Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:21:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189748 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #410 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 09:19:06 am »

Đúng   đó các bác. Sách vở và chúng  ta  đứng trước hành động anh hùng  của  chị Sáu , anh Trỗi chị Lý nên quen gọi là  Anh hùng , cả nước mặc nhiên công nhận không ai để ý đến chuyện " Giấy trắng mực đen "cả . Rồi đến một ngày đẹp trời có người phát hiện ra những người ta vẫn  gọi là Anh hùng đó chưa bao giờ được Nhà nước phong anh hùng .Thế là một ngày đẹp trời khác Nhà nước ra quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng cho các bác ấy và từ đó "Danh đã chính ,ngôn đã thuận
    Lâu nay tôi cứ tưởng bác Lý vợ cụ Chơn thứ trưởng là bác  bị : Điện giật.dùi nung-  hóa ra không phải


        Chào bác tai-lienson! Đúng như thế đấy bác à! Ngay bây giờ mọi người cứ vẫn nghĩ 2 ông cắm cờ ở Điện Biên Phủ và Dinh Độc lập là AHQĐ mÀ CHO ĐẾN BÂY GIỜ " Trời vẫn chưa đẹp" hi hi.. Grin Grin Grin Ông Thận đã " Hạc giá vân tiên" Rồi. Chắc với ông bây giờ Trời đẹp hay Trới chưa đẹp cũng không quan trọng nữa. Nhưng những người còn sống thì vẫn mong có được ngày đẹp Trời cho các ông ấy!!
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #411 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 08:12:50 am »



     Bác Trần Phú và đồng đội thân mến!

    Con người nhiều khi máy móc hoặc khi có một vị trí nào đó trong xã hội họ đã mờ mắt như thế đó; cấp cơ sở họ cũng không sai ...họ chỉ áp dụng máy móc về nguyên tắc thôi - ví dụ khi anh đi làm chế độ ưu đãi như hóa giá nhà chẳng hạn...thương binh phải có thẻ thương binh, khi anh là Anh hùng phải có gì chứng minh chứ...chuyện đời thường mà...nhưng nghĩ cũng tủi.

    Thương binh ở chiến trường nhiều vết thương nhiều quá, mổ xẻ cứ tiêm thuốc giảm đau...ở chiến trường mấy chục năm về trước là chuyện thường...bị thương nhiều lần, những người lính chiến có người nghiện mất thuốc giảm đau...và sau này trở trở về đời thường đi làm thợ mộc chỉ cốt kiếm được mũi giảm đau...nhiều khi nhảy rào vào bệnh viện cốt kiếm thứ thuốc nọ... bị bắt nhiều lần, anh em vệ binh cũng lắc đầu tha cho...nhưng nghĩ cũng tội vì mình đâu muốn...vì thời khốn khó, điều trị không đúng phác đồ cứ giảm đau trích nên có đồng đội khổ thế.

    Thôi đấy là những ngời nổi tiếng khi trở về đời thường vì không chức quyền gì, vì nghèo khó mới có chuyện để mình hiểu hơn những người lính chiến khác không nổi tiếng...họ còn khốn khó gấp trăm lần mà chúng ta đang được hưởng thụ tại mái nhà của chúng ta; thôi ta tự an ủi - mình thế là may mắn lắm rồi phải không đồng đội.. 

   
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #412 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 09:01:44 am »



     Bác Trần Phú và đồng đội thân mến!

    Con người nhiều khi máy móc hoặc khi có một vị trí nào đó trong xã hội họ đã mờ mắt như thế đó; cấp cơ sở họ cũng không sai ...họ chỉ áp dụng máy móc về nguyên tắc thôi - ví dụ khi anh đi làm chế độ ưu đãi như hóa giá nhà chẳng hạn...thương binh phải có thẻ thương binh, khi anh là Anh hùng phải có gì chứng minh chứ...chuyện đời thường mà...nhưng nghĩ cũng tủi.

    Thương binh ở chiến trường nhiều vết thương nhiều quá, mổ xẻ cứ tiêm thuốc giảm đau...ở chiến trường mấy chục năm về trước là chuyện thường...bị thương nhiều lần, những người lính chiến có người nghiện mất thuốc giảm đau...và sau này trở trở về đời thường đi làm thợ mộc chỉ cốt kiếm được mũi giảm đau...nhiều khi nhảy rào vào bệnh viện cốt kiếm thứ thuốc nọ... bị bắt nhiều lần, anh em vệ binh cũng lắc đầu tha cho...nhưng nghĩ cũng tội vì mình đâu muốn...vì thời khốn khó, điều trị không đúng phác đồ cứ giảm đau trích nên có đồng đội khổ thế.

    Thôi đấy là những ngời nổi tiếng khi trở về đời thường vì không chức quyền gì, vì nghèo khó mới có chuyện để mình hiểu hơn những người lính chiến khác không nổi tiếng...họ còn khốn khó gấp trăm lần mà chúng ta đang được hưởng thụ tại mái nhà của chúng ta; thôi ta tự an ủi - mình thế là may mắn lắm rồi phải không đồng đội..  

    

                          Chào bác Xoan và các bác! Em thấy đúng là như bác Xoan đã nêu ,thấy cái sự đời mà buồn ,chán chẳng muốn chết .Hết cái thời " oanh "sang cái thời "liệt" .Vòng hào quang dù có sáng lung linh,thì rồi nó cũng sẽ tắt,làm sao mà nó có thể sáng được mãi .Huânchương có hai mặt kia mà .Em cũng chỉ thấy PHIỀN khi những giá trị thực nó không được ,đánh giá và ghi nhận đúng mức thôi,những người có trách nhiệm nhiều lúc họ cố tình lảng tránh và quên đi những vấn đề đó .
               Lần trước nghe trên đài báo có một ông thiếu tá đi làm nhiệm vụ bị tai nạn giao thông chết ,mà không được công nhận liệt sĩ ,hai bộ làm ngơ ,gia đình người ta mòn mỏi ,đơn từ để xin quyền lợi .Chẳng biết những người có trách nhiệm họ nghĩ gì mà hành xử như vậy .Cón với người lính ,thì chiến tranh đã qua lâu rồi đây chỉ còn là giải quyết hậu quả của nó .Cho nên tìm được sự công bằng ,chu toàn khó lắm . Ta cứ phải đợi ngày đẹp trời thôi .
                      Còn việc này em phát biểu để bác xem xét .Cái ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên ấy mà ,có lẽ là người ta lấy cái ngày mà bộ tổng ra quyết định mở chiến dịch ,còn cho là đơn vị bác có nổ súng trước đi ,nhưng trước ngày đó nên không được công nhận .Chúng ta lính tráng ,giải phóng MN song nghe đài ,báo nói 55 ngày thì biết 55 ngày còn bộ ra lệnh ngày nào thì đâu có biết .Có lẽ ngoài công tác chuẩn bị ,thì mắc võng ngủ khì .Trên lệnh ỦI đi là lính cắm đầu vào ủi chết thôi,chứ làm sao mà biết được ý định cấp trên .Mà lúc đó ai có tài mà bảo lần này ta đánh Buôn Mê Thuộc ,tiếp ,tiếp đánh tận Sài Gòn ,giải phóng MN .Ý em để bác tham khảo thôi .Chúc các bác mạnh khỏe.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 09:08:11 am gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #413 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 10:35:40 am »

     Huong HN76  ơi!

     Một ngày đẹp trời chợt thấy Huong 76 hô - mời xuanxoan nhạu..thì mình tin, vì đồng đội mời; nhưng cái anh chàng haanh nói ...bác Huong HN76 mời tuần sau nghe bác xuanxoan; hỏi anh Q.C anh bảo chẳng biết nữa, chắc sang năm Huong HN76 nó mới mời...mới có 3 người đã tam sao thất bản rồi...mình thì chỉ tin đích danh người mời đó là Huong HN 76, ngày giờ bạn mời tớ ghi nhớ, đến muộn thì uống nước đục, đến sớm cứ chờ đấy...

    Đấy trận mở màn "nó" cũng như vậy - Tổng hành dinh của Cụ Giáp thì ở Hà Nội, trên nữa thì còn có Bộ chính trị, trên nữa còn có Tổng bí thư, dưới Tổng bí thư có đồng chí Lê Đức Thọ...ngay tại cuộc họp bàn chuyện đánh Tây nguyên sau cuộc họp của Bộ Chính trị họp tại Tổng hành dinh của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp:…. Cuộc họp vừa bắt đầu thì đồng chí Lê Đức Thọ bất ngờ mở cửa vào và ngồi họp với chúng tôi. Sau chúng tôi hiểu rằng Bộ Chính trị chưa thật yên tâm vì thấy ý định đánh Buôn Ma Thuột chưa được thể hiện rõ ràng trong kế hoạch tác chiến, cho nên đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đến tham gia góp ý kiến với chúng tôi là nhất quyết phải đánh Buôn Ma Thuột. Đồng chí Lê Đức Thọ nói sôi nổi: "Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?". Trích Đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng.

    Mặt trận Tây Nguyên người có quyền quyết định cao nhất và duy nhất mà lịch sử công nhận là Cố thượng tướng Hoàng Minh Thảo. Tiếng nói của ông, chỉ thị của ông, điện chỉ đạo của ông ...là mệnh lệnh tối thượng ở Mặt trận Tây nguyên với các sư đoàn tham chiến; nếu bạn không tin thì bạn chỉ cho tôi ngoài Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên của tưởng Thảo, còn ai dù là cao hơn chỉ dạo các sư đoàn đánh khác nữa không Huh...thôi mình đi tiếp và còn tranh luận thêm...vì đây là giả sử mà, lý luận của anh lính binh bét tham chiến bàn kiểu binh bét mà.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #414 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 11:09:29 am »

                 Bác Xoan ơi ,cuối năm rồi mà , Ta làm cái tất niên dương lịch cho nó vui vẻ bác nhỉ .Em mời bác TỬU,TỬU cộng thêm cả SẮC nữa e hèm ( cái liễn cơm ) Bác có ra HN được không nào,hay lại bảo RÉT quá ,mình đang bị gút .Mà ở HN thì rét thạt đấy  Grin
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #415 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 02:26:13 pm »




                                                       Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                             Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)


        Như vậy, mãi tới giữa tháng 1/1975 Bộ tư lệnh Mặt trận B3 mới nhận chỉ thị nên đánh thẳng vô Buôn Ma Thuột, có lẽ không thể chuẩn bị kịp và không thể lùi ngày nổ súng lâu hơn – thời gian kéo dài, bí mật chiến dịch sẽ bị lộ nên Tư lệnh trưởng Hoàn Minh Thảo và các tướng lĩnh chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên vẫn quyết định cho sư đoàn 968 nổ súng theo kế hoạch ban đầu chăng Huh.

          ... (Ở Tây Nguyên, địch vẫn khẳng định hướng phải đối phó là Công Tum và Plây Cu. Ngày 2 tháng 3, Đại tướng tổng tham mưu trưởng kiểm tra lại quyết tâm của cấp sư đoàn. Ngày 4 tháng 3, Bộ tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm đánh địch theo phương án 2, vì thế trận đã dàn xong. Từ ngày 4 tháng 3, sư đoàn 968 bắt đầu nổ súng ở hướng tây nam thị xã Plây Cu, dạo đoạn nhạc đầu trước khi vào phần chính: đánh chốt Mỹ, bức rút đồn Tầm, đánh chiếm dãy cao điểm Chư Ca Ra, Chư Côi, 605, uy hiếp mạnh Thanh Bình và Thanh An. Hướng tây Plây Cu cũng đánh nhỏ, làm đường, làm trận địa pháo, huy động dân công. Phía nam Công Tum cũng có lực lượng ta cắt đường 14. Tất cả những hoạt động trên đây đều được điều khiển theo hình thức mở đầu một chiến dịch...." hết trich dẫn.

        Đây là một ý trong hồi ức “tháng 3 Tây Nguyên” của nhà văn Nguyễn Khải lược ghi Nguyên Tư lệnh Mặt trận B3 -Kế hoạch A , ở đây là phường án I là đánh thẳng vô Buôm Ma Thuột đã không thực hiện được; chuyển sang phương án 2 đánh nghi binh kéo địch từ Buôn Ma Thuột ra rồi đánh thẳng vào Buôn Ma Thuột sau.

      Ở đây, có thể nhà văn Nguyễn Khải ghi chép có nhầm lẫn ngày chúng tôi đánh Đồn Tầm – Chốt Mỹ là ngày 1/3; nhưng dù là ngày mấy, Tướng Vũ Lăng vẫn khẳng định…thế trận đã dàn xong; không đánh theo phương 1 mà đánh theo phướng án 2 -  hồi ức ông ghi là ngày 4/3 thì …sư 968 vẫn là nổ súng dạo đoạn nhạc đầu cơ mà…nhưng các nhà viết sử có ai nghe đâu. Đúng là khổ thế, nói mãi…tới giờ chưa nghe ra.

      Rồi ông lại tâm tư trăn trở…”Cũng rất lo về thời gian, dốc sức chuẩn bị cho Đức Lập trên một tháng, nay lại thêm Buôn Ma Thuột, mà ngày nổ súng tấn công trên toàn mặt trận vẫn không thay đổi, khoảng 20 đến 25 tháng Hai”.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #416 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 07:58:45 am »




                                                     Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                           Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)


       Tháng 2 năm 1975…Đoàn Đại tướng Văn Tiến Dũng vào đến chiến trường - tối 30 Tết, nghỉ lại ở Sở chỉ huy Sư đoàn Công binh 470 đóng tại I-a Đrăng. Ngày 23 tháng Hai, tức là 13 tháng Giêng năm Ất Mão Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên đi đón Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đại tướng ăn tết dọc đường để kịp vào xét duyệt các phương án trước khi chiến dịch mở màn; Ngày 25 tháng Hai, Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên báo cáo quyết tâm và trình bày các phương án tác chiến với Chỉ huy sở tiền phương của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Như vậy dự kiến ngày mở màn chiến dịch từ 20/ đến 25/2 đã phải lùi lại...chờ Đại tướng Văn Tiến Dũng vào xét duyệt.

        Khi nghe báo cáo tình hình...Trước tình thế Mặt trận B3 đã điều chuyển sư đoàn 968 vào thay quân sư đoàn 10 đã tiến về Đức Lập - phía Nam Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 320 đã tiến về Ea H’leo - Bắc Buôn Ma Thuột …trước khi Đại tướng có mặt tại Mặt trận Tây nguyên để ký duyệt phương án tác chiến - ông buộc phải kêu lên:

        (Trích dẫn cuốn đại thắng mùa xuân.. “kế hoạch đánh thẳng vào thị xã Buôn Ma Thuột, ngay từ đầu chiến dịch không thực hiện được vì khi chúng tôi vào đến mặt trận, các đồng chí tại chỗ đã bố trí lực lượng mạnh từ trước ở quanh Đức Lập tới Đắc Soong rồi, nhằm tiêu diệt địch và giải phóng đoạn đường số 14, mở thông hành lang chiến lược vào Nam Bộ. Điều động quân trở lại vừa mất thời giờ vừa gây thêm nhiều khó khăn, nhất là về giữ bí mật. Cho nên phải quyết định cứ đánh Đức Lập trước rồi đánh tiếp Buôn Ma Thuột ngay ngày hôm sau, khi đã cô lập Buôn Ma Thuột và triển khai lực lượng cài thế bao vây chặt quanh thị xã này”…Hết trích dẫn).

          Điều đó có nghĩa là ý định ban đầu của Đại tướng Văn Tiến Dũng cho nổ tiếng súng đầu tiên,  trận đầu tiên của chiến dịch Tây Nguyên phải là Buôn Ma Thuột; nhưng đã không thực hiện được ý kiến chỉ đạo của cấp trên – tôi nhắc lại ý của Đai tướng là trận đầu tiên mở màn chiến dịch phải đánh thẳng vào Buôn Ma Thuột đã không thực hiện được. Như vậy ở đây ta đã loại trừ trận đánh Buôn Ma Thuột là trận mở màn chiến dịch và trận Buôn ma Thuột ngày 10/3 chỉ còn là trận then chốt quyết định của chiến dịch Tây Nguyên – đạp tan hệ thống phòng thủ trên cao nguyên của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


   …”Tối ngày 25-2-1975, trong một cánh rừng của Đắk Lắk, giữa tiếng đại bác địch bắn cầm canh, chúng tôi và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên họp thông qua phương án đánh chiếm Buôn Ma Thuột gồm phương án đánh địch có tăng cường thêm lực lượng phòng ngự và phương án đánh địch như hiện nay. Tôi thay mặt Bộ Tổng tư lệnh phê chuẩn và ký tên lên bản đồ quyết tâm ghi nhiệm vụ, lực lượng tham gia và các đường tiến quân của ta vào Buôn Ma Thuột, đồng chí Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh, và đồng chí Nguyễn Hiệp, Chính uỷ, ký bên cạnh”
       Hết trích.
                            Trích trong đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng

                                                         
     
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #417 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 09:43:07 am »




                                                     Thuật  nghi binh của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên
                                                           Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)


       Tháng 2 năm 1975…Đoàn Đại tướng Văn Tiến Dũng vào đến chiến trường - tối 30 Tết, nghỉ lại ở Sở chỉ huy Sư đoàn Công binh 470 đóng tại I-a Đrăng. Ngày 23 tháng Hai, tức là 13 tháng Giêng năm Ất Mão Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên đi đón Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đại tướng ăn tết dọc đường để kịp vào xét duyệt các phương án trước khi chiến dịch mở màn; Ngày 25 tháng Hai, Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên báo cáo quyết tâm và trình bày các phương án tác chiến với Chỉ huy sở tiền phương của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Như vậy dự kiến ngày mở màn chiến dịch từ 20/ đến 25/2 đã phải lùi lại...chờ Đại tướng Văn Tiến Dũng vào xét duyệt.

        Khi nghe báo cáo tình hình...Trước tình thế Mặt trận B3 đã điều chuyển sư đoàn 968 vào thay quân sư đoàn 10 đã tiến về Đức Lập - phía Nam Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 320 đã tiến về Ea H’leo - Bắc Buôn Ma Thuột …trước khi Đại tướng có mặt tại Mặt trận Tây nguyên để ký duyệt phương án tác chiến - ông buộc phải kêu lên:

        (Trích dẫn cuốn đại thắng mùa xuân.. “kế hoạch đánh thẳng vào thị xã Buôn Ma Thuột, ngay từ đầu chiến dịch không thực hiện được vì khi chúng tôi vào đến mặt trận, các đồng chí tại chỗ đã bố trí lực lượng mạnh từ trước ở quanh Đức Lập tới Đắc Soong rồi, nhằm tiêu diệt địch và giải phóng đoạn đường số 14, mở thông hành lang chiến lược vào Nam Bộ. Điều động quân trở lại vừa mất thời giờ vừa gây thêm nhiều khó khăn, nhất là về giữ bí mật. Cho nên phải quyết định cứ đánh Đức Lập trước rồi đánh tiếp Buôn Ma Thuột ngay ngày hôm sau, khi đã cô lập Buôn Ma Thuột và triển khai lực lượng cài thế bao vây chặt quanh thị xã này”…Hết trích dẫn).

          Điều đó có nghĩa là ý định ban đầu của Đại tướng Văn Tiến Dũng cho nổ tiếng súng đầu tiên,  trận đầu tiên của chiến dịch Tây Nguyên phải là Buôn Ma Thuột; nhưng đã không thực hiện được ý kiến chỉ đạo của cấp trên – tôi nhắc lại ý của Đai tướng là trận đầu tiên mở màn chiến dịch phải đánh thẳng vào Buôn Ma Thuột đã không thực hiện được. Như vậy ở đây ta đã loại trừ trận đánh Buôn Ma Thuột là trận mở màn chiến dịch và trận Buôn ma Thuột ngày 10/3 chỉ còn là trận then chốt quyết định của chiến dịch Tây Nguyên – đạp tan hệ thống phòng thủ trên cao nguyên của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


   …”Tối ngày 25-2-1975, trong một cánh rừng của Đắk Lắk, giữa tiếng đại bác địch bắn cầm canh, chúng tôi và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên họp thông qua phương án đánh chiếm Buôn Ma Thuột gồm phương án đánh địch có tăng cường thêm lực lượng phòng ngự và phương án đánh địch như hiện nay. Tôi thay mặt Bộ Tổng tư lệnh phê chuẩn và ký tên lên bản đồ quyết tâm ghi nhiệm vụ, lực lượng tham gia và các đường tiến quân của ta vào Buôn Ma Thuột, đồng chí Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh, và đồng chí Nguyễn Hiệp, Chính uỷ, ký bên cạnh”
       Hết trích.
                            Trích trong đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng

                                                         
     

                  Chào Bác Xoan và các bác Đọc bài trên của bác ,theo em hiểu năm75 ý định của bộ tổng vẫn là phải đánh Buôn Mê Thuộc ,và đại tướng VTD vào để chỉ đạo ,công tác chuẩn bị thì rõ ràng là do tướng HMT tiến hành .Nhưng trong điều kiện địch tăng cường cho BMT ,ta chưa chuẩn bị tốt ,nên lật cánh đánh chốt Mũ ,đồn tầm nam Playcu ,và vẫn nghi binh về mặt chiến thuật ,làm địch tưởng đó đó là hướng chính ,dẫn đến sai lầm cơ bản .Để sau đó ta quyết định đánh Buôn Mê Thuộc ,vị chí có ý nghĩa then chốt ,quyết định trong chiến dịch Tây Nguyên .Rồi sau đó là đại cục giải phóng MN
                       Vấn đề ở đây đặt ra là tại thời điểm  ,Bộ ra lệnh đánh BMT ,và ai là người ra lệnh đó . Chắckhông phải của đại tướng Dũng ,vì ông vào chỉ huy ở chiến trường ,nhưng ỷ định ban đầu có thực hiện được đâu .Thì rõ ràng ông phải,báo cáo về ,xin và thống nhất chỉ đạo ...
Thế thì cái ngày có lệnh ban xuống ấy ,người ta lấy đó làm mốc.
Logged
linh71
Thành viên
*
Bài viết: 115


« Trả lời #418 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 05:48:22 pm »

        Chào bác xuanxoan. Lâu lâu rồi anh em mình mới lại gặp nhau. Hôm 22-12 vừa rồi ngồi uống rượu với lính cùng E95 sao mà buồn đến vậy. Gặp nhau chẳng nói được điều gì hay, toàn cãi nhau. Có lẽ cuộc sống khó khăn quá, bức xúc quá nên “văng” chăng?
Đọc “còm” của bác , em hiểu những suy tư trăn trở của bác về chiến dich Tây nguyên năm 1975. Em và bác, đều là lính phối thuộc mặt trận. Đánh ở đâu, đánh thời điểm nào là do Tư lệnh mặt trận quyết định. Chúng ta chỉ có mỗi nhiệm vụ là hoàn thành mệnh lệnh cấp trên (bằng mọi giá) thôi.Em cũng đã đọc rất nhiều tư liệu trên mạng. Và thấy rằng Sư 968 của bác được đánh giá rất cao từ hai phía.
         Qua tư liệu em thấy người ta chia chiến dịch Tây Nguyên thành mấy giai đoạn : nghi binh; tạo thế, cài thế, đánh trận quyết chiến điểm; đánh địch phản kích và giải phóng toàn bộ Tây Nguyên...Thời điểm nổ súng mở màn chiến dịch là điều làm cho bác phải trăn trở?
         Em xin đưa chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 làm ví dụ minh họa. Nếu tính theo khung thời gian thì chiến dịch ĐBP được chuẩn bị từ cuối năm 1953. Ngày 22-12-1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho các đại đoàn tham gia chiến dịch.Ngày nổ súng được ấn định vào ngày 26-1-1954. Nhưng sau khi cân nhắc tương quan lực lượng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh lui ngày nổ súng. Thế mới có chuyện “kéo pháo vào-kéo pháo ra”. Khi các điều kiện tác chiến đã chín muồi, Đại tướng quyết định nổ súng vào ngày 13-3-1954 với trận Đồi Him Lam lừng danh...Quay trở lại chiến dịch Tây Nguyên 1975, loại bỏ các yếu tố chuẩn bị thì Sư 968 của bác nổ súng trận Đồn Tầm-Chốt Mỹ nhằm kéo địch về Bắc Tây nguyên để cho lực lượng chính của ta lập thế, cài thế cho trận quyết chiến điểm Buôn Mê Thuột...Sau đó Sư đoàn của bác còn tham gia đánh địch phản kích sau trận Buôn Mê Thuột nữa...Theo em, ngày giờ xác định trận mở màn chiến dịch Tây nguyên phụ thuộc vào quan điểm chiến lược chiến thuật của các tướng lĩnh và ý đồ chính trị của Đảng ta trong thời đoạn lịch sử quyết định và nhạy cảm đó. Sau này, chắc còn do các lập luận mang tính chủ quan nữa...
Chúng ta, những người lính đã hoàn thành sứ mệnh mà đất nước và lịch sử đặt lên vai.Hôm nay, nhìn lại và suy ngẫm,mừng vì đất nước đã thống nhất. Và bùi ngùi nhớ lại những đồng đội đã không trở về trong ngày toàn thắng...
Vài dòng tâm sự với bác trong ngày cuối năm này.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2013, 01:22:58 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #419 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 10:46:18 pm »


     
                                                                      Hương Hn76, Lính 71 thân mến!

       Định viết bài cuối năm tự sự để giải bày tâm tư, nhưng các bạn tham gia góp ý cho xuanxoan về trận mở màn chiến dịch Tây nguyên không thể không lắng nghe và trao đổi.

       Đồng đội đều nói đúng cả, có sai đâu; nhưng thế hệ sau sẽ nghĩ như thế nào nếu chúng ta không phản ảnh sự thực. Thôi thì coi như tự sự của người lính binh nhất từng tham chiến đi, thắc mắc giờ của người lính chân đạp đất, đầu đội trời, nên nói rất cụ thể…mong đồng đội tham gia thêm và lắng nghe giải trình của xuanxoan ở các bài sau nữa nhé.

      Gần 40 năm rồi, mình muốn các nhà sử học bình tĩnh lại để ngồi phân tích tình hình và xác định lại đâu là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên; vì sao và vì sao thế - vì sao có trận mở màn như thế, lịch sử Việt Nam và thế giới đã có trận nào như thế chưa Huh…Mình muốn khẳng định ở đây với sự dầy dặn trận mạc, nắm vững địa hình, dự đoán tình huống, tư duy quyết đoán của các tướng lĩnh chiến trường như Tướng Hoàng Minh Thảo, Vũ Lăng, cấp Tá thì như Nguyễn Quốc Thước, Khất Duy Tiến..và  tầm nhìn chiến lược của vị tướng lừng danh thế giới Võ Nguyên Giáp hợp thành một bản anh hùng ca của một trận đánh lừng danh quân sử Việt Nam. Mình chỉ mong muốn lịch sử đánh giá lại trận đánh nghi binh có một không hai này trong cuộc chiến 30 năm đấu tranh bảo vệ vẹn tròn Tổ quốc Việt Nam 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM