Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:03:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189768 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #460 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 09:30:29 am »

    Chào bác Xoan,tôi mới đăng ký làm thành viên của diễn đàn DN-GN.Mấy hôm trước còn là "Khách"của diễn đàn,vẫn thường xuyên ghé đọc những hồi ức của bác và các đồng đội cùng tham gia.Rất hay,những chuyện của bác như một nhân chứng lịch sử của những người làm nên lịch sử -dù khi đó họ chỉ là một người lính...
  
  Còn những gì bác đang băn khoăn tôi nghĩ nó không đáng có,bởi vì:Bác đang viết Hồi ức kia mà.Nếu bác lại quá trông chờ vào những hồi kí ,hồi ức của ai đó đã viết ,để mình viết lại thì cái giá trị chân thực về Hồi ức của bác chẳng còn gì.Lúc đó chẳng khác gì người thầy lấy những tư liệu trong sử sách để giảng cho học sinh,phải không bác...?

  Do vậy những gì trong chiến tranh bác từng tham gia,bác từng chứng kiến và bác từng thấy bác hãy viết ra.Tuy nhiên,lịch sử là phải chính xác dù người viết ở bất kì góc độ nào

 Chúc bác một năm mới vui khỏe ,để tiếp tục viết nhiều hơn những hồi ức  của mình !
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 09:36:14 am gửi bởi laoshan1234 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #461 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 10:05:34 am »

 

       Chào Huong HN76 và laoshan1234!.

       Góp ý của các bạn trên trang mình cám ơn, mình cũng nghĩ như ý kiến của các bạn - rằng mỗi người khi có ít tuổi đều có chính kiến của mình đối với mỗi sự kiện xẩy ra, được chứng kiến để nhìn nhận. Tuổi trẻ mình được đọc ký ức cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại Nước nga của các hồi ức chinh chiến tướng lĩnh nga qua các bản dịch...nhưng có bao nhiêu là chân thực...đến nay đọc lại mình chỉ thấy những cuốn đáng xem khi nó phản ánh sự thực.

      Ở mình cũng vậy, nên mình tìm là tìm tư liệu gốc như các bức điện chỉ đạo, kế hoạch ...được viết ra từ hồi ấy thôi, còn hồi ức chinh chiến sẽ giống nhau; bom rơi, đạn nổ, máu chảy...ngay nhật ký chiến trường là cái thật, nhưng chỉ phản ánh cái tôi được chứng kiến trong hoàn cảnh riêng lẽ thôi; nó giống như một chứng minh, một dẫn chứng của một vấn đè.

     Phần mình viết, phản ánh ý thức của một người lính có cấp hàm thấp nhất trong quân đội, được chứng kiến những trận đánh nhỏ lẻ trong một chiến dịch...nay ngồi đọc lại các hồi ức của đàn anh, của các bậc tiền bối, của cả hai phía để có cái nhìn không phải của lính binh bét nữa. Cái nhìn dù là nhận xét của một phía cũng phải tương đối là "nó" chứ không phải là "nó" như các cụ mỗi khi gặp lại người lính từng gặp năm xưa.

     Mình đã viết nột số bài thực tiễn đánh của đơn vị mình qua góc độ trực tiếp đánh của trung đoàn trưởng 19 chỉ huy trận đánh Đồn Tầm chốt Mỹ ngày 1/3/1975, của tư lệnh mặt trận Tây nguyên Hoàng Minh Thảo chỉ đạo đánh cả những ngày tiếp sau 1/3 ...và phân tích dưới góc độ cá nhân, không theo khuôn mẫu từ trước đến nay trên báo chí về trận mở màn chiến dịch Tây nguyên - từ từ mình sẽ gửi đăng. hy vọng sẽ cung cấp được thông tin ở góc độ người lính đánh trận ngày 1/3 để chúng ta cùng suy ngẫm đàm đạo chuyện ngày xưa thôi.

    Cám ơn bài viết đầu tiên của laoshan1234, bạn đã gửi và động viên người lính binh bét xuanxoan này.

       
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #462 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 08:17:29 pm »

                   
                                          Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

                                                              Trả lại tên cho em

        Đầu đề loạt bài tiếp theo tôi tạm đặt “Trả lại tên cho em” để đề nghị công nhận trận đánh Đồn Tầm – chốt Mỹ và điểm cao 605...ngày 1/3/1975 là ngày nổ súng đầu tiên của chiến dịch Tây nguyên, đồng thời cũng có nghĩa là ngày nổ súng đầu tiên của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân của năm 1975.

       Trước khi vào loạt bài “Trả lại tên cho em”  Mời các bạn đọc một bài báo đã đăng trên báo Quân đội nhân dân về Kế hoạch nghi binh 1975 được xây dựng từ tháng 10/1974.

       Theo cá nhân tôi đây là sự đúc kết kinh nghiệm máu xương từ thực tiễn chiến đấu tại chiến trường B3, Bộ chỉ huy Mặt trận Tây nguyên (B3) đã xây dựng kế hoạch nghi binh để đánh địch trước khi nhận nhiệm vụ được giao. Khi Bộ Chính trị họp cuối tháng 12 và đầu năm 1975 và ý kiến chỉ đạo thông qua lời đồng chí Lê Đức Thọ.. "Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?".…và cũng như trước lúc chia tay đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam làm Tư lệnh tiền phương của Bộ Tổng tham mưu tại Mặt trận Tây nguyên trong cuốn “Đại thắng mùa xuân” của Đại tướng Văn Tiến Dũng đã viết. Đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân uỷ Trung ương, kết luận …gợi ý về cách đánh, nhấn mạnh đến phương châm mạnh bạo, bí mật, bất ngờ, phải nghi binh rất nhiều để làm cho địch tập trung sự chú ý vào việc bảo vệ phía bắc Tây Nguyên.

     Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (lúc đó còn là trung tướng) cũng nhận xét trong hồi ký rằng: khi cụ vào lại Tây Nguyên (tối 29 tháng Giêng năm 1975), công tác chuẩn bị mọi mặt của Bộ tư lệnh B3 dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Vũ Lăng (nay BTL B3 chuyển thành BTL chiến dịch) đã hoàn thành rất nhiều việc, có thể gọi theo cách gọi của lính là đã "hòm hòm" kể cả kế hoạch chi tiết nghi binh lừa địch cho đến kho tàng đường sá, thông tin liên lạc, đảm bảo hậu cần cho các hướng.

      Tuy  cụ Thảo ấp ủ đòn đánh Ban Mê Thuột và cách đánh đã từ lâu, rất hợp với suy nghĩ của Đại tướng Tổng tư lệnh và đại tướng TTMT nhưng lúc đó phương án Mặt trận Tây nguyên trình cho đại diện Bộ Tổng tham mưu ở chiến trường thì việc điều quân cơ bản đã xong. Đại tướng Dũng đắn đo - tôi nghĩ Đại tướng biết đã điều chuyển quân, nếu điều chuyển quân lại để đánh trước Buôn Ma Thuột thì bí mật chiến trường có thể bị phơi ra trước các cơ quan tình báo địch...nói như nhiều đồng đội trên trang mạng này đã viết …Tranh thủ giờ nghỉ , chính uỷ Đặng Vũ Hiệp đến chỗ tướng Vũ Lăng kể lại tình hình vắn tắt rồi nói vui : “ Có chết thì ngày mai hãy chết. Còn bây giờ ông phải đến mà “cãi “ về chuyện sử dụng Sư đoàn 10 đánh Đức Lập. Lúc này tướng Vũ Lăng quàng chăn lên phòng họp báo cáo chi tiết việc sử dụng sư đoàn 10. Tướng Vũ Lăng đã rành rọt nói rõ ý định của Đảng uỷ và BTL Mặt trận Tây nguyên trong việc này lên thuyết trình đại tướng Văn Tiến Dũng chính là để bảo vệ quan điểm đã chuyển quân và không để bị sáo trộn thế cờ ...đánh.

      (ghi chú đồng đội đọc thêm trang “ký ức một thời – phần 2 của Bob viết trang 12- 15 và phân tích rất hay”   - anh NTL trích dẫn trong hồi kí của Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp cũng có nói tới chi tiết rất hay mà quan trọng này.Trong hồi kí của trung tướng Khuất Duy Tiến - lúc ấy là trưởng phòng tác chiến mặt trận Tây nguyên có nói chi tiết này . ...Trang 222 - dòng 16,17,18 trên xuống . KÍ ỨC ĐỜI BINH NGHIỆP , NXB QĐ ND 2012)   
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2013, 11:45:02 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #463 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 09:08:18 pm »


                                                            Một thời để nhớ

                         Kỷ niệm 37 năm Chiến dịch Tây Nguyên (3-1975/3-2012) “Tôi đã chắp bút Kế hoạch nghi binh”

       QĐND - Thứ Sáu, 16/03/2012, 10:17 (GMT+7)

       QĐND - Đầu tháng 11-1973, đồng chí Khuất Duy Tiến đang là Trung tá, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320) thì được cấp trên điều về làm Tham mưu phó Sư đoàn 320. Nhậm chức ở Sư đoàn chưa được một tuần, ông lại có quyết định về vị trí mới: Trưởng phòng Tác chiến Mặt trận B3. Gần 40 năm trôi qua, người cán bộ tác chiến ngày ấy nay đã bước sang tuổi 82, song ký ức chiến trường trong những tháng ngày sát cánh cùng đồng đội ở Mặt trận Tây Nguyên như vẫn còn vẹn nguyên trong ông…

                       

                        Trung tướng Khuất Duy Tiến.

        Về Phòng Tác chiến Mặt trận B3 khoảng nửa tháng thì tôi được cử ra Hà Nội dự tổng kết chiến dịch Tây Nguyên năm 1972 và nhận kế hoạch chuẩn bị phương án tác chiến trong các năm 1975-1976. Theo kế hoạch ban đầu, Mặt trận B3 được Bộ giao nhiệm vụ mở thông con đường vận tải nối giữa Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, tức là chỉ “vén” địch ra để xây dựng một con đường vận tải chiến lược. Phòng Tác chiến Mặt trận đã tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch mang tên “Chiến dịch tháng 2-1975” với các mục tiêu tấn công vào Thuần Mẫn, Đức Lập, Gia Nghĩa… nhằm mở thông con đường vận tải ấy. Nhưng do tình hình thay đổi, sau chiến thắng Phước Long, Trung ương đánh giá Mỹ không có khả năng can thiệp, phương án tác chiến trong năm 1975 hướng tấn công chính sẽ là các thành phố, thị xã. Thế là từ tháng 10-1974, khi vừa hoàn chỉnh xong kế hoạch tác chiến cho “Chiến dịch tháng 2-1975”, tôi lại cùng anh em trợ lý bắt tay vào xây dựng một kế hoạch khác.

       Trước lúc làm kế hoạch mới, tôi có hỏi đồng chí Vũ Lăng (khi đó đang là Tư lệnh Mặt trận) xem có cần thay đổi tên kế hoạch không, Tư lệnh Vũ Lăng bảo: “Cứ đề là “Kế hoạch tháng 2-1975” rồi thay nội dung khác là được”, anh còn gợi ý: “Các cậu cần tính để ta có thể xây dựng phương án đánh Buôn Ma Thuột trong trường hợp địch không có phòng ngự dự phòng, chỉ “chọi” với Trung đoàn 53 của địch đang chốt tại đó”. Phương án nghi binh được Bộ tư lệnh đưa ra họp bàn với anh em các bộ phận, sau đó cấp trên giao nhiệm vụ cho Phòng Tác chiến chúng tôi xây dựng kế hoạch.


                       

       Tháng 10-1974, sau hai tuần soạn thảo, kế hoạch nghi binh do tôi viết tay trên 10 trang giấy pơ-luya chính thức được Tư lệnh Vũ Lăng thông qua. Đồng chí Vũ Lăng còn cẩn thận dặn tôi: “Cậu nhớ giữ kín nhé, trước mắt là chỉ mình với cậu biết thôi đấy!”. Nội dung kế hoạch “Nghi binh 10-1974” được tiến hành trên 4 hướng gồm: Hướng bắc, đông bắc thị xã Kon Tum; hướng tây, tây nam thị xã Kon Tum; hướng đường 19 An Khê và hướng tây Plây-cu. Tham gia vào kế hoạch nghi binh ngoài lực lượng tại chỗ được bố trí ở các hướng còn có một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ nghi binh gồm hai máy 15W của Trung đoàn thông tin cùng hai tổ cơ yếu, trong đó một máy làm nhiệm vụ đóng giả một sư đoàn mới vào, một máy đóng giả Sở chỉ huy tiền phương của B3. Dĩ nhiên, kế hoạch nghi binh chỉ được phổ biến đến Thủ trưởng Phòng Tham mưu và các bộ phận cơ quan trực tiếp làm, còn các đơn vị thực binh tuyệt đối không được biết. Chính vì thế mà một lần đồng chí Thanh Sơn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 968 đã hỏi tôi: “Anh Tiến này, sư đoàn của tôi nhận nhiệm vụ đánh thật hay đánh giả đấy?”, tôi nghiêm giọng: “Thật chứ, sao lại có chuyện đánh giả ở đây!”…

       Kế hoạch nghi binh được chúng tôi gọi tắt là kế hoạch B. Các đơn vị được phổ biến quy định là khi nhận kế hoạch tác chiến mà có chữ “kế hoạch B” thì chỉ huy đơn vị cần lưu ý… không làm theo. Chẳng hạn Sư đoàn 10 nhận nhiệm vụ hành quân cơ động trong “kế hoạch B”, nhưng thực tế cả sư đoàn vẫn đóng quân tại chỗ để nghi binh địch.

       Chúng tôi bắt đầu triển khai việc nghi binh từ giữa tháng 11-1974 và trong khoảng thời gian 4 tháng (từ tháng 11-1974 tới đầu tháng 3-1975) địch bị phía ta đưa vào “ma trận” với thật giả lẫn lộn. Có một lần ta di chuyển “thật” mà bị chúng “đánh hơi” được, đó là giữa tháng 2-1975, địch hay tin Sư đoàn 320 và Sư đoàn 10 của ta đã di chuyển xuống phía nam Tây Nguyên, chúng liền điều Trung đoàn 45 từ Kon Tum xuống lùng sục dọc đường 14. Biết Sư đoàn 320 có nguy cơ bị lộ, Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định cho sư đoàn lui quân để giữ bí mật và tôi đã trực tiếp thảo một bức điện rồi tới đưa tận tay Sư đoàn trưởng Kim Tuấn chứ không sử dụng máy 15W.


       .....Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, tổng kết lại mới thấy việc nghi binh đã được anh em các đơn vị phối hợp thực hiện rất tốt. Trong khi ta điều hai sư đoàn chủ lực là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 từ bắc Tây Nguyên xuống nam Tây Nguyên, Sư đoàn 316 cũng được điều từ miền Bắc vào nam Tây Nguyên thì địch vẫn tin rằng Quân Giải phóng sẽ đánh vào bắc Tây Nguyên, do đó ta đã thu hút một lực lượng lớn của địch lên phía bắc Tây Nguyên, đồng thời bao vây, cô lập Buôn Ma Thuột để có được thắng lợi trong trận then chốt.


       Thật tuyệt vời phải không đồng đội – sau chiến tranh, ta có dịp đọc lại tài liệu Kế hoạch nghi binh 10/1974 của Mặt trận B3 thấy tầm nhìn của các cụ tướng lĩnh ở chiến trường thật sâu sát tình hình; lên kế hoạch cụ thể, chi tiết, liệu tính như thần…thực tế chiến dịch Mặt trận Tây Nguyên sau này phát triển theo đúng ý đồ kịch bản.

      Có lẽ vì “đánh thật hay đánh giả” và “nghi binh là những chuyện cỏn con ngoài mặt trận” được coi là đánh trận giả nên ở đây nên các nhà sử học còn nghi ngại là giả nên không dám đưa trận đánh 1/3/1975 là trận mở màn chiến dịch Tây nguyên, một sự nhầm lẫn chết người do người lớn, đã làm cho bọn trẻ, bọn học sinh đến giờ chẳng biết đâu là trận mở màn chiến dịch Tây nguyên, ngày nào là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #464 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 09:59:40 am »

                   


                                           Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                   Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)
 
                                                              Trả lại tên cho em
                                                                   -----------

                                       So sánh lực lượng 2 bên và 2 đầu Nam - Bắc Tây nguyên


       Để bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh mặt trận Tây nguyên 1975, tôi trích dẫn tư liệu sau chiến tranh để tham khảo:

       Bị lừa bởi đòn nghi binh này, Dinh Độc lập, Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH, Tình báo Quân đội, CIA tại Sài Gòn và Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Vùng II QLVNCH bỏ ngoài tai thông tin về một ý đồ tấn công Buôn Ma Thuột do một người lính Sư đoàn 320 đảo ngũ khai, tất cả dồn quân về bắc Tây Nguyên. Lực lượng 2 bên và bố trí tác chiến tại 2 đầu Bắc và Nam Tây nguyên:

       Tư liệu:  Trích dẫn từ” Chiến dịch Tây nguyên – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”

       Phía Quân đội nhân dân Việt Nam
       trực tiếp chiến đấu
       Bộ binh:
       Các sư đoàn 3 (Sao Vàng), 10, 316, 320A, 968.
       Các trung đoàn độc lập: 25, 271, 95A, 95B.
       Đặc công: Trung đoàn 198 và 2 tiểu đoàn độc lập 14, 27.
       Xe tăng-thiết giáp: Trung đoàn 273.
       Pháo binh: Các trung đoàn 40 và 675.
       Phòng không: Các trung đoàn 232, 234, 593.
       Bảo đảm chiến đấu
       Công binh: Các trung đoàn 7 và 575.
      Thông tin: Trung đoàn 29.
       Vận tải: một trung đoàn ô tô.

       Tổng quân số các đơn vị QĐNDVN thuộc Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên là 65.141 người, trong đó có 44.900 người trực tiếp tham gia chiến đấu. Riêng khối chủ lực có quân số 43.020 người; các đơn vị này được trang bị 57 xe tăng, 88 khẩu pháo lớn từ 105 mm đến 130 mm hàng trăm khẩu pháo 85 mm và cối 120, 160 mm, 6 bộ khí tài tên lửa chống tăng B-72, 1.561 súng chống tăng B-40, B-41, hàng vạn súng bộ binh RPD, RPK, AK-47, K-63 và CKC, 343 súng phòng không các cỡ, 679 ô tô các loại. Các kho dự trữ hậu cần của mặt trận Tây Nguyên bảo đảm cung cấp cho các đơn vị từ 2 đến 3 tháng trong điều kiện chiến đấu liên tục.

       Đầu tháng 3 năm 1975, các lực lượng nói trên được bố trí như sau:

       Cụm Buôn Ma Thuột: Sư đoàn bộ binh 316, trung đoàn bộ binh 95B, trung đoàn bộ binh 24 (thiếu tiểu đoàn), tiểu đoàn bộ binh 4 (trung đoàn 24), trung đoàn đặc công 198, trung đoàn xe tăng 273 (thiếu 1 tiểu đoàn), 2 trung đoàn pháo binh 40 (thiếu) và 675, 2 trung đoàn công binh 7 và 575, trung đoàn thông tin 29.

       Cụm Đức Lập: Sư đoàn 10 bộ binh (thiếu trung đoàn 24), trung đoàn bộ binh 271, tiểu đoàn đặc công 14, một tiểu đoàn pháo binh (thuộc trung đoàn pháo binh 40), 2 tiểu đoàn phòng không (thuộc trung đoàn phòng không 234.

       Khu vực đường 19 từ Bình Khê đi Pleibon: Sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng (thiếu 1 trung đoàn), trung đoàn 95A.

       Cụm Thuần Mẫn - đường 14: Sư đoàn bộ binh 320A (binh chủng hợp thành).

       Khu vực đường 21: trung đoàn bộ binh 25.

       Cụm Pleiku-Kon Tum: Sư đoàn 968 (thiếu) và lực lượng vũ trang 2 tỉnh đảm nhiệm.
                                    ----------------------

                            Phía Quân lực Việ Nam Cộng Hòa

        Vùng Cao nguyên

        Bộ binh: Sư đoàn 23 (3 trung đoàn: 44, 45, 53), 7 liên đoàn biệt động quân (4, 6, 21, 22, 23, 24, 25; các đơn vị này có quân số tương đương 10 trung đoàn), 36 tiểu đoàn bảo an.

        Pháo binh: 8 tiểu đoàn với 230 khẩu các cỡ từ 105 đến 175 mm.

        Xe tăng-thiết giáp: 4 thiết đoàn với 371 xe

        Không quân: 1 phi đoàn chiến đấu (32 chiếc), 2 phi đoàn trực thăng (86 chiếc), 1 phi đoàn vận tải, trinh sát và huấn luyện (32 chiếc).

       Trung đoàn 44 (sư đoàn 23) và 3 thiết đoàn xe tăng, 5 tiểu đoàn pháo, 5 liên đoàn biệt động quân (6, 22, 23, 24, 25) đóng quanh khu vực Kon Tum - Pleiku và chốt giữ đường 19 đi An Khê (Bình Định); toàn bộ 4 phi đoàn không quân đóng tại sân bay Cù Hanh;

       Trung đoàn 45 (sư đoàn 23) và 1 chi đoàn thiết giáp (thuộc thiết đoàn 8 ) giữ Quảng Đức, liên đoàn 4 biệt động quân và 1 tiểu đoàn pháo binh giữ Thanh An - Đồn Tằm.

       Tại Buôn Ma Thuột chỉ có trung đoàn 53, liên đoàn 21 biệt động quân, trung đoàn pháo binh 232, thiết đoàn 8 (thiếu) và một chi đội thiết giáp, 3 liên đoàn bảo an, hậu cứ trung đoàn 45 (khu B50), các đơn vị hậu cứ và Bộ chỉ huy nhẹ của sư đoàn 23. Tổng số quân 8.350 người, trong đó có 5.920 quân đóng tại các căn cứ trong thị xã, 2.430 quân đóng tại các cứ điểm ngoại vi thị xã. Lực lượng này được trang bị 19 pháo 105 mm, 4 pháo 155 mm, 16 xe tăng M-41 và M48, 50 xe bọc thép M-113, phi đội trinh sát có 6 máy bay trinh sát L-19 và trực thăng UH-1 tại sân bay Hòa Bình (Phụng Dực).

       Bộ tư lệnh tiếp vận Quân khu II - Quân đoàn II QLVNCH có các kho dự trữ đủ khả năng cung cấp cho Quân đoàn chiến đấu ác liệt trong hai tháng”

      Trên toàn mặt trận Tây Nguyên, so với lực lượng QLVNCH, lực lượng bộ binh QĐNDVN không hơn nhiều. Nhưng do phần lớn QLVNCH phòng thủ tại cánh Bắc trong khi QĐNDVN tập trung chủ lực tại cánh Nam, nên tại điểm quyết chiến Buôn Ma Thuột vào giờ khai hỏa, ưu thế của QĐNDVN so với QLVNCH tại đây có tỉ lệ áp đảo: bộ binh 5:1, thiết giáp 2:1, pháo lớn 2:1 Ưu thế này bảo đảm cho QĐNDVN khả năng thắng lợi nhanh chóng do đối phương khó có khả năng cầm cự lâu dài chờ quân phản kích ứng cứu.

.                                                                                 Hết trích dẫn


     Theo số liệu trên rõ ràng chỉ có một Sư đoàn bộ binh (thiếu) của Sư đoàn 968 của Quân đội nhân dân việt Nam đảm nhận cùng lực lượng vũ trang 2 tỉnh Bắc Tây Nguyên đã đánh và giữ chân phần lớn và gần hết chủ lực quân của Việt Nam Cộng Hòa trên cao nguyên.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #465 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2013, 09:30:04 pm »

                                   

                                       Ngày 01 tháng 3 năm 1975 ngày mở màn Chiến dịch Tây nguyên
                                                    Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)


                                                              Trả lại tên cho em

        Như vậy, ngay từ khi bắt đầu triển khai việc nghi binh từ giữa tháng 11-1974 và trong khoảng thời gian 4 tháng từ tháng 11-1974 tới ngày 9 - 3-1975 địch bị phía ta đưa vào “trận đồ bát quái nghi binh” với thật thật, giả giả giả lẫn lộn, dù có lúc một (01) hàng binh của sư đoàn 320 và Trung đoàn 25 một (01) hàng binh ra hàng có khai báo việc điều chuyển quân; nhưng có lẽ nguy cơ bị lộ nhất chính là thời gian giữa tháng 2-1975, khi Bộ chỉ huy mặt trận Tây nguyên được thành lập, Đại tướng Văn Tiến Dũng vào đến chiến trường, các tướng lĩnh Bộ chỉ huy chiến dịch Tây nguyên đang bận tập hợp báo cáo toàn bộ kế hoạch tác chiến Tây nguyên với đại tướng - đại diện Bộ Tổng tham mưu tại Mặt trận Tây nguyên thì tin tình báo địch nhận được tin Sư đoàn 320 và Sư đoàn 10 của ta đã di chuyển xuống phía nam Tây Nguyên, chúng liền điều ngay Trung đoàn 45 từ Kon Tum xuống lùng sục dọc đường 14 - Biết Sư đoàn 320 có nguy cơ bị lộ, Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định cho sư đoàn 320 lui quân để giữ bí mật và lệnh sư đoàn 968 chuẩn bị phương án nổ súng để đánh mở màn chiến dịch nghi binh theo kế hoạch dù chưa được Đại tướng Văn Tiến Dũng phê duyệt quyết tâm chiến đấu.

       Quyết định cho đánh Đồn Tầm – chốt Mỹ, điểm cao 605 chính là mắt xích quyết định thành công việc cầm chân địch tại Bắc Tây nguyên sau ngày 1/3/1975; vì vị trí này chỉ cách thị xã Pleiku theo đường chim bay 20 Km – sau trận đánh mở màn này, trung đoàn 19 của chúng tôi hút nốt Trung đoàn 45 của sư 23 địch về lại Pleiku và oánh nhau dữ dội ngay ngày đầu tiên chúng quay về Pleiku. Trong chiến dịch Tây Nguyên, theo tôi có thể thấy được 2 hoạt động nghi binh thành công nhất:

      Một là: Việc nghi binh đã được các đơn vị thực binh phối hợp thực hiện rất tốt. Trong khi ta điều Sư đoàn 968 ( thiếu) trên đường dây 559 rầm rộ để tăng cường mặt trận Bắc Tây nguyên; nhưng đồng thời âm thầm điều hai sư đoàn chủ lực thiện chiến là Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 từ bắc Tây Nguyên vào nam Tây Nguyên, Sư đoàn 316 cũng được điều từ miền Bắc vào nam Tây Nguyên thì địch vẫn tin rằng Quân Giải phóng vẫn ở và sẽ đánh vào bắc Tây Nguyên; địch đã hướng phần lớn lực lượng ra phía bắc Tây Nguyên. Chính trong thời gian này, các sư đoàn 10, Sư 320, Sư 316 có đủ thời tập kết đúng địa điểm tác chiến, có điều kiện chuẩn bị chiến trường, điều quân áp sát mục tiêu, tiến hành bao vây, cô lập dần Buôn Ma Thuột để để sau này khi có lệnh nổ súng là dứt điểm  thắng lợi trong trận đánh then chốt 33 giờ.

       Hai là: Khi nguy cơ, nếu không đánh nghi binh sẽ bị lộ kế hoạch điều quân của chiến dịch Tây nguyên; Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên, Tướng Hoàng Minh Thảo đã không chần chừ, ông đã  lệnh cho nổ súng khai mào ở Bắc Tây nguyên theo đúng kế hoạch ban đầu – Chính trận hủy diệt Đồn Tầm – Chốt Mỹ bằng pháo lớn và dùng một Trung đoàn bộ binh 19 của ta đánh một đòn trực tiếp, làm đỏ rực vào bản đồ quân sự của địch tại Bắc Tây nguyên -  địch vội dừng toàn bộ dự định việc điều động lực lượng quân sự của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trên cao nguyên về nam Tây nguyên, giữ nguyên hiện trạng quân tại Bắc Tây nguyên sau ngày 1/3/1975 và bị chúng tôi giữ chặt chân tại đây. Phía địch lúc này vẫn khẳng định - dồn quân, tăng cường cho bắc Tây nguyên nhằm ngăn ngừa khả năng tấn công của hai Sư đoàn 10 và sư đoàn 320 và sư đoàn 968 là đúng.

       Nhưng thực chất trên mặt trận Bắc Tây Nguyên, tướng lĩnh địch không thể ngờ rằng có hơn 12 trung đoàn bộ binh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và 4 phi đoàn không quân được dồn về Pleiku chỉ là chỉ đối phó với một Trung đoàn 19 bộ binh của Sư 968 chúng tôi. Quyết định đánh mở màn chiến dịch tại thời điểm 1/3 của tường Hoàng Minh Thảo và Tướng Vũ Lăng hoàn toàn đúng đắn …do đánh dẫy căn cứ nhỏ chỉ có một liên đoàn biệt động quân số 4 chốt giữ và 1 tiểu đoàn pháo địch ở Thanh An bảo vệ mà trọng pháo Việt Cộng dập gần tiếng đồng đồ, rồi bộ binh dứt điểm ngay, dữ dội quá; lại nghe thông tin về chúng tôi giữ chốt kiên cường, bom mặc bom, pháo mặc pháo, bộ binh địch tấn công nhiều, bị bọn tôi gọi pháo bắn trả đũa còn nhiều hơn chúng gọi pháo bắn vào chốt bọn tôi; có thể chúng hấp tấp báo cáo cấp trên rằng…chưa bao giờ pháo Việt cộng bắn nhiều thế, mà toàn pháo to, khiếp quá… rút thôi, báo cáo đây - mặt trận Bắc Tây nguyên không phải là cái thùng rỗng đâu, toàn lính thiện chiến của sư 320 và sư đoàn 10 thứ dữ đánh chiến không hè, chắc Pleiku sắp bị đánh chiếm rồi. Cũng cần nhắc lại là  sư đoàn 23 bộ binh là niềm kiêu hãnh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, chúng đi đến đâu người dân cao nguyên tự hiểu đó là vùng chiến thuật căng thẳng, là sư đoàn sống mái quyết tử với các đơn vị thiện chiến của Quân giải phóng Miền Nam. Sư đoàn 23 lúc này có 3 trung đoàn bộ binh 44, 45 và 53 với quân số trên 10.500 người. Địa bàn của sư đoàn phụ trách 7 tỉnh Nam Cao Nguyên Trung Phần. Chính do trấn giữ địa bàn này mà sư đoàn 23 xưng danh hiệu - Nam Bình Bắc Phạt Tây Nguyên Trấn.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Giêng, 2013, 07:34:53 am gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #466 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2013, 02:47:39 pm »

                                           

                                                                             Một câu hỏi…

       Một câu hỏi tại sao Huh - tại sao ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây nguyên gần 40 năm rồi chưa rõ Huh là 10/ 3 hay 4/3 năm 1975 Huh ; tại sao không một ai đặt câu hỏi ngược như từ Đại Tướng Văn Tiến Dũng, đại diện Bộ tổng tham mưu đặt tại chiến trường Tây Nguyên đến Tư lệnh trưởng Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên -  tướng Hoàng Minh Thái và tướng Vũ Lăng nguyên chỉ huy trướng mặt trận B3 Tây nguyên – sau là phó tư lệnh chiến dịch Tây nguyên…cũng đều có nói đến ngày 1/3/1975 ngày nổ súng đầu tiên của chiến dịch Tây nguyên nhưng tất cả đều được …đi vào lãng quên.

      Tại sao Huh hiện giờ chúng ta biết bao Học viện cao cấp của các bộ ngành liên quan đến văn hóa lịch sử Việt Nam cũng như các trường đại học lớn có khoa lịch sử sao không đặt vấn đề ngày mở màn chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 nhỉ Huh , biết bao giáo sư, tiến sĩ rồi nhà giáo ưu tú chỉ đi truyền giảng như các giáo sĩ ngày xưa thôi nhỉ; các đề tài tiến sĩ, các công trình nghiên cứu cấp nhà nước, các đề tài khoa học về chiến tranh liệu có công khai cho người nghiên cứu tham khảo không nhỉ Huh .

      Mình chờ đợi và mong muốn sự phản biện của các nhà chính sử viết vài câu phê phán ý tưởng điên rồ của xuanxoan hay cho xuanxoan “lính binh bét” một lời khuyên an ủi động viên như – sách vở không đề cập thì đừng nói nữa, vô ích không phải vạ vào thân đấy xuanxoan ạ;

     Mình mong chờ các bậc giáo sư tiến sĩ hàng ngày đang đi giảng lịch sử nước nhà hãy vào tranh luận việc truyền giảng lịch sử của mình được không nhỉ, không cần mang học hàm học vị sợ ảnh hưởng các vị hãy lấy bút hiệu như hạ sĩ, trung sĩ hơn một bật cho vui để đàm đạo cũng thì hay biết mấy…

      Mình mong những ý kiến phản biện của đồng đội có quan điểm riêng ủng hộ ngày mở màn chiến dịch là ngày 10/3 - ngày nổ súng tại Buôn ma Thuột hoặc có quan điểm riêng ủng hộ ngày 4/3 - ngày cắt đường 19 là ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây nguyên ta vào “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng” cùng trao đổi đi; ta cùng nhau làm sáng tỏ vấn đề ngày nổ súng… có chết thì như anh nông dân mơ tới…mùa vàng. Ta hãy đi từ cái nhỏ nhất, đề nghi trên diễn đàn của xuanxoan trước khi có ý tưởng lớn góp ý cho  “vùng cấm bay” …

       Các đồng đội cứ đặt câu hỏi và cùng nhau trả câu hỏi, tôi tin anh em mình sẽ có nhiều ý trả lời khác nhau lắn đấy…hy vọng  anh em đồng đội quan tâm. Còn mình, mình lại tiếp tục những bài viết những trận đánh xoay quanh ngày 1/3/1975 dưới các góc độ khác nhau…đồng đội xem thủ nhé.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Giêng, 2013, 03:11:58 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #467 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2013, 07:47:05 pm »

                                           

                                                                             Một câu hỏi…

       Một câu hỏi tại sao Huh - tại sao ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây nguyên gần 40 năm rồi chưa rõ Huh là 10/ 3 hay 4/3 năm 1975 Huh ; tại sao không một ai đặt câu hỏi ngược như từ Đại Tướng Văn Tiến Dũng, đại diện Bộ tổng tham mưu đặt tại chiến trường Tây Nguyên đến Tư lệnh trưởng Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên -  tướng Hoàng Minh Thái và tướng Vũ Lăng nguyên chỉ huy trướng mặt trận B3 Tây nguyên – sau là phó tư lệnh chiến dịch Tây nguyên…cũng đều có nói đến ngày 1/3/1975 ngày nổ súng đầu tiên của chiến dịch Tây nguyên nhưng tất cả đều được …đi vào lãng quên.

      Tại sao Huh

      Xuanxoan ơi.
      Tôi muốn tham gia với bạn nhưng để nói được ý kiến của mình lại phải đọc lại các loạt bài hồi ký của các vị tướng lĩnh đã một thời từng chỉ huy các trận đánh đó. Lấy đâu ra thời gian mà đọc bạn xx ơi! Grin
      Để nói được những điều như bạn nói phải là những người có trách nhiệm, có chức sắc.
      Rất tiếc những người như trên thì lại không tham gia vào mạng VMH của chúng ta. hoặc có xem qua thì họ cũng lướt thật nhanh vì "Mấy thằng cha này ăn rồi không có việc gì làm chỉ vào đây tán phét, nói dóc".
      Rất tiếc hiện nay những người có chức sắc có thể giải thích được vấn đề bạn nêu trên lại đang lo " Quyết tâm thực hiện nghị quyết 04... để làm sao tránh được vấn đề thực hiện nghị quyết 04"(!) Grin Grin Grin
      Rất tiếc những người có khả năng biết được những vấn đề bạn nêu trên lại đang lo suy thoái kinh tế toàn cầu, phải làm sao né tránh được sự suy thoái kinh tế trong nước và trong gia đình họ.
      Tại sao??? Rất tiếc.v.v...và v.v...
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #468 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2013, 08:02:56 pm »



      Anh tháng 341 ơi!

      Dân Việt Mình có cái hay dùng từ ngữ chỉ từ ngày 01 đến  ngày 10 là "mùng"...mùng một, mùng 4, mùng 10 ( hai số mà dân mình vẫn gọi là mùng nhé) không có chuyện mùng 11 đâu nhé; anh Thang 341 sẽ nói xuanxoan ơi còn từ cuối cùng là mùng thất...nhưng Xuanxoan hy vọng trong 3 cái mùng này thôi không có cái mùng thất kia; sẽ có một cái mùng dược chọn dù là 2 số. Chuyện lịch sử mới có 37 năm chứ mấy, nhân chứng vật chứng đầy ra đấy...kỳ lạ, kỳ lạ Huh

       
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #469 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2013, 10:35:26 am »

               

                                   Ngày 01 tháng 3 năm 1975 ngày mở màn Chiến dịch Tây nguyên
                                             Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

                                                         Trả lại tên cho em

        Toàn bộ điện chỉ đạo của Bộ Tư lện Mặt trận Tây Nguyên (giả) chỉ đạo 2 sư đoàn 10 và sư 320 nổ súng đánh ở Đồn Tầm - Chốt Mỹ cũng là giả; các sư đoàn  này đã để lại hệ thống điện đài và tổ báo vụ của họ cho Sư đoàn 968 chúng tôi sử dụng, liên tục phát đi những bức điện giả như tác chiến thật, giống như các sư đoàn này vẫn ở nguyên vị trí chuẩn bị nổ súng mở màn chiến dịch; nhưng thực tế bố trí lực lượng chuẩn bị tác chiến thì toàn bộ lực lượng chiến đấu thực đã bí mật di chuyển xuống phía Nam Tây Nguyên  -  Sư đoàn 10 đã tiến về Đức Lập, phía Nam Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 320 đã tiến về Ea H’leo, Bắc Buôn Ma Thuột; Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đã tạo thế rất công phu trong việc thực hiện việc đánh chia cắt chiến lược và chia cắt chiến dịch ở Tây Nguyên… chuẩn bị cho việc “trói địch lại mà diệt”, tạo thành gọng kìm bao vây Buôn Ma Thuột  sau này.
 
         Trung tướng Hoàn Minh Thảo, Tư Lệnh trưởng Bộ tư lệnh chiến dịch Mặt trận Tây Nguyên đã lệnh chỉ đạo  thực hiện đánh nghi binh, ông yêu cầu Sư đoàn 968 không chỉ đánh, mà phải đánh thật mạnh. Trong các hồi ký của Tướng Khuất Duy Tiến hay qua câu chuyện trong hồi ký của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khi Sư đoàn trưởng sư 968 Thanh Sơn về bộ tư lệnh Mặt trận Tây nguyên nhận nhiệm vụ đánh mở màn chiến dịch và hỏi sư đoàn 968 đánh thật hay giả thì câu trả lời là …đối với chúng tôi ( Mặt trận Tây nguyên) là đánh nghi binh, còn đối với các anh là đánh thật, hơn thật vì chúng tôi được tăng cường thêm gần 2 Trung đoàn pháo mặt đất và pháo phòng không, công binh và bộ đội hóa học – thật sự trong trận này chúng tôi chỉ còn thiếu một hỏa lực mạnh để trấn áp tinh thần đối phương là xe tăng T54, nếu có sẽ không còn chuyện để bàn cãi ở đây nữa.
 
        Nhiệm vụ được giao  của chúng tôi chỉ được quyền đánh thắng chứ không được thua; quyết tâm “chính trị” của người Đảng viên Lao Động Việt Nam đã được sử dụng đúng thời điểm -  lính Sư đoàn tôi vào trận chấp nhận “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng”: Đánh và chỉ đánh, bằng mọi giá phải giữ vững trận địa – Thời gian này, chỉ là trận đánh mở màn chiến dịch nên ….trên trời, có tới hàng trăm máy bay của địch từ 3 sư đoàn không quân tập trung tới ném bom, bắn rốc két hỗ trợ, ứng cứu cho bộ binh ở các cứ điểm do Trung đoàn 19 chúng tôi đánh và chốt giữ . Máy bay ném bom, trong đó phải kể đến F5E, A-37, …cùng rất nhiều trực thăng vũ trang bay trên các độ cao chi viện…còn dưới đất thì toàn mầu áo lính rằn ri, các kiểu mũ của địch, nếu theo tổng kết sau chiến tranh của quân đội nhân dân Việt Nam tỷ lệ chọi lính 2 bên tham chiến tại Buôn Ma Thuột chỉ tính bộ binh không thôi thì cứ 5,5 lính giải phóng quân (bộ đội Miền Bắc) đánh 01 lính Việt Nam Công Hòa thì ngược lại ở Bắc Tây nguyên Gia lai – Công Tum này, tôi tạm tính là cứ 01 lính giải phóng quân (bộ đôi Miền Bắc)/ chọi 5 đến 7 lính Việt Nam Cộng hòa thậm chí số quân có thể hơn thế nữa; một lính sư đoàn quân tình nguyện 968 chọi và cầm chân 10 lính quân lực Việt Nam cộng hòa (1/10 ) điều này lý giải vì sao chúng tôi đánh từ ngày 01/3 mà mãi đến ngày 17 – 18 /3 mới giải phóng được Pleicu và Công Tum…Dù lực lượng chênh lệch lớn như vậy, nhưng Quân lực Việt Nam Công Hòa cũng không đánh bật chúng tôi ra khỏi các điểm chốt quan trọng do chúng tôi chiếm giữ được như điểm cao 605, Chưkara… và trong suốt 9 ngày đêm quyết tử đó, chúng tôi chưa để thua một trận... Điều này khiến cho địch ngày càng tin chắc hướng chủ yếu mặt trận Tây Nguyên của ta là Bắc Tây Nguyên, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa quyết định dồn hết quân trên cao nguyên về Bắc Tây Nguyên. Bắc Tây Nguyên đã chật trội các mầu sắc áo lính, nay càng chật trội hơn bởi các trung đoàn của sư 23 cùng các lữ đoàn biệt động quân lũ lượt kéo về quyết chiến với bọn tôi, không khí bất ổn trong cộng đồng dân cư tại các thị xã, thị tứ hoang mang cực độ không chỉ lan truyền sang Buôn Ma Thuột mà bay đến tận Sài Gòn, các báo thời đó đã giật nhiều tít giật gân về Sư đoàn 968 từ Lào về cùng sư đoàn 10, Sư 320 tử chiến để đánh chiếm Bắc Tây Nguyên…. Bom đạn đã làm nóng đất trời Bắc Tây nguyên và điều tất nhiên kèm theo là…máu của những người lính quân tình nguyện Việt Nam lại phải đổ xuống nhiều hơn.

        Lúc này,  Bộ tư lệnh chiến dịch Mặt trận Tây Nguyên chỉ đạo chúng tôi, càng phải đánh mạnh, đánh to hơn nữa bằng việc tăng cường phản pháo, đấu pháo với địch tại các trận chiến và theo yêu cầu của bộ binh; Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đã tận dụng triệt để sai lầm của địch và từng bước dẫn dắt tình huống để thu hút và giam chân lực lượng chủ lực cơ động của địch trên hướng Kon Tum, Plei-cu, làm cho Buôn Ma Thuột đã mỏng yếu,lại càng thêm sơ hở, biến Buôn ma Thuột  từ một căn cứ quân sự vững chắc mà Tổng Thống Thiệu tin rằng dù Bộ đội Bắc Việt có dùng hơn 3 sư đoàn đánh thẳng vào Buôn Ma Thuột cũng không làm gì được  thành một thị xã Buôn Ma Thuột  thuần túy dân cư, không quân sự trên cao nguyên.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM