Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:50:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189748 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #500 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 04:47:41 pm »

           
                              Chào bác Xuân Xoan ,bác Đậu Thanh Sơn và các bác !
                Câu chuyện viết lại của bác Sơn em đã được nghe ở chương trình phát thanh quân đội nhân dân buổi sáng cũng đã khá lâu .Nhưng giờ đây đọc lại chuyện này mà thấy xúc động nghẹn ngào ,đó là sự hy sinh của ba người lính Vũ - Chí - Dũng .Họ nằm trong một tiểu đội ,nhận nhiệm vụ nghi binh cho trung đoàn rút lui an toàn . Ba người lính còn lại đã bị thương ,đói khát sức tàn ,lực kiệt .Họ đã hoàn thành nhiệm vụ vinh quang ,và chọn cho mình một cái chết một sự ra đi nhẹ nhàng ,thanh thảnh ,nhưng cùng đầy hào khí và niềm tin ở tương lai mai sau qua lá thư cuối cùng mà họ để lại
                  Những dòng chắp bút ngắn ngủi đó ,nó tiếng nói cuối cùng gửi đến đơn vị ,gửi cho người thân . Nó là một bản hùng ca, ca ngợi ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng ,là một tấm gương ngời sáng cho thế hệ tương lai.     
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #501 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 06:19:44 pm »

@Đậu Thanh Sơn : bạn chọn đúng trang để viết bài này . Xúc động thật . Chúng mình quá tầm thường và nhỏ bé với ba anh  Vũ Chí Dũng . Đó thực sự là Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #502 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 10:20:03 pm »

Hôm nay rảnh, tham gia với bác lính thông tin F968 vài ý:

                               
       .......Chuyện ngày xưa “Tiền trảm hậu tấu” - tướng ở chiến trường có thể không tuân theo lệnh vua, giờ mình mới thấm thía và hiểu rõ hơn khi Tư lệnh trưởng tướng Hoàng MInh Thảo và Tướng Vũ Lăng quyết định cho đánh Đồn Tầm – Chốt Mỹ dẫy điểm cao 605, chưkara…trước việc di chuyển các sư đoàn chủ lực cho kế hoạch đánh Buôn Ma Thuột có nguy cơ bị lộ giữa tháng 2/1975; khi Đại tướng, đại diện Bộ Tổng tham mưu chưa duyệt phương án tác chiến chiến dịch Tây nguyên.

      Một quyết định mang tính quyết đoán của vị tướng tài và trách nhiệm cá nhân rất cao; các tướng lĩnh Bộ chỉ huy mặt trận Tây nguyên đã đặt vận mệnh Tổ quốc trên quyền lợi cá nhân khi quyết định cho lùi Sư đoàn 320 ra khỏi vị trí tập kết ban đầu, đồng thời giao cho Sư 968 xây dựng ngay phương án đánh mở màn chiến dịch Tây Nguyên để kéo địch về lại bắc Tây nguyên theo đúng ké hoạch dự kiến của Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây nguyên đã báo cáo Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam trước đó và dự kiến ngày ngày nổ súng cuối tháng 2/1975.....

Quyết đoán và trách nhiệm cao.... của BTL chiến dịch Tây Nguyên thì đúng. Nhưng sao lại có chuyện "tiền trảm hậu tấu" ở đây nhỉ! Em không hiểu lắm,  Huh. Cái đoạn đậm trên của bác xuanxoan hơi rắc rối, sẽ diễn tả ý khác đấy.


   
       Sau khi nhận lệnh của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên, ngày 15 tháng 2 năm 1975, tại căn cứ Bộ tư lệnh Sư đoàn – Sư đoàn Trưởng Thanh Sơn và Chính ủy Sư đoàn 968 Trần Trác chính thức giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 19 tổ chức tấn công Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605, chưkara…; Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 19 lúc này là anh Lê Quang Huân, nguyên sĩ quan của Trung đoàn 9 vừa đi học tại học viện quân sự cao cấp về được bổ sung làm trung đoàn trưởng; Chính ủy Trung đoàn là anh Ngô Xuân Hinh. Ngày 26 – 2 – 1975 sau khi đi thực địa chiến trường, trinh sát lên sa bàn trận đánh… chỉ huy Trung đoàn báo cáo quyết tâm chiến đấu với Bộ tư lệnh Sư đoàn 968 về “tổ chức tấn công quân địch ở Đồn Tầm – Chốt Mỹ”, điểm cao 605, Chưkara…   

đậm: bác Hinh lúc đó là Phó Chính ủy Trung đoàn thì phải ạ,  Grin - một số tài liệu ghi thế ạ.

 
       Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605  là một loạt cứ điểm tiền duyên nằm trên trục đường 19 giáp với quận lỵ Thanh Bình - Thanh An; cũng là cứ điểm chắc chắn nhất, cách Bộ tư lệnh Quân Khu II của địch khoảng 20 Km do Liên đoàn 4 biệt động quân trấn thủ và 1 tiểu đoàn pháo binh đóng ở Thanh An bảo vệ  Đồn Tằm. Sau khi nghe báo cáo quyết tâm của Trung đoàn, Sư đoàn Trưởng 968 - Thanh Sơn quyết đinh tăng cường thêm cho trung đoàn bộ binh 19 một Trung đoàn pháo binh (thiếu), 1 Tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 Tiểu đoàn công binh, 1 Đại đội hóa học  và một số lực lượng khác đánh phối thuộc…đảm bảo tấn công dứt điểm trận mở đầu chiến dịch Tây Nguyên....   Nhiệm vụ cụ thể được giao: Diệt nhanh, gọn bọn địch tại Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605, Chưkara… phát triển đánh đến quận lỵ Thanh Bình – Thanh An – Hòn Rồng. Sau khi chiếm được Đồn tằm, chốt Mỹ, nhiệm vụ của trung đoàn 19 phải đánh tiếp tiêu diệt liên đoàn biệt động quân số 22; đánh tiêu hao liên đoàn biệt động quân số 25; kéo được một phần lực lượng của Sư đoàn 23 địch từ Buôn Ma Thuột về Playcu. Thời điểm nổ tiếng súng đầu tiên của chiến dịch Sư đoàn 968 quyết định là 16 giờ ngày 1 tháng 3 năm 1975. 

đậm: cái này hình như bác xuanxoan viết nhầm thì phải: Liên đoàn biệt động quân số 4 đang đi càn dở thì nghe tin bị đánh đành phải rút quân về La Sơn chứ đơn vị này có phải là quân chốt ngay từ đầu đâu.

Ví dụ như ở Chốt Mỹ thì VNCH bố trí đại đội 1 tiểu đoàn 67 thuộc liên đoàn biệt động ngụy số 25 đồn trú và chốt giữ.


       Trận đánh của Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 diệt căn cứ Đồn Tầm – Chốt Mỹ dẫy điểm cao 605, chưcara.. nó chỉ là một vị trí nhỏ bé nếu so với những vị trí sau này quân và dân ta đã đánh giải phóng Miền Nam năm 1975 và ít được ai biết đến kể cả các nhà viết sử chính thống Việt Nam dù đã gần 40 năm trôi qua…nhưng kỳ lạ,  tên tuổi của trận đánh nghi binh của sư đoàn 968  đã được các tác giả khác của Việt Nam ghi nhận vào trang 232 cuốn “Những nền văn minh thế giới - ALMANACH”. Cuốn sách trải dài 5000 năm lịch sử từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, từ quá khứ tới hiện tại và tương lai của khắp các châu lục.

Hì hì, thật vinh dự cho đơn vị của bác xuanxoan được nhìn nhận và nêu trong cuốn ALMANACH.
Còn trận đánh Chốt Mỹ được các sử gia và sư đoàn 968 nhìn nhận: Đây là trận đánh ra quân có ý nghĩa quan trọng.
Nhận định và tư duy quân sự, cũng như cách hiểu về phương thức chiến thuật của mỗi bên, mỗi sử gia, mỗi cá nhân,.... là khác nhau; chưa chắc cứ phải đồng nhất quan điểm , ý chí hay nhận thức mới là hay, phải không ạ.

p/s:
- bản đồ chỗ này em đưa nhiều trên trang rồi đấy ạ, bác có thể xem lại ở : đây.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #503 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 10:26:43 pm »

- bên trovetukyuc.vn đang nhờ em tìm thông tin để xác định vị trí của Viện quân y 49 trực thuộc F968/ sư đoàn 968 qua các thời kỳ với một số thông tin như sau:
Trích dẫn
...."Chú Hoàng (sinh 1934) tham gia quân tình nguyện Lào, sau chuyển về D20, F968 làm chính trị viên bệnh viện 49 nằm trên tuyến đường 59, bao quát toàn khu Hạ Lào. Bệnh viện dã chiến đào hầm kiên cố để bệnh binh nằm dưới. Có phòng phẫu thuật. Tổng cộng có khoảng 100 người: có 10 bác sỹ, y tá, y sĩ, tải thương… bảo vệ. Chia làm 2 đội phẫu thuật, 1 đội ở bệnh viện. 1 đội đi theo sư đoàn chiến đấu.
Trong thời gian ở Hạ Lào, chú cùng đơn vị đã chôn cất nhiều LS, và chính tay chú chôn cất và ký giấy báo tử cho 13 LS khác, nên chú còn nhớ rõ địa điểm chôn cất các LS. Khi chôn cất thì bọc thi hài vào túi dù mà quân đội TQ gửi sang. Và có nghi lại tên tuổi, quê quán, đơn vị lên mảnh giấy ghém vào lọ pê-ne-xi-lin. Thi hài chôn được chặn đá lên để khi mưa về không bị xói lở cuốn đi.
Một số khu vực mà Viện này đã hoạt động: Bản Mường Cầu, Tốt Lốt, Bản Đông, Kha Nuông, Nọng Na"

Em có một số thông tin sau:
Trích dẫn
....Nguyên gốc của nó là Đội điều trị 49 quân y dược thành lập từ đầu năm 1966, bao gồm 3 đội phẫu thuật của Quân khu 4 hợp thành: một đội do bác sĩ Trang phụ trách, phục vụ tác chiến trên khu vực đường số 9, một đội do bác sĩ Bích phụ trách hoạt động trên đường số 12 Trung Lào, sau đó ghép thêm đội phẫu của Đoàn 763 ở Hạ Lào lên. Viện 49 có 42 bác sĩ, y tá, dược tá và biên chế 1 trung đội phục vụ, bảo vệ thương bệnh binh, sau khi được kiện toàn biên chế, Viện 49 thuộc đội hình chiến đấu Đoàn 968 quân tình nguyện Nam Lào.

Khi chiến dịch đường 9 Nam Lào (Lam Sơn 719) nổ ra thì Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5, Đoàn 968 được tổ chức thành lập thành Trung đoàn 29, tác chiến ở đường số 9. Vì vậy Quân y viện 49 tách một đội phẫu hoặc một trạm điều trị đi theo để phục vụ chiến trường mà thôi.

Đặc điểm của thằng F968 là nó đánh theo đội hình tiểu đoàn tăng cường, độc lập tác chiến theo từng hướng nên chắc có các đội điều trị tách riêng đi theo. Chỉ trừ có những trường hợp đánh lớn thôi.

- Bản Mường Cầu là ở ngoại vi thị xã Át ta pư; nó gắn liền với chiến công Phăng Đen - Mường Cầu rất nổi tiếng tháng 5/1966 của D3 F968

- Bản Đông thì ở sát đường 9, rõ rồi

- Kha Nuông? nhiều khả năng là Pha Luông/ Pha Luoang ở sát biên giới VN- TL.

- Nọng Na? theo bảng địa danh Lào thì có bản NongLa ở vị trí tọa độ 19 23 N - 103 40 E- 46707 (tra ra là thuộc Xieng Khoảng). Hì, hình như không phải.

- Tốt Lốt? Chịu, ra nhiều quá.

Nói chung là kinh nghiệm nhiều với các bác CCB Lào, K rồi. Các bác phiên âm theo tiếng mình hoặc gọi theo kiểu nôm na nên dò hơi khó, cách gọi này không bao giờ có tên trong bảng địa danh Lào do Mỹ và VNCH lập đâu. Nếu gắn liền với thời gian thì em chốt được khoảng và dò trên bản đồ ra được vị trí tọa độ ngay.

Cần: Bác CCB F968 nào biết vị trí đội/ trạm phẫu/ viện quân y 49 thời gian nào ở đâu, gần vị trí nào thuộc bản? xã? huyện nào? thì báo để em có cơ sở xác định cụ thể qua bản đồ và định vị chính xác cho chương trình.
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #504 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 10:57:04 pm »


      Công việc trước đã, trách sau:

      Mai Quang can gọi số máy mình chuyển hỏi thử, vì mình vào chiến trường thì anh Bông đã ở viện quân y mặt trận 968 rồi; chắc sẽ biết nhiều. Còn toàn bộ địa danh mình lại nghe rất thân quen, không sai đâu quang Can ạ. Bạn xem lại bản đồ không sê đôn và xa la van có nọng na đấy...mai mình điện hỏi mấy thằng trinh sát tìm hiểu. Đánh thời đó ở các địa danh đó hiện còn anh Dũng tiểu đoàn trưởng K3 tình nguyện ở chợ Ba đồn, anh ngô Chính trị viên tiểu đoàn ở Quảng Bình..bạn điện hỏi thử.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #505 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2013, 10:47:29 am »

     Công việc trước đã, trách sau ....

Trách ai, ai trách, trách chi
Trách chi, chi rứa, rứa.... thì .... thì thôi
Thôi đừng, đừng trách.... ai ơi
Việc công đang bận, chẳng "chơi" kịp thời!

p/s: cám ơn bác, em đã chuyển số điện thoại, link bài viết đến với những người mỏi mòn chờ đợi.... và những người "nhiệt tâm"  Grin. Mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các bác F968 đọc bài ở trang này. Các bác cứ cho thông tin Quân y viện/ trạm phẫu/ đội phẫu 49 khoảng thời gian ... nằm ở khoảng ... chỗ... gần .... Em sẽ căn cứ theo bảng địa danh, theo dòng lịch sử, đối chiếu với phía Mỹ + VNCH để xác định vị trí trên bản đồ các cỡ - rồi đưa lên để các bác thẩm định..... trước khi chuyển sang bản đồ bây giờ và đưa đến tay những người vẫn hy vọng.

Kính.
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #506 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2013, 11:03:29 am »

       

                                                                    Cuối năm Thìn “ta tiễn ta” …

        Cuối năm Thìn “ta tiễn ta”, mấy thằng tuổi Nhâm Thìn còn sống sót sau chinh chiến không biết có tụ họp làm mâm cơm “60 năm cuộc đời” không hỉ; đời người chỉ có một lần có mấy ai sống quá 100 tuổi mà hy vọng lần nữa gập quý nhân. Ô hô, a ha.

        Sáu mươi năm cuộc đời ta vẫn là ta, chân đạp đất, đầu đội trời, gồng gồng gánh gánh kể lại chuyện đồng đội đã sống và chiến đấu trong bom đạn giữ gìn biên cương Tổ quốc; kể lại chuyện người chiến sĩ đã hy sinh không để lại tên trên bia mộ và những lá thư không thể cầm được nước mắt …cho con cháu và những bạn trẻ yêu lịch sử Việt Nam chân chính, biết giá trị của hai chữ tự do là máu xương bao thế thệ đổ ra để gìn giữ và rằng đó là sự thực 100%.

       Đó là chuyện của người lính chiến đã hoàn thành nhiệm vụ, còn sống sót thực sau chiến tranh kể lại, không phải hư cấu, không phải tuyên truyền, lừa phỉnh…Ở trang “dựng nước và giữ nước” này không có chỗ cho kẻ ba hoa chích chòe, mô phỏng; chỉ có sự thực người lính bảo vệ Tổ quốc đã sống và chiến đâu như thế đó mới có thể nói được, viết được sự thật từ thời đánh Pháp, đuổi Nhật (hồi ức của các cụ lão thành), đánh Mỹ, đánh bọn giặc bành trướng Bắc Kinh Trung Quốc. Các trận chiến mô tả ở góc độ người lính “binh bét” cấp thấp nhất trong quân đội nên sự thật đến trần trụi, đến ghê sợ, không một đau thương tang tóc ngoài xã hội nào so bì được với cái chết của người lính chiến nơi chiến trận. Bạn thử đọc lại hồi ức của anh em lính K đánh bọn Khơ me đỏ, tay sai của Trung Quốc; hay hồi ức của anh em lính chốt giữ biên cương phía Bắc đánh bọn Bành trướng Bắc Kinh, bạn có thể không ngờ…đó là sự thực. những năm gần đây, không một nhà văn nào dám viết, không một phóng viên nào dám mò tới địa danh trên, không một tờ báo nào dám động đến 4 chữ “bành trướng Bắc Kinh” và chỉ có ở trang người lính “binh bét” này mới kể chuyện đánh bọn giặc Trung quốc ở biên giới phía Bắc để gìn giữ biên cương Tổ Quốc.

         Hôn nay, ta nói về những bức thư của lính, thư của lính đã trải qua cuộc đời người lính tân binh mơ mộng - thư của lính chiến. Những lá thư linh cảm, những lá thư trăn trối, dặn dò lại người còn sống; người đang thụ hưởng sự Độc lập tự do và đang mưu cầu lợi ích cá nhân rằng “…Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn… Xin cho chúng tôi gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng”…(vũ – Chí – Dũng).


       Bức thư linh cảm của Liệt sỹ Lê Văn Huỳnh, quêThái Bình, là Sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, gửi trong thời gian anh chiến đấu tại thành cổ Quảng Trị năm 1972 - bức thư có đoạn: “Ngày thống nhất, em hãy vào Nam tìm anh. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh. Từ thị xã, qua cầu ngược trở lại hỏi thăm đường về thôn Nhan Biều I. Nếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng”. Không ai có thể ngờ rằng, đó là manh mối để đồng đội tìm thấy anh sau ngày giải phóng. Hơn ba mươi năm, miền quê từng bị hủy diệt tàn khốc nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đổi thay, thanh bình và trù phú. Và đúng như bức thư, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi tìm thấy anh…

        Có lẽ, đó chỉ là một trong số hàng vạn lá thư mà những người lính Thành cổ Quảng Trị chưa kịp gửi đi trước trận đánh cuối cùng. – lá thư linh cảm.

        Và đặc biệt hơn, một bức thư khác của tiểu đội “nghi binh” hút địch, hút bom B52 rải thảm về mình chấp nhận hy sinh cả tiểu đội để Trung đoàn rút ra an toàn sau trận đánh thắng lớn do anh Đậu Thanh Sơn vừa đăng…Một bức thư để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai bên cạnh 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ quê ở 3 miền đất nước: Bắc – Trung – Nam; các anh thuộc Tiểu đội 1 (Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam).Sự hy sinh rất thanh thản sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc giao phó -  những chiến sĩ Giải phóng quân và những dòng thư họ để lại như một lời ca bất tử của tuổi trẻ Việt Nam (phần trên tôi đã trích một đoạn).

      “…. Thời gian không chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi, thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phũ phàng. Thư. Thư phải về tới tay những người đang sống…Nếu lá thư này được về với đồng đội chúng tôi trong Trung đoàn BG quân giải phóng miền Nam hay một đơn vị bạn nào đó qua đây, xin chuyển lên giùm cấp trên.Tiểu đội Giải phóng quân chúng tôi trong Trung đội “Ký Con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.

        Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm – 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi – gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.

         Hay trong trường hợp đến 50-100 năm sau, thư này mới tới những người, có thể gọi là thế hệ mai sau, thì cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích – Và hơn thế nữa nếu được, cho chúng tôi gửi lời chào niềm nở nhất đến những con người ở những vì sao xa xôi, những người bạn mới giữa các hành tinh.
Mùa Xuân giữa rừng miền Đông Nam Bộ.
                                                                (Vũ-Chí-Dũng).


        Đó là những lá thư lính chiến bậc đàn anh so với cái tuổi Nhâm Thìn chúng tôi; Các anh gửi gắm vào thế hệ sau như thế… như thế…hôm nay đồng đội Thanh Sơn  trên mạng gửi, tôi đọc và không cầm lòng được, không thể không viết vì tôi đang sống, và sao tôi thấy hổ thẹn khi cá nhân mình và những người cùng thế hệ đã chẳng làm gì sau chiến tranh thế ?; các anh hy sinh trăn trối, hy vọng nhiều ở thể hệ đàn em chúng tôi, nhưng nhìn lại… nói như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phóng viên TTXVN ngày 21/1/2013… Niềm tin đó đang bị thách thức và suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhưng tôi tin, nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng vào Đảng nếu Đảng kịp thời chỉnh đốn, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm trong bộ máy của mình.

       Cái tuổi Nhân Thìn nhìn đi nhìn lại chẳng thấy thằng nào làm quan to để chửi cho hả giận...trút cái bực tức của dân lên lên đầu mấy thằng cùng nhập ngũ đang làm quan lằng nhằng, chửi chúng nó khác chi chửi mình; Tuổi Nhâm thìn chỉ biết hy sinh ở chiến trường vô tư...hòa bình lập lại mấy thằng còn sống từ chiến trường về thật vô tích sự vì đã mừng quýnh nghĩ mình phước lớn lộc lớn chỉ lo phận gia đình quên mất lời dặn dò trăng trối của đồng đội trước lúc hy sinh...buồn lắm.

   Ghi chú: tôi chỉ viết ở góc độ lời nhắn nhủ thế hệ sau sống tốt hơn trong là thư của các anh liệt sĩ, chiến sĩ: Vũ – Chí – Dũng… Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.
 
   Mình tạm dừng một bài trả lại tên cho em để viết về những lá thư của các Liệt sĩ.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Giêng, 2013, 09:49:53 am gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #507 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2013, 10:38:39 pm »


       Quang Can mến!

      Đoạn .....Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605  là một loạt cứ điểm tiền duyên nằm trên trục đường 19 giáp với quận lỵ Thanh Bình - Thanh An; cũng là cứ điểm chắc chắn nhất, cách Bộ tư lệnh Quân Khu II của địch khoảng 20 Km do Liên đoàn 4 biệt động quân trấn thủ và 1 tiểu đoàn pháo binh đóng ở Thanh An bảo vệ  Đồn Tằm. Sau khi nghe báo cáo quyết tâm của Trung đoàn, Sư đoàn Trưởng 968 - Thanh Sơn quyết đinh tăng cường thêm cho trung đoàn bộ binh 19 một Trung đoàn pháo binh (thiếu), 1 Tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 Tiểu đoàn công binh, 1 Đại đội hóa học  và một số lực lượng khác đánh phối thuộc…đảm bảo tấn công dứt điểm trận mở đầu chiến dịch Tây Nguyên....   Nhiệm vụ cụ thể được giao: Diệt nhanh, gọn bọn địch tại Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605, Chưkara… phát triển đánh đến quận lỵ Thanh Bình – Thanh An – Hòn Rồng. Sau khi chiếm được Đồn tằm, chốt Mỹ, nhiệm vụ của trung đoàn 19 phải đánh tiếp tiêu diệt liên đoàn biệt động quân số 22; đánh tiêu hao liên đoàn biệt động quân số 25; kéo được một phần lực lượng của Sư đoàn 23 địch từ Buôn Ma Thuột về Playcu. Thời điểm nổ tiếng súng đầu tiên của chiến dịch Sư đoàn 968 quyết định là 16 giờ ngày 1 tháng 3 năm 1975.


      Số liệu này xuanxoan lấy từ hồi ức của anh Lê Quang Huân trung đoàn trưởng Trung đoàn 19 viết. Số liệu của lịch sử sư đoàn 968 mình không có ( có xin chỉnh ủy 968 mới, chắc đồng chí bận nhiều việc hoặc tiếc cuốn lịch sử đó nên chưa gửi cho xuanxoan để kiếm số liệu để dẫn chứng). Nhưng cũng là số liệu của người trực tiếp chỉ huy trận đánh đó. Có thể đúng như Quang Can cung cấp phản hồi, nhưng có lẽ mình sẽ đinh chính sau khi có số liệu từ ít nhất từ lịch sử sư đoàn 968 hoặc tư liệu của phía bên kia còn lại .

      Quyết đoán và trách nhiệm cao.... của BTL chiến dịch Tây Nguyên thì đúng. Nhưng sao lại có chuyện "tiền trảm hậu tấu" ở đây nhỉ! Em không hiểu lắm,  . Cái đoạn đậm trên của bác xuanxoan hơi rắc rối, sẽ diễn tả ý khác đấy.

      hì hì cái này xuanxoan suy đoán đúng chứ bộ, tướng Quang Can - nhà phân tích chiến trường trên trang máu và hoa này khen ai ngờ "thầy" lại phán câu đắng ngắt nghi ngờ  xuanxoan ...này nhé ngày 15/2 sư 968 mình đã nhận nhiệm vụ đánh rồi nhé, chuẩn bị đến ngày 26/2 báo cáo sư quyết tâm chiến đấu rồi nhé; ngày 1/3 oánh ngay... còn ngày 25/2 Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên mới báo cáo Đại Tướng Văn Tiến Dũng...và tướng Vũ Lăng sốt rét còn phải trùm chăn..đi báo cáo cơ mà...sao "cụ" Quang Can còn phê gì nữa không hỉ...
 có cụ tham gia bình thấy vững tay viết quá.
 
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #508 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 08:58:16 am »

@Xuanxoan :
Đọc cuối năm thìn ta tiễn ta của XX nghĩ ra là có bài viết về "mấy thằng thìn " gửi lại đây với bạn đọc cho vui


  Lính tuổi thìn


Bốn thằng lính trinh sát
Và một thằng công binh
THằng nào cũng binh nhì
Hai mươi thì nhập ngũ

Nụ cười nào cũng trẻ
Vết thương nào cũng đau
Rời chiến trường trở lại
ước mơ thủa ban đầu ...

Có thằng tai điếc đặc
Thằng gẫy cả quai hàm
Thằng thì pháo rách cổ
Thằng sốt rét quanh năm

Gọi điện nói rõ to
Ôm nhau cũng gượng khẽ
Sợ vết thương bạn đau
Nhìn nhau mà thương thế

Cháu con cũng đầy đàn
Vẫn tao mày ha hả
Rồi lại khóc giữa chùng
Thương  bạn trôi Thạch Hãn

Chụp với nhau tấm ảnh
Một đêm bên Hồ Tây
Nhớ một đêm xa ngái
Thèn thẹn lòng ...nắm tay

Mấy thằng đẻ năm thìn
 Cùng đánh vào Quảng trị
Đêm Hồ Tây vô tình
Đưa hồn về thành cổ

Chén rượu còn dang dở
Chúng mình đà như say
Chúng mình như đang uống
Sinh nhật mình hai mươi

(NTL /viết ở Hồ Tây với Luân trắng , Tichtuongnhule , tralientay, 6971 , LXT , Thaiminhhung ,tanloc555)
 




Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #509 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2013, 11:06:35 am »

Cái suy đoán của "cụ" không ổn đâu, hơi đề cao quá đấy,  Wink; các "hảo thủ" ở đây chắc "nể" bác lính già đầu bạc mải miết muốn chứng minh sự thật nên không "chém" đấy thôi  Grin. Chứ luận ra thì .....  Grin
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM