chuyến đi này, bên truyền hình đang biên soạn, thẩm duyệt… tôi suy nghĩ và quyết viết tư ngỏ này gửi trang ‘một thời máu và hoa”..vì đây thật sự "hoa tình nghĩa" đặc biệt thủy chung của 2 dân tộc đấy đồng đội ạ.

     Cũng là về chiến trường xưa như muôn triệu đồng đội, nhưng bọn tội lại nằm trong khái niệm"tình hữu nghị Việt - Lào" nên tôi nghĩ viết ở trang "một thời máu và hoa " để cung cấp cho bạn đọc biết thêm góc độ tình hữu nghị này.Thật đáng tiếc nêu trang mạng “một thời máu và hoa” không tiếp nhận những dữ liệu này…vì cái chung của trang mạng tôi vẫn cứ viết, vẫn cứ đưa hình ảnh minh chứng tình hữu nghị này lên thông qua cách viết và hình ảnh về chiến trường xưa (tôi sẽ hạn chế chuyện bia bọt), nếu ban quản trị mạng thấy không phù hợp tôi lại đưa về “lạc trong đời thường” ở quán nước doanh trại có chè chén 5 xu vậy, bàn chuyện tào lao vậy.
                                                                     
                                                                                            Xuanxoan

 
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:22:16 am gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #89 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:03 am »



     Đồng chí Bí thư kiêm Tỉnh trưởn Savanakhet, UVTW Đảng CM lào cùng đồng chí Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Lào chụp ảnh chung với đoàn cựu chiến binh sư đoàn 968 trong buổi tiếp.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM