Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 06:42:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189755 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #450 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2013, 02:05:55 pm »



     Hy vong ở bài viết thứ 2 của “Đánh một la mười” , xuanxoan sẽ nhận được những phản biện của đồng đội về trận mở màn chiến dịch nghi binh. Mình rất muốn có thêm tư liệu như lệnh, điện chỉ đạo đánh mở màn chiến dịch Tây nguyên ở Buôn ma Thuột ngày 10/3 hoặc tư liệu chỉ đạo ngày mở màn chiến dịch ngày 4/3 chỉ đạo cắt đường để mở màn chiến dịch…và liệu có văn bản nào dạng cấp nhà nước nói trận nào là trận mở màn chiến dịch Tây nguyên không Huh ; mong bạn hữu tham gia góp ý bổ sung, phản biện theo quan điểm riêng của cá nhân và xuanxoan coi như đây là “bút chiến nghi binh” để trước khi mình đề nghị các nhà sử học công bố chính thức ngày nào là ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên để ghi trong sách vở , tránh bọn nhỏ học sinh sau này khỏi thắc mắc không biết ngày nào là chính xác.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #451 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2013, 05:04:51 pm »




       Thứ dân ở vùng sâu vùng xa nên thông tin ít, hay chập mạch; khi có, khi không. Nay có mạng thông tin thì cái thật, cái không thật cứ lộn xà ngầu; có lẽ ở trang Dựng nước và Giữ nước này lượng thông tin sạch có nhiều hơn so với các mạng báo khác. Mình hy vọng lượm được nhiều thông tin chuẩn xác để đổ bê tông cho những bài viết mới hơn ở các trang luận sau.

       Niềm tin thì có, nhưng cơ sở chưa vững vàng nên vừa viết vừa run (các cụ gọi kiểu khác); khi "Hà Nội" nói cho bác khỏi lăn tăn và cho luôn đoạn trích mình mừng rơn chứ bộ vì chưa đọc cuốn sách... của cụ Hoàng minh Thảo - niềm tin mình được củng cố lại. Mình dự định bám xe ra nhờ anh em cựu chiến binh Hà Nội, ai còn tâm với quá khứ một thời, hợp sức làm sáng tỏ một sự việc mình trải qua để khỏi "lăn tăn" khi tuổi ăn không được, chơi cũng không được ngồi ngắm trời cũng không xong có chút kỷ niệm xưa chợt về lại không biết lấy ai bầu bạn...

      Mình tin là Quang Can rất nhiều tư liệu, nói như các cụ ngày xưa cả "một bồ chữ" ;nhưng có lẽ đồng đội đang tại chức nên vừa cho...vừa run chăng Huh hay trong lịch sử không còn tư liệu nào khác hơn?. 40 năm rồi lịch sử nếu phản ảnh chưa đúng thì công nhận lại có sao đâu nhỉ - minh bạch mà. Nghĩ thơ thẩn có lúc tự nhiên mình thấy cụ Hoàng Minh Thảo, râu tóc bạc phơ, da hông hào như tiên ông bay về cầm gậy gỗ gõ lên đầu mình (chỉ có 2 cái chứ không phải 3 cái gõ lên đầu con khỉ đá trong Tây du ký đâu) và nói: có phải cậu binh bét xuan xoan hay lăn tăn đấy không...tính thì nóng như lửa, làm việc thì không theo đuổi đến cùng, chỉ hay tự ái sĩ của lính chiến; hèn chi ông Đỗ Tất Yên nói mi - cái thằng chẳng chịu làm công vụ cho ai thì lấy ai làm công vụ cho nó đây...Mình chỉ biết dạ, cháu biết lỗi rồi cụ ạ; kỳ này...cháu viết đến nơi đến chốn ạ.
     
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #452 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2013, 08:32:45 pm »

                                                      Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                           Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

                                                                       Đánh một la mười (tiếp)


      Sang ngày 4/3/1975 “đánh một la mười” đã được Tư lệnh trưởng - Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, tướng Hoàng Minh Thảo chỉ thị mở rộng phạm vi tấn công trên toàn tuyến Bắc Tây nguyên, các trận đánh cắt đường liên tục của trung đoàn 95A, đánh chiếm của sư đoàn 3 (thiếu) Quân khu V tấn công trên đường 19; Trung đoàn 29 thuộc Sư 968 tập trung đánh mạnh ở Công Tum, Trung đoàn 19 chúng tôi đánh chiếm, chốt các điểm cao và tập trung đánh mạnh vào cứ điểm Thanh An, Thanh Bình ở Pleiku càng làm kẻ địch chùm hum vô bắc Tây nguyên và tập trung quân ở Pleiku…

       Trích hồi ký của Đại tướng Chu Huy Mân…”6 giờ ngày 8 tháng 3, Trung đoàn 48 Sư đoàn 320 và một bộ phận pháo cơ giới đã nổ súng tiến công Cẩm Ga (quận lỵ Thuần Mẫn) về phía thị xã Buôn Ma Thuột. Đến 7 giờ 20 phút ta làm chủ trận địa, tiêu diệt toàn bộ quân địch. Ngày 9 tháng 3, Trung đoàn 64 Sư đoàn 320 đã tiêu diệt hoàn toàn quân địch trong quận lỵ Buôn Hồ….trên hướng Đức Lập, căn cứ này nằm về tay nam thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 60km trên đường 14 đi Gia Nghĩa. Trận đánh do Sư đoàn 10 (thiếu) và một bộ phận pháo cơ giới của Trung đoàn 40 và tiểu đoàn đặc công thực hiện. 5 giờ 35 phút ngày 9 tháng 3, pháo binh bắt đầu bắn vào Đức Lập. 8 giờ 20 phút, Trung đoàn 66 Sư đoàn 10 đánh chiếm căn cứ 23, Trung đoàn 28 đánh chiếm căn cứ Núi Lửa, hình thành hai mũi phát triển tiến công vào thị trấn. Riêng quận lỵ Đức Lập vì ta nắm tình hình không chặt và tổ chức tiến công không tốt nên đánh đợt 1 không thành. Sáng ngày 10 tháng 3, ta tổ chức tiến công đợt 2 mới giải quyết xong. Chiều ngày 10 tháng 3 ta diệt luôn vị trí Đắc Xắc, Đức Minh và giải phóng hoàn toàn Đức Lập……

        ….2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn đặc công 198 tiến công 3 vị trí: sân bay Hòa Bình, sân bay thị xã, cụm kho Mai Hắc Đế. Cùng giờ, hỏa tiễn H12 và ĐKB của ta đánh vào sư đoàn bộ sư đoàn 23, chỉ huy sở tiểu khu và khu pháo binh, thiết giáp. Địch vẫn đinh ninh rằng cũng như năm 1968, ta chỉ dùng đặc công và pháo binh đánh rồi sáng sẽ rút.

      Cùng lúc, khi pháo bắt đầu bắn, lợi dụng tiếng nổ, các mũi tiến công của ta tập kết cách thị xã 10-15km, xe tăng 20-25km, có bộ phận 40km, bắt đầu vượt sống Sê Rê Pốc tiến vào tuyến xuất phát tiến công. Một cuộc tiến công gồm 12 trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 316, các trung đoàn 24, 95b và các trung đoàn binh chủng trên 5 mũi khác nhau đã được điều khiển nhịp nhàng, chặt chẽ. Một cuộc tiến công quân binh chủng hợp thành tuyệt đẹp. 5 giờ ngày 10 tháng 3 năm 1975, toàn bộ đội hình đã chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công, hình thành thế bao vây sát thị xã.

     5 giờ 30 phút pháo binh bắn thử. 7 giờ 15 phút pháo binh bắt đầu trút bão lửa xuống các mục tiêu quy định. Pháo cao xạ đã tiến sát đội hình bộ binh. 9 giờ ngày 10 tháng 3 các mũi bộ binh và cơ giới bắt đầu tiến công.” Hết trích dẫn.


      Cục diện chiến trường lúc này đã chín mùi hơn bao giờ hết, cánh cửa thành phía nam Tây nguyên đã mở toang…giờ G đã điểm – Buôn Ma Thuột, chỉ mới có một mồi lửa đốt trận đầu của sư đoàn 316 và các sư đoàn khác ở Nam Tây Nguyên cùng đốt, chỉ trong 33 giờ đã đốt cháy toàn bộ tinh thần chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trên cao nguyên, đám cháy lập tức cháy đổ xuống đồng bằng theo độ dốc cuồng cuộn như thác lửa và cháy lan tỏa, đỏ rực cả Miền Nam Việt Nam.

      Qua trích dẫn hồi ký của Đai tướng Chu Huy Mân về các trận đánh ở Nam Tây nguyên để so sánh với các trận đánh ở Bắc Tây nguyên (sử sách hầu như chưa khai thác viết đến)...dù đồng đội có phê phán xuanxoan như ở Phần một “Vui vẻ…” tôi đã viết, tôi vẫn cho rằng đã làm tướng vẫn có quyền thí quân để xoay chuyển tình thế, giống như trên bàn cờ tướng vậy thôi – thí tốt để chiếu tướng bắt xe. Đánh nghi binh chính là thí tốt lừa bắt xe đối phương; có thế, mới có một trận đánh Buôn ma Thuột then chốt; mới có một trận đánh như trời giáng chứ…ừ thì tôi nói không đúng quan điểm nhân sinh quan cách mạng “con người là vốn quý, con sâu cái kiến còn biết quý sinh mạng..v.v..” - nhưng những từ mỹ miều đó chỉ xuất hiện sau chiến tranh thôi đồng đội ạ. Còn trong chiến tranh “tất cả cho mặt trận, tất cả cho tuyền tuyến”; “nhằm thẳng quân thù mà bắn”; chiến trường cần lính ư – giảng viên, sinh viên đang học đại học nhập ngũ đi B tuốt, có lẽ những tài năng thật sự của thế hệ 5X bọn tôi khi tham gia cuộc chiến tranh giữ nước này họ đã không trở về; họ đã hy sinh, họ đã nằm xuống quá nhiều để giữ từng tấc đất, hạt cát, ngọn sóng biển của Tổ quốc Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giữ nước của những năm 1971, năm 1972 và sau này là năm 1979.

        Thế hệ bọn mình, chính là bọn mình là minh chứng đấy thôi; thời chúng mình vẫn cần những đội quân cảm tử đó thôi – lính thành cổ Quảng trị; đặc công rừng Sát trước khi đi làm nhiệm vụ còn truy điệu sống cơ mà…Nếu không có quan điểm trên thì không có trận đánh nghi binh Bắc Tây nguyên, vì đã làm tướng chỉ huy, các cụ đều biết trên chiến trận, tương quan lực lượng rất quan trọng; yếu tố bất ngờ, quyết tâm chính trị, thiên thời, địa lợi…một người lính chọi 2 lính đối phương, bình thường đã khó; anh đánh quấy nhiễu thì được, chứ anh đánh nghi binh rồi chiếm chốt giữ là khó nói rồi đó; quân đâu mà chốt, quân mà đánh để la to nữa chứ - chỉ còn mỗi "quyết tâm chính trị" lúc này của từng người lính mới thực sự phát huy nó là "nó" đấy. Trận nghi binh này còn bàn cãi đến ngày hôn may cũng chính là bản lĩnh tuyệt vời của người Đảng Viên Đảng Lao động Việt Nam ( nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam) của Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên của Tướng tư lệnh Hoàng Minh Thảo và tướng Vũ Lăng

       Đánh nghi binh ở Bắc Tây nguyên thời gian giữ được bí mật 9 ngày là một thành công tuyệt vời của Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên. Chúng tôi đánh nghi binh ngay từ đầu đã cảm nhận mình đang bị rang trong bom đạn, chỉ cần một trận đánh không thắng, bị địch đánh chiếm lại vị trí chốt; hoặc có một hàng binh chạy sang địch hay một người lính quân tình nguyện bị bắt thì thuật nghi binh của Bộ chỉ huy chiến dịch Tây nguyên chẳng còn giá trị.

       Thời gian đánh nghi binh dài, không chỉ là yếu tố bất lợi của chiến dịch Tây Nguyên; mà ngay cả người đánh nghi binh chúng tôi cứ từng giây, từng phút lưỡi hái thần chết cũng luôn kề cổ để chờ giật đi sinh mạng của từng người lính, không chỉ bom pháo địch dầy đặc mà ngay cả pháo ta bắn chi viện liên tục cũng có thể nhầm tọa độ; nhưng điều đáng sợ nhất là không hoàn thành nhiệm vụ, nếu đánh nghi binh không thành thì đây là nỗi nhục đeo đẳng suốt đời của người lính tình nguyện quân trung đoàn 19 chúng tôi –  lúc này thật sự người lính các đơn vị đánh nghi binh chính là những người lính của các đơn vị cảm tử, chỉ có khác là họ không hô khẩu hiệu trước khi ra trận…quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh mà thôi.

       Nếu đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm từ chiến tranh 1945 đến nay, các chiến dịch giữ nước và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ngoài các bài học cơ bản cũng giống như các nguyên nhân thắng lợi của mọi chiến dịch khác thì cái khác biệt của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 chính là 2 phép dùng binh sáng tạo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam, tạo nên nét riêng có của nó - nói kiểu dân gian chỉ cần tóm 2 câu:

       - Một là: Đánh một (1)  la mười (10);

       - Hai là:Táo bạo, thần tốc, thần tốc hơn nữa.

       Nghĩa là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là đỉnh cao của nghệ thuật “nghi binh” trong quân sự và sự “táo bạo” của người cầm quân biết nắm thời cơ, đẩy nhanh thời cơ, “thần tốc” giải quyết dứt điểm cuộc chiến tranh 30 năm  bảo vệ Tổ Quốc, thống nhất hai miền Nam – Bắc .
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2013, 08:05:00 am gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #453 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 08:02:15 am »



            Phần bài viết trên mình mới bổ sung thêm ý:

        .....một người lính chọi 2 lính đối phương, bình thường đã khó; anh đánh quấy nhiễu thì được, chứ anh đánh nghi binh rồi chiếm chốt giữ là khó nói rồi đó; quân đâu mà chốt, quân mà đánh để la to nữa chứ - chỉ còn mỗi "quyết tâm chính trị" lúc này của từng người lính mới thực sự phát huy nó là "nó" đấy. Trận nghi binh này còn bàn cãi đến ngày hôn may cũng chính là bản lĩnh tuyệt vời của người Đảng Viên Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) của Bộ chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên của Tướng tư lệnh Hoàng Minh Thảo và tướng Vũ Lăng.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #454 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 12:18:23 pm »

 Tham gia với bác xuanxoan tý chút về chuyện đánh một la mười. Grin

 Ở đời thường cuộc sống xã hội thì trong văn học Trung Quốc có AQ chính truyện của nhà văn Lỗ Tấn, còn văn học Việt Nam chúng ta có anh Chí phèo của nhà văn Nam Cao. Hai nhân vật với 2 cách thể hiện để nói lên quan điểm và khẳng định vị thế của mình giữa xã hội. AQ thì nhân cách hóa vấn đề theo chiều hướng và suy nghĩ áp đặt của mình. Còn anh Chí quê ta thì: Làng nước ơi, 3 họ nhà Bá Kiến nó đánh tôi đây này. Grin

 Đó là chuyện đời, chuyện xã hội. Nhưng trong nghệ thuật quân sự thì đó lại là: Chiến thuật. Chiến thuật để lừa miếng quân địch, gây hoảng loạn trong hàng ngũ địch bằng những tin thất thiệt, 1 đồn 5 rồi 5 nó nở thành 10 và 20. Cũng vì chiến thuật mà người ta huy động cả hệ thống thông tin đại chúng vào cuộc cùng hò hét tung hỏa mù gây rối loạn tình hình đối phương với chỉ duy nhất 1 mục đích là dành chiến thắng bằng mọi giá. Grin

 Khoảng những năm 1968 đến 1975, trên mặt báo Quân đội Nhân dân luôn là những tin chiến thắng, ta đánh thiệt hại nặng sư đoàn này của Mỹ tiêu diệt gọn trung đoàn này tiểu đoàn kia của Ngụy, bắt sống gọi hàng, hàng nghìn, vạn, và cả chục vạn tên địch ... vv và ... nhiều vv. Tin mừng chiến thắng ấy làm nô nức lòng dân miền Bắc và hy vong ngày chiến thắng thống nhất đất nước đến nơi rồi. Và tất nhiên những thằng bé con như BY em lúc đó cũng nghĩ rất đơn giản là đánh Mỹ dễ như ăn kem cốm ở Thủy Tạ Bờ Hồ vậy. Cũng có đặt ra câu hỏi: Tại sao Mỹ-Ngụy lại dễ giết nó thế nhỉ? Cảm giác ta là cọp còn địch là nai vậy, muốn giết bao nhiêu chỉ việc bóp cò súng. Chiến tranh sao lại dễ thế nhỉ? luôn là chiến thắng và chỉ có chiến thắng. Khoảng năm 1971 đến 1972 là rầm rộ nhất khi ta bắt sống đại tá Nguyễn văn Thọ ở đường 9 Nam Lào, hơi chéo UBND thành phố HN khu vực 9 gốc bên Bờ Hồ Hoàn Kiếm có hẳn 1 tấm pano dài vài chục mét dọc theo mép hồ vẽ lại đường 9 và mũi tiến công của quân ta cho mọi người theo dõi, cái loa như tổ ong treo trên cây chỗ bãi đất rộng luôn chật cứng người lắng nghe tin chiến thắng mỗi giờ thời sự phát tin. Ai cũng nghĩ đánh Mỹ Ngụy là dễ và nó chỉ có một ưu điểm duy nhất là có nhiều vũ khí và tất nhiên là sẵn máy bay rồi.

 Đương nhiên là cái đám choai choai như bọn em lúc đó cũng hòa chung niềm vui của quân và dân ta, cũng "thời sự" vỉa hè bình luận và cả tranh luận với nhau, tuy nhiên luôn có một cái chung đó là đánh Mỹ Ngụy dễ như trở bàn tay. Cứ bắn nhiều vào là nó sẽ chết nhiều và bao nhiêu thì "tùy thích". Thậm chí ngày 30.4.1975 khi tin vui chiến thắng tràn về, HN tưng bừng cờ hoa mọi người ào ra đường chào đón chúc mừng lẫn nhau tin vui này. Bọn choai choai tụi em cũng lại "thời sự" vỉa hè với nhau, nhiều thằng còn ngẩn ngơ tiếc cho thân phận mình chưa đủ lớn để kịp ngày giờ lịch sử ấy cầm súng giết địch, buồn vì lịch sử không giao cho mình cái vinh quan giết địch ấy. Trẻ con mà.

 Và chỉ đến khi lịch sử trao vào tay cuộc chiến ấy, trực diện với đối phương thì mới chợt bừng tỉnh ra men say chiến thắng của người khác uống mà mình chỉ được ngửi thôi mà cũng say "ngắc ngư" lâu thế. Đâu có dễ như mình từng tưởng và từng hiểu về chiến tranh. "Chiến thuật" nó có 2 mặt của vấn đề, lợi hôm nay đấy nhưng ngày mai chưa biết chừng lại là có hại, thực tế cái hại ở cuộc chiến tranh trước để lại cho cuộc chiến tranh sau đó là: Chiến thắng dễ như trở bàn tay và ta luôn là vô địch. Sau này lính QTN VN ở K mỗi khi nhắc lại thời BGTN 1977 1978 thì đều thừa nhận đó là thời gian kinh hoàng nhất của cuộc chiến tranh đó và phần lớn những mất mát hy sinh tại thời điểm ấy lại lọt vào số lính năm xưa là bọn choai choai ngửi hơi men chiến thắng của người khác và say mãi đến lúc "nằm xuống". Lúc đó mới thật sự thấy cái hại của vấn đề. Chiến tranh là điều hoàn toàn không đơn giản.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #455 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 04:19:35 pm »

Tham gia với bác xuanxoan tý chút về chuyện đánh một la mười. Grin

 
 Đó là chuyện đời, chuyện xã hội. Nhưng trong nghệ thuật quân sự thì đó lại là: Chiến thuật. Chiến thuật để lừa miếng quân địch, gây hoảng loạn trong hàng ngũ địch bằng những tin thất thiệt, 1 đồn 5 rồi 5 nó nở thành 10 và 20. Cũng vì chiến thuật mà người ta huy động cả hệ thống thông tin đại chúng vào cuộc cùng hò hét tung hỏa mù gây rối loạn tình hình đối phương với chỉ duy nhất 1 mục đích là dành chiến thắng bằng mọi giá. Grin
......
 Và chỉ đến khi lịch sử trao vào tay cuộc chiến ấy, trực diện với đối phương thì mới chợt bừng tỉnh ra men say chiến thắng của người khác uống mà mình chỉ được ngửi thôi mà cũng say "ngắc ngư" lâu thế. Đâu có dễ như mình từng tưởng và từng hiểu về chiến tranh. "Chiến thuật" nó có 2 mặt của vấn đề, lợi hôm nay đấy nhưng ngày mai chưa biết chừng lại là có hại, thực tế cái hại ở cuộc chiến tranh trước để lại cho cuộc chiến tranh sau đó là: Chiến thắng dễ như trở bàn tay và ta luôn là vô địch. Sau này lính QTN VN ở K mỗi khi nhắc lại thời BGTN 1977 1978 thì đều thừa nhận đó là thời gian kinh hoàng nhất của cuộc chiến tranh đó và phần lớn những mất mát hy sinh tại thời điểm ấy lại lọt vào số lính năm xưa là bọn choai choai ngửi hơi men chiến thắng của người khác và say mãi đến lúc "nằm xuống". Lúc đó mới thật sự thấy cái hại của vấn đề. Chiến tranh là điều hoàn toàn không đơn giản.

    Tại trang của xuanxoan, vanthang cũng tranh thủ bổ sung thêm chuyện này với BY.
    Năm 1975 ngày 28 tháng 4 năm ấy vanthang đang đi cùng tiểu đoàn 8 làm sỹ quan đốc chiến của trung đoàn 266. Buổi sáng cùng ngày khi với đồng chí Nguyễn Phương Nhân chính trị viên tiểu đoàn đang theo giõi bộ đội đánh vào khu vực phía Đông Bắc thị xã Tam Hiệp (Biên Hoà), ở đó tiếng súng của ta và địch đang đì đùng liên hồi, tối hôm đó mới tạm yên. Buổi tối ngồi mở Radio nghe tin thời sự thì Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin: "Đến 18 h ngày 27 tháng 4 sân bay Biên Hoà và toàn tỉnh Biên Hoà đã hoàn toàn giải phóng  Huh Huh Huh
!!!....   
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #456 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 07:43:31 pm »

   


      Lâu quá mới thấy bác Vanthang 341 về thăm em út dưới cơ sở, lại cả  Bình yên quá bộ đàm đạo với xuanxoan “đánh một la mười” vui lắm.

     Hay lắm, góc độ của hai bác làm xuanxoan suy nghĩ ở góc độ cái trống trận -  khi suy nghĩ xuanxoan cũng định đưa cái trống nhưng thấy không ổn nên mới đưa từ “cái thùng rỗng cho hợp với lời bình của các cụ ngày xưa là nhút nhát, sợ sệt, chưa đánh đã la to…giống như hồi bé mỗi lần xuanxoan bị người lớn đòn roi, mới giơ roi xuanxoan đã hét vang xóm…cả xóm kéo đến thế là hết bị đòn roi.

   Còn chuyện hai bác liên tưởng thì xuanxoan nghĩ góc độ tuyên truyền của thời nào cũng có…ví dụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì 7 người cộng sản bu cộng đu đủ không gẫy..v.v; chuyện ta tuyên truyền còn khủng hơn thì các bác từng nghe và đã kể…nhưng đó là âm hưởng của tiếng trống dân tộc – trống trận, mỗi lần nghe gõ ở đình làng là cả làng từ già lớn bé đều kéo đến để xem ca kịch hay văn nghệ; tiếng trống thiếu nhi đêm rằm rộn rã thúc giục cả làng, đường phố rộn ràng đón trung thu…tiếng loa truyền thanh tuyên truyền tiếng súng thắng trận làm náo nức các tràng trai trẻ lên đường - đang học năm cuối cấp, Ban chấp hành đoàn yêu cầu các đoàn viên viết đơn tình nguyện đi bộ đội thể là cả tập thể lớp từ trai đến gái từ thằng 17 bẻ gẫy sừng trâu đến thằng mắt lé, chân cà thọt cũng viết đơn hết, thậm chí cắn ngón tay ký đơn bằng máu…rồi bí thư đoàn mang từng đơn ra đọc để cổ vũ tinh thần sẵn sàng nhập ngũ của lớp ta…và căn cứ vào đơn đó khi cần lính, trên cứ chiếu đơn mà đọc lệnh nhập ngũ như thằng em trai mình Nguyễn Tấn Liên lính đánh ở Trị Thiên Huế khi học xong cấp III chờ giấy báo đi Nga học, chắc mẩm vì đã có 2 ông anh ở chiến trường Miền Nam rồi, chắc yêu tiên không phải đi…thì có giấy báo nhập ngũ không cần khám tuyển năm 1972 vì tình thần  sẵn sàng tự nguyện qua đơn viết từ đầu năm học…

      Thế đó là công tác tuyên truyền qua âm hưởng, âm vang truyền thống; cổ vũ động viên, khích lệ tinh thần hy sinh, cống hiến như tuần lễ quyên góp vàng khi kinh tế đất nước ngàn cân treo sợi tóc; khi Tổ quốc lâm nguy thì những lời tuyên truyền đó khích lệ tinh thần cá nhân từng người hòa nhập với phong trào vận động dù là phong trào tiêu thổ để kháng chiến, hoặc sãn sàng chết chứ con nít mới lớn yêu chưa dám nghỏ lời, nói chi đến lý tưởng cao siêu, thần thánh.

     Câu thành ngữ “đánh một la mười” của Đai tướng Văn Tiến Dũng lại ở góc độ khác như mình cảm nhận – Một cảm nhận ngược, đánh cái đồn Tầm nhỏ bé (những bài sau mình viết rõ hơn để minh chứng câu thành ngữ này) mà quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải giật mình đâu phải dễ; điều ngay trung đoàn 45 thiện chiến nhất trên cao nguyên đến cũng bể đầu, mẻ trán còn nặng hơn cả đánh với quân Sư đoàn 10 và Sư 320 Việt Cộng…vì bọn bộ binh này chốt chịu đòn quá, vì pháo Việt Cộng nhiều quá, chịu không nổi…đích thực đây là con mồi to rồi; rồi Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên lệnh cho cả bắc Tây nguyên có bao nhiêu quân tung ra hết, chẳng cần dự phòng dự trữ gì hết, còn chàng lính nào đánh được là cho đánh …thế mới là to chứ, quân ta chỉ có một mà đánh với mười lính đối phương sao không là đánh một la mười chứHuh.
       
     Ta lại trao đổi tiếp các bác hỉ...vui vì năm mới mà...
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2013, 07:57:12 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #457 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2013, 11:09:07 pm »


Rằng hay thì thật là hay,bác xuanxoan ạ. Grin
Hồi ức của nhân chứng như bác thật đáng quý, nhất là trong trận nghi binh lừng danh trong lịch sử quân đội ta thời CMCN.
Cả 2 phía tham chiến đều khẳng định thành công của đòn đánh nghi binh này. Sách báo, tài liệu viết rất nhiều nên bác cứ...yên tâm điều đã được khẳng định. Grin
Nếu tôi không nhầm, điều băn khoăn của bác là cái ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây nguyên tháng 3-1975 là ngày nào. Đúng không ạ.
Ngoài nhận xét của tôi theo quan điểm cá nhân (ngày mở màn 1-3) tôi viết lúc đầu, tiếc rằng tôi chưa có tư liệu nào khác để viết bài.(Mặc dù vẫn đọc kỹ và đều các bài trên topic này)
Bác có thêm tư liệu nào không? Có kiến giải gì mới? hoặc bác hãy kể lại những điều bác từng chứng kiến trong những trận đánh nghi binh của đơn vị bác thì rất hay, bác ạ.
Chúc bác may mắn và viết tốt.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #458 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 07:56:23 am »



      Đúng như tuanb5 nói.

      Mình muốn Lịch sử trận chiến đó khộng bị bứt đầu, bứt đuôi lung tung...nhưng dù là viết "không chính sử" cũng cần có tư liệu thật...hì hì cái này chịu thua thằng cha có "bồ chữ" Quang Can...

     Tuy nhiên, tập hợp một số bài viết của các cụ tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên mình hiểu các cụ cũng muốn ngày nổ súng dầu tiên phải là ngày 1/3/1975 vì chỉ có ngày đó mới là sự thật khách quan...nhưng vì lấn cấn tư tưởng chỉ đạo...phải đánh thẳng vào Buôn Ma Thuột...nên hồi đó các cụ tạm quên trận, ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên thôi. Giờ gần 40 năm rồi, có lẽ các cụ lại cầm gậy gõ một cái vào đầu mình và bảo mình...ừ thì Tướng chỉ huy phải có thằng lính binh bét như chúng mày cầm súng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chứ..; mình nói: dạ thưa cụ nặng nề quá ạ, bọn lính binh bét bọn cháu chỉ cố thực hiện nhiệm vụ cụ giao cho đánh là phải đánh thắng thôi ạ, còn chuyện này là của các nhà viết sử ạ...; cụ lại bảo...đúng là mấy thằng lính binh bét hay cãi lý sự...bây giờ mà dùng chúng mày hỏng việc đại sự quá Huh hỏng Huh chẳng được cái tích sự gì Huh. Mình nói: Thư cụ -Chết cháu ạ, cái này cụ bảo anh chàng Quan can và các chiến hữu có tư liệu cứu con với...Cụ cầm gậy chỉ ra phía trước...trời sáng rồi.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #459 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 08:53:13 am »


                         Chào bác Xuân xoan ! Câu chuyện của bác rất hay ,phản ảnh được nhiều vấn đề TRÂN,THỰC của sự kiện ,mà nhiều người đã chìm vào quên lãng sau thời gian là 37 đã qua.Đó là giá trị thực của lịch sử ,bác cố gắng sưu tầm ,tập hợp để có bài viết hoàn thiện ,nó sẽ trả lời rõ ràng cho bạn đọc .Chứng nhân ,lịch sử
                                    Chúc bác thành công
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM