Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:28:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189754 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #490 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2013, 07:50:37 pm »



      Một trong những bài thơ đầy hào khí xung trận, tính chiến đấu rất cao, rất hay của nhà thơ Tố Hữu - xuân 67.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #491 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2013, 06:32:05 pm »

                       
       
                                 Ngày 01 tháng 3 năm 1975 ngày mở màn Chiến dịch Tây nguyên
                                               Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

                                                           Trả lại tên cho em

                                                Trung đoàn 19 sư 968 đánh thật mà…
                                   
       Chuyện ngày xưa “Tiền trảm hậu tấu” - tướng ở chiến trường có thể không tuân theo lệnh vua, giờ mình mới thấm thía và hiểu rõ hơn khi Tư lệnh trưởng tướng Hoàng MInh Thảo và Tướng Vũ Lăng quyết định cho đánh Đồn Tầm – Chốt Mỹ dẫy điểm cao 605, chưkara…trước việc di chuyển các sư đoàn chủ lực cho kế hoạch đánh Buôn Ma Thuột có nguy cơ bị lộ giữa tháng 2/1975; khi Đại tướng, đại diện Bộ Tổng tham mưu chưa duyệt phương án tác chiến chiến dịch Tây nguyên.

      Một quyết định mang tính quyết đoán của vị tướng tài và trách nhiệm cá nhân rất cao; các tướng lĩnh Bộ chỉ huy mặt trận Tây nguyên đã đặt vận mệnh Tổ quốc trên quyền lợi cá nhân khi quyết định cho lùi Sư đoàn 320 ra khỏi vị trí tập kết ban đầu, đồng thời giao cho Sư 968 xây dựng ngay phương án đánh mở màn chiến dịch Tây Nguyên để kéo địch về lại bắc Tây nguyên theo đúng ké hoạch dự kiến của Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây nguyên đã báo cáo Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam trước đó và dự kiến ngày ngày nổ súng cuối tháng 2/1975.

       Sau khi nhận lệnh của Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên, ngày 15 tháng 2 năm 1975, tại căn cứ Bộ tư lệnh Sư đoàn – Sư đoàn Trưởng Thanh Sơn và Chính ủy Sư đoàn 968 Trần Trác chính thức giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 19 tổ chức tấn công Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605, chưkara…; Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 19 lúc này là anh Lê Quang Huân, nguyên sĩ quan của Trung đoàn 9 vừa đi học tại học viện quân sự cao cấp về được bổ sung làm trung đoàn trưởng; Chính ủy Trung đoàn là anh Ngô Xuân Hinh. Ngày 26 – 2 – 1975 sau khi đi thực địa chiến trường, trinh sát lên sa bàn trận đánh… chỉ huy Trung đoàn báo cáo quyết tâm chiến đấu với Bộ tư lệnh Sư đoàn 968 về “tổ chức tấn công quân địch ở Đồn Tầm – Chốt Mỹ”, điểm cao 605, Chưkara…

       Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605  là một loạt cứ điểm tiền duyên nằm trên trục đường 19 giáp với quận lỵ Thanh Bình - Thanh An; cũng là cứ điểm chắc chắn nhất, cách Bộ tư lệnh Quân Khu II của địch khoảng 20 Km do Liên đoàn 4 biệt động quân trấn thủ và 1 tiểu đoàn pháo binh đóng ở Thanh An bảo vệ  Đồn Tằm. Sau khi nghe báo cáo quyết tâm của Trung đoàn, Sư đoàn Trưởng 968 - Thanh Sơn quyết đinh tăng cường thêm cho trung đoàn bộ binh 19 một Trung đoàn pháo binh (thiếu), 1 Tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 Tiểu đoàn công binh, 1 Đại đội hóa học  và một số lực lượng khác đánh phối thuộc…đảm bảo tấn công dứt điểm trận mở đầu chiến dịch Tây Nguyên.

       Nhiệm vụ cụ thể được giao: Diệt nhanh, gọn bọn địch tại Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605, Chưkara… phát triển đánh đến quận lỵ Thanh Bình – Thanh An – Hòn Rồng. Sau khi chiếm được Đồn tằm, chốt Mỹ, nhiệm vụ của trung đoàn 19 phải đánh tiếp tiêu diệt liên đoàn biệt động quân số 22; đánh tiêu hao liên đoàn biệt động quân số 25; kéo được một phần lực lượng của Sư đoàn 23 địch từ Buôn Ma Thuột về Playcu. Thời điểm nổ tiếng súng đầu tiên của chiến dịch Sư đoàn 968 quyết định là 16 giờ ngày 1 tháng 3 năm 1975.

       Trận đánh của Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 diệt căn cứ Đồn Tầm – Chốt Mỹ dẫy điểm cao 605, chưcara.. nó chỉ là một vị trí nhỏ bé nếu so với những vị trí sau này quân và dân ta đã đánh giải phóng Miền Nam năm 1975 và ít được ai biết đến kể cả các nhà viết sử chính thống Việt Nam dù đã gần 40 năm trôi qua…nhưng kỳ lạ,  tên tuổi của trận đánh nghi binh của sư đoàn 968  đã được các tác giả khác của Việt Nam ghi nhận vào trang 232 cuốn “Những nền văn minh thế giới - ALMANACH”. Cuốn sách trải dài 5000 năm lịch sử từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, từ quá khứ tới hiện tại và tương lai của khắp các châu lục.

http://images-vinabook.com/product/07/p20475/_fill_300_p20475.jpg

       T
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #492 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2013, 08:33:50 pm »

                       
       
                                 Ngày 01 tháng 3 năm 1975 ngày mở màn Chiến dịch Tây nguyên
                                               Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

                                                           Trả lại tên cho em

                                                Trung đoàn 19 sư 968 đánh thật mà…
     
       Trận đánh của Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 diệt căn cứ Đồn Tầm – Chốt Mỹ dẫy điểm cao 605, chưcara.. nó chỉ là một vị trí nhỏ bé nếu so với những vị trí sau này quân và dân ta đã đánh giải phóng Miền Nam năm 1975 và ít được ai biết đến kể cả các nhà viết sử chính thống Việt Nam dù đã gần 40 năm trôi qua…nhưng kỳ lạ,  tên tuổi của trận đánh nghi binh của sư đoàn 968  đã được các tác giả khác của Việt Nam ghi nhận vào trang 232 cuốn “Những nền văn minh thế giới - ALMANACH”. Cuốn sách trải dài 5000 năm lịch sử từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, từ quá khứ tới hiện tại và tương lai của khắp các châu lục.

http://images-vinabook.com/product/07/p20475/_fill_300_p20475.jpg

      Chào xuanxoan.
      Hoá ra Xuanxoan có trong tay quyển cẩm nang bất hủ này nên đã khẳng khái nói lên trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên là ngày 01/3/1975 đấy!
     Trong chiến đấu vị trí của tôi không hơn "thằng lính Binh bét" bao nhiêu vì vậy không dám tham gia gì với Xuanxoan trong vấn đề này cả.
     Có điều này xin mạo muội nói ra để trao đổi thêm với bạn: Một cuộc chiến vĩ đại như cuộc KCCMCN của nhân dân Việt Nam chúng ta những người trong cuộc ở một thời điểm nhất định chỉ thấy giá trị chiến đấu của mình mức độ thôi. Hàng chục, thậm chí hàng trăm năm sau khi đứng ở vị trí tổng kết cao hơn, hay nói cách khác là ở tầm vĩ mô càng lớn thì cách đánh giá ý nghĩa mỗi trận đánh độ chính xác của nó càng tinh tế hơn chăng? Vì vậy phải chăng "Cuốn sách trải dài 5000 năm lịch sử từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, từ quá khứ tới hiện tại và tương lai của khắp các châu lục" bây giờ mới nói hộ chúng ta?
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #493 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2013, 08:49:59 pm »



      Anh thắng 341ơi...cuốn sách này...người yêu lịch sử có thể coi nó là một thư viện bỏ túi - không hơn, không kém anh à. Nó không nói lên một điều gì khác nữa, giá trị có thể tra cứu mi ni thôi mà.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #494 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2013, 04:14:04 pm »

                                  Ngày 01 tháng 3 năm 1975 ngày mở màn Chiến dịch Tây nguyên
                                                Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

                           Gần 3 Trung đoàn quân chủ lực đi đánh cái đồn tằm nhỏ bé…chuyện lạ có thật


       Trận đánh Đồn Tầm – Chốt Mỹ và điểm cao 605 tạm thời tôi tóm lược như sau …lực lượng đánh như phần trên tôi đã viết gồm một trung đoàn bộ binh 19 thuộc Sư 968 + một trung đoàn pháo binh mặt trận + một tiểu đoàn pháo cao xạ + một tiểu đoàn công binh và một số lực lượng khác và vũ khí  kỹ thuật của cả trung đoàn và sư đoàn, mặt trận…nhẩm tính sơ bộ cũng đến dưới 8 - 9.000 lính chứ bộ; một lực lượng rất hùng hậu, chỉ thiếu có xe tăng là trận đánh mang tính hiện đại -  “binh chủng hợp thành”…đánh một đồn nhỏ bé kiểu như các cụ nói dùng dao phay mổ trâu đi mổ chim sẻ…chuyện này thật kỳ lạ đối tất cả những người lính từng tham chiến phải không đồng đội…nhưng thực lực quân sự cũng tương đương nhau đấy…đừng có đùa đồng đội ạ, chỉ do báo chí ta sau chiến tranh đã đơn giản hóa trận đánh này mà thôi; đây là trận đánh thật mà những người lính trẻ quân tình nguyện chúng tôi đã được vinh dự tham gia; trận đánh này; trên làn sóng chiến tranh tình báo vô tuyến cả ta và cả phía địch đều thể hiện là 2 sư đoàn bộ binh thiện chiến của quân giải phóng Miền Nam đánh cực lớn đấy – Sư đoàn 320 và sư đoàn 10 cùng đánh; còn sư đoàn 968 đang vây ép Kông Tum…trận đánh này đã hút hồn các tướng lĩnh quân đội phía bên kia – Quân lực Việt Nam Công Hòa và cả tình báo của Mỹ…đã bị chết chìm bới tiếng súng mở màn ở cái Đồn Tầm – Chốt Mỹ và điểm cao 605 nhỏ bé này; Nếu giờ mà sưu tầm được các báo Sài Gòn thời đó đăng tin thời sự hàng ngày năm 1975 thì thật sốt dẻo trận đánh này.

        Trận đánh này, hướng tấn công chính là tiểu đoàn 5 đánh từ phía Nam – Tây Nam Đồn Tầm – Chốt Mỹ, sau phát triển lên điểm cao 605 và nam Thanh Bình – Thanh An. Hướng tấn công thứ yếu là tiểu đoàn 6 từ Bắc – Đông bắc Đồn Tầm – Chốt Mỹ, hoàn thành nhiệm vụ phát triển vào Bắc Thanh Bình – Thanh An. Tiểu đoàn 4 là lực lượng dự bị, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605, Tiểu đoàn 4 là lực lượng chủ yếu tấn công quân địch ở Quận lỵ Thanh An - Thanh Bình.

       Trận đánh theo hồi ức của Trung Đoàn Trưởng 19 Lê Quang Huân viết tai Nam Lào một thời để nhớ “…15 h 40 ngày 1 tháng 3 năm 1975 tại vị trí chỉ huy, Trung đoàn trưởng Lê Quang Huân kiểm tra lại toàn bộ đội hình đã tiếp cận đúng theo ý định. Kiểm tra mục tiêu Đồn Tầm – Chôt Mỹ vẫn hiện rõ cờ và hoạt động của địch. Đúng 16 giờ, ba quả pháo hiệu dật lên từ vị trí chỉ huy, lập tức pháo 85, cối 120 li, DKZ và các hỏa lực dội bão lửa lên cao điểm Đồn Tầm – Chốt Mỹ. Lợi dụng pháo bắn, Trung đoàn trưởng ra lệnh cho tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 mở cửa bằng bộc phá liên tục. Đúng 16 h 35 phút, ra lệnh cho pháo chuyển làn về cao điểm 605 và Quận lỵ Thanh An – Thanh Bình. Bộ binh của các đơn vị đã xung phong đánh chiếm lô cốt đầu cầu và phát triển vào trung tâm; đến 17 h 15 phút cơ bản ta đã làm chủ cứ điểm Đồn Tầm – Chốt Mỹ. Tôi và một số sĩ quan ra lệnh cho tiểu đoàn 2 tiếp tục  đánh chiếm điểm cao 605, tiểu đoàn 3 đánh vào Bắc Thanh Bình – Thanh An; lệnh cho tiểu đoàn 1 áp sát Nam Thanh Bình – Thanh An và chuẩn bị tác chiến những ngày sau. Thế là chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc trận đánh Đồn Tầm – Chốt Mỹ, trận đánh mở màn chiến dịch. Tuy vậy thông tin trên mạng lại là Sư đoàn 320 và Sư đoàn 10 đã tiến công Đồn Tầm – Chốt Mỹ.”...

       .Sau khi tiêu diệt cứ điểm Đồn Tầm – Chốt Mỹ, sáng ngày 2 -3 – 1975 đồng chí chính ủy Sư đoàn 968 - Trần Trác đã thông báo cho Trung đoàn 19 được Bộ Quốc phòng đề nghị nhà nước tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3”. Hết trích.

       Vì sao ngay sau trận đánh của Trung đoàn 19 của chúng tôi ngày 1/3/1975, đã được Bộ Quốc phòng đề nghị Chính phủ tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3 -  Điều này càng khẳng định rõ trận mở màn chiến dịch ngày 1/3/1975 ở Đồn Tầm chốt Mỹ, điểm cao 605 được sự theo dõi sát sao của Cục Tác chiến và Văn phòng Bộ Quốc phòng của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp; tôi xin nhắc lại vì chỉ ngay ngày hôm sau trận đánh - ngày 2/3/1975 trung đoàn 19 chúng tôi nhận được thông báo: Bộ Quốc phòng đã đề nghị Chính phủ tặng thưởng Trung đoàn 19 sư đoàn 968 huân chương chiến công hạng III cơ mà, nếu là trận đánh bé nhỏ bình thường như muôn ngàn trận chiến khác trên chiến trường Miền Nam thủa ấy; không phải mở màn chắc cũng chẳng có chuyện tặng ngay Huân chương chiến công cho trung đoàn 19 đâu.   

       Ngày 2 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn chúng tôi nhận được điện mật 15W -  lệnh chỉ thị đích danh chốt điểm cao 605 đã đánh chiếm của Cố Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyện. Tại đây đại đội 3 tiểu đoàn 4 trung đoàn 19 của chúng tôi đã đánh một trận ác liệt với một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 45 của sư 23 quân lực Việt Nam Cộng Hòa như phần I của “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng” tôi đã viết.

       Giờ theo bạn, ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây nguyên là ngày nào…nói được chưa, hay nói như anh lính Nam bộ 1954 ra bắc tập kết, đơn vị người Miền Nam đi hỏi cô vợ là người Miền Bắc …Ông cán bộ quân đội người Nam bộ nói:

      - Cho cưới cũng dùi…không cho cưới cũng dùi…;ông bố vợ tương lai người Miền Bắc mặt méo xẹo nghĩ…không cho nó cũng dùi, thôi đằng nào nó cũng dùi cho cưới nó dùi cả làng…hi hì..phải không đồng đội.

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2013, 04:22:51 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #495 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2013, 12:02:18 am »


... Giờ theo bạn, ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây nguyên là ngày nào…nói được chưa

Dạ, thưa bác là nói được rùi ạ. Grin
Thực ra, với góc nhìn cá nhân, tôi đã đồng ý với bác từ...năm ngoái lận, bác còn nhớ không? Grin Song, tôi cũng ý thức được rằng ý kiến của cá nhân tôi chẳng đáng giá gì. Do có hứng thú, nên vẫn đọc, trông chờ những phản bác và đồng thuận xoay quanh chủ đề này. Bởi dẫu thế nào, mình "tâm phục, khẩu phục" vẫn thú hơn là "ấm ức" với điều mình hồ nghi. Huh

Bây giờ, tôi muốn lật cánh sang chuyện bóng đá 1 chút cho thư giãn, bác nhể!
Khi cầu thủ A ghi bàn vào lưới đối phương. Thông tin với đại chúng, người ta chỉ cần cho biết, đội B đã chiến thắng 1-0, và cầu thủ A ghi bàn, thế là đủ.
Nhưng tờ báo chuyên ngành họ phân tích kỹ hơn, họ nói đóng góp cho chiến thắng là của cầu thủ tiền vệ B. Chính cậu ta dắt bóng qua vài đối thủ, chuyền đường bóng quyết định phá vỡ bế tắc, 1 đường chuyền dọn cỗ.
Thế rồi các chuyên gia bóng đá lại kết luận khác: Thắng lợi của đội B là do tuân thủ đúng đấu pháp phòng ngự phản công của ông huấn luyện viên. Nếu không, thì kẻ thua chính là đội B. Bởi vì XYZ...
Tóm lại, ai cũng có phần đúng. Grin Có điều, ở góc độ nào thông tin có độ chuẩn mực cao hơn, nên vào sách sử hơn mà thôi. Và điều không kém quan trọng là, đối tượng nào cần tiếp cận thông tin đó (chuyện này không giống hoàn toàn chuyện xe tăng 390. Xe tăng 390 -Nó chỉ có 1 Sự thật)
Trên đây là suy nghĩ cá nhân, chắc chắn còn thiếu sót, mong các bác thông cảm nhé.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #496 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2013, 09:03:46 am »

               Chào bác Xoan ,bác tuanb5
          Rất trân trọng vả cảm phục bác Xoan đã cố gắng tìm tòi ,chứng minh rõ những còn khúc mắc . Đó là những nhân chứng của lịch sử đề cao giá trị nhân văn và bản anh hùng ca cách mạng .Nó ca ngợi thắng lợi lớn của một dân tộc ,mà làm nên giá trị đó là những người lính QĐNDVN .Luôn theo dõi bài viết của bác Xoan ,tôi cũng đồng tình theo suy nghĩ của bạn Tuấn b5 cũng như nhiều bác ccb khác
            Mọi người đều thừa nhận ngày nổ súng của 968 là tiếng súng mở đầu của chiến trường B3 ...Những vấn đề bác Xoan nêu ra và chúng ta nhận thấy ,nó chỉ nằm trong cách đánh giá ,nhìn nhặn của  người lính :Trên bảo đánh là đánh,bảo đi là đi / Đời lính binh nhì ,có xá chi .
                Cho nên những nhận xét mà bác Xoan nêu ,nó đúng .NÓ ĐÚNG TRONG MỘT PHẠM VI NHẤT ĐỊNH . bởi vì chúng ta là lính có cách đánh giá của lính .Còn phía trên ta là những ông tướng có tầm phân tích đánh giá của những ông tướng .
                Các bài bác Xoan viết rất hay ,có những chứng minh đúng ,nhưng cũng chỉ để chúng ta biết và hiểu như vậy .Còn nếu nhìn nhặn và đánh giá lại tất cả ,thì khó có thể thực hiện được.
                  Tôi viết theo ý nghĩ cá nhân có gì không đúng mong các bác bỏ qua
                        
                
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Giêng, 2013, 09:19:50 am gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #497 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2013, 06:56:29 pm »

         

         Tuán B5 và Hương Hn76!

         Trận đánh mở màn chiến dịch Tây nguyên 1/3/1975 chỉ là góc nhỏ đời lính của “mấy chàng lính trẻ măng tơ, nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi, là vũ điệu lăm vông vô tư trong sáng tuổi 20;

        Còn đối với các anh lính nhiều tuổi hơn chút ở cấp Sư đoàn và trung đoàn…sau khi tiêu diệt cứ điểm Đồn Tầm – Chốt Mỹ, sáng ngày 2 -3 – 1975 đồng chí chính ủy Sư đoàn 968 - Trần Trác đã thông báo cho Trung đoàn 19 được Bộ Quốc phòng đề nghị nhà nước tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3”.

        Còn 2 vị chiến tướng ( danh tướng chỉ một Đại tướng Võ nguyên Giáp – thần tượng của xuanxoan chỉ có một danh tướng và các chiến tướng đánh đến bọn bành trướng Bắc kinh ) – Tướng Tư Lệnh Hoàng Minh Thảo và Tướng Vũ Lăng như thế nào…có lẽ mình thử viết về 2 cụ chiến tướng nhận xét về trận này nhé, mong đồng đội tham gia bình luận và trao đổi dù sao cũng là một trận đánh còn gây tranh cãi chắc còn đến tết…
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #498 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 10:06:52 am »

                              Ngày 01 tháng 3 năm 1975 ngày mở màn Chiến dịch Tây nguyên

                                         Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

                                                      Trả lại tên cho em

           Đồn Tầm - Chốt Mỹ, điểm cao 605 là nơi diễn ra trận đánh lúc 16h00’’ ngày 01/3/1975 (tôi xin đinh chính lại trong vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng phần I ; tôi ghi là ngày 28/2/1975 nay điều chỉnh là ngày 1/3/1975 ) như bài trước tôi đã viết .


    Thượng tướng Vũ Lăng – vị chiến tướng tài năng và người thầy kính trọng (ảnh trên báo).

        Tư lệnh Phó chiến dịch Tây nguyên Tướng Vũ Lăng - chỉ với một đoạn cực ngắn viết về ông trong hồi ức "tháng 3 Tây Nguyên" đã phản ánh cá tính người tướng ngoài biên thùy mà tôi thật sự ngưỡng mộ..…Tranh thủ giờ nghỉ , chính uỷ Đặng Vũ Hiệp đến chỗ tướng Vũ Lăng kể lại tình hình vắn tắt rồi nói vui : “ Có chết thì ngày mai hãy chết. Còn bây giờ ông phải đến mà “cãi “ về chuyện sử dụng Sư đoàn 10 đánh Đức Lập. Lúc này tướng Vũ Lăng quàng chăn lên phòng họp báo cáo chi tiết việc sử dụng sư đoàn 10. Tướng Vũ Lăng đã rành rọt nói rõ ý định của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây nguyên trong việc này lên thuyết trình đại tướng Văn Tiến Dũng chính là để bảo vệ quan điểm đã chuyển quân và không để bị xáo trộn thế cờ ...đánh.

       Trong thời kỳ chuẩn bị chiến dịch Tây nguyên ông là Tư lệnh trưởng Mặt trận Tây nguyên (B3), chính ông là người thiết kế chính của kế hoạch tác chiến 10/1974. Khi thành lập Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên 1975, với tư cách phó Tư lệnh, ông - người có ảnh hưởng đến các quyết định giải quyết các tình huống phức tạp cũng như kết luận các vấn đề cốt lõi trong kế hoạch chiến dịch Tây Nguyên; trong chỉ đạo chiến dịch ông là người chỉ huy sáng suốt và quyết đoán – chính ông là người đã quyết định cho tung tin giả trên mạng vô tuyến điện để đánh lạc hướng tình báo quân khu 2 của địch hoặc khi Trung đoàn 45 của đối phương sục sạo vào vị trí Sư đoàn 320 của ta ở Fa H’Peo, ông cùng tư lệnh trưởng Tướng Hoàng Minh Thảo quyết định cho nổ súng ngày 1/3/1975 tại Đồn Tầm - Chốt Mỹ để điều Trung đoàn 45 sư 23 của địch quay trở lại pleiku.

       Thượng Tưỡng Vũ Lăng đã viết trong hôì ức tháng 3 Tây Nguyên ngày mở màn chiến dịch và trận đánh mở màn xuân 1975:

     … Cũng rất lo về thời gian, dốc sức chuẩn bị cho Đức Lập trên một tháng, nay lại thêm Buôn Ma Thuột, mà ngày nổ súng tấn công trên toàn mặt trận vẫn không thay đổi, khoảng 20 đến 25 tháng Hai”…

   …..sư đoàn 968 bắt đầu nổ súng ở hướng tây nam thị xã Plây Cu, dạo đoạn nhạc đầu trước khi vào phần chính: đánh chốt Mỹ, bức rút đồn Tầm, đánh chiếm dãy cao điểm Chư Ca Ra, Chư Côi, 605, uy hiếp mạnh Thanh Bình và Thanh An.

          Đây, chính là nơi tiếng súng đầu tiên của chiến dịch Tây Nguyên và các trận Thanh Bình – Thanh An cũng nổ súng sau đó vài ngày; nhưng có thể do quy mô nhỏ hoặc vị trí không xứng tầm trận đánh mở màn chiến dịch cho oách, nên sau này  dù Tư lênh trưởng Mặt trận Tây Nguyên, Tướng Hoàng Minh Thảo có nói ngày 1/3/1975 đánh đồn Tần Chốt Mỹ là trận mở màn nhưng trên không công nhận đây là trận đánh mở màn chiến dịch Tây Nguyên mà lấy Buôn Ma Thuột là nơi nổ tiếng súng đầu tiên cho nó oai – Buôn Ma Thuôt nơi nổ súng sau 10 ngày so với nhiệm vụ Bộ tư lệnh mặt trận Tây nguyên giao cho Sư đoàn 968 nổ súng mở màn chiến dịch Tây Nguyên bằng trận đánh nghi binh cũng như điện chỉ đạo của Cố thượng tướng Hoàng Minh Thảo - Tư lệnh trưởng mặt trận Tây Nguyên lệnh cho Trung đoàn 19 Sư đoàn 968 nổ súng đánh và chiếm giữ điểm cao 605, điểm cao chưcara ngày 2/3/1975.

           Có lẽ bây giờ là vậy, cái thật, cái hay, cái thiện, cái đẹp thì bị che dấu, không công nhận…thôi ta là lính binh bét cứ phải chấp nhận sự phán quyết người của người trên cái đã, chuyện này để hậu duệ sau này sẽ “cày lật đất” lên phán quyết sau vậy, còn mình cứ viết tư liệu đời thực của thằng lính binh bét từng tham chiến những năm tháng đó và những chứng cứ nổ súng ngày 1/3/1975 theo lệnh của Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên để sẵn trên bàn cho con cháu sau này tham khảo, mổ xẻ cho vui cũng được.

         Mình viết thế này thì bạn bảo mình tàn nhẫn, phạm thượng nhưng vẫn cứ viết vì nếu nói 55 ngày đêm, kể từ ngày 10/3/1975 ở Buôn Ma Thuột nổ súng tới ngày 30/4/1975 thì chỉ có 52 ngày đêm, nên tôi đề nghị các nhà biên soạn lịch sử Việt Nam trước sau gì ta cũng phải sửa đổi phát ngôn trận mở màn chiến dịch - muốn thế hệ con cháu sau này tôn trọng thì ngay bây giờ các cụ viết sử nước nhà phải sửa đi; phải viết sự thực, căn cứ vào sử liệu để viết, không lệ thuộc vào kẻ có chức quyền mà phản ánh không đúng; nếu không, sẽ bị thế hệ sau đùa cợt là mấy ổng viết sử thời “ tiền sử @ ” nói trước, nói sau bất nhất dù hiện nay, đã có một số bài viết có chức vụ đăng trên Tạp chí Cộng Sản hay trên Báo Quân đội nhân dân đã viết là ngày 4 tháng 3 năm 1975 nổ tiếng súng đầu tiên nhưng ngày đó cũng chẳng căn cứ vào lý luận khoa học quân sự cách mạng Việt Nam và thực tiễn chiến dịch hoặc tư liệu lịch sử cụ thể nào để viện dẫn cả - theo tôi đó là cách nói bâng quơ, thiếu trách nhiệm với lịch sử dân tộc Việt Nam:

a)   Ngày 4/3 không có nghĩa gì trong lý luận quân sự Việt Nam, vì chỉ là ngày theo lệnh cắt đường 19 của các cánh quân để hợp đồng tác chiến của các đơn vị chiến đấu trong chiến dịch Tây nguyên.

b)    Nếu chọn ngày 4/3 càng sa vào mớ bòng bong sự kiện, rối ren chuyện cắt đường, ngụy biện cho cái bất ngờ xuất hiện rồi chụp lấy cho rằng đây rồi, trận mở màn đây rồi; cái gì đúng trong lịch sử phải là đúng, chứ không thể giả sử được “ một nửa cái bánh mỳ thì được chứ một nửa sự thật thì không thể được”.

c)    Phải chứng minh bằng lịch sử như Bản kế hoạch tác chiến của Bộ chỉ huy mặt trận của cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo; Tướng Vũ Lăng hay mật điện, lệnh nổ súng mở màn chiến dịch và chỉ có tư liệu của 2 vị tướng này mới là giá trị đích thực …hoặc tình huống xuất hiện, cho nổ súng ngay không chần chừ, mất cơ hội, thể hiện sự táo bạo bất ngờ theo phương châm chỉ đạo của Đại Tướng Võ Nguyên Giấp.

       Thật mình không thể hiểu, từ Tướng Hoàng Minh Thảo Tư lệnh trưởng Mặt trận Tây nguyên là người duy nhất và là người duy nhất có quyền quyết định trong Chiến dịch Tây Nguyên rồi đến Tướng Vũ Lăng Tư lệnh phó đều nói ngày 1/3 là ngày nổ súng, rồi điện chỉ đạo đánh, ngày giờ trong hồ sơ chắc còn sờ sờ ra đó, rồi cả một Sư đoàn xây dựng phương án và đã đánh, nổ súng mở màn chiến dịch ngày 1/3/1975 ; rồi Bộ Trưởng Quốc phòng Việt Nam đề nghị Chính phủ tặng thưởng đơn vị đánh mở màn chiến dịch Tây Nguyên Huân chương chiến công hạng 3 ngay sau trận đánh 1 ngày cũng bị các nhà “viết sử hậu chiến” vất đi không dùng; lại đi lùng sục, đi tìm cái ngày đâu đâu…

     ….Đúng là đi tìm cái lá diêu vông, cái lá phập phồng …dùng thông tin miệng từ người có chức không tham chiến để xác định ngày nổ súng mở màn chiến dịch …giờ tôi không trách bọn học sinh vì sao học lịch sử thi điểm không (0) chiếm quá lớn; tôi cũng không trách bọn trẻ giờ chúng hiểu lịch sử Trung quốc hơn lịch sử Việt Nam rồi - vì bọn trẻ có tin người lớn nữa đâu.

        Trận đầu tiên và ngày nổ tiếng súng đầu tiên của chiến dịch Tây Nguyên phải là ngày 01 tháng 3 năm 1975 tại Đồn Tầm – Chốt Mỹ và điểm cao 605 của PleiKu; sau 61 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, thần tốc mưu trí và táo bạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân Miền Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn; non sông  đất nước thu về một mối, Nam Bắc một nhà …

       Phải chăng, trên cao nguyên Trung phần các sự kiện lịch sử từ cách mạng tháng 8/1945 đến nay ngẫu nhiên đều tập  trung ở Pleiku:

      Sự kiện thứ nhất: Ngày 19 tháng 4 năm 1946, Đại hội Các dân tộc thiểu số miền Nam diễn ra đầu tiên tại Pleiku. Nhân dịp sự kiện này,  Bác Hồ đã gửi đến đại hội bức thư có đoạn viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau, dù sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

       Sự kiện thứ ba ( hiện là sự kiện thứ 2): Tối ngày 9 tháng 12 năm 2012 vừa qua, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết - trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) đã lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Tượng Bác đã về phố núi Tây nguyên, đứng đúng nơi tiếng súng mở màn chiến dịch Tây nguyên.


       Phải chăng, lịch sử hiện đại Việt Nam đang từ từ thừa nhận PleiKu mới là nơi nổ tiếng súng đầu tiên của trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên, đồng nghĩa với tiếng súng mở màn đợt tổng tiến công và nổi dậy toàn Miền Nam năm 1975; và đây là một sự kiện trong lịch sử cách mạng dựng nước và giữ nước  của tỉnh Pleiku – ngày 01 tháng 3 năm 1975 chắc chắn sẽ được thế hệ sau đón nhận.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Giêng, 2013, 11:53:40 am gửi bởi xuanxoan » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #499 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 03:37:09 pm »

Xin mời anh em đọc về một lá thư của 03 chiến sỹ thuộc tiểu đội 1, Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã (Trung đoàn 1, Sư đoàn 9 Bộ Tư lệnh Miền Đông Nam Bộ)
(Thanh Sơn chép lại trên báo)



LÁ THƯ ĐỂ LẠI GIỮA RỪNG

Lời ca bất tử của những người lính trẻ




Một bức thư được gói kỹ càng để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai bên cạnh 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1 (Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam).Sự hy sinh rất đỗi bi hùng của những chiến sĩ Giải phóng quân và những dòng thư họ để lại như một lời ca bất tử của tuổi trẻ Việt Nam.

“…Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn… Xin cho chúng tôi gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa.
Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng”…
 



Sự hy sinh rất đỗi bi hùng của những chiến sĩ Giải phóng quân và những dòng thư họ để lại như một lời ca bất tử của tuổi trẻ Việt Nam thời thắng Mỹ, là cảm nhận của người đọc khi bắt gặp bức thư này trong tập sách Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Cố Thượng tướng Trần Văn Trà, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành nhân kỷ niệm 30 năm ngày toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và lần thứ 60 Quốc khánh 2/9.
Lộ trình đến với bức thư “có một không hai” này được Cố Thượng tướng Trần Văn Trà kể lại:
Vào mùa xuân năm 1984, trong một chuyến khảo sát để quy hoạch cơ sở sản xuất, đoàn cán bộ Nông trường “Giải phóng” – tỉnh Sông Bé (nay thuộc Bình Dương) do đồng chí Nhân – Thượng tá quân đội chuyển ngành, nguyên cán bộ Trung đoàn Bình Giã – dẫn đầu, ngược thượng nguồn sông Đồng Nai tới một vùng đồi rừng nguyên sinh đã xúc động, bàng hoàng trước một cảnh tượng rất đỗi thiêng liêng.
Trên 3 chiếc võng dù cùng cột chung đầu vào một thân cây, là 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ Quân giải phóng. Cạnh mỗi bộ hài cốt là một khẩu AK han rỉ, một đôi dép cao su. Những bí ẩn về sự hy sinh của 3 chiến sĩ giải phóng quân nhanh chóng được “giải mã” bởi bức thư bọc gói kỹ càng trong ni lông và được cột chặt ở đầu võng. Tuy những dòng viết run rẩy, nguệch ngoạc (vì bị thương, đói, khát), nhưng với những ý tứ, câu từ rất sáng rõ.
 

Những người viết tự giới thiệu: “Chúng tôi: 1. Lê Hoàng Vũ, quê Thái Bình; 2. Nguyễn Chí, quê Quảng Ngãi; 3. Trần Viết Dũng, quê thành phố Sài Gòn, chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”, Trung đoàn BG (Bình Giã), Quân giải phóng miền Nam…”

Những dòng thư đưa người đọc trở lại với một sự kiện lịch sử xảy ra cách hôm nay (2012) hơn 45 năm.
Ngày đó, sau trận tập kích của Trung đoàn Bình Giã và một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh Miền, diệt một lực lượng lớn quân Mỹ – Ngụy ở Bông Trang – Nhà Đỏ (Thủ Dầu Một), tháng 2/1966, trên đường rút về hậu cứ, một tiểu đội, trong đó có các anh Vũ, Chí, Dũng, được phân công nghi binh, đánh lạc hướng địch, để trung đoàn trở về an toàn.
Một tiểu đội 11 người với những chiếc bật lửa và vài chiếc máy thông tin, mỗi người một khẩu AK đã làm tròn nhiệm vụ tạo dấu vết một trung đoàn hành quân về hậu cứ sau trận tập kích thắng lợi. Sau mấy ngày băng rừng, vượt suối, hứng chịu hàng chục phi vụ rải thảm của B52, 8 người hy sinh; phương tiện thông tin hư hỏng.
Vượt qua những ngày “đói quay đói quắt…, khát như khô cháy cả ruột gan…” và mang trên mình đầy thương tích, 3 chiến sĩ còn lại đã tới được cánh rừng này. Sức kiệt, không thể đi tiếp, không còn phương tiện thông tin, các anh quyết định dừng lại và “chọn khu rừng đẹp đẽ này làm nơi an nghỉ cuối cùng…”.

Chúng ta hãy nghe các anh tâm sự:
“Quyết định rồi chúng tôi tự thấy khoan khoái lạ thường. Sáng suốt hẳn lên… Dừng lại ở đây với một ít sức lực còn lại viết một tường trình cuộc chiến đấu gửi lại cho ai đó tìm được…Mỗi người đứng trước cái chết của mình cố gắng dùng một chút sức còn lại, quả thật rất ít ỏi, để thay nhau chấp bút. Chúng tôi đã chọn cây gỗ tơ còn sống lâu này làm trụ, giúp nhau mắc võng cho từng người, thống nhất nhau tư thế nằm trên võng, sắp xếp vài đồ vật còn lại… Chúng tôi sẽ chết ung dung thư thái như đã từng sống mãnh liệt mà thư thái với công việc chúng tôi đã làm…”.

Sau khi chọn cho mình cái chết, 3 chiến sỹ – người yếu viết trước, người còn sức dành viết sau; các anh dồn chút sức lực còn lại viết về cuộc chiến đấu trong mấy ngày qua, về sự hy sinh của đồng đội; những tình cảm thân thương da diết đối với bố, mẹ, vợ con, người thân, quê hương… và bày tỏ niềm tin vào ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng.
Lần lượt, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Chí vĩnh viễn ra đi. Người để lại những dòng lưu bút cuối cùng là Trần Viết Dũng. Xin được dẫn những dòng như dứt, rút từ gan ruột của anh:


“…Nhưng rồi các bạn giục kết thúc lá thư đi thôi. Thời gian không chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi, thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phũ phàng. Thư. Thư phải về tới tay những người đang sống…
Nếu lá thư này được về với đồng đội chúng tôi trong Trung đoàn BG quân giải phóng miền Nam hay một đơn vị bạn nào đó qua đây, xin chuyển lên giùm cấp trên.Tiểu đội Giải phóng quân chúng tôi trong Trung đội “Ký Con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.
Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm – 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi – gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.
Hay trong trường hợp đến 50-100 năm sau, thư này mới tới những người, có thể gọi là thế hệ mai sau, thì cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích – Và hơn thế nữa nếu được, cho chúng tôi gửi lời chào niềm nở nhất đến những con người ở những vì sao xa xôi, những người bạn mới giữa các hành tinh.
Mùa Xuân giữa rừng miền Đông Nam Bộ.
(Vũ-Chí-Dũng).

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Giêng, 2013, 03:53:23 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM