Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:11:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189768 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #480 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2013, 07:25:03 pm »




       Trong khi chờ đợi sư phụ Quang can bị "tiểu quỷ" quấn quanh , bứt không ra, bị vây tứ phía ..không chuyển được ra ngoài tấm bản đồ chỉ đích danh Đồn Tầm - Chốt Mỹ mình dùng tạm cái bản đồ phần 1 có 605 để tiếp tục hành quân chuẩn bị cho đánh thật trận 1/3/1975

       bản đồ mình đã phóng to, mình không thấy tên các vị trí đánh, vì bản đồ sau giải phóng..
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2013, 07:51:52 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #481 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2013, 07:31:48 pm »

       

        Cám ơn anh vanthang 341 quá khen và cảm ơn các đồng đội quan tâm đọc luận điểm phân tích của xuanxoan ở góc cạnh của một  trận đánh mở màn chiến dịch Tây nguyên mà mình được tham dự.

        Mình cũng hy vọng có đóng góp được gì đó, dù nhỏ cho bạn đọc trang “Dụng nước và giữ nước”, để nơi đây thực sự là sân chơi lành mạnh và bổ ích của những ai biết lắng nghe sự thực còn sót lại sau chiến tranh; phản ánh trận đánh trận thật, của người lính “binh bét” thật, họ kể chuyện thật mà mình đã trực tiếp chiến đấu… để trang “Dụng nước và giữ nước” kéo dài thêm nổi nhớ người lính chiến đã đi qua, để bạn đọc trẻ còn lưu luyến cái tình của những người lính già bảo vệ Tổ quốc.


                                                            Góc nhỏ trận đánh nghi binh 1/3/1975

        Góc nhỏ trận đánh nghi binh 1/3/1975 - là góc độ “mấy chàng lính trẻ măng tơ, nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi"…trên đường hành quân vào Nam thủa nào…đã tạo cho không khí đường Trường Sơn năm 1975 có những ngày quân ra, quân vào lườm lượp như trẩy hội mùa xuân dù vẫn biết đã vào chiến trường là khó ra, nhưng lính trẻ đi trận tâm trạng vô tư như trẻ con đi trẩy hội làng đó mà; tuổi trẻ - khí thế hừng hực nhất là mùa xuân tinh khí đất trời huyền diệu đã tạo hứng phấn trong con người trai trẻ; tạo nên một đường dây 559 hồi đó tụ đủ các điệu múa các vùng miền đất nước ta và Sư đoàn lính trẻ của xuanxoan mang thêm điệu múa lăm vông từ nước bạn về hòa nhập, làm quà cho Tổ Quốc Việt Nam sao bao năm xa cách.

       Còn người lính từng trải qua nửa đời người trong chinh chiến ở cấp Tiểu đoàn, trung đoàn, Sư đoàn thì sao nhỉ ? ; dạng tuổi như các cựu chiến binh trên tuổi xuanxoan trở lên như vanthang341 và các chiến hữu có mặt trên trang mạng này  thì sao nhỉ…chắc tầm nhìn, cách ứng xử của các anh cũng phải hơn lính trẻ măng tơ bọn xuanxoan một bực đúng không Huh , trận đánh ở Đồn Tầm – Chốt mỹ các anh phải chuẩn bị chu đáo để bao bọc bọn lính trẻ chứ nhỉ - bọn lính  “binh bét” ăn chưa no, nói chưa kỹ, sểnh ra là có chuyện, lớp lính già phải lo chu toàn chứ.

      Vậy đánh - đánh như thế nào; đánh ào cho qua chuyện hay các anh phải đi thực địa chiến trường ? ; phải cân nhắc tính toán cho trận đánh đạt hiệu quả cao nhất – (1) phải đánh dứt điểm vị trí được giao;(2) làm vang dội trận đánh từ nhỏ thành to, từ bé xé ra to; (3) hạn chế được ít nhất xương máu lính trẻ.

      Liệu các anh có xây dựng phương án tác chiến không hay Amater đánh nhầu, nướng lính như xuanxoan cầm đầu nhóm trẻ “  bờ đê ” ở “đất thánh” đánh trận giả ở Đầm trấu - Lương Yên ở Hà Nội hồi con nít…; rồi cấp Tư lệnh Mặt trận có quan tâm không ? , Bộ Quốc phòng nơi Tổng hành dinh của vị Đại Tướng tài ba lỗi lạc Võ Nguyên Giáp - các chuyên viên phân tích chiến trường có chong đèn chờ đợi tin thắng trận không Huh ; liệu bạn có tin 1 % nào sự suy diễn của xuanxoan nghĩ về Bộ Tổng Tham mưu như thế không ?

     Đúng là cái thằng xuanxoan nhiễm tính thị dân “hiên ngang tút giữa ban ngày” năm 1971 đây; cái cậu lính “binh bét” này đáng bị một gậy nữa của ông cụ tóc bạc trắng, da hồng hào như tiên ông – tướng Hoàng Minh Thảo gõ đầu nữa rồi….
 
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2013, 08:40:31 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #482 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2013, 11:32:32 pm »

Trong khi chưa có tư liệu mà bác xuanxoan đang mong mỏi, tôi đưa tạm 1 tư liệu từ phía bên kia để các bác cùng nhớ lại trận đánh lịch sử tháng 3-1975.

Trong cuốn “Decent Interval” (tạm dịch là phút giao thời), tác giả Frank Snepp – Chỉ huy trưởng Trung tâm phân tích tình báo chiến lược của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Việt Nam cung cấp nhiều thông tin quan trọng theo cách nhìn của người trong cuộc ở phía bên kia, góp phần tìm lời đáp cho câu hỏi “tại sao?

Kỳ 1: Ban Mê thuột: Tướng Phú bị lừa như thế nào?

Khi các sư đoàn quân đội Bắc Việt đã bí mật ém quân bao vây Ban Mê Thuột, tại sở chỉ huy tối cao quân đội Sài Gòn người ta vẫn không hay biết gì. Mặc dù vài ngày trước đó tình báo quân sự Việt Nam Cộng hòa tại quân khu 2 đã thu được cuốn nhật ký trong ngực áo của một người lính Bắc Việt đã hy sinh.

Cuốn nhật ký để lộ một số nội dung kế hoạch chiến dịch đánh Ban Mê Thuột của Sư đoàn 320 Bắc Việt. Cùng lúc, nguồn tin từ tỉnh Quảng Đức giáp Ban Mê Thuột cũng báo cáo về rằng có sự tập trung lớn quân đội Bắc Việt ở vùng biên giới Cămpuchia.

Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh quân khu 2 cực kỳ bối rối sau khi nhận được hai tin nói trên. Nếu quả đúng như vậy, ông ta không có đủ lực lượng để bảo vệ tất cả những mục tiêu tiềm tàng trên khắp vùng Tây Nguyên.

Sư đoàn 23 tinh nhuệ nhất của tướng Phú đã phải căng ra đối phó nên lực lượng bảo vệ mỗi mục tiêu trở nên quá mỏng. Hai lữ đoàn của sư 23 bị điều lên bảo vệ Kontum và Pleiku. Một phần của lữ đoàn thứ 3 bị kéo căng ra để giữ mặt trận Ban Mê Thuột - Quảng Đức.

Nếu quả thực sư 320 của Bắc Việt đã dàn quân chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột thì việc tướng Phú phải điều lực lượng chủ lực của mình bảo vệ Ban Mê Thuột là điều bắt buộc. Nhưng nếu tướng Phú điều hết lực lượng tinh nhuệ xuống Ban Mê Thuột rồi mà tin tình báo là sai thì Kontum và Pleiku sẽ bị mất vào tay đối phương là cái chắc.

Nhưng tướng Phú không thể liều trong canh bạc này. Ông ta quyết định giữ nguyên các lực lượng chủ lực của mình bao gồm phần lớn sư đoàn 23 tập trung ở phía bắc Tây Nguyên để bảo vệ Kontum và Pleiku.

Nhằm củng cố thêm cho quyết định của mình, tướng Phú viện dẫn ra những bức điện mà lực lượng thám không của ông ta mới thu được của đài thông tin Cộng sản. Những bức điện này cho thấy sở chỉ huy sư 320 của quân đội Bắc Việt vẫn hoạt động bình thường ở khu vực Đức Cơ phía tây Pleiku. Chứng tỏ sư 320 quân đội Bắc Việt không có ý định tấn công Ban Mê Thuột. Do vậy, tin tình báo mà tướng Phú nhận được trước đây là “sai”.

Tướng Phú không hề biết rằng trên thực tế tin tình báo của ông ta là hoàn toàn đúng còn những bức điện của lực lượng thám không quân đội Sài Gòn thu được mới là giả. Để nhằm đánh lạc mục tiêu săn lùng của đối phương, quân đội Bắc Việt đã lập ra những sở chỉ huy giả ở Đức Cơ.

Từ những chỉ huy sở giả này, họ phát lên không trung đều đặn những bức điện cốt làm cho đối phương tin rằng sư 320 quân đội Bắc Việt vẫn còn ở khu vực Đức Cơ gần Pleiku.

Sự đánh lừa này khéo đến mức tất cả bộ chỉ huy quân đội Sài Gòn và các cố vấn Mỹ, CIA đều không ai nhận ra. Đây chính là nhân tố cuối cùng dẫn đến các hậu quả chết người sau này đối với Chính quyền Sài Gòn.

Trong khi tướng Phú đang cố tìm hiểu ý định thực sự của đối phương, tướng Mỹ Timmes đã đích thân tới Pleiku để gặp Phạm Văn Phú. Viên Tư lệnh quân khu 2 không hề che dấu sự bối rối của mình với tướng Timmes.

Bất chấp các thông tin báo về rằng quân đội Bắc Việt đang tập trung quanh khu vực Ban Mê Thuột, tướng Phú vẫn đinh ninh rằng đối phương sẽ mở mũi tấn công chủ yếu vào Pleiku và Kontum.

Tướng Timmes không có thông tin gì hơn, mặc dù lập luận của tướng Phú không mấy thuyết phục nhưng ông ta cũng chẳng biết phải cố vấn thế nào.

Trong khi tướng Phú còn chưa rõ mục tiêu thực của đối phương, quân đội Bắc Việt vẫn tiếp tục chuẩn bị cho các trận đánh. Khoảng cuối tháng 2, Tướng Văn Tiến Dũng đã hoàn thành chuyến đi của ông từ Hà Nội vào Tây Nguyên để thành lập Bộ chỉ huy tiền phương (tức là Bộ Chỉ huy mặt trận Tây Nguyên) đóng tại phía tây Ban Mê Thuột.

Để giữ bí mật sự hiện diện của mình ở Tây Nguyên, tướng Văn Tiến Dũng cho ngừng tất cả mọi cuộc liên lạc bằng vô tuyến điện. Sự liên lạc giữa ông với Hà Nội được thực hiện qua đường điện thoại.
Nhờ các tin tình báo và những bức điện mà lực lượng thám không thu được của đối phương, tướng Văn Tiến Dũng sớm biết rằng tướng Phú đang bối rối trong việc xác định vị trí thật của sư 320 quân đội Bắc Việt. Tư lệnh quân khu 2 Phạm Văn Phú không chỉ mất hút sư 320 mà còn không biết sư đoàn 10 quân đội Bắc Việt đang ở đâu.
Sư 10 chính là sư đoàn thường mở các trận tấn công vào Kontum và Pleiku. Tướng Phú không hề biết rằng trên thực tế sư 10 đã được bí mật điều vào phối hợp cùng với sư 320 ém sẵn tại Ban Mê Thuột.

Nhằm đánh lạc hướng nhiều hơn nữa đối phương, tướng Văn Tiến Dũng đã ra lệnh cho một số đơn vị nhỏ lẻ của quân đội Bắc Việt ở lại Pleiku và Kontum, thỉnh thoảng lại mở những đợt tấn công gây rối ở khu vực mà sư đoàn 10 đóng quân trước đây cốt để cho tướng Phú tin là sư 10 quân Bắc Việt vẫn chưa di chuyển.

Vào lúc này, sư đoàn 316 của quân đội Bắc Việt cũng được điều từ miền Bắc vào đã tiến sát Ban Mê Thuột. Chưa đầy 3 tuần sư 316 đã di chuyển vào Nam thành công, dọc đường đi không hề liên lạc bằng điện đài nên đối phương hoàn toàn không ngờ sư 316 đã có mặt ở Tây Nguyên.

Nhờ sự điều quân bí mật, tương quan lực lượng của tướng Dũng tại Ban Mê Thuột về mặt con người đang có nhiều lợi thế, lúc này là 5 chọi 1. Đấy là chưa kể đến còn sư đoàn 968 từ Nam Lào được giao nhiệm vụ thực hiện những cuộc hành quân nhỏ lẻ ở khu vực Pleiku và Kontum nhằm đánh lừa tướng Phú.

Tại Đại sứ Quán Mỹ ở Sài Gòn chúng tôi không hề hay biết gì về việc tướng Văn Tiến Dũng đã có mặt ở miền Nam Việt Nam, nói chi đến chuyện biết gì về việc quân đội Bắc Việt đã lập xong các chỉ huy sở ở phía Tây Ban Mê Thuột và đang chuẩn bị đánh chiếm căn cứ quan trọng này.

Ngày 1/3/1975, quân đội Bắc Việt ở Tây Nguyên chính thức mở chiến dịch đánh vào Ban Mê Thuột bằng việc đánh chiếm căn cứ Đức Lập ở phía Nam hướng đi Cămpuchia.

Lúc này tại Chỉ huy sở của tướng Phú ở Pleiku, các trợ lý phân tích tình báo đưa ra kết luận Ban Mê Thuột sắp bị tấn công. Vậy mà tướng Phú vẫn còn nghi ngờ, mãi sau mới chấp nhận điều thêm một lữ đoàn đến Buôn Hồ để hỗ trợ các đơn vị đang giao chiến ở đó.

Bên trong thành phố Ban Mê Thuột lúc này quân đội Sài Gòn chỉ thực sự có 2 tiểu đoàn gồm 1.200 quân. Ngày 10/3, quân đội Bắc Việt mở chiến dịch đánh thẳng vào Ban Mê Thuột, Chính quyền Sài Gòn vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Đến ngày 14/3 chúng tôi mới biết rằng quân đội Bắc Việt đã chiếm được thành phố này. Khi đoàn xe tăng đầu tiên của quân đội Bắc Việt tiến vào Ban Mê Thuột, Tướng Phú tháo chạy về Nha Trang.

Nguồn: http://vietbao.vn/Phong-su/Chinh-quyen-Sai-Gon-nhung-ngay-hap-hoi/70006766/262/
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2013, 11:43:23 pm gửi bởi tuanb5 » Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #483 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 06:09:42 am »


      Tuanb5!
     
      Tư liệu tướng lĩnh sau chiến tranh bao giờ cũng trung thực hơn nhất là thời gian dài vừa phải để cả hai bên ngồi suy ngẫm - với điều kiện là những con người đó phải tham gia trực tiếp như đồng đội trích dẫn. Đọc lại, đã mấy lần vẫn thấy cái thú vị của tài cầm quân của các vị tướng chiến trường.

      Có lẽ trong trích dẫn này có có ngày ngày 1/3/1975, quân đội Bắc Việt ở Tây Nguyên chính thức mở chiến dịch đánh vào Ban Mê Thuột bằng việc đánh chiếm căn cứ Đức Lập ở phía Nam hướng đi Cămpuchia.sai chăng; ngày đánh Đức lập là ngày 9/3 - âu cũng là hồi ức nên có nhần lẫn ngày hay trận đánh.

     Căng địch ra mà đánh...hay thật đấy. Tiếc mình không được đi sâu trong khoa học quân sự để đủ tầm phân tích trận đánh.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #484 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2013, 03:13:19 pm »

       


       Quang can thân mến!

       Vì đồng đội mấy ngày nay vắng, nay chính thức mình mượn đoạn viết này của bạn ở phần một "vui vẻ..." để làm nền cho bài viết sau  này của mình nhé….ừ rồi nhé, cười nhé, đừng nhăn nhé (do Tuanb5 đã gửi, gợi ý nền bài trước đó) - đây là bài nền trước khi viết bài Trung đoàn 19 sư 968 đánh thật mà …và chúng tôi đánh đã mở màn chiến dịch như thế, như thế.
.

       …. Cần phải nói rõ hơn là trung đoàn 45 ngụy cũng là một đơn vị có tiếng lỳ và chiến, chuyên đi cơ động giải tỏa. VNCH đã bắt được tài liệu của một chiến sỹ F316 đánh rơi, đã có lời khai của một tù binh nhưng chưa đủ cơ sở để phán đoán và nhận định. Tại sao vậy? Từ 1965 đến đầu 1974, ta rất ít mở chiến dịch lớn phía dưới Đăk Lăk, phần lớn do công tác hậu cần đảm bảo không tốt, không với tới được (ta mở đường 559 qua Lào, xuyên xuống Strung - treng trên đất K rồi vòng vào B2). Nhiều năm "làm quen" với Cộng Sản, các tướng tá VNCH biết quá rõ công sức để đưa một người lính, một hòm đạn, một kg gạo vào chiến trường. Đâu là nơi gần Miền Bắc nhất trên Tây Nguyên, Cộng Sản dễ tập kết hậu cần nhất: xin thưa đất Kom Tum (Cánh bắc B3 Tây Nguyên); đâu là nơi Cộng sản đánh nhiều nhất ở Tây Nguyên trong các năm qua, các Cộng quân quen chiến trường nhất: xin thưa vẫn là Kon Tum. Để đánh Kon Tum 1972, Cộng quân đã đưa hẳn F2/ sư đoàn 2 (một đơn vị khá quen với lối đánh đồng bằng, thành thị) vào giải phóng Kon Tum? Vậy lúc này đơn vị nào của Cộng quân sẽ đảm nhiệm kế hoạch tác chiến thọc sâu vào thành phố: chắc là F320A hoặc F10 thôi, chứ F968 là cái thằng chuyên đánh rừng Lào chứ có quen đánh thành phố đâu. Huh .

       Từ đầu 1975, VNCH làm sao biết được F968 đã về. Chẳng có ai ngu ngốc mà tin mấy ông Cộng quân, Huh  . Hiệp định Viêng Chăn được ký kết, Công quân phải thi hành Hiệp định, phải rút quân về biên giới. Tướng tá VNCH hẳn chẳng tin mấy ông cộng sản rút quân, thằng F968 còn ở Lào thôi, nó về lấy ai đảm bảo cho đường 559 xuyên Lào xuống K. Đúng thật, nhà ta đâu có rút quân, đơn vị E39/ trung đoàn 39 vẫn mang danh F968 hoạt động ở Lào đấy thôi, đánh mạnh nữa là khác, đánh hết sức mình nữa là khác, hoạt động dữ đội nữa là khác, F968 vẫn ở Lào!. Gần đến ngày N giờ G, VNCH phát hiện F968 đã về B3, ngạc nhiên không? có! nhưng chưa quan trọng, thằng này quen đánh rừng núi sẽ lởn vởn, khêu ngòi, đánh bóc vỏ cho đơn vị nào thọc sâu đánh thành phố mới là quan trọng? F320A ở đâu, F10 ở đâu mới là điều đáng quan tâm (VNCH có biết đâu F316 và E95B đã được huấn luyện cách đánh phối hợp binh chủng, làm quen với tấn công thành phố từ ngoài bắc và vào ém sẵn đánh Buôn Ma Thuột,   ). VNCH chả lạ gì cách đánh của ta từ những năm trước, ngay cả khi đánh với Mỹ. Mấy ổng lại quen trò tung một số đơn vị vờ đánh thọc sâu, đánh hiểm vào vị trí chiến lược khiến ta không tiếp ứng không được, không hành quân giải tỏa không xong. Hành quân giải tỏa thì bị phục (vây điểm diệt viện), mà "trực thăng vận" nhảy cóc ra phía sau mấy ổng thì bị "đón lõng" sẵn; nằm im mất vị trí đó cũng chả xong vì mấy ổng taọ được bàn đạp chiến lược là đánh lấn, đánh sâu, thọc thẳng vào họng làm sao mà chịu nổi. Vậy thì, đánh vỗ mặt cho lòi cái đuôi ra, mấy "thằng con" đâu nằm im đó; điều "thằng 45" cơ động lên Thanh An - Đồn Tằm cho "moa". Nó đánh thằng F968 cho lòi đuôi ra, đứng ở đó vừa dễ cơ động lên Kom Tum vừa giải quyết được ngay, hóa giải được thế tấn công ngay từ đầu của Cộng quân.

      Phân tích quá hay - đây là góc độ phân tích sau chiến tranh khi cuộc chiến đã ngã ngũ; nếu thời đó là sự phân tích chuẩn tình hình thực tế chiến trường dù anh Quang can có là tướng ở phía VNCH cũng không thể nhận xét khác đi được. Đến giờ, còn nhiều nhà phân tích chưa hiểu hết được bình luận này. Hay thật, hay thật.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #485 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 08:39:27 am »




                                     Ngày 1/3/1975 nổ súng mở màn chiến dịch là tất yếu khách quan
                                      Theo luận điểm lính “binh bét” Nguyễn Tấn Xuân (tức xuanxoan)

     
      Các căn cứ lý luận mang tính khách quan và chủ quan của lính “binh bét” xuanxoan đã trình bầy trên phân tích ở các bài viết trước về quan điểm; nay có thêm “nền” những bài sao của Tuanb5, bài viết của Quan can… mình hy vọng có thêm một hai bài viết làm “nền” chứng minh tính khách quan tất yếu ngày nổ súng mở màn chiến dịch đúng thời điểm “họng súng” phải khai hỏa, không thể thời điểm khác đi được, không phải ở chỗ khác được; cũng như đòn điểm huyệt phải khác trận mở màn chiến dịch, không thể nhập hai thành một chỉ vì một ý kiến truyền đạt chỉ đạo phải đánh vô Buôn ma Thuột mới được công nhận là ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên, vì nghe nó cứ sao sao đấy; hoặc tự chọn ngày cắt đương vô tình của đơn vị nào đấy và áp đặt…đây là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên.

      Giá như nhận xét của tác giả Frank Snepp – Chỉ huy trưởng Trung tâm phân tích tình báo chiến lược của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Việt Nam không nhầm lẫn vị trí nổ súng mở màn chiến dịch ngày 1/3 ở Đức Lập cộng với ý Quang Can phân tích và những câu hỏi hỏi của xuanxoan đặt ra đủ để kết luận được rồi - bằng bài viết trận đánh thật của bọn mình.

       Nay mình chờ xem đồng đội nào gửi thêm cho bài nền tổng quan chiến trường lúc đó, vì nổ súng mở màn chiến dịch ngày1/3/1975 giống như ta đi săn khi con thú đang nhìn về Nam Tây nguyên đánh hơi, lùng sục chuẩn bị vồ bạn đi săn của ta; ta ở phía sau..bụp chém vào đuôi nó một phát, “nó” không nhảy quay lại cắn ta mới lạ..lúc này đầu nó lại quay về bắc Tây nguyên rồi, nam Tây nguyên chỉ còn cái đuôi bị ta chém cụt – tính khách quan là ở đấy đấy.

      Suy diễn cũng là câu hỏi lại của xuanxoan là:

  … Liệu cấp Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên có quan tâm không trận đánh ngày 1/3/1975 không Huh ;

…. Bộ Quốc phòng nơi Tổng hành dinh của vị Đại Tướng tài ba lỗi lạc Võ Nguyên Giáp - các chuyên viên phân tích chiến trường có chong đèn chờ đợi tin thắng trận không Huh..

 …. liệu đồng đội có tin 1 % nào sự suy diễn này của xuanxoan nghĩ về Bộ Tổng Tham mưu cũng ngóng chờ tin trận đánh 1/3/1975 như thế không ?.

       Vì không có suy diễn trên – thì trận đánh ở đây chỉ là dạng hạ cấp chiến lược Sư đoàn quân chủ lực thay thế Dân quân du kích xã quấy rối lẻ tẻ, hoặc cùng lắm dùng quân chủ lực cấp sư đoàn đánh lẻ tẻ thay bộ đội địa phương huyện tỉnh thỉnh thoảng “chích” một cái rồi ù té quyền.

      Chưa đồng đội nào tin 1% rồi phải không Huh;

      Mình hỏi tiếp -  theo bạn trận đánh ngày 1/3/1975 nằm ở cấp độ nào:

         (1) quấy rối (chú tễu) - sư đoàn 968 từ Nam Lào được giao nhiệm vụ thực hiện những cuộc hành quân nhỏ lẻ ở khu vực Pleiku và Kontum nhằm đánh lừa tướng Phú (nhận xét của tác giả Frank Snepp – Chỉ huy trưởng Trung tâm phân tích tình báo chiến lược của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Việt Nam) - trận 1/3 là quấy rối nhỏ lẻ của chú Tếu trong dân gian chỉ rong chơi..trêu trọc hàng xóm;

        (2) Trận đánh đó không nằm trong kế hoạch tác chiến của chiến dịch Tây nguyên;

        (3) trận đánh đó nằm trong dự kiến kế hoạch ban đầu của Tướng Vũ Lăng khi chưa thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch và sau khi thành lập phương án đó… ngày 25/2/1975 chuyện ngoài chính sử là... Tướng Vũ Lăng đang sốt rét cũng phải trùm chăn đi thuyết phục Đại Tướng Văn Tiến Dũng không chỉ có việc điều Sư đoàn 10 mà theo xuanxoan (giả tưởng đấy nhé) thủ trưởng Vũ lăng còn có đề nghị cho đánh Đồn tầm chốt Mỹ ngày 1/3/1975 để khỏi lộ kế hoạch thực binh đã diễn ra từ 3 tháng trước đó …đang bị thằng Trung đoàn 45 sư 23 địch sục sắp tới rồi…anh Dũng ơi cho đánh đi, đánh để để kéo thằng 45 quay lại Pleiku; Buôn Ma Thuột thành một căn cứ quân sự không có quân...cho đánh thủ trưởng hè...

        Theo đồng đội, suy diễn của xuanxoan cơ sở nào gần thực tế nhất với quan điểm chỉ đạo chiến trường của Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên Tướng Hoàng Minh Thảo thủa đó -  hay đồng đội có ý khác.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #486 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 09:25:25 am »

         
               Chào bác Xoan ,  Em nghĩ bộ tổng cũng như cũng như các tướng .Họ quan tâm đến trận chiến ngày 1 tháng 3 quá đi ấy chứ .Họ quan tâm đến từng chi tiết nhỏ , từng cơ số đạn ,từng người lính để đảm bảo cho trận đánh ,cho chiến dịch thắng lợi .Có điều chiến thắng mùa xuân 1975 nó lớn quá . Nó làm mờ nhạt đi những thắng lợi nhỏ
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #487 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 05:36:37 pm »

         
               Chào bác Xoan ,  Em nghĩ bộ tổng cũng như cũng như các tướng .Họ quan tâm đến trận chiến ngày 1 tháng 3 quá đi ấy chứ .Họ quan tâm đến từng chi tiết nhỏ , từng cơ số đạn ,từng người lính để đảm bảo cho trận đánh ,cho chiến dịch thắng lợi .Có điều chiến thắng mùa xuân 1975 nó lớn quá . Nó làm mờ nhạt đi những thắng lợi nhỏ

               Chào bác xuanxoan, chào các bác! Đúng như là huonghn76 đã nói trên trích dẫn. Cho nên bây giờ bác Xuanxoan vẫn còn nặng lòng là cái mốc 55 ngày hay cái ngày nào được coi là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Thật khâm phục và rất trân trọng bác. Đúng là "lính", thế mới là "lính" cãi đến cùng, cãi cho ra vấn đề chứ lỵ. Grin Grin Grin

                Nhưng cơ mà không biết các Tướng " Không lĩnh" của ta có lúc nào nghĩ lại, viết lại hay vô tình đọc đựoc những bài viết trên, nhưng trăn trở của những người lính một thời chỉ dăm dắp phục tùng theo lệnh của cấp trên. Bảo đi là đi, bảo đánh là đánh, bảo nằm im là nằm im  Grin Grin Grin Grin Grin. Giá mà ngày xưa chúng ta cũng có những suy nghĩ, những phân tích như thế này thì chắc chúng ta cũng đã là Tướng " Không lĩnh" rồi đúng không các bác!

               Tranphu có vài câu hùa theo các bác. chúc các bác luôn khỏe tiếp tục "cãi khỏe" để ra được cái.. như ra được cái xe tăng húc đổ cổng Dinh độc Lập ấy!!
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #488 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2013, 10:51:14 pm »



      Anh Tranphu và Huong HN76 ơi!

     2  anh và xuanxoan và các đồng đội đang tham gia trên trang mạng cũng là người lính chiến một thời – quân lệnh như sơn…mới có được sự thống nhất vẹn tròn non sông hôm nay. Còn khác đi chỉ có kẻ đảo ngũ hoặc tử thương hoặc đầu hàng đối phương.

     Nhưng người Tướng Tư lệnh ở nơi chiến trường nếu chỉ biết tuân “quân lệnh như sơn” như những người lính “binh bét” xuanxoan thì chỉ là tướng nướng lính là giỏi; vì vậy, tướng ở chiến trường có thể không tuân theo lệnh vua về cách dùng binh pháp - ấy là sự khác nhau cơ bản giữa người Tướng Tư lệnh chỉ huy giỏi và người lính binh bét chỉ biết “quân lệnh như sơn” đấy.

       Nhiều khi mình suy nghĩ, sao mình không có phim hay, sao giờ không có tiểu thuyết nào đáng để đọc; sao người dân quay lưng với báo giấy thế nhỉ..chỉ đi xin gói đồ bỏ là giỏi…chính là các đạo diễn không có sự sáng tạo, suy diễn, giả sử …mà trên bảo sao làm vậy - làm lãnh đạo mà cứ như lính binh bét; mất tính tự chủ sáng tạo mất rồi. Tính chính xác của trận mở màn, mình muốn là một trong những minh chứng, chứng minh cái “ngoài chính sử” mà các nhà làm phim của ta đang thiếu…phải có giả sử “nó” không phải là “nó” thì mới hấp dẫn người xem, người đọc. 

      Tại sao không “giả sử” ở đây là khi Đại Tướng Văn Tiến Dũng vào tới chiến trường, bàn cờ đã dàn xong thế trận, chỉ việc nổ súng – tấn công. Tại sao không giả sử kế hoạch đánh Tây nguyên đã được Mặt trận B3 trình Tổng hành dình của Đại Tướng Võ nguyên Giáp – Bộ quốc phòng và đã được thông qua trước khi Bộ Chính trị họp. Tư tưởng chỉ đạo phải đánh thẳng Buôn Ma Thuột được đồng chí Lê Đức Thọ nhắc nhở ngay trong phòng họp của Quân ủy trung ương mà; Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tiễn Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam còn nhẹ nhàng khuyên…nhớ đánh nghi binh thật nhiều cơ mà…khi vào đến chiến trường, Đại Tướng Văn Tiến Dũng cũng đã phải kêu lên không thể đánh thẳng được vào Buôn Ma Thuột vì thế trận đã dàn xong cơ mà.

      Việc chưa công nhận ngày 1/3/1975 là ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên chính là “gút mắc” ở địa điểm đánh theo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị qua đồng chí Lê Đức Thọ mà thôi.

(Trích tư liệu từ cuốn Đại thắng mùa xuân của Đại Tướng Văn Tiến Dũng

             Hội nghị Bộ Chính trị họp từ 18-12-1974 đến 8-1-1975

…Hội nghị Bộ Chính trị vừa bế mạc thì hôm sau, ngày 9-1-1975, Thường trực Quân uỷ Trung ương họp, nghe báo cáo của Bộ Tổng Tham mưu về mục đích, yêu cầu của Chiến dịch Tây Nguyên. Đến cuộc họp của Thường trực Quân uỷ, ý định đánh Buôn Ma Thuột mới thật sự rõ nét. Mọi người đều thấy ý nghĩa quan trọng của trận đánh vào thị xã này, nhưng cách đánh để thắng cho nhanh thì còn phải nghiên cứu thực tế tại chỗ mới đi tới quyết định được.

Cuộc họp vừa bắt đầu thì đồng chí Lê Đức Thọ bất ngờ mở cửa vào và ngồi họp với chúng tôi. Sau chúng tôi hiểu rằng Bộ Chính trị chưa thật yên tâm vì thấy ý định đánh Buôn Ma Thuột chưa được thể hiện rõ ràng trong kế hoạch tác chiến, cho nên đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đến tham gia góp ý kiến với chúng tôi là nhất quyết phải đánh Buôn Ma Thuột. Đồng chí Lê Đức Thọ nói sôi nổi: "Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?".

Đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân uỷ Trung ương, kết luận xác định khu vực và mục tiêu tiến công, nhiệm vụ chiến dịch, hướng phát triển, sử dụng lực lượng, gợi ý về cách đánh, nhấn mạnh đến phương châm mạnh bạo, bí mật, bất ngờ, phải nghi binh rất nhiều để làm cho địch tập trung sự chú ý vào việc bảo vệ phía bắc Tây Nguyên.

Chiến dịch Tây Nguyên được mang mật danh "Chiến dịch 275".
) hết trích.

     Chiến tranh đã kết thúc, người lính binh bét về cơ bản đã được khẳng định ai là người lính chiến chân chính rồi, nhưng tính chính xác ngày giờ lịch sử của chiến dịch Tây nguyên còn một vấn đề chưa ngã ngũ là ngày nào, trận nào là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên cần được làm sáng tỏ. Đây chính là “tố chất anh hùng” của các Tướng lĩnh Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên, họ đã dám quyết định một vẫn đề vượt “lệnh vua” – không cho nổ súng mở màn chiến dịch ở Buôn ma Thuột mà cho nổ súng mở màn chiến dịch ở Bắc Tây nguyên theo gợi ý của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp..." phương châm mạnh bạo, bí mật, bất ngờ, phải nghi binh rất nhiều để làm cho địch tập trung sự chú ý vào việc bảo vệ phía bắc Tây Nguyên"
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #489 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2013, 02:59:28 pm »


                    Bác Xoan ơi ,Em đọc bài của bác ,thế là em lại nhớ đến mấy câu thơ chẳng biết xuất xứ ở đâu
                                       ... Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
                                           Vui gì hơn là người lính đi đầu .
                                          Trong đêm tối ,tim ta là ngọn lửa ...
               Chúc bác hãy nhiệt tình viết .Cháy ,cháy hết mình ,như bài hát cửa Nguyễn Cường
Hãy cháy lên NGỌN LỬA TRÊN CAO NGUYÊN .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM