Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 10:37:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189760 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #440 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 07:00:08 pm »

                                           

                                                   Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                           Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

        Còn đối với Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên kế hoạch chiến dịch vẫn không thay đổi “ngày nổ súng tấn công trên toàn mặt trận vẫn không thay đổi” – Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên đã giao nhiệm vụ giao cho sư đoàn 968 mà trực tiếp là Trung đoàn 19 Sư 968 đánh trận mở màn và sau này - sau ngày giải phóng 30/4/1975  trận đánh mở màn này được gọi thành trận đánh nghi binh không tên, lẻ tẻ không đáng đưa vào chính sử; còn trận Buôn Ma Thuột tuy nổ súng sau 10 ngày, là trận đánh then chốt của chiến dịch, không phải là trận mở đầu của chiến dịch Tây Nguyên lại được đôn lên thành trận mở màn chiến dịch – vì “nó” nằm trong ý đồ tác chiến của Bộ tư lệnh mặt trận tiền phương của Bộ Tổng Tham mưu đặt tại Tây nguyên; nên tôi nghĩ các cụ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên như Cụ Hoàng Minh Thảo, Cụ Vũ lăng, Cụ Quốc Thước, tướng khuất Duy Tiến cười vui vẻ… vì tất cả cho chiến thắng to lớn của dân tộc ta, thống nhất đất nước – Bắc Nam một nhà; tất cả cho sự đồng thuận; thôi ở đâu nổ súng đầu tiên cũng được mà, miễn sao kết thúc chiến tranh là được..
     
         Như vậy, toàn bộ phương án tác chiến vẫn diễn ra như trong phương án của Mặt trận Tây nguyên của Tướng Hoàng Minh Thảo và Tướng Vũ Lăng từ ngày giờ tấn công đến địa điểm tấn công đều lấy lấy tiếng súng trận đánh Đồn Tâm – Chốt Mỹ, điểm cao 605 là ngày nổ súng…đúng như tướng Vũ Năng đã viết: …ngày nổ súng tấn công trên toàn mặt trận vẫn không thay đổi  và thực tế nổ súng mở màn chiến dịch chỉ có lùi vài ngày.

        Trích trong Đại thắng mùa xuân của Đại Tướng Văn Tiến Dũng:

       …” Ngày 1 tháng 3, Sư đoàn 968 diệt hai đồn trên đường số 19, phía tây Pleiku, áp sát vào quận Thanh An. Địch lại càng khẳng định ta chuẩn bị địa bàn để đánh Pleiku. Chúng vội điều Trung đoàn 45 từ Thuần Mẫn (ngã ba đường số 14 đi Phú Bổn) lên Thanh An ngày 3 tháng 3. Thấy địch đã "mắc câu", tôi nhắc đồng chí Hoàng Minh Thảo chỉ thị cho Sư đoàn 968 đánh mạnh hơn nữa, tăng thêm đạn lớn cho sư đoàn bắn vào sân bay Cù Hanh và dặn đồng chí Thanh Sơn, Sư đoàn trưởng, là phải thực hiện "đánh một, la mười".

        Ngày 4 tháng 3, Trung đoàn 95 và Sư đoàn 3 của Quân khu 5 tiêu diệt một loạt vị trí và cắt đứt đường số 19 trên hai đoạn ở phía đông và ở phía tây An Khê. Địch điều 2 trung đoàn của Sư đoàn 22 từ Bình Định lên giải toả đông An Khê và lữ kỵ binh 2 từ Pleiku xuống giải toả tây An Khê. Phạm Văn Phú càng cố sống cố chết tăng cường phòng thủ bắc Tây Nguyên, chủ yếu là Pleiku. Hắn tung các liên đoàn biệt động quân 4 và 6 thọc ra phía tây bắc Kon Tum và tây bắc Pleiku để tìm Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 là hai sư đoàn đã từng giáng cho địch những đòn đau trong những năm từ 1972 đến 1974. Pháo binh và máy bay địch tập trung đánh vào bất cứ chỗ nào chúng nghi ta trú quân hoặc đặt trận địa pháo” Hết trích.

                            Trích trong đại thắng mùa xuân của Đai tướng Văn Tiến Dũng



        Đúng như lời Đại tướng Văn Tiến Dũng nói: Pháo binh và máy bay của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tập trung đánh vào bất cứ chỗ nào chúng nghi ta trú quân hoặc đặt trận địa pháo - Trung đoàn 19 của chúng tôi trong những ngày này, không chỉ căng ra mà đánh nhau với bộ binh của các Liên doàn biệt động, còn phải tổ chức đánh ngay, đánh vỗ mặt lính Trung đoàn 45 của sư 23 địch vừa kéo về Thanh An, Thanh Bình; Mặt khác Trung đoàn 19 chúng tôi còn có nhiệm vụ tìm cách đấu pháo giả với địch như trường hợp của đại đội 2 của Ngọc thiu thiu, lập trận địa pháo giả để dụ pháo địch bắn tập trung vào trận địa giả, không chỉ tạo điều kiện cho trận địa pháo thật bắn vào trận địa địch hiệu quả hơn mà còn thể hiện đây là một trận mở màn chiến dịch với lực lượng pháo binh hùng hậu..

       Bom pháo của địch trong những ngày mở màn chiến dịch này nhiều vô kể, nằm chốt trên điểm cao 605 mình chỉ mong được nghe tiếng nổ tiếp theo của bom và pháo của địch để khẳng định mình còn sống - bom pháo nhiều không tưởng được, cả quảng đời chinh chiến có lẽ cộng dồn lại cũng chỉ bằng hoặc hơn chút ít số lượng bom pháo trong mấy ngày này thôi. Hồi đó mình chỉ nghĩ, sao bọn lính Việt Nam Cộng Hòa sẵn bom pháo thế nhỉ, giống như nó để sẵn trên đầu mình vậy, hở là chúng bắn, thấy bóng dáng lính mình bò ra là ném bom tàn bạo…mọi sinh hoạt chỉ chờ đến tối mới dễ thở chút; thật khốc liệt, đâu biết là mình lúc này đang tham gia trận mở màn chiến dịch Tây nguyên – đánh nghi binh, đánh một la 10 để hút quân và bom đạn của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trên cao nguyên về bắc cao nguyên, hút tất cả về mình… đúng là trứng trọi đá..làm rung chuyển Tây nguyên.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2013, 07:30:49 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #441 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 09:49:35 am »




                      Hỏi đồng đội, bạn bè trên mạng câu chuyện ngoài lề:


      Trước ngày nổ súng 1/3/1975 –  cá nhân mình trước khi đi phối thuộc ở dưới đại đội, khi ở tiểu đoàn bộ xuanxoan có nghe nói Đại tướng Văn Tiến Dũng và Chính ủy đường dây 559 Hoàng thế Thiện có đến trao cờ cho đơn vị và giao nhiệm vụ đánh trận mở màn Huh trong đầu tôi còn nhớ mang máng là có chuyện trao cờ hay là tư lệnh mặt trận Tây Nguyên cùng Chính ủy đường dây 559 Hoàng thế Thiện giao Huh…hay mình suy diễn vớ vẫn không biết Huh. Đồng đội nào có điều kiện tìm hiểu thêm hộ; mình đang đi xin cuốn lịch sử sư đoàn 968 xem có ghi lại chi tiết này không - hy vọng Chính ủy sư 968 hiện tại Lữ Đức An quan tâm.

      Quang Can ới, nếu đồng đội có tư liệu về Đại tướng văn Tiến Dũng đi kiểm tra lần cuối cấp sư đoàn ở mặt trận Tây nguyên trước khi cho phép đơn vị mình nổ súng ngày 1/3/1975 - cho xuanxoan tư liệu với.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #442 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 01:48:06 pm »

      Trước ngày nổ súng 1/3/1975 –  cá nhân mình trước khi đi phối thuộc ở dưới đại đội, khi ở tiểu đoàn bộ xuanxoan có nghe nói Đại tướng Văn Tiến Dũng và Chính ủy đường dây 559 Hoàng thế Thiện có đến trao cờ cho đơn vị và giao nhiệm vụ đánh trận mở màn Huh trong đầu tôi còn nhớ mang máng là có chuyện trao cờ hay là tư lệnh mặt trận Tây Nguyên cùng Chính ủy đường dây 559 Hoàng thế Thiện giao Huh…hay mình suy diễn vớ vẫn không biết Huh. Đồng đội nào có điều kiện tìm hiểu thêm hộ; mình đang đi xin cuốn lịch sử sư đoàn 968 xem có ghi lại chi tiết này không - hy vọng Chính ủy sư 968 hiện tại Lữ Đức An quan tâm.

      Quang Can ới, nếu đồng đội có tư liệu về Đại tướng văn Tiến Dũng đi kiểm tra lần cuối cấp sư đoàn ở mặt trận Tây nguyên trước khi cho phép đơn vị mình nổ súng ngày 1/3/1975 - cho xuanxoan tư liệu với.

"Cụ" ơi! "Cụ" có nhầm sang vụ Cụ Thiện với Cụ Cầm trao cờ quyết chiến quyết thắng cho sư đoàn 7 khi vào chiến dịch Hồ Chí Minh không? Vì tháng 2 năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, Chính ủy Bộ tư lệnh Trường Sơn (Đoàn 559) chuyển về giữ chức vụ Chính ủy Quân đoàn 4 rồi, sao còn đi với cụ Dũng được nữa?  Grin
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #443 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 01:56:08 pm »




       Tin đồn vẫn là tin đồn...Quang can cho mình hỏi câu nữa...thế thì ngày cụ Dũng đi kiểm tra lại quyết tâm cấp sư đoàn cụ thì sao?.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #444 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 09:35:43 pm »

                                       

                                             Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                     Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)


        “ Đánh một la mười ”  chính là đặc điểm riêng có trong đấu pháp của các Tường lĩnh Quân giải phóng Miền Nam trong chiến dịch Tây Nguyên 1975. Trong trường hợp này -  nếu giả sử phép nghi binh của bộ tư lệnh Tây Nguyên chỉ đạo không thành, trận đánh mở màn nghi binh này không thành, “ lính Sư đoàn 968 Bắc Việt chỉ quen bảo vệ hậu cứ như tướng lĩnh phía Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời đó nhận xét” ; Trung đoàn 19 nếu đánh mở màn chiến dịch không kéo được, không hút được, không cầm chân sư đoàn 23 và 6 liên đoàn biệt động quân về bắc Tây Nguyên chốt giữ …thì nam Tây Nguyên – trận Buôn Ma Thuột thực lực quân số 2 bên sẽ là bằng nhau; có thể số quân bộ binh và tăng pháo của quân giải phóng Miền Nam bằng quân số hiện tại lúc đó của Quân lực VNCH sẽ là 1/1 – một chọi một và phía Việt Nam Cộng Hòa còn hơn hẳn về một sư đoàn không quân trên cao nguyên chưa kể 2 sư đoàn không quân đồng bằng đánh hỗ trợ:

        Trích trong “Đạị thằng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng

      ”…Chúng tôi điểm lại tình hình mặt trận. Cho đến lúc này, quân chủ lực địch ở Tây Nguyên vẫn gồm có 1 sư đoàn và 7 liên đoàn biệt động quân (tương đương 10 trung đoàn), 4 thiết đoàn, 8 tiểu đoàn pháo và 1 sư đoàn không quân, tập trung giữ bắc Tây Nguyên là chính. Ở bắc Tây Nguyên, chúng để 8 trung đoàn bộ binh, 4 thiết đoàn, còn ở nam Tây Nguyên chúng chỉ để có 2 trung đoàn bộ binh.


     Trận mở màn chiến dịch ngày 1/3/1975 của trung đoàn 19 sư đoàn 968 không chỉ có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tướng Hoàng Minh thảo và Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên mà ngay Đại Tướng Văn Tiến Dũng có thể nói hàng giờ, hàng ngày ông theo dõi, quan sát cục diện toàn chiến trường Tây Nguyên, khi nghe tin trung đoàn 45 của Sư 23 địch đổ về Thanh An (cứ điểm đã bị đánh chiếm là Đồn Tầm – chốt Mỹ, điểm cao 605 trong trận mở màn chiến dịch), để cản bước tiến của Trung đoàn 19 quân giải phóng – chắc khi đó ông cũng hồi hộp, chờ đợi và thở phào nhẹ nhõm rằng… cọp đã rời hang, cần dụ cho nó đi xa hơn để chuẩn bị đốt hang; Ông đã chỉ đạo ngay sư đoàn 968 phải đánh mạnh hơn nữa, đánh bằng mọi giá để hút toàn bộ sinh lực địch về Pleiku - “ đánh một la mười ” một câu thành ngữ bình thường đã trở lên nổi tiếng từ câu nói của ông chỉ đạo Sư đoàn 968 đánh trong chiến dịch Tây Nguyên; đồng thời tôi cho rằng câu nói đó cũng thành câu nói tổng kết một trong những nguyên nhân thành công của chiến dịch Tây Nguyên.
 
     Khi Trung đoàn 19 sư đoàn 968 chúng tôi đánh Đồn Tầm, Chốt Mỹ , điểm cao 605..ở bắc Tây Nguyên từ 01/3 đã hút ngay trung đoàn 45 thiện chiến sư 23 của Việt Nam Cộng Hòa - ngày 3/3 đã phải nhảy ra Thanh An trấn giữ bọn tôi. Ngay ngày 3/3 bọn tôi đã đụng đầu với trung đoàn 45 này ở điểm cao 605 và cứ điểm Thanh Bình rồi; và khi các đơn vị ở hướng Bắc Tây nguyên cùng đồng loạt nổ súng đánh cùng Trung đoàn 19 từ ngày 4/3 đến 9/1/1975 thì Bộ Tổng tham mưu của địch và tướng Phú ở Tây Nguyên càng khẳng định Pleiku là mặt trận chính của Quân giải phóng Miền Nam muốn đánh chiếm, địch càng tăng cường phòng thủ bắc Tây Nguyên. Lúc này ở nam Tây Nguyên, phía Quân lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn lại 1 Trung đoàn bộ binh số 53 (thiếu) của sư 23 chốt giữ Thị xã Buôn Ma Thuột - Thị xã lúc này thật thanh bình, trên đường phố, , bạn hình tượng thấy chỉ là gam mầu áo dân sự công chức thời đó, những tà áo dài của thiểu nữ và học sinh, áo nhiều màu của người dân tộc trong thị xã đi lại; mầu áo lính đã bị cuốn bay về bắc Tây Nguyên hết rồi..

         Giả sử, nếu (vì không bao giờ có được ) … và khi 3 sư đoàn bộ binh chủ lực của Quân Giải phóng Miền Nam đánh trực tiếp vào Buôn Ma Thuột, nếu còn dầy đặc lính Việt Nam Cộng Hòa và không giải phóng được trong một ngày có lẽ…không biết chuyện gì xẩy ra với vị Trung tướng Tư lệnh trướng huyền thoại của chúng tôi cũng như các thủ trưởng Mặt trận Tây nguyên của tôi nữa - vì ngay cả khi thắng trận rồi…tổng kết rồi mà trận nghi binh đã  thu hút được  toàn bộ lực lượng mạnh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa về Pleiku nhưng vẫn không được báo chí đánh giá bằng một trận cắt đường ngày 4/3 lại được coi là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên...giờ đọc lại, có điều kiện tổng hợp thông tin - lính binh bét xuanxoan cứ cười sặc hoài…sao các nhà sử học lại ngây thơ, ngộ nhận thể hả; các cố vấn quân sự sao không phân tích giúp các nhà viết sử này  nhỉ.Huh - đánh cắt đường 19 là trận mở màn chiến dịch Tây nguyên, kỳ lạ, kỳ lạ thật Huh. Liệu đọc bài viết của tôi “họ” có nhảy đựng lên và gán tội -  gọi tôi là thằng phản động không biết…nếu họ gọi vậy cũng chẳng sao, tôi vui vẻ nhận như 40 trước đây, thế hệ chúng tôi “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng” đơn giản lắm, nhẹ nhàng lắm khi vào trận mà lòng vui như trẩy hội ấy mà… vì tôi chỉ là lính binh bét thôi mà, tác hại nhỏ lắm chỉ là hạt bụi thôi, làm mát mặt thêm trên đôi má em gái Tây Nguyên.

       (bài sau, có điều kiện ta sẽ phân tích chuyện cắt đường nếu nó được coi là trận mở màn chiến dịch).
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2013, 07:48:24 am gửi bởi xuanxoan » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #445 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 09:00:07 am »

                                       

                                             Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                     Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)


        “ Đánh một la mười ”  chính là đặc điểm riêng có trong đấu pháp của các Tường lĩnh Quân giải phóng Miền Nam trong chiến dịch Tây Nguyên 1975. Trong trường hợp này -  nếu giả sử phép nghi binh của bộ tư lệnh Tây Nguyên chỉ đạo không thành, trận đánh mở màn nghi binh này không thành, “ lính Sư đoàn 968 Bắc Việt chỉ quen bảo vệ hậu cứ như tướng lĩnh phía Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời đó nhận xét” ; Trung đoàn 19 nếu đánh mở màn chiến dịch không kéo được, không hút được, không cầm chân sư đoàn 23 và 6 liên đoàn biệt động quân về bắc Tây Nguyên chốt giữ …thì nam Tây Nguyên – trận Buôn Ma Thuột thực lực quân số 2 bên sẽ là bằng nhau; có thể số quân bộ binh và tăng pháo của quân giải phóng Miền Nam bằng quân số hiện tại lúc đó của Quân lực VNCH sẽ là 1/1 – một chọi một và phía Việt Nam Cộng Hòa còn hơn hẳn về một sư đoàn không quân trên cao nguyên chưa kể 2 sư đoàn không quân đồng bằng đánh hỗ trợ:

     Trận mở màn chiến dịch ngày 1/3/1975 của trung đoàn 19 sư đoàn 968 không chỉ có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tướng Hoàng Minh thảo và Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên mà ngay Đại Tướng Văn Tiến Dũng có thể nói hàng giờ, hàng ngày ông theo dõi, quan sát cục diện toàn chiến trường Tây Nguyên, khi nghe tin trung đoàn 45 của Sư 23 địch đổ về Thanh An (cứ điểm đã bị đánh chiếm là Đồn Tầm – chốt Mỹ, điểm cao 605 trong trận mở màn chiến dịch), để cản bước tiến của Trung đoàn 19 quân giải phóng – chắc khi đó ông cũng hồi hộp, chờ đợi và thở phào nhẹ nhõm rằng… cọp đã rời hang, cần dụ cho nó đi xa hơn để chuẩn bị đốt hang; Ông đã chỉ đạo ngay sư đoàn 968 phải đánh mạnh hơn nữa, đánh bằng mọi giá để hút toàn bộ sinh lực địch về Pleiku - “ đánh một la mười ” một câu thành ngữ bình thường đã trở lên nổi tiếng từ câu nói của ông chỉ đạo Sư đoàn 968 đánh trong chiến dịch Tây Nguyên; đồng thời tôi cho rằng câu nói đó cũng thành câu nói tổng kết một trong những nguyên nhân thành công của chiến dịch Tây Nguyên.
  Bắc Tây nguyên cùng đồng loạt nổ súng đánh cùng Trung đoàn 19 từ ngày 4/3 đến 9/1/1975 thì Bộ Tổng tham mưu của địch và tướng Phú ở Tây Nguyên càng khẳng định Pleiku là mặt trận chính của Quân giải phóng Miền Nam muốn đánh chiếm,

         Giả sử, nếu (vì không bao giờ có được ) … và khi 3 sư đoàn bộ binh chủ lực của Quân Giải phóng Miền Nam đánh trực tiếp vào Buôn Ma Thuột, nếu còn dầy đặc lính Việt Nam Cộng Hòa và không giải phóng được trong một ngày có lẽ…không biết chuyện gì xẩy ra với vị Trung tướng Tư lệnh trướng huyền thoại của chúng tôi cũng như các thủ trưởng Mặt trận
.

 
                      Chào bác Xoan và các bác ! Em rất lấy làm thú vị ,cái phần bác nêu ra hôm nay đã được em đặt vấn đề ,nêu câu hỏi ở phần một "Vui vẻ chết như cày so ng thửa ruộng " Nhưng rất tiếc câu trả lời của các bác là không thỏa đáng với em .Nhưng vì em không đủ tư liệu nên không dám tranh luận tiếp .Bác lập luận ở đây rất hay .Trong đầu em vẫn thường trực ý nghĩ ,Thắng rồi ,nói gì mà chẳng được .Câu hỏi của em lần trước có ý này :nếu thằng địch không trúng kể nghi binh của ta rút đỡ lực lượng ở Buôn mê Thuộc ra ,thì tìm hình sẽ như thế nào ,ta có đánh không ,đánh tổn thất ra sao . Bài học 68 ,72 thì các tướng nhà ta đã thuộc rồi .Mà tương quan lúc nay thằng địch có nhiều lợi thế hơn . Chứ bác nào hô khẩu hiệu là không thuyết phục nổi em đâu
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #446 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 09:51:32 am »



       Huong HN76 ơi!

       Cứ từ từ...khoai sẽ nhừ nói như đồng bào Lào mà; càng đọc, càng suy ngẫm trận mở màn thấy nhiều điều thú vị vì câu hỏi vì sao đến giờ "chính sử" chưa khẳng định được ngày nào là ngày mở màn cứ không thoát được ra khỏi đầu người lính từng tham chiến  Huh; nay mình là lính binh bét nói "chuyện ngoài chính sử" nên cũng dùng "từ ngữ ngoài chính sử "viết về Mặt trận Tây Nguyên: Chiến dịch Tây nguyên trận nào đánh hay nhất  Huh ; Trận nào quyết định nhất trong toàn bộ chiến dịch (đã có câu trả lời - trận Buôm Ma Thuột) ; Đỉnh cao của vũ điệu nghệ thuật quân sự (cầm quân) Việt Nam trong thời hiện đại hay ở vũ điệu nào  Huh ...mình đang giả thuyết về mặt "lý luận ngoài chính sử" đã, còn trận đánh của trung đoàn 19 sư 968 thật hồi sau sẽ trình làng - nói theo kiểu kiếm hiệp của trang anh Tường, anh Luân ấy mà.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #447 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 10:54:09 am »

       Tin đồn vẫn là tin đồn...Quang can cho mình hỏi câu nữa...thế thì ngày cụ Dũng đi kiểm tra lại quyết tâm cấp sư đoàn cụ thì sao?. 

Theo em thì cụ Dũng không đi, ngồi điều phối chỉ huy chung thôi bác ạ!
Ngày 25/2, cụ Dũng, cụ Thảo và cụ Hiệp mới ký vào bản quyết tâm; lúc đó mới gọi là chính thức về mặt văn bản. Từ ngày đó đến ngày 01/3 gần quá mà còn biết bao nhiêu việc cài thế, nghi binh.
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #448 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 12:03:10 pm »



        Cám ơn Quang Can - bài viết sau mời bạn và các đồng đội trên trang vào cùng binh với xuanxoan về "đánh một la mười nhé".
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #449 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2013, 09:03:48 pm »




                                                        Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                             Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)


                                                                              Đánh một la mười

       Không biết sau chiến tranh, các thế hệ cán bộ Sư đoàn 968 có đùa bông lơn nhau khi họp hội nghị tổng kết hàng năm của sư đoàn hay tham dự hội nghị toàn quân…có còn gọi nhau là “sư đoàn đánh một la mười” không nhỉ, nếu không có thì thật là đáng tiếc cho một tên gọi rất “riêng có” của sư đoàn bộ binh 968; niềm tự hào một thủa của thế hệ lính trẻ xuanxoan thực hiện mệnh lệnh, chỉ đạo của Đại Tướng Văn Tiến Dũng…” đánh một la mười ”. Vẫn biết truyền thống Sư đoàn 968 được Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn - Đoàn 559 ngợi khen là “Bạn tin, dân mến, đã đánh là thắng” nhưng cá nhân tôi vẫn thích cái tên dân gian thông qua câu nói “ngoài chính sử” của Đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ đạo Sư đoàn bộ binh 968…”đánh một la mười” trong trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên.

       Tôi thử luận bàn câu …” đánh một la mười ” để đồng đội trao đổi thêm cho chuẩn xác, cho vui câu chuyện “ngoài chính sử” nhé :

       Câu thành ngữ …” đánh một la mười ” của dân gian, các cụ ngày xửa ngày xưa dùng có thể có nghĩa ban đầu ám chỉ sự nhút nhát, sự hèn nhát hoặc giống như cái thùng rỗng gõ thì kêu rất to, nhưng bên trong thì rỗng tuếch… nhưng câu thành ngữ này lại là một trong 36 kế binh pháp của người đời xưa; để phá vỡ 36 kế, thì Quỷ Cốc Tử đưa ra 72 phép. Người ta gọi 72 phép đó là “Quỷ Cốc đấu pháp tâm thuật”. Đấu pháp tâm thuật quan niệm: Trong tĩnh có động, trong động có tĩnh. Biến sinh ra sự; Sự sinh mưu; Mưu sinh kế; Kế sinh nghị; Nghị sinh thuyết; Thuyết sinh tiến; Tiến sinh thoái;Thoái sinh chế (chế ngự sự việc).

        Còn trong phép dụng binh ở Mặt trận Tây Nguyên, các tướng lĩnh của ta đã vận dụng rất hay 72 phép dụng binh của Quỷ cốc tử; Quỷ cốc tử cho rằng : “Trên đời vốn không có việc gì khó, mọi việc toàn là do con người đặt ra, bố trí mà thôi. Chỉ cần không ngừng nghiên cứu thực tiễn, thì có thể đạt được mục đích của mình” - “đánh một la mười ” một mặt ám chỉ sự hèn nhát, sự rỗng tuếch của cái thùng gõ kêu rất to; nhưng qua những năm tháng lăn lộn ở chiến trường Tây nguyên đầy máu và nước mắt, thực tiễn chỉ đạo Tây nguyên các vị tướng lĩnh của ta phát hiện mặt tích cực của phép dụng binh đó - các cụ biết địch quá hiểu ta và ta cũng quá hiểu địch…chỉ cần một động thái thay đổi nhỏ của ta là đối phương đã biết ý đồ của mình rồi…chính vì vậy, tương kế, tựu kế “đánh một la mười” trở thành nghệ thuật nghi binh, điểm đúng huyệt tâm lý của đối phương – cái thùng rỗng, bắn một phát, nổ tung, tan tành làm sao mà kêu to được, đích thực con mồi to ở đây rồi, phải dụ được con cọp dời hang mới đốt được hang cọp thôi, mới diệt được cọp khi nó dời hang. Câu thành ngữ đó còn có một ý thâm thúy hơn khi qua ý kiến đạo trận mở màn chiến dịch, thông qua tư tưởng tiến công của đại tướng – nghi binh không phải căng cờ hù dọa, không phải nổ vài phát súng rồi rút chạy; đánh nghi binh đấy, nhưng là đánh thật; mà phải đánh thật dữ dội, đánh hơn một trận đánh bình thường của các đơn vị khác thông qua việc ông cho tăng cường mật độ pháo lớn bắn dầy đặc hơn để hỗ trợ Trung đoàn 19 bộ binh tấn công hoặc chốt giữ điểm đánh chiếm được.

       Điểm nút của “ đánh một la mười “ là ở đây – điều này cũng lý giải vì sao khi ở điểm cao 605 đại đội 3 của tiểu đoàn 4 của xuanxoan giữ chốt đánh nhau với một tiểu đoàn của trung đoàn 45 của địch tái đánh chiếm lại điểm chốt, đơn vị hy sinh và bị thương gần hết tôi xin pháo bắn có pháo, xin pháo bắn cả giờ giữ chốt cũng có pháo; địch phía xa xin bắn phía xa cũng có pháo bắn, địch áp sát điểm chốt xin pháo bắn áp sát cũng bắn; địch tấn công vào trận địa xin pháo bắn hủy trận địa cũng bắn. Chính những trận đánh như thế đã góp phần làm quân thù khiếp sợ và lầm tưởng rằng điểm quyết chiến chính là ở Pleiku, chúng đã dồn hết quân về đây là vậy. 

       Đánh mở màn chiến dịch – đánh nghi binh nhưng là đánh tiến công, chứ không phải đánh thủ - đánh, một người lính của Sư 968 phải chọi được, giữ chân được 10 lính quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở Bắc Tây nguyên, chấp luôn cả 3 sư đoàn không quân của địch; đánh thế mới gọi là đánh mở màn chứ; đánh - người lính tình nguyện này hy sinh, người lính quân tình nguyện khác lên đánh thế ngay; đánh thế thì Trung đoàn thiện chiến 45 của Sư 23 của địch mới bị hút hồn bỏ chuyện lùng sục, tìm kiếm sư đoàn 320 và Sư đoàn 10 là những kẻ đối đầu duyên nợ nhiều năm ở cao nguyên với chúng, để quay về nghênh chiến với Trung đoàn 19 sư đoàn 968 quân tình nguyện Việt Nam chúng tôi chứ.
                                                                                                (còn tiếp)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM