Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:28:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189760 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #520 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 08:34:28 am »

     

     Chào loc85c5!

    "Điều quan trọng của CCB là chúng ta nên chân thực,có thì nói...không thì thôi, mình chạy cứ nói mình chạy chả có gì phải xấu hổ cả..".

     Đúng như vậy và đúng như sân chơi ở trang "một thời máu và hoa" này, nếu tiêu chí này không có thì không phải trang của lính - mình gọi là "lính binh bét" các đồng đội đừng tự ái nhé, chỉ có những người lính này mới tái hiện "thật trần truồng" trận chiến mặt đối mặt với kẻ thù, với cái chết chờn vờn trước mặt và loc85c5 ơi anh em góp cho mình ở nhiều góc độ khác nhau càng làm tăng tính chân thực của vấn đề.

    ..."có sai lầm chứ,nhưng điều quan trọng...chúng ta giải quyết dứt điểm..." - đây mới là vấn đề mấu chốt. Nhìn nhận cuộc chiến sau chiến tranh sẽ có nhiều góc độ: Vua sẽ nhìn góc độ khác và ban thưởng khác nhau cho tướng lĩnh biên cương, người họa sĩ nhìn nhận ở góc độ tả bức tranh chân thực có cả máu và sự gục ngã của người lính, còn nhà văn mô phỏng và phóng đại cái mình hiểu theo nét riêng của mình, còn người lính về kể lại chuyện chinh chiến cho con cháu bằng sự thực từng trải của mình ở trận mạc...

       Cũng từ góc độ hiểu biết của người lính "binh bét" nên xuanxoan khi vào trang này...từ từ ký ức hiện về mang theo nổi nhớ nhiều hơn hình ảnh thực của cuộc chiến; mình cũng tham chiến cùng anh em bộ binh nhiều trận nhưng hình ảnh bom đạn không dữ dội bằng các bài viết của anh em khác cũng là đúng vì mình là lính thông tin mà. Trong đời lính chỉ duy nhất một lần mang máy đi trinh sát cùng lính trinh sát, khi một trái pháo mồ côi nổ vu vơ đồng đội mình gục ngã ngay trước miếng cơm nắm mới cắt chưa kịp ăn, mình xé băng chỉ mới đút vô thì tay mình lọt thỏm vô bụng đồng đội..và cũng là lần đầu tiên trong đời chứng kiến "hơi thở hắt ra" trong hơi thở chót của một con người trước khi chết…Máu và hoa – lính và sự thực chỉ có sự thực mới tồn tại vĩnh hằng, còn cái giả sử chỉ tồn tại khi chúng ta tranh luận.

      Ở mạch đường “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng” xuanxoan định đi theo mạch khác nói về anh em lính Hà Nội nhập ngũ mùa thu năm ấy, nhưng khi vào mạng…không khí trao đổi bộc trực, có lúc phũ phàng nhưng đều giúp mình đi hướng đúng hơn…và có lẽ chính cái điểm - Đồn Tầm Chốt Mỹ và ngày 1/3/1975 này và riêng mình nghĩ nó cũng có cái nét riêng của mạch, nó làm phong phú nội dung của người lính trên trang “máu và Hoa” chứ không làm xấu trang của lính này. Mình tin, hy vọng trang “Máu và Hoa” này góp phần để các nhà sử học xác định được ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên đúng như ngày giờ và địa điểm nó đã diễn ra.

       Còn mình chạy thì cứ nói là chạy, có chi mà xấu hổ phải không đồng đội…như trước đây mình viết…thích thì viết, miễn là không phạm luật chơi trên trang, thích bài nào hay thì xem, không thích thì thôi không xem, anh là binh nhất thích thì chơi, anh là quan, không thích thì khỏi nói chuyện…giống như mình khi ngồi mạng gặp trao đổi với anh em lính lại thấy thèm rượu, còn hiện tại ở nhà mình lại thì đóng cửa, tắt điện thoại..để khỏi nghe gọi đi nhậu mới chết chứ…đời người mình thật chẳng giống ai, phải không bạn.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #521 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 09:35:41 am »

   Chào bác Xoan !Ngay từ hồi đầu -Khi mới đăng ký là thành viên của diễn đàn DN-GN-Em đã từng tham gia cùng bác ,là :Bác dựng topic để Hồi ức lại những kỉ niệm một thời trong quá khứ người lính,vốn rất oai hùng trong tâm trí người Việt nam ta.Trong cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ đất nước sự hy sinh của dân tộc là quá lớn lao,mỗi người lính chúng ta bước ra từ cuộc chiến còn mang theo mãi trong tâm tưởng về cuộc chiến ác liệt và bi hùng ấy.Chính vì thế mà diễn đàn DN-GN là nơi người lính có chỗ tìm về với hoài niệm của mình

  Tuy nhiên,ý muốn của bác tìm lại giờ phút nào đó cho một sự kiện lớn như :Chiến dịch giải phóng Tây nguyên ,theo em:Thì không thể.Bởi việc này nó hoàn toàn không giống như việc 2 chiếc xe tăng chạy vào cổng dinh độc lập (Chuyện này,là do nhầm lẫn) .Vì sau khi giải phóng hoàn toàn miền nam Việt nam.Các cấp,ngành từ trung ương đến địa phương,quân đội thì từ cấp đại đội trở lên đều có sơ kết,tổng kết đánh giá tình hình.Từ đó,các tướng lĩnh,các nhà sử học v/v dựa vào những kết quả chắc chắn đó ,sau còn tiến hành bao nhiêu hội thảo mới có được trang sử để lại cho ngày hôm nay.Chính vì vậy,theo em việc bác đang cố gắng minh chứng sẽ khó trở thành hiện thực...

  Trong chiến tranh,người lính tham gia cuộc chiến ở mỗi góc độ khác nhau.Có anh chạy vào căn cứ từ hướng đông,có anh lại chạy vào từ hướng nam,song hầu hết người lính chỉ nhìn thấy cuộc chiến bằng tầm bắn của khẩu súng mình cầm thôi,phải không bác (?).Thế cho nên để cho tâm bình,trí tĩnh bác cứ kể chuyện như bác đã từng kể chiến trân ở đất nước Vạn tượng ấy là hay hơn hết bác ạ

  Điều thằng em nhỏ nói có gì "Phạm thượng" bác đừng để bụng nhé,chúc bác vui khỏe và kể tiếp chuyện thời chinh chiến mà bác :-Một người lính-đã từng trải qua !
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #522 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 10:03:28 am »

        Mình có mấy xuy nghĩ thế này Xuân xoan ạ :
1 Về trận đánh nào vào ngày nào được coi là trận đánh mở màn cho chiến dịch tây nguyên 1975 : có nhiều ý kiến mà ở đây ý kiến Xuân đưa ra là trận 1/3/75 đánh vào Đồn Tầm Chốt Mỹ trên đường 19 kéo dài .

      Ý kiến nữa mà hiện đang chiếm phần đông và trên tài liệu đã chép chính thống là ngày 4/3/75 bằng trận đánh cắt đường 19
Trận 1/3 mới là trận đánh nghi binh để tiến tới trận cài thế chiến dịch ngày 4/3 . Tuy nhiên trận 1/3 lại là một trận đánh rất kịp thời và có tầm quan trọng đặc biệt để thành công cho BTL thực hiện ý đồ chiến dịch . Chiến dịch nổ ra khi bắt đầu bằng loạt trận cài thế chiến dịch . Tôi đứng về ý kiến này

2 .    trận đánh ngày 1/3 không phải là trận đánh xếp đặt trước đúng vào ngày đó . Do tình thế quân VNCH đã phát hiện ra sư 10 và 320 đã di chuyển về Daklak vào ngày 18/2 Mặc dù có băn khoăn giữa hai nguồn tin F10, F320 còn ở lại bắc Tn hay đã về nam Tn , ngày 19/2 tướng Phú vẫn cho rút bớt E45 từ Pleicu về Ea H’leo sục sạo tìm F320 . Tình hình này trở nên phức tạp và lo lắng cho quân ta . Vì vậy BTL chiến dịch nhận định : “ Địch nghi ta chuẩn bị đánh Đức Lập , Gia Nghĩa , Buôn Ma thuột , cắt đường 14 ở Thuần Mẫn với một số thong tin bằng chứng riêng lẻ . NHưng địch chưa phát hiện ý định và lực lượng ChiẾn dịch của ta “  từ đó BTL ra quyết định : “ Kiên trì , khôn khéo giữ bí mật ý định và LL của ta ở hướng tác chiến chủ yếu (BMT) . Tichs cực hoạt động nghi binh trên hướng Kon tum Pleicu để thu hút trung đoàn 45 về Pleicu .
Bác Khuất Duy Tiến kể lại …” Thực hiện ý định trên , Tư lệnh Vũ Lăng nói cho tôi phát một bức điện giả để đánh lừa địch . Nội dung bức điện như sau : “ Địch đã bị lừa , cho rằng ta sẽ đánh Buôn Ma thuột , nên đưa trung đoàn 45 xuống phía nam “. Tư lệnh quan khu 2 ngụy đã nhận được bức điện trên cùng lúc với các chỉ huy quân sự các tỉnh ở Tây nguyên . Sau khi nhận được bức điện của ta , Phạm văn Phú càng hoài nghi và dứt khoát từ bỏ ý định đưa sư đoàn 23 về lại Buôn Ma thuột .”   ( - Kí ức đời binh nghiệp – 2012 – trang 226 , NXB QDND )
Trong khi E45 ngụy đã 10 ngày lùng sục tìm F320 ở E H”leo  không thấy . Lúc này là lúc cần thiết đánh ngay ở Pleicu để kéo E45 ngụy về . Trận đánh 1/3 /75 là trận đánh theo phương thức tác chiến của F320 khiến quân VNCH vẫn tin tưởng đây là tiến công của  sư đoàn 320

3.     Nói  BTL B3 “ tiền trảm hậu tấu “ việc bố trí binh lực cho chiến dịch ( mà cụ thể là bố trí F10 đánh Đức Lập ) là chưa  đúng ,

      Chiến dịch TN  -  do tình hình diễn biến mau lẹ  mà trong vòng 5 tháng từ tháng 6/74 tới tháng 1/75 Bộ đã 3 lần thay đổi nhiệm vụ đối với Tây nguyên .
-   Vào tháng  6/1974 trước khi bác Vũ Lăng – Cục trưởng cục tác chiến – BTTM vào chiến trường Tây nguyên thay tướng Hoàng Minh Thảo giữ chức tư lệnh mặt trận đã được bộ Tổng tham mưu gợi ý sơ bộ về nhiệm vụ tác chiến 1975 của chủ lực tây nguyên
-   Đầu tháng 9/1974 Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh chính thức giao nhiệm vụ cho BTL mặt trận Tây nguyên mở chiến dịch nam Tây nguyên. Khu vực tác chiến chủ yếu là Đức Lập .
Và cũng chính do nhiệm vụ này từ giữa tháng 9/74 tất cả các đoàn tiền trạm thuộc Bộ tham mưu , hậu cần và các binh chủng của mặt trận B3 lần lượt lên đường vào nam TN . cuối tháng 10 /74 Bác Nguyễn Quốc Thước ( quyền tham mưu trưởng B3 ) được bộ tư lệnh B3 phái ra Hà Nội báo cáo và nhận chỉ thị cua bộ Quốc phòng . Bác Thước trở về vào 29/11 và ngay  ngày 29/11/74 trong một cuộc họp cẩn mật của Đảng ủy , BTL mặt trận TN nghe bác Thước truyền đạt nhiệm vụ của Bộ giao cho Tn .
Nhưng , trong lúc Q. Tham mưu trưởng Thước ra Hà nội nhận nhiệm vụ thì có một trục trặc , đó là Bộ Tổng Tham mưu điện dự báo cho bộ tư lệnh Mặt trận Tây nguyên hướng tập trung chủ yếu là Gia Nghĩa , nên trước đó đã có bộ phận đi chuẩn bị chiến trường hướng Gia nghĩa , nay có sự thay đổi về mục tiêu là Đức Lập khiến BTL B3 phải điện cho bộ phận đó trở về hợp với đoàn chuẩn bị chiến trường Đức Lập do tướng Vũ Lăng chỉ huy để thực hiện phương án mới thay đổi đó . Trong chuyến đi điều nghiên hướng Đức Lập có Tướng Vũ Lăng , Sư trưởng Hồ Đệ ( F10 ) , Trung đoàn trưởng Kiệp 66, trung đoàn trưởng 28 Nguyễn Đức Cẩm , Khuất Duy Tiến trưởng phòng tác chiến .

Đang lúc Công việc chuẩn bị theo hướng Đức lập thì ngày 12/1/75 Bộ TL mặt trận TN nhận điện của tướng Lê Ngọc Hiền - phó TTM trưởng kí phải chuẩn bị thêm hướng Ban mê thuột , và sau đó chỉ mười ngày tướng Lê Ngọc Hiền vào đến Tây nguyên .  Ngay chiều 21/1/75 tướng Hiền  họp giao nhiệm vụ cho mặt trận Tây nguyên .  Vậy  : đây là lần thứ 3 thay đổi hướng chủ yếu tấn công . Đang trong lúc bề bộn chuẩn bị chiến trường , nay lại bổ sung mục tiêu mục tiêu Ban Mê thuột,  Mặt trận TN lại phải điều chỉnh kế hoạch chiến trường .  Tướng Vũ Lăng sau khi cân nhắc cử Bác Nguyễn Năng – phó tư lệnh , và bác Lê Minh tham mưu phó đi chuẩn bị Ban mê thuột còn tướng Vũ Lăng và TMT Quốc Thước điều hành phối hợp .
Sự việc thay đổi nhiệm vụ nhiều lần đã gây không ít khó khăn cho BTL mặt trận TN . Việc XD kế hoạch tác chiến , thiết bị chiến trường , thông qua quyết tâm chiến đấu và đã lấy tên chiến dịch “ Chiến dịch 275 “ ( tức tháng hai năm bẩy lăm ) nay chuyển mục tiêu từ Gia Nghĩa về BMT tức là phải lật cánh , gần như làm lại từ đầu , từ phương án kế hoạch tác chiến đến thiết bị chiến trường , mạng lưới hậu cần và cả bố trí binh lực .. khối lượng quá lớn mà thời gian không còn lại nhiều .
Chính từ thực tế đó , Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây nguyên nghiên cứu và quyết định vẫn dùng phương án bố trí binh lực như cũ đưa sư 10 thiếu đánh Đức Lập chắc thắng và ngay sau đó trở thành lực lượng dự bị tấn công khi BMT chưa dứt điểm . Chính vì vậy tướng Vũ Lăng đã yêu cầu e66 , 28 phải đánh thật nhanh Đức Lập và Núi Lửa trong vòng vài tiếng . Đấy mới là sự nhìn nhận sâu xa của một tướng quân trận mạc tầm cỡ chiến lược .
Nhìn trước tình hình như thế nên BTL Tây Nguyên quyết tâm giữ nguyên cách đánh của mình , cách bố trí của mình . Đó mới xảy ra chuyện Tổng TMT Văn Tiến Dũng không thỏa mãn việc sử dụng sư 10 của BTL Tây nguyên trong cuộc họp báo cáo quyết tâm của BTL TN với TTMT Văn Tiến Dũng ngày 14/2/75 .
Nên nhớ rằng , lúc này ( trung tuần tháng 2/75 ) Tướng Hòang Minh Thảo mới vào làm Tư Lệnh Mặt trận TN nhưng trong cuộc họp này  chỉ với tính chất ngồi nắm tình hình chứ không phải người chỉ huy kế hoạch tác chiến .
Xuan xoan : Tôi nói việc tiền trảm hậu tấu chưa đúng là vì : ngày 21/1/75 tướng Lê Ngọc Hiền truyền đạt nhiệm vụ của Bộ TTM cho mặt trận có sự thay đổi hướng chủ yếu . bốn ngày sau – 24/1/75 Sau vài ngày làm việc suốt đêm ngày BTL mặt trận TN vẫn giữ  quyết định theo cách nghĩ của mình và giao nhiệm vụ cho các đơn vị . ( Lịch giao nhiệm vụ cho các đơin vị chúng ta đã biết )
Phải nói tướng Vũ Lăng là người có chính kiến , từng trải trận mạc nhưng cũng là vị tướng có tầm nhìn xa của một tướng được học bài bản và nhiều năm giữ chức Cục trưởng cục tác chiến bộ TTM
Xuan xoan ơi , an tet vui ve nhá . thân mến LTN

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Giêng, 2013, 10:20:41 am gửi bởi nguyentrongluan » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #523 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 10:08:26 am »

                Chào bác Xoan và các bác .
            Em thấy bài của bác Nguyễn Trọng Luân viết rất hợp tình hợp lý
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Giêng, 2013, 10:27:43 am gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #524 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 03:06:29 pm »


      Rất hay, rất cám ơn lời bình của nguyễn Trọng Luân và Huong HN76.

      Những ý kiến này của nguyễn Trọng Luân để suy ngẫm xuanxoan sẽ viết tiếp.

      Nay xuanxoan hỏi tiếp các đồng đội - vậy ngày 4/3 căn cứ vào đâu để được coi là ngày mở màn chiến dịch; giả sử cứ coi là không có trận Đồn tầm chốt Mỹ ngày 1/3 đi: Đánh cắt đường 19 với mục đích gì  Huh để làm gì trong chiến dịch Huh. Đánh nghi binh mới hay lại là trận đánh nghi binh tiếp của trận nghi binh ngày 1/3 để Buôn ma thuột rỗng quân Huh; đồng đội suy nghĩ tiếp ý này của xuãnoan nhé; hay lắm mình lại nghĩ tới cảnh đánh nghi binh của nghi binh nữa rồi...mấy chữ nghi binh luôn tái hiện đúng lúc đúng thời điểm cần hỏi. Cứ cho là tiếng súng mở màn chiến dịch bằng trận cắt đường 19, vậy đơn vị nào được lệnh nổ súng ngày 4/3 vì có ít nhất 3-4 đơn vị cùng nổ súng ngày 4/3 kể cả đơn vị của xuanxoan đánh ở thanh An, thanh Bình; liệu có lệnh nổ súng hay điện chỉ đạo của bộ tư lệnh mở màn chiến dịch không hở đồng đội.

      Cứ tạm cho là trận cắt đường khi địch chưa biết ta đánh vào đâu, nay ta cắt đường 19 các đơn vị quân khu V không phải quân số của Bộ tư lệnh chiến dịch Tây nguyên thì không thể đưa vô là đơn vị đánh mở màn chiến dịch tây nguyên; còn các đơn vị khác nhiều lắm... đánh cắt đường chặn hết đường ra vô của địch..cái này nhờ bác Quang can bình cắt hết đường chặn đầu khóa đuôi không cho chúng cựa quậy..mình chờ nghe lời bình thật của trận chiến đã diễn ra và lời bình giả sử ngày 4/3 là ngày mở màn chiến dịch không có trận đồn Tầm Chót Mỹ không có ngày 1/3 đi ...Quang Can xuất tướng bình tiếp đi...có phản mới có thuận, không sao đâu...vì mình còn đủ sức chinh chiến tiếp mà.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Giêng, 2013, 03:17:21 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #525 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 04:32:48 pm »


            Chào bác Xoan và các bác
            Cứ theo thông lệ mà em suy luận thế này ,phương án đánh địch thì do mặt trận Tây Nguyên soạn thảo , Bộ thông qua ,giờ G nổ súng đồng loạt thì mặt trận B3 quyết định .Còn đơn vị cắt đường 19 là khóa không cho tiếp viện và rút chạy .Nó là đơn vị phối thuộc chấp hành theo lệnh của mặt trận .Lúc này có tổng tham trưởng ở đấy ,to quá rồi còn gì nữa  Grin
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #526 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 04:50:50 pm »


      Đánh cắt đường 19 với mục đích gì  Huh để làm gì trong chiến dịch Huh. ..

Đây đây, có ngay đây,  Grin.

Đánh đường 19, mà lại phải là 2 đơn vị cùng đánh, cắt đường:
- E95B/ đoàn Mang Yang được tăng cường cối và súng máy phòng không
- F3 Sao Vàng được tăng cường E7 công binh QK V; D19/ tiểu đoàn 19 công binh tỉnh đội; đại đội súng máy phòng không và đại đội cao xạ 37 ly.

Nếu nhìn nhận xa hơn một chút sẽ thấy vài điểm:
1. Năm 1972, ta mở chiến dịch đánh Kontum; Bộ đã sử dụng E95B và E12 F3.
Nhưng mục đích hoàn toàn khác nhau:
- 1972 chỉ là phối hợp với chiến trường chính để cắt, cản trở, bằng mọi giá không cho địch tiếp vận bằng đường 19 lên Tây Nguyên;

- 1975 cũng là phối hợp với chiến trường chính nhưng mạnh hơn, cụ thể hơn, mục tiêu cao hơn: làm chủ, chiếm lĩnh, mở rộng giải phóng toàn bộ các huyện ven lộ 19; tiến đến tạo bàn đạp sẵn sàng hướng về đồng bằng.

Nếu xét về thế trận tại chiến trường B1/ các tỉnh duyên hải Trung Trung Bộ thì tạo thời cơ rất lớn:
- F304 đã sẵn sàng phía tây nam Đà Nẵng khi cắm đinh nhọn tại Thượng Đức;
- F2 và lữ đoàn 52 đã tạo thời cơ và vùng giải phóng nối từ các huyện miền núi xuống đồng bằng Đà - Nam - Ngãi; cùng với F3 lập ra một vùng giải phóng bao la bát ngát chưa từng có khi nối Đức Phổ - Sa Huỳnh qua đèo Bình Đê về đồng bằng Hoài Nhơn, Phù Mỹ Bình Định.

Nhát cắt đường 19 (nếu có) sẽ băm nốt đoạn nối với đồng bằng Phú - Khánh; chưa kể uy hiếp được Quy Nhơn - thành phố đô thị loại 2 của VNCH nhưng không hề được phòng thủ cẩn thận.

2. "F968/ sư đoàn 968 nghi binh ư! Xin thưa, chúng tôi cũng vào hoạt động nghi binh cấp chiến lược đây, theo yêu cầu của Quân khu, dưới sự chỉ đạo chung của Bộ đây" - mấy bác lính F3/ sư đoàn 3 Sao Vàng cũng có quyền nói vậy đấy,  Grin

Từ những năm 1972 lấn đất từ Hoài Ân, quyết tâm đánh cắt đường 1A đoạn Hoài Nhơn - Phù Mỹ; gian khổ trong giành dân, giữ đất 1973; mở mang và lấn chiếm trong 1974; F3 đã làm chủ gần như các huyện phía bắc Bình Định nối với khu giải phóng nam Quảng Ngãi.

Vậy mà, Bộ quyết định điều cả một sư đoàn đủ, sau lại tăng cường cho nó thêm một E công binh đi hướng khác. Thành quả mấy năm, bao nhiêu máu của quân và dân mới có một dãy phòng thủ kiên cường như vậy sẽ giao lại cho ai? Cho các tiểu đoàn bộ đội địa phương của tỉnh đội: D50, D52, D53, D54. 4 tiểu đoàn, cũng đánh một la mười, cũng mang phiên hiệu và sóng liên lạc của các trung đoàn, tiểu đoàn trực thuộc của F3; vẫn hô hào đánh mạnh, đánh mạnh hơn nữa để lũ địa phương quân đã co về trong căn cứ Đệ Đức nằm im, để lũ biệt động quân chẳng dám lấn ra từ Quy Nhơn, .... Âm thầm, lặng lẽ F3 vừa mở đường vừa tiến về đường 19 - cả một sư đoàn tăng cường, lại còn kéo pháo 105 ly nữa chứ. Đến bắc đường 19 thì dễ, nhưng đất Tây Sơn Thượng Đạo từ lâu đã chả còn cây, trơ khấc đồi núi; các điểm cao chiến lược, vị trí phòng thủ là ở phía nam đường. Sang được đó, đến được đó là phải vượt qua bao đồn bót, vùng lõm, khu da báo, điệp tề báo tin, máy bay trinh sát theo dõi. Mỗi bước chuyển quân của một đơn vị Việt Cộng hay Bắc Việt là cả một quá trình che đậy, xóa dấu vết, ... vô cùng phức tạp; là cả một bộ máy hậu cần khổng lồ rùng rùng chuyển hướng; chưa kể đến sự bu bám của bộ máy phân tích của VNCH đi cùng đấy chứ.

Bộ đã đặt F3 và tỉnh đội Bình Định vào một nước cờ khó: "nghi binh" - yêu cầu bằng mọi cách phải làm được, phải thực hiện cho tốt mà không có một sơ suất nào trong quá trình chuyển quân. Họ đã làm được. Vai trò của họ có lớn không? Xin khẳng định: quá lớn trong cả một quá trình xuyên suốt: "trước - trong - và sau khi cắt đường 19 thành công". Họ là nền tảng, là cơ sở, là dấu lặng tuyệt vời trong cái tổng thể chung của chiến dịch Tây Nguyên rực rỡ.

Em biết là bác xuanxoan chỉ ....đích danh hỏi  Grin - và bác cũng có sẵn phương án trả lời của mình. Nhưng  bác sẽ thấy, tại sao lại không phải là ngày 01/3.

Trích dẫn
...Cứ tạm cho là trận cắt đường khi địch chưa biết ta đánh vào đâu, nay ta cắt đường 19 các đơn vị quân khu V không phải quân số của Bộ tư lệnh chiến dịch Tây nguyên thì không thể đưa vô là đơn vị đánh mở màn chiến dịch tây nguyên; còn các đơn vị khác nhiều lắm... đánh cắt đường chặn hết đường ra vô của địch..cái này nhờ bác Quang can bình cắt hết đường chặn đầu khóa đuôi không cho chúng cựa quậy..mình chờ nghe lời bình thật của trận chiến đã diễn ra và lời bình giả sử ngày 4/3 là ngày mở màn chiến dịch không có trận đồn Tầm Chót Mỹ không có ngày 1/3 đi ...Quang Can xuất tướng bình tiếp đi...có phản mới có thuận, không sao đâu...vì mình còn đủ sức chinh chiến tiếp mà.

Cái ý nghĩa lớn nhất của cắt đường là phát súng ... không phải đầu tiên nhưng báo hiệu kết thúc mọi chuyện, mày đã là con thú trong lưới. Lưới như sau:



p/s: lại đến giờ "quỷ nhỏ" quấy phá rồi các bác ạ!
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2013, 10:15:13 am gửi bởi quangcan » Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #527 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2013, 08:53:40 pm »

     
       Chào bác Luân, Quang Can và đồng đội viết bài trao đổi.

       Hay qua, hôn nay nhà mình có nhiều khách quý đến và bình luận với xuân xoăn, rượu thì chưa rót, đợi vợ đi lòng vòng hái rau, bắt cá ở biển về mời các bác sau…đường xá xa sôi mong các bác thông cảm… giờ bàn phím sẵn, xin thưa lại với bác Luân:
     
     A. Theo lời bình của anh Luân …(Bác Khuất Duy Tiến kể lại …” Thực hiện ý định trên , Tư lệnh Vũ Lăng nói cho tôi phát một bức điện giả để đánh lừa địch . Nội dung bức điện như sau : “ Địch đã bị lừa , cho rằng ta sẽ đánh Buôn Ma thuột , nên đưa trung đoàn 45 xuống phía nam “. Tư lệnh quan khu 2 ngụy đã nhận được bức điện trên cùng lúc với các chỉ huy quân sự các tỉnh ở Tây nguyên . Sau khi nhận được bức điện của ta , Phạm văn Phú càng hoài nghi và dứt khoát từ bỏ ý định đưa sư đoàn 23 về lại Buôn Ma thuột .”   ( - Kí ức đời binh nghiệp – 2012 – trang 226 , NXB QDND )
Trong khi E45 ngụy đã 10 ngày lùng sục tìm F320 ở E H”leo  không thấy . Lúc này là lúc cần thiết đánh ngay ở Pleicu để kéo E45 ngụy về . Trận đánh 1/3 /75 là trận đánh theo phương thức tác chiến của F320 khiến quân VNCH vẫn tin tưởng đây là tiến công của  sư đoàn 320 )…


      Theo Xuanxoan nghĩ mật mã điện 15W cũng không dễ gì địch dịch ra thuận lợi ngay như vậy. Nếu thực như thế thì đâu còn sử dụng mật mã nữa, dù anh có thay đổi bảng mật mã. Việc sử dụng điện điện đài nghi binh theo xuân xoăn  nghĩ…chính là nhịp dập của các tay gõ - báo vụ viên của các sư đoàn 320 và sư đoàn 10 của ta được tình báo theo dõi sát sao, nếu thay đổi các báo vụ là tình báo phía địch biết ngay là đơn vị khác; còn nội dung các bức điện chưa hẳn phía bên kia dịch thuật được.

      B.Theo anh Luân:
       
       (….Sự việc thay đổi nhiệm vụ nhiều lần đã gây không ít khó khăn cho BTL mặt trận TN . Việc XD kế hoạch tác chiến , thiết bị chiến trường , thông qua quyết tâm chiến đấu và đã lấy tên chiến dịch “ Chiến dịch 275 “ ( tức tháng hai năm bẩy lăm ) nay chuyển mục tiêu từ Gia Nghĩa về BMT tức là phải lật cánh , gần như làm lại từ đầu , từ phương án kế hoạch tác chiến đến thiết bị chiến trường , mạng lưới hậu cần và cả bố trí binh lực .. khối lượng quá lớn mà thời gian không còn lại nhiều .

      Chính từ thực tế đó , Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây nguyên nghiên cứu và quyết định vẫn dùng phương án bố trí binh lực như cũ đưa sư 10 thiếu đánh Đức Lập chắc thắng và ngay sau đó trở thành lực lượng dự bị tấn công khi BMT chưa dứt điểm . Chính vì vậy tướng Vũ Lăng đã yêu cầu e66 , 28 phải đánh thật nhanh Đức Lập và Núi Lửa trong vòng vài tiếng . Đấy mới là sự nhìn nhận sâu xa của một tướng quân trận mạc tầm cỡ chiến lược . Nhìn trước tình hình như thế nên BTL Tây Nguyên quyết tâm giữ nguyên cách đánh của mình , cách bố trí của mình . Đó mới xảy ra chuyện Tổng TMT Văn Tiến Dũng không thỏa mãn việc sử dụng sư 10 của BTL Tây nguyên trong cuộc họp báo cáo quyết tâm của BTL TN với TTMT Văn Tiến Dũng ngày 14/2/75 .

      Nên nhớ rằng , lúc này ( trung tuần tháng 2/75 ) Tướng Hòang Minh Thảo mới vào làm Tư Lệnh Mặt trận TN nhưng trong cuộc họp này  chỉ với tính chất ngồi nắm tình hình chứ không phải người chỉ huy kế hoạch tác chiến .


       Theo ý kiến riêng của Xuanxoan:

       Ý một (01) của anh Luân hoàn toàn đúng…cả về dự tính ngày nổ súng mở màn chiến dịch cuối tháng 2/1975.

       Ý 2 đúng nhưng cần điều chỉnh: trong những bài viết trước về thuật nghi  binh của bộ tư lệnh chiến dịch Tây nguyên, xuanxoan đã dẫn chứng tư liệu đã công khai:Tháng 2 năm 1975…Đoàn Đại tướng Văn Tiến Dũng vào đến chiến trường - tối 30 Tết, nghỉ lại ở Sở chỉ huy Sư đoàn Công binh 470 đóng tại I-a Đrăng. Ngày 23 tháng Hai, tức là 13 tháng Giêng năm Ất Mão Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên đi đón Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đại tướng ăn tết dọc đường để kịp vào xét duyệt các phương án trước khi chiến dịch mở màn; Ngày 25 tháng Hai (02), Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên báo cáo quyết tâm và trình bày các phương án tác chiến với Chỉ huy sở tiền phương của Đại tướng Văn Tiến Dũng và sau đó mấy ngày đơn vị của xuân xoăn đã nổ súng như bài viết.

        Ý 3: Tướng Hoàng Minh Thảo vào Tây nguyên phải là đầu tháng 2 - vì vậy cần xem lại thời gian của Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên không thể vào sau đại diện Bộ Quốc phòng tại Tây nguyên và tôi tin tư lệnh chiến dịch Tây nguyên đã nắm và điều chỉnh phương án trước khi trình đại tướng ngày 25/2. 

       C.Theo anh Luân : Tôi nói việc tiền trảm hậu tấu chưa đúng là vì : ngày 21/1/75 tướng Lê Ngọc Hiền truyền đạt nhiệm vụ của Bộ TTM cho mặt trận có sự thay đổi hướng chủ yếu . bốn ngày sau – 24/1/75 Sau vài ngày làm việc suốt đêm ngày BTL mặt trận TN vẫn giữ  quyết định theo cách nghĩ của mình và giao nhiệm vụ cho các đơn vị . ( Lịch giao nhiệm vụ cho các đơin vị chúng ta đã biết )

           Theo Xuanxoan: Những bài trước xuanxoan cũng trích dẫn trong hồi ức "tháng 3 Tây Nguyên" nói về phần kế hoạch chuẩn bị gần giống như anh Luân đã nêu, ngoài ra còn có ý:

           Trích dẫn…Cũng rất lo về thời gian, dốc sức chuẩn bị cho Đức Lập trên một tháng, nay lại thêm Buôn Ma Thuột, mà ngày nổ súng tấn công trên toàn mặt trận vẫn không thay đổi, khoảng 20 đến 25 tháng Hai. Khó khăn tuy nhiều nhưng cả mấy chúng tôi đều rất vui. Lại nghĩ đến thời cơ lớn của cả cuộc kháng chiến và của riêng mỗi chiến trường

      Chính ý anh Luân tôi càng khẳng định “tiền trảm hậu tâu” Sau vài ngày làm việc suốt đêm ngày BTL mặt trận TN vẫn giữ  quyết định theo cách nghĩ của mình và giao nhiệm vụ cho các đơn vị .- đã truyền đạt “Lệnh trên” nhưng tướng biên cương vẫn giữ nguyên kế hoạch đánh…đến nỗi khi đại tướng Văn Tiến Dũng vô đến chiến trường ngày 25 /2 phê duyệt phướng án phải kêu lên…kế hoạch đánh thẳng vào Buôn Ma Thuột không thể thực hiện được cơ mà…anh Luân.
         

          Theo hồi ức của đại tướng Chu Huy Mân có những đơn vị sau đánh ngày 4/3:

        Đêm 3 rạng ngày 4 tháng 3, Trung đoàn 95a được lệnh cắt đứt đường 19, nhanh chóng tiêu diệt một số chốt giao thông và làm chủ hoàn toàn đoạn đường dài 20km từ ngã ba Plây Pôn đến ấp Phù Yên. Cùng đêm, một bộ phận của Sư đoàn 320 cắt đường 14 ở đoạn bắc Cẩm Ga. Ngày 4 tháng 3, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tuy gặp nhiều khó khăn về quân số và hậu cần cũng đã tích cực phối hợp đánh cắt đường 19 từ đèo Thượng An đến cầu số 13 chiếm 9 chốt giao thông, diệt 2 đại đội và tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 1 trung đoàn 47, làm chủ hoàn toàn đoạn đường trên. Tiếp đó, đêm 4 rạng ngày 5 tháng 3, Trung đoàn 25 hoạt động trên đường 21 đoạn Chư Cúc đã đánh chiếm một đoạn đường về phía đông Chư Cúc.

       Thế là quân ta cơ bản đã cài xong thế trận chia cắt chiến dịch. Quân địch ở thị xã Buôn Ma Thuột về đường bộ đã bị hoàn toàn cô lập với Quy Nhơn, Plây Cu, Nha Trang; đồng thời thế chia cắt đó cũng đã cô lập Tây Nguyên với các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung.


       Hy vọng được trao đổi cùng anh Luân .

      Mong được Quang Can chiếu cố tăng thêm bài viết để xuanxoan có nhiều tư liệu cũng như phản biện để làm rõ vấn đề hơn. Riêng bài Quan Can mình sẽ gửi sau.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2013, 07:50:58 am gửi bởi xuanxoan » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #528 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 12:16:47 pm »

Kế hoạch giải phóng miền Nam phải thông qua BCT, ý kiến không tập trung ngay 1 lúc nên nhiệm vụ B3 đương nhiên cũng thay đi đổi lại nhiều, không những thế các B khác cũng vậy thôi, hồi ký của cụ Giáp và các lãnh đạo chính trị-quân sự khác cũng đã nói đến tuy mức độ đậm nhạt có khác nhau một chút. Đây là điều bác Luân đen nói đúng. Tổng công kích hay tổng khởi nghĩa? Sao không táng thẳng 1 phát cho Sài Gòn bẹp dí chẳng hạn, cần gì phải Buôn Ma Thuột hay Pờ lây cu cho rắc rối.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #529 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2013, 12:55:11 pm »

        Qtdc thân mến!

       Đồng đội vẫn y như hồi tuổi 20 mươi thời chúng mình vậy, bốc lửa cháy rừng rực…táng thẳng vô Sài Gòn không tơ mơ mơ gì hết…hi, hig…giống như Mỹ ném bom B52 thẳng vô Hà Nội vậy…

       Đánh, cả chiến trường Miền Nam đánh chứ đâu phải Tây nguyên phải không đồng đội, thậm chí cả Miền Bắc cũng đánh cơ mà…Đánh từ khi có vĩ tuyến 17 ngày và đêm cơ mà…đánh từ khi đồng khởi Bến Tre cơ mà…Đánh ở đâu có giặc là đánh…đánh đâu phải Bộ chính trị quyết tất cả…từ thực tiễn chiến trường mà đánh, đợi lệnh vua ban còn lâu mới giải phóng…đánh giặc đến nhà đàn bà cũng đánh…đánh giặc xâm lấn bờ cõi biên cương là đánh chứ cớ gì lính biên cương cứ lùi phải chờ lệnh mới dám đánh…chờ với đợi thì Tổ quốc còn đâu…hở bạn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM